Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên

pdf 57 trang thiennha21 6010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_su_dung_dat_san_xuat_nong_nghiep.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ HOÀI Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHÚ BÌNH - TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính môi trường Lớp : K48 - ĐCMT Khoa : Quản lý tài nguyên Khoá học : 2016 – 2020 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Trương Thành Nam Thái Nguyên, năm 2020
  2. i LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, thầy cô giáo khoa Quản lý tài nguyên trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, sau khi hoàn thành khóa học ở trường tôi đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại Văn Phòng Đăng Ký Đất Đai huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên với đề tài: ‘Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình- tỉnh Thái Nguyên Khóa luận được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ của các đơn vị, cơ quan và nhà trường. Tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, nơi đã đào tạo, giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại nhà trường. Tôi vô cùng cảm ơn thầy giáo – cán bộ giảng dạy ThS. Trương Thành Nam giảng viên khoa Quản lý tài nguyên. Người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi tận tình trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Quản lý tài nguyên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ. Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Văn Phong Đăng Ký Đất Đai huyện Phú Bình, cán bộ khuyến nông, các ban ngành đoàn thể cùng nhân dân trong huyện tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong qua trình nghiên cứu đề tài. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn người thân đã luôn chia sẻ, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020 Sinh viên Nguyễn Thị Hoài
  3. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng của Việt Nam 2017 13 Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất vào các mục đích năm 2019 29 Bảng 4.2. Biến động đất đai theo mục đích sử dụng giai đoan 2016- 2018 30 Bảng 4.3. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính năm 2019 32 Bảng 4.4. Các LUT sản xuất nông nghiệp của huyện 32 Bảng 4.5: Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính trên địa bàn huyện 34 Bảng 4.6: Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính trên địa bàn huyên 35 Bảng 4.7: Phân cấp hiệu quả kinh tế các LUT 35 Bảng 4.8: Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất của huyện 36 Bảng 4.9: Bảng phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội các kiểu sử dụng đất huyện 38 Bảng 4.10: Đánh giá hiệu quả môi trường các loại hình sử dụng đất của huyện Phú Bình 39
  4. iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa UBND Uỷ ban nhân dân HĐND Hội đồng nhân dân THCS Trung học cơ sở BVTV Bảo vệ thực vật LX Lúa xuân LM Lúa mùa LUT Land Use Type (loại hình sử dụng đất) STT Số thứ tự Food and Agricuture Organnization – Tổ chức nông FAO lương Liên hiệp quốc NN Nông nghiệp CN - TTCN Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp GTSX Giá trị sản xuất CPSX Chi phí sản xuất TNHH Thu nhập hỗn hợp
  5. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích của đề tài 2 1.3. Yêu cầu của đề tài 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở lý luận 4 2.1.1. Khái niệm về đất, đất nông nghiệp và đất sản xuất nông nghiệp 4 2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai đối với sản xuất nông nghiệp 5 2.2. Sử dụng đất và những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất 6 2.2.1. Khái niệm sử dụng đất. 6 2.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất 6 2.2.3. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam 8 2.3. Hiệu quả trong sử dụng đất và sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất 14 2.3.1. Khái quát hiệu quả sử dụng đất 14 2.3.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất 17 2.3.3. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất 18 2.4. Định hướng sử dụng đất 18 2.4.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn trong đề xuất sử dụng đất 18 2.4.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 19 2.4.3. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp 19 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
  6. v 3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 21 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 21 3.1.2. Địa điểm nghiên cứu 21 3.1.3. Thời gian nghiên cứu 21 3.2. Phạm vi nghiên cứu. 21 3.3. Nội dung nghiên cứu . 21 3.3.1. Tìm hiểu về đặc điểm về điều kiện tự nhiên, KTXH 21 3.3.2. Tìm hiểu về tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất 21 3.3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 21 3.3.4. Đề xuất định hướng các giải pháp sử dụng đất. 21 3.4. Phương pháp nghiên cứu 21 3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp 21 3.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp 22 3.4.3. Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh,phân tích số liệu 22 3.4.4. Phương pháp chuyên gia 22 3.4.5. Phương pháp tính hiệu quả của các loại hình sử dụng đất 22 3.4.6. Phương pháp đánh giá tính bền vững 23 3.4.7. Phương pháp tính toán phân tích số liệu 23 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội của huyện 24 4.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện 24 4.1.2. Điều kiện kinh tế -xã hội 27 4.2. Hiện trạng sử dụng quỹ đất nông nghiệp 28 4.2.1. Tình hình sử dụng đất vào các mục đích 28 4.2.2. Hiện trạng các cây trồng chính năm 2019 32 4.3. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 32 4.3.1. Các loại hình sử dụng đất của huyện 32 4.3.2. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất 33
  7. vi 4.3.1 Lựa chọn các loại hình sử dụng đất thích hợp theo nguyên tắc sử dụng bền vững 39 4.4. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các loại hình sử dụng đất trong tương lai 41 4.4.1. Quan điểm khai thác sử dụng đất 41 4.4.2. Một số giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên đất của huyện 42 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 44 5.1. Kết luận 44 5.2. Đề nghị 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 PHỤ LỤC
  8. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Từ buổi bình minh của lịch sử và trong suốt quá trình phát triển của nhân loại, đất đai luôn giữ vai trò hết sức quan trọng. Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Không có đất thì không có bất cứ một ngành sản xuất nào, không có một quá trình lao động nào diễn ra và cũng không có sự tồn tại của xã hội loài người. Đất đai là nền tảng của mọi quá trình hoạt động của con người, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Đất là cơ sở của sản xuất nông nghiệp, là yếu tố đầu vào có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tạo ra lương thực, thực phẩm nuôi sống con người. Việc sử dụng đất một cách có hiệu quả và bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết với mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và cho tương lai. Phú Bình là một huyện có cơ sở hạ tầng còn hạn chế, tài nguyên đất đai và nhân lực chưa được khai thác đúng mức. Trên địa bàn huyện diện tích đất nông nghiệp chủ yếu là trồng cây vải và canh tác lúa màu.Trong những năm gần đây, quá trình công nghiệp hoá diễn ra nhanh dẫn đến quỹ đất nông nghiệp và đặc biệt là đất canh tác bị giảm nhiều . Lực lượng sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm do sự thu hút lao động từ Khu công nghiệp Điềm Thụy trên địa bàn huyện Phú Bình. Trong khi đó, dân số gia tăng dẫn đến nhu cầu về lương thực, thực phẩm tăng nhanh tạo ra sức ép đối với đất canh tác. Đảng và Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách như: Giao đất nông nghiệp sử dụng ổn định lâu dài cho các hộ gia đình; chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ; đặc biệt là “Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020”. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác nhằm đề xuất các
  9. 2 giải pháp nâng cao sức sản xuất của đất trên địa bàn huyện là rất cần thiết để hòa chung với nhịp độ phát triển chung của huyện Phú Bình,đưa mức sống người dân được nâng cao và có đóng góp lớn hơn vào kinh tế toànhuyện . Trong những năm qua, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhà nước đại diện quyền chủ sở hữu chủ sử dụng đất trong quản lý và sử dụng đất đai đã đạt được nhiều thành tích đáng kể song vẫn gặp nhiều khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện luật đất đai. Do đó, để thấy được những mặt khó khăn, tồn tại và yếu kém trong công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và trong việc đảm bảo quyền lợi cũng như nghĩa vụ của nhà nước và chủ sử dụng trong quá trình quản lý và sử dụng đất, ta cần đánh giá một cách khách quan những kết quả đã đạt được, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm quản lý và sử dụng đất đai một cách hiệu quả. Với mục đích đó, được sự phân công của Khoa Quản Lý Tài Nguyên thuộc Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã tiến hành đề tài : “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Phú Bình- tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục đích của đề tài - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện và đề xuất hướng sử dụng đất có hiệu quả cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Đánh giá các yếu tố về điểu kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. - Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất. - Lựa chọn được loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao. - Đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. 1.4. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa khoa học:
  10. 3 + Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Nâng cao khả năng tiếp cận, điều tra, thu thập và xử lý thông tin của sinh viên trong quá trình làm đề tài. - Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng đất từ đó đề xuất được những giải pháp sử dụng đất đạt hiệu quả cao và bền vững, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của địa phương.
  11. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái niệm về đất, đất nông nghiệp và đất sản xuất nông nghiệp 2.1.1.1. Khái niệm đất Có nhiều khái niệm khác nhau về đất: Theo V.V Dokuchaev, nhà khoa học người Nga tiên phong trong lĩnh vực khoa học đất cho rằng: Đất như là một thực thể tự nhiên có nguồn gốc và lịch sử phát triển riêng, là thực thể với những quá trình phức tạp và đa dạng diễn ra trong nó. Đất được coi là khác biệt với đá. Đá trở thành đất dưới ảnh hưởng của một loạt các yếu tố tạo thành đất như: khí hậu, cây cỏ, khu vực, địa hình và tuổi. Theo ông, đất có thể được gọi là các tầng trên nhất của đá không phụ thuộc vào dạng chúng bị thay đổi một cách tự nhiên bởi các tác động phổ biến của nước, không khí và một loạt các dạng hình của các sinh vật sống hay chết (Nguồn Krasil’nikov, N.A, 1958) [5]. Theo Các Mác, “đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp, là điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau” (Các Mác, 1949) [7]. Đối với các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và quy hoạch của Việt Nam lại cho rằng đất đai là phần trên mặt vỏ Trái Đất mà ở đó cây cối có thể mọc được. Như vậy, đã có rất nhiều định nghĩa và khái niệm khác nhau về đất nhưng khái niệm chung nhất có thể hiểu là: Đất là một vật thể tự nhiên mà từ nó đã cung cấp các sản phẩm thực vật để nuôi sống động vật và con người. Sự phát triển của loài người gắn liền với sự phát triển của đất. 2.1.1.2. Khái niệm đất nông nghiệp Đất nông nghiệp được định nghĩa là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản
  12. 5 xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác. 2.1.1.3. Khái niệm đất sản xuất nông nghiệp Đất sản xuất nông nghiệp là đất dùng cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp như: đất trồng cây hàng năm (đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi và đất trồng cây hàng năm khác) và đất trồng cây lâu năm (đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng cây ăn quả lâu năm, đất trồng cây lâu năm khác). 2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai đối với sản xuất nông nghiệp Đất đai là sản phẩm của thiên nhiên, có những tính chất đặc trưng riêng khiến nó không giống bất kì một tư liệu sản xuất nào khác, đó là đất có độ phì, giới hạn về diện tích, có vị trí cố định trong không gian và vĩnh cửu với thời gian nếu biết cách sử dụng hợp lý. Trong sản xuất nông lâm nghiệp đất đai được coi là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế. Ngoài vai trò là cơ sở không gian, đất còn có hai chức năng đặc biệt quan trọng: + Là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của con người trong quá trình sản xuất: là nơi con người thực hiện các hoạt động của mình tác động vào cây trồng vật nuôi để tạo ra sản phẩm. + Đất tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, cung cấp cho cây trồng nước, không khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Như vậy, đất gần như trở thành một công cụ sản xuất.Năng suất và chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào độ phì nhiêu của đất.Trong tất cả các tư liệu sản xuất dùng trong nông nghiệp chỉ có đất mới có chức năng này
  13. 6 2.2. Sử dụng đất và những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất 2.2.1. Khái niệm sử dụng đất. Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ giữa người với đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường. Căn cứ vào quy luật phát triển kinh tế xã hội cùng với yêu cầu không ngừng ổn định và bền vững về mặt sinh thái, quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng hợp lý nhất là tài nguyên đất đai, phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới hiệu ích sinh thái, kinh tế, xã hội cao nhất. Vì vậy sử dụng đất thuộc phạm trù học của sản xuất và hoạt động kinh tế của nhân loại. Trong mỗi phương thức sản xuất kinh tế nhất định, việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai. Với vai trò là nhân tố của sức sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất đai được sử dụng ở các khía cạnh sau: Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không gian sử dụng đất. Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng, hình thành cơ cấu sử dụng đất. Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô kinh tế sử dụng đất. Giữ mật độ đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất đai một cách kinh tế, tập trung, thâm canh. 2.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất 2.2.2.1. Yếu tố điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên có rất nhiều nhân tố như: nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, không khí, các khoáng sản dưới lòng đất trong đó nhân tố khí hậu là nhân tố hàng đầu của việc sử dụng đất đai, sau đó là điều kiện đất đai như địa hình, thổ nhưỡng và các nhân tố khác.
