Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

pdf 75 trang thiennha21 13/04/2022 4610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_su_dung_dat_san_xuat_nong_nghiep.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM QUÀNG THỊ THƠ Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THANH HƯNG, HUYỆN ĐIỆN BIÊN” TỈNH ĐIỆN BIÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Địa chính môi trường Khoa: Quản lý tài nguyên Khóa: 2015 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM QUÀNG THỊ THƠ Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THANH HƯNG, HUYỆN ĐIỆN BIÊN” TỈNH ĐIỆN BIÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Địa chính môi trường Lớp: K47 – ĐCMT Khoa: Quản lý tài nguyên Khóa: 2015 – 2019 Giảng viên hướng: Th.S. Nguyễn Thị Huệ Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp được xem là khâu quan trọng giúp sinh viên củng cố kiến thức tiếp thu được trên giảng đường và hoàn thiện chương trình đào tạo Đại học. Đây cũng là cơ hội để sinh viên tiếp cận được với thực tếnghề nghiệp, kết hợp với các kiến thức đã học trong nhà trường để hoàn thiệnkỹ năng trong công việc, tích lũy kinh nghiệm làm hành trang phục vụ cho công việc hiện tại và sau này khi ra trường.Trong quá trình thực tập em nhận được sự quan tâm, chỉ đạo tận tình, sát sao, chi tiết của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tàiên nguy và sự giúp đỡ cả về vật chất, tinh thần cùng kiến thức thực tiễn của các cán bộ, kỹ thuật viên nơi em thực tập tốt nghiệp. Để hoàn thành được khóa luận này, em xin chân thành cảmơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Quản lý Tài Nguyên, cũng như các thầy cô giáo trong ban giám hiệu nhà trường, các phòng ban và phòng đào tạo của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, đặc biệt là giảng viên ThS. Nguyễn Thị Huệ, người đã trực tiếp hướng dẫn em một cách tận tình và chu đáovàem xin gửi lời cảm ơn tới các bác, cô chú, anh chị đang công tác tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Điện Biên, các ban ngành đoàn thể cùng nhân dân trong xã đã nhiệt tình giúp đỡ chỉ bảo em hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này. Trong thời gian thực tập em đã cố gắng hết sức mình, nhưng do kinh nghiệm, kiến thức và thời gian có hạn nên bản khóa luận của em không tránh khỏi thiếu sót và khiếm khuyết. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn sinhviên để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Quàng Thị Thơ
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng của Việt Nam năm 2016 25 Bảng 4.1: Số lượng một số vật nuôi chính trên địa bàn xã Thanh Hưng 38 Bảng 4.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016- 2018 40 Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất của xã Thanh Hưngnăm 2018 43 Bảng 4.4: Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Thanh Hưng năm 2018 46 Bảng 4.5. Diện tích, năng suất, sản lượng các loại hình sử dụng đất của xã Thanh Hưng 48 Bảng 4.6. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất sản xuất 50 nông nghiệp 50 Bảng 4.7. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đấtchính 51 Bảng 4.8. So sánh mức đầu tư với tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý 54 Bảng 4.9. Liều lượng phun thuốc bảo vệ thực vật đối vớilúa 55 Bảng 4.10. Liều lượng phun thuốc bảo vệ thực vật đối với hoa, raumàu 55
  5. iii DANH MỤC CÁC BIỂU VÀ HÌNH Hình 1: Bản đồ xãThanh Hưng 32 Hình 4.1: Cơ cấu giống vật nuôi chính xã Thanh Hưng năm 2018 39 Hình 4.2:Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016- 2018 41 Hình 2: Hộ gia đình trên xã Thanh Hưng 47
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVTV : Bảo vệ thực vật CPSX : Chi phí sản xuất GTCLĐ : Giá trị công lao động GTNCLĐ : Giá trị ngày công lao động GTSP : Giá trị sản phẩm HQSDV : Hiệu quả sử dụng vốn LĐ : Lao động LUT : Loại hình sử dụng đất : Phương pháp đánh giá nhanh RRA nông thôn FAO : Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên Hợp Quốc THCS : Trung học cơ sở TNT : Thu nhập thuần UBND : Ủy ban nhân dân
  7. v MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1.1 Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3 2.1.1. Khái quát về đất nông nghiệp 3 2.1.2 Sử dụng đất và những quan điểm về sử dụng đất 6 2.1.3 Một số nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 10 2.1.4. Định hướng sử dụng đất 20 2.2. Tình hình nghiên cứu về đánh giá hiệuquả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam 22 2.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới 22 2.2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam 24 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 28 3.3.1. Đối tượng nghiên cứu 28 3.3.2. Phạm vi nghiên cứu 28 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 28 3.3. Nội dung nghiên cứu 28 3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 28 3.3.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và xác định các loại hình sử dụngđất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. 28 3.3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Thanh Hưng 29
  8. vi 3.3.4. Đánh giá và lựa chọn, định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho xã Thanh Hưng 29 3.4. Phương pháp nghiên cứu 29 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 29 3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu 30 3.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất 30 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xãThanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 32 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 32 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. 35 4.1.3. Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội đến hiệu quả sử dụng đất của xã Thanh Hưng. 41 4.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và xác định các loại hìnhsửdụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. 43 4.2.1. Tình hình sử dụng đất của xã Thanh Hưng 43 4.2.2. Xác định các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Thanh Hưng. 47 4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Thanh Hưng 47 4.3.1. Đánh giá về hiệu quả kinh tế sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của Thanh Hưng 47 4.3.2. Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội 51 4.3.3. Đánh giá hiệu quả về mặt môi trường 53 4.4. Đánh giá và lựa chọn, định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho xã Thanh Hưng 56 4.4.1. Quan điểm khai thác sử dụng đất 56
  9. vii 4.4.2. Lựa chọn và định hướng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp cóhiệu quả cao 56 4.4.3 Một số nguyên nhân và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho xã Thanh Hưng 57 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 60 5.1. Kết luận 60 5.2. Đề nghị 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Theo luật Đất đai 1993có ghi “Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng đặc biệt của môi trường sống, là địa bàn phân bốcác khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, an ninh quốc phòng”. Xã hội ngày càng phát triển đất đai ngày càng có vai trò quan trọng, bất kì một ngành sản xuất nào thì đất đai luôn là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế được. Đối với nước ta, một nước nông nghiệp thì vị trí của đất đai lại càng quan trọng và ý nghĩa hơn. Cùng với xu thế phát triển chung của nền kinh tế, ngành nông nghiệp của nước ta mấy năm trở lại đây cơ bản đã chuyển sang sản xuất hàng hóa, phát triển tương đối toàn diện. Tuy nhiên, hiện nay diện tíchnông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do được chuyển sang các loại hình đất khác như đấtở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Do đó, việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của xã sẽ là căn cứ, cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm phát huy có hiệu quả tiềm năng đất nông nghiệp. Thanh Hưng là một xã biên giới, nằm ở phía Tây lòng chảo Điện Biên, cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủng khoả 4,0 km. Trong những năm qua, năng suất, sản lượng hàng hóa của xãkhông ngừng tăng lên, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Song trong nền nông nghiệp của huyện còn tồn tại nhiều hạn chế đang làm giảm sút chất lượng doquá trình khai thác sử dụng không hợp lý; trình độ khoa học kỹ thuật, chính sách quản lý, tổ chức sản xuất còn hạn chế, tư liệu sản xuất giản đơn, kỹ thuật canh tác truyền thống làm cho tài nguyên đất có xu thế bị thoái hóa. Nghiên cứu đánh giá các loại hình sử dụng đất hiện tại, đánh giá đúng mức độ của cácloại
  11. 2 hình sử dụng đất để tổ chức sử dụng đất hợp lý có hiệu quả cao theo quan điểm bền vững làm cơ sở cho việc định hướng sử dụng đất nông nghiệp của xã Thanh Hưng là vấn đề có tính chiến lược và cấp thiết. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và nhu cầu sử dụng đất, được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, khoa Quản lý tài nguyên, đồng thời dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáoThS. Nguyễn Thị Huệ, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Đánh giá sơ lược điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội tác động đến sản xuất nông nghiệp của xã. - Đánh giá được hiện trạng và xác định các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã. - Đánh giá được hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã. - Đề xuất được loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và giải pháp phát triển phù hợp cho sản xuất nông nghiệp tại xãThanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học + Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Nâng cao khả năng tiếp cận, điều tra, thu thập và xử lý thông tin của sinh viên trong quá trình làm đề tài. - Ý nghĩa trong thực tiễn + Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp từ đó đề xuất được những giải pháp sử dụng đất đạt hiệu quả cao và bền vững, phù hợpvới điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
  12. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Khái quát về đất nông nghiệp 2.1.1.1. Khái niệm về đất, đất nông nghiệp và đặc điểm đất nông nghiệp * Khái niệm chung về đất Đất là một phần của vỏ trái đất, nó là lớp phủ lục địa mà bên dưới nólàđá và khoáng sinh ra nó, bên trên là thảm thực bì vàkhí quyển. Đất là lớp mặt tươi xốp của lục địa có khả nằng sản sinh ra sản phẩm của cây trồng. Đất là lớp phủ thổ nhưỡng là thổ quyển, là một vật thể tự nhiên, mà nguôn gốc của thể tựnhiên đó là do hợp điểm của 4 thể tự nhiên khác của hành tinh làển, thạchquy khí quyển, thủy quyển và sinh quyển. Sự tác động qua lại của bốn quyển trên vàthổ quyển có tính thường xuyên và cơn. bả Theo nguồn gốc phát sinh tác giả Đôkutraiep coi đất là một vật thể tự nhiên được hình thành do sự tác động tổng hợp của 5 yếu tố:Khí hậu, đá mẹ, địa hình, sinh vật và thời gian. Đất xem như một thể sống nó luôn vận động và phát triển. - Theo Các Mác, “đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp, là điều kiện không thể thiếu được của sự tồntạivà tái sinh của hàng loạt thế hệ loài ngườip kếtiế nhau” - Các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và quy hoạch của Việt Nam lại cho rằng “đất đai là phần trên mặt vỏ Trái Đất mà ở đó cây cối có thể mọc được ”. Như vậy đã có rất nhiều định nghĩa và khái niệm khácnhau về đất nhưng khái niệm chung nhất có thể hiểu là: Đất là một vật thể tự nhiên màtừ nó đã cung cấp các sản phẩm thực vật để nuôi sống động vật và con người. Sự phát triển của loài người gắn liền với sự phát triển của đất (Nguyễn Ngọc Nông, Nông Thu Huyền, 2012) [7].
