Khóa luận Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho xưởng gỗ bóc ở xã Hòa Mục, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

pdf 59 trang thiennha21 13/04/2022 5100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho xưởng gỗ bóc ở xã Hòa Mục, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_an_danh_gia_hien_trang_va_de_xuat_giai_phap_giam_thieu_o.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho xưởng gỗ bóc ở xã Hòa Mục, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN NHẬT TRƯỜNG Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CHO XƯỞNG GỖ BÓC Ở XÃ HÒA MỤC HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN” NHẬT KÝ THỰC TẬP Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 - 2018 Thái Nguyên - 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN NHẬT TRƯỜNG Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CHO XƯỞNG GỖ BÓC Ở XÃ HÒA MỤC HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN” NHẬT KÝ THỰC TẬP Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 - 2018 Giáo viên hướng dẫn : T.S Trần Thị Phả Thái Nguyên - 2018
  3. i LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường, em đã tiến hành thực tập tại xưởng gỗ bóc xã Hoà Mục, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Đến nay em đã hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp. Lời đầu, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Ban chủ nhiệm khoa và tập thể thầy, cô giáo trong khoa Môi trường đã tận tình giúp đỡ và dìu dắt em trong suốt quá trình nghiên cứu và học tập. Ban lãnh đạo và toàn thể các cán bộ công nhân viên của xã Hoà Mục, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại cơ sở. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, tư vấn và chỉ đạo tận tình của cô giáo hướng dẫn: TS. Trần Thị Phả đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài. Em xin kính chúc các thầy cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, thành đạt trongcông tác giảng dạy và thành công trong công tác nghiên cứu khoa học Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 10 tháng 5 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Nhật Trường
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Tổng hợp vị trí và điều kiện lấy mẫu 17 Bảng 4.1. Bảng máy móc trong xưởng 21 Bảng 4.2. Nhu cầu nhiên liệu sử dụng trong xưởng 22 Bảng 4.3. Kết quả phân tích thông số ô nhiễm của nước thải 32 Bảng 4.4. Kết quả phân tích thông số ô nhiễm không khí 34
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Dây chuyền sản xuất 20 Hình 4.2. Tổ chức của cơ sở 22 Hình 4.3. Xử lý nước thải ở cơ sở 38 Hình 4.4. Xử lý nước thải sinh hoạt có chỉ số BOD5 và coliform 39 Hình 4.5. Công nghệ xử lý bụi gỗ 43
  6. iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Tên ký hiệu 1 BTNMT Bộ tài nguyên môi trường 2 BXD Bộ xây dựng 3 Cd Hàm lượng cadimi có chứa trong nước thải 4 COD Nhu cầu oxy hóa hóa học - 5 Cl Hàm lượng clo có chứa trong nước thải 6 CN Hàm lượng xianua có chứa trong nước thải 7 Cu Hàm lượng đồng có chứa trong nước thải 8 Fe Hàm lượng kim loại sắt có chứa trong nước thải 9 KCN Khu công nghiệp + 10 NH4 Hàm lượng amoni có chứa trong nước thải 11 Ni Hàm lượng niken có chứa trong nước thải 12 Pb Hàm lượng chì có chưa trong nước thải 13 QCVN Quy chuẩn Việt Nam 14 T-N Tổng lượng nitơ 15 TP Tổng lượng photpho 16 UBND Ủy ban nhân dân
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 2 DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 2 1.2.1. Mục đích 2 1.2.2.Yêu cầu 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.4. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2 1.5. Ý nghĩa thực tế 3 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở pháp lí 4 2.1.1.Cơ sở pháp lí 4 2.1.2. Cơ sở khoa học 5 2.2. Nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam 6 2.2.1. Nghiên cứu trên Thế Giới 6 2.2.2.Nghiên cứu ở Việt Nam 9 Phần 3. ỐĐ I TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 15 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 15 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 15 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 15
  8. vi 3.3.Nội dung nghiên cứu 15 3.4. Phương pháp nghiên cứu 15 3.4.1.Phương pháp thu thập số liệu 15 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích chỉ tiêu thứ cấp 16 3.4.3.Phương pháp xử lý số liệu, so sánh đánh giá 17 Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 18 4.1.Tổng quan về cơ sở sản xuất gỗ bóc xã Hòa Mục huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn 18 4.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 18 4.1.2. Điều kiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng của cơ sở 19 4.1.3. Quy trình làm việc trong cơ sở gỗ bóc 19 4.1.4. Nhiên liệu sử dụng trong xưởng 21 4.1.5. Cơ cấu tổ chức trong cơ sở 22 4.1.6. Những thuận lợi, khó khăn của cơ sở và bài học kinh nghiệm 23 4.2. Đánh giá hiện môi trường của xưởng 24 4.2.1. An toàn lao động 24 4.2.2. Công tác an toàn lao động và phòng cháy 27 4.2.3. Nước thải sinh hoạt 31 4.2.4. Khí thải 33 4.3. Xác định các vấn đề môi trường còn tồn động và hoạt động của xưởng tác động môi trường 35 4.3.1. Môi trường nước 35 4.3.2. Môi trường đất 35 4.4. Đề xuất giải pháp và công nghệ nâng cao để giảm thiểu vấn đề môi trường 37 4.4.1. Đề xuất giải pháp xử lí môi trường nước 37 4.4.2. Giải pháp về môi trường đất 42
  9. vii 4.4.3. Môi trường không khí 42 Phần 5. KÊT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45 5.1. Kết luận 45 5.2. Đề nghị 45 TÀI LIÊỤ THAM KHẢO 46 PHỤ LỤC
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Vài năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn mọc lên nhiều cơ sở sản xuất gỗ bóc. Hoạt động sản xuất này góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân địa phương. Nhưng do hình thành tự phát, quy mô nhỏ lẻ nên nghề sản xuất gỗ bóc đang gặp phải những khó khăn và tiềm ẩn nguy cơ rủi ro Trao đổi với các chủ xưởng được biết, để đầu tư một cơ sở sản xuất gỗ bóc, người kinh doanh phải bỏ ra khoảng 400 – 600 triệu đồng, trung bình khoảng hai năm sẽ thu hồi được vốn. Điều này lý giải vì sao các cơ sở sản xuất gỗ bóc, băm dăm gỗ xuất hiện ngày càng nhiều tại các địa phương trong tỉnh.Nâng cao kinh tế và tạo thêm được công ăn việc làm cho người dân cải thiện cuộc sống Tuy nhiên ngành gỗ gây ra những vấn đề ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người như khí thải có hàm lượng chất độc cao,hàm lượng bụi cao, tiếng ồn và dụng cụ an toàn lao động không được áp dụng. Lâu dài ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất,nước và không khí,nếu không có giải pháp thích hợp thì sẽ để lại những hậu quả cho môi trường về sau. Vì thế, kiểm soát các vấn đề môi trường ngành gỗ đang là một yêu cấu cần thiết hiện nay thực hiện hiệu quả nhiệm vụ này sẽ góp phần đảm bảo các giá trị kinh tế do ngành gỗ mang lại cùng với chất lượng cuộc sống con người được giữ vững, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Chính vì thế, Em đã lựa chọn thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải phap. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho xưởng gỗ bóc ở xã Hòa Mục huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn.
  11. 2 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung - Nắm được tình hình quản lý môi trường tại xưởng gỗ - Nắm được quy trình hoạt sản xuất của xưởng - Nắm được cách xử lí rác thải của xưởng - Nắm được những tác động của xưởng gỗ tới môi trường 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đảm bảo tài liệu, số liệu đầy đủ, trung thực, khách quan. - Kết quả phân tích các thông số về nước thải,không khí,tiếng ồn trước khi xử lý và sau khi xử lý chính xác. - Đảm bảo những đề xuất đưa ra phải có tính khả thi, phù hợp với điều kiện của cơ sở sản xuất. - Các mẫu nghiên cứu và phân tích phải đảm bảo tính khoa học. Xác định các vấn đề môi trường chưa được quản lý. - Đề xuất các giải pháp giảm thiểu vấn đề môi trường. 1.3. Ý nghĩa của đề tài Việc thập tập và tìm hiểu hiện trạng của xưởng gỗ bóc xã Hòa Mục huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn để biết được quy trình công việc và những khó khăn của công việc ở xưởng.Cũng như phải đối mặt với những nguy hiểm và mức độ ô nhiễm của xưởng gỗ gây nên cho môi trường và mọi người xung quanh. Vận dụng những kiến thức đã học vào trong nghiên cứu khoa học Từ việc đánh giá hiện trạng môi trường,đề xuất 1 số giải pháp phù hợp nhằm đáp ứng nhu môi trường trong lành và đảm bảo sức khỏe của người dân 1.4. Ý nghĩa khoa học - Áp dụng kiến thức đã học trên ghế nhà trường vào hoạt động xử lý, vận hành, nguyên lý hoạt động, rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp số liệu.
  12. 3 - Có cơ hội và điều kiện cho việc áp sát thực tế, nâng cao kiến thức chuyên ngành đã được đào tạo, tiếp thu học hỏi kinh nghiệm trong thực tế. - Tích lũy được kinh nghiệm phục vụ cho nghiên cứu khoa học. - Bổ sung tư liệu cho học tập, nâng cao kĩ năng cho bản thân, đáp ứng nhu cầu cho công việc trong tương lai. 1.5. Ý nghĩa thực tế - Biết được kĩ năng và những khó khăn thuận lợi trong việc chế biến và sản xuất gỗ bóc - Vận dụng những kiến thức đã học vào trong nghiên cứu khoa học Từ việc đánh giá hiện trạng môi trường,đề xuất 1 số giải pháp phù hợp nhằm đáp ứng nhu môi trường trong lành và đảm bảo sức khỏe của người dân trong thực tiễn
  13. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở pháp lí 2.1.1.Cơ sở pháp lí - Nghị định số 35/2014/NĐ – CP ngày 29/04/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số đói tượng của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; - Nghị định số 29/2011/NĐ – CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường (Điều 12, Phần Phụ lục); - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; - Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu; - Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; - Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bảo vệ môi trường đối với khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; - Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; - Thông tư số 21/2012/TT-BTNMT ngày 19/12/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về việc đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường;
  14. 5 - Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; - Thông tư số 22/2014/TT- BTNMT ngày 05/05/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định và hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2014/NĐ-CP ngày 29/04/2014 của Chính phủ Sửa đổi Bổ sung một số của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường 2.1.2. Cơ sở khoa học Trong quá trình hoạt động của các nhà máy trong khu công nghiệp, việc phát sinh các chất thải rắn lỏng khí, và bụi là không thể tránh khỏi. Vì vậy việc xử lý các chất ô nhiễm này là vô cùng quan trọng để bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ của cộng đồng. Công nghệ Tại các nguồn phát sinh bụi, khí độc trong quá trình hoạt động của nhà máy được thu gom bằng các hệ thống chụp hút và các cửa gió hút với một áp suất đủ lớn để bảo đảm được các nguồn phát sinh ra được thu thập hoàn toàn. Theo quy định tại Điều 64 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí: Nguồn phát thải khí phải được xác định về lưu lượng, tính chất và đặc điểm của khí thải. Việc xem xét, phê duyệt dự án và hoạt động có phát khí thải căn cứ vào sức chịu tải của môi trường không khí, đảm bảo không có tác động xấu đến con người và môi trường. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguồn phát thải khí công nghiệp lớn phải đăng ký nguồn gây ô nhiễm, đo đạc, thống kê, kiểm kê và xây dựng cơ sở dữ liệu về lưu lượng, tính chất, đặc điểm khí thải.
