Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn thị xã Sơn Tây năm 2018 và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường

pdf 76 trang thiennha21 13/04/2022 5770
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn thị xã Sơn Tây năm 2018 và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hien_trang_moi_truong_nuoc_mat_tren_dia_b.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn thị xã Sơn Tây năm 2018 và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ TRANG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SƠN TÂY NĂM 2018 VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 - 2019 THÁI NGUYÊN – 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ TRANG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SƠN TÂY NĂM 2018 VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Lớp : K47 - KHMT Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : Ths. Nguyễn Thị Huệ THÁI NGUYÊN – 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm hệ thống lại toàn bộ chương trình đã được học và vận dụng lý thuyết vào trong thực tiễn. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm Khoa Môi Trường, em đã về thực tập tại Viện kỹ thuật và công nghệ môi trường tại số 52/3 Quan Nhân, phường Thịnh Liệt, quận Cầu Giấy, Hà Nội.Đến nay em đã hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp. Để hoàn thành đề tài này, trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Ban giám hiệu trường ĐHNL Thái Nguyên. Ban chủ nhiệm khoa và tập thể các thầy giáo, cô giáo trong trường đã truyền đạt lại cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại nhà trường. Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ, công nhân viên của Viện kỹ thuật và công nghệ môi trường đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại cơ sở. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo tận tình của cô giáo hướng dẫn Ths. Nguyễn Thị Huệ đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Cuối cùng, em xin được gửi tới gia đình và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ, tạo niềm tin và là chỗ dựa vững chắc cho em trong suốt khoảng thời qua cũng như vượt qua những khó khăn trong khoảng thời gian thực hiện khóa luận. Do thời gian cũng như khả năng của bản thân có hạn, mà kiến thức về công tác bảo vệ môi trường hết sức phức tạp và nhậy cảm trong giai đoạn hiện nay, nên em rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận của em được hoàn thiện. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên,ngày tháng năm 2019 Sinh viên Nguyễn Thị Trang
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt 10 Bảng 2.1. Vị trí các điểm lấy mẫu nước các nguồn thải 28 Bảng 4.1 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt trên địa bàn thị xã 41 Bảng 4.2. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt trên địa bàn thị xã năm 2018 41 Bảng 4.3. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt trên địa bàn thị xã năm 2018 43 Bảng: Lượng phân chuồng, phân hóa học, thuốc BVTV sử dụng trong năm 2016- 2018 56
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Phân bố nguồn nước trên trái đất 20 Hình 1: Bản đồ Thị xã Sơn Tây- thành phố Hà Nội 31 Hình 4.1 Biểu đồ hàm lượng DO trong nước mặt 47 Hình 4.2 Biểu đồ hàm lượng TSS trong nước mặt 48 Hình 4.3 Biểu đồ hàm lượng COD trong nước mặt 49 Hình4.4 Biểu đồ hàm lượng BOD5 trong nước mặt 50 Hình 4.5 Biểu đồ hàm lượng amoni trong nước mặt 51 Hình 4.6 Biểu đồ hàm lượng Phosphat trong nước mặt 51 Hình 4.7 Biểu đồ hàm lượng Fe trong nước mặt 52 Hình 4.8 Biểu đồ hàm lượng Mn trong nước mặt 53 Hình 4.9 Biểu đồ hàm lượng Cr+6 trong nước mặt 54 Hình 4.10 Biểu đồ hàm lượng coliform trong nước mặt 55
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Ý nghĩa 1 BYT Bộ y tế 2 BTNMT Bộ tài nguyên môi trường 3 BVMT Bảo vệ môi trường 4 CNH-HĐH Công nghiệp hóa- hiện đại hóa 5 GHCP Giới hạn cho phép 6 NĐ-CP Nghị định chính phủ 7 ONMT Ô nhiễm môi trường 8 PTBV Phát triển bền vững 9 PVS Phân vi sinh 10 QCVN Quy chuẩn Việt Nam 11 QĐ Quyết định 12 QH Quốc hội 13 TB Trung bình 14 TCCP Tiêu chuẩn cho phép 15 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 16 TN&MT Tài nguyên và môi trường 17 TNTN Tài nguyên thiên nhiên 18 TT Thông tư 19 UBND Uỷ ban nhân dân 20 VSMTNT Vệ sinh môi trường nông thôn 21 VSV Vi sinh vật 22 XLNT Xử lý ước thải
  7. v MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa hhọc 4 2.1.1. Cơ sở lý luận 4 2.1.2. Cơ sở pháp lý 17 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam 19 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 19 2.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 22 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: 26 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu: 26 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 26 3.3. Nội dung nghiên cứu 26 3.4. Phương pháp nghiên cứu 26 3.4.1. Phương pháp kế thừa 26 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 26 3.4.3. Phương pháp lấy mẫu phân tích 27 3.4.4. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 29 3.4.5. Phương pháp xử lí số liệu 30
  8. vi PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị xã Sơn Tây 31 4.1.1. Điều kiện tự nhiên của thị xã Sơn Tây 31 4.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội thị xã Sơn Tây 35 4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên các ao hồ thị xã Sơn Tây, Hà Nội 39 4.2.1. Tổng quan về môi trường nước mặt tại thị xã Sơn Tây, Hà Nội 39 4.2.2. Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn thị xã Sơn Tây Error! Bookmark not defined. 4.4. Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã Sơn Tây- Hà Nội 58 4.4.1. Các giải pháp về quản lý 58 4.4.2. Giải pháp về mặt công nghệ, kỹ thuật 60 4.4.3. Tuyên truyền, nâng cao ý thức cộng đồng 60 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61 5.1. Kết luận 61 5.2. Kiến nghị 62
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Môi trường trở thành vấn đề chung của nhân loại, được toàn thế giới quan tâm. Nằm trong khung cảnh của Thế giới, môi trường Việt Nam đang xuống cấp cục bộ, có nơi bị hủy hoại nghiêm trọng nguy cơ gây nên mất cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững của đất nước. Trong đó chất lượng môi trường tại các vùng kinh tế phía Bắc đang làm một trong những vấn đề được quan tâm. Thị xã Sơn Tây là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội với toạ độ địa lý 210 vĩ Bắc và 1050 kinh Đông, cách trung tâm Hà Nội 42 km về phía Tây Bắc, nằm trong vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ, là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của cả vùng, có nhiều đường giao thông thuỷ, bộ nối với trung tâm Thủ đô Hà Nội, các vùng đồng bằng Bắc Bộ, với vùng Tây Bắc rộng lớn của Tổ quốc như: Sông Hồng - Sông Tích, đường Quốc lộ 32, Quốc lộ 21A, đường tỉnh lộ 414, 413 Thị xã Sơn Tây có tổng diện tích tự nhiên là 113,46 km2, dân số khoảng 18 vạn người, được chia làm 15 đơn vị hành chính gồm 09 phường, 06 xã, có 53 cơ quan, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học và 30 đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn. Những năm trở lại đây hòa nhịp với sự phát triển chung của đất nước, sự phát triển của thị xã Sơn Tây diễn ra khá nhanh. Cùng với sự tăng dân số là những tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội đồng thời cũng gây ra những áp lực rất lớn đến môi trường. Trong các vấn đề môi trường hiện nay của thị xã thì vấn đề môi trường nước mặt là một trong những vấn đề thu hút rất nhiều sự quan tâm của các cơ quan quản lý và người dân.
  10. 2 Xuất phát từ hiện trạng môi trường trên và yêu cầu thực tế về đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt của thị xã, từ đó đưa ra các giải pháp góp phần giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện chất nượng môi trường nước mặt tại huyện trong thời gian tới. Vì thế tôi làm đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn thị xã Sơn Tây năm 2018 và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường” 1.2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn thị xã Sơn Tây năm 2018 và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. - Xác định các tác động đến môi trường nước mặt trên các ao hồ của thị xã Sơn Tây. - Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện môi trường nước mặt tại các ao hồ trên địa bàn thị xã Sơn Tây. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học - Vận dụng những kiến thức đã học trong nhà trường vào thực tế, rèn luyện khả năng tổng hợp phân tích số liệu. - Là điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm trong công tác quản lý. - Góp phần đánh giá chất lượng nước các ao hồ trên địa bàn thị xã Sơn Tây, chỉ ra những vị trí ô nhiễm, để có những biện pháp xử lý phù hợp cho từng mục đích sử dụng. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Kết quả của đề tài là cơ sở giúp các cơ quan quản lý về môi trường đưa ra các biện pháp xử lý cũng như quản lý nhằm nâng cao chất lượng nước mặt thị xã Sơn Tây. - Góp phần đánh giá chất lượng nước các ao hồ trên địa bàn thị xã Sơn Tây, chỉ ra những vị trí ô nhiễm, để có những biện pháp sử lý phù hợp cho từng mục đích sử dụng.
  11. 3 - Đánh giá thực trạng môi trường nước mặt xung quanh các ao hồ thị xã Sơn Tây, chỉ ra được những vị trí ô nhiễm. Từ đó đề xuất ra được một số giải pháp về quản lý nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý. - Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư.
  12. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Cơ sở lý luận Bảo vệ môi trường hiện nay đang là vấn đề nóng của toàn cầu, không chỉ là sự quan tâm của các nhà khoa học mà còn của tất cả người dân. Nguồn nước bị ô nhiễm là vecter lan truyền ô nhiễm và là một trong các nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật cho con người. Cuộc sống con người trở nên khó khăn khi môi trường nước bị suy giảm. Công tác đánh giá hiện trạng môi trường bắt đầu từ những năm cuối thập kỷ 70. Nó thể hiện bằng việc lập báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm nhằm đáp ứng mối quan tâm của xã hội về chất lượng của môi trường và việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Ở Việt Nam công tác đánh giá hiện trạng môi trường được bắt đầu thực hiện từ năm 1994, cho đến nay các địa phương đều phải thực hiện công tác này. Trong đó đánh giá hiện trạng tài nguyên nước là quá trình hoạt động nhằm xác định chất lượng và tình hình sử dụng và bảo vệ, tìm ra các nguyên nhân gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. [3] 2.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản - Khái niệm môi trường: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người và có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.[5] - Chức năng của môi trường: + Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật + Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người.
  13. 5 + Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất. + Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương thực và tái tạo môi trường. Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới. Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể làm cho chất lượng không gian sống mất đi khả năng tự phục hồi.[3] - Khái niệm ô nhiễm môi trường: Theo khoản 8 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam 2014: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật”.[9] Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe conNngười, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thai ở dạng khí ( khí thải) lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. Tuy nhiên môi trường chỉ bị coi là ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân đặt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu. - Tiêu chuẩn môi trường: Theo Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam: “ Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường. [9] Vì vậy, tiêu chuẩn môi trường có quan hệ mật thiết với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường là một công trình
  14. 6 khoa học liên ngành, nó phản ánh trình độ khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý và tiềm lực kinh tế- xã hội có tính đến dự báo phát triển. - Khái niệm Quan trắc môi trường: Là quá trình đo đạc thường xuyên một hoặc nhiều chỉ tiêu về tính chất vật lý, hoá học và sinh học của môi trường, theo một kế hoạch lập sẵn về thời gian, không gian, phương pháp và quy trình đo lường, để cung cấp các thông tin cơ bản có độ tin cậy, độ chính xác cao và có thể đánh giá đựơc diễn biến chất lựơng môi trường nước. - Khái niệm Quy chuẩn kỹ thuật môi trường: Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt năm 2014: “Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường”.[9] - Khái niệm ô nhiễm môi trường nước [7] Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi nói chung do tác động của con người đối với chất lượng nước làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho động vật nuôi và các loài hoang dã, ảnh hưởng tới sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá. Như vậy, sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật. Khi sự thay đổi thành phần và tính chất của nước vượt quá một ngưỡng cho phép thì sự ô nhiễm nước đã ở mức nguy hiểm và gây ra một số bệnh cho người. Hiến chương châu Âu đã có định nghĩa ô nhiễm nước như sau: “sự ô nhiễm nước là một biến đổi chủ yếu do con người gây ra đối với chất lượng nước, làm ô nhiễm nước và gây nguy hại cho việc sử dụng, cho công nghiệp,
