Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Hồng đoạn chảy qua thành phố Hà Nội và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường

pdf 63 trang thiennha21 9312
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Hồng đoạn chảy qua thành phố Hà Nội và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hien_trang_moi_truong_nuoc_song_hong_doan.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Hồng đoạn chảy qua thành phố Hà Nội và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÙI THỊ TRÚC QUỲNH Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG HỒNG ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÙI THỊ TRÚC QUỲNH Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG HỒNG ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngàn : Khoa học Môi trường Lớp : K47 – KHMT – N02 Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Minh Cảnh Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là nhằm thực hiện tốt phương châm “Học đi đôi với hành, gắn lý thuyết với thực tiễn” của các trường đại học trong cả nước nói chung và trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng. Đây là giai đoạn quan trọng giúp sinh viên củng cố lại kiến thức đã học trên ghế nhà trường, đồng thời nâng cao kỹ năng thực hành, vận dụng vào thực tế để giải quyết vấn đề cụ thể. Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cùng toàn thể các thầy cô giáo trong trường, đặc biệt là các thầy cô giáo khoa Môi trường đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo ThS. Nguyễn Minh Cảnh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, dìu dắt em trong suốt quá trình thực hiện đề tài và tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành tốt khóa luận này. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người thân, những người đã luôn động viên, tạo điều kiện góp ý và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và thực hiện khóa luận. Em xin chúc toàn thể các Thầy, Cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày .tháng .năm 2019 Sinh viên Bùi Thị Trúc Quỳnh
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Bảng phương pháp phân tích các thông số chất lượng nước mặt 20 Bảng 4.1. Tải lượng ô nhiễm trung bình trên đầu người theo WHO 37 Bảng 4.2. Cơ cấu chăn nuôi, quy mô, loại hình chăn nuôi hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội 42 Bảng 4.3. Định mức tải lượng ô nhiễm chăn nuôi 42 Bảng 4.4. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt sông Hồng 44
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Bản đồ sông Hồng đoạn chảy qua thành phố Hà Nội 21 Hình 4.2. Thành phần chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 37 Hình 4.3. Biểu đổ kết quả quan trắc hàm lượng chỉ tiêu TSS trong nước sông Hồng 46
  6. iv DANH MỤC VIẾT TẮT BOD Nhu cầu ôxy sinh hóa BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường BVMT Bảo vệ môi trường CLMT Chất lượng môi trường CNH Công nghiệp hóa CNCB NLS Công nghiệp chế biến nông lâm sản COD Nhu cầu ôxy hóa học DO Oxy hòa tan ĐBSH Đồng bằng Sông Hồng HĐH Hiện đại hóa HTMT Hiện trạng môi trường GDP Tổng sản xuất quốc nội GTSX Giá trị sản xuất QCCP Quy chuẩn cho phép SXVLXD Sản xuất vật liệu xây dựng TDMN Trung du miền núi TSS Hàm lượng chất rắn lơ lửng
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 2 DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii DANH MỤC VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở khoa học 4 2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 4 2.1.2. Cơ sở pháp lý của đánh giá và bảo vệ môi trường nước 7 2.2. Vấn đề ô nhiễm môi trường nước mặt trên thế giới và ở Việt Nam 8 2.2.1. Vấn đề ô nhiễm nước mặt trên thế giới 8 2.2.2. Vấn đề ô nhiễm môi trường nước mặt tại Việt Nam 12 2.2.3. Vấn đề ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố Hà Nội 15 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 17 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 17 3.1.2. Phạm vi nghiêm cứu 17 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 17 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 17 3.2.2. Thời gian tiến hành 17 3.3. Nội dung nghiên cứu 17
  8. vi 3.4. Phương pháp nghiên cứu 17 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 17 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích 18 3.4.3. Phương pháp tổng hợp so sánh đối chiếu với QCVN 08: 2015/BTNMT 19 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội 21 4.1.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Hà Nội 21 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 28 4.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt lưu vực sông Hồng đoạn chảy qua thành phố Hà Nội 34 4.2.1. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước lưu vực Sông Hồng 34 4.2.2. Hiện trạng chất lượng nước sông Hồng 43 4.3. Đánh giá mức độ tác động của môi trường nước sông Hồng 46 4.3.1. Đánh giá mức độ tác động đến kinh tế - xã hội 46 4.3.2. Đánh giá mức độ tác động đến hệ sinh thái 47 4.4. Các giải pháp để bảo vệ môi trường nước sông Hồng 48 4.4.1. Về xây dựng, hoàn chỉnh chính sách pháp luật 48 4.4.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải 48 4.4.3. Về công tác quan trắc 49 4.4.4. Về áp dụng các công cụ kinh tế 50 4.4.5. Về sự tham gia và trách nhiệm của cộng đồng 50 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51 5.1. Kết luận 51 5.2. Kiến nghị 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Nước là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của mọi họat động sản xuất, hoạt động sống của con người. Đặc điểm của tài nguyên nước là tái tạo theo không gian và thời gian. Nhưng hiện nay hoạt động của con người đã và đang gây tác động không nhỏ đến vòng tuần hoàn của nước. Sự tác động của con người tới môi trường nước ngày càng tăng lên cả về quy mô lẫn cường độ, làm cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường [1]. Dưới áp lực của gia tăng dân số, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đã ảnh hưởng tiêu cực tài nguyên nước như: Tăng dòng chảy của lũ quyét, cạn kiệt nước vào mùa khô, suy thái chất lượng nước và sẽ có xu hướng ngày càng cạn kiệt nếu không được bảo vệ. Phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông nghiệp hóa kéo theo nhu cầu sử dụng nước phục vụ sản xuất tại các nhà máy, sinh hoạt của người dân tại các đô thị, làng mạc, cung cấp cho công tác nông nghiệp v.v ngày càng tăng cao. Để đảm bảo nguồn nước cho các nhu cầu này, việc khai thác nước mặt, nước ngầm tại chỗ là những biện pháp ưu tiên hàng đầu đối với các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý cũng như các chủ thể dự án tại các khu, cụm công nghiệp. Đồng thời, sau quá trình sử dụng nguồn nước thải tạo ra cũng tăng cao. Điều đáng chú ý ở đây là lượng nước thải lớn tạo ra này hầu như không được xử lý hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn lại được xả thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận là các nhánh sông, suối. Điều này đã và đang gây ô nhiễm môi trường nước mặt, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất của con người và sức khỏe người dân.
  10. 2 Sông Hồng có lưu vực sông lớn nhất miền Bắc Việt Nam, có chiều dài qua địa phận Việt Nam là 556 km. Đoạn sông Hồng này chảy qua Hà Nội dài khoảng 163 km đi qua các huyện: Ba Vì – Sơn Tây – Phúc Thị - Đan Phượng, thành phố Hà Nội và Thường Tín – Phú Xuyên. Sông Hồng là một ví dụ điển hình của sông ngòi vùng Đông Nam Á chịu tác động mạnh mẽ của con người và khí hậu trong lưu vực. Quá trình phát triển sản xuất công nghiệp, đô thị hóa, gia tăng dân số và gia tăng sử dụng hàm lượng phân bón, hóa chất trong nông nghiệp đã và đang ngày càng trở thành tác nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường nước sông Hồng. đặc biệt là đoạn sông chảy qua thành phố Hà Nội [20]. Chính vì vậy, việc xem xét, đánh giá chất lượng nước sông Hồng chảy qua địa phận Hà Nội, cung cấp cơ sở dữ liệu cho các nhà quản lý, nhằm bảo vệ môi trường đoạn sông Hồng chảy qua thành phố Hà Nội nói riêng và phát triển bền vững vùng lưu vực sông Hồng nói chung là rất quan trọng. Xuất phát từ những vấn đề trên và nhận thấy được tầm quan trọng của công tác đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giảng viên Th.S Nguyễn Minh Cảnh em thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Hồng đoạn chảy qua thành phố Hà Nội và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường”. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá được sức ép của kinh tế - xã hội lên môi trường nước sông Hồng đoạn chảy qua thành phố Hà Nội. - Đánh giá được hiện trạng chất lượng môi trường nước sông Hồng đoạn chảy qua thành phố Hà Nội và mức độ tác động của nước sông Hồng đến đời sống xã hội. - Đề xuất được các giải pháp để bảo vệ môi trường nước sông Hồng.
  11. 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài là một bước tiếp theo cho việc nghiên cứu, điều tra các nguồn gây tác động ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước lưu vực sông Hồng đoạn chảy qua thành phố Hà Nội nói riêng và toàn bộ lưu vực sông Hồng nói chung. - Nâng cao kiến thức và kỹ năng rút ra kinh nghiệm thực tế, vận dụng nâng cao kiến thức đã học. - Củng cố được kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, sau này có điều kiện tốt hơn để phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đánh giá hiện trạng môi trường, xác định những tác động, áp lực gây ô nhiễm môi trường sông Hồng và mức độ ảnh hưởng của chúng. - Nâng cao nhận thức của người dân về công tác quả lý và bảo vệ môi trường tại khu vực sinh sống. - Giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường đưa ra các biện pháp quản lý cũng như các dự án phù hợp nhằm kiểm soát cũng như hạn chế tác động của các nguồn gây ô nhiễm chất lượng nước sông Hồng.
