Khóa luận Đánh giá công tác quản trị nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất hàng gia công may mặc đối với đơn hàng TEXLAND tại công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An

pdf 111 trang thiennha21 7084
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá công tác quản trị nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất hàng gia công may mặc đối với đơn hàng TEXLAND tại công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_cong_tac_quan_tri_nguyen_vat_lieu_cho_qua.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá công tác quản trị nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất hàng gia công may mặc đối với đơn hàng TEXLAND tại công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU CHO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT HÀNG GIA CÔNG MAY MẶC ĐỐI VỚI ĐƠN HÀNG TEXLAND TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY PHÚ HÒA AN ĐOÀN THỊ TÂM NIÊN KHÓA 2017 – 2021
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU CHO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT HÀNG GIA CÔNG MAY MẶC ĐỐI VỚI ĐƠN HÀNG TEXLAND TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY PHÚ HÒA AN Sinh viên thực hiện Giảng viên hướng dẫn: Đoàn Thị Tâm ThS. Lê Ngọc Anh Vũ Lớp: K51 TMĐT Khóa: 2017 - 2021 Huế, tháng 1/2021
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ Lời cảm ơn Sau 3 năm ngồi trên giảng đường Đại học, với sự chỉ bảo và giảng dạy tận tình của các thầy cô trong khoa, trong trường. Sau những bài học lý thuyết và thực hành trên lớp, tháng 10 vừa rồi, được sự đồng ý và tạo điều kiện của trường Đại học Kinh Tế- Đại Học Huế cho em được đi thực tập, đến nay em đã chính thức bước vào môi trường mới, nơi mà em được làm quen, trải nghiệm với công việc thực tế. Nơi em chọn là công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An với đề tài “Đánh giá công tác quản trị nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất hàng gia công may mặc đối với đơn hàng Texland tại Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An” Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện, đặc biệt trong giai đoạn thực tập cuối khóa này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban giám hiệu trường Đại học Kinh Tế- Đại Học Huế và tất cả các thầy cô trong trường đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em được học tập, tiếp cận nhiều vốn kiến thức hữu ích, giúp em trang bị những hành trang đầu tiên trước khi bước vào môi trường làm việc chính thức. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy Th.S Lê Ngọc Anh Vũ- giảng viên hướng dẫn em trong quá trình thực tập tốt nghiệp, thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, đưa ra những lời khuyên và hướng đi tốt nhất cho bài khóa luận tốt nghiệp của em. Giúp em có thể hoàn thành bài khóa luận một cách hoàn thiện nhất. Một lần nữa em xin chân thành gửi lời cảm ơn thầy. Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em được tiến hành thực tập tại công ty. Đặc biệt, cảm ơn các anh chị tại phòng Kinh doanh, Kế toán, các anh chị Kho phụ liệu, đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, cung cấp tài liệu và thông tin hữu ích giúp em hoàn thành tốt bài khóa luận của mình. Cảm ơn tất cả người thân, gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh, quan tâm và ủng hộ em trong suốt thời gian qua. Trong quá trình làm đề tài, thời gian thực tập còn ngắn và kinh nghiệm còn thiếu nên mặc dù em đã cố để hoàn thiện tốt nhất bài khóa luận nhưng không thể không tránh khỏi những sai sót. Mong rằng các thầy cô quan tâm và góp ý để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Đoàn Thị Tâm i SVTH: Đoàn Thị Tâm
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ MỤC MỤC LỜI CẢM ƠN I DANH MỤC VIẾT TẮT VI DANH MỤC BẢNG VII DANH MỤC SƠ ĐỒ VIII PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2 2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1.1 Mục tiêu chung 2 2.1.2 Mục tiêu cụ thể 2 2.2. Câu hỏi nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 3.1 Đối tượng nghiên cứu 3 3.1 Phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 3 4.2. Phương pháp phân tích và xử lí dữ liệu 4 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 1.1 Cơ sở lý luận 5 1.1.1 Khái niệm nguyên vật liệu, quản trị nguyên vật liệu, sản xuất, gia công, hàng may mặc 5 1.1.1.1 Nguyên vật liệu 5 1.1.1.2 Đặc điểm nguyên vật liệu 5 1.1.1.3 Phân loại nguyên vật liệu 6 1.1.1.4 Vai trò của nguyên vật liệu 7 1.1.2 Lý thuyết về quản trị nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 7 ii SVTH: Đoàn Thị Tâm
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ 1.1.2.1 Khái niệm về quản trị nguyên vật liệu 7 1.1.2.2 Mục tiêu của quản trị nguyên vật liệu 8 1.1.2.3 Nhiệm vụ của quản trị nguyên vật liệu 8 1.1.2.4 Yêu cầu của quản trị 8 1.1.3 Nội dung công tác quản trị nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 9 1.1.3.1 Xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu 9 1.1.3.2 Bảo đảm nguyên vật liệu cho sản xuất 10 1.1.3.3 Xây dựng tiến độ mua sắm nguyên vật liệu 11 1.1.3.4 Tổ chức quá trình mua và tiếp nhận nguyên vật liệu 12 1.1.3.5 Tổ chức bảo quản nguyên vật liệu 13 1.1.3.6 Tổ chức cấp phát nguyên vật liệu 13 1.1.3.7 Tổ chức thanh quyết toán nguyên vật liệu 14 1.1.3.8 Sử dụng hợp lí và tiết kiệm nguyên vật liệu 15 1.1.4 Phân tích công tác quản trị nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 15 1.1.4.1 Phân tích tình hình cung ứng nguyên vật liệu 15 1.1.4.2 Phân tích tình hình dự trữ nguyên vật liệu 16 1.1.4.3 Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu 17 1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 17 1.1.5.1 Nhân tố chủ quan 17 1.1.5.2 Nhân tố khách quan 18 1.2 Cơ sở thực tiễn 19 1.2.1 Khái quát ngành công nghiệp dệt may ở Việt Nam 19 1.2.1.1 Tình hình thị trường ngành công nghiệp dệt may ở Việt Nam 19 1.2.1.2 Tình hình sử dụng nguyên vật liệu cho ngành dệt may của các doanh nghiệp trong nước 22 1.2.1.3 Một số nghiên cứu có liên quan 24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU CHO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT HÀNG GIA CÔNG MAY MẶC ĐỐI VỚI ĐƠN HÀNG TEXLAND TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY PHÚ HÒA AN 27 2.1 Khái quát về Công ty cổ phần dệt may Phú Hoà An 27 iii SVTH: Đoàn Thị Tâm
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 28 2.1.2 Phương thức kinh doanh 31 2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 31 2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức 31 2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các vị trí trong công ty 33 2.1.5 Nguồn lực của công ty qua các năm 2017-2019 40 2.1.5.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty 40 2.1.5.3 Tình hình lao động của công ty. 44 2.2 Thực trạng công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty. 46 2.2.1 Đặc điểm nguyên vật liệu 46 2.2.2 Quy trình sản xuất 48 2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty 52 2.2.3.2 Nhân tố chủ quan 52 2.2.3.2 Nhân tố khách quan 53 2.2.4 Phần mềm HS-GiMM trong quản trị nguyên vật liệu tại công ty 53 2.2.4.1 Khái quát về phần mềm HS-GiMM 53 2.2.4.2 Ứng dụng phần mềm HS-GiMM tại công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An 54 2.2.5 Phân tích thực trạng công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty 55 2.2.5.1 Tổ chức công tác xây dựng định mức tiêu dụng nguyên vật liệu 55 2.2.5.2 Bảo đảm nguyên vật liệu cho sản xuất 56 2.2.5.3 Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu 56 2.2.5.4 Tổ chức công tác tiếp nhận nguyên vật liệu đầu vào 61 2.2.5.5 Tổ chức bảo quản nguyên vật liệu 64 2.2.5.6 Tổ chức cấp phát nguyên vật liệu 65 2.2.5.7 Công tác thống kê, kiểm kê nguyên vật liệu 67 2.2.5.8 Công tác quyết toán nguyên vật liệu 71 2.3 Phân tích tình hình quản trị nguyên vật liệu công ty năm 2020 71 2.3.1 Phân tích tình hình cung ứng nguyên vật liệu 71 2.3.2 Phân tích tình hình dự trữ nguyên vật liệu 78 2.3.3 Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu 80 iv SVTH: Đoàn Thị Tâm
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ 2.3 Đánh giá thực trạng công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty 82 2.3.1 Những mặt đã đạt được 82 2.3.2 Hạn chế 84 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU CHO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT HÀNG GIA CÔNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY PHÚ HÒA AN. 88 3.1 Định hướng nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất hàng gia công may mặc tại công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An. 88 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguyên vật liệu tại Công ty CP dệt may Phú Hòa An 89 3.2.1 Nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận nguyên liệu 89 3.2.2 Nâng cao hiệu quả công tác mua sắm nguyên vật liệu 90 3.2.3 Nâng cao hiệu quả công tác cấp phát 91 3.2.4 Đảm bảo dự trữ nguyên vật liệu hợp lý an toàn 92 3.2.5 Tăng cường sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu 92 3.2.6 Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ quản lý và tay nghề cho cán bộ công nhân viên 92 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94 1. Kết luận 94 2. Kiến nghị 95 2.1. Đối với công ty 95 2.2. Đối với Nhà nước 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 v SVTH: Đoàn Thị Tâm
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ DANH MỤC VIẾT TẮT FOB Free On Board (giao trên tàu) XK Xuất khẩu HĐQT Hội đồng quản trị GĐ Giám đốc SXKD Sản xuất kinh doanh CBCNV Cán bộ công nhân viên CP Cổ phần QC Kiểm soát chất lượng PĐNMH Phiếu đề nghị mua hàng NCC Nhà cung cấp PO Đơn đặt hàng NVCƯ Nhân viên cung ứng NVL Nguyên vật liệu NPL Nguyên phụ liệu vi SVTH: Đoàn Thị Tâm
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An giai đoạn 2017-2019 42 Bảng 2: Kết quả sản xuất kinh doanh công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An giai đoạn năm 2017-2019 43 Bảng 3: Tình hình lao động của công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An qua 3 năm 2017-2019 45 Bảng 3: Danh mục các nhà cung cấp nguyên vật liệu của công ty 60 Bảng 4: Phân tích tình hình cung ứng nguyên vật liệu về mặt số lượng cho đơn hàng TEXLAND 5/2020 71 Bảng 5: Phân tích tình hình cung ứng nguyên vật liệu cho đơn hàng TEXLAND 5/2020 74 Bảng 6: Tình hình cung ứng về mặt kịp thời của công ty CP dệt may Phú Hòa An năm 2020. 75 Bảng 7: Tình hình cung ứng nguyên vật liệu về mặt đều đặn cho đơn hàng TEXLAND năm 2020 76 Bảng 8: Tình hình xuất – nhập – tồn nguyên vật liệu đơn hàng TEXLAND năm 2020 79 Bảng 9: Tình hình sử dụng nguyên vật liệu năm 2020 81 vii SVTH: Đoàn Thị Tâm
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy 32 Sơ đồ 2. Quy trình sản xuất 48 Sơ đồ 3: Quy trình mua nguyên vật liệu 58 Sơ đồ 4: Quy trình nhập kho 62 Sơ đồ 5: Quy trình vận chuyển nguyên phụ liệu đến khu sản xuất 65 Sơ đồ 6: Quy trình kiểm kê nguyên phụ liệu tại kho 68 viii SVTH: Đoàn Thị Tâm
