Khóa luận Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tại thôn Phong Châu, xã Phú Châu, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội năm 2019

pdf 71 trang thiennha21 13/04/2022 3590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tại thôn Phong Châu, xã Phú Châu, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_cap_giay_chung_nhan_quyen_su_dung_dat_o_tai_thon_p.pdf

Nội dung text: Khóa luận Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tại thôn Phong Châu, xã Phú Châu, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội năm 2019

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÙNG VĂN ĐƯỜNG Tên đề tài: CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI THÔN PHONG CHÂU, XÃ PHÚ CHÂU HUYỆN BA VÌ , THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2019 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : QLTN và MT Lớp : K47-QLTN và MT Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2015 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÙNG VĂN ĐƯỜNG Tên đề tài: CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI THÔN PHONG CHÂU, XÃ PHÚ CHÂU HUYỆN BA VÌ , THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2019 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : QLTN và MT Lớp : K47-QLTN và MT Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Đàm Xuân Vận Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, thầy cô giáo khoa Quản lý Tài Nguyên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, sau khi hoàn thành khóa học ở trường em đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại xã Phú Châu, Huyện Ba Vì, Thành Phố Hà Nội với đề tài: “cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Phú Châu giai đoạn 2016 - 2019”. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý tài nguyên, các thầy giáo, cô giáo, cán bộ trong khoa đã truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Để hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp này, ngoài sự phấn đấu và nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Quản lý tài nguyên và đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ đạo tận tình của thầy giáo PGS.TS Đàm Xuân Vận Đồng thời em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Tài Nguyên - Môi Trường Biển đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong việc cung cấp thông tin cũng như đóng góp ý kiến có liên quan đến việc nghiên cứu, giúp em hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp của mình. Trong quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp em đã cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu nhưng do thời gian có hạn, kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Em rất mong nhận được những đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để khoá luận của em được hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn! Nùng Văn Đường
  4. ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu, các từ viết tắt Nghĩa đầy đủ BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường GCN Giấy chứng nhận GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất NĐ-CP Nghị định Chính phủ QSDĐ Quyền sử dụng đất STNMT Sở Tài nguyên và Môi trường UBND Uỷ ban nhân dân
  5. iii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Phú Châu 2019 30 Bảng 4.2: Bảng tổng hợp số liệu các hộ gia đình, cá nhân tham gia kê khai cấp GCNQSDĐ tại xã Phú châu năm 2019 37 Bảng 4.3: Tổng hợp số hộ gia đình cá nhân đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ 39 Bảng 4.4: Tổng hợp số hộ gia đình cá nhân không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ 41 Bảng 4.5: Một số ví dụ về trường hợp không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ 42
  6. iv DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 20 Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu diện tích cấp GCNQSDĐ Xã Phú Châu 44
  7. v MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài. 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở pháp lý của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất 4 2.1.1. Đăng kí đất đai. 4 2.1.2. Quyền sử dụng đất 5 2.1.3. Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 6 2.1.4. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 6 2.1.5. Sự cần thiết phải cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 7 2.1.6 Căn cứ pháp lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 8 2.2. Những quy định chung về giấy chứng nhận 10 2.2.1. Khái niệm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 10 2.2.2. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 11 2.2.3. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 11 2.2.4. Những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 13
  8. vi 2.2.5. Các trường hợp không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 16 2.2.6. Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 17 2.2.7. Mẫu GCN 19 2.3. Cơ sở thực tiễn 20 2.3.1. Tình hình cấp giấy chứng nhận của một số nước trên thế giới 20 2.3.2. Tình hình cấp giấy chứng nhận tại Việt Nam 21 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 3.1. Đối tượng, phạm vi thực hiện 24 3.1.1. Đối tượng: 24 3.1.2. Phạm vi thực hiện: 24 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 24 3.3. Nội dung nghiên cứu 24 3.3.1. Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại xã Phú Châu, Huyện Ba Vì, TP.Hà Nội 24 3.3.2. Tình hình sử dụng đất đai của tại xã Phú Châu, Huyện Ba Vì, TP.Hà Nội 24 3.3.3. Thực hiện công tác cấp GCNQSD đất tại xã Phú Châu, Huyện Ba Vì, TP.Hà Nội năm 2019 24 3.3.4. Những thuận lợi, khó khăn và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp GCNQSD đất tại xã Phú Châu 24 3.3.5. Giải pháp cụ thể cho từng trường hợp tồn tại trên địa bàn xã Phú Châu, Huyện Ba Vì, TP.Hà Nội 24 3.4. Phương pháp nghiên cứu. 24 3.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp. 24 3.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp 25 3.4.3. Phương pháp kiểm tra, thống kê 25 3.4.4. Phương pháp phân tích, đánh giá trình bày kết quả. 25 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26 4.1. Khái quát về điều kiên tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phú Châu 26
  9. vii 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 26 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 28 4.3. Thực hiện công tác cấp GCNQSDĐ tại xã Phú châu, huyện Ba Vì, 31 TP.Hà Nội 31 4.3.1. Quy trình cấp GCNQSDĐ trên địa bàn TP. Hà Nội. 31 4.3.2. Kết quả quá trình thực hiện cấp GCNQSDĐ tại Thôn Phong Châu, Xã Phú Châu, Huyện Ba Vì, TP.Hà Nội . 36 4.4. Thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp giúp nâng cao hiệu quả công tác cấp GCNQSDĐ tại xã Phú Châu, Huyện Ba Vì, TP.Hà Nội 43 4.4.1. Thuận lợi 43 4.4.2. Khó khăn 44 4.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp GCNQSDĐ tại xã Phú Châu. 45 4.5.1. Giải pháp chung 45 4.5.2. Giải pháp cụ thể cho từng trường hợp tồn tại trên địa bàn xã Phú Châu 45 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47 5.1.Kết luận 47 5.2.Kiến nghị 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 PHỤ LỤC 01 50 PHỤ LỤC 02 60
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên đặc biệt và vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất cơ bản và quan trọng nhất của tất cả mọi quá trình sản xuất, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Nó tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế-xã hội, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, là yếu tố cấu thành nên lãnh thổ của mỗi quốc gia, là kết quả đấu tranh hàng ngàn năm của toàn dân tộc, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của loài người. Đó là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Mỗi quốc gia, mỗi địa phương có một quỹ đất đai nhất định được giới hạn bởi diện tích, ranh giới, vị trí Việc sử dụng và quản lý quỹ đất đai này được thực hiện theo quy định của nhà nước, tuân thủ luật đất đai và những văn bản pháp lý có liên quan. Luật đất đai năm 2013 ra đời đã xác định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do nhà nước thống nhất quản lý. Để đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý đất đai thì công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải được thực hiện nghiêm túc. Công tác này không chỉ đảm bảo sự thống nhất quản lý mà còn bảo đảm các quyền lợi và nghĩa vụ cho người sử dụng, giúp cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư, sản xuất, xây dựng các công trình Hiện nay vấn đề về đất đai là vấn đề được nhiều người quan tâm, tranh chấp, khiếu nại, lấn chiếm đất đai thường xuyên xảy ra và việc giải quyết vấn đề này cực kỳ nan giải do thiếu giấy tờ pháp lý. Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước như ngày nay đã làm cho thị trường bất động sản trở nên sôi động, trong đó đất đai là hàng hoá chủ yếu của thị trường này. Nhưng thực tế trong thị trường này thị trường ngầm phát triển rất mạnh mẽ. Đó là vấn đề đáng lo ngại nhất hiện nay.
  11. 2 Để đảm bảo cho thị trường này hoạt động công khai, minh bạch thì yêu cầu công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận phải được tiến hành. Có thể thấy rằng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nước ta vẫn còn chậm, thiếu sự đồng đều, ở các vùng khác nhau thì tiến độ cũng khác nhau do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan ở từng địa phương.Song hiện nay công tác cấp GCN QSDĐ trên địa bàn huyện trong thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn trong việc đẩy nhanh tiến độ cấp GCN QSDĐ, lập và quản lý hồ sơ địa chính. Trên cơ sở đó, được sự đồng ý của Khoa Quản Lý Tài Nguyên và Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên dưới sự hướng dẫn thầy giáo PGS.TS Đàm Xuân Vận, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tại thôn Phong Châu, Xã Phú Châu Huyện Ba Vì, Thành Phố Hà Nội”. 1.2. Mục tiêu - Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Phú Châu, Huyện Ba Vì, TP.Hà Nội. - Làm rõ các vấn đề lý luận về Giấy chứng nhận; lý luận về người sử dụng đất là hộ gia đình cá nhân đang sử dụng đất chưa được cấp Giấy chứng nhận; hệ thống hóa, phân tích các quy định về điều kiện cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất. Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra đánh giá tính phù hợp của các quy định, những điểm bất cập và đề xuất giải pháp hoàn thiện có tính khả thi. - Các điều kiện cần thiết để hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận trong trường hợp: có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất; không có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất và không có vi phạm pháp luật đất đai; không có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất và có vi phạm pháp luật đất đai. - Đánh giá thuận lợi, khó khăn trong khi thực hiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Phát huy những mặt thuận lợi trong công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã nhằm hoàn thành công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại địa phương một cách có hiệu quả hơn nữa.
  12. 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài. 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Bổ sung hoàn thiện kiến thức đã được học trong nhà trường cho bản thân. Đồng thời tiếp cận và thấy được những thuận lợi và khó khăn của công tác cấp GCNQSD đất đai trong thực tế. Nắm vững những quy định của Luật Đất đai 2013 và các văn bản dưới Luật về đất đai của Trung ương và địa phương về cấp GCNQSDĐ. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Qua quá trình nghiên cứu cấp GCNQSDĐ sẽ thấy được những việc đã làm được và chưa làm được trong quá trình thực hiện, từ đó rút ra những kinh nghiệm và tìm những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế nhằm thúc đẩy công tác thực hiện cấp GCNQSDĐ nói riêng và công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung được tốt hơn.
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở pháp lý của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất 2.1.1. Đăng kí đất đai. * Khái niệm đăng kí đất đai: Đăng ký đất đai là một thủ tục hành chính xác lập mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước (với tư cách là đại diện chủ sở hữu) và người sử dụng đất được Nhà nước giao quyền sử dụng, nhằm thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ để quản lý thống nhất đối với đất đai theo pháp luật, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những chủ sử dụng đất có đủ điều kiện, để xác lập địa vị pháp lý của họ trong việc sử dụng đất đối với Nhà nước và xã hội. * Khái niệm đăng ký quyền sở hữu nhà ở: Đăng ký quyền sở hữu nhà ở là việc cá nhân, tổ chức sau khi hoàn thành, tạo lập nhà ở hợp pháp thì đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật. * Khái niệm đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất: Thuật ngữ đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thực chất là việc ghi vào hồ sơ địa chính về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với một thửa đất xác định và cấp giấy chứng nhận đối với tài sản gắn liền với thửa đất đó nhằm chính thức xác lập quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. * Vai trò của công tác đăng ký đất đai: Đăng ký đất đai là công cụ của Nhà nước đảm bảo lợi ích Nhà nước, cộng đồng công dân như quản lý nguồn thuế, Nhà nước với vai trò trung gian tiến hành cân bằng lợi ích giữa các chủ thể, bố trí cho mục đích sử dụng tốt nhất.
