Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã LangQuán, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

pdf 71 trang thiennha21 13/04/2022 2530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã LangQuán, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_su_dung_dat_san_xuat_nong_nghiep.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã LangQuán, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  NGUYỄN VĂN MẠNH Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LANG QUÁN, HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính Môi trường Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2014 – 2018 Thái Nguyên, năm 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  NGUYỄN VĂN MẠNH Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LANG QUÁN, HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính Môi trường Lớp : K46 - ĐCMT - N02 Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2014 – 2018 Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Khắc Thái Sơn Thái Nguyên, năm 2018
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập tại Khoa Quản lý tài nguyên, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và sau thời gian thực tập tại xã Lang Quán, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, em đã được trang bị thêm nhiều kiến thức và những kinh nghiệm quý báu từ thực tiễn cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn các tập thể và cá nhân đã giúp đỡ em trong cuộc sống cũng như trong quá trình nghiên cứu, học tập và rèn luyện. Trước hết, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Khắc Thái Sơn , người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy, cô giáo trong khoa Quản lý tài nguyên cùng các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản, hữu ích phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu đề tài cũng như cho công tác của em sau này. Em cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo UBND xã Lang Quán, các phòng ban trong xã và nhân dân trong xã Lang Quán đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề tài này. Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, những người đã giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại trường và trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành đề tài thực tập tốt nghiệp lần này. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018 Sinh viên Nguyễn Văn Mạnh
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng của Việt Nam 2013 15 Bảng 4.1. Thực trạng sử dụng đất xã Lang Quán năm tính đến 31/12/ 2016 . 35 Bảng 4.2. Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp xã Lang Quán 36 Bảng 4.3. Các loại hình sử dụng đất chính của xã năm 2015 37 Bảng 4.4. Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính của xã Lang Quán 40 Bảng 4.5. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất của xã Lang Quán 42 Bảng 4.6. Phân cấp hiệu quả kinh tế các LUT sản xuất nông nghiệp 42 Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất 43 Bảng 4.8. Hiệu quả xã hội của các LUT xã Lang Quán 47 Bảng 4.9. Đánh giá hiệu quả môi trường các loại hình sử dụng đất xã Lang Quán 49
  5. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVTV : Bảo vệ thực vật FAO : Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên Hợp Quốc KHKT : Khoa học kĩ thuật HTX : Hợp tác xã LĐ : Lao động KHHGD : Kế hoặc hóa gia đình LX : Lúa xuân LUT : Loại hình sử dụng đất LM : Lúa mùa UBND : Ủy ban nhân dân ĐVT : Đơn vị tính RRA : Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn
  6. iv MỤC LỤC PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.1.1. Cơ sở lý luận 4 2.1.2. Cơ sở thực tiễn 11 2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới và Việt Nam 14 2.2.1. Trên Thế giới 14 2.2.2. Tại Việt Nam 15 2.3. Hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất 16 2.3.1. Khái quát hiệu quả sử dụng đất 16 2.3.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất 18 2.3.3. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất 19 2.3.4. Tính bền vững trong sử dụng đất 19 2.4. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp 22 2.4.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn trong định hướng sử dụng đất 22 2.4.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 23 2.4.3. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp 24 PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 25 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 25 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 25 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 25
  7. v 3.3. Nội dung nghiên cứu 25 3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và sử dụng đất của xã Lang Quán, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang 25 3.3.2. Thực trạng loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Lang Quán, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang 25 3.3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Lang Quán, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang 25 3.3.4. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất (LUT) đạt hiệu quả kinh tế xã hội môi trường và giải pháp 26 3.4. Phương pháp nghiên cứu 26 3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu 26 3.4.2. Phương pháp tính hiệu quả các loại hình sử dụng đất. 26 3.4.3. Phương pháp tính toán phân tích số liệu 27 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và sử dụng đất của xã Lang Quán 28 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 28 4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội 30 4.1.3. Tình hình sử dụng đất 34 4.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nghiên, kinh tế, xã hội và sử dụng đất xã Lang Quán, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang 35 4.2. Thực trạng loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Lang Quán, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang 36 4.2.1. Thực trạng các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 36 4.2.3. Mô tả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 37 4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Lang Quán, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang 39 4.3.1. Hiệu quả kinh tế 39
  8. vi 4.3.2. Hiệu quả xã hội 46 4.3.3. Hiệu quả môi trường 49 4.4. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất (LUT) đạt hiệu quả kinh tế xã hội môi trường và giải pháp 51 4.4.1. Tiêu chuẩn lựa chọn LUT sử dụng đất bền vững. 51 4.4.2. Căn cứ lựa chọn 51 4.4.3. Lựa chọn LUT sử dụng có hiệu quả 51 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 55 5.1. Kết luận 55 5.2. Đề nghị 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Theo luật Đất đai 1993 có ghi “Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng đặc biệt của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, an ninh, quốc phòng”. Xã hội ngày càng phát triển đất đai ngày càng có vai trò quan trọng, bất kì một ngành sản xuất nào thì đất đai luôn là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế được. Đối với nước ta, một nước nông nghiệp thì vị trí của đất đai lại càng quan trọng và ý nghĩa hơn. Ngày nay, xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực và thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã hội. Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng đó. Các hoạt động ấy đã làm cho diện tích đất nông nghiệp vốn có hạn về diện tích ngày càng bị thu hẹp, đồng thời làm giảm độ màu mỡ và giảm tính bền vững trong sử dụng đất. Do vậy, việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả, hợp lý theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu đang được các nhà khoa học trên Thế giới quan tâm. Đối với một nước có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu như ở Việt Nam, nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.Và là quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ dẫn đến đất đai ngày càng thu hẹp, đất nông nghiệp đặc biệt là diện tích đất ruộng bị chuyển dần sang các mục đích khác. Mặc dù vậy, nông
  10. 2 nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ yếu của xã. Vì vậy cần phải có hướng sản xuất mới, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác gắn với bảo vệ và cải tạo đất, đồng thời tạo ra các sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn cả về chất lượng và số lượng. Trong những năm qua, năng suất, sản lượng hàng hóa của xã không ngừng tăng lên, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Song trong nền nông nghiệp của xã còn tồn tại nhiều hạn chế đang làm giảm sút chất lượng do quá trình khai thác sử dụng không hợp lý; trình độ khoa học kỹ thuật, chính sách quản lý, tổ chức sản xuất còn hạn chế, tư liệu sản xuất giản đơn, kỹ thuật canh tác truyền thống, đặc biệt là việc độc canh cây lúa của xã không phát huy được tiềm năng đất đai mà còn có xu thế làm cho nguồn tài nguyên đất có xu hướng bị thoái hóa. Nghiên cứu đánh giá các loại hình sử dụng đất hiện tại, đánh giá đúng mức độ của các loại hình sử dụng đất để tổ chức sử dụng đất hợp lý có hiệu quả cao theo quan điểm bền vững làm cơ sở cho việc định hướng sử dụng đất nông nghiệp của xã Lang Quán là vấn đề có tính chiến lược và cấp thiết. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Khắc Thái Sơn, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã LangQuán, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang ” . 1.2. Mục tiêu của đề tài Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, từ đó lựa chọn loại hình sử dụng đất đạt hiệu quả cao phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Lang Quán, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang 1.3. Ý nghĩa của đề tài  Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
  11. 3 - Củng cố kiến thức đã tiếp thu trong quá trình học tập và những kiến thức thực tế cho sinh viên trong quá trình thực tập tại cơ sở. - Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập số liệu và xử lý thông tin trong quá trình làm đề tài.  Ý nghĩa trong thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng nhóm đất nông nghiệp từ đó đề xuất các loại hình và những giải pháp sử dụng đất đạt hiệu quả cao.
  12. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Cơ sở lý luận 2.1.1.1. Các khái niệm liên quan 2.1.1.1.1. Khái niệm về đất đai - V.V Dokuchaev, nhà khoa học người Nga tiên phong trong lĩnh vực khoa học đất cho rằng: Đất như là một thực thể tự nhiên có nguồn gốc và lịch sử phát triển riêng, là thực thể với những quá trình phức tạp và đa dạng diễn ra trong nó. Đất được coi là khác biệt với đá. Đá trở thành đất dưới ảnh hưởng của một loạt các yếu tố tạo thành đất như: khí hậu, cây cỏ, khu vực, địa hình và tuổi. Theo ông, đất có thể được gọi là các tầng trên nhất của đá không phụ thuộc vào dạng chúng bị thay đổi một cách tự nhiên bởi các tác động phổ biến của nước, không khí và một loạt các dạng hình của các sinh vật sống hay chết .[9] - Các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và quy hoạch của Việt Nam lại cho rằng “đất đai là phần trên mặt vỏ Trái Đất mà ở đó cây cối có thể mọc được ”. Như vậy đã có rất nhiều định nghĩa và khái niệm khác nhau về đất nhưng khái niệm chung nhất có thể hiểu là: Đất là một vật thể tự nhiên mà từ nó đã cung cấp các sản phẩm thực vật để nuôi sống động vật và con người. Sự phát triển của loài người gắn liền với sự phát triển của đất . [1] 2.1.1.1.2. Khái niệm đất nông nghiệp Đất nông nghiệp được định nghĩa là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác (Luật Đất đai, 2003) [5].
  13. 5 2.1.1.1.3. Khái niệm về đánh giá đất đai - Đánh giá đất đai là so sánh, đánh giá khả năng của đất theo từng khoanh đất vào độ màu mỡ và khả năng sản xuất đất. - Đánh giá đất đai là sự phân chia có tính chất chuyên canh về hiệu suất của đất do những dấu hiệu khách quan (khí hậu, thủy văn, thảm thực vật tự nhiên, hệ động vật tự nhiên ) và thuộc tính của chính đất đai tạo nên. - Theo FAO (1976) đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất/ khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại hình sử dụng đất yêu cầu. - Trong sản xuất nông nghiệp việc đánh giá đất nông nghiệp được dựa theo các yếu tố đánh giá đất với mức độ khác nhau. Mức độ khác nhau của các yếu tố đánh giá đất được tính toán dựa trên những cơ sở khách quan, phản ánh các thuộc tính của đất và mối tương quan giữa chúng với năng suất cây trồng trong nhiều năm. Nói cách khác đánh giá đất đai trong sản suất nông nghiệp thường dựa vào chất lượng (độ phì) của đất và mức sản phẩm mà độ phì tạo nên. - Trong đánh giá đất đai có hai khái niệm cụ thể sau: + Đánh giá tiềm năng sử dụng đất đai: Là việc phân chia hay phân hạng đất đai thành các nhóm dựa trên các yếu tố thuận lợi hay hạn chế trong sử dụng như độ dốc, độ dày tầng đất, đá lẫn, tình trạng sói mòn, ngập úng, khô hạn Trên cơ sở đó có thể sử dụng những loại hình sử dụng đất phù hợp. + Đánh giá mức độ thích hợp đất đai: Là quá trình xác định mức độ thích hợp cao hay thấp của các kiểu sử dụng đất cho một đơn vị đất đai và tổng hợp cho toàn khu vực dựa trên so sánh yêu cầu kiểu sử dụng đất với đặc điểm các đơn vị đất đai. 2.1.1.1.4. Khái niệm về loại hình sử dụng đất (Land Yse Type - LUT) Loại hình sử dụng đất (Land Yse Type – LUT): Là thực trạng sử dụng đất của một vùng đất ( hay đơn vị đất, khoanh đất, vạt đất ), có các đặc
  14. 6 trưng về điều kiện kinh tế - xã hội, phương thức quản lý, kỹ thuật sản xuất tại một thời điểm nhất định. Hoặc : LUT là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất với các phương thức quản lý sản xuất trong điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội nhất định. [7] 2.1.1.2. Các luận điểm về đánh giá đất 2.1.1.2.1. Trên thế giới Các nghiên cứu về đất trên thế giới xuất hiện khá sớm. Cách đây hơn bốn nghìn năm, người Trung Quốc đã có sơ đồ thổ nhưỡng và đã biết sử dụng để làm cơ sở cho việc đánh thuế (Nycle C.Brady, 1974). Đến thế kỷ XIV sau công nguyên, việc đánh giá đất mới được đi sâu, nghiên cứu và ứng dụng ở nhiều nước Châu Âu. Đến giữa thế kỷ XIX, Đôcutraiev đã đưa ra cơ sở phân hạng đất theo quan điểm phát sinh, từ đó nhiều nhà thổ nhưỡng học trên thế giới đã nghiên cứu và đưa ra nhiều quan điểm và phương pháp đánh giá đất khác nhau. Các phương pháp đánh giá đất mới đã dần dần phát triển thành lĩnh vực nghiên cứu liên ngành mang tính chất hệ thống nhằm kết hợp các kiến thức khoa học về tài nguyên đất và mục đích sử dụng đất. Vì vậy có các luận điểm đánh giá đất của một số nước và tổ chức trên thế giới như sau: a/ Luận điểm đánh giá đất của Đôcutraiev Đôcutraiev cho rằng để đánh giá đất đai có hiệu quả cần nghiên cứu khả năng tự nhiên của đất. Theo ông khả năng tự nhiên của đất là yếu tố quyết định giá trị của đất và thu nhập từ đất. - Những yếu tố đánh giá đất và chỉ tiêu của chúng ở những vùng khác nhau thì khác nhau. - Những yếu tố đánh giá đất dự đoán chủ yếu là những yếu tố có mối liên quan chặt chẽ với năng suất cây trồng và được thể hiện giá trị tương đối bằng điểm.