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới thì cạnh tranh luôn là yếu tố quan trọng, đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn tỉnh táo để tháo gỡ khó khăn, chủ động trong quá trình sản xuất kinh doanh để đảm bảo có lãi. Người tiêu dùng luôn có xu hướng thích dùng các sản phẩm có chất lượng cao, giá cả thấp. Nhận thức được điều đó các doanh nghiệp cần có những biện pháp sản xuất sản phẩm có chất lượng, đồng thời giá cả phải chăng, tạo ra sự khác biệt, thu hút chú ý của khách hàng để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mình. Một trong những biện pháp để hạ giá thành sản phẩm là tiết kiệm yếu tố đầu vào trong đó cho nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu là một trong những nhân tố chính quyết định đến chất lượng sản phẩm cuối cùng, ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Để quá trình sản xuất có thể tiến hành một cách thuận lợi thì hoạt động quản trị nguyên vật liệu phải được tiến hành một cách có hiệu quả đảm bảo 3 tiêu chí chính xác, kịp thời và toàn diện. Ngành dệt may Việt Nam trong nhiều năm qua luôn là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Với sự phát triển của công nghệ kĩ thuật, đội ngũ lao động có tay nghề ngày càng chiếm tỉ lệ lớn và sự ưu đãi từ các chính sách nhà nước, ngành dệt may đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, vừa tạo ra giá trị hàng hóa, vừa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Trang thiết bị của ngành may mặc đã được đổi mới và hiện đại hoá đến 90%. Các sản phẩm đã có chất lượng ngày một tốt hơn, và được nhiều thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU, và Nhật Bản chấp nhận. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dệt may đã xây dựng được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhiều nhà nhập khẩu, nhiều tập đoàn tiêu thụ lớn trên thế giới. Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng được bạn hàng đánh giá là có lợi thế về chi phí lao động, kỹ năng và tay nghề may tốt. Công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An với nhiều năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển là một doanh nghiệp đi đầu ngành dệt may cũng như sản xuất hàng may mặc 1 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ của tỉnh Thừa Thiên Huế. Với đội ngũ nhân lực trẻ trung năng động và chuyên nghiệp công ty đã tự hoàn thiện chính mình và có vị thế trên thị trường. Vì nhận biết được tầm quan trọng của quá trình quản trị nguyên vật liệu, cũng như đi sâu vào quá trình tìm hiểu thực tế, cùng với sự giúp đỡ của ban lãnh đạo công ty, các nhân viên trong công ty, giảng viên hướng dẫn nên tôi đã chọn đề tài cho khóa luận của mình là: “Đánh giá công tác quản trị nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất hàng gia công may mặc đối với đơn hàng TEXLAND tại công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An”. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh và phân tích công tác quản trị nguyên vật liệu để phát hiện những ưu điểm thiếu sót cũng như các nguyên nhân từ đó đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản trị nguyên vật liệu tại công ty. 2.1.2 Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa các vấn đề lý luận thực tiễn về nguyên liệu và quản trị nguyên vật liệu ở doanh nghiệp sản xuất. Đánh giá thực trạng hoạt động quản trị nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Công tác quản trị nguyên vật liệu Công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An như thế nào? Các chỉ tiêu phản ánh tình hình cung ứng, sử dụng và dự trữ nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An ra sao? Giải pháp để nâng cao hoạt động quản trị nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An là gì? 2 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản trị nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An. 3.1 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An. Phạm vi thời gian: các dữ liệu thứ cấp được thu thập trong thời gian 2017 – 2019. Để đảm bảo tính chi tiết và cụ thể của đề tài, phản ánh rõ thực trạng hoạt động quản trị nguyên vật liệu tại công ty, dữ liệu được tập trung phân tích vào năm 2020 của đơn hàng TEXLAND. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu Tiến hành thu thập tài liệu về những lí thuyết liên quan đến hoạt động quản trị nguyên vật liệu. Các báo cáo về kết quả kinh doanh, cơ cấu tổ chức, tình hình lao động, tình hình sản xuất – gia công, nguồn vốn, tài sản và một số thông tin khác của công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An. Các hoạt động quản trị nguyên vật liệu của công ty: các báo cáo về tình hình cung ứng nguyên vật liệu, tình hình xuất kho nhập kho bảo quản nguyên vật liệu, các quy trình cụ thể liên quan đến hoạt động quản trị nguyên vật liệu tại công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An. Ngoài ra còn tiến hành thu thập các thông tin từ các website Công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An ( thông tin từ các tạp chí, sách báo, các khóa luận tốt nghiệp và các bài viết tham khảo trên Internet liên quan đến hoạt động quản trị nguyên vật liệu ngành sản xuất gia công hàng may mặc. 3 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ 4.2. Phương pháp phân tích và xử lí dữ liệu Dựa trên những dữ liệu thu thập được từ những nguồn trên có thể là những dữ liệu thô, chưa qua xử lí do đó tôi tiến hành xử lý bằng cách tập hợp, lựa chọn và phân tích các dữ liệu cần thiết liên quan đến hoạt động quản trị nguyên vật liệu như phương pháp phân tích, tổng hợp so sánh, sử dụng chỉ tiêu thống kê như số tương đối, số tuyệt đối, để phục vụ cho nội dung của đề tài nghiên cứu. 4 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Khái niệm nguyên vật liệu, quản trị nguyên vật liệu, sản xuất, gia công, hàng may mặc 1.1.1.1 Nguyên vật liệu Theo chuẩn mực số 02 – Hàng tồn kho (Ban hành theo QĐ 149/2001/QĐ – BTC ngày 21 tháng 12 năm 2001) hàng tồn kho là những tài sản: - Được giữ để bán trong kì sản xuất kinh doanh bình thường. - Đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang. - Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. Như vậy nguyên vật liệu là một bộ phận của hàng tồn kho, là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện dưới dạng vật hóa. Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, giá trị của nguyên vật liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo nên giá trị của sản phẩm dịch vụ tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp sản xuất thì nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu trong giá trị sản phẩm. 1.1.1.2 Đặc điểm nguyên vật liệu - Là những tài sản lưu động thuộc nhóm hàng tồn kho, vật liệu tham gia giai đoạn đầu của quá trình sản xuất kinh doanh để hình thành nên sản phẩm mới, chúng rất đa dạng và phong phú về chủng loại. - Là cơ sở vật chất hình thành nên thực thể sản phẩm, trong quá trình sản xuất vật liệu không ngừng biến đổi về mặt giá trị và chất lượng. - Các nguyên vật liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh và chỉ tham gia vào một chu kì sản xuất kinh doanh. 5 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ - Toàn bộ giá trị của nguyên vật liệu được chuyển trực tiếp vào sản phẩm và là căn cứ cơ sở để tính giá thành cho sản phẩm cấu thành. - Về mặt kĩ thuật, nguyên vật liệu là những tài sản tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, dễ bị tác động của thời tiết, khí hậu và môi trường xung quanh. - Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao trong tài sản lưu động và chi phí sản xuất. 1.1.1.3 Phân loại nguyên vật liệu - Phân loại theo nội dung kinh tế, vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản trị doanh nghiệp gồm có: Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những loại nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm. Nguyên vật liệu phụ là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, không cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bên ngoài, tăng thêm chất lượng sản phẩm Nhiên liệu: là những vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình diễn ra bình thường. Phụ tùng thay thế: là những loại phụ tùng chi tiết dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sản xuất. Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: là những loại vật liệu và thiết bị được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản. - Phân loại theo nguồn hình thành gồm có: Vật liệu tự chế biến, thuê gia công: là vật liệu doanh nghiệp tự tạo ra để phục vụ cho nhu cầu sản xuất. Vật liệu mua ngoài: là loại vật liệu doanh nghiệp không tự sản xuất mà do mua ngoài từ thị trường trong nước hoặc nhập khẩu. Vật liệu khác: là loại vật liệu hình thành do được cấp phát, biếu tặng, góp vốn liên doanh. 6 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ - Phân loại theo mục đích sử dụng gồm có: Vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. Vật liệu dùng cho các nhu cầu khác: phục vụ cho nhu cầu sản xuất chung, cho nhu cầu bán hàng, cho quản trị doanh nghiệp. 1.1.1.4 Vai trò của nguyên vật liệu Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất (sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động) trực tiếp tham gia vào quá trình cấu tạo nên sản phẩm, do vậy chất lượng của nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Việc đảm bảo đầy đủ về số lượng, chất lượng, chủng loại, sẽ có tác động đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy, đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu cho sản xuất còn là một biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm. Nguyên vật liệu liên quan trực tiếp tới kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.2 Lý thuyết về quản trị nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 1.1.2.1 Khái niệm về quản trị nguyên vật liệu Có nhiều quan điểm khác nhau về quản trị vật tư nói chung hay nguyên vật liệu nói riêng. Một hệ thống quản trị nguyên vật liệu cần phải có tiêu chuẩn, thủ tục cho việc lập kế hoạch, theo dõi tiến độ, vận chuyển, tiếp nhận, lưu trữ và đảm bảo một hệ thống hiệu quả để kiểm soát nguyên vật liệu (Gomsson, 1983). Quản trị nguyên vật liệu liên quan đến việc kiểm soát dòng chảy của hàng hóa trong công ty. Nó là sự kết hợp mua với sản xuất, phân phối, tiếp thị tài chính (Cavinto,1984). Hay quản trị nguyên vật liệu là một chức năng chịu trách nhiệm lập kế hoạch và kiểm soát dòng chảy nguyên vật liệu (Arnold, 1991). Ông cho biết rằng một người quản trị nguyên vật liệu nên tối đa hóa việc sử dụng nguồn lực của công ty. Nói tóm lại thì quản trị nguyên vật liệu liên quan đến việc lập kế hoạch, xác định, mua sắm, lưu trữ, tiếp nhận và phân phát nguyên vật liệu. Mục đích của việc 7 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ quản trị nguyên vật liệu là để đảm bảo rằng nó phải đáp ứng đúng thời gian, địa điểm và số lượng khi cần. Trách nhiệm của bộ phận này là quản trị dòng chảy nguyên vật liệu từ thời điểm các nguyên vật liệu được đặt hàng cho đến khi chúng được sử dụng là các cơ sở quản trị nguyên vật liệu. 1.1.2.2 Mục tiêu của quản trị nguyên vật liệu - Đáp ứng yêu cầu về nguyên vật liệu cho hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp trên cơ sở đúng chủng loại và thời gian. -Đảm bảo có đủ các chủng loại nguyên vật liệu mà doanh nghiệp yêu cầu. - Đảm bảo sự linh hoạt của dòng nguyên vật liệu để làm cho chúng có sẵn khi cần đến. - Mục tiêu chung là để có đủ nguyên vật liệu từ phục vụ kịp thời cho quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.2.3 Nhiệm vụ của quản trị nguyên vật liệu - Tính toán số lượng mua sắm và dự trữ tối ưu (kế hoạch nguyên vật liệu). - Đưa ra các phương án cũng như quyết định mua sắm. - Tổ chức công tác mua sắm bao gồm công tác từ khâu xác định bạn hàng, tổ chức nghiệp vụ đặt hàng, lựa chọn phương thức giao nhận, kiểm kê, thanh toán. - Tổ chức công tác mua sắm bao gồm công tác từ khâu lựa chọn và quyết định phương án vận chuyển. - Tổ chức cung ứng và tổ chức quản trị nguyên vật liệu và cung cấp kịp thời cho sản xuất. 1.1.2.4 Yêu cầu của quản trị Khâu lập kế hoạch: Doanh nghiệp cần phải xây dựng tốt kế hoạch nguyên vật liệu bao gồm kế hoạch thu mua, sử dụng, dự trữ về cả số lượng và chất lượng của từng khoảng thời gian trong năm (tháng, quý và cả năm) nếu việc này thực hiện tốt sẽ giúp cho quá trình sản xuất diễn ra được liên tục. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần phải nghiên cứu về mục tiêu phát triển trong kì tới, bám sát với thực tiễn để kể hoạch lập ra 8 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ không có sự chênh lệch với thực tế sử dụng của doanh nghiệp dẫn đến tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt trong sản xuất. Khâu thu mua: Việc đáp ứng khịp thời nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất cũng như các nhu cầu khác của doanh nghiệp là rất cần thiết. Vì thế phải quản lí chặt chẽ về số lượng chất lượng, các yêu cầu về mặt kĩ thuật, giá cả, chi phí và kế hoạch mua để việc thu mua có thể diễn ra đúng thời gian phù hợp với tình hình sản xuất của doanh nghiệp. Khâu bảo quản, dự trữ: Để đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục thì nguồn nguyên vật liệu đầy đủ là điều không thể thiếu, tuy nhiên dự trữ nguyên vật liệu không nên quá nhiều vì sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn và tốn diện tích. Đồng thời phải thực hiện đầy đủ các quy trình để bảo quản nguyên vật liệu, bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải lập kế hoạch để xây dựng định mức sử dụng nguyên vật liệu và mức hao hụt hợp lí trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Khâu sử dụng: Tổng hợp, đánh giá và phản ánh đầy đủ chính xác số liệu các loại nguyên vật liệu khi xuất kho và sử dụng trong quá trình sản xuất. Thường xuyên đối chiếu kiểm tra tình hình sử dụng nguyên vật liệu đảm bảo cho mức sử dụng là hợp lí và tiết kiệm nhất. Khâu thu hồi phế liệu: mọi doanh nghiệp hay đơn vị sản xuất nào cũng có phế liệu, phế phẩm chia thành nhiều loại khác nhau. Tùy vào tình trạng của mỗi loại phế liệu, phế phẩm mà có thể đưa vào tái sản xuất hoặc có thể thanh lí cho các doanh nghiệp đó. Vì thế nếu việc quản lí phế phẩm hiệu quả thì có thể tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu và đôi khi có thể giảm giá thành sản phẩm. 1.1.3 Nội dung công tác quản trị nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 1.1.3.1 Xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu Khái niệm: Là lượng nguyên vật liệu dùng lớn nhất cho phép để sản xuất một đơn vị sản phẩm, hoặc để hoàn thiện một công việc nào đó trong điều kiện tổ chức và điều kiện kỹ thuật nhất định. 9 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ Vai trò: Là công cụ để điều hành các hoạt động sản xuất của nhà quản trị, đồng thời nó là cơ sở giúp cho việc hạch toán đầy đủ cho doanh nghiệp. Mức tiêu dùng nguyên vật liệu thể hiện ở một số đặc điểm sau: - Là cơ sở để xác định nhu cầu nguyên vật liệu cho doanh nghiệp. - Là chỉ tiêu đánh giá trình độ sử dụng kỹ thuật trong sản xuất, trình độ của công nhân và trình độ tổ chức quản trị sản xuất của các nhà quản trị. - Là biện pháp quan trọng nhất để thực hiện tiết kiệm vật liệu có cơ sở quản trị chặt chẽ với việc sử dụng nguyên vật liệu. Phương pháp định mức tiêu dùng nguyên vật liệu: - Phương pháp định mức theo thống kê kinh nghiệm: là phương pháp dựa vào hai căn cứ: các số liệu thống kê về mức tiêu dùng nguyên vật liệu của kỳ báo cáo những kinh nghiệm của những công nhân tiên tiến rồi dùng phương pháp bình quân gia quyền để xác định định mức. - Phương pháp thực nghiệm: phương pháp này trên kết quả phòng thí nghiệm kết hợp với những điều kiện sản xuất nhất định để kiểm tra sửa đổi và kết quả đã tính toán để tiến hành sản xuất thử nhằm xác định mức cho kế hoạch. - Phương pháp phân tích: Là kết hợp việc tính toán về kinh tế kĩ thuật với việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiêu hao nguyên vật liệu được tiến hành theo hai bước: Bước 1: Thu thập và nghiên cứu các tài liệu đến mức đặc biệt là về thiết kế sản phẩm, đặc tính của nguyên vật liệu, chất lượng máy móc thiết bị, Bước 2: Phân tích từng thành phần trong cơ cấu định mức, tính hệ số sử dụng và đề ra biện pháp phấn đấu giảm mức trong kỳ kế hoạch. 