  12. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 2.1.1.1. Một số khái niệm - Khái niệm môi trường: "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên". [14]. - Khái niệm ô nhiễm môi trường: Trên thế giới, Ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. Tuy nhiên, môi trường chỉ được xem là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu. Ở Việt Nam, Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. (Luật BVMT Việt Nam 2014) - Khái niệm suy thoái môi trường: “Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật.” [14] Trong đó, thành phần môi trường được hiểu là các yếu tố tạo thành môi trường: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông,
  13. 5 hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác. - Khái niệm về ô nhiễm môi trường nước: Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa: "Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã". * Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng. * Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước. Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý. - Khái niệm về tiêu chuẩn môi trường: Theo khoản 6 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm 2014: “Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường.”[21]. 2.1.1.2. Các thông số đánh giá chất lượng nước Chất lượng nước được đánh giá bởi các thông số, các chỉ tiêu đó là: - Các thông số lý học, ví dụ như:
  14. 6 + Nhiệt độ: Nhiệt độ có tác động đến các quá trình sinh hóa diễn ra trong nguồn nước tự nhiên sự thay đổi về nhiệt độ sẽ kéo theo các thay đổi về chất lượng nước, tốc độ, dạng phân hủy các hợp chất hữu cơ, nồng độ oxy hòa tan. + pH: là chỉ số thể hiện độ axít hay bazơ của nước, là yếu tố môi trường ảnh hưởng tới tốc độ phát triển và sự giới hạn phát triển của vi sinh vật trong nước. Trong lĩnh vực cấp nước, pH là yếu tố phải xem xét trong quá trình đông tụ hóa học, sát trùng, làm mềm nước, kiểm soát sự ăn mòn. Trong hệ thống xử lý nước thải bằng quá trình sinh học thì pH phải được khống chế trong phạm vi thích hợp đối với các loài vi sinh vật liên quan, pH là yếu tố môi trường có ảnh hưởng tới tốc độ phát triển và giới hạn sự phát triển của vi sinh vật ở trong nước. - Các thông số hóa học, ví dụ như: + BOD: (Biochemical oxygen Demand - nhu cầu oxy sinh hoá) là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời gian. Trong môi trường nước, khi quá trình oxy hoá sinh học xảy ra thì các vi sinh vật sử dụng oxy hoà tan, vì vậy xác định tổng lượng oxy hoà tan cần thiết cho quá trình phân huỷ sinh học là phép đo quan trọng đánh giá ảnh hưởng của một dòng thải đối với nguồn nước. BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất thải hữu cơ trong nước có thể bị phân huỷ bằng các vi sinh vật. + COD: (Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học) là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. Như vậy, COD là lượng oxy cần để oxy hoá toàn bộ các chất hoá học trong nước, trong khi đó BOD là lượng oxy cần thiết để oxy hoá một phần các hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ bởi vi sinh vật. Toàn bộ lượng oxy sử dụng cho các phản ứng trên được lấy từ oxy hoà tan trong nước (DO). Do vậy nhu cầu oxy hoá học và oxy sinh học cao sẽ làm giảm nồng độ DO của nước,
  15. 7 có hại cho sinh vật nước và hệ sinh thái nước nói chung. Nước thải hữu cơ, nước thải sinh hoạt và nước thải hoá chất là các tác nhân tạo ra các giá trị BOD và COD cao của môi trường nước. + NO3: Là sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy các chất có chứa nitơ trong nước thải. + Các yếu tố kim loại nặng (KLN): Các kim loại nặng là những yếu tố mà tỷ trọng của chúng bằng hoặc lớn hơn 5 như Asen, Cadmi, Sắt, Mangan ở hàm lượng nhỏ nhất định chúng cần cho sự phát triển và sinh trưởng của động vật, thực vật nhưng khi hàm lượng tăng chúng sẽ trở thành độc hại đối với sinh vật và con người thông quan chuỗi thức ăn. - Các thông số sinh học, ví dụ như: + Coliform: Là nhóm vi sinh vật quan trọng trong chỉ thị môi trường, xác định mức độ ô nhiễm về mặt sinh học của nguồn nước. 2.1.2. Cơ sở pháp lý của đánh giá và bảo vệ môi trường nước 2.1.2.1. Hệ thống văn bản pháp luật - Luật bảo vệ môi trường 55/2014/QH13 được Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014 và có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2015; - Luật tài nguyên nước 17/2012/QH13 đã được Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012; - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. - Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17/07/2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
  16. 8 - Thông tư số 75/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bảo vệ nước dưới đất trong các hoạt động khoan, đào, thăm dò, khai thác nước dưới đất. - Thông tư số 47/2017/TT-BTNMT ngày 07/11/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước. - Thông tư số 12/2015/TT-BTNMT ngày 31/03/2015 Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. 2.1.2.2. Các quy chuẩn môi trường liên quan tới đánh giá chất lượng nước - QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. - QCVN 38:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh. - QCVN 39:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dùng cho tưới tiêu. 2.2. Vấn đề ô nhiễm môi trường nước mặt trên thế giới và ở Việt Nam 2.2.1. Vấn đề ô nhiễm nước mặt trên thế giới Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nước đáp ứng các nhu cầu của cuộc sống ăn uống, sinh hoạt, hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng, giao thông vận tải Tài nguyên nước trên thế giới có trữ lượng khoảng 1,45 tỷ km³ trong đó trữ lượng nước sông là 12.000 km³ chiếm khoảng 0,001% tổng lượng nước [17]. Đây là nguồn nước chính phục vụ cho nhu cầu của con người do vậy nó đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống, sự phát triển của mọi quốc gia trên thế giới. Nhưng ngày nay nguồn nước đang bị đe dọa nghiêm trọng, ngày càng ô nhiễm làm ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, sức khỏe, sự phát triển của nhân loại Trong thập niên 60, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp độ đáng lo ngại. Tiến độ ô nhiễm nước phản ánh trung thực tiến bộ phát triển kỹ nghệ. Sau đây là một vài ví dụ tiêu biểu: Riachuelo là con sông lớn chảy
  17. 9 qua thủ đô Buenos Aires của Argentina. Thay vì trở thành nguồn cung cấp nước tưới tiêu và điều hòa khí quyển cho thành phố, sông Riachuelo giờ đây nổi tiếng là con sông bị ô nhiễm nặng nhất châu Mĩ, gây nhức nhối cho dân cư cũng như chính phủ nước này. Từ nhiều năm nay, người ta đã không còn thấy con cá nào sống ở dưới sông Riachuelo, còn mùi xú uế thì nồng nặc bốc lên kèm theo nhiều rác rưởi nổi trên mặt nước. Nước sông Riachuelo không còn chút oxi nào và bị ô nhiễm nặng vì nước thải sinh hoạt, chất độc hóa học từ các nhà máy ven sông đổ ra kèm theo lượng khổng lồ rác thải trong thành phố dồn về. Dọc triền sông Riachuelo hiện đang có tới hơn 2 triệu người dân Argentina sinh sống mà người ta thường gọi đùa là “làng rác”. Đa số dân cư trong khu vực này đều là lao đông nghèo, người nhập cư bất hợp pháp và một phần không nhỏ tầng lớp xã hội người da đen sinh sống. Họ điềm nhiên vứt rác và đổ bất cứ thứ gì không cần thiết xuống sông như một tiền lệ và thói quen đã được mọi người chấp nhận từ lâu. Nạn ô nhiễm môi trường quanh khu vực Riachuelo kéo theo nguy cơ bùng phát những ổ dịch nguy hiểm do thiếu vệ sinh như: tiêu chảy, lao, hen suyễn, sốt rét, sốt xuất huyết và thậm chí cả bệnh ung thư, đe dọa nghiêm trọng sức khỏe người dân thủ đô Buenos Aires của Argentina. Các dòng sông ngoài việc cung cấp nước cho mục đích sản xuất, sinh hoạt, khai thác các nguồn lợi sẵn có thì bên cạnh đó nó cũng là nơi tiếp nhận một khối lượng chất thải rất lớn từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Tốc độ ô nhiễm nước phản ánh trung thực tiến bộ phát triển khoa học kỹ thuật. Do dân số trên Trái Đất ngày càng tăng nhanh đã gây áp lực lớn tới tài nguyên nước trên hành tinh, con người ngày càng xả thải nhiều chất thải độc hại và chưa có biện pháp quản lý và xử lý triệt để nguồn nước thải dẫn đến
  18. 10 chất lượng nước ngày càng suy giảm. Hầu hết các hoạt động của con người đều ảnh hưởng đến chất lượng nước. Việc xử lý nước thải là một vấn đề rất khó khăn, tốn nhiều thời gian và tiền của. Ở các nước phát triển, ước tính có khoảng 90% nước thải được thải trực tiếp vào sông, hồ mà không qua bất kì biện pháp xử lý nào hoặc có biện pháp xử lý nhưng không triệt để đã gây ra nhiều ảnh hưởng đến môi trường nước. Tại Mỹ, mỗi năm có 850.000.000 gallon nước thải do bị rò rỉ và hệ thống cống thoát nước kết hợp không đồng bộ, đã gây ra ô nhiễm các nguồn nước sông, hồ và vịnh ở Hoa Kỳ. Sông, hồ và đại dương trong một phạm vi rộng đang bị ô nhiễm nặng kết quả là sản lượng thủy sản tự nhiên, hệ sinh thái và cảnh quan bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mặt khác, theo nghiên cứu của Ezzat (và các đồng nghiệp), 2002 về chất lượng nước sông Nile ở Ai Cập cho thấy chất lượng nước sông tại đây cũng đang trong tình trạng báo động. Hiện tại có hơn 700 cơ sở công nghiệp hoạt động dọc theo lưu vực sông và hầu hết nước thải được thải thẳng ra môi trường mà chưa qua xử lý. Thành phần nước thải chứa nhiều các chất độc hại như kim loại nặng, các vi sinh vật gây bệnh, các hóa chất công nghiệp, do đó khi tích đọng xuống đáy, nó tạo thành lượng bùn rất lớn và gây ảnh hưởng đến hoạt động sống của các sinh vật tầng đáy, kết quả là chúng bị chết [27]. Năm 2000, vụ tai nạn hầm mỏ xảy ra tai công ty Aurul (Rumani) đã thải ra 50 - 100 tấn xianua và kim loại nặng (như đồng) vào dòng sông gần Baia Mare (thuộc vùng Đông- Bắc). Sự nhiễm độc này đã khiến các loài thuỷ sản ở đây chết hàng loạt, tổn hại đến hệ thực vật và làm bẩn nguồn nước sạch, ảnh hưởng đến cuộc sống của 2,5 triệu người [28]. Bên cạnh đó, chất lượng nước sông tại các quốc qua ở khu vực Châu phi cũng không có tín hiệu khả quan. Hầu hết nước từ các sông, suối, ao, hồ và thủy vực đã khan hiếm nay lại chịu sự tác động từ nước thải từ các hoạt động
  19. 11 sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt nên đã bị suy giảm đáng kể cả về chất lượng và số lượng. Cụ thể, tại Zimbabwe việc xả thải công nghiệp và đô thị hóa đã làm cho hồ Chivero bị ô nhiễm, chất lượng nước ngày càng suy giảm, sự tích lũy của các hợp chất amoniac đã dẫn đến nhiều loại cá sống trong hồ bị chết hàng loạt. Trong khi đó, năm 1991 tại Nam Phi Công ty Cổ phần Năng lượng nguyên tử gây ra một vụ tràn dầu rất lớn gần đập Hartbeesport làm cho các loại cá và động vật thủy sinh sống trong hồ bị chết. Việc các nguồn nước sông bị ô nhiễm đã gây ra một nguy cơ nghiêm trọng về sức khỏe cho những cộng đồng nằm gần sông, những người sử dụng trực tiếp nguồn nước đó [29]. Trong khi đó tại Trung Quốc, hầu hết các kênh rạch, sông và hồ đang bị ô nhiễm từ các hoạt động xả thải của các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt. Kết quả là nguồn nước của nhiều thành phố và khu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động sống của con người. Tại Thái Lan tình hình ô nhiễm môi trường nước ở nhiều khu vực cũng đang trong tình trạng tương tự. Theo kết quả nghiên cứu của Thares Srisatit và cộng sự cho thấy tại Bangkok môi trường nước tại các khu công nghiệp đang trong tình trạng báo động. Trong 30 mẫu phân tích thì có đến 27 mẫu cho thấy các chỉ tiêu BOD5, COD, N tổng vượt TCCP từ 4 - 6 lần, trong đó có một số chỉ tiêu như Pb, As vượt TCCP từ 7 - 8 lần [27]. Như vậy chúng ta nhận thấy rằng, chất lượng nước tại nhiều con sông lớn trên thế giới bị ô nhiễm khá nghiêm trọng, hàng ngày hàng giờ phải hứng chịu các nguồn ô nhiễm khác nhau. Do đó, việc cần làm trước tiên là phải tiến hành đánh giá, kiểm tra, quan trắc hệ thống sông, để xác định được cụ thể thành phần của nguồn nước thải gây ô nhiễm, xác định được mức độ ảnh hưởng của chúng, đồng thời đề xuất những biện pháp nhằm hạn chế sự tác
  20. 12 động tiêu cực đến chất lượng nước sông, nâng cao khả năng cung cấp nước phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của con người. 2.2.2. Vấn đề ô nhiễm môi trường nước mặt tại Việt Nam Tại Việt Nam, cùng với quá trình gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nên việc sử dụng nước ngày càng tăng cao. Trong khi đó, quá trình xử lý nước chưa đạt hiệu quả và vấn đề xử lý các vi phạm còn lỏng lẻo, thiếu đồng bộ. Vì vậy, chất lượng nước tại nhiều thủy vực, nhiều con sông đang xuống cấp nghiêm trọng, nhiều nơi ô nhiễm cục bộ và trong tình trạng đáng báo động. Việt Nam có tài nguyên nước khá phong phú, có hơn 2.360 con sông lớn hơn 10km trong đó có 9 hệ thống sông có diện tích và lưu vực từ 10000 km² trở lên. Phần lớn sông ngòi nước ta đều là nước ngọt, vừa cung cấp nước phục vụ sinh hoạt của con người, vừa phục vụ cho nghành sản xuất khác. Tuy nhiên, nước ngọt là nguồn tài nguyên hạn chế và dễ bị suy thoái, tối cần thiết cho sự sống, phát triển của con người, sinh vật và môi trường [12]. Nước ta có nền công nghiệp chưa phát triển mạnh, các khu công nghiệp và đô thị chưa đông lắm nhưng tình trạng ô nhiễm nước đã xảy ra ở nhiều nơi với mức độ nghiêm trọng khác nhau. Nông nghiệp là nghành sử dụng nhiều nước nhất dùng tưới lúa và hoa màu, chủ yếu là ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng. Việc sử dụng nông dược và phân bón hóa học càng góp phần ô nhiễm môi trường nông thôn. Công nghiệp là ngành làm ô nhiễm nước nhiều nhất. Mỗi ngành có một loại nước thải khác nhau dẫn tới mối khu vực có mức độ ô nhiễm khác nhau. Khu công nghiệp Thái Nguyên xả nước thải vào sông Cầu khiến cho nước sông có màu đen, mặt nước sủi bọt trên chiều dài hàng chục cây số. Khu công nghiệp Việt Trì xả mỗi ngày hàng ngàn m³ nước thải của nhà máy hóa chất, thuốc trừ sâu, giấy, dệt xuống sông Hồng làm nước sông bị ô nhiễm đáng kể. Khu công nghiệp Biên Hòa, thành
  21. 13 phố Hồ Chí Minh tạo ra nguồn nước thải từ công nghiệp và sinh hoạt rất lớn, làm nhiễm bẩn tất cả các sông rạch ở đây và cả vùng phụ cận. Nước dùng cho sinh hoạt của dân cư ngày càng tăng nhanh do dân số tăng nhanh và tốc độ đô thị hóa nhanh. Nước cống từ nước thải sinh hoạt cùng với nước thải của các cơ sở tiểu thủ công nghiệp trong khu dân cư là đặc trưng ô nhiễm của các đô thị nước ta. Điều đáng nói là các loại nước thải đều được thải trực tiếp ra môi trường, chưa qua xử lý, vì ở nước ta chưa có hệ thống xử lý nào đúng nghĩa như tên gọi. Theo thống kê, khu vực miền Bắc có hai hệ thống sông chính là sông Hồng và sông Thái Bình, khu vực miền Trung có hai con sông lớn là sông Mã và sông Cả, trong khi đó tại miền Nam có hệ thống sông Đồng Nai và sông Cửu Long là các dòng sông chính. Tuy nhiên, trong những năm qua, quá trình khai thác và xả thải của con người chưa hợp lý nên đã gây ra những tác động đáng kể đến chất lượng nước tại các hệ thống sông trên. Nhìn chung chất lượng nước ở thượng lưu các con sông còn khá tốt, nhưng vùng hạ lưu phần lớn đã bị ô nhiễm, có nơi ở mức nghiêm trọng. Nguyên nhân là do nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nước thải sinh hoạt không được xử lý đã và đang thải trực tiếp ra các dòng sông. Chất lượng nước suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu như BOD5, COD, NH4, tổng N, tổng P cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. - Sông Đồng Nai: Vùng hạ lưu (tính từ sau hồ Trị An đến điểm hợp lưu với sông Sài Gòn), ô nhiễm hữu cơ chưa cao (DO = 4 -6 mg/l, BOD = 4 - 8 mg/l) nhưng hầu như không đạt TCVN đối với nguồn loại A. Ô nhiễm vi sinh và dầu mỡ rõ rệt, ô nhiễm kim loại nặng, phenol, chưa vượt tiêu chuẩn, nhiễm mặn không xảy ra từ Long Bình đến thượng lưu. Vùng thượng lưu nước có chất lượng tốt, trừ khu vực thành phố Đà Lạt đã bị ô nhiễm nặng do
  22. 14 hàm lượng cao của các chất hữu cơ, dinh dưỡng, vi sinh. Khả năng tự làm sạch của sông Đồng Nai khá tốt . - Sông Sài Gòn: Mức độ ô nhiễm là nghiêm trọng cả về hữu cơ (DO = 1,5 - 5,5 mg/l; BOD = 10 - 30 mg/l), dầu mỡ, vi sinh, không có điểm nào đạt TCVN đối với nguồn loại A. Ô nhiễm cao nhất là ở vùng sông chảy qua trung tâm TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra, sông Sài Gòn còn bị axit hoá nặng do nước phèn ở đoạn Hóc Môn - Củ Chi (pH = 4,0 - 5,5). - Sông Cầu: Chất lượng nước các sông thuộc lưu vực sông Cầu ngày càng xấu đi, nhiều đoạn sông đã bị ô nhiễm tới mức báo động. Ô nhiễm cao nhất là đoạn sông Cầu chảy qua địa phận thành phố Thái Nguyên, đặc biệt là tại các điểm thải của Nhà máy Giấy Hoàng Văn Thụ, Khu Gang thép Thái Nguyên , chất lượng nước không đạt cả tiêu chuẩn A và B. Tiếp đến là đoạn sông Cà Lồ, hạ lưu Sông Công, chất lượng nước không đạt tiêu chuẩn A và một số yếu tố không đạt tiêu chuẩn B. Yếu tố gây ô nhiễm cao nhất là các chất hữu cơ, NO và dầu. Ô nhiễm nhất là đoạn từ nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ tới cầu Gia Bảy, ôxy hòa tan đạt giá trị thấp nhất (0,4 - 1,5 mg/l), BOD5, COD rất cao (>1000mg/l); Colifom ở một số nơi khá cao, vượt quá tiêu chuẩn A tới hàng chục lần. Hàm lượng NO2 > 2,0 mg/l và dầu > 5,5mg/l, vượt quá tiêu chuẩn B tới 20 lần. - Sông Nhuệ - sông Đáy: Hiện tại, nước của trục sông chính thuộc lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đã bị ô nhiễm, đặc biệt là nước sông Nhuệ. Chất lượng nước sông Nhuệ từng lúc (phụ thuộc vào thời gian mở cống Liên Mạc), từng nơi vượt trên giới hạn cho phép đối với nước loại B. Các sông khác có chất lượng nước ở mức giới hạn cho phép đối với nước loại B. Nếu không có biện pháp ngăn ngừa khắc phục, xử lý ô nhiễm kịp thời thì tương lai không xa nguồn nước sông Nhuệ, sông Đáy không thể sử dụng cho sản xuất được.
