Đồ án Đánh giá hiệu quả thực hiện chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn trên địa bàn quận 12, TP.HCM

pdf 157 trang thiennha21 13/04/2022 4070
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Đánh giá hiệu quả thực hiện chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn trên địa bàn quận 12, TP.HCM", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_an_danh_gia_hieu_qua_thuc_hien_chuong_trinh_thi_diem_phan.pdf

Nội dung text: Đồ án Đánh giá hiệu quả thực hiện chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn trên địa bàn quận 12, TP.HCM

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN/ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 12, TP. HCM Ngành: MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : GS.TS HOÀNG HƯNG Sinh viên thực hiện :ĐỖ LÂM DUY AN MSSV: 1411090001 Lớp: 14DMT01 TP. Hồ Chí Minh, năm 2018
  2. LỜI CAM ĐOAN - - - - -  - - - - - Em xin cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu,học hỏi , khảo sát của em dưới sự hướng dẫn của GS.TS Hoàng Hưng, không sao chép từ bất kỳ tài liệu nào. Quá trình khảo sát được diễn ra tháng 11-2017 và khảo sát tiếp tục, thu thập số liệu từ tháng 6,7-2018 .Các số liệu được sử dụng trong khóa luận để thực hiện cho việc đánh giá, nhận xét và đề xuất là số liệu thực tế, những thông tin đều có nguồn từ các công ty và khu vực liên quan. Ngoài ra, em cũng sử dụng một số văn ý nhận xét,đánh giá,nhận định của các tác giả từ các nguồn khác nhau và được ghi trong tài liệu tham khảo. Nếu có bất kỳ sự gian lận nào. Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng cũng như kết quả luận văn của mình. Hồ Chí Minh ,ngày 30 tháng 07 năm 2018 Sinh viên thực hiện Đỗ Lâm Duy An
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, trước tiên em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đến thầy PGS.TS Hoàng Hưng – giảng viên viện Khoa Học Ứng Dụng – Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM đã trực tiếp hướng dẫn và hết lòng giúp đỡ em hoàn thiện ý tưởng, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm để em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp. Xin cảm ơn quý nhà trường ,nơi em theo học và rèn luyện suốt 4 năm qua đã tạo môi trường để học tập và trau dồi kiến thức Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Viện Khoa Học Ứng Dụng – Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM , đã tận tâm truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu, dạy dỗ, nâng đỡ em trong suốt quá trình học tập 4 năm , động viên và khuyến khích để em hoàn thành luận văn . Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Lãnh đạo, ủy ban nhân dân phường Tân Thới Hiệp Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn tổ trưởng các khu phố và các hộ gia đình trên địa bàn phường Tân Thới Hiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện để em có thể hoàn thành luận văn. Cuối cùng, xin vô cùng biết ơn ông bà ,cha mẹ đã luôn ủng hộ tạo mọi điều kiện cho con được tập trung học tập cũng như động viên tinh thần và hết lòng hỗ trợ để con hoàn thành việc học tập ở trường và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Trên tinh thần cố gắng của bản thân và sự vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành luận văn một cách hoàn chỉnh nhất. Song, do sự hạn chế về trình độ cũng như kinh nghiệm cùng nhiều nguyên nhân khách quan khác, luận văn này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và sai lầm. Kính mong sự chỉ dẫn của quý thầy cô, anh chị và sự góp ý của bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn. Tp.Hồ Chí Minh , ngày 30 tháng 07 năm 2018 Sinh viên thực hiện Đỗ Lâm Duy An
  4. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG i DANH MỤC ĐỒ THỊ ii DANH MỤC HÌNH iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv TÓM TẮT v LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Nội dung nghiên cứu 2 4. Đối tượng nghiên cứu 3 5. Phạm vi nghiên cứu 3 6. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 1.1. Tổng quan về chất thải rắn 5 1.1.1. Một số khái niệm 5 ❖ Chất thải rắn sinh hoạt 5 ❖ Thu gom, vận chuyển, xử lý và quản lý chất thải rắn 5 ❖ Phân loại chất thải rắn tại nguồn: 5 1.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn 6
  5. 1.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt 6 Bảng 1.1 Thành phần chất thải sinh hoạt từ các hộ dân 6 1.4. Tính chất chất thải rắn 7 1.4.1. Tính chất vật lý 7 1.4.2. Tính chất hóa học 8 Bảng 1.2 Thành phần hóa học của chất thải rắn sinh hoạt 8 1.4.3. Tính chất sinh học [12] 9 1.5. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn 10 1.6. Phương pháp xử lý chất thải rắn 11 1.6.1. Phương pháp cơ học [6] 11 1.6.2 Phương pháp nhiệt [6] 11 1.6.3. Phương pháp chuyển hóa sinh học và hóa học [6] 12 1.7. Vấn đề môi trường do chất thải rắn gây ra 13 1.7.1. Đối với môi trường nước 13 1.7.2. Đối với môi trường đất 14 1.7.3. Đối với môi trường không khí 14 1.7.4. Ảnh hưởng đến con người, cảnh quan và sức khỏe 14 1.8. Tổng quan về công tác quản lý chất thải rắn 15 1.8.1. Khái niệm về quản lý chất thải rắn 15 1.8.2. Quản lý chất thải rắn ở Thành phố Hồ Chí Minh 15 Hiện trạng hệ thống quản lý, thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại TP.HCM 16 ❖ Hệ thống thu gom, vận chuyển 16
  6. ❖ Tình hình phân loại rác 18 1.9. Tổng quan về chương trình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 19 1.9.1. Mục tiêu [21] 19 1.9.2. Nội dung thực hiện [21] 20 1.9.3. Tổ chức hệ thống phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải sau khi phân loại 21 1.9.3. Phân công thực hiện [21] 23 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ QUẬN 12 25 2.1 Điều kiện tự nhiên 25 2.1.1. Vị trí địa lý 25 Hình 2.1 Bản đồ hành chính Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh 26 2.1.3. Thủy văn 27 2.1.4. Khí hậu [4] 27 2.2 Điều kiện kinh tế [15] 27 2.2.1. Công nghiệp – xây dựng [15] 28 2.2.2. Nông nghiệp [18] 28 2.2.3. Thương mại – dịch vụ [15] 29 2.2.4. Mạng lưới giao thông [15] 29 2.3 Điều kiện xã hội 30 2.3.1. Dân số - lao động [15] 30 2.3.2 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 31 2.4 Tổng quan về chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn tại địa bàn Quận 12 32
  7. 2.4.1 Mục tiêu 33 2.4.2 Nội dung thực hiện 33 Hình 2.2. Sơ đồ lộ trình thu gom CTRSH theo lộ trình thu gom của Chương trình thí điểm PLRTN trên địa bàn Quận 12 34 2.4.3 Tổ chức thực hiện 34 2.4.4 Phân công thực hiện 34 2.4.5. Hiện trạng thực hiện Chương trình thí điểm Phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 12 36 2.5 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam 37 2.5.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 37 2.5.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 39 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44 3.1. Phương pháp nghiên cứu 44 3.1.1. Phương pháp nghiên cứu các cơ sở lý thuyết 44 3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu 44 3.1.3. Phương pháp khảo sát thực địa 45 3.1.4. Phương pháp xã hội học 45 ❖ Đối với các hộ gia đình 45 ❖ Đối với nhân viên thu gom 46 ❖ Đối với cán bộ quản lý chương trình 46 ❖ Phỏng vấn trực tiếp 46 ❖ Phát phiếu điều tra 46
  8. 3.1.5. Phương pháp định tính, định lượng 47 Bảng 2.1 Số lương mẫu xác định thành phần ,khối lượng CTRSH phát sinh tại các hộ gia đình tham gia chương trình 47 3.1.6 Phương pháp xác định nguyên nhân và hệ quả - CED (Cause & Effect Diagram) 48 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 49 4.1. Nội dung chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 12 49 4.1.1. Mục tiêu 49 4.1.2. Nội dung thực hiện 49 4.1.3. Tổ chức thực hiện 50 4.1.4. Phân công thực hiện 50 4.2. Khảo sát hiện trạng phát sinh chât thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình tham gia chương trình trên địa bàn Quận 12 52 4.2.1. Nguồn phát sinh CTRSH tại các hộ gia đình tham gia chương trình trên địa bàn Quận 12 52 4.2.2. Khối lượng và thành phần CTRSH phát sinh tại các hộ gia đình tham gia chương trình trên địa bàn Quận 12 53 Bảng 4.1Tổng khối lượng và tỷ lệ % khối lượng CTRSH phát sinh từ hộ gia đình tham gia chương trình thí điểm PLRTN trên địa bàn quận 12 54 Bảng 4.2 Khối lương CTRSH phát sinh trung bình tại các hộ gia đình tham gia chương trình thí điểm PLRTN trên địa bàn quận 12 56 ❖ Đối tượng hộ gia đình mặt tiền 57 ❖ Đối tượng hộ gia đình trong hẻm 57
  9. ❖ Đối tượng hộ gia đình trong dãy phòng trọ 57 Sơ đồ 4.3. Tỷ lệ % các hộ gia đình thực hiện công tác phân loại CTRSH khi tham gia chương trình 58 4.3 Hiện trạng hệ thống thu gom, vận chuyển CTRSH tại các hộ gia đình tham gia chương trình trên địa bàn quận 12 59 4.3.1. Hệ thống thu gom, vận chuyển CTRSH tại các hộ gia đình tham gia chương trình trên địa bàn Quận 12 giai đoạn năm 2017- 2018 59 ❖ Túi 60 ❖ Thùng chứa chất thải 60 4.4. Kết quả điều tra nhận thức, ý thức tham gia thực hiện chương trình thí điểm phân loại phân loại rác tại nguồn trên địa bàn quận 12 giai đoạn năm 63 4.4.1. Đối với các hộ gia đình tham gia 63 Bảng 4.3 Thống kê đặt điểm các đối tượng cần được phỏng vấn 64 Sơ đồ 4.4. Mức độ hiểu biết của hộ gia đình về chương trình PLRTN 65 Sơ đồ 4.5. Đánh giá của hộ gia đình về khả năng thực hiện chương trình PLRTN và những khó khăn gặp phải khi tham gia chương trình 67 Sơ đồ 4.6. Mức độ hài lòng của các hộ gia đình đối với nhân viên thu gom về khả năng thực hiện công tác thu gom trong quá trình tham gia chương trình 68 ❖ Công tác thu gom 68 ❖ Thái độ của nhân viên thu gom 69 4.4.2 Kết quả điều tra nhận thức và ý thức của nhân viên thu gom tham gia thực hiện chương trình thí điểm PLRTN trên địa bàn Quận 12 giai đoạn năm 2017 70
  10. 4.5. Đánh giá hiệu quả thực hiện chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn trên địa bàn quận 12 giai đoạn 2018 70 4.5.1. Đối với công tác phân loại CTRSH 70 ❖ Nhân viên thu gom 71 4.5.2. Đối với công tác thu gom CTRSH 71 ❖ Nhân viên thu gom 72 4.6 Đánh giá nhận thức và ý thức của các đối tượng tham gia Chương 73 ❖ Nhân viên thu gom 79 ❖ Cán bộ quản lý 73 CHƯƠNG 5 : XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 12 KHÔNG ĐẠT HIỆU QUẢ 75 5.1 Biện pháp giải quyết về vấn đề tài chính 77 5.2 Biện pháp giải quyết về vấn đề nhân lực 77 5.3 Biện pháp giải quyết vấn đề ý thức của người dân, nhân viên thu gom khi tham gia chương trình 78 ❖ Nhân viên thu gom 79 5.4 Biện pháp giải quyết vấn đề trang thiết bị, dụng cụ thu gom, vận chuyển CTRSH 80 ❖ Hệ thống vận chuyển 80 CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81
  11. 6.1 Kết luận 81 6.2 Kiến nghị 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 Tài liệu nước ngoài 86 PHỤ LỤC 87
  12. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Thành phần chất thải sinh hoạt từ các hộ dân 6 Bảng 2.2 Thành phần hóa học của chất thải rắn sinh hoạt 8 Bảng 3.1 Số lương mẫu xác định thành phần ,khối lượng CTRSH phát sinh tại các hộ gia đình tham gia chương trình 47 Bảng 4.1Tổng khối lượng và tỷ lệ % khối lượng CTRSH phát sinh từ hộ gia đình tham gia chương trình thí điểm PLRTN trên địa bàn quận 12 54 Bảng 4.2 Khối lương CTRSH phát sinh trung bình tại các hộ gia đình tham gia chương trình thí điểm PLRTN trên địa bàn quận 12 56 Bảng 4.3 Thống kê đặt điểm các đối tượng cần được phỏng vấn 64 i
  13. DANH MỤC ĐỒ THỊ Sơ đồ 4.1. Tổng khối lượng CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình tham gia chương trình trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 7 55 Sơ đồ 4.3. Tỷ lệ % các hộ gia đình thực hiện công tác phân loại CTRSH khi 58 tham gia chương trình 58 Sơ đồ 4.4. Mức độ hiểu biết của hộ gia đình về chương trình PLRTN 65 Sơ đồ 4.5. Đánh giá của hộ gia đình về khả năng thực hiện chương trình PLRTN và những khó khăn gặp phải khi tham gia chương trình 67 Sơ đồ 4.6. Mức độ hài lòng của các hộ gia đình đối với nhân viên thu gom về khả năng thực hiện công tác thu gom trong quá trình tham gia chương trình 75 ii
  14. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Bản đồ hành chính Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh 26 Hình 2.2. Sơ đồ lộ trình thu gom CTRSH theo lộ trình thu gom của Chương trình thí điểm PLRTN trên địa bàn Quận 12 34 iii
  15. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CTR Chất thải rắn PLRTN Phân loại rác tại nguồn CTRCN Chất thải rắn công nghiệp CTRĐT Chất thải rắn đô thị CTRNH Chất thải rắn nguy hại CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt PLCTRTN Phân loại chất thải rắn tại nguồn HĐND Hội đồng nhân dân MTV Một thành viên QĐ Quyết định QH Quốc hội TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh TNHH Trách nhiệm hữu hạn TTC Trạm trung chuyển UBND Ủy ban nhân dân VSMT Vệ sinh môi trường DVCI Dịch vụ Công ích HTX Hợp tác xã iv
