Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại thị trấn Cô Tô, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh

pdf 66 trang thiennha21 14/04/2022 3210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại thị trấn Cô Tô, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_su_dung_dat_san_xuat_nong_nghiep.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại thị trấn Cô Tô, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HÀ THÚY HẰNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI THỊ TRẤN CÔ TÔ, HUYỆN CÔ TÔ, TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2016-2018 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2015 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HÀ THÚY HẰNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI THỊ TRẤN CÔ TÔ, HUYỆN CÔ TÔ, TỈNH QUẢNG NINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Lớp : K47- QLĐĐ - N01 Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2015 – 2019 Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Đức Nhuận Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên em đã nhận được sự chỉ bảo rất tận tình của các thầy cô giáo, bản thân cũng không ngừng trau dồi kiến thức. Để hoàn thành chương trình đào tạo tại trường cũng như để đánh giá kết quả học tập và khả năng kết hợp giữa lí thuyết và thực tế sản xuất. Được sự đồng ý của Khoa Quản lý đất đai Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và giáo viên hướng dẫn em đã thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại thị trấn Cô Tô, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh”. Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân em còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Quản lý đất đai để hoàn thành Báo cáo thực tập tốt nghiệp. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Quản lý Tài nguyên, người đã giảng dạy và đào tạo, hướng dẫn chúng em và đặc biệt là thầy giáo TS. Nguyễn Đức Nhuận người đã trực tiếp hướng dẫn em một cách tận tình và chu đáo trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khoá luận này, cùng các cán bộ, nhân dân thị Trấn Cô Tô đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành Báo cáo thực tập tốt nghiệp. Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian và kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài báo cáo của em không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung quý báu từ thầy cô và các bạn sinh viên khác để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Hà Thúy Hằng
  4. ii MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn i Mục lục ii Danh mục các bảng v Danh mục các hình v Danh mục các từ viết tắt vi PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai đối với sản xuất nông nghiệp 5 2.1.3. Cơ sở lý luận về đánh giá đất 5 2.1.4. Sử dụng đất và những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất 9 2.1.5. Hiệu quả sử dụng đất 11 2.2. Tình hình đánh giá đất đai trên thế giới 13 2.2.1. Khái quát chung 13 2.2.2. Một số phương pháp nghiên cứu trên thế giới 14 2.2.3. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới 17 2.3. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam và Quảng Ninh 18 2.3.1. Tình hình sử dụng đất tại tại tỉnh Quảng Ninh 19 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 20 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 20
  5. iii 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 20 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 20 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 20 3.2.2. Thời gian nghiên cứu 20 3.3. Nội dung nghiên cứu 20 3.3.1. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 20 3.3.2. Đánh giá hiện trạng và hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 20 3.3.3. Lựa chọn và đề xuất các loại hình sử dụng đất đạt hiệu quả 21 3.3.4. Đánh giá những thuận lợi ,khó khăn và đề xuất giải pháp 21 3.4. Phương pháp nghiên cứu 21 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 21 3.4.3. Phương pháp tính hiệu quả các loại hình sử dụng đất. 21 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23 4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của thị trấn Cô Tô 23 4.1.1. Điều kiện tự nhiên của thị trấn Cô Tô 23 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của thị trấn Cô Tô 26 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội 28 4.2. Đánh giá hiện trạng và các loại hình sử dụng đất đai của thị trấn Cô Tô 30 4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2018 của xã thị trấn Cô Tô 30 4.2.3. Các loại hình sử dụng đất của thị trấn Cô Tô 33 4.2.4. Mô tả các loại hình sử dụng đất 33 4.2.5. Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng trên các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trong vùng nghiên cứu của thị trấn Cô Tô năm 2018 36 4.3. Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 36 4.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế 36 4.3.2. Hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính 37 4.3.3 . Đánh giá chung hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất 38
  6. iv 4.3.4. Đánh giá hiệu quả xã hội 40 4.3.5. Đánh giá hiệu quả môi trường 41 4.4. Đánh giá và lựa chọn, định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho thị trấn Cô Tô 43 4.4.1. Quan điểm khai thác sử dụng đất 43 4.4.2. Lựa chọn và định hướng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao 43 4.4.3. Nguyên nhân dẫn tới hiệu quả sử dụng đất của thị trấn Cô Tô chưa cao 44 4.5. Đánh giá thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại thị trấn Cô Tô 45 4.5.1. Thuận lợi và khó khăn khi sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại thị trấn Cô Tô 45 4.5.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho thị trấn Cô Tô 46 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48 5.1. Kết luận 48 5.2. Kiến nghị 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
  7. v DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng của Việt Nam năm 2016 18 Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất thị trấn Cô Tô năm 2018 30 Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp thị trấn Cô Tô năm 2018 32 Bảng 4.3. Các LUT sản xuất nông nghiệp của thị trấn Cô Tô 33 Bảng 4.4. Diện tích, năng suất trung bình, sản lượng của một số cây trồng 36 Bảng 4.5. Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng chính tính trên 1 ha 38 Bảng 4.6. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả kinh tế 39 Bảng 4.7. Phân cấp kiểu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất 39 Bảng 4.8. Hiệu quả xã hội của các LUT 41 Bảng 4.9. Hiệu quả môi trường của các LUT 42 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Quá trình hình thành đất 5
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVTV : Bảo vệ thực vật CPSX : Chi phí sản xuất FAO : Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên Hợp Quốc GTCLĐ : Giá trị công lao động GTNCLĐ : Giá trị ngày công lao động GTSP : Giá trị sản phẩm HQSDV : Hiệu quả sử dụng vốn LĐ : Lao động LUT : Loại hình sử dụng đất RRA : Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn THCS : Trung học cơ sở TNT : Thu nhập thuần UBND : Ủy ban nhân dân
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia trên thế giới đều hình thành, tồn tại và phát triển trên nền tảng quan trọng nhất đó là đất đai. Ngay từ khi mới xuất hiện con người đã lấy đất đai làm nơi cư ngụ, sinh tồn, phát triển. Bất kỳ một quốc gia nào, nhà nước nào cũng có một quỹ đất đai nhất định được giới hạn bởi biên giới quốc gia mà thiên nhiên cho không loài người. Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và có tầm quan trọng rất lớn đối với đời sống con người và xã hội, là sản phẩm của sự tác động đồng thời của nhiều yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội. Đất là nơi diễn ra các hoạt động sống, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế của con người Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực và thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã hội. Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thảo mãn những nhu cầu ngày càng tăng đó. Như vậy đất đai, đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp có hạn về diện tích nhưng lại có nguy cơ bị suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con người trong quá trình sản xuất. Đó còn chưa kể đến sự suy giảm về diện tích đất sản xuất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trong khi khả năng khai hoang đất mới lại rất hạn chế. Việc sử dụng đất có hiệu quả và bền vững trở thành vấn đề cấp thiết đối với mỗi quốc gia, nhằm duy trì sản xuất của đất đai cho hiện tại và tương lai. Đối với nước ta, một nước nông nghiệp thì vị trí của đất đai lại càng quan trọng và ý nghĩa hơn. Trong những năm gần đây, Nhà nước đã có chính sách giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và từng hộ người dân để quản lý đất đai và sử dụng vào hoạt động sản xuất. Tuy nhiên cũng đang đối mặt với một số vấn đề về việc phát triển nông nghiệp. Trong điều kiện diện tích đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp, sức ép của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và gia
  10. 2 tăng dân số. Và do trình độ và kinh nghiệm của người dân chỉ sản xuất nông nghiệp theo truyền thống nên việc sử dụng đất đai chưa có kế hoạch cụ thể dẫn đến hiệu quả mà các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp mang lại còn thấp, diện tích rừng rất ít, hiệu quả sản xuất và phòng hộ của rừng còn thấp.Vì vậy, việc điều tra đánh giá một cách tổng hợp các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sử dụng đất, hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất. Từ đó, định hướng cho người dân trong xã khai thác sử dụng đất đai hợp lý, bền vững là một trong những vấn đề hết sức cần thiết. Thị trấn Cô Tô nằm trong huyện Cô Tô có tổng diện tích tự nhiên 735,87 ha số dân là 3.153 người. Trong những năm gần đây, trình độ dân trí ngày một nâng cao, người dân hiếu học, cần cù. Các lĩnh vực y tế, giáo dục ngày một tiến bộ. Thu nhập bình quân trên đầu người năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp chưa phát huy hết thế mạnh; hệ thống cơ sở hạ tầng tuy đã được chú trọng nâng cấp, cải tạo nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của tương lai; sử dụng đất còn chưa thật hợp lý, hiệu quả chưa cao, diện tích đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ cao. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và nhu cầu sử dụng đất, được sự đồng ý của khoa Quản lý tài nguyên trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, em tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại thị trấn Cô Tô, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Đánh giá được hiệu quả sử dụng sản xuất nông nghiệp. - Lựa chọn được các loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. 1.3. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Củng cố kiến thức đã được tiếp thu trong nhà trường và những kiến thức thực tế cho sinh viên trong quá trình thực tập tại cơ sở.
  11. 3 - Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập số liệu và xử lý thông tin của sinh viên trong quá trình làm đề tài. - Đề tài hoàn thành sẽ là tài liệu học tập và tham khảo cho các bạn sinh viên. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Đề tài hoàn thiện sẽ là tài liệu cụ thể mang tính định hướng quan trọng cho việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai tại địa phương nghiên cứu. - Đưa ra được các giải pháp cụ thể về sử dụng đất có hiệu quả tại địa phương nghiên cứu. - Trên cơ sở đánh giá hiệu quả đất đai, từ đó định hướng và đề xuất những giải pháp sử dụng đất đạt hiệu quả cao và phù hợp với điều kiện của địa phương.
  12. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Khái quát về đất và quá trình hình thành đất * Khái quát về đất Luật đất đai hiện hành đã khẳng định: “ Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, không có khả năng tái tạo, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng” (Luật đất đai 2013). Như vậy đất đai là điều kiện chung nhất đối với mọi quá trình sản xuất và hoạt động của con người. • Khái niệm về đất: Đất là một phần của vỏ trái đất, nó là lớp phủ của lục địa mà bên dưới nó là đá và khoáng sinh ra nó, bên trên là thảm thực bì và khí quyển. Đất là lớp mặt tơi xốp của lục địa có khả năng sản xuất ra sản phẩm của cây trồng. Như vậy khả năng sản xuất ra sản phẩm cây trồng (độ phì của đất là thuộc tính không thể thiếu được của đất (William). • Khái niệm đất nông nghiệp: Theo Luật Đất đai 2013 “ Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác), đất lâm nghiệp (đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng), đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ ”. Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng (Luật đất đai, 2013) . Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác.
