Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2017

pdf 87 trang thiennha21 13/04/2022 3920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_su_dung_dat_nong_nghiep_tren_dia.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2017

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ DUYÊN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHẤN MỄ, HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2014 - 2017 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính – Môi trường Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2014 - 2018 Thái Nguyên, năm 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ DUYÊN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHẤN MỄ, HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2014 - 2017 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính môi trường Lớp : K46-ĐCMT-N02 Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2014 - 2018 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Huệ Thái Nguyên, năm 2018
  3. i LỜI CẢM ƠN Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường Đại học đến nay, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, quan tâm của quý thầy cô. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô khoa Quản lý tài nguyên, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tại xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, em đã hoàn thành chương trình kế hoạch thực tập tốt nghiệp của mình. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc nhất đối với cô giáo Th.S Nguyễn Thị Huệ đã tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn em trong suốt thời gian vừa qua. Bước đầu đi vào thực tập, tìm hiểu về lĩnh vực kiến thức của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô trong lĩnh vực này để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Sau cùng, em xin kính chúc quý thầy cô trong khoa Quản lý tài nguyên sức khỏe dồi dào, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Thị Duyên
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam tính đến năm 2015 23 Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Phấn Mễ năm 2016 44 Bảng 4.2: Diện tích và cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp 46 Bảng 4.3: Biến động diện tích đất nông nghiệp năm 2014 so với năm 2016 . 47 Bảng 4.4: Các loại hình sử dụng đất chính 49 Bảng 4.5: Diện tích, năng suất của một số loại cây trồng chính 52 Bảng 4.6: Chi phí sản xuất cho các loại cây trồng hàng năm/ha/năm 54 Bảng 4.7: Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng chính 56 Bảng 4.8: Phân cấp các tiêu chí đánh giá về hiệu quả kinh tế 58 Bảng 4.9: Phân cấp mức độ đánh giá về hiệu quả sử dụng đất 59 Bảng 4.10: Lượng thuốc BVTV so với khuyến cáo trên cây trồng 62 Bảng 4.11: Hiệu quả môi trường của các loại cây trồng chính 63 Bảng 4.12: Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất tại xã Phấn Mễ 65
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Quá trình hình thành đất 5 Hình 3.1: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất xã Phấn Mễ năm 2016 45 Hình 3.2: Biểu đồ biến động diện tích đất đai của năm 2014 so với năm 2016 47 Hình 3.3: Biểu đồ diện tích và năng suất của một số loại cây trồng chính 52
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Ý nghĩa BVTV Bảo vệ thực vật CSX Chi phí sản xuất FAO Food and Agriculture Organization - Tổ chức nông lương Liên hiệp quốc H High (cao) HQĐV Hiệu quả đồng vốn L Low (thấp) LUT Land Use Type ( loại hình sử dụng đất ) M Medium (trung bình) N Thu nhập thuần túy STT Số thứ tự T Giá trị sản xuất UBND Ủy ban nhân dân VH Very high (rất cao) VL Very low (rất thấp)
  7. v MỤC LỤC Trang TRANG BÌA PHỤ LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 4 2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 7 2.2. Vấn đề hiệu quả sử dụng đất và đánh giá hiệu quả sử dụng đất 9 2.2.1. Sử dụng đất và quan điểm sử dụng đất 9 2.2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất 15 2.3. Đặc điểm và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp . 17 2.3.1. Đặc điểm đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 17 2.3.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 18 2.4. Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 20 2.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 20 2.4.2. Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam 23 2.4.3. Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 25
  8. vi PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 27 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 27 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 27 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 27 3.2.1. Địa điểm 27 3.2.2. Thời gian 27 3.3. Nội dung nghiên cứu 27 3.4. Phương pháp nghiên cứu 27 3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp 27 3.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp 27 3.4.3. Phương pháp tính hiệu quả của các loại hình sử dụng đất 28 3.4.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu 29 3.4.5. Phương pháp minh họa bằng biểu đồ 29 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30 4.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu 30 4.1.1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu 30 4.1.2. Hiện trạng sử dụng đất 43 4.1.3. Thực trạng sử dụng đất và sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Phấn Mễ 45 4.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 49 4.2.1. Loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất nông nghiệp vùng nghiên cứu . 49 4.2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp 51 4.2.3. Đánh giá hiệu quả về môi trường sinh thái 61 4.2.4. Đánh giá hiệu quả xã hội 64 4.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 66
  9. vii 4.3.1. Định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 66 4.3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 67 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69 5.1. Kết luận 69 5.2. Kiến nghị 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 PHỤ LỤC
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai được sử dụng ở hầu hết trong tất cả các ngành sản xuất, các lĩnh vực của đời sống. Theo từng ngành sản xuất, từng lĩnh vực của đời sống, đất đai được phân thành các loại khác nhau và gọi tên theo ngành và lĩnh vực sử dụng chúng. Trong tiến trình của lịch sử xã hội loài người, con người và đất đai ngày càng gắn liền chặt chẽ với nhau. Đất đai trở thành của cải vô tận của con người, con người dựa vào đó để tạo ra sản phẩm nuôi sống mình. Không có đất đai thì không có bất kỳ ngành sản xuất nào, không có một quá trình lao động nào diễn ra và cũng không có sự tồn tại của loài người. Nông nghiệp là một hoạt động có từ xa xưa của loài người và hầu hết các nước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở phát triển nông nghiệp dựa vào khai thác tiềm năng của đất, lấy đó làm bàn đạp cho việc phát triển của các ngành khác. Vì vậy việc tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hợp lý, có hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững [10]. Thực tế trong những năm qua đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả như: tiến hành giao quyền sử dụng đất lâu dài ổn định cho người sử dụng đất, hoàn thiện hệ thống thủy lợi và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đưa các giống cây tốt có năng suất cao vào sản xuất, nhờ đó mà năng suất cây trồng, hiệu quả sử dụng đất được nâng lên. Trong đó việc thay đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng giống mới với năng suất và chất lượng cao, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật có biểu hiện ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả sử dụng đất. Khai thác tiền năng đất đai sao cho đạt hiệu quả cao nhất là việc làm hết sức quan trọng, cần thiết và đảm bảo cho sự phát triển của sản xuất nông nghiệp cũng như sự phát triển chung của nền kinh tế cả nước. Cần phải có các
  11. 2 công trình nghiên cứu khoa học đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, nhằm phát hiện ra các yếu tố tích cực và hạn chế, từ đó làm cơ sở để định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp, thiết lập các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Vì vậy, để giúp xã Phấn Mễ có hướng đi đúng trong phát triển nền kinh tế nông nghiệp bền vững, giúp người dân lựa chọn được phương thức sản xuất phù hợp trong điều kiên cụ thể của xã, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề quan trọng như trên và nhận thức được tầm quan trọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững được sự đồng ý và giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên, dưới sự hướng dẫn của cô giáo Th.S Nguyễn Thị Huệ, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2017”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được thực trạng sử dụng đất: xác định các loại hình sử dụng đất, phân hạng các loại hình sử dụng đất. - Đánh giá được hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường. - Từ đó đề xuất được các giải pháp: thị trường, vốn đầu tư, nguồn nhân lực, và định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa thực tiễn - Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp bền vững. - Đánh giá được thực trạng sử dụng đất, xác định những tồn tại chủ yếu trong nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, nguyên nhân và giải
  12. 3 pháp khắc phục cho xã Phấn Mễ trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay. 1.3.2. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu - Giúp cho người học tập nghiên cứu củng cố lại những kiến thức đã học, biết cách thực hiện một đề tài khoa học và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. - Nắm chắc được hiện trạng sử dụng đất, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp để áp dụng vào thực tế.
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 2.1.1.1. Khái niệm đất và đất nông nghiệp * Khái niệm đất Đất là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người, con người sinh ra trên mặt đất, sống và lớn lên nhờ vào những sản phẩm từ đất. Có rất nhiều khái niệm về đất, sau đây là một số khái niệm mà con người rút ra được. Theo nguồn gốc phát sinh, tác giả Đôkutraiep coi: “Đất là một vật thể tự nhiên được hình thành do sự tác động tổng hợp của năm yếu tố là: Khí hậu, đá mẹ, địa hình, sinh vật và thời gian. Đất xem như một thể sống nó luôn vận động và phát triển” [2]. Theo C.Mác: “Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp, là điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau” [1]. Theo các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng: Đất đai là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được. Như vậy đã có rất nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau về đất nhưng khái niệm chung nhất có thể hiểu như sau: đất đai là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng bao gồm: khí hậu của bầu khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm, khoáng sản trong lòng đất; theo chiều ngang, trên mặt đất là sự phối hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật với các thành phần khác, nó tác động giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống xã hội của con người.
  14. 5 Quá trình hình thành đất: Quá trình Quá trình Đá m ẹ Mẫu chất Đất Phá hủy hình thành Hình 2.1. Quá trình hình thành đất Đá mẹ dưới tác động của các yếu tố ngoại cảnh bị phá hủy tạo thành mẫu chất, mẫu chất chưa phải là đất vì còn thiếu một phần vô cùng quan trọng đó là chất hữu cơ. Trước khi có sinh vật, trái đất lúc đó chỉ bao gồm lớp vỏ toàn đá, dưới tác dụng của mưa, các sản phẩm vỡ vụn của đá bị trôi xuống nơi thấp hơn và lắng đọng ở đó hoặc ở ngoài đại dương. Sự vận động của vỏ trái đất có thể làm nổi những vùng đá trầm tích lên và lại tiếp tục chu trình như trên người ta gọi là đại tuần hoàn địa chất. Đây là quá trình tạo lập đá đơn thuần và xảy ra theo một chu trình khép kín và rộng khắp [2]. Khi trên trái đất xuất hiện sinh vật, sinh vật đã hút chất dinh dưỡng từ những mẫu chất do đã vỡ vụn ra để sinh sống và khi chết đi tạo lên một lượng chất hữu cơ. Cứ như vậy sinh vật càng ngày càng phát triển và lượng chất hữu cơ ngày càng nhiều, nó đã biến mẫu chất thành đất. Người ta gọi đó là tiểu tuần hoàn sinh vật. “Sự thống nhất giữa đại tuần hoàn địa chất và tiểu tuần hoàn sinh vật đã tạo ra đất và đó cũng chính là bản chất của quá trình hình thành đất” [8]. * Khái niệm đất nông nghiệp Đất nông nghiệp là tất cả những diện tích được sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và diện tích nghiên cứu thí nghiệm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Kể cả diện tích đất lâm nghiệp và các công trình xây dựng cơ bản phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp [9].
  15. 6 2.1.1.2. Phân loại đất nông nghiệp Theo Luật đất đai 2013, nhóm đất nông nghiệp được phân thành các loại đất như sau: - Đất trồng cây hàng năm: là loại đất dùng để trồng các loại cây ngắn ngày, có chu kỳ sinh trưởng không quá một năm. Đất trồng cây hàng năm bao gồm: + Đất ba vụ là loại đất trồng và có thu hoạch 3 vụ/ năm với các công thức: 3 vụ lúa, 2 lúa - 1 màu hoặc 1 lúa - 2 màu. + Đất hai vụ là loại đất trồng và có thu hoạch 2 vụ/ năm với công thức: 2 lúa, 1 lúa- màu hay là 2 màu. + Đất một vụ là loại đất chỉ trồng và thu hoạch có 1 lúa hoặc 1 vụ màu/ năm. - Đất trồng cây lâu năm: là loại đất bao gồm đất dùng để trồng các loại cây có chu kỳ sinh trưởng kéo dài trong nhiều năm, phải trải qua thời kỳ kiến thiết cơ bản mới đưa vào kinh doanh và trồng một lần nhưng thu hoạch trong nhiều năm. - Đất trồng rừng sản xuất: loại đất dùng để chuyên trồng các loại cây với mục đích sản xuất. - Đất rừng phòng hộ: là diện tích đất được trồng các loại cây với mục đích phòng hộ. - Đất rừng đặc dụng: là diện tích đất được Nhà nước quy hoạch và đưa vào sử dụng với mục đích riêng. - Đất nuôi trồng thủy sản: là diện tích đất được dùng để nuôi trồng thủy sản như: tôm, cua, cá - Đất làm muối: là diện tích đất được dùng để phục vụ cho quá trình sản xuất muối. - Đất nông nghiệp khác bao gồm: đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt
  16. 7 không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh. 2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 2.1.2.1. Vai trò và ý nghĩa của đất đai đến sản xuất nông nghiệp Đất đai đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, nó là cơ sở tự nhiên, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất. Như C.Mác đã nhấn mạnh “Đất là mẹ, lao động là cha của mọi của cải vật chất xã hội”, “Đất là một phòng thí nghiệm vĩ đại, là kho tàng cung cấp các tư liệu lao động, vật chất, là vị trí để định cư, là nền tảng của tập thể” [1]. Thực tế cho thấy, trong quá trình phát triển của xã hội loài người, sự hình thành và phát triển mọi nền văn minh vật chất, văn hóa tinh thần, các thành tựu khoa học công nghệ đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản - sử dụng đất. Bên cạnh đó, đất đai còn là tư liệu lao động thông qua việc con người biết tận dụng một cách ý thức đặc tính tự nhiên của đất như: lý học, hóa học, sinh vật học và các tính chất khác giúp cây trồng tạo ra sản phẩm [5]. Trong sản xuất nông - lâm nghiệp, đất đai được coi là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế. Ngoài vai trò là cơ sở không gian, đất còn có hai chức năng đặc biệt quan trọng: - Là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của con người trong quá trình sản xuất. - Là nơi con người thực hiện các hoạt động của mình tác động vào cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm. - Đất tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, cung cấp cho cây trồng, nước, không khí và các chất dinh dưỡng cần thiết để cây trồng sinh trưởng và phát triển. Như vậy, đất gần như trở thành một công cụ sản xuất. Năng suất và
  17. 8 chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào độ phì nhiêu của đất. Trong tất cả các tư liệu sản xuất dùng trong nông nghiệp chỉ có đất mới có chức năng này. Chính vì vậy, có thể nói rằng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt trong nông nghiệp. 2.1.2.2. Vai trò của sản xuất nông nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân - Cung cấp lương thực thực phẩm an toàn cho xã hội Lương thực thực phẩm là yếu tố đầu tiên có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Những hàng hóa có chứa các chất dinh dưỡng nuôi sống con người này chỉ có thể có được thông qua hoạt động sống của cây trồng và vật nuôi, hay nói cách khác là thông qua quá trình sản xuất nông nghiệp. - Nông nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy sản xuất công nghiệp và các khu vực thành thị phát triển. + Nông nghiệp cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. + Nông nghiệp đặc biệt là nông nghiệp của các nước đang phát triển là khu vực lưu trữ và cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp, ngành kinh tế quốc dân khác và đô thị. + Nông nghiệp nông thôn là thị trường tiêu thụ rộng lớn hàng hóa công nghiệp và các ngành kinh tế khác [15]. - Nông nghiệp là nguồn thu ngân sách quan trọng của nhà nước. Nông nghiệp là ngành kinh tế sản xuất có quy mô lớn nhất nước ta. Tỷ trọng giá trị tổng sản lượng và thu nhập quốc dân trong khoảng 25% tổng thu ngân sách trong nước. Việc huy động thu nhập từ nông nghiệp được thực hiện dưới nhiều hình thức: thuế nông nghiệp, các loại thuế kinh doanh khác - Nông nghiệp là một hoạt động sinh kế của đại bộ phận dân nghèo nông thôn.
