Khóa luận Đánh giá điều kiện lao động tại Công ty cổ phần Sợi Phú Bài

pdf 132 trang thiennha21 21/04/2022 5130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá điều kiện lao động tại Công ty cổ phần Sợi Phú Bài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_dieu_kien_lao_dong_tai_cong_ty_co_phan_so.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá điều kiện lao động tại Công ty cổ phần Sợi Phú Bài

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ∞∞ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỢI PHÚ BÀI TrườngNGUY ĐạiỄN THhọcỊ THÚY Kinh GIANG tế Huế KHÓA HỌC: 2014-2018
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ∞∞ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỢI PHÚ BÀI Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thúy Giang TS. Hoàng Quang Thành TrườngLớp: K48B QTNL Đại học Kinh tế Huế Niên khóa: 2014-2018 Huế, 5/2018
  3. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Lời Cảm Ơn Khóa lu n t t nghi p là m t ph n quan tr ng th ậ ố ệ ộ ầ ọ ể hi n s t nh ng k n th c, kinh ệ ự đúc kế ữ ỹ năng, kiế ứ nghi m th c t c a sinh viên trong su t b ệ ự ế ủ ố ốn năm ng i trên gh ng và nh ng tháng ngày th c ồ ế nhà trườ ữ ự t ngoài xã h i. Trong th i gian th c hi tài ế ộ ờ ự ện đề này, tác gi ã nh c nhi u s quan tâm giúp ả đ ận đượ ề ự c a r t nhi u cá nhân, t p th . đỡ ủ ấ ề ậ ể L u tiên, tác gi xin bày t lòng bi t ời đầ ả ỏ ế n Ban giám hi ng, quý th y cô ơn đế ệu nhà trườ ầ i H c Kinh T nói chung và Khoa Qu n Tr trường Đạ ọ ế ả ị ã t n tình gi ng d y, truy n Kinh Doanh nói riêng đ ậ ả ạ ề t ki n th c cho tác gi trong su t b c đạ ế ứ ả ố ốn năm họ có nh ng ki n th c n n t ng ngày hôm nay giúp để ữ ế ứ ề ả cho vi c th c hi tài m t cách thu n l ệ ự ện đề ộ ậ ợi hơn. c bi t, tác gi xin g i l i c sâu Đặ ệ ả ở ờ ảm ơn s c nh t n th y i tr c ắ ấ đế ầ Hoàng Quang Thành là ngườ ự ti ng d tác gi t n tình trong ếp hướ ẫn và giúp đỡ ả ậ su t quá trình th c hi tài ố ự ện đề tài để có được đề hoàn thi ện như ngày hôm nay. Tác gi xin bày t l ả ỏ ời cám ơn chân thành n Công ty c ph n S ã cho tác gi đế ổ ầ ợi Phú Bài đ ả th c t và t u ki n thu n ự ập, quan tâm giúp đỡ ạo điề ệ ậ l i nh tác gi c làm vi c th c t t ợ ất để ả đượ ệ ự ế như mộ nhân viên trong công ty. Tác gi xin g i l i c m ả ở ờ ả n các anh ch phòng nhân s và phòng k toán ơn đế ị ự ế c bi t là ch Nguy n Th Kim Loan ã h tr và đặ ệ ị ễ ị đ ỗ ợ tác gi h t mình trong th i gian th c t p t i công Trườngả ế Đại họcờ Kinh ựtế Huếậ ạ ty. M c dù ã có nhi u c g ng hoàn thành khóa ặ đ ề ố ắ lu o h n ch v th i gian nghiên c u, ận nhưng d ạ ế ề ờ ứ ki n th c và kinh nghi m b tài ế ứ ệ ản thân cho nên đề nghiên c u này không tránh kh i nh ng sai sót. Tác ứ ỏ ữ gi r t mong nh c nh ng ý ki ả ấ ận đượ ữ ến đóng góp từ quý th y, cô và nh là ầ ững người quan tâm. Đó sẽ i
  4. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành hành trang quý giá giúp tác gi hoàn thi n ki n ả ệ ế th c c a mình sau này. ứ ủ M t l n n a tác gi xin chân thành c ộ ầ ữ ả ảm ơn! Huế, tháng 05 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Giang MỤC LỤC Lời Cảm Ơn i MỤC LỤC ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ viii DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH ix PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1 Mục tiêu chung 2 2.2 Mục tiêu cụ thể 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3.1 Đối tượng nghiên cứu 2 3.2 Phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 4.1 PhươngTrường pháp thu thập dĐạiữ liệu học Kinh tế Huế 3 4.1.1 Số liệu thứ cấp 3 4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 5 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 7 1.1. Lý luận chung về điều kiện lao động trong doanh nghiệp 7 ii
  5. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành 1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 7 1.1.1.1 Môi trường lao động 7 1.1.1.2 Điều kiện lao động 7 1.1.1.3 Cải thiện điều kiện lao động 8 1.1.2 Các nhân tố cấu thành điều kiện lao động trong doanh nghiệp 8 1.1.2.1 Nhóm các nhân tố thuộc về Vệ sinh - Y tế 8 1.1.2.2 Nhóm các nhân tố thuộc về Tâm - Sinh lí lao động 10 1.1.2.3 Nhóm các nhân tố thuộc về thẩm mỹ học 12 1.1.2.4 Nhóm các nhân tố thuộc về tâm lý xã hội 13 1.1.2.5 Nhóm các nhân tố thuộc về Điều kiện sống của người lao động 13 1.1.3 Sự cần thiết phải cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp 14 1.1.4 Mô hình nghiên cứu về điều kiện lao động 15 1.1.4.1 Mô hình lý thuyết 15 1.1.4.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 16 1.2. Một số vấn đề thực tiễn về điều kiện lao động trong doanh nghiệp 18 1.2.1 Điều kiện lao động trong các doanh nghiệp ngành dệt may ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra 18 1.2.1.Một số kinh nghiệm thực tiễn về cải thiện điều kiện lao động tại các doanh nghiệp 22 1.2.2. Một số bài học về cải thiện điều kiện lao động có thể rút ra đối với Công ty cổ phần Sợi Phú Bài 25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỢI PHÚ BÀI 27 2.1 TổngTrường quan về Công ty cĐạiổ phần S ợihọc Phú Bài Kinh tế Huế 27 2.1.1 Thông tin chung về Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài Huế 27 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài 28 2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 28 2.1.4 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty 29 2.1.5 Tình hình lao động của Công ty 33 2.1.6 Tình hình nguồn vốn và tài sản của Công ty 36 iii
  6. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành 2.1.7 Hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị 39 2.1.7.1 Văn phòng và nhà xưởng 39 2.1.7.2 Hệ thống trang thiết bị máy móc 40 2.1.8 Kết quả sản xuất kinh doanh cuả Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài 41 2.1.9 Quy trình sản xuất và đặc điểm sản phẩm 44 2.1.9.1 Quy trình sản xuất sản phẩm 44 2.1.9.2 Đặc điểm sản phẩm 47 2.2 Thực trạng điều kiện lao động tại Công Ty Cổ Phần Sợi Phú Bài 50 2.2.1 Chủ trương và biện pháp cải thiện điều kiện lao động đã được áp dụng tại Công ty Cổ Phần Sợi Phú Bài 50 2.2.2 Phân tích thực trạng điều kiện lao động tại Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài 52 2.2.2.1 Về điều kiện Vệ sinh- Y tế 52 2.2.2.2 Về điều kiện liên quan đến tâm-sinh lý lao động 55 2.2.2.3 Các điều kiện thuộc nhân tố Thẩm mỹ học 57 2.2.2.4 Các điều kiện thuộc về tâm lý – xã hội 58 2.2.2.5 Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện sống của người lao động 58 2.3 Điều kiện lao động tại Công ty qua ý kiến đánh giá của người lao động 60 2.3.1 Mô tả đặc điểm mẫu khảo sát 60 2.3.1.1 Cơ cấu mẫu theo giới tính 60 2.3.1.2 Cơ cấu mẫu điều tra theo độ tuổi 61 2.3.1.3 Cơ cấu mẫu điều tra theo thời gian làm việc 62 2.3.2 Kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s alpha của các biến phân tích 62 2.3.2.1 Kiểm định độ tin cậy thang đo các nhóm biến độc lập 62 2.3.2.2 TrườngKiểm định độ tin c ậĐạiy thang đo học nhóm bi ếKinhn phụ thuộc tế Huế 65 2.3.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA- Exploratory Factor Analysis) 65 2.3.4 Đặt tên nhân tố 67 2.3.5 Mức độ tác động của các nhân tố đến sự đánh giá chung của người lao động về điều kiện lao động 69 2.3.5.1 Mô hình hồi quy 69 2.3.5.2 Giả thuyết mô hình 69 iv
  7. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành 2.3.5.3 Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội 70 2.3.5.4 Kiểm định sự phù hợp của mô hình 70 2.3.5.5 Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính 71 2.3.6 Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư 74 2.3.7 Mức độ đánh giá của người lao động về các nhân tố thuộc điều kiện lao động 75 2.3.7.1 Đánh giá của đối tượng điều tra về nhóm nhân tố Vệ sinh-Y tế 75 2.3.7.2 Đánh giá của đối tượng điều tra về nhóm nhân tố tâm lý xã hội 76 2.3.7.3 Đánh giá của đối tượng điều tra về nhóm nhân tố Tâm sinh lý lao động 77 2.3.7.4Đánh giá của đối tượng điều tra về nhóm nhân tố Điều kiện sống người lao động 78 2.3.7.5 Đánh giá của đối tượng điều tra về nhóm nhân tố Thẩm mỹ học 79 2.3.8 So sánh sự khác biệt trong đánh giá giữa các nhóm đối tượng điều tra về điều kiện lao động 80 2.3.8.1 Sự khác biệt trong đánh giá giữa các nhóm đối tượng theo giới tính 80 2.3.8.2 Sự khác biệt trong đánh giá giữa các nhóm đối tượng theo độ tuổi 81 2.3.8.3 Sự khác biệt trong đánh giá giữa các nhóm đối tượng theo thời gian làm việc 82 2.3.9 Đánh giá chung về điều kiện lao động tại công ty cổ phần Sợi Phú Bài 84 2.3.9.1 Các ưu điểm 84 2.3.9.2 Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân 84 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỢI PHÚ BÀI 86 3.1 Quan điểm và định hướng cải thiện điều kiện lao động tại Công ty 86 3.2 Các giải pháp cải thiện điều kiện lao động tại công ty Cổ phần Sợi Phú Bài 86 3.2.1 Giải pháp cải thiện điều kiện vệ sinh y tế 86 3.3.2 GiTrườngải pháp cải thiện đi ềĐạiu kiện tâm học lý xã hộ iKinh tế Huế 87 3.3.3 Giải pháp cải thiện điều kiện tâm sinh lý lao động 88 3.3.4. Giải pháp cải thiện điều kiện sống của người lao động 88 3.3.5. Giải pháp cải thiện điều kiện thẩm mỹ học 89 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90 1. Kết luận 90 2. Kiến nghị 91 v
  8. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 Trường Đại học Kinh tế Huế vi
  9. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Việt EFA Phân tích nhân tố khám phá CNH-HĐH Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa ĐKLĐ Điều kiện lao động NLĐ Người lao động DN Doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động TNLĐ Tai nạn lao động BHLĐ Bảo hộ lao động CĐCS Công đoàn cơ sở PCCN Phòng chống cháy nổ PCCC Phòng cháy chữa cháy BHYT Bảo hiểm y tế BHXH Bảo hiểm xã hội BHTN Bảo hiểm thất nghiệp KCN Khu công nghiệp KT-ĐHSX Kỹ thuật- Điều hành sản xuất SXKD Sản xuất kinh doanh Trường Đại học Kinh tế Huế vii
  10. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 2.1 Tình hình lao động của công ty cổ phần Sợi Phú Bài giai đoạn 2015-2017 33 Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn và tài sản Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài giai đoạn 2015-2017 37 Bảng 2.3 Một số máy móc, thiết bị chủ yếu tại xưởng sản xuất công ty 40 Bảng 2.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài qua 3 năm (2015-2017) 42 Bảng 2.5: Hệ thống chiếu sáng của Công ty 54 Bảng 2.6: Tổng bảo hiểm và kinh phí công đoàn giai đoạn 2015-2017 59 Bảng 2.7 Kết quả phân tích Cronbach’s alpha của thang đo về điều kiện lao động 63 Bảng 2.8 Kết quả phân tích Cronbach’s alpha của thang đo đánh giá chung 65 Bảng 2.9 Kết quả phân tích nhân tố 66 Bảng 2.10. Kết quả phân tích nhân tố đánh giá chung về điều kiện lao động 66 Bảng 2.11 Đặt tên biến quan sát và hệ số tải nhân tố 68 Bảng 2.12. Đánh giá độ phù hợp của mô hình 70 Bảng 2.13. Kiểm định về sự phù hợp của mô hình hồi quy 71 Bảng 2.14. Phân tích hồi quy đa biến 72 Bảng 2.15 Đánh giá của người lao động về nhóm nhân tố Vệ sinh- Y tế 75 Bảng 2.16. Đánh giá của người lao động về nhóm nhân tố tâm lý xã hội 76 Bảng 2.17. Đánh giá của người lao động về nhóm nhân tố Tâm sinh lý lao động 77 Bảng 2.18. Đánh giá của nhân viên về nhóm nhân tố Điều kiện sống người lao động 78 Bảng 2.19. Đánh giá của nhân viên về nhóm nhân tố Thẩm mỹ học 79 Bảng 2.21. Kiểm định theo giới tính 80 Bảng 2.2Trường2. Kiểm định theo Đạiđộ tuổi học Kinh tế Huế 81 Bảng 2.23. Kiểm định theo thời gian làm việc 82 Biểu đồ 2.1 Cơ cấu mẫu điều tra theo giới tính 60 Biểu đồ 2.2 Cơ cấu mẫu điều tra theo độ tuổi 61 Biểu đồ 2.3 Cơ cấu mẫu điều tra theo thời gian làm việc 62 viii
  11. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Sơ đồ 1.1: Mô hình lý thuyết các nhóm nhân tố trong điều kiện lao động [5] 16 Sơ đồ 1.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất 16 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài 30 Sơ đồ 2.2: Hệ thống kéo sợi chải thô 45 Sơ đồ 2.3: Hệ thống kéo sợi chải kỹ 46 Sơ đồ 2.4: quy trình sản xuất sợi TCCm 49 Hình 2.1. Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa 75 Trường Đại học Kinh tế Huế ix
