Khóa luận Đánh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biện pháp xử lí rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

pdf 72 trang thiennha21 6940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biện pháp xử lí rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hien_trang_cong_tac_quan_ly_rac_thai_sinh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biện pháp xử lí rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHAN THỊ NHẬT LỆ Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ RÁC THẢI SINH HOẠT VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÍ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN CHỢ RÃ, HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 -2018 Thái Nguyên – 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHAN THỊ NHẬT LỆ Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ RÁC THẢI SINH HOẠT VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÍ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN CHỢ RÃ, HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Lớp : K46 - KHMT (NO3) Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 -2018 Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Trần Văn Điền Thái Nguyên – 2018
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là 1 khâu rất quan trọng giúp học sinh, sinh viên trau dồi, củng cố, bổ sung kiến thức đã học tập được ở trường. Đồng thời cũng giúp sinh viên tiếp xúc với thực tế đem những kiến thức đã học áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Được sự phân công của khoa Tài nguyên & Môi trường đồng thời được sự tiếp nhận của Ban quản lý Chợ & Bến xe huyện Ba Bể. Em đã tiến hành đề tài: “ Đánh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biện pháp xử lí rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn” Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo khoa Môi trường đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập tốt nghiệp. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Trần Văn Điền, người đã hướng dẫn , chỉ bảo tận tình giúp cho tôi hoàn thành khóa luận. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban quản lí Chợ bà và Bến xe thị trấn Chợ Rã cùng tập thể nhân dân thị trấn Chợ Rã đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã ủng hộ tôi hoàn thành báo cáo tốt nghiệp. Do thời gian thực tập ngắn, trình độ chuyên môn của bản thân còn hạn chế, bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm nên khóa luận không thể tránh những sai sót. Tôi rất mong được sự đóng góp quý báu của thầy cô và bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Ba Bể, ngày tháng năm 2018. Sinh viên PHAN THỊ NHẬT LỆ
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thành phần rác thải sinh hoạt tại các đô thị Việt Nam 10 Bảng 2.2. Các phương pháp xử lý rác thải của một số nước ở Châu Á 21 Bảng 4.1. Thành phần rác thải sinh hoạt của thị trấn Chợ Rã năm 2018 40 Bảng 4.2: Lượng rác thải phát sinh tại các hộ gia đình dân trên địa bàn thị trấn Chợ Rã và 2 xã lân cận. 41 Bảng 4.3. Đánh giá mức độ hiểu biết của người dân về rác thải sinh hoạt và việc phân loại rác 50 Bảng 4.4 .Đánh giá nhận thức của người dân về việc phân loại rác thải 51 Bảng 4.5. Tỷ lệ người dân phân loại rác thải khu vực địa bàn thị trấn Chợ Rã 51 Bảng 4.6. Cách thức thu gom rác thải sinh hoạt của người dân 52 Bảng 4.7. Đánh giá nguyên nhân không phân loại rác của người dân 52
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải 8 Hình 2.2: Hệ thống quản lý chất thải rắn 23 Hình 4.1. Sơ đồ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Chợ Rã 39 Hình 4.2: Lò đốt rác của địa bàn thị trấn Chợ Rã huyện Ba Bể 42 Hình 4.3: Bãi chứa rác và xử lý rác thải của thị trấn Chợ Rã 44 Hình 4.4: Rác thải sinh hoạt luôn quá tải trên xe thu gom 47 Hình 4.5. Sơ đồ hình thức thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt 47 Hình 4.6. Nơi tập kết rác để xử lý 48 Hình 4.7. Đánh giá của người dân về dịch vụ thu gom rác thải tại các hộ gia đình ở khu vực thị trấn Chợ Rã 50
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Ý nghĩa BTNMT : Bộ Tài nguyên & Môi trường BXD : Bộ xây dựng BYT : Bộ y tế CT : Chỉ thị CTR : Chất thải rắn HĐND : Hội đồng nhân dân MTTQ : Mặt trận tổ quốc NĐ : Nghị định NQ : Nghị quyết QĐ : Quyết định STT : Số thứ tự TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TN&MT : Tài nguyên và Môi truờng TT : Thông tư TW : Trung ương UBND : Ủy ban nhân dân VSMT : Vệ sinh môi trường WB : Ngân hàng thế giớI
  7. v MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 4 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 5 2.1.1. Cơ sở lý luận 5 2.1.2. Nguồn gốc phát sinh 7 2.1.3. Thành phần rác thải 9 2.1.4. Tính chất chất thải rắn đô thị 10 2.1.5. Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt tới kinh tế xã hội, môi trường và sức khỏe con người 14 2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài 17 2.3. Tình hình quản lý rác thải trên thế giới và Việt Nam 18 2.3.1. Tình hình quản lý rác thải trên thế giới 18 2.3.2. Tình hình quản lý rác thải ở Việt Nam 21 2.3.3. Tình hình thu gom và xử lý rác thải tại tỉnh Bắc Kạn 29 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 32 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 32 3.3. Nội dung nghiên cứu 32
  8. vi 3.4. Phương pháp nghiên cứu 33 3.4.1. Phương pháp thu thập và kế thừa tài liệu sơ cấp 33 3.4.2. Phương pháp phỏng vấn 33 3.4.3. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu 33 3.4.4. Phương pháp cân rác 33 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 34 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 34 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 35 4.2. Đánh giá công tác quản lý chất thải trên địa bàn Thị trấn Chợ Rã 39 4.2.1. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt 39 4.2.2. Khối lượng, thành phần rác thải sinh hoạt tại thị trấn Chợ Rã 40 4.3. Những bất cập trong công tác quản lý, sử dụng lò đốt rác thải chợ nông thôn ở Ba Bể 43 4.3.1. Hệ thống tổ chức và nhân lực 44 4.3.2. Công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn thị trấn Chợ Rã-Ba Bể-Bắc Kạn 45 4.3.3. Hiện trạng xử lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn thành thị trấn Chợ Rã 48 4.4. Đánh giá nhận thức của người dân trong công tác thu gom rác thải sinh hoạt của thị trấn Chợ Rã 49 4.4.1. Đánh giá của người dân về dịch vụ thu gom rác thải tại thị trấn Chợ Rã 49 4.4.2. Đánh giá nhận thức,ý thức đổ rác đúng nơi quy định của người dân 52 4.5. Giải pháp cho công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Chợ Rã đạt hiệu quả hơn 53 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 58 5.1. Kết luận 58 5.2. Đề nghị 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Môi trường và phát triển bền vững đang là mối quan tâm hàng đầu của nhân loại. Nhận thức được xu thế tất yếu này, Đảng và nhà nước ta đã quan tâm sâu sắc tới vấn đề bảo vệ môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, có sự phát triển lâu dài và bền vững của đất nước. Đất nước ta hiện nay đang trong quá trình đô thị hóa phát triển không ngừng cả về tốc độ lẫn qui mô, số lượng lẫn chất lượng. Bên cạnh những mặt tích cực, những tiến bộ vượt bậc thì vẫn còn những mặt tiêu cực, những hạn chế mà không một nước đang phát triển nào không phải đối mặt, đó là tình trạng môi trường ngày càng bị ô nhiễm cụ thể đó là ô nhiễm về đất, nước, không khí và tình trạng tài nguyên thiên nhiên ngày càng trở nên cạn kiệt, và hàng loạt các vấn đề về môi trường khác cần được quan tâm sâu sắc và kịp thời giải quyết một cách nghiêm túc, triệt để. Cùng với sự phát triển vượt bậc của đất nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao nên đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, do vậy nhu cầu tiêu dùng, trong sinh hoạt cũng tăng lên một cách đáng kể, kết quả dẫn đến là khối lượng rác thải sinh hoạt tăng lên liên tục tạo áp lực rất lớn cho công ty thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Hiện nay, việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt chưa đáp ứng yêu cầu, đây là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất, vệ sinh đô thị và ảnh hưởng xấu đến cảnh quan đô thị cũng như sức khỏe cộng đồng. Tỉnh Bắc Kạn có 8 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thành phố (thành phố Bắc Kạn) và 7 huyện (Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì, Ngân Sơn, Pác Nặm) với 122 xã, phường, thị trấn.
  10. 2 Dân số Bắc Kạn hiện có trên 308.300 người, gồm 7 dân tộc: Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông, Hoa, Sán Chay; trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 80%. Mật độ dân số trung bình 63,45 người/km2.Tháng 8 năm 2012 thị xã Bắc Kạn được công nhận là đô thị loại III. Huyện Ba Bể nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc Kạn, huyện lỵ là thị trấn Chợ Rã nằm trên quốc lộ 279, cách Thành phố Bắc Kạn khoảng 50 km về hướng Tây Bắc, huyện Ba Bể có tổng diện tích đất tự nhiên 68.412 ha có 01 thị trấn và 15 xã; dân số toàn huyện khoảng 47.000 người với 10.025 hộ dân, bao gồm 5 dân tộc chính sinh sống trên địa bàn là: Tày, Kinh, Dao, Mông, Nùng. Mật độ dân số trung bình 69 người/km2 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 0,8%. Các khu chợ, nhà hàng, các ngành sản xuất kinh doanh dịch vụ ngày càng phát triển, lượng chất thải cũng từ đó mà tăng lên rất nhanh. Lượng rác này nếu không được thu gom xử lý kịp thời sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh cũng như gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng dân cư. Địa phương đã có nhiều quan tâm đầu tư cho hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường, trong đó có quản lý rác sinh hoạt. Tuy nhiên, tác động của rác sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe con người vẫn có chiều hướng gia tăng, do ý thức của người dân, công tác quản lý rác thải sinh hoạt. Xuất phát từ những vấn đề thực tế trên, được sự phân công của Ban chủ nhiệm Khoa Môi Trường dưới sự hướng dẫn của thầy giáo: PGS.TS Trần Văn Điền, tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biện pháp xử lí rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”. 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá hiện trạng công tác thu gọm, vận chuyển , xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
  11. 3 Nhằm đề xuất một số giải pháp phù hợp để quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý rác thải sinh hoạt để giảm thiểu ô nhiễm môi trường và sức khỏe nhân dân tại huyện Ba Bể. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Điều tra số lượng, thành phần rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Chợ Rã. - Điều tra, đánh giá công tác quản lý, thu gom, vận chuyển, công tác tuyên truyền vệ sinh môi trường và nhận thức của người dân về rác thải sinh hoạt tại thị trấn Chợ Rã. - Tìm ra những khó khăn cũng như những tồn tại và đưa ra những biện pháp khắc phục - Đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại thị trấn Chợ Rã. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Kết quả của đề tài là tài liệu để vận dụng kiến thức đã học làm quen với thực tế - Giúp cho sinh viên củng cố hệ thống hóa kiến thức đã học và áp dụng vào thực tế, tích luỹ được kinh nghiệm cho công việc khi đi làm - Nâng cao kiến thức kỹ năng và rút ra kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này. - Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập trên giảng đường đại học vào thực tế và sự trưởng thành cho bản thân.
  12. 4 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đánh giá được lượng rác thải phát sinh, tình hình thu gom, vận chuyển và quản lý rác thải sinh hoạt, thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt còn có những hạn chế nào. Từ đó đưa ra các biện pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Chợ Rã. - Đề xuất mốt số giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý rác thải sinh hoạt để cải thiện và góp phần bảo vệ môi trường sống cho người dân.
  13. 5 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Cơ sở lý luận Tổng quan về chất thải - Khái niệm chất thải: chất thải là sản phẩm được phát sinh ra quá trình Sinh hoạt của con người, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, du lịch, giao thông, sinh hoạt tại các gia đình trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn, ngoài ra còn phát sinh ra trong giao thông vận tải như khí thaỉ của các phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy chất thải là kim loại, hóa chất và từ các vật liệu khác ( Nguyễn Xuân Nguyên, 2004). - Khái niệm chất thải sinh hoạt: chất thải sinh hoạt bao gồm các loại chất thải do con người tiêu dùng thải ra môi trường từ các hộ gia đình, hoạt động thương mại, văn phòng, cơ quan, trường học, bệnh viện, , thường gặp như thực phẩm thừa, giấy, bìa các tông, nhựa, vải, da thủy tinh, lon thiếc. (Nguyễn Đình Hương, 2006). - Rác thải Rác thải là bất kì loại vật liệu nào ở dạng rắn mà con người loại bỏ mà không được tiếp tục sử dụng như ban đầu. Rác thải là những vật chất ở dạng rắn do các hoạt động của con người và động vật tạo ra. Những “sản phẩm” này thường ít được sử dụng do đó nó là “sản phẩm” ngoài ý muốn của con người. Rác thải có thể ở dạng thành phẩm, được tạo ra trong hầu hết các giai đoạn sản xuất và trong tiêu dùng. Dựa vào thành phần rác thải được chia thành 2 loại: rác thải hữu cơ và rác thải vô cơ. + Rác thải hữu cơ tự nhiên như lá cây, rau cỏ, vỏ hoa quả, thức ăn dư thừa, xác động vật chúng là những chất dễ phân huỷ gây ô nhiễm môi
  14. 6 trường. Khi bị phân huỷ chúng bốc mùi khó chịu, phát sinh nhiều vi trùng gây bệnh, thu hút côn trùng, ruồi nhặng, chuột bọ tạo điều kiện cho chúng phát triển, gây ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm nguồn nước và lây truyền sang người, gia súc, mất vẻ đẹp cảnh quan + Rác thải vô cơ như chai lọ thuỷ tinh, nhựa các loại (polyetylen, polypropylene, túi nilon ), các loại vô cơ khó phân huỷ, phải sau rất nhiều năm mới phân huỷ, một số loại sau khi phân huỷ tạo thành nhiều chất độc hại làm ô nhiễm đất đai và nguồn nước. - Rác thải sinh hoạt Là chất thải có liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. Rác thải sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà, lông vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả v.v Vì vậy, rác thải sinh hoạt cần được phân loại và có biện pháp tái sử dụng, tái chế, xử lí hợp lí để thu hồi năng lượng và BVMT (Nguyễn Thế Chinh, 2003) [6]. - Chất thải rắn Chất thải rắn là các loại vật chất ở thể rắn như các vật liệu, đồ vật bị thải ra từ một quá trình cụ thể của hoạt động sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt. Chất thải rắn bao gồm các chất hữu cơ như thức ăn thừa, giấy, các tông, nhựa, vải, cao su,da, lá rụng sân vườn, gỗ và các chất vô cơ như thủy tinh, lon, thiếc, nhôm, kim loại khác, đất cát (Nguyễn Đình Hương, 2003) [6]. - Khái niệm về hoạt động quản lý chất thải rắn, thu gom chất thải rắn, lưu giữ chất thải rắn, vận chuyển chất thải rắn, xử lý chất thải rắn, chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.
