Khóa luận Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần dệt may PPJ Huế
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần dệt may PPJ Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_danh_gia_hieu_qua_san_xuat_kinh_doanh_cua_cong_ty.pdf
Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần dệt may PPJ Huế
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY PPJ HUẾ NGUYỄN THỊ MỸ LINH Trường Đại học Kinh tế Huế Khóa học: 2016 - 2020
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY PPJ HUẾ TrườngSinh viên thực hiện: Đại học KinhGiáo viên hư ớtếng dẫ n:Huế Nguyễn Thị Mỹ Linh PGS.TS. Nguyễn Văn Phát Lớp: K50B QTKD Niên khóa: 2016-2020 Huế, 12/2019
- LỜI CẢM ƠN Sau thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần dệt may PPJ-Huế. Em đã hoàn thành bài khóa luận:”Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần dệt may PPJ-Huế”. Để hoàn thành tốt bài khóa luận này, trước hết, em xin gởi lời cảm ơn đến quý thầy cô giáo trong khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học Kinh tế Huế đã trang bị kiến thức cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc tới phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Phát đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban lãnh đạo, cán bộ công ty Cổ phần Dệt may Thiên An Phát. Đặc biệt là các anh, chị phòng Tài chính-Kế toán và phòng kế hoạch đã nhiệt tình giúp đỡ em trong việc cung cấp các số liệu, tài liệu, góp ý và giải đáp các thắc mắc, tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành kỳ thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Cuối cùng, em muốn gửi lời cám ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn sát cánh, động viên và giúp đỡ em trong suốt thời gian qua. Mặc dù đã cố gắng học hỏi và nghiên cứu nhưng do khả năng và kinh nghiệm còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cám ơn! Trường Đại học KinhHuế, tháng 12tế năm 2019Huế Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Mỹ Linh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài: “ Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dệt may PPJ – Huế” là một nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Đề tài là một sản phẩm mà tôi đã nghiên cứu trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần dệt may PPJ – Huế. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án và một số tài liệu tham khảm có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan. Tôi xin cam đoan nếu có vấn đề gì thì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Mỹ Linh Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh ii
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i LỜI CAM ĐOAN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ vii DANH MỤC CÁC BẢNG viii PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 2.1 Mục tiêu tổng quát 2 2.2 Mục tiêu cụ thể 2 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3 3.1 Đối tượng nghiên cứu 3 3.2 Phạm vi nghiên cứu 3 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 4.1 Phương pháp thu thập số liệu 3 4.2 Phương pháp xử lý, phân tích số liệu 4 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 5 1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH 5 1.1.1 Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh 5 Trường1.1.2 Bản chĐạiất của hiệu quhọcả sản xuất kinh Kinh doanh tế Huế 6 1.1.3 Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là một tất yếu khách quan 7 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh iii
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát 1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh 9 1.1.4.1 Các nhân tố khách quan 9 1.1.4.2 Các nhân tố chủ quan 12 1.1.5 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 13 1.1.5.1 Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp 13 1.1.5.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 14 1.1.5.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh 15 1.1.6 Phân tích độ nhạy của hoạt động sản xuất kinh doanh 22 1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 23 1.2.1 Khái quát chung ngành dệt may Việt Nam 23 1.2.2 Khái quát chung về thị trường ngành dệt may Thừa Thiên Huế 25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY PPJ HUẾ 26 2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty dệt may PPJ Huế 26 2.1.1 Khái quát về công ty 26 2.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi 27 2.1.2.1 Tầm nhìn 27 2.1.2.2 Sứ mệnh 27 2.1.2.3 Giá trị cốt lõi 27 2.1.3 Ngành nghề kinh doanh 27 2.1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty 27 2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty 27 2.1.4.2 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 29 2.1.5 Tình hình lao động của công ty 30 Trường2.1.6 Tình hình Đại cơ sở vật ch ấhọct kỹ thuật củ a Kinhcông ty tế Huế 32 2.1.7 Tình hình tài chính của công ty 33 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh iv
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát 2.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dệt may PPJ Huế giai đoạn 2016-2018 36 2.2.1 Phân tích chỉ tiêu kết quả 36 2.2.1.1 Phân tích tình hình doanh thu 37 2.2.1.2 Phân tích chi phí 39 2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh 42 2.2.2.1 Phân tích các chỉ tiêu về hoạt động của công ty 42 2.2.2.2 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sinh lời của hoạt động kinh doanh 45 2.2.2.3 Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh khác 53 2.2.3 Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty 58 2.2.3.1 Kết quả đạt được 58 2.2.3.2 Hạn chế 59 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY DỆT MAY PPJ HUẾ 59 3.1 Định hướng phát triển của doanh nghiệp 59 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 60 3.2.1 Các biện pháp nâng cao doanh thu Error! Bookmark not defined. 3.2.1.1 Đẩy mạnh nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ 60 3.2.1.3 Đẩy mạnh các chính sách thu hút khách hàng 62 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63 1. KẾT LUẬN 63 2. KIẾN NGHỊ 64 2.1 Kiến nghị đối với chính quyền địa phương 64 2.2 Kiến nghị đối với công ty 65 TrườngTÀI LIỆU THAM Đại KHẢO học Kinh tế Huế66 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh v
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CP Cổ phần CSH Chủ sở hữu CSVCKT Cơ sở vật chất kỹ thuật DT Doanh thu DTTCPTL Doanh thu trên chi phí tiền lương ĐVT Đơn vị tính HĐKD Hoạt động kinh doanh HTK Hàng tồn kho KPT Khoản phải thu KNTT Khả năng thanh toán KTĐT Khoản tương đương tiền LNTT Lợi nhuận trước thuế LNST Lợi nhuận sau thuế LNTCPTL Lợi nhuận trên chi phá tiền lương LNBQ Lợi nhuận bình quân LĐ Lao động NVL Nguyên vật liệu NSLĐ Năng suất lao động SXKD Sản xuất kinh doanh TSCĐ Tài sản cố định TrườngTSLN ĐạiTỷ suất lợi nhuhọcận Kinh tế Huế VCĐ Vốn cố định VLĐ Vốn lưu động SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh vi
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy của công ty cổ phần dệt may PPJ-Huế 28 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh vii
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Tình hình lao động của Công ty giai đoạn 2016-2018 31 Bảng 2: Tình hình tài của Công ty giai đoạn 2016-2018 34 Bảng 3: Tình hình doanh thu của Công ty giai đoạn 2016-2018 37 Bảng 4: Tình hình chi phí của Công ty giai đoạn 2016-2018 39 Bảng 5: Kết quả hoạt động SXKD của Công ty giai đoạn 2016-2018 42 Bảng 6: Hiệu quả sử dụng vốn cố định Công ty giai đoạn 2016-2018 45 Bảng 7: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Công ty giai đoạn 2016-2018 .48 Bảng 8: Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty giai đoạn 2016-2018 51 Bảng 9: Hiệu quả sản suất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2016-2018 55 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh viii
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập với nền kinh tế thế giới đã đưa nền kinh tế Việt Nam bước vào một thời kỳ phát triển mới. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và sự phát triển không ngừng, nhanh chóng của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy nhiều mô hình kinh tế, các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp phát triển, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh. Đồng thời cũng đưa đến những thách thức, tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp nhằm tranh giành lợi nhuận và thị trường trong nước cũng như trên thế giới. Để có thể đứng vững trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải vận động, tìm tòi mọi hướng đi cho phù hợp. Tức doanh nghiệp kinh doanh phải có hiệu quả. Vì hiệu quả sản xuất kinh doanh là điều kiện sống còn của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao, doanh nghiệp càng có điều kiện tái sản xuất mở rộng, đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ tiên tiến hiện đại. Kinh doanh có hiệu quả là tiền đề nâng cao phúc lợi cho người lao động, kích thích người lao động tăng năng suất lao động và là điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để đạt được đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động, mềm dẻo, linh hoạt trong việc sử dụng và triển khai hiệu quả các phương án sản xuất kinh doanh, sử dụng hợp lý nguồn lực hiện có, phải nắm vững các quy luật của thị trường, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. TrườngVới sự phát triể nĐại không ngừ nghọc như hiện nay,Kinh là một doanh tế nghiệ p Huế hoạt động trong lĩnh vực dệt may. Công ty cổ phần dệt may PPJ - Huế phải phát huy được vai trò, năng lực kinh doanh và khả năng hội nhập của mình SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 1
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát để có thể tồn tại và phát triển. Công ty chỉ vừa mới thành lập vào năm 2016 nên còn gặp rất nhiều khó khăn về việc cạnh tranh với các đối thủ hiện tại. Được xem như một trong những doanh nghiệp có quy mô hoạt động trung bình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, doanh nghiệp đang dần có được chỗ đứng trên thị trường, đặc biệt các thị trường xuất khẩu ở Đài loan, Mỹ và các nước Châu Âu. Để có được những tín hiệu lạc quan đó, phải kể đến những chiến lược kinh doanh đúng đắn, khả năng sử dụng và quản lý hiệu quả các nguồn lực sản xuất của Công ty nhằm đưa Công ty hoạt động có hiệu quả. Vì vậy, trong lần thực tập tốt nghiệp tại Công ty cổ phần dệt may PPJ Huế. Em đã chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần dệt may PPJ Huế” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của đề tài là trên cơ sở phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần dệt may PPJ Huế giai đoạn 2016- 2018 đề xuất giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về hiệu quả và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần dệt may PPJ - Huế - Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh; Trườngphân tích các nhân tố ảĐạinh hưởng đ ếnhọc hiệu quả kinh Kinh doanh của Công tế ty c ổ Huế phần dệt may PPJ - Huế giai đoạn năm 2016-2018. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 2
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần dệt may PPJ - Huế. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là rất rộng, liên quan tới nhiều yếu tố trong quá trình sản xuất. Do điều kiện và thời gian còn hạn chế nên em chỉ tập trung vào nghiên cứu một số vấn đề chính dựa trên phân tích kết quả sản xuất kinh doanh và những tồn tại của Công ty trong những năm qua để đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, những nội dung chủ yếu là: - Những lý luận chung liên quan đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. - Biến động doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong Công ty. - Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tiêu biểu của Công ty. - Các giải pháp nâng cao hiêu quả kinh doanh của Công ty. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Đề tài được thực hiện tại Công ty Cổ phần dệt may PPJ - Huế. - Thời gian: Thời gian làm đề tài từ 16/09/2019 đến 22/12/2019; các số liệu và thông tin liên quan được thu thập ở Công ty trong giai đoạn 2016- 2018; giải pháp đề xuất cho giai đoạn 2019-2021 Trường4. PHƯƠNG PHÁP Đại NGHIÊN ChọcỨU Kinh tế Huế 4.1 Phương pháp thu thập số liệu SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 3
