Khóa luận Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của các làng nghề ở tỉnh Hà Giang và đề xuất giải pháp xử lý
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của các làng nghề ở tỉnh Hà Giang và đề xuất giải pháp xử lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_danh_gia_hieu_qua_xu_ly_nuoc_thai_cua_cac_lang_ngh.pdf
Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của các làng nghề ở tỉnh Hà Giang và đề xuất giải pháp xử lý
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM SÌNH A NẰNG Tên đề tài: "ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÁC LÀNG NGHỀ Ở TỈNH HÀ GIANG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XỬ LÝ” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành/ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi Trường Khóa học : 2015- 2019 Thái Nguyên - năm 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM SÌNH A NẰNG Tên đề tài: "ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÁC LÀNG NGHỀ Ở TỈNH HÀ GIANG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XỬ LÝ” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành/ngành : Khoa học môi trường Lớp : K47- KHMTN01 Khoa : Môi Trường Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Chí Hiểu Thái Nguyên - năm 2019
- i LỜI CẢM ƠN Thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn”, thực tập tốt nghiệp là thời gian để mỗi sinh viên sau khi học tập, nghiên cứu tại trường có điều kiện củng cố và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Đây là giai đoạn quan trọng đối với mỗi sinh viên các trường đại học nói chung và sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng. Với lòng kính trọng và biết ơn, em xin cảm ơn cô giáo TS. Nguyễn Chí Hiểu đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Môi Trường, các thầy cô giáo, cán bộ trong khoa đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại trường. Em xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị cùng toàn bộ các chú, các cô và anh chị kỹ sư, nhân viên đang công tác tại Công ty CP-TM và Kỹ Thuật Việt-Sing đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp. Em cũng gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người thân đã động viên, khích lệ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện tốt khóa luận tốt nghiệp này. Trong quá trình thực tập và làm chuyên đề, em đã cố gắng hết sức mình nhưng do kinh nghiệm còn thiếu và kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô và bạn bè để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin chúc toàn thể các thầy cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp giảng dạy cũng như trong nghiên cứu. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 5 tháng 4 năm 2019 Sinh Viên Sình A Nằng
- ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Lưu lượng dòng chảy của một số dòng sông lớn 15 Bảng 2.2: Diện tích được tưới của thế giới 15 Bảng 3.1: Từng chỉ tiêu và phương pháp phân tích [1] 23 Bảng 4.1. Thành phần và tải lượng các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt của người dân 27 Bảng 4.2. Thống kê lượng nước cấp và lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại các làng nghề 28 Bảng 4.3. Lưu lượng nước thải sản xuất của các làng nghề 31 Bảng 4.4. Kết quả quan trắc nước mặt tại các làng nghề thủ công mỹ nghệ 33 Bảng 4.5. Kết quả quan trắc nước mặt tại làng nghề cơ khí nhỏ 35 Bảng 4.6. Kết quả quan trắc nước mặt tại làng nghề sản xuất giấy bản 36 Bảng 4.7. Kết quả quan trắc nước mặt tại các làng nghề thêu dệt và may mặc truyền thống 38 Bảng 4.9. Danh sách làng nghề có phương án bảo vệ môi trường 40 Bảng 4.10. Các làng nghề có hệ thống cống rãnh thu gom nước thải, nước mưa 41
- iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ các nguồn cấp nước sinh hoạt cho người dân 30 Hình 4.2: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải [13] 45 Hình 4.3: Mô hình Công nghệ xử lý màng vi sinh tầng chuyển động (MBBR) 47
- iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii MỤC LỤC iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi Phần 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu và yêu của đề tài 1 1.2.1. Mục tiêu 1 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiến 2 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3 2.1.1. cơ sở lý luận 3 2.1.2. cơ sở khoa học 6 2.1.3. Ô nhiễm và phân loại ô nhiễm 8 2.1.4. Định ngĩa phân loại và phương pháp xử lý nước thái 9 2.2. Cơ sở pháp lý 13 2.3. Cơ sở thực tiễn 13 2.3.1. Tổng quan về tài nguyên nước trên thế giới 14 2.3.2. Tổng quan tài nguyên nước ở Việt Nam 16 2.3.3. Tổng quan về tài nguyên nước ở Tỉnh Hà Giang 18 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 21 3.1.1. Đối tượng nghiêm cứu 21 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 21 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 21 3.3. Nội dung nghiên cứu 21 3.4. Phương pháp nghiên cứu 21
- v 3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp 21 3.4.2. Phương pháp tổng hợp đánh giá 22 3.4.3. Phương pháp phân tích tổng hợp và xử lý số liệu 22 3.4.4. Phương pháp so sánh 22 3.4.5. Phương pháp lấy mẫu 22 3.4.6. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 23 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24 4.1. Sơ lược về các làng nghề ở Tỉnh Hà Giang 24 2.1.1. Lịch sử phát triển các làng nghề Hà Giang 24 4.2. Thực trạng nước thải ở các làng nghề ở Tỉnh Hà Giang 26 4.2.1. Hiện trạng phát sinh chất thải từ hoạt động sinh hoạt của người dân trong các làng nghề 26 4.3. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của các làng nghề ở tỉnh Hà Giang 39 4.4. Đề xuất một số biện pháp hạn chế ô nhiễm do nước thải và biện pháp xử lý 42 4.4.1. Các giải pháp hiện tại nhằm hạn chế ô nhiễm nước thải 42 4.4.2. Biện pháp xử lý nước thải tại các làng nghề 44 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50 5.1. Kết luận 50 5.2. Kiến nghị 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa BKHCNMT : Bộ khoa học công nghệ môi trường. BOD5 : Nhu cầu oxi sinh hóa BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường BYT : Bộ y tế COD : Nhu cầu oxi hóa học ĐH : Đại học KHKT : Khoa học kỹ thuật KLN : Kim loại nặng MT : Môi trường NCKH : Nghiên cứu khoa học NĐCP : Nghị định Chính phủ PTN : Phòng Thí Nghiệm QCVN : Quy chuẩn Việt Nam QH : Quốc hội TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TDS : Tổng chất rắn hòa tan TSS : Tổng chất rắn lơ lửng
- 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Nước có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo sự sống cho Trái đất. Hiện nay nguồn nước đang bị ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm nước thải sinh hoạt đang tác động tiêu cực, đe dọa đến chất lượng sống của con người. Ở Việt Nam, những thành phố lớn, những khu đông dân cư, các làng nghề các khu công nghiệp lượng nước thải dược thải ra mỗi ngày là rất nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường nước. Người dân sinh sống tại đây đang đối mặt với nguy cơ mắc nhiều bệnh, hệ sinh thái tự nhiên đang bị suy giảm Để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người thì các nguồn thải này phải được quản lý nghiêm ngặt và có biện pháp xử lý hiệu quả. Hà Giang là một trong những tỉnh đang trên đà phát triển và có nhiều làng nghề đã tồn tại lâu đời, do đó việc xả thải nước thải của các làng nghề ở tỉnh Hà Giang ra môi trường là một vấn đề được quan tâm và hiệu quả xử lý là đang phải chú trọng để bảo vệ môi trường. Xuất phát từ vấn đề trên được sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Môi Trường với sự hướng dẫn của thầy TS. Nguyễn Chí Hiểu tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của các làng nghề ở Tỉnh Hà Giang và đề xuất giải pháp xử lý". 1.2. Mục tiêu và yêu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu - Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của các làng nghề ở Tỉnh Hà Giang. - Đề xuất các giải pháp xử lý 1.2.2. Yêu cầu - Các số liệu phải chính xác, có độ tin cậy cao và phản ánh đúng thực tế. - Đánh giá đúng hiệu quả xử lý nước thải ở các làng nghề ở Tỉnh Hà Giang.
- 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập - Nâng cao kiến thức và kỹ năng thực tế phục vụ công tác bảo vệ môi trường, vận dụng, phát huy và nâng cao kiến thức đã học. - Đề tài nhằm vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, góp phần nâng cao hiểu biết về công tác quản lý và xử lý ô nhiễm môi trường. Đồng thời kết quả nghiên cứu còn phục vụ cho việc học tập và công tác nghiên cứu sau này. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiến - Phản ánh đúng hiệu quả xử lý nước thải của các làng nghề ở Tỉnh Hà Giang. - Cảnh cáo các vấn đề nguy cơ tiềm tàng ô nhiễm do nước thải từ các làng nghề. - Từ việc đánh giá hiệu quả xử lý nước thải đến đề xuất giải pháp xử lý phải phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu về phát triển và bảo vệ môi trường có hiệu quả nhất.
- 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. cơ sở lý luận Hiện nay ở trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang trên đà phát triển. Dân số tang lên nhanh chóng đặt biệt là các đô thị, nơi tập chung đông dân cư, kéo theo đó nhiều vấn đề cần lo ngại trong đó có nước thải sinh hoạt, với dân số đông lượng nước thải sinh hoạt thải ra môi trường tăng mà đa phần là chưa qua xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường nên gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người và làm ảnh hưởng xấu tới môi trường. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các làng nghề ngày càng nhiều. Chính vì vậy lượng nước thải ra môi trường ngày càng lớn. Các thành phần gây ô nhiễm đặc trưng của nước thải từ các làng nghề + - 3- thường thấy là TSS, BOD, COD, N, P, NH4 , NO3 , PO4 , H2SO4, NaOCl, Na2SO4, NaCl, Na2S, Na2S2O4, Colifrom. Ô nhiễm bởi chất hữu cơ BOD, COD, TSS và Coliform. Đây chính là nguyên nhân khiến cho lượng oxy hòa tan trong nước sẽ phải sử dụng nhiều cho các quá trình sinh hóa dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường nước mặt. Dệt nhuộm là loại hình có nhu cầu sử dụng hóa chất rất lớn như H2SO4, NaOCl, Na2SO4, NaCl, Na2S, Na2S2O4, chất tẩy rửa không ion, các hợp chất vòng thơm, tạo chất dầu xả ra từ khâu giặt sau nhuộm. Các chất formaldehyde, K2Cr2O7, tạp chất chứa kim loại nặng, NaCl, halogen hữu cơ, Na2SO4, thuốc nhuộm, Na2S2O4, hơi H2SO4, CH3COOH thải ra từ khâu nấu. Dầu hỏa, các chất hồ sợi dọc, chất nhũ hóa, chất làm mềm, chất tạo phức, NO2, thải ra từ khâu hoàn tất. Tất cả các chất ô nhiễm này gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phân hủy của các vi sinh vật làm sạch nước,
- 4 ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh gây sự thiếu hụt oxy hòa tan trong nước. Gốc hữu cơ kết hợp với các ion kim loại tạo thành các phức chất bền, khó phân hủy, gây tác hại nghiêm trọng đến môi trường. Các ion kim loại còn tham gia vào chuỗi thức ăn, từ đó ảnh hưởng cho sức khỏe con người, Đặc biệt nguy hại hơn nữa là sự có mặt của chất Clo hoạt tính trong nước thải sẽ kết hợp với các chất hữu cơ vòng thơm tạo thành những chất gây tiền ung thư. Đánh giá chất lượng nước - Các chỉ tiêu vật lý, ví dụ như: + Độ pH: Là đại lượng toán học biểu thị nồng độ hoạt tính ion H+ trong nước, pH được sử dụng để đánh giá tính axit hay tính kiềm của dung dịch (nước). pH = - log(H+). Tính chất của nước được xác định theo các giá trị khác nhau của pH Sự thay đổi pH dẫn tới sự thay đổi thành phần hóa học của nước (sự kết tủa, sự hòa tan, cân bằng carbonat ), các quá trình sinh học trong nước. Giá trị pH của nguồn nước góp phần quyết định phương pháp xử lý nước. pH được xác định bằng máy đo pH hoặc bằng phương pháp chuẩn độ. + Nhiệt độ: Nhiệt độ của nước là một đại lượng phụ thuộc vào điều kiện môi trường và khí hậu. Sự thay đổi nhiệt độ phụ thuộc vào từng loại nước. Nước mạch nông có to: 4 - 40oC, nước ngầm là : 17 - 31o C. Nhiệt độ nước thải cao hơn nhiệt độ nước cấp. + Màu sắc: Nước nguyên chất không có màu. Màu sắc gây nên bởi các tạp chất trong nước (thường là do chất hữu cơ (chất mùn hữu cơ - acid humic), một số ion vô cơ (sắt ), một số loài thủy sinh vật ). + Tổng chất rắn hoà tan Total Dissolved Solids (TDS): là tổng số các ion mang điện tích, bao gồm khoáng chất, muối hoặc kim loại tồn tại trong một khối lượng nước nhất định, thường được biểu thị bằng hàm số mg/l hoặc ppm (phần nghìn). TDS thường được lấy làm cơ sở ban đầu để xác định mức độ sạch/ tinh khiết của nguồn nước.
