Đồ án Lựa chọn thức ăn để nhân nuôi sâu khoang (Spodoptera litura) phục vụ sản xuất nuclear polyhedrosis virus

pdf 96 trang thiennha21 12/04/2022 3970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Lựa chọn thức ăn để nhân nuôi sâu khoang (Spodoptera litura) phục vụ sản xuất nuclear polyhedrosis virus", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_an_lua_chon_thuc_an_de_nhan_nuoi_sau_khoang_spodoptera_li.pdf

Nội dung text: Đồ án Lựa chọn thức ăn để nhân nuôi sâu khoang (Spodoptera litura) phục vụ sản xuất nuclear polyhedrosis virus

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP LỰA CHỌN THỨC ĂN ĐỂ NHÂN NUÔI SÂU KHOANG (Spodoptera litura) PHỤC VỤ SẢN XUẤT NUCLEAR POLYHEDROSIS VIRUS Ngành: Công Nghệ Sinh Học Chuyên ngành: Công Nghệ Sinh Học Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Hai Sinh viên thực hiện : Nguyễn Huỳnh Ngọc Diễm MSSV: 1151110444 Lớp: 11DSH05 TP. Hồ Chí Minh, 2015
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đồ án tốt nghiệp này là do chính bản thân tôi thực hiện, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Hai, bộ môn Công Nghệ Sinh Học, trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh. Những kết quả đạt được trong đồ án là hoàn toàn không sao chép của bất cứ tác giả nào. Các số liệu trình bày trong đồ án là hoàn toàn trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về đồ án tốt nghiệp của mình. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015 Sinh viên Nguyễn Huỳnh Ngọc Diễm
  3. LỜI CẢM ƠN Nhờ sự giúp đỡ của các cá nhân và tập thể, em đã hoàn thành được đồ án này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: TS. Nguyễn Thị Hai, người cô đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm, động viên tinh thần để em có thể hoàn thành đồ án của mình. ThS. Huỳnh Văn Thành, ThS. Nguyễn Trung Dũng, những người thầy đã tạo điều kiện, giúp đỡ để em có thể thực hiện được đồ án này. Các thầy cô phụ trách bộ môn Công Nghệ Sinh Học trường Đại học Công nghệ Tp.Hồ Chí Minh, đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt thời gian học tập tại trường cũng như trong thời gian thực hiện đồ án. Tập thể các bạn cùng thực hiện trong phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh Học trường Đại học Công nghệ Tp.Hồ Chí Minh, các bạn đã luôn quan tâm, ủng hộ và động viên tinh thần giúp em vượt qua những khó khăn trong quá trình thực hiện đồ án. Và đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến với gia đình của em, những người đã luôn ủng hộ, động viên, giúp đỡ những lúc em gặp khó khăn nhất trong quá trình thực hiện. Sau cùng em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ngôi trường Đại học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh, nơi em đã gắn bó suốt bốn năm học qua, giúp em có thể tiếp cận được những điều bổ ích, những kinh nghiệm trong cuộc sống. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015 Sinh viên Nguyễn Huỳnh Ngọc Diễm
  4. Đồ án tốt nghiệp MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii DANH MỤC CÁC BẢNG iv DANH SÁCH CÁC HÌNH v MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3 1.1. Giới thiệu sơ lược về sâu khoang (Spodoptera litura) 3 1.1.1. Đặc điểm sinh học, hình thái của sâu khoang 3 1.1.2. Tác hại 5 1.1.3. Biện pháp phòng trừ 6 1.2. Giới thiệu về virus NPV gây bệnh côn trùng 6 1.2.1. Hình thái: 6 1.2.2. Cấu trúc 8 1.2.3. Bệnh lý 9 1.2.4. Cơ chế gây bệnh của virus diệt côn trùng. 10 1.2.5. Triệu chứng của bệnh virus trên sâu khoang 11 1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực của virus và các hạn chế khi sử dụng chế phẩm virus. 13 1.2.7. Ưu và nhược điểm của việc sử dụng chế phẩm NPV trong phòng trừ dịch hại 15 1.3. Nghiên cứu sử dụng thức ăn nhân tạo để nuôi sâu khoang Spodoptera litura 17 1.3.1. Các kết quả nghiên cứu trên thế giới 17 1.3.2. Kết quả nghiên cứu tại Việt Nam 23 CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 2.1. Vật liệu 25 2.1.1. Dụng cụ 25 2.1.2. Nguyên liệu 25 i
  5. Đồ án tốt nghiệp 2.1.3. Hóa chất 25 2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 26 2.2.1. Nội dung nghiên cứu 26 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 26 2.2.3. Phương phápnuôi sâu. 31 2.2.4. Quy trình vệ sinh 33 2.3. Chỉ tiêu theo dõi. 33 3.1. Ảnh hưởng của một số công thức thức ăn nhân tạo đến sự sinh trưởng của sâu khoang. 35 3.1.1. Ảnh hưởng của thức ăn đến kích thước của sâu. 35 3.1.2. Ảnh hưởng của thức ăn đến trọng lượng sâu khoang. 37 3.1.3. Ảnh hưởng của các loại thức ăn nhân tạo đến khả năng sống sót của sâu khoang. 42 3.1.4. Ảnh hưởng của các loại thức ăn nhân tạo đến khả năng sinh sản của bướm 43 3.2. Ảnh hưởng của thức ăn đến hiệu quả sản xuất NPV sâu khoang. 47 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49 4.1. Kết luận. 49 4.2. Kiến nghị. 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50 ii
  6. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT MTTANT: Môi trường thức ăn nhân tạo. NPV: virus đa diện nhân (Nuclear Polyhedrosis Virus). iii
  7. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. 1. Thành phần môi trường thức ăn nhân tạo cải tiến 18 Bảng 1. 2. Thành phần thức ăn dựa trên môi trường thạch và bột sắn của Ấn Độ 20 Bảng 3. 1. Kích thước cơ thể sâu khi nuôi trên các công thức 36 Bảng 3. 2. Trọng lượng cơ thể sâu khi nuôi trên các công thức. 37 Bảng 3. 3. Thời gian phát dục của sâu khoang khi nuôi trên các công thức thức ăn nhân tạo. 41 Bảng 3. 4. Ảnh hưởng của các loại thức ăn nhân tạo đến khả năng sống của sâu khoang 42 Bảng 3. 5. Khả năng sinh sản của bướm. 43 Bảng 3. 6. Giá thành thức ăn nhân tạo nuôi sâu khoang. 45 Bảng 3. 7. Giá thành thức ăn nuôi sâu ở các công thức 46 Bảng 3. 8. Tỷ lệ (%) sâu chết do virus ở các ngày sau nhiễm. 47 Bảng 3. 9. Hiệu lực diệt sâu. 47 iv
  8. Đồ án tốt nghiệp DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 1. 1. Vòng đời sâu khoang 5 Hình 1. 2. Cấu trúc của thể vùi 8 Hình 2. 1. Thức ăn nhân tạo công thức 1 (đậu xanh và casein). 27 Hình 2. 2. Thức ăn nhân tạo công thức 2 (đậu xanh và đậu nành). 28 Hình 2. 3. Thức ăn nhân tạo công thức 3 (đậu trắng). 29 Hình 2. 4. Thức ăn nhân tạo công thức 4 (mầm lúa mì). 30 Hình 3. 1. Kích thước sâu ở các công thức vào các ngày khi nuôi 36 Hình 3. 2. Trọng lượng sâu ở các công thức vào các ngày khi nuôi. 38 Hình 3. 3. Sâu khoang ngày tuổi thứ 7 trên các công thức. 39 Hình 3. 4. Sâu khoang ngày tuổi thứ 9 trên các công thức. 39 Hình 3. 5. Sâu khoang ngày tuổi thứ 11 trên các công thức. 40 Hình 3. 6. Ổ trứng và sâu mới nở 44 Hình 3. 7. Sâu chết do virus. 48 v
  9. Đồ án tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên mang lại rất nhiều thuận lợi cho nền nông nghiệp, nhưng bên cạnh đó, đây cũng là điều kiện thuận lợi để phát sinh nhiều loại dịch bệnh trong nông nghiệp. Điển hình nhất là loài sâu khoang ăn tạp (Spodoptera litura), gây hại với hơn 112 loại cây trồng thuộc 44 họ thực vật (Chair và Patel, 1983) bao gồm các loại cây rau đậu, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây lương thực, Nông dân đã sử dụng rất nhiều biện pháp để phòng trừ sâu khoang gây hại này và việc sử dụng thuốc hóa học luôn là sự lựa chọn hàng đầu, vì nó không những có hiệu quả diệt sâu cao mà còn rút ngắn thời gian phòng trừ. Tuy nhiên, những hệ lụy kèm theo sau đó thì vô cùng nguy hiểm như: gây hại cho sức khỏe con người, tiêu diệt các loài sinh vật có ích, tạo ra các dòng kháng thuốc hóa học, gây ô nhiễm môi trường, Trước thực trạng đó, việc tìm ra các biện pháp giải quyết để hướng đến một nền nông nghiệp xanh, sạch và bền vững là yêu cầu cấp thiết. Biện pháp sinh học là một giải pháp được cho là có hiệu quả, vì nó không những không gây hại cho người, an toàn cho gia súc, không gây ảnh hưởng đến các loài sinh vật có ích mà còn góp phần cải thiện môi trường vì giảm được sử dụng thuốc hóa học. Hiện nay trên thế giới đã có không ít các công trình nghiên cứu sử dụng các loài thiên địch để phòng trừ sâu khoang như: các loài ăn mồi, ong ký sinh, Bt, NPV. Các công trình nghiên cứu đã chứng minh NPV ( Nuclear Polyhedrosis Virus) có hiệu quả tiêu diệt sâu khoang cao, do khả năng gây chết và lây lan NPV trong quần thể sâu. Chính vì vậy, việc tạo chế phẩm NPV để phòng trừ sâu khoang thay cho thuốc hóa học là cần thiết. Biện pháp sản xuất sinh khối NPV hiện nay ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới là nhân virus trong cơ thể sâu ký chủ. Điều này đòi hỏi phải có sâu ký chủ khỏe, sạch và đồng đều. Yêu cầu này chỉ được thỏa mãn khi nuôi trong điều kiện nhân tạo. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu nhân nuôi sâu khoang. Nhưng ở Việt Nam, thức ăn nhân tạo để nhân nuôi sâu khoang phù hợp với điều kiện nguồn vật liệu trong nước vẫn còn bỏ ngỏ. Chính vì 1
  10. Đồ án tốt nghiệp vậy, sinh viên thực hiện đề tài mang tên: “LỰA CHỌN THỨC ĂN NHÂN TẠO ĐỂ NHÂN NUÔI SÂU KHOANG (Spodoptera litura) VÀ SẢN XUẤT NUCLEAR POLYHEDROSIS VIRUS”. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài. Tìm ra thành phần thức ăn nhân tạo để nhân nuôi sâu khoang số lượng lớn và sản xuất NPV in vivo. 3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài. - Lựa chọn được công thức thức ăn nhân tạo tốt để nhân nuôi sâu khoang. - Xác định được ảnh hưởng của các công thức thức ăn nhân tạo đến sản xuất NPV sâu khoang. 2
  11. Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Giới thiệu sơ lược về sâu khoang (Spodoptera litura). Theo Feaking và Franz, (1977) sâu khoang là loài có phổ ký chủ rộng phân bố ở vùng Châu Á, Châu Úc và cả những quần đảo thuộc biển Thái Bình Dương. Đây là loài côn trùng gây hại quan trọng trong nông nghiệp vùng nhiệt đới. Ở vùng Đông Nam Á, sâu khoang được xác định là loài gây hại quan trọng nhất, chúng xuất hiện nhiều ở Malaysia và Việt Nam. Đây là loài đa thực, ước tính phá hoại trên 290 loại cây của 90 họ thực vật. Ở nước chúng ta gây hại quan trọng trên các loại rau thập tự, cà chua, rau muống, đậu đũa, bầu bí (Nguyễn Đức Khiêm, 2006). 1.1.1. Đặc điểm sinh học, hình thái của sâu khoang. Họ: Noctuidae Bộ: Lepidoptera Tên khoa học: Spodoptera litura Giai đoạn trứng: trứng được đẻ thành ổ có hình bán cầu, đường kính 0,4 - 0,5 mm. Ổ trứng có phủ lớp lông màu vàng từ bụng bướm mẹ. Trứng xếp với nhau thành ổ có lông màu vàng phủ bên ngoài (Nguyễn Đức Khiêm, 2006). Bề mặt trứng có những đường khía dọc từ đỉnh trứng xuống đáy trứng (36 – 39 đường) cắt ngang bởi những đường khía ngang tạo nên những ô nhỏ. Trứng mới đẻ có màu trắng vàng, sau chuyển thành màu vàng tro, lúc sắp nở có màu tro đậm. Thời gian ủ trứng từ 4 – 7 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004). Giai đoạn phát triển của ấu trùng (Lava): kéo dài khoảng 9 – 14 ngày. Sâu có 5 hoặc 6 tuổi tùy vào điều kiện môi trường, nếu điều kiện thuận lợi sâu có thể dài từ 35 – 53 mm. Sâu non mới nở có màu xanh sáng, dài khoảng 1mm, đầu màu đen, di chuyển như sâu đo, càng về sau màu sắc càng thay đổi và chuyển sang màu đen; trên cơ thể có một sọc vàng chạy ở 2 bên hông, từ đốt thứ nhất tới đốt cuối của bụng, dọc đường đó có những điểm hình bán nguyệt từ đốt thứ nhất đến đốt thứ 8 của bụng, mỗi đốt có chấm đen nhỏ nhưng 2 chấm đen ở đốt thứ nhất là rõ nét nhất. Sâu càng lớn thì 2 chấm đen càng lớn, thể hiện càng rõ và gần như giao nhau tạo thành khoang đen trên lưng, do đó chúng còn được gọi là sâu khoang. 3