  15. 7 Theo điều 3 nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/04/207 về quản lý chất thải rắn: + Hoạt động quản lý chất thải rắn: bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người. + Thu gom chất thải rắn: là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận. + Lưu giữ chất thải rắn: là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời gian nhất định ở nơi cơ quan có thẩm quyền chấp nhận trước khi chuyển đến cơ sở xử lý. + Vận chuyển chất thải rắn: là quá trình chuyên trở chất thải rắn từ nơi phát sinh, thu gom, lưu trữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái xử dụng hoặc chôn lấp cuối cùng. + Xử lý chất thải rắn: là quá trình xử lý các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải rắn + Chôn lấp chất thải hợp vệ sinh : là hoạt động chôn lấp phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh. 2.1.2. Nguồn gốc phát sinh Khối lượng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng do tác động của sự gia tăng dân số, sự phát triển kinh tế - xã hội, sự thay đổi tính chất tiêu dùng trong các đô thị và các vùng nông thôn. Trong đó các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải bao gồm (Hình 2.1):
  16. 8 + Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt): phát sinh tè các hộ gia đình. Thành phần rác thải này bao gồm: thực phẩm thừa, giấy, bìa carton, plastic, gỗ, thủy tinh, các kim loại tro, đồ điện tử, gia dụng, rác vườn, vỏ xe và cả các chất độc hại. + Từ các trung tâm thương mại, các công sở, trường học, công trình công cộng: phát sinh từ các hoạt động buôn bán của các cửa hàng bách hóa, nhà hàng, nhà nghỉ, siêu thị, nhà máy in thực phẩm, thủy tinh, đồ điện gia dụng và một phần chất thải độc hại. + Từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, các hoạt động xây dựng. + Từ hoạt động các chợ: phát sinh từ hoạt động mua bán ở chợ, thành phần chủ yếu là rác hữu cơ bao gồm: rau củ quả dư thừa và hư hỏng Nhà dân, Cơ quan, Nơi vui chơi khu dân cư trường học gi ải trí Dịch vụ Bệnh viện, Rác Thải Chợ, bến xe cơ sở y tế Giao thông Chính quyền Nông nghiệp, hoạt động xử lý xây dựng địa phương rác thải Hình 2.1. Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải (Nguồn: Huỳnh Tuyết Hằng,2005)
  17. 9 2.1.3. Thành phần rác thải Thành phần chất thải rắn biểu hiện sự đóng góp và phân phối của các phần riêng biệt mà từ đó tạo nên dòng chất thải, thông thường được tính bằng phần trăm khối lượng. Thông tin về thành phần chất thải rắn đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn những thiết bị thích hợp để xử lý, các quá trình xử lý cũng như việc hoạch định các hệ thống, chương trình và kế hoạch quản lý chất thải rắn. Thông thường trong rác thải đô thị, rác thải từ các khu dân cư và thương mại chiếm tỷ lệ cao nhất từ 50-75%. Phần trăm đóng góp của mỗi thành phần chất thải rắn giá trị phân bố sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào sự mở rộng các hoạt động xây dựng, sửa chữa, sự mở rộng của các dịch vụ đô thị cũng như công nghệ sử dụng trong xử lý nước. Thành phần riêng biệt của chất thải rắn thay đổi theo vị trí địa lý, thời gian, mùa trong năm, điều kiện kinh tế và tùy thuộc vào thu nhập của từng quốc gia Rác thải sinh hoạt chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng lượng rác thải rắn của các đô thị Việt Nam, khoảng 80%, có thành phần rất phức tạp. Thành phần lý học, hóa học của chất thải khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương, vào các mùa khí hậu, điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Thành phần rác thải sinh hoạt đô thị ngày càng có xu hướng biến đổi tăng các chất khó phân hủy, độc hại. Thành phần rác thải sinh hoạt tại các đô thị Việt Nam được thể hiện ở Bảng 2.1.
  18. 10 Bảng 2.1. Thành phần rác thải sinh hoạt tại các đô thị Việt Nam % trọng lượng Thành phần Khoảng giá trị Trung bình Rác thải thực phẩm 6 - 25 15 Giấy 24 - 45 40 Carton 3 - 15 4 Chất dẻo 2 - 8 3 Vải vụn 0 - 4 2 Cao su, da vụn 0 - 4 1 Sản phẩm vườn 0 - 20 12 Gỗ 1 - 4 2 Thủy tinh 4 -16 8 Can hộp 2 - 8 6 Kim loại không thép 0 - 1 1 Kim loại thép 1 - 4 2 Bụi, tro, gạch 0 -10 4 Tổng hợp 100 (Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ, 2001)[9]. 2.1.4. Tính chất chất thải rắn đô thị 2.1.4.1. Tính chất vật lý Những tính chất vật lý quan trọng nhất của chất thải rắn đô thị là khối lượng riêng, độ ẩm, kích thước, sự cấp phối hạt, khả năng giữ ẩm thực tế và độ xốp của CTR + Khối lượng riêng Khối lượng riêng của chất thải rắn được định nghĩa là trọng lượng của một đơn vị vật chất tính trên 1 đơn vị thể tích chất thải (kg/m3). Bởi vì Khối lượng riêng của chất thải rắn thay đổi tuỳ thuộc vào những trạng thái của
  19. 11 chúng như: xốp, chứa trong các thùng chứa container, không nén, nén nên khi báo cáo dữ liệu về khối lượng hay thể tích chất thải rắn, giá trị khối lượng riêng phải chú thích trạng thái (khối lượng riêng) của các mẫu rác một cách rõ ràng vì dữ liệu khối lượng riêng rất cần thiết được sử dụng để ước lượng tổng khối lượng và thể tích rác cần phải quản lý. Khối lượng riêng thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vị trí địa lý, mùa trong năm, thời gian lưu giữ chất thải. Do đó cần phải thận trọng khi lựa chọn giá trị thiết kế. Khối lượng riêng của chất thải đô thị dao động trong khoảng 180 - 400 kg/m3, điển hình khoảng 300 kg/m3. + Phương pháp xác định khối lượng riêng của chất thải rắn Mẫu chất thải rắn được sử dụng để xác định khối lượng riêng có thể tích khoảng 500 lít sau khi xáo trộn đều bằng kỹ thuật “một phần tư”. Các bước tiến hành như sau: 1) Đổ nhẹ mẫu chất thải rắn vào thùng thí nghiệm có thể tích đã biết (tốt nhất là thùng có thể tích 100 lít) cho đến khi chất thải đầy đến miệng thùng. 2) Nâng thùng lên cách mặt sàn khoảng 30 cm và thả rơi tự do xuống 4 lần. 3) Đổ nhẹ mẫu chất thải rắn vào thùng thí nghiệm để bù vào chất thải đã nén xuống. 4) Cân và ghi khối lượng của cả vỏ thùng thí nghiệm và chất thải rắn. 5) Trừ khối lượng cân được ở trên cho khối lượng của vỏ thùng thí nghiệm thu được khối lượng của chất thải rắn thí nghiệm. 6) Chia khối lượng CTR cho thể tích của thùng thí nghiệm thu được khối lượng riêng của chất thải rắn. 7) Lập lại thí nghiệm ít nhất 2 lần và lấy giá trị khối lượng riêng trung bình + Độ ẩm: Độ ẩm của chất thải rắn được biểu diễn bằng một trong 2 phương pháp sau (phương pháp khối lượng ướt và phương pháp khối lượng khô):
  20. 12 - Theo phương pháp khối lượng ướt: độ tính theo khối lượng ướt của vật liệu là phần trăm khối lượng ướt của vật liệu. - Theo phương pháp khối lượng khô: độ ẩm tính theo khối lượng khô của vật liệu là phần trăm khối lượng khô vật liệu. Phương pháp khối lượng ướt được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn. Độ ẩm theo phương pháp khối lượng ướt được tính như sau: a= {(w - d)/ w} x 100 Trong đó: a: độ ẩm, % khối lượng W: khối lượng mẫu ban đầu, kg d: khối lượng mẫu sau khi sấy khô ở 105oC, kg Đối với các thành phần chất thải rắn sinh hoạt, chất thải hữu cơ như thực phẩm thừa hay chất thải trong vườn là loại có độ ẩm cao nhất chiếm 60-70%. + Khả năng giữ nước thực tế Khả năng giữ nước thực tế của chất thải rắn là toàn bộ lượng nước mà nó có thể giữ lại trong mẫu chất thải dưới tác dụng của trọng lực. Khả năng giữ nước của chất thải rắn là một chỉ tiêu quan trọng trong việc tính toán xác định lượng nước rò rỉ từ bãi rác. Nước đi vào mẫu chất thải rắn vượt quá khả năng giữ nước sẽ thoát ra tạo thành nước rò rỉ. Khả năng giữ nước thực tế thay đổi phụ thuộc vào áp lực nén và trạng thái phân huỷ của chất thải. Khả năng giữ nước của hỗn hợp chất thải rắn (không nén) từ các khu dân cư và thương mại dao động trong khoảng 50-60%. 2.1.4.2. Tính chất hóa học Tính chất hóa học của rác thải sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương án xử lý và thu hồi nguyên liệu. Phương pháp xác định tính chất hóa học của rác thải sinh hoạt như sau:
  21. 13 - Chất hữu cơ: Lấy mẫu, nung ở 950oC. Phần bay hơi đi là chất hữu cơ hay còn gọi là tổn thất khi nung, thông thường chất hữu cơ dao động trong khoảng 40 - 60%. Trong tính toán, lấy trung bình 53% chất hữu cơ. - Chất tro: Phần còn lại sau khi nung - tức là các chất trơ dư hay chất vô cơ. - Hàm lượng cacbon cố định: Là lượng cacbon còn lại sau khi đã loại các chất vô cơ khác không phải là cacbon trong tro, hàm lượng này thường chiếm khoảng 5 - 12%, trung bình là 7%. Các chất vô cơ khác trong tro bao gồm thủy tinh, kim loại Đối với chất thải rắn đô thị, các chất này có trong khoảng 15 - 30%, trung bình là 20%. - Nhiệt trị: Giá trị nhiệt tạo thành khi đốt chất thải rắn. Giá trị này được xác định theo công thức Dulông: KJ 1 Đơn vị nhiệt trị = 2,326 [145,4C + 620 H O + 41.S ] Kg 8 Trong đó: C: Lượng cacbon tính theo % H: Hydro tính theo % O: Oxi tính theo % S: Sunfua tính theo % 2.1.4.3. Tính chất sinh học Đặc tính sinh học quan trọng nhất của thành phần chất hữu cơ có trong chất thải rắn sinh hoạt là hầu hết các thành phần này đều có khả năng chuyển hoá sinh học tạo thành các khí, chất rắn hữu cơ trơ, và các chất vô cơ. Mùi và ruồi nhặng sinh ra trong quá trình chất hữu cơ bị thối rữa (rác thực phẩm) có trong chất thải rắn sinh học.
  22. 14 + Khả năng phân hủy sinh học của các thành phần hữu cơ: Rác thải sinh hoạt chưa hàm lượng lớn thành phần hữu cơ, nhất là các thành phần dễ phân hủy sinh học dưới tác dụng của các loài vi sinh vật như thực phẩm, rác từ vườn + Sự hình thành mùi: Mùi sinh ra khi tồn trữ rác thải trong thời gian dài giữa các khâu thu gom, vận chuyển và thải ra bãi rác nhất là những vùng có khí hậu nóng do quá trình phân hủy kị khí của các chất hữu cơ dễ phân hủy trong rác thải sinh hoạt. Ví dụ: trong điều kiện khí sunfua có thể bị khử về dạng sulfide (S2-), sau 2- đó sulfide (S ) lại kết hợp với hydro tạo thành H2S gây mùi khó chịu. + Sự sản sinh ruồi nhặng: Vào mùa hè cũng như tất cả các mùa của những vùng khí hậu ấm áp, sự sản sinh ruồi nhặng ở khu vực chứa rác là vấn đề đáng quan tâm. Thông thường chu kỳ phát triển của ruồi ở khu dân cư từ trứng thành ruồi có thể biễu diễn như sau: - Trứng phát triển: 8 – 12 giờ - Giai đoạn đầu của ấu trùng: 20 giờ - Giai đoạn thứ hai của ấu trùng: 24 giờ - Giai đoạn thứ ba của ấu trùng: 3 ngày - Giai đoạn nhộng: 4 – 5 ngày - Tổng cộng: 9 – 11 ngày 2.1.5. Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt tới kinh tế xã hội, môi trường và sức khỏe con người Có thể nảy sinh những vấn đề khác nhau về kinh tế xã hội và môi trường liên quan tới rác thải như sau.