  18. 9 Nước ta với hơn 80% dân cư tập trung ở nông thôn, họ sống chủ yếu dựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, với hình thức sản xuất tự cung tự cấp đã đáp ứng được nhu cầu hàng ngày của người nông dân. - Nông nghiệp là hoạt động tái tạo tự nhiên. Nông nghiệp còn có tác dụng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Trong các ngành sản xuất chỉ có nông nghiệp mới có khả năng tái tạo tự nhiên cao nhất mà các ngành khác không có được. Tuy nhiên, nông nghiệp lạc hậu, phát triển không có kế hoạch cũng dẫn đến đất rừng bị thu hẹp, độ phì đất đai giảm sút, các yếu tố khí hậu thay đổi thất thường. Mặt khác, sự phát triển đến chóng mặt của thành thị, của công nghiệp làm cho nguồn nước và bầu không khí bị ô nhiễm trầm trọng.Vì vậy, phát triển công nghiệp phải trên cơ sở phát triển nông nghiệp bền vững. 2.2. Vấn đề hiệu quả sử dụng đất và đánh giá hiệu quả sử dụng đất 2.2.1. Sử dụng đất và quan điểm sử dụng đất 2.2.1.1. Sử dụng đất * Khái niệm sử dụng đất Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều chỉnh mối quan hệ người - đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường. Căn cứ vào quy luật phát triển kinh tế xã hội cùng với yêu cầu không ngừng ổn định và bền vững về mặt sinh thái, quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng đất hợp lý nhất là tài nguyên đất đai, phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới lợi ích sinh thái, kinh tế, xã hội cao nhất. Vì vậy, sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của nhân loại. Trong mỗi phương thức sản xuất nhất định, việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống cần căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai [12]. Với vai trò là nhân tố của sức sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất đai được thể hiện ở những khía cạnh sau:
  19. 10 Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không gian sử dụng đất. Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng, hình thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất. Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô kinh tế sử dụng đất. Giữ mật độ sử dụng đất thích hợp, hình thành việc sử dụng đất đai một cách kinh tế, tập trung, thâm canh. * Các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất Hiệu quả sử dụng đất bị chi phối bởi các điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên, mặt khác bị kiềm chế bởi các điều kiện, quy luật kinh tế- xã hội và các yếu tố kỹ thuật. Vì thế có thể khái quát những điều kiện, nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất gồm những nội dung chính sau: - Yếu tố về điều kiện tự nhiên: + Điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, thời tiết ) là yếu tố cơ bản để xác định công dụng của đất đai, có ảnh hưởng trực tiếp, cụ thể và sâu sắc, nhất là đối với sản xuất nông - lâm nghiệp. Bởi vì, các yếu tố của điều kiện tự nhiên mang tính khu vực, là tài nguyên để sinh vật tạo nên sinh khối [9]. Do vậy, cần tuân thủ quy luật tự nhiên, đánh giá đúng điều kiện tự nhiên để trên cơ sở đó để xác định cây trồng vật nuôi chủ lực phù hợp và định hướng đầu tư thâm canh đúng. + Điều kiện về đất đai, khí hậu thời thời tiết có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, các hộ nông dân có thể tận dụng những yếu tố đầu vào không kinh tế thuận lợi để tạo ra nông sản, hàng hóa với giá rẻ. Sản xuất nông nghiệp là ngành kinh doanh năng lượng ánh sáng mặt trời dựa trên các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khác.
  20. 11 - Yếu tố về kinh tế - xã hội: bao gồm các yếu tố như: chế độ xã hội, dân số và lao động, thông tin và quản lý, chính sách môi trường, chính sách đất đai, cơ cấu kinh tế và phân bổ sản xuất, các điều kiện về nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông, vận tải, sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ, trình độ quản lý, sử dụng lao động yếu tố kinh tế - xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với việc sử dụng đất đai. - Yếu tố về kỹ thuật canh tác: biện pháp kỹ thuật canh tác là các tác động của con người vào đất đai, cây trồng, vật nuôi, nhằm tạo nên sự hài hòa giữa các yếu tố của quá trình sản xuất để hình thành, phân bố và đạt hiệu quả kinh tế cao. Đây là những tác động thể hiện sự hiểu biết về đối tượng sản xuất, về thời tiết, về điều kiện môi trường và thể hiện những dự báo thông minh của người sản xuất. Lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn chủng loại và cách sử dụng các đầu vào phù hợp với các quy luật tự nhiên của sinh vật nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, là cơ sở để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Cho đến giữa thế kỷ 21 quy trình kỹ thuật có thể góp đến 30% năng suất kinh tế trong nền nông nghiệp nước ta [2]. Như vậy, nhóm các biện pháp kỹ thuật đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khai thác đất đai theo chiều sâu và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. - Nhóm các yếu tố kinh tế - tổ chức: nhóm các yếu tố kinh tế - tổ chức cũng cần được chú trọng trong việc bồ trí, tập trung tổ chức sản xuất trong quá trình khai thác và sử dụng đất nông nghiệp để hướng tới nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi và định hướng sử dụng đất có tính bền vững. Nhóm yếu tố này bao gồm: + Việc quy hoạch và bố trí sản xuất: thực hiện phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa vào điều kiện tự nhiên (khí hậu, địa hình, tính chất đất, khả năng thích hợp của cây trồng đối với đất, nguồn nước và thực vật), dựa trên cơ sở phân tích, dự báo và đánh giá nhu cầu thị trường, làm tiền đề để phát triển hệ
  21. 12 thống cây trồng vật nuôi hợp lý, nhằm khai thác đất đai một cách đầy đủ, hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư thâm canh và tiến hành chuyên môn hoá, hiện đại hoá nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. + Hình thức tổ chức sản xuất: các hình thức tổ chức có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông - lâm nghiệp. Cần phát huy thế mạnh của các loại hình tổ chức sử dụng đất trong từng cơ sở sản xuất, thực hiện đa dạng hoá các loại hình hợp tác trong nông nghiệp, xác lập một hệ thống tổ chức sản xuất phù hợp và giải quyết tốt mối quan hệ giữa các hình thức đó [7]. + Dịch vụ kỹ thuật: sản xuất hàng hóa của hộ nông dân không thể tách rời những tiến bộ khoa học kỹ thuật và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Vì sản xuất nông nghiệp hàng hóa phát triển đòi hỏi phải không ngừng nâng cao chất lượng nông sản và hạ giá thành sản phẩm. - Hệ thống thị trường và sự hình thành thị trường đất nông nghiệp, thị trường nông sản phẩm. Ba yếu tố chủ chốt ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất là năng suất cây trồng, hệ số quay vòng đất và thị trường cung cấp đầu vào, tiêu thụ sản phẩm đầu ra [11]. - Hệ thống chính sách. - Những tập quán sản xuất nông nghiệp, kinh nghiệm và trình độ năng lực của các chủ thể kinh doanh, trình độ đầu tư. 2.2.1.2. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững * Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững trên thế giới Theo FAO nông nghiệp bền vững bao gồm quản lý hiệu quả tài nguyên cho nông nghiệp (đất đai, lao động ) để đáp ứng cho nhu cầu cuộc sống của con người đồng thời giữ gìn, cải thiện tài nguyên thiên nhiên môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Hệ thống nông nghiệp bền vững là hệ thống có hiệu quả kinh tế đáp ứng cho nhu cầu xã hội về an ninh lương thực, đồng thời
  22. 13 giữ gìn, cải thiện tài nguyên thiên nhiên và chất lượng của môi trường sống cho đời sau [3]. Một hệ thống nông nghiệp bền vững phải đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao về ăn mặc thích hợp cho hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội gắn với việc tăng phúc lợi trên đầu người. Đáp ứng được nhu cầu là một phần quan trọng, vì sản lượng nông nghiệp cần thiết phải được tăng trưởng trong thập kỷ tới. Phúc lợi cho mọi người vì phúc lợi của đa số dân trên thế giới còn rất thấp. Chính vì vậy phát triển nông nghiệp bền vững trên thế giới đều có 3 nội dung chính: - Bền vững về kinh tế: giảm dần mức tiêu phí năng lượng và các tài nguyên khác thông qua công nghệ tiết kiệm và thay đổi đời sống [8]. + Bình đẳng cùng thế hệ trong tiếp cận các nguồn tài nguyên, mức sống, dịch vụ y tế và giáo dục. + Xóa đói, giảm nghèo tuyệt đối. + Công nghệ sạch và sinh thái hóa công nghiệp (tái chế, tái sử dụng, giảm thải, tái tạo năng lượng đã sử dụng). - Bền vững về xã hội: + Ổn định dân số. + Phát triển nông thôn để giảm sức ép di dân vào đô thị. + Giảm thiểu tác động xấu của môi trường đến đô thị hóa. + Nâng cao học vấn, xóa mù chữ. + Bảo vệ đa dạng văn hóa. + Bình đẳng giới, quan tâm tới nhu cầu và lợi ích của giới. + Tăng cường sự quan tâm của công chúng vào các quá trình ra quyết định. - Bền vững về tự nhiên: + Sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo. + Phát triển không vượt quá ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái
  23. 14 + Bảo vệ đa dạng sinh học. + Bảo vệ tầng Ozon. + Kiểm soát và giảm thiểu phát thải khí nhà kính. + Bảo vệ chặt chẽ các hệ sinh thái nhạy cảm. + Giảm thiểu xả thải, khắc phục ô nhiễm (nước, khí, đất, lượng thực phẩm), cải thiện và khôi phục môi trường trong khu vực ô nhiễm. * Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại Việt Nam Phát triển nông nghiệp bền vững chiếm vị trí quan trọng, nhiều khi chúng có tính chất quyết định trong sự phát triển chung của xã hội. Điều cơ bản nhất của phát triển nông nghiệp bền vững là cải thiện chất lượng cuộc sống trong sự tiếp cận đúng đắn về môi trường để giữ gìn tài nguyên đất đai cho thế hệ sau này và điều quan trọng nhất là phải biết sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai, giữ vững, cải thiện chất lượng môi trường, có hiệu quả kinh tế, năng suất cao và ổn định, tăng cường chất lượng cuộc sống, bình đẳng các thế hệ và hạn chế rủi ro. Ở Việt Nam một loại hình sử dụng đất được xem là bền vững phải đạt được 3 yêu cầu sau: - Bền vững về kinh tế: cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị trường chấp nhận. + Hệ thống sử dụng phải có mức năng suất sinh học cao trên mức bình quân vùng có cùng điều kiện đất đai, nếu không sẽ không cạnh tranh được trong cơ chế thị trường. Năng suất sinh học bao gồm: các sản phẩm chính và phụ phẩm (đối với cây trồng là gỗ, hạt, củ, quả và tàn dư để lại). + Về chất lượng, sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tại địa phương, trong nước và xuất khẩu, tùy vào mục tiêu của từng vùng. + Tổng giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích là thước đo quan trọng nhất của hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất. Tổng giá trị
  24. 15 trong một giai đoạn hay cả chu kỳ phải trên mức bình quân của vùng, nếu dưới mức đó thì nguy cơ người sản xuất sẽ không có lãi, lãi suất phải lớn hơn lãi suất tiền vay vốn ngân hàng. - Bền vững về mặt xã hội: thu hút được lao động, đảm bảo đời sống xã hội phát triển. + Đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của nông hộ là việc được ưu tiên hàng đầu, nếu họ muốn quan tâm đến lợi ích lâu dài (bảo vệ đất, môi trường ). Sản phẩm thu được cần thỏa mãn nhu cầu ăn, mặc, ở của người nông dân. + Sử dụng đất sẽ bền vững nếu phù hợp với nền văn hóa dân tộc và tập quán địa phương, nếu ngược lại sẽ không được cộng đồng ủng hộ. - Bền vững về môi trường: các loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất, ngăn chặn sự thoái hóa đất và bảo vệ môi trường sinh thái đất [14]. + Độ phì nhiêu đất tăng dần là yêu cầu bắt buộc đối với quản lý sử dụng bền vững. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%). Đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài (đa canh bền vững hơn độc canh, cây lâu năm có khả năng bảo vệ đất tốt hơn cây hàng năm ). Tóm lại: Đối với sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng đất bền vững chỉ đạt được trên cơ sở duy trì các chức năng chính của đất, đảm bảo khả năng sản xuất của cây trồng một cách ổn định, không làm suy giảm đối với tài nguyên đất đai theo thời gian và việc sử dụng đất không gây ảnh hưởng xấu đến mọi hoạt động sống của con người. 2.2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất Khi nghiên cứu về hiệu quả có rất nhiều quan điểm khác nhau do cách nhìn nhận khác nhau về hiệu quả. Khái niệm về hiệu quả được sử dụng nhiều trong đời sống xã hội, nói đến hiệu quả người ta sẽ nghĩ đến công việc đạt hiệu quả tốt. Vì vậy, hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà
  25. 16 con người mong đợi và hướng tới. Nó có nội dung khác nhau ở những lĩnh vực khác nhau. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản án chất lượng của các hoạt động kinh tế. Trong ngành thống kê định nghĩa thì hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, biểu hiện của sự tập trung phát triển theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và sự chi phí các nguồn lực trong quá trình sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế là một tất yếu của mọi nền sản xuất xã hội, yêu cầu của công tác quản lý kinh tế buộc phải nâng cao chất lượng các hoạt động kinh tế là xuất hiện phạm trù kinh tế. Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của tổ chức kinh tế trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Theo C.Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian lao động theo các ngành sản xuất khác nhau. Như vậy hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được với lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xét cả về phần so sánh tuyệt đối với lượng tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó. Từ những vấn đề trên ta có thể kết luận rằng, bản chất của hiệu quả kinh tế sử dụng đất là: trên một diện tích đất nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất nhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội. Xuất phát từ vấn đề này mà trong quá trình đánh giá đất nông nghiệp cần hải chỉ ra được loại hình sử dụng đất hiệu quả kinh tế cao.
