Khóa luận Đánh giá công tác quản lý tiền lương thời gian tại Công ty Cổ phần Dệt May Phú Hòa An

pdf 89 trang thiennha21 22/04/2022 3400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá công tác quản lý tiền lương thời gian tại Công ty Cổ phần Dệt May Phú Hòa An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_cong_tac_quan_ly_tien_luong_thoi_gian_tai.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá công tác quản lý tiền lương thời gian tại Công ty Cổ phần Dệt May Phú Hòa An

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG THỜI GIAN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY PHÚ HÒA AN Trường Đại học Kinh tế Huế HỒ THỊ MƠ Niên khóa: 2015-2019
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG THỜI GIAN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY PHÚ HÒA AN Trường Đại học Kinh tế Huế Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Th.s Nguyễn Như Phương Anh Hồ Thị Mơ Lớp: K49A Quản trị nhân lực Niên khóa: 2015-2019 Huế, 12/2018
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh L Với những kiến thức tích lũy được trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trường Đại học kinh tế tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám Hiệu nhà trường, Quý Thầy/Cô, cùng với sự nhiệt tình giúp đỡ của Th.s Nguyễn Như Phương Anh giảng viên khoa Quản trị kinh doanh. Đến nay, tôi đã hoàn thành Luận văn tốt nghiệp của mình, với sự trân trọng tôi xin chân thành cảm ơn đến: Th.s Nguyễn Như Phương Anh người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian hoàn thành Luận văn. Tôi cũng ến Ban lãnh đạ - ty Cổ phần Dệ ọ ận lợi giúp tôi ực sự ờ , đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành Luận văn này. Do kiến thức còn hạn hẹp và chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên khóa luận khó tránh khỏi những hạn chế, tôi rất mong nhận được sự góp ý của Thầy Cô. Cuối cùng tôi xin kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Anh/Chị trong Công ty Cổ phần Dệt May Phú Hòa An luôn dồi dào sức khỏe và đạt được nhiều thành công trong công việc. Sinh viên thực hiện Hồ Thị Mơ Trường Đại học Kinh tế Huế i SVTH: Hồ Thị Mơ
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Ý nghĩa CTCP Công ty Cổ phần NLĐ Người lao động CBCNV Cán bộ công nhân viên ThS. Thạc sỹ TGĐ Tổng Giám đốc GĐ Giám đốc GĐĐH Giám đốc Điều hành BHYT Bảo hiểm y tế BHXH Bảo hiểm xã hội KPCĐ Kinh phí công đoàn BHTN Bảo hiểm thất nghiệp TNLĐ Tai nạn lao động BNN Bệnh nghề nghiệp HCNS Hành chính Nhân sự SXKD Sản xuất kinh doanh TPP Hiệp định Đối tác xuyên thái Bình Dương EVFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam Trường Đại học Kinh tế Huế ii SVTH: Hồ Thị Mơ
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương 14 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Quy trình nghiên cứu của đề tài 4 Sơ đồ 2: Quy trình xác định cỡ mẫu nghiên cứu 5 Sơ đồ1.1: Tháp nhu cầu của Maslow 20 Sơ đồ 2.1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY 27 Trường Đại học Kinh tế Huế iii SVTH: Hồ Thị Mơ
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Phân bổ lao động hưởng lương thời gian Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An quý IV/2018 5 Bảng2.1: Báo cáo kết quản kinh doanh năm 2015 Error! Bookmark not defined. Bảng 2.2: Báo cáo kết quản kinh doanh năm 2016 Error! Bookmark not defined. Bảng 2.3: Báo cáo kết quản kinh doanh năm 2017 Error! Bookmark not defined. Bảng 2.4: Mức lương tối thiểu vùng năm 34 Bảng 2.5: Các yếu tố đánh giá giá trị công việc 35 bảng 2.6: khung bậc lương khối văn phòng của công ty 38 Bảng 2.7: Bảng lương cán bộ lãnh đạo công ty 40 Bảng 2.8: Bảng lương cán bộ quản lý cấp trưởng, phó các đơn vị 41 Bảng 2.9: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành 41 Bảng 2.10: Bảng lương công nhân sản xuất kinh doanh, phục vụ 42 BẢNG 2.11: Bảng phụ cấp lương của chức danh 44 Bảng 2.12: Bảng lương tháng 10/2018 47 Bảng 2.13:Thống kê mô tả đánh giá về mức độ hài lòng công việc 54 Bảng 2.14: Thống kê mô các ý kiến về lương bổng và chế độ phúc lợi 56 Bảng 2.15: Đánh giá của người lao động hưởng lương thời gian đối với mức hài lòng về công việc 61 Trường Đại học Kinh tế Huế iv SVTH: Hồ Thị Mơ
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ii DANH MỤC HÌNH iii DANH MỤC SƠ ĐỒ iii DANH MỤC BẢNG iv MỤC LỤC v PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1. Mục tiêu chung 2 2.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3.1. Đối tượng 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3 3.2.1. Không gian nghiên cứu 3 3.2.2. Thời gian nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 4.1. Các dữ liệu cần thu thập 3 4.2. Thiết kế nghiên cứu 3 4.2.1. Chiến lược nghiên cứu 3 4.2.2. QuyTrường trình nghiên cứu Đại học Kinh tế Huế 4 4.2.3. Phương pháp điều tra 4 4.2.4. Phương pháp chọn mẫu 4 4.2.5. Phương pháp phân tích số liệu 6 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7 1.1. Cơ sở lý luận về tiền lương 7 v SVTH: Hồ Thị Mơ
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh 1.1.1. Các khái niệm về tiền lương, tiền thưởng 7 1.1.1.1. Khái niệm về tiền lương 7 1.1.1.2. Tiền lương tối thiểu 7 1.1.1.3. Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế 8 1.1.1.4. Tiền lương cấp bậc 8 1.1.1.5. Tiền thưởng 9 1.1.1.6. Phụ cấp lương 9 1.1.2. Quy chế trả lương 9 1.1.3. Các khoản trích theo lương 9 1.1.4. Chức năng của tiền lương 10 1.1.5. Những nguyên tắc cơ bản trong quản lý tiền lương 12 1.1.6. Các yếu tố chi phối quản lý tiền lương 13 1.1.7. Ý nghĩa của công tác quản lý tiền lương 15 1.1.8. Các hình thức trả lương 16 1.1.8.1. Trả lương theo thời gian (theo tháng, theo tuần, theo ngày hoặc theo giờ) 16 1.1.8.2. Trả lương theo sản phẩm 16 1.1.8.3. Trả lương khoán 17 1.1.9. Quỹ tiền lương 17 1.1.10. Những lý luận chung về lao động 17 1.1.10.1. Khái niệm người lao động 17 1.1.10.2. Phân loại người lao động 18 1.1.10.3. Thứ bậc nhu cầu của Maslow 19 1.2. Cơ sở thực tiễn về tiền lương 21 1.2.1. ThTrườngực tiễn sản xuất ngĐạiành Dệt họcMay và tiềnKinh lương ngư tếời lao Huế động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 21 1.2.3. Điểm mới của đề tài 21 1.2.2. Các nghiên cứu liên quan về vấn đề nghiên cứu 23 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG LƯƠNG THỜI GIAN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY PHÚ HÒA AN 25 2.1. Tổng quan về công ty Cổ phần Dệt may Phú Hoà An 25 vi SVTH: Hồ Thị Mơ
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty Cổ phần Dệt may Phú Hoà An 25 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Dệt may Phú Hoà An .25 2.1.3. Đặc điểm về tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2015-2017 Error! Bookmark not defined. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 26 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức của công ty 26 2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban 28 2.2. Thực tiễn công tác quản lý tiền lương Công ty cổ phần Dệt May Phú Hòa An 33 2.2.1. Quan điểm về tiền lương tại công ty. 33 2.2.2. Quy chế quản lý tiền lương 34 2.2.3. Thang bảng lương 35 2.2.4. Các khoản phụ cấp lương đang được áp dụng trong Công ty 46 2.2.5. Thanh toán lương 46 2.2.6. Tiêu chuẩn đánh giá hàng tháng 48 2.2.7. Một số chế độ liên quan đến tiền lương 48 2.2.8. Quy chế xếp lương, nâng lương 49 2.2.9. Quỹ tiền thưởng của Công ty 50 2.3.1. Tổng quan về mẫu nghiên cứu 50 2.3.2. Đánh giá của nhân viên khối phòng, ban về công tác quản lý tiền lương tại Công ty 53 2.3.3. Đánh giá của người lao động hưởng lương thời gian đối với mức độ hài lòng về công việc 60 2.3.4.Đánh giá của người lao động hưởng lương thời gian về lương bổng và phúc lợi. 61 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66 1. Kết luậnTrường Đại học Kinh tế Huế 66 2. Kiến nghị 66 3. Hạn chế của đề tài 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 vii SVTH: Hồ Thị Mơ
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, các doanh nghiệp đang đứng trước thách thức phải tăng cường tối đa hiệu quả sản xuất kinh doanh và cắt giảm chi phí sản xuất. Điều này đòi hỏi phải có sự quan tâm tới chất lượng sản phẩm và dịch vụ với các phương thức hoạt động và quy trình nội bộ hiệu quả. Để đạt được các mục tiêu, phát triển nguồn lực của doanh nghiệp là một trong những mục tiêu quan trọng. Yếu tố “con người” luôn chiếm một vị trí quan trọng. Khi quy trình tạo ra sản phẩm hoàn thiện phụ thuộc lớn vào con người thì yếu tố lao động càng trở nên quan trọng. Vậy để tăng cường tối đa hiệu quả cung cấp sản phẩm của doanh nghiệp thì các doanh nghiệp cần chú trọng đến công tác giữ chân người lao động và nâng cao chất lượng nguồn lao động. Để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, ngoài việc có chiến lược kinh doanh hiệu quả, nắm bắt đúng thời cơ thì doanh nghiệp còn phải biết phát huy nội lực của mình. Đối với người lao động (NLĐ) tiền lương là một trong những mối quan tâm hàng đầu bên cạnh các yếu tố quan trọng khác như ngành nghề, thương hiệu, văn hóa doanh nghiệp, cơ hội thăng tiến, Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của NLĐ giúp NLĐ đảm bảo cuộc sống, là động lực thúc đẩy NLĐ tích cực làm việc nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc. Không những thế, tiền lương là một phần của chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Vì vậy, cơ chế trả lương phù hợp có tác dụng nâng cao năng suất và chất lượng lao động, giúp doanh nghiệp thu hút và duy trì ổn định nguồn nhân lực cho doanh nghiệp mình. Ngoài tiền lương chính mà NLĐ đưTrườngợc hưởng thì các khoĐạiản tiề n họcthưởng, phKinhụ cấp, bảo hitếểm xãHuế hội, bảo hiểm y tế, là các khoản mà NLĐ được hưởng, nó thể hiện sự quan tâm của xã hội, của doanh nghiệp đến từng NLĐ trong doanh nghiệp. Theo nhận định của phòng Hành chính Nhân sự (HCNS) vào những tháng đầu của năm mới các Công ty có sự biến động lao động. Theo kết quả báo cáo tình hình lao động Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hoà An giai đoạn từ năm 2016-2018. Lượng lao động của công ty trong 3 tháng đầu năm có sự biến động lớn so với những tháng 1 SVTH: Hồ Thị Mơ
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh còn lại trong năm. Cụ thể: Năm 2016 -2018 số lượng lao động thôi việc quý I lần lượt là 104, 129, 101. Tiền lương là một trong những công cụ quan trọng của người quản lý. Để làm rõ được vấn đề tiền lương tác giả quyết định chọn đề tài “Đánh giá công tác quản lý tiền lương thời gian tại Công ty Cổ phần Dệt May Phú Hòa An”. Ngoài việc phân tích hiệu quả của công tác tiền lương thời gian, đề tài còn xác định những mặt yếu từ đó đề xuất giải pháp cho Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hoà An cải thiện hệ thống lương thời gian nhằm giúp doanh nghiệp phát huy hết sức mạnh công cụ tiền lương và duy trì nguồn nhân lực và thu hút những lao động có tay nghề nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá công tác quản lý tiền lương thời gian của Công ty Cổ phần Dệt May Phú Hòa An. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu 1: Hệ thống hóa các vấn đề lí luận và thực tiễn về công tác tiền lương Mục tiêu 2: Đánh giá công tác quản lý lương thời gian của Công ty Cổ phần Dệt May Phú Hòa An. Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp cải thiện công tác quản lý lương thời gian Công ty Cổ phần Dệt May Phú Hòa An. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý trả lương thời gian của Công ty Cổ phTrườngần Dệt May Phú Hòa Đại An học Kinh tế Huế Đối tượng điều tra Đối tượng để thực hiện đề tài “Đánh giá công tác quản lý tiền lương thời gian tại Công ty Cổ phần Dệt May Phú Hòa An” bao gồm: Nhân viên khối phòng ban (phòng HCNS, phòng TCKT và phòng kinh doanh) và nhân viên khối phục vụ sản xuất (Tổ nguyên liệu, Tổ phụ liệu, Tổ thêu, Tổ Bảo vệ, Tổ cấp dưỡng và những cá nhân tại các đơn vị khác được hưởng lương thời gian). 2 SVTH: Hồ Thị Mơ
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Không gian nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại CTCP Dệt May Phú Hòa An Huế 3.2.2. Thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành từ 01/10/2018 đến 31/12/2018 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Các dữ liệu cần thu thập  Số liệu thứ cấp Kết quả hoạt động SXKD của Công ty năm 2015- 2017. Số liệu lao động, tiền lương của Công ty từ năm 2015 đến 2017.  Số liệu sơ cấp Đề tài sử dụng nghiên cứu khám phá cùng với nghiên cứu định tính nhằm xây dựng những tiêu chí đánh giá hiệu quả hệ thống tiền lương. 4.2. Thiết kế nghiên cứu 4.2.1. Chiến lược nghiên cứu Đề tài chọn lựa phương pháp nghiên cứu khám phá để tiến hành nghiên cứu nhằm tìm ra các tiêu chí đánh giá hiệu quả của hệ thống tiến lương. Trường Đại học Kinh tế Huế 3 SVTH: Hồ Thị Mơ