  23. 15 2.1.5.1. Những vấn đề kinh tế xã hội: - Rác thải sinh hoạt còn tồn đọng ở các khu vực là nguyên nhân dẫn đến phát sinh các ổ dịch bệnh, là nguy cơ đe dọa đến sức khoẻ con người. Các đối tượng có khả năng nhiễm bệnh cao từ các khu vực tồn đọng là dân cư sống trong các đường, ngõ hẻm nhỏ, xe thu gom rác không vào được, ở vùng nông thôn và những người đi nhặt rác bán phế liệu - Thu gom không hết, vận chuyển vãi dọc đường, tồn tại các bãi rác nhỏ lộ thiên chờ vận chuyển, đều là những hình ảnh gây mất vệ sinh môi trường và làm ảnh hưởng đến mỹ quan đường phố, thôn xóm - Khi rác rơi vãi hoặc số lượng chỗ đổ rác,vụn rác tăng sẽ làm tăng mức độ xảy ra tai nạn giao thông trên đường phố, cản trở hoặc ách tắc giao thông. - Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác nếu không đồng bộ, thống nhất cũng có khả năng làm mất trật tự an ninh xã hội. - Tại các bãi rác, nếu không áp dụng các kỹ thuật chôn lấp và xử lý thích hợp, cứ đổ dồn rồi san ủi, chôn lấp thông thường, không có lớp lót, lớp phủ, thì bãi rác trở thành nơi phát sinh ruồi, muỗi, là mầm mống lan truyền dịch bệnh, chưa kể đến các chất thải độc hại tại các bãi rác thải có nguy cơ gây ra các bệnh hiểm nghèo đối với cơ thể người tiếp xúc, đe doạ đến sức khỏe cộng đồng xung quanh. - Nếu công tác quản lý thu gom, xử lý rác sinh hoạt không hợp lý sẽ gây trì trệ khả năng phát triển kinh tế xã hội. 2.1.5.2. Những vấn đề môi trường: Môi trường đất - Rác thải sinh hoạt nằm rải rác khắp nơi không được thu gom đều được lưu giữ lại trong đất một số loại chất thải khó phân hủy như túi nilon, vỏ lon, hydrocacbon nằm lại trong đất làm ảnh hưởng tới môi trường đất: thay đổi cơ cấu đất, đất trở nên khô cằn, các vi sinh vật trong đất có thể bị chết. Nhiều
  24. 16 loại chất thải như xỉ than, vôi vữa đổ xuống đất làm cho đất bị đóng cứng, khả năng thấm nước, hút nước kém, đất bị thoái hóa Môi trường nước - Lượng rác thải rơi vãi nhiều, ứ đọng lâu ngày, khi gặp mưa rác rơi vãi sẽ theo dòng nước chảy, các chất độc hòa tan trong nước, qua cống rãnh, ra ao hồ, sông ngòi, gây ô nhiễm nguồn nước mặt tiếp nhận. - Rác thải không thu gom hết ứ đọng trong các ao, hồ là nguyên nhân gây mất vệ sinh và ô nhiễm các thủy vực. Khi các thủy vực bị ô nhiễm hoặc chứa nhiều rác thì có nguy cơ ảnh hưởng đến các loài thủy sinh vật, do hàm lượng oxy hòa tan trong nước giảm, khả năng nhận ánh sáng của các tầng nước cũng giảm, dẫn đến ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của thực vật thủy sinh và làm giảm sinh khối của các thủy vực. - Ở các bãi chôn lấp rác chất ô nhiễm trong nước rác là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm trong khu vực và các nguồn nước ao hồ, sông suối lân cận. Tại các bãi rác, nếu không tạo được lớp phủ bảo đảm hạn chế tối đa nước mưa thấm qua thì cũng có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt Môi trường không khí - Tại các trạm, bãi trung chuyển rác xen kẽ khu vực dân cư là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí do mùi hôi từ rác, bụi cuốn lên khi xúc rác, bụi khói, tiếng ồn và các khí thải độc hại từ các xe thu gom, vận chuyển rác. - Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn vấn đề ảnh hưởng đến môi trường khí là mùi hôi thối, mùi khí metan, các khí độc hại từ các chất thải nguy hại. 2.1.5.3. Rác thải ảnh hưởng tới sức khỏe con người Bất kỳ sinh vật sống nào đều trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường bên ngoài. Con người cũng vậy, nhưng khi các môi trường sống như đất, nước, không khí đều bị làm xấu đi thì ắt hẳn sức khỏe của cộng đồng sẽ bị tác động theo chiều hướng không tốt. Ví dụ: các hợp chất hữu cơ bền (viết tắt là POPs) - một trong các chất thải nguy hại được xem là ảnh hưởng lớn đến sức
  25. 17 khỏe con người và môi trường - những hợp chất hữu cơ này vô cùng bền vững, tồn tại lâu trong môi trường. có khả năng tích lũy sinh học trong nông sản, thực phẩm và trong các nguồn nước, mô mỡ của động vật gây ra hàng loạt các bệnh nguy hiểm đối với con người, phổ biến nhất là bệnh ung thư. Thế nhưng các hợp chất hữu cơ trên lại được sử dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày của con người ở các dạng dầu thải trong các thiết bị điện gia dụng trong gia đình, các thiết bị trong ngành điện như máy biến thế, tụ điện, đèn huỳnh quang, dầu chịu nhiệt, dầu biến thế, chất làm mát trong truyền nhiệt, trong các dung môi chế tạo mực in Do vậy, rác thải ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng, nghiêm trọng nhất là đối với khu dân cư làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm chất thải. Hiện kết quả các mẫu đất, nước, không khí đều tìm thấy sự tồn tại của các loại hợp chất trên. Tác hại nghiêm trọng của chúng cũng để thể hiện khá rõ nét thông qua hình ảnh thực tế các em bé dị dạng, số bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch, rối loạn thần kinh, bệnh đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, bệnh tiêu chảy, dịch tả, thương hàn do rác thải gây ra và đặc biệt là những căn bệnh ung thư ngày càng gia tăng mà việc chẩn đoán cũng như xác định phương pháp điều trị gặp rất nhiều khó khăn. Điều đáng lo ngại là hầu hết rác thải có tính chất nguy hại đều cực kì khó phân hủy. Nếu nhiệt độ lò đốt không đạt 8000C trở lên thì các chất này không phân hủy hết. Ngoài ra sau khi đốt, chất thải cần được làm lạnh nhanh, nếu không các chất lại tiếp tục liên kết với nhau tạo ra chất hữu cơ bền, thậm chí còn sinh ra khí dioxin cực độc thoát vào môi trường (Hội BVTN & MTVN, 2004). 2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài - Căn cứ luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014; - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/5/2015 của chính phủ về việc quy định chi tiết về một số điều Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/4/2014;
  26. 18 - Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính Phủ quy định về việc quản lý chất thải và phế liệu; - Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính Phủ về việc xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; - Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/01/2009 của Chính Phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động môi trường; - Căn cứ thông tư số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/03/2010 - Thông tư liên tịch: hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường; - Căn cứ Nghị quyết 18/2013/NĐ-HĐND ngày 29/7/2013 quy định mức thu và tỉ lệ trích để lại các loại phí; lệ phí trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; - Căn cứ văn bản số 2272/BXD-VP ngày 10/11/2008 về công bố định mức, dự toán thu gom, vận chuyển và xử lý chôn lấp rác thỉa doo thị; - Căn cứ quyết định số 1383/2011/QĐ-UBND ngày 29/7/2011 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành quy định phân công, phân cấp quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; 2.3. Tình hình quản lý rác thải trên thế giới và Việt Nam 2.3.1. Tình hình quản lý rác thải trên thế giới Lượng CTR sinh hoạt phát sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế - xã hội, điều kiện sống, thói quen và nhận thức của cộng đồng dân cư ở các quốc gia khác nhau. Nếu tính trung bình mỗi ngày một người thải ra môi trường 0,5 kg rác thải thì trên toàn thế giới sẽ có trên 3 triệu tấn rác thải mỗi ngày, một năm xấp xỉ khoảng 6 tỷ tấn rác. Đô thị hoá và phát triển kinh tế thường đi đôi với mức tiêu thụ tài nguyên và tỷ lệ phát sinh CTR tăng lên theo đầu người. Dân thành thị ở các nước phát triển phát sinh CTR nhiều hơn các nước đang phát triển 6 lần. + Các nước đang phát triển: trung bình 0,5kg/người/ngày.
  27. 19 + Các nước phát triển: trung bình 2,8 kg/người/ngày. (Nguyễn Đình Hương, 2003). Vấn đề quản lý, xử lý rác thải ở các nước trên thế giới đang ngày càng được quan tâm hơn. Đặc biệt tại các nước phát triển, công việc này được tiến hành một cách rất chặt chẽ, từ ý thức thải bỏ rác thải của người dân, quá trình phân loại tại nguồn, thu gom, tập kết rác thải cho tới các trang thiết bị thu gom, vận chuyển theo từng loại rác. Các quy định đối với việc thu gom, vận chuyển, xử lý từng loại rác thải được quy định rất chặt chẽ và rõ ràng với đầy đủ các trang thiết bị phù hợp và hiện đại. Một khác biệt trong công tác quản lý, xử lý rác thải của các nước phát triển là sự tham gia của cộng đồng . + Ngành tái chế rác ở Đức đang dẫn đầu trên thế giới hiện nay. Việc phân loại rác đã được thực hiện nghiêm túc ở Đức từ năm 1991. Rác bao bì gồm hộp đựng thức ăn, nước hoa quả, máy móc bằng nhựa, kim loại hay carton được gom vào thùng màu vàng. Bên cạnh thùng vàng, còn có thùng xanh dương cho giấy, thùng xanh lá cây cho rác sinh học, thùng đen cho thủy tinh. Tỷ lệ CTR sinh hoạt trong dòng CTR đô thị rất khác nhau giữa các Cơ quan trường học nước rất khác. Theo đánh giá của ngân hàng thế giới các nước có thu nhập cao chỉ có khoảng 25 - 35 % chất thải sinh hoạt trong dòng chất thải rắn đô thị. Các số liệu thống kê gần đây về tổng lượng chất thải ở Anh cho thấy hàng năm liên hiệp Anh tạo ra 307 triệu tấn chất thải, trong đó có 46,6 triệu tấn chất thải sinh hoạt và chất thải tương tự tự phát sinh ở Anh, 60% số này được chôn lấp, 24% được tái chế với 6% được thiêu đốt. Chỉ tính riêng rác thải thực phẩm, theo khảo sát dự án được thực hiện vào tháng 10/2006 - 3/2008 chất thải được tạo ra từ hộ gia đình nhiều hơn tới hàng tấn so với chất thải bao bì, chiếm 19% chất thải đô thị (Nguyễn Văn Thái, 2005). Tại Hà Lan: người dân Hà Lan phân loại rác thải và những gì có thể tái chế được ra riêng. Những thùng rác với kiểu dáng và màu sắc khác nhau được
  28. 20 sử dụng trong thành phố. Tại các nơi đông dân cư sinh sống thường đặt 2 thùng rác màu khác nhau, một loại chứa rác có thể phân hủy, một chứa rác không thể phân hủy. Tại Mỹ: hàng năm toàn nước Mỹ phát sinh một khối lượng rác khổng lồ lên tới 10 tỷ tấn. Trong đó, rác thải từ quá trình khai thác dầu mỏ và khí chiếm 75%; rác thải từ quá trình sản xuất nông nghiệp chiếm 13%; rác thải từ hoạt động công nghiệp chiếm 9,5%; rác thải từ cặn cống thoát nước chiếm 1%; rác thải sinh hoạt chiếm 1,5% (Lê Văn Nhương, 2001). Tại Singapo: có thể nói Singapo là một quốc gia có môi trường xanh - sạch - đẹp của thế giới. Chính phủ rất coi trọng việc bảo vệ môi trường, cụ thể pháp luật về môi trường được thực hiện một cách toàn diện, là công cụ hữu hiệu nhất để đảm bảo cho môi trường sạch đẹp của Singapo. Cơ chế thu gom rác rất hiệu quả, việc thu gom được tổ chức đấu thầu cho các nhà thầu. Rác thải tái chế được thu gom và xử lý theo chương trình tái chế của quốc gia. Ở Singapo, hút thuốc, vứt rác không đúng nơi quy định bị phạt 500 đô la trở lên. (Hoàng Quang, 2010) [10]. Đặc biệt, tại các nước phát triển công việc quản lý, xử lý rác thải được tiến hành rất chặt chẽ, từ ý thức thải bỏ của người dân, quá trình phân loại rác tại nguồn, thu gom tập kết rác thải cho tới các trang thiết bị thu gom, vận chuyển cho từng loại rác. Tại các nước đang phát triển thì công tác thu gom rác thải còn nhiều vấn đề bất cập. Việc bố trí mạng lưới thu gom, vận chuyển rác thải chưa hợp lý, trang thiết bị còn thiếu và thô sơ dẫn đến chi phí thu gom tăng mà hiệu quả lại thấp. Sự tham gia của các đơn vị tư nhân còn ít và hạn chế. So với các nước phát triển thì tỷ lệ thu gom rác ở các nước đang phát triển như Việt Nam và khu vực Nam Mỹ còn thấp hơn nhiều.