  15. 7 - Những yếu tố đánh giá đất chủ yếu là: + Loại đất phát sinh. + Những số liệu phân tích về tích chất đất (tính chất hóa học, tính chất lý học và các dấu hiệu khác). - Việc lựa chọn các yếu tố đánh giá đất cần được hoàn thiện để phù hợp với điều kiện khí hậu, điều kiện kinh tế - xã hội của vùng. [5] b/ Luận điểm đánh giá đất của Pháp Theo Đôlômông khả năng của đất ảnh hưởng rất lớn đến đặc tính dinh dưỡng của cây trồng và ở mức độ nhất định, sinh trưởng, phát triển và khả năng cho năng suất của cây trồng đã thể hiện được tính chất của đất. Theo luận điểm này, có thể lập được một thang năng suất biểu thị tương quan sơ bộ với đặc tính đất đai và đánh giá đất theo độ phì của đất dựa trên nguyên tắc thống kê năng suất cây trồng nhiều năm. Tuy nhiên đánh giá đất theo độ phì có những bất cập sau: - Không thể chỉ dựa vào một loại cây trồng để làm tiêu chuẩn đánh giá đất có giá trị mà cần phải thống kê năng suất của các loại cây trồng trong hệ thống luân canh. - Đánh giá đất theo năng suất cây trồng ở mức độ nhất định cũng thể hiện trình độ của người sử dụng đất, bởi vì kết quả tổng hợp của tất cả các biện pháp kỹ thuật tác động là tiền đề để tăng độ màu mỡ của đất. - Độ phì nhiêu của đất phụ thuộc vào nhiều loại hình thái phẫu diện đất, nhưng độ phì đất chỉ đạt mức độ tối đa khi lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng đạt mức tối ưu. [9] c/ Luận điểm đánh giá đất ở Liên Xô Đây là trường phái đất đai theo quan điểm phát sinh, phát triển của Docutraiep. Trường phái này cho rằng, đánh giá đất đai trước hết phải đề cập đến loại thổ nhưỡng và chất lượng tự nhiên của đất là những chỉ tiêu khách
  16. 8 quan và đáng tin cậy. Ông đã đề ra những nguyên tắc trong đánh giá đất đai là xác định các yếu tố đánh giá ổn định và phải nhận biết rõ ràng, phải phân biệt được các yếu tố một cách khác quan và có cơ sở khoa học, phải tìm tòi để nâng cao sức sản xuất của đất. Phải có sự đánh giá thống kê kinh tế và thống kê nông học của đất đai mới có giá trị trong việc đề ra những biện pháp sử dụng tối ưu. Nguyên tắc đánh giá mức độ sử dụng đất thích hợp là phân chia khả năng sử dụng đất đai trên toàn lãnh thổ theo các nhóm và các lớp thích hợp: - Nhóm đất thích hợp được phân theo điều kiện vùng sinh thái đất đai tự nhiên, trên phạm vi vùng rộng lớn. - Lớp đất thích hợp là những vùng được tách ra theo sự khác biệt về loại hình thổ nhưỡng như điều kiện địa hình, mấu chất, thành phần cơ giới, chế độ nước. Trong cùng một lớp sẽ có sự tương đồng về điều kiện ssản xuất, khả năng ứng dụng kĩ thuật cũng như các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất. đất (Nguyễn Thế Đặng, Nguyễn Thế Hùng, 1999)[2] d/Phương pháp đánh giá đất đai ở Anh Đánh giá đất đai ở Anh được áp dụng theo hai phương pháp dựa vào việc thống kê sức sản xuất tiềm năng và sức sản xuất thực tế của đất. - Phương pháp thứ nhất, xác định khả năng trồng cây nông nghiệp của đất. - Theo phương pháp thứ hai, việc đánh giá đất đai căn cứ hoàn toàn vào năng suất thực tế trên đất được lấy làm tiêu chuẩn, lấy năng suất bình quân nhiều nằm ở trên đất tốt nhất hoặc đất trung bình so sánh với năng suất trên đất tiêu chuẩn (Đào Đức Ngọc, 2009)[8]. e/ Luận điểm đánh giá đất theo FAO Theo FAO, việc đánh giá đất đai cho các vùng sinh thái hoặc các vùng lãnh thổ khác nhau là nhằm tạo ra một sức sản xuất mới, ổn định, bền vững và hợp lý. Vì vậy khi đánh giá đất được nhìn nhận như là: “Một vạt đất xác định
  17. 9 về mặt địa lý trên một diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của môi trường bên trên, bên trong và bên dưới nó như: Không khí, loại đất, điều kiện địa chất, thủy văn thực vật và động vật, những hoạt động trước đây và hiện nay của con người, ở chừng mực mà những thuộc tính này có ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng vạt đất đó trong hiện tại và tương lai”. Như vậy theo luận điểm này đánh giá đất đai phải được xem xét trên phạm vi rất rộng, bao gồm cả không gian, thời gian, tự nhiên, kinh tế và xã hội. Đặc điểm của đánh giá đất theo FAO là những tính chất của đất đai có thể đo lường hoặc định lượng được. Vấn đề quan trọng là cần lựa chọn chỉ tiêu đánh giá đất đai thích hợp, có vai trò tác động trực tiếp và có ý nghĩa tới đất đai của vùng nghiên cứu. [9] 2.1.1.2.2. Ở Việt Nam Từ ngàn xưa ông cha ta đã có cách phân hạng ruộng đất thành ruộng xấu, ruộng tốt. Đánh giá phân hạng đất đai là một đòi hỏi của thực tiễn nông nghiệp. Từ thời phong kiến, các triều đại phong kiến nước ta đã thực hiện đo đạc, phân hạng theo kinh nghiệm nhằm quản lý đất đai cả về số lượng lẫn chất lượng. Năm 1092 nhà Lý tiến hành đo đạc ruộng đất lần đầu tiên và lập danh bạ để đánh thuế đất đai. Đến nhà Hậu Lê ruộng đất đã được phân chia thành các hạng: Nhất đẳng điền, nhị đẳng điền nhằm phục vụ việc quản điền và thu thuế. Đến thời kỳ Pháp thuộc, cách phân hạng được thực hiện đối với một số đồn điền nhằm đánh thuế. Vào năm 1886, Pavie và cộng sự đã tiến hành khảo 10 sát vùng Trung Lào, Trung bộ và Đông Nam Bộ Việt Nam. Cuối cùng vào năm 1890 kết quả này được xem là tài liệu nghiên cứu đầu tiên của Việt Nam và cả Đông Dương. Năm 1954 đất nước ta chia làm hai miền: Ở miền Bắc cùng với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, việc đánh giá đất đai bắt đầu được nghiên cứu, chủ yếu là việc nghiên cứu đánh giá đất của
  18. 10 Liên Xô cũ theo trường phái Đôcutraiev. Những năm gần đây, công tác đánh giá đất đai đã và đang được nghiên cứu và triển khai nhằm phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất theo hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển nông nghiệp bền vững. Các chương trình nghiên cứu đánh giá đất đã được triển khai rộng trên phạm vi toàn quốc với nhiều đối tượng cây trồng và vùng đất chuyên canh khác nhau. Các nhà khoa học đất của các cơ quan nghiên cứu và đào tạo về đất đai của Việt Nam đã phối hợp với nhau, đồng thời mở rộng mối quan hệ hợp tác với các tổ chức và nhà khoa học Quốc tế để nhanh chóng tiếp thu chương trình đánh giá phân hạng đất của FAO, vận dụng có kết quả do tình hình của Việt Nam. Những kết quả ban đầu của chương trình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong đánh giá đất của FAO vào các vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau của Việt Nam, đặc biệt đã vận dụng thành công về các bước đi trong đánh giá đất và vận dụng các chỉ tiêu phân cấp cụ thể cho vùng đã được ghi nhận khả quan. Điển hình trong năm 1993 viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã chỉ đạo thực hiện công tác đánh giá đất trên cả 9 vùng sinh thái của cả nước với bản đồ tỉ lệ 1/250.000. Bước đầu đã xác định được tiềm năng đất đai của các vùng và khẳng định việc vận dụng nội dung, phương pháp đánh giá đất của FAO theo tiêu chuẩn và điều kiện cụ thể của Việt Nam là phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay và đã kịp thời tổng kết và vận dụng các kết quả này vào chương trình đánh giá và đề xuất sử dụng tài nguyên đất phát triển nông nghiệp bền vững thời kỳ 1996-2000 và 2010 hoàn thành năm 1995. Có thể khẳng định rằng: Nội dung, phương pháp đánh giá đất của FAO đã được vận dụng có kết quả ở Việt Nam, phục vụ hiệu quả cho chương trình quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn mới cũng như cho các dự án quy hoạch sử dụng đất ở các địa phương. Các cơ quan nghiên cứu đất đang và sẽ tiếp tục nghiên cứu vân dụng phương pháp này cho phù hợp với điều kiện củ thể và với các tỉ lệ bản đồ thích hợp để nhanh chóng tiến
  19. 11 tới hoàn thiện nội dung, phương pháp và quy trình định giá phân hạng đất cho toàn lãnh thổ cũng như cho các vùng sản xuất khác nhau trên cả nước. 2.1.2. Cơ sở thực tiễn 2.1.2.1. Lựa chọn loại hình sử dụng đất - Lựa chọn các LUT từ các loại sử dụng đất có triển vọng. Sau khi ta tiến hành thống kê và lựa chọn được các loại sử dụng đất người ta làm bảng liệt kê danh mục các loại sử dụng đất và các thuộc tính của chúng. Các thuộc tính liệt kê được mô tả sơ bộ một cách định tính như lực lượng lao động ( cao, trung bình, thấp); thiết bi kĩ thuật đâu tư ( tốt vừa phải, hay kém) hoặc một cách định lượng như hiệu quả như ngày công lao động lao động thuần. Việc mô tả các LUT theo 13 thuộc tính thiếu việc liệt kê và mô tả các thuộc tính này thì sẽ khó có thể lựa chọn và xác định các loại sử dụng đất đáp ứng đúng các nhu cầu. Các LUT được lựa chọn để liệt kê và mô tả là các LUT sau: + Các loại hình sử dụng đất có ý nghĩa thực tiễn trong vùng + Các loại hình sử dụng đất có triển vọng cả với ngoài vùng xung quah cùng điều kiện sinh thái nông nghiêp và kinh tế- xã hội + Các loại hình sử dụng đất có triển vọng dựa vào kinh nghiệm của các nhà nông nghiệp và nông dân trong vùng + Các loại hình sử dụng đất có triển vọng dựa vò các kết quả nghiên cứu thí nghiệm trong vùng. - Lựa chọn các LUT bằng quá trình chắt lọc: Sau khi đã liệt kê các loại sử dụng đất và mô tả sơ bộ các thuộc tính của chúng, ta lựa chọn bằng phương pháp “ chắt lọc” các loại sử dụng đất, gạch dưới các loại sử dụng đất có triển vọng cần đánh giá tho tiêu chuẩn sau: + Các nhà khoa học nông nghiệp và quản lý sản xuất vùng có tin rằng đó là loại sử dụng đất tốt nhất cho vùng không?
  20. 12 + Lao động mùa vụ vào thời điểm cao của các LUT có thể lấy từ nguồn lao động có sẵn của vùng không? +Các LUT có đạt hiệu quả trong điều kiện phương thức sở hữu đất đai của LUT đất đai? + Các LUT lựa chọn có được chính người nông dân chấp nhận và có phù họp với các hệ thống canh tác hiện tại và tương lai của hộ không? + Liệu các vấn đề đầu tư, chuyển giao kỹ huật, tín dụng, phương tienj vận chuyển cho các LUT có đáp ứng được suốt quá rình thực hiện chúng không? Như vậy, để có lựa chọn và xác định các LUT theo đề cương của FAO, việc mô tả các thuộc tính của các loại sử dụng đất là rất quan trọng. Muốn như vậy, phương pháp kết họp mô tả các thuộc tính đó với phân tích hệ thống canh tác sẽ có ý nghĩa vì có thể tính toán theo hệ thống hóa, có thể ước tính các tiềm năng, các cơ hội và các trở ngại/ hạn chế trong việc sử dụng đất của nông dân. Các thuộc tính quyết định và chính sách kinh tế- xã hội cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc lựa chọn các LUT. [8] 2.1.2.2. Yếu tố ảnh hưởng đến loại hình sử dụng đất - Yếu tố điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên có rất nhiều nhân tố như: nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, không khí, các khoáng sản dưới lòng đất trong đó nhân tố khí hậu là nhân tố hàng đầu của việc sử dụng đất đai, sau đó là điều kiện đất đai như địa hình, thổ nhưỡng và các nhân tố khác. + Điều kiện khí hậu: các yếu tố khí hậu ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Tổng tích ôn nhiều ít, nhiệt độ bình quân cao thấp, sự sai khác nhiệt độ về thời gian và không gian, sự sai khác nhiệt độ tối cao và tối thấp, thời gian không có sương dài hoặc ngắn trực tiếp ảnh hưởng đến sự phân bố, sinh trưởng và phát dục
  21. 13 của cây trồng, cây rừng và thực vật thủy sinh Chế độ nước vừa là điều kiện quan trọng để cây trồng vận chuyển dinh dưỡng vừa là vật chất giúp cho sinh vật sinh trưởng và phát triển. Lượng mưa nhiều hay ít, bốc hơi mạnh hay yếu có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt độ và độ ẩm của đất, cũng như đảm bảo cung cấp nước. + Điều kiện đất đai: sự sai khác giữa địa hình địa mạo, độ cao so với mặt nước biển, độ dốc và hướng dốc, sự bào mòn mặt đất và mức độ xói mòn thường dẫn tới sự khác nhau về đất đai và khí hậu, từ đó ảnh hưởng đến sản xuất và phân bố các ngành nông, lâm nghiệp, hình thành sự phân dị địa giới theo chiều thẳng đứng đối với yêu cầu xây dựng đồng ruộng để thủy lợi hóa cơ giới hóa. Mỗi vùng có một vị trí địa lý khác biệt nhau về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, nguồn nước và các điều kiện tự nhiên khác sẽ quyết định đến khả năng, công dụng và hiệu quả sử dụng đất đai. Vì vậy, trong thực tiễn sử dụng đất cần tuân thủ quy luật tự nhiên, tận dụng các lợi thế nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội, môi trường . - Yếu tố kinh tế - xã hội Chế độ xã hội và điều kiện về phát triển kinh tế ở mỗi địa phương, mỗi vùng miền và giữa các quốc gia là rất khác nhau, nhân tố này ảnh hưởng nhiều đến các quan niệm, phong tục tập quán sử dụng đất và khả năng đầu tư cho việc sử dụng đất. - Yếu tố về kinh tế, kỹ thuật - canh tác Biện pháp kỹ thuật canh tác là các tác động của con người vào đất đai, cây trồng, vật nuôi nhằm tạo nên sự hài hòa giữa các yếu tố của các quá trình sản xuất để hình thành, phân bố và tích luỹ năng suất kinh tế. Đây là những tác động thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về đối tượng sản xuất, về thời tiết, điều kiện môi trường và thể hiện những dự báo thông minh và sắc sảo. Lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn các chủng loại và cách sử dụng các đầu vào nhằm đạt các mục tiêu sử dụng đất đề ra .