  15. 7 nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi- giải trí, cho động vật nuôi cũng như các loại hoang dã” * Phân loại ô nhiễm nước Có nhiều cách phân loại ô nhiễm nước như dựa vào nguồn gốc ô nhiễm, gồm: ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt. Dựa vào môi trường ô nhiễm, gồm: ô nhiễm nước ngọt, ô nhiễm biển và đại dương. Dựa vào tính chất của ô nhiễm, gồm: ô nhiễm vật lý, hóa học hay sinh họ - Ô nhiễm vật lý: Các chất rắn không tan khi được thải vào nước làm tăng lượng chất lơ lửng, tức làm tăng độ đục của nước. Các chất này có thể là gốc vô cơ hay hữu cơ. Nhiều chất thải công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu hữu cơ, làm giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ. Ngoài ra các chất thải công nghiệp còn chứa nhiều hợp chất hoá học như muối sắt, mangan, clor tự do, hydro sulfur, phenol làm cho nước có vị không bình thường. Các chất amoniac, sulfur, cyanur, dầu làm nước có mùi lạ. Thanh tảo làm nước có mùi bùn, một số sinh vật đơn bào làm nước có mùi tanh của cá. - Ô nhiễm hóa học: Do thải vào nước các chất nitrat, phosphat dùng trong nông nghiệp và các chất thải do luyện kim và các công nghệ khác như, Cr, Ni, Cd, Mn, Cu, Hg là những chất độc cho thủy sinh vật. Sự ô nhiễm nước do nitrat và phosphat từ phân bón hóa học cũng đáng lo ngại. Khi phân bón được sử dụng một cách hợp lý thì làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng của sản phẩm cũng được cải thiện rõ rệt. Nhưng các cây trồng chỉ sử dụng được khoảng 30 - 40% lượng phân bón, lượng dư thừa sẽ vào các dòng nước mặt hoặc nước ngầm, sẽ gây hiện tượng phì nhiêu hoá sông hồ, gây yếm khí ở các lớp nước ở dưới. Các loại nông dược sử dụng cho nông nghiệp cũng là nguồn gây ô nhiễm hóa học. - Ô nhiễm sinh học: Ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải đô thị hay kỹ nghệ có các chất thải sinh hoạt, phân, nước rửa của các nhà máy đường, giấy
  16. 8 Sự ô nhiễm về mặt sinh học chủ yếu là do sự thải các chất hữu cơ có thể lên men được: sự thải sinh hoạt hoặc kỹ nghệ có chứa chất cặn bã sinh hoạt, phân tiêu, nước rửa của các nhà máy đường, giấy, lò sát sinh * Các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước - Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Bất cứ một hiện tượng nào làm giảm chất lượng nước đều bị coi là nguyên nhân gây ô nhiễm nước. Ô nhiễm nước do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm. Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác, và cuốn theo các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ. Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các công trường kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hoá chất. - Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất hải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông và môi trường nước. 2.1.1.2. Vai trò của nước Nước là nguồn tài nguyên tái tạo, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống trên Trái Đất và cần thiết cho các hoạt dộng kinh tế - xã hội của loài người. Ở đâu có nước ở đó có sự sống. Trong cơ thể sống nước chiếm tỷ lệ lớn, nước chiếm 74% trọng lượng trẻ sơ sinh, 55% đến 60% cơ thể nam trưởng thành, 50% cơ thể nữ trưởng thành. Ở các nước đang phát triển, mỗi người cần 100 - 120 lít nước sạch mỗi ngày, còn ở các nước chậm phát riển mỗi người cần 40 - 50 lít nước sạch dùng cho sinh họa mỗi ngày. Mức trung bình có thể đảm bảo nhu cầu vệ sinh, sinh hoạt của mỗi người, mỗi người cần khoảng 60 - 80
  17. 9 lít. Trong số này chỉ có 2,5 - 3 lít nước sạch dùng cho ăn uống. Do đó không phải ngẫu nhiên mà chương trình Liên Hợp Quốc đã chọn chủ đề cho ngày Môi Trường Thế Giới năm 2003 là : ‘‘Nước - Hai tỷ người đang khát’’. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy con người có thể sống nhịn ăn trong năm tuần, nhưng nhịn uống nước thì không quá năm ngày và nhịn thở không quá năm phút. Khi đói trong một thời gian dài, cơ thể sẽ tiêu thụ hết lượng glycogen, toàn bộ mỡ dự trữ, một nửa lượng prôtêin để duy trì sự sống. Nhưng nếu cơ thể chỉ cần mất hơn 10% nước là đã nguy hiểm đến tính mạng và mất 20 - 22% nước sẽ dẫn đến tử vong. Hơn nữa nước sạch còn đưa vào cơ thể chúng ta nhiều yếu tố cần thiết cho sự sống như iot, sắt, fluo, kẽm, đồng Tuy nhiên nước bẩn lại chứa nhiều các chất độc hại như chì, thủy ngân, thạch tím(As), thuốc trừ sâu và các chất hóa học gây ung thư khác .[7] 2.1.1.3. Nguyên nhân chính gây ô nhiễm nước bề mặt Hiện tại hoạt động của con người là nguyên nhân chính gây suy giảm chất lượng nguồn nước.Có thể xếp thành các nguyên nhân sau: *Do các chất thải từ sinh hoạt, y tế: Mỗi ngày có một lượng lớn rác thải sinh hoạt thải ra môi trường mà không qua xử lý bên cạnh đó dân số ngày càng gia tăng dẫn đến lượng rác thải sinh hoạt cũng tăng theo. Ở các nước phát triển, tỷ lệ gia tăng dân số khoảng 5 % trong khi đó tỷ lệ gia tăng dân số ở các nước đang phát triển là hơn 2 %. Ở Việt Nam với mức tăng dân số nhanh chóng đã đưa nước ta vào hàng thứ 12 trong các quốc gia có dân số đông nhất thế giới. Trong vòng hơn 50 năm gần đây, dân số nước ta tăng gần 4 lần từ 30,172 triệu người lên 90 triệu người. Dân số tăng nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và phát triển kinh tế tăng lên, các nguồn thải tăng, sự ô nhiễm môi trường nước cũng tăng lên. [7] Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của
  18. 10 con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao. Theo tài liệu của WHO, khối lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của môt người đưa vào môi trường( nếu không qua xử lý ) như sau: Bảng 2.1. Tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt Chỉ tiêu ô nhiễm Đơn vị Khối lượng BOD5 g/người/ngày-đêm 45-55 COD g/người/ngày-đêm 72-102 Chất rắn lơ lửng g/người/ngày-đêm 70-145 Tổng Nito g/người/ngày-đêm 6-12 Tổng phospho g/người/ngày-đêm 0,8-4.0 Fecal coliform MPN/100 ml 105-106 Tổng coliform MPN/100 ml 106-109 ( Nguồn: WHO) * Do sử dụng các hóa chất, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp quá mức Các hoạt động chăn nuôi gia súc: phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa không qua xử lý đưa vào môi trường và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác: thuốc trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độc hại có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gấp ba lần liều khuyến cáo. Chẳng những thế, nông dân còn sử dụng cả các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm như Aldrin, Thiodol, Monitor Trong quá trình bón phân, phun xịt thuốc, người nông dân không hề trang bị bảo hộ lao động. Hiện nay việc sử dụng phân hóa học, hóa chất bảo vệ thực
  19. 11 vật tràn lan trong nông nghiệp làm cho nguồn nước cũng bị ảnh hưởng. Lượng hóa chất tồn dư sẽ ngấm xuống các tầng nước ngầm gây ảnh hưởng tới chất lượng nước. Đa số nông dân không có kho cất giữ bảo quản thuốc, thuốc khi mua về chưa sử dụng được cất giữ khắp nơi, kể cả gần nhà ăn, giếng sinh hoạt Đa số vỏ chai thuốc sau khi sử dụng xong bị vứt ngay ra bờ ruộng, số còn lại được gom để bán phế liệu [5] * Các chất thải, nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp: Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng phát triển kéo theo các khu công nghiệp được thành lập. Do đó lượng rác thải do các hoạt động công nghiệp ngày càng nhiều và chưa được xử lý triệt để thải trực tiếp ra môi trường hay các con sông gây ảnh hưởng tới chất lượng nước. Các ngành có nước thải từ cơ khí, luyện kim chứa nhiều kim loại nặng, dầu mỡ khoáng, nước thải ngành dệt, nhuộm, giấy chứa nhiều chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ khó phân hủy và chất tạo màu, nước thải ngành thực phẩm chứa nhiều chất rắn lơ lửng và đặc biệt là chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, chất dinh dưỡng như hợp chất của Nito, P Cùng với nước thải từ các hoạt động sinh hoạt thải từ các KCN đã góp phần làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường tại các sông, hồ kênh, rạch trở nên trầm trọng hơn. Tình trạng ô nhiễm không chỉ dừng lại ở hạ lưu các con sông mà còn lan truyền lên cả phần thượng lưu theo sự phát triển của các KCN. [5] 2.1.1.4. Các chỉ tiêu hóa lý, vi sinh [6] a. Độ đục : Độ đục do sự hiện diện của các chất huyền trọc như đất sét, bùn, chất hữu cơ li ti và nhiều loại vi sinh vật khác. Nước có độ đục cao chứng tỏ nước có nhiều tạp chất chứa trong nó, khả năng truyền ánh sáng qua nước giảm. b. Độ Ph : pH có ý nghĩa quan trọng về mặt môi sinh, trong thiên nhiên pH ảnh hưởng đến hoạt động sinh học trong nước, liên quan đến một số đặc tính như
  20. 12 tính ăn mòn, hòa tan chi phối các quá trình xử lý nước như: kết bông tạo cợn, làm mềm, khử sắt diệt khuẩn. Vì thế, việc xét nghiệm pH để hoàn chỉnh chất lượng và phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong kỹ thuật môi trường. pH là một chỉ số xác định tính chất hoá học của nước cấp và nước thải. pH ảnh hưởng đến vị của nước, ảnh hưởng tới sức khoẻ, đặc biệt ảnh hưởng đến hệ men tiêu hoá. c. Hàm lượng các chất rắn Trong những sự thay đổi về mặt môi trường, cơ thể con người có thể thích nghi ở một giới hạn. Với nhiều người khi phải thay đổi chỗ ở, hoặc đi đây đó khi sử dụng nước có hàm lượng chất rắn hòa tan cao thường bị chứng nhuận tràn cấp tính hoặc ngược lại tùy theo thể trạng mỗi người. Tuy nhiên đối với dân địa phương, sự kiện trên không gây một phản ứng nào trên cơ thể. Trong ngành cấp nước, hàm lượng chất rắn hòa tan được khuyến cáo nên giữ thấp hơn 500mg/l và giới hạn tối đa chấp nhận cũng chỉ đến 1000mg/l. Các chất rắn có trong nước là : - Các chất vô cơ là dạng các muối hòa tan (chủ yếu là magie, canxi, kali, natri, bicacbonat, clorua và sulfat) hoặc không hòa tan như đất đá ở dạng huyền phù lơ lửng. - Các chất hữu cơ như xác vi sinh vật, tảo, động vật nguyên sinh, động thực vật phù du các chất hữu cơ hỗn hợp như phân bón, các chất thải công nghiệp. Chất rắn ở trong nước làm trở ngại cho việc sử dụng và lưu chuyển nước, làm giảm chất lượng nước sinh hoạt và sản xuất, gây trở ngại cho việc nuôi trồng thủy sản. Chất rắn ở trong nước phân thành hai loại (theo kích thức hạt) - Chất rắn qua lọc có đường kính hạt nhỏ hơn 10-6 m (1µm), trong đó có chất rắn dạng keo có kích thước hạt từ 10-6 m đến 10-9 m và chất rắn hòa tan (các ion và phân tử hòa tan)
  21. 13 - Chất rắn không qua lọc có đừng kính trên 10-6 m (1µm), các hạt là xác rong tảo, vi sinh vật có kích thước từ 10-5 – 10-6 m ở dạng lơ lửng, các sạn cát nhỏ có kích thước trên 10-5 m có thể lắng cặn. • Tổng chất rắn (TS): là tính chất vật lý đặc trưng quan trọng của nước thải, bao gồm chất rắn nổi, chất rắn lơ lửng (hay huyền phù), chất rắn keo và chất rắn hoà tan. Được xác định là phần coi lại sau khi cho bay hơi mẫu nước thải trên bếp cách thuỷ, tiếp tục sấy khô ở nhiệt độ 1030C cho tới khi khối lượng không đổi. Đơn vị tính là mg/l (hoặc g/l). • Chất rắn lơ lửng ở dạng huyền phù (SS): Hàm lượng các chất huyền phù (SS) là trọng lượng khô của chất rắn còn lại trên giấy lọc sợi thủy tinh, khi lọc một lít nước mẫu qua phễu lọc rồi sấy khô ở 103-1050C tới khi trọng lượng không đổi. Đơn vị tính là mg/l hoặc g/l. • Chất rắn hòa tan (DS): Hàm lượng chất rắn hòa tan chính là hiệu số của tổng chất rắn với huyền phù: DS = TS - SS. • Chất rắn bay hơi (VS): Hàm lượng chất rắn bay hơi là trọng lượng mất đi khi nung một lượng chất rắn huyến phù SS ở 5500C trong khoảng thời gian xác định. Thời gian này tùy thuộc vào loại mẫu nước (nước cống, nước thải hay bùn). Đơn vị tính mg/l hoặc % SS hay TS. • Hàm lượng chất rắn bay hơi trong nước thường biểu thị cho CHC có trong nước. d. Độ cứng : Độ cứng của nước: là sự có mặt của các muối Ca và Mg trong nước quá mức tiêu chuẩn cho phép. Nước tự nhiên thường được phân thành nước cứng và nước mềm. Độ cứng của nước thường không được coi là ô nhiễm vì không gây hại cho người và có nhiều biện pháp để xử lý trong gia đình để bảo đảm về chất lượng nước phục vụ cho cuộc sống nười dân. Nhưng độ cứng lại gây ảnh hưởng lớn đối với công nghệ, như cặn lò hơi, các thiết bị có gia nhiệt nước Trong nước thải không cần quan tâm đến thống số này.
  22. 14 e. Sắt Sắt là nguyên tử vi lượng cần thiết cho cơ thể con người để cấu tạo hồng cầu. Vì thế sắt với hàm lượng 0,3mg/l là mức ấn định cho phép đối với nước sinh hoạt. Vượt qua giới hạn trên, sắt có thể gây nên những ảnh hưởng không tốt. Sắt có mùi tanh đặc trưng, khi tiếp xúc với khí trời kết tủa Fe(III) hydrat hình thành làm nước trở nên có màu đỏ gạch tạo ấn tượng không tốt cho người sử dụng. Cũng với lý do trên, nước có sắt không thể dùng cho một số ngành công nghiệp đòi hỏi chất lượng cao như tơ, dệt, thực phẩm, dược phẩm, Kết tủa sắt lắng đọng thu hẹp dần tiết kiệm hữu dụng của ống dẫn mạng lưới phân phối nước. g. Oxy hòa tan (DO) Giới hạn lượng hòa tan (dissolved oxygen) trong nước thiên nhiên và nước thải tùy thuộc vào điều kiện hóa lý và hoạt động sinh học của các loại vi sinh vật. Việc xác định hàm lượng oxy hòa tan là phương tiện kiểm soát sự ô nhiễm do mọi hoạt động của con người và kiểm tra hậu quả của việc xử lý nước thải. Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của nước thải là hàm lượng oxy hoà tan vì oxy không thể thiếu được đối với tất cả các cơ thể sống trên cạn cũng như dưới nước. Oxy duy trì quá trình trao đổi chất, sinh ra năng lượng cho sự sinh trưởng, sinh sản và tái sản xuất. Oxy là loại khí khó hoà tan và không tác dụng với nước về mặt hoá học. Độ hoà tan của oxy phụ thuộc vào các yếu tố như áp suất, nhiệt độ và các đặc tính khác của nước(thành phần hoá học, vi sinh, thuỷ sinh sống trong nước ). Khi thải các chất thải sử dụng oxy vào các nguồn nước, quá trình oxy hoá sẽ làm giảm nồng độ oxy hoà tan vào các nguồn nước này, thậm chí có thể đe doạ sự sống của các loài cá, cũng như các loài sống dưới nước.
  23. 15 Việc xác định thông số về hàm lượng oxy hoà tan có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì điều kiện hiếu khí của nước tự nhiên và quá trình phân huỷ hiếu khí trong quá trình XLNT. Mặt khác, hàm lượng oxy hoà tan còn là cơ sở của phép phân tích xác định nhu cầu oxy sinh hoá. i. Chỉ số BOD ( Nhu cầu oxi sinh hóa – Biochemical Oxigen Demand) Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) được xác định dựa trên kinh nghiệm phân tích đã được tiến hành tại nhiều phòng thí nghiệp chuẩn, trong việc tìm sự liên hệ giữa nhu cầu oxy đối với hoạt động sinh học hiếu khí trong nước thải hoặc dòng chảy bị ô nhiễm. Nhu cầu oxy sinh hoá là chỉ tiêu thông dụng nhất để xác định mức độ ô nhiễm của nước thải đô thị và chất thải hữu cơ của công nghiệp và là thông số cơ bản để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước. Thường viết tắt là BOD, là lương oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước bằng vi sinh vật (chủ yếu là vi khuẩn, hoại sinh, hiếu khí). Quá trình này được gọi là quá trình oxy hóa sinh học. Quá trình này được tóm tắt như sau: CHC + O2 → CO2 + H2O Vi sinh vật Tế bào mới (tăng sinh khối) BOD được tính bằng miligam hoặc bằng gam, dùng để oxy hoá các chất hữu cơ nhờ vi khuẩn hiếu khí ở điều kiện 2000C, đơn vị tính là mg/l. Phương trình tổng quát của phản ứng: Chất hữu cơ + O2 Vi khuẩn CO2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm cố định. Quá trình này đòi hỏi thòi gian dài ngày, vì phải phụ thuộc vào bản chất của chất hữu cơ, vào các chủng loại vi sinh vật, nhiệt độ nguồn nước, cũng như một số chất có độc tính xảy ra trong nước. Bình thường 70% nhu cầu oxy được sử dụng trong 5 ngày đầu, 20% trong 5 ngày tiếp theo, 99% ở ngày thứ 20 và 100% ở ngày thứ 21. Xác định BOD được sủ dụng rộng rãi trong môi trương:
  24. 16 - Xác định gần đúng lượng oxy cần thiết để ổn định sinh học các chất hữu cơ có trong nước thải. - Làm cơ sở tính toán thiết bị xử lý. - Xác định hiệu xuất xử lý của một quá trình. - Đánh giá chất lượng nước thải sau xử lý được phép xả vào nguồn nước. Trong thực tế, người ta không thể xác định lượng oxy cần thiết để phân hủy hoàn đoàn chất hữu cơ, vì như thế tốn quá nhiều thời gian mà chỉ xác định được lượng oxy cần thiết trong 5 ngày đầu ở nhệt độ ủ 200OC. kí hiệu là BOD5. Trong nước thải thường có hàm lượng chất hữu cơ khá cao, và lượng 0 oxy hòa tan không đủ đáp ứng cho 5 ngày ở 20 C. Để xác định BOD5, thường dùng phương pháp pha loãng mẫu nước, bằng cách bổ sung vào nước một số chất khoáng và làm bão hòa oxy hòa tan. h. Chỉ số COD ( Nhu cầu oxi hóa học – Chemical Oxigen Demand) Nhu cầu oxy hóa học (COD) là lượng oxy tương đương của các cấu trúc hữu cơ trong mẫu nước bị oxy hóa bởi tác nhân hóa học có tính oxy hóa mạnh. Đây là một phương pháp xác định vừa nhanh chóng vừa quan trọng để khảo sát các thông số của dòng nước và nước thải công nghiệp, đặc biệt trong các công trình xử lý nước thải. Phương pháp này không cần chất xúc tác nhưng nhược điểm là không có tính bao quát đối với các hợp chất hữu cơ (thí dụ axit axetic) mà trên phương diện sinh học thực sự có ích cho nhiều loại vi sinh trong nước. Trong khi đó nó lại có khả năng oxy hóa vài loại chất hữu cơ khác nhau như celluloz mà những chất này không góp phần làm thay đổi lượng oxy trong dòng nước nhận ở thời điểm hiện tại. Chỉ số COD là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. Như vậy, COD là lượng oxy cần để oxy hoá toàn bộ các chất hoá học trong nước, trong khi đó BOD là lượng oxy cần thiết để oxy hoá một phần các hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ bởi vi sinh vật.
  25. 17 Chỉ số này được dùng rộng rãi để đặc trưng cho hàm lượng CHC của nước thải và sự ô nhiễm, mà còn là lượng oxi cần thiết cho quá trình oxy hóa toàn bộ các CHC trong mẫu nước thành CO2 và H2O. Để xác định COD người ta dùng một số chất oxi hóa mạnh trong môi trường axit. Chất ôxi hóa hay được dùng là Kalibicromat (K2Cr2O7) + 3+ Chất hữu cơ + K2Cr2O7 + H → CO2 + Fe + H2O 0 Xúc tác, AgSO4, t Lượng bicromat dư được chuẩn độ bằng dung dịch muối Mohr Fe(NH4)(SO4)2 với chất chỉ thị là Feroin. 2+ + 3+ 3+ Cr2O7 + Fe + H → Cr + Fe + H2O Chỉ thị chuyển từ màu xanh lam xang màu đỏ nhạt. l. Fecal coliform (Coliform phân) Nhóm vi sinh vật Coliform được dùng rộng rãi làm chỉ thị của việc ô nhiễm phân, đặc trưng bởi khả năng lên men lactose trong môi trường cấy ở 35 – 370C với sự tạo thành axit aldehyd và khí trong vòng 48h. k. Escherichia Coli (E.Coli) Escherichia Coli, thường được gọi là E.Coli hay trực khuẩn đại tràng, thường sống trong ruột người và một số động vật. E.Coli đặc hiệu cho nguồn gốc phân, luôn hiện diện trong phân của người và động vật, chim với số lượng lớn. Sự có mặt của E.Coli vượt quá giới hạn cho phép đã chứng tỏ sự ô nhiễm về chỉ tiêu này. Đây được xem là chỉ tiêu phản ánh khả năng tồn tại của các vi sinh vật gây bệnh trong đường ruột như tiêu chảy, lị 2.1.2. Cơ sở pháp lý - Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
  26. 18 - Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 26 tháng 12 năm 2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. - Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020; - Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc "Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường Quốc gia đến năm 2020"; - Quyết định số 1511/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 7 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán chi tiết và kế hoạch đấu thầu dự án “Tăng cường thiết bị tự động quan môi trường không khí và nước”; - Thông tư số 29/2011/TT-BTNMT ngày 1/8/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước mặt lục địa. - Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành 08 quy chuẩn Quốc gia để thay thế các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường trong đó QCVN 08:2008/BTNMT - Căn cứ Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải - Nghị định số 124/2011/NĐ-CP của Chính phủ: Về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch - Quyết định số 26/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên và môi trường về bắt buộc áp dụng TCVN về môi trường - QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp
  27. 19 - QCVN 62-MT:2016/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi có hiệu lực thi hành từ ngày 15/06/2016 - QCVN 11-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thuỷ sản (thay thế QCVN 11:2008/BTNMT từ ngày 31/12/2015) - QCVN 28:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế - QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. - TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-2:2006), Chất lượng nước – Lấy mẫu – Phần 1: Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu. - TCVN 6663-3:2003 (ISO 5667-3:1985) Chất lượng nước – Lấy mẫu – Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu; - Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06/1/2017 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý sự nghiệp kinh phí môi trường; - Căn cứ thông tư số 20/2017/TT - BTNMT ngày 08/8/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động quan trắc môi trường; - Căn cứ Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01/9/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường; 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Môi trường nước đã và đang là vấn đề được rất nhiều quốc gia cũng như hầu hết mọi người sống trên trái đất của chúng ta quan tâm. Tuy nhiên tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng vẫn đang hoành hành khắp nơi trên hành tinh xanh. Sau công cuộc cách mạng công nghiệp nền kinh tế thế giới như được thay da đổi thịt với tốc độ tăng trưởng kinh tế thần kì của nhiều nước. Nhưng mọi vấn đề đều luôn có mặt trái của nó, con người đã phá hỏng sự cân bằng của trái đất. Biểu đồ và bảng số
  28. 20 liệu bên dưới giải thích một cách chi tiết nước trái đất có ở đâu. Chú ý rằng trong 1.386 triệu km3 tổng lượng nước trên trái đất thì trên 96% là nước mặn. Và trong tổng lượng nước ngọt trên trái đất thì 68% là băng và sông băng; 30% là nước ngầm; nguồn nước mặt như nước trong các sông hồ, chỉ chiếm 14 khoảng 93.100 km3 , bằng 1/150 của 1% của tổng lượng nước trên trái đất. Nhưng nước sông và hồ là nguồn nước chủ yếu mà con người sử dụng hàng ngày. [11] Hình 2.1. Phân bố nguồn nước trên trái đất (Nguồn: Từ điển Wikiperia) Hiện nay môi trường nước đang bị đe dọa trầm trọng vì tình hình thế giới phát triển càng lúc càng cao, các nhà máy, công trình, xưởng sản xuất mỗi ngày thải ra ngoài môi trường rất nhiều nước thải trong đó có chứa chất thải nguy hại nhứ Fe, Hg, Pb dẫn đến môi trường bị đe dọa ô nhiễm. Môi trường toàn cầu hiện nay đầy những yếu tố, nào là hạn hán, đói kém, thiên tai,
  29. 21 lũ lụt. Dưới đây sẽ phân tích các vấn đề nghiêm trọng mà trái đất đang phải chống chọi, đối mặt. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước nói chung hiện nay và ô nhiễm nước sông nói riêng đang là vấn đề quan trọng, cấp bách không chỉ của một nước mà là vấn đề chung của toàn thế giới, toàn nhân loại. Loài người đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch một cách trầm trọng. Nhiều sông hồ trên thế giới đang bị ô nhiễm nặng gây ảnh hưởng xấu đến đời sống và phát triển của con người. Vì thế vấn đề quản lý, giảm ô nhiễm nước sông là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu để phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của mỗi quốc gia. Trong thập niên những năm 60, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp độ đáng lo ngại. Tiến độ ô nhiễm nước phản ánh trung thực tiến bộ phát triển kỹ nghệ. Sau đây là vài ví dụ tiêu biểu: - Tại đất nước láng giềng Trung Quốc có tới 50.000 km sông nhưng cá không sống nổi trong 75% dòng sông quan trọng nhất của nước này vì nạn ô nhiễm. Báo cáo của Khoa Y Trường Đại học Johns Hopkins Bloomberg (Mỹ) đã đi đến kết luận vào năm 2012. Mặc dù các cơ quan chức năng Trung Quốc khẳng định hiện nay, thảm trạng này đã được cải thiện bằng nhiều chính sách bảo vệ môi trường. Thế nhưng, theo ông Wang Weiluo, một chuyên gia Trung Quốc nổi tiếng về tài nguyên nước và thủy điện, thực tế cho thấy tình hình đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát .[11] - Sự cố cá chết nổi lềnh bềnh nhiều cây số trên sông Tần Hoài ở thành phố Nam Kinh, thủ phủ tỉnh Giang Tô, mà đài truyền hình tỉnh này đưa tin hôm 26/ 6/ 2016 là ví dụ điển hình. Thời tiết nóng nực khiến cá chết thối rữa rất nhanh, mùi hôi nồng nặc suốt dòng sông khiến người dân bức xúc và chính quyền địa phương lúng túng trong việc đối phó. Tình trạng cá, tôm chết từng xảy ra liên tục trong 2 năm 2013 - 2014 và nhiều năm trước đó chủ yếu do chất thải từ các nhà máy hóa chất dày đặc ven sông. [ 12]
  30. 22 - Năm 2014, báo cáo kết quả nghiên cứu của Trường ĐH Thanh Hoa cảnh báo rằng mặt nước sông, hồ ở Trung Quốc chứa 68 loại kháng sinh và 90 loại hoạt chất dược phẩm không kháng sinh, cao hơn nhiều so với cấp độ quốc gia ở Mỹ và châu Âu. Trên sông Châu Giang, Hoàng Phố và một số con sông khác, tần suất phát hiện tồn dư chất kháng sinh là 100%. Trên vài con sông của tỉnh Quảng Châu, tồn dư chất kháng sinh cao gấp 10 lần so với chỉ tiêu nên uống nước không khác gì uống kháng sinh. - Chất lượng nước theo nghiên cứu mới tại sông Nile ở Ai Cập cho thấy chất lượng nước sông tại đây cũng đang trong tình trạng báo động. Hiện tại có hơn 700 cơ sở công nghiệp hoạt động dọc theo lưu vực sông và hầu hết nước thải được thải thẳng ra môi trường mà chưa qua xử lý. Thành phần nước thải chứa nhiều các chất độc hại như kim loại nặng, các vi sinh vật gây bệnh, các hóa chất công nghiệp, do đó khi tích đọng xuống đáy, nó tạo thành lượng bùn rất lớn và gây ảnh hưởng đến hoạt động sống của các sinh vật tầng đáy, kết quả là chúng bị chết. [12 ] Nhưng ngày nay nguồn nước đang bị đe doạ nghiêm trọng, ngày càng ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, sức khoẻ, sự phát triển của nhân loại. Trong thập niên những năm 60, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp độ đáng lo ngại. Tiến độ ô nhiễm nước phản ánh trung thực tiến bộ phát triển kỹ nghệ. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Nước ta có 108 lưu vực sông với khoảng 3450 sông, suối tương đối lớn (chiều dài từ 10km trở lên), trong đó có 9 hệ thống sông lớn (diện tích lưu vực lớn hơn 10.000km2 ), bao gồm: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Bằng Giang - Kỳ Cùng, sông Mã, sông Cả, sông Vu Gia - Thu Bồn, sông Ba, sông Đồng Nai và sông Cửu Long. Tổng lượng nước mặt trung bình hằng năm khoảng 830-840 tỷ m3, trong đó hơn 60% lượng nước được sản sinh từ nước ngoài, chỉ có khoảng 310-320 tỷ m3 được sản sinh trên lãnh thổ Việt Nam.