  29. 21 Tỷ lệ các phương pháp xử lý rác thải ở một số nước Châu Á được tổng hợp ở Bảng 2.2. Bảng 2.2. Các phương pháp xử lý rác thải của một số nước ở Châu Á (Đơn vị %) Bãi rác lộ Chế biến Phương Nước Thiêu đốt thiên, chôn lấp phân compost pháp khác Việt Nam 96 - 4 - Bangladet 95 - - 5 Hongkong 92 8 - - Ấn Độ 70 - 20 10 Indonexia 80 5 10 5 Nhật Bản 22 74 0,1 3,9 Hàn Quốc 90 - - 10 Malayxia 70 5 10 15 Philipin 85 - 10 5 Srilanka 90 - - 10 Thái Lan 80 5 10 5 (Nguồn: Viện khoa học thủy lợi, 2006)[15]. 2.3.2. Tình hình quản lý rác thải ở Việt Nam  Tình hình phát sinh rác thải rắn ở Việt Nam Việt Nam đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp hóa, xây dựng nông thôn mới và dân số tăng nhanh cùng với mức sống được nâng cao là nguyên nhân chính dẫn đến lượng phế thải phát sinh càng lớn. Chính do tốc độ phát triển kinh tế - xã hội khả năng đầu tư có hạn, việc quản lý chưa chặt chẽ cho nên việc quản lý tại khu dân cư dẫn đến mức độ ô nhiễm do chất thải gây ra là vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
  30. 22 2.3.2.1. Tình hình quản lý rác thải ở Việt Nam Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh và đã trở thành nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đô thị hóa quá nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường và phát triển không bền vững. Lượng rác thải phát sinh ngày càng lớn với nhiều thành phần phức tạp. Hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải hàng ngày ở đô thị và nông thôn trong những năm qua mang những nét đặc thù: - Lượng rác thải ngày một tăng cao,tỷ lệ phần trăm các chất có trong rác thải không ổn định, biến động theo mỗi địa điểm, phụ thuộc vào cách sống và cách tiêu dùng của mỗi khu vực nông thôn và đô thị. - Tại thành phố việc thu gom và xử lý rác thường do công ty môi trường đô thị đảm nhận. Hiện nay đã xuất hiện các tổ chức tư nhân tham gia công tác này. Còn ở các khu vực nông thôn thì có các mô hình như hợp tác xã dịch vụ VSMT, thu gom tự quản do dân tự tổ chức, thu gom do xã, thôn tổ chức. Hầu hết rác thải không được, thu gom, phân loại tại nguồn mà được thu lẫn lộn, sau đó được vận chuyển đến bãi. Tỷ lệ thu gom tại các thành phố tăng 80-85%, còn ở các đô thị nhỏ tăng lên khoảng 60 – 70% và còn ở các khu vực nông thôn thì người dân phân loại ra theo các mục đích sử dụng khác nhau của họ sau đó mới giao cho những người thu gom rác. Việc thu gom và quét dọn rác thải thường được thực hiện vào ban đêm, chiều tối và sang sớm để tránh nắng nóng và tắc nghẽn giao thông. (Lưu Đức Hải, 2000). [3]
  31. 23 Sở tài nguyên và UBND Sở xây dựng môi trường Tỉnh Công ty môi trường đô Phòng, Ban quản lý thị Các đội dịch vụ chuyên UBND quận, huyện, phường, xã ngành Bộ phận thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn Hình 2.2: Hệ thống quản lý chất thải rắn Tình hình quản lý rác thải tại một số tỉnh, thành phố trong cả nước: Tại TP.Hồ chí Minh: Theo số liệu thống kê của Sở Tài Nguyên Môi Trường TP. Hồ Chí Minh cho thấy mỗi ngày có hơn 6.500 tấn rác các loại được phát sinh với tốc độ gia tăng khoảng 8%/năm. Xuất phát từ thực tế trên, UBND TP. Hồ Chí Minh đã quy hoạch nhiều khu liên hợp xử lý rác thải sinh hoạt tại các địa điểm phù hợp để có thể tiếp nhận nguồn thải từ các khu đô thị, khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố. (Th.S Hoàng Thị Kim Chi, 2009). Tại tỉnh Bắc Ninh: Theo số liệu điều tra, trên địa bàn toàn tỉnh mỗi ngày có khoảng 533 tấn rác thải sinh hoạt và khoảng 2 tấn rác thải y tế. Trong đó, khu vực nông thôn chiếm khoảng gần 250 tấn/ngày. Dự báo đến năm 2020 con số này sẽ tăng lên 704 tấn/ngày và 4 tấn/ngày. Trong khi đó tỷ lệ thu
  32. 24 gom rác thải còn thấp, chỉ đạt khoảng 51%, hầu hết lượng rác tải ở khu vực nông thôn không được thu gom đang trôi nổi khắp các đường, làng, ngõ, xóm, kênh, mương, ao, hồ, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và trở thành vấn đề bức xúc của người dân. Còn ở các huyện rác thải chưa được thu gom và xử lý triệt để, thành phần chứa nhiều hợp chất hữu cơ, túi nilon, người làm vệ sinh công tác môi trường chưa quan tâm, mức lương còn thấp, không được hưởng các chế độ, ít được xã hội coi trọng, Nên không khuyến khích được mọi người tham gia hoạt động này. Việt Nam hiện có trên 60 triệu dân sống ở vùng nông thôn, chiếm hơn 73% dân số cả nước. Mỗi năm khu vực nông thôn phát sinh trên 13 triệu tấn rác thải sinh hoạt, khoảng trên 80% khối lượng rác chưa được thu gom để xử lý hợp vệ sinh và xả trực tiếp vào môi trường. Ở Nông Thôn hiện có các mô hình tổ chức thu gom, xử lý rác thải: - Mô hình thu gom tự quản do dân tự tổ chức: Đây là hình thức phổ biến ở nông thôn do người dân tự thỏa thuận và cử người thu gom cho 1 xóm hoặc một cụm dân cư. Rác thải sau khi thu gom thường là đổ lộ thiên ven đường làng, bờ mương, chưa được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp địa phương về cả tài chính và chính sách, người thu gom rác phải tự trang bị phương tiện thu gom, thu nhập trung bình chỉ đạt 100.000-150.000 đ/người/tháng, không được hưởng các chế độ bảo hiểm y tế, xã hội và bảo hộ lao động. Hoạt động không chuyên nghiệp, số lần thu gom trung bình 1 lần/tuần, có nơi thì 2 lần/tuần chủ yếu thu gom rác cho khu vực ven đường chính và khu tập trung dân cư. - Mô hình thu gom do xã, thôn tổ chức: Đã có sự quan tâm của chính quyền địa phương như hỗ trợ về phương tiện thu gom, nhiều địa phương đã
  33. 25 quy hoach được điểm tập kết, bãi chôn rác. Tuy nhiên, các mô hình này cũng chỉ dừng lại ở nhiệm vụ thu gom rác thải từ khu dân cư đến các điểm tập kết chưa có các biện pháp kỹ thuật phân loại, xử lý rác thải. Chưa xây dựng được cơ chế và nguồn tài chính để duy trì công tác thu gom, xử lý rác thải. Số lần thu gom rác 2-3 lần/tuần. Thu nhập của người thu gom trung bình 200.000- 300.000đ/tháng, người thu gom chưa được hưởng các chế độ bảo hiểm y tế, xã hội. Hoạt động thiếu chuyên nghiệp dẫn đến hiệu quả thấp. Trách nhiệm của các cấp địa phương chủ yếu là hỗ trợ (nên có đến đâu hỗ trợ đến đấy) mà chưa xây dựng được quy trình thu gom, xử lí rác thải đảm bảo các yêu cầu vệ sinh môi trường. - Mô hình hợp tác xã dịch vụ VSMT: Được coi là mô hình hoạt động hiệu quả nhất ở vùng nông thôn. Hoạt động theo luật hợp tác xã, có điều lệ hoạt động, phương án sản xuất dịch vụ, kết hợp nhiều loại dịch vụ môi trường như thu gom rác thải, thoát nước, cây xanh, Hình thức này chủ yếu ở các thì trấn, rất ít ở các xã có hình thức dịch vụ này. Hầu hết các hợp tác xã dịch vụ môi trường đã được đầu tư xe thu gom rác, một số nơi đã được đầu tư xe vận chuyển rác. Thu nhập người làm dịch vụ môi trường trung bình từ 500.000-1.000.000đ/người/tháng, người lao động được trang bị bảo hộ lao động, bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội. Số lần thu gom rác 3-7 lần/tuần. 2.3.2.2. Thành phần rác thải Khác với rác (phế thải) công nghiệp, rác thải sinh hoạt là một tập hợp không đồng nhất. Tính không đồng nhất biểu hiện ngay ở sự không kiểm soát được của các nguyên liệu ban đầu dùng cho sinh hoạt và thương mại. Nó tạo ra một số đặc tính rất khác biệt trong các thành phần của rác thải sinh hoạt.
  34. 26 * Thành phần cơ học. Một trong những đặc điểm rõ nhất thấy ở phế thải đô thị ở Việt Nam lf thành phần cac chất hữu cơ có trong đó. Số lượng này thường chiếm rất cao, khoảng 55-65%. * Thành phần hóa học. Trong các cấu tử hữu cơ của rác thải sinh hoạt, thành phần hóa học của chúng chủ yếu là C, H, O, N, S và các chất tro. Phụ thuộc vào các cấu tử hữu cơ, hàm lượng các nguyên tố trên dao động trong một khoảng rộng. 2.3.2.3. Một số biện pháp xử lý chất thải rắn ở Việt Nam Cho đến nay trên thế giới có rất nhiều phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt như giảm thể tích cơ học (nén, ép), làm giảm thể tích bằng hoá học (đốt), làm giảm kích thước bằng cơ học (băm, chặt), phân loại hợp phần rác (bằng tay, bằng cơ học), làm mất nước nhưng thông dụng nhất hiện nay có 3 phương pháp được sử dụng nhiều nhất đó là phương pháp chôn lấp, phương pháp thiêu đốt và phương pháp sinh học. Trong đó phương pháp sinh học được cho là tối ưu hiện nay. - Phương pháp chôn lấp Các biện pháp xử lý chất thải rắn ở Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn là chôn lấp. Tỷ lệ CTR được chôn lấp hiện chiếm khoảng 76 - 82% lượng CTR thu gom được (trong đó, khoảng 50% được chôn lấp hợp vệ sinh và 50% chôn lấp không hợp vệ sinh). Việc quản lý, vận hành các bãi chôn lấp rác hiện nay chưa tuân thủ theo các quy định hiện hành. Các bãi chôn lấp không có lớp chống thấm ở dưới đáy và không có hệ thống thu gom xử lý nước rác, không có hệ thống thu gom khí, quy trình đổ rác không đúng kỹ thuật; do đó đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, rò rỉ, thẩm thấu nước rác gây ô nhiễm môi trường đất, nước mặt và nước ngầm.
  35. 27 - Ưu điểm của phương pháp: + Công nghệ đơn giản, rẻ tiền và phù hợp với nhiều loại rác thải. + Chi phí vận hành bãi rác thấp. - Nhược điểm của phương pháp: + Chiếm diện tích đất tương đối lớn. + Không được sự đồng tình của người dân khu vực xung quanh. + Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí) cao. + Tìm kiếm xây dựng bãi rác mới là việc làm khó khăn. - Phương pháp thiêu đốt Đốt chất thải sinh hoạt đô thị chủ yếu ở các bãi rác không hợp vệ sinh: sau khi rác thu gom được đổ thải ra bãi rác phun chế phẩm EM để khử mùi và định kỳ phun vôi bột để khử trùng, rác để khô rồi đổ dầu vào đốt. Tuy nhiên, vào mùa mưa, rác bị ướt không đốt được hoặc bị đốt không triệt để. Ước tính khoảng 40 ÷ 50% lượng rác đưa vào bãi chôn lấp không hợp vệ sinh được đốt lộ thiên. Công nghệ đốt CTR sinh hoạt với hệ thống thiết bị đốt được thiết kế bài bản mới được áp dụng tại Nhà máy đốt rác ở Sơn Tây (Hà Nội). Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang có kế hoạch nhập dây chuyền công nghệ đốt chất thải có tận dụng nhiệt để phát điện trong thời gian tới. Hiện nay tại các nước Châu Âu có xu hướng giảm đốt rác thải vì hàng loạt các vấn đề kinh tế cũng như môi trường cần phải giải quyết. Việc thu đốt rác thải thường chỉ áp dụng cho việc xử lý rác thải độc hại, rác thải bệnh viện hoặc rác thải công nghiệp và các phương pháp khác không xử lý triệt để được. - Phương pháp thu hồi và tái sử dụng Trong chất thải vẫn còn tồn tại những chất có thể tái sử dụng thậm chí nhiều chất thải còn mang lại lợi ích kinh tế. Hiện nay ở nước ta vấn đề này chưa được chú trọng vì hiện tại lực lượng đào bới rác và thu hồi phế liệu rất đông đảo. Tuy nhiên, việc quản lý sức khỏe cho họ là một mối quan tâm lớn.
  36. 28 Thời gian tới, công nghệ xử lý CTR tại Việt Nam sẽ được phát triển theo hướng giảm thiểu tối đa lượng rác thải chôn lấp và tăng cường tỷ lệ tái chế, tái sử dụng. Gần đây, có nhiều nhà đầu tư tư nhân đến Việt Nam đem theo các công nghệ đa dạng, tuy nhiên, một số công nghệ không đáp ứng yêu cầu. Bộ Xây dựng đã cấp giấy phép cho một số công nghệ nội địa trong lĩnh vực xử lý CTR sinh hoạt để thúc đẩy các công nghệ phù hợp . - Phương pháp sinh học Rác thải được thu gom về nhà máy, chúng được đưa lên dây chuyền phân loại cơ học loại các chất vô cơ như nilon, nhựa, sắt, thép, gạch, đá sau phân loại gạch đá được loại ra đem chôn lấp. nilon, nhựa đem đốt, sắt thép, thuỷ tinh được thu hồi, sản phẩm cuối cùng là rác hữu cơ. Sử dụng các vi sinh vật để phân giải các chất hữu cơ có trong rác thải kết hợp với các chất phụ gia tạo ra mùn, có thể trộn bổ xung N,P,K và vi lượng vào mùn tạo phân vi sinh để bón cho lúa, hoa màu Ưu điểm của phương pháp này là hạn chế gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm đất đai, tạo ra lượng phân bón. Nhược điểm của phương pháp này là ủ tạo mùi gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh và công nhân vận hành. Tình hình quản lý rác thải tại một số tỉnh thành trong nước: Tại Hà Nội: Dự án 3R-HN do JICA tài trợ đã triển khai thực hiện phân loại chất thải tại nguồn trên địa bàn thành phố tại phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội (kể từ tháng 7/2007); phường Thành Công và phường Láng Hạ (năm 2008). Rác hữu cơ được chuyển đến nhà máy phân Cầu Diễn để sản xuất phân compost, rác vô cơ được chuyển đến chôn lấp tại bãi rác Nam Sơn. Tổng cộng có khoảng 18.000 hộ gia đình đã tham gia vào dự án 3R tại các phường thí điểm nêu trên. Tại địa bàn thí điểm, lượng rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình đã giảm bình quân từ 31,2 - 45,1% tùy từng
  37. 29 phường, đạt mục tiêu giảm thiểu 30% lượng chất thải phải mang đi chôn lấp mà dự án đã đặt ra. Dự án đã thu được khoảng 25.000 tấn rác thải hữu cơ và đã chế biến được khoảng 10.000 tấn phân hữu cơ từ số rác này . Hiện nay mỗi ngày Hà Nội thải hơn 200 tấn rác thải, khối lượng rác khổng lồ này đều được đưa đến bãi chứa rác Nam Sơn để chôn lấp, từ nhiều năm nay, bãi rác này đã hoạt động hết công suất và đứng trước nguy cơ quá tải. Rác thải đều chưa được phân loại và xử lý triệt để, cách xử lý chủ yếu vẫn là chôn lấp tự nhiên. UBND thành phó Hà Nội đã ban hành chương trình hành động về công tác bảo vệ môi trường Thủ đô trong thời kì đẩy mạnh CNH-HĐH. Tại Tp Hồ Chí Minh: Từ năm 2004 thành phố đã thực hiện thí điểm chương trình phân loại CTR tại nguồn ở 10 quận là 1, 3, 5, 6, 7, 8, 9, 10, quận Bình Thạnh, quận Phú Nhuận và huyện Củ Chi, chợ đầu mối Bình Điền Sau khi phân loại, rác được thu gom vận chuyển đến Khu Liên hợp xử lý rác Đa Phước, huyện Bình Chánh. Rác hữu cơ để sản xuất phân compost, rác vô cơ được xử lý bằng phương pháp chôn lấp. Với 3 nguồn phát thải chính là đô thị, công nghiệp và y tế thì mỗi ngày Tp Hồ Chí Minh thải khoảng 5800-6200 tấn chất thải rắn, 500-700 tấn chất thải rắn công nghiệp, 100-200 tấn chất thải nguy hại, 9-12 tấn chất thải y tế. Bên cạnh chất thải rắn trên địa bàn, thành phố còn tiếp nhận khoảng 200-300 tán chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp từ các tỉnh khác về. Để quản lý toàn bộ các nguồn thải nói trên, từ nhiều năm nay thành phố đã hình thành mạng lưới quản lý rộng khắp 24 quận/ huyện với sự tham gia của rất nhiều công ty nhà nước, tư nhân, hợp tác xã, tổ nhóm với sự tham gia của 21000 lao động từ kỹ thuật cao đến lao động đơn giản. 2.3.3. Tình hình thu gom và xử lý rác thải tại tỉnh Bắc Kạn Tình trạng ô nhiễm từ các bãi chứa rác hiện nay trên địa bàn tỉnh đang ở mức đáng báo động. Những bãi rác ở các huyện, thị mới chỉ xử lý rác ở