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh 4.2.2. Quy trình nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Nghiên cứu định tính Phỏng vấn cá nhân Bảng câu hỏi chính thức Xử lý dữ liệu Soạn thảo báo cáo Sơ đồ 1: Quy trình nghiên cứu của đề tài Giải thích quy trình: Cơ sở lý thuyết về hệ thống tiền lương làm cơ sở cho việc thiết lập dàn bài. Dựa trên cơ sở lý thuyết kết hợp nghiên cứu định tính bằng phương pháp phỏng vấn cá nhân nhằm thu thập những tiêu chí đánh giá hiệu quả của hệ thống tiến lương từ phía người lao động và lãnh đạo doanh nghiệp. Sau đó kết hợp thông tin thu thập được qua quá trình phỏng vấn cùng với dữ liệu thứ cấp để xây dựng bảng hỏi chính thức. Dựa trên bảng câu hỏi điều tra chính thức tiến hành phỏng vấn đối tượng thoả mãn điềTrườngu kiện của đối tư ợngĐại nghiên họccứu. Sau Kinhkhi thu thập tếsẽ đư ợHuếc làm sạch, xử lý bằng phần mềm SPSS, làm cơ sở để trình bày và báo cáo kết quả nghiên cứu. 4.2.3. Phương pháp điều tra Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi. 4.2.4. Phương pháp chọn mẫu Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An hiện tại có 105 CBCNV hưởng lương thời gian được phân bổ cho các đơn vị sau: 4 SVTH: Hồ Thị Mơ
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh Bảng 1: Phân bổ lao động hưởng lương thời gian Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An quý IV/2018 Đơn vị: Lao động Số lượng STT Đơn vị Nam Nữ 1 Phòng Kinh doanh 5 10 2 Tổ PL 3 10 3 Tổ NL 10 5 4 Phòng Kế toán 1 4 5 Phòng HCNS 2 3 6 Tổ Cấp dưỡng 11 7 Đội BV&5S 4 7 8 Tổ QC 1 4 9 Nhà máy may 5 10 Tổ Bảo trì 3 11 Tổ Hoàn thành 1 6 12 Tổ thêu 10 TỔNG CỘNG 105 Nguồn: Phòng HCNS Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An Quy trình chọn mẫu và xác định cỡ mẫu được thực hiện qua: Xác định tổng thể nghiên cứu Trường ĐạiThiế t họckế khung chKinhọn mẫu tế Huế Lựa chọn phương pháp chọn mẫu Xác định kích thước mẫu Phương pháp điều tra thu thập cỡ mẫu Sơ đồ 2: Quy trình xác định cỡ mẫu nghiên cứu 5 SVTH: Hồ Thị Mơ
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh Bước 1: Xác định tổng thể nghiên cứu Tổng thể nghiên cứu là 105 CBCNV hưởng lương thời gian Công ty cổ phần Dệt May Phú Hòa An. Bước 2: Thiết kế khung chọn mẫu Khung chọn mẫu là danh sách 105 CBCNV hưởng lương thời gian Công ty cổ phần Dệt May Phú Hòa An. Bước 3: Lựa chọn phương pháp chọn mẫu Đề tài “Đánh giá công tác quản lý tiền lương thời gian tại Công ty Cổ phần Dệt May Phú Hòa An” sử dụng phương pháp chọn mẫu toàn bộ. Vì tổng thể nghiên cứu số lượng ít nếu nghiên cứu không toàn bộ sẽ không phản ánh được tổng thể và tìm ra được giải pháp cho hệ thống tiền lương thời gian một cách chính xác. 4.2.5. Phương pháp phân tích số liệu Đề tài nghiên cứu được tiến hành thông qua các bước như sau: Tiến độ 1: Tiếp cận hệ thống hóa tài liệu hệ thống của công ty liên quan đến hệ thống tiền lương, chế độ chính sách của người lao động Tiến độ 2: Tiếp cận người lao động hưởng lương thời gian của công ty để tìm hiểu sơ bộ tâm tư nguyện vọng, nhận định của người lao động về hệ thống lương công ty Tiến độ 3: Thành lập bảng hỏi sơ bộ, sau đó gửi cho các Anh/Chị phòng HCNS, kế toán tiền lương, chủ tịch công đoàn công ty xem xét cho ý kiến điều chỉnh Tiến độ 4: Thành lập bảng hỏi hoàn chỉnh bắt đầu phát bảng hỏi cho 105 Anh/Chị CBCNV hưởng lương thời gian của công ty. Tiến độ 5: Thu thập bảng hỏi kiểm tra và loại những bảng hỏi không đạt yêu cầu Tiến độ 6: Phân tích dữ liệu của đề tài nghiên cứu - Tiến hành mã hóa dữ liệu, nhập dữ liệu, làm sạch dữ liệu. - Thực hiện thống kê mô tả các đặc điểm của lao động công ty hưởng lương thời gian. - Lập các giả thuyết để xem xét đánh giá của người lao động được hưởng lương thời gianTrường tại công ty về hệ thĐạiống trả lương học thời gian.Kinh tế Huế - Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, kiểm định One Sample T-Test để kiểm tra sự đồng ý của nhân viên hưởng lương thời gian của Công ty về hệ thống lương thời gian tại công ty. - Công cụ xử lý số liệu: phần mềm SPSS 20.0 6 SVTH: Hồ Thị Mơ
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận về tiền lương 1.1.1. Các khái niệm về tiền lương, tiền thưởng 1.1.1.1. Khái niệm về tiền lương Theo Trần Xuân Cầu trong Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực (2008): “Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, tiền lương được định nghĩa là một phần thu nhập quốc dân biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, được Nhà nước phân phối một cách có kế hoạch cho công nhân viên căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động mà họ cống hiến. Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, tiền lương được hiểu là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho NLĐ theo giá trị sức lao động mà họ hao phí trên cơ sở thỏa thuận (theo hợp đồng lao động)”. Theo Điều 90, Bộ Luật Lao Động (2012): “Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho NLĐ để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương của NLĐ không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định. Tiền lương trả cho NLĐ căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng lao động. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với NLĐ làm công việc có giá trị như nhau”. 1.1.1.2. Tiền lương tối thiểu Theo Bộ Luật Lao Động, 2012, Điều 91: “Mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho NLĐ làm công việc đơn giản nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảoTrường đảm nhu cầu số ngĐại tối thiể uhọc của NLĐ Kinh và gia đình tếhọ. M Huếức lương tối thiểu được xác định theo tháng, ngày, giờ và được xác lập theo vùng, ngành.” Nói cách khác, mức lương tối thiểu là một mức lương thấp nhất mà NLĐ được trả, số tiền đó đủ để NLĐ tái sản xuất giản đơn sức lao động, nuôi thành viên trong gia đình và đóng bảo hiểm lúc hết tuổi lao động. Mức lương tối thiểu được dùng làm cơ sở để tính các mức lương trong hệ thống thang, bảng lương, mức phụ cấp lương và thực hiện một số chế độ khác theo quy định của pháp luật. 7 SVTH: Hồ Thị Mơ
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh 1.1.1.3. Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa còn tồn tại theo quan hệ hàng hóa – tiền tệ cho nên tồn tại phạm trù tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế. Tiền lương danh nghĩa là số lượng tiền tệ mà NLĐ nhận được do kết quả lao động của mình, còn tiền lương thực tế được biểu hiện bằng số lượng và chất lượng hàng hóa và dịch vụ mà NLĐ trao đổi được thông qua tiền lương danh nghĩa của mình. NLĐ quan tâm nhất và trước hết đến tiền lương thực tế vì chính tiền lương thực tế mới phản ánh mức sống thực tế của họ. Vì vậy, tiền lương thực tế không những phụ thuộc vào tiền lương danh nghĩa mà còn phụ thuộc vào giá cả của hàng hóa tiêu dùng và các loại dịch vụ cần thiết mà họ muốn mua. Mối quan hệ giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế được thể hiện thông qua công thức: Iltt= Ildn : Igc Trong đó:  Iltt là chỉ số tăng lương thực tế  Ildn là chỉ số tăng lương danh nghĩa  Igc là chỉ số giá cả 1.1.1.4. Tiền lương cấp bậc Chế độ tiền lương cấp bậc là toàn bộ những quy định chung của Nhà nước và các doanh nghiệp vận dụng để trả lương cho NLĐ – căn cứ vào chất lương và điều kiện lao động khi họ hoàn thành một công việc nhất định. ChTrườngế độ tiền lương c ấpĐại bậc tạo họckhả năng Kinhđiều chỉnh ti ềtến lương Huế giữa các doanh nghiệp giữa các ngành, các nghề một các hợp lý, giảm bớt tính chất bình quân trong việc trả lương và có tác dụng khuyến khích, thu hút NLĐ làm việc trong những ngành nghề có điều kiện lao động nặng nhọc, khó khăn, độc hại. Ngoài ra, chế độ tiền lương cấp bậc không phải là cố định, trái lại sẽ tùy theo điều kiện về kinh tế, chính trị trong từng thời kỳ nhất định và chế độ tiền lương cấp bậc sẽ được cải tiến hay sửa đổi thích hợp để phát huy tốt vai trò, tác dụng của nó. 8 SVTH: Hồ Thị Mơ
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh 1.1.1.5. Tiền thưởng Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho NLĐ căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của NLĐ. 1.1.1.6. Phụ cấp lương Phụ cấp lương là những khoản tiền được bổ sung ngoài tiền lương cấp bậc hoặc tiền lương chức vụ, nó thường được quy định dưới dạng hệ số phụ cấp hoặc phần trăm tăng thêm so với tiền lương tối thiểu hoặc tiền lương chức vụ. Phụ cấp lương được trả khi NLĐ phải hao phí sức lao động thêm do giữ một cương vị nào đó, hoặc làm việc trong điều kiện lao động không bình thường, nhằm mục đích tái sản xuất sức lao động như nhau. Phụ cấp lương không phải là trợ cấp và cũng không phải ai cũng được hưởng như nhau. 1.1.2. Quy chế trả lương Quy chế là những chế độ được quy định dưới dạng văn bản được thể hiện thông qua các điều kiện để điều tiết hành vi của con người khi thực hiện những hoạt động nhất định trong tổ chức. Quy chế trả lương là tất cả những chế độ quy định về việc trả công lao động trong công ty, một doanh nghiệp hay một tổ chức. Quy chế trả lương được xây dựng trên cơ sở những quy định của Nhà Nước. 1.1.3. Các khoản trích theo lương Gắn chặt với tiền lương là các khoản trích theo lương gồm bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN) - BHXH: được trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 17,5% trích vào chi phí của doanh nghiệp vàTrường NLĐ đóng 8% m Đạiức tiền lương học hàng thángKinh vào quỹ hưutế trí Huế và tử tuất. - BHYT: được trích lập quỹ BHYT được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả công nhân trong kỳ, cụ thể là 4,5% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho công nhân viên trong tháng. Trong đó 3% trích vào chi phí của doanh nghiệp và 1,5% trích vào lương của NLĐ. - KPCĐ: là nguồn tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp. Theo chế độ hiện hành, KPCĐ được trích theo tỉ lệ 2% trên tổng số tiền lương phải trả cho NLĐ, doanh 9 SVTH: Hồ Thị Mơ
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh nghiệp phải chịu toàn bộ và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. - BHTN: doanh nghiệp phải đóng 2% quỹ tiền lương vào quỹ BHTN, trong đó 1% trích vào chi phí của doanh nghiệp và 1% trích vào lương của NLĐ. - TNLĐ: người sử dụng lao động phải đóng 1% trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của NLĐ để hình thành quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN. 1.1.4. Chức năng của tiền lương Tiền lương là một phạm trù kinh tế, nó gắn liền với lao động và nền sản xuất hàng hóa. Trong điều kiện còn tồn tại nền sản xuất hàng hóa và tiền tệ thì tiền lương còn là một yếu tố của chi phí sản xuất kinh doanh. Không những thế, tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của NLĐ, các doanh nghiệp thường sử dụng tiền lương làm đòn bẩy để khuyến khích tinh thần lao động, thúc đẩy công nhân viên để tăng năng suất lao động. Theo Trần Xuân Cầu (2008) thì tiền lương có các chức năng sau: - Chức năng tái sản xuất sức lao động Cùng với quá trình tái sản xuất của cải vật chất, sức lao động cũng cần phải được tái tạo. Trong các hình thái kinh tế xã hội khác nhau việc tái sản xuất sức lao động có sự khác nhau. Sự khác nhau này thể hiện bởi quan hệ sản xuất thống trị. Song nhìn chung quá trình tái sản xuất sức lao động diễn ra trong lịch sử thể hiện rõ sự tiến bộ của xã hội. Chính nó đã làm cho sức lao động được tái sản xuất ngày càng tăng về cả số lượng và chất lượng. Quá trình tái sản xuất sức lao động được thực hiện bởi việc trả công cho người lao động thông qua tiền lương. - Chức năng là đòn bẩy kinh tế . Ở một mức độ nhất định thì tiền lương là một bằng chứng thể hiện giá trị, địa vị và uy tín của người lao động trong gia đình, tại doanh nghiệp cũng như ngoài xã hội. Do đó cTrườngần thực hiện đánh giáĐại đúng năng học lực và Kinhcông lao độ ngtế của ngưHuếời lao động đối với sự phát triển của doanh nghiệp, để tính tiền lương trở thành công cụ quản lý khuyến khích vật chất và động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. - Chức năng điều tiết lao động Trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển cân đối giữa các ngành, nghề ở các vùng trên toàn quốc, nhà nước thường thông qua hệ thống thang bảng lương, các chế độ phụ cấp cho từng ngành nghề, từng vùng để làm công cụ điều tiết lao động. 10 SVTH: Hồ Thị Mơ
