Khóa luận Đánh giá hiện trạng nước thải Nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên

pdf 57 trang thiennha21 13/04/2022 2640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiện trạng nước thải Nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hien_trang_nuoc_thai_nha_may_kem_dien_pha.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiện trạng nước thải Nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN THỊ HẢI YẾN ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC THẢI NHÀ MÁY KẼM ĐIỆN PHÂN THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Khoa học Môi Trường Khoa: Môi Trường Khóa học: 2014 - 2018 Thái Nguyên – năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN THỊ HẢI YẾN ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC THẢI NHÀ MÁY KẼM ĐIỆN PHÂN THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Khoa học Môi Trường Lớp: N03 Khoa: Môi Trường Khóa học: 2014 - 2018 Giảng viên hướng dẫn: TS. Dư Ngọc Thành Thái Nguyên – năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là khoảng thời gian quan trọng trong cả quá trình đào tạo của sinh viên trong các trường Đại học, giai đoạn này giúp sinh viên bước đầu tiếp cận với việc nghiên cứu khoa học và để sinh viên củng cố, hệ thống hoá lại những gì đã học vận dụng vào thực tế, đồng thời sẽ giúp sinh viên học hỏi, trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân và xây dựng tác phong làm việc đúng đắn để phục vụ cho việc học tập và làm việc sau này. Được sự nhất trí của Ban Giám hiệu Nhà trường, Ban Chủ nhiệm khoa Môi trường - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, em đã tiến hành thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Đánh giá hiện trạng nước thải Nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên”. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khoá luận em đã nhận được sự quan tâm hướng dẫn của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài nhà trường. Trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu Nhà trường, Ban Chủ nhiệm khoa Môi trường - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, cùng toàn thể thầy cô đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong thời gian học tập và rèn luyện tại trường, đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Phòng An toàn môi trường - Công ty Cổ phần Kim loại màu Thái Nguyên - Vimico đã tạo mọi điều kiện cho em đến thực tập và hoàn thành khoá luận. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Dư Ngọc Thành - Giảng viên khoa Môi trường - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình làm khoá luận. Cuối cùng em xin được bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè là chỗ dựa vững chắc, là nguồn động viên, khuyến khích, tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành khoá luận. Thái Nguyên, tháng 12 năm 2019 Sinh viên Trần Thị Hải Yến
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Phương pháp phân tích mẫu nước 12 Bảng 4.1. Nguồn gốc ô nhiễm ô nhiễm môi trường nước và chất ô nhiễm chỉ thị 32 Bảng 4.2.Thông số của các máy móc, thiết bị của hệ thống xử lý nước thải (công suất 500 m3/ngày) 36 Bảng 4.3. Các công trình của hệ thống xử lý nước thải 37 Bảng 4.4. Kết quả đo và phân tích mẫu nước thải sản xuất nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên sau xử lý đợt 1, năm 2018 40 Bảng 4.5. Kết quả đo và phân tích mẫu nước thải sản xuất nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên đợt 2 sau khi qua hệ thống xử lý của nhà máy và trước khi chảy vào hệ thống xử lý của khu công nghiệp, năm 2018 41 Bảng 4.6. Kết quả đo và phân tích mẫu nước thải sản xuất nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên đợt 3, năm 2018 43 Bảng 4.7. Kết quả đo và phân tích mẫu nước thải sản xuất nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên sau hệ thống xử lý đợt 4, năm 2018 44
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Sơ đồ vị trí nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên 14 Hình 4.2. Lưu trình công nghệ thiêu lớp sôi tinh quặng kẽm sulfua 19 Hình 4.3. Sơ đồ hòa tách kẽm oxit thiêu 21 Hình 4.4. Sơ đồ công nghệ hòa tách tinh quặng kẽm sulfua thiêu 23 Hình 4.5. Sơ đồ công nghệ làm sạch dung dịch 25 Hình 4.6. Sơ đồ công nghệ điện phân 27 Hình 4.7. Sơ đồ công nghệ nấu đúc 29 Hình 4.8. Sơ đồ sản xuất axit sunfuric 30 Hình 4.9. Sơ đồ tổ chức của nhà máy 31 Hình 4.10. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải 35
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BOD Biochemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy sinh hoá) COD Chemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy hoá học) QCVN Quy chuẩn Việt Nam TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam KCN Khu công nghiệp ATMT An toàn môi trường BCH Ban chấp hành TNHH Trách nhiệm hữu hạn CNVC-LĐ Công nhân viên chức lao động ĐTM Đánh giá tác động môi trường
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Cơ sở khoa học 3 2.1.1. Một số khái niệm 3 2.1.2. Cơ sở pháp lý 5 2.1.3. Cơ sở lý luận 6 2.2. Hiện trạng môi trường nước trên thế giới và ở Việt Nam 8 2.2.1. Hiện trạng môi trường nước trên thế giới 8 2.2.2. Hiện trạng môi trường nước ở Việt Nam 10 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 11 3.3. Nội dung nghiên cứu 11 3.4. Phương pháp nghiên cứu 11 3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp 11 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu và chỉ tiêu theo dõi 11 3.4.3. Phương pháp phân tích 12
  8. vi 3.4.4. Phương pháp so sánh 12 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 13 4.1. Tổng quan về nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên – Công ty Cổ phần Kim loại màu Thái Nguyên 13 4.1.1. Vị trí địa lý 13 4.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 14 4.1.3. Công nghệ sản xuất 17 4.1.4. Cơ cấu tổ chức lao động của nhà máy 31 4.1.5. Hiện trạng nước thải và quy trình xử lý nước thải của nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên 32 4.2. Đánh giá hiện trạng nước thải của nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên 40 4.2.1. Hiện trạng nước thải nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên đợt 1, năm 2018.40 4.2.2. Hiện trạng nước thải nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên đợt 2, năm 2018 41 4.2.3. Hiện trạng nước thải nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên đợt 3, năm 2018.42 4.2.4. Hiện trạng nước thải nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên đợt 4, năm 2018.44 4.3. Một số định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nước thải của nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên. 45 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47 5.1. Kết luận 47 5.2. Kiến nghị 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
  9. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Nước là yếu tố chủ yếu của hệ sinh thái, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống trên Trái Đất. Ở đâu có nước, ở đó có sự sống. Với vai trò đặc biệt quan trọng như vậy, nước được xem như là huyết mạch, nhu cầu cơ bản của sự sống trên Trái Đất. Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá nhưng không phải là vô tận. Ngày nay cùng với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và sự bùng nổ dân số làm gia tăng ô nhiễm các nguồn nước. Ở Việt Nam nước thải nói chung và nước thải công nghiệp nói riêng có độ ô nhiễm cao, mùi rất khó chịu, giàu chất hữu cơ, kim loại nặng, dầu mỡ, chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh Các thành phần này không những khó xử lý mà còn độc hại đối với con người và môi trường sinh thái. Quy mô hoạt động sản xuất càng lớn thì lượng nước càng nhiều, kéo theo lượng xả thải cũng càng nhiều. Bên cạnh đó, các thành phần khác trong nước thải công nghiệp tuy không phải là nguy hiểm nhưng nếu quá nhiều và không được xử lý đúng cách cũng là mối đe dọa lớn đối với nguồn nước và môi trường. Nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên là đơn vị thành viên của Công ty Cổ phần Kim loại màu Thái Nguyên - Vimico, với những ngành nghề kinh doanh: sản xuất các sản phẩm kẽm kim loại, axit sulphuaric, các nguyên tố cộng sinh, đồng, cadimi xốp, chì. Ngay từ khi đi vào hoạt động, nhà máy đã có nhiều thành tích trong sản xuất và xây dựng đội ngũ cán bộ. Điều đáng tự hào là dù trong hoàn cảnh khó khăn nào nhà máy cũng liên tục giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên cũng có tác động đến môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng. Xuất phát từ thực tế trên em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng nước thải Nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên”.
  10. 2 1.2. Mục tiêu của đề tài - Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải tại nhà máy - Đánh giá được hiện trạng nước thải của nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên sau khi qua hệ thống xử lý. - Đề xuất một số biện pháp xử lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm đối với môi trường nước. 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: + Giúp bản thân em có cơ hội tiếp cận với phương pháp nghiên cứu khoa học. + Vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế và rèn luyện về kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu, tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế. -Ý nghĩa trong thực tiễn: + Đánh giá được hiện trạng môi trường nước thải sau khi xử lý qua hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên. Từ đó tăng cường trách nhiệm của ban lãnh đạo nhà máy trước hoạt động tác động đến môi trường, có những hoạt động tích cực trong việc xử lý nước thải. + Cảnh báo nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm suy thoái môi trường nước do nước thải gây ra, ngăn ngừa và giảm thiểu ảnh hưởng của nước thải đến môi trường, bảo vệ sức khỏe của người dân khu vực quanh phân xưởng.
  11. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Một số khái niệm - Khái niệm về môi trường: Theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường 2014: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.” - Khái niệm về ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. - Khái niệm về ô nhiễm nước: Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật - Khái niệm về đánh giá chất lượng nước: Theo Escap (1994), chất lượng nước được đánh giá bởi các thông số, chỉ tiêu đó là: + Các thông số lý học, ví dụ như: Nhiệt độ: nhiệt độ tác động tới các quá trình sinh hoá diễn ra trong nguồn nước tự nhiên. Sự thay đổi về nhiệt kéo theo các thay đổi về chất lượng nước, tốc độ, dạng phân huỷ các hợp chất hữu cơ, nồng độ oxy hoà tan. pH: là chỉ số thể hiện độ axit hay bazơ của nước, là yếu tố môi trường ảnh hưởng tới tốc độ phát triển và sự giới hạn phát triển của vi sinh vật trong nước. Trong lĩnh vực cấp nước, pH là yếu tố phải xem xét trong quá trình đông tụ hoá học, sát trùng, làm mềm nước, kiểm soát sự ăn mòn. Trong hệ thống xử lý nước thải bằng quá trình sinh học thì pH phải được khống chế trong phạm vi thích hợp đối với các loà vi sinh vật có liên quan, pH là yêu tố môi trường ảnh hưởng tới tốc độ phát triển và giới hạn sự phát triển của vi sinh vật trong nước.