  14. 7 + Điều kiện khí hậu: Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Tổng tích ôn nhiều ít, nhiệt độ bình quân cao thấp, sự sai khác nhiệt độ về thời gian và không gian, sự sai khác nhiệt độ tối cao và tối thấp, thời gian không có sương dài hoặc ngắn trực tiếp ảnh hưởng đến sự phân bố, sinh trưởng và phát dục của cây trồng, cây rừng và thực vật thủy sinh Chế độ nước vừa là điều kiện quan trọng để cây trồng vận chuyển dinh dưỡng vừa là vật chất giúp cho sinh vật sinh trưởng và phát triển. Lượng mưa nhiều hay ít, bốc hơi mạnh hay yếu có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt độ và độ ẩm của đất, cũng như đảm bảo cung cấp nước. + Điều kiện đất đai: Sự sai khác giữa địa hình địa mạo, độ cao so với mặt nước biển, độ dốc và hướng dốc, sự bào mòn mặt đất và mức độ xói mòn thường dẫn tới sự khác nhau về đất đai và khí hậu, từ đó ảnh hưởng đến sản xuất và phân bố các ngành nông, lâm nghiệp, hình thành sự phân dị địa giới theo chiều thẳng đứng đối với yêu cầu xây dựng đồng ruộng để thủy lợi hóa cơ giới hóa. Mỗi vùng có một vị trí địa lý khác biệt nhau về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, nguồn nước và các điều kiện tự nhiên khác sẽ quyết định đến khả năng, công dụng và hiệu quả sử dụng đất đai. Vì vậy, trong thực tiễn sử dụng đất cần tuân thủ quy luật tự nhiên, tận dụng các lợi thế nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội, môi trường. 2.2.2.2. Yếu tố kinh tế - xã hội Chế độ xã hội và điều kiện về phát triển kinh tế ở mỗi địa phương, mỗi vùng miền và giữa các quốc gia là rất khác nhau, nhân tố này ảnh hưởng nhiều đến các quan niệm, phong tục tập quán sử dụng đất và khả năng đầu tư cho việc sử dụng đất. 2.2.2.3. Yếu tố về kinh tế, kĩ thuật - canh tác
  15. 8 Biện pháp kĩ thuật canh tác là các tác động của con người vào đất đai, cây trồng, vật nuôi nhằm tạo nên sự hài hòa giữa các yếu tố của các quá trình sản xuất để hình thành, phân bố và tích luỹ năng suất kinh tế. Đây là những tác động thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về đối tượng sản xuất, về thời tiết, điều kiện môi trường và thể hiện những dự báo thông minh và sắc sảo.Lựa chọn các tác động kĩ thuật, lựa chọn các chủng loại và cách sử dụng các đầu vào nhằm đạt các mục tiêu sử dụng đất đề ra (Đường Hồng Dật, 2004) [1]. 2.2.3. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam 2.2.3.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới Đất nông nghiệp là một nhân tố quan trọng đối với sản xuất đất nông nghiệp. Trên thế giới, mặc dù nền sản xuất nông nghiệp của các nước phát triển không giống nhau nhưng tầm quan trọng đối với đời sống con người thì quốc gia nào cũng thừa nhận. Tuy nhiên, khi dân số ngày càng tăng lên thì nhu cầu lương thực, thực phẩm là một sức ép rất lớn. Để đảm bảo an ninh lương thực con người phải tăng cường các biện pháp để sử dụng triệt để đất, khai hoang đất đai mới. Do đó, đã phá vỡ cân bằng sinh thái nhiều vùng, đất đai bị khai thác triệt để và không còn thời gian nghỉ, các biện pháp gìn giữ độ phì nhiêu cho đất chưa được coi trọng. Mặt khác, cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội, công nghệ, khoa học và kĩ thuật thì chức năng của đất ngày càng mở rộng và có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người. Tổng diện tích bề mặt của toàn thế giới là 510 triệu km² trong đó đại dương chiếm 361 triệu km² (71%), còn lại là diện tích lục địa chỉ chiếm 149 triệu km² (29%).Bắc bán cầu có diện tích lớn hơn nhiều so với Nam bán cầu.Toàn bộ quỹ đất có khả năng sản xuất nông nghiệp trên thế giới là 3.256 triệu ha, chiếm khoảng 22% tổng diện tích đất liền. Diện tích đất nông nghiệp phân bố không đồng đều: Châu Mỹ chiếm 35%, Châu Á chiếm 26%, Châu âu chiếm 13%, Châu phi chiếm 6%. Bình quân đất nông nghiệp trên thế giới là 12.000m². Đất trồng trọt trên thế giới mới đạt 1,5 tỷ chiếm 10.8% tổng diện
  16. 9 tích đất đai, diện tích đất đang canh tác trên thế giới chỉ chiếm 10% tổng diện tích đất tự nhiên (khoảng 1.500 triệu ha), được đánh giá là: - Đất có năng suất cao: 14% - Đất có năng suất trung bình: 28% - Đất có năng suất thấp: 58% Nguồn tài nguyên đất trên thế giới hàng năm bị giảm đáng kể, đặc biệt là đất nông nghiệp mất đi do chuyển sang mục đích sử dụng khác. Mặt khác dân số ngày càng tăng, theo ước tính mỗi năm dân số thế giới tăng từ 80 - 85 triệu người. Như vậy, với mức tăng này mỗi người cần phải có 0,2 - 0,4 ha đất nông nghiệp mới đủ lương thực, thực phẩm. Đứng trước những khó khăn rất lớn đó thì việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất của đất nông nghiệp là hết sức cần thiết. * Một số phương pháp nghiên cứu trên thế giới Tùy theo mục đích và điều kiện cụ thể, mỗi quốc gia đã đề ra nội dung và phương pháp đánh giá đất của mình. Có nhiều phương pháp khác nhau nhưng dù là phương pháp nào thì cũng phải lấy đất đai làm nền và loại hình sử dụng đất cụ thể để đánh giá: - Phương pháp đánh giá đât đai của Liên Xô (cũ): Phương pháp được hình thành từ những năm đầu thập kỷ 50 của thế kỷ XX để phục vụ cho đánh giá đất và thống kê chất lượng đất đai nhằm mục đích xây dựng chiến lược quản lý và sử dụng đất cho các đơn vị hành chính thuộc Liên bang Xô Viết. Phương pháp này thống kê các đặc tính cơ bản của đất đai định hướng cho các mục đích sử dụng và bảo vệ đất hợp lý (Đỗ Nguyên Hải, 2000) [3]. - Phương pháp đánh giá đất đai ở Mỹ: Năm 1951, Cục Cải tạo đất đai - Bộ Nông nghiệp Mỹ đã xây dựng phương pháp phân loại khả năng thích nghi đất có tưới. Việc phân loại bao gồm 6 lớp, từ lớp có thể trồng được(arable) đến lớp có thể trồng được một cách giới hạn (limited arable) và lớp không thể trồng được (non – arable). Trong hệ thống phân loại này goài
  17. 10 đặc điểm đất đai một số chỉ tiêu về kinh tế định lượng cũng được xem xét có giới hạn ở phạm vi thủy lợi (Đào Đức Ngọc, 2009) [7]. - Phương pháp đánh giá đất đai ở Canada: Canada đánh giá đất theo các tính chất tự nhiên của đất và năng suất ngũ cốc nhiều năm. Trong nhóm cây ngũ cốc lấy cây lúa mì làm tiêu chuẩn và khi có nhiều loại cây thì dùng hệ số quy đổi ra lúa mì. Trong đánh giá đất đai các chỉ tiêu thường được lưu ý là thành phần cơ giới, cấu trúc đất, mức độ độc trong đất, xói mòn và đá lẫn. trên cơ sở đó, đất Canada được chia làm 7 nhóm đất rất chi tiết và thích nghi cao tới không gian sản xuất được (Đào Đức Ngọc, 2009) [7]. - Phương pháp đánh giá đất đai ở Anh: Đánh giá dất đai ở Anh được áp dụng theo hai phương pháp: + Phương pháp thứ nhất: Xác định khả năng trồng cây nông nghiệp của đất. + Phương pháp thứ hai: Việc đánh giá đất đai căn cứ hoàn toàn vào năng suất thực tế trên đất được lấy làm tiêu chuẩn, lấy năng suất bình quân nhiều năm ở trên đất tốt nhất hoặc đất trung bình so sánh với năng suất trên đất tiêu chuẩn (Đào Đức Ngọc, 2009) [7]. - Phương pháp đánh giá đất theo FAO: Thấy rõ được tầm quan trọng của đánh giá đất, phân hạng đất đai, tổ chức Nông – Lương của Liên hiệp quốc – FAO đã tập hợp các nhà khoa học đất và chuyên gia đầu ngành về nông nghiệp để tổng hợp các kinh nghiệm và kết quả đánh giá đất của các nước, xây dựng nên tài liệu “Đề cương đánh giá đất đai” (FAO – 1976). Tài liệu này đã đưa ra hàng loạt các khái niệm dùng trong đánh giá đất đai, đơn vị đất đai, loại hình sử dụng đất và hệ thống sử dụng đất. Tài liệu này được nhiều nước trên thế giới quan tâm, thử nghiệm và vận dụng vào công tác đánh giá đất đai ở nước mình và được công nhận là
  18. 11 phương tiện tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp. Phương pháp đánh giá đất của FAO đã “dung hòa” các phương pháp đánh giá đất đai trên thế giới, lựa chọn và phát huy được ưu điểm của các phương pháp đánh giá đất đai khác nhau. Cơ sở của phương pháp này là sự so sánh giữa yêu cầu sử dụng đất với chất lượng đất gắn với phân tích các khía cạnh về kinh tế - xã hội và môi trường để lựa chọn phương án sử dụng tối ưu. Mục đích của đánh giá đất theo FAO là nhằm tăng cường nhận thức và hiểu biết về phương án đánh giá đất đai trong khuôn khổ quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm tăng cương lương thực cho một số nước trên thế giới và giữ gìn nguồn tài nguyên đất đai không bị thoái hóa, sử dụng đất được lâu bền (Đào Đức Ngọc, 2009) [7]. - Nội dung chính của đánh giá đất đai theo FAO: + Xác định các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai; + Xác định và mô tả các loại hình sử dụng đất và yêu cầu sử dụng đất; + Xây dựng hệ thống cấu trúc phân hạng đất đai; + Phân hạng thích hợp đất đai; - Các bước chính trong đánh giá đất theo FAO 1992 gồm: 1 2 3 5 6 7 8 9 Xác Thu Xác định loại Đánh Xác định Xác định Quy Áp định thập hình sử dụng giá hiện trạng loại hình hoạch dụng mục tài đất (LUT) khả KT- XH sử dụng sử của tiêu liệu 4 năng và môi đất thích dụng việc Xác định đơn thích trường hợp nhất đất đánh vị đất đai hợp giá đất 2.2.3.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam Tính đến ngày 01/01/2013 Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 33.097,2 nghìn ha, trong đó đất nông nghiệp là 26.371,5 nghìn ha chiếm
  19. 12 79,68% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất bình quân đầu người ở Việt Nam thuộc loại thấp nhất thế giới. Ngày nay với áp lực về dân số và tốc độ đô thị hóa diện tích đất đai nước ta ngày càng giảm, đặc biệt là diện tích đất nông nghiệp. Tính theo bình quân đầu người thì diện tích đất tự nhiên giảm 26,7%, đất nông nghiệp giảm 21,5%. Vì vậy, vấn đề đảm bảo lương thực, thực phẩm trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm đang là một vấn đề rất lớn. Do đó việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất nông nghiệp càng trở nên quan trọng đối với nước ta. Ở Việt Nam, các kết quả nghiên cứu đều cho thấy đất ở vùng trung du miền núi đều nghèo các chất dinh dưỡng P, K, Ca và Mg. Để đảm bảo đủ dinh dưỡng, đất không bị thoái hoá thì N, P là hai yếu tố cần phải được bổ sung thường xuyên. Trong quá trình sử dụng đất, do chưa tìm được các loại hình sử dụng đất hợp lý hoặc chưa có công thức luân canh hợp lý cũng gây ra hiện tượng thoái hoá đất (giảm dinh dưỡng trông đất, xói mòn, rửa trôi, ). Điều kiện kinh tế và sự hiểu biết của con người còn thấp dẫn tới việc sử dụng phân bón còn nhiều hạn chế và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều, ảnh hưởng tới môi trường.