  12. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để giữ vững vị thế và phát triển lâu dài thì doanh nghiệp phải xác định rõ mục tiêu, chiến lược phát triển của mình. Bên cạnh đó việc theo đuổi tăng trưởng kinh tế thông qua tạo việc làm và tạo thu nhập nên được cân bằng với việc bảo vệ các quyền cơ bản của người lao động. Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, lực lượng lao động là một tài sản có giá trị và mối quan hệ quản lý công nhân lành mạnh là một thành phần quan trọng cho sự bền vững lâu dài của doanh nghiệp. Quản trị nhân sự trong quá trình sản xuất là việc mà các doanh nghiệp cần chú trọng hàng đầu, thông qua mối quan hệ quản lý công nhân, bằng cách đối xử công bằng với người lao động và cung cấp cho họ những điều kiện làm việc an toàn và lành mạnh nhằm tạo ra những lợi ích hữu hình, nâng cao động lực giúp họ hăng say sáng tạo, làm việc tích cực nhất để đạt được mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp đề ra. Khi Việt Nam hội nhập quốc tế và tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới sẽ tạo điều kiện cho ngành hàng dệt may Việt Nam phát triển, được hưởng thuế suất ưu đãi khi xuất khẩu, cơ hội gia tăng vốn đầu tư và cải cách doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của thời đại công nghệ 4.0, các doanh nghiệp có xu hướng thay thế hàng loạt thiết bị máy móc hiện đại nhằm nâng cao năng suất lao động, đáp ứng nhu cầu ngày một tăng lên của thị trường trong và ngoài nước, do đó người lao động phải có kiến thức chuyên môn kỹ thuật để sản xuất, muốn sản xuất có hiệu quả và bảo đảm an toàn vệ sinh lao động thì phải hiểu biết kỹ về công tác bảo hộ lao động. ĐTrườngặc biệt trong xu th ếĐạihội nhập quhọcốc tế, các Kinh khách hàng tế đòi hHuếỏi sản phẩm không chỉ đạt đúng chuẩn chất lượng mà còn phải được sản xuất trong môi trường an toàn vệ sinh y tế, đảm bảo các quyền lợi xã hội của người lao động làm ra sản phẩm đó. Tuy nhiên, ngày nay điều kiện lao động ở Việt Nam vẫn chưa được đảm bảo, nổi lên như một thách thức với tính nghiêm trọng về số trường hợp tai nạn trong lao động ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội. Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động- SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 1
  13. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Thương binh và Xã hội, năm 2017 trên toàn quốc xảy ra 8.965 vụ tai nạn lao động làm 9.173 người bị nạn [1] và con số đó vẫn tiếp tục gia tăng qua các năm, đó là một con số đáng báo động. Đối với công ty cổ phần Sợi Phú Bài, là Công ty chuyên sản xuất kinh doanh sợi, dệt vải thường xuyên vận hành hàng loạt máy móc hiện đại dễ gây ra tai nạn lao động và ảnh hưởng sức khỏe thì việc cải thiện điều kiện lao động cho người lao động trở nên vô cùng cấp bách. Vì thế mà tác giả đã chọn đề tài “ Đánh giá điều kiện lao động tại Công ty cổ phần Sợi Phú Bài” để làm đề tài nghiên cứu nhằm xác định rõ thực trạng điều kiện lao động và mức độ đánh giá của người lao động về điều kiện lao động, từ đó đưa ra các đề xuất và giải pháp nhằm cải thiện điều kiện lao động tại Công ty. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng điều kiện lao động, đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện điều kiện lao động tại công ty cổ phần Sợi Phú Bài. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về điều kiện lao động trong doanh nghiệp, từ đó rút ra được một số bài học thực tiễn về cải thiện điều kiện lao động tại Công ty. - Xác định, đo lường các nhân tố thuộc điều kiện lao động qua ý kiến đánh giá của người lao động về thực trạng điều kiện lao động tại công ty cổ phần Sợi Phú Bài - ĐTrườngề xuất các giải pháp Đại nhằm chọcải thiện điKinhều kiện lao đtếộng tạHuếi công ty Cổ phần Sợi Phú Bài. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu - Các vấn đề liên quan đến điều kiện lao động tại Công ty cổ phần Sợi Phú Bài. - Đối tượng điều tra là nhân viên công ty cổ phần Sợi Phú Bài. SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 2
  14. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Công ty cổ phần Sợi Phú Bài- Khu công nghiệp Phú Bài, Thành Phố Huế. - Phạm vi nội dung và thời gian + Đánh giá thực trạng từ việc quan sát và từ số liệu thứ cấp trong 3 năm 2015- 2017 được cung cấp bởi các phòng ban Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài. + Số liệu thứ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 2- tháng 4 năm 2018. + Đề xuất giải pháp được áp dụng cho giai đoạn 2018-2020. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 4.1.1 Số liệu thứ cấp Được thu thập từ bộ phận nhân sự và các phòng ban khác của công ty cổ phần Sợi Phú Bài, các nguồn tài liệu liên quan dùng cho việc phân tích, đánh giá điều kiện lao động khác trên internet, khóa luận tương tự liên quan đến đề tài, các công trình đã được công bố. 4.1.2 Số liệu sơ cấp Được thu thập trên cơ sở tiến hành điều tra, phỏng vấn người lao động đang làm việc tại công ty cổ phần Sợi Phú Bài để tìm hiểu về mức độ đánh giá của người lao động đối với điều kiện lao động tại Công ty. - PhươngTrường pháp chọn mĐạiẫu học Kinh tế Huế Theo số liệu tại phòng nhân sự, hiện tại Công ty có 598 người lao động. Tổng thể mẫu nghiên cứu: 598. Do giới hạn về điều kiện thời gian, kinh phí và nguồn lực nên không thể thực hiện điều tra tổng thể, đòi hỏi cần phải điều tra chọn mẫu. Khi thực hiện nghiên cứu này, tác giả có điều kiện để tiếp cận được danh sách tổng thể cán bộ công nhân viên từ phòng Lao động- Tiền lương của Công ty nên việc chọn mẫu hoàn toàn có thể thực hiện theo phương pháp chọn mẫu xác suất. Để gia SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 3
  15. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành tăng tính đại diện cho tổng thể thì ngoài yếu tố kích cỡ mẫu lớn, tác giả cân nhắc thêm đặc tính phòng ban, công đoạn thực hiện công việc của nhân viên. Do vậy, danh sách tổng thể sau khi có được sẽ được phân tầng, chia thành các nhóm để chọn mẫu. Với những lý do đó, phương pháp chọn mẫu được thực hiện trong nghiên cứu này là chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Tác giả tiến hành lấy danh sách tổng thể nhân viên tại phần mềm Bravo, phòng Lao động- tiền lương. Tác giả phân chia số phiếu tương ứng với số lượng nhân viên ở mỗi phòng ban, công đoạn với: Công đoạn đóng phá kiện: 10 phiếu; Công đoạn bông chải: 10 phiếu; Công đoạn ghép thô- cuộn cúi- chải kỹ : 20 phiếu; Công đoạn Sợi con: 20 phiếu; Công đoạn Đánh ống- đậu xe: 20 phiếu; Công đoạn Đóng gói-vận chuyển: 10 phiếu; Tổ bảo vệ, nhà ăn: 10 phiếu; Nhân viên văn phòng: 20 phiếu. Sau đó, tác giả tiếp cận, nhờ sự giúp đỡ các trưởng phòng ban, công đoạn phát phiếu khảo sát. - Phương pháp xác định cỡ mẫu Theo “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS” của Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc [2] thì số quan sát (kích thước mẫu) cho phân tích nhân tố EFA ít nhất phải bằng 5 lần số biến trong phân tích nhân tố. Như vậy, với số biến trong phiếu khảo sát là 22 biến thì số quan sát (mẫu) phải đảm bảo điều kiện: n ≥ 5*22 =110. Để đảm bảo số lượng phiếu điều tra hợp lệ, tác giả tiến hành phát ra 120 phiếu khảo sát, thu về được 113 phiếu, trong đó có 3 phiếu thiếu thông tin bị loại bỏ. Số phiếu hợp lệ đưa vào xử lý là 110 phiếu. Dùng phiếu điều tra với những câu hỏi đã được chuẩn bị trước nhằm thu thập ý kiến đánh giá nhân viên về điều kiện lao động tại Công ty, từ đó cho biết mức độ đánh giá về cácTrường nhân tố thuộc điĐạiều kiện laohọc động và Kinh nhân tố nào tếảnh hưHuếởng đến mức độ đánh giá chung về điều kiện lao động của người lao động nhất. - Thiết kế bảng hỏi + Phần I: Bảng hỏi được thực hiện trên thang đo đã được lựa chọn về việc thực hiện các tiêu chí trong điều kiện lao động. Nội dung và các biến quan sát trong các nhân tố được hiệu chỉnh sao cho phù hợp. Thang đo Likert được dùng để sắp xếp từ SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 4
  16. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành nhỏ đến lớn với phát biểu (1: Hoàn toàn không đồng ý, 2: Không đồng ý, 3: Trung lập, 4: Đồng ý, 5: Hoàn toàn đồng ý). + Phần II: Thông tin cá nhân của người được khảo sát. 4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Các dữ liệu sau khi thu thập được làm sạch và xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0 - Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng nhằm phân tích, đánh giá các đặc điểm chung về đối tượng điều tra và các thông tin thống kê ban đầu. Sau đó các biến quan sát đánh giá sẽ được phân tích bằng phương pháp định lượng và các kiểm định cần thiết để giải quyết mục tiêu nghiên cứu đề ra. - Phân tích độ tin cậy (hệ số Cronbach’s Alpha) để kiểm tra xem biến quan sát nào có đóng góp vào việc đo lường mức độ đánh giá của nhân viên và biến quan sát nào không. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) thì nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng Cronbach’s alpha từ 0,8 đến gần 1 là thang đo lường tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được và trên 0,6 trong trường hợp biến nghiên cứu là mới đối với người được khảo sát. Đối với nghiên cứu này, nhằm đảm bảo độ tin cậy của thang đo những nhân tố nào có Cronbach’s alpha lớn hơn 0,6 thì mới được xem là thang đo có độ tin cậy và được giữ lại. Ngoài ra, các biến có hệ số tương quan tổng biến nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Sau khi độ tin cậy đạt yêu cầu, dùng phân tích nhân tố khám phá EFA để xác định đâu là những tiêu chí quan trọng nhất mà Công ty cần quan tâm. - Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) để rút trích các nhân tố tác động đến mức độ đánh giá chung về điều kiện lao động để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết thông tin của tập biến ban đầu. Theo Hair (1998), trong phân tích EFA, hệ số tải nhân tố có giá trị lớn hơn 0,5 được xemTrường là có ý nghĩa th ựcĐại tế. KMO học (Kaiser –KinhMeyer – Olkin) tế là chHuếỉ số thể hiện mức độ phù hợp của phương pháp EFA, hệ số KMO từ 0,5 đến 1 thì phân tích được coi là phù hợp. Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), kiểm định Bartlett (Bartlett’s test) xem xét giả thiết H0 độ tương quan bằng 0 trong tổng thể. Nếu như kiểm định có ý nghĩa thống kê, tức là sig. < 0,5 thì quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 5
  17. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Tóm lại, phân tích nhân tố khám phá phải đáp ứng các điều kiện: Hệ số tải nhân tố > 0,5 0,5 ≤ KMO ≤ 1 Kiểm định Bartlett có sig 50% Eigenvalue > 1 - Kiểm định tương quan giữa các nhân tố độc lập và các nhân tố phụ thuộc để xác định mối quan hệ giữa biến độc lập với biến phụ thuộc, phục vụ cho việc phân tích hồi quy đa biến. Biến độc lập nào không có mối quan hệ với biến phụ thuộc thì không được đưa vào mô hình hồi quy. - Sử dụng mô hình hồi quy đa biến để đo lường mức độ tác động của các nhân tố được rút trích đến đánh giá của người lao động về điều kiện lao động tại Công ty. - Sử dụng kiểm định One - sample t test để kiểm định mức độ đánh giá của người lao động đối với nhóm nhân tố bằng giá trị trung bình. - Sử dụng kiểm định Independent - sample t test để so sánh sự khác biệt trong đánh giá về điều kiện lao động giữa các nhóm đối tượng nhân viên theo giới tính. - Sử dụng kiểm định One - way ANOVA để so sánh sự khác biệt trong đánh giá về điều kiện lao động giữa các nhóm đối tượng nhân viên theo độ tuổi và thời gian làm việc. 5. Kết cấu đề tài Nội dung chính của khóa luận được trình bày thành 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về điều kiện lao động trong doanh nghiệp ChươngTrường II: Thực trạng Đại điều kiệ nhọc lao động tKinhại Công ty c ổtếphần HuếSợi Phú Bài Chương III: Giải pháp cải thiện điều kiện lao động tại Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 6
  18. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Lý luận chung về điều kiện lao động trong doanh nghiệp 1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1 Môi trường lao động Theo định nghĩa của Luật Bảo vệ môi trường: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”. [3] Từ định nghĩa trên, ta thấy rằng, môi trường lao động là phạm vi nhỏ hơn nằm trong môi trường sống của con người. Môi trường lao động gồm: Các yếu tố tự nhiên trong lao động (ánh sáng, khí hậu, vệ sinh ) và các yếu tố xã hội trong lao động (quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động, quan hệ giữa người lao động với nhau ) 1.1.1.2 Điều kiện lao động Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên, môi trường và văn hoá xung quanh con người nơi làm việc. Điều kiện lao động thể hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, năng lực của người lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố trên tạo nên điều kiện làm việc của con người trong quá trình lao động sản xuất. [4] Điều kiện lao động tại nơi làm việc là tập hợp các yếu tố của môi trường lao động (các yếu tố: VTrườngệ sinh, tâm sinh lý, tâmĐại sinh lý học xã hội và thKinhẩm mỹ) có táctế độ ngHuếlên trạng thái chức năng của cơ thể con người, khả năng làm việc, thái độ lao động, sức khỏe, quá trình sản xuất sức lao động và hiệu quả của họ trong hiện tại cũng như lâu dài. [5] Như vậy, điều kiện lao động là khái niệm rộng và là tổng thể các yếu tố (công cụ, phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình công nghệ và môi trường lao động), các quá trình lao động khác nhau sẽ tạo nên môi trường lao động rất khác nhau, SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 7
