Khóa luận Đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải tại Công ty TNHH Tín Thành xã Hoàn Sơn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh

pdf 56 trang thiennha21 13/04/2022 2620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải tại Công ty TNHH Tín Thành xã Hoàn Sơn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_cua_he_thong_xu_ly_nuoc_thai_tai.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải tại Công ty TNHH Tín Thành xã Hoàn Sơn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh

  1. ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM MA THỊ LÂM Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI CÔNG TY TNHH TÍN THÀNH XÃ HOÀN SƠN HUYỆN TIÊN DU TỈNH BẮC NINH” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 – 2019 THÁI NGUYÊN - 2019
  2. ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM MA THỊ LÂM Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI CÔNG TY TNHH TÍN THÀNH XÃ HOÀN SƠN HUYỆN TIÊN DU TỈNH BẮC NINH” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Lớp : K47 - KHMT Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Phan Thị Thu Hằng THÁI NGUYÊN - 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là quá trình hoàn thiện kiến thức, kết hợp giữa lý thuyết và phương pháp làm việc thực tế của mỗi sinh viên trước khi ra trường nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và nghiên cứu khoa học. Qua khoảng thời gian học tập tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, với sự tận tình giảng dạy của các thầy cô Khoa Môi Trường và được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa Môi trường, Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên em đã được về thực tập tại công ty TNHH dịch vụ tư vấn công nghệ môi trường Etech, tại đây em được học hỏi và tìm hiểu về quy trình xử lý nước thải thực tế bổ sung vào kiến thức của mình. Em xin gửi lời cảm ơn và lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, đặc biệt là TS.Phan Thị Thu Hằng người đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Nhân dịp này em xin chân thành cảm ơn tới ban lãnh đạo công ty TNHH dịch vụ tư vấn công nghệ môi trường Etech, đặc biệt là các cô chú, anh chị cán bộ của Công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập để em hoàn thành bản khóa luận này. Do thời gian và năng lực, kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên đề tài của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và bổ sung của các thầy, cô giáo và bạn bè để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Ma Thị Lâm
  4. ii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Vị trí lấy mẫu nước thải công ty TNHH Tín Thành xã Hoàn Sơn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh 22 Bảng 3.2. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 23 Bảng 4.1. Hóa chất, vật liệu dùng trong hệ thống xử lý nước thải của công ty TNHH Tín Thành 32 Bảng 4.2. Kết quả đo phân tích chất lượng nước và hiệu suất xử lý hệ thống của công ty TNHH Tín Thành xã Hoàn Sơn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh 33 Bảng 4.3. Sự cố trong quá trình xử lý tại hệ thống 41 Bảng 4.4. Giải pháp nhằm khắc phục trong quá trình xử lý 42 tại hệ thống 42
  5. iii DANH MỤC HÌNH Hình 4.1. Sơ đồ hệ thống tổ chức của Công ty TNHH Tín Thành 25 Hình 4.2 Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải của công ty TNHH Tín Thành 27 Hình 4.3. Biểu đồ so sánh, đánh giá hiệu quả xử lý của thông số BOD5 34 Hình 4.4. Biểu đồ so sánh, đánh giá hiệu quả xử lý của thông số COD 34 Hình 4.5. Biểu đồ so sánh, đánh giá hiệu quả xử lý của thông số TSS 35 Hình 4.6. Biểu đồ so sánh, đánh giá hiệu quả xử lý của thông số tổng N 36 Hình 4.7. Biểu đồ so sánh, đánh giá hiệu quả xử lý của thông số Tổng P 36 Hình 4.8. Biểu đồ so sánh,đánh giá hiệu quả xử lý của thông số độ màu 37 Hình 4.9. Biểu đồ so sánh,đánh giá hiệu quả xử lý của thông số Coliform 37 Hình 4.10. Biểu đồ so sánh,đánh giá hiệu quả xử lý của thông số Amoni 38 Hình 4.11. Biểu đồ so sánh, đánh giá hiệu quả xử lý của thông số dầu mỡ khoáng 38
  6. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nội dung viết tắt 1 ATLĐMT An toàn lao động môi trường 2 BOD5 Nhu cầu oxy sinh học 3 BTNMT Bộ tài nguyên môi trường 4 CCN Cụm công nghiệp 5 COD Nhu cầu oxy hóa học 6 DN Doanh nghiệp 7 HTXLNT Hệ thống xử lý nước thải 8 KCN Khu công nghiệp 9 KCX Khu chế xuất 10 QCVN Quy chuẩn Việt Nam 11 TCCP Tiêu chuẩn cho phép 12 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 13 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 14 TS Tổng hàm lượng chất rắn 15 TSS Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng 16 XLNT Xử lý nước thải
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC BẢNG ii DANH MỤC HÌNH iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu 3 1.3.2. Ý nghĩa khoa học 3 1.3.3. Ý nghĩa thực tiễn 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở pháp lý 4 2.2. Cơ sở lý thuyết 5 2.2.1. Một số khái niệm cơ bản 5 2.2.2. Phân loại nước thải 5 2.2.3. Tính chất vật lý của nước thải 6 2.2.4. Tính chất hóa học của nước thải 7 2.2.5. Đặc điểm sinh vật, vi sinh vật và độc tính sinh thái 7 2.2.6. Thông số đặc trưng của nước thải khu công nghiệp 8 2.2.7. Tác hại của nước thải công nghiệp 10 2.2.8. Các phương pháp xử lý nước thải 12 2.3. Cơ sở thực tiễn 17 2.3.1. Khái quát về hiện trạng nước thải công nghiệp và thực trạng công nghệ xử lý nước thải công nghiệp nước ta hiện nay 17
  8. vi 2.4. Một số nghiên cứu trên thế giới và việt nam liên quan đến nước thải công nghiệp 20 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21 3.1.1. Đối tượng 21 3.1.2. Phạm vi 21 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 21 3.3. Nội dung nghiên cứu 21 3.4. Phương pháp nghiên cứu 21 3.4.1. Phương pháp kế thừa 21 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu phân tích tại phòng thí nghiệm 22 3.4.3. Phương pháp tổng hợp xử lý số liệu 23 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24 4.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH Tín Thành xã Hoàn Sơn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh 24 4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường và quy trình công nghệ xử lý nước thải của công ty TNHH Tín Thành xã Hoàn Sơn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh 25 4.2.1. Hiện trạng môi trường nước tại công ty 25 4.2.2. Nguồn gốc phát sinh nước thải của công ty 26 4.2.3. Đặc điểm của hệ thống 26 4.2.4 Quy trình công nghệ: 27 4.2.5. Thuyết minh quy trình 28 4.2.6. Các hạng mục trong quy trình xử lý 30 4.2.7. Hóa chất, vật liệu dùng trong hệ thống xử lý nước thải của công ty TNHH Tín Thành xã Hoàn Sơn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh 32 4.3. Đánh giá hệ thống xử lý nước thải của công ty TNHH Tín Thành xã Hoàn Sơn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh 33
  9. vii 4.3.1 Đánh giá hiệu suất xử lý nước thải của công ty TNHH Tín Thành xã Hoàn Sơn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. 33 4.3.4. Đánh giá hệ thống xử lý nước thải của công ty TNHH Tín Thành xã Hoàn Sơn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh 39 4.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải của công ty TNHH Tín Thành xã Hoàn Sơn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh 42 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45 5.1. Kết luận 45 5.2. Kiến nghị 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người cũng như bất cứ sinh vật nào trên trái đất. Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá nhưng không phải là vô tận. Nước cần cho mọi sự sống và phát triển, nước vừa là môi trường vừa là đầu vào cho các quá sinh sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Tuy nhiên, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, con người đã và đang có những tác động to lớn đến môi trường nước. Trong đó phải kể đến sự phát triển nhanh chóng của các ngành sản xuất công nghiệp. Theo số liệu thống kê, hiện cả nước có khoảng 80% các khu công nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam có hệ thống xử lý nước thải tập trung, 20% số khu công nghiệp còn lại chưa hoặc đang đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, trong đó có cả những khu công nghiệp đã lấp đầy 70% - 100% công suất xử lý nước. Thêm vào đó, trong quá trình hoạt động, nhiều khu công nghiệp còn thay đổi quy hoạch ngành nghề so với quyết định phê duyệt đầu tư, nên thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung ban đầu không đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Tỉnh Bắc Ninh hiện nay có 15 khu công nghiệp (KCN) tập trung, 1 khu công nghệ thông tin và hơn 30 cụm công nghiệp. Tổng diện tích 6.847 ha (chưa tính các KCN đang tiếp tục mở rộng); với tổng diện tích đất công nghiệp được quy hoạch cho thuê 2.138,53 ha, diện tích đã thu hồi 1.682,95 ha, đã cho thuê 1.259,81 ha; tỷ lệ lấp đầy trên diện tích quy hoạch đạt 58,91%; tỷ lệ lấp đầy trên diện tích thu hồi đạt 74,86%. Các KCN được đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh, các hệ thống đường giao thông trong KCN, cấp nước sạch, xử lý nước thải được đầu tư đồng bộ, hiện đại, đạt tiêu chuẩn, các dịch vụ viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm cũng được đưa vào KCN. Một số KCN đã gắn việc đầu tư hạ tầng với xây dựng nhà ở cho người lao động, khu đô thị,
  11. 2 khu vui chơi giải trí, Cùng với đó là sự thông thoáng, nhanh gọn trong giải quyết các thủ tục hành chính, hỗ trợ DN về thông tin, thị trường, làm tốt công tác an ninh – trật tự, liên kết đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn, tay nghề. Cùng với quá trình đô thị hóa và sự gia tăng dân số đang trở thành áp lực gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng. Cũng như của địa phương khác trong cả nước, quá trình phát triển kinh tế, hệ thống các khu công nghiệp ở Bắc Ninh cũng đang tạo ra nhiều thách thức lớn về ô nhiễm do chất thải rắn, nước thải chứa nhiều hóa chất độc hại và khí thải công nghiệp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của người dân tại nhiều địa phương. Để giải quyết được vấn đề ô nhiễm từ nguồn nước thải tại các khu công nghiệp, giải pháp quan trọng bây giờ là phải cải thiện công nghệ sản xuất và xử lý nước thải ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo hướng tiên tiến, phù hợp với điều kiện địa phương. Huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh là huyện nằm ở bờ Bắc sông Đuống của tỉnh Bắc Ninh. Nền kinh tế của huyện chỉ số tăng trưởng cao, bình quân trong 15 năm (giai đoạn 1999 – 2013) đạt 15,36%/năm, trên địa bàn huyện có 2 KCN tập trung đó là KCN Tiên Sơn, KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn.Trong đó, KCN Tiên Sơn là KCN đầu tiên của tỉnh được thành lập năm 1998. Trong khuôn viên của các KCN này đã có một số tập đoàn lớn, doanh nghiệp lớn của Việt Nam và quốc tế đầu tư như Canon, Kobelco Ngoài 2 KCN trên thì Tiên Du còn 2 cụm công nghiệp (CCN) địa phương là CCN Phú Lâm và CCN Tân Chi cũng góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy phát triển công nghiệp ở địa phương. Bên cạnh những vấn đề về phát triển kinh tế tìm kiếm công ăn việc làm của nhân dân nơi đây còn tạo ra những thách thức lớn cho tỉnh như tình hình an ninh, trật tự và đặc biệt là vấn đề môi trường. Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường – Trường Đại học Nông Lâm
  12. 3 Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của giảng viên TS.Phan Thị Thu Hằng, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải tại Công ty TNHH Tín Thành xã Hoàn Sơn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Đánh giá được hiệu quả xử lý nước thải tại công ty TNHH Tín Thành xã Hoàn Sơn Huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. - Đề xuất được một số giải pháp nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện môi trường trong thời gian tới. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu - Tiếp thu và học hỏi các kinh nghiệm từ thực tế, đồng thời nâng cao kiến thức trong lĩnh vực nghiên cứu, khả năng tiếp cận và xử lý thông tin. - Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, tạo điều kiện tốt hơn phục vụ công tác môi trường sau khi ra trường. 1.3.2. Ý nghĩa khoa học Đề tài giúp ta thu thập được kinh nghiệm và kiến thức thực tế, củng cố và hoàn thiện kiến thức đã học, biết cách thực hiện một đề tài khoa học và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp. 1.3.3. Ý nghĩa thực tiễn Đề xuất các quy trình công nghệ xử lý nước thải làm nguồn tư liệu tham khảo cho Công ty trong quá trình nâng cấp, mở rộng quy mô. - Nâng cao kiến thức thực tiễn. - Trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản về khoa học môi trường và quản lý môi trường. - Tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường.