  20. 13 Bảng 2.1: Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng của Việt Nam 2017 DIỆN TÍCH CƠ CẤU STT LOẠI ĐẤT (ha) (%) Tổng diện tích tự nhiên 33.097,20 100,00 1 Đất nông nghiệp 26.371,50 79,68 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 10.210,80 30,85 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 6.422,80 19,41 1.1.1.1 Đất trồng lúa 4.097,10 12,38 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 42,70 0,13 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 2.283,00 6,90 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 3.788,00 11,45 1.2 Đất lâm nghiệp 15.405,80 46,55 1.2.1 Đất rừng sản xuất 7.391,80 22,33 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 5.851,80 17,68 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 2.162,20 6,53 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 710,00 2,15 1.4 Đất làm muối 17,90 0,05 1.5 Đất nông nghiệp khác 27,00 0,08 2 Đất phi nông nghiệp 3.777,40 11,41 2.1 Đất ở 695,30 2,10 2.2 Đất chuyên dùng 1.844,40 5,57 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 15,10 0,05 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 101,50 0,31 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1.076,90 3,25 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 4,30 0,01 3 Đất chưa sử dụng 2.948,30 8,91 (Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2017 ) Việt Nam hiện nay vẫn là nước xuất khẩu lương thực lớn của thế giới song nếu việc chuyển đổi cơ cấu đất nông nghiệp, đặc biệt là đất lúa đang diễn ra mạnh mẽ mà không có sự điều chỉnh cộng với áp lực về dân số và tốc
  21. 14 độ đô thị hóa thì khả năng giữ được đất nông nghiệp ở mức an toàn, đảm bảo an ninh lương thực sẽ là thách thức lớn của tương lai. Để đảm bảo lương thực, thực phẩm trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng suy giảm là vấn đề cấp thiết. Vì vậy, việc giữ gìn đất đai đặc biệt là đất trồng lúa có ý nghĩa quan trọng đối với tình hình phát triển của nước ta hiện nay. 2.3. Hiệu quả trong sử dụng đất và sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất 2.3.1. Khái quát hiệu quả sử dụng đất Hiệu quả sử dụng đất chính là kết quả của việc sử dụng đất mà người sản xuất mong đợi. Do tính chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu ngày càng cao của con người mà chúng ta cần xem xét đến các phương thức canh tác hay tập quán canh tác tạo ra kết quả như thế nào. Phương thức hay tập quán đó vừa đem lại lợi nhuận cao, vừa có khả năng cải tạo vào bảo vệ môi trường thì sẽ được ưu tiên đưa vào áp dụng rộng rãi, mặt khác những loại hiệu quả cho lợi nhuận cao, nhưng có ảnh hưởng không tốt đến môi trường xã hội thì sẽ phải hạn chế áp dụng. Chính vì thế khi đánh giá hoạt động sản xuất không dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng của các hoạt động sản xuất đó. Đánh giá chất lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh là nội dung của đánh giá hiệu quả. Trên phạm vi toàn xã hội, các chi phí bỏ ra để thu được kết quả phải là chi phí lao động xã hội. Vì thế bản chất của hiệu quả chính là lao động xã hội và được xác định bằng tương quan so sánh giữa kết quả hữu ích thu được với lượng hao phí lao động xã hội. Tiêu chuẩn sử dụng đất chính là sự tối đa hóa kết quả và tối thiểu hóa chi phí trong điều kiện tài nguyên thiên nhiên hữu hạn. Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các nước trên thế giới. Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa
  22. 15 học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là sự mong muốn của nông dân, những người trực tiếp tham gia vào sản xuất nông nghiệp (Đào Châu Thu, 1999) [9]. Bản chất của hiệu quả sử dụng đất chính là sự đáp ứng được nhu cầu của huyện hội, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực để phát triển một cách lâu dài. Sử dụng đất phải đạt hiệu quả về 3 mặt: * Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là sự phản ánh chất lượng của các hoạt động kinh tế. Phản ánh sự phân bổ lao động, các nguồn vốn đầu tư, khả năng đầu tư và kết quả đạt được trong quá trình sản xuất. Như vậy hiệu quả kinh tế được hiểu là mối quan hệ tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được với lượng chi phí phải bỏ ra trong các hoạt động sản xuất. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí phải bỏ ra là giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối quan hệ đó cần so sánh một cách tuyệt đối và tương đối, cũng như xem xét chặt chẽ mối quan hệ giữa hai đại lượng đó. Muốn đạt hiệu quả kinh tế thì trong quá trình sản xuất phải đạt hiệu quả sản xuất và hiệu quả phân bổ.Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố vật chất và giá trị đều được tính đến khi xem xét sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp.Nếu đạt được một trong hai yếu tố hiệu quả kĩ thuật và phân bố thì khi đó hiệu quả sản xuất chưa đạt được hiệu quả kinh tế. Từ những phân tích trên có thể kết luận rằng hiệu quả kinh tế sử dụng đất là: Trên một diện tích đất nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất, với một lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao động thấp nhất, nhằm đáp ứng yêu cầu về vật chất ngày càng tăng của xã hội. Vì vậy, trong quá trình đánh giá đất nông nghiệp cần phải chỉ ra được loại hình sử dụng đất đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
  23. 16 * Hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội là phạm trù có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế và thể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người. Việc lượng hóa các chi tiêu biểu hiện hiệu quả xã hội còn gặp nhiều khó khăn mà chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêu mang tính chất định tính như tạo công ăn việc làm cho lao động, xóa đói giảm nghèo, định canh định cư, công bằng xã hội, nâng cao mức sống của toàn dân. Trong sử dụng đất nông nghiệp, hiệu quả về mặt xã hội chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp (Nguyễn Duy Tính, 1995) [10]. Hiện nay việc đánh giá hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất nông nghiệp đang là vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm. * Hiệu quả môi trường Môi trường là một vấn đề mang tính toàn cầu, hiệu quả môi trường được các nhà môi trường học rất quan tâm trong điều kiện hiện nay. Một hoạt động sản xuất được coi là có hiệu quả khi hoạt động đó không gây tổn hại hay có những tác động xấu đến môi trường như đất, nước, không khí và hệ sinh học, là hoạt động đạt được khi quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra không làm cho môi trường xấu đi mà ngược lại, quá trình sản xuất đó làm cho môi trường tốt hơn, mang lại một môi trường xanh, sạch, đẹp hơn trước (Đỗ Nguyên Hải, 1999) [3]. Hiệu quả môi trường là xem xét sự phản ứng của môi trường đối với hoạt động sản xuất.Từ các hoạt động sản xuất, đặt biệt là sản xuất nông nghiệp đều ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường.Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất nông nghiệp đến môi trường có thể là tích cực hoặc tiêu cực.Thông thường hiệu quả kinh tế với hiệu quả môi trường là đối lập nhau. Chính vì thế khi xem xét hiệu quả xã hội phải đảm bảo tính cân bằng với phát triển kinh tế, nếu không sẽ có những kết luận thiếu tích cực.