  12. Đồ án tốt nghiệp Giai đoạn nhộng: kéo dài 7 – 10 ngày, nhộng có kích thước dài từ 18 – 20 mm, có màu xanh nõn chuối, rất mềm ngay khi mới được hình thành, sau đó chuyển dần sang màu vàng xanh, cuối cùng có màu nâu, thân cứng dần và có màu nâu đỏ. Khi sắp vũ hóa, nhộng có màu nâu đen, các đốt cuối của nhộng có thể cử động được. Mép trước đốt bụng thứ 4 và vòng quanh mép trước đốt bụng thứ 5 – 7 có nhiều chấm lõm, cuối bụng có một đôi gai ngắn. Giai đoạn trưởng thành: trưởng thành có chiều dài thân 20 - 25 mm, sải cánh rộng từ 35 – 45 mm. Cánh trước màu nâu vàng, phần giữa từ cạnh trước cánh tới cạnh sau cánh có một vân ngang rộng màu trắng. Trong đường vân trắng này có 2 đường vân màu nâu. Cánh sau màu trắng óng ánh, khi đậu cánh xếp thành hình mái nhà, vân trắng thu lại giống hình chữ “ V ”. Bướm có đời sống trung bình từ 1 - 2 tuần tuỳ điều kiện thức ăn. Trung bình một bướm cái có thể đẻ 300 trứng, nhưng nếu điều kiện thích hợp bướm có thể đẻ từ 900 - 2000 trứng. Thời gian đẻ trứng trung bình của bướm kéo dài từ 5 - 7 ngày đôi khi 10 - 12 ngày. Bướm thường vũ hoá vào buổi chiều và bay ra hoạt động vào lúc vừa tối, ban ngày bướm đậu ở mặt sau của lá hoặc trong các bụi cỏ. Bướm hoạt động từ tối đến nửa đêm, có thể bay xa đến vài chục mét và cao đến 6 - 7 mét. Sau khi vũ hoá vài giờ, bướm có thể bắt cặp và một ngày sau đó có thể đẻ trứng. Bướm cái có màu nâu nhạt hơn bướm đực, con cái thường to hơn và phần bụng cũng to hơn trong khi con đực nhỏ hơn và phần bụng cũng hẹp hơn. 4
  13. Đồ án tốt nghiệp Hình 1. 1. Vòng đời sâu khoang ( Spodoptera litura). 1.1.2. Tác hại Sâu mới nở gặm vỏ trứng và sống tập trung 1 - 2 ngày, nếu bị động sâu bò phân tán hoặc nhả tơ buông mình xuống đất. Sâu tuổi 1 - 2 thường sống tập trung, ăn hết thịt lá, chừa lại biểu bì và gân. Ở tuổi 3 – 4, sâu phân tán và ăn phá mạnh, cắn thủng lá và gân lá. Ở tuổi 4 - 5, sâu có khả năng phá hại mạnh, ăn những mảng lá lớn, chừa lại gân chính, đôi khi chừa lại cuống lá. Có phản ứng với ánh sáng rất mạnh. Khi thiếu thức ăn, sâu còn tập quán ăn thịt lẫn nhau. Tuổi 6 sâu hoạt động ít, ăn ít, cơ thể ngắn lại. Cuối tuổi 6 sâu không ăn, chui xuống đất, hóa nhộng, đôi khi hóa nhộng trong lá khô hoặc tàn dư thực vật. Sâu khoang phá nhiều loại cây nên có mặt quanh năm trên đồng ruộng. Sâu cắn phá mạnh vào lúc sáng sớm nhưng khi có ánh nắng sâu chui xuống dưới tán lá để ẩn nắp. Chiều mát sâu bắt đầu hoạt động trở lại và phá hại suốt đêm. Sâu khoang gây hại trên nhiều loại cây trồng như: cây họ đậu, họ cải, khoai tây, các cây công nghiệp như cây bông, và thường gây hại vào đầu vụ (Phạm Thị Thùy Dương, 2012). 5
  14. Đồ án tốt nghiệp 1.1.3. Biện pháp phòng trừ Biện pháp canh tác: Vệ sinh đồng ruộng trước và sau khi trồng, cày ải phơi đất. Đất trước khi trồng cần phải được cày, phơi và xử lý thuốc trừ sâu hoặc cho ruộng ngập nước 2 - 3 ngày để diệt nhộng, sâu non có trong đất. Phải thường xuyên đi thăm ruộng để kịp thời phát hiện sâu, ngắt bỏ ổ trứng hoặc tiêu diệt sâu non mới nở khi chưa phân tán đi xa. Biện pháp cơ giới vật lý: Diệt ổ trứng và sâu non bằng tay. Dùng bẫy đèn để bắt trưởng thành. Biện pháp sinh học: Sâu khoang thường bị 4 nhóm ký sinh sau: côn trùng ký sinh (Ong thuộc họ Braconidae và ruồi thuộc họ Tachinidae), nấm ký sinh (Beauveria sp. và Nomurea sp.), NPV, vi khuẩn Bt. Dùng bẫy pheromone hoặc bả chua ngọt để thu hút bướm khi chúng phát triển rộ. Bả chua ngọt gồm: 4 phần giấm + 1 phần mật + 1 phần rượu + 1 phần nước. Sau đó, đem bả mồi vào chậu rồi đặt ở ngoài ruộng vào buổi tối nơi thoáng gió có độ cao 1 mét so với mặt đất. Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc Decis, Sherpa theo chỉ dẫn; Atabron được dùng làm nền phối hợp với các loại thuốc còn lại hoặc với các loại thuốc Cúc tổng hợp sẽ cho hiệu quả phòng trị rất tốt. Sâu ăn tạp cũng rất dễ kháng thuốc, nên luân phiên nhiều loại thuốc để phun. 1.2. Giới thiệu về virus NPV gây bệnh côn trùng NPV thuộc nhóm Baculovirus, họ Baculoviridae, nên nó mang những đặc điểm cấu tạo đặc trưng của họ này. 1.2.1. Hình thái: NPV có cấu trúc hình học, 5 - 6 đến 20 cạnh với nhiều nhóm virus khác nhau. Các axit nucleic (ADN, ARN) gồm dạng sợi đơn và sợi đôi. 6
  15. Đồ án tốt nghiệp 7
  16. Đồ án tốt nghiệp 1.2.2. Cấu trúc Theo Phạm Thị Thùy (2004), virus thuộc nhóm này có dạng hình que, kích thước từ 40 - 70 nm x 250 - 400 nm, bên ngoài là một lớp vỏ có cấu tạo từ GP6 4 Vỏ ngoài Thể vùi từ màng DNA virus tế bào vật Vỏ bọc chủ Nuleocapsid ngoài virion e Vỏ bọc calyx của polyhedra Virus nảy chồi Virus nằm trong cấu trúc polyhedra Hình 1. 2. Cấu trúc của thể vùi (Kalmakoff et al, 2003). lipoprotein bao quanh một lớp protein nằm trong lõi DNA (Nucleocapsid), trong có chứa các virion, các virion bao gồm 11 - 25 polypeptide. Trong số polypeptide đó thì có khoảng 4 - 11 polypeptide được kết hợp với nucleocapsid và số polypeptide còn lại kết hợp với capside. DNA ở dạng sợi vòng gồm hai sợi, với trọng lượng phân tử từ 50 - 10 x 106 các virion được bao quanh bởi một tinh thể protein và được gọi là thể vùi. Kelly (1985) cho rằng, virus có dạng hình que có một hoặc nhiều nucleocapsid được bao bọc bởi một lớp vỏ, nucleocapsid là một phức hợp gồm DNA và protein (gọi tắc là Deoxyribo Nucleo Protein - DNP) và chúng cũng được bao quanh bởi một lớp vỏ capsid (bên trong lớp vỏ capsid này chỉ có một hoặc nhiều nucleocapsid), nếu là một nucleocapsid thì gọi là NPVs Nucleocapsid đơn - Single Nucleocapsid (NPV - SNPV); nếu có nhiều nucleocapsid trong vỏ capsid thì gọi là NPVs Nucleocapsid - Multiple 8
  17. Đồ án tốt nghiệp Phân tử DNA gồm hai sợi có dạng vòng, dài khoảng 40 µm (Burgess, S., 1977). Mỗi nucleocapsid chỉ chứa một phân tử DNA, phân tử DNA có chiều dài gấp 2 - 3 lần chiều dài nucleocapsid (Skuratovskaya et al, 1977). Cấu tạo deoxyribo nucleo protein (DNP): Theo kết quả nghiên cứu của Bud, H.M et al (1977) DNP được tạo thành do sự kết hợp giữa DNA và protein, sự kết hợp này không đồng nhất. Đường kính DNP đo được 32 nm. DNP ở trong capsid được sắp xếp chắc chắn, gọn gàng. Cấu tạo của nucleocapsid: nucleocapsid có dạng hình que, dáng hơi cong, đường kính 40 nm, dài 350 nm, có màng bọc bên ngoài (capsid). Nucleocapsid bao gồm hai loại protein, đó là một lõi DNP protein và màng capsid protein và từ 3 - 8 polypeptid nhỏ (Summer, M.D et al, 1978). Cấu tạo của thể virus: thể virus hình gậy gồm các nucleocapsid được bao bọc, mỗi vỏ bao có thể có một hoặc nhiều nucleocapsid, có loại có tới 30 nucleocapsid. Lớp vỏ bao gồm có lipid, trong vỏ còn có 8 - 10 polypeptid (Harrap, K.A., 1972., Kelly, D.C., 1982, 1985). Cấu tạo của khối đa diện (polyhedra): Theo Crook, N.E. et al (1982) thì polyhedra là những khối kết tinh lớn, kích thước từ 1 - 4 µm, có dạng hình vuông hoặc gần như hình cầu, bên trong có chứa nhiều hạt virus, có khi lên tới 100 hạt, bao quanh các virus đó là mạng lưới kết tinh hình mắt cáo. Polyhedra còn bao gồm nhiều polypeptide. Protein polyhedron có trọng lượng phân tử thay đổi từ 27.000 - 34.000 million , phụ thuộc vào loại virus (Bergold, G.H., 1963 Harrap, K.A., 1972). Polyhedra có đặc điểm là ổn định ở pH trung tính. pH kiềm 9,5 trở lên sẽ làm nó bị hòa tan (Faust, R.M. et al , 1966). Minon, F. et al (1979) còn cho biết polyhedra hoàn thiện được một lớp vỏ có hình thái riêng biệt vây quanh, chức năng của lớp vỏ này chưa được xác định. 1.2.3. Bệnh lý Khi sâu mới nhiễm bệnh NPV, chromatin tụ tập và các hạt rất nhỏ chuyển động mạnh ở vùng quanh nhân, gọi là propolyhedra có đường kính 0.2 - 0.4 µm, đó là những hạt trong giai đoạn tiền phát triển của polyhedra. Kích thước nhân tế bào bị 9
  18. Đồ án tốt nghiệp nhiễm bệnh tăng lên do sự sinh sôi tràn đầy của các polyhedra và cuối cùng làm cho tế bào bị phá vỡ; phần lớn các polyhedra được hoà lẫn trong huyết tương. Trong nhân, toàn bộ các polyhedra được tạo thành một lần và sau đó kích thước tăng dần (Bergold, G.M.,1953., Smith, K.M. et al, 1953). Ở các ký chủ thuộc bộ cánh phấn, các polyhedra được tạo trong nhân của tế bào máu, tế bào thể béo, gian bào ống và biểu bì, không có trong các tế bào thần kinh. Polyhedra có đường kính 0.5 - 1.5 µm. Kích thước và hình dạng phụ thuộc vào virus của các loài côn trùng (Aikawak, 1995). 1.2.4. Cơ chế gây bệnh của virus diệt côn trùng. Sau khi NPV vào cơ thể ký chủ côn trùng bằng đường tiêu hoá, sâu non ngừng ăn. Cơ thể sâu biến đổi về màu sắc. Sau 1-2 ngày cơ thể sâu căng phồng, mọng nước. Cơ thể có màu vàng hoặc trắng. Hạ bì dễ bị nứt, chuyển động chậm, chết nhanh. Ngoài đồng ruộng sâu chết do virus thường quan sát thấy đầu chúc xuống dưới, dịch trắng chảy ra ngoài. Theo Vũ Mai Nam (2001) giải thích về cơ chế xâm nhiễm của NPVs như sau: virus SpltNPV xâm nhập vào cơ thể sâu qua thức ăn, vào đến ruột giữa do tác động của dịch ruột, vỏ protein vỡ ra. Sâu bị nhiễm có màu trắng bệch, lờ đờ. Hai hoặc ba ngày sau khi bị nhiễm, sâu không ăn, nằm bất động cho đến khi cơ thể sưng lên, vỡ dịch chảy ra ngoài và sâu chết hẳn. Thời gian từ lúc virus xâm nhập vào cơ thể cho đến khi sâu chết thay đổi tùy theo tuổi và loài sâu. Cơ chế giết sâu là ký sinh trên ký chủ và bắt đầu quá trình ký sinh khác làm bệnh lây nhiễm nhanh chóng và lan rộng không ngừng. Mặt khác, xác sâu chết trở thành thức ăn cho sâu sống vì thế sự lây nhiễm càng nhanh hơn. Theo Phạm Thị Thùy (2004) khi thức ăn có chứa virus NPVs vào ruột sâu non, cũng như Bacillus thuringiensis, virus đã thực hiện quá trình hủy toàn bộ chức năng của sâu làm sâu chết. Cơ chế được mô tả như sau: khi vào ruột các thể vùi (PIB) của virus sẽ giải phóng ra các virion, dưới tác dụng của dịch tiêu hóa, qua biểu bì mô ruột giữa, các virion xâm nhập vào dịch huyết tương, chúng tiếp xúc với các tế bào 10
  19. Đồ án tốt nghiệp và xâm nhập vào bên trong để thực hiện quá trình gây bệnh cho sâu hại, quá trình này trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn tiềm ẩn: kéo dài từ 6 - 12 giờ, đây là giai đoạn xâm nhập của các thể vùi (polyhedral inclusion body) xâm nhập vào trong tế bào, các virion được phóng thích ra, chúng tự đính vào các vị trí thích hợp trên màng nhân tế bào thành ruột của sâu. Giai đoạn tăng trưởng (sinh sản): kéo dài 12 - 48 giờ, đây là giai đoạn tăng nhanh của các virion mới trong dịch ruột của sâu. Đối với sâu tuổi nhỏ chỉ sau 32 giờ trong cơ thể sâu đã chứa đầy các virion trần. Giai đoạn cuối: đây là giai đoạn tạo thể vùi tức là các thể virion được bao bọc trong thể protein, côn trùng trong giai đoạn này có màu sáng bóng, màu sắc nhạt và đôi khi có màu hồng. Sự phân giải tế bào và sự phân giải của mô cơ thể bắt đầu ngay sau khi virus tạo thể vùi. Thời kỳ ủ bệnh của các côn trùng bị bệnh thường kéo dài từ 3 - 12 ngày. Sâu tuổi nhỏ chết trong khoảng 3 - 5 ngày sau khi ăn phải thức ăn bị nhiễm virus. Nhưng sâu tuổi lớn thời gian ủ bệnh từ 4 - 6 ngày, có khi dài hơn phụ thuộc vào tuổi của vật chủ, lượng thức ăn lây nhiễm, nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khác của môi trường. Hết thời kỳ ủ bệnh, sâu đã bị nhiễm bệnh hoàn toàn, cơ thể yếu dần rồi chết. Ngay sau khi sâu chết sâu trở nên mềm nhũn, da bị vỡ và giải phóng ra hàng tỷ thể vùi bám trên các bộ phận của cây trồng, đó là nguồn virus lan truyền sang cá thể khác. Cơ chế xâm nhiễm và nhân lên của virus giống như cơ chế nhân lên của thực khuẩn thể trong tế bào. 1.2.5. Triệu chứng của bệnh virus trên sâu khoang. Theo mô tả của Jayarasjs (1985): Trong thời gian 2 - 3 ngày đầu của thời kỳ ủ bệnh, sâu non bị nhiễm bệnh không có biểu hiện triệu chứng bệnh rõ rệt và không có sự thay đổi về sức ăn. 11