  23. 15 Ngoài ra, ô nhiễm nước ở các sông hồ ở nội thành Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Tp Đà Nẵng đang ở mức trầm trọng, các chỉ tiêu quan trắc đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, thậm chí hàng trăm lần. Như vậy, chúng ta nhận thấy rằng các dòng sông ở Việt Nam đang ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng và có xu hướng ngày càng gia tăng do việc xả nước thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp. Nếu chúng ta không có giải pháp quản lý và xử lý triệt để thì hậu quả sẽ rất khó lường. Vì vậy, cần có quá trình quản lý chặt chẽ hơn của các cơ quan chức năng cũng như việc tôn trọng về pháp luật của các cơ sở sản xuất cũng như hoạt động của những người dân để đảm bảo chất lượng nước tại các con sông. 2.2.3. Vấn đề ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố Hà Nội Theo một số báo cáo từ Bộ tài nguyên và Môi trường, mỗi ngày thành phố Hà Nội thải ra ngoài môi trường khoảng 300000 tấn nước thải bào gồm nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp. Đặc biệt phần lớn lượng nước thải này chưa qua xử lý nên chứa nhiều các chất độc hại gây ô nhiễm cực kỳ nghiêm trọng. Cụ thể, thống kê lượng chất hữu cơ xả thẳng ra môi trường là 3600 tấn/năm, dầu mỡ là 317 tấn cùng hàng chục tấn các kim loại nặng độc hại như chì, thủy ngân, sắt [30] Lượng nước thải trên địa bàn thành phố Hà Nội chủ yếu xả thải ra các con sông hồ lớn như sông Tô lịch, sông Nhuệ, hồ Linh Đàm, hồ Bảy Mẫu Tiêu biểu nhất là tình trạng ô nhiễm tại sông Tô Lịch – nơi từng tự hào là con sông trong sạch của thủ đô thì giờ đây nước sông bị ô nhiễm nặng nề, bốc mùi hôi thối ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân hai bên ven sông. Theo khảo sát của công ty cổ phần nước và môi trường Việt Nam, tình trạng cấp nước tại một số giếng ngầm cho các khu vực Hai Bà Trưng, Hà Đông, Ba Đình, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm có hàm lượng sắt cao, các quận Long Biên, Ba Đình, Thanh Xuân có hàm lượng
  24. 16 mangan cao. Đặc biệt hơn, nguồn nước ngầm tại khu vực phía Nam thủ đô đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do khu vực này có địa hình thấp, toàn bộ nước từ thành phố đều dồn về khu vực này. [30] Nguyên nhân ô nhiễm: Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước tại Hà Nội, tuy nhiên được chia làm hai nhóm chính là nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan: Sự gia tăng dân số trên địa bàn thành phố trong khi cơ sở hạ tầng không đáp ứng kịp thời kéo theo các vấn đề về nước thải và rác thải. Các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp mọc lên nhanh chóng, lượng nước thải, khí thải của các đơn vị này chưa được xử lý triệt để trước khi đưa ra ngoài môi trường. Hệ thống cấp thoát nước của thành phố chưa đáp ứng được nhất là vào mùa mưa lũ, tình trạng ngập lụt xảy ra thường xuyên. Nguyên nhân chủ quan Đa số người dân trên địa bàn thành phố còn chưa nhận thức đúng đắn cũng như có ý thức, trách nhiệm trong việc xả rác và nước thải sinh hoạt ra môi trường. Các công ty, xí nghiệp chưa chú trọng đầu tư hệ thống xử lý nước thải.
  25. 17 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Môi trường nước mặt Sông Hồng đoạn chảy qua thành phố Hà Nội. 3.1.2. Phạm vi nghiêm cứu Chất lượng môi trường nước mặt Sông Hồng đoạn chảy qua thành phố Hà Nội. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu Trên tổng chiều dài khoảng 15 km của sông Hồng đoạn chảy qua địa phận thành phố Hà Nội. 3.2.2. Thời gian tiến hành - Thời gian bắt đầu: 01/2019 - Thời gian kết thúc: 05/2019 3.3. Nội dung nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên của thành phố Hà Nội. - Ảnh hưởng của các vấn đề về kinh tế - xã hội lên môi trường nước sông Hồng đoạn chảy qua thành phố Hà Nội. - Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt sông Hồng đoạn chảy qua thành phố Hà Nội. - Đánh giá mức độ tác động của môi trường nước sông Hồng - Các giải pháp để bảo vệ môi trường nước sông Hồng 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp là phương pháp phổ biến thường được dùng khi nghiên cứu một đề tài. Đây là phương pháp tham khảo tài liệu
  26. 18 có sẵn liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Phương pháp này là phương pháp truyền thống nhanh và hiệu quả. Với phương pháp này có thể áp dụng nghiên cứu các thông tin sau: - Các thông tin điều kiện tự nhiên, đặc điểm dòng chảy, đặc điểm kinh tế xã hội, sự phát triển các ngành nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ của thành phố Hà Nội. - Các số liệu quan trắc, phân tích chất lượng nước sông Hồng năm 2019. 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích a) Số mẫu: đề tài tiến hành lấy 3 mẫu nước sông Hồng, vị trí lấy mẫu cụ thể như sau: - NM1: Mẫu nước sông Hông lấy tại Cầu Long Biên- TP. Hà Nội - NM2: Mẫu nước sông Hồng lấy tại phường Chương Dương, Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội - NM3: Mẫu nước sông Hồng lấy tại Cầu Vĩnh Tuy- TP. Hà Nội b) Phương pháp lấy mẫu: - TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-2:2006), chất lượng nước – lấy mẫu - Phần 1: Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu - TCVN 6663-3:2003 (ISO 5667-3:1985), chất lượng nước – lấy mẫu - Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu. - TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667-6:2005), chất lượng nước – lấy mẫu - Phần 6: Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối. c) Cách lấy mẫu: Mẫu nước được lấy trong điều kiện thời tiết tốt: trời nắng, nhiệt độ tại thời điểm lấy mẫu 23℃. Mẫu được lấy 2 lần mỗi lần 250ml bằng ca định lượng sau đó bảo quản trong chai dung tích 500ml.
  27. 19 Nước thải sau khi lấy về được bảo quản và phân tích các chỉ tiêu: BOD5, COD, NO3, DO, Fe, Cr, coliform, pH, TSS, NH4 theo yêu cầu tại Trung tâm quan tắc và môi trường tỉnh Hà Nội - Tiêu chuẩn kỹ thuật cho lấy mẫu và phân tích chất lượng nước Sông Hồng + Tiêu chuẩn kỹ thuật cho lấy mẫu và bảo quản mẫu: Lấy mẫu và bảo quản mẫu theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5996:1995 - Hướng dẫn lấy mẫu ở Sông và Suối. 3.4.3. Phương pháp tổng hợp so sánh đối chiếu với QCVN 08: 2015/BTNMT Từ số liệu thứ cấp cùng với số liệu đo đạc, khảo sát thực tế, phân tích trong phòng thí nghiệm, tính toán được tải lượng ô nhiễm so sánh với QCVN để đưa ra được mức độ ô nhiễm môi trường nước, từ đó so sánh tại các điểm lấy mẫu đưa ra điểm tối ưu có chất lượng nước phù hợp cho việc xử lý cấp cho sinh hoạt.
  28. 20 * Phương pháp phân tích Bảng 3.1. Bảng phương pháp phân tích các thông số chất lượng nước mặt STT Tên chỉ tiêu phân tích Phương pháp phân tích 1 Nhiệt độ Đo nhanh 2 Độ đục Đo nhanh 3 pH Đo nhanh 4 Oxy hòa tan (DO) Đo nhanh 5 BOD5 TCVN 6001:2008 6 COD TCVN 6491:1999 7 Chất rắn lơ lửng (TSS) TCVN 6625:2000 8 Tổng chất rắn hoà tan (TDS) TCVN 4560:1988 9 Tổng độ cứng TCVN 6224:1996 - 10 Nitrit (NO2 ) TCVN 4561:1988 11 Nitrat (NO3-) TCVN 6494:2011 12 Clorua (Cl-) TCVN 6194:1998 13 Tổng P TCVN 6202:1996 14 Tổng N TCVN 6624:2000 18 Kẽm (Zn) SMWW3500 Zn 19 Asen (As) TCVN 6626:2000 20 Chì (Pb) TCVN 6193:1996 21 Đồng (Cu) TCVN 6193:1996 22 Cadimi (Cd) TCVN 6193:1996 23 Crom (Cr) TCVN 6222:1996 24 Coliform tổng số TCVN 6187:1996 25 Độ màu TCVN 6185:1996 + 27 Amoni (NH4 ) TCVN 6660:2000 28 Sắt (Fe) TCVN 6177:1996 2- 29 Sunphat (SO4 ) TCVN 6494:2011 31 Thuỷ ngân (Hg) APHA 3112 (Nguồn: Thông tư số 29/2011/TT – BTNMT)
  29. 21 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội 4.1.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Hà Nội 4.1.1.1. Vị trí địa lý Hà Nội là thủ đô nước Cộng hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam, nằm ở vị trí trung tâm vùng đồng bằng Bắc Bộ, Hà Nội có vị trí từ 20⁰53’ đến 21⁰23’ vĩ độ Bắc và 105⁰44’ đến 105⁰02’ kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc – Hà Nam, Hòa Bình phía Nam – Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông – Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Hà Nội cách thành phố Hải Phòng 120 km. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3324,92 km², nằm ở cả hai bên lưu vực sông Hồng. Hình 4.1. Bản đồ sông Hồng đoạn chảy qua thành phố Hà Nội Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20m so với mực nước biện nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà,
  30. 22 hai bên sông Hồng và chi lưu các con song khác. Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp như gò Đống Đa, núi Nùng. Thủ đô Hà Nội có bốn điểm cực là: - Cực Bắc là xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn. - Cực Tây là xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì. - Cực Nam là xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức. - Cực Đông là xã Lệ Chí, huyện Gia Lâm. Hà Nội nằm hai bên sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú và nổi tiếng từ lâu đời. Hà Nội có vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học – công nghệ và đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam. 4.1.1.2. Diện tích tự nhiên Thực hiện kết luận Hội nghị Trung ương 6 (khóa X) và Nghị quyết của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, số 15/2008/NQ-QH12, ngày 29 tháng 05 năm 2008 và Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2008, toàn bộ hệ thống chính trị của thành phố Hà Nội sau hợp nhất, mở rộng địa giới hành chính Thủ đô bao gồm: Thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh - tỉnh Vĩnh Phúc và bốn xã thuộc huyện Lương Sơn - tỉnh Hòa Bình. Thủ đô Hà Nội sau khi được mở rộng có diện tích tự nhiên 334.470,02 ha, lớn gấp hơn 3 lần trước đây và đứng vào tốp 17 Thủ đô trên thế giới có diện tích rộng nhất; dân số tăng hơn gấp rưỡi, hơn 6,2 triệu người, hiện nay là hơn 7 triệu người; gồm 30 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã, 577 xã, phường, thị trấn. Diện tích đất phân bổ sử dụng (332889,0 ha) - Đất nông, lâm nghiệp, thủy sản : 188601,1 ha - Đất phi nông nghiệp : 134947,4 ha - Đất chưa sử dụng : 9340,5 ha (Theo“Niên giám thống kê Hà Nội năm 2010” của Cục Thống kê thành phố Hà Nội).