  24. 17 Xét về khía cạnh môi trường thì đó là việc đảm bảo chất lượng đất không bị thoái hóa, bạc màu và nhiễm các chất hóa học trong canh tác. Bên cạnh đó còn có các yếu tố khác như độ che phủ, hệ số sử dụng đất, mối quan hệ giữa các hệ số phụ trợ trong sản xuất nông nghiệp như chế độ thủy văn, bảo quản chế biến, tiêu thụ hàng hóa. Sử dụng đất hợp lý, hiệu quả cao và bền vững phải quan tâm tới cả ba hiệu quả trên. Trong đó hiệu quả kinh tế là trọng tâm, không có hiệu quả kinh tế thì không có điều kiện nguồn lực để thực thi hiệu quả xã hội và môi trường, ngược lại không có hiệu quả xã hội và môi trường thì hiệu quả kinh tế sẽ không bền vững (Nguyễn Duy Tính, 1995) [10]. 2.3.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất Hiện nay trên thế giới, chúng ta đang sử dụng khoảng 1,5 tỷ ha đất cho sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó tiềm năng đất nông nghiệp của Thế giới khoảng 4 - 5 tỷ ha. Chúng ta chỉ mới đang sử dụng khoảng 1/3 diện tích đất có khả năng sản xuất nông nghiệp. Mà khi đó chúng ta lại đang làm hư hại khoảng 1,4 tỷ ha đất. Hiện nay có khoảng 6 - 7 triệu ha đất nông nghiệp đang bị bỏ hoang do xói mòn và thoái hóa đất. Để giải quyết nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp, con người đã phải thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng trên diện tích đất nông nghiệp đang được khai thác và sử dụng. Để nâng cao năng suất cây trồng chúng ta phải bón các loại phân hóa học để kích thích sự phát triển, đồng thời sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật. Điều đó đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của đất. Qua quá trình canh tác lâu dài nếu không có các biện pháp bảo vệ và cải tạo thích hợp sẽ dẫn tới đất bị nhiễm độc và không còn khả năng sản xuất nữa. Do đó trong quá trình sản xuất nông nghiệp, việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất là một việc rất quan trọng. Thông qua quá trình đánh giá, sẽ đưa ra được các biện pháp bảo vệ và cải tạo đất hợp lý, có khả năng sử dụng bền vững. Ngoài ra, qua việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất còn đưa ra được
  25. 18 những loại hình sản xuất mang lại hiệu quả và lợi nhuận cao nhất. Giúp người dân có cơ sở lựa chọn loại hình canh tác thích hợp. 2.3.3. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất Trong quá trình sử dụng đất đai, tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu quả là mức độ đáp ứng nhu cầu huyện hội và sự tiết kiệm lớn nhất về các chi phí các nguồn tài nguyên, chi phí về lao động và vốn đầu tư, sự ổn định lâu dài của hiệu quả. Do đó tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp là mức độ tăng thêm các kết quả sản xuất trong điều kiện nguồn lực hiện có, hoặc tăng mức độ tiết kiệm chi phí các nguồn lực khi cùng sảnxuất ra một khối lượng sản phẩm nông nghiệp nhất định. 2.4. Định hướng sử dụng đất 2.4.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn trong đề xuất sử dụng đất - Truyền thống, kinh nghiệm và tập quán sử dụng đất lâu đời của nhân dân Việt Nam. - Những số liệu, tài liệu thống kê định kĩ về sử dụng đất (diện tích, năng suất, sản lượng), sự biến động và xu hướng phát triển. - Chiến lược phát triển của các ngành: Nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông - Các dự án quy hoạch tổng thể kinh tế -xã hội của các vùng àv địa phương. - Kết quả nghiên cứu tiềm năng đất đai về phân bố, sản lượng, chất lượng và khả năng sử dụng ở mức độ thích nghi của đất đai. - Trình độ phát triển khoa học kĩ thuật phục vụ cho sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao. - Tốc độ gia tăng dân số, dự báo dân số qua các thời kĩ, truyền thống, kinh nghiệm và tập quán sử dụng đất lâu đời của nhân dân Việt Nam.
  26. 19 2.4.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Sử dụng đất phải gắn liền với định hướng phát triển kinh tế -xã hội của địa phương, phải dựa trên cơ sở quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất của các cấp chính quyền. Khai thác sử dụng đất phải đạt hiệu quả kinh tế,xã hội, môi trường và tiến tới sự ổn định bền vững lâu dài. Khai thác sử dụng đất phải gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo khai thác tối đa lợi thế so sánh, tiềm năng của từng vùng trên cơ sở kết hợp giữa chuyên môn hóa và đa dạng hóa sản phẩm và sản xuất hàng hóa. Khai thác sử dụng đất phải dựa trên cơ sở kinh tế của nông hộ, nông trại phù hợp với trình độ dân trí, phong tục tập quán nhằm phát huy kiến thức bản địa và nội lực của địa phương, ưu tiên trước hết cho mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực của các nông hộ. 2.4.3. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp Định hướng sử dụng đất nông nghiệp là xác định phương hướng sử dụng đất nông nghiệp theo điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, điều kiện vật chất xã hội, thị trường đặc biệt là mục tiêu, chủ trương chính sách của nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường. Nói cách khác, định hướng sử dụng đất nông nghiệp là việc xác định một cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong đó cơ cấu cây trồng, cơ cấu vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng lãnh thổ. Để xác định được cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp lý cần phải có nghiên cứu về hệ thống cây trồng, các mối quan hệ giữa cây trồng với nhau, giữa cây trồng với môi trường bên ngoài là điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội như: tập quán và kinh nghiệm sản xuất, lao động, quản lý, thị trường, cơ chế chính sách Trên cơ
  27. 20 sở nghiên cứu hệ thống cây trồng và các mối quan hệ giữa chúng với môi trường để định hướng sử dụng đất phù hợp với điều kiện từng vùng. Các căn cứ để định hướng sử dụng đất: - Đặc điểm địa lý, thổ nhưỡng. - Tính chất đất hiện tại. - Dựa trên yêu cầu sinh thái của cây trồng, vật nuôi và các loại hình sử dụng đất. - Dựa trên các mô hình sử dụng đất phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây trồng, vật nuôi và đạt hiệu quả sử dụng đất cao (Lựa chọn loại hình sử dụng đất tối ưu). - Điều kiện sử dụng đất, cải tạo đất bằng các biện pháp thủy lợi, phân bón và các tiến bộ khoa học kĩ thuật về canh tác. - Mục tiêu phát triển của vùng nghiên cứu trong những năm tiếp theo hoặc lâu dài. Việc nghiên cứu để đưa ra hệ thống sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tối ưu, hiệu quả phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội của từng địa phương cũng như tận dụng và phát huy được tiềm năng của đất, nâng cao năng suất cây trồng, góp phần từng bước cải thiện đời sống của nhân dân, đồng thời giữ vững được môi trường sinh thái theo quan điểm phát triển bền vững đang là rất cần thiết.
  28. 21 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu + Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên + Hiệu quả sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. 3.1.2. Địa điểm nghiên cứu + Văn phòng đăng ký đất đai huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 3.1.3. Thời gian nghiên cứu + Từ ngày 17/06/2019 đến ngày 15/10/2019. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. + Huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 3.3. Nội dung nghiên cứu . 3.3.1. Tìm hiểu về đặc điểm về điều kiện tự nhiên, KTXH 3.3.2. Tìm hiểu về tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất 3.3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp + Hiệu quả kinh tế + Hiệu quả xã hội + Hiệu quả môi trường 3.3.4. Đề xuất định hướng các giải pháp sử dụng đất. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp + Thu thập tài liệu, số liệu có liên quan tại các phòng ban chức năng UBND huyện + Thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện
  29. 22 3.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp + Điều tra một số hộ có đất sản xuất tại huyện, chọn 3 xóm đại diện cho 3 vùng cao, trung bình, thấp qua 60 phiếu điều tra. 3.4.3. Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh,phân tích số liệu + Trên cơ sở những số liệu thu thu thập được tiến hành thống kê, tổng hợp và xử lí số liệu trên phần mềm Microsoft Exel để từ đó mô tả, đánh giá phân tích kết quả nghiên cứu. 3.4.4. Phương pháp chuyên gia + Tham khảo ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản lý để có cách nhìn khách quan khoa học và thực tế trong công tác sử dụng đất nông nghiệp tại huyện. 3.4.5. Phương pháp tính hiệu quả của các loại hình sử dụng đất 3.4.5.1. Hiệu quả kinh tế - Năng suất cây trồng: Tổng sản lượng cây trồng i Năng suất cây trồng i = Tổng diện tích gieo trồng cây trồng i - Giá trị sản xuất (GO): GO = ∑ Qi*Pi - Trong đó: Qi: Khối lượng sản phẩm loại i Pi: Đơn vị giá sản phẩm loại i - Chi phí trung gian (IC): Bao gồm chi phí vật chất và dịch vụ phục vụ cho sản xuất. IC = Chi phí vật chất trực tiếp + Chi phí dịch vụ thuê ngoài - Giá trị gia tăng (VA): Là toàn bộ phận của giá trị sản xuất còn lại sau khi trừ đi chi phí trung gian. Đó là ộm t bộ phần mới do lao động sản xuất tạo ra và khấu hao tài sản cố định trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
  30. 23 VA = GO - IC - Tỷ suất VA/IC: Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng chi phí tăng thêm. - Tỷ suất GO/IC: Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí trung gian bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng chi phí sản xuất. - Tỷ suất VA/LĐ: chỉ tiêu này cho biết một ngày công lao động tạo ra bao nhiêu đồng giá trị tăng thêm. 3.4.5.2. Hiệu quả xã hội - Giá trị ngày công lao động nông nghiệp. - Thu nhập bình quân/ lao động nông nghiệp. - Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo. - Mức độ giải quyết công ăn việc làm và thu hút lao động. - Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. 3.4.5.3. Hiệu quả môi trường - Tỷ lệ che phủ. - Khả năng bảo vệ, cải tạo đất. - Ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. 3.4.6. Phương pháp đánh giá tính bền vững - Bền vững về kinh tế: Cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, được thị trường chấp nhận. - Bền vững về mặt xã hội: Nâng cao đời sống của nhân dân, phù hợp với phong tục tập quán của người dân. - Bền vững về môi trường: Các loại hình sử dụng đất phải bảo vệ độ màu mỡ của đất, ngăn chặn sự thoái hóa đất, bảo vệ môi trường sinh thái. 3.4.7. Phương pháp tính toán phân tích số liệu - Số liệu được kiểm tra, xử lý tính toán trên máy tính bằng phần mềm Microsoft office excel.