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở pháp lý - Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, thông qua ngày 23 tháng 06 năm 2014. - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 01/04/2015. - QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp - QCVN 08:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt - QCVN 14:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt - TCVN 5945-2005. Chất lượng nước thải công nghiệp. - TCVN 7222:2002 Về yêu cầu chung về môi trường đối với các trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung. - Thông tư 02/2009/TT-BTNMT ngày 19 tháng 3 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường V/v Quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước. - Thông tư 08/2009/TT-BTNMT ngày 15 tháng 7 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường V/v Quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp. - TCVN 6492:2011 (ISO 10523:2008) Chất lượng nước - Xác định pH; - TCVN 6185:2008 - Chất lượng nước - Kiểm tra và xác định màu sắc; - TCVN 6001-2:2008 (ISO 5815-2:2003), Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxy sinh hóa sau n ngày (BODn) - TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989) Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxy hóa học (COD);
  14. 5 - TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989) Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxy hóa học (COD); - TCVN 6202:2008 (ISO 6878:2004) Chất lượng nước - Xác định photpho; - TCVN 6177:1996 Chất lượng nước - Xác định sắt bằng phương pháp trắc phổ; 2.2. Cơ sở lý thuyết 2.2.1. Một số khái niệm cơ bản - Khái niệm nước thải: Theo Tiêu chuẩn Việt Nam 5980-1995 và ISO 6107/1-1980: Nước thải là nước đã được thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trong một quá trình công nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó. - Khái niệm nước thải công nghiệp: Nước thải công nghiệp (hay còn gọi là nước thải sản xuất): Là nước thải từ các nhà máy đang hoạt động hoặc trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu. 2.2.2. Phân loại nước thải Thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng. Đó cũng là cơ sở trong việc lựa chọn các biện pháp giải quyết hoặc công nghệ xử lý. - Nước thải sinh hoạt: Là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt động thương mại, khu vực công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác. - Nước thải công nghiệp (hay còn gọi là nước thải sản xuất): Là nước thải từ các nhà máy đang hoạt động hoặc trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu. - Nước thấm qua: Là lượng nước thấm vào hệ thống ống bằng nhiều cách khác nhau, qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành hố ga. - Nước thải tự nhiên: Nước mưa được xem như nước thải tự nhiên ở những thành phố hiện đại, chúng được thu gom theo hệ thống riêng.
  15. 6 - Nước thải đô thị: Nước thải đô thị là một thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệ thống cống thoát của một thành phố, thị xã, đó là hỗn hợp của các loại nước thải trên. 2.2.3. Tính chất vật lý của nước thải Tính chất vật lý của nước thải được xác định dựa trên các chỉ tiêu màu sắc, mùi, nhiệt độ và lưu lượng. Màu sắc Màu thực của nước là màu tạo ra do các chất hòa tan hoặc ở dạng hạt keo. Màu bên ngoài còn gọi là độ màu biểu kiến của nước, là màu do các chất lơ lửng trong nước tạo nên. Trong thực tế, người ta chỉ xác định màu thực của nước, nghĩa là sau khi đã lọc bỏ các chất không tan. Màu của nước thải mới có màu nâu hơi sáng, tuy nhiên thường có màu xám vẩn đục. Màu sắc của nước thải sẽ thay đổi đáng kể nếu như bị nhiễm khuẩn, khi đó sẽ có màu đen tối. Màu được xác định bằng phương pháp so màu với các dung dịch chuẩn Pt-Co. Mùi Trong nước thải, mùi xuất hiện do các khí sinh ra trong quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ hay do một số chất được đưa thêm vào. Việc xác định mùi theo tiêu chuẩn tương đối phức tạp: - Lấy mẫu nước cho vào bình đến phân nửa thể tích. - Đậy nắp, lắc 10-20 giây. - Mở nắp và ngửi mùi, ghi chép độ mùi theo các mức: không mùi, mùi nhẹ, mùi trung bình, mùi nặng, mùi rất nặng. Để khử mùi đậy nắp lại và đun cách thủy đến 60̊C, lắc mở nắp, ngửi lại. Nhiệt độ Nhiệt độ của nước thải thường cao hơn so với nguồn nước sạch ban đầu, do có sự gia nhiệt vào nước từ các dụng cụ và máy móc sản xuất.
  16. 7 Lưu lượng Là thể tích thực của nước thải, có đơn vị m3/ngày đêm. Lưu lượng nước thải phụ thuộc vào: Loại hình, công nghệ sản xuất, loại và thành phần nguyên vật liệu, công suất nhà máy, Công nghệ sản xuất ảnh hưởng lớn đến lượng nước tiêu thụ, lượng nước thải tạo thành, chế độ xả thải và thành phần tính chất nước thải. 2.2.4. Tính chất hóa học của nước thải Tính chất hóa học của nước thải được thể hiện qua các một số thông số đặc trưng như độ kiềm, nhu cầu oxy sinh hóa, nhu cầu oxy hóa học, các chất khí hòa tan, các hợp chất N, 2.2.5. Đặc điểm sinh vật, vi sinh vật và độc tính sinh thái - Đặc điểm sinh vật, vi sinh vật Tế bào vi sinh vật hình thành từ chất hữu cơ, nên tập hợp vi sinh có thể coi là một phần của tổng hợp chất hữu cơ trong nước thải. Phần này sống, hoạt động, tăng trưởng để phân hủy phần hữu cơ còn lại của nước thải. Vi sinh trong nước thải thường được phân biệt theo hình dạng. Vi sinh xử lý nước thải có thể chia thành 3 nhóm: Vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh. Vi khuẩn đóng vai trò quan trọng đầu tiên trong việc phân hủy chất hữu cơ, nó là cơ thể sống đơn bào, có khả năng phát triển và tăng trưởng trong các bông cặn lơ lửng hoặc dính bám vào bề mặt vật cứng. Vi khuẩn có khả năng sản sinh rất nhanh, khi tiếp xúc với chất dinh dưỡng có trong nước thải, chúng hấp thụ nhanh thức ăn qua màng tế bào. Đa số vi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy chất hữu cơ, biến chất hữu cơ thành chất ổn định tạo thành bông cặn dễ lắng, nhưng thường có loại vi khuẩn dạng lông tơ kết với nhau thành lưới nhẹ nổi lên bề mặt làm ngăn cản quá trình lắng. - Độc tính sinh thái Các chất và hữu cơ có độc tính cao thường là các chất bền vững, khó bị vi sinh phân hủy. Một số có tác dụng tích lũy và tồn lưu lâu dài trong môi
  17. 8 trường và trong cơ thể thủy sinh vật nên gây ô nhiễm lâu dài, đồng thời tác hại đến hệ sinh thái nước, đó là chất poli clophenol (PCP), policlobiphenyl (PCB), các hydrocacbon đa vòng ngưng tụ, hợp chất dị vòng N hoặc O. Trong nước tự nhiên, các ion vô cơ có nồng độ rất cao. Trong nước thải từ khu công nghiệp luôn có 1 lượng khá lớn các ion Cl-, SO42-, PO43-, Na+,K+ (Trịnh Xuân Lai và Nguyễn Trọng Dương)[5]. 2.2.6. Thông số đặc trưng của nước thải khu công nghiệp pH của nước thải pH của nước thải có một ý nghĩa quan trọng trong quá trình xử lý. Các công trình xử lý nước thải áp dụng các quá trình sinh học làm việc tốt khi pH nằm trong giới hạn từ 7 - 7,6. Như chúng ta đã biết môi trường thuận lợi nhất để vi khuẩn phát triển là môi trường có pH từ 7 - 8. Các nhóm vi khuẩn khác nhau có giới hạn pH hoạt động khác nhau. Ví dụ vi khuẩn nitrit phát triển thuận lợi nhất với pH từ 4,8 - 8,8, còn vi khuẩn nitrat với pH từ 6,5 - 9,3. Vi khuẩn lưu huỳnh có thể tồn tại trong môi trường có pH từ 1 - 4. Ngoài ra pH còn ảnh hưởng đến quá trình tạo bông cặn của các bể lắng bằng cách tạo bông cặn bằng phèn nhôm. Nước thải sinh hoạt có pH = 7,2 - 7,6. Nước thải công nghiệp có pH rất khác nhau phụ thuộc từng loại công nghiệp. Các chất rắn trong nước thải Tổng hàm lượng các chất rắn (TS): Các chất rắn trong nước có thể là những chất tan hoặc không tan. Các chất này bao gồm cả những chất vô cơ lẫn các chất hữu cơ. Tổng hàm lượng các chất rắn (TS: Total Solids) là lượng khô tính bằng mg của phần còn lại sau khi làm bay hơi 1 lít mẫu nước trên nồi cách thủy rồi sấy khu ở 105̊C cho tới khi khối lượng không đổi (đơn vị tính bằng mg/L). Nhu cầu oxy hóa học Chỉ tiêu COD được dùng để xác định hàm lượng chất hữu cơ có trong nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. COD là lượng oxy cần thiết để