  19. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành và do đó mức độ tác động của chúng đến người lao động cũng sẽ khác nhau. Trong quá trình nghiên cứu cần có các giải pháp kỹ thuật để cải thiện điều kiện lao động cho người lao động, tổ chức hợp lý và tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, vệ sinh xây dựng, các tiêu chuẩn tổ chức nơi làm việc để hạn chế ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đồng thời nâng cao tinh thần làm việc của họ. 1.1.1.3 Cải thiện điều kiện lao động Cải thiện điều kiện lao động là làm thế nào để đưa các yếu tố của điều kiện lao động vào trạng thái tốt nhất, tối ưu nhất để chúng không gây ảnh hưởng xấu đến người lao động và môi trường xung quanh. Ngược lại chúng còn có tác động thúc đẩy củng cố sức khỏe, nâng cao khả năng làm việc của người lao động. Cải thiện điều kiện lao động có ý nghĩa quan trọng trong tổ chức lao động khoa học. 1.1.2 Các nhân tố cấu thành điều kiện lao động trong doanh nghiệp 1.1.2.1 Nhóm các nhân tố thuộc về Vệ sinh - Y tế - Điều kiện vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, sự di chuyển ) [6] Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và vận tốc chuyển động không khí. Điều kiện vi khí hậu trong sản xuất phụ thuộc vào tính chất của quá trình công nghệ và khí hậu địa phương. Về mặt vệ sinh, vi khí hậu có ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh tật của công nhân. Làm việc lâu trong điều kiện vi khí hậu lạnh và ẩm có thể mắc bệnh thấp khớp, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi và làm cho bệnh lao nặng thêm. ViTrường khí hậu lạnh và khô Đại làm cho rhọcối loạn vận Kinh mạch thêm trtếầm trọng,Huế gây khô niêm mạc, nứt nẻ da. Vi khí hậu nóng ẩm làm giảm khả năng bay hơi mồ hôi, gây ra rối loạn thăng bằng nhiệt, làm cho mệt mỏi xuất hiện sớm, nó còn tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển, gây các bệnh ngoài da. Tùy theo tính chất tỏa nhiệt của quá trình sản xuất người ta chia ra 3 loại vi khí hậu sau: SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 8
  20. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Vi khí hậu tương đối ổn định: Nhiệt tỏa ra khoảng 20 kcal/m3h (trong xưởng cơ khí, dệt ). Vi khí hậu nóng: Nhiệt tỏa ra nhiều hơn 20 kcal/m3h (trong xưởng đúc, rèn, cán, luyện kim ). Vi khí hậu lạnh: Nhiệt tỏa ra dưới 20 kcal/m3h (trong xưởng lên men rượu bia, nhà ướp lạnh, chế biến và bảo quản thực phẩm ). - Tiếng ồn, rung động, siêu âm Là thứ âm thanh hỗn độn gây cảm giác khó chịu cho người nghe. Tiếng ồn đang trở thành mối đe dọa lớn và thường xuyên đối với con người. Nếu cường độ tiếng ồn vượt quá ngưỡng cửa chịu đựng của con người (55 đề xi ben) nó sẽ làm đau đầu, mất ngủ, gây ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh trung ương, tim mạch, tiêu hóa Nhưng ảnh hưởng lớn nhất của tiếng ồn, rung động là tác động đến thính giác. Nó có thể làm cho con người ta mệt mỏi thính giác và điếc dần. Làm việc trong điều kiện ồn ào, năng suất có thể giảm từ 10-20%. Đặc biệt với lao động trí óc, tiếng ồn thật sự là một kẻ thù nguy hiểm. - Độc hại trong sản xuất Môi trường có những yếu tố độc hại trong sản xuất bao gồm những yếu tố độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động như: Hóa chất là các nguyên tố hóa học, các hợp chất và hỗn hợp có bản chất tự nhiên hay tổng hợp. Hóa chất khác nhau có độc tính khác nhau, chỉ cần một liều lượng nhỏ xâm nhập vào cơ thể cũng gây tác hại đến sức khỏe, nguy hiểm là gây nhiễm độc cấp tính hoặc nhiễm độc mãn tính, có chất gây ảnh hưởng đến thế hệ tương lai, gây ung thư Thường phổ biến thì các thể dạng của hóa chất như là bụi, sương mù, khói ở dạng thể lỏng và khí với kích thước mà mắt thường khó có thể nhìn thấy được. - TiaTrường bức xạ và điện t ừĐạitrường cao học Kinh tế Huế Bức xạ nhiệt do bức xạ mặt trời và các tia nhiệt phát ra từ các thiết bị máy móc, tạo nên những mức độ nóng khác nhau. Mức độ chịu đựng của con người là 1calo/m2/phút. Sự lưu thông không khí đặc trưng bởi vận tốc chuyển động của không khí đo bằng m/s. Nếu vận tốc này quá nhanh hay quá chậm cũng gây ra những thay đổi về sinh lí trong cơ thể. SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 9
  21. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành - Ánh sáng và chế độ chiếu sáng Chiếu sáng nơi làm việc và nhà xưởng được coi là yếu tố môi trường quan trọng nhất bởi vì 85% các thông tin từ môi trường bên ngoài trực tiếp nhận bằng thị giác. So với ánh đèn nhân tạo (đèn tròn, đèn ống) ánh sáng tự nhiên tốt hơn vì có thành phần quang phổ phù hợp với hoạt động của mắt và cơ thể, độ khuếch tán lớn và tỏa đều trong không gian. Vì vậy, làm việc với ánh sáng tự nhiên có cảm giác dễ chịu và cho năng suất cao hơn. Còn khi sử dụng nguồn ánh sáng nhân tạo, cần nhớ đèn không đủ sáng hoặc quá chói mắt đều gây căng thẳng, ức chế và có khi dẫn đến sự cố tai nạn. - Điều kiện vệ sinh và sinh hoạt Hệ thống nhà vệ sinh phải đầy đủ vị trí thuận tiện bảo đảm vệ sinh. Trung bình tối thiểu 25 người phải có 1 nhà vệ sinh. Có hệ thống chiếu sáng và thông gió, hệ thống thoát nước dễ dàng loại bỏ chất thải và bảo đảm vệ sinh. Xây dựng sao cho hướng gió chính không thổi từ khu vực nhà vệ sinh sang khu vực chế biến, bảo quản và bày bán thực phẩm. Cách ly hoàn toàn và mở cửa không được hướng vào khu vực chế biến, bảo quản thực phẩm và phải có bồn rửa tay; có bảng chỉ dẫn “Rửa tay sau khi ra khỏi nhà vệ sinh” đặt ở vị trí dễ ngay sau khi mở cửa ra khỏi phòng vệ sinh. 1.1.2.2 Nhóm các nhân tố thuộc về Tâm - Sinh lí lao động - Sự căng thẳng về thể lực Áp lực với cường độ thấp có thể là một điều tốt và thậm chí có lợi ích trong công việc và sức khỏe. Căng thẳng tích cực giúp tăng hiệu suất vận động thể thao. Nó cũng có vai trò trong động lực, thích nghi và phản ứng với môi trường xung quanh. Tuy nhiên với một lượng áp lực quá nhiều có thể dẫn đến nhiều vấn đề đối với cơ thể và điều đó Trườngcó thể cực kì có hại. Đại học Kinh tế Huế Căng thẳng có thể từ bên ngoài và liên quan đến môi trường sống, nhưng cũng có thể được tạo ra từ sự nhìn nhận sinh lý bản thân dẫn đến lo âu hay các cảm xúc tiêu cực khác như dồn ép, không thoải mái quanh một tình huống mà sau đó họ sẽ cho là sự kiện áp lực. SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 10
  22. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Tình trạng căng thẳng kéo dài ảnh hưởng đến thể lực của người lao động, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, tiêu hóa, cơ khớp và thậm chí cả toàn thân. - Sự căng thẳng về thần kinh Căng thẳng là những phản ứng sinh lý và cảm xúc xuất hiện khi những yêu cầu của công việc không phù hợp về thể lực và tâm thần của người lao động. Căng thẳng về thần kinh dẫn đến tác động nhiều trong quá trình làm việc như: Khả năng làm việc sút kém, chóng mệt, hiệu quả làm việc thấp, dễ bị kích thích, nóng nảy, cáu gắt, bị đau đầu, mất ngủ, giảm trí nhớ - Nhịp độ lao động Nhịp độ lao động là tốc độ hay độ nhanh của một thao tác trong quá trình lao động. Khi làm việc với một nhịp độ không phù hợp thì sẽ gây tác động như: Mệt mỏi cơ bắp, ảnh hưởng đến suy nhược thần kinh, dẫn đến buồn chán đơn điệu. - Trạng thái và tư thế lao động Tư thế lao động bắt buộc là trong quá trình làm việc, người lao động phải giữ mãi một tư thế để khỏi ảnh hưởng đến công việc sản xuất. Tư thế thoải mái là trong quá trình làm việc người lao động có sự thay đổi từ tư thế này đến tư thế khác mà không ảnh hưởng đến sản xuất. Những tư thế phổ biến trong làm việc: Tư thế đứng, tư thế ngồi, tư thế nằm, tư thế kết hợp. Mỗi công việc phù hợp với tư thế làm việc khác nhau và chịu ảnh hưởng đến sức khỏe nặng nhẹ khác nhau. Vì vậy, trong mỗi doanh nghiệp sản xuất, tùy theo tính chất công việc, mà người lao động linh hoạt với tư thế lao động của mình cộng với sự quanTrường tâm giúp đỡ của Đại người sửhọc dụng lao Kinh động để đảm tế bảo đHuếược sức khỏe của người lao động và năng suất của doanh nghiệp. - Tính đơn điệu trong lao động Tính đơn điệu trong công việc là trạng thái hoạt động lặp đi lặp lại một động tác, là tác dụng gây ức chế của các kích thích được lặp lại đều đều (quy luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế). SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 11
  23. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Đơn điệu trong công việc ảnh hưởng đến người lao động như làm mất hứng thú đối với việc làm, gây sự nhầm lẫn về độ dài của thời gian, gây buồn ngủ. 1.1.2.3 Nhóm các nhân tố thuộc về thẩm mỹ học - Không gian sản xuất Yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động, sức khỏe người lao động. Sự bố trí không gian sản xuất và sự phù hợp với thẩm mỹ công nghiệp, kiểu dáng và sự phù hợp của trang thiết bị với tính thẩm mỹ cao, âm nhạc chức năng, màu sắc Với một không gian bố trí hợp lý tạo cho người động có cảm giác thoải mái trong làm việc. Khi cảm giác không thoải mái thì thường gia tăng sự phàn nàn có thể là những bất bình trong công việc, có thể dẫn đến hành vi phá hoại ngầm và gây ra tiêu cực cho tổ chức. - Âm nhạc chức năng Theo các nhà sinh lý học, hoạt động của hệ thần kinh và cơ bắp của con người thường có một nhịp điệu nhất định, nhất là những công việc nặng nhọc căng thẳng. Âm nhạc có thể giúp con người tạo nên nhịp điệu này, điều chỉnh sự co bóp của tim, huyết áp, hơi thở, tăng cường trí giác, trí nhớ, tư duy, gây hào hứng hoặc làm sâu sắc khuynh hướng tình cảm của con người. Chính vì vậy, trong quá trình làm việc, người ta sử dụng âm nhạc chức năng là loại âm nhạc dùng cho người lao động tùy theo chức năng công việc của họ. Âm nhạc được phát đúng lúc, đúng chỗ đúng liều lượng sẽ có tác dụng gây hào hứng, làm dịu thần kinh và chống sự mệt mỏi. - Màu sắc Mắt bình thường có thể phân biệt tới 120 màu sắc khác nhau do hệ số sắc phản chiếu sángTrường của chúng khác Đại nhau. Hệ học số đó cao Kinh hay thấp có tế thể gâyHuế ra ở con người những cảm giác lạnh lẽo, mát mẻ, ấm áp, hay nóng bức, kích thích suy nghĩ hay kích thích để phân biệt đồ vật một cách nhanh chóng hay dùng trong an toàn lao động. Cách phối hợp màu sắc tại khu vực làm việc vô cùng quan trọng, vừa thể hiện phong cách đẳng cấp của công ty vừa tạo cảm giác thoải mái cho người lao động, kích thích cảm giác say mê làm việc. SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 12
  24. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành - Cây xanh và cảnh quan môi trường Cây xanh và cảnh quan môi trường xung quanh là yếu tố đóng vai trò không những tôn vẻ đẹp cho công trình chính mà còn giúp môi trường lao động trở nên thân thiện hơn với tự nhiên, bên cạnh đó còn tạo cảm giác mát mẻ, thoải mái cho người lao động, có tác dụng vệ sinh phòng bệnh, nâng cao hiệu quả công việc, phát huy tính sáng tạo. 1.1.2.4 Nhóm các nhân tố thuộc về tâm lý xã hội - Bầu không khí tâm lý trong tập thể lao động. - Tác phong, phong cách lãnh đạo của người quản lý. - Các chế độ về khen thưởng, kỷ luật. - Trình độ khoa học, kỹ thuật, trình độ quản lý của đơn vị. - Cơ cấu tuổi đời, tuổi nghề, giới tính của người lao động. - Sự động viên, khuyến khích thi đua lao động sản xuất, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. - Tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị, vị thế của doanh nghiệp trong nền kinh tế. Trong quá trình CNH-HĐH đất nước hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thì con người luôn muốn nhận được nhiều thứ từ công việc chứ không phải chỉ có vật chất và các thành tựu nhìn thấy, họ muốn có được những thỏa mãn nhu cầu quan hệ trong tập thể, sự quan tâm của người lãnh đạo, khen thưởng một cách công bằng trongTrường tổ chức, doanh nghiĐạiệp khi họcngười lao Kinhđộng có sáng tế kiến nhằmHuế tạo điều kiện giữa người lao động với nhau. 1.1.2.5 Nhóm các nhân tố thuộc về Điều kiện sống của người lao động Ngoài những điều kiện tâm sinh lý, thẩm mỹ lao động, tâm lý xã hội, vệ sinh y tế, nhóm nhân tố điều kiện sống của người lao động cũng có tác động không nhỏ đến người lao động. Vấn đề nhà ở, đi lại và gia đình của từng người lao động thuận tiện, điều kiện địa lý, khí hậu thuận lợi, tình trạng xã hội và pháp luật ổn định, trật tự không SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 13
  25. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành ảnh hưởng đến cuộc sống của người lao động thì lúc đó họ mới an tâm với công việc của mình, góp phần cải thiện cho cả bản thân và cho tổ chức doanh nghiệp. Chế độ làm việc nghỉ ngơi cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý đảm bảo sức khỏe cho người lao động, tùy theo từng công việc mà có thời giờ làm việc và nghỉ ngơi, chế độ làm thêm khác nhau. “Thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần, nhưng phải thông báo trước cho người lao động biết. Thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn từ một đến hai giờ đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành”. “Người lao động làm việc 8 giờ liên tục thì được nghỉ ít nhất nửa giờ, tính vào giờ làm việc. Người làm ca đêm được nghỉ giữa ca ít nhất 45 phút, tính vào giờ làm việc. Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác”. [7] 1.1.3 Sự cần thiết phải cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp Mục đích của cải thiện điều kiện lao động là nhằm đạt kết quả lao động đồng thời đảm bảo sức khỏe, an toàn cho người lao động, phát triển toàn diện người lao động và góp phần củng cố mối quan hệ xã hội của người lao động, giúp doanh nghiệp phát triển. Sự cần thiết của việc cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp xuất phát từ những lý do sau: Thứ nhất, cải thiện ĐKLĐ đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Con người đóng vai trò trung tâm và quyết định trong việc xây dựng doanh nghiệp, Trườnggiúp cho doanh nghiệp Đại tồn tại học và phát triKinhển. Nhiệm vụtế của Huếcải thiện ĐKLĐ là nhằm bảo vệ sức khỏe, an toàn cho người lao động. Khi điều kiện lao động tốt là khi con người được bảo vệ về mọi mặt thì họ sẽ sẵn sàng và luôn đáp ứng yêu cầu của công việc, hay đáp ứng nhu cầu tồn tại của doanh nghiệp. SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 14