  31. 24 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội của huyện 4.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện 4.1.1.1 Vị trí địa lý - Huyện Phú Bình là một huyện trung du của tỉnh Thái Nguyên nằm ở phía nam của tỉnh, trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 26 km, cách Bắc Ninh 50km. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 243.37 Km2. Dân số thống kê năm 2019 là 148.266 người, mật độ dân số 595 người/km2. Huyện Phú Bình giáp huyện Đồng Hỷ về phía Bắc; giáp thành phố Thái Nguyên và Thị xã Phổ Yên về phía tây. Phía đông và nam giáp tỉnh Bắc Giang (các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên và Yên Thế). Huyện Phú Bình có 20 đơn vị hành chính gồm thị trấn Hương Sơn và 19 xã được chia làm 3 vùng: - Vùng 1 thuộc tả ngạn sông Máng gồm 7 xã: Bàn Đạt, Đào Xá, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Bảo Lý và Tân Hòa. - Vùng 2 gồm thị trấn Hương Sơn và 6 xã vùng nước máng sông Cầu: Xuân Phương, Kha Sơn, Dương Thành, Thanh Ninh, Lương Phú, và Tân Đức. - Vùng 3 là vùng nước máng núi Cốc gồm 6 xã: Hà Châu, Nga My, Điềm Thụy, Thượng Đình, Nhã Lộng và Úc Kỳ. 4.1.1.2 Địa hình, Địa mạo Địa hình của huyện Phú Bình thuộc nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núi thoải dạng bậc thềm cổ có diện tích lớn hơn, độ cao địa hình vào khoảng 20-30m và phân bố dọc sông Cầu. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 14m, thấp nhất là 10m thuộc xã Dương Thành, đỉnh cao nhất là Đèo Bóp, thuộc xã Tân Thành, có chiều cao 250 m. Địa hình có nhiều đồi núi thấp cũng là một lợi thế của huyện Phú Bình, đặc biệt trong việc tạo khả
  32. 25 năng, tiềm năng cung cấp đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, công trình thủy lợi, khu công nghiệp. Trên địa bàn Huyện Phú Bình có Quốc lộ 37 chạy qua với khoảng 17,3km, nối liền huyện với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang (khu công nghiệp Đình Trám, tỉnh Bắc Giang). Ngoài ra còn có khoảng 35,1 km tỉnh lộ chạy qua địa bàn huyện (5km ĐT261; 9,9 km ĐT266; 5,5km ĐT261C; 14,7 km ĐT269B ). Quốc lộ 3 đi Điềm Thuỵ - Sông Công là tuyến đường nối liền Khu công nghiệp Sông Công, Khu công nghiệp phía Bắc Thị xã Phổ Yên với các Khu công nghiệp của huyện Phú Bình sẽ tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho vận tải, lưu thông hàng hoá, phát triển kinh tế xã hội của huyện cũng như liên kết kinh tế với địa phương bạn và các tỉnh khác. Ngoài ra, một dự án xây dựng đường dài 10,3 km, rộng 120 m, nối đường cao tốc Hà Nội-Thái Nguyên với Phú Bình, đi qua Tổ hợp dự án khu công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và dịch vụ Yên Bình đang được phê duyệt và xúc tiến đầu tư. Với vị trí địa lý của mình nằm cách không xa thủ đô Hà Nội và sân bay Nội Bài, sự phát triển những tuyến giao thông huyết mạch như trên còn giúp huyện Phú Bình đón đầu xu hướng dãn và di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp ra khỏi Hà Nội, tạo điều kiện cho huyện Phú Bình đón nhận đầu tư trong nước và nước ngoài để trở thành một trung tâm công nghiệp dịch vụ của tỉnh cũng như của vùng. 4.1.1.3 Khí hậu, thủy văn Khí hậu của huyện Phú Bình mang đặc tính của khí hậu của miền núi trung du Bắc Bộ, khí hậu nhiệt đới gió mùa, gồm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa hè gió Đông Nam, khí hậu ẩm ướt. Mùa đông gió mùa Đông Bắc, thời tiết lạnh và khô. Theo số liệu của Tổng cục Khí tượng Thủy văn, nhiệt độ trung bình hàng năm của huyện giao động khoảng 23,1oC- 24,4oC. Lượng mưa trung
  33. 26 bình năm khoảng từ 2.000 đến 2.500 mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 01. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 81-82%. Có thể nói điều kiện khí hậu - thủy văn của huyện Phú Bình khá thuận lợi cho việc phát triển các ngành nông, lâm nghiệp với các cây trồng vật nuôi thích hợp với địa bàn trung du. 4.1.1.4 Các nguồn tài nguyên + Tài nguyên đất Tài nguyên đất đai của Phú Bình có nhiều chủng loại nhưng phân bố không tập trung. Nhìn chung đất đai huyện Phú Bình được đánh giá là có chất lượng xấu, nghèo chất dinh dưỡng, khả năng giữ nước và giữ ẩm kém, độ mùn tổng số thấp từ 0,5% đên 0,7%, độ PH cao từ 4 đến 5. Trong diện tích đất lâm nghiệp của huyện hiện không còn rừng tự nhiên. Toàn bộ diện tích 6.218 ha rừng của huyện là rừng trồng, chủ yếu là cây keo. Diện tích đất chưa sử dụng của huyện không đáng kể, chỉ chiếm 0,5% diện tích đất tự nhiên. Điều đó chứng tỏ quỹ đất của huyện về cơ bản đã được khai thác hết. + Tài nguyên nước Nguồn nước cung cấp cho huyện Phú Bình khá phong phú, chủ yếu của sông Cầu và các suối, hồ đập. Sông Cầu là một sông lớn thuộc hệ thống sông Thái Bình, có 29 km chảy qua, chênh cao 0,4 m/km. Sông cầu là nguồn cung cấp nước tưới chủ yếu cho huyện Phú Bình phục vụ sản xuất nông nghiệp. Huyện Phú Bình còn có một hệ thống kênh đào có chiều dài 33 km được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Kênh đào chảy quan địa phận huyện từ xã Đào Xá qua xã Bảo Lý, Xuân Phương, Thị trấn Hương Sơn, Lương Phú, Thanh Ninh, Tân Đức rồi chảy về địa phận tỉnh Bắc Giang. Ngoài ra huyện Phú Bình còn có hệ thống suối và hồ đập tự nhiên cũng như nhân tạo cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.
  34. 27 + Tài nguyên rừng Rừng ở huyện Phú Bình hiện nay chủ yếu là rừng sản xuất chiếm tỷ lệ rất cao. Khả năng khai thác tài nguyên rừng rất hạn chế, sự đóng góp của rừng vào nền kinh tế chung là không đáng kể. + Tài nguyên khoáng sản Về tài nguyên khoáng sản tự nhiên của huyện Phú Bình không có các mỏ khoáng sản như ở các huyện khác của tỉnh. Huyện Phú Bình chỉ có nguồn cát, đá sỏi ở sông Cầu, đây là là nguồn vật liệu xây dựng khá dồi dào, phục vụ cho các hoạt động khai thác đáp ứng cho nhu cầu trong huyện. Huyện Phú Bình là huyện không có cảnh quan thiên nhiện đẹp nhưng cũng có những địa danh và cảnh quan đẹp có thể phát triển du lịch sinh thái và các khu nghỉ dưỡng. Huyện Phú Bình là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời, vốn văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc cùng sinh sống như dân tộc Tày, Kinh, Nùng nên có sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc. Nhân dân các dân tộc có tinh thần đoàn kết yêu quê hương, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong đấu tranh cách mạng và xây dựng đất nước, xây dựng quê hương. 4.1.2. Điều kiện kinh tế -xã hội 4.1.2.1. Tình hình dân số và lao động Theo số liệu Phòng Thống kê và phòng Lao động- Thương binh và Xã hội huyện Phú Bình cung cấp, tính đến cuối năm 2017,dân số vủa toàn huyện Phú Bình là 144.908 người, mật độ dân số đạt 595 người/km2. Mật độ dân số không đều giữa các xã trong huyện, các xã có mật độ dân số cao trên 1000 người/km2 là Nhã Lộng, Thanh ninh và Hà Châu. Các xã có mật độ dân số thấp dưới 400 người/km2 gồm Bàn Đạt, Tân Khánh, Tân kim. Trong số 144,908 nhân khẩu có 83.269 người trong độ tuổi lao động trong đó có 78.886 lao động đang làm việc trong nền kinh tế, vừa là vấn đề
  35. 28 sức ép đối với vấn đề lao động và làm việc của huyện trong những năm triển khai quy hoạch. 4.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: - Tăng trưởng kinh tế: Những năm gần đây nhờ có đường lối đổi mới, các chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, kinh tế huyện Phú Bình đã có những chuyển biến tích cực với tốc độ tăng trưởng hàng năm khá lớn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng so với các năm trước, các chỉ tiêu kế hoạch đề ra cho các ngành kinh tế đều vượt chỉ tiêu. Đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân đâu người tăng rõ rệt, số hộ giàu tăng nhanh, giảm tỷ lệ nghèo theo tiêu chuẩn mới. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Sau nhiều năm thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ lần thứ X cơ cấu kinh tế huyện Phú Bình có sự tăng dần theo hướng tiểu thủ công nghiệp và xây dựng, thương mại dịch vụ và nông nghiệp. Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp của xã dù có tăng nhưng quy mô nhỏ, trình độ công nghệ chưa cao nên khả năng cạnh tranh còn hạn chế. Hơn nữa, hoạt động thương mại – dịch vụ cũng chiếm tỷ trọng thấp. 4.2. Hiện trạng sử dụng quỹ đất nông nghiệp 4.2.1. Tình hình sử dụng đất vào các mục đích 4.2.1.1 Hiện trạng sử dụng đất
  36. 29 Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất vào các mục đích năm 2019 Diện tích Cơ cấu SST Mục đích sử dụng đất Mã (ha) (%) TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 24336.98 100% 1 Đất nông nghiệp NNP 20402.60 83.83 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 14442.34 70.79 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 10102.75 49.52 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 7276.87 35.67 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 2825.87 13.85 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 4339.60 21.27 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 5525.77 27.08 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 5525.77 27.08 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 0.0 0.00 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 0.0 0.00 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 397.87 1.95 1.4 Đất làm muối LMU 0.0 0.0 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 36.61 0.18 2 Phi nông nghiệp PNN 3928.30 16.14 2.1 Đất ở OTC 1107.19 28.18 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1041.01 26.50 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 66.18 1.68 2.2 Đất chuyên dùng CDG 1748.52 44.51 Đất xây dựng trụ sở cơ quan công 2.2.1 CTS 12.98 0.33 trình sự nghiệp 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 151.49 3.86 2.2.3 Đất an ninh CAN 0.55 0.02 2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 137.71 3.51 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 157.80 4.02 2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 1288.00 32.79 2.3 Đất tôn giáo TON 31.66 0.81 2.4 Đất tín ngưỡng TIN 11.68 0.30 2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 117.54 2.99 2.6 Đất sông suối, kênh, rạch SON 620.62 15.80 2.7 Đất mặt nước chuyên dùng MNC 291.08 7.41 2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0.0 0.0 3 Đất chưa sử dụng CSD 6.08 0.03 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 3.54 58.22 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 2.54 41.78 (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Bình)