- 5 + TSS (turbidity & suspendid solids): là tổng rắn lơ lửng. Thường đo bằng máy đo độ đục (turbidimeter). Độ đục gây ra bởi hiện tượng tương tác giữa ánh sáng và các chất lơ lửng trong nước như cát, sét, tảo và những vi sinh vật và chất hữu cơ có trong nước. Các chất rắn lơ lửng phân tán ánh sáng hoặc hấp thụ chúng và phát xạ trở lại với cách thức tùy thuộc vào kích thước, hình dạng và thành phần của các hạt lơ lửng và vì thế cho phép các thiết bị đo độ đục ứng dụng để phản ánh sự thay đổi về loại, kích thước và nồng độ của các hạt có trong mẫu - Các chỉ tiêu hóa học, ví dụ như: + DO là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước (cá, lưỡng thể, thuỷ sinh, côn trùng, vvv ) thường được tạo ra do sự hoà tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo. Nồng độ oxy tự do trong nước nằm trong khoảng 8 - 10 ppm, và dao động mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân huỷ hoá chất, sự quang hợp của tảo, vvv Khi nồng độ DO thấp, các loài sinh vật nước giảm hoạt động hoặc bị chết. Do vậy, DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của các thuỷ vực. + BOD (Biochemical oxygen Demand- nhu cầu oxy sinh hoá) là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ. Trong môi trường nước, khi quá trình oxy hoá sinh học xảy ra thì các vi sinh vật sử dụng oxy hoà tan, vì vậy xác định tổng lượng oxy hoà tan cần thiết cho quá trình phân huỷ sinh học là phép đo quan trọng đánh giá ảnh hưởng của một dòng thải đối với nguồn nước. BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất thải hữu cơ trong nước có thể bị phân huỷ bằng các vi sinh vật. + COD (Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học) là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. Như vậy, COD là lượng oxy cần để oxy hoá toàn bộ các chất hoá học trong nước, trong khi đó BOD là lượng oxy cần thiết để oxy hoá một phần các hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ bởi vi sinh vật. Toàn bộ lượng oxy sử dụng cho các phản ứng trên được lấy từ oxy hoà tan trong nước (DO). Do vậy nhu cầu oxy hoá học và oxy sinh học cao sẽ làm
- 6 giảm nồng độ DO của nước, có hại cho sinh vật nước và hệ sinh thái nước nói chung. Nước thải hữu cơ, nước thải sinh hoạt và nước thải hoá chất là các tác nhân tạo ra các giá trị BOD và COD cao của môi trường nước. - + NO3 : là dạng hợp chất vô cơ của nitơ có hóa trị cao nhất và có nguồn gốc chính từ nước thải sinh hoạt hoặc nước thải một số ngành công nghiệp thực phẩm, hóa chất , chứa một lượng lớn các hợp chất nitơ. Khi vào sông, hồ chúng tiếp tục bị ntrat hóa tạo thành nitrat. Nitrat là giai đoạn cuối cùng của quá trình khoáng hóa các hợp chất hữu cơ chứa nitơ. + Các yếu tố KLN: các kim loại nặng là những yếu tố mà tỷ trọng của chúng bằng hoặc lớn hơn 5 như Asen, cacdimin, Fe, ở hàm lượng nhỏ nhất định chúng cần cho sự sinh trưởng và phát triển của động, thực vật nhưng khi hàm lượng tăng thì chúng sẽ trở thành độc hại đối với sinh vật và con người thông qua chuỗi mắt xích thức ăn. - Các thông số sinh học, ví dụ như: + Coliform: là nhóm sinh vật quan trọng trong chỉ thị môi trường xác định mức độ nhiễm bẩn về mặt sinh học của nguồn nước. 2.1.2. cơ sở khoa học 2.1.2.1. Một số khái niệm chung - Khái niệm môi trường Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014, môi trường được định nghĩa như sau: "Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật". - Khái niệm về ô nhiễm môi trường: Theo khoản 8 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường Việt nam năm 2014: "Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật".[10]
- 7 Chất gây ô nhiễm môi trường là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc hại, gây tổn hại hoặc tiềm năng gây tổn hại đến sức khỏe, sự an toàn hay sự phát triển của con người và sinh vật trong môi trường đó. Chất gây ô nhiễm có thể là chất rắn (như rác) hay chất lỏng (các dung dịch hóa học, chất thải của diệt nhuộm, rượu, chế biến thực phẩm), hoặc chất khí (SO2 trong núi lửa phun, NO2 trong khói xe, CO từ đun nấu ), các kim loại nặng như chì, đồng cũng có khi vừa ở thể hơi vừa ở thể rắn như thăng hoa hay ở dạng trung gian. Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng hay số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên. - Khái niệm ô nhiễm môi trường nước: Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người và sinh vật. Như vậy, ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi các thành phần và tính chất của nước gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật. khi sự đổi thành phần và tính chất của nước vượt quá một ngưỡng cho phép thì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe con người và sự phát triển của sinh vật. Hiến chương Châu Âu đã có định nghĩa ô nhiễm môi trường nước như sau: "Sự ô nhiễm nước là sự biến đổi chủ yếu do con người gây ra đối với chất lượng nước, làm ô nhiễm nước và gây nguy hiểm cho việc sử dụng, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi-giải trí, cho vật nuôi cũng như các loài hoang dại". - Khái niệm nước thải sinh hoạt: nước thải sinh hoạt là loại nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của các cộng đồng dân cư như: khu vực đô thị, trung tâm thương mại, khu vực vui chơi giải trí, cơ quan công sở, Các thành phần ô nhiễm chính đặc trưng thường thấy ở nước thải sinh hoạt là BOD5, COD, Nitơ và Photpho. Một yếu tố gây ô nhiễm quan trọng trong
- 8 nước thải sinh hoạt đó là các loại mầm bệnh được lây truyền bởi các vi sinh vật có trong phân. Vi sinh vật gây bệnh cho người bao gồm các nhóm chính là virus, vi khuẩn, nguyên sinh bào và giun sán. [3] - Khái niệm quy chuẩn môi trường (theo khoản 5 điều 3 luật bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 2014/BTNMT): “Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường”.[10] - Khái niệm tiêu chuẩn môi trường (theo Luật bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 2014/BTNMT): “Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường”.[10] 2.1.3. Ô nhiễm và phân loại ô nhiễm Dựa vào tính chất ô nhiễm có thể phân loại ô nhiễm nước thải sinh hoạt như sau: - Ô nhiễm sinh học của nước: Sự ô nhiễm về mặt sinh học chủ yếu là do sự thải các chất hữu cơ có thể lên men được: sự thải sinh hoạt hoặc kỹ nghệ có chứa chất cặn bã sinh hoạt, phân tiêu, nước rửa của các nhà máy đường, giấy, lò sát sinh Sự ô nhiễm sinh học thể hiện bằng sự nhiễm bẩn do vi khuẩn rất nặng, đặt thành vấn đề lớn cho vệ sinh công cộng chủ yếu các nước đang phát triển. Các bệnh cầu trùng, viêm gan do siêu vi khuẩn tăng lên liên tục ở nhiều quốc gia chưa kể đến các trận dịch tả. Các sự nhiễm bệnh được tăng cường do ô nhiễm sinh học nguồn nước. Ví dụ: thương hàn, viêm ruột siêu khuẩn.
- 9 - Ô nhiễm vật lý: Các chất rắn không tan khi được thải vào nước làm tăng lượng chất lơ lửng, tức làm tăng độ đục của nước. Các chất này có thể là gốc vô cơ hay hữu cơ, có thể được vi khuẩn ăn. Sự phát triển của vi khuẩn và các vi sinh vật khác lại càng làm tăng độ đục của nước và làm giảm độ xuyên thấu của ánh sáng. - Ô nhiễm hóa học do các chất hữu cơ tổng hợp: chủ yếu do các hợp chất dầu mỡ, bột giặt, xà bông Bột giặt tổng hợp phổ biến từ năm 1950. Chúng là các chất hữu cơ có cực (polar) và không có cực (non-polar). Có 3 loại bột giặt: anionic, cationic và non-ionic. Bột giặt anionic được sử dụng nhiều nhất, nó có chứa TBS (tetrazopylène benzen sulfonate), không bị phân hủy sinh học. Xà bông là tên gọi chung của muối kim loại với acid béo. Ngoài các xà bông Natri và Kali tan được trong nước, thường dùng trong sinh hoạt, còn các xà bông không tan thì chứa calci, sắt, nhôm sử dụng trong kỹ thuật (các chất bôi trơn, sơn, verni). Ở nước ta hiện nay, các loại nước thải sinh hoạt hầu hết được thải trực tiếp ra ngoài môi trường mà chưa qua xử lý. Trường hợp đã xử lý thì chỉ qua biện pháp lắng. Nhưng hiệu quả không cao, khi thải ra ngoài môi trường vẫn gây ảnh hưởng xấu cho con người. 2.1.4. Định ngĩa phân loại và phương pháp xử lý nước thái a, Định nghĩa nước thải Tất cả các hoạt động sinh hoạt và sản xuất trong mỗi cộng đồng đều tạo ra các chất thải, các thể khí, lỏng hoặc rắn. Thành phần chất lỏng, hay nước thải được định nghĩa như một dạng hòa tan hay trộn lẫn giữa nước (nước dung, nước mưa, nước mặt, nước ngầm . . .) và chất thải từ sinh hoạt trong cộng đồng dân cư, các khu sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, giao thông vận tải và nông nghiệp ở đây cần hiểu là sự ô nhiễm nước lớn hơn khả năng tự làm sạch của tự bản thân nguồn nước.
- 10 Hay nói cách khác nước thải được định nghĩa theo TCVN 5980- 1995 và ISO 6107/1 - 1980: Nước thải là nước đã được thải ra sau khi sử dụng hoặc được tạo ra sau một quá trình công nghệ và không còn giá trị trực tiếp với quá trình đó.[6] b, Phân loại nước thải Để hiểu và tìm được biện pháp xử lý nước thải phù hợp phải phân loại nước thải. thông thường nước thải thông thường được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng, được phân thành 3 loại cơ bản sau: Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt là loại nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của các cộng đồng dân cư như: khu vực đô thị, trung tâm thương mại, khu vực vui chơi giải trí, cơ quan công sở, Các thành phần ô nhiễm chính đặc trưng thường thấy ở nước thải sinh hoạt là BOD5, COD, Nitơ và Phot pho. Một yếu tố gây ô nhiễm quan trọng trong nước thải sinh hoạt đó là các loại mầm bệnh được lây truyền bởi các vi sinh vật có trong phân. Vi sinh vật gây bệnh cho người bao gồm các nhóm chính là virus, vi khuẩn, nguyên sinh bào và giun sán. Lượng nước thải sinh hoạt của khu dân cư phụ thuộc vào số dân, vào các tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước. Thành phần của hệ thống nước thải sinh hoạt bao gồm 2 loại: - Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh - Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt chữa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. Chất hữu cơ chứa trong nước thải sinh hoạt bao gồm các chất như: protein (40-50%), hydratcacbon (40-50%), chất béo (5-10%), nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt dao động trong khoảng 150-450mg/l. Lượng nước thải sinh hoạt dao động trong phạm vi rất lớn, tùy thuộc vào mức sống và các thói quen của người dân, có thể tính bằng 80% lượng nước được cấp.