  12. 4 + Các thông số hoá học ví dụ như: BOD: là lượng oxy cần thiết cung cấp để vi sinh vật phân huỷ các chất hữu cơ trong điều kiện chuẩn về nhiệt độ và thời gian. COD: là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước. Nitrat: là sản phẩm cuối cùng của sự phân huỷ các chất có chứa Nitơ trong nước thải. Các yếu tố kim loại nặng: Các kim loại nặng là những yếu tố mà tỉ trọng của chúng bằng hoặc lớn hơn 5 như: Asen, Cadimi, Fe, Mn ở hàm lượng nhỏ nhất định chúng cần cho sự phát triển và sinh trưởng của động, thực vật nhưng khi hàm lượng tăng thì chúng sẽ trở thành độc hại đối với sinh vật và con người thông qua chuỗi mắt xích thức ăn. + Các thông số sinh học, ví dụ như: Colifom: là nhóm vi sinh vật quan trọng trong chỉ thị môi trường, xác định mức độ ô nhiễm về mặt sinh học của nguồn nước. - Khái niệm về nước thải. Nước thải là nước đã được thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trong một quá trình công nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó. Người ta còn định nghĩa nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng. - Khái niệm về nguồn nước thải: Thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng. Đó cũng là cơ sở trong việc lựa chọn các biện pháp giải quyết hoặc công nghệ xử lý: + Nước thải sinh hoạt: là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt động thương mại, khu vực công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác. + Nước thải công nghiệp (hay còn gọi là nước thải sản xuất): là nước thải từ các nhà máy đang hoạt động hoặc trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu.
  13. 5 + Nước thấm qua: là lượng nước thấm vào hệ thống ống bằng nhiều cách khác nhau, qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành hố ga hay hố xí. + Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem như nước thải tự nhiên ở những thành phố hiện đại, chúng được thu gom theo hệ thống riêng. + Nước thải đô thị: nước thải đô thị là một thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệ thống cống thoát của một thành phố, thị xã; đó là hỗn hợp của các loại nước thải trên. 2.1.2. Cơ sở pháp lý - Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014. - Luật Tài nguyên nước năm 2012. - Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường; - Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; - Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường; - Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; - Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại; - Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01/9/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước mặt lục địa; - Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT hướng dẫn về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản có hiệu lực từ ngày 17/08/2015.
  14. 6 - Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT hướng dẫn về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có hiệu lực từ ngày 17/08/2015 thay thế thông tư số 08/2009/TT-BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 08-MT: 2015/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. - Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 09-MT:2015/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất. - Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 14:2015/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. - Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 40:2011/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp. 2.1.3. Cơ sở lý luận 2.1.3.1. Tổng quan về nước thải công nghiệp Sự ra đời và hoạt động của các KCN gắn liền với việc tiêu thụ một lượng nước và thải ra môi trường lượng nước thải rất lớn có mức độ ô nhiễm cao. Tuy nhiên, cho đến nay phần lớn các KCN ở nước ta đều chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung hoàn chỉnh và vận hành đúng quy trình, chỉ một số ít KCN có trạm xử lý nước thải tập trung. Hầu hết nước thải của các nhà máy, xí nghiệp trong các KCN đều chưa được xử lý đúng mức trước khi thải ra môi trường xung quanh hoặc thải vào mạng lưới thoát nước chung. Kết quả là tải lượng ô nhiễm trên hệ thống các nguồn tiếp nhận ngày một gia tăng do khả năng tự làm sạch của nguồn có giới hạn. Do vậy nguồn nước trên các sông rạch xung quanh hoạt động của những KCN có dấu hiệu ô nhiễm và một vài kênh rạch đã bị ô nhiễm nặng, không còn đảm bảo cho bất cứ mục đích sử dụng nào. Nghiên cứu và tìm ra các giải pháp xử lý nước thải công nghiệp là một vấn đề cấp thiết với tất cả mọi người nhằm giảm thiểu và xử lý lượng nước thải ô nhiễm. Nước thải công nghiệp phát sinh từ các quá trình sản xuất, thương mại, khai khoáng, các hoạt động tại khu công nghiệp, bao gồm nước thải chảy bề mặt và nước thải rỉ từ các khu tiếp nhận rác thải và kho lưu trữ hàng thương mại, công nghiệp và tất cả các loại nước thải khác.
  15. 7 2.1.3.2. Thành phần và tính chất của nước thải công nghiệp Tính chất của nước thải công nhiệp rất đa dạng do thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm rất khác nhau. Nước thải từ các loại hình công nghiệp như: hóa dầu, chế biến thực phẩm, bia rượu và hóa chất thường có hàm lượng các hợp chât hữu cơ lớn, chỉ số BOD, chất rắn lơ lửng và chất rắn hòa tan cao, độ PH, mùi và các hợp chất sunfua thường hay biến đổi. Nước thải của các nhà máy hóa chất thường chứa nhiều các hóa chất độc hại, có hại đối với các vi sinh vật trong nước, ngay cả khi các loại chất độc này tồn tại với nồng độ nhỏ trong nước. Nước thải công nghiệp có những biểu hiện đặc trưng sau: - Tính chất vật lý: Màu sắc: Màu thực của nước là màu tạo ra do các chất hòa tan hoặc ở dạng hạt keo. Màu bên ngoài còn gọi là độ màu biểu kiến của nước, là màu do các chất lơ lửng trong nước tạo nên. Trong thực tế, người ta chỉ xác định màu thực của nước, nghĩa là sau khi đã lọc bỏ các chất không tan. Màu của nước thải mới có màu nâu hơi sáng, tuy nhiên thường có màu xám vẩn đục. Màu sắc của nước thải sẽ thay đổi đáng kể nếu như bị nhiễm khuẩn, khi đó sẽ có màu đen tối. Mùi: Trong nước thải, mùi xuất hiện do các khí sinh ra trong quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ hay do một số chất được đưa thêm vào. Nhiệt độ: Nhiệt độ của nước thải thường cao hơn so với nguồn nước sạch ban đầu, do có sự gia nhiệt vào nước từ các dụng cụ và máy móc sản xuất. Lưu lượng: Là thể tích thực của nước thải, có đơn vị m3/ngày đêm. Lưu lượng nước thải phụ thuộc vào: loại hình, công nghệ sản xuất, loại và thành phần nguyên vật liệu, công suất nhà máy, Công nghệ sản xuất ảnh hưởng lớn đến lượng nước tiêu thụ, lượng nước thải tạo thành, chế độ xả thải và thành phần tính chất nước thải. Áp dụng công nghệ tiên tiến và trang thiết bị càng hiện đại, lượng nước sử dụng sẽ giảm đi rất nhiều.
  16. 8 - Tính chất hóa học: Tính chất hóa học của nước thải được thể hiện qua các một số thông số đặc trưng như độ kiềm, nhu cầu oxi sinh hóa, nhu cầu oxi hóa học, các chất khí hòa tan, các hợp chất N, - Đặc điểm sinh vật, vi sinh vật và độc tính sinh thái: Đặc điểm sinh vật, vi sinh vật: Tế bào vi sinh vật hình thành từ chất hữu cơ, nên tập hợp vi sinh có thể coi là một phần của tổng hợp chất hữu cơ trong nước thải. Phần này sống, hoạt động, tăng trưởng để phân hủy phần hữu cơ còn lại của nước thải. Vi sinh trong nước thải thường được phân biệt theo hình dạng. Vi sinh xử lý nước thải có thể chia thành 3 nhóm: vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh. Nước thải có chứa nhiều vi sinh vật, trong đó có nhiều vi sinh vật gây hại, các loại trứng giun. Người ta xác định sự tồn tại của 1 loại vi khuẩn đặc biệt là trược khuẩn coli để đánh giá độ bẩn sinh học của nước thải, xác định bằng tổng coliform. Nhóm coliform là nhóm vi sinh quan trọng nhất trong việc đánh giá vệ sinh nguồn nước và có đầy đủ các tiêu chuẩn của loại vi sinh chỉ thị lý tưởng. Chúng có thể được xác định trong điều kiện thực địa và việc xác định coliform dễ dàng hơn xác định các vi sinh chỉ thị khác. Độc tính sinh thái: Các chất và hữu cơ có độc tính cao thường là các chất bền vững, khó bị vi sinh phân hủy. Một số có tác dụng tích lũy và tồn lưu lâu dài trong môi trường và trong cơ thể thủy sinh vật nên gây ô nhiễm lâu dài, đồng thời tác hại đến hệ sinh thái nước, đó là chất policlophenol (PCP), policlobiphenyl (PCB), các hydrocacbon đa vòng ngưng tụ, hợp chất dị vòng N hoặc O. Các chất này thường có trong nước thải công nghiệp và nguồn nước các vùng nông, lâm nghiệp sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng, diệt cỏ. 2.2. Hiện trạng môi trường nước trên thế giới và ở Việt Nam 2.2.1. Hiện trạng môi trường nước trên thế giới Ngày Nước Thế giới năm 2018 có chủ đề “Nước với thiên nhiên” với mong muốn tìm kiếm các giải pháp dựa vào tự nhiên để giải quyết, ứng phó kịp thời với những thách thức về nguồn nước.
  17. 9 Nhu cầu sử dụng nước Hiện nay, có khoảng 2,1 tỷ người không được tiếp cận các dịch vụ về nước uống bảo đảm an toàn. Đến năm 2050, dân số thế giới sẽ tăng khoảng 2 tỷ người và nhu cầu về nước toàn cầu có thể lên tới 30% so với hiện nay. Nông nghiệp hiện sử dụng khoảng 70% lượng nước toàn cầu, chủ yếu là để tưới tiêu - con số này sẽ tăng lên ở các vùng có áp lực nước cao và mật độ dân số cao. Ngành công nghiệp chiếm 20% tổng nhu cầu sử dụng nước, chủ yếu là dùng trong ngành công nghiệp năng lượng và sản xuất. 10% còn lại sử dụng cho sinh hoạt - tỷ lệ sử dụng nước uống chỉ nhỏ hơn 1%. Ngày nay, khoảng 1,9 tỷ người sống trong các khu vực khan hiếm nước. Đến năm 2050, con số này có thể tăng lên khoảng 3 tỷ người. Chất lượng nước Trên toàn cầu, hơn 80% lượng nước thải do xã hội tạo ra trở lại môi trường tự nhiên mà không cần xử lý hoặc được đem đi tái sử dụng. Khí hậu và Môi trường Dự kiến số người có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt tăng từ 1,2 tỷ tại thời điểm này lên khoảng 1,6 tỷ năm 2050 – chiếm gần 20% dân số thế giới. Ngày nay, khoảng 1,8 tỷ người bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái đất và sa mạc hoá. Ít nhất 65% diện tích đất bị mất hoặc ở trạng thái thoái hoá. Khoảng 64-71% diện tích đất ngập nước tự nhiên đã biến mất từ năm 1900 do các hoạt động của con người. Sự xói mòn đất trồng trọt mang đi từ 25 đến 40 tỷ tấn đất mặt hàng năm, điều này gây ảnh hưởng và làm giảm đáng kể sản lượng cây trồng cũng như khả năng hấp thụ nước, carbon và chất dinh dưỡng của đất. Dòng chảy tràn, dòng chảy lũ cũng chứa một lượng lớn nitơ và phốt pho, cũng là một đóng góp chính cho ô nhiễm nguồn nước [1].