  31. 23 4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu thành phố Hà Nội có đặc trưng nổi bật là gió mùa ẩm, nóng và mưa nhiều về mùa hè, lạnh và ít mưa về mùa đông; được chia thành bốn mùa rõ rệt trong năm: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa xuân bắt đầu vào tháng 2 (hay tháng giêng âm lịch) kéo dài đến tháng 4. Mùa hạ bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8, nóng bức nhưng lại mưa nhiều. Mùa thu bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10, trời dịu mát, lá vàng rơi. Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, thời tiết giá lạnh, khô hanh. Ranh giới phân chia bốn mùa chỉ có tính chất tương đối, vì thành phố Hà Nội có năm rét sớm, có năm rét muộn, có năm nóng kéo dài, nhiệt độ lên tới 40°C, có năm nhiệt độ xuống thấp dưới 5°C. Thành phố Hà Nội quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời khá dồi dào. Tổng lượng bức xạ trung bình hàng năm khoảng 120 kcal/cm², nhiệt độ trung bình năm 24,9°C, độ ẩm trung bình 80 - 82%. Lượng mưa trung bình trên 1700mm/năm (khoảng 114 ngày mưa/năm). Trong lịch sử phát triển, Hà Nội cũng đã nhiều lần trải qua các biến đổi bất thường của khí hậu - thời tiết. Tháng 5 năm 1926, Hà Nội chứng kiến một đợt nắng khủng khiếp có ngày nhiệt độ lên tới 42,8°C. Tháng 1 năm 1955, mùa đông giá buốt nhất trong lịch sử, thành phố Hà Nội sống trong cái giá lạnh xuống đến 2,7°C. Và gần đây nhất tháng 11 năm 2008, sau khi vừa mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội hứng chịu một cơn mưa dữ dội chưa từng thấy. Hầu như tất cả các tuyến phố đều ngập chìm trong nước, lượng mưa lớn vượt quá mọi dự báo đã gây ra một trận lụt lịch sử ở Hà Nội, làm nhiều người chết, gây thiệt hại vật chất đáng kể. [18]
  32. 24 4.1.1.4. Tài nguyên nước mặt Hệ thống sông, hồ Hà Nội thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, phân bố không đều giữa các vùng, có mật độ thay đổi trong phạm vi khá lớn 0,1 - 1,5km/km2 (chỉ kể những sông tự nhiên có dòng chảy thường xuyên) và 0,67 - 1,6km/km2 (kể cả kênh mương). Module dòng chảy năm có trị số lớn được phân bố ở hai đầu của thành phố, phía tây bắc và tây nam, và giảm dần sang phía đông. Phía tây bắc của thành phố có module dòng chảy năm đạt trên 20 l/s/km² và phía tây nam đạt trên 23l/s/km², còn một phần diện tích ở phía đông, module dòng chảy năm chỉ đạt dưới 17 l/s/km² [2]. Hà Nội có lượng nước mặt khổng lồ của sông Hồng, sông Cầu, sông Cà Lồ chảy qua, có thể khai thác sử dụng. Một trong những nét đặc trưng của địa hình Hà Nội là có nhiều hồ, đầm tự nhiên. Tuy nhiên, do yêu cầu đô thị hoá và cũng do thiếu quy hoạch, quản lý kém nên nhiều ao hồ đã bị san lấp để lấy đất xây dựng. Hà Nội có một số hồ có diện tích lớn như: Hồ Tây, Linh Đàm, Yên Sở, Bảy Mẫu, Hoàn Kiếm, Thanh Nhàn, Định Công. Ngoài ra còn nhiều hồ nhỏ phân bố trên địa bàn các quận huyện. Có thể nói, hiếm có một thành phố nào trên thế giới có nhiều hồ như ở Hà Nội. Hồ ở Hà Nội đã tạo nên nhiều cảnh quan sinh thái đẹp, có chức năng điều tiết nguồn nước mặt, điều hoà khí hậu khu vực, có giá trị cao đối với du lịch, giải trí và nghỉ dưỡng. 4.1.1.5. Đặc điểm sông hồ Hệ thống sông: Hà Nội có mạng lưới sông, suối khá dày đặc với hai hệ thống sông chính là sông Hồng và sông Đuống. Sông Hồng: con sông chính gắn liền với Hà Nội - bắt đầu từ dãy Ngụy Sơn ở độ cao l.776m thuộc huyện Nhị Đô, tỉnh Vân Nam,
  33. 25 Trung Quốc; chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam vào Việt Nam từ Hà Khẩu (Lào Cai) và chảy ra vịnh Bắc bộ ở cửa Ba Lạt (Nam Định); có chiều dài khoảng 1.160km, phần chảy qua Việt Nam khoảng 556km. Sông Hồng chảy vào Hà Nội từ xã Phong Vân, huyện Ba Vì. Sau khi uốn vòng lên phía Bắc bao quanh bậc thềm Cổ Đô, Tản Hồng thì phóng về phía Đông rồi Nam đến hết xã Quang Lãng huyện Phú Xuyên là hết địa phận Hà Nội khoảng 120km. Lũ sông Hồng chủ yếu do lũ các phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô gây nên. Mỗi năm mùa lũ kéo dài năm tháng từ tháng 6 đến tháng 10 dương lịch (trùng với mùa mưa). Đê sông Hồng được đắp từ năm 1108, đoạn từ Nghi Tàm đến Thanh Trì gọi là đê Cơ Xá. Ngày nay sông Hồng ở Việt Nam có 1.267km đê ở cả hai bên tả, hữu ngạn. Độ cao mặt đê tại Hà Nội là 14m. Sông Hồng chảy vào Hà Nội từ xã Cổ Đô - huyện Ba Vì đến xã Quang Lãng - huyện Phú Xuyên, dài trên 100km, lưu lượng nước bình quân hàng năm rất lớn: 2.640 m3/s với tổng lượng nước chảy qua tới 83,5 triệu m3. Khi có lũ lớn mặt nước sông Hồng cao hơn đường phố Hà Nội tới 7m. Năm 1971, nước lũ sông Hồng được coi là cao nhất từ thế kỷ XX tới nay (năm 2006) lên tới 14,13m, làm vỡ đê Cống Thôn. Đây là trận lũ trong vòng 100 năm mới lại thấy. Ngoài ra còn có những trận lũ lớn khác mà mực nước đo tại Hà Nội cũng khá cao: ba năm 1893 - 1904 - 1915 đo được từ 12,5m đến 13m; năm 1924 là 11,12m; năm 1926 là 11,92m (làm vỡ đê Lâm Du); năm 1945 cao 12,68m; năm 1983 cao 12,7m. Lũ của sông Hồng tập trung lượng nước của ba con sông lớn: sông Đà, sông Lô, sông Thao, mực nước khi lũ về lên tới 0,4m/h và 2,5m/ ngày. Tại Hà Nội lũ tháng 9-1975 mực nước lên 2,2m/1 ngày. Hàng năm có tới 10 trận lũ từ tháng 6 đến tháng 10, một cơn lũ có thể kéo dài từ 1 đến 2 tuần (tháng 8-1945 kéo dài 14 ngày, lũ tháng 8- 1971 kéo dài 15 ngày) (Nguồn: UBND thành phố Hà Nội)
  34. 26 Sông Đuống: là phân lưu của sông Hồng, dài 65km, nối liền hai con sông lớn của miền Bắc là sông Hồng và sông Thái Bình. Sông Đuống tách ra khỏi sông Hồng từ xã Ngọc Thụy (Gia Lâm), chảy về phía đông rồi Đông Nam qua các huyện Thuận Thành, Gia Lương (Bắc Ninh) đổ vào sông Thái Bình ở Đại Than, gần Phả Lại. Đoạn chảy qua Hà Nội dài 17,5km. Sông còn có các tên cổ là sông Thiên Đức, sông Đông Ngàn, sông Bắc Giang. Đoạn sông gần Phả Lại gọi là sông Đại Than. (Nguồn: UBND thành phố Hà Nội) Sông Tô Lịch: là phân lưu của sông Hồng, tách từ phường Hà Khẩu chỗ “cửa cống thôn Hương Bài” nay là chỗ trường Trần Nhật Duật (phố Trần Nhật Duật) theo hướng Đông Tây đến chợ Bưởi quay theo hướng bắc nam vòng vo tới xã Hà Liễu (Thường Tín - Hà Tây) thì nhập vào sông Nhuệ. Năm 1889, thực dân Pháp đã lấp nhánh sông Tô từ cửa Hương Bài (Hà Khẩu) đến Thụy Khuê. Từ khi bị lấp, sông chỉ còn là dòng thoát nước thải của thành phố, ngày càng ô nhiễm nặng. (Nguồn: UBND thành phố Hà Nội) Sông Nhuệ: còn gọi là sông Từ Liêm. Do chỗ phát nguồn gần đầm Bát Lang, xã Hạ Mỗ (Đan Phượng) rất nhỏ, sau to dần trông hình dáng tựa như cái dùi nên gọi là sông Nhuệ. Dòng sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam qua đất huyện Từ Liêm, Thanh Trì huyện Thường Tín, Phú Xuyên rồi nhập vào sông Đáy ở thị xã Phủ Lý. (Nguồn: UBND thành phố Hà Nội) Sông Kim Ngưu: vốn là một nhánh của sông Tô Lịch từ phường Yên Lãng chảy theo đường La Thành qua cống Nam Đồng, Phương Liệt (quận Đống Đa) tới xã Thịnh Liệt thì thông với sông Sét rồi chảy vào huyện Thường Tín (Hà Tây) nhập với sông Nhuệ. Đó là dòng chính. Còn có nhiều nhánh khác chảy trong quận Hai Bà Trưng và huyện Thanh Trì song tác dụng chủ yếu ngày nay là đường thoát nước thải của nội thành. (Nguồn: UBND thành phố Hà Nội)
  35. 27 Sông Cà Lồ: trước kia là một nhánh của sông Hồng, tách ra từ xã Trung Hà, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc, cách sông Hồng tới 3km. Sông Cà Lồ còn có tên là sông Phù Lỗ, chảy vòng vèo, là ranh giới giữa huyện Sóc Sơn với các huyện Mê Linh, Đông Anh và Hiệp Hòa (Bắc Giang). Từ ngày 1-8-2008 Hà Tây hội nhập với Hà Nội nên thành phố ngày nay có thêm các con sông: - Sông Đà còn gọi là sông Bờ hay Đà Giang, là ranh giới tự nhiên ở cực Tây Hà Nội ngày nay. Phát nguyên từ Vân Nam, Trung Quốc, sông Đà ở phía Tây Bắc tỉnh Sơn Tây cũ, đoạn từ núi Chẹ đến Trung Hà, dài khoảng 32km, song song với sông Hồng, đến thị xã Hòa Bình thì gặp một đường đứt gãy sâu hình khuyên ở bên dưới, khiến dòng sông phải quay lên hướng Bắc và đổ vào sông Thao trước khi hợp thủy với sông Lô ở Ngã ba Hạc. Sông Đáy: có tên Hát Giang, là một phân lưu bên bờ phải của sông Hồng tại Hát Môn (tức Ngã ba Hát). Đây là nơi Hai Bà Trưng lập đàn tế trời đất trước khi kéo quân đi đánh Tô Định. Phù sa ven sông Đáy đã làm mọc lên bao làng quê trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa. Vùng đất bờ sông từ Đan Phượng xuống Mỹ Đức có thể trồng hàng ngàn ha dâu. (Nguồn: UBND thành phố Hà Nội) Sông Tích: Bắt nguồn từ sườn phía Đông Bắc núi Ba Vì đổ xuống giữa hai xã Cẩm Lĩnh và Thụy An. Đây là lối thoát nước chính của vùng núi Ba Vì, tất cả nước mưa ở sườn núi phía Đông Bắc đều dồn vào dòng ấy. Vì vậy mà sông Tích xâm thực miền chân núi làm thành những mặt bằng. Ở trên đấy, dòng sông chảy uốn lượn quanh co như ở châu thổ. Nhưng đến thời tân kiến tạo, mặt đất đã già ấy được nâng lên làm cho lòng sông lại dốc mạnh và phải xâm thực trở lại rồi đào lòng cũ xuống sâu qua một chu kỳ thứ hai. Mặt đất khi ấy đã cứng lại thành đá ong nên dòng sông không có bãi, không bên lở bên bồi như những sông bình thường ở đồng bằng mà bờ dốc thẳng đứng như
  36. 28 sông miền núi. Sông Tích là kết quả của một quá trình trùng xâm rất hiếm có trong các sông ngòi nước ta. Về đến Xuân Mai, sông gặp sông Bùi từ Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình) đổ vào và đoạn này cũng gọi là sông Bùi. (Nguồn: UBND thành phố Hà Nội) 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Điều kiện kinh tế Phát triển công nghiệp Trong tháng 10, ngành công nghiệp khai khoáng tăng 4,2% so tháng trước; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,7% và 8,9%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, hơi nước giảm 0,9% và tăng 0,7%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 9,3% và 12,1%. Xét chung 10 tháng, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8%; sản xuất và phân phối điện tăng 7,5%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,3%. Riêng ngành khai khoáng 10 tháng năm 2015 giảm 21,7% do Thành phố đang cấm khai thác cát gây ảnh hưởng đến dòng chảy và an toàn hệ thống đê điều. Trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có những ngành sản xuất chiếm tỷ trọng lớn với tốc tăng khá so với bình quân chung như sản xuất trang phục; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu Tuy nhiên, còn những ngành sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, sản xuất phục hồi chậm do khó khăn về vốn và hạn chế về thị trường tiêu thụ như sản xuất chế biến thực phẩm; công nghiệp dệt; chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, tre, nứa Tính chung 10 tháng, bên cạnh các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của thành phố Hà Nội có chỉ số tăng như bia đóng lon tăng 38,1%; thuốc lá có đầu lọc tăng 2,1%; mây tre đan các loại tăng 39%; sổ sách, vở, giấy thếp tăng 20,2%; vác xin dùng làm thuốc thú y tăng 61%; bê tông tươi tăng 35,4%;
