Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn trên địa bàn xã Minh Lương, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

pdf 63 trang thiennha21 13/04/2022 8060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn trên địa bàn xã Minh Lương, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hien_trang_moi_truong_nong_thon_tren_dia.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn trên địa bàn xã Minh Lương, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM o0o NGUYỄN VĂN THIỆP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ MINH LƯƠNG, HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Lớp : K46 – KHMT – N03 Khoa : Môi Trường Khoá học : 2014 – 2018 Thái Nguyên, năm 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM o0o NGUYỄN VĂN THIỆP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ MINH LƯƠNG, HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Lớp : K46 – KHMT – N03 Khoa : Môi Trường Khoá học : 2014 – 2018 Giảng viên hướng dẫn : TS. Dư Ngọc Thành Thái Nguyên, năm 2018
  3. LỜI CẢM ƠN Thực tập là một quá trình giúp cho bản thân sinh viên áp dụng kiến thức đã được học vào thực tế, từ đó giúp cho sinh viên hoàn thiện bản thân và cung cấp kiến thức thực tế cho công việc sau này. Với ý nghĩa thiết thực đó, được sự đồng ý của khoa Môi trường - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi tiến hành thực tập tại phòng Tài nguyên & Môi trường- huyện Văn Bàn - tỉnh Lào Cai, sau được quý cơ quan điều chuyển về UBND xã Minh Lương- huyện Văn Bàn - tỉnh Lào Cai để tiếp tục thực tập và có điều kiện tốt hơn trong vấn đề lấy số liệu chính xác và thực tế. Thời gian thực tập kết thúc, tôi đã đạt được những kết quả để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của bản thân. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Chủ nhiệm khoa cùng toàn thể các thầy cô giáo công tác trong khoa Môi trường. Đặc biệt xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Dư Ngọc Thành người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tận tình tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn trân thành nhất tới các bác lãnh đạo, các cô chú, anh chị trong phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Văn Bàn,tỉnh Lào Cai và UBND xã Minh Lương đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành được nhiệm vụ và hoàn thành tốt bản báo cáo tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận. Thái Nguyên, ngày 11 tháng 5 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Văn Thiệp
  4. DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt của các hộ gia đình 30 Bảng 4.2: Kết quả phân tích mẫu nước ao: 31 Bảng 4.3: Kết quả phân tích mẫu nước suối: 34 Bảng 4.4 Kết quả phân tích mẫu nước ngầm . 34Error! Bookmark not defined. Bảng 4.5 : Loại hình cống thải các hộ đang sử dụng 35 Bảng 4.6: Hiện trạng nhà tiêu các hộ đang sử dụng 37 Bảng 4.7 : Hiện trạng đổ rác thải sinh hoạt các HGĐ 38
  5. DANH MỤC HÌNH Hình 4.1. Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Minh Lương 29 Hình 4.2. Nồng độ pH 32 Hình 4.3. Hàm lượng COD 33 Hình 4.4: Hàm lượng BOD5 34 Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện loại hình cống thải các hộ đang sử dụng 36 Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện hiện trạng nhà vệ sinh các hộ đang sử dụng. 37 Hình 4.7 Biểu đồ thể hiện hình thức đổ rác các HGĐ xã Minh Lương 39
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BNN&PTNN : Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn BOD5 : Nhu cầu ô xy sinh học BVMT : Bảo vệ môi trường BVTV : Bảo vệ thực vật COD : Nhu cầu ô xy hoá học CTR : Chất thải rắn Fe : Sắt HGĐ : Hộ gia đình HVS : Hợp vệ sinh KT - XH : Kinh tế xã hội Mn : Mangan NĐ : Nghị định NĐ-CP : Nghị định chính phủ - NO 3 : Nitrat - PO 4 : Phosphat QC : Quy chuẩn QCCP : Quy chuẩn cho phép QCVN : Quy chuẩn Việt Nam QĐ-BNN : Quyết định - Bộ Nông nghiệp TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam UBND : Uỷ ban nhân nhân VSMT : Vệ sinh môi truờng WTO : Tổ chức Y tế thế giới
  7. MỤC LỤC PHẦN 1 1 MỞ ĐẦU 1 1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 1.3. Yêu cầu của đề tài 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài 2 PHẦN 2 4 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.1.1. Cơ sở lý luận 4 2.1.2. Cơ sở pháp lý 6 2.2. Một số đặc điểm về hiện trạng và xu thế diễn biến môi trường trên thế giới và trong nước 7 2.2.1. Một số đặc điểm hiện trạng và xu thế diễn biến môi trường trên thế giới 7 2.2.2. Các vấn đề môi trường nông thôn nước ta 12 2.3. Hiện trạng môi trường tỉnh Lào Cai 15 PHẦN 3 19 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 19 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu. 19 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 19 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 19 3.2.2. Thời gian tiến hành 19
  8. 3.3. Nội dung nghiên cứu 19 3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Minh Lương 19 3.3.2. Đánh giá hiện trạng môi trường xã Minh Lương 19 3.3.3. Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường 20 3.4. Phương pháp nghiên cứu 20 3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp 20 3.4.2. Phương pháp điều tra sơ cấp trực tiếp tại địa bàn nghiên cứu, điều tra phỏng vấn 20 a. Đối với phương pháp quan sát trực tiếp: được tiến hành bằng hai phương pháp: 20 b. Phương pháp lấy mẫu và chỉ tiêu phân tích: 21 PHẦN 4 23 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Minh Lương 23 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 23 4.1.2.Nhân lực 23 4.1.3. Đánh giá tiềm năng của xã 26 4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường tại xã Minh Lương 27 4.2.1. Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt tại các hộ gia đình 27 4.2.2. Hiện trạng nước thải, hệ thống cống thải và nhà tiêu 35 4.2.3. Hiện trạng rác thải trên địa bàn 38 4.2.4. Hiện trạng môi trường không khí trong xã 40 4.2.5. Hiện trạng chuồng trại chăn nuôi và biện pháp sử lý 41 4.2.6. Tình hình sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật 42 4.3. Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường 44 4.3.1. Các chính sách 44 4.3.2. Giải pháp bảo vệ môi trường 44
  9. PHẦN 5 47 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47 5.1. Kết luận 47 5.2. Kiến nghị 47
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Xã hội loài người đang tiến gần hơn đến sự phát triển bền vững. Đó là việc vừa phát triển kinh tế hiện đại song song với bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn đang hoành hành ở khắp mọi nơi trên hành tinh xanh. Nông thôn Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi, kéo theo đó là sự phát sinh không ít vấn đề mà đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường. Người dân nông thôn vốn xưa nay còn phải quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống mưu sinh. Khi đời sống chưa thực sự đảm bảo thì việc bảo vệ môi trường chỉ là thứ yếu. Do đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội, cho nên các vùng nông thôn Việt Nam có nét đặc thù riêng và chất lượng môi trường có sự biến đổi khác nhau. Các nguồn chủ yếu gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường ở nông thôn đầu tiên phải kể đến là việc lạm dụng và sử dụng không hợp lý các loại hoá chất trong sản xuất nông nghiệp; việc xử lý chất thải của các làng nghề thủ công truyền thống chưa triệt để; nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường của người dân sinh sống ở nông thôn còn hạn chế. Tiếp đó là sự quan tâm chưa đúng mức của các cấp, các ngành. Ô nhiễm môi trường đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, tác động xấu đến hệ sinh thái nông nghiệp Tình trạng vệ sinh môi trường kém là nguyên nhân chủ yếu gây ra những hậu quả nặng nề về sức khoẻ đối với đời sống con người.,. Vì vậy, bảo vệ môi trường nông thôn đang là một vấn đề cấp bách. Nhằm góp phần cải thiện đời sống, nâng cao nhận thức công đồng về bảo vệ môi trường cho người dân nông thôn thì việc đề xuất các giải pháp cải
  11. 2 thiện điều kiện vệ sinh môi trường phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của người dân là điều rất cần thiết phục vụ cho việc phát triển kinh tế và môi trường bền vững. Xuất phát từ vấn đề đó, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Môi trường - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Dư Ngọc Thành, em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn trên địa bàn xã Minh Lương, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Đánh giá hiện trạng môi trường xã Minh Lương-huyện Văn Bàn-tỉnh Lào Cai - Tìm hiểu nhận thức hiểu biết của người dân về môi trường - Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường 1.3. Yêu cầu của đề tài - Đối tượng được lựa chọn phỏng vấn đại diện các tầng lớp, các lứa tuổi làm việc ở nhiều ngành nghề khác nhau. - Số liệu thu thập phải chính xác, khách quan, trung thực. - Tiến hành điều tra theo bộ câu hỏi: bộ câu hỏi phải dễ hiểu đầy đủ các thông tin cần thiết cho việc đánh giá. - Các kiến nghị đưa ra phải phù hợp với tình hình địa phương và có tính khả thi cao. 1.4. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: + Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này. + Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập vào thực tế. - Ý nghĩa trong thực tiễn:
  12. 3 + Xác định được hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Minh Lương và đề xuất giải pháp khắc phục, phòng chống ô nhiễm. + Nâng cao nhận thức, ý thức về bảo vệ môi trường của người dân trong xã.
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Cơ sở lý luận * Môi trường là gì? Môi trường là tập hợp tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao quanh, có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật. Theo UNESCO, môi trường được hiểu là “Toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của con người” Trong “Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam ”, chương 1, điều 3 xác định: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”. * Chức năng của môi trường - Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật. - Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người. - Môi trường là nơi chứa đựng phế thải do con người tạo ra trong hoạt động sống và hoạt động sản xuất. - Chức năng giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên Trái Đất - Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người * Khái niệm ô nhiễm môi trường: - Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường
  14. 5 gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật (Luật Bảo Vệ Môi Trường 2014). - "Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)”. - Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý - hóa học -sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật.Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. (Lương Văn Hinh, Dư Ngọc Thành, Giáo trình ô nhiễm môi trường - Trường đại học Nông Lâm - Thái Nguyên) . - Ô nhiễm môi trường đất là sự biến đổi thành phần,tính chất của đất gây ra bởi những tập quán phản vệ sinh của các hoạt động sản xuất nông nghiệp và những phương thức canh tác khác nhau và do thải bỏ không hợp lý các chất cặn bã đặc và lỏng vào đất. Ngoài ra ô nhiễm đất còn do sự lắng đọng của các chất gây ô nhiễm không khí lắng xuống đất. - Ô nhiễm tiếng ồn như một âm thanh không mong muốn bao hàm sự bất lợi làm ảnh hưởng đến con người và môi trường sống của con người bao gồm đất đai, công trình xây dựng và động vật nuôi ở trong nhà. * Quản lý môi trường: - Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia. - Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 chính là “tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm BVMT” cho cộng đồng và “đẩy mạnh xã hội hóa công tác BVMT” (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008) .