  18. 10 2.2.2. Hiện trạng môi trường nước ở Việt Nam Với mục tiêu đẩy mạnh phát triển công nghiệp trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài nhằm phát triển đất nước theo định hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, từ năm 1991, chính phủ Việt Nam chủ trương xây dựng và phát triển các khu công nghiệp (KCN), các khu chế xuất (KCX). Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, quá trình phát triển công nghiệp nói chung và hệ thống các KCN nói riêng Ở Việt Nam đang tạo ra nhiều thách thức lớn về ô nhiễm môi trường do chất thải rắn, nước thải và khí thải công nghiệp. Theo báo cáo giám sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, tỉ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung ở một số địa phương rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 - 20%, như tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Vĩnh Phúc. Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng hầu như không vận hành vì để giảm chi phí. Đến nay, mới có 60 khu công nghiệp đã hoạt động có trạm xử lý nước thải tập trung (chiếm 42% số khu công nghiệp đã vận hành) và 20 khu công nghiệp đang xây dựng trạm xử lý nước thải. Bình quân mỗi ngày, các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải độc hại khác. Dọc lưu vực sông Đồng Nai, có 56 khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động nhưng chỉ có 21 khu có hệ thống xử lý nước thải tập trung, số còn lại đều xả trực tiếp vào nguồn nước, gây tác động xấu đến chất lượng nước các nguồn tiếp nhận Có nơi, hoạt động của các nhà máy trong khu công nghiệp đã phá vỡ hệ thống thủy lợi, tạo ra những cánh đồng hạn hán, ngập úng và ô nghiễm nguồn nước tưới, gây trở ngại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân.
  19. 11 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nước thải của nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên - Công ty Cổ phần Kim loại màu Thái Nguyên - Phạm vi nghiên cứu: Nước thải của nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên – Công ty Cổ phần Kim loại màu Thái Nguyên 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên – Công ty Cổ phần Kim loại màu Thái Nguyên - Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 16/9/2018 - 30/12/2018 3.3. Nội dung nghiên cứu - Tổng quan về nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên - Công ty Cổ phần Kim loại màu Thái Nguyên - Đánh giá hiện trạng nước thải của nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên - Công ty Cổ phần Kim loại màu Thái Nguyên - Một số định hướng và giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước do nước thải nhà máy gây ra. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp Thu thập tài liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên Thông qua báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường tại Công ty Cổ phần kim loại màu Thái Nguyên, các số liệu tại Phòng ATMT Công ty, Chi cục bảo vệ môi trường, Cục Thống kê Thái Nguyên 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu và chỉ tiêu theo dõi - Đề tài tiến hành lấy mẫu nước thải sau hệ thống xử lý theo 4 đợt quan trắc và tiến hành theo dõi các chỉ tiêu sau: pH, BOD5, COD, Cd, Pb, Cu, Zn, Mn, Fe, + NH4 -N và coliform. - Phương pháp lấy mẫu: Theo TCVN
  20. 12 - Mẫu được bảo quản và phân tích tại Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên 3.4.3. Phương pháp phân tích Bảng 3.1. Phương pháp phân tích mẫu nước TT Loại mẫu Phương pháp phân tích 1 pH TCVN 6492:2011 2 BOD5 SMEWW 5210B-2012 3 COD SMEWW 5220D-2012 4 Cd, Pb, Cu, Mn SMEWW 3125B-2012 5 Fe, Zn SMEWW 3111B-2012 + 6 NH4 -N TCVN 6179-1:1996 7 Coliform TCVN 6187-1:2009 3.4.4. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu Thu thập phân tích số liệu, so sánh với QCVN về nước thải sản xuất QCVN40:2011/BTNMT.
  21. 13 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tổng quan về nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên – Công ty Cổ phần Kim loại màu Thái Nguyên 4.1.1. Vị trí địa lý Nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên thuộc Khu công nghiệp Sông Công, phường Bách Quang, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Khu công nghiệp Sông Công được thành lập theo quyết định số 181/1999/QĐ-TTg ngày 01/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay quy mô diện tích theo quy hoạch chi tiết được phê duyệt theo văn bản 1854/TTg-KTN ngày 8/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ là 220ha. Vị trí theo quy hoạch của KCN Sông Công tại phường Bách Quang – thành phố Sông Công – tỉnh Thái Nguyên, nằm cạnh quốc lộ 3 và cách đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên 2,5km, cách ga Lương Sơn 500m, cách cảng Đa Phúc 18km, cách sân bay Nội Bài 40km, cách cảng Hải phòng 200km. Toàn bộ các công trình hạ tầng như hệ thống cấp điện, cấp nước, đường giao thông, thông tin liên lạc tại KCN Sông Công đã được đầu tư xây dựng tương đối hoàn chỉnh, sẵn sàng phục vụ các dự án đầu tư. Tiếp giáp của nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên như sau: - Giáp với đường quốc lộ 3 khoảng 300m về phía Đông, Đông Nam. - Phía Nam giáp với đường Cách mạng tháng 10 đi vào trung tâm thành phố Sông Công. - Giáp với cụm dân cư gần nhất 1,5km về hướng Bắc. - Cách khu dịch vụ thương mại thành phố Sông Công 6km về phía Tây. Xung quanh khu vực nhà máy còn có nhà máy Gạch ốp lát Việt Ý, Nhà máy sản xuất phân bón Trung Thành, công ty cổ phần Thép Thái Nguyên. Chảy qua khu vực nhà máy có suối Văn Dương – Đây là nguồn tiếp nhận nước thải
  22. 14 của Nhà máy nói riêng và khu công nghiệp Sông Công nói chung. Nguồn tiếp nhận (suối Văn Dương) cách nhà máy khoảng 150m về phía Đông. Phường Bách Quang là một đơn vị hành chính cấp phường thuộc thành phố Sông Công. Phường có diện tích là 8,525km2, với số dân sinh sống trên địa bàn là 10.564 người, mật độ dân số 1.240 người/km2 . NHÀ MÁY KẼM ĐIỆN PHÂN Hình 4.1. Sơ đồ vị trí nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên 4.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Ngày 25 tháng 9 năm 1979, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 349-CL thành lập Xí nghiệp liên hợp luyện kim màu Bắc Thái trực thuộc Bộ cơ khí luyện kim, tiếp đó ngày 28 tháng 2 năm 1980 Bộ trưởng Bộ cơ khí luyện kim đã ký quyết định số 60- CL/CB quy định về cơ cấu tổ chức của xí nghiệp liên hợp luyện kim màu, Cùng với sự chuyển đổi cơ chế quản lý của đất nước, mô hình tổ chức và tên gọi của Công ty đã nhiều lần thay đổi, ngày 20 tháng 4
  23. 15 năm 1993 Thủ tướng chính phủ ký quyết định số 181-TTg về việc thành lập lại Công ty kim loại màu Thái Nguyên; thực hiện Nghị quyết BCH Trung ương Đảng lần thứ ba khoá IX “ về sắp xếp đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước ”, ngày 12 tháng 11 năm 2004 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã ký quyết định số 130 về việc chuyển công ty Kim loại màu Thái Nguyên thành công ty TNHH nhà nước một thành viên kim loại màu Thái Nguyên, ngày 17 tháng 12 năm 2010, Hội đồng thành viên Tổng công ty khoáng sản - Vinacomin đã ban hành quyết định só 598/QĐ-TKS về việc đổi tên công ty TNHH nhà nước một thành viên kim loại màu Thái Nguyên sang tên mới là công ty TNHH một thành viên kim loại màu Thái Nguyên. Ngày 26 tháng 12 năm 2005 Thủ tướng chính phủ ký quyết định số 345 thành lập Tập đoàn công nghiệp Than – khoáng sản Việt Nam. Theo đó từ năm 2006 đến nay Công ty là thành viên trong ngôi nhà chung của Tập đoàn Than – khoáng sản Việt Nam. Thực hiện chỉ đạo của Tập đoàn và Tổng công ty Khoáng sản-Vinacomin về chủ trương cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước, ngày 10/6/2014 Công ty đã tiến hành Đại hội đồng cổ đông thành lập Công ty Cổ Phần Kim loại màu thái Nguyên-Vimico, theo đó Công ty chuyển đổi sang mô hình cổ phần hóa kể từ ngày 01/7/2014. Qua 36 năm thành lập, cơ cấu tổ chức của Công ty có nhiều thay đổi, ngày đầu thành lập Công ty có 6 đơn vị thành viên, Có lúc cao điểm Công ty có 15 đơn vị thành viên và 20 phòng, ban, phân xưởng đội sản xuất trực thuộc. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, từ năm 2006 đến năm 2008 công ty đã bàn giao 8 đơn vị thành viên sang công ty cổ phần và chuyển về trực thuộc Tổng Công ty khoáng sản – TKV. Hiện nay công ty có 4 đơn vị thành viên, 11 phòng chức năng, 02 phân xưởng trực thuộc, và 01 công ty liên kết, với gần 1.500 cán bộ CNVC-LĐ, hoạt động chủ yếu trên địa bàn 2 tỉnh: Thái Nguyên – Bắc Kạn. Thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước về việc xác định vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế quốc dân. 36 năm qua, trong quá trình xây dựng và phát triển, mặc dù phải trải qua nhiều bước thăng trầm,