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh Nhờ đó tiền lương đã góp phần tạo ra một cơ cấu hợp lý tạo điều kiện cho sự phát triển của xã hội. - Chức năng thước đo hao phí lao động xã hội Khi tiền lương được trả cho người lao động ngang với giá trị sức lao động mà họ bỏ ra trong quá trình thực hiện công việc thì xã hội có thể xác định chính xác hao phí lao động của toàn thể cộng đồng thông qua quỹ lương cho toàn thể người lao động. - Chức năng công cụ quản lý Nhà Nước Bộ luật lao động ra đời, trong đó có chế độ tiền lương, bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người lao động đồng thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và lợi ích hợp pháp của người lao động, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hòa và ổn định góp phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của người lao động nhằm đạt năng suất, chất lượng và tiến bộ xã hội trong lao động sản xuất dịch vụ tăng hiệu quả sử dụng và quản lý lao động. 1.1.5 Một số vấn đề về quản lý tiền lương 1.1.5.1. Những yêu cầu cơ bản trong quản lý tiền lương - Bảo đảm tái sản xuất sức lao động và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ. Sức lao động là năng lực lao động, là toàn bộ thể lực và trí lực của con người. Sức lao động thể hiện ở trạng thái thể lực và trạng thái tinh thần, tâm sinh lý thể hiện ở trình độ nhận thức, kỹ năng lao động. Sức lao động là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, nó là yếu tố quan trọng nhất vì sức lao động có khả năng phát động và đưa các tài liệu lao động, đối tượng lao động vào quá trình sản xuất. - Nâng cao năng suất lao động TiTrườngền lương là đòn bẩĐạiy quan trhọcọng để nâng Kinh cao năng sutếất laoHuế động, tạo cơ sở quan trọng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Do đó, tổ chức tiền lương phải đạt được yêu cầu là làm tăng năng suất lao động. Đây cũng là yêu cầu đặt ra với việc phát triển, nâng cao trình độ và khả năng của NLĐ. - Phải đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu Quản lý tiền lương là vấn đề phức tạp, tuy nhiên cần phải rõ ràng, dễ hiểu để NLĐ nhận thấy sự công bằng, khách quan trong tiền lương. 11 SVTH: Hồ Thị Mơ
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh - Phải hợp pháp Quản lý tiền lương trong bất kỳ một doanh nghiệp nào trên lãnh thổ Việt Nam đều phải tuyệt đối chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam. Bộ Luật Lao Động nước ta cũng đã có một chương quy định về các vấn đề xung quanh công tác xây dựng và quản lý tiền lương trong doanh nghiệp Nhà nước (Chương VI – Tiền lương) 1.1.5.2. Những nguyên tắc cơ bản trong quản lý tiền lương - Nguyên tắc 1: “Trả lương ngang nhau cho những NLĐ như nhau.” Đây là một nguyên tắc rất quan trọng trong tiền lương bởi nguyên tắc này giúp đảm bảo được sự công bằng và sự bình đẳng trong trả lương. Lao động như nhau có thể định nghĩa là NLĐ có số lượng và chất lượng như nhau. Có thể thông qua số lượng sản phẩm đảm bảo chất lượng để xác định số lượng lao động hao phí. - Nguyên tắc 2: “Bảo đảm tốc độ tăng tiền lương bình quân phải nhỏ hơn tốc độ tăng năng suất lao động.” Đây là một trong những nguyên tắc đảm bảo hiệu quả của việc trả lương. Theo nguyên tắc đó, tiền lương được trả phải dựa vào năng suất lao động đạt được và phải nhỏ hơn chúng. Thực hiện nguyên tắc này sẽ giúp cho các doanh nghiệp giảm được giá thành, hạ giá cả và tăng cường tích lũy để thúc đẩy sản xuất phát triển. - Nguyên tắc 3: “Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa các ngành, các vùng và giữa các đối tượng trả lương khác nhau.” Nguyên tắc này là nguyên tắc bổ sung cho nguyên tắc thứ nhất: trả lương khác nhau cho NLĐ khác nhau. Khi lao động có số lượng và chất lượng khác nhau thì tiền lương được trả phải khác nhau. Để có sự phân biệt trong trả lương đòi hỏi phải xác định chính xác cả số lượng lẫn chất lượng lao động. Chất lượng lao động khác nhau thường Trườngđược thể hiện qua: Đại học Kinh tế Huế + Trình độ lành nghề bình quân khác nhau. + Điều kiện lao động khác nhau + Vị trí quan trọng của từng ngành trong nền kinh tế quốc dân. + Sự khác biệt giữa các vùng về điều kiện sống (khí hậu, đi lại, giá cả sinh hoạt, ), các vùng khác nhau có điều kiện sống có thể khác nhau. 12 SVTH: Hồ Thị Mơ
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh 1.1.6. Các yếu tố chi phối quản lý tiền lương Khi tổ chức, quản lý tiền lương cần phải nghiên cứu các yếu tố xác định và ảnh hưởng đến tiền lương nếu không tiền lương sẽ mang tính chủ quan và thiên lệch. Các yếu tố chi phối tiền lương, đó là: - Giá trị công việc - Trình độ phát triển kinh tế chung của đất nước và của từng vùng - Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân trong từng thời kỳ - Mô hình phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp - Thâm niên làm việc trong doanh nghiệp - Các khoản chi phí khác về tiền lương (nếu có) Trường Đại học Kinh tế Huế 13 SVTH: Hồ Thị Mơ
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh Công việc - Kỹ năng - Nỗ lực - Trách nhiệm - Điều kiện làm việc Công ty Xã hội - Định mức lao - Cung cầu lao động kinh tế động Tiền lương, - Khả năng chi trả - Điều kiện kinh Thu nhập tế quốc gia - Chính sách chiến lược - Giá cả sinh hoạt - Đặc điểm hoạt - Luật pháp động - Quan niệm thành kiến Người lao động - Kinh nghiệm - Khả năng phát triển - Thâm niên làm việc - Thái độ tinh thần Trường Đại học Kinh tế Huế Hình 1.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương 14 SVTH: Hồ Thị Mơ
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh 1.1.7. Ý nghĩa của công tác quản lý tiền lương Đối với mỗi con người, động lực bên trong thúc đẩy toàn bộ hoạt động của con người đó chính là nhu cầu. Nhưng nhu cầu thúc đẩy con người hành động không phải một cách trực tiếp mà là gián tiếp thông qua lợi ích, trở thành một động lực trực tiếp và mạnh mẽ, thúc đẩy chủ thể hoạt động. Lợi ích mà chúng ta quan tâm đó là lợi ích kinh tế, đây là lợi ích đóng vai trò quan trọng nhất trong các lợi ích chung. Tiền lương là một trong những biểu hiện cụ thể của lợi ích đó bởi tiền lương mang bản chất kinh tế, xã hội. Vì vậy tiền lương gắn với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, trả lương đúng cho NLĐ chính là việc thực hiện đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội. Do đó mỗi doanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác quản lý quỹ tiền lương để tự phát triển chính doanh nghiệp mình và phát triển đất nước. - Về phía doanh nghiệp: Trong thực tế mỗi doanh nghiệp đều có cách quản lý tiền lương riêng sao cho phù hợp với tính chất hoạt động cũng như đặc điểm của doanh nghiệp mình. Nhưng bên cạnh những ưu điểm thì luôn tồn tại những nhược điểm thường gắn liền với những khuyết tật của nền kinh tế thị trường. Do đó việc nâng cao hiệu quả quản lý tiền lương không bao giờ dừng lại ở một giới hạn nào cả. Mỗi doanh nghiệp phải đảm bảo tiền lương của mình thực hiện tốt chức năng thấp nhất và chức năng quan trọng nhất là đảm bảo đủ chi phí để tái sản xuất sức lao động, nuôi sống được NLĐ. Bên cạnh đó doanh nghiệp phải tiết kiệm được chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm bằng cách phải sử dụng tiền lương của mình có kế hoạch thông qua việc quản lý tiền lương một cách hiệu quả hơn. - Về phía NLĐ: ĐTrườngối với NLĐ thì tiề nĐại lương là họcnguồn thu Kinh nhập chính nhtếằm nângHuế cao mức sống của NLĐ và gia đình họ. Trong điều kiện chung của đất nước là thu nhập bình quân đầu người thấp, mức sống chưa cao thì vai trò kích thích lợi ích vật chất đối với NLĐ của tiền lương đặc biệt quan trọng. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả quản lý tiền lương của doanh nghiệp là điều cần thiết đối với NLĐ. 15 SVTH: Hồ Thị Mơ
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh 1.1.8. Các hình thức trả lương Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP các hình thức trả lương bao gồm trả lương theo thời gian (theo tháng, theo tuần, theo ngày hoặc theo giờ), trả lương theo sản phẩm, trả lương khoán. 1.1.8.1. Trả lương theo thời gian (theo tháng, theo tuần, theo ngày hoặc theo giờ) - Tiền lương tháng là khoản tiền lương được trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở lao động. - Tiền lương tuần là khoản tiền được trả cho một tuần làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần. - Tiền lương ngày: được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng ( tính theo từng tháng dương lịch và bảo đảm cho NLĐ được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày) theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn. - Tiền lương giờ là số tiền lương, tiền công được trả cho một giờ làm việc xác định trên cơ sở tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động (2012). Có 2 hình thức mà doanh nghiệp vẫn thường áp dụng: Lương phải trả = Mức lương tháng/số ngày phải đi làm quy định x Số ngày đi làm thực tế Lương phải trả trong tháng = Mức lương tháng / 26 ngày x Số ngày đi làm thực tế Trong đó: Số ngày đi làm quy định = Số ngày trong tháng – ngày nghỉ 1.1.8.2. Trả lương theo sản phẩm TiềTrườngn lương tính theo sĐạiản phẩm họcđược trả choKinh NLĐ hưở ngtế lương Huế theo sản phẩm, căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao. Lương sản phẩm = Sản lượng sản phẩm x Đơn giá sản phẩm 16 SVTH: Hồ Thị Mơ
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh 1.1.8.3. Trả lương khoán Tiền lương khoán được trả cho NLĐ hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành. Căn cứ các hình thức trả lương trên, tùy vào từng tính chất công việc, điều kiện sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động tùy chọn hình thức trả lương bảo đảm tiền lương được gắn với kết quả công việc, khuyến khích NLĐ nâng cao hiệu quả, năng suất lao động. Việc lựa chọn hoặc thay đổi hình thức trả lương phải thể hiện trong hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể. 1.1.9. Quỹ tiền lương Lương = Mức lương khoán x tỷ lệ % hoàn thành công việc Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương của doanh nghiệp cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng. Thành phần quỹ lương của doanh nghiệp bao gồm các khoản: - Tiền lương trả cho NLĐ trong thời gian làm việc thực tế (tiền lương theo thời gian, tiền lương theo sản phẩm và lương khoán) - Tiền lương trả cho NLĐ sản xuất ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ quy định. - Tiền lương trả cho NLĐ trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan, trong thời gian được điều động đi công tác làm nghĩa vụ theo chế độ quy định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi học. - Tiền ăn trưa, ăn ca. - Các loại phụ cấp thường xuyên (phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp dạy nghề, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên, ) - Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên. Để phục vụ cho công tác hoạch toánTrường tiền lương trong Đại doanh nghi họcệp có th Kinhể chia thành haitế lo ạHuếi: tiền lương chính và tiền lương phụ. 1.1.10. Những lý luận chung về lao động 1.1.10.1. Khái niệm người lao động Trong hầu hết các nền kinh tế hiện đại hai thuật ngữ “nhân viên” và “công nhân” được đề cập nhằm thể hiện một mối quan hệ xác định cụ thể giữa một cá nhân và một 17 SVTH: Hồ Thị Mơ
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh công ty mà khác với những khách hàng tiêu dùng. Tại nhiều quốc gia như Đức, kể từ khi cải cách pháp luật thông qua Đạo luật Hiến pháp trình trong năm 2001, theo pháp lý không còn phân biệt giữa “nhân viên” và “công nhân” § 5, khoản 1 WCA, cả hai được gọi chung là "người lao động". Luật này tác động chỉ ra một số thỏa thuận thương lượng tập thể của Đức. Như vậy, trong những năm gần đây, sự tách biệt và phân biệt đối xừ giữa công nhân, viên chức, nhân viên hoặc cán bộ - thực hiện các hoạt động trong nhiều ngành công nghiệp tương tự hoặc hoạt động tương tự - được bãi bỏ, như trong các thoả ước tập thể cho dịch vụ công cộng và trong các thoả ước tập thể về khuôn khổ của hợp đồng làm việc.[1] Người lao động là lực lượng đóng góp lao động và chuyên môn nỗ lực của mình để tạo ra sản phẩm cho người sử dụng lao động và thường được thuê với hợp đồng làm việc (giao kèo) để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được đóng gói vào một công việc hay chức năng nhiệm vụ. Căn cứ vào Chương I, điều 3 - Bộ Luật lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 10/2012/QH 13 ngày 18/06/2012 có hiệu lực ngày 1/05/2013: Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Người lao động bao gồm tất cả những người làm việc với chủ sử dụng lao đông nhằm mục đích lấy tiền và thuộc quyền điều khiển của người chủ trong thời gian làm việc.[2] 1.1.10.2. Phân loại người lao động Theo Th.s Bùi Văn Chiêm (Tr. 153) người lao động có thể là: Viên chức, cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý. “Thợ”: những người có chuyên môn, tay nghề làm những công việc kỹ thuật hay thủ côngTrường. Đại học Kinh tế Huế “Lao động phổ thông”: những người làm công cho doanh nghiệp và thực hiện những công việc thuộc lao động giản đơn (không đòi hỏi có khả năng hay qua đào tạo chuyên môn). [1] Gerrick von Hoyningen-Huene (2002): Betriebsverfassungsrecht, 5 [2] Th.s Bùi Văn Chiêm, sđd, Tr. 153 18 SVTH: Hồ Thị Mơ