  15. 6 - “Nâng cao chất lượng môi trường là mục đích chủ yếu của công tác BVMT. Chất lượng môi trường phản ánh mức độ phù hợp của môi trường đối với sự tồn tại, phồn vinh cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của nhân loại. Ở những năm 60 cùng với sự xuất hiện vấn đề chất lượng môi trường cũng ngày cành được quan tâm. Người ta dần dần dùng mức độ tốt xấu của môi trường, để biểu thị mức độ môi trường bị ô nhiễm” (Lê Văn Khoa và cs, 2003) . 2.1.2. Cơ sở pháp lý - Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường 2014. Ngày 23/6/2014, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Bảo vệ Môi tường số 55/2014/QH13. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015. - Căn cứ vào nghị định số 80/2006 NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của chính phủ về sửa đổi bổ xung một số điều của Nghị định 80/2006 NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Bảo vệ môi trường. - Thông tư 27/2011/TT-BYT về việc ban hành QCVN 01:2011/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu - điều kiện bảo đảm vệ sinh. - Quyết định số 51/2008/QĐ - BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành bộ chỉ số theo dõi và đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. - Quyết định số 366/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 - 2015 - Quyết định số 367-BVTV/QĐ về việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sử dụng ở Việt Nam do Cục Bảo vệ thực vật ban hành. - Hệ thống các tiêu chuẩn Việt Nam:
  16. 7 + QCVN 08:2015/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt + QCVN 09:2015/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm + QCVN 14:2015/ BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. + QCVN 15:2015/ BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ hóa chất thực vật trong đất. + QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. + QCVN 54:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng xử lý hóa chất bảo vệ thực vật hữu cơ khó phân hủy tồn lưu theo mục đích sử dụng đất. + QCVN 05:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. 2.2. Một số đặc điểm về hiện trạng và xu thế diễn biến môi trường trên thế giới và trong nước 2.2.1. Một số đặc điểm hiện trạng và xu thế diễn biến môi trường trên thế giới * Sự khan hiếm nước - nghèo đói và xung đột nội bộ cộng đồng Nguy cơ lớn nhất hiện nay, đó là thiếu nguồn nước. Bản báo cáo của Liên hiệp quốc cảnh báo, từ nay đến năm 2030, các nguồn nước hiện có chỉ có thể đáp ứng được 40% nhu cầu của nhân loại. Khoảng 1,6 tỷ người đang sống ở những vùng khan hiếm nước, nhưng con số này sẽ nhanh chóng lên tới 2 tỷ nếu thế giới tiếp tục cách thức sử dụng nước như hiện nay. Nguy cơ đói nghèo, an ninh năng lượng và những bất đồng có nguyên nhân sâu xa từ vấn đề nước. Đói nghèo càng trở nên tồi tệ khi người nghèo thiếu nước. Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn khi tình trạng ô nhiễm trên
  17. 8 các ao hồ, sông suối, vùng ven bờ đã hủy hoại hệ sinh thái gây ra nhiều tổn hại. “Cứ 10 giây lại có một trẻ em chết vì đói” là thông điệp mà các tổ chức từ thiện muốn nhắn gửi tới giới lãnh đạo G8 tại Hội nghị G8 - 2013. (báo an ninh thủ đô). * Tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập không đều Có thể nói rằng trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, tất cả các quốc gia từ các quốc gia đang bị nội chiến tàn phá đều có những cố gắng vượt bậc để phát triển kinh tế và đạt được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên sự không đồng đều về kinh tế, thu nhập và mức sống vật chất giữa các quốc gia ngày càng tăng. Năm 2011 Hoa Kỳ vẫn là nước có tổng sản phẩm xã hội cao nhất thế giới với 13,8 tỷ USD, tiếp đó là Trung Quốc với tổng sản phẩm xã hội bằng 7,04 tỷ USD. Trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, vùng có tăng trưởng kinh tế cao với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội trên 6% trong những năm đầu thập kỷ 90. Phần Đông Nam Á và Đông Bắc Á có tốc độ tăng trưởng lớn hơn 7% trong lúc phần Nam Á chỉ tăng trưởng nhỏ hơn 4%. Sự phân bố thu nhập trong khu vực phân bố không đều 25% dân số sống dưới mực nghèo khổ. Điều này tạo nên một áp lực mạnh mẽ đối với tài nguyên thiên nhiên do những người nghèo khổ, không vốn, không phương tiện và thiết bị chỉ còn cách kiếm sống độc nhất là khai thác cùng kiệt tài nguyên thiên nhiên còn ở trong tầm lao động của họ. * Gia tăng sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu Nhìn chung trên toàn thế giới, lượng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, diệt cỏ sử dụng vào nông nghiệp đang tiếp tục tăng thêm, tại một số nơi tăng lên theo cấp số nhân. Trong những năm gần đây, các tổ chức quốc tế như tổ chức Nông Lương (FAO), tổ chức Y Tế thế giới (WHO), chương trình phát
  18. 9 triển của Liên Hợp Quốc và nhiều tổ chức môi trường đã cố gắng hạn chế việc sử dụng các chất hóa học nhân tạo vào nông nghiệp và đã thu được những kết quả bước đầu. Tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là nơi đã và đang có sự gia tăng mạnh mẽ về sử dụng thuốc trừ sâu. Trong những thập kỷ 80, lượng thuốc trừ sâu được sử dụng ở các nước Indonesia, Pakistan, Philippin, Srilanka, đã gia tăng hơn 10% hằng năm. Lượng phân bón hóa học được sử dụng tại đây dự kiến sẽ giảm với tốc độ khoảng 4,3% hằng năm. Rác thải bình quân vào khoảng 0,4 - 1,5kg/người/ngày và ngày càng tăng lên đồng biến với tăng trưởng của thủ nhập quốc dân. Thành phần của rác thải cũng thay đổi theo hướng tăng lên của bộ phận rác không thể chế biến thành phân hữu cơ được. Với sự phát triển của công nghiệp lượng rác thải rắn trở nên rất lớn. Hoa Kì mỗi năm phải xử lý, chon vùi 150 triệu tấn rác thải. Ở các đô thị và khu công nghiệp, rác thải rắn cũng trở thành vấn đề nghiêm trọng. Trong hơn 20.000m2 rác thải/ngày của các đô thị thì khoảng 50% số này được thu gom và xử lý thô sơ. Trong rác thải rắn có cả những chất độc hại như kim loại nặng, nguồn dịch bệnh nguy hiểm. * Mất cân đối dân số đô thị và nông thôn Dân số nông thôn Thế giới hiện nay đang tăng rất nhanh với tốc độ 1%. Tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tốc độ này là 1-2,5%. Với xu thế này sự phân bố dân cư đô thị và nông thôn ngày càng mất cân bằng. Một mặt lực lượng lao động trẻ sẽ bị thu hút vào đô thị gây thêm những căng thẳng về môi trường; mặt khác tại nông thôn do thiếu lực lượng lao động trẻ, khỏe, công tác phục hồi suy thoái vì vậy sẽ gặp nhiều khó khăn. Sự mất cân đối này thường diễn ra qua việc dân nông thôn di cư một cách vô tổ chức tới các đô thị. Viện Tài nguyên Thế giới ước lượng rằng, trên
  19. 10 thế giới hằng năm có 70.000km2 đất nông nghiệp phải bỏ hoang do không còn màu mỡ, khoảng 20.000km2 năng suất giảm sút rõ rệt. * Suy giảm tài nguyên đất Hậu quả môi trường gắn liền trực tiếp với gia tăng dân số và suy giảm tài nguyên đất. Theo số liệu của viện Tài nguyên Thế giới, vào năm 1993 quĩ đất cho toàn nhân loại là 13.041,7 triệu ha, trong đó trồng trọt chiếm khoảng 20,6%, đồng cỏ 69,6%. Diện tích đất bình quân đầu người trên toàn thế giới là 2,432 ha, ở Châu Á là 0,81ha, ở Châu Âu là 0,91ha. Phần lớn đất trồng trọt tăng thêm chủ yếu lấy từ đất rừng, gây nên những hậu quả xấu về môi trường (Lê Thạc Cán và cs, 1995). * Tăng trưởng dân số nhanh Dân số thế giới đang tăng lên rất nhanh (vào năm 2013 đã lên đến 7,2 tỷ người). Trong báo cáo mới nhất của Liên Hiệp Quốc (LHQ) mang tên "Triển vọng dân số thế giới" được công bố hôm 13/6/2013, số người định cư trên hành tinh vào đầu thế kỷ tới có thể lên đến 16,6 tỷ người. Theo đánh giá của LHQ, số dân tại những khu vực nghèo nhất thế giới sẽ tăng lên đáng kể trong tương lai. Số lượng dân cư ở các nước kém phát triển nhất trên thế giới dự kiến sẽ tăng lên gấp đôi, từ 898 triệu người trong năm nay lên 1,8 tỷ người vào năm 2050 và sẽ tăng lên đến 2,9 tỷ người vào năm 2100. Ngoài ra, dân số thế giới được dự báo tăng mạnh trong giai đoạn năm 2013 - 2050 lên 9,6 triệu người, chủ yếu tại châu Phi. Trong đó, một nửa dân số tăng trong giai đoạn năm 2013 - 2100 tập trung tại 8 nước gồm Nigeria, Ấn Độ, Tanzania, Cộng hòa dân chủ Congo, Niger, Uganda, Ethiopia và Mỹ. ( Những vấn đề về tài nguyên môi trường mà tăng trưởng dân số đặt ra là: Do dân số tăng tác động đến môi trường nên dẫn đến các hệ quả : Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức các
  20. 11 nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân hủy của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Do dân số tăng nhanh, đất nông nghiệp bình quân đầu người giảm nên dù năng suất lúa có tăng nhanh, bình quân lương thực đầu người vẫn tăng chậm. Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn làm cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư. Ô nhiễm môi trường không khí, nước tăng lên. Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội trong đô thị ngày càng khó khăn. - Vấn đề lớn nhất vẫn là thiếu đất sống và thiếu cái ăn: Trong tương lai, con người sẽ phải tìm thêm một hành tinh khác để sống vì Trái đất không còn đủ để nuôi dân số thế giới quá đông đến mức như vậy. Theo báo cáo của Liên hiệp quốc, Trái đất cần phải có đến 18 tháng để tái tạo những nguồn tài nguyên thiên nhiên tiêu thụ trong 1 năm. * Mất cân đối dân số đô thị và nông thôn Dân số nông thôn Thế giới hiện nay đang tăng rất nhanh với tốc độ 1%. Tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tốc độ này là 1-2,5%. Với xu thế này sự phân bố dân cư đô thị và nông thôn ngày càng mất cân bằng. Một mặt lực lượng lao động trẻ sẽ bị thu hút vào đô thị gây thêm những căng thẳng về môi trường; mặt khác tại nông thôn do thiếu lực lượng lao động trẻ, khỏe, công tác phục hồi suy thoái vì vậy sẽ gặp nhiều khó khăn. Sự mất cân đối này thường diễn ra qua việc dân nông thôn di cư một cách vô tổ chức tới các đô thị. Viện Tài nguyên Thế giới ước lượng rằng, trên thế giới hằng năm có 70.000km2 đất nông nghiệp phải bỏ hoang do không còn màu mỡ, khoảng 20.000km2 năng suất giảm sút rõ rệt.