  20. Đồ án tốt nghiệp Các ngày sau, các đốt thân của sâu non căng phồng và mọng nước dần, sâu chuyển động nhiều. Cơ thể sâu chuyển sang màu trắng đục, da bở, dễ bị vỡ. Trước khi chết sâu thường trèo lên ngọn cây, bám chân vào cành cây chúc đầu xuống phía dưới. Dịch trắng chảy ra ngoài và sâu chết. Dịch trắng không có mùi hôi. Thời gian từ khi cơ thể mọng nước đến khi sâu chết không quá 1 ngày. Theo nghiên cứu của Abbas, M.S. et al (1988), thời gian ủ bệnh NPV của sâu khoang thường là 4 - 10 ngày. Đối với nhộng, trong thời kỳ ủ bệnh, triệu chứng bệnh không rõ, nhưng vào giai đoạn cuối của thời kỳ ủ bệnh thân nhộng xuất hiện màu đục, da dễ vỡ, dịch trắng không có mùi hôi chảy ra và nhộng chết. Sâu trưởng thành bị bệnh vào giai đoạn cuối da cũng bở, dễ vỡ và có dịch trắng chảy ra. Theo Phạm Huỳnh Thanh Vân và Lê Thị Thùy Minh (2001), từ việc khảo sát những mẫu sâu thu được ở điều kiện ngoài đồng và trong phòng thí nghiệm ghi nhận các triệu chứng như sau: Dạng 1: sâu có màu trắng sáng đôi khi vàng hồng, cơ thể căng phồng lên, da dễ vỡ và dịch màu sữa không có mùi hôi. Dạng 2: sâu có màu đen, thân căng, da vỡ, dịch màu cà phê sữa, không hôi hoặc có mùi hôi. Dạng 3: sâu màu nâu đen hoặc đen, cơ thể căng phồng, da không vỡ chỉ rách ở các ngắn trên thân, dịch màu nâu đen, không có hoặc có mùi hôi. Dạng 1 là phổ biến nhất và thể hiện triệu chứng của NPV rõ rệt, sâu bị nhiễm sẽ có màu nhạt vàng bóng và da dễ vỡ, cơ thể sâu chết phân rã rất nhanh, khi da bị vỡ có dịch màu trắng sữa chảy ra, màu này sau đó sậm hơn, không có mùi hôi còn dạng 2, 3 thì có sự phối hợp của các nhóm vi khuẩn, siêu vi khuẩn và microsporidia gây ra. Nếu bị nhiễm ở tuổi 1 và tuổi 2, sâu sẽ chết trong khoảng 2 ngày. Ở các tuổi lớn hơn, sâu chết chậm hơn, nhưng ít khi quá 6 ngày sau khi nhiễm. 12
  21. Đồ án tốt nghiệp Nhộng sâu ăn tạp bị nhiễm SpltNPV thường bị méo mó, chảy nước màu vàng, rất mềm, dễ bị nhũn. Một số nhộng bị nhiễm có thể chết hoặc vũ hóa thì khả năng sinh sản giảm và truyền virus sang trứng (Nguyễn Thị Diễm Trang, 2008). 1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực của virus và các hạn chế khi sử dụng chế phẩm virus. Tia cực tím của ánh sáng mặt trời là yếu tố quan trọng làm giảm hiệu lực của NPV (Phạm Thị Thùy, 2004). Hầu hết những virus hiện diện trên lá sẽ bị bất hoạt trong vòng vài ngày, nếu bị chiếu sáng trực tiếp liên tục thì có thể bị bất hoạt chỉ trong vòng vài giờ (Evan, 1986). Người ta cũng phát hiện ra tia sáng có bước sóng ngắn 215 - 216 nm có khả năng khử hoạt tính PIB của NPV (Bullok, H.R., 1967., David, W.W.L et al,1968). Ignoffo, C.M. et al (1971) đã phát hiện : Dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời, thể vùi đa diện bị khử hoạt tính là do các peroxide hoặc các gốc peroxide sản sinh từ các amino acid bị chiếu bức xạ bởi tia X. Tại Úc, Bell,M.R.(1990) tiến hành thí nghiệm : cho sâu xanh 6 ngày tuổi ăn 2 ngày ngọn cây hái sau khi phun NPV ngoài đồng ruộng 0,1,2,3,5,7,9 ngày tỉ lệ sâu xanh chết bệnh tương ứng là : 96%,94%,82%,79%,76%,39%,32%. Điều đó cho thấy sau khi phun càng nhiều ngày, hiệu lực của NPV trên cây càng giảm. Ignoffo, C.M et al (1990) cũng cho biết PIB của NPV trong nước mẫn cảm với tia cực tím gấp 3 lần PIB dạng khô. Theo Phạm Thị Thùy (2004), nhiệt độ và ẩm độ ảnh hưởng không nhiều đến hoạt tính của thể vùi của HaNPV, ngoại trừ nhiệt độ không khí quá cao trên 42oC. Để duy trì hiệu lực của NPV khi phun ngoài đồng ruộng, nhiều tác giả đã nghiên cứu trộn thêm các chất phụ gia vào dịch để lọc tia cực tím của ánh sáng mặt trời, tăng sức ăn của sâu, tăng lượng NPV vào cơ thể sâu. Ignoffo, C.M et al (1971) cho biết: các sản phẩm protein, thuốc màu thuốc nhuộm, than hoạt tính, có khả năng lọc tia cực tím bảo vệ NPV. Các nghiên cứu của Rabindra tại Ấn Độ cho kết quả: sữa, trứng tươi, nước dừa, đường đen, bột hạt bông, dầu lạc, bột đậu đỏ trộn với NPV khi phun ra đồng ruộng làm tăng hiệu lực diệt sâu của NPV, đặc biệt là đường đen 0.5 - 5% ( Rabindra, R.J. 13
  22. Đồ án tốt nghiệp et al, 1988,1989). Tại Đài Loan, Tuan, S.J. et al (1988) đã làm thí nghiệm trộn noãn hoàn tố với lượng 50mg/ml dịch và 5mg/ml dịch NPV, tỷ lệ sâu chết NPV tương ứng là 66.7% và 44.7%, đối chứng NPV đơn độc sâu chết là 28.3%. Ignoffo, C.M et al (1995) cũng đã phát hiện thêm các aminoacid vòng thơm: Tryptophan với lượng 0.03mg/ml dịch NPV hoặc Tyrosine với lượng 0.5mg/ml dịch NPV có thể làm giảm 50% tác hại của ánh sáng mặt trời đối với hoạt tính của NPV. Nhiệt độ cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu lực của NPV. Kobayashi et al (1981) đã tiến hành chủng nhộng của con tằm (Bombyx mori) với NPV và quan sát chúng ở các nhiệt độ khác nhau. Kết quả những con nhộng được chủng NPV khi được ủ ở 35oC thì sống lâu hơn những con nhộng được ủ ở 25oC. Khi nhộng chủng NPV được ủ ở 35oC sau đó chuyển sang ủ ở 25oC sẽ kéo dài thời gian ủ bệnh hơn những con nhộng được ủ ở 35oC. Johnson et al (1982) cũng thử nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ cao lên loài Anticarsia gemmatalis, kết quả cho thấy ở nhiệt độ trên 32oC làm chậm tiến trình bệnh của ký chủ. Ở 40oC, tất cả các con sâu đều không phát triển bệnh. Trong điều kiện nhiệt độ cao, NPV rất dễ bị mất hoạt tính. NPV ngài độc (Porthetria dispar) ở 60oC chỉ tồn tại 18 giờ, ở 65oC chỉ 40 phút là mất hoạt tính (Trần Văn Mão, 2002). Khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự sinh sản và sống sót của NPV loài Autographa californica, Knittel and Faibrother (1987) thấy rằng không có sự sinh sản và hình thành thể vùi của loài này ở 37oC. Knittel and Faibrother cũng đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của pH lên NPV của loài Autographa californica đã chỉ ra rằng virus bị bất hoạt ngay lập tức ở pH = 2, và bị bất hoạt trong vòng 1 giờ ở pH = 4. Virus bị suy yếu ở pH = 5 và sống sót ở pH = 6. Ngoài ra, trong quần thể sâu hại tự nhiên côn trùng không chỉ bị một bệnh do một loại virus gây ra mà còn bị nhiễm bệnh hỗn hợp của 2 loại virus. Thông thường đó là hỗn hợp giữa NPV và CPV. Có loài côn trùng cùng một lúc có tới 9 virus gây 14
  23. Đồ án tốt nghiệp bệnh. Đến nay sự nhiễm bệnh hỗn hợp của nhiều loại virus đã được biết ở 198 loại côn trùng. Tác động qua lại giữa các virus trong quá trình nhiễm bệnh biểu hiện theo ba kiểu: Đồng tác động, tác động không phụ thuộc vào nhau và tác động gây nhiễu cho nhau. Khi có hiện tượng đồng tác động các virus trong cùng một cơ thể vật chủ sẽ làm tăng tỷ lệ chết của sâu và rút ngắn thời gian gây chết xuống 50%. Điều này rất có ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất. Ngược lại hiện tượng tác động nhiễu làm giảm hiệu lực gây bệnh của virus và làm giảm hiệu quả của chế phẩm, vì vậy khi sản xuất chế phẩm cần loại trừ các virus có tác động nhiễu. Chế phẩm NPV không được dùng trong quần thể sâu hại có bệnh CPV vì giữa hai nhóm này thường có tác động nhiễu lên nhau. 1.2.7. Ưu và nhược điểm của việc sử dụng chế phẩm NPV trong phòng trừ dịch hại Ưu Điểm: - Hiệu lực diệt sâu của NPV tương đương như thuốc hóa học nhưng không độc hại cho người và gia súc, không nhiễm bẩn môi trường sống, không ô nhiễm môi trường, thân thiện với môi trường. Theo Szewczyk et al (2009), Baculovirus chỉ gây bệnh cho duy nhất ngành chân đốt mà không làm ảnh hưởng đến động vật có xương sống, cây trồng và các vi sinh vật khác. Tuy nhiên trong điều kiện đặc biệt thuận lợi nào đó thì chúng có thể xâm nhập vào trong tế bào của động vật mặc dù chúng sẽ bị bất hoạt ngay sau khi xâm nhập. Điều này có nghĩa là Baculovirus không làm ô nhiễm môi trường sống, chúng ta không cần phải quan tâm đến vấn đề ngộ độc thuốc hay lưu tồn như khi sử dụng thuốc hóa học. - Không làm mất đi những nguồn tài nguyên sinh vật có ích như các loại ký sinh thiên địch và những vi sinh vật có lợi với con người. Baculovirus là chủng có tính chọn lọc ký chủ rất cao so với các nhóm virus thiên địch khác (Frances et al, 1998) do đó mà không làm hại đến các loài côn trùng có ích khác như thuốc hóa học. 15
  24. Đồ án tốt nghiệp - Chưa tạo nên tính kháng thuốc của sâu hại. - Không ảnh hưởng đến chất lượng, phẩm chất nông sản, không ảnh hưởng đến đất trồng, không khí trong môi trường (do không để lại dư lượng). - Nếu sử dụng hợp lý, đúng phương pháp, đúng kỹ thuật trong điều kiện nhiệt độ thích hợp sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. - Hiệu quả thuốc vi sinh thường kéo dài vì chúng không chỉ tiêu diệt trực tiếp lứa sâu đang phá hoại mà chúng còn có thể lan truyền cho thế hệ tiếp theo. - Hiệu lực diệt sâu của virus là không thay đổi theo thời gian. - Baculovirus có cấu trúc với thể bọc bảo vệ, tránh các yếu tố bất lợi của môi trường nên có thể duy trì khả năng sống trong tự nhiên ngoài cơ thể vật chủ (Phạm Văn Ty và Vũ Nguyên Thành, 2007). Cũng theo Phạm Văn Ty và Vũ Nguyên Thành (2007) thì Baculovirus rất thuận lợi khi sản xuất chế phẩm thương mại vì thường có thể đạt nồng độ cao trong mô của ấu trùng (1010 virus/ấu trùng). Chế phẩm có thể giữ hoạt tính trong thời gian rất dài (10 - 15 năm) ngoài cơ thể côn trùng. Nhược Điểm: - Chế phẩm virus rất khó bảo quản, chúng đòi hỏi điều kiện môi trường phải thích hợp để giữ chúng ở trạng thái nghỉ, đồng thời sản phẩm rất dễ bị nhiễm vi khuẩn gây thối. - So với thuốc hóa học thì hiệu lực trừ sâu của virus chậm hơn nhiều. Nông dân muốn rằng sau khi phun thuốc thì sâu phải bị tiêu diệt ngay do đó chế phẩm virus chưa được người dân ưa thích sử dụng. Phổ tác dụng của thuốc hẹp nên gặp khó khăn về vấn đề thương mại. Do Baculovirus rất đặc hiệu đối với ký chủ, mà thường trên cùng một mùa vụ có nhiều loài dịch hại cùng xuất hiện, sẽ rất tốn kém nếu phải dùng mỗi loại thuốc cho một loài dịch hại riêng biệt. Hơn nữa việc sản xuất chế phẩm virus cũng khó khăn hơn thuốc hóa học vì virus phải được nuôi từ cơ thể sống, chúng không thể phát triển trong môi trường nhân tạo do đó giá thành sản phẩm sẽ tăng lên. 16
  25. Đồ án tốt nghiệp - NPV bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết nếu như phun không đúng kỹ thuật, phun trong điều kiện không thích hợp sẽ khó đạt hiệu quả. Do là tác nhân sinh học nên Baculovirus dễ bị mất tác dụng khi điều kiện ngoài đồng không thích hợp (nhiệt độ, độ ẩm, ) do đó việc sử dụng chúng không thuận lợi bằng thuốc hóa học. Một khuyết điểm khác nữa là trong điều kiện tự nhiên, các loài sinh vật có thể tiêu diệt lẫn nhau làm giảm tác động của thuốc trong việc phòng trừ dịch hại (Quang Chân Chân, 2002). - NPV có công nghệ sản xuất phức tạp thủ công nên giá thành cao ở Việt Nam. 1.3. Nghiên cứu sử dụng thức ăn nhân tạo để nuôi sâu khoang Spodoptera litura. 1.3.1. Các kết quả nghiên cứu trên thế giới. Bottger (1942) là người đầu tiên đã tiến hành nuôi sâu cánh vảy, cụ thể là loài sâu đục thân bắp (Ostrinia nubilalis) bằng thức ăn nhân tạo. Sau đó, sâu hồng Pectinophora gossypiella là loài sâu đa thực đầu tiên được nuôi trên thức ăn nhân tạo có cơ chất chính là lúa mì bởi Vanderant và Reiser (1956). Từ đó, nhiều loại thức ăn nhân tạo đã được phát triển để nuôi nhiều loài sâu bộ cánh vảy khác. Công thức thức ăn nhân tạo nuôi sâu bộ cánh vảy: Giống như các loài động vật khác, ấu trùng bộ cánh vảy cũng đòi hỏi nguồn protein, carbohydrate, lipid, vitamin, muối khoáng và nước để phát triển. Đối với nguồn protein, nhiều tác giả sử dụng casein, sữa bột hay bột đậu nành Nguồn carbohydrate có thể là đường sucrose hoặc nguồn đường khác. Lipid được cung cấp bởi phôi lúa mì (wheat germ), lá phơi khô, dầu bắp. Vitamin được cung cấp dưới dạng hỗn hợp các vitamin hoặc sử dụng men hoặc dịch chiết men. Muối khoáng thường được cung cấp theo thành phần của muối Wesson. Ngoài ra, hầu hết các loài côn trùng đều cần vitamin C và choline (Morton, 1979). Thành phần muối Wesson (năm 2010) gồm: 1,55g CaCO3; 0,0029g CuSO4.5H2O; 0,1103g FePO4; 0,0015g MnCl2; 0,675g MgSO4; 0,007g KAI(SO4), 0,9g KCl; 2,325g KH2PO4; 0,0038g KCl; 0.785g NaCl; 0.0043 NaF; 1,12g Ca3(PO4)2. 17