  26. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Thứ hai, việc cải thiện ĐKLĐ tạo điều kiện cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và quản lý vào doanh nghiệp bởi vì một trong những phương pháp cải thiện ĐKLĐ là áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tạo một môi trường làm việc an toàn cho người lao động. Thứ ba, cải thiện ĐKLĐ là giải pháp cho tính chiến lược tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi người lao động cảm nhận được độ an toàn tuyệt đối trong một môi trường làm việc thì họ sẽ phát huy tối đa năng suất của mình từ đó tiết kiệm được lao động trên một đơn vị sản phẩm giúp giảm gíá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và tạo cơ hội cho doanh nghiệp. Hơn nữa cải thiện ĐKLĐ cũng là tạo thương hiệu cho doanh nghiệp giúp thu hút được nhiều lao động giỏi đến với doanh nghiệp. Từ những lý do trên có thể thấy được sự cần thiết phải cải thiện ĐKLĐ trong doanh nghiệp. Vì vậy, các nhà quản lý cần phải thường xuyên quan tâm và đưa ra thảo luận tại các cuộc trao đổi khi xây dựng chương trình, chiến lược phát triển của doanh nghiệp. 1.1.4 Mô hình nghiên cứu về điều kiện lao động 1.1.4.1 Mô hình lý thuyết Nghiên cứu tập trung đi sâu tìm hiểu về các mô hình liên quan đến sự hài lòng của người lao động như thuyết nhu cầu Maslow, thuyết hai nhân tố của F. Herzberg, thuyết công bằng của Adams, và các mô hình đúc kết từ những nghiên cứu như mô hình nghiên cứu lý thuyết các nhóm nhân tố trong điều kiện lao động . - Theo PGS.TS Đỗ Minh Cương điều kiện lao động bao gồm 4 nhóm nhân tố: Nhóm nhân tố thuộc về vệ sinh y tế; nhóm nhân tố thuộc về tâm sinh lý lao động; nhóm nhân tố thuộc về tâm lý xã hội và nhóm nhân tố thuộc về thẩm mỹ học lao động.[5] Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 15
  27. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG Nhóm nhân Nhóm nhân Nhóm nhân Nhóm nhân tố thuộc về tố thuộc về tố thuộc về tố thuộc về vệ sinh y tế tâm sinh lý tâm lý xã hội thẩm mỹ học lao động Sơ đồ 1.1: Mô hình lý thuyết các nhóm nhân tố trong điều kiện lao động [5] 1.1.4.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất Qua quá trình học và nghiên cứu bộ môn Tổ chức lao động khoa học cùng với sự hướng dẫn giảng dạy của Cô Hà Ngọc Thùy Liên thì điều kiện lao động có 5 nhóm nhân tố bao gồm: Nhóm nhân tố thuộc về vệ sinh y tế; nhóm nhân tố thuộc về tâm sinh lý lao động; nhóm nhân tố thuộc về tâm lý xã hội; nhóm nhân tố thuộc về thẩm mỹ học lao động và nhóm nhân tố điều kiện sống của người lao động[8]. Áp dụng mô hình lý thuyết kết hợp với kiến thức được học, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm có 5 thành phần để đo lường điều kiện lao động tại Công ty qua các đánh giá của nhân viên. ĐÁNH GIÁ VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG Nhóm nhân tố Nhóm Nhóm nhân Nhóm Nhóm nhân thuộc điều nhân tố tố thuộc về nhân tố tố thuộc về kiện sống thuộc về vệ tâm sinh lý thuộc về thẩm mỹ Trường Đại học Kinh tế HuếNLĐ sinh y lao động tâm lý xã học tế hội Sơ đồ 1.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 16
  28. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Các giả thiết được đặt ra như sau: H1: Nếu nhóm nhân tố thuộc về vệ sinh y tế được người lao động đánh giá càng cao thì họ càng đánh giá cao về điều kiện lao động và ngược lại. H2: Nếu nhóm nhân tố thuộc về tâm lý xã hội được người lao động đánh giá càng cao thì họ càng đánh giá cao về điều kiện lao động và ngược lại. H3: Nếu nhóm nhân tố thuộc về tâm sinh lý lao động được người lao động đánh giá càng cao thì họ càng đánh giá cao về điều kiện lao động và ngược lại. H4: Nếu nhóm nhân tố thuộc điều kiện sống người lao động được người lao động đánh giá càng cao thì họ càng đánh giá cao về điều kiện lao động và ngược lại H5: Nếu nhóm nhân tố thuộc về thẩm mỹ học được người lao động đánh giá càng cao thì họ càng đánh giá cao về điều kiện lao động và ngược lại. Xây dựng các thang đo Thang đo đánh giá điều kiện lao động - Nhân tố thuộc về vệ sinh y tế: gồm 4 biến, thể hiện các điều kiện liên quan đến vệ sinh y tế của công ty Chỗ làm việc trang bị đầy đủ hệ thống chiếu sáng, điều kiện vi khí hậu dễ chịu. Khu vực sản xuất có ít khí độc hại. Tiếng ồn, rung động trong sản xuất tại nơi làm việc thấp. Khu vực vệ sinh và y tế thoáng mát, sạch đẹp, an toàn cho người lao động. - Nhân tố thuộc về tâm lý xã hội: gồm 4 biến, thể hiện các điều kiện liên quan đến tâm lý xã hội người lao động trong công ty Anh/chị và các đồng nghiệp phối hợp làm việc tốt. TrườngAnh/chị được cấp trênĐại tôn tr ọnghọc và tin cậKinhy trong công tếviệc . Huế Anh/chị được đối xử công bằng, không phân biệt. Ít xảy ra vấn đề mâu thuẫn, xung đột và dư luận. - Nhân tố thuộc về tâm sinh lý lao động: gồm 3 biến, thể hiện các điều kiện liên quan đến tâm sinh lý lao động Mức độ căng thẳng trong công việc về thể lực là vừa phải. Mức độ căng thẳng trong công việc về trí óc là vừa phải. SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 17
  29. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Tư thế làm việc của anh/chị rất thoải mái, công việc không đơn điệu nhàm chán. - Nhân tố thuộc điều kiện sống người lao động: gồm 3 biến, thể hiện các điều kiện liên quan đến điều kiện sống của người lao động Thời gian làm việc, nghỉ ngơi nghiêm chỉnh,hợp lý. Công việc đảm bảo mức thu nhập ổn định giúp anh/chị cân bằng được cuộc sống. Việc đi lại, di chuyển từ nhà đến công ty của anh/chị dễ dàng. - Nhân tố thuộc về thẩm mỹ học: gồm 3 biến, thể hiện các điều kiện liên quan đến thẩm mỹ học Không gian làm việc của Anh/Chị được bố trí phù hợp với tính thẩm mỹ cao. Công ty cung cấp đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ cho công việc. Cảnh quan môi trường xung quanh đem lại cảm giác dễ chịu. Thang đo đánh giá chung về điều kiện lao động của Công ty Mức độ đánh giá chung về điều kiện lao động của Công ty được thể hiện khi người lao động đánh giá cao về các nhận định của các nhân tố thuộc điều kiện lao động của Công ty, cảm thấy hài lòng và muốn gắn bó lâu dài với Công ty. Mức độ đánh giá chung về điều kiện lao động được đo bằng 2 biến quan sát. Anh/chị hài lòng về điều kiện lao động của Công ty. Anh/chị sẽ tiếp tục gắn bó với công việc tại Công ty. 1.2. Một số vấn đề thực tiễn về điều kiện lao động trong doanh nghiệp 1.2.1 ĐiTrườngều kiện lao động Đại trong các học doanh nghi Kinhệp ngành dtếệt may Huếở Việt Nam và những vấn đề đặt ra Dệt may Việt Nam, đặc biệt ngành may là ngành kinh tế quan trọng của đất nước, có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai cả nước với giá trị xuất khẩu đóng góp từ 10-15% GDP. Lao động dệt may có khoảng 2,5 triệu người, chiếm hơn 20% lao động trong khu vực công nghiệp và gần 5% tổng lực lượng lao động cả nước.[9] Hiện nay lao động ngành may Việt Nam đang đối mặt với nhiều vấn đề. SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 18
  30. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Hiện nay cả nước có 5.213 doanh nghiệp dệt may; số lượng lao động là 2,5 triệu người, trong đó 80% là nữ. Tiền lương cơ bản của công nhân may thấp, trung bình chỉ đạt 4.332.000 đồng/tháng, chỉ đáp ứng 75-80% mức sống tối thiểu. Công nhân có cơ hội được hưởng 8 khoản phụ cấp, trợ cấp, hỗ trợ khác (tiền chuyên cần, nhà ở ), trung bình khoảng 300.000 đồng/tháng, thấp nhất trong các ngành thâm dụng lao động. Công nhân chỉ được nhận lương thấp nhưng thường xuyên bị vi phạm, có tới 60-70% các doanh nghiệp không tuân thủ các quy định về trả lương tăng ca, ngày nghỉ hưởng lương. Trung bình thu nhập từ tăng ca của họ chỉ là hơn 1.336.000 đồng/người/tháng, chiếm khoảng 22,4% tổng thu nhập. Lương thấp là nguyên nhân của 80% các cuộc đình công. Thời gian làm thêm giờ, tăng ca nhiều, cụ thể, thời gian tăng ca trung bình từ 47-60 giờ/tháng( trong khi quy định của pháp luật là 30 giờ/tháng tương đương 300 giờ/năm, nhưng thực tế các doanh nghiệp đã cho làm thêm giờ lên tới 500 giờ/ năm, thậm chí là 600 giờ/năm Với 80% lao động là nữ, họ phải làm việc trong điều kiện lao động khắc nghiệt, thiếu an toàn vệ sinh lao động, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và bệnh nghề nghiệp cao. Trong khi đó, giá trị bữa ăn ca thấp, không đảm bảo chất lượng. Theo thống kê của Viện Công nhân - Công đoàn, giá trị bữa ăn của ngành dệt may chưa đạt được mức khuyến cáo tối thiểu (15.000 đồng/suất), thấp nhất trong 10 ngành sử dụng nhiều lao động phổ thông. Thực tế cho thấy, lao động trong ngành dệt may có nguy cơ bị chấm dứt hợp đồng lao động bất cứ lúc nào, nên họ luôn trong tình trạng hoang mang, bấp bênh. Báo cáo tổng hợp về tuân thủ lần thứ 9 (tháng 4.2017) của Better Work Việt Nam cho thấy, một trongTrường số 10 vi phạm ph ổĐạibiến nh ấhọct chính là chKinhấm dứt hợp tếđồng laoHuế động. Ngành Dệt may là một trong những ngành quan trọng và đóng góp một phần đáng kể vào nền kinh tế Việt Nam. Trên thực tế, vấn đề an toàn lao động và phòng chống các bệnh nghề nghiệp lại chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến tỷ lệ công nhân ngành Dệt may bị mắc bệnh nghề nghiệp và gặp phải các vấn đề về tai nạn lao động rất cao. Kết quả khảo sát trên 1.000 công nhân may tuổi từ 25-35 của Viện Vệ SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 19
  31. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành sinh Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh tại 3 doanh nghiệp ở Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai, có tới 93% công nhân mệt mỏi sau lao động, trong đó 47% mệt mỏi toàn thân; 16,7% nặng đầu, nhức đầu; 15,1% kiệt sức; hơn 80% đau mỏi cơ, xương khớp tại thắt lưng, vùng cổ và bả vai Bệnh nghề nghiệp trong ngành Dệt may chủ yếu là bệnh bụi phổi bông, bệnh dãn tĩnh mạch chân. Bên cạnh những căn bệnh này, tỷ lệ công nhân dệt may mắc các bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp, viêm da, lãng tai, điếc nghề nghiệp cũng rất cao. Theo kết quả chiến dịch thanh tra lao động với chủ đề “Nâng cao nhận thức về pháp luật lao động trong ngành may mặc” cho thấy một số kết quả triển khai công tác an toàn, vệ sinh lao động của các doanh nghiệp dệt may như sau:[10] Về trang bị dụng cụ bảo vệ cá nhân: Hoạt động khoanh vùng rủi ro chỉ ra những vi phạm đối với việc sử dụng các công cụ bảo vệ cá nhân. Kết quả thanh tra cho thấy có 28,29% doanh nghiệp chưa trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho tất cả người lao động; 45,39% doanh nghiệp trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân không đầy đủ về số lượng cho người lao động theo quy định; 20,39% doanh nghiệp không lập sổ theo dõi việc cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc lập sổ cấp phát nhưng không có chữ ký của người lao động; 3,2% doanh nghiệp có người lao động không sử dụng trang bị bảo vệ cá nhân đúng mục đích công việc. Đường đi lại nội bộ và cửa thoát hiểm: Kết quả khoanh vùng rủi ro cho thấy nhiều doanh nghiệp không thực hiện việc kiểm tra, bảo trì cửa thoát hiểm, không diễn tập ứng phó với các tình huống khẩn cấp: 13,16% doanh nghiệp thiết kế đường đi lại nội bộ khôngTrường đảm bảo chi ềuĐạirộng theo học quy định; Kinh 11,18% doanh tế nghi Huếệp có đường đi lại nội bộ còn để các vật cản, chướng ngại vật; 18.52% doanh nghiệp không có các biển cảnh báo an toàn, biển cấm, biển chỉ dẫn cho người và phương tiện qua lại; 9,21% doanh nghiệp không phổ biến cho người lao động các quy định về thoát hiểm và niêm yết ở những nơi dễ thấy để mọi người biết và chấp hành; 11,84% doanh nghiệp không có sơ đồ chỉ dẫn lối thoát hiểm; 9,21% doanh nghiệp không có biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn lối thoát hiểm. SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 20