  31. 23 Lượng nước bình quân đầu người trên 9.000 m3 /năm. Nước dưới đất cũng có tổng trữ lượng tiềm năng khoảng 63 tỷ m3 /năm, phân bố ở 26 đơn vị chứa nước lớn, nhưng tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên. [12] Sông ngòi Việt Nam có thể chia làm 3 nhóm, cụ thể được thể hiện trong bảng như sau: Bảng 2.3: Trữ lượng nước mặt ở các sông năm 2015 [6] Tổng lượng nước Diện tích lưu vực (km2) (km3/năm) Nhóm sông Trong Ngoài Trong Ngoài Toàn bộ Toàn bộ nước nước nước nước Nhóm 1: thượng nguồn nằm trong 44,705 43.725 1.980 38,75 38.17 1.68 lãnh thổ Nhóm 2: Ttrung và hạ lưu nằm 1.060.400 199.230 861.170 761,90 189.62 524.28 trong lãnh thổ Việt Nam Nhóm 3: Các sông nằm trong 55.602 55.602 66.50 66.50 lãnh thổ Tổng cộng 298.557 882,15 293.39 535.96 Cả nước 330.000 853,80 317.90 535.96 ( Nguồn: Bộ NN và PTNT) Tổng lượng dòng chảy trung bình hàng năm của nước ra bằng khoảng 847km3, trong đó tổng lượng ngoài vùng chảy vào là 507km3 (chiếm 60%) và dòng chảy nội địa là 340km3 (chiếm 40%). Nếu xét chung trên cả nước thì tài nguyên nước mặt nước ta chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy trên cả thế giới trong khí đó đất liền nước ta chiếm khoảng 1,35% của thế giới. Tuy nhiên, một đặc điểm quan trọng của tài nguyên nước mặt là những biến đổi
  32. 24 mạnh mẽ theo thời gian (dao động giữa các năm và phân phối không đều trong năm) và còn phân bố rất không đồng đều giữa các hệ thống sông và các vùng. [6] Về hồ chứa, có khoảng 2.900 hồ chứa thủy điện, thủy lợi tương đối lớn (dung tích từ 0,2 triệu m3 trở lên) đã vận hành, đang xây dựng hoặc đã có quy hoạch xây dựng, với tổng dung tích các hồ chứa trên 65 tỷ m3 . Trong đó, có khoảng 2.100 hồ đang vận hành, tổng dung tích hơn 34 tỷ m3 nước khoảng 240 hồ đang xây dựng, tổng dung tích hơn 28 tỷ m3, và trên 510 hồ đã có quy hoạch, tổng dung tích gần 4 tỷ m3. Các hồ chứa thủy điện mặc dù với số lượng không lớn, nhưng có tổng dung tích khoảng 56 tỷ m3 nước (chiếm 86% tổng dung tích trữ nước của các hồ chứa). Trong khi đó, trên 2000 hồ chứa thủy lợi nêu trên chỉ có dung tích trữ nước khoảng gần 9 tỷ m3 nước, chiếm khoảng 14%. Các lưu vực sông có dung tích hồ chứa lớn gồm: sông Hồng (khoảng 30 tỷ m3 ); sông Đồng Nai (trên 10 tỷ m3 ); sông Sê San (gần 3,5 tỷ m3 ); sông Mã, sông Cả, sông Hương, sông Vũ Gia - Thu Bồn và sông Srêpok (có tổng dung tích hồ chứa từ gần 2 tỷ m3 đến 3 tỷ m3 ). Tổng lượng nước đang được khai thác, sử dụng hàng năm khoảng 81 tỷ m3, xấp xỉ 10% tổng lượng nước hiện có trung bình hàng năm của cả nước. Trong đó, lượng nước sử dụng tập trung chủ yếu vào 7 - 9 tháng mùa cạn, khi mà dòng chảy trên hệ thống sông đã bị suy giảm và với tổng lượng nước cả mùa chỉ bằng khoảng 20% - 30% (khoảng 160 - 250 tỷ m3 ) so với lượng nước của cả năm. [11] Tổng lượng dòng chảy năm của sông Mê Kông bằng khoảng 500 km3 , chiếm tới 59% tổng lượng dòng chảy năm của các sông trong cả nước, sau đó đến hệ thống sông Hồng 126,5 km3 (14,9%), hệ thống sông Đồng Nai 36,3 km3 (4,3%), sông Mã, Cả, Thu Bồn có tổng lượng dòng chảy xấp xỉ nhau, khoảng trên dưới 20 km3 (2,3 - 2,6%), các hệ thống sông Kỳ Cùng, Thái Bình
  33. 25 và sông Ba cũng xấp xỉ nhau, khoảng 9 km3 (1%), các sông còn lại là 94,5 km3 (11,1%). Một đặc điểm quan trọng nữa của tài nguyên nước sông của nước ta là phần lớn nước sông (khoảng 60%) lại được hình thành trên phần lưu vực nằm ở nước ngoài, trong đó hệ thống sông Mê Kông chiếm nhiều nhất (447 km3, 88%). Nếu chỉ xét thành phần lượng nước sông được hình thành trong lãnh thổ nước ta, thì hệ thống sông Hồng có tổng lượng dòng chảy lớn nhất (81,3 km3 ) chiếm 23,9%, sau đó đến hệ thống sông Mê Kông (53 km3, 15,6%), hệ thống sông Đồng Nai (32,8 km3, 9,6%) [6] Về tổng quan, chất lượng nước vùng thượng lưu các con sông lớn ở nước ta còn khá tốt nhưng vùng hạ lưu phần lớn bị ô nhiễm, nhiều nơi bị ô + nhiễm nghiêm trọng. Nhiều chỉ tiêu như BOD, COD, NH4 , tổng N, tổng P cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Đặc biệt mức độ ô nhiễm ngày càng tăng cao vào mùa khô khi lưu lượng nước đổ vào các con sông giảm. Hàm + lượng BOD5. N – NH4 và các chất rắn lơ lửng (SS) ở một số hệ thống sông chính đã có hiện tượng vượt tiêu chuẩn cho phép và dao động từ 1,5 - 3 lần; chỉ số coliform cũng đã vượt tiêu chuẩn cho phép loại A từ 1,5- 6 lần (QCVN 08:2015/BTNMT, cột A2). Tại các ao hồ kênh rạch và các con sông nhỏ trong nội thành các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, cũng đang ở tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép 5- 10 lần (đối với tiêu chuẩn nguồn nước mặt loại B theo QCVN08: 2015/BTNMT. Các hộ trong nội thành phần lớn ở trạng thái phũ dưỡng nhiều hộ bị phú dưỡng hóa đột biến và tái nhiễm bẩn hữu cơ không còn khả năng làm sạch nữa.[15]
  34. 26 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hiện trạng môi trường nước mặt tại các ao hồ trên địa bàn thị xã Sơn Tây, Hà Nội 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn Thị xã Sơn Tây, Hà Nội 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: Thị xã Sơn Tây, Hà Nội - Thời gian: 05/2018 - 11/2018 3.3. Nội dung nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội thị xã Sơn Tây- Hà Nội. - Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên các ao hồ thị xã Sơn Tây-Hà Nội. - Bước đầu xác định các tác nhân ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt. - Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã Sơn Tây - Hà Nội. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp kế thừa - Kế thừa các kết quả trên cơ sở khoa học, các số liệu, dữ liệu đã được phân tích, đánh giá từ trước tới nay, chúng ta có thể nhận định khách quan, tổng quát nhất về tình hình môi trường trong địa bàn huyện, từ đó đưa ra các phương pháp tiến hành và hướng giải quyết các vấn đề đang bức xúc. 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp - Thu thập các tài liệu liên quan tới các nội dung nghiên cứu từ các số liệu sẵn cótại khu vực thực hiện, tham khảo các tài liệu trên sách, báo, internet, các nghiên cứu khoa học
  35. 27 - Điều tra các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội theo phương pháp thu thập số liệu từ nguồn: Phòng Tài Nguyên & Môi Trường thị xã Sơn Tây- Hà Nội. - Các số liệu thứ cấp được thu thập tại Viện kỹ thuật và công nghệ môi trường 3.4.3. Phương pháp lấy mẫu phân tích Trong quá trình làm đề tài em phối hợp thực hiện cùng đoàn Viện kỹ thuật và Công nghệ môi trường đến các ao hồ trên địa bàn thị xã Sơn Tây để quan trắc, lấy mẫu phân tích. Xác định loại mẫu, số lượng mẫu, vị trí và thời gian lấy mẫu. Một trong những mục tiêu quan trọng của chương trình quan trắc là nhằm tập hợp đầy đủ dữ liệu để đánh giá những biến đổi theo không gian, thời gian của chất lượng môi trường. Trên cơ sở số liệu về các nguồn thải, đặc trưng của nguồn thải, khóa luận sẽ xác định loại mẫu, số lượng mẫu, các thông số phân tích, vị trí lấy mẫu, phương pháp lấy mẫu. * Lấy mẫu phân tích môi trường nước: - Lấy tổng số 18 mẫu nước mặt trên các ao hồ địa bàn thị xã Sơn Tây, được lấy thành hai quý tại các khu vực trọng điểm và đem về phòng thí nghiệm của Viện kỹ thuật và công nghệ môi trường phân tích. - Cách lấy mẫu nước mặt: Theo thông tư số 29/2011/BTNMT ngày 01/8/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định Quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước mặt lục địa. - Phương pháp lấy mẫu nước mặt thực hiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia: -TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4:1987) Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn lấy mẫu ở ao hồ. - TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3:2003) Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn lấy mẫu ở sông, suối. - Độ sâu của mẫu được lấy cách mặt nước từ 20 - 50cm.
  36. 28 + Vị trí điểm lấy mẫu trên sông có cầu bắc qua được lấy bằng xô, thả trực tiếp xô xuống dưới mặt nước đến độ sâu cần lấy, sau đó chuyển nước vào dụng cụ đựng mẫu. + Vị trí ngã ba sông, mẫu được lấy cách ngã ba sông 500m về phía hạ lưu. - Đối với nước hồ, vị trí lấy mẫu được lấy cách bờ 30 - 50m, cho trực tiếp dụng cụ đựng mẫu xuống dưới mặt nước đến độ sâu cần lấy và trước mũi thuyền. Lấy mẫu bằng cách cho trực tiếp dụng cụ đựng mẫu xuống dưới mặt nước đến độ sâu cần lấy và trước mũi thuyền. Bình đựng mẫu được súc nhiều lần bằng nước lấy mẫu trước khi lấy. Để đánh giá chất lượng nước mặt trên địa bàn Thị xã Sơn Tây, em đã tiến hành lấy, phân tích khoảng 18 mẫu mặt. Đề tài chọn 18 mẫu nước mặt này vì đây là các khu vực trọng điểm, một số ao hồ là nguồn tiếp nhận nước thải sinh hoạt, một số ao hồ là nơi chăn thả gia cầm và gần các lò giết mổ gia súc . Bảng 3.1. Vị trí các điểm lấy mẫu nước các nguồn thải TT KH Vị trí Thị xã X Y 1 NM1 Hồ Quân Tháp Sơn Tây 2337367 0552367 2 NM2 Hào Thành Cổ Sơn Tây 2338998 0552317 3 NM3 Cảng sông Hồng Sơn Tây 2330434 0552330 4 NM4 Hồ Xuân Khanh- phường Xuân Khanh Sơn Tây 2337968 0545327 5 NM5 Sông Hang Sơn Tây 2335016 547788 6 NM6 Sông Tích tại cầu Cộng Sơn Tây 2339410 0551417 7 NM7 Ven khu vực bãi rác Sơn Tây 2337393 0544578 8 NM8 Hồ Xuân Khanh- Xuân Sơn Sơn Tây 2338028 0544998 9 NM9 Hồ Đồng Mô Sơn Tây 2332217 0547171 10 NM10 Hồ Cây Xanh Sơn Tây 2336439 0549243 11 NM11 Hồ Quyết Thắng Sơn Tây 2327535 0554184 12 NM12 Ao cổng làng thôn Mông Phụ Sơn Tây 2340670 0548990 13 NM13 Ao cổng làng thôn Đông Sàng Sơn Tây 2341234 0548724 14 NM14 Hồ Thanh Niên Sơn Tây 2335573 0545206 15 NM15 Ao bánh kẹo Sơn Tây 2339912 0552461 16 NM16 Ao Đình Làng Tiền Huân Sơn Tây 2338216 053270 17 NM17 Ao làng Phú Nhi Sơn Tây 2339799 0551568 18 NM18 Hồ Đồng Mô Sơn Tây 2330087 0550515
  37. 29 3.4.4. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm Là phương pháp thống kê không thể thiếu được trong việc viết báo cáo, nội dung chủ yếu là thống kê tổng hợp tài liệu, dữ liệu dưới bảng biểu để chỉnh lý tài liệu và phân tích, đánh giá logic cho từng nội dung và đối tượng nghiên cứu. Bảng 3.2. Các thông số được phân tích theo các TCVN hiện hành, cụ thể như sau: STT Thông số Số hiệu tiêu chuẩn,phương pháp theo PTN 1 TSS • TCVN 6625:2000 (ISO 11923:1997); • Phương pháp khối lượng 2 COD • TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989); • Độ oxy hóa trong môi trường axit 3 BOD5 • TCVN 6001-1:2008 (ISO 58151:2003); • TCVN 6001-2:2008 (ISO 5815-2:2003); 4 DO • TCVN 7325:2004 • Dùng máy đo đa chỉ tiêu 5 Coliform • TCVN 6187-1:1996 (ISO 9308-1:1990); • TCVN 6187-2:1996 (ISO 9308-2:1990); 6 pH • TCVN 6492:2011 • Dùng máy đo đa chỉ tiêu 7 Amoni • TCVN 6179-1:1996; • TCVN 6660:2000; 8 Phosphat • TCVN 6202:2008; • TCVN 6494-1:2011; 9 Sắt • TCVN 6177:1996; • TCVN 6665:2011; • ISO 15586:2003; 10 Mangan • TCVN 6002:1995; • TCVN 6665:2011; • ISO 15586:2003; 11 Crom (VI) • TCVN 6658:2000; • TCVN 7939:2008;
  38. 30 3.4.5. Phương pháp xử lí số liệu - Sau khi đã thu thập được những số liệu điều tra thì phải trình bày, xử lý thống kê thành bảng, sơ đồ hiệu chỉnh hợp lý và đưa vào báo cáo. Rút ra được những nhận xét kết luận khoa học, khách quan đối với những vấn đề cần nghiên cứu, khảo sát.