  16. TÓM TẮT Hiện nay, chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn đang được thực hiện ngày càng nhiều và đạt được nhiều kết quả đáng mong đợi. Tuy nhiên, chương trình vẫn gặp một số khó khăn trong quá trình hoạt động. Vì vậy, đề tài “Đánh giá hiệu quả thực hiện chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 12” đã góp phần phân tích những khó khăn, thuận lợi trong gian đoạn thực hiện chương trình trên địa bàn Quận 12. Từ đó đề xuất những biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn trong gian đoạn thực hiện chương trình để chương trình được thực hiện lâu dài và đạt hiệu quả như mong muốn. Bài tiểu luận này đã sử dụng phương pháp xã hội học để phỏng vấn và điều tra các hộ gia đình, các nhân viên thu gom và cán bộ quản lý về tình hình phân loại, thu gom chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) và nhận thức của họ về việc tham gia chương trình phân loại rác tại nguồn. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng phương pháp định tính, định lượng để xác định khối lượng và thành phần CTRSH tại các hộ gia đình. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp CED để đánh giá nguyên nhân chương trình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 12 không đạt hiệu quả và đề xuất các biện pháp giải quyết các vần đề mà chương trình đang gặp phải. Để khảo sát tình hình phân loại CTRSH tại các hộ gia đình bài tiểu luận này đã nêu lên hiện trạng phát sinh CTRSH tại Quận 12 bao gồm: khối lượng và thành phần CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình. Bên cạnh đó còn khảo sát khả năng thực hiện phân loại, ý thức tham gia chương trình của các hộ gia đình. Ngoài ra, các đặc điểm về công tác phân loại, thu gom, vận chuyển CTRSH của nhân viên thu gom tham gia chương trình cũng được nêu lên. Từ đó, có thể nhận thấy ưu điểm và hạn chế trong quá trình tham gia chương trình. Đây là cơ sở phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả của chương trình và tìm ra các nguyên nhân dẫn đến chương trình không đạt hiệu quả. v
  17. Đề tài đã đề xuất các biện pháp để giải quyết các vấn đề mà chương trình đang mắc phải gồm: giải quyết vấn đề tiền lương cho nhân viên; trang bị thêm thiết bị, dụng cụ thu gom, vận chuyển CTRSH; tuyển dụng thêm nhân viên để thực hiện chương trình; xây dựng hệ thống thu gom hoàn thiện hơn và nâng cao công tác tuyên truyền, vận động các hộ gia đình tham gia chuơng trình. Thông qua việc đánh giá hiệu quả chương trình, tiểu luận đã đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả trong việc tham gia chương trình cũng như kiến nghị hướng nghiên cứu bổ sung nhằm hoàn thiện chương trình trong những hướng nghiên cứu tiếp theo. vi
  18. Đồ án tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xã hội ngày càng phát triển nhờ những tiến bộ của khoa học kĩ thuật. Cuộc sống của con người được trợ giúp nhiều hơn nhờ các loại máy móc tân tiến. Tuy nhiên, kéo theo đó là một số hệ lụy mà chúng ta không thể coi thường. Và một trong số đó là vấn đề rác thải, ô nhiễm môi trường. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta đang thải ra ngoài môi trường rất nhiều loại rác thải. Rác bị xả bừa bãi, thải trực tiếp ra môi trường gây ảnh hưởng rất lớn đến mĩ quang đô thị, gây ô nhiễm và đặc biệt là gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Có thể nói, hiện nay, đây là một vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những hành động đúng đắn để bảo vệ môi trường và hạn chế những vấn đề rác thải. Ở Việt Nam trước đây, việc quản lý rác thải ở các đô thị chỉ đơn thuần theo hình thức: thu gom – vận chuyển – xử lý chôn lấp tại các bãi chôn lấp rác. Với số lượng rác ngày càng lớn như hiện nay thì việc xử lý rác bằng cách chôn lấp không còn hiệu quả như mong muốn mà thay vào đó nhà nước ta đã thực hiện thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn (PLCTRTN) ở một số tỉnh thành. Cụ thể, tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã triển khai thí điểm tại một số quận nhưng nhìn chung dự án phân loại này vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn và chưa thể tiến hành thực hiện đồng bộ. Rác thải là một tài nguyên quý giá nếu chúng ta biết cách phân loại chúng. Việc sử dụng lại rác vô vơ trong việc tái chế hay sử dụng rác hữu cơ cho việc ủ phân compost cũng đã phần nào giúp ích cho môi trường sống chúng ta xanh- sạch- đẹp, cải thiện phần nào lối sống của người dân về việc phân loại rác. Cho ta thấy được tầm quan trọng của việc phân loại chất thải rắn tại nguồn (PLCTRTN cũng như ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ môi trường sống của mình.` 1
  19. Đồ án tốt nghiệp Hiện nay, cụ thể nhất là trên địa bàn Quận 12, từ năm 2015 đã và đang thực hiện chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn với quy mô 191 hộ dân. Tuy nhiên trong suốt quá trình thực hiên chương trình cũng gặp một số khó khăn trong việc hướng dẫn, công tác tuyên truyền và việc thực hiện của người dân khi tham gia chương trình còn là một vấn đề nan giải. Bên cạnh đó quận còn muốn nhân rộng phạm vi, thời gian thực hiện để phần nào nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ môi trường. Do đó, nhằm giải quyết những khuất mắc trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả thực hiện chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 12, TP. HCM ” với hy vọng việc thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn đạt hiệu quả và mang lại ý nghĩa to lớn khi hằng năm có hàng ngàn tấn rác được tận dụng để tái chế, tái sử dụng, phục vụ sản xuất, nâng cao lợi ích kinh tế, giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được thực hiện nhằm mục đích phân tích những khó khăn, thuận lợi trong gian đoạn thực hiện chương trình trên địa bàn Quận 12 . Từ đó đề xuất những biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn trong gian đoạn thực hiện chương trình để chương trình được thực hiện lâu dài và đạt hiệu quả như mong muốn. 3. Nội dung nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nói trên, đề tài tiến hành thực hiện các nội dung nghiên cứu sau: - Nghiên cứu về “Chương trình thí điểm PLRTN trên địa bàn Quận 12”. + Mục đích thực hiện chương trình. + Ý nghĩa chương trình. + Đối tượng tham gia chương trình. 2
  20. Đồ án tốt nghiệp + Thời gian thực hiện. + Phạm vi thực hiện. - Khảo sát hiện trạng phát sinh chất thải rắn khi tham gia chương trình trên địa bàn Quận 12. - Khảo sát hiện trạng hệ thống thu gom, vận chuyển CTRSH tại các hộ gia đình tham gia chương trình. - Điều tra, khảo sát nhận thức và ý thức khi tham gia chương trình PLRTN của các đối tượng tham gia chương trình: các hộ gia đình, nhân viên thu gom và cán bộ quản lý chương trình PLRTN trên địa bàn Quận 12. - Đánh giá hiệu quả thực hiện chương trình PLRTN trên địa bàn Quận 12. - Đề xuất các biện pháp khắc phục khó khăn trong quá trình thực hiện chương trình PLRTN trên địa bàn Quận 12. 4. Đối tượng nghiên cứu - Chương trình PLRTN được thí điểm trên địa bàn Quận 12. 5. Phạm vi nghiên cứu Theo không gian: Tại khu phố 4 (Tổ 10) gồm các hộ dân mặt tiền và trong hẻm tuyến đường Nguyễn Thị Kiểu (đường Hiệp Thành 37 cũ) và khu phố 4A (mộ phần Tổ 9). Số lượng hộ dân: 191 hộ dân (31 hộ mặt tiền, 149 hộ trong hẻm và 11 phòng trọ do người dân tự nguyện hưởng ứng tham gia). - Theo thời gian: 6,7 -2018 Và tháng 11-2017 6. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu - Ý nghĩa khoa học: Đề tài đã cung cấp một số cơ sở khoa học phục vụ cho công tác phân loại, 3
  21. Đồ án tốt nghiệp quản lý CTRSH cho Chương trình Phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 12 để thấy được những hiệu quả hữu ích từ chương trình. Đồng thời có những đánh giá khách quan về chương trình. Bên cạnh đó, các số liệu thống kê từ đề tài sẽ là nguồn tài liệu cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về quản lý chương trình PLRTN. -Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài đã đề xuất các biện pháp giải quyết vấn đề của chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn góp phần cải thiện điều kiện môi trường, hạn chế tới mức thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi của CTR đến đời sống con người và nâng cao nhận thức của người dân trong việc phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn. Ngoài ra, các đề xuất mang tính khả thi và có thể thực hiện tốt trong công tác quản lý CTRSH không những mang lại lợi ích về kinh tế, giảm thiểu chi phí vận chuyển, xử lý CTRSH mà còn mang ý nghĩa xã hội rất cao góp phần giữ gìn môi trường trong sạch và phát triển bền vững. 4
  22. Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về chất thải rắn 1.1.1. Một số khái niệm ❖ Chất thải rắn Chất thải rắn bao gồm tất cả các chất thải ở dạng rắn, phát sinh do các hoạt động của con người và sinh vật, được thải bỏ khi chúng không còn hữu ích hay khi con người không muốn sử dụng nữa. ❖ Chất thải rắn sinh hoạt Là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. ❖ Thu gom, vận chuyển, xử lý và quản lý chất thải rắn Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. [10] Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng. [14] Xử lý chất thải là dùng các biện pháp kỹ thuật để xử lý các chất thải và không làm ảnh hưởng tới môi trường; tái tạo ra các sản phẩm có lợi cho xã hội nhằm phát huy hiệu quả kinh tế. [13] Theo Khoản 15, Điều 3, Chương 1 trong Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội khóa XIII đã định nghĩa: “Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải”. ❖ Phân loại chất thải rắn tại nguồn: Theo Sở Tài nguyên và Môi Trường TP.HCM phân loại rác tại nguồn là 5
  23. Đồ án tốt nghiệp quá trình tách riêng chất thải rắn sinh hoạt ra thành một số hoặc tất cả các thành phần của nó ngay tại nơi phát sinh và lưu giữ chúng một cách riêng biệt trước khi thu gom và trong suốt quá trình thu gom, vận chuyển chất thải đến nơi xử lý. [14] 1.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn Các nguồn chủ yếu phát sinh ra chất thải rắn bao gồm: [10] - Khu dân cư. - Khu thương mại (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ, ). - Cơ quan, công sở (trường học, trung tâm và viện nghiên cứu, bệnh viện, ). - Khu công trường xây dựng và phá huỷ các công trình xây dựng. - Khu công cộng (nhà ga, bến tàu, sân bay, công viên, khu vui chơi giải trí, ). - Nhà máy xử lý chất thải. - Khu công nghiệp. - Nông nghiệp. 1.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt Thành phần CTRSH tại các hộ gia đình được tổng hợp trong bảng dưới đây. Bảng 1.1 Thành phần chất thải sinh hoạt từ các hộ dân Thành phần riêng Thành phần (%) TT 1 Chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học 67,25 2 Vỏ sò, ốc, cua 1,91 3 Giấy và carton 6,07 4 Nilon và nhựa 6,8 5 Cao su KĐK 6 Kim loại và lon 0,74 7 Mốp xốp (Styrofoam) 0,46 6
  24. Đồ án tốt nghiệp 8 Chất thải nguy hại (giẻ lau dính dầu, bóng 0,43 đèn) 9 Các thành phần khác 16,34 Tổng 100 (Nguồn: CENTEMA tổng hợp. 2010) 1.4. Tính chất chất thải rắn 1.4.1. Tính chất vật lý 1.4.1.1. Khối lượng riêng Khối lượng riêng được định nghĩa là khối lượng CTR trên một đơn vị thể tích, tính bằng kg/m3. Khối lượng riêng của CTRĐT sẽ rất khác nhau tùy theo phương pháp lưu trữ: để tự nhiên không chứa trong thùng, chứa trong thùng và không nén, chứa trong thùng và nén. Do đó, số liệu khối lượng riêng của CTRĐT chỉ có ý nghĩa khi được ghi chú kèm theo phương pháp xác định khối lượng riêng. Khối lượng riêng của CTRĐT sẽ rất khác nhau tùy theo vị trí địa lý, mùa trong năm, thời gian lưu trữ, Do đó, khi chọn giá trị khối lượng riêng cần phải xem xét cả những yếu tố này để giảm bớt sai số kéo theo cho các phép tính toán. [20] 1.4.1.2 Độ ẩm Độ ẩm của CTR thường được biểu diễn theo một trong hai cách: tính theo thành phần phần trăm khối lượng ướt và thành phần phần trăm khối lượng khô. Trong lĩnh vực quản lý CTR, phương pháp khối lượng ướt thông dụng hơn. Theo cách này, độ ẩm của CTR có thể biểu diễn dưới dạng phương trình như sau: 푤− M = × 100 푤 - w: Khối lượng ban đầu của mẫu CTR (Kg). - d: Khối lượng của mẫu CTR sau khi đã sấy khô đến khối lượng không đổi ở 1050C (kg). [12] 7
  25. Đồ án tốt nghiệp 1.4.2. Tính chất hóa học 1.4.2.1 Công thức phân tử của chất thải rắn Các nguyên tố cơ bản trong CTRĐT cần phân tích bao gồm C (carbon), H (Hydro), O (Oxy), N (Nitơ), S (Lưu huỳnh) và tro. Các nguyên tố thuộc nhóm halogen cũng được xác định do các dẫn xuất của clo thường tồn tại trong thành phần khí thải khi đốt rác. Kết quả xác định các nguyên tố cơ bản này được sử dụng để xác định công thức hóa học của thành phần chất hữu cơ có trong CTRĐT cũng như xác định tỷ lệ C/N thích hợp cho quá trình làm phân compost. [12] Bảng 1.2 Thành phần hóa học của chất thải rắn sinh hoạt Tính theo % trọng lượng khô TT Thành phần Carbon Hydro Oxy Nitơ Lưu huỳnh Tro 1 Thực phẩm 48,0 6,4 37,5 2,6 0,4 5,0 2 Giấy 3,5 6,0 44,0 0,3 0,2 6,0 3 Carton 4,4 5,9 44,6 0,3 0,2 5,0 4 Plastic 60,0 7,2 22,8 x x 10,0 5 Vải 55,0 6,6 31,2 4,6 0,15 2,45 6 Cao su 78,0 10,0 x 2,0 x 10,0 7 Da 60,0 8,0 11,6 10,0 0,4 10,0 8 Rác làm vườn 47,8 6,0 42,7 3,4 0,1 4,5 9 Gỗ 49,5 6,0 42,7 0,2 0,1 1,5 10 Bụi, tro, gạch 26,3 3,0 2,0 0,5 0,2 68,0 (Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự. 2001) 1.4.2.2 Quá trình chuyển hóa hóa học Biến đổi hóa học của CTR bao hàm cả quá trình chuyển pha (từ pha rắn sang pha lỏng, từ pha rắn sang pha khí, ). Để giảm thể tích và thu hồi các sản phẩm, những quá trình chuyển hóa hóa học chủ yếu sử dụng trong xử lý 8