- 11 Ở những khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém, nước thải sinh hoạt không được xử lý thích đáng là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nước thải công nghiệp Nước thải công nghiệp là nước thải được sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp từ các công đoạn sản xuất và các hoạt động phục vụ cho sản xuất như nước thải khi tiến hành vệ sinh công nghiệp hay hoạt động sinh hoạt của công nhân viên. Nước thải công nghiệp rất đa dạng, khác nhau về thành phần cũng như lượng phát thải và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loại hình công nghiệp, loại hình công nghệ sử dụng, tính hiện đại của công nghệ, tuổi thọ của thiết bị, trình độ quản lý của cơ sở và ý thức cán bộ công nhân viên.Cơ sở để nhận biết và phân loại như sau: Nước thải được sản sinh từ nước không được dùng trực tiếp trong các công đoạn sản xuất, nhưng tham gia các quá trình tiếp xúc với các khí. chất lỏng hoặc chất rắn trong quá trình sản xuất. Loại này có thể phát sinh liên tục hoặc không liên tục, nhưng nói chung nếu sản xuất ổn định thì có thể dễ dàng xác định được các đặc trưng của chúng. Nước thải được sản sinh ngay trong bản thân quá trình sản xuất. Vì là một thành phần của vật chất tham gia quá trình sản xuất, do đó chúng thường là nước thải có chứa nguyên liệu, hoá chất hay phụ gia của quá trình và chính vì vậy những thành phần nguyên liệu hoá chất này thường có nồng độ cào và trong nhiều trường hợp có thể được thu hồi lại. Ví dụ như nước thải này gồm có nước thải từ quá trình mạ điện, nước thải từ việc rửa hay vệ sinh các thiết bị phản ứng, nước chứa amonia hay phenol từ quá trình dập lửa của công nghiệp than cốc, nước ngưng từ quá trình sản xuất giấy. Do đặc trưng về nguồn gốc phát sinh lên loại nên loại nước thải này nhìn chung có nồng độ chất gây ô nhiễm lớn, có thể mang tính nguy hại ở mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào bản thân quá trình
- 12 công nghệ và phương thức thải bỏ. Nước thải loại này cũng có thể có nguồn gốc từ các sự cố rò rỉ sản phẩm hoặc nguyên liệu trong quá trình sản xuất, lưu chứa hay bảo quản sản phẩm, nguyên liệu.Thông thường các dòng nước thải sinh ra từ các công đoạn khác nhau của toàn bộ quá trình sản xuất sau khi được xử lý ở mức độ nào đó hoặc không được xử lý, được gộp lại thành dòng thải cuối cùng để thải vào môi trường (hệ thống cống, lưu vực tự nhiên như sông, ao hồ ). Có một điều cần nhấn mạnh: thực tiễn phổ biến ở các đơn vị sản xuất, do nhiều nguyên nhân, việc phân lập các dòng thải (chất thải lỏng, dòng thải có nồng độ chất ô nhiễm cao với các dòng thải có tải lượng gây ô nhiễm thấp nhưng lại phát sinh với lượng lớn như nước làm mát, nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn ), cũng như việc tuần hoàn sử dụng lại các dòng nước thải ở từng khâu của dây chuyền sản xuất, thường ít được thực hiện. Về mặt kinh tế, nếu thực hiện tốt 2 khâu này sẽ giúp doanh nghiệp giảm đáng kể chi phí sản xuất, chi phí xử lý nước thải. Trong nước thải sản suất công nghiệp lại được chia ra làm 2 loại: - Nước thải sản xuất bẩn, là nước thải sinh ra từ quá trình sản xuất sản phẩm, xúc rửa máy móc thiết bị, từ quá trình sinh hoạt của công nhân viên, loại nước này chưa nhiều tạp chất, chất độc hại, vi khuẩn, - Nước thải sản xuất không bẩn là loại nước sinh ra chủ yếu khi làm nguội thiết bị, giải nhiệt trong các trạm làm lạnh, ngưng tụ hơi nước cho nên loại nước thải này thường được quy ước là nước sạch. Nước thải là nước mưa Đây là loại nước thải sau khi nước mưa chảy tràn trên mặt đất và lôi kéo theo các chất cặn bã, hóa chất BVTV, dẫu mỡ đi vào hệ thống thoát nước. Hầu hết các khu đô thị, thành phố của nước ta đều có hệ thống thoát nước thải và nước mưa. Lượng nước được chảy về nhà máy gồm nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước ngầm thâm nhập và một phần nước mưa.
- 13 2.2. Cơ sở pháp lý - Luật Bảo vệ môi trường của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014 (Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015). - Luật Tài nguyên nước của Quốc Hội số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012. - Các nghị định, thông tư, quyết định, chị thị và văn bản của Chính phủ, cơ quan TW, địa phương liên quan đến công tác bảo vệ môi trường, tài nguyên nước: + Thông tư số 03/2016/TT-BTNMT ban hành ngày 10/03/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. + Nghị đinh 19/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. + Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ban hành ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước. - Các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam liên quan đến chất lượng nước. + QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. + TCVN 5992:1995 (ISO 5667-2: 1991) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu. + TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3: 1985) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu. + TCVN 5996:1995 (ISO 5667-6: 1990) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở song và suối. + TCVN-5980-1995 tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng nước 2.3. Cơ sở thực tiễn Quá trình đô thị hóa tại Việt Nam diễn ra rất nhanh. Những đô thị lớn tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng bị ô nhiễm nước nặng nề. Đô
- 14 thị ngày càng phình ra tại Việt Nam, nhưng cơ sở hạ tầng phát triển không cân xứng, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải tại Việt Nam vô cùng thô sơ. Vì hệ thống cống rãnh thoát nước còn trong tình trạng thô sơ, không hợp lý cũng như không theo kịp đà phát triển dân số tại các thành phố lớn nên việc giải quyết và xử lý nước thải này hầu như không thực hiện được. Nước thải sau khi qua mạng lưới cống rãnh được chảy thẳng vào song, rạch và sau cùng đổ ra biển mà không qua giai đoạn xử lý, độ ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Có thể nói người Việt Nam đang làm ô nhiễm nguồn nước uống bằng chính nguồn nước sinh hoạt thải ra hàng ngày.[14] 2.3.1. Tổng quan về tài nguyên nước trên thế giới Hơn 70% diện tích của Trái đất được bao phủ bởi nước. Lượng nước trên Trái Đất có vào khoảng 1,38 tỉ km³. Trong đó 97,4% là nước mặn trong các đại dương trên thế giới, phần còn lại, 2,6%, là nước ngọt, tồn tại chủ yếu dưới dạng băng tuyết đóng ở hai cực và trên các ngọn núi, chỉ có 0,3% nước trên toàn thế giới (hay 3,6 triệu km³) là có thể sử dụng làm nước uống. Khối lượng nước đóng băng ở các cực của trái đất chiếm tỷ lệ lớn (99%), nhưng lượng nước này rất khó khai thác cho nên lượng nước hàng ngày chúng ta sử dụng chủ yếu được lấy từ các sông, suối ao, hồ Nước sông luôn vận động và tuần hoàn, nên nhanh chóng được phục hồi. Nhờ vậy tuy thể tích chứa của các song ước tính bằng 1.200 km3 nhưng lưu lượng dòng chảy song phong phú hơn nhiều, tăng gấp 34.6 lần, tức là từ 1.200km3 lên 41.520 km3. Điều đó đã làm tăng khả năng khai thác đáng kể trên các dòng sông. Đặc điểm nổi bật của dòng chảy là sự phân bố không đồng đều theo thời gian và không gian. Ở một số vùng khí hậu hàn đới, ví dụ như ở dải miền trung Cộng hòa liên bang Nga dòng chảy được hình thành chủ yếu vào mùa xuân trong thời gian tan băng tuyết, tuy chỉ xảy ra trong 3 tháng, nhưng chiếm tới 50 - 60 %, có nơi tới 90 - 95 % tổng dòng chảy cả năm. Sự phân bố dòng chảy không đều theo thời gian và vùng lãnh thổ là đặc trưng phổ biến đối với nhiều nước trong đó có Việt Nam.
- 15 Bảng 2.1: Lưu lượng dòng chảy của một số dòng sông lớn Lượng dòng Lưu lượng trung Diện tích lưu TT Tên sông chảy TB năm W bình ở cửa sông vực (103km3) (km3) (l/s) 1 Amazôn 6.930 220.000 7.000 2 Cônggô 1.350 43.000 3.670 3 Hằng 1.200 38.000 2.000 4 Dương Tử 693 22.000 1.940 5 Baraxmaputra 630 22.000 936 6 Mê kông 551 17.500 810 (Nguồn: Dư Ngọc Thành, Bài giảng Quản lý tài nguyên nước,2014)[6] Nhu cầu sử dụng nước ở các quốc gia khác nhau cũng khác nhau. Tính theo đầu người cho một năm thì nhu cầu này ở các nước đang phát triển là 100 m3 trong khi ở Mĩ là 1500m3, điêu đó nói lên rằng cùng với sự phát triển của xã hội thì nhu cầu sử dụng nước của con người không ngừng tăng lên. Bảng 2.2: Diện tích được tưới của thế giới Năm Diện tích được tưới(100 ha) Khu vực 2000 2003 2005 Châu phi 9.125 10.319 11.058 Bắc mỹ và Trung mỹ 21.838 27.161 25.740 Nam mỹ 6.032 6.952 8.586 Châu Á 113.888 135.297 142.301 Châu Âu 11.910 15.079 16.833 Oceania (Australia) 1.636 1.864 2.105 Liên Xô Cũ 11.991 18.608 20.485 Tổng cộng 176.390 216.132 227.108 (Nguồn: Dư Ngọc Thành, Bài giảng Quản lý tài nguyên nước,2014)[6] Theo điều tra của Ủy ban kinh tế châu Âu - năm 1966 ở 20 nước tỷ trọng sử dụng nước trong các ngành là: Nước cho sinh hoạt và đô thị chiếm 14%, nước dung trong nông nghiệp là 38%, nước dung trong công nghiệp là 48%
- 16 Những khó khăn của hầu hết các nước về vấn đề nước: Đó là vấn đề ô nhiễm công nghiệp và xử lý nguồn nước. Những thành phố công nghiệp lớn của các nước hầu như được xây dựng ở nhưng nơi có sông chảy qua. Sông Huson chảy qua Newyork, sông Themes chảy qua London, sông Seine chảy qua Paris, Do chất thải công nghiệp không được xử lý nghiêm ngặt ngay từ đầu nên các dòng sông, nơi thu thập nước thải dần dần trở nên ô nhiễm. Trong nước thải công nghiệp có chứa các muối của các kim loại nặng như chì, đồng, kẽm, sắt, crôm, khi xả vào sông chúng gây độc hại ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước gây ô nhiễm, nhà nước phải đầu tư kinh phí khá lớn cho việc xử lý. Ví dụ: Ở Mỹ mỗi năm trung bình 33 tỷ gallon nước thải sinh hoạt phải xử lý sơ bộ trước khi đổ ra sông. Nếu chỉ tính riêng tiền điện thì mỗi năm Mỹ phải chi 25 tỷ USD cho quá trình vận hành hệ thống xử lý. Đó là chưa kể đến một lượng lớn hóa chất tiêu tốn. Với Mỹ chi phí cho đầu tư để xử lý chất thải hàng năm đứng vị trí thứ 3 sau giáo dục và giao thông vẫn tải. 2.3.2. Tổng quan tài nguyên nước ở Việt Nam Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng và là thành phần thiết yếu của sự sống. Nước quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của mọi quốc gia, mặt khác nước cũng có thể gây ra tai hoạ cho con người và môi trường. Tài nguyên nước bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển. Trong tự nhiên, nước luôn chuyển động không ngừng theo một chu trình tuần hoàn, liên tục, vĩnh viễn, bất di bất dịch gọi là “Chu trình thuỷ văn”. Chu trình thuỷ văn bao gồm 5 quá trình chính: bốc thoát hơi, ngưng tụ, giáng thuỷ (mưa, tuyết), trữ (trữ trên mặt và trữ ngầm qua thấm mặt và thấm lọc) và chảy trên bề mặt trái đất (trong các hệ thống kênh rạch, sông suối, qua một thời gian nào đó sẽ chảy ra biển). Trong mỗi chu trình, tuỳ theo những điều kiện cụ thể lại có nhiều các chu trình nhỏ khác nhau.