  39. 31 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị xã Sơn Tây 4.1.1. Điều kiện tự nhiên của thị xã Sơn Tây 4.1.1.1. Vị trí địa lý Thị xã Sơn Tây là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội với toạ độ địa lý 210 vĩ bắc và 1050 kinh đông, cách trung tâm Hà Nội 42 km về phía Tây bắc, nằm trong vùng đồng bằng trung du bắc bộ, là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của cả vùng, có nhiều đường giao thông thuỷ, bộ nối với trung tâm Thủ đô Hà Nội, các vùng đồng bằng Bắc Bộ, với vùng Tây Bắc rộng lớn của tổ quốc như: Sông Hồng - Sông Tích, đường Quốc lộ 32, Quốc lộ 21A, đường tỉnh lộ 414, 413 Thị xã Sơn Tây có tổng diện tích tự nhiên là 117,42 km2, dân số khoảng 18 vạn người (trong đó có khoảng 4,5 vạn là quân nhân các đơn vị quân đội, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, THCN và dạy nghề), được chia làm 15 đơn vị hành chính gồm 09 phường, 06 xã, 145 thôn và tổ dân phố; có khoảng 54 cơ quan, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học và 35 đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn. [2] Hình 4.1: Bản đồ Thị xã Sơn Tây- thành phố Hà Nội
  40. 32 Thị xã Sơn Tây có ranh giới tiếp giáp với các địa phương như sau: - Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc) qua sông Hồng. - Phía Đông giáp huyện Phúc Thọ, Thạch Thất. - Phía Nam giáp huyện Thạch Thất. - Phía Tây giáp huyện Ba Vì. Thị xã Sơn Tây luôn đi đầu trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa và có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của khu vực phía Bắc Hà Nội, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của vùng Tây Bắc sông Hồng và thủ đô Hà Nội. 4.1.1.2. Đặc điểm địa hình Thị xã Sơn Tây thuộc vùng bán sơn địa, địa hình có xu hướng thấp dần từ Tây sang Đông, với hai dạng địa hình chính là vùng bán sơn địa và vùng đồng bằng. Vùng bán sơn địa gồm các xã: Đường Lâm, Xuân Sơn, Thanh Mỹ, Kim Sơn, Sơn Đông và Cổ Đông, với diện tích 9.247 ha, chiếm 81,5% diện tích toàn Thị xã. [2] Vùng đồng bằng: gồm 9 phường còn lại, với diện tích 2.106 ha, chiếm 18,5% diện tích toàn thị xã. [2] 4.1.1.3. Đặc điểm thời tiết, khí hậu Thị xã Sơn Tây nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu trong năm được chia thành 4 mùa khá rõ rệt, với các đặc trừn khí hậu chính như sau: - Nhiệt độ không khí: nhiệt độ không khí trung bình cả năm là 23,30C, nhiệt độ thấp nhất trung bình là 27,20C. Mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10. [1] - Lượng mưa và lượng bốc hơi: Lượng mưa trung bình năm là 1.839 mm. Lượng mưa phân bố không đều, mùa mưa (tập trung từ tháng 4 đến tháng 10), chiếm 91,5% tổng lượng mưa cả năm; Mùa khô (từ tháng 11 đến
  41. 33 tháng 3 năm sau), chỉ chiếm 8,5% tổng lượng mưa cả năm. Số ngày mưa trung bình năm là 140 ngày.Lượng bốc hơi trung bình năm khoảng 816 mm, bằng 44% so với lượng mưa trung bình năm.[1] - Độ ẩm không khí trung bình năm khoảng 84%, dao động trong khoảng từ81 - 87%. Độ ẩm không khí thấp nhất vào các tháng 11, 12. - Gió: Tốc độ gió trung bình năm là 18m/s. Về mùa lạnh thịnh hành gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau), các tháng còn lại trong năm chủ yếu là gió Đông Nam. Tóm lại, khí hậu của thị xã Sơn Tây có đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông khô, lạnh và ít mưa. Nền khí hậu ấy thích hợp cho phát triển nhiều loại cây trồng, đồng thời cũng gây nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống của nhân dân, như tình trạng ngập úng, sạt lở đất vào mùa mưa, hạn hán vào mùa khô.[1] 4.1.1.4. Thủy văn Hệ thống sông ngòi của thị xã Sơn Tây gồm 3 sông chính là sông Hồng, sông Tích và sông Hang. Sông Tích và sông Hang có nhiều nhánh bắt nguồn từ núi Ba Vì chảy xuống. Trên thượng nguồn một số nhánh của 2 con sông này đã được xây dựng các hồ chứa nước, trong đó có các hồ thuộc địa phận thị xã như hồ Đồng Mô, hồ Xuân Khanh, với tổng dung tích của 2 hồ khoảng 90 triệu m3 nước. Các sông hồ này là nguồn cấp nước chủ yếu phục vụ sản xuất của thị xã Sơn Tây. Chế độ thủy văn của các sông này rất phức tạp, phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mưa của vùng lưu vực các sông, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng. [1] 4.1.1.5. Tài nguyên - Tài nguyên nước: Nước mặt: Nguồn nước mặt của thị xã Sơn Tây chủ yếu được cung cấp bởi 3 con sông chính là sông Hồng, sông Tích, sông Hang và các hồ chứa (hồ Đồng Mô, hồ Xuân Khanh ). Ngoài lượng nước mưa, nước của các sông,
  42. 34 hồ trên đã đáp ứng phần lớn nhu cầu cho sản xuất và một phần cho sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn. Đây là nguồn nước mặt khá dồi dào, đủ đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của thị xã hiện tại và trong tương lai.[1] Nước ngầm: Nguồn nước ngầm của thị xã có độ sâu khoảng 7 - 8 m, với chất lượng nước khá tốt, đã và đang được khai thác hiệu quả phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn.[1] - Tài nguyên rừng Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng năm 2010 của thị xã Sơn Tây là 719,35 ha chiếm 6,3% diện tích tự nhiên, chủ yếu là rừng trồng sản xuất. Đây là diện tích rừng được trồng theo các dự án trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc trước đây (chương trình 327, PAM, 661) với các loại cây chính là keo, bạch đàn. Bên cạnh giá trị kinh tế, bảo vệ đất, các cánh rừng này còn giúp tạo cảnh quan, cải tạo môi trường, điều hòa khí hậu. Diện tích rừng của thị xã tập trung chủ yếu tại các xã Cổ Đông, Sơn Đông, Kim Sơn, Thanh Mỹ và Xuân Sơn. [1] - Tài nguyên khoáng sản Thị xã Sơn Tây nhìn chung nghèo về tài nguyên khoáng sản. Chủ yếu đã phát hiện có 3 loại khoáng sản chính là: +Đất sét: là loại khoáng sản phi kim loại, phân bố rộng rãi, tập trung ở phía Tây Nam của thị xã, nhất là xã Thanh Mỹ, trữ lượng khoảng 2 triệu m3. +Puzơlan: Loại Puzơlan của thị xã có chất lượng tốt, có khả năng phục vụ sản xuất xi măng hoặc làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng. Tập trung tại xã Thanh Mỹ và phường Sơn Lộc, trữ lượng khoảng trên 10 triệu tấn. +Nước khoáng: Được phát hiện thấy ở phường Xuân Khanh, có thành phần khoáng chất tương tự nước khoáng Kim Bôi, có thể khai thác đóng chai làm nước giải khát. [1]
  43. 35 4.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội thị xã Sơn Tây 4.1.2.1. Đặc điểm kinh tế a. Công nghiệp- xây dựng: Theo báo cáo số 514 /BC-UBND ngày 22/10/2018 của UBND thị xã Sơn Tây, về lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, những năm gần đây nhìn chung các doanh nghiệp vẫn phát triển ổn định, có hiệu quả, đã khai thác được nhiều tiềm năng thế mạnh của địa phương. Tính đến hết năm 2017, có 300 doanh nghiệp tham gia sản xuất công nghiệp - xây dựng, hơn 1500 hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp với khoảng 18.100 lao động. Tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2017 đạt 3.746 tỷ đồng, 9 tháng đầu năm 2018 đạt 3.041 tỷ đồng (ước thực hiện cả năm 4.045 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2015).Công tác quản lý cụm, điểm công nghiệp được quan tâm. Điểm công nghiệp Phú Thịnh hiện có 14 doanh nghiệp với 700 lao động, cụm công nghiệp Sơn Đông mới chỉ có 01 doanh nghiệp hoạt động với 300 lao động thường xuyên. Công tác dạy nghề, phát triển các ngành nghề, làng nghề được quan tâm chỉ đạo và thực hiện đã đạt được kết quả tích cực. Hiện nay, trên địa bàn thị xã có 2 làng nghề: Làng nghề bánh tẻ Phú Nhi và Làng nghề thêu ren Ngọc Kiên phát triển ổn định với 800 lao động. Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được tăng cường, việc quản lý chất lượng sản phẩm hàng hoá, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ, vệ sinh an toàn lao động, công tác bảo vệ môi trường đã đi dần vào nề nếp.[3] b. Thương mại- dịch vụ- khoa học công nghệ: Theo báo cáo số 514 /BC-UBND ngày 22/10/2018, giá trị thương mại, du lịch, dịch vụ đạt 2.881 tỷ đồng (ước thực hiện cả năm 3.858 tỷ đồng); tốc độ tăng trưởng ngành thương mại, du lịch, dịch vụ tăng bình quân 13,5%/năm.Hàng năm số doanh nghiệp thành lập mới có chiều hướng tăng ổn định, thu hút và giải quyết thêm việc làm cho 6.500 lao động tại chỗ. Đến nay
  44. 36 có hiện khoảng 684 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ thu về ngân sách nhà nước 128,353 tỷ đồng. [3] c. Nông- lâm nghiệp: Công tác xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt từng bước nâng cao đời sống nhân dân vùng nông thôn, đến nay trên địa bàn thị xã có 05/6 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới là: Sơn Đông,Thanh Mỹ, Đường Lâm, Xuân Sơn, Cổ Đông. Xã Kim Sơn dự kiến sẽ hoàn thành xã nông thôn mới trong năm 2018. Năm 2017 giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản thực hiện trên 995 tỷ đồng tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước, 9 tháng đầu năm 2018 đạt 798 tỷ đồng (ước thực hiện cả năm là 1.070 tỷ đồng). Nhìn chung tình hình sản xuất nông-lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn Thị xã vẫn duy trì tăng trưởng ổn định, công tác quản lý, kiểm soát dịch bệnh, vệ sinh thú y, bảo vệ thực vật được thực hiện tốt không gây ảnh hưởng nhiều đến sản xuất, kinh doanh. Công tác trồng rừng, bảo vệ rừng luôn được tuyên truyền, vận động tích cực tới mọi người dân.[3] d. Thu- chi ngân sách, hoạt động tín dụng- ngân hàng: Tổng thu NSNN (bao gồm cả số liệu ghi thu ghi chi vào ngân sách) từ năm 2016 đến nay thực hiện 1.017.335/1.104.000 triệu đồng đạt 92,15 % kế hoạch giao. Chi tiết như sau: năm 2016 thực hiện 390.691/219.000 triệu đồng; năm 2017 thực hiện 395.542/300.500 triệu đồng; 9 tháng đầu năm 2018 thực hiện 231.102/584.500 triệu đồng). Cơ bản các chỉ tiêu giao kế hoạch thu NSNN trong 3 năm qua đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch gia. [3] e. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản: Tập trung khai thác mọi nguồn lực để thực hiện Chương trình 06- CTr/TU ngày 29/6/2016 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa từng bước kết cấu hạ tầng đô thị, tăng cường quản lý trật tự xây dựng, đất đai, môi trường, xây dựng đô thị văn minh và hiện đại giai đoạn 2016 –
  45. 37 2020”, Chương trình chuyên đề số 05-CTr/TU ngày 30/5/2016 của Thị ủy Sơn Tây về “Tập trung đẩy mạnh công tác quản lý, xây dựng và phát triển đô thị thị xã giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025”. Từ năm 2016 đến nay đã đầu tư xây dựng 227 công trình với tổng nguồn vốn 1.556 tỷ đồng; đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng 113 công trình, trong đó có những dự án lớn, trọng điểm của thị xã như Sân vận động Sơn Tây, Trường THPT Sơn Tây, Chỉnh trang đồng bộ các tuyến phố nội thị tạo sự phấn khởi trong nhân dân, góp phần làm bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, văn minh hiện đại. [ 3] f. Công tác quy hoạch, quản lý trật tự đô thị, quản lý trật tự xây dựng và an toàn giao thông: Triển khai nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết hệ thống thoát nước trên địa bàn thị xã. Đã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch điều chỉnh nông thôn mới của 05 xã. Phối hợp với Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T và đơn vị tư vấn DESO lên ý tưởng điều chỉnh quy hoạch thị xã Sơn Tây. Cấp phép xây dựng cho 196 trường hợp. Tiếp tuc chỉ đạo giải quyết xong 04 trường hợp vi phạm xây dựng còn tồn đọng, lũy kế các trường hợp giải quyết đạt 9/9 trường hợp. [3] g. Công tác quản lý đất đai, môi trường, giải phóng mặt bằng và phát triển quỹ đất: Từ năm 2016 đến nay đã triển khai thực hiện giải phóng mặt bằng 26 dự án, với tổng diện tích đất thu hồi hơn 1,602 ha, tổng kinh phí đã chi trả bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng là 43,32 tỷ đồng; đến nay đã hoàn thành và bàn giao mặt bằng 10 dự án. Tiếp tục tập trung GPMB các dự án: Dự án Khu đô thị Mai Trai - Nghĩa Phủ; Dự án Khu nhà ở Thuần Nghệ; Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất giãn dân phục vụ bảo tồn làng cổ Đường Lâm; Dự án Bồ thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy hoạch khu đất 83,78 ha vùng ảnh hưởng môi trường bán kính 500m của khu xử lý rác thải Xuân Sơn. [3]