  15. 6 Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguồn phát thải khí công nghiệp lưu lượng lớn phải lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép xả thải. Hiện tại, các mức phí xử lý chất thải công nghiệp nguy hại (CTCNNH) chưa được Nhà nước quy định cụ thể. Do đó, để cạnh tranh với các công ty xử lý CTCNNH cùng hoạt động trên địa bàn, nhiều công ty đã đưa ra giá xử lý thấp, dẫn đến các phương án xử lý CTCNNH thường kém hiệu quả và hậu quả là gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do chất thải chưa được xử lý triệt để. Nghiên cứu đã xác định công thức tính giá sàn xử lý một số loại CTCNNH bằng công nghệ đốt, trong đó thể hiện các biến số do sự lạm phát của thị trường, sự biến động về giá xây dựng, giá trang thiết bị, điện, nước, nguyên liệu, nhân công và lãi vay ngân hàng. Kết quả nghiên cứu đặt nền tảng cho việc xây dựng cơ sở khoa học xác định giá sàn xử lý CTCNNH theo các công nghệ khác nhau. 2.2. Nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam 2.2.1. Nghiên cứu trên Thế Giới Công nghiệp bột và giấy là ngành công nghiệp sử dụng nhiều gỗ nhất. Sự phát triển của ngành công nghiệp này có ảnh hưởng quan trọng đến nhu cầu về gỗ của toàn thế giới. Ngày nay người ta đã tăng cường sử dụng giấy phế thải, mặc dầu vậy, nhìn chung nhu cầu gỗ giấy vẫn sẽ tăng nhanh. Việc phát triển các loại giấy đòi hỏi loại sợi gỗ có chất lượng cao. Gỗ rừng trồng, đặc biệt là gỗ cứng, là nguồn cung cấp chính loại sợi gỗ này. Công nghiệp gỗ xẻ tăng ở mức vừa phải, nhu cầu gỗ nguyên liệu tăng khoảng 0,5 đến 1% một năm, trong vòng 20 năm tới. Tuy nhiên có thay đổi quan trọng về nguồn nguyên liệu của ngành công nghiệp này: theo truyền thống, thì sử dụng gỗ rừng tự nhiên, nay sẽ chuyển sang sử dụng gỗ rừng trồng nhiều hơn.
  16. 7 Công nghịệp ván nhân tạo tăng nhanh, chủ yếu là công nghiệp MDF, ván dăm. Công nghiệp này đòi hỏi gỗ dăm có giá thành thấp và gỗ phế liệu của ngành cưa xẻ gỗ là nguồn nguyên liệu chính, có như vậy mới cạnh tranh quốc tế được. Tuy nhiên, ngành công nghiệp ván nhân tạo vẫn tiếp tục được mở rộng, do đó nhu cầu gỗ nguyên liệu sẽ trở nên rất quan trọng. Thị trường sản xuất ván bóc tại mỹ: Những điều doanh nghiệp nước ngoài cần biết khi xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Mỹ Đồ gỗ là một trong những mặt hàng tiêu thụ mạnh mẽ trên thị trường Mỹ. Tuy nhiên, do có sự khác biệt quá lớn về địa lý cũng như mức sống, việc tập trung xây dựng các chuỗi cửa hàng đối với doanh nghiệp nước ngoài tại thị trường này thực sự tốn kém và ít hiệu quả. Một lưu ý cũng rất quan trọng đối với nhà xuất khẩu đồ gỗ như van ep vào Mỹ là xu hướng giảm giá của thị trường này . Chính vì thế, các nhà xuất khẩu đồ gỗ Châu Á vào Mỹ thường chọn cho mình những khu vực thị trường riêng, khoảng 3 triệu dân mỗi vùng. Nếu tính theo chỉ số giá tiêu dùng thì giá đồ nội thất, cụ thể là đồ gỗ ở Mỹ đã tăng cỡ 3/4 trong vòng 35 năm trở lại đây. Lợi nhuận hấp dẫn nên có tới cả nghìn công ty tham gia phân phối mặt hàng này. Tuy nhiên, xét theo doanh số, Wall Mart vẫn dẫn đầu với 1.450 triệu USD tiền bán giường và có tới hơn 2 nghìn cửa hàng bán chiết khấu. Khảo sát sản phẩm của 100 cửa hàng lớn nhất thấy sản phẩm nội thất chủ yếu mang phong cách Âu - Mỹ thế kỉ XVIII. Một điều quan trọng không kém khi xuất hàng vào thị trường Mỹ phải tính tới dân số. Hiện nay nhóm người có độ tuổi từ 45 - 55 (thuộc thế hệ "Baby boom" - sinh ra ngay sau chiến tranh) là những khách hàng tiềm năng nhất. Bởi họ cũng vừa là nhóm tuổi có thu nhập cao nhất lại vừa có nhu cầu sắm sửa bài trí cho gia đình.
  17. 8 Theo khảo sát của tạp chí Furniture Today các sản phẩm gia dụng có tính thực dụng cao như bàn ghế, giường tủ mang phong cách đứng đắn, chắc bền được bán chạy hơn nhiều so với các sản phẩm công nghiệp mầu mè. Tuy nhiên, để bán hàng trên thị trường Mỹ điều quan trọng bậc nhất là phải chọn đúng các kênh phân phối. Vì ở tại đây, mỗi chủng loại sản phẩm lại được phân phối bởi những kênh khác nhau. Ví như mặt hàng tủ bếp, việc tiêu thụ vẫn thường thông qua các công ty xây dựng hay các nhà phân phối chuyên nghiệp. Một lưu ý cũng rất quan trọng đối với nhà xuất khẩu đồ gỗ vào Mỹ là xu hướng giảm giá của thị trường này: Trái ngược với xu hướng lạm phát của các mặt hàng công nghiệp, tiêu dùng khác, trong khi chi phí sản xuất có phần nhích lên, nhưng giá tiêu dùng đồ gỗ lại có xu hướng giảm. Nguyên nhân chính bắt nguồn từ việc đua nhau đánh hàng vào thị trường béo bở này của các nhà sản xuất, xuất khẩu Châu Á. Đây cũng là lý do khiến các nhà xuất khẩu Mỹ dự trù những chi phí khấu hao khi găm hàng vào thị trường này. Ước tính hiện tại ở Mỹ có tới 28.000 cửa hàng với khoảng 3,5 triệu lao động tham gia vào kinh doanh mặt hàng gỗ gia đình này. Tuy nhiên, nổi lên trong số các doanh nghiệp đó phải kể tới những tên tuổi: Crate & Barrel, thành lập năm 1962 tại Chicago - đại lý chuyên tiêu thụ các sản phẩm nội thất và phụ kiện nhà bếp. Crate & Barrel từng là đối tác của công ty Otto Versand khi chuyển nhiều đơn đặt hàng cho nhà sản xuất Đức này. Bên cạnh đó Havertys cũng là một trong những nhà phân phối nội thất lâu đời nhất ở Mỹ. Những mặt hàng mà Havertys hướng tới là các sản phẩm nội thất cao cấp với những thương hiểu nổi tiếng: Bernharht, Broylli, Lane Trong mấy năm trở lại đây, tự do thương mại cũng tạo cơ hội cho nhiều công ty từ Đài Loan, Trung Quốc nhảy vào giành giật thị phần. Tuy nhiên, sự hiện diện của các hãng nước ngoài này không vượt quá 12-15% doanh số toàn
  18. 9 ngành. Một trong những nguyên nhân chính là tập quán mua hàng từ đại lý nổi tiếng trong nước của người dân Mỹ. Bởi mua qua đó, họ được đảm bảo dịch vụ hậu mãi tốt hơn những gì mà các nhà phân phối nước ngoài, đặc biệt là các nhà phân phối Châu Á có thể dành cho họ. Ngoài ra còn có nhiều công ty khác như Levitz Home Furnishing, hay Office Depot, rồi Bombay và nhiều công ty khác cũng kinh doanh van ep gia re nội thất phát đạt. 2.2.2.Nghiên cứu ở Việt Nam Khi nguồn gỗ khai thác từ rừng tự nhiên ngày càng cạn kiệt, việc sản xuất ván gỗ nhân tạo đang trở nên phổ biến. Do những đặc tính cơ lý ưu việt, kiểu dáng màu sắc phong phú, đồ mộc làm từ ván nhân tạo thích hợp với nội thất hiện đại. Sản phẩm ván gỗ nhân tạo sản xuất và sử dụng phổ biến ở Việt Nam hiện nay gồm 3 loại chính chính là ván sợi, ván ghép thanh ,ván dăm Ván dăm (PB) là gỗ nhân tạo được sản xuất từ nguyên liệu gỗ rừng trồng (bạch đàn, keo, cao su ), có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng, phong phú về chủng loại. Mặt ván được dán phủ bằng những loại vật liệu trang trí khác nhau: melamine, veneer (gỗ lạng) Ván dăm chủ yếu sử dụng để trang trí nội thất, sản xuất đồ mộc gia đình, công sở. Ván được sản xuất bằng quá trình ép dăm gỗ đã trộn keo, tương tự như MDF nhưng gỗ được xay thành dăm,nên chúng có chấ tlượng kém hơn ván sợi. Công nghệ dán phủ mặt và cạnh ván thỏa mãn nhiều yêu cầu về hình dạng và kích thước, gồm hai loại sản phẩm ván dăm trơn và MFC. Ván dăm trơn là loại phổ biến trên thị trường, khi sử dụng thường được phủ veneer, sơn, hoặc phủ PU. Với sản phẩm MFC, hai mặt được phủ một lớp melamine nhằm tạo vẻ đẹp, chống ẩm và trầy xước. Những nước sản xuất ván dăm nhiều trên thế giới là Malaysia, Việt Nam, New Zealand, Thái Lan, Australia. Nơi sản xuất ván dăm lớn nhất Việt
  19. 10 Nam hiện nay là Nhà máy Ván dăm Thái Nguyên, với công suất thiết kế 16.500 m3 sản phẩm/năm, được áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000, trang bị công nghệ hiện đại, sản phẩm xuất xưởng có độ dày từ 8 đến 32 mm. Tối ưu hóa sản xuất gỗ ván từ rừng trồng – Báo Nông nghiệp Việt Nam Nhằm thúc đẩy cao hơn giá trị sử dụng của gỗ keo và bạch đàn ở Việt Nam bằng cách tối ưu hóa SX ván mỏng từ nguồn tài nguyên này, Dự án FST 2008/039 đã ra đời Hiện gỗ rừng trồng tại nước ta chủ yếu để SX bột làm giấy có giá trị thấp hoặc hoặc chế biến dăm gỗ xuất khẩu với giá trị không cao. Trong khi đó, keo và bạch đàn từ rừng tự nhiên ở Úc từ lâu đã được sử dụng để SX ván mỏng đặc biệt. Nhằm thúc đẩy cao hơn giá trị sử dụng của gỗ keo và bạch đàn ở Việt Nam bằng cách tối ưu hóa SX ván mỏng từ nguồn tài nguyên này, Dự án FST 2008/039 đã ra đời. Phát biểu tại hội thảo tổng kết Dự án FST 2008/039 tăng cường SX ván mỏng từ gỗ keo và bạch đàn rừng trồng tại Úc và Việt Nam, GS.TS Võ Đại Hải, Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp VN nhấn mạnh, VN sở hữu nền công nghiệp SX và xuất khẩu nội thất rất lớn, các vùng trồng keo và bạch đàn lên tới hàng trăm nghìn ha. Vì vậy, mục tiêu của Dự án FST 2008/039 nhằm phân phân tích nguồn lực sẵn có, chuỗi cung ứng, phương pháp chế biến gỗ và để hỗ trợ thị trường tập trung vào sản phẩm ván mỏng và các sản phẩm làm từ ván mỏng. Bên cạnh đó, thử nghiệm các kỹ thuật, phương pháp xử lí mới các sản phẩm từ ván mỏng để tăng sự phục hồi và chất lượng cũng như cải thiện giá trị gia tăng của sản phẩm làm từ gỗ keo và bạch đàn.