  32. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Rủi ro về điện: Hoạt động khoanh vùng rủi ro cho thấy 24% doanh nghiệp vi phạm về việc nối trung tính các thiết bị làm việc: 8,55% doanh nghiệp không thực hiện nối trung tính vỏ kim loại của máy, thiết bị điện để đề phòng điện chạm vỏ hoặc nối nhưng không đảm bảo; 9,21% doanh nghiệp có dây điện không đi trên sứ cách điện, lắp đặt trên kết cấu kim loại của nhà xưởng; 22,37% doanh nghiệp không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp cho thợ điện; 7,24% doanh nghiệp không thiết kế hoặc không lắp đặt hệ thống chống sét đánh thẳng hoặc lắp đặt không đảm bảo; 18,41% doanh nghiệp không định kỳ kiểm tra đo điện trở nối đất nhà xưởng, thiết bị. Môi trường lao động tại nơi làm việc: 24,34% doanh nghiệp không tổ chức đo, kiểm tra môi trường lao động định kỳ hàng năm; 9,87% doanh nghiệp không thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện, môi trường làm việc. Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch an toàn vệ sinh lao động: 42,11% doanh nghiệp chưa xây dựng kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hàng năm; 13,82% doanh nghiệp xây dựng kế hoạch an toàn lao động nhưng không đảm bảo các nội dung theo quy định; 10,53% doanh nghiệp không tham khảo ý kiến đại diện người lao động khi xây dựng kế hoạch. Huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động: Việc kiểm soát này sẽ gồm việc kiểm tra về đào tạo, huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động cho tất cả các đối tượng đang làm việc tại doanh nghiệp: 59,21% người sử dụng lao động không tham gia huấn luyện an toàn lao động hoặc tham gia không đầy đủ; 40,13% doanh nghiệp có cán bộ làm công tác an toàn ở các doanh nghiệp chưa được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hoặc huấn luyện chưa đầy đủ số người theo quy định; 44,74% doanh nghiêp có người làm côngTrường việc có yêu cầu nghiêmĐại ng ặhọct về an toàn Kinh lao động không tế đượcHuế huấn luyện an toàn hoặc tham gia không đầy đủ; 9,87% doanh nghiệp không tổ chức huấn luyện an toàn lao động cho người lao động thuộc nhóm IV hoặc huấn luyện nhưng không đầy đủ; 38,82% doanh nghiệp không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người học nghề, tập nghề khi tuyển dụng hoặc huấn luyện không đầy đủ. SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 21
  33. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành 1.2.1.Một số kinh nghiệm thực tiễn về cải thiện điều kiện lao động tại các doanh nghiệp Xác định người lao động là nhân tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp, những năm qua, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh đã quan tâm chăm lo các quyền lợi chính đáng của người lao động, đặc biệt là đã quan tâm cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động cụ thể: Công ty TNHH NS Bluescope Lysaght cho biết: “Với phương châm sản xuất kinh doanh phải gắn liền với công tác ATVSLĐ, con người là tài sản quý giá làm nên sự phát triển của doanh nghiệp, đảm bảo tuyệt đối an toàn trong quá trình sản xuất. Nhờ vậy, 23 năm đi vào hoạt động doanh nghiệp không để xảy ra mất an toàn, không có tai nạn lao động (TNLĐ). Đây chính là điều kiện để NS Bluescope Lysaght Việt Nam luôn phát triển và tăng trưởng bền vững”.[11] Bên cạnh đó, để có được thành tích không tai nạn lao động, không cháy nổ, bệnh nghề nghiệp như vậy, doanh nghiệp quy định rõ trách nhiệm đối với từng cấp, từng chức danh quản lý về ATVSLĐ theo chiến lược “Trách nhiệm an toàn thuộc về mỗi thành viên trong công ty, trong đó Phòng An toàn, sức khỏe và môi trường cùng các trưởng bộ phận sẽ chịu trách nhiệm chính cho kết quả công tác an toàn thuộc phòng, ban mình quản lý”. Công ty đã đưa ra các nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân trong mô tả công việc và xem là một trong những tiêu chí đánh giá thành tích hằng năm. Cụ thể, mỗi cá nhân phải có ít nhất 1 cuộc kiểm tra an toàn/tháng ở bộ phận mình phụ trách, 1 báo cáo quan sát công tác an toàn (báo cáo này nêu rõ được hành vi không an toàn, mối nguy hiểm ở các bộ phận tại nhà máy và đề xuất giải pháp khắc phục) và phải tham gia họp an toàn 1 lần/tháng.Trường Riêng với nhân Đại viên các học bộ phận Kinhsản xuất phả itế dự giaoHuế ban an toàn 15 phút trước ca làm việc.Còn phòng an toàn, môi trường, sức khỏe- đơn vị chịu trách nhiệm tham mưu chính cho Ban giám đốc thì phải tư vấn, hỗ trợ cho Ban giám đốc kế hoạch BHLĐ hằng năm, hỗ trợ giám đốc các nhà máy, trưởng bộ phận thực hiện công tác an toàn tại khu vực quản lý; thực hiện việc thanh tra, kiểm tra đảm bảo hệ thống quản lý an toàn của cả tập đoàn và các quy định của pháp luật về công tác ATVSLĐ; theo dõi, đôn đốc các đầu mối báo cáo tình hình ATVSLĐ theo quy định. SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 22
  34. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Trong thực tế, Hội đồng Bảo hộ lao động của doanh nghiệp được kiện toàn và thành lập ngay khi doanh nghiệp chính thức hoạt động, công ty và CĐCS còn phát động phong trào thi đua lao động sản xuất gắn với phát huy sáng kiến cải tiến nhằm đảm bảo an toàn lao động. Trung bình mỗi năm, doanh nghiệp tổ chức khen thưởng hơn 50 lượt người lao động có sáng kiến, ý tưởng về công tác ATVSLĐ và cải thiện điều kiện làm việc. Nhờ vậy mà liên tục 23 năm hoạt động doanh nghiệp không có tai nạn lao động. Công ty TNHH Dệt may DHTEX chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sợi, dệt xuất khẩu chất lượng cao. Để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, những năm qua, Công ty luôn quan tâm đầu tư và thực hiện tốt công tác ATVSLĐ-PCCN, chăm lo cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động[12] Đặc thù của ngành sợi là trong quá trình sản xuất phát sinh nhiều bụi bông, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động và tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Để giảm thiểu các yếu tố này đối với người lao động, ngay từ năm 2006, khi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, Công ty đã thiết kế nhà xưởng khang trang, đảm bảo các tiêu chí về môi trường làm việc thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, lối đi thông thoáng; đảm bảo các yêu cầu về PCCN, lối thoát hiểm. Cùng với việc đầu tư dây chuyền sản xuất sợi công nghệ hiện đại của Đức, Ý, có năng suất, chất lượng và độ an toàn cao, Công ty lắp đặt hệ thống chiếu sáng, máy hút bụi, điều hòa không khí trong nhà xưởng, đảm bảo các tiêu chí về môi trường làm việc như ánh sáng, nồng độ bụi, tiếng ồn; lắp đặt hệ thống báo cháy, các phương tiện, thiết bị PCCC, tạo môi trường làm việc thuận tiện, an toàn cho người lao động. Công ty đã xây dựng nội quy an toàn, quy trình vận hành sử dụng máy, thiết bị; tổ chức cho người lao động học tập nội quy, quy địnTrườngh và tập huấn về ATVSLĐ Đại ngay học sau khi Kinh được tuyển vàotế làm. Huế Người lao động được cấp phát đầy đủ quần áo bảo hộ lao động và nhắc nhở sử dụng trong quá trình sản xuất. Công ty cũng đã thành lập hội đồng bảo hộ lao động và mạng lưới an toàn viên ở các tổ sản xuất, ca sản xuất, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và duy trì hoạt động nền nếp, hiệu quả theo nội quy, quy chế. Hằng năm, hội đồng bảo hộ lao động tham mưu với giám đốc Công ty xây dựng và triển khai kế hoạch, biện pháp đảm bảo ATVSLĐ; xây dựng và hoàn thiện nội quy lao động; thường xuyên tuyên SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 23
  35. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành truyền nội quy, quy chế làm việc cũng như công tác ATVSLĐ-PCCN tới từng cán bộ, công nhân. Định kỳ hằng năm, Công ty tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho toàn thể cán bộ, người lao động và cấp đủ trang phục, thiết bị bảo hộ cá nhân theo yêu cầu công việc. Người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, vận hành máy có yêu cầu an toàn nghiêm ngặt như nồi hơi, bình chứa khí nén được Công ty cử tham gia các khóa huấn luyện ATVSLĐ-PCCN. Công ty lắp đặt bảng chỉ dẫn về ATVSLĐ đối với các máy, thiết bị tại nơi làm việc; trang bị các phương tiện kỹ thuật, y tế để đảm bảo ứng cứu, sơ cứu kịp thời khi xảy ra sự cố. Bên cạnh đó, Công ty thường xuyên thông tin về các yếu tố nguy hiểm, có hại và các biện pháp đảm bảo ATVSLĐ, tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc, nâng cao nhận thức và ý thức tự giác của người lao động trong việc thực hiện nội quy lao động, các quy định ATVSLĐ, phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Công ty cũng đã thành lập đội PCCC, xây dựng phương án và biện pháp PCCN, tổ chức luyện tập phương án PCCC, sẵn sàng xử lý khi có tình huống xảy ra. Giữa năm 2015, Công ty lắp đặt và đưa vào sử dụng máy nén khí của Nhật, nhờ đó làm giảm tiếng ồn và nhiệt độ trong nhà xưởng. Ngoài ra, Công ty định kỳ thực hiện đo kiểm môi trường lao động, trên cơ sở đó tiếp tục cải thiện điều kiện, môi trường làm việc; bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại; tổ chức khám sức khỏe định kỳ, kịp thời phát hiện, tư vấn tạo điều kiện cho người lao động đi điều trị bệnh, đảm bảo sức khỏe làm việc. Để người lao động yên tâm gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, sau khi tuyển dụng, Công ty đều ký hợp đồng lao động theo quy định của Nhà nước và thực hiện tốt chính sách về lao động, BHXH, BHYT, BHTN, bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động. Người lao động làm việc 8 giờ/ngày và được nghTrườngỉ giữ giờ; mỗi tháng Đại được ngh họcỉ 4 chủ nhKinhật và nghỉ cáctế ngày Huế lễ, Tết. Nếu phải làm thêm giờ, người lao động được trả lương theo quy định, nếu phải làm vào chủ nhật thì được nghỉ bù và được trả lương. Thu nhập bình quân của người lao động năm 2015 đạt trên 4 triệu đồng/người/tháng. Với sự quan tâm đầu tư và thực hiện tốt các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ, những năm qua, Công ty TNHH Dệt may DHTEX không để xảy ra tai nạn lao động, cháy nổ, không có công nhân mắc bệnh nghề nghiệp. Đây là một trong những yếu tố quan trọng SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 24
  36. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành để Công ty phát triển ổn định, bền vững. Từ những bài viết chia sẻ kinh nghiệm về việc cải thiện điều kiện lao động của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, chúng ta có thể thấy rằng cải thiện điều kiện lao động tại doanh nghiệp trở nên vô cùng cấp bách và hết sức quan trọng đối với sự phát triển của một doanh nghiệp. Để cải thiện điều kiện lao động, trước hết phải nâng cao nhận thức của chủ sử dụng lao động và người lao động trong việc đảm bảo điều kiện an toàn từ những bước đầu xây dựng công ty, từng bước cải thiện môi trường làm việc phù hợp với tâm tư nguyện vọng của người lao động; đưa các quy định của pháp luật về công tác an toàn vệ sinh lao động vào quy định của doanh nghiệp, trở thành một yếu tố trong hoạt động đầu tư, liên doanh, tuân thủ trong suốt quá trình sản xuất, tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động. 1.2.2.Một số bài học về cải thiện điều kiện lao động có thể rút ra đối với Công ty cổ phần Sợi Phú Bài - Thường xuyên quan tâm đến đời sống, điều kiện làm việc người lao động, từ đó đưa ra các biện pháp cải thiện phù hợp. - Xác định rõ ràng phương châm hoạt động của Công ty đối với việc cải thiện điều kiện lao động. - Quy định rõ trách nhiệm đối với từng cấp, từng chức danh quản lý về ATVSLĐ. - Đưa ra nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân trong bản mô tả công việc theo KPI. Xem việc thực hiện chấp hành nội quy, quy định về điều kiện lao động là tiêu chí đánh giá thành tích hằng năm. - TrườngPhát động phong trào Đại thi đua laohọc động sKinhản xuất gắn vớtếi phát Huế huy sáng kiến cải thiện điều kiện lao động. - Đảm bảo các tiêu chí về ATVSLĐ như ánh sáng, nồng độ bụi, tiếng ồn, lắp hệ thống báo cháy. - Xây dựng nội quy an toàn, quy trình vận hành sử dụng máy móc, thiết bị. Tổ chức cho người lao động học tập nội quy, quy định và tập huấn về ATVSLĐ khi mới vào làm. SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 25
  37. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành - Lắp đặt bảng chỉ dẫn về ATVSLĐ đối với máy móc thiết bị. Bộ phận Y tế đảm bảo ứng cứu, sơ cấp kịp thời. - Đưa thông tin về các yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra, các loại máy móc dễ gây ra tai nạn để người lao động đề phòng. - Nâng cao nhận thức, ý thức tự giác của người lao động về việc chấp hành nội quy, quy đinh và trong mối quan hệ giữa người với người. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 26
  38. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỢI PHÚ BÀI 2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần Sợi Phú Bài 2.1.1 Thông tin chung về Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài Huế - Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN SỢI PHÚ BÀI - Tên tiếng anh: PHU BAI SPINNING JOINT STOCK COMPANY - Trụ sở chính: KCN Phú Bài-P. Phú Bài- TX Hương Thủy- Tỉnh TT Huế- VN -Website: - Logo: - Ngành nghề kinh doanh: + Sản xuất kinh doanh sợi, dệt vải, nguyên phụ liệu và các sản phẩm ngành sợi, dệt, nhuộm + Bán buôn chuyên doanh: bông, xơ, sợi các loại và các sản phẩm ngành sợi, dệt , nhuộm + Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác + May trang phục + Sản xuất quần áo may sẵn + Lắp đặt hệ thống xây dựng khác + XâyTrường dựng nhà các loĐạiại, công trìnhhọc kỹ thu Kinhật tế Huế - Sản phẩm chính: + Sợi 100% Cotton + Sợi pha CVC (52/48 hoặc 60/40) + Sợi pha TTCm hoặc TCCd (65/35) SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 27