  14. 5 Nhà nước biết được cách để quản lý chung qua việc dùng công cụ đăng ký đất đai để quản lý. Lợi ích của công dân có thể thấy được như Nhà nước bảo vệ quyền và bảo vệ người công dân khi có các tranh chấp, khuyến khích dầu tư cá nhân, hỗ trợ các giao dịch về đất đai, giảm khả năng tranh chấp đất đai. * Hình thức đăng ký đất đai: Có hai hình thức đăng ký là đăng ký tự nguyện và đăng ký bắt buộc. Theo quy mô và mức độ phức tạp của công việc về đăng ký trong từng thời kỳ đăng ký đất đai được chia thành 2 giai đoạn: - Giai đoạn 1: đăng ký đất ban đầu được tổ chức thực hiện lần đầu trên phạm vi cả nước để thiết lập hồ sơ địa chính ban đầu cho toàn bộ đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tất cả các chủ sử dụng đủ điều kiện. - Giai đoạn 2: đăng ký biến động đất đai thực hiện ở những địa phương đã hoàn thành đăng ký ban đầu cho mọi trường hợp có nhu cầu thay đổi nội dung của hồ sơ địa chính đã thiết lập. 2.1.2. Quyền sử dụng đất Quyền sử dụng đất là toàn bộ các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành trong đó quy định việc bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất sử dụng. Đất đai có thể đem lại sự giàu có, sự phồn thịnh cho chủ sở hữu đất, và việc sở hữu đất đai như thế nào cho hợp lý để đảm bảo cho sự phát triển ổn định hoà bình, công bằng xã hội lại là vấn đề hết sức hóc búa đối với mỗi quốc gia cũng như toàn thể nhân loại. Chế độ quản lý và sử dụng đất đai hiện hành của nước ta là sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước thống nhất quản lý, nhân dân được trực tiếp sử dụng và có quyền của người sử dụng đất. Để quy định, bảo vệ và thực thi chế độ này Nhà nước ta đã đưa ra các văn bản pháp luật, pháp lý quy định cụ thể. Đó là Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 (Điều 19), Hiến pháp 1992 (Điều 17,18, 84), Luật Đất đai năm 1993, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998, năm 2001 quy định về quyền sở hữu đất đai, quyền
  15. 6 sử dụng đất đai, chế độ quản lý đất đai thống nhất của Nhà nước cũng như quy định rõ quyền hạn trách nhiệm, các công tác quản lý đất và quyền hạn trách nhiệm của người sử dụng đất. 2.1.3. Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Nhà ở là tài sản luôn gắn liền với đất đai, hơn thế nữa nhà ở đặc biệt quan trọng, quý giá đối với mỗi con người, mỗi gia đình cũng như toàn xã hội. Nhà ở lại là tài sản có giá trị lớn do con người tạo lập nhằm thoả mãn cho nhu cầu của mình, vì vậy nảy sinh và tồn tại quyền sở hữu về nhà ở. Theo Điều 181 Luật dân sự Việt nam nhà ở là một bất động sản không thể di dời và quyền sở hữu nhà ở cũng như quyền sở hữu các tài sản khác bao gồm quyền chiếm đoạt (quản lý nhà ở), quyền sử dụng (lợi dụng các tính năng của nhà ở để phục vụ mục đích kinh tế - đời sống), và quyền định đoạt (quyết định số phận pháp lý của nhà ở như bán, cho thuê, cho mượn, để thừa kế, phá đi, ). Chủ sở hữu nhà ở là người có đầy đủ các quyền đó. Tuy nhiên quyền sở hữu nhà ở cũng có thể tách rời như đối với đất, nghĩa là chủ sở hữu có thể chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền sử dụng nhà ở và quyền chiếm hữu nhà ở của mình cho người khác trong một khoảng thời gian và không gian xác định, đó là khi chủ sở hữu cho thuê nhà, cho mượn nhà. Việc quy định phân chia quyền hạn giữa chủ sở hữu nhà và người sử dụng nhà không tuân theo một quy tắc cứng nhắc mà tuân theo sự thoả thuận giữa hai bên. 2.1.4. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. * Khái niệm. Theo quy định tại Khoản 16, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013:“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.
  16. 7 * Mục đích của việc cấp Giấy chứng nhận. - Đối với Nhà nước: Giúp thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ, chi tiết đến từng thửa đất trong phạm vi từng xã, phường, thị trấn trong cả nước. Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng, nó vừa là phương thức, vừa là công cụ để Nhà nước nắm chắc tình hình sử dụng đất, làm cơ sở để Nhà nước quản lý chặt việc sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo cho quỹ đất được sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất. Cấp GCN là điều kiện để Nhà nước thực hiện các biện pháp, các hoạt động về quản lý nhằm lập lại trật tự trong sử dụng đất hiện nay. - Đối với người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất: Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản được Nhà nước bảo vệ quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp đối với các thửa đất, tài sản đã được đăng ký, cấp GCN. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản yên tâm chủ động khai thác tốt mọi tiềm năng của khu đất được giao, hiểu và chấp hành tốt pháp luật về đất đai. - Việc cấp GCN là công việc hết sức quan trọng, nó phải được tiến hành lần lượt từng bước vững chắc, phải chủ động tạo điều kiện để mọi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đều được cấp GCN. 2.1.5. Sự cần thiết phải cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Điều 95 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Đăng ký đất đai là một yêu cầu bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu” trong các trường hợp như: thửa đất được giao, cho thuê để sử dụng; thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký; thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký; nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa đăng ký; thay đổi mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc thay đổi những nội dung quyền sử dụng đã đăng ký. Chúng ta phải thực hiện việc đăng ký và
  17. 8 cấp GCN bởi vì: - GCN là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai. Bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai thực chất là bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, đồng thời giám sát họ thực hiện các nghĩa vụ khi sử dụng đất đúng theo pháp luật nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các lợi ích trong việc sử dụng đất. Thông qua việc đăng ký và cấp GCN, cho phép xác lập một sự ràng buộc về trách nhiệm pháp lý giữa cơ quan Nhà nước và những người sử dụng đất đai trong việc chấp hành luật đất đai. Đồng thời, việc đăng ký và cấp GCN sẽ cung cấp thông tin đây đủ nhất và làm cơ sở pháp lý để Nhà nước xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được Nhà nước bảo vệ khi xảy ra tranh chấp, xâm phạm đất đai. - GCN là điền kiện bảo đảm Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất trong phạm vi lãnh thổ. Đảm bảo cho đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất. 2.1.6 Căn cứ pháp lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Công tác cấp GCN là một công tác không thể thiếu trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Do đó việc ban hành các văn bản pháp lý phục vụ công tác cấp GCN là điều cần thiết: * Thời kỳ từ luật đất đai 2003 đến trước khi luật đất đai 2013 ra đời: Luật đất đai 2003 thông qua ngày 26/11/2003 tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XI, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004. Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 29/02/2004 của Thủ tướng chính phủ về việc các địa phương phải hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong năm 2005. Quyết định 24/2004/BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ tài nguyên môi trường ban hành quy định về GCN. Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật đất đai 2003.
  18. 9 Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất, trong đó có quy định cụ thể hóa Luật đất đai về việc thu tiền sử dụng đất khi cấp GCN. Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Thủ tướng chính phủ về việc hướng dẫn, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. Thông tư 95/2005/TT-BTC ngày 26/10/2005 của Bộ tài chính hướng dẫn các quy định của pháp luật về lệ phí trước bạ. Thông tư 09/2006/TT-BTNMT ngày 25/09/2006 hướng dẫn việc chuyển hợp đồng thuê đất và cấp GCN khi chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần hóa; trong đó hướng dẫn cấp GCN cho công ty đã cổ phần hóa. Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 hướng dẫn về việc thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ tài nguyên môi trường về hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp GCN, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. Nghị định số 69/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ tài nguyên môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. * Từ khi luật đất đai 2013 ra đời đến nay: - Luật Đất đai năm 2013 ngày 29/11/2013 có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2014 của Quốc hội ban hành.
  19. 10 - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. - Nghị định số 44/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất. - Nghị định số 45/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất. - Nghị định số 46/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất. thuê mặt nước. - Nghị định số 47/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. - Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về Giấy chứng nhận, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về Hồ sơ địa chính. - Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về Bản đồ địa chính. - Thông tư 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 Quy định về Thống kê, kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. 2.2. Những quy định chung về giấy chứng nhận 2.2.1. Khái niệm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Theo quy định tại khoản 16, điều 3, Luật đất đai 2013: " Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”. Quá trình tổ chức việc cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng đất là quá trính xác lập căn cứ pháp lý đầy đủ nhất để giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến quan hệ đất đai (giữa Nhà nước là chủ sở hữu với người sử dụng đất và giữa những người sử dụng đất với nhau) theo đúng pháp luật hiện hành.
  20. 11 Cấp giấy chứng nhận nhằm xác lập mối quan hệ giữa người sử dụng đất với quyền sở hữu Nhà nước về đất đai; giúp nhà nước quản lý đất đai chặt chẽ hơn, biết được chính xác thửa đất, diện tích, họ tên, địa chỉ chủ sử dụng đất, loại đất, mục đích sử dụng đất. GCN cấp theo một mẫu thống nhất trong cả nước đối với mọi loại đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành. 2.2.2. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện theo quy định tại Điều 105 của Luật đất đai 2013 và Điều 37 của Nghị định thi hành Luật đất đai 2013. Theo điều 105 Luật đất đai 2013, quy định như sau: - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao. - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. 2.2.3. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Nguyên tắc cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được quy định tại Điều 98 Luật đất đai 2013 như sau: - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất
  21. 12 đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó. - Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện. - Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. - Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được miễn, được ghi nợ nghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp. - Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người. - Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp
  22. 13 chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đôi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu. 2.2.4. Những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 2.2.4.1. Chứng nhận quyền sử dụng đất Điều 99 Luật đất đai năm 2013 quy định về trường hợp người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận như sau: 1. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây: a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này; b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành; c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ; d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành; đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất; e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất; h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước;
  23. 14 i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có; k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất. 2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. 2.2.4.2. Chứng nhận quyền sở hữu nhà ở 2.2.4.3. Chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở Căn cứ Điều 32 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai về việc chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở như sau: 1. Hộ gia đình, cá nhân trong nước, cộng đồng dân cư phải có một trong các loại giấy tờ sau: a) Giấy phép xây dựng công trình đối với trường hợp phải xin phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng; Trường hợp công trình đã xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp thì phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy phép không ảnh hưởng đến an toàn công trình và này phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; b) Giấy tờ về sở hữu công trình xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ, trừ trường hợp Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng; c) Giấy tờ mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế công trình xây dựng theo quy định của pháp luật đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định; d) Giấy tờ của Tòa án nhân dân hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu công trình xây dựng đã có hiệu lực pháp luật; đ) Trường hợp người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng có một trong những giấy tờ quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản này
  24. 15 mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác thì phải có một trong các giấy tờ mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế công trình xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 có chữ ký của các bên có liên quan và được Ủy ban nhân dân từ cấp xã trở lên xác nhận; trường hợp mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế công trình xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà không có giấy tờ về việc đã mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế có chữ ký của các bên có liên quan thì phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất về thời điểm mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế công trình xây dựng đó. e) Trường hợp cá nhân trong nước không có một trong những giấy tờ quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản này thì phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận công trình đã hoàn thành xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và công trình được xây dựng trước khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc phải phù hợp quy hoạch đối với trường hợp xây dựng sau khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng. 2. Tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy tờ theo quy định sau: a) Trường hợp tạo lập công trình xây dựng thông qua đầu tư xây dựng mới theo quy định của pháp luật thì phải có quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư dự án hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép xây dựng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp và giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc hợp đồng thuê đất với người sử dụng đất có mục đích sử dụng đất phù hợp với mục đích xây dựng công trình; b) Trường hợp tạo lập công trình xây dựng bằng một trong các hình thức mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật thì phải có văn bản về giao dịch đó theo quy định của pháp luật; c) Trường hợp không có một trong những giấy tờ quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này thì phải được cơ quan quản lý về xây dựng cấp tỉnh xác nhận
  25. 16 công trình xây dựng tồn tại trước khi có quy hoạch xây dựng mà nay vẫn phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; d) Trường hợp công trình đã xây dựng không phù hợp với giấy tờ quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này thì phần diện tích công trình không phù hợp với giấy tờ phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng kiểm tra, xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy tờ không ảnh hưởng đến an toàn công trình và phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. 3. Trường hợp chủ sở hữu công trình xây dựng không đồng thời là người sử dụng đất thì ngoài giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu công trình theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, phải có văn bản chấp thuận của người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng công trình đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật và bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. 2.2.5. Các trường hợp không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Căn cứ theo điều 19, nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của chính phủ, các trường hợp không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm: - Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai 2013. - Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn. - Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. - Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.