  13. 5 * Qúa trình hình thành đất Quá trình Quá trình Đá mẹ Mẫu chất Đất Phong hoá hình thành đất Hình 2.1. Qúa trình hình thành đất 2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai đối với sản xuất nông nghiệp Trong sản xuất nông lâm nghiệp, đất đai có vị trí đặc biệt quan trọng và không thể thay thế: - Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, không thể thay thế. Bởi vì đất đai vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, đất đai là sản phẩm của tự nhiên, sức sản xuất của đất đai ngày càng tăng lên khi biết sử dụng hợp lý và đúng cách. - Đất đai là tư liệu lao động. Vì đất đai có thể phát huy được tác dụng như một tư liệu lao động khi con người sử dụng để trồng trọt và chăn nuôi. Không có đất đai thì không có sản xuất nông nghiệp (Bùi Nữ Hoàng Anh, 2013). - Đất đai không chỉ là môi trường sống đối với sinh vật mà còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng nghiệp (Bùi Nữ Hoàng Anh, 2013). - Đất đai có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều giữa các vùng, các miền (Smith A.J and Dumaski, 1993). Mỗi khoanh đất, thửa đất nông nghiệp ở các vùng, miền khác nhau thì sẽ có điều kiện tự nhiên khác nhau như: thổ nhưỡng, khí hậu, độ phì, Do đó, việc chọn lựa và xác định các loại hình sử dụng đất, các loại cây trồng nông nghiệp phù hợp là có ý nghĩa quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh tế của từng hộ gia đình. 2.1.3. Cơ sở lý luận về đánh giá đất 2.1.3.1. Đánh giá đất dựa vào điều kiện tự nhiên Đánh giá đất đai dựa vào điều kiện tự nhiên là: Xác định mối quan hệ của các yếu tố cấu thành đất (sinh vật, địa hình, khí hậu, đá mẹ, thời gian và
  14. 6 tác động của con người), các điều kiện sinh thái đất và các thuộc tính của chúng có tính quy luật hoặc không có tính quy luật ảnh hưởng (tốt hoặc xấu) tới hiệu quả và mục đích của các loại sử dụng đất . Tuỳ thuộc mục đích đặt ra mà lựa chọn các yếu tố, chỉ tiêu của từng yếu tố và tiêu chuẩn đánh giá đất phù hợp trong điều kiện cụ thể của từng quy mô, vùng và quốc gia có thể giống hoặc khác nhau. Docutraiep (Liên Xô cũ) cho rằng: "Độ phì tiềm tàng là yếu tố cơ bản nhất để xác định khả năng của đất, sử dụng độ phì tiềm tàng là phương pháp duy nhất thực hiện được để xác định giá trị tương đối của đất". Dolomong (Pháp) cho rằng: "Khả năng của đất ảnh hưởng rất lớn đến đặc tính dinh dưỡng cây trồng và ở một mức độ nhất định cây trồng sẽ thể hiện được tính chất của đất. Có thể lập thang năng suất biểu thị tương quan sơ bộ giữa đặc tính của đất đai - đó là thống kê năng suất nhiều năm". Nhà thổ nhưỡng Russell (Anh) cũng cho rằng: "Đánh giá đất theo năng suất cây trồng là rất tốt nhưng sẽ gặp nhiều khó khăn, vì trong năng suất cây trồng bao hàm cả khả năng hiểu biết của người sử dụng đất. Bởi vậy, đánh giá đất theo năng suất cây trồng chỉ sử dụng để đánh giá sơ bộ độ màu mỡ của các loại đất khác nhau". FAO tổng kết: - Đánh giá đất đai về mặt tự nhiên chỉ ra mức độ thích nghi đối với sử dụng đất hoàn toàn dựa trên cơ sở các điều kiện tự nhiên mà không xem xét đến các điều kiện kinh tế. - Đánh giá đất đai về mặt tự nhiên nhấn mạnh các khía cạnh bền vững tương đối của sự thích nghi cuả các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng vì chúng ít thay đổi hơn so với các yếu tố kinh tế. - Đánh giá đất đai về mặt tự nhiên được sử dụng để chia các đơn vị đất đai thành các nhóm quản lý, phục vụ các nghiên cứu chi tiết và hoàn toàn có
  15. 7 giá trị trong thời gian lâu dài vì các mức thích nghi về mặt tự nhiên thay đổi rất chậm . 2.1.3.1. Đánh giá đất đai dựa vào chỉ tiêu hiệu quả kinh tế Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian lao động theo các ngành sản xuất khác nhau. Hiệu quả kinh tế là mục tiêu nhưng không phải là mục tiêu cuối cùng mà là mục tiêu xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế. Trong quy hoạch và quản lý kinh tế nói chung hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu vào và đầu ra, là lợi ích lớn hơn thu được với một chi phí nhất định, hoặc một kết quả nhất định với chi phí nhỏ hơn (Đỗ Thị Lan, Đỗ Anh Tài, 2007). Hiệu quả kinh tế là phạm trù so sánh thể hiện mối tương quan giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được, còn kết quả kinh tế chỉ là yếu tố trong sử dụng để xác định hiệu quả mà thôi. Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả kinh tế và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt được một trong hai yếu tố hiệu quả kỹ thuật và phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế. Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng, bản chất của hiệu quả kinh tế sử dụng đất là trên một diện tích đất nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất, với một lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội. Xuất phát từ lý do này mà trong quá trình đánh giá đất nông nghiệp cần phải chỉ ra được loại hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao.
  16. 8 2.1.3.2. Đánh giá đất đai dựa vào chỉ tiêu hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm thêm trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người và bình quân diện tích trên đầu người Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là một phạm trù thống nhất, phản ánh mối quan hệ giữa kết quảsản xuất và các lợi ích xã hội mang lại. Hiệu quả xã hội thể hiện ở các tiêu chí: - Đảm bảo an ninh lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân; - Đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế của vùng; - Thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân; - Góp phần định canh, định cư, chuyển giao tiến bộ, khoa học, kỹ thuật - Tăng cường sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là hàng xuất khẩu (Đặng Quang Phán, 2010). Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay việc đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp là nội dung được nhiều nhà khoa học quan tâm. 2.1.3.3. Đánh giá đất đai dựa vào chỉ tiêu hiệu quả môi trường Hiệu quả môi trường là môi trường được sản sinh do tác động của hoá học, sinh học, vật lý, chịu ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố môi trường của các loại vật chấttrong môi trường. Hiệu quả môi trường phân theo nguyên nhân gây nên gồm: hiệu quả hoá học môi trường, hiệu quả vật lý môi trường và hiệu quả sinh vật môi trường. - Hiệu quả hóa học môi trường là hiệu quả môi trường do các phản ứng hóa hoc giữa các vật chất ảnh hưởng của điều kiện môi trường dẫn đến - Hiệu quả vật lý môi trường là hiệu quả môi trường do tác động vật lý dẫn đến. - Hiệu quả sinh vật môi trường là hiệu quả khác nhau của hệ thống sinh thái do phát sinh biến hóa của các loại môi trường dẫn đến.
  17. 9 2.1.4. Sử dụng đất và những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất 2.1.4.1. Sử dụng đất là gì? Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người - đất trong tổ hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường. Căn cứ vào quy luật phát triển kinh tế xã hội cùng với yêu cầu không ngừng ổn đinh và bền vững về mặt sinh thái, quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng đất hợp lý nhất là tài nguyên đất đai, phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới hiệu ích sinh thái, kinh tế, xã hội cao nhất. Vì vậy, sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của nhân loại. Trong mỗi phương thức sản xuất nhất định, việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống cần căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai. Với vai trò là nhân tố của của sức sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất đai được thể hiện ở các khía cạnh sau: - Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không gian sử dụng đất. - Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng, hình thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất. - Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô kinh tế sử dụng đất. - Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất đai một cách kinh tế, tập trung, thâm canh. 2.1.4.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất Trong quá trình sử dụng đất, con người là nhân tố phân phối chủ yếu, ngoài ra việc sử dụng đất còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố sau: - Yếu tố điều kiện tự nhiên + Điều kiện khí hậu: Đây là nhóm yếu tố ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Tổng tích ôn nhiều hay ít, nhiệt độ cao hay thấp, sự sai khác về nhiệt độ về thời gian và
  18. 10 không gian, biên độ tối cao hay tối thấp giữa ngày và đêm trực tiếp ảnh hưởng đến sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Lượng mưa nhiều hay ít, bốc hơi mạnh yếu có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt độ và ẩm độ của đất, cũng như khả năng đảm bảo cung cấp nước. + Điều kiện đất đai: Sự khác nhau giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với mực nước biển, độ dốc hướng dốc thường dẫn đến đất đai, khí hậu khác nhau, từ đó ảnh hưởng đến sản xuất và phân bố các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp. Địa hình và độ dốc ảnh hưởng đến phương thức sử dụng đất nông nghiệp, là căn cứ cho việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, xây dựng đồng ruộng, thủy lợi canh tác và cơ giới hóa. + Loài cây trồng và hệ thống cây trồng: Việc lựa chọn loài cây trồng và hệ thống cây trồng nào đó phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai của từng vùng là vô cùng quan trọng, nó không những đem lại năng suất, sản lượng, chất lượng cây trồng cao mà còn thể hiện được hiệu quả quản lý và sử dụng đất của vùng đó. - Yếu tố về kinh tế - xã hội Bao gồm các yếu tố như: Chế độ xã hội, dân số và lao động, thông tin và quản lý, trình độ phát triển của kinh tế hàng hóa, cơ cấu kinh tế và phân bổ sản xuất, các điều kiện về nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, vận tải, sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ, trình độ quản lý, sử dụng lao động. Yếu tố kinh tế - xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với việc sử dụng đất đai. Điều kiện tự nhiên của đất đai cho phép xác định khả năng thích ứng về phương thức sử dụng đất. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tới việc sử dụng đất được đánh giá bằng hiệu quả sử dụng đất. Thực trạng sử dụng đất liên quan đến lợi ích kinh tế của người sở hữu, sử dụng và kinh doanh đất. Như vậy, các nhân tố điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội tạo ra nhiều tổ hợp ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai. Tuy nhiên mỗi yếu tố
  19. 11 giữ vị trí và có tác động khác nhau. Vì vậy, cần dựa vào yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội trong lĩnh vực sử dụng đất đai để từ đó tìm ra những nhân tố thuận lợi và khó khăn để sử dụng đất đai đạt hiệu quả cao 2.1.5. Hiệu quả sử dụng đất Hiệu quả chính là kết quả yêu cầu công việc mang lại. Do tính chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu ngày càng cao của con người mà ta phải xem xét kết quả tạo ra như thế nào?. Chi phí bỏ ra để tạo kết quả đó là bao nhiêu?. Có đưa lại kết quả hữu ích không?. Chính vì thế khi đánh giá hoạt động sản xuất không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà nó còn phải đánh giá chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm đó. Đánh giá chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh cũng là một nội dung đánh giá hiệu quả. Để xác định bản chất và khái niệm hiệu quả cần xuất phát từ những luận điểm của Mac và những luận điểm ý luận của hệ thống sau: - Thứ nhất: Bản chất của hiệu quả là sự thể hiện yêu cầu tiết kiệm thời gian, trình độ sử dụng nguồn lực xã hội và xuất phát từ mục đích sản xuất và phát triển kinh tế xã hội là đáp ứng ngày càng cao về đời sống vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. - Thứ hai: Hiệu quả là một phạm trù trọng tâm và rất cơ bản của khoa học kinh tế và quản lý. - Thứ ba: Việc xác định hiệu quả là hết sức khó khăn và phức tạp mà nhiều vấn đề lý luận cũng như thực tiễn chưa giải đáp hết được. - Thứ tư: Việc nâng cao hiệu quả không chỉ là nhiệm vụ của mỗi doanh nghiệp, mỗi người sản xuất mà là của mọi ngành, mọi vùng . 2.1.5.1. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất “Thế giới đang sử dụng khoảng 1,5 tỷ ha đất cho sản xuất nông nghiệp. Tiềm năng đất nông nghiệp của thế giới khoảng 3 - 5 tỷ ha. Nhân loại đang làm hư hại đất nông nghiệp khoảng 1,4 tỷ ha đất và hiện nay có khoảng 6 - 7 triệu ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang do xói mòn và thoái hóa. Để giải quyết
  20. 12 nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp, con người phải thâm canh, tăng vụ tăng năng suất cây trồng và mở rộng diện tích đất nông nghiệp” (FAO, 1976). Để nắm vững số lượng và chất lượng đất đai cần phải điều tra thành lập bản đồ đất, đánh giá phân hạng đất, điều tra hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất hợp lý là điều rất quan trọng mà các quốc gia đặc biệt quan tâm nhằm ngăn chặn những suy thoái tài nguyên đất đai do sự thiếu hiểu biết của con người, đồng thời nhằm hướng dẫn về sử dụng đất và quản lý đất đai sao cho nguồn tài nguyên này được khai thác tốt nhất mà vẫn duy trì sản xuất trong tương lai. Phát triển nông nghiệp bền vững có tính chất quyết định trong sự phát triển chung của toàn xã hội. Điều cơ bản nhất của phát triển nông nghiệp bền vững là cải thiện chất lượng cuộc sống trong sự tiếp xúc đúng đắn về môi trường để giữ gìn tài nguyên cho thế hệ sau này 2.1.5.2. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất Trong quá trình sử dụng đất đai tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu quả là mức độ đáp ứng nhu cầu của xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí các nguồn tài nguyên, sự ổn định lâu dài của hiệu quả. Do đó tiêu chuẩn đánh giá việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất nông – lâm nghiệp là mức độ tăng thêm các kết quả sản xuất trong điều kiện nguồn lực hiện có hoặc mức độ tiết kiệm về chi phí các nguồn lực khi sản xuất ra một khối lượng nông – lâm sản nhất định. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất là mức độ đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. “Hiệu quả sử dụng đất có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông – lâm nghiệp, sử dụng đất phải tuân theo quan điểm sử dụng đất bền vững hướng vào ba tiêu chuẩn chung là bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường” (FAO, 1994).