  18. 9 oxy hóa chất hữu cơ thành CO2 và H2O dưới tác dụng của các chất oxy hóa mạnh. Trong thực tế hầu như tất cả các chất hữu cơ đều bị oxy hóa dưới tác dụng của các chất oxy hóa mạnh trong môi trường acid. Amino (số oxy hóa 3) sẽ chuyển thành NH3-N. Tuy nhiên, nitơ hữu cơ có số oxy hóa cao hơn sẽ chuyển thành nitrate. Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) Nhu cầu oxy sinh hóa là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ trong một khoảng thời gian xác định và được ký hiệu bằng BOD được tính bằng mg/L. Chỉ tiêu BOD phản ánh mức độ ô nhiễm hữu cơ của nước thải. BOD càng lớn thì nước thải (hoặc nước nguồn) bị ô nhiễm càng cao và ngược lại. Trong môi trường nước, khi quá trình oxy hóa sinh học xảy ra thì các vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan, vì vậy xác định tổng lượng oxy hòa tan cần thiết cho quá trình phân huỷ sinh học là phép đo quan trọng đánh giá ảnh hưởng của một dòng thải đối với nguồn nước. BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất thải hữu cơ trong nước có thể bị phân huỷ bằng các vi sinh vật. Thông số kali pemanganat Thông số này thể hiện sự oxi hóa của chất hữu cơ bằng chất oxi hóa là kali permanganat. Đơn vị đo là gam KMnO4 tiêu thụ trên một đơn vị thể tích Thông số này có ưu điểm là việc đo tốn ít thời gian, nhưng lại không phản ứng đầy đủ lượng chất hữu cơ vì chỉ khoảng 60% - 70% chất hữu cơ bị KMnO4 phân hủy. Quá trình nitrat hóa - khử nitrat hóa Quá trình nitrat hóa là quá trình oxy hóa sinh hóa nitơ của các muối amon đầu tiên thành nitrit và sau đó thành nitrat trong điều kiện thích ứng (có oxy và nhiệt độ trên 40C). Vi khuẩn tham gia quá trình nitrat hóa gồm có 2 nhóm:
  19. 10 + Vi khuẩn nitrit: Oxy hóa amoniac thành nitrit hoàn thành giai đoạn thứ nhất + Vi khuẩn nitrat: Oxy hóa nitrit thành nitrat, hoàn thành giai đoạn thứ hai. Quá trình nitrat hóa có một ý nghĩa quan trọng trong kỹ thuật xử lý nước thải. Trước tiên nó phản ánh mức độ khoáng hóa các chất hữu cơ như đã trình bày ở trên. Nhưng quan trọng hơn là quá trình nitrat hóa tích lũy được một lượng oxy dự trữ có thể dùng để oxy hóa các chất hữu cơ không chứa nitơ khi lượng oxy tự do (lượng oxy hòa tan) đã tiêu hao hoàn toàn cho quá trình đó. 2.2.7. Tác hại của nước thải công nghiệp Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2009 do Bộ tài nguyên và môi trường công bố ngày 01/06/2010, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về ô nhiễm môi trường do nước thải công nghiệp. Hiện nay, tỷ lệ các KCN đã đi vào hoạt động có trạm xử lý nước thải tập trung chỉ chiếm khoảng 43%, nhiều KCN đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng tỷ lệ đấu nối của các doanh nghiệp trong KCN còn rất thấp. Thực trạng trên đã dẫn đến việc phần lớn nước thải của các KCN khi xả ra môi trường đều có có các thông số ô nhiễm cao hơn nhiều lần so với quy định. Ví như ở các ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9 - 11, chỉ số nhu cầu oxy sinh hóa (BOD), nhu cầu oxy hóa học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1, hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước bề mặt trong vùng dân cư. Ở nước thải công nghiệp, ngoài việc chứa hàm lượng cao các hợp chất hữu cơ như protein, các dạng carbohydrate, dầu mỡ (từ công nghệ chế biến thực phẩm), hemicellulose, liginin (công nghiệp sản xuất giấy), còn có các
  20. 11 hợp chất hoá học khó phân huỷ như các hợp chất vòng thơm có N, các alkyl benzensufonate (công nghiệp sản xuất bột giặt), các loại dung môi, các kim loại nặng như chì, thuỷ ngân Tác hại đến môi trường của nước thải do các thành phần ô nhiễm tồn tại trong nước thải gây ra. - COD, BOD: Sự khoáng hóa, ổn định chất hữu cơ tiêu thụ một lượng và làm giảm pH của môi trường. - SS: Lắng đọng ở nguồn tiếp nhận, gây điều kiện yếm khí. - Nhiệt độ: Nhiệt độ của nước thải công nghiệp ảnh hưởng đến đời sống của thuỷ sinh vật nước. - Vi trùng gây bệnh: Gây ra các bệnh lan truyền bằng đường nước như tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, vàng da, - N, P: Đây là những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng. Nếu nồng độ trong nước quá cao dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hoá (sự phát triển bùng phát của các loại tảo, làm cho nồng độ oxy trong nước rất thấp vào ban đêm gây ngạt thở và diệt vong các sinh vật, trong khi đó vào ban ngày nồng độ oxy rất cao do quá trình hô hấp của tảo thải ra). - Màu: Mất mỹ quan. - Dầu mỡ: Gây mùi, ngăn cản khuếch tán oxy trên bề mặt lớn và gây thiếu hụt oxy của nguồn tiếp nhận dẫn đến ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường nước. Nếu ô nhiễm quá mức, điều kiện yếm khí có thể hình thành. Trong quá trình phân huỷ yếm khí sinh ra các sản phẩm như H2S, NH3, CH4, làm cho nước có mùi hôi thối. Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư ngày càng tăng (Trịnh Xuân Lai và cs) [5].
  21. 12 2.2.8. Các phương pháp xử lý nước thải Nước thải nói chung có chứa nhiều chất ô nhiễm khác nhau, đòi hỏi phải xử lý bằng những phương pháp thích hợp khác nhau. Sau đây là tổng quan các phương pháp xử lý nước thải. Phương pháp xử lý lý học - Song chắn rác + Nước thải dẫn vào hệ thống xử lý trước hết phải qua song chắn rác. Tại đây các thành phần có kích thước lớn (rác) như giẻ, rác, vỏ đồ hộp, rác cây, bao nilon được giữ lại. Nhờ đó tránh làm tắc bơm, đường ống hoặc kênh dẫn. Đây là bước quan trọng nhằm đảm bảo an toàn và điều kiện làm việc thuận lợi cho cả hệ thống xử lý nước thải. + Tùy theo kích thước khe hở, song chắn rác được phân thành loại thô, trung bình và mịn. Song chắn rác thu có khoảng cách giữa các thanh từ 60 - 100 mm và song chắn rác mịn có khoảng cách giữa các thanh từ 10 - 25 mm. Theo hình dạng có thể phân thành song chắn rác và lưới chắn rác. Song chắn rác cũng có thể đặt cố định hoặc di động. + Song chắn rác được làm bằng kim loại, đặt ở cửa vào kênh dẫn, nghiêng một góc 45 - 600 nếu làm sạch thủ công hoặc nghiêng một góc 75 - 850 nếu làm sạch bằng máy. Tiết diện của song chắn có thể tròn, vuông hoặc hỗn hợp. Song chắn tiết diện tròn có trở lực nhỏ nhất nhưng nhanh bị tắc bởi các vật giữ lại. Do đó, thông dụng hơn cả là thanh có tiết diện hỗn hợp, cạnh vuông góc phía sau và cạnh tròn phía trước hướng đối diện với dòng chảy. Vận tốc nước chảy qua song chắn giới hạn trong khoảng từ 0,6 -1m/s. Vận tốc cực đại giao động trong khoảng 0,75 -1m/s nhằm tránh đẩy rác qua khe của song. Vận tốc cực tiểu là 0,4m/s nhằm tránh phân hủy các chất thải rắn. - Lắng cát + Bể lắng cát được thiết kế để tách các tạp chất vô cơ không tan có kích thước từ 0,2mm đến 2mm ra khỏi nước thải nhằm đảm bảo an toàn cho bơm
  22. 13 khỏi bị cát, sỏi bào mòn, tránh tắc đường ống dẫn và tránh ảnh hưởng đến các công trình sinh học phía sau. Bể lắng cát có thể phân thành 2 loại: Bể lắng ngang và bể lắng đứng. Ngoài ra để tăng hiệu quả lắng cát, bể lắng cát thổi khí cũng được sử dụng rộng rãi + Vận tốc dòng chảy trong bể lắng ngang không được vượt qúa 0,3 m/s. Vận tốc này cho phép các hạt cát, các hạt sỏi và các hạt vô cơ khác lắng xuống đáy, còn hầu hết các hạt hữu cơ khác không lắng và được xử lý ở các công trình tiếp theo. - Lắng + Bể lắng có nhiệm vụ lắng các hạt cặn lơ lửng có sẵn trong nước thải (bể lắng đợt 1) hoặc cặn được tạo ra từ quá trình keo tụ tạo bông hay quá trình xử lý sinh học (bể lắng đợt 2). Theo dòng chảy, bể lắng được phân thành: Bể lắng ngang và bể lắng đứng. + Trong bể lắng ngang, dòng nước chảy theo phương ngang qua bể với vận tốc không lớn hơn 0,01 m/s và thời gian lưu nước từ 1,5 - 2,5 h. Các bể lắng ngang thường được sử dụng khi lưu lượng nước thải lớn hơn 15000 m3/ngày. Đối với bể lắng đứng, nóc thải chuyển động theo phương thẳng đứng từ dưới lên đến vách tràn với vận tốc từ 0,5 - 0,6 m/s và thời gian lưu nước trong bể dao động khoảng 45 - 120 phút. Hiệu suất lắng của bể lắng đứng thường thấp hơn bể lắng ngang từ 10 - 20%. - Tuyển nổi + Phương pháp tuyển nổi thường được sử dụng để tách các tạp chất (ở dạng rắn hoặc lỏng) phân tán không tan, tự lắng kém khỏi pha lỏng. Trong một số trường hợp, quá trình này còn được dùng để tách các chất hòa tan như các chất hoạt động bề mặt. Trong xử lý nước thải, quá trình tuyển nổi thường được sử dụng để khử các chất lơ lửng, làm đặc bùn sinh học. Ưu điểm cơ bản của phương pháp này là có thể khử hoàn toàn các hạt nhỏ, nhẹ, lắng chậm trong thời gian ngắn.