  26. 17 - Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh. 2.2.6. Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trình tự thủ tục cấp GCN được quy định rõ tại Điều 70 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai như sau: 1. Người sử dụng đất nộp 1 bộ hồ sơ theo quy định để làm thủ tục đăng ký. 2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện các công việc như sau: a) Trường hợp đăng ký đất đai thì xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dụng kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và Điều 18 của Nghị định này thì xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch. b) Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện các công việc tại Điểm a Khoản này, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có); c) Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân
  27. 18 cấp xã và khu dân cư nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong thời hạn 15 ngày; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai. 3. Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc như sau: a) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai thì gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả theo quy định tại Khoản 2 Điều 70-NĐ 43/2014/NĐ-CP này; b) Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có); c) Kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất đối với tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư mà sơ đồ đó chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ; d) Kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký; đ) Trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý Nhà nước đối với loại tài sản đó. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, cơ quan quản lý Nhà nước đối với tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng đăng ký đất đai; e) Cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có); g) Trường hợp người sử dụng đất đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì gửi số liệu địa
  28. 19 chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính, trừ trường hợp không thuộc đối tượng phải nộp nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật; 4. Cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc sau: a) Kiểm tra hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Trường hợp thuê đất thì trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ký quyết định cho thuê đất; ký hợp đồng thuê đất và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. b) Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Văn phòng đăng ký đất đai. 5. Trường hợp người sử dụng đất đã đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật mà nay có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận; Văn phòng đăng ký đất đai, cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc quy định tại Điểm g Khoản 3 và Khoản 4 Điều 70-NĐ 43/2014/NĐ- CP. 2.2.7. Mẫu GCN Theo điều 3, thông tư 23/2014/TT - BTNMT quy định giấy chứng nhận là một tờ có bốn trang, mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm, có nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen, gồm các nội dung sau đây: - Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" in màu đỏ; mục "I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" và số phát hành Giấy chứng nhận gồm 2 chữ cái tiếng Việt và 6 chữ số, bắt đầu từ BA 012345, được in màu đen; dấu nổi của Bộ TNMT;
  29. 20 - Trang 2 in chữ màu đen gồm mục "II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất", trong đó, có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận; - Trang 3 in chữ màu đen gồm mục "III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" và mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận"; - Trang 4 in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận"; những vấn đề cần lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch; đất theo một mẫu thống nhất trong cả nước đối với tất cả các loại, cấp theo từng thửa đất và do Bộ TNMT phát hành và trên giấy chứng nhận có gắn liền quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Hình 2.1. Mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 2.3. Cơ sở thực tiễn 2.3.1. Tình hình cấp giấy chứng nhận của một số nước trên thế giới
  30. 21 Trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, quan hệ sở hữu đất đai và hình thức sở hữu đất đai tuỳ thuộc vào bản chất Nhà nước và lợi ích của giai cấp thống trị, nên quan hệ sở hữu đất đai và các biện pháp để quản lý đất đai của mỗi quốc gia là khác nhau. - Tại Mỹ: Mỹ là một quốc gia phát triển, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Đến nay, họ đã hoàn thành việc GCN. Nước Mỹ đã xây dựng một hệ thống thông tin về đất đai và đưa vào lưu trữ trong máy tính, qua đó có khả năng cập nhật các thông tin và biến động đất đai một cách nhanh chóng và đầy đủ đến từng thửa đất. Công tác cấp GCN tại Mỹ sớm hoàn thiện, đó cũng là một trong các điều kiện để thị trường bất động sản tại Mỹ phát triển ổn định. - Tại Thái Lan: Thái Lan đã tiến hành cấp GCN và GCN ở Thái Lan được chia thành 3 loại: Đối với các chủ sử dụng đất hợp pháp và mảnh đất không có tranh chấp thì được cấp bìa đỏ. Đối với các chủ sử dụng đất sở hữu mảnh đất có nguồn gốc chưa rõ ràng, cần xác minh lại thì được cấp bìa xanh. Đối với các chủ sử dụng mảnh đất không có giấy tờ gì thì được cấp GCN là bìa vàng. Tuy nhiên sau đó, họ sẽ xem tất cả các trường hợp sổ xanh, nếu xác minh mảnh đất được rõ ràng thì họ chuyển sang cấp bìa đỏ cho trường hợp đó. Và trường hợp sổ bìa vàng thì Nhà nước sẽ xem xét đưa ra các quyết định xử lý cho phù hợp và nếu hợp pháp sẽ chuyển sang cấp bìa đỏ. 2.3.2. Tình hình cấp giấy chứng nhận tại Việt Nam Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận là hết sức quan trọng. Nó chỉ thực hiện đạt kết quả khi tiến hành trong những điều kiện nhất định. Khi người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận sẽ tạo điều kiện cho Nhà nước nắm chắc và quản lý chặt quỹ đất trong cả nước.
  31. 22 Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để công khai công tác quản lý nhà nước về đất đai. Các văn bản luật luôn thay đổi để phù hợp với tình hình của đất nước. Cùng với những quy định của Luật đất đai 2013 các văn bản luật chi tiết hướng dẫn luật đất đai có những bước cải cách quan trọng để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận. Đồng thời việc cấp gíấy chứng nhận là một trong nhiệm vụ mà các địa phương sẽ nỗ lực thực hiện và hoàn thành. Xã hội càng phát triển thì vai trò của đất đai càng to lớn, đất đai càng phát huy giá trị của nó. Nó thực sự là động lực cho phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, việc quản lý và sử dụng tốt đất đai là nhiệm vụ không chỉ của riêng ai mà là của tất cả chúng ta. Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Quản lý đất đai về tiến độ cấp giấy chứng nhận thì công tác đăng ký đất đai, cấp GCN đất trong phạm vi cả nước đã đạt kết quả như sau: Cả nước đã cấp được 42,3 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,9 triệu ha, đạt 94,8% diện tích các loại đất đang sử dụng phải cấp giấy chứng nhận (diện tích cần cấp); trong đó 5 loại đất chính (đất ở đô thị, đất ở nông thôn, đất chuyên dùng, đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp) của cả nước đã cấp được 40,7 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,3 triệu ha, đạt 94,6% diện tích sử dụng cần cấp và đạt 96,7% tổng số trường hợp sử dụng đất để đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận. Tiếp tục xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai phục vụ đa mục tiêu, trong đó đã xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại 447/7.907 xã, phường, thị trấn; hoàn thành và tích hợp vào cơ sở dữ liệu đất đai cấp huyện 231 xã, phường, thị trấn, đạt 51,7%; một số tỉnh, huyện đã cơ bản hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng, phát huy hiệu quả tích cực cho quản lý đất đai, điển hình là tỉnh Đồng Nai (toàn tỉnh), Vĩnh Long (70 xã), Long An (38 xã), An Giang (32 xã), Thừa Thiên Huế (27 xã). Một số địa phương đã hoàn thành cơ bản việc cấp GCN lần đầu nhưng xét riêng từng loại đất vẫn còn một số loại đạt thấp dưới 85% như: Đất chuyên dùng còn
  32. 23 29 địa phương; đất ở đô thị còn 15 địa phương; đất sản xuất nông nghiệp còn 11 địa phương; các loại đất ở nông thôn và đất lâm nghiệp còn 12 địa phương; một số địa phương có loại đất chính đạt kết quả cấp GCN lần đầu thấp dưới 70% gồm: Lạng Sơn, Bình Định, Kon Tum, TP.Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Ninh Thuận và Hải Dương.
  33. 24 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, phạm vi thực hiện 3.1.1. Đối tượng: GCN quyền sử dụng đất, các văn bản liên quan quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn xã Phú Châu, Huyện Ba Vì, TP.Hà Nội. 3.1.2. Phạm vi thực hiện: Địa bàn xã Phú châu, Huyện Ba Vì, TP.Hà Nội. cụ thể tại Thôn Phong Châu. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm thực tập: Công ty cổ phần Tài Nguyên - Môi Trường Biển. - Địa điểm nghiên cứu: Thôn phong Châu, xã Phú Châu, Huyện Ba Vì, TP.Hà Nội - Thời gian: Từ 08/01/2019 đến 17/05/2019. 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại xã Phú Châu, Huyện Ba Vì, TP.Hà Nội 3.3.2. Tình hình sử dụng đất đai của tại xã Phú Châu, Huyện Ba Vì, TP.Hà Nội 3.3.3. Thực hiện công tác cấp GCNQSD đất tại xã Phú Châu, Huyện Ba Vì, TP.Hà Nội năm 2019 3.3.4. Những thuận lợi, khó khăn và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp GCNQSD đất tại xã Phú Châu 3.3.5. Giải pháp cụ thể cho từng trường hợp tồn tại trên địa bàn xã Phú Châu, Huyện Ba Vì, TP.Hà Nội 3.4. Phương pháp nghiên cứu. 3.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp. Thu thập các tư liệu, số liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho việc thực hiện cấp GCNQSĐ đai, công tác điều tra được thực hiện: Tiến hành thu thập các tư liệu, số liệu, thông tin cần thiết : - Điều tra tổng hợp tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
  34. 25 - Điều tra tổng hợp tài liệu tình hình sử dụng đất đai của tại xã Phú Châu 3.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp - Thu thập nguồn gốc sử dụng đất của các hộ gia đình đăng ký, kê khai cấp GCNQSDĐ. 3.4.3. Phương pháp kiểm tra, thống kê Dựa trên cơ sở số liệu điều tra, thu thập được tiến hành so sánh các số liệu theo các mốc thời gian và giữa các khu vực để đưa ra những nhận xét và tiến hành so sánh với kế hoạch đã đề ra xem thực hiện đạt bao nhiêu %, đạt hay không đạt. 3.4.4. Phương pháp phân tích, đánh giá trình bày kết quả. - Trên cơ sở tài liệu, số liệu thu thập sẽ tiến hành phân tích, tổng hợp và đánh giá để đưa ra những kết luận, đánh giá về quá trình thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận tại xã Phú Châu, Huyện Ba Vì, TP.Hà Nội. - Phân tích và xử lý số liệu GCNQSDĐ bằng phần mêm Excel, Word
  35. 26 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái quát về điều kiên tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phú Châu 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý -Phú Châu là xã thuộc vùng đồng bằng trung du của Huyện Ba Vì, nằm ở phía Đông Bắc Bộ của Huyện, cách trung tâm Huyện 4 km, được nằm dọc theo đê Đại Hà với diện tích trên 3 km. Với: Phía Bắc giáp xã Phú Phương Phía Nam giáp thị trấn Tây Đằng Phía Đông giáp sông Hồng Phía Tây giáp xã Đồng Thái. -Là một xã nằm dọc theo bờ đê sông Hồng tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là : 987,66 ha. 4.1.1.2. Khí hậu thời tiết Phú Châu chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nên khí hậu hình thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. - Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với nhiệt độ trung bình khoảng 23 độ C. Tổng lượng mưa trong mùa mưa là 1832,2 mm (chiếm 90,9% tổng lượng mưa cả năm). - Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 với nhiệt độ xấp xỉ khoảng 20C. Lượng mưa cáctháng biến động từ 15,0 đến 64,4 mm. 4.1.1.3. Địa hình và thổ nhưỡng - Địa hình: Phú Châu là một xã có địa bàn đa dạng,tương đối bằng phẳng chạy dọc theo chiều dài của Sông Hồng. - Thổ nhưỡng: Nhìn chung đất đai phù hợp với nhiều loại cây ngắn ngày và dài ngày (lúa, ngô, khoai, sắn, nhãn, xoài, chè .)
  36. 27 Tài nguyên thiên nhiên: Là một xã có cấu trúc địa hình là đồng bằng cộng với khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao, mưa nhiều nên thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp. 4.1.1.4. Thủy Văn Về phục vụ sản xuất thì mùa mưa gặp nhiều khó khăn do tình trạng ngập úng xảy ra gây khó khăn trong nông nghiệp. 4.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên * Tài nguyên đất: - Dư lượng phù sa lớn, ít chua, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình, độ phì cao (mùn, đạm,lân tỷ lệ khá) thích hợp cho việc trồng rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày. - Đất bạc màu: Đất chua, nghèo dinh dưỡng, thường trồng màu. - Đất feralit đỏ vàng trên nền phiến thạch sét: Thường ở độ cao 120m, độ dốc lớn, tầng đất dầy, thành phần cơ giới thịt nặng, dinh dưỡng khá, dùng trồng rừng và cây công nghiệp. -Đất phù sa có thành phần tự nhiên là đất sét và keo đất, thích hợp cho việc trồng cây hoa màu * Tài nguyên nước: - Nguồn nước mặt: Phú Châu có mạng lưới sông, suối, khe rạch tương dồi dày đặc. Ngoài ra, toàn xã còn có rất nhiều mạch nước ngầm, các loại với trữ lượng nước khá lớn, phục vụ trực tiếp cho các nhu cầu sản xuất tại chỗ. * Tài nguyên rừng: Xã Phú Châu có 100,43 ha đất lâm nghiệp. Do vậy cần có những biện pháp bảo vệ và chăm sóc nguồn tài nguyên rừng hiện có, khai thác hiệu quả, hợp lý, đảm bảo môi trường bền vững. * Tài nguyên khoáng sản: Xã Phú Châu không có tài nguyên khoáng sản. 4.1.1.6. Đánh giá thuận lợi và khó khăn từ điều kiện tự nhiên của xã
  37. 28 - Thuận lợi: Phú Châu có thuận lợi về điều kiện tự nhiên giúp người dân có thể phát triển về kinh tế Nông – Lâm nghiệp, từng bước phát triển dịch vụ và nghành nghề để nâng cao đời sống Kinh tế - Xã hội góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, làm thay đổi bộ mặt nông thôn. - Khó khăn: Là một xã nằm dọc theo bờ đê sông Hồng nên hàng năm mỗi khi mùa mưa bão thường bị nước lên làm khoảng 540 hộ dân nằm khu vực ngoài bãi bị ngập nước, làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cũng như trồng trọt. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp chỉ đảm bảo được vấn đề an ninh lương thực trong xã, làm giảm khả năng thúc đẩy phát triển kinh tế của xã. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Dân số, lao động Lao động : là yếu tố tất yếu và không thể thiếu trong phát triển sản xuất để mạng lại hiệu quả cao trong phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Bảo đảm nguồn lực lao động của xã không bị dư thừa chính là chúng ta đã tận dụng được một lợi thế có sẵn của xã Phú Châu trong phát triển kinh tế hiện nay. Toàn xã có: 2.524 hộ; 10.746 nhân khẩu khẩu, có 06 thôn, gồm các thôn: Phú Xuyên 1, Phú Xuyên 2, Phú Xuyên 3, Phú Xuyên 4, Phong Châu, Liễu Châu. - Xã Phú Châu có diện tích 9,91 km², dân số năm 1999 là 9146 người, mật độ dân số đạt 923 người/km². - Tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 80%, dịch vụ chiếm 20%. - Bình quân từ 4 – 5 nhân khẩu/hộ. Lực lượng lao động của xã hằng năm vẫn đang được bổ sung thêm có nghĩa là gánh nặng trong giải quyết việc làm cho người lao động xã tăng lên. 4.1.2.2. Cơ sở hạ tầng * Cơ sở hạ tầng. Hệ thống các công trình nền tảng cung cấp những yếu tố cần thiết cho sự phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống. việc quan tâm xây
  38. 29 dựng cơ sở hạ tầng nhằm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, xóa đói giảm nghèo và làm giảm dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. - Về xây dựng cơ bản: Các công trình xây dựng cơ bản như trường học, trạm xá, các công trình phụ đã được xây dựng đang dần đáp ứng được yêu cầu của người dân. - Trường học bao gồm trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở đã được xây dựng khang trang, nhưng về cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu. - Trạm y tế xã đã đạt tiêu chuẩn quốc gia về nông thôn mới. * Hệ thống giao thông. Nhìn chung hệ thống giao thông đã dần được cải thiện đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân trong vùng , với nhiều tuyến đường bê tông đã được xây dựng tuy nhiên vẫn còn những tuyến đường xuống cấp gây khó khăn cho phương tiện đi lại cần phải khắc phục. * Hệ thống thông tin liên lạc. Do xã hội ngày càng phát triển nên hệ thống thông tin liên lạc là một phần không thể thiếu được của bà con nhân dân trong xã. Nhờ hệ thống thông tin thông suốt từ xã đến thôn đã thực hiện công tác tuyên truyền những đường lối chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước và những quy định của địa phương đến tận người dân. Từ đó, góp phần nâng cao dân trí và phục vụ kịp thời cho các sự kiện chính trị, các ngày lễ lớn, cuộc vận động học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tổ chức kiểm tra, xét công nhận gia đình văn hóa. 4.1.2.3. Văn hóa, giáo dục, y tế * Văn hóa. Nhà văn hóa Thôn có 3/3 có nhà văn hóa được xây dựng đảm bảo cho người dân tham gia vào các buổi họp, tuyên truyền trong thôn.