  22. 14 2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới và Việt Nam 2.2.1. Trên Thế giới Đất nông nghiệp là một nhân tố quan trọng đối với sản xuất đất nông nghiệp. Trên thế giới, mặc dù nền sản xuất nông nghiệp của các nước phát triển không giống nhau nhưng tầm quan trọng đối với đời sống con người thì quốc gia nào cũng thừa nhận. Tuy nhiên, khi dân số ngày càng tăng lên thì nhu cầu lương thực, thực phẩm là một sức ép rất lớn. Để đảm bảo an ninh lương thực con người phải tăng cường các biện pháp để sử dụng triệt để đất, khai hoang đất đai mới. Do đó, đã phá vỡ cân bằng sinh thái nhiều vùng, đất đai bị khai thác triệt để và không còn thời gian nghỉ, các biện pháp gìn giữ độ phì nhiêu cho đất chưa được coi trọng. Mặt khác, cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội, công nghệ, khoa học và kỹ thuật thì chức năng của đất ngày càng mở rộng và có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người. Tổng diện tích bề mặt của toàn thế giới là 510 triệu km2 trong đó đại dương chiếm 361 triệu km2 (71%), còn lại là diện tích lục địa chỉ chiếm 149 triệu km2 (29%). Bắc bán cầu có diện tích lớn hơn nhiều so với Nam bán cầu. Toàn bộ quỹ đất có khả năng sản xuất nông nghiệp trên thế giới là 3.256 triệu ha, chiếm khoảng 22% tổng diện tích đất liền. Diện tích đất nông nghiệp phân bố không đồng đều: Châu Mỹ chiếm 35%, Châu Á chiếm 26%, Châu âu chiếm 13%, Châu phi chiếm 6%. Bình quân đất nông nghiệp trên thế giới là 12.000m2. Đất trồng trọt trên thế giới mới đạt 1,5 tỷ chiếm 10.8% tổng diện tích đất đai, diện tích đất đang canh tác trên thế giới chỉ chiếm 10% tổng diện tích đất tự nhiên (khoảng 1.500 triệu ha), được đánh giá là: - Đất có năng suất cao: 14% - Đất có năng suất trung bình: 28% - Đất có năng suất thấp: 58% Nguồn tài nguyên đất trên thế giới hàng năm bị giảm đáng kể, đặc biệt là đất nông nghiệp mất đi do chuyển sang mục đích sử dụng khác. Mặt khác dân số ngày càng tăng, theo ước tính mỗi năm dân số thế giới tăng từ 80 - 85
  23. 15 triệu người. Như vậy, với mức tăng này mỗi người cần phải có 0,2 - 0,4 ha đất nông nghiệp mới đủ lương thực, thực phẩm. Đứng trước những khó khăn rất lớn đó thì việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất của đất nông nghiệp là hết sức cần thiết. 2.2.2. Tại Việt Nam Bảng 2.1: Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng của Việt Nam 2013 Diện tích Cơ cấu TT Loại đất (ha) (%) Tổng diện tích tự nhiên 33.097,20 100,00 1 Đất nông nghiệp 26.371,50 79,68 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 10.210,80 30,85 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 6.422,80 19,41 1.1.1.1 Đất trồng lúa 4.097,10 12,38 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 42,70 0,13 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 2.283,00 6,90 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 3.788,00 11,45 1.2 Đất lâm nghiệp 15.405,80 46,55 1.2.1 Đất rừng sản xuất 7.391,80 22,33 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 5.851,80 17,68 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 2.162,20 6,53 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 710,00 2,15 1.4 Đất làm muối 17,90 0,05 1.5 Đất nông nghiệp khác 27,00 0,08 2 Đất phi nông nghiệp 3.777,40 11,41 2.1 Đất ở 695,30 2,10 2.2 Đất chuyên dùng 1.844,40 5,57 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 15,10 0,05 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 101,50 0,31 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1.076,90 3,25 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 4,30 0,01 3 Đất chưa sử dụng 2.948,30 8,91 (Nguồn: ổT ng cục thống kê ) Tính đến ngày 01/01/2013, Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 33.097,20 nghìn ha, trong đó đất nông nghiệp là 26.371,50 nghìn ha chiếm
  24. 16 79,68% tổng diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 3.777,40 nghìn ha, chiếm 11,41% diện tích tự nhiên, đất chưa sử dụng là 2.948,30 nghìn ha, chiếm 8,91% tổng diện tích tự nhiên. Hiện trạng sử dụng đất đai của Việt Nam được thể hiện quả bảng 2.1. Diện tích đất bình quân đầu người ở Việt Nam thuộc loại thấp nhất thế giới. Ngày nay với áp lực về dân số và tốc độ đô thị hóa diện tích đất đai nước ta ngày càng giảm, đặc biệt là diện tích đất nông nghiệp. Vì vậy, vấn đề đảm bảo lương thực, thực phẩm trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm đang là một áp lực rất lớn. Do đó việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất nông nghiệp càng trở nên quan trọng đối với nước ta. 2.3. Hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất 2.3.1. Khái quát hiệu quả sử dụng đất Hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu của việc mang lại. Do tính chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu ngày càng cao của con người mà ta phải xem xét kết quả phải tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ ra để tạo ra kết quả đó là bao nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu ích không? Chính vì thế khi đánh giá hoạt động sản xuất không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm đó. * Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội. Hiệu quả kinh tế phải đạt được 3 vấn đề sau: + Một là: Mọi hoạt động sản xuất của con người đều phải tuân theo quy luật tiết kiệm thời gian. + Hai là: Hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm lý thuyết hệ thống.
  25. 17 + Ba là: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích của con người. Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan cần xét cả phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó: Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng đất là: Với một diện tích nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng vật chất xã hội. * Hiệu quả xã hội: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được về mặt xã hội mà sản xuất mang lại với các chi phí sản xuất xã hội bỏ ra. Loại hiệu quả này đánh giá chủ yếu về mặt xã hội do hoạt động sản xuất mang lại. “Hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp”. Từ những quan niệm trên cho thấy, giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là một phạm trù thống nhất, phản ánh mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với các lợi ích xã hội mà nó mang lại. Trong giai đoạn hiện nay, việc đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp là nội dung được nhiều nhà khoa học quan tâm. * Hiệu quả môi trường: Hiệu quả môi trường là xem xét sự phản ứng của môi trường đối với hoạt động sản xuất. Từ các hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp đều ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. Đó có
  26. 18 thể là ảnh hưởng tích cực đồng thời có thể là ảnh hưởng tiêu cực. Thông thường, hiệu quả kinh tế thường mâu thuẫn với hiệu quả môi trường. Chính vì vậy khi xem xét cần phải đảm bảo tính cân bằng với phát triển kinh tế, nếu không thường sẽ bị thiên lệch và có những kết luận không tích cực. Xét về khía cạnh hiệu quả môi trường, đó là việc đảm bảo chất lượng đất không bị thoái hóa, bạc màu và nhiễm các chất hóa học trong canh tác. Bên cạnh đó còn có các yếu tố như độ che phủ, hệ số sử dụng đất, mối quan hệ giữa các hệ thống phụ trợ trong sản xuất nông nghiệp như: chế độ thủy văn, bảo quản chế biến, tiêu thụ hàng hóa. 2.3.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất “Thế giới đang sử dụng khoảng 1,5 tỷ ha đất cho sản xuất nông nghiệp. Tiềm năng đất nông nghiệp của thế giới khoảng 3 - 5 tỷ ha. Nhân loại đang làm hư hại đất nông nghiệp khoảng 1,4 tỷ ha đất và hiện nay có khoảng 6 - 7 triệu ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang do xói mòn và thoái hóa. Để giải quyết nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp, con người phải thâm canh, tăng vụ tăng năng suất cây trồng và mở rộng diện tích đất nông nghiệp” . [4] Để nắm vững số lượng và chất lượng đất đai cần phải điều tra thành lập bản đồ đất, đánh giá phân hạng đất, điều tra hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất hợp lý là điều rất quan trọng mà các quốc gia đặc biệt quan tâm nhằm ngăn chặn những suy thoái tài nguyên đât đai do sự thiếu hiểu biết của con người, đồng thời nhằm hướng dẫn về sử dụng đất và quản lý đất đai sao cho nguồn tài nguyên này được khai thác tốt nhất mà vẫn duy trì sản xuất trong tương lai. Phát triển nông nghiệp bền vững có tính chất quyết định trong sự phát triển chung của toàn xã hội. Điều cơ bản nhất của phát triển nông nghiệp bền vững là cải thiện chất lượng cuộc sống trong sự tiếp xúc đúng đắn về môi trường để giữ gìn tài nguyên cho thế hệ sau này.
  27. 19 2.3.3. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất Trong quá trình sử dụng đất đai tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu quả là mức độ đáp ứng nhu cầu của xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí các nguồn tài nguyên, sự ổn định lâu dài của hiệu quả. Do đó tiêu chuẩn đánh giá việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất nông - lâm nghiệp là mức độ tăng thêm các kết quả sản xuất trong điều kiện nguồn lực hiện có hoặc mức độ tiết kiệm về chi phí các nguồn lực khi sản xuất ra một khối lượng nông - lâm sản nhất định. (Đỗ Thị Lan, Đỗ Tài Anh, 2007)[6] Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất là mức độ đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. “Hiệu quả sử dụng đất có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông - lâm nghiệp,sử dụng đất phải tuân theo quan điểm sử dụng đất bền vững hướng vào ba tiêu chuẩn chung là bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường” . [5] 2.3.4. Tính bền vững trong sử dụng đất Từ khi biết sử dụng đất đai vào mục đích sinh tồn của mình, đất đai đã trở thành cơ sở cần thiết cho sự sống và cho tương lai phát triển của loài người. Sử dụng đất một cách hiệu quả và bền vững luôn là mong muốn cho sự tồn tại và tương lai phát triển loài người, chính bởi vậy việc tìm kiếm các giải pháp sử dụng đất thích hợp, bền vững đã được nhiều nhà nghiên cứu đất và các tổ chức quốc tế rất quan tâm và không ngừng hoàn thiện theo sự phát triển của khoa học. Thuật ngữ “Sử dụng đất bền vững” (Sustainable Land Use) đã trở thành thông dụng trên thế giới hiện nay. Nội dung sử dụng đất bền vững bao hàm một vùng trên bề mặt trái đất với tất cả các đặc trưng: Khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, chế độ thủy văn, động vật - thực vật và cả những hoạt động cải thiện việc sử dụng và quản lý đất đai như: Hệ thống tiêu nước, xây dựng đồng ruộng Do đó, thông qua hoạt động
  28. 20 thực tiễn sử dụng đất chúng ta phải xác định được những vấn đề liên quan đến khả năng bền vững đất đai trên phạm vi cụ thể của từng vùng để tránh khỏi những sai lầm trong sử dụng đất, đồng thời hạn chế được những tác động có hại đến môi trường sinh thái. Theo Fetry, “Sự phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp chính là sự bảo tồn đất, nước, các nguồn động và thực vật, không bị suy thoái môi trường, kỹ thuật thích hợp, sinh lợi kinh tế và chấp nhận được về mặt xã hội” . FAO đã đưa các chỉ tiêu cụ thể cho nông nghiệp bền vững là: - Thảo mãn nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của các thế hệ hiện tại và tương lai về số lượng, chất lượng và các sản phẩm nông nghiệp khác. - Cung cấp lâu dài việc làm, đủ thu nhập và các điều kiện sống, làm việc tốt cho mọi người trực tiếp sản xuất nông nghiệp. - Duy trì và có thể tăng cường khả năng sản xuất của các cơ sở tài nguyên thiên nhiên và khả năng tái sản xuất của các nguồn tài nguyên tái tạo được mà không phá vỡ chức năng của các chu trình sinh thái cơ sở và cân bằng tự nhiên, không phá vỡ bản sắc văn hóa - xã hội của các cộng đồng sống ở nông thôn hoặc không gây ô nhiễm môi trường. - Giảm thiểu khả năng bị tổn thương trong nông nghiệp, củng cố lòng tin trong nông dân. Vào năm 1991 ở Nairobi đã tổ chức hội thảo về “Khung đánh giá việc quả lý đất đai” đã đưa ra định nghĩa quản lý bền vững đất đai bao gồm các công nghệ, chính sách và hoạt động nhằm liên hợp các nguyên lý kinh tế - xã hội với các quan tâm môi trường để đồng thời: - Duy trì, nâng cao sản lượng (hiệu quả sản xuất). - Giảm tối thiểu mức rủi do trong sản xuất (an toàn). - Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và ngăn chặn sự thoái hóa đất và nước (bảo vệ).