  13. 4 * Khái niệm đất nông nghiệp Theo Luật đất đai 2013 “Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác), đất lâm nghiệp (đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng), đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ” [6]. Đất nông nghiệp là đất được sử dụng vào mục đích sản xuấtnông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp. * Đặc điểm đất nông nghiệp Đất nông nghiệp thuộc loại đất người ta chủ yếu sử dụng vào mục đích nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra còn có loại đất thuộc nông nghiệp nhưng thực tế không thuộc đất sản xuất nông nghiệp mà nó phục vụ cho ngành khác. Vì vậy chỉ có loại đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp mới được coi là đất nông nghiệp. Những diện tích đất đai phải qua cải tạo mới đưa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp được coi là đất có khả năng nông nghiệp. Nhànước xác định mục đích sử dụng chủ yếu của đất nông nghiệp là sử dụng vào mụcđích nông nghiệp, song do đặc điểm tình hình từng loại đất này có sự khác nhau dẫn đến sử dụng cụ thể khác nhau. Đất nông nghiệp ở nước ta phân bổ không đồng đều giữa các vùng trong cả nước. vùng đồng Bằng Sông Cửu Long có tỷ trọng lớn nhất cả nước chiếm 67,1% diện tích toàn vùng và vùng đất trũng. Độ phì và độ màumỡở các vùng khác nhau, trong đó vùng đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có độ màu mỡ cao chủ yếu là đấtphù sa chiếm tỷ lệ lớn so với các vùng khác. Còn vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên phần lớn là đất bazan. Đất nông nghiệp Việt Nam chiếm tỷ lệ rất lớn tổng diện tích đấttự nhiên của cả nước. Với quỹ đất như vậy sẽ đảm bảo cho nguồn lương thực,
  14. 5 thực phẩm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Do đó đặc điểm tự nhiên, khí hậu cận nhiệt đới nên thực vật Việt Nam rất đa dạng và sản xuất nông nghiệp của nước ta cũng rất đa dạng và phong phú. Ở miền Bắc nước ta có 4 màurõ rệt vì vậy sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ. Ở miền Nam có 2 mùa (mùa mưa và mùa khô) nên việc sản xuất nông nghiệp rất thuận lợi. Vậy để sử dụng đất nông nghiệp cần có biện pháp nhằm nâng cao và sử dụng đất đai hiệu quả nhất. 2.1.1.2. Tầm quan trọng của đất nông nghiệp * Vị trí Trong nông nghiệp, đất đai có vị trí đặc biệt quan trọng, là yếu tố hàng đầu của ngành sản xuất này. Đất đai không chỉ là chỗ đứng, chỗ tựa để lao động mà là nguồn cung cấp thức ăn cho cây trồng. Mọi tác động củacon người đều được đất đai chuyển hóa vào cây trồng và đất đai sử dụng trong nông nghiệp. Ruộng đất trong nông nghiệp vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động. Hoạt động sản xuất trong nông nghiệp đặc biệt trong ngành trồng trọt là quá trình tác động của con người vào ruộng đất nhằm thay đổichất lượng đất, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển làm cho đất kém màu mỡ thành ruộng đất màu mỡ bằng cách bón phân, xen canh các loại cây có khả năng cố định đạm (họ đậu). Trong quá trình này, ruộng đất đóng vai trò là đối tượng lao động và tư liệu lao động thông qua ruộng đất tác động lên cây trồng, từ đó làm tăng độ màu mỡ của đất và cho sản phẩm nhiều hơn. Như vậy, vị trí của đất đai trong nông nghiệp là hàng đầu. * Vai trò của đất nông nghiệp Đất nông nghiệp là loại đất là loại đất phù hợp chocây trồng lương thực, cây hoa màu và chỉ trồng trên đất nông nghiệp thì mới cho hiệu quả cao đảm bảo cho sự tồn tại, duy trì và phát triển của các loại cây lương thực,hoa
  15. 6 màu trên. Phát triển kinh tế nông nghiệp chủ yếu do quỹ đất nông nghiệp và tính chất đó là yếu tố cơ sở nền tảng và làm tiền đề để cho sự phát triển. Đất nông nghiệp là sản phẩm tự nhiên có trước lao động và cùng với sự phát triển của xã hội, là điều kiện chung của lao động. Đất nông nghiệp quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xãhội loài người. Đất nông nghiệp tham gia và các quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm như ngành thủy sản, ngành trồng trọt, chăn nuôi, ngoài ra còn tham gia vào các ngành hủy lợi, giao thông Đất đai và cùng với các điều kiện tự nhiên của đất nước làmột trong những cơ sở quan trọng nhất để hình thành các vùng chuyên canh nhằm khai thác sử dụng hiệu quả các tiềm năng tự nhiên ở mỗi vùng đất nước. Đất nông nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng là yếu tố hàng đầu của ngành sản xuất nông nghiệp. Nó không chỉ là chỗ tựa, chỗ đứng của lao động mà còn là cung cấp thức ăn cho cây trồng, mọi tác động của con người vào cây trồng đều dựa vào đất đai. Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được, nó vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu laođộng trong sản xuất. Con người lợi dụng một cách có ý thức các tính chất tự nhiên của đất đai như lý học, hóa học, sinh vật, các tính chất khác để tác động lên cây trồng. 2.1.2 Sử dụng đất và những quan điểm về sử dụng đất 2.1.2.1. Sử dụng đất và những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất * Sử dụng đất là gì? Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quanhệ người - đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường. Căn cứ vào quy luật phát triển kinh tế xã hội cùng với yêucầu không ngừng ổn định và bền vững về mặt sinh thái, quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng đất hợp lý nhất là tài nguyên đất đai, phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới hiệu ích sinh thái, kinh tế, xã hội cao nhất. Vìvậy,
  16. 7 sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của nhân loại. Trongmỗi phương thức sản xuất nhất định, việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống cần căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đấtđai. Với vai trò là nhân tố của sức sản xuất, các nhiệm vụ và nội dungsử dụng đất đai được thể hiện ở các khía cạnhsau: - Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không gian sử dụng đất. - Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng, hình thành cơ cấu kinh tế sử dụngđất. - Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô kinh tế sử dụng đất. - Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất đai một cách kinh tế, tập trung, thâm canh. * Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất Trong quá trình sử dụng đất, con người là nhân tố phân phối chủ yếu, ngoài ra việc sử dụng đất còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố sau: - Yếu tố điều kiện tự nhiên Khi sử dụng đất đai, ngoài bề mặt không gian cần chú ý đến việc thích ứng với điều kiện tự nhiên và quy luật sinh thái của đất cũng như các yếu tố bao quanh mặt đất như: ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa, thủy văn, không khí và các khoáng sản dưới lòng đất. Trong nhóm nhân tố này thì điều kiện khí hậu là nhân tố hạn chế hàng đầu của việc sử dụng đất, sau đólàđiều kiện đất đai mà chủ yếu là điều kiện địa hình, thổ nhưỡng và các nhân tốkhác. + Điều kiện khí hậu: Khí hậu là yếu tố rất quan trọng, nó quyết địnhsố vụ trồng trong năm vì mỗi cây trồng yêu cầu một điều kiện thời tiết khí hậu phù hợp với nó. Nắm vững yếu tố khí hậu và bố trí cây trồng hợp lý sẽ tránh được những thiệt hại do khí hậu gây ra. Đồng thời, giảm được tính thờivụ
  17. 8 trong sản xuất nông nghiệp nhằm đem lại năng suất cao, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng đất. + Loài cây trồng và hệ thống cây trồng:Việc lựa chọn loài cây trồng và hệ thống cây trồng nào đó phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai củatừng vùng là vô cùng quan trọng, nó không những đem lại năng suất, sản lượng, chất lượng cây trồng cao mà còn thể hiện được hiệu quả quản lý và sửdụng đất của vùng đó. + Điều kiện đất đai: Sự khác nhau giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với mực nước biển, độ dốc, hướng dốc thường dẫn đến đất đai, khí hậukhác nhau, từ đó ảnh hưởng đến sản xuất và phân bố các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp. Địa hình và độ dốc ảnh hưởng đến phương thức sử dụng đất nông nghiệp, là căn cứ cho việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, xây dựng đồng ruộng, thủy lợi canh tác và cơ giới hóa. - Yếu tố về kinh tế - xã hội Bao gồm các yếu tố như: Chế độ xã hội, dân số và lao động, thông tin và quản lý, trình độ phát triển của kinh tế hàng hóa, cơ cấu kinh tế và phânbổ sản xuất, các điều kiện về nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, vận tải, sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ, trình độ quản lý, sử dụnglao động. Yếu tố kinh tế - xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với việc sử dụng đất đai. Thực vậy, phương hướng sử dụng đất được quyết định bởi yêu cầu xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Điều kiện tự nhiên của đất đai cho phép xác định khả năng thích ứng về phương thức sử dụng đất. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tới việc sử dụng đất được đánh giá bằng hiệu quả sử dụng đất. Thực trạng sử dụng đất liên quan đến lợi ích kinh tế của người sở hữu, sử dụng và kinh doanh đất. Nếu có chính sách ưu đãi sẽ tạo điều kiện cải tạo và hạn chế sử dụng đất theo kiểu bóc lột đấtđai. Mặt khác, sự quan tâm quá mức đến lợi nhuận tối đa cũng dẫn đến tình trạng đất đai không những bị sử dụng không hợp lý mà còn bị hủy hoại.
  18. 9 Như vậy, các nhân tố điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội tạo ra nhiều tổ hợp ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai. Tuy nhiên mỗi yếu tố giữ vị trí và có tác động khác nhau. Vì vậy, cần dựa vào yếu tố tự nhiênvà kinh tế - xã hội trong lĩnh vực sử dụng đất đai để từ đó tìm ra những nhân tố thuận lợi và khó khăn để sử dụng đất đai đạt hiệu quả cao. * Cơ cấu cây trồng trong sử dụng đất Trong lịch sử phát triển lâu đời của sản xuất nông nghiệp thì cáchệ thống canh tác đã được hình thành, phát triển thay thế lẫn nhau. Có những hệ thống canh tác hiệu suất rất thấp nhưng vẫn tồn tại, có những hệ thống canh tác hiện đại được đưa vào nhưng trong môi trường sản xuất không thích hợp nên phải nhường chỗ cho những hệ thống cũ. Hiện nay, các hệ thống nàytồn tại xen kẽ nhau và mỗi một hệ thống phù hợptừng với điều kiện của mỗi vùng. Cơ cấu cây trồng là thành phần của cơ cấu sản xuất nông - lâm nghiệp và là giải pháp kinh tế quan trọng của phân vùng sản xuất nông- lâm nghiệp. Nó là thành phần các giống là loại cây được bố trí trong không gian vàthời gian của các loại cây trồng trong mọi hệ sinh thái nông nghiệp, nhằm tận dụng hợp lý nhất các nguồn lợi tự nhiên - kinh tế- xã hội. Cơ cấu cây trồng phải đáp ứng được yêu cầu phát triển chăn nuôi, phải kết hợp chặt chẽ với lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đồng thời tạo cơ sở cho ngành nghề khác phát triển. Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ cao, nếubố trí một cơ cấu thích hợp sẽ giảm bớt sự căng thẳng thời vụ và hạn chếlao động nhàn rỗi theo các chu kỳ sinh trưởng khác nhau, không trùng nhau theo cây trồng vật nuôi với các hình thức đa canh bao gồm: trồng xen, trồng gối. luân canh, trồng theo băng, canh tác phối hợp, mô hình nông - lâm kết hợp. Cơ cấu cây trồng về diện tích là tỷ lệ các loại cây trên một diện tích canh tác. Tỷ lệ này một phần nào đó nói lêntrình độ thâm canh sản xuất của từng vùng. Tỷ lệ cây lương thực cao, tỷ lệ cây công nghiệp, cây thực phẩm thấp phản ánh trình độ phát triển nông nghiệp thấp. Tỷ lệ các loại cây trồngcó
  19. 10 sản phẩm tiêu thụ tại chỗ cao, các loại cây trồng có sản phẩm có giátrị và xuất khẩu thấp chứng tỏ sản xuất ở vùng đó kém phát triển và ngược lại. Tóm lại, hệ thống cây trồng bền vững là hệ thống có khả năng duy trì sức sản xuất của cơ cấu cây trồng đó khi chịu tác động của những điều kiện bất lợi. Để xác định được cơ cấu cây trồng hợp lý, đạt hiệu quả tối ưu trong sử dụng đất thì ta phải căn cứ vào một số điều kiện cụ thể trong không gianvà thời gian nhất định. 2.1.3 Một số nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 2.1.3.1. Khái quát về hiệu quả Hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu của việc mang lại. Do tính chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu ngày càng cao của con người mà ta phải xem xét kết quả phải tạo ra như thế nào? Chi phí bỏrađể tạo ra kết quả đó là bao nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu íchkhông? Chính vì thế khi đánh giá hoạt động sản xuất không chỉ dừng lại ở việc đánh giákết quả mà còn phải đánh giá chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh tạora sản phẩm đó. Để xác định bản chất và khái niệm hiệu quả cần xuất phát từnhững luận điểm của Mác và những luận điểm lý thuyết hệ thống sau: - Thứ nhất: Bản chất của hiệu quả là yêu cầu tiết kiệm thời gian, thể hiện trình độ nguồn lực của xã hội. Các-Mác cho rằng quy luật tiết kiệm thời gian là quy luật có tầm quan trọng đặc biệt tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất. Mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật đó, nó quyết định động lực phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện phát triểnvăn minh xã hội và nâng cao đời sống của con người qua mọi thời đại. - Thứ hai: Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống thì nền sản xuất xã hội là một hệ thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hìnhthành giữa con người với con người trong quá trình sản xuất. Hệ thống sản xuấtxã hội bao gồm trong nó các quá trình sản xuất, các phương tiện bảo tồn và tiếp