  39. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành + Sợi pha TR(65/35 hoặc 50/50) - Sản phẩm mới: Sợi pha Cotton/Modal và 100% Modal 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài có trụ sở và nhà máy đóng tại Khu Công Nghiệp Phú Bài, phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, được thành lập mới theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3300352720 do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp lần đầu ngày 14 tháng 01 năm 2003 và đi vào hoạt động chính thức vào tháng 03 năm 2003, với số vốn điều lệ ban đầu là 6 tỷ đồng. Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh Sợi các loại và kinh doanh nguyên vật liệu, thiết bị ngành kéo sợi. Với dây chuyền kéo sợi 50.000 cọc sợi được đầu tư với máy móc thiết bị đồng bộ, công nghệ tiên tiến, hiện đại của các hãng chế tạo nổi tiếng, như: Trutzschler và Volkmann-Đức, Rierieter và SSM-Thụy Sỹ, Murata và Toyota- Nhật Bản và của Trung Quốc ( Saurer Jintan, Qingdao Yunlong, Jiangsu Hongyuan, Jiangsu Kaigong, Tianjin Hongda, Jingwei). Công ty luôn đảm bảo duy trì 60-70% sản lượng các mặt hàng sợi để xuất khẩu trực tiếp đến các nước Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Nhật Bản, Philippines, Mỹ, v.v 2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Chức năng Sản xuất và cung cấp Sợi các loại, kinh doanh nguyện phụ liệu, thiết bị ngành kéo sợi,Trường mở rộng đầu tư và hĐạiợp tác v ớhọci các thành Kinh phần kinh t ếtếkhác. Huế Nhiệm vụ - Sản xuất sản phẩm Sợi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chất lượng và kỹ thuật để xuất khẩu ra nước ngoài. - Công ty bảo toàn và tăng trưởng vốn, không ngừng thực hiện liên doanh liên kết nhằm mở rộng quy mô và tạo nền móng vững chắc hơn cho Công ty. SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 28
  40. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành - Ngoài ra, khi liên doanh, liên kết với nhiều công ty trong ngành, với vai trò là doanh nghiệp đi đầu, là đầu tàu của ngành Sợi trong Tỉnh Thừa Thiên Huế, Công ty Cổ Phần Sợi Phú Bài cũng đảm nhiệm thêm nhiệm vụ đào tạo và hướng dẫn công việc cho các cán bộ công nhân viên mới của các công ty liên doanh, liên kết; giúp đỡ các công ty này trong việc lắp đặt hệ thống máy móc sản xuất. - Bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh, đảm bảo có việc làm, chăm lo cải thiện đời sống về vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên, bồi dưỡng và nâng cao đời sống văn hóa chuyên môn nghiệp vụ cho công nhân viên. - Công ty chấp hành đúng pháp luật, thực hiện chế độ hạch toán thống kê. 2.1.4 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài có cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Mô hình này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp các hoạt động, kiểm tra, giám sát để hoàn thành mục tiêu một cách hiệu quả nhất Đảm bảo có sự kết hợp giữa các bộ phận, trách nhiệm phân chia rõ ràng và tiết kiệm được chi phí. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 29
  41. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Trường Đại học Kinh tế Huế Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 30
  42. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận chính của Công ty - Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. - Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. - Tổng giám đốc: Là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Hiện nay, Tổng Giám Đốc đang là người đại diện theo pháp luật của Công ty. - Ban kiểm soát: Là tổ chức thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị và điều hành Công ty - Hiện tại Công ty có 3 Phó Tổng Giám Đốc, chức năng và nhiệm vụ của mỗi Phó Tổng Giám Đốc sẽ khác nhau: + Phó Tổng Giám Đốc 1: Là người phụ trách Kế hoạch-Kinh doanh-Xuất nhập khẩu và điều hành quản lý Nhà máy Sợi II của Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài. Bao gồm cả việc quyết định bổ nhiệm hoặc điều động, miễn nhiệm và điều hành quản lý đối với cấp Phó trưởng công đoạn trở xuống. Đồng thời là người tham mưu cho Tổng Giám Đốc trong những vấn đề liên quan đến quyết sách của công ty. + Phó Tổng Giám Đốc 2: Chuyên phụ trách sản xuất và điều hành quản lý Nhà máy sợi I của công ty Cổ Phần Sợi Phú Bài, đồng thời phụ trách quản lý chi nhánh nhà máy sợi Phú Xuyên, bao gồm cả việc quyết định bổ nhiệm hoặc điều động, miễn nhiệm và điều Trườnghành quản lý đối vớ iĐại cấp Phó trưhọcởng công Kinh đoạn trở xuố ng.tế Và Huế là người tham mưu cho Tổng Giám Đốc trong những vấn đề liên quan đến quyết sách của Công ty. + Phó Tổng Giám Đốc 3: Chuyên phụ trách nội chính. Là người chịu trách nhiệm quản lý phòng hành chính và ngành xe, phòng ăn và bộ phận y tế, phòng bảo vệ- môi trường. Và là người tham mưu cho ban quản lý nhằm đưa ra những quyết sách phù hợp nhất với tình hình tài chính của Công ty. SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 31
  43. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành - Phòng Kế toán- Tài chính: Là bộ phận chức năng làm nhiệm vụ quản lý và sử dụng vốn, giám sát theo dõi việc chi tiêu và doanh thu của Công ty, hoạch toán lỗ lãi trong quá trình kinh doanh, tham mưu cho ban quản lý nhằm đưa ra những quyết sách phù hợp nhất với tình hình tài chính của Công ty. - Phòng Tổ chức – hành chính: Là bộ phận có nhiệm vụ quản lý và tuyển dụng, đào tạo sắp xếp lao động trong các phòng ban, tiếp khách, văn thư điều động xe đưa đón. Làm công tác tiền lương và thủ quỹ. - Phòng Kinh doanh – Xuất nhập khẩu: Là bộ phận chức năng chịu trách nhiệm về việc mua bán trong nước và xuất khẩu các mặt hàng sợi thành phẩm; nhập khẩu và mua, bán trong nước bông, xơ, nguyên phụ liệu khác phục vụ sản xuất; mua (nhập khẩu) máy móc, thiết bị, phụ tùng vật tư cơ khí để duy trì bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế và dự phòng cho 2 nhà máy sợi; bao gồm tìm kiếm và trao đổi giao dịch, thỏa thuận kí kết hợp đồng với khách hàng. - Phòng Điều hành sản xuất: Chịu trách nhiệm trực tiếp kiểm tra, giám sát tại xưởng sản xuất, từ đó đưa ra những phương án sản xuất phù hợp, phục hồi, khắc phục những sự cố về mặt kỹ thuật và chất lượng nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm đúng theo yêu cầu của khách hàng, cũng như đảm bảo sản lượng sản xuất trong tháng, quý, năm đúng với kế hoạch. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 32
  44. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành 2.1.5 Tình hình lao động của Công ty Bảng 2.1 Tình hình lao động của công ty cổ phần Sợi Phú Bài giai đoạn 2015-2017 ĐVT: Người 2015 2016 2017 So sánh Chỉ tiêu SL Cơ cấu SL Cơ cấu SL Cơ cấu 2016/2015 2017/2016 (%) (%) (%) +/- % +/- % Tổng 597 100 627 100 598 100 30 5,03 -29 -4,63 Theo giới tính Nam 318 53,27 344 54,86 329 55,02 26 8,18 -15 -4,36 Nữ 279 46,73 283 45,14 269 44,98 4 1,43 -14 -4,95 Theo trình độ Trên Đại học 38 6,37 43 6,86 33 5,52 5 13,16 -10 -23,26 Đại học-Cao đẳng 11 1,84 20 3,19 21 3,51 9 81,82 1 5 Khác 548 91,79 564 89,95 544 90,97 16 2,92 -20 -3,55 Theo độ tuổi Dưới 25 19 3,18 36 5,74 43 7,19 17 89,47 7 19,44 25-45 491 82,25 507 80,86 488 81,61 16 3,26 -19 -3,75 Trên 45 87 14,57 84 13,4 67 11,2 -3 -3,45 -17 -20,24 Theo tính chất Lao động gián tiếp 36 6,03 32 5,1 28 4,68 -4 -11,11 -4 -12,5 Công nhân phục vụ 24 4,02 23 3,67 29 4,85 -1 -4,17 6 26,09 Công nhân bTrườngảo trì 94 15,75 Đại101 học16,2 89Kinh14,88 tế7 Huế7,45 -12 -11,88 Công nhân trực tiếp 443 74,2 471 75,12 452 75,59 28 6,32 -19 -4,03 sản xuất (Nguồn: Phòng Tổ chức-Hành chính công ty cổ phần Sợi Phú Bài) Bảng 2.1 cho thấy nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài có một sự biến động khá lớn trong 3 năm gần đây đặc biệt vào năm 2016 tăng đột ngột 30 nhân lực nhưng đến năm 2017 lại giảm xuống gần đúng bằng số lượng đã tuyển dụng vào SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 33
  45. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành năm 2016. Năm 2015 tổng số nguồn nhân lực của Công ty là 597 người, năm 2016 nguồn nhân lực tăng mạnh lên đến 627 người tương ứng tăng 5,03% so với năm 2015. Qua năm 2017 nguồn nhân lực đột ngột giảm xuống còn 598 người tương ứng giảm 4,63% so với năm 2016. Nguyên nhân là do năm 2016 tình hình phát triển kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn, ban lãnh đạo Công ty đã có những sự nỗ lực phấn đấu tích cực qua việc tăng cường tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, từ đó hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang có những bước tiến phát triển đáng kể tuy nhiên chưa rõ nét, minh chứng rằng năm 2016 tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty đã có những bước phát triển nhưng doanh thu vẫn chưa vượt trội năm 2015. Vào cuối năm 2017, nhờ sự duy trì ổn định chất lượng sản phẩm, tăng sản lượng, đẩy mạnh khả năng kinh doanh bán hàng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tìm kiếm các đối tác nước ngoài, tình hình kinh doanh đang trên đà phát triển. Tuy nhiên, thời điểm này hàng loạt người lao động đã đến thời kì về hưu, một vài cá nhân vì lý do về sức khỏe xin về hưu sớm, một số nhân viên được điều động sang Phú Gia và một vài trường hợp do hoàn cảnh cá nhân nên xin nghỉ việc. Vì vậy, đầu năm 2018 Công ty đang tiến hành tuyển dụng thêm nhân viên. - Cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính Trong 3 năm (2015-2017) tỷ lệ lao động nam luôn chiếm trên 53% trong tổng số lao động tại Công ty, tuy nhiên tỷ lệ lao động nam và nữ khá cân bằng và không có sự chênh lệch quá nhiều. Con số này phản ánh rằng đối với đặc điểm kinh doanh của công ty là sản xuất sản phẩm sợi qua nhiều giai đoạn thì sự phân chia số lao động nam và nữ khá đồng đều. Các giai đoạn sử dụng chủ yếu là lao động chịu khó, tỉ mỉ không cần nhiều sức lực như công đoạn vệ sinh sợi con, đậu xe thì lao động nữ chiếm đa số, còn lại Trườngcác công đoạn bông Đại chải, ghép học thô c ầnKinh sức khỏe, chitếều caoHuế thì sử dụng lao động nam là chủ yếu. Qua các năm số lượng lao động nam và nữ đều có biến động dù nhiều hay ít. Năm 2015 và 2016 lao động nam tăng 26 người tương đương 8,18 %, trong khi đó số lao động nữ chỉ tăng 4 người tương đương 1,43%. Đến năm 2017 số lượng lao động nam và nữ đồng thời giảm xuống gần bằng nhau. Số lao động nam giảm 15 người tương đương giảm 4,36%, đồng thời số lao động nữ cũng giảm 14 người tương đương giảm 4,95%. SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 34
  46. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành - Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ: Năm 2015-2017 lao động trình độ ngoài đại học-cao đẳng và trên đại học luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, bởi lẽ lao động chủ yếu tại công ty cổ phần Sợi Phú Bài là công nhân vận hành máy móc tại các nhà máy không cần nhiều trình độ, họ thuộc trình độ sơ cấp, trung cấp hay trung học cơ sở và phổ thông. So với năm 2015, năm 2016 số lượng lao động trên đại học tăng 5 người tương đương tăng 13,16 %. Vào năm 2016, tình hình kinh doanh đang trên đà phát triển. Tập đoàn dệt may đã điều chuyển cán bộ xuống quản lý và phụ giúp công việc kinh doanh, tìm kiếm đối tác nước ngoài. Đến năm 2017 khi đã ổn định công việc thì họ lại bị điều động đến doanh nghiệp khác của tập đoàn, đồng thời có một vài cá nhân đến tuổi nghỉ hưu nên cuối năm 2017 nguồn nhân lực trên đại học giảm 10 người tương đương giảm 23,26%. - Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi: Năm 2015-2017 lao động độ tuổi dưới 25 có xu hướng tăng, lao động độ tuổi trên 25 có xu hướng giảm. Khi đến tuổi về hưu hoặc có những lý do cá nhân riêng lao động thuộc vào độ tuổi từ 25 đến trên 45 giảm xuống, Công ty có nhu cầu tuyển dụng thêm. Theo quy chế của công ty hiện nay, chỉ tuyển dụng người lao động trẻ dưới 25 tuổi. - Cơ cấu nguồn nhân lực theo tính chất: Việc sử dụng lao động có hiệu quả hay không một phần nhờ vào sự bố trí, sắp xếp lao động. Việc bố trí hợp lý giữa lao động gián tiếp và lao động trực tiếp sản xuất, công nhân bảo trì, công nhân phục vụ sao cho phù hợp với từng bộ phận là điều hết sức quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. • LaoTrường động trực tiếp: LàĐại lực lượ nghọc tham gia Kinh trực tiếp vào tế quá Huếtrình sản xuất, trực tiếp tham gia tạo sản phẩm, bộ phận này quyết định đến năng suất sản xuất, hiệu quả kinh doanh cả chất lượng sản phẩm của Công ty. Do đó, việc bố trí lực lượng này tại Công ty là hết sức cần thiết. • Lao động gián tiếp: Là bộ phận không tham gia trực tiếp vào quá trình SXKD nhưng họ là trung tâm điều hành của Công ty, có chức năng quản lý, chỉ đạo đưa ra các mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn và đưa ra các giải pháp để đạt được mục tiêu đó. SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 35
  47. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Ta thấy, năm 2015: lao động trực tiếp là 443 người chiếm tỷ trọng 74,2% lao động. Lao động gián tiếp và các công nhân phục vụ bảo trì là 154 người chiếm 25,8% Năm 2016: Lao động trực tiếp là 471 người, tăng 28 người tương ứng tăng 6,32% so với 2015. Lao động gián tiếp và các công nhân phục vụ bảo trì là 156 người, tăng 2 người. Năm 2017: Lao động trực tiếp là 452 người, giảm 19 người tương ứng giảm 4,03%. Lao động gián tiếp và các công nhân phục vụ, bảo trì là 146 người, giảm 10 người. Nhìn chung sự bố trí lao động gián tiếp và công nhân phục vụ bảo trì với lao động trực tiếp của Công ty có sự chênh lệch khá lớn, lượng lao động trực tiếp luôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với lao động gián tiếp và các công nhân phục vụ, bảo trì. Điều này là một điều tất yếu mà mỗi một công ty sản xuất nào cũng có số lượng chênh lệch như vậy. Tuy nhiên qua 3 năm thì số lượng tăng giảm của Công ty khá biến động. 2.1.6 Tình hình nguồn vốn và tài sản của Công ty Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 36