  23. 14 + Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sục các bọt khí nhỏ vào pha lỏng. Các bọt khí này sẽ kết dính với các hạt cặn. Khi khối lượng riêng của tập hợp bọt khí và cặn nhỏ hơn khối lượng riêng của nước, cặn sẽ theo bọt nổi lên bề mặt. + Hiệu suất quá trình tuyển nổi phụ thuộc vào số lượng, kích thước bọt khí, hàm lượng chất rắn. Kích thước tối ưu của bọt khí nằm trong khoảng 15 - 30 micromet (bình thường từ 50 - 120 micromet). Khi hàm lượng hạt rắn cao, xác suất va chạm và kết dính giữa các hạt sẽ tăng lên, do đó, lượng khí tiêu tốn sẽ giảm. Trong quá trình tuyển nổi, việc ổn định kích thước bọt khí có ý nghĩa quan trọng. Phương pháp xử lý hóa học và hóa lý - Trung hòa + Nước thải chứa acid vô cơ hoặc kiềm cần được trung hòa đưa pH về khoảng 6,5 - 8,5 trước khi thải vào nguồn nhận hoặc sử dụng cho công nghệ xử lý tiếp theo. Trung hòa nước thải có thể thực hiện bằng nhiều cách: + Trộn lẫn nước thải acid và nước thải kiềm; + Bổ sung các tác nhân hóa học; + Lọc nước acid qua vật liệu có tác dụng trung hòa; + Hấp thụ khí acid bằng nước kiềm hoặc hấp thụ amoniac bằng nước acid. - Keo tụ - Tạo bông + Trong nguồn nước, một phần các hạt thường tồn tại ở dạng các hạt keo mịn phân tán, kích thước các hạt thường dao động từ 0,1 - 10 micromet. Các hạt này không nổi cũng không lắng, và do đó tương đối khó tách loại. Vì kích thước hạt nhỏ, tỉ số diện tích bề mặt và thể tích của chúng rất lớn nên hiện tượng hóa học bề mặt trở nên rất quan trọng. Theo nguyên tắc, các hạt nhỏ trong nước có khuynh hướng keo tụ do lực hút Vander Waals giữa các hạt. Lực này có thể dẫn đến sự kết dính giữa các hạt ngay khi khoảng cách giữa chúng đủ nhỏ nhờ va chạm. Sự va chạm xảy ra nhờ chuyển động Brown
  24. 15 và do tác động của sự xáo trộn. Tuy nhiên trong trường hợp phân tán cao, các hạt duy trì trạng thái phân tán nhờ lực đẩy tĩnh điện vì bề mặt các hạt mang tích điện, có thể là điện tích âm hoặc điện tích dương nhờ sự hấp thụ có chọn lọc các ion trong dung dịch hoặc sự ion hóa các nhóm hoạt hóa. Trạng thái lơ lửng của các hạt keo được bền hóa nhờ lực đẩy tĩnh điện. Do đó, để phá tính bền của hạt keo cần trung hòa điện tích bề mặt của chúng, quá trình này được gọi là quá trình keo tụ. Các hạt keo đã bị trung hòa điện tích có thể liên kết với các hạt keo khác tạo thành bông cặn có kích thước lớn hơn, nặng hơn và lắng xuống, quá trình này được gọi là quá trình tạo bông. Phương pháp sinh học Phương pháp sinh học được ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải cũng như một số chất vô cơ như H2S, Sunfit, amoniac, Nitơ dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm. Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số khoáng chất để làm thức ăn. Một cách tổng quát, phương pháp xử lý sinh học có thể phân thành 2 loại: + Phương pháp kị khí sử dụng nhóm vi sinh vật kỵ khí, hoạt động trong điều kiện không có oxy. + Phương pháp hiếu khí sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện cung cấp oxy liên tục. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa. Để thực hiện quá trình này, các chất hữu cơ hòa tan, cả chất keo và chất phân tán nhỏ trong nước thải cần di chuyển vào bên trong tế bào vi sinh vật theo 3 giai đoạn chính như sau: + Chuyển các chất ô nhiễm từ pha lỏng đến bề mặt tế bào vi sinh vật. + Khuếch tán từ bề mặt tế bào qua màng bán thấm do sự chênh lệch nồng độ bên trong và bên ngoài tế bào. + Chuyển hóa các chất trong tế bào vi sinh vật, sản sinh năng lượng và tổng hợp tế bào mới.
  25. 16 Tốc độ quá trình oxy hóa sinh hóa phụ thuộc vào nồng độ chất hữu cơ, hàm lượng các tạp chất và mức độ ổn định của lưu lượng nước thải vào hệ thống xử lý. Ở mỗi điều kiện xử lý nhất định, các yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sinh hoá là chế độ thủy động, hàm lượng oxy trong nước thải, nhiệt độ, pH, dinh dưỡng và các yếu tố vi lượng. Phương pháp sinh học kỵ khí Quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ là quá trình sinh hóa phức tạp tạo ra hàng trăm sản phẩm trung gian và phản ứng trung gian. Tuy nhiên phương trình phản ứng sinh hóa trong điều kiện kỵ khí có thể biểu diễn đơn giản như sau: Vi sinh vật Chất hữu cơ ————> CH4 + CO2 + H2 + NH3 + H2S+ Tế bào mới Một cách tổng quát quá trình phân hủy kỵ khí xảy ra theo 4 giai đoạn: + Giai đoạn 1: thủy phân, cắt mạch các hợp chất cao phân tử; + Giai đoạn 2: acid hóa; + Giai đoạn 3: axetat hóa; + Giai đoạn 4: metan hóa. Các chất thải hữu cơ chứa nhiều chất hữu cơ cao phân tử như proteins, chất béo, carbohydrates, celluloses, lignin, trong giai đoạn thủy phân, sẽ được cắt mạch tạo những phân tử đơn giản hơn, dễ phân hủy hơn. Các phản ứng thủy phân sẽ chuyển hóa protein thành amino acids, carbohydrate thành đường đơn, và chất béo thành các acid béo. Trong giai đoạn acid hóa, các chất hữu cơ đơn giản lại được tiếp tục chuyển hóa thành acetic acid, H2 và CO2. Các acid béo dễ bay hơi chủ yếu là acetic acid, propionic acid và lactic acid. Bên cạnh đó, CO2 và H2, methanol, các rượu đơn giản khác cũng được hình thành trong quá trình cắt mạch carbohydrate. Vi sinh vật chuyển hóa methan chỉ có thể phân hủy một số loại cơ chất nhất định như CO2 + H2, formate, acetate, methanol, methylamines, và CO.
  26. 17 Tùy theo trạng thái của bùn, có thể chia quá trình xử lý kỵ khí thành: + Quá trình xử lý kỵ khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng như quá trình tiếp xúc kỵ khí (Anaerobic Contact Process), quá trình xử lý bằng lớp bùn kỵ khí với dòng nước đi từ dưới lên (UASB); + Quá trình xử lý kỵ khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám như quá trình lọc kỵ khí (Anaerobic Filter Process). Phương pháp xử lý sinh học hiếu khí trong xử lý nước thải Quá trình xử lý sinh học hiếu khí nước thải gồm ba giai đoạn: + Oxy hóa các chất hữu cơ; + Tổng hợp tế bào mới; + Phân hủy nội bào. Các quá trình xử lý sinh học bằng phương pháp hiếu khí có thể xảy ra ở điều kiện tự nhiên hoặc nhân tạo. Trong các công trình xử lý nhân tạo, người ta tạo điều kiện tối ưu cho quá trình oxy hóa sinh hóa nên quá trình xử lý có tốc độ và hiệu suất cao hơn rất nhiều. Tùy theo trạng thái tồn tại của vi sinh vật, quá trình xử lý sinh học hiếu khí nhân tạo có thể chia thành: - Xử lý sinh học hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng chủ yếu được sử dụng để khử chất hữu cơ chứa carbon như quá trình bùn hoạt tính, hồ làm thoáng, bể phản ứng hoạt động gián đoạn, quá trình lên men phân hủy hiếu khí. Trong số các quá trình này, quá trình bùn hoạt tính là quá trình phổ biến nhất. - Xử lý sinh học hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám như quá trình bùn hoạt tính dính bám, bể lọc nhỏ giọt, bể lọc cao tải, đĩa sinh học, bể phản ứng nitrate với màng cố định (Trịnh Thị Thanh và cs)[9]. 2.3. Cơ sở thực tiễn 2.3.1. Khái quát về hiện trạng nước thải công nghiệp và thực trạng công nghệ xử lý nước thải công nghiệp nước ta hiện nay Khái quát về hiện trạng nước thải công nghiệp nước ta hiện nay Hiện nay, tính chung trên địa bàn cả nước, lượng nước thải các loại chưa được xử lý lên tới 1,5 tỷ m3. Trong đó nước thải ở các khu đô thị và các khu công nghiệp khoảng 1 tỷ m3. Chỉ có khoảng 30% cơ sở sản xuất công
  27. 18 nghiệp có trạm xử lý nước thải, nhưng hầu hết các cơ sở này vận hành chưa đủ tiêu chuẩn hoặc không được vận hành thường xuyên. Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng hầu như không vận hành vì để giảm chi phí. Đến nay, mới có 60 khu công nghiệp đã hoạt động có trạm xử lý nước thải tập trung (chiếm 42% số khu công nghiệp đã vận hành) và 20 khu công nghiệp đang xây dựng trạm xử lý nước thải. Bình quân mỗi ngày, các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải độc hại khác. Có nơi, hoạt động của các nhà máy trong khu công nghiệp đã phá vỡ hệ thống thuỷ lợi, tạo ra những cánh đồng hạn hán, ngập úng và ô nhiễm nguồn nước tưới, gây trở ngại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân. Nhìn chung, hầu hết các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn về môi trường theo quy định. Thực trạng đó làm cho môi trường sinh thái ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cộng đồng dân cư, nhất là các cộng đồng dân cư lân cận với các khu công nghiệp, đang phải đối mặt với thảm họa về môi trường (Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh) [10]. Thực trạng công nghệ xử lý nước thải công nghiệp nước ta hiện nay - Công nghệ và công trình xử lý nước + Công nghệ xử lý nước mặt phổ biến là keo tụ + lắng + lọc nhanh trọng lực + khử trùng + Công nghệ xử lý nước ngầm chủ yếu là khử sắt (hoặc khử mangan) bằng phương pháp làm thoáng + lắng tiếp xúc + lọc nhanh trọng lực + khử trùng. - Các công trình đơn vị trong trạm xử lý đa dạng: + Các công trình keo tụ (đa số dùng phèn nhôm, PAC) với bể trộn đứng, trộn cơ khí, bể tạo bông có vách ngăn ziczac, tạo bông có tầng cặn lơ lửng, tạo bông kiểu cơ khí
  28. 19 + Các công trình lắng: Bể lắng đứng (cho trạm công suất nhỏ) bể lắng ngang thu nước cuối bể, thu nước bề mặt được sử dụng khá rộng rãi ở các dự án thành phố, thị xã, bể lắng ngang lamen (công nghệ Pháp) được sử dụng tại 6 tỉnh miền núi phía Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hoà Bình, Hưng Yên và sân bay Đà Nẵng. Loại bể này đang được phổ biến ở một số địa phương khác. Bể lắng Pulsator (công nghệ Pháp) được dùng ở Nam Định, Cần Thơ và bể lắng ly tâm (Thái Bình) là 2 loại bể lắng ít được sử dụng. + Các công trình lọc: Bể lọc nhanh trọng lực (lọc hở với vật liệu lọc là cát) được dùng rộng rãi. Bể lọc AQUAZUR-V (Công nghệ Pháp) được dùng khá nhiều ở các dự án cấp tỉnh, thành phố (Kiểu AQUAZUR-V) + Khử trùng: Phổ biến dùng clo lỏng, một số trạm nhỏ dùng nước giaven hoặc ôzôn. + Trạm bơm đợt 2: Bột số trạm dùng máy biến tần để điều khiển chế độ hoạt động của máy bơm, một vài nơi có dùng đài nước trong trường hợp địa hình thuận lợi, một số nơi tận dụng đài nước đã có trước. + Các công trình làm thoáng: Phổ biến dùng tháp làm thoáng tự nhiên (Dàn mưa), một số ít dùng thùng quạt gió (làm thoáng cưỡng bức), một số trạm khác dùng tháp làm thoáng tải trọng cao theo nguyên lý làm việc của Ejector. + Chất lượng nước sau xử lý hầu hết đạt tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới (Trịnh Thị Thanh và cs)[9]. Hiện trạng công nghệ xử lý nước thải công nghiệp. - Xử lý nước thải công nghiệp + Hiện tại ở nước ta ước tính đã có khoảng 60 - 70 nhà máy xử lý nước thải tập trung tại các KCN-KCX, trong số 171 KCN-KCX đưa vào hoạt động (tổng số có 223 KCN-KCX có quyết định thành lập) + Cũng khoảng 60% số khu công nghiệp và nhiều cụm công nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất, các làng nghề chưa có trạm XLNT, có nơi đã xây