  24. 16 đầy khó khăn thử thách. Song với truyền thống cần cù, sáng tạo, các thế hệ cán bộ, đảng viên, CNVC-LĐ của công ty đã phát huy tốt bản chất của giai cấp công nhân Việt Nam, chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, năng động, sáng tạo, đoàn kết thống nhất dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Bộ, sự năng động, nhạy bén của cơ quan điều hành. Vì vậy trong suốt một chặng đường đã qua Công ty luôn hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm sau cao hơn năm trước, đời sống, thu nhập của người lao động được cải thiện, làm tròn nghĩa vụ với nhà nước và địa phương. Để xứng đáng với niềm tin là “Cái nôi của ngành sản xuất kim loại màu của đất nước”. Quán triệt quan điểm của Đảng “tăng trưởng kinh tế gắn liền với đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội ” Lãnh đạo Công ty luôn đặt vấn đề hàng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức sản xuất là nhân tố con người, nguồn nhân lực đáp ứng cho sự phát triển bền vững của công ty. Công ty luôn luôn chú trọng và nâng cao vai trò lãnh đạo của cán bộ và tập thể bộ máy quản lý, theo nguyên tắc phát huy tối đa quyền tập trung dân chủ trong việc xây dựng nhiệm vụ kế hoạch và chiến lược sản xuất kinh doanh nhưng đồng thời giao chỉ tiêu, gắn trách nhiệm đối với từng tổ chức, cá nhân và các đơn vị trực thuộc trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch đã xây dựng. Hàng năm tiến hành kiểm điểm đánh giá năng lực quản lý của các cán bộ từ phó quản đốc, quản đốc, trưởng phó các phòng ban, giám đốc các đơn vị thành viên phân xưởng trực thuộc trở lên. Căn cứ vào mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của từng người, từ đó làm cơ sở xem xét đánh giá năng lực của cán bộ quản lý, có chính sách đào tạo bổ sung, quy hoạch cán bộ kế cận và bổ nhiệm, đề bạt. Công tác quản lý từng bước được hoàn thiện phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty và cơ chế đổi mới của nhà nước, công ty được cấp chứng chỉ hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Thực hiện chủ trương của đảng và nhà nước về hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô, trong những năm vừa qua công ty đã tập trung nghiên cứu, áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, từng bước cơ khí hoá vào công nghệ khai thác mỏ và luyện kim, nhằm cải thiện điều kiện làm việc cho người lao
  25. 17 động, tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao và bảo vệ môi trường. nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ đã được nghiệm thu và đánh giá cao. Đặc biệt năm 2004 đề tài sản xuất thiếc chất lượng cao bằng phương pháp tinh luyện điện phân đã được thưởng giải ba của chương trình Vifotec quốc gia, năm 2006 niềm mong đợi của các thế hệ cán bộ và CNVC-LĐ của Công ty đã thành hiện thực, Công ty đã sản xuất thành công sản phẩm kẽm kim loại đạt 99,95%Zn là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được sản xuất tại nhà máy kẽm điện phân của Công ty. Năm 2009 các sản phẩm của công ty đã được cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp giấy chất lượng và nhãn mác hàng hoá. Năm 2010 Công ty đã sản xuất thành công sản phẩm bột kẽm kim loại 99,95% được Hội sở hữu trí tuệ Việt nam công nhận tốp 50 sản phẩm vàng thời kỳ hội nhập năm 2010. Với việc ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, cùng với sản phẩm làm ra đạt chất lượng theo tiêu chuẩn đã tạo ra thương hiệu cho các sản phẩm của Công ty được bạn bè trong và ngoài nước biết đến. Đơn vị thành viênThư viện ảnh 4.1.3. Công nghệ sản xuất Dây chuyền công nghệ sản xuất kẽm kim loại hiện tại của Nhà máy điện phân Thái Nguyên bao gồm: - Dây chuyền thiêu chuẩn bị nguyên liệu bột kẽm oxit 60%. - Dây chuyền thiêu chuẩn bị liệu thiêu tinh quặng sulfua. - Dây chuyền hoà tách nguyên liệu bột kẽm ôxit sau thiêu. - Dây chuyền hoà tách tinh quặng sulfua sau thiêu. - Dây chuyền làm sạch dung dịch hoà tách và xử lý bã làm sạch làm bã Cu, Cd. - Dây chuyền điện phân kết tủa kẽm từ dung dịch thành kẽm lá kim loại. - Dây chuyền đúc tạo thỏi kẽm. - Dây chuyền sản xuất axit từ khí của dây chuyền tinh quặng sulfua thiêu. Tinh quặng Sulfua kẽm sau khi trộn cho vào lò sấy quay sấy khô tới 7-8% nước, cho vào lò lớp sôi khử lưu huỳnh, khí lò chứa 7-9% SO2 sau khi khử bụi, hạ nhiệt rồi dẫn vào công đoạn tạo axít sulfuaric. Quặng đã thiêu và bụi đưa vào
  26. 18 phân xưởng hoà tách dùng dung dịch đã điện phân (có pha thêm axít sulfuaric để hoà tan theo 3 công đoạn: dung dịch hoà tan axít sau khi khử sắt đưa đi hoà tách trung tính; lọc bã khử sắt và bã hoà tan axít cao sau đó rửa sạch lưu tại bãi chứa bã. Bột oxít kẽm dùng lò nhiều tầng khử F và Cl rồi đưa đi hoà tan hai giai đoạn ở xưởng hoà tan. Bã sau khi hoà tan axít là bã chì (chứa trên 30%Pb) đưa đi nhà máy luyện chì. Dung dịch hoà tan trung tính của quặng sulfua và oxít kẽm hoà lẫn rồi đưa đi khử tạp Cu, Cd, Ni, Co Dung dịch đạt tiêu chuẩn đưa đi điện phân ra kẽm kim loại, rồi đưa đi nấu chảy và đúc thỏi thành kẽm thành phẩm. Bã đồng, Cadimi đem xử lý thu hồi Cadimi và bã đồng. Thiêu lớp sôi tinh quặng sulfua kẽm * Chuẩn bị nguyên liệu - Khi thiêu nhiều loại tinh quặng vào cùng một lúc, phải tiến hành phối liệu để thu được quặng tinh hỗn hợp có thành phần ổn định. Độ ẩm tinh quặng kẽm cho vào lò thích hợp từ 6-8% ẩm - Tinh quặng sau khi trộn xong dùng gầu ngoạm đưa vào phễu trung gian chứa tinh quặng ướt, sau đó qua băng tài đưa đến lò sấy ống quay khử nước làm cho hàm lượng nước trong tinh quặng giảm xuống còn 7-8%. Tinh quặng sulfua kẽm sau khi sấy khô đưa đến máy nghiền để nghiền, quặng tinh sau nghiền đưa vào ràng rung, phần dưới sàng rung được băng tải đưa đến gầu nâng kiểu phiễu đưa lên phiễu liệu khô của lò thiêu lớp sôi * Thiêu lớp sôi tinh quặng kẽm Từ phiễu tinh quặng khô, liệu được chảy vào băng tải, rồi lại từ máy cấp liệu băng tải qua lỗ cấp liệu vào buồng trước lò thiêu lớp sôi. Quặng sau thiêu xả ra từ miệng chảy tràn lò lớp sôi, sau khi qua ống quay làm nguội hạ nhiệt dùng máng cào ngầm đưa vào boongke quặng trung gian, lại dùng gầu nâng và máy vận tải cào ngầm đưa liệu đến phân xưởng hoà tách.
  27. 19 Bun ke tinh quặng kẽm khô (H2O 6-8%) Máy cấp liệu mâm tròn Không khí Nước mềm Hơi nước xả ra Quạt root ‘s Máy cấp liệu băng tải Bao khí Lò thiêu lớp sôi Thiêu phẩm chảy tròn Khí khói có bụi Ống tròn làm nguội Kênh khói vuông góc làm nguội nước Bụi Băng tải tấm gạt ngầm số Bộ làm nguội hóa hơi 1 Bụi Thu bụi gió xoáy Băng tải tấm gạt ngầm số 2 Thu bụi tĩnh điện Bụi Băng tải tấm gạt ngầm số 3 Khí khói Hệ thống đưa chuyển thiêu phẩm, khói bụi Làm sạch khí khói (sản xuất axit) Hình 4.2. Lưu trình công nghệ thiêu lớp sôi tinh quặng kẽm sulfua
  28. 20 Lò thiêu nhiều tầng Nguyên liệu là bột oxít kẽm 60%Zn đưa vào thiêu từ phiễu liệu ở đỉnh lò thông qua vít cấp liệu đều đặn liên tục cho vào lò thiêu nhiều tầng, vật liệu đi qua các tầng: tầng sấy, tầng thiêu (nhiệt độ thiêu 680-7200C), tầng làm nguội, thời gian lưu liệu trong lò là 150phút. Sau khi khử F, Cl chảy ra từ đáy lò đổ vào máy làm nguội ống tròn trở thành sản phẩm thiêu Than Bột kẽm oxit Lò SKT Lò thiêu NT Đi công đoạn hòa tách Khí lò Ôxit kẽm Khử bụi Bụi Khói thải Hoà tách tinh quặng sulfua kẽm và bột oxít kẽm sau thiêu * Hoà tách bột oxít kẽm Bột oxít kẽm sau thiêu được đưa vào boongke chứa quặng, bột oxít kẽm được tháo ra từ boongke chứa cùng với dung dịch tạo bùn cho vào bể tạo bùn. Dùng bơm bơm bùn quặng vào bể hoà tách, cho axít sulfuaric và dung dịch điện phân thải vào bể hoà tách. Sau khi hoà tách xong bơm vào bể cô đặc để lắng và tách pha. Phần dung dịch trong bên trên bơm đến hệ thống làm sạch, dòng đáy bơm vào bể hoà tách axít cho sulfuaric và dung dịch điện phân thải vào để hoà tách. Hoà tách xong bơm vào máy lọc ép để lọc. Dung dich lọc quay lại hoà tách trung tính, bã tách đưa vào bể hoá bùn để rửa, qua máy lọc ép lọc lại, dung dịch lọc dùng để làm dung dịch tạo bùn quay lại để tạo bùn.
  29. 21 Bun ke kẽm oxit thiêu Máy cấp liệu bánh đàn hồi Thùng điều chế bùn Đến t ừ dung dịch trong bên trên cô đặc hòa tách axit cao giai đoạn Bơm (80AFB-24)-2 Bột Mn H2SO4 Vôi 2 quặng thiêu kẽm sulfua Thùng hòa tách trung tính-2 Dung dịch Chất kết tụ số 3 Bơm (80FSB- Máy cô đặc hòa tách trung trong bên trên 30L)-4 tính-2 H2SO4 Bơm (65AFB-25)-4 Đưa đến PX làm sạch Thùng hòa tách axit -1 Bơm (80AFB-64)-2 Dung dịch lọc Bơm (80FSB-30)-2 Máy lọc ép hòa tách axit - 2 Thùng rửa bã hòa tách -1 Bơm (65AFB-25)-2 Máy lọc ép bã rửa -2 Bơm Dung (80FSB-30)-2 dịch lọc Bã lọc (bã chì) Hình 4.3. Sơ đồ hòa tách kẽm oxit thiêu
  30. 22 * Hoà tách tinh quặng kẽm sulfua thiêu và xử lý bã Quặng thiêu và một phần bụi qua máy cấp liệu đĩa và vít tải cho vào máy nghiền bi cùng với dung dịch tạo bùn để nghiền tạo bùn, định kỳ cho vào quặng đioxit mangan mềm và dùng bùn dương cực. Bùn quặng được bơm vào bể hoà tách trung tính, cho vào dung dịch điện phân thải và axít sulfuaric để hoà tách. Sau đó phần dung dịch trong bên trên bơm đến khâu làm sạch. Dòng đáy đưa vào bể hoà tách axít giai đoạn 1, cho axít sulfuaric và dung dịch điện phân thải vào tiến hành hoà tách. Bùn quặng hoà tách đưa vào máy cô đặc để phân ly rắn và lỏng, phần dung dịch trong bên trên của hoà tách giai đoạn 1 đưa vào bể trung hoà sẵn, cho bụi vào trung hoà. Bùn quặng trung hoà sẵn đưa vào bể cô đặc, dòng đáy đưa vào hoà tách axít nóng giai đoạn 1. Dung dịch trong bên trên đưa vào bể lắng phèn, dung dịch tràm phèn đưa vào máy cô đặc, dung dịch trong bên trên quay trở lại hoà tách trung tính, dòng đáy đưa vào hoà tách axít giai đoạn 2. Dòng đáy hoà tách axít giai đoạn 1 bơm vào bể hoà tách giai đoạn 2, cho axít sulfuaric, dung dịch điện phân thải vào để hoà tách. Bùn quặng hoà tách đưa vào máy lọc, dung dịch lọc bơm trở lại để hoà tách axít giai đoạn 1(một phần đưa vào bể hoà tách trung tính bột oxít kẽm). Bã lọc cho vào bể rửa bã bằng nước mới, rửa xong cho vào máy lọc ép để lọc. Dung dịch lọc cho vào bể tạo bùn để tạo bùn, bã lọc được chứa tại bãi thải của nhà máy.