  29. 21 - Có hiệu quả lâu dài (tính lâu bền). - Được xã hội chấp nhận (tính chấp nhận). Rõ ràng quản lý bền vững đất đai phải bao gồm một tổ hợp để đồng thời duy trì và nâng cao được sản lượng (hiệu quả sản xuất), giảm được rủi ro (an toàn) bảo vệ được tiềm năng nguồn lực tự nhiên, ngăn ngừa thoái hóa đất và ô nhiễm môi trường nước (bảo vệ). Hiệu quả là lợi ích lâu dài (lâu bền) được xã hội chấp nhận phù hợp với lợi ích của các bên tham gia quản lý, lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng (tính chấp nhận). Năm nguyên tắc trên được coi là trụ cột của sử dụng đất đai bền vững và là những mục tiêu cần phải đạt được. Chúng có mối quan hệ với nhau, nếu thực tế diễn ra đồng bộ so với các mục tiêu nêu trên thì khả năng bền vững sẽ đạt được, nếu chỉ đạt được một hoặc một vài mục tiêu mà không phải là tất cả thì khả năng bền vững chỉ mang tính bộ phận. Vận dụng các nguyên tắc trên, ở Việt nam một loại hình sử dụng đất được xem là bền vững phải đạt được 3 yêu cầu sau: - Bền vững về kinh tế: Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị trường chấp nhận. Hệ thống sử dụng phải có mức năng suất sinh học cao trên mức bình quân vùng có cùng điều kiện đất đai, nếu không sẽ không cạnh tranh được trong cơ chế thị trường. Năng suất sinh học bao gồm các sản phẩm chính và phụ phẩm (đối với cây trồng là gỗ, hạt, củ, quả và tàn dư để lại). Về chất lượng, sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tại địa phương, trong nước và xuất khẩu, tùy vào mục tiêu của từng vùng. Tổng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích là thước đo quan trọng nhất của hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất. Tổng giá trị trong một giai đoạn hay cả chu kỳ phải trên mức bình quân của vùng, nếu dưới mức đó
  30. 22 thì nguy cơ người sản xuất sẽ không có lãi, lãi suất phải lớn hơn lãi suất tiền vay vốn ngân hàng. - Bền vững về mặt xã hội: Thu hút được lao động, đảm bảo đời sống xã hội phát triển. Đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của nông hộ là việc được ưu tiên hàng đầu, nếu họ muốn quan tâm đến lợi ích lâu dài (bảo vệ đất, môi trường ). Sản phẩm thu được cần thỏa mãn nhu cầu ăn, mặc, ở của người nông dân. Nội lực và nguồn lực địa phương phải phát huy. Về đất đai, hệ sử dụng đất phải được tổ chức trên đất mà nông dân có thể hưởng thụ lâu dài, đất đã được giao và rừng đã được khoán với lợi ích các bên cụ thể. Sử dụng đất sẽ bền vững nếu phù hợp với nền văn hóa dân tộc và tập quán địa phương, nếu ngược lại sẽ không được cộng đồng ủng hộ. - Bền vững về môi trường: Các loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất, ngăn chặn sự thoái hóa đất và bảo vệ môi trường sinh thái đất. Giữ đất được thể thiện bằng giảm thiểu liều lượng đất mất hàng năm dưới mức cho phép. Độ phì nhiêu đất tăng dần là yêu cầu bắt buộc đối với quản lý sử dụng bền vững. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%). Đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài (đa canh bền vững hơn độc canh, cây lâu năm có khả năng bảo vệ đất tốt hơn cây hàng năm) Ba yêu cầu trên là để xem xét và đánh giá các loại hình sử dụng đất hiện tại. Thông qua việc xem xét và đánh giá theo các yêu cầu trên để giúp cho việc định hướng phát triển nông nghiệp ở từng vùng sinh thái. 2.4. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp 2.4.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn trong định hướng sử dụng đất - Truyền thống, kinh nghiệm và tập quán sử dụng đất lâu đời của nhân dân Việt Nam. - Những số liệu, tài liệu thống kê định kỳ về sử dụng đất (diện tích, năng suất, sản lượng), sự biến động và xu hướng phát triển.
  31. 23 - Chiến lược phát triển của các ngành: Nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông + Các dự án quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của các vùng và địa phương. + Kết quả nghiên cứu tiềm năng đất đai về phân bố, sản lượng, chất lượng và khả năng sử dụng ở mức độ thích nghi của đất đai. + Trình độ phát triển khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao. + Tốc độ gia tăng dân số, dự báo dân số qua các thời kỳ, truyền thống, kinh nghiệm và tập quán sử dụng đất lâu đời của nhân dân Việt Nam. 2.4.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp - Sử dụng đất phải gắn liền với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. - Khai thác sử dụng đất phải dựa trên cơ sở quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất. “Quản lý đất đai thông qua quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất đai vừa đảm bảo tính thống nhất của quản lý nhà nước về đất đai vừa tạo điều kiện để phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc sử dụng đất”. - Khai thác sử dụng đất phải đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và tiến tới sự ổn định bền vững lâu dài. - Khai thác sử dụng đất phải gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. - Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo khai thác tối đa lợi thế so sánh, tiềm năng của từng vùng trên cơ sở kết hợp giữa chuyên môn hóa và đa dạng hóa sản phẩm và sản xuất hàng hóa. - Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo ưu tiên trước hết cho mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực của các nông hộ và địa phương. - Khai thác sử dụng đất phải dựa trên cơ sở kinh tế của nông hộ, nông trại phù hợp với trình độ dân trí, phong tục tập quán nhằm phát huy kiến thức bản địa và nội lực của địa phương.
  32. 24 - Khai thác sử dụng đất phải phải đảm bảo ổn định về xã hội, an ninh quốc phòng. 2.4.3. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp Định hướng sử dụng đất nông nghiệp là xác định phương hướng sử dụng đất nông nghiệp theo điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, điều kiện vật chất xã hội, thị trường đặc biệt là mục tiêu, chủ trương chính sách của Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống cây trồng và các mối quan hệ giữa chúng với môi trường để định hướng sử dụng đất phù hợp với điều kiện từng vùng. Các căn cứ để định hướng sử dụng đất: - Đặc điểm địa lý, thổ nhưỡng. - Tíjnh chất đất hiện tại. - Dựa trên yêu cầu sinh thái của cây trồng, vật nuôi và các loại hình sử dụng đất. - Dựa trên các mô hình sử dụng đất phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây trồng, vật nuôi và đạt hiệu quả sử dụng đất cao (Lựa chọn loại hình sử dụng đất tối ưu). - Điều kiện sử dụng đất, cải tạo đất bằng các biện pháp thủy lợi, phân bón và các tiến bộ khoa học kỹ thuật về canh tác. - Mục tiêu phát triển của vùng nghiên cứu trong những năm tiếp theo hoặc lâu dài. -Việc nghiên cứu để đưa ra hệ thống sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tối ưu, hiệu quả phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng địa phương cũng như tận dụng và phát huy được tiềm năng của đất, nâng cao năng suất cây trồng, góp phần từng bước cải thiện đời sống của nhân dân, đồng thời giữ vững được môi trường sinh thái theo quan điểm phát triển bền vững đang là rất cần thiết.
  33. 25 PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp - Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp - Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Lang Quán, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: xã Lang Quán, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang - Thời gian tiến hành: 11/08-20/11 / 2017 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và sử dụng đất của xã Lang Quán, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang - Điều kiện tự nhiên - Điều kiện kinh tế, xã hội - Tình hình sử dụng đất 3.3.2. Thực trạng loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Lang Quán, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang - Thực trạng các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp - Mô tả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 3.3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Lang Quán, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang - Hiệu quả kinh tế
  34. 26 - Hiệu quả xã hội - Hiệu quả môi trường 3.3.4. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất (LUT) đạt hiệu quả kinh tế xã hội môi trường và giải pháp - Lựa chọn các loại hình sử dụng đất - Đề xuất giải pháp 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu - Điều tra thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập các tài liệu, số liệu đã có tại các phòng kinh tế, phòng tài nguyên môi trường, các tài liệu có liên quan đến tình hình sử dụng đất nông nghiệp của xã. - Điều tra thu thập số liệu sơ cấp: - Khảo sát thực địa để kiểm tra các thông tin, số liệu đã thu thập được. - Điều tra bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các nông hộ theo phiếu điều tra . Chọn xóm điểm trên địa bàn xã Lang Quán (tiến hành điều tra 70 hộ tại 21 xóm theo bộ câu hỏi phỏng vấn). - Thông tin thu thập gồm: các loại hình sử dụng đất, các chỉ tiêu kinh tế sản xuất (tổng thu nhập, chi phí vật tư, lao động, lãi),hiệu quả sử dụng đất những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đất, những tác động tới khả năng suy thoái đất và môi trường 3.4.2. Phương pháp tính hiệu quả các loại hình sử dụng đất. Hiệu quả sử dụng đất là tiêu chí đánh giá mức độ khai thác sử dụng đất và được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau: 3.4.2.1. Hiệu quả kinh tế - Tổng giá trị sản phẩm (T): T = p1.q1 + p2.q2 + + pn.qn Trong đó:
  35. 27 + q: Khối lượng của từng loại sản phẩm được sản xuất/ha/năm. + p: Giá của từng loại sản phẩm trên thị trường tại cùng một thời điểm + T: Tổng giá trị sản phẩm của 1ha đất canh tác/năm. - Thu nhập thuần (N): N = T - Csx Trong đó: + N: Thu nhập thuần túy của 1ha đất canh tác/ năm + Csx: Chi phí sản xuất cho 1ha đất canh tác/năm - Hiệu quả đồng vốn: Hv = T/ Csx - Giá trị ngày công lao động: HLđ = N/Số ngày công lao động/ha/năm 3.4.2.2. Hiệu quả xã hội - Đảm bảo an ninh lương thực - Đáp ứng nhu cầu nông hộ - Giá trị ngày công lao động nông nghiệp - Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo - Mức độ giải quyết công ăn việc làm và thu hút lao động 3.4.2.3. Hiệu quả môi trường - Tỷ lệ che phủ - Khả năng bảo vệ, cải tạo đất - Ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 3.4.3. Phương pháp tính toán phân tích số liệu - Số liệu được kiểm tra, xử lý, tính toán trên máy tính bằng phần mềm Microsoft ofice excel.
  36. 28 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và sử dụng đất của xã Lang Quán 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thời tiết, thuỷ văn. a) Vị trí địa lý Xã Lang Quán là xã nằm ở phía Tây huyện Yên Sơn mới, cách trung tâm huyện 2,5 km. Địa giới hành chính được xác định như sau: + Phía Đông giáp xã Thắng Quân (huyện Yên Sơn). + Phía Tây giáp huyện Yên Bình (tỉnh Yên Bái). + Phía Nam giáp xã Chân Sơn (huyện Yên Sơn). + Phía Bắc giáp xã Tứ Quận (huyện Yên Sơn) b) Địa hình: Là xã có địa hình đồi núi thấp và trung bình, địa thế nghiêng dần theo hướng từ Đông sang Tây. Độ cao trung bình từ 40 -700 m so với mực nước biển, nơi cao nhất là đỉnh núi Nà có độ cao 700 m, nơi nhấp nhất có độ cao 30m, 80% diện tích là đồi núi và đất bằng. Với đặc điểm địa hình chủ yếu đồi núi và đất bằng phân bố đất sản xuất theo lưu vực các con suối và chân đồi núi, phân bố ở 21 thôn. c) Khí hậu: Xã nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu trong năm được chia làm 04 mùa rõ rệt,nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22°C - 28°C, nhiệt độ trung bình các tháng mùa hè là 34°C. Nhiệt độ trung bình các tháng mùa đông là 16°C. Lượng mưa trung bình là 1600 - 1800 mm, mưa tập trung vào các tháng mùa hè (tháng 7, 8) có lượng mưa đạt trên 300 mm/tháng, lượng mưa các tháng đông thấp đạt 10 - 25 mm/tháng. Độ ẩm trung bình hàng năm đạt từ 80 - 82%.
  37. 29 d) Thuỷ văn: Địa bàn xã không có các sông lớn, chế độ thủy văn của xã phụ thuộc chủ yếu con suối chảy từ núi nà chạy dọc dài khắp xã và một số hồ đập hiện có trên địa bàn, trữ lượng mặt nước hiện có phụ thuộc chủ yếu vào lượng mưa hàng năm. 4.1.1.2. Các nguồn tài nguyên a) Tài nguyên đất Xã Lang Quán có diện tích đất tự nhiên là 945,17 ha, đất nông nghiệp là 556.62 ha ,đất phi nông nghiệp là 380,11 ha, đất chưa sử dụng là 84,3ha. Trên địa bàn xã có các loại đất sau: - Đất đỏ vàng chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên của xã chiếm khoảng 80%. Đất có thành phần cát pha, độ dày tầng đất trên 12c, được hình thành trên đá mẹ. Đất có độ dốc cao, địa hình chia cắt phần lớn để phát triển Lâm nghiệp. - Đất vàng nhạt trên đá cát (Fp) chiếm khoảng 12% diện tích đất tự nhiên của xã, phân bố chủ yếu ở phía đông (giáp với xã Chân Sơn), đất có thành phần cơ giới cátpha dày tầng đất từ 50 – 120 cm. Trên loại đất này phần lớn đã được phát triển lâm nghiệp, khu vực có độ dốc <25 độ đã được khai thác trồng cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm. - Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs) chiếm khoảng 6% diện tích đất tự nhiên của xã, phân bố ở phía Tây. đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, độ dày trên 20 cm được hình thành trên đá mẹ phiến thạch. b) Tài nguyên nước: - Nguồn nước mặt của xã Lang Quán được cung cấp chủ yếu từ con suối chảy từ núi Nà chạy dài dọc khắp xã, diện tích nuôi trồng thủy sản gồm (ao, hồ) diện tích sử dụng đang nuôi trồng thủy sản là 44,46 ha chủ yếu theo các hộ gia đình.