  37. 30 Huyện Phú Bình là một huyện miền núi với tổng diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính là 24336.98 ha. Tổng diện tích đất tự nhiên phân bố không đồng đều. Theo đơn vị hành chính cấp xã có 19 đơn vị với diện tích là 23306.78 ha, 01 đơn vị hành chính cấp thị trấn có diện tích là 1030.2 ha. Đơn vị hành chính có quy mô diện tích lớn là xã Tân Kim (2189.03 ha) và xã Tân Thành (2856.06 ha) Đơn vị có quy mô nhỏ nhất là xã Úc Kỳ (582.93 ha). Tổng quỹ đất tự nhiên được phân theo các loại như sau: Trong đó: - Nhóm đất nông nghiệp diện tích là 20402.60 ha, chiếm 83.83% tổng diện tích tự nhiên. - Đất phi nông nghiệp diện tích là 3928.30 ha chiếm 16.14% tổng diện tích tự nhiên. - Nhóm đất chưa sử dụng diện tích là 6.08 ha chiếm 0.03% tổng diện tích tự nhiên. 4.2.1.2. Tình hình biến động đất đai Bảng 4.2. Biến động đất đai theo mục đích sử dụng giai đoan 2016- 2018 So với năm So với năm 2016 2017 Diện Diện Diện MỤC ĐÍCH tích tích tích Tăng Tăng Ghi Thứ tự Mã % % SỬ DỤNG Năm Năm Năm (+) (+) chú tăng tăng 2016 2017 2018 giảm giảm giảm giảm (-) (-) (6) = (8) = -1 -2 -3 -4 -5 (4) - -7 (4) - -9 (5) (7) Tổng diện tích đất của 25.220 24.337 24.337 100 0 96,5 -883 ĐVHC (1+2+3) Đất nông 1 NNP 21.118 20.431 20.431 100 0 96,7 -687 nghiệp Đất sản xuất 1,1 SXN 15.061 14.465 14.465 100 0 96,0 -596 nông nghiệp Đất trồng cây 1.1.1 CHN 10.522 10.125 10.125 100 0 96,2 -397 hàng năm
  38. 31 Đất trồng cây 1.1.2 CLN 4.538 4.339 4.339 100 0 95,6 -199 lâu năm 1,2 Đất lâm nghiệp LNP 5.613 5.530 5.530 100 0 98,5 -83 Đất rừng sản 1.2.1 RSX 5.613 5.530 5.530 100 0 98,5 -83 xuất Đất rừng phòng 1.2.2 RPH 0 0 0 0 0 0 0 hộ Đất rừng đặc 1.2.3 RDD 0 0 0 0 0 0 0 dụng Đất nuôi trồng 1,3 NTS 408 400 400 100 0 98,2 -8 thủy sản 1,4 Đất làm muối LMU 0 0 0 0 0 0 0 Đất nông 1,5 NKH 36 36 36 100 0 100,0 0 nghiệp khác Đất phi nông 2 PNN 4.096 3.900 3.900 100 0 95,2 -196 nghiệp 2,1 Đất ở OCT 1.142 1.104 1.104 100 0 96,7 -38 Đất ở tại nông 2.1.1 ONT 1.076 1.038 1.038 100 0 96,4 -39 thôn 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 66 66 66 100 0 100,3 0 Đất chuyên 2,2 CDG 1.785 1.725 1.725 100 0 96,7 -59 dùng Đất cơ sở tôn 2,3 TON,TIN 44 42 42 100 0 94,5 -2 giáo Đất cơ sở tín 2,4 TIN 0 0 0 0 ngưỡng Đất làm nghĩa 2,5 NTD 123 118 118 100 0 95,5 -6 trang Đất sông, ngòi, 2,6 SON 712 621 621 100 0 87,2 -91 kênh Đất có mặt 2,7 MNC 291 291 291 100 0 100,0 0 nước CD Đất phi nông 2,8 PNK 0 0 0 0 0 0 0 nghiệp khác Đất chưa sử 3 CSD 7 6 6 100 0 93,8 0 dụng Đất bằng chưa 3,1 BCS 4 4 4 100 0 87,5 -1 sử dụng Đất đồi núi 3,2 DCS 3 3 3 100 0 104,0 0 chưa sử dụng Núi đá không 3,3 NCS 0 0 0 0 0 0 0 có rừng cây (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Bình)
  39. 32 4.2.2. Hiện trạng các cây trồng chính năm 2019 Bảng 4.3. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính năm 2019 Diện tích Năng STT Cây trồng Sản lượng(tấn) ( ha) suất(tạ/ha) 1 Cây lúa 12,273,0 54,7 67,090,0 2 Cây ngô 2,731,0 43,5 11,881,0 3 Cây đậu tương 197,0 17,1 337,0 4 Rau các loại 1,687,0 169,6 28,619,0 (Nguồn: Sô liệu thống kê UBND huyện Phú Bình ) 4.3. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 4.3.1. Các loại hình sử dụng đất của huyện Bảng 4.4. Các LUT sản xuất nông nghiệp của huyện Loại hình sử dụng đất sản xuất Kiểu sử dụng đất sản xuất STT nông nghiệp chính nông nghiệp 1 2 lúa Lúa xuân- Lúa mùa Lúa - Ngô 2 1 lúa – 1 màu Lúa – Đậu Tương Ngô 3 Chuyên màu Đậu tương Rau Mô tả loại hình sử dụng đất: * LUT 1: Loại hình sử dụng đất 2 lúa. Đây là loại hình sử dụng đất truyền thống, tồn tại từ lâu, được người dân áp dụng sản xuất phổ biến. Loại hình sử dụng đất này chủ yếu được trồng nhiều trên các địa hình cao, địa hình vàn thấp có khả năng tưới tiêu tốt. Kiểu sử dụng đất là: Lúa xuân – lúa mùa:
  40. 33 - Lúa xuân: Thời vụ tiến hành trong mùa khô, được gieo cấy vào giữa tháng 1 và thu hoạch vào cuối tháng 4, đầu tháng 5. - Lúa mùa bắt đầu gieo trồng vào đầu tháng 6 và thu hoạch vào trung tuần tháng 10 hàng năm. + Đối với lúa mùa sớm thường sử dụng các giống lúa ngắn ngày, thời gian sinh trưởng từ 100 – 110 ngày như Bắc Thơm, Tám Thơm . + Đối với lúa mùa trung hoặc muộn, sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 125 ngày trở lên như Nghi Hương, Nếp các loại. * LUT 2: Loại sử dụng đất 1 lúa - 1 màu. Kiểu sử dụng đất chủ yếu: Ngô xuân - Lúa mùa, ậĐ u tương xuân - Lúa mùa. Loại hình sử dụng đất này được trồng trên đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, tỷ lệ sét cao, PH thấp, địa hình vàn, vàn cao. Năng suất lúa và cây trồng màu trung bình. Hiệu quả kinh tế của Loại hình sử dụng đất này không cao. * LUT 3:Loại hình sử dụng đất chuyên màu - Loại hình sử dụng đất này được trồng trên các địa hình bằng, chủ động được tưới tiêu nước, đất có thành phần cơ giới nhẹ hay cát pha, đất thịt trung bình áp dụng với các cây trồng ngô, đậu tương, rau - Cây đậu tương, ngô, rau phù hợp với loại đất thịt nhẹ, thịt trung bình, cát pha, được trồng chủ yếu ở các vùng thấp. Thường được trồng một vụ trên năm, đem lại hiệu quả kinh tế cao. 4.3.2. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất 4.3.2.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế Một chỉ tiêu không thể thiếu được trong đánh giá hiệu quả sử dụng đất là hiệu quả kinh tế, đây là căn cứ quan trọng đầu tiên để tìm ra giải pháp kỹ thuật và lựa chọn các loại hình sử dụng đất. Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất chúng tôi đã tiến hành điều tra thực địa và điều tra các hộ gia đình theo mẫu phiếu điều tra. Đánh giá hiệu quả kinh tế thì kết quả sản xuất và chi phí đầu tư được tính toán dựa trên cơ sở giá cả thị trường tại một thời điểm xác định.
  41. 34 Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành đánh giá trên địa bàn xã vào thời điểm năm 2017. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua các chỉ tiêu: Giá trị sản xuất, chi phí trung gian, thu nhập hỗn hợp, hiệu quả đồng vốn, giá trị ngày công lao động. - Hiệu quả kinh tế của các LUT Bảng 4.5: Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính trên địa bàn huyện Hiệu Gía trị Tổng Thu Năng quả sử ngày ngày Cây GTSX CPSX nhập suất dụng công công trồng (1000đ) (1000đ) thuần tạ/ha đồng LĐ lao (1000đ) vốn (1000đ) động Lúa xuân 63 52.709 29.857 22.852 1.76 189.34 139 Lúa mùa 52 40.666 23.459 17.206 1.73 80.03 215 Đậu 16 43.110 28.515 14.594 1.51 384 38 tương 14 23.225 10.371 12.854 1.8 304 48 30 26.163 23.790 2.372 1.09 43.53 54.5 Ngô 20 26.409 24.334 2.075 1.08 39.52 52.5 Rau 40 10.015 30.105 2.970 1.50 383 36 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) Qua bảng trên ta thấy nhóm cây như cây đậu tương, ngô cho hiệu quả kinh tế không cao, ngô thu nhập thuần là 4.447 nghìn đồng/ha, lúa mùa là 17.206 nghìn đồng/ha, đậu tương là 27.448 nghìn đồng/ha. Cây rau mang lại hiệu quả kinh tế khá cao so với lúa mùa và ngô. Tuy nhiên cây rau lại không được trồng phổ biến trên địa bàn xã vì những hạn chế nhân công và thị trường tiêu thụ của người dân.
  42. 35 Bảng 4.6: Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính trên địa bàn huyên Số công Thu nhập STT Kiểu sử dụng đất GTSX CPTG lao động hỗn hợp 1 Lúa mùa - Lúa xuân 93.376 53.316 354 45.058 2 Lúa mùa – Ngô xuân 66.829 47.250 269.5 25.412 3 Lúa mùa - Đậu tương xuân 83.776 51.974 253 33.800 4 Đậu tương 66.335 38.886 86 24.448 5 Ngô 52.574 48.132 107 3.447 6 Rau 27.340 6.300 33,5 21.040 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) Để thuận lợi cho việc đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất và việc lựa chọn các loại hình sử dụng đất, chỉ tiêu tổng hợp về hiệu quả kinh tế sử dụng đất được phân thành 4 cấp thể hiện cụ thể ở bảng 4.7 dưới đây: Bảng 4.7: Phân cấp hiệu quả kinh tế các LUT Hiệu quả của Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế (1000đ) LUT GTSX CPTG TNHH Cao >80000 >50000 >30000 TB 20000 - 80000 25000 - 50000 15000 - 30000 Thấp * <45000 <25000 <15000 Dựa vào các chỉ tiêu trên ta thấy: + Loại hình sử dụng đất Đậu tương cho tổng giá trị ở mức trung bình (66335 nghìn đồng/ha), chi phí trung gian ở mức trung bình (38886 nghìn đồng/ha), thu nhập hỗn hợp (27448 nghìn đồng/ha). Nguyên nhân do đậu tương là loại cây trồng có năng suất không cao, chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu, chi phí sản xuất lớn do các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nên hiệu quả sản xuất đem lại chỉ dừng ở mức trung bình. + Loại hình sử dụng đất Ngô cho tổng giá trị sản xuất ở mức trung bình (52572 nghìn đồng/ha), chi phí trung gian ở mức cao (48134 nghìn đồng/ha), thu nhập hỗn hợp là 4.447, đạt mức thấp.
