Khóa luận Đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế

pdf 106 trang thiennha21 22/04/2022 3690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hoat_dong_tieu_thu_san_pham_tai_cong_ty_c.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ HỒ THỊ THU UYÊN Niên khóa: 2015 - 2019 Trường Đại học Kinh tế Huế
  2. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Hồ Thị Thu Uyên PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào K49C – Kinh doanh thương mại Niên khóa: 2015 - 2019 Huế, 4/2019 Trường Đại học Kinh tế Huế
  3. Lời cảm ơn! Để khóa luận này đạt kết quả tốt đẹp, trước hết tôi xin gởi tới các thầy cô khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh tế Huế lời chào sức khỏe, lời chào trân trọng và lời cảm ơn sâu sắc. Với sự quan tâm, dạy dỗ chỉ bảo tận tình chu đáo của thầy cô, sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn, đến nay tôi đã có thể hoàn thành bài khóa luận, đề tài: “Đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế”. Để có kết quả này tôi xin đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo – PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành tốt khóa luận này trong thời gian qua. Không thể không nhắc tới sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo công ty cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị Phòng tổng hợp, đã tạo điều kiện thuận lợi nhất trong suốt thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế. Với điều kiện thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh viên thực tập khóa luận này không thể không tránh những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để tôi có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này. Xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 1 năm 2019 Sinh viên Hồ Thị Thu Uyên Trường Đại học Kinh tế Huế
  4. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi DANH MỤC BẢNG vii DANH MỤC SƠ ĐỒ BIỂU ĐỒ viii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 3 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 3 4.2. Phương pháp phân tích 3 5. Bố cục đề tài 5 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM 6 1.1. Cơ sở lý luận về tiêu thụ sản phẩm 6 1.1.1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm 6 1.1.2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm 6 1.1.3. Nội dung hoạt động tiêu thụ sản phẩm 7 1.1.3.1. Nghiên cứu thị trường 8 1.1.3.2. Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 9 1.1.3.3. Chuẩn bị hàng hóa để xuất bán 10 1.1.3.4. Lựa chọn hình thức tiêu thụ sản phẩm 11 1.1.3.5. Tổ chức hoạt động xúc tiến, yểm trợ bán hàng 13 1.1.3.6.Trường Tổ chức hoạt độ ngĐại bán hàng học Kinh tế Huế 13 ii
  5. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào 1.1.3.7. Tổ chức hoạt động dịch vụ sau bán hàng 13 1.1.3.8. Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm 14 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm 14 1.1.4.1. Các nhân tố khách quan 14 1.1.4.2. Các nhân tố chủ quan 16 1.1.5. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả tiêu thụ sản phẩm 18 1.1.5.1. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả công tác tiêu thụ sản phẩm 18 1.1.5.2. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm 20 1.2. Cơ sở thực tiễn 22 1.2.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm bê tông trong thời gian qua 22 1.2.2. Các nghiên cứu đã thực hiện về lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm 22 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ 24 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 24 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 24 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 25 2.1.2.1. Chức năng 25 2.1.2.2. Nhiệm vụ 26 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 26 2.1.4. Tình hình lao động của công ty qua ba năm 2016 – 2018 30 2.1.5. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua ba năm 2016 – 2018 34 2.2. Chính sách tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 38 2.2.1. Chính sách sản phẩm 38 2.2.2. Chính sách giá cả 39 2.2.3. TrườngChính sách phân ph ốĐạii học Kinh tế Huế 40 iii
  6. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào 2.2.4. Chính sách xúc tiến 41 2.3. Đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 43 2.3.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo kế hoạch của công ty 43 2.3.2. Tình hình doanh thu tiêu thụ theo từng loại sản phẩm 45 2.3.3. Tình hình doanh thu tiêu thụ theo khách hàng 47 2.3.4. Tình hình biến động doanh thu theo mùa vụ 50 2.3.5. Tình hình sử dụng các phương thức thanh toán của khách hàng 53 2.3.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2016-2018 53 2.3.7. Các chỉ tiêu hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty qua ba năm 2016-2018 .56 2.4. Khảo sát ý kiến đánh giá của các khách hàng về các hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 57 2.4.1. Thông tin chung về đối tượng điều tra 57 2.4.2. Đánh giá của khách hàng về các nhân tố tác động tới tiêu thụ sản phẩm của công ty 60 2.4.2.1. Đánh giá của khách hàng về sản phẩm 60 2.4.2.2. Đánh giá của khách hàng về giá cả 61 2.4.2.3. Đánh giá của khách hàng về chính sách xúc tiến của công ty 62 2.4.2.4. Đánh giá khách hàng về nhân viên của công ty 63 2.4.2.5. Đánh giá khách hàng về phương thức thanh toán và giao hàng 64 2.4.2.6. Đánh giá của khách hàng về khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty 65 2.5. Đánh giá chung về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty 66 2.5.1. Điểm mạnh của công ty trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm 66 2.5.2. Hạn chế của công ty trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm 68 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNGTrường TY CỔ PHẦN BÊĐại TÔNG học VÀ XÂY KinhDỰNG TH ỪtếA THIÊN Huế HUẾ 69 iv
  7. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào 3.1. Phương hướng và mục tiêu của công ty trong những năm kế tiếp 69 3.2. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 69 3.2.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lí 69 3.2.2. Xây dựng chính sách giá hợp lí 70 3.2.3. Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm 72 3.2.4. Đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại và nâng cao kỹ năng, trình độ cho nhân viên 73 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74 1. Kết luận 74 2. Kiến nghị 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76 PHỤ LỤC 77 PHỤ LỤC I 77 PHỤ LỤC II 80 Trường Đại học Kinh tế Huế v
  8. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CP BT & XD TTH : Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế CP : chi phí DTTT : doanh thu tiêu thụ HTK : hàng tồn kho KH : kế hoạch LNTT : lợi nhuận trước thuế LNST : lợi nhuận sau thuế NPT : nợ phải trả NNH : nợ ngắn hạn NDH : nợ dài hạn SP : sản phẩm SXKD : sản xuất kinh doanh TSNH : tái sản ngắn hạn TSDH : tài sản dài hạn TSCĐ : tài sản cố định UBND : Uỷ ban nhân dân Trường Đại học Kinh tế Huế vi
  9. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình lao động của công ty CP BT & XD TTH giai đoạn 2016-2018 32 Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty giai đoạn 2016 – 2018 35 Bảng 2.3: Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo kế hoạch giai đoạn 2016 – 2018 44 Bảng 2.4: Tình hình doanh thu tiêu thụ theo sản phẩm giai đoạn 2016-2018 46 Bảng 2.5: Tình hình doanh thu tiêu thụ theo khách hàng giai đoạn 2016-2018 48 Bảng 2.6: Doanh thu tiêu thụ theo quý giai đoạn 2016-2018 51 Bảng 2.7: Tình hình sử dụng các phương thức thanh toán của khách hàng giai đoạn 2016-2018 53 Bảng 2.8: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016 – 2018 54 Bảng 2.9: Các chỉ tiêu hiệu quả tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2016-2018 56 Bảng 2.10: Đánh giá của khách hàng về sản phẩm 60 Bảng 2.11: Đánh giá của khách hàng về giá cả 61 Bảng 2.12: Đánh giá của khách hàng về chính sách xúc tiến của công ty 62 Bảng 2.13: Đánh giá khách hàng về nhân viên của Công ty 63 Bảng 2.14: Đánh giá của khách hàng về phương thức thanh toán và giao hàng 64 Bảng 2.15: Đánh giá của khách hàng về khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty 65 Trường Đại học Kinh tế Huế vii
  10. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào DANH MỤC SƠ ĐỒ BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức quá trình tiêu thụ sản phẩm 8 Sơ đồ 1.2: Kênh tiêu thụ trực tiếp 11 Sơ đồ 1.3: Kênh tiêu thụ gián tiếp 12 Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CPBT & XDTTH 27 Sơ đồ 2.2: Kênh phân phối của công ty 40 Biểu đồ 2.1: Doanh thu tiêu thụ theo quý giai đoạn 2016-2018 52 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu khách hàng 58 Biểu đồ 2.3: Kênh thông tin giúp khách hàng biết đến công ty 58 Biểu đồ 2.4: Số lần sử dụng sản phẩm của công ty ở mỗi nhóm khách hàng 59 Trường Đại học Kinh tế Huế viii
  11. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, đồng hành cùng với sự phát triển của đất nước, hoạt động sản xuất kinh doanh có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển. Mặt khác, Việt Nam đã hội nhập vào thị trường thế giới với các tổ chức lớn như: WTO, APEC, AFTA, ASEAN, tạo nhiều điều kiện cho Việt Nam thuận lợi phát triển, hòa nhập vào nền thị trường thế giới góp phần làm cho môi trường kinh doanh trong nước sôi động, náo nhiệt hơn. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt và sự phân cực giữa các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế ngày càng nhanh chóng và quyết liệt hơn. Cho nên, muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện một loạt các quá trình sản xuất kinh doanh mang tính đồng bộ. Trong đó quá trình hoạt động tiêu thụ sản phẩm chiếm vị trí then chốt, đây là công đoạn cuối cùng trong quá trình lưu thông hàng hoá. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là hoạt động mang tính linh hoạt cao, tuỳ theo đặc điểm sản xuất kinh doanh tại mỗi doanh nghiệp và yếu tố tác động của thị trường, cơ chế chính sách mà doanh nghiệp phải lựa chọn để xây dựng một chiến lược tiêu thụ sản phẩm cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất. Công việc này đòi hỏi một quá trình nghiên cứu, phân tích, đánh giá cụ thể hoạt động từng giai đoạn để tìm đước hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp. Đặc biệt là trong cơ chế thị trường hiện nay khi mà mọi công ty gắn mình với thị trường thì hoạt động tiêu thụ lại có vị trí quan trọng hơn nó có ý nghĩa quyết định đến mọi hoạt động của công ty. Trên thực tế, đây làm bài toán nan giải đối với các doanh nghiệp ở nước ta. Cũng như các công ty khác, Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế (CP BT & XD TTH) đã có nhiều biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm để tồn tại và đứng vững trên thị trường. Tuy nhiên trong bối cảnh thị trường hiện nay, công ty vẫn gặp không ít khó khăn khi mà thị trường đầu ra có liên quan mật thiết với ngành Xây dựng, trong khi đó ngành xây dựng thì biến động thất thường, đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều và mạnh, điều này giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơnTrường nhưng mặt khác lạ i Đạigây khó khănhọc cho ho Kinhạt động tiêu thtếụ củ aHuế công ty. 1
  12. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào Vì nhận biết được tầm quan trọng của quá trình tiêu thụ cũng như là đi sâu tìm hiểu vào quá trình thực tế, cùng với sự giúp đỡ của ban lãnh đạo, nhân viên trong công ty và giáo viên hướng dẫn tôi đã chọn đề tài cho khóa luận của mình là: “Đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế”. Thông qua đề tài này, tôi muốn củng cố và hoàn thiện kiến thức cũng như đi sâu tìm hiểu và phân tích cụ thể hơn về hoạt động tiêu thụ sản phẩm. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu nghiên cứu chung: Qua việc đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế cũng như khảo sát ý kiến đánh giá của khách hàng về các nhân tố ảnh hưởng từ đó đề ra giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm cho công ty.  Mực tiêu nghiên cứu cụ thể: - Hệ thống hóa những vấn đề lí luận liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm. - Phân tích, đánh giá thực trạng tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2018. - Khảo sát ý kiến đánh giá của khách hàng đối với hoạt động tiêu thụ sản phẩm đã và đang thực hiện của công ty. - Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm cho công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Bê Tông và Xây Dựng Thừa Thiên Huế từ năm 2016 đến năm 2018.  Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi nội dung: Dựa trên việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động tiêuTrường thụ sản phẩm của côngĐại ty. học Kinh tế Huế 2