  39. 30 * Giáo dục. Trường học bao gồm trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở đã được xây dựng khang trang, nhưng về cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu, tỷ lệ học sinh đến lớp ở các cấp học đều đảm bảo đạt kết quả đề ra. *Y tế. Toàn xã có 1 trạm y tế với đội ngũ cán bộ y tế, cộng tác viên được tăng cường, đến nay trạm được xây dựng kiên cố, khang trang. 4.2. Tình hình sử dụng đất đai tại xã Phú Châu Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Phú Châu năm 2019 Diện Cơ STT Loại Đất Mã Tích (ha) Cấu(%) Tổng diện tích đất tự nhiên 987,66 ha 100 1 Đất Nông Nghiệp NNP 424,30 ha 42,96 1.1 Đất trồng cây hằng năm CHN 27,40 2,77 1.2 Đất trồng lúa LUA 226,04 22,88 1.3 Đất trồng cây hàng năm khác CHN 20,67 2,09 1.4 Đất trồng cây lâu năm CLN 12,08 1,22 1.6 Đất lâm nghiệp LNP 100,43 10,16 1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 37,98 3,84 2 Đất phi nông nghiệp PNN 563,36 57,04 2.1 Đất ở nông thôn ONT 365,01 36,96 2.2 Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp CTS 30,80 3,12 2.3 Đất Quốc phòng CQP 50,75 5,14 2.4 Đất phi nông nghiệp khác PNK 116,80 11,82 (Nguồn: UBND xã Phú Châu) Qua bảng 4.1 cho thấy: * Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Đất nông nghiệp của xã Phú Châu 424,30 ha, chiếm 42,96% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó bao gồm các loại đất sau:
  40. 31 - Đất trồng cây hằng năm có diện tích là 27,40 ha, chiếm 2,77%. - Đất trồng lúa có diện tích là 226,04 ha, chiếm 22,88% - Đất trồng cây hàng năm khác có diện tích là 20,67 ha, chiếm 2,09% - Đất trồng cây lâu năm có diện tích là 12,08 ha, chiếm 1,22% - Đất lâm nghiệp có diện tích là 100,43 ha, chiếm 10,16% - Đất nuôi trồng thủy sản có diện tích là 37,98 ha, chiếm 3,84% * Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp Đất phi nông nghiệp có tổng diện tích là 563,36 ha, chiếm 57,04% diện tích đất tự nhiên. Trong đó bao gồm các loại đất sau: - Đất ở nông thôn có diện tích là 365,01 ha, chiếm 36,96% - Diện tích đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp là 30,80 ha, chiếm 3,12 % - Diện tích đất quốc phòng là 50,75 ha, chiếm 5,14 % - Đất phi nông nghiệp khác 116,80 ha, chiếm 11,82 %. 4.3. Thực hiện công tác cấp GCNQSDĐ tại xã Phú châu, huyện Ba Vì, TP.Hà Nội 4.3.1. Quy trình cấp GCNQSDĐ trên địa bàn TP. Hà Nội. Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ họp xét Trưởng Ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cấp xã căn cứ vào tình hình thực tế và tiến độ triển khai tại cơ sở: Xây dựng lịch họp, xét cho từng thôn, xóm, tổ dân phố; chỉ đạo cán bộ địa chính xã và thành viên Ban chỉ đạo xã chủ trì phối hợp với thành viên Ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cấp huyện, cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường (hoặc cán bộ Văn phòng Đăng ký QSDĐ) được phân công phụ trách địa bàn và Tổ cấp giấy chứng nhận của thôn, bản, tổ dân phố chuẩn bị hồ sơ phục vụ cho việc họp, xét cấp giấy chứng nhận. Công việc cụ thể gồm: - Kiểm tra về tính đầy đủ của các tài liệu và nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký đất đai của từng chủ sử dụng đất. Trường hợp hồ sơ kê khai còn thiếu tài liệu hoặc kê khai thiếu nội dung phục vụ cho việc họp xét thì Tổ cấp giấy chứng nhận tại thôn, bản, tổ dân phố có trách nhiệm bổ sung hoàn chỉnh theo
  41. 32 đúng Hướng dẫn số 766/HD-STNMT ngày 13/04/2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường. - Căn cứ các quy định của pháp luật về cấp giấy chứng nhận, nội dung kê khai của các hộ (ghi tại mục 3.2 của Tờ kê khai, đăng ký đất đai) và kết quả kiểm tra tại bước 4 Hướng dẫn số 766/HD-STNMT ngày 13/04/2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường: Tiến hành xem xét cụ thể đối với từng thửa đất chưa được cấp Giấy chứng nhận lần đầu, dự kiến các trường hợp đủ điều kiện, chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nghĩa vụ tài chính (nếu có); lập các biểu số liệu và biên bản phục vụ việc họp xét của Ban chỉ đạo cấp xã theo mẫu kèm theo văn bản này, cụ thể: + Biểu tổng hợp thông tin kê khai và dự kiến xét cấp cấp giấy chứng nhận Ban chỉ đạo cấp xã phục vụ cho Ban chỉ đạo hợp xét; + Dự kiến Danh sách các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận; + Dự kiến Danh sách các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận; + Dự thảo biên bản họp xét cấp giấy chứng nhân của ban chỉ đạo cấp xã. Cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường (hoặc cán bộ Văn phòng Đăng ký QSDĐ) phụ trách địa bàn có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và nội dung dự kiến họp xét nêu trên; ghi phiếu ý kiến kiểm tra hồ sơ dự kiến xét, cấp giấy chứng nhận theo mẫu ban hành kèm theo văn bản này. Bước 2: Họp Ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cấp xã - Thành phần tham gia họp, xét: + Trưởng ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cấp xã - Chủ trì cuộc họp; + Thư ký cuộc họp: Một trong các thành viên Ban chỉ đạo do Trưởng Ban cử để ghi chép nội dung và lập Biên bản họp xét của Ban chỉ đạo theo mẫu Biên bản kèm theo Hướng dẫn số 766/HD-STNMT ngày 13/04/2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường. + Các thành viên Ban chỉ cấp giấy chứng nhận cấp xã; + Tổ cấp giấy chứng nhận của thôn, xóm, tổ dân phố;
  42. 33 + Thành viên Ban chỉ đạo cấp giấy của huyện, thành phố và cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường (hoặc cán bộ Văn phòng Đăng ký QSDĐ) được phân công phụ trách địa bàn. + Tùy theo từng điều kiện cụ thể, Ban chỉ đạo cấp xã có thể mời đại diện nhân dân trong cùng thôn, bản, tổ dân phố là người am hiểu về đất đai và nắm được các quy định của pháp luật về đất đai để cùng tham gia họp xét. - Nội dung họp xét: + Cán bộ địa chính xã trình bày Dự thảo kết quả xét, cấp giấy chứng nhận đối với từng thửa đất theo đề nghị của từng hộ gia đình, cá nhân; thông qua danh sách các trường hợp đủ điều kiện và danh sách các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận. + Cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường (hoặc cán bộ Văn phòng Đăng ký QSDĐ) huyện, thành phố đọc phiếu ý kiến kiểm tra của cán bộ được phân công phụ trách địa bàn. + Trưởng Ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cấp xã chủ trì thảo luận, tập trung làm rõ đối với các trường hợp: Thửa đất còn có ý kiến chưa thống nhất về tên chủ sử dụng, diện tích, loại đất, nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai, sự phù hợp với quy hoạch của những người tham gia họp xét; thửa đất có nguồn gốc phức tạp cần phải có ý kiến thống nhất. Trường hợp đặc biệt, thửa đất có nguồn gốc và thời điểm sử dụng phức tạp mà chưa thống nhất được tại cuộc họp thì thư ký cuộc họp lập thành danh sách để lấy ý kiến khu dân cư . Ý kiến kết luận theo phiếu lấy ý kiến khu dân cư là căn cứ để xét, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. + Ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cấp xã biểu quyết thông qua về danh sách các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận, danh sách các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận bằng hình thức biểu quyết giơ tay. Kết luận rõ nội dung cần hoàn thiện bổ sung và thời gian hoàn thành đối với hồ sơ còn tồn tại.
  43. 34 - Hoàn thiện hồ sơ sau họp xét: + Căn cứ kết quả xét, cấp của Ban chỉ đạo cấp xã, Thư ký cuộc họp hoàn thiện Biên bản họp xét của Ban chỉ đạo; lập danh sách các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận, danh sách các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận kèm theo Biên bản để chuẩn bị công khai. Cán bộ địa chính xã lập danh sách công khai các trường hợp đủ điều kiện và chưa đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận theo Hướng dẫn số 766/HD-STNMT ngày 13/04/2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường. Tổ cấp Giấy chứng nhận tại thôn, bản, tổ dân phố hoàn thiện hồ sơ kê khai của hộ gia đình, cá nhân (nếu có) theo kết luận tại Biên bản cuộc họp. + Hồ sơ sau họp xét, gồm: Hồ sơ kê khai, đăng ký của hộ gia đình, cá nhân; Biểu tổng hợp thông tin và kết quả xét, cấp giấy chứng nhận của Ban chỉ đạo cấp xã; Danh sách các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận; Danh sách các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận; Biên bản họp xét cấp giấy chứng nhân của ban chỉ đạo cấp xã; Phiếu ý kiến thẩm định của cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường phụ trách địa bàn được lưu vào hồ sơ họp xét do cán bộ địa chính xã lưu giữ và bảo quản để thực hiện các nội dung tiếp theo. Bước 3: Công khai hồ sơ và giải quyết vướng mắc - Sau thời gian không quá 03 ngày kể từ ngày họp xét của Ban chỉ đạo, cán bộ địa chính xã có trách nhiệm niêm yết công khai kết quả tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường thị trấn; Tổ trưởng Tổ cấp giấy chứng nhận niêm yết công khai tại nhà văn hóa thôn, bản, tổ dân phố (hoặc địa điểm Tổ cấp giấy chứng nhận làm việc) và có trách nhiệm tiếp thu, giải đáp ý kiến của nhân dân trong quá trình công khai. Trường hợp có vướng mắc không giải đáp được thì ghi nhận ý kiến của nhân dân, gửi ban chỉ đạo cấp xã xem xét, giải quyết. - Tài liệu công khai gồm: Danh sách các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận và Danh sách các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận theo mẫu ban hành kèm theo Hướng dẫn số 766/HD-STNMT ngày 13/04/2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường.