  26. Đồ án tốt nghiệp CTRĐT bao gồm đốt (quá trình oxy hóa hóa học), nhiệt phân và khí hóa. [12] 1.4.3. Tính chất sinh học [12] 1.4.3.1 Khả năng phân hủy sinh học của các thành phần chất hữu cơ Hàm lượng chất rắn bay hơi (VS), xác định bằng cách nung ở nhiệt độ 5500C, thường được sử dụng để đánh giá khả năng phân hủy sinh học của chất hữu cơ trong CTRĐT. Tuy nhiên, việc sử dụng chỉ tiêu VS để biểu diễn khả năng phân hủy sinh học của phần chất hữu cơ có trong CTRĐT không chính xác vì một số thành phần chất hữu cơ rất dễ bay hơi nhưng rất khó bị phân hủy sinh học (ví dụ giấy in báo và nhiều loại cây kiểng). Cũng có thể sử dụng hàm lượng lignin có trong chất thải để xác định tỷ lệ chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học theo phương trình sau (Tchobanoglous và cộng sự, 1993): BF = 0,83 – 0,028LC Trong đó: - BF: phần có khả năng phân hủy sinh học biểu diễn dưới dạng VS. - 0,83: hằng số thực nghiệm; - 0,028: hằng số thực nghiệm; - LC: hàm lượng lignin có trong VS tính theo % khối lượng khô. 1.4.3.2 Sự hình thành mùi Mùi sinh ra khi tồn trữ CTR trong thời gian dài giữa các khâu thu gom, trung chuyển và đổ ra BCL, nhất là ở những vùng khí hậu nóng, do khả năng phân hủy kỵ khí nhanh các chất hữu cơ dễ bị phân hủy có trong CTRĐT. 1.4.3.3 Các quá trình chuyển hóa sinh học Các quá trình chuyển hóa sinh học phần chất hữu cơ có trong CTRĐT có thể áp dụng để giảm thể tích và khối lượng chất thải, sản xuất phân compost dùng bổ sung chất dinh dưỡng cho đất và sản xuất khí methane. Những vi sinh vật chủ yếu tham gia quá trình chuyển hóa sinh học các chất thải hữu cơ bao gồm vi khuẩn, 9
  27. Đồ án tốt nghiệp nấm, men và antinomycetes. Các quá trình này có thể được thực hiện trong điều kiện hiếu khí hoặc kỵ khí, tùy theo lượng oxy sẵn có. Những điểm khác biệt cơ bản giữa các phản ứng chuyển hóa hiếu khí và kỵ khí là bản chất của các sản phẩm tạo thành và lượng oxy thực sự cần phải cung cấp để thực hiện quá trình chuyển hóa hiếu khí. 1.5. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn Dịch vụ thu gom rác thải thường có thể chia ra thành các dịch vụ “sơ cấp” và “thứ cấp”. Sự phân biệt này phản ánh yếu tố là ở nhiều khu vực, việc thu gom phải đi qua một quá trình hai giai đoạn: thu gom rác từ các nhà ở và thu gom rác tập trung về chỗ chứa trung gian rồi từ đó lại chuyển tiếp về trạm trung chuyển hay bãi chôn lấp. Giai đoạn thu gom sơ cấp ảnh hưởng trực tiếp đối với người dân cũng như đối với mĩ quan đô thị và hiệu quả của các công đoạn sau đó. - Thu gom sơ cấp: Là thu gom từ nơi phát sinh đến thiết bị gom rác của thành phố, đô thị, Giai đoạn này có sự tham gia của người dân và có sự ảnh hưởng lớn đến hiệu quả thu gom. Hệ thống thu gom này chủ yếu là bằng thủ công, bao gồm thu gom rác đường phố và thu gom rác từ các hộ dân cư. [6] - Thu gom thứ cấp: Là quá trình thu gom từ những thiết bị thu gom của thành phố đưa đến những nơi tái chế, xử lý (nhà máy tái chế, phân hữu cơ hay BCL, ). Trong đó bao gồm rác thải được các xe chuyên dùng chuyên chở đến các nhà máy xử lý, đến BCL, những nhà máy tái chế. [6] - Vận chuyển: Cách thức vận chuyển có thể là rác thải được tập trung đổ vào các thùng container sau đó được xe cẩu chuyên dùng đến cẩu thùng có chứa đầy rác đi và thay vào đó bằng một thùng trống; hoặc là người ta xây dựng các bãi hoặc hố trung chuyển, rác được tập kết vào đấy sau đó xe cuốn ép đến rác được đổ lên xe và chở đi; hoặc các xe rác đẩy tay của những công nhân sau khi thu gom rác ở các khu dân cư, đường phố sẽ chuyển đến tập trung tại một điểm sau đó xe cuốn ép đến và rác được chuyển lên xe. [6] 10
  28. Đồ án tốt nghiệp 1.6. Phương pháp xử lý chất thải rắn 1.6.1. Phương pháp cơ học [6] 1.6.1.1 Giảm kích thước Phương pháp giảm kích thước được sử dụng để giảm kích thước của các thành phần CTR. CTR được làm giảm kích thước có thể được sử dụng trực tiếp làm lớp che phủ trên mặt đất hay làm phân compost, hoặc một phần được sử dụng cho các hoạt động tái sinh. Thiết bị thích hợp được dùng để làm giảm kích thước CTR tùy thuộc vào loại, hình dạng, đặc tính của CTR và tiêu chuẩn yêu cầu. 1.6.1.2 Phân loại theo kích thước Phân loại theo kích thước là một quá trình phân loại một hỗn hợp vật liệu CTR có kích thước khác nhau thành 2 hay nhiều vật liệu có cùng kích thước, bằng cách sử dụng các loại sàng có kích thước lỗ khác nhau. 1.6.1.3 Phân loại theo khối lượng riêng Dùng để phân loại các vật liệu có trong CTR dựa vào khí động lực và sự khác nhau về khối lượng riêng của chúng. Phương pháp này được sử dụng để phân loại CTRĐT, tách rời các loại vật liệu sau quá trình tách nghiền thành 2 phần riêng biệt: dạng có khối lượng riêng nhẹ như giấy, nhựa, các chất hữu cơ và dạng có khối lượng riêng nặng như là kim loại, gỗ và các phế liệu vô cơ có khối lượng riêng tương đối lớn. 1.6.1.4 Phân loại theo điện trường và từ trường Phương pháp phân loại bằng từ trường được sử dụng phổ biến khi tiến hành tách các kim loại màu ra khỏi kim loại đen. 1.6.1.5 Nén chất thải rắn Các kỹ thuật hiện đang áp dụng để nén và tái sinh chất thải là đóng kiện, đóng giỏ, đóng khối hay ép thành dạng viên. 1.6.2 Phương pháp nhiệt [6] 11
  29. Đồ án tốt nghiệp 1.6.2.1. Hệ thống thiêu đốt Đốt là quá trình oxy hóa CTR bằng oxy không khí dưới tác dụng của nhiệt và quá trình oxy hóa hóa học. Bằng cách đốt chất thải, ta có thể giảm thể tích của CTR đến 80 – 90%. Nhiệt độ buồng đốt phải cao hơn 800℃. Sản phẩm cuối cùng của quá trình đốt là: các khí có nhiệt độ cao bao gồm nitơ, cacbonic, hơi nước và tro. 1.6.2.2 Hệ thống nhiệt phân Nhiệt phân là quá trình phân hủy hay biến đổi hóa học CTR bằng cách nung trong điều kiện không có oxy và tạo ra sản phẩm cuối cùng của quá trình biến đổi CTR là các chất ở dạng rắn, lỏng và khí. 1.6.2.3 Hệ thống khí hóa Quá trình khí hóa là quá trình đốt CTR trong điều kiện thiếu oxy. 1.6.2.4 Công nghệ đốt Trong quá trình cháy, các chất hữu cơ dạng rắn hoặc lỏng sẽ bị chuyển đổi sang pha khí. Các khí này qua các lưới đốt sẽ tiếp tục bị làm nóng lên, đến một nhiệt độ nào đó các hợp chất hữu cơ của chúng sẽ bị phân hủy thành các nguyên tử thành phần. Các nguyên tử này kết hợp với oxy để tạo nên các chất khí bền vững, các khí này sau khi qua các thiết bị kiểm soát ô nhiễm sẽ được thải vào khí quyển. 1.6.3. Phương pháp chuyển hóa sinh học và hóa học [6] 1.6.3.1 Quá trình ủ phân hiếu khí Biến đổi CTR hữu cơ thành các chất vô cơ dưới tác dụng của vi sinh vật. Sản phẩm tạo thành ở dạng mùn gọi là phân compost. 1.6.3.2 Quá trình phân hủy chất thải lên men kỵ khí Là quá trình biến đổi sinh học dưới tác dụng của vi sinh vật trong điều kiện kỵ khí, áp dụng đối với CTR có hàm lượng rắn từ 4 – 8%. Sản phẩm cuối cùng là khí 12
  30. Đồ án tốt nghiệp metan, khí CO2 và chất mùn ổn định dùng làm phân bón. 1.6.3.3 Quá trình chuyển hóa hóa học Quá trình chuyển hóa hóa học bao gồm một loạt các phản ứng thủy phân được sử dụng để tái sinh các hợp chất như là glucose và một loạt các phản ứng khác dùng để tái sinh dầu tổng hợp, khí và acetate xenlulo. Kỹ thuật xử lý CTR bằng phương pháp hóa học phổ biến nhất là phản ứng thủy phân xenlulo dưới tác dụng của axit và quá trình biến đổi metan thành metanol. 1.6.3.4.Bãi chôn lấp hợp vệ sinh [11] Bãi chôn rác thải vệ sinh được thực hiện bằng nhiều cách, mỗi ngày trải rác thành lớp mỏng, sau đó nén ép chúng lại bằng các loại xe cơ giới, sau cùng là trải lên các lớp rác bị nén chặt một lớp đất mỏng khoảng 15 cm. 1.7. Vấn đề môi trường do chất thải rắn gây ra 1.7.1. Đối với môi trường nước Chất thải rắn, đặc biệt là chất hữu cơ dễ bị phân hủy trong môi trường. Tại các bãi rác, nước có trong rác sẽ được tách ra kết hợp với các nguồn nước khác như: nước mưa, nước ngầm, nước mặt sẽ làm tăng khả năng phân hủy sinh học trong rác cũng như quá trình vận chuyển các chất gây ô nhiễm ra môi trường xung quanh. Đối với các bãi rác thông thường (đáy bãi rác không có lớp chống thấm, sụt lún hoặc lớp chống thấm bị thủng, ) các chất ô nhiễm sẽ thấm sâu vào nước ngầm gây ô mhiễm cho tầng nước ngầm và sẽ rất nguy hiểm khi con người sử dụng tầng nước này phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt. Ngoài ra, nước rò rỉ có thề chứa các hợp chất hữu cơ độc hại như: chất hữu cơ bị halogen hóa, các hydrocacbon đa vòng thơm, chúng có thể gây đột biến gen, gây ung thư. Các chất này nếu thấm vào tầng nước ngầm hoặc nước mặt sẽ xâm nhập vào chuỗi thức ăn, gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho sức khỏe, sinh mạng của con người hiện tại và cả thế hệ con cái mai sau. 13
  31. Đồ án tốt nghiệp 1.7.2. Đối với môi trường đất Rác sau khi chôn lấp sẽ tạo thành khí CH4 trong điều kiện hiếu khí làm xuất hiện thêm chất độc cho môi trường đất và sau đó, nếu không sử dụng chất khí vừa thoát ra này, nó sẽ bốc lên và tăng hiệu ứng nhà kính. Sự phân giải rác hữu cơ cũng gây ô nhiễm, do các sản phẩm trung gian hoặc vi khuẩn gây bệnh cho đất nếu chôn rác không đúng kỹ thuật. Đối với rác không phân hủy (nhựa, cao su, ) nếu không có giải pháp xử lý thích hợp sẽ là nguy cơ gây thoái hóa và giảm độ phì của đất. Ô nhiễm từ các bải rác sẽ tạo ra mùi hôi thối khiến cho không khí trong đất ngột ngạt, ảnh hưởng đến động vật trong đất, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân xung quanh. 1.7.3. Đối với môi trường không khí Các chất thải rắn thường có một phần có thể bay hơi và mang theo mùi làm ô nhiễm không khí. Cũng có những chất thải có khả năng thăng hoa phát tán vào không khí gây ô nhiễm trực tiếp, cũng có loại rác thải dễ phân hủy (thực phẩm, trái cây hỏng ), trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp sẽ được các vi sinh vật phân hủy tạo mùi hôi và nhiều loại khí ô nhiễm có tác động xấu đến môi trường đô thị, sức khỏe và khả năng hoạt động của con người. Kết quả quá trình là gây ô nhiễm không khí. 1.7.4. Ảnh hưởng đến con người, cảnh quan và sức khỏe Chất thải rắn phát sinh từ các khu đô thị, nếu không được thu gom và xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng dân cư và làm mất mỹ quan đô thị. Thành phần chất thải rắn phức tạp, trong đó có chứa các mầm bệnh từ người hoặc gia súc, các chất thải hữu cơ, xác súc vật chết, tạo điều kiện tốt cho muỗi, chuột, ruồi, sinh sản và lây lan mầm bệnh cho người, nhiều lúc trở thành dịch. 14
  32. Đồ án tốt nghiệp Một số vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng, tồn tại trong rác có thể gây bệnh cho con người như bệnh: sốt rét, bệnh ngoài da, dịch hạch, thương hàn, phó thương hàn, tiêu chảy, giun sán, lao, Phân loại, thu gom và xử lý rác không đúng quy định là nguy cơ gây bệnh nguy hiểm cho công nhân vệ sinh, người bới rác, nhất là khi gặp phải các chất thải rắn nguy hại từ y tế, công nghiệp như: kim tiêm, ống chích, mầm bệnh 1.8. Tổng quan về công tác quản lý chất thải rắn 1.8.1. Khái niệm về quản lý chất thải rắn Theo Khoản 15, Điều 3, Chương 1 trong Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội khóa XIII đã định nghĩa: “Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải”. Nói một cách cụ thể thì quản lý chất thải là quản lý việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế, loại bỏ hay thẩm tra các vật liệu chất thải. Quản lý chất thải thường liên quan đến những vật chất do hoạt động của con người sản xuất ra, đồng thời đóng vai trò giảm bớt ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người, môi trường hay tính mỹ quan. Quản lý chất thải cũng góp phần phục hồi các nguồn tài nguyên lẫn trong chất thải. Quản lý chất thải có thể bao gồm chất rắn, chất lỏng, chất khí hoặc chất thải phóng xạ, mỗi loại được quản lý bằng những phương pháp và lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu trữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe cong người. 1.8.2. Quản lý chất thải rắn ở Thành phố Hồ Chí Minh Là một đô thị lớn nên mức độ phát sinh chất thải rắn đô thị hàng năm tại TP.Hồ Chí Minh rất cao. Tổng khối lượng chất thải rắn đô thị phát sinh: 7.500 – 8.000 tấn/ngày (2.7 – 2.9 triệu tấn/năm). Trong đó, khối lượng thu gom và vận 15