  13. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào - Phạm vi không gian: Khoá luận được thực hiện tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế. - Phạm vi thời gian: Số liệu để phân tích trong đề tài nghiên cứu được lựa chọn trong khoảng thời gian 2016 – 2018 nhằm đảm bảo tính chính xác và thực tế trong quá trình phân tích. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu  Dữ liệu thứ cấp: - Dữ liệu được thu thập từ các phòng ban của Công ty CP BT & XD TTH như Phòng Kỹ thuật kế hoạch tiếp thị, Phòng Tài chính – Kế toán, Phòng Tổ chức – Hành chính. - Đồng thời nghiên cứu đọc sách báo, giáo trình, khóa luận và các tài liệu tham khảo khác, sau đó chắt lọc ý chính phục vụ cho việc nghiên cứu hệ thống các vấn đề lý luận, thực tiễn về công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.  Dữ liệu sơ cấp: - Sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi để thu thập các dữ liệu thứ cấp cần thiết. - Trò chuyện, trao đổi, lấy ý kiến của cán bộ, công nhân viên trong công ty, nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty, sau khi hình thành bảng hỏi sẽ tiến hành điều tra thử 5-10 phiếu điều tra để điều chỉnh bảng hỏi cho phù hợp, sau đó hoàn thành một bảng hỏi hoàn chỉnh và tiến hành nghiên cứu chính thức. 4.2. Phương pháp phân tích  Phương pháp chọn mẫu: Theo số liệu từ công ty, tổng số khách hàng cho đến hết năm 2018 là có 658 khách hàng, trong đó có 528 khách hàng là tổ chức, và có 130 khách hàng là hộ gia đình. Để đánh giá chính xác mẫu nghiên cứu, tôi sẽ chọn phương pháp chọn mẫu phân tầng. Để xác định cỡ mẫu điều tra đại diện cho tổng thể nghiên cứu, đề tài xác định cỡ mẫu thôngTrường qua công thức tính Đại kích thư ớchọc cỡ mẫu cKinhủa Yamane (1967tế - Huế1986): 3
  14. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào Trong đó: = . n: Kích cỡ mẫu e: Sai số mẫu cho phép N: Số lượng tổng thể Với độ tin cậy 95% và dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, sai số mẫu cho phép là 0,085. Thay vào công thức trên ta được: 658 n = = 114,35 1 + 658*0,0852 Từ kết quả trên, ta lấy tròn 120 m ẫ u. Để đảm bảo tính khách quan, tôi sẽ tiến hành điều tra 95 khách hàng là tổ chức và 25 khách hàng là hộ gia đình.  Thiết kế thang đo: Sử dụng thang đo Likert từ 1: Rất không đồng ý, 2: Không đồng ý, 3: Trung lập, 4: Đồng ý, 5: Rất đồng ý. - Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/n = (5 – 1)/5 = 0,8 Giá trị trung bình Ý nghĩa 1.00 – 1.80 Rất không đồng ý 1.81 – 2.60 Không đồng ý 2.61 – 3.40 Trung lập 3.41 – 4.20 Đồng ý 4.21 – 5.00 Rất đồng ý  Phương pháp xử lí và phân tích số liệu: Dữ liệu sơ cấp thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 20. Các phép phân tích được sử dụng phân tích bao gồm: Trường Đại học Kinh tế Huế 4
  15. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào - Phân tích thống kê mô tả: được sử dụng nhằm làm sạch số liệu, phân tích cơ cấu mẫu nghiên cứu, thống kê các chỉ tiêu cơ bản, so sánh, nghiên cứu đánh giá của khách hàng về hoạt động tiêu thụ. - Kiểm định One sample T-test kiểm định giá trị trung bình trong đánh giá của khách hàng về các yếu tố. Giả thuyết cần kiểm định là: H0: µ = Giá trị kiểm định (Test value) H1: µ ≠ Giá trị kiểm định (Test value) là mức ý nghĩa của kiểm định, đó là xác suất bác bỏ H0 khi H1 đúng, = 0,05. + Nếu sig > 0,05: chưa đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0 + Nếu sig < 0,05: có đủ cơ sở để bác bỏ giải thuyết H0 5. Bố cục đề tài Khóa luận bao gồm 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 2: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế Chương 3: Giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế Phần III: Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế 5
  16. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM 1.1. Cơ sở lý luận về tiêu thụ sản phẩm 1.1.1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm Hiểu theo nghĩa rộng: “Tiêu thụ sản phẩm (TTSP) là khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản phẩm sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng. Trong quá trình tuần hoàn vật chất, việc mua và bán được thực hiện giữa sản xuất và tiêu dùng, nó quyết định bản chất của hoạt động lưu thông thương mại đầu ra của doanh nghiệp”. 1 Tiêu thụ hàng hóa là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu doanh nghiệp cần thoả mãn, xác định mặt hàng kinh doanh và tổ chức sản xuất (Doanh nghiệp sản xuất) hoặc tổ chức cung ứng hàng hóa (Doanh nghiệp thương mại) và cuối cùng là việc thực hiện các nghiệp vụ bán hàng nhằm đạt mục đích cao nhất. Hiểu theo nghĩa hẹp: Tiêu thụ hàng hóa được hiểu như là hoạt động bán hàng là việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa của doanh nghiệp cho khách hàng đồng thời thu tiền về. Vậy tiêu thụ hàng hóa được thực hiện thông qua hoạt động bán hàng của doanh nghiệp nhờ đó hàng hoá được chuyển thành tiền thực hiện vòng chu chuyển vốn trong doanh nghiệp và chu chuyển tiền tệ trong xã hội, đảm bảo phục vụ cho nhu cầu xã hội. Tiêu thụ hàng hóa là khâu cuối cùng của chu kỳ sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. 1.1.2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm  Đối với doanh nghiệp: Đối với các doanh nghiệp, tiêu thụ hàng hóa đóng vai quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bởi vì nhờ tiêu thụ được sản phẩm hàng hóa mà hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới được diễn ra liên tục, bù đắp Trường Đại học Kinh tế Huế 6
  17. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào được chi phí bỏ ra, có lợi nhuận đảm bảo cho quá trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng. Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa là điều kiện để thực hiện các mục tiêu đặt ra của doanh nghiệp, đặc biệt là mục tiêu giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Bởi khi khối lượng hàng hóa tiêu thụ tăng lên thì chi phí bình quân của một đơn vị sản phẩm giảm từ đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tiêu thụ hàng hóa làm tăng thị phần, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Sức tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp thể hiện ở mức sản phẩm bán ra, sự thích ứng với nhu cầu người tiêu dùng và khối lượng hàng hóa tiêu thụ càng tăng thì thị phần của doanh nghiệp càng cao. Qua hoạt động TTSP, người tiêu dùng và nhà sản xuất gần gũi nhau hơn. Thông qua hoạt động này doanh nghiệp sẽ xây dựng được các kế hoạch kinh doanh phù hợp, đạt hiệu quả cao nhờ vào việc dự đoán nhu cầu của xã hội trong thời gian tới. Tóm lại, hoạt động TTSP đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu thực hiện tốt không những thể hiện được giá trị của sản phẩm mà còn tạo ra uy tín cho doanh nghiệp, tạo cơ sở vững chắc để doanh nghiệp phát triển xa hơn trong tương lai. Tiêu thụ sản phẩm cũng là nhân tố tạo ra sự cân bằng thị trường trong nước, hạn chế hàng hóa nhập khẩu, nâng cao uy tín đối với hàng hóa nội địa.  Đối với xã hội: Về phương diện xã hội thì tiêu thụ sản phẩm hàng hóa có vai trò quan trọng trong việc cân đối giữa cung và cầu. Sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, liên tục tránh mất sự cân đối, giữ được bình ổn trong xã hội. 1.1.3. Nội dung hoạt động tiêu thụ sản phẩm Trường Đại học Kinh tế Huế 7
  18. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào Thị Nghiên cứu Thông tin thị Lập kế hoạch trường thị trường trường tiêu thụ SP Thị trường Quản lý hệ thống phân phối Sản phẩm Phối Quản lý dự trữ hợp và Dịch vụ Hàng và hoàn thiện SP tổ chức hóa, thực Giá, doanh dịch Quản lý lực hiện các số vụ lượng bán hàng kế hoạch Phân phối Tổ chức bán và giao tiếp hàng và cung cấp dịch vụ Ngân quỹ Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức quá trình tiêu thụ sản phẩm (Nguồn: Đặng Đình Hào, Hoàng Đức Thân (2008), Kinh tế thương mại) 1.1.3.1. Nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập, xử lý và tổng hợp thông tin dữ liệu về các yếu tố cấu thành thị trường, tìm hiểu những quy luật vận động và những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường. Nghiên cứu thị trường là việc làm cần thiết, hàng đầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD). Mục đích của việc nghiên cứu thị trường nhằm trả lời ba câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Đây là công tác đòi hỏi nhiều công sức, thời gian và chi phí.  Nội dung của nghiên cứu thị trường: - Bước 1: Thu thập thông tin: Trường Đại học Kinh tế Huế 8
  19. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào Tổ chức thu thập hợp lý các nguồn thông tin về cung và cầu, giá cả, tình hình cạnh tranh trên thị trường và các nhân tố ảnh hưởng đến nó. Về cung hàng hóa: Xác định khả năng cung cầu của thị trường, tỉ lệ cung của doanh nghiệp trên thị trường, tính chất thời vụ sản xuất cũng như tiêu dùng sản phẩm. Về cầu hàng hóa: Xác đinh nhu cầu thực sự của thị trường, xu hướng biến động trên từng thời kỳ, từng thị trường khác nhau. Về giá cả hàng hóa: Về hình thành giá, tình hình biến động về giá và các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả của sản phẩm. Về tình hình cạnh tranh trên thị trường: Nghiên cứu về số lượng và mức độ tham gia, khả năng cung ứng hàng hóa, sức mạnh tài chính, của các đối thủ cạnh tranh. - Bước 2: Xử lý thông tin: Sau khi thu thập thông tin doanh nghiệp phải biết lựa chọn thông tin quan trọng, đáng tin cậy, có tính thuyết phục trên cơ sở đó để xây dựng các kế hoạch kinh doanh có tính khả thi. - Bước 3: Xác định nhu cầu thị trường: Xác định nhu cầu thị trường mà doanh nghiệp có thể đáp ứng được. Doanh nghiệp phải biết lựa chọn thị trường phù hợp với khả năng đáp ứng được nhu cầu của mình. 1.1.3.2. Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm Xây dựng kế hoạch TTSP là cơ sở quan trọng đảm bảo hoạt động sản xuất kinh của doanh nghiệp diễn ra liên tục theo kế hoạch đề ra. Kế hoạch TTSP là kế hoạch được doanh nghiệp đặc biệt quan tâm và được xem là kế hoạch quan trọng nhất trong hệ thống các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. Thông thường kế hoạch tiêu thụ sản phẩm được thiết lập qua các bước sau: - Bước 1: Thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu Đây là giai đoạn quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch TTSP. Những thông tin cần thu thập và xử lý bao gồm thông tin nội bộ doanhTrường nghiệp và các thôngĐại tin bên học ngoài th ịKinhtrường. tế Huế 9
  20. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào - Bước 2: Xác định mục tiêu và nội dung cơ bản của kế hoạch tiêu thụ sản phẩm: Sau khi đã phân tích, xử lý các dữ liệu, doanh nghiệp cần phải xác định các mục tiêu ngắn hạn cũng như mục tiêu dài hạn cần phải thực hiện. Các mục tiêu này cần phải phù hợp với khả năng thực tế của doanh nghiệp, phù hợp với điều kiện của môi trường kinh doanh, quan trọng hơn là phải phù hợp với chiến lược và triết lý kinh doanh của doanh nghiệp. Căn cứ vào thông tin thu thập được cùng với mục tiêu đã đề ra doanh nghiệp cần phân tích và lựa chọn phương án kế hoạch tối ưu nhất từ mục tiêu đến nội dung, giải pháp. - Bước 3: Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm Việc tổ chức thực hiện kế hoạch TTSP là một giai đoạn hết sức quan trọng và kéo dài suốt cả năm kế hoạch. Phải có sự phân công và phối hợp giữa các bộ phận, thành viên trong việc triển khai kế hoạch, đồng thời quy định rõ thời gian hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ. Đây là bước cuối cùng của quá trình hoạch định và thực hiện kế hoạch TTSP. Cần phải đôn đốc, kiểm tra, giải quyết những vấn đề mất cân đối, những khó khăn phát sinh khi thực hiện kế hoạch. Một trong những nội dung then chốt của công tác kiểm tra đánh giá đó là phải xác định rõ nguyên nhân dẫn đến kết quả thực hiện bị sai lệch so với kế hoạch từ đó kịp thời khắc phục. Xây dựng kế hoạch TTSP là căn cứ để xây dựng kế hoạch hậu cần vật tư, nhằm đáp ứng đủ nguyên vật liệu cho việc sản xuất đủ số lượng sản phẩm đã đề ra, nhờ đó mà tiết kiệm được chi phí và tránh lãng phí vật tư. Ngoài ra kế hoạch TTSP cũng là cơ sở nhằm điều chỉnh các bộ phận khác của kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính, nhằm thực hiện đúng mục tiêu đề ra trong quá trình kinh doanh. 1.1.3.3. Chuẩn bị hàng hóa để xuất bán Là hoạt động tiếp theo của quá trình SXKD trong lưu thông hàng hóa. Để quá trình lưu thông hàng hóa diễn ra liên tục doanh nghiệp phải chú trọng các nghiệp vụ như: tiếp nhận, phân loại, lên nhãn hiệu sản phẩm, bao gói, sắp xếp bảo quản, Tiếp nhận đồng bộ về số lượng, chất lượng từ các nguồn nhập kho theo đúng chủng loại, quy cách.Trường Đại học Kinh tế Huế 10