  20. 11 Theo điều tra của Viện Khoa học Lâm nghiệp VN, trong số diện tích rừng trồng thuộc khu vực Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ thuộc sở hữu của các hộ dân là chủ yếu, chiếm tới 47%. Chu kì kinh doanh rừng đối với keo tai tượng (5 – 7 năm), bạch đàn urô (7 – 8 năm) nên rất thích hợp với SX ván bóc trên máy bóc lồng. Ở VN, gỗ keo và bạch đàn rừng trồng được sử dụng chủ yếu làm dăm gỗ chiếm khoảng 70%, gỗ xẻ 15%, ván bóc 10% và 5% còn lại cho các mục đích sử dụng gỗ tròn khác như cọc xây dựng. Thống kê năm 2015 cho thấy, VN xuất khẩu ròng giá trị rất lớn đồ nội thất 6,3 tỷ USD, dăm gỗ 1,4 tỷ USD, ván dán, ván phủ vơ nia 100 triệu USD và ván mỏng 70 triệu USD. Trong khi đó, VN nhập khẩu ròng gỗ xẻ 230 triệu USD, gỗ tròn 90 triệu USD, ván MDF 100 triệu USD và ván dăm 20 triệu USD. Theo tính toán, nếu đầu tư thêm nguồn lực, cứ mỗi 1 m3 gỗ đủ tiêu chuẩn làm ván dán, VN sẽ tạo ra và giữ lại gấp 4 lần giá trị gia tăng so với làm ván dăm. Bên cạnh đó, phân bổ giá trị gia tăng trong chuỗi ván dán cũng tốt hơn so với dăm gỗ rất nhiều. Đồng bộ các giải pháp Có 3 vấn đề mà doanh nghiệp nên ưu tiên khi đầu tư vào SX gỗ ván. Một là cải thiện quản lý SX, hai là đầu tư công nghệ SX các sản phẩm từ ván mỏng và ba là phải đảm bảo tiếp cận với gỗ nguyên liệu phù hợp. Theo quan điểm của các chuyên gia, nhà khoa học tại hội thảo, có hai vấn đề cần ưu tiên nhất nên làm là phân loại gỗ nguyên liệu và kiến thức các thông số kỹ thuật. Bởi thách thức lớn nhất của các doanh nghiệp là đảm bảo nguồn cung gỗ nguyên liệu phù hợp cho nhu cầu SX của mình. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các mục đích sử dụng gỗ (dăm gỗ để làm giấy/xuất khẩu cạnh tranh với ván bóc/lạng và gỗ xẻ).
  21. 12 Dự báo, tiêu thụ nội địa ròng của ván MDF, ván dăm, ván dán, ván cách điện, ván mỏng đang tăng lên một cách nhanh chóng và Việt Nam cũng đang ngày càng nhập khẩu nhiều các sản phẩm này cho tiêu dùng nội địa nên triển vọng cho ngành ván ép trong tương lai là rất tươi sáng, khả quan. Tuy nhiên, đảm bảo nguồn cung gỗ nguyên liệu phù hợp đòi hỏi không chỉ nỗ lực của doanh nghiệp mà còn cả sự phối hợp của hộ trồng rừng, cơ sở thu mua gỗ. Hộ trồng rừng quy mô nhỏ đóng vai trò thiết yếu để cải thiện chất lượng gỗ rừng trồng vì các hộ này chiếm đến 47% diện tích rừng trồng SX. Để tạo thêm giá trị, hộ trồng rừng nên cung ứng gỗ nguyên liệu có chất lượng phù hợp cho bóc/lạng. Qua đó, cần phải thực hiện đồng bộ rất nhiều giải pháp như: Thực hiện chu kỳ trồng rừng dài hơn; Cải thiện năng suất; Cải thiện kiến thức kỹ thuật. Điều tra của dự án cho thấy, phần lớn hộ trồng rừng có tài sản hạn chế, chịu sức ép thanh khoản ngắn hạn (các hộ đều trả lời họ cần phải khai thác sớm để có tiền mặt cho nhu cầu chi tiêu gia đình). Điều này dẫn tới chu kỳ trồng rừng ngắn phù hợp với làm gỗ dăm hơn làm gỗ bóc/lạng. Nhà nước, doanh nghiệp, hộ trồng rừng cần ngồi lại với nhau để bàn kế hoạch cho những bước đi tiếp theo. Nỗ lực cải thiện hiệu quả của chuỗi giá trị ván mỏng đòi hỏi sự phối hợp của tất cả các bên trong chuỗi.
  22. 13 Kết quả nghiên cứu đã cho thấy một số loại gỗ/ô tiêu chuẩn cung cấp chất lượng gỗ khúc, chất lượng ván bóc tốt hơn so với loại gỗ/ô tiêu chuẩn khác. Gỗ keo tai tượng phù hợp để SX ván lớp mặt do có tỷ lệ gỗ lõi cao, số lượng, kích thước mắt nhỏ hơn gỗ keo lai. Gỗ keo lai, số lượng, kích thước mắt lớn hơn, phù hợp sử dụng làm ván lớp trong của sản phẩm ván ép nhiều lớp. Bạch đàn urophylla phù hợp để SX các sản phẩm dùng cho các kết cấu có yêu cầu chịu lực như ván LVL, ván dán dùng trong xây dựng. Quy trình sản xuất ván ép bởi H&G ván ép Ngày nay, ván ép được sử dụng rộng rãi trong đời sống, đặc biệt là trong ngành xây dựng và nội thất vì các tính năng vượt trội của nó như giá thấp, độ bền cao. Các lớp tạo nên ván ép đang cố ý dán lại với nhau vuông góc xen kẽ. Đây là những gì mang lại cho nó tất cả sức mạnh và độ bền. Đây là một cấu trúc đặc biệt của ván ép so với gỗ tự nhiên. chéo nổi hạt này cũng làm giảm khả năng tách gỗ khi đóng đinh ở các cạnh, và nó làm cho gỗ kháng cong vênh, sự nứt, và xoắn. Cách ván ép được làm cũng đảm bảo một sức mạnh nhất quán trên toàn bộ chiều dài của gỗ. Ngoài ra, ván ép có một sự ổn định vật lý, chống cong vênh, co trước những thay đổi của thời tiết.Để tạo một ván ép vật liệu bền trong đó có ưu điểm vượt trội như vậy và thay thế và vượt qua bằng gỗ tự nhiên trong các ứng dụng nhất định là tốt, đòi hỏi một quy trình sản xuất nghiêm ngặt với công nghệ tốt và nguyên liệu. Quá trình sản xuất ván ép phải tuân theo một yêu cầu kỹ thuật rất nghiêm ngặt, chọn nguyên liệu một cách cẩn thận để làm cho veneers chất lượng cao, sau đó ngâm tẩm, khô, dán và nóng ép Chất lượng của các sản phẩm phụ thuộc vào rất nhiều những. Ngoài ra, để làm cho ván ép chất lượng cao cũng đòi hỏi sự cẩn thận, người lao động nhiệt tình và khéo léo. vì thế,
  23. 14 mặc dù công nghệ sản xuất giống, chất lượng của ván ép giữa các nhà máy không giống nhau. Quá trình sản xuất ván ép : 1.Trước hết, các bản ghi lớn bằng gỗ được gọt vỏ và cắt thành từng miếng theo yêu cầu sản xuất. 2.Những mảnh gỗ được đưa vào một máy slicer để làm veneers mỏng 3.Các veneers này sau đó được sấy khô bằng ánh sáng mặt trời hoặc bằng một máy sấy cho đến khi độ ẩm mục tiêu đạt được. Điều này sẽ tăng cường sự gắn kết khi chúng được dán lại với nhau trong bước tiếp theo. 4.Sau bao gồm hai mặt của mỗi lớp mỏng bằng keo, các lớp dán sau đó được xếp chồng lên nhau. Các veneers liền kề được đặt theo chiều ngang 90 độ để mỗi người khác.Điều này sẽ tạo ra một sự gắn kết mạnh. 5.Sau khi nhận được độ dày theo yêu cầu, các veneers sẽ được đưa vào máy ép thủy lực nóng.Thời gian báo chí và nhiệt độ phụ thuộc vào loài gỗ sử dụng, nhựa sử dụng, và thiết kế báo chí. 6.Sau khi báo chí nóng, các góc và bề mặt của ván ép có thể trải qua cắt tỉa và chà nhám hoạt động.Các lỗi nhỏ trên bề mặt ván ép (nếu có) sẽ được sửa chữa để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.
  24. 15 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Cơ xở hoạt động sản xuất xưởng gỗ bóc xưởng gỗ bóc xã Hòa Mục huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Đánh giá hiện trạng của cơ sở và những tác động đến môi trường xung quanh của hoạt động sản xuất gỗ bóc của xưởng. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Thôn bản trang xã Hòa Mục huyện Chợ Mới.tỉnh Bắc Kạn.Việt Nam. - Thời gian: Từ ngày 15/1/2018 đến 31/3/2018 3.3.Nội dung nghiên cứu - Tìm hiểu chung về cơ sở sản xuất gỗ - Đánh giá hiện môi trương của xưởng - Xác định các vấn đề môi trường còn tồn động và hoạt động của xưởng tác động môi trường - Đề xuất giải pháp và công nghệ nâng cao để giảm thiểu vấn đề môi trường. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1.Phương pháp thu thập số liệu - Thu thập tài liệu về tổng quan của xưởng gỗ bóc xã Hòa Mục huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn,cơ cấu tổ chức của xưởng,quy trình công việc sản xuất gỗ bóc,các dữ liệu về hoạt động sản xuất,sản phẩm. Thu thập số liệu về môi trường không khí,nước,chất thải rắn và chất thải nguy hại của cả xưởng. Nghiên cứu các biện pháp xử lý ô nhiễm đã được áp dụng tại Công ty.