  21. 13 - Khai thác sử dụng đất phải dựa trên cơ sở kinh tế của nông hộ, nông trại phù hợp với trình độ dân trí, phong tục tập quán nhằm phát huy kiến thức bản địa và nội lực của địa phương. - Khai thác sử dụng đất phải phải đảm bảo ổn định về xã hội, an ninh quốc phòng 2.2. Tình hình đánh giá đất đai trên thế giới 2.2.1. Khái quát chung Đất đai trên thế giới phân bố không đồng đều ở các châu lục. Châu Á mặc dù có diện tích đất nông nghiệp khá cao so với các châu lục khác nhưng đất nông nghiệp chỉ chiếm tỉ lệ diện tích thấp trong tổng diện tích tự nhiên, trong khi đó Châu Á là khu vực có tỷ lệ dân số đông trên thế giới, có các quốc gia dân số đông nhất nhì thế giới như: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia, Pakistan Ở Châu Á đất đồi núi chiếm 35% tổng diện tích, tiềm năng đất trồng trọt nhờ nước trời là khá lớn khoảng 407 triệu ha, trong đó xấp xỉ 282 triệu ha đang được trồng trọt và khoảng 100 triệu ha nằm chủ yếu trong vùng nhiệt đới ẩm của Đông Nam Á. Đông Nam Á là một khu vực có dân số khá đông trên thế giới nhưng diện tích canh tác thấp, trong đó chỉ có Thái Lan là diện tích đất canh tác trên đầu người khá nhất và Việt Nam là quốc gia đứng vào hàng thấp nhất trong số các quốc gia ASEAN. ( Bộ TN&MT 2014) Đứng trước tình hình suy thoái đất đang diễn ra mạnh mẽ và ngày một gia tăng, ngay từ những năm đầu của thập kỷ 70 nhiều quốc gia thuộc các nước phát triển đã không ngừng hoàn thiện hệ thống đánh giá đất của mình, vì đánh giá đất hợp lý là cở sở cần thiết cho quy hoạch sử dụng đất và phát triển sản xuất nông nghiệp. Các nhà thổ nhưỡng học đã đi sâu nghiên cứu các đặc tính cấu tạo, các quy luật và quá trình hình thành đất, điều tra và lập các bản đồ đất toàn thế giới với tỷ lệ 1/5.000.000. Đồng thời từ thực tế lao động sản xuất trên đồng ruộng các nhà khoa học và cả những người nông dân đã đi sâu nghiên cứu,
  22. 14 xem xét nhiều khía cạnh có liên quan trực tiếp tới quá trình sản xuất trên từng vạt đất. Nói cách khác là họ tiến hành đánh giá đất đai. Do đó việc đánh giá đất đai phải được xem xét trên phạm vi rất rộng, bao gồm cả không gian, thời gian, tự nhiên và xã hội. Cho nên đánh giá đất đai không chỉ là lĩnh vực khoa học tự nhiên mà còn là kinh tế, kỹ thuật nữa. Trong đánh giá, phân hạng đất những tính chất của đất đai có thể đo lường và ước lượng được. Có rất nhiều đặc điểm, tính chất đất nhưng khi đánh giá tùy theo khu vực nghiên cứu cần lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá đất thích hợp, có vai trò tác động trực tiếp và có ý nghĩa tới đất đai của vùng nghiên cứu. Hiện nay, công tác đánh giá đất đai được thực hiện trên nhiều quốc gia và trở thành một khâu trọng yếu trong các hoạt động đánh giá tài nguyên hay quy hoạch sử dụng đất. Công tác đánh giá đất trên thế giới đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong nghiên cứu khoa học cũng như áp dụng ngoài thực tế sản xuất nông nghiệp. 2.2.2. Một số phương pháp nghiên cứu trên thế giới 2.2.2.1. Phương pháp đánh giá đất đai của Liên Xô (cũ) Phương pháp đánh giá đất đai của Liên Xô (cũ) được hình thành từ đầu năm1950 và sau đó được hoàn thiện vào năm 1986. Đánh giá đất được thực hiện theo hai hướng: đánh giá chung và đánh giá riêng, chỉ tiêu đánh giá là: (i) Năng suất - giá thành sản phẩm; (ii) Mức hoàn vốn (rúp/ha); (iii) Địa tô cấp sai (phần lãi thuần tuý). Khi đánh giá, cần lấy cây trồng làm gốc để đánh giá và nhất thiết phải là câyngũ cốc và cây họ đậu. Đơn vị đánh giá là các chủng đất, quy định đánh giá cho cây có tưới, đất được tiêu úng, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ cắt và đồng cỏ chăn nuôi thả (Huỳnh Văn Chương, 2011).
  23. 15 Theo quan điểm đánh giá đất của V. V. Docuchaev, đánh giá đất bao gồm 3bước: (1) Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng; (2) Đánh giá khả năng sản xuất của đất; (3)Đánh giá kinh tế đất (Huỳnh Văn Chương, 2011). Đối với các loại hình sử dụng đất nông nghiệp, việc phân hạng thích hợp đất đai mới chỉ tập trung chủ yếu vào đánh giá các yếu tố tự nhiên của đất đai và chưa xem xét kỹ đến khía cạnh kinh tế - xã hội, môi trường (Đỗ Nguyên Hải, 2000). 2.2.2.2. Phương Pháp đánh giá đất đai Ấn Độ và vùng nhiệt đới ẩm Châu Phi Thường áp dụng phương pháp tham biến, có tính đến sự phụ thuộc của một số tính chất đất đai với sức sản xuất, các tác giả đi sâu phân tích về đặc trưng thổ nhưỡng có ảnh hưởng đến sức sản xuất như sự phân tầng, cấu trúc của đất, màu sắc đất, độ chua, độ no bazơ, hàm lượng mùn, Các đặc tính, các mối quan hệ của các yếu tố được thể hiện dưới dạng phương trình toán học. Kết quả phân hạng đánh giá đất được thể hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm (%) hoặc cho điểm (Huỳnh Văn Chương, 2011). 2.2.2.3. Phương pháp đánh giá đất theo FAO Theo FAO, việc đánh giá đất cho các vùng sinh thái hoặc các vùng lãnh thổ khác nhau là nhằm tạo ra một sức sản xuất mới, bền vững, ổn định và hợp lý. Vì vậy khi đánh giá đất được nhìn nhận như là: “một vạt đất xác định về mặt địa lý, là một diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của môi trường xung quanh nó như không khí, loại đất, điều kiện địa chất, thủy văn, động thực vật, những tác động trước đây và hiện nay của con người, ở chừng mực mà những thuộc tính này có ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng vạt đất đó trong hiện tại và trong tương lai”. Đánh giá đất, phân hạng đất đai làm cơ sở cho quy hoạch sử dụng đất, tổ chức Nông – Lương của Liên hợp quốc- FAO đã tập hợp các nhà khoa học đất và chuyên gia đầu ngành về nông nghiệp để tổng hợp các kinh nghiệm và
  24. 16 kết quả đánh giá đất của các nước, xây dựng nên tài liệu “ đề cương đánh giá đất đai” ( FAO- 1976). Tài liệu này đã đưa ra hàng loạt các khái nieejmdufng trong đánh giá đất đai như chất lượng đất đai, đơn vị đất đai và bản đồ đơn vị đất đai, loại hình sử dụng đất và hệ thống sử dụng đất. Tiếp đó, đề cương này được bổ sung, chỉnh sửa cùng với hàng loạt các tài liệu hướng dẫn đánh giá đát đai chi tiết cho các vùng sản xuất khác nhau như: - Đánh giá đất cho nông nghiệp nhờ nước trời (Land evaluation for rainfed agriculture, 1983). - Đánh giá đất cho nền nông nghiệp có tưới (Land evaluation irrigated agriculture, 1985). - Đanh giá đất đai cho đồng cỏ chăn thả (Land evaluation for grazing, 1989). - Đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác cho việc quy hoạch sử dụng đất (Land evaluation and farming system analysis for land use planning, 1992). Đề cương đánh giá đất đai của FAO mang tính chất khái quát toàn bộ những nguyên tắc và nội dung cũng như các bước tiến hành quy trình đánh giá đất đai cùng với những gợi ý và ví dụ minh họa giúp cho các nhà khoa học đất ở các nước khác tham khảo. tùy theo điều kiện sinh thái đất đai và sản xuất của từng nước để vận dụng những tài liệu của FAO cho phù hợp và kết quả tại nước mình. Mục đích của đánh giá đất theo FAO là nhằm tăng cường nhận thức và hiểu biết về phương pháp đánh giá đất đai trong khuôn khổ quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm tăng cường lương thực cho một số nước trên thế giới và giữ gìn ngồn tài nguyên đất đai không bị thoái hóa, sử dụng đất được lâu bền. * Nội dung chính của đánh giá đất đai theo FAO - Xác định các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.
  25. 17 - Xác định và mô tả các loại hình sử dụng đất và yêu cầu sử dụng đất - Xây dựng hệ thống cấu trúc phân hạng đất đai. - Phân hạng thích hợp đất đai. * Các bước chính trong đấnh giá đất theo FAO bao gồm Bước 1: Xác định mục tiêu Bước 2: Thu thập tài liệu Bước 3: Xác định loại hình sử dụng đất (LUT) Bước 4: Xác định đơn vị đất đai Bước 5: Đánh giá khả năng thích hợp Bước 6: Xác định hiện trạng KT- XH và môi trường Bước 7: Xác định loại hình sử dụng đất thích hợp nhất Bước 8: Quy hoạch sử dụng đất Bước 8: áp dụng của việc đánh giá đất 2.2.3. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới Trên thế giới mặc dù nền sản xuất nông nghiệp của các nước phát triển không giống nhau nhưng tầm quan trọng của nó đối với đời sống con người thì quốc gia nào cũng thừa nhận. Hầu hết các nước đều coi nông nghiệp là cơ sở, nền tảng của sự phát triển. Tuy nhiên, khi dân số ngày một tăng nhanh thì nhu cầu lương thực, thực phẩm là một sức ép rất lớn lên đất, nhất là đất nông nghiệp. Trong khi đó đất đai lại có hạn, đặc biệt quỹ đất nông nghiệp lại có xu hướng giảm do chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp. Để đảm bảo an ninh lương thực loài người phải tăng cường các biện pháp khai thác, khai hoang đất đai phục vụ cho mục đích nông nghiệp. Vì vậy, đất đai là đối tượng bị khai thác triệt để, trong khi đó các biện pháp bảo vệ và tăng độ phì cho đất không được chú trọng dẫn tới hậu quả môi trường sinh thái bị phá vỡ, hàng loạt diện tích đất bị thoái hóa trên phạm vi toàn thế giới, gây ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng nông sản. Đất đai trên thế giới phân bố không đồng đều ở các châu lục. Châu Á mặc dù có diện tích đất nông nghiệp khá cao so với các châu lục khác nhưng đất nông nghiệp chỉ chiếm tỉ lệ diện tích thấp trong tổng diện tích tự nhiên,
  26. 18 trong khi đó Châu Á là khu vực có tỷ lệ dân số đông trên thế giới, có các quốc gia dân số đông nhất nhì thế giới như: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia, Pakistan Ở Châu Á đất đồi núi chiếm 35% tổng diện tích, tiềm năng đất trồng trọt nhờ nước trời là khá lớn khoảng 407 triệu ha, trong đó xấp xỉ 282 triệu ha đang được trồng trọt và khoảng 100 triệu ha nằm chủ yếu trong vùng nhiệt đới ẩm của Đông Nam Á. 2.3. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam và Quảng Ninh Tính đến ngày 01/01/2016, Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 33.096.731ha, trong đó đất nông nghiệp là 26.822.953 ha chiếm 81.05% tổng diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 3.796.871 ha, chiếm 11.47% diện tích tự nhiên, đất chưa sử dụng là 2.476.908 ha, chiếm 7.48% tổng diện tích tự nhiên. Hiện trạng sử dụng đất đai của Việt Nam được thể hiện quả bảng 2.1. Bảng 2.1. Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng của Việt Nam năm 2016 STT Loại đất Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 33096731 100,0 1 Đất nông nghiệp NNP 26822953 81,05 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 10231717 30,91 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 6409475 19,36 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 4078621 12,32 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 41206 0,12 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 2289648 6,91 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 382241 1,15 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 15845333 47,87 1.2.1 Rừng sản xuất RSX 7597969 22,96 1.2.2 Rừng phòng hộ RPH 5974674 18,05 1.2.3 Rừng đặc dụng RDD 2272670 6,87 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 707827 2,14 1.4 Đất làm muối LMU 178827 0,54 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 20190 0,06 2 Đất phi nông nghiệp PNN 3796871 11,47 3 Đất chưa sử dụng CSD 2476908 7,48 ( Nguồn: Thống kê đất đai)
  27. 19 Diện tích đất bình quân đầu người ở Việt Nam thuộc loại thấp nhất thế giới. Ngày nay với áp lực về dân số và tốc độ đô thị hóa diện tích đất đai nước ta ngày càng giảm, đặc biệt là diện tích đất nông nghiệp. Vì vậy, vấn đề đảm bảo lương thực, thực phẩm trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm đang là một áp lực rất lớn. Do đó việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất nông nghiệp càng trở nên quan trọng đối với nước ta. 2.3.1. Tình hình sử dụng đất tại tại tỉnh Quảng Ninh Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh là 617.779 ha, trong đó, 461.951 ha đất nông nghiệp, chiếm 74,78% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Trong đó, nhiều nhất là đất rừng sản xuất 234.424 ha, chiếm 37,95%. Ngoài ra, có 25.752 ha đất trồng lúa; 17.585 ha đất trồng cây lâu năm; 21.062 ha đất nuôi trồng thủy sản Diện tích đất phi nông nghiệp là 126.192 ha chiếm 20,43% diện tích đất toàn tỉnh. Từ 2016-2020, 35.073 ha đất nông nghiệp được chuyển sang phi nông nghiệp. Với ưu thế của tỉnh miền núi, ven biển, khí hậu ẩm rất thuận lợi cho quá trình sinh trưởng phát triển các loài cây lấy gỗ, lấy nhựa như thông nhựa, thông mã vĩ, keo, bạch đàn Đặc biệt, với đặc thù điều kiện lập địa trên diện tích đất đồi núi của tỉnh rất thích hợp với các loài cây gỗ quý, đặc sản, cây dược liệu, các loài cây mang tính bản địa. Quảng Ninh có nhiều loại đất. Chiếm diện tích lớn nhất là đất feralit vàng đỏ và đất feralit đồng cỏ thứ sinh phát triển ở địa hình đồi núi thấp.