  20. 11 tục đời sống xã hội, đáp ứng các nhu cầu xã hội, nhu cầu của con ngườilà những yếu tố khách quan phản ánh mối quan hệ nhất định của con người đối với môi trường bên ngoài. Đó là quá trình trao đổi vật chất giữa sản xuất xã hội và môi trường. - Thứ ba: Hiệu quả kinh tế là mục tiêu nhưng không phải là mục tiêu cuối cùng mà là mục tiêu xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế. Trong quy hoạch và quản lý kinh tế nói chung hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa đầuvào và đầu ra, là lợi ích lớn hơn thu được với một chi phí nhất định, hoặc một kết quả nhất định với chi phí nhỏ hơn. Như vậy, bản chất của hiệu quả được xem là: việc đáp ứng nhucầu của con người trong xã hội; việc bảo tồn tài nguyên, thiên nhiên và nguồn lực để phát triển bền vững. * Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu so sánh mức độtiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữuích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội. Hiệu quả kinh tế phải đạt được 3 vấn đề sau: + Một là: Mọi hoạt động sản xuất của con người đều phải tuân theoquy luật tiết kiệm thời gian. + Hai là: Hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm lý thuyết hệ thống. + Ba là: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánhmặt chất lượng của các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường nguồn lực sẵncó phục vụ cho lợi ích của con người. Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan cần xét cả phần so
  21. 12 sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó: Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng đất là: Với một diện tích nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng vật chất xã hội. * Hiệu quả xã hội: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu đượcvề mặt xã hội mà sản xuất mang lại với các chi phí sản xuất xã hội bỏ ra.Loại hiệu quả này đánh giá chủ yếu về mặt xã hội do hoạt động sản xuất manglại. “Hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp”. Từ những quan niệm trên cho thấy, giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề củanhauvà là một phạm trù thống nhất, phản ánh mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với cáclợi ích xã hội mà nó mang lại. Trong giai đoạn hiện nay, việc đánh giá hiệuquả xã hội của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp là nội dung được nhiềunhà khoa học quan tâm. * Hiệu quả môi trường: Hiệu quả môi trường là xem xét sự phản ứng của môi trường đối với hoạt động sản xuất. Từ các hoạt động sản xuất,đặc biệt là sản xuất nông nghiệp đều ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. Đócó thể là ảnh hưởng tích cực đồng thời cóthể là ảnh hưởng tiêu cực. Thông thường, hiệu quả kinh tế thường mâu thuẫn với hiệu quả môi trường. Chính vì vậy khi xem xét cần phải đảm bảo tính cân bằng với phát triển kinh tế, nếu không thường sẽ bị thiên lệch và có những kết luận không tích cực. Xét về khía cạnh hiệu quả môi trường, đó là việc đảm bảo chấtlượngđất không bị thoái hóa, bạc màu và nhiễm các chất hóa học trong canh tác. Bên cạnh đó còn có các yếu tố như độ che phủ, hệ số sử dụng đất, mối quanhệ
  22. 13 giữa các hệ thống phụ trợ trong sản xuất nông nghiệp như: chế độ thủy văn, bảo quản chế biến, tiêu thụ hàng hóa. 2.1.3.2 Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất “Thế giới đang sử dụng khoảng 1,5 tỷ ha đất cho sản xuất nông nghiệp. Tiềm năng đất nông nghiệp của thế giới khoảng 3- 5 tỷ ha. Nhân loại đang làm hư hại đất nông nghiệp khoảng 1,4 tỷ ha đất và hiện nay có khoảng 6- 7 triệu ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang do xói mòn và thoái hóa. Để giải quyết nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp, con người phải thâm canh, tăng vụ tăng năng suất cây trồng và mở rộng diện tích đất nông nghiệp” Để nắm vững số lượng và chất lượng đất đai cần phải điều tra thành lập bản đồ đất, đánh giá phân hạng đất, điều tra hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất hợp lý là điều rất quan trọng mà các quốc gia đặc biệt quan tâmnhằm ngăn chặn những suy thoái tài nguyên đất đai do sự thiếu hiểu biết của con người, đồng thời nhằm hướng dẫn về sử dụng đất và quản lý đất đai sao cho nguồn tài nguyên này được khai thác tốt nhất mà vẫn duy trì sản xuất trong tương lai. Phát triển nông nghiệp bền vững có tính chất quyết định trong sự phát triển chung của toàn xã hội. Điều cơ bản nhất của phát triển nông nghiệp bền vững là cải thiện chất lượng cuộc sống trong sự tiếp xúc đúng đắn vềmôi trường để giữ gìn tài nguyên cho thế hệ sau này. 2.1.3.3 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất Trong quá trình sử dụng đất đai tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu quả là mức độ đáp ứng nhu cầu của xã hội và sự tiết kiệmlớn nhất về chi phí các nguồn tài nguyên, sự ổn định lâu dài của hiệu quả.Do đó tiêu chuẩn đánh giá việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất nông- lâm nghiệp là mức độ tăng thêm các kết quả sản xuất trong điều kiện nguồn lực hiện có hoặc mức độ tiết kiệm về chi phí các nguồn lực khi sản xuất ramột khối lượng nông - lâm sản nhất định.
  23. 14 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất là mức độ đạt được cácmục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. “Hiệu quả sử dụng đất có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông- lâm nghiệp,sử dụng đất phải tuân theo quan điểm sử dụng đất bền vững hướng vào ba tiêu chuẩn chung là bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội vàbền vững về môi trường”[ 3] * Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội được phân tíchi bở các chỉ tiêu sau: + Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của nông dân; + Đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển của vùng; + Thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân; + Góp phần định canh định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. * Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường Theo Đỗ Nguyên Hải (1999) [4], chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất bền vững ở vùng nông nghiệp được tưới là: + Quản lý đối với đất đai rừng đầu nguồn; + Đánh giá các tài nguyên nước bền vững; + Đánh giá quản lý đất đai; + Đánh giá hệ thống cây trồng; + Đánh giá về tính bền vững đối với việc duy trì độ phì nhiêu củađất và bảo vệ cây trồng; + Đánh giá về quản lý và bảo vệ tự nhiên; + Sự thích nghi của môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất. Các tiêu chí và chỉ tiêu thuộc 3 lĩnh vực trên được dùng để xemxét đánh giá hiệu quả của một hệ thống sử dụng đất. Tuy nhiên, theo từng đặc tính và mục tiêu của mỗi kiểu sử dụng đất, các tiêu chí và chỉ tiêu cũng cóý nghĩa khác nhau. Vì vậy khi đánh giá xem xét trong từng trường hợp cụ thể mà đặt cho chúng có các trọng số khác nhau.
  24. 15 Nghiên cứu sự phát triển của nền nông nghiệp, nhiều nhà kinh tếđã chia nông nghiệp ra làm ba giai đoạn: nông nghiệp tự cung tự cấp, nông nghiệp đa dạng hoá, nông nghiệp chuyên môn hoá cao. Giai đoạn tự cung tự cấp: sản xuất nông nghiệp chỉ phục vụ cho nhu cầu của chính mình, sản xuất hoàn toàn dựa vào tự nhiên, quy mô nhỏ độrủ ro cao, chưa có sản phẩm hàng hoá. Giai đoạn đa dạng hoá sản xuất: chủng loại cây trồng vật nôi đã phong phú hơn, hạn chế được tình trạng bấp bênh, sản phẩm nông nghiệp một phần tiêu dùng cho gia đình, một phần để trao đổi, từ giai đoạn này đã có hàng hoá nông sản. Giai đoạn ba: nông nghiệp được chuyển sang sản xuất chuyên môn hoá, sử dụng máy móc, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, khối lượng sản phẩm lớn năng suất lao động cao, sản phẩm hàng hoá cho thị trường. Sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá có những ưu thế đặc biệt. Nó thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động xã hội. Trong kinh tế hàng hoá có sự tác động của quy luậtgiá trị, sự nghiệt ngã của cạnh tranh, sự khắt khe của thị trường và quy luật cung cầu bộc người nông dân phải năng động và biết tính toán, cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm, nâng cao chất lượng các sản phẩm nông nghiệp cho phù hợp với nhu cầu của xã hội. Khi có sản xuất hàng hoá, quá trình xã hội hoá sản xuất nhanh chóng được thúc đẩy làm cho sự phân công chuyên môn hoá sản xuất ngày càng sâu sắc, hợp tác hoá chặt chẽ, hình thành các mối quan hệ và phụ thuộc lẫnnhau, hình thành thị trường trong nước và thế giới, thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập chung sản xuất, thúc đẩy quá trình dân chủ hoá, bình đẳng và tiến bộxã hội. Vì vậy sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá mang lại rất nhiều lợiích. Chuyển sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá là sự tiến hoáhợp quy luật. Đó là quá trình chuyển nền nông nghiệp truyền thống, manh mún lạchậu thành nền nông nghiệp hiện đại.
  25. 16 Nước ta đi từ một nền kinh tế lạc hậu mang tính tự cấp, tự túc, tiếnlên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, quá trình phát triển kinh tế nhất thiết phải là quá trình phát triển sản xuất hànghoá. Như vậy, sản xuất nông nghiệp hàng hoá là một xu hướng có tính quy luật, phù hợp với đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước ta hiện nay, nó đanglà bước đi, là lộ trình trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn nước ta. 2.1.3.4 Những xu hướng phát triển nông nghiệp trên Thế giới Trên con đường phát triển nông nghiệp, mỗi nước đều chịu ảnh hưởng các điều kiện khác nhau, nhưng phải giải quyết vấnđề chung sau: - Không ngừng nâng cao chất lượng nông sản, năng suất lao động trong nông nghiệp, nâng cao hiệu quả đầu tư; - Mức độ và phương thức đầu tư vốn, lao động, khoa học và quá trình phát triển nông nghiệp. Chiều hướng chung nhất là phấn đấu giảm lao động chân tay, đầu tư nhiều lao động trí óc, tăng cường hiệu quả của lao động, quản lý và tổ chức; - Mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và môi trường. Từ những vấn đề chung trên, mỗi nước lại có chiến lược phát triển nông nghiệp khác nhau và có thể chia làm hai xu hướng: * Nông nghiệp công nghiệp hoá: Huớng này đặt trọng tâm dựa chủ yếu vào các yếu tố vật tư, kỹthuật, hoá chất và các sản phẩm khác của công nghiệp. Sử dụng các thành tựu của công nghiệp vào sản xuất nông nghiệp. sử dụng vật tư kỹ thuật, trang thiết bị máy móc, sản xuất theo quy trình kỹ thuật chặt chẽ gần như công nghiệp, đạt năng suất cây trồng vật nuôi và lao động cao. Khoảng 10% lao động xã hội trực tiếp làm nông nghiệp nhưng vẫn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Nhược điểm nông nghiệp công
  26. 17 nghiệp hoá gây nên nhiều hậu quả sinh thái nghiêm trọng, làm ônhiễm môi trường, giảm tính đa dạng sinh học và hao hụt nguồn gen thiên nhiên. - Mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ cải tiến: Mô hình này đang được phát triển ở các nước đang phát triển bắt đầu đi lên công nghiệp hoá, phương thức sản xuất cơ bản là sử dụng sức người và súc vật với công cụthủ công là chủ lực có thêm phần hỗ trợ của máy móc, sử dụng các giống cây trồng vật nôi cũ và mới, bón phân hữu cơ và hoá học với liềulượng khác nhau, dùng hoá chất phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại và một phần sản phẩm vi sinh, dùng thức ăn tổng hợp, đậm đặc, thuốc thú y, chất kích thích tăng trưởng cây trồng, vật nuôi, tưới nước bằng hệ thống thuỷ nông, sử dụng năng lượng tự nhiên, là chủ yếu, năng suất sản lượng của phương thức sản xuất này thường đạt loại từ khá đến cao và tương đối ổn định. Sản lượng đảm bảo nhu cầucủa người nông dân và bắt đầu có nông sản hàng hoá. - Mô hình nông nghiệp hữu cơ hiện đại: Đây là phương thức sản xuất nông nghiệp mới xuất hiện trên thế giới từ những năm 1970 của thế kỷ XXở một số nước phát triển như Anh, Pháp, Đức, Nhật tập chung chủ yếu làsản xuất rau, quả sạch nhưng không sử dụng hoá chất làm phân bón và trừ sâu, trừ cỏ đảm bảo cho nông sản sạch, có sử dụng giống mới và công nghệ sinh học, sản phẩm vi sinh, máy móc làm đất mô hình nông nghiệp hữu cơ hiện đại đáp ứng được yêu cầu cơ bản của nền nông nghiệp bền vững, bảo vệ đượcmôi trường sinh thái đem lại hiệu quả kinh tế. - Mô hình nông nghiệp công nghiệp hoá: Mô hình này đang được ứng dụng rộng rãi ở các nước công nghiệp phát triển. Phương thức sản xuất cơbản của mô hình này là công nghiệp hoá toàn bộ chu trình sản xuất: sử dụng giống cây trồng, vật nuôi năng suất cao, thành tựu của công nghệ sinh học hiện đại đã đưa lại năng suất cây trồng, vật nôi và năng suất lao động nông nghiệp cao, đưa lại sản lượng và tỷ suất nông sản hàng hoá cao.