  25. 16 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích chỉ tiêu thứ cấp - Vị trí lấy mẫu: tiến hành lấy 02 mẫu nước thải tại 02 vị trí: nguồn nước thải đầu vào tại bể gom trước khi vào hệ thống xử lý và tại đầu ra của cơ sở.Và lấy khí thải của ống khói khi đốt rác của cơ sở. Mẫu được lấy 02 đợt: Đợt 1 lấy tháng 02/2018 và đợt 2 lấy tháng 03/2017. - Phương pháp lấy mẫu: Tuân thủ theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5992 - 1995) và tiêu chuẩn của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO (ISO 5667 - 2). Phân tích nước thải và khí thải của cơ sở : Lấy mẫu trực tiếp của cở sở. Đo tiếng ồn và độ rung : Đo phân tích mức âm theo tầng số.Sử dụng thiết bị máy đo độ ồn điện tử hiện số PCE-MSM3.Hướng thẳng máy vào nguồn phát sinh ra âm thanh. Đo nồng độ bụi : Xác định giá trị và lưu lượng bụi trong các ống dẫn khí thải của cơ sở.Sử dụng máy đo bụi KANOMAX 3887. - Các chỉ tiêu phân tích và đánh giá. trong đề tài như sau: PH, TSS,TDs,H2s, N-NH4, N-NO3, PO4,BOD5,Colifom,Tổng chất hoạt động bề mặt và Bụi,tiếng ồn,NO2,SO2,CO,O3,cCL2,HCL,HF,H2S.
  26. 17 Bảng 3.1. Tổng hợp vị trí và điều kiện lấy mẫu Ký hiệu Ngày lấy Giờ lấy Đặc điểm Điều kiện Người lấy TT mẫu mẫu mẫu thời tiết lấy mẫu mẫu Trời nắng, Cơ sở Nước thải 02/02/2018 15h00 Đợt có gió nhẹ hoạt động Trường 1 Trời nắng, bình Khí thải 02/02/2018 15h30 có gió nhẹ thường Trời nắng, Cơ sở Đợt Nước thải 28/03/2018 9h30 có gió hoạt động 2 Trường Trời nắng, bình Khí thải 28/03/2018 10h30 có gió thường 3.4.3.Phương pháp xử lý số liệu, so sánh đánh giá Xử lý số liệu trên máy tính bằng phần mềm Word và phần mềm Excel. So sánh kết quả phân tích và tổng hợp các số liệu thành bảng và lập biểu đồ theo mục đích nghiên cứu của đề tài.
  27. 18 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1.Tổng quan về cơ sở sản xuất gỗ bóc xã Hòa Mục huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn 4.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Xây dựng trên diện tích đất khoảng 4.500m², xưởng gỗ bóc của anh Nguyễn Văn chi đang là cơ sở chế biến lâm sản lớn nhất tại xã Hòa Mục (Chợ Mới). Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ nghề gỗ bóc, nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, cuối năm 2015 anh Nguyễn Văn Chi mạnh dạn bỏ ra 1,2 tỷ đồng đầu tư 2 dây chuyền bóc gỗ và băm gỗ, xây dựng nhà xưởng, trạm biến áp, mua xe chuyên dụng vận chuyển gỗ Đến nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của xưởng tương đối ổn định, công suất tối đa đạt 8m³ thành phẩm/ngày. Sản phẩm ván bóc và dăm gỗ của cơ sở anh Chi được một số doanh nghiệp nội địa đến thu mua trực tiếp với giá 2 triệu đồng/m³ ván bóc, 1.000 đồng/kg dăm gỗ tươi. Hiện tại, xưởng chế biến gỗ bóc của anh Chi có khoảng hơn 12 lao động làm việc thường xuyên với mức lương trung bình từ 4 – 4,5 triệu đồng/người/tháng. Đây là thu nhập khá đối với người dân nông thôn, nhất là những gia đình không có nhiều đất canh tác. Và hiện tại với việc kinh tế đang phát triển.Anh đang muốn đầu tư thêm và mở rộng quy mô cơ sở trên đại bàn xã Hòa Mục chợ mới.Thuận lợi cho việc tạo công ăn việc làm cho người dân nông thôn ở đây Diện tích rừng trồng khoảng 4.000ha chính là nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành chế biến lâm sản tại xã Hòa Mục.Riêng trong xã này hiện có tới 2 cơ sở sản xuất gỗ bóc được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Là 1 trong những huyện đi đầu trong trồng rừng và cũng là địa phương đầu tiên xuất hiện nghề bóc gỗ, Chợ Mới hiện có 23 cơ sở sản xuất ván bóc đang hoạt động. Tuy nhiên, đến thời điểm này huyện Chợ Đồn lại là địa phương có nhiều cơ sở sản xuất gỗ bóc nhất, với 27 cơ sở sản xuất. Tại các
  28. 19 địa phương khác trong tỉnh, dễ dàng nhận thấy xuất hiện ngày càng nhiều xưởng bóc gỗ bám theo trục Quốc lộ 3 và các tuyến đường tỉnh. 4.1.2. Điều kiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng của cơ sở Máy móc,trang bị cũ không đảm bảo an toàn gây tai nạn lao động cho các công nhân vận hành Thiệt hại tài sản và tính mạng con người khi xảy ra các sự cố. Thời gian làm việc không hợp lý ảnh hưởng đến sức lao động của người lao động. Làm việc lâu dài trong môi trường bị ô nhiễm sẽ dẫn đến các bệnh nghề nghiệp như: cách bệnh về hô hấp,điếc,mắt Lượng bụi sơn,gỗ và hơi dung môi trong nhà máy Vẫn còn tình trạng tận dụng sân vườn làm nơi sản xuất. Người dân vừa xây tường bao, vừa dựng mái tôn che chắn sát với tường nên khi có cháy, nổ xảy ra tại khu vực sản xuất thì lối thoát nạn duy nhất là ra sân vườn đã bị bịt kín; một số khu vực xung quanh không có nhà khác cùng chiều cao nên khi cháy nổ xảy ra không thể thoát nạn bằng lối lên mái. Các xưởng được dựng bằng kết cấu khung thép mái tôn thì rất dễ bị sụp đổ các cấu kiện xây dựng khi bị nung nóng và tác động nhiệt từ ngọn lửa, gây nguy hiểm cho con người và cản trở hoạt động chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. Có thể nói trong tình trạng kinh tế như hiện nay, một mặt các doanh nghiệp kinh doanh chế biến gỗ sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song cũng có thể có nhiều cơ hội để phát triển, nhất là trong việc tìm kiếm cơ hội đầu tư nâng cấp công nghệ, dây chuyền sản xuất, mở rộng thị trường tiềm năng và tìm kiếm bạn hàng mới trong những phân khúc thị trường phù hợp. 4.1.3. Quy trình làm việc trong cơ sở gỗ bóc - Nguyên liệu của các xưởng sơ chế gỗ bóc có thể tận dụng từ mọi loại gỗ, với nhiều kích thước khác nhau, trong đó chủ yếu là gỗ mỡ được thu mua của các hộ gia đình khai thác trên ở rừng tại địa phương. Trung bình mỗi
  29. 20 ngày,Cơ sở sơ chế gỗ bóc cần khoảng 15m3 gỗ nguyên liệu. Giá gỗ đang được các cơ sở thu mua tuỳ vào kích cỡ, có thể từ 650.000 đến 1 triệu đồng/m3 gỗ tròn. Để tạo được uy tín đối với khách hàng, chất lượng sản phẩm luôn được cơ sở đặt lên hàng đầu. Từ khâu chọn nguyên liệu đầu vào đến kiểm tra chất lượng đầu ra đều được cơ sở kiểm soát chặt chẽ. Trong đó, việc chọn nguyên liệu đầu vào là khâu quan trọng nhất. Nguyên liệu có tốt thì chất lượng sản phẩm mới tốt. - Sau khi thu mua được lượng gỗ tròn cần thiết.Sẽ vẫn chuyển lượng gỗ tròn này về kho của xưởng để phân loại.Vì đường đi chính là đường rừng và đồi núi nên việc vận chuyển sẽ khá khó khăn và nếu thời tiết xấu,mưa gió sẽ phải hoãn toàn bộ công việc gây tổn thất cho cơ sở sản xuất - Ván gỗ bóc được sản xuất qua dây chuyền sẽ được vận chuyển ra bãi để phơi khô bằng xe công nông và cải tiến tự chế - Sau khi ván gỗ đạt được tiêu chuẩn sẽ được gói gọn và gom lại trong kho 1 số lượng nhất định - Tiếp đến sẽ được vận chuyển bằng xe tải đưa đi đến các doanh nghiệp thu mua. - Công nghệ sản xuất Máy cắt gỗ Máy bóc và gỗ Máy bóc ván Máy cắt ván Máy băm gỗ Hình 4.1. Dây chuyền sản xuất
  30. 21 Bảng 4.1: Bảng máy móc trong xưởng Máy móc hoạt động chính Số Ghi chú TT Tên Đơn vị Hãng lượng (Xuất xứ) 1 Máy cắt gỗ Cái 2 KingSun China 2 Máy bóc vỏ gỗ Cái 2 KingSun China 3 Máy bóc ván Cái 2 KingSun China 4 Máy cắt ván Cái 2 KingSun China 5 Máy bắm gỗ Cái 1 KingSun China 6 Máy mài lưỡi dao Cái 1 KingSun China (Nguồn: Phòng vật tư của cở sở sản xuất gỗ) 4.1.4. Nhiên liệu sử dụng trong xưởng - Điện: Sử dụng điện 3 pha công suất lớn để hoạt động máy móc liên tục trong xưởng trong xưởng.Vì có công suất lớn nên việc sử dụng và bảo dưỡng áp tô mát 3 pha để phòng chống cháy nổ tránh gây nên sự cố đáng tiếc xảy ra là vô cùng quan trọng. - Xăng: được sử dụng cho các loại máy móc hoạt động trong xưởng khác.Cũng là nhiên liệu cho các loại phương tiện vận chuyển trong xưởng.Đa phần các phiện tiện vận chuyển trong xưởng đều là xe cơ giới,tự chế đã cũ kĩ nên việc xả khói bụi trong quá trình hoạt động ra môi trường là rất nhiều. - Dầu: Là nhiên liệu để bôi trơn hoạt động máy móc và phương tiện đi lại,vận chuyển trong xưởng.Việc xử dụng gây nên tràn lan ra môi trường đất gây nên ô nhiễm và vỏ hộp,can dầu là chất thải rắn nguy hại. - Nước: Nguồn nước được sử dụng và bơm lên từ chính hộ gia đình của xưởng. Sử dụng để sinh hoạt và cọ rửa máy móc, xe cộ, tráng gỗ.