  21. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào 1.1.3.4. Lựa chọn hình thức tiêu thụ sản phẩm Việc tiêu thụ hàng hóa sản phẩm được thực hiện bằng nhiều kênh phân phối khác nhau, theo đó sản phẩm được vận động từ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đến tay người tiêu dùng thông qua nhà phân phối, các nhà bán buôn, bán lẻ. Xét theo mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng cuối cùng, chủ yếu có hai kênh tiêu thụ là:  Kênh tiêu thụ trực tiếp: Là hình thức doanh nghiệp sản xuất bán trực tiếp sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng mà không thông qua trung gian thương mại. Sơ đồ hình thức tiêu thụ trực tiếp: DOANH NGHIỆP NGƯỜI TIÊU DÙNG SẢN XUẤT CUỐI CÙNG Sơ đồ 1.2: Kênh tiêu thụ trực tiếp (Nguồn: Trương Đình Chiến (2008), Quản trị kênh phân phối) - Ưu điểm: Doanh nghiệp quan hệ trực tiếp với người tiêu dùng và thị trường, điều đó giúp doanh nghiệp biết rõ về nhu cầu của thị trường, kiểm soát và thống kê được giá cả, có cơ hội để tạo uy tín đối với người tiêu dùng, hiểu rõ được tình hình bán hàng do vậy có thể thay đổi kịp nhu cầu về sản phẩm. Ngoài ra còn rút ngắn thời gian lưu thông hàng hóa. - Nhược điểm: Hoạt động bán hàng diễn ra với tốc độ chậm, doanh nghiệp phải quan hệ và quản lý nhiều khách hàng. Chi phí cho công tác tiêu thụ khá lớn do phải thiết lập các cửa hàng, mà theo phương thức này thì khả năng phân phối của doanh nghiệp không được rộng và không được nhiều. Chỉ thích hợp với những doanh nghiệp hoạt động với quy mô sản xuất nhỏ và hoạt động trong thị trường hẹp.  Kênh tiêu thụ gián tiếp: Là hình thức doanh nghiệp bán hàng của mình cho người sử dụng thông qua các người mua trung gian (nhà bán buôn, nhà bán lẻ, đại lý, ) tuỳ theo từng trường hợp khách hàngTrường trực tiếp của doanh Đại nghiệp làhọc nhà bán buônKinh hoặc nhà tế bán lHuếẻ. 11
  22. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào - Ưu điểm: Với kênh này các doanh nghiệp có thể tiêu thụ hàng hoá trong thời gian ngắn với khối lượng hàng hóa lớn, thu hồi được vốn nhanh nhất, tiết kiệm được chi phí bán hàng, chi phí bảo quản, hao hụt, - Nhược điểm: Hình thức bán hàng gián tiếp này làm tăng thời gian lưu thông hàng hoá, không thu được lợi ích tối đa do phải bán buôn và trả tiền hoa hồng cho các đại lý, tăng chi phí tiêu thụ do đó đẩy giá cả hàng hoá tăng lên, doanh nghiệp khó kiểm soát được các khâu trung gian và dễ gây ra những rủi ro cho doanh nghiệp. Mặt khác do phải qua nhiều khâu trung gian nên doanh nghiệp tiếp nhận thông tin phản hồi từ khách hàng chậm do đó không kịp thời đưa ra những quyết định và có thể gây khó khăn cho SXKD. Sơ đồ kênh tiêu thụ gián tiếp: Kênh I Người bán lẻ NGƯỜI DOANH TIÊU NGHIỆP Kênh II Bán buôn Bán lẻ DÙNG SẢN CUỐI XUẤT CÙNG Kênh III Đại lý Bán buôn Bán lẻ Sơ đồ 1.3: Kênh tiêu thụ gián tiếp (Nguồn: Trương Đình Chiến (2008), Quản trị kênh phân phối) - Kênh I: Gồm một nhà trung gian rất gần với người tiêu dùng cuối cùng. - Kênh II: Gồm hai nhà trung gian, thành phần trung gian này có thể người bán buôn, bán lẻ. - Kênh III: Gồm ba nhà trung gian, kênh này thường được sử dụng khi có nhiều nhà sản xuất nhỏ và nhiều người bán lẻ nhỏ, Việc các doanh nghiệp áp dụng hình thức tiêu thụ này hay hình thức tiêu thụ khác phầTrườngn lớn là do đặc đi ểĐạim của sả nhọc phẩm quy Kinhết định và cótế sự khácHuế nhau rất lớn 12
  23. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào trong những loại sản phẩm sử dụng cho tiêu dùng sản xuất và cho tiêu dùng cá nhân. Mỗi hình thức tiêu thụ đều có ưu điểm, nhược điểm riêng tùy vào đặc điểm của sản phẩm, tình hình kinh tế của doanh nghiệp để có lựa chọn hình thức tiêu thụ hợp lý, hiệu quả nhất. 1.1.3.5. Tổ chức hoạt động xúc tiến, yểm trợ bán hàng Hoạt động xúc tiến, yểm trợ bán hàng là các hoạt động nhằm tìm kiếm và thúc đẩy cơ hội bán hàng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Những nội dung chủ yếu của hoạt động xúc tiến, yểm trợ cho công tác bán hàng là: quảng cáo, chào hàng, khuyến mại, tổ chức hội chợ, triển lãm, Ngày nay các hoạt động xúc tiến đã trở thành một vũ khí cạnh tranh hữu hiệu của doanh nghiệp, tuy nhiên vấn đề quan trọng là phải biết sử dụng các biện pháp này một cách hợp lý nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp. 1.1.3.6. Tổ chức hoạt động bán hàng Bán hàng là một trong những khâu cuối cùng của hoạt động kinh doanh. Hoạt động bán hàng là hoạt động mang tính nghệ thuật, tác động đến tâm lý người mua nhằm đạt mục tiêu bán được hàng. Để tổ chức bán hàng cần xác định số sản phẩm, trang thiết bị bán hàng cần thiết, số nhân viên phục vụ cho công tác bán hàng. Do đặc điểm của công tác bán hàng là hoạt động thường xuyên với khách hàng nên việc lựa chọn nhân viên là hoạt động quan trọng nhất. Người bán hàng cần có đầy đủ những điều kiện về phẩm chất, kỹ năng cần thiết, nghệ thuật ứng xử, Đồng thời doanh nghiệp cần có chính sách tiền lương, tiền thưởng và các chính sách khuyến khích với nhân viên nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Phải bố trí sắp xếp trình bày hàng hóa kết hợp trang thiết bị sao cho khách hàng dễ nhìn, dễ thấyvà phải phù hợp với từng nhóm khách hàng. 1.1.3.7. Tổ chức hoạt động dịch vụ sau bán hàng Để thúc đẩy quá trình tiêu thụ thì doanh nghiệp cần làm tốt các dịch vụ khách hàng sau khi bán. Khách hàng ở đây vừa là các trung gian phân phối vừa là người tiêu dùng cuối cùng, tùy mỗi đối tượng mà áp dụng những chính sách hậu mãi khác nhau để thu hút sự gắn bó lâu dài và cũng như lôi kéo ngày càng nhiều khách hàng về phía doanh nghiTrườngệp. Dịch vụ sau bánĐại hàng cóhọc ý nghĩa cKinhực kỳ quan trtếọng, gópHuế phần tạo chữ 13
  24. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào tín bền vững cho doanh nghiệp. Đặc biệt với những mặt hàng có giá trị cao, tiêu dùng trong thời gian dài, yêu cầu kỹ thuật cao thường có những dịch vụ vận chuyển hàng hóa đến tận nhà theo yêu cầu của khách hàng, vận hành chạy thử, bảo dưỡng định kỳ và phải có bảo hành miễn phí trong một thời gian nhất định. Cùng với việc duy trì mối quan hệ thông tin với khách hàng để thu thập ý kiến phản hồi và sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng. 1.1.3.8. Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm Việc đánh giá hoạt động TTSP có thể dựa trên các chỉ tiêu có thể lượng hóa được như: số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ, doanh thu tiêu thụ, lợi nhuận thu được, chi phí tiêu thụ, so sánh các chỉ tiêu giữa thực tế với kế hoạch, giữa năm này so với năm trước, cũng như các chỉ tiêu không lượng hóa được. Kết quả của việc phân tích, đánh giá quá trình tiêu thụ sản phẩm là căn cứ để doanh nghiệp có các biện pháp thúc đẩy tiêu dùng và hoàn thiện quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trên mọi phương diện. 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm 1.1.4.1. Các nhân tố khách quan - Nhân tố chính trị pháp luật: Trong sản xuất kinh doanh, các yết tố chính trị pháp luật vừa có tác động thúc đẩy vừa có tác động kìm hãm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố này đóng vai trò làm nền tảng, cơ sở để hình thành các nhân tố khác tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp. Các chính sách mà nhà nước sử dụng như: thuế, bình ổn giá, trợ giá, lãi suất tín dụng ngân hàng, có ý nghĩa quan trọng tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Sự ổn định của môi trường chính trị pháp luật là một trong những tiền đề để hình thành và phát triển thị trường của doanh nghiệp. Sự thay đổi điều kiện chính trị có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây cản trở cho doanh nghiệp TTSP. - Nhân tố kinh tế: Đây là nhân tố có vai trò quan trọng nhất và quyết định nhất tới hoạt động kinh doanh củTrườnga doanh nghiệp. Bấ tĐạicứ sự thay học đổi nào thu Kinhộc môi trư ờtếng kinh Huế tế đều tạo ra và 14
  25. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào thu hẹp cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là hoạt động TTSP. Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế tác động đến hoạt động TTSP bao gồm: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất tiền vay và gửi ngân hàng, mức độ thất nghiệp, cán cân thanh toán, các chính sách kinh tế của nhà nước, xu hướng kinh tế thế giới, - Nhân tố khoa học - công nghệ: Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng thì đây là nhân tố mang đầy kịch tính. Việc chế tạo ra sản phẩm mới, chất lượng cao, giá thành hạ theo đời sản phẩm có ảnh hưởng đến hoạt động TTSP. Đặc biệt sự phát triển công nghệ cho phép cac doanh nghiệp nắm bắt nhanh chóng thông tin với khối lượng lớn, thuận lợi trong việc giao dịch, thiết lập và mở quan hệ làm ăn. - Nhân tố văn hóa – xã hội: Đây là nhân tố ảnh hưởng sâu sắc và rộng rãi đến nhu cầu, hành vi tiêu dùng trong lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng cá nhân. Các nhân tố tâm sinh lý, mức độ tăng dân số, mức thu nhập bình quân của dân cư, là những yếu tố tác động cùng chiều đến TTSP. - Nhân tố cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên: Cơ sở hạ tầng gồm hệ thống giao thông vận tải (đường, phương tiện, nhà ga, bến đỗ, ), hệ thống thông tin (bưu điện, điện thoại, viễn thông), hệ thống bến cảng, nhà kho, cửa hàng cung ứng xăng dầu, điện, nước, khách sạn, nhà hàng, Các yếu tố này cũng có thể dẫn đến thuận lợi hoặc khó khăn cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Từ khi bắt đầu hoạt động và trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, doanh nghiệp cần quan tâm tới các yếu tố điều kiện tự nhiên có thể ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của mình. Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn tới việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Ví dụ, thời tiết xấu, mưa bão sẽ gây rất nhiều khó khăn cho việc vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ, thêm vào đó nó có thể ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, không đảm bảo yêu cầu của khách hàng, dẫn tới không thể tiêu thụ được sản phẩm. Trường Đại học Kinh tế Huế 15
  26. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào 1.1.4.2. Các nhân tố chủ quan  Những nhân tố thuộc về doanh nghiệp: - Nguồn lực của doanh nghiệp: Để thực hiện một quá trình tiêu thụ hàng hóa thì nhân lực, tài chính là hai yếu tố đầu tiên tác động và ảnh hưởng đến hoạt động này. Khi nguồn nhân lực của doanh nghiệp dồi dào hoạt động tiêu thụ diễn ra một cách nhanh chóng, thuận lợi, giúp doanh nghiệp hoàn thành nhanh quá trình tiêu thụ và ngược lại. Ngoài ra tiềm lực tài chính là yếu tố quyết định quy mô hoạt động TTSP, chi phí cho hoạt động tiêu thụ, quảng cáo, - Chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm quyết định khả năng cạnh tranh và là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm hàng hoá phải có chất lượng cao vì khách hàng là “thượng đế”, có quyền lựa chọn trong hàng trăm sản phẩm để mua một sản phẩm tốt nhất. Hàng hoá chất lượng tốt sẽ tiêu thụ nhanh, thu được lợi nhuận cao. Như vậy, có thể thấy khi chất lượng hàng hóa được kiểm chứng và được người tiêu dùng tin dùng thì việc TTSP sẽ ngày càng tăng lên. - Giá cả hàng hóa: Giá cả hàng hóa là một trong những nhân tố chủ yếu tác động tới hoạt động tiêu thụ. Giá cả hàng hóa có thể kích thích hoặc hạn chế cung cầu trên thị trường. Giá cả phải được điều chỉnh linh hoạt trong từng giai đoạn kinh doanh, từng thời kỳ phát triển hay chu kỳ kinh doanh nhằm thu hút khách hàng và kích thích sự tiêu dùng của họ. Xác định giá đúng sẽ thu hút được khách hàng, đảm bảo khả năng tiêu thụ thu được lợi nhuận cao nhất, tránh được ứ đọng hàng hóa, là một điều kiện quan trọng cho việc tăng tốc độ TTSP hàng hóa của các doanh nghiệp hiện nay. - Phương thức thanh toán: Trường Đại học Kinh tế Huế 16