  26. Đồ án tốt nghiệp Thức ăn phải được chế biến ở dạng đặc mềm thích hợp với kiểu miệng nhai của côn trùng. Lúc đầu, người ta thêm gellatin nhưng không thích hợp cho việc bảo quản và do vậy, người ta đã thay thế bằng agar. Năm 1962, Erma S. Vanderzant đã thí nghiệm nuôi sâu xanh đục quả Helicoverpa armigera bằng thức ăn nhân tạo với thành phần gồm: 3g phôi lúa mì; 3,5g casein; 3,5g sucrose; 1g muối Wesson; 1ml vitamin và inositol; 0,1g cholin chloride; 0,4g ascorbic acid; 2,5g agar và 85ml nước. Để hạn chế các vi sinh vật lây nhiễm, tác giả cho thêm 0,2g potasium sorbate và 0,2g methyl parahydroxy benzoate. Sau đó, khi thức ăn nguội xuống đến 400C, tác giả còn bổ sung thêm vitamin C. Kết quả cho thấy, tỷ lệ hóa trưởng thành lên đến 67 – 88%. Các pha phát dục của sâu non, nhộng tương ứng là 12 ngày và 9 ngày và vòng đời kéo dài 25 ngày. Năm 1965, Shorey và Hale đã cải tiến hai khẩu phần thức ăn nhân tạo đã được công bố trước đó, bằng cách thay thế agar với tinh bột theo tỷ lệ nhất định từ một khẩu phần thức ăn nhân tạo chuẩn, nhằm đánh giá sự thay thế agar và tinh bột ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng của Spodoptera littoralis. Bảng 1. 1. Thành phần môi trường thức ăn nhân tạo cải tiến (1965) Khẩu phần Khẩu Khẩu Thành phần chuẩn phần A phần B Agar ( g) 60,0 20,0 30,0 Tinh bột ( g) 0,0 150,0 150,0 Men bia ( g) 150,0 150,0 150,0 Ascorbic acid ( g) 15,0 15,0 15,0 Methyl p- hydroxyl benzoate ( mg) 9,5 9,5 9,5 Sorbic acid ( g) 5,0 5,0 5,0 Formaldehyde 40% ( ml) 10,0 10,0 10,0 Nước cất ( ml) 2000,0 2000,0 2000,0 18
  27. Đồ án tốt nghiệp Kết quả cho thấy rằng, Spodoptera littoralis khi nuôi trên ba loại môi trường cho tỷ lệ khác biệt đáng kể (p-value < 0,05). Trọng lượng sâu trung bình ở khẩu phần chuẩn là 191,94±104,61 mg và 739,05±274,26 mg, ở khẩu phần A là 249,16±99,35 mg và 935,67±283,51 mg, và khẩu phần B là 208,93±101,51 mg và 892,97±209,36 mg. Tỷ lệ sâu hóa nhộng ở các khẩu phần lần lượt là: 97,22±3,02 %, 97,03±2,53 %, 98,23±2,73 %. Tỷ lệ nhộng vũ hóa ở khẩu phần chuẩn đạt 96,14±2,47 %, khẩu phần A đạt 97,50±2,61 % và khẩu phần B đạt 98,04±1,96 %. Thời gian phát dục của sâu ở từng khẩu phần đạt lần lượt là: 14,15; 13,78; 14,15 ngày. Năm 1970, Dimetry N. Z đã đưa ra công thức thức ăn nhân tạo nuôi sâu khoang Spodoptera littoralis với thành phần như sau: 120g đậu Vicia faba; 15g men bia; 1,5g ascorbic acid; 1g sodium benzoate; 0,5g sorbic acid; 1ml formaldehyde 40%; 6g agar; 325ml nước cất. Sau khi nuôi sâu qua 3 thế hệ, tác giả cho biết: thời gian phát triển của giai đoạn ấu trùng, nhộng và khả năng sinh sản là bình thường so với kết quả nuôi trên lá thầu dầu. Ấu trùng và nhộng sống sót là 73%, trung bình số trứng của một bướm cái là 2.045 trứng trong 4 ngày đẻ. Năm 1997, R.K. Seth và V.P. Sharma đã cải tiến khẩu phần ăn bán tổng hợp để phù hợp cho nhân nuôi số lượng lớn sâu khoang. Sự kết hợp khác nhau giữa các thành phần đều được đánh giá dựa trên khả năng tăng trưởng và phát triển tối ưu của loài sâu bướm này. Các công thức bán tổng hợp bao gồm: đậu cheakpea, lúa mì, mầm lúa mì, đậu tương được trộn với nấm men và các chất phụ gia tổng hợp cùng với agar. Trong đó, đậu cheakpea được sử dụng như là nguồn bổ sung carbohydrate chính. Thành phần chế độ ăn bán tổng hợp được tác giả đề xuất nuôi Spodoptera litura có thành phần như sau: 93,5g hạt đậu cheakpea; 44g casein; 12,5g muối khoáng; 1,25g cholesterol; 19g men bia; 1,25 methyl-p-hydroxybenzoate; 39g đường; 2g sorbic acid; 6,25ml KOH 4M; 2,5ml dầu bắp; 2,5ml dầu hạt lanh; 5,5ml formaldehyde 10%; 3,53ml sinigrin 1%; 7,5g antibiotic và multivitamin; 1,25g choline chloride; 25g agar; 115ml nước cất. 19
  28. Đồ án tốt nghiệp Kết quả nghiên cứu cho biết, sâu khoang nuôi bằng thức ăn này có chỉ số tăng trưởng là 2,61; tương đương với nuôi trên lá thầu dầu và cao hơn 20% so với ăn trên thức ăn có cơ chất chính là đậu tương. So sánh khả năng đẻ của trưởng thành có giai đoạn ấu trùng nuôi trên các cơ chất chính là lúa mì, đậu tương và đậu chicpea so với lá thầu dầu, Seth R.K. và Sharma V.P. (1979) còn cho biết, số trứng đẻ cao nhất ở bướm có sâu nuôi trên đậu chickpea (tương đương với bướm có sâu ăn lá thầu dầu), tiếp đến là đậu tương và sau cùng là lúa mì. Vì vậy, các tác giả cho rằng, thức ăn nhân tạo có cơ chất chính là đậu chickpea là thích hợp nhất để nuôi sâu khoang Spodoptera litura. Nghiên cứu của R.K. Seth và V.P. Sharma đã cho thấy sự cải tiến trong khẩu phần thức ăn nhân tạo đối với sâu khoang. Tuy nhiên, thành phần nguyên liệu trong thức ăn có chứa nồng độ agar cao, tăng nguy cơ làm đông môi trường. Chính vì vậy trong nghiên cứu vào năm 1998 của Ahmed và cộng sự đã thay thế thành phần nguyên liệu agar bằng bột sắn để khắc phục hạn chế này. Bảng 1. 2. Thành phần thức ăn dựa trên môi trường thạch và bột sắn của Ấn Độ (Ahmed và cộng sự, 1998). Trọng lượng ( g) Thành phần Bột sắn Agar Agar 0,00 7,10 Bột sắn 60,00 0,00 Bột đậu cheakpea 170,40 170,40 Ascorbic acid 2,00 2,00 Men bia khô 4,70 4,70 Vitamin mixture ( mg) 1,42 1,42 Nước cất 1,70 1,70 Tổng cộng 245,98 193,08 Theo Ahmed và cộng sự (1989), thành phần bột sắn là một lựa chọn thích hợp để nuôi liên tục năm thế hệ Spodoptera litura. Tác giả đã thay 7,1g agar bằng 60g 20
  29. Đồ án tốt nghiệp bột sắn, tổng hàm lượng của các thành phần còn lại thay đổi khoảng 20%. Đối với khẩu phần ăn dựa trên tinh bột sắn cho mỗi gram thức ăn mà ấu trùng tiêu thụ, thì hàm lượng protein ít hơn gần 20% so với chế độ ăn dựa trên agar. Sự giảm tương tự cũng xảy ra đối với thành phần lipid, vitamin, nhưng gia tăng thành phần carbohydrate. Hàm lượng nước giảm từ 84% của chế độ ăn agar đến khoảng 80% chế độ ăn bột sắn, là một sự thay đổi quan trọng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của côn trùng. Kết quả cho thấy, không có sự sai khác về sự sinh trưởng và phát triển của sâu khi nuôi trên các công thức thức ăn trên. Năm 2010, Vikash Kumar và cộng sự đã thay đổi đậu chicpea và một số nguồn dinh dưỡng khác như: bột đậu đỏ, mầm lúa mì, cụ thể như sau: 26g mầm lúa mì; 51,3g bột đậu đỏ; 56g bột đậu chickpea; 31,6g men mì; 15,2g casein; 3,2g L- ascorbic acid; 0,5g cholesterol; 2 viên multivitamin capsules; 1 viên vitamin E capsule; 1ml castor oil; 2ml ABDEC drops; 1,8g methyl-p-hydroxybenzoate; 1,3g sorbic acid; 0,25g streptomycin sulphate; 2ml formaldehyde solution; 16,4g agar; 820ml nước cất. Kết qủa cho thấy, sâu nuôi trên MTTANT này có thể phát triển được 10 thế hệ với khả năng phát triển quần thể cao hơn, khả năng hóa nhộng (89,2%), vũ hóa (97,2%), sống sót (86,6%) và sinh sản (2486,2 trứng) cao hơn so với khi nuôi trên thức ăn tự nhiên là lá thầu dầu (với các chỉ số tương ứng là 80, 75, 60% và 480 trứng). Tuy nhiên, lượng agar trong các thành phần thức ăn nhân tạo kể trên chiếm một tỷ lệ khá cao, điều này dẫn đến giá thành của thức ăn cao. Vì vậy, năm 2011, M.A.Sorour và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu giảm lượng agar bằng việc bổ sung tinh bột để nuôi sâu Spodoptera littoralis. Trên cơ sở công thức thức ăn nuôi sâu khoang Spodoptera littoralis của Shorey và Hale (1965), tác giả đã thay thế 20g agar bằng 150g tinh bột. Kết quả cho thấy, sâu nuôi qua năm thế hệ mà không gặp phải tác dụng phụ nào. Trọng lượng của sâu non, nhộng và ấu trùng cũng như tỷ lệ sâu vào nhộng, tỷ lệ nhộng hóa trưởng thành đều tốt hơn so với công thức ban đầu của Shorey và Hale (1965). Hơn thế nữa, giá thành của nguyên liệu cũng giảm 21
  30. Đồ án tốt nghiệp 45.6%. Kết quả này đã đưa ra một công thức mới có tính chất kinh tế đầy tiềm năng trong việc sản xuất môi trường nuôi S. littoralis trên diện rộng. Công thức thức ăn nhân tạo của M.A.Sorour và cộng sự gồm các thành phần như sau: 1000g đậu trắng; 20g agar; 150g tinh bột; 150g men bánh mì; 15g ascobic acid; 9,5g methyl-p- hydroxy benzoate; 5g sorbic acid; 10g formaldehyde 40%; 2000ml nước cất. 22
  31. Đồ án tốt nghiệp 1.3.2. Kết quả nghiên cứu tại Việt Nam Từ 1989 - 1990, tại trung tâm Nha Hố - Ninh Thuận (dẫn theo Ngô Trung Sơn, 1998) đã thử nghiệm tìm ra thức ăn nhân tạo phù hợp cho sâu xanh Helicoverpa armigera với các công thức như sau: Công thức 1 gồm: 100g đậu trắng; 7g muối khoáng hỗn hợp; 30g men bánh mì; 2g methyl paraben; 1g sorbic acid; 13g agar; 2ml formalin 40%; 7g choline chloride; 2ml multivitamin; 0,5g streptomicine; 3g ascorbic acid; 720ml nước cất. Công thức 2 gồm: 150g đậu xanh; 2,5g methyl paraben; 1,5g sorbic acid; 12g agar; 12g men bánh mì; 3g casein; 3g ascorbic acid; 2ml formalin 40%; 10ml vitamin stock; 0,5g choline chloride; 750ml nước cất. Kết quả thí nghiệm cho thấy, trong hai công thức thức ăn nhân tạo được đưa vào nuôi sâu xanh, thì công thức 2, có cơ chất chính là đậu xanh nuôi sâu tốt hơn hẳn so với công thức 1, có cơ chất chính là đậu trắng. Tỷ lệ sâu tuổi 1 lớn hơn bình thường đến tuổi 4 ở công thức thức ăn 2 đạt 88,5%, trong khi đó ở công thức 1chỉ đạt 45,3%. Năm 2002, Phạm Văn Thành và các cộng sự đã nuôi sâu tơ và sâu xanh trên môi trường thức ăn nhân tạo tại phòng sinh học thuộc trung tâm nghiên cứu và phát triển nông dược của công ty thuốc sát trùng Việt Nam với mục đích thử hiệu lực trừ sâu của một số loại thuốc hóa học. Thành phần MTTANT gồm: 150g bột đậu nành; 15g men rượu; 2g methyl paraben; 1g sorbic acid; 12g agar; 2ml formaline 40%; 0.5g streptomicine; 3g ascorbic acid; 720ml nước cất. Năm 2011, Quách Hải Trí đã thử nghiệm nuôi thành công sâu khoang (Spodoptera litura) trên môi trường thức ăn nhân tạo tại phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học, Trường đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM với mục đích tìm ra môi trường thức ăn nhân tạo thích hợp để nhân nuôi sâu khoang. Thành phần MTTANT gồm: 150g đậu xanh ngâm; 15g men bánh mì; 2,5g methyl paraben; 1,5g sorbic acid; 3g ascorbic acid; 10ml vitamin tổng hợp; 2 viên vitamin E; 15g casein; 12g agar; 2ml formaline 40%; 800ml nước cất. 23
  32. Đồ án tốt nghiệp Kết quả thí nghiệm cho biết: trọng lượng sâu trung bình 666,21 mg/ sâu, tỉ lệ sống và hóa nhộng của sâu là 55,53%, tỉ lệ vũ hóa của nhộng 68,50%, và khoảng 178 trứng/ bướm cái trong một ngày đẻ. Năm 2012, Phạm Thị Thùy Dương đã thử nghiệm nuôi thành công sâu khoang (Spodoptera litura) trên môi trường thức ăn nhân tạo tại phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học, Trường đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM với mục đích tìm ra môi trường thức ăn nhân tạo thích hợp để nhân nuôi sâu khoang. Thành phần MTTANT gồm: 150g đậu nành hạt ngâm; 15g men bánh mì; 2,5g methyl-paraben; 1,5g sorbic acid; 10ml multivitamin (Vitaral); 3g ascorbic acid; 3g casein; 12g agar; 2ml formaline 40%; 750ml nước cất. Kết quả thí nghiệm cho biết: tỷ lệ sâu sống tuổi 3 đạt 93,33 %, trọng lượng sâu tuổi 4 đạt 688,52 mg/sâu, thời gian phát dục của sâu và nhộng lần lượt 12,17, 8,55 ngày, tỷ lệ sâu phát dục 85,35 %, tỷ lệ nhộng vũ hóa 90,18 %, khả năng đẻ trứng là 448,67 trứng/bướm cái. 24