  38. 30 mức sơ sài là chôn lấp hoặc đốt nên sự ô nhiễm dễ dàng nhận thấy. Điều đó có nguy cơ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe nhân dân. Thị xã Bắc Kạn trở thành thành phố, 2 xã Huyền Tụng và Xuất Hóa trở thành phường, dân cư tập trung đông đúc và các hoạt động kinh tế - xã hội ngày càng sôi động khiến khối lượng rác thải đô thị tăng cao. Các hoạt động dịch vụ, sản xuất, kinh doanh - nhất là tại các chợ đã làm gia tăng rác thải như: Rác thực phẩm, bao bì, hộp nhựa, giấy thải, vỏ lon kim loại, thủy tinh Đồng thời, do tập trung đông dân cư nên lượng nước thải sinh hoạt khá lớn, trong khi hệ thống cống rãnh tiêu thoát nước của thành phố còn nhiều hạn chế. Việc san lấp mặt bằng để xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, các khu dân cư, đường giao thông gây ảnh hưởng đến dòng chảy trong mùa mưa. Quá trình xây dựng cũng làm phát sinh lượng lớn chất thải như: Gạch vỡ, ngói, đất cát, phế liệu xây dựng Theo thống kê của Phòng Quản lý đô thị thành phố Bắc Kạn, với dân số hơn 5,6 vạn người, lượng rác thải trên địa bàn có xu hướng tăng. Nếu như năm 2011, lượng chất thải rắn được thu gom xử lý trên địa bàn là 32 tấn/ngày, thì con số này hiện nay là 42,5 tấn/ngày.( [8]. Hiện tại khu vực nông thôn trong tỉnh, rác thải rắn chưa được thu gom, người dân tự tiến hành đốt hoặc vứt bừa bãi. Lượng rác thải sinh hoạt tại khu vực nông thôn phát sinh trong một ngày lên tới 126.754kg/ngày đang là áp lực lớn với môi trường các xã. Mỗi ngày các cơ sở chế biến dong riềng trên toàn tỉnh phát thải khoảng hơn 460.490kg chất thải rắn. Hoạt động công nghiệp, thường đặt nhà máy tại khu vực nông thôn phát sinh hơn 460.621kg chất thải rắn/ngày và hơn 364.411kg chất thải nguy hại/ngày. Tổng lượng chất thải rắn trong hoạt động nông nghiệp của Bắc Kạn lên tới 1.666.014kg/ngày. ( ) [9]
  39. 31 Theo báo cáo của Trung tâm Quan trắc môi trường Bắc Kạn, tải lượng chất thải rắn khu vực nông thôn của Bắc Kạn là 0,5kg/người/ngày, đưa tổng khối lượng rác thải rắn khu vực này phát sinh trong một ngày lên tới 158 tấn/ngày. Lượng phát sinh ở khu vực nông thôn các huyện đều từ 10 tấn/ngày 19 trở lên. Trong đó, cao nhất là Ba Bể với 22 tấn/ngày; Chợ Đồn hơn 21 tấn/ngày; Chợ Mới hơn 17 tấn/ngày; Na Rì hơn 17 tấn/ngày Đáng lo ngại là đến năm 2015, cơ bản lượng rác thải khu vực nông thôn toàn tỉnh đều chưa được thu gom, xử lý đúng quy định. Đơn cử như tại Bạch Thông có 80% dân số sinh sống ở nông thôn nhưng tỷ lệ thu gom rác thải khu vực này chỉ đạt 25% và việc xử lý cũng rất thủ công, lạc hậu. Hiện tại, tỉnh đã đầu tư xây dựng lò đốt rác thải công nghiệp cho các huyện Ba Bể, Ngân Sơn, Chợ Mới. Đối với khu vực nông thôn đã đầu tư lò đốt công nghiệp cho xã Quân Bình (Bạch Thông); Hảo Nghĩa (Na Rì) và Bình Văn (Chợ Mới); đầu tư lò đốt tự xây cho xã Cẩm Giàng (Bạch Thông) và Bình Trung (Chợ Đồn). Dự kiến trong năm 2016 sẽ tiếp tục đầu tư lò đốt công nghiệp cho huyện Na Rì và Pác Nặm; lò đốt công nghiệp cho xã Thuần Mang (Ngân Sơn). Tuy nhiên, muốn để hạ tầng xử lý rác hiệu quả thì việc các địa phương chủ động thực hiện xã hội hóa công tác thu gom và vận hành xử lý rác là vô cùng cần thiết. ( [10].
  40. 32 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Rác thải sinh hoạt. - Phạm vi nghiên cứu: Hiện trạng thu gom và xử lí rác thải tại thị trấn Chợ Rã- huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Thị trấn Chợ Rã- huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn. - Thời gian thực hiện từ: 02/01/2018 - 30/04/2018. 3.3. Nội dung nghiên cứu * Điều kiện tự nhiên- kinh tế - xã hội của thị trấn Chợ Rã - Điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, địa hình địa mạo, khí hậu, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác - Điều kiện kinh tế - xã hội: thực trạng phát triển kinh tế, dân số, lao động, việc làm, hiện trạng sử dụng đất * Điều tra, đánh giá công tác quản lý chất thải trên địa bàn thị trấn Chợ Rã + Điều tra, đánh giá nguồn gốc phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt + Đánh giá thực trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt + Đánh giá thực trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt + Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý chất thải rắn * Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý môi trường cũng như công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị trấn Chợ Rã * Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao việc quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị trấn Chợ Rã
  41. 33 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập và kế thừa tài liệu sơ cấp - Thu thập các số liệu về ĐKTN, KTXH khu vực thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể ,tỉnh Bắc Kạn. - Thu thập các số liệu, tài liệu có liên quan đến vấn đề thu gom, vận chuyển và chôn lấp rác thải khu vực thị trấn Chợ Rã - Thu thập thông tin và kế thừa có chọn lọc các số liệu về ĐKTN, KTXH. - Thu thập thông tin có liên quan đến đề tài qua sách báo, internet 3.4.2. Phương pháp phỏng vấn * Phỏng vấn bằng phiếu điều tra Lập phiếu điều tra, phỏng vấn. Thành lập bộ câu hỏi đánh giá nhanh, tiến hành phát phiếu điều tra, phỏng vấn người dân, hộ gia đình(60 hộ gia đình trong toàn khu vực không phân việt nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính, trình độ). Nội dung điều tra bao gồm: - Thông tin môi trường được biết đến. - Thực trạng phân loại, thu gom, quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt ở địa phương hiện nay. - Khả năng nhận thức về phân loại và công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở địa phương. 3.4.3. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu - Các số liệu được xử lý, thống kê trên máy tính bằng Word và Excel + Các số liệu thu thập từ quan sát thực tế, kế thừa, điều tra phỏng vấn được tổng kết dưới dạng bảng biểu. + Dựa trên cơ sở các số liệu đã thống kê đánh giá cụ thể từng đề mục. 3.4.4. Phương pháp cân rác - Dụng cụ tiến hành: Cân 20kg. - Cách thức tiến hành: Cân rác tại 60 hộ gia đình làm đại diện, sau đó phân loại và cân từng thành phần.
  42. 34 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Chợ Rã là thị trấn huyện lị của huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, Việt Nam. Thị trấn có vị trí: Bắc giáp xã Nghiêm Loan, huyện Pác Nặm Đông giáp xã Bành Trạch, huyện Ba Bể Đông Nam giáp xã Địa Linh, huyện Ba Bể Tây Nam giáp xã Thượng Giáo, huyện Ba Bể Tây giáp xã Cao Trĩ, huyện Ba Bể Thị trấn Chợ Rã có tuyến quốc lộ 279 cùng hai tuyến tỉnh lộ 258 và 254 chạy qua. Sông Năng chảy từ phía đông sang phía tây của thị trấn. 4.1.1.2. Địa hình, địa mạo Địa hình chủ yếu của huyện Ba Bể là núi cao xen lẫn những khối núi đá vôi hiểm trở phân lớp dầy. Độ cao trung bình trên 600m so với mực nước biển. Nơi có địa hình cao nhất là dãy núi Phja Bjooc cao 1.517 m. Trên địa bàn có 2 con sông Năng và Chợ Lùng chảy qua. Sông Năng bắt nguồn từ khối núi cao Phía Giạ (thuộc Bảo Lạc, Cao Bằng), khi chảy vào địa phận xã Bằng Thành, huyện Pác Nặm thì chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam; nhưng khi đến địa phận xã Bành Trạch lại chuyển hướng gần như Đông đến Tây. Sông Chợ Lùng bắt nguồn từ phía Nam huyện Ba Bể theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, sau đó đổ vào hồ Ba Bể rồi thông ra sông Năng.
  43. 35 4.1.1.3. Khí hậu Thị trấn Chợ Rã nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hàng năm chia thành hai mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu tháng 5 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Theo số liệu trạm khí tượng thủy văn Bắc Kạn: nhiệt độ trung bình 220 C nhiệt độ thấp nhất 20C nhiệt độ cao nhất 390C. Lượng mưa trung bình từ 1.300 - 1.500 mm, tập trung vào tháng 7, 8, 9 do mưa nhiều, lượng mưa lớn tập trung nên hay gây ngập úng, ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp. Mùa đông vào các tháng 12, tháng 1 năm sau 23 có những đợt rét đậm, đôi khi có sương muối gây nhiều trở ngại cho khâu làm mạ và gieo cấy vụ chiêm xuân. Với đặc điểm khí hậu như trên, trong quy hoạch bố trí sử dụng đất cần lợi dụng chế độ nhiệt cao, độ ẩm khá để bố trí nhiều vụ trong năm ở những vùng đất sản xuất nông nghiệp. Đồng thời để hạn chế rửa trôi xói mòn đất trong mùa mưa và hạn chế bốc hơi nước vật lý trong mùa khô làm chai cứng đất, cần bố trí hệ thống cây trồng có độ che phủ quanh năm, giữ đất, giữ nước tốt, có như vậy mới đảm bảo sử dụng đất bền vững 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Dân số. Thị trấn Chợ Rã là trung tâm kinh tế- văn hóa, xã hội của huyện Ba Bể với tổng diện tích đất tự nhiên là 456,49 ha được chia thành 11 tiểu khu; dân số có 1015 hộ, gồm 8 dân tộc trong đó dân tộc kinh chiếm 17,4%, các dân tộc thiểu số khác chiếm 82,7%. Thực hiện nghị quyết đại hội đại biểu phụ nữa các cấp nhiệm kỳ 2016- 2021 và nghị quyết của Đảng bộ Thị trấn, năm 2017 cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân trên địa bàn tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội; Qua báo cáo một số chỉ tiêu đã đạt và vượt, an sinh xã hội được quan tâm, đời sống nhân dân được nâng cao, an ninh trật tự được đảm bảo.
  44. 36 4.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trong 11 năm qua triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVIII và XIX, được sự quan tâm lãnh đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND Huyện, phát huy các thành quả đã đạt được, tận dụng thời cơ và lợi thế, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Thị trấn Chợ Rã đã tích cực triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, cơ cấu kinh tế từng bước được chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp, du lịch - dịch vụ ( năm 2006 chiếm 6%, hiện chiếm 13,5%); giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp; thu nhập bình quân đầu người hằng năm tăng ( từ 6,3 triệu đồng đến nay đạt 12 triệu đồng). 4.1.2.3. Lĩnh vực kinh tế. Nông nghiệp: Tổng sản lượng lương thực có hạt hàng năm đều tăng, từ 1.651,9 tấn năm 2006 đến năm 2015 đạt 2.838 tấn, bình quân lương thực đầu người năm 2006 là 430kg/người/năm, hiện đạt 580 kg/người/năm Lâm nghiệp: Công tác trồng rừng năm 2015: chỉ đạo nhân dân tiến hành chăm sóc và bảo vệ rừng trồng mới với tổng diện tích là 30,5ha/21,8 ha đạt 140%( trong đó trồng rừng tập trung được 21,5ha, rừng phân tán được 9ha) Công tác bảo vệ rừng: ngay từ đâu năm Ủy ban nhân dân thị trấn Chợ Rã đã quán triệt, chỉ đạo các tiểu khu duy trì chăm sóc bảo vệ rừng. Công tác quản lý, bảo vệ, phòng chống cháy rừng được tập trung chỉ đạo, việc kiểm tra phát hiện xử lý, ngăn chặn các vụ vi phạm lâm luật được thực hiện có hiệu quả. Thương mại - dịch vụ:
  45. 37 Hiện nay trên địa bàn Thị trấn có 200 hộ kinh doanh thương nghiệp, dịch vụ, vận tải, ăn uống. Mức thu nhập của các hộ kinh doanh tương đối ổn định, các sắc thuế thu nhập trong bộ được thu nộp đầy đủ. Là cửa ngõ của khu du lịch Hồ Ba Bể, số lượng khách đến tham quan du lịch hồ Ba Bể hàng năm đều tăng, trong những năm qua được sự quan tâm đầu tư của các cấp, các ngành, các loại hình du lịch từng bước phát triển, người dân đã biết khai thác các tiềm năng sẵn có trên địa bàn, mở rộng các sản phẩm hàng hóa nông sản, đầu tư các điểm bán hàng lưu niệm nhằm phục khách du lịch, đồng thời quảng bá, giới thiệu về di tích quốc gia đặc biệt Hồ Ba Bể. Trong thời gian qua trên địa bàn Thị trấn có các tổ chức, tư nhân đã đầu tư khách sạn, nhà nghỉ, dịch vụ ăn uống, nhằm đáp ứng nhu cầu ăn, nghỉ của du khách. - Công tác Tài nguyên Môi trường, quản lý đất đai: Trong những năm qua công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được quan tâm, chỉ đạo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; quản lý đất đai, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công tác thu hồi đất bồi thường giải phóng mặt bằng, chỉnh lý biến động đất đai được thực hiện đúng theo quy định; công tác bảo vệ môi trường được quan tâm. Trong những năm qua Chính quyền địa phương phối hợp với các ngành chức năng của huyện đã thực hiện hoàn thành quy hoạch sử dụng đất cấp xã giai đoạn 2011- 2020 và kế hoạch sử dụng đất 2011-2015; Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được quan tâm và chỉ đạo quyết liệt, đến nay đã cấp được 3.076 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiêp, nông nghiệp.Công tác quản lý tài nguyên khoáng sản đã có nhiều chuyển biến tích cực, hoạt động khai thác cát, sỏi, sản xuất vật liệu xây dựng thông thường đã đi vào nề nếp; đầu tư xây dựng 01 lò xử lý rác thải sinh hoạt tại trung tâm chợ xã, phần nào thực hiện đúng cam kết bảo vệ môi trường, từng bước xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp.