  31. 22 Bảng 4.2. Nhu cầu nhiên liệu sử dụng trong xưởng STT TÊN Nhu Cầu Sử Dụng 1 Điện 9000Kw/tháng 2 Xăng 120lít/tháng 3 Dầu 180Lít/tháng 4 Nước 150m3/tháng ((Nguồn : Phòng vật tư của cở sở sản xuất gỗ) 4.1.5.Cơ cấu tổ chức trong cơ sở Chủ cơ sở Quản lý Thợ chính Thợ phụ Thợ bảo dưỡng máy móc Công nhân vận chuyển Lái xe Hình 4.2. Tổ chức của cơ sở
  32. 23 4.1.6. Những thuận lợi, khó khăn của cơ sở và bài học kinh nghiệm 4.1.6.1. Những thuận lợi Hiện nay, tại nhiều tỉnh thành, huyện vùng miền núi, nhiều gia đình, cá nhân đã mạnh dạn đầu tư mở các xưởng gỗ bóc. Với lợi thế gần nguồn nguyên liệu, các xưởng gỗ phát triển khá nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân địa phương Các tỉnh thành huyện vùng miền núi có lợi thế là gần vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng nên dễ dàng hơn khi phát triển nghề sản xuất gỗ bóc. Đã có sẵn những vùng đất rộng nên kinh phí đầu tư mở xưởng cũng không quá nhiều. Theo nhiều chủ sản xuất, chỉ cần đầu tư từ 400 – 500 triệu đồng là có thể mở xưởng gỗ. Hơn nữa, nghề sản xuất gỗ bóc cũng khá đơn giản, không yêu cầu tay nghề cao, chỉ cần học nghề vài ngày là bạn có thể làm việc. Chi phí đầu tư ban đầu không quá lớn, thời gian hoàn vốn nhanh, lại có sẵn nguồn nguyên liệu tạo điều kiện thuận lợi cho các xưởng gỗ bóc phát triển Mở xưởng sản xuất gỗ bóc ở Hòa Mục có thể tận dụng được tối đa nguồn nguyên liệu. Ví dụ như nguồn gỗ thừa cũng sẽ được thu mua tận dụng làm củi đốt hay các tấm gỗ pallet đóng chuồng trại, thùng gỗ. Theo đó, nhờ nghề bóc gỗ mà nhiều hộ gia đình đã vươn lên làm giàu, cải thiện và nâng cao đời sống của người lao động 4.1.6.2.Những khó khăn Tuy nhiên do quy mô nhỏ lẻ lại hình thành chủ yếu trên hình thức tự phát nên các xưởng sản xuất gỗ bóc cũng còn tồn tại nhiều khó khăn. Sự gia tăng nhanh chóng của các xưởng sản xuất gỗ bóc kéo theo nhiều khó khăn về nguyên liệu, mặt bằng để mở rộng quy mô nhà xưởng và thị trường tiêu thụ sản phẩm
  33. 24 Khi các xưởng gỗ mọc lên ngày càng nhiều thì hàng ngày có thể tiêu thụ đến hàng trăm m3 gỗ. Nguồn nguyên liệu tại chỗ sẽ không đủ để tái sinh cung cấp cho các xưởng hoạt động nên nguyên liệu đầu vào phải thu gom từ các địa phương lân cận dẫn đến chi phí cho nguyên liệu đầu vào lại tăng lên. Hơn nữa, nguồn gỗ sản xuất ra ngày càng nhiều, thị trường tiêu thụ lại bấp bênh, nhiều xưởng gỗ phải cạnh tranh với nhau, dẫn đến giá thành sản phẩm hạ. Đây là những khó khăn mà nhiều xưởng sản xuất gỗ bóc đang phải đối mặt. Bên cạnh đó, nguồn vốn vay thêm để mở rộng xưởng cũng là vấn đề khiến nhiều chủ xưởng gỗ phải đau đầu. Ngoài ra, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng do sản xuất nhỏ lẻ, không tập trung cũng là vấn đề bất cập đặt ra đối với cuộc sống của các hộ dân lân cận. Vì vậy, để các xưởng gỗ bóc phát triển ổn định bền vững, cần có sự quan tâm và đầu tư cho việc xử lý môi trường, vốn vay ưu đãi, khuyến khích các hộ trồng mới và bảo vệ rừng, ổn định nguồn nguyên liệu. 4.2. Đánh giá hiện môi trường của xưởng 4.2.1. An toàn lao động *Hiện trạng Công nhân không tuân thủ nghiêm ngặt các nội quy về an toàn lao động,về quy cách vận hành hệ thống máy móc Bất cẩn về điện cũng như những sự cố về điện Tai nạn trong quá trình bốc dỡ, lưu trữ hàng hóa và giao thông trong khu vực *Giải pháp Cơ sở có chương trình kiểm tra và theo dõi sức khỏe định kỳ cho công nhân Đào tạo kiến thức,kĩ năng về công tác an toàn lao động cho công nhân,đặc biệt là những công nhân liên quan đến việc vận hành máy móc.
  34. 25 *Nguồn và nguyên nhân gây cháy nổ - Tồn chứa trong tất cả các xưởng sản xuất là gỗ, từ gỗ khối, phôi gỗ đến các sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất đặc tính của gỗ rất dễ bắt cháy, khi cháy xảy ra toả nhiệt lớn, nhiều khói khí độc, cháy âm ỉ, tàn than lâu, vận tốc cháy lan 0,6 1,2 m/ph. - Do khối lượng gỗ được sử dụng lớn và diện tích xưởng thường được tận dụng nên gỗ được bố trí ở bất cứ vị trí khoảng trống nào và không có sự bố trí, sắp xếp hợp lý, dễ dẫn tới cháy lan trên diện rộng. - Các sản phẩm phụ từ gỗ dễ cháy hơn như phoi bào, vụn gỗ thường tập trung trong các xưởng mộc. Chúng thường được gom thành từng đống và tích tụ lâu ngày nên số lượng và khối lượng rất lớn. Khi cháy thì bắt cháy nhanh hơn và dễ dàng cháy lan hơn. - Các sản phẩm phụ là bụi gỗ lắng đọng hay mùn cưa rất dễ cháy nhưng không cháy với ngọn lửa lớn mà cháy âm ỉ. Các đống mùn cưa, bụi gỗ tích trữ lâu ngày dễ dẫn đến hiện tượng tự cháy. Khi xảy ra cháy sẽ tạo ra rất nhiều khói khí độc, gây nguy hiểm cho con người, hạn chế tầm nhìn và gây khó khăn cho quá trình chữa cháy do không chỉ chữa cháy bề mặt mà phải chữa cháy theo chiều sâu. - Gỗ được bố trí không theo quy hoạch nên che chắn, cản trở lối thoát nạn, gây khó khăn cho quá trình di chuyển, thoát nạn khi có sự cố cháy nổ xảy ra. Thêm nữa, công tác PCCC và đảm bảo an toàn thoát nạn cho người làm việc trong xưởng không được quan tâm, không có đèn, biển chỉ dẫn lối thoát nạn nên khi có sự cố cháy nổ xảy ra rất khó khăn để có thể thoát nạn. * Khả năng hình thành môi trường nguy hiểm nổ: chủ yếu là bụi gỗ, mùn cưa. - Bụi gỗ được hình thành trong quá trình cưa, xẻ gỗ trong các xưởng xẻ hoặc trong các xưởng đánh ráp thô. Bụi gỗ cũng được gom thành từng đống trong các xưởng sản xuất. Bụi gỗ tồn tại chủ yếu ở 2 dạng:
  35. 26 + Bụi lắng đọng: trên các chi tiết máy, trong các xưởng sản xuất + Bụi bay lơ lửng trong không khí. Bụi lơ lửng là yếu tố chính dẫn đến hình thành môi tường nguy hiểm nổ. Bụi có kích thước nhỏ, khả năng hấp thụ nhiệt và bắt cháy nhanh, khi cháy xảy ra thì lan truyền nhanh chóng. Bụi nhỏ nên có khả năng bám trên các thiết bị máy móc, cấu kiện xây dựng, thậm chí có thể chui sâu vào những nơi phức tạp nên khi cháy thì cứu chữa rất khó khăn. - Do khối lượng lớn lại được khuếch tán trong không khí nên bụi rất dễ hình thành môi trường nguy hiểm cháy, nổ. Chỉ cần có nguồn nhiệt hay tia lửa điện đủ lớn thì rất dễ dẫn đến xảy ra cháy nổ. - Rất nhiều hộ sản xuất sau khi hết giờ làm việc thì không tiến hành vệ sinh công nghiệp nên bụi gỗ, mùn cưa vẫn bám trên các thiết bị máy móc. * Sơn và dung môi hóa chất trong các xưởng sơn - Một trong những xưởng sản xuât có nguy cơ cháy nổ cao nhất đó chính là các xưởng phun sơn tạo màu cho sản phẩm. - Chất cháy chủ yếu trong các xưởng này là sơn và các loại hóa chất làm dung môi. Các loại hóa chất này dễ bay hơi, khuếch tán trong không khí tạo thành hỗ hợp nguy hiểm cháy nổ, dễ bắt cháy và khả năng cháy lan lớn. Khi xảy ra cháy thì rất khó để cứu chữa và dập tắt cũng như gây nguy hiểm lớn tới sức khỏe và tính mạng của con người. - Ngoài việc sử dụng sơn thì các làng nghề kinh doanh, chế biến gỗ thường sử dụng vecni tạo màu cho sản phẩm. Khi sử dụng vecni thì thợ sản xuất sử dụng các dung môi như xăng, cồn để pha chế và đây cũng là một trong những nguy cơ dẫn đến việc xảy ra cháy nổ. Chưa kể, những thùng, phuy, can đựng dung môi được sử dụng để bảo quản thì vẫn còn để ngoài trời, để gần nơi có nguồn lửa, nguồn nhiệt không đảm bảo an toàn PCCC.
  36. 27 * Khả năng hình thành nguồn nhiệt gây cháy Hiện nay, ngoài việc gia công, chế tác các mặt hàng gỗ theo phương pháp truyền thống, thủ công thì trong các xưởng sản xuất hiện nay còn trang bị thêm các trang thiết bị, máy móc hỗ trợ khác như máy chà, lu, máy vanh (cắt) và hiện đại hơn cả là máy đục. - Trong quá trình vận hành, do máy phải làm việc liên tục trong thời gian dài với công suất lớn nên rất dễ dẫn đến hiện tượng quá tải trên đường dây dẫn điện, chạm, chập. Đây là một trong những nguyên nhân làm phát sinh nguồn nhiệt gây cháy. - Nhiều hộ sản xuất vẫn sử dụng nguồn điện phục vụ sản xuất đấu nối chung với nguồn điện sinh hoạt. Hệ thống dây dẫn điện đấu nối không đảm bảo, không đi trong ống gen mà đi trẩn trên mái các xưởng sản xuất. - Máy móc luôn được vận hành hằng ngày với thời gian dài nhưng khâu bảo dưỡng không được chú trọng như: không được tra dầu mỡ thường xuyên dẫn đến sự phát sinh nhiệt do ma sát trong khi vanh, cắt phải những khúc gỗ có kim loại nên dễ dẫn đến phát sinh tia lửa điện gây cháy hỗn hợp nguy hiểm cháy, nổ trong khu vực sản xuất. - Một số xưởng sản xuất còn bố trí nơi đun nấu trong khu vực có nhiều chất cháy, sử dụng ngọn lửa trần hoặc còn hiện tượng thắp hương, đốt vàng mã không đảm bảo an toàn PCCC nên rất dễ xảy ra cháy, nổ. 4.2.2. Công tác an toàn lao động và phòng cháy * Công tác phòng cháy: - Giao thông, nguồn nước: + Các tuyến đường phục vụ hoạt động cho xe chữa cháy phải đảm bảo chiều rộng 3,5m và chiều cao 4,25m; không dựng các cọc bê tông, dựng barie ngăn cản sự tiếp cận cơ sở của xe chữa cháy.