  26. 17 Thế giới đang sử dụng khoảng 1,5 tỷ ha đất cho sản xuất nông nghiệp. Tiềm năng đất nông nghiệp của thế giới khoảng 3 - 5 tỷ ha. Nhân loại đang làm hư hại đất nông nghiệp khoảng 1,4 tỷ ha đất và hiện nay có khoảng 6 - 7 triệu ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang do xói mòn và thoái hóa [5]. Để giải quyết nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp, con người phải thâm canh, tăng vụ tăng năng suất cây trồng và mở rộng diện tích đất nông nghiệp. Để nắm vững số lượng và chất lượng đất đai cần phải điều tra thành lập bản đồ đất, đánh giá phân hạng đất, điều tra hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất hợp lý là điều rất quan trọng mà các quốc gia đặc biệt quan tâm nhằm ngăn chặn những suy thoái tài nguyên đất đai do sự thiếu hiểu biết của con người, đồng thời nhằm hướng dẫn về sử dụng đất và quản lý đất đai sao cho nguồn tài nguyên này được khai thác tốt nhất mà vẫn duy trì sản xuất trong tương lai. 2.3. Đặc điểm và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 2.3.1. Đặc điểm đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Với diện tích đất có hạn, dân số ngày càng tăng nhu cầu về lương thực thực phẩm ngày càng tăng, vì thế nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là rất cần thiết cần xem xét ở các khía cạnh sau: - Quá trình sản xuất trên đất nông nghiệp phải sử dụng nhiều yếu tố đầu vào kinh tế và không kinh tế (ánh sáng, nhiệt độ, không khí ). Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả dụng đất nông nghiệp trước tiên phải được xác định bằng kết quả thu được trên một đơn vị diện tích cụ thể thường là 1ha. - Trên đất nông nghiệp có thể bố trí các cây trồng, các hệ thống luân canh, do vậy phải đánh giá hiệu quả của từng loại cây trồng, từng hệ thống luân canh trên các vùng đất. - Đối với sản xuất nông nghiệp, môi trường vừa là tài nguyên vừa là đối tượng lao động, vừa là điều kiện tồn tại và phát triển của toàn bộ nền nông nghiệp. Mặt khác, nông nghiệp thường tác động mạnh mẽ đến môi trường.
  27. 18 Trong quá trình phát triển, ở nhiều giai đoạn phản ứng của môi trường thường tạo ra những trở ngại to lớn, có khi không thể vượt qua được. Phát triển nông nghiệp chỉ có thể thích hợp được khi con người biết cách làm cho môi trường không bị phá hủy gây tác hại đến đời sống xã hội. Đồng thời cần tạo ra môi trường thiên nhiên và xã hội thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp ở giai đoạn hiện tài và mở rộng ra tương lai. - Thâm canh là một biện pháp sử dụng đất theo chiều sâu, tác động đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp hiện tại và lâu dài. Vì vậy cần nghiên cứu hiệu quả của việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, nghiên cứu ảnh hưởng của việc tăng đầu tư thâm canh đến sử dụng đất (môi trường, đất, nước ). 2.3.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 2.3.2.1. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Tùy theo nội dung của hiệu quả mà có những tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả khác nhau ở mỗi thời kỳ kinh tế - xã hội khác nhau. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả là một vấn đề phức tạp và có nhiều ý kiến chưa thống nhất. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng đất đa số các nhà kinh tế đều cho rằng tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu quả là mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí và tiêu hao các nguồn tài nguyên, sự ổn định lâu dài của hiệu quả. Trên cơ sở đó, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có thể xem xét ở các mặt sau: - Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả đối với toàn xã hội là khả năng thỏa mãn nhu cầu của sản xuất, tiêu dùng cho xã hội bằng của cải và vật chất sản xuất ra. Đối với nông nghiệp, tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả là mức đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội, môi trường do xã hội đặt ra như tăng năng suất cây trồng, vật nuôi tăng chất lượng và tổng sản phẩm hướng tới thỏa mãn
  28. 19 nhu cầu nông sản cho thi trường trong nước và tăng xuất khẩu, đồng thời đáp ứng về yêu cầu về bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp bền vững. - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có đặc thù riêng, trên một đơn vị đất nông nghiệp nhất định có thể sản xuất đạt được những kết quả cao nhất so với chi phí bỏ ra ít nhất. Đó là phản ánh kết quả đầu tư sử dụng các nguồn lực thông qua đất, cây trồng thực hiện quá trình sinh học để tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường xã hội với hiệu quả cao. - Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất ngành nông nghiệp, đến hệ thống môi trường sinh thái nông nghiệp, đến những người sống bằng nông nghiệp. Vì thế, đánh giá hiệu quả sử dụng đất phải theo quan điểm sử dụng đất bền vững hướng vào 3 tiêu chuẩn chung cơ bản sau: + Bền vững về mặt kinh tế: hệ thống cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao phát triển ổn định, được thị trường chấp nhận. Do đó, phát triển sản xuất nông nghiệp là thực hiệp tập trung và chuyên canh kết hợp với đa dạng hóa sản phẩm. + Bền vững về mặt xã hội: thu hút nguồn lao động trông nông nghiệp, tăng thu nhập, tăng năng suất lao động và đảm bảo đời sống xã hội. + Bền vững về môi trường: loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao phải bảo vệ độ phì đất, ngăn ngừa sự thoái hóa đất đạt hiệu quả kinh tế cao. - Tiêu chuẩn đảm bảo hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, trong cung cấp tư liệu sản xuất, xử lý chất thải có hiệu quả. 2.3.2.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp * Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội chính là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội (kết quả xét về mặt xã hội) và tổng chi phí bỏ ra. Các chỉ tiêu xã hội được thể hiện cụ thể như sau:
  29. 20 - Mức thu hút lao động, mức độ sử dụng lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập. - Trình độ dân trí, mức độ hiểu biết khoa học. - Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. * Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường - Mức độ bảo vệ môi trường sinh thái trong vùng (đất, nước, không khí, sinh vật ). - Sự thích hợp với môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất. - Tỷ lệ diện tích đất đai được bảo vệ và cải tạo, bị ô nhiễm hay thoái hóa. - Ý thức người dân trong sử dụng thuốc BVTV. * Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - Giá trị sản xuất (T): là giá trị toàn bộ sản phẩm sản xuất ra trong kỳ sử dụng đất (một vụ, một năm, tính cho từng cây trồng và có thể tính cho cả công thức luân canh hay hệ thống sử dụng đất). - Chi phí sản xuất (Csx): là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong một thời kỳ (một vụ, một năm) 2.4. Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 2.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Tổng diện tích bề mặt của toàn thế giới là 510 triệu km, trong đó đại dương chiếm 361 triệu km (71%), còn lại là diện tích lục địa chỉ chiếm 149 triệu km (29%). Bắc bán cầu có diện tích lớn hơn nhiều so với Nam bán cầu. Toàn bộ quỹ đất có khả năng sản xuất nông nghiệp trên thế giới là 3.256 triệu ha, chiếm khoảng 22% tổng diện tích đất liền. Diện tích đất nông nghiệp trên thế giới được phân bố không đều: Châu Mỹ chiếm 35%, Châu Á chiếm 26%,
  30. 21 Châu Âu chiếm 13%, Châu Phi chiếm 6%. Bình quân đất nông nghiệp trên thế giới là 12.000 m. Đất trồng trọt trên toàn thế giới mới đạt 1,5 tỷ chiếm 10,8% tổng diện tích đất đai, 46% đất có khả năng sản xuất nông nghiệp như vậy còn 54% (đất có khả năng sản xuất nhưng chưa được khai thác). Diện tích đất đang canh tác trên thế giới chỉ chiếm 10% tổng diện tích đất tự nhiên (khoảng 1.500 triệu ha), được đánh giá là: - Đất có năng suất cao: 14% - Đất có năng suất trung bình: 28% - Đất có năng suất thấp: 58%. Dân số tăng nhanh đã thúc đẩy nhu cầu của con người về những sản phẩm lấy từ đất ngày càng tăng, trong khi diện tích đất có hạn, do dó việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài là vấn đề quan trọng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Các phương pháp đã được nghiên cứu, áp dụng dùng đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở các nước Đông Nam Á như: Phương pháp chuyên khảo, phương pháp mô phỏng, phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp phân tích chuyên gia Bằng những phương pháp đó các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu vào việc đánh giá hiệu quả đối với từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất, để từ đó có thể sắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của vùng. Hàng năm, các Viện nghiên cứu nông nghiệp các nước trên thế giới cũng đã đưa ra nhiều giống cây trồng mới, những kiểu sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả cao hơn trước. Viện lúa quốc tế IRRI đã có nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống cây trồng trên đất canh tác. Tạp chí
  31. 22 “Farming Japan” của Nhật Bản ra hàng tháng đã giới thiệu nhiều công trình ở các nước trên thế giới về các hình thức sử dụng đất đai, đặc biệt là của Nhật. Nhà khoa học Nhật Bản Otak Tanakad đã nêu lên những vấn đề cơ bản về sự hình thành của sinh thái đồng ruộng và từ đó cho rằng yếu tố quyết định của hệ thống nông nghiệp là sự thay đổi về kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Các nhà khoa học Nhật Bản đã hệ thống tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng đất đai thông qua hệ thống cây trồng trên đất canh tác: là sự phối hợp giữa các cây trồng và gia súc, các phương pháp trồng trọt và chăn nuôi, cƣờng độ lao động, vốn đầu từ, tổ chức sản xuất, sản phẩm làm ra, tính chất hàng hoá của sản phẩm. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, việc khai thác và sử dụng đất đai là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế - xã hội nông thôn toàn diện. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai, ổn định chế độ sở hữu, giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động của sáng tạo của nông dân trong sản xuất. Thực hiện chủ trương “Ly nông bất ly hương” đã thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn phát triển toàn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Ở Thái Lan, Uỷ ban chính sách quốc gia đã có nhiều quy chế mới ngoài hợp đồng cho nhân dân thuê đất dài hạn, cấm trồng những cây không thích hợp trên từng loại đất nhằm quản lý việc sử dụng đất và bảo vệ đất tố hơn. Một trong chính sách tập trung vào hỗ trợ phát triển nông nghiệp quan trọng nhất là đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Theo Vũ Thị Phương Thuỵ (2000), ở Mỹ tổng số tiền trợ cấp là 66,2 tỉ US, chiếm 28,3% tổng thu nhập của nông nghiệp; ở Canada tương ứng là 5,7 tỉ chiếm 39.1%; ở Ôxtrâylia 1,7 tỉ chiếm 14,5 %; Nhật Bản là 42,3 tỉ chiếm 68,9%; ở Áo là 1,6 tỉ chiếm 35,5%; cộng đồng châu Âu 67,2 tỉ chiếm 40,1% tổng thu nhập nông nghiệp. Nguồn tài nguyên đất trên thế giới hàng năm luôn bị giảm, đặc biệt là đất nông nghiệp mất đi do chuyển sang mục đích sử dụng khác. Mặt khác dân