- 17 Theo kết quả nghiên cứu của một số nhà khoa học thì lượng nước tham gia vào chu trình tuần hoàn mỗi năm chỉ chiếm khoảng 0,04% tổng lượng nước trên địa cầu. Tổng lượng nước trong thuỷ quyển khoảng 1.386x106 km3, trong đó có khoảng 2,5% là nước ngọt. Trong tổng số nước ngọt có khoảng 68,7% tồn tại dưới dạng băng tuyết, 29,9% là nước dưới đất và chỉ có khoảng 0,26% ở trong hệ thống sông, suối, ao, hồ Việt Nam chúng ta có tài nguyên nước mưa, tài nguyên nước mặt, tài nguyên nước ngầm và tài nguyên nước biển. Tài nguyên nước mưa: Với lượng mưa tương đối phong phú, lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1.960 mm đã cung cấp xấp xỉ 650 km3 nước trong năm. Tuy nhiên, mưa ở nước ta phân bố không đồng đều theo không gian và thời gian. Miền núi mưa nhiều hơn vùng đồng bằng và các vùng trũng khuất gió; chênh lệch giữa vùng có lượng mưa lớn và vùng có lượng mưa nhỏ vào khoảng 5-6 lần (ở những vùng cá biệt chênh lệch này có thể lên tới xấp xỉ 10 lần). Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm; lượng mưa trong mùa chiếm từ 70-90% tổng lượng mưa/năm. Mùa khô kéo dài 5-6 tháng, có khi tới 7-8 tháng, có nơi 2-3 tháng không có mưa, là nguyên nhân chính gây thiếu nước, hạn hán nghiêm trọng. Tài nguyên nước mặt: Sự phân bố nước mặt không đồng đều theo lãnh thổ và biến đổi theo tháng, theo mùa trong năm và từ năm này qua năm khác vì nước mặt phụ thuộc chặt chẽ vào sự phân bố của mưa. Vùng có lượng mưa lớn thì có dòng chảy lớn và ngược lại. Nếu tính cả lượng nước từ ngoài lãnh thổ chảy vào Việt Nam theo hệ thống sông Mê Kông, sông Hồng và một số sông khác thì tài nguyên nước mặt tự nhiên trong các hệ thống sông đạt xấp xỉ 850 km3/năm. Tài nguyên nước dưới đất: Trữ lượng nước dưới đất được đánh giá theo hai loại: trữ lượng động tự nhiên và trữ lượng khai thác. Trữ lượng động tự nhiên của nước dưới đất là lưu lượng dòng chảy ngầm ở một mặt cắt nào đó của tầng chứa nước. Tiềm năng nước dưới đất có khả năng khai thác của nước
- 18 ta là rất lớn, khoảng 60 tỷ m3/năm. Tổng trữ lượng động tự nhiên trên toàn lãnh thổ (chưa kể phần hải đảo) được đánh giá vào khoảng 1.828 m3/s. Còn trữ lượng khai thác của nước dưới đất là lượng nước tính bằng mét khối trong một ngày đêm có thể thu được bằng các công trình lấy nước một cách hợp lý về mặt kinh tế - kỹ thuật, với chế độ khai thác nhất định và chất lượng đáp ứng yêu cầu sử dụng trong suốt thời gian dự kiến sẽ sử dụng nước. Theo kết quả nghiên cứu đánh giá được tiến hành ở 144 vùng với tổng diện tích 35.000 km2, thì hiện nay mới xác định được trữ lượng khai thác cấp A là 580.000 m3/ngày đêm; cấp B là 1.300.000 m3/ngày đêm; cấp C là 8.620.000 m3/ngày đêm. Ngoài các nguồn tài nguyên nước mưa, nước mặt, nước ngầm chúng ta còn nguồn tài nguyên nước biển rất phong phú và đa dạng. Nước biển là điều kiện để bảo tồn và duy trì, phát triển các hệ sinh thái nước liên quan, trong đó có các nguồn lợi thuỷ - hải sản; là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế như nuôi trồng thuỷ - hải sản, giao thông vận tải thuỷ, du lịch giải trí, làm muối, năng lượng Đồng thời, tài nguyên nước biển còn tạo môi trường đặc biệt quan trọng để duy trì các quá trình tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Khối lượng nước khổng lồ trên biển cùng các hệ sinh thái nước biển có vai trò quan trọng trong duy trì quá trình làm sạch tự nhiên các chất thải ô nhiễm trên biển cũng như có nguồn gốc từ đất liền. 2.3.3. Tổng quan về tài nguyên nước ở Tỉnh Hà Giang Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới ở cực bắc của tổ quốc, là một tỉnh có mạng lưới sông khá dầy đặc và phân bố tương đối đều gồm các sông lớn là: - Sông Lô: Sông Lô là con sông bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), chảy vào Việt Nam tại xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Trong địa phận Việt Nam, dòng sông này dài 274 km lần lượt chảy qua Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ rồi hợp lưu với Sông Hồng ở Việt Trì. Diện tích lưu vực ở Việt Nam là: 22.600 km2. Lưu lượng nước trung bình là 900 - 1200 m3/s.
- 19 - Sông Nho Quế: Sông Nho Quế có tổng chiều dài 192km. Được bắt nguồn từ vùng núi Nghiễm Sơn – Vân Nam (Trung Quốc) với độ cao 1500m, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Khi vào Việt Nam sông đi qua cao nguyên Đồng Văn, qua các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc thuộc địa phận tỉnh Hà Giang, và đổ vào sông Gâm tại Nà Phòng thuộc xã Lý Bôn huyện bảo Lâm tỉnh Cao Bằng. Sông dài 192 km, phần chảy ở Việt Nam dài 46 km. Diện tích lưu vực 6.052 km² (phần ở Việt Nam 2.010 km²), độ cao trung bình 1.255 m, độ dốc trung bình 18,7%. Sông chảy qua thung lũng dạng hẻm vực. Tổng lượng nước bình quân nhiều năm khoảng 2,69 km³, tương đương lưu lượng nước bình quân năm là 85 m³/s và mô đun dòng chảy năm là 15,8 l/s/km². - Sông Gâm, còn gọi là sông Gầm, là một phụ lưu của sông Lô bắt nguồn từ Quảng Tây, Trung Quốc chảy vào miền bắc Việt Nam Tại Trung Quốc sông có tên Bạch Nam Hà Bạch Nam Hà bắt nguồn từ Quảng Tây, Trung Quốc, theo nhánh dài nhất chừng 50 km, chảy theo hướng tây nam Sông Gâm đổ vào sông Lô ở làng Cửa Sông, xã Tân Long, huyện Yên Sơn, cách 10 km về phía bắc thành phố Tuyên Quang. - Sông Bắc Cuông là một con sông đổ ra Sông Chảy. Sông có chiều dài 35 km và diện tích lưu vực là 216 km². Sông Bắc Cuông chảy qua các tỉnh Lào Cai, Hà Giang. -Sông Bạc bắt nguồn từ các suối ở vùng núi xã Nậm Ty huyện Hoàng Su Phì với dòng chính là Nậm Ong, chảy uốn lượn về hướng nam. Đến bản Ngòi Ham xã Tâm Trịnh huyện Quảng Bình sông đổ vào Sông Con, một phụ lưu cấp 1 của Sông Lô. - Sông Chảy là một con sông tại miền Bắc Việt Nam, bắt nguồn từ sườn tây nam đỉnh Tây Côn Lĩnh (2.419 m) và sườn đông bắc đỉnh Kiều Liên Ti (2402 m) trên khối núi thượng nguồn sông Chảy, phía tây bắc tỉnh Hà
- 20 Giang, vượt qua các tỉnh Lào Cai, Yên Bái rồi chảy vào sông Lô ở Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. - Sông Con là phụ lưu cấp 1 của sông Lô chảy ở tỉnh Hà Giang, Việt Nam Sông Con khởi nguồn từ các suối ở xã Nà Chì huyện Xín Mần, chảy uốn lượn về hướng đông nam.Đoạn qua các xã Khuôn Lùng và Tân Nam còn có tên là Nậm Thê. Qua thị trấn Yên Bình đến xã Tân Trịnh thì tiếp nhận dòng sông Bạc. Sau đó tại thị trấn Vĩnh Tuy, Bắc Quangsông đổ vào sông Lô.
- 21 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiêm cứu - Nước thải tại các làng nghề ở Tỉnh Hà Giang - Các giải pháp xử lý nước thải 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Tỉnh Hà Giang 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Các làng nghề ở tỉnh Hà Giang - Thời gian thực hiện: Từ ngày 5 tháng 7 năm 2018 đến ngày 8 tháng 8 năm 2018 3.3. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của các làng nghề ở Tỉnh Hà Giang. - Thực trạng nước thải tại các làng nghề ở Tỉnh Hà Giang. - Đánh giá mức độ ô nhiễm và hiệu quả xử lý của các làng nghề thông qua ý kiến của người dân xung quanh. - Đánh giá các phương pháp đã sử dụng để xử lý nước thải tại các làng nghề ở Tỉnh Hà Giang. - Đề xuất một số biện pháp hạn chế ô nhiễm nước thải và phương pháp xử lý tại các làng nghề ở Tỉnh Hà Giang. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp Thu thập các tài liệu có liên quan tới các nội dung nghiên cứu từ các số liệu sẵn có tại khu vực thực hiện, tham khảo các tài liệu trên sách, báo, internet, các nghiên cứu khoa học,
- 22 Điều tra kết hợp theo dõi trực tiếp hiệu quả xử lý nước thải tại các làng nghề ở tỉnh Hà Giang. 3.4.2. Phương pháp tổng hợp đánh giá Qua các số liệu thu thập được, các kết quả phân tích đánh giá tổng hợp, so sánh với các tiêu chuẩn của Việt Nam để đánh giá, kết luận sơ bộ về nguồn thải mức độ ô nhiễm và ảnh hưởng đến nguồn tiếp nhận. Tiến hành khảo sát trực tiếp bằng cách quan sát, ghi chép cách các công nhân sử dụng nước sinh hoạt, thải nước sinh hoạt ra ngoài môi trường, và nguồn nước thải sinh hoạt đó được quản lý và xử lý như thế nào. 3.4.3. Phương pháp phân tích tổng hợp và xử lý số liệu - Sử dụng các phần mềm Microsoft như: Word và Excel để tổng hợp và phân tích các số liệu thu thập được. - Tiến hành phân tích, xử lý căn cứ vào những tiêu chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành, sau đó so sánh, nhận xét đánh giá để từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của khu vực. 3.4.4. Phương pháp so sánh Sử dụng để so sánh các kết quả phân tích với TCVN hoặc QCVN để đánh giá nhận xét và đưa ra được nhận xét khách quan nhất. 3.4.5. Phương pháp lấy mẫu Phương pháp lấy mẫu theo TCVN 5999 - 1995: ISO 5667 - 10:1992. Lấy mẫu nước thải sao cho mẫu đại diện cho dòng nước thải cần khảo sát. - Vị trí lấy mẫu: + Nước mặt: Mẫu được lấy tại điểm giữa các ao, hồ, mương, kênh, trong khu vực của làng có tiếp nhận nước thải sản xuất. Các điểm lấy mẫu cần đại diện cho chất lượng môi trường nước mặt của làng, trong đó có ít nhất
- 23 một điểm là nơi thoát nước cuối cùng của làng nghề ra môi trường tiếp nhận xung quanh của toàn khu vực. 3.4.6. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm - Có nhiều chỉ tiêu quan trắc mang tính đặc thù gây ô nhiễm nước thải sinh hoạt trong đó có các chỉ tiêu sau: Bảng 3.1: Từng chỉ tiêu và phương pháp phân tích [1] Chỉ tiêu STT Phương pháp phân tích phân tích TCVN 6492-1999 (ISO 10523-1994) - Chất 1 pH lượng nước. TCVN 6001-1995 (ISO 5815-1989) - Chất lượng 2 BOD5 nước - Xác định nhu cầu oxi sinh hoá sau 5 ngày(BOD5) - phương pháp cấy và pha loãng. TCVN 6053 - 1995 (ISO 9696-1992) - Chất lượng 3 TDS nước - Xác định hàm lượng tổng chất rắn hoà tan. TCVN 6180-1996 (ISO 7890-3-1988) - Chất lượng - 4 NO3 nước - Xác định nitrat - Phương pháp trắc phổ dùng axit sunfosalixylic. TCVN 6625-2000 (ISO 11923-1997) - Chất lượng 5 TSS nước - Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thuỷ tinh. TCVN 6187 - 1,2 :1996 (ISO 9308 - 1,2 - 1990) - Coliform 6 Chất lượng nước - Xác định Coliform tổng số - Kỹ thuật tổng số màng lọc.