  44. 35 - Thời gian công khai kết quả họp xét cấp giấy chứng nhận và giải quyết vướng mắc là 15 ngày kể từ ngày niêm yết công khai. - Kết thúc thời gian công khai phải được lập thành biên bản theo mẫu ban hành kèm theo Hướng dẫn số 766/HD-STNMT ngày 13/04/2016 của Sở Tài Nguyên và Môi Trường. Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ, lập Tờ trình - Căn cứ kết quả công khai Ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cấp xã có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ và lập Tờ trình Ủy ban nhân dân huyện, thành phố cấp giấy chứng nhận. - Hồ sơ kèm theo tờ trình gồm: + Biểu tổng hợp thông tin và kết quả xét, cấp giấy chứng nhận của Ban chỉ đạo cấp xã . + Danh sách các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận. + Danh sách các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận. + Biên bản họp xét cấp giấy chứng nhân của ban chỉ đạo cấp xã. + Biên bản kết thúc việc công khai hồ sơ. + Phiếu ý kiến thẩm định của cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường. + Túi hồ sơ kê khai đất đai của hộ gia đình, cá nhân + Tài liệu dạng số nếu thực hiện trên máy tính. Bước 5: Tiếp nhận hồ sơ và viết giấy chứng nhận - Văn phòng đăng ký thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thành phố có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra về số lượng hồ sơ do Ủy ban nhân dân xã nộp về. Việc tiếp nhận hồ sơ phải được lập sổ ghi rõ người nhận, người nộp, thời gian nộp, số lượng, loại hồ sơ nộp và ghi phiếu tiếp nhận cho người đến nộp hồ sơ. - Việc viết giấy chứng nhận thực hiện theo quy định tại Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Hướng dẫn số 766/HD-STNMT ngày 13/04/2016 của Sở Tài nguyên và Môi
  45. 36 trường. Đối với những nơi chưa có bản đồ địa chính thì sơ đồ trên trang 3 của Giấy chứng nhận thể hiện sơ họa theo sơ đồ tự đo vẽ của chủ sử dụng đất và ghi rõ tên của các chủ sử dụng đất liền kề, không ghi kích thước các cạnh thửa đất (có giấy chứng nhận viết mẫu kèm theo). - Sau khi hoàn thành việc viết giấy chứng nhận văn phòng đăng ký cấp huyện phải lập sổ Mục kê, Địa chính và sổ Cấp giấy chứng nhận theo quy định để quản lý. 4.3.2. Kết quả quá trình thực hiện cấp GCNQSDĐ tại Thôn Phong Châu, Xã Phú Châu, Huyện Ba Vì, TP.Hà Nội . Bảng 4.2. Kết quả kê khai cấp GCNQSDĐ của các hộ gia đình tại Thôn Phong Châu, Xã Phú Châu, Huyện Ba Vì, TP.Hà Nội Diện tích STT Các loại hồ sơ Số hộ kê khai Số thửa đất Loại đất (m2) 15 ONT 3756,0 3 BHK 653,3 Cấp mới 33 8 LUC 1609,0 1 4 CLN 770,5 3 NTS 630.0 Tổng 33 7418,8 258 ONT 43800,0 Cấp đổi chính 10 NTS 1509,0 292 2 chủ 6 BHK 1200,4 18 CLN 1682,1 Tổng 292 48191,5 1 NTS 225,4 Chuyển nhượng 6 1 BHK 155,0 3 4 ONT 880,0 Tổng 6 1260,4 3 ONT 645,8 Tặng cho 4 4 1 LUC 62,0 Tổng 4 707,8 6 ONT 2102,8 Thừa kế 10 5 4 CLN 890,0 Tổng 10 2992,8 (Nguồn: Công ty cổ phần Tài Nguyên - Môi Trường Biển)
  46. 37 - Tiến hành kê khai: Sau quá trình thực hiện đến từng thôn phối hợp với đồng chí trưởng xóm tiến hành kiểm tra, rà soát, phân tích, tổng hợp số liệu chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận của Công ty cổ phần Tài Nguyên – Môi Trường Biển. Tổ công tác thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã thu được kết quả kê khai của các hộ gia đình cá nhân trên địa bàn Thôn Phong Châu xã Phú châu, Huyện Ba Vì, TP.Hà Nội và thu được kết quả như sau: Qua bảng 4.2 cho thấy: Tổng số hộ tham gia kê khai cấp mới GCNQSDĐ tại Thôn là 33 hộ với 33 thửa đất, tổng diện tích kê khai là 7418,8 m2. Trong đó các hộ chủ yếu kê khai cấp mới GCNQSDĐ đối với các loại đất sau: - Đất ở nông thôn (ONT), có 33 thửa với diện tích 3756,0 m2. - Đất bằng trồng cây hàng năm khác (BHK), có 3 thửa với diện tích là 653,3 m2 . -Đất chuyên trồng lúa nước (LUC), có 8 thửa với diện tích là 1609,0 m2 - Đất Cây Lâm Nghiệp (CLN), có 4 thửa với diện tích là 770,5 m2 - Đất nuôi trồng thủy sản (NTS), có 3 thửa với diện tích là 630.0 m2. * Trường hợp Cấp đổi chính chủ: có 292 hộ kê khai với 292 thửa đất, diện tích kê khai là 48191,5 m2. Trong đó : - Đất ở nông thôn (ONT), có 258 thửa với diện tích 43800,0 m2. - Đất bằng trồng cây hàng năm khác (BHK), có 6 thửa với diện tích là 1200,4 m2 . - Đất nuôi trồng thủy sản (NTS), có 10 thửa với diện tích là 1509,0 m2. - Đất Cây Lâm Nghiệp (CLN), có 18 thửa với diện tích là 1682,1 m2. * Trường hợp Chuyển nhượng: có 6 hộ kê khai với 6 thửa đất, diện tích kê khai là 1260,4 m2, trong đó :
  47. 38 - Đất nuôi trồng thủy sản (NTS), có 1 thửa với diện tích là 225,4 m2. - Đất bằng trồng cây hàng năm khác (BHK), có 1 thửa với diện tích là 155,0 m2 - Đất ở nông thôn (ONT), có 4 thửa với diện tích là 880,0 m2. * Trường hợp Tặng cho có 4 hộ kê khai với 4 thửa đất, diện tích kê khai là 707,8 m2. - Đất ở nông thôn (ONT), có 3thửa với diện tích là 645,8 - Đất chuyên trồng lúa nước (LUC), 1 thửa, với diện tích 62,0 m2. * Trường hợp Thừa kế có 10 hộ kê khai với 10 thửa đất, diện tích kê khai là 2992,8 m2. - Đất ở nông thôn (ONT), có 6 thửa với diện tích 2102,8 m2. - Đất trồng cây lâu năm (CLN), có 4 thửa với diện tích là 890,0 m2. * Dựa vào bảng phụ lục 01 ta có danh sách các hộ đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ. Qua bảng 4.3 cho thấy: - Sau khi xét duyệt hồ sơ tại UBND xã Phú Châu thì số hồ sơ đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ đạt tỷ lệ tương đối lớn. - Cấp mới GCNQSDĐ: là 30/33 hộ, tổng số thửa là 30 thửa với diện tích đủ điều kiên cấp GCNQSDĐ là 6868,8 m2. Trong đó: đất ONT có 13 thửa, diện tích 3406,0 m2; đất BHK có 3 thửa, diện tích 653,3 m2; đất LUC có 7 thửa, diện tích 1409,0 m2; đất CLN có 4 thửa, diện tích 770,5 m2; đất NTS có 3 thửa, diện tích 630,0 m2. - Cấp đổi chính chủ GCNQSDĐ: là 250 hộ, tổng số thửa là 250 thửa với diện tích đủ điều kiên cấp GCNQSDĐ là 41074,5 m2. Trong đó: đất ONT có 230 thửa, diện tích 36880,0 m2; đất NTS có 5 thửa, diện tích 1109,0 m2; đất BHK có 6 thửa, diện tích 1200,4 m2. - Chuyển nhượng GCNQSDĐ là 6 hộ, tổng số thửa là 6 thửa với diện tích đủ điều kiên cấp GCNQSDĐ là 1260,4 m2. Trong đó: đất NTS có 1 thửa, diện
  48. 39 tích 225,4 m2; đất BHK có 1 thửa, diện tích 155,0 m2; đất ONT có 4 thửa, diện tích 880,0 m2. - Tặng cho GCNQSDĐ: là 4 hộ, tổng số thửa là 4 thửa với diện tích đủ điều kiên cấp GCNQSDĐ là 707,8 m2. Trong đó: đất ONT có 3 thửa, diện tích 645,8 m2; đất LUC có 1 thửa, diện tích 62,0 m2. - Thừa kế GCNQSDĐ là 10 hộ, tổng số thửa là 10 thửa với diện tích đủ điều kiên cấp GCNQSDĐ là 2992,8 m2. Trong đó: đất ONT có 6 thửa, diện tích 2102,8 m2; đất CLN có 4 thửa, diện tích 890,0 m2 Bảng 4.3. Tổng hợp số hộ gia đình cá nhân đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ Thôn Phong Châu, xã Phú Châu, Huyện Ba Vì, TP.Hà Nội Số hộ đủ điều Diện tích STT Các loại hồ sơ Số thửa Loại đất kiện (m2) 13 ONT 3406,0 3 BHK 653,3 Cấp mới 30 7 LUC 1409,0 1 4 CLN 770,5 3 NTS 630.0 Tổng 30 6868,8 230 ONT 36880,0 Cấp đổi chính 5 NTS 1109,0 250 2 chủ 6 BHK 1200,4 9 CLN 1885,1 Tổng 250 41074,5 1 NTS 225,4 Chuyển nhượng 6 1 BHK 155,0 3 4 ONT 880,0 Tổng 6 1260,4 3 ONT 645,8 Tặng cho 4 4 1 LUC 62,0 Tổng 4 707,8 6 ONT 2102,8 Thừa kế 10 5 4 CLN 890,0 Tổng 10 2992,8 (Nguồn: Công ty cổ phần Tài Nguyên - Môi Trường Biển)
  49. 40 * Dựa vào bảng phụ lục 02 ta có danh sách các hộ không đủ kiều kiện cấp GCNQSDĐ Bảng 4.4. Tổng hợp số hộ gia đình cá nhân không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ tại thôn Phong Châu, xã Phú Châu. Các loại hồ Số hộ không Diện tích STT Số thửa Loại đất sơ đủ điều kiện (m2) 1 3 ONT 600,0 Cấp Mới 3 1 LUC 230,0 Tổng 4 830,0 22 ONT 3460,8 Cấp đổi chính 6 NTS 1387,0 42 2 chủ 2 BHK 450,0 10 CLN 1539,2 Tổng 42 6837 (Nguồn: Công ty cổ phần Tài Nguyên - Môi Trường Biển) Qua bảng: 4.4 cho thấy: -Tổng số hộ không đủ điều kiện cấp mới là 3 hộ, tổng số thửa là 3 với tổng diện tích là 830,0 m2. -Tổng số hộ không đủ điều kiện cấp đổi là 42 hộ, tổng số thửa là 42 với tổng diện tích là 6837 m2. Nguyên nhân không đủ điều kiện cấp GCN chủ yếu là do thiếu các giấy tờ liên quan: Thiếu sổ hộ khẩu, thiếu chứng minh thư, Mất GCNQSDD , và các trường hợp khác như : Sử dụng sai mục đích, Thuộc đất lâm nghiệp, Thiếu phiếu ý kiến khu dân cư.
  50. 41 Bảng 4.5. Một số ví dụ về trường hợp không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ Diện Số Số STT Tên chủ sử dụng MĐSD tích Loại hồ sơ Nguyên nhân tờ thửa (m2) 1 Trần Văn Mạnh 19 232 ONT 203,2 Thừa kế Mất GCNQSDD Chuyển Thiếu CMND 2 Đỗ Văn Hàn 22 9 ONT 192,8 nhượng người mua Sử dụng sai mục 3 Nguyễn Thị Thảo 18 34 ONT 485,4 Cấp đổi đích Thuộc đất lâm 4 Trần Thế Dự 18 117 LUC 219,3 Cấp mới nghiệp Thuộc đất lâm 5 Nguyễn Thị Bé 18 39 CLN 379,8 Cấp đổi nghiệp Thuộc đất lâm 6 Nguyễn Đắc Mỹ 17 19 BHK 593,5 Cấp đổi nghiệp Thiếu phiếu ý 7 Lê Văn Huynh 19 56 CLN 1362,1 Cấp mới kiến khu dân cư Thiếu CMND 8 Nguyễn Văn Vinh 18 60 LUC 124,1 Cấp đổi Chủ sử dụng Thuộc đất lâm 9 Trần Công Thơ 18 192 CLN 190,4 Cấp mới nghiệp Thuộc đất lâm 10 Đỗ Văn Hảo 18 257 LUC 322,8 Cấp mới nghiệp (Nguồn: Công ty cổ phần Tài Nguyên - Môi Trường Biển) Qua bảng 4.5 cho thấy: - Đối với hồ sơ cấp mới: Có tới 30% các hồ sơ cấp mới GCNQSDĐ của các hộ thuộc trường hợp không đủ điều kiện đều là do đã thuộc vào phần diện tích đất Lâm nghiệp đã được đo đạc trước đo dẫn tới trùng lặp không thể cấp được GCNQSDĐ.