  46. 38 4.1.2.4. Văn hóa- Xã hội - Công tác lao động việc làm, đào tạo nghề: Trong những năm qua công tác đào tạo nghề đã được triển khai tương đối hiệu quả, Chính quyền địa phương đã phối hợp với các ban ngành cấp trên tổ chức được 16 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, với 430 lượt người tham gia, chủ yếu tập trung vào các nghề như nuôi ong, nuôi cá và các nghề dịch vụ khác. - Chính sách người có công: Các chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng luôn được đảm bảo, tổ chức thăm và tặng quà các đối tượng chính sách, người có công nhân dịp tết Nguyên đán, ngày 27/7 hằng năm; công tác bảo trợ xã hội luôn thực hiện đúng quy định, tất cả các đối tượng người có công, bảo trợ xã hội trên địa bàn đủ điều kiện đều được hưởng chính sách theo chế độ quy định của Nhà nước, không có trường hợp tồn đọng, sai sót xảy ra, thực hiện tốt phong trào “ đền ơn đáp nghĩa”, “ uống nước nhớ nguồn” đối với các hộ gia đình chính sách, người có công trên địa bàn. - Công tác phòng chống tệ nạn xã hội: Chính quyền, các ngành quan tâm tổ chức thực hiện, các lực lượng chức năng tập trung phòng, chống các tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn cờ bạc, ma túy hằng năm tổ chức cho người nghiện ma túy đi cai nghiện bắt buộc theo quy định. Trong những năm qua lực lượng công an xã đã phối hợp với cơ quan chức năng triệt phá,các ổ nhóm buôn bán tàng trữ sử dụng các chất ma tuý, đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn. - Công tác giảm nghèo: Tiếp tục triển khai hỗ trợ theo chương trình 30a của chính phủ, trong năm 2015 hỗ trợ các tiểu khu cụ thể như sau: Trâ 10/11 con; Lợn nái 35/36 con; Lợn thịt 111/117 con. Hiện nay kinh phí hỗ trợ đã chi trả đầy đủ cho các hộ được hưởng lợi từ chương trình, cụ thể có 156 hộ = 371.500.000đ
  47. 39 - Công tác giáo dục: Trong những năm qua công tác giáo dục được triển khai và thực hiện có hiệu quả, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư, tỷ lệ các phòng học kiên cố đạt khá cao, đáp ứng được công tác giảng dạy cho giáo viên và học sinh; tỷ lệ học sinh khá, giỏi năm sau cao hơn năm trước, công tác giảng dạy của giáo viên được nâng cao, tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi vào Mẫu giáo hàng năm đạt 100%; học sinh 6 tuổi vào lớp 1 đạt trên 99%; duy trì sĩ số các bậc học đạt trên 97%; duy trì phổ cập giáo dục các bậc học trên địa bàn, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS bình quân hàng năm đạt trên 98%. 4.2. Đánh giá công tác quản lý chất thải trên địa bàn Thị trấn Chợ Rã 4.2.1. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn chủ yếu từ sinh hoạt của các hộ gia đình, ngoài ra từ các cơ quan, các chợ, quán ăn, trường học và các hoạt động thương mại, dịch vụ khác được thể hiện qua Hình 4.1. Khu vui Nhà dân, Cơ quan, chơi, giải trí khu dân trường học Bệnh viện, Chợ CTSH cơ sở y tế Giao thông Doanh và xây dựng nghiệp Hình 4.1. Sơ đồ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Chợ Rã Đây là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, đô thị, nông thôn, ảnh hưởng xấu đến cảnh quan và sức khoẻ cộng đồng. Chất thải có chiều hướng gia tăng lượng chất thải phát sinh trong những năm gần đây.
  48. 40 Qua điều tra, kết quả nghiên cứu cho thấy lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị trấn là 07 tấn/ngày (phiếu điều tra rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Chợ Rã huyện Ba Bể tinh Bắc Cạn 2018). Với lượng chất thải như trên người dân không thể tự xử lý được. Rác thải được phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó lượng rác thải phát sinh từ sinh hoạt của người dân là lớn hơn cả, qua điều tra thì nguồn phát sinh chất thải rắn ở khu vực chủ yếu từ: + Nguồn chất thải từ hộ gia đình (rác thải sinh hoạt), bao gồm các loại chất thải phát sinh trong sinh hoạt gia đình. Chúng bao gồm: Rác do chế biến thức ăn, quét dọn nhà cửa, tro bếp, các vật dụng cũ, bao gói, giấy vệ sinh, túi nilon, kim loại sắt thép + Nguồn chất thải phát sinh từ: 63 cơ quan, trường học tại khu vực thị trấn cũng chiếm 1 lượng rác khá lớn bao gồm: chất thải hữu cơ, các loại giấy, thủy tinh, các chất khác 4.2.2. Khối lượng, thành phần rác thải sinh hoạt tại thị trấn Chợ Rã 4.2.2.1. Thành phần rác thải sinh hoạt Bảng 4.1. Thành phần rác thải sinh hoạt của thị trấn Chợ Rã năm 2018 Tỷ lệ Thành phần Đặc tính của rác thải (%) Thức ăn thừa, các cọng rau, vỏ quả, lá Dễ cây, bã chè, hoa héo, gỗ, giấy các 74,52 Chất phân hủy loại, . hữu cơ Khó Cao su, nhựa, nilon, thủy tinh túi bóng đã 13,85 phân hủy qua sử dụng, các loại lốp xe hỏng Chất Kim loại Sắt, nhôm, chì . 4,60 vô cơ Phi kim Xỉ than, than đã qua sử dụng còn lại xỉ . 3,46 Các chất khác Ắc quy hỏng, cầu chì hỏng . 3,57 (Theo kết quả điều tra)
  49. 41 Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như của tỉnh Bắc kạn, huyện Ba Bể nói chung và thị trấn Chợ Rã nói riêng đã đạt được những thành tích về phát triển kinh tế, du lịch , chất lượng của cuộc sống người dân ngày một nâng cao, nhu cầu tiêu dùng các loại hàng hoá cũng tăng nhanh dẫn đến lượng chất thải sinh hoạt phát sinh ngày một nhiều. Bảng 4.2: Lượng rác thải phát sinh tại các hộ gia đình dân trên địa bàn thị trấn Chợ Rã và 2 xã lân cận Lượng thải Khối lượng Dân số (số hộ) (Kg/hộ/ngày) (kg/ngày) 1361 2,9 4000 ( Theo phiếu điều tra rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn chợ rã huyện Ba Bể tinh Bắc Cạn 2018 ) Qua bảng 4.2 số liệu trên cho thấy tổng số hộ dân của 11 tiểu khu và 2 xã lân cận( Xã Thượng Giáo và Xã Địa Linh) đăng ký đổ rác là 1.361 hộ và dân số là 3.962 người (dân số 11 tiểu khu tại thị trấn) và 1.384 (dân số của 2 xã lân cận) với lượng rác thải phát sinh được ước tính là khoảng 4000 kg/ngày và lượng rác bình quân/người/ngày trung bình là 0,75kg. Lượng rác thải phát sinh trong đời sống được thu gom bằng xe ô tô đổ ben 2,35 tấn do 4 công nhân thu gom và xử lí bằng phương pháp đốt tại lò đốt rác. Lượng rác thải phát sinh từ các: các cơ quan, trường học nội trú, nhà hợp khối xả ra mỗi ngày được ước tính khoảng 3000 kg/ngày (thống kê được có 63 cơ quan nhà nước, trường học, trạm y tế, bệnh viện )
  50. 42 Hình 4.2: Lò đốt rác của địa bàn thị trấn Chợ Rã huyện Ba Bể Do đặc thù về nghề nghiệp và mức sinh hoạt của người dân ở đây là khác nhau. Cụ thể là bình quân trong một tuần lượng RTSH mà mỗi hộ gia đình thải ra là 20,3kg Có thể thấy những cá nhân mà có lượng RTSH thải ra nhiều hơn là do đặc điểm sản xuất hay khả năng tài chính của họ tốt nên nhu cầu tiêu dùng, tiêu thụ các hàng hóa, sản phẩm nhiều hơn. Qua điều tra thực địa (bằng cách lấy mẫu rác thải sinh tại nhiều điểm trong khu vực thị trấn Chợ Rã, mỗi điểm lấy 1kg rác thải) sau khi phân tích số mẫu lấy được bằng cách phân loại các chất và cân tỷ lệ khối lượng từng loại chất thải cho thấy thành phần rác thải qua mỗi điểm lấy mẫu có sai khác. Tỷ lệ trung bình thành phần rác thải sinh hoạt được tổng hợp ở Bảng 4.1. Qua đây cho thấy chất hữu cơ dễ phân hủy chiếm tỷ lệ cao nhất (61,78%), tiếp đến là nilon, nhựa (12,05%) và giấy các loại (10,4%) các chất khác chỉ chiếm 1,8% đến 4,6 Trong nguồn RTSH của các hộ gia đình thì bao gồm nhiều thành phần khác nhau, hiện nay công tác thu gom và xử lý RTSH của thị trấn được thu gom và vận chuyển bằng xe ô tô cửu long 2,35 tấn và được phân loại RTSH tại bãi rác trước khi được đưa vào lò đốt.
  51. 43 Qua tìm hiểu, em được biết phần lớn các cá nhân chưa phân loại RTSH. Còn số ít đã phân loại theo những mục đích như tận dụng triệt để những thứ có thể sử dụng được để tiết kiệm, hay có một số hộ nhận thức nhiều hơn cho rằng việc phân loại này sẽ làm giảm lượng RTSH thải ra môi trường. Hầu hết là các hộ gia phân loại rác là để xử lý làm phân bón. 4.3. Những bất cập trong công tác quản lý, sử dụng lò đốt rác thải chợ nông thôn ở Ba Bể Với mục đích nhằm góp phần vệ sinh môi trường nông thôn, đảm bảo sức khỏe cho người dân, năm 2013, huyện Ba Bể đã đầu tư xây dựng 4 lò đốt xử lý rác thải sinh hoạt tại chợ trung tâm của 4 xã Khang Ninh, Cao Thượng, Chu Hương và Hà Hiệu. Tuy nhiên sau một thời gian đưa vào sử dụng bên cạnh những hiệu quả bước đầu từ việc xử lý rác thải thì còn có những bất cập cần được giải quyết. Nếu như trước đây việc thu gom và xử lý rác thải ở khu vực chợ xã Cao Thượng và thôn Khuổi Tăng vẫn được thực hiện theo kiểu “ mạnh ai người ấy làm”, chỗ nào có đất trống là người dân mang rác đến đổ, nhất là rác thải sau mỗi phiên chợ luôn tràn ngập và không có người thu gom thì từ khi có lò đốt rác tập trung, rác đã được tập kết, phơi khô và xử lý trước và sau mỗi phiên chợ. Theo người dân và chính quyền địa phương, mô hình thu gom và xử lý rác này đã phát huy hiệu quả, cảnh quan, môi trường tại trung tâm xã được cải thiện. Còn tại lò đốt rác thải tại chợ trung tâm xã Khang Ninh. Do khâu thu gom, xử lý rác thải không được thực hiện thường xuyên nên rác thải đã tràn ngập từ xung quanh đến lò đốt như thế này. Trao đổi với P.v, ông Bế Đức Thanh- Chủ tịch UBND xã thừa nhận, cấp ủy, chính quyền địa phương đã giao việc thu gom, xử lý rác tại khu vực chợ xã cho Chi hội PN thôn Nà Làng trực tiếp thực hiện. Tuy nhiên, việc thu gom, xử lý chưa triệt để đã
  52. 44 khiến tình trạng ô nhiễm môi trường vì rác thải sinh hoạt tại khu vực này khá nghiêm trọng. Ngày 01 - 02/07/2014 VMPEC đã triển khai thành công dự án xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Ba Bể huyện Ba Bể tỉnh Bắc Cạn trước sự chứng kiến của Lãnh đạo và đại diện các Sở, Ban ngành địa phương. Hình 4.3: Bãi chứa rác và xử lý rác thải của thị trấn Chợ Rã 4.3.1. Hệ thống tổ chức và nhân lực Hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt của thị trấn Chợ Rã hiện nay do 01 đơn vị Ban quản lý chợ và bến xe chịu trách nhiệm quản lý, thu gom rác thải sinh hoạt của Thị trấn Chợ rã 11 tiểu khu, và 03 thôn của xã lân cận: Xã địa linh 02 thôn, xã Thượng giáo 01 thôn; khối cơ quan ban ngành, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp, nhà hàng, nhà nghỉ, chợ trung tâm, chợ Pác co .Với hình thức quản lý rác từ trên xuống nên hiện nay công tác quản lý rác trên địa bàn thị trấn diễn ra rất tốt nhờ công tác quản lý chặt chẽ và công tác thu gom rác hiệu quả của đơn vị phụ trách.
  53. 45 Với nguồn nhân lực thực hiện gồm có 04 nhân viên thu gom, 01 nhân viên lái xe và 04 công nhân xử lý rác thải tại lò đốt rác thải. Nguồn nhân lực tuy còn hạn chế nhưng đội ngũ công nhân vẫn đã thực hiện tốt nhiệm vụ thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn, công tác thu gom diễn ra khá tốt, tuy nhiên, vẫn cần có kế hoạch tăng thêm nguồn nhân lực để công tác thu gom đạt hiệu quả cao hơn trong những năm tới. 4.3.2. Công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn thị trấn Chợ Rã-Ba Bể-Bắc Kạn Chất thải rắn hiện nay không được phân loại tại nguồn mà được thu gom lẫn lộn về bãi rác tập trung. Việc phân loại chất thải rắn rất khó khăn, chưa có điều kiện đầu tư cơ sở vật chất và nhận thức của các hộ gia đình về tầm quan trọng của việc phân loại rác tại nguồn chưa đầy đủ. Trong những năm gần đây mặc dù đã được đầu tư nâng cấp về cơ sở vật chất để thu gom rác nhưng việc thu gom rác trên địa bàn thị trấn vẫn chưa được triệt để, đặc biệt là rác thải tại các bờ sông. Rác tại các địa điểm này chủ yếu được thu gom bằng những hoạt động như: hưởng ứng ngày môi trường thế giới, tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường Quy mô thu gom chất thải rắn chủ yếu là hộ gia đình tại các khu dân cư, bệnh viện, trường học, các cơ quan nhà nước. 4.3.2.1. Tần suất và thời gian thu gom Với số lượng nhân lực còn khá ít ỏi nhưng nhìn chung đã phần nào giải quyết được lượng rác thải phát sinh của thị trấn Chợ Rã, các khu vực trong địa bàn với tổng khối lượng thu gom được khoảng 95% khối lượng rác thải phát sinh trên địa bàn thị trấn. - Theo số liệu của Ban quản lý Chợ và bến xe báo, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn trong khu vực thị trấn Chợ Rã và 03 thôn lân cận thu gom là 07 tấn/ngày.