  27. 18 Qua kinh nghiệm của các nước cho thấy: Một nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá phải có sự can thiệp và trợ giúp từ phíanhà nước bằng các hệ thống chính sách tạo ra môi trường, điều kiện để khuyến khích phát triển sảnxuất. Mặt khác đối với các nước phát triển thì lao động nông nghiệp được chútrọng trong việc đào tạo kiến thức và thực hành về kỹ thuật cũng như công tácquản lý, đủ năng lực để sử dụng các công nghệ mới trong sản xuất làm giảm cácchi phí trong lao động, tăng năng suất lao động. Giai đoạn hiện nay muốn đưa nông nghiệp phát triển đi lên phải xây dựng và thực hiện nền nông nghiệp trí tuệ. Thể hiện ở việc pháthiện nắm bắt và vận dụng các quy luật tự nhiên và xã hội trong mọi hoạt động của hệthống nông nghiệp, áp dụng các giải pháp phù hợp. Nông nghiệp trí tuệ là bướcphát triển ở mức cao, là sự kết hợp ở đỉnh cao của các thành tựu sinh học, công nghiệp, kinh tế, quản lý được vận dụng phù hợp với điều kiện cụ thể củamỗi nước, mỗi vùng . 2.1.3.5. Phương hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam Hiện nay cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta bước đầu đã gắn phương thức truyền thống với phương thức công nghiệp hoá và từngbước giảm bớt tính tự cấp, tự túc, chuyển dần sang sản xuất hàng hoá và hướng mạnh ra xuất khẩu. Trên cơ sở thành tựu nông nghiệp trong 20 năm đổi mới, dựa trên những dự báo về khoa học kỹ thuật, căn cứ vào điều kiện cụ thể, phương hướng chủ yếu phát triển nông nghiệp Việt Nam trong 10 năm do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thônđề ra.[2] * Mục tiêu phát triển nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 phục hồi tăng trưởng, tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp; phát huy dân chủ cơ sở, huy động sức mạnh cộng đồng để phát triển nông thôn; tăng thu nhập và giảm đáng kể tỷ lệ nghèo, bảo vệ môi trường.
  28. 19 - Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp ổn định 3,3- 3,8%. Tạo chuyển biến rõ rệt về mở rộng quy mô sản xuất bình quân của các hộ và ứng dụng, khoa học công nghệ. - Tạo bước đột phá trong đào tạo nhân lực. Nâng cao cả kiến thức và kỹ năng sản xuất kinh doanh nông lâm ngư nghiệp và phi nông nghiệp cho lao động nông thôn. - Tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế hợp tác xã, hiệp hội, phát triển liên kết dọc theo ngành hàng, kết nối giữa sản xuất - chế biến- kinh doanh. Phát triển doanh nghiệp nông thôn. - Hình thành kết cấu hạ tầng căn bản phục vụ hiệu quả sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn. Cải thiện căn bản môi trường và sinh thái nông thôn tập chung và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh cho cây trồng và vật nuôi, phòng chống thiên tai. * Mục tiêu phát triển nông nghiệp giai đoạn 2016-2020: phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện, hiện đại, sản xuất hàng hoá lớn, vững bền; phát triển nông thôn gắn với quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá đất nước, tăng thu nhập và cải thiện căn bản điều kiện sống của dân cư nông thôn, bảovệ môi trường. - Đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng nông nghiệp ở mức bình quân 3,5- 4% năm. Hình thành một số ngành sản xuất kinh doanh mũi nhọn của Việt Nam trên thị trường quốc tế. - Cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển đổi theo nhu cầu thị trường. Phát triển chăn nuôi, thuỷ sản và lâm nghiệp. Công nghiệp, dịch vụ và kinh tế đô thị phối hợp hiệu quả với sản xuất và kinh doanh nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn. - Chuyển phần lớn lao động nông thôn ra khỏi nông nghiệp, lao động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội. Hình thành đội ngũ nông dân
  29. 20 chuyên nghiệp có kỹ năng sản xuất và quản lý, gắn kết trong các loại hình kinh tế hợp tác và kết nối với thị trường. - Phong trào xây dựng nông thôn mới phát triển mạnh với ít nhất 50%số xã đạt tiêu chuẩn. Nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn lên 2,5 lần so với hiện nay. Quy hoạch dân cư, quy hoạch lãnh thổ nông thôn gắn với phát triển đô thị, công nghiệp. - Phát triển lâm nghiệp tăng độ che phủ của rừng lên 43-45%, bảo vệ đa dạng sinh học, đảm bảo đánh bắt thuỷ hải sản nội địa và gần bờ trong khả năng tái tạo và phát triển, khắc phục tình trạng ô nhiễm trong sản xuất nông nghiệp, khắc phục và giảm thiệt hại thiên tai, dịch bệnh và các tác độngxấu của biến đổi khí hậu 2.1.4. Định hướng sử dụng đất 2.1.4.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn trong đề xuất sử dụng đất - Truyền thống, kinh nghiệm và tậpán qu sử dụng đất lâu đời của nhân dân Việt Nam. - Những số liệu, tài liệu thống kê định kỳ về sử dụng đất (diện tích, năng suất, sản lượng), sự biến động và xu hướng phát triển. - Chiến lược phát triển của các ngành: Nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông - Các dự án quy hoạch tổng thể kinh- tế xã hội của các vùng và địa phương. - Kết quả nghiên cứu tiềm năng đất đai về phân bố, sản lượng, chất lượng và khả năng sử dụng ở mức độ thích nghi của đất đai. - Trình độ phát triển khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao. - Tốc độ gia tăng dân số, dự báo dân số qua các thời kỳ, truyền thống, kinh nghiệm và tập quán sử dụng đất lâu đời của nhân dân Việt Nam.
  30. 21 2.1.4.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Sử dụng đất phải gắn liền với định hướng phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, phải dựa trên cơ sở quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất của cáccấp chính quyền. Khai thác sử dụng đất phải đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và tiến tớisự ổn định bền vững lâu dài. Khai thác sử dụng đất phải gắn liền với quá trình chuyển dịch cơcấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo khai thác tối đa lợi thế so sánh, tiềm năng của từng vùng trên cơ sở kết hợp giữa chuyên môn hóa và đa dạng hóa sản phẩm và sản xuất hàng hóa. Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo ưu tiên trước hết cho mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực của các nông hộ và địa phương. Khai thác sử dụng đất phải dựa trên cơ sở kinh tế của nông hộ, nông trại phù hợp với trình độ dân trí, phong tục tập quán nhằm phát huy kiến thức bản địa và nội lực của địa phương. Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo ổn định về xã hội,- anninh quốc phòng. 2.1.4.3. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp Định hướng sử dụng đất nông nghiệp là xác định phương hướng sử dụng đất nông nghiệp theo điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, điều kiện vật chất xã hội, thị trường đặc biệt là mục tiêu, chủ trương chính sách củanhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất vàbảo vệ môi trường. Nói cách khác, định hướng sử dụng đất nông nghiệp là việc xác định một cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong đó cơ cấu cây trồng, cơ cấu vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng lãnh thổ. Để xác định được cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp lý cần phải có nghiên cứu về hệ thống cây trồng, các mối quan hệ giữa cây trồng với nhau, giữa cây trồng với môi
  31. 22 trường bên ngoài là điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội như: tập quán vàkinh nghiệm sản xuất, lao động, quản lý, thị trường, cơ chế chính sách [5] Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống cây trồng và các mối quan hệ giữa chúng với môi trường để định hướng sử dụng đất phù hợp với điềung kiệntừ vùng. Các căn cứ để định hướng sử dụng đất: - Đặc điểm địa lý, thổ nhưỡng. - Tính chất đất hiện tại. - Dựa trên yêu cầu sinh thái của cây trồng, vật nuôi và các loại hình sử dụng đất. - Dựa trên các mô hình sử dụng đất phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây trồng, vật nuôi và đạt hiệu quả sử dụng đất cao (Lựan chọ loại hình sử dụng đất tối ưu). - Điều kiện sử dụng đất, cải tạo đất bằng các biện pháp thủy lợi, phân bón và các tiến bộ khoa học kỹ thuật về canh tác. - Mục tiêu phát triển của vùng nghiên cứu trong những năm tiếp theo hoặc lâu dài. Việc nghiên cứu để đưa ra hệ thống sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tối ưu, hiệu quả phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của từng địa phương cũng như tận dụng và phát huy được tiềm năng của đất, nâng cao năng suất cây trồng, góp phần từng bước cải thiện đời sống của nhân dân, đồng thời giữ vững được môi trường sinh thái theo quan điểm phát triển bền vững đang là rất cần thiết. 2.2. Tình hình nghiên cứu về đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam 2.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới - Đánh giá đất đai của Docutraiev cho rằng để đánh giá đất đai có hiệu quả cần nghiên cứu khả năng tự nhiên của đất. Theo ông, khả năng tự nhiên của đất là yếu tố quyết định giá trị của đất và sự thu thập từđất.
  32. 23 Đánh giá đất đai của Docutraiev dựa vào những luận điểm sau: + Những yếu tố đánh giá đất và chỉ tiêu của chúng ở những vùng khác nhau thì khác nhau. + Những yếu tố đánh giá đất dự đoán chủ yếu là những yếu tố cómối liên quan chặt chẽ với năng suất cây trồng và được thể hiện giá trịtương đối bằng điểm. Những yếu tố đánh giá đất chủ yếu có thể là: + Loại đất theo phát sinh. + Những số liệu phân tích về tính chất đất (tính chất hóa học, lý học và các dấu hiệu khác). Việc lựa chọn các yếu tố đánh giá đất cần được hoàn thiện để phùhợp với điều kiện khí hậu, điều kiện kinh tế- xã hội của vùng. - Tại hội nghị Quốc tế về Đánh giá đất lần thứ X tại Matxcơva (1974), một luận điểm mới về đánh giá đất của Rozop và cộng sự đã dược trìnhbày và nhất trí cao. Nội dung luận điểm của Rozop bao gồmnhững điểm sau: + Đánh giá đất phải dựa vào các vùng địa lý, thổ nhưỡng khác nhau và có các yếu tố đánh giá đất khác nhau. + Đánh giá đất phải dựa vào đặc điểm cây trồng. + Cùng một loại cây trồng, cùng một loại đất nhưng không thể áp dụng hoàn toàn những tiêu chuẩn đánh giá đất của vùng này cho vùng khác. + Đánh giá đất phải dựa vào trình độ thâm canh. + Có một mối tương quan chặt chẽ giữa chất lượng đất và năng suất cây trồng. - Theo Ruanell, nhà thổ nhưỡng học người Anh thì: “Đánh giá đất theo năng suất cây trồng gặp rất nhiều khó khăn vì năng suất cây trồng biểu hiện cả sự hiểu biết của người sử dụng đất. Bởi vậy đánh giá đất theo năng suất chỉ được sử dụng để sơ bộ đánh giá độ phì của các loại đất khác nhau”. - Năm 1972 tổ chức lương thực thế giới (FAO) đã phác thảo "Đề cương đánh giá đất" và công bố vào năm 1973. Năm 1975, Hội nghị đánh
  33. 24 giá đất ở Rome dự thảo đề cương đánh giá đất của FAO, được các nhà khoa học đất hàng đầu bổ sung và công bố năm 1976 (Khung đánh giá đất đai - Frameword for land Evaluation). Tài liệu này đã được nhiều nước nghiên cứu và ứng dụng cho đến ngày nay. [8] Theo FAO, việc đánh giá đất cho các vùng sinh thái hoặc các vùng lãnh thổ khác nhau là nhằm tạo ra một sức sản xuất mới, ổn định, bền vững vàhợp lý. Vì vậy, khi đánh giá, đất được nhìn nhận như là “một vạt đất xác định về mặt địa lý, là một diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của môi trường xung quanh nó như không khí, loại đất, điều kiện địa chất, thủy văn, động vật, thực vật, những tác động trước đây và hiện nay của con người, ởchừng mực mà những thuộc tính này có ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng vạtđất đó trong hiện tại và trong tương lai”.[8] Như vậy, theo luận điểm này, đánh giá đất phải được xem xét trên phạm vi rất rộng, bao gồm cả không gian và thời gian, cần xem xét cả điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội. Cũng theo luận điểm này thì những tính chất đất có thể đo lường hoặc ước lượng, định lượng được. Vấn đề quan trọng là cần lựa chọn chỉ tiêu đánh giá đất thích hợp, có vai trò tác động trực tiếp và có ý nghĩa đối với vùng nghiên cứu. 2.2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 33.095,7 nghìn ha, trong đó đất nông nghiệp là 26.226,4 nghìn ha chiếm 79,24% tổng diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 3.705,0 nghìn ha, chiếm 11,20% diện tích tự nhiên, đất chưa sử dụng là 3.164,3 nghìn ha, chiếm 9,56% tổng diện tích tự nhiên. Hiện trạng sử dụng đất đai của Việt Nam được thểhiện quả bảng 2.1.