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh Người lao động doanh nghiệp được phân loại thành 2 nhóm: [3] Lao động phổ thông: Công nhân, thợ, nông dân làm thuê, người giúp việc, Ô sin Lao động trí thức: Nhân viên (công chức, tư chức), cán bộ Người lao động tại công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An được phân loại: Gồm 2 nhóm: Lao động sản xuất trực tiếp: công nhân cắt – may – hoàn thành. Lao động gián tiếp: Nhóm quản lý: Nhân viên văn phòng, các bộ phân trực thuộc các phòng ban, quản lí phân xưởng, quản lí chuyền may và quản lí các bộ phận. Nhóm gián tiếp sản xuất: Bộ phận QC-QA, Bộ phận bảo trì thợ máy, kỹ thuật chuyền, thống kê. 1.1.10.3. Thứ bậc nhu cầu của Maslow Động cơ là động lực gây sức ép, thúc đẩy con người hành động để thõa mãn một nhu cầu hay ước muốn nào đó về vật chất hoặc về tinh thần hay cả hai. Lý thuyết động cơ của A.Maslow giúp tìm ra câu trả lời cho những thời điểm khác nhau, con người lại bị thôi thúc bởi những nhu cầu khác nhau và những quyết định cũng khác nhau Nhu cầu là tính chất cơ bản của một cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt của chính cá thể đó và được phân biệt với môi trường sống. Nhu cầu cơ bản mà mỗi người đều thoả mãn được chính là ăn, mặc, ở, đi lại, Và nhu cầu mà con người luôn hướng đến là tự khẳng định, hoàn thiện cá nhân được biểu hiện qua hệ thống Theo A. Maslow nhu cầu con người bao gồm 5 bậc sau: [4] Trường Đại học Kinh tế Huế [3] Wekipedia [4] Philip Kotler.1999. Marketing căn bản.Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê 19 SVTH: Hồ Thị Mơ
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh Nhu cầu thể hiện bản thân Nhu cầu được tôn trọng Nhu cầu về xã hội Nhu cầu an toàn Nhu cầu cơ bản Sơ đồ1.1: Tháp nhu cầu của Maslow Nhu cầu cơ bản: Nhu cầu này được Maslow đặt dưới đáy hình chóp bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người: ăn, uống, mặc, ở, đi lại, Đây là loại nhu cầu thiết yếu nhất diễn ra quyết liệt trong tâm trí con người. Nhu cầu về an toàn: Nhu cầu được hình thành theo quá trình phát triển văn hoá trong xã hội, con người ý thức việc cần phải được bảo vệ, an toàn trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như: Sức khoẻ, tài sản, công việc, uy tín, Nhu cầu này tồn tại trong mỗi con người suốt cả cuộc đời với mong muốn ngày càng cao hơn. Nhu cầu về xã hội: Nhu cầu này phản ánh mong muốn của con người muốn làm hài lòng người khác, muốn được chia sẻ cảm thông, trao đổi tâm tư, nguyện vọng với những ngưTrườngời xung quanh, Đại học Kinh tế Huế Đối với cá nhân, nhu cầu này thúc đẩy con người gia nhập các tổ chức, tham gia sinh hoạt cộng đồng, giao lưu học hỏi lẫn nhau. Đối với tổ chức, nhu cầu thúc đẩy các tổ chức tham gia các Hiệp hội ngành nghề, các tổ chức tham gia các tổ chức xã hội, các hoạt động bảo trợ, Nhu cầu được tôn trọng: Từng cá nhân, từng tổ chức trong xã hội luôn có những mong muốn được mọi người chung quanh quý mến và tôn trọng. Vì vậy, mỗi 20 SVTH: Hồ Thị Mơ
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh cá nhân, tổ chức luôn nỗ lực thực hiện những công việc nào đó để hình thành một giá trị riêng cho cá nhân, tổ chức (trình độ, nhận thức, môi trường sống, ) mà mỗi người sẽ kết hợp giữa thời gian, công sức, tiền bạc, để thoả mãn nhu cầu theo khía cạnh khác nhau. Nhu cầu hiện thực hoá bản thân (tự thể hiện): Đây là nhu cầu thuộc thang bậc cao nhất của con người, là động lực thúc đẩy con người đầu tư công sức, tiền bạc mua các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ để hỗ trợ cá nhân phát huy tối đa các khả năng tiềm tàng. Mô hình này trong những trường hợp nào đó sẽ mang tính giả tạo, nhất là khi các nhu cầu trên tác động qua lại trong mỗi con người, mỗi tổ chức; nhưng đây là cơ sở quan trọng giúp chúng ta nhận diện nhu cầu thuộc nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội và tìm cách đáp ứng nhu cầu đó một cách hợp lý. 1.2. Cơ sở thực tiễn về tiền lương 1.2.1. Thực tiễn sản xuất ngành Dệt May và tiền lương người lao động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Theo bản tin của Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế Quý III/2018 Dệt May hiện nay đang là ngành xuất khẩu chủ lực của Tỉnh Thừa Thiên Huế, các doanh nghiệp dệt may đã và đang tranh thủ tận dụng tốt những cơ hội để gia tăng xuất khẩu thông qua các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia. Trong thời gian vừa qua, ngành Dệt may Tỉnh Thừa Thiên Huế luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao (bình quân giai đoạn 2011 – 2017 là 18%/năm) hiện nay trên địa bàn có hơn 50 doanh nghiệp dệt may đang hoạt động, với năng lực sản xuất hơn 500 triệu sản phẩm may mặc và 92.000 tấn sợi/năm, quy mô lớn nhất trong 15 tỉnh, thành phố khuTrường vực miền trung –ĐạiTây Nguyên học và đóng Kinh góp khoả ngtế 42,6% Huế giá trị sản xuất công nghiệp ngành dệt may và 41.6% tổng giá trị xuất khẩu dệt may của cả khu vực. Bên cạnh đó, do tỉnh Thừa Thiên Huế có lợi thế nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ và là một trong những Trung tâm giáo dục đào tạo của cả nước. Ngành Dệt May đóng góp quan trọng nhất vào tăng trưởng xuất khẩu của tỉnh chiếm gần 80% kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2017 và có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các nhóm hàng xuất khẩu. Số lượng doanh nghiệp ngành dệt may xuất khẩu 21 SVTH: Hồ Thị Mơ
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh trong thời gian qua cũng tăng mạnh. Nếu như năm 2006 mới chỉ có 06 doanh nghiệp xuất khẩu thì đến nay trên địa bàn tỉnh đã có trên 32 doanh nghiệp dệt may đang có hoạt động xuất khẩu, trong đó có nhiều doanh nghiệp với quy mô khá lớn như Công ty trách nhiệm hữu hạn Hanesbrands, Công ty Scavi Huế, CTCP Dệt May Huế, các doanh nghiệp sản xuất sợi Hầu hết các doanh nghiệp có quy mô khá như Hanesbrands Việt Nam Huế với tổng vốn thực hiện 35,2 triệu USD, quy mô 7000 lao động, công ty Scavi Huế với tổng vốn thực hiện 11,1 triệu USD, quy mô 1.200 lao động hiện có 07 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động sản xuất xuất khẩu hàng dệt may, nhưng đây là khu vực luôn dẫn đầu trong việc đóng góp vào tăng trưởng xuất khẩu của tỉnh, chiếm 59% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may với 46% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Với tình hình sự vượt bật của ngành Dệt May hiện tại của Tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn vừa qua. Tuy nhiên theo đánh giá Ông Nguyễn Văn Thạnh, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh cho biết, 6 tháng đầu năm 2017, tình hình việc làm, đời sống của công nhân lao động các doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn. Một số doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, thu hẹp sản xuất hoặc giải thể. Tiền lương, tiền công của công nhân lao động tiếp tục tăng theo lộ trình, nhưng vẫn còn thấp so với nhu cầu đời sống. Thu nhập bình quân của lao động khối doanh nghiệp nhà nước là 4,5 – 5 triệu đồng/người/tháng; doanh nghiệp Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 4,5 triệu đồng/người/tháng; 1.2.2. Các nghiên cứu liên quan về vấn đề nghiên cứu Quản lý tiền lương là một trong những hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quản trị nhân lực. Thực hiện tốt công tác quản lý tiền lương trong doanh nghiệp sẽ tác độTrườngng tích cực đối vớ i ĐạiNLĐ và giúphọc nâng caoKinh năng suất hitếệu quHuếả công việc. Trên thế giới và Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu về tiền lương. Trong số đó tiêu biểu là một số bài nghiên cứu của Adam Smith, W.Petty, K.Mark, Trong “Lý luận về kinh tế hàng hóa” Adam Smith đưa ra quan điểm rằng tiền lương là thu nhập của NLĐ, gắn với lao động của họ. Ông cho rằng tiền lương không thể thấp hơn chi phí tối thiểu trong cuộc sống. Nếu tiền lương thấp hơn, họ sẽ không làm việc nữa. Ông cũng chỉ ra được các nhân tố tác động đến mức lương của NLĐ đó 22 SVTH: Hồ Thị Mơ
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh là điều kiện kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa, thói quen tiêu dùng, quan hệ cung – cầu trên thị trường lao động, tương quan lực lượng giữa người sử dụng lao động và NLĐ trong cuộc đấu tranh của NLĐ đòi tăng lương. Ngoài ra, tiền lương cao sẽ kích thích tiến bộ kinh tế bởi nó sẽ làm tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, A.Smith và các nhà kinh tế học cổ điển khác không chỉ ra được bản chất của tiền lương là giá cả sức lao động, họ cho rằng tiền lương là giá cả của lao động. Đến sau này trong quyền I bộ “Tư bản” (Phần 6 chương 17-20), K.Mark đã vạch rõ sự biến tướng của giá cả và giá trị sức lao động thành hàng hóa sức lao động chứ không phải là giá cả của lao động như A.Smith quan niệm. Nghiên cứu của Lê Duy Đồng (2000), Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã có đề tài cấp Nhà nước đó là “Luận cứ khoa học cho xây dựng đề án tiền lương mới”. Đề tài đã nêu lên bản chất của tiền lương trong nền kinh tế thị trường và vai trò của Nhà nước trong kinh tế thị trường và vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết tiền lương nhằm đảm bảo công bằng xã hội, quán triệt nguyên tắc thị trường và nguyên tắc công bằng xã hội trong việc xác định mức lương tối thiểu, cơ chế tiền lương trong các loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp ngoài Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Tuy nhiên đề tài chưa đề cập đến phương pháp nghiên cứu hay phân tích để làm tiền đề cho kết luận và đưa ra giải pháp. Đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu chính sách và giải pháp đảm bảo công bằng xã hội trong phân phối tiền lương và thu nhập trong các loại hình doanh nghiệp” của tập thể tác giả: ThS. Huỳnh Thị Nhân, TS. Phạm Minh Huân và TS. Nguyễn Hữu Dũng (2009) đã đề tập đến vấn đề công bằng xã hội trong phân phối tiền lương và thu nhập. Nghiên cứu đã đưa ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá công bằng xã hội trong phân tiền lương vàTrường thu nhập, đánh giá Đại thực trạ nghọc về đảm Kinhbảo công bằ ngtế xã hHuếội trong phân phối tiền lương, thu nhập và đề xuất các quan điểm, giải pháp đảm bảo công bằng trong phân phối tiền lương, thu nhập. Tuy nghiên, đề tài chưa đưa ra một số các đề tài nghiên cứu khoa học có nội dung liên quan để rút ra bài học kinh nghiệm cho đề tài của mình. Năm 2001, Vũ Văn Khang đã thực hiện luận án tiến sỹ với đề tài “Hoàn thiện cơ chế trả lương cho NLĐ ở các doanh nghiệp thuộc ngành Dệt – May ở Việt Nam”. 23 SVTH: Hồ Thị Mơ