  28. 20 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đất sản xuất nông nghiệp và các vấn đề liên quan đến việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Tập trung nghiên cứu về hiệu quả của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiêp trên địa bàn thị trấn Cô Tô, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu - Địa điểm: UBND thị trấn Cô Tô - huyện Cô Tô – tỉnh Quảng Ninh. 3.2.2. Thời gian nghiên cứu - Thời gian tiến hành: từ 05/2018 đến 09/2018 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội - Điều kiện tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, hệ thống thủy văn, thực vật. - Đặc điểm kinh tế - xã hội bao gồm: dân số, lao động, trình độ dân trí, dịch vụ, cở sở hạ tầng( giao thông, thủy lợi, công trình phúc lợi ). 3.3.2. Đánh giá hiện trạng và hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp - Hiện trạng sử dụng đất nói chung - Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp - Hiệu quả kinh tế - Hiệu quả xã hội - Hiệu quả môi trường
  29. 21 3.3.3. Lựa chọn và đề xuất các loại hình sử dụng đất đạt hiệu quả 3.3.4. Đánh giá những thuận lợi ,khó khăn và đề xuất giải pháp 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu - Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp : Thu thập thông tin, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Cô Tô - Điều tra thu thập số liệu sơ cấp: + Điều tra phỏng vấn : Thông qua việc đi thực tế quan sát, phỏng vấn cán bộ và người dân để điều tra hiện trạng sử dụng đất của xã, thu thập các thông tin liên quan đến đời sống và tình hình sản xuất nông nghiệp xã. + Điều tra qua phiếu : Xây dựng bộ phiếu câu hỏi cho những đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị trấn Cô Tô. Điều tra theo khu, trên cơ sở phát phiếu, thu phiếu và tổng hợp số liệu. Tiến hành điều tra 40 hộ gia đình trực tiếp sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn để xác định các loại hình sử dụng đất. Thực hiện trên địa bàn 4 khu, mỗi khu chọn ngẫu nhiên 10 hộ . Tiến hành điều tra bằng mẫu phiếu điều tra (phục lục 4). 3.4.3. Phương pháp tính hiệu quả các loại hình sử dụng đất. Hiệu quả sử dụng đất là tiêu chí đánh giá mức độ khai thác sử dụng đất và được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau: 3.4.3.1 Hiệu quả kinh tế - Tổng giá trị sản phẩm (T): T = p1.q1 + p2.q2 + + pn.qn Trong đó: + q: Khối lượng của từng loại sản phẩm được sản xuất/ha/năm. + p: Giá của từng loại sản phẩm trên thị trường tại cùng một thời điểm + T: Tổng giá trị sản phẩm của 1ha đất canh tác/năm. - Thu nhập thuần (N): N = T - Csx Trong đó:
  30. 22 + N: Thu nhập thuần túy của 1ha đất canh tác/ năm + Csx: Chi phí sản xuất cho 1ha đất canh tác/năm - Hiệu quả đồng vốn: Hv = T/ Csx - Giá trị ngày công lao động: HLđ = N/Số ngày công lao động/ha/năm Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị) bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính (phân cấp) được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn. 3.4.3.2 Hiệu quả xã hội - Đảm bảo an ninh lương thực - Đáp ứng nhu cầu nông hộ - Yêu cầu về vốn đầu tư - Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường - Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo - Mức độ giải quyết công ăn việc làm và thu hút lao động 3.4.3.3. Hiệu quả môi trường - Tỷ lệ che phủ - Khả năng bảo vệ, cải tạo đất - Ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
  31. 23 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của thị trấn Cô Tô 4.1.1. Điều kiện tự nhiên của thị trấn Cô Tô 4.1.1.1. Vị trí địa lí Thị trấn Cô Tô là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa xã hội của huyện Cô Tô có vị trí địa lý như sau : Phía Bắc giáp xã Đồng Tiến huyện Vân Cô Tô Phía Đông giáp xã Thanh Lân, huyện Cô Tô. Phía tây giáp vùng biển, huyện Vân Đồn Phía Nam giáp vùng biển đảo bạch long vĩ Thị trấn Cô Tô có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội, có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế biển, dịch vụ- du lịch, dịch vụ hậu cần nghề cá và chế biến thuỷ hải sản. Thị trấn Cô Tô có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về an ninh, quốc phòng và là cơ sở vạch đường cơ bản khi hoạch định đường biên giới trên biển của nước ta. 4.1.1.2. Địa hình, địa mạo Địa hình Thị trấn Cô Tô được chia thành 2 vùng chính : * Địa hình vùng đồi núi: có độ cao từ 25 – 100 m, chạy dài từ đông bắc xuống phía nam, đại hình bị chia cắt mạnh và có độ dốc lớn, vùng đồi núi này có vai trò quan trọng chi phối sự hình thành các yêu tố tự nhiên, diện tích 370 ha chiếm 61,51% diện tích đất tự nhiên. * Địa hình vùng đất bằng ven biển có độ cao dưới 25 m, diện tích 642,94 ha chiếm 41,05% diện tích đất tự nhiên. 4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn * Khí hậu Thị trấn Cô Tô bị ảnh hưởng và tác động trực tiếp của biển nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chịu chi phối của khí hậu duyên hải. Theo số liệu
  32. 24 trạm dự báo khí tượng thuỷ văn Quảng Ninh, khí hậu có những đặc điểm sau : - Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình năm 22,70C, dao động từ 170 -28oC, nhiệt độ trung bình cao nhất từ 27o -300 C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối 36,20C. Về mùa đông, nhiệt độ trung bình thấp nhất từ 13,50- 15oC, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 4,40C. - Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1708 mm - 2562 mm, thấp nhất khoảng 908 mm. Tuy nhiên, lượng mưa phân bố không đều trong năm và phân làm 2 mùa rõ rệt: + Mùa mưa nhiều kéo dài 5 tháng, thường từ tháng 5 đến tháng 9. Lượng mưa chiếm 78-80% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa cao nhất vào khoảng 396 mm vào tháng 8 hàng năm. +Mùa mưa ít: Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 20-22% mm tổng lượng mưa cả năm, tháng có ít mưa nhất là tháng 12, tháng 1 và tháng 2 từ 20-26 mm. - Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 84%. Độ ẩm không khí thường thay đổi theo mùa và các tháng trong năm, tháng 3 và tháng 4 có độ ẩm cao nhất tới 90%, thấp nhất vào tháng 10 và11 là 77-78%. * Thuỷ văn Vùng biển mang tính nhật triều, trong ngày nước lên, xuống một lần. Tổng biên độ sóng nhật triều chính lớn hơn sóng bán triều, độ lớn thuỷ triều dao động từ 3,95 – 4,95 m, số ngày trong năm có mức thuỷ triều cao là 120 ngày lấy theo mức chuẩn số ( 0 lục địa ). 4.1.1.4. Nguồn tài nguyên đất Căn cứ vào địa hình, địa mạo, sự hình thành và cấu tạo của đất, đất đai Thị trấn Cô Tô được chia thành các loại chính sau : * Nhóm đất cát Được phân bố ở ven biển do sự bồi đắp chủ yếu từ sản phẩm thô với sự hoạt động trầm tích phù sa của biển. Có 2 đơn vị đất như sau : - Đất bãi cát ngập triều: loại đất này có hình thái phẫu diện ở dạng thô sơ chưa phân hoá. Thường ở địa hình thấp ngoài đê biển và thường xuyên ảnh
  33. 25 hưởng của chế độ thuỷ triều. Diện tích khoảng 83,02 ha chiếm 13,8% diện tích đất tự nhiên. Hiện loại đất này đang được cải tạo thành các bãi tắm phục vụ cho mục đích du lịch. - Đất cát ven biển: do phù sa của biển và sự rửa trôi từ trên xuống, trong quá trình canh tác đã làm thay đổi một số tính chất của đất, đất có màu xám tro lẫn sỏi và mảnh đá vụn, thành phần cơ giới từ cát - cát pha, thịt nhẹ, diện tích khoảng 70 ha chiếm 11,63% diện tích đất tự nhiên. * Nhóm đất vàng đỏ Đất có màu vàng đỏ hoặc xám vàng, thành phần cơ giới từ trung bình - nặng, có địa hình dốc thoải, những nơi có độ dốc từ 3 - 120 được người dân khai hoang thành các ruộng bậc thang để sản xuất nông nghiệp, diện tích khoảng 100 ha chiếm 6,38% diện tích đất tự nhiên. * Đất vàng nhạt đá lẫn nhiều ở sâu Diện tích 439,37 ha chiếm 73,11% diện tích đất tự nhiên. Là loại đất phát triển trên đá sa thạch, sét, đất có màu đỏ vàng, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình. Dung tích hấp thu thấp, hàm lượng mùn,đạm, lân và kali tổng số ở các tầng đều nghèo và rất nghèo. Đất này thường tâp trung ở vùng đồi núi, những nơi có độ dốc dưới 250 thích hợp cho trồng cây ăn quả,trang trai nông lâm kết hợp. Độ dốc trên 250 thích hợp khoanh nuôi trồng rừng và phát triển lâm nghiệp. 4.1.1.5. Nguồn tài nguyên nước * Nguồn nước mặt: Thị trấn Cô Tô xung quanh là biển bao bọc, sông suối ít, độ dốc lớn, diện tích sông suối và mặt nước trên địa bàn xã là 21 ha chiếm 3,5% diện tích đất tự nhiên. Nguồn nước mặt bị thoát nhanh và hoàn toàn phụ thuộc vào mùa mưa, về mùa mưa lượng nước mặt dồi dào và phong phú. Đảm bảo đủ nước cho sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân. Tuy nhiên về mùa khô diện tích chứa nước ở các hồ đập nhỏ thường thiếu nước, tình trạng này gây ra nhiều khó khăn trong việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ sinh hoạt của người dân
  34. 26 * Nguồn nước ngầm: Thị trấn Cô Tô có lương nước ngầm ở mức trung bình có thể khai thác bằng cách khoan và đào giếng để lấy nước sinh hoạt những nơi sát biển mùa khô thường bị nước biển sâm nhật nước bị nhiễm mặn, chua mặn ảnh hưởng tới nước sinh hoạt và đời sống dân sinh. 4.1.1.6. Nguồn tài nguyên rừng Hiện tại Thị trấn Cô Tô có 273,03 ha rừng chiếm 45,39% diện tích tự nhiên của Thị trấn Cô Tô, trong đó rừng tự nhiên phòng hộ là 24,7 ha, rừng trồng phòng hộ 182,33 ha, rừng khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ là 30,0 ha. Rừng ở đây chủ yếu là rừng non đang được phục hồi, có nhiều loại cây gỗ thuộc họ trầm, họ bứa, họ thân dầu, lim, giao, bồ hòn rừng trồng với cây trồng chính là thông, keo, Phi lao mục đích để cải tạo môi sinh, chống xói mòn, phòng hộ kết hợp với sản xuất. Vì vậy việc bảo vệ rừng và thảm thực vật chính là bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo sự phát triển bền vững. 4.1.1.7. Tài nguyên biển Thị trấn Cô Tô có thềm lục địa rộng, ngư trường lớn từ Long Châu, Bạch Long Vĩ, đến Vĩnh Thực, thuận lợi cho việc nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, là nơi hội tụ nhiều nguồn lợi từ các loài hải sản có giá trị kinh tế cao. Qua điều tra về đa dạng sinh học đã ghi nhận vùng biển nơi đây có 704 loài sinh vật biển. Cấu trúc thành phần loài 151 loài thực vật phù du, 59 loài động vật phù du, 74 loài rong biển, 102 loài san hô cứng, 4 loài san hô mềm, 8 loài san hô sừng, 115 loài động vật đáy cỡ lớn, 191 loài cá biển có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như bào ngư, mực, ngọc trai, tôm hùm vùng biển huyện Cô Tô nằm trong danh mục khu bảo tồn đa dang sinh học biển do Bộ KHCN và MT, Bộ thuỷ sản, Bộ NN và PTNT, và một số dự án quốc tế đang triển khai thực hiện. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của thị trấn Cô Tô 4.1.2.1. Tình hình dân số và lao động Thị trấn Cô Tô có 938 hộ dân với 3.153 nhân khẩu thuộc các tỉnh: Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa, Hải Dương ra đảo làm kinh tế từ những năm 1979-1980.