  33. Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu 2.1.1. Dụng cụ - Hộp nuôi sâu - Chổi lông bắt sâu - Cân điện tử - Máy xay sinh tố - Lồng nuôi bướm - Micropipette - 2.1.2. Nguyên liệu - Đậu xanh - Đậu nành - Đậu trắng - Mầm lúa mì 2.1.3. Hóa chất - Acid ascorbic - Acid sorbic - Casein - Cồn 700 - Formaline 40%, 5% - Methyl paraben - Men bánh mì - Vitamin tổng hợp - Agar - Tinh bột - Choline - Muối tổng hợp Wesson’s 25
  34. Đồ án tốt nghiệp 2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Nội dung nghiên cứu - Lựa chọn thức ăn nhân tạo để nhân nuôi sâu khoang. - Đánh giá ảnh hưởng của một số loại thức ăn đến sản xuất NPV sâu khoang. 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.2.1. Đánh giá ảnh hưởng của các loại thức ăn nhân tạo đến sinh trưởng, sinh sản của sâu khoang. Các công thức thức ăn nhân tạo Công thức 1: + Đậu xanh 150 g + Men bánh mì 15 g + Methyl paraben 2,5 g + Sorbic acid 1,5 g + Ascorbic acid 3 g + Vitamin tổng hợp 10 ml + Casein 3 g + Agar 12 g + Formaline 40% 2 ml + Nước cất 750 ml 26
  35. Đồ án tốt nghiệp Hình 2. 1. Thức ăn nhân tạo công thức 1 (đậu xanh và casein). Công thức 2: + Đậu xanh 150 g + Men bánh mì 15 g + Methyl paraben 2,5 g + Sorbic acid 1,5 g + Ascorbic acid 3 g + Vitamin tổng hợp 10 ml + Đậu nành 10 g + Agar 12 g + Formaline 40% 2 ml + Nước cất 750 ml 27
  36. Đồ án tốt nghiệp Hình 2. 2. Thức ăn nhân tạo công thức 2 (đậu xanh và đậu nành). Công thức 3: + Đậu trắng 1000 g + Men bánh mì 150 g + Methyl paraben 9,5 g + Sorbic acid 5 g + Ascorbic acid 15 g + Tinh bột 150 g + Agar 20 g + Formaline 40% 10 ml + Nước cất 2000 ml 28
  37. Đồ án tốt nghiệp Hình 2. 3. Thức ăn nhân tạo công thức 3 (đậu trắng). Công thức 4: + Mầm lúa mì 120 g + Đậu nành 25 g + Muối tổng hợp Wesson’s 8 g + Sorbic acid 4 g + Ascorbic acid 3,69 g + Methyl - paraben 1 g + Agar 15 g + Choline 0,94 g + Vitamin tổng hợp 0,09 g + Nước cất 800 ml 29
  38. Đồ án tốt nghiệp Hình 2. 4. Thức ăn nhân tạo công thức 4 (mầm lúa mì). Mỗi công thức nuôi 60 sâu, lặp lại 3 lần. Cách tạo thức ăn nhân tạo Mỗi loại đậu ở các công thức được mang đi rửa sạch, loại bỏ hạt lép, hạt thối, sau đó ngâm đậu với 200 ml nước sạch trong 8 - 12 giờ. Đun sôi agar trong 100 ml nước cất cho đến khi agar tan đều. Cho đậu vào máy xay sinh tố cùng 150 ml nước còn lại, xay cho thật nhuyễn, tiếp tục cho các thành phần còn lại và agar vừa đun tan vào xay trộn đều trong vòng 3 phút. Đổ thức ăn vào hộp có kích thước 20x12x7 cm, mỗi hộp đổ 80ml (đủ để sâu ăn trong vòng 7 ngày) và để ở nhiệt độ phòng cho thức ăn nguội và đặc lại. 30
  39. Đồ án tốt nghiệp 2.2.2.2. Đánh giá ảnh hưởng của thức ăn đến hiệu quả sản xuất NPV. ❖ Thí nghiệm gồm 4 công thức: Công thức 1: nhiễm NPV trên thức ăn có cơ chất chính là đậu xanh. Công thức 2: nhiễm NPV trên thức ăn có cơ chất chính là đậu xanh và đậu nành. Công thức 3: nhiễm NPV trên thức ăn có cơ chất chính là đậu trắng. Công thức 4 (đối chứng): nuôi trên lá thầu dầu. ❖ Tiến hành: Chuẩn bị dịch nhiễm: Dịch NPV có nồng độ 2 x 106 PIB/ml. Chuẩn bị sâu nhiễm: Lấy ổ trứng từ một bướm cái và cho vào lá thầu dầu sạch. Khi sâu nở ra, hằng ngày thay lá cho sâu lớn đến tuổi 4 (9 ngày) và dùng làm thí nghiệm. Chuẩn bị thức ăn: Thức ăn được chuẩn bị như miêu tả ở phần 2.2.2.1 nhưng cho 50ml thức ăn không formalin vào hộp nuôi kích thước 20x12x7 cm cho sâu ăn đủ 2 ngày. Để thức ăn nguội rồi dùng micropipet hút 1ml dịch NPV nồng độ 2x106 PIB/ml cho vào mỗi hộp. Để khô, cho sâu vào hộp rồi để ở nhiệt độ phòng. Sau 2 ngày chuyển sâu sang hộp thức ăn mới không nhiễm virus và theo dõi hàng ngày cho tới khi sâu chết hết hoặc vào nhộng. Sâu ở công thức đối chứng được tiếp tục nuôi trên lá thầu dầu. Mỗi công thức thử nghiệm 3 hộp, mỗi hộp 15 sâu. Chỉ tiêu theo dõi: - Số sâu chết qua từng ngày. - Hiệu lực diệt sâu (%) được tính theo công thức Abbot. 2.2.3. Phương pháp nuôi sâu. ❖ Thu trứng và xử lý trứng. Thu trứng sâu mới đẻ từ một cặp bướm trong cùng một ngày và cho vào dung dịch formalin 1%, ngâm trong 1 phút để loại bỏ virus. Vớt trứng ra và cho vào đĩa petri sạch có lót giấy thấm cho khô. Lá thầu dầu được rửa sạch, để ráo rồi cho vào hộp để ủ cho trứng nở. Cho ổ trứng vào lá thầu dầu tươi và để ở nhiệt độ phòng cho sâu nở. 31
  40. Đồ án tốt nghiệp Dùng chổi lông, nhẹ nhàng bắt sâu tuổi 1 và chuyển vào hộp có chứa thức ăn nhân tạo. Đậy nắp hộp và nuôi sâu ở nhiệt độ phòng cho đến cuối tuổi 3. Chuyển sâu tuổi 3 sang hộp sạch và bổ sung thức ăn, nuôi cho đến khi sâu hóa nhộng. ❖ Thu và nuôi nhộng: nhộng được thu hằng ngày và xử lý trước khi cho vào hộp giữ nhộng. - Xử lý nhộng: Cho nhộng vào dung dịch formalin 1% và ngâm trong 1 phút để tiêu diệt virus bám bên ngoài vỏ nhộng. - Nuôi nhộng: Cho nhộng vào hộp nuôi, xung quanh được bọc kín bằng giấy tối màu, bên dưới có lót giấy thấm. Thấm nước miếng bông hút ẩm cho vào hộp để giữ ẩm cho nhộng (hằng ngày thay bông ẩm mới). Giữ hộp nhộng ở nhiệt độ phòng. Sau 7 – 10 ngày nhộng sẽ vũ hóa. - Nuôi trưởng thành (bướm): Theo dõi các hộp nhộng hằng ngày để thu nhận trưởng thành vũ hóa. Dùng ống nghiệm để bắt riêng rẽ mỗi trưởng thành/ống nghiệm và tiến hành ghép cặp để xác định khả năng sinh sản. - Ghép cặp: Tỷ lệ ghép cặp đực : cái là 1 : 1 hoặc 2 : 3 hoặc 3 : 4 tùy theo lượng bướm vũ hóa. - Nuôi bướm: Thức ăn cho bướm là nước đường 1%. Cho nước đường vào miếng bông hút ẩm rồi đặt vào trên đĩa nhỏ và cho vào hộp nuôi để cung cấp thức ăn cho bướm. Hằng ngày theo dõi để thu nhận trứng và thay thức ăn cho bướm. Xung quanh hộp nuôi có lót giấy để thu nhận trứng. Dùng kéo cắt mảnh giấy có ổ trứng và dán giấy mới và chỗ bị cắt. 32
  41. Đồ án tốt nghiệp 2.2.4. Quy trình vệ sinh - Hạn chế qua lại và tiếp xúc trong giờ làm việc giữa các bộ phận. - Khử trùng dụng cụ sạch sẽ trước và sau khi làm việc. - Áo blouse được khử trùng bằng tia cực tím trước và sau khi dùng. - Nước rửa dụng cụ phải được cách ly riêng triệt để. - Lọ, kính, hộp nuôi, sau khi ngâm xà phòng ít nhất 12 giờ phải lau sạch. - Lồng nuôi bướm phải thường xuyên được dọn dẹp sạch sẽ và khô ráo. - Dụng cụ nuôi sâu phải dùng riêng, tuyệt đối không được sử dụng chung dụng cụ với các bộ phận khác. 2.3. Chỉ tiêu theo dõi. ❖ Trọng lượng và kích thước sâu sau khi nuôi 7 ngày trên thức ăn nhân tạo. Vào thời điểm 7 ngày sau khi chuyển sâu tuổi 1 sang thức ăn nhân tạo, tiến hành cân trọng lượng và kích thước sâu ở các công thức, cân toàn bộ số cá thể còn sống ở các công thức. ❖ Thời gian phát dục của sâu: Theo dõi thời gian vào nhộng của từng cá thể sâu ở mỗi lần nhắc để tính thời gian vào nhộng của từng lần nhắc. ∑푛 푡 푡 + 푡 +⋯+ 푡 Thời gian sống trung bình tính trên lần nhắc = 푖=1 푖 = 1 2 푛 푛 푛 trong đó: t là thời gian từ tuổi 1 đến hóa nhộng n là số cá thể quan sát Thời gian nhộng: Được tính từ khi sâu vào nhộng cho đến khi nhộng vũ hóa. Thời gian sống của trưởng thành cái: Theo dõi thời gian sống của trưởng thành cái ở từng hộp nuôi/ lần nhắc/ công thức để tính thời gian sống trung bình của trưởng thành cái ở các công thức theo cách thức như sau: 푡ℎờ 𝑖 𝑔𝑖 푛 푠ố 푛𝑔 ủ á 푡ℎể 푞 푛 푠á푡 Thời gian sống trung bình = 푠ố á 푡ℎể 푞 푛 푠á푡 33
  42. Đồ án tốt nghiệp Tỷ lệ sâu vào tuổi 3: 푠ố 푠â 푙ộ푡 á 푠 푛𝑔 푡 ổ𝑖 3 Tỷ lệ sâu vào tuổi 3 = . 푠ố 푠â 푛 ô𝑖 푛 đầ Tỷ lệ nhộng vũ hóa: Số liệu được tính dựa vào số nhộng vũ hóa so với số nhộng thu được. Khả năng sinh sản: Số ổ trứng của từng bướm cái được theo dõi và cộng dồn hằng ngày kể từ khi bắt đầu đẻ cho đến khi trưởng thành cái chết. 34
  43. Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của một số công thức thức ăn nhân tạo đến sự sinh trưởng của sâu khoang. Trên cơ sở các thành phần thức ăn nhân tạo nuôi sâu của Ngô Trung Sơn (1998), Nguyễn Thị Thùy Dương (2013), M.A.Sorour et al (2011) và Sonia Elvia et al (2010), sinh viên tiến hành khảo sát để lựa chọn công thức phù hợp cho sâu khoang Spodoptera litura. Công thức 1 và công thức 2 có cơ chất chính là đậu xanh. Tuy nhiên, với công thức 2, tác giả Nguyễn Thị Thùy Dương đã bổ sung thêm 10g đậu nành nhưng lại bỏ casein để giảm giá thành. Trái lại công thức 3 của Sorour et al (2011) không dùng đậu xanh mà lại dùng đậu trắng và bổ sung tinh bột (56g) để giảm bớt lượng agar (37,5%) và hoàn toàn không sử dụng casein và vitamin tổng hợp mà chỉ tăng lượng ascorbic acid và men bánh mì. Mặt khác, công thức 3 sử dụng tăng lượng chất chống nấm (methyl paraben, sorbic acid) và chống virus (formalin). Riêng công thức 4 sử dụng mầm lúa mì và đậu nành đồng thời có bổ sung thêm muối tổng hợp Wesson’s. Công thức này được tác giả Sonia Elvia et al (2010) khuyến cáo để sử dụng nuôi sâu khoang Spodoptera litura. Các công thức thức ăn này đều chứa đầy đủ các nguồn cacbon, nito và vitamin để cho sâu phát triển. Tuy vậy, thành phần và tỷ lệ phối trộn của các loại thức ăn nhân tạo sẽ ảnh hưởng khác nhau đến sinh trưởng và phát triển của sâu. Điều này được thể hiện ở các kết quả sau. 3.1.1. Ảnh hưởng của thức ăn đến kích thước của sâu. Như đã trình bày do thành phần các chất dinh dưỡng khác nhau giữa các công thức nên ít nhiều đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sâu. Công thức thức ăn phù hợp sâu tăng trưởng tốt. Trái lại, công thức thức ăn không phù hợp thì sâu chậm phát triển. Khả năng sinh trưởng của sâu trên các công thức được thể hiện ở chiều dài và trọng lượng cơ thể của sâu. Dưới đây là bảng so sánh kích thước của sâu ở các công thức. 35
  44. Đồ án tốt nghiệp Bảng 3. 1. Kích thước cơ thể sâu khi nuôi trên các công thức. Chiều dài cơ thể sâu (cm) ở các ngày tuổi Công thức 7 8 9 10 11 CT1 (Đậu xanh 1,79c±0,02 1,91c±0,05 1,95b±0,08 2,39c±0,10 2,53c±0,02 và casein) CT2 (Đậu xanh 1,27b±0,11 1,31b±0,09 1,43a±0,13 1,71b±0,21 1,85b±0,14 và đậu nành) CT3 (Đậu trắng) 2,27d±0.05 2,62d±0,02 2,84c±0.30 3,36d±0,22 3,21d±0,18 CT4 (Mầm lúa 0,84a±0,09 0,83a±0,18 1,10a±0,25 1,35a±0,18 1,30a±0,04 mì) Ghi chú: Số liệu được tính giá trị trung bình của các lần lặp lại ± SD trong cùng một hàng có cùng chữ theo sau thì khác biệt không ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5%. cm/sâu 4 3.5 3 2.5 2 1.5 1 0.5 0 7 8 9 10 11 CT1 CT2 CT3 CT4 Ngày Hình 3. 1. Kích thước sâu ở các công thức vào các ngày khi nuôi. Kết quả theo dõi ở bảng 3.1 và hình 3.1 cho thấy chiều dài cơ thể của sâu non tăng nhanh nhất khi nuôi trên công thức 3, tương ứng là 2,27 cm vào ngày tuổi 36
  45. Đồ án tốt nghiệp thứ 7 và tăng lên đến 3,36 cm vào ngày tuổi thứ 10 (tuổi 3). Chiều dài cơ thể sâu xếp theo thứ tự giảm dần từ công thức 3 đến công thức 1 rồi đến công thức 2 và thấp nhất là ở công thức 4. Công thức 4 với cơ chất chính là mầm lúa mì đã được Sonia Elvia et al (2010) khuyến cáo sử dụng để nuôi sâu xanh da láng Spodoptera exigua nhưng trong thí nghiệm này, thành phần thức ăn này có vẻ không phù hợp với sâu khoang. Sâu ăn rất ít và do vậy đến tận 10 ngày tuổi, chiều dài mới chỉ đạt đến 1,35 cm (nhỏ hơn công thức 1 và công thức 3 lúc 7 ngày tuổi). Như vậy kích thước cơ thể sâu đạt cao nhất khi nuôi với thức ăn có thành phần của công thức 3 tiếp đến là công thức 1 và thấp nhất là công thức 4. 3.1.2. Ảnh hưởng của thức ăn đến trọng lượng sâu khoang. Tương tự như là kích thước cơ thể, chỉ tiêu về trọng lượng cơ thể sâu là một tiêu chí phản ánh mức độ phù hợp về dinh dưỡng của các loại thức ăn đến sự sinh trưởng và phát triển của sâu. Dưới đây là bảng so sánh trọng lượng của sâu ở các công thức. Bảng 3. 2. Trọng lượng cơ thể sâu khi nuôi trên các công thức. Trọng lượng (g) cơ thể sâu ở các ngày tuổi Công thức 7 8 9 10 11 CT1 (Đậu xanh và 0,05b±0,01 0,11c±0,01 0,15b±0,01 0,20b±0,01 0,25c±0,01 casein) CT2 (Đậu xanh 0,04b±0,01 0,05b±0,01 0,07a±0,02 0,10a±0,02 0,14c±0,02 và đậu nành) CT3 (Đậu trắng) 0,20c±0,00 0,26d±0,01 0,44c±0,05 0,58c±0,07 0,56d±0,03 CT4 (Mầm lúa 0,01a±0,00 0,01a±0,10 0,03a±0,01 0,04a±0,00 0,05a±0,01 mì) Ghi chú: Số liệu được tính giá trị trung bình của các lần lặp lại ± SD trong cùng một hàng có cùng chữ theo sau thì khác biệt không ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5%. 37