  21. 12 2.2.2. Các vấn đề môi trường nông thôn nước ta Những năm gần đây tình trạng ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề gây bức xúc ở nhiều nơi. Nếu như người dân đô thị chịu ô nhiễm với tình trạng tồn ứ rác thải sinh hoạt,rác thải công nghiệp, ô nhiễm không khí do khói,bụi thì người dân ở vùng nông thôn,đặc biệt là những thôn bản vùng cao,dân tộc thiểu số phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường do nhà vệ sinh,phân gia súc,gia cầm,ô nhiễm nguồn nước, thuốc BVTV *Ô nhiễm từ rác thải,nhà vệ sinh Chúng ta biết rằng ô nhiễm môi trường sẽ dẫn tới nhiều bệnh tật,gây ra các bệnh về đường hô hấp, tiêu chảy, phụ khoa Trên thực tế, nhiều năm qua các cấp, các ngành từ trung ương đến tỉnh, huyện, xã, thôn, bản đã chú trọng đến việc triển khai công tác tuyên truyền, bảo vệ môi trường như: + Vệ sinh đường làng ngõ xóm. + Khơi thông cống, rãnh thoát nước. + Làm nhà tiêu hai ngăn hợp vệ sinh. + Đầu tư xây dựng công trình nước sinh hoạt Những vấn đề này vẫn còn rất khiêm tốn. Hầu hết những thôn vùng cao, vùng dân tọc thiểu số,vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay đã ở mức độ cảnh báo. Một phần do trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế, chưa nắm được tác hại của sự ô nhiễm môi trường, một phần do thói quen của đồng bào. Việc sử dụng nhà tiêu một ngăn không những luôn phải chịu đựng mùi nồng nặc, khó chịu bốc lên, trở thành những điểm “lý tưởng” cho các loài ruồi, muỗi tụ tập, trời mưa nước chảy từ nhà trên xuống nhà dưới gây ô nhiễm môi trường Những hộ có điều kiện tự đầu tư chỉ có ở vùng thấp,còn các thôn vùng cao hầu hết là nhà tiêu một ngăn, thậm chí không có.
  22. 13 *Nguồn nước sinh hoạt Bên cạnh đó, nhiều thôn bản chưa được Nhà nước đầu tư nguồn nước sinh hoạt, thường chỉ sử dụng nguồn nước bắc trong khe, gánh ở sông, giếng đào không qua hệ thống xử lý nào. Thậm chí, một số thôn bản được Nhà nước đầu tư xây dựng công trình nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nhưng do ý thức trách nhiệm quản lý kém nên hiệu quả không cao. Nhiều người cho biết: Mùa khô còn đỡ, khi trời mưa xuống nước vừa đục vừa có mùi không thể sử dụng được, nhiều hộ dù có nguồn nước này nhưng vẫn phải đi gánh nhờ nước giếng đào để sử dụng. Một số xã có nhiều thôn hiện nay vẫn còn sử dụng nước sông, suối để sinh hoạt, nguồn nước bị ô nhiễm do chất thải của các loài gia súc, thậm chí có khi gia súc chết trôi nổi dưới sông, suối nhưng vẫn phải sử dụng. * Ô nhiễm không khí: Tại hội thảo lấy ý kiến cho dự thảo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2013 - Môi trường không khí, do Tổng cục Môi trường vừa tổ chức mới đây, Trung tâm Quan trắc môi trường cho biết, theo số liệu thực tế quan trắc từ các trạm đo liên tục ở Việt Nam, khí Nitơ Oxit (NO) có xu hướng tăng lên cao vào các giờ cao điểm buổi sáng và buổi chiều. Nồng độ các thông số bụi, có xu hướng duy trì ở ngưỡng cao, đặc biệt dọc các trục giao thông và các tuyến đường cao tốc có mật độ giao thông cao. Đối với các công trường xây dựng, ô nhiễm bụi xung quanh các điểm xây dựng là tương đối nghiêm trọng và duy trì ở ngưỡng cao với khoảng thời gian kéo dài tương ứng với thời kỳ tiến hành các hoạt động xây dựng. Tại các khu dân cư nằm trong các đô thị lớn chịu ảnh hưởng của giao thông, mức độ ô nhiễm vượt ngưỡng nhiều lần Quy chuẩn Việt Nam. Mặc dù vậy, cơ quan này cũng cho biết, chất lượng môi trường không khí ở nông thôn hiện nay còn khá tốt, rất nhiều vùng chưa có dấu hiệu ô nhiễm. Tuy nhiên, chất
  23. 14 lượng không khí tại các điểm ven đô thị, các điểm gần khu vực nông thôn mặc dù còn khá tốt nhưng cũng đang có xu hướng tăng lên. Nhiều đại biểu cho rằng, Tổng cục Môi trường cần nêu rõ hiện trạng, công bố những số liệu nghiên cứu khoa học và những vấn đề bức xúc môi trường nhằm sớm cảnh báo cộng đồng về các vấn đề gây ô nhiễm phát sinh.( *Ô nhiễm môi trường đất: Theo khảo sát mới đây của Viện Nước, tưới tiêu và môi trường (Bộ NN&PTNT), với khoảng 70% dân số ở khu vực nông thôn, mỗi năm phát sinh 13 triệu tấn rác thải sinh hoạt, khoảng 1.300 triệu mét khối nước thải sinh hoạt và khoảng 7.500 tấn vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật. Trong đó, khoảng 80% khối lượng rác thải, nước thải sinh hoạt và hầu hết lượng vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật chưa được thu gom xử lý hợp vệ sinh, xả trực tiếp ra môi trường. Đó là chưa kể đến 335 điểm tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật đã được xác định nhưng chưa giải quyết triệt để, và khoảng 2,5 - 3 triệu tấn phân bón vô cơ được sử dụng trong canh tác nông nghiệp mỗi năm. Còn tại các vùng phía Nam, đặc biệt vùng đồng bằng sông Cửu Long, phân tươi được coi là nguồn thức ăn cho cá, gây ô nhiễm sinh học nghiêm trọng cho môi trường đất. Ô nhiễm đất làm mất khả năng tự điều chỉnh của hệ sinh thái đất, đất trở nên cằn cỗi. Sự tích tụ của các hóa chất độc hại, kim loại nặng trong đất làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại cho cây trồng, vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam có thể chịu tổn thất do ô nhiễm môi trường lên tới 5,5% GDP mỗi năm. Và ô nhiễm môi trường đất, nước có xu hướng sẽ gia tăng, kéo theo hệ quả là tác động tới đời sống và các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội ngày càng trầm trọng. Đây cũng là nguyên nhân gây ra hàng loạt xung đột về môi trường, điển hình là xung đột lợi ích
  24. 15 giữa các nhóm cộng đồng trong khai thác sử dụng tài nguyên, giữa những nhóm gây ô nhiễm và cộng đồng bị ô nhiễm. Bộ NN&PTNN đã triển khai 6 giải pháp nhằm kiềm chế, đẩy lùi ô nhiễm môi trường trong nông nghiệp, nông thôn. Đó là, rà soát, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về môi trường; hướng dẫn các quy định về quan trắc môi trường, đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường nông nghiệp; kiểm soát ô nhiễm và cảnh báo dịch bệnh trong các lĩnh vực sản xuất của ngành nông nghiệp; hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý tài nguyên rừng, tài nguyên biển; phục hồi, cải thiện môi trường nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh các hoạt động chuyển giao công nghệ, sử dụng công nghệ Song về lâu dài, theo Dự thảo Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2030, cần cân nhắc yếu tố môi trường trong lập quy hoạch sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tác động do chuyển đổi mục đích sử dụng đất lên môi trường. Nếu hạn chế được ô nhiễm đất trong nông nghiệp sẽ nâng cao lợi ích của sản xuất nông nghiệp như đảm bảo một số lượng nông nghiệp tương xứng, đáp ứng được nhu cầu sống của lượng dân số mà hệ thống đó hướng tới. Đồng thời, tăng năng suất nông nghiệp thông qua việc tăng cường sử dụng các kiểu gen có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh và thích ứng các điều kiện khó khăn, duy trì độ phì của đất, tính đa dạng của cây trồng, áp dụng luân canh cây trồng, sử dụng hệ thống cây hàng năm, cây lâu năm, nghề cá, chăn nuôi tổng hợp. ( 2.3. Hiện trạng môi trường tỉnh Lào Cai Theo đánh giá mới nhất của tỉnh Lào Cai, hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn ngày càng gia tăng và khó kiểm soát, tính chất vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ngày càng phức tạp, nhiều "điểm nóng" về ô nhiễm môi trường còn tồn tại, gây bức xúc trong dư luận
  25. 16 Lào Cai là tỉnh vùng cao có nhiều tiềm năng về đất đai, khoáng sản, tài nguyên rừng , thuận lợi cho việc phát triển kinh tế du lịch, thương mại, công nghiệp. Để khai thác tiềm năng lợi thế đó, trong những năm qua, tỉnh đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và ban hành nhiều cơ chế chính sách ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư, góp phần quan trọng đưa tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh luôn đạt mức từ 13 -15%/năm. Tuy nhiên, điều này cũng đang tạo ra những áp lực không hề nhỏ lên môi trường và công tác bảo vệ môi trường của địa phương. Theo báo cáo đánh giá tổng thể chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai (môi trường đất, nước, không khí), giai đoạn 2011 – 2015, nằm trong tiêu chuẩn cho phép, chưa có dấu hiệu ô nhiễm. Tuy nhiên, những năm gần đây, có những thời điểm nhất định nguồn nước đầu nguồn sông Hồng có những biến đổi khác thường, có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ. Đặc biệt là tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng hiện nay đã có 21 dự án nhà máy sản xuất phân bón, hóa chất và luyện kim có công suất lớn nhất cả nước đã đi vào hoạt động. Bên cạnh mặt tích cực là tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp lớn và giải quyết công ăn việc làm cho gần 6000 lao động thì sự cộng hưởng chất thải, khí thải của các nhà máy đã thường xuyên gây ra ô nhiễm môi trường cục bộ, tác động không nhỏ đến cuộc sống của người dân xung quanh khu vực. Song song đó, Lào Cai đã và đang triển khai xây dựng một số công trình xử lý nước thải tập trung cho các KCN Đông Phố Mới và KCN Tằng Loỏng có công xuất từ 1000 - 3.000 m3/ngày đêm. Đặc biệt là xây dựng được nhà máy xử lý rác thải tại thành phố Lào Cai phục vụ cho cả hai huyện Sa Pa, Bát Xát, qua đó, giảm thiểu nguồn ô nhiễm từ chất thải rắn
  26. 17 Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, Lào Cai phải đối mặt với vấn đề đổi mục đích đất rừng, suy giảm tài nguyên, đa dạng sinh học, gia tăng chất thải gây ô nhiễm môi trường; do tác động, diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu làm gia tăng các loại hình thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái, thay đổi chế độ dòng chảy, gia tăng xâm thực, xói lở, rửa trôi, sự cố bãi thải. Đặc biệt, là tỉnh nằm tại vị trí đầu nguồn của 2 sông lớn bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, nhưng thời gian qua chất lượng nước Sông Hồng có dấu hiệu bất thường nhưng chưa có sự hợp tác giữa tỉnh Lào Cai và Vân Nam để giải quyết vấn đề môi trường xuyên biên giới. Định hướng sắp tới, Sở TN&MT Lào Cai sẽ tiếp tục triển khai sâu rộng Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, các văn bản hướng dẫn dưới Luật; nâng cao công tác thẩm định các thủ tục về môi trường, thường xuyên tuyên truyền, tập huấn các nội dung bảo vệ môi trường cho các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn. Tăng cường thanh, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Tham mưu đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật xử lý chất thải tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải từ hoạt động công nghiệp và nguồn thải phát sinh từ các khu đô thị. Xử lý triệt để chất thải nguy hại phát sinh trong hoạt động y tế. Tổ chức quan trắc, theo dõi chặt chẽ sự biến động chất lượng nguồn nước xuyên biên giới trên sông Hồng và sông Chảy; kiểm soát, không để xảy ra tình trạng nhập khẩu phế liệu chứa thành phần chất thải nguy hại vào tỉnh Lào Cai. Sở TN&MT Lào Cai đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, kiến nghị với Chính phủ sớm có chương trình hợp tác với Trung Quốc trong quản lý, chia sẻ thông tin nguồn tài nguyên nước sông Hồng; để đảm bảo cho hoạt
  27. 18 động quan trắc ô nhiễm xuyên biên giới. Đồng thời, sớm ban hành đầy đủ các quy định hướng dẫn thi hành Luật để làm căn cứ cho cơ quan quản lý Nhà nước triển khai có hiệu quả; tăng phân bổ nguồn Ngân sách Trung ương cho địa phương để triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia về BVMT, ứng phó với BĐKH. Hỗ trợ kinh phí cho tỉnh đầu tư lắp đặt thí điểm 1 trạm quan trắc môi trường không khí tự động tại KCN Tằng Loỏng.