  46. 38 h. Công tác phát triển quỹ đất, đấu giá quyền sử dụng đất: Tổng số dự án đầu tư: 04 dự án (Dự án xây dựng HTKT khu đấu giá đất xen kẹt Đồng Cồng; Xây dựng HTKT một số khu đất xen kẹt để đấu giá QSD đất tại phường Trung Hưng; Xây dựng HTKT khu đấu giá QSD đất tại phường Viên Sơn; Xây dựng HTKT khu đấu giá QSD đất tại Khoang Nội - Gò Miếu phường Trung Hưng) với tổng diện tích đất dự án là 9,0566 ha, tổng diện tích đấu giá quyền sử dụng đất là 5,8715 ha. Tổng kinh phí đầu tư là 192,368 tỷ đồng. Công tác đấu giá quyền sử dụng đất đã được chỉ đạo quyết liệt. Từ năm 2015 đến nay đã triển khai 6 khu đất đấu giá quyền sử dụng đất với tổng diện tích đấu giá quyền sử dụng đất là 0,1948 ha, tổng số tiền thu đấu giá quyền sử dụng đất là 34,09 tỷ đồng. Rà soát hiện trạng các khu đất để đưa vào kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất. Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện đấu giá đất, tạo quỹ đất sạch để xây dựng dự án và tạo nguồn lực để xây dựng nông thôn mới. [3] 4.1.2.2. Phát triển xã hội a) Văn hoá- thông tin, tuyên truyền và thể thao: Đã thực hiện 150 chương trình phát thanh với gần 1.600 tin, bài phục vụ công tác tuyên truyền về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội của Thủ đô và Thị xã. Công tác xã hội hoá thể dục thể thao tiếp tục được đẩy mạnh, có 25 doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tài trợ cho các giải thể thao thị xã với tổng số tiền 300 triệu đồng. [2] b) Giáo dục- đào tạo: Hoàn thành tốt chương trình năm học 2016-2017, rà soát bổ sung mạng lưới trường, lớp học đến năm 2020 tầm nhìn 2030. Chất lượng giáo dục toàn diện chuyển biến tích cực, đầu tư cơ sở vật chất xây dựng các trường học, tập trung xây dựng 04 trường phấn đấu đạt chuẩn quốc gia năm 2017 (tiểu học Cổ Đông, THCS Cổ Đông, mầm non Họa Mi, mầm non Viên Sơn). [2]
  47. 39 c) Công tác y tế và dân số: Duy trì công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân, triển khai khám, chữa bệnh miễn phí cho nhân dân 3 thôn xã Xuân Sơn với 500 lượt người. Phòng chống dịch cúm A-H7N9, sốt xuất huyết, dịch sởi, tay chân miệng, não mô cầu. d. Công tác lao động- TBXH và chữ thập đỏ: Tổng thu bảo hiểm xã hội đạt 132 tỷ đồng, chi trả bảo hiểm xã hội đạt 300 tỷ đồng cho 12.800 người. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân đạt 81,6%. [2] 4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên các ao hồ thị xã Sơn Tây, Hà Nội 4.2.1. Tổng quan về môi trường nước mặt tại thị xã Sơn Tây, Hà Nội Nước mặt khu vực thị xã Sơn Tây có trữ lượng nước rất phong phú. Các sông, hồ lớn chảy qua địa phận thị xã gồm sông Hồng, sông Tích, hồ Đồng Mô - Sông Hồng: sông Hồng khu vực thị xã Sơn Tây chảy qua các xã, phường gồm Đường Lâm, Phú Thịnh, Lê Lợi và Viên Sơn. Lưu lượng sông Hồng trung bình nhiều năm qua địa phận thị xã Sơn Tây là 3.880 m3/s, vào mùa cạn là 1.610 m3/s, mùa lũ là 7.020 m3/s. Lưu lượng tối thiểu có năm xuống tới 840m3/s và tối đa có năm lên tới 32.550m3/s. Sông Hồng là nơi cấp nước tưới tiêu thủy lợi, thủy sản, sản xuất công nghiệp, khoáng sản, nước sạch cho toàn bộ thị xã và là nơi bổ sung nước cho một số ao, hồ, sông, kênh, mương xung quanh khu vực sông Hồng chảy qua. [1] - Sông Tích hay còn gọi là sông Tích Giang là phụ lưu cấp 1 của sông Đáy thuộc hệ thống sông Hồng. Sông bắt nguồn từ hồ suối Hai, Đồng Mô. Chiều dài dòng chính của sông Tích là 91km, diện tích lưu vực là 1330 km2, trên lưu vực sông Tích có các hồ gồm hồ Đồng Mô, hồ Xuân Khanh. Sông Tích khu vực thị xã Sơn Tây chảy qua các xã, phường gồm Đường Lâm, Phú Thịnh, Ngô Quyền, Quang Trung, Trung Hưng,
  48. 40 - Hồ Đồng Mô: hồ Đồng Mô khu vực thị xã Sơn Tây thuộc địa phận 3 xã gồm Kim Sơn, Sơn Đông và Cổ Đông. Hồ Đồng Mô được tạo bởi con đập ngăn sông Măng, sông Ngải có chu vi là 17 km, nơi rộng nhất là 4 km, diện tích mặt chứa nước là 1.450 ha, mực nước dâng bình thường là 85 triệu m3, dung tích ứng với mực nước chết là 4,5 triệu m3. Hồ có 21 hòn đảo lớn nhỏ, 2 đập chính và 5 đập phụ, là nơi cung cấp nước tưới tiêu thủy lợi cho các xã xung quanh hồ. [1] Ngoài các sông, hồ lớn trên thị xã còn một số ao, hồ, sông, mương, kênh nhỏ như sông Hang, hồ cây xanh, hồ Xuân Khanh, kênh tiêu T1, ao Phù sa, ao đình làng Phú Nhi, ao đình làng Tiền Huân, . và các ao, hồ nhân tạo của người dân phục vụ sản xuất nông nghiệp. Theo báo cáo thống kê của thị xã Sơn Tây, biến động diện tích đất sông, ngòi, kênh, mương, đất có mặt nước chuyên dùng của năm 2017 so với năm 2016 là không đáng kể. Diện tích đất sông, ngòi, kênh, mương tăng 0,27 ha (năm 2017 là 337,52 ha; năm 2016 là 337,25 ha) và diện tích đất có mặt nước chuyên dùng giảm 0,85 ha (năm 2017 là 1.172,83 ha; năm 2016 là 1.173,68 ha). [1] 4.2.2. Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn thị xã Sơn Tây Để đánh giá chất lượng nước mặt trên địa bàn thị xã Sơn Tây, trong thời gian nghiên cứu, em đã tiến hành lấy mẫu phân tích đại diện 18 vị trí tại các ao, hồ trên địa thị xã Sơn Tây vào quý II ( tháng 5 năm 2018) và quý III ( tháng 9 năm 2018. Kết quả phân tích được thể hiện ở các bảng dưới đây như sau:
  49. 41 Bảng 4.1 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt trên địa bàn thị xã Sơn Tây tháng 5 năm 2018 ( Tại các vị trí từ NM1 đến NM6 ) QCVN 08 Kết quả MT:2015/ TT Thông số Đơn vị BTNMT NM01 NM02 NM03 NM04 NM05 NM06 Cột B1 1 pH - 7,1 7,2 7,5 6,8 6,9 7 5,5 2 DO mg/l 4,2 4,5 3,5 4,3 4,9 4,1 ≥ 4 3 TSS mg/l 63 30,3 31,7 28,7 26,8 32,9 50 4 COD mg/l 35 16 < 1 32 <2 64 30 5 BOD5 mg/l 18 32 < 3 16 <7 32 15 6 Amoni mg/l 3,21 0,64 0,62 0,56 0,75 1,90 0,99 7 Phosphat mg/l <0,02 0,02 0,02 <0,02 <0,02 0,106 0,3 8 Sắt mg/l 0,052 <0,03 <0,03 <0,03 <0,03 <0,03 1,5 9 Mangan mg/l 0,38 0,12 0,11 <0,03 0,09 0,09 0,5 10 Crom (VI) mg/l 0,056 0,02 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 0,04 MPN/100m 640 1500 2400 2400 4000 9000 7500 11 Coliform l Ghi chú: - QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (cột B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2. Cột B2 - Giao thông thuỷ và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp).
  50. 42 Bảng 4.2. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt trên địa bàn thị xã Sơn Tây tháng 5 năm 2018 ( Tại các vị trí từ NM07 đến NM12 ) QCVN 08 Kết quả MT:2015/ TT Thông số Đơn vị BTNMT NM07 NM08 NM09 NM10 NM11 NM12 Cột B1 1 pH - 7,1 7.,4 6,7 6,8 7,1 7,2 5,5 2 DO mg/l 2,4 3,6 4,3 4,5 4,2 4,9 ≥ 4 3 TSS mg/l 39,1 29,7 32,5 31,8 35,9 40,9 50 4 COD mg/l < 2 6 35 29,3 45 80 30 5 BOD5 mg/l < 7 < 7 17 14,6 22 40 15 6 Amoni mg/l 0,34 0,59 1,18 0,65 0,59 1,63 0,9 7 Phosphat mg/l 0,03 0,02 < 0,02 0,16 0,56 <0,02 0,3 8 Sắt mg/l <0,03 < 0,03 0,05 0,154 <0,03 0,045 1,5 9 Mangan mg/l 0,06 0,09 0,30 0,087 0,06 0,18 0,5 10 Crom (VI) mg/l 0,01 0,01 0,056 0,02 0,01 0,026 0,04 11 Coliform MPN/100ml 9300 1400 640 2300 1100 6400 7500 Ghi chú: - QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (cột B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2. Cột B2 - Giao thông thuỷ và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp).
  51. 43 Bảng 4.3. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt trên địa bàn thị xã Sơn Tây tháng 5 năm 2018 ( Tại các vị trí từ NM13 đến NM18 ) QCVN 08- Kết quả MT:2015/ TT Thông số Đơn vị BTNMT NM13 NM14 NM15 NM16 NM17 NM18 Cột B1 1 pH - 7,5 6,9 6,8 6,9 6,9 7,2 5-5,9 2 DO mg/l 4,9 4,3 3,8 4,2 2,3 4,7 ≥ 4 3 TSS mg/l 51,9 39 37,7 40,1 70,3 39,8 50 4 COD mg/l 54 29 38 147 35 13 30 5 BOD5 mg/l 27 15 19 74 17 < 7 15 6 Amoni mg/l 16,9 1,62 4,1 9,57 13,2 0,60 0,9 7 Phosphat mg/l <0,02 <0,02 1,44 1,02 <0,02 <0,02 0,3 8 Sắt mg/l 1,25 0,09 <0,03 <0,03 0,09 <0,03 1,5 9 Mangan mg/l 1,15 0,19 0,31 0,52 0,030 0,11 0,5 10 Crom (VI) mg/l 0,036 0,036 0,04 0,10 0,03 0,02 0,04 11 Coliform MPN/100ml 4300 110 2800 1500 430 900 7500 Ghi chú: - QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (cột B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2. Cột B2 - Giao thông thuỷ và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp).
  52. 44 Bảng 4.4. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt trên địa bàn thị xã Sơn Tây tháng 9 năm 2018 ( Tại các vị trí từ NM01 đến NM06 ) QCVN 08- Kết quả MT:2015/ TT Thông số Đơn vị BTNMT NM01 NM02 NM03 NM04 NM05 NM06 Cột B1 1 pH - 7,9 7,7 8,0 8,7 7,7 7,6 5-5,9 2 DO mg/l 4,3 4,4 3,6 4,7 4,9 4,8 ≥ 4 3 TSS mg/l 53 59 86 42 49 53 50 4 COD mg/l 51 13 <6 44 <6 38 30 5 BOD5 mg/l 24 7 <3 23 <3 19 15 6 Amoni mg/l 0,71 0,66 0,08 2,1 0,59 0,8 0,9 7 Phosphat mg/l <0,02 <0,02 0,05 <0,02 <0,02 0,04 0,3 8 Sắt mg/l 0,7 0,41 0,7 <0,03 0,04 0,098 1,5 9 Mangan mg/l 0,05 <0,03 0,06 0,13 <0,03 <0,03 0,5 10 Crom (VI) mg/l 0,036 0,016 0,02 0,048 <0,01 0,01 0,04 11 Coliform MPN/100ml 2400 9300 750 900 9300 210 7500 Ghi chú: - QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (cột B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2. Cột B2 - Giao thông thuỷ và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp).
  53. 45 Bảng 4.5. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt trên địa bàn thị xã Sơn Tây thasmh 9 năm 2018 ( Tại các vị trí từ NM07 đến NM12 ) QCVN 08- Kết quả MT:2015/ TT Thông số Đơn vị BTNMT NM07 NM08 NM09 NM10 NM11 NM12 Cột B1 1 pH - 8,1 7,2 7,7 6,9 7,5 8,1 5-5,9 2 DO mg/l 2,1 3,5 4,2 4,2 4,6 5,2 ≥ 4 3 TSS mg/l 63 31,6 40 33,6 35,8 47 50 4 COD mg/l 6 12 13 27,6 13 25 30 5 BOD5 mg/l <3 <7 6 13,2 35 13 15 6 Amoni mg/l 0,83 0,63 0,42 0,67 <0,1 0,32 0,9 7 Phosphat mg/l <0,02 0,05 <0,02 0,18 0,64 <0,02 0,3 8 Sắt mg/l 1,334 <0,03 0,3 0,183 0,741 0,148 1,5 9 Mangan mg/l 0,07 0,12 0,11 0,076 <0,03 0,11 0,5 10 Crom (VI) mg/l 0,016 0,01 <0,01 0,023 0,024 0,016 0,04 11 Coliform MPN/100ml 2400 1200 230 1800 930 1500 7500 Ghi chú: - QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (cột B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2. Cột B2 - Giao thông thuỷ và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp).
  54. 46 Bảng 4.6. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt trên địa bàn thị xã Sơn Tây tháng 9 năm 2018 ( Tại các vị trí từ NM13 đến NM18 ) QCVN 08- Kết quả TT Thông số Đơn vị MT:2015/ BTNMT NM13 NM14 NM15 NM16 NM17 NM18 Cột B1 1 pH - 7,7 7,3 7,5 10 8,4 8 5-5,9 2 DO mg/l 4,3 4,3 3,7 4,6 2,4 4,5 ≥ 4 3 TSS mg/l 49 42 67 45 120 64 50 4 COD mg/l 19 6 184 32 63 6 30 5 BOD5 mg/l 10 3 90 17 33 <3 15 6 Amoni mg/l 2,98 0,15 2,27 0,89 2,5 <0,1 0,9 7 Phosphat mg/l 2,70 <0,02 0,28 0,42 0,02 <0,02 0,3 8 Sắt mg/l 0,078 0,04 0,04 0,22 0,6 0,088 1,5 9 Mangan mg/l <0,03 <0,03 0,03 <0,03 0,05 0,06 0,5 10 Crom (VI) mg/l 0,012 0,01 0,01 <0,01 0,018 <0,01 0,04 11 Coliform MPN/100ml 930 460 4300 2500 2100 400 7500 Ghi chú: - QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (cột B1- Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2. Cột B2 - Giao thông thuỷ và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp).
  55. 47 * Nhận xét: Dựa vào kết quả phân tích trên (Bảng 4.1; 4.2; 4.3; 4.4; 4.5 và 4.6), chúng ta so sánh với QCVN 08-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt để đánh giá nguồn nước mặt tại khu vực thị xã Sơn Tây như sau: Kết quả phân tích đối với 18 mẫu trong 2 đợt, quý II vào tháng 5 năm 2018 và quý III vào tháng 9 năm 2018. Qua kết quả phân tích ta thấy có tổng 17/18 mẫu có chứa hàm lượng chỉ tiêu phân tích vượt mức quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Trong đó, một số chỉ tiêu vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước mặt như là DO, TSS, BOD, COD, Amoni, Coliform cụ thể như sau: Hàm lượng DO: 6 5 Tháng 5/2018 4 Tháng 3 9/2018 2 QCVN 08- MT:2015/B 1 TNMT 0 Hình 4.2 Biểu đồ hàm lượng DO trong nước mặt Dựa vào biểu đồ ta thấy, có 5/18 mẫu có chứa hàm lượng DO vượt mức cho phép của quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Nhìn chung hàm lượng DO ở 2 đợt có sự chênh lệch nhỏ. Hàm lượng DO vượt nhỏ nhất tại điểm NM07 (2,1mg/l) và lớn nhất tại điểm NM12 (5,2mg/l). Hàm lượng DO giữa các điểm lấy mẫu có sự chênh lệch không lớn.