- 24 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Sơ lược về các làng nghề ở Tỉnh Hà Giang 2.1.1. Lịch sử phát triển các làng nghề Hà Giang Làng nghề là làng làm nghề nông nghiệp nhưng có thêm một số nghề thủ công. Sự xuất hiện của các nghề thủ công ở các làng quê lúc đầu chỉ là ngành nghề phụ, chủ yếu được nông dân tiến hành trong lúc nông nhàn. Về sau, do quá trình phân công lao động, các ngành nghề thủ công tách dần khỏi nông nghiệp nhưng lại phục vụ trực tiếp cho nông nghiệp, khi đó người thợ thủ công có thể không còn sản xuất nông nghiệp nhưng họ vẫn gắn chặt với làng quê mình. Khi nghề thủ công phát triển, số người chuyên làm nghề thủ công và sống được bằng nghề này tăng lên, điều nay diễn ra ngay trong các làng quê và đó là cơ sở cho sự tồn tại của các làng nghề ở nông thôn Việt Nam nói chung và tỉnh Hà Giang nói riêng. Theo Thông tư số 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau”. - Làng nghề được công nhận (theo Thông tư số 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phải đạt 03 tiêu chí sau: (1) Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn; (2) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận;
- 25 (3) Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước. - Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống theo quy định. Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt 03 tiêu chí sau: a) Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận; b) Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc; c) Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề. Hà Giang là địa phương có nhiều nghề và nghề truyền thống. Trong những năm qua, nhằm khôi phục các làng nghề truyền thống, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và để phục vụ công tác du lịch của địa phương, UBND tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo các ngành chuyên môn và UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác công nhận và phát triển các làng nghề truyền thống và làng nghề mới tại các địa phương trong tỉnh. Năm 2010, 04 làng nghề đầu tiên của tỉnh Hà Giang được công nhận tại Quyết định số 3766/QĐ-UBND ngày 25/11/2010 của UBND tỉnh đó là: Làng nghề truyền thống nấu rượu thóc nàng Đôn; Làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm dân tộc Tày; Làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm dân tộc Pà Thẻn và Làng nghề dệt thổ cẩm thôn Lùng Tao. Năm 2011, 08 làng nghề tiếp tiếp theo được công nhận tại Quyết định số 2283/QĐ-UBND ngày 21/10/2011 của UBND tỉnh Hà Giang. Và đến nay, trên địa bàn tỉnh Hà Giang có tổng số 39 làng nghề và làng nghề truyền thống đã được công nhận. Tổng số hộ tham gia các làng nghề là 2.110 hộ; các làng nghề và làng nghề truyền thống đã góp phần tạo công việc ổn định cho người lao động vùng nông thôn trong tỉnh. Các nghề thủ công khá phong phú ở
- 26 nhiều lĩnh vực như: mây tre đan; chế biến chè, nấu rượu, bánh chưng, dệt thổ cẩm, may mặc, chổi chít, đan lát, chế tác khèn, rèn đúc nông cụ, lưỡi cày; sản xuất giấy Các làng nghề nằm rải rác tại các huyện trong toàn tỉnh, trong đó các làng nghề truyền thống chủ yếu tập trung chủ yếu ở các huyện Hoàng Su Phì, huyện Quang Bình, huyện Bắc Quang sản xuất các sản phẩm truyền thống như nấu rượu, dệt thổ cẩm, sản xuất giấy. Đây là những làng nghề có lịch sử hình thành lâu đời, sản xuất những sản phẩm thủ công truyền thống nổi tiếng trong và ngoài nước. Và đây là những điều kiện để có thể khai thác các làng nghề này trở thành điểm đến du lịch. Tuy nhiên, làng nghề truyền thống của tỉnh Hà Giang chưa thực sự phát triển mạnh mẽ, số hộ lao động làm nghề trong các làng ít, nhiều làng nghề chưa thực sự sống bằng nghề, không khí làm nghề trong các làng nghề trầm lắng, khó thu hút khách du lịch. Các làng nghề phân tán rải rác cách xa nhau vì vậy việc di chuyển từ làng nghề này đến làng nghề khác mất nhiều thời gian. Cơ sở hạ tầng vật chất như đường giao thông, hệ thống cấp điện, cấp nước, môi trường, khu vực trưng bày, giới thiệu sản phẩm của các làng nghề còn nhiều hạn chế. Sản phẩm sản xuất của các làng nghề trên địa bàn tỉnh chưa phong phú đa dạng, mẫu mã, bao bì nghèo nàn chưa được chú trọng để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được quan tâm, công tác tiếp thị giới thiệu quảng bá hình ảnh làng nghề, sản phẩm làng nghề còn hạn chế là những khó khăn cho việc phát triển du lịch làng nghề. 4.2. Thực trạng nước thải ở các làng nghề ở Tỉnh Hà Giang 4.2.1. Hiện trạng phát sinh chất thải từ hoạt động sinh hoạt của người dân trong các làng nghề 4.2.1.1. Nước thải sinh hoạt Để đánh giá lượng nước thải sinh hoạt phát sinh, căn cứ vào số lượng lao động của làng nghề và nguồn nước cấp. Trong đó: Lượng nước sinh hoạt tiêu
- 27 thụ trung bình cho một người là 100 lít/người/ngày (Theo TCXDVN 3989- 2012/BXD) và hệ số nước thải sinh hoạt bằng 80% lượng nước cấp. Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh của từng làng nghề được thể hiện tại bảng 1.1. Nước thải sinh hoạt của người dân chủ yếu chứa các chất rắn lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật gây bệnh. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt được thể hiện qua bảng 1.1. Bảng 4.1. Thành phần và tải lượng các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt của người dân Khối lượng Tải lượng Chất ô nhiễm (g/người/ngày) (kg/ngày) BOD5 45 - 54 2,97 - 3,564 COD 72 - 102 4,752 - 6,732 SS 70 - 145 4,620 - 9,570 N 6 - 12 0,396 - 0,792 Amôni 2,4 - 4,8 0,158 - 0,317 P 0,4 - 0,8 0,053 - 0,264 (Nguồn: Trần Đức Hạ (2002), Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ, Nxb Khoa học Kỹ thuật Hà Nội)
- 28 Bảng 4.2. Thống kê lượng nước cấp và lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại các làng nghề Số lao Lượng động Nhu cầu nước thải của cấp nước TT Làng nghề sinh hoạt làng sinh hoạt phát sinh nghề (m3/ngày) (m3/ngày) (*) 1 Làng nghề dệt thổ cẩm Lùng Tao 32 3,20 2,56 2 Làng nghề chổi chít thị trấn Việt Lâm 180 18,00 14,40 3 Làng nghề chế biến chè Tân Lập 135 13,50 10,80 4 Làng nghề chế biến chè Tân Long 420 42,00 33,60 5 Làng nghề chế biến chè Tân Thành 490 49,00 39,20 6 Làng nghề chế biến chè Tân An 81 8,10 6,48 7 Làng nghề đan lát thôn Khiềm 15 1,50 1,20 8 Làng nghề nấu rượu ngô Tiên Kiều 300 30,00 24,00 9 Làng nghề TT sản xuất giấy bản dân tộc Dao 300 30,00 24,00 Làng nghề thêu dệt may mặc trang phục Dân 10 80 8,00 6,40 tộc Phó Bảng Làng nghề thêu dệt thổ cẩm trang phục dân tộc 11 175 17,50 14,00 Lô Lô 12 Làng nghề đan lát dân tộc Clao 20 2,00 1,60 13 Làng nghề chế tác khèn Mông 48 4,80 3,84 14 Làng nghề rèn đúc lưỡi cày dân tộc Mông 48 4,80 3,84 Làng nghề SX Hương nhang sạch dân tộc 15 88 8,80 7,04 Mông 16 Làng nghề May mặc trang phục dân tộc Mông 100 10,00 8,00 17 Nấu rượu ngô truyền thống dân tộc Mông 72 7,20 5,76 18 Làng nghề thêu dệt trang phục dân tộc Lô Lô 168 16,80 13,44 19 Làng nghề nấu rượu ngô men lá Há Ía 430 43,00 34,40 20 Làng nghề May mặc trang phục dân tộc Dao 72 7,20 5,76
- 29 Số lao Lượng động Nhu cầu nước thải của cấp nước TT Làng nghề sinh hoạt làng sinh hoạt phát sinh nghề (m3/ngày) (m3/ngày) (*) 21 Làng nghề chế biến chè Khuổi My 80 8,00 6,40 22 Làng nghề chế biến chè Nà thác 108 10,80 8,64 23 Làng nghề bánh chưng gù thôn Bản Tùy 60 6,00 4,80 24 Làng nghề rèn đúc nông cụ sản xuất 70 7,00 5,60 25 Làng nghề chế biến chè bản Vẽ 30 3,00 2,40 26 Làng nghề dệt thổ cẩm Nà U 108 10,80 8,64 27 Làng nghề mây tre đan Nà Ràng 30 3,00 2,40 28 Làng nghề chế biến chè Phìn Hồ 135 13,50 10,80 29 Làng nghề đan lát thủ công Lùng Chin Hạ 48 4,80 3,84 30 Làng nghề dệt vải thôn Na Léng 84 8,40 6,72 31 Làng nghề nấu rượu thóc Nàng Đôn 20 2,00 1,60 32 Làng nghề dệt thổ cẩm dân tộc tày thôn Chang 36 3,60 2,88 33 Làng nghề TT dệt thổ cẩm dân tộc Tày thôn Trung 15 1,50 1,20 34 Làng nghề nấu rượu ngô men lá thôn Chì 70 7,00 5,60 35 Làng nghề chế biến chè Shan tuyết Nậm Chàng 112 11,20 8,96 Làng nghề chế biến chè Shan tuyết Thôn 36 114 11,40 9,12 Quang Sơn 37 Làng nghề TT dệt thổ cẩm dân tộc Pà Thẻn 80 8,00 6,40 38 Làng nghề dệt vải lanh Lùng Tám 90 9,00 7,20 39 Làng nghề nấu rượu ngô Thanh Vân 140 14,00 11,20 Tổng 4.684 468,40 374,72 (Nguồn:kết quả điều tra 2018) Qua bảng 4.2 ta thấy: - Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân tại các làng nghề là 468,4, m3/ngày. Nguồn cấp nước sinh hoạt được cấp từ nhiều nguồn khác nhau và trong quá trình thực hiện, nhiệm vụ đã tiến hành điều tra nguồn cấp nước sinh hoạt của người dân các xã có làng nghề, kết quả được thể hiện tại hình sau:
- 30 Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ các nguồn cấp nước sinh hoạt cho người dân Do đặc thù tỉnh Hà Giang là cao nguyên núi đá nên nguồn cấp nước sinh hoạt cho người dân chủ yếu là nước suối và nước giếng. - Tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại các làng nghề là 374,7 m3/ngày. Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại từng làng nghề không lớn: Có 13 làng nghề phát sinh nước thải sinh hoạt từ 1 - 5 m3/ngày, 15 làng nghề phát sinh nước thải sinh hoạt từ 5 - 10 m3/ngày, 6 làng nghề có lượng nước thải phát sinh từ 10 - 15 m3/ngày và có 5 làng nghề phát sinh nước thải sinh hoạt 25 - 35 m3/ngày. Hiện tại, lượng nước thải này không được thu gom, xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường nên sẽ là một nguồn tác động gây ô nhiễm môi trường nguồn tiếp nhận, đặc biệt khi quy mô làng nghề ngày càng phát triển. 4.2.1.1. Nước thải sản xuất Nước thải sản xuất phát sinh từ hoạt động sản xuất của các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm (nấu rượu, sản xuất bánh chưng), làng nghề dệt nhuộm và làng nghề sản xuất giấy còn các làng nghề khác do đặc thù loại hình, công nghệ sản xuất không phát sinh nước thải sản xuất. Lượng sản xuất phát sinh của các làng nghề được thể hiện tại bảng sau:
- 31 Bảng 4.3. Lưu lượng nước thải sản xuất của các làng nghề Lượng nước thải sản TT Làng nghề xuất trung bình (m3/ngày) I Các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm 1 Làng nghề nấu rượu ngô Tiên Kiều 67,6 2 Làng nghề nấu rượu ngô truyền thống dân tộc Mông 6,5 3 Làng nghề nấu rượu ngô men lá Há Ía 20,3 4 Làng nghề nấu rượu ngô Thanh Vân 14,5 5 Làng nghề nấu rượu thóc Nàng Đôn 8,4 6 Làng nghề nấu rượu ngô thôn Chì 12,2 7 Làng nghề bánh chưng gù Bản Tùy 60 II Các làng nghề dệt nhuộm, may mặc 1 Làng nghề dệt thổ cẩm Lùng Tao 0 2 Làng nghề thêu dệt may mặc trang phục Dân tộc Phó Bảng 0 3 Làng nghề thêu dệt thổ cẩm trang phục dân tộc Lô Lô 3,4 4 Làng nghề May mặc trang phục dân tộc Mông 0 5 Làng nghề thêu dệt trang phục dân tộc Lô Lô 0 6 Làng nghề may mặc dân tộc Dao 0 7 Làng nghề dệt thổ cẩm Nà U 0,02 8 Làng nghề dệt vải thôn Na Léng 0,02 9 Làng nghề dệt thổ cẩm dân tộc tày thôn Chang 0 10 Làng nghề TT dệt thổ cẩm dân tộc Tày thôn Trung 0 11 Làng nghề dệt thổ cẩm dân tộc Pà Thẻn 0 12 Làng nghề dệt vải lanh Lùng Tám 9,4 III Làng nghề sản xuất hương nhang sạch dân tộc Mông 0,44 IV Làng nghề truyền thống sản xuất giấy bản dân tộc Dao 18,5 Tổng 19 221,76 (Nguồn: kết quả điều tra 2018 )
- 32 Tổng lượng nước thải sản xuất phát sinh từ các làng nghề là 221,76 m3/ngày. Lượng nước thải này chủ yếu tập trung tại các làng nghề bánh chưng, làng nghề nấu rượu và làng nghề sản xuất giấy. Riêng làng nghề dệt nhuộm, trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 12 làng nghề nhưng chỉ có 4 làng nghề có phát sinh nước thải sản xuất do 4 làng nghề này có chung phương thức sản xuất sản phẩm từ nguyên liệu là cây lanh. Thành phần của nước thải sản xuất: - Nước thải sản xuất phát sinh từ các làng nghề nấu rượu: Nước thải có chứa hàm lượng chất hữu cơ và nhiệt độ cao do phát sinh từ quá trình sơ chế nguyên liệu, nước thừa và làm mát trong quá trình trưng cất rượu. Thành phần đặc trưng của nước thải: Nhiệt độ, TSS, COD, BOD, N, P và Coliform. - Nước thải phát sinh từ làng nghề bánh chưng: Nước thải phát sinh từ quá trình sơ chế nguyên liệu và nước luộc bánh. Nước có màu trắng đục, xanh, chứa hàm lượng chất hữu cơ và nhiệt độ cao. Thành phần đặc trưng của nước thải: Nhiệt độ, TSS, độ đục, COD, BOD, N, P và Coliform. - Nước thải phát sinh từ làng nghề dệt nhuộm: Hầu hết hỗn hợp nước nhuộm chàm được người dân ngâm và ủ trong các chum, thùng nhựa chứa trong thời gian dài khoảng 2-3 tháng/mẻ nhuộm. Nước thải sau khi nhuộm được thải thẳng ra khu vực vườn hoặc ao xung quanh nhà, mà không có bất kỳ biện pháp xử lý sơ bộ trước khi xả thải, có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng môi trường đất và nước mặt xung quanh bởi các yếu tố như: BOD, COD, Coliform, SS, tổng N và tổng P. - Nước thải phát sinh từ làng nghề sản xuất giấy bản: Nước thải của làng nghề sản xuất giấy đến từ công đoạn ngâm, ủ, ép và nghiền giấy. Đặc thù của lượng nước thải phát sinh này là chứa hàm lượng chất hữu cơ cao và nước thải chứa nhiều bột giấy nên cũng chứa hàm lượng cặn cao. Ngoài ra, việc ngâm ủ vầu trong một thời gian dài, các loại bột giấy thừa vương vãi phân hủy cũng gây nên mùi hôi, khó chịu.