  28. 19 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Người dân nông thôn và môi trường nông thôn tại xã Minh Lương, chủ yếu về các vấn đề sau: + Nước sinh hoạt của các hộ gia đình. + Cơ sở hạ tầng: Nhà ở, chuồng trại, nhà vệ sinh, ao hồ + Công tác quản lý, thu gom, xử lý rác thải trong quá trình sinh hoạt. + Hoạt động nông nghiệp ảnh hưởng đến môi trường nông thôn như: vấn đề sử dụng phân bón hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật, vệ sinh dịch tễ 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu. Môi trường xã Minh Lương,huyện Văn Bàn,tỉnh Lào Cai 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu Địa điểm thực tập: phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Văn Bàn,UBND xã Minh Lưng 3.2.2. Thời gian tiến hành Từ ngày 22/01/2018 đến ngày 10/05/2018 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Minh Lương - Điều kiện tự nhiên - Điều kiện kinh tế xã hội 3.3.2. Đánh giá hiện trạng môi trường xã Minh Lương - Hiện trạng nước sinh hoạt. - Hiện trạng nước thải.
  29. 20 - Hiện trạng công tác quản lý, thu gom rác thải. - Hiện trạng môi trường không khí. - Vệ sinh môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi. - Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và môi trường. 3.3.3. Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp Thu thập tài liệu thứ cấp có liên quan như - Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. - Các tài liệu về điều kiện tự nhiên. - Các tài liệu về kinh tế - xã hội. - Các tài liệu về cơ sở hạ tầng phục vụ quản lí, làm việc và sản xuất - Tài liệu về phương hướng phát triển chung của xã trong những năm tới, các tài liệu hiện trạng sử dụng tài nguyên. - Kết quả phân tích môi trường nước. 3.4.2. Phương pháp điều tra sơ cấp trực tiếp tại địa bàn nghiên cứu, điều tra phỏng vấn a. Đối với phương pháp quan sát trực tiếp: được tiến hành bằng hai phương pháp: + Quan sát một cách tổng quát môi trường xung quanh địa bàn nghiên cứu như nước mặt, rác thải bên đường, chuồng trại chăn nuôi, vỏ chai lọ thuốc bảo vệ thức vật, + Quan sát cụ thể các đối tượng nghiên cứu bao gồm: nhà tiêu, giếng nước của các hộ gia đình. Được tiến hành đồng thời trong quá trình đi điều tra phỏng vấn từng hộ gia đình. Các chỉ tiêu về vệ sinh môi trường:
  30. 21 - Chuồng trại: Khoảng cách đến nhà ở, nền nhà, mùi vị, tình trạng sức khỏe gia súc - Nhà vệ sinh: Chất lượng nhà vệ sinh (xi măng, hai ngăn, tự hoại ) - Giếng nước sử dụng: Số giếng, loại giếng, mầu nước, mùi vị. - Rác thải: Tình hình thu gom, quản lý b. Phương pháp lấy mẫu và chỉ tiêu phân tích: - Phương pháp lấy mẫu: + Môi trường nước: sử dụng chai nhựa hoặc chai thủy tinh sạch, lấy mẫu trực tiếp vào bình chứa. Bảng 3.1 Vị trí lấy mẫu và chỉ tiêu theo dõi Loại mẫu Số mẫu Vị trí lấy mẫu Chỉ tiêu phân tích - Nước ao 01 - Thôn Minh Hạ 2 - pH, COD, BOD, - - NO3 , P04 . - Nước suối 01 - Nước suối đoạn chảy qua - pH, COD, BOD, - - trung tâm xã Minh Lương NO3 , P04 . - Thời gian lấy mẫu: 08/05/2018 - Cơ quan phân tích: Phòng thí nghiệm khoa môi trường tầng 1. - Đối với phương pháp điều tra phỏng vấn chọn hộ điều tra: Sử dụng phiếu điều tra có sẵn bao gồm những câu hỏi đóng và câu hỏi mở, tiến hành phỏng vấn 50 hộ gia đình tại 9 thôn, mỗi thôn chọn ngẫu nhiên 4 đến 5 hộ. - Kết quả phân tích chất lượng nước mặt được đánh giá bằng cách đối chiếu so sánh với QCVN 08-MT:2015- BTNMT.
  31. 22 Bảng 3.2. Phương pháp lấy mẫu và xác định giá trị các thông số trong nước mặt TT Thông số Phương pháp phân tích, số hiệu tiêu chuẩn - TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-2:2006; - TCVN 6663-3:2003 (ISO 5667-3:1985) 1 Lấy mẫu - TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4:1987) - TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667-6:2005) 2 pH - TCVN 6492:2011 (ISO 10523:2008) - TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989) 5 COD - SMEWW 5220.C:2012; - TCVN 6001-1:2008 (ISO 5815-1:2003) 6 BOD5 (20°C) - TCVN 6001-2:2008 (ISO 5815-2:2003) - SMEWW-5210.B:2012 - TCVN 6180:1996 (ISO 7890-3:1988) - Chất lượng nước - Xác định nitrat. Phương pháp trắc phổ dùng axit - 11 Nitrat (NO 3) sunfosalixylic. - - SMEWW-4500 NO3 .E:2012; - TCVN 6202:2008 (ISO 6878:2004) - Chất lượng nước - Xác 3- định phospho - Phương pháp đo phổ dùng amoni molipdat 12 Phosphat (PO4 ) - SMEWW-4500-P.E:2012;
  32. 23 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Minh Lương. 4.1.1. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý Xã Minh Lương nằm phía Tây của huyện Văn Bàn, cách trung tâm huyện 30 km. - Phía Bắc, phía Tây: Giáp xã Nậm Xé huyện Văn Bàn. - Phía Nam: giáp xã Nậm Xây huyện Văn Bàn. - Phía Đông: giáp xã Thẩm Dương. - Minh Lương là xã có tài nguyên rừng, đất rừng và các khe nước nhỏ khá phong phú nên có vai trò rất quan trọng trong điều hoà nguồn nước, điều hoà không khí cải thiện môi trường sinh thái. Sử dụng hợp lý, đúng mục đích là tiền đề cho phát triển kinh tế văn hoá xã hội góp phần cải thiện môi trường tích cực.
  33. 24 * Diện tích tự nhiên: 1. Đất đai: Tổng diện tích tự nhiên: 3.509,14ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp của xã là 2.469,90ha ( đất trồng lúa 334,53 ha); đất phi nông nghiệp: 234,72, Đất chuyên dùng 127,89 ha; đất chưa sự dụng 805,11ha. 2. Rừng: Tổng diện tích rừng của xã là 1.800,56 ha, trong đó rừng phòng hộ là 890,31 ha, rừng sản xuất 910,25 ha. 3. Mặt nước: Xã Minh Lương có hệ thống sông suối và các khê nhỏ phân bố đều khắp lãnh thổ ( có suối Chăn và các khe như là khe Nậm Mu, khe Nậm Liệp) thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, hiện tại xã có khoảng 15,55ha diện tích nuôi trồng thủy sản. 4. Khoáng sản: Xã có nhiều tài nguyên khoáng sản, như quạng vàng nằm rải dác tại các thôn như 1,2,3 Minh Thượng và thôn 1,2,3 Minh Hạ. 5. Đánh giá lợi thế phát triển dựa trên tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên của xã. Trong những năm gần đây được Đảng nhà nước quan tâm nên điều kiện kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng kinh tế được đầu tư, hệ thống giao thông, thủy lợi, cấp nước sinh hoạt nông thôn, mạng lưới điện Quốc gia, các trường học, trạm y tế xã cơ bản được đầu tư và nâng cấp. Xã có nhiều diện tích rừng tự nhiên và có nguồn tài nguyên nước dồi dào đảm bảo cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn xã. 4.1.2 Nhân lực: 1. Số hộ: 1.072 hộ; 2. Nhân khẩu: 5.198, có 5.198 khẩu, 3.749 lao động với 3 dân tộc cùng sinh sống; Tỷ lệ các dân tộc của xã dân tộc tày chiếm 85 %, dân tộc dao
  34. 25 chiếm 5 %, dân tộc kinh chiếm 10 %, được phân bố thành 11 thôn, bản gồm có các thôn, bản sau: Thôn 1 Minh Thượng có 103 hộ; Thôn 2 Minh Thượng có 78 hộ; Thôn 3 Minh Thượng có 112 hộ; Thôn 1 Minh Hạ có 134 hộ; Thôn 2 Minh Hạ có 128 hộ; Thôn 3 Minh Hạ có 91 hộ; Thôn 1 Minh Chiềng có 85 hộ; Thôn 2 Minh Chiềng có 90 hộ; Thôn 3 Minh Chiềng có 88 hộ; Thôn 4 Minh Chiềng có 104 hộ; Thôn Pom Khén có 42 hộ. - Phát triển kinh tế ở mức trung bình, cơ cấu ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông nghiệp chiếm 90 %. - Xã có lợi thế về tiềm năng đất, nước, rừng tài nguyên khoáng sản để phát triển sản xuất trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệpdịch vụ đảm bảo phục vụ dân sinh. - Xã có nguồn nhân lực dồi dào, là tiềm năng để thúc đẩy phát triển sản xuất trên tất cả mọi lĩnh vực, tuy nhiên hiện nay vẫn chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, do đó vấn đề thách thức đặt ra hiện nay là phải đào tạo và chuyển đổi nhận thức hướng nghiệp chuyển sang lao động sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ để tạo ra sản phẩm thành hàng hóa có giá trị kinh tế cao. người; 4.1.3 Đánh giá tiềm năng của xã: - Minh Lương là xã có nguồn tài nguyên rừng và tài nguyên khoáng sản phong phú thuận lợi cho việc phát triển ngành khai thác, chế biến vật liệu xây dựng. lực lượng lao động dồi dào, nhân dân có truyền thống cần cù lao động. Nền kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tích cực, tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định, được Đảng nhà nước quan tâm với nhiều chính sách đầu tư để phát triển.
  35. 26 - Những năm gần đây thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia như chương trình Hỗ trợ đồng bào dân tộc tiểu số ĐBKK, chương trìnhđịnh canh định cư, chương trình 135 giai đoạn 2, đã làm thay đổi bộ mặt của xã, đời sống nhân dân được nâng lên. - Đồng bào dân tộc tiểu số nghèo đã có nhà ở, diện tích sản xuất được mở rộng, các công trình CNSH được đầu tư đáp ứng nguyện vọng của đồng bào các dân tộc về nhu cầu sự dụng nước sạch, góp phần vào việc nâng cao sức khỏe và đời sống của nhân dân. Nhân dân ổn định canh tác lao động sản xuất giảm được tình trạng di cư tự do, hạn chế nạn phá rừng làm nương rẫy. Nhân dân thực sự tin tưởng vào đường lối của Đảng và nhà nước, ổn định cuộc sống, yên tâm phát triển sản xuất nâng cao đời sống từng bước xóa đói giảm nghèo. Đánh giá thực trạng nông thôn theo bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2017-2020, xã đã thực hiện tiêu chí số 17 - Môi trường như sau: - Hiện trạng sử dụng nước của cư dân, chủ yếu là sử dụng nước tự chảy của các khê được nhà nước đầu tư xây dựng dẫn nước đến các hộ gia đình thông qua đường ống và có bể lọt, bể chứa trước khi sử dụng. - Tình hình trung về môi trường và quản lý môi trường trên địa bàn xã: Nhìn chung chưa thực hiện tốt. Chưa có hệ thống sử lý nước sạch, chưa có quy mô về cơ sở vật chất sinh hoạt theo tiêu chuẩn. - Hoạt động thu gôm, xử lý rác thải chưa có, chuồng trại nuôi nhốt gia súc đã được triển khai và thực hiện được số hộ gia đình, rãnh thoát nước và hố xử lý chất thải đã có, chưa đạt tiêu tiêu chuẩn. - Tỷ lệ sự dụng nước hợp vệ sinh: 80,3%. - Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh chưa đạt tiêu chuẩn môi trường: 35%.
  36. 27 - tỷ lệ hộ sử dụng 03 công trình ( nhà tắm, nhà vệ sinh, bể nước ) đạt chuẩn là 76,8%. - Tỷ lệ hộ có cơ sở chăn nuôi hợp vệ sinh 35%. - Nghĩa trang. + Xã có quy hoạch nghĩa trang nhân dân nhưng người chết còn chôn rải rác tại các thôn bản. - Mức độ đạt được so với Tiêu chí là chưa đạt và dự báo thời gian có thể đạt được Tiêu chí là vào năm 2020. 4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường tại xã Minh Lương 4.2.1. Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt tại các hộ gia đình * Các thông số đánh giá chất lượng nước - Các thông số lý học: + Nhiệt độ: Nhiệt độ tác động tới các quá trình sinh hóa diễn ra trong nguồn nước, sự thay đổi về nhiệt độ cũng kéo theo các thay đổi về chất lượng nước, tốc độ, nồng độ oxy hòa tan, dạng phân hủy các hợp chất hữu cơ. + Hàm lượng chất rắn: Các chất rắn bao gồm các chất vô cơ hòa tan (các muối) hoặc không hòa tan (đất đá dạng huyền phù) và các chất hữu cơ như vi sinh vật (kể cả động vật nguyên sinh và tảo), các chất hữu cơ tổng hợp (phân bón, chất thải). Người ta thường giám sát hàm lượng chất rắn qua các thông số sau: Tổng hàm lượng chất rắn (TS) là trọng lượng khô (mg/l) của phần còn lại sau khi bay hơi 1 lít nước, sấy khô ở 1030C. Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS) là trọng lượng khô phần rắn còn lại trên giấy lọc sợi thủy tinh 1 lít nước, sấy khô ở 103-1050C. Tổng hàm lượng chất rắn hòa tan (DS) là hiệu số (TS-SS) = DS (Phạm Văn Tú, 2012) [16]. - Các thông số hóa học: + pH: Là chỉ số thể hiện axit hay bazơ, là yếu tố môi trường ảnh hưởng đến tốc độ phát triển và sự giới hạn phát triển của vi sinh vật trong nước. Nước trung tính có pH = 7, nếu pH 7 có tính kiềm. Nước ngầm thường có pH = 4-5, nước thải có pH dao động nhiều, đặc biệt
  37. 28 trong quá trình keo tụ, khử trùng, khử sắt, làm mềm nước chống ăn mòn (Phạm Văn Tú, 2012) [16]. + Nồng độ oxy hòa tan (DO): Oxigen hòa tan trong nước không tác dụng với nước về mặt hóa học. Hàm lượng oxigen hòa tan là một chỉ số đánh giá tình trạng của nước. Mọi nguồn nước đều có khả năng tự làm sạch nếu như nguồn nước đó có đủ hàm lượng DO nhất định. Khi DO xuống đến khoảng 4- 5mg/l, số sinh vật có thể sống trong nước giảm mạnh. Hàm lượng O2 hòa tan phụ thuộc vào áp suất riêng phần O2 trong không khí, vào nhiệt độ nước và quang hợp, vào hàm lượng muối trong nước. O2 hòa tan giảm là dấu hiệu ô nhiễm nước. Quy định nước uống DO không được nhỏ hơn 6 mg/l (Phạm Văn Tú,2012)[20]. + Nhu cầu Oxy sinh học (BOD): Nhu cầu oxigen sinh hóa (BOD: Biochemical Oxygen Demand) là lượng oxigen cần thiết để vi khuẩn có trong nước phân hủy các chất hữu cơ. Tương tự như COD, BOD cũng là một chỉ tiêu dùng để xác định mức độ nhiễm bẩn của nước (đơn vị tính là mg O2/l ). Trong môi trường nước, khi quá trình oxid hóa sinh học xảy ra thì các vi khuẩn sử dụng oxigen hòa tan để oxid hóa các chất hữu cơ và chuyển hóa 2- 2- 3- 3- chúng thành các sản phẩm vô cơ bền nhưCO2,CO3 , SO4 , PO4 và cả NO . Đó là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật thực hiện quá trình oxy hóa sinh hóa các chất hữu cơ bị phân hủy.Chỉ số BOD cao thì ô nhiễm nặng. Nước sạch thì BOD < 2 mg O2/L. Nước sinh hoạt thường có BOD: 80-240 mg O2/L. Thông thường phải có thời gian khoảng 20 ngày thì 80-90% lượng chất hữu cơ mới bị oxy hóa hết. Người ta quy ước để 5 ngày vì vậy gọi là BOD5 (Phạm Văn Tú, 2012) [16]. + Nhu cầu oxy hóa học (COD): Nhu cầu oxigen hóa học (COD: Chemical Oxygen Demamd) là lượng Oxigen cần thiết (cung cấp các chất hóa học để oxid hóa các chất hữu cơ trong nước. Các chất hữu cơ trong nước có hoạt tính hóa học khác nhau. Khi bị oxid hóa không phải tất các chất hữu cơ chuyển hóa thành nước và CO2 nên giá trị COD thu được khi xác định bằng phương pháp KmnO4 hoặc K2Cr2O7thường nhỏ hơn giá trị COD lý thuyết nếu tính toán từ các phản ứng hóa học đầy đủ. Mặt khác, trong nước cũng có thể tồn tại một số chất vô cơ có tính khử (như S2-, NO2-, Fe2+, ). Như vậy, COD giúp phần nào đánh giá được lượng chất hữu cơ trong nước có thể bị oxid hóa bằng các hợp chất hóa học (tức là đánh giá mức độ ô nhiễm của nước). Vì BOD không tính đến các chất hữu cơ bền vững vốn không bị oxy hóa sinh hóa, còn COD thì có tác dụng với mọi chất hữu cơ, nên COD được coi là đặc
  38. 29 trưng hơn trong giám sát ô nhiễm nước. Nồng độ COD cho phép với ngồn nước mặt là COD>10 mg/l (Phạm Văn Tú, 2012) [16]. 2- 3- 4- 3- - Các chất dinh dưỡng: NO , NO , NH , PO4 + Nitrit (NO2-): Là sản phẩm trung gian trong chu trình chuyển hóa Nitơ Nitrit có mặt trong nước do sự phân hủy sinh học các chất protein. + Nitrat (NO3-): Là sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy các chất có chứa Nitơ trong nước. + Amoni (NH4+): Được tạo ra trong nước do quá trình khử NO3- trong điều kiện yếm khí. Hàm lượng amoni cao là rất độc hại đối với các sinh vật sống trong nước, là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng nước. 3- + Photphat (PO4 ): Gồm các dạng orto-phosphat (muối của H3PO4): polyphosphate (Na5P3O10) và phospho hữu cơ. Nguồn ô nhiễm từ: Nước thải sinh hoạt (phụ gia bột giặt, thực phẩm thừa, chất thải vệ sinh, ), từ phân bón trong nông nghiệp, nước thải công nghiệp. (Phạm Văn Tú, 2012) [16]. - Các thông số sinh học: + Coliform: Là nhóm vi sinh vật quan trọng trong chỉ thị môi trường, xác định mức độ ô nhiễm bẩn về mặt sinh học của nguồn nước. Trong thực tế, hóa nước thường xác định chỉ số vi trùng đặc trưng. Trong chất thải của người và động vật luôn có loại vi khuẩn E.Coli sinh sống và phát triển. Sự có mặt của E.Coli trong nước chứng tỏ nguồn nước đã bị ô nhiễm bởi phân rác, chất thải của người và động vật và như vậy cũng có khả năng tồn tại các loại vi trùng gây bệnh khác. Số lượng E.Coli nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước. Chỉ số E.Coli là số lượng vi khuẩn E.Coli có trong 1 lít nước. Tiêu chuẩn nước cấp cho sinh hoạt ở các nước tiên tiến qui định trị số E.Coli không nhỏ hơn 100 ml, nghĩa là cho phép chỉ có một vi khuẩn E.Coli trong 100 ml nước (chỉ số E.Coli tương ứng là 10). TCVN quy định chỉ số E.Coli của nước sinh hoạt nhỏ hơn 2 (Phạm Văn Tú, 2012) [16]. - Các yếu tố KLN: Các kim loại nặng là những yếu tố mà tỷ trọng của chúng bằng hoặc lớn hơn 5 như Asen, cacdimi, Fe, Mn ở hàm lượng nhỏ nhất định chúng cần cho sự phát triển và sinh trưởng của động, thực vật
  39. 30 nhưng khi hàm lượng tăng thì chúng sẽ trở thành độc hại đối với sinh vật và con người thông qua chuỗi mắt xích thức ăn. * Theo kết quả điều tra về tình hình cấp nước sinh hoạt của từng hộ gia đình trên địa bàn xã được thể hiện qua bảng sau (bảng 4.1) Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt của các hộ gia đình Loại nước Số hộ gia đình Tỷ lệ % Nước sạch 42 84 Nước giếng đào 2 4 Nước giếng khoan 0 0 Nguồn khác 6 12 Tổng 50 100 (Nguồn: số liệu điều tra) Nước giếng khoan 0% Nước giếng Nguồn khác đào 12% 4% Nước máy (nước sạch) 84% Hình 4.1. Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Minh Lương
  40. 31 Qua bảng 4.1 thì số HGĐ sử dụng nước sạch là 84%, nước giếng đào là 4%, giếng khoan chiếm 0%, nguồn khác chiếm 12%. Cho ta thấy rằng nguồn nước dùng cho sinh hoạt và ăn uống hằng ngày của các HGĐ chủ yếu là nước máy(nước sạch) chiếm 84% tổng số hộ điều tra. - Hiện trạng nước mặt: Để thấy rõ hơn về thực trạng nguồn nước mặt ở địa phương một mẫu nước đại diện đã được đem kiểm tra, kết quả phản ánh ở bảng dưới: + Nước ao: Bảng 4.2: Chất lượng nước mặt QCVN 08- Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích MT:2015/BTNMT PH - 6,77 5,5 - 9 COD mg/l 1,44 30 BOD5 mg/l 1,55 15 - NO3 mg/l 0,022 10 - P04 mg/l 0,042 0,3 Độ đục mg/l 21,46 nguồn: Kết quả phân tích Ghi chú: QCVN 08 - MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt - Cột B1 B1: Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự.
  41. 32 -Nhận xét:nhìn chung các chỉ số phân tích đều thấp hơn rất nhiều so với QCVN VD:+ Hàm lượng COD của nước ao là 1,44 thấp hơn khoảng 20 lần so với QCVN - + Hàm lượng P04 là 0,042 thấp hơn khoảng 7 lần so với QCVN Nồng độ PH: 9 8 7 6 5 Kết quả phân tích 4 QCVN 08:2015 3 2 1 0 Hình 4.2. Nồng độ pH -Nhìn chung nồng độ pH đo tại ao thôn 2 Minh Hạ nằm trong mức cho phép của QCVN 08 - MT:2015/BTNMT -Kết quả phân tích này cho ta thấy chất lượng nước mặt trên địa bàn còn tốt Hàm lượng COD: Là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. COD là lượng oxy cần để oxy hoá toàn bộ các chất hoá học trong nước.
  42. 33 30 25 20 Kết quả phân tích 15 QCVN 08:2015 10 5 0 Hình 4.3. Hàm lượng COD - -Qua hình 4.3 ta thấy hàm lượng COD trong nước rất thấp đạt QCVN 08-MT:2015/BTNMT (theo ct B1) Hàm lượng BOD5: BOD (Biochemical oxygen Demand- nhu cầu oxy sinh hoá) là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ theo phản ứng: Vi khuẩn Chất hữu cơ + O2 > CO2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm trung gian Trong môi trường nước, khi quá trình oxy hoá sinh học xảy ra thì các vi sinh vật sử dụng oxy hoà tan, vì vậy xác định tổng lượng oxy hoà tan cần thiết cho quá trình phân huỷ sinh học là phép đo quan trọng đánh giá ảnh hưởng của một dòng thải đối với nguồn nước. BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất thải hữu cơ trong nước có thể bị phân huỷ bằng các vi sinh vật.
  43. 34 16 14 12 10 Kết quả phân tích 8 QCVN 08:2015 6 4 2 0 Hình 4.4: Hàm lượng BOD5 - Nhận xét chung:Theo kết quả phân tích cho thấy nồng độ pH , - - COD,BOD5, NO3 , P04 , độ đục được đo tại địa phương có giá trị lần lượt là 6,77; 1,44; 1,15; 0,022; 0,042;21,46 đạt QCVN 08 - MT:2015/BTNMT (theo ct B1) + Nước suối: Bảng 4.3: Hiện trạngmôi trường nước mặt QCVN 08 - Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích MT:2015/BTNMT (Cột B1) PH - 6,51 5,5 - 9,0 COD mg/l 6,88 30 BOD5 mg/l 5,5 15 - NO3 mg/l 0,024 10 - P04 mg/l 0,001 0,3 (Nguồn: phòng thí nghiệm khoa môi trường tầng 1)
  44. 35 Qua bảng trên hầu hết các thông số đem đi phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép. Từ đó cho thấy chất lượng nước mặt trên địa bàn xã đảm bảo cho phục vụ sinh hoat của người dân. Nhìn chung nguồn nước sinh hoạt của xã có dấu hiệu ô nhiễm nhưng ở mức độ cho phép, chất lượng nước mặt tốt, đáp ứng được yêu cầu sử dụng nước của người dân, trong tương lai nếu người dân không nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh và không có sự quan tâm đúng mức của chính quyền địa phương thì nguồn nước sẽ không còn được đảm bảo hợp vệ sinh. 4.2.2. Hiện trạng nước thải, hệ thống cống thải và nhà tiêu Nước thải là nước được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng. Đây là một trong các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước. - Hiện trạng cống thải Trên địa bàn xã nước thải chủ yếu được thải vào hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất nông nghiệp của làng xã, hay thải trực tiếp ra ao, suối, đồng ruộng, ngấm xuống đất gây ảnh hưởng đến môi trường. Ta có bảng thống kê : Bảng 4.4 : Loại hình cống thải các hộ đang sử dụng Loại hình cống thải Số hộ gia đình Tỷ lệ (%) Cống thải chung của làng /xã 10 20 Thải vào ao, hồ 25 50 Chảy tràn trên mặt đất 15 30 Tổng 50 100 (Nguồn: Số liệu điều tra)
  45. 36 50 45 40 35 30 Cống thải chung 25 Thải vào ao hồ 20 Chảy tràn trên mặt đất 15 10 5 0 Số hộ gia Tỷ lệ đình Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện loại hình cống thải các hộ đang sử dụng Qua bảng ta thấy số hộ gia đình sử dụng cống thải chung chiếm 20 %, thải vào ao hồ chiếm 50% ,loại này sẽ gây ra mùi khó chịu cho chính hộ gia đình và cộng đồng xung quanh, chảy tràn gây ô nhiễm môi trường. Còn lại 30% HGĐ để chảy tràn trên mặt đất làm ô nhiễm nguồn nước và môi trường đất. Nguồn nước mặt của xã đã bị ô nhiễm do hình thức xả nước thải của các HGĐ, nước thải trực tiếp ra ruộng ao hồ, ngấm xuống đất, nước thải ra sông suối, và thải ra nơi khác. Nước thải chăn nuôi của các gia đình trong xã cũng đổ trực tiếp ra ruộng, ao hồ, mương cũng làm nước ô nhiễm, mùi hôi thối, làm mất cân bằng sinh thái, môi trường cảnh quan, sức khỏe cộng đồng. Nguồn nước thải đã không được qua xử lý này sẽ là một nguy cơ đe doạ đối với môi trường của người dân. Nước thải từ các HGĐ chứa đựng các chất thải trong quá trình sinh hoạt của họ có đặc điểm chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học (cacbonhydrat, protein, mỡ), chất dinh dưỡng đối với sinh vật (Nitơ, photphat), vi khuẩn có mùi khó chịu (H2S, NH3 ). Đặc trưng của nước thải sinh hoạt thường chứa nhiều tạp chất khác nhau (chứa chất hữu cơ, chất
  46. 37 vô cơ, vi sinh vật). Trong đó vi sinh vật trong nước thải thường ở dạng vi khuẩn gây bệnh (tả, lỵ, thương hàn ). - Hiện trạng nhà vệ sinh: Bảng 4.5: Hiện trạng nhà tiêu các hộ đang sử dụng Loại hình sử dụng Số hộ gia đình Tỷ lệ % Nhà vệ sinh tự hoại 6 12 Nhà vệ sinh công cộng 0 0 Hố xí đất 35 70 Loại khác (hố xí 2 9 18 ngăn) Tổng 50 100 (Nguồn: Số liệu điều tra) 80 70 60 50 Nhà vệ sinh tự hoại hố xí đất 40 nhà vệ sinh công cộng 30 loại khác (hố xí 2 ngăn) 20 10 0 số hộ tỷ lệ Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện hiện trạng nhà vệ sinh các hộ đang sử dụng. Từ bảng 4.6 cho thấy loại hình nhà tiêu đất được các HGĐ trong xã sử dụng nhiều nhất chiếm 70%. Qua khảo sát trực tiếp trên địa bàn xã thì số HGĐ sử dụng nhà tiêu hai ngăn, hố xí đất, cầu tõm bờ ao, loại nhà tiêu khác
  47. 38 hầu hết là không hợp vệ sinh vì một phần do điều kiện kinh tế còn nghèo, một phần do người dân không tuân theo các tiêu chuẩn của Bộ Y tế như khoảng cách từ nhà vệ sinh đến nguồn nước sinh hoạt quá gần, nhà vệ sinh vẫn có ruồi nhặng, côn trùng, khi mưa nhà vệ sinh có thể bị dột và nước hắt vào, nhiều HGĐ lại lấy phân trong ngăn ủ ra để làm phân bón khi chưa đủ thời gian ủ (6 tháng). Đó là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân,cảnh quan môi trường. Những năm gần đây, bộ mặt nông thôn của xã đã có nhiều thay đổi, đặc biệt là vấn đề giải quyết VSMT nông thôn. Nhưng có mặt chưa tốt trong công tác quản lý, nhận thức của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường sống còn nhiều hạn chế. Do đó cần nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của việc không giữ gìn vệ sinh trong sử dụng và bảo quản nhà tiêu. 4.2.3. Hiện trạng rác thải trên địa bàn Bảng 4.6 : Hiện trạng đổ rác thải sinh hoạt các HGĐ Hệ thống thu gom rác Số hộ gia đình Tỷ lệ % Hố rác riêng 39 78 Đổ rác tùy nơi 11 22 Bãi rác chung 0 0 Được thu gom theo dịch vụ 0 0 Tổng 50 100 (Nguồn: Số liệu điều tra)
  48. 39 80 70 60 hố rác riêng 50 đổ rác tùy nơi 40 đổ rác ở bãi rác chung 30 được thu gom theo hợp đồng 20 dịch vụ 10 0 số hộ tỷ lệ Hình 4.7 Biểu đồ thể hiện hình thức đổ rác các HGĐ xã Minh Lương Qua bảng các HGĐ có hố rác riêng chiếm tỷ lệ cao nhất là 78% số hộ điều tra, chưa có hoạt động thu gom theo hợp đồng dịch vụ.Cho ta thấy tình trạng thu gom CTR chưa được thực hiện hoặc do người dân tự thu gom làm phát sinh những bãi rác tự phát (22% số hộ điều tra). Qua quan sát thực tế rác thải sinh hoạt tại khu vực nông thôn xã Minh Lương đến nay việc quản lý thu gom hầu như chưa được tổ chức triển khai thực hiện. Rác tại các cơ quan nhà nước, trường học phần lớn được gom lại và đốt tại chỗ. Rác từ quá trình sinh hoạt của người dân được thải trực tiếp ra sau vườn, vứt quanh bờ rào, ngoài đường hoặc đổ thành những đống rác tự phát. Các bãi rác tập trung do tự phát phát sinh mùi hôi và nước rác là nguồn làm ô nhiễm môi trường khu vực gần bãi rác. Chưa có hệ thống xử lý là một trong những nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường nước, không khí, môi trường đất, ảnh hưởng xấu đến cảnh quan, môi trường sống của người dân nông thôn nơi đây. + Các vấn đề còn tồn tại:
  49. 40 Chưa có hoạt động thu gom chuyên nghiệp, chưa có hệ thống phân loại và chuyên chở chất thải. Rác thải tập trung thành đống trên đường làm ảnh hưởng đến mỹ quan và vệ sinh môi trường. Mặt khác, người dân chưa ý thức chủ động thu gom rác thải cũng như chưa thấy rõ trách nhiệm và nghĩa vụ giữ gìn vệ sinh môi trường. Rác thải y tế hiện nay được xử lý đốt hoặc chôn lấp chung với rác thải sinh hoạt, đây là giải pháp không đảm bảo về mặt vệ sinh môi trường và có khả năng gây dịch bệnh cao. Chưa có các chính sách khuyến khích tái chế, tái sử dụng các thành phần có ích trong rác thải để sản xuất phân hữu cơ hoặc các mục đích khác. 4.2.4. Hiện trạng môi trường không khí trong xã Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí trong xã: - Do điều kiện sống, sinh hoạt chưa hợp vệ sinh, các nhà tiêu đất còn được sử dụng nhiều, cùng với đó là vấn đề chăn nuôi gây ra mùi khó chịu. - Do hoạt động GTVT: Cùng với quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, các phương tiện giao thông cơ giới trên địa bàn xã tăng lên rất nhanh. Những năm gần đây xe cơ giới tham gia giao thông đã tăng lên đáng kể. Nguồn thải từ hoạt động giao thông vận tải đã trở thành một trong những nguồn gây ô nhiễm đối với môi trường không khí trên địa bàn xã. - Do hoạt động khai thác vàng trái phép của người dân - Do hoạt động sản xuất và xây dựng: hiện nay xã Minh Lương đang trong quá trình xây dựng nông thôn mới nên việc xây dựng, nâng cấp các cơ sở hạ tầng đang được thực hiện, quá trình vận chuyển đất, đá, vật liệu xây dựng liên tục làm tăng nồng độ bụi trên tuyến đường vận chuyển gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường không khí trong khu vực. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề gây ô nhiễm không khí trong xã bất cập đang tồn tại như sau:
  50. 41 - Chặt phá rừng bừa bãi, đốt nương làm rẫy làm tăng diện tích đất trống đồi trọc. - Ô nhiễm tiếng ồn của các hoạt động xây dựng và nhà máy trong xã. - Tình trạng đốt rác diễn ra phổ biến, trong đó có cả CTR nguy hại như cao su, nilon, gây nên mùi khó chịu và khói ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh. 4.2.5. Hiện trạng chuồng trại chăn nuôi và biện pháp sử lý Các loại hình chăn nuôi chủ yếu tại khu vực xã Minh Lương hiện nay gồm có: chăn nuôi lợn, trâu, bò, gia cầm. Đặc biệt loại hình chăn nuôi với số lượng lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất đối với người dân nông thôn là chăn nuôi trâu bò. Các loại hình chăn nuôi này hàng năm mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên vấn đề chăn nuôi gia súc cải thiện kinh tế gia đình trong điều kiện đầu tư về chuồng trại không hợp lý, đã thải một lượng phân đáng kể ra môi trường làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt và nước ngầm bởi hàm lượng các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi sinh vật gây bệnh. Ví dụ: ở phân gà chứa vi trùng Salmonella sp; ở phân động vật có nhiều trứng giun sán, các trứng này sẽ trải qua một thời gian trong môi trường đất, để rồi khi người xúc tiến với đất, hoặc lẫn vào trong rễ lá rau không sạch, người hay gia súc sẽ bị nhiễm giun sán. Những chuồng nuôi gia súc như trại lợn, trại gà không được gom lại, xử lí bảo đảm kĩ thuật và vệ sinh môi trường sẽ là hiểm họa cho môi trường sinh thái trong đó có môi trường đất vì khi một lượng lớn các chất thải này làm môi trường sinh thái đất mất khả năng tự làm sạch của nó thì sự nguy hại khó lường. Chất thải vi trùng từ đó mà lan ra khắp nơi trong nguồn nước và bay vào không khí. Như vậy lượng phân và nước thải chăn nuôi rất lớn gây mất vệ sinh môi trường. Hầu hết các phân thải của súc vật đều chứa nhiều mầm bệnh.
  51. 42 Đàn gia cầm, trâu, bò với hình thức chăn nuôi chủ yếu là thả rông, hoặc trong trại gia đình không được quy hoạch hợp lý nên lông và lượng phân không kiểm soát được gây ô nhiễm không khí và nguồn nước ở các cánh đồng, các sông suối, ao hồ nước tù đọng. Nguy cơ dịch bệnh gia súc, nhiễm bệnh từ gia súc là mối lo ngại nếu không có các biện pháp quản lý chất thải và vệ sinh chuồng trại. Các bệnh dịch gia súc lớn như cúm, lở mồm, long móng, các bệnh truyền qua vật trung gian từ gia súc cho người. Vì vậy vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi vì đó là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát sinh dịch bệnh cũng như tác động tới sức khỏe của con người. 4.2.6. Tình hình sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật Nông nghiệp được xem là thế mạnh của xã Minh Lương, để gia tăng mùa vụ canh tác, từ đó gia tăng lượng phân bón nhằm cung ứng dưỡng chất cho cho cây trồng cũng như bù lại dinh dưỡng cho đất. Tuy nhiên, việc bón phân không đúng liều lượng, kỹ thuật và hiện tượng bón quá mức một số nguyên tố gây nên mất cân bằng dinh dưỡng trong đất. Bên cạnh phân bón, việc sử dụng thuốc BVTV không đúng liều lượng cũng được đặc biệt quan tâm trong xã. Khi sử dụng thuốc BVTV, chỉ có một phần nhỏ của hóa chất là thực sự được sử dụng, còn lại phần lớn sẽ bị hòa loãng bởi các vật liệu trong đất và các tiến trình chuyển đổi, phân hủy khác nhau. Lượng thuốc quá nhiều có thể làm tổn hại đến cây trồng và có thể để lại dư lượng trong đất cho các vụ trồng tiếp theo. Đặc biệt, những nhóm thuốc có độc tính mạnh và thời gian phân giải lâu bị cấm sử dụng hoặc hạn chế sử dụng tại Việt Nam như Arsenic compound, Captan, Methomyl., chúng có độ bền hóa học lớn nên thuốc dễ lưu lại trong đất đai, cây trồng, nông thực phẩm. Hầu hết hóa chất bảo vệ thực vật là chất hữu cơ tổng hợp, có tính độc
  52. 43 nguy hiểm đối với sinh vật và con người ở những mức độ khác nhau và bằng nhiều con đường khác nhau. Hóa chất thấm vào trong đất hay bị rửa trôi theo nguồn nước gây ngộ độc thức ăn, làm sức khỏe con người suy giảm, thậm chí gây vô sinh. Những trường hợp đó xảy ra phần lớn là do người nông dân sử dụng thuốc không đúng kỹ thuật và liều lượng, không đảm bảo thời gian cách ly từ khi phun lần cuối cùng đến khi thu hoạch. Tuy nhiên ưu điểm của phân hóa học và thuốc BVTV là thể hiện nhanh tác dụng của nó đối với cây trồng vì vậy mà hàng năm người dân vẫn sử dụng với một lượng rất lớn đã gây sức ép đối với môi trường nói chung và môi trường đất nông nghiệp nói riêng. Bên cạnh đó, công tác thu gom, xử lý bao bì đựng thuốc BVTV, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, vẫn chưa được bà con nơi đây quan tâm đúng mức, nhiều người vứt bừa bãi bao bì thuốc BVTV trên cánh đồng ruộng, bãi rau, gần nguồn nước gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, môi trường đất, nước cũng như hệ sinh thái nông nghiệp. Hiện nay việc sử dụng phân hóa học và thuốc BVTV trên địa bàn xã khá phổ biến. Qua tìm hiểu thực tế gần như 100% số HGĐ làm nông nghiệp được phỏng vấn có sử dụng thuốc BVTV và phân hóa học. Việc lạm dụng chúng trong nông nghiệp sẽ dẫn đến tình trạng đất ngày càng khô cằn, giảm độ xốp của đất, cộng với việc sử dụng không đúng kỹ thuật, liều lượng sẽ dẫn đến hậu quả làm ô nhiễm môi trường đất, nước. Cùng với đó sự hiểu biết của người dân về vấn đề sử dụng phân bón và thuốc BVTV còn hạn chế. Vì vậy cần có các chính sách hỗ trợ, hướng dẫn về kỹ thuật cho người dân nơi đây để họ sử dụng đúng và không lạm dụng phân bón cũng như thuốc BVTV nữa.
  53. 44 4.3. Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường 4.3.1. Các chính sách + Trong mọi lĩnh vực của cuộc sống chính sách, pháp luật luôn là giải pháp mang lại hiệu quả cao trên quy mô rộng lớn, vì thế cần có các giải pháp về chính sách, pháp luật. + Ban hành chính sách khuyến khích các hộ gia đình tham gia thường xuyên thu gom và tiêu huỷ rác thải sinh hoạt tại gia đình và tại các khu vực chung của làng xóm. + Tăng cường năng lực cưỡng chế đối với những hộ gia đình cũng như các tổ chức có các hoạt động sản xuất, lao động gây ra ô nhiễm môi trường. + Tạo môi trường thương mại liên quan đến việc thu gom rác, tái chế rác thải cạnh tranh lành mạnh để đẩy mạnh công tác xử lý rác thải sinh hoạt. Chẳng hạn như ưu tiên các sản phẩm có nguồn gốc từ rác thải không bị đánh thuế, hoặc gia đình nào mua phân bón sản xuất từ rác sẽ được giảm giá mua hạt giống. + Các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản cụ thể hoá và thực hiện triệt để quy định của pháp luật về BVMT. + Đầu tư thêm nguồn vốn cho công tác BVMT nói chung, quản lý rác thải nói riêng để việc thu gom diễn ra hiệu quả hơn. + Có chính sách thu hút nhân tài và phát huy nguồn lực cho công tác BVMT. + Tăng cường năng lực chuyên môn cho các phòng ban có liên quan. 4.3.2. Giải pháp bảo vệ môi trường Một số giải pháp đưa ra để cải thiện môi trường nông thôn xã đó là: + Cải tạo lại chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, áp dụng mô hình biogas. + Cải tạo hố xí hợp vệ sinh.
  54. 45 + Quản lý phế thải nông nghiệp bằng các cách: Trộn lẫn vào đất, hay một biện pháp mang lại hiệu quả cao đó là ủ phân compost. + Quản lý rác thải Quy hoạch bãi chôn lấp hợp vệ sinh hợp lý. Phân cấp quản lý CTR. Thành lập các đội thu gom rác thải. Xã hội hóa công tác thu gom. Trang bị trang thiết bị để phục vụ cho công tác thu gom. Triển khai các mô hình xử lý rác tại các hộ gia đình. Phân loại tại nguồn và tồn trữ chất thải + Sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật và phân bón. Đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, nâng cao hiểu biết của người nông dân trong việc sử dụng thuốc BVTV an toàn và có hiệu quả từ đó giảm lượng thuốc BVTV sử dụng. Chú trọng việc thu gom và xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng. Hướng dẫn kỹ thuật tốt nhất cho người nông dân trong việc sử dụng phân bón và thuốc BVTV để họ làm chủ trên mảnh ruộng, nương rẫy của mình. Đó là con đường tốt nhất để giảm nỗi lo về môi trường, mà lợi nhuận kinh tế được tăng lên. + Công tác truyền thông, tuyên truyền: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến tác hại của thuốc BVTV đối với môi trường và sức khỏe con người. Vận đông nông dân không sử dụng tùy tiện và thải bỏ bừa bãi các vỏ bao thuốc BVTV sau khi sử dụng, các phương tiện và quần áo bảo hộ lao động trong khi phun các loại thuốc BVTV.Cấm đổ bừa bãi các loại dầu thải, nhớt và các phế phẩm nguy hại ra môi trường.
  55. 46 Ngoài việc tuyên truyền cho người nông dân ta có thể giáo dục tuyên truyền cho học sinh tiểu học và học sinh phổ thông trung học hiểu và tham gia các hoạt động ngoại khóa như tổ chức các buổi nói chuyện, chuyên đề về những vấn đề môi trường, những vấn đề có liên quan trực tiếp đến học sinh như vệ sinh cá nhân, thế nào là nước sạch, biến đổi khí hậu Hay những bức ảnh thể hiện ý tưởng, thông điệp giúp cho học sinh dễ hiểu hơn. Tuy nhiên cần phải phân loại đối tượng truyền thông, nhằm đưa ra những biện pháp, phương thức truyền đạt phù hợp với trình độ, khả năng nhận thức của từng đối tượng. Công tác thông tin đại chúng cần được duy trì thường xuyên, xóa bỏ dần tập quán lạc hậu trong lối sống, sinh hoạt, ăn, ở của người dân. Tuyên truyền phổ biến những kiến thức bảo vệ môi trường trong các hoạt động sản suất, chăn nuôi gia súc, giữ gìn vệ sinh công cộng.