  31. 23 Bộ cát thiêu, bụi thiêu Bể chứa dung dịch điều chế vữa Vít tải Nghiền điều chế vữa Bột quặng H2SO4 Bơm (80AFB-24)-2 Mn Hòa tách trung tính - 2 Bơm (64AFB-25)-2 Máy cô đặc hòa tách trung tính H2SO4 Bơm đưa chuyển dung Bơm dòng đáy (64AFB-25)-2 dịch trong bên trên (80FSB-30)-2 Hòa tách axit cao giai đoạn 1- 2 Đến công đoạn làm sạch Bơm (64AFB-25)-2 dung dịch Máy cô đặc hòa tách axit cao giai đoạn 1 Bụi thiêu Bơm đưa chuyển dung dịch trong bên Bơm (64AFB-25)-2 H2SO4 trên (80FSB-30)-2 Hòa tách axit cao giai đoạn Thùng trung hòa sẵn 2-1 Bơm Bơm (80AFB-60)-2 Bơm (64AFB-25)-2 Bơm (80AFB-60)-2 (64AFB -25)- 2 Máy cô đặc trung hòa Dung dịch sẵn Máy lọc ép-2 lọc Bơm đưa chuyển dung Bã lọc Một phần đưa đi hòa dịch trong bên trên tách oxit kẽm thiêu (80FSB-30)-2 Thùng lắng phèn Thùng rủa bã hòa tách-1 Bơm đưa chuyển dung dịch trong bên Bơm (64AFB-25)- Bơm (64AFB-25)-2 Bơm (80AFB-60)-2 trên (80FSB-30)-2 2 Dung dịch Hình 4.4. Sơ đồ công nghệ hòa tách tinh quặng kẽm sulfua thiêu lọc
  32. 24 Làm sạch dung dịch Từ phân xưởng hoà tách đưa đến dung dịch hoà tách trung tính có hàm lượng Zn 110-130g/l. Từ bể chứa dung dịch hoà tách trung tính bơm đến máy trao đổi nhiệt độ, gia nhiệt gián tiếp lên 80-850C rồi cho chảy vào bể có máy khuấy cơ giới để tiến hành làm sạch nhiệt độ cao giai đoạn 1. Làm sạch xong, bùn quặng đã được làm sạch liên tục xả vào bể trung gian qua đáy bể và lọc bằng máy lọc ép. Qua lọc thu được bã lọc (bã đồng, Cadimi) đưa đến khâu xử lý bã Cu, Cd, dung dịch lọc đưa vào bể chứa. Dung dịch lọc qua tháp làm nguội bằng không khí giảm nhiệt độ xuống 500C, sau đó bơm vào bể làm sạch nhiệt độ giai đoạn 2. Bùn quặng làm sạch sau khi qua lọc, bã lọc đưa đến khâu làm sạch giai đoạn 1 hoặc trực tiếp đưa đến khâu xử lý bã Cu, Cd. Dung dịch lọc của khâu làm sạch giai đoạn 2 là dung dịch điện phân mới đạt tiêu chuẩn bơm đến các bể chứa dung dịch điện phân mới của phân xưởng điện phân. Bã Cu, Cd của khâu làm sạch, sau khi tạo bùn trong bể tạo bùn bơm đến máy nghiền bi nghiền mịn, qua bể trung gian bơm vào bể hoà tách bã Cu, Cd. Trong điều kiện khuấy cơ giới, dùng axít sulfuaric để hoà tách, bùn quặng hoà tách dùng vôi trung hoà đến pH = 5,2-5,4 rồi đưa đi lọc. Bã lọc sau khi rửa được đưa ra bãi chứa bã của nhà máy, dung dịch lọc bơm vào bể thay thế cho bột kẽm vào để thay thế Cadimi. Bùn thay thế sau khi lọc qua được bã lọc, dung dịch lọc cho quay lại phân xưởng hoà tách làm dung dịch tạo bùn
  33. 25 Dung dịch trong bên trên từ PX hòa tách Bộ trao đổi nhiệt Cho bột kẽm CuSO4 Sb2O3 vít xoắn tăng nhiệt Thùng làm sạch nhiệt độ cao - 3 Bơm (80AFSM- 60)-3 DD lọc Máy lọc ép Nhũ vôi DD điện phân thải Bơm (80FSB-30L)-2 Thùng điều chế bùn bã lọc - 1 DD lọc đưa đi hòa tách Tháp làm nguội, Nghiền và điều trung tính không khí làm nguội chế bùn - 1 Bơm (80FSB-30L)- Bơm (50AFSB- Máy lọc ép Cd xốp Cho b ột kẽm 2 25)-1 Thùng làm sạch Thùng hòa tách Bơm (65FSM- Cho bột kẽm nhiệt độ thấp bã Cu, Cd-1 32L)-1 Bơm (80AFSM-60)- Bơm (65AFSM- Thùng trao đổi 3 60)-1 Cd-1 DD lọc Máy lọc Máy lọc DD lọc Bơm (65FSM- 32L)-1 ép - 3 ép - 1 DD lọc đưa đi Bã lọc (Cu, Cd) Bã đồng điện phân Hình 4.5. Sơ đồ công nghệ làm sạch dung dịch
  34. 26 Điện phân và đúc thỏi * Điện phân kẽm Dung dịch điện phân mới từ khâu làm sạch dung dịch đưa đến được chứa vào bể chứa dung dịch điện phân mới của phân xưởng điện phân. Khi đưa vào điện phân, dung dịch mới được hoà với dung dịch điện phân thải đã qua tháp làm nguội để hạ nhiệt độ theo tỷ lệ 1:18 trong bể cấp dung dịch rồi đưa vào phân xưởng điện phân. Từ đây qua các bể điện phân dòng và các ống có van điều tiết cho chảy vào các bể điện phân. Dòng điện 1 chiều được cấp cho bể điện phân, trong mỗi bể điện phân đặt vào 39 tấm âm cực tiêu chuẩn và 38 tấm dương cực, dươi tác dụng của dòng điện 1 chiều, Zn2+ trong dung dịch sulfat kẽm tích tụ lên 2- + âm cực, còn gốc SO4 kết hợp với H trên dương cực tạo thành axít sufuaric. Qua chu kỳ điện phân 24h, sau khi kẽm tích tụ trên âm cực đạt tới trọng lượng thích hợp thì cẩu lấy âm cực ra khỏi bể, rửa sạch phân dung dịch điện phân bẩn bám trên bề mặt, bóc lấy tấm kẽm đưa đi đúc thỏi. Tấm âm cực đem làm sạch bề mặt, rửa, sửa phẳng, bọc mép lại đưa vào bể điện phân tham gia chu kỳ điện phân mới.
  35. 27 DD làm sạch từ PX làm sạch Thùng chứa dung dịch mới-2 Bơm dung dịch mới-2 Tháp làm nguội không khí-2 Bể điện phân-64 Tách tấm âm Bùn dương cực DD điện phân thải cực kẽm ra Bóc kẽm nhân Bơm dung dịch thải Thùng múc chân công không Tấm âm cực Tách kẽm ra Bùn dương cực Thùng chứa dung đưa đi hòa tách dịch điện phân thải Rử a, làm phẳng, Lấy mẫu ra Bơm dung dịch điện quét phân thải T ấm dự phòng Đưa đến PX nấu Một phần trở lại hòa tách âm cực đúc Hình 4.6. Sơ đồ công nghệ điện phân
  36. 28 * Đúc thỏi Các tấm kẽm sau khi được bóc từ âm cực gọi là kẽm lá được cho vào lò thành từng mẻ, trong quá trình nấu chảy trong lò điện do có một lượng nhỏ nước và không khí tồn tại, không tránh khỏi có một lượng nhỏ kẽm bị oxi hoá tạo thành bã nổi. Kẽm lỏng sau khi đã vớt bã nổi, dùng máy đúc, đúc thành kẽm thỏi. Sau đó in mác, đánh số, cân, lấy mẫu phân tích rồi đưa đến kho thành phần. Bã nổi vớt ra sau khi để nguội đưa đến khâu nghiền bã nổi, tiến hành nghiền ướt. Bùn quặng sau nghiền thông qua lưới sàng các hạt kẽm lớn hơn 3mm được tách ra và cho quay lại khâu đúc thỏi, bùn mịn sau khi lắng vớt ra, phơi khô làm sản phẩm phụ cho các khâu sản xuất tiếp theo.