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh Luận án đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận về tiền lương và cơ chế trả lương; hiện trạng cơ chế trả lương trong các doanh nghiệp ngành dệt may hiện nay của Việt Nam, các giải pháp hoàn thiện cơ chế trả lương tạo động lực phát triển kinh doanh phù hợp với cơ chế thị trưởng. Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu này đang nghiên cứu ở tầm vĩ mô mà chưa nghiên cứu chuyên sâu về tiền lương trong từng doanh nghiệp cụ thể. Ngoài ra, các bài nghiên cứu này cũng đã khá lâu, đã lạc hậu về thời gian và không phù hợp với bối cảnh hiện tại của Việt Nam. Đề tài kế thừa, tổng hợp có chọn lọc những kiến thức, nghiên cứu của các đề tài đi trước về mảng tiền lương tại các doanh nghiệp và có thêm những ý tưởng mới để có thể phù hợp với bối cảnh của các doanh nghiệp hiện nay. Đề tài liệt kê thực trạng công tác quản lý tiền lương tại Công ty đồng thời đưa ra nhận xét, ưu điểm và nhược điểm về công tác quản lý của Công ty. Tuy đây là một đề tài khóa luận cấp trường, nhưng tôi hy vọng đề tài sẽ đóng góp một phần nào đó nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý tiền lương tại Công ty Cổ phần Dệt May Phú Hòa An. Tác giả hy vọng đề tài này sẽ giúp Quý công ty có một nhìn nhận tổng quát về tình hình tiền lương thời gian hiện tại của Công ty để bổ sung và xây dựng hệ thống lương thời gian dần áp dụng xuống xưởng sản xuất sản phẩm theo định hướng của Công ty. 1.2.3. Điểm mới của đề tài Với sự kế thừa của những nghiên cứu trước, đề tài “Đánh giá công tác quản lý tiền lương thời gian tại Công ty Cổ phần Dệt May Phú Hòa An” được đánh giá trên ba phương diện thứ nhất: Nhận định và đánh giá của Ban lãnh đạo của Công ty về tiền lương của Công ty nói chung và hình thức trả lương thời gian nói riêng, thứ hai: đánh giá của Trườngngười lao động tr ựĐạic tiếp hư ởhọcng lương thKinhời gian tại Côngtế ty,Huế thứ 3: Xem xét tình hình tiền lương của các doanh nghiệp trên địa bàn cùng khu vực, kết hợp với các quy định của pháp luật nhà nước, kết quả kiểm tra kiểm soát định kỳ của khách hàng, đối tác của Công ty về chế độ tiền lương của người lao động để có cái nhìn tổng quát và đưa ra những nhận định giúp đúng về công tác quản lý tiền lương thời gian của Công ty. doanh nghiệp ngoài nhà nước khoảng 3 triệu đồng/người/tháng. 24 SVTH: Hồ Thị Mơ
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG THỜI GIAN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY PHÚ HÒA AN ty Cổ phần Dệt may Phú Hoà An Tên công ty: Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An Tên giao dịch quốc tế: PHU HOA AN TEXTILE GARMENT JOINT STOCK COMPANY Tên công ty viết tắt: PHUGATEXCO Trụ sở chính: Lô C-4-4, C-4-5 KCN Phú Bài, Thị xã Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Logo công ty: Vốn điều lệ: 25.000.000.000 đồng Mã số thuế: 3300547575 Điện thoại: 02343.395.1111 Fax: (+84) 234 3951.333 Website: www.phugatex.com.vn Email: phugatex@phugatex.com.vn Giấy phép kinh doanh số: 3300547575 do sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp. Đăng ký lần đầu ngày 07/06/2008.Đăng ký thay đổi lần 7 ngày 12/10/2018. Trên cơ sở phân tích khả năng tiêu thụ sản phẩm đầu ra, nguồn nhân lực địa phương và với năng lực tài chính, khả năng đầu tư trang thiết bị hiện đại. Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An được thành lập ban đầu với số vốn điều lệ là 8.000.000.000 đồng với sự góp vốn ban đầu của các thành viên là cổ đông sáng lập bao gồm: Công ty CP sợi PhúTrường Bài với 960.000.000 Đại đồ nghọc (12%), CôngKinh ty CP D ệtết may Huế Huế 400.000.000 đồng (5%), Tổng công ty CP Dệt May Hòa Thọ góp 800.000.000 đồng (10%), Ông Lê Hồng Long 1.600.000.000 đồng (20%). 53% vốn điều lệ còn lại tương ứng với 4.240.000.000 đồng được bán cho các cổ đông là cán bộ công nhân viên công ty và khách hàng chiến lược theo mệnh giá ban đầu là 10.000 đồng/cổ phần nhưng không được gọi là cổ đông sáng lập. 25 SVTH: Hồ Thị Mơ
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh Công ty đã chính thức đi vào hoạt động vào ngày 07 tháng 06 năm 2008. Với dự án khởi công xây dựng với diện tích 23.680 m2 trong đó diện tích nhà điều hành là 603m2, diện tích nhà xưởng 4.950 m2, diện tích nhà ăn 716m2, diện tích kho thành phẩm 720m2. Công ty Cổ phần Dệt May Phú Hòa An (Phugatex) thành lập năm 2008, là đơn vị thành viên Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) thuộc Bộ Công Thương, phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI). Công ty chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm hàng may mặc doanh thu hàng năm gần 220 tỷ đồng. Với 16 chuyền may, được trang bị các máy may hiện đại nhập khẩu từ Nhật Bản, Đài Loan, với sản phẩm chính là áo Jacket, T- shirt, Polo- shirt, quần short, quần áo trẻ em và các loại hàng may mặc khác làm từ vải dệt kim và dệt thoi. Sản lượng hàng năm của nhà máy đạt hơn 06 triệu sản phẩm. Sản phẩm Công ty hiện nay đang được xuất khẩu 99% sang Mỹ. Công ty có một đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề, tạo ra sản phẩm đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, Công ty được chứng nhận về trách nhiệm tuân thủ các tiêu chuẩn xã hội trong sản xuất hàng may mặc (SA-8000) của các khách hàng lớn tại Mỹ như: Hanes Brand Inc, Perry Ellis, Wal-Mart, Amazon, Columbia, Oxford, Inditex, Wal Disney, Li&Fung, PVH, VF, Có chứng nhận của tổ chức Wrap và chương trình hợp tác chống khủng bố của hải quan Hoa Kỳ và Hiệp hội Thương mại (CT-PAT ). Công ty chủ trương mở rộng hợp tác với mọi đối tác trong và ngoài nước thông qua các hình thức liên doanh, hợp tác kinh doanh; gọi vốn các nhà đầu tư chiến lược để hợp tácTrường lâu dài trên tinh thĐạiần bình đhọcẳng các bên Kinh cùng có lợ i.tế Huế 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức của công ty 26 SVTH: Hồ Thị Mơ
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh Sơ đồ 2.1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG TÀI CHÍNH HÀNH CHÍNH NHÀ MÁY MAY PHÒNG QLCL KINH DOANH KỸ THUẬT KẾ TOÁN NHÂN SỰ Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ Cấp Tổ Bảo Nguyên Tổ Phụ 16 Chuyền Bảo Tổ Cắt Tổ Thêu may từ Hoàn KTCN Tổ KTSX QC Tổ QA dưỡng vệ liệu liệu Trườngtrì Đại học Kinh1 đến 16 thànhtế Huế 27 SVTH: Hồ Thị Mơ
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh 2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban  Phòng Kinh doanh Tổ chức tìm kiếm khách hàng đáp ứng năng lực của nhà máy, cung ứng nguyên phụ liệu đúng tiến độ và kinh doanh hàng may mặc đảm bảo lợi nhuận. Xây dựng kế hoạch sản xuất, công tác xuất nhập khẩu hàng tháng, quý, năm cho Công ty. Lập thủ tục hợp đồng và thanh toán thu tiền về cho Công ty Quản lý, điều hành và sử dụng các nguồn lực Công ty giao bao gồm: lao động, trang thiết bị văn phòng đảm bảo phù hợp và hiệu quả. Xây dựng và phát triển bền vững công ty.  Phòng Hành Chính Nhân Sự Tổ chức nhân sự, tiền lương, bảo hiểm xã hội, công tác hành chính, an ninh chính trị nội bộ trong Công ty; đáp ứng chất lượng và số lượng lao động theo yêu cầu của các đơn vị, đảm bảo bộ máy quản lý tinh gọn hiệu lực. Quản lý, điều hành và sử dụng các nguồn lực Công ty giao bao gồm: lao động, các phương tiện dụng cụ, trang thiết bị văn phòng có hiệu quả.  Phòng Tài chính kế toán Tổ chức, quản lý, giam sát, bảo toàn phát triển vốn của Công ty một cách hiệu quả. Thực hiện thu chi tài chính, nghĩa vụ nộp ngân sách đầy đủ, đúng chế độ, kịp thời.  Phòng Quản lý chất lượng Xây dựng, duy trì, cải tiến, đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng Công ty theo bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Tổ chức kiểm soát nguyên phụ liệu; kiểm sóat chất lượng bán thành phẩm, thành phẩm trong quá trình sản xuất tại các nhà máy; kiểm tra đánh giá chất lượng các lô sản phẩm do Công ty sản xuất và mua về từ khách hàng. Quản lý, điều hành và sử dụng các nguTrườngồn lực Công ty giao Đại bao gồm: học máy móc Kinh thiết bị, trang tế thi ếtHuế bị văn phòng, lao động đảm bảo chính xác và hiệu quả.  Phòng Kỹ thuật Tổ chức quản lý công tác kỹ thuật, các định mức kinh tế kỹ thuật, cải tiến sản xuất. Quản lý, điều hành và sử dụng các nguồn lực của Công ty giao bao gồm: máy móc thiết bị, lao động, các trang thiết bị văn phòng có hiệu quả.  Nhà máy may 28 SVTH: Hồ Thị Mơ
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh Tổ chức, quản lý, điều hành và sử dụng các nguồn lực của nhà máy May bao gồm: lao động, nhà xưởng, máy móc thiết bị, trang thiết bị văn phòng, vật tư, nguyên phụ liệu, Cơ kiện phụ tùng để triển khai sản xuất hoàn thành kế hoạch Công ty giao hàng tháng, quý, năm; đảm bảo năng suất, chất lượng, tiến độ, hiệu quả và an toàn. 2.1.4. Đặc điểm về tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2015 -2017. Qua quá trình thu thập số liệu tác giả nhận thấy, trong 03 năm tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty có nhiều biến động và thay đổi lớn về kết quả sản xuất và cơ cấu tổ chức các biến động bắt đầu năm 2014 mặc dù: Kinh tế thế giới có khởi sắc, các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ doanh nghiệp từ phía Chính Phủ, nền kinh tế Việt Nam đang dần đi vào bình ổn. Tình hình an ninh, chính trị ổn định nên Việt Nam vẫn là điểm đến an toàn và hiệu quả của các nhà đầu tư Các chính sách điều tiết về tài chính, dòng thuế của Chính Phủ và hiệu ứng tích cực của việc hội nhập theo chiều sâu: Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã mở ra nhiều cơ hội cho nền kinh tế nói chung và là nguồn động lực cho ngành dệt may nói riêng: 11 nước TPP là thị trường của 65% kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam, trong đó Mỹ chiếm gần 75%. 9 tháng đầu năm 2015, Việt Nam xuất 19,9 tỷ USD hàng dệt may, trong đó riêng TPP đạt 11,1 tỷ (Mỹ 8,3 tỷ; Nhật >2 tỷ) tuy nhiên Thị trường Dệt May Việt nam phải đối mặt với nhiều thách thức trong CPTPP, EVFTA, RCEP: Cạnh tranh ngày càng gay gắt với Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN+); cạnh tranh trong thu hút đầu tư từ trong và ngoài khối. Môi trường đầu tư ở VN kém hơn nên phải thu hút bằng các ưu đãi cho TrườngĐầu tư trực tiếp nướ cĐại ngoài (FDI học) vừa tố n Kinhkém vừa bấ t ltếợi cho Huế doanh nghiệp nội do năng lực và vị thế yếu. Năm 2014 sản xuất kinh doanh của công ty bị gặp khó khăn nên quí I/2015 lực lượng lao động biến động nhiều kể cả kĩ thuật công nghệ và kĩ thuật sản xuất nên Công ty phải đào tạo bổ sung để không làm ảnh hưởng đến sản xuất. Nhận thức của cán bộ quản lý các cấp về Hệ thống quản lý chất lượng còn hạn chế, chưa duy trì được các cải tiến về quản lý ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác quản lý điều hành 29 SVTH: Hồ Thị Mơ
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh vì vậy kết quả sản xuất kinh doanh năm 2015 không được khả thi với các chỉ tiêu cơ bản sau: Bảng2.1: Báo cáo kết quản kinh doanh năm 2015 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm 2015 Đơn vị tính: VND Mã Thuyết CHỈ TIÊU số minh Năm nay Năm trước 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.01 109,759,691,861 126,313,388,637 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 - 101,931,499 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp 10 109,759,691,861 126,211,457,138 dịch vụ 4. Giá vốn hàng bán 11 VI.03 89,080,185,233 113,601,967,348 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 20,679,506,628 12,609,489,790 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.04 283,913,628 2,436,818,231 7. Chi phí tài chính 22 VI.05 4,890,702,811 8,001,405,524 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 3,528,899,565 4,939,985,730 8. Chi phí bán hàng 25 VI.06 6,148,889,122 8,414,569,450 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 26 VI.06 5,867,785,633 7,570,979,237 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 4,056,042,690 (8,940,646,190) 11. Thu nhậpTrường khác Đại học31 VI.10 Kinh375,309,436 tế Huế50,007,770 12. Chi phí khác 32 VI.11 225,452,559 854,653,041 13. Lợi nhuận khác 40 149,856,877 (804,645,271) 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 4,205,899,567 (9,745,291,461) 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 V.19 - - 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 V.19 - - 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 60 4,205,899,567 (9,745,291,461) 18. Lãi cơ bản trên cổ phần 70 2,102.95 (9,745.29) 30 SVTH: Hồ Thị Mơ
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Dệt May Phú Hòa An năm 2015) Bảng 2.2: Báo cáo kết quản kinh doanh năm 2016 Trường(Nguồn: Báo cáo tàiĐại chính Cônghọc ty Cổ Kinhphần Dệt May tế Phú HuếHòa An năm 2016) Năm 2016 là năm khó khăn đối với ngành Dệt May Việt Nam do tình hình dệt may toàn cầu đều suy giảm, kim ngạch xuất khẩu của Dệt May Việt Nam tăng trưởng chậm hơn các năm trước, chỉ đạt khoảng 28,3 tỷ USD, tăng gần 1,5 tỷ USD so với năm 2015. Trong bối cảnh đó, tình hình SXKD của Công ty gặp nhiều khó khăn để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, lợi ích của Cổ đông. Công ty kiện toàn, thay thế bộ máy lãnh đạo, cán bộ quản lý, tổ chức các bộ phận phù hợp đảm bảo 31 SVTH: Hồ Thị Mơ