  32. 23 số ngày càng tăng, theo ước tính mỗi năm dân số thế giới tăng từ 80 - 85 triệu người. Như vậy, với mức tăng này mỗi người cần phải có 0,2 - 0,4 ha đất nông nghiệp mới đủ lương thực, thực phẩm. Đứng trước những khó khăn rất lớn đó thì việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất của đất nông nghiệp là hết sức cần thiết) [17]. 2.4.2. Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 33.121,2 ha, trong đó đất nông nghiệp là 27.302,206 ha chiếm 79,4% tổng diện tích đất tự nhiên. Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam tính đến năm 2015 Diện tích Cơ cấu STT Mục đích sử dụng Mã (ha) (%) 1 Đất nông nghiệp NNP 27.302,206 100,00 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 11.530,160 42,23 1.1.1 Đất cây trồng hàng năm CHN 6.709,475 24,57 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 4.143,096 15,17 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 49,906 0,18 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 2.516,473 9,22 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 4.820,685 17,66 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 14.923,559 54,66 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 7.596,989 27,83 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 5.674,674 20,78 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1.652,158 6,05 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 797,759 2,92 1.4 Đất làm muối LMU 17,505 0,06 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 33,223 0,13 (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2015)
  33. 24 Diện tích đất bình quân đầu người ở Việt Nam thuộc loại thấp nhất thế giới. Ngày nay với áp lực về dân số và tốc độ đô thị hóa diện tích đất đai nước ta ngày càng giảm, đặc biệt là diện tích đất nông nghiệp. Tính theo bình quân đầu người thì diện tích đất tự nhiên giảm 26,7%, đất nông nghiệp giảm 21,5%) [17]. Việt Nam có 8 vùng đất nông nghiệp gồm: Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc bộ, Tây Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và ĐBSCL. Mỗi vùng đều có đặc trưng cây trồng rất đa dạng. Trong đó, ĐBSCL chủ yếu là lúa; Tây Nguyên là cà phê, rau, hoa, trà; miền Đông Nam bộ là cao su, mía, bắp, điều Đất nông nghiệp hiện được chia thành 4 loại: Đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm (không bao gồm cây lâm nghiệp, cây công nghiệp lâu năm trồng xen, trồng kết hợp), đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất có mặt nước dùng vào sản xuất nông nghiệp gồm các loại ao, hồ, sông cụt, để nuôi trồng các loại thuỷ sản (không tính hồ, kênh, mương, máng thuỷ lợi). Đất nông nghiệp ở nước ta phân bố không đồng đều giữa các vùng trong cả nước. Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có tỷ trọng đất nông nghiệp trong tổng diện tích đất tự nhiên lớn nhất cả nước, chiếm 67,1% diện tích toàn vùng và vùng đất nông nghiệp. Ít nhất là vùng Duyên hải miền Trung. Đất nông nghiệp chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đất tại các vùng nên độ phì và độ màu mỡ của đất nông nghiệp giữa các vùng cũng khác nhau. Đồng bằng Sông Hồng với Đồng bằng Sông Cửu Long, đất đai ở hai vùng này được bồi tụ phù sa thường xuyên nên rất màu mỡ, mỗi năm đất phù sa bồi tụ ở Đồng bằng Sông Cửu Long thêm 80m. Vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ phần lớn là đất bazan. Tuy nhiên, Việt Nam là một trong những quốc gia có mức độ phân mảnh đất đai cao nhất so với khu vực và thế giới. Diện tích đất sản xuất nông
  34. 25 nghiệp bình quân đầu người trên thế giới là 0,52 ha, trong khu vực là 0,36 ha thì ở Việt Nam là 0,25 ha. Sau mỗi hai chục năm, tình trạng phân mảnh tăng gấp đôi. Sự phân mảnh còn dẫn đến tình trạng lãng phí đất đai được sử dụng làm ranh giới, bờ bao. Con số này không dưới 4% diện tích canh tác. Quỹ đất nông nghiệp tiếp tục suy giảm do công nghiệp hóa và đô thị hóa. Theo số liệu của Tổng cục Quản lý đất, Bộ Tài nguyên Môi trường, bình quân mỗi năm đất nông nghiệp giảm gần 100 nghìn hécta, đặc biệt năm 2007 giảm 120 nghìn hécta, trong khi mỗi năm số lao động bước ra khỏi ruộng đồng chỉ vào khoảng 400 ngàn người. Hơn nữa, mức gia tăng dân số ở nông thôn không giảm nhiều như mong đợi, khiến cho bình quân đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm mạnh. Hiện quỹ đất chưa s ử dụng có thể tiếp tục khai thác ở nước ta còn không đáng kể. Trong khi đó biến đổi khí hậu có khả năng làm cho diện tích đất có thể sử dụng có nguy cơ bị thu hẹp. Vì vậy, vấn đề đảm bảo lương thực, thực phẩm trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm đang là một áp lực rất lớn. Do đó việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất nông nghiệp càng trở nên quan trọng đối với nước ta. 2.4.3. Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên Xã Phấn Mễ là xã miền núi nằm ở phía Nam của huyện Phú Lương, gồm 22 xóm với nhiều tiềm năng, thế mạnh về khoáng sản, chăn nuôi, cấy lúa và cây công nghiệp. Đến 31/12/2016, tổng diện tích tự nhiên của xã là: 2.531,00 ha. Gồm các loại đất theo mục đích sử dụng:
  35. 26 a. Nhóm đất nông nghiệp: có diện tích là 1.838,53 ha. Trong đó: - Đất sản xuất nông nghiệp là 1.113,87 ha. + Đất trồng lúa là 524,5 ha. + Đất trồng cây lâu năm là 589,37 ha. - Đất lâm nghiệp là 488,23 ha, chiếm 19,29% tổng diện tích tự nhiên. + Diện tích đất rừng sản xuất: 488,23 ha. - Đất nuôi trồng thuỷ sản là 19,52 ha. b. Nhóm đất phi nông nghiệp: có diện tích là 660,61 ha. Trong đó: - Đất ở có diện tích là 97,93 ha. + Đất ở tại nông thôn với diện tích 97,93 ha. - Đất chuyên dùng có diện tích 403.95 ha. + Đất trụ sở cơ quan diện tích 1,32 ha. + Đất công trình sự nghiệp diện tích 6.26 ha. + Đất quốc phòng là 237,5 ha. + Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là 13.48 ha. + Đất có mục đích công cộng là 111.18 ha. - Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 12,48 ha. c. Nhóm đất chưa sử dụng trên toàn xã còn 31,86 ha. Trong đó: - Đất bằng chưa sử dụng là 19.94 ha. - Đất đồi núi chưa sử dụng là 11.92 ha.
  36. 27 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đất nông nghiệp của xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bãn xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 – 2017” 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.2.1. Địa điểm UBND xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. 3.2.2. Thời gian Từ tháng 08/2017 đến tháng 12/2017. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Khái quát địa bàn nghiên cứu - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp - Đề xuất và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp - Điều tra, trực tiếp thông qua hệ thống số liệu hồ sơ sổ sách, tài liệu đã được công bố tại UBND xã và các phương tiện thông tin đại chúng. - Các công trình khoa học và nghiên cứu, sách, báo, tạp chí, internet, có liên quan. 3.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp - Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): Thông qua việc đi thực tế quan sát, phỏng vấn cán bộ và người dân để điều tra hiện trạng sử
  37. 28 dụng đất của xã, thu thập các thông tin liên quan đến đời sống và tình hình sản xuất nông nghiệp. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA): Trực tiếp tiếp xúc với người dân, gợi mở, tạo cơ hội để trao đổi, bàn bạc, đưa ra những khó khăn, nguyện vọng, kinh nghiệm trong sản xuất. Sử dụng phương pháp PRA để thu thập số liệu phục vụ phân tích hiện trạng, hiệu quả các loại hình sử dụng đất và đưa ra các giải pháp trong sử dụng đất nông nghiệp nhằm đảm bảo tính thực tế, khách quan (sử dụng bộ phiếu điều tra nông hộ - Phụ lục 1). Phiếu điều tra nông hộ được sử dụng 60 phiếu tương ứng với 60 hộ dân. Trong đó, việc sử dụng phiếu điều tra sẽ được thực hiện điều tra theo thôn (xóm), những thôn (xóm) có những loại cây trồng đặc trưng và được trồng để phát triển kinh tế. Mỗi thôn (xóm) điều tra 2 - 3 hộ dân. Điều tra tại các xóm như: Giang1, Giang2, Tân Hòa, làng Hin, Bún1, Bún2, làng Trò, Mỹ Khánh, Phú Yên, Hái Hoa1, Hái Hoa2, Cọ1, Cọ2, Dộc Mấu1, Dộc Mấu2, Bò1, Bò2, Bầu1, Bầu2, Phú Sơn, làng Mai, Phố Giá. 3.4.3. Phương pháp tính hiệu quả của các loại hình sử dụng đất 3.4.3.1. Hiệu quả kinh tế - Tổng giá trị sản phẩm (T): T = p1.q1+p2.q2+ +pn.qn Trong đó: + p: là khối lượng từng loại sản phẩm được sản xuất/ha/năm + q: là đơn giá của từng loại sản phẩm của thị trường cùng thời điểm + T: là tổng giá trị sản phẩm của 1 ha đất canh tác/năm - Thu nhập thuần túy (N): N = T - Csx Trong đó: + N: Thu nhập thuần túy của 1 ha đất canh tác/năm
  38. 29 + Csx: Chi phí sản xuất của 1ha đất canh tác/năm bao gồm cả chi phí vật chất và chi phí lao động - Hiệu quả sử dụng vốn (H) H = T/Csx - Giá trị ngày công lao động: HLđ=N/số ngày công lao động/ha/năm - Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính (phân cấp) được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn. 3.4.3.2. Hiệu quả xã hội - Giá trị ngày công lao động nông nghiệp. - Thu nhập bình quân/lao động nông nghiệp. - Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo. - Mức độ giải quyết công ăn việc làm và thu hút lao động. - Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. 3.4.3.3. Hiệu quả môi trường. - Tỷ lệ che phủ. - Khả năng bảo vệ và cải tạo đất. - Ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. 3.4.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu Đây là phương pháp phân tích và xử lý các số liệu thô đã thu thập được để thiết lập các bảng biểu để so sánh sự biến động và tìm ra nguyên nhân cho nó. Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp cần thực hiện. 3.4.5. Phương pháp minh họa bằng biểu đồ Phương pháp biểu đồ, được ứng dụng để thể hiện diện tích, cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp của các vùng trên toàn xã.
  39. 30 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu 4.1.1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu 4.1.1.1. Vị trí địa lý Phấn Mễ là xã miền núi của huyện Phú Lương. Nằm cách trung tâm huyện lỵ khoảng 5,5 km về phía Nam trên trục đường Quốc lộ 3 đi qua địa bàn xã dài 3,25 km, có ranh giới hành chính như sau: - Phía Bắc giáp xã Động Đạt, Yên Lạc, thị trấn Đu huyện Phú Lương; - Phía Nam giáp thị trấn Giang Tiên huyện Phú Lương, xã Phục Linh huyện Đại Từ; - Phía Đông giáp xã Tức Tranh, Vô Tranh, thị trấn Giang Tiên huyện Phú Lương; - Phía Tây giáp xã Động Đạt huyện Phú Lương, xã Phục Linh huyện Đại Từ. 4.1.1.2. Địa hình, địa mạo Phấn Mễ là xã địa hình địa hình có nhiều đồi núi nằm rải rác trên địa bàn xã, tạo nên địa hình tương đối phức tạp. Với độ cao trung bình từ 35,5 – 375,5 m so với mực nước biển mà đỉnh cao nhất là 375,5m (núi Chúa). Địa hình của xã dốc dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Phía Đông vùng này là những dãy đồi núi nằm rải rác chạy dọc từ Bắc xuống Nam mà đỉnh cao nhất là 118,3m, với độ dốc chủ yếu từ 100 – 150. Phía Tây với đỉnh núi Chúa cao 375,5m, thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông, vùng này có độ dốc từ 150 -250.
  40. 31 Vùng trung tâm xã chạy dọc từ Bắc xuống Nam là vùng thung lũng lớn thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 35,5 - 48m so với mực nước biển, độ dốc chủ yếu từ 00-80. 4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết Phấn Mễ có khí hậu nhiệt đới gió mùa và có chung đặc điểm của khí hậu vùng Đông Bắc. Được chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 220C, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm vào tháng 7 là 28,50C, nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm vào tháng 1 là 15,60C. Số giờ nắng trong năm đạt 1.628 giờ; tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 7 có 195 giờ; tháng có giờ nắng ít nhất là tháng 2 và tháng 3 có 50 giờ. Chế độ mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm 2.097 mm, trong đó mùa mưa chiếm 91,6% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất vào tháng 7, tháng 8, nhiều khi xảy ra lũ. Theo thống kê vào tháng 7, lượng mưa nhiều năm khoảng 419,3 mm, số ngày mưa khoảng 17,3 ngày, vào tháng 8 lượng mưa trung bình thấp hơn (371,5mm) nhưng số ngày mưa lại cao nhất trong năm khoảng 19,3 ngày. Độ ẩm: không khí trung bình năm 82%, cao nhất trong năm trên 83,28%, thấp nhất trong năm 80%. Lượng bốc hơi bình quân hàng năm 943 mm, lượng bốc hơi trung bình của các tháng nóng là 140 mm (tháng 5 đến tháng 9), lượng bốc hơi trung bình của những tháng mưa là 61 mm (tháng 9 đến tháng 11). Ngày có sương mù trong năm khoảng 3-4 ngày. Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa mưa là gió Đông Nam, và mùa khô là gió Đông Bắc.