  35. 27 Thị trấn Cô Tô thị có 02 tổ chức tôn giáo (Phật giáo và Thiên chúa giáo) hoạt động. Năm 2018 Chùa Trúc Lâm Cô Tô tổ chức 02 lễ hô thần nhập tượng, 01 lễ rước tượng và Đại lễ Phật Đản, 01 Đại lễ Vu lan; Ban hành giáo Họ Đạo Cô Tô tổ chức Lễ Phục sinh và các hoạt động tôn giáo hằng ngày. Không để sảy ra hoạt động truyền đạo và sinh hoạt tôn giáo trái pháp luật. Có 27 hộ (81 nhân khẩu) là 06 dân tộc thiểu số sinh sống (Tày, Dao, Mường, Sán dìu, Hoa, Thái); 94 hộ (320 nhân khẩu) là bà con giáo dân công giáo. Nhìn chung nguồn lao động của xã tương đối dồi dào, lao động chủ yếu trong lĩnh vực thương nghiệp- dịch vụ, nông-lâm nghiệp, trình độ học vấn, nhận thức tương đối cao, những năm gần đây nông dân đã được tham gia các lớp đào tạo nghề ngắn hạn, người lao động tham gia học nghề, học sinh tốt nghiệp PTTH tham gia học chuyên nghiệp, học nghề ngày càng đông, là yếu tố tiền năng để nâng cao chất lượng lao động của xã. 4.1.2.1 Kinh tế * Nông, lâm, ngư nghiệp - Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng năm 2018 trên địa bàn là 24,1ha, đạt 51,27% kế hoạch năm. Trong đó, diện tích gieo cấy 2 vụ lúa đạt 22,9ha (vụ chiêm: 12,1ha; vụ mùa: 10,8ha), diện tích rau màu các loại đạt 1,2ha. Năng suất bình quân lúa vụ chiêm đạt 200kg/sào, sản lượng đạt 67 tấn; năng suất bình quân vụ mùa đạt 130kg/sào, sản lượng đạt 39 tấn. Tổng sản lượng cả năm đạt 106 tấn, bằng 83,4% kế hoạch huyện giao trong năm (tăng 3,9% so với cùng kỳ). - Chăn nuôi: Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định và không xảy ra dịch bệnh trên địa bàn đối với gia súc, gia cầm. Tổ chức 02 đợt tiêm phòng dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. - Lâm nghiệp: Tích cực phối hợp với Hạt Kiểm lâm tuyên truyền, vận động nhân dân tăng cường các biện pháp phòng, chống cháy rừng và bảo vệ rừng không để xảy ra cháy rừng trên địa bàn; thực hiện bảo vệ các loài thú hoang dã, chim di cư. Tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” với tổng số trên 400 cây phi lao được trồng mới.
  36. 28 - Khai thác thủy sản: Tổng sản lượng thuỷ sản đạt 2.130 tấn, đạt 103,3% kế hoạch huyện giao (giảm 6,7% so với cùng kỳ). Trong đó: khai thác ước đạt 2.094,2 tấn, đạt 103,6% kế hoạch huyện giao, (giảm 6,8% so với cùng kỳ), với các loại hải sản chủ yếu như: cá 1.077 tấn, tôm 61 tấn, mực 90 tấn, hải sản khác 866,2 tấn; Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 35,8 tấn, đạt 87,3% kế hoạch huyện giao (giảm 5,7% so với cùng kỳ). Sản lượng khai thác và chế biến sứa biển ước đạt 90.000 thùng (bằng 68% so với cùng kỳ) doanh thu ước đạt 28 tỷ đồng. * Tiểu thủ công nghiệp; thương mại; dịch vụ, du lịch - Tiểu thủ công nghiệp: phát triển đa dạng với nhiều ngành nghề như sản xuất nước mắm, chế biến gỗ, cơ khí, vật liệu xây dựng, đá lạnh giá trị ước đạt 17 tỷ đồng. - Thương mại: Tổng mức bán lẻ hàng hóa trong năm ước đạt 23,6 tỷ đồng với các mặt hàng chủ yếu như: lương thực; thực phẩm; nguyên vật liệu xây dựng; nhiên liệu xăng dầu; các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân. - Hoạt động du lịch: đã chủ động xây dựng triển khai Kế hoạch du lịch hè 2018 với nhiều giải pháp đồng bộ; địa bàn hiện có 77 cơ sở nhà nghỉ, khách sạn (1.276 phòng) và 50 cơ sở Homestay (197 phòng) đăng ký khách lưu trú, 93 xe điện, ô tô đăng ký chở khách. Trong năm, đón khoảng 140.000 lượt khách du lịch đến địa bàn, giảm 10,8% so với cùng kỳ, (trong đó 3.301 khách là người nước ngoài), tăng 105% so với cùng kỳ; doanh thu từ các hoạt động du lịch, dịch vụ ước đạt trên 232 tỷ đồng. 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội - Về ưu điểm: Bước vào năm 2018 tình hình kinh tế - xã hội có nhiều thuận lợi nhưng vẫn còn không ít khó khăn, thách thức: mất mùa vụ Sứa, sự cố mất điện, cấm tàu dài ngày, nguồn lực cho phát triển còn hạn hẹp trong khi nhu cầu lớn. Tổng giá trị nông, lâm, thuỷ sản duy trì đảm bảo với kế hoạch được giao; thu ngân sách đạt trên 130,34%; các ngành thương mại, dịch vụ
  37. 29 phát triển; bộ mặt đô thị có nhiều thay đổi khang trang, tiến bộ hơn; quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân nhất là các đối tượng chính sách, người có công, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người nghèo (hộ nghèo giảm 7 hộ, hiện còn 0,43%); công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm đạt kết quả tích cực; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao được tổ chức diễn ra sôi động với nhiều nét nổi bật; công tác xây dựng chính quyền, nâng cao chất lượng cán bộ được quan tâm thực hiện, số thủ tục hành chính được giải quyết trước thời gian quy định đạt tỷ lệ cao (đạt 99,41%); an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; các nhiệm vụ về quân sự, quốc phòng địa phương được chỉ đạo thực hiện nghiêm đúng quy định. - Về tồn tại hạn chế, qua triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, có một số tồn tại hạn chế cơ bản, đó là: (1) Tổng sản lượng khai thác thủy sản tuy đạt kế hoạch nhưng thấp hơn so với cùng kỳ; sản xuất nông nghiệp, nhất là rau màu giảm. Việc phát triển, nhân rộng các mô hình, điển hình kinh tế cũng như phát triển các doanh nghiệp còn ít, hiệu quả chưa cao. Việc chuyển đổi nghề của các hộ làm nghề khai thác thủy sản bằng nghề cấm còn chậm. (2) Thu ngân sách nhà nước ở một số sắc thuế còn đạt tỷ lệ thấp (thuế ngoài quốc doanh chỉ đạt 68,32% kế hoạch); chưa có giải pháp để thực hiện tận thu các nguồn thu trên địa bàn như: thu từ kinh doanh vận tải xe Điện, xe Tải; xây dựng của hộ gia đình (3) Việc chấp hành kỷ luật kỷ cương hành chính của một số cán bộ, công chức chưa thực sự nghiêm túc. Tinh thần trách nhiêm, kiến thức, kỹ năng giải quyết công việc của một số cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
  38. 30 4.2. Đánh giá hiện trạng và các loại hình sử dụng đất đai củathị trấn Cô Tô 4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2018 của xã thị trấn Cô Tô Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất thị trấn Cô Tô năm 2018 Thứ Diện tích Cơ cấu MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Mã tự (ha ) (% ) TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 735.87 100.00 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 291.23 39.58 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 60.67 8.24 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 45.59 6.20 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 36.12 4.91 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 9.47 1.29 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 15.08 2.05 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 225.51 30.65 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 225.51 30.65 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 3.53 0.48 1.4 Đất làm muối LMU 1.18 0.16 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 0.34 0.05 2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 178.30 24.23 2.1 Đất ở OCT 18.15 2.47 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT - 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 18.15 2.47 2.2 Đất chuyên dùng CDG 141.62 19.25 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 2.25 0.31 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 91.36 12.42 2.2.3 Đất an ninh CAN 0.14 0.02 2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 7.03 0.96 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 6.44 0.88 2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 34.41 4.68 2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 0.26 0.04 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 3.80 0.52 2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 0.74 0.10 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 0.30 0.04 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 13.42 1.82 2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK - 3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 137.18 18.64 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 118.49 16.10 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 14.92 2.03 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 3.77 0.51 4 Đất có mặt nước ven biển MVB 129.17 17.55 4.1 Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thuỷ sản MVT 62.38 8.48 4.2 Đất mặt nước ven biển có rừng ngập mặn MVR - 4.3 Đất mặt nước ven biển có mục đích khác MVK 66.79 9.08 (Nguồn:UBND thị trấn Cô Tô)
  39. 31 Qua bảng 4.1 cho ta thấy: Toàn xã có 735,87 ha tổng diện tích đất tự nhiên năm 2018 được khai thác và sử dụng vào mục đích sau: + Đất nông nghiệp: Đất nông nghiệp là loại đất chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 3 loại đất trong năm 2018 tổng diện tích đất nông nghiệp là 291.23 ha chiếm 39,58 % tổng diện tích đất tự nhiên có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế toàn xã.Cơ cấu đất đai đai trong nội bộ đất nông nghiệp đang dần chuyển đổi theo hướng tích cực.Tuy nhên, đất đai trong địa bàn xã vẫn được sử dụng vào mục đích trồng cây hàng năm là chủ yếu chiếm 45,59 ha. + Đất phi nông nghiệp: Tổng diện tích đất phi nông nghiệp năm 2018 là 178,30 ha chiếm 24,23 % tổng diện tích đất tự nhiên. Tổng diện tích đất phi nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã như đất trụ sở cơ quan, đất có mục đích công cộng, đất chuyên dung cần được khai thác và sự dụng để thúc đẩy sự phát triển và làm thay đổi bộ mặt nông thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới. + Đất chưa sử dụng: tổng diện tích đất chưa sử dụng năm 2018 là 137.18 ha chiếm 18,64% diện tích đất tự nhiên. Trong đó, đất bằng chưa sử dụng là 118.49 ha chiếm 16,10 % tổng diện tích đất tự nhiên; đất đồi núi chưa sử dụng là 14,92 ha chiếm 2.03% tổng diện tích đất tự nhiên. + Đất có mặt nước ven biển: tổng diện tích đất có mặt nước ven biển 129.17 ha chiếm 17,55 % diện tích đất tự nhiên. Trong đó, đất mặt nước ven biển nuôi trồng thủy sản 62.38 ha chiếm 8,48 % tổng diện tích đất tự nhiên; đất mặt nước ven biển có mục đích khác 66,79 ha chiếm 9,08 % tổng diện tích đất tự nhiên.
  40. 32 4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2018 của thị trấn Cô Tô Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp thị trấn Cô Tô năm 2018 Diện tích Cơ cấu Thứ tự MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Mã (ha ) (% ) TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 735,87 100.00 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 291.23 39.58 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 60.67 8.24 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 45.59 6.20 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 36.12 4.91 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 9.47 1.29 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 15.08 2.05 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 225.51 30.65 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 225.51 30.65 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 3.53 0.48 1.4 Đất làm muối LMU 1.18 0.16 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 0.34 0.05 (Nguồn:UBND thị trấn Cô Tô) a, Đất nông nghiệp Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích là 60,67 ha, chiếm 8,24 % diện tích đất tự nhiên của xã. Đất sản xuất nông nghiệp năm 2017 chia theo các mục đích sử dụng cụ thể như sau: * Đất trồng cây hàng năm: có diện tích là 45.59 ha, chiếm 6,20 % đất tự nhiên của xã trong đó: - Đất trồng lúa: Có diện tích 36.12 ha, chiếm 4.91% diện tích đất trồng cây lúa phân bố khắp các khu trên địa bàn, diện tích trồng lúa lớn nhất chủ yếu ở khu 4 và khu 1 - Đất trồng cây hàng năm khác: Có 9.47 ha, chiếm 1.29% diện tích đất trồng cây hàng năm.