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh phát triển bền vững, lâu dài. Sau khi kiện toàn công tác tổ chức bộ máy quản lý và bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý đã tạo được luồng sinh khí mới, giảm bớt sự chồng chéo trong điều hành sản xuất. Tổng doanh thu (không VAT) năm 2016 đạt 135.898 triệu đồng, tăng 23.1% so với năm 2015; Doanh thu CM thực hiện đạt 78,41 tỷ đồng tương ứng 81.68% kế hoạch; kim ngạch xuất khẩu (tính đủ) đạt 12,4 triệu USD tăng 13,4% so với cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu thanh toán đạt 5,9 triệu USD tăng 73,8% so với cùng kỳ; kết quả sản xuất kinh doanh năm 2016 lỗ 7, 5 tỷ đồng, thu nhập bình quân người lao động năm 2016 đạt 4,7 triệu đồng tăng 2.2% so với năm 2015 tuy nhiên không đạt mục tiêu năm 2016. Bảng 2.3: Báo cáo kết quản kinh doanh năm 2017 Trường Đại học Kinh tế Huế (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Dệt May Phú Hòa An năm 2017) 32 SVTH: Hồ Thị Mơ
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh Năm 2017, Tình hình kinh tế thế giới tăng trưởng cao hơn năm 2016 và có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên đồng đô la mất giá so với các đồng tiền chủ chốt khác (USD Index giảm khoảng 9% trong năm 2017) khiến thị trường dệt may thế giới chịu tác động rất mạnh. Bên cạnh đó, tổng nhu cầu của thế giới đối với hàng dệt may giảm 0,85% so với năm 2016, trong đó, đáng chú ý là một số thị trường lớn có dấu hiệu giảm cầu rõ rệt như: nhập khẩu dệt may của Mỹ giảm 0,2%, của EU giảm 0,3% Riêng với Việt Nam, thách thức không chỉ vậy mà một số cơ hội tưởng chừng đang mở ra đã đóng ngay lại như Hiệp định TPP, khiến hoạt động xuất khẩu dệt may trong những tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn, đơn giá gia công ngày càng giảm (giảm trung bình từ 10-15% trong năm 2017), Trong khi đó, chi phí sản xuất tại Việt Nam tăng mạnh, bao gồm mức lương tối thiểu vùng năm 2017 tăng 7.2% so với năm 2016 dẫn đến tiền lương tăng theo quy định, thêm gánh nặng BHXH cho doanh nghiệp, giá điện mới được điều chỉnh, chi phí vận chuyển tăng lên, đều tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong năm, mặc dù chịu những ảnh hưởng từ tình hình chung của thế giới và luật địa phương, tuy nhiên, với sự nỗ lực của Ban Lãnh đạo và toàn thể CBCNV, Công ty đã hoàn thành 86.84% nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được giao với các chỉ tiêu chính 2.2. Thực tiễn công tác quản lý tiền lương Công ty cổ phần Dệt May Phú Hòa An 2.2.1. Quan điểm về tiền lương tại công ty. - Mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, bảo đảm đủ thời gian làm việc bình thường trong tháng hoặc hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã được thỏa thuận đảm bảo: + TrườngKhông thấp hơn m ứĐạic lương thọcối thiểu vùngKinh đối với ngưtếời laoHuế động làm công việc đơn giản nhất. + Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề. 33 SVTH: Hồ Thị Mơ
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh Bảng 2.4: MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG NĂM (ĐVT: đồng/tháng) 2018 2017 2016 2015 Vùng I 3.980.000 3.750.000 3.500.000 3.100.000 Vùng II 3.530.000 3.320.000 3.100.000 2.750.000 Vùng III 3.090.000 2.900.000 2.700.000 2.400.000 Vùng IV 2.760.000 2.580.000 2.400.000 2.150.000 Nghị định 141/2017/NĐ-CP 153/2016/NĐ-CP 122/2015/NĐ-CP 103/2014/NĐ-CP Ngày ban hành 07/12/2017 14/11/2016 14/11/2015 11/11/2014 Ngày áp dụng 01/01/2018 01/01/2017 01/01/2016 01/01/2015 Bên cạnh đó áp dụng một số nguyên tắc chung khác theo điều 97 Bộ luật lao động năm 2012. Tăng ca vào ngày làm việc được trả lương ít nhất bằng 150% so với tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường. Tăng ca vào ngày nghỉ hàng tuần được trả lương ít nhất bằng 200% so với tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường. Tăng ca vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương được trả lương ít nhất bằng 300% so với tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường và cộng thêm tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động. Làm việc vào ban đêm được trả lương ít nhất bằng 30% so với tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường. Làm thêm giờ vào ban đêm ngoài trả lương theo quy định trên của Quy chế này, người lao động được trả thêm 20% tiền lương tính theo công việc làm vào ban ngày. TiềTrườngn lương ngày để tínhĐại lương họccho ngày Kinhnghỉ phép, ngh tếỉ L ễHuế, Tết, Nghỉ hưởng lương số ngày công để tính trong tháng tối đa 26 ngày. 2.2.2. Quy chế quản lý tiền lương  Đối với toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty Công ty đã thiết lập quy chế quản lý tiền lương áp dụng cho toàn thể cán bộ công nhân viên CTCP Dệt May Phú Hòa An thông qua: “Quy chế quản lý tiền lương 34 SVTH: Hồ Thị Mơ
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh thu nhập CTCP Dệt May Phú Hòa An” với mục đích thống nhất quản lý tiền lương, tiền thưởng phù hợp với các văn bản pháp luật và tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, tiêu chuẩn khách hàng. Quy chế phổ biến cho NLĐ cách thức để làm căn cứ tính lương dựa vào giá trị công việc của từng chức danh, năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc đảm nhận.  Đối với nhân viên hưởng lương thời gian của Công ty Đối với nhân viên hưởng lương thời gian Công ty đã xây dựng quy chế trả lương riêng đó là “Quy chế trả lương cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên viên, nhân viên phục vụ CTCP Dệt May Phú Hòa An” với mục đích thực hiện chi trả tiền lương, thu nhập theo đúng chức năng, năng lực của cán bộ lãnh đạo, quản lý, các chuyên viên, công nhân, nhân viên phục vụ, tạo động lực phấn đấu làm việc có hiệu quả cao, xây dựng Công ty phát triển bền vững. Ngoài ra, quy chế này cũng giúp Công ty đánh giá theo dõi quá trình làm việc, thái độ và khả năng cống hiến của cán bộ, nhân viên làm cơ sở thực hiện công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm và bố trị lại công việc phù hợp. 2.2.3. Thang bảng lương Công ty thực hiện đánh giá giá trị công việc, tùy vào mức độ phức tạp của công việc, mỗi nhân viên sẽ được chia thành các cấp bậc khác nhau. Nhân viên sẽ được hưởng lương theo bảng lương cấp bậc công việc. Bảng lương cấp bậc công việc được xây dựng bằng phương pháp đánh giá giá trị công việc. Các yếu tố đánh giá được tập đoàn Dệt May Việt Nam xác định như trong bảng sau: Bảng 2.5: Các yếu tố đánh giá giá trị công việc Các yếu tố 1A Trình độ đào tạo Trường1B Chứng chỉ , Đạigiấy phép họckhác Kinh tế Huế 2 Kinh nghiệm làm việc 3 Phức tạp công việc 4 Trách nhiệm ra quyết định 5 Trách nhiệm tài chính 6 Trách nhiệm tài sản 35 SVTH: Hồ Thị Mơ
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh 7 Mối quan hệ và giao tiếp trong công việc 8A Trách nhiệm quản lý/giám sát 8B Phạm vi quản lý/giám sát 9 Điều kiện và môi trường làm việc 10 Nguy cơ rủi ro nghề nghiệp 11 Hao tổn thể lực 12 Căng thẳng thần kinh, thị giác, thính giác và khứu giác (Nguồn: Tập đoàn Dệt May Việt Nam) Việc áp dụng cách tính lương theo cấp bậc công việc sẽ giúp Công ty giải quyết được những hạn chế như: - Đối với những vị trí công việc có trình độ thấp hơn nhưng công việc nặng hơn lại phải hưởng mức lương thấp hơn những công việc nhẹ nhưng yêu cầu bằng cấp cao. - Đều là những chức danh, khối lượng công việc như nhau nhưng người có bằng cấp cao hơn lại được hưởng lương cao hơn. - Việc tính lương dựa trên mức lương tối thiểu làm lương của nhân viên không cao, vì vậy sử dụng bảng lương cấp bậc công việc giúp nhân viên có mức lương cao hơn cách tính lương dựa trên mức lương tối thiểu. Điều này giúp nhân viên có thêm động lực làm việc, thu hút được nhân viên cho Công ty và tránh được tình trạng nhảy việc. Ngoài ra, Công ty xây dựng hệ thống thang bảng lương cơ bản để làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN, quỹ TNLĐ, BNN và trả lương cho nhân viên vào các ngày nghỉ phép, lễ, Tết, nghỉ việc riêng có lương, nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiTrườngệp. Đại học Kinh tế Huế Hiện nay, CTCP Dệt May Phú Hòa An là Công ty đóng trên địa bàn thuộc khu vực III do đó sẽ có mức lương tối thiểu vùng là 3.090.000 đồng/tháng. Trong đó, Công ty xây dựng bậc 1 thấp nhất có hệ số lương là 1,13 đã bao gồm hai yếu tố: 5% lao động nặng nhọc và 7% lao động qua đào tạo. Đối với cử nhân có trình độ cao đẳng mới ra trường được xếp lương bậc 2 của lương cán sự, kỹ thuật viên. 36 SVTH: Hồ Thị Mơ
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh Trường Đại học Kinh tế Huế 37 SVTH: Hồ Thị Mơ
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh Bảng 2.6: KHUNG BẬC LƯƠNG KHỐI VĂN PHÒNG CỦA CÔNG TY (Ban hành kèm theo Quyết định số 152 ngày 01 tháng 10 năm 2018) Bậc lương TT Nhóm chức danh Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8 1 Phó Tổng Giám đốc Công ty Mức lương (đồng) 30,000,000 35,000,000 40,000,000 2 Giám đốc điều hành Công ty Mức lương (đồng) 25,000,000 28,000,000 31,000,000 3 Giám đốc nhà máy may Mức lương (đồng) 18,000,000 21,000,000 24,000,000 4 Kế toán trưởng, Trưởng phòng kinh doanh Mức lương (đồng) 15,000,000 17,000,000 19,000,000 5 Trưởng phòng HCNS, Trưởng phòng kỹ thuật, Trưởng Bộ phận QLCL Mức lương (đồng) 12,000,000 14,000,000 16,000,000 6 Quản đốc, Phó phòng, Phó bộ phận Mức lương (đồng) 9,000,000 11,000,000 13,000,000 7 Nhân viên chuyên môn nghiệp vụ, nhân viên kỹ thuật, Tổ trưởng Mức lương (đồng) 4,600,000 5,100,000 5,600,000 6,100,000 6,600,000 7,100,000 7,600,000 8,100,000 8 Nhân viên phục vụ, công nhân Mức lương (đồng) 3,800,000 4,100,000 4,400,000 4,700,000 5,000,000 5,300,000 5,600,000 5,900,000 (Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự Công ty Cổ phần Dệt May Phú Hòa An.) Trường Đại học Kinh tế Huế 38 SVTH: Hồ Thị Mơ
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh Khung bậc lương Công ty Cổ phần Dệt May Phú Hòa An năm 2018 được xây dựng căn cứ dựa trên các nguyên tắc: 1. Thực hiện đánh giá giá trị công việc, tùy vào mức độ phức tạp của công việc, mỗi nhân viên sẽ được chia thành các cấp bậc khác nhau. 2. Căn cứ mức lương tối thiểu vùng được áp dụng tại Công ty với vùng III năm 2018 là 3.090.000 đồng. Công ty xây dựng bậc 1 cho công việc đơn giản nhất có mức lương cao hơn mức lương tối thiểu vùng 3.090.0000 đồng X 1.13 nhằm đảm bảo thu nhập cho người lao động. Theo Quy chế tổ chức, bảng phân công nhiệm vụ, mỗi vị trí sẽ có những yêu cầu khác nhau về trình độ chuyên môn nghiệp vụ vì vậy sẽ áp dụng một mức lương khác nhau. Với 16 nhóm đối tượng hưởng lương thời gian của công ty được chia thành 08 nhóm trong đó có 06 nhóm áp dụng cho cán bộ quản lý, lãnh đạo và 02 nhóm áp dụng cho khối chuyên viên, nhân viên kỹ thuật, tổ trưởng hưởng lương thời gian, nhân viên phục vụ và công nhân. Bậc lương thể hiện mức lương tối thiểu và tối đa khi người lao động được bố trí vào một vị trí nhất định với các yêu cầu phù hợp với công việc. Một công việc bao gồm nhiều bậc lương là công cụ người quản lý sử dụng để quyết định mức lương đối với các nhân viên khác nhau thực hiện cùng một công việc nhưng khác nhau về hiệu quả công việc, thâm niên công tác. Trường Đại học Kinh tế Huế 39 SVTH: Hồ Thị Mơ
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh Bảng 2.7: BẢNG LƯƠNG CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CÔNG TY Bậc lương TT Chức danh 1 2 1 Giám đốc Hệ số 3.40 3.90 Mức lương 10,506,000 12,051,000 2 Phó Giám đốc Hệ số 3.15 3.70 Mức lương 9,733,500 11,433,000 3 Kế toán trưởng Hệ số 2.50 2.80 Mức lương 7,725,000 8,652,000 Trường Đại học Kinh tế Huế 40 SVTH: Hồ Thị Mơ
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh Bảng 2.8: BẢNG LƯƠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP TRƯỞNG, PHÓ CÁC ĐƠN VỊ (bao gồm cả tiền lương phụ cấp chức vụ): TT Chức danh Bậc lương Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8 1. Chức danh Trưởng phòng Hệ số lương 1.52 1.62 1.73 1.85 1.98 2.12 2.27 2.44 Mức lương 4,696,800 5,005,800 5,345,700 5,716,500 6,118,200 6,550,800 7,014,300 7,539,600 2. Chức danh Phó phòng. 0.09 0.10 0.11 0.12 0.13 0.14 0.15 Hệ số lương 1.43 1.52 1.62 1.73 1.85 1.98 2.12 2.27 Mức lương 4,418,700 4,696,800 5,005,800 5,345,700 5,716,500 6,118,200 6,550,800 7,014,300 Bảng 2.9: BẢNG LƯƠNG CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ, THỪA HÀNH Bậc lương TT Chức danh 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 Chuyên viên, kỹ sư Hệ số 1.21 1.28 1.35 1.42 1.51 1.61 1.79 1.99 Mức lương 3,738,900 3,955,200 4,171,500 4,387,800 4,665,900 4,974,900 5,531,100 6,149,100 2 Cán sự, kỹ thuật viên Hệ số 1.13 1.19 1.25 1.32 1.39 1.46 1.54 1.62 1.71 1.80 1.89 1.99 Mức lương 3,491,700 3,677,100 3,862,500 4,078,800 4,295,100 4,511,400 4,758,600 5,005,800 5,283,900 5,562,000 5,840,100 6,149,100 Trường Đại học Kinh tế Huế 41 SVTH: Hồ Thị Mơ