  33. Đồ án tốt nghiệp chuyển đến bãi chôn lấp khoảng 7.000 – 7.200 tấn/ngày, phần còn lại là phế liệu được mua bán để tái chế. Tỷ lệ gia tăng khối lượng hàng năm: 7 – 8%. Chỉ số phát sinh CTR sinh hoạt bình quân đầu người của TP.HCM: 0,98 kg/người/ngày. Hiện nay, tổng lượng chất thải rắn (CTR) sinh hoạt đô thị phát sinh khoảng 28.400 tấn/ngày, trong đó tỷ lệ chất thải rắn hữu cơ chiếm tỉ lệ khoảng 54 – 77%, chất thải có thể tái chế chiếm khoảng 8 – 18%.[5] Cho đến thời điểm này, trên toàn địa bàn thành phố có 4 bãi rác: Đông Thạnh (huyện Hóc Môn), Gò Cát (quận Bình Tân), Phước Hiệp (huyện Củ Chi) và Đa Phước (huyện Bình Chánh). Trong số này, 2 bãi rác Đông Thạnh và Gò Cát đã đóng cửa, không tiếp nhận rác nữa. Toàn bộ 8.000 tấn rác hiện hữu của thành phố được chia đều cho 2 bãi rác Phước Hiệp và Đa Phước xử lý. Hiện trạng hệ thống quản lý, thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại TP.HCM ❖ Công tác quản lý Nhìn chung hệ thống quản lý chất thải của Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được rất nhiều thành quả đáng kể, tuy nhiên còn một số nhược điểm cần được khắc phục: - Sự phân công trách nhiệm chưa rõ ràng, chưa có một sự thống nhất riêng cho từng loại chất thải khác nhau. - Hệ thống quản lý rác còn hoạt động theo cơ chế bao cấp nặng nề. Nguồn thu duy nhất từ phí thu gom rác chỉ đủ trang trải cho các hoạt động thu gom, không đủ bù cho các chi phí hoạt động chung, do đó nhà nước phải bù lỗ thường xuyên - Chưa tạo dựng một thị trường thống nhất về trao đổi và tái chế CTR nói chung và CTR công nghiệp nói riêng, chỉ có 700 – 900 tấn/ngày chất thải rắn được tái chế chiếm 12,6%.[8] ❖ Hệ thống thu gom, vận chuyển Hiện nay việc thu gom chất thải chủ yếu sử dụng lao động thủ công và thực hiện quét dọn chủ yếu vào ban đêm mà người dân sinh hoạt ban ngày. Hơn nữa sự 16
  34. Đồ án tốt nghiệp tham gia của cộng đồng còn rất hạn chế, chưa khuyến khích người dân tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến tình trạng mất vệ sinh chung trên địa bàn thành phố. Hệ thống thu gom, vận chuyển tại Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 380 điểm hẹn chuyển rác từ xe đẩy tay sang xe cơ giới và vị trí các điểm hẹn thường xuyên bị di dời do chất lượng vệ sinh môi trường còn thấp. Có 3 đơn vị thực hiện vận chuyển là: Công ty MTĐT (53%), công ty DVCI một số quận huyện (30%), và HTX Công Nông (17%). Phương tiện vận chuyển: > 570 xe cơ giới các loại, với số lượng 06 trạm trung ép rác kín và 46 bô rác, các trạm trung chuyển đã hoạt động với công suất từ hơn 10 – 20 tấn/ngày đến 1.000 – 1.500 tấn/ngày. [20] Phần lớn chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt được thải bỏ lẫn lộn và được đưa tới bãi chôn lấp. Hơn nữa hiện nay chỉ còn duy nhất bãi rác Phước Hiệp – Củ Chi là nơi chôn lấp, nó đang phải làm việc vượt quá công xuất thiết kế và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống người dân quanh đó. Chưa có sự đầu tư thoả đáng lâu dài với các thiết bị thu gom, vận chuyển, phân loại, xây dựng bãi chôn lấp đúng quy cách và công nghệ xử lý chất thải. Xe thô sơ hở không kín đáy, không an toàn vệ sinh, các xe thu gom chưa được chuẩn hoá và thiếu các phương tiện cơ giới, sự phối hợp các xe đẩy tay và xe cơ giới chưa chặt chẽ dẫn tới các điểm hẹn trên đường phố bị ùn tắc thành những hàng dài gây ảnh hưởng tới mỹ quan đường phố. Các xe sau khi chở rác không rửa sạch sẽ dẫn tới mùi khó chịu điều này đã được người dân phản ánh rất nhiều mà chưa khắc phục được. Ngoài ra một số xe đẩy tay được che chắn tạm bợ, một số còn cơi nới diện tích để tăng khối lượng thu gom. Khi thu gom từ hộ gia đình chủ yếu được cột bao nilông, sau khi lấy rác công nhân thường mở ra làm rơi vãi và gây mùi rất khó chịu ảnh hưởng đến người dân và mĩ quan thành phố. Hiện nay các thiết bị dùng trong việc chuyên chở CTR không đồng bộ và lạc hậu, không được bảo dưỡng và sửa chữa đúng cách. Hiện nay số lượng xe ép còn 17
  35. Đồ án tốt nghiệp rất thiếu và không đồng bộ với việc thu gom ban đầu. Trên thực tế hiện nay mỗi ngày chỉ có 80% tổng số xe hoạt động số còn lại hoặc hư hỏng đột xuất hoặc đang trong kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa, không có sẵn xe dự phòng để đáp ứng nhu cầu thu gom, vận chuyển CTR trong giờ cao điểm và khi thực hiện bảo dưỡng định kỳ. [8] ❖ Tình hình phân loại rác Phân loại rác tại nguồn là một từ quá quen thuộc đối với người dân ở các nước phát triển nhưng còn quá mơ hồ đối với Thành phố nhộn nhịp nhất Việt Nam. Trước dây trên địa bàn thành phố mới chỉ thực hiện thí điểm phân loại rác tại nguồn được ở một số quận như 1, 4, 5, 6, 10. Đến nay thì phân loại rác mới được thí điểm ở một số quận chứ chưa được phổ biến rộng rãi gây khó khăn trong công tác thu gom rác, hoạt động thu hồi đa số được thực hiện bởi những người lao động nghèo sống bằng nghề bới rác việc này càng làm hoạt động thu hồi khó khăn, ngoài ra nó còn gây mùi khó chịu và dễ lây nan một số bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. [8] Năm 2006 triển khai thí điểm PLCTR tại nguồn tại phường 8, quận 6. Đến năm 2011, tổ chức thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn cho 03 chợ đầu mối Tam Bình (quận Thủ Đức), Hóc Môn, và Bình Điền (quận 8) và triển khai 21 siêu thị thuộc hệ thống Co-op mart trên địa bàn thành phố. Năm 2012 tiếp tục triển khai PLCTR tại nguồn tại các đối tượng đã thực hiện trong năm 2011, đồng thời tiếp tục triển khai PLCTR tại nguồn tại các Doanh nghiệp trong Khu công nghệ cao (quận 9), Khu chế xuất Tân Thuận (quận 7) và 17 siêu thị còn lại trên địa bàn thành phố. Đến năm 2013: Tổ chức kiểm tra, giám sát các đối tượng đã thực hiện trong năm 2011 và 2012 và tiếp tục triển khai cho 13 khu công nghiệp – 02 khu chế xuất trên địa bàn thành phố (khoảng 1.000 doang nghiệp). Kết quả đạt được là có 80 % người dân tham gia thực hiện chương trình phân loại rác tại nguồn và 50% thực hiện phân loại đúng. [20] 18
  36. Đồ án tốt nghiệp 1.9. Tổng quan về chương trình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Từ năm 2004, TP.HCM đã thực hiện thí điểm chương trình PLRTN ở 5 quận là 1, 4, 5, 6, 10 và huyện Củ Chi. Việc này đã được các hộ dân trong khuôn khổ chương trình hưởng ứng và thực hiện khá tốt. Cho đến nay, chương trình tiếp tục mở rộng thêm tại nhiều quận/huyện mới. Năm 2006 triển khai thí điểm PLCTR tại nguồn tại phường 8, quận 6. Đến năm 2011, tổ chức thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn cho 03 chợ đầu mối Tam Bình (quận Thủ Đức), Hóc Môn, và Bình Điền (quận 8) và triển khai 21 siêu thị thuộc hệ thống co-op mart trên địa bàn thành phố. Năm 2012 tiếp tục triển khai PLCTR tại nguồn tại các đối tượng đã thực hiện trong năm 2011, đồng thời tiếp tục triển khai PLCTR tại nguồn tại các Doanh nghiệp trong Khu công nghệ cao (quận 9), Khu chế xuất Tân Thuận (quận 7) và 17 siêu thị còn lại trên địa bàn thành phố. Năm 2013: Tổ chức kiểm tra, giám sát các đối tượng đã thực hiện trong năm 2011 và 2012 và tiếp tục triển khai cho 13 khu công nghiệp – 02 khu chế xuất trên địa bàn thành phố (khoảng 1.000 doang nghiệp). [20] Năm 2016, Sở Tài nguyên và Môi trường lập kế hoạch thực hiện và phương án dự toán kinh phí triển khai mô hình thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn (PLCTRTN) của các Quận 1, 3, 5, 12 và Bình Thạnh. Năm 2017, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh lập Kế hoạch Triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 1.9.1. Mục tiêu [21] - Nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường. - Từng bước cải thiện (đổi mới) hệ thống kỹ thuật quản lý chất thải hiện tại. - Nâng cao hiệu quả tái chế lượng chất thải rắn có khả năng phân hủy sinh học để chế biến thành phân compost. - Mở rộng và duy trì mô hình PLCTRTN tại các quận/huyện, tận dụng triệt để các loại chất thải rắn có khả năng tái chế, tái sử dụng, góp phần giảm 19
  37. Đồ án tốt nghiệp khối lượng rác thải đưa ra bãi chôn lấp. 1.9.2. Nội dung thực hiện [21] 1.9.2.1. Nội dung tuyên truyền - Tuyên truyền hiệu quả về thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn các quận/huyện để nâng cao nhận thức, từng bước hình thành thói quen của người dân, chủ nguồn thải trong việc phân loại CTRSH tại nguồn. - Tuyên truyền các văn bản pháp luật quy định về phân loại CTRSH tại nguồn; chỉ đạo của Thành ủy, Uỷ ban nhân dân thành phố; Ban chỉ đạo thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn về chủ trương, kế hoạch thực hiện và các hoạt động liên quan đến việc triển khai phân loại CTRSH trên địa bàn thành phố. - Tuyên truyền về mục tiêu, ý nghĩa, lợi ích của việc phân loại CTRSH tại nguồn; trách nhiệm và nghĩa vụ của người dân, chủ nguồn thải về thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn góp phần bảo vệ môi trường và xây dựng nếp sống văn minh đô thị. - Tuyên truyền về phương án phân loại chất thải tại nguồn đối với các hộ gia đình; đối với các khu trường học, cơ quan, cơ sở tôn giáo, đối với khu vực chợ; khu công cộng (bến xe, bến tàu, công viên, ); các cơ sở sản xuất, khu công nghệ cao, khu tiểu thủ công nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ – thương mại, hoạt động trên địa bàn quận/huyện. - Kịp thời biểu dương và nhân rộng những tổ chức, cá nhân, tổ dân phố, khu phố, khu dân cư thực hiện tốt việc phân loại CTRSH tại nguồn; nhân rộng những mô hình triển khai hiệu quả và cách làm hay. 1.9.2.2. Hình thức tuyên truyền - Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng: Báo, đài (đài phát thanh, đài truyền hình); Loa – Trạm truyền thanh tại các địa phương; Cổng thông tin điện tử của Uỷ ban nhân dân thành phố, quận/huyện và các sở ngành như: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài Nguyên và Môi Trường, Sở du lịch, Sở Văn hóa, Sở 20
  38. Đồ án tốt nghiệp Giáo dục và Đào tạo, Sở Công thương, Ban quản lý các Khu công nghiệp – khu chế xuất, khu công nghiệp cao, trên địa bàn quận - Tuyên truyền qua các ấn phẩm, tài liệu, tờ rơi, tờ gấp, 1.9.2.3. Thời gian thực hiện - Tuyên truyền thường xuyên liên tục trong năm. Các Sở ngành phải cập nhật các quy định, chỉ đạo của Thành ủy, Uỷ ban nhân dân thành phố liên quan đến phân loại CTRSH tại nguồn, định kỳ 03 tháng/lần. - Loa – Trạm truyền thanh tại các địa phương phải được phát ít nhất 01 lần/tuần để cộng đồng người dân hiểu, biết và thực hiện. 1.9.2.4. Thành lập đội ngũ tuyên truyền viên nòng cốt tại địa phương Lực lượng tuyên truyền viên có nhiệm vụ: - Phổ biến các quy định và hướng dẫn người dân cách thức thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn đến từng khu phố, tổ dân phố, cơ quan, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, và các hộ gia đình theo kế hoạch của từng địa phương. - Giải đáp trực tiếp thắc mắc của người dân liên quan đến phân loại CTRSH tại nguồn. - Ghi nhận các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai phân loại và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện theo quy định. 1.9.3. Tổ chức hệ thống phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải sau khi phân loại 1.9.3.1. Yêu cầu phân loại, lưu giữ CTRSH tại nguồn Chất thải rắn sinh hoạt thông thường được phân loại thành 03 loại, gồm: chất thải hữu cơ dễ phân hủy; chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế (phế liệu); chất thải còn lại; danh mục các loại theo hướng dẫn của Sở Tài Nguyên và Môi Trường. Chất thải nguy hại trong sinh hoạt được phân loại và lưu giữ riêng, gồm: bóng đèn huỳnh quang, pin đã qua sử dụng, chai lọ đựng hóa chất nguy hại, thiết bị 21
  39. Đồ án tốt nghiệp điện tử Chất thải sau khi phân loại được lưu giữ riêng trong các bao bì (túi, thùng) hoặc các thiết bị lưu chứa phù hợp theo hướng dẫn của Sở Tài Nguyên và Môi Trường. 1.9.3.2. Tổ chức thu gom, vận chuyển CTRSH sau khi phân loại Chất thải hữu cơ dễ phân hủy và chất thải còn lại: được tổ chức thu gom riêng Hệ thống thu gom phải được chuẩn hóa theo qui định của Thành phố. Phế liệu: - Khuyến khích người dân, chủ nguồn thải bán phế liệu cho đơn vị có chức năng. Trường hợp, không có nhu cầu bán, người dân. Chủ nguồn thải giao phế liệu cho lực lượng thu gom do Chính quyền địa phương tổ chức. - Tùy theo điều kiện địa phương, quận/huyện tổ chức hệ thống thu gom phế liệu bằng hình thức kêu gọi xã hội hóa, không sử dụng ngân sách cho công tác thu gom, xử lý chất thải này. - Chất thải nguy hại trong sinh hoạt của hộ gia đình: được tổ chức thu gom theo chương trình “Tuần lễ thu gom chất thải nguy hại của hộ gia đình” theo Kế hoạch hàng năm của Sở Tài Nguyên và Môi Trường và Uỷ ban nhân dân các quận/huyện. Chất thải nguy hại phát sinh từ các tổ chức, các nhà sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải được thục hiện phân loại, lưu chứa, chuyển giao theo Thông tư số 36/2015/TT- BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về quản lý chất thải nguy hại. 1.9.3.3. Tiếp nhận xử lý chất thải sau phân loại - Các Đơn vị xử lý bảo đảm tiếp nhận, xử lý riêng biệt từng loại chất thải của Thành phố từ chương trình phân loại CTRSH tại nguồn. - Chất thải sau phân loại được thu gom, vận chuyển về các Đơn vị xử lý theo điều phối của Sở Tài Nguyên và Môi Trường nhằm đảm bảo chất thải được xử lý theo tính chất của từng loại. 22