  29. 20 dựng trạm XLNT nhưng không hoạt động. Công nghệ XLNT thường dùng là phương pháp bùn hoạt tính và lọc sinh học. + Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp khá đa dạng và đặc biệt có xuất xứ từ nhiều nước. Do đô các thiết bị cũng có xuất xứ từ nhiều nguồn cung cấp. Kết quả sẽ gây nhiều khó khăn cho việc sửa chữa, thay thế khi cần thiết. 2.4. Một số nghiên cứu trên thế giới và việt nam liên quan đến nước thải công nghiệp Nước chiếm gần 3/4 diện tích toàn cầu. Phần lớn lượng nước trên thế giới ở dạng đóng băng hoặc bị mặn. Trên 90 % lượng nước ngọt trên trái đất nằm ở Bắc Cực. Lượng nước được phân bố như sau: 93 % là nước biển 2,5 % nằm trong các tầng địa chất dưới bề mặt đất; 2 % nằm ở hai cực Nam Bắc của trái đất; < 1% di chuyển trong các sông hồ, ao trên bề mặt trái đất, ở dạng độ ẩm không khí và bị cố định trong các cơ thể sống. Trong các nhà máy luyện gang thép bằng phương pháp truyền thống (sử dụng oxy trong lò đốt), nước làm lạnh thường bị nhiễm kim loại nặng và chất bôi trơn nên không được tái sử dụng, và được thải bỏ ra bên ngoài cùng với nước thải từ các nguồn khác nhau. Trung bình sản xuất một tấn sản phẩm sẽ thải ra khoảng 80m3 nước thải. Nước thải này nhiệt độ rất cao vì có hòa trộn nước làm mát. Thành phần của nước thải từ ngành luyện gang thép rất khó xử lý, vì bao gồm nhiều hoá chất độc hại như phenol, xyanua, ammonia, dầu, kim loại nặng, và một số chất hữu cơ khác. Nồng độ của một số chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất thép, theo tính toán của WB/UNEP/UNIDO/WHO từ các nhà máy luyện gang thép trước năm 1999. Tổng chất rắn lơ lửng 4000-7000mg/l;Xyanua 15mg/l;COD (nhu cầu oxy hóa học) 500mg/l Kẽm 35mg/l Chì 8mg/l Cadimi 0,4 mg/l Crom 5 mg/l (Theo Hảo Võ (NCS Đại học Arizona, Hoa Kỳ)
  30. 21 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng Hệ thống xử lý nước thải tại công ty TNHH Tín Thành xã Hoàn Sơn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. 3.1.2. Phạm vi Đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải tại công ty TNHH Tín Thành xã Hoàn Sơn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Công ty TNHH dịch vụ tư vấn công nghệ môi trường Etech. - Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 28/05/2018 đến ngày 30/09/2018. 3.3. Nội dung nghiên cứu Nội dung 1: Tổng quan về công ty TNHH Tín Thành xã Hoàn Sơn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. Nội dung 2: Đánh giá hiện trạng môi trường và quy trình công nghệ xử lý nước thải của công ty TNHH Tín Thành xã Hoàn Sơn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. Nội dung 3: Đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý công ty TNHH Tín Thành xã Hoàn Sơn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. Nội dung 4: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý của hệ thống. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp kế thừa Thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu sau: - Báo cáo hoạt động hàng năm của công ty - Kết quả đánh giá chất lượng nước thải định kỳ của công ty - Báo cáo đánh giá tác động môi trường
  31. 22 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu phân tích tại phòng thí nghiệm - Vị trí lấy mẫu: Tại cửa xả thải nước thải của công ty ra cổng thải chung của khu công nghiệp Tiên Sơn tỉnh Bắc Ninh ra ngoài môi trường. - Thời gian lấy mẫu: Mẫu nước thải được lấy vào thời gian buổi sáng, ngày 06/09/2018 và ngày 15/09/2018 tại bể điều hòa (bể chứa nước thải) và ống dẫn nước thải sau khi đã được xử lý. Tại thời điểm lấy mẫu, công ty hoạt động sản xuất bình thường. - Dụng cụ lấy mẫu: Dùng chai đựng mẫu bằng nhựa PE (TCVN 5992 – 1995). Trước khi lấy mẫu bình được tráng ít nhất 2 – 3 lần bằng chính nước định lấy mẫu. - Số lượng mẫu phân tích: 01 mẫu/vị trí × 02 vị trí = 2 mẫu/lần + Nước thải tại bể gom của hệ thống (giữa dòng thải): NT1 + Nước thải đã được xử lý tại bể của hệ thống : NT - Yêu cầu vô trùng của thiết bị : + Các mẫu phân tích hóa học: Bình chứa được nạp đầy axit clohidric hoặc axit nitric 1mol/l và ngâm trong một ngày sau đó tráng lại bằng nước cất. + Vận chuyển mẫu: Các bình chứa mẫu được bảo vệ và bịt kín để không bị hư hỏng hoặc gây mất mát một phần mẫu trong khi vận chuyển, tránh cho bình chứa khỏi bị nhiễm bẩn. + Không làm hư hỏng mẫu để mẫu không hư hỏng khi di chuyển. + Phương tiện chở mẫu đảm bảo sạch và không bị nhiễm bẩn. Bảng 3.1. Vị trí lấy mẫu nước thải công ty TNHH Tín Thành xã Hoàn Sơn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh STT Ký hiệu mẫu Vị trí lấy mẫu 1 NT1 Bể chứa nước thải tập trung trước xử lý 2 NT Bể chứa nước thải sau xử lý - Phương pháp lấy mẫu: lấy mẫu, bảo quản mẫu nước theo TCVN 5999:1995, TCVN 6663-3: 2008.
  32. 23 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm: Bảng 3.2. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm Giới hạn Tên số hiệu/Phương pháp phát Ghi TT Tên thông số sử dụng hiện/Phạm chú vi đo I. Nước 1 Độ màu TCVN 6185:2015 5,0 Pt- Co 2 BOD5 SMEWW 5210D:2012 1,0 mg/L 3 COD SMEWW 5220C:2012 2,0 mg/L 4 TSS TCVN 6625:2000 5,0 mg/L + 5 NH4 TCVN 6179-1:1996 0,03 mg/L 6 Tổng N SMEWW 4500-N.C:2012 0,20 mg/L 7 Tổng P TCVN 6202:2008 0,01 mg/L TCVN 6187-1:2009 8 Coliform 3 MPN/100ml TCVN 6187-2:1996 Tổng dầu, mỡ 9 SMEWW 5520B&F:2012 0,3 khoáng 10 pH TCVN 6492:2011 2÷12 3.4.3. Phương pháp tổng hợp xử lý số liệu Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel, so sánh với QCVN để đưa ra đánh giá. Qua các số liệu thu thập được, từ các kết quả phân tích tiến hành đánh giá tổng hợp, so sánh đánh giá nhằm xác định được độ tin cậy của thông tin thu thập được. So sánh với tiêu chuẩn của Việt Nam để đánh giá chất lượng nước thải tại địa điểm lấy mẫu nước thải. Từ đó có thể đưa ra các đánh giá, kết luận sơ bộ về nguồn thải, mức độ ô nhiễm của nguồn thải, sự ảnh hưởng tới nguồn tiếp cận.
  33. 24 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH Tín Thành xã Hoàn Sơn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh Quá trình hình thành và phát triển của công ty Tên cơ sở: Công ty TNHH Tín Thành Địa chỉ: KCN Tiên Sơn, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Lĩnh vực sản xuất: Sản xuất bao bì carton. - Quá trình thành lập và phát triển: Công ty TNHH Tín Thành được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2007, do sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp giấy phép đăng ký kinh doanh ngày 07/02/2007, được tọa lạc tại vị trí: Đường TS7 - KCN Tiên Sơn - Xã Hoàn Sơn - Huyện Tiên Du - Tỉnh Bắc Ninh. - Số lượng người: 120 người ( trong đó nữ là 70 người, trình độ có bằng đại học chiếm 30%). - Hiện nay công ty có 1 cơ ngơi khá bề thế, khang trang nằm trên diện tích 36.000 m2. Công ty có với đội ngũ Cán bộ công nhân viên trẻ, có năng lực, trình độ và tâm huyết với công ty, đi kèm với hệ thống dây chuyền thiết bị đồng bộ, hiện đại, đội ngũ công nhân vận hành có tay nghề kỹ thuật cao.
  34. 25 Sơ đồ tổ chức và quản lý công ty TNHH Tín Thành Hình 4.1. Sơ đồ hệ thống tổ chức của Công ty TNHH Tín Thành 4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường và quy trình công nghệ xử lý nước thải của công ty TNHH Tín Thành xã Hoàn Sơn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh 4.2.1. Hiện trạng môi trường nước tại công ty - Nước thải sản xuất: Nước thải sản xuất của công ty phát sinh chủ yếu từ quá trình in, rửa máy in và quá trình vệ sinh thiết bị in. - Nước thải sinh hoạt: Phát sinh từ sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên trong công ty, từ các khu vực làm việc, khu văn phòng, nhà ăn ca với khối lượng nước khoảng 200 m3/ ngày. Nước thải sinh hoạt này có đặc trưng giàu chất hữu cơ, hàm lượng BOD và COD, cặn lơ lửng được xử lý qua bể phốt sau đó thải vào cống thải chung của khu công nghiệp. - Nước mưa chảy tràn: Nước mưa chảy tràn phát sinh không được thu gom xử lý triệt để, mặc dù công ty đã xây dựng hệ thống mương thoát nước
  35. 26 và các hố ga lắng lọc sơ bộ xung quanh công ty, tuy nhiên hệ thống mương thoát nước này vẫn chưa được tách riêng với hệ thống mương thoát nước thải sản xuất dẫn tới không đảm bảo tiêu thoát nước trong những ngày mưa, xả thải lẫn với nước thải sản xuất ra cống thải chung của khu công nghiệp. 4.2.2. Nguồn gốc phát sinh nước thải của công ty Phát sinh từ sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên trong công ty, từ các khu vực làm việc, khu văn phòng, nhà ăn ca với khối lượng nước khoảng 200m3/ngày. Nước thải sản xuất của công ty phát sinh chủ yếu từ quá trình làm mát thiết bị. Do hệ thống thoát nước mưa và nước thải sản xuất không được phân tách riêng nên nguồn nước thải phát sinh và nước mưa xả thải tập trung qua cống 1000mm thải vào hệ thống thoát nước thải chung của khu công nghiệp rồi chảy ra sông. Nguồn nước thải của công ty bị ô nhiễm chủ yếu là do quá trình in, rửa máy in và quá trình vệ sinh thiết bị in. Nước thải sinh hoạt có đặc trưng giàu chất hữu cơ, hàm lượng BOD và COD, cặn lơ lửng .được xử lý qua bể phốt sau đó vào cống thải chung của khu công nghiệp. 4.2.3. Đặc điểm của hệ thống - Ứng dụng công nghệ tiên tiến, đã áp dụng thành công cho xử lý nước thải tại các nước trên thế giới và các hệ thống tương tự tại Việt Nam. - Sử dụng thiết bị hiện đại chuyên dùng cho xử lý nước thải, tuổi thọ cao, vận hành ổn định, tiết kiệm năng lượng, chịu được thời tiết khắc nghiệt có thể sửa chữa. - Thay thế dễ dàng. - Ứng dụng các giải pháp bán tự động vào kiểm soát các thông số trong suốt quá trình xử lý. - Kiểm soát ít thông số vận hành đơn giản và dễ dàng. - Nước xử lý luôn đạt giá trị C cột A QCVN 40/2011 trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
  36. 27 4.2.4 Quy trình công nghệ: - Bước 1: Tách các chất thô có kích thước lớn (nilon, giấy ) sau đó tách toàn bộ dầu mỡ ra khỏi nước thải. - Bước 2: Xử lý các chất ô nhiễm kim loại ra khỏi nước thải bằng các quá trình xử lý hóa lý. - Bước 3: Chuyển hóa các hợp chất hữu cơ (COD, BOD) thành các hợp chất vô cơ (CO2, H2O ) bằng phương pháp vi sinh hiếu khí. - Bước 4: Khử trùng triệt để trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Nước thải đầu vào Tách rác (dầu mỡ) khí Bể điều hòa Bể thiếu khí Bùn tuần hoàn khí Bể hiếu khí Bùn xả Bể lắng Bể chứ bùn Javen Bể khử trùng Sân phơi bùn Hóa chất khử trùng Nước tải đầu ra Bùn thải Hình 4.2 Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải của công ty TNHH Tín Thành
  37. 28 4.2.5. Thuyết minh quy trình Thu gom nước thải Nước thải của các đơn vị trong toàn công ty theo 3 đường ống dẫn đến hệ thống ống cống chung 1000mm dẫn đến hệ thống bể gom của trạm xử lý nước thải. Song chắn rác sẽ được đặt ở bể này để loại bỏ các rác có kích thước lớn không cho vào hệ thống gây ảnh hưởng đến bơm nước thải và các thiết bị xử lý. Tách rác (dầu mỡ) Nước thải phát sinh từ các công đoạn của quá trình sản xuất, vệ sinh thiết bị máy móc và quá trình vệ sinh xưởng, nước thải bị đổ tràn sẽ tự chảy tràn liên tục về hố thu. Trong nước thải có chứa các cặn rác lớn (>10mm) sẽ gây cản trở cho việc xử lý và có thể làm hư hỏng bơm. Do vậy, nước thải cần được tách hết các loại cặn rác này thông qua hệ thống song chắn rác. Nước thải từ bể gom sẽ được bơm lên bể tách dầu mỡ để xử lý, phần tách dầu mỡ được tách ra nhờ thiết bị gạt dầu lắp đặt trong bể và tự chảy về qua các ngăn chứa, tiếp tục qua hệ thống ống nước được dẫn về bể gom. Nước đã được xử lý qua gạt dầu mỡ tự chảy xuống bể điều hòa. Điều hòa nước thải Bể điều hòa có tác dụng điều hòa dòng lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm. Bể điều hòa được lắp hệ thống phân phối khí dưới đáy bể, không khí được cấp từ máy thổi khí sẽ sục đều khắp bể và có tác dụng đảo trộn nước thải, tránh sự phát triển của các vi sinh vật kỵ khí gây mùi hôi. Lưu lượng điều hòa có thể hoạt động ổn định kể cả vào giờ cao điểm, lưu lượng dư sẽ được giữ trong bể điều hòa. Bể điều hòa còn có một số hiệu quả như: + Cân bằng tải trọng các chất hữu cơ, các kim loại. + Trung hòa sự biến động pH. + Đảm bảo tính liên tục cho hệ thống và các công trình tiếp theo hoạt động hiệu quả. + Kiểm soát các chất độc tính cao.