  37. 29 NH4Cl Tấm kẽm tách từ âm cực Lò cảm ứng tần số làm việc nấu chảy kẽm Dung dịch kẽm Bã kẽm nổi Máy đúc thỏi Nước rửa nghiền đường thẳng bi Kẽm thỏi Sàng Hạt kẽm thô Hạt kẽm mịn Bể lắng trong Bã kẽm nổi bán ngoài Hình 4.7. Sơ đồ công nghệ nấu đúc
  38. 30 Sản xuất axít sulfuaric từ khói lò thiêu lớp sôi Khói của lò thiêu lớp sôi sau khi qua làm nguội, khử lưu huỳnh đưa vào khu vực sản xuất axít sulfuaric. Sản xuất axít từ khói sử dụng lưu trình: chưng cất cách nhiệt, tản nhiệt làm nguội axít, làm sạch bằng rửa axít loãng, chuyển hoá 4 đoạn bằng nền cố định, kiểu trao đổi nhiệt bên ngoài, chuyển hoá lần 2 bằng trao đổi nhiệt và 1 lần sấy khô, 2 lần hấp thụ. Khí lò thiêu lớp sôi Làm nguội hoá hơi Thu bụi Làm sạch khí chuyển hoá Axit bẩn chứa bụi (dẫn trạm xử lý nước thải) Hấp thụ AXIT SULFURIC Hình 4.8. Sơ đồ sản xuất axit sunfuric
  39. 31 4.1.4. Cơ cấu tổ chức lao động của nhà máy Nhà máy trực thuộc của Công ty Kim loại màu Thái Nguyên, là doanh nghiệp loại 2. Nhà máy quản lý theo 3 cấp cơ cấu tổ chức; nhà máy – phân xưởng – tổ sản xuất (công đoạn). Cả nhà máy có 3 phân xưởng sản xuất (phân xưởng thiêu sản xuất axit, phân xưởng hòa tách điện phân đúc, phân xưởng năng lượng) dưới có 8 tổ (công đoạn).Cơ quan quản lý có 3 phòng ( phòng tổ chức hành chính, phòng kỹ thuật an toàn, phòng kế hoạch điều độ). Có 5 tổ phụ trợ sản xuất, phòng kỹ thuật sản xuất trực tiếp quản lý. Giám đốc Văn Phòng Phòng Phòn phòng tổ kỹ g kế chức thuật hoạch hành an điều chính toàn độ PX thiêu sản PX hòa tách PX năng lượng xuất axit điện phân và phụ trợ Tổ lò Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ thiêu xử lý chế lò hòa hòa làm nấu cấp nồi sửa hơi tan tan sạch Tổ chảy Tổ thoát chữa lớp làm axit quặn dun và hơi NT axit điện điệ nước sôi giầu H2S g g đúc + kẽm khí O4 kẽm dịch phân thỏi n xử lý bã Hình 4.9. Sơ đồ tổ chức của nhà máy
  40. 32 4.1.5. Hiện trạng nước thải và quy trình xử lý nước thải của nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên 4.1.5.1. Hiện trạng phát sinh nước thải của nhà máy a) Nguồn phát thải Các nguồn phát sinh nước thải của nhà máy bao gồm: Nước mưa chảy tràn, đặc biệt trong mùa mưa bão và vấn đề ô nhiễm chủ yếu là nước mưa đợt đầu. Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên. Nước thải sản xuất do quá trình làm nguội xỉ thải, rửa nền nhà công nghiệp, bùn bã, nước thải từ quá trình tuyển bã đúc. Ngoài ra còn một phần nước thải bề mặt tại bãi chứa nguyên liệu quặng. Nguồn gốc ô nhiễm môi trường nước và chất chỉ thị ô nhiễm môi trường nước được thể hiện ở bảng 4.1 Bảng 4.1. Nguồn gốc ô nhiễm ô nhiễm môi trường nước và chất ô nhiễm chỉ thị STT Nguồn gốc ô nhiễm Chất ô nhiễm chỉ thị Chất rắn lơ lửng, kim loại nặng do rửa trôi, dầu 1 Nước mưa chảy tràn mỡ nhiên liệu. Chất rắn lơ lửng, các hợp chất hữu cơ (BOD, 2 Nước thải sinh hoạt COD, hợp chất Nitơ, hợp chất phôt pho) và vi khuẩn. Nhiệt độ cao, TSS, dầu mỡ, kim loại nặng Fe, 3 Nước thải sản xuất Zn, Pb b) Lưu lượng nước thải phát sinh * Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt bao gồm nước thải từ khu hành chính, văn phòng, phân xưởng sản xuất, nhà ăn. Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt trung bình là 100 lít/người/ngày thì lưu
  41. 33 lượng nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên của toàn nhà máy (626 người) là 62,6 m3/ngày đêm. * Nước mưa chảy tràn: Q = 0,53 (m3/s) * Nước thải sản xuất Nước thải sinh ra trong quá trình sản xuất của các phân xưởng luyện bao gồm: dung dịch lọc thừa sau khi rửa lắng kẽm (phần lớn quay lại nghiền bi tạo bùn), nước thải thải ra từ xối làm nguội, máy khử bụi màng nước, nước rửa phân xưởng, lượng nhỏ nước rò từ bể chứa bơm bên ngoài, nước dồn ở sân bãi công trình bên ngoài tập hợp lại thành nước thải luyện. Thành phần chủ yếu của loại nước thải này là kẽm và axit. Nước thải chứa axit của công đoạn sản xuất axit, tức là nước thải của hệ thống khí khói làm sạch kiểu ướt sau khi tuần hoàn nhiều laanfcaanf thải ra ngoài và nước rửa phân xưởng. Nước làm mát lò, nước làm nguội xỉ của dây chuyền xử lý bùn bã. Lượng nước này đều tận dụng hồi lưu quay vòng hiệu suất 98,8%, 1,2% bốc hơi và mất mát. Lượng nước thải sản xuất – lưu lượng nước thải sản xuất được tính toán dựa trên nhu cầu nước cấp cho sản xuất với công suất 15 000 tấn kẽm/năm: 3 Tổng lượng nước dùng: 343,57 m /tZn 3 Lượng nước dùng mới: 24 m /tZn 3 Lượng nước tuần hoàn: 319,57 m /tZn 3 Như vậy lượng nước cần bổ sung hàng năm là 24 m /tZn x 15000 3 3 tZn/năm = 360 000 m /năm (1200 m /ngày). Lượng nước này bao gồm nước bay hơi, nước tích đọng trong bùn bã, nước rò rỉ và thất thoát theo các dây chuyền công nghệ, và một phần nước được thải ra ngoài sau hệ thống xử lý. Trong đó lượng nước thải sản xuất cần phải xử lý gồm: Nước rửa bã, vải lọc bã: 25 m3/ngày;
  42. 34 Nước làm sạch khí lò sản xuất axit: 200 m3/ngày; 3 Làm nguội khí lò chứa SO2: 240 m /ngày; Tổng lưu lượng nước thải sản xuất cần xử lý khoảng 465 m3/ngày. Sau xử lý lượng nước sử dụng tuần hoàn lại chiếm khoảng 90% tức là 418,5 m3/ngày, do đó lượng thải ra ngoài là 465 - 418,5 = 46,5 m3/ngày. 4.1.5.2. Biện pháp xử lý nước thải của nhà máy a) Đối với nước thải sản xuất Nước thải sản xuất của nhà máy phát sinh từ các khâu làm mát, làm nguội xỉ, làm mát và làm nguội thiết bị. Nước thải phát sinh từ các phân xưởng luyện (rửa nền xuống và làm mát bơm của dây chuyền hòa tách và điện phân), nước thải chứa axit của công đoạn sản xuất axit. Tổng lưu lượng nước thải sản xuất là 465 m3/ngày đêm, tuy nhiên do sử dụng tuần hoàn nên thực tế lượng nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất trung bình thải ra ngoài môi trường là khoảng 30-50 m3/ngày, phần còn lại được sử dụng tuần hoàn. Nước thải khi chưa xử lý có pH thấp và chứa nhiều loại kim loại nặng. Với đặc trưng nước thải như trên, trong báo cáo ĐTM của nhà máy đã đề xuất công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp trung hòa và keo tụ, sử dụng các loại hóa chất gồm NaOH, Ca(OH)2 , PAC và polime. Tuy nhiên thực tế, nhà máy chưa tiến hành sử dụng các hóa chất keo tụ mà thực hiện xử lý nước thải bằng nhũ vôi. Nước thải sau khi xử lý một phần được sử dụng tuần hoàn, một phần nhỏ thải ra hệ thống thoát nước thải của khu công nghiệp Sông Công. Quy trình công nghệ xử lý nước thải như sau:
  43. 35 Nước thải Dung dịch lọc Bể điều hoà Sữa vôi Bể phản ứng Bể lắng Bùn Bể cô đặc Máy ép bùn Bể chứa nước trong Kho bã Điều chỉnh pH Th ải ra môi trường Sử dụng tuần hoàn Hình 4.10. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải Năm 2014 Công ty đã lập và tự phê duyệt Dự án đầu tư công trình Xử lý nước công nghệ - Nhà máy Kẽm điện phân Thái Nguyên với tổng vốn đầu tư 4.671.475.572 đồng, thời gian triển khai trong 10 tháng. Trong dự án này tiến hành đầu tư cải tạo hệ thống xử lý nước công nghệ. Các bể lọc cát của hệ thống xử lý nước thải không mang lại hiệu quả cao, do vậy nhà máy hiện nay đã không còn sử dụng các bể lọc cát. Nước từ bể lắng sẽ cho chảy qua bể chứa nước trong và được kiểm tra, điều chỉnh pH trước khi thải ra hoặc sử dụng tuần hoàn. Hàng ngày nhà máy đều tiến hành lấy mẫu kiểm tra chất lượng nước thải sau khi xử lý. Công ty cổ phần Kim loại màu Thái Nguyên – Vimico đã ký hợp đồng xử lý nước thải với Công ty cổ phần phát triển hạ tầng khu công nghiệp Thái
  44. 36 Nguyên (hợp đồng số 17/HĐ-XLNT ngày 01/8/2016). Công ty đã cân nhắc so sánh phương án đầu tư xử lý nước thải bằng keo tụ và giá thành thuê công ty cổ phần phát triển hạ tầng khu công nghiệp Thái Nguyên xử lý nước thải, nhận thấy trong giai đoạn hiện tại công ty chưa vận hành được hệ thống lò quay thì biện pháp chấp nhận chi trả cao hơn cho xử lý nước thải là hiệu quả và ít tốn kém hơn so với việc đầu tư xử lý nước thải bằng phương pháp keo tụ. Các thông số của các máy móc thiết bị và các công trình của hệ thống xử lý nước thải của nhà máy được tổng hợp trong bảng sau: Bảng 4.2. Thông số của các máy móc, thiết bị của hệ thống xử lý nước thải (công suất 500 m3/ngày) Số STT Tên thiết bị Quy cách kĩ thuật lượng Bơm trục ngang thép không rỉ: 1 Q=54m3/h, H=18m, Nđc=7,5KW, n=2900v/p 02 80AFB-24 Bơm trục ngang thép không rỉ: 2 Q=7,2m3/h, H=40m, Nđc=7,5KW, n=2900v/p 02 40AFB-40A Bơm trục ngang thép không rỉ: 3 Q=54m3/h, H=38m, Nđc=11KW, n=2900v/p 04 80AFB-38 Bơm trục ngang thép không rỉ: 4 Q=14,4m3/h, H=16m, Nđc=3KW, n=2900v/p 02 50AFB-16 Bơm trục ngang thép không rỉ: 5 Q=54m3/h, H=60m, Nđc=22KW, n=2900v/p 04 80AFB-60 Bơm trục ngang thép không rỉ: Q=3,27m3/h, H=12,5m, Nđc=2,2KW, 6 04 25AFB-16 n=2640v/p Máy khuấy thùng hòa tan (thép 7 Φ1800; H=2000; Nđc=1,0KW; nk=85v/p 01 thủy tinh) Máy khuấy thùng hồi lưu (thép 8 Φ1400; H=1600; Nđc=0,75KW; nk=85v/p 01 thủy tinh) Máy khuấy thùng trộn (thép Φ2400; H=2500; Nđc=1,5KW; n=1400v/p; 9 01 thủy tinh) nk=85v/p Máy khuấy thùng cho dung dịch 10 Nđc=1,5KW; n=1400v/p; nk=85v/p 04 vào (thép thủy tinh) 11 Máy lọc ép F=80m2 02 12 Máy khuấy bể lắng phản ứng Nđc=0,55KW; n=1400v/p; nk=4v/p 02 13 Máy khuấy bể lắng phản ứng Nđc=0,75KW; n=1400v/p; nk=8v/p 02 14 Máy khuấy bể lắng phản ứng Nđc=1,1KW; n=1400v/p; nk=17v/p 02 15 Máy khuấy bể lắng phản ứng Nđc=1,5KW; n=1400v/p; nk=20v/p 02 Nguồn: Nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên
  45. 37 Bảng 4.3. Các công trình của hệ thống xử lý nước thải Quy cách kĩ STT Tên thiết bị Số lượng thuật 1 Thùng trộn thép thuỷ tinh JYB-1-24-1,5 1 2 Thùng hoà tan thép thuỷ tinh JYB-1-18-1,0 1 Thùng cho dung dịch vào bằng thép 3 JYB-1-24-1,5 4 thuỷ tinh 4 Thùng hồi lưu bằng thép thuỷ tinh JYB-1-14-0,6 1 5 Thùng rửa vải lọc 2000x1000x1000 1 6 Bể điều tiết nước bẩn F15000 1 7 Bể cô đặc bùn thải F8000 2 8 Bể lọc nhanh phổ thông 3750x6900 1 9 Bể lắng ống xiên 7000x5000 1 10 Bể lắng phản ứng 2000x2000 8 11 Bơm bẩn ngầm 50QW 25-10-1,5 1 12 Bể nước sạch F15000 1 Nguồn: Nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên b) Đối với nước thải sinh hoạt Nhà máy hiện đang sử dụng các bể tự hoại để xử lý nước thải sinh hoạt. Sau khi nước thải được xử lý qua bể tự hoại sẽ được thải ra hệ thống thoát nước thải của khu công nghiệp Sông Công. Các bể tự hoại là bể chìm xây bằng gạch chỉ đặc, tường, đáy trát vữa xi măng chống thấm, nắp đậy tấm bê tông cốt thép. Thể tích các bể tự hoại của nhà máy cụ thể như sau: - Khu vực văn phòng: 5,1x2,3x1,5m =17,6 m3 - Khu vực phân xưởng thiêu, sản xuất axit: 5,1x2,3x1,5m =17,6 m3 - Khu vực phân xưởng hòa tách điện phân: 5,3x2,5x2m =26,5 m3 Tổng thể tích các bể tự hoại là 61,7 m3.
  46. 38 Nước thải sau khi xử lý qua các bể tự hoại sẽ được đấu nối vào hệ thống thoát nước thải và thuê Công ty TNHH MTV phát triển hạ tầng KCN (hợp đồng số 04A/HĐ-XLNT) xử lý trước khi thải ra môi trường tiếp nhận là suối Văn Dương nên vấn đề về nước thải sinh hoạt đã được giải quyết. Lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh thải ra ngoài môi trường khoảng 900 m3/tháng (khoảng 30 m3/ngày đêm). Phía bên trên bể tự hoại bố trí các công trình nhà vệ sinh. c) Đối với nước mưa chảy tràn Với các đơn vị sản xuất thông thường nước mưa chỉ cần lắng trong trước khi cho thải ra môi trường, tuy nhiên với các đơn vị sản xuất có thải chất thải có thể phát tán vào nước mưa gây ô nhiễm như trường hợp của nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên thải bùn thải nguy hại với khối lượng rất lớn, cần có biện pháp riêng để thu gom và xử lý nước mưa ô nhiễm. * Nước mưa thông thường Tổng diện tích của nhà máy là 100.000 m2, theo số liệu dự tính trong báo cáo ĐTM của nhà máy, lưu lượng nước mưa chảy tràn trên phần diện tích nhà máy sau khi cải tạo mở rộng (mở rộng thêm 23725 m2) khi cường độ mưa vào khoảng 100 mm/h và hệ số dòng chảy bằng 0,7 là Q = 0,4617 (m3/s). Nước mưa chảy tràn khu vực xung quanh của nhà máy, trừ khu vực diện tích mở rộng, trong đó có bãi chứa bùn thải cạnh bể thu gom nước mưa chảy tràn, đều được thu gom vào hệ thống mương rãnh thoát nước, qua các hố lắng cặn và song chắn rác rồi chảy vào hệ thống cống thoát nước mưa chung của khu công nghiệp. Tổng chiều dài của hệ thống cống, rãnh thoát nước mưa của nhà máy là 1240m trong đó đa phần là cống chìm và hở, còn lại là cống có nắp đậy và chìm. Cống xây bằng gạch, trát vữa xi măng, độ rộng trung bình 300 – 400mm, sâu trung bình 700mm đảm bảo thu gom và tiêu thoát kịp thời lượng nước mưa chảy tràn. Nước mưa trên phần diện tích mở rộng của nhà máy được thu gom như sau:
  47. 39 + Nước mưa trên diện tích bãi chứa số 3 (chứa bùn để phơi khô) được thu gom vào bể dung tích 800m3 và sau khi hết mưa bơm về xử lý tại hệ thống xử lý của nhà máy. Nước mưa trên phần diện tích còn lại gồm các bãi số 1 (bãi bã sắt), bãi số 2 và bãi số 4 (các bãi này đều được che chắn hoặc phủ bạt, nền chống thấm bằng vải địa kỹ thuật), phần diện tích đất trống còn lại được thu gom chảy về hố thu (Công ty gọi là hồ chứa nước) có dung tích 3000 m3 (dài 50m, rộng 30m, sâu 2m) và được sử dụng cung cấp nước làm mát cho lò lớp sôi của nhà máy. Trên hố thu này có bố trí đường ống tràn Φ400 L=18000mm xả vào đường ống thoát nước mưa đã có của nhà máy và thải ra cửa xả nước mưa nằm gần cổng chính của nhà máy và chảy thoát vào hệ thống thoát nước chung của khu công nghiệp. Hố thu có thành và đáy bằng đất. Hố thu được thi công và hoàn thành đưa vào sử dụng từ tháng 9/2014. * Nước mưa chảy tràn trên diện tích bãi chứa bùn thải Nhà máy kẽm điện phân bố trí 4 bãi chứa bùn thải của quá trình sản xuất và 1 nhà chứa chất thải tập đoàn. Bùn thải của nhà máy là loại chất thải nguy hại có chứa nhiều loại kim loại nặng như As, Pb, Cd, Zn, Mn Bùn thải mới thải ra từ máy lọc ép bùn sẽ được xe ô tô thùng loại 5 tấn hứng dưới bunke thải bùn và vận chuyển đổ vào nhà chứa chất thải nguy hại, ngoài ra nhà máy đã có 4 bãi chứa chất thải nguy hại được phủ bạt. Trong 4 bãi chứa bùn, có 1 bãi chứa tạm là bãi số 3 – bãi để phơi khô bùn thải chưa được phủ kín. Do bùn thải còn ướt có thể làm phát sinh nước rỉ nên nhà máy đã bố trí một bể thu gom nước với dung tích 800m3, bể xây bê tông, chống thấm. Nước thải loại này có pH thấp và chứa nhiều loại kim loại nặng như Pb, Cd, As, Zn, Mn Sau khi hết mưa, nước tại hố thu này sẽ được bơm về xử lý tại hệ thống xử lý nước thải của nhà máy.
  48. 40 4.2. Đánh giá hiện trạng nước thải của nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên 4.2.1. Hiện trạng nước thải nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên đợt 1, năm 2018 Để đánh giá chất lượng nước thải, ta tiến hành lấy mẫu rồi phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm để cho kết quả phân tích các chỉ tiêu trong nước thải. Kết quả đo và phân tích mẫu nước thải được thể hiện trong bảng 4.4. Bảng 4.4. Kết quả đo và phân tích mẫu nước thải sản xuất nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên đợt 1, năm 2018 QCVN TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích 40:2011/BTNMT (B) 1 pH - 8,7 5,5-9,0 2 BOD5 mg/l 17,12 50 3 COD mg/l 30,78 150 4 As mg/l 0,0911 0,1 5 Cd mg/l 0,0114 0,1 6 Pb mg/l 0,0375 0,5 7 Cu mg/l 0,1644 2 8 Zn mg/l 0,228 3 9 Mn mg/l 0,113 1 10 Fe mg/l <0,3 5 + 11 NH4 -N mg/l 0,15 10 12 Coliform MPN/100ml <3 5000 * Ghi chú: - Giá trị sau dấu < thể hiện giới hạn phát hiện của phương pháp phân tích - QCVN 40:2011/BTNMT (B): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
  49. 41 * Nhận xét: Từ kết quả đo và phân tích các chỉ tiêu trong mẫu nước thải tại bể chứa nước thải sau xử lý, tuần hoàn quay trở lại sản xuất cho thấy các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 40:2011/BTNMT (B): Trong đó hàm lượng BOD5 có giá trị 17,12 mg/l; Hàm lượng COD có giá trị 30,78 mg/l; riêng chỉ tiêu pH có giá trị tương đối cao so với giới hạn cho phép của quy chuẩn có giá trị 8,7. Do đặc thù nước thải sản xuất của nhà máy mang tính kiềm. Tuy nhiên nước thải sản xuất của nhà máy kẽm điện phân được sử dụng tuần hoàn, không thải ra môi trường do vậy không gây ảnh hưởng tới môi trường. 4.2.2. Hiện trạng nước thải nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên đợt 2, năm 2018 Kết quả đo và phân tích mẫu nước thải sản xuất nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên đợt 2, năm 2018 được thể hiện tại bảng sau: Bảng 4.5. Kết quả đo và phân tích mẫu nước thải sản xuất nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên đợt 2, năm 2018 QCVN TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích 40:2011/BTNMT (B) 1 pH - 9 5,5-9,0 2 BOD5 mg/l 11,19 50 3 COD mg/l 21,63 150 4 As mg/l 0,0205 0,1 5 Cd mg/l 0,0047 0,1 6 Pb mg/l 0,0237 0,5 7 Cu mg/l 0,0219 2 8 Zn mg/l 0,1366 3 9 Mn mg/l 0,0406 1 10 Fe mg/l <0,3 5 + 11 NH4 -N mg/l <1,5 10 12 Coliform MPN/100ml <3 5000
  50. 42 * Ghi chú: - Giá trị sau dấu < thể hiện giới hạn phát hiện của phương pháp phân tích - QCVN 40:2011/BTNMT (B): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. * Nhận xét: Kết quả đo và phân tích chất lượng nước thải cho thấy tất cả các chỉ tiêu phân tích đề nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 40/2011/BTNMT (B). Mặc dù các giá trị nằm trong tiêu chuẩn nhưng giá trị pH quan trắc đợt 2 vẫn còn cao hơn giá trị quan trắc đợt 1 với giới hạn cho phép của quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT (B); - Công ty cổ phần Kim loại màu Thái Nguyên – Vimico đã kí hợp đồng xử lý nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt của nhà máy kẽm điện phân với Công ty cổ phần phát triển hạ tầng khu công nghiệp Thái Nguyên (hợp đồng số 17/HĐ-XLNT ngày 01/8/2016 về xử lý nước thải sản xuất và hợp đồng số 04A/HĐ-XLNT về xử lý nước thải sinh hoạt của công ty). Nước thải được đấu nối với hệ thống thoát nước thải chung của khu công nghiệp và do Công ty cổ phần phát triển hạ tầng khu công nghiệp Thái Nguyên chịu trách nhiệm xử lý trước khi thải ra nguồn tiếp nhận là suối Văn Dương. 4.2.3. Hiện trạng nước thải nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên đợt 3, năm 2018 Kết quả đo và phân tích mẫu nước thải sản xuất nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên đợt 3, năm 2018 được thể hiện tại bảng sau.