  41. 32 4.1.1.4. Hệ thống thuỷ văn Với dòng sông Đu chảy dọc từ Bắc Xuống Nam (vùng giữa địa bàn xã) dài khoảng 11,5 km cùng các con suối, khe, ngòi lớn nhỏ với tổng diện tích sông suối 65,72 ha, 62,86 ha đất thủy lợi, các ao hồ và mặt nước chuyên dùng đã tạo nên mạng lưới thủy văn toàn xã. 4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên * Tài nguyên đất Sự hình thành và phân bố tài nguyên đất phụ thuộc nhiều vào địa chất, địa hình, nguồn nước do vậy theo kết quả điều tra và tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng 1/25.000 của huyện nguồn tài nguyên đất của xã gồm các loại đất sau: - Đất phù sa được bồi tụ (Pb): Phân bố chủ yếu dọc theo 2 bờ sông Đu, loại đất này thuận lợi cho việc sản xuất cây hàng năm. - Đất phù sa không được bồi tụ (P): Phân bố chủ yếu gần đất phù sa được bồi tụ (tập trung chủ yếu vùng trung tâm xã và vùng phía Nam xã, gần sông Đu) loại đất này thuận lợi cho việc sản xuất cây hàng năm. - Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (F1): Phân bố chủ yếu ở vùng phía Tây trung tâm xã và chạy dọc từ Bắc xuống Nam, loại đất này thuận lợi cho việc sản xuất cây hàng năm. - Đất dốc tụ (D): Phân bố chủ yếu ở vùng thung lũng phía Đông dọc theo quốc lộ 3 chạy dài từ Bắc xuống Nam, loại đất này thuận lợi cho việc sản xuất cây lương thực, hoa màu. - Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): Phân bố chủ yếu ở vùng phía Tây dòng sông Đu và chảy dọc từ Bắc xuống Nam, loại đất này thuận lợi cho sản xuất cây lâu năm (chè) và canh tác nông – lâm nghiệp. Ngoài ra trên dịa bàn xã còn 1 số loại đất khác như đất vàng nhạt trên đá cát, đất đỏ vàng trên phiến thạch sét, đá nâu đỏ trên đá Macma bazơ trung tính, đỏ vàng trên đá biến chất
  42. 33 * Tài nguyên nước Trên địa bàn xã có 2 nguồn nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân là nguồn nước mặt và ngồn nước ngầm. Nguồn nước mặt: Ngoài nguồn nước mưa còn có các nguồn nước do những suối, khe, ngòi lớn nhỏ và các đập hồ khác nằm trên địa bàn xã cùng phần nào đảm bảo tưới tiêu chủ động cho hơn 100% diện tích đất canh tác và phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân. Nguồn nước ngầm: Có ở độ sâu từ 6÷12 m với chất lượng nước được coi là đảm bảo vệ sinh, về trữ lượng nước tuy chưa xác định được chính xác nhưng về mùa khô trữ lượng nước ít, một số nơi không đủ nước để phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân. Nguồn nước này chủ yếu được khai thác qua giếng khơi * Tài nguyên rừng Phấn Mễ là xã miền núi nên diện đất lâm nghiệp khá lớn 488,23 ha chiếm 19,29% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó chủ yếu là rừng sản xuất. Rừng của xã chủ yếu là tre, vầu, bạch đàn, keo và các cây thân bụi như sim, mua, guộc, lau lách * Tài nguyên khoáng sản Theo đánh giá khảo sát bước đầu của Liên Đoàn địa chất, trên địa bàn xã có các nguồn khoáng sản sau: Quặng sắt phố Giá; Quặng Imenit trữ lượng khoảng 4 triệu tấn; mỏ than đang khai thác; đất Cao Lanh (đây là nguồn nguyên liệu để sản xuất gạch ngói phục vụ cho nhu cầu xây dựng của nhân dân). * Tài nguyên nhân văn Trên địa bàn xã có nhiều dân tộc cùng sinh sống trong đó: Kinh chiếm 78,09%, Nùng chiếm 19,3%, Sán Chí chiếm 6,64%, Cao Lan 5,59%, Tày 1,92%, các dân tộc Sán Dìu, Mường, Mán, Hoa chiếm 6,39%
  43. 34 Nhân dân xã Phấn Mễ có truyền thống cùng nhau đoàn kết đấu tranh bảo vệ quê hương. Với truyền thống lịch sử, nguồn nhân lực dồi dào, một số được đào tạo và có kinh nghiệm sản xuất, có tính cần cù, chịu khó và những tiềm năng sẵn có, dưới sự lãnh đạo của huyện uỷ, Uỷ ban huyện Phú Lương, Uỷ ban nhân dân xã Phấn Mễ sẽ trở thành một xã có nền kinh tế - văn hoá - xã hội phát triển tương xứng với mục tiêu của xã cũng nhu huyện đề ra. Trên địa bàn xã có điểm di tích lịch sử Hội trường núi Trường Sô – Dộc Mấu, và đền Phấn Mễ - Mỹ Khánh đang trình phê duyệt công nhận điểm di tích lịch sử. Năm 2001 xã đã được nhà nước phong tặng danh hiệu xã “Anh hùng lực lượng vũ trang”. 4.1.1.6. Điều kiện kinh tế - xã hội * Tăng trưởng kinh tế Trong nghị quyết đại hội đảng bộ xã Phấn Mễ lần thứ XXI với mục tiêu tổng quát là: “Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ tổng hợp, đầu tư xây dựng nông thôn nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao dân trí và tiến bộ xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, nâng cao mức sống của nhân dân” Vượt qua khó khăn như thiên tai, dịch bệnh, suy thoái kinh tế toàn cầu, kinh tế địa phương vẫn tăng trưởng khá. Cơ cấu kinh tế được xác định: Nông lâm nghiệp – công nghiệp – thương mại dịch vụ, trong đó tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp chiếm 62%, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm 12%, thương mại dịch vụ 26%.
  44. 35 Hiện nay, diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã là 1.838.53 ha, chiếm 72,64% diện tích tự nhiên của xã và giá trị sản xuất của ngành trong tổng giá trị sản xuất của xã đạt 20%. Trong những năm qua, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế có những chuyển biến tích cực, ngày càng tăng nên đã đáp ứng được những mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra. Qua số liệu thống kê những năm gần đây cho thấy quá trình phát triển sản xuất có sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, diện tích, sản lượng, sản phẩm hàng hóa chính bao gồm: * Ngành nông nghiệp Trong ngành nông nghiệp loại cây trồng chủ yếu là lúa, bước đầu đã có bước phát triển các giống lúa lai, lúa năng suất chất lượng cao đã được đưa vào sản xuất, diện tích gieo cấy hàng năm đạt 100% theo kế hoạch, sản lượng lương thực năm 2012 đạt 4.782,5 tấn, năm 20016 đạt 5013 tấn, bình quân tăng 1,69%. Bên cạnh đó sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè đã có bước phát triển, các loại giống chè có năng suất, chất lượng cao đưa vào sản xuất thay thế dần giống chè cũ. Tổng diện tích chè năm 2012 có 258 ha trong đó có 250 ha chè kinh doanh, đến năm 2016 có 276 ha trong đó có 266 ha chè kinh doanh, năm 2012 sản lượng ước đạt 1.875 tấn, năm 2016 sản lượng ước đạt 2.397 tấn, tăng 8%. Về lâm nghiệp, hàng năm xã đều tổ chức trồng rừng theo kế hoạch, tổ chức quản lý tốt vốn rừng hiện có, trong 5 năm qua đã trồng được 343,2 ha rừng, đưa độ che phủ của rừng là 14,44%. Khai thác được 2.605 m3 gỗ. Tận dụng những lợi thế về đất nông nghiệp, địa hình, nguồn nước, nguồn nhân lực, xã đã nỗ lực phấn đấu phát huy những tiềm năng có sẵn của địa phương đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp, nâng diện tích đất
  45. 36 nông nghiệp bằng biện pháp nâng hệ số sử dụng đất do vậy đã có những kết quả nhất định. * Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Trong những năm vừa qua, khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của xã Phấn Mễ đã có bước phát triển, ước tính năm 2016 giá trị ngành công nghiệp, xây dựng trên địa bàn là 8,5 tỷ đồng mỗi năm tăng 20%. Tốc độ tăng trưởng của ngành trung bình giai đoạn 2011-2016 đạt 16,9%. Thế mạnh của địa phương là sản xuất vật liệu xây dựng, vì vậy các cơ sở đã đầu tư, mở rộng thu hút từ 500- 600 lao động mùa vụ. * Ngành kinh tế thương mại và dịch vụ Trong giai đoạn 2011-2016, khu vực kinh tế thương mại, dịch vụ của xã Phấn Mễ đã có bước phát triển, ước tính năm 2016 giá trị ngành thương mại, dịch vụ trên địa bàn là 9,83 tỷ đồng tăng 5,71 tỷ đồng so với năm 2012. Tốc độ tăng trưởng của ngành trung bình giai đoạn 2011-2016 đạt 20%. Chợ Phấn Mễ và hoạt động thương mại dịch vụ đã phục vụ thiết thực cho giao lưu hàng hóa, thúc đẩy sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân. * Ngành chăn nuôi Do là xã thuần nông nên việc chăn nuôi có tầm quan trọng rất lớn, đáp ứng được nhu cầu về cày kéo, cung cấp phân bón cho sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nguồn thức ăn từ ngành trồng trọt. * Thuỷ lợi Công tác thuỷ lợi trong những năm gần đây được sự quan tâm của Nhà nước và sự đóng góp của người dân đang dần từng bước cứng hoá hệ thống kênh mương. Xã có hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh. Toàn xã có hơn 10 hồ đập lớn nhỏ chứa nước, với tổng diện tích đất thủy lợi và đất mặt nước chuyên dùng là 133,9 ha, trong đó có 15,40 ha đất thủy lợi, với 9 trạm bơm
  46. 37 nước, kênh tưới đã bê tông hóa được 40%. Hàng năm xã đã huy động hàng ngàn công lao động để nạo vét kênh mương và bồi đắp đê sạt lở. Hiện nay, cơ bản đã chủ động tưới tiêu cho sản xuất và cung cấp nước cho sinh hoạt của nhân dân. 4.1.1.7. Thực trạng phát triển, dân số, lao động và việc làm và thu nhập * Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn Trên địa bàn xã có nhiều thành phần dân cư sinh sống nên các khu dân cư nông thôn được phát triển theo những hình thức khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện và mức độ quần tụ dân cư trong từng khu vực với các tụ điểm dân cư truyền thống như thôn, xóm. Xã hiện có 26 xóm dân cư tập trung. Các khu dân cư thường phân bố tập trung ven chân núi, dọc các trục đường giao thông, nơi có hệ thống giao thông đi lại thuận tiện và có nguồn nước đảm bảo phục vụ cho nhu cấu sinh hoạt của người dân. Với đặc điểm ngành nghề truyền thống sản xuất nông, lâm nghiệp, phát triển dịch vụ thương mại và buôn bán nhỏ Những năm qua, cơ sở hạ tầng của khu dân cư nông thôn đã được nâng cấp, tuy nhiên hệ thống giao thông, cấp điện, nước còn rất hạn chế; các công trình công cộng như trường học, chợ, y tế, sân thể thao còn thiếu về cơ sở vật chất, đặc biệt là đối với các khu dân cư ở vùng núi, vùng dân cư ít người. Giao thông: Với tuyến giao thông đối ngoại quốc lộ 3 đi qua địa bàn xã dài khoảng 3,25km, rộng 15 m đã được nhựa hóa. Ngoài ra xã còn có 1 số các tuyến giao thông đối nội như: Đu - Khe Mát - Phấn Mễ; Phấn Mễ - Tức Tranh; Đu - Xóm Lân - Hái Hoa; Mỹ Khánh - Vô Tranh; Quốc Lộ 3 - Làng Hin; Giang 1 - Phục Linh (Đại Từ).
  47. 38 Cùng với các tuyến đường mòn trong khu dân cư và tuyến liên xóm thì hệ thống đường giao thông hiện có trong xã phân bổ khá hợp lý và đã tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hóa và đi lại của nhân dân. Tuy nhiên hệ thống giao thông của xã với bề mặt đường rộng không đồng đều và nhỏ chủ yếu là đường đất chưa được cứng hóa, nhựa hóa phần nào gây khó khăn cho người dân trong việc đi lại nhất là trong mùa mưa bão. Nhìn chung, hệ thống giao thông trên địa bàn đã được hình thành tương đối hợp lý, nhưng chất lượng đường còn kém, khi xây dựng thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Trong thời gian tới cần phải nâng cấp, cải tạo, mở rộng và cứng hóa, nhựa hóa các tuyến giao thông liên xã, liên xóm phục vụ dân sinh và thúc đẩy, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Năng lượng, bưu chính - viễn thông: Xã có 8 trạm biến áp với tổng công suất 1.680 KVA; mạng lưới điện đã phủ kín trên phạm vi toàn xã, 100% số hộ được dùng điện lưới. Bưu chính - viễn thông: Trên địa bàn xã có 1 điểm bưu điện văn hóa xã và 1 trạm viễn thông. Trong giai đoạn 2013-2017 vừa qua có thể được coi là giai đoạn bùng nổ của mạng lưới viễn thông với 4 nhà mạng mới được ra mắt kèm theo đó là các chương trình, chính sách khuyến mại, khuyến khích người dân sử dụng điện thoại cho nên một bộ phận lớn người dân trong xã có điện thoại di động (chiếm đến trên 90% dân số), hệ thống viễn thông phát triển mạnh. Số người được tiếp xúc với mạng internet cũng ngày càng tăng, năm 2014, trong xã số người được tiếp xúc với hệ thống thông tin toàn cầu này rất ít ( 500 người) tập trung chủ yếu ở bộ phận lao động có trình độ, chuyên môn được qua đào tạo và học sinh, sinh viên.
  48. 39 Giáo dục - đào tạo: Hiện tại ở xã có 2 trường THCS với hơn 22 lớp học, số học sinh là 641 em (Diện tích trường THCS Phấn Mễ 1 là 15.757 m2 và Phấn Mễ 2 là 7.638m2), 2 trường tiểu học với 24 lớp học, số học sinh là 708 em (Diện tích trường TH Phấn Mễ 1 là 4.113 m2 và trường TH Phấn Mễ 2 là 4.286m2), 1 trường mầm non với 14 phòng học, số học sinh là 345 em. Về diện tích đất dành cho giáo dục cơ bản đảm bảo tiêu chuẩn Quốc gia về chuẩn diện tích trên 1 học sinh song hệ thống cơ sở hạ tầng của hệ thống trường còn rất nhiều yếu kém, dụng cụ phục vụ công tác dạy và học còn nhiều khó khăn. Đội ngũ giáo viên đều qua đào tạo phù hợp với cấp dạy, số lượng giáo viên dạy giỏi các cấp ngày một tăng; nhưng hiện vẫn còn số ít giáo viên năng lực chuyên môn còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy nâng cao. Các cấp học đều được thực hiện đúng chương trình, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên. Y tế: Xã có một trạm xá có diện tích 2.537m2. Với đội ngũ cán bộ y tế xã luôn sẵn sàng khám chữa bệnh cho người dân thì bên cạnh đó tại các xóm đều có y tá xóm, về cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám và phòng chữa các bệnh thông thường cho nhân dân. Trạm xá xã đã chỉ đạo duy trì hàng năm tiêm chủng mở rộng, y tế dự phòng, tham gia tốt các Chương trình y tế quốc gia, không để xẩy ra dịch bệnh lớn, thanh toán cơ bản được các bệnh xã hội nhưng về lâu dài xã cần mở rộng quy mô trạm y tế. Năm 2015 - 2016 tiêm chủng cho 185 trẻ em đạt 100% KH năm, khám và điều trị cho 7.578 lượt người đạt 11,44% KH năm. Văn hoá thông tin, thể dục, thể thao: Xã có đài phát thanh thực hiện công tác thông tin đến quần chúng nhân dân chương trình, chính sách của Đảng và nhà nước bên cạnh công tác công khai hóa các hoạt động của địa phương.