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát Thông tin thứ cấp được thu thập chủ yếu: Để đánh giá tình kinh doanh của Công ty em đã thu thập các tài liệu, số liệu từ các phòng ban của Công ty; các thông tin trên internet, sách báo và các đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn có liên quan. 4.2 Phương pháp xử lý, phân tích số liệu Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel. Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp thống kê mô tả: Trên cơ sở tài liệu đã được tổng hợp, vận dụng các phương pháp phân tích thống kê mô tả như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân, - Phương pháp so sánh: Trên cơ sở tài liệu đã được tổng hợp, vận dụng phương pháp so sánh để phân tích kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm. - Phương pháp phân tích độ nhạy: là phương pháp nhằm xác định mức độ nhạy cảm của chỉ tiêu cần phân tích đối với sự biến động của các yếu tố liên quan, cho biết mức độ ảnh hưởng lớn hay nhỏ của các yếu tố liên quan đến chỉ tiêu phân tích. - Phương pháp phân tích chuỗi dữ liệu theo thời gian: Từ các số liệu thu thập được, tiến hành phân tích và so sánh để làm nổi bật vấn đề: Tình hình biến động của các hiện tượng qua các giai đoạn thời gian; mức độ của hiện tượng từ đó đưa ra các kết luận có căn cứ khoa học. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 4
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH 1.1.1 Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh Nói đến doanh nghiệp là người ta nhắc ngay đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là một quá trình bao gồm nhiều khâu trong lĩnh vực sản xuất lưu thông. Dù trong thời kỳ nào, quốc gia nào thì kinh doanh luôn lấy hiệu quả làm mục tiêu phấn đấu. Sản xuất kinh doanh có hiệu quả là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Nhìn chung các doanh nghiệp đều hướng đến mục tiêu lâu dài và bao trùm là tối đa hóa lợi nhuận với chi phí thấp nhất. Vì vậy, trong quá trình hoạt động kinh doanh để đạt được mục tiêu đề ra doanh nghiệp phải phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Kinh doanh là thực hiện một, một số hay tất cả công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời Hoạt động kinh doanh là những hoạt động phù hợp và nằm trong khuôn khổ pháp luật của các tổ chức, cá nhân nhằm thoả mãn nhu cầu của con người thông qua việc cung cấp hàng hoá dịch vụ trên thị trường, đồng Trườngthời hoạt động kinh doanh Đại còn để tìm học kiếm lợi nhu ậKinhn tế Huế Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế, biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 5
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực trong quá trình hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là thước đo quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế, là chổ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ Mỗi doanh nghiệp cần nắm rõ tình hình kinh doanh của mình trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy, phân tích hoạt đông kinh doanh là rất quan trọng. Nó là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần khai thác từ đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. 1.1.2 Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh Thực chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh và tiết kiệm chi phí các nguồn lực đó để đạt được mục tiêu kinh doanh. Chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính chất cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh. Để đạt được mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải chú trọng các điều kiện nội tại, phát huy năng lực, hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm chi phí. Do vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Để hiểu rõ được bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh thì chúng ta cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả của hoạt Trườngđộng sản xuất kinh doanh. Đại học Kinh tế Huế Kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những gì mà doanh nghiệp đã đạt được sau một quá trình hoạt động mà họ bỏ công SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 6
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát sức, tiền của vào. Kết quả đạt được hay không đạt được phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra chính là kết quả mà họ cần đạt được. Kết quả là đại lượng có thể đo lường được như: số sản phẩm sản xuất và tiêu thụ, doanh thu bán hàng, lợi nhuận, Và cũng có thể là những đại lượng chỉ phản ánh mặt chất lượng có thể định tính được như uy tín của hãng, chất lượng sản phẩm. Kết quả còn phản ánh quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ tiêu kết quả chưa nói lên được doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả mà ta phải biết để đạt được kết quả đó thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu chi phí, việc sử dụng và tiết kiệm các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh như thế nào thì mới đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh là thước đo chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng tổng hợp các nguồn lực đầu vào, trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Hiệu quả được xem là công cụ để nhận biết khả năng tiến tới mục tiêu mà doanh nghiệp cần đạt đó chính là kết quả. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh sử dụng cả hai chỉ tiêu là kết quả (đầu ra) và chi phí (các nguồn lực đầu vào) để đánh giá hiệu quả kinh doanh. Kết quả và chi phí là hai giai đoạn của một quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí là tiền đề để thực hiện kết quả đặt ra. Mối quan hệ giữa kết quả và chi phí sẽ cho các chỉ tiêu hiệu quả khác nhau, chi phí đầu vào càng nhỏ, đầu ra càng lớn, càng chất lượng thì chứng tỏ hiệu quả kinh doanh càng cao. 1.1.3 Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là một tất yếu khách Trườngquan Đại học Kinh tế Huế Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là một vấn đề quan trọng, là một tất yếu khách quan đối với mọi SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 7
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát doanh nghiệp. Nó không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội, bởi những lý do sau: - Xuất phát từ sự khan hiếm các nguồn lực làm cho điều kiện phát triển sản xuất theo chiều rộng bị hạn chế do đó phát triển theo chiều sâu là một tất yếu khách quan. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh (SXKD) là một hướng phát triển kinh tế theo chiều sâu nhằm sử dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm và có hiệu quả. - Thị trường càng phát triển thì sự cạnh tranh của các doanh nghiệp ( DN) ngày càng gay gắt, doanh nghiệp nào có công nghệ cao, sản phẩm có chất lượng và giá cả tốt thì sẽ có ưu thế hơn trên thị trường. Do đó, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh có thể làm tăng khả năng cạnh tranh, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường và góp phần đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. - Để có thể thực hiện quá trình tái sản xuất mở rộng, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phải đảm bảo thu được kết quả đủ bù đắp chi phí và có lợi nhuận. Các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để tăng kết quả thu được trên một đồng chi phí bỏ ra điều đó đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do đó việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở để giảm chi phí, tăng lợi nhuận. - Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang trên đường hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới, sự yếu kém của các doanh nghiệp Việt Nam đang buộc họ đứng trước những sức ép to lớn từ các doanh nghiệp Trườngnước ngoài. Nâng cao hiĐạiệu quả sản xuhọcất kinh doanh Kinh giúp các doanh nghitếệp Huế tiến nhanh tới con đường hội nhập để cùng triển. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 8
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động và góp phần làm tăng ngân sách Nhà nước. 1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh Như vậy, nâng cao hiệu quả SXKD vừa là điều kiện sống còn của doanh nghiệp vừa có ý nghĩa thiết thực đối với nền kinh tế, là tiền đề cho sự phát triển đất nước trong công cuộc đổi mới hiện nay, là một tất yếu khách quan vì lợi ích của doanh nghiệp và của toàn xã hội. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố bao gồm các nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn trực diện với những gì đang diễn ra xung quanh doanh nghiệp. Từ đó, thấy được mặt tích cực hay tiêu cực của các nhân tố ảnh hưởng để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm tận dụng những thuận lợi và có biện pháp khắc phục những khó khăn để nâng cao hiệu quả SXKD. 1.1.4.1 Các nhân tố khách quan - Những nhân tố thuộc môi trường vĩ mô • Kinh tế Các yếu tố kinh tế có vai trò quan trọng đến việc hình thành và hoàn thiện môi trường kinh doanh, đồng thời nó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bao gồm: tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của nền kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hố đoái, các chính sách kinh tế của Nhà nước. Tất cả các yếu tố này đều ảnh Trườnghưởng đến hoạt động SXKDĐại của doanh học nghiệp. Kinh tế Huế Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách thức với doanh nghiệp. Để đảm bảo thành công của hoạt động SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 9
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát kinh doanh trước những biến động về kinh tế, các doanh nghiệp phải theo dõi, phân tích, dự báo biến động của từng yếu tố để đưa ra các giải pháp, các chính sách kinh doanh phù hợp. • Chính trị, pháp luật Bao gồm các yếu tố: chính phủ, hệ thống pháp luật, xu hướng chính trị các nhân tố này ngày càng ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, các chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư. Hệ thống pháp luật rõ ràng, đầy đủ, đúng đắn và mở rộng sẽ là cơ sở đảm bảo sự thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp kinh doanh trong nước và thúc đẩy đầu tư nước ngoài phát triển. Tạo ra sân chơi để các doanh nghiệp cùng tham gia hoạt động kinh doanh, vừa cạnh tranh vừa hợp tác lẫn nhau. • Khoa học, công nghệ Khoa học, công nghệ là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Các yếu tố công nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, kĩ thuật mới, vật liệu mới, máy móc thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứng dụng. Khi công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy vậy, nó cũng mang lại cho doanh nghiệp nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh nếu doanh nghiệp không đổi mới công nghệ kịp thời. • Tự nhiên Yếu tố tự nhiên bao gồm: nguồn lực tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, Trườngmôi trường sinh thái, vịĐạitrí địa lý củ a họctổ chức kinh doanh LàKinh những tếyếu tố Huế quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Các nguồn lực là có hạn nên mọi doanh nghiệp phải khai thác và SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 10
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát tận dụng tối đa nguồn lực vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. • Văn hóa, xã hội Ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động kinh doanh ( HĐKD) của doanh nghiệp, bao gồm các yếu tố như: dân số, lối sống, phong tục tập quán, thu nhập, mức sống của người dân, thói quen tiêu dùng, Mỗi một sự thay đổi của các lực lượng văn hóa, xã hội có thể tạo ra một ngành kinh doanh mới nhưng cũng có thể xóa đi một ngành kinh doanh. Vì thế, doanh nghiệp cần phân tích kỹ các yếu tố văn hóa, xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra từ đó giúp doanh nghiệp có những hướng đi phù hợp với đặc điểm văn hóa, xã hội của từng khu vực, quốc gia. - Những nhân tố thuộc môi trường vi mô • Khách hàng Là người tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, khách hàng là một yếu tố quyết định đầu ra của sản phẩm. Không có khách hàng các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ của mình. Như vậy khách hàng và nhu cầu của họ nhìn chung có những ảnh hưởng hết sức quan trọng đến các hoạt động về hoạch định chiến lược kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Tìm hiểu kỹ lưỡng và đáp ứng đầy đủ nhu cầu và thị hiếu của khách hàng mục tiêu là điều kiện sống còn cho mỗi doanh nghiệp. Sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản có giá trị lớn lao của doanh nghiệp. Sự tín nhiệm đó đạt được do biết thoả mãn các nhu cầu và thị hiếu của khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh. Trường• Đối thủ cạnh tranh Đại học Kinh tế Huế Trong kinh doanh thì cạnh tranh là một điều tất yếu. Với xu thế hiện nay, khi nền kinh tế thị trường phát triển mạnh, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 11