  43. 36 + Loại hình sử dụng đất rau cho tổng giá trị sản xuất ở mức trung bình rau là (27.040 nghìn đồng/ ha), chi phí trung gian ở mức trung bình (6.300 nghìn đồng/ha), thu nhập hỗn hợp là 21.040 nghìn đồng, đạt mức trung bình + Loại hình sử dụng đất Lúa mùa – Đậu tương cho tổng giá trị ở mức cao (83776 nghìn đồng/ha), chi phí trung gian ở mức cao (51974 nghìn đồng/ha), thu nhập hỗn hợp là 31800 nghìn đồng, đạt mức cao. + Loại hình sử dụng đất Lúa mùa – Ngô cho tổng giá trị sản xuất ở mức trung bình (66829 nghìn đồng/ha), chi phí trung gian ở mức cao (47250 nghìn đồng/ha), thu nhập hỗn hợp là 31.412, đạt mức cao. + Loại hình sử dụng đất Lúa xuân – Lúa mùa cho tổng giá trị ở mức cao (93276 nghìn đồng/ha), chi phí trung gian ở mức cao (53316 nghìn đồng/ha), thu nhập hỗn hợp cũng ở mức cao (40508 nghìn đồng/ha). Nguyên nhân là do lúa có năng suất và có giá bán cao đem lại lợi nhuận cho người sản xuất, tuy nhiên đây là loại hình luân canh cần nhiều vốn đầu tư nên chi phí cao. Đây là loại hình sử dụng đất đem lại lợi nhuận cao và được sử dụng phổ biến của xã. Như vậy, ta có bảng đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất của huyện Phú Bình như sau: Bảng 4.8: Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất của huyện Loại hình sử Chỉ tiêu đánh giá Kiểu sử dụng Đánh STT dụng đất đất GTSX CPTG TNHH giá (LUT) Lúa mùa – Lúa 1 2 Lúa Cao xuân Lúa mùa – Đậu Cao 2 1 Lúa – 1 màu tương Lúa mùa - Ngô * TB Rau TB 3 Chuyên màu Đậu tương TB Ngô * TB Trong đó: Cao: Trung bình: Thấp:*
  44. 37 4.3.2.1. Hiệu quả xã hội trong sử dụng đất Hiệu quả xã hội của mỗi loại hình sử dụng đất được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: thu hút lao động, đảm bảo đời sống xã hội, tỷ lệ giảm hộ đói nghèo, yêu cầu về vốn đầu tư, sản phẩm tiêu thụ trên thị trường, phù hợp với tập quán canh tác Mỗi loại hình sử dụng đất đều có tác dụng nhất định đến đời sống xã hội tại địa phương. Theo số liệu điều tra nông hộ tại huyện Phú Bình, phần lớn các hộ được điều tra có số nhân khẩu từ 4 - 6 người/hộ, lao động trong độ tuổi từ 2 - 4 người/hộ trong đó lao động nông nghiệp có từ 1 – 3 người. Như vậy, vấn đề đặt ra là phải áp dụng loại hình sử dụng đất nào tận dụng được nguồn lao động hiện có của từng hộ gia đình. Quá trình sản xuất nông nghiệp tạo ra việc làm cho người nông dân, tạo ra nguồn của cải phục vụ đời sống của chính nông hộ, đồng thời tạo ra nguồn hàng hóa ểđ buôn bán trên thị trường. Qua đó, loại hình sử dụng đất nào mang lại hiệu quả kinh tế cao sẽ có tác dụng tích cực đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo an ninh lương thực địa phương, giảm tình trạng đói nghèo, giải quyết nhu cầu về lao động cho người dân. Ngược lại, các loại hình sử dụng đất không hiệu quả, cho thu nhập thấp, không giải quyết được việc làm cho người dân dẫn đến phát sinh các tệ nạn xã hội trong lúc nông nhàn, hay xu thế dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị. Sản xuất chưa đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu thì người dân không có điều kiện đầu tư cho giáo dục, y tế. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất được thể hiện qua bảng sau:
  45. 38 Bảng 4.9: Bảng phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội các kiểu sử dụng đất huyện Chỉ tiêu đánh giá Đảm Giam Sản Loại hình sử Thu Đáp ứng STT bảo tỷ lệ phẩm dụng đất hút lao nhu cầu lương đói hàng động nông hộ thực nghèo hóa 1 Lúa M – Lúa X 2 LM – Đậu tương 3 LM - Ngô 4 Đậu tương * 5 Ngô * * 6 Rau * * (Nguồn: Điều tra nông hộ) Trong đó: Cao: Trung bình: Thấp:* Đối với các loại hình sử dụng đất hàng năm, việc đầu tư lao động trong các loại hình sử dụng đất này không thường xuyên, mang tính thời vụ, chỉ tập trung chủ yếu vào một số thời gian như khâu gieo trồng, làm cỏ và thu hoạch, còn lại là thời gian nhàn rỗi. Lúa, ngô,rau sản xuất ra không chỉ đáp ứng nhu cầu lương thực, cung cấp cho các hoạt động chăn nuôi và cung cấp cho các xã lân cận trên địa bàn huyện. Loại hình sử dụng đất 2 lúa, 1 lúa – 1 màu có khả năng giải quyết công ăn việc làm cao hơn nhiều so với loại hình sử dụng đất chuyên màu. Trong các kiểu sử dụng đất thì công thức luân canh Lúa xuân – Lúa mùa là cần nhiều công lao động nhất do lúa là cây trồng đòi hỏi nhiều công chăm sóc, công thức luân canh này cũng cho thu nhập thuần và hiệu quả sử dụng đồng vốn khá cao, quay vòng vốn nhanh. Khả năng đáp ứng lao động là 354 công/ha, thu nhập thuần đạt 40.058 triệu đồng/ha. Loại hình sử dụng đất chuyên màu cần ít lao động nhất (193 công/ha) do chỉ canh tác 2 vụ dẫn đến lao động không có việc làm ở những tháng còn lại, cho thu nhập rất thấp (thu nhập hỗn hợp chuyên màu chỉ đạt 31.895 triệu đồng/ha).
  46. 39 4.3.2.3. Đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất Bảng 4.10: Đánh giá hiệu quả môi trường các loại hình sử dụng đất của huyện Chỉ tiêu đánh giá Số lượng Khả năng người dân STT LUT Tỷ lệ che bảo vệ, cải sử dụng phủ tạo đất thuốc BVTV 1 Lúa xuân – Lúa mùa 2 Lúa mùa – Đậu tương 3 Lúa mùa – Ngô 4 Đậu tương 5 Ngô 6 Rau (Nguồn: phiếu điều tra ) Trong đó: Cao: Trung bình: Thấp:* Đối với loại hình sử dụng đất 2 lúa: Đất được sử dụng liên tục trong năm, cây trồng được bố trí phù hợp với từng loại đất. Tuy nhiên, cần tăng cường bón phân hữu cơ, hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và bón phân hóa học. 4.3.1 Lựa chọn các loại hình sử dụng đất thích hợp theo nguyên tắc sử dụng bền vững 4.3.1.1. Nguyên tắc lựa chọn Để lựa chọn được các loại hình sử dụng đất phù hợp và đề xuất hướng sử dụng đất đạt hiệu quả cao cả về 3 mặt kinh tế - xã hội và môi trường cần dựa vào các căn cứ sau: - Điều kiện sinh thái: Muốn đưa một loại hình vào sử dụng thì phải xem xét điều kiện sinh thái của cây trồng có phù hợp với điều kiện sinh thái của lãnh thổ hay không và ở mức độ thích nghi nào.
  47. 40 - Hiệu quả kinh tế - xã hội: Để đạt được hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc đảm bảo điều kiện sinh thái cho loại hình sử dụng đất thì phải quan tâm đến giá cả, đến thị trường tiêu thụ, mức độ quan trọng của sản phẩm và phải giải quyết được việc làm cho người dân. - Chất lượng môi trường: Để phát triển bền vững bất cứ một loại hình sử dụng đất đai nào khi đưa và sử dụng, cần phải dự báo về tác hại đến môi trường của loại hình sử dụng đất đai đó mang lại ở hiện tại và trong tương lai. 4.3.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đưa ra những tiêu chuẩn làm căn cứ để lựa chọn các loại hình sử dụng đất có triển vọng: - Đảm bảo đời sống của nhân dân. - Phù hợp với mục tiêu phát triển của vùng nghiên cứu. - Thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm. - Định canh, định cư và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. - Tăng sản phẩm hàng hóa xuất khẩu. - Tác động tốt đến môi trường. 4.3.1.3. Hướng dẫn lựa chọn các loại hình sử dụng đất Từ kết quả đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất về 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường, đồng thời dựa trên các nguyên tắc lựa chọn và tiêu chuẩn lựa chọn các loại hình sử dụng đất có triển vọng chúng tôi có thể đưa ra các loại hình sử dụng đất phù hợp với điều kiện của huyện Phú Bình như sau: - Đối với loại hình sử dụng đất 2 vụ: 2 lúa. Có thể nói đây là loại hình sử dụng đất truyền thống và vẫn đang được áp dụng rộng rãi và phổ biến nhất trên địa bàn huyện Phú Bình. Nhìn chung đây là loại hình phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã, phù hợp với trình độ lao động, tận dụng được nguồn lực lao động nông nghiệp. Với loại hình sử dụng đất 2 lúa thì kiểu sử dụng đất Lúa mùa – Lúa xuân mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn kiểu sử dụng Lúa mùa – Đậu tương, Lúa mùa – Ngô. Cả hai kiểu sử dụng đất này vừa đáp ứng được
  48. 41 nhu cầu lương thực, thực phẩm cho người, vừa tăng thêm thu nhập cho người dân, tận dụng phế phụ phẩm cho chăn nuôi. Cả hai kiểu sử dụng đất này vừa đáp ứng được nhu cầu lương thực, thực phẩm cho người, vừa tăng thêm thu nhập cho người dân, tận dụng phế phụ phẩm cho chăn nuôi. Mặc dù kiểu sử dụng đất Lúa mùa – Lúa xuân mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhưng đòi hỏi phải đầu tư chi phí lớn. Đó là lý do kiểu sử dụng đất này chưa thực sự được áp dụng rộng rãi và phổ biến. - Loại hình sử dụng đất 1 lúa – 1 màu Lúa Mùa – Ngô, Lúa mùa – đậu tương: đây là loại hình chiếm diện tích nhỏ nhất trên địa bàn xã do điều kiện đất đai,nguồn lao động ít (chủ yếu vào những hộ gia đình có 1 người làm nông nghiệp). Loại hình sử dụng đất này đem lại hiệu quả kinh tế không cao chỉ ở mức trung bình. 4.4. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các loại hình sử dụng đất trong tương lai 4.4.1. Quan điểm khai thác sử dụng đất - Khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên đất đai, phát huy các tiềm năng thế mạnh của đất, kết hợp với tiềm lực con người và nguồn lao động để phát triển kinh tế xã hội của xã. - Cải tạo và nâng cấp hệ thống thủy lợi nhằm chủ động tưới tiêu để có thể đưa diện tích đất 2 vụ lên 3 vụ, từ đó nâng cao sản lượng nông nghiệp trong quá trình sản xuất. - Ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là đối với những loại cây trồng năng suất cao, chất lượng tốt và có ưu thế trên thị trường tiêu thụ. - Sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, hợp lý nhằm tránh tình trạng dư thừa tồn đọng thuốc bảo vệ thực vật trong đất gây ô nhiễm môi trường. Trong quá trình sản xuất cần gắn chặt với việc cải tạo và bảo vệ môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng.