  46. Đồ án tốt nghiệp g/sâu 0.7 0.6 0.5 0.4 0.3 0.2 0.1 0 7 8 9 10 11 Ngày ct1 ct2 ct3 ct4 y Hình 3. 2. Trọng lượng sâu ở các công thức vào các ngày khi nuôi. Kết quả ở bảng 3.2 và hình 3.2 cho thấy: sâu tăng trọng nhanh khi nuôi trên thức ăn ở công thức 3. Ở 7 ngày tuổi (đầu tuổi 3) công thức 3 đã đạt đến 200 mg/sâu và đạt đến 580 mg/sâu vào thời điểm 10 ngày tuổi. Trong khi đó, trọng lượng sâu non 10 ngày tuổi ở các công thức còn lại chỉ đạt 40 mg, 100 mg và 200 mg tương ứng với công thức 4, công thức 2 và công thức 1. Kết quả theo dõi thực tế cho thấy khi nuôi trên công thức 3 sâu ăn nhiều hơn hẳn so với các công thức còn lại. Đặc biệt là công thức 4 và công thức 2 sâu ăn rất ít nên tăng trọng chậm hơn hẳn. Như vậy, xét về kích thước và trọng lượng cơ thể của sâu, công thức 3 là phù hợp hơn cả để nuôi sâu khoang. 38
  47. Đồ án tốt nghiệp A B C D Hình 3. 3. Sâu khoang ngày tuổi thứ 7 trên các công thức A = CT1 (Đậu xanh và casein), B = CT2 (Đậu xanh và đậu nành), C = CT3 (Đậu trắng), D = CT4 (Mầm lúa mì). A B C D Hình 3. 4. Sâu khoang ngày tuổi thứ 9 trên các công thức A = CT1 (Đậu xanh và casein), B = CT2 (Đậu xanh và đậu nành), C = CT3 (Đậu trắng), D = CT4 (Mầm lúa mì). 39
  48. Đồ án tốt nghiệp A B C D Hình 3. 5. Sâu khoang ngày tuổi thứ 11 trên các công thức A = CT1 (Đậu xanh và casein), B = CT2 (Đậu xanh và đậu nành), C = CT3 (Đậu trắng), D = CT4 (Mầm lúa mì). Thời gian phát dục cũng là một chỉ tiêu quan trọng biểu hiện chất lượng của môi trường thức ăn. Thức ăn phù hợp, sâu sinh trưởng tốt, thời gian phát dục rút ngắn. Ngược lại, thức ăn không phù hợp, không đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, sâu sinh trưởng kém, thời gian phát dục kéo dài, gây ảnh hưởng đến tốc độ nhân nuôi sâu khoang và quy trình sản xuất chế phẩm NPV. Thời gian phát dục của sâu khoang và nhộng khi nuôi trên các môi trường thức ăn được trình bày ở bảng 3.3 40
  49. Đồ án tốt nghiệp Bảng 3. 3. Thời gian phát dục của sâu khoang khi nuôi trên các công thức thức ăn nhân tạo. Thời gian phát dục Công Thời gian nhộng Thời gian sống của trưởng của pha sâu non thức (ngày) thành cái (ngày) (ngày) 1 14,82a ± 0,11 8,27ns ± 0,08 7,07ab ±1,15 2 15,20a ± 0,12 8,28ns ± 0,04 5,95b ±0,53 3 13,87b ± 0,59 8,19ns ± 0,06 7,94a ±0,73 4 0 0 0 Ghi chú: Do sâu nuôi ở công thức 4 bị chết hết trước khi vào nhộng nên không thu được số liệu. Số liệu được tính giá trị trung bình của các lần lặp lại ± SD trong cùng một hàng có cùng chữ theo sau thì khác biệt không ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5%. Số liệu được trình bày ở bảng 3.4 cho thấy: Thời gian phát dục của sâu non biến động từ 13,87 đến 15,20 ngày. Trong đó thời gian phát dục ngắn nhất thuộc về sâu nuôi trên công thức 3 (13,87 ngày) và rút ngắn hơn 1 ngày so với công thức 1 và công thức 2. Số liệu cũng cho thấy không có sự khác nhau về thời gian phát dục của pha sâu non giữa công thức 1 và công thức 2. Như đã trình bày, ở công thức 4 sâu không ăn và chết hết trước khi vào nhộng, nên công thức này không có số liệu theo dõi về thời gian phát dục. Thời gian nhộng của sâu khoang trong điều kiện phòng thí nghiệm biến động từ 8,19 đến 8,28 ngày và không có sự khác nhau giữa các công thức. Thời gian sống của trưởng thành cái cũng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng của sâu. Thời gian sống của trưởng thành cái lại có sự ngược lại với thời gian phát dục của sâu non và nhộng. Thời gian sống của trưởng thành cái ở công thức 3 (đậu trắng) là dài nhất (7,94 ngày). Dài hơn so với công thức 1 gần 1 ngày và dài hơn công thức 2 là 2 ngày. Ở công thức 1 (đậu xanh và casein) là 7,07 ngày và ở công thức 2 (đậu xanh và đậu nành) là ngắn nhất 5,95 ngày. 41
  50. Đồ án tốt nghiệp Tóm lại: sâu nuôi trên công thức 3 phát dục nhanh hơn so với 2 công thức còn lại. 3.1.3. Ảnh hưởng của các loại thức ăn nhân tạo đến khả năng sống sót của sâu khoang. Tỷ lệ (%) sâu sống đến tuổi 3. Theo Hoàng Thị Hồng Vân (2011), sâu khoang tuổi 3 là thích hợp hơn cả để sản xuất NPV. Vì vậy, tỷ lệ sống của sâu khoang tuổi 3 là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá, lựa chọn loại thức ăn nhân tạo nhân nuôi sâu khoang số lượng lớn, phục vụ sản xuất NPV sâu khoang. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của công thức thức ăn nhân tạo đến khả năng sống sót của sâu được trình bày ở bảng 3.4. Bảng 3. 4. Ảnh hưởng của các loại thức ăn nhân tạo đến khả năng sống của sâu khoang. Tỷ lệ (%) sâu đến tuổi Tỷ lệ (%) sâu vào Tỷ lệ (%) nhộng Công thức 3 nhộng vũ hóa 1 75,33b ±2,31 62,00b ±8,00 79,22b ±4,45 2 64,00c ±2,00 51,00b ± 4,36 72,55b ±5,28 3 88,33a ±2,52 82,67a ± 4,16 89,04a ±1,29 4 25,00d ± 5,00 0 0 Ghi chú: Số liệu được tính giá trị trung bình của các lần lặp lại ± SD trong cùng một hàng có cùng chữ theo sau thì khác biệt không ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5%. Số liệu ở bảng 3.4 cho thấy: - Tỷ lệ sâu khoang sống đến tuổi 3 ở các công thức là 25, 64, 75 và 88% tương ứng với các công thức 4, 2, 1 và 3. Tỷ lệ sâu sống đến tuổi 3 ở công thức 3 (đậu trắng) cao hơn hẳn so với các công thức còn lại. Công thức 4 sâu ăn ít sinh trưởng kém, chết nhiều nên chỉ có 25% số sâu đạt đến tuổi 3. 42
  51. Đồ án tốt nghiệp - Tỷ lệ sâu vào nhộng: Tương tự như tỷ lệ sâu sống đến tuổi 3, tỷ lệ sâu vào nhộng ở công thức 3 đạt đến 82,67% cao hơn 20% so với công thức 1 và 30% so với công thức 2. Do thức ăn không phù hợp nên sâu ở công thức 4 bị chết hầu hết trong suốt quá trình nuôi, còn lại một số cá thể không thể lột xác để hóa nhộng. Chính vì vậy, ở công thức này không có sâu vào nhộng. 3. Tỷ lệ nhộng vũ hóa: Trong điều kiện phòng thí nghiệm, có khoảng 89% số nhộng ở công thức 3 vũ hóa thành bướm. Tỷ lệ này cao hơn hẳn so với công thức 1 và công thức 2. Giữa công thức 1 và công thức 2 thì tỷ lệ nhộng vũ hóa là tương tự nhau. Như vậy, xét về khả năng sống sót của sâu, công thức 3 là phù hợp hơn cả để nuôi sâu khoang. 3.1.4. Ảnh hưởng của các loại thức ăn nhân tạo đến khả năng sinh sản của bướm. Khả năng sinh sản của bướm cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng biểu hiện chất lượng của môi trường thức ăn. Thức ăn phù hợp sâu sinh trưởng tốt, vũ hóa tốt sẽ cho ra bướm khỏe, đẻ được ổ trứng nhiều và lớn, góp phần thuận lợi cho việc nhân nuôi sâu khoang số lượng lớn. Ngược lại thức ăn không phù hợp, sâu còi dẫn đến nhộng nhỏ, bướm nhỏ sẽ làm khả năng sinh sản của bướm thấp, ổ trứng ít và nhỏ. Kết quả khả năng sinh sản của bướm cái khi nuôi trên các môi trường thức ăn được ghi nhận trong bảng 3.5. Bảng 3. 5. Khả năng sinh sản của bướm. Công thức Số trứng đẻ (ổ/ trưởng thành cái) 1 6,43b ±0,90 2 4,79b ±0,67 3 10,34a ±2,35 4 0 Ghi chú: Số liệu được tính giá trị trung bình của các lần lặp lại ± SD trong cùng một hàng có cùng chữ theo sau thì khác biệt không ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5%. 43
  52. Đồ án tốt nghiệp Bảng kết quả 3.5 cho thấy: có sự khác biệt đáng kể về khả năng đẻ trứng của trưởng thành cái ở các công thức thí nghiệm. Khả năng đẻ trứng của trưởng thành cái ở công thức 3 (đậu trắng) trung bình là 10,34 ổ/ con cái và gấp 2,16 lần so với số ổ trứng mà bướm cái ở công thức 2 (đậu xanh và đậu nành) đẻ được (4,79 ổ trứng/ con cái). Khả năng đẻ trứng của bướm cái ở công thức 1 (đậu xanh và casein) là 6,43 ổ/ con cái, cao hơn so với công thức 2 (đậu xanh và đậu nành) nhưng vẫn thấp hơn công thức 3 (đậu trắng). Thực tế theo dõi cho thấy số ổ trứng đẻ/ ngày/ bướm cái ở công thức 3 cao hơn so với các công thức khác. Ngoài ra do trưởng thành cái ở công thức 3 sống lâu hơn nên số ổ trứng/ con cái cao hơn hẳn. Như vậy, nuôi sâu với thức ăn của công thức 3 giúp cho trưởng thành sinh sản tốt hơn hẳn so với các công thức còn lại. Tóm lại, trong số các công thức thức ăn nhân tạo khảo sát, công thức 3 là phù hợp nhất để nhân nuôi sâu khoang. Tuy nhiên, xét về hiệu quả kinh tế cần phải dựa vào chi phí thức ăn của các công thức. A B Hình 3. 6. Ổ trứng và sâu mới nở (A= ổ trứng, B = sâu mới nở) 44
  53. Đồ án tốt nghiệp Thời gian bảo quản thức ăn nhân tạo trong điều kiện nhiệt độ 3 - 50C là khoảng từ 7 - 10 ngày. Thời gian thay thức ăn cho sâu tính từ lúc mới thay lần đầu khoảng 3 - 4 ngày. Thức ăn tự nhiên rất khó đáp ứng đủ nhu cầu số lượng khi nuôi sâu số lượng lớn, đồng thời thức ăn tự nhiên rất mau bị hư hỏng, chiếm nhiều diện tích để bảo quản, thời gian bảo quản không được lâu. Khi sâu ở giai đoạn tuổi 1 - 2 thì khoảng 2 ngày thì thay thức ăn mới, khi sâu từ tuổi 3 trở đi phải thường xuyên thay đều đặn mỗi ngày, tốn nhiều chi phí và công sức thay sâu. Vì vậy sử dụng thức ăn nhân tạo thay thế thức ăn tự nhiên là rất lý tưởng trong quy trình nhân nuôi sâu khoang số lượng lớn phục vụ tạo chế phẩm NPV. Chi phí cho thức ăn nhân tạo nhân nuôi sâu khoang trên bốn loại cơ chất chính dùng làm thí nghiệm được trình bày bảng 3.8 Bảng 3. 6. Giá thành thức ăn nhân tạo nuôi sâu khoang (tính trên 1 mẻ thức ăn 500ml, thành phần MTTANT xem phụ lục B). Công thức CT4 Hóa chất CT1 CT2 CT3 (mầm lúa (đậu xanh) (đậu xanh) (đậu trắng) mì) Cơ chất chính (vnđ) 5.000 5.000 12.000 562.5 Cơ chất Đậu nành - 400 - 937.5 phụ (vnđ) Methyl – paraben (vnđ) 500 500 570 187.5 Sorbic acid (vnđ) 180 180 180 450 Men mì (vnđ) 1.300 1.300 3.900 - Ascorbic acid (vnđ) 200 200 300 231 Casein (vnđ) 1.936 - - - Tinh bột (vnđ) 6.000 Muối tổng hợp Wesson’s - - - 2.500 45
  54. Đồ án tốt nghiệp (vnđ) Choline (vnđ) - - - 587.5 Vitamin tổng hợp (vnđ) 7.924 7.924 - 67 Agar (vnđ) 3.040 3.040 1.672 3.562 Formalin 40% (vnđ) 150 150 300 150 Tổng cộng (vnđ) 20.230 18.694 24.922 9.235 Kết quả tính toán giá thành cho một mẻ thức ăn được trình bày ở bảng 3.6 cho thấy giá thành cho một mẻ thức ăn thấp nhất thuộc về công thức 4 (9.235 vnđ), thứ đến là công thức 2 (18.694 vnđ) rồi đến công thức 1 (20.230 vnđ) và cao nhất là công thức 3 (24.922 vnđ). Giá thành ở công thức 3 cao nhất là do chi phí của đậu trắng chiếm đến gần 50% giá thành thức ăn. Tuy giá thành cho một mẻ thức ăn của công thức 3 cao hơn so với các công thức còn lại nhưng cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thức ăn phù hợp cho sâu phát triển. Tỷ lệ sâu đạt đến tuổi 3 của công thức 3 cao hơn hẳn so với các công thức còn lại (bảng 3.4) nên chi phí thức ăn cho một sâu tuổi 3 lại thấp hơn so với công thức 2 và chỉ cao hơn công thức 1 khoảng 20 vnđ/ sâu. Công thức 4 có chi phí thấp nhưng tỷ lệ sâu sống thấp nên chi phí thức ăn/ sâu lại cao nhất (616 vnđ). Tuy chi phí thức ăn trên một sâu tuổi 3 của công thức 3 cao hơn so với công thức 1 là 20 vnđ/ sâu nhưng sâu ở công thức 3 lớn, khỏe hơn so với công thức 1 nên sinh viên khuyến cáo sử dụng công thức 3 để nuôi sâu khoang. Bảng 3. 7. Giá thành thức ăn nuôi sâu ở các công thức. Công thức Chi phí thức ăn/sâu tuổi 3 (vnđ) 1 450 2 492 3 470 4 616 46