  38. 30 - Tiếp tục khai thác, sử dụng có hiệu quả các công trình thủy lợi hiện có. Tận dụng tối đa mặt thoáng công trình thủy lợi để nuôi trồng thủy sản. Sản lượng thủy sản trong năm đạt 100% kế hoạch. c) Tài nguyên Rừng Xã Lang Quán có tổng diện tích đất rừng là 13,77 ha, trong đó rừng sản xuất là 13,77 ha. 4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần theo hướng nông, lâm nghiệp. Tiềm năng đất đai của xã có nhiều lợi thế cho phát triển nền kinh tế đa dạng. Với những ưu thế này trong tương lai có nhiều điều kiện phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế năng động theo hướng tăng nhanh giá trị của ngành sản xuất nông nghiệp. 4.1.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Từ năm 2011 đến nay xã Lang Quán đã có những thay đổi đáng kể. Tổng sản phẩm trong xã theo giá trị thực tế những năm 2011 đến 2016 bình quân mỗi năm là bình quân đầu người mỗi năm đạt 14 – 17 triệu/người/năm. Năm 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã đạt 9,5%. 4.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng các ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản tăng; ngành nông nghiệp giảm tỷ trọng trong cơ cấu GDP. Tuy nhiên nông nghiệp vẫn là ngành chiếm vị trí chủ đạo. Trong những năm tới cần vận động nhân dân đổi mới kinh tế, chuyển đổi cây trồng vật nuôi, thâm canh tăng vụ, phát triển chăn nuôi, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa và hoạt động dịch vụ; mở rộng hơn nữa những ngành nghề hiện có 4.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a) Kinh tế nông nghiệp:
  39. 31 * Tổ chức sản xuất Nông nghiệp là khu vực chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế địa phương. Sản xuất nông nghiệp của xã Lang Quán có nền tảng tương đối ổn định và phát triển vững chắc. Việc đầu tư thâm canh theo chiều sâu giúp nâng cao năng suất, sản lượng và giá trị sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, giữ vững an ninh lương thực và một phần làm sản phẩm hàng hóa, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trồng trọt: Những năm qua sản xuất nông nghiệp đã thu được nhiều thành quả với việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng diện tích cây màu, áp dụng KHKT vào nông nghiệp. Diện tích giao cấy năm 2016 là 339.1ha. Trong đó: Năng suất lúa vụ xuân đạt 52,2 tạ/ha. Năng suất lúa vụ mùa đạt 48,6 tạ/ha. Tổng sản lượng cả năm đạt 3.458,82 tấn Về cơ cấu giống lúa vụ chiêm và vụ mùa các giống lúa cấy hàng vụ thường là giống Bắc Hương, Si dẻo, BC 15, 225 và một số giống lúa thuần khác cho năng suất cao và khả năng chịu sâu bệnh tốt. Về cây màu: Tận dụng các xứ đồng có cốt đất cao, các diện tích màu sẵn có trồng nhiều lạc xuân, khoai tây, rau màu các loại. Chăn nuôi Những năm gần đây tuy bị ảnh hưởng của dịch bệnh và giá cả thức ăn cho gia súc, gia cầm và thuốc phòng bệnh ngày càng cao, cùng với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp chậm, nên có kết quả chăn nuôi phát triển chậm do vậy đàn gia súc, gia cầm thường xuyên có biến động. Về hình thức và quy mô chăn nuôi trên địa bàn xã chưa có nhiều trang trại,
  40. 32 gia trại chăn nuôi tập chung có quy mô hướng công nghiệp mà chủ yếu là hình thức chăn nuôi gia đình và tiểu trang trại nhỏ.Tổng đàn trâu có 740 con, bò có 524 con, lợn có 7.600 con, gia cầm có 60.100 con.Nhìn chung ngành chăn nuôi trong những năm qua trên địa bàn xã giảm cả về quy mô tổng đàn gia súc, gia cầm và sản lượng. Thủy sản - Nguồn nước mặt của xã Lang Quán được cung cấp chủ yếu từ con suối chảy từ núi Nà chạy dài dọc khắp xã, diện tích nuôi trồng thủy sản gồm (ao, hồ) diện tích sử dụng đang nuôi trồng thủy sản là 44,46ha chủ yếu theo các hộ gia đình. - Tiếp tục khai thác, sử dụng có hiệu quả các công trình thủy lợi hiện có. Tận dụng tối đa mặt thoáng công trình thủy lợi để nuôi trồng thủy sản. Sản lượng thủy sản trong năm đạt 100% kế hoạch. Tài nguyên rừng. Xã Lang Quán có tổng diện tích đất rừng là 13,77 ha, trong đó rừng sản xuất là 13,77 ha. Phần lớn diện tích tự nhiên của xã là đồi núi nên đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn nhất được sử dụng chủ yếu để trồng cây lấy gỗ đây cũng là nguồn thu nhập đáng kể của người dân. b) Khu vực kinh tế tiểu thủ công nghiệp – xây dựng: Xã đã chủ động phát huy những ngành truyền thống, đưa một số ngành nghề vào địa phương, khuyến khích các tổ chức và cá nhân mở mang ngành nghề. c) Thương mại, dịch vụ Hoạt động dịch vụ trên địa bàn xã tập trung chủ yếu ở HTX sản xuất nông nghiệp, đến nay các mô hình hoạt động dịch vụ của HTX đã đảm bảo yêu cầu phục vụ các hộ của từng HTX, cân đối được tài chính và đang có chiều hướng phát triển hạch toán có lãi.
  41. 33 Số hộ có điều kiện mở cửa hàng kinh doanh phục vụ người tiêu dùng tăng lên, nên một phần đã đáp ứng đủ các mặt hàng thiết yếu phục vụ người tiêu dùng và nâng cao đời sống người dân. 4.1.2.4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập Thực hiện các chính sách về dân số, Đang ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời các hoạt động dân số KHHGĐ. Thực hiện gia đình ít con, khỏe mạnh, tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý, để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, nâng cao chất lượng dân số; tổ chức tuyên truyền vận động đến từng hộ gia đình, cá nhân tự giác thực hiện các biện pháp KHHGĐ. Dân số toàn xã năm 2016 khoảng 6.721 nhân khẩu tương ứng với 1.621 hộ. số lao động trong độ tuổi 3763 người, số có việc làm thường xuyên 3.670 người, tạo việc làm mới cho 91 lao động, xuất khẩu lao động 2 người Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1%. Lao động toàn xã chiếm 56% tổng số dân, và được phân chia theo các ngành nghề sau: + Lao động nông nghiệp: 75.3% tổng số lao động; + Lao động phi nông nghiệp: 25.7% tổng số lao động. 4.1.2.5. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân: a) Giao thông. +) Hiện tại giao thông trong xã có một tuyến đường trục chính của xã nối với KM11 QL2 đường Tuyên Quang đi Hà Giang là đường nhựa và bê tông.UBND đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển công nông nghiệp, Chỉ đạo thực hiện tốt công tác duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường theo phân cấp quản lý, tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình bê tông hoá đường giao thông liên thôn, trong năm đã thi công hoàn thành 2.532 m đường bê tông nông thôn đạt 100% kế hoạch. b) Thuỷ lợi. Do nông nghiệp là ngành chủ đạo của xã nên việc tưới tiêu là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, hệ thống mương hiện có của xã khá nhiều, với mương
  42. 34 dẫn nước lấy từ 5 đập thủy lợi, có tổng diện tích mặt nước 12,5 ha phục vụ tốt cho việc cung cấp nước tưới cho diện tích canh tác trong xã. Nước sinh hoạt cho các hộ dân đều dùng nước giếng khơi và giếng khoan. c) Năng lượng. Hiện tại xã Lang Quán có 5 trạm biến áp: Các trạm đều có công suất 180 KVA-35/0.4KV. Các điểm dân cư đều đã có điện lưới sử dụng, nhưng một số điểm dân cư điện chưa đảm bảo do nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng nhiều điện, còn một số vị trí dân cư cách xa và cuối điểm cung cấp điện, đường dây 0.4 KV ngắn nên việc đưa điện đến các thôn bản còn nhiều hạn chế chưa phục vụ đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt. d) Y tế Xã có trạm y tế nằm trên địa bàn , với đội ngũ cán bộ nhiệt tình. Trong những năm qua, công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân luôn được duy trì thường xuyên, liên tục và chất lượng ngày càng được nâng cao, đã được đầu tư trang thiết bị phục vụ nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của nhân dân. Trạm luôn làm tốt chế độ thường trực, khám và điều trị bệnh nhân tại trạm và tại gia đình bệnh nhân. Thực hiện tốt tiêm chủng mở rộng, quản lý các bệnh xã hội, phòng ngừa không để dịch bệnh phát sinh và lây lan. e) Giáo dục - Đào tạo - Hoàn thành chương trình năm học 2015 - 2016, tỷ lệ trẻ đi mẫu giáo đạt 100 %, trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100 %, tỷ lệ huy động học sinh lớp 5 vào lớp 6 đạt 100%, tỷ lệ hoàn thành chương trình Tiểu học đạt 100 %, tỷ lệ tốt nghiệp THCS tiểu học đạt 100%. Chất lượng học sinh giỏi được duy trì và phát triển ở các cấp học. Tiếp tục quan tâm xây dựng trường chuẩn quốc gia theo lộ trình, đến nay toàn xã có 03 trường đạt chuẩn Quốc gia. 4.1.3. Tình hình sử dụng đất Xã Lang Quán có diện tích đất tự nhiên là 945,17 ha, được chia làm 3 nhóm đất như sau:
  43. 35 - Nhóm đất nông nghiệp có diện tích là 556,62 ha. - Nhóm đất phi nông nghiệp có diện tích là 380,11 ha. - Nhóm đất chưa sử dụng có diện tích là 8,43 ha. Diện tích còn lại được phân bố tương đối đồng đều cho các cơ sở hạ tầng, công trình sự nghiệp Nhà nước, như đất trụ sở cơ quan, trường học, Bảng 4.1. Thực trạng sử dụng đất xã Lang Quán năm tính đến 31/12/ 2016 STT Mục đích sử dụng Mã Diện tích ( ha) Tổng diện tích tự nhiên 945,17 1 Đất nông nghiệp NNP 556,62 2 Đất phi nông nghiệp PNN 380,11 3 Đất chưa sử dụng CSD 8,43 (Nguồn: UBND xã Lang Quán) 4.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nghiên, kinh tế, xã hội và sử dụng đất xã Lang Quán, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang 4.1.4.1. Những thuận lợi Quy hoạch nông thôn mới xã Lang Quán hoàn thành tương đối tốt, nên hệ thống đường giao thông thôn bản cơ bản đã được bê tông hóa thuận tiện cho giao lưu buôn bán. - Nhìn chung về điều kiện tự nhiên xã Lang Quán thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, phù hợp phát triển các cây ăn quả, chăn nuôi, trồng cây lấy gỗ. 4.1.4.2. Những hạn chế - Phần lớn diện tích là đồi núi, hàng năm thường sảy ra lũ quét gây thiệt hại lớn về tài sản và mùa màng. - Xã Lang Quán là một xã miền núi, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, dân cư còn sống rải rác chưa tập chung, nhiều đồng bào dân tộc cùng chung sống,
  44. 36 mỗi dân tộc lại mang một phong tục tập quán khác nhau nên công tác tuyên truyền gặp nhiều khó khăn. - Vấn đề quy hoạch xây dựng và phát triển đời sống kinh tế - xã hội của xã Lang Quán hiện tại chưa được thực hiện một cách đồng bộ và cụ thể hóa nên việc đầu tư cho các cơ sở hạ tầng, kĩ thuật để phục vụ sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn xã Lang Quán gặp rất nhiều khó khăn, chưa khai thác được nguồn lực phát triển về kinh tế của người dân trong xã. 4.2. Thực trạng loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Lang Quán, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang 4.2.1. Thực trạng các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp Bảng 4.2. Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp xã Lang Quán Diện tích STT Chỉ tiêu Mã Cơ cấu(%) (ha) 1 Đất nông nghiệp NNP 556,62 100.0 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 498,39 89,50 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 397,44 79,97 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 339,11 85,30 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 58,36 14,70 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 100,94 20,03 1.2 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 44,46 7,98 1.3 Đất lâm nghiệp LNP 13,77 2,57 (Nguồn: UBND xã Lang Quán) Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích lớn nhất là 55.66,27ha, chiếm tới 89.5% diện tích đất nông nghiệp. Trong đó: - Đất trồng cây hàng năm là 397,44ha, chiếm 79.97 % bao gồm: Đất trồng lúa 339,1ha, chiếm 85.3%
  45. 37 Đất trồng cây hằng năm khác là 583.61ha, chiếm 14.70% (đất bằng trồng cây hàng năm khác) - Đất trồng cây lâu năm là 100,94 ha, chiếm 20.30% - Đất nuôi trồng thủy sản có diện tích là 44,46 ha, chiếm 7.98% (đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt). - Đất trồng cây lâm nghiệp có diện tích nhỏ nhất là 13,77ha chiếm 2.57% Thực tế cho ta thấy sự biến động quan hệ đất đai theo quy luật của quá trình đô thị hóa. Đó là diện tích đất nông nghiệp giảm dần trong khi diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên. Tuy nhiên trong diện tích đất nông nghiệp thì đất sản xuất nông nghiệp còn khá lớn chiếm đa số của các loại đất khác. Điều này đòi hỏi vai trò quản lý của Nhà nước về đất đai của xã phải có những chuyển biến cho phù hợp với quá trình đô thị hóa hiện nay. 4.2.3. Mô tả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp Bảng 4.3. Các loại hình sử dụng đất chính của xã năm 2016 LUT chính LUT Kiểu sử dụng đất lúa xuân - lúa mùa - lạc 2 lúa – 1 màu lúa xuân - lúa mùa – ngô lúa mùa - lạc 1lúa - 1màu Đất Cây hàng lúa mùa – ngô sản năm 2 lúa lúa xuân- lúa mùa xuất ngô xuân – ngô đông nông nghiệp lạc xuân - ngô mùa Chuyên màu lạc xuân - khoai tây đông Cây ăn quả vải Cây lâu nhãn năm Cây công nghiệp chè (Nguồn UBND xã Lang Quán )
  46. 38 Loại hình sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất với những phương thức quản lý sản xuất trong điều kiện kinh tế – xã hội và kỹ thuật xác định. Theo kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của UBND xã Lang Quán, các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính trên địa bàn xã cụ thể ở bảng 4.7 sau: * Loại hình sử dụng đất chuyên lúa: Có 2 kiểu sử dụng đất đó là 2 vụ lúa xuân và 1 vụ lúa mùa - Đất 2 vụ lúa được bố trí trên những chân đất có điều kiện tưới nước, đất có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nặng, một số diện tích úng nhẹ trong vụ mùa. Trên loại đất này chủ yếu trồng các giống lúa BC 15, bắc thơm,lúa nhật + Vụ lúa xuân: phần lớn diện tích trồng lúa vụ xuân ở Lang Quán có điều kiện nước tưới chủ động nên thường gieo cấy các giống phổ biến như BC 15, tập Dao,Nếp thường cho năng suất khoảng 47-55 tạ thóc/ha. + Vụ lúa mùa: Được gieo trồng khoảng từ tháng 6 – 7, giống lúa vụ mùa là lúa nhật ( gấu).bắc thơm,tập dao Ở những khoảnh đất chủ động nước, thì gieo trồng các giống lúa thuần thường cho năng suất khoảng 46- 51 tạ thóc/ha. * Loại hình sử dụng đất lúa Xuân - lúa Mùa - cây vụ đông: Có 2 kiểu sử dụng đất là LX-LM - lạc ; LX-LM - ngô ; Loại hình này được phát triển ở những nơi có địa hình vàn, chủ động tưới nước. * Loại hình sử dụng đất lúa mùa - cây màu: Có 2 kiểu sử dụng đất LM - lạc; LM – Ngô. Các kiểu được phát triển ở những nơi có địa hình vàn cao, không chủ động tưới. Trong cơ cấu phân bón đa phần là phân hoá học, phân hữu cơ và phân chuồng chiếm tỷ lệ thấp, do không chủ động nguồn nước tưới nên năng suất lúa đạt ở mức thấp.