  54. 46 - Kinh phí thu gom rác thải cho mỗi hộ gia đình do đơn vị Ban quản lý Chợ và Bến xe trực tiếp thu của người dân là 5000đồng/người/tháng (tính theo nhân khẩu) * Tại khu vực các xã Công tác thu gom tại các khu vực này gặp rất nhiều khó khăn do thiếu cơ chế, thiếu kinh phí, địa hình phức tạp hoạt động thu gom chất thải rắn sinh hoạt chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của việc thu gom. * Tại các cơ sở y tế - Dụng cụ thu gom rác thải được các bệnh viện trang bị chủ yếu là các thùng rác, thùng thu gom rác công cộng, sọt rác, chổi quét, xe thu gom, - Rác thải trong bệnh viện chủ yếu gồm chất thải thông thường (chất thải sinh hoạt và chất thải y tế có thể tái chế. - Đối với bệnh viện lệ phí thu gom chất thải sinh hoạt dao động khoảng 200.000 đồng m3 tùy theo lượng rác có tại cơ sở y tế đó. 4.3.2.2 Phương tiện thu gom Vận chuyển bằng xe ô tô đổ ben loại 2,35 tấn.Vì số lượng phương tiện thu gom còn hạn chế nên lượng rác thải của phương tiện hầu như đều trong tình trạng quá tải, rác thải vẫn còn bị rơi ra ngoài trong lúc vận chuyển đến các bãi tập kết và các bãi xử lý rác (Hình 4.4.). Khó khăn trong phương tiện thu gom rác thải, hoạt động nhiều năm đã hỏng rất nhiều, địa bàn thu gom rác thải ngày càng được mở rộng, xe ô tô thu gom rác quá nhỏ so với giai đoạn hiện nay, các chế độ độc hại cho công nhân không có do nguồn thu phí còn hạn chế.
  55. 47 Hình 4.4: Rác thải sinh hoạt luôn quá tải trên xe thu gom 4.3.2.3. Hình thức thu gom Hình thức thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Chợ Rã được tóm tắt ở Hình 4.5. Nhìn chung, các công đoạn thu gom, vận chuyển được tiến hành như sau: Rác sinh hoạt Đến bãi rác tập thải từ các hộ Thu gom bằng trung (phân loại gia đình, các cơ xe ô tô đổ rác và xử lý) quan trường ben(2,35 tấn) học Hình 4.5. Sơ đồ hình thức thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt của thị trấn Chợ Rã
  56. 48 Hình 4.6. Nơi tập kết rác để xử lý 4.3.3. Hiện trạng xử lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn thành thị trấn Chợ Rã 4.3.3.1. Hình thức xử lý Hiện nay tại thị trấn Chợ Rã hầu hết rác thải tại các điểm thu gom và các hộ gia đình đều chưa được phân loại rõ ràng, điều này gây khó khăn trong công tác xử lý rác thải gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh cũng như sức khỏe của người dân gần khu xử lý rác. Việc xử lý rác thải sinh hoạt chủ yếu được xử lý bằng phương pháp đốt tại lò. Một phần rác sinh hoạt được phun hóa chất đem phơi khô rồi đốt gây hiện tượng ô nhiễm môi trường không khí, số còn lại được đem chôn lấp. 4.3.3.2. Hiện trạng xử lý tại thị trấn Chợ Rã. Chất thải rắn sinh hoạt của khu vực này phát sinh trong các hộ gia đình, cơ quan, trường học, đường phố, chợ, nhà nghỉ, nhà hàng được đơn vị Ban quản lý Chợ và bến xe thu gom, vận chuyển và xử lý.
  57. 49 Bãi chôn lấp xử lý rác thải được xây dựng cách xa khu dân cư tập chung nên giảm thiểu được vấn đề ô nhiễm. Với mỗi hộ gia đình đều có thùng chứa rác để ngoài cửa thuận tiện cho các công nhân đi thu gom đúng nơi quy định nên việc thu gom rác hàng ngày đối với nhân viên vệ sinh không khó khăn lắm, chỉ một số ít gia đình còn có hiện tượng đốt rác và đổ rác không đúng nơi quy định. 4.4. Đánh giá nhận thức của người dân trong công tác thu gom rác thải sinh hoạt của thị trấn Chợ Rã Cộng đồng dân cư có một vị trí quan trọng trong hoạt động bảo vệ môi trường. Nguồn rác thải chủ yếu phát sinh từ hoạt động hàng ngày của con người. Do đó để công tác quản lý thu gom, vận chuyển, xử lý được tốt và hiệu quả cần phải có sự chung tay góp sức của tất cả mọi người. Với ý nghĩa đó, qua việc tiến hành phỏng vấn trực tiếp các hộ dân sinh sống trên địa bàn các khu trong thị trấn nhằm đánh giá và tìm hiểu về nhận thức của họ về vấn đề rác thải, công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác. Trong quá trình điều tra, phỏng vấn chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu điều tra những người dân tại các phố với số lượng là 60 phiếu và thu được kết quả như sau: 4.4.1. Đánh giá của người dân về dịch vụ thu gom rác thải tại thị trấn Chợ Rã Tần suất thu gom rác thải ở thị trấn là 2 lần/ngày.Chi phí thu gom rác thải cho mỗi hộ gia đình do ban quản lý chợ và bến xe trực tiếp thu của người dân là 5000 đồng/người/tháng (Tính theo nhân khẩu). Kết quả phiếu điều tra cho thấy dịch vụ thu gom chất thải của Ban quản lý chợ và bến xe được người dân đánh giá ở mức tốt và trên tốt chiếm 92%. Lý do được người dân đưa ra là dịch vụ thu gom hợp lý về thời gian thu gom và tần suất thu gom, phí vệ sinh cũng rẻ đối với dịch vụ và kinh doanh, sản xuất. Người dân còn cho biết thêm là các nhân viên vệ sinh làm việc rất đúng giờ, thái độ làm việc chăm chỉ và rất niềm nở với mọi người.
  58. 50 Có 8% người được hỏi đánh giá dịch vụ thu gom đạt ở mức trung bình là do xe đựng rác quá đầy thường gây mùi khó chịu và rơi vãi ra ngoài gây mất vệ sinh môi trường. 80 60 (%) 40 ệ l ỷ 20 T 0 Trên tốt Tốt Trung Bình Kém Hình 4.7. Đánh giá của người dân về dịch vụ thu gom rác thải tại các hộ gia đình ở khu vực thị trấn Chợ Rã (Nguồn: Phiếu điều tra, 2018) Bảng 4.3. Đánh giá mức độ hiểu biết của người dân về rác thải sinh hoạt và việc phân loại rác Đánh giá mức Hiểu Không hiểu độ hiểu biết Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ % Phân loại rác 49 81,67 11 18,33 Rác vô cơ 45 75,00 15 25,00 Rác hữu cơ 51 85,00 9 15,00 (Nguồn: kết quả điều tra thực tế, 2018) Kết quả nghiên cứu cho thấy hiểu biết về rác thải sinh hoạt và phân loại rác của người dân được phỏng vấn chiếm tỉ lệ tương đối cao 81,67 hiểu đúng về phân loại rác.Có 75 % người dân hiểu đúng về rác vô cơ và 85% hiểu đúng về rác hữu
  59. 51 cơ.Nhưng trong đó vẫn còn khá nhiều người dân chưa hiểu rõ về rác thải sinh hoạt cụ thể là 18,33%,25 % và 15 % về phân loại rác,rác vô cơ và rác hữu cơ. Bảng 4.4 .Đánh giá nhận thức của người dân về việc phân loại rác thải Đánh giá việc Rất quan Quan Không Khó phân loại rác thải trọng trọng quan trọng trả lời Số phiếu 3 44 12 0 Tỷ lệ % 5,00 73,33 20,00 0 (Nguồn: kết quả điều tra thực tế, 2018) Theo bảng kết quả điều tra thì đa số người dân đã nhận thức được về mức độ quan trọng của việc phân loại rác thải. Có tới 78,33% trong 60 phiếu điều tra cho rằng việc phân loại rác là khá quan trọng.Nhưng số người không coi trọng việc phân loại rác thải vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn 20% trong tổng số 60 người được hỏi. Điều đó cho thấy nhận thức của người dân vẫn còn hạn chế trong việc phân loại rác thải. Bảng 4.5. Tỷ lệ người dân phân loại rác thải khu vực địa bàn thị trấn Chợ Rã Phân loại Không phân loại Số phiếu 7 53 Tỷ lệ % 11,67 88,33 Tỷ lệ người dân không phân loại rác thải chiếm 88,33% lớn gấp 4 lần so với 11,67% người dân phân loại rác. Phân loại rác trước khi thải bỏ ra môi trường chưa trở thành thói quen của người dân trong cả ý thức và hành động. Hơn nữa cũng chưa có chế tài nào đối với việc xử phạt người dân không phân loại rác trước khi thải ra ngoài môi trường cũng như việc tải rác bừa bãi ra môi trường. Việc cung cấp kiến thức và tuyên truyền cho người dân hiểu về tác dụng và ý nghĩa của việc phân
  60. 52 loại rác trước khi thải ra ngoài môi trường là một việc làm rất cần thiết đối với vấn đề rác thải nói riêng và vấn đề vệ sinh môi trường nói chung. Đối với thị trấn Chợ Rã thì chất thải rắn hiện nay không được phân loại tại nguồn mà được thu gom lẫn lộn về bãi xử lý rác tập trung. Việc phân loại chất thải rắn rất khó khăn, chưa có điều kiện đầu tư cơ sở vật chất và nhận thức của các hộ gia đình về tầm quan trọng của việc phân loại rác tại nguồn chưa đầy đủ. 4.4.2. Đánh giá nhận thức,ý thức đổ rác đúng nơi quy định của người dân Bảng 4.6. Cách thức thu gom rác thải sinh hoạt của người dân Cách thu gom rác thải Số phiếu Tỷ lệ % Để trước nhà công nhân vệ sinh đến thu gom 34 56,67 Để vào thùng rác công cộng 15 25,00 Mang đến nơi đổ rác quy định, điểm tập kết rác 4 6,67 Vứt rác ở gần nhà 5 8,33 Đào hố chôn, đốt 2 3,33 Khác 0 0 Tổng 60 100 (Kết quả điều tra năm 2018) Bảng 4.7. Đánh giá nguyên nhân không phân loại rác của người dân Nguyên nhân N Tỷ lệ % Do thói quen 35 58,3 Thiếu thùng rác 10 16,7 Do thuận tiện 7 11,8 Làm theo người xung quanh 5 8,3 Chưa ý thức được vai trò và ý nghĩa của việc làm này 3 5,0 Khác 0 0 Tổng 60 100 (Kết quả điều tra năm 2018)
  61. 53 Theo kết quả điều tra cho thấy đa số người dân vẫn chưa có ý thức tự giác thu gom,đổ rác đúng nơi quy định.Hoàn toàn giao phó trách nhiệm thu gom rác thải cho công nhân vệ sinh.Việc phân loại rác thải chưa trở thành thói quen của người dân.Người dân luôn có thói quen vứt bỏ rác thải bừa bãi ra môi trường xung quanh (ao,hồ,sông,suối ) hoặc ở trục lô giao thông,bãi đất trống.Một số ít người dân cho rằng thiếu thùng rác nhưng khi có thùng rác và tuyền truyền của chính quyền địa phương thỳ công việc đổ rác thải đúng nơi quy định của người dân cũng chỉ được một thòi gian ngắn sau đó lại diễn ra như bình thường.Theo chia sẻ của công nhân vệ sinh thỳ phần lớn người dân không thực hiện đổ rác thải đúng nơi quy định là do xung quanh không có ai làm. 4.5. Giải pháp cho công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Chợ Rã đạt hiệu quả hơn Qua những phân tích đánh giá và điều tra ở trên cho ta thấy công tác quản lý rác thải sinh hoạt của địa phương còn rất nhiều mặt hạn chế do rất nhiều các vấn đề gây ra và để cải thiện tình hình quản lý rác thải chúng tôi đề xuất một số giải pháp dựa vào những hạn chế của công tác quản lý. Những đề xuất được trình bày như sau. - Hạn chế 1: Phân loại rác thải sinh hoạt + Giải pháp: Hiện nay công tác phân loại rác thải tại nguồn vẫn chưa được tiến hành. Trong thời gian tới chính quyền, các cơ quan ban ngành của thị trấn, các xã cùng đơn vị Ban quản lý chợ và bến xe cần tiến hành phân loại rác theo 2 loại là rác vô cơ và rác hữu cơ trên địa bàn thị trấn và 04 Xã lân cận tiến tới thực hiện công tác phân loại rác trên địa bàn. - Hạn chế 2: Tỷ lệ thu gom rác thải chưa đạt hiệu quả tốt nhất + Giải pháp: Cần triển khai nâng cao tỷ lệ thu gom đạt hiệu quả cao nhất, tăng cường thu gom rác tại các xã, rác thải tại các bờ sông, tăng cường đội ngũ thu gom và vệ sinh khu vực các chợ và các nơi vui chơi công cộng.