  37. 29 mạch điện tử tích hợp tăng 80,1%; quạt các loại tăng 11,6% thì có 2 sản phẩm có chỉ số giảm là vải tuyn giảm 30,8% và phân lân nung chảy giảm 7,2%. [25] Phát triển nông nghiệp Cục Thống kê vừa tổng kết tình hình sản xuất nông nghiệp của Hà Nội 9 tháng năm 2015. Trong đó, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm ngành trồng trọt là 120.117 ha và cây lâu năm là 19.553 ha, tình hình chăn nuôi trên địa bàn phát triển tương đối ổn định và không xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc - gia cầm, diện tích trồng mới ngành lâm nghiệp ước đạt 214 ha và sản lượng thuỷ sản ước đạt 62.702 tấn. Vụ Mùa năm 2015, thời tiết diễn biến bất thường, lượng mưa thấp hơn trung bình các năm nên tác động đến sinh trưởng, phát triển của các loại cây trồng. Tuy nhiên, được sự quan tâm chỉ đạo sản xuất của các cấp, các ngành chuyên môn, cùng với việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nên các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt; năng suất, sản lượng không có sự biến động lớn so cùng kỳ. Với tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ Mùa trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt 120.188 ha, giảm 1,4% so cùng kỳ năm trước. Đến thời điểm hiện nay, diện tích lúa mùa trên địa bàn Thành phố hầu hết đã trỗ bông và đang bước vào giai đoạn cho thu hoạch. Tính đến 15/9, diện tích lúa đã thu hoạch trên địa bàn Thành phố đạt 3.570 ha, chiếm 3,6% diện tích gieo trồng. Bên cạnh sản lượng lạc tăng 31,2% và rau tăng 5,6% so với cùng kỳ thì sản lượng lúa, ngô, khoai, đỗ tương, lạc đều giảm so với cùng kỳ năm 2014, trong đó đỗ tương là giảm nhiều nhất 7,5%. Tổng diện tích cây lâu năm hiện có ước đạt 19.553 ha, tăng 2,7% so cùng kỳ năm trước. Sản lượng một số cây trồng chính trên địa bàn Thành phố 9 tháng năm 2015 hầu hết đều tăng so với cùng kỳ như sản lượng xoài tăng 5,9%; chuối tăng 7,4%; chè tăng 6,6%. 9 tháng năm 2015, ngành chăn nuôi tương đối ổn định, không xảy ra các dịch bệnh như bệnh cúm gia cầm, tai
  38. 30 xanh, lở mồm long móng. Ngoài sản lượng thịt ngan, ngỗng giảm 4,4% thì sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng tăng 2,4%; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng tăng 6%; sản lượng thịt gà tăng 4%; sản lượng thịt vịt tăng 2,9. Diện tích rừng trồng mới 9 tháng ngành lâm nghiệp giảm 14,3% so với cùng kỳ. Trong đó, rừng sản xuất trồng mới ước đạt 194 ha, rừng phòng hộ 20 ha, rừng trồng được chăm sóc ước đạt 1.132 ha, rừng được giao khoán bảo vệ 11.389 ha. Sản lượng gỗ, củi khai thác ước 9 tháng năm 2015 giảm so với cùng kỳ. Sản lượng gỗ được khai thác ước đạt 7.135 m3, giảm 21,4%; sản lượng củi 33.354 Ste, giảm 14,2% so với cùng kỳ. Nguyên nhân diện tích rừng trồng cũng như sản lượng gỗ, củi khai thác giảm do diện tích đất rừng của Thành phố không nhiều, các dự án trồng rừng đã được triển khai qua nhiều năm, hầu hết đất rừng đã được phủ kín và diện tích rừng đến tuổi khai thác được khai thác nhiều trong các năm 2013 và 2014. Trong khi các ngành trồng trọt và chăn nuôi giảm thì ngành thủy sản với sản lượng đạt được tăng tăng 3,1% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng cá ước đạt 61.750 tấn, tăng 3,1%; tôm 118 tấn, tăng 1,2%; thuỷ sản khác 834 tấn, tăng 1%. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản 9 tháng ước đạt 59.239 tấn, tăng 3,1% và sản lượng thuỷ sản khai thác 9 tháng ước đạt 3.463 tấn, tăng 1,9% so với cùng kỳ. Ngoài ra, các địa đang tiếp tục củng cố bờ bao, kè phòng chống bão, úng cho những diện tích đang nuôi thả. 4.1.2.2. Điều kiện xã hội Theo niên gián thống kê 2017, dân số thành phố Hà Nội có 7,661 triệu người, chiếm 8,02% dân số cả nước (Dân số cả nước là 95,54 triệu người). Tỷ lệ phân chia về giới tính có sự chênh lệch khoảng 1%, nam chiếm 49,15% và nữ là 50,85%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2017 là 1,8% (nông thôn: 1,9%
  39. 31 và thành thị: 1,8%). Mật độ dân số trung bình là 2304 người/km2, cao hơn 7,98 lần so với dân số trung bình cả nước (288,64 người/km2). Toàn tỉnh có trên 11 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số với 95,72% dân số, còn lại là các dân tộc thiểu số như: Sán Dìu, Cao Lan, Nùng, Dao, Tày, Mường, Ngái, Lào, Hoa, Thái chiếm 4,28% dân số. Trong số các dân tộc thiểu số có dân tộc Sán Dìu chiếm tỷ lệ dân số cao nhất (3,93% tổng số dân), còn lại các dân tộc khác chỉ chiếm dưới 0,08% dân số. Theo thống kê, hiện nay, lực lượng lao động (lao động từ 15 tuổi trở lên) của thành phố Hà Nội năm 2017 là 3,8 triệu người (trong đó, khu vực thành thị là 2 triệu người; khu vực nông thôn là 1,8 triệu người). Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 67,8%, trong đó, khu vực thành thị là 62,3% và khu vực nông thôn là 75,3%. Số người có việc làm trong năm 2017 ước đạt trên 3,7 triệu người, chiếm 97,4% so với tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên. Trong đó, khu vực thành thị chiếm 53,1% trong tổng số người có việc làm; khu vực nông thôn chiếm 46,9%. Tỷ lệ lao động đang làm việc qua đào tạo năm 2017 ước đạt 60,7% và tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 3,1%. Dân số tăng tại Thủ đô cũng là một trong những nguyên nhân tạo ra áp lực về hạ tầng, và các vấn đề xã hội cho thành phố Hà Nội. Trong những năm tới lực lượng lao động sẽ tăng đáng kể do dân số bước vào tuổi lao động ngày càng nhiều. Đây chính là nguồn lao động quan trọng cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới nhưng đồng thời cũng là áp lực lớn trong việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động này. (Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội năm 2017) 4.1.2.3. Các tác động tới môi trường do phát triển kinh tế - xã hội Hoạt động phát triển KT-XH của các ngành trên địa bàn thành phố Hà Nội với tốc độ ngày càng gia tăng sẽ làm gia tăng nhanh các chất ô nhiễm gây tác động xấu đến môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân.
  40. 32 - Tác động do chất thải rắn sinh hoạt: Với việc gia tăng nhanh về dân số ở thành phố Hà Nội, cùng với mức sống được nâng cao thì khối lượng CTR sinh hoạt ở khu vực sẽ gia tăng nhanh trong giai đoạn từ nay đến 2020. Các kết quả dự báo thải lượng chất thải rắn sinh hoạt thành phố Hà Nội đến năm 2018 là 160,8 tấn/ngày. Với hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt như đánh giá ở trên cho thấy việc thu gom xử lý CTR sinh hoạt trong tương lai sẽ là thách thức lớn đối với thành phố Hà Nội. Chất thải rắn không được thu gom triệt để, tồn đọng rải rác ở ven đường, trên các cống rãnh trong đô thị, đặc biệt ở khu vực nông thôn sẽ trở thành là nguồn phát sinh các chất gây ô nhiễm không khí, đất, nước và làm mất mỹ quan khu vực. - Tác động ô nhiễm do bụi, khí thải của thành phố: Ô nhiễm bụi, khí thải từ khu vực đô thị chủ yếu do các hoạt động giao thông vận tải, sử dụng nhiên liệu đun nấu của các cư dân, Tuy nhiên mức độ ô nhiễm đáng kể nhất là khu vực triển khai các hoạt động thi công xây dựng hệ thống đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật. - Tác động do nước thải sinh hoạt: Đối với các khu vực đô thị tập trung thành phố Hà Nội, toàn bộ nước thải được xử lý sơ bộ tại các hộ gia đình được thu gom theo hệ thống cống thoát nước chảy về các lưu vực sông, các hồ đầm tiếp nhận gây ra các vấn đề ô nhiễm môi trường đáng kể đối với các khu vực này. Tại các thị trấn các huyện, lượng nước thải nhỏ, chủ yếu là xả phân tán, tự thấm và chảy ra các nơi đất trũng, kênh mương xung quanh. Nước thải được làm sạch tự nhiên. Các điểm dân cư nông thôn nước thải sinh hoạt chưa xử lý, xả phân tán, phần lớn thấm trong đất vườn và chảy theo các mương hở ra các nơi trũng, ao, hồ. Động lực phát triển thủ đô năm 2019 còn được đặt vào hỗ trợ khu vực tập thể, với 1.570 hợp tác xã (HTX) đang hoạt động và tổng doanh thu là 4.791.720 triệu đồng/năm; hàng chục HTX tham gia chuỗi giá trị và ứng dụng
  41. 33 công nghệ cao (bao gồm: 921 HTX nông nghiệp, chiếm 58,3%; 212 HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, chiếm 13,4%; 246 HTX thương mại - dịch vụ, chiếm 15,6%; 63 HTX vận tải, chiếm 4,0%; 06 HTX xây dựng, chiếm 0,4%; 98 Quỹ tín dụng nhân dân, chiếm 6,2%; 24 HTX loại hình khác, chiếm 1,5%). Thành phố sẽ chủ động phối hợp với các cơ quan T.Ư xây dựng và triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ HTX nâng cao năng lực quản trị, vốn tín dụng, giao đất, cho thuê đất và ký kết hợp đồng đầu tư sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, huy động các nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng, gắn với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố; ưu tiên các HTX kiểu mới gắn với phát triển chuỗi giá trị sản phẩm, hàng hóa chủ lực, có quy mô lớn và sức lan tỏa, không giới hạn quy mô, lĩnh vực và địa bàn trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi, quản lý dân chủ; phân phối theo mức độ tham gia dịch vụ và theo vốn góp; hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm, đẩy mạnh cạnh tranh sản phẩm, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo việc làm mới, nâng cao thu nhập và đời sống cho các thành viên. Năm 2019, phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân của khu vực HTX đạt từ 6,5-7,0%/năm. Các HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp giá trị sản xuất tăng bình quân lên 10%-12%/năm, các HTX dịch vụ nông nghiệp tăng 2% - 3%/năm. Các quỹ tín dụng nhân dân, nguồn vốn huy động tăng bình quân 10-12%/năm, dư nợ cho vay tăng bình quân 8-10% năm, tỷ lệ nợ xấu dưới 1,5% tổng dư nợ. Tổng số hợp tác xã cuối năm 2019 dự kiến 1.772 HTX, với tổng doanh thu 4.961.600 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, quá trình thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH cũng sẽ gây ra một số tác động tiêu cực về mặt KT - XH, đặc biệt đối với cộng đồng nông thôn, những xu hướng biến đổi mang tính tiêu cực về xã hội
  42. 34 như các vấn đề: Ảnh hưởng đến an ninh lương thực; Thiếu việc làm và gia tăng thất nghiệp; Ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống cư dân đô thị, nông thôn; Phân hóa giàu nghèo. Trên đây là một số vấn đề môi trường quan trọng nhất có thể phát sinh do động lực phát triển KT-XH của thành phố Hà Nội. Các vấn đề môi trường này sẽ càng gia tăng trong giai đoạn CNH-HĐH với tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao của thành phố Hà Nội. Do vậy đây là vấn đề cần được xem xét cụ thể trong đánh giá hiện trạng và tác động môi trường trong quá trình đẩy mạnh CNH-HĐH. 4.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt lưu vực sông Hồng đoạn chảy qua thành phố Hà Nội 4.2.1. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước lưu vực Sông Hồng 4.2.1.1. Đánh giá chung về các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường nước lưu vực sông Hồng đoạn chảy qua thành phố Hà Nội Công nghiệp phát triển nhanh chóng đã góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Tốc độ đô thị hóa trên toàn tỉnh ngày càng tăng, mức sống cho người dân được cải thiện rõ rệt. Cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa trên địa bàn tỉnh trong những năm qua cũng đã và đang gây ra những áp lực lớn về môi trường. Người đông, đất chật, diện tích đất ở thu hẹp, thiếu quy hoạch, lượng chất thải gia tăng ngày càng nhiều là những nguyên nhân chính làm suy giảm chất lượng môi trường ngày càng nghiêm trọng đặc biệt là môi trường nước. Theo thống kê những năm gần đây, ở Việt Nam, chúng ta có gần 80% loại bệnh tật có liên quan đến chất lượng nước và vệ sinh môi trường mà chủ yếu là do chất lượng nước, nhiều nhất là các bệnh về đường ruột, bệnh tả, bệnh thương hàn Ở nông thôn Việt Nam, tỷ lệ người nhiễm giun sán, giun đũa, giun móc được sếp vào loại cao nhất thế giới.