  41. 33 * Đất trồng cây lâu năm: có 15.08 ha, chiếm 2,05 % diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã. b, Đất lâm nghiệp Năm 2018 Đất lâm nghiệp của xã có diện tích 225,51 ha chiếm 30,65% đất nông nghiệp của xã, trong đó: - Đất rừng phòng hộ có diện tích là 225.51 ha chiếm 30,65 % diện tích đất lâm nghiệp. - Ngoài ra còn có đất nuôi trồng thủy sản 3,53 ha chiếm 0,48 % tổng diện tích đất tự. 4.2.3. Các loại hình sử dụng đất của thị trấn Cô Tô Theo FAO: Loại hình sử dụng đất (LUT - Land Use Type) là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế - xã hội và kỹ thuật được xác định. Qua quá trình điều tra nông hộ và điều tra hiện trạng sử dụng đất, có thể xác định được trên địa bàn thị trấn Cô Tô có các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính sau đây: Bảng 4.3. Các LUT sản xuất nông nghiệp của thị trấn Cô Tô Loại hình sử STT LUT chính Kiểu sử dụng đất dụng đất (LUT) Cây hàng Đất chuyên lúa 2 vụ lúa (Lúa xuân- Lúa mùa) năm 1 lúa- 1 màu Lúa mùa - lạc Lúa mùa - ngô 1 1 Lúa Lúa mùa Chuyên rau, màu Rau, ngô cây CNNN 2 Cây lâu năm Đất trồng cây lâu Vải, nhãn năm (Nguồn: phiếu điều tra nông hộ) 4.2.4. Mô tả các loại hình sử dụng đất Mô tả các loại hình sử dụng đất là cơ sở để xác định yêu cầu sử dụng đất và mức độ thích hợp trong sử dụng đất. Nội dung mô tả các loại LUT chủ yếu dựa và tính chất đất đai và các thuộc tính của các LUT.
  42. 34 * LUT 1: Loại hình sử dụng đất chuyên lúa Đây là loại hình sử dụng đất truyền thống, phổ biến trong diện tích trồng lúa tại địa bàn xã và tồn tại từ lâu, được người dân chấp nhận. LUT này được áp dụng ở những địa hình vàn, vàn thấp có khả năng tiêu thoát nước vào mùa mưa và một số khu vực có địa hình vàn cao nhưng chủ động được nước tưới. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình, tầng đất dày mỏng khác nhau. Kiểu sử dụng đất là lúa xuân - lúa mùa. + Vụ lúa xuân: phần lớn diện tích trồng lúa vụ xuân ở khu 1, khu 4 có điều kiện nước tưới chủ động nên thường gieo cấy các giống phổ biến như Bao thai, Khang dân, lúa lai thường cho năng suất khoảng 52-55 tạ thóc/ha. + Vụ lúa mùa: Được gieo trồng khoảng từ đầu tháng 6, giống lúa vụ mùa là khang dân, Bao thai. Ở những khoảnh đất chủ động nước, thì gieo trồng các giống lúa thuần hoặc giống lai thường cho năng suất khoảng 34- 36 tạ thóc/ha. LUT này thường áp dụng trên quy mô lớn, thuận lợi cho việc cơ giới hóa trong sản xuất, xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng. LUT cho năng suất cao, sản phẩm sản xuất ra đáp ứng nhu cầu lương thực tại địa phương. * LUT 2: 1 Lúa – 1 màu. Có 2 kiểu sử dụng đất LM - lạc; LM – Ngô. Các kiểu được phát triển ở những nơi có địa hình vàn cao, chủ động tưới tiêu. Trong cơ cấu phân bón đa phần là phân hữu cơ và phân chuồng , phân hóa học chiếm tỷ lệ thấp, do không chủ động nguồn nước tưới nên năng suất lúa đạt ở mức thấp. Kiểu sử dụng đất chủ yếu là Lúa mùa - lạc; Lúa mùa – Ngô như sau: - Lúa mùa: Bắt đầu gieo cấy vào cuối tháng 6 đầu tháng 7. - Ngô xuân: Gieo trồng ngô bắt đầu từ tháng 11.Thường gieo trồng các giống ngô có năng suất cao như ngô lai NK 66, NK4300 và một số giống ngô của địa phương Ngô được thu hoạch vào đầu tháng 2. - Lạc: Bắt đầu trồng vào đầu tháng 12, thường trồng các giống cây lạc có khả năng chống chịu được với thời tiết như giống lạc L14, giông cây lạc
  43. 35 này có khả năng chống chịu được sâu bệnh tốt nên vào thời kỳ thu hoạch sẽ đem lại năng suất cao. Thời gian thu hoạch là từ tháng 4 - tháng 5. * LUT 3: Loại hình sử dụng đất 1 lúa. Đây là LUT kém hiệu quả nhất và chỉ áp dụng trong điều kiện không thể lựa chọn được LUT nào khác. LUT này chủ yếu áp dụng địa hình vàn, cao, sử dụng nước trong khe chảy ra, và nhờ hệ thống nước trời, thường trồng vào vụ mùa, năng suất lúa thấp. Phân bố chủ yếu ở các thôn:. * LUT 4: Loại hình sử dụng chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày. - Loại hình sử dụng đất này có công thức luân canh rất đa dạng, phong phú, được áp dụng chủ yếu trên đất bãi bồi nơi có địa hình vàn cao, chủ động tưới, tiêu nước, đất có thành phần cơ giới nhẹ. Có các kiểu sử dụng đất được áp dụng phổ biến là: Ngô xuân – ngô đông. - Các giống ngô thường được đưa vào sử dụng là: NK66, NK4300 (giống ngắn và trung ngày); HN88, MX4, MX6 ( giống nếp ngắn ngày kịp thu hoạch trước vụ lúa xuân). - Khoai lang: được trồng ở những thửa ruộng có địa hình vàn, vàn cao, tiêu nước chủ động. năng suất đạt từ 3 - 4 tạ/sào, cao nhất đạt 5 tạ/sào. Chủ yếu trồng tại xóm cầu mị ở các khu vực khác cây khoai cho năng suất cao nhưng diện tích trồng ít, chủ yếu phục vụ chăn nuôi trong gia đình. - Cây rau thường được đưa vào sử dụng thuộc nhóm ưa ẩm như cà chua,bầu ,bí và giống rau ưa lạnh như su hào,bắp cải,rau các loại đem lai năng suất và chất lượng cao. * LUT 5: Loại hình sử dụng đất cây công nghiệp lâu năm. Kiểu sử dụng đất là cây vải. Cây vải được trồng một số thôn trong xã. Với đặc thù của một huyện đảo. Các điều kiện tự nhiên của thị trấn Cô Tô không phải là một nơi lý tưởng để trồng các loại cây công nghiệp lâu năm. Vì vậy, không đem lại hiểu quả kinh tế cao, mật độ trồng thưa thớt, không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.
  44. 36 4.2.5. Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng trên các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trong vùng nghiên cứu của thị trấn Cô Tô năm 2018 Bảng 4.4. Diện tích, năng suất trung bình, sản lượng của một số cây trồng Diện tích gieo Năng suất Sản lượng STT Loại cây trồng trồng (ha) (tạ/ha) (tấn) 1 Lúa xuân 12,1 55,56 67 2 Lúa mùa 10,8 36,12 39 3 Ngô xuân 2,5 32,0 8 4 Ngô đông 1,8 27,10 4,9 5 Lạc 0,5 22,8 1,14 6 Khoai lang 0,7 26,7 1,94 7 Rau các loại 1,2 32,6 3,91 8 Vải 0,5 22,0 1,1 (Nguồn:UBND thị trấn Cô Tô) Sản xuất nông nghiệp trong vùng nghiên cứu của thị trấn Cô Tô trong năm 2018 được thể hiện qua bảng 4.4 cho thấy, các loại cây lương thực, thực phẩm có diện tích diện tích gieo trồng và năng suất đạt mức tương đối thấp. Diện tích và năng suất của cây lâu năm đạt mức thấp. Vì điều kiện khí hậu thời tiết , hơn thế nữa người dân trong trong vùng chủ yếu tập trung khai thác tài nguyên biển : đánh bắt thủy sản, hải sản và khai thác tiềm năng du lịch. 4.3. Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 4.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá quá trình khai thác tiềm năng của đất. Sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra có được thị trường chấp nhận hay không đòi hỏi phải có chất lượng tốt, số lượng đáp ứng được nhu cầu của thị trường theo từng mùa vụ và đảm bảo vệ sinh an toàn khi sử dụng. Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu không thể thiếu trong đánh giá hiệu quả sử
  45. 37 dụng đất, đây là căn cứ quan trọng để tìm ra giải pháp kỹ thuật và lựa chọn được loại hình sử dụng đất thích hợp. Để đánh giá được hiệu quả kinh tế chúng tôi đã tiến hành điều tra thực địa và điều tra nông hộ theo mẫu phiếu điều tra về các chỉ tiêu: Năng suất, sản lượng, giá bán, chi phí vật chất, lao động (đánh giá hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất thông qua các chỉ tiêu: Giá trị sản suất, chi phí sản xuất, thu nhập thuần, hiệu quả đồng vốn, giá trị ngày công lao động). Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất của thị trấn Cô Tô tôi đã tiến hành điều tra nông hộ theo mẫu phiếu điều tra và vùng sản xuất. Hiệu quả kinh tế được đánh giá dựa trên cơ sở so sánh giá trị sản xuất và chi phí sản xuất. Hiệu số giữa giá trị sản xuất với chi phí sản xuất càng cao thì hiệu quả kinh tế càng cao, đây cũng là mục tiêu chung của tất cả các ngành sản xuất vật chất. Cây trồng hàng năm là những loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn (thường tính bằng 01 năm, 01 vụ ), từ đó khả năng luân chuyển vốn nhanh, tạo ra nguồn vốn trong ngắn hạn để đáp ứng các nhu cầu trước mắt, duy trì sản xuất cây lâu năm và chăn nuôi. *Hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính Hiệu quả kinh tế được đánh giá dựa trên cơ sở so sánh giá trị sản xuất và chi phí sản xuất. Hiệu số giữa giá trị sản xuất với chi phí sản xuất càng cao thì hiệu quả kinh tế càng cao, đây cũng là mục tiêu chung của tất cả các ngành sản xuất vật chất. Cây trồng hàng năm là những loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn (thường tính bằng 01 năm, 01 vụ ), từ đó khả năng luân chuyển vốn nhanh, tạo ra nguồn vốn trong ngắn hạn để đáp ứng các nhu cầu trước mắt, duy trì sản xuất cây lâu năm và chăn nuôi. Hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính tính trên 1 ha được thể hiện qua bảng sau:
  46. 38 Bảng 4.5. Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng chính tính trên 1 ha Giá trị Thu Hiệu quả Công Năng Giá trị Chi phí ngày công nhập sử dụng lao Stt Cây trồng suất sản xuất sản xuất lao động thuần vốn động (tạ/ha) (1000đ) (1000đ) (1000đ (1000đ) (1000đ) (ngày) /công) 1 Lúa xuân 55,56 44,500 18,700 25,800 2,38 178 145 2 Lúa mùa 36,12 43,900 18,550 25,350 2,36 175 145 3 Ngô xuân 32,0 22,500 10,600 11,900 1,89 119 100 4 Ngô đông 27,10 21,780 11,650 10,130 2,15 101 100 5 Lạc 22,8 23,500 12,730 10,770 1,85 154 70 Khoai 6 26,7 35,050 16,520 18,530 1,89 206 90 lang Rau các 7 32,6 36,300 21,500 14,800 2,07 247 60 loại 8 Vải 22,0 28,800 10,310 18,490 1,56 116 160 (Nguồn:Điều tra nông hộ) * Đánh giá chung hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất Để thấy rõ được hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất, ta cần phải tiến hành điều tra tình hình đầu tư chi phí vào quá trình sản xuất và kết quả sản xuất của từng loại cây trồng, vật nuôi của các hộ gia đình, từ đó phân tích và xác định hiệu quả kinh tế đối với từng loại cây trồng, vật nuôi của từng loại hình sử dụng đất. Căn cứ theo “10TCVN 343-98” của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cùng các kết quả nghiên cứu đã được xử lý, có tính đến đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã. Chỉ tiêu tổng hợp về hiệu quả kinh tế sử dụng đất được phân thành 5 cấp như sau:
  47. 39 Bảng 4.6: Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả kinh tế Đơn vị: 1000đ Giá trị Thu nhập Hiệu quả Giá trị sản Chi phí sản ngày công Cấp thuần sử dụng xuất (1000đ) xuất (1000đ) lao động (1000đ) đồng vốn (1000đ) VH( rất cao) >120.000 > 55.000 >65.000 >3,0 >180 100.000 - H ( cao) 46.000 - 55.000 54.000 - 65.000 2,7-3,0 140-180 120.000 M 80.000-100.000 37.000-46.000 43.000-54.000 2,4-2,7 95-140 ( trung bình) L ( thấp ) 60.000-80.000 28.000-37.000 32.000-43.000 2,1-2,4 65-95 VL ( rất thấp ) < 60.000 <28.000 <32.000 <2,1 <65 ( Bộ nông nghiệp & PTNT ) Từ việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp và bảng phân cấp hiệu quả kinh tế của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ta có bảng phân cấp hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất trên địa địa bàn thị trấn Cô Tô , huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh như sau: Bảng 4.7. Phân cấp hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất Kiểu Giá trị Mức Chi phí Mức Thu Mức Hiệu Mức GT Mức sử sản sản nhập quả sử ngày dụng xuất xuất thuần dụng công LĐ đất (1000đ) (1000đ) (1000đ) vốn (1000đ/ (lần) công) 2L 88,400 M 37,250 M 51,150 M 2,37 L 176 H LM- 67,400 L 31,280 L 36,120 L 2,15 L 168 H Lạc LM- 65,680 L 30,200 L 35,480 L 2,17 L 145 H Ngô 1L 43,900 VL 18,550 VL 25,350 VL 2,36 L 158 H Rau các 36,300 VL 21,500 VL 14,800 VL 2,07 VL 247 VH loại Vải 28,800 VL 18,490 VL 18,490 VL 1,56 VL 116 M (Nguồn: Phiếu điều tra)
  48. 40 Dựa vào bảng trên ta thấy, LUT có thu nhập thuần trung bình là: LUT 2 lúa với kiểu sử dụng đất là: Lúa xuân - Lúa mùa, các LUT LM - lạc, LM – ngô thu nhập thuần chỉ đạt mức thấp. Các LUT còn lại chỉ đạt mức rất thấp. Các LUT có giá trị ngày công lao động cao là LUT 2 lúa ( Lúa xuân – Lúa mùa ), 1 lúa 1 màu, 1 lúa, có thêm 1 LUT nữa có giá trị ngày công lao động rất cao đó là LUT chuyên rau màu. Ngoài ra có 1 LUT chỉ đạt mức trung bình giá trị ngày công lao động với kiểu sử dụng đất là vải. 4.3.2. Đánh giá hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội của mỗi loại hình sử dụng đất được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: thu hút lao động, đảm bảo đời sống xã hội, tỷ lệ giảm hộ đói nghèo, yêu cầu về vốn đầu tư, sản phẩm tiêu thụ trên thị trường, phù hợp với tập quán canh tác Mỗi loại hình sử dụng đất đều có tác dụng nhất định đến đời sống xã hội tại địa phương. Theo số liệu điều tra nông hộ tại thị trấn Cô Tô, phần lớn các hộ được điều tra có số nhân khẩu từ 4 - 7 người/hộ, lao động trong độ tuổi từ 1 - 5 người/hộ. Như vậy, vấn đề đặt ra là phải áp dụng loại hình sử dụng đất nào tận dụng được nguồn lao động hiện có của từng hộ gia đình. Quá trình sản xuất nông nghiệp tạo ra việc làm cho người nông dân, tạo ra nguồn của cải phục vụ đời sống của chính nông hộ, đồng thời tạo ra nguồn hàng hóa để buôn bán trên thị trường. Qua đó, loại hình sử dụng đất nào mang lại hiệu quả kinh tế cao sẽ có tác dụng tích cực đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống, thay đổi bộ mặt nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực địa phương, giảm tình trạng đói nghèo, giải quyết nhu cầu về lao động cho người dân. Ngược lại, các loại hình sử dụng đất không hiệu quả, cho thu nhập thấp, không giải quyết được việc làm cho người dân dẫn đến phát sinh các tệ nạn xã hội trong lúc nông nhàn, hay xu thế dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị. Sản xuất chưa đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu thì người dân không có điều kiện đầu tư cho giáo dục, y tế.