  56. 48 Hàm lượng TSS: 140 120 100 Tháng 5/2018 80 Tháng 9/2018 60 40 QCVN 08- MT:2015/BTN 20 MT 0 Hình 4.3 Biểu đồ hàm lượng TSS trong nước mặt Qua biểu đồ ta thấy: Có 9/18 mẫu có hàm lượng TSS vượt mức quy chuẩn cho phép quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT; hàm lượng TSS dao động từ 26,8 – 120 mg/l; mẫu NM13 (51,9 mg/l) có hàm lượng TSS vượt thấp nhất và mẫu NM17 (120 mg/l) có hàm lượng TSS vượt cao nhất, vượt quy chuẩn cho phép từ 1,03 – 2,40 lần. Nguyên nhân nồng độ cao do mưa rửa trôi các chất cặn bẩn ở mặt đường, khuôn viên hồ xuống lồng hồ, sông, do nước thải sinh hoạt chưa được xử lý thải ra sông,hồ
  57. 49 Hàm lượng COD: 200 180 160 Tháng 5/2018 140 120 Tháng 9/2018 100 80 QCVN 08- MT:2015/BTN 60 MT 40 20 0 Hình 4.4 Biểu đồ hàm lượng COD trong nước mặt Qua biểu đồ ta thấy: Có 10/18 mẫu có hàm lượng COD vượt mức quy chuẩn cho phép quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT; hàm lượng COD có sự chênh lệch khá lớn ở các điểm dao động từ 2 – 182 mg/l. Mẫu NM04 (32 mg/l) có hàm lượng COD vượt thấp nhất và mẫu NM16 (147 mg/l) có hàm lượng COD vượt cao nhất, vượt quy chuẩn cho phép từ 1,07 – 4,9 lần.
  58. 50 Hàm lượng BOD5: 100 90 80 70 Tháng 5/2018 60 50 Tháng 9/2018 40 30 QCVN 08- 20 MT:2015/B TNMT 10 0 Hình4.5 Biểu đồ hàm lượng BOD5 trong nước mặt BOD là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong nước bởi vi sinh vật có trong nước thải. Xác định lượng oxy hòa tan trong nước là rất cần thiết, là chỉ tiêu đánh giá ảnh hưởng của chất hữu cơ đến nguồn nước trong quá trình oxy hóa sinh học. Qua biểu đồ ta thấy: Có 11/18 mẫu có hàm lương BOD5 vượt mức quy chuẩn cho phép quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT; Hàm lượng BDO5 vượt nhỏ nhất tại điểm Mẫu NM6 (16 mg/l)và lớn nhất tại điểm NM15 (90mg/l ). hàm lượng BOD5 dao động từ 3 – 90 mg/l. Mẫu NM6 (16 mg/l) có hàm lượng BOD5 vượt thấp nhất và mẫu NM15 (90mg/l) có hàm lượng BOD5 vượt cao nhất, vượt quy chuẩn cho phép từ 1,06 – 6 lần.
  59. 51 Hàm lượng Amoni: 18 16 Tháng 14 5/2018 12 10 Tháng 9/2018 8 6 QCVN 08- 4 MT:2015/BT NMT 2 0 Hình 4.6 Biểu đồ hàm lượng amoni trong nước mặt Qua biểu đồ ta thấy: có 10/18 mẫu có hàm lượng amoni vượt mức quy chuẩn cho phép quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT; Hàm lượng amoni dao động từ 0,09 – 16,9 mg/l. Ở mẫu NM13, NM16, NM17 có hàm lượng amoni chênh cao so với các mẫu còn lại. Mẫu NM09 (1,18 mg/l) có hàm lượng amoni vượt thấp nhất và mẫu NM13 (16,9mg/l) có hàm lượng amoni vượt cao nhất, vượt quy chuẩn cho phép từ 1,31 – 18,77 lần. Hàm lượng Phosphat: 2.5 2 Tháng 5/2018 1.5 Tháng 9/2018 1 QCVN 08- MT:2015/BTN MT 0.5 0 Hình 4.7 Biểu đồ hàm lượng Phosphat trong nước mặt
  60. 52 Qua biểu đồ ta thấy: Có 4/18 mẫu có hàm lượng Phosphat vượt mức quy chuẩn cho phép quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Các mẫu NM11, NM13, NM15, NM16 có chỉ số Phosphat chênh lệch cao so với các mẫu còn lại. Hàm lượng phosphat dao động từ 0,02 – 2,07 mg/l. Mẫu NM16 (0,42 mg/l) có hàm lượng phosphat vượt thấp nhất và mẫu NM13 ( 2,07 mg/l) có hàm lượng photphat vượt cao nhất, vượt quy chuẩn cho phép từ 1,4 – 6,9 lần. Có thể suy đoán nguyên nhân phần lớn đến từ nước thải, rác thải sinh hoạt và 3- các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. PO4 là nguồn dinh dưỡng cho thực vật dưới nước, chúng gây ô nhiễm và góp phần thúc đẩy hiện tượng phú dưỡng ở các ao, hồ. Hàm lượng Fe: 1.6 1.4 Tháng 5/2018 1.2 1 Tháng 9/2018 0.8 0.6 QCVN 08- MT:2015/BTN 0.4 MT 0.2 0 Hình 4.8 Biểu đồ hàm lượng Fe trong nước mặt Qua biểu đồ ta thấy: Tất cả các mẫu đều có hàm lượng Fe nằm trong quy chuẩn cho phép quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Tuy nhiên hàm lượng Fe giữa 2 đợt lấy mầu và giữa các điểm lấy mẫu có sự chênh lệch khá lớn. Hàm lượng Fe dao động từ 0,03 – 1,334 mg/l.
  61. 53 Hàm lượng Mn: 1.4 1.2 Tháng 5/2018 1 0.8 Tháng 9/2018 0.6 QCVN 08- MT:2015/BTNMT 0.4 0.2 0 Hình 4.9 Biểu đồ hàm lượng Mn trong nước mặt Qua biểu đồ ta thấy: Có 2/18 mẫu có hàm lượng Mn vượt quy chuẩn cho phép quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Hàm lượng Mn giữa các đợt lấy mẫu và các điểm lấy mẫu chênh lệch không lớn. Hàm lượng Mn dao động từ 0,03 – 1,15 mg/l. Hàm lượng Mn vượt nhỏ nhất tại sông Tích ( 0,52 mg/l ) và lớn nhất tại ao cổng làng thôn Đông Sàng ( 1,15 mg/l ), vượt quy chuẩn cho phép từ 1,04 – 2,3 lần.
  62. 54 Hàm lượng Cr+6 0.12 0.1 Tháng 5/2018 0.08 Tháng 0.06 9/2018 0.04 QCVN 08- MT:2015/B TNMT 0.02 0 Hình 4.10 Biểu đồ hàm lượng Cr+6 trong nước mặt Qua biểu đồ ta thấy: Có 4/18 mẫu có hàm lượng Cr+6 vượt quy chuẩn cho phép quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Hàm lượng Cr+6 dao động từ 0,01 – 0,1 mg/l. Hàm lượng Cr+6 vượt nhỏ nhất tại điểm NM04 ( 0,048 mg/l ) và vượt lớn nhất tại điểm NM16 ( 0,1 mg/l ), vượt quy chuẩn cho phép từ 1,2 – 2,5 lần.
  63. 55 Hàm lượng Coliform: 10000 9000 Tháng 8000 5/2018 7000 6000 Tháng 9/2018 5000 4000 QCVN 08- 3000 MT:2015/B TNMT 2000 1000 0 Hình 4.11 Biểu đồ hàm lượng coliform trong nước mặt Qua biểu đồ ta thấy: Có 4/18 mẫu có hàm lượng Coliform vượt quy chuẩn cho phép quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Hàm lượng Coliform dao động từ 110 – 9300 MPN/100ml và có sự chênh lệch khá lớn giữa các mẫu. Hàm lượng Coliform vượt lớn nhất tại các điểm NM02, NM05, NM07 ( 9300 mg/l ) và vượt nhỏ nhất tại điểm NM06 ( 9000 mg/l), vượt quy chuẩn cho phép từ 1,2 – 1,24 lần. Nhận xét chung : Dựa vào bảng kết quả phân tích và biểu đồ so sánh ta thấy chất lượng nguồn nước mặt ở thị xã Sơn Tây đang có dấu hiệu bị ô nhiễm so với QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Có 17/18 mẫu nước mặt vượt quy chuẩn cho phép, còn lại mẫu nước mặt ở Hồ Cây xanh có các chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột B1. Các chỉ tiêu vượt quy chuẩn cho phép như BOD5, COD, Amoni, TSS, Phosphat, Coliform vượt từ 1,2 – 18,7 lần. Hàm lượng các chỉ tiêu phân tích giữa các điểm và các đợt lấy mẫu có sự chênh lệch khá lớn.
  64. 56 4.3. Bước đầu xác định các tác nhân ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt - Hoạt động trồng trọt: Ngành trồng trọt là ngành sử dụng nhiều phân chuồng, thuốc hoá học và phân bón hoá học rất lớn gây ảnh hưởng lớn tới môi trường nước, trong đó có nhiều độc tố gây ô nhiễm môi trường. Bảng 4.7: Lượng phân chuồng, phân hóa học, thuốc BVTV sử dụng trong năm 2016- 2018 Loại 2016 2017 2018 phân, TT thuốc Đơn vị Vụ Vụ Vụ Vụ Vụ Vụ BVTV mùa chiêm mùa chiêm muà chiêm sử dụng 1 Lượng Tấn/vụ 68.200 66.376 60.093 60.093 51.475 50.666 phân chuồng 2 Tổng Tấn/vụ 5.425 5.377 5.553 5.518 5.551 5.658 lượng phân hóa học 3 Lượng Kg/vụ 9.362 9.464 9.543 9.627 9.514 9.738 thuốc BVTV ( Nguồn: Thống kê phòng TNMT thị xã Sơn Tây- Hà Nội) Lượng phân chuồng được sử dụng hàng năm 90.500 ÷ 134.500 tấn. Phân đạm Urê khoảng 3.600 ÷ 4.000 tấn. Phân lân khoảng 5.500 ÷ 6.000 tấn. Phân Kali 1.800 ÷ 2.000 tấn. Tổng lượng thuốc hóa học sử dụng trên toàn địa bàn huyện cao, năm 2016 là 10.800 tấn năm 2018 là 11.200 tấn. Lượng thuốc BVTB 18÷ 20 tấn. Ô nhiễm môi trường dất và nguồn nước bởi thuốc BVTV
  65. 57 và phân bón hóa học là hiện tượng phổ biến trong các vùng nông nghiệp thâm canh trên thế giới. Trong quá trình sử dụng thuốc bả vệ thực vật và phân hóa học, một lượng đáng kể thuốc và phân không được cây tiếp nhận. Chúng sẽ lan chuyền và tích lũy trong nước và các sản phẩm nông nghiệp dưới dạng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón, Với môi trường nước làm mất cân bằng dinh dưỡng, làm đảo lộn cân bằng sinh thái do sử dụng tuốc trừ sâu. - Hoạt động chăn nuôi: Bước đầu nghiên cứu, nhận định có thể do tập tục chăn thả gia súc, gia cầm quanh bờ đê của hồ và xây dựng các chuồng trại chăn thả trâu bò gần cạnh ao, hồ. Nước thải chăn nuôi của các hộ dân này không được xử lý mà thải trược tiếp ra ao, hồ. Loại nước thải này chứa nhiều chất hữu cơ, khi thải trực tiếp ra xong sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng làm cho nguồn nước mặt bị ô nhiễm, gây mùi khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân quanh khu vực. - Nước thải sinh hoạt khu vực đô thị, từ khu dân cư: Nước thải sinh hoạt (nước thải vệ sinh) từ các hộ gia đình, khu tập thể, trường học đều đã được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại và đi ra đường cống chung của thị xã và thải ra sông. Tuy nhiên, do tình trạng dân số phát triển và nhịp độ xây dựng ngày một nhiều đã làm thu hẹp dòng chảy và gây ảnh hưởng đến tốc độ thoát nước. - Nước thải y tế từ các bệnh viện, phòng khám y tế: Thị xã Sơn Tây có 05 bệnh viện, 19 trạm y tế và các phòng khám. Ngoài ra còn có một hệ thống các viện, phòng khám tư nhân, hàng ngày thải ra một lượng nước thải y tế lớn. Nước thải sinh ra trong quá trình khám chữa bệnh: phát sinh từ nhiều khâu, nhiều quá trình khác nhau trong bệnh viện: + Nhà vệ sinh chứa hàm lượng chất hữu cơ lớn và một lượng lớn vi khuẩn. + Nước thải khu phẫu thuật chứa máu và bệnh phẩm. + Nước thải khu chụp X–quang và rửa phim: chứa kim loại nặng và chất phóng xạ.
  66. 58 + Nước thải khu xét nghiệm chứa nhiều vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Nước thải sinh hoạt của cán bộ bác sĩ, y tá, công nhân viên, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. - Ngoài ra, do tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng phát triển kéo theo các khu công nghiệp được thành lập. Do đó lượng nước thải do hoạt động công nghiệp ngày càng nhiều và chưa được xử lý triệt để thải trực tiếp ra môi trường hay các con sông gây ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước mặt. 4.4. Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã Sơn Tây-Hà Nội Biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên nước mặt cùng với xử lý ô nhiễm thường được phối hợp lẫn nhau. Trên cơ sở tìm hiểu những nguyên nhân gây ô nhiễm cũng như những tác động tới chất lượng nước mặt và những tồn tại trong hệ thống quản lý môi trường nước mặt trên các ao hồ thị xã Sơn Tây, tôi xin đề xuất một số giải pháp góp phần cải thiện chất lượng nước mặt trên các ao hồ thị xã Sơn Tây. 4.4.1. Các giải pháp về quản lý Cần có những giải pháp đồng bộ về quản lý như quy hoạch, sử dụng và bảo vệ môi trường nước của địa phương, thực hiện kiểm soát, thanh tra, kiểm tra thường xuyên các nguồn thải và quan trắc môi trường, nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ môi trường, áp dụng các biện pháp kinh tế a, Công tác quản lý của cơ quan chức năng - Cần phối hợp giữa các ngành và chính quyền địa phương huyện xã để quản lý nước mặt phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững. - Đào tạo, nâng cao kiến thức về môi trường cho cán bộ từ cấp thị xã xuống cấp xã, tổ dân phố. b, Thực hiện kiểm soát, thanh tra, kiểm tra, quản lý thường xuyên các nguồn thải Tập trung các biện pháp, giải quyết dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các cơ sở
  67. 59 gây ô nhiễm trên địa bàn theo Nghị định số 179/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Kịp thời thông báo nhắc nhở, kể cả việc đưa lên phương tiện thông tin đại chúng đối với các đơn vị gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Rà soát, điều tra bổ sung và áp dụng các biện pháp phòng ngừa, xử lý các nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường nước. - Nguồn thải sinh hoạt: + Tăng cường đầu tư triển khai mô hình thu gom và xử lý rác thải tại khu vực nông thôn nhằm xây dựng chương trình nông thôn mới. + Tại các khu dân cư, đầu tư triển khai hệ thống thu gom và đặt các trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung ở đó. + Nâng cao kiến thức của người dân về kiến thức môi trường, tác động của con người gây ô nhiễm môi trường và hậu quả của nó thông qua phương tiện thông tin đại chúng, các hoạt động tuyên truyền, ngày chủ nhật xanh - Các nguồn thải khác: + Đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp: Hạn chế sử dụng hóa chất độc hại, thuốc bảo vệ thực vật, phân chưa qua ủ trong sản xuất nông nghiệp, thay bằng các biện pháp phòng trừ dịch hại an toàn, phân bón đã qua ủ để phòng tránh các tác động xấu tới môi trường đất, môi trường nước.Tuyên truyền, giáo dục ý thức của nông dân trong việc thu gom các chai, lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng. Danh sách các thuốc độc hại, cấm sử dụng phải được tuyên truyền rộng rãi tới tất cả các hộ nông dân. + Đối với việc chăn nuôi gia súc, gia cầm: Cần phải có hệ thống thu gom nước thải tập trung và xử lý riêng, tránh tình trạng thải bừa bãi ra ruộng, vườn, ao, hồ Chất thải rắn cần thu gom và vứt theo đúng quy định.Xóa bỏ việc nuôi vịt đàn thả trên sông và những khu vực gần nguồn cấp nước sinh hoạt của người dân. Hướng dẫn về việc xử lý nước thải chăn nuôi cho những hộ căn nuôi lớn trong khu vực.