  27. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào Khách hàng có thể thanh toán cho doanh nghiệp bằng nhiều phương thức khác nhau như: séc, tiền mặt, ngoại tệ, Mỗi phương thức đều có mặt lợi và mặt hại của nó cho cả doanh nghiệp và khách hàng. Vấn đề là phải chọn được một phương thức thanh toán sao cho đôi bên cùng có lợi. Sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được tiêu thụ nhiều hơn khi doanh nghiệp có phương thức thanh toán tiện lợi, nhanh chóng. Doanh nghiệp cần đơn giản hoá thủ tục, điều kiện thanh toán tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng để thúc đẩy việc TTSP. - Hệ thống phân phối và dịch vụ sau bán hàng: Trong hoạt động TTSP, doanh nghiệp cần có hệ thống phân phối sản phẩm, bao gồm các cửa hàng bán trực tiếp, đại lý, hoặc cung cấp cho người bán lẻ. Doanh nghiệp nếu tổ chức được hệ thống phân phối sản phẩm hợp lý sẽ đem lại hiệu quả cao trong công tác tiêu thụ sản phẩm, ngược lại sẽ gây hậu quả xấu, sản phẩm bị ứ đọng sẽ gây tổn thất cho doanh nghiệp. Ngoài ra những dịch vụ sau bán cũng góp phần đảm bảo cho khách hàng khi mua sắm hàng hóa có niềm tin và yên tâm hơn khi quyết định tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp. - Uy tín của doanh nghiệp: Quá trình hoạt động SXKD sẽ tạo lập dần vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, uy tín của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, tránh sự hoài nghi của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp. Uy tín của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của công tác TTSP. Nó được biểu hiện bằng sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Chiếm được lòng tin của khách hàng sẽ góp phần qua trọng để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.  Các nhân tố thuộc về thị trường, khách hàng của doanh nghiệp: - Thị trường sản phẩm của doanh nghiệp: Thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết sản xuất, gắn sản xuất với tiêu dùng, gắn kinh tế trong nước với kinh tế thế giới. Thị trường sản phẩm hay người tiêu dùng sẽ quyết định doanh nghiệp sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai. Thị trường là đối tượng của hoạt động tiêu thụ, ảnh hưởng tới hiệu quả tiêu thụ sản phẩm.Trường Trên thị trường, cungĐại cầu hànghọc hoá cóKinh thể biến đtếổi lên Huế xuống do nhiều 17
  28. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào nguyên nhân làm cho giá sản phẩm cũng biến đổi và ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. - Đối thủ cạnh tranh: Các đối thủ cạnh tranh bao gồm các doanh nghiệp đang có mặt trong ngành và các đối thủ tiềm ẩn có khả năng tham gia vào ngành trong tương lai. Đối thủ cạnh tranh luôn là mối quan tâm lo lắng hàng đầu của doanh nghiệp, nhất là đối thủ cạnh tranh có quy mô và sức mạnh lớn trong thị trường. Doanh nghiệp cần thường xuyên so sánh các sản phẩm, giá cả, các kênh phân phối và hoạt động khuyến mại của mình với đối thủ cạnh tranh qua đó phát hiện những lĩnh vực có ưu thế hay bất lợi để tìm ra những biện pháp tiêu thụ có hiệu quả, đồng thời có thể ứng phó với sự tấn công của đối thủ. - Thị hiếu khách hàng: Đây là nhân tố mà các nhà sản xuất đặc biệt quan tâm không chỉ trong khâu định giá bán mà cả khi xây dựng chiến lược kinh doanh, quyết định phương án sản phẩm để đảm bảo tiêu thụ sản phẩm nhanh và có lãi suất cao. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp phù hợp với thị hiếu thì khách hàng lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp đó. Đây là một yếu tố quyết định mạnh mẽ, điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải linh hoạt trong công tác tiếp thị để tìm kiếm những phần thị trường mới nhằm thúc đẩy TTSP của doanh nghiệp. 1.1.5. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả tiêu thụ sản phẩm Kết quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp chính là kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sau đây là một số chỉ tiêu tiêu biểu: 1.1.5.1. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả công tác tiêu thụ sản phẩm  Doanh thu tiêu thụ: Là tổng giá trị hàng hoá tiêu thụ của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ giá trị hàng hoá mà doanh nghiệp đã bán và thu được tiền trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu tổng doanh thu bán hàng được dùng để đánh giá quan hệ tài chính, xác định lãi lỗ, hiệu quả kinh doanh, đồng thời đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và xác định số vốn đã thu hồi. Doanh thuTrường tiêu thụ (DTTT) đưĐạiợc tính theohọc công th Kinhức: tế Huế 18
  29. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào Trong đó: DTTT: Doanh thu= tiêu∑ thụ trong× kỳ. Pi: Giá bán một đơn vị sản phẩm loại i trong kỳ. Qi: Lượng bán sản phẩm loại i trong kỳ. i: Loại sản phẩm sản xuất trong kỳ. n: Tổng số loại sản phẩm sản xuất trong kỳ.  Chi phí tiêu thụ: Chi phí tiêu thụ = Giá vốn hàng bán – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp Mức tăng chi phí tiêu thụ: ∆ = − − % = × 100% Trong đó: CPTT1: Chi phí tiêu thụ kỳ thực hiện CPTT0: Chi phí tiêu thụ kỳ gốc CPTT: Mức tăng chi phí tiêu thụ tuyệt đối %CPTT: Mức tăng chi phí tiêu thụ tương đối Chỉ tiêu này giúp doanh nghiệp xác định mức tăng trưởng chi phí tiêu thụ kỳ sau so với kỳ trước là bao nhiêu.  Lợi nhuận tiêu thụ: Lợi nhuận tiêu thụ = Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Giá vốn hàng bán – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp Mức tăng lợi nhuận tiêu thụ: ∆Trường= − Đại học Kinh tế Huế 19
  30. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào − % = × 100% Trong đó: LNTT1: lợi nhuận tiêu thụ kỳ thực hiện LNTT0: lợi nhuận tiêu thụ kỳ gốc LNTT: Mức tăng lợi nhuận tiêu thụ tuyệt đối %LNTT: Mức tăng lợi nhuận tiêu thụ tương đối Chỉ tiêu này giúp doanh nghiệp xác định mức tăng trưởng lợi nhuận tiêu thụ kỳ sau so với kỳ trước là bao nhiêu. 1.1.5.2. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm  Khối lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế so với kế hoạch: - Về mặt hiện vật: Số lượng SP tiêu thụ thực tế %Thực hiện KH tiêu thụ về sản phẩm= ×100% Số lượng SP tiêu thụ theo KH Chỉ tiêu này nói lên tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ về mặt hàng và nói chung về mặt hiện vật. - Về mặt giá trị: Doanh thu tiêu thụ thực tế %Thực hiện KH tiêu thụ về doanh thu= ×100% Doanh thu tiêu thụ theo KH Chỉ tiêu này cho biết tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ theo mặt hàng và nói chung về giá trị.  Chỉ tiêu tổng doanh thu trên tổng chi phí: Tỷ lệ Doanh thu/ Chi phí = Tổng doanh thu/ Tổng chi phí Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả tiêu thụ càng cao, và ngược lại.  Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu: Đây là tỉ lệ được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty trong việc tạo ra lợTrườngi nhuận từ doanh thu Đạicủa nó. học Kinh tế Huế 20
  31. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào Lợi nhuận ròng Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = 100% Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết, cứ 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ ra mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi, tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ.  Tỷ suất sinh lợi của trên tổng chi phí: Lợi nhuận ròng Tỷ suất sinh lợi trên tổng chi phí = ×100% Tổng chi phí Chỉ tiêu này cho ta biết số lợi nhuận mà công ty thu được từ 100 đồng tổng chi phí mà công ty bỏ ra. Mức sinh lợi càng cao tức là hiệu quả tiêu thụ hàng hóa càng cao.  Hệ số vòng quay hàng tồn kho (HTK): Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị HTK của doanh nghiệp. Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Giá vốn hàng bán Hệ số vòng quay HTK = Bình quân hàng tồn kho HTK năm trước + HTK năm nay Bình quân HTK = 2 Hệ số vòng quay HTK thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản lý hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hoá trong kho là nhanh và ngược lại nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Hệ số vòng quay HTK càng cao cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng hóa không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm. Ngoài ra, việc đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty còn thông qua phân tích khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường tới đâu? Kết quả hỗ trợ và Trường Đại học Kinh tế Huế 21
  32. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào xúc tiến bán hàng ra sao? Độ mở của thị trường như thế nào? Độ tin cậy của khách hàng và sức cạnh tranh của công ty như thế nào?, 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm bê tông trong thời gian qua Ngày nay việc sử dụng bê tông tươi đã và đang trở thành vật liệu phổ biến trong xây dựng dân dụng và được xem là một giải pháp cân đối cho việc sử dụng chi phí hợp lý với chất lượng công trình. Bê tông tươi hay còn gọi là bê tông thương phẩm, là bê tông được trộn sẵn và sản xuất tại nhà máy theo công thức và quy trình chặt chẽ, sau đó được vận chuyển đến công trình, do vậy chất lượng của bê tông hoàn toàn được đảm bảo chính xác từ tỷ lệ pha trộn nguyên vật liệu giúp tiết kiệm chi phí, hơn nữa rút ngắn thời gian thi công. Vì vậy mà nhiều chuyên gia trong ngành xây dựng cho rằng các chủ đầu tư nên lựa chọn bê tông tươi để kiểm soát tốt ngân sách của mình, tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt các nguyên vật liệu. Theo Sở Công Thương, từ đầu năm 2018, sản phẩm bê tông trộn sẵn tăng mạnh với sản lượng lũy kế ước tính đạt gần 136,5 ngàn m3 và đang có xu hướng tăng lên trong những năm sắp tới khi hoạt động xây dựng bất động sản du lịch, khu đô thị, nhà xưởng tại các khu công nghiệp, trở nên sôi động. 1.2.2. Các nghiên cứu đã thực hiện về lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm là đề tài không mới, đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về đề tài này và đưa ra những giải pháp thiết thực để doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh có hiệu quả hơn nhờ vào việc thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm. Trong quá trình thực hiện đề tài này, tác giả đã tham khảo các khoá luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ được thực hiện trước đó để học hỏi, kế thừa và rút ra kinh nghiệm cho nghiên cứu của mình. Khoá luận tốt nghiệp của sinh viên Lê Thị Thùy, Lớp K44A - QTKDTM, Đại học kinh tế - Đại học Huế (2010 – 2014) với đề tài: “Phân tích hoạt động tiêu thụ vật liệu xây dựng tại Công ty Cổ phần An Phú” tác giả đã đưa ra một số nhận định về tình hình tiêu thụ của Công ty Cổ phần An Phú và giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ. Một nghiên cứu khác là luận văn thạc sĩ của tác giả Đặng Văn Vĩnh, Đại học kinh tế -TrườngĐại học Huế (2011) Đại về đề tài học“Tăng cư ờKinhng khả năng tếtiêu th Huếụ sản phẩm gạch 22
  33. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào Tuynel của Công ty TNHH Coxano – Trường Sơn”. Luận văn này đã đưa ra các phương pháp nghiên cứu phù hợp, từ đó tác giả có thể vận dụng để phân tích và đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty CP BT & XD TTH dựa trên một số yếu tố mà luận văn đã đưa ra. Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Thanh Tùng, Đại học kinh tế - Đại học Huế (2015) về “Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Hiệp Hưng”. Về mặt lý luận, đề tài đã hệ thống lý luận cơ bản về tiêu thụ sản phẩm nói chung và tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi nói riêng, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Về mặt nội dung, dựa trên nguồn số liệu thức cấp, đề tài đã phân tích đánh giá tình hình tiêu thụ thức ăn chăn nuôi của công ty TNHH Hiệp Hưng trong giai đoạn 2011-2013. Phân tích các hình thức tiêu thụ, các kênh phân phối thức ăn chăn nuôi, các nhân tố ảnh hưởng công tác tiêu thụ sản phẩm Trường Đại học Kinh tế Huế 23
  34. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế được chuyển đổi từ xí nghiệp sản xuất bê tông thuộc Công ty Cổ phần Xây lắp Thừa Thiên Huế từ năm 2006 theo chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp của Nhà nước. Khi nền kinh tế phát triển ngày càng cao thì việc xây dựng cơ sở hạ tầng cũng ngày càng hoàn thiện tương ứng với sự phát triển của xã hội, các công trình kiến trúc xây dựng không chỉ đòi hỏi đẹp mà phải kiên cố có chất lượng cao, nhưng với quy trình thủ theo phương pháp truyền thống cho ra chất lượng công trình kém hiệu quả lao động thấp đã không còn đáp ứng và không thoã mãn nhu cầu của xã hội được nữa. Nhận thấy được nhu cầu bức thiết đó của xã hội và sự cần thiết phải thay đổi chất lượng của các công trình xây dựng tại địa phương, Công ty Cổ phần Xây lắp Thừa Thiên Huế đã trình sở xây dựng và Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế xin thành lập xí nghiệp chuyển trách về bê tông và xây dựng. Theo chủ trương cổ phần hoá của Nhà nước cũng như để xí nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, gia tăng lợi nhuận, tăng thu nhập cho người lao động thì xí nghiệp sản xuất bê tông thuộc Công ty Cổ phần Xây lắp Thừa Thiên Huế được tách riêng ra Trườngthành Công ty Cổ ph Đạiần Bê tông học và Xây dKinhựng Thừa Thiên tế Hu Huếế hoạt động độc 24