  40. Đồ án tốt nghiệp 1.9.3. Phân công thực hiện [21] 1.9.3.1. Sở Thông tin và Truyền thông, cơ quan báo chí, đài truyền thành – truyền hình - Xây dựng kế hoạch thông tin, tuyên truyền phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn thành phố. - Phối hợp với Ban Tuyên giáo định hướng công tác tuyên truyền, đưa nội dung tuyên truyền vào Hội nghị giao ban báo chí định kì hàng quý. - Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, tin bài về công tác bảo vệ môi trường, phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH trên địa bàn thành phố. 1.9.3.2. Sở Tài nguyên và Môi trường - Là cơ quan trực thuộc, điều phối hoạt động chung của kế hoạc này, theo dõi tiến độ, nắm bắt các khó khăn, vướng mắc, thực hiện tổng hợp và báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố kịp thời xem xét, giải quyết những vấn đề liên quan đến triển khai phân loại CTRSH tại nguồn. - Chịu trách nhiệm triển khai, hướng dẫn quận/huyện về phân loại CTRSH tại nguồn; phối hợp với Sở Tài chính góp ý chuyên ngành về nội dung Đề án phân loại CTRSH tại nguồn của các quận/huyện. - Ban hành hướng dẫn kiểm tra, giám sát chương trình phân loại CTRSH tại nguồn. - Tổ chức khảo sát, đánh giá hiệu quả phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn quận/huyện. 1.9.3.3. Sở Tài chính – Kế hoạch - Chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, phê duyệt đề án, dự toán kinh phí thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn của các quận/huyện. 23
  41. Đồ án tốt nghiệp 1.9.3.4. Các Sở, ngành liên quan - Đề nghị các đơn vị hỗ trợ phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường. Ủy ban nhân dân các quận/huyện thực hiện các chương trình tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân tham gia chương trình. 1.9.3.5. Ủy ban nhân dân các quận/huyện - Ủy ban nhân dân các quận/huyện chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển đảm bảo thu gom riêng 02 loại chất thải sau khi phân loại. Ủy ban nhân dân các quận/huyện yêu cầu các Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận/huyện cân đối các phương tiện vận chuyển hiện có hoặc đầu tư thêm để đảm bảo vận chuyển riêng 01 loại chất thải sau khi phân loại đến các Khu xử lý theo điều phối của Sở Tài nguyên và Môi trường. - Quản lý tốt lực lượng thu gom dân lập trên địa bàn quận/huyện; vận động, kiểm tra, giám sát sự tuân thủ của lực lượng thu gom dân lập đối với các quy định về thu gom CTRS sau khi phân loại; phổ biến đến lực lượng thu gom này phối hợp cùng với chính quyền địa phương ghi nhận, theo dõi, đánh giá hiệu quả thực hiện chương trình của chủ nguồn thải. 24
  42. Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ QUẬN 12 2.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1. Vị trí địa lý Quận 12 được công bố thành lập ngày 01 tháng 04 năm 1997 theo Nghị định 03/CP, ngày 6 tháng 01 năm 1997 của Chính phủ trên cơ sở toàn bộ diện tích các xã Thạnh Lộc, An Phú Đông, Tân Thới Hiệp, Đông Hưng Thuận, Tân Thới Nhất, một phần xã Tân Chánh Hiệp; một phần xã Trung Mỹ Tây thuộc Huyện Hóc Môn trước đây. Quận 12 nằm ở tọa độ: - 10° 51′ 43″ Vĩ Bắc - 106° 39′ 32″ Kinh độ Đông Tổng diện tích đất tự nhiên 5.274,89 ha, hiện nay có 66.417 hộ với 405.377 người gấp 3 lần so với thời điểm thành lập quận (117.253 người), trong đó dân nhập cư chiếm tỉ lệ 51,03%. Trên địa bàn quận có nhiều mục tiêu quan trọng về kinh tế, chính trị của thành phố như Đài phát thanh Quán Tre, công viên phần mềm Quang Trung, trạm biến điện, các khu công nghiệp, Quận 12 nằm phía Bắc Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí địa lý như sau: Phía Bắc giáp huyện Hóc Môn. Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương, Quận Thủ Đức. Phía Nam giáp quận Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh. Phía Tây giáp huyện Bình Tân; xã Bà Điểm – Hóc Môn. Ngày 01/01/2007, Quận đã thành lập thêm phường Tân Hưng Thuận (theo Nghị định 143/2006/NĐ-CP ngày 23/11/2006 của Chỉnh phủ) nâng tổng số đơn vị hành chính trên địa bàn quận 12 là 11 phường như sau: Phường Đông Hưng Thuận; Phường Tân Chánh Hiệp; Phường Tân Thới Hiệp; Phường Tân Thới Nhất; Phường Tân Hưng Thuận; Phường Hiệp Thành; Phường Thới An; Phường Trung Mỹ Tây; Phường An Phú Đông; Phường Thạnh Lộc; Phường Thạnh Xuân. 25
  43. Đồ án tốt nghiệp Hình 2.1 Bản đồ hành chính Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh 2.1.2. Đặc điểm địa hình Toàn Quận được chia làm 2 vùng địa hình - địa chất chính, do có những đặc trưng cơ bản khác biệt nhau: - Vùng đất phía Tây Rạch Bến Cát gồm các phường Tân Thới Nhất, Trung Mỹ Tây, Đông Hưng Thuận, Tân Hưng Thuận, Tân Chánh Hiệp, Hiệp Thành, Tân Thới Hiệp và một phần của phường Thới An): Địa hình dốc thoải từ Tây Bắc về phía Đông Nam, độ dốc nền trung bình 0,38%, cao độ thay đổi từ 13,5m xuống đến 2,0m. Địa hình dạng gò triều, gãy khúc, hướng độ dốc phức tạp. Nền đất chịu lực rất tốt và có nhiều thuận lợi cho việc san nền. - Vùng đất phẳng thấp - phía Đông Rạch Bến Cát và dọc theo Kênh Tham Lương gồm các Phường Thạnh Xuân, Thạnh Lộc, An Phú Đông và một phần phường Thới An): Địa hình thấp, bị chia cắt bởi nhiều sông rạch, hướng đổ dốc không rõ rệt. Cao độ thay đổi từ 0,0m đến dưới 2,0m. Quận 12 có dải đất cao dốc thoải có độ cao nền trung bình từ 13,5m xuống 2,0m thuận lợi cho làm địa bàn cư trú, phân bố dân cư, xây dựng và phân bố các cơ sở sản xuất, thúc đẩy quá trình phát triển đô thị và đô thị hóa. 26
  44. Đồ án tốt nghiệp Còn vùng đất phẳng thấp 0,0m đến dưới 2,0m về việc thoát nước, nhất là vào những ngày triều cường ngập khó khăn cho giao thông, cư trú và xây dựng các cơ sở sản xuất, tạo điều kiện cho các dịch bệnh lây lan nhanh chóng. 2.1.3. Thủy văn Kênh rạch Quận 12 chịu ảnh hưởng thủy triều trên sông Sài Gòn qua rạch Tra và rạch Bến Cát. Sông Sài Gòn đi qua địa bàn có chiều rộng trung bình khoảng 150m, sâu bình quân từ 10 – 15m, lưu lượng kiệt nhất là tháng 4 (8m3/s) và cao nhất là tháng 10 (180m3/s). Mực nước cao từ 1,32m phía Đông lên đến 3,3m phía Tây. Về mùa mưa lượng nước cao thuận lợi cho việc tưới tiêu, cung cấp nước cho hoạt động sinh hoạt – sản xuất của người dân nhưng cũng gặp một số khó khăn như lúc mưa to thường gây ngập úng cục bộ ở những nơi đường thấp, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn quận. 2.1.4. Khí hậu [4] Khí hậu nằm trong miền khí hậu phía Nam, nên mang đặc trưng chung của khí hậu vùng Nam Bộ là nhiệt đới gió mùa với hai mùa mưa và mùa khô tương phản nhau rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu vào khoảng tháng 5 đến tháng 11. Không khí có độ ẩm cao. Mùa khô từ khoảng tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Không khí khô ráo. Nhiệt độ trung bình cả năm là 28,4℃, độ ẩm trung bình 72%, lượng mưa trung bình cả năm là 1.760,6mm và gió thịnh hành trong mùa khô là Đông Nam chiếm 30 – 40%; thịnh hành trong mùa mưa là Tây Nam chiếm 66%, tốc độ gió trung bình 2 - 3m/giây. 2.2 Điều kiện kinh tế [15] UBND quận xác định phát triển về cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch đúng hướng: dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Tỉ trọng của dịch vụ đạt 68,54%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 20,44%. Thu ngân sách cả nhiệm kỳ trên 27
  45. Đồ án tốt nghiệp 4.700 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2010-2015, kinh tế của Quận 12 đạt mức tăng trưởng bình quân 20%, hầu hết các chỉ tiêu cơ bản đều đạt và vượt kế hoạch. 2.2.1. Công nghiệp – xây dựng [15] Tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp của quận bình quân đạt hơn 14%/năm. Tổ chức 18 đợt gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo Quận ủy - Ủy ban nhân dân quận với trên 2.920 lượt doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động trên địa bàn. Tổ chức Hội nghị kết nối giữa ngân hàng và doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có nhu cầu về vốn được tiếp cận với những chính sách hỗ trợ về vốn (năm 2013: có 41 doanh nghiệp ký kết với 06 ngân hàng với số vốn được cho vay là 583.5 tỷ đồng; năm 2014 có 38 doanh nghiệp ký kết với 07 ngân hàng với số vốn được cho vay là 358.39 tỷ đồng). Quận đã khởi công 04 tuyến đường trong năm 2017, xây dựng thay thế hoàn thành 07 cầu yếu trên địa bàn quận; phê duyệt 09 công trình đường giao thông. 2.2.2. Nông nghiệp [18] Đất nông nghiệp được sử dụng để trồng lúa và nuôi trồng thủy hải sản. Hiện, diện tích đất nông nghiệp của quận năm 2017 là 1.181,88 ha chiếm 22,41% diện tích đất tự nhiên. Năm 2017, giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp đạt 62 tỷ giảm 0,7% so với năm 2016, trong đó trồng trọt chiếm 22,4%, chăn nuôi 72,7%. thủy sản 0,97% Diện tích gieo trồng hàng năm 1.165.33ha, trong đó diện tích trồng rau đậu 818 ha, đồng cỏ 52 ha, hoa cây kiểng 154 ha. Đàn bò sữa có 8.380 con, heo 8.687 con. 28
  46. Đồ án tốt nghiệp 2.2.3. Thương mại – dịch vụ [15] Theo thống kê, quận có 1.241 hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổng giá trị sản phẩm đạt 432.5 tỉ đồng, đạt 88% chỉ tiêu đề ra. Tổng thu ngân sách 11 tỷ 646 triệu đồng, đạt 82,22% chỉ tiêu. Trên địa bàn quận có 100/190 cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn từ 01 sao trở lên, 11 chợ, 13 siêu thị và 11 trung tâm thương mại. Quận đã tổ chức thành công việc di dời và sắp xếp 536 tiểu thương chợ Cầu và chợ Bàu Nai vào kinh doanh tại chợ An Sương. Đưa chợ An Sương chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 20/11/2011. Thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”gắn với Chương trình “bình ổn thị trường, địa bàn quận đã có 18 hộ cá thể, 02 siêu thị và 07 cửa hàng tiện ích bán hàng lương thực thực phẩm; 54 điểm bán thuốc tây tham gia thực hiện. Thành lập mới 02 cửa hàng liên kết phụ nữ để bán hàng bình ổn trên địa bàn Quận 12. 2.2.4. Mạng lưới giao thông [15] Quận 12 có hệ thống đường bộ với Quốc lộ 22 (nay là đường Trường Chinh), xa lộ vành đai ngoài (nay là Quốc lộ 1A), các Tỉnh lộ 9, 12, 14, 15, 16, hệ thống các hương lộ này khá dày. Quận 12 có cơ sở hạ tầng thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội, Đường Trường Chinh, đại lộ nối từ quận Tân Bình, xuyên qua Quận 12 đến tận cửa ngõ Tây Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh đã được mở rộng đến 10 làn xe. Rất nhiều trung tâm mua sắm sầm uất, các khu cao ốc, căn hộ cao cấp cũng nhanh chóng hình thành dọc theo đại lộ này làm cho các khu dân cư của Quận 12 nhanh chóng hình thành và rộng mở. 29
  47. Đồ án tốt nghiệp 2.3 Điều kiện xã hội 2.3.1. Dân số - lao động [15] 2.3.1.1 Dân số Hiện nay quận có 66.417 hộ với 405.377 người gấp 3 lần so với thời điểm thành lập quận (117.253 người), trong đó dân nhập cư chiếm tỉ lệ 51,03%. Đối với công tác giảm hộ nghèo, tăng hộ khá: Kết quả rà soát hộ nghèo, cận nghèo giai đoạn 2014 - 2015 của 11 phường, tổng số hộ nghèo chuẩn thu nhập từ 16 triệu đồng/người/năm trở xuống ở quận là 4.296 hộ/17.601 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 3,9%/tổng hộ dân ở quận. Tổng số hộ cận nghèo (thu nhập trên 16 đến 21 triệu đồng/người/năm) theo chuẩn cận nghèo giai đoạn 2014 - 2015 là 1.672 hộ/7.435 nhân khẩu, tỷ lệ 1,51%/tổng hộ dân ở quận. Trong giai đoạn 2015 - 2020, Đảng bộ quận cố gắng phấn đấu chăm lo tốt cho các hộ gia đình chính sách, dân nghèo; phấn đấu đạt chỉ tiêu xóa cơ bản không còn hộ nghèo có thu nhập bình quân dưới 12 triệu đồng/người/năm. 2.3.1.2 Lao động Thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng đào tạo nghề: Quận đã đào tạo nghề cho 20.647/18.000 lao động, đạt 114,7%, giải quyết việc làm được 21.244/17.500 lao động, đạt tỷ lệ 121,39%, lao động đã qua đào tạo là 11.700/10.500 lao động. 2.3.1.3. Giáo dục [15] Các chỉ tiêu cơ bản về giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận lần thứ IV (2010-21015) cơ bản đều đạt và vượt tiêu chuẩn.Chất lượng đào tạo được giữ vững và từng bước nâng cao, mở rộng. Công tác xã hội hóa giáo dục đạt được kết quả tích cực, đến nay quận có 23 trường, 134 nhóm, lớp mầm non ngoài công lập và 02 trường tiểu học dân lập. 30
  48. Đồ án tốt nghiệp 2.3.1.4. Văn hóa [15] Theo thống kê, trên địa bàn Quận 12 hiện có 6 di tích được xếp hạng cấp thành phố, 25 ngôi chùa, 12 tịnh xá, 5 nhà thờ và 3 cụm văn hóa và một số nhà tưởng niệm, nhà truyền thống. Quận đang phấn đấu hoàn thành việc sửa chữa, nâng cấp 02 nhà văn hóa thể thao Tân Chánh Hiệp và Thạnh Lộc để phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí cho người dân. 2.3.1.5. Quốc phòng – an ninh [15] Công an phường đã tham mưu Đảng ủy, UBND cũng cố lại các ban ngành, đoàn thể của Phường và các khu phố cụ thể củng cố 81 tổ dân phố có 81 tổ trưởng và 51 tổ phó. Ban bảo vệ dân phố 1 ban có 1 trưởng ban, 2 phó ban 7 thành viên; cơ cấu 9 tổ bảo vệ dân phòng ở 9 khu phố: 45 thành viên (9 tổ trưởng, 9 tổ phó). Đội dân phòng 10 thành viên; Lực lượng dân quân trật tự 9 đồng chí; Lực lượng dân quân khu phố 150 thành viên đã hoạt động đi vào nề nếp hiệu quả. 2.3.2 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 2.3.2.1. Thuận lợi - Quận 12 có ưu thế về mặt địa hình, địa chất, cơ sở hạ tầng tương đối tốt. - Quận có tiềm năng đất đai, vị trí thuận lợi đã thu hút được các nhà đầu tư. - Quận 12 có điều kiện khí hậu ôn hòa, ít thiên tai thuận lợi cho việc định cư sinh sống - hoạt động sản xuất của người dân trên địa bàn quận. - Quận 12 nằm về phía Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, được bao quanh một phần Quốc lộ 1A, quận là ngõ giao thông khá quan trọng của thành phố nối liền với các tỉnh miền Đông Nam Bộ nên rất thuận lợi cho phát triển các ngành nông nghiệp, du lịch và công nghiệp. Đồng thời đây cũng là tiềm năng lớn cho việc vận chuyển hàng hóa sang các khu vực lân cận. 2.3.2.2. Khó khăn - Nằm trong vùng kinh tế, dịch vụ hàng đầu của cả nước, cho nên mức độ cạnh tranh trong phát triển các ngành nghề cũng ngày càng gây áp lực lớn đến phát triển 31