  56. 47 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường trên địa bàn xã Minh Lương-huyện Văn Bàn-tỉnh Lào Cai trong năm 2018 em đưa ra một số kết luận khái quát như sau: - Xã Minh Lương là một xã thuần nông, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, cùng với trình độ dân trí còn thấp đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức của người dân về BVMT. Người dân trong xã chưa có nhận thức cao trong việc giữ gìn vệ sinh chung, nhất là trong sinh hoạt gia đình, trong sản xuất chăn nuôi - Việc sử dụng nước sinh hoạt ở đây chủ yếu là nguồn nước sạch chiếm đến 84% được nhà nước tài trợ nguồn nước được lấy trực tiếp từ khe núi nên các chỉ số ô nhiễm rất thấp (hầu như không bị ô nhiễm) nồng độ pH , COD, BOD5, - - NO3 , P04 , độ đục được đo tại địa phương có giá trị lần lượt là 6,77; 1,44; 1,15; 0,022; 0,042;21,46 đạt QCVN 08 - MT:2015/BTNMT (theo ct B1) - Chất thải trong chăn nuôi phần lớn không được xử lý mà được thải trực tiếp ra môi trường đất gây ra mùi hôi khó chịu, làm ô nhiễm môi trường đất, không khí, nguồn nước gây ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường trong sinh hoạt cộng đồng. - Việc sử dụng phân bón hóa học ngày càng tăng cộng thêm việc sử dụng không đúng liều lượng đã gây tác động xấu đến môi trường và sức khỏe của người dân. 5.2. Kiến nghị Sau khi kết thúc đợt thực tập tại địa phương thu được một số kết quả về hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Minh Lương. Từ đó tôi có một số kiến nghị như sau:
  57. 48 - Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp Đảng ủy trong quá trình đề ra chủ trương đường lối trong phát triển KT - XH gắn với BVMT. - Cần nhanh chóng xây dựng bãi chứa rác tập trung,thành lập tổ thu gom và các phương tiện hỗ trợ việc thu gom và sử lý rác - Cần quản lý nghiêm và sử lí triệt để nạn khai thác vàng trái phép trên địa bàn - Đoàn thanh niên xã cũng nên có nhiều buổi tình nguyện thu gom rác thải, thu dọn đường làng, phát quang bụi rậm, khơi thông kênh mương cống máng - Tuyên truyền để người dân hiểu về phân loại rác và tận dụng các loại rác thải có thể dùng lại, tái chế các phế thải thành các vận dụng thường dùng có thể bán ra thị trường. - Mở các buổi sinh hoạt thôn để tuyên truyền, giáo dục vệ sinh môi trường cho người dân giữ gìn bảo vệ môi trường sống của họ nói riêng. -Cần phải xây dựng hệ thống cống rãnh sử lý nước thải phù hợp với từng thôn bản - Nâng cao tỷ lệ các hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn quốc gia từ 84% năm 2017 lên 100% vào năm 2020
  58. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA (1/2010), Báo cáo tổng kết nghiên cứu quản lý môi trường các lưu vực sông Việt Nam, Hà Nội. 2. Nguyễn Đình Hòe và Nguyễn Ngọc Sinh (năm 2010), Đảm bảo an ninh môi trường vì phát triển bền vững, Nxb Khoa học và kỹ thuật Hà Nội. 3. Hoàng Văn Hùng, ô nhiễm môi trường - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên 4. Hoàng Văn Hùng (2008), Ô nhiễm môi trường, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 5. Nguyễn Thị Lợi (2006), Cơ sở khoa học môi trường đại cương, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 6. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật bảo vệ Môi trường Việt Nam, nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội. 7. QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường nước mặt. 8. QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. 9. QCVN 28:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế. 10. Quyết định số 366/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 – 2015 11. Quyết định số 367-BVTV/QĐ về việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sử dụng ở Việt Nam do Cục Bảo vệ thực vật ban hành. 12. Dư Ngọc Thành (2014), Quản lý tài nguyên nước, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 13. Kỳ Sơn (2011), Báo động đỏ ô nhiễm nguồn nước, Cục quản lý tài nguyên nước.
  59. PHỤ LỤC Phụ lục 1: TIỂU CHUẨN VỆ SINH ĐỐI VỚI CÁC LOẠI NHÀ TIỂU (Ban hành theo Quyết định số 08/2005/QĐ – BYT ngày 11/03/2005 của Bộ trưởng Bộ y tế ) I.NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 1.Giải thích từ ngữ. Nhà tiêu quy định trong tiêu chuẩn này bao gồm: nhà tiêu hai ngăn ủ phân tại chỗ, nhà tiêu chìm có ống thông hơi, nhà tiêu thấm dội nước, nhà tiêu tự hoại dùng cho gia đình. Các loại nhà tiêu này được Bộ Y tế quy định là nhà tiêu hợp vệ sinh về mặt kỹ thuật và đảm bảo các yêu cầu sau: a) Cô lập được phân người, ngăn không cho phân chưa được xử lý tiếp xúc với người, động vật và côn trùng. b) Có khả năng tiêu diệt được tác nhân gây bệnh có trong phân ( vi rút, vi khuẩn, đơn bào, trứng giun, sán ) và không làm ô nhiễm môi trường xung quanh. 2.Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng. a) Các nội dung trong quy định này quy định tình trạng vệ sinh của các nhà tiểu. Các yêu cầu về thiết kế, vật liệu, kích thước, kỹ thuật xây dựng, độ bền và các khía cạnh khác của nhà tiêu tuân theo hướng dẫn của Bộ Y tế. b) Quy định này áp dụng để kiểm tra, giám sát, đánh giá và phân loại tình trạng vệ sinh của các loại nhà tiêu có tên trong Quyết định này. II. NHÀ TIÊU HAI NGĂN Ủ PHÂN TẠI CHỖ 1.Quy định về xây dựng: a) Tường ngăn chứa phân kín, không bị rò rỉ, thấm nước; b) Cửa lấy mùn phân được trát kín bằng vật liệu không thấm nước; c) Mặt sàn, máng và rãnh dẫn nước tiểu nhẵn, không đọng nước tiểu; d) Có nắp đậy ha lỗ tiểu;
  60. e) Nhà tiêu được che chắn kín, ngăn được nước mưa; f) Ống thông hơi ( đối với nhà tiêu hai ngăn có ống thông hơi ) có đường kính ít nhất 9 cm; cao hơn mái nhà tiêu ít nhất 40cm và có lưới chắn ruồi. 2.Quy định về sử dụng và bảo quản: a) Sàn nhà tiêu sạch, không có giấy, rác; b) Giấy bẩn bỏ vào lỗ tiêu hoặc cho vào dụng cụ chứa có nắp đậy; c) Không có mùi hôi, thôi; d) Không có ruồi hoặc côn trùng trong nhà tiêu; e) Không sử dụng đông thời hai ngăn; f) Có đủ chất độn và bỏ chất độn vào lỗ tiêu sau mỗi lần đi tiêu; g) Không có bọ gậy trong dụng cụ chứa nước ( nếu có ) và dụng cụ chứa nước tiểu; h) Không lấy phân trong ngăn ủ ra trước 6 tháng; i) Lỗ tiêu ngăn đang sử dụng luôn được đậy kín, ngăn ủ được trát kín. III. NHÀ TIÊU CHÌM CÓ ỐNG THÔNG HƠI 1.Quy định về xây dựng: a) Không xây dựng ở nơi thường bị ngập úng, úng; b) Cách nguồn nước ăn uống, sinh hoạt từ 10m trở lên; c) Mặt sàn, máng và rãnh dẫn nước tiêu nhẵn, không đọng nước tiểu; d) Miệng hố phân cao hơn mặt đất xung quanh ít nhất 20cm; e) Có nắp đậy lỗ tiểu; f) Nhà tiêu được che chắn kín, ngăn được nước mưa; g) Ống thông hơi có đường kính ít nhật 9 cm, cao hơn mái nhà tiêu ít nhất 40cm và có lưới chắn ruồi. 2. Quy định về sử dụng và bảo quản: a) Sàn nhà tiêu sạch, không có giấy, rác; b) Giấy bẩn bỏ vào lỗ tiêu;
  61. c) Có đủ chất độn và bỏ chất độn vào lỗ tiêu sau mỗi lần đi tiểu; d) Không có mùi hôi, thối; e) Không có ruồi hoặc côn trùng trong nhà tiêu; f) Không có bọ gậy trong dụng cụ chứa nước tiểu; g) Lỗ tiêu thường xuyên được đậy kín. IV.NHÀ TIÊU THẤM DỌI NƯỚC. 1.Quy định về xây dựng: a) Không xây dựng ở nơi thường bị ngập, úng; b) Cách nguồn nước ăn uống, sinh hoạt từ 10m trở lên; c) Bể chứa phân không bị lún, sụt, thành vể cao hơn mặt đất ít nhất 20m ; d) Nắp bể chứa phân được trát kín, không bị rạn nứt; e) Mặt sàn nhà tiêu nhẵn phẳng và không đọng nước; f) Bệ xí có nút nước; g) Nước từ bể chứa phân hoặc đường dẫn không thấm, tràn ra mặt đất. 2.Quy định về sử dụng và bảo quản: a) Có đủ nước dội, dụng cụ chứa nước dội không có bọ gậy; b) Không có mùi hôi, thối; c) Sàn nhà tiêu sạch, không có rêu trơn, giấy, rác; d) Giấy vệ sinh bỏ vào lỗ tiểu ( nếu là giấy tự nhiên ) hoặc bỏ vào dụng cụ chứa giấy bẩn có nắp đây; e) Không có ruồi hoặc côn trùng trong nhà tiêu; f) Bẹ xí sạch, không dính, đọng phân; g) Nhà tiêu được che chắn kín, ngăn được nước mưa. V. NHÀ TIÊU TỰ HOẠI 1. Quy định về xây dựng: a) Bể xử lý gồm 3 ngăn; b) Bể chứa phân không bị lún, sụt;
  62. c) Nắp bể chứa phân được trát kín, không bị rạn nứt; d) Mặt sàn nhà tiêu nhẵn phẳng và không đọng nước; e) Bệ xí có nút nước; f) Có ống thông hơi. 2. Quy định về sử dụng và bảo quản: a) Có đủ nước dội, dụng cụ chứa nước dội không có bọ gậy; b) Không có mùi hôi, thối; c) Nước từ bể xử lý chảy vào cống hoặc hồ thấm, không chảy tự do ra xung quanh; d) Sàn nhà tiêu sạch, không có rêu trơn, giấy, rác; e) Giấy vệ sinh bỏ vào lỗ tiêu ( nếu là giấy tự tiêu ) hoặc bỏ vào dụng cụ chứa giấy có nắp đậy; f) Không có ruồi hoặc côn trùng trong nhà tiêu; g) Bệ xí sạch, không dính, đọng phân; h) Nhà tiêu được che chắn kín, ngăn được nước mưa.
  63. Phụ lục 2: phiếu điều tra