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát ngày càng tăng thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt. Đối với các doanh nghiệp cạnh tranh là một điều không mấy dễ chịu, số lượng các đối thủ cạnh tranh trong ngành càng nhiều thì mức độ cạnh tranh càng gay gắt. Tuy nhiên trên phương diện xã hội thì cạnh tranh sẽ có lợi cho người tiêu dùng và thúc đẩy xã hội phát triển. Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải hiểu biết về đối thủ cạnh tranh bằng việc phân tích các điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để có các phản ứng kịp thời nhằm giữ được khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. • Các nhà cung ứng Là các nhà cung cấp nguyên vật liệu (NVL) đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà cung ứng có ưu thế có thể tăng thêm lợi nhuận bằng cách nâng giá, giảm chất lượng hoặc giảm mức độ dịch vụ đi kèm, khi số người cung ứng ít, không có mặt hàng thay thế và không có các nhà cung ứng nào chào bán các sản phẩm có tính khác biệt sẽ làm tăng thế mạnh của họ. Khi việc cung ứng nguyên vật liệu gặp khó khăn, chi phí đầu vào tăng đẩy giá thành sản phẩm lên cao sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp phải chọn cho mình những nhà cung ứng thích hợp, xây dựng mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng, đồng thời phải tìm kiếm thêm nhiều nhà cung ứng khác nhau để doanh nghiệp có nhiều quyền lựa chọn và có thể chống lại sức ép của các nhà cung ứng. Thông thường giá cả, chất lượng, tiến độ, là những tiêu chí quan trọng để lựa chọn nhà cung ứng. 1.1.4.2 Các nhân tố chủ quan • Nhân tố lao động (LĐ) TrườngLao động là yếu tốĐạiquan trọng quyhọcết định sự thànhKinh bại của mộ t doanhtế Huế nghiệp. Trình độ tay nghề của người lao động ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất của doanh nghiệp. Vì nếu người lao động có tay nghề cao thì sản SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 12
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát phẩm mà họ làm ra đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, giảm phế phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu làm giảm chi phí sản xuất và tăng hiệu quả kinh doanh. Việc bố trí lao động hợp lý sẽ góp phần tạo ra hiệu quả kinh doanh cao nhất. Từng người lao động có trình độ nhận thức và khả năng riêng, vì vậy doanh nghiệp phải biết sử dụng để phát huy tối đa năng lực của người lao động và hướng họ vào mục tiêu chung. • Nhân tố vốn Vốn là yếu tố cơ bản quyết định quy mô hoạt động của doanh nghiệp, vốn có thể được hình thành từ nhiều nguồn như: vốn tự có, vốn vay, Tình hình và sử dụng vốn của doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khả năng huy động vốn, vòng quay vốn, là những vấn đề cơ bản mà doanh nghiệp cần quan tâm để mang lại hiệu quả cao nhất. • Nhân tố quản lý Lực lượng quản lý là những lao động gián tiếp không tạo ra sản phẩm nhưng lại rất quan trọng bởi họ là những người điều hành và định hướng cho doanh nghiệp, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Trên thực tế, mỗi doanh nghiệp có một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý khác nhau, trình độ quản lý tốt sẽ tạo lợi thế cho doanh nghiệp. Ngược lại, quản lý không tốt sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh doanh và có thể đưa đến lỗ, phá sản. Thêm vào đó một cơ cấu cồng kềnh sẽ khó khăn trong việc đưa ra quyết định cũng như triển khai mệnh lệnh. Do đó, mỗi doanh nghiệp cần tổ chức cho mình một cơ cấu quản lý gọn nhẹ, linh hoạt và hiệu quả. 1.1.5 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất Trườngkinh doanh Đại của doanh học nghiệp Kinh tế Huế 1.1.5.1 Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 13
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát Nguồn vốn của Công ty bao gồm: vốn cố định (VCĐ), vốn lưu động (VLĐ) và vốn dự phòng - Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp, là những tài sản có giá trị sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và chuyển dần giá trị vào giá thành sản phẩm thông qua hình thức khấu hao tài sản cố định. - Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp, tham gia vào một chu kỳ kinh doanh và chuyển hết giá trị vào giá thành sản phẩm, sau mỗi chu kỳ sản xuất vốn lưu động sẽ được thu hồi dưới hình thái tiền tệ. - Vốn dự phòng là giá trị các khoản dự phòng được doanh nghiệp lập ra nhằm dự phòng những tổn thất có thể xảy ra trong kinh doanh, phát sinh từ những sự kiện hiện tại có thể làm giảm sút lợi ích kinh tế của doanh nghiệp do sự biến động giảm giá hàng tồn kho, giảm giá đầu tư tài chính và các khoản nợ phải thu khó đòi. Vốn dự phòng sẽ giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp những tổn thất có thể xảy ra trong năm, góp phần bảo toàn nguồn vốn kinh doanh, đảm bảo cho hoạt sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục. 1.1.5.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu doanh thu Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp nhận được trong quá trình hoạt động kinh doanh từ việc tiêu thụ sản phẩm, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh Trườngnghiệp. Đại học Kinh tế Huế Trong kinh tế học, doanh thu thường được xác định bằng giá bán nhân với sản lượng. TR P Q SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 14
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát Trong đó: TR là tổng doanh thu, P là giá bán, Q là sản lượng Chỉ tiêu này phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Nói lên quy mô, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu chi phí Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong một thời kỳ để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Bản chất của chi phí là mất đi để đổi lấy một kết quả, kết quả có thể dưới dạng vật chất như sản phẩm, nhà xưởng, hoặc không có dạng vật chất như kiến trúc, dịch vụ được phục vụ, Tổng chi phí gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi. TC FC VC Trong đó: TC là tổng chi phí, FC là chi phí cố định, VC là chi phí biến đổi Chỉ tiêu lợi nhuận Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của doanh nghiệp, phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và cho doanh nghiệp biết được mục tiêu đề ra có đạt được hay không. Nó là mức chênh lệch giữa doanh thu, chi phí của doanh nghiệp và là cơ sở để đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả. TR TC Trường1.1.5.3 Nhóm chỉ tiêuĐại phản ánh hihọcệu quả sản xuKinhất kinh doanh tế Huế Chỉ tiêu tổng quát phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học hiệu quả kinh doanh của SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 15
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp. Các chỉ tiêu đó phải phản ánh được sức sản xuất, suất hao phí cũng như sức sinh lợi của từng yếu tố và phải thống nhất với công thức đánh giá hiệu quả chung: Trong đó: Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như: tổng sản lượng, tổng doanh thu, tổng lợi nhuận, Còn các yếu tố đầu vào bao gồm: lao động, nguyên vật liệu, vốn, Công thức (1) phản ánh sức sản xuất (hay sức sinh lợi) của các chỉ tiêu phản ánh đầu vào, chỉ tiêu này đặc trưng cho kết quả nhận được trên một đơn vị chi phí và yêu cầu là đạt được cực đại hóa. Công thức (2) phản ánh suất hao phí của các chỉ tiêu đầu vào nghĩa là để có được một đơn vị đầu ra thì hao phí hết mấy đơn vị chi phí đầu vào với mục tiêu là tối thiểu hóa chỉ tiêu này. Chỉ tiêu chi tiết phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh - Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn + Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định Hiệu suất sử dụng vốn cố định Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đơn vị vốn cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn vị doanh thu. Chỉ tiêu này Trườngcàng lớn thì hiệu suất sửĐại dụng vốn cốhọcđịnh càng cao. Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 16
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát Mức đảm nhiệm vốn cố định Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đơn vị doanh thu thì cần bao nhiêu đơn vị vốn cố định. Chỉ tiêu này càng thấp thì càng tốt vì mức hao phí càng ít. Mức doanh lợi vốn cố định Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đơn vị vốn cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh sẽ thu được bao nhiêu dơn vị lợi nhuận. Nó phản ánh khả năng sinh lời của vốn cố định nên chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. + Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động Số vòng quay vốn lưu động Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động nhanh hay chậm, trong một chu kì kinh doanh vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng, nếu chỉ số này tăng so với những kì trước thì chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động luân chuyển vốn có hiệu quả hơn. Đồng thời chỉ tiêu này còn phản ảnh sức sản xuât của vốn lưu động, cho biết cứ một đơn vị vốn lưu động sẽ tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trường Đại học Kinh tế Huế Mức đảm nhiệm vốn lưu động SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 17
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động phản ánh để tạo ra được một đơn vị doanh thu thì cần phải bỏ ra bao nhiêu đơn vị vốn lưu động. Hệ số này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vốn lưu động tiết kiệm được càng lớn. Mức doanh lợi vốn lưu động Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị vốn lưu động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt vì sức sinh lợi của vốn lưu động càng lớn. Vòng quay các khoản phải thu ( KPT) Vòng quay các khoản phải thu cho biết các khoản phải thu phải quay bao nhiêu vòng trong một kỳ nhất định để đạt được doanh thu trong kỳ đó. Là thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, hệ số vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất. Ngược lại, nếu hệ số này càng thấp thì số tiền của doanh nghiệp bị Trườngchiếm dụng ngày càng Đạinhiều, lượng họctiền mặt sẽ ngàyKinh càng giảm, làm tế giảm Huế sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất và có thể doanh nghiệp sẽ phải đi vay ngân hàng để tài trợ thêm SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 18
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát cho nguồn vốn lưu động này. Vòng quay hàng tồn kho (HTK) Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Ngược lại, vòng quay hàng tồn kho thấp cho thấy hàng hóa của doanh nghiệp bị ứ đọng, là dấu hiệu tiêu cực cho thấy nguồn vốn bị chôn vùi trong hàng tồn kho. Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động Trường Năng suất laoĐạiđộng học Kinh tế Huế Chỉ tiêu này cho biết doanh thu mà một lao động có thể tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó phản ánh sức sản xuất của lao động nên SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 19
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. Tỷ suất lợi nhuận lao động Chỉ tiêu này cho biết một lao động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh có thể mang lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn thì sức sinh lời trên một đơn vị lao động càng lớn. Doanh thu/Chi phí tiền lương Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị tiền lương sẽ tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chi phí tiền lương/Lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị lợi nhuận thu được khi đầu tư một đơn vị tiền lương vào sản xuất kinh doanh. TrườngCác chỉ tiêu ph ảnĐại ánh hiệu qu họcả sản xuất kinhKinh doanh khác tế Huế + Chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 20
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí Chỉ tiêu này phản một đơn vị chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí càng lớn. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời của một đơn vị doanh thu, cho biết một đơn vị doanh thu tạo ra được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản Chỉ tiêu này cho biết cứ một đơn vị tài sản đầu tư vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty càng cao. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ( CSH) TrườngChỉ tiêu này Đạiphản ánh một họcđơn vị vốn chủKinh sở hữu tham giatế vào Huế quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng cao. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 21