  43. 35 TP Hà Nội vốn là vùng có nhiều hệ thống sông, suối bao quanh và nhiều đầm nội địa với trữ lượng nước lớn. Dân cư thường tập trung đông đúc gần các con sông, con suối vì đây sẽ là các thủy vực quan trọng trong việc cung cấp nước cho các hoạt động sống của con người nhưng đồng thời cũng là nơi tiếp nhận nguồn thải chính từ các hoạt động đó, do nhiều phong tục tập quán lạc hậu, mất vệ sinh đã và đang tồn tại trong dân cư như: sử dụng phân bón tươi bón ruộng, trồng rau, nuôi cá, các nhà xí được xả trực tiếp xuống các lưu vực sông mà không qua quá trình xử lý đã gây nên sự ô nhiễm trầm trọng cho chất lượng môi trường nước ở các lưu vực sông. Sông Hồng vốn là một lưu vực sông lớn, chảy qua nhiều tỉnh vẫn chưa chịu ảnh hưởng của quá nhiều nguồn thải, đặc biệt là các nguồn thải công nghiệp, khả năng tự cân bằng của sông khá cao nên chất lượng nguồn nước chưa bị ô nhiễm nặng. Tuy nhiên, từ kết quả quan trắc 04 tháng vừa qua cho thấy, chất lượng nước của lưu vực sông Lô đang trên đà giảm xút, ngày càng xuất hiện nhiều các chất ô nhiễm hữu cơ đặc trưng như: BOD₅, COD, Coliform , sông đang mất dần khả năng tự cân bằng và khả năng làm sạch, chất lượng nước bắt đầu suy giảm. Dựa vào đặc điểm của nguồn gây ô nhiễm, ta có thể chia nguồn gây ô nhiễm thành 3 nhóm chính: - Nước thải sinh hoạt - Nước thải nông nghiệp - Nước thải công nghiệp 4.2.1.2. Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt được hình thành trong quá trình sinh hoạt của con người, dựa vào nguồn gốc hình thành và để tiện cho việc thiết kế các công trình xử lý, nước thải sinh hoạt được phân loại như sau: - Nước thải không chứa phân, nước tiểu và các loại thực phẩm từ các thiết bị vệ sinh như: Bồn tắm, chậu giặt, chậu rửa mặt. Loại nước thải này chủ
  44. 36 yếu chứa chất lơ lửng, các chất tẩy rửa. Nồng độ các chất hữu cơ trong loại nước thải này thấp và thường khó phân hủy sinh học, trong nguồn nước thải này có nhiều tạp chất vô cơ. - Nước thải chứa phân, nước tiểu từ các khu vệ sinh. Trong nước thải tồn tại các loại vi khuẩn gây bệnh và dễ gây mùi hôi thối, hàm lượng các chất hữu cơ như: BOD5, coliform và các chất dinh dưỡng thư nitơ, phôtpho cao. Các loại nước thải này thường gây nguy hại đến sức khỏe và dễ gây nhiễm bẩn nguồn nước mặt. - Nước thải nhà bếp chứa dầu mỡ và phế thải thực phẩm từ nhà bếp, khu rửa bát. Nước thải loại này cũng có chứa hàm lượng lớn là các chất hữu cơ như: BOD5, COD và các nguyên tố dinh dưỡng khác. Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh dao động trong phạm vi rất lớn, phụ thuộc nhiều vào điều kiện từng khu vực, quy mô khu dân cư, mức sinh hoạt và các thói quen của người dân. Ước tính khoảng 80% lượng nước được cấp cho một người trở thành nước thải. Tại Việt Nam, định mức cấp nước cho nông thôn thành thị là 80 - 120 lít/người/ngày. Thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt có thể tồn tại dưới dạng các chất hòa tan, chất không tan (cặn dễ lắng, cặn lơ lửng ) cùng các thành phần gồm: - Thành phần hữu cơ (52%) trong đó chủ yếu là các cacbonhydrat (CHO) như đường, xenlulozơ; chất dầu mỡ (CHNO) như axit béo dễ bay hơi; chất đạm (CHOSP) như các axit amin, amoni và ure - Thành phần vô cơ (48%): Muối, kim loại Ngoài ra, còn có một lượng lớn các loại vi sinh vật là các virut, vi khuẩn gây bệnh, hai chỉ tiêu cơ bản, đặc trưng cho thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt là hàm lượng cặn lơ lửng (TSS) và nhu cầu oxy sinh học (BOD5).
  45. 37 Nước thải sinh hoạt 99,9% 0,1% Nước Chất thải rắn Các chất hữu cơ Các chất vô cơ 65% 25% 10% Cát Muối Kim loại protein cacbonhydrat chất béo Hình 4.2. Thành phần chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt Theo tính toán của WHO cho các nước đang phát triển, tải lượng chất ô nhiễm được đưa vào môi trường với các thông số được cho trong bảng 4.1: Bảng 4.1. Tải lượng ô nhiễm trung bình trên đầu người theo WHO Định mức tải lượng Định mức tải lượng ô TT Thông số ô nhiễm nhiễm TB 1 Nhu cầu oxy sinh hóa 45 – 54 50 2 Nhu cầu oxy hóa học 85 – 102 94 3 Chất rắn tổng số 170 – 220 195 4 Tổng chất rắn lơ lửng 70 – 145 107 5 Dầu mỡ 0 – 30 15 6 Tổng nitơ 6 – 12 9 7 Nitơ hữu cơ 2,4 - 4,8 3,6 8 Amoni 3,6 - 7,2 5,4 9 Tổng phôtpho 0,8 - 4,0 2,4 106 - 1010 10 Tổng coliform 108 (MPN/100ml) (MPN/100ml) (Nguồn: Kỹ thuật đánh giá nhanh môi trường)
  46. 38  Đặc thù của nước thải sinh hoạt của TP Hà Nội so với các địa phương khác Thành phố Hà Nội vốn là nơi tập trung dân cư đông đúc, trong khi đó cơ sở hạ tầng phát triển không theo kịp. Dân số tăng cùng với mức sống được tăng cao, lượng chất thải được thải ra môi trường cũng từ đó tăng theo. Mặt khác, nhu cầu về nhà ở không được đáp ứng sẽ làm nảy sinh các khu nhà tạm mất vệ sinh, làm nảy sinh tình trạng ô nhiễm. Từ các thực trạng trên, nước thải sinh hoạt đang tồn tại là một nguồn gây ô nhiễm rất lớn cho nguồn nước mặt. Nước thải đổ trực tiếp ra sông, suối làm ô nhiễm nguồn nước mặt, rác thải xả bừa bãi, không được thu gom hằng ngày, gây mất vệ sinh môi trường xung quanh, hiện tượng ô nhiễm môi trường đang xảy ra ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt, đến sức khỏe của người dân. Vì vây, đòi hỏi cần phải sớm có các biện pháp khắc phục và giải quyết hữu hiệu nguồn nước thải sinh hoạt này để nhằm làm giảm thiểu sự ô nhiễm chất lượng môi trường đang ngày càng gia tăng trên địa bàn thành phố.  Dự báo về gia tăng áp lực về nước thải sinh hoạt của thành phố Hà Nội Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh từ khu vực đô thị trên địa bàn thành phố gần 900.000 m3/ngày đêm. Tổng công suất thiết kế của các trạm xử lý nước thải đô thị đang vận hành khoảng 284.300 m3/ngày đêm (tương đương khoảng 31,58% khối lượng nước thải được xử lý), phần còn lại gần như không được xử lý, xả vào hệ thống thoát nước chung, sông, mương thoát nước, các ao hồ của thành phố. Theo tính toán, đến năm 2020, lượng nước thải sinh hoạt đô thị phát sinh khoảng 1.354.000 m3/ngày đêm. Tổng công suất thiết kế của các nhà máy xử lý nước thải đang vận hành và các nhà máy sẽ được theo quy hoạch đến 2020 là 999.300 m3/ngày đêm, tương đương khoảng 73,8% khối lượng nước thải được xử lý.
  47. 39 Theo Quyết định số 725/QĐ-TTg ngày 10-5-2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch thoát nước Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố cần hướng tới mục tiêu tỷ lệ dân số được phục vụ thu gom và xử lý nước thải trong phạm vi quy hoạch đạt 90% đến năm 2030 và đạt 100% đến năm 2050. Trong thời gian qua, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ngành và đơn vị thực hiện xây dựng và vận hành các trạm xử lý nước thải Kim Liên, Trúc Bạch, Bắc Thăng Long - Vân Trì, Mỹ Đình II, Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở - đảm bảo chất lượng nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn môi trường. Tuy nhiên, để đảm bảo việc xử lý nước thải sinh hoạt phát sinh tại các đô thị thuộc lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, bao gồm: Nam Thăng Long, các khu dân cư lân cận thuộc một phần quận Tây Hồ và quận Bắc Từ Liêm; các khu đô thị phía Tây đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ thuộc huyện Phú Xuyên và huyện Thường Tín; một phần quận Hà Đông, huyện Thanh Oai, Ba Vì và thị xã Sơn Tây, UBND TP Hà Nội đã đề xuất Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép xây dựng thêm hàng loạt dự án nhà máy xử lý nước thải. Cụ thể, thành phố đề xuất xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Phú Thượng - công suất từ 15.000 đến 21.000 m3/ngày đêm với kinh phí đầu tư dự kiến 200 tỷ đồng; Nhà máy xử lý nước thải Phú Xuyên - công suất từ 33.000 đến 52.000 m3/ngày đêm, dự kiến kinh phí đầu tư 300 tỷ đồng; dự án thu gom và xử lý nước thải đô thị tại khu vực quận Hà Đông và thị xã Sơn Tây - tổng công suất đến năm 2020 là 29.000 m3/ngày đêm, kinh phí đầu tư dự kiến 1.455 tỷ đồng (nhà máy tại Hà Đông có tổng mức đầu tư khoảng 900 tỷ đồng; nhà máy tại thị xã Sơn Tây khoảng 555 tỷ đồng). 4.2.1.3. Nước thải nông nghiệp Mặc dù là thành phố Hà Nội có tỷ trọng công nghiệp lớn song vẫn là tỉnh có ngành nông nghiệp phát triển.