  48. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn và tài sản Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài giai đoạn 2015-2017 ĐVT: Triệu đồng 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 STT Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % A Nguồn vốn 309.416,41 100 261.635,42 100 252.906,99 100 -47.780,99 -15,44 -8.728,43 -3,34 I. Nợ phải trả 193.593,19 62,57 166.462,24 63,62 159.654,96 63,13 -27.130,95 -14,01 -6.807,28 -4,09 1 Nợ ngắn hạn 187.157,55 60,49 166.014,83 63,45 159.654,96 63,13 -21.142,72 -11,30 -6.359,87 -3,83 2 Nợ dài hạn 6.435,64 2,08 447,42 0,17 0 0 -5.988,22 -93,05 -447,42 -100 II. Vốn chủ sở hữu 115.823,21 37,43 95.173,18 36,38 93.252,03 36,87 -20.650,03 -17,83 -1.921,15 -2,02 1 Vốn chủ sơ hữu 115.823,21 37,43 95.173,18 36,38 93.252,03 36,87 -20.650,03 -17,83 -1.921,15 -2,02 B Tài sản 309.416,41 100 261.635,42 100 252.906,99 100 -47.780,99 -15,44 -8.728,43 -3,34 I Tài sản ngắn hạn 249.769,19 80,72 212.971,54 81,40 196.848,44 77,83 -36.797,65 -14,73 -16.123,10 -7,57 Ti à các kho 1 ền v ản tiền 4.530,10 1,46 4.230,13 1,62 3.707,39 1,47 -299,97 -6,62 -522,74 -12,36 tương đương Các kho 2 ản phải thu ngắn 126.705,72 40,95 92.105,99 35,20 64.018,96 25,31 -34.599,73 -27,31 -28.087,03 -30,49 hạn 3 Hàng tồn kho 111.699,91 36,10 108.438,86 41,45 123.749,15 48,93 -3.261,05 -2,92 15.310,29 14,12 4 Tài sản ngắn hạn khác 6.833,45 2,21 8.196,56 3,13 5.372,95 2,12 1.363,11 19,95 -2.823,61 -34,45 II Tài sản dài hạn 59.647,22 19,28 48.663,88 18,60 56.058,55 22,17 -10.983,34 -18,41 7.394,67 15,20 1 Tài sản cố định 23.248,06 7,51 19.237,38 7,35 27.747,67 10,97 -4.010,68 -17,25 8.510,29 44,24 2 Đầu tư tài chính dài hạn 33.080,92 10,69 25.000,00 9,56 25.075,00 9,91 -8.080,92 -24,43 75,00 0,30 3 Tài sản dài hạn khác 3.318,23 1,07 4.426,50 1,69 3.235,88 1,28 1108,27 33,40 -1,190.62 -26,90 Trường Đại học Kinh(Nguồn: Phòng tế KHuếế toán Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài) SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 37
  49. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành  Tình hình nguồn vốn Từ số liệu bảng 2.2 cho ta thấy nguồn vốn của Công ty năm 2016 so với năm 2015 giảm 47.780,99 triệu đồng (tương ứng giảm15,44 %) còn năm 2017 so với năm 2016 cũng giảm xuống 8.728,44 triệu đồng (tương ứng giảm 3,34%) Trong đó: Nợ phải trả năm 2015 là 193.593,19 triệu đồng, năm 2016 so với năm 2015 giảm 27.130,95 triệu đồng (tương ứng giảm 14,01%), còn năm 2017 so với năm 2016 cũng giảm xuống 6.807,28 triệu đồng (tương ứng giảm 4,09%). Nợ ngắn hạn năm 2015 là 187.157,55 triệu đồng, năm 2016 so với năm 2015 giảm 21.142,72 triệu đồng (tương ứng giảm 11,30%) còn năm 2017 so với năm 2016 cũng giảm xuống nhưng nhẹ hơn năm 2016 là 6.359,87 triệu đồng (tương ứng giảm 3,83%). Vốn chủ sở hữu năm 2015 là 115.823,21triệu đồng, năm 2016 so với năm 2015 giảm 20.650,03 triệu đồng (tương ứng giảm 17,83%) còn năm 2017 so với năm 2016 giảm xuống 1.921,16 triệu đồng (tương ứng giảm 2,02%).  Tình hình tài sản Qua bảng 2.2 ta thấy tổng tài sản của Công ty có xu hướng giảm qua 3 năm. Cụ thể 2015, tổng tài sản của Công ty có giá trị là 309.416,41 triệu đồng, năm 2016 tổng tài sản là 261.635,42 triệu đồng đã giảm xuống 47.780,99 triệu đồng so với năm 2015 (tương đương giảm 15,44%). Năm 2017 tổng tài sản tiếp tục giảm xuống còn 252.906,99 triệu đồng giảm 8.728,43 triệu đồng (tương đương giảm 3,34%). Năm 2016, giá trị tổng tài sản giảm nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đồng thời giảm nhẹ, cụ thể năm 2015 giá trị tài sản ngắn hạn là 249.769,19 triệu đồTrườngng, năm 2016 chỉ còn Đại 212.971,54 học triệu đKinhồng giảm 36.797,65 tế Huế triệu đồng (tương ứng giảm 14,73%). Năm 2015 giá trị tài sản dài hạn là 59.647,22 triệu đồng, năm 2016 giảm xuống còn 48.663,88 triệu đồng (tương tương giảm 18,41%). Năm 2016, Công ty thực hiện chuyển giao tài sản cố định cho công ty liên kết, hạn chế lại các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Mặt khác, năm 2016 thị trường kinh tế có nhiều biến động cùng với sự thay đổi bộ máy tổ chức nên việc kinh doanh cũng trở nên khó khăn, số tiền dự trữ, các khoản phải thu, hàng tồn kho cùng lúc giảm xuống. SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 38
  50. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Năm 2017, giá trị tổng tài sản tiếp tục giảm nhưng giảm nhẹ hơn so với năm trước nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn giảm, bên cạnh đó tài sản dài hạn tăng nhẹ. Cụ thể, năm 2016 giá trị tài sản ngắn hạn là 212.971,54 triệu đồng, năm 2017 giảm xuống còn 196.848,44 triệu đồng giảm 16.123,10 triệu đồng (tương ứng giảm 7,57%). Đồng thời tài sản dài hạn tăng nhẹ từ 48.663,88 triệu đồng lên 56.058,55 triệu đồng (tương ứng tăng 15,20%). Năm 2017, Công ty mở rộng thị trường cung cấp sản phẩm nên đẩy mạnh đầu tư tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn. Trong khi đó, dự trữ tiền và các khoản phải thu ngắn hạn giảm mạnh, hàng tồn kho lại tăng khiến cho tài sản ngắn hạn giảm. Cho thấy rằng việc nâng cao năng suất sản lượng trong tình hình thị trường kinh tế khó khăn làm cho hàng tồn kho của Công ty ứ đọng. Qua việc phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn có thể nhận thấy quy mô tài sản và nguồn vốn của Công ty đang theo xu hướng giảm dần, nguyên nhân chủ yếu là vì tình hình kinh doanh gặp khó khăn, số lượng đơn hàng giảm, doanh thu giảm sút làm cho Công ty phải rút các khoản tiền gửi ngân hàng để thanh toán các chi phí phát sinh. Đồng thời, trong những năm này đang có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức nên có sự sắp xếp và bố trí lại tình hình tài sản và nguồn vốn tại Công ty. Muốn cho Công ty hoạt động lâu dài bền vững đòi hỏi ban lãnh đạo phải chú trọng hơn nữa trong việc xử lý các chỉ tiêu về tài sản và nguồn vốn, đồng thời đảm bảo quy luật kinh tế. 2.1.7 Hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị 2.1.7.1 Văn phòng và nhà xưởng - Công ty có trụ sở văn phòng và nhà xưởng đều nằm tại đường số 1, khu công nghiệp Phú Bài, Thành Phố Huế. - TrườngMột xưởng sản xu ấĐạit diện tích học18.000m2; Kinh 3 kho hàng (tế1 khó Huế nguyên vật liệu, 1 kho công cụ dụng cụ và 1 kho thành phẩm); 1 nhà ăn; 1 hội trường; 1 tòa nhà trung tâm SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 39
  51. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành 2.1.7.2 Hệ thống trang thiết bị máy móc Dây chuyền kéo sợi của Công ty được sản xuất bởi các hãng uy tín trên thế giới như Truzchler (Đức), Rieter & Volkman (Thụy Sĩ), Murata & Toyota (Nhật Bản) Quy mô máy móc kỹ thuật của Công ty gồm 202 máy trực tiếp sản xuất, 8 buồng điều không với hệ thống chiếu sáng, cấp thoát nước cho toàn Công ty. Chi tiết số máy móc thiết bị chủ yếu tại xưởng sản xuất của Công ty cổ phần Sợi Phú Bài được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.3 Một số máy móc, thiết bị chủ yếu tại xưởng sản xuất công ty Số lượng (máy) STT Tên thiết bị, máy móc Máy chải 13 (Trutzcher DK 903) 1 Nhà máy 1 8 (Saurer JFA226) Nhà máy 2 9 máy 11 máy A 8 máy B 2 Máy ghép 8 máy C 2 máy 3 Máy cuộn cúi 14 máy 4 Máy chải kỹ 10 máy 5 Máy thô 25 (Rieter) 20 (FA 506) 6 Máy sợi con 20 (FA 528) 26 máy 7 TrườngMáy đánh ống Đại học Kinh tế Huế c, 1 nh t) 8 Máy đậu 3 máy (2 đứ ậ 25 máy 9 Máy xe (Nguồn: Phòng Điều hành sản xuất Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài) Các loại dụng cụ kiểm tra chất lượng nguyên liệu tại Phòng thí nghiệm của Công ty bao gồm: SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 40
  52. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành - 2 máy kiểm tra độ săn - 2 máy guồng chi số - Máy kiểm tra USTER 5 - Máy kiểm tra USTER 4 - Máy sấy - Máy Natri - Máy kiểm tra độ mảnh - Máy đo độ bền - Máy guồng bảng (đen, trắng) 2.1.8 Kết quả sản xuất kinh doanh cuả Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 41
  53. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Bảng 2.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài qua 3 năm (2015-2017) (ĐVT: Triệu đồng) 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 +/- % +/- % Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 738.478,37 698.254,70 752.010,01 -40.223,68 -5,45 53.755,31 7,70 Doanh thu thu àng và cung ần về bán h 738.478,37 698.254,70 752.010,01 -40.223,68 -5,45 53.755,31 7,70 cấp dịch vụ Giá vốn hàng bán 647.763,99 629.775,17 682.842,38 -17.988,82 -2,78 53.067,21 8,43 L àng và cung c ợi nhuận gộp bán h ấp 90.714,38 68.479,53 69.167,63 -22.234,85 -24,51 688,10 1,00 dịch vụ Doanh thu hoạt động tài chính 20.260,91 22.466,07 7.668,77 2.205,16 10,88 -14,797,30 -65,87 Chi phí tài chính 5.685,29 3.777,50 2.739,99 -1.907,79 -33,56 -1,037,51 -27,47 Chi phí bán hàng 32.785,70 27.497,83 27.951,41 -5.287,88 -16,13 453,58 1,65 Chi phí quản lý doanh nghiệp 20.170,75 17.494,50 16.558,54 -2.676,25 -13,27 -935,96 -5,35 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 52.333,54 42.175,77 29.586,46 -10.157,77 -19,41 -12.589,31 -29,85 Thu nhập khác 3.557,36 4.312,10 1.944,97 754,74 21,22 -2.367,14 -54,90 Chi phí khác 3.068,06 3.566,95 1.399,36 498,89 16,26 -2.167,59 -60,77 Lợi nhuận khác 489,30 745,15 545,60 255,85 52,29 -199,55 -26,78 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 52.822,85 42.920,92 30.132,06 -9.901,93 -18,75 -12.788,85 -29,80 Chi phí thuế TNDN hiện hành 12.001,73 6.674,43 3.635,05 -5.327,29 -44,39 -3.039,38 -45,54 Chi phí thuế TNDN hoãn lại -2.218,99 -866,44 1.017,98 1.352,56 -60,95 1.884,42 -217,49 Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN 43.040,12 37.112,93 25.479,04 -5.927,19 -13,77 -11.633,89 -31,35 Trường Đại học Kinh( Nguồn: Phòng tế KHuếế toán công ty Cổ Phần Sợi Phú Bài) SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 42
  54. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Qua bảng 2.3 ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ vủa năm 2016 so với năm 2015 giảm 40.223,68 triệu đồng (tương ứng giảm 5,45%). Năm 2017 so với năm 2016 tăng 53.755,31 triệu đồng (tương ứng tăng 7,7%). Nguyên nhân chính là do năm 2016 tình hình phát triển kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn, ban lãnh đạo Công ty đã có những sự nỗ lực phấn đấu tích cực nhưng chưa rõ nét, vào cuối năm 2017, nhờ sự duy trì ổn định chất lượng sản phẩm, tăng sản lượng, đẩy mạnh khả năng kinh doanh bán hàng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tìm kiếm các đối tác nước ngoài tình hình kinh doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ đã có những bước tiến triển vượt bậc. Cùng với sự gia tăng của doanh thu thuần thì giá vốn hàng bán cũng có sự biến động cùng chiều với doanh thu thuần qua các năm. Năm 2015 là 647.763,99 triệu đồng. Năm 2016 giá vốn giảm 17.988,82 triệu đồng (tương đương giảm 2,78%). Năm 2017 giá vốn tăng mạnh 53.067,21 triệu đồng (tương đương tăng 8,43%). Ta thấy rằng năm 2017 giá vốn hàng bán có sự biến động mạnh, Công ty cần xem xét và tìm kiếm những nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào phù hợp nhất. Lợi nhuận thuần năm 2016 so với năm 2015 giảm 10.157,78 triệu đồng (tương ứng giảm 19,41%), năm 2017 so với 2016 giảm 12.589,31 triệu đồng (tương ứng giảm 29,85%). Ta thấy, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2017 tăng so với năm 2016 nhưng lợi nhuận thuần lại giảm, nguyên nhân là vì doanh thu hoạt động tài chính của năm 2017 đột ngột giảm mạnh xuống chỉ còn 7.668,77 triệu đồng (tương ứng giảm 65,87%)so với năm 2016. VớiTrường lợi nhuận thu đư ợĐạic sau thu ếhọctrên bả ngKinh cho thấy r ằtếng C ôngHuế ty đã nộp thuế đúng hạn cho nhà nước. Số tiền thuế tương ứng với số lợi nhuận đạt được của Công ty. Lợi nhuận sau thuế năm 2016 so với năm 2015 giảm 5.927,19 triệu đồng (tương ứng giảm 13,77%), năm 2017 so với 2016 giảm 11.633,89 triệu đồng (tương ứng giảm 31,35%). Lợi nhuận thuẩn giảm xuống vì vậy lợi nhuận sau thuế cũng có xu hướng giảm. SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 43
  55. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành 2.1.9 Quy trình sản xuất và đặc điểm sản phẩm 2.1.9.1 Quy trình sản xuất sản phẩm Là một trong những điểm trọng yếu để rút ngắn thời gian, chi phí, tăng năng suất lao động. Sự hiện đại và phát triển của dây chuyền công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và giá thành sản phầm. Sản phẩm của công ty Cổ phần Sợi Phú Bài được sản xuất theo 2 dây chuyền hệ thống kéo sợi đó là hệ thống kéo sợi chải thô dùng để kéo sợi từ xơ hóa học theo mọi độ mảnh và cấp chất lượng, kéo sợi từ xơ bông hoặc hỗn hợp của xơ bông và hóa học với yêu cầu chất lượng và độ mảnh không cao. Thứ hai là hệ thống ké sợi chải kỹ dùng để kéo sợi bông hoặc sợi pha bông có yêu cầu về độ mảnh và chất lượng cao. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 44