  47. 39 Đây là loại hình sử dụng đất được bố trí trên chân đất có địa hình cao, năng suất cây trồng chỉ đạt ở mức trung bình khá, các công thức luân canh với cây họ đậu cho năng suất cao hơn (lạc 16.8 tạ/ha, lạc trồng xen 9 tạ/ha, ngô trồng xen 22 tạ/ha). * Loại hình sử dụng đất chuyên màu : Loại hình sử dụng đất này có công thức luân canh rất đa dạng, phong phú. Có 3 kiểu sử dụng đất là Lạc xuân - Ngô đông (58,3 tạ/ha); Lạc xuân - Khoai tây đông (83,5 tạ/ha). * Loại hình sử dụng đất trồng cây ăn quả: Các loại cây ăn quả được trồng phổ biến ở đây là Nhãn (18.9 tạ/ha), Vải (25,2 tạ/ ha) vườn tạp và đất vườn cải tạo của các hộ gia đình. Năng suất khác nhau tuỳ thuộc vào giống, chế độ bón phân, làm đất, chăm sóc và mức độ tập trung. Những vườn trồng lẻ, xen, phân tán với lượng phân bón thấp chủ yếu là phân chuồng, phân hoá học, thường cho năng suất trung bình *Loại hình sử dụng đất trồng cây công nghiệp : (chè) Cho hiệu quả kinh tế cao. Tổng giá trị sản xuất trung bình là 30.200 nghìn đồng/ha, thu nhập thuần đạt 15.624.3 nghìn đồng/ha, hiệu quả đồng vốn đạt 2.07lần, giá trị ngày công lao động đạt 159.40nghìn đồng/công lao động Thực tế cho ta thấy sự biến động quan hệ đất đai theo quy luật của quá trình đô thị hóa. Đó là diện tích đất nông nghiệp giảm dần trong khi diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên. Tuy nhiên trong diện tích đất nông nghiệp thì đất sản xuất nông nghiệp còn khá lớn chiếm đa số của các loại đất khác. Điều này đòi hỏi vai trò quản lý của Nhà nước về đất đai của xã phải có những chuyển biến cho phù hợp với quá trình đô thị hóa hiện nay. 4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Lang Quán, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang 4.3.1. Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế được đánh giá dựa trên cơ sở so sánh giá trị sản xuất và chi phí sản xuất. Hiệu số giữa giá trị sản xuất với chi phí sản xuất càng cao
  48. 40 thì hiệu quả kinh tế càng cao, đây cũng là mục tiêu chung của tất cả các ngành sản xuất vật chất. Cây trồng hàng năm là những loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn (thường tính bằng 01 năm, 01 vụ ), từ đó khả năng luân chuyển vốn nhanh, tạo ra nguồn vốn trong ngắn hạn để đáp ứng các nhu cầu trước mắt, duy trì sản xuất cây lâu năm và chăn nuôi Bảng 4.4. Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính của xã Lang Quán (tính bình quân cho 1 ha) Hiệu Giá trị ngày Năng Giá trị Chi phí Thu nhập quả công lao STT Cây trồng suất ( sản xuất sản xuất thuần đồng động tạ/ha) (1000đ) (1000đ) (1000đ) vốn (1000đ/ngày) (lần) 1 Lúa xuân 52,2 36.540 17.866,5 18.673,5 2,05 112,36 2 Lúa mùa 48,6 34.020 16.841,6 17.178,4 2,02 124,03 3 Ngô xuân 53,5 34.775 17.257,1 17.517,9 2,02 105,40 4 Ngô đông 58,3 37.895 17.700,3 20.194,7 2,14 145,81 5 Lạc 16,8 33.350 14.016,2 19.333,8 2,38 138,50 6 Khoai tây 83,5 84.150 36.453,2 47.696,8 2,31 215,24 7 Vải 25,2 25.200 12.327,3 12.872,7 2,04 93,10 8 Nhãn 18,9 37.800 16.617,5 21.182,5 2,27 152,94 9 Chè 75.5 30.200 14.575.3 15.624.3 2.07 159.40 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ) Để đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn xã Lang Quán, chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng các phiếu điều tra về hiệu
  49. 41 quả kinh tế của các loại cây trồng gắn với cơ cấu luân canh trong năm qua đó đã tổng hợp được hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh gắn với loại đất tại 50 hộ sản xuất nông nghiệp ở các xóm đại diện cho vùng. Qua quá trình khảo sát thực tế tại các xóm này cho thấy hệ thống trồng trọt của xã là khá đa dạng với nhiều công thức luân canh, từ kết quả thống kê phiếu điều tra nông hộ chúng tôi tiến hành tổng hợp xử lý thống kê về hiệu quả kinh tế và đưa ra hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng theo các kiểu sử dụng đất trên toàn xã, thể hiện qua bảng 4.8: Qua bảng 4.4 trên ta thấy nhóm cây trồng ngô xuân, ngô đông, lúa mùa, lúa xuân cho thu nhập thuần trung bình như ngô xuân là 17.517.9 nghìn đồng/ha, ngô đông là 20.194.7 nghìn đồng/ha, lúa mùa 17.178.4 nghìn đồng/ha, lúa xuân 18.673,5 nghìn đồng/ha + Khoai tây là cây trồng cho thu nhập thuần cao nhất với 47.696,8 nghìn đồng/ha do khoai tây cho năng suất cao, ít bị sâu bệnh. + Lạc và ngô đông cũng cho thu nhập thuần khá cao ( 19.333,8 nghìn đồng/ha và 20.194,7 nghìn đồng/ha) + Đối với loại hình sử dụng đất cây công nghiệp lâu năm (cây chè): Tổng giá trị sản xuất trung bình là 30.200 nghìn đồng/ha, thu nhập thuần đạt 15.624 nghìn đồng/ha, hiệu quả đồng vốn đạt 2.07 lần, giá trị ngày công lao động đạt 159.4 nghìn đồng/công lao động  Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất Đánh giá hiệu quả kinh tế kết quả sản xuất và chi phí đầu tư được tính toán dựa trên cơ sở giá cả thị trường tại một thời điểm xác định. Trong đề tài nghiên cứu này, em dựa trên giá cả thị trường trên địa bàn xã Lang Quán và các vùng lân cận năm 2016 .
  50. 42 Bảng 4.5 Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất của xã Lang Quán (Tính bình quân cho 1ha) Thu Giá trị Giá trị Hiệu quả nhập ngày công Kiểu sử dụng đất sản xuất đồng vốn thuần lao động (1000 đ) (lần) (1000 đ) (1000 đ) -2 vụ lúa (LX-LM) 70.560 35.851,9 2,03 117,66 -LX – LM – lạc 103.910 55.185,7 2,13 124,52 - LX - LM – ngô 108.455 56.046,6 2,07 127,40 -LM – lạc xuân 67.370 36.512,2 2,18 131,27 -LM – ngô đông 71.915 37.373,1 2,08 134,92 -Lạc xuân – ngô đông 71.245 39.528,5 2,25 142,16 -Ngô xuân – ngô đông 72 670 37.712,6 2,08 125,61 - Lạc xuân – khoai tây đông 117.500 67.030,6 2,33 176,87 Vải 25.200 12.872,7 2,04 93,10 Nhãn 37.800 21.182,5 2,27 152,94 Chè 30.200 15.624,3 2.07 159.40 (Nguồn: Thống kê từ phiếu điều tra) Bảng 4.6. Phân cấp hiệu quả kinh tế các LUT sản xuất nông nghiệp Hiệu quả sử Giá trị sản Thu nhập Giá trị ngày dụng đồng Cấp xuất thuần công lao động vốn (1000đ) (1000đ) (1000đ/ngày) (lần) Cao >86.738 >48.983 >2,23 >149 Trung bình 55.976-86.738 30.935-48.983 2,13-2,23 121-149 Thấp < 55.976 <30.935 <2,13 <121
  51. 43 Bảng 4.7: Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất Hiệu Giá trị Giá trị Thu quả ngày sản nhập Kiểu sử dụng đất Mức Mức đồng Mức công Mức xuất thuần vốn LĐ (1000 đ) (1000 đ) (lần) (1000 đ) - 2 vụ lúa (LX-LM) 70.560 35.852 2,03 * 117,66 * 103.91 -LX – LM – lạc 55.186 2,13 124,52 0 108.45 - LX - LM – ngô 56.047 2,07 * 127,40 5 - LM – lạc xuân 67.370 36.512 2,18 131,27 -LM – ngô đông 71.915 37.373 2,08 * 134,92 -Lạc xuân – ngô đông 71.245 39.529 2,25 142,16 -Ngô xuân – ngô đông 72.670 37.713 2,08 * 125,61 117.50 67.030, - Lạc xuân – khoai tây đông 2,33 176,87 0 6 12.887, -Vải 25.215 * * 2,04 * 93,10 7 * 21.182, -Nhãn 37.800 * * 2,27 152,94 5 15.624, Chè 30.200 * * 2.07 * 159.40 3 (nguồn :phiếu điều tra nông hộ) Cao : Trung bình : Thấp : * Kết quả điều tra nông hộ thu được trên các loại hình sử dụng đất (LUT) như sau: * Đối với đất chuyên lúa: có 1 loại hình sử dụng đất chuyên lúa với 1 kiểu sử dụng đất là đất 2 vụ lúa (lúa xuân - lúa mùa). - Đất 2 vụ lúa: Cho hiệu quả kinh tế ở mức trung bình với tổng chi phí
  52. 44 sản xuất trung bình là 34.708,1 nghìn đồng/ha, tổng giá trị sản xuất 70.560 nghìn đồng/ha, tổng thu nhập thuần 35.852 nghìn đồng/ha, hiệu quả đồng vốn đạt 2,03 lần, giá trị ngày công lao động đạt 117,66 nghìn đồng/công lao động. * Đối với 2 vụ lúa – cây vụ Đông: Có 2 loại hình sử dụng đất chính là đất 2 vụ lúa + cây vụ đông. - Kiểu sử dụng đất lúa xuân - lúa mùa – lạc: Cho hiệu quả kinh tế ở mức cao với tổng chi phí sản xuất trung bình là 48.724.3 nghìn đồng/ha, tổng giá trị sản xuất 103.910 nghìn đồng/ha, tổng thu nhập thuần 55186 nghìn đồng/ha, hiệu quả đồng vốn đạt 2,13 lần, giá trị ngày công lao động đạt 124,52 nghìn đồng/công lao động. - Kiểu sử dụng đất lúa xuân - lúa mùa –Ngô: Cho hiệu quả kinh tế ở mức cao với tổng chi phí sản xuất trung bình là 52.408,4 nghìn đồng/ha, tổng giá trị sản xuất 108.455 nghìn đồng/ha, tổng thu nhập thuần 56.047 nghìn đồng/ha, hiệu quả đồng vốn đạt 2,07 lần, giá trị ngày công lao động đạt 127,4 nghìn đồng/công lao động. * Đối với 1 vụ lúa – màu: : Loại hình này gồm có 2 kiểu sử dụng đất là Lúa mùa – ngô đông, Lạc xuân – lúa mùa. Loại hình sử dụng đất này cho giá trị sản xuất ở mức trung bình cụ thể: + Lạc xuân – lúa mùa: cho tổng giá trị sản xuất là 67.370 nghìn đồng/ha, chi phí sản xuất trung bình 30.857,8 nghìn đồng/ha, thu nhập thuần là 36.512 nghìn đồng/ha, hiệu quả đồng vốn đạt 2,18 lần, giá trị ngày công lao động đạt 131,27 nghìn đồng/công lao động. + Lúa mùa – ngô đông: cho tổng giá trị sản xuất là 71.915 nghìn đồng/ha, chi phí sản xuất trung bình sản xuất 34.541,9 nghìn đồng/ha, thu nhập thuần 37.373 nghìn đồng/ha. hiệu quả đồng vốn đạt 2,08 lần, giá trị ngày công lao động đạt 134,92nghìn đồng/công lao động. * Đối với loại hình sử dụng đất chuyên màu :
  53. 45 Có 3 kiểu sử dụng đất là lạc xuân – ngô đông; ngô xuân – ngô đông; lạc xuân – khoai tây đông - Lạc xuân – ngô đông: Có hiệu quả kinh tế cao với tổng giá trị sản xuất trung bình là 71.915 nghìn đồng/ha, thu nhập thuần đạt 39.529 nghìn đồng/ha,chi phí sản xuất là 31.716,5 nghìn đồng/ha, hiệu quả đồng vốn đạt 2,25 lần ,giá trị ngày công lao động đạt 142,16 nghìn đồng/công lao động. - Ngô xuân – ngô đông: Có hiệu quả kinh tế trung bình với tổng giá trị sản xuất trung bình là 72.670 nghìn đồng/ha, thu nhập thuần là 37713 nghìn đồng/ha, hiệu quả đồng vốn đạt 2,08 lần, giá trị ngày công lao động đạt 125,61 nghìn đồng/công lao động. - Lạc xuân – khoai tây đông: Có hiệu quả kinh tế cao với tổng giá trị sản xuất trung bình là 117.500 nghìn đồng/ha, thu nhập thuần là 67031 nghìn đồng/ha, hiệu quả đồng vốn đạt 2,33 lần, giá trị ngày công lao động đạt 176,87 nghìn đồng/ công lao động. * Đối với loại hình sử dụng đất cây ăn quả: Số liệu ở bảng cho thấy tuỳ từng loại cây trồng khác nhau cho hiệu quả kinh tế khác nhau. Có hiệu quả kinh tế ở mức thấp - Cây nhãn: Tổng giá trị sản xuất trên 1 ha là 37.800 nghìn đồng/ha, thu nhập thuần là 21.182,5 nghìn đồng/ha, hiệu quả đồng vốn đạt 2,27 lần, giá trị ngày công lao động đạt 150,94 nghìn đồng/công lao động. - Cây vải: Tổng giá trị sản xuất trung bình trên 1ha là 25200 nghìn đồng, thu nhập thuần 12.872,7 nghìn đồng, hiệu quả đồng vốn đạt 2,04 lần, giá trị ngày công lao động đạt 93,1 nghìn đồng/công lao động. *Đối với loại hình sử dụng đất cây công nghiệp (cây chè) : số liệu ở bảng đã cho thấy Loại hình công nghiệp lâu năm là thu hút lao động và thu nhập thuần/ công lao động là 159.4 nghìn đồng /công lao động . chè có giá trị kinh tế ổn định, chi phí đầu vào thấp phù hợp với điều kiện đất đai và thời tiết