1.1.3.2 Bảo đảm nguyên vật liệu cho sản xuất Xác định lượng nguyên vật liệu cần dùng: Lượng nguyên vật liệu cần dùng phải đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất sản phẩm cả về mặt hiện vật và giá trị, đồng thời còn phải tính đến nhu cầu nguyên vật liệu cho chế thử sản phẩm mới, sửa 10 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ chữa máy móc thiết bị, và được tính toán cụ thể từng loại theo quy cách chủng loại của nó ở từng bộ phận sử dụng, sau đó tổng hợp lại cho toàn bộ doanh nghiệp. Khi tính toán phải dựa trên cơ sở định mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho một sản phẩm, nhiệm vụ sản xuất, chế thử sản phẩm và sửa chữa trong kì kế hoạch. Tùy thuộc vào từng loại nguyên vật liệu, từng loại sản phẩm hay đặc điểm kĩ thuật của doanh nghiệp mà vận dụng phương pháp thích hợp. Xác định nguyên vật liệu cần dự trữ: Là lượng nguyên vật liệu tồn kho cần thiết được quy định trong kì kế hoạch để đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục và bình thường. - Dự trữ thường xuyên: là lượng nguyên vật liệu tối thiểu để đảm bảo quá trình sản xuất tiến hành bình thường giữa hai lần mua sắm nguyên vật liệu. - Dự trữ bảo hiểm: là lượng nguyên vật liệu cần thiết tối thiểu nhằm đảm bảo quá trình sản xuất tiến hành liên tục trong điều kiện cung ứng không diễn ra bình thường. - Dự trữ theo mùa vụ: để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục, đặc biệt đối với các thời gian “giáp hạt” về nguyên vật liệu. Xác định lượng nguyên vật liệu cần mua: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất của tháng, quý và số nhu cầu vật tư được xét duyệt, Phòng kế hoạch sẽ tìm kiếm nguồn cung cấp thích hợp, đảm bảo nguồn vật liệu đúng chất lượng số lượng và đảm bảo về cả giá cả hợp lí. 1.1.3.3 Xây dựng tiến độ mua sắm nguyên vật liệu Xác định số lượng, chất lượng, quy cách và thời điểm mua của mỗi lần. Khi xây dựng kế hoạch tiến độ mua sắm nguyên vật liệu cần phải căn cứ trên các nguyên tắc sau: - Không bị ứ đọng vốn ở khâu dự trữ. - Luôn đảm bảo lượng dự trữ hợp lí về số lượng, chất lượng và quy cách. - Góp phần nâng cao các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn. - Khi tính toán phải tính cho từng loại, mỗi loại tính riêng cho từng thứ. Xây dựng kế hoạch tiến độ mua sắm phải dựa vào các nội dung sau: 11 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ - Kế hoạch sản xuất nội bộ. - Hệ thống định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm. - Các hợp đồng mua bán nguyên vật liệu và giao nộp sản phẩm cho khách hàng. - Mức độ thuận tiện và khó khăn khi mua nguyên vật liệu trong năm. - Phương tiện vận chuyển và phương thức thanh toán. - Hệ thống kho bãi hiện có của doanh nghiệp. Phương pháp xây dựng tiến độ mua sắm: - Đối với loại nguyên vật liệu có định mức tiêu hao thì tính trực tiếp: Lấy số lượng sản phẩm nhân với định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm. - Đối với những loại nguyên vật liệu chưa xây dựng được định mức thì dùng phương pháp tính gián tiếp. Lấy mức tiêu hao kì trước làm gốc nhân với tỉ lệ tăng sản lượng của kì cần mua sắm. 1.1.3.4 Tổ chức quá trình mua và tiếp nhận nguyên vật liệu Tổ chức quá trình mua - Xác định nhu cầu trên cơ sở kế hoạch nguyên vật liệu. - Tìm kiếm lựa chọn nhà cung ứng. - Thương lương và đặt hàng. Tố chức tiếp nhận nguyên vật liệu - Tiếp nhận một cách chính xác về số lượng, chất lượng, chủng loại nguyên vật liệu theo đúng quy định trong hợp đồng đã kí kết. - Vận chuyển một cách nhanh chóng nhất nguyên vật liệu từ điểm tiếp nhận đến kho của doanh nghiệp, tránh hư hỏng, mất mát và đảm bảo sẵn sàng cấp phát kịp thời cho sản xuất. Để thực hiện hai nhiệm vụ này công tác tiếp nhận phải tuân thủ những yêu cầu: Nguyên vật liệu sau khi tiếp nhận phải đầy đủ những giấu tờ hợp lệ tùy theo nguồn tiếp nhận. 12 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ Nguyên vật liệu khi tiếp nhận phải qua đủ thủ tục kiểm nhận và kiểm nghiệm. Xác định chính xác số lượng, chất lượng và chủng loại. Nguyên vật liệu sau khi tiếp nhận sẽ được thủ kho ghi số thực nhập cùng và người giao hàng cùng với thủ kho kí vào phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho sẽ chuyển cho bộ phận kế toán ký nhận vào sổ giao nhận chứng từ. 1.1.3.5 Tổ chức bảo quản nguyên vật liệu Muốn bảo quản nguyên vật liệu được tốt thì cần có một hệ thống kho bãi hợp lí mỗi kho phải phù hợp với đặc tính của nguyên vật liệu để sắp xếp chúng đúng với cơ sở khoa học từ đó tránh hư hỏng nguyên vật liệu. Doanh nghiệp cần phải xây dựng nội quy chế độ trách nhiệm và cần phải thường xuyên kiểm tra đảm bảo công tác bảo quản nguyên vật liệu được thực hiện đúng quy trình và yêu cầu. 1.1.3.6 Tổ chức cấp phát nguyên vật liệu Vai trò: Cấp phát nguyên vật liệu là hoạt động chuyển nguyên vật liệu từ kho về cho bộ phận sản xuất. Việc cấp phát một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác và khoa học sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác sản xuất có hiệu quả cao do có thể khai thác tốt năng suất của công nhân, máy móc thiết bị làm cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục, từ đó làm tăng chất lượng sản phẩm đầu ra đồng thời làm giảm giá thành sản phẩm. Nội dung: - Cấp phát theo yêu cầu của bộ phận sản xuất: Căn cứ yêu cầu về nguồn nguyên vật liệu của từng phân xưởng, bộ phận sản xuất đó báo cho bộ phận kho trước từ một đến ba ngày để tiến hành cấp phát. Số lượng nguyên vật liệu được yêu cầu tính toán dựa trên nhiệm vụ sản xuất và hệ thống định mức tiêu dùng nguyên vật liệu mà doanh nghiệp đó xây dựng. - Cấp phát theo cấp độ kế hoạch (cấp phát theo hạn mức): Đây là hình thức cấp phát quy định cả số lượng và thời gian nhằm tạo sự chủ động cho bộ phận cấp phát và bộ phận sản xuất. Dựa vào khối lượng sản xuất và định mức tiêu dùng nguyên vật liệu 13 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ trong kì kế hoạch, kho cấp phát nguyên vật liệu cho các bộ phận sau từng kỳ sản xuất doanh nghiệp quyết toán vật tư nội bộ nhằm so sánh số sản phẩm đó sản xuất ra với số lượng nguyên vật liệu tiêu dùng. Với bất kì hình thức nào muốn quản lý tốt nguyên vật liệu thì cần phải thực hiện tốt công tác ghi chép ban đầu, hạch toán chính xác việc cấp phát nguyên vật liệu thực hiện tốt các quy định của nhà nước và doanh nghiệp. 1.1.3.7 Tổ chức thanh quyết toán nguyên vật liệu Đây là bước chuyển giao trách nhiệm giữa các bộ phận sử dụng và quản trị nguyên vật liệu. Đó là sự so sánh giữa nguyên vật liệu nhận về với số lượng sản phẩm giao nộp, nhờ đó mới đảm bảo được việc sử dụng hợp lí và tiết kiệm nguyên vật liệu, đảm bảo hạch toán đầy đủ chính sách nguyên vật liệu vào giá thành sản phẩm. Khoảng cách và thời gian để thanh quyết toán là tùy thuộc vào chu kỳ sản xuất, nếu chu kỳ sản xuất dài thì thực hiện một quý một lần, nếu ngắn thì được thanh quyết toán theo từng tháng. Nếu gọi: A: lượng nguyên vật liệu nhận về trong tháng. Lsxsp: Lượng nguyên vật liệu sản xuất ra sản phẩm trong tháng. Lbtp: Lượng nguyên vật liệu bán thành phẩm kho. Lspd: Lượng nguyên vật liệu trong sản phẩm dở dang. Ltkx: Lượng nguyên vật liệu tồn kho phân xưởng. Theo lý thuyết ta có: A = Lsxsp+ Lbtp + Lspd + Ltkx Trong thực tế nếu A lớn hơn tổng trên tức là có hao hụt. Do vậy, khi thanh toán phải giảm trừ lượng hao hụt, mất mát này. Từ đó đánh giá được tình hình sử dụng nguyên vật liệu và có các biện pháp khuyến khích hay bồi thường chính đáng. 14 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ 1.1.3.8 Sử dụng hợp lí và tiết kiệm nguyên vật liệu Để thực hiện tốt việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu doanh nghiệp cần: - Thường xuyên cải tiến quy trình công nghệ, đổi mới máy móc thiết bị, tổ chức sản xuất hợp lí góp phần giảm các tổn thất trong quá trình sản xuất. - Tăng cường giáo dục về ý thức tiết kiệm, lợi ích của tiết kiệm đối với xí nghiệp, đối với cá nhân. - Nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ, trình độ tay nghề cho công nhân. - Có biện pháp khuyến khích vật chất, tinh thần thích đáng, kịp thời đối với việc tiết kiệm. - Sử dụng nguyên vật liệu thay thế và phế liệu phế phẩm trong những trường hợp có thể. 1.1.4 Phân tích công tác quản trị nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 1.1.4.1 Phân tích tình hình cung ứng nguyên vật liệu Là phân tích tình hình thực hiện hợp đồng mua bán giữa các đơn vị kinh doanh và các đơn vị tiêu dùng theo số lượng, chất lượng, theo quy cách mặt hàng, theo khả năng đồng bộ, theo mức độ nhịp nhàng và đều đặn, theo từng đơn vị kinh doanh. Phân tích về mặt số lượng: Là chỉ tiêu cơ bản nhất nói lên quá trình nhập nguyên vật liệu của doanh nghiệp, thể hiện số lượng của một loại nguyên vật liệu nào đó trong kỳ kế hoạch từ tất cả các nguồn. Phân tích về mặt chất lượng: - Chỉ số chất lượng: là chỉ số giữa bình quân nguyên vật liệu thực tế mua so với giá bán buôn bình quân theo kế hoạch dự kiến. Người ta thường sử dụng công thức (Tác giả Trần Văn Thắng, Giáo trình lý thuyết thống kê, NXB Đại học kinh tế quốc dân, 2015): 15 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ Trong đó: Icl: Chỉ số chất lượng. Gi: Giá bán phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm. : Khối lượng nguyên vật liệu loại i mua theo kế hoạch dự kiến. : Khối lượng nguyên vật liệu loại i thực tế mua. Phân tích về mặt kịp thời: Điều kiện quan trọng để đảm bảo cho sản xuất của doanh nghiệp hoàn thành tốt và nhịp nhàng. Nhập nguyên vật liệu vào doanh nghiệp đều đặn, tức là theo thời hạn ghi trong hợp đồng mua bán là điều kiện quan trọng để đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất được tiến hành đều đặn. Để phân tích mặt đều đặn trong kế hoạch mua sắm theo thời gian có thể dùng một số phương pháp sau: Thứ nhất: Kế hoạch mua và thực tế mua được rải theo từng giai đoạn của kỳ báo cáo. Sự chênh lệch giữa thực tế và kế hoạch chứng tỏ rằng kế hoạch mua sắm hoàn toàn không đều đặn. Thứ hai: Tính toán sự chênh lệch giữa thực tế mua và kế hoạch trong từng giai đoạn của thời kì báo cáo, theo đại lượng và dấu chênh lệch, ta có thể đánh giá mức độ không đều đặn trong việc thực hiện mua sắm. 1.1.4.2 Phân tích tình hình dự trữ nguyên vật liệu Là so sánh mức dự trữ nguyên vật liệu với tồn kho thực tế, là phân tích dự trữ về khối lượng, mức độ dự trữ và quá trình biến đổi dự trữ qua các năm. Nói về khối lượng dự trữ nguyên vật liệu tức là nói về số lượng nguyên vật liệu tuyệt đối hiện có ở kho. Để phân tích về tình hình dự trữ nguyên vật liệu về số lượng tuyệt đối người ta thường đem so sánh lượng nguyên vật liệu hiện có trong kho với mức dự trữ đã quy định. Mức dự trữ có dự trữ tối đa và tối thiểu. Nếu nguyên vật liệu trên mức tối đa thì phải có biện pháp giảm nguyên vật liệu đó xuống và ngược lại. 16 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ 1.1.4.3 Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu Tình hình sử dụng nguyên vật liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất. Cùng một lượng nguyên vật liệu nếu biết sử dụng hợp lí và tiết kiệm thì sẽ sản xuất ra được nhiều sản phẩm hơn. Ngược lại nếu sử dụng nguyên vật liệu bừa bãi, không hợp lý thì dù kế hoạch nguyên vật liệu có hoàn thành thì cũng không đảm bảo cho quá trình sản xuất có nguyên vật liệu. Vì thế khi phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch hậu cần nguyên vật liệu cần thiết phải phân tích tình trạng sử dụng nguyên vật liệu. 1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 1.1.5.1 Nhân tố chủ quan - Về phương pháp đánh giá vật liệu xuất kho: Vật liệu xuất kho phản ánh rõ công tác bảo quản nguyên vật liệu trong quá trình nguyên vật liệu ở trong kho. Chính vì vậy phương pháp đánh giá nguyên vật liệu xuất kho nếu được thực hiện đúng sẽ giúp cho nhà quản trị thực hiện công tác quản trị nguyên vật liệu ở giai đoạn kế cận được tốt hơn. - Về phương pháp kiểm nghiệm vật liệu khi nhập kho: Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình tiếp nhận và sử dụng nguyên vật liệu. Chính vì vậy số lượng, chất lượng của nguyên vật liệu đầu vào cũng như hoạt động quản trị nguyên vật liệu trong giai đoạn tiếp theo sẽ chịu sự chi phối rất lớn bởi giai đoạn này. - Về mã hóa vật liệu: Mã hóa vật liệu giúp cho công tác quản trị nguyên vật liệu được tiến hành dễ dàng và ít sai sót hơn. - Về cách quản lý: Cách thức quản lý của doanh nghiệp nói chung và của nhà quản lý nói riêng sẽ quyết định thành bại của mọi hoạt động trong đó có hoạt động quản trị nguyên vật liệu. Cách thức quản lý tốt thì công tác quản trị nguyên vật liệu sẽ tốt và ngược lại. - Về số lượng: Số lượng nguyên vật liệu càng lớn thì công tác quản trị nguyên vật liệu sẽ gặp khó khăn hơn so với lượng nguyên vật liệu nhỏ. 17 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ 1.1.5.2 Nhân tố khách quan - Số lượng nhà cung cấp trên thị trường: Số lượng đông đảo các nhà cung cấp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau là thể hiện sự phát triển của thị trường các yếu tổ đầu vào nguyên vật liệu. Thị trường này càng phát triển bao nhiêu càng tạo ra khả năng lớn hơn cho sự lựa chọn nguồn nguyên vật liệu bấy nhiêu. Mặt khác, sức ép của nhà cung cấp có thể tạo ra các điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho quản trị nguyên vật liệu. Sức ép này gia tăng trong những trường hợp như một số công ty độc quyền cung cấp, không có sản phẩm thay thế, nguồn cung ứng trở nên khó khăn hay do các nhà cung cấp đảm bảo các nguồn nguyên vật liệu quan trọng nhất cho doanh nghiệp. - Giá cả của nguồn nguyên vật liệu trên thị trường: Trong cơ chế thị trường giá cả thường xuyên thay đổi. Vì vậy việc hội nhập và thích nghi với sự biến đổi đó là rất khó khăn do việc cập nhật các thông tin hạn chế. Do vậy nó ảnh hưởng tới việc định giá nguyên vật liệu, quản trị nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. Việc thay đổi giá cả thường xuyên là do tỷ giá hối đoái thay đổi làm cho các nguyên vật liệu nhập khẩu với giá cũng khác nhau, các chính sách của chính phủ hay do độc quyền cung cấp của một số hãng mạnh. - Hệ thống giao thông vận tải: Một số nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản trị nguyên vật liệu là hệ thống giao thông vận tải của một nơi, một khu vực, một quốc gia, những nhân tố này thuận lợi sẽ giúp cho mọi quá trình giao nhận nguyên vật liệu thuận tiện, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, làm cho mọi hoạt động không bị ngừng trệ mà trở nên đồng đều, tạo ra mức dự trữ giảm, kết quả sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Thực tế đối với mỗi doanh nghiệp nguồn nhập nguyên vật liệu không chỉ trong nước mà còn ở cả các nước khác trên thế giới. Như vậy hệ thống giao thông vận tải có ảnh hưởng lớn tới công tác quản trị nguyên vật liệu của một doanh nghiệp. Nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi hoặc kìm hãm một doanh nghiệp phát triển, đồng nghĩa với nó là việc hoạt động có hiệu quả hay không của một doanh nghiệp. - Sự phụ thuộc vào tiến độ công trình: Tiến độ của công trình thi công nhanh sẽ giúp cho nguyên vật liệu nằm kho được rút ngắn chu kỳ sử dụng nguyên vật liệu được tiến hành nhanh chóng hơn. 18 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ 1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1 Khái quát ngành công nghiệp dệt may ở Việt Nam 1.2.1.1 Tình hình thị trường ngành công nghiệp dệt may ở Việt Nam Hiện nay ở nước ta ngành công nghiệp dệt may ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó không chỉ phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao và phong phú, đa dạng của con người mà còn là ngành giúp nước ta giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho xã hội và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách quốc gia, tạo điều kiện để phát triển nền kinh tế. Trong những năm gần đây ngành công nghịêp dệt may đã có những bước tiến vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành khoảng 30%/năm, trong lĩnh vực xuất khẩu tốc độ tăng trưởng bình quân 24,8%/năm và chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tính đến nay cả nước có khoảng 822 doanh nghiệp dệt may, trong đó doanh nghiệp quốc doanh là 231 doanh nghiệp, doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 370 doanh nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 221 doanh nghiệp. Ngành dệt may có năng lực như sau: Về thiết bị: có 1.050.000 cọc kéo sợi, 14.000 máy dệt vải; 450 máy dệt kim và 190.000 máy may. Về lao động: ngành dệt may đang thu hút được khoảng 1,6 triệu lao động, chiếm 25% lực lượng lao động công nghiệp. Về thu hút đầu tư nước ngoài: tính đến nay có khoảng 180 dự án sợi-dệt-nhuộm -đan len-may mặc còn hiệu lực với số vốn đăng ký đạt gần 1,85 tỷ USD, trong đó có 130 dự án đã đi vào hoạt động, tạo việc làm cho trên 50.000 lao động trực tiếp và hàng ngàn lao động gián tiếp. Tổng nộp ngân sách thông qua các loại thuế ngày càng tăng, tốc độ tăng bình quân khoảng 15%/ năm. Về thì trường xuất khẩu: chúng ta xuất khẩu nhiều sang các thị trường Mỹ, EU, Canada và Nhật Bản trong đó các nước EU là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam chiếm 34%-38% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt 19 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ Nam. Còn sản phẩm dệt may xuất khẩu sang Nhật Bản đã được hưởng thuế ưu đãi theo hệ thống GSP nên kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này tăng khá nhanh trong những năm gần đây, thị phần hàng dệt thoi và dệt kim của nước ta trên thị trường hàng dệt may của Nhật Bản tương ứng là 3,6% và 2,3%, kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 30% sản phẩm dệt may. Vai trò của hoạt động xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm dệt may. Qua tình hình sản xuất-xuất khẩu của ngành dệt may đã nói ở phần trên ta có thể thấy rõ được vai trò của hoạt động xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm dệt may đối với nền kinh tế nước ta và đối với mỗi doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm dệt may: Thứ nhất, xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm dệt may sẽ tạo nguồn thu nhập, tích luỹ cho Nhà nước một nguồn vốn ngoại tệ lớn cho việc nhập khẩu thiết bị sản xuất hiện đại, nguyên phụ liệu để phát triển sản xuất phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước. Đồng thời cũng giúp cho mỗi doanh nghiệp có cơ sở để tự hiện đại hoá sản xuất của mình. Khi xuất khẩu các sản phẩm dệt may nước ta sẽ có một nguồn thu ngoại tệ lớn cho nền kinh tế quốc dân, đáp ứng cho việc nhập khẩu các mặt hàng mà chúng ta cần để đảm bảo cho sự phát triển cân đối, ổn định của nền kinh tế; giúp chúng ta khai thác tối đa tiềm năng của đất nước. Thứ hai, xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá nói chung và sản phẩm dệt may nói riêng được xem là một yếu tố để thúc đẩy phát triển và tăng trưởng kinh tế vì nó cho phép mở rộng quy mô sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước, gây phản ứng dây truyền kéo theo một loạt các ngành khác có liên quan phát triển theo. Khi ngành dệt may đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu thì sẽ buộc phải mở rộng quy mô sản xuất và cần nhiều nguyên liệu hơn để phục vụ cho ngành dệt và may, điều đó sẽ dẫn theo sự phát triển của ngành trồng bông và các ngành có liên quan đến việc trồng bông như phân bón, vận tải Thứ ba, việc ngành dệt may đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu sẽ giúp Nhà nước và chính bản thân các doanh nghiệp sử dụng có 20 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ hiệu quả nhất các nguồn lực có sẵn và các lợi thế vốn có của quốc gia cũng như của doanh nghiệp, đồng thời tiếp cận với sự phát triển của khoa học-công nghệ trên mọi lĩnh vực để nâng cao chất lượng, tăng sản lượng và hướng tới sự phát triển bền vững cho đất nước và doanh nghiệp. Thứ tư, tiến hành các hoạt động xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm dệt may góp phần giúp Nhà nước giải quyết vấn đề công ăn việc làm, nâng cao mức sống người dân, đưa quốc gia thoát khỏi sự đói nghèo và lạc hậu. Việc ngành dệt mạnh hoạt động xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu đồng nghĩa với việc mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, khi đó ngành dệt may sẽ thu hút được nhiều hơn nữa lao động và giúp họ có được một mức thu nhập cao và ổn định, tay nghề của người lao động được nâng cao do họ sẽ được đưa vào đào tạo một cách bài bản và có kế hoạch cụ thể, đồng thời có cơ hội tiếp cận với những công nghệ sản xuất dệt may hiện đại. Thứ năm, để việc đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu có hiệu quả cao, các doanh nghiệp dệt may phải không ngừng đầu tư vào trang thiết bị máy móc, công nghệ sản xuất để vừa nâng cao chất lượng sản phẩm vừa tăng năng xuất thì mới tạo ra được những sản phẩm có tính cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Như vậy xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu còn có vai trò kích thích đổi mới công nghệ sản xuất cho nền kinh tế nói chung và cho ngành dệt may nói riêng. Thứ sáu, nhờ có hoạt động xuất khẩu và công tác mở rộng thị trường xuất khẩu mà sự hợp tác kinh tế giữa nước ta với các nước khác ngày càng phát triển bền chặt và thân thiện. Điều đó là do xuất khẩu chính là sự trao đổi giữa các quốc gia, là sự thể hiện mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia và là hình thức ban đầu của các hoạt động đối ngoại. Không chỉ thế nó còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tăng cường tiếp cận với thế giới bên ngoài, từ đó có một nguồn thông tin vô cùng phong phú và nhạy bén với cơ chế thị trường; thiết lập được nhiều mối quan hệ và tìm được nhiều bạn hàng trong kinh doanh hợp tác xuất nhập khẩu. 21 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ Như vậy đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm dệt may có vai trò rất quan trọng đối với không chỉ bản thân mỗi doanh nghiệp dệt may mà còn đối với cả nền kinh tế quốc dân. Chính vì thế mà nó được xem như là một hướng phát triển có tính chiến lược để góp phần hiện đại hoá nền công nghiệp nước ta. 1.2.1.2 Tình hình sử dụng nguyên vật liệu cho ngành dệt may của các doanh nghiệp trong nước. Ngành Dệt may kỳ vọng xuất khẩu đạt 42 tỷ USD trong năm 2020 (tăng 3 tỷ USD so năm 2019). Tuy nhiên, ngành Dệt may phải nhập khẩu 80%, trong đó nhập khẩu nhiều nhất là thị trường Trung Quốc (chiếm gần 50%) nhưng dịch bệnh đang tiếp tục diễn biến phức tạp, dự báo năm 2020 sẽ tiếp tục là một năm hết sức khó khăn của ngành dệt may trong nước. Trong khi đó, nhà máy nguyên phụ liệu, dệt, nhuộm trong nước còn thiếu hụt, ngành dệt may chưa chủ động được nguồn nguyên liệu. Ngoài ra, cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ cũng đã tác động bất lợi đến ngành dệt may Việt Nam. Tại diễn đàn “Đối đầu thương mại Mỹ - Trung và Hiệp định thương mại tự do VN-EU” vừa diễn ra tại TP Hồ Chí Minh, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết: “Tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, các doanh nghiệp (DN) trong ngành dệt sợi gần như không xuất khẩu sang Trung Quốc được, tỷ lệ xuất khẩu rất nhỏ so với mục tiêu đặt ra”. Cụ thể, ngành sợi xuất khẩu trên 3 tỉ đô la Mỹ/năm và thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 2,4 tỉ đô la Mỹ, nhưng nay không xuất được. Nguyên nhân, Trung Quốc đang mua với giá rất thấp, nên DN không thể bán. Trong khi Việt Nam không thể xuất khẩu sợi sang Trung Quốc được thì Trung Quốc lại khuyến khích DN của họ xuất khẩu sợi ngược trở lại Việt Nam. Bởi, đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc không phá giá, nhưng ngược lại thuế VAT đầu vào của họ khá cao 17%, trong khi thuế VAT của Việt Nam chỉ 10%. Đây là mức chênh lệch DN Việt Nam không theo được. Chưa kể, do bị áp lực Mỹ 22 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ đánh thuế 25% đối với sản phẩm dệt may Trung Quốc xuất sang Mỹ, nên thị trường Trung Quốc đòi hỏi DN Việt Nam phải giảm giá tối thiểu 15% họ mới mua. Chính vì những yêu cầu này mà ngành sợi của Việt Nam bị lao đao. Một thách thức nữa, đó là hiện nay Việt Nam xuất khẩu 40 tỷ USD/năm, trong đó có đến 42% vào thị trường Mỹ nhưng khâu thanh toán hiện gặp nhiều áp lực. Ngoài ra, Mỹ cũng giám sát chặt chẽ hàng dệt may xuất khẩu vào Mỹ vì lo ngại việc chuyển tải hàng hóa từ Trung Quốc sang Việt Nam rồi xuất sang Mỹ. Vì vậy, theo khuyến cáo của ông Vũ Đức Giang, có một số đối tác mua hàng ở Mỹ đưa ra đề nghị thanh toán 70% bằng hợp đồng chính thức, 30% còn lại yêu cầu chuyển qua tài khoản khác, mục đích là để họ đánh thuế chỉ 70% sản phẩm của đơn hàng đó. 30% chuyển qua tài khoản thì họ gộp với các nước khác để có mức thuế khác. Với những trường hợp này, DN Việt Nam đừng bao giờ chấp nhận phương thức thanh toán này vì vô tình tiếp tay để né thuế Mỹ và DN Việt sẽ bị truy cho tới cùng, dẫn đến hậu quả rất khó lường. Mặc khác, với các FTA Việt Nam đã ký, các DN dệt may đặt rất nhiều kỳ vọng vì sẽ được hưởng lợi từ việc cắt giảm thuế quan. Trong đó, FTA với EU (Hiệp định EVFTA) vừa ký kết, được các DN dệt may trông đợi từ nhiều năm nay, vì đây là thị trường có giá trị gia tăng cao, sản phẩm có chất lượng, đa dạng hóa được mẫu mã, chủng loại và là thị trường truyền thống với mức tăng trưởng duy trì đều đặn hàng năm. Bộ Công thương cũng đánh giá, ngành dệt may sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định EVFTA. Nhưng thực tế, sau khi Hiệp định được ký kết, DN dệt may Việt Nam xuất khẩu vào EU chưa thể hưởng được mức giảm thuế ngay, và theo lộ trình từ 3-7 năm, mức thuế sẽ giảm dần từ 12% về 0%. Trước mắt, DN chưa thấy hưởng lợi về thuế ưu đãi, nhưng khó khăn mà DN dệt may phải đối mặt đó là phải thực hiện nghiêm yêu cầu về quy tắc xuất xứ. Theo đó, hàng dệt may khi xuất khẩu vào EU phải sử dụng vải sản xuất tại Việt Nam, việc cắt may phải được thực hiện bởi DN Việt Nam hoặc DN Châu Âu. EU chỉ 23 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ cho phép sử dụng thêm vải sản xuất tại Hàn Quốc vì nước này đã có FTA song phương với EU. Điều kiện này gây khó khăn cho DN dệt may trong việc nhận ưu đãi từ Hiệp định mang lại do DN trong nước chưa chủ động sản xuất sợi và vải. Nguồn nguyên liệu này chủ yếu nhập từ những quốc gia và vùng lãnh thổ chưa có Hiệp định thương mại tự do với EU. Tương tự, với Hiệp định CPTPP, ngành dệt may kỳ vọng nhiều nhất là thị trường Canada và Australia. Nếu như các FTA mà Việt Nam đã tham gia chỉ áp dụng nguyên tắc từ 1-2 công đoạn, thì với CPTPP áp dụng nguyên tắc ba công đoạn gồm tạo xơ, xe sợi; dệt và hoàn thiện vải; cắt may. Các công đoạn này đều phải thực hiện ở các nước thành viên nằm trong Hiệp định CPTPP. Quy tắc xuất xứ từ vải trở đi cũng là khâu yếu nhất của ngành dệt may trong nước, khi phải nhập khẩu đến 80% vải. Trong đó, nhập gần 50% từ Trung Quốc, 18% từ Hàn Quốc, 15% từ Đài Loan. Trong khi đó, Trung Quốc không tham gia CPTPP. Trước áp lực về quy tắc xuất xứ của EVFTA và CPTPP, để được hưởng lợi về thuế, buộc ngành dệt may trong nước phải đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu, dệt, nhuộm để chủ động được nguồn nguyên liệu. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay đó là một số địa phương rất “dị ứng” với các ngành dệt may, đặc biệt hóa nhuộm, bởi nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, nên không cấp phép để xây dựng các nhà máy sản xuất nguyên liệu phục vụ cho ngành dệt may xuất khẩu. Tuy nhiên, với lợi thế từ các FTA mà Việt Nam ký kết cùng với chính sách mở cửa của Chính phủ, hy vọng sẽ tạo lực hút cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đầu tư những công nghệ tiên tiến, trang thiết bị hiện đại vào lĩnh vực đang còn thiếu hụt này của ngành dệt may. 1.2.1.3 Một số nghiên cứu có liên quan Trong quá trình thực hiện đề tài này, tác giả đã tham khảo các khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ đã được thực hiện trước đó để rút ra những kinh nghiệp phục vị cho việc nghiên cứu được tiến hành thuận lợi, gặp phải ít khó khăn nhất có thể. 24 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ .“Hoàn thiện công tác quản trị nguyên vật liệu tại Công ty chè Sông Cầu – Tổng công ty chè Việt Nam” – Luận văn tốt nghiệp – Trần Thị Nhung – Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, ĐH Thái Nguyên. Nội dung: Qua nghiên cứu thực trạng công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty tác giả đưa ra một số giải pháp như hoàn thành công tác quản trị nguyên vật liệu, công tác dự phòng đánh giá hàng tồn kho, nhằm hoạn thiện công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty. Ưu điểm: - Làm sáng tỏ được cơ sở lý luận và thực tiễn về nguyên vật liệu và công tác quản trị nguyên vật liệu. - Phân tích thực trạng công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty như công tác xây dựng định mức nguyên vật liệu, lập sự toán chi phí nguyên vật liệu, công tác nhập – xuất tồn nguyên vật liệu, qua đó đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế cuối cùng đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty chè Sông Cầu. Nhược điểm: - Chưa phân tích sâu vào các tiêu chí đánh giá hiện quả công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty. .“Phân tích công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty cổ phần sứ Thiên Thanh” – Khóa luận tốt nghiệp – Lê Thị Thu Thương – Đại học kinh tế Huế Nội dung: Qua quá trình nghiên cứu thực trạng công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty và dựa trên một số cơ sở lý luận liên quan tác giả đã đánh giá khá chi tiết về tình hình công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty. Từ đó khái quát các ưu, nhược điểm trong thời gian vừa qua mạnh dạn đề xuất các giải pháp nâng cao và góp phần hoàn thiện công tá quản trị nguyên vật liệu tại công ty. Ưu điểm: - Làm sáng tỏ được lý thuyết về nguyên vật liệu và quản trị nguyên vật liệu. - Đánh giá được tình hình công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty dựa trên một số tiêu chí khá chi tiết. 25 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ - Đưa ra các giải pháp thiết thực có thể sử dụng để nâng cao và hoàn thiện công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty Nhược điểm: - Chưa phân tích rõ các chỉ tiêu đánh giá thực tế tình hình quản trị nguyên vật liệu tại công ty. .“Nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty TNHH MTV cấp nước và xây dựng Hà Tĩnh” – Khóa luận tốt nghiệp – Trần Anh Tuấn – Đại học Vinh. Nội dung: Tác giả đưa ra các khái niệm, cơ sở lý luận liên quan đến nguyên vật liệu và quản trị nguyên vật liệu, phân tích thực trạng công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty trong qua đó đánh giá một cách toàn diện kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế, tìm ra nguyên nhân để đưa ra phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty. Ưu điểm: - Làm sáng tỏ được lý thuyết về nguyên vật liệu và quản trị nguyên vật liệu. - Phân tích thực trạng và đánh giá được công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty. - Đưa ra được một số giải pháp có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty. Nhược điểm: Chưa phân tích rõ các tiêu chí đánh giá thực trế tình hình quả trị nguyên vật liệu tại công ty. 26 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU CHO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT HÀNG GIA CÔNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY PHÚ HÒA AN 2.1 Khái quát về Công ty cổ phần dệt may Phú Hoà An. Tên công ty: Công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An. Tên giao dịch quốc tế là: PHU HOA AN TEXTILE GARMENT JOIN- STOCK COMPANY. Tên viết tắt là: PHUGATEXCO. Địa chỉ: Lô c4 -4 và c4-5 Khu công nghiệp Phú Bài, thị xã Hương Thủy- Thừa Thiên Huế. ĐT: (054) 3951.111 Fax: (054) 3951 333 Email: phugatex@phugatex.com.vn Website: www.phugatex.com.vn Logo: Công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An là doanh nghiệp được đầu tư bởi vốn trong nước. Tổng công ty dệt may Hòa Thọ và công ty cổ phần dệt may Huế đã thành lập công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An đặt tại lô c4 -4 và c4-5 Khu công nghiệp Phú Bài, Thủy Phù, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế ngày 07/06/2008 tại Sở Kế hoạch Đầu tư Tỉnh Thừa Thiên Huế theo giấy phép kinh doanh số 3300547575. Công ty hoàn tất xây dựng và đi vào hoạt động từ tháng 6 năm 2009 với tổng diện tích: 26.000 m2 nằm gần quốc lộ 1A trong khu công nghiệp Phú Bài, cách cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài 2 km. Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty hiện nay là 1016 người (tháng 12 năm 2020). Xưởng may 1 với tổng diện tích 5000 m2, năng lực sản xuất từ 4 – 4,8 triệu sản phẩm may mặc các loại /1năm. 27 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ Theo đăng kí doanh nghiệp thì ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm:  May trang phục, sản phẩm sản xuất may mặc.  Dịch vụ lưu trú ngắn ngày, khách sạn.  Xây dựng nhà các loại, xây dựng công trình dân dụng.  Kinh doanh sợi, dệt vải.  Sản xuất sợi.  Đào tạo công nhân, kỹ thuật ngành sợi, nhuộm, dệt may.  Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống lưu động.  Buôn bán nông, lâm sản nguyên liệu và động vật sống.  Vận tải hàng hóa bằng đường bộ. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô.  Buôn bán vải, hàng may sẵn dày dép. Kinh doanh sản xuất may mặc.  Mua bán thiết bị, dụng cụ hệ thống điện. Trong đó công ty chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu các loại sản phẩm may mặc, nhập khẩu các nguyên liệu, thiết bị thiết yếu dùng để sản xuất hàng may mặc. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty tập trung ở Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc Sản phẩm may mặc: Quần tây các loại, quần chống nhăn, veston, áo jacket, đồ bảo hộ lao động, với các sản phẩm chính: Áo polo, quần đùi nam, đầm, áo pull nam nữ, áo blouse, quần áo trẻ em Công ty đang sản xuất sản phẩm cho các nhãn hàng chính: Tommy, Nautica, Ziod, NrG, Grey’s, Apron’s, Texland, Sea Salt, 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần Dệt may Phú Hòa An là doanh nghiệp được đầu tư bởi vốn trong nước, Tổng công ty cổ phần Dệt may Hòa Thọ và Công ty cổ phần Dệt may Huế đã thành lập công ty cổ phần Dệt may Phú Hòa An đặt tại Khu công nghiệp Phú Bài, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế theo giấy phép kinh doanh 3300547575 do Sở Kế hoạch và đầu tư Tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 07/06/2008 do ông Nguyễn Bá Quang làm chủ tịch hội đồng quản trị, ông Lê Hồng Long làm ủy viên hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc, ông Nguyễn Đức Trí làm ủy viên hội đồng quản trị. 28 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ Vốn điều lệ: 8 tỷ đồng, trong đó vốn góp ban đầu với các thành viên là cổ đông sáng lập gồm: - Công ty Cổ Phần Sợi Phú Bài góp: 960.000.000 đồng, tỷ lệ 12%. - Công ty Cổ phần Dệt may Huế: 400.000.000 đồng, tỷ lệ 5%. - Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ góp: 800.000.000 đồng, tỷ lệ 10%. - Ông Lê Hồng Long góp: 1.600.000.000 đồng, tỷ lệ 20%. - Số cổ phần còn lại là: 53% tương đương với giá trị 4.240.000.000 đồng, được bán cho các cổ đông là cán bộ công nhân viên và khách hàng theo chiến lược với mệnh giá ban đầu là 10.000 đồng/1 CP, nhưng không được gọi là cổ đông sáng lập. Dự án đầu tư xây dựng nhà máy may xuất khẩu được đầu tư với số vốn là 26 tỷ đồng, diện tích sử dụng đất là 26.860 m2. Quy mô dự án: 16 chuyền may, công suất 3,5 đến 4 triệu sản phẩm Polo-shirt, T- shirt một năm. Dự án được khởi công xây dựng tháng 11/2008, hoàn thành xây dựng nhà máy và chính thức đi vào hoạt động tháng 5/2009. Xưởng sản xuất số 1 của Công ty với diện tích 5000 m2 bố trí đồng bộ các công đoạn cắt, may và hoàn thành cho 21 chuyền may hàng dệ kim với số lượng 1200 công nhân. Thiết bị của xưởng sản xuất số 01 bao gồm các máy cắt EASTMAN (Mỹ), máy ép mex HASIMA (Nhật), máy 1 kim điện tử cắt chỉ tự động BROTHER (Nhật), máy thùy khuya bằng điện tử BROTHER (Nhật), bàn ủi hơi SILVERSTAR (Hàn Quốc), máy dò kim HAS HYMA (Nhật), máy 2 k m cố định TYPICAL (Trung Quốc), bàn hút chân không có gối OKURMA (Trung Quốc), các thiết bị vẽ sơ đồ của ITALYA, máy dập cúc (Việt Nam), máy đánh bọ (Nhật Bản), các thiết bị vẽ sơ đồ ITALYA Công ty chính thức đi vào hoạt động vào ngày 07/06/2009. Với dự án khởi công xây dựng vớ diện tích 23.600 m2 trong đó diện tích nhà điều hành là 603 m 2, diện tích nhà xưởng 4.950 m2, diện tích nhà ăn 716 m2, diện tích kho thành phẩm 720 m2. Trong những năm xây dựng và phát triển