  49. 40 Hệ thống nghe nhìn được phát triển mạnh trên địa bàn toàn xã, hầu hết các hộ trong xã đều có tivi, đài và hệ thống này ngày càng được nâng cao về cả số lượng và chất lượng. Toàn xã đã tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, tập trung chỉ đạo việc khai trương xây dựng và phối hợp tổ chức xét duyệt công nhận làng văn hoá. Các lễ hội truyền thống được tổ chức khá tốt. Các hoạt động văn hoá nghệ thuật được phát triển mạnh ở các khu vực trong xã. Đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Phong trào từ thiện, tình nghĩa được nhân dân hưởng ứng. Các hoạt động trong lĩnh vực văn hoá xã hội được xã hội hoá. * Dân số: Theo số liệu thống kê, tổng số dân của xã là 10.921 người, với 2.809 hộ, được phân thành 22 xóm tỷ lệ tăng dân số là 0,60%. Xã đã từng bước đổi mới công tác tuyên truyền vận động về dân số kế hoạch hóa gia đình để ổn định dân số và giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, duy trì thường xuyên chế độ giao ban báo cáo hàng tháng nắm vững sự biến động về dân số trên địa bàn. (UBND xã Phấn Mễ, 2016) * Lao động và việc làm: Năm 2016, ước tính số lao động của xã là 5.384 người trong đó số lao động có việc làm ổn định là 1.234 người chiếm (20%) trong tổng số lao động và số lao động được qua đào tạo nghề của xã còn rất thấp. Các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng thu hút 500 – 600 lao động hàng năm, hợp tác xã làng Bún đang dần đi vào hoạt động hiệu quả tạo công ăn việc làm cho khoảng 30 – 50 lao động. * Thu nhập và mức sống Do nền kinh tế của xã đang trong giai đoạn phát triển, số lao động có việc làm trên địa bàn xã tương đối ổn định. Tuy nhiên phần lớn hoạt động
  50. 41 trong ngành nông nghiệp nên thu nhập của người dân thấp chỉ đạt 14 triệu đồng/người/năm từ đó kéo theo mức sống của người dân còn thấp. Công tác giảm nghèo đạt được kết quả đề ra năm 2012 có 554 hộ chiếm tỷ lệ 20,5%, đến năm 2016 còn 294 hộ chiếm tỷ lệ 10,45% trong tổng số hộ dân. 4.1.1.8. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường Thuận lợi: Với điều kiện về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội và cảnh quan môi trường của Phấn Mễ cho thấy xã có nhiều lợi thế cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội: - Xã có tài nguyên đất đai đa dạng, một số diện tích thuần thục với sản xuất nông nghiệp phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhiều loại cây trồng ngắn ngày (lúa và các loại cây rau màu), một số diện tích phù hợp với trồng các loại cây ăn quả, diện tích đất đồi núi có thể trồng rừng sản xuất. Từ đó tạo ra tiềm năng đa dạng hoá các loại cây trồng, đặc biệt là phát triển các loại cây hàng hoá ngoài đáp ứng cho nhu cầu của địa phương còn phục vụ cho nhu cầu của khu vực và các vùng lân cận. - Cảnh quan môi trường của xã còn trong lành, kết hợp giữa rừng núi đập. - Trong những năm qua, nền kinh tế đã có bước phát triển khá toàn diện, liên tục và đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch đúng hướng: Tăng tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất của toàn xã. Có số dân tương đối đông, lực lượng lao động dồi dào, từ đó có thể khai thác hiệu quả và phát huy ngày càng rõ hơn những lợi thế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của xã. - Sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền nhằm đưa Phấn Mễ phát triển mạnh về kinh tế - xã hội, xứng đáng với truyền thống của quê
  51. 42 hương cách mạng và tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động của nhân dân trong xã. Khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đất, từng bước bắt nhịp với phát triển kinh tế chung của toàn huyện, đẩy nhanh quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. - An ninh đảm bảo tạo tâm lý an tâm trong sản xuất và kinh doanh buôn bán cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện trên địa bàn. - Nhân dân trong xã luôn đoàn kết, cần cù, chịu khó, ham học hỏi Khó khăn và thách thức: Là xã vùng núi, có địa hình bị chia cắt mạnh, gây khó khăn cho sản xuất và bố trí cơ sở hạ tầng. Diện tích đất chưa sử dụng lớn nhưng việc đưa vào sử dụng còn gặp nhiều khó khăn. - Nguồn nước phân bố không đều trong năm dẫn tới bất cập: vào mùa mưa lượng nước lớn dẫn tới ngập úng cục bộ ngược, xói mòn đất lại; vào mùa khô thiếu nước đất đai trở nên khô cằn, ở bất kỳ điều kiện nào thì đất cũng đã giảm khả năng sản xuất gây áp lực cho công tác thuỷ lợi và hoạt động sản xuất nông nghiệp của nhân dân. - Song song với các điều kiện thời tiết bất thuận là sâu bệnh trên các loại cây trồng và dịch bệnh ở gia súc, gia cầm. Sâu bệnh và dịch bệnh ngày càng phát triển mạnh dưới nhiều hình thức khó phòng tránh, gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất của nhân dân. - Với tốc độ phát triển kinh tế hiện nay và dự báo tiềm năng phát triển trong tương lai thì trình độ dân trí của người dân, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của xã chưa đảm bảo để phát triển bền vững. - Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua cùng với sự gia tăng dân số và dự kiến mức phát triển kinh tế - xã hội của xã đã, đang và sẽ tạo nên những áp lực đối với đất đai của xã. Trong giai đoạn từ nay đến
  52. 43 năm 2020, với các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển các ngành kinh tế; xây dựng, cải tạo và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, mở rộng và xây dựng mới các khu dân cư, dự báo sẽ có những thay đổi lớn thực tế sử dụng đất hiện nay, đồng thời đặt ra những vấn đề có tính bức xúc trong việc bố trí sử dụng đất của xã và được thể hiện ở một số mặt sau: - Để đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa, việc phát triển mở rộng các khu dân cư ngày càng nhiều thì việc đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thông, cấp thoát nước, các công trình phúc lợi xã hội như trường học, y tế, ) sẽ đòi hỏi một quỹ đất tương đối lớn và gây sức ép lên quỹ đất. - Việc sử dụng đất vào xây dựng nhà ở, xây dựng công trình phục vụ đời sống của con người là tất yếu, cũng như để cải thiện nâng cao đời sống của nhân dân cần dành một diện tích thoả đáng để xây dựng thêm các công trình văn hoá - thể thao, khu vui chơi giải trí, Điều này cũng tác động không nhỏ đối với đất đai của xã. Như vậy, từ thực tế điều kiện tự nhiên, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội những năm gần đây cũng như dự báo phát triển trong tương lai (trong khi quỹ đất có hạn), thì áp lực đối với đất đai của xã đã và sẽ ngày càng lớn hơn, dẫn đến thay đổi lớn hiện trạng sử dụng đất hiện nay của xã. Do đó, để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội lâu dài bền vững, cần phải xem xét một cách nghiêm túc việc khai thác sử dụng đất theo hướng khoa học trên cơ sở: Tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả cao; bố trí sử dụng đất phải đáp ứng được nhu cầu cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội hiện tại cũng như trong tương lai 4.1.2. Hiện trạng sử dụng đất
  53. 44 Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Phấn Mễ năm 2016 Đơn vị: ha Diện tích Cơ cấu (%) Mã STT Loại đất năm theo diện đất 2016 tích tự nhiên Diện tích tự nhiên 2.531,00 100 1 Đất nông nghiệp NNP 1.838,53 72,64 1.1 Đất trồng lúa LUA 524,5 20,72 1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 314,3 12,42 1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 216,91 8,57 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 589,37 23,29 1.4 Đất rừng sản xuất RSX 488,23 19,29 1.5 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 19,52 0,77 2 Đất phi nông nghiệp PNN 660,61 26,10 2.1 Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp CTS 1,32 0,05 2.2 Đất quốc phòng CQP 237,5 9,38 2.3 Đất cơ sở kinh doanh SKC 0,47 0,02 2.4 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 20,57 0,81 2.5 Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ SKX 6,83 0,27 2.6 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 12,48 0,49 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 75,34 2,98 2.8 Đất sông suối SON 43,16 1,71 2.9 Đất ở tại nông thôn ONT 97,93 3,87 2.10 Đất phát triển hạ tầng DHT 165,01 6,52 Đất giao thông DGT 142,24 5,62 Đất thủy lợi DTL 15,4 0,61 Đất công trình năng lượng DNL 0,24 0,01 Đất công trình bưu chính viễn thông DBV 0,08 0,00 Trong đó: Đất cơ sở văn hóa DVH 0,94 0,04 Đất cơ sở y tế DYT 0,25 0,01 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 3,25 0,13 Đất cơ sở thể dục - thể thao DTT 2,27 0,09 Đất chợ DCH 0,34 0,01 3 Đất chưa sử dụng CSD 31,86 1,26 (Nguồn: UBND xã Phấn Mễ, 2016)
  54. 45 Qua số liệu thống kê cho thấy, diện tính đất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất là 1838.53 ha chiếm 72.64% diện tích tự nhiên. Đất phi nông nghiệp là 660.61 ha chiếm 26.10% diện tích đất tự nhiên. Đất chưa sử dụng vẫn còn tồn tại 31.86 ha chiếm 1.26% diện tích đất tự nhiên. Điều này cho thấy, xã Phấn Mễ vẫn là một xã thuần nông sản xuất dựa vào nông nghiệp là chủ yếu. Hình 3.1: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất xã Phấn Mễ năm 2016 4.1.3. Thực trạng sử dụng đất và sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Phấn Mễ 4.1.3.1. Cơ cấu sử dụng đất đai xã Phấn Mễ
  55. 46 Bảng 4.2: Diện tích và cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp Cơ cấu (%) Diện Mã theo diện STT Loại đất tích năm đất tích tự 2016 nhiên Diện tích tự nhiên 2.531,00 100 1 Đất nông nghiệp NNP 1.838,53 72,64 1.1 Đất trồng lúa LUA 524,5 20,72 1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 314,3 12,42 1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 216,91 8,57 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 589,37 23,29 1.4 Đất rừng sản xuất RSX 488,23 19,29 1.5 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 19,52 0,77 (Nguồn: UBND xã Phấn Mễ, 2016) Diện tích đất nông nghiệp toàn xã hiện có 1.838,53 ha. Cơ cấu, diện tích đất nông nghiệp được thể hiện trong bảng sau: * Đất trồng lúa: Có diện tích 524,50 ha, chiếm 20,72% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó đất chuyên trồng lúa nước là 314,30 ha. * Đất trồng cây hàng năm còn lại: Có diện tích 216,91 ha, chiếm 8,57% diện tích tự nhiên. * Đất trồng cây lâu năm: Có diện tích 589,37 ha, chiếm 23,29% diện tích tự nhiên. * Đất rừng sản xuất: Có diện tích 488,23 ha, chiếm 100% diện tích đất lâm nghiệp và chiếm 19,29% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó tất cả là đất có rừng trồng sản xuất. * Đất nuôi trồng thuỷ sản: Có diện tích 19,52 ha, chiếm 0,77% diện tích tự nhiên. 4.1.3.2. Tình hình biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2016
  56. 47 Bảng 4.3: Biến động diện tích đất nông nghiệp năm 2014 so với năm 2016 Diện tích Diện tích Mã Biến STT Loại đất năm năm đất động 2014 2016 Diện tích tự nhiên 2.531,00 2.531,00 1 Đất nông nghiệp NNP 1.860,54 1.838,53 -22,01 1.1 Đất trồng lúa LUA 528,20 524,50 -3,70 1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 317,70 314,30 -3,40 1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 218,13 216,91 -1,22 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 592,50 589,37 -3,13 1.4 Đất rừng sản xuất RSX 502,04 488,23 -13,81 1.5 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 19,67 19,52 -0,15 (Nguồn: UBND xã Phấn Mễ, 2016) Hình 3.2: Biểu đồ biến động diện tích đất đai của năm 2014 so với năm 2016
  57. 48 Nhìn vào bảng 4.4 và biểu đồ hình 3.2, ta thấy: đất trồng lúa chiếm diện tích lớn nhất, đất rừng sản xuất chiếm diện tích nhỏ nhất. Tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2014 là 1860,54 ha so với năm 2016 cao hơn 22,01 ha; trong đó: đất trồng lúa giảm 3,70 ha, đất chuyên lúa giảm 3,40 ha đất trồng cây hàng năm khác giảm 1,22 ha, đất trồng cây lâu năm giảm 3,13 ha, đất rừng sản xuất giảm 13,81 ha, đất nuôi trồng thủy sản giảm 0,15 ha. Đất lúa giảm 3,70 ha sang loại đất cơ sở sản xuất kinh doanh và các công trình kinh doanh khác. Đất chuyên lúa giảm 3,40 ha sang loại đất xây dựng khu xử lý nước sạch sinh hoạt nông thôn. Đất trồng cây hàng năm khác giảm 1,22 ha sang loại đất xây dựng mở rộng nhà văn hóa các xóm. Đất trồng cây lâu năm giảm 3,13 ha sang loại đất ở. Đất rừng sản xuất giảm 13,81 ha sang đất ở và đất nghĩa trang, nghĩa địa. Đất nuôi trồng thủy sản giảm 0,15 ha sang loại đất xây dựng khu xử lý chôn lấp chất thải. 4.1.3.3. Thực trạng sản xuất nông nghiệp của xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên Hiện nay nông nghiệp là ngành sản xuất chính chiếm tỷ trọng lớn trong tỷ trọng kinh tế của cả xã, trong đó sản xuất lương thực là chính nhằm đảm bảo nhu cầu lương thực và một phần cung cấp cho thị trường khu vực. Mặc dù thời tiết những năm gần đây diễn biến phức tạp, hạn hán kéo dài, rét đậm, sâu bệnh làm cho việc gieo trồng gặp nhiều khó khăn xong nền kinh tế của xã trong những năm gần đây vẫn tăng trưởng. Tổng sản lượng lương thực trong những năm qua, cây lương thực cây có hạt nhịp độ tăng trưởng bình quân 5 năm qua đạt 16,92%; trồng trọt tăng trưởng bình quân là 13,1% [16]. Thực hiện qua các năm ổn định đảm bảo an ninh lương thực địa phương, chưa có hướng tích cực chuyển dịch sang sản xuất hàng hóa và có xu hướng giảm do chuyển đổi cơ cấu.