  49. 42 - Chuyển đổi các loại hình sử dụng đất đang sử dụng không đạt hiệu quả sang các loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao hơn. - Tăng hệ số sử dụng đất bằng cách mở rộng diện tích cây vụ đông trên đất 2 vụ, thực hiện thâm canh nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. - Có biện pháp nghiên cứu thị trường tiêu thụ, nghiên cứu nhu cầu của vùng và các vùng lân cận ở hiện tại và trong tương lai nhằm đầu tư đúng lúc, đúng chỗ, đảm bảo đủ lượng cung sản phẩm với giá cả có lợi cho người sản xuất. 4.4.2. Một số giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên đất của huyện Việc bố trí cây trồng phải vừa phù hợp với điều kiện sinh thái, vừa mang lại năng suất, sản lượng cao, tạo được nhiều công ăn việc làm cho người dân và vừa phải bảo vệ được môi trường sinh thái. Với đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Phú Bình, chuyên đề đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các loại hình sử dụng đất trong tương lai như sau: * Quy hoạch - Quy hoạch diện tích rừng trồng làm nguyên liệu gỗ cho công nghiệp chế biến và xây dựng phục vụ sinh hoạt. * Chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trên quan điểm và mục tiêu phát triển nông nghiệp của xã và dựa vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phú Bình, chuyên đề nghiên cứu của đề tài đề xuất hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng như sau: - Cây lúa và hoa màu: Diện tích đất lúa không nên mở rộng thêm, chỉ nên dừng lại ở diện tích hiện tại để vừa đủ đảm bảo lương thực tại chỗ. Cần mạnh dạn chuyển diện tích lúa 1 vụ và những chân ruộng cao không thích hợp sang trồng cây hoa màu. Thực hiện đa dạng hoá cây trồng và sản phẩm trên cơ sở thâm canh hợp lý. Hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích phi nông nghiệp. Áp dụng các tiến bộ mới về công nghệ sinh học: Chủ yếu là công tác giống mới, đổi mới chế độ canh tác, thâm canh tạo sự đột phá về năng suất, chất lượng cây trồng. - Lâm nghiệp:
  50. 43 + Bảo vệ rừng tự nhiên, đặc biệt là rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn. Ngăn chặn tuyệt đối việc phá rừng làm rẫy, chỉ khai thác rừng sản xuất khi đã đến tuổi. + Tích cực trồng rừng trên diện tích đồi núi trọc và cả những diện tích trồng các loại cây khác không hiệu quả. Đối với rừng trồng sản xuất nên chọn các loại cây như: keo tai tượng, keo lá tràm. * Phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ sản xuất: Hệ thống dịch vụ hỗ trợ sản xuất bao gồm dịch vụ chuyển giao khoa học kĩ thuật, cung ứng vật tư, bảo vệ thực vật, thuỷ nông, tiêu thụ sản phẩm. Các hợp tác xã nông nghiệp tuy chưa thực hiện tốt chức năng của mình nhưng đều có vai trò hướng dẫn sản xuất thông qua dịch vụ hỗ trợ của hợp tác xã. * Về huy động vốn: Có chính sách hỗ trợ và cho vay để phát triển nông – lâm nghiệp, đặc biệt là đối với các hộ nghèo. Tăng cường đầu tư từ nguồn ngân sách, tỉnh, huyện có quyết định đầu tư kinh phí cho lâm sinh từ các nguồn thuế: Thuế tài nguyên, quỹ phòng chống bão lụt, trích từ tăng thu ngân sách để hỗ trợ cho việc bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, nâng cao độ che phủ của rừng. * Về đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất Để nông nghiệp phát triển tốt hơn, cần phải đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất, các cơ sở hỗ trợ nông nghiệp và các cơ sở sơ chế sản phẩm như: cơ sở gia công sửa chữa cơ khí phục vụ nông nghiệp, cơ sở xay nghiền tinh bột , đồng thời kết hợp xây dựng chuồng trại chăn nuôi, kết hợp chặt chẽ trồng trọt và chăn nuôi nhằm đem lại hiệu quả cao
  51. 44 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Từ kết quả nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện cho thấy: - Huyện Phú Bình là một huyện trung du của tỉnh Thái Nguyên nằm ở phía nam của tỉnh, trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 26 km, cách Bắc Ninh 50km. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 243.37 Km2. Dân số thống kê năm 2019 là 148.266 người, mật độ dân số 595 người/km2. Các LUT sản xuất nông nghiệp của huyện gồm có 3 loại hình sử dụng đất: 2L, 2L1M, Chuyên màu, Chuyên màu với 4 kiểu sử dụng đất phổ biến. Hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình: LUT 2L1M với kiểu sử dụng lúa xuân-lúa màu-rau vụ đông và chuyên rau cho hiệu quả cao nhất Dựa trên kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, lựa chọn ra 3 loại hình sử dụng đất đai thích hợp và có triển vọng cho huyện Phú Bình như sau: - LUT 1: 2L ( Lúa xuân – Lúa mùa) - LUT 2: LM ( Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô) và ( Lúa xuân – Lúa mùa –ngô vụ đông) - LUT 3: Chuyên màu (ngô, lạc, đậu tương, rau) 5.2. Đề nghị Để đảm bảo thực hiện và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp đạt kết quả tốt hơn cần phải thực hiện một số vấn đề sau: Cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa các giống cây trồng có năng suất cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương . Cần có những biện pháp duy trì quỹ đất nông nghiệp hiện có, hạn chế đến mức thấp nhất những tác động của đô thị hóa đến quỹ đất nông nghiệp. Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ địa chính xã, đồng thời kiến nghị với nhà nước để đổi mới hoàn thiện hệ thống chính sách.
  52. 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Quang Toản. Một số kết quả phân hạng, đánh giá đất. Kết quả nghiên cứu khoa học 1981- 1985. Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp. Hà Nội 1986, trang 46- 59. 2. Đào Châu Thu - Nguyên Khang. Đánh giá đất (Dùng cho cao học) NXB Nông nghiệp - Hà Nội (1998), trang 10 3. Đỗ Thị Lan, Đỗ Anh Tài, Kinh tế tài nguyên đất. Nhà xuất bản nông nghiệp (2006), trang 119 - 127 4. Lê Duy Thước. Tiến tới một khả năng chế độ canh tác hợp lý trên đất đốt nương rẫy trên vùng đồi núi Việt Nam. Tạp chí khoa học đất số 2- 1992, trang 27- 31 5. Nguyễn Khang, Nguyễn Văn Tài. Đánh giá đất đai vùng dự án đa mục tiêu EASOUP Đắc Lắc. Hội thảo quốc gia về đánh giá và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, nhà xuất bản và nông nghiệp Hà Nội (1995), trang 6- 9. 6. Nguyễn Khang, Phạm Dương Ưng. Kết quả bước đầu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam. Hội thảo quốc gia về đánh giá và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, NXB nông nghiệp. Hà Nội 1995, trang 1- 5 7. Phạm Quang Khánh, Trần An Phong. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất vùng Đông Nam Bộ trên quan điểm sinh thái và phát triển vững bền. Đề tài KT- 02- 09. Hà Nội (1994)trang 96. 8. Phạm Quang Khánh, Vũ Cao Thái. Các loại hình sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất của hệ thống sử dụng đất trong nông nghiệp vùng Đông Nam Bộ, Tạp chí KH đất - số 4 (1994), trang 32 - 41. 9. Tổng cục quản lý ruộng đất (1992). Phân hạng đất - Cơ số sử dụng đất hợp lý. Hà Nội.
  53. 46 10. Trần An Phong và n. n. k. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội (1995). 11. Vũ Cao Thái và các tác giả. Mức độ thích hợp của đất Tây Nguyên với cà phê, chè, dâu tằm, cao su. Đề tài 48C- 06- 03. Chương trình điều tra tổng hợp Tây Nguyên II (1989), trang 85- 87.
  54. PHỤ LỤC Phiếu điều tra nông hộ Số phiếu điều tra: PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ 1. Thông tin cơ bản - Họ tên chủ hộ: Tuổi: Giới tính: - Địa chỉ: Bản - Tổng số nhân khẩu: người - Lao động chính: - Lao động phụ: Kinh tế hộ ở mức: Giàu Khá Trung bình Nghèo 2. Loại hình sử dụng đất (LUT) Kiểu sử dụng đất Loại hình sử dụng đất (LUT) Kiểu sử dụng đất 2 Lúa 1 Lúa – 1 Màu 1 Màu Chuyên màu 3. Tình hình sản xuất một số cây trồng chính 1. Loài cây trồng Ngày ( năm) trồng: . Thu hoạch từ ngày( năm) .đến ngày(năm) Diện Tích:
  55. Thành STT Số Đơn giá Ghi Chi tiêu ĐVT tiền lượng (đồng) chú (đồng) 1 Tổng thu 2 Tổng chi 2.1 Chi phí vật tư, cây giống Giống Phân hữu cơ Đạm Lân Kali Thuốc BVTV 2.2 Chi phí lao động Trồng Chăm sóc Thu hoạch 2. Loài cây trồng Ngày ( năm) trồng: . Thu hoạch từ ngày( năm) .đến ngày(năm) Diện Tích:
  56. Thành STT Số Đơn giá Ghi Chi tiêu ĐVT tiền lượng (đồng) chú (đồng) 1 Tổng thu 2 Tổng chi 2.1 Chi phí vật tư, cây giống Giống Phân hữu cơ Đạm Lân Kali Thuốc BVTV 2.2 Chi phí lao động Trồng Chăm sóc Thu hoạch 3. Loài cây trồng Ngày ( năm) trồng: . Thu hoạch từ ngày( năm) .đến ngày(năm) Diện Tích:
  57. Thành STT Số Đơn giá Ghi Chi tiêu ĐVT tiền lượng (đồng) chú (đồng) 1 Tổng thu 2 Tổng chi 2.1 Chi phí vật tư, cây giống Giống Phân hữu cơ Đạm Lân Kali Thuốc BVTV 2.2 Chi phí lao động Trồng Chăm sóc Thu hoạch Xác nhận của chủ hộ Người điều tra