  34. 25 Bảng 2.1. Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng của Việt Nam năm 2016 Diện tích Cơ cấu STT Loại đất (ha) (%) Tổng diện tích tự nhiên 33095,7 100,0 1 Đất nông nghiệp 26226,4 79,24 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 10126,1 30,60 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 6437,6 19,45 1.1.1.1 Đất trồng lúa 4120,2 12,45 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 44,4 0,12 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 2273,0 6,87 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 3688,5 11,14 1.2 Đất lâm nghiệp 15366,5 46,43 1.2.1 Rừng sản xuất 7431,9 22,45 1.2.2 Rừng phòng hộ 5795,5 17,51 1.2.3 Rừng đặc dụng 2139,1 6,46 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 689,8 2,08 1.4 Đất làm muối 17,9 0,05 1.5 Đất nông nghiệp khác 26,1 0,08 2 Đất phi nông nghiệp 3705,0 11,20 3 Đất chưa sử dụng 3164,3 9,56 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Diện tích đất bình quân đầu người ở Việt Nam thuộc loại thấp nhất thế giới. Ngày nay với áp lực về dân số và tốc độ đô thị hóa diện tích đấtđai nước ta ngày càng giảm, đặc biệt là diện tích đất nông nghiệp. Vì vậy, vấn đề đảm bảo lương thực, thực phẩm trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm đang là một áp lực rất lớn. Do đóviệc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất nông nghiệp càng trở nên quan trọng đối với nước ta.
  35. 26 Vì vậy, vấn đề đảm bảo lương thực, thực phẩmtrong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm đang là một vấn đề rất lớn. Do đó việc sửdụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất nông nghiệp càng trở nên quan trọng đối với nước ta. Trong quá trình sử dụng đất, do chưa tìm được các loại hình sửdụng đất hợp lý hoặc chưa có công thức luân canh hợp lý cũng gây ra hiện tượng thoái hoá đất (giảm dinh dưỡng trông đất, xói mòn, rửa trôi, ). Điều kiện kinh tế và sự hiểu biết của con người còn thấp dẫn tới việc sử dụng phân bón còn nhiều hạn chế và sử dụng thuốco bả vệ thực vật quá nhiều, ảnh hưởng tới môing trườ [2]. Quy trình đánh giá đất của FAO được vận dụng trong đánh giá đấtđai của Việt Nam từ các địa phương đến các vùng, miền của toàn quốc. Những công trình nghiên cứu để triển khai sâu rộng ở một số vùng sinh thái lớn có đóng góp của nhiều nhà nghiên cứu: Vùng núi Tây Bắc và trung du phía Bắc có kết quả nghiên cứu cho thấy vùng này gồm 6 nhóm đất và 24 loại đất với các đặc điểm phát sinh và sử dụng đa dạng. Toàn vùng có 4 loại sử dụng đất chính là đất lúa,đất chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày, đất trồng cây lâu năm, đất rừng. - Vùng đồng bằng sông Hồng với những công trình nghiên cứu có kết quả nghiên cứu đã khẳng định vùng đồng bằng sông Hồng có 33 đơn vị đất đai (22 đơn vị đất đai thuộc đồng bằng và 11 đơn vị đất đai thuộc đất đồi núi). Loại hình sử dụng đất của vùng rất phong phú và đa dạng với 3 vụ chính làvụ xuân, vụ mùa và vụ đông. - Vùng Đông Nam bộ có các công trình nghiên cứu về môi trường tự nhiên kinh tế - xã hội, đặc điểm các đơn vị đất đai, hiện trạng sử dụng đất, các loại hình sử dụng đất, phân tích tài chính, đánh giá hiệu quả kinh tế vàtác động môi trường, đánh giá đất thích hợp và lựa chọn các loại hình sử dụng đất bền vững trong nông nghiệp của từng vùng. Trên bản đồ đơn vị đất đai và hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1/250.000 đã thể hiện 54 đơn vị đất với 602 khoanh có 7 loại hình sử dụng đất chính, 49 loại hình sử dụng đấtchi tiết với
  36. 27 94 hệ thống sử dụng đất trong nông nghiệp, trong đó có 50 hệ thống sử dụng đất được chọn. Các công trình nghiên cứu của các tác giả đã góp phần đặt nền móng cho sự nghiên cứu và sử dụng đất theo quan điểm sinh thái lâu bền, bước đầu hoàn thiện quy trình về đánh giá đất theo FAO và đưara những kết quả mang tính khái quát [8].
  37. 28 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.3.1. Đối tượng nghiên cứu - Hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 3.3.2. Phạm vi nghiên cứu Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xãThanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: Trên địa bàn xãTh anh Hưng, huyệnĐiện Biên, tỉnh Điện Biên. - Thời gian tiến hành: từ 01/07/2018 đến 30/11/2018 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên - Điều kiện tự nhiên - Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. - Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội đến hiệu quả sử dụng đất của xã Thanh Hưng. 3.3.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và xác định các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. - Tình hình sử dụng đất của xã Thanh Hưng. - Xác định các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp củaxã Thanh Hưng.
  38. 29 3.3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Thanh Hưng - Đánh giá về hiệu quả kinh tế sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của Thanh Hưng - Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội - Đánh giá hiệu quả về mặt môi trường 3.3.4. Đánh giá và lựa chọn, định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho xã Thanh Hưng - Lựa chọn và định hướng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao - Một số nguyên nhân và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụngđất nông nghiệp cho xã Thanh Hưng 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.4.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp Thu thập các tài liệu có liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất, các tài liệu liên quan đến đề tàikhác. Các tài liệu này được thu thập tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụngđất huyện Điện Biên, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Điện Biên, UBND xã Thanh Hưng. 3.4.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp - Điều tra phỏng vấn: Thông qua việc đi thực tế, quan sát, phỏng vấn cán bộ và người dân để điều tra hiện trạng sử dụng đất của xã, thu thập các thông tin liên quan đến đời sống và tình hình sản xuất nông nghiệp như: năng suất, sản lượng, cây trồng, vật nuôi - Điều tra qua phiếu:
  39. 30 Xây dựng bộ phiếu câu hỏi cho những đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Thanh Hưng. Điều tra theo thôn, trên cơ sở phát phiếu, thu phiếu và tổng hợp số liệu. Đánh giá xem hiệu quả mà nó mang lại là caohay thấp dựa vào năng suất, sản lượng, giá trị sản phẩm. Khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thị trường của sản phẩm. Hay nói cách khác là nó đảm bảo bền vững về ba mặt kinh tế, xãhội và môi trường. Để hiểu khách quan hơn về các loại hình sử dụng đất, bài báo đãsử dụng bộ câu hỏi có sẵn tiến hành điều tra phỏng vấn bán cấu trúc, phỏng vấn cấu trúc các nhóm hộ sử dụng đất. Điều tra tình hình sử dụng đất, các loại hình sử dụng đất, hiệu quả sử dụng đất, các thông tin liên quan. Các nhóm hộ được chọn là những hộ sản xuất nông nghiệp, các hộ được chọn ngẫu nhiên tại điểm nghiên cứu với việc chọn phỏng vấn 60 hộ gia đình tham gia sản xuất nông nghiệp. 3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu - Xử lý số liệu theo phiếu điều tra - Xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel 3.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất 3.4.3.1. Các chỉ tiêu hiệu quả về mặt kinh tế - Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị sản xuất và dịch vụ được tạo ra trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Trong sản xuất của nông hộ, giá trị sản xuất là giá trị các loại sản phẩm chính, sản phẩm phụsản xuất ra trong năm. - Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ các khoản chi phí thường xuyên về vật chất (không kể khấu hao) và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm trong một thời kỳ nhất định. Trong nông nghiệp, chi phí trung gian gồm chi phí giống, phân bón, thuốc trừ sâu, dịch vụ làm đất, thủy lợi, bảo vệ thực vật.