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát + Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán Khả năng thanh toán hiện thời Chỉ tiêu phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc dùng các tài sản ngắn hạn để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. Chỉ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp càng có nhiều khả năng thanh toán các khoản nợ khi nó đến hạn nhưng nếu quá cao thì cũng không tốt vì nó cho thấy doanh nghiệp sử dụng tài sản ngắn hạn chưa hiệu quả. Khả năng thanh toán nhanh Chỉ tiêu này cho biết liệu doanh nghiệp có đủ tài sản ngắn hạn để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho hay không. Chỉ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp càng có nhiều khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn một cách nhanh chóng. Nếu chỉ số này nhỏ hơn hẳn so với chỉ số thanh toán hiện thời có nghĩa là tài sản ngắn hạn phụ thuộc nhiều vào hàng tồn kho. 1.1.6 Phân tích độ nhạy của hoạt động sản xuất kinh doanh. TrườngKết quả sản xuấtĐại kinh doanh học là chỉ tiêu quanKinh trọng phản ánhtế hoạt Huế động SXKD của doanh nghiệp, là kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được trong quá trình SXKD. Nó chịu sự tác động của nhiều yếu tố nhưng SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 22
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát doanh thu và chi phí là 2 yếu tố tác động trực tiếp đến kết quả SXKD của doanh nghiệp. Sự biến động phức tạp và bất thường của nền kinh tế trong nước và thế giới (khủng hoảng, suy thoái, lạm phát, ) sẽ ẩn chứa nhiều rủi ro mà doanh nghiệp không thể lường trước được. Nên sự biến động tiêu cực của doanh thu và chi phí sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động SXKD, để Công ty nhận biết được rủi ro và đưa ra biện pháp phòng ngừa, các chiến lược kinh doanh phù hợp thì việc phân tích sự biến động và mức độ ảnh hưởng của chỉ tiêu doanh thu và chi phí tới lợi nhuận của Công ty là rất cần thiết. Phân tích độ nhạy của hoạt động SXKD là phương pháp phổ biến có thể đáp ứng được nhu cầu trên. 1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.2.1 Khái quát chung ngành dệt may Việt Nam Ngành công nghiệp dệt may là một ngành có truyền thống lâu đời ở Việt Nam. Đây là một ngành quan trọng trong nền kinh tế nước ta vì nó phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người, là ngành giải quyết nhiều việc làm cho xã hội và là ngành có thế mạnh trong xuất khẩu, hàng năm mang về cho nước ta một lượng ngoại tệ lớn, có kim nghạch xuất khẩu dẫn đầu trong những năm qua và trở thành một ngành công nghiệp then chốt của nước ta. Do đặc điểm của ngành công nghiệp dệt may là một ngành công nghiệp nhẹ, yêu cầu kỹ thuật không quá phức tạp như những ngành kinh tế khác, đòi hỏi nhiều lao động, vốn đầu tư không quá lớn và thời gian thu hồi vốn tương đối nhanh so với các ngành công nghiệp khác. Vì vậy mà nó có được những lợi thế trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay. - Lợi thế về con người: Nước ta có dân số đông, cơ cấu dân số trẻ do đó mà những người trong độ tuổi lao động rất cao, hàng năm được bổ sung Trườngmột lực lượng khá lớn. ĐạiĐiều đó đã làmhọc cho nguồn Kinhcung về lao động tếở nước Huế ta hết sức dồi dào; Chất lượng lao động không ngừng được nâng lên về mặt kỹ thuật lẫn văn hóa, tinh thần; giá nhân công lao động trong ngành dệt may SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 23
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát của nước ta rẽ hơn một số nước khác trong khu vực và thế giới nên đó là một lợi thế lớn cho ngành dệt may trong thời gian qua. - Lợi thế về điều kiện tự nhiên: Nước ta có vị trí thuận lợi nằm ở trung tâm Đông Nam Á, tiếp giáp với nhiều nước bạn nên thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa, đặc biệt là xuất khẩu hàng dệt may, chuyển giao công nghệ, học hỏi và kế thừa kinh nghiệm của các nước đi trước làm cho sản phẩm dệt may của nước ta phong phú và đa dạng hơn. - Lợi thế về truyền thống: Ngành dệt may là ngành truyền thống của nước ta, là ngành mà nguyên vật liệu của nó là các sợi bông, đay, tơ tằm nên có quan hệ mật thiết với ngành nông nghiệp. Mà điều kiện của nước ta có thể cho phép phát triển các vùng nguyên liệu đó phục vụ cho ngành dệt may, thay thế cho việc nhập khẩu lượng lớn nguyên liệu cho ngành dệt may. - Lợi thế về thị trường: Xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới đã đưa Việt Nam đến với thị trường rộng lớn, mở rộng quan hệ ngoại giao, thiết lập mối quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đã mở ra cho nền kinh tế nói chung cũng như ngành công nghiệp dệt may nói riêng cơ hội phát triển về thị trường tiêu thụ, khoa học công nghệ, vốn đầu tư nước ngoài - Lợi thế về chính sách Nhà nước: Chính phủ sẽ hỗ trợ tối đa về chính sách đẩy mạnh xuất khẩu, lao động, tài chính và thuế nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắt trong sản xuất, xuất khẩu và giải quyết việc làm cho người lao động. Do đó, đã tạo điều kiện cho ngành dệt may phát triển hơn. TrườngVới những đặc điĐạiểm, lợi thế trênhọc mà ngành Kinhdệt may Việt Nam tế ngày Huế càng phát triển, thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo sự ổn định chính trị, xã hội và trở thành ngành công SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 24
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát nghiệp mũi nhọn có vai trò quan trọng trong nền công nghiệp nước nhà. 1.2.2 Khái quát chung về thị trường ngành dệt may Thừa Thiên Huế Trong quy hoạch ngành dệt may giai đoạn 2016-2020, tỉnh Thừa Thiên Huế dự tính sẽ đầu tư 6.622 tỷ đồng để xây dựng nơi đây trở thành một trong những trung tâm dệt may của miền Trung.Theo đó, tỉnh sẽ tập trung phát triển tối đa thị trường nội địa, mở rộng thị trường xuất khẩu, lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho sự phát triển của ngành; đồng thời, đẩy mạnh khâu nghiên cứu và thiết kế sản phẩm, xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm; hình thành và phát triển ngành công nghiệp thời trang; phát triển ngành gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp nông thôn. Ông Nguyễn Văn Cao, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, nhằm đưa lĩnh vực dệt may phát triển theo hướng bền vững và đảm bảo đủ nguyên phụ liệu sản xuất cho các doanh nghiệp, tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Ban điều phối Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung triển khai Đề án "Phát triển khu công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may tại Thừa Thiên Huế", với diện tích khoảng 400 ha, tại khu công nghiệp Phong Điền. Đánh giá cao đề án này, nhiều doanh nghiệp ngành may tại khu công nghiệp (KCN) Phong Điền như: Công ty Huayan, Công ty Freetex Elastic (Thái Lan) khẳng định tiếp tục đầu tư và mở rộng nhà máy. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, trước mắt các doanh nghiệp phải chuyển dần từ hình thức gia công sang làm hàng FOB và ODM (tự thiết kế, sản xuất và bán sản phẩm) hay OMB (sản xuất nhãn hiệu gốc). TrườngCác doanh nghiệp ngànhĐại dệt may học cho rằng, muốn Kinh hình thành trung tế tâm Huế dệt may, trước hết, các nhà máy công nghiệp hỗ trợ dệt may đáp ứng nhu cầu nguyên phụ liệu tại chỗ, cần kêu gọi các tập đoàn lớn từ Mỹ, Hàn Quốc, Canada để sản xuất nguyên phụ liệu chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 25
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát nhiều đối tác. Bên cạnh đó, để sản xuất nguyên phụ liệu theo quy trình khép kín, tỉnh đang nghiên cứu đầu tư hệ thống xử lý nước thải hiện đại, đảm bảo môi trường và góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 6 khu công nghiệp với 50 doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may, tổng cộng có tới 300 dây chuyền may và 500.000 cọc sợi. Công ty cổ phần Dệt may Huế hiện đang ổn định việc làm cho hơn 4.000 công nhân, với mức thu nhập bình quân 5,6 triệu đồng/người/tháng. Năm 2016, Công ty phấn đấu đạt doanh thu 1.900 tỷ đồng, nộp ngân sách hơn 30 tỷ đồng. Hiện giá trị xuất khẩu mỗi năm của đơn vị đạt khoảng 60 - 70 triệu USD; trong đó, tỷ trọng hàng may mặc chiếm 70% xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Nhật; 30% còn lại là hàng sợi xuất khẩu sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, Bồ Đào Nha và một số nước châu Á. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY PPJ HUẾ 2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty dệt may PPJ Huế 2.1.1 Khái quát về công ty Công ty cổ phần dệt may PPJ Huế là một công ty con thành viên trực thuộc hệ thống cùa Công ty Cổ Phần Quốc Tế Phong Phú có trụ sở tại khu công nghiệp Phú Đa, Huyện Phú Vang. Hiện đang có một nhà máy may đang hoạt động hàng dệt thoi với công suất 16 chuyền may. Công ty không ngừng phát triển, và hiện nay Công ty mở rộng thêm một nhà máy may hàng dệt kim (hàng thun) với công suất 20 chuyền may. TrườngTên giao dịch: HUONGPHUGIATEX Đại học Kinh tế Huế Loại hình hoạt động: Công ty Cổ Phần Mã số thuế: 3301585083 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 26
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát Địa chỉ: Khu Công nghiệp Phú Đa, Thị trấn Phú Đa, Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên - Huế Đại diện pháp luật: Đoàn Thanh Kỳ Ngày cấp giấy phép: 04/03/2016 Ngày hoạt động: 02/03/2016 Trạng thái: Đang hoạt động 2.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi 2.1.2.1 Tầm nhìn Trở thành doanh nghiệp kinh tế hùng mạnh hàng đầu, chuyên sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực dệt may 2.1.2.2 Sứ mệnh Nâng cao tiềm lực kinh tế và chất lượng cuộc sống cộng đồng thông qua việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ có chất lượng vượt trội 2.1.2.3 Giá trị cốt lõi Tạo ra một môi trường làm việc an toàn về mọi mặt và mang lại hiệu quả cao Đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng bằng tất cả các giải pháp Hợp tác, phát triển đi cung trách nhiệm với cộng đồng. 2.1.3 Ngành nghề kinh doanh May trang phục (trừ Ngành nghề Lĩnh vực kinh trang phục từ da lông Kinh tế tư nhân chính tế thú); Tổ chức kinh tế Loại hình tổ Loại hình kinh tế Cổ phần SXKD dịch vụ, hàng chức hoá (075) Sản xuất trang Cấp chương (555) Kinh tế tư nhân Loại khoản Trường Đại học Kinhph ụctế Huế 2.1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty 2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 27
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần dệt may PPJ – Huế (Nguồn: Tổng hợp từ phòng Nhân sự) SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 28 Trường Đại học Kinh tế Huế
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát 2.1.4.2 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty - Tổng Giám đốc: Là người quyết định cao nhất tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị của Công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. - Các phòng ban của Công ty Phòng hành chính nhân sự Thực hiện công tác phân bổ lao động hợp lý giữa các bộ phận sản xuất, quản lý Công ty; xây dựng, hoàn thiện các nội quy, quy chế quản lý cho phù hợp với sự đổi mới cơ chế quản lý; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của Công ty; xây dựng kế hoạch lao động tiền lương phù hợp với chức danh, trình độ của người lao động; Quản lý chất lượng, số lượng hồ sơ toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty. Tham mưu cho Giám đốc về công tác tuyển dụng lao động bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ. Giải quyết các thủ tục cho cán bộ công nhân viên đi công tác, tham quan học tập trong nước và nước ngoài theo yêu cầu quy định. Quản lý công tác văn thư lưu trữ hệ thống thông tin liên lạc trong và ngoài Công ty. Phòng kế hoạch Quản lý điều hành, lập kế hoạch cho hoạt động sản xuất của Công ty, tổ chức tìm kiếm khách hàng. Lập kế hoạch cung ứng nguyên phụ liệu, tổ chức cung ứng nguyên phụ liệu, tổ chức cung ứng và kiểm soát chất lượng, số lượng nguyên phụ liệu. Căn cứ kế hoạch và các hợp đồng kinh tế đã ký kết, xem xét khả năng các nhà máy để giao nhiệm vụ sản xuất, xây Trườngdựng phương án gia công, Đại xem xét vàhọc thanh lý các Kinhhợp đồng gia công. tếTổ Huế chức hệ thống marketing, lập kế hoạch giá thành, tính toán giá bán cho các sản phẩm do Công ty sản xuất. Xem xét các hợp đồng xuất nhập khẩu hàng SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 29