  48. 40 Thành phố Hà Nội có tổng diện tích tự nhiên 332,89 nghìn ha với điều kiện tự nhiên phong phú, đặc điểm địa hình có nhiều vùng sinh thái rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành chăn nuôi. Hà Nội luôn đứng đầu các tỉnh, thành phố trên cả nước về tổng đàn vật nuôi và sản phẩm thịt. Để phát triển mạnh ngành chăn nuôi Thủ đô, bên cạnh những chính sách của Trung ương, thành phố Hà Nội đã ban hành các quy hoạch, cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi bền vững, bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố như sau: - Quyết định số 1835/QĐ-UBND ngày 15/02/2013 của UBND thành phố Hà Nội phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi thành phố Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. - Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND ngày 04/12/2013 của HĐND thành phố Hà Nội về chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2020. - Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐND ngày 08/7/2015 của HĐND thành phố Hà Nội về một số chính sách thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020. - Nghị quyết số 11/NQ-TU ngày 31/5/2017 của Thành ủy về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo”. - Kế hoạch số 221/KH-UBND ngày 21/12/2015 của UBND Thành phố về việc thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chính vì vậy, hiện nay, ngành chăn nuôi Thành phố đã và đang hình thành các vùng, xã chăn nuôi trọng điểm tập trung theo quy hoạch, ngoài khu dân cư với các trang trại quy mô vừa và lớn nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô và xuất khẩu. Trên địa bàn Thành phố đã hình thành được các vùng, xã chăn nuôi trọng điểm ngoài khu dân cư:
  49. 41 - 15 xã chăn nuôi bò sữa trọng điểm có 10.787 con/2.323 hộ nuôi. Sản lượng sữa sản xuất đạt 73,6 tấn/ngày, giá sữa bình quân tại 15 xã đạt 10.391 đồng/kg. - 19 xã chăn nuôi bò thịt trọng điểm có 25.547 con/15.434 hộ. Trong đó số hộ chăn nuôi trên 05 con là 630 hộ. - 13 xã chăn nuôi lợn trọng điểm có 195.622 con /6.698 hộ. Trong đó: 16.365 lợn nái, 176.553 lợn thịt, 404 lợn đực, 2.300 lợn rừng. Quy mô chăn nuôi 29 con/hộ. - 29 xã chăn nuôi gia cầm trọng điểm có 5.684.676 con/14.633 hộ. Trong đó: gà 4.911.296 con/13.459 hộ và vịt, ngan, ngỗng 773.380 con/1.174 hộ. Quy mô chăn nuôi 405 con/hộ. - 3.810 trại/trang trại, trong đó có: 31 trại chăn nuôi bò sữa/695 con; 89 trại chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản/2.234 con; 1.185 trại chăn nuôi lợn/491.090 con (lợn nái 45.705 con; lợn thịt 444.612 con; lợn đực 773 con); 2.980 trại chăn nuôi gia cầm/8.190.439 con (1.753 hộ chăn nuôi gà/6.033.088 con; 1.227 hộ chăn nuôi vịt /2.157.351 con). Tuy nhiên, xu thế phát triển chăn nuôi của Hà Nội thành vùng, xã và những trang trại chăn nuôi quy mô lớn đã nảy sinh vấn đề đáng báo động, đó là sự ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. Hoạt động chăn nuôi đã làm phát sinh vào môi trường các chất gây ô nhiễm không khí, đất, nước và tiếng ồn. Ô nhiễm từ hoạt động chăn nuôi đang trở thành một trong những thách thức lớn của thành phố Hà Nội. Trước thực trạng chăn nuôi trên, thành phố Hà Nội đã tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường chăn nuôi; đồng thời khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng các biện pháp, công nghệ xử lý môi trường trong chăn nuôi nhằm nâng cao chất lượng môi trường chăn nuôi trên địa bàn Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.
  50. 42 Bảng 4.2. Cơ cấu chăn nuôi, quy mô, loại hình chăn nuôi hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội Trâu Bò Lợn Gia cầm Khác Loại hình Tổng số STT chăn nuôi cơ sở Số Số Số Số Số Số Số Số Số Số cơ sở con cơ sở con cơ sở con cơ sở con cơ sở con 1 Chăn nuôi trangtrại 2.876 6 251 92 4.470 1.192 552.969 1.634 8.812.040 47 80.468 2 Chăn nuôi nông hộ 408.096 8.183 23.269 53.014 133.987 133.120 1.267.405 163.840 19.330.709 71,179 3.531.740 (Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội) Theo tính toán của WHO cho các quốc gia đang phát triển, tải lượng ô nhiễm do gia súc, gia cầm đưa vào môi trường, bảng 4.3: Bảng 4.3 Định mức tải lượng ô nhiễm chăn nuôi theo WHO Loại vật nuôi TT Chất thải Trâu, bò Lợn Gia cầm Nước thải 1 8 14,6 0,21 (m3/con/năm) Tải lượng chất ô nhiễm (kg/con/năm) BOD5 164 32,9 1,64 2 TSS 1204 73 4,2 Tổng nitơ 43,8 7,3 3,6 Tổng Phôtpho 11,3 1,3 - (Nguồn: Kỹ thuật đánh giá nhanh môi trường - WHO 1996) 4.2.1.4. Nước thải công nghiệp Nước thải công nghiệp là nguồn nước phát sinh từ các cơ sở sản xuất công nghiệp và mang đặc trưng của ngành sản xuất. Nước được sử dụng là khác nhau cho mỗi loại sản phẩm và vào nhiều mục đích khác nhau bên trong quy trình sản xuất như: Là nguyên liệu thô đầu vào, làm nguội sản phẩm, làm mát máy, làm dung môi, tham gia vào các quá trình giặt, làm sạch Vì vây, nước thải công nghiệp có khối lượng thải ra rất lớn và thành phần các chất ô nhiễm cũng rất phức tạp. Trong nước thải công nghiệp có thể chứa các chất
  51. 43 tan, các chất không tan, các chất vô cơ, các chất hữu cơ. Nước thải công nghiệp có thể mang tính kiềm hoặc axit, không màu hoặc có màu, dầu mỡ cùng các chất độc hại. Quá trình phát triển công nghiệp trong thời gian qua đã đóng góp rất lớn vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhưng cùng với sự phát triển kinh tế này thì chất lượng môi trường đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng, các nhà máy hầu hết vẫn không xử lý được nguồn nước thải thải ra, tình trạng nước thải chưa xử lý, xả trộm nước thải ra môi trường vẫn xảy ra khá phổ biến.  Đánh giá sự ảnh hưởng của nước thải công nghiệp đến lưu vực sông Hồng Hiện nay, thực trạng lưu vực sông đoạn chảy qua thành phố Hà Nội bị ô nhiễm có xu hướng tăng lên, phần lớn do phải tiếp nhận nước thải chưa qua xử lý. Theo báo cáo của Sở Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội, lượng nước thải mà cư dân thủ đô cùng các nhà máy công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thải ra mỗi ngày lên đến 30.000 tấn. Trong lượng nước thải này chứa nhiều chất độc hại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, cụ thể mỗi năm, lượng chất thải thải ra các sông ngòi, ao hồ tự nhiên là 3.00 tấn hữu cơ, 31 tấn dầu mỡ, hàng chục tấn kim loại nặng, dung môi cùng nhiều kim loại khác. Nước thải của thành phố Hà Nội chủ yếu được thải vào một số sông trong đó có lưu vực sông Hồng, bốc mùi hôi thối và rất khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt của những người dân sống xung quanh hồ và dọc theo con sông, số còn lại ngấm xuống các mạch nước ngầm làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước sinh hoạt tại một số nơi trên địa bàn TP Hà Nội 4.2.2. Hiện trạng chất lượng nước sông Hồng Để đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt sông Hồng đoạn chảy qua tỉnh Lào Cai, tôi tiến hành quan trắc nước mặt, bảng 4.5 sẽ cho ta biết các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước sông Hồng:
  52. 44 Bảng 4.4. Kết quả phân tích mẫu nước chất lượng nước mặt sông Hồng QCVN 08- Tên chỉ Đơn TT NM1 NM2 NM3 MT:2015/BTNMT tiêu vị A1 B1 1 pH - 7,88 7,96 7,17 6-8,5 5,5-9 2 DO mg/l 7,03 7,45 7,45 ≥5 ≥4 3 BOD5 mg/l 6,69 6,24 6,24 6 15 4 COD mg/l 14,39 11,48 14,53 15 30 5 TSS mg/l 55,25 71,11 85,11 30 50 6 Fe mg/l 0,07 0,07 0,07 1 1,5 7 Cr mg/l 0,01 0,01 0,01 - - 8 NH4 mg/l KPH 0,23 0,3 0,2 0,5 9 NO3 mg/l 0,23 0,20 0,20 5 10 10 Coliform mg/l 4.000 4,400 3,815 5.000 7.500 (Nguồn: Viện Kỹ thuật và Môi trường Hà Nội, năm 2019) *Ghi chú: - Vị trí lấy mẫu: + NM1: Nước mặt lấy tại sông Hồng tại Cầu Long Biên – TP. Hà Nội + NM2: Nước mặt lấy tại sông Hồng tại phường Chương Dương – quận Hoàn Kiếm – TP. Hà Nội + NM3: Nước mặt lấy tại sông Hồng tại Cầu Vĩnh Tuy – TP. Hà Nội - Tiêu chuẩn được so sánh : + QCVN 08:2015/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt. + A1 : Nước sử dụng cho mục đích cấp sinh hoạt, bảo tồn động thực vật thủy sinh. + B1 : Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tư hoặc các mục đích sử dụng như B2 + (-) : không quy định + KPH: không phát hiện
  53. 45 Nhận xét chung: Qua bảng 4.4 kết quả phân tích cho thấy: - Độ pH của mẫu tại các đợt dao động trong khoảng từ 7,17 đến 7,88 nằm trong khoảng QCVN 08: 2015/BTNMT cột A2. - Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) dao động từ khoảng 55,25- 85,11 mg/l vượt QCVN 08/2015 cột B1 (giới hạn B1 là 50) từ 1,1 đến 1,7 lần. - Ô nhiễm chất hữu cơ: Hàm lượng oxy hoà tan (DO) tại các đợt lấy mẫu nằm trong khoảng giới hạn cho phép QCVN 08:2015/BTNMT. - Hàm lượng BOD trong các đợt dao động từ 6,24 - 6,69 mg/l nằm trong khoảng giới hạn cho phép Cột B1. - Hàm lượng COD trong các đợt dao động từ 14,53 - 14,39 mg/l nằm trong khoảng giới hạn cho phép QCVN 08:2015 cột B1. - Ô nhiễm các chất dinh dưỡng: Nồng độ NH4 tại các đợt nằm trong khoảng giới hạn cho phép QCVN 08:2015 cột A2. Nồng độ NO3 trong các đợt lấy mẫu dao động từ 0,15 - 1,05 mg/l đạt QCVN 08:2015 đối với nguồn loại A2. - Ô nhiễm kim loại: Nồng độ các kim loại thường và kim loại nặng tại tất cả các đợt lấy mẫu đều ở mức thấp đạt mức cho phép theo QCVN 08:2015 cột A2. - Ô nhiễm vi sinh vật: Hầu hết các đợt lấy mẫu đều chưa có dấu hiệu ô nhiễm vi sinh vật và được thể hiện thông qua chỉ số Coliform trong các mẫu nước, giá trị đo được từ 4.500 đến 4.000, chưa vượt quá giới hạn QCVN 08:2015 đối với nguồn loại B1. Nhìn chung, chất lượng nước đảm bảo cho mục đích tưới tiêu và thuỷ lợi.