  68. 60 + Đối với sự ảnh hưởng của các bãi rác: Rác thải sinh hoạt phải được thu gom và xử lý đúng nơi quy định. Tại các khu dân cư, nên xây dựng các hố thu gom rác đúng tiêu chuẩn. Vận động người dân vứt rác đúng nơi quy định. 4.4.2. Giải pháp về mặt công nghệ, kỹ thuật Nước có thể được xem là hàng hóa nên phải nhanh chóng cây dựng các chính sách về nước nhằm gắn chặt công tác đầu tư, xây dựng, khai thác, sử dụng tài nguyên nước: - Phí xả thải vào nguồn nước: phí xả thải đối với nguồn ô nhiễm điểm. Việc thực hiện loại phí này phản ánh nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Do vậy không chỉ các cơ sở sản xuất có nước thải xả thải ra môi trường phải chịu phí mà ngay cả những người gây ô nhiễm môi trường đều phải chịu phí kể cả các hộ gia đình xả nước thải sinh hoạt của mình. - Giấy phép xả thải: là một loại giấy phép nhằm giới hạn mức nước thải cho phép được xác định trên cơ sở khả năng tiếp nhận chất thải của môi trường, được chia thành các định mức (côta) và phân cho các cơ sở được quyền phát thải trong khu vực. Các cơ sở có giấy phép xả thải chỉ được quyền phát thải theo hạn ngạch nếu vượt sẽ bị xử phạt theo quy định. - Tăng cường đầu tư, sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước chi cho công tác điều tra, đánh giá, dự báo diễn biến chất lượng tài nguyên nước và quy hoạch khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước. 4.4.3. Tuyên truyền, nâng cao ý thức cộng đồng - Tăng cường công tác giáo dục môi trường ở mọi cấp độ, mọi cộng đồng dân cư, làm cho họ có nhận thức đúng và tự nguyện thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường: + Nhận thức được tác hại của thuốc BVTV, sử dụng và bảo quản một cách hợp lý, xử lý bao bì, hóa chất dư thừa sau khi sử dụng một cách khoa học. + Thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, không vứt rác bừa bãi ra ngoài môi trường. + Đối với các trang trại chăn nuôi cần khuyến khích chăn nuôi theo mô hình mới thân thiện với môi trường, xây dựng và lắp đặt hệ thống xử lý chất thải.
  69. 61 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Nước mặt khu vực thị xã Sơn Tây có trữ lượng nước rất phong phú. Các sông, hồ lớn chảy qua địa phận thị xã gồm sông Hồng, sông Tích, hồ Đồng Mô Tuy nhiên, hiện trạng môi trường nước trong các ao hồ trên địa bàn đang diễn biến khá phức tạp, tình trạng ô nhiễm nước từ các làng nghề, nhà máy, nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, nước thải từ các cánh đồng sản xuất nông nghiệp, từ các trang trại chăn nuôi, lạm dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật là những nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước mặt trên địa bàn huyện. - Hiện nay nguồn nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân trên địa bàn chủ yếu từ nước máy. Nguồn nước thải trong sinh hoạt và hoạt công nghiệp được thải ra sông, hồ làm cho sông, hồ bị ô nhiễm nhẹ. Các sông, hồ, ao này đóng vai trò thoát nước cho các khu dân cư nên chất lượng nước không ảnh hưởng trực tiếp đối với đời sống nhân dân. Tuy nhiên, sự ô nhiễm của các sông hồ có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt của thị xã. - Chất lượng nước mặt tại hầu hết các phường trên địa bàn quận có dấu + 6+ hiệu ô nhiễm hàm lượng các chất như BOD5, COD, TSS, NH4 , Mn, Cr - Hàm lượng BOD5, COD, TSS, vượt từ 1,2 – 16,7 lần, đang ở mức cảnh báo với hàm lượng dao động từ 0,04 – 3,04 mg/l. - Các chỉ tiêu bị ô nhiễm đa phần là các chất hữu cơ gây phú dưỡng nguồn nước nên có thể suy đoán nguyên nhân phần lớn đến từ nước thải và rác thải sinh hoạt. Nguyên nhân chính của hiện tượng trên có lẽ là do chưa kiểm soát được các nguồn thải và chưa quan tâm, đầu tư thoả đáng cho các hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt trong khu vực dân cư, mà các sông chính trong khu vực quận hiện nay vốn là sông tiêu thoát nước của thành phố chính là nơi tiếp nhận các nguồn thải này. Các hồ trong khu vực quận cũng có
  70. 62 dấu hiệu ô nhiễm nhẹ do bị ô tác động từ các nguồn thải của dân cư sống xung quanh các hồ này. Để nâng cao được chất lượng môi trường nước nói riêng và bảo vệ môi trường tại thị xã Sơ Tây nói chung thì cần có một số giải pháp về khoa học công nghệ cùng với việc tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân 5.2. Kiến nghị - Đối với các cấp chính quyền: 1. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án nhằm giải quyết các vấn đề bức xúc về môi trường nước thuộc phạm vi quản lí của bộ ngành địa phương. 2. Tăng cường thực thi pháp luật về BVMT nước, các hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường, công tác thanh tra, kiểm tra, cưỡng chế tuân thủ pháp luật về BVMT nước. 3. Tăng cường công tác quản lí nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng tài nguyên nước, bảo vệ tính toàn vẹn của dòng sông và các nguồn nước; chủ động phòng chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước và giảm thiểu ô nhiễm tác hại, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra trên địa bàn thị xã. 4. Đầu tư xây dựng hệ thống xử lí nước thải, bãi rác thải tập trung đạt quy chuẩn ở từng địa phương. 5. Tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân trong BVMT nói chung và nước mặt nói riêng, quản lí trặt trẽ hóa chất BVTV, nâng cao kiến thức sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp, khuyến khích các mô hình chăn nuôi sạch, thân thiện môi trường. - Đối với các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề: 1. Nghiêm chỉnh chấp hành luật BVMT, thực hiện đúng Cam kết BVMT, xây dựng, lắp đặt các hệ thống xử lý chất thải nhằm hạn chế thấp nhất chất thải ra ngoài môi trường.
  71. 63 2. Khuyến khích áp dụng các phương pháp sản xuất thân thiện với môi trường, tái chế, tái sử dụng chất thải, tiết kiệm nguyên liệu. 3.Tuyên truyền, nâng cao ý thức cho toàn bộ nhân viên, cán bộ trong công ti, nhà máy trong việc giữ gìn môi trường chung, đưa ra các chế tài xử phạt và khen thưởng thích hợp đối với cá nhân, tổ chức thực hiện tốt công tác BVMT. - Đối với cộng đồng dân cư trong địa bàn thị xã: 1. Tự giác thực hiện các hành động bảo vệ môi trường, thu gom, phân loại và xử lí các chất thải sinh hoạt một cách hợp lí, hạn chế sử dụng túi nilong, chai nhựa khó phân hủy. 2. Đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp: cần tham khảo, nâng cao hiểu biết về liều lượng, tác dụng cũng như tác hại của thuốc BVTV đối với sức khỏe con người và môi trường. 3. Đối với hoạt động chăn nuôi,các trang trại nhỏ lẻ, khuyến khích sử dụng mô hình chăn nuôi sạch, thân thiện môi trường. Chất thải chăn nuôi cần được xử lý triệt để, và có hệ thống thoát nước, xử lý nước thải. Sử dụng các phương pháp sinh học, các chế phẩm vi sinh trong xử lý phân chuồng.
  72. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1. UBND thị xã Sơn Tây ( 2018 ), Báo cáo công tác BVMT thị xã Sơn Tây năm 2018. 2. UBND thị xã Sơn Tây ( 2018 ), Báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công năm 2019 số 514/BC-UBND của UBND thị xã Sơn Tây ngày 22/10/2018. 3. UBND thị xã Sơn Tây ( 2018 ), Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, 03 tháng đầu năm và các nhiệm vụ trọng tâm năm 2018 số 159/BC-UBND ngày 13/04/2018 của thị xã Sơn Tây. 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), QCVN 08:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. 5. Lương Văn Hinh, Đỗ Thị Lan, Dư Ngọc Thành, Nguyễn Thanh Hải (2015), Giáo trình Ô nhiễm môi trường, Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên. 6. Nguyễn Thị Lợi (2010), Bài giảng cơ sở Khoa học Môi trường, NXB Đại học Thái Nguyên. 7. Hà Đình Nghiêm (2014), Bài giảng Quản lý tài nguyên nước và khoáng sản, Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên. 8. Phạm Hồng Đức Phước (2005), Thực trạng ô nhiễm môi trường trong hoạt động nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội. 9. Quốc Hội 13 (2014), số 55/2014/QH13 Luật bảo vệ môi trường II. Internet 10. “Ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước đối với sức khoẻ con người” ảnh-hưởng- củanguồn-nước-đến-sức-khỏe-con-người.aspx. 11. Cục quản lý tài nguyên nước (2015), “Tài nguyên nước của Việt Nam”
  73. cuaCuc-Tin-lien-quan/Dan-kho-vi-nuoc-ho-o-nhiem-3960 12. Luận văn.net.vn, “Chuyên đề quản lý nguồn nước mặt” 36383/ 13. Nước sinh hoạt gia đình, “Vai trò của nước đối với đời sống” 14. Tủ sách khoa học, “Nước đóng vai trò quan trọng như thế nào?” ước_đóng_vai_trò_quan_trọ ng_như_thế_nào%3F 15. Tủ sách khoa học, “Tiêu chuẩn môi trường là gì? êu_chuẩn_môi_trường_là_gì %3F 16. Wikipedia, “Tài nguyên nước” ài_nguyên_nước
  74. Phụ lục 1: Bảng : Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT Gía trị giới hạn Đơn TT Thông số A B Vị A1 A2 B1 B2 1 pH - 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9 2 Ôxy hòa tan(DO) mg/l ≥6 ≥5 ≥4 ≥ 2 3 Tổng chất rắn lơ lửng(TSS) mg/l 30 50 100 4 COD mg/l 10 15 30 50 0 5 BOD5(20 C) mg/l 4 6 15 25 + 6 Amoni(NH 4) (tính theo N) mg/l 0,1 0,2 0,5 1 7 Clorua (Cl-) mg/l 250 400 600 - 8 Florua (F-) mg/l 1 1,5 1,5 2 - 9 Nitrit (NO 2) (tính theo N) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05 - 10 Nitrat (NO 3) (tính theo N) mg/l 2 5 10 15 3- 11 Phosphat (PO4 )(tính theo p) mg/l 0,1 0,2 0,3 0,5 12 Xianua (CN-) mg/l 0,005 0,01 0,02 0,02 13 Asen (As) Mg/l 0,01 0,02 0,05 0,1 14 Cadimi ( Cd ) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,01 15 Chì ( Pb ) mg/l 0,02 0,02 0,05 0,05 16 Crom III ( Cr3-) mg/l 0,05 0,1 0,5 1 17 Crom VI ( Cr6+) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05 18 Đồng ( Cu ) mg/l 0,1 0,2 0,5 1 19 Kẽm ( Zn ) mg/l 0,5 1,0 1,5 2 20 Niken ( Ni ) mg/l 0,1 0,1 0,1 0,1 21 Thủy ngân ( Hg ) mg/l 0,001 0,001 0,001 0,001 22 Sắt ( Fe ) mg/l 0,5 1 1,5 2 23 Chất hoạt động bề mặt mg/l 0,1 0,2 0,4 0,5 24 Tổng dầu, mỡ ( oils, grease ) mg/l 0,01 0,02 0,1 0,3 25 Phenol ( tổng số ) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,02 26 Hóa chất bảo vệ thực vật Clo hữ cơ Aldrin + Dieldrin µg/l 0,002 0,004 0,008 0,01 Endrin µg/l 0,01 0,012 0,014 0,02 BHC µg/l 0,05 0,1 0,13 0,015 DDT µg/l 0,001 0,002 0,004 0,005 Endosunfan µg/l 0,005 0,01 0,01 0,02 Lindan µg/l 0,3 0,35 0,38 0,4 Chlordane µg/l 0,01 0,02 0,02 0,03
  75. Heptachlor µg/l 0,01 0,02 0,02 0,05 27 Hóa chất trừ cỏ 2,4 D µg/l 100 200 450 500 2,4,5 T µg/l 80 100 160 200 Paraquat µg/l 900 1200 1800 2000 28 Hóa chất bảo vệ thực vật Phospho hữu cơ Paration µg/l 0,1 0,2 0,4 0,5 Malation µg/l 0,1 0,32 0,32 0,4 29 Tổng hoạt độ phóng xa α Bq/l 0,1 0,1 0,1 0,1 30 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1,0 1,0 1,0 1,0 31 E. Coli MPN/ 20 50 100 200 100ml 32 Coliform MPN/ 2500 5000 7500 10000 100ml (Nguồn: QCVN 08:2008/BTNMT do Ban soạn thảo quy chẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biên soạn, Tổng Cục Môi Trường và Vụ Pháp Chế trình duyệt,ban hành theo Quyết Định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường).