Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường nước ao rô phi giống tại Trung tâm đào tạo nghiên cứu và phát triển thủy sản vùng Đông Bắc

pdf 49 trang thiennha21 13/04/2022 7530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường nước ao rô phi giống tại Trung tâm đào tạo nghiên cứu và phát triển thủy sản vùng Đông Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hien_trang_moi_truong_nuoc_ao_ro_phi_gion.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường nước ao rô phi giống tại Trung tâm đào tạo nghiên cứu và phát triển thủy sản vùng Đông Bắc

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  NGUYỄN THANH TUẤN Tên đề tài: “ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC AO NUÔI CÁ RÔ PHI GIỐNG TẠI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN VÙNG ĐÔNG BẮC ” Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  NGUYỄN THANH TUẤN Tên đề tài: “ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC AO CÁ RÔ PHI GIỐNG TẠI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN VÙNG ĐÔNG BẮC ” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Lớp : K47 - KHMT Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Dương Thị Minh Hòa Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của Khoa Môi Trường đồng thời được sự tiếp nhận của Trung tâm Đào tạo, nghiên cứu và Phát triển thủy sản vùng Đông Bắc (TTTS) – trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường nước ao cá rô phi giống tại trung tâm đào tạo nghiên cứu và phát triển thủy sản vùng Đông Bắc”. Để hoàn thành Khóa luận này em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Môi trường. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Dương Thị Minh Hòa là những người đã hướng dẫn, chỉ bảo em tận tình để hoàn thành tốt bài khóa luận này. Em xin cảm ơn các cán bộ, công nhân viên tại trung tâm đã tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực tập tại đây. Cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian học tập rèn luyện và thực tập tốt nghiệp. Do thời gian thực tập ngắn, trình độ chuyên môn còn hạn chế bản thân còn thiếu kinh nghiệm nên khóa luận không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để khóa luận hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Nguyễn Thanh Tuấn
  4. ii MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4 2.1. Giới thiệu khái quát về cá rô phi 4 2.1.1. Cá rô phi 4 2.2. Tình hình nuôi trồng cá rô phi trên thế giới và Việt Nam 5 2.2.1. Tình hình nuôi trồng cá rô phi trên thế giới 5 2.2.2. Tình hình nuôi trồng cá rô phi của Việt Nam 5 2.3. Cơ sở khoa học của đề tài 6 2.3.1. Một số khái niệm về môi trường 6 2.3.2. Một số khái niệm và phân loại về nuôi trồng thủy sản 7 2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước nuôi trồng thủy sản 8 2.3.4. Môi trường nước nuôi trồng thủy sản 13 2.4. Cơ sở pháp lý 13 2.5. Các nguyên nhân có thể gây ra ô nhiễm môi trường nước nuôi trồng thủy sản và các phương pháp xử lý 15 2.5.1. Các nguyên nhân có thể gây ra ô nhiễm môi trường nước nuôi trồng thủy sản 15 2.5.2. Một số giải pháp xử lý môi trường nước nuôi trồng thủy sản 15 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 19 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 19 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 19
  5. iii 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 19 3.3. Đề tài tiến hành các nội dung sau 19 3.4. Phương pháp nghiên cứu 20 3.4.1. Điều tra khảo sát thực địa 20 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu 20 3.4.3. Phương pháp phân tích 20 3.4.4. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu 20 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22 4.1. Khái quát về trung tâm Đào tạo, nghiên cứu và Phát triển thủy sản vùng Đông Bắc – trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên (TTTS) 22 4.1.1. Vị trí địa lý 22 4.1.2. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của Trung Tâm Thủy Sản 22 4.2. Tìm hiểu khái quát về hoạt động ao nuôi cá rô phi của Trung Tâm Thủy Sản . 25 4.2.1. Quy trình kỹ thuật nuôi 25 4.2.2 .Công tác nuôi trồng thủy sản của TTTS trường ĐHNLTN 27 4.3. Đánh giá hiện trạng môi trường nước ao nuôi cá rô phi tại TTTS 28 4.3.1. Đánh giá hiện trạng môi trường nước nuôi cá rô phi đợt tháng 2/2019 29 4.3.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước nuôi cá rô phi đợt tháng 3/2019 30 4.3.3. Đánh giá hiện trạng môi trường nước nuôi cá rô phi đợt tháng 4/2019 31 4.3.4. Diễn biến chất lượng môi trường nước tại các ao nuôi cá rô phi 32 4.4. Đề suất giải pháp giảm thiểu các tác nhận có thể gây ra ô nhiễm nước trong khu vực nuôi trồng thủy sản 35 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 37 5.1. Kết luận 37 5.2. Kiến nghị 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
  6. iv DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Nồng độ BOD trong các môi trường nước khác nhau 11 Bảng 4.1. Diện tích các ao nuôi và loài cá nuôi trong ao 24 Bảng 4.2. Một số cá thương phẩm của trung tâm 25 Bảng 4.3. Mật độ nuôi các loài cá trong trại cá 26 Bảng 4.4. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước ao nuôi cá rô phi tháng 2/2019 29 Bảng 4.5. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước ao nuôi cá rô phi tháng 3/2019 30 Bảng 4.6. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước ao nuôi cá rô phi tháng 4/2019 31
  7. v DANH MỤC HÌNH Hình 4.1. Biểu đồ diễn biến chỉ tiêu pH trong nước ao nuôi cá rô phi 32 Hình 4.2. Biểu đồ diễn biến chỉ tiêu DO trong nước ao nuôi cá rô phi 32 Hình 4.3. Biểu đồ diễn biến chỉ tiêu TSS trong nước ao nuôi cá rô phi 33 Hình 4.4. Biểu đồ diễn biến chỉ tiêu BOD5 trong nước ao nuôi cá rô phi 33 Hình 4.5. Biểu đồ diễn biến chỉ tiêu COD trong nước ao nuôi cá rô phi 34 Hình 4.6. Biểu đồ diễn biến chỉ tiêu Cl- trong nước ao nuôi cá rô phi 34
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Viết đầy đủ NTTS Nuôi trồng thủy sản BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường ĐHNLTN Đại học Nông Lâm Thái Nguyên ĐHTN Đại học Thái Nguyên KTX Ký túc xá QCVN Quy chuẩn Việt Nam TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TT Trung tâm TTNTTS Trung tâm nuôi trồng thủy sản TTTS Trung tâm thủy sản
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Môi trường là nơi con người khai thác nguồn vật liệu và năng lượng cần thiết cho hoạt động sống để tồn tại và phát triển. Các sản phẩm do con người sản xuất đều bắt nguồn từ các dạng vật chất tồn tại trên trái đất và không gian bao quanh trái đất. Môi trường nước chiếm ¾ diện tích trái đất, là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, là yếu tố không thể thiếu cho sự sống, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Tuy nhiên, con người đã từng coi tài nguyên nước là vô hạn nên sử dụng một cách lãng phí và thiếu hiệu quả. Không chỉ vậy những hoạt động sống của con người, các quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, thân canh nông nghiệp làm cho các nguồn nước mặt nước ngầm bị ô nhiễm nặng nề dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng đó là: bệnh tật, đói nghèo, chiến tranh, do thiếu nước sạch. Mặc dù công tác bảo vệ môi trường đã nhận được các cấp các ngành, các cơ quan đoàn thể cũng như toàn thể nhân dân song hiệu quả của công tác bảo vệ môi trường vẫn chưa cao, vấn đề ô nhiễm và suy thoái môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường nước nói riêng ngày càng trở nên bức xúc. Tài nguyên nước là có hạn và đang chịu một sức ép nghiêm trọng trước tình trạng ô nhiễm và sử dụng quá mức cho phép. Đây là hậu quả chung của các yếu tố: dân số gia tăng, phát triển kinh tế, các hoạt động nuôi trồng thủy sản Trung tâm Đào tạo, nghiên cứu và Phát triển thủy sản vùng Đông Bắc tiền thân là trại Thực tập - Thí Nghiệm được thành lập năm 1969. Từ khi thành lập đến nay, trung tâm đã đạt được nhiều thành tựu trong đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ Nông lâm nghiệp và Thủy sản cho khu vực phía vùng núi phía Bắc.
  10. 2 Sứ mệnh của trung tâm là đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên, nghiên cứu và chuyển giao KHCN trong lĩnh vực Thủy sản và Nông nghiệp, Nông thôn, góp phần phát triển kinh tế xã hội các tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam. Xuất phát từ thực trạng chung của việc sử dụng nước nuôi cá tại trung tâm Đào tạo, nghiên cứu và Phát triển thủy sản vùng Đông Bắc – trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, để đánh giá chất lượng nước đang sử dụng, để tìm ra những nguyên nhân có thể gây ô nhiễm, qua đó đưa ra một số giải pháp để phòng ngừa, giảm thiểu những nguy cơ ô nhiễm, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch tại khu vực nuôi cá. Vì những lý do trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường nước ao rô phi giống tại Trung tâm đào tạo nghiên cứu và phát triển thủy sản vùng Đông Bắc”. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Khái quát về trung tâm Đào tạo, nghiên cứu và Phát triển thủy sản vùng Đông Bắc. - Tìm hiểu về hoạt động nuôi cá rô phi của Trung tâm thủy sản. - Đánh giá chất lượng môi trường nước nuôi cá rô phi tại Trung tâm thủy sản. - Đề xuất được giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu nguyên nhân có thể gây ra ô nhiễm tại Trung tâm thủy sản. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Tạo cơ hội tốt cho việc áp dụng và thực hành những kiến thức đã được học trên giảng đường vào thực tế. - Nâng cao hiểu biết của bản thân và trau dồi thêm kiến thức thực tế. - Trau dồi, tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường. - Bổ xung tư liệu cho học tập.
  11. 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Phản ánh thực trạng về môi trường nước trong ao nuôi cá rô phi tại trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên. - Cảnh báo các vấn đề cấp bách và nguy cơ tiềm tàng gây suy thoái môi trường nước nuôi cá rô phi - Nâng cao chất lượng môi trường nước phục vụ cho việc nuôi cá rô phi.
  12. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Giới thiệu khái quát về cá rô phi 2.1.1. Cá rô phi Cá rô phi là tên gọi chỉ chung cho các loài cá nước ngọt phổ biến, sống tại các sông suối, kênh rạch, ao hồ, đây là giống cá thuộc họ Cichlidae gồm có nhiều chủng, có nguồn gốc phát sinh từ châu Phi và Trung Đông. Một trong những loài đặc hữu của họ cá này là Cá rô phi đỏ (Oreochromis sp), cá rô phi xanh (Oreochromis aureus) và rô phi vằn (Oreochromis niloticus). Là loài cá có giá trị kinh tế và thông dụng trong bữa ăn, cá rô phi được du nhập đi nhiều nơi và nhiều loài đã trở thành loài xâm lấn. Cá rô có thân hình màu hơi tím, vảy sáng bóng, có 9-12 sọc đậm song song nhau từ lưng xuống bụng. Vây đuôi có màu sọc đen sậm song song từ phía trên xuống phía dưới và phân bổ khắp vi đuôi. Vi lưng có những sóc trắng chạy song song trên nền xám đen. Viền vi lưng và vi đuôi có màu hồng nhạt. Giữa con cái và con đực có tốc độ lớn khác nhau. Thường thì con đực lớn nhanh hơn con cái từ 15-18% sau 4 tháng nuôi. Cá rô phi sử dụng được hầu hết các loại thức ăn tự nhiên, mùn bã hữu cơ trong ao nuôi, rô phi vừa có tác dụng tiêu diệt các loại động vật nhỏ mang mần bệnh vừa có tác dụng làm sạch môi trường và cho sản phẩm có giá trị. Khi còn nhỏ, cá rô phi ăn sinh vật phù du (tảo và động vật nhỏ) là chủ yếu (cá 20 ngày tuổi, kích thước khoảng 18mm). Cá rô phi dễ nuôi và chịu được ở những môi trường không thuận lợi. Nó có thể sống ở môi trường nước ngọt, nước lợ (mà có thể độ mặn tới 32%) và cả nước phèn nhẹ. Cá nói chung rất sợ nước bẩn nhưng con rô phi chịu được cả ở nguồn nước có hàm lượng amôniắc tới 2,4 mg/lít và lượng oxy chỉ có 1 mg/lít. Nó chịu nhiệt tới tận 42oC và chịu lạnh được tới 5oC. Giới hạn pH đối với chúng từ 5-10.
  13. 5 2.2. Tình hình nuôi trồng cá rô phi trên thế giới và Việt Nam 2.2.1. Tình hình nuôi trồng cá rô phi trên thế giới Được coi là đi đầu về nuôi cá rô phi ở khu vực (từ 1946) và đạt sản lượng cao nhất thế giới 80.000 tấn năm 1982. Năm 1999 chỉ còn 57.269 tấn (54 triệu USD), năm 2000 khoảng 50.000 tấn (60 triệu USD) và chiếm 24% sản lượng cá nuôi ở Đài Loan. Diện tích nuôi trên 8.300 ha (2000), có 1921 ha nuôi đơn trong ao, 5830 ha nuôi ghép trong ao. Về xuất khẩu: 1996 là 15.328 tấn, năm 1999 đạt 36.597 tấn và có 71% xuất sang Mỹ. Phương thức nuôi cá rô phi đỏ ở Đài Loan: nuôi đơn rô phi đỏ trong bể ximent hình bát giác (tám cạnh) 100 m2, với nước tuần hoàn và sục khí. Cỡ cá thả 100 – 200 gam, mật độ 50 – 100 con/ m2. Dùng thức ăn công nghiệp 3 – 4 lần/ ngày. Sau 3 – 4 tháng nuôi thu hoạch được 3 – 4 tấn/ bể, cỡ cá trung bình 600 gam, tỉ lệ sống 90% và hệ số thức ăn 1,2 – 1,4. Ngoài ra còn nuôi trong bè 2,5 m, cỡ mắt lưới bao quanh bè 1 cm. Cá thả 20 – 30 gam/ con, mật độ 4.000 – 5.000 con/ bè. Dùng thức ăn viên cho ăn 3 lần một ngày. Cá đạt cỡ thương phẩm 600 gam sau 4 – 5 tháng nuôi. Sản lượng 1 bè 4,3 – 5,4 tấn/ 2 vòng nuôi một năm. 2.2.2. Tình hình nuôi trồng cá rô phi của Việt Nam Việt Nam là một nước nằm bờ tây của Biển Đông , là một biển lớn của Thái Bình Dương, có diện tích khoảng 3.448.000km2, có đường bờ biển dài 3260 km. Có vùng nội thủy, lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế rộng tạo nên nhiều vịnh và đầm phá thuận lợi cho việc neo đậu các tàu thuyền thuật lợi cho phát triển ngành khai thác thủy sản. Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc thuận lợi cho phát triển ngành nuôi trồng thủy sản.Sản lượng ngành thủy sản Việm liên tục tăng trong những năm qua với mức tăng trung bình khoảng 9,07% / năm.
  14. 6 Sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam trong năm 2015 đạt 3,533 ngàn tấn tăng 1,6% so với cùng kỳ. Mặc dù sản lượng thủy sản của năm qua tăng nhưng ngành thủy sản của nước ta năm qua gặp không ít khó khăn chủ yếu là vấn đề xuất khẩu. Sản lượng khai thác thủy sản trong tháng 5 năm 2016 ước đạt 248,5 nghìn tấn, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, khai thác biển đạt 233,6 nghìn tấn, tăng 1,7%, khai thác nội địa đạt 14,9 nghìn tấn, bằng 99,2% so với cùng kỳ. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2016, sản lượng khai thác thủy sản đạt 1.303,4 nghìn tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó sản lượng khai thác hải sản ước đạt 1.240,2 nghìn tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ. Sản lượng khai thác cá ngừ đại dương 5 tháng đầu năm 2016 tăng 7,1% so với cùng kỳ, ước đạt 9.605 tấn.Trên cơ sở đó nhà nước đã có những chính sách hỗ chợ cho các ngư dân trong khu vực chịu ảnh hưởng của sự cố môi trường để ngư dân có thể tiếp tục ra khơi bám biển. 2.3. Cơ sở khoa học của đề tài 2.3.1. Một số khái niệm về môi trường - Khái niệm môi trường: Theo khoản 1 điều 3 luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014, môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” [6]. - Khái niệm ô nhiễm môi trường: Theo khoản 8 điều 3 luật BVMT Việt Nam năm 2014 “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu tới con người, sinh vật” [6]. - Khái niệm ô nhiễm nguồn nước:
  15. 7 Ô nhiễm nước là sự thay đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học, thành phần sinh học của nước vi phạm tiêu chuẩn cho phép [5]. - Khái niệm Quy chuẩn kĩ thuật môi trường: Theo khoản 5 điều 3 luật bảo vệ môi trường 2014: “Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường” [6]. - Khái niệm tiêu chuẩn môi trường: Theo khoản 5 điều 3 luật bảo vệ môi trường 2014:“Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường” [6]. - Khái niệm về nguồn nước: Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng bao gồm sông suối kênh rạch, ao, hồ, đầm, phá, biển các tầng chứa nước dưới đất, mưa, bang, tuyết và các dạng tích tụ nước khác [3]. 2.3.2. Một số khái niệm và phân loại về nuôi trồng thủy sản - Khái niệm Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc viết tắt là FAO (tếng Anh: Food and Agriculture Organization of the United Nations) thì nuôi trồng thủy sản (aquaculture) là nuôi các thủy sinh vật trong môi trường nước ngọt và lợ/mặn., bao gồm áp dụng các kỹ thuật và quy trình nuôi nhằm nâng cao năng suất; thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể.[11] NTTS là bất kỳ phương tiện gì của con người nhằm cải thiện tăng trưởng của một thủy sinh vật nào đó trong một diện tích mặt nước nhất định. - Phân loại NTTS:
  16. 8 - Phân loại theo kỹ thuật hay hệ thống nuôi trồng; ví dụ: nuôi ao nước tĩnh, nuôi ao nước chảy, nuôi lồng, chuồng, bè. - Phân loại theo sinh vật được nuôi; ví dụ: nuôi cá, giáp xác (tôm, cua), nhuyễn thể ( hào, nghêu, sò), trồng rong biển. - Phân loại theo môi trường nuôi; ví dụ: nuôi ở nước ngọt, nước lợ, biển. - Phân loại theo đặc trưng riêng của môi trường nuôi: ví dụ: nuôi ở nước lạnh, nước ấm, vùng cao, vùng thấp, nội địa, vên bờ, cửa sông [9]. 2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước nuôi trồng thủy sản 2.3.3.1. Các chỉ tiêu vật lý a. Độ pH Là đại lượng toán học biểu thị nồng độ hoạt tính ion H+ trong nước, pH được sử dụng để đánh giá tính axit hay tính kiềm của dung dịch nước và được tính bằng công thức: pH= - log [H+] pH là một trong những thông số quan trọng và được sử dụng thường xuyên nhất trong hóa nước, dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước, chất lượng nước, đánh giá độ cứng của nước và trong nhiều tính toán về cân bằng axit bazo Sự thay đổi pH dẫn đến sự thay đổi thành phần hóa học của nước ( sự kết tủa, sự hòa tan, cân bằng cacbonat ) các quá trình sinh học trong nước. Giá trị pH của nguồn nước góp quyết định phương pháp xử lý nước. pH được xác định bằng máy đo pH hoặc phương pháp chuẩn độ. b. Nhiệt độ Nhiệt độ ảnh hưởng đến độ pH, đến các quá trình hóa học và sinh hóa xảy ra trong nước. Nhiệt độ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường xung quanh, thời gian trong ngày và các mùa trong năm. Nhiệt độ cần phải xác định tại chỗ (tại nơi lấy mẫu). c. Màu sắc Nước nguyên chất không có màu, màu sắc được tạo nên bởi các tạp chất trong nước ( thường do nước hữu cơ), một số ion vô cơ, một số loài thủy
  17. 9 sinh vật Màu sắc mạng tính chất cảm quan, các hợp chất hữu cơ có mùa trong nước cũng có thể tác dụng với clo tạo ra một số sản phẩm dộc hại như chloroform d. Độ đục Độ đục là mức độ ngăn cản ánh sang xuyên qua nước. Độ đục của nước có thể do nhiều loại chất lơ lửng bao gồm các loại có kích thước hạt keo đến những hệ phân tán thô gây nên như các chất huyền phù , các hạt cặn cát, các vi sinh vật. Nó cũng chứa nhiều thành phần hóa học như: Vô cơ, hữu cơ Độ đục cao biểu thị nồng độ nhiễm bẩn trong nước cao Ảnh hưởng đến quá trình lọc vì các lỗ hổng sẽ bị bịt kín Khử trùng ảnh hưởng đến độ đục Đơn vị đo độ đục: 1JTU = 1NTU = 1 mg SO2/l = 1 đơn vị độ đục Độ đục được đo bằng máy quang phổ, đơn vị: NTU, FTU Đo bằng trực quan đơn vị : JTU e. Tổng hàm lượng chất rắn (TS) Các chất rắn trong nước có thể là chất tan hay không tan. Các chất này bao gồm cả các chất vô cơ lẫn các chất hữa cơ. Tổng hàm lượng chất rắn (TS) là lượng khô tính bằng mg của phần còn lại sau khi lam bay hơi một lít mẫu nước trên nồi cách thủy rồi sấy khô ở 105oC cho tới khi khối lượng không đổi (mg/l). f. Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) Các chất rắn lơ lửng ( các chất huyền phù) là những chất rắn không tan trong nước. Tổng hàm lượng các chất lơ lửng ( TSS) là lượng khô của phần chất rắn còn lại trên giấy lọc sợi thủy tinh khi lọc một lít nước mẫu qua phễu lọc sợi thủy tinh sau đó sấy khô ở nhiệt độ 1050C cho đến khi khối lượng không đổi (mg/l). g. Tổng hàm lượng chất rắn hòa tan (TDS) Các chất rắn hòa tan là những chất tan được trong nước, boa gồm cả chất vô cơ lẫn chất hữu cơ. Hàm lượng các chất hòa tan (TDS) là lượng kho
  18. 10 của phần dung dịch khi lọc một lít nước mẫu qua phễu lọc có sợi thủy tinh sau đó sấy khô ở nhiệt độ 1050C cho đến khi khối lượng không đổi (mg/l) [3]. 2.3.3.2.Các chỉ tiêu hóa học a. Hàm lượng oxygen hòa tan (DO) DO là lượng oxi có trong nước được tính bằng mg/l hay % bão hòa dựa vào nhiệt độ. Oxi trong mặt nước dao động từ 0 mg/l đến 15 mg/l ở điều kiện nước đóng băng. DO có hàm lượng cao trong các dòng sông hồ, có nhiều loài sinh vật sinh sống trong đó. Khi DO ở trong nước thấp làm giảm khả năng sinh trương của động vật thủy sinh,thậm chí biến mất một số loài hoặc có thể gây chết một số loài nếu DO giảm đột ngột. Hàm lượng DO trong nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố như áp suất, nhiệt độ, thành phần hóa học của nguồn nước, số lượng vi sinh, thủy sinh vật, Hàm lượng DO có mối quan hệ mật thiết với các thông số như COD, BOD của nguồn nước. Nếu trong nước hàm lượng DO cao, các quá trình phân hủy các chất hữu cơ sẽ xảy ra theo hướng háo khí, còn nếu hàm lượng DO thấp thậm chí không còn thì quá trình phân hủy các chất hữu cơ sẽ xảy ra theo hướng hiếm khí. Phân tích DO cho ta đánh giá mức độ ô nhiễm nước và kiểm tra quá trình xử lý nước thải [3]. b. Nhu cầu oxigen hóa học (COD) COD là lượng oxygen cần thiết để oxi hóa hoàn toàn các chất hữu cơ khi mẫu nước được xử lý với chất oxi hóa mạnh (K2Cr2O7) trong điều kiện nhất định.[6]. Trong môi trường nước, khi quá trình oxi hóa sinh học xảy ra thì các vi khuẩn sử dụng oxygen hòa tan để oxi hóa các chất hữu cơ và 2- 2- chuyển hóa chúng thành các sản phẩm vô cơ bền vững như CO2, CO3 , SO4 , 2- - PO4 , NO3
  19. 11 COD giúp đánh giá chất lượng hữu cơ trong nước có thể bị oxi hóa bằng các chất hóa học ( tức là đánh giá mức độ ô nhiễm của nước), việc xác định COD có ưu điểm là cho kết quả nhanh ( Chỉ mất khoảng 10 phút nếu xác định bằng phương pháp permaganat).[3] c. Nhu cầu oxygen sinh hóa (BOD) BOD là lượng oxi cần thiết cho vi sinh vật để oxi hóa và ổn định các chất hữu cơ hoặc vô cơ trong nước, trong những điều kiện nhất định [5] Tương tự như COD, BOD cũng là một chỉ tiêu dùng để xác định mức độ nhiễm bẩn của nước. Trong môi trường nước, khi các quá trình oxi hóa sinh xảy ra thì các vy khuẩn sử dụng oxigen hòa tan để oxi hóa các chất hữu cơ và chuyển hóa chúng thành các sản phẩm vô cơ. Bảng 2.1: Nồng độ BOD trong các môi trường nước khác nhau Nồng độ BOD (ppm) Chất lượng 1-2 Rất tốt không có nhiều chất hữu cơ 3-5 Tương đối sạch 6-9 Hơi ô nhiễm` (Nguồn: Trương Quốc Phú –vũ Ngọc Út, 2011) d. NH3 Amoniac là sản phẩm chuyển hóa của các hợp chất chứa nitơ trong nước tự nhiên, do các chất thải công nghiệp và sinh hoạt. Amoniac rất độc với cá và động vật thủy sinh. Vì vậy, nó cần được giám sát chặt chẽ trong các ao hồ thả cá. + Khi nước có pH thấp ammoniac chuyển sang dạng muối amoni (NH4 ). Với sự có mặt của oxy, amoni chuyển thành nitrat theo phương trình: + - + NH4 + 2O2 → NO3 + H2O + 2H - e. Nitrat (NO3 ) Nitrat luôn luôn có mặt trong nước do sự phân hủy các loại rau cỏ tự nhiên, do việc sử dụng phân bón và quá trình phân hủy các hợp chất chứa nito trong nước cống và nước thải cống.
  20. 12 f. Kim loại nặng Kim loại nặng có trong nước do nhiều nguyên nhân: quá trình hòa tan các loại khoáng sản , các thành phần có sẵn trong tự nhiên hoặc sử dụng trong các công trình xây dựng. Kim loại nặng trong nước thường bị hấp thụ bởi các hạt sét, phù sa lở lửng trong nước. Các chất lơ lửng này dần dần rơi xuống làm cho nồng độ kim loại nặng trong trầm tích thường cao hơn nước rất nhiều [3]. 2.3.3.3. Chỉ tiêu vi sinh vật a. E.coli Trong nước thiên nhiên có nhiều loại vi trùng, siêu vi trùng, rong tảo và các loài thủy sinh khác. Tùy theo tính chất, các loài vi sinh vật trong nước có thể vô hại hoặc có hại , nhóm có hại bao gồm các loài vi trùng gây bệnh, các loại rong, rêu, tảo, nhóm này cần phải loại bỏ khỏi nước trước khi sử dụng. Các vi trùng gây bệnh như lỵ, thương hàn, dịch tả, thường khó xác định chủng loại. Trong chất thải của người và động vật luôn có vi khuẩn E.coli sinh sống và phát triển. Sự có mặt của E.coli trong nước chứng tỏ nguồn nước đã bị ô nhiễm bởi phân rác, chất thải của người và động vật. Như vậy có khả năng làm tổn hại các nguồn gây bệnh khác. Số lượng E.coli nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm bẩn của nguồn nước. b. Coliform Coliform là các vi khuẩn ở nhiệt độ 300C tạo thành các vi khuẩn lạc đặc trưng và có thể lên men lactoza kèm theo sự sinh hơi trong các điều kiện khai thác (theo TCVN 6262 : 1997). Coliform là những trực khuản Gram âm không sinh bào tử, hiếu khí hoặc kị khí tùy ý, có khả năng lên men lactose sinh axit hoặc sinh hơi ở 370C trong 24-48h. Coliform hiện diện rộng rãi trong tự nhiên, trong ruột người, và động vật. Coliform được coi là sinh vật chỉ thị. Số lượng hiện diện của chúng trong thực phẩm, nước hay các loại mẫu môi trường được dùng để chỉ thị khả năng hiện diện của các vi sinh vật gây bệnh khác.
  21. 13 2.3.4. Môi trường nước nuôi trồng thủy sản Nguồn nước phục vụ cho hoạt động nuôi trồng thủy sản của TTTS được lấy từ đoạn suối chảy qua trường ĐHNLTN, qua một chạm bơm nước và xử lý sơ bộ và bơm vào ao nguồn để đưa vào hệ thống ao khác của TTTS. Nguồn nước không qua xử lý mà lấy từ suối bơn thẳng vào ao nguồn và cung cấp cho hệ thống ao nuôi. Đoạn suối tiếp nhận nguồn nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình sống xung quanh khu vực đoạn suối chả qua. Nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý xả thẳng vào suối mang theo những nguy cơ gây ô nhiễm cho nguồn nước của đoạn suối này. + Tiếp nhận nguồn nước thải sinh hoạt từ khu vực KTX của trường ĐHTN. Các nước thải sinh hoạt đã qua xử lý nhưng chưa đảm bảo các chỉ tiêu về chất lượng môi trường nên nó cũng có khả năng gây ra ô nhiễm môi trường nước của suối. + Đoạn suối chảy qua rất nhiều nơi nên nó cuối theo những chất lơ lửng, những chất cặn bẩn, những ấu trùng gây bệnh, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước cung cấp cho hoạt động NTTS. Ao nguồn cung cấp nước cho hệ thống ao NTTS: Ao nguồn có nuôi cá trắm nên thường xuyên sử dụng bèo tấm được nuôi bằng phân từ chồng bò và nước thải vệ sinh chuồng bò của trại. Việc sử dụng bèo này làm gia tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước, [9] 2.4. Cơ sở pháp lý - Luật Bảo vệ Môi trường số: 55/2014/QH13 đã được Quốc hội khóa 13, kỳ hợp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014. Luật BVMT 2014 gồm 20 chương và 170 điều. Luật Bảo vệ Môi trường 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015. - Luật Tài nguyên nước của Quốc Hội số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012.
  22. 14 - Luật Thủy sản số 17/2003/QH11 Luật này đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003. Luật Thủy sản 2003 gồm 10 chương và 62 điều. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004. - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015 của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. - Quyết định số 332/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ: ngày 03/3/2011 phê duyệt đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020. - Quyết định số 5204/QĐ-BNN-TCTS của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày 05/12 /2014 phê duyệt dự án quan trắc môi trường phục vụ nuôi trồng thuỷ sản do bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành. - QCVN 01-80:2011/BNNPTNT - Cơ sở nuôi trồng thủy sản thương phẩm - điều kiện vệ sinh thú y - QCVN 01- 81:2011/BNNPTNT- Cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản giống – Điều kiện vệ sinh thú y - QCVN 38:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh - QCVN 08-MT:2015/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. - TCVN 6663-3:2008 - Chất lượng nước. Lấy mẫu. Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu - TCVN 6663-1:2011 - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và Kỹ thuật lấy mẫu. - TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4:1987) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo.
  23. 15 2.5. Các nguyên nhân có thể gây ra ô nhiễm môi trường nước nuôi trồng thủy sản và các phương pháp xử lý 2.5.1. Các nguyên nhân có thể gây ra ô nhiễm môi trường nước nuôi trồng thủy sản Môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản có thể bị ô nhiễm do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó tác động chính là do hoạt động của con người gây ra: - Váng dầu và chất thải sinh hoạt từ cảng. - Chất thải sinh hoạt từ những vùng dân cư đô thị. - Kim loại nặng, hóa chất từ các vùng công nghiệp. - Chất thải sinh hoạt từ các dịch vụ du lịch giải trí dọc bờ biển. - Vật chất lơ lửng cao từ quá trình khai khoáng như cát, đá - Chất dinh dưỡng và chất hữu cơ từ ao nuôi thủy sản. - Thuốc trừ sâu và các chất dinh dưỡng từ hoạt động nông nghiệp. - Chất thải hữu cơ và hóa chất từ chăn nuôi. - Vật chất lơ lửng trong ao nuôi nhuyễn thể hay từ lồng bè [9] Ngoài các nguyên nhân nhân tạo, còn có các nguyên nhân do tự nhiên gây ra như ô nhiễm nước do mưa, lũ lụt, bão gió hoặc các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước nuôi thủy sản và sức khỏe của các loại nuôi. 2.5.2. Một số giải pháp xử lý môi trường nước nuôi trồng thủy sản 2.5.2.1. Phương pháp sử dụng hệ vi sinh vật Có một số loài vi sinh vật có khả năng sử dụng các chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng, sinh trưởng và nhờ vậy sinh khối của chúng tăng lên. Các vi sinh vật này được sử dụng để phân huỷ các chất ô nhiễm hữu cơ và vô cơ có trong chất thải từ nuôi trồng thủy
  24. 16 sản. Quá trình phân hủy này được gọi là quá trình phân hủy oxy hóa sinh hóa. Có thể phân phương pháp này thành hai loại: - Phương pháp hiếu khí: Là phương pháp sử dụng các nhóm vi sinh vật hiếu khí. Ðể đảm bảo hoạt động sống của chúng cần cung cấp oxy liên tục cho chúng và duy trì ở nhiệt độ khoảng 20 - 40o C. - Phương pháp yếm khí: Là phương pháp sử dụng các vi sinh vật yếm khí. Trong xử lý nước thải công nghiệp, phương pháp xử lý yếm khí được sử dụng rộng rãi [11]. 2.5.2.2. Phương pháp sử dụng hệ động thực vật để hấp thụ các chất ô nhiễm Bản chất của việc sử dụng hệ động, thực vật để loại bỏ các chất ô nhiễm dựa trên cơ sở quá trình chuyển hóa vật chất trong hệ sinh thái thông qua chuỗi thức ăn. Thông thường người ta sử dụng thực vật làm các sinh vật hấp thụ các chất dinh dưỡng là nitơ và photpho, cacbon để tổng hợp các chất hữu cơ làm tăng sinh khối (sinh vật tự dưỡng), đó là tảo hay thực vật phù du, rong câu và các loài thực vật ngập mặn khác. Kế tiếp trong chuỗi thức ăn là các động vật bậc 1 động vật ăn thực vật. Ðiển hình của các động vật bậc 1 ở vùng nước ven biển là các loại ngao, vẹm, hầu các loài này có thể tiêu thụ các thực vật phù du và cải thiện điều kiện trầm tích đáy. Các nghiên cứu của Jones (2001), cho thấy loài sò đá Sydney có khả năng làm giảm đáng kể hàm lượng các chất lơ lửng, mùn bã hữu cơ, Nitơ tổng số, Phospho tổng số, Chlorophyll-a, vi khuẩn tổng số trong nước thải từ các ao nuôi thâm canh. Hàm lượng chất rắn lơ lửng có thể giảm được 49%, số lượng vi khuẩn giảm 58%, Nito tổng số giảm đến 80% và photpho tổng số giảm 67%, Chlorophyll- a giảm được 8%. Các loài cá ăn thực vật phù du và mùn bã hữu cơ như cá măng, cá đối cũng được thử nghiệm sử dụng ở các kênh thoát nước thải.
  25. 17 2.5.2.3. Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản là bước rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng môi trường nước khi đưa chế phẩm sinh học vào nước ao, các vi sinh vật có lợi sẽ sinh sôi, phát triển nhanh chóng, việc này sẽ có tác dụng: - Phân hủy các chất hữu cơ trong nước. - Giảm các chất độc trong nước (khí NH3 , H2S ) làm giảm mùi hôi trong nước, giúp tôm, cá phát triển tốt. - Nâng cao khả năng miễn dịch cho tôm, cá - Ức chế sự phát triển của vi sinh vật có hại. - Giúp ổn định độ pH nước, ổn định màu nước, tăng lượng oxy hòa tan trong nước. Việc sử dụng chế phẩm sinh học sẽ có ý nghĩa nhiều mặt trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thủy sản như: Tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Tôm, cá mau lớn, rút ngắn thời gian nuôi Tăng tỷ lệ sống, tăng năng suất tôm, cá Giảm chi phí thay nước Giảm chi phí sử dụng kháng sinh, hóa chất. Do đó việc sử dụng chế phẩm sinh học để cải thiện chất lượng nước và phòng bệnh cho tôm, cá là một việc thiết thực cần được áp dụng thường xuyên nhằm giúp cho các sản phẩm thủy sản đạt được tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh thực phẩm khi đưa ra thị trường phục vụ cho người tiêu dùng. 2.5.2.4. Xử lý nước mưa chảy tràn sau mỗi trận mưa Sau mỗi trận mưa thì cá có hiện tượng nổi đầu, kém ăn dễ phát sinh dịch bệnh. Để khác phục hiện tượng này người dân cần làm tốt các biện pháp xử lý môi trường nuôi như sau: Định kỳ sau các trận mưa nên bón vôi cho các ao nuôi theo liều lượng quy định. Đây được coi là yếu tố kỹ thuật bắt buộc, nhằm điều chỉnh độ pH và vệ sinh môi trường ao nuôi. - Định kỳ 1 tháng thay nước ao nuôi 1 lần (khoảng 1/3 lượng nước ao), thay bằng nguồn nước sạch, có độ pH bảo đảm.
  26. 18 - Định kỳ 1,5 tháng xử lý chế phẩm EM thứ cấp 1 lần, liều lượng 5 lít/1 sào ao, ngoài ra còn xử lý đột xuất khi ao có hiện tượng ô nhiễm, cá nổi đầu. Biện pháp xử lý: + Cách 1: Dùng bạt phủ kín quanh bờ ao và từ đáy ao lên mặt bờ ngăn không cho nước mưa thấm qua bờ tràn xuống ao. + Cách 2: Đào rãnh quanh bờ hoặc đắp con trạch trên mặt bờ ao để ngăn nước mưa chảy trực tiếp xuống ao. Thường xuyên dùng hộp giấy chỉ thị màu đo pH. Độ pH thích hợp cho cá sinh trưởng và phát triển là từ 6,5 – 8, nếu ngoài ngưỡng cho phép thì phải có biện pháp xử lý kịp thời.(sửa lại một số từ ngư cho hợp lý)
  27. 19 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Hiện trạng môi trường nước ao nuôi cá rô phi tại Trung tâm đào tạo, nghiên cứu và phát triển thủy sản vùng Đông Bắc, thuộc trường Đại học Nông lâm, Đại học Thái Nguyên (gọi tắt là Trung tâm thủy sản - viết tắt là TTTS) 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Hiện trạng môi trường nước ao nuôi cá rô phi tại Trung tâm đào tạo, nghiên cứu và phát triển thủy sản vùng Đông Bắc, thuộc trường Đại học Nông lâm, Đại học Thái Nguyên. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Tại Trung tâm đào tạo, nghiên cứu và phát triển thủy sản vùng Đông Bắc, thuộc trường Đại học Nông lâm, Đại học Thái Nguyên. - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 2 đến tháng 4/2019 3.3. Đề tài tiến hành các nội dung sau Đề tài tiến hành nghiên cứu 3 nội dung sau: - Nội dung 1. Sơ lược về Trung tâm đạo tạo, nghiên cứu và phát triển thủy sản vùng Đông Bắc. - Nội dung 2. Hoạt động nuôi cá rô phi. - Nội dung 3. Đánh giá hiện trạng môi trường nước ao nuôi cá rô phi tại Trung tâm thủy sản - Nội dung 4. Đề xuất được giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu nguyên nhân có thể gây ra ô nhiễm tại Trung tâm thủy sản
  28. 20 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Điều tra khảo sát thực địa - Khu vực nguồn nước cấp cho ao cá rô phi - Hệ thống cấp thoát nước cho hệ thống ao nuôi cá rô phi của TTTS 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu - Đề tài tiến hành lấy 2 mẫu nước tại ao 7A, 8A nuôi cá rô phi tại TTTS - Mẫu nướcđược lấy theo 3 đợt: Tháng 2, 3, 4/2019 - Phương pháp lấy mẫu: + TCVN 6663-3:2008 - Chất lượng nước. Lấy mẫu. Phần 3: Hướng dẫn + TCVN 6663-1:2011 - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và Kỹ thuật lấy mẫu. + TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4:1987) - Chất lượng nước - Lấy mẫu - - Chỉ tiêu theo dõi: pH, DO, Fe, TSS, COD, BOD5, Cl , Độ đục, Độ cứng. 3.4.3. Phương pháp phân tích Mẫu được phân tích tại Phòng thí nghiệm của Khoa Môi trường trường Đại học Nông Lâm - pH, DO được đo bằng máy đo pH và máy đo DO - Fe được xác định bằng phương pháp so màu - TSS được xác định bằng phương pháp khối lượng - COD được xác định bằng phương pháp chuẩn độ - BOD5 được xác định bằng phương pháp pha loãng cấy bổ xung vi sinh vật - Cl- được xác định bằng phương pháp chuẩn độ - Độ đục được đo bằng máy đo độ đục - Độ cứng được định bằng phương pháp chuẩn độ 3.4.4. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu - Các số liệu được sử lý,thống kê trên máy tính bằng word và Excel:
  29. 21 + Các số liệu thu thập từ quan sát thực địa, kế thừađược tổng kết dưới dạng bảng biểu. + Dựa trên cơ sở các số liệu đã thống kê đánh giá cụ thể từng mục. - So sánh với QCVN 08: MT - 2015/BTNMT (cột B1): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt cột B1, nước nuôi trồng thủy sản và phục vụ cho tưới tiêu.
  30. 22 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái quát về trung tâm Đào tạo, nghiên cứu và Phát triển thủy sản vùng Đông Bắc – trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên (TTTS) 4.1.1. Vị trí địa lý - Thuộc địa phận của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. - Phía Bắc: Giáp với vườn ươm cây giống. - Phía Tây: Giáp Đường Quốc Lộ 3 gần trung tâm Giáo Dục Quốc Phòng. - Phía Đông: Giáp với Viện nghiên cứu và phát triển Lâm Nghiệp - Phía Nam: Giáp với khu dân cư - Vị trí địa lý có giao thông thuận lợi Nguồn nước cấp để nuôi cấp để nuôi trồng, xả thải 4.1.2. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của Trung Tâm Thủy Sản  Cơ cấu tổ chức của TTTS Sơ đồ về cơ cấu tổ chức của TTTS Trường ĐHNLTN Giám đốc TTTS thầy Vũ Văn Thông Thầy Nguyễn Tất Đắc chủ thầu của TTTS Quản lý 1 người Công nhân
  31. 23 TTTS nằm dưới sự quản lý của trường ĐHNLTN do Vũ Văn Thông làm giám đốc và trực tiếp quản lý. Sau đó thầy Nguyễn Tất Đắc đã đấu thầu và nhận quản lý phát triển trung tâm. Thường đến khi TTTS vào mùa thu hoạch thì có thuê thêm các công nhân thời vụ để đảm bảo lượng công việc, bên cạnh đó thì hàng năm trung tâm cũng có nhận các đợt sinh viên của trường cũng như sinh viên của các trường khác chuyên về lĩnh vực thủy sản và môi trường vào thực tập tại trung tâm.  Lịch sử hình thành TTTS - Khu thủy sản có tổng diện tích khoảng 7ha , được khởi công xây dựng năm 2009 và bắt đầu đi vào hoạt động năm 2013. - Với 2 hệ thống nuôi là hệ thống nuôi trong nhà và hệ thống ao nuôi ngoài trời. Hệ thống nuôi của TTTS Hệ thống nuôi trong Hệ thống nuôi ao nhà ngoài trời  Đối với hệ thống nuôi trong nhà: Nuôi luân chuyển cá hồi và cá tầm ở trong bể tròn.  Đối với hệ thống ao nuôi ngoài trời Bao gồm 24 ao nuôi Tình hình nuôi thâm canh hoặc bán thâm canh các loài cá của TTTS được thể hiện ở bảng dưới đây.
  32. 24 Bảng 4.1. Diện tích các ao nuôi và loài cá nuôi trong ao STT Tên ao Diện tích m2 Diện tích m3 Loài cá đang nuôi 1 1A 1202 2405 Phơi đáy 2 1B 1279 2726 Phơi đáy 3 2A 1324 2834 Rô phi thương phẩm Chép, trắm, rô phi, diêu 4 2B 1409 2931 hồng, trôi. 5 3A 1380 3174 Rô phi thương phẩm 6 3B 1668 3504 Trắm giống 7 4A 1400 2940 Rô phi thương phẩm 8 4B 1692 3639 Rô phi hậu bị, cá chép koi 9 5A 1326 3051 Ba ba thương phẩm 10 5B 1733 3813 Trắm đen giống 11 6A 1185 2608 Diêu hồng thương phẩm 12 6B 1474 3095 Cá Bỗng 13 7A 406 979 Cá rô phi giống 14 7B 434 1059 Ao bèo 15 8A 419 877 Cá rô phi giống 16 8B 418 958 Ao bèo 17 9 756 1443 Diêu hồng 18 10 744 1914 Baba giống 19 11 691 1673 Cá Koi 20 12A 1446 2676 Rô phi bố mẹ 21 12B 1386 2981 Rô phi giống 22 13A 1961 3608 Cá Bỗng giống 23 13B 1879 3447 Rô phi giống 24 Ao Nguồn 3840 7055 Trắm, Bỗng
  33. 25 Sản lượng thủy sản hàng năm đạt được vào khoảng: 90 tấn/năm Các sản phầm hàng hóa do TTTS bán ra thị trường gồm: Bảng 4.2. Một số cá thương phẩm của trung tâm STT Loại sản phẩm 1 Cá giống: Rô phi, cá bỗng, cá trắm ba ba, 2 Cá thương phẩm: Rô phi, cá trắm, cá bỗng, ba ba 4.2. Tìm hiểu khái quát về hoạt động ao nuôi cá rô phi của Trung Tâm Thủy Sản 4.2.1. Quy trình kỹ thuật nuôi Bước 1: Cải tạo ao nuôi. Sau mỗi vụ nuôi trung tâm đều có các biện pháp cải tạo lại ao nuôi trồng nhằm loại bỏ các chất tồn lưu, diệt các loại cá tạp và mầm bệnh bằng cách: - Tháo cạn nước, nạo vét bùn đáy chỉ để lại 15-20cm bùn. - Bón vôi khắp ao, phơi tiếp 3-4 ngày cho ao khô nứt nẻ. - Sau khi cải tạo lại ao, tiến hành cấp nước cho ao: Nước từ ao nguồn đi qua một tấm lưới lọc để ngăn các loại cặn và tạp chất khác sau đó theo đường ống dẫn nước đi vào ao. - Sau khi lấy nước vào ao để 5-7 ngày cho nước ổn định, khi nước có màu xanh nõn chuối có thể thả cá vào ao. Bước 2: Chọn và thả giống Giống tốt sẽ cho tỷ lệ sống cao, sinh trưởng phát triển nhanh, tạo tiền đề cho năng suất cao. - Chọn giống: Cá giống phải đảm bảo tiêu chuẩn là khỏe mạnh không dị hình, không bệnh tật, bơi lội nhanh nhẹn, kích thước trung bình vào khoảng 6-8cm trên một con. Cá giống được chọn và nuôi tại trung tâm luôn,
  34. 26 có một số loại cá thì được nhập tại các cơ sở sản xuất uy tín chất lượng đã qua kiểm dịch. - Thả giống: Cá giống được vận chuyển từ ao này qua ao khác bằng túi bóng có bơm oxi hoặc bằng sô, chậu , thời gian thả cá vào khoảng 7-8 giờ sáng lúc trời mát hoặc 5-6 giờ chiều, tránh thả cá vào lúc nhiệt độ cao hoặc mưa rào. Cá được vận chuyển không được thả vào ao ngay vì như vậy dễ làm cho cá bị sốc, người ta thường ngâm túi đựng cá trong nước ao khoảng 15- 20 phút để nhiệt độ trong túi và ngoài ao cân bằng mới từ từ mở miệng túi và thả cá. Cá được thả cách bờ khoảng 1-2m và không thả gần cống xả nước vào ao. Thả nhẹ nhàng tránh đứng trên bờ hất cá xuống ao. Mật độ nuôi: Mật độ còn phụ thuộc vào kích thước ao, điều kiện ao nuôi theo như tìm hiểu thì mật độ nuôi của trung tâm vào khoảng 3-4 con/m2. Bảng 4.3. Mật độ nuôi các loài cá trong trại cá STT Loài cá Mật độ nuôi 1 Cá rô phi 4 con/m2 Bước 3: Chăm sóc và quản lý - Chăm sóc: Bật máy sục khí, máy quạt nước liên tục để cung cấp đủ õi cho các ao cá thương phẩm. - Thức ăn: Tùy thuộc vào từng ao, kích cỡ cá, nhiệt độ nước mà lượng thực ăn chăn từng ao khác nhau. Một ngày cho cá ăn 2 bữa mỗi bữa. * Quản lý ao: - Theo dõi thường xuyên bờ ao, cống thoát nước và xem mực nước trong ao vào các buổi sáng. - Vào sáng sớm cá sẽ được theo dõi xem có bị nổi đầu vì ngạt không, cá có nổi đầu kéo dài không. Nếu có tạm dừng việc cho ăn và cấp thêm nước
  35. 27 vào ao, nếu trường hợp cấp nước vào ao mà không cải thiện được tình hình thì có thể cắm máy quạt nước để tạo oxi cho cá. - Khi thấy cá bị bệnh hoặc chết rải rác thì báo cho nhân viên kỹ thuật để kịp thời xử lý. 4.2.2 .Công tác nuôi trồng thủy sản của TTTS trường ĐHNLTN 4.2.2.1.Quy trình nuôi cá rô phi Giai đoạn chuẩn bị: Trước khi thả cá giống, ao được tháo cạn nước, vét bớt bùn đáy ao chỉ để 20-30 cm. Dùng vôi rải đều khắp đáy ao và xung quanh thành bờ, lượng dùng 15- 30 kg/100 m2 để tiêu diệt mầm bệnh, diệt cá tạp; lấy nước vào ao 30-50 cm ngâm 3-5 ngày, sau đó lấy nước đầy ao và tiến hành thả cá giống. Giai đoạn thả cá giống: Cá giống thả phải đạt tiêu chuẩn: sạch bệnh, đủ kích cỡ, đồng đều, đúng mật độ, tỷ lệ ghép phù hợp, cá giống không xây sát, không dị hình, vây vảy hoàn chỉnh. Trước khi thả cá giống xuống ao, tiến hành tắm cho cá bằng nước muối 2-3% trong 15 phút để diệt và tránh lây lan mầm bệnh. Chăm sóc, quản lý: Thức ăn cho cá là loại thức ăn công nghiệp dạng viên hoặc thức ăn tự phối chế, bảo đảm các thành phần dinh dưỡng theo yêu cầu của từng loài cá nuôi. Lượng thức ăn bằng 5% trọng lượng cá có trong ao, ngày cho cá ăn 2 lần: sáng sớm và chiều mát. Ao cá rô phi giống thì mỗi ngày cho ăn 2 bữa mỗi bữa cho ăn 1,5kg cám viên loại nhỏ và khi chăn rác đều cám quanh ao. Căn cứ lượng thức ăn còn lại của cá để điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày. Hàng tháng kiểm tra tốc độ sinh trưởng của cá 1 lần để tính lượng thức ăn cho phù hợp.