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát hóa. Đánh giá nhà cung ứng, lập danh sách nhà cung ứng được chọn, thống kê phân tích dữ liệu nhà cung ứng. Khảo sát khách hàng, thống kê phân tích sự thỏa mãn của khách hàng. Phòng tài chính-kế toán - Công tác tài chính: lập kế hoạch nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Lập và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các số liệu báo cáo tài chính với cơ quan nhà nước. Tổ chức theo dõi công nợ, tổ chức các hoạt động kinh doanh tài chính, phân tích hiệu quả kinh doanh lãi lỗ hàng tháng. - Công tác kế toán: Thực hiện tổ chức hạch toán theo hệ thống tài khoản của Bộ tài chính quy định, làm thủ tục thanh toán với khách hàng trong nước khi mua bán vật tư, sản phẩm. Mở sổ sách theo dõi hạch toán chi tiết xuất nhập khẩu của Công ty, tính giá thành thực tế, giá bán, xác định lãi lỗ trong Công ty, thanh toán, tính lương, báo cáo và quản lý thu chi Bảo hiểm xã hội. Tổng hợp số liệu, quyết toán để báo cáo giám đốc Công ty 2.1.5 Tình hình lao động của công ty Lao động là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất, vì không có lao động của con người thì tư liệu lao động và đối tượng lao động chỉ là những vật vô dụng, vì con người là chủ thể của quá trình sản xuất kinh doanh. Số lượng lao động phản ánh quy mô của doanh nghiệp, cơ cấu lao động nói lên đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, còn chất lượng lao động sẽ quyết định đến năng suất lao động (NSLĐ) và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn lao động, Công ty CP (cổ phần) dệt may PPJ – Huế luôn coi trọng công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng lao động và sử dụng nguồn lao động hợp lý nhằm làm tăng TrườngNSLĐ, tạo điều kiện choĐại lao động tronghọc Công ty phátKinh huy hết năng ltếực của Huế mình vào sản xuất kinh doanh. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 30
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát Bảng 1: Tình hình lao động của Công ty giai đoạn 2016-2018 ĐVT: lao động Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2017/Năm 2016 Năm 2018/Năm 2017 Số % Số % Số % Chênh % tăng, Chênh % tăng, Phân loại theo lượng chiếm lượng chiếm lượng chiếm lệch giảm lệch giảm Khối nghiệp vụ 21 13,38 75 11,92 107 8,81 54 257,14 32 42,67 Cắt 11 7,01 36 5,72 92 7,57 25 227,27 56 155,56 May 93 59,24 388 61,69 719 59,18 295 317,20 331 85,31 Hoàn tất 23 14,65 77 12,24 201 16,54 54 234,78 124 161,04 Bộ phận QC 9 5,73 53 8,43 96 7,90 44 488,88 43 81,13 Tổng nhân sự 157 100 629 100 1.215 100 472 300,64 586 93,16 (Nguồn: Tổng hợp từ phòng Hành chính nhân sự) SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 31 Trường Đại học Kinh tế Huế
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát Nhìn chung, ta thấy số lượng lao động của Công ty giai đoạn 2016-2018 tăng nhanh qua 3 năm. Từ 157 lao động vào năm 2016 đến năm 2017 đạt 629 lao động (tăng 472 lao động tương ứng với 257,14%) và năm 2018 đạt 1215 lao động (tăng 586 lao động hay tăng 42,67%). Nguyên nhân là Công ty luôn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, thu hút nhiều lao động có tay nghề cao phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Trong đó, khối nghiệp vụ tăng 54 lao động năm 2017 so với 2016, đến năm 2018 số lượng lao động tiếp tục tăng thêm 32 lao động so với năm 2017. Lao động cắt cũng tăng nhẹ qua các năm lần lượt là 11,36,92 lao động. Lao động may tăng mạnh vào năm 2017 tăng 295 lao động so với 2016, năm 2018 tiếp tục tăng 331 lao động so với năm 2017. Lao động hoàn tất cũng tăng khá nhanh qua các năm lần lượt là 23,77,96 lao động. Bộ phận QC tăng 44 lao động năm 2017 so với 2016, năm 2018 tăng 43 lao động so với 2017. Như vậy, từ năm 2016-2018 lao động của Công ty tăng lên một số lượng đáng kể nhằm đảm bảo nguồn lực tốt nhất cho sản xuất kinh doanh. Nhờ vậy đã tạo ra được công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. 2.1.6 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty Cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất lao động, số lượng và chất lượng hàng hoá sản xuất ra. Vì vậy, để ngày càng phát triển và đạt hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì bất cứ doanh nghiệp nào cũng không ngừng đổi mới, đầu tư trang thiết bị máy móc có công nghệ hiện đại. Việc phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định thường xuyên để từ đó có các giải pháp sử dụng tối đa công suất tài sản cố định cũng có ý nghĩa quan trọng đối với Trườngdoanh nghiệp Đại học Kinh tế Huế Công ty Cổ phần dệt may PPJ- Huế là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các sản phẩm dệt may nên vấn đề cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT) SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 32
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát luôn được coi trọng, quan tâm hàng đầu. Đặc biệt là nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị sản xuất. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về số lượng và chất lượng sản phẩm, Công ty đã chú trọng đầu tư hệ thống các nhà xưởng, máy móc thiết bị sản xuất hiện đại và đồng bộ. Với 2 nhà máy sản xuất có diện tích gần 21.000m2, được trang bị 36 chuyền may, nhà máy phụ liệu có diện tích trên 10.000m2 Nhà máy In - Thêu có diện tích trên 600m2, ( hiện tại vẫn chưa đi vào hoạt động) Nhà máy Wash ( hiện tại vẫn chưa đi vào hoạt động) Máy móc thiết bị may với hơn 850 đầu máy đồng bộ và hiện đại được nhập khẩu từ Nhật Bản, Mỹ, Ý, Đài Loan, của các hãng nổi tiếng như Juki, Kansai, Hashima, Eastman, Okurma, Hệ thống máy tính bộ điện tử và các phần mềm thiết kế, quản lý. Ngoài ra, Công ty còn có hệ thống thiết bị động lực, khí nén, hệ thống xử lý nước thải, và các thiết bị phụ trợ phục vụ hoạt động của nhà máy. Hàng năm Công ty vẫn tiếp tục đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ cho phù hợp với mẫu mã và chất lượng sản phẩm, đồng thời cải thiện môi trường làm việc cho người lao động. Trong giai đoạn 2016-2018, Công ty đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho công cuộc đổi mới công nghệ như: máy cắt rập bằng điện của Ý, máy ép nhãn tự động Okumar của Nhật Bản, máy thiết kế mẫu của Đài Loan, dây chuyền đóng gói tự động, hệ thống làm mát tự động của Nhật Bản, Để đem lại NSLĐ cao, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao làm hài lòng khách hàng thì đây là Trườnghướng đi tích cực mà Đại Công ty luôn học theo đuổi. Kinh tế Huế 2.1.7 Tình hình tài chính của công ty SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 33
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát Bảng 2: Tình hình tài chính của Công ty giai đoạn 2016-2018 (ĐVT: triệu đồng) Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2017/Năm 2016 Năm 2018/Năm 2017 Chỉ tiêu % tăng, % tăng, Giá trị Giá trị Giá trị Tăng, giảm Tăng, giảm giảm giảm A. TÀI SẢN 10.789,04 65.221,43 90.519,82 54.432,38 83,46 25.298,38 27,95 I. Tài sản ngắn hạn 7.383,37 7.345,94 28.440,83 -37,43 -0,51 21.094,89 74,17 1. Tiền và các KTĐT 3.352,32 1.595,74 109,96 -1.756,57 -52,4 -1.485,78 -93,11 2. Các KPT ngắn hạn 36.877,00 3.493,89 14.127,29 -193,80 -5,55 10.633,40 75,27 3. Hàng tồn kho 10,00 1.782,34 14.189,18 1.772,34 99,44 12.406,83 87,44 4. Tài sản ngắn hạn khác 333,35 473,95 14,39 140,59 29,66 -459,55 -96,96 II. Tài sản dài hạn 3.405,66 57.875,48 62.078,98 54.469,82 94,12 4.203,49 6,77 1. Tài sản cố định - 49.677,44 55.808,40 49.677,44 - 6.130,95 10,99 2. Tài sản dài hạn khác - 6.145,40 6.123,34 6.145,40 - -22.06 -0,36 B. NGUỒN VỐN 10.789,04 65.221,43 90.519,82 54.432,38 83,46 25.298,38 27,95 I. Nợ phải trả 723,07 46.091,26 71.966,53 45.368,19 98,43 25.875,27 35,95 1. Nợ ngắn hạn 723,07 6.213,68 17.765,71 5.490,60 88,36 11.552,02 65,02 2. Nợ dài hạn - 39.805,85 54.200,82 39.805,85 - 14.394,97 26,56 II. Vốn chủ sở hữu 10.065,97 19.202,16 18.553,28 9.136,19 47,58 -648,88 -3,5 1. Vốn chủ sở hữu 10.065,97 19.202,16 18.553,28 9.136,19 47,58 -648,88 -3,5 (Nguồn: Tổng hợp từ phòng Tài chính-Kế toán) SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 34 Trường Đại học Kinh tế Huế
- Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS.TS Nguyễn Văn Phát Qua bảng 2, đã phản ánh một cách tổng hợp tình hình tài chính của công ty trong 3 năm qua. Tổng tài sản và nguồn vốn của công ty có xu hướng tăng lên. Năm 2017 so với năm 2016 tăng 54.432,38 triệu đồng tương ứng 83,46% đến năm 2018 tăng 25.298,38 triệu đồng tương ứng 27,95% so với năm 2017. Trong tổng tài sản thì giá trị của tài sản dài hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn vì công ty chuyên sản xuất, gia công các sản phẩm may mặc nên tài sản tập trung vào các tư liệu sản xuất có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài. Tài sản ngắn hạn của công ty có xu hướng tăng. Năm 2017 giảm 37,43 triệu đồng tương ứng giảm 0,51% so với năm 2016, sang năm 2018 tăng 21.094,89 triệu đồng tương ứng 74,17% so với năm 2017. Sự thay đổi này là do sự biến động của khoản phải thu ngắn hàng và hàng tồn kho. Hai khoản mục chiếm tỷ trọng cao trong tài sản ngắn hạn. Do đặc thù kinh doanh của Công ty là xuất nhập khẩu nên tài sản tập trung vào hàng tồn kho và các khoản phải thu là chủ yếu. Năm 2017, hàng tồn kho chiếm 1.782,34 triệu đồng tăng 1.772,34 triệu đồng so với năm 2016. Đến năm 2018, lượng hàng tồn kho tăng 12.406,83 triệu đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn cho đến năm 2018 có xu hướng tăng mạnh nên tải sản của công ty đang bị nắm giữ bên ngoài khá lớn Tài sản dài hạn của Công ty có chiều hướng tăng trong những năm qua. Năm 2017 tăng 54.469,82 triệu đồng tương ứng 94,12% so với năm 2016, năm 2018 tăng 4.203,49 triệu đồng tương ứng 6,77 %. Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản dài hạn là TSCĐ, khoản mục này không ngừng tăng trong 3 năm qua. Năm 2017 49.677,44 triệu đồng và năm 2018 tăng 6.130,95 triệu đồng. Điều này cho thấy công ty luôn tiếp cận với khoa học Trườngkỹ thuật tiên tiến, đổi Đạimới trang thiết học bị hiện đ ạiKinhđảm bảo chất lư ợngtế sản Huế xuất và an toàn cho người lao động. Vốn công ty hình thành từ vốn chủ sở hữu và các khoản nợ. Trong SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 35
- Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS.TS Nguyễn Văn Phát đó, các khoản nợ chiếm tỷ trọng thấp hơn so với vốn chủ sở hữu. Các năm qua đều trên trên 45% trong tổng nguồn vốn. Nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ đều tăng trong những năm qua. Cụ thể: Năm 2017, nguồn VCSH tăng 47,58% tương ứng với 9.136,19 triệu đồng so với năm 2016. Đến năm 2018 giảm nhẹ 3,50% tương ứng với 648,88 triệu đồng. Điều này, thể hiện khả năng tự tài trợ của công ty ngày càng tăng , công ty chủ động hơn trong hoạt động SXKD. Bên cạnh nguồn VCSH công ty còn nhận thêm các khoản nợ. Năm 2017, nợ phải trả tăng 45.368,19 triệu đồng tương ứng 98,43% so với năm 2016, đến năm 2018 mức tăng của các khoản nợ chậm lại còn 25.875,27 triệu đồng. Trong đó, các khoản nợ ngắn hạn tăng mạnh. Năm 2017 tăng 88,36 % tương ứng 5.490,60 triệu đồng, năm 2018 tiếp tục tăng 11.552,02 triệu đồng tương ứng 65,02% so với năm 2017; còn các khoản nợ dài hạn có sự biến động nhẹ, năm 2017 39.805,85 triệu đồng, đến năm 2018 tăng 14.394,97 triệu đồng so với 2017 Điều này, chứng tỏ công ty đang chiếm dụng được một khoản nợ khá lớn.Tuy nhiên, mức tăng của các khoản nợ giảm xuống là dấu hiệu tốt về khả năng tài chính của công ty. Điều này, cũng có nghĩa là yêu cầu thanh toán của công ty cũng tăng lên, thêm một gánh nặng trong việc trả nợ, đồng thời cũng ảnh hưởng tới bộ mặt của công ty trên thương trường khi các đối tượng bên ngoài nhìn vào thấy khoản nợ khá lớn. Đây cũng là vấn đề lâu dài mà công ty cần giải quyết và có biện pháp khắc phục. 2.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dệt may PPJ Huế giai đoạn 2016-2018 Trường2.2.1 Phân tích chĐạiỉ tiêu kết quả học Kinh tế Huế Trong những năm qua, sự biến động phức tạp của nền kinh tế trong nước và trên thế giới đã ảnh hưởng không ít đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Nhưng công ty vẫn vượt qua khó khăn, phấn đấu để SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 36
- Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS.TS Nguyễn Văn Phát đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty. Để thấy rõ chúng ta sẽ đi vào phân tích kết quả hoạt động SXKD của công ty. 2.2.1.1 Phân tích tình hình doanh thu Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đạt được doanh thu cao nhất luôn là mục tiêu phấn đấu các doanh nghiệp, nó quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp trên con đường kinh doanh. Bảng 3: Tình hình doanh thu của công ty giai đoạn 2016-2018 ĐVT: triệu đồng Năm Năm Năm Năm 2017/Năm Năm 2018/Năm 2016 2017 2018 2016 2017 Chỉ tiêu Tăng, % tăng, Tăng, % tăng, Giá trị Giá trị Giá trị giảm giảm giảm giảm 1. Doanh thu - 5.018,79 35.865,99 5.018,79 - 30.847,19 86,01 tiêu thụ 2. Doanh thu 82,46 43,01 4,77 -39,44 -47,83 -38,24 -88,91 tài chính 3. Thu nhập - - 0.02 - - 0,02 - khác Tổng doanh 82,46 5.061,80 35.870,78 4.979,23 - 30.808,45 85,89 thu (Nguồn tổng hợp từ Phòng Tài chính–Kế toán) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 37
- Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS.TS Nguyễn Văn Phát Qua bảng 3 thể hiện cơ cấu doanh thu của Công ty bao gồm: doanh thu tiêu thụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác. Trong đó, doanh thu tiêu thụ chiếm hầu như toàn bộ doanh thu của Công ty đạt được và tăng lên qua các năm. Năm 2017, doanh thu tiêu thụ đạt 5.018,79 triệu đồng; năm 2018 tăng 30.847,19 triệu đồng . Sự tăng lên của doanh thu tiêu thụ là do Công ty bắt đầu có thêm những đơn hàng mới, bắt đầu gia nhập vào thị trường may mặt để tranh cạnh với đối thủ, bên cạnh đó công ty luôn giao hàng đúng hợp đồng với sản phẩm có chất lượng cao, giá cả ngày càng cạnh tranh do đó thu hút ngày càng nhiều khách hàng với những hợp đồng có giá trị lớn. Qua đó, bộc lộ tiềm năng của Công ty trong việc tạo dựng mối quan hệ tốt và ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng. Doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh thu và cũng giảm qua các năm. Doanh thu tài chính chủ yếu là các khoản lãi thu từ tiền gửi ngân hàng, đầu tư chứng khoán và các khoản chênh lệch về tỷ giá hối đoái. Năm 2017 so với năm 2016, doanh thu tài chính giảm 39,44 triệu đồng tương ứng với 47,83%, sang năm 2018 giảm 38,24 triệu đồng tướng với 88,91 % so với năm 2017 Còn thu nhập khác là các khoản thu từ thanh lý nhượng bán tài sản của Công ty, các khoản bồi thường của khách hàng do vi phạm hợp đồng. Năm 2018 có 0,02 triệu đồng. Khoản mục này dù nhỏ nhưng qua đó cho ta thấy được Công ty đã có chính sách tốt để tiết kiệm và tìm cách tốt nhất để tạo thu nhập ngày càng cao cho công ty. Điều đó đã làm cho tổng doanh thu của Công ty không ngừng tăng lên, năm 2017 so với năm 2016 tăng 4.979,23 triệu đồng và năm 2018 so với 2017 tăng 30.808,45 triệu đồng. TrườngNhìn chung tình hình doanhĐại thu của cônghọc ty còn thấKinhp so với các công tế ty Huế khác ở địa phương. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 38
- Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS.TS Nguyễn Văn Phát 2.2.1.2 Phân tích chi phí Bảng 4: Tình hình chi phí của Công ty giai đoạn 2016-2018 ĐVT: triệu đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2017/ Năm 2016 Năm 2018/ Năm 2017 Chỉ tiêu % % % % % Giá trị Giá trị Giá trị Tăng, giảm tăng, Tăng, giảm tăng, chiếm chiếm chiếm giảm giảm 1. Chi phí NVL - - 824,78 6,85 1.705,42 4,2 824,78 - 880,64 51,64 2. Chi phí tiền lương 2,35 24,42 8.065,35 67,02 28.515,00 70,3 8.063,00 - 20.449,64 71,72 3. Khấu hao TSCĐ - - 793,39 6,59 3.032,34 7,48 793,39 - 2.238,95 73,84 4. Chi phí khác 7,28 75,58 2.349,91 19,53 7.308,88 18 2.342,63 99,7 4.958,96 67,85 Tổng chi phí 9,63 100 12.033,45 100 40.561,66 100 12.023,82 99,9 28.528,20 70,33 (Nguồn: Tổng hợp từ phòng Tài chính-Kế toán) SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 39 Trường Đại học Kinh tế Huế
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát Qua bảng 4, phản ánh tình hình biến động chi phí SXKD của công ty cổ phần dệt may PPJ-Huế, ta thấy chi phí của Công ty tăng nhanh qua các năm đặc biệt là năm 2018. Cụ thể: Năm 2016, tổng chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty là 9,63 triệu đồng, sang năm 2017 tăng cao với tốc độ 99,92% tương ứng tăng 12,02 triệu đồng và đạt 12.033,45 triệu đồng. Sang năm 2018 tốc độ tăng của chi phí tăng nhiều so với năm 2017, tăng 70,33% hay tương ứng tăng 28.528,20 triệu đồng so với năm 2017. Chứng tỏ, Công ty đã có những đơn hàng mới làm tăng tốc độ tăng của chi phí sản xuất kinh doanh, bắt đầu ổn định để cạnh tranh trên thị trường dệt may. Sự biến động của chi phí thể hiện qua các yếu tố chi phí như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiền lương, chi phí khấu hao TSCĐ và một số chi phí khác. Chi phí nguyên vật liệu Từ bảng 4, cho thấy chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí vì công ty cổ phần dệt may PPJ-Huế là công ty nhận gia công, trong 3 năm qua đều chiếm dưới 5% tổng chi phí. Nguyên vật liệu của Công ty chủ yếu là sợi, chỉ may, các loại nút, khuy và các phụ liệu khác. Chi phí này tăng lên qua các năm. Năm 2018, chi phí tăng với tốc độ 51,64% hay tăng 880,64 triệu đồng chiếm 4,2% tổng chi phí. Chi phí tiền lương Với đặc thù của Công ty là gia công các sản phẩm dệt may nên lao động của Công ty khá đông, việc chi trả tiền lương xứng đáng với trình độ và công sức của người lao động bỏ ra sẽ là đòn bẩy kinh tế quan trọng. Có tác dụng kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động, tăng số Trườnglượng và chất lượng sản Đại phẩm, cải thiệnhọcđược đời sốngKinh vật chất và tinhtế thần Huế cho người lao động. Với ý nghĩa đó, chi phí tiền lương đã chiếm một tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí của công ty và có xu hướng tăng lên trong 3 năm qua. Năm 2017 tăng 8.063,00 triệu đồng tương ứng 70,30%, năm SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 40
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát 2018 so với năm 2017 tăng 20.449,64 triệu đồng tương ứng 71,72% là do đơn giá tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp cho người lao động tăng hay nói cách khác Công ty ngày càng nâng cao mức lương cho nhân viên điều này làm cho nhân viên có thêm động lực làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn. Dành hết tâm huyết vì sự phát triển của Công ty mà cũng vì lợi ích của mình. Bên cạnh đó công ty đã tuyển dụng thêm một lượng lớn lao động để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) Qua bảng 4, cho thấy chi phí khấu hao TSCĐ của Công ty tăng lên nhanh trong 3 năm qua. Năm 2018 so với năm 2017,chi phí khấu hao tăng 2.238,95 triệu đồng tương ứng với 73,84% là do nhu cầu sản xuất tăng, số lượng hợp đồng ngày càng nhiều để đáp ứng kịp thời nhu cầu đa dạng của thị trường đòi hỏi Công ty phải mua sắm, đổi mới trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng với giá trị cao, công suất cao để phục vụ sản xuất Chi phí khác Chi phí khác của Công ty chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong tổng chi phí, bao gồm: chi phí lãi vay, chi phí tiếp khách, chi phí đi công tác, chi phí tiếp thị và các chi phí khác. Qua bảng 9 cho thấy: Năm 2017 so với năm 2016, chi phí này tăng 2.342,63 triệu đồng tương ứng tăng 18,02% đến năm 2018, chi phí này tăng 4.958,96 triệu đồng tương ứng với 67,85% so với năm 2017. Là do trong năm 2018 công ty bắt đầu ổn định hơn nên chí phí cũng tăng lên đáng kể .Như vậy, qua 3 năm (2016- 2018) tổng chi phí của Công ty đều tăng lên với tốc độ tăng khác nhau. Tuy nhiên Công ty cần nỗ trong công tác tiết kiệm chi phí để có được mức chi phí ổn định qua các Trườngnăm. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 41
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát 2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh 2.2.2.1 Phân tích các chỉ tiêu về hoạt động của công ty Bảng 5: Kết quả hoạt động SXKD của Công ty giai đoạn 2016-2018 ĐVT: triệu đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2017/Năm 2016 Năm 2018/Năm 2017 % Chỉ tiêu % tăng, Giá trị Giá trị Giá trị Tăng, giảm tăng, Tăng, giảm giảm giảm 1. Doanh thu 82,46 5.061,81 35.870,76 4.979,34 13,88 30.808,95 85,89 2.Chi phí 9,63 12.033,45 40.561,66 12.023,82 29,64 28.528,20 70,33 3.LNTT 72,83 -6.971,64 -4.690,89 -6.898,81 98,96 5.164,85 -74,08 4.Thuế TNDN 16,49 - - -16,49 - - - 5.LNST TNDN 56,33 -6.971,64 -4.690,89 -6.915,30 99,19 1.122,83 -16,11 (Nguồn: Tổng hợp từ phòng Tài chính-Kế toán) SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 42 Trường Đại học Kinh tế Huế
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một trong những chỉ tiêu đánh giá hoạt động SXKD của Công ty, phản ánh năng lực hoạt động, khả năng phát triển của Công ty trong tương lai. Biểu hiện của kết quả kinh doanh là chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận. Nhìn chung, trong những năm qua, hoạt động SXKD của Công ty vẫn chưa mang lại lợi nhuận. Tuy nhiên đến năm 2018 lỗ đã giảm mạnh, đây là tín hiệu tốt và là động lực cho cán bộ công nhân viên tiếp tục làm việc để đạt được kết quả tốt hơn cho những năm tiếp theo Như đã phân tích ở phần trên, tổng doanh thu của Công ty tăng qua các năm, cụ thể: Năm 2016, tổng doanh thu của Công ty đạt 82,46 triệu đồng; năm 2017 đạt 5.061,81 triệu đồng tương ứng tăng 13,88%; đến năm 2018 tăng mạnh hơn năm 2017 và đạt 35.870,76 triệu đồng . Cùng với sự tăng lên của doanh thu thì chi phí của Công ty cũng không ngừng tăng lên. Năm 2016, tổng chi phí là 9,63 triệu đồng, sang năm 2017 tăng lên nhanh với 29,64 % hay tăng 12.023,82 triệu đồng. Đến năm 2018, tốc độ tăng của chi phí cũng khá lớn, tăng lên đến 70,33% hay tăng 28.528,20 triệu đồng. Vì công ty mới hoạt động chưa có lợi nhuận nên vẫn chưa bị đánh thuế Lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Qua 3 năm lợi nhuận sau thuế của Công ty có sự biến động, thể hiện: Năm 2016, lợi nhuận đạt 56,33 triệu đồng; nhưng đến năm 2017, lợi nhuận âm 6.971,64 triệu đồng tương ứng giảm 99,96% và đến năm 2018, lợi nhuận tiếp tục giảm với tốc độ 16,11% tương ứng với 1.122,83 triệu đồng. Nguyên nhân là do năm 2017, tổng chi phí tăng với tốc Trườngđộ 29,64%, đến năm 20Đại18 tốc độ nà họcy tiếp tục tăng Kinh 70,33%. Mặc dù tế tốc đ ộ Huế tăng của doanh thu năm 2018 gấp bảy lần so với năm 2017 nhưng cũng không thể đẩy lợi nhuận lên cao được. Tuy nhiên, năm 2018 lợi nhuận của SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 43
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát Công ty tuy vẫn lỗ nhưng cũng tăng lên đáng kể so với năm 2017. Cho thấy Công ty đã quản lý và sử dụng tốt hơn các nguồn chi phí, tiết kiệm được các chi phí phát sinh không cần thiết cho Công ty góp phần gia tăng lợi nhuận và sử dụng hiệu quả nguồn lực của Công ty. Nhìn chung, sự biến động lợi nhuận của Công ty trong 3 năm qua cũng mang tính tích cực, có sự phục hồi và phát triển. Trong diều kiện nền kinh tế khó khăn, Công ty vẫn đang duy trì, cạnh tranh và phát triển hoạt động SXKD để ổn định chỗ đứng trên thị trường. Tuy chưa mang lại lợi nhuận nhưng với kết quả ngày càng mang hướng tích cực đáng ghi nhận đã cho thấy sự nổ lực không ngừng của toàn thể ban lãnh đạo và công nhân viên trong Công ty trong quản lý, sản xuất nhằm đưa đến kết quả tốt nhất cho Công ty. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 44
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát 2.2.2.2 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sinh lời của hoạt động kinh doanh Bảng 6: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty giai đoạn 2016-2018 Năm 2017/Năm 2016 Năm 2018/Năm 2017 % Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 % tăng, Tăng, giảm Tăng, giảm tăng, giảm giảm 1. Tổng doanh thu đồng 82,46 5.061,81 35.870,76 4.979,34 98,37 30.808,95 85,89 2. Lợi nhuận sau đồng 56,33 -6.971,64 -4.690,89 -7.027,98 - 2.280,74 -32,71 thuế 3. Vốn cố định đồng - 14.634,06 18.877,72 14.634,06 - 4.243,65 22,48 bình quân 4. Hiệu suất sử lần - 0,35 1,90 0,35 - 1,55 - dụng VCĐ (1/3) 5. Mức đảm lần - 2,89 0,53 2,89 - -2,36 - nhiệm VCĐ (3/1) 6. Mức doanh lợi lần - -0,48 -0,25 -0,48 - -0,23 - VCĐ (2/3) (Nguồn: Tổng hợp từ phòng Tài chính-Kế toán) SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 45 Trường Đại học Kinh tế Huế
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát Vốn là yếu tố đầu vào quan trọng để hình thành hoạt động SXKD của bất cứ doanh nghiệp nào, nó là nền tảng cho sự phát triển bền vững của Công ty, là điều kiện để Công ty tồn tại và phát triển. Vì vậy, việc sử dụng vốn như thế nào là hiệu quả là điều kiện để doanh nghiệp mở rộng, phát triển SXKD nên việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn là rất cần thiết giúp doanh nghiệp nhận biết được thực trạng về vốn và có biện pháp khắc phục kịp thời. Vốn của Công ty bao gồm nguồn vốn cố định, vốn lưu động - Hiệu quả sử dụng vốn cố định Để phân tích hiệu quả sử dụng VCĐ ta thường sử dụng các chỉ tiêu: hiệu suất sử dụng VCĐ, mức đảm nhiệm VCĐ, và mức sinh lời VCĐ được thể hiện qua bảng 16. Hiệu suất sử dụng vốn cố định Qua 3 năm (2016-2018), hiệu suất sử dụng vốn cố định có xu hướng tăng lên. Cụ thể: Năm 2017, hiệu suất sử dụng vốn cố định là 0,35. Năm 2018, con số này đạt 1,9 tăng lên 81,80 % nghĩa là cứ 1 đồng VCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh thì thu được 1,9 đồng doanh thu. Cho thấy sức sản xuất của VCĐ Công ty ngày càng tốt lên. Với hiệu suất sử dụng VCĐ của năm 2017 là 0,35 và giá trị VCĐ bình quân năm 2017 là 14.634,06 triệu đồng thì doanh thu năm 2012 đạt được là: 0,35 * 14.634,06 = 5.121,92 ( triệu đồng) Tuy nhiên, trong thực tế năm 2017 doanh thu của Công ty đạt được là 5.061,81 triệu đồng, như vậy giảm hiệu suất sử dụng VCĐ đã làm Trườnggiảm doanh thu của Công Đại ty giảm m ộthọc lượng là: Kinh tế Huế 5.061,81- 5.121,92= - 60,11 ( triệu đồng) Tương tự năm 2018, với hiệu suất sử dụng VCĐ của năm 2018 là SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 46