  40. 31 - Giá trị gia tăng (VA): là hiệu số giữa giá trị sản xuất (GO) và chi phí trung gian (IC), là giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳsản xuất đó: VA = GO – IC. - Hiệu quả kinh tế trên một đơn vị chi phí: Là phần thu nhập thuần và lợi nhuận của người sản suất mang lại trong năm hoặc một thời kỳ trên một đơn vị chi phí bỏ ra của người sử dụng đất, theo công thức: Thu nhập = GO/Tổng chi phí; Lợi nhuận = VA/Tổng chi phí. - Tỷ suất hoàn vốn (VA/IC): là tỷ số giữa giá trị gia tăng (VA) và chi phí trung gian (IC). Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng chi phí tăng thêm. - Tỷ suất GO/IC: chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí trung gian bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng chi phí sản suất. - Tỷ suất VA/LĐ: Chỉ tiêu này cho biết một ngày công lao động tạo ra bao nhiêu đồng giá trị tăng thêm. - Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị) bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính (phân cấp) được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn. 3.4.3.2. Các chỉ tiêu hiệu quả về mặt xã hội - Giá trị ngày công - Thu hút lao động và khả năng giải quyết việc làm. 3.4.3.3. Các chỉ tiêu hiệu quả về môi trường - Mức đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. - Khả năng bảo vệ cải tạo đất - Ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
  41. 32 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Hình 1: Bản đồ xã Thanh Hưng Thanh Hưng là một xã biên giới, nằm ở phía Tây lòng chảo Điện Biên, cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ khoảng 4,0 km và có vị trí địalý như sau: Phía Đông giáp phường Nam Thanh, thành phố Điện Biên Phủ; Phía Bắc giáp xã Thanh Luông; Phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; Phía Nam giáp xã Thanh Chăn. Thanh Hưng là xã thuộc khu vực lòng chảo bồn địa Điện Biên với ½địa hình là đồinúi và ½ địa hình là đồng bằng
  42. 33 4.1.1.2. Địa hình, địa mạo Xã Thanh Hưng là xã nằm trong khu vực lòng chảo bồn địa Điện Biên và có địa hình đa dạng, được chia thành hai vùng chủ yếu: - Vùng đồng bằng: Địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 464m – 503m, thoải dần từ Tây sang Đông. Dạng địa hình này phù hợp với phát triển cây lúa và cây hoa màu. - Vùng đồi núi: Độ cao trung bình từ 670m – 1.246m. Dạng địa hình này chiếm khoảng diện tích là 1.178ha, chiếm khoảng 57% tổng diện tích đất tự nhiên và mặt phủ chủ yếu là rừng trồng và rừng nguyên sinh. 4.1.1.3.Khí hậu Thanh Hưng là một xã thuộc vùng miền núi Tây Bắc nên xã chịu ảnh hưởng rõ rệt của khí hậu vùng này. Được hình thành từ một nền nhiệt caocủa đới chí tuyến và sự thay thế của các hoàn lưu lớn theo mùa, kết hợp với các điều kiện địa hình nên mùa khô kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau: nhiệt độ thấp, trời khô hanh có sương muối; mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 không khí nóng ẩm và có mưa nhiều. - Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm là 21,80C; bình quân tháng nóng nhất có nhiệt độ trung bình là 35,50C và nhiệt độ cao nhất lên tới 380C; bình quân tháng lạnh nhất có nhiệt độ trung bình 15,10C và nhiệt độ thấp nhất là 0,40C, biên độ chênh lệch ngày và đêm là 11,10C. Số giờ nắng trung bình là 2.000 giờ/năm. - Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm từ 1.600 – 1.700mm, cao nhất đạt 4.960mm, thấp nhất ở mức 856mm. Lượng mưa chủ yếu tập trung vào các tháng 6, tháng 7, tháng 8, chiếm 80% lượng mưa cả năm, số ngày mưa trung bình năm là 122ngày. - Chế độ gió: Xã Thanh Hưng chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là:
  43. 34 + Gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa khô mang theo khí lạnh, khô và hanh. Thời gian này trong năm thường xảy ra hiện tượng mưa phùn, sương muối, sương mù và đặc biệt có năm còn có hiện tượng băng giá ảnh hưởng xấu đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. + Gió mùa Đông Nam thổi vào mùa mưa mang theo không khí ẩm và thường gây ra những trận mưa rào. Ngoài ra, các tháng 3 và tháng 4 còn chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam thổi từ Lào sang mang theo không khí khô nóng, ảnh hưởng rát lớn đến thu hoạch và gieo trồng vụ chiêm xuân. - Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm là 83%, tháng cao nhất là tháng 7 và tháng 8 với 89% và tháng thấp nhất là tháng 3 với 56%.Độ ẩm tuyệt đối là 12%. 4.1.1.4. Thuỷ văn Xã chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn của hồ Hồng Khếnh cùng với hệ thống dòng chảy của 2 con suối lớn: Hoong Lếch và Tin Tốc chảy từtây sang Đông đổ ra sông Nậm Rốm, đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất của người dân. 4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên  Tài nguyên đất Thổ nhưỡng của xã Thanh Hưng được hình thành từ đá mẹ gồm các nhóm chính: Đá trầm tích, đá biến chất và đá mắcma axit. Quá trình hình thành điển hình là quá trình Feralit phát triển trên 3 nhóm đámẹ. - Đất Feralit phát triển trên nhóm đá mắcma - Đất Feralit phát triển trên nhóm đá trầm tích - Đất Feralit phát triển trên nhóm đá biến  Tài nguyên khoáng sản Thanh Hưng có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng như: nước khoáng, than mỡ, đá vôi, đá đen
  44. 35 Trong đó trữ lượng về than và nguồn nước khoáng có thể khai thác được với quy mô lớn, còn lại trữ lượng thấp nằm rải rác.  Tài nguyên nước - Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt của xã Thanh Hưng chủ yếu được khai thác từ kênh Đại thủy nông Nậm Rốm và hồ Hồng Khếnh cùng với hệ thống các khe, suối đảm bảo nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. - Nguồn nước ngầm: Hiện nay, chưa có tài liệu nào nghiên cứu về nguồn nước ngầm của vùng nói chung và của xã nói riêng. Tuy nhiên, nguồn nước này hiện đã được khai thác vào phục vụsinh hoạt của nhân dân thông qua hệ thống các giếng khoan và giếng đào.  Tài nguyên rừng Theo kết quả điều tra, trên địa bàn xã hiện có 1147,48 ha đất lâm nghiệp, chiếm 58% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó có 143,92 ha đất rừng sản xuất và 1003,56 ha đất rừng phòng hộ. Đến nay, diện tích rừng được khoanh nuôi và trồng rừng được bảo vệ tốt hơn và độ che phủ ngày càng tăng: đạt 65%. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. 4.1.2.1. Dân số, lao động và việc làm.  Dân số: Thanh Hưng là một xã biên giới, nằm ở phía Tây lòng chảo Điện Biên thành phần dân tộc gồm: kinh, thái, tày Theo kết quả thống kê của chi cục thống kê, dân số của xã Thanh Hưng năm 2018 là 6037 người. Mật độ dâncư đạt 295 người/km2.  Lao động và việc làm: Theo kết quả thống kê năm 2018, tổng số người trong độ tuổi lao động của xã Thanh Hưng là 2.851 người, chiếm 47,23% tổng dân số. Trong đó: - Lao động nông nghiệp là 2.480 lao động, chiếm 86,99% tổng lao động;
  45. 36 - Lao động qua đào tạo là 273 lao động, chiếm 9,57% tổng lao động; Hiện trạng, tỷ lệ người làm việc trên dân số trong độ tuổi lao động đạt 91,20% 4.1.2.2. Cơ sở hạ tầng * Giao thông -Trên địa bàn xã có hệ thống đường giao thông vành đai huyện Điện Biên chạy qua với tổng chiều dài là 1,80 kmvà hai tuyến đường liên xã Thành phố Điện Biên Phủ - Thanh Hưng – Thanh Luông; Thanh Hưng – Thanh Chăn với tổng chiều dài là 7,60 km. * Công tác giáo dục -Trong năm học 2016 – 2017 mạng lưới trường, lớp được duy trì, chất lượng giáo dục có bước chuyển biến tích cực, chất lượng dạy và học được nâng lên. Đồng thời, thực hiện tốt các chương trình phát triển giáo dục như: Chương trình “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” với4 nội dung và cuộc vận động học tập làm theo gtấm gươn đạo đức Hồ Chí Minh. -Tiếp tục duy trì và nâng cao các tiêu chí đã đạt chuẩn quốc gia về phổcập giáo dục tiểu học– phổ cập giáo dục trung học cơ sở. * Công tác y tế - Với quan điểm chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, công tác y tế của xã Thanh Hưng từng bước được củng cố và phát triển cả về số lượngvà chất lượng từ các bản, đội đến trạm y tế xã đều có các hoạt động thựchiện chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu, phát hiện các dịch bệnh sớm, công tác khám chữa bệnh cho nhân dân ngày một nâng cao. - Các chương trình y tế Quốc gia luôn được triển khai tổ chức có hiệu quả, thực hiện tốt y tế Quốc gia về tiêm chủng mở rộng, vệ sinh môi trường, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em. * Công tác thông tin tuyên truyền
  46. 37 - Công tác tuyên truyền cơ bản kịp thời, nội dung giám sát thực với tình hình thực tế của địa phương. Công tác truyền thanh, truyền hình được duytrì và đáp ứng được nhu cầu của nhân dân trên địa bàn xã. * Văn hóa xã hội - thể dục thể thao - UBND xã cùng MTTQ và các ngành đoàn thể thường xuyên duy trì thực hiện phong trào nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, tổ chức các lễhội truyền thống của địa phương, thực hiện nếp sống mới trong việc cưới hỏi, tang lễ Đồng thời, khuyến khích nhân dân hưởng ứng phong trào thể dục– thể thao. - UBND xã đã chỉ đạo cán bộ văn hóa tổ chức luyện tập cho các vận động viên, tham gia hội thi “Ngày hội văn hóa thể thao và du lịch các dân tộc” cụm xã huyện Điện Biên lần thứ VII đạt kết quả cao - Phối hợp với Đoàn thanh niên xã tổ chức “Ngày chạy Olympic vìsức khỏe toàn dân năm 2018”, ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 thành công tốt đẹp. - Ban văn hóa và các đoàn thể đã tuyên truyền treo băng zôn, khẩu hiệu, vận động nhân dân treo cờ hưởng ứng những ngày lễ, ngày tết, ngày trọng đại của đất nước. 4.1.2.3. Tình hình kinh tế * Tăng trưởng kinh tế Trong những năm gần đây kinh tế của xã phát triển mạnh, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, cơ cấu kinh tế có xu hướng chuyển dịch đúng hướng, chính sách kinh tế cụ thể của xã đã thúc đẩy các thành phầnkinh tế phát triển,c đặ biệt là kinh tế hộ gia đình. - Trồng trọt Thanh Hưng là một xã có nền sản xuất chính là nông nghiệp bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi. Hiện nay diện tích lúa nước trên địa bàn xã 302,36 ha nên xã chỉ đạo nhân dân gieo cấy 2 vụ/ năm theo đúng khung giờ thời vụ, tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản,
  47. 38 phương thức tiêu thụ nông sản cho nhân dân. Ngoài sản xuất lúa xã đã vận động nhân dân tang gia sản xuất sau khi thu hoạch hai vụ lúa để trồng rau màu. - Chăn nuôi Cùng với phát triển trồng trọt chăn nuôi cũng là một thế mạnh được người dân xã Thanh Hưng phát huy với lợi thế có mặt nước rộng, nguồn nước dồi dào , bãi chăn thả rộng, khá bằng phẳng , bà con tập trung chăn nuôi gia súc, gia, cầm thủy sản. Trong những năm gần đây đàn trâu bò trên địa bàn xã tương đối phát triển, đàn gia cầm ổn định tăng giảm không đáng kể. Hệ thống thú y phòng, ngừa dịch bệnh thường xuyên được tăng cường, củng cố vàhoạt động có hiệu quả, góp phần quan trọng hạn chế dịch bệnh trên gia súc,cầm. gia Hiện toàn xã có 609 con trâu, bò , hơn 3.400 con lợn, gần 44.000 con gia cầm và diện tích nuôi thủy sản trên 88.000 m2.Nhờ tích cực lao động sản xuất tỷ lệ hộ nghòe giảm dần, đời sống người dân ngày một tăng lên. Cụthể năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo tại xã Thanh Hưng là 13% đến năm 2018 giảm xuống còn 5,03%. Bảng 4.1: Số lượng một số vật nuôi chính trên địa bàn xã Thanh Hưng Vật nuôi Số con Phần trăm Trâu, bò 609 1,3 Lợn 3400 7,1 Gia cầm 44000 91,6 (Nguồn: UBND xã Thanh Hưng)
  48. 39 Hình 4.1: Cơ cấu giống vật nuôi chính xã Thanh Hưng năm 2018 Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện , bộ mặt nông thôn bước đầu có sự chuyển biến. Trong tương lai, khi quy mô diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp do chuyển sang các mục đích chuyên dùng khác cần phải có biện pháp để duy trì một quỹ đất nhất định kết hợp với bố trí cây trồng, vật nuôi hợp lý, thâm canh tăng năng suất nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp ổn định, đảm bảo chất lượng lương thực, tạo điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. * Phát triển thương mại và dịch vụ Qua nền kinh tế có những bước phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, từ đó ở các thôn bản cũng bắt đầu suất hiện các đạilý, dịch vụ: - Các nguồn hàng chủ yếu là thức ăn chăn nuôi, vật liệu xây dựng, các loại giống cây trồng và một số đồ dùng sinh hoạt hàng ngày của người dân.
  49. 40 * Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hiện nay cơ cấu kinh tế của xã vẫn nặng về nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn diễn ra chậm, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển, thương mại và dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu giao thương, mua bán của nhân dân trong xã. Trong những năm tới xã phấn đấu đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần quan trọng trong việc đưa nền kinh tế của xã phát triển, nâng cao đời sống nhân dân và giữvững chính trị quốc phòng an ninh. Bảng 4.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016- 2018 Đơn vị tính: % Ngành kinh tế Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Nông – Lâm – Ngư nghiệp 79.5 77,6 75 Công nghiệp– Xây Dựng 9.3 10.5 12 Dịch vụ– Thương mại 11.2 11.9 13 Tổng 100.0 100.0 100.0 ( Nguồn: UBND xã Thanh Hưng )
  50. 41 Hình 4.2:Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016- 2018 Qua bảng 4.2 và hình 4.2 ta nhận thấy chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành của xã Thanh Hưng có sự thay đổi. Giảm tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và thương mại- dịch vụ. Năm 2016 ngành nông – lâm – ngư – nghiệp chiếm gần 80% và có xu hướng giảm dần xuống còn 75% vào năm 2018. Trong khi đó các ngành Công nghiêp xây dựng, thương mại, dịch vụ lại có xu hướng tăng đều qua các năm. 4.1.3. Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến hiệu quả sử dụng đất của xã Thanh Hưng. * Về thuận lợi. - Xã Thanh Hưng có vị trí địa lý khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội trong và ngoài xã, có các tuyến đường nối các xã lại với nhaunên thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, giao thông đi lại tạo nhiều cơ hội cho xã trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế, xãhội.