  38. 29 Hệ thống bể thiếu khí Trong quá trình xử lý sinh học thiếu khí tại bể Anoxic, chủng vi khuẩn Acinetobacter sẽ được tham gia vào nhằm hỗ trợ chuyển hóa các hợp chất hữu cơ chứa Photpho thành hợp chất mới loại bỏ hoàn toàn Photpho, giúp các vi sinh vật hiếu khí dễ dàng phân hủy hơn. Còn vi khuẩn Nitrosonas và Nitrobacter có chức năng hỗ trợ khử Nitrat hiệu quả. Thời gian lưu nước T = 6h – 8h. Nước thải từ bể thiếu khí sẽ tự chảy tràn sang bể hiếu khí. Bể hiếu khí cải tiến Quá trình sinh học hiếu khí diễn ra nhờ không khí cấp từ máy thổi khí và quá trình oxy hóa được xảy ra nhờ bùn hoạt tính lơ lửng. Ngoài ra, trong bể Aerotank còn được lắp đặt thêm hệ thống đệm sinh học (nhựa PVC) để làm nơi trú ngụ cho hệ vi sinh vật. Bể thiết kế cải tiến giúp quá trình xử lý hiệu quả cao. Để vi sinh vật hoạt động và phát triển, đạt hiệu quả xử lý cao thì lượng oxy hòa tan trong nước ở bể sinh học phải đạt từ 2 – 4 mg/l. Tùy thuộc vào nhiệt độ của môi trường, nhiệt độ của nước thải trong bể mà độ hòa tan của oxy trong nước có khác nhau. 02 bơm chìm hồi lưu với công suất 10m3/h sẽ bơm liên tục nước thải ở cuối Aerotank tuần hoàn về đầu bể Anoxic để làm giảm nồng độ Nitrat đi vào bể lắng 2. Khi hàm lượng nitrat lớn đi vào bể lắng sẽ gây ra tình trạng thiếu khí ảnh hướng tới chất lượng nước đầu ra. Bể lắng Nước thải từ bể aerotank mang theo một lượng bùn tiếp tục chảy tràn vào ống lắng trung tâm của bể lắng theo cơ chế nước theo ống trung tâm đi từ trên xuống. Tại bể lắng xảy ra quá trình lắng tách pha các cặn lơ lửng còn lại trong nước thải. Phần cặn lơ lững sẽ lắng xuống đáy bể nhờ trọng lực và được bơm định kỳ một phần về bể chứa bùn và một phần lớn tuần hoàn lại bể aerotank để duy trì nồng độ vi sinh vật nhờ bơm chìm được đặt ở đáy bể. Phần nước trong sẽ được thu vào máng thu răng cưa và tự chảy qua bể khử trùng. Nước thải ra khỏi bể lắng có nồng độ COD, BOD giảm 90 – 95% (hiệu quả lắng đạt 90 – 95%). Thời gian lưu nước T = 18 – 20h.
  39. 30 Khử trùng Trong nước thải không loại trừ khả năng tồn tại một loài vi khuẩn gây bệnh nào đó. Vì vậy trước khi xả ra môi trường nước được đưa đến bể khử trùng. Đảm bảo nước thải ra đạt yêu cầu: giá trị C cột A QCVN 40/2011. Bể chứa bùn Có nhiệm vụ thu gom bùn. Tại bể chứa lắp đặt bơm chìm nước thải với lưu lượng 2 – 3,5m3/h để xử lý theo mẻ tới máy ép bùn băng tải để làm bùn khu, giảm kích thước của bùn. Bùn này sau đó sẽ được chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom theo đúng thông tư 36:2015/TT-BTNMT Phần nước dư trên bể chứa bùn theo đường ống tuần hoàn lại bể điều hòa để tiếp tục xử lý. Sân chứa bùn Sân phơi bùn có tác dụng tách nước ra khỏi bùn thải. Phần nước tách ra được đưa về bể gom. Bùn khô được đưa đi thải bỏ và xử lý theo đúng quy định. Thời gian vận hành: liên tục 24/24 h. Định kỳ kiểm tra quy trình vận hành xử lý nước thải, bảo dưỡng các loại máy móc thiết bị. + Tiêu hao điện năng: 20 kw/h + Quy chế cách thức tổ chức quản lý vận hành hệ thống: Ban ATLĐMT bố trí 02 công nhân và 02 kỹ sư môi trường đảm nhiệm việc vận hành. 4.2.6. Các hạng mục trong quy trình xử lý Hố thu gom nước thải - Chức năng: Thu gom nước thải từ các phân xưởng về hệ thống xử lý. Hố gom thiết kế đủ độ sâu để nước thải từ các phân xưởng trong công ty tự chảy ra mà không cần dùng bơm. - Cấu tạo: Bê tông cốt thép. - Thành bể có lan can bảo vệ và cầu thang xuống vệ sinh đáy bể. Bể tách rác (dầu mỡ) - Chức năng: Tách bỏ rác (dầu mỡ) ra khỏi nước thải. - Cấu tạo: Bê tông cốt thép.
  40. 31 - Thành bể có lan can bảo vệ và cầu thang xuống vệ sinh đáy bể. Bể điều hòa nước thải - Chức năng: Có tác dụng điều hòa lưu lượng và ổn định nồng độ nước thải nhờ hệ thống phân phối khí ở dưới đáy bể. - Cấu tạo: Bê tông cốt thép. - Thành bể có lan can bảo vệ và cầu thang xuống vệ sinh đáy bể. Bể thiếu khí - Chức năng: Khử được nitơ trong nước thải, - Cấu tạo: Bê tông cốt thép. - Thành bể có lan can bảo vệ và cầu thang xuống vệ sinh đáy bể. Bể sinh học hiếu khí - Chức năng: Loại bỏ COD, BOD5, SS, hợp chất nitơ, photpho bằng phương pháp sinh học hiếu khí. - Hồi lưu bùn về bể Aeroten và thải bùn dư ra bể phân hủy bùn sinh học dùng hệ thống bơm bùn. - Máy thổi khí cấp khí thông qua hệ thống phân phối khí lắp cố định dưới đáy bể, khả năng cấp bọt khí mịn, cấp đều trên toàn bộ diện tích bể. - Cấu tạo: Bê tông cốt thép Bể lắng thứ cấp - Bể có tác dụng tách bùn sinh học ra khỏi nước thải. Bùn được lắng xuống đáy bể và được hồi lưu về bể Aeroten còn phần bùn dư được xả sang bể phân hủy bùn. Nước sau khi tách bùn nếu đạt tiêu chuẩn thải thì cho thẳng ra nguồn tiếp nhận mà không cần phải xử lý tiếp qua bước tiếp theo. - Váng nổi trên bề mặt bể được hút về bể Aeroten. - Hút bùn trong bể bằng hệ thống bơm bùn. - Cấu tạo: Bê tông cốt thép - Thành bể có lan can bảo vệ và cầu thang xuống vệ sinh đáy bể. Bể khử trùng - Thành bể có lan can bảo vệ và cầu thang xuống vệ sinh đáy bể.
  41. 32 - Chức năng: Khử trùng nước thải, đảm bảo chỉ tiêu vi sinh đạt tiêu chuẩn xả thải. - Bể bố trí hệ thống châm hóa chất javen để diệt khuẩn. - Cấu tạo: Bê tông cốt thép. Sân phơi bùn - Chức năng: Làm khô bùn theo phương pháp bốc hơi thông thường. - Cấu tạo: Sân phơi bùn xây gạch, đáy bể đổ bê tông và cát lọc, có thiết kế hệ thống rãnh thu nước trong. Bể phân hủy bùn sinh học - Có tác dụng phân hủy bùn sinh ra từ bể lắng để giảm thể tích. - Bố trí hệ thống sục khí dưới đáy bể để cung cấp oxy cho VSV phân hủy. - Cấu tạo: Bê tông cốt thép - Thành bể có lan can bảo vệ và cầu thang xuống vệ sinh đáy bể. Kích thước và chiều sâu của bể có thể thay đổi tùy theo cốt ống đầu ra của hệ thống. 4.2.7. Hóa chất, vật liệu dùng trong hệ thống xử lý nước thải của công ty TNHH Tín Thành xã Hoàn Sơn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh Bảng 4.1. Hóa chất, vật liệu dùng trong hệ thống xử lý nước thải của công ty TNHH Tín Thành STT Tên nguyên vật liệu Chi phí bình quân 1 Điện năng 20x24x30=230.400Kwh/tháng 2 NaOH 25 kg/tháng 3 H2SO4 29 lít/tháng 4 Polyme 1,2 kg/tháng 5 ZAVEN (NaCLO) 18 lít/tháng Nhận xét: Hóa chất, vật liệu dùng trong hệ thống xử lý của công ty TNHH Tín Thành tương đối nhiều, cụ thể H2SO4 là 29 lít/tháng, NaOH 25kg/tháng, ít nhất polymer là 1,2 kg/tháng.