  55. Đồ án tốt nghiệp 3.2. Ảnh hưởng của thức ăn đến hiệu quả sản xuất NPV sâu khoang. Thức ăn cho sâu cũng là một trong những yếu tố quan trọng gây ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất NPV. Thức ăn phù hợp sâu ăn nhiều đưa lượng virus vào cơ thể nhiều hơn. Trái lại thức ăn không phù hợp sâu ít ăn lượng virus không đủ để gây nhiễm cho sâu dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của các loại thức ăn đến việc sản xuất NPV được thể hiện lần lượt qua các bảng 3.8 và 3.9. Bảng 3. 8. Tỷ lệ (%) sâu chết do virus ở các ngày sau nhiễm. Công Tỷ lệ (%) sâu chết ở các ngày sâu nhiễm thức 3 5 7 9 11 35,56ns 48,89b 1 4,44ns ±7,70 20b ±6,67 51,11b ±13,88 ±15,40 ±16,78 26,67ab 28,89ns 35,56b 2 11,11ns ±19,24 46,67b ±13,34 ±13,34 ±13,88 ±13,88 60,00ns 84,45a 3 6,67ns ±6,66 48,89a ±15,40 84,45a ±16,78 ±29,10 ±16,78 Ghi chú: Tuổi sâu nhiễm: tuổi 3 Nồng độ lây nhiễm: 2 x 106 PIB/ml Bảng 3. 9. Hiệu lực diệt sâu. Công Hiệu lực diệt sâu thức 3 5 7 9 11 1 2,38ns ±4,12 18,25b ±4,32 32,70ns ±15,21 44,32b ±16,53 46,70b ±13,34 2 9,52ns±16,49 25,24b ±11,26 25,87ns ±11,43 29,49b ±13,23 41,74b ±12,67 3 4,60ns ±3,99 48,10a ±14,02 58,57ns ±29,72 83,33b ±17,97 83,33a ±17,97 Kết quả theo dõi tỷ lệ (%) sâu chết được trình bày ở bảng 3.8 cho thấy: Khi nhiễm trên công thức 3 sâu chết nhanh hơn và nhiều hơn so với các công thức 1 và 2. Điều này có thể lý giải là do sâu ăn nhiều, lượng virus đưa vào nhiều hơn nên sâu chết nhanh và nhiều hơn. Tương tự như tỷ lệ sâu chết, hiệu lực diệt sâu của NPV trên công thức 3 đạt cao nhất (83,33%) gấp 1,8 lần so với công thức 1 và 1,99 lần so với công thức 2. 47
  56. Đồ án tốt nghiệp Như vậy, xét về tỷ lệ (%) sâu chết do virus và hiệu lực diệt sâu thì công thức 3 (đậu trắng) là công thức thức ăn có ảnh hưởng tốt nhất đến hiệu quả sản xuất NPV sâu khoang trong 3 công thức. A B Hình 3. 7. Sâu chết do virus (A và B = sâu chết do virus). 48
  57. Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận. Công thức 3 (đậu nành) cho các kết quả chỉ tiêu sinh trưởng thích hợp cho nhân nuôi sâu khoang số lượng lớn với tỷ lệ sâu sống tuổi 3 đạt 75,33%; trọng lượng và kích thước sâu 10 ngày tuổi đạt lần lượt là 580 mg và 3,36 cm; thời gian phát dục của sâu và nhộng lần lượt là 13,87 ngày và 8,19 ngày; tỷ lệ sâu phát dục là 82,67%; tỷ lệ nhộng vũ hóa là 89,04%; khả năng đẻ trứng là 10,34 ổ trứng; tỷ lệ (%) sâu chết do virus đạt 84,45% (ngày nhiễm thứ 11) và hiệu lực diệt sâu đạt 83,33% (ngày nhiễm thứ 11). Trong 4 công thức thức ăn nhân tạo khảo sát, công thức 3 (đậu trắng) giúp sâu sinh trưởng và sinh sản tốt hơn cả. Thời gian phát dục của sâu non ngắn nhất khi nuôi trên công thức 3 (đậu trắng). Thời gian sống và khả năng sinh sản của trưởng thành cái cao nhất khi nuôi trên công thức 3 (đậu trắng). Công thức 3 với cơ chất chính là đậu trắng cho hiệu quả sản xuất NPV tốt nhất. 4.2. Kiến nghị. Khuyến cáo sử dụng công thức 3 (đậu trắng) làm thức ăn nhân tạo để nuôi sâu khoang và sản xuất NPV sâu khoang. Đánh giá hiệu quả của công thức 3 đối với sản xuất NPV ở phạm vi lớn hơn và quan tâm thêm tới sản lượng virus sâu. Khi tiến hành các nghiên cứu nhân nuôi sâu khoang nên cách ly triệt để với các nghiên cứu về virus NPV. Tiếp tục khảo sát thêm các chỉ tiêu vòng đời sâu khoang nhằm đánh giá lựa chọn MTTANT thích hợp. Ngoài cải tiến thành phần MTTANT, cần tiến hành thêm các nghiên cứu phương pháp nhân nuôi sâu khoang thích hợp nhằm phục vụ cho việc sản xuất chế phẩm NPV. 49
  58. Đồ án tốt nghiệp TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu trong nước. [1]. Phạm Thị Thùy Dương (2012), Nghiên cứu nhân nuôi sâu khoang (Spodoptera litura) số lượng lớn phục vụ tạo chế phẩm NPV. Đồ án tốt nghiệp, Trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh. [2]. Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004), Giáo trình Côn trùng Nông nghiệp, phần B: Côn trùng gây hại cây trồng chính ở Đồng bằng sông Cửu Long, Tủ sách Đại Học Cần Thơ. [3]. Nguyễn Đức Khiêm (2006), Giáo trình Côn trùng nông nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. [4]. Trần Văn Mão (2002), Sử dụng côn trùng và vi sinh vật có ích (Tập 2): Sử dụng vi sinh vật có ích, Giáo trình Đại học Lâm Nghiệp, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội. [5]. Ngô Trung Sơn (1998), Nghiên cứu sử dụng HaNPV trong phòng trừ tổng hợp sâu xanh hại bông tại Ninh Thuận. Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội. [6]. Phạm Thị Thùy (2004), Công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội. [7]. Quách Hải Trí ( 2011), Chọn lọc môi trường thức ăn nhân tạo nhân nuôi sâu khoang ( Spodoptera litura). Đồ án tốt nghiệp, Trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh. B. Tài liệu nước ngoài. [8]. Kelly, D. C. (1985), “Insect iridescent viruses”, Current Topics in Microbiology and Immunology, 116, 23 - 35. [9]. Kelly, D.C. (1982), The structure and physical characteristics of Baculovirus in viral insecticides for biological control, 76 – 85. 50
  59. Đồ án tốt nghiệp [10]. Knittel M. D. and A. Fairbrother (1987), “Effects of Temperature and pH on Survival of Free Nuclear Polyhedrosis Virus of Autographa californica”, Applied and Environmental Microbiology, pp. 2771 – 2773. [11]. Bergold, G.H. 1953. Insect virus – Advances in virus research, 91 – 132. [12]. Bergold, G. H. (1963a), “Fine structure of some insect viruses”, Journal Insect Pathology, 5, 111 - 128. [13]. Bergold, G. H. (1963b), “The molecular structure of some insect virus inclusion bodies”, Journal Ultrastructs. Res., 8, 360 - 378. [14]. Bullock, H.R. 1967, Persistence of Heliothis nuclear polyhedrosis virus on cotton foliage, 434 – 436. [15]. Kobayashi M., S. Inagaki and S. Kawase (1981), “Effect of high temperature on the development of nuclear polyhedrovirus in the silkworm, Bombyx”, J. Invertebr. Pathol 38, pp. 386 – 394. [16]. Sonia Elvira, Noelia Gorria, Delia Munoz, Trevor Williams and Primitivo Caballero( 2010), A Simplified Low-Cost Diet for Rearing Spodoptera exigua (Lepidoptera: Noctuidae) and Its Effect on S. Exigua Nucleopolyhedrovirus Production, J. Econ. Entomol. 103(I): 17-24. [17]. Szewczyk, B. L. Rabalski, E. Krol, W. Sihler and M. L. de Souza (2009), “Baculovirus biopesticides - a sfe alternative to chemical protection of plans”, Journal of Biopesticides, 2(2), pp. 209 – 216. [18]. Evans, H. F. (1986), “ The biology of Baculovirus” (eds Granados, R. R. and Federici, B. A.), CRC Press, Boca Raton, Fl, vol. II, pp. 89 - 132. [14]. Bud, H. M and M. D. Kelly (1980), “Nuclear polyhedrosis virus DNA infectious”, Micro- biologycal, 3, 103 - 108. [19]. Jayaraj (1985), “Symptoms and pathologies of insect diseases inMicrobial control and integrated pest management”, Tamil Nadu Agricultural University, Coimbatorem, India, p 30 - 33. 51
  60. Đồ án tốt nghiệp [20]. M.A.Sorour, O.Khamiss, A.S.Abd El-Wahab, M.A.K.El-Sheikh and S.Abul- Ela( 2011), An Economically Modified Semi-Synthetic Diet for Mass Rearing the Egyptian Cotton Leaf Worm Spodoptera littolaris, Academic Journal of Entomology 4 ( 3), 118- 120. [21]. Burgess. S.1977, Molecular weight of lepidoptera Baculovirus dans derivation by electron microscopy, 501 – 510. [22]. Summers, M. D., R. Engler, L. A. Falcon and P. V. Vail (Eds) (1975). Baculoviruses for Insect Pest Control: Safety Considerration. Amerrican Society of Microbiology, Washington. [23]. Johnson D. W., D. B. Boucias, C. S. Barfield, and G. E. Allen (1982), “A temperature dependent developmental model for a nucleopolyhedrosis virus of the velvetbean caterpillar, Anticarsia gemmatalis (Lepidoptera: Noctuidae)”, J. Invertebr. Pathol 40, pp. 292 - 298. [24]. Dimetry, N. Z ( 1970), A successful technique for mass rearing of the cotton leaf worm Spodoptera littoralis Boisd. on an artificial diet. Zeitschrift fur Angewandte Entomologie, Vol. 66 No. 4, 408- 411. C. Tài liệu Internet. [25]. Chi cục bảo vệ thực vật Tp. Hồ Chí Minh, Sâu khoang ( sâu an tạp), 09/ 2010, [26]. Lê Hữu Việt (2009), Khảo sát hiệu lực của protozoa, khả năng cộng hưởng giữa npv và protozoa, một số loại thuốc trừ sâu đối với sâu ăn tạp Spodoptera litura fab.trong điều kiện phòng thí nghiệm. Luận văn tốt nghiệp, trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, cua-protozoa-kha-nang-cong-huong-giua-npv-va-protozoa-mot-so-loai-thuoc-tru- sau-doi-voi-sau-an-tap-spodoptera-litura-fab-trong-dieu-kien-phong-thi-nghiem.htm 52
  61. Đồ án tốt nghiệp PHỤ LỤC A Hình ảnh minh họa trong quá trình thực hiện. Hình 1. Trứng sâu khoang lúc bướm mới đẻ. 53
  62. Đồ án tốt nghiệp Hình 2. Sâu khoang tuổi 1 nuôi trên thức ăn nhân tạo. Hình 3. Sâu nuôi trên lá thầu dầu. 54
  63. Đồ án tốt nghiệp Hình 4. Sâu nuôi tập thể trên thức ăn nhân tạo công thức 3. A B C Hình 5. Sâu nuôi trên các thức ăn nhân tạo đã quét virus (A = CT1 (Đậu xanh và casein), B = CT2 (Đậu nành và đậu xanh), C = CT3 (Đậu trắng)). 55
  64. Đồ án tốt nghiệp A B Hình 6. Nhộng và bướm sâu khoang ( A = nhộng, C = bướm). C D Hình 7. Sâu không hóa được nhộng và nhộng hư ( C = sâu không hóa được nhộng, D = nhộng hư). 56
  65. Đồ án tốt nghiệp E F Hình 8. Sâu khoang chết còi và sâu chết do nấm (E = sâu chết còi, F = sâu chết do nấm). 57
  66. Đồ án tốt nghiệp PHỤ LỤC B Thành phần môi trường thức ăn nhân tạo. Công thức 1: + Đậu xanh 150 g + Men bánh mì 15 g + Methyl paraben 2,5 g + Sorbic acid 1,5 g + Ascorbic acid 3 g + Vitamin tổng hợp 10 ml + Casein 3 g + Agar 12 g + Formaline 40% 2 ml + Nước cất 750 ml Công thức 2: + Đậu xanh 150 g + Men bánh mì 15 g + Methyl paraben 2,5 g + Sorbic acid 1,5 g + Ascorbic acid 3 g + Vitamin tổng hợp 10 ml + Đậu nành 10 g + Agar 12 g + Formaline 40% 2 ml + Nước cất 750 ml Công thức 3: + Đậu trắng 1000 g + Men bánh mì 150 g + Methyl paraben 9,5 g + Sorbic acid 5 g 58
  67. Đồ án tốt nghiệp + Ascorbic acid 15 g + Tinh bột 150 g + Agar 20 g + Formaline 40% 10 ml + Nước cất 2000 ml Công thức 4: + Mầm lúa mì 120 g + Đậu nành 25 g + Muối tổng hợp Wesson’s 8 g + Sorbic acid 4 g + Ascorbic acid 3,69 g + Methyl - paraben 1 g + Agar 15 g + Choline 0,94 g + Vitamin tổng hợp 0,09 g + Nước cất 800 ml 59
  68. Đồ án tốt nghiệp PHỤ LỤC C Bảng phân tích số liệu thô bằng Statgraphic Plus ❖ Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của một số công thức thức ăn nhân tạo đến sự tăng trưởng của sâu khoang. 1. Kích thước của sâu khoang ở ngày tuổi thứ 7. ANOVA Table for kich thuoc by cong thuc Analysis of Variance Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value Between groups 3.46674 3 1.15558 211.41 0.0000 Within groups 0.0437293 8 0.00546617 Total (Corr.) 3.51047 11 Multiple Range Tests for kich thuoc by cong thuc Method: 95.0 percent LSD cong thuc Count Mean Homogeneous Groups CT4 3 0.841333 X CT2 3 1.27 X CT1 3 1.78833 X CT3 3 2.27 X 60
  69. Đồ án tốt nghiệp 2. Kích thước của sâu khoang ở ngày tuổi thứ 8. ANOVA Table for kich thuoc by cong thuc Analysis of Variance Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value Between groups 5.39173 3 1.79724 171.17 0.0000 Within groups 0.0839973 8 0.0104997 Total (Corr.) 5.47573 11 Multiple Range Tests for kich thuoc by cong thuc Method: 95.0 percent LSD cong thuc Count Mean Homogeneous Groups CT4 3 0.831333 X CT2 3 1.307 X CT1 3 1.905 X CT3 3 2.62233 X 61
  70. Đồ án tốt nghiệp 3. Kích thước của sâu khoang ở ngày tuổi thứ 9. ANOVA Table for kich thuoc by cong thuc Analysis of Variance Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value Between groups 5.24522 3 1.74841 39.38 0.0000 Within groups 0.355151 8 0.0443939 Total (Corr.) 5.60037 11 Multiple Range Tests for kich thuoc by cong thuc Method: 95.0 percent LSD cong thuc Count Mean Homogeneous Groups CT4 3 1.09033 X CT2 3 1.432 X CT1 3 1.954 X CT3 3 2.84367 X 62