  49. Đồ án tốt nghiệp kinh tế - xã hội, nhất là phát triển các dịch vụ có chất lượng cao. - Nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho phát triển kinh tế còn hạn chế. - Cơ sở hạ tầng trên địa bàn quận đã được đầu tư xây dụng nhưng hiện tại vẫn chưa đồng bộ và thiếu các công trình phụ trợ, đang trong quá trình xây dựng hoàn thiện, thu hút dân cư. - Trên địa bàn quận tập trung nhiều khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với quy mô ngành nghề khác nhau nằm xen trong khu dân cư trên địa bàn quận gây ảnh hưởng đến môi trường sống trong khu vực. Tình trạng nhập cư của người dân cũng tăng đáng kể từ khi hình thành nhiều cơ sở sản xuất. Do đó, các tệ nạn xã hội ngày càng tăng và cần phải được giải quyết, giám sát chặt chẽ vì có thể ảnh hưởng đến đời sống của người dân trên địa bàn quận. Bên cạnh đó, vấn đề gia tăng lượng CTRSH cần được quan tâm đặc biệt để tránh tình trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. 2.4 Tổng quan về chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn tại địa bàn Quận 12 Thực hiện văn bản số 401/UBND-TNMT ngày 23 tháng 01 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Quận 12 về việc tổ chức thực hiện Phân loại chất thải rắn tại nguồn (PLCTRTN) trên địa bàn Quận 12. Căn cứ công văn số 3302/TNMT-CTR ngày 12 tháng 4 năm 2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc lập kế hoạch thực hiện và phương án dự toán kinh phí triển khai mô hình thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn (PLCTRTN) của các Quận 1, 3, 5, 12 và Bình Thạnh năm 2016. Căn cứ Kế hoạch số 271/KH-UBND-TNMT ngày 14 tháng 7 năm 2016 của Uỷ ban nhân dân Quận 12 về triển khai Chương trình thí điểm Phân loại rác tại nguồn trên địa bàn quận gồm các nội dung sau đây: [19] 32
  50. Đồ án tốt nghiệp 2.4.1 Mục tiêu - Nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường - Nâng cao hiệu quả tái chế lượng chất thải rắn có khả năng phân hủy sinh học để chế biến thành phân compost. - Mở rộng và duy trì mô hình PLCTRTN tại địa phương, tận dụng triệt để các loại chất thải rắn có khả năng tái chế, tái sử dụng, góp phần giảm khối lượng rác thải đưa ra bãi chôn lấp. 2.4.2 Nội dung thực hiện 2.4.2.1. Địa điểm tổ chức Chương trình chọn thí điểm tại khu phố 4 (Tổ 10) gồm các hộ dân mặt tiền và trong hẻm tuyến đường Nguyễn Thị Kiểu (đường Hiệp Thành 37 cũ) và khu phố 4A (một phần Tổ 9). Số lượng hộ dân: 191 hộ dân (trong đó có 31 hộ gia đình mặt tiền, 149 hộ gia đình trong hẻm và 11 hộ ở dãy phòng trọ). 2.4.2.2. Đối tượng thực hiện - Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình tham gia chương trình. - Các đơn vị liên quan như: Phòng Tài nguyên và Môi trường, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích quận, Ủy ban nhân dân phường Tân Thới Hiệp, 2.4.2.3. Thời gian thực hiện chương trình Thời gian thực hiện chương trình: từ ngày 19/01/2015 tại đường Nguyễn Thị Kiều, Kp4A, Tổ 10 và một phần tổ 9. Thời gian lấy rác: Vào lúc 7g30 - 10 giờ hàng ngày để kết hợp thu gom rác chợ. 2.4.2.4. Phương tiện thu gom, vận chuyển - Thiết bị cho công tác thu gom: 02 xe đẩy tay 01 ngăn. - Phương tiện vận chuyển: xe ép rác 7 tấn. 33
  51. Đồ án tốt nghiệp - Lộ trình thu gom: Thực hiện theo văn bản số 174/UBND-TNMT ngày 13/01/2015 của Ủy ban nhân dân Quận 12. Theo đó, rác sau phân loại được thu gom bằng 02 thùng xe đẩy tay (01 thùng xe rác thực phẩm và 01 thùng xe rác còn lại). Thùng xe rác thực phẩm vận chuyển đến xe ép rác 07 tấn để kết hợp thu gom rác chợ vận chuyển về Nhà máy xử lý Tâm Sinh Nghĩa (Hoặc Vietstar). Thùng xe rác còn lại vận chuyển về bô rác Tân Thới Hiệp để vận chuyển về khu xử lý Tây Bắc- Củ Chi. Vận Vận chuyển chuyển Rác chợ Nhà máy xử lý Kết hợp Tâm Sinh Nghĩa Hộ gia Thu gom Xe đẩy thu gom đình tay Bô rác Tân Khu xử lý Vận Thới Hiệp Vận Tây Bắc – chuyển chuyển Củ Chi Hình 2.2. Sơ đồ lộ trình thu gom CTRSH theo lộ trình thu gom của Chương trình thí điểm PLRTN trên địa bàn Quận 12 (Nguồn: Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích Quận 12) 2.4.3 Tổ chức thực hiện - Công tác tập huấn, tuyên truyền: tổ chức 01 lớp tập huấn cho lực lượng nòng cốt, CBCC, chủ nguồn thải. - Công tác đầu tư, cấp phát thiết bị: dự kiến cấp phát, thay mới các thùng rác, túi chứa rác các loại tại địa phương thực hiện chương trình. - Nguồn kinh phí thực hiện: Tạm ứng nguồn ngân sách quận. 2.4.4 Phân công thực hiện 2.4.4.1. Phòng Tài nguyên và Môi trường - Hướng dẫn, cung cấp tài liệu tuyên truyền Chương trình thí điểm PLCTRTN đến các đối tượng tham gia chương trình. - Chủ trì triển khai các nội dung của kế hoạch đến các đơn vị liên quan để triển khai thực hiện PLCTRTN trên địa bàn quận. - Tổ chức tập huấn, tuyên truyền cho các đơn vị liên quan tham gia chương 34
  52. Đồ án tốt nghiệp trình. - Tham mưu UBND quận tổ chức hội nghị tổng kết Chương trình thí điểm PLCTRTN tại phường Tân Thới Hiệp, dự kiến tổ chức trong tháng 12/2016. - Kiểm tra, đôn đốc, giám sát công tác triển khai thực hiện của UBND phường Tân Thới Hiệp trong quá trình tham gia chương trình. - Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Chương trình thí điểm Phân loại Chất thải rắn tại nguồn trên địa bàn Quận cho Sở Tài nguyên và Môi trường, thành phố theo yêu cầu. 2.4.4.2. Phòng Tài chính – Kế hoạch - Tham mưu UBND quận kinh phí thực hiện nội dung kế hoạch đề ra. 2.4.4.3. Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích quận - Thực hiện công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn của chủ nguồn thải sau khi phân loại theo Chương trình thí điểm PLCTRTN và vận chuyển ra bãi sau xử lý của Thành phố theo đúng quy định, đảm bảo các tiêu chí về bảo vệ môi trường và các tiêu chí của chương trình. - Bố trí phương tiện vận chuyển theo đúng hướng dẫn của Sở TNMT. - Giám sát hàng ngày và báo cáo công tác phân loại, thu gom vận chuyển chất thải rắn theo Chương trình thí điểm PLCTRTN cho UBND quận (thông qua Phòng TNMT) định kỳ hàng tháng (trước ngày 05) hoặc đột xuất theo yêu cầu. 2.4.4.4. Ủy ban nhân dân phường Tân Thới Hiệp - Lập kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình thí điểm Phân loại Chất thải rắn tại nguồn trên địa bàn phường năm 2016 gửi Phòng Tài nguyên và Môi trường trước ngày 20/7/2016. - Duy trì hoạt động tuyên truyền cho các chủ nguồn thải trong khu vực tham gia thí điểm. - Đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện Chương trình thí điểm Phân loại Chất thải rắn tại nguồn trên địa bàn phường cho UBND quận (thông qua Phòng TNMT) 35
  53. Đồ án tốt nghiệp định kỳ hàng tháng (trước ngày 05) hoặc đột xuất theo yêu cầu. - Duy trì công tác kiểm tra, giám sát hoạt động phân loại chất thải rắn tại nguồn của chủ nguồn thải tham gia chương trình và giám sát hoạt động thu gom của lực lượng thu gom vận chuyển trong quá trình thực hiện. 2.4.4.5. Uỷ ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 12 và Các đoàn thể Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh và các đơn vị trực thuộc Quận ủy - Đề nghị các đơn vị hỗ trợ phối hợp thực hiện theo nội dung kế hoạch. 2.4.5. Hiện trạng thực hiện Chương trình thí điểm Phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 12 Căn cứ văn bản số 401/UBND-TNMT ngày 23 tháng 01 năm 2015 của Uỷ ban nhân dân Quận 12 về việc tổ chức thực hiện Phân loại chất thải rắn tại nguồn (PLCTRTN) trên địa bàn Quận 12. Căn cứ Kế hoạch số 271/KH-UBND-TNMT ngày 14 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Quận 12 về triển khai Chương trình thí điểm Phân loại chất thải rắn tại nguồn trên địa bàn quận năm 2016. Trong năm 2015 kết quả thực hiện chương trình khá tốt, tỷ lệ các chủ nguồn thải phân loại đúng khá cao đạt 93 – 95%. Tỷ lệ phân loại chưa đạt chủ yếu tập trung vào các hộ nhà trọ do các hộ thuê phòng trọ thường không cư trú ổn định, thay đổi liên tục hoặc từ nơi khác chuyển đến nên chưa nắm bắt cụ thể các nội dung của chương trình PLRTN cũng như chưa có thói quen trong việc thực hiện phân loại theo tiêu chí của chương trình. [17] Trong năm 2016 kết quả thực hiện chương trình khá tốt, tỷ lệ các chủ nguồn thải phân loại đúng khá cao đạt 90%. Với việc thực hiện chương trình PLCTRTN, người dân tại khu vực đã dần hình thành thói quen phân loại chất thải và vấn đề vệ sinh môi trường tại khu vực thí điểm được nâng cao. Nhưng có thể thấy rằng tỷ lệ thực hiện chương trình trong năm 2016 thấp hơn 2015 do chương trình gặp một số khó khăn trong công tác tập huấn, hướng dẫn việc thực hiện chương trình, chưa được đầu tư đồng bộ do kinh phí hạn chế dẫn đến công tác tuyên truyền, thực hiện 36
  54. Đồ án tốt nghiệp mang lại hiệu quả thấp. [16] 2.5 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam 2.5.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới đặc biệt là các nước phát triển vấn đề xử lý rác thải đã được biết đến từ lâu. Vấn đề phân loại rác tại nguồn được nghiên cứu và trở thành thói quen của người dân. Người dân ở các nước này hầu hết đều có ý thức về quản lý rác thải. Đây là một số kinh nghiệm phân loại rác tại nguồn của một số nước như: - Ở Pháp, việc phân loại rác được thực hiện theo cách sau: Mỗi hộ dân được phát 2 thùng rác khác nhau, thùng màu sẫm chứa rác không thể tái sinh, thùng màu đen chứa rác tái sử dụng. Ở Pháp người ta cho rằng trong rác thải sinh hoạt có thể thu hồi được: 25% là thuỷ tinh, 30% giấy bìa, 8% chất sợi, 25-35% là sắt. - Ở Singapore là một nước nhỏ, không có nhiều diện tích đất để chôn lấp rác như những nước khác nên họ kết hợp xử lý rác bằng phương pháp chôn lấp và đốt. Ở Singapore có 3 nhà máy đốt rác, những thành phần không cháy được chôn lấp ở bãi rác ngoài biển. Rác thải từ nguồn khác nhau được thu gom và đưa đến trung tâm phân loại rác thành các thành phần rác thải cháy được và không cháy được. Rác cháy được sẽ đưa đến nhà máy đốt rác, còn thành phần rác thải không cháy được đưa đi chôn lấp. Các công đoạn quản lý rác thải của Singapore hoạt động hết sức nhịp nhàng, ăn khớp với nhau từ thu gom, phân loại, vận chuyển đến khi xử lý bằng đốt hoặc chôn lấp. - Ở Nhật: người phụ nữ trong gia đình phân chia rác ra làm loại đốt được và loại không đốt được, bỏ vào trong các túi đựng rác có màu sắc khác nhau. Cứ mỗi buổi sáng, họ đem túi đựng rác đặt vào chỗ quy định. Ngành vệ sinh môi trường thành phố cho xe đến bốc đi. Đối với chất thải rắn có kích thước lớn như tủ lạnh, máy giặt, xalông cũ quy định mỗi tháng thu 1 lần. - Ở Đức: trước mỗi cửa nhà có 3 thùng nhựa màu khác nhau đen, vàng, xanh. Thùng nhựa vàng đựng phế liệu, nhựa ống kim loại và túi nhựa mỏng. Trong thùng 37
  55. Đồ án tốt nghiệp xanh chỉ đựng giấy loại và thùng đen chỉ đựng rác thải sinh hoạt. Thông qua việc tìm hiểu về công tác thực hiện phân loại rác tại nguồn ở một số nước, có thể thấy rằng công tác phân loại CTR này được thực hiện là do nhu cầu ngày càng gia tăng của dân số và sự phát triển kinh tế nhanh chóng trong khi diện tích đất ngày càng thu hẹp dần và môi trường đang bị ô nhiễm, quan trọng nữa là do ý thức của người dân về bảo vệ môi trường đã được nâng cao. Trong bài báo này thì tác giả đã đưa ra nhận thức của người dân ở các thành phố tại Ghana về nhận thức phân loại CTR đô thị. Mà phạm vi hẹp hơn là tại thành phố Tamale Metropolis của Ghana. Thành phố Tamale Metropolis với ước tính dân số 537.986 (tính đến năm 2012). Thành phố này được cho là đã phát triển và chuyển đổi rất nhanh trong vòng vài năm qua và là thành phố phát triển nhanh nhất ở Tây Phi. Tác giả đã tiến hành thu thập các dữ liệu sơ cấp từ bảng câu hỏi và quan sát, dữ liệu thứ cấp được thu thập từ Tamale Metropolitan Assembly, Ghana Statistical Service, Zoomlion Ghana Limited và Digital Cleaners. Tác giả tiến hành chia khu vực nghiên cứu làm 4 nhóm: Khu dân cư được quy hoạch, Khu dân cư không được quy hoạch, Trung tâm thành phố Tamale Metropolis và Tổ chức quản lý chất thải. Kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên được sử dụng với 30 câu hỏi cho mỗi nhóm. Ngoại trừ nhóm Tổ chức quản lý chất thải là 3 câu hỏi về mặt quản lý. Kết quả cho thấy những người có trình độ học vấn 84,5% không thực sự hiểu biết về việc phân loại CTR với một tỷ lệ 73,7%. Những người có kiến thức về phân loại rác trong nhóm Khu dân cư được quy hoạch là 21,4%, Khu dân cư không được quy hoạch 30,3% và Trung tâm thành phố Tamale Metropolis 17,2%. Nguyên nhân 38