  37. 28 + Nên trang bị máy bơm chữa cháy di động, xây dựng các bể nước phục vụ hoạt động chữa cháy tại các khu vực sản xuất trong làng nghề. - Hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động phòng cháy chữa cháy: + Các xưởng sản xuất đặc biệt là các xưởng phun sơn cần liên hệ, phối hợp với Cảnh sát PC&CC để lập hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động PCCC; xây dựng phương án chữa cháy theo quy định. + Với các nhà xưởng sản xuất có khối tích trên 1000 m3 thì cần lập hồ sơ, gửi đến cơ quan cảnh sát PCCC để được thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC + Các làng nghề cần thành lập đội PCCC cơ sở, tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho đội viên để kịp thời xử lý tình huống khi có cháy nổ xảy ra. + Người đứng đầu cơ sở cần ban hành nội quy, quy định trong công tác PCCC; phổ biến các quy định đó tới những người làm việc trong xưởng, quán triệt và xử lý các trường hợp vi phạm nội quy an toàn PCCC đã được ban hành. - Bố trí mặt bằng khu vực sản xuất phải có 02 lối thoát nạn an toàn. Vì vậy: + Đối với khu vực bố trí gỗ các loại thì không nên bố trí quá nhiều gỗ và các sản phẩm từ gỗ trong 1 khu vực. Tại các lối thoát nạn thì phải bố trí, sắp xếp gỗ hợp lý, có phân chia riêng biệt từng khu vực không cản trở lối thoát nạn. + Không nên bố trí khu vực ăn, ở cho người trong xưởng sản xuất. Không đun nấu, thắp hương thờ cúng, đốt vàng mã trong khu vực xưởng sản xuất. + Các xưởng sản xuất có bố trí kèm nhà ở dạng ống cho người dân thì nên bố trí một lối thoát nạn thứ 2 an toàn như lối thoát nạn trên mái, làm cầu thang bộ thoát nạn ngoài nhà để khi có sự cố cháy nổ xảy ra thì có thể thoát nạn kịp thời sang các nhà và công trình bên cạnh có cùng chiều cao. - Trong dây chuyền công nghệ sản xuất: + Đối với nguồn điện phục vụ hoạt động sản xuất và sinh hoạt cần đấu nối riêng biệt, tránh hiện tượng sử dụng quá nhiều thiết bị tiêu thụ điện với
  38. 29 công suất lớn trong thời gian dài dẫn đến quá tải, chập phát sinh nguồn nhiệt gây cháy. + Cần thường xuyên vệ sinh công nghiệp các thiết bị, máy móc sau mỗi ngày làm việc. + Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, tra dầu mỡ để giảm nhiệt phát sinh do ma sát; thay thế các thiết bị trong dây chuyền công nghệ không đảm bảo yêu cầu sử dụng. - Đối với các xưởng sơn: + Khu vực để các hóa chất, sơn, dung môi để pha chế sơn, vecni thì cần bảo quản đảm bảo an toàn PCCC, được đậy nắp kín, để thành khu vực riêng. + Đảm bảo ngăn cháy với các khu vực khác, tránh cháy lan khi có sự cố cháy, nổ xảy ra. + Cần thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn PCCC với xưởng sơn, trong khu vực có các hóa chất, dung môi nguy hiểm cháy nổ thì nghiêm cấm sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt và các chất dễ cháy. + Trang bị hệ thống quạt thông gió, các lỗ thông thoáng, đảm bảo không hình thành môi trường nguy hiểm cháy nổ trong các xưởng sơn. - Trong các xưởng sản xuất cần trang bị các trang thiết bị, phương tiện chữa cháy tại chỗ như chăn chiên, xô chậu, bình chữa cháy xách tay; các dụng cụ phá dỡ như búa, rìu, câu liêm, bồ cào để sử dụng khi cần thiết. * Cách xử lý khi có sự cố cháy nổ xảy ra. - Khi có sự cố cháy nổ xảy ra thì công tác thoát nạn cho người phải được đặt lên hàng đầu. - Phải bình tĩnh để xử lý sự cố, báo động bằng các cách như hô hoán, đánh kẻng, ấn chuông báo cháy. - Báo cháy ngay cho lực lượng Cảnh sát PC&CC theo số điện thoại 114 và các lực lượng khác như cảnh sát trật tự, cứu thương qua các số điện thoại 113, 115
  39. 30 - Sử dụng các trang bị, phương tiện chữa cháy tại chỗ như xô, chậu, chăn chiên, bình chữa cháy xách tay để dập tắt đám cháy tại thời điểm ban đầu; sử dụng câu liêm, bồ cào để bới, dỡ các đống chất cháy tạo điều kiện cho hoạt động chữa cháy hiệu quả hơn. - Nếu không chữa cháy được thì phải di chuyển thật nhanh ra các lối thoát nạn sang các khu vực khác an toàn hơn. Chú ý nhìn theo đèn chỉ dẫn EXIT - Nếu không nhìn được vì khói quá dày thì hãy men theo tường để tìm ra lối thoát nạn. Khi di chuyển phải cúi thấp người hoặc bò khom và sử dụng khăn, vải nhúng ướt để bịt mũi, hạn chế khói khí độc xâm nhập vào đường hô hấp. - Nếu phải băng qua lửa hãy nhúng ướt vải, chăn trùm lên người và băng qua lửa. - Nếu các lối đi đang bị bao vây bởi ngọn lửa thì hãy sử dụng các dụng cụ phá dỡ như búa, rìu để phá vách tôn, tạo lối thoát nạn. - Sử dụng các thiết bị như máy nâng, máy xúc, cẩu để di chuyển gỗ và sản phẩm trong xưởng, tạo khoảng trống ngăn cháy lan. - Khi ra đến nơi an toàn thì phải tập hợp mọi người lại, kiểm tra xem có còn người đang mắc kẹt trong đám cháy hay không. *Hướng dẫn thoát hiểm và các chỉ dẫn hành động khi xảy ra sự cố. - Lưu giữu số điện thoại cứu hỏa và bệnh viện gần nhất ở những vị trí cần thiết. - Các nhân viên phải được đào tạo về phòng cháy chữa cháy và lưu giữ các hồ sơ đào tạo. - Thường xuyên kiểm tra van,ốc vít đường ống,bơm chuyền. - Lắp đặt các bảng cảnh báo nguy hiểm ở vị trí dễ nhìn, có màu sắc nổi bật. - Tại các máy móc thiết bị đều có những hướng dẫn vận hành, xử lý khi có tình huống khẩn cấp. - Các thiết bị máy móc hải được bố trí với khoảng cách và vị trí thích hợp.
  40. 31 - Đào tạo kiến thức về an toàn lao động. - Thiết lập kênh trao đổi thông tin nội bộ như hộp thư ý kiến phát hiện sớm những điều bất thường. - Chủ động phòng ngừa là một trong những giải pháp đảm bảo an toàn PCCC, ngăn ngừa và làm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy gây ra, đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho người dân, góp phần vào tăng trưởng kinh tế chung của đất nước. 4.2.3. Nước thải sinh hoạt Lượng nước thải sinh hoạt nguồn phát sinh là từ hoạt động sinh hoạt của công nhân viên làm việc tại cơ sở và các hộ dân sinh sống ngay gần cơ sở. Nước thải sinh hoạt có chứa chủ yếu các chất cặn bã,các chất lơ lửng,các hợp chất hữu cơ (BOD/COD),các hợp chất dinh dưỡng (N,P) và vi sinh vật - Nước mưa chảy tràn Khi trời mưa,nước mưa chảy tràn qua các khu vực nhà máy sẽ cuốn theo đất đá,chất cặn bã Nước mưa chảy tràn này theo hệ thống thu gom nước mưa và thoát ra hệ thống thoát nước chung của khu vực.
  41. 32 Bảng 4.3. Kết quả phân tích thông số ô nhiễm của nước thải QCVN STT Chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp thử Kết Quả 14:2008/BTNMT Lần 1 Lần 2 A B 1 Ph - TCVN 6492-99 7,12 6,88 5-9 5-9 2 TSS MG/L SMEWW2540D- 39 30 50 100 2005 3 BOD5 MG/L SMEWW521B- 46 52 30 50 2005 4 TDS MG/L SMEWW2540C- 308 300 500 1000 2005 5 H2S MG/L SMEWW4500- 0,12 0,05 1 4 2005 6 N-NH4 MG/L SMEWW4500- 0,77 0,29 5 10 2005 7 N-NO3 MG/L SMEWW4500- 0,59 0,08 30 50 2005 8 PO4 MG/L SMEWW45005p- 0,8 0,60 6 10 B&D-2005 9 Colifom MG/L SMEW9221B- 9*103 9*103 3000 5000 2005 Tổng chất hoạt động 10 bề mặt MG/L SMEWW5530- 1,14 1,12 5 10 2005 (Nguồn : Kết quả đo đạc của cơ sở và trung tâm bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn ngày 15/2/2018 và 30/3/2018)
  42. 33 - Nồng độ pH : Từ bảng 4.3 ta thấy: Giá trị pH trong thải của 2 mẫu giao động trong khoảng từ 7,12-6,88 So sánh kết quả giá trị pH nghiên cứu với QCVN 14:2008/BTNMT thì ta thấy giá trị nồng độ pH của mẫu lớn hơn giá trị giới hạn của QCVN 14:2008/BTNMT tức là nước chứa nhiều ion gốc axit hay nước dụng cụ chứa nước. - Các chỉ tiêu TSS,TDs,H2s, N-NH4, N-NO3, PO4, có vị chua, pH của nước có liên quan đến tính ăn mòn thiết bị, đường ống dẫn nước và Tổng chất hoạt động bề mặt: Từ kết quả phân tích bảng 4.3 ta thấy và đem so sánh với quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn này quy định mức giới hạn của các chỉ tiêu chất lượng đều thấp hơn không quá vượt mức chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT (A-B) - Nồng độ BOD5 và Colifom : Từ bảng 4.3 ta thấy: Giá trị Nồng độ BOD5 và Colifom đi so sánh kết quả giá trị nghiên cứu với QCVN 14:2008/BTNMT thì ta thấy giá trị nồng độ đã lớn hơn giá trị giới hạn của QCVN 14:2008/BTNMT.Cho thấy nước thải của cơ sở đã bị ô nhiễm,có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe của con người. 4.2.4. Khí thải Khí thải phát sinh chủ yếu từ các phương tiện giao thông như xe ô tô, xe vận chuyển nguyên vật liệu sản xuất, sản phẩm Và nhiều nhất là lò đốt gỗ vụn, gỗ hư, ván thừa thải ra môi trường một lượng các hợp chất khí CO2, SO2, bụi
  43. 34 Bảng 4.4: Kết quả phân tích thông số ô nhiễm không khí Kết quả Pp thử TCVS QCVN STT Chỉ Đơn vị nghiệm/Thiết 3733/2002/QĐ- 05:2009/BTNMT tiêu tính Lần 1 Lần 2 bị đo BYT trong 8h TCVN 5067 - 1 Bụi Mg/m3 1.80 1.75 0.3 6 1995 Tiếng TCVN 7878 - 2 DBA 70.2 68.3 70(QCV 26:2010) 85 ồn 2006 TCVN 6137 - 3 NO2 Mg/m3 0.09 0.105 0.2 5 2008 4 SO2 Mg/m3 0.135 0.155 TCVN 5971 - 0.35 5 1995 Mg/m3 52 TCVN 352 5 CO 2.3 3.2 30 20 – 89 6 CL2 Mg/m3 <0.015 <0.015 TQKT 1993 1.5 7 HCL Mg/m3 <0.1 <0.1 TQKT 1993 5 8 HF Mg/m3 <0.001 <0.001 APHA 203 0.1 9 H2S Mg/ m3 <0.001 <0.001 APHA 701 10 (Nguồn : Kết quả đo đạc của cơ sở và trung tâm bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn ngày 15/2/2018 và 30/3/2018) - Bụi : Từ bảng 4.4 ta thấy: Lượng Bụi của 2 mẫu giao động trong khoảng từ 1.80 - 1.75.So sánh kết quả lượng bụi nghiên cứu với QCVN 05:2009/BTNMT và TCVS 3733/2002/QĐ-BYT trong 8h thì ta lượng của cơ sở lớn hơn giá trị giới hạn của QCVN 05:2009/BTNMT và TCVS 3733/2002/QĐ-BYT trong 8h.