  71. Đồ án tốt nghiệp 4. Kích thước của sâu khoang ở ngày tuổi thứ 10. ANOVA Table for kich thuoc by cong thuc Analysis of Variance Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value Between groups 7.04505 3 2.34835 70.81 0.0000 Within groups 0.265327 8 0.0331659 Total (Corr.) 7.31037 11 Multiple Range Tests for kich thuoc by cong thuc Method: 95.0 percent LSD cong thuc Count Mean Homogeneous Groups CT4 3 1.34767 X CT2 3 1.711 X CT1 3 2.38667 X CT3 3 3.361 X 63
  72. Đồ án tốt nghiệp 6. Kích thước của sâu khoang ở ngày tuổi thứ 11. ANOVA Table for kich thuoc by cong thuc Analysis of Variance Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value Between groups 6.17186 3 2.05729 148.87 0.0000 Within groups 0.110558 8 0.0138198 Total (Corr.) 6.28241 11 Multiple Range Tests for kich thuoc by cong thuc Method: 95.0 percent LSD cong thuc Count Mean Homogeneous Groups CT4 3 1.3 X CT2 3 1.84567 X CT1 3 2.52867 X CT3 3 3.20767 X 64
  73. Đồ án tốt nghiệp 7. Trọng lượng của sâu khoang ở ngày tuổi thứ 7. ANOVA Table for trong luong by cong thuc Analysis of Variance Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value Between groups 0.0599483 3 0.0199828 70.81 0.0000 Within groups 0.000480667 8 0.0000600833 Total (Corr.) 0.0604289 11 Multiple Range Tests for trong luong by cong thuc Method: 95.0 percent LSD cong thuc Count Mean Homogeneous Groups CT4 3 0.00566667 X CT2 3 0.0403333 X CT1 3 0.0496667 X CT3 3 0.190667 X 65
  74. Đồ án tốt nghiệp 8. Trọng lượng sâu khoang ở ngày tuổi thứ 8. ANOVA Table for trong luong by cong thuc Analysis of Variance Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value Between groups 0.107667 3 0.035889 809.53 0.0000 Within groups 0.000354667 8 0.0000443333 Total (Corr.) 0.108022 11 Multiple Range Tests for trong luong by cong thuc Method: 95.0 percent LSD cong thuc Count Mean Homogeneous Groups CT4 3 0.014 X CT2 3 0.0476667 X CT1 3 0.11 X CT3 3 0.261 X 66
  75. Đồ án tốt nghiệp 9. Trọng lượng sâu khoang ở ngày tuổi thứ 9. ANOVA Table for trong luong by cong thuc Analysis of Variance Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value Between groups 0.305603 3 0.101868 150.45 0.0000 Within groups 0.00541667 8 0.000677083 Total (Corr.) 0.31102 11 Multiple Range Tests for trong luong by cong thuc Method: 95.0 percent LSD cong thuc Count Mean Homogeneous Groups CT4 3 0.025 X CT2 3 0.07 X CT1 3 0.149 X CT3 3 0.435333 X 67
  76. Đồ án tốt nghiệp 10. Trọng lượng sâu khoang ở ngày tuổi thứ 10. ANOVA Table for trong luong by cong thuc Analysis of Variance Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value Between groups 0.534047 3 0.178016 114.74 0.0000 Within groups 0.012412 8 0.0015515 Total (Corr.) 0.546459 11 Multiple Range Tests for trong luong by cong thuc Method: 95.0 percent LSD cong thuc Count Mean Homogeneous Groups CT4 3 0.0393333 X CT2 3 0.098 X CT1 3 0.201667 X CT3 3 0.581333 X 68
  77. Đồ án tốt nghiệp 11. Trọng lượng sâu khoang ở ngày tuổi thứ 11. ANOVA Table for trong luong by cong thuc Analysis of Variance Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value Between groups 0.451531 3 0.15051 286.01 0.0000 Within groups 0.00421 8 0.00052625 Total (Corr.) 0.455741 11 Multiple Range Tests for trong luong by cong thuc Method: 95.0 percent LSD cong thuc Count Mean Homogeneous Groups CT4 3 0.054 X CT2 3 0.138333 X CT1 3 0.251667 X CT3 3 0.565667 X 69
  78. Đồ án tốt nghiệp 12. Thời gian phát dục của pha sâu non. ANOVA Table for thoi gian sau non by cong thuc Analysis of Variance Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value Between groups 2.8158 2 1.4079 11.27 0.0093 Within groups 0.7498 6 0.124967 Total (Corr.) 3.5656 8 Multiple Range Tests for thoi gian sau non by cong thuc Method: 95.0 percent LSD cong thuc Count Mean Homogeneous Groups CT2 3 15.2 X CT1 3 14.82 X CT3 3 13.87 X 70
  79. Đồ án tốt nghiệp 13. Thời gian nhộng. ANOVA Table for thoi gian nhong by cong thuc Analysis of Variance Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value Between groups 0.0144667 2 0.00723333 1.81 0.2421 Within groups 0.0239333 6 0.00398889 Total (Corr.) 0.0384 8 Multiple Range Tests for thoi gian nhong by cong thuc Method: 95.0 percent LSD cong thuc Count Mean Homogeneous Groups CT2 3 8.27667 X CT1 3 8.27333 X CT3 3 8.19 X 71
  80. Đồ án tốt nghiệp 14. Thời gian sống của trưởng thành. ANOVA Table for thoi gian truong thanh song by cong thuc Analysis of Variance Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value Between groups 5.95069 2 2.97543 4.19 0.0726 Within groups 4.25987 6 0.709978 Total (Corr.) 10.2106 8 Multiple Range Tests for thoi gian truong thanh song by cong thuc Method: 95.0 percent LSD cong thuc Count Mean Homogeneous Groups CT3 3 7.94 X CT1 3 7.07 XX CT2 3 5.95333 X 72
  81. Đồ án tốt nghiệp 15. Tỷ lệ sâu sống đến tuổi 3 ở các công thức thức ăn. ANOVA Table for ty le sau song tuoi 3 by cong thuc Analysis of Variance Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value Between groups 6716.33 3 2238.78 220.21 0.0000 Within groups 81.3333 8 10.1667 Total (Corr.) 6797.67 11 Multiple Range Tests for ty le sau song tuoi 3 by cong thuc Method: 95.0 percent LSD cong thuc Count Mean Homogeneous Groups CT4 3 25.0 X CT2 3 64.0 X CT1 3 75.3333 X CT3 3 88.3333 X 73
  82. Đồ án tốt nghiệp 16. Tỷ lệ sâu vào nhộng. ANOVA Table for ty le sau vao nhong by cong thuc Analysis of Variance Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value Between groups 1550.89 2 775.444 23.19 0.0015 Within groups 200.667 6 33.44444 Total (Corr.) 1751.56 8 Multiple Range Tests for ty le sau vao nhong by cong thuc Method: 95.0 percent LSD cong thuc Count Mean Homogeneous Groups CT2 3 51.0 X CT1 3 62.0 X CT3 3 82.6667 X 74
  83. Đồ án tốt nghiệp 17. Tỷ lệ nhộng vũ hóa. ANOVA Table for ty le nhong vu hoa by cong thuc Analysis of Variance Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value Between groups 412.82 2 206.41 12.54 0.0072 Within groups 98.7463 6 16.4577 Total (Corr.) 511.567 8 Multiple Range Tests for ty le nhong vu hoa by cong thuc Method: 95.0 percent LSD cong thuc Count Mean Homogeneous Groups CT2 3 72.5467 X CT1 3 79.22 X CT3 3 89.0367 X 75
  84. Đồ án tốt nghiệp 18. Khả năng sinh sản của bướm. ANOVA Table for so o trung by cong thuc Analysis of Variance Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value Between groups 48.7021 2 24.351 10.81 0.0103 Within groups 13.5213 6 2.25356 Total (Corr.) 62.2234 Multiple Range Tests for so o trung by cong thuc Method: 95.0 percent LSD cong thuc Count Mean Homogeneous Groups CT2 3 4.79 X CT1 3 6.43333 X CT3 3 10.3367 X 76
  85. Đồ án tốt nghiệp 19. Tỷ lệ sâu chết do virus ở ngày nhiễm thứ 3. ANOVA Table for ty le sau chet by cong thuc Analysis of Variance Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value Between groups 69.1309 2 34.5654 0.22 0.8096 Within groups 947.896 6 157.983 Total (Corr.) 1017.03 8 Multiple Range Tests for ty le sau chet by cong thuc Method: 95.0 percent LSD cong thuc Count Mean Homogeneous Groups CT1 3 4.44333 X CT3 3 6.66667 X CT2 3 11.11 X 77
  86. Đồ án tốt nghiệp 20. Tỷ lệ sâu chết do virus ở ngày nhiễm thứ 5. ANOVA Table for ty le sau chet by cong thuc Analysis of Variance Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value Between groups 1372.95 2 686.477 4.48 0.0644 Within groups 918.815 6 153.136 Total (Corr.) 2291.77 8 Multiple Range Tests for ty le sau chet by cong thuc Method: 95.0 percent LSD cong thuc Count Mean Homogeneous Groups CT1 3 20.0 X CT2 3 26.6667 XX CT3 3 48.89 X 78
  87. Đồ án tốt nghiệp 21. Tỷ lệ sâu chết do virus ở ngày nhiễm thứ 7. ANOVA Table for ty le sau chet by cong thuc Analysis of Variance Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value Between groups 1610.0 2 805.002 1.90 0.2301 Within groups 2547.67 6 424.612 Total (Corr.) 4157.68 8 Multiple Range Tests for ty le sau chet by cong thuc Method: 95.0 percent LSD cong thuc Count Mean Homogeneous Groups CT2 3 28.8867 X CT1 3 35.5567 X CT3 3 60.0 X 79
  88. Đồ án tốt nghiệp 22. Tỷ lệ sâu chết do virus ở ngày nhiễm thứ 9. ANOVA Table for ty le sau chet by cong thuc Analysis of Variance Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value Between groups 3822.29 2 1916.14 7.61 0.0226 Within groups 1511.29 6 251.881 Total (Corr.) 5343.58 8 Multiple Range Tests for ty le sau chet by cong thuc Method: 95.0 percent LSD cong thuc Count Mean Homogeneous Groups CT2 3 35.5567 X CT1 3 48.89 X CT3 3 84.4467 X 80
  89. Đồ án tốt nghiệp 23. Tỷ lệ sâu chết do virus ở ngỳ nhiễm thứ 11. ANOVA Table for ty le sau chet by cong thuc Analysis of Variance Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value Between groups 2258.21 2 1279.11 5.89 0.0385 Within groups 1303.76 6 217.294 Total (Corr.) 3861.98 8 Multiple Range Tests for ty le sau chet by cong thuc Method: 95.0 percent LSD cong thuc Count Mean Homogeneous Groups CT2 3 46.6667 X CT1 3 51.1133 X CT3 3 84.4467 X 81
  90. Đồ án tốt nghiệp 24. Hiệu lực diệt sâu ở ngày nhiễm thứ 3. ANOVA Table for hieu luc diet sau by cong thuc Analysis of Variance Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value Between groups 80.1768 2 40.0884 0.39 0.6904 Within groups 610.046 6 101.674 Total (Corr.) 690.223 8 Multiple Range Tests for hieu luc diet sau by cong thuc Method: 95.0 percent LSD cong thuc Count Mean Homogeneous Groups CT1 3 2.38 X CT3 3 4.60333 X CT2 3 9.52333 X 82
  91. Đồ án tốt nghiệp 25. Hiệu lực diệt sâu ở ngày nhiễm thứ 5. ANOVA Table for hieu luc diet sau by cong thuc Analysis of Variance Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value Between groups 1461.97 2 730.986 6.41 0.0324 Within groups 684.231 6 114.039 Total (Corr.) 2146.2 8 Multiple Range Tests for hieu luc diet sau by cong thuc Method: 95.0 percent LSD cong thuc Count Mean Homogeneous Groups CT1 3 18.2533 X CT2 3 25.2367 X CT3 3 48.0967 X 83
  92. Đồ án tốt nghiệp 26. Hiệu lực diệt sâu ở ngày nhiễm thứ 7. ANOVA Table for hieu luc diet sau by cong thuc Analysis of Variance Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value Between groups 1785.59 2 892.793 2.15 0.1977 Within groups 2491.48 6 415.247 Total (Corr.) 4277.07 8 Multiple Range Tests for hieu luc diet sau by cong thuc Method: 95.0 percent LSD cong thuc Count Mean Homogeneous Groups CT2 3 25.87 X CT1 3 32.7 X CT3 3 58.5733 X 84
  93. Đồ án tốt nghiệp 27. Hiệu lực diệt sâu ở ngày nhiễm thứ 9. ANOVA Table for hieu luc diet sau by cong thuc Analysis of Variance Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value Between groups 4641.37 2 2320.69 9.02 0.0155 Within groups 1542.99 6 257.164 Total (Corr.) 6184.36 8 Multiple Range Tests for hieu luc diet sau by cong thuc Method: 95.0 percent LSD cong thuc Count Mean Homogeneous Groups CT2 3 29.4867 X CT1 3 44.3233 X CT3 3 83.3333 X 85
  94. Đồ án tốt nghiệp 28. Hiệu lực sâu ở ngày nhiễm thứ 11. ANOVA Table for hieu luc diet sau by cong thuc Analysis of Variance Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value Between groups 3094.85 2 1547.42 7.02 0.0269 Within groups 1322.94 6 220.49 Total (Corr.) 4417.78 8 Multiple Range Tests for hieu luc diet sau by cong thuc Method: 95.0 percent LSD cong thuc Count Mean Homogeneous Groups CT2 3 41.7567 X CT1 3 46.7033 X CT3 3 83.3333 X 86
  95. Đồ án tốt nghiệp 87
  96. Đồ án tốt nghiệp 1