  56. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Nguyên liệu Liên hợp xé trộn (máy bông) (Làm tơi, pha trộn, tách tạp, làm đều) Máy chải thô (Làm tơi tới từng xơ riêng biệt, phân bố song song, tách tạp và xơ ngắn Máy ghép-2 đợt (Làm đều cúi, pha trộn, tăng độ duỗi thẳng của xơ) Máy kéo sợi thô (Làm mảnh, tạo độ bền tạm thời cho sợi thô) Máy kẹo sợi con (Làm mảnh, tạo độ bền cho sợi) Máy đánh ống (Tạo búp sợi lớn, loại bỏ điểm tật của sợi) Đậu sợi (chập 1,2 hoặc 3 sợi lại với nhau) Xe sợi Trường(Tạo săn, tạo bền choĐại sợi đã chhọcập) Kinh tế Huế Đóng gói Sợi xe Sợi đơn Nhập kho Sơ đồ 2.2: Hệ thống kéo sợi chải thô SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 45
  57. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Nguyên liệu bông xơ Liên hợp xé trộn (Làm tơi, pha trộn, tách tạp, làm đều) Máy chải thô (Làm tơi tới từng xơ riêng biệt, phân bố song song, tách tạp và xơ ngắn) Máy ghép sơ bộ (Làm đều cúi, pha trộn, tăng độ duỗi thẳng của xơ) Máy cuộn cúi (Làm đều, pha trộn, tăng độ duỗi thẳng của xơ) Máy chải kỹ (Loại bỏ xơ ngắn, tăng độ duỗi thẳng xơ, loại bỏ các điểm tật và tạp chất) Máy ghép (Làm đều cúi, pha trộn, tăng độ duỗi thẳng của xơ) Máy kéo sợi thô (Làm mảnh, tạo độ bền tạm thời cho sợi thô) Máy kẹo sợi con (Làm mảnh, tạo độ bền cho sợi) Máy đánh ống (Tạo búp sợi lớn, loại bỏ điểm tật của sợi) Đậu sợi (chập 1,2 hoặc 3 sợi lại với nhau) TrườngXe sợi Đại học Kinh tế Huế (Tạo săn, tạo bền cho sợi đã chập) Sợi xe Sợi đơn Đóng gói Nhập kho Sơ đồ 2.3: Hệ thống kéo sợi chải kỹ SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 46
  58. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành 2.1.9.2 Đặc điểm sản phẩm Công ty chuyên cung cấp sợi các loại, làm nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho may mặc. Hiện tại, công ty sản xuất các sản phẩm chính như TCCd, TCCm, CVCd, CVCm, Cotton 100% Mỗi loại sản phẩm có thành phần, chất lượng khác nhau và quy trình sản xuất tương tự nhau. Nguyên liệu đầu vào của công ty gồm: + Bông Zanbia + Bông Brazil + Bông Bobi’s + Bông Juli’s + Bông Cameroon + Bông Mỹ-Mot Ba nguyên liệu chính đó là xơ Nanlon, xơ Indorama, bông Cotton Chức năng, nhiệm vụ của từng công đoạn sản xuất sợi TTCm - Công đoạn Bông chải: Tại công đoạn bông chải, trưởng công đoạn sẽ căn cứ vào màu sắc của từng loại bông xơ để pha bông được đều màu theo định mức phòng điều hành sản xuất quy định. Hỗn hợp PE và cúi CO sẽ đi qua máy bông trộn đều rồi đưa vàoTrường hầm bông xé nhỏ . SauĐại khi xe học nhỏ và tr ộKinhn đều, hỗn hợtếp đó Huếđược đưa qua máy chải để tạo cúi PE cùng với cúi CO đi qua công đoạn Ghép thô-cuộn cúi-chải kỹ để ghép sản phẩm. Ở công đoạn này, sẽ loại bỏ bông không đủ tiêu chuẩn gọi là bông phế F1 thu được từ máy chải và bông phế F2 thu được từ máy bông, những bông phế này sẽ tiến hành nhập kho và đem bán. SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 47
  59. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành - Công đoạn Ghép thô- Cuộn cúi- Chải kỹ: Cúi CO sẽ đi qua máy ghép lần 1 để xe lại thành cúi có chỉ số Ne lớn hơn, hay có độ mảnh nhỏ hơn, sau đó đi qua máy cuộn cúi để cuộn lại thành từng cuộn rồi đưa vào máy chải kỹ. Ở máy chải kỹ từng cuộn cúi CO sẽ được chải để loại bỏ những bông không đạt yêu cầu, nâng cao chất lượng sợi. Sau khi đã lọc được những bông không đạt yêu cầu, cuộn cúi CO sẽ trở lại thành từng cúi đi vào máy ghép, ghép với cúi PE với tỷ lệ 35% và 65% tạo ra TTCm. TCCm tiếp tục đi qua máy thô để xe lại thành sợi có chỉ số Ne lớn hơn, ở giai đoạn này sản phẩm tương đối hoàn thiện. - Công đoạn Sợi con: TCCm ở công đoạn ghép thô-cuộn cúi-chải kỹ đưa vào công đoạn sợi con để xe lại tạo thành sợi có chỉ số Ne đạt yêu cầu, rồi đưa vào máy đánh ống ở công đoạn tiếp theo - Công đoạn Đánh ống- Đậu xe: Máy đánh ống có chức năng đánh những ống sợi con nhỏ thành những sợi con lớn hơn, dễ dàng đóng gói và vận chuyển, lúc này ta đã hoàn thiện được sản phẩm sợi đơn TCCm để tung ra thị trường. Công ty chuyên sản xuất sợi đơn. Tuy nhiên khi có đơn hàng sợi đôi và sợi ba thì sản phẩm sợi đơn được xuất kho làm đầu vào để sản xuất sợi đôi và sợi ba. Sợi đơn sẽ đi qua máy đậu để chập 2 hoặc 3 đầu sợi đơn lại, rồi sau đó vào máy xe xe lại với nhau tạo thành sợi đôi hoặc sợi ba. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 48
  60. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành CĐ ghép thô-cuộn cúi- Công đoạn CĐ đánh ống-đậu chải kỹ sợi con xe Máy bông Máy Máy s i ợ Máy đánh ghép con ống Hầm bông Máy cuộn cúi Máy chải Máy Máy đậu chải kĩ Máy Máy xe ghép Máy thô Trường Đại học Kinh tế Huế Sơ đồ 2.4: quy trình sản xuất sợi TCCm SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 49
  61. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành 2.2 Thực trạng điều kiện lao động tại Công Ty Cổ Phần Sợi Phú Bài 2.2.1 Chủ trương và biện pháp cải thiện điều kiện lao động đã được áp dụng tại Công ty Cổ Phần Sợi Phú Bài 2.2.1.1 Chủ trương, chính sách cải thiện điều kiện lao động đã được áp dụng tại Công ty Công ty từng bước hoàn thiện lại bộ máy hoạt động về cải thiện điều kiện lao động cũng như hình thức hoạt động cho phù hợp với mô hình của Công ty cổ phần. Căn cứ vào các quyết định, quy định về cải thiện điều kiện lao động do nhà nước ban hành, từ đó ban lãnh đạo Công ty đã đưa ra các chủ trương, chính sách về việc cải thiện điều kiện lao động được tiến hành trên cơ sở những cam kết của người sử dụng lao động với tổ chức đại diện quyền lợi của người lao động, được quy định phải tuân theo các nguyên tắc: - Tuân thủ luật pháp, phù hợp với thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động cũng như những yêu cầu khác đã được cam kết. - Bảo vệ sức khỏe, an toàn và quyền lợi cho người lao động thông qua việc đảm bảo các điều kiện lao động. - Phù hợp với quy mô, tính chất sản xuất, kinh doanh của Công ty đem lại hiệu quả kinh doanh. Việc cải thiện điều kiện lao động của Công ty được tiến hành trên bốn phương diện: Kỹ thuật, giáo dục, hành chính, kinh tế. Công ty cam kết xây dựng cho tất cả cán bộ công nhân viên môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện để cán bộ công nhân viên phátTrường huy hết khả năng vàĐại sức sáng học tạo của mình.Kinh tế Huế - Về mặt kỹ thuật: Luôn cập nhật, đầu tư hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại - Về mặt giáo dục: Tuyên truyền, vận động, nhắc nhở, giáo dục người lao động thực hiện tốt các quy định về an toàn lao động. - Về mặt hành chính: Xây dựng các nội quy về an toàn lao động, định kỳ tổ chức công tác kiểm tra, cải thiện điều kiện lao động tại các phân xưởng. SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 50
  62. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành - Về mặt kinh tế: Tổ chức khen thưởng động viên cho các tập thể cá nhân thực hiện tốt công tác cải thiện điều kiện lao động. 2.2.1.2 Một số biện pháp cải thiện điều kiện lao động đã được thực hiện thời gian qua Căn cứ vào chi phí công tác an toàn- vệ sinh lao động những năm trước, những thiếu sót còn tồn tại trong công tác ATVSLĐ và BHLĐ; các kiến nghị của người lao động, của tổ chức công đoàn và các đoàn thanh tra, kiểm tra; các quy định của pháp luật hiện hành về ATVSLĐ, BHLĐ. Trong những năm qua Công ty đã thực hiện các biện pháp để cải thiện điều kiện lao động như sau: - Các biện pháp về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ Năm 2015-2017 Công ty đã đầu tư mua sắm và bổ sung thêm một số thiết bị bảo hộ lao động nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động và hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng cháy nổ xảy ra trong các khu vực nhà máy, kho nguyên liệu, kho thành phẩm. Cụ thể như sau: Trang bị trên 200 bình chữa cháy CO2 và bình bột ABC. Lắp đặt các thiết bị đèn chiếu sáng sự cố. Lắp đặt các loại pano, áp phích các loại về Bảo hộ lao động và phòng chống cháy nổ để tuyên truyền, nâng cao ý thức cho công nhân vận hành máy công nghệ. Tăng cường kiểm tra, sửa chữa các trang thiết bị, phương tiện PCCC, phương tiện dụng cụ sơ cấp cứu tai nạn lao động. Lập sổ theo dõi trang thiết bị PCCC trong Công ty để kịp thời bổ sung thay thế các trang thiết bị đã hỏng và cũ kỷ. Tổ chức huấn luyện đội PCCC nhằm nâng cao khả năng phòng cháy chữa cháy trongTrường Công ty. Đại học Kinh tế Huế - Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc Theo dõi, kiểm tra và lên kế hoạch kiểm định, sửa chữa các loại máy móc thiết bị có yêu cầu kiểm định. Lắp đặt các buồng điều không, hệ thống chiếu sáng tại nhà xưởng. SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 51
  63. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Mua sắm trang thiết bị thêm cho khu văn phòng: trong 3 năm qua Công ty đã bổ sung thêm 7 máy in, thay thế 5 máy vi tính đã cũ và các trang thiết bị phụ trợ như giấy, bút, máy tính bỏ túi - Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm các công việc nguy hiểm, có hại Trang bị nón nhựa bảo hộ lao động, dây đeo BHLĐ. Trang bị áo, giày dép, mũ, kính chống sóc và khẩu trang cá nhân cho công nhân viên (cụ thể mỗi người 3 áo, 2 đôi dép, 2 mũ). Trang bị nút tai chồng ồn cho công nhân viên. - Chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp Tổ chức khám sức khỏe định kỳ và sức khỏe nghề nghiệp cho toàn thể công nhân viên trong Công ty. Thường thì vào đầu năm khoảng tháng 3,4 sẽ phân ra các đợt khám để phù hợp với công việc tại Công ty. Tổ chức đo đạc, kiểm tra các yếu tố độc hại trong và bên ngoài môi trường lao động nhằm từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường làm việc. - Tuyên truyền giáo dục huấn luyện về bảo hộ lao động Tổ chức huấn luyện về công tác ATVSLĐ-PCCN cho các công nhân viên chưa được huấn luyện. Mua tài liệu BHLĐ, hướng dẫn nghiệp vụ cho Mạng lưới an toàn vệ sinh hoạt động có hiệu quả. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát thực hiện công tác ATVSLĐ nhằm kịp thời chấn chỉnh, động viên khen thưởng các cá nhân, tổ chức làm tốt và có hiệu quả. Trường Đại học Kinh tế Huế 2.2.2 Phân tích thực trạng điều kiện lao động tại Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài 2.2.2.1 Về điều kiện Vệ sinh- Y tế - Tiếng ồn, rung động: Trong công ty, tiếng ồn, rung động phát ra từ các máy móc, dây chuyền vận hành- nơi mà người lao động trực tiếp làm việc là khá lớn. Qua quá trình đo đạc, kiểm tra số mẫu khảo sát về tình hình quan trắc lao động năm 2017, có SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 52
  64. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành 37/45 mẫu không đạt tiêu chuẩn cho phép về tiếng ồn và về độ rung là 3/22 mẫu. Số liệu trên cho thấy rằng việc cải thiện điều kiện về tiếng ồn trong sản xuất của Công ty trong những năm qua chưa thật sự hiệu quả. Để hạn chế tiếng ồn ra bên ngoài công ty đã xây dựng hệ thống sản xuất khép kín, cách âm tốt với các phòng ban trong khu sản xuất, trang bị nút chống ồn cho người lao động. Tuy nhiên, còn một số người lao động không sử dụng nút chống ồn vì họ đã quen với tiếng ồn trong nhà xưởng, trao đổi với nhau phải hét thật to thì mới nghe thấy và liên lạc bằng ký hiệu tay. Như vậy, vấn đề chống ồn của nhà máy vẫn chưa được đảm bảo, cần phải có những biện pháp để khắc phục. - Vi khí hậu (Nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt): Trong nhà xưởng, nhiệt độ, độ ẩm được điều hòa nhờ hệ thống các buồng điều không, hiện tại trong nhà xưởng được trang bị 8 buồng điều không với hệ thống chiếu sáng, cấp thoát nước cho toàn công ty. Trong các buồng điều không có các hệ thống quạt gió để hút nhiệt độ tỏa ra từ các máy đồng thời điều hòa không khí đẩy các hơi mát vào trong xưởng. Ôn-ẩm-độ (cân bằng nhiệt độ, độ ẩm) tại xưởng đảm bảo điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm trong nhà xưởng. Tuy nhiên, khi vào xưởng vẫn còn cảm giác nóng bức, ngột ngạt. Lượng bức xạ nhiệt từ các loại máy móc lớn. Qua quá trình đo đạc, kiểm tra số mẫu khảo sát về tình hình quan trắc lao động năm 2017, có 32/45 mẫu không đạt tiêu chuẩn cho phép về nhiệt độ trong xưởng sản xuất. Cho thấy rằng, việc cải thiện, cân bằng nhiệt độ, độ ẩm trong xưởng tại Công ty chưa hiệu quả. - Độc hại trong sản xuất: Được xếp vào điều kiện loại IV do “Bộ Trưởng Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/9/2003 về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm”. Công nhân thường xuyên phải tiếp xúc với bông, xơ bụi xơTrường rất là nhiều, hàng Đại ngày như học vậy sẽ tíchKinh tụ lại trong tế phổ iHuế có khả năng viêm phổi hay viêm xoang ảnh hưởng khá sâu sắc đến sức khỏe người lao động. Công ty đã có các biện pháp cải thiện, giảm thiểu bụi bông, xơ bằng việc lắp đặt hệ thống hút bụi di chuyển xen kẽ giữa các dây chuyền máy móc, đồng thời trang bị cho người lao động khẩu trang để bảo vệ đầy đủ. Qua quá trình đo đạc, kiểm tra có 9/10 mẫu không đạt tiêu chuẩn cho phép. Cho thấy một điều rằng, tuy công ty đã nổ lực trong việc cải thiện, giảm thiệu bụi bông, chất độc hại trong xưởng nhưng tình trạng ô nhiễm, độc hại SVTH: Nguyễn Thị Thúy Giang 53