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát 1,90 và giá trị VCĐ bình quân năm 2018 là 18.877,72 triệu đồng thì doanh thu năm 2018 đạt được là: 1,90 * 18.877,72 = 35.867,67 ( triệu đồng) Tuy nhiên, trong thực tế năm 2018 doanh thu đạt 35.870,76 triệu đồng, như vậy sự gia tăng hiệu suất sử dụng VCĐ đã làm tăng doanh thu một lượng là: 35.870,76 – 35.867,67 = 3,08 ( triệu đồng) Mức đảm nhiệm vốn cố định Trong 3 năm qua, mức đảm nhiệm VCĐ có xu hướng giảm dần. Qua bảng phân tích 11 ta thấy năm 2016, mức đảm nhiệm VCĐ là 2,89 lần, như vậy là để tạo ra một đồng doanh thu thì Công ty cần phải đầu tư 2,89 đồng VCĐ. Năm 2018, chỉ tiêu này giảm xuống còn 0,53 lần. Như vậy, Công ty đã tiết kiệm 2,36 đồng VCĐ so với năm 2017. Điều này cho thấy, Công ty đã sử dụng VCĐ có hiệu quả, đã tiết kiệm được nguồn VCĐ. Mức doanh lợi của VCĐ Qua bảng 11, cho thấy mức doanh lợi của VCĐ có sự biến động trong 3 năm qua. Năm 2017, cứ một đồng VCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh thì âm 0,48 đồng lợi nhuận. Năm 2018 âm 0,25 đồng lợi nhuận, giảm 0,23 đồng tương ứng giảm 47,84%. Năm 2018, tốc độ tăng của lợi nhuận nhỏ hơn so với tốc độ tăng lên của VCĐ nên đẩy chỉ số này giảm xuống. Với thay đổi của chỉ số này trong 3 năm qua, cho thấy Công ty vẫn đang gặp nhiều khó khăn, cần phải tìm mọi cách để phục hồi và nâng cao sức sinh lợi của VCĐ, góp phần nâng cao hiệu quả SXKD cho Công ty. Việc sử dụng VCĐ của Công ty trong những năm qua vẫn chưa Trườnghiệu quả, nó ảnh hưởng Đại trực tiếp đ ếnhọc hiệu quả hoạt Kinhđộng SXKD của tế Công Huế ty. Vì vậy, Công ty cần đẩy mạnh công tác quản lý và sử dụng nguồn VCĐ cho phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 47
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát Bảng 7: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty giai đoạn 2016-1018 Năm 2017/Năm Năm 2018/Năm 2016 2017 Năm Năm Năm Chỉ tiêu Đơn vị % 2016 2017 2018 Tăng, Tăng, % tăng, tăng, giảm giảm giảm giảm 1. Tổng doanh thu Đồng 82,46 5.061,81 35.870,76 4.979,34 98,37 30.808,95 85,89 2. Lợi nhuận sau thuế Đồng 56,33 -6.971,64 -4.690,89 -7.027,98 - 2.280,74 -32,71 3. Vốn lưu động bình quân Đồng - 7.364,66 17.893,38 7.364,66 - 10.528,72 58,84 4. Các khoản phải thu bình Đồng - 3.590,79 8.833,09 3.590,79 - 5.242,29 59,35 quân 5. Giá vốn hàng bán Đồng - 7.497,46 27.092,53 7.497,46 - 19.595,06 72,33 6. Hàng tồn kho bình quân Đồng - 896,17 7.985,76 896,17 - 7.089,59 88,78 7. Vòng quay VLĐ (1/3) Vòng - 0,69 2 0,69 - 1,32 - 8. Mức đảm nhiệm VLĐ Lần - 1,45 0,5 1,45 - -0,96 - (3/1) 9. Mức doanh lợi VLĐ (2/3) Lần - -0,95 -0,26 -0,95 - 0,68 - 10. Vòng quay các KPT Vòng - 1,41 4,06 1,41 - 2,65 - (1/4) 11. Vòng quay HTK (5/6) Vòng - 8,37 3,39 8,37 - -4,97 - (Nguồn: Tổng hợp từ phòng Tài chính-Kế toán) SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 48 Trường Đại học Kinh tế Huế
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát Để phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty ta sử dụng các chỉ tiêu: Số vòng quay VLĐ, mức đảm nhiệm VLĐ, mức doanh lợi VLĐ, vòng quay các KPT và vòng quay HTK. Vòng quay vốn lưu động Qua bảng 7, ta thấy số vòng quay vốn lưu động của Công ty có sự biến động nhẹ qua các năm. Cụ thể: Năm 2017, số vòng quay vốn lưu động là 0,69 vòng, thì sang năm 2018 là 2,00 vòng tăng 1,32 vòng. Nếu năm 2017, cứ một đồng VLĐ tạo ra được 0,69 đồng doanh thu thì sang năm 2018 tăng lên 1,31 đồng. Để đạt được doanh thu năm 2018 và với số vòng quay VLĐ của năm 2017 thì cần một lượng VLĐ là: 35.870,76 / 0,69 = 51.986,61 ( triệu đồng) Thực tế, Công ty đã sử dụng 17.893,38 triệu đồng, như vậy Công ty đã tiết kiệm được một lượng là: 51.986,61 – 17.893,38 = 34.093,21 (triệu đồng) Có sự biến động trong vòng quay VLĐ của Công ty trong những năm qua, đã bắt đầu có sự gia tăng cho thấy sự nổ lực của Công ty trong quản lý V LĐ. Mức đảm nhiệm vốn lưu động Mức đảm nhiệm VLĐ của Công ty có sự biến động qua các năm. Năm 2017, mức đảm nhiệm VLĐ là 1,45. Sang năm 2018, để tạo ra một đồng doanh thu Công ty chỉ sử dụng 0,5 đồng VLĐ, tức là Công ty đã tiết kiệm được 0,34 đồng VLĐ để tạo ra 1 đồng doanh thu. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty đã có bước cải thiện nhằm nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty. Trường Mức doanh lợi vốn lưu Đạiđộng học Kinh tế Huế Mức doanh lợi VLĐ trong 3 năm qua giảm. Năm 2018, chỉ số này âm 0,26 lần, giảm 0,68 lần so với năm 2017 hay lợi nhuận tạo ra trên một đồng SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 49
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát VLĐ giảm 0,68 đồng. Là do sự gia tăng của VLĐ trong 3 năm qua nên sức sinh lời của VLĐ Công ty cũng giảm đáng kể Vòng quay các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Chỉ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Qua bảng 12, cho thấy: Trong 3 năm qua, vòng quay các KPT có xu hướng tăng dần, đây là tín hiệu tốt cho Công ty. Thể hiện: Năm 2017, chỉ số này đạt 1,41 lần, tức bình quân 1 đồng các KPT trong năm thì thu được 1,41 đồng doanh thu. Năm 2018, chỉ số này tăng lên 4,06 lần, tức tăng 2,65 lần so với năm 2017. Chứng tỏ, tốc độ thu hồi nợ của Công ty khá nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, sự chiếm dụng vốn của khách hàng ngày càng ít. Bên cạnh đó cũng cho thấy Công ty đang ngày càng có nhiều hợp đồng, đơn hàng từ khách hàng làm tăng doanh thu của Công ty và các KPT chiếm tỷ lệ càng lớn trong Công ty, đây cũng là đặt tính của hoạt động SXKD của Công ty. Vòng quay hàng tồn kho Chỉ số này cho biết tốc độ quay vòng của HTK nhanh hay chậm trong kỳ. Vòng quay HTK trong 3 năm qua có xu hướng giảm. Chỉ số này đạt 8,37 lần vào năm 2017 và đạt 3,39 lần vào năm 2018. Hệ số vòng quay hàng tồn kho giảm xuống cho thấy tốc độ luân chuyển HTK trong kỳ giảm xuống, Công ty bán hàng chậm hơn và hàng tồn kho bị ứ đọng nhiều. Vì vậy, Công ty cần đẩy mạnh công tác quản lý HTK phù hợp nhằm sử dụng hiệu quả HTK và nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 50
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát Bảng 8: Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty giai đoạn 2016-2018 Năm 2017/Năm Năm 2018/Năm 2016 2017 Năm Năm Năm Chỉ tiêu Đơn vị % % 2016 2017 2018 Tăng, Tăng, tăng, tăng, giảm giảm giảm giảm Triệu 1. Tổng doanh thu 82,46 5.061,81 35.870,76 4.979,34 98,37 30.808,95 85,89 đồng Triệu - 2. Lợi nhuận sau thuế 56,33 -4.690,89 -6.915,30 99,19 2.280,74 -48,62 đồng 6.971,64 3. Số lao động bình quân Người 157 629 1.215 472 75,04 586 48,23 Triệu 4. Chi phí tiền lương 23,52 8.065,35 28.515,00 8.063,00 99,97 20.449,64 71,72 đồng 5. Năng suất lao động Lần 0,52 8,04 2,95 7,52 - 2,14 - (1/3) 6. Tỷ suất lợi nhuận lao Lần 3,58 -1,1 -3,86 -1,07 - -7,22 - động (2/3) 7. DT/CPTL (1/4) Lần 35,06 0,63 1,26 -34,43 - 0,63 - 8. LNST/CPTL(2/4) Lần 23,95 -0,86 -0,16 23,09 - 0,7 - Nguồn: Tổng hợp từ phòng Tài chính-Kế toán SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 51 Trường Đại học Kinh tế Huế
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát LĐ là yếu tố không thể thiếu trong quá trình SXKD, sử dụng LĐ sao cho có hiệu quả là mối quan tâm của các DN. Hiệu quả sử dụng LĐ cho thấy việc bố trí sử dụng LĐ như thế nào để đạt kết quả cao trong quá trình SXKD. Để đánh giá hiệu quả lao động của Công ty, chúng ta sử dụng hệ thống chỉ tiêu như: năng suất lao động, lợi nhuận bình quân ( LNBQ) một lao động, doanh thu trên chi phí tiền lương (DTTCCTL) và lợi nhuân trên chi phí tiền lương( LNTCPTL) để phân tích. Kết quả phân tích thể hiện trong bảng 8: Năng suất lao động Năng suất lao động đã tăng lên trong 3 năm qua với các tốc độ khác nhau. Năng suất lao động tạo ra năm 2016 đạt 0,52 lần; sang năm 2017, NSLĐ tăng 7,52 lần và đến năm 2018, chỉ số này tăng 2,14 lần. Cho thấy sức sản xuất của một lao động đã tăng lên, đây là điều tốt cho Công ty trong việc giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, làm tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của Công ty. Tỷ suất lợi nhuận lao động Năm 2016, tỷ suất lợi nhuận lao động của Công ty là 3,58 lần, nghĩa là bình quân một lao động tham gia sản xuất sẽ mang lại 3,58 đồng lợi nhuận. Đến năm 2017, chỉ tiêu này giảm còn âm 1,10 lần so với năm 2016 là do năm 2017 lợi nhuận của Công ty giảm tới 99,19% nhưng số lao động bình quân lại tăng lên với 75,04% làm cho tỷ suất lợi nhuận giảm xuống. Và sang năm 2018,chỉ số này tiếp tục giảm so với năm 2017. Qua đó, cho thấy sức sinh lợi trên một lao động năm 2017 và năm 2018 ngày càng giảm mạnh, công ty sử dụng lao động không hiệu quả Trường Chỉ tiêu doanh Đại thu/Chi phí học tiền lương Kinh tế Huế Trong 3 năm qua, chỉ tiêu này có những biến động đáng kể. Chỉ tiêu này năm 2016 đạt 35,06 lần, đến năm 2017 đạt 0,63 lần giảm 34,43 lần SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 52
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát so với năm 2016 và năm 2018 đạt 1,26 lần tăng so với năm 2017. Vì những năm qua tốc độ tăng của doanh thu và chi phí tiền lương chênh lệch khá nhiều làm chỉ số này biến động đáng kể trong những năm qua. Với sự tăng lên của doanh thu thì tiền lương người lao động cũng tăng lên cho thấy sự quan tâm của Công ty trong việc bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực và chăm lo đến đời sống công nhân viên nhằm kích thích tinh thần làm việc công nhân viên và góp phần tăng NSLĐ cho Công ty. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế/Chi phí tiền lương Năm 2016, lợi nhuận sau thuế/Chi phí tiền lương của Công ty là 23,95 lần, có nghĩa là khi Công ty bỏ ra một đồng chi phí tiền lương sẽ thu được 23,95 đồng lợi nhuận. Năm 2017, chỉ tiêu này giảm 23,09 lần so với năm 2016. Đến năm 2018, chỉ tiêu này tăng lên 0,70 lần so với năm 2017. Với tốc độ tăng lên của chi phí tiền lương, sự biến động không ổn định của lợi nhuận đã ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tiền lương của Công ty. Qua phân tích các chỉ tiêu hiệu quả lao động của Công ty, ta thấy Công ty đã thực hiện tốt công tác quản lý nguồn lực lao động, làm cho NSLĐ không ngừng tăng lên qua các năm. Công ty đã quan tâm hơn trong việc bồi dưỡng, nâng cao đời sống của người lao động. Tuy nhiên, năm 2017 và năm 2018 sự sụt giảm của lợi nhuận đã làm ảnh hưởng tới một số chỉ tiêu hiệu quả lao động trong năm nhưng năm 2018 kết quả đã cho thấy sự nổ lực của Công ty trong công tác kiểm soát chi phí, quản lý và sử dụng lao động. Vì vậy, trong những năm tới Công ty cần quản lý và sử dụng nguồn lao động tốt hơn nữa nhằm khai thác tối đa năng suất lao động và sử dụng lao động có hiệu quả hơn. 2.2.2.3 Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh khác TrườngĐể phân tích Đạihiệu quả kinh học doanh của CôngKinh ty ta tiến hành tế phân Huế tích hiệu quả tài chính thông qua một số chỉ tiêu như: KNTT hiện thời, KNTT nhanh, TSLN trong doanh thu, TSLN trên chi phí, TSLN trên tổng SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 53
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát tài sản, TSLN trên VCSH của Công ty trong 3 năm qua (2016 - 2018). Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 54
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát Bảng 9: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2016-2018 Năm 2017/Năm Năm 2018/Năm 2016 2017 2018 2016 2017 Chỉ tiêu ĐVT Tăng, % tăng, Tăng, % tăng, Giá trị Giá trị Giá trị giảm giảm giảm giảm 1. Tổng chi phí Đồng 9,63 12.033,45 40.561,66 12.023,82 99,92 28.528,20 70,33 2. Tổng doanh thu Đồng 82,46 5.061,81 35.870,76 4.979,34 98,37 30.808,95 85,89 3. Tổng tài sản Đồng 10.789,04 65.221,43 90.519,82 54.432,38 83,46 25.298,38 27,95 4. Vốn chủ sở hữu Đồng 10.065,97 19.202,16 18.553,28 9.136,19 47,58 -648,88 -3,5 5. Lợi nhuận sau thuế Đồng 56,33 -4.690,89 -6.915,30 -4.634,55 98,8 -2.224,40 47,42 6. Hàng tồn kho Đồng 10,00 1.782,34 14.189,18 1.772,34 99,44 12.406,83 87,44 7. Nợ ngắn hạn Đồng 723,07 6.213,68 17.765,71 5.490,60 88,36 11.552,02 65,02 8. Vốn lưu động Đồng 7.383,37 7.345,94 28.440,83 -37,43 -0,51 21.094,89 74,17 9. TSLN trên chi phí (5/1) Lần 5,85 -0,39 -0,17 5,46 93,34 0,22 -56,26 10. TSLN trên doanh thu Lần 0,68 -0,93 -0,19 -0,24 26,28 0,73 -79,2 (5/2) 11. TSLN trên tổng tài Lần 0,01 -0,07 -0,08 -0,06 83,42 0,01 -13,9 sản (5/3) 12. TSLN trên VCSH Lần 0,01 -0,24 -0,37 -0,25 92,36 -0,13 52,58 (5/4) 13. KNTT hiện thời (8/7) Lần 10,21 1,18 1,6 -9,03 -88,42 0,42 35,41 14. KNTT nhanh ((8-6)/7) Lần 10,2 0,9 0,8 -9,3 -91,22 -0,09 -10,41 Nguồn: Tổng hợp từ phòng Tài chính-Kế toán SVTH: Nguyễn Thị MỹTrườngLinh Đại học Kinh tế Huế 55