  51. 42 - Có điều kiện tự nhiên, tiềm năng đất đai lớn, khí hậu tương đối thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất nông – lâm nghiệp theo hướng đa dạng hoá cây trồng vật nuôi. - Nền kinh tế đã và đang chyển dịch đúng hướng, tăng dần tỉ trọng nghành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp. Tốc độtăng trưởng kinh tế khá. - Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú về đất, nguồn nước, rừng là những thuận lợi về các yếu tố tự nhiên, ẩn chứa nhiều tiềm năng cho phát triển một nền kinh tế đa dạng với cơ cấu kinh tế Lâm nông - công nghiệp - dịch vụ hợp lý. + Tài nguyên rừng khá lớn, thuận lợi cho phát triển các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản. - Nguồn lao động dồi dào, tỷ lệ lao động trẻ cao. Cùng với tăng trưởng kinh tế khá, nguồn lao động dồi dào sẽ là nguồn lực lớn cho phát triền kinhtế - xã hội của xã trong giai đoạn tới. - Công tác văn hoá, y tế, giáo dục dần được đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, con người, đảm bảo đáp ứng và phục vụ ngày càng tốt chonhu cầu của người dân và sự phát triển của xã. - Các chương trình xoá đói giảm nghèo được triển khai tốt và mang lại hiệu quả cao, do xã được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và UBND xã cùng sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ công chức và nhân dân trong xã . * Khó khăn - Là một xã giáp biên giới, trình độ nhận thức dân trí không đồng đều, sản xuất hàng hoá chưa phát triển, quy mô sản xuất nhỏ lẻ; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, sức ì và tư tưởng trông chờ trong nhân dân vẫn còn; huy động vốn đầu tư cho nhân dân phát triển sản xuất vẫn còn hạn chế và khó khăn, là những yếu tố gây khó khăn cho sự phát triển của xã so với các vùng, các khu vực khác trong tỉnh.
  52. 43 - Cơ sở hạ tầng KT- XH phát triển chưa đồng bộ và hệ thống mạng lưới giao thông, cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhân dân và giao lưu phát triển kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó là việc áp dụng máy mócvà tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạnchế - Chất lượng đất của xã không cao nên việc sản xuất nông nghiệp chưa đem lại hiệu quả cao. Cùng với điều kiện khí hậu khắc nghiệt như sướng muối, gió, khí lạnh, hanh khô khiến cây cối, rau màu phát triển chậm, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. - Xã có nguồn lao động dồi dào nhưng trình độ chưa cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu, hạn chế cho việcáp dụng công nghệ mới vào sản xuất. 4.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và xác định các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. 4.2.1. Tình hình sử dụng đất của xã Thanh Hưng 4.2.1.1 Hiện trạng sử dụng đất Tổng diện tích tự nhiên của xã đến 31/12/2018 là1999,44ha. Trong đó đất nông nghiệp diện tích 1735,31 ha, chiếm 87% tổng diện tích đất tự nhiên; nhóm đất phi nông nghiệp diện tích 187,44 ha, chiếm 33,37% tổng diện tích tự nhiên, đất chưa sử dụng là 76,96 chiếm 3,84% được thể hiện chi tiết trong bảng sau: Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất của xã Thanh Hưng năm 2018 STT Chỉ tiêu Mã Diện tích Cơ cấu ( Ha) % (1) (2) (3) (4) (5) TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ 1999,44 100 NHIÊN 1 Đất nông nghiệp NNP 1735,31 87,00 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 576,03 28,81 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 527,26 26,37 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 302,36 15,13 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 224,9 11,25
  53. 44 1.1.1.2.1 Đất bằng trồng cây hàng năm khác BHK 185,13 9,26 1.1.1.2.2 Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác NHK 39,77 1,99 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 48,77 2,44 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1147,48 57,39 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 143,92 7,20 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1003,56 50,2 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 11,80 0,59 2 Đất phi nông nghiệp PNN 187,44 9,38 2.1 Đất ở OCT 58,23 2,92 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 58,23 2,92 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 2.2 Đất chuyên dùng CDG 39,46 1,98 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở CQ, công trình SN TSC 1,93 0,10 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 0,94 0,05 2.2.3 Đất an ninh CAN 5,08 0,26 2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 2,04 0,11 Đất sản xuất kinh doanh phi nông 4,67 0,24 2.2.5 CSK nghiệp 2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 24,80 1,24 2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 13,91 0,70 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 39,13 1,96 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng SMN 36,68 1,84 3 Nhóm đất chưa sử dụng DCS 76,69 3,84 (Nguồn:UBND xã Thanh Hưng) Qua bảng 4.3 ta thấy: - Nhóm đất nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp của xã đến 31/12/2018 là 1735,31 ha chiếm87 % tổng diện tích tự nhiên của xã. Bao gồm các loại đất sau: + Đất sản xuất nông nghiệp: là 567,03 ha, chiếm 28,81 % tổng diện tích tự nhiên toàn xã. Bao gồm: a, Đất trồng cây hàng năm: Diện tích 527,26 ha, chiếm 26,37 % tổng diện tích tự nhiên. Trong đó: Đất trồng lúa có diện tích 302,36 ha, chiếm 15,13 % tổng diện tích tự nhiên. Đất trồng cây hàng năm khác có diện tích 185,13 ha, chiếm 9,26 % tổng diện tích tự nhiên.
  54. 45 b, Đất trồng cây lâu năm: Diện tích là 48,77 ha, chiếm 2,44 % tổng diện tích tự nhiên. + Đất lâm nghiệp: có diện tích là 1.147,48 ha chiếm 57,39 % tổng diện tích tự nhiên. Chủ yếu là đất rừng sản xuất và rừng phòng hộ. + Đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích đất nuôi trồng thủy sảnlà 11,80 ha, chiếm 0,59 % tổng diện tích tự nhiên của xã. - Nhóm đất phi nông nghiệp: Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp của xã thống kê đến 31/12/2018 là 187,44 ha, chiếm 9,38 % trong tổng diện tích tự nhiên. Bao gồm: + Đất ở: Diện tích đất ở của xã thống kê đến 31/12/2018 là58,23 ha, chiếm2,92 % tổng diện tích tự nhiên của xã. + Đất chuyên dùng: Diện tích thống kê đến 31/12/2018 là 39,46 ha, chiếm1,98 % diện tích của xã. Trong đó: a, Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: Diện tích là 1,93 ha, chiếm 0,10 % tổng diện tích tự nhiên. b, Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: Diện tích 4,67 ha, chiếm 0,24 % tổng diện tích tự nhiên. c, Đất xây dựng công trình sự nghiệp: Diện tích là 2,04 ha, chiếm 0,11 % tổng diện tích tự nhiên. d, Đất sử dụng vào mục đích công cộng: Diện tíchlà 24,08 ha, chiếm 1,24 % tổng diện tích tự nhiên. e, Đất an ninh, quốc phòng: Diện tích 6,02 ha, chiếm 0,31 % tổng diện tích tự nhiên. + Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng: Diện tích thống kê đến 31/12/2018 là 13,91 ha, chiếm 0,70 % tổng diện tích tự nhiên. + Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối: Diện tích thống kê đến 31/12/2018 là 39,13 ha, chiếm 1,96 % tổng diện tích tự nhiên. + Đất có mặt nước chuyên dùng: Diện tích là 36,68 ha, chiếm 1,84 %
  55. 46 tổng diện tích tự nhiên. - Nhóm đất chưa sử dụng: Diện tích thống kê đến 31/12/2018 là 76,69 ha, chiếm 3,84 % tổng diện tích tự nhiên. 4.2.1.2 Tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Bảng 4.4: Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Thanh Hưng năm 2018 Diện Cơ cấu STT Loại đất Mã tích (%) (ha) 1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 576,03 100 1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 527,26 91,53 1.1.1 Đất trồng lúa LUA 302,36 52,49 1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 224,9 39,04 1.1.2.1 Đất bằng trồng cây hàng năm khác BHK 185,13 32,13 Đất nương rẫy trồng cây hàng năm 6,91 1.1.2.2 NHK 39,77 khác 1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 48,77 8,47 (Nguồn: UBND xã Thanh Hưng) Qua bảng 4.4 ta thấy đất sản xuất nông nghiệp trong xã Thanh Hưng chủ yếu là đất trồng cây hàng năm với diện tích là 527,26 ha chiếm 91,53% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, trong đó là đất trồng lúa là 302,36 ha chiếm 52,49% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Đất trồng cây hàng năm khác là 224,9 ha chiếm 39,04% diện tích đất sản xuất nông Đất trồng cây lâu năm có diện tích là 48,77 ha chiếm 8,47% diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
  56. 47 4.2.2. Xác định các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Thanh Hưng. Xã Thanh Hưng làxã mang những đặc điểm của vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh. Trên địa bàn có nhiều cây trồng nông nghiệp, nhưng một số cây trồng chủ yếu là lúa, rau, hoa cúc, hoa ly, đào, hoa hồng, .với quy mô gia đình và sau đây là những cây trồng chủ lực trong xã mang lại thu nhập cho người dân. Đặc biệt, điều mà khi nhắc đến Thanh Hưng không ai không biết nơi đây chính là vựa hoa, vựa rau màu của tỉnh Điện Biên. Xã Thanh Hưng được mệnh danh là làng hoa của tỉnh Điện Biên, là nơi sản xuất hoa chính, cung cấp cho khoảng 70% nhu cầu thị trường hoa của toàn tỉnh. Loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính trên địaàn b xã Thanh Hưng bao gồm: + Lúa 2 vụ (lúa Đông– Xuân, lúa Hè – Thu); + Hoa (chủ yếu là hoa ,cúc hồng, đào ); + Rau màu + Cây hàng năm khác + cây lâu năm Hình 2: Hộ gia đình trên xã Thanh Hưng 4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Thanh Hưng 4.3.1. Đánh giá về hiệu quả kinh tế sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của Thanh Hưng 4.3.1.1., Năng suất, sản lượng các loại cây trồng chính
  57. 48 Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá quá trình khai thác tiềm năng của đất. Sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra có được thị trường chấp nhận hay không đòi hỏi phải có chất lượng tốt, số lượng đáp ứng được nhu cầu của thị trường theo từng mùa vụ và đảm bảo vệ sinhan toàn khi sử dụng. Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu không thể thiếu trong đánh giá hiệu quảsử dụng đất, đây là căn cứ quan trọng để tìm ra giải pháp kỹ thuật và lựachọn được loại hình sử dụng đất thích hợp. Để đánh giá hiệu quả sử dụng đấtcủa xã Thanh Hưng tôi đã tiến hành điều tra nông hộ theo mẫu phiếu điều tra Bảng 4.5. Diện tích, năng suất, sản lượng các loại hình sử dụng đất của xã Thanh Hưng Loại hình sử Chỉ tiêu Đơn Năm Năm Năm dụng đất vị 2016 2017 2018 Năng suất Tạ/ha 125,03 126,74 128,73 Lúa Diện tích gieo trồng Ha 685,26 696,62 707,72 Sản lượng Tấn 4.215,03 4.420,75 4.554,88 Năng suất Tạ/ha 45.000 48.000 50.000 Diện tích gieo Ha 15,00 13,00 15,00 Hoa trồng Sản lượng Tấn 330.000 312.000 375.000 Năng suất Tạ/ha 245,67 246,67 247,33 Diện tích gieo Ha 106,00 106,00 106,00 Rau màu trồng Sản lượng Tấn 484,10 494,70 501,60 Năng suất Tạ/ha 131,54 170,75 184,77 Cây hằng Diện tích gieo Ha 31,00 15,00 18,00 năm khác trồng Sản lượng Tấn 345,77 233,62 305,35 Cây lâu năm Năng suất Tạ/ha 129,60 132.73 133,12 Diện tích gieo Ha 47,02 47,69 48,77 trồng Sản lượng Tấn 120,34 129,76 130,45 ( Nguồn: UBND xã Thanh Hưng ) Bảng 4.5 cho thấy loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính của xã chủ yếu là trồng các loại cây trồng ngắn ngày như: lúa, ngô, lạc, hoa cúc, hoa hồng, dứa, mận và rau màu các loại Bên cạnh giống địa phương có