  36. 28 Nhổ, phạt cỏ dại mọc xung quanh ao và sử dụng vôi để khử phèn, khử trùng, hạn chế vi khuẩn gây bệnh, ổn định và cân bằng pH. Dùng vôi cải tạo ao nuôi với liều lượng 10-12kg/100m2, định kỳ 20 ngày/ lần. Cách dùng: Hòa vôi với nước và tạt đều khắp mặt ao và xung quanh bờ ao để đảm bảo khử trùng hết mầm bệnh., sau khi rắc vô như vậy thì phơi ao, khoảng 3 ngày sau thì cho nước vào ao. 4.2.2.2. Quy trình nuôi trong nhà: Bao gồm 5 bể trụ tròn thể tích 18,84 m3 nuôi luân chuyển cá và 10 bể hình trụ chữ nhật thể tích 2m3 Giai đoạn chuẩn bị: Trước khi thả cá lau dọn các bể nuôi sạch sẽ bằng nước và sử dụng KMnO4để diệt khuẩn, tẩy uế dùng với liều lượng 2mg/l tạt đều quanh bể nuôi. Sau đó rửa sạch bể bằng nước, tiếp sau đó cho nước vào bể và tiến hành thả các giống. Giai đoạn thả cá giống: Cá giống thả phải đạt tiêu chuẩn: sạch bệnh, đủ quy cỡ, đồng đều, đúng mật độ, tỷ lệ ghép phù hợp, cá giống không xây sát, không dị hình, vây vảy hoàn chỉnh. Trước khi thả cá giống vào bể nuôi, tiến hành tắm cho cá bằng nước muối 2-3% trong 15 phút để diệt và tránh lây lan mầm bệnh. Giai đoạn chăm sóc và quản lý: Thức ăn cho cá là loại thức ăn công nghiệp dạng viên hoặc thức ăn tự phối chế, bảo đảm các thành phần dinh dưỡng theo yêu cầu của từng loài cá nuôi. 4.3. Đánh giá hiện trạng môi trường nước ao nuôi cá rô phi tại TTTS Để đánh giá chất lượng môi trường nước ao nuôi cá rô phi, em tiến hành lấy mẫu tại ao 7A, 8A phân tích và kết quả được so sánh với QCVN 08: MT - 2015/BTNMT (cột B1): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt cột B1, nước nuôi trồng thủy sản và phục vụ cho tưới tiêu.
  37. 29 4.3.1. Đánh giá hiện trạng môi trường nước nuôi cá rô phi đợt tháng 2/2019 Bảng 4.4. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước ao nuôi cá rô phi tháng 2/2019 Kết quả phân tích QCVN 08: MT TT Chỉ tiêu Đơn vị 2015/BTNMT Mẫu 1 Mẫu 2 (cột B1) 1 pH - 7,50 7,50 5,5 – 9 2 DO mg/l 4,25 4,18 ≥ 4 3 TSS mg/l 40,00 33,06 50 4 Độ đục NTU - 0,01 - 5 Độ cứng mg CaCO3/l 145 152 - 6 BOD5 mg/l 12,08 11,80 15 7 COD mg/l 18,05 16,01 30 8 Fe mg/l - 0,01 1,5 9 Cl- mg/l 69,12 58,09 350 (Nguồn: Kết quả phân tích, 2019) Ghi chú: - Mẫu 1: Mẫu nước lấy tại ao 7A - Mẫu 2: Mẫu nước lấy tại ao 8A - QCVN 08: MT - 2015/BTNMT (cột B1): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt cột B1, nước nuôi trồng thủy sản và phục vụ cho tưới tiêu. - “-”: Không phát hiện, không quy định Nhận xét: Qua bảng kết quả phân tích ta thấy tất cả các thông số đều nằm trong phạm vi cho phép với QCVN 08: MT 2015/BTNMT cột B1. Tuy nhiên giá trị TSS và BOD5 tương đối cao. TSS từ 33,06 – 40,00 mg/l. Giá trị BOD5 là 11,08 - 12,80 mg/l, gần đạt tới QCVN.
  38. 30 4.3.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước nuôi cá rô phi đợt tháng 3/2019 Bảng 4.5. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước ao nuôi cá rô phi tháng 3/2019 QCVN 08: MT Kết quả phân tích TT Chỉ tiêu Đơn vị 2015/BTNMT Mẫu 1 Mẫu 2 (cột B1) 1 pH - 6,50 7,20 5,5 – 9 2 DO mg/l 4,58 4,82 ≥ 4 3 TSS mg/l 42,06 39,15 50 4 Độ đục NTU - 0,01 - 5 Độ cứng mg CaCO3/l 145 164 - 6 BOD5 mg/l 10,53 13,80 15 7 COD mg/l 17,19 18,74 30 8 Fe mg/l - - 1,5 9 Cl- mg/l 64,36 72,15 350 (Nguồn: Kết quả phân tích, 2019) Ghi chú: - Mẫu 1: Mẫu nước lấy tại ao 7A - Mẫu 2: Mẫu nước lấy tại ao 8A - QCVN 08: MT - 2015/BTNMT (cột B1): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt cột B1, nước nuôi trồng thủy sản và phục vụ cho tưới tiêu. - “-”: Không phát hiện, không quy định Nhận xét: Qua bảng 4.5 cho kết quả phân tích ta thấy, tất cả các thông số phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08: MT 2015/BTNMT cột B1. Hàm lượng Fe không có trong ao nuôi. Lượng COD đạt mức an toàn trong phạm vi cho phép với QCVN 08: MT 2015/BTNMT về nước mặt.
  39. 31 Chỉ tiêu Cl- thấp hơn rất nhiều so với phạm vi cho phép với QCVN 08: MT 2015/BTNMT về nước mặt. 4.3.3. Đánh giá hiện trạng môi trường nước nuôi cá rô phi đợt tháng 4/2019 Bảng 4.6. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước ao nuôi cá rô phi tháng 4/2019 QCVN 08: MT Kết quả phân tích TT Chỉ tiêu Đơn vị 2015/BTNMT Mẫu 1 Mẫu 2 (cột B1) 1 pH - 6,50 6,80 5,5 – 9 2 DO mg/l 4,15 4,57 ≥ 4 3 TSS mg/l 42,08 40,82 50 4 Độ đục NTU 0,01 0,01 - 5 Độ cứng mg CaCO3/l 152 176 - 6 BOD5 mg/l 11,26 12,56 15 7 COD mg/l 18,24 17,09 30 8 Fe mg/l - - 1,5 9 Cl- mg/l 60,52 58,85 350 (Nguồn: Kết quả phân tích, 2019) Ghi chú: - Mẫu 1: Mẫu nước lấy tại ao 7A - Mẫu 2: Mẫu nước lấy tại ao 8A - QCVN 08: MT - 2015/BTNMT (cột B1): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt cột B1, nước nuôi trồng thủy sản và phục vụ cho tưới tiêu. - “-”: Không phát hiện, không quy định Nhận xét: Qua bảng 4.6 cho kết quả phân tích ta thấy, tất cả các thông số phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08: MT 2015/BTNMT cột B1.