công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An đã có những bước phát triển đi lên. 29 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ Năm 2009: Công ty thành lập và đi vào hoạt động với 16 chuyền may với số lượng lao động 750 lao động. Với 6 tháng hoạt động cuối năm kể từ ngày chính thức đi vào hoạt động khi mọi mặt còn chưa thuận lợi do vậy chưa đem lại nhiều kết quả cho công ty. Năm 2010: Số lượng công nhân tuy ển dụng đã tăng lên thành 950 lao động. Nhiều thiết bị hiện đại, có giá trị lớn đã bắt đầu được mua và đưa vào sử dụng. Năm 2011: Với số lượng 19 chuyền may và 1.096 công nhân, sản lượng 2.040.975 sản phẩm. Đồng thời với sự phát triển của doanh nghiệp vốn điều lệ của doanh nghiệp đã tăng từ 8 tỷ đồng lên 10 tỷ đồng. Với sự góp vốn của 3 cổ đông chính: Công ty CP Dệt may Huế 2.870.000.000 đồng (28,7%), Tổng công ty CP Dệt may Hòa Thọ 1.600.000.000 đồng (16%), Ông Lê Hồng Long 2.000.000.000 đồng. Năm 2012: Do số lượng các đơn hàng tăng cao nên số lượng chuyền may đã được mở rộng thành 20 chuyền may, với số lượng 1.169 công nhân với sản lượng 3.306.698 sản phẩm trong đó 3.156.977 sản phẩm may và 149.721 sản phẩm gia công. Trong 6 tháng sản xuất đầu năm 2012, công ty cổ phần Dệt may Phú Hòa An đã có nhiều thành tựu vượt bậc. Thị trường xuất khẩu của công ty tập trung ở Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Công ty cho biết, trong năm 2012 Công ty hầu như đã có đơn đặt hàng. Do đó, công ty tập trung nguồn nhân lực để sản xuất nhằm cung ứng các sản phẩm chất lượng cho đối tác đúng thời gian. Ngoài ra, công ty cũng nỗ lực tìm kiếm thêm các đối tác mới, thị trường mới, thực hiện các bộ tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Năm 2013 đến năm 2015 công ty tiếp tục có được những thành công nhất định, ngày càng mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường, tạo bước đà phát triển hơn nữa trong thời gian tới. Sau nhiều năm hoạt động, đến nay công ty cổ phần Dệt may Phú Hòa An đã ổn định và phát triển sản xuất. Hiện công ty có 21 chuyền may đang hoạt động phục vụ cho việc sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Công ty hiện có hơn 1.200 công nhân, chủ yếu là lao động trẻ các vùng nông thôn thị xã Hương Thủy và 30 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ các huyện phụ cận. Sản lượng hàng năm từ 4,0 đến 4,8 triệu áo Polo-shirt, T-shirt, đồng phục y tế, Jacket nỉ, quần các loại. 2.1.2 Phương thức kinh doanh. Hiện nay, Công ty xuất khẩu sản phẩm theo hình thức XK trực tiếp dưới hai dạng: - Dạng thứ nhất: theo phương thức gia công: Công ty ký hợp đồng gia công với khách hàng nước ngoài; theo phương thức này, khách hàng cung cấp nguyên phụ liệu, mẫu mã, tài liệu, yêu cầu kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, khi sản xuất gia công xong thành phẩm lúc đó khách hàng sẽ kiểm tra, giám định chất lượng. Sau khi khách hàng kiểm tra, giám định hàng chất lượng, xong hàng đạt yêu cầu mới được đóng gói, vận chuyển hàng xuống cảng Cát Lái hoặc sân bay Phú Bài. Tuy hình thức này mang lại lợi nhuận thấp (chỉ thu được phí gia công, chi phí bao bì) nhưng nó giúp công ty có việc làm thường xuyên, làm quen và từng bước thâm nhập thị trường nước ngoài, làm quen với máy móc thiết bị hiện đại. - Dạng thứ hai: XK trực tiếp dưới dạng FOB (mua nguyên liệu bán thành phẩm): Với phương thức này khách hàng đặt hàng theo mẫu, yêu cầu về kiểu dáng, chất lượng, chất liệu sản phẩm, nguyên phụ liệu, dựa trên quy cách mẫu mã mà khách hàng đặt hàng, công ty phải bỏ tiền mua nguyên phụ liệu, công ty phải vận chuyển và giao hàng tại cảng Đà Nẵng hoặc sân bay Phú Bài. Xuất khẩu loại này đem lại hiệu quả cao nhất song do khâu tiếp thị còn hạn chế, chất lượng sản phẩm chưa cao nên xuất khẩu dưới dạng này còn hạn chế và không thường xuyên. Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới cố gắng để từng bước nâng cao tỷ trọng kim ngạch XK theo hình thức bán với giá FOB trong tổng kim ngạch xuất khẩu của mình. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức 31 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ Nguồn: Công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An, 2020 Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy 32 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ 2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các vị trí trong công ty Hội đồng quản trị: Cơ quan quản lý cao nhất quyết định chiến lược, phương hướng sản xuất kinh doanh, phương án tổ chức, cơ chế quản lý của Công ty. Hội đồng Quản trị gồm 3 thành viên: Ông Nguyễn Bá Quang – chủ tịch HĐQT, ông Nguyễn Đức Trị - Ủy viên HĐQT, và ông Lê Hồng Long - Ủy viên HĐQT, Giám đốc công ty. Ban kiểm soát: Có vai trò kiểm tra, kiểm soát hoạt động của HĐQT và Ban Giám đốc. Giám đốc: Ông Lê Hồng Long. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và cổ đông về sử dụng vốn, tài sản và các nguồn lực khác đã được giao một cách hiệu quả. Chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tham mưu cho HĐQT việc xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm của Công ty, lập dự án đầu tư, xây dựng cơ bản phương án liên doanh, đề án tổ chức quản lý Công ty, quy hoạch, đào tạo nguồn nhân lực. Thiết lập chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng hàng năm của Công ty và các giải pháp thực hiện mục tiêu đó. Điều hành công tác nội chính, công tác an toàn, phòng chống cháy nổ và phòng chống thiên tai và công tác môi trường Công ty và các giải pháp thực hiện mục tiêu đó. Báo cáo HĐQT, Đại hội đồng cổ đông, cơ quan có thẩm quyền về kết quả hoạt động SXKD của Công ty. Chịu sự kiểm tra giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Tổ chức họp định kỳ hàng tháng để đánh giá kết quả SXKD, phân tích mục tiêu chất lượng của các đơn vị và chủ trì các cuộc họp xem xét của lãnh đạo. Một số trách nhiệm khác được quy định trong điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty. 33 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ Trực tiếp chỉ đạo phòng Tài chính kế toán, phòng Hành chính nhân sự, phòng Kế hoạch kinh doanh. Phó giám đốc nội chính: Chịu trách nhiệm trước GĐ, HĐQT và pháp luật về nhiệm vụ được phân công. PGĐ điều hành các đơn vị trực thuộc trong lĩnh vực phụ trách nhằm giải quyết và vận hành công việc thông suốt và điều hành công tác SXKD công ty có hiệu quả. Tổ chức kiểm tra và thực hiện công tác phòng chống cháy nổ và bão lụt, bảo đảm an toàn cho người và tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh. Điều hành công tác sản xuất đảm bảo năng suất, chất lượng, tiến độ giao hàng. Theo dõi và kiểm tra các hoạt động, phòng ngừa, khắc phục và xử lý các sản phẩm không phù hợp, khiếu nại khách hàng, bảo đảm các mục tiêu chất lượng đề ra. Tiếp nhận thông tin, tài liệu khách hàng, chỉ đạo công tác thiết kế. Tham mưu cho GĐ về công tác xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống trách nhiệm xã hội, hệ thống an toàn vệ sinh lao động. Tham mưu cho GĐ về chiến lược đầu tư, mua sắm thiết bị, công tác định mức. Thực hiện một số công tác khác do GĐ phân công. Phó giám đốc phụ trách sản xuất: Chịu trách nhiệm trước GĐ, HĐQT và pháp luật về nhiệm vụ được phân công. PGĐ điều hành các đơn vị trực thuộc trong lĩnh vực phụ trách nhằm giải quyết và vận hành công việc thông suốt và điều hành công tác SXKD công ty có hiệu quả. Phụ trách công tác điều hành sản xuất của công ty. Tham mưu cho GĐ về chiến lược phát triển công ty bền vững, phát triển thương hiện PHUGATEX. Thực hiện một số công tác khác do GĐ và HĐQT phân công. 34 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ Theo dõi và kiểm soát các hoạt động khắc phục phòng ngừa, cải tiến, xử lý sản phẩm không phù hợp, các khiếu nại của khách hàng, mục tiêu chất lượng, thống kê phân tích mục tiêu chất lượng của các đơn vị được phân công phụ trách. Thực hiện chế độ báo cáo Tổng Giám đốc nhiệm vụ được giao hoặc ủy quyền. Phòng Kinh doanh: Lập kế hoạch trung và dài hạn về sản xuất kinh doanh với các đơn vị trong và ngoài nước. Tham mưu, quản lí các hoạt động xuất nhập khẩu. Xây dựng kế hoạch cung ứng nguyên phụ liệu cho sản xuất. Đánh giá nhà cung ứng nguyên phụ liệu, lập danh sách nhà cung ứng được chọn, thống kê phân tích dữ liệu nhà cung ứng. Khảo sát khách hàng, thống kê phân tích sự thỏa mãn khách hàng. Phòng Hành chính nhân sự Lập ra quy chế tổ chức bộ phận, mô tả rõ ràng công việc từng chức danh Trên cơ sở đó, điều hành các chức danh thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ được phân công. Tổ chức đào tạo nghề, đào tạo bậc nghề Tham mưu cho GĐ về phương án tổ chức bộ máy quản lý, công tác tuyển dụng, khen thưởng Giải quyết chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định pháp luật. Chịu trách nhiệm chuẩn bị, phục vụ hội nghị, hội thảo và các dịp lễ tổ chức tại công ty, tiếp tân trong các buổi lãnh đạo công ty tiếp khách, đưa đón khách đến công tác làm việc tại công ty. Phòng Kế toán - tài chính: Có trách nhiệm kiểm soát, thẩm tra và lưu trữ tất cả các chứng từ. Quản lí, tổ chức sử dụng, bảo quản, phát triển vốn của công ty. Thanh toán lương, tính lương và chi phí tiền lương toàn công ty, báo cáo và quản lý thu chi của công ty. 35 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ Kiểm kê thống kê và kiểm soát tài sản công ty. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Bộ phận quản lý chất lượng sản phẩm: Xây dựng duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Phối hợp với các đơn vị kiểm soát các sản phẩm không phù hợp, cải tiến nếu xét thấy cần thiết khi có sự không phù hợp xảy ra hoặc có sự bất hợp lý trong quá trình áp dụng tài liệu hệ thống ISO tại đơn vị. Kiểm tra, đánh giá chất lượng bán thành phẩm, chất lượng toàn bộ các loại nguyên phụ liệu đưa vào sản xuất như: vãi dệt kim, nhãn mác, bao bì . Thông báo kịp thời những điểm không phù hợp, những biến động phát sinh về chất lương sản phẩm để chấn chỉnh lỗi chất lượng và phòng ngừa cho các Tổ liên quan tránh sai hỏng hàng loạt, Báo cáo hàng đã kiểm tra xong 02 giờ/lần theo các chuyền may. Khối Sản xuất: Bao gồm Tổ Thêu, Tổ Đóng kiện, Tổ Công nghệ, 18 Chuyền may, Tổ Cơ điện, Tổ hoàn thành và Tổ Cắt. Phụ trách tổ Kỹ thuật công nghệ. Lập ra các quy chế của tổ chức, mô tả đầy đủ, rõ ràng công việc của từng chức danh trong tổ, tổ chức điều hành các chức danh để thực hiện các nhiệm vụ được giao. Lập ra các phiếu cắt may, đưa ra quy định sử dụng các nguyên phụ liệu. Nghiên cứu thiết kế mẫu mới – may mẫu – tổ chức sản xuất thử- kiểm tra và tổ chức triển khai sản xuất. Phối hợp với các tổ liên quan nghiên cứu sáng chế, sản xuất thử các sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Phụ trách các chuyền may. Có trách nhiệm kiểm soát, thẩm tra và lưu trữ tất cả các chứng từ. Thiết lập và kiểm soát mục tiêu chất lượng và năng suất chuyền may 36 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ Tổ chức hướng dẫn cho các thành viên trong chuyền thực hiện, quản lý tài liệu ISO được phân phối tại tổ, tuân thủ các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm, hệ thống trách nhiệm xã hội SA800. Nhận khoán quỹ lương: xây dựng định mức nội bộ chuyền để trả lương cho người lao động theo quy chế của công ty. Thực hiện công việc nhận dạng và truy tìm nguồn gốc sản phẩm hư hỏng trong quá trình sản xuất. Tổng hợp sản lượng các nhân của công ty trong tháng để tính lương cho công nhân theo định mức đơn giá. Phụ trách tổ cắt: Triển khai nhiệm vụ cho các nhóm sơ đồ bao gồm: sơ đồ góc, định mức, sơ đồ phục vụ sản xuất, thời gian giao hàng, mức độ ưa tiên của các mã hàng. Phân bổ kế hoạch sản xuất theo từng bàn, nhóm cắt, tính toán số lượng vãi, rip đưa vào một bàn cắt, số lượng sản phẩm một bàn cắt. Cập nhật số liệu vãi rip xuất nhập theo từng PO, màu, size hằng ngày. Tiến hành kiểm kê, lập báo cáo tình hình sử dụng vật tư nguyên phụ liệu. Phụ trách tổ hoàn thành: Tổ chức triển khai và quản lý quá trình hoàn thiện sản phẩm may mặc, từ khâu là ủi, gấp xếp, đóng gói, vận chuyển đến giao hàng cho khách hàng đúng thời gian quy định. Kiểm tra việc thực hiện các quy trình trong các lĩnh vực điện áp lạnh, kiểm tra quy tắc vân hành là ủi hơi. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ. Sắp xếp thứ tự ưu tiên các mã hàng, màu, size. Cân đối hàng hóa nhịp nhàng các khâu ủi, gấp xếp đóng kiện đảm bảo năng suất, chất lượng, tiến độ giao hàng. 37 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ Phụ trách tổ bảo trì (Cơ điện): Kiểm tra chất lượng và hiệu chỉnh các trang thiết bị, dụng cụ đo lường thử nghiệm khi nhập kho công ty. Tổ chức theo dõi, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị máy móc kịp thời, độ chính xác cao để phục vụ sản xuất. Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra giúp các tổ chức, chuyền may thực hiện kế hoạch, lịch tu sửa thiết bị đầy đủ theo nội dung bảo trì đã được Giám đốc phê duyệt. Liên hệ các cơ quan giải quyết các thủ tục quy định về kỹ thuật, an toàn thiết bị, tổ chức tập huấn về kỹ thuật an toàn cho công nhân lao động trong công ty. Phụ trách tổ đóng kiện: Kiểm tra hàng hóa sau khi đã hoàn thành, nếu có sai sót thì loại bỏ ra và trả lại cho các chuyền may xử lý. Đóng gói hàng hóa, nhập vào kho. Kiểm tra số lượng sản phẩm hoàn thành có đúng với mục tiêu đã đề ra không. Các tổ Bảo vệ - Vệ sinh Công nghiệp, Nhà ăn và Y tế thuộc quản lí của phòng Hành chính Nhân sự. Tổ Y tế: Thực hiện việc khám, chẩn đoán, cấp cứu kịp thời và điều trị đúng cho người bệnh. Trong trường hợp bệnh nặng phải chuyển tuyến điều trị thì nhân viên y tế phải trực tiếp phối hợp với đội cấp cứu viên của các đơn vị vận chuyển bệnh nhân đến nơi an toàn. Kiểm tra hạn sử dụng, liều lượng và cách sử dụng thuốc chặt chẽ. Thực hiện việc bổ sung thuốc và dụng cụ sử dụng trong tủ thuốc cấp cứu tại các tổ sản xuất theo kết quả kiểm tra tủ thuốc định kỳ hàng tuần. Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể đảm bảo thường xuyên liên tục trong ngày để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm xảy ra. Kiểm tra nhân viên Tổ cấp dưỡng có sử dụng đầy đủ phương tiện bảo hộ trong quá trình chuẩn bị, phân chia thức ăn. 38 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ Tư vấn hướng dẫn giải quyết các chế độ như: khám và quản lý thai nghén, ốm đau, tai nạn, dưỡng sức cho CBCNV Tổ bảo vệ - vệ sinh công nghiệp. Chịu trách nhiệm trước trưởng phòng Hành chính nhân sự, Giám đốc về công tác bảo vệ tài sản, an toàn sản xuất và an ninh chính trị nội bộ trong công ty. Vào đầu giờ làm việc, kiểm tra nhân viên thực hiện hiệm vụ đã phân công. Xây dựng và thực hiện các phương pháp bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn trong sản xuất, kiểm tra, kiểm soát người ra vào công ty. Quản lý việc xuất, nhập hàng hóa nguyên liệu, cách ghi chép sổ sách khi hàng hóa, con người ra vào cổng. Phố hợp với lực lượng tự vệ của công ty và lực lượng tự vệ địa phương giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong khu vực, Tổ chức quản lý, chăm sóc cây cảnh xung quanh nhà điều hành. Khối văn phòng: Khối văn phòng tại phòng nhân sự hành chính tại công ty bao gồm như nhân viên văn thư lưu trữ, công nghệ thông tin, nhân viên ISO -SA mỗi bộ phận đều có những trách nhiệm và quyền hạn riêng. Khối văn phòng cùng nhau làm việc và hoàn thành các nhiệm vụ như các công tác tuyển dụng, chuẩn bị cho công tác tiếp khách, giải quyết những thắc mắc cũng như vấn đề liên quan đến nhân sự. Tổ cấp dưỡng: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trưởng phòng Hành chính nhân sự về công tác chăm lo bữa cơm công nghiệp cho cán bộ công nhân viên. Phối hợp với tổ y tế tổ chức kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm. Tổ chức chế biến, phục vụ cơm khách, bữa ăn cho cán bộ, công nhân viên, đảm bảo chất lượng, định lượng suất ăn hằng ngày theo tiêu chuẩn quy định của công ty. 39 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ Bố trí hợp lý các giờ ăn ca, quản lý thực phẩm, nước uống, đảm bảo hợp vệ sinh, an toàn. Phòng Kinh doanh gồm 3 bộ phận: bộ phận Đơn hàng, bộ phận Xuất Nhập khẩu và bộ phận Thị trường. Phòng Kế toán Tài chính chia làm 2 bộ phận: bộ phận Kế toán Tài chính và Tổ Nguyên Phụ liệu. 2.1.5 Nguồn lực của công ty qua các năm 2017-2019 2.1.5.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty. Tình hình tài sản và nguồn vốn là một trong những vấn đề quan tâm nhất khi muốn nói về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu phần tài sản thể hiện cơ cấu và hình thức tồn tại cụ thể của giá trị các loại tài sản hiện tại của doanh nghiệp đến thời điểm báo cáo. Căn cứ vào nguồn số liệu này có thể đánh giá một cách tổng quát quy mô tài sản, năng lực và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp. Số liệu phần nguồn vốn thể hiện quy mô, nội dung và tính chất kinh tế của các nguồn vốn mà doanh nghiệp đang sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua bảng 1, ta thấy: Từ năm 2017-2019 tài sản của công ty năm dần qua các năm cụ thể năm 2018 tăng hơn 7,1 tỷ đồng tương đương 7.66% năm 2019 tăng hơn 63,6 tỷ đồng tương đương 63.62%. Nguyên nhân chủ yếu là do khi cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều tăng qua các năm. Đối với tài sản ngắn hạn, năm 2018 tăng hơn 4,14 tỷ tương đương với 6,02% so với năm 2017 và năm 2019 lại tăng hơn 53,5 tỷ tương ứng với 73,43% so với năm 2018. Còn đối với tài sản dài hạn, năm 2018 so với năm 2017 tăng hơn 2,97 tỷ tương ứng với 12,37%, còn năm 2019 lại tăng hơn 10,05 tỷ tương ứng với 37,2% so với năm 2018. Như vậy, tài sản dài hạn của công ty tăng có thể thấy công ty đang thực hiện mở rộng quy mô đầu tư kinh doanh sản xuất nhiều hơn. Đối với nguồn vốn, phần nợi phải trả chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn của công ty. Cụ thể, năm 2017 chiếm 88,7%, năm 2018 chiếm 72,48% và năm 2019 chiếm 76,46% trong tổng nguồn vốn của công ty nhưng có sự biến động tăng giảm qua từng năm. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của nợ dài hạn và nợ ngăn hạn trong đó nợ dài 40 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ hạn năm 2018 giảm so với năm 2017 là hơn 2,9 tỷ tương đương với giảm 22,69%. Đối với nợ ngắn hạn năm 2019 tăng sơ với năm 2018 là hơn 53,8 tỷ tương đương với 86,33%. Nguyên nhân sự tăng giảm bất thường là do ảnh hưởng của việc công ty đi vay nợ, tiền phải trả cho người bán và người lao động. Nhìn chung, cơ cấu về tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm chưa có sự ổn định. Đặc biệt giai đoạn 2018-2019, vì vậy công ty cần có biện pháp để ổn định và sử dụng tốt hơn nguồn vốn và tài sản của mình. 41 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ Bảng 1: Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An giai đoạn 2017-2019 Đơn vị tính: VND 2017 2018 2019 2017/2018 2018/2019 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % (+/-) % (+/-) % A. Tài sản ngắn hạn 68,811,657,258 74.01 72,952,445,648 72.96 126,520,698,688 77.33 4,140,788,390 6.02 53,568,253,040 73.43 1. Tiền và các khoản tương 1,340,731,061 1.95 4,780,736,807 6.55 17,756,965,000 14.03 3,440,005,746 256.58 12,976,228,193 271.43 đương tiền 2. Các khoản ĐTTC ngắn hạn 1,377,035,273 2.00 5,452,574,245 7.47 5,903,727,580 4.67 4,075,538,972 295.96 450,153,335 8.26 3. Khoản phải thu ngắn hạn 37,037,699,699 53.82 33,587,804,693 64.04 55,759,187,052 44.07 (3,449,895,006) (9.31) 22,171,382,359 66.01 4. Hàng tồn kho 28,168,471,097 40.94 26,046,088,689 35.70 45,228,628,506 35.75 (2,122,382,408) (7.53) 19,182,539,817 73.65 5. Tài sản ngắn hạn khác 887,720,128 1.29 3,085,241,214 4.23 1,873,190,550 1.48 2,197,521,086 247.55 (1,212,0505,664) (39.29) B. Tài sản dài hạn 24,056,353,692 25,90 27,031,238,214 27.04 37,086,761,174 22.67 2,974,884,522 12.37 10,055,522,960 37.20 1. Tài sản cố định 24,442,006,195 89.13 22,983,370,983 85.03 30,725,583,258 82.85 1,541,364,788 7.19 7,742,212,275 33.69 2. Tài sản dở dang dài hạn 2,410,723,651 10.02 3,846,640,829 14.23 4,702,919,170 12.68 1,435,917,178 59.56 856,278,341 22.26 3. Tài sản dài hạn khác 203,623,846 0.85 246,226,402 0.91 1,658,258,746 4.47 42,602,556 20.92 1,412,032,344 573.47 Tổng cộng tài sản 92,868,101,950 100 99,983,683,862 100 163,607,459,862 100 7,115,672,912 7.66 63,623,776,000 63.62 A. Nợ phải trả 82,372,294,637 88.70 72,469,439,716 72.48 125,092,005,090 76.46 (20.048.104.921) (24.34) 52,622,565,374 72.61 1. Nợ ngắn hạn 69,249,698,477 84.07 62,324,189,716 86.00 116,131,314,741 92.74 (6,925,508,761) (10) 53,807,125,025 86.33 2. Nợ dài hạn 13,122,596,160 15,93 10,145,250,000 14.00 8,960,690,349 7.16 (2,977,346,160) (22.69) (1,184,559,651) (11.68) B. Vốn chủ sở hữu 10,495,716,313 11.30 27,514,244,146 27.52 38,515,454,772 23.54 17,018,482,833 162.15) 11,001,210,626 39.98 1. Vốn chủ sở hữu 10,495,716,313 100 27,514,244,146 100 38,515,454,772 100 17,018,482,833 100 11,001,210,626 39.98 Tổng cộng nguồn vốn 92,868,101,950 100 99,983,683,862 100 163,,495,862 100 7,115,672,912 100 63,623,776,000 63.63 Nguồn: Phòng Kế toán công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An, 2020 42 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ 2.1.5.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Bảng 2: Kết quả sản xuất kinh doanh công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An giai đoạn năm 2017-2019Đơn vị tính: VND Nguồn: Phòng Kế toán-cty cổ phần dệt may Phú Hòa An, 2020 (Đơn vị tính: VND) Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh 2017/2018 2018/2019 Giá trị (đồng) Gía trị (đồng) Gía trị (đồng) (+/-) % (+/-) % 1. Doanh thu bán hàng và CCDV 151,879,049,974 216,752,342,049 236,589,088,986 64,873,292,075 42,71 19,836,746,937 9,15 2. Giảm trừ doanh thu - - - - - - - 3. Doanh thu thuần bán hàng và CCDV 151,879,049,974 216,752,342,049 236,589,088,986 64,873,292,075 42,71 19,836,746,937 9,15 4. Gía vốn hàng bán 134,152,431,010 182,468,800,688 203,953,904,844 48,316,369,678 36,02 21,485,104,156 11,77 5.Lợi nhuận gộp 17,726,618,964 34,283,541,361 32,635,184,142 16,556,922,397 93,4 (1,648,357,219) (4,81) 6. Doanh thu tài chính 72,054,269 73,373,189 337,557,091 1,318,893 1,83 264,183,902 360,06 7. Chị phí tài chính 3,846,806,067 3,942,579,775 3,738,800,078 95,773,708 2,49 (203,779,697) (5,17) 8. Chi phí bán hàng 5,081,577,883 9,419,223,603 7,716,883,538 4,337,645,720 85,36 (1,702,340,065) (18,07) 9. Chi phí quản lý DN 4,473,776,147 6,459,953,279 6,334,267,901 1,986,177,132 44,4 (125,685,378) (1,95) 10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 4,396,513,156 14,535,157,778 15,182,789,716 10,138,644,622 230,61 647,631,938 4,46 11. Thu nhập khác 365,848,987 190,460,252 204,121,060 175,388,735) (47,94) 13,660,808 7,17 12. Chi phí khác 897,633,822 2,213,953,374 1,149,122,703 1,316,319,552 146,64 (1,064,830,671) (48,10) 13. Lợi nhuận khác (531,784,835) (2,023,493,122) (945,001,643) (2,022,961,337) 380,09 1,078,491,479 (53,30) 14. Lợi nhuận kế toán trước thuế 3,864,728,328 12,511,664,656 14,247,788,073 8,646,936,328 223,74 1,726,123,417 13,80 15. Lợi nhuận kế toán sau thuế 3,864,728,328 12,018,527,833 13,101,210,626 8,153,799,505 210,98 1,082,682,793 9,01 16. Lãi cơ bản trên cổ phần 1,932 4,807 5,24 2,875 148,80 0,433 9,07 43 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ Bảng trên cho thấy doanh thu thuần của công ty có xu hướng tăng đều qua các năm, từ năm 2017-2019. Doanh thu tăng từ 151.879 tỷ năm 2017 lên 216,672 tỷ năm 2018 và tiếp tục tăng lên 236,589 tỷ năm 2019. Tăng mạnh nhất là từ năm 2017-2018 chiếm tỷ trọng là 42,71% tương đương với giá trị 64,873 tỷ đồng cho thấy công ty đang tích cực gia tăng các hoạt động sản xuất sau giai đoạn cải tạo đầu tư thêm các cơ sở hạ tầng. Gía vốn hàng bán có xu hướng tăng qua các năm, cụ thể năm 2017-2018 giá vốn hàng bán tăng hơn 48,31 tỷ tương đương với 36,02%, năm 2018-2019 tiếp tục tăng nhưng có xu hướng tăng chậm hơn cụ thể là tăng hơn 21,48 tỷ tương đương với 11,77%. Nguyên nhân tăng có thể do tỉ lệ lạm phát, bên cạnh đó tăng phí vận chuyển, các chi phí phát sinh liên quan. Ngoài ra việc doanh nghiệp nhập các nguyên liệu từ nước ngoài sẽ ảnh hưởng đến việc tăng giá nguyên vật liệu qua các giai đoạn. Doanh thu từ hoạt động tài chính có sự biến động. Từ năm 2017-2018 giá trị tăng hơn 1,31 tỷ tương đương với 1,83%, nhưng đến năm 2019 thì tăng mạnh cụ thể tăng giá trị lên đến 264,18 tỷ tương đương với 360,06%. Điều đó cho thấy ngoài doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, có thể công ty đang chú trọng thêm một số hoạt động khác như lãi vay, lãi từ tiền gửi ngân hàng, lãi từ việc đầu tư cổ phiếu hàng hoặc một số chiếu khấu thanh toán khác để làm gia tăng giá trị thu về cho công ty. Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng qua các năm, cụ thể từ 2017-2018 tăng hơn 8,15 tỷ tương đương với 210,98%, từ năm 2018-2019 có tăng nhưng không đáng kể cụ thể tăng hơn 1,08 tỷ tương đương với 9,01%. Nguyên nhân của lợi nhuận tăng có thể là do doanh thu bán hàng và doanh thu thuần đều tăng. Nhìn chung kết quả hoạt động của công ty có sự tăng trong giai đoạn 2017- 2019, đặng biệt lợi nhuận sau thuế tăng mạnh trong giai đoạn 2017-2018. 