  56. Đồ án tốt nghiệp của tình trạng trình độ học vấn cao nhưng kiến thức về phân loại lại thấp là công tác quản lý của tổ chức quản lý chất thải tại đây chưa hiệu quả và còn nhiều thiếu sót. - Gabriel Andari Kristanto, Irma Gusniani and Aristiati Ratna (2015). The performance of municipal solid waste recycling program in Depok, Indonesia. International Journal of Technology. Vol 2, pages 264-272. Trong bài báo này tác giả đã đề cập đến việc tái chế CTR đô thị tại thành phố Depok của Indonesia. Với 1,7 triệu dân năm 2014, tỷ lệ gia tăng dân số hằng năm là 4% chính phủ đã tiến hành triển khai mô hình 3R – P (Giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế dưới sự tham gia của cộng đồng) nhằm giảm lượng rác thải đi tới bãi rác Cipayung. Tác giả tiến hành thu thập mẫu và đo thành phần CTR tại Kampung Sasak WTU ở Depok theo tiêu chuẩn quốc gia Indonesia SNI 19-3964-1994, phương pháp thu thập và đo lường mẫu và thành phần của chất thải đô thị. Tác giả đã tiến hành phân tích các dữ liệu đã thu thập bằng việc tính toán các khối lượng CTR phát sinh mỗi ngày; khối lượng riêng, thành phần của CTR; chi phí thu gom CTR và phần trăm lượng CTR tái chế được theo lý thuyết và thực tế. Tổng số chất thải phát sinh tại Kampung Sasak WTU là 2,3 tấn/ngày hoặc 70 tấn/tháng. Khoảng 19% của tổng lượng chất thải vô cơ bao gồm các vật liệu tái chế như: thủy tinh, nhựa, kim loại, cao su, giấy tờ, hộp, Giá trị của tái chế chất thải mỗi ngày ở Kampung Sasak WTU là khoảng 550.000 Rupiah (47 USD), bao gồm 180.000 Rupiah từ phân compost và 370.000 Rupiah từ rác thải vô cơ. Tổng giá trị thu được là khoảng 16,5 triệu Rupiah (1.400 USD) hoặc khoảng 17.000 USD mỗi năm. 2.5.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Đề xuất mô hình phân loại CTRSH tại nguồn cho các hộ gia đình được xem là rất cấp thiết hiện nay nhằm tiết kiệm chi phí xử lý, bảo vệ môi trường và sức khỏe cho con người. Vì vậy có rất nhiều nghiên cứu khác nhau được nhiều tác giả thực hiện chung một mục tiêu là cung cấp cơ sở khoa học đầy đủ cho công tác quản lý 39
  57. Đồ án tốt nghiệp CTR để đảm bảo chất lượng môi trường sống cho con người. Một số chiến lược, dự án và chương trình về quản lý và phân loại rác tại nguồn được thực hiện như: Đầu tiên, Theo Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17-12-2009 của Thủ tướng Chính phủ về: “Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050” thì mục tiêu đến năm 2025 phải: Nâng cao hiệu quả quản lý tổng hợp CTR nhằm cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững đất nước. Hệ thống quản lý tổng hợp CTR được xây dựng, theo đó CTR được phân loại tại nguồn, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến và phù hợp, hạn chế tối đa lượng chất thải phải chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất và hạn chế gây ô nhiễm môi trường, CTRNH được quản lý và xử lý theo các phương thức phù hợp. Nhận thức của cộng đồng về quản lý tổng hợp CTR được nâng cao, hình thành lối sống thân thiện với môi trường. Các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng, tài chính và nguồn nhân lực cho quản lý tổng hợp CTR được thiết lập. Tiếp theo là “Dự án 3R-HN về phân loại chất thải tại nguồn trên địa bàn thành phố tại 4 phường ở Hà Nội là Láng Hạ, Nguyễn Du, Thành Công và Phan Chu Trinh từ năm 2006 – 2009” do JICA tài trợ đã triển khai thực hiện. [2] Dự án này nhằm góp phần phát triển một hệ thống quản lý chất thải đồng bộ và hiệu quả trong địa bàn nhằm duy trì một môi trường trong sạch, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và cải thiện cuộc sống của người dân. Các nội dung chính bao gồm: Tăng tỷ lệ thu gom rác thải lên 100%, rác thải sẽ được xử lý bằng phương pháp chôn lấp là 60%, phương pháp thiêu đốt là 10%, phân hữu cơ là 10% và giảm 30% lượng rác thải đi vào BCL. Kế đến là đề tài “Đánh giá hiệu quả của chương trình phân loại rác tại nguồn 40
  58. Đồ án tốt nghiệp trên địa bàn phường Quyết Thắng thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai” [7] được thực hiện tại thành phố Biên Hòa năm 2009. Trong quá trình thực hiện, nhóm tác giả cho thấy rằng việc thực hiện phân loại rác tại nguồn tại địa bàn phường Quyết Thắng với nguồn thực hiện là các hộ dân sinh sống trong địa phương không mang được kết quả như mong đợi, việc thực hiện chương trình chỉ đạt ở mức 59,34%. Theo khảo sát người dân chỉ thực hiện ở giai đoạn đầu do quy định của địa phương nhưng về sau hiệu quả thực hiện ngày càng đi xuống. Bên cạnh đó, sự thay đổi về thói quen đổ rác, ý thức vệ sinh khu phố vẫn chưa có sự chuyển biến tích cực. Thái độ người tham gia không cao dẫn đến chương trình không đạt được kết quả nhưng mong đợi. Theo nhóm tác giả nguyên nhân là do: - Người dân không thực hiện PLRTN là do họ chưa hoàn toàn nắm được những thông tin về chương trình PLRTN, họ không hiểu phân loại rác như thế nào và tại sao phải PLRTN (PLRTN có lợi gì?). - Thói quen phân loại rác trước khi đổ rác vẫn chưa được thực hiên. Với họ việc PLRTN phiền phức, tốn thời gian, mất thêm công đoạn thực hiện, không quen với việc phân loại, những đối tượng nêu ra thường là lao động phổ thông, người lớn tuổi. Đối với một số người, họ có quan niệm là “ai sao mình vậy”, thấy người ta thực hiện thì mình làm, họ không làm mình cũng không làm. Còn đối với một số người việc thực hiện là do Nhà nước yêu cầu, không phải do mình tự nguyện nên thực hiên qua loa, cho có để đối phó. - Nếu nói chương trình thực hiện không thành công là do người dân không thực hiện tốt thì bên cạnh còn một phần lỗi là do hệ thống quản lý kém. Việc thu gom rác chưa được thực hiện một các nghiêm túc. Lực lượng thu gom rác chưa sử dụng xe đẩy 2 ngăn để chứa rác phân loại, phân loại qua loa, làm cho có và đùn đẩy trách nhiệm. - Tóm lại, tuy chương trình không đạt được kết quả như mong muốn, nhưng cũng phần nào đánh giá được khả năng, ý thức thực hiện của người dân trong việc bảo vệ môi trường và từ đó tìm ra được hướng giải quyết tốt hơn phát huy hết tiềm 41
  59. Đồ án tốt nghiệp năng vốn có của chương trình PLRTN.[8] Cũng như tác giả Võ Hoàng Thiên Thư thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 4 và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hơn” [23] tại địa bàn Quận 4 về khả năng thực hiện cũng như tìm ra những biện pháp để giúp chương trình thực hiện tốt hơn. Hằng ngày Quận 4 thải ra một lượng chất thải khá lớn trên 200 tấn/ngày đã và đang gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và con người nếu như không được xử lý cách hợp lý. Việc ứng dụng hiệu quả các công cụ tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và kêu gọi sự tích cực tham gia của tất cả người dân về phân loại rác tại nguồn, từ đó có thể hạn chế được lượng rác thải đem chôn lấp, tăng hiệu quả tái sử dụng, tái sinh và tái chế, chất thải rắn thực phẩm được phân loại sạch hơn có thể xử lý thành phân compost với chất lượng cao. Bên cạnh những lợi ích mà mô hình mang lại thì việc thực hiện còn gặp một số khó khăn như: - Rất nhiều người dân vẫn có thói quen bỏ rác không đúng chỗ. - Khả năng phân loại của người dân kém. - Lực lượng rác dân lập chưa đồng thuận với chương trình PLRTN. - Kinh phí thực hiện cũng như đầu tư cho dự án khá lớn. - Thay đổi thói quen truyền thống vì thực tế khi thực hiện việc PLRTN ít nhiều cũng sẽ phá vỡ nếp sống và lối sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. - Hiện nay chỉ có một vài đơn vị đảm nhận việc tái chế rác và sản xuất phân compost được thành lập. Ngoài ra, một số các bài báo, tạp chí của nhiều tác giả cũng đang nghiên cứu về xây dựng mô hình phân loại rác tại nguồn như: Theo tác giả Phùng Anh Tùng, sinh viên thực hiện đề tài “Nghiên cứu hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt huyện Củ Chi và tìm hiểu chương trình phân 42
  60. Đồ án tốt nghiệp loại rác tại nguồn thực hiện trên địa bàn huyện Củ Chi” [9] thấy rằng: - Phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn có khả năng giải quyết được các khó khăn do tăng hiệu quả tái sử dụng, tái sinh và tái chế, chất thải rắn thực phẩm được phân loại sạch hơn nên có thể xử lý và tái sử dụng với hiệu quả cao. - Chương trình Phân Loại Chất Thải Rắn Đô Thị Tại Nguồn liên quan đến tất cả các khâu của hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị của huyện không chỉ có các yếu tố kỹ thuật – công nghệ mà cả các yếu tố kinh tế và xã hội. - Kinh phí đầu tư cho giai đoạn đầu là khá lớn cho việc trang bị kỹ thuật (túi PE, thùng đựng rác, thùng thu gom, xe chuyên chở, ) huấn luyện và tuyên truyền. - Hiệu quả kinh tế – xã hội và kỹ thuật của dự án này rất cao, nhưng phải diễn ra liên tục trong thời gian dài. Đề tài: “Nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại CTR tại nguồn tại phường Đình Hải, Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình”. [21] Tác giả đã đánh giá hiện trạng quản lý CTR tại tỉnh Quảng Bình nói chung và phường Đình Hải nói riêng bao gồm: Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTR. Ngoài ra, tác giả còn tiến hành dự báo khối lượng CTR phát sinh đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Những nội dung trên là tiền đề để tác giả tiến hành đề xuất mô hình phân loại CTR tại nguồn thành 2 nhóm chính: Rác thải hữu cơ dễ phân hủy và phần còn lại, Các đối tượng được nhắm đến trong mô hình là: hộ gia đình; đường phố và các khu vui chơi giải trí; chợ; cơ sở sản xuất kinh doanh; xây dựng; bệnh viện và trung tâm y tế. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra các kế hoạch để triển khai thực hiện mô hình và khảo sát điều tra về môi trường cho hộ gia đình, trường học. 43
  61. Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp nghiên cứu 3.1.1. Phương pháp nghiên cứu các cơ sở lý thuyết Thu thập các cơ sở lý thuyết liên quan đến ngành quản lý CTR, chương trình PLRTN từ các tài liệu, giáo trình đã học và tham khảo các thông tin được đăng trên các trang mạng, các công văn, văn bản liên quan đến chương trình PLRTN. Thu thập các tài liệu trong và ngoài nước về tình hình thu gom, thành phần, phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn, ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đến đời sống, môi trường và các phương pháp giải quyết các vấn đề của chương trình PLRTN. 3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu 3.1.2.1. Số liệu thứ cấp + Thu thập tài liệu có liên quan như: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Quận 12. Đặc biệt, quan tâm đến số liệu liên quan đến hoạt động phát sinh chất thải rắn tại địa bàn quận. + Thu thập số liệu về công tác thu gom, vận chuyển, quản lý chất thải rắn từ các nguồn sẵn có như: Công ty Dịch vụ Công ích Quận 12, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Cục thống kê Quận 12, phòng Quản lý đô thị Quận 12. 3.1.2.2. Số liệu sơ cấp + Điều tra, khảo sát đồng thời thu thập các số liệu, thông tin về lượng chất thải phát sinh tại địa bàn. + Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về khối lượng, thành phần chất thải rắn phát sinh từ các hộ gia đình tham gia chương trình. + Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về số lượng thiết bị, dụng cụ phục vụ cho quá trình thu gom CTR khi tham gia thực hiện chương trình của các nhân viên thu gom. 44
  62. Đồ án tốt nghiệp 3.1.3. Phương pháp khảo sát thực địa Đối tượng khảo sát: - 191 hộ dân tham gia thực hiện chương trình. - Nhân viên thu gom tham gia thực hiện chương trình. Thời gian khảo sát: từ tháng 5/6 đến hết tháng 16/7/2018. Nội dung khảo sát: - Tham quan tìm hiểu thực tế hệ thống thu gom, thời gian thu gom, cách thức thực hiện công tác thu gom, trung chuyển, vận chuyển CTR tại khu vực tham gia chương trình. - Theo dõi quá trình thực hiện “Chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 12” của 191 hộ gia đình sau khi được hướng dẫn phân loại. Lộ trình thực hiện: Theo lộ trình thu gom chất thải rắn của nhân viên thu gom khi tham gia thực hiện chương trình. Phương tiện thực hiện: gồm máy chụp hình, điện thoại, sổ tay, bút, 3.1.4. Phương pháp xã hội học Để có được đánh giá cụ thể và chính xác, những ý kiến của người dân, công nhân thu gom và cán bộ quản lý luôn cần thiết và có tính thực tiễn cao bởi chính họ là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc tham gia chương trình phân loại rác tại nguồn này. Để đánh giá được hiệu quả dự án, đề tài đã sử dụng hình thức đến tận nhà từng hộ dân, gặp từng công nhân thu gom để khảo sát tình hình và lập bảng hỏi phỏng vấn. Đây là một phương pháp truyền thống nhưng mang lại những tác dụng rất hữu hiệu trong việc phân tích và đánh giá. 3.1.4.1. Nội dung phỏng vấn ❖ Đối với các hộ gia đình - Tình hình, mục đích và ý nghĩa của chương trình. 45