  58. 49 Chương trình lương thực được quan tâm, bằng nhiều biện pháp kỹ thuật để áp dụng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa giống mới có năng suất cao như cây lương thực ngắn ngày để mở rộng và nâng cấp diện tích gieo trồng đặc biệt là cây ngô và cây ớt, nhất là cây dưa chuột được quan tâm đến công tác kỹ thuật khuyến nông, phát hiện và phòng ngừa kịp thời, đẩy lùi sâu bệnh. Vì vậy nhiệm vụ đặt ra là phải khai thác hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả quỹ đất nông nghiệp sao cho vừa đảm bảo an ninh lương thực của địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân vừa không tổn hại đến tài nguyên đất và môi trường sống của con người. 4.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 4.2.1. Loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất nông nghiệp vùng nghiên cứu 4.2.1.1. Loại hình và kiểu sử dụng đất nông nghiệp Trên địa bàn xã Phấn Mễ có rất nhiều loại cây trồng khác nhau: chè, lúa, ngô, rau, khoai lang, khoai tây mỗi loại đem lại hiệu quả kinh tế khác nhau. Bên cạnh đó vẫn có một số cây trồng mang tính chủ đạo. Căn cứ vào thực tế điều tra hộ dân được thể hiện ở bảng 4.5. Bảng 4.4: Các loại hình sử dụng đất chính STT LUT Kiểu sử dụng đất 1 Chè Chè Lúa xuân - lúa mùa – khoai tây 2 2 lúa -1 màu Lúa xuân - lúa mùa – khoai lang Lúa xuân – lúa mùa – ngô đông 3 2 lúa Lúa xuân - lúa mùa Lúa mùa - ngô đông 4 1 lúa - 1 màu Lúa xuân – khoai lang (Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ, 2017)
  59. 50 - Đất 3 vụ: 2 vụ lúa - 1 vụ màu - Đất 2 vụ: 2 vụ lúa, 1 vụ lúa - 1 vụ màu; - Đất trồng cây công nghiệp dài ngày: chè. Xã Phấn Mễ có 4 LUT với 6 kiểu sử dụng đất phổ biến. Mỗi kiểu sử dụng đất có quy mô, diện tích khác nhau, trong đó có 2 cây trồng chủ yếu là chè và lúa. Lúa được trồng ở các mùa vụ khác nhau có lúa xuân, lúa mùa. 4.2.1.2. Mô tả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. * Loại hình sử dụng đất chè: Loại hình sử dụng đất này được trồng trên đất đồi ferarit, đất đỏ bazan. Đất có tầng dày canh tác 50 cm trở lên, kết cấu tơi xốp. - Mạch nước ngầm ở sâu dưới mặt đất từ 100 cm trở lên. - Độ PHKCL từ 4,0 – 6,0, tỷ lệ mùn tổng số 2,0% trở lên. - Độ dốc bình quân đồi không quá 25o. Thời vụ giâm cành: tháng 1- 2 và tháng 7- 8 Thời vụ trồng bầu cây: tháng 1 - 3 và tháng 8 – 9 * Loại hình sử dụng đất 2L: Loại hình sử dụng đất này được trồng phổ biến ở những vùng đất trũng, thấp, thuận lợi về nước và khả năng tưới tiêu tốt. Thành phần cơ giới từ đất cát pha tới đất thịt trung bình, tầng đất dày mỏng khác nhau. Với địa hình của xã là địa hình bằng phẳng có độ cao trung bình so với mặt nước biển, độ cao trung bình, hướng dốc từ Tây Bắc về phía Đông Nam nên thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa 2 vụ. - Vụ đông xuân: căn cứ vào thời gian sinh trưởng của từng giống lúa, căn cứ vào điều kiện thời tiết vụ đông xuân để bố trí thời vụ gieo lúa cho phù hợp sao cho lúa không gặp rét đậm khi cây lúa mọc được 2 lá, tránh những ngày rét đậm dưới 100C.
  60. 51 + Giống: lai BTF1, lúa bao thai, khang dân, hưng dân + Thời vụ chung: 15/12 - 15/1 năm sau - Vụ mùa: căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng từng giống lúa và điều kiện thời tiết mùa vụ để bố trí lịch gieo cấy lúa cho phù hợp với thời vụ + Giống: lai BTF1, khang dân, Q, khang dân, hưng dân + Thời vụ chung: 15/6 - 30/6 * Loại hình sử dụng đất 2L -1M Loại hình sử dụng đất này được trồng trên đất phù sa chua kết von nông, đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ, tầng đất dày. Sau vụ hè thu người dân trồng thêm các loại cây trồng khác vừa tăng thêm thu nhập vừa cải tạo đất Giống: lúa lai BTF1, khang dân, ngô lai VN4, ngô B.9999, khoai lang hoàng long, khoai tây Đức + Thời vụ khoai lang: 15/9 – 15/10 + Thời vụ khoai tây: 15/11 – 15/12 + Thời vụ ngô đông: 15/12 - 15/1 năm sau * Loại hình sử dụng đất 1L -1M Trồng lúa vào vụ mùa, còn vụ đông xuân sẽ trồng các loại cây rau màu. 4.2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp 4.2.2.1. Mức đầu tư của hộ nông dân trên một đơn vị diện tích Trong các hoạt động kinh tế nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng. Nó là điều kiện tất yếu để các nhà đầu tư hoạch định các chương trình và kế hoạch của mình. Hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng vậy, nguồn vốn có ý nghĩa rất to lớn trong việc đầu tư thâm canh, cải tạo đất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và năng suất cây trồng. Chi phí đầu tư là một yếu tố rất quan trọng quyết định tính hiệu quả của hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa nó còn ảnh hưởng rất lớn đến việc thay đổi thành phần tính chất đất cũng như môi trường tự nhiên và sinh thái của vùng.
  61. 52 4.4.2.2. Diện tích, năng suất của một số loại cây trồng chính Bảng 4.5: Diện tích, năng suất của một số loại cây trồng chính Đơn vị tính: ha STT Cây trồng chính Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) 1 Lúa xuân 7.461,25 39,43 2 Lúa mùa 6.983,17 39,26 3 Khoai lang 1.425,62 40,13 4 Chè 8.735,92 131,86 5 Ngô đông 2.340,65 34,57 6 Khoai tây 813,62 41,04 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2017) Hình 3.3: Biểu đồ diện tích và năng suất của một số loại cây trồng chính
  62. 53 Qua bảng 4.6 và hình 3.3, ta thấy, diện tích đất trồng chè chiếm diện tích lớn nhất là 8735 ha, diện tích đất trồng khoai tây chiếm diện tích nhỏ nhất là 813,62 ha. Diện tích của các cây chênh lệch nhau khá lớn. Tuy lúa xuân chiếm diện tích lớn thứ hai nhưng năng suất lại chỉ đứng thứ tư, năng suất lớn nhất là cây chè đạt 131,86 tạ/ha. Năng suất nhỏ nhất là ngô đông chỉ đạt 34,57 tạ/ha. Những năm gần đây người dân đang đầu tư vào trồng chè và khoai lang, bên cạnh đó cây khoai tây cũng có năng suất khá cao đem lại lợi nhuận cho người dân, tuy ngô có năng suất thấp nhất nhưng người dân cũng đầu tư để phục vụ cho chăn nuôi gia súc, gia cầm trong gia đình. 4.4.2.3. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng đất. Sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra có được thị trường chấp nhận hay không đòi hỏi phải có chất lượng tốt, số lượng đáp ứng được nhu cầu của thị trường theo từng mùa vụ và đảm bảo vệ sinh an toàn khi sử dụng. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất là cơ sở thực tiễn để lựa chọn các loại hình sử dụng đất đáp ứng mục tiêu phát triển, đồng thời cũng là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả sản xuất của ngành nông nghiệp so với các ngành khác trên địa bàn xã. Để đánh giá được hiệu quả kinh tế em tiến hành điều tra thực địa và điều tra nông hộ theo mẫu phiếu điều tra về các chỉ tiêu: năng suất, sản lượng, giá bán, chi phí vật chất, chi phí lao động
  63. 54 * Chi phí sản xuất cho các loại cây trồng trên địa bàn xã Bảng 4.6: Chi phí sản xuất cho các loại cây trồng hàng năm/ha/năm Đơn vị: nghìn đồng/ha/năm Đơn vị tính: 1000đ Hạng mục STT Cây Vôi Phân trồng Giống Đạm Lân Kali BVTV bột hữu cơ 1 Chè 9.369,1 12.692,5 16.891,13 11.766,64 0 14.590,66 9.197,54 Lúa 2 3.063,1 1.004 2.289,9 1.393 934,98 922,13 4639,2 xuân Lúa 3 2.871,1 1.042 3.321,5 1.446,6 925,09 922,01 3.549,67 mùa Ngô 4 1.032 1.512,3 2.545,99 1.519,8 3.60,75 640,84 2.160,9 đông Khoai 5 8.033 1.738,67 3.471,73 1.200,33 110 0 5.114,23 lang Khoai 6 1.9205 2.123,7 6.574,1 2.585,3 150 807,92 4.209,00 tây (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2017) Qua bảng 4.6 ta thấy: - Chi phí lớn nhất là chè với tổng chi phí là 62740,93 nghìn đồng/ha/năm, thứ hai là cây khoai tây với tổng chi phí 35655,02 nghìn đồng/ha/năm, thứ ba là cây khoai lang với tổng chi phí 19967,96 nghìn đồng/ha/năm, thấp nhất là cây ngô đông với tổng chi phí 9772,58 nghìn đồng/ha/năm.
  64. 55 - Cây chè có chi phí lớn nhất chủ yếu là do giống chè cành trên thị trường bán với giá thành cao và lượng phân bón cũng như thuốc BVTV cho cây chè cần rất nhiều. Tuy chè chỉ cần giống cho lần trồng đầu tiên đã giảm bớt được tiền mua giống qua từng vụ, nhưng phải mất mấy năm đầu chăm sóc mà không được thu hoạch, cũng như do sâu bệnh ngày càng nhiều nên chi phí cho cây chè vẫn rất cao. - Cây ngô đông có chi phí thấp là vì người dân chủ yếu trồng ngô để phục vụ tại gia đình nên cũng không cần quá chú trọng về sản lượng, do đó lượng đạm và kali cần bón cho ngô không nhiều mà giá thành bán trên thị trường cũng không cao, nên đã giảm bớt phần nào chi phí cho người dân. - Chỉ có lúa mới cần đến vôi bột còn các loại cây trồng khác thì ít cần đến vôi bột; dù ít hay nhiều thì tất cả các loại cây trồng đều cần đến thốc BVTV để phòng chống sâu bệnh hại. Chỉ có khoai lang là không cần thuốc BVTV. * Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng chính Hiệu quả kinh tế được đánh giá dựa trên cơ sở so sánh giá trị sản xuất và chi phí sản xuất. Hiệu số giữa giá trị sản xuất với chi phí sản xuất càng cao thì hiệu quả kinh tế càng cao, đây cũng là mục tiêu chung của tất cả các ngành sản xuất vật chất. Cây trồng hàng năm là những loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn thường tính bằng 01 năm, 01 vụ ), từ đó khả năng luân chuyển vốn nhanh, tạo ra nguồn vốn trong ngắn hạn để đáp ứng các nhu cầu trước mắt, duy trì sản xuất cây lâu năm và chăn nuôi.