  54. 46 CHẤT RẮN LƠ LỬNG TSS 90 85.11 80 71.11 70 60 55.25 50 50 50 50 40 30 20 10 0 NM1 NM2 NM3 Chỉ số TSS QCVN 08:2015 Cột B1 Hình 4.3. Biểu đổ kết quả quan trắc hàm lượng chỉ tiêu TSS trong nước sông Hồng Nhận xét: Qua hình 4.3 cho thấy nồng độ thông số TSS ô nhiễm trong nước sông Hồng đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép so với QCVN 08:2015/BTNMT. Cụ thể: - NM1: Nồng độ chỉ số TSS cao gấp 1,1 lần số QCVN 08:2015 - NM2: Nồng độ chỉ số TSS cao gấp 1,42 lần số QCVN 08:2015 - NM3: Nồng độ chỉ số TSS cao gấp 1,7 lần số QCVN 08:2015 4.3. Đánh giá mức độ tác động của môi trường nước sông Hồng 4.3.1. Đánh giá mức độ tác động đến kinh tế - xã hội Môi trường nước bị ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu cấp nước sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Khi môi trường nước bị ô nhiễm thì kinh tế xã hội sẽ có nhiều biến động: - Thiệt hại về kinh tế do ảnh hưởng đến sức khoẻ: Các bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường nước như bệnh tả, thương hàn ngô độc thực phẩm gây đã ra những thiệt hại về kinh tế bao gồm các khoản chi phí về khám chữa
  55. 47 bệnh và thuốc chữa bệnh, mất ngày công lao động do nghỉ điều trị, thời gian chăm sóc bệnh nhân - Thiệt hại về kinh tế do ảnh hưởng đến hoạt động nông nghiệp: Các vấn đề ô nhiễm môi trường nước đã tác động lớn tới năng suất cây trồng do nguồn nước tưới bị ô nhiễm. - Việc suy thoái đa dạng sinh học, gia tăng các sự cố, thiên tai đã gây tổn thất hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. - Việc suy giảm đa dạng sinh học đã làm giảm nguồn cung cấp thực phẩm thiên nhiên và nguyên liệu trong sản xuất dược phẩm, nông nghiệp, công nghiệp gây áp lực về kinh tế, chính trị và xã hội. 4.3.2. Đánh giá mức độ tác động đến hệ sinh thái Nguồn nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái dưới nước. Với các nguồn nước bị ô nhiễm, nồng độ các chất hữu cơ cao, lượng oxi hoà tan quá thấp làm cho các loài vi sinh vật trong nước không sống được, đặc biệt là sản lượng cá sẽ giảm đi rất nhiều ở những nơi có nguồn nước bị ô nhiễm. Nguồn nước giàu các chất dinh dưỡng N, P gây nên hiện tượng phú dưỡng, hay nước nở hoa, tức là nồng độ các chất dinh dưỡng tăng tới mức tạo ra sự phát triển bùng nổ các loài tảo, rong trong nguồn nước. Nồng độ chất rắn lơ lửng lớn gây cản trở hoạt động quang hợp, hô hấp của động, thực vật dưới nước, làm cho nước bị đục, lâu ngày gây ra hiện tượng lắng cặn, bồi lấp thuỷ vực. Hàm lượng các chất hữu cơ cao, tiêu thụ nhiều oxi trong nước do nhu cầu oxy hoá tăng làm giảm nồng độ oxy hoà tan trong nước làm giảm quá trình quang hợp và các thực vật dưới nước. Ô nhiễm môi trường nước cũng đã ảnh hưởng đến hệ sinh thái nông nghiệp. Hiện nay việc cung cấp nước phục vụ tưới tiêu thường lấy từ các sông, thuỷ vực thông qua hệ thống kênh mương nội đồng.
  56. 48 4.4. Các giải pháp để bảo vệ môi trường nước sông Hồng Nhằm bảo vệ nguồn nước sông Hồng, các ngành, các cấp và toàn thể nhân dân thành phố Hà Nội cần thực hiện đồng thời các giải pháp tích cực để góp phần tham gia bảo vệ môi trường ngày càng tốt hơn. Việc ngăn chặn mức độ gia tăng ô nhiễm ở các lưu vực sông và trả lại sự trong lành của các dòng sông là một nhiệm vụ cấp bách hiện nay. 4.4.1. Về xây dựng, hoàn chỉnh chính sách pháp luật Xây dựng các quy hoạch phân vùng khai thác sử dụng tài nguyên nước và xả thải một cách hệ thống và đồng bộ đối với từng lưu vực sông. Đó là cơ sở cho việc cấp phép xả nước thải vào nguồn nước dựa trên đánh giá về khả năng tự làm sạch và tiêu chuẩn cụ thể tại mỗi đoạn sông trên lưu vực sông. Ban hành quy chế bảo vệ môi trường cho từng lưu vực sông trong đó nêu rõ các vấn đề về môi trường và các bên có liên quan cụ thể bao gồm các cơ quan quản lý, các cộng đồng doanh nghiệp và cộng đồng dân cư. Tiếp tục hoàn thiện, bổ sung hệ thống pháp lý liên quan đến quản lý và bảo vệ môi trường các lưu vực sông. Khẩn trương xây dựng và tiến hành các chương trình khắc phục môi trường lưu vực sông. Nghiên cứu đầu tư xây dựng các mô hình điểm để rút kinh nghiệm, nhân rộng trong quản lý, xử lý các vấn đề cụ thể về môi trường. Bên cạnh đó tăng cường các hoạt động hợp tác lien quan đến kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải được tăng cường và mở rộng. 4.4.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải * Đối với nước thải sinh hoạt: Để xử lý tình trạng nước thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường, chúng ta cần: - Tách riêng hệ thống dẫn nước thải và hệ thống dẫn nước mưa: Hiện nay hệ thống thoát nước thải trong khu vực thường dẫn cả nước mưa. Tình
  57. 49 trạng này dẫn đến việc ứ đọng các dòng kênh dẫn nước do lượng nước đổ về quá lớn trong mùa mưa. Hơn nữa việc nước mưa và nước thải cùng đổ về trên một đường dẫn gây khó khăn cho việc xử lý nước thải sinh hoạt. - Hiện nay các bể tự hoại làm việc kém hiệu quả do thiết kế và xây dựng đã lâu, không đúng kỹ thuật, cần phải có biện pháp thích hợp để cải tạo các bể tự hoại này. - Khuyến khích lựa chọn phương án xử lý hợp lý và công nghệ xử lý sinh học đối với nước thải của các cơ sở chế biến thực phẩm do thành phần gây ô nhiễm chủ yếu là các chất hữu cơ vi sinh. - Khi quy hoạch tổng thể khu đô thị cần phải có quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước, quy hoạch xử lý nước thải cho từng vùng một cách hợp lý. - Xây dựng các hồ xử lý sinh học để xử lý nước thải ô nhiễm hữu cơ tại các trạm xử lý công suất lớn. *Đối với nước thải nông nghiệp: - Nâng cao kiến thức của người dân trong việc sử dụng phân bón hoá học, khuyến khích sử dụng phân bón vi sinh thay thế phân bón hoá học. - Khuyến khích việc xử lý chất thải chăn nuôi bằng việc hỗ trợ kinh phí xây dựng hầm Biogas tại các hộ gia đình và trang trại. *Đối với nước thải công nghiệp: 4.4.3. Về công tác quan trắc Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra môi trường một cách thường xuyên. Khẩn trương có các biện pháp tổng thể khả thi nhằm từng bước hạn chế ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt ở các đô thị. Cần nghiên cứu thiết lập các hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung. Tăng cường công tác quan trắc chất lượng nước các lưu vực sông, chú trọng quan trắc, đánh giá mức độ ô nhiễm. Xây dựng các hệ thống thông tin dữ liệu về môi trường nước các lưu vực sông. Kiên quyết ngăn chặn các nguồn gây ô nhiễm môi trường mới. Không cho
  58. 50 phép xây dựng các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Tùy theo từng lưu vực sông mà hạn chế đầu tư một số loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. 4.4.4. Về áp dụng các công cụ kinh tế Sửa đổi và ban hành phí xả nước thải theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, phí xả nước thải phải bằng hoặc lớn hơn chi phí xử lý ô nhiễm. Đánh giá tổng thể các hoạt động tác động đến lưu vực sông nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng sụt lở, bồi lắng các dòng sông và đề ra các biện pháp nhằm khôi phục lại sự cân bằng cho lưu vực sông. 4.4.5. Về sự tham gia và trách nhiệm của cộng đồng Tăng cường vai trò của các cộng đồng trong quản lý và sử dụng nguồn nước. Xây dựng các cơ chế cụ thể nhằm thu hút sự tham gia của cộng đồng. Công khai các thông tin, dữ liệu liên quan đến tình hình ô nhiễm và các nguồn gây ô nhiễm lưu vực sông, trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đầu tư nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý môi trường, quản lý tài nguyên nước ở tất cả các cấp.
  59. 51 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Trong quá trình thực tập, tìm hiểu thực trạng môi trường nước sông Hồng đoạn chảy qua thành phố Hà Nội cho thấy chất lượng nước trong lưu vực sông có một số chỉ tiêu vượt quá tiêu chuẩn cho phép theo QCVN 08:2015/BTNMT, cụ thể: - Các kim loại như: Cr, Fe, đều nằm trong giới hạn cho phép QCVN 08:2015, nồng độ các chất này trong nước dao động khá ổn định và ở mức đó các kim loại sẽ không gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của nhân dân khi sử dụng nguồn nước vào các nhu cầu cuộc sống. Dọc theo lưu vực sông Hồng vốn không phải tiếp nhận một nguồn thải nào có chứa các kim loại này. - Các thông số về hữu cơ như: BOD5, COD, coliform hầu như đều vượt chuẩn trong suốt quá trình quan trắc, mặc dù nồng độ vượt chuẩn không quá lớn nhưng đã và đang là một dấu hiệu đáng lo về chất lượng nguồn nước mặt sông Hồng. Nguyên nhân chủ yếu gây nên sự ô nhiễm về các chất hữu cơ cho lưu vực sông này là do nước thải sinh hoạt cùng nước thải chăn nuôi của các hộ dân nằm trên lưu vực sông, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, các làng nghề nằm xen kẽ trong khu dân cư đều xả thải trực tiếp vào thủy vực. - Chỉ tiêu chất rắn lơ lửng (TSS) đều vượt chuẩn cho phép, trong đó cao nhất vượt gấp 1,7 lần so với QCVN 08:2015. 5.2. Kiến nghị Để quản lý hiệu quả các vấn đề môi trường nói chung và môi trường sông Hồng nói riêng, cần đẩy mạnh các hoạt động sau: - Cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình sử dụng nước sông, từ đó đề ra những biện pháp bảo vệ tài nguyên nước ở sông Hồng, đoạn chảy
  60. 52 qua thành phố Hà Nội một cách hợp lý. Hạn chế và khắc phục tình trạng khai thác cát bừa bãi trên lưu vực sông. - Hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn quản lý, áp dụng, triển khai thực hiện có hiệu quả các công cụ kinh tế nhằm nâng cao trách nhiệm của chủ nguồn thải đối với các hoạt động bảo vệ môi trường và nâng cao nhận thức về BVMT. - Cần có giải pháp để kiểm soát chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh bảo đảm độ an toàn môi trường, hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các hóa chất nguy hại. - Cần xây dựng hệ thống quan trắc chất lượng nước, chú trọng xây dựng các hệ thống thông tin dữ liệu về môi trường nước ở các lưu vực sông.
  61. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1. Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (1999), Con người và môi trường, Đại học khoa học tự nhiên Tp Hồ Chí Minh. 2. Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng (2005),Bộ tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường, Hà Nội 2005. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam về chất lượng nước tại các lưu vực sông. 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Bộ 08 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Theo quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội 2008. 5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Thông tư Quy định về xây dựng và quản lý chỉ thị môi trường Quốc gia số 09/2009/TT-BTNMT. 6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Thông tư quy định việc xây dựng Báo cáo môi trường Quốc gia, Báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực và Báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh số 08/2010-BTNMT. 7. Lê Thạc Cán (2007), Tổng quan về công tác xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường ở Việt Nam. 8. Trịnh Trọng Hàn (2005), “Thủy lợi và môi trường” NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 9. Hoàng Văn Hùng (2015), Bài giảng Ỗ nhiễm môi trường, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên. 10. Lê Văn Khoa (2000), Khoa học môi trường, NXB Giáo dục. 11. Lê Văn Khoa, Đàm Văn Tiến, Nguyễn Song Tùng, Nguyễn Quốc Việt (2009), Môi trường và phát triển bền vững, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 12. Phan Loan (2013), Các dòng sông lớn chết dần, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  62. 13. Chế Đình Lý (2006), Hệ thống chỉ thị và chỉ số môi trường để đánh giá và so sánh hiện trạng môi trường giữa các thành phố trên lưu vực sông, Viện Môi trường và Tài nguyên - ĐHQG-HCM 14. Luật Bảo vệ môi trường 2014, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội 15. Phạm Hồng Nga (2006), Phương pháp đánh giá tổng hợp DPSIR ở vùng bờ biển Thừa Thiên- Huế 16. Lê Trình (2007), Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường quân sự. II. Từ INTERNET 17. EEA 1999. Environmental indicators: Typology and overvier Technical report No25. Available at 5/en/tab_content RLR. 18. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (2018) - Báo cáo tình hình khai thác và sử dụng nước trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2018 và dự báo những năm tiếp theo. 19. EEA 2003. Europe’r water: an indicator - based essessment. 20. thieu-tong-quan-va-khai-quat-ve-ia-li-thanh-pho-ha noi.html;jsessionid=S9uVF0ChayV75KH9pVfKqRbe.app2 21. “Tiêu chuẩn môi trường là gì” êu_chuẩn_môi_trường_là_gì%3F 22. 23. hinh-san-xuat-nong-nghiep-9thang-cuahanoi.html;jsessionid=UiirCINV hgw5g KvugNVJGzv2.undefined 24. 2013%2015.htm
  63. 25. -xuat-cong-nghiep-ha-noi-thang-10-tang-gan-4.html;jsessionid=nj7Es3dp DJl5GfsqzfT19CbC.undefined 26. 4-nha-may-xu-ly-nuoc-thai/704035.antd 27. “Human Impacts on the Nile River”, 28. “Is this the world’s most poluuted river”, /article-460077/ Is-worlds-polluted-river.html 29. %20 Africahas%20Gotten%20Bad.htm. 30. nhung-bien-phap-khac-phuc.html