  63. Đồ án tốt nghiệp - Cách thức lưu trữ, thu gom chất thải rắn. - Nhận thức về vấn đề thải bỏ rác thải sinh hoạt cũng như các vấn đề môi trường phát sinh. - Nhận định, đánh giá về hoạt động quản lý CTR của địa phương. - Các đề xuất, đóng góp ý kiến, ❖ Đối với nhân viên thu gom - Tình hình thu gom rác thải sinh hoạt tại khu vực tham gia chương trình. - Nhận thức của nhân viên thu gom cũng như nhận thức và ý thức của người dân về rác thải sinh hoạt, cách phân loại rác. ❖ Đối với cán bộ quản lý chương trình - Kết quả việc thực hiện chương trình. - Nhận thức của người dân về việc thực hiện chương trình. - Mặt khó khăn và thuận lợi của việc thực hiện chương trình. - Hướng giải quyết vấn đề khi chương trình xảy ra sự cố. 3.1.4.2. Hình thức phỏng vấn ❖ Phỏng vấn trực tiếp - Ghi chép lại thông tin hoặc điền thông tin vào. - Phiếu có sẵn kết hợp quan sát thực tế và chụp ảnh. ❖ Phát phiếu điều tra - Liên hệ trước với nơi muốn phát phiếu điều tra. - Phát bảng câu hỏi và hướng dẫn cụ thể cách thức điền vào bảng hỏi. Sau 15 – 20 phút, tiến hành thu bảng câu hỏi lại. - Số lượng phiếu: phát phiếu cho tất cả các đối tượng tham gia chương trình. + Đối với các hộ gia đình: 191 phiếu (31 phiếu cho hộ gia đình mặt tiền, 149 phiếu hộ trong hẻm và 11 phiếu cho các hộ ở dãy phòng trọ). 46
  64. Đồ án tốt nghiệp + Đối với nhân viên thu gom: 2 phiếu. + Đối với cán bộ quản lý chương trình: 1 phiếu. 3.1.5. Phương pháp định tính, định lượng 3.1.5.1. Đối tượng lấy mẫu Tiến hành lấy mẫu xác định thành phần, khối CTRSH phát sinh tại các hộ gia đình tham gia thực hiện chương trình. - Hộ dân mặt tiền: 31 hộ dân. - Hộ dân trong hẻm: 149 hộ dân. - Phòng trọ: 11 phòng trọ. 3.1.5.2. Thời gian lấy mẫu - Từ tháng 5/6/2018 – tháng 16/7/2018 (lấy mẫu 14 ngày liên tục). Bảng 2.1 Số lương mẫu xác định thành phần ,khối lượng CTRSH phát sinh tại các hộ gia đình tham gia chương trình Tháng 6 Ngày lấy Tổng 05- 06- 07- 08- 09- 10- 11- mẫu mẫu Thg6 Thg6 Thg6 Thg6 Thg6 Thg6 Thg6 Mặt tiền 29 30 31 30 31 29 30 210 Trong hẻm 41 43 40 40 43 39 43 289 Phòng Trọ 10 8 12 10 10 8 8 66 Tổng 80 81 83 80 84 76 81 565 Tháng 7 Tổng 10- 11- 12- 13- 14- 15- 16- mẫu Thg7 Thg7 Thg7 Thg7 Thg7 Thg7 Thg7 Mặt tiền 30 30 31 31 29 28 30 209 47
  65. Đồ án tốt nghiệp Trong hẻm 39 40 45 41 39 38 40 282 Phòng Trọ 10 12 10 13 9 9 12 75 Tổng 79 82 86 85 77 75 82 566 3.1.6. Phương pháp xử lý số liệu : - Nội dung xử lý số liệu: + Tính toán lại số liệu về khối lượng CTRSH bằng lập bảng thống kê và vẽ đồ thị bằng phần mềm Microsoft Excel + Tổng hợp kết quả thu được từ phiếu điều tra, phỏng vấn để tiến hành lập bảng thống kê và vẽ đồ thị bằng phần mềm Microsoft Excel. - Phương tiện thực hiện xử lý số liệu: Máy tính, các phần mềm Microsoft Word và Microsoft Excel, 3.1.6 Phương pháp xác định nguyên nhân và hệ quả - CED (Cause & Effect Diagram) Phương pháp CED (Cause & Effect Diagram): Là phương pháp xem xét tất cả các nguyên nhân của một vấn đề. CED có 4 bước thực hiện: - Xác định vấn đề. - Suy nghĩ và viết ra các yếu tố là nguyên nhân chính (nhóm nguyên nhân). - Xác định các nguyên nhân có thể (các bậc dưới). - Phân tích toàn bộ sơ đồ nhằm xác định các nguyên nhân quan trọng nhất. 48
  66. Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Nội dung chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 12 giai đọa năm 2017 Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố tại văn bản 1141/VP-ĐT ngày 03/02/2017 về việc triển khai thực hiện PLCTRTN trên địa bàn thành phố. Trong đó giao Sở Tài Nguyên và Môi Trường xây dựng dự thảo Kế hoạch triển khai PLCTRSHTN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giao đoạn 2017 – 2020, theo đó Phòng TNMT quận xây dựng lộ trình triển khai thực hiện Phân loại CTRSH tại nguồn như sau: 4.1.1. Mục tiêu - Nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường. - Nâng cao hiệu quả tái chế lượng chất thải rắn có khả năng phân hủy sinh học để chế biến thành phân compost. - Mở rộng và duy trì mô hình PLRTN tại địa phương, tận dụng triệt để các loại chất thải rắn có khả năng tái chế, tái sử dụng, góp phần giảm khối lượng rác thải đưa ra bãi chôn lấp. - Đẩy mạnh việc tuyên truyền phân loại CTRSH tại nguồn tại khu vực tham gia chương trình đề cao trách nhiệm, nghĩa vụ của người dân, chủ nguồn thải (bao gồm: hộ gia đình, chủ nguồn thải, khách vãng lai) thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn. 4.1.2. Nội dung thực hiện Duy trì Chương trình thí điểm PLRTN tại tuyến đường Nguyễn Thị Kiểu (đường Hiệp Thành 37 cũ) thuộc khu phố 4 (Tổ 10) và khu phố 4A (một phần Tổ 9), phường Tân Thới Hiệp, Quận 12. 4.1.2.1. Đối tượng thực hiện Các hộ dân mặt tiền và trong hẻm tuyến đường Nguyễn Thị Kiểu (đường Hiệp Thành 37 cũ) thuộc khu phố 4 (Tổ 10) và khu phố 4A (một phần Tổ 9), phường 49
  67. Đồ án tốt nghiệp Tân Thới Hiệp, Quận 12. Số lượng hộ dân: 191 hộ dân (31 hộ mặt tiền, 149 hộ trong hẻm và 11 hộ dãy phòng trọ). 4.1.2.2. Thời gian thực hiện thu gom Thời gian lấy rác: Vào lúc 7g30 - 10 giờ hàng ngày để kết hợp thu gom rác chợ 4.1.2.3. Phương tiện thu gom, vận chuyển - Thiết bị cho công tác thu gom: 02 xe đẩy tay 01 ngăn. - Phương tiện vận chuyển: xe ép rác 7 tấn. 4.1.3. Tổ chức thực hiện - Công tác tập huấn, tuyên truyền: tổ chức 01 lớp tập huấn cho lực lượng nòng cốt, CBCC, các chủ nguồn thải. - Công tác đầu tư, cấp phát thiết bị: dự kiến cấp pháp thùng rác các loại tại địa phương thực hiện chương trình. - Nguồn kinh phí thực hiện: tạm ứng từ nguồn ngân sách quận. 4.1.4. Phân công thực hiện 4.1.4.1. Phòng Tài nguyên và Môi trường - Phòng Tài nguyên và Môi trường hoàn thành và cung cấp nội dung tuyên truyền phân loại CTRSH tại nguồn đến Phòng, ban ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân quận để tổ chức tuyên truyền rộng rãi. - Chủ trì, phối hợp với các đơn vị truyền thông xây dựng Kế hoạch phổ biến, tuyên truyền các nội dung liên quan để thực hiện chương trình trên địa bàn quận với kinh phí được Ủy ban nhân dân quận duyệt hàng năm. - Kiểm tra, đôn đốc, giám sát công tác triển khai thực hiện của UBND phường Tân Thới Hiệp và các đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện Chương trình thí điểm, kịp thời báo cáo sơ kết cho UBND quận về kết quả thực hiện và các khó khăn, vướng mắc (nếu có). 50
  68. Đồ án tốt nghiệp 4.1.4.2. Phòng Tài chính – Kế hoạch - Tham mưu UBND quận kinh phí thực hiện nội dung kế hoạch đề ra. - Chủ trì, phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, phê duyệt đề án, dự toán kinh phí thực hiện của Ủy ban nhân dân quận. 4.1.4.3. Các Phòng, ban ngành có liên quan - Các Phòng, ban ngành có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân quận về các nội dung có liên quan đến Chương trình phân loại CTRSH tại nguồn trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình; phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận triển khai phân loại trong phạm vi quản lý. 4.1.4.4. Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích quận - Chịu trách nhiệm trong công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn của chủ nguồn thải sau khi phân loại và vận chuyển ra bãi xử lý của thành phố theo đúng quy định, đảm bảo các tiêu chí bảo vệ môi trường (lưu ý kết hợp với lộ trình thu gom chất thải rắn sinh hoạt của chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn đang thí điểm tại phường Tân Thới Hiệp). - Bố trí phương tiện vận chuyển theo đúng hướng dẫn của Phòng Tài nguyên và Môi trường. 4.1.4.5. Ủy ban nhân dân phường Tân Thới Hiệp - Xây dựng kế hoạch, đề án triển khai phân loại CTRSH tại nguồn. - Tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng hệ thống thu gom tại nguồn; xác định điểm hẹn, tuyến thu gom; phương tiện của lực lượng thu gom rác theo quy cách của Phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn; xây dựng kế hoạch, lộ trình, phương án thực hiện. - Duy trì hoạt động tuyên truyền cho các chủ nguồn thải trong khu vực tham gia thí điểm. - Duy trì công tác kiểm tra, giám sát hoạt động phân loại chất thải rắn tại nguồn của các chủ nguồn thải tham gia chương trình và giám sát hoạt động thu gom của lực lượng thu gom vận chuyển trong quá trình thực hiện. 51
  69. Đồ án tốt nghiệp - Phê duyệt Đề án tổng thể triển khai phân loại CTRSH tại nguồn trên toàn địa bàn quận giai đoạn 2017 - 2020 và gửi Phòng Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp góp ý (nếu có). Thời gian thực hiện: từ tháng 6 năm 2017 - Ủy ban nhân dân quận đồng loạt triển khai phân loại CTRSH tại nguồn theo mục tiêu đã nêu trong năm 2017 của kế hoạch này. 4.1.4.6. Uỷ ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 12 và Các đoàn thể Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh và các đơn vị trực thuộc Quận ủy Đề nghị UB.MTTQVN quận và các đoàn thể quận thực hiện: - Cử đại diện tham gia lực lượng tuyên truyền viên nòng cốt trong công tác tuyên truyền, tập huấn những nội dung Chương trình PLCTRTN (01 người/đoàn thể). - Phối hợp Phòng TNMT, UBND phường trong việc tuyên truyền, tập huấn cho chủ nguồn thải trong khu vực thí điểm thực hiện Chương trình thí điểm PLCTRTN trên địa bàn. - Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các đơn vị liên quan có báo cáo cụ thể cho UBND quận (thông qua Phòng TNMT) để kịp thời giải quyết. 4.2. Khảo sát hiện trạng phát sinh chât thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình tham gia chương trình trên địa bàn Quận 12 4.2.1. Nguồn phát sinh CTRSH tại các hộ gia đình tham gia chương trình trên địa bàn Quận 12 4.2.1.1. Đối tượng hộ gia đình mặt tiền - Đối với các hộ gia đình ở mặt tiền thì đa phần các hộ là các cơ sở kinh doanh như: công ty, dịch vụ ăn uống, tiệm hớt tóc, bán tạp hóa, nên nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt là từ các hoạt động kinh doanh, buôn bán của hộ gia đình và từ các hoạt động sinh hoạt của người dân. 52
  70. Đồ án tốt nghiệp 4.2.1.2. Đối tượng hộ gia đình trong hẻm - Đối với các hộ gia đình trong hẻm nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu từ các hoạt động sinh hoạt của người dân như: nấu nướng, sinh hoạt hàng ngày, 4.2.1.3. Đối tượng hộ gia đình trong dãy phòng trọ - Đối với các hộ gia đình trong dãy phòng trọ nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu từ các hoạt động sinh hoạt của người dân. 4.2.2. Khối lượng và thành phần CTRSH phát sinh tại các hộ gia đình tham gia chương trình trên địa bàn Quận 12 4.2.2.1. Khối lượng Số lượng mẫu khảo sát thực tế là 191 mẫu CTRSH từ các hộ gia đình trên địa bàn Quận 12. Trong đó, 31 mẫu cho hộ gia đình ở mặt tiền, 149 mẫu cho hộ gia đình trong hẻm và 11 mẫu cho hộ gia đình ở dãy phòng trọ trong thời gian khảo sát là 4 tháng, mỗi tháng khảo sát 7 ngày/1 tháng. Kết quả khảo sát tổng khối lượng CTRSH và khối lượng CTRSH phát sinh trung bình từ hộ gia đình được biểu diễn trong bảng 4.1: 53
  71. Đồ án tốt nghiệp Bảng 4.1Tổng khối lượng và tỷ lệ % khối lượng CTRSH phát sinh từ hộ gia đình tham gia chương trình thí điểm PLRTN trên địa bàn quận 12 Tổng khối lượng Tỷ lệ % khối lượng (%) (kg/tháng) Hộ gia Vô cơ Hữu cơ Vô cơ Hữu cơ đình Tháng 6 Mặt tiền 104,5 162,7 15,95 14,32 Hẻm 534,7 939,5 81,6 82,71 Dãy phòng 16,1 33,7 2,46 2,97 trọ Tổng 655,3 1135,9 100 100 Tháng 7 Mặt tiền 104,1 194,1 15,13 16,09 Hẻm 568,2 984,3 82,6 81,58 Dãy phòng 15,6 28,2 2,27 2,34 trọ Tổng 687,9 1206,6 100 100 54
  72. Đồ án tốt nghiệp Tổng khối lượng CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình tham gia chương trình trong thời gian từ tháng 05/06 đến tháng 16/07 2500 2000 1923,8 1500 1102,9 1000 500 208,6 356,8 31,7 61,9 0 Mặt tiền Hẻm Trọ Vô cơ Hữu cơ Sơ đồ 4.1. Tổng khối lượng CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình tham gia chương trình trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 7 Nhận xét: ❖ Đối tượng hộ gia đình mặt tiền: Tổng khối lượng chất thải vô cơ phát sinh từ các hộ gia đình mặt tiền tham gia chương trình thí điểm PLRTN trên địa bàn Quận 12 trong thời gian khảo sát thực tế từ tháng 05/6 đến tháng 16/7 là 208,6kg, chất thải hữu cơ là 356,8kg. Trong tổng lượng chất vô cơ thu được từ tất cả các hộ gia đình tham gia chương trình thì chất thải vô cơ phát sinh từ các hộ trong hẻm chiếm khoảng 15,5%, chất hữu cơ chiếm khoảng 15,2%. ❖ Đối tượng hộ gia đình trong hẻm: Tổng khối lượng chất thải vô cơ phát sinh từ các hộ gia đình trong hẻm tham gia chương trình thí điểm PLRTN trên địa bàn Quận 12 trong thời gian khảo sát thực tế từ tháng 05/6 đến tháng 16/7 là 1102,9 kg, chất thải hữu cơ là 1923,8kg. Trong tổng lượng chất vô cơ thu được từ tất cả các hộ gia đình tham gia chương trình thì chất thải vô cơ phát sinh từ các hộ trong hẻm chiếm khoảng 82%, chất hữu cơ chiếm khoảng 82,1%. ❖ Đối tượng hộ đình trong dãy phòng trọ: Tổng khối lượng chất thải vô cơ phát sinh từ các hộ gia đình trong dãy phòng trọ tham gia chương trình thí 55