  35. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào lập với Công ty Cổ phần Xây lắp theo quyết định số 420/QĐ-UBND ngày 12/12/2005 của Uỷ ban Nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế. Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động sản xuất kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 3300384426 ngày 28/12/2005 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ công ty và các quy định pháp lý hiện hành có liên quan. Từ khi thành lập đến nay, công ty đã 4 lần điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và lần điều chỉnh gần đây nhất vào ngày 03/07/2015. Một số thông tin khác: Tên công ty: Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thừa Thiên Huế Tên giao dịch quốc tế: Thua Thien Hue Concrete and Construction Joint Stock Company Trụ sở chính: 84/6 Nguyễn Khoa Chiêm, Phường An Tây, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế Tel: (84) 0234.3820217 Fax: (84) 0234.3820217 Email: betonghue@gmail.com Mã số thuế: 3300384426 Số tài khoản: 0161000426879 tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế. Vốn điều lệ: 12.000.000.000 đồng 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 2.1.2.1. Chức năng Chức năng chủ yếu của công ty là cung cấp ống bi các loại và bê tông thương phẩm cho các công trình xây dựng. Chức năng phụ là liên lạc với các chủ đầu tư cung ứng bê tông tươi và ống bi đến các nhà đầu tư. Liên hệ thường xuyên với các cơ quan chủ quảnTrường để thực hiện tốt các Đạikế hoạch chhọcỉ đạo từ cKinhấp trên. tế Huế 25
  36. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào Trong những năm qua Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế đã cung ứng bê tông cho các công trình trên địa bàn Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Đà Nẵng như: - Cọc nhồi: công trình Văn Phòng Tố Hữu, Biệt Thự Phú Mỹ An. - Cầu đường lớn: Cầu Bến Đá, Cầu Mỹ Chánh, cầu Dài, đường tỉnh lộ 4 (đường bộ 1). - Công trình có khối lượng bê tông lớn và cao tầng như: Vincom, nhà ở xã hội, chung cư Xuân Phú, Đại học sư phạm, Ngân hàng Công Thương, Đô thị Phú Mỹ An, Điện lực, Đại học y, May Hanet Phú Bài, nhà máy nước, . - Công trình công nghiệp có khối lượng bê tông trên 10.000m3 như: Vincom, nhà máy xi măng Đồng Lâm, Hàng năm công ty cung ứng 36.000 mét dài đến 44.000 mét dài ống cống ly tâm các loại cho các công trình đô thị ở thành phố Huế, Đồng Hới - Quảng Bình, Công ty Cổ phần Cơ khí xây dựng cấp thoát nước VIWASEEN 2, Công ty Cổ phần Xây dựng đầu tư phát triển Bạch Đằng 15, Xí nghiệp cơ khí xây lắp - Công ty Cổ phần môi trường và công trình đô thị Huế, Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng Đồng Tiến. 2.1.2.2. Nhiệm vụ Nhiệm vụ của công ty là: - Hoàn thành được các chỉ tiêu đề ra, bảo toàn và phát triển vốn sản xuất. - Tổ chức việc sử dụng và giữ gìn tài sản, máy móc thiết bị theo quy định nhằm đáp ứng theo yêu cầu sản xuất một cách hợp lý và tận dụng cao nhất công suất máy móc thiết bị để đạt hiệu quả cao nhất. - Củng cố và nâng cao chế độ hạch toán kinh tế, thường xuyên tổ chức bồi dưỡng đào tạo cán bộ công nhân viên nhằm đáp ứng cao nhất yêu cầu sản xuất. - Xây dựng ban hành các nội quy quy chế và bảo vệ an ninh chính trị 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty Bộ máy của công ty được hoạt động theo mô hình trực tuyến – chức năng, trong đó giám đốc là người lãnh đạo công ty chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của công ty vàTrường toàn quyền quyết đĐạiịnh trong họcphạm vi công Kinh ty. tế Huế 26
  37. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC XƯỞNG KỸ TRẠM TỔ TÀI ỐNG ĐỘI THUẬT BÊ CHỨC CHÍNH CỐNG XE KẾ TÔNG HÀNH KẾ LY MÁY HOẠCH TỨ HẢI CHÍNH TOÁN TÂM TIẾP THỊ Các thành viên liên kết Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CPBT & XDTTH (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) Chú thích:Trường Đại học Kinh tế Huế 27
  38. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng  Đại hội đồng cổ đông Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định về các vấn đề như báo cáo tài chính hằng năm, số lượng thành viên hội đồng quản trị, bầu, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị và ban kiểm soát bằng hình thức bỏ phiếu kín, mức cổ tức chia cho các loại cổ phần, và các vấn đề khác theo quy định của pháp luật.  Hội đồng quản trị Là cơ quan đại diện trực tiếp cho chủ sở hữu vốn của Nhà nước và các cổ đông tại công ty, có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định, thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của cổ đông và công ty (trừ những vấn đề thuộc Đại hội cổ đông giải quyết).  Ban kiểm soát Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và điều lệ công ty đã thông qua, về công tác kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác, trung thực trong quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra ghi chép sổ sách kế toán, báo cáo kết quả kiểm tra tài chính và chấp hành điều lệ, các nghị quyết, quyết định của công ty và Đại hội đồng cổ đông về mọi hoạt động của công ty.  Giám đốc Là người do Hội đồng quản trị bổ nhiệm chịu trách nhiệm quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động SXKD theo Điều lệ công ty, các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị. Trực tiếp phụ trách các lĩnh vực: Tổ chức nhân sự, Tài chính - kế toán, quản lý SX, đổi mới và phát triển DN theo ngành nghề đã đăng kí kinh doanh, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao, là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.  PhóTrường giám đốc Đại học Kinh tế Huế 28
  39. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào Phó giám đốc được Hội đồng quản trị bổ nhiệm để giúp giám đốc điều hành công việc trong công ty theo sự phân công và ủy quyền của giám đốc. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công.  Trạm bê rông Tứ Hải: Bao gồm 3 bộ phận chính với các chức năng sau: - Bãi chứa cốt liệu: Là một khoảng đất trống để chứa cốt liệu như cát, đá, - Hệ thống máy trộn bê tông: Bao gồm hệ thống thùng chứa liên kết với hệ thống định lượng dùng để xác định chính xác tỷ lệ các loại nguyên vật liệu cấu tạo nên bê tông. Băng tải dùng để đưa cốt liệu vào thùng trộn và gồm máy bơm nước, máy bơm phụ gia, xi lô chứa xi măng, vít tải xi măng, thùng trộn bê tông, hệ thống khí nén. - Hệ thống cung cấp điện: Cung cấp điện cho các động cơ và thiết bị trong trạm.  Xưởng ống cống ly tâm Xưởng ống cống ly tâm bao gồm hệ thống thiết bị, máy móc và đội ngũ công nhân thực hiện sản xuất sản phẩm ống cống các loại để cung cấp ra thị trường tiêu thụ.  Đội xe máy Làm nhiệm vụ vận chuyển vật tư, sản phẩm cung cấp cho các đơn vị khách hàng và các đơn vị thi công một cách nhanh chóng, kíp thời, đảm bảo đúng thời gian, tiến độ. Quản lý máy móc, thiết bị trong toàn bộ công ty phục vụ sản xuất và thi công trên công trường.  Phòng tổ chức hành chính Tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực thực hiện Bộ luật lao động , nội quy lao động của công ty. Phối hợp với các phòng chức năng nghiệp vụ để kiểm tra đánh giá năng lực thực tế của cán bộ công nhân viên toàn công ty. Chỉ đạo theo dõi thực hiện tổng kết công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, tổ chức thi nâng bậc thợ, kế hoạch đào tạo. Đề xuất quy chế nội bộ trong lĩnh vực phòng quản lý.  PhòngTrường tài chính kế toán Đại học Kinh tế Huế 29
  40. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào Tham mưu cho giám đốc trong xông tác quản lý, sử dụng nguồn vốn công ty đạt hiểu quả cao nhất. Thực hiện nguyên tắc hoạt động tài chính kế toán theo luật định. Lập kế hoạch tài chính năm trên cơ sở kế hoạch sản xuất , kiểm tra, hướng dẫn các hoạt động tài chính, kế toán các đội, xưởng trực tiếp thao tác nghiệp vụ kế toán cho các bộ phận trong công ty tạo sự thống nhất trong thanh toán và hạch toán. Tổng hợp và phân tích quyết toán hoạt động kinh tế của công ty hàng quý và năm. Chịu trách nhiệm quản lý vốn nhà nước, cổ đông tại công ty và thực hiện đúng chế độ sử dụng vốn, tài sản, chế độ quản lý tài chính khác và chế độ kế toán theo quy định của Nhà nước và các quy chế của công ty.  Phòng kỹ thuật, kế hoạch tiếp thị Bộ phận kế hoạch – tiếp thị: Lập kế hoạch hoạt động SXKD của công ty từng tháng, quý, năm và báo cáo thống kê. tổng hợp, phân tích kế hoạch. Quan hệ với chủ đầu tư các ngành, khách hàng để tìm kiếm công việc, tiêu thụ sản phẩm do công ty sản xuất. Thu thập thông tin, tìm hiểu nhu cầu thị trường để đề xuất đầu tư phù hợp. Bộ phận quản lý thi công xây lắp và sản phẩm: Thực hiện và chịu trách nhiệm hướng dẫn, giám sát, kiểm tra quá trình thi công xây lắp và sản xuất sản phẩm ở các phân xưởng. Tiếp nhận hồ sơ tài liệu từ bộ phận kế hoạch nghiệm thu kỹ thuật, nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu bàn giao, hoàn thành hồ sơ ngiệm thu chuyển phòng tài vụ. Chỉ đạo và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kỹ thuật thi công ở xưởng, trạm trộn, công trình đảm bảo chất lượng mỹ thuật, kỹ thuật, kiểm tra và đánh giá chất lượng trước khi bàn giao công trình sản phẩm cho đơn vị sử dụng. Bộ phận quản lý thiết bị và sản xuất sản phẩm: Kiểm tra việc thực hiện từng nội dung công việc theo từng loại hợp đồng với khách hàng để có kế hoạch chỉ đạo sản xuất đúng tiến độ giao hàng, quản lý xe máy, thiết bị, lập kế hoạch sửa chữa và bảo hành hàng năm. Tổ chức tốt công tác thống kê ở xưởng sản xuất, theo dõi từng công đoạn của quá trình sản xuất làm cơ sở xây dựng định mức kinh tế, kỹ thuật, định mức lao động tiền lương cho công nhân. 2.1.4. TìnhTrường hình lao động của Đại công ty họcqua ba năm Kinh 2016 – 2018 tế Huế 30
  41. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào Hoạt động sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp đồng thời các yếu tố lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động. Trong đó lao động là yếu tố cơ bản không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu biết sử dụng và khai thác yếu tố lao động hợp lí sẽ nâng cao được năng suất lao động, nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trường Đại học Kinh tế Huế 31
  42. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào Bảng 2.1: Tình hình lao động của công ty CP BT & XD TTH giai đoạn 2016-2018 (ĐVT: Người) Năm So sánh Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng số lao động 94 100 98 100 101 100 4 4,26 3 3,06 Phân theo tính chất công việc Gián tiếp 31 32,98 30 30,61 31 30,69 -1 -3,23 1 3,33 Trực tiếp 63 67,02 68 69,39 70 69,31 5 7,94 2 2,94 Phân theo trình độ Đại học 18 19,15 18 18,37 18 17,82 0 0 0 0,00 Cao đẳng 4 4,26 5 5,1 5 4,95 1 25 0 0,00 Trung cấp 6 6,38 5 5,1 5 4,95 -1 -16,67 0 0,00 Công nhân kỹ thuật 66 70,21 70 71,43 73 72,28 4 6,06 3 4,29 Phân theo giới tính Nam 88 92,55 92 93,88 95 94,06 4 4,55 3 3,26 Nữ 6 7,45 6 6,12 6 5,94 0 0 0 0,00 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính) 32 Trường Đại học Kinh tế Huế
  43. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy tổng số lao động của Công ty CPBT & XDTTH là không nhiều. Tổng số lao động của công ty qua 3 năm không biến động nhiều. Cụ thể, năm 2016 là 94 người và tăng thêm 4 người vào năm 2017, tương ứng tăng 4,26%. Đến năm 2018 là 101 người, tăng 3 người so với năm 2017, tương ứng tăng 3,06%. Sở dĩ có sự gia tăng như vậy là do công ty có nhu cầu tuyển thêm công nhân kỹ thuật để phục vụ cho quá trình sản xuất được hiểu quả hơn. Để thấy rõ hơn sự biến động của lao động ta đi sâu phân tích các khoản mục sau:  Xét theo tính chất công việc: Như trên đã nói do đặc điểm hoạt động SXKD của công ty là chuyên SXKD ống cống và bê tông thương phẩm nên lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ rất cao. Trong 3 năm qua tỷ trọng lao động trực tiếp chiếm trên 65%. Cụ thể năm 2016 số lao động trực tiếp là 63 người, tương ứng 67,02%, còn lao động gián tiếp là 31 người, tương ứng 32,98%. Năm 2017 số lao động trực tiếp là 68 người chiếm 69,39% trong tổng số lao động, lao động gián tiếp là 30 người tương ứng 30,61%. Năm 2018 so với 2017 lao động trực tiếp tăng 5 người tương ứng tăng 7,94%, lao động gián tiếp chỉ tăng 1 người tương ứng tăng 3,33%. Việc lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ cao như vậy cho thấy công ty đang ổn định lực lượng nhân công sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm và các chỉ tiêu sản lượng đề ra.  Xét theo trình độ chuyên môn: Ta thấy trình độ lao động không biến động nhiều qua ba năm. Trong ba năm 2016-2018 lực lượng công nhân kỹ thuật có xu hướng tăng lên, lao động có trình độ trung cấp giảm. Trong đó công nhân kỹ thuật luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động của công ty (trên 70%). Cụ thể là trong năm 2018, số lượng lao động có trình độ đại học không đổi so với hai năm trước là 18 người, chiếm 17,82% trong cơ cấu tổng lao động. Lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp vẫn giữ nguyên so với năm 2017. Công nhân kỹ thuật lại tăng lên 3 người so với năm 2017, tương ứng tăng 4,29%, chiếm 72,28% trong tổng số lao động. Tóm lại, tình hình sử dụng lao động đã được công ty bố trí khá hợp lý, có sự cân đối giữaTrường công nhân sản xuấ t Đạivà cán b ộhọcquản lí. B ộKinhphận quản lítế có trìnhHuếđộ cao, năng 33