  58. 49 khả năng chống chịu tốt, phù hợp với tập quán canh tác của người dân nhưng khi thu hoạch cho năng suất thấp vì thế xã đãạ m nh dạn áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và các giống mới để đưa vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất cây trồng, phát huy hiệu quả tiềm năng đất đai, tăng thu nhập cho người dân. Cụ thể như sau: - Về cây lúa: Năng suất lúa tăng qua các năm từ 2016 là 125,03 tạ/ha lên 128,73 tạ/ha vào năm 2018. Năng suất lúa của xã ổn định qua các năm do người dân áp dụng thành công tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. - Về cây hoa: Số lượng trồng hoa cúc, hồng đào qua các năm tăng lên năm 2018 năng suất đạt được 50.000 cây tăng so với năm 2016 là 5.000 cây, cho thấy nhu cầu hoa cúc ngày càng cao đặc biệt nhu cầu đáp ứng dịp tết Nguyên Đán cũng như điều kiện đất đai, con người, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc chăm sóc cây nên năng suất ngày càng tăng. - Về cây rau, màu: Năng suất đạt 245,67 tạ/ha vào năm 2016 tăng lên 247,33 tạ/ha vào năm 2018. - Về cây hằng năm khác: Năng suất biến động theo các năm cụ thể: Năm 2016 năng suất đạt 131,54 tạ/ha, năm 2017 năng suất đạt 170,75 tạ/ha và năm 2018 năng suất đạt 184,77 tạ trên ha. Các loại cây hằng năm như ngô, lạc, đỗ được xã đưa vào chỉ mới những năm gần đầy nhưng cho hiệu quả rất cao. Những năm qua mặc dù tình hình khó khăn nhưng năng suất cây trồng luôn đạt mức khả quan. Nhìn chung, năng suất của các loại cây trồng lúa, dưa hấu, hoa và rau màu tăng và vẫn đảm bảo sự ổn định qua các năm. - Về cây lâu năm: Do điều kiện địa hình xã nằm ở vùng lòng chảo chủ yếu là ruộng đồng không thuận lợi cho việc trồng cây lâu năm nên trên địa bàn xã chỉ trồng cây hàng năm là chủ yếu tuy nhiên diện tích gieo trồng cũng như năng suất cây lâu năm tăng lên do xã triển khai dự án trồng cây vú sữa để xây dựng chuỗi sản phẩm sạch trên địa bàn. Ngoài ra các cây trồng khác như
  59. 50 vải, nhãn, xoài cũng được người dân trồng thêm và đầu tư chăm sóc. Năng suất năm 2016 đạt 129,60 tạ/ha tăng lên 133,12 tạ/ha vào năm 2018. 4.3.1.2. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất Bảng 4.6. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp Loại hình Giá trị sản Chi phí Giá trị gia Giá trị Giá trị sử dung xuất( GO) sản tăng(VA) VA/IC GO/IC đất chính (đồng/ha) xuất(IC) (đồng/ha) (Lần) (Lần) (đồng/ha) Lúa 83.674.500 40.715.000 42.959.500 1,06 2,06 Hoa 250.000.000 79.775.000 170.255.000 2,13 3,13 Rau màu 123.665.000 44.165.000 79.500.000 1,80 2,80 Cây hằng 120.100.500 47.770.000 72.330.500 1,51 2,51 năm Cây lâu 78.100.500 30.340.000 47.760.500 1,57 2,57 năm ( Nguồn: Điều tra nông hộ ) Qua bảng 4.6 cho thấy: Giá trị sản xuất, chi phí sản xuất trung gian, giá trị gia tăng của các kiểu sử dụng đất có sự chênh lệch rõ rệt (giá trị sản xuất của cây hoa và cây lâu năm là cao nhất). Đa số các kiểu sử dụng đất đều có giá trị sản xuất cao, bên cạnh đó kiểu sử dụng đất trồng lúa vẫn còn thấp về năng suất, giá trị sản xuất. Về chi phí sản xuất thì trồng hoa chiếm chi phí khá cao so với chi phí sản xuất các cây trồng khác. Bên cạnh đó, cùng một đồng chi phí bỏ ra, loại hình sử dụng đất trồng hoa sẽ thu được 2,13 lần chi phí tăng thêm, tiếp đến loại hình sử dụng đất trồng rau sẽ thu được 1,8 lần chi phí tăng thêm, và thấp nhất là loại hình sử dụng đất trồng lúa chỉ thu lại được 1,06 lần. Mặt khác, giá trị GO/IC cao nhất là loại hình sử dụng đất trồng hoa tạo ra 3,13 lần, tiếp đến loại hình sử dụng đất trồng rau màu tạo ra được 2,80 lần,
  60. 51 cây lâu năm là 2,57, cây hằng năm là 2,51 lần và thấp nhất là loại hình sử dụng đất trồng lúa với 2,06 lần . 4.3.2. Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội Ngoài việc xác định hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đấtthì hiệu quả xã hội mà quá trình sử dụng đất mang lại cũnghết sức quan trọng. Giải quyết lao động nông nhàn và dư thừa trong nông thôn đang là một vấn đề lớn cần được quan tâm. Trong khi công nghiệp và dịch vụ chưa đủ phát triển để thu hút toàn bộ lao động nông nhàn và dư thừa đó thì việc phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp là một giải pháp quan trọng để tạo việc làm, tăng thu nhậpcho người dân và tăng thêm của cải vật chất cho xã hội, góp phần đảm bảoan ninh trật tự, hạn chế tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên. Để nghiên cứu về mặt xã hội của quá trình sử dụng đất nông nghiệp qua các kiểu sử dụng đất, em tiến hành so sánh mức độ đầu tư lao động, hiệu quả kinh tế bình quân trên một ngày công lao động và hiệu quả đồng vốncủa mỗi kiểu sử dụng đất trên mỗi vùng dựa trên kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ. Bảng 4.7. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất chính Loại hình sử Số công lao động Giá trị ngày công dụng đất chính (công/ha/năm) (nghìn đồng/ ngày) Lúa 190 195,27 Hoa 220 467,52 Rau màu 180 441,67 Cây hằng năm 180 401,84 khác Cây lâu năm 150 431,40 ( Nguồn: phiếu điều tra nông hộ ) Bảng 4.7 cho thấy: a. Giá trị ngày công:
  61. 52 + Giá trị ngày công của loại hình sử dụng đất trồng lúa là thấp,chỉ 195,27 nghìn đồng/ngày. Nguyên nhân do đầu tư vào phân bón và vật tư lao động cao, trong khi đó giá lúa lại thấp, trung bình khoảng 6.500 đồng/kg. + Giá trị ngày công của loại hình sử dụng đất trồng cây hằng năm là 401,84 nghìn đồng/ngày và cây lâu năm là 431,40 nghìn đồng/ngày. Đây là loại hình phụ thuộc nhiều vào thời tiết, tốn nhiều công lao động và vật tưphân bón, nhưng cho năng suất cao nên có giá trị thu nhập cao. + Giá trị ngày công của loại hình sử dụng đất trồng rau màu có giá trị tương đối lớn, 441,67 nghìn đồng/ngày. Do rau màu đưa trồng nhiều chủng loại nên đòi hỏi nhiều công chăm sóc, thu hoạch từng ngày. Vì thế, đây là loại hình chủ yếu dựa vào công lao động của nông dân còn lượng chi phí vậttư, phân bón không đáng kể. + Giá trị ngày công loại hình sử dụng đất cao nhất làtrồng hoa với 467,52 nghìn đồng/ngày. Đây là loại hình cho giá trị thu nhập cao nhưng lại tốn nhiều công nhất. Giống hoa được trồng chủ yếu trên địa bàn xã làgiống hoa cúc, hoa hồng dễ trồng, thích ứng cao, cho năng suất cao nhưng lại tốn nhiều công và phân bón nên mức đầu tư tương đối cao. Do năng suất cao nên người dân thu được lợi nhuận tương đối lớn, nhất là vào dịp Tết khi giáhoa được nâng lên rất nhiều. b. Tình hình sử dụng lao động và khả năng giải quyết việc làm Qua điều tra thực tế cho thấy: - Với loại hình sử dụng đất trồng lúa giải quyết được 190 công lao động/ha. Qua đó, cho thấy rằng mức độ giải quyết lao động của loại hình này ở mức khá cao, loại hình sử dụng đất này đã thu hút được công lao động tham gia nhiều nhưng chỉ tập trung ở đầu vụ và cuối vụ,vào một số thời gian như làm đất, gieo sạ, bón phân, làm cỏ, lấy nước và thu hoạch. Trong những năm gần đây người dân lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều nên công phun thuốc tăng. Hơn nữa nhiều diện tích đất lúa làm theo
  62. 53 hình thức gieo vãi nên mất công gieo. Tuy đòi hỏi công lao động nhiều nhưng giá trị ngày công lao động chỉ đạt 195,27 nghìn đồng/ngày. - Với loại hình sử dụng đất trồng hoa giải quyết được rất cao công lao động với 220 công lao động/ha, giá trị ngày công lao động cao 467,52 nghìn đồng/ngày do đó khả năng đáp ứng lao động cho địa phương, loại hình trồng hoa cúc tính bền vững xã hội mức cao. Tuy nhiên, hoa là loại cây trồng phụ thuộc vào thời tiết và kỹ thuật chăm sóc cao nên ít người dân trồng mặc dùnó mang lại lợi nhuận cao. - Với loại hình sử dụng đất trồng rau màu vàcây hằng năm với số công lao động 180 công lao động/ha, như vậy loại hình sử dụng đất trồng rau màu và cây hằng năm có tính bền vững xã hội ở mức khá cao. Sản xuất rau màu và cây hằng năm tại địa phương chủ yếu tiêu thụ tại các chợ, nhà hàng. Với loại hình sử dụng đất trồng cây lâu năm với số công lao động 150 công lao động/ha. Mức độ giải quyết việc làm là thấp nhất. Do cây lâu nămít phải chăm sóc và sâu bệnh. 4.3.3. Đánh giá hiệu quả về mặt môi trường Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm độ phì ở những vùng thâm canh cao là sử dụng phân bón mất cân đối. Trong nghiên cứu gần đây cho thấy việc sử dụng phân bón ở Việt Nam tại nhiều vùng với nhiều loại cây trồng còn thiếu khoa học và lãng phí. Nông dân mớichỉ quan tâm đến sử dụng phân đạm, ít quan tâm đến sử dụng phân lân và phần lớn chưa quan tâm đến kali và các nguyên tố trung, vi lượng khác.
  63. 54 Bảng 4.8. So sánh mức đầu tư với tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý Đơn vị: Tấn/ha Loại Theo điều tra nông hộ Theo tiêu chuẩn phân bón hình sử Phân Phân Phân Phân Phân Phân Phân Phân dụng đạm Lân Kali chuồng đạm lân Kali chuồng đất Lúa 0,3 0,7 0,2 0,005 0,1- 0,2- 0,2- 0,01 0,15 0,25 0,25 Hoa 0,2 0,25 0,12 0,8 0,1-0,2 0,1-0,2 0,05- 1-2 0,1 Rau 0,2 0,17 0,3 1,0 0,15- 0,05- 0,1- 20 0,2 0,1 0,2 Cây hằng 0,4 0,3 0,3 0,5 0,16 0,2 0,1 0,3-0,4 năm Cây lâu 0,1 0,2 0,1 0,8 0,1- 0,1-0,2 0,05- 12 năm 0,15 0,1 (Nguồn: Thu thập điều tra phỏng vấn nông hộ) Bảng 4.8 cho thấy, hầu hết các loại cây trồng đều được bón đạm với một lượng nhiều, như lúa được bón 300 kg/ha, cây hằng năm được bón 400 kg/ha trong khi đó theo tiêu chuẩn kỹ thuật (theo chuyên gia) thì bón đạm cho cây lúa là 100 - 150 kg/ha, cây hằng năm là 160 kg/ha. Cây hằng năm được bón 300 kg/ha trong khi tiêu chuẩn kỹ thuật cho bón kali chỉ có 100 kg/ha. Điều này đã gây lãng phí lớn trong việc sử dụng phân bón và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Tuy lượng phân hoá học được sử dụng tương đối nhiều nhưng lượng phân chuồng bón cho các cây trồng đều ở mức quá thấp so với yêu cầu, như cây rau màu lượng phân chuồng theo tiêu chuẩn là 20 tấn/ha, cây lâu năm là 12 tấn/ha nhưng theo điều tra thực tế người nông dân chỉ bón với lượng trung bình là 10 tấn/ha. Việc bón quá ít phân chuồng và sử dụng