  62. 54 - Hạn chế 3: Thiếu nhân viên thu gom, vận chuyển và xử lý rác + Giải pháp: Đơn vị Ban quản lý Chợ và bến xe cần có kế hoạch tuyển nhân viên thu gom để đáp ứng được công tác thu gom rác thải trên địa bàn thị trấn và các xã cần có thêm các nhân viên xử lý và thu gom. Cần có các biện pháp đảm bảo sức khỏe, đảm bảo mức lương hợp lý cho nhân viên. - Hạn chế 4: Trang thiết bị và nhân công + Giải pháp: Hiện nay trang thiết bị thu gom, vận chuyển, xử lý rác của đơn vị trong tình trạng quá tải so với giai đoạn hiện nay cần có kế hoạch đầu tư trang thiết bị cũng như nhân công để phục vụ cho công tác thu gom được hiệu quả hơn. - Hạn chế 5: Ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường chưa cao + Giải pháp: Cần có các kế hoạch tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân về công tác bảo vệ môi trường đặc biệt là nâng cao ý thức của người dân trong việc đổ rác đúng nơi quy định. - Hạn chế 6: Xử lý rác thải + Giải pháp: Hiện nay lò đốt rác luôn được hoạt động liên tục và chôn lấp hợp vệ sinh các chất thải hữu cơ dễ phân hủy cần có các dự án quy hoạch và cải tạo chất lượng bãi chôn lấp rác để công tác xử lý rác được hiệu quả hơn. * Giải pháp về chính sách - Về phía tổ thu gom: Mở lớp tập huấn và cử cán bộ đi theo đào tạo về kỹ năng, kỹ thuật thu gom và vận chuyển rác thải. Công nhân trực tiếp làm việc trong khâu thu gom, vận chuyển, xử lý RTSH phải được xếp ở ngành lao động độc hại, từ đó có chế độ tiền lương phụ cấp độc hại, bảo hộ lao động cho phù hợp, - Về phía chính quyền: UBND thị trấn, phòng TNMT lập ra “Bản cam kết gia đình bảo đảm vệ sinh môi trường” phát đến từng hộ gia đình. Nội dung
  63. 55 bản cam kết: Các thành viên trong gia đình đều phải chấp hành nghiêm chỉnh Luật BVMT, qui định BVMT địa phương không vứt rác bừa bãi ra sông ngòi, ao hồ, đường phố Trong gia đình phải có thùng rác, vứt rác đúng nơi và đúng giờ qui định, tham gia các phong trào BVMT do địa phương phát động. - Về phía các tổ chức đoàn thể xã hội: Các đoàn thanh niên, tổ chức tình nguyện về môi trường ở thành phố phát động các phong trào như “Vì môi trường Xanh-Sạch-Đẹp”, “Thanh niên vì môi trường”, Từ các hoạt động tình nguyện thành lập lực lượng nòng cốt cho đội Thanh niên tình nguyện hoạt động tích cực trong công tác BVMT. Triển khai xây dựng các tư liệu áp phích, quảng cáo, sách nhỏ, bản tin nhằm vào các đối tượng khác nhau mang tính chất tuyên truyền giáo dục. Đặc biệt quan tâm đến đối tượng thiếu nhi như học sinh tiểu học, học sinh mẫu giáo vì đây là mầm non phát triển của xã hội, việc có ý thức ngay từ đầu là điều quan trọng trong công tác quản lý môi trường sau này. * Giải pháp về đầu tư - Tạo điều kiện hỗ trợ tài chính cho giai đoạn đầu tuyên truyền phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải vật tư cần thiết: dụng cụ, vi sinh vật, xe chở ép rác chuyên dụng, nhà chế biến, tiền công cho công nhân môi trường. * Giải pháp về quy hoạch - Quy hoạch tổng thể thu gom và xử lý CTR từ đó định hướng đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR. - Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải lông ghép với các nội dung về bảo vệ môi trường. - Xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các ngành và các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải.
  64. 56 - Xây dựng kế hoạch dài hạn cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTR. Xác định những mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cần đạt được của công tác quản lý CT và những nhiệm vụ, giải pháp phải thực hiện. * Giải pháp về công nghệ Hiện nay có rất nhiều công nghệ xử lý RTSH để lựa chọn, mỗi công nghệ có đặc điểm riêng. Vấn đề lựa chọn công nghệ nào phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thành phần tính chất loại rác thải, điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của vùng. Do đó phải lựa chọn công nghệ sao cho phù hợp với thực tế. Theo xu hướng phát triển kinh tế của thị trấn trong thời gian tới cho thấy thành phần và tính chất nguồn RTSH sẽ phức tạp hơn trước rất nhiều. Do sự gia tăng về khối lượng, thành phần, các chất hữu cơ và các chất vô cơ nên cần phải áp dụng các hình thức xử lý thích hợp. - Đối với rác thải hữu cơ: Những thực phẩm thừa, lá cây, rau, củ, quả, phế thải nông nghiệp có thể áp dụng các biện pháp: + Ủ phân compost, sản xuất khí sinh học tại hộ gia đình là giải pháp xử lý khả thi, giải pháp này đơn giản, dễ thực hiện đồng thời kinh phí đầu tư không lớn. Đặc biệt thích hợp cho những khu vực sản xuất nông nghiệp tận dụng được phế thải đồng ruộng, chăn nuôi tạo sản phẩm vừa phục vụ cho cuộc sống, cho sản xuất, lại vừa góp phần BVMT. + Xây dựng nhà máy xử lý RTSH làm phân vi sinh vật với quy mô toàn huyện. - Đối với các loại rác vô cơ: Kim loại, giấy báo, chất dẻo, nên thu hồi sử dụng để tái chế thành các sản phẩm mới. Biện pháp này vừa mang lại hiệu quả kinh tế đồng thời bảo vệ môi trường. - Đối với rác thải không tái chế như: Gạch, ngói, đất, đá, thủy tinh biện pháp xử lý thích hợp nhất là chôn lấp.
  65. 57 Khuyến khích áp dụng phân loại rác tại nguồn theo phương thức 3R: phân loại và giảm thiểu R (Reuse): Sử dụng lại, đó là việc phân loại và tận dụng những phế liệu bán cho thu mua và tái chế, một phần thực phẩm dư thừa tận dụng vào chăn nuôi. R (Reduce): Giảm thiểu, đó là việc hạn chế đến mức tối thiểu việc sử dụng các loại túi nilon, các loại đồ hộp phục vụ ăn uống R (Recycle): Tái chế, tận dụng các loại chất thải hữu cơ dễ phân hủy làm phân bón, sản xuất khí sinh học
  66. 58 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Qua quá trình 4 tháng nghiên cứu tài liệu, học tập và điều tra khảo sát thực tế, đánh giá công tác quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Chợ Rã, tôi đã thu được kết quả và rút ra một số kết luận sau: 1) Thành phần và khối lượng rác thải sinh hoạt - Trung bình một hộ gia đình trong một thị trấn với lượng rác thải trung bình là 2,9 kg/hộ/ngày. - Thành phần chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy chiếm 61,78%. Đây là nguồn nguyên liệu sản xuất phân vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp. - Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thị trấn và các xã lân cận trong năm 2013 thu gom là 5 tấn/ngày tăng khoảng 2 tấn/ngày so với năm 2018. 2) Công tác thu gom rác thải sinh hoạt - Việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt hiện nay trên địa bàn thành phố do đơn vị Ban quản lý Chợ và Bến xe đảm nhiệm. 3) Về phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt: - Hầu hết rác thải không được phân loại tại nguồn mà thu gom lẫn lộn sau đó được vận chuyển bằng xe chở rác tới bãi đổ rác. - Việc xử lý rác thải sinh hoạt chủ yếu bằng phương pháp đốt. 4) Đánh giá của người dân về công tác quản lý rác thảỉ sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Chợ Rã - Về công tác thu gom được người dân đánh giá cao chủ yếu là tốt và trên tốt chiếm 86.7%. Có rất nhiều lý do người dân đánh giá cao về công tác thu gom nhưng trong đó phải nói đến tần suất và thời gian thu gom hợp lý.
  67. 59 Nhìn chung, công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn còn có những hạn chế sau: - Chưa được đầu tư xe chở rác chuyên dụng gây bốc mùi hôi thối trong quá trình thu gom và vận chuyển rác trên khu vực. - Đơn vị thu gom rác thải và xử lý còn mang tính độc quyền, không có sự cạnh tranh. 5.2. Đề nghị Qua việc thu thập thông tin, tìm hiểu, đánh giá việc quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị trấn Chợ Rã tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau: - Tăng cường tổ chức năng lực quản lý chất thải cho UBND các cấp. Tổ chức các buổi tham gia, hội thảo trao đổi kinh nghiệm về quản lý môi trường - Cần có những văn bản quy định cụ thể vai trò, trách nghiệm của các tiểu khu, các xã trong vấn đề quản lý chất thải. - Phân loại rác thải ngay tại nguồn tuy nhiên đây là một vấn đề mới rất khó thực hiện, vì vậy mà cần trang bị cho các hộ dân các loại túi khác nhau để họ tự phân loại. - Cần hỗ trợ về trang thiết bị và ban hành các quy chế, chức năng hoạt động cho lưc lượng làm cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải. - Kiên quyết xử lý các vi phạm về Luật Bảo vệ Môi trường cũng như các quy định về vệ sinh môi trường - Khuyến khích những quy trình sản xuất mới sạch hơn tăng cường các hoạt động tái chế chất thải, thay đổi thói quen trong tiêu dùng, giảm thiểu việc thải chất thải ra môi trường. - Khuyến khích sử dụng những vật dụng sinh hoạt thông thường, ít sử dụng những vật nguy hại đến sức khỏe con người. - Nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường.
  68. 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo môi trường quốc gia 2011. 2. Nguyễn Thế Chinh (2003), Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường, NXB Thống kê. 3. Huỳnh Tuyết Hằng (2005), Báo cáo hiện trạng chất thải rắn đô thị. 4. Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (2004), Việt Nam - Môi trường và cuộc sống, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. 5. Nguyễn Đình Hương (2003), Giáo trình kinh tế chất thải, NXB Giáo dục. 6. JICA (3/2011), Báo cáo nghiên cứu quản lý chất thải rắn tại Việt Nam. 7. Lê Văn Nhương (2001), Báo cáo tổng kết công nghệ xử lý một số phế thải nông sản chủ yếu (lá mía, vỏ cà phê, rác thải nông nghiệp) thành phân bón hữu cơ vi sinh vật, Đại học bách khoa Hà Nội. 8. Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng - Quản lý chất thải rắn, tập chất thải rắn đô thị - NXB Xây Dựng - 2001. 9. Hoàng Quang (2010), Quản lý chất thải và tái chế trong khu vực châu á - IGES, tạp chí môi trường và cuộc sống năm 2009. 10. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2006), Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2005. 11. Nguyễn Văn Thái (2005), Tăng cường quản lý chất thải rắn tại các khu đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, vụ hạ tầng kỹ thuật đô thị, Bộ xây dựng. 12. URENCO (2011), Báo cáo công tác quản lý chất thải rắn thường niên. 13. hoattai-thi-xa-cao-bang-9462/
  69. 61 14. nxb-khoa-hoc-ky-thuat-nguyen-xuan-nguyen-240-trang.19892/ 15. truong-danh-gia-thuc-trang-quan-ly-chat-thai-ran-sinh-hoat-thi- trandong-mo-huyen-chi-langtinh-lang-son-71203.html 16. xu-ly-chat-thai-nguy-hai-ra-sao 16863.htm 17. nguoisingapore-3286383/ 18. trangcac-co-so-xu-ly-chat-thai-ran-sinh-hoat-chat-thai-ran-thong- thuong-tren-diaban-cac-tinh-thanh-pho-truc-thuoc.html 19 14394.htm 20. trien/201506/backan-thu-gom-xu-ly-hieu-qua-rac-thai-do-thi-596021/ 21. khotieu-chi-moi-truong 22 donghuong-ung-thang-thanh-nien-2017-4969.html
  70. PHIẾU ĐIỀU TRA Về công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Chợ Rã Huyện Ba Bể – Tỉnh Bắc Kạn Thông tin về người được phỏng vấn - Họ và tên: .Tuổi Giới tính - Số nhân khẩu: - Chỗ ở hiện nay: - Trình độ văn hóa: - Nghề nghiệp: . II. Nội dung Phần 2.1. Tình hình hoạt động của dịch vụ thu gom rác thải: Câu1: Gia đình có sử dụng dịch vụ thu gom rác thải hay không?  Có  Không Câu 2: Tần suất thu gom rác của công ty?  2 lần/ngày  1 lần/ ngày  1 lần/ 2 ngày Câu 3: Gia đình đánh giá như thế nào về dịch vụ thu gom rác  Kém  Trung bình  Tốt  Trên tốt Phần 2.2. Đánh giá mức độ hiểu biết của người dân về rác thải sinh hoạt Câu 4:Theo gia đình thì rác thải sinh hoạt là loại rác như thế nào  Rác được sinh ra trong quá trình hoạt động sử dụng của con người ở mọi nơi.  Rác thải được thải ra trong sinh hoạt hàng ngày của gia đình.  Rác thải sinh ra từ các hoạt động giao thông,xây dựng,khai thác khoáng sản.
  71.  Rác thải được thải ra từ các quán ăn,nhà hàng,khách san. Câu 5: Theo gia đình phân loại rác thải là gì?  Phân loại riêng từng loại rác ( rác hữu cơ,rác vô cơ,rác thải tái chế)  Phân loại riêng từng loại rác theo mùi hôi thối  Phân loại theo kích thước của rác thải(to,nhỏ)  Phân loại theo khu vực thu gom rác thải  Không biết Câu6: Theo gia đình rác vô cơ là loại rác như thế nào?  Rác khô ( thủy tinh,sành sứ,kim loại,giấy,cao su,đồ điện,nhựa,vải )  Rác ướt ( rau quả hư hỏng,đồ ăn thừa,xác động thực vât chết )  Cả hai loại rác trên  Không biết Câu 7: Theo gia đình rác hữu cơ là loại rác như thế nào?  Rác khô ( thủy tinh,sành sứ,kim loại,giấy,cao su,đồ điện,nhựa,vải )  Rác ướt ( rau quả hư hỏng,đồ ăn thừa,xác động thực vât chết )  Cả hai loại rác trên  Không biết Phần 2.3. Đánh giá nhận thức của người dân về việc phân loại rác thải Câu 8. Theo gia đình mình việc phân loại rác thải sinh hoạt có quan trong không?  Rất quan trọng  Quan trọng  Không quan trọng  Khó trả lời Câu 9. Gia đình có phân loại rác thải mà mình thải ra không?  Có  Không Câu 10: Lý do gia đình không phân loại rác là gì?  Do thói quen  Thiếu thùng rác
  72.  Do thuận tiện  Làm theo người xung quanh  Chưa ý thức được vai trò và ý nghĩa của việc làm này  Khác Phần 2.4. Đánh giá ý thức đổ rác đúng nơi quy định của người dân Câu 11: Gia đình thường đổ rác ở địa điểm nào nào?  Đổ vào thùng rác công cộng  Để trước nhà công nhân vệ sinh đến thu gom  Mang đến nơi đổ rác quy định, điểm tập kết rác  Vứt rác ở gần nhà  Đào hố chôn, đốt  Khác Ngày tháng năm 2018 Người được phỏng vấn Người điều tra (ký tên) (ký tên) Phan Thị Nhật Lệ