  54. 46 của vùng. *Đánh giá chung hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất Từ việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông lâm nghiệp và bảng phân cấp hiệu quả kinh tế rút ra một số nhận xét sau: - Trên đất trồng cây hàng năm (bao gồmđất chuyên lúa, đất 2 vụ lúa - cây vụ đông, đất 1 vụ lúa - cây màu, đất chuyên màu) Hiện nay trên địa bàn xã công thức luân canh trong sản xuất nông nghiệp rất phong phú đa dạng, cơ cấu mùa vụ thay đổi. Trong các loại đất trồng cây hàng năm cho kết quả cao nhất là đất 2 vụ lúa + 1 vụ đông, , thấp nhất là kiểu sử dụng đất 2 vụ lúa, một trong những nguyên nhân do thiếu sự đầu tư về khoa học kỹ thuật, các kiểu sử dụng đất đơn giản đặc biệt là nhân dân còn sử dụng các giống địa phương (giống lúa chủ yếu là BC 15, bắc hương ,lúa nhật và giống Si dẻo địa phương ) cộng với cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp còn nghèo, kỹ thuật canh tác còn yếu, điều này ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và hiệu quả sử dụng đất. - Trên đất trồng cây lâu năm: cây trồng chủ yếu trên đất này là Nhãn,Vải,Chè Đây là những loại cây trồng có giá trị kinh tế tương đối cao, tuy nhiên diện tích sản xuất manh mún và chủ yếu tận dụng diện tích đất vườn, thiếu sự đầu tư cần thiết. Loại hình sử dụng đất này có cây Chè,nhãn đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất sau đó đến Vải và một số loại cây trồng khác. Nhìn chung xét về hiệu quả kinh tế (giá trị gia tăng), trên địa xã còn đạt hiệu quả thấp, hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp (chủ yếu là lấy công làm lãi), nguyên nhân chủ yếu do tác động của điều kiện đất đai, trình độ thâm canh, cơ cấu cây trồng và đặc biệt mức độ thuận lợi cơ sở hạ tầng tác động đến thị trường giá cả (cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm). 4.3.2. Hiệu quả xã hội Do điều kiện khí hậu, đất đai và địa hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã chủ yếu là LUT 2 lúa - 1 màu, LUT chuyên màu .Chất lượng lao động
  55. 47 của xã còn thấp, cơ sở hạ tầng còn thiếu. Vấn đề này đã gây khó khăn cho vấn đề áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Trong những năm qua xã đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp như hoàn thiện hệ thống thủy lợi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các giống cây tốt có năng suất cao vào sản xuất, nâng cao đời sống của người dân. Hiệu quả xã hội của mỗi loại hình sử dụng đất được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: Thu hút lao động, đảm bảo đời sống xã hội, tỷ lệ giảm hộ đói nghèo, sản phẩm tiêu thụ trên thị trường, phù hợp với tập quán canh tác. Quá trình sản xuất nông nghiệp tạo ra nguồn của cải phục vụ cho chính người dân và nguồn hàng hóa để buôn bán trên thị trường. Như vậy loại hình mang lại hiệu quả kinh tế cao sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo an ninh lương thực, đảm bảo chất lượng cuộc sống, giảm tỷ lệ đói nghèo, giải quyết được vấn đề việc làm cho người dân. Ngược lại loại hình sử dụng đất cho cho năng suất thấp, thu nhập không ổn định thì không giải quyết được các vấn đề như việc làm, lao động. Sản xuất không đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu thì người dân không yên tâm sản xuất dẫn đến người dân không đầu tư cho giáo dục, dẫn đến xuất hiện các tệ nạn xã hội. Bảng 4.8. Hiệu quả xã hội của các LUT xã Lang Quán Đảm Thu Giảm Đáp ứng Sản bảo hút tỷ lệ nhu cầu phẩm Kiểu sử dụng đất lương lao đói nông hộ hàng thực động nghèo hóa - LX – LM -LX – LM – lạc - LX - LM – ngô -LM – lạc xuân -LM – ngô đông * -Lạc xuân – ngô đông -Ngô xuân – ngô đông * - Lạc xuân – khoai tây đông
  56. 48 Vải * * * * * Nhãn Chè * Cao : Trung bình : Thấp : * (Nguồn: Phiếu điều tra nông hộ) Các hoạt động trồng trọt trên đất cây hàng năm phần lớn là huy động và sử dụng vốn của nông hộ và việc đầu tư vốn lao động trong LUT này là không thường xuyên, chỉ mang tính thời vụ, chỉ tập trung vào một số khâu trồng chính như làm cỏ, gieo trồng, thu hoạch còn lại là thời gian nông nhàn. Qua bảng phân tích trên ta có thể thấy hiệu quả xã hội từ các kiểu sử dụng đất như sau: Loại hình sử dụng đất chuyên lúa thu hút lực lượng trung bình . Loại hình này đảm bảo một phần lương thực, thực phẩm tại chỗ, có thị trường tiêu thụ khá ổn định, tận dụng được nguồn lao động dư thừa ở nông thôn, đảm bảo tăng thu nhập. Khả năng cung cấp sản phẩm chưa cao. Loại hình trồng cây ăn quả cũng đã thu hút một phần lao động, hiệu quả ngày công cũng ở mức trung bình. Loại hình này đảm bảo một phần lương thực, thực phẩm tại chỗ, tận dụng được nguồn lao động dư thừa ở nông thôn. Khả năng cung cấp sản phẩm chưa cao. - Loại hình sử dụng đất trồng cây lâu năm (cây Chè) mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng cần phải có biện pháp và các chương trình nâng cao kỹ thuật trồng để có thế mang lại hiệu quả Loại hình sử dụng đất 2 lúa - cây màu thu hút một lực lượng lao động lớn. Loại hình này đảm bảo lương thực, thực phẩm tại chỗ, có thị trường tiêu thụ khá ổn định, tận dụng được nguồn lao động dư thừa ở nông thôn, đảm bảo tăng thu nhập. Khả năng cung cấp sản phẩm ổn định. Loại hình sử dụng đất chuyên màu cũng thu hút lực lượng lớn lao động trong xã hội và cũng cho giá trị thu nhập ngày công cao 176,87 nghìn đồng ở
  57. 49 Lạc xuân – Khoai tây đông, 142,16 nghìn đồng/ngày công ở loại hình sử dụng đất Lạc Xuân –Ngô Đông, 125,61 nghìn đồng/công lao động ở loại hình sử dụng đất Ngô Xuân – Ngô Đông. Vì vậy đây là kiểu sử dụng đất cần được quan tâm nghiên cứu vì nó đã thu hút được lực lượng lao động dư thừa trong nông thôn, tăng thu nhập cho người lao động và sản phẩm cho xã hội, hiện tại kiểu sử dụng đất này còn chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tiềm năng của vùng, do vậy để vùng phát triển đem lại hiệu quả một cách toàn diện cần phải đưa ra các giải pháp mang tính tổng hợp để khắc phục những hạn chế, khơi dậy tiềm năng sẵn có của vùng. Loại hình trồng cây ăn quả cũng đã thu hút một phần lao động, hiệu quả ngày công cũng ở mức trung bình . Tuy nhiên diện tích trồng cây ăn quả còn khá ít chủ yếu là tận dụng đất vườn để trồng cây, vì thế trong tương lai cần có những chương trình đào tạo cho người dân kiến thức để phát triển loại hình này. 4.3.3. Hiệu quả môi trường Bảng 4.9. Đánh giá hiệu quả môi trường các loại hình sử dụng đất xã Lang Quán Khả năng cải Ý thức của người Tỷ lệ che Kiểu sử dụng đất tạo, bảo vệ dân sử dụng thuốc phủ đất BVTV - LX – LM -LX – LM – lạc - LX - LM – ngô -LM – lạc xuân * -LM – ngô đông -Lạc xuân – ngô đông -Ngô xuân – ngô đông - Lạc xuân – khoai tây đông *
  58. 50 Vải Nhãn Chè Cao: Trung Bình : Thấp : * (Nguồn: Phiếu điều tra nông hộ) Trong thực tế, tác động môi trường diễn ra rất phức tạp và theo nhiều yếu tố khác nhau, cây trồng được phát triển tốt khi phù hợp với đặc tính, chất lượng của đất. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới sự hoạt động của con người sử dụng hệ thống cây trồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường. Đối với 2 lúa – 1 màu, chuyên màu: Đất được sử dụng liên tục trong năm, cây trồng được bố trí phù hợp với từng loại đất, từng mùa vụ tạo ra sự đa dạng về sinh học, tăng hệ số sử dụng dụng đất, tránh được sâu bệnh. Tuy nhiên, cần tăng cường bón phân hữu cơ, hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và bón phân hóa học. Loại hình sử dụng đất trồng cây công nghiệp (chè): đây là loại hình đem lại nguồn lợi kinh tế cao cho địa bàn xã nhưng về kỹ thuật còn yếu nên nhiều bà con còn lạm thuốc tương đối nhiều cho cây LUT cây ăn quả trên địa bàn xã chủ yếu dưới dạng vườn nhà, trong vườn trồng nhiều loại cây với tầng tán khác nhau, tuy làm giảm hiệu quả kinh tế nhưng lại tăng khả năng bảo vệ đất, khi thời tiết khắc nghiệt như: nắng nóng, khô hạn, gió, bão, sương muối, rét đậm thì vườn có ý nghĩa về mặt sinh thái (giữ nước, làm cây che bóng, giảm bớt nhiệt độ ngoài trời và trong nhà ). Lượng thuốc bảo vệ thực vật được người dân sử dụng hợp lý theo quy trình kỹ thuật. Tuy nhiên, vỏ ,bao bì thuốc BVTV chưa được người dân xử lý đúng cách, nên một phần vẫn gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
  59. 51 4.4. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất (LUT) đạt hiệu quả kinh tế xã hội môi trường và giải pháp 4.4.1. Tiêu chuẩn lựa chọn LUT sử dụng đất bền vững. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đưa ra những tiêu chuẩn làm căn cứ để lựa chọn các loại hình sử dụng đất có triển vọng: - Đảm bảo đời sống của nhân dân - Phù hợp với mục tiêu phát triển của vùng nghiên cứu - Thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm - Định canh, định cư và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật - Tăng sản phẩm hàng hóa xuất khẩu - Tác động tốt đến môi trường. 4.4.2. Căn cứ lựa chọn Để lựa chọn được các loại hình sử dụng đất phù hợp và đề xuất hướng sử dụng đất đạt hiệu quả cao cả về 3 mặt kinh tế - xã hội và môi trường cần dựa vào các căn cứ sau: - Điều kiện sinh thái: Muốn đưa một loại hình vào sử dụng thì phải xem xét điều kiện sinh thái của cây trồng có phù hợp với điều kiện sinh thái của lãnh thổ hay không và ở mức độ thích nghi nào. - Hiệu quả kinh tế - xã hội: Để đạt được hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc đảm bảo điều kiện sinh thái cho loại hình sử dụng đất thì phải quan tâm đến giá cả, đến thị trường tiêu thụ, mức độ quan trọng của sản phẩm và phải giải quyết được việc làm cho người dân. - Chất lượng môi trường: Để phát triển bền vững bất cứ một loại hình sử dụng đất đai nào khi đưa và sử dụng, cần phải dự báo về tác hại đến môi trường của loại hình sử dụng đất đai đó mang lại ở hiện tại và trong tương lai. 4.4.3. Lựa chọn LUT sử dụng có hiệu quả Qua kết quả của việc đánh giá về các điều kiện kinh tế, xã hội, môi
  60. 52 trường trên địa bàn xã Lang Quán, đồng thời dựa trên những căn cứ và tiêu chuẩn lựa chọn các loại hình sử dụng đất. Tôi đã lựa chọn một số LUT phù hợp cho xã như sau: * LUT 1: 2 vụ lúa ( LX-LM) Loại hình sử dụng đất này dựa vào kinh nghiệm lâu lăm của người dân địa phương kết hợp với tiến bộ của khoa học kĩ thuật được áp dụng nhưng còn có phần hạn chế nên hiệu quả kinh tế chưa cao và đảm bảo một phần đời sống nhân dân. Đối với đất 2 vụ cần cải tạo và chuyển dịch cơ cấu thành đất 3 vụ với các cây trồng để cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt. * LUT 1: 2 lúa - 1 màu. Trong LUT này có hai kiểu sử dụng đất là LX – LM-lạc xuân, LX- LM- ngô đông. Đây là loại hình sử dụng đa dạng được áp dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong toàn xã,phù hợp với điều kiện tự nhiên, tận dụng được nguồn lực lao động của vùng. Trong loại hình sử dụng đất này với hình thức luân canh đa dạng góp phần cải tạo, bồi dưỡng đất, làm tăng thu nhập cho người dân, làm đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường. * LUT 2: chuyên màu. Trong LUT chuyên màu gồm các kiểu sử dụng đất như: lạc xuân - ngô đông, lạc xuân- khoai tây đông, ngô đông –ngô xuân. LUT này cho hiệu quả kinh tế tương đối cao được lựa chọn là loại hình sử dụng đất phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, vừa có tác dụng cải tạo đất vừa tăng thêm thu nhập cho người dân. Tuy nhiên để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn cần được đầu tư lao động nhiều hơn nhất là đối với cây ngô. Cần có các giải pháp kỹ thuật về thâm canh để đạt hiệu quả cao hơn. * LUT 3: Cây ăn quả (với 2 loại quả chính là vải,nhãn ) LUT này cho hiệu quả kinh tế không cao nhưng có tác dụng bảo vệ môi trường đất, cải tạo đất. Cây ăn quả còn phân bố nhỏ lẻ, chưa có quy hoạch vùng chuyên canh cây ăn quả, chưa được đầu tư phát triển nên hiệu quả chưa tương xứng với tiềm