  42. 33 4.3. Đánh giá hệ thống xử lý nước thải của công ty TNHH Tín Thành xã Hoàn Sơn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh 4.3.1 Đánh giá hiệu suất xử lý nước thải của công ty TNHH Tín Thành xã Hoàn Sơn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. Bảng 4.2. Kết quả đo phân tích chất lượng nước và hiệu suất xử lý hệ thống của công ty TNHH Tín Thành xã Hoàn Sơn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh Kết quả QCVN 40 nước Kết quả Hiệu : STT Chỉ tiêu Đơn vị thải nước thải suất 2011/BTN chưa qua qua xử lý (%) MT xử lý 1 pH - 5,9 7,28 5,5 - 9 19 2 BOD5 mg/l 465 47,1 50 90 3 COD mg/l 630 79 150 87 4 TSS mg/l 715 59 100 92 5 Tổng N mg/l 47,7 26,3 40 45 6 Tổng P mg/l 7,28 5,08 6 30 7 Độ màu Co - Pt 985 41 150 96 8 Coliform MPN/100ml 6900 4650 5000 33 9 Amoni mg/l 13,7 8,25 10 40 10 Dầu mỡ mg/l 2,9 1,6 10 45 khoáng Nhận xét: Độ pH dao động trong khoảng 5,9, nước thải ở dạng trung tính tuy nhiên chưa ổn định và rất dễ biến động vượt quá mức cho phép là 9. Cho thấy chất lượng nước và sự phát triển của vi sinh vật ở mức chưa ổn định. Bởi pH bị biến động lớn sẽ ảnh hưởng đến sự hoạt động và phát triển của vi sinh vật trong nước. Công nghệ xử lý tương đối tốt và pH đạt mức 7,28.
  43. 34 Vì pH không vượt quá mức cho phép nên gần như không phải xử lý, sau xử lý chỉ điều chỉnh pH cho phù hợp trong khoảng từ 5,5 - 9. 500 400 Nước thải đầu vào 300 Nước thải đầu ra 200 QCVN 40: 2011/BTNMT Hiệu suất xử lý 100 0 BOD5 Hình 4.3. Biểu đồ so sánh, đánh giá hiệu quả xử lý của thông số BOD5 Nhận xét: Chỉ tiêu BOD5 đầu vào không ổn định và cao hơn quy chuẩn quy định gấp 9,3 lần mức cho phép so với QCVN 40: 2011/BTNMT. Chỉ tiêu BOD5 phản ánh mức độ ô nhiễm hữu cơ của nước thải. BOD5 càng lớn thì nước thải (hoặc nước nguồn) bị ô nhiễm càng cao, vì vậy rất cần thiết phải xử lý làm giảm BOD5 trong nước thải công ty với nồng độ BOD5 đầu vào là 465 mg/l vượt TCCP gấp 9,3 lần. Công nghệ xử lý đạt hiệu quả tối ưu điều chỉnh lượng BOD5 đạt TCCP ở mức 47,1 mg/l. Với hiệu suất xử lý cao 90% thì hệ thống đạt hiệu quả xử lý tối ưu. 700 600 500 Nước thải đầu vào 400 Nước thải đầu ra 300 QCVN 40:2011/BTNMT 200 Hiệu suất xử lý 100 0 COD Hình 4.4. Biểu đồ so sánh, đánh giá hiệu quả xử lý của thông số COD
  44. 35 Nhận xét: Chỉ tiêu COD(nhu cầu oxy hóa học) đầu vào cao hơn 4,7 lần mức cho phép so với QCVN 40: 2011/BTNMT. Hàm lượng COD dùng để xác định hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải công nghiệp. Lượng COD cao phản ánh mức độ ô nhiễm cao đối với nước thải trong công ty. Vì vậy việc xử lý làm giảm COD trong nước là rất cần thiết. Công nghệ xử lý nước thải của công ty khá ổn định và điều chỉnh COD từ 630 mg/l xuống còn 79 mg/l và đạt TCCP. Với hiệu suất ổn định 87% thì hiệu quả xử lý là tối ưu. 800 700 Nước thải đầu vào 600 Nước thải đầu ra 500 QCVN 40 :2011/BTNMT 400 Hiệu suất xử lý 300 200 100 0 TSS Hình 4.5. Biểu đồ so sánh, đánh giá hiệu quả xử lý của thông số TSS Nhận xét: Chỉ tiêu TSS đầu vào rất cao gấp 7,15 lần so với QCVN 40: 2011/BTNMT. Công nghệ xử lý của hệ thống làm giảm lượng TSS trong nước từ 715 mg/l xuống 59 mg/l đạt TCCP đối với nước thải. Với hiệu suất xử lý ổn định 92% đối với TDS thì hàm lượng TDS trong nước đã ổn định.
  45. 36 50 Nước thải đầu vào 40 Nước thải đầu ra 30 QCVN 40: 2011/BTNMT 20 Hiệu suất xử lý 10 0 Tổng N Hình 4.6. Biểu đồ so sánh, đánh giá hiệu quả xử lý của thông số tổng N Nhận xét: Nồng độ tổng N chưa qua xử lý cao hơn 1,2 lần mức cho phép so với QCVN 40: 2011/BTNMT Công nghệ xử lý của hệ thống làm giảm tổng N trong nước từ 47,7 mg/l xuống 26,3 mg/l đạt TCCP đối với nước thải. Với hiệu suất xử lý trung bình 45% đối với tổng N thì hàm lượng tổng N trong nước đã ổn định. 30 25 20 Nước thải đầu vào 15 Nước thải đầu ra 10 QCVN 40: 2011/BTNMT Hiệu suất xử lý 5 0 Tổng P Hình 4.7. Biểu đồ so sánh, đánh giá hiệu quả xử lý của thông số Tổng P Nhận xét: Nồng độ tổng P của nước thải chưa qua xử lý cao hơn 1,2 lần mức cho phép so với QCVN 40: 2011/BTNMT Công nghệ xử lý của hệ thống làm giảm tổng P trong nước từ 7,28 mg/l xuống 5,08 mg/l đạt TCCP đối với nước thải.
  46. 37 Với hiệu suất xử lý trung bình 30% đối với tổng N thì hàm lượng tổng N trong nước đã ổn định. Hệ thống xử lý tổng P đạt hiệu quả so với QCVN 40:2011/BTNMT 1000 Nước thải đầu vào 800 Nước thải đầu ra 600 QCVN 40:2011/BTNMT 400 Hiệu suất xử lý 200 0 Độ màu Hình 4.8. Biểu đồ so sánh,đánh giá hiệu quả xử lý của thông số độ màu Nhận xét: Chỉ tiêu độ màu chưa qua xử lý cao hơn 6,6 lần mức cho phép so với QCVN 40: 2011/BTNMT Công nghệ xử lý của hệ thống làm giảm độ màu trong nước từ 985 Co - Pt xuống 41 Co - Pt đạt TCCP đối với nước thải. Với hiệu suất xử lý cao 96% đối với độ màu thì hàm lượng độ màu trong nước đã ổn định. 7000 Nước thải đầu vào 6000 Nước thải đầu ra 5000 QCVN 40:2011/BTNMT 4000 Hiệu suất xử lý 3000 2000 1000 0 Coliform Hình 4.9. Biểu đồ so sánh,đánh giá hiệu quả xử lý của thông số Coliform Nhận xét: Chỉ tiêu Coliform chưa qua xử lý cao hơn 1,38 lần mức cho phép so với QCVN 40: 2011/BTNMT
  47. 38 Công nghệ xử lý của hệ thống làm giảm Coliform trong nước từ 6900 MPN/100ml xuống 4650 MPN/100ml đạt TCCP đối với nước thải. Với hiệu suất xử lý trung bình 33% đối với Coliform thì hàm lượng Coliform trong nước đã ổn định. 40 35 30 25 Nước thải đầu vào 20 Nước thải đầu ra 15 QCVN 40:2011/BTNMT 10 Hiệu suất xử lý 5 0 Amoni Hình 4.10. Biểu đồ so sánh,đánh giá hiệu quả xử lý của thông số Amoni Nhận xét: Chỉ tiêu Amoni chưa qua xử lý cao hơn 1,37 lần mức cho phép so với QCVN 40: 2011/BTNMT Công nghệ xử lý của hệ thống làm giảm Amoni trong nước từ 13,7mg/l xuống 8,25 mg/l đạt TCCP đối với nước thải. Với hiệu suất xử lý trung bình 40% đối với Amoni thì hàm lượng Amoni trong nước đã ổn định. 45 40 Nước thải đầu vào 35 Nước thải đầu ra 30 QCVN 40 :2011/BTNMT 25 Hiệu suất xử lý 20 15 10 5 0 Dầu mỡ khoáng Hình 4.11. Biểu đồ so sánh, đánh giá hiệu quả xử lý của thông số dầu mỡ khoáng
  48. 39 Nhận xét: Chỉ tiêu dầu mỡ khoáng chưa qua xử lý cao hơn 0,29 lần mức cho phép so với QCVN 40: 2011/BTNMT. Công nghệ xử lý của hệ thống làm giảm dầu mỡ khoáng trong nước từ 2,9 mg/l xuống 1,6 mg/l đạt TCCP đối với nước thải. Với hiệu suất xử lý 40% đối với dầu mỡ khoáng thì hàm lượng dầu mỡ khoáng trong nước đã ổn định. Với các tính chất nước thải đầu vào như trên, việc chọn lựa xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là phù hợp. Tuy nhiên, để chất lượng nước thải đầu ra tốt, phù hợp với quy chuẩn QCVN 40: 2011/BTNMT thì phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ xử lý. 4.3.4. Đánh giá hệ thống xử lý nước thải của công ty TNHH Tín Thành xã Hoàn Sơn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh Từ kết quả phân tích hiệu suất xử lý của hệ thống ta có thể nhận thấy hiệu quả xử lý độ màu, BOD, COD, TSS, của hệ thống là khá ổn định. - Về cơ bản thì nước thải sau xử lý đạt QCVN 40: 2011/BTNMT - Tách riêng hệ thống nước mưa nên không phát tán ô nhiễm ra môi trường, hệ thống thoát nước tốt không gây ngập úng cục bộ trong ngày mưa to. - Chất lượng nước đầu ra trong tầm kiểm soát ổn định đáp ứng được các yêu cầu pháp luật trong hiện tại và tương lai (Nguyễn Thanh Thanh Nhàn)[7]. Đánh giá ưu nhược điểm của hệ thống Ưu điểm: - Hệ thống có thiết kế đơn giản, chi phí đầu tư và vận hành thấp. - Sử dụng thiết bị hiện đại chuyên dùng cho xử lý nước thải, tuổi thọ cao, vận hành ổn định, tiết kiệm năng lượng, chịu được thời tiết khắc nghiệt có thể sửa chữa.