  51. 42 - Đối với hồ sơ cấp đổi chính chủ: Cả 4 hồ sơ cấp đổi không đủ điều kiện cấp đổi GCNQSDD đều vi phạm do sử dụng sai mục đích, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất không đúng với quy hoạch và loại đất được cấp trong GCNQSDĐ. - Đối với hồ sơ chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế: Các hồ sơ thuộc các trường hợp này không đủ điều kiện vì GCNQSDĐ đã được cấp bị mất trong quá trình sử dụng, không có đủ căn cứ trong quá trình kê khai, lập hồ sơ. Mặc dù đã được làm đơn đính chính nhưng vẫn còn khó khăn trong quá trình cấp GCNQSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân. Trong thời gian tới UBND xã Phú Châu cần có phương án giải quyết hết những khó khăn nêu trên, hoàn thiện lại hồ sơ cấp GCNQSDĐ đảm bảo quyền lợi của người dân trong xã. - Tiếp nhận hồ sơ và viết giấy chứng nhận Sau khi trình hồ sơ lên Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Ba Vì thẩm định hồ sơ. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Ba Vì có nhiệm vụ thẩm định hồ sơ và chuyển hồ sơ sang UBND huyện Ba Vì. UBND huyện Ba Vì ra Quyết định in GCNQSDĐ. Số hộ đủ điều kiện Số hộ không đủ điều kiện Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu diện tích cấp GCNQSDĐ Thôn Phong Châu
  52. 43 Dựa vào biểu đồ trên ta thấy trong năm 2019, tổng diện tích đăng ký, kê khai của Thôn Phong Châu, Xã Phú Châu là 60571,3 m2 - Diện tích đất đủ điều kiện được cấp GCNQSD đất là 52904,3 m2 chiếm 87, 34%. Đây là kết quả cao có được do người dân khi đi kê khai đã cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết, chính xác về nguồn gốc đất và cán bộ kê khai đã có năng lực công việc, trách nhiệm cao trong việc hoàn thiện thủ tục hồ sơ. - Diện tích chưa đủ điều kiện để cấp là 7667,0 m2 chiếm 12,66% . Do còn nhiều vướng mắc mà còn không ít hồ sơ khi xét duyệt đã không có đủ điều kiện để cấp GCNQSDĐ. Đây là thiếu sót lớn cần phải giải quyết trong thời gian tới. 4.4. Thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp giúp nâng cao hiệu quả công tác cấp GCNQSDĐ tại xã Phú Châu, Huyện Ba Vì, TP.Hà Nội 4.4.1. Thuận lợi - Trong quá trình triển khai công tác CGCNQSDĐ luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của UBND xã Phú Châu và sự hướng dẫn chỉ đạo tận tình Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Ba Vì. - Công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại xã được thực hiện thường xuyên, rõ nét hơn. Các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm được thực hiện triển khai đúng kế hoạch, đảm bảo tiến độ và hoàn thành tốt theo yêu cầu chỉ đạo của cấp trên. - Toàn xã đã có hệ thống bản đồ địa chính được đo vẽ hoàn chỉnh, thuận tiện với độ chính xác cao tạo điều kiện cho việc đăng ký kê khai, lập hồ sơ cấp GCNQSDĐ cho người dân. - Các trang thiết bị, phần mềm phục vụ công tác cấp GCNQSDĐ tại địa bàn xã giúp hỗ trợ việc quản lý các thông tin thửa đất, nhập thông tin trong sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp GCNQSDĐ; sử dụng phần mềm Famis để trích lục, trích đo bản đồ.
  53. 44 - UBND xã Phú Châu đã thường xuyên tập huấn, bồi thường cho đội ngũ công nhân viên chức cũng như cán bộ địa chính để nâng cao phẩm chất và trình độ chuyên môn về công tác cấp GCNQSDĐ - Người dân hòa đồng, hợp tác nhiệt tình và cung cấp đầy đủ hồ sơ cho tổ công tác cấp GCNQSD đất và luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo công ty. - Có đầy đủ bản đồ địa chính và bản đồ dải thửa 299 để tiến hành ốp bản đồ và so sánh bản đồ địa chính với bản đồ dải thửa 299. Ngoài ra còn có bản đồ quy hoạch sử dụng đất. - Có đầy đủ thông tin về đất đai như sổ kê địa chính, sổ mục kê đất - Có sự phối hợp nhiệt tình của chính quyền địa phương. - Có đầy đủ văn bản hướng dẫn thực hiện cấp GCNQSD đất. 4.4.2. Khó khăn - Bên cạnh đó vẫn có một số hộ dân trong xã không hợp tác nhiệt tình với tổ công tác, còn gây khó dễ không cung cấp hồ sơ nên một số thửa đất không được cấp GCNQSD trong đợt này. - Tình trạng lấn chiếm đất công, tự chuyển mục đích sử dụng đất; tự ý chia tách, chuyển nhượng đất đai bất hợp pháp; vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng đất đai. - Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không chủ động đăng ký kê khai. - Việc xác định nguồn gốc sử dụng đất, thời điểm sử dụng đất của chính quyền xã còn chậm. - Do “dồn điền đổi thửa” nên sau khi thực hiện thành công các chủ trương trên thì số lượng GCNQSDĐ đất nông nghiệp của nhân dân cần cấp lại là rất lớn. - Hồ sơ địa chính còn thiếu và chưa hoàn thiện. - Trình tự, thủ tục cấp GCNQSD đất diễn ra rất phức tạp, thường xuyên thay đổi, mất nhiều thời gian, công sức. Hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ có nhiều mục cần kê khai gây khó khăn cho người sử dụng đất. Do vậy để hoàn
  54. 45 thành một bộ hồ sơ hợp lệ đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ không phải đơn giản đối với người dân. Nguồn nhân lực còn có hạn mà công việc thì nhiều nên kéo dài thời gian cấp GCNQSDĐ. 4.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp GCNQSDĐ tại xã Phú Châu. 4.5.1. Giải pháp chung - Chính quyền địa phương cần Phát hiện nhanh chóng, chính xác và những trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn giao thông, ngăn chặn kịp thời các công trình xây dựng trái phép trên đất để bảo vệ hành lang bảo vệ an toàn công trình, buộc người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm để hạn chế các trường hợp khác xảy ra. - Dựa trên nhu cầu và quyền lợi, lợi ích của người dân UBND xã phải tiến hành điều chỉnh quy hoạch hoặc hủy bỏ những quy hoạch không khả thi để cấp GCN cho người sử dụng đất. - Cần có chính sách mới cho phép cấp GCNQSD đất theo hiện trạng sử dụng đất đối với các hộ gia đình có đất được dồn điền đổi thửa theo quy định của pháp luật. - Nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ địa chính còn thiếu. - Nhanh chóng rà soát lại nguồn gốc sử dụng đất và tiến hành cấp đầy đủ GCNQSD đất cho bà con nhân dân tránh trường hợp bỏ sót. 4.5.2. Giải pháp cụ thể cho từng trường hợp tồn tại trên địa bàn xã Phú Châu - Đối với hộ gia đình đang có tranh chấp, gia đình chưa thống nhất: Cần Tăng cường công tác tuyền truyền và phổ biến chính sách pháp luật đến người dân để người dân hiểu được việc cấp giấy chứng nhận là quyền lợi của họ. Đối với các hộ đang có tranh chấp, UBND thành phố sẽ thành lập tổ công tác hòa giải vận động các hộ và xác định lại nguồn gốc thửa đất dựa vào các tài liệu của xã, các giấy tờ của chủ sử dụng đất tranh chấp, kết hợp thông tin khác để đối chiếu tài liệu nhằm giải quyết một các hợp lý. Sau đó giao cho bộ phận Địa chính tiến hành xét cấp cho các hộ.
  55. 46 - Đối với các hộ gia đình lấn chiếm đất công: Đối với các hộ tăng diện tích mà sử dụng ổn định trước ngày 1/7/2004 nay vẫn phù hợp quy hoạch khu dân cư thì cho các hộ được nộp tiền sử dụng đất để hợp thức. Còn đối với các hộ phần diện tích tăng mà nằm vào quy hoạch thì vận động các hộ giải phóng mặt bằng phần đất lấn chiếm và chỉ cấp GCN cho các hộ này đúng với phần diện tích hợp pháp của mình. - Các trường hợp đã kê khai và đất đã quy hoạch cần cho phép các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất mà phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì được phép chuyển mục đích sử dụng không được gây khó dễ cho người dân. -Những trường hợp hồ sơ còn thiếu cần vận động người dân tiến hành kê khai lần hai và nộp sớm các hồ sơ còn thiếu đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận cho các hộ dân.
  56. 47 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận 1.Phú Châu là xã thuộc vùng đồng bằng trung du của Huyện Ba Vì, nằm ở phía Đông Bắc Bộ của Huyện, cách trung tâm Huyện 4 km Toàn xã có: 2.524 hộ; 10.746 nhân khẩu khẩu. Xã Phú Châu có điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp người dân có thể phát triển về kinh tế nông - lâm nghiệp, từng bước phát triển dịch vụ và ngành nghề để nâng cao đời người dân. 2. Tình hình sử dụng đất và quản lý đất đai của xã Phú Châu ổn định, hiệu quả. Xã Phú Châu có tổng diện tích tự nhiên là 987,66 ha, trong đó đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất 57,04 %với 563,36 ha; đất nông nghiệp chiếm 42,96% với 424,30 ha; 3. Thôn Phong Châu thực hiện công tác đăng ký kê khai cấp GCNQSDĐ cho 345 hộ với 345 thửa đất, tổng diện tích kê khai là 60571,3 m2. Tổng số các thửa đất có đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ của cả xóm là 300 thửa đất với diện tích là 52904,3 m2 : - Cấp mới GCNQSDĐ: Diện tích đủ điều kiện đạt 6868,8 m2 chiếm 11,34% tổng diện tích kê khai với 30 thửa đất. - Cấp đổi chính chủ GCNQSDĐ: Diện tích đủ điều kiện là 41074,5 m2 chiếm đến 67,81% tổng diện tích kê khai với 250 thửa đất. - Chuyển nhượng GCNQSDĐ: Diện tích đủ điều kiện 1260,4 m2 đạt 2,08%% tổng diện tích kê khai với 6 thửa đất. - Tặng cho GCNQSDĐ: Diện tích đủ điều kiện đạt 707,8 m2 chiếm 1,16% tổng diện tích kê khai với 4 thửa đất. - Thừa kế GCNQSDĐ: Diện tích đủ điều kiện đạt 2992,8 m2 chiếm 4,94% tổng diện tích kê khai với 10 thửa đất. Tổng số các thửa đất không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ của cả thôn là 45 thửa đất với diện tích là 7667,0 m2:
  57. 48 - Cấp mới GCNQSDĐ: Diện tích không điều kiện là 830,0 m2 chiếm 1,37% tổng diện tích kê khai với 3 thửa đất. - Cấp đổi chính chủ GCNQSDĐ: Diện tích không đủ điều kiện là 6837,0 m2 chiếm đến 11,29% tổng diện tích kê khai với 42 thửa đất. 5.2. Kiến nghị - Đối với huyện Phú Châu cần thực hiện nhanh chóng, đúng hẹn, tránh sự đi lại phiền hà cho nhân dân trong toàn huyện trong công tác kê khai giấy tờ hồ sơ cấp giấy chứng nhận. - Cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề cải tạo đất, khai thác thác, chưa sử dụng vào sử dụng tránh gây lãng phí đất cũng như tránh để người dân lấn chiếm đất chưa sử dụng. - Đối với cán bộ địa chính trong toàn huyện phải theo dõi quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để phát hiện ra những hộ gia đình, cá nhân, tổ chức chưa đủ điều kiện hay chưa đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức chưa có giấy chứng nhận nhanh chóng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Phải thường xuyên tuyên truyền, mở lớp tập huấn phổ biến luật đất đai cho cán bộ và nhân dân trong toàn huyện để nắm vững hơn những kiến thức về đất đai .
  58. 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016) Báo cáo của Tổng cục quản lý đất đai năm 2016 về lĩnh vực đất đai ( 20165-ca-nuoc-da-cap-42-3-trieu-giay-chung-nhan-quyen-su-dung-dat- 365129.html). Ngày 12/06/2016. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Tài liệu ấn hành. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về hồ sơ địa chính. Tài liệu ấn hành. 4. Bộ tài nguyên và môi trường(2014) .Mẫu đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ;Mẫu số 02/ĐK-GCN. 5. Chính phủ (2014) Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai. 6. Chính phủ (2017)Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật đất đai. 7. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007) Bài giảng Pháp luật đất đai, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 8. Quốc Hội (2013), Nước CHXHCNVN, Luật đất đai 2013 NXB chính trị gia, Hà Nội. Tài liệu ấn hành. 9.Sở Tài Nguyên và Môi Trường (2016), Hướng dẫn số 766/HD-STNMT ngày 13 tháng 04 năm 2016 của Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Ba Vì về hướng dẫn công tác lập hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận đồng loạt. 10. UBND xã Phú Châu (2016) Tình hình Kinh tế - Xã hội xã Phú Châu, huyện Ba Vì, TP.Hà Nội năm 2016. 11. UBND xã Phú Châu (2019), thống kê, kiểm kê diện tích đất đai năm 2019.