  44. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào lực giỏi đã đáp ứng được yêu cầu quản lý của công ty. Với đại đa số là lao động trực tiếp làm việc nặng nhọc công ty cần có những biện pháp nhằm tăng cường thời gian lao động có ích của công nhân, bên cạnh đó cần quan tâm hơn nữa đến công tác đảm bảo an toàn lao động và chế độ phúc lợi cho công nhân.  Xét theo giới tính: Tỷ trọng nam giới trong tổng số lao động là rất lớn, chiếm chủ yếu trong tổng lao động. Năm 2016 tỷ trọng nam giới là 92,55%, năm 2017 chiếm 93,88%, năm 2018 chiếm 94,06%. Qua 3 năm số lượng lao động tăng lên không đáng kể. Năm 2017 so với 2016, nam tăng 4 người tương ứng 4,55%, năm 2018 so với năm 2017 số lượng nam tăng 3 người tương ứng tăng 3,26%. Lao động nữ vẫn giữ nguyên qua ba năm là 6 người. Sỡ dĩ nam chiếm đa số trong tổng số lao động của công ty là do đặc thù hoạt động SXKD của công ty. Công ty CPBT và XD TTH là công ty chuyên SXKD ống cống và bê tông thương phẩm, xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi và các công trình hạ tầng. Vì vậy, tính chất công việc là rất nặng nhọc, đòi hỏi lao động cần có sức khoẻ bền bỉ, dai sức và làm việc ổn định. 2.1.5. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua ba năm 2016 – 2018 Trong sản xuất kinh doanh, vốn và tài sản đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thành lập, hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Nó là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Tình hình tài sản và nhuồn vốn của công ty qua ba năm 2016 - 2018 được thể thiện ở bảng 2.2 dưới đây: Trường Đại học Kinh tế Huế 34
  45. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty giai đoạn 2016 – 2018 (ĐVT: VNĐ) Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chênh lệch 2017/1016 Chênh lệch 2018/2017 TÀI SẢN Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 46.420.407.797 66,20 56.280.174.432 66,60 51.149.638.617 67,70 9.859.766.635 21,24 -5.130.535.815 -9,12 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 6.546.087.983 9,34 9.748.901.804 11,54 11.990.017.043 15,87 3.202.813.821 48,93 2.241.115.239 22,99 II. Các khoản phải thu ngắn hạn 36.078.995.472 51,45 40.349.468.751 47,75 34.658.185.885 45,87 4.270.473.279 11,84 -5.691.282.866 -14,10 III. Hàng tồn kho 3.472.730.342 4,95 5.365.803.652 6,35 3.822.135.532 5,06 1.893.073.310 54,51 -1.543.668.120 -28,77 IV. Tài sản ngắn hạn khác 322.594.000 0,46 816.000.225 0,97 679.300.157 0,90 493.406.225 152,95 -136.700.068 -16,75 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 23.700.076.636 33,80 28.228.831.726 33,40 24.403.805.190 32,30 4.528.755.090 19,11 -3.825.026.536 -13,55 I. Tài sản cố định 21.119.188.566 30,12 26.057.362.921 30,83 22.088.258.649 29,24 4.938.174.355 23,38 -3.969.104.272 -15,23 II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1.935.060.401 2,76 2.036.468.805 2,41 2.315.546.541 3,06 101.408.404 5,24 279.077.736 13,70 III. Tài sản dài hạn khác 645.827.669 0,92 135.000.000 0,16 0 0,00 -510.827.669 -79,10 -135.000.000 -100 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 70.120.484.433 100 84.509.006.157 100 75.553.443.807 100 14.388.521.724 20,52 -8.955.562.350 -10,60 NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ 41.560.721.026 59,27 49.098.861.559 58,10 39.612.577.452 52,43 7.538.140.533 18,14 -9.486.284.107 -19,32 I. Nợ ngắn hạn 39.680.721.026 56,59 43.828.161.559 51,86 36.152.877.452 47,85 4.147.440.533 10,45 -7.675.284.107 -17,51 II. Nợ dài hạn 1.880.000.000 2,68 5.270.700.000 6,24 3.459.700.000 4,58 3.390.700.000 180,36 -1.811.000.000 -34,36 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 28.559.763.407 40,73 35.410.144.598 41,90 35.940.866.355 47,57 6.850.381.191 23,99 530.721.757 1,50 I. Vốn chủ sở hữu 28.559.763.407 40,73 35.410.144.598 41,90 35.940.866.355 47,57 6.850.381.191 23,99 530.721.757 1,50 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 70.120.484.433 100 84.509.006.157 100 75.553.443.807 100 14.388.521.724 20,52 -8.955.562.350 -10,60 (Nguồn: phòng kế toán) 35 Trường Đại học Kinh tế Huế
  46. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào Dựa vào bảng 2.2 ta có thể thấy tình hình tài sản của công ty có sự biến động mạnh qua các năm. Năm 2016, tổng tài sản của công ty hơn 70 tỷ đồng, đến năm 2017 tổng tài sản tăng lên 84,5 tỷ đồng, tăng thêm khoảng 14,3 tỷ đồng, tương ứng tăng 20,52%. Tổng tài sản năm 2018 khoảng 75,5 tỷ đồng, giảm gần 9 tỷ đồng so với năm 2017, tương ứng giảm 10,6%.  Tài sản: - Về tài sản ngắn hạn (TSNH): Tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ cao (trên 65%) trong tổng tài sản so với tài sản dài hạn và có xu hướng tăng dần qua các năm. Khoản mục các khoản phải thu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng TSNH của công ty, đặc biệt là khoản mục phải thu ngắn hạn của khách hàng (trên 55%). Điều này là do công ty chuyên sản xuất bê tông phục vụ cho xây dựng nên giá trị hợp đồng thường rất lớn. Năm 2017 TSNH của công ty khoảng 46 tỷ đồng, đến năm 2017 tăng lên 56,3 tỷ đồng, tăng khoảng 9,8 tỷ đồng, tương ứng tăng 21,24%. Nguyên nhân là do tất cả các khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, TSNH khác đều tăng mạnh so với năm 2016. TSNH năm 2018 khoảng 51 tỷ đồng, giảm hơn 5 tỷ đồng so với năm 2017, tương ứng giảm 9,32%. Nguyên nhân là do tất cả các khoản mục đều giảm mạnh ngoại trừ khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền tăng khoảng 22,99%. - Về tài sản dài hạn (TSDH): Tài sản dài hạn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng tài sản (dưới 35%) và có xu hướng giảm dần qua các năm. Đối với TSDH, khoản mục tài sản cố định (TSCĐ) của công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm trên 29% tổng tài sản. Với đặc điểm kinh doanh là sản xuất và cung cấp bê tông, ống cống thì việc công ty tập trung đầu tư vào TSCĐ như máy trộn, xe bồn, phương tiện vận chuyển là điều hợp lý. Việc đầu tư cho TSCĐ sẽ góp phần gia tăng quy mô của công ty, giúp cho việc huy động vốn hiệu quả hơn vì lượng TSCĐ lớn sẽ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ tốt hơn, khả năng tạo ra tiền từ việc sử dụng TSCĐ gia tăng, từ đó mức độ tin cậy của các nhà cung cấp cũng tăng lên. Trường Đại học Kinh tế Huế 36
  47. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào Ta có thể thấy, TSDH biến động chủ yếu là do sự biến động của khoản mục TSCĐ. Trong năm 2016, TSDH của công ty khoảng 23,7 tỷ đồng, đến năm 2017 tăng lên 28,2 tỷ đồng, tăng khoảng 4,5 tỷ đồng, tương ứng tăng 19,11%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của các khoản mục TSCĐ, các khoản đầu tư tài chính dài hạn lớn hơn tốc độ giảm của khoản mục TSDH khác. TSDH của công ty năm 2018 khoảng 24 tỷ đồng, giảm gần 4 tỷ đồng so với năm 2017, tương ứng giảm 13,55%. Nguyên nhân là do các khoản mục TSCĐ, TSDH khác giảm mạnh còn khoản mục các khoản đầu tư tài chính dài hạn có xu hướng tăng nhẹ.  Nguồn vốn: Qua bảng 2.2, ta thấy tổng nguồn vốn của công ty có nhiều biến động trong ba năm 2016-2018. Năm 2017 tổng nguồn vốn tăng hơn 14 tỷ đồng, tương ứng tăng khoảng 20,52% so với năm 2016 nhưng đến năm 2018 thì giảm gần 9 tỷ đồng so với năm 2017, tương ứng giảm 10,6%. Chỉ tiêu Nợ phải trả (NPT) luôn chiếm trên 50% trong tổng nguồn vốn của công ty. - Về Nợ phải trả Trong chỉ tiêu Nợ phải trả, chỉ tiêu Nợ ngắn hạn (NNH) luôn chiếm tỷ lệ vượt trội so với chỉ tiêu Nợ dài hạn (NDH). Năm 2016, NPT của công ty khoảng 41,5 tỷ đồng, chiếm 59,27% tổng nguồn vốn của công ty; đến năm 2017 thì tăng lên khoảng 49 tỷ đồng, tăng 7,5 tỷ đồng, tương ứng tăng 18,14%. Nguyên nhân là do cả khoản mục NNH và NDH đều tăng, đặc biệt khoản mục NDH tăng đến 180,36%. Đến năm 2018, NPT vào khoảng 39,6 tỷ đồng, giảm hơn 9 tỷ đồng so với năm 2017, tương ứng giảm 19,32%. Nguyên nhân là do cả hai khoản mục NNH và NDH đều giảm, trong đó NNH giảm 17,51% còn NDH giảm 34,36%. - Về vốn chủ sở hữu (VCSH): Vốn chủ sở hữu của công ty có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2016, VCSH của công ty vào khoảng 28,5 tỷ đồng, chiếm 40,73% tổng nguồn vốn; đến năm 2017 là 35,4 tỷ đồng, tăng gần 7 tỷ đồng so với năm 2016, tương ứng tăng 23,99%. Nguyên nhân là do các khoản mục quỹ đầu tư phát triển và lợi nhuận sau thuế (LNST) chưa phân phối đều tăng. Vốn cHủ sở hữu của công ty năm 2018 vào khoảng 35,9 đồng, Trường Đại học Kinh tế Huế 37
  48. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào tăng gần 500 triệu đồng so với năm 2017, tương ứng tăng 1,4%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của khoản mục vốn đầu tư của chủ sở hữu lớn hơn tốc độ giảm của hai khoản mục còn lại là quỹ đầu tư phát triển và LNST chưa phân phối. 2.2. Chính sách tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 2.2.1. Chính sách sản phẩm Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế là công ty chuyên về sản xuất bê tông và ống cống các loại. Sản phẩm của công ty phục vụ nhu cầu xây dựng của khách hàng. Trong quá trình phát triển, sản phẩm đã có nhiều thay đổi nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và sự cố gắng của tập thể cán bộ, công nhân viên, công ty không ngừng đưa ra thị trường những sản phẩm với chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã ngày càng cao. Sản phẩm của công ty được chia làm 3 cấp độ: sản phẩm cốt lõi, sản phẩm hiện thực và sản phẩm bổ sung. - Sản phẩm cốt lõi: với 2 sản phẩm chính của công ty là bê tông và ống cống, yếu tố cốt lõi của sản phẩm chính là những yếu tố kỹ thuật cấu thành nên chất lượng kỹ thuật của sản phẩm như: nguồn gốc, nguyên liệu, đặc điểm nổi trội của sản phẩm mà khách hàng mong muốn thỏa mãn. - Sản phẩm hiện thực: riêng đối với sản phẩm ống cống của công ty có hình trụ tròn, rỗng, có màu xám. - Sản phẩm bổ sung: đối với thị trường khách hàng công nghiệp sản phẩm hỗ trợ ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua của khách hàng, khi mà yếu tố cốt lõi của sản phẩm đã được đảm bảo. Sản phẩm hỗ trợ của sản phẩm của công ty là các dịch vụ liên quan đến khách hàng từ lúc bán hàng đến hỗ trợ sau bán, chăm sóc khách hàng. Đối với sản phẩm của công ty thì bao bì sản phẩm không được coi trọng lắm vì đây là sản phẩm thuộc hàng xây dựng, có kích thước lớn nên công ty không mấy quan tâm đến bao bì cho sản phẩm. Tuy nhiên, trên các sản phẩm của công ty có in rõ tên nhãn hiệu, tên công ty, nơi sản xuất, mã sản phẩm, loại sản phẩm, ngày sản xuất, giúp phân biệt sản phẩm của công ty và tạo thuận lợi cho khách hàng khi lựa chọn sản phẩm cũngTrường như khẳng định thương Đại hiệu c ủhọca công ty. Kinh tế Huế 38
  49. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào 2.2.2. Chính sách giá cả Việc xác lập chính sách giá cả một cách đúng đắn là một nội dung quan trọng trong chiến lược marketing đối với các công ty nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, có hiệu quả và chiếm lĩnh thị trường. Yếu tố giá là một nhân tố quan trọng góp phần dẫn đến quyết định mua của khách hàng và là một vũ khí cạnh tranh được công ty sử dụng khá tốt trong việc phát triển thị trường tiêu thụ của mình. Là một công ty trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, công ty cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế xác định chính sách giá dựa trên cơ sở xác định chi phí, đối thủ cạnh tranh. Giá bán sản phẩm = Chi phí + Lợi nhuận mục tiêu Chi phí được tính trong giá bán sản phẩm đã bao gồm đầy đủ các loại chi phí được tính toán trong kế toán chi phí như: chi phí tài chính, chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí vận chuyển, chi phí quản lí nhà xưởng, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, Việc xác định giá của sản phẩm dựa trên sự phân tích hợp lý chi phí sản xuất và thị trường, đồng thời có sự thường xuyên điều chỉnh hợp lý khi có những biến động của thị trường và các nhân tố môi trường khác. Công ty đã chọn các nguồn nguyên liệu có sẵn ở Thừa Thiên Huế và một số tỉnh thành khác có chất lượng tốt để giảm bớt chi phí vận chuyển và tăng chủ động trong kinh doanh. Công ty thường có sự điều chỉnh giá bán sản phẩm cho phù hợp với biến động và có thể cạnh tranh được. Để có thể có mức giá cạnh tranh được, công ty cũng thường áp dụng các biện pháp giảm giá thành sản phẩm, sử dụng hợp lý nguyên liệu đầu vào, lựa chọn các nhà cung ứng có chất lượng tốt với giá rẻ và tận dụng lợi thế theo quy mô khi lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất. Công ty có sự thích ứng và điều chỉnh giá linh hoạt, khéo léo để phù hợp với từng vùng trên thị trường, từng thời điểm trong năm để đẩy nhanh tốc độ bán hàng, tăng khả năng phát triển và chiếm thị phần của công ty. Công ty đã đưa ra các mức giá khác nhau tùy theo khối lượng hàng. Đối với khách hàng quen thuộc, công ty có thể giảm giá cho người mua với khối lượng lớn, ngoài ra công ty còn có những chính sách hỗ trợ cho ngưTrườngời mua như: ưu tiênĐại về thanh học toán, gi ảmKinh giá, cho hư tếởng chi Huếết khấu 39