  40. 32 Hàm lượng TSS từ 40,82 - 42,08 mg/l; Hàm lượng BOD5 từ 11,26 - 12,56mg/l; Hàm lượng COD từ 17,09 - 18,24 mg/l; Fe không có trong ao nuôi; Cl- từ 58,85 - 60,52 mg/l. 4.3.4. Diễn biến chất lượng môi trường nước tại các ao nuôi cá rô phi * pH Hình 4.1. Biểu đồ diễn biến chỉ tiêu pH trong nước ao nuôi cá rô phi Qua hình 4.1. ta thấy, trong 3 tháng nghiên cứu chỉ tiêu pH có xu hướng giảm dần từ tháng 2 pH đạt 7,5 tại cả ai ao nuôi; đến tháng 3, pH giảm xuống 6,5 và 7,2; tháng 4, pH đạt 6,5 và 6,8. * DO Hình 4.2. Biểu đồ diễn biến chỉ tiêu DO trong nước ao nuôi cá rô phi
  41. 33 Qua hình 4.2. ta thấy, trong 3 tháng nghiên cứu chỉ tiêu DO có xu hướng giảm dần từ tháng 2 DO đạt 4,18 tại cả ai ao nuôi; đến tháng 3, DO tăng lên một ít 4,58 và 4,82; tháng 4, pH đạt 4,15 và 4,57. * TSS Hình 4.3. Biểu đồ diễn biến chỉ tiêu TSS trong nước ao nuôi cá rô phi Qua hình 4.3. ta thấy, trong 3 tháng nghiên cứu chỉ tiêu TSS có xu hướng giảm dần từ tháng 2 TSS đạt 33,06 tại cả ai ao nuôi; đến tháng 3, TSS tiếp tục tăng lên 39,15 và 42,06; tháng 4, pH đạt 40,82 và 42,08. * BOD5 Hình 4.4. Biểu đồ diễn biến chỉ tiêu BOD5 trong nước ao nuôi cá rô phi
  42. 34 Qua hình 4.4. ta thấy, trong 3 tháng nghiên cứu chỉ tiêu BOD5 có xu hướng giảm dần từ tháng 2 TSS đạt 33,06 tại cả ai ao nuôi; đến tháng 3, TSS tiếp tục tăng lên 39,15 và 42,06; tháng 4, pH đạt 12,56 và 11,26. * COD Hình 4.5. Biểu đồ diễn biến chỉ tiêu COD trong nước ao nuôi cá rô phi Qua hình 4.5 ta thấy, trong 3 tháng nghiên cứu chỉ tiêu COD có xu hướng tăng dần từ tháng 2 COD đạt 16,01 tại cả hai ao nuôi; đến tháng 3, COD tiếp tục tăng lên 17,19 và 18,74; tháng 4, COD đạt 17,09 và 18,24.s * Clorua Hình 4.6. Biểu đồ diễn biến chỉ tiêu Cl- trong nước ao nuôi cá rô phi
  43. 35 Qua hình 4.7. ta thấy, trong 3 tháng nghiên cứu chỉ tiêu Cl- có xu hướng tăng dần từ tháng 2 Cl- đạt 58,09 tại cả hai ao nuôi; đến tháng 3, Cl- tiếp tục tăng lên 64,36 và 72,15; tháng 4, Cl- lại có xu hướng giảm xuống còn 58,85 và 60,52. 4.4. Đề suất giải pháp giảm thiểu các tác nhận có thể gây ra ô nhiễm nước trong khu vực nuôi trồng thủy sản - Sự dụng máy quạt nước để có thể làm tăng hàm lượng oxi hòa tan trong nước. - Cung cấp lượng thức ăn vừa đủ đúng với nhu cầu của thủy sản, không nên quá lạm dụng các loại thức ăn công nghiệp vì chất lượng cá sẽ giảm sút cũng như lắng đọng trong ao những chất gây hại. - Sử dụng thực vật nổi để hấp thụ các chất có nguy cơ gây ô nhiễm trong ao: Thả bèo lục bình trong ao để làm giảm nồng độ chất ô nhiễm trong nước, khi thả bèo lục bình vào trong ao ta có thể tạo thành những ô nhỏ ở trong ao để dễ dàng vớt bèo ra khỏi ao khi bèo đã già hoặc để ngăn cản không cho bèo lan rộng ra khắp mặt ao làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong ao. Các loại bèo có khả năng: + Hút các chất ô nhiễm như N, P tích lũy chúng tạo sinh khối trong cơ thể. + Hấp thu, tích lũy và phân hủy một số chất hữu cơ khó phân hủy, kể cảnhững kim loại nặng. + Ao được phủ bèo hạn chế sự phát triển của muỗi và hạn chế mùi phát sinh + Trong các vùng thiếu nước, thảm bèo có tác ngăn chặn một phần nước bốc hơi nhằm tích trữ nước cho mục đích tưới tiêu. + Ao được phủ bèo có tác dụng ngăn cản sự phát triển của tảo, tạo ra điều kiện tĩnh giúp thúc đẩy quá trình lắng của các chất rắn lơ lửng, làm trong nước.(8)
  44. 36 - Không cho nước mưa chảy tràn vào ao nuôi, bằng cách là đào các rãnh mương quanh các ao nuôi để nước mưa không chảy vào ao. - Đảm bảo mật độ nuôi, có hệ thống quạt nước và sục oxy cưỡng bức để kịp thời xử lý các tình huống nồng độ oxy hòa tan trong nước giảm đột ngột. - Không sử dụng hóa chất xung quanh khu vực NTTS.
  45. 37 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua nghiên cứu, em đưa ra một số kết luận như sau: 1. Trung tâm Đào tạo, nghiên cứu và Phát triển thủy sản vùng Đông Bắc – trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên nuôi nhiều loại cá như: cá chép, cá rô phi, cá trắm, cá bỗng, ba ba, Với sản lượng đạt 90 tấn/năm. 2. TTTS có 2 ao nuôi cá rô phi: ao 7A và ao 8A, mỗi ao có số lượng khoảng 15.000-20.000 con. 3. Môi trường nước ao nuôi cá rô phi về cơ bản đảm bảo chất lượng để - chăn nuôi, tất cả các thông phân tích: Fe, TSS, COD, BOD5, Cl , pH, DO, TSS đều đạt quy chuẩn. - pH nằm trong khoảng từ 6,5 - 7,5; DO từ 4,15 mg/l - 4,82 mg/l; TSS từ 33,06 - 42,08 mg/l; BOD5 từ 10,53 - 13,8 mg/l; COD từ 16,01 - 18,05 mg/l; Cl- từ 58,09 - 72,15 mg/l. Fe gần như không phát hiện. 5.2. Kiến nghị Qua nghiên cứu chất lượng môi trường nước ao nuôi cá rô phi tôi có một số kiến nghị như sau: - Đối với nguồn nước đầu vào: Cần xử lý đảm bảo yêu cầu trước khi cung cấp cho hệ thống ao nuôi. Trước đường dẫn nước vào ao nuôi đặt các tấm lọc và song chắn rác để loại bỏ rắc và các ấu trùng gây bệnh có trong dòng nước. Sử dụng quạt nước sục không khí đều trong khoảng 2-3 ngày đầu để ấu trùng, trứng của mầm bệnh nở ra và xử lý với formol với liều lượng 30 lít/1.000 m3. Thay nước nếu có dấu hiệu ô nhiễm.
  46. 38 - Trong quá trình nuôi cá: Việc xử lý nước với sự hỗ trợ của chế phẩm sinh học EM là thao tác cần được thực hiện thường xuyên. Điều này sẽ giúp làm sạch nước, loại bỏ vi khuẩn, mầm bệnh, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tốc độ sinh trưởng và phát triển của cá. Bên cạnh đó, đây còn là cách thúc đẩy sự sản sinh các vi sinh vật có lợi, vừa có công dụng phân hủy chất hữu cơ trong nước, vừa giảm khí độc tồn tại dưới đáy ao. Chăn cá với lượng thức ăn vừa đủ, không dư thừa tránh lãng phí và gây ra ô nhiễm.
  47. 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt 1. Nguyễn Tuấn Anh, Đỗ Thị Lan, Nguyễn Thế Hùng, (2008), Giáo trình phân tích môi trường, Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên 2. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (1995), “Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội 3. Nguyễn Thế Đặng, Dư Ngọc Thành, Nguyễn Đức Nhuận, Dương Thanh Hà (2017), Giáo trình:Quản lý tài nguyên nước, NXB Nông nghiệp. 4. Dương Thị Minh Hòa, Hoàng Thị Lan Anh (2016), Bài giảng Quan trắc môi trường, Đại học Nông lâm Thái Nguyên 5. Lương Văn Hinh, Dư Ngọc Thành, Đỗ Thị Lan, Nguyễn Thanh Hải (2016), “Giáo trình Ô nhiễm môi trường”, NXB Nông nghiệp. 6. Quốc hội (2014), Luật bảo vệ môi trường 7. Dư Ngọc Thành (2016), Bài giảng Biện pháp sinh học trong xử lý môi trường, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 8. Dư Ngọc Thành (2016), Bài giảng Kỹ thuật xử lý nước thải và chất thải rắn, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 9. Trịnh Ngọc Tuấn (2005), Nghiên cứu hiện trạng khai thác và nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam và đề xuất phương pháp xử lý nước thải, Trung tâm nghiên cứu, quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực miền Bắc. II. Tài liệu website 10. nuoi-thuy-san-nham-dua-ra-nhung-phuong-phap-xu-ly-tu-nhien-de-toi- uu-hoa-ao-50138/
  48. 40 11. th%E1%BB%A7y-s%E1%BA%A3n/doc-tin/005295/2016-06-08/tong- san-luong-thuy-san-5-thang-dau-nam-2016-tang-19 12. 13. 3ng 14. .aspx?Source=/tonghop&Category=Thu%E1%BB%B7+s%E1%BA%A3 n&ItemID=77&Mode=1