- 33 Đối với các làng nghề mây, tre, đan khác trên cả nước, nước thải còn có thể chứa xút, gia ven, chất hữu cơ từ quá trình tẩy trắng nguyên liệu (Vũ Hoàng hoa, Phan Văn Yên). Tuy nhiên, tại Hà Giang bà con không sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất, theo ghi nhận của đợt điều tra và kết quả quan trắc thu nhận được thì nước mặt của các làng nghề thủ công mỹ nghệ chủ yếu bị ô nhiễm bởi TSS, Coliform, BOD, COD. Bảng 4.4. Kết quả quan trắc nước mặt tại các làng nghề thủ công mỹ nghệ Thông số N- Làng nghề Kí hiệu 3- BOD5 COD TSS - P-PO4 Coliform NO3 pH (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) MPN/100ml (mg/l) NMBQQM1 6,0 13,7 17,8 35,6 3,1 0,06 1.570 QM_Đan Khiềm NMBQQM2 8,8 9,6 15,1 39,4 0,42 0,14 700 Mây_tre_Nà NMXMKL1 5,1 14,3 29,7 66,7 2,22 0,09 5.600 Ràng NMXMKL2 4,8 12,1 29,6 84,6 3,12 0,24 4.550 Đan_Lùng Chin NMHSPTCP1 5,6 12,4 19,6 45,5 3,0 0,21 3.750 Hạ NMHSPTCP2 6,2 13,6 28,7 52,3 3,24 0,04 2.530 Chổi_chít Việt NMVXVL1 6,7 20,8 24,5 120,7 5,2 0,19 3.500 Lâm NMVXVL2 7 18,9 23,1 112,4 4,82 0,14 3.750 NMDVSL1 4,3 9,6 19,4 46,2 1,25 0,27 2.300 Đan_Dtộc Clao NMDVSL2 6,4 8,3 18,3 38,6 2,32 0,17 2.450 NMDVHQP1 4,9 6,7 14,7 26,1 3,5 0,19 1.350 Khèn Mông NMDVHQP2 8,2 5,1 12,4 23,5 1,88 0,13 1.720 NMDVST1 6,4 9,6 16,8 26,7 1,87 0,17 2.640 Hương DT Mông NMDVST2 4,8 12,5 24,7 22,5 2,17 0,24 1.800 QCVN08:2015/BTNMT A1 6 - 8,5 4 10 20 2 0,1 2.500 QCVN08:2015/BTNMT cột A2 6 - 8,5 6 15 30 5 0,2 5.000 QCVN08:2015/BTNMT cột B1 5,5 - 9 15 30 50 10 0,3 7.500 Nguồn: Trung tâm Môi trường tài nguyên miền núi, 2018
- 34 Kết quả quan trắc tại các làng nghề thủ công mỹ nghệ như sau: Giá trị BOD5 trung bình là 12,24 mg/l, đáng chú ý là làng nghề chổi chít thị trấn Việt Lâm có giá trị BOD5 cao nhất dao động trong khoảng 18,9 - 20,8mg/l. Giá trị COD trung bình là 20,7 mg/l, giá trị COD ở tất cả các làng nghề hầu hết đều vượt mức A2 và thấp hơn mức B1 theo QCVN08:2015/BTNMT. Giá trị TSS trung bình là 52,9 mg/l trong đó làng nghề chổi chít có giá tri TSS cao nhất dao động trong khoảng từ 112,4 – 120,7 mg/l vượt mức B1 theo QCVN từ 1,2 – 1,4 lần. - Giá trị N-NO3 và Coliform của các làng nghề hầu hết đều cao hơn mức - A1 và nhỏ hơn mức A2, chỉ có làng nghề chổi chít Việt Lâm nồng độ N-NO3 là 5,2 mg/l và làng nghề mây tre đan Nà Ràng giá trị Coliform là 5600 MPN/100ml, vượt ngưỡng A2. Nhóm làng nghề cơ khí nhỏ Các ngành gia công cơ khí, đúc, mạ, tái chế và chế tác kim loại có lượng nước thải thường không lớn nhưng lại chứa nhiều chất độc hại như kim loại nặng (Zn, Fe, Cr, Ni,,), dầu mỡ. Quá trình mạ bạc còn có thể tạo ra các muối Hg, oxit kim loại, xyanua và các tạp chất khác. Kết quả phân tích nước thải tại một số làng nghề cho thấy: Hàm lượng Pb2+ lớn hơn 4,1 lần TCCP, hàm lượng Zn2+ vượt TCCP, hàm lượng Cu2+ vượt 3,25 lần TCCP (Đặng Kim Chi, Nguyễn Ngọc Lân, Trần Lệ Minh, 2005). Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hà Giang chỉ còn 2 làng nghề rèn đúc nông cụ ở xã bản Díu, huyện Xín Mần và xã Tả Tủng, huyện Đồng Văn. Nguyên liệu đầu vào chủ yếu là gang và thép nhíp ô tô được nhập từ các cơ sở thu mua sắt vụn. Chính vì vậy trong quá trình sản xuất có thể làm phát sinh các kim loại nặng như: Mn, Fe, Kết quả quan trắc nước mặt tại 2 làng nghề cho thấy về cơ bản các chỉ số pH, Pb, Zn, Cd, Cu, và dầu mỡ đều nằm trong giới hạn cho phép. Giá trị TSS và Fe ở cả 2 làng nghề hầu hết đều vượt QCVN mức A1 và nhỏ hơn mức A2. Chỉ có 1 vị trí tại làng nghề rèn đúc nông cụ, huyện Xín Mần có hàm lượng Fe chạm ngưỡng A2.
- 35 Bảng 4.5. Kết quả quan trắc nước mặt tại làng nghề cơ khí nhỏ Dầu Làng Kí hiệu TSS Fe Pb Zn Cd Cu pH mỡ (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) Nghề VTQT (mg/l) NMXM 6,7 43,1 1,2 0,012 0,34 0,0024 0,0013 0,31 Bản BD1 Díu NMXM 6,4 47,3 1,5 0,008 0,74 0,0038 0,0017 0,35 BD2 NMDV 7,5 47,6 0,99 0,012 0,3 0,00023 0,072 0,34 Tả TL1 Lủng NMDV 7,2 45,3 1,3 0,001 0,41 0,00041 0,032 0,21 TL2 QCVN08:2015/B 6 - 8,5 30 1,0 0,02 1,0 0,005 0,2 0,5 TNMT A1 QCVN08:2015/B 5,5 -9 50 1,5 0,05 1,5 0,01 0,5 1,0 TNMT cột A2 QCVN08:2015/B 5,5 -9 100 2,0 0,05 2,0 0,01 1,0 1,0 TNMT cột B1 Nguồn: Trung tâm Môi trường tài nguyên miền núi, 2018 -Làng nghề sản xuất giấy Tại các làng nghề tái chế giấy, vấn đề ô nhiễm môi trường chủ yếu là chất rắn sơ sợi và bột giấy trong nước thải. Ví dụ như tại làng nghề tái chế Phú Lâm và Phong Khê (Bắc Ninh) thải ra môi trường khoảng 3500m3 nước thải mỗi này, mang theo 3000 kg bột giấy (Nguyễn Phương Nhung, 2010). Nước thải này chứa lượng lớn các hóa chất độc hại như xút, thuốc tẩy, phèn kép, nhựa thông và phẩm màu,với hàm lượng COD và BOD vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Hà Giang hiện nay, làng nghề sản xuất giấy bản dân tộc Dao thôn Thanh Sơn chủ yếu sử dụng nguồn nguyên liệu xuất phát từ nguồn gốc tự nhiên, không sử dụng hóa chất độc hại trong quy trình sản xuất, nhưng công đoạn ngâm, nghiền và ép giấy cũng làm nước thải có hàm lượng chất hữu cơ và chứa xơ sợi với hàm lượng cặn cao.
- 36 Tại 2 vị trí lấy mẫu nước mặt tại làng nghề sản xuất giấy bản, giá trị BOD và COD đều vượt QCVN cột A2, riêng tại vị trí lấy mẫu NMBQVQ1, giá trị BOD là 17,5 mg/l và giá trị COD là 31,7 mg/l vượt QCVN cột B1. Giá trị TSS của làng nghề tại cả 2 vị trí quan trắc (NMBQVQ1, NMBQVQ2) đều vượt QCVN B1 từ 0,58 - 0,64 lần. Thông số Coliform tại 2 vị trí lấy mẫu có giá trị vượt mức A1và nhỏ hơn mức B1, dao động trong khoảng từ 2.930- 3.580 MPN/100ml. - 3- Các thông số còn lại như NO3 và PO4 ở cả 2 vị trí của làng nghề đều vượt QCVN cột A2, cho thấy nước mặt tại làng nghề sản xuất giấy cũng có dấu hiệu bị ô nhiễm dinh dưỡng. Bảng 4.6. Kết quả quan trắc nước mặt tại làng nghề sản xuất giấy bản QCVN08:2015/BTNMT VQ_Nước_Giấy_DTDao Thông số A1 A2 B1 NMBQVQ1 NMBQVQ2 pH 6-8,5 6,5 - 8 5,5 -9 7,0 6,5 BOD5 (mg/l) 4 6 15 17,5 14,9 COD (mg/l) 10 15 30 31,7 28,8 TSS (mg/l) 20 30 50 79,0 82,0 - N-NO3 (mg/l) 2 5 10 5,6 7,2 P-PO 3- 4 0,1 0,2 0,3 0,28 0,25 (mg/l) Coliform 2500 5000 7500 2930 3850 MPN/100ml Nguồn: Trung tâm Môi trường tài nguyên miền núi, 2018 Nhóm làng nghề dệt nhuộm, may mặc truyền thống Dệt nhuộm là loại hình có nhu cầu sử dụng hóa chất rất lớn như H2SO4, NaOCl, Na2SO4, NaCl, Na2S, Na2S2O4, chất tẩy rửa không ion, các hợp chất vòng thơm, tạo chất dầu xả ra từ khâu giặt sau nhuộm. Các chất formaldehyde, K2Cr2O7, tạp chất chứa kim loại nặng, NaCl, halogen hữu cơ, Na2SO4, thuốc nhuộm, Na2S2O4, hơi H2SO4, CH3COOH thải ra từ khâu nấu. Dầu hỏa, các chất hồ sợi dọc, chất nhũ hóa, chất làm mềm, chất tạo
- 37 phức, NO2, thải ra từ khâu hoàn tất. Tất cả các chất ô nhiễm này gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phân hủy của các vi sinh vật làm sạch nước, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh gây sự thiếu hụt oxy hòa tan trong nước. Gốc hữu cơ kết hợp với các ion kim loại tạo thành các phức chất bền, khó phân hủy, gây tác hại nghiêm trọng đến môi trường. Các ion kim loại còn tham gia vào chuỗi thức ăn, từ đó ảnh hưởng cho sức khỏe con người, Đặc biệt nguy hại hơn nữa là sự có mặt của chất Clo hoạt tính trong nước thải sẽ kết hợp với các chất hữu cơ vòng thơm tạo thành những chất gây tiền ung thư. Xơ sợi và các tạp chất thiên nhiên có trong xơ sợi bị loại bỏ trong các công đoạn xử lý nước, gây tắc nghẽn dòng chảy. Đối với các làng nghề dệt nhuộm, may mặc truyền thống tại Hà Giang nước thải sản xuất chủ yếu phát sinh từ công đoạn nhuộm và luộc lanh tại một số làng nghề vẫn còn hình thức trồng, dệt lanh và nhuộm vải, như làng nghề dệt thổ cẩm Nà U, và làng nghề may mặc dân tộc Mông tại Lùng Tám. Vì nước nhuộm chủ yếu được bà con ở đây dùng từ củ chàm và cũng không sử dụng đến hóa chất để tẩy trắng trong quá trình sản xuất nên nguồn phát sinh ô nhiễm Cl- và Cr+6, CN- từ làng nghề là hầu như không có. Giá trị quan trắc của 3 thông số này đo được đều nằm trong giới hạn cho phép. Các làng nghề thêu dệt và may mặc còn lại chủ yếu sử dụng phương thức sản xuất chung là dệt và thêu tay bằng các nguyên liệu được mua sẵn cho nên không phát sinh nước thải. Tuy nhiên hàm lượng các chất hữu cơ dễ bị phân hủy bởi vi sinh vật BOD và các hàm lượng các chất hóa học COD và hàm lượng chất cặn lơ lửng TSS trong nước mặt của hầu hết các làng nghề đo được đều vượt QCVN 08:2015/BTNMT (Cột A2). Nồng độ BOD5, COD và TSS trung bình là 13,5 mg/l và 30,2 mg/l và 47,5 mg/l. Trong đó một số làng nghề có giá trị BOD5 vượt mức B1 theo QCVN08:2015/BTNMT là làng nghề dệt Nà Léng BOD5 dao động từ 16,3- 17,5 mg/l, làng nghề dệt Lùng Tám giá trị BOD dao động trong khoảng từ 12,9 – 16,1 mg/l và làng nghề dệt dân tộc Lô Lô tại TT. Mèo Vạc thông số BOD5 nằm trong khoảng 15,3 và 16,1 mg/l.
- 38 Bảng 4.7. Kết quả quan trắc nước mặt tại các làng nghề thêu dệt và may mặc truyền thống Thông số Kí hiệu - - 6+ Làng nghề BOD5 COD TSS CN Cl Cr Vị trí QT pH (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) NMQBXG1 7,6 10,9 27,8 76,4 0,042 332 0,009 Dệt_Thôn Chang NMQBXG2 7,2 15,6 26,7 37,4 0,038 316 0,015 NMQBXG3 6,3 11,0 12,0 51,6 0,036 296 0,009 Dệt_Thôn Trung NMQBXG4 6,4 16,0 47,0 45,0 0,022 304 0,007 NMQBTB1 8,1 8,0 16,5 68,4 0,002 320 0,015 Dệt_Pà Thẻn NMQBTB2 6,4 7,0 43,0 56,6 0,023 341 0,081 NMXMND1 6,9 9 13,2 84,6 0,001 271 0,001 Dệt_Nùng U NMXMND2 7,4 16,4 27 66,7 0,001 338 0,003 NMHSPBP1 6,9 17,5 31,2 44,3 0,001 342 0,005 Dệt_Nà Léng NMHSPBP2 7,4 16,3 33,4 55,4 0,002 314 0,007 NMVXCB1 7,2 13,4 28,3 42,4 0,002 371 0,005 Dệt_Lùng Tao NMVXCB2 7,1 14,5 32,6 32,9 0,003 283 0,0008 NMQBLT1 7,3 16,7 34,7 47,3 0,001 297 0,003 Dệt_Lùng Tám NMQBLT2 7,2 12,9 35,2 41,6 0,004 305 0,004 NMDVPB1 7,3 15,7 39,2 45,6 0,00032 431 0,001 Dệt Phó Bảng NMDVPB2 7,5 14,9 35,3 43,4 0,001 392 0,007 NMDVLC1 6,9 16,1 29,7 38,9 0,002 319 0,005 Dệt_Lô Lô NMDVLC2 6,5 15,3 32,6 41,3 0,001 335 0,006 NMDVSP1 7,2 11,6 25,9 32,6 0,004 293 0,003 May_Dân tộc Mông NMDVSP2 7,3 12,8 26,2 38,3 0,003 274 0,001 NMVVMV1 7,1 12,7 29,3 37,6 0,002 212 0,004 Thêu_Dân tộc LôLô NMMVMV2 6,7 16,8 29,5 45,3 0,003 235 0,006 NMMVSM1 6,8 12,3 32,1 23,8 0,001 267 0,007 May_Dân tộc Dao NMMVSM2 6,9 14,5 33,4 37,1 0,003 281 0,009 QCVN08:2015/BTNMT A1 6 - 8,5 4 10 20 0,05 250 0,01 QCVN 08:2015/BTNMT cột A2 6 - 8,5 6 15 30 0,05 350 0,02 QCVN 08:2015/BTNMT cột B1 5,5 - 9 15 30 50 0,05 350 0,04 Nguồn: Trung tâm Môi trường tài nguyên miền núi, 2018
- 39 Một số làng nghề dệt có giá trị COD vượt mức B1 là dệt Nà Léng; dệt Lùng Tao; dệt Lùng Tám; dệt dân tộc Lô Lô tại Lũng Cú, Đồng Văn ; làng nghề may dân tộc Dao, giá trị COD dao động trong khoảng từ 32,9 - 47,3 mg/l. Giá trị TSS tương đối cao tại một số vị trí quan trắc như dệt thôn Chang, dệt Nùng U, dệt Nà Léng và dệt Pà Thẻn. Nồng độ TSS vượt QCVN08/2015 mức B1 khoảng 0,032 đến 0,69 lần. 4.3. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của các làng nghề ở tỉnh Hà Giang Bảng 4.8. Tình hình chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Giang Có Không Quy định bảo vệ môi Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ trường làng nghề (làng nghề) (%) (làng nghề) (%) Có phương án bảo vệ môi 8 20,5 31 79,5 trường Có hệ thống thu gom nước 11 28,2 28 71,8 thải, nước mưa Có hệ thống xử lý nước thải 0 0 39 100 tập trung Có điểm tập kết chất thải rắn 4 10,3 35 89,7 hợp vệ sinh Có tổ chức tự quản về bảo vệ 11 28,2 28 71,8 môi trường (Nguồn: kết quả điều tra 2018) * Làng nghề có phương án bảo vệ môi trường làng nghề Nhằm đánh giá hiện trạng hoạt động, tình hình phát sinh chất thải, các biện pháp bảo vệ môi trường đang thực hiện tại các làng nghề và đưa ra kế hoạch bảo vệ môi trường làng nghề trong thời gian tới, Luật Bảo vệ môi trường quy định các làng nghề phải có phương án bảo vệ môi trường làng nghề. Phương án này do UBND xã có làng nghề lập và tổ chức triển khai thực hiện.
- 40 Trên địa bàn tỉnh Hà Giang, tỷ lệ các làng nghề có phương án bảo vệ môi trường được UBND cấp Huyện xác nhận mới đạt 20,5%. Số làng nghề chưa có phương án bảo vệ môi trường còn rất lớn, 31 làng nghề, chiếm 79,5%. Bảng 4.9. Danh sách làng nghề có phương án bảo vệ môi trường UBND STT UBND Xã/TT Làng nghề Huyện Huyện Vị Làng nghề chổi chít thị trấn Việt 1 TT Việt Lâm Xuyên Lâm Làng nghề thêu dệt may mặc trang TT Phó Bảng phục dân tộc Phó Bảng Làng nghề thêu dệt thổ cẩm trang Xã Lũng Cú phục dân tộc Lô Lô Huyện 2 Xã Sính Lủng Làng nghề đan lát dân tộc Clao Đồng Văn Làng nghề may mặc trang phục dân Xã Sà Phìn tộc Mông Nấu rượu ngô truyền thống dân tộc Xã Lũng Táo Mông Huyện Làng nghề nấu rượu ngô men lá Hà 3 Xã Cán Chu Phìn Mèo Vạc Ía Huyện 4 Xã Khuôn Lùng Làng nghề mây tre đan Nà Ràng Xín Mần (Nguồn: : Kết quả điều tra 2018) * Làng nghề có hệ thống thu gom nước thải, nước mưa Nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, từ hoạt động sinh hoạt của người dân và nước mưa chảy tràn theo đúng quy định phải được thu gom, xử lý tập trung. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh Hà Giang chưa có làng
- 41 nghề nào có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Một số làng nghề có hệ thống rãnh thoát nước nhưng nước thải sinh hoạt trộn lẫn nước thải sản xuất chảy qua rãnh thải vào hệ thống thoát chung của làng, chảy ra ao làng, sông hoặc suối mà không có bất kỳ biện pháp xử lý nào được áp dụng. Bảng 4.10. Các làng nghề có hệ thống cống rãnh thu gom nước thải, nước mưa Làng nghề có hệ thống thu gom nước TT Huyện Xã/thị trấn thải, nước mưa Làng nghề thêu dệt may mặc trang phục 1 TT Phó Bảng Dân tộc Phó Bảng Làng nghề thêu dệt thổ cẩm trang phục 2 Xã Lũng Cú dân tộc Lô Lô 3 Huyện Xã Sính Lủng Làng nghề đan lát dân tộc Clao Đồng Xã Hố Quáng 4 Làng nghề chế tác khèn Mông Văn Phìn 5 Xã Tả Lủng Làng nghề rèn đúc lưỡi cày dân tộc Mông Làng nghề sản xuất hương nhang sạch dân 6 Xã Sảng Tủng tộc Mông 7 Xã Lũng Táo Nấu rượu ngô truyền thống dân tộc Mông 8 TTr Mèo Vạc Làng nghề thêu dệt trang phục dân tộc Lô Lô Huyện Xã Cán Chu 9 Mèo Làng nghề nấu rượu ngô men lá Há Ía Phìn Vạc 10 Xã Sủng Máng Làng nghề May mặc trang phục dân tộc Dao Huyện 11 Xín Xã Bản Díu Làng nghề rèn đúc nông cụ sản xuất Mần (Nguồn: Kết quả điều tra 2018)
- 42 4.4. Đề xuất một số biện pháp hạn chế ô nhiễm do nước thải và biện pháp xử lý 4.4.1. Các giải pháp hiện tại nhằm hạn chế ô nhiễm nước thải * Biện pháp tuyên truyền và giáo dục Bảo vệ môi trường là công việc của toàn xã hội, nhưng mỗi người ý thức trong vấn đề bảo vệ môi trường là khác nhau, vì vậy giáo dục môi trường được coi là vấn đề cốt lõi trong công tác bảo vệ môi trường. Công tác bảo vệ môi trường gồm các nội dung sau: + Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về BVMT thông qua các phương tiện thông tin và truyền thông cũng như hoạt động giáo dục pháp luật về môi trường. + Xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường trên cơ sở đổi mới tư duy, cách làm, hành vi ứng xử, ý thức trách nhiệm với thiên nhiên, môi trường giúp cho sinh viên nâng cao nhận thức giữ gìn vệ sinh môi trường và thực hiện nếp sống văn minh. Đây là giải pháp phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội nước ta hiện nay và mang tính chiến lược, lâu dài. + Có nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của sinh viên cũng được tổ chức thông qua các tư liệu, tranh ảnh, chiến dịch truyền thông đại chúng, phương tiện truyền thông (báo chí, phát thanh, truyền hình), các cuộc thi sáng tác, viết, vẽ, tìm hiểu pháp luật về môi trường, các cuộc vận động quần chúng tham gia BVMT Khuyến khích áp dụng sản xuất sạch hơn, các công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường, xử lý các chất thải làng nghề Sản xuất sạch hơn là một cách thức mới và sáng tạo trong tư duy về sản phẩm và quy trình công nghệ làm ra các sản phẩm đó nhằm tạo ra các sản phẩm không gây hại tới môi trường; giảm thiểu mức phát thải: khí thải, nước thải, chất thải rắn. Mang lại hiệu quả to lớn về mặt sinh thái, môi trường và xã hội.
- 43 - Đối với làng nghề sản xuất chè, sản xuất hương nhang, dệt may cần cải tiến, đổi mới, bảo dưỡng thiết bị định kỳ ( máy sao chè, máy nghiền bột hương, máy may ). Tiết kiệm điện nước, tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu, thu hồi nguyên liệu dư thừa ở dạng khô, giảm lượng thải - Tận thu lại bã thải (bã rượu thóc, bã ngô, mùn gỗ, vụn mây tre) làm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm; nguyên liệu đốt, làm phân bón, trồng nấm - Tuần hoàn tái sử dụng lại nước từ các khâu rửa nguyên liệu giúp tiết kiệm, giảm lượng nước thải phải xử lý. - Tận dụng khí thải từ hệ thống biogas composite tại các làng nghề nấu rượu quy mô lớn. * Biện pháp quản lý, quy hoạch - Xây dựng hệ thống tập trung nước thải đối với các làng nghề ở gần nhau - Khuyến khích sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nước dùng cho sinh hoạt để hạn chế tối đa nguồn nước thải ra môi trường, giảm bớt gánh nặng cho công tác xử lý. - Hệ thống thoát nước thải cần được thiết kế đảm bảo các yêu cầu: luôn luôn đáp ứng nhu cầu thoát nước ngay cả khi lượng nước thải là lớn nhất, thiết kế đảm bảo chống ồn tắc, hạn chế tối đa hiện tượng rò rỉ nước thải, thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý sự cố về cấp nước cũng như thoát nước. - Phối hợp chặt chẽ với các trung tâm quan trắc, các viện nghiên cứu để luôn nắm bắt tình hình về nước thải cũng như lựa chọn và áp dụng các phương pháp xử lý nước thải triệt để hơn. Tùy thuộc vào tưng làng nghề mà có thể có những biện pháp khác nhau để xử lý nước thải một các hợp lý.