  49. 41 Để nghiên cứu về mặt xã hội của quá trình sử dụng đất nông nghiệp qua các kiểu sử dụng đất, em tiến hành so sánh mức độ đầu tư lao động, hiệu quả kinh tế bình quân trên trên một ngày công lao động và hiệu quả đồng vốn của mỗi kiểu sử dụng đất trên mỗi vùng dựa trên kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ. Bảng 4.8. Hiệu quả xã hội của các LUT Chỉ tiêu đánh giá Đảm Sản Đáp ứng STT LUT bảo Thu hút Giảm tỉ lệ phẩm Đánh giá nhu cầu lương lao động đói nghèo hàng nông hộ thực hóa 1 2L 2 1L-1M 3 1L * * * Chuyên 4 rau,màu cây CNNN Cây lâu năm 5 * * * (vải) (Nguồn:Điều tra nông hộ) Cao: Trung bình: Thấp:* Qua tổng hợp phiếu điều tra ta được kết quả như bảng trên. Từ bảng trên ta thấy các LUT được đánh giá là đem lại hiệu quả xã hội cao là các LUT: 2 lúa , chuyên rau màu cây CNNN, cây CN. Các LUT đó được đánh giá là có hiệu quả xã hội cao là vì các LUT đều ở mức “Cao” của các chỉ tiêu xã hội. Các LUT đạt hiệu quả cao về xã hội đều có số ngày công lao động cao giúp giải quyết công ăn việc, từ đó nâng cao mức thu nhập và giảm tỷ lệ đói nghèo. 4.3.3. Đánh giá hiệu quả môi trường Trong thực tế, tác động môi trường diễn ra rất phức tạp và theo nhiều chiều hướng khác nhau, cây trồng được phát triển tốt khi phù họp với đặc tính, chất lượng của đất. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới sự hoạt động của con người sử dụng hệ thống cây trồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường. Trong quá trình sử dụng đất đã tác động đến môi trường ở một số mặt
  50. 42 sau: Ô nhiễm đất do việc sử dụng đất, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, các loại phân bón hóa học, giảm độ màu mỡ, xói mòn đất. Để đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn xã em dựa vào đánh giá các chỉ tiêu sau: - Tỷ lệ che phủ; - Khả năng bảo vệ, cải tạo đất; - Mức độ ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường. Hiệu quả môi trường và mức độ ảnh hưởng của các loại hình sử dụng đất được thể hiện qua bảng Bảng 4.9. Hiệu quả môi trường của các LUT Chỉ tiêu đánh giá Ý thức của Tỷ lệ Khả năng người dân Đánh giá STT LUT che bảo vệ, cải trong việc sử phủ tạo đất dụng thuốc BVTV 1 2L 2 1L-1M 3 1L * Chuyên 4 rau,màu cây * CNNN Cây lâu năm 5 (vải) (Nguồn: Điều tra nông hộ) Cao: Trung bình: Thấp: * Đối với loại hình sử dụng đất 2 lúa , chuyên màu: đây là LUT có tái tạo đất, có tác dụng cải tạo môi trường đất, tránh được sâu bệnh do sử dụng đất liên tục trong năm. Ngoài ra loại hình sử dụng đất này còn cho hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên cần hạn chế thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, đặc biệt là cần phải sử dụng phân hữu cơ nhiều hơn góp phần làm tăng độ phì nhiêu cho đất. Loại hình sử dụng trồng cây công nghiệp lâu năm - cây vải có hiệu quả môi trường cao nhất, tỷ lệ che phủ thấp nhưng cho sản lượng cao và có khả
  51. 43 năng cải tạo đất rất tốt cần nhân rộng loại hình sử dụng đất này. 4.4. Đánh giá và lựa chọn, định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho thị trấn Cô Tô 4.4.1. Quan điểm khai thác sử dụng đất - Phương án sử dụng đất phải phù hợp với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của địa phương. - Khai thác và sử dụng hợp lý tiềm năng và thế mạnh để phát triển nền nông nghiệp của địa phương. - Quá trình sản xuất phải đầu tư theo chiều sâu, tăng lượng sản phẩm hàng hóa. - Sử dụng đất phải gắn liền với việc cải tạo và bảo vệ đất, bảo vệ môi trường 4.4.2. Lựa chọn và định hướng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao 4.4.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn LUT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đưa ra những tiêu chuẩn làm căn cứ để lựa chọn các loại hình sử dụng đất có triển vọng: - Đảm bảo đời sống của nhân dân. - Phù hợp với mục tiêu phát triển của vùng nghiên cứu. - Thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm. - Định canh, định cư và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. - Tăng sản phẩm hàng hóa xuất khẩu. - Tác động tốt đến môi trường. Dựa vào các tiêu chuẩn trên, kết hợp với kết quả điều tra thực tế sản xuất, đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các LUT và phân tích hiện trạng kinh tế- xã hội - môi trường của địa phương, em đã lựa chọn các LUT căn cứ vào các tiêu chuẩn sau: 1. Phù hợp với mục tiêu phát triển nông nghiệp của xã.
  52. 44 2. Phù hợp với điều kiện đất đai, tập quán canh tác. 3. Đảm bảo đời sống nông hộ. 4. Đảm bảo an ninh lương thực. 5. Thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm. 6. Phù hợp với nhu cầu của thị trường. 7. Cải tạo, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường. 4.4.2.2. Định hướng sử dụng đất cho thị trấn Cô Tô Để nâng cao mức thu nhập và tạo công ăn việc làm cho người dân trên địa bàn xã cũng như bảo vệ môi trường thì thị trấn Cô Tô cần tiếp tục duy trì các mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao như: + LUT (2 lúa) : Lúa xuân - Lúa mùa + LUT (1 lúa 1 màu) : Lúa mùa - Lạc Rất có triển vọng phát triển trong tương lai.Vì vậy các cấp chính quyền cần tạo điều kiện để các LUT trên được phát triển tại hầu hết các thôn bản trên địa bàn 4.4.3. Nguyên nhân dẫn tới hiệu quả sử dụng đất của thị trấn Cô Tô chưa cao Qua quá trình điều tra thực địa và điều tra nông hộ, em thấy sản xuất nông nghiệp của thị trấn Cô Tô còn gặp nhiều khó khăn và chưa có tính chuyên nghiệp nên năng suất, chất lượng của một số LUT chưa cao. Từ đó em tìm ra được một số nguyên nhân làm ảnh hưởng cũng như làm giảm hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tai địa phương như sau: * Nguyên nhân chủ quan: + Trình độ, kiến thức người dân chưa cao, chưa biết áp dụng khoa học kĩ thuật vào canh tác. + Vốn là điều kiện quan trọng cho quá trình phát triển sản suất, nông dân luôn nằm trong tình trạng thiếu vốn đầu tư và cần được cung cấp. Hiện nay, vấn đề cho hộ nông dân vay vốn còn nhiều thủ tục phiền hà, nhiều hộ nông dân nghèo thiếu vốn không có tài sản thế chấp ngân hàng thì không
  53. 45 được vay. + Phương thức canh tác truyền thống. Người dân vẫn luôn quan niệm sản xuất theo hình thức tự cung tự cấp chưa chuyển đổi kinh tế theo sản suất hàng hóa. + Các cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo, chưa đáp ứng được cho nhu cầu của nhân dân và sự phát triển kinh tế xã hội của xã. + Thiếu lao động lành nghề, cán bộ kĩ thuật, công tác khuyến nông khuyến lâm chưa hỗ trợ được cho quá trình sản suất của nông dân. * Nguyên nhân khách quan + Là khu vực chịu ảnh hưởng của những cơn bão, lụt gây thiệt hại về tài sản, cây lương thực, thực phẩm và vật nuôi. + Chính sách của nhà nước về giá cả, đầu tư phát triển nông nghiệp, phát triển nông thôn chưa được hoàn thiện. + Thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa nông nghiệp còn eo hẹp, cơ sở chế biến tại chỗ chưa có làm ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị đầu ra của nông sản hàng hóa. 4.5. Đánh giá thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại thị trấn Cô Tô 4.5.1. Thuận lợi và khó khăn khi sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại thị trấn Cô Tô * Thuận lợi: - Có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, nằm ở trung tâm khu vực phía Bắc của huyện, là cửa ngõ cho việc giao lưu kinh tế,văn hóa - xã hội . Đất đai phù hợp với nhiều loại cây trồng ,độ ẩm,lượng mưa thích hợp cho phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp; Có nguồn lao động dồi dào, nhân dân có trình độ nhận thức tương đối đồng đều, thuận lợi cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,có truyền thống lao động cần cù,sáng tạo tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
  54. 46 - Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú về đất, nguồn nước, rừng là những thuận lợi về các yếu tố tự nhiên, ẩn chứa nhiều tiềm năng cho phát triển một nền kinh tế đa dạng với cơ cấu kinh tế Lâm nông - công nghiệp - dịch vụ hợp lý. - Tài nguyên rừng khá lớn, thuận lợi cho phát triển các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản. * Khó khăn: - Quỹ đất phát triển nông nghiệp còn ít nên không thể phát triển theo hướng chuyên canh. Một số bộ phận nhân dân còn có tư tưởng trông chờ vào nhà nước,chưa biết cách phát huy lợi thế vị trí địa lý của địa phương để vươn lên làm giàu; phát triển sản xuất còn manh mún. Ảnh hưởng tới kinh tế thị trường,giá cả đầu vào còn cao,chất lượng sản phẩm ở địa phương còn thấp,sản phẩm hàng hóa ít,thời tiết thường diễn biến bất thường như nhiều mưa,nắng nóng. 4.5.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho thị trấn Cô Tô - Cần hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để người dân yên tâm sản xuất trên mảnh đất của mình. - Thực hiện tốt Luật đất đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương, đồng thời cần có những điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp. Nâng cao trình độ dân trí để nhanh chóng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về đất đai. - Cần tăng cường chính sách hỗ trợ vốn, những hộ nghèo cho vay với lãi suất hợp lý, ưu tiên phân bố cho các hộ có khả năng về đất và lao động để khuyến khích, mở rộng đầu tư phát triển sản xuất đặc biệt là các mô hình sản xuất có hiệu quả; kết hợp với các Ngân hàng trên địa bàn mở các lớp tập huấn về sử dụng vay vốn có hiệu quả nhất. - Tăng cường công tác khuyến nông, áp dụng khoa học kỹ thuật mới
  55. 47 vào sản xuất:. + Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ phân bón, giống cây trồng cho người dân, hướng dẫn người dân kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi thông qua lớp tập huấn kỹ thuật và hướng dẫn người dân thực hiện các loại hình sử dụng đất đem lại hiệu quả kinh tế cao. - Đầu tư nâng cấp và mở rộng hệ thống đường giao thông liên thôn, liên xã và giao thông nội đồng để thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển các sản phẩm nông sản và trao đổi hàng hóa. - Nâng cấp và tăng cường hệ thống điện lưới, hệ thống thông tin để tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, phục vụ phát triển sản xuất. - Tuyên truyền, vận động và tổ chức cho các hộ nông dân chuyển đổi ruộng đất, dồn điền đổi thửa, khắc phục tình trạng đất đai phân tán, manh mún như hiện nay để thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, thâm canh, tăng vụ theo hướng sản xuất hàng hóa.