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh BẢNG 2.10: BẢNG LƯƠNG CÔNG NHÂN SẢN XUẤT KINH DOANH, PHỤC VỤ Bậc lương TT Chức danh 1 2 3 4 5 6 7 Công nhân may công nghiệp; công nhân vận chuyển vải trong các kho nguyên liệu; công nhân vệ sinh công nghiệp trong dây chuyền may; 1 công nhân trực tiếp chế biến bếp ăn tập thể trên 100 suất; công nhân lái xe con, xe tải dưới 3.5 tấn, xe khách dưới 40 ghế; nhân viên bảo vệ tuần tra, canh gác.a Hệ số 1.13 1.19 1.25 1.32 1.42 1.53 Mức lương 3,491,700 3,677,100 3,862,500 4,078,800 4,387,800 4,727,700 2 Công nhân sửa chữa máy may công nghiệp Hệ số 1.13 1.19 1.25 1.32 1.39 1.52 1.67 Mức lương 3,491,700 3,677,100 3,862,500 4,078,800 4,295,100 4,696,800 5,160,300 Trường Đại học Kinh tế Huế 42 SVTH: Hồ Thị Mơ
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh Trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động do Chính phủ quy định, căn cứ tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, Công ty xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ. Bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật thấp nhất, số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp của quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%. Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh trong đó: - Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng cho Chính phủ quy định. Hiện tại đối với doanh nghiệp năm 2018 là 3.090.000 đồng - Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do chính phủ quy định. - MTrườngức lương thấp nhất Đại của công họcviệc hoặc Kinhchức danh có tế điều kiệnHuế lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%, công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường. - Với lao động làm việc tại Công ty Cổ phần Dệt May Phú Hòa An hầu hết là lao động đã qua đào tạo vì vậy mức lương phải tăng ít nhất 7% và làm việc trong môi 43 SVTH: Hồ Thị Mơ
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh trường lao động có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nên mức lương phải cao hơn 5% so với mức lương tối thiểu vùng. Vì vậy bậc thấp nhất được công ty áp dụng là 1.13 * 3.090.000 đồng tương ứng 3.491.700 đồng. Khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động Công ty phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động. Thang lương, bảng lương phải được định kỳ rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế về đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động và bảo đảm các quy định pháp luật lao động. BẢNG 2.11: BẢNG PHỤ CẤP LƯƠNG CỦA CHỨC DANH Chức danh Hệ số, mức phụ cấp 1 Tổ trưởng và cấp tương đương 2 An toàn vệ sinh viên - Hệ số 0.1 - Mức phụ cấp 309,000 3 Đội trưởng, đội phó đội PCCC Công ty - Mức phụ cấp 0.3 x Mức lương cơ sở hiện hành Nhằm thực thi pháp luật lao động và đảm bảo quyền lợi người lao động công ty bang hàng Bảng phụ cấp lương cho các chức danh gồm Tổ trưởng, An toàn vệ sinh viên, Đội trưởng – đội phó đội PCCC Công ty: 1. An toàn, vệ sinh viên là người lao động trực tiếp, am hiểu chuyên môn và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động; tự nguyện và gương mẫu trong việc chấp hành các quy địnhTrường an toàn, vệ sinh lao Đại động và đưhọcợc người Kinh lao động trong tế tổ bầuHuế ra. An toàn, vệ sinh viên hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của Ban chấp hành công đoàn cơ sở, trên cơ sở quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phối hợp về chuyên môn, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động, nhân viên y tế. Có nghĩa vụ đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong đơn vị được phân công chấp hành nghiêm chỉnh quy định 44 SVTH: Hồ Thị Mơ
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh về an toàn, vệ sinh lao động, bảo quản các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nhắc nhở tổ trưởng các đơn vị chấp hành quy định về an toàn, vệ sinh lao động. Quyền hạn của An toàn vệ sinh viên: Được cung cấp thông tin đầy đủ về biện pháp mà người sử dụng lao động tiến hành để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; Được dành một phần thời gian làm việc để thực hiện các nhiệm vụ của an toàn, vệ sinh viên nhưng vẫn được trả lương cho thời gian thực hiện nhiệm vụ và được hưởng phụ cấp trách nhiệm. Mức phụ cấp trách nhiệm hàng tháng cho AT-VSV bằng 10% mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm hiện hành. Yêu cầu người lao động trong tổ ngừng làm việc để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, nếu thấy có nguy cơ trực tiếp gây sự cố, tai nạn lao động và chịu trách nhiệm về quyết định đó; Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp hoạt động. Với mức lương tối thiểu vùng hiện tại của doanh nghiệp là 3.090.000 đồng. Mỗi An toàn vệ sinh viên được hưởng phụ cấp 10% tương ứng 309.000 đồng. Phụ cấp này được đóng bảo hiểm. O. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Công ty đăng ký thực hiện chế độ đối với lao động nữ gồm chăm sóc con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, có thai từ tháng thứ 7 trở lên, thời gian kinh nguyệt, người lao động được nghỉ và được hưởng lương theo quy định hiện hành của pháp luật lao động. 2. Phụ cấp kinh phí nuôi con nhỏ từ khi lao động nữ trở lại làm việc đến khi con 72 tháng tuổi số tiền là 360.000 đồng/năm/ một cháu. 3. Mức lương trong bảng phụ cấp lương = Hệ số x Mức lương tối thiểu vùng Công tyTrường đang áp dụng. Đại học Kinh tế Huế 4. Khi Chính phủ điều chỉnh lương tối thiểu vùng thì Công ty sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng mới theo quy định. 5. Khi không đảm nhận công việc được hưởng phụ cấp từ 01 tháng trở lên thì thôi hưởng phụ cấp. 6. Cử nhân có trình độ cao đẳng mới ra trường được xếp lương bậc 2 của lương cán sự, kỹ thuật viên. 45 SVTH: Hồ Thị Mơ
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh 7. Công ty xây dựng bậc 1 thấp nhất 1,13 đã bao gồm hai yếu tố: 5% lao động nặng nhọc và 7% lao động qua đào tạo. 8. Công ty áp dụng bậc 1 thấp nhất 1,13 để bù lương cho người lao động. (Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự Công ty Cổ phần Dệt May Phú Hòa An) 2.2.4. Các khoản phụ cấp lương đang được áp dụng trong Công ty - Phụ cấp lương của các chức danh Hiện nay, Công ty đang áp dụng chế độ phụ cấp lương cho các chức danh như: Tổ trưởng và cấp tương đương, an toàn vệ sinh viên, Đội trưởng, đội phó đội PCCC Công ty. (Mức phụ cấp lương của các chức danh áp dụng theo Luật Việt Nam và được quy định cụ thể trong thang bảng lương Công ty đăng ký với Sở LĐ TB&XH) - Phụ cấp kinh phí nuôi con nhỏ: Công ty có phụ cấp kinh phí nuôi con nhỏ từ khi lao động nữ trở lại làm việc đến khi con 72 tháng tuổi với số tiền là 30.000 đồng/tháng/một cháu. 2.2.5. Thanh toán lương - Bảng chấm công Nhân viên hưởng lương theo thời gian chấm công theo bảng chấm công. Bảng chấm công được thành lập mỗi tháng một lần. Hàng ngày căn cứ vào sự có mặt của từng người và đơn xin phép, chuyên viên lao động tiền lương sẽ chấm công và việc chấm công được diễn ra công khai. Đơn xin nghỉ phép của nhân viên sẽ được lưu trữ lại tại phòng Nhân sự. Cuối tháng bảng chấm công sẽ là căn cứ tính lương, tính thưởng. - Bảng thanh toán lương Sau khi hoàn tất việc tính lương, thưởng của tháng. Kế toán lương sẽ chuyển bảng thanh toán lương cho Tổng Giám đốc ký duyệt. Sau khi Tổng Giám Đốc phê duyệt sẽTrườngtiến hành phát lương Đại cho nhân học viên. HàngKinh tháng, Công tế ty Huế sẽ tạm ứng lương vào ngày 25 và thanh toán lương vào ngày 10 của tháng sau, nếu trùng ngày nghỉ thì Công ty sẽ trả trước một ngày. Nhân viên sẽ được nhận lương thông qua tài khoản ngân hàng. Các bảng thanh toán lương của Công ty sau khi lập phải có chữ ký của Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, kế toán lương. 46 SVTH: Hồ Thị Mơ
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh Bảng 2.12: BẢNG LƯƠNG THÁNG 10/2018 P KINH DOANH Lương nghỉ lễ, Phụ Các khoản khấu trừ vào lương Thực nhận Nhận lần 2 nghỉ phép cấp Số Lương Lương Lương Số Lương cơ Lương BHXH, Họ và tên tiền Tổng số TT CBCV hiệu quả đóng BH công bản hiệu quả Số Tạm ứng BHYT, Thuế Số tiền gửi Cộng Số tiền Số tiền công kỳ I BHTN TNCN trẻ (10,5%) A B 1 5 9 10 14 15 16 18 19 20 1 Hoàng Thị Thùy An 15,000,000 1,500,000 4,696,800 27.00 15,576,923 1,557,692 - 17,134,615 5,000,000 493,164 514,145 6,007,309 11,127,306 11,127,306 2 Nguyễn Kiết Tường 11,000,000 1,100,000 4,418,700 27.00 11,423,077 1,142,308 - 12,565,384 5,000,000 463,964 - 5,463,964 7,101,421 7,101,421 3 Nguyễn Tuấn Anh 9,000,000 900,000 4,418,700 27.00 9,346,154 934,615 - 10,280,769 5,000,000 463,964 40,840 5,504,804 4,775,965 4,775,965 4 Lưu Thu Trang 6,100,000 610,000 3,955,200 27.00 6,334,615 633,462 - 30,000 6,998,076 2,000,000 415,296 - 2,415,296 4,582,780 4,582,780 5 Trần Thị Quỳnh Dao 6,100,000 610,000 3,955,200 26.00 6,100,000 610,000 1.0 152,123 30,000 6,892,123 2,000,000 415,296 - 2,415,296 4,476,827 4,476,827 6 Hồ Trương Văn 5,100,000 510,000 3,738,900 27.00 5,296,154 529,615 - 5,825,769 2,000,000 392,585 - 2,392,585 3,433,185 3,433,185 7 Trần Thị Kim Thư 5,100,000 510,000 3,738,900 27.00 5,296,154 529,615 - 30,000 5,855,769 2,000,000 392,585 - 2,392,585 3,463,185 3,463,185 8 Ngô Thị Lệ Hằng 4,600,000 460,000 3,738,900 27.00 4,776,923 477,692 - 5,254,615 2,000,000 392,585 - 2,392,585 2,862,031 2,862,031 9 Cao Thị Thu Hiền 5,600,000 560,000 3,738,900 26.00 5,600,000 560,000 1.0 143,804 6,303,803 2,000,000 392,585 - 2,392,585 3,911,219 3,911,219 10 Trần Đăng Khoa 8,000,000 17.00 5,230,769 - - 5,230,769 2,000,000 - - 2,000,000 3,230,769 3,230,769 Tổng cộng 75,600,000 6,760,000 36,400,200 258 74,980,769 6,975,000 2 295,927 90,000 82,341,692 29,000,000 3,822,021 554,985 33,377,006 48,964,686 48,964,686 Kế Toán trưởng Tổng Giám đốc Người lập biểu Trường Đại học Kinh tế Huế 47 SVTH: Hồ Thị Mơ
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh 2.2.6. Tiêu chuẩn đánh giá hàng tháng Công ty tổ chức đánh giá giá trị công việc của từng chức danh để trả lương phù hợp với mức độ hoàn thành công việc hàng tháng. Hàng tháng, căn cứ mức độ hoàn thành nhiệm vụ, Trưởng, phó các đơn vị tự xếp loại cho nhân viên các phòng HCNS, TCKT, KD sau đó báo cáo Phó Tổng Giám đốc xem xét đánh giá, các đơn vị khác tổ trưởng sẽ sắp xếp đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ sau đó trình phụ trách trực tiếp xếp loại và phê duyệt gửi về Công ty (qua phòng Nhân sự) trước ngày 02 tháng sau. Phòng HCNS tổng hợp, báo cáo Tổng Giám đốc phê duyệt để chi trả tiền lương cho cán bộ quản lý Công ty. * Loại A: Hoàn thành nhiệm vụ, được hưởng 100% tiền lương hiệu quả công việc. * Loại B: Không hoàn thành nhiệm vụ, không được hưởng tiền lương hiệu quả công việc. Đối với chức danh Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc công ty không đánh giá hiệu quả công việc hàng tháng. Mức lương được hưởng cố định 40.000.000 đồng/tháng 2.2.7. Một số chế độ liên quan đến tiền lương Một số chế độ liên quan đến tiền lương được Công ty quy định trong quy chế trả lương Bao gồm các chế độ liên quan đến: - Tiền lương trong thời gian thử việc. Tiền lương của NLĐ trong thời gian thử việc tại Công ty được trả ít nhất bằng 85% công việc đang thử nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Nhà nước quyTrường định tại thời điểm Đại hiện hành học nhân vớ i hKinhệ số 1,13. tế Huế - Tiền lương đối với nhân viên khối phòng, ban tham gia hội họp, học tập. Đối với nhân viên khối phòng, ban hưởng lương thời gian thì những ngày hội họp, học tập, tiền lương được chi trả theo tiền lương cấp bậc công việc đang làm trong tháng đó. - Chế độ nghỉ hằng năm (nghỉ phép) NLĐ có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau (Điều 111 BLLĐ): 12 48 SVTH: Hồ Thị Mơ