  51. 43 Bảng 4.6. Kết quả đo và phân tích mẫu nước thải sản xuất nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên đợt 3, năm 2018 QCVN TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích 40:2011/BTNMT (B) 1 pH - 7,8 5,5-9,0 2 BOD5 mg/l 11,41 50 3 COD mg/l 24,16 150 4 As mg/l 0,016 0,1 5 Cd mg/l 0,0143 0,1 6 Pb mg/l 0,197 0,5 7 Cu mg/l 0,0231 2 8 Zn mg/l 0,117 3 9 Mn mg/l 0,025 1 10 Fe mg/l <0,3 5 + 11 NH4 -N mg/l <1,5 10 12 Coliform MPN/100ml <3 5000 * Ghi chú: - Giá trị sau dấu < thể hiện giới hạn phát hiện của phương pháp phân tích - QCVN 40:2011/BTNMT (B): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. * Nhận xét: Từ kết quả đo và phân tích chất lượng nước thải cho thấy tất cả các giá trị đều nằm trong khoảng giới hạn cho phép của quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT(B). Trong đó: Nồng độ pH có giá trị 7,8; Nồng độ BOD5 có giá trị 11,41 mg/l;
  52. 44 Nồng độ COD có giá trị 24,16 mg/l; 4.2.4. Hiện trạng nước thải nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên đợt 4, năm 2018 Kết quả đo và phân tích mẫu nước thải sản xuất nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên đợt 4, năm 2018 được thể hiện tại bảng sau. Bảng 4.7. Kết quả đo và phân tích mẫu nước thải sản xuất nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên đợt 4, năm 2018 QCVN TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích 40:2011/BTNMT (B) 1 pH - 8 5,5-9,0 2 BOD5 mg/l 19,06 50 3 COD mg/l 43,17 150 5 Cd mg/l 0,0031 0,1 6 Pb mg/l 0,0399 0,5 7 Cu mg/l 0,115 2 8 Zn mg/l 0,0576 3 9 Mn mg/l <0,01 1 10 Fe mg/l <0,3 5 + 11 NH4 -N mg/l 4,2 10 12 Coliform MPN/100ml <3 5000 * Ghi chú: - Giá trị sau dấu < thể hiện giới hạn phát hiện của phương pháp phân tích - QCVN 40:2011/BTNMT (B): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
  53. 45 * Nhận xét: Từ kết quả đo và phân tích chất lượng nước thải cho thấy tất cả các giá trị đều nằm trong khoảng giới hạn cho phép của quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT (B). Trong đó: Hàm lượng pH có giá trị là 8; Hàm lượng ô nhiễm BOD5 là 19,06 mg/l; Hàm lượng ô nhiễm COD là 43,17 mg/l; 4.3. Một số định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nước thải của nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên - Trước mắt: + Xử lý hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn để đảm bảo lượng nước mưa được đưa tập trung vào ống dẫn sau đó đi đến bể xử lý nước theo quy trình. + Hệ thống cống rãnh thu nước mưa chảy tràn trong nhà máy cần được nạo vét thường xuyên để tránh hiện tượng tắc cống và ứ đọng nước, đặc biệt là vào những ngày mưa to. + Sửa chữa lại những đoạn ống dẫn nước thải bị hỏng hóc. - Lâu dài: + Xây dựng thêm kho bãi để chứa nguyên liệu quặng, than để hạn chế sự phát tán kim loại nặng khi trời mưa vào nguồn nước. + Cải tiến công nghệ để giảm thiểu phát tán bụi trong quá trình thu sản phẩm, giảm thiểu chất thải ra ngoài môi trường, đặc biệt là môi trường nước. + Thường xuyên học tập, trao đổi kinh nghiệm, thông tin về đổi mới công nghệ sản xuất, tận thu về xử lý chất thải với các cơ sở trong và ngoài nước có hoạt động trong lĩnh vực tương tự. + Cùng các công ty, nhà máy, xí nghiệp khác trong khu vực tham gia các hoạt động hạn chế tối đa phát thải chất ô nhiễm ra ngoài môi trường, bảo vệ môi trường theo các quy định, hướng dẫn chung của các cơ quan chuyên môn.
  54. 46 + Giáo dục cho các cán bộ công nhân viên có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái công nghiệp, coi môi trường là tài sản cần được gìn giữ và bảo vệ thông qua các hình ảnh tuyên truyền, cổ động về bảo vệ môi trường. + Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ công nhân viên về Luật môi trường, Luật tài nguyên nước và trách nhiệm của mỗi người dân trong việc nghiêm chỉnh chấp hành Luật và những quy định có liên quan. + Giáo dục ý thức tiết kiệm, sử dụng hợp lý nguyên liệu, năng lượng, nước của nhà máy.
  55. 47 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua nghiên cứu đề tài rút ra một số kết luận như sau: - Nước thải sinh hoạt của nhà máy sau khi được xử lý qua các bể tự hoại sẽ chảy theo cống thoát nước kích thước 300-400mm chảy vào hệ thống thoát nước chung của khu công nghiệp. - Nước thải sản xuất của nhà máy được thu gom, xử lý tại hệ thống xử lý nước thải có công suất 500 m3/ngày đêm, sau đó được sử dụng tuần hoàn, một phần nhỏ thải ra môi trường. Lưu lượng nước thải sản xuất phát sinh khoảng 30- 50 m3/ngày tùy theo số lượng thực tế xử lý và tái sử dụng hàng ngày. Phần nước thải sau khi xử lý sẽ thải ra hệ thống thoát nước thải chung của khu công nghiệp. - Kết quả phân tích mẫu nước thải cho thấy các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 40:2011/BTNMT. Căn cứ vào kết quả điều tra phân tích mẫu nước thải nhà máy cho thấy nước thải của nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên đã quản lý và xử lý nước thải đảm bảo chất lượng theo quy chuẩn cho phép QCVN 40:2011/BTNMT. 5.2. Kiến nghị Với những kết luận trên, tôi đề xuất một số ý kiến nhằm mục đích nâng cao công tác bảo vệ môi trường của nhà máy nói chung và môi trường nước nói riêng để đảm bảo môi trường sống cho khu dân cư xung quanh nhà máy và hệ thống sinh thái trong khu vực. - Đối với nhà máy: + Công ty nên tiếp tục đầu tư trang thiết bị, máy móc mới thay thế những trang thiết bị cũ, lạc hậu, đây cũng là biện pháp làm giảm thiểu chất thải phát sinh. + Đầu tư, sửa chữa, thay thế các thiết bị xử lý chất thải nói chung và nước thải nói riêng để đảm bảo chất lượng nước thải theo quy chuẩn.
  56. 48 + Thường xuyên giám sát quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đảm bảo hệ thống hoạt động tốt không có sự cố, tận dụng tuần hoán tối đa lượng nước thải sau xử lý + Chất thải rắn của nhà máy như các loại dầu mỡ thải, chất phụ gia phải được thu gom phân loại và chuyển giao cho các đơn vị có chức năng xử lý + Thực quan trắc, giám sát môi trường định kỳ theo đúng cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, đặc biệt là môi trường nước thải để kịp thời phát hiện, xử lý các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nói chung và nước thải nói riêng. - Đối với cơ quan quản lý: + Đối với các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra giám sát môi trường định kỳ để công tác bảo vệ môi trường của nhà máy có hiệu quả, đảm bảo môi trường làm việc sản xuất xanh, sạch, đẹp. + Tăng cường đội cán bộ quản lý môi trường và tăng cường kinh phí đầu tư trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý, giám sát chất lượng môi trường.
  57. 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2013), “Ô nhiễm nước”, 2. Cục thống kê Thái Nguyên (2011), “Niên giám thống kê”. 3. Nguyễn Văn Huấn (2013), “Ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay”, nay.521738.html 4. Luật Bảo vệ môi trường năm 2014. 5. Nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên (2010), “Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư cải tạo nâng cao chất lượng nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên” 6. Thảo Nguyên (2015), “thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam”, nhiem-moi-truong-nuoc-o-viet-nam 7. “Nước và những số liệu thống kê”, gioi/Ngay-Nuoc-the-gioi-2018-Nuoc-va-nhung-so-lieu-thong-ke-68948. 8. Nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên, “Báo cáo kết quả quan trắc môi trường nhà máy kẽm điện phân Thái nguyên đợt 1 năm 2018” 9. Nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên, “Báo cáo kết quả quan trắc môi trường nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên đợt 2 năm 2 018” 10. Nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên, “Báo cáo kết quả quan trắc môi trường nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên đợt 3 năm 2018” 11. Nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên, “Báo cáo kết quả quan trắc môi trường nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên đợt 4 năm 2018” II. Tài liệu nước ngoài 1. Keith Grace (2013), “Water Pollution”, 2. Matthew William (2013), “Water Pollution in the World's Oceans”