  44. 35 - Tiếng ồn : Từ bảng 4.4 ta thấy đơn vị DBA của 2 mẫu giao động 70.2 ~ 68.3. So sánh kết quả nghiên cứu với QCVN 05:2009/BTNMT lớn hơn giá trị giới hạn của QCVN 05:2009/BTNMT. Nhưng lại không vượt quá chỉ tiêu của TCVS 3733/2002/QĐ-BYT trong 8h.Cho thấy cơ sở hoạt động liên tục với tuần xuất cao. Mặc dù không gây nên ô nhiễm tiếng ồn quá lớn.Nhưng lại ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân làm việc trong thời gian dài tiếp xúc.Gây nhiêu bệnh tật về sau. 4.3. Xác định các vấn đề môi trường còn tồn động và hoạt động của xưởng tác động môi trường 4.3.1. Môi trường nước -Việc sử dụng lãng phí nước ngầm dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên này. Ô nhiễm nguồn nước mặt do nước thải của cơ sở chủ yếu là nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn trên bề mặt. - Việc nước thải của cơ sở chưa được xử lý và quản lý,sử dụng hóa chất làm cho nguồn nước ngầm có nguy cơ bị ô nhiễm. 4.3.2. Môi trường đất - Nước thải và rác thải của cở sở không được xử lý là nguy cơ làm môi trường đất bị ô nhiễm. Hóa chất,dầu thấm vào đất sẽ làm cho đất bị thoái hóa và làm chết các sinh vật trong môi trường đất. - Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại: Chất thải phát sinh từ quá trình gia công gỗ bao gồm gỗ vụn,dăm bào,mùn cưa,bụi gỗ,gỗ bị sâu bệnh,con vênh Đây là những chất thải trơ,ít ảnh hưởng đến môi trường và dễ xử lý.Lượng chất thải này thường chiếm 15% lượng sản phẩm sản xuất trong ngày
  45. 36 Các bao bì nilon,dây nilông,dây dứa,giấy carton,giấy,nhãn bị hư phát sinh từ quá trình đóng gói sản phẩm. Lượng tro phát sinh trong quá trình đốt củi gỗ ở bãi đốt. - Chất thải công nghiệp nguy hại Chất thải nguy hại phát sinh chủ yếu từ quá trình tẩm,lâu dầu hoạt động bảo trì máy móc Thành phấn chất thải nguy hại bao gồm :các lon,hộp thiếc,thùng thiếc,can nhựa,dầu nhớt thải,giẻ lau dính hóa chất,dầu mỡ,bóng đèn hư 4.3.3. Môi trường không khí - Bụi Là một trong những nguồn gây ô nhiễm không khí chính đối với cơ sở chế biến gỗ. Hầu hết các công đoạn đều phát sinh ra bụi nhưng chủ yếu là bốc xếp,cưa xẻ gỗ,lọc vỏ gỗ,băm gỗ. Bụi từ công đoạn cưa xẻ gỗ có kích thước và trọng lượng khá lơn nên không có khả năng bay ca,thường rớt xuống phía dưới máy. Bụi từ quá trình lọc vỏ,bóc ván gỗ có khả năng phát tán rộng và rất khó để thu gom xử lý,làm ảnh hưởng tới phân xưởng sản xuất. Các công đoạn bốc xếp và vận chuyển phát sinh ra cả bụi lớn,bụi nhỏ và có khả năng phát tán rộng. Bụi trong quá trình sản xuất và đi lại của xe cơ giới làm cho môi trường không khí bị ô nhiễm ảnh hưởng tới sức khỏe của công nhân. Khí thải phát sinh từ khói của bãi đốt gỗ thành phần chủ yếu là tro bay và các loại khí như : Sox,Cox,Nox, cơ cở chưa có giải pháp thật sự hiệu quả kiểm soát làm cho môi trường không khí bị ô nhiễm.
  46. 37 - Tiếng ồn,độ rung : Phát sinh chủ yếu là do quá trình tiếp xúc giữa gỗ và các máy móc trong quá trình gia công,do quá trình vận hành các thiết bị như máy cưa,máy lọc vỏ,máy bóc,máy cắt làm ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân và làm giảm năng xuất lao động. Phát sinh từ quá trình vận chuyển hàng hóa ra vào,công đoạn bốc dỡ hàng hóa,vận chuyển giữa các công đoạn. - Nhiệt thừa : Phát sinh từ máy móc thiết bị có công suất lớn và do đặc tính công nghệ làm ảnh hưởng đến độ bốc hơi,phát tán bụi,khí thải,ảnh hưởng sức khỏe công nhận. Phát sinh từ công đoạn ma sát cưa gỗ,băm gỗ,gỗ dăm,gỗ cong vênh phát sinh lượng lớn nhiệt thải. Cần có biện pháp giảm thiểu tích cực để đảm bảo sức khỏe người lao động. Điều kiện khí hậu tại khu vực mang đặc trưng vùng nhiệt đới,nhiệt độ không khí cao,cường độ bức xạ mặt trời lớn,kết cấu mái nhà bằng tole,khả năng hấp thụ nhiệt độ cao làm nhiệt độ cơ sở tăng cao. 4.4. Đề xuất giải pháp và công nghệ nâng cao để giảm thiểu vấn đề môi trường 4.4.1.Đề xuất giải pháp xử lí môi trường nước - Giải pháp xử lí nước mưa chảy tràn Vệ sinh khuôn viên cơ sở sau những đợt nhập xuất nguyên liệu và sản phẩm ra cở sở. Lắp đặt máng thu nước mưa tránh tình trạng nước mưa tràn qua khu vực chứa nguyên liệu và chứa rác. Xây dựng hệ thống cống thu gom nước mưa độc lập với nước thải sinh hoạt. Lắp đặt mái che cho khi chứa phế liệu và nơi lưu trữ hóa chất. Định kỳ kiểm tra và nạo vẻt hệ thống cống rãnh tránh tình trạng tắc nghẽn và bốc mùi
  47. 38 Thay những vòi nước đã cũ,bị rò rỉ bằng vòi mới.Lắp đặt đồng hồ nước để theo dõi lượng nước sử dụng,hạn chế khả năng thất thoát nước. Lắp đặt bảng hướng hướng dẫn KHÓA CHẶT VÒI KHI KHÔNG DÙNG ĐẾN tại nơi sử dụng nước.Giải pháp hiện tại của xưởng. - Giải pháp xử lí nước thải sinh hoạt Cơ sở được thu gom và xử lý bằng bể từ hoại 2 ngăn: Nước sinh hoạt Phần hầm cầu Song chắn rác Bể tự hoại Giếng thấm Nguồn tiếp nhận Hình 4.3. Xử lý nước thải ở cơ sở - Đề xuất giải pháp nâng cao Xử lý nước thải sinh hoạt có chỉ số BOD5 và coliform vượt ngưỡng B QCVN 14/2008 được mô tả chi tiết qua sơ đồ và nội dung sau:
  48. 39 Hình 4.4. Xử lý nước thải sinh hoạt có chỉ số BOD5 và coliform - THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ: Nước thải từ các hoạt động của nhà hàng sau khi được tách các chất rắn tại đầu nguồn thải được dẫn vào Bể Tách Dầu Mỡ để tách lượng dầu mỡ có trong nước thải. Các chất dầu mỡ nhẹ hơn nước nên sẽ nổi lên trên bề mặt dòng nước thải và được giữ lại trong bể tách dầu còn nước thải sẽ được dẫn qua bể điều hòa. Nước thải sau khi qua Tách dầu mỡ sẽ được dẫn qua bể điều hòa nhờ cơ chế tự chảy. Tại bể điều hòa, nước thải sẽ được điều hòa về lưu lượng và nồng độ các chất bẩn trước khi đưa qua công đoạn xử lý sinh học. Không khí được cấp vào bể nhằm tránh quá trình kỵ khí phát sinh mùi hôi và tạo điều kiện cho quá trình xử lý sinh học ở phía sau. Từ bể điều hòa nước thải được bơm qua bể sinh học.