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; 14 ngày đối với lao động làm việc trong môi trường nặng nhọc độc hại Ngày nghỉ hằng năm tăng theo thâm niên làm việc (Điều 112 BLLĐ): Cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của NLĐ tăng thêm tương ứng 01 ngày. - Trả lương thời gian tạm nghỉ việc Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, không thông báo cho NLĐ trước thì NLĐ được trả đủ tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp thể hiện trong hợp đồng lao động. Nếu do lỗi của NLĐ thì người đó không được trả lương; những NLĐ khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định tại thời điểm hiện hành nhân với hệ số 1,13. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, NLĐ hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì trả tiền lương ngừng việc bằng mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. 2.2.8. Quy chế xếp lương, nâng lương  Đối với tiền lương cấp bậc công việc Cứ 3 tháng/lần sẽ có một đợt xét nâng lương cấp bậc công việc cho nhân viên hưởng lương thời gian. Trưởng các đơn vị lập danh sách cán bộ nhân viên thuộc đơn vị của mình tùy vào tính chất công việc, trình độ chuyên môn, để đề nghị xét duyệt nâng lươngTrường đối với các nhân Đại viên đã đhọcạt được hiKinhệu quả công tếviệc caoHuế hơn mức lương thực nhận. Tổng Giám đốc Công ty sẽ đánh giá giá trị công việc của nhân viên để xét duyệt nâng lương một lần và không giải quyết các trường hợp bổ sung.  Đối với tiền lương cơ bản Công ty đã thiết lập quy chế xếp lương, nâng lương đối với tiền lương cơ bản được áp dụng cho toàn thể CBCNV Công ty được thông qua “Quy chế xếp lương, nâng lương CTCP Dệt May Phú Hòa An”. Quy chế đảm bảo công tác xếp lương, nâng 49 SVTH: Hồ Thị Mơ
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh lương đúng theo quy định của pháp luật và phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất kinh doanh của Công ty. Theo đó nhân viên hưởng lương thời gian được xếp lương theo chức danh công việc, cấp bậc và thâm niêm làm việc của nhân viên. Trưởng các đơn vị lập danh sách cán bộ nhân viên thuộc đơn vị của mình theo hàng tháng ngay từ đầu năm đồng thời tổng hợp số liệu qua các năm để làm cơ sở cho Trưởng đơn vị xét duyệt đề nghị nâng lương đối với cán bộ nhân viên đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo Quy chế; lập danh sách theo mẫu có sẵn của công ty và gửi về phòng Hành chính Nhân sự. Danh sách cán bộ nhân viên đề nghị xếp lương, nâng lương phải đảm bảo đúng quy chế, tránh trường hợp nhầm lẫn thiếu xót. Tổng Giám đốc Công ty chỉ xét duyệt xếp lương, nâng lương một lần và không giải quyết các trường hợp bổ sung. 2.2.9. Quỹ tiền thưởng của Công ty Quỹ tiền thưởng: Công ty được trích lập quỹ tiền thưởng theo quy định của Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty. Công ty sẽ xét thưởng theo hiệu quả sản xuất kinh doanh với điều kiện và mức thưởng cụ thể theo quy chế thưởng hàng năm của Công ty, được xem là tiền lương bổ sung để nâng cao thu nhập cho CBCNV, mức tiền lương bổ sung hàng năm (lương tháng 13) tối thiểu bằng 1 tháng lương bình quân trong năm. 2.3. Đánh giá của nhân viên khối phòng, ban về công tác quản lý tiền lương tại Công ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An. 2.3.1. Tổng quan về mẫu nghiên cứu Trong tổng số 105 lao động hưởng lương thời gian tại Công ty. Tỉ lệ lao động nữ chiếm lao động chiếm 67% , nam chiếm 33%.Trong quá trình thực tập tác giả nhận thấy Công tyTrường Cổ phần Dệt May PhúĐại Hòa An học sản xuấ t Kinhvà kinh doanh tế sản phHuếẩm may mặc. Một trong những ngành nghề sử dụng lao động làm chính, ngoài ra để tạo ra sản phẩm may mặc đạt chất lượng yêu cầu người lao động cần có sự tỉ mỉ, chăm chỉ, cần cù và chịu khó. Điều đó cũng phản ánh qua tỉ lệ lao động thực tế của doanh nghiệp và tỉ lệ lao động nữ phân bổ trong tổng thể nghiên cứu theo giới tính. Lao động nữ luôn chiếm ít nhất 65% tổng lao động của công ty. 50 SVTH: Hồ Thị Mơ
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh TỈ LỆ GIỚI TÍNH ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG LƯƠNG THỜI GIAN Nam 33% Nữ 67% Biểu đồ 2.1: Phân bổ tổng thể nghiên cứu theo giới tính (Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý SPSS) CƠ CẤU ĐỘ TUỔI NGƯỜI LAO ĐỘNG 5% Từ 18 đến dưới 25 tuổi 28% 39% Từ 25 đến 30 tuổi Từ 31 đến 45 tuổi Trên 45 tuổi 28% TrườngBiểu đĐạiồ 2.2: Cơ họccấu độ tu Kinhổi của ngườ i tếlao đ ộHuếng (Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý SPSS) Độ tuổi của người lao động hưởng lương thời gian tại công ty phần lớn tập trung vào hai nhóm từ 18 đến dưới 25 tuổi, tỉ lệ 39% và từ 25 đến 30 tuổi chiếm 28%. Đây là những nhân viên trẻ tuổi, năng động, đang ra sức học tập và cống hiến cho Công ty. Công ty cần phải có những biện pháp động viên, khuyến khích để những nhân viên này gắn bó với Công ty lâu dài hơn. 51 SVTH: Hồ Thị Mơ
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh THÂM NIÊN CÔNG TÁC TẠI CÔNG TY 48 31 19 7 Dưới 1 năm Từ 1 đến 3 năm Từ 3 đến 5 năm Trên 5 năm Biểu đồ 2.3: Thời gian đã làm việc tại CTCP Dệt may Phú Hòa An (Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý SPSS) Ta có thể thấy, nhân viên làm việc trên 5 năm chiếm 48/105 lao động tương ứng 45.7%. Công ty đã trải qua nhiều thế hệ nhân viên, với số lượng lao động làm việc trên 5 năm ở lại công ty chiếm tỉ trong 45.7% cho thấy mức độ trung thành của nhân viên rất lớn. Tuy nhiên, Công ty cũng không ngừng tuyển dụng và tạo cơ hội cho những người trẻ nên số lượng nhân viên vừa mới vào làm việc dưới 1 năm cũng khá cao với 31/105 lao động tương ứng 29.5%. TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN 30% Độc thân 52% Đã có gia đình nhưng chưa có con Trường Đại học18% KinhĐã cótế gia đìnhHuế và có con Biểu đồ 2.4: Tình trạng hôn nhân của cán bộ công nhân viên được điều tra (Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý SPSS) Tỉ lệ lao động đã lập gia đình chiếm 70% trong đó 52% lao động đã lập gia đình và có con. 52 SVTH: Hồ Thị Mơ
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC 4% 5% 42% Hoàn thành 100% Tu 81% den 95% Tu 60% den 80% 49% Duoi 60% Biểu đồ 2.5: Đánh giá hoàn thành công việc của người lao động (Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý SPSS) 2.3.2. Đánh giá của nhân viên khối phòng, ban về công tác quản lý tiền lương tại Công ty. Để hiểu rõ hơn sự đánh giá của nhân viên khối phòng, ban về công tác quản lý tiền lương tại Công ty. Tác giả tiến hành phân tích cụ thể các yếu tố dưới đây. Trong đó được quy ước như sau: (1) Rất không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Trung lập, (4) Đồng ý, (5) Rất đồng ý. Theo kết quả thống kê mô tả tôi nhận thấy sự đánh giá của người lao động hưởng lương thời gian về các chỉ tiêu công việc: Trường Đại học Kinh tế Huế 53 SVTH: Hồ Thị Mơ
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh Bảng 2.13:Thống kê mô tả đánh giá về mức độ hài lòng công việc Rất không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Rất đồng ý STT Chỉ tiêu SL % SL % SL % SL % SL % 1 Tôi hiểu rõ yêu cầu công việc của mình 5 4.8 70 66.7 30 28.6 2 Công việc của tôi có nhiều áp lực 13 12.4 10 9.5 36 34.3 33 31.4 13 12.4 3 Công việc tôi có nhiều điều để học hỏi và thú vị 1 1 25 23.8 50 47.6 29 27.6 4 Khối lượng công việc của tôi là chấp nhận được 17 16.2 20 19 59 56.2 9 8.6 Tôi rất tự hào khi nói với người khác về công ty 5 22 21 65 61.9 18 17.1 tôi đang làm việc 6 Bản thân tôi rất hài lòng với công việc của mình 13 12.4 67 63.8 25 23.8 Nếu tôi chăm chỉ và tập trung làm việc tôi có thể 7 8 7.6 18 17.1 56 53.3 23 21.9 hoàn thành công việc trong 8 tiếng/ngày 8 Tôi thường xuyên làm thêm giờ 4 3.8 37 35.2 25 23.8 25 23.8 14 13.3 (Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý SPSS) Trường Đại học Kinh tế Huế 54 SVTH: Hồ Thị Mơ
  64. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh Qua thực tế tiếp cận hệ thống tài liệu, quy chế tổ chức của công ty tác giả nhận thấy Công ty có một hệ thống tài liệu hướng dẫn cụ thể chức năng, nhiệm vụ cho từng công việc cụ thể. Đồng thời để người lao động hiểu rõ về chức năng nhiệm vụ của mình, Phòng Hành chính Nhân sự công ty thực hiện tổ chức đào tạo đầu vào, đào tạo định kỳ cho người lao động hiểu rõ về công việc. Bên cạnh đó để tuyển dụng lao động có chất lượng công ty áp dụng thời gian thử việc đối với từng vị trí cụ thể giao động từ 06 ngày đến 60 ngày áp dụng theo Luật lao động đối với từng vị trí cụ thể, để người lao động có thời gian tập sự với công việc và được trưởng đơn vị đánh giá mức độ hiểu rõ công việc trước khi ký Hợp đồng lao động và bố trí công việc chính thức. Với đội ngũ lao động có trình độ cao đẳng, đại học có chuyên môn nghiệp vụ cao được doanh nghiệp đào tạo với phương châm một người làm được nhiều công việc và nắm bắt toàn bộ chuỗi công việc của các đơn vị liên quan. Vì vậy quá trình tiếp nhận thông tin và truyền đạt thông tin nhanh chóng, chính xác mang lại hiệu quả cao trong công việc. Định kỳ hàng quý công ty đánh giá định biên lao động dựa vào tình hình thực tế nhằm giảm áp lực cho các đơn vị khi khối lượng công việc tăng nhưng lực lượng lao động không đáp ứng được yêu cầu vì vậy có đến 64.8% lao động đồng ý và trên mức đồng ý khối lượng công việc của họ là chấp nhận được và 87.6% lao động phỏng vấn hài lòng với công việc hiện tại của bản thân. Có đến 75.2% lao động được phỏng vấn họ họ đồng ý với ý kiến nếu tập trung làm việc thì họ có thể hoàn thành công việc trong 08 giờ. Qua bảng phân tích ta có thể nhận thấy phần lớn người lao động hưởng lương thời gian đồng ý và rất đồng ý với các ý kiến về công việc. Trường Đại học Kinh tế Huế 55 SVTH: Hồ Thị Mơ
  65. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh Bảng 2.14: Thống kê mô các ý kiến về lương bổng và chế độ phúc lợi Rất không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Rất đồng ý STT Chỉ tiêu SL % SL % SL % SL % SL % 1 Tôi biết mức lương của mình hiện tại 8 7.6 10 9.5 59 56.2 28 26.7 2 Tôi biết cách tính tiền lương mỗi tháng của mình được nhận 7 6.7 10 9.5 58 55.2 30 28.6 3 Khi tiền lương tháng này ít hơn hay nhiều hơn tháng trước tôi biết lí do của nó 5 4.8 7 6.7 64 61 29 27.6 4 Tôi được tham gia các khóa huấn luyện cần thiết để hiểu rõ tiền lương của mình 6 5.7 31 29.5 65 61.9 3 2.9 5 Mức lương hiện tại của tôi rất tốt so với thị trường lao động trong tỉnh TT Huế 4 3.8 30 28.6 67 63.8 4 3.8 6 Tôi được trả lương xứng đáng cho trách nhiệm và chất lượng công việc 38 36.2 64 61 3 2.9 Tôi nhận được phúc lợi ngoài tiền lương (tiền thưởng, phụ cấp nuôi con, được 7 13 12.4 7 6.7 28 26.7 55 52.4 2 1.9 vui chơi giải trí ) Tôi cảm thấy phúc lợi tôi nhận được từ công ty hấp dẫn hơn so với bạn đồng 8 6 5.7 53 50.5 46 43.8 nghiệp ở công ty khác Tôi rất hài lòng với cách quy định chế độ tăng lương và các phúc lợi khác của 9 4 3.8 35 33.3 54 51.4 12 11.4 công ty Nếu tôi làm tốt công việc tôi sẽ được tăng lương/ thưởng và/ hoặc sẽ được thăng 10 4 3.8 32 30.5 57 54.3 12 11.4 tiến Tôi tin rằng bảng đánh giá thành tích hàng tháng là chính xác hiệu quả làm việc 11 1 1 35 33.3 53 50.5 16 15.2 của tôi 12 Tôi đánh giá tiền lương giữa CBCNV trong đơn vị là công bằng. 1 1 3 2.9 30 28.6 69 65.7 2 1.9 Trường Đại học Kinh tế(Ngu Huếồn: Số liệu điều tra và xử lý SPSS) 56 SVTH: Hồ Thị Mơ
  66. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh  Đánh giá người lao động về tiền lương Qua thực tế của quá trình thực tập và tiếp cận với hệ thống tài liệu, quá trình thực hiện nghiệp vụ của các Anh/Chị phòng Hành chính Nhân sự. Tôi nhận thấy phòng Hành chính Nhân sự Công ty Cổ phần Dệt May Phú Hòa An có hệ thống tài liệu hướng dẫn thực hiện công việc rất cụ thể, đối với người lao động khi bắt đầu thực tập công việc tại công ty phòng Hành chính Nhân sự dành 03 ngày đầu tiên để hướng dẫn cho người lao động biết được tiền lương, cách tính lương, chế độ phúc lợi sẽ được nhận, ngoài ra còn hướng dẫn người lao động các quy định về An toàn vệ sinh lao động, môi trường, phòng cháy chữa cháy, nội quy lao động, sơ cấp cứu, cung cấp cho người lao động đầy đủ những kiến thức để người lao động yên tâm làm việc tại Công ty. Mỗi người lao động sẽ được ký HĐLĐ thử việc, HĐLĐ chính thức và định kỳ hàng năm khi chính phủ tăng mức lương tối thiểu vùng hoặc công ty thay đổi mức lương, người lao động điều được công ty đào tạo lại chế độ tiền lương. Quy chế tiền lương trả lương công ty được hiểu như sau: Trong đó: nếu có - T : Tiền lương tháng - Lcbcv : Lương cấp bậc công việc được xác định - Ntt : Ngày công làm việc thực tế của CBCNV - Nch : Ngày công chuẩn trong tháng = Tổng số ngày trong tháng – Số ngày chủ nhật trong tháng. - LTrườnghq : Tiền lương Đạihiệu quả =học 10% (ho ặKinhc 0%) x tế Huế - Lk : Lương khác bao gồm lương nghỉ Tết, lễ, Lphép, nghỉ việc riêng hưởng lương, lương thời gian (đối với CBCNV hưởng lương sản phẩm), lương tăng ca - PC : Phụ cấp (nếu có) Với các nguyên tắc chính sau: - Tăng ca vào ngày làm việc được trả lương ít nhất bằng 150% so với tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường. 57 SVTH: Hồ Thị Mơ