  61. 53 năng vốn có của đất. Vì vậy cần tiến hành vùng chuyên canh cây ăn quả, phát triển và đưa vào sử dụng một số giống cây ăn quả có năng suất cao phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của thị trường. *LUT 4 :cây công nghiệp (cây chè) được xác định là cây có tiềm lúc kinh tế lớn để xóa đói giảm nghèo cho bà con trong vùng phát truyển theo hướng hàng hóa tập trung, để khai thác đươc hết tiềm năng của vùng giúp bà con khá giả đi lên ,tuy còn khó khăn khắn trong yếu tố kỹ thuật và giống đảm bảo để có chất lượng tốt nhất,đáp ứng nhu cầu của thị trường càng ngày càng khắt khe. 4.4.4. Đề xuất giải pháp 4.4.4.1. Giải pháp về giống + Từ các điều kiện sẵn có của địa phương về giống cây trồng, vật nuôi, tập trung chủ yếu vào sản xuất giống, lựa chọn các loại giống phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng và theo yêu cầu của thị trường. + Đưa vào các giống cây trồng như cây Lúa, Chè, và các loại cây có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu và tập quán canh tác của từng vùng. + Đưa các giống Ngô, lạc có năng suất cao, chất lượng tốt, chịu được nhiệt độ thấp trong vụ đông để thay thế giống cũ hiện tại đang kém năng suất của địa phương. 4.4.4.2. Giải pháp về khoa học kỹ thuật +Đẩy mạnh thực hiện chương trình khuyến nông, chú trọng việc các khâu trong sản suất nông nghiệp như thời gian gieo cấy, loại lúa,ngô thích hợp cho mùa vụ, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức dịch vụ nông nghiệp, nhất là các dịch vụ về vật tư, giống, thuỷ lợi, bảo vệ thực vật
  62. 54 + khuyến khích, đãi ngộ đối với những người làm công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ có trình độ về địa phương công tác 4.4.4.3. Giải pháp về thị trường + Khuyến khích mở rộng thị trường trong và ngoài xã, xây dựng các khu dịch vụ thương mại thu mua nông sản phẩm tại các thôn, xóm. Hỗ trợ thâm nhập vào thị trường ngoài tỉnh. Xây dựng và phát triển thương hiệu các mặt hàng nông sản sạch,như chè,gạo,lạc,khoai tây Đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến nông sản tại với quy mô phù hợp với địa phương nhằm tạo ra giá trị nông sản, dễ bảo quản, tiêu thụ. 4.4.4.4. Giải pháp về nguồn nhân lực +Thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo ngắn hạn, trung hạn, trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt chú ý đào tạo đội ngũ có trình độ chuyên môn thuộc các lĩnh vực nông lâm nghiệp, tăng cường đội ngũ cán bộ khuyến nông khuyến lâm tại cơ sở, lồng ghép các chương trình, dự án, tổ chức các buổi hội thảo, các lớp tập huấn chuyển giao KHKT, dạy nghề hoặc tham quan mô hình sản xuất điển hình nhằm giúp người dân nâng cao trình độ sản xuất
  63. 55 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Qua kết quả điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và kết quả nghiên cứu các loại hình sử dụng đất chính trên địa bàn xã cho thấy với đặc thù là xã thuộc trung du miền núi, điều kiện đất đai phù hợp với nhiều loại cây trồng, nên có thể phát triển sản xuất nông nghiệp. Kết quả điều tra thực trạng sử dụng đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn xã đã xác định được 6 loại hình sử dụng đất chủ yếu với các kiểu sử dụng đất như sau: - LUT 1: 2 lúa – 1 màu ( lúa mùa – lúa xuân ) – cây vụ đông - LUT 2: 2 lúa ( lúa mùa – lúa xuân ) - LUT 3 : 1 lúa -1 màu ( lúa mùa – cây màu ) - LUT 4 : chuyên màu - LUT 5 : cây ăn quả - LUT 6: cây công nghiệp ( cây chè ) * Đối với đất trồng cây hàng năm: Sản xuất chủ yếu phục vụ trong nông hộ, một số ít được bán ra thị trường, tuy nhiên giá cả các mặt hàng nông sản không ổn định, vì vậy người dân chưa thực sự mạnh dạn để đầu tư sản xuất, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên các phương diện về kinh tê, xã hội, môi trường, bên cạnh đó có các kiểu sử dụng đất có triển vọng như: LX-LM-lạc , LX-LM- ngô đông, lạc xuân-khoai tây đông. * Đối với đất trồng cây lâu năm Có LUT 5 chính là cây ăn quả: Cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế không cao phân bố không tập trung, ít được chăm sóc nên hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của đất.
  64. 56 - LUT 6 : cây công nghiệp lâu năm (chè) là LUT mang lại hiệu quả kinh tế cao. Có tiềm năng phát triển trong tương lai là hướng đi mới cho phát triển kinh tế. - Qua kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất đối với các loại hình sử dụng đất, lựa chọn kết hợp với các giải pháp thuỷ lợi và kỹ thuật canh tác hợp lý trên đất (bón phân, luân canh với cây họ đậu để cải thiện độ phì cho đất), thâm canh tăng vụ trên đất 1 và 2 vụ. Đã lựa chọn được 3 kiểu sử dụng đất thích hợp đó là: + Loại hình sử dụng đất 2 vụ lúa - màu đông với 2 kiểu sử dụng đất là, LX - LM + lạc, LX - LM + ngô + Loại hình sử dụng đất chuyên màu với 3 kiểu sử dụng đất là lạc xuân - ngô đông , lạc xuân - khoai tây đông, ngô xuân – khoai tây đông + Loại hình sử dụng đất trồng cây lâu năm (cây chè) 5.2. Đề nghị Qua công tác nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã tôi đề nghị: Các loại hình sử dụng đất được đề xuất trên cơ sở xem xét khả năng thích hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội của từng vùng là : + LUT : 2 lúa – 1 màu ( lúa mùa – lúa xuân ) – cây vụ đông + LUT : 1 lúa -1 màu ( lúa mùa – cây màu ) + LUT : cây công nghiệp ( cây chè ) Trên đây là 3 loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao ,phù hợp trong vùng đem lại nguôn thu đáng kế cho địa bàn xã, Các loại hình sử dụng đất được đề xuất trên cơ sở xem xét khả năng thích hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội của từng vùng. Tuy nhiên để sử dụng đất có hiệu quả cần duy trì và phát triển loại hình sử dụng đất hiện tại có hiệu quả và bền vững, đồng thời cần tăng cường đầu tư thâm canh và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón, phương pháp canh tác, phòng trừ dịch bệnh, đầu tư phát triển thuỷ lợi, đầu tư kiên cố hoá kênh mương và xây dựng thêm một số công trình mới.
  65. 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nông Viết Công (2015), Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn xã Thạch Đàn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Khóa luận tốt nghiệp đại học, ĐH Nông Lâm Thái Nguyên. 2. Nguyễn Thế Đặng, Nguyễn Thế Hùng (1999), Giáo trình đất, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 3. FAO (1976), Aframwork for Land evaluation, FAO – home. 4. FAO (1994), Đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác cho quy hoạch sử dụng đất. 5. Hội khoa học đất Việt Nam (2000), Đất Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp 6. Đỗ Thị Lan, Đỗ Anh Tài (2007), giáo trình kinh Tế tài nguyên Đất, NXB nông nghiệp, Hà Nội. 7. Luật đất đai 2003, Nxb chính trị quốc gia 8. Đào Đức Ngọc (2009), Đánh giá thực trạng và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp hợp lý huyện Hằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp chuyên ngành quản lý đất đai, Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 9. Nguyễn Ngọc Nông, Nông Thu Huyền (2014), Bài giảng Đánh giá đất, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 10. UBND xã Lang Quán (2016), Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai tại xã Lang Quán, 31 tháng 12 năm 2016.
  66. PHỤ LỤC GIÁ BÁN CỦA MỘT SỐ VẬT TƯ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ HÀNG HÓA NÔNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LANG QUÁN TẠI THỜI ĐIỂM NĂM 2016 I. Giá vật tư cho sản xuất nông nghiệp STT Chỉ tiêu ĐVT Đơn giá (đồng) 1 Thóc tẻ giống kg 40.000 2 Lạc giống kg 60.000 3 Ngô giống kg 95.000 4 Khoai tây giống kg 23.000 5 Phân đạm URE kg 9.000 6 Phân lân NPK kg 13.000 7 Phân kaly kg 10.000 8 Phân chuồng kg 500 II. Giá bán hàng hóa nông sản STT Chỉ tiêu ĐVT Đơn giá (đồng) 1 Thóc tẻ thường kg 7.000 2 Ngô hạt kg 6.500 3 Lạc cả vỏ kg 23.000 4 Khoai tây kg 8.000 5 Vải kg 10.000 6 Nhãn kg 20.000 7 Chè Kg 4000
  67. III. Chi phí đầu tư cho một sào Bắc bộ các loại cây trồng trên địa bàn xã Lang Quán Lân Phân Thuốc Công Chi phí Giống Đạm Kali Cây trồng NPK chuồng BVTV LĐ khác (1000đ) (Kg) (Kg) (Kg) (Kg) (1000đ) (ngày) (1000đ) Lúa xuân 60 9 18 7 200 50 6 50 Lúa mùa 70 7 15 7 200 50 5 50 Ngô xuân 95 6 18 5 200 40 6 50 Ngô đông 95 6 20 5 200 30 5 50 Khoai tây 80 9 15 9 150 30 8 40 Lạc 120 5 12 4.5 150 30 6 30
  68. Số phiếu điều tra: PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ XÃ LANG QUÁN Họ tên chủ hộ: .Tuổi: Nam/Nữ: Địa chỉ: Thôn xã Lang Quán, huyện Yên Sơn, TP Hải Phòng Loại hộ (Khá, trung bình, nghèo): Trình độ văn hóa: Dân tộc: 1. Nhân khẩu và lao động Tổng số nhân khẩu: Người Số nam: Số nữ: . Số lao động chính: . Lao động nông nghiệp: Số lao động phụ: . Tình hình việc làm hiện nay của hộ : Thừa  Đủ  Thiếu  2. Điều tra hiệu quả kinh tế sử dụng đất 2.1. Hiệu quả sử dụng đất cây trồng hàng năm - Đầu tư cho một sào Bắc Bộ Phân Phân Thuốc Lao Giống Đạm Kali Cây trồng NPK chuồng BVTV động (1000đ) (Kg) (Kg) (Kg) (Kg) (1000đ) (công) Lúa xuân Lúa mùa Khoai tây Lạc Ngô xuân Ngô đông
  69. - Thu nhập từ cây hàng năm Diện tích Năng suất Sản lượng Giá bán Loại cây trồng (sào) (tạ/sào) (tạ) (đồng/kg) Lúa xuân Lúa mùa Khoai tây Lạc Ngô xuân Ngô đông 2.2. Hiệu quả sử dụng đất trồng cây lâu năm Hạng mục ĐVT Cây vải Cây nhãn Diện tích Sào Năng suất Kg/sào Sản lượng Kg 1. Chi phí Giống 1000đ Phân Hữu cơ Kg Phân đạm Kg Phân lân Kg Phân Kali Kg Vôi Kg Thuốc BVTV 1000đ Công lao động Công 2. Giá bán 1000đ/kg
  70. 3. Loại hình sử dụng đất Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất (LUT) (Công thức luân canh) 2 Lúa - 1màu 2 Lúa 1 Lúa 2 màu - 1 lúa 1 Lúa - 1 màu Chuyên màu 4. Câu hỏi phỏng vấn 1. Gia đình thường gieo trồng những loại giống gì ? Lúa Ngô 2. Thuốc trừ sâu gia đình dùng mấy lần/vụ ? Có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng sản phẩm và môi trường ? 3. Gia đình thường bón phân gì cho cây trồng là chủ yếu ? 4. Gia đình có thuê thêm đất để sản xuất không? Có Vì sao ? Không Vì sao ? 5. Gia đình có áp dụng kỹ thuật mới trong sản xuất không? Có Không 6. Gia đình có vay vốn để sản xuất không ? Có Không 7. Tiểm năng của gia đình ?
  71. Vốn Lao động Đất Nghành nghề Tiềm năng khác 8. Dự kiến về cơ cấu cây trồng trong những năm tới - Giữ nguyên - Thay đổi cây trồng mới là cây nào - Chuyển mục đích sử dụng mới , cụ thể sử dụng vào mục đích gì - Ý kiến khác 9. Thu thập từ sản xuất nông nghiệp: - Đủ chi dùng cho cuộc sống - Không đ ủ chi dùng cho cuộc sống , đáp ứng được bao nhiêu phần % 12. Ý kiến khác Xác nhận của chủ hộ Người điều tra