  50. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào Đối với các khu vực thị trường khác nhau thì công ty đưa ra những mức giá khác nhau căn cứ vào tình hình của thị trường đó. Ở những thị trường này, công ty thường đưa ra những mức giá linh hoạt, có thể chấp nhận so với đối thủ cạnh tranh nhằm thu hút thêm khách hàng. Giữa các khu vực thị trường có sự chênh lệch giá đối với cùng một loại sản phẩm tùy khoảng cách địa lý, mục tiêu chiến lược của công ty đối với thị trường đó. Nhìn chung mẫu mã sản phẩm phẩm đa dạng nên thu hút được khách hàng doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn. Các sản phẩm của công ty với các mức giá cả đa dạng phù hợp với nhiều khách hàng trên các khu vực thị trường. Đây là một yếu tố quan trọng giúp công ty đứng vững trên thị trường cạnh tranh như hiện nay. 2.2.3. Chính sách phân phối Quyết định về kênh phân phối luôn là một quyết định khó khăn mà ban lãnh đạo công ty phải thông qua. Hệ thống kênh phân phối sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách giá cả, chính sách xúc tiến sản phẩm. Ngoài ra, hệ thống kênh phân phối chính là một yếu tố quan trọng giúp công ty có thể giữ và gia tăng thị phần của mình trên các thị trường hiện tại cũng như tiến hành phát triển thị trường mới. Sau 20 năm hình thành và hoạt động, công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế đã xây dựng cho mình một kênh phân phối vững chắc và rộng khắp trên thị trường hiện tại. Công ty sử dụng kênh I để áp dụng cho hệ thống phân phối của mình và được chia ra thành 2 thị trường để áp dụng phân phối cho khách hàng. Người tiêu dùng Doanh nghiệp sản xuất Khách hàng doanh nghiệp Sơ đồ 2.2: Kênh phân phối của công ty (Nguồn: Phòng kỹ thuật, kế hoạch tiếp thị) Số lượng khách hàng của kênh từ doanh nghiệp sản xuất đến người tiêu dùng rất ít, doanhTrường số bán không đáng Đại kể, chủ yhọcếu tập trung Kinhở Thừa Thiên tế Hu Huếế, những khu 40
  51. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào vực lân cận công ty. Những người tiêu dùng này không muốn mua từ các đại lý (nguyên nhân có thể là do đại lý cung cấp, có người quen tại công ty hay họ chính là công nhân viên tại công ty) thường đến trực tiếp phòng kinh doanh của công ty mua hàng. Kênh này cũng phục vụ một số khách hàng là những chủ công trình xây dựng. Họ là những khách hàng quen thường mua hàng với số lượng lớn hơn và đôi khi được ưu đãi về giá. Tuy vậy, lượng khách hàng này cũng không nhiều. Phần lớn số lượng khách hàng của công ty tập trung ở khách hàng là các doanh nghiệp, chiếm số lượng lớn, kênh này có thể coi là kênh chính của công ty. Do đặc thù của công ty là cung ứng sản phẩm về xây dựng nên lượng khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này có thể là các doanh nghiệp đang trong quá trình xây dựng, cũng có thể là các doanh nghiệp chuyên về xây dựng muốn mua sản phẩm của công ty phục vụ cho công trình khác của mình. 2.2.4. Chính sách xúc tiến Trong nền kinh tế hiện nay, hoạt động xúc tiến sẽ làm cho cung và cầu của thị trường gặp nhau, giúp cho khách hàng có nhiều thông tin hơn về sản phẩm và công ty. Những năm gần đây, khách hàng đã biết đến các sản phẩm của công ty và công ty cũng đã có sự chú ý, quan tâm đến chính sách này để gia tăng thị phần của công ty tại các thị trường Miền Trung và đặc biệt là Thừa Thiên Huế Hiện tại, công ty chủ yếu sử dụng các công cụ là hoạt động quảng cáo, hoạt động bán hàng cá nhân, hoạt động xúc tiến bán, quan hệ công chúng  Hoạt động quảng cáo: Hoạt động quảng cáo sản phẩm đã được công ty tiến hành từ nhiều năm trước đây, hình thức quảng cáo của công ty chủ yếu trên internet. Công ty cũng đã xây dựng được website giới thiệu các sản phẩm của mình và hình ảnh về công ty tại địa chỉ: www.betonghue.com.vn. Trang web được thiết kế khá đẹp mắt giới thiệu về sản phẩm và các công trình đã sử dụng sản phẩm của công ty. Với thiết kế website, khách hàng có thể xem và cảm nhận hình ảnh về sản phẩm và các công trình. Ngoài ra, website còn có các thông tin hỗ trợ về thông tin sản phẩm, cung cấp các thông tin liên hệ và đặt hàng trực tuyến cho khách hàng. Trường Đại học Kinh tế Huế 41
  52. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào Tuy nhiên, website cũng có một số hạn chế là chưa khai thác hết hiệu quả của việc một công cụ trực tuyến. Chẳng hạn như thăm dò ý kiến của khách hàng về chất lượng, mẫu mã, giá cả, thái độ phục vụ của các nhân viên Bên cạnh đó, Công ty đăng tải các thông tin về dịch vụ trên các trang web có lượt người truy cập và tương tác cao để tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn như: stnmt.thuathienhue.gov.vn, thamhue.vn, dulichhue.com.vn, khamphahue.com.vn, và liên kết với các website của Báo điện tử Dân Trí, Cổng thông tin Tỉnh TTHuế, Quản lí nhà nước về đấu thầu, Sở Công thương Huế  Hoạt động xúc tiến bán hàng: Hoạt động xúc tiến bán hàng là nội dung quan trọng của xúc tiến thương mại đã được bộ phận kế hoạch tiếp thị thực hiện tương đối chặt chẽ. Để yểm trợ cho công tác bán hàng nhằm đẩy mạnh khối lượng bán, cạnh tranh được với các đối thủ cạnh tranh thì công ty thường khuyến khích khách hàng bằng các hình thức giảm giá, chiết khấu đối với các khách hàng mua với khối lượng lớn, những khách hàng thân thiết với công ty. Ngoài ra, công ty còn có những ưu đãi về chi phí vận chuyển trong quá trình phân phối sản phẩm. Đối với đối tượng khách hàng là các chủ công trình xây dựng mua hàng thường xuyên công ty có chính sách đặc biệt quan tâm như hưởng giá bán rất ưu đãi, được hưởng chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán và được ưu tiên xét duyệt các đề nghị. Kết quả là công ty duy trì được khách hàng này và số lượng khách hàng mới biết đến công ty nhiều hơn, trong đó phải kể đến những khách hàng lớn như các tổng công ty xây dựng.  Bán hàng cá nhân: Hoạt động bán hàng có nhân đóng vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Do bán hàng cá nhân là việc mà lực lượng bán hàng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nhằm mục đích xây dựng quan hệ khách hàng. Bởi vậy, công ty rất chú trọng trong việc tuyển chọn, đào tạo và phát triển nhân viên bán hàng của công ty. Hiện nay, công ty có đội ngũ bán hàng trẻ, có trình độ, giàu kinh nghiệm và năng lực chuyên môn tốt, chịu được áp lực của công việc. Bên cạnh đó, công ty cũng đã có nhiều thay đổi để thích nghi với cơ chế thị trường. Cụ thể: công ty đào tạo lực lượng bán hàngTrường trực tiếp có cung Đại cách ph ụhọcc vụ chuyên Kinh nghiệp, chu tế đáo vàHuế tận tình, tìm 42
  53. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào cách nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ bán hàng trực tiếp bằng các khóa huấn luyện và đào tạo chuyên sâu, giúp cho đội ngũ nhân viên luôn có hiểu biết về sản phẩm, thấu hiểu nhu cầu khách hàng để ứng xử cho vừa lòng khách hàng và bán được hàng nhất.  Quan hệ công chúng: Quan hệ công chúng giúp giúp cho công ty tăng sự gần gũi với khách hàng của mình, làm tăng khả năng thuyết phục khách hàng của công ty. Ngoài ra, việc quan hệ công chúng tốt còn khiến cho khách hàng cảm thấy mình được công ty quan tâm, họ cảm thấy ấn tượng với công ty. Hiện tại, tuy chưa đa dạng trong các hoạt động quan hệ công chúng tuy nhiên công ty vẫn tạo hình ảnh tốt đẹp với công chúng thông qua việc tham gia các hoạt động từ thiện như tham gia phát quà cho những người nghèo, những trẻ em gặp khó khan, Ngoài ra, khi đến với các buổi Hội thảo ngoài việc giao lưu, hợp tác với các đối tác kinh doanh. Công ty cũng đã góp phần tạo cái nhìn thiện cảm với các đối tác về thiên nhiên và con người Huế. Tạo tiền đề cho sự hợp tác và phát triển lâu dài của các đối tác vào Tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, công ty cũng chú trọng đến hoạt động marketing trực tiếp, là những mối liên kết trực tiếp với từng khách hàng mục tiêu đã được lựa chọn cẩn thận để có thể vừa thu được phản hồi lập tức vừa nuôi dưỡng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. 2.3. Đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 2.3.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo kế hoạch của công ty Việc so sánh kết quả thực hiện so với kế hoạch giúp nhà quản trị biết được mức độ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ trong mỗi chu kỳ và lập kế hoạch kỳ tiếp theo. Tình hình thực hiện kế hoạch sản lượng tiêu thụ sản phẩm được thể hiện qua bảng 2.3 dưới đây: Trường Đại học Kinh tế Huế 43
  54. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào Bảng 2.3: Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo kế hoạch giai đoạn 2016 – 2018 Chỉ tiêu So sánh Năm Kế hoạch Thực hiện Thực hiện/ Kế hoạch Sản lượng % Sản lượng % +/- % 2016 Bê tông (m3) 80.000 66,67 88.826 65,45 8.826 111,03 Ống cống (Md) 40.000 33,33 46.888 34,55 6.888 117,22 2017 Bê tông (m3) 80.000 61,54 107.684 68,09 27.684 134,61 Ống cống (Md) 50.000 38,46 50.463 31,91 463 100,93 2018 Bê tông (m3) 100.000 66,67 119.000 72,96 19.000 119,00 Ống cống (Md) 50.000 33,33 44.097 27,04 -5.903 88,19 (Nguồn: Phòng kế toán) Nhìn chung khối lượng sản xuất của hai sản phẩm trong cả ba năm đều vượt mức kế hoạch công ty đã đề ra. Cụ thể: - Về sản phẩm bê tông: Bê tông là sản phẩm chủ lực của công ty nên chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản phẩm (trên 60%). Sản lượng bê tông sản xuất ra liên tục tăng qua ba năm và đều vượt mức kế hoạch đề ra. Năm 2017 sản lượng bê tông sản xuất ra tăng18.858 m3, tương ứng tăng 21,23% so với năm 2016; vượt mức kế hoach đề ra 34,61%. Năm 2018 sản lượng sản xuất tăng 11.316 m3, tương ứng tăng 10,51% so với năm 2017; vượt 19% so với kế hoạch. - Về sản phẩm ống cống: Nhìn chung sản lượng sản xuất ống cống có xu hướng giảm xuốngTrường qua ba năm 2016 -Đại2018. Năm học 2016 sả nKinh lượng sản xutếất ra Huếvượt mức kế 44
  55. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào hoạch là 17,22%, năm 2017 chỉ vượt 0,93%, đến năm 2018 không đạt kế hoạch đề ra, chỉ sản xuất được 88,19% kế hoạch. Nguyên nhân là do giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng, giá một số mặt hàng như xăng, dầu, điện, nước, tăng làm chi phí sản xuất tăng, cùng với tình trạng cung vượt cầu làm cho sản lượng sản xuất của công ty giảm qua các năm dẫn đến tình trạng không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Như vật công ty cần nhanh chóng điều chỉnh kế hoạch sản xuất tiêu thụ sản phẩm theo nhu cầu thị trường cũng như tăng cường các chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ giúp công ty nhanh chóng đạt được chỉ tiêu đề ra cũng như tăng doanh thu cho công ty. 2.3.2. Tình hình doanh thu tiêu thụ theo từng loại sản phẩm Sản phẩm của công ty bao gồm ống cống và bê tông thương phẩm, được phục vụ cho nhu cầu xây dựng. Sức tiêu thụ các sản phẩm này phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của các công trình xây dựng, sự phát triển kinh tế, các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng như: bệnh viện, đường sá, trường học, cầu cống, sự triển khai các dự án đầu tư, nhu cầu về nhà ở của dân cư, Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng của công ty trong ba năm 2016-2018 được thể hiện ở bảng 2.4 dưới đây: Trường Đại học Kinh tế Huế 45
  56. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào Bảng 2.4: Tình hình doanh thu tiêu thụ theo sản phẩm giai đoạn 2016-2018 (ĐVT: VNĐ) Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) Tên sản phẩm Cơ cấu Cơ cấu Doanh thu Doanh thu Doanh thu Cơ cấu 2017/2016 2018/2017 (%) (%) I. Bê tông tươi 106.237.799.432 84,38 125.656.469.744 79,62 137.715.028.429 86,26 18,28 9,60 II. Ống cống 19.662.558.412 15,62 32.162.930.496 20,38 21.943.666.932 13,74 63,57 -31,77 Tổng 125.900.357.844 100 157.819.400.240 100 159.658.695.361 100 25,35 1,17 (Nguồn: Phòng kế toán) 46 Trường Đại học Kinh tế Huế