  59. 50 PHỤ LỤC 01 Danh sách các hộ đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ tại thôn Phong Châu, xã Phú Châu, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội Diện Số Số STT Tên chủ hộ Thôn Loại đất tích tờ thửa (m2) ONT 1 Trần Văn Tân Phong Châu 18 7 200 ONT 2 Trần Văn Thủ Phong Châu 21 31 167 Nguyễn Đắc Phong ONT 3 18 274 200 Khánh Phong Châu NTS 4 Nguyễn Đắc Thiên Phong Châu 18 44 200 ONT 5 Phùng Thị Diện Phong Châu 18 291 195.4 LUC 6 Trần Văn Viết Phong Châu 18 124 200 ONT 7 Nguyễn Thị Chật Phong Châu 18 121 200 ONT 8 Trần Thị Miến Phong Châu 21 3 120 CLN 9 Đỗ Văn Luyến Phong Châu 18 278 200 ONT 10 Hán Văn Hoắc Phong Châu 18 233 200 11 Nguyễn Đình Hỷ Phong Châu 18 204 ONT 200 ONT 12 Ngô Tiến Luận Phong Châu 21 5 200 LUC 13 Trần Thị Nga Phong Châu 18 182 200 ONT 14 Nguyễn Đắc Thỉnh Phong Châu 18 99 340 ONT 15 Trần Thế Thắm Phong Châu 18 225 300 ONT 16 Ngô Tiến Bảy Phong Châu 18 25 184 CLN 17 Nguyễn Thị Thơm Phong Châu 18 145 200 18 Ngô Tiến Bách Phong Châu 18 321 ONT 200 ONT 19 Trần Đắc Lập Phong Châu 18 216 284 ONT 20 Nguyễn Đắc Xuân Phong Châu 18 141 200 LUC 21 Đỗ Xuân Trình Phong Châu 21 8 150 ONT 22 Nguyễn Thị Sành Phong Châu 18 123 200 CLN 23 Trần Văn Chiến Phong Châu 18 184 200
  60. 51 ONT 24 Đỗ Văn Lục Phong Châu 18 234 200 25 Phan Văn An Phong Châu 18 176 ONT 200 LUC 26 Nguyễn Đắc Phú Phong Châu 18 266 200 ONT 27 Ngô Tiến Toản Phong Châu 21 30 150 ONT 28 Ngô Thị Sình Phong Châu 19 85 200 CLN 29 Trần Thế Nghị Phong Châu 18 157 200 ONT 30 Trần Thị Cương Phong Châu 18 218 200 LUC 31 Nguyễn Văn Quý Phong Châu 18 264 245.8 ONT 32 Nguyễn Thị Chà Phong Châu 18 79 200 ONT 33 Trần Quang Ngọc Phong Châu 17 23 150 ONT 34 Ngô Tiến Sơn Phong Châu 21 47 200 LUC 35 Nguyễn Thị Bé Phong Châu 17 2 172 ONT 36 Ngô Tiến Bảy Phong Châu 21 6 150 ONT 37 Nguyễn Thị Keng Phong Châu 18 31 200 ONT 38 Nguyễn Đắc Quân Phong Châu 18 209 171 CLN 39 Trần Mạnh Tường Phong Châu 17 27 199.6 ONT 40 Ngô Tiến Núi Phong Châu 21 46 275 ONT 41 Ngô Tiến Chiến Phong Châu 18 281 200 42 Đỗ Văn Vinh Phong Châu 18 205 ONT 59.7 ONT 43 Ngô Thị Chợ Phong Châu 18 304 210 ONT 44 Nguyễn Đình Thủy Phong Châu 17 8 180 CLN 45 Nguyễn Văn Bản Phong Châu 18 190 60 ONT 46 Ngô Xuân Thủy Phong Châu 18 240 200 ONT 47 Ngô Tiến Lập Phong Châu 21 1 200 ONT 48 Nguyễn Văn Điện Phong Châu 18 276 150 ONT 49 Trần Thế Nhật Phong Châu 18 96 165 50 Nguyễn Đắc Chinh Phong Châu 18 294 CLN 300 ONT 51 Nguyễn Văn Thêm Phong Châu 18 270 202
  61. 52 ONT 52 Trần Văn Vũ Phong Châu 18 49 200 ONT 53 Ngô Tiến Từ Phong Châu 18 35 200 ONT 54 Nguyễn Thị Tình Phong Châu 18 268 100 BHK 55 Ngô Tiến Quân Phong Châu 18 24 150 ONT 56 Trần Thị Mỳ Phong Châu 18 139 200 ONT 57 Nguyễn Đắc Biện Phong Châu 18 65 186 CLN 58 Đỗ Quang Chép Phong Châu 19 45 200 ONT 59 Nguyễn Đắc Khải Phong Châu 19 80 200 ONT 60 Đỗ Văn Hợi Phong Châu 18 310 150 ONT 61 Trần Công Binh Phong Châu 18 129 200 CLN 62 Trần Văn Nam Phong Châu 18 258 200 ONT 63 Nguyễn Văn Chính Phong Châu 18 107 155 ONT 64 Phùng Thị Minh Phong Châu 17 16 150 ONT 65 Nguyễn Đắc Yến Phong Châu 18 180 150 ONT 66 Ngô Tiến Toản Phong Châu 18 211 70 BHK 67 Nguyễn Đắc Khét Phong Châu 18 214 200 ONT 68 Lê Văn Hùng Phong Châu 18 17 150 ONT 69 Đỗ Văn Hà Phong Châu 18 242 243,6 ONT 70 Phạm Thị Ngân Phong Châu 17 9 200 ONT 71 Nguyễn Văn Dãn Phong Châu 18 177 200 CLN 72 Đỗ Thị Gái 18 295 150 Phong Châu ONT 73 Nguyễn Đắc Năm Phong Châu 18 166 200 ONT 74 Nguyễn Mạnh Cường Phong Châu 17 14 150 ONT 75 Nguyễn Đức Chinh Phong Châu 21 16 150 ONT 76 Nguyễn Đắc Thịnh Phong Châu 18 94 200 ONT 77 Nguyễn Đắc Vần Phong Châu 18 297 200 BHK 78 Nguyễn Thị Lia Phong Châu 18 36 200 ONT 79 Trần Thị Huệ Phong Châu 18 102 200 80 Đỗ Văn Huỳnh Phong Châu 18 168 ONT 321
  62. 53 ONT 81 Nguyễn Văn Huy Phong Châu 19 9 181 ONT 82 Đỗ Viết Hiệu Phong Châu 18 170 105 ONT 83 Đinh Thị Thoa Phong Châu 18 97 150 ONT 84 Nguyễn Đắc Tình Phong Châu 18 252 355 ONT 85 Ngô Tiến Thủy Phong Châu 18 323 200 ONT 86 Đỗ Xuân Đức Phong Châu 18 178 200 BHK 87 Nguyễn Văn Lý Phong Châu 18 208 395 ONT 88 Nguyễn Đắc Hùng Phong Châu 18 222 200 ONT 89 Trần Văn Chung Phong Châu 18 239 200 ONT 90 Nguyễn Đắc Thuận Phong Châu 18 46 114 BHK 91 Hà Văn Vinh Phong Châu 18 238 200 ONT 92 Nguyễn Thị Nhiên Phong Châu 18 89 202 ONT 93 Nguyễn Thị Ngọc Phong Châu 17 22 191 ONT 94 Lê Đức Trung Phong Châu 18 109 300 ONT 95 Ngô Tiến Thích Phong Châu 18 262 200 ONT 96 Trần Thế Trục Phong Châu 18 98 200 LUC 97 Chu Thị Khoát Phong Châu 18 47 300 ONT 98 Nguyễn Đắc Ty Phong Châu 18 131 200 ONT 99 Trần Đức Xuân Phong Châu 21 44 200 ONT 100 Ngô Thị Giang Phong Châu 18 169 150 ONT 101 Trần Công Kỳ Phong Châu 21 14 200 BHK 102 Nguyễn Đắc Toàn Phong Châu 18 179 195 ONT 103 Trần Thế Quý Phong Châu 18 72 100 ONT 104 Trần Thế Hữu Phong Châu 18 221 200 ONT 105 Nguyễn Thị Hồng Phong Châu 18 154 200 ONT 106 Lương Thị Rộng Phong Châu 18 85 100 BHK 107 Trần Thanh Hưng Phong Châu 18 9 260 ONT 108 Trần Thị Liên Phong Châu 21 9 200 ONT 109 Đỗ Văn Hữu Phong Châu 19 69 300 ONT 110 Nguyễn Văn Tuấn Phong Châu 18 33 200
  63. 54 ONT 111 Đỗ Văn Bách Phong Châu 19 48 200 ONT 112 Nguyễn Mạnh Đồng Phong Châu 17 20 150 ONT 113 Ngô Tiến Hợp Phong Châu 18 201 200 BHK 114 Trần Thị An Phong Châu 18 150 130 ONT 115 Nguyễn Thị Mỹ Phong Châu 18 200 200 ONT 116 Ngô Tiến Đắc Phong Châu 21 18 150 ONT 117 Ngô Tiến Lộc Phong Châu 18 290 257 ONT 118 Lê Thị Thắm Phong Châu 17 7 250 BHK 119 Nguyễn Đắc Hương Phong Châu 18 286 200 ONT 120 Ngô Tiến Quý Phong Châu 21 21 150 ONT 121 Đỗ Văn Đồng Phong Châu 18 161 200 ONT 122 Nguyễn Thị Hoa Phong Châu 18 140 211 ONT 123 Nguyễn Thị Hồng Phong Châu 18 76 200 BHK 124 Nguyễn Đình Hiến Phong Châu 19 55 200 ONT 125 Trần Văn Cứ Phong Châu 18 2 200 ONT 126 Nguyễn Thị Thường Phong Châu 18 116 200 ONT 127 Nguyễn Đình Hiếng Phong Châu 18 148 200 BHK 128 Lê Quang Thâm Phong Châu 18 132 200 ONT 129 Trần Văn Sơn Phong Châu 18 104 200 ONT 130 Ngô Thị Ân Phong Châu 18 188 151.4 ONT 131 Trần Thế Thích Phong Châu 18 63 200 NTS 132 Nguyễn Thị Mai Phong Châu 18 32 200 ONT 133 Hoàng Văn Học Phong Châu 18 77 200 ONT 134 Đặng Văn Kiến Phong Châu 18 3 200 ONT 135 Trần Văn Thắng Phong Châu 21 29 153 ONT 136 Đỗ Thị Mơ Phong Châu 18 83 200 NTS 137 Trần Văn Đô Phong Châu 19 17 200 ONT 138 Hán Văn Quang Phong Châu 18 314 200 ONT 139 Nguyễn Thị Thưng Phong Châu 18 249 200 ONT 140 Đỗ Thị Hãn Phong Châu 18 115 200
  64. 55 ONT 141 Nguyễn Đắc Lương Phong Châu 18 210 200 ONT 142 Nguyễn Đắc Thiện Phong Châu 21 28 150 ONT 143 Trần Văn Hùng Phong Châu 18 279 200 ONT 144 Đỗ Văn Phúc Phong Châu 18 226 200 NTS 145 Đỗ Ngọc Bích Phong Châu 19 52 245 ONT 146 Đỗ Ngọc Bích Phong Châu 19 53 200 ONT 147 Lê Thị Đắc Phong Châu 17 13 150 ONT 148 Nguyễn Đắc Bằng Phong Châu 18 261 200 ONT 149 Đỗ Phi Hùng Phong Châu 18 164 210 CLN 150 Nguyễn Văn Vinh Phong Châu 18 80 292 ONT 151 Nguyễn Đắc Khởi Phong Châu 18 75 82 ONT 152 Đỗ Thị Với Phong Châu 18 265 200 ONT 153 Ngô Thị Cúc Phong Châu 18 171 200 ONT 154 Nguyễn Thị Chiến Phong Châu 18 122 258 ONT 155 Nguyễn Thị Luận Phong Châu 19 24 200 ONT 156 Nguyễn Thị Chắt Phong Châu 19 4 200 ONT 157 Trần Thế Năm Phong Châu 18 69 200 NTS 158 Hoàng Kiên Quyết Phong Châu 22 12 100 ONT 159 Đinh Thị Út Phong Châu 18 207 200 ONT 160 Hoàng Văn Dũng Phong Châu 18 100 200 ONT 161 Phan Văn Vui Phong Châu 18 159 200 ONT 162 Nguyễn Văn Thêm Phong Châu 18 241 200 ONT 163 Đỗ Văn Đích Phong Châu 19 40 200 164 Trần Văn Ngưu Phong Châu 18 271 ONT 200 ONT 165 Nguyễn Đình Sang Phong Châu 18 255 200 ONT 166 Đỗ Văn Toản Phong Châu 18 236 200 ONT 167 Nguyễn Đắc Mỹ Phong Châu 18 93 162 168 Hoàng Đình Lý Phong Châu 22 13 NTS 100 ONT 169 Nguyễn Đắc Hải Phong Châu 17 18 150 ONT 170 Nguyễn Thị Cúc Phong Châu 18 127 200 171 Đỗ Văn Huỳnh Phong Châu 18 175 CLN 251