  49. 40 Trong bể sinh học, nước thải được cung cấp dưỡng khí oxy và chất dinh dưỡng để các vi sinh vật sinh trưởng và phát triển. Lượng khí oxy trên được cung cấp liên tục trong ngày, chúng có đủ thời gian để nuôi dưỡng các chuẩn vi sinh vật hiếu khí trong nước tồn tại và tăng trưởng. Oxy còn có tác dụng xáo trộn nước thải liên tục, làm tăng thời gian tiếp xúc giữa khí – nước thải. Quá trình trên diễn ra liên tục sẽ làm tăng lượng oxy hòa tan trong nước thải, tạo điều kiện thích nghi nhanh của vi sinh vật hiếu khí đặc trưng của xử lý nước thải bằng quá trình hiếu khí. Các chất hữu cơ ô nhiễm sinh học được chủng vi sinh vật đặc trưng dần thích nghi, chuyển hoá bằng cơ chế hấp thụ, hấp phụ ở bề mặt và bắt đầu quá trình phân huỷ chất thải hữu cơ gây ô nhiễm sinh học, tạo ra CO2; H2O cùng với tế bào vi sinh vật mới dưới dạng bùn sinh học. Chất hữu cơ + C5H7NO2 (VSV) + 5O2 ® 5CO2 + 2H2O + NH3 + VSVmới (1) Ngoài ra còn diễn ra quá trình Nitrat hoá trong điều kiện cấp khí nhân tạo. Quá trình nitrate hóa ammonia diễn ra theo 2 bước liên quan đến 2 loại vi sinh vật tự dưỡng Nitrosomonas và Nitrobacter. Bước 1: Ammonium được chuyển thành nitrite được thực hiện bởi Nitrosomonas 4+ 2- + NH + 1,5O2 à NO + 2H + H2O (2) Bước 2: Nitrite được chuyển thành nitrate được thực hiện bởi loài Nitrobacter 2- 3- NO + 0,5O2 à NO (3) Nhờ quá trình hoạt động trên của VSV mà các nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sẽ giảm dần đến một mức độ chấp nhận (đạt quy chuẩn xả thải). Oxy được cung cấp liên tục vào bể bằng 02 máy thổi khí hoạt động luân phiên và hệ thống phân phối khí đến tận đáy bể. Nhờ đó mà quá trình sinh trưởng của hệ VSV được diễn ra liên tục và ổn định. Nước thải chảy liên tục vào bể sinh học trong đó khí được đưa vào cùng xáo trộn với bùn hoạt
  50. 41 tính, cung cấp oxy cho vi sinh phân hủy chất hữu cơ. Dưới điều kiện như thế, vi sinh sinh trưởng tăng sinh khối và kết thành bông bùn. Nước thải được hòa trộn với bùn vi sinh hoạt tính để tạo thành hỗn hợp vi sinh và nước thải. Nước thải sau khi được xử lý tại bể sinh học sẽ được dẫn về bể lắng bùn qua ống lắng trung tâm được lắp trong bể lắng bùn. Lượng bùn trôi theo dòng nước thải qua bể lắng sẽ được giữ lại trong bể lắng bằng phương pháp lắng trọng lực còn nước thải sẽ được dẫn qua bể khử trùng bằng máng thu nước. Lượng bùn lắng được trong bể lắng sẽ được bơm tuần hoàn lại bể sinh học để đảm bảo nồng độ vi sinh trong bể sinh học. Lượng bùn còn dư sẽ được bơm qua bể chứa bùn. Nước thải sau khi qua bể lắng bùn được dẫn qua bể khử trùng. Tại bể khử trùng, hóa chất chlorine được châm vào nước thải với nồng độ thích hợp. Hóa chất chlorine là một chất oxi hóa mạnh sẽ phá hủy các enzim của vi sinh vật, làm cho chúng không còn khả năng trao đổi chất với môi trường dẫn đến các vi sinh vật bị tiêu diệt. Nước thải sau khi qua bể khử trùng sẽ được thải ra hệ thống thoát nước chung của thành phố và đạt quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT. Phần khí phát sinh trong hệ thống được thu gom bằng hai quạt hút. Ta bố trí các ống thu khí tại bể tách dầu mỡ, bể điều hòa và bể sinh học trong hệ thống để thu gom mùi phát sinh ra bên ngoài triệt để hơn. Khí được thu tại các bể trước khi được vận chuyển ra bên ngoài sẽ được xử lý bằng than hoạt tính trong tháp hấp thụ. Để đảm bảo lượng khí phát tán ra bên ngoài không vượt các chỉ tiêu về môi trường. Hệ thống điện điều khiển tại hệ thống được đấu nối lại. Lắp thêm bộ chống mất pha để đảm bảo các thiết bị trong hệ thống không bị sự cố khi dòng điện cấp vào hệ thống không ổn định, có còi báo hiệu khi có thiết bị
  51. 42 trong hệ thống không hoạt động hoặc bị hư hỏng để có biện pháp khắc phục nhanh nhất nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động thông suốt. 4.4.2. Giải pháp về môi trường đất - Giải pháp xử lí chất thải rắn Lượng chất thải không nguy hại phát sinh trong quá trình gia công gỗ gồm gỗ vụn,dăm bào,gỗ hư sẽ được công nhân của cơ sở thu gom và vận chuyển đến máy băm gỗ.Một phần ván bóc hỏng,thừa sẽ được gom và mang đến bãi đốt. Lượng tro phát sinh trong quá trình đốt củi được thu gom tập trung lại một điểm, được cơ cở cho ngừoi dân có nhu cầu sử dụng. Các bao nilon,giấy,nhãn bị hư sẽ được công nhân thu gom và bán cho các nhà làm phế liệu. Xây kho lưu trữ chất thải nguy hại. Thực hiện phân loại chất thải rắn thành 3 loại: chất thải dễ phân hủy trong thùng màu vàng,chất thải có thể tái chế thu hồi trong thùng màu đỏ,chất thải nguy hại trong thùng màu đen.Tất cả đều dán nhãn ghi rõ tên từng loại ở phía ngoài thùng. Chất thải nguy hại cần được thu gom và xử lý riêng tránh việc bán cho các cơ sở phế liệu. Đối với các giẻ lau dính hóa chất,các bao bì dính hóa chất,bong đèn hư thì được công nhân thu gom và được công ty đô thị Bắc Kạn định kỳ thu gom và xử lý 4.4.3. Môi trường không khí - Bụi *Giải pháphiện tại Vệ sinh sạch sẽ xưởng sau mỗi ca làm việc. Bê tông hóa để giảm lượng bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển.
  52. 43 Trang bị khẩu trang cho công nhân làm việc trong cơ sở *Giải pháp nâng cao Hình 4.5. Công nghệ xử lý bụi gỗ Thuyết minh công nghệ: Dòng khí và bụi phát sinh trong quá trình sản xuất gỗ từ khu vực sản xuất sẽ được dẫn vào chụp hút qua hệ thống ống thu bụi và khí đưa về Xyclon. Tại đây dưới tác dụng của lực ly tâm các hạt bụi lớn sẽ bị tách ra khỏi dòng khí sẽ va vào thành Xyclon và rớt xuống đáy của thiết bị và định kỳ được thu ra ngoài. Dòng khí và bụi mịn sẽ đi lên phía trên của thiết bị Xylon và được đưa vào thiết bị lọc túi vải. Dưới tác dụng của quạt hút dòng khí và
  53. 44 bụi mịn được đưa qua thiết bị lọc túi vải các hạt bụi có kích thước lơn hơn đường kính túi vải sẽ được giữ lại và định kỳ được thu ra ngoài. Dòng khí đi qua túi vải sẽ được quạt hút đưa lên óng khói phát thải ra ngoài môi trường đạt QCVN 19:2009/BTNMT, Cột B. Ưu điểm: - Xử lý đến trên 90% lượng bụi phát sinh góp phần đáng kể giảm thiểu lượng bụi phát thải ra môi trường trong chế biến gỗ, đảm bảo sức khoẻ người lao động trong xưởng. - Chi phí thấp, phù hợp với mọi doanh nghiệp, hộ sản xuất, - Tiếng ồn,độ rung Giải pháp Thường xuyên bảo dưỡng máy móc,thiết bị trong cơ sở. Đóng kiện hàng.bốc dỡ nhẹ nhàng. Máy móc,thiết bị được bố trí với khoảng cách hợp lí và thuận tiện,trang bị thêm các bộ phận giảm chấn bằng lò xo,đệm chân cao su. Bố trí hợp lý nhân lực làm việc trong các khu vực ô nhiễm tiếng ồn,rung nhằm đảm bảo sức khỏe lâu dài của công nhân. - Nhiệt thừa *Giải pháp Trang bị quạt để tạo sự lưu thông gió làm hạ nhiệt độ nơi làm việc. Xung quanh cơ sở trồng rất nhiều cây xanh.
  54. 45 Phần 5 KÊT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Cơ sở gỗ bóc ở xã Hòa Mục huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn ngoài việc sản xuất gỗ bóc để xuất khẩu ra thì còn tạo công ăn việc làm cho rất nhiều công nhân làm việc trong cơ sở và rất nhiều hộ gia đình địa phương ở nơi đây.Như công việc liên quan như đốn gỗ,vận chuyển,lái xe,trong coi và xuất khẩu nhỏ lẻ. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế,hoạt động sản xuất của công ty cũng đã mang lại cho môi trường những hiện trạng vấn đề đáng quan tâm như -Nước thải : Nồng độ pH, Nồng độ BOD5 và Colifom của mẫu lớn hơn giá trị giới hạn của QCVN 14:2008/BTNMT Cho thấy nước thải của cơ sở đã bị ô nhiễm. -Khí thải và tiếng ồn : Lượng bụi trong quá trình sản xuất quá nhiều,tiếng ồn lớn trong thời gian dài là tác nhân gây nên nhiều căn bệnh và gây nguy hiểm tới sức khỏe và gây của con người. 5.2. Đề nghị - Lắp đặt các máng nước để lượng bụi gỗ phát tán trong môi trường và nước thải nhưng hiện tại các máng nước đều bị hư hại nên lượng bụi và nước thải phân tán ra môi trường cao. - Báo dưỡng máy móc,kiểm soát tốt các xe ra vào cơ sở để hạn chế tiếng ồn và khí thải. - Thực hiện việc kiểm tra sức khỏe,kiểm tra ý tế định kỳ. - Duy trì và phát huy những công tác bảo vệ môi trường hiện có tại cơ sở đồng thời có kế hoạch khắc phục những vẫn đề còn tồn tại. - Tiến hành đầu tư xây dựng lò đốt chất thải mới để hạn chế k.hói lan tỏa ra môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe của mọi người xung quanh.
  55. 46 TÀI LIÊỤ THAM KHẢO 1. Báo động ô nhiễm nước tại Việt Nam, europura.vn/vn/bao-dong-o-nhiem- nuoc-tai-viet-nam. 2. Cục quản lý tài nguyên nước (2015), “Quản lý tài nguyên nước để phát triển bền vững”, 3. Trần Thị Tuyết Hạnh (2015), “Kiểm soát ô nhiễm nước tại Việt Nam - cơ hội và thách thức”, Tạp chí Môi trường. 4. Hoàng Văn Hùng (2009), Bài giảng ô nhiễm môi trường, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 5. Hà Linh (2016), “Dân số đô thị Việt Nam đến năm 2020”, 6. Ngô Thị Nga, Trần Văn Nhân (2006), Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, Hà Nội. 7. Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM nuoc-va-hien-trang-su-dung-nuoc.pdf. 8. Lê Trình (1997), Quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 9. Lê Quốc Tuấn (2013), Báo cáo tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước, Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
  56. PHỤ LỤC Những hình ảnh trong cơ sở nơi làm việc công đoạn vận chuyển Hình ảnh vận chuyển gỗ và ván bóc Gỗ thừa Máy băm dăm gỗ thừa
  57. Công đoạn đốt rác Hình ảnh gây ô nhiễm không khí Phơi ván Xe vận chuyển hay dùng 1 phần bãi phơi
  58. Công đoạn tạo ván Xẻ gỗ Lọc vỏ Ép tạo ván Cắt ván
  59. Ảnh hưởng khác đến môi trường Xả nước rửa Đốt nương,khai thác gỗ Bụi trong khi vận chuyển Xả rác,vụn gỗ