- 44 * Khuyến khích tăng cường và đa dạng hóa đầu tư tài chính cho BVMT làng nghề. - Giảm thuế, phí đối với các cơ sở thực hiện tốt các quy định nhà nước về môi trường và các cơ sở có đầu tư cải thiện môi trường. Khuyến khích các cơ sở áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn. - Chính quyền cấp trên cần có cơ chế hỗ trợ vốn cho các dự án cải thiện môi trường. - Lập quỹ BVMT nhằm bổ sung kinh phí cho công tác BVMT để thực hiện đầy đủ các biện pháp khắc phục các tác động tiêu cực của các hoạt động sản xuất đến môi trường. Quỹ môi trường được xây dựng nhằm mục đích: + Cứu trợ giải quyết kịp thời các sự cố môi trường + Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức môi trường thông qua các hoạt động quần chúng. + Đào tạo các cán bộ cơ sở về quản lý môi trường của làng nghề. + Dịch vụ liên quan đến công tác bảo vệ môi trường của làng nghề. + Quan trắc môi trường định kỳ. 4.4.2. Biện pháp xử lý nước thải tại các làng nghề Hiện tại toàn bộ nước thải sinh hoạt phát sinh mới chỉ được xử lý qua bể tự hoại hoặc thải trực tiếp ra sông, suối, ao, hồ, vì vậy nên có một số chỉ tiêu vượt so với quy chuẩn cho phép. Có thể đánh giá hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt hiện tại không đáp ứng được yêu cầu của việc xử lý. Do vậy trong thời gian tới để khắc phục những tồn tại trong xử lý nước thải ở các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Giang thì các làng nghề cần trực tiếp đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học. * Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học Nước thải được dẫn vào hệ thống xử lý bằng phương pháp sinh học sẽ được đầu tư với công suất xử lý 60 m3/ngày đêm (đã tính toán cho một số làng nghề có số nhân công là 100 người trở lên cộng với lượng nước thải từ sản xuất là khoảng 48 đến 50 m3/ngày đêm).
- 45 - Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt: TB 3 Đồng hồ TB 2 đo lưu Bể khử lượng TB 1 trùng Đầu ra Bơm Bơm hóa chất Hóa chất Hồi lưu bùn Máy cấp khí Đường cấp khí Nước thải tắm giặt, rửa chân tay B ể gom Tách rác Nước thải bể phốt Hình 4.2: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải * Thuyết minh phương án công nghệ Quy trình công nghệ xử lý của phương án này được thể hiện tại sơ đồ bao gồm tổ hợp công nghệ sau: 1. Hệ thống tách rác và bể gom: - Hệ thống tách rác (song chắn rác) để loại bỏ rác thô trước khi vào hệ thống tách mỡ. - Bể gom (điều hoà): thu các nguồn thải tập trung về một chỗ trước khi đưa vào hệ thống xử lý, điều hoà lưu lượng và ổn định thành phần, nồng độ chất ô nhiễm đầu vào.
- 46 2. Xử lý vi sinh hiếu khí kết hợp với thiếu khí: Hệ thống tháp xử lý sinh học công nghệ vi sinh màng chuyển động tầng (gồm 2 tháp: Tháp MBBR-1 và Tháp MBBR-2) nhằm tăng cường quá trình oxy hóa amoni và chất hữu cơ đồng thời với quá trình khử nitrat. 3. Tháp lọc nổi: Nhằm tách cặn vi sinh và tăng cường quá trình khử nitrat 4. Bể khử trùng: Dùng hợp chất clo hoạt động để khử trùng nước trước khi xả ra môi trường. 5. Bể nén bùn: nén bùn, tách nước. 6. Các thiết bị phụ trợ: Bơm nước thải, bơm định lượng hóa chất khử trùng, bơm cấp khí, hệ thống cấp khí, điều khiển * Quy trình công nghệ xử lý như sau: Nước thải từ các bể phốt, khu vệ sinh được thu gom qua hệ thống cống thu đến bể chứa (bể gom) có lắp đặt thiết bị song chắn rác nhằm loại bỏ các tạp vật có kích thước lớn để đảm bảo hoạt động cho các máy móc, thiết bị xử lý trong công đoạn tiếp theo. Sau đó, nước thải được đưa sang bể tách mỡ, mỡ tách ra được định kỳ vét thủ công đưa sang bể nén bùn. Tiếp theo, nước thải được đưa sang hệ thống Tháp sinh học MBBR-1 và Tháp MBBR-2. Tại đây, dưới tác dụng của các vi sinh vật hiếu khí các hợp chất hữu cơ (gốc C) sẽ được phân hủy và các hợp chất của Nitơ dạng + - - Amoni/NH4 sẽ được chuyển hóa thành dạng Nitrit/NO2 và Nitrat/NO3 (Quá trình này chủ yếu diễn ra trong Tháp MBBR-1). Tại tháp MBBR-2 sẽ diễn ra quá trình hiếu khí kết hợp thiếu khí, do đó các hợp chất gốc C sẽ tiếp tục được - phân hủy, đồng thời diễn ra quá trình khử Nitrat (chuyển N dạng NO3 thành Nitơ dạng không khí - Loại bỏ Nitơ ra khỏi nước thải). Không khí cấp cho 02 tháp sẽ được bơm từ dưới lên trên. Trong tháp MBBR sẽ sử dụng vật liệu mang có kích thước nhỏ, thường là vật liệu có kích thước là 1x1x1 cm, vật liệu này chuyển động hỗn loạn trong nước. Nhờ có diện tích bề mặt lớn, vi sinh vật có đủ điều kiện để bám dính và phát triển trên đó với mật độ cao và thúc đẩy tốc độ quá trình oxy hóa BOD, amoni.
- 47 Nước sau xử lý tại hệ thống MBBR sẽ được bơm sang bể lọc vật liệu nổi, tại đây bùn sẽ được tách ra khỏi hỗn hợp bùn - nước, một phần bùn sẽ được tuần hoàn lại Tháp MBBR-1, phần còn lại sẽ được bơm ra bể ổn định bùn (bể nén bùn). Bùn ủ sau một thời gian được hút (thuê công ty vệ sinh địa phương) và thải bỏ giống như bã thải tại các bể phốt. Nước thải sau khi qua bể lọc nổi được dẫn sang bể khử trùng để loại bỏ hết vi khuẩn gây bệnh bằng dung dịch khử trùng NaClO (Natri Hypoclorit) trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Hình 4.3: Mô hình Công nghệ xử lý màng vi sinh tầng chuyển động (MBBR) *Đối với nước thải sản xuất Tạo điều kiện, huy động mọi nguồn lực và vận động mỗi hộ sản xuất cần xây dựng phương án xử lý nước thải, bể lắng/lọc với diện tích khoảng 2-3m2 bằng phương pháp vật lý, cùng với các nguyên vật liệu lọc có sẵn từ con suối Nặm Điêng, thôn Quang Sơn. Tiến hành thực hiện theo sơ đồ quy trình như sau:
- 48 Song chắn rác -> lưới lọc -> Bể lắng: Lớp lọc sỏi -> Bể lắng: Lớp lọc cát. Trong đó: - Song chắn rác: Nhằm giữ lại các vỏ bao tải, túi nilong,các loại đất đá có kích thước lớn. Song chắn rác thường làm bằng thép hoặc inox có Ø 8-10mm các thanh cách cách nhau 10-100mm tùy theo kích thước của loại rác và đặt nghiêng 60-70o. - Lưới lọc: Sau chắn rác dùng lưới lọc để loại bỏ các chất rắn có kích thước nhỏ.Thường thiết kế lưới lọc hình ống trống cho nước chảy tự nhiên từ trên hướng xuống. Sau khi nước qua lưới lọc, được dẫn vào bể lắng 2 lớp, lớp lọc trên bằng cát tự nhiên và lớp bên dưới là lớp sỏi đỡ được ngăn cách bởi tấm lưới có khe nhỏ. - Bể lắng cát: Dựa vào nguyên lý lắng trọng lực, dòng nước thải được cho chảy qua bẫy cát. Nước qua bẫy theo nguyên lý trọng lực hạt nặng sẽ lắng xuống và kéo theo 1 phần huyền phù lơ lửng. Sơ đồ quy trình công nghệ bể lắng, như sau: Nước ngâm vầu/cây nhựa và nước thải sản xuất Song chắn rác Lưới lọc thô Lớp đá cuội Lớp cát Nước thải sau khi lọc
- 49 - Nguyên, vật liệu: Các nguồn vật liệu lọc có sẵn trong tự nhiên và một phần vật liệu xây dựng, theo ước tính kinh phí để thực hiện mỗi bể lọc khoảng 1.200.000-1.500.000vnđ/bể. Với mức giá cho một công trình xử lý chất thải như vậy, là phù hợp với thu nhập của người dân, giảm thiểu áp lực của nguồn thải sản xuất trực tiếp đến chất lượng môi trường nước mặt và đất xung quanh khu vực sản xuất.
- 50 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Trên địa bàn tỉnh Hà Giang hiện có 39 làng nghề với 2.110 hộ gia đình tham gia sản xuất trong làng nghề. Hiệu quả xử lý nước của các làng nghề tương đối ổn và có những biện pháp quản lý môi trường. Môi trường nước tại các làng nghề có diễn biến không ổn định theo không gian và thời gian. Nước mặt tại hầu hết các làng nghề có dấu hiệu ô nhiễm phổ biến bởi 3 thông số BOD5, COD, TSS. Giá trị BOD5 trung bình là 12,24 mg/l, giá trị BOD5 cao nhất dao động trong khoảng 18,9 - 20,8mg/l. Giá trị COD trung bình là 20,7 mg/l, giá trị COD ở tất cả các làng nghề hầu hết đều vượt mức A2 và thấp hơn mức B1 theo QCVN08:2015/BTNMT. Giá trị TSS trung bình là 52,9 mg/l trong đó làng nghề chổi chít có giá tri TSS cao nhất dao động trong khoảng từ 112,4 – 120,7 mg/l vượt mức B1 theo QCVN từ 1,2 – 1,4 lần. - 3- Làng nghề thủ công mỹ nghệ có thêm dấu hiệu ô nhiễm bởi N-NO3 , P-PO4 , Colifom. Qua bảng 4.2 ta thấy nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân tại các làng nghề là 468,4, m3/ngày. Tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại các làng nghề là 374,7 m3/ngày. Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại từng làng nghề không lớn: Có 13 làng nghề phát sinh nước thải sinh hoạt từ 1 - 5 m3/ngày, 15 làng nghề phát sinh nước thải sinh hoạt từ 5 - 10 m3/ngày, 6 làng nghề có lượng nước thải phát sinh từ 10 - 15 m3/ngày và có 5 làng nghề phát sinh nước thải sinh hoạt 25 - 35 m3/ngày. 5.2. Kiến nghị
- 51 Để môi trường trong tỉnh Hà Giang nói chung và các làng nghề nói riêng có một môi trường tốt hơn và hạn chế ô nhiễm tôi có một số đề nghị sau: - Đề nghị UBND tỉnh ban hành danh mục làng nghề phân theo mức độ ô nhiễm môi trường để công bố trên phương tiên thông tin đại chúng. - Đề nghị UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo tăng cường công tác BVMT tại các làng nghề. - Mỗi làng nghề phải có ý thức cao trong công tác bảo vệ môi trường tránh gây tác đông xấu tới môi trường.
- 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (1995), Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội. 2. Đề án bảo vệ môi trường chi tiết “ các làng nghề ở tỉnh Hà Giang” 3. Dư Ngọc Thành (2010), “Công nghệ môi trường”, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 4. Dư Ngọc Thành (2014), Bài giảng Quản lý tài nguyên nước, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 5. Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn 6. Nguyễn Ngọc Nông, Đặng Thị Hồng Phương (2006), “Bài giảng Luật và chính sách Môi trường”, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. 7. Nguyễn Thị Lợi (2009), “Bài giảng Khoa học môi trường đại cương”, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 8. Nguyễn Tuấn Anh, Dương Thị Minh Hòa (2011), “Bài Giảng quan trắc và phân tích môi trường”, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 9. QCVN 14:2008/BTNMT, Quy chuẩn quốc gia về nước thải sinh hoạt. 10. Quốc hội nước CHXHCNVN (2014), Luật bảo vệ môi trường 2014, Nhà xuất bản lao động-xã hội, Hà Nội 2014 11. Thực trạng ô nhiễm môi trường nước ta hiện nay nuoc-ta-hien-nay.html 12. Trần Đức Hạ (2002), Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ, Nxb Khoa học Kỹ thuật Hà Nội)
- 1 MÔT SỐ HÌNH ẢNH VỀ LÀNG NGHỀ Ở TỈNH HÀ GIANG