2.1.5.3 Tình hình lao động của công ty. Lao động là một trong những nguồn lực sản xuất, là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong quá trình sản xuất, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế việc tăng-giảm, lựa chọn, tuyển dụng và đào tạo người lao 44 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ động là một yếu tố được các doanh nghiệp đặc biệt chú trọng để đảm bảo nguồn nhân lực hoạt động với hiệu suất tốt nhất. Bảng 3: Tình hình lao động của công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An qua 3 năm 2017-2019 Đơn vị: Người Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chỉ tiêu Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Số lượng Số lượng Số lượng % % % Tổng số lao động 854 100 864 100 845 100 1. Phân theo trình độ Đại học 28 3.28 31 3.59 32 3.79 Cao đẳng, trung cấp 46 5.39 52 6.02 51 6.04 Lao động phổ thông 780 91.33 781 90.39 762 90.18 2. Phân theo giới tính Nam 195 22.83 198 22.92 227 26.86 Nữ 659 77.17 666 77.08 618 73.14 3.Tính chất công việc Gián tiếp 75 8.78 78 9.03 76 8.99 Trực tiếp 779 91.22 786 90.97 769 91.01 Nguồn: Phòng Nhân sự Công ty CP Dệt may Phú Hòa An, 2020 Qua bảng trên ta thấy tình hình lao động của công ty biến động qua các năm, năm 2018 so với năm 2017 tăng nhẹ từ 864 lên 854 lao động tương ứng với tăng 1,17%, năm 2019 số lao động lại giảm còn 845 giảm so với năm 2018 là 2,19%. Dâu hiệu này cho thấy việc sản xuất kinh doanh chưa thật sự tăng trưởng.  Xét về trình đồ học vấn Nhìn chung số lượng lao động tăng giảm đều qua các năm ở tất các cấp bậc về trình độ học vấn. Cụ thể: lao động phân theo trình đồ đại học, cao đẳng, trung cấp tăng qua các năm, đối với trình độ đại học năm 2018 tăng 10,71% so với năm 2017 và năm 2019 tăng 3,23% so với năm 2018. Vì hình thức sản xuất của công ty cần lượng lớn lao động trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty chú trọng cao hơn về tay nghề nên không yên cầu quá cao về trình độ học vấn đối với công nhân lao động. Vì thế, số lượng lao động phổ thông chiếm tỉ trọng đáng kể trong cơ cấu lao động của công 45 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ ty. Tuy vậy, lao động ở trình độ Đại học Cao đẳng tỷ trọng lại tăng cao qua các năm. Điều này cho thấy, công ty đang chú trọng đến lao động có năng lực, kỹ năng chuyên môn cần thiết để đảm nhiệm mỗi một chức năng, nhiệm vụ khác nhau trong Công ty nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển.  Xét về lao động phân theo giới tính. Nhìn chung số lượng nhân viên nữ chiếm tỉ lệ cao hơn nam giới. Thực tế cho thấy, tỉ lệ nữ cao hơn nam vì đây là 1 công ty dệt may, cần sự khéo léo, tỉ mỉ trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, sự phân bổ số lượng nữ giới trong công ty chủ yếu là vào các chuyền may, và các công đoạn cần sự tỉ mỉ, chính xác cao. Trong 3 năm từ 2017- 2019 tỷ lệ lao động nữ giảm nhẹ so với tỉ lệ lao động nam, cụ thể: năm 2018 giảm 0,09% so với năm 2017 và năm 2019 giảm 3,94% so với năm 2018. Vì tỉ lệ nữ cao nên công ty sẽ phải chú trọng hơn trong các chế độ và phân bổ, bố trí nhân lực khi nhân viên đau ốm, nghỉ thai sản,  Xét về tính chất sản xuất Do tính chất công ty là một doanh nghiệp chuyên về gia công hàng may mặc. Vì thế, lao động trực tiếp chiếm phần lớn trong cơ cấu lao động của công ty. Tỷ lệ nguồn lao động của công ty có xu hướng biến động qua các năm 2017-1019 nên tỷ lệ về tính chất sản xuất của lao động cũng thay đổi theo. 2.2 Thực trạng công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty. 2.2.1 Đặc điểm nguyên vật liệu Vai trò: Nguyên liệu đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nguyên liệu phải đảm bảo về số lượng và phải đảm bảo đạt từng tiêu chuẩn cụ thể để tạo nên sản phẩm có cấu tạo và chất lượng cần thiết. Phân loại nguyên liệu: Phân chia theo nguồn gốc nguyên liệu: + Nguyên liệu nhập từ các đơn hàng của các đơn vị đặt gia công gửi về. + Nguyên liệu nhập từ các đơn hàng của các đơn hàng của đơn vị đặt gia công gửi về. + Nguyên liệu đặt mua từ nước ngoài. 46 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ + Nguyên liệu nhập nội địa. + Nguyên liệu tự sản xuất. Đối với công ty, do tính chất hoạt động sản xuất của công ty chủ yếu là gia công hàng may mặc xuất khẩu, nên số lượng và giá trị của hàng nguyên liệu nhập từ các đơn vị đặt hàng từ nước ngoài chiếm khối lượng lớn và đáng kể số lượng các loại nguyên liệu của công ty. Công ty nhận vải các đơn vị đặt hàng và sản xuất theo đơn đặt hàng đã đặt theo hợp đồng. Phân loại theo đặc tính của nguyên liệu: + Vải may chính + Cổ bo, rip. + Vải lót Vải may chính và cổ bo là 2 loại nguyên liệu được nhập nhiều nhất tại kho của công ty. Mỗi khách hàng, mỗi đơn hàng, mỗi style laị được cung cấp mỗi loại vải và cổ bo khác nhau tùy vào nhu cầu đặt hàng của khách hàng. Vì vậy, những loại này có độ đa dạng vào phong phú cả về chất liệu và màu sắc và mức độ dày, mỏng khác nhau. Nguyên vật liệu của công ty Nguyên liệu Vật liệu VẢI DÂY KÉO CỔ NÚT BO NHÃN MÓC TREO HẠT SIZE HẠT TRANG TRÍ DÂY LUỒN CHỈ DÂY VIỀN BĂNG KEO DÂY ĐAI KIỆN BAO NILON 47 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ 2.2.2 Quy trình sản xuất Ki m tra ch t May Kiểm tra chất Xả vải Cắt- chuẩn ể ấ l ng bán lượng nguyên bị ượ thành ph m phụ liệu ẩ Dò kim i Gấp xếp Kiểm tra chất Hút chỉ vụn Ủ lượng thành phẩm Đóng kiện Nhập kho Nguồn: Phòng Kinh doanh Công ty CP Dệt may Phú Hòa An, 2020 Sơ đồ 2. Quy trình sản xuất 48 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ Quy trình công nghệ được miêu tả cụ thể bằng các bước sau: Bước 1: Kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu Chất lượng nguyên liệu ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm, đến năng suất khâu cắt, năng suất chuyền may vì vậy cần phải kiểm tra trước khi đưa vào sản xuất. Khi kiểm tra các thông số trên cây vải rồi mở kiện hàng ra để kiểm tra. + Số lượng + Khổ vải + Chủng loại + Màu sắc + Trọng lượng + . Yêu cầu về chất lượng đối với nguyên phụ liệu: + Độ co của vải + Mùa của vải + Lỗi vải + Độ bám dính của dựng + Bước 2: Xả vải Bước tiếp theo là xả vải, có nhiều phương pháp xả vải nhưng hiện nay công ty áp dụng máy xả vải vào trong quá trình xả vải, đối với việc trải vải thì vẫn dùng các phương pháp thủ công. Yêu cầu kĩ thuật khi trải vải: + Trải vải phải đảm bảo không bị bai, giãn. + Hai mép song song với mép bàn. 49 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ + Các lớp vải phải êm phẳng (dùng gạt cho phẳng). + Trải xong dùng kẹp kẹp lại tránh xô lệch khi cắt vải. + Bước 3: Cắt vải Sau khi trải vải xong, trải sơ đồ cắt do phòng công nghệ ban hành lê bề mắt vải để tiến hành cắt chi tiết bán thành phẩm theo sơ đồ. Thiết bị sử dụng trong quá trình cắt: + Máy cắt phá + Máy cắt gọt + Máy cắt vòng + Kẹp giữ vải Bước 4: Kiểm tra chất lượng bán thành phẩm QC kiểm tra bán thành phẩm trước khi đưa ra chuyền sản xuất. Tổ trưởng chuyền may nhận bán thành phẩm từ xưởng cắt, tổ trưởng điều hành sản xuất sản phẩm trên dây chuyền từ bán thành phẩm cho hết chuyền may. Bước 5: May Công đoạn may là công đoạn được tiến hành được tuân thủ theo hướng dẫn kỹ thuật và yêu cầu kỹ thuật của từng mã hàng bao gồm các công việc sau: + Sang dấu + Là + May + Thùa khuyết + Đính cúc + Ngoài ra còn có các yêu cầu khác như: thêu, dập và các yêu cầu kĩ thuật cho từng loại sản phẩm. 50 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ Bước 6: Kiểm tra chất lượng thành phẩm Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm may phải được tuân thủ theo một thứ tự nhất định với các điểm kiểm tra cần thiết nhằm không bỏ sót lỗi nhưng vẫn đạt năng suất cao trong kiểm tra chất lượng sản phẩm. Cần phải xác định rõ quy trình kiểm tra cho từng loại mặt hàng và có điều chỉnh với từng mã hàng cho phù hợp. Bước 7: Hút chỉ vụn Hút chỉ vụn là công việc hút đi các bụi bẩn, chỉ thừa còn sót lại trên quần áo. Bước 8: Ủi Ủi được coi là công đoạn quan trọng trong sản xuất hàng may mặc. Nhờ công đoạn ủi mà sản phẩm có khuyết tật nhỏ trong khi may có thể sửa chữa được và làm đẹp thêm lên. Bước 9: Gấp xếp Sản phẩm sau khi hoàn chỉnh sẽ được gấp xếp tùy theo chủng loại sản phẩm, cấp chất lượng, yêu cầu kĩ thuật của từng mã hàng sẽ có cách xếp khác nhau, khi gấp xếp phải đảm bảo tính thẩm mĩ. Bước 10: Dò kim Trong quá trình gấp xếp hoàn chỉnh công đoạn dò kim để phát hiện đầu kim bị gãy trong quá trình may sản phẩm để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Bước 11: Đóng kiện. Bao bì đóng gói là giai đoạn cuối cùng của sản xuất công nghiệp, bao bì howpk quy cách, không những đảm bảo chất lượng mà còn tăng vẻ đẹp của sản phẩm. Trong sản xuất hàng may công nghiệp có rất nhiều cỡ vóc và màu sắc khác nhau. Nếu bao gói không chính xác cho việc giao nhận với khách hàng, tùy theo mặc hàng và giá trị sản phẩm mà có cách đóng thùng khác nhau. Bước 12: Nhập kho Sản phẩm sau khi đóng kiện sẽ đem vào nhập kho. 51 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ Trong quá trình sản xuất không thể tránh khỏi các trường hợp sai sót do nhiều nguyên nhận chủ quan cũng như khách quan khác nhau, tùy vào mức độ mà công ty có những phương pháp phù hợp để giải quyết vấn đề đó. 2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty 2.2.3.2 Nhân tố chủ quan - Về phương pháp nhập xuất nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu của công ty được nhập kho theo từng lô hang vì thế có thể kiểm soát được số lượng một cách hợp lý tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi nhiều thời gian độ chính xác cao. - Về phương pháp kiểm nghiệm vật liệu khi nhập kho: Hiện tại phương pháp kiểm nghiệm vật liệu khi nhập kho của công ty được thực hiện một cách nghiêm túc, chính xác theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật mà công ty đề ra. Đối với những nguyên vật liệu không đạt yêu cầu thì công ty sẽ liên hệ với nhà cung cấp và sẽ trả lại trong những trường hợp không khắc phục được tình trạng đó. Do đó nguyên vật liệu đầu vào của công ty luôn đạt chất lượng khá tốt. - Về mã hóa vật liệu: Công tác mã hóa của công ty được thực hiện khá tốt. Vì danh mục nguyên vật liệu của công ty rất phong phú và đa dạng, đối với với từng nguyên vật liệu cụ thể công ty sẽ tiến hành mã hóa một cách chi tiết tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý nguyên vật liệu. - Về cách thức quản lý: Hiện nay cô ty cổ phần dệt may Phú Hòa An quản lý nguyên vật liệu chủ yếu trên các phần mềm cơ bản như excel, Vì số lượng nguyên vật liệu khá nhiều nên công tác quản lí còn gặp khó khăn. Công ty đang đưa vào dùng thử phần mềm HS-GiMM để quản lí nguyên vật liệu, trong tương lai có thể sẽ dùng nó để quản lí nguyên vật liệu cho công ty. - Về số lượng, chủng loại và đặc tính lý hóa của nguyên vật liệu: Do công ty có rất nhiều kho chẳng hạn như kho vật tư, kho bao bì – phụ kiện, kho nguyên liệu, kho bán thành phẩm, kho thành phẩm, mỗi kho có hàng trăm mã vật tư với chủng loại đa dạng. Do đó, để quản trị hết cũng không phải là vấn đề nhỏ, đặc biệt là nguyên vật liệu có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng cũng như hiệu quả sử dụng vốn. 52 SVTH: Đoàn Thị Tâm
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ - Tình hình tài chính của công ty: Bất kỳ công ty nào khi kinh doanh trên thị trường đầy biến động này đều gặp vấn đề tài chính dù ít hay nhiều, Công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An cũng vậy. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình mua, cung ứng nguyên vật liệu cũng như làm cho quá trình sản xuất bị đình trệ, không thực hiện theo kế hoạch, từ đó ảnh hưởng đến uy tín và vị thế của công ty trên thị trường. 2.2.3.2 Nhân tố khách quan - Giá cả của nguồn nguyên vật liệu trên thị trường: Giá cả nguyên vật liệu thường xuyên biến động, nguyên liệu quan trọng mà công ty mua chủ yếu ở nước ngoài có chi phí cao hơn nhiều do thuế nhập khẩu và các chi phí vận chuyển, bảo quản, - Nhà cung cấp: Đa phần các nguyên vật liệu chính của công ty đều được tiến hành mua ở Trung Quốc nên chi phí và thời gian bỏ ra không nhỏ và công tác đổi trả hàng cũng khá khó khăn nên mỗi quyết định mua nguyên vật liệu đều phải cẩn thận trong các công tác dự đoán, kiểm tra, - Hệ thống giao thông vận tải: Đa phần các nguyên vật liệu chính của công ty đều được mua ở nước ngoài, các nguyên vật liệu này được vận chuyển bằng tàu biển, chở về nhà máy bằng các xe tải với thời gian từ khi có hợp đồng đến khi về công ty cũng kéo dài 1 đến gần 2 tháng. Điều này ảnh hưởng đến kế hoạch cũng như tiến độ hoạt động sản xuất của công ty. 2.2.4 Phần mềm HS-GiMM trong quản trị nguyên vật liệu tại công ty 2.2.4.1 Khái quát về phần mềm HS-GiMM Phần mềm quản lý sản xuất ngành dệt may HS-GiMM được sử dụng trong các công ty dệt may để quản lý quá trình sản xuất ngành dệt may được hiệu quả nhất, đặc biệt phần mềm quản lý sản xuất được được thiết kế với giao diện thân thiện với người dùng, dễ sử dụng và thao tác, phù hợp với tất cả mọi người. Phần mềm quản lý sản xuất ngành dệt may HS-GiMM là một trong những phần mềm khép kín từ công đoạn tiếp nhận đơn hàng cho đến khi lập kế hoạch sản xuất và thực hiện sản xuất. Các cán bộ quản lý có thể dễ dàng kiểm soát việc quản lý sản xuất 53 SVTH: Đoàn Thị Tâm