  65. 56 ONT 172 Phan Minh Hợi Phong Châu 18 172 200 ONT 173 Đỗ Văn Tuyến Phong Châu 18 55 200 ONT 174 Trần Thị Phấn Phong Châu 19 81 200 ONT 175 Hán Thị Thành Phong Châu 18 230 200 176 Đỗ Thị Mùi Phong Châu 19 62 ONT 200 NTS 177 Nguyễn Đắc Toán Phong Châu 17 15 150 ONT 178 Nguyễn Đắc Truynh Phong Châu 18 149 286 ONT 179 Trần Văn Thắng Phong Châu 18 289 150 ONT 180 Đỗ Văn Lịch Phong Châu 18 197 215 NTS 181 Trần Văn Hùng Phong Châu 21 7 300 ONT 182 Trần Văn Tân Phong Châu 18 193 200 ONT 183 Ngô Thị Lực Phong Châu 18 14 200 NTS 184 Nguyễn Thị Biển Phong Châu 19 13 200 ONT 185 Nguyễn Thị Nêu Phong Châu 19 15 200 ONT 186 Trần Văn Mạnh Phong Châu 18 284 240 ONT 187 Đỗ Văn Hàn Phong Châu 22 9 150 CLN 188 Nguyễn Thị Thảo Phong Châu 18 34 275,8 ONT 189 Trần Thế Dự Phong Châu 18 117 290,8 190 Nguyễn Thị Bé Phong Châu 18 39 CLN 167,5 ONT 191 Nguyễn Đắc Mỹ Phong Châu 17 19 280 ONT 192 Lê Văn Huynh Phong Châu 19 56 237,8 ONT 193 Nguyễn Văn Vinh Phong Châu 18 60 244 ONT 194 Trần Công Thơ Phong Châu 18 192 367 ONT 195 Trần Văn Vinh Phong Châu 18 41 200,1 ONT 196 Đỗ Văn Hảo Phong Châu 18 257 100 CLN 197 Phan Đức Kiên Phong Châu 18 185 586,3 198 Lê Văn Bộ Phong Châu 18 243 ONT 300 ONT 199 Nguyễn Thị Vận Phong Châu 18 67 265,5 ONT 200 Phạm Văn Hải Phong Châu 19 8 244,6 ONT 201 Ngô Tiến Tiệp Phong Châu 18 38 223 ONT 202 Nguyễn Đắc Khoa Phong Châu 17 1 190
  66. 57 ONT 203 Trần Văn Tuấn Phong Châu 18 313 200 ONT 204 Nguyễn Văn Năm Phong Châu 19 20 150 ONT 205 Trần Văn Điều Phong Châu 18 301 124,8 ONT 206 Ngô Thị Hải Phong Châu 18 223 254 CLN 207 Nguyễn Thị Thịnh Phong Châu 17 4 51,9 ONT 208 Nguyễn Viết Thắng Phong Châu 19 3 300 ONT 209 Nguyễn Đại Lý Phong Châu 19 28 234,8 ONT 210 Đỗ Xuân Hùng Phong Châu 18 155 192,5 ONT 211 Đỗ Văn Ghi Phong Châu 19 43 200 ONT 212 Tạ Văn Nghĩa Phong Châu 19 51 150,5 ONT 213 Hoàng Thị Sậu Phong Châu 18 40 223 ONT 214 Ngô Tiến Toàn Phong Châu 18 22 150 ONT 215 Nguyễn Thị Hảo Phong Châu 18 88 264,9 ONT 216 Nguyễn Văn Thức Phong Châu 18 133 145,6 ONT 217 Hồ Văn Thân Phong Châu 21 45 223 CLN 218 Nguyễn Đình Trường Phong Châu 18 21 321,6 ONT 219 Phùng Văn Phong Phong Châu 18 285 100 ONT 220 Trần Văn Đô Phong Châu 21 32 200 ONT 221 Trần Thế Sen Phong Châu 19 49 349 ONT 222 Ngô Tiến Lịch Phong Châu 18 220 457 ONT 223 Nguyễn Văn Dũng Phong Châu 18 300 232,8 ONT 224 Nguyễn Thị Dinh Phong Châu 22 2 167,4 ONT 225 Nguyễn Đắc Lợi Phong Châu 18 50 244 ONT 226 Nguyễn Thị Long Phong Châu 19 5 620 ONT 227 Ngô Thị Hằng Phong Châu 18 92 313 ONT 228 Nguyễn Văn Tam Phong Châu 18 81 278 ONT 229 Nguyễn Văn Hải Phong Châu 18 70 240 CLN 230 Nguyễn Văn Tuấn Phong Châu 18 253 261,8 ONT 231 Nguyễn Đắc Xoay Phong Châu 18 296 100 ONT 232 Trần Thanh Hải Phong Châu 18 5 279 ONT 233 Trần Thanh Sơn Phong Châu 18 1 245 ONT 234 Phùng Thị Mười Phong Châu 18 113 200 ONT 235 Nguyễn Minh Đức Phong Châu 18 126 200 ONT 236 Nguyễn Đắc Tài Phong Châu 21 26 150
  67. 58 ONT 237 Ngô Tiến Thưởng Phong Châu 21 33 150 ONT 238 Nguyễn Thị Vận Phong Châu 18 320 150 ONT 239 Nguyễn Ngọc Toản Phong Châu 18 277 200 ONT 240 Đỗ Văn Tuyến Phong Châu 18 260 56 ONT 241 Lê Văn Hiếu Phong Châu 18 16 150 ONT 242 Nguyễn Thị Bằng Phong Châu 18 198 201 ONT 243 Hán Văn Vui Phong Châu 18 306 323 ONT 244 Nguyễn Thị Thìn Phong Châu 17 24 195 ONT 245 Trần Thế Trung Phong Châu 18 48 200 ONT 246 Nguyễn Thị Nghệ Phong Châu 18 151 42 ONT 247 Trần Thế Thích Phong Châu 18 90 200 ONT 248 Nguyễn Thị Nhận Phong Châu 18 42 368 ONT 249 Đỗ Thị Cử Phong Châu 18 130 200 ONT 250 Phạm Thị Sinh Phong Châu 18 142 200 ONT 251 Chu Thị Vỵ Phong Châu 18 111 200 ONT 252 Trần Văn Sơn Phong Châu 18 114 200 ONT 253 Nguyễn Thị Thành Phong Châu 18 247 300 ONT 254 Trần Văn Dũng Phong Châu 18 263 260 ONT 255 Nguyễn Đắc Trường Phong Châu 18 228 200 ONT 256 Ngô Tiến Hùng Phong Châu 19 84 100 ONT 257 Nguyễn Đắc Sơn Phong Châu 21 22 166 ONT 258 Nguyễn Đình Phong Phong Châu 19 57 322 ONT 259 Nguyễn Văn Nhọn Phong Châu 19 26 400 ONT 260 Lê Thị Đào Phong Châu 18 158 200 ONT 261 Đỗ Văn Bình Phong Châu 19 59 254 ONT 262 Đỗ Văn Bình Phong Châu 19 75 120 ONT 263 Nguyễn Văn Biện Phong Châu 18 59 200 ONT 264 Nguyễn Văn Cầu Phong Châu 18 54 300 ONT 265 Trần Văn Thái Phong Châu 18 173 200 ONT 266 Lê Thị Hoa Phong Châu 18 174 200 ONT 267 Nguyễn Đắc Sáu Phong Châu 18 62 200 ONT 268 Trần Văn Quyên Phong Châu 18 26 200 ONT 269 Ngô Thị Năm Phong Châu 18 103 200
  68. 59 ONT 270 Ngô Tiến Yêu Phong Châu 18 163 230 ONT 271 Phùng Thị Thi Phong Châu 18 82 200 ONT 272 Đinh Thị Năm Phong Châu 19 19 200 ONT 273 Phạm Thị Hải Phong Châu 19 35 250 ONT 274 Nguyễn Văn Tâm Phong Châu 18 215 200 ONT 275 Nguyễn Thị Tự Phong Châu 18 262 200 ONT 276 Nguyễn Đắc Khởi Phong Châu 21 39 90 ONT 277 Đỗ THị Muộn Phong Châu 18 167 103 ONT 278 Hán Văn Vẻ Phong Châu 19 64 200 ONT 279 Đỗ Anh Sử Phong Châu 18 183 199 ONT 280 Nguyễn Đắc Tám Phong Châu 18 73 120 ONT 281 Trân Đức Học Phong Châu 18 57 150 ONT 282 Ngô Tiến Chinh Phong Châu 18 244 200 ONT 283 Trâần Thị Liên Phong Châu 18 134 100 ONT 284 Trần Văn Chiến Phong Châu 18 206 200 ONT 285 Ngô Tiến Úc Phong Châu 18 12 354,6 ONT 286 Trâần Văn Nhiên Phong Châu 18 311 200 ONT 287 Phạm Thị Mùi Phong Châu 19 2 60,4 ONT 288 Đỗ Thị Ngữ Phong Châu 18 53 360 ONT 289 Nguyễn Văn Thiện Phong Châu 19 11 200 ONT 290 Nguyễn Đình Sơn Phong Châu 18 23 100 ONT 291 Nguyễn Thị Thu Phong Châu 18 219 234,7 CLN 292 Trần Thế Bắc Phong Châu 18 251 690 ONT 293 Đỗ Văn Hiến Phong Châu 17 6 150 ONT 294 Đỗ Văn Tân Phong Châu 17 3 50 ONT 295 Ngô Thị Thủy Phong Châu 19 65 127,7 ONT 296 Nguyễn Văn Liêm Phong Châu 19 10 33,8 ONT 297 Đỗ Văn Hiến Phong Châu 17 6 190 ONT 298 Đỗ Văn Tân Phong Châu 17 3 300 ONT 299 Ngô Thị Thủy Phong Châu 19 65 160,7 ONT 300 Nguyễn Văn Liêm Phong Châu 19 10 289,9
  69. 60 PHỤ LỤC 02 Danh sách các hộ không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ tại Thôn Phong Châu, Xã Phú Châu, Huyện Ba Vì, TP. Hà Nội Số Số STT Họ Và Tên Thôn Loại Đất Diện tích Tờ Thửa (m2) Phong ONT 1 Nguyễn Danh Tới 17 27 98.6 Châu Phong LUC 2 Nguyễn Trung Tuyên 17 21 58.1 Châu Phong ONT 3 Nguyễn Thị Toan 17 25 134.4 Châu Phong ONT 4 Nguyễn Thị Hà 17 41 154.7 Châu Phong BHK 5 Nguyễn Duy Mão 17 105 215.7 Châu Phong ONT 6 Nguyễn Thị Híp 17 63 162.7 Châu Phong CLN 7 Hoàng Văn Hùng 17 112 290 Châu Phong NTS 8 Nguyễn Công Mùi 19 37 128.8 Châu Phong ONT 9 Nguyễn Công Giáp 05 179 56.7 Châu Phong ONT 10 Đỗ Quốc Liên 19 32 217.4 Châu Phong CLN 11 Nguyễn Thị Phượng 19 44 204.6 Châu Phong ONT 12 Hoàng Thị Hạnh 17 119 117.6 Châu Phong ONT 13 Nguyễn Thị Ngọc 19 30 150.3 Châu
  70. 61 Phong ONT 14 Nguyễn Duy Điệp 17 34 198 Châu Phong NTS 15 Nguyễn Công Cửu 19 20 60.3 Châu Phong CLN 16 Nguyễn Trung Quyết 17 135 235.2 Châu Phong ONT 17 Nguyễn Chí Được 17 35 146.5 Châu Phong NTS 18 Nguyễn Thị Vinh 17 115 240.7 Châu Phong ONT 19 Nguyễn Văn Vĩnh 17 66 44.1 Châu Phong ONT 20 Nguyễn Thị Bình 17 114 128.6 Châu Phong CLN 21 Nguyễn Tài Bính 17 42 269.9 Châu Phong ONT 22 Đỗ Công Thắng 17 155 122.4 Châu Phong NTS 23 Nguyễn Thị Kiếm 19 12 121.2 Châu Phong ONT 24 Nguyễn Danh Hào 17 129 264.6 Châu Phong CLN 25 Nguyễn Tài Hùng 17 113 306.6 Châu Phong ONT 26 Nguyễn Thị Đoàn 17 78 151.4 Châu Phong CLN 27 Nguyễn Thị Nhiệm 17 88 295.5 Châu Phong NTS 28 Nguyễn Trung Yên 17 28 221.6 Châu Phong ONT 29 Nguyễn Tài Tuấn 17 134 137.1 Châu
  71. 62 Phong ONT 30 Phương Thị Hiên 17 76 44.7 Châu Phong ONT 31 Nguyễn Chí Dũng 17 96 159.7 Châu Phong CLN 32 Nguyễn Thị Lành 17 151 307.4 Châu Phong ONT 33 Hoàng Văn Bàng 17 64 208.2 Châu Phong NTS 34 Nguyễn Chí Thập 17 136 95.6 Châu Phong ONT 35 Nguyễn Chí Dũng 17 99 115.5 Châu Phong CLN 36 Nguyễn Thị Tồ 19 38 370.3 Châu Phong CLN 37 Nguyễn Trung Cường 17 77 293.6 Châu Phong ONT 38 Nguyễn Chí Thái 19 5 136.8 Châu Phong ONT 39 Nguyễn Thị Đáng 17 55 161 Châu Phong BHK 40 Nguyễn Tài Niên 19 6 94.8 Châu Phong ONT 41 Nguyễn Trung Hà 17 48 81.4 Châu Phong CLN 42 Nguyễn Thị Út 17 139 210 Châu Phong ONT 43 Nguyễn Tài Quy 17 83 94.8 Châu Phong ONT 44 Nguyễn Thị Toàn 17 69 81.4 Châu Phong ONT 45 Nguyễn Chí Phương 17 29 210 Châu