  57. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào Trong ba năm trở lại đây mặc dù cạnh tranh gay gắt, nhưng sản phẩm của công ty luôn được thị trường chấp nhận, tổng doanh thu tiêu thụ của công ty liên tục tăng qua ba năm. Năm 2017 so với năm 2016 tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng gần 32 tỷ đồng, tương ứng tăng 25,35%. Năm 2018 chỉ tăng 1,8 tỷ đồng so với năm trước, tương ứng tăng 1,17%. Trong cơ cấu các sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp thì bê tông tươi luôn chiếm vị trí cao qua 3 năm (trên 79%) trong tổng doanh thu tiêu thụ, tuy nhiên bê tông tươi với đặc tính dễ sản xuất nên sản phẩm này đang bị cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là các công ty tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn. Năm 2017 doanh thu tiêu thụ bê tông tăng 19,4 tỷ đồng so với năm 2016, tương ứng tăng 18,28%. Năm 2018 tăng 12,5 tỷ đồng, tương ứng tăng 9,6% so với năm 2017. Xu hướng tiêu dùng bê tông tươi tăng qua các năm, mặt hàng này đang có nhu cầu mạnh, do đó công ty cần khai thác để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm ống cống ít bị cạnh tranh hơn do sản phẩm muốn sản xuất phải có vốn lớn và cơ sở vật chất kĩ thuật do đó ít bị công ty tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn cạnh tranh, chỉ có một số công ty lớn như Công ty cổ phần Thành Đạt, Công ty cổ phần Xây dựng – Giao thông Thừa Thiên Huế, là có khả năng cạnh tranh với công ty. Doanh thu tiêu thụ mặt hàng này năm 2017 tăng gần 12,1 tỷ đồng so với năm 2016, tương đương tăng 63,57%. Năm 2018 lại giảm 10,2 tỷ đồng so với 2017, tương đương giảm 31,77%. 2.3.3. Tình hình doanh thu tiêu thụ theo khách hàng Khách hàng của công ty thường là các công ty xây dựng, tổ chức mua với khối lượng và giá trị lớn để xây dựng các công trình lớn, việc mua sản phẩm của nhóm khách hàng này thường phụ thuộc vào các công trình họ thi công. Ngoài ra hộ gia đình cũng là khách hàng tiềm năng mà công ty cần quan tâm, đây là nhóm khách hàng có nhu cầu chỉ xây dựng một vài lần. Tình hình doanh thu tiêu thụ theo khách hàng được thể hiện ở bảng 2.5 dưới đây. Trường Đại học Kinh tế Huế 47
  58. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào Bảng 2.5: Tình hình doanh thu tiêu thụ theo khách hàng giai đoạn 2016-2018 (ĐVT: VNĐ) 2017/ 2016 2018/ 2017 Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 (+/-) % (+/-) % I. Khách hàng là tổ chức Bê tông 100.449.974.459 124.639.492.475 132.581.284.793 24.189.518.016 24,08 7.941.792.318 6,37 Ống cống 19.579.794.775 32.072.422.318 21.831.453.296 12.492.627.543 63,80 -10.240.969.022 -31,93 II. Khách hàng là hộ gia đình Bê tông 5.787.824.973 1.016.977.269 5.133.743.636 -4.770.847.704 -82,43 4.116.766.367 404,80 Ống cống 82.763.637 90.508.178 112.213.636 7.744.541 9,36 21.705.458 23,98 (Nguồn: Phòng kế toán) 48 Trường Đại học Kinh tế Huế
  59. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào - Đối với khách hàng là tổ chức: Qua bảng trên ta thấy được nhóm khách hàng tổ chức chiếm một tỉ lệ tiêu thụ sản phẩm lớn của công ty. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm bê tông tươi tăng qua các năm: Năm 2017 so với năm 2016 tăng hơn 24,1 tỷ đồng tương ứng tăng 24,08%; năm 2018 tăng 7,9 tỷ đồng so với năm 2017, tương ứng tăng 6,37%. Mặc dù doanh thu tiêu thụ bê tông tươi tăng qua các năm nhưng mức độ tăng của năm sau không đáng kể so với năm trước. Bê cạnh đó doanh thu ống cống có sự biến động qua ba năm, cụ thể: Năm 2017 so với năm 2016 tăng gần 12,5 tỷ đồng tương ứng tăng 63,8%; năm 2018 so với năm 2017 lại giảm hơn 10 tỷ đồng, tương ứng giảm 31,93%. - Đối với khách hàng là hộ gia đình: Nhóm khách hàng này xây dựng chủ yếu chỉ một hoặc hai lần nên khối lượng sản phẩm tiêu thụ không lớn, chiếm tỉ trọng nhỏ trong doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty. Cụ thể: Doanh thu tiêu thụ bê tông năm 2017 giảm 4,7 tỷ đồng so với năm 2016, tương ứng giảm 82,43%; năm 2018 so với năm 2017 tăng 4,1 tỷ đồng, tương ứng tăng 404,8%. Qua đây ta thấy được nhu cầu tiêu thụ bê tông của hộ gia đình có sự biến động lớn qua ba năm 2016 – 2018. Doanh thu tiêu thụ ống cống chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu tiêu thụ nhưng có xu hướng tăng lên qua ba năm. Năm 2017 so với năm 2016 tăng 7,7 triệu đồng tương ứng tăng 9,36%. Năm 2018 tăng 21,7 triệu đồng so với năm 2017, tương ứng tăng 23,98%. Qua đó ta thấy được doanh thu tiêu thụ sản phẩm của nhóm đối tượng hộ gia đình tuy chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng có xu hướng tăng lên chứng tỏ nhóm khách hàng này đang có nhu cầu xây dựng khá, đặc biệt trên địa bàn Huế, đây là thị trường tiềm năng công ty cần chú ý khai thác. Hộ gia đình thường hiểu biết ít về công ty bởi đây là loại sản phẩm mà cả đời họ chỉ mua số ít lần hoặc một lần duy nhất, do đó công ty cần thông tin tới cho họ bằng quảng cáo bán hàng cá nhân. Đối với nhóm khách hàng này nhu cầu tiêu thụ bê tông tươi lớn hơn là ống cống bê tông do ống cống bê tông chỉ là sản phẩmTrường phụ trong công trình Đại xây dự nghọc của họ. Kinh tế Huế 49
  60. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào 2.3.4. Tình hình biến động doanh thu theo mùa vụ Tính mùa vụ cũng là nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty. Nhu cầu xây dựng có tính thời điểm do sự tác động của thời tiết, khí hậu, Dựa vào số liệu của bảng 2.6 ở bên dưới, tác giả biểu diễn số liệu doanh thu qua các quý thông qua biểu đồ. Qua đó, ta thấy được tính mùa vụ về doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty CP BT & XD TTH. Trường Đại học Kinh tế Huế 50
  61. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào Bảng 2.6: Doanh thu tiêu thụ theo quý giai đoạn 2016-2018 2016 2017 2018 Bê tông Ống cống Bê tông Ống cống Bê tông Ống cống Quý I 14,352,170,383 3,374,095,023 19,739,216,756 4,137,097,226 25,192,054,515 5,203,611,305 Quý II 32,740,733,935 6,795,380,187 36,721,515,848 11,601,328,502 39,960,751,326 6,759,132,675 Quý III 35,940,772,937 5,531,077,681 40,709,855,829 9,839,757,339 41,250,531,725 5,630,424,998 Quý IV 23,204,122,177 3,962,005,520 28,485,881,311 6,584,747,429 31,311,690,863 4,350,497,954 TỔNG 106,237,799,432 19,662,558,412 125,656,469,744 32,162,930,496 137,715,028,429 21,943,666,932 (ĐVT: VNĐ) (Nguồn: Phòng kế toán và xử lý của tác giả) 51 Trường Đại học Kinh tế Huế
  62. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào 45,000 40,000 35,000 Triệuđồng 30,000 25,000 20,000 15,000 10,000 5,000 0 Bê tông Ống cống Bê tông Ống cống Bê tông Ống cống 2016 2017 2018 Quý I Quý II Quý III Quý IV Biểu đồ 2.1: Doanh thu tiêu thụ theo quý giai đoạn 2016-2018 (Nguồn: Phòng kế toán và xử lý của tác giả) Qua biểu đồ 2.1, ta thấy được doanh thu tiêu thụ bê tông tăng qua ba năm, doanh thu tiêu thụ ống cống đạt cao nhất vào năm 2017. Mặt khác, hai loại sản phẩm này có tính mùa vụ rõ rệt. Cụ thể: Đối với bê tông thương phẩm, doanh thu tiêu thụ thấp nhất là vào quý I hằng năm, đây là thời gian mà các hộ gia đình, tổ chức đều đã chuẩn bị tất cả cho việc đón năm mới, các nhu cầu xây dựng tạm thời dừng lại, kèm theo đó là điều kiện thời tiết thường không thuận lợi. Bê tông tiêu thụ nhiều nhất là vào quý III và quý II của mỗi năm. Đây là giai đoạn mà thời tiết, khí hậu đã thay đổi theo hướng thích hợp cho việc thi công các công trình xây dựng. Đối với ống cống, doanh thu tiêu thụ cao nhất là vào quý II, thấp nhất là vào quý I mỗi năm. Theo thông tin từ công ty thì quý I là thời khách hàng thường đặt cọc tiền trước để đến khoảng tháng 3, tháng 4 sẽ mua. Do đặc tính khác nhau nên thời gian tiêu thụ sản phẩm khác nhau, nhưng không quá khác biệt. Tóm lại, sự biến động của doanh thu tiêu thụ theo thời điểm đối với sản phẩm của côngTrường ty được thể hiện rõ rĐạiệt, có tính học mùa vụ. ĐâyKinh là một trong tế nh ữHuếng chỉ tiêu có 52
  63. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào thể giúp cho các nhà quản trị đánh giá và lập kế hoạch tiêu thụ hàng tháng một cách hiệu quả nhất có thể. 2.3.5. Tình hình sử dụng các phương thức thanh toán của khách hàng Bảng 2.7: Tình hình sử dụng các phương thức thanh toán của khách hàng giai đoạn 2016-2018 Phương Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 thức Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu thanh toán (VNĐ) (%) (VNĐ) (%) (VNĐ) (%) Tiền mặt 8.799.005.710 6,61 3.841.269.348 2,34 11.084.094.260 6,00 Chuyển 124.315.702.328 93,39 160.543.237.799 97,66 163.657.281.897 94,00 khoản Tổng 133.114.708.038 100 164.384.507.147 100 174.741.376.157 100 (Nguồn: Phòng kế toán) Qua bảng số liệu trên ta biết được: Khách hàng mua sản phẩm của công ty chủ yếu sử dụng phương thức thanh toán qua chuyển khoản, chiếm trên 93% trong tổng doanh thu, còn lại là thanh toán bằng tiền mặt thường là các hộ gia đình và các công trình nhỏ trị giá dưới 20 triệu đồng. Qua đó ta thấy được giá trị các hợp đồng, đơn hàng của công ty thường có giá trị cao, và là các công trình lớn, nó tăng lên qua các năm biểu hiện qua tỷ lệ sử dụng phương thức thanh toán là chuyển khoản: năm 2016 là 93,39%; năm 2017 là 97,66%; năm 2018 là 94%. 2.3.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2016-2018 Trường Đại học Kinh tế Huế 53
  64. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào Bảng 2.8: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016 – 2018 (ĐVT: VNĐ) 2017/2016 2018/2017 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 (+/-) % (+/-) % 1. Tổng doanh thu 128,051,584,944 160,628,668,993 160,657,515,074 32,577,084,049 25.44 28,846,081 0.02 Doanh thu thuần 126,150,720,544 158,312,136,096 160,075,246,253 32,161,415,552 25.49 1,763,110,157 1.11 Doanh thu tài chính 8,456,058 9,740,409 288,737,385 1,284,351 15.19 278,996,976 2864.33 Doanh thu khác 1,892,408,342 2,306,792,488 293,531,436 414,384,146 21.90 -2,013,261,052 -87.28 2. Tổng chi phí 120,968,985,249 148,631,567,724 154,516,626,340 27,662,582,475 22.87 5,885,058,616 3.96 Gía vốn hàng bán 106,997,662,785 134,723,932,054 138,109,903,952 27,726,269,269 25.91 3,385,971,898 2.51 Chi phí tài chính 1,607,357,011 954,476,920 1,071,318,227 -652,880,091 -40.62 116,841,307 12.24 Chi phí bán hàng 2,680,713,135 5,338,234,909 3,068,124,771 2,657,521,774 99.13 -2,270,110,138 -42.53 Chi phí quản lý doanh nghiệp 9,479,486,878 7,511,268,147 12,233,965,674 -1,968,218,731 -20.76 4,722,697,527 62.87 Chi phí khác 203,765,440 103,655,694 33,313,716 -100,109,746 -49.13 -70,341,978 -67.86 3. Lợi nhuận trước thuế 7,082,599,695 11,997,101,269 6,140,888,734 4,914,501,574 69.39 -5,856,212,535 -48.81 Thuế 1,541,266,947 2,515,520,166 1,251,640,489 974,253,219 63.21 -1,263,879,677 -50.24 4. Lợi nhuận sau thuế 5,541,332,748 9,481,581,103 4,889,248,245 3,940,248,355 71.11 -4,592,332,858 -48.43 (Nguồn: Phòng kế toán) 54 Trường Đại học Kinh tế Huế
  65. Khóa luận tốt nghiệp PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào Số liệu từ bảng 2.8 cho thấy, tổng doanh thu của công ty qua ba năm có xu hướng tăng, năm 2017 tăng 25,44% so với năm 2016, tăng 0,02%. Trong đó doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu. Năm 2016 đạt 126,1 tỷ đồng, năm 2017 đạt 158,3 tỷ đồng, tăng 32,1 tỷ đồng (tăng 25,49%) so với năm 2016. Năm 2018 đạt gần 160,1 tỷ đồng, tăng 1,7 tỷ đồng (tăng 1,11%) so với năm 2017. Doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh, đặc biệt năm 2018 đạt 288,7 triệu đồng, tăng 2864,33% so với năm 2017. Các khoản doanh thu khác có những biến động trái ngược nhau, năm 2016 đến năm 2017 tăng lên 414,3 triệu đồng, nhưng đến năm 2018 lại giảm 2,01 tỷ đồng. Trong cơ cấu chi phí qua ba năm, giá vốn hàng bán là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm trên 85%). Giá vốn hàng bán này chủ yếu là giá nguyên vật liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất ra sản phẩm của công ty. Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong việc sản xuất ra sản phẩm. Vì vậy việc tiêu thụ sản phẩm nhiều sẽ dẫn tới chi phí cho giá vốn hàng bán tăng cao. Giá vốn hàng bán năm 2017 là 134,7 tỷ đồng, tăng 27,7 tỷ đồng so với năm 2016 là 107 tỷ đồng (tăng 25,91%). Năm 2018 là 138,1 tỷ đồng tăng gần 3,4 tỷ đồng so với năm 2017, tương ứng tăng 2,51%. Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty chiếm khoảng 5% – 7% tổng chi phí, đây là chi phí thường xuyên công ty bỏ ra để đầu tư vào bộ máy quản lý doanh nghiệp để đảm bảo công ty vận hành hoạt động có hiệu quả. Năm 2017 giảm 1,9 tỷ đồng so với năm 2016, tương đương giảm 20,76%. Năm 2018 tăng 4,7 tỷ đồng, tăng 62,87%. Chi phí bán hàng năm 2017 là 5,3 tỷ đồng, tăng 2,65 tỷ đồng so với năm 2016 là 2,68 tỷ đồng; năm 2018 là 3,06 tỷ đồng, giảm 2,2 tỷ đồng so với năm 2017. Còn lại chủ yếu là chi phí tài chính và các khoản chi phí khác. Chỉ tiêu phản ánh rõ nét nhất hiệu quả kinh doanh của công ty đó là lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế của công ty biến động tăng giảm qua rõ rệt qua ba năm. Năm 2016 đạt 5,5 tỷ đồng, năm 2017 đạt 9,4 tỷ đồng, tăng 3,9 tỷ đồng (tăng 71,11%) so với năm 2016. Năm 2018 chỉ đạt 4,8 tỷ đồng, giảm 4,5 tỷ đồng, tương ứng giảm 48,43% so với năm 2017. Có thể thấy năm 2018 công ty kinh doanh không được hiệu quả so với những năm trước. Nguyên nhân là do chi phí nguyên vTrườngật liệu đầu vào tăng, Đại thị trườ nghọc cạnh tranh Kinh ngày càng tế gay gHuếắt, thị trường bất 55