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát - Một số chỉ tiêu về Tỷ suất lợi nhuận ( TSLN) Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí Qua bảng 15, kết quả phân tích cho thấy Tỷ suất lợi nhuận trên Chi phí của Công ty qua 3 năm có sự biến động. Năm 2016, Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí là 5,85 lần, sang năm 2017 giảm xuống còn 0,39 lần, có nghĩa là nếu năm 2017 Công ty đầu tư một đồng chi phí thì mang lại 0,39 đồng lợi nhuận, giảm 5,46 đồng so với năm 2016 là do năm 2017, lợi nhuận giảm nhưng chi phí lại tăng nhanh. Đến năm 2018, chỉ số này tiếp tục giảm 0,22 lần so với năm 2017, đây là dấu hiệu xấu cho Công ty trong việc sử dụng chưa hợp lý các khoản chi phí làm cho tốc độ tăng của lợi nhuận thấp hơn tốc độ tăng của chi phí Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2016 là 0,68 lần nghĩa là lợi nhuận thu được trên một đồng doanh thu năm 2016 là 0,68 đồng. Đến năm 2017, con số này giảm xuống còn âm 0,93 lần. Và năm 2018 con số này giảm còn âm 0,19 lần. Sự biến động cho thấy Công ty đã kịp thời có những biện pháp khắc phục để gia tăng Tỷ suất lợi nhuận cho Công ty. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản Chỉ số này phản ánh khả năng sinh lời của một đồng tài sản được đầu tư vào hoạt động SXKD. Chỉ số này đạt 0,01 lần năm 2016 và âm 0,07 lần vào năm 2017 tức giảm 83,42% tương ứng với 0,06 lần so với năm 2016 có nghĩa là lợi nhuận thu về trên một đồng tài sản năm 2017 giảm 0,06 đồng so với năm 2016. Đến năm 2018 chỉ số này tiếp tục giảm 0.01 lần. Sự sụt giảm này là điều không tốt cho thấy Công ty chưa khai thác tốt hiệu quả của tài sản Công ty. Trường Tỷ suất lợi nhuậnĐại trên vốn họcchủ sở hữu Kinh tế Huế Chỉ số này là thước đo tốt về khă năng sinh lợi vốn chủ sở hữu của Công ty và là mối quan tâm của các nhà đầu tư trong việc đưa ra các quyết định đầu tư quan trọng. Năm 2017, chỉ số này âm 0,24 lần giảm 0,25 lần so SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 56
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát với năm 2016, có nghĩa là một đồng VCSH được đầu tư sẽ âm 0,24 đồng lợi nhuận trong năm 2017 giảm 0,25 đồng so với năm 2016. Là do lợi nhuận năm 2017 giảm 98,80% trong khi VCSH tăng lên 47,58% nên kéo chỉ số này giảm xuống. Đến năm 2018, tỷ suất lợi nhuận trên VCSH giảm 0,37 lần và giảm 0,13 lần so với năm 2017. Tình hình này là tín hiệu xấu cho Công ty khi các nhà đầu tư ít tin tưởng vào khả năng quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn VCSH và ít tạo cơ hội cho Công ty trong việc gia tăng nguồn vốn từ hoạt động đầu tư, góp vốn của các cổ đông và nhà đầu tư khác. Nhìn chung, các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận có chiều hướng biến động chưa tích cực nên Công ty cần có những giải pháp để gia tăng các chỉ số, góp phần nâng cao hiệu quả SXKD cho Công ty. - Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán (KNTT) Khả năng thanh toán hiện thời Khả năng thanh toán hiện thời là công cụ đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty. Trong 3 năm qua, chỉ số này đều lớn hơn 1 chứng tỏ Công ty đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi tới hạn. Tuy nhiên, chỉ số này còn thấp và có xu hướng giảm dần. Năm 2016, khả năng thanh toán hiện thời của Công ty là 10,21 lần, có nghĩa là Công ty có 10,21 đồng vốn lưu động có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt để thanh toán một đồng nợ ngắn hạn. Năm 2017, chỉ số này giảm 88,42% tương ứng với giảm 9.03 lần so với năm 2016 và năm 2018 giảm 35,41% so với năm 2017. Là do trong những năm qua tốc độ tăng của nợ ngắn hạn cao hơn tốc độ tăng của vốn lưu động nên làm giảm khả năng thanh toán hiện thời. Điều này phản ánh khả năng tài chính của Công ty ngày càng giảm. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty cần nâng cao hơn nữa tốc độ tăng của chỉ Trườngtiêu khả năng thanh toán Đại hiện thời đểhọc nâng cao khả Kinh năng tài chính đảmtế bảo Huế khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đồng thời nâng cao uy tín của Công ty trên thương trường. Khả năng thanh toán nhanh SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 57
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát Chỉ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty mà không cần dùng tới hàng tồn kho. Trong 3 năm qua, Công ty chưa đủ khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ vì chỉ tiêu này trong 3 năm đều nhỏ hơn 1. Khả năng thanh toán nhanh năm 2011 là 0,83 lần, đến năm 2017 là 0,90 lần và năm 2018 là 0,80 lần cho biết lần lượt 0,79; 0,8 đồng tài sản lưu động thanh khoản cao đảm bảo trả cho một đồng nợ ngắn hạn. Kết quả tính toán cho thấy hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn làm giảm khả năng thanh toán nhanh của Công ty, giảm hiệu quả luân chuyển vốn lưu động. Tuy nhiên, đây là một đặc thù chung của các Công ty dệt may nên Công ty cần có chính sách nhằm nâng cao khả năng thanh toán nhanh cho Công ty, giúp Công ty linh hoạt hơn trong hoạt động SXKD. Nhìn chung, khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn còn thấp, đặc biệt là khả năng thanh toán nhanh Công ty chưa đảm bảo sẵn sang chi trả cho các khoản nợ khi đến hạn. Vì vậy, Công ty cần có giải pháp trong kiểm soát các khoản nợ và huy động thêm các tài sản có tính thanh khoản cao nhằm nâng cao khả năng thanh toán, tăng khả năng tài chính cho Công ty. 2.2.3 Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty 2.2.3.1 Kết quả đạt được Trong 3 năm qua (2016-2018) hoạt động SXKD của Công ty chưa mang lại hiệu quả, Công ty còn lỗ vốn khá nhiều. Tuy nhiên, tình hình đã chuyển biến theo hướng tốt hơn từng năm, đây là dấu hiệu tốt cho sự phát triển của Công ty, phản ánh năng lực quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực vào SXKD. Công ty đang từng bước phát huy hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô, mua sắm nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại, với các sản phẩm có chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của Trườngkhách hàng. Bên cạnh Đạiđó, Công ty chọcòn tồn tại một Kinh số hạn chế nh ư tếtốc đ ộ Huế thu hồi các KPT còn chậm, hàng tồn kho lớn, khả năng thanh toán còn thấp, đặc biệt là khả năng thanh toán nhanh chưa đảm bảo cho Công ty thanh toán các khoản mục bất ngờ. Nên trong thời gian tới Công ty nên xem xét và đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm khắc phục hạn chế, đồng thời góp phần nâng SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 58
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát cao hiệu quả SXKD cho Công ty. 2.2.3.2 Hạn chế - Công ty còn non trẻ, chưa có nhiều khách hàng biết đến - Tốc độ thu hồi các khoản phải thu còn chậm, khả năng thanh toán ( KNTT) của Công ty còn rất thấp và hàng tồn kho khá cao. - Khả năng tự thiết kế của Công ty còn thấp, phần lớn Công ty may gia công theo các hợp đồng, các đơn đặt hàng xuất khẩu nên giá trị mang lại chưa cao. - Số lao động đông nhưng lao động có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm còn thấp. Bên cạnh đó, mức độ ổn định của nguồn lao động trong Công ty may mặc không cao khiến cho Công ty thường xuyên phải quan tâm đến việc tuyển dụng lao động mới. - Quá trình hội nhập và hợp tác diễn ra ngày càng sâu rộng đã tạo ra cơ hội nhưng cũng đem lại nhiều thách thức, khó khăn cho Công ty. Tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt,Công ty không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành sản xuất trong nước mà còn cả với đối tác liên doanh nước ngoài vốn có tiềm lực kinh tế mạnh để chiếm lĩnh thị trường. - Cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài cùng với sự gia nhập tràn lan không có tổ chức của các mặt hàng may mặc, các mặt hàng khác từ Trung Quốc đã làm cho nền kinh tế nước ta gặp nhiều bất lợi, các doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng theo. CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY PPJ-HUẾ Trường3.1 Định hướng phátĐại triển của học doanh nghiệp Kinh tế Huế - Phấn đấu ngày càng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, với mức tăng trưởng ổn định và hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 59
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát - Công ty tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, mở rộng quy mô hoạt động nhằm tối đa sản lượng, doanh thu và lợi nhuận. - Không ngừng tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh. - Thực hiện tốt cơ chế quản lý, xây dựng và thực hiện tốt các nội quy, quy chế trong sản xuất kinh doanh. - Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng, tay nghề và trình độ cho người lao động. Đồng thời phải cải thiện, nâng cao đời sống vật vật tinh thần cho người lao động tạo động lực kích thích sản xuất phát triển. - Tăng cường cải tiến công nghệ kỹ thuật, đổi mới máy móc thiết bị để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 3.2.1 Đẩy mạnh nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ Chất lượng sản phẩm, dịch vụ là yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng. Chất lượng, sản phẩm tốt mới có thể giữ chân khách hàng. Hiện nay ngành may mặc rất phát triển, sự cạnh tranh ngày càng cao nên sản phẩm làm ra phải luôn đảm bảo chất lượng tốt. Chất lượng sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy cần kiểm tra khắt khe chất lượng của sản phẩm trước khi giao cho khách hàng. Ngoài ra cần phải tiếp thu khoa học công nghệ kỹ thuật vào dây chuyền sản xuất để đảm bảo phù hợp với thời đại Máy móc thiết bị và công nghệ là phương tiện để người công nhân làm ra sản phẩm, do đó nó là điều kiện cần để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Vì vậy đầu tư đổi mới máy móc thiết bị là một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm. Để làm được điều đó công ty cần Trườngthực hiện các biện pháp Đại sau: học Kinh tế Huế - Trong đầu tư doanh nghiệp cần hết sức thận trọng trong việc lựa chọn đúng công nghệ và hình thức đầu tư phù hợp với tiềm lực tài chính, chiến lược sản xuất kinh doanh ( sản phẩm, sản lượng, chất lượng và SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 60
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát giá cả, ) và trình độ của người lao động. Công ty nên chú trọng đầu tư theo chiều sâu vì hàng may mặc có vòng dời ngắn, thị hiếu nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi liên tục. Vì vậy công nghệ cũng phải đổi mới nhanh chóng mới theo kịp nhu cầu của thị trường. Trong quá trình đầu tư ưu tiên đầu tư một cách đồng bộ để nâng cao hiệu suất lao động - Bố trí công nhân trong dây chuyền phải phù hợp với trình độ tay nghề cũng như khả năng của họ. Tận dụng hết công suất cho phép của máy móc thiết bị trong dây chuyền do vậy nên đầu tư vào các thiết bị công nghiệp phụ trợ như bang tải, máy đếm để giảm thời gian, chi phí vận chuyển từ máy này sang máy khác góp phần nâng cao năng suất lao động - Sử dụng các thiết bị điện có hiệu suất cao để tiết kiệm chi phí, khi giá điện tăng sẽ làm tăng chi phí sản xuất vì vậy phải quản lý tốt việc sử dụng điện của công ty bằng cách giáo dục ý thức trách nhiệm của những người lao động và cán bộ công nhân viên trong việc sử dụng tiết kiệm điện - Công ty cần nghiên cứu tận dụng các nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước thay thế cho việc phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, như vậy chi phí sẽ giảm. 3.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn lao động Đối với bất cứ một doanh nghiệp nào cũng vậy yếu tố con người là tài sản quý giá nhất. Máy móc thiết bị, công nghệ chỉ có thể phát huy được hiệu quả nếu có những người lao động có trình độ và tay nghề của công nhân có tính quyết định Bố trí lao động và thực hiện một số công việc cụ thể chưa hẳn đã đảm bảo hoàn thành tốt công việc, những người lao động mới thường không cảm thấy vững tâm về vai trò và trách nhiệm của họ khi làm một công việc nào Trườngđó. Để hoàn thành tốt côngĐại việc đươc học giao, mỗi ngư Kinhời lao động cần phtếải có Huế sự tương đồng giữa khả năng làm việc và yêu cầu về thực thi công việc đó. Vì vậy không chỉ đối với những nhân viên mới được thu nhận vào làm việc mà còn đối với cả những nhân viên cũ đều phải không ngừng được đào tạo để đảm bảo yêu cầu tương đồng đó. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 61