  56. 48 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị trấn Cô Tô, em rút ra một số kết luận sau: 1. Thị trấn Cô Tô có vị trí địa lý thuận lợi có tiềm năng về đất đai, với diện tích tự nhiên của là 735,87 ha. Đất nông nghiệp là 291,23 ha, cùng với vị trí, thủy văn thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, năng suất cây trồng đã phần nào đảm bảo lương thực, tuy nhiên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, chưa tận dụng được tối đa tiềm năng của địa phương. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp , cần lựa chọn giống cây trồng có năng xuất chất lượng tốt để bố trí cơ cấu cây trồng hợp lí. Xác định các biện pháp thâm canh, tăng cường sản xuất sản phẩm hàng hóa, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao nhất. 2. Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính là: + Đối cây trồng hằng năm: Có 5 loại hình sử dụng đất: 2L, 1L – 1M, 1L, chuyên rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày. + Đối với cây trồng lâu năm: Có 1 loại hình sử dụng đất chính đó là cây vải. Được trồng trên diện tích nhỏ. Nhằm mục đích tự cung tự cấp là chính. 3. Dựa trên kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp em đã lựa chọn 2 loại hình sử dụng đất với 3 kiểu sử dụng đất phù hợp với điều kiện của địa phương và có khả năng phát triển trong tương lai. + LUT (2 lúa) : Lúa xuân - Lúa mùa + LUT (1 lúa 1màu) : Ngô xuân - Lúa Mùa : Ngô đông - lúa mùa * Hiệu quả môi trường: - Tỷ lệ che phủ - Khả năng bảo vệ,cải tạo đất
  57. 49 - Ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật * Hiệu quả xã hội: Đánh giá hiệu quả xã hội là chỉ tiêu khó định lượng. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này,do thời gian có hạn em chỉ đề cập một số chỉ tiêu như sau: - Đảm bảo an ninh lương thực - Đáp ứng nhu cầu nông hộ - Giá trị ngày công lao động nông nghiệp - Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo - Khả năng phù hợp với thị trường tiêu thụ của các LUT ở thời điểm hiện tại và tương lai. Mức độ chấp nhận của người dân thể hiện ở mức độ đầu tư, ý định chuyển đổi cây trồng của hộ. 5.2. Kiến nghị Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất em có đề nghị sau: Đối với hộ nông dân trong xã thì cần tích cực tham khảo ý kiến của cán bộ có chuyên môn kỹ thuật, các hộ nông dân giỏi làm ăn có nhiều kinh nghiệm trong quá trình sản xuất, để áp dụng các phương thức luân canh mới cho hiệu quả kinh tế cao. Cần phát triển cây trồng theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, xoá bỏ các tập quán lạc hậu, khai thác triệt để hợp lý tiềm năng đất đai, lao động, vốn Tránh không còn diện tích đất ruộng bỏ hoang hoá. Tiếp tục duy trì diện tích gieo trồng lúa với biện pháp đầu tư thâm canh hợp lý, mở rộng diện tích 2L từ diện tích 1L có sẵn để góp phần đảm bảo vấn đề an ninh lương thực cũng như giải quyết vấn đề lao động việc làm cho người dân. * Đối với Đảng bộ chính quyền và các cơ quan ban ngành địa phương cần quan tâm hơn nữa tới người nông dân thúc đẩy nông hộ phát triển. Có các chính sách phù hợp, ưu đãi với thực trạng hộ. Nhất là đầu tư cơ sở sản xuất, khuyến khích các hộ nông dân mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, nhằm tạo điều kiện cho các hộ nông dân ngày càng nâng cao mức sống và có thu nhập ổn định. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, giúp nhân dân thay đổi nhận thức.
  58. 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thế Đặng, Nguyễn Thế Hùng, 1999, Giáo trình đất, Nhà xuất bản Nông nghiệp. 2. Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, Luật đất đai 2013, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Bùi Nữ Hoàng Anh (2013), Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại Yên Bái giai đoạn 2012-2020, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Đại học Thái nguyên. 4. Nguyễn Ngọc Nông, Nông Thị Thu Huyền (2012), Bài giảng Đánh Giá Đất, trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên. 5. Vũ Thị Phương Thuỵ (2000), Thực trạng và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở ngoại thành Hà Nội, Luận án tiến sĩ kinh tế, 6. Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. 7. Đặng Quang Phán (2010), Đánh giá tiềm năng, thực trạng sử dụng đất đồi huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ và đề xuất giải pháp phát triển nông lâm nghiệp bền vững, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học nông nghiệp I Hà Nội. 8. Tôn Thất Chiểu, Nguyễn Công Pho, Nguyễn Văn Nhân, Trần An Phong và Phạm Quang Khánh (1992), Đất đồng bằng sông Cửu Long, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 9. Huỳnh Văn Chương (2011), Giáo trình đánh giá đất, Nhà xuất bản Nông nghiệp,TP Hồ Chí Minh 10. Đỗ Nguyên Hải (2000), Đánh giá đất và hướng sử dụng đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội,Hà Nội. 11. Nguyễn Quang Học (2000), Đánh giá và định hướng sử dụng tài nguyên đất,nước phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững huyện Đông Anh,
  59. 51 Hà Nội, Luậnán tiến sĩ nông nghiệp, Trường đại học Nông nghiệp I Hà Nội, Hà Nội. 12. FAOSTAT (2004), FAO Statistic Database 13. FAO (1976), Aframwork for Land evaỉuation, FAO - Rome 14. Tài liệu tại UBND thị trấn Cô Tô.
  60. PHỤ LỤC 1 Bảng: Giá nguyên vật liệu, sản phẩm của thị trấn Cô Tô * Giá một số loại phân bón STT Loại phân Giá (đ/kg) 1 Đạm Urê 9.000 2 Phân NPK Lâm thao 4.500 3 Kali 9.500 4 Phân Lân 5.000 5 Phân chuồng 300 * Giá một số nông sản STT Sản Phầm Giá (đ/kg) 1 Thóc Khang Dân 6000 2 Thóc Bao Thai 7.000 3 Ngô hạt 5.500 4 Rau cải bắp chính vụ 8.000- 12.000 5 Sắn nguyên liệu 5.000 6 Lạc 18.000 7 Khoai Lang 10.500
  61. PHỤ LỤC 2 Bảng: Chi phí sản xuất (đầu tư) của một số cây trồng chính ở thị trấn Cô Tô (ĐVT: 1 sào Bắc Bộ) Phân Thuốc Công Cây Giống Đạm Lân Kali chuồng BVTV LĐ trồng (1000đ) (kg) (kg) (kg) (kg) (1000đ) (ngày) Lúa xuân 35 4,5 5 20 500 150 7 Lúa mùa 35 4,5 5 20 450 150 7 Ngô xuân 60 4 4,5 18 400 120 6 Ngô đông 60 4 4,5 18 400 120 6 Lạc 190 5 5 19 350 130 5 Khoai 100 4,5 5 20 450 135 6 lang Rau các 30 4 4 18 350 130 7 loại
  62. PHỤ LỤC 3 Bảng: Hiệu quả của một số cây trồng chính Năng suất Sản lượng Giá bán Thành tiền Cây trồng (tạ/ha) (kg) (1000đ) (1000đ) Lúa xuân 55,56 4.450 6,7 44,500 Lúa mùa 36,12 3.900 11,26 43,900 Ngô xuân 32,0 2.812 8 22,500 Ngô đông 27,10 2.420 9 21,780 Lạc 22,8 1.680 14 23,500 Khoai lang 26,7 1.001 35 35,050 Rau các loại 32,6 2.420 15 36,300 Vải 22,0 960 30 28,800
  63. Số phiếu điều tra : PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ THỊ TRẤN CÔ TÔ A. Thông tin cơ bản Họ tên chủ hộ : .Tuổi: Nam/Nữ: Địa chỉ: Loại hộ (Khá, trung bình, nghèo): Nghề nghiệp : Dân tộc: 1. Nhân khẩu và lao động Tổng số nhân khẩu : người Số nam : Số nữ: . Số lao động chính : . Lao động nông nghiệp: Số lao động phụ : . 2. Hiện trạng sử dụng đất đai Tổng số thửa: Diện tích: m2 B. Về hiệu quả kinh tế 3. Điều tra hiệu quả kinh tế sử dụng đất a. Hiệu quả sử dụng đất
  64. Đầu tư cho 1 sào Bắc Bộ Phân Phân Thuốc Lao Cây Giống Đạm Kali NPK chuồng BVTV động trồng (1000đ) (kg) (kg) (kg) (Kg) (1000đ) (công) Lúa xuân Lúa mùa Khoai lang Lạc Ngô xuân Ngô đông Rau các loại b.Thu nhập từ cây hàng năm Loại cây Diện Năng Sản Giá trồng tích(sào) suất(tạ/sào) lượng(tạ) bán(đồng/kg) Lúa xuân Lúa mùa Khoai lang Lạc Ngô xuân Ngô đồng Rau các loại 4. Câu hỏi phỏng vấn 1. Gia đình có thuê thêm đất để sản xuất không?
  65. 2. Gia đình có áp dụng kỹ thuật mới trong sản xuất không? 3. Gia đình có vay vốn để sản xuất không ? 4. Tiểm năng của gia đình là gì? ố động ấ ề ềm năng khác 5. Thuốc trừ sâu gia đình dùng mấy lần/vụ? 6. Gia đình thường bón phân gì cho cây trồng là chủ yếu ? ồng ọc 7. Gia đình có muốn mở rộng quy mô sản xuất không ? 8. Giống cây sử dụng trong mỗi vụ trồng của hộ là đi mua hay từ vụ trước? 9. Sau mỗi vụ thu hoạch gia đình có cải tạo đất không (cày ải, bón phân )? C. Hiệu quả xã hội 1. Thu hút lao động ều 2. Khả năng tiêu thụ sản phẩm ậm ất thường ụ được
  66. 3. Gia đình có sử dụng giống lúa lai không? 4. Sản phẩm làm ra sau mỗi vụ thu hoạch được hộ gia đính sử dụng như thế nào? ự phục vụ gia đình ị trường D. Hiệu quả môi trường 1. Hộ thường sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật không? 2. Môi trường đất. Mức đọ sói mòn, rửa trôi: ặng ẹ ờng 3. Môi trường nước mặt xung quanh khu vực sản xuất của hộ? ờng ễm nhẹ ễm nặng 4. Môi trường không khí xung quanh khu vực sản xuất của hộ? ễm ễm nhẹ ễm nặng 5. Sau khi sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV thì gia đình xử lý vỏ, bao bì như thế nào ? 6. Hệ sinh vật tại khu vực sản xuất - Giun: ều - Ếch, nhái: ều - Tôm, cua, cá: ều NGƯỜI ĐIỀU TRA CHỦ HỘ (Ký,ghi rõ họ tên) (Ký,ghi rõ họ tên)