  49. 40 - Thay thế dễ dàng - Ứng dụng các giải pháp bán tự động và kiểm soát các thông số trong suốt quá trình xử lý. - Hệ thống có thể xử lý nước đạt giá trị cột A QCVN 40/2011 trước khi thải vào nguồn tiếp nhận. - Cách vận hành của hệ thống không đòi hỏi đội ngũ công nhân có kiến thức chuyên sâu về công nghệ sinh học xử lý môi trường. - Hệ thống chỉ yêu cầu các thiết bị máy móc khá đơn giản. - Hồ sinh học đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống sinh học, nó đảm bảo đầu ra nước thải luôn ở trong giới hạn ổn định. - Các thiết kế bố trí năng suất của từng bể hợp lý giúp đảm bảo đầu ra của bể trước đáp ứng được yêu cầu đầu vào của bể sau. Nhược điểm: - Hệ thống chưa vận dụng được hết khả năng của bể lọc sinh học cao tải. - Hệ thống sinh ra nhiều bùn gây áp lực đối với quá trình xử lý bùn. - Đây là hệ thống sinh học hở nên phát sinh ra nhiều mùi nồng hôi khó chịu. - Hồ sinh học chưa có đường ống thoát nước cần thiết cho việc xúc rửa vệ sinh hồ.
  50. 41 Bảng 4.3. Sự cố trong quá trình xử lý tại hệ thống STT Sự cố Nguyên nhân Hệ thống chắn rác 1 Dòng chảy qua lưới còn Loại bỏ rác chắn không được tốt nhiều tạp chất. 2 Song chắn rác bị tắc nước Do có nhiều rác bám vào các song chắn thải tràn ra khỏi hệ thống rác Bể lắng cát 3 Lượng cát sạn sau bể lắng Bể lắng hoạt động kém nhiều 4 Có mùi Hàm lượng chất hữu cơ cao Khe thông hơi 5 Nổi bọt Do điều kiện hoạt động của các VSV bị thay đổi đột ngột hoặc do điều kiện bất lợi Ngăn phân hủy 6 Bùn cặn đặc Hàm lượng SS trong bùn cặn quá cao 7 Tắc đường ống Sau mỗi lần hút bùn ống không được xịt rửa bùn cặn, bùn cặn sẽ đóng cứng trong thành ống gây tắc đường ống Bể lọc sinh học 8 Cần phân phối nước bị tắc Lượng bùn cặn trong hố phân phối cao Công đoạn xử lý trước không đạt yêu cầu 9 Bề mặt của lớp lọc tắc nghẽn Tải lượng bề mặt quá thấp Tải lượng hữu cơ quá cao Quá trình xử lý trước không đạt yêu cầu Hệ thống bơm 10 Bơm nước thải bị tắc Do có dị vật bịt kín đầu hút gây ra 11 Hệ thống bị mất điện Sự cố điện trong công ty hoặc do cúp điện
  51. 42 4.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải của công ty TNHH Tín Thành xã Hoàn Sơn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh Qua khảo sát hệ thống tôi thấy rằng, khi vận hành hệ thống có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn tới sự phá hủy chế độ hoạt động bình thường của các công trình xử lý nước thải, nhất là công trình xử lý sinh học. Từ đó dẫn đến hiệu quả xử lý thấp không đạt yêu cầu đầu ra. Để đảm bảo cho hệ thống xử lý nước thải hoạt động ổn định và đạt yêu cầu đầu ra, tôi xin đưa ra một số biện pháp khắc phục sự cố như sau: Bảng 4.4. Giải pháp nhằm khắc phục trong quá trình xử lý tại hệ thống STT Sự cố Giải pháp Hệ thống chắn rác 1 Dòng chảy qua lưới còn nhiều tạp chất. Tăng tần suất dọn bỏ rác 2 Song chắn rác bị tắc nước thải tràn ra Vệ sinh sạch sẽ song khỏi hệ thống chắn rác Bể lắng cát 3 Lượng cát sạn sau bể lắng nhiều Tăng thời gian lưu nước 4 Có mùi Tăng cường tần suất xả dọn bể Khe thông hơi 5 Nổi bọt Khuấy trộn khe thông hơi hoặc cho bể nghỉ ít ngày sau đó khởi động lại Ngăn phân hủy 6 Bùn cặn đặc Xịt vòi nước mạnh quanh đường ống ra 7 Tắc đường ống Xịt rửa bùn cặn trong
  52. 43 ống hút sau mỗi lần hút bùn Bể lọc sinh học 8 Cần phân phối nước bị tắc Vệ sinh hố phân phối thường xuyên hơn Kiểm tra chức năng của lưới chắn, bể lắng cát. 9 Bề mặt của lớp lọc tắc nghẽn Tăng cường luân chuyển nước Giảm bớt tải lượng hữu cơ với mức luân chuyển nước cao hơn vận hành bình thường có thể đạt được Kiểm tra chức năng của lưới chắn, bể lắng cát Hệ thống bơm 10 Bơm nước thải bị tắc Tắt bơm tiến hành vệ sinh đầu hút 11 Hệ thống bị mất điện Sử dụng máy phát điện dự phòng Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải của công ty TNHH Tín Thành xã Hoàn Sơn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh Trên cơ sở các số liệu phân tích, kết quả đánh giá công nghệ và nguyên nhân về hiệu quả xử lý, thấy rằng, để nâng cao hiệu quả xử lý của hệ thống, cần thực hiện các giải pháp sau:
  53. 44 - Việc đầu tiên công ty cần thực hiện là việc xây dựng lại hệ thống thu gom, và đặc biệt thực hiện việc tách nước mưa từ các hố thoát nước một cách triệt để, cũng như việc nghiêm cấm các hành vi tự ý đấu nối vào hệ thống thu gom. - Với điều kiện hiện có công ty nên tăng cường thêm một hệ thống xử lý hóa học để đạt hiệu suất tối ưu và giảm áp lực cho bể lọc sinh học. - Tiếp theo là hệ thống hồ sinh học chưa có đường ống thoát nước cần thiết cho việc xúc rửa vệ sinh hồ cần phải thiết kế, xây dựng thêm đường ống thoát nước để vệ sinh hồ. - Sổ sách ghi chép tại phòng thí nghiệm trong trạm xử lý nước thải, các số liệu về tiêu thụ điện, nước, hóa chất, thông tin về vận chuyển bùn, hồ sơ vận hành, kết quả quan trắc, phân tích mẫu, dữ liệu theo dõi vận hành hệ thống. - Quan sát các thiết bị vận hành, đo lường, điều khiển trong trạm xử lý nước thải để có thông tin về thời gian vận hành, việc tuân thủ quy trình vận hành bảo dưỡng hệ thống, công trình và thiết bị. - Quan sát màu nước thải trong các bể xử lý, nhất là bể xử lý sinh học, nồng độ bùn trong bể xử lý sinh học, mùi của nước thải - Quan sát thực tế hoạt động của máy làm khô bùn, lượng bùn phát sinh. Một trạm xử lý nước thải có công trình làm sạch sinh học hoạt động ổn định thường có lượng bùn phát sinh liên tục, với số lượng ổn định. - Phối hợp với cơ quan thuế, đơn vị cung cấp nước sạch, điện, thu gom chất thải tìm mối liên hệ giữa doanh thu, lượng điện, nước, nguyên vật liệu sử dụng, lượng sản phẩm làm ra, lượng chất thải chở đi với lượng nước thải xả ra môi trường, làm cơ sở đối chứng, đánh giá sự xác thực báo cáo của Công ty. - Cuối cùng là cần thay thế sân phơi bùn bằng máy ép bùn để tiết kiệm đất sử dụng, hoặc nghiên cứu xúc tiến dự án sử dụng bùn lắng làm phân Compost (Nguyễn Thanh Thanh Nhàn, 2015)[7].
  54. 45 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận - Công ty TNHH Tín Thành xã Hoàn Sơn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh hoạt động trên lĩnh vực lĩnh vực sản xuất, kinh doanh bao bì carton được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2007. - Tình hình quản lý môi trường của công ty: Công ty đã có những phương án xử lý riêng đối với các chất thải gây ô nhiễm môi trường trong khu vực sản xuất của công ty. - Chất lượng nước thải chưa xử lý: Các chỉ tiêu trong nước đều vượt quá giới hạn cho phép theo QCVN 40 : 2011/BTNMT. - Kết quả đánh giá chất lượng nước thải qua hệ thống xử lý của công ty TNHH Tín Thành xã Hoàn Sơn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh cho thấy: Với những kết quả thu được sau khi xử lý nước thải cho thấy các chỉ tiêu pH,BOD5,COD,TSS,NH4,N,P trong nước thải ban đầu có giá trị cao nhưng khi qua hệ thống xử lý đều đã đạt quy chuẩn cho phép đối với nước thải công nghiệp và ở mức ổn định. - Với nồng độ và tải lượng nước thải công nghiệp như hiện nay, thì công ty cần có các biện pháp quản lý và khắc phục hợp lý hơn để nước thải đầu ra luôn ổn định đạt được các giới hạn cho phép xả thải. 5.2. Kiến nghị Để xây dựng môi trường thì việc xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi xả thải ra bên ngoài là hết sức cần thiết và cấp bách. Do đó, để hệ thống XLNT của Công ty TNHH Tín Thành hoạt động tốt và đạt hiệu quả cao thì chúng ta cần quan tâm các vấn đề sau: + Thường xuyên quan trắc chất lượng nước đầu ra xem có đạt tiêu chuẩn xả thải và quan trắc chất lượng nước nguồn tiếp nhận. + Áp dụng các giải pháp đã đề xuất.
  55. 46 + Cần nâng cao công suất của HTXLNT một cách phù hợp và nhanh chóng. + Tăng cường công tác giám sát các hạng mục và có biện pháp ngăn chặn mùi hôi để đảm bảo sức khỏe cho những người làm việc trong công ty cũng như các hộ sống xung quanh công ty (Nguyễn Ngọc Phương Thảo, 2015)[8].
  56. 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài Nguyên & Môi Trường, QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), QCVN 08-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), QCVN 09-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất. 4. Bộ Tài Nguyên & Môi Trường (2015), TCVN 5980-2015(ISO- 61701:1980), Chất lượng nước- Thuật ngữ. 5. Thái Thị Ngọc Dư “Nước là nguồn sống” Nhà xuất bản giáo dục. 6. Trịnh Xuân Lai, Nguyễn Trọng Dương, “Xử lý nước thải công nghiệp” Nxb Xây Dựng”. 7. Luật bảo vệ môi trường Việt Nam số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23 tháng 06 năm 2014, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. 8. Nguyễn Thanh Thanh Nhàn, (2015) đồ án tốt nghiệp “Đánh giá hiện trạng xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn quận Bình Thạnh” 9. Nguyễn Ngọc Phương Thảo, (2015) “Khảo sát và đánh giá hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp Phước Hiệp”. 10. Trịnh Thị Thanh, Trần Yêm, Đồng Kim Loan, “Giáo trình công nghệ môi trường”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 11. Dư Ngọc Thành (2012), “Bài giảng kỹ thuật xử lý nước thải và chất thải rắn”, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên 12. PhạmVăn Ty, Vũ Nguyên Thành “Công Nghệ Sinh Học”, Nhà xuất bản giáo dục. 13. Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh báo cáo “Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước”. 14. Viện Công nghệ môi trường, Sổ tay công nghệ xử lý nước thải công nghiệp, 2009