  65. 56 Bảng 4.7: Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng chính Đơn vị tính: ha Chi phí Thu nhập Giá trị Hiệu quả Giá trị sản sản xuất thuần túy ngày công sử dụng STT Cây trồng xuất (T) (Csx) (N) lao động đồng vốn (1000đ) (1000đ) (1000đ) (1000đ) (H) (lần) 1 Lúa xuân 23.658,46 14.300,31 9.358,15 11,77 1,65 2 Lúa mùa 21.756,81 14.077,97 7.678,84 10,24 1,55 3 Chè 151.639,72 62.740,93 88.898,79 82,31 2,42 4 Ngô đông 19.013.5 9.772,58 9.240,92 16,21 1,94 5 Khoai lang 28.091,67 19.967,96 8.123,71 13,89 1,41 6 Khoai tây 49.248,93 35.655,02 13.593,91 23,24 1,38 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra,2017) Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng chính trên địa bàn xã có hiệu quả không đồng đều. Qua bảng 4.8 thể hiện hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính ta thấy: - Đứng đầu có hiệu quả kinh tế cao là cây chè: với giá trị sản xuất đạt 151639,72 nghìn đồng/ha/năm, chi phí sản xuất là 62740,93 nghìn đồng/ha/năm, thu nhập thuần túy là 88898,79 nghìn đồng/ha/năm, giá trị ngày công lao động là 82,31 nghìn đồng/ha/năm, hiệu quả sử dụng đồng vốn 2,42 lần. Trên địa bàn xã diện tích trồng chè là khá lớn, thu hút được lực lượng lao động tạo thêm công ăn việc làm, thu nhập ổn định và cây chè nâng cao hiệu quả sử dụng đất, góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hạn chế xói mòn rửa trôi, bảo vệ và cải tạo đất - Thứ hai là khoai tây: với giá trị sản xuất đạt 49248,93 nghìn đồng/ha/năm, tuy chi phí sản xuất khá cao 35655,02 nghìn đồng/ha/năm, thu
  66. 57 nhập thuần túy đạt 13593,91 nghìn đồng/ha/năm, nhưng giá trị ngày công lao động lại cao thứ hai là 23,24 nghìn đồng/ha/năm, hiệu quả sử dụng đồng vốn 1,38 lần. - Thứ ba là khoai lang: với giá trị sản xuất đạt 28091,67 nghìn đồng/ha/năm, chi phí sản xuất là 19967,96 nghìn đồng/ha/năm, thu nhập thuần túy đạt 8123,71 nghìn đồng/ha/năm, giá trị ngày công lao động là 13,89 nghìn đồng/ha/năm, hiệu quả sử dụng đồng vốn 1,41 lần. - Tiếp theo là lúa: với lúa xuân giá trị sản xuất đạt 23658,46 nghìn đồng/ha/năm, chi phí sản xuất là 14300,31 nghìn đồng/ha/năm, thu nhập thuần túy đạt 9358,15 nghìn đồng/ha/năm, giá trị ngày công lao động 11,77 nghìn đồng/ha/năm, hiệu quả sử dụng đồng vốn 1,65 lần. Còn với lúa mùa giá trị sản xuất đạt 21756,81 nghìn đồng/ha/năm, chi phí sản xuất là 14077,97 nghìn đồng/ha/năm, thu nhập thuần túy đạt 7678,84 nghìn đồng/ha/năm, giá trị ngày công lao động là 10,24 nghìn đồng/ha/năm, hiệu quả sử dụng đồng vốn 1,55 lần. - Thấp nhất là ngô đông: với giá trị sản xuất chỉ đạt 19013.5 nghìn đồng/ha/năm, chi phí sản xuất là 9772,58 nghìn đồng/ha/năm, thu nhập thuần túy đạt 9240,92 nghìn đồng/ha/năm, giá trị ngày công lao động là 16,21 nghìn đồng/ha/năm, hiệu quả sử dụng đồng vốn 1,94 lần. Sở dĩ cây chè có hiệu quả kinh tế cao là do cây chè vốn dĩ đã phù hợp với loại đất của địa phương, và người dân biết áp dụng phương thức kỹ thuật canh tác tiên tiến trong quá trình canh tác nên hiệu quả đã được nâng lên. Điều đó làm cho cây chè có hiệu quả kinh tế khá cao, đem lại thu nhập cho người dân. Cây ngô đông có hiệu quả kinh tế thấp nhất là do những năm gần đây sâu bệnh nhiều, thời tiết thất thường, người dân ít chú trọng vì chỉ để phục vụ cho gia đình nên đã làm giảm hiệu quả của cây ngô.
  67. 58 *Phân cấp tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng đất Bảng 4.8: Phân cấp các tiêu chí đánh giá về hiệu quả kinh tế Giá trị ngày T N HQĐV công lao Cấp (1000đ) (1000đ) (lần) động (1000đ/công) KC cấp 17532,95 11888,90 0,04 2,93 VH >117329,81 >77478,62 >1,91 >36,09 99796,86- 65589,72- H 1,87-1,9 33,16-36,09 117329,81 77478,62 82263,91- 53700,82- M 1,83-1,87 30,23-33,16 99796,86 65589,72 64730,96- 41811,92- L 1,79-1,83 27,30-30,23 82263,91 53700,82 VL <64730,96 <41811,92 <1,79 <27,30 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2017)
  68. 59 Bảng 4.9: Phân cấp mức độ đánh giá về hiệu quả sử dụng đất Giá trị Kiểu ngày Phân N Phân Phân HQĐV Phân sử T (1000đ) công lao cấp (1000đ) cấp cấp (lần) cấp dụng động đất (1000đ) Chè 151.639,72 VH 88.898,79 VH 82,31 VH 2,42 VH LX - LM - ngô 64.428,77 VL 26277,91 VL 12,74 VL 1,71 VL đông LX - LM – khoai 73.506,94 L 25.160,7 VL 11,97 VL 1,54 VL lang LX – LM – 94.664,2 M 30.630,9 VL 15,08 VL 1,53 VL khoai tây LX – 45.410,27 VL 17.036,99 VL 11,01 VL 1,6 VL LM LM – khoai 49.848,48 VL 15.802,55 VL 12,83 VL 1,48 VL lang LX – khoai 72.907,39 L 22.952,06 VL 16,74 VL 1,52 VL tây (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ, 2017) LUT chè: là loại hình sử dụng đất phổ biến nhất ở xã và chè cũng là loại cây mũi nhọn của xã. Kiểu sử dụng đất này phân cấp ở mức rất cao, cụ thể là: tuy chi phí sản xuất ở mức rất cao 62740,93 nghìn đồng/ha/năm; nhưng đem lại giá trị sản xuất của chè cũng ở mức rất cao 151639,72 nghìn
  69. 60 đồng/ha/năm; thu nhập thuần túy ở mức rất cao 88898,79 nghìn đồng/ha/năm; giá trị ngày công lao động, hiệu quả sử dụng đồng vốn cũng đều ở mức rất cao là 82,31 nghìn đồng/ha/năm và 2,42. LUT 2L - 1M: đây là loại hình sử dụng đất phô biến của xã, lúa là cây lương thực chính và được ưu tiên hàng đầu trong canh tác sản xuất nông nghiệp của xã. Kiểu sử dụng đất của LUT 2L - 1M này là lúa xuân - lúa mùa - ngô đông và lúa xuân - lúa mùa – khoai tây, lúa xuân – lúa mùa – khoai lang, nhìn chung LUT phân cấp ở mức thấp, cụ thể: giá trị sản xuất của lúa xuân - lúa mùa - ngô đông ở mức rất thấp là 64428,77 nghìn đồng /ha/năm, lúa xuân - lúa mùa – khoai tây ở mức trung bình là 99664,2 nghìn đồng/ha/năm, lúa xuân – lúa mùa – khoai lang ở mức thấp là 73506,94 nghìn đồng/ha/năm; nhưng lại có chi phí sản xuất khá cao là 37619,2 nghìn đồng/ha/năm, 64033,3 nghìn đồng/ha/năm và 48346,24 nghìn đồng/ha/năm; thu nhập thuần túy của lúa xuân - lúa mùa - ngô đông ở mức rất thấp là 26277,91 nghìn đồng/ha/năm, lúa xuân - lúa mùa – khoai tây ở mức rất thấp là 30630,9 nghìn đồng/ha/năm và lúa xuân – lúa mùa – khoai lang cũng ở mức rất thấp 25160,7 nghìn đồng/ha/năm; hiệu quả sử dụng đồng vốn của các LUT 2L – 1M đều ở mức rất thấp lần lượt là 1,71 lần; 1,53 và 1,54; giá trị ngày công lao động của các LUT cũng rất thấp là 12,74 nghìn đồng/ha/năm; 15,08 nghìn đồng/ha/năm và 11,97 nghìn đồng/ha/năm. LUT 2L: LUT này không được bố trí rộng rãi khắp các xóm trong xã, được canh tác ở vùng đất bằng phẳng. Dù là cây lương thực chính nhưng LUT phân cấp ở mức độ rất thấp, cụ thể: Giá trị sản xuất ở mức rất thấp là 45410,27 nghìn đồng/ha/năm, chi phí sản xuất ở mức thấp là 28378,28 nghìn đồng/ha/năm, thu nhập thuần túy cũng ở mức rất thấp là 17036,99 nghìn đồng/ha/năm, giá trị ngày công lao động ở mức rất thấp là 11,01 nghìn đồng/ha/năm, hiệu quả sử dụng đồng vốn ở mức rất thấp là 1,6 lần.
  70. 61 LUT 1L - 1M: LUT này có 2 kiểu sử dụng đất là lúa mùa – khoai lang và lúa xuân – khoai tây. Nhìn chung, LUT này cũng phân cấp ở mức rất thấp. Với lúa mùa – khoai lang: giá trị sản xuất và thu nhập thuần túy đều rất thấp lần lượt là 49848,48 nghìn đồng/ha/năm; 15802,55 nghìn đồng/ha/năm và có chi phí sản xuất ở mức trung bình là 34045,93 nghìn đồng/ha/năm, giá trị ngày công và hiệu quả sử dụng đồng vốn ở mức rất thấp là 12,83 nghìn đồng/ha/năm và 1,48 lần. Còn lúa xuân – khoai tây phân cấp ở mức rất cao, cao và rất thấp, cụ thể: giá trị sản xuất, chi phí sản xuất ở mức cao và rất cao lần lượt là 72907,39 nghìn đồng/ha/năm và 49955,33 nghìn đồng/ha/năm; thu nhập thuần túy, giá trị ngày công lao động và hiệu quả sử dụng đồng vốn đều ở mức rất thấp lần lượt là 22952,06 nghìn đồng/ha/năm, 16,74 nghìn đồng/ha/năm, 1,52 lần. LUT này không phân bố rộng trong xã, khoai tây và khoai lang được canh tác ở vùng đất cao hơn lúa. Nên khi làm luống trồng thì cần vun luống cao hơn so với mặt ruộng khoảng 15 – 20cm để không hay bị ngập úng và dễ thoát nước hơn. 4.2.3. Đánh giá hiệu quả về môi trường sinh thái Trong quá trinh sử dụng đất, đất đai bị tác động bởi các yếu tố tự nhiên, tình trạng phát triển kinh tế - xã hội và việc khai thác, sử dụng đất của con người. Tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên đất đang có xu hướng tăng dẫn đến việc chất lượng đất giảm dần, môi trường bị ô nhiễm, suy giảm đa dạng sinh học. Để đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn xã Phấn Mễ ta dựa vào các chỉ tiêu sau: khả năng bảo vệ, cải tạo đất; ý thức của người dân trong sử dụng thuốc BVTV . Việc sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo vệ mùa màng, giữ vững an ninh lương thực quốc gia vẫn là một biện pháp quan trọng và chủ yếu. Cùng với phân bón hóa học, thuốc BVTV là yếu tố rất quan trọng
  71. 62 để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Đã có hơn 100 loại thuốc được đăng ký sử dụng ở nước ta. Ngoài mặt tích cực của thuốc BVTV là tiêu diệt các sinh vật gây hại cây trồng, bảo vệ sản xuất, thuốc trừ sâu còn gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như phá vỡ quần thể sinh vật trên đồng ruộng, tiêu diệt sâu bọ có ích (thiên địch), tiêu diệt tôm cá, xua đuổi chim chóc, phần tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật trên các sản phẩm nông nghiệp, rơi xuống nước bề mặt, ngấm vào đất, di chuyển vào nước ngầm, phát tán theo gió gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Bảng 4.10: Lượng thuốc BVTV so với khuyến cáo trên cây trồng Thực tế Khuyến cáo Cây Tên Liều Cách Liều Cách ly trồng thuốc lượng ly lượng (ngày) (lần/vụ) (ngày) (lần/vụ) Takare 2EC, Chè Opulent 150SC, 3 - 5 4 - 6 2 - 3 7 - 10 Nurelle D 25/2.5EC Padan, Ababetter Lúa 5EC, Abasuper 2 - 3 25 - 30 4 - 5 25 – 30 5.55EC Kuraba WP 1.8EC, Ngô Apphe 17EC 2 - 3 20 – 25 3 - 4 20 - 30 Trigard 100SL, Khoai tây Cypersect 5EC 2 - 3 15 - 20 3 - 4 15 - 25 Qua bảng 4.10 ta thấy, lượng thuốc BVTV trên thực tế so với khuyến cáo cũng tương đối phù hợp về liều lượng và thời gian cách ly. Các loại thuốc trên được sử dụng phổ biến trên địa bàn xã cũng như địa bàn lân cận vì những loại thuốc này có giá thành rẻ, khả năng tiêu diệt sâu bệnh cao.
  72. 63 Trong thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã loại bỏ được hơn 600 loại thuốc BVTV có độ độc nhóm 1, nhóm 2 và có các bằng chứng khoa học gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, môi trường, cũng như hiệu lực sinh học của thuốc thấp. [4] Hiệu quả về mặt môi trường cũng là một trong những yêu cầu sử dụng đất bền vững. Các loại hình sử dụng đất bền vững về mặt môi trường đòi hỏi phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất, ngăn chặn thoái hóa đất, bảo vệ môi trường sinh thái đất. Bảng 4.11: Hiệu quả môi trường của các loại cây trồng chính Khả năng Ý thức của người dân STT Cây trồng chính bảo vệ, cải trong sử dụng thuốc tạo đất BVTV 1 Lúa xuân 2 Lúa mùa 3 Khoai tây 4 Chè 5 Ngô đông * 6 Khoai lang (Nguồn: Điều tra thực tiễn hộ dân, 2017) Thấp: * Trung bình: Cao: Qua bảng 4.11 ta thấy: khả năng bảo vệ và cải tạo đất của các loại cây trồng là khác nhau: khoai lang và khoai tây cải tạo đất rất tốt vì rễ khoai tây cũng có khả năng cố định đạm trong đất; ngô đông cải tạo đất thấp; còn lại các cây trồng khác cải tạo đất ở mức trung bình.