Khóa luận Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2018

pdf 72 trang thiennha21 19/04/2022 3690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_cong_tac_quan_ly_nha_nuoc_ve_dat_dai_cua.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2018

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LƯƠNG THỊ OANH Tên dề tài : ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI CỦA XÃ QUANG SƠN, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2014 - 2018 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Quản lý Đất đai Khoa: Quản lý Tài nguyên Khóa học: 2015 - 2019 Thái Nguyên – 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LƯƠNG THỊ OANH Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI CỦA XÃ QUANG SƠN, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2014 - 2018 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Quản lý Đất đai Lớp: K47- QLĐĐ - N02 Khoa: Quản lý Tài nguyên Khóa học: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Quang Thi Thái Nguyên - 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đến nay em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ rất nhiều của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới các thầy, cô giáo trong trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên nói chung và các thầy cô giáo trong khoa Quản lý Tài Nguyên và bộ môn Quản lý Đất đai nói riêng đã tận tình giảng dạy dỗ em trong thời gian qua. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến thầy TS. Nguyễn Quang Thi, thầy đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Trong thời gian làm việc với thầy, em không ngừng tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích mà còn học tập được tinh thần làm việc, thái độ nghiên cứu khoa học nghiêm túc, hiệu quả, đây là nền tảng cho tương lai của em. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn các cô, các chú, các anh, các chị tại Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong việc cung cấp thông tin cũng như đóng góp ý kiến có liên quan đến việc nghiên cứu, giúp em hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp của mình. Sau cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã động viên, đóng góp ý kiến và là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài. Với thời gian và khả năng còn hạn chế, đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót.Em mong nhận được sự góp ý chân tình từ các thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Lương Thị Oanh
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Kết quả đo đạc thành lập bản đồ huyện Đồng Hỷ 22 Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Quang Sơn năm 2018 30 Bảng 4.2: Tổng hợp tài liệu trong bộ hồ sơ địa giới hành chính 31 Bảng 4.3: Kết quả lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch sử dụng đất 33 Bảng 4.4: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2018 35 Bảng 4.5: Thống kê kết quả chuyển mục đích sử dụng đất xã Quang Sơn giai đoạn 2014 – 2018 36 Bảng 4.6: Tổng hợp thành phần hồ sơ địa chính 38 Bảng 4.7. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xã Quang Sơn (từ năm 2014 đến 2018) 38 Bảng 4.8: Kết quả thu ngân sách về việc sử dụng đất đai xã Quang Sơn 44 Bảng 4.9: Kết quả thu ngân sách về việc xử lý vi phạm sử dụng đất của xã Quang Sơn giai đoạn 2014 - 2018 44 Bảng 4.10: Tổng hợp kết quả thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giai đoạn 2014 – 2018 45 Bảng 4.11: Tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất tại xã Quang Sơn giai đoạn 2014 – 2018 47 Bảng 4.12: Kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tranh chấp đất đai của xã Quang Sơn giai đoạn 2014 – 2018 50
  5. iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Dịch nghĩa 1 ĐGHC Địa giới hành chính 2 ĐVHC Đơn vị hành chính 3 GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 4 KH - UBND Kế hoạch - Ủy ban nhân dân 5 NĐ- CP Nghị định – Chính phủ 6 QH - KHSD Quy hoạch – kế hoạch sủ dụng 7 TN – MT Tài nguyên – Môi trường 8 TT - BTNMT Thông tư – Bộ tài nguyên môi trường 9 UBND Ủy ban nhân dân 10 V/v Về việc 11 XHCN Xã hội chử nghĩa
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv PHỤ LỤC vi Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1.Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học của công tác quản lý nhà nước về đất đai 4 2.1.1. Những hiểu biết chung về công tác quản lý nhà nước về đất đai 4 2.1.2. Cơ sở pháp lý đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta 5 2.1.3. Công tác quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước 8 2.2. Khái quát tình hình quản lý và sử dụng đất 15 2.2.1 Tình hình quản lý và sử dụng đất trên thế giới 15 2.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất ở Việt Nam 18 2.3. Khái quát về tình hình công tác quản lý nhà nước về đất đai đối với huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 21 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 24 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 24
  7. v 3.2 Thời gian địa điểm nghiên cứu . 24 3.3. Nội dung nghiên cứu 24 3.4. Phương pháp nghiên cứu 25 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 25 3.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp 25 3.4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 25 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 26 4.1.1 Điều kiện tư nhiên 26 4.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội. 28 4.2. Hiện trạng sử dụng đất xã Quang Sơn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên năm 2018 29 4.3. Công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 – 2018 31 4.3.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó 31 4.3.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính 31 4.3.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất 32 4.3.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 34 4.3.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất 36 4.3.6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất. 37 4.3.7. Đăng kí đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 37
  8. vi 4.3.8. Thống kê, kiểm kê đất đai. 39 4.3.9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai 40 4.3.10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất 42 4.3.11. Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất 45 4.3.12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai 46 4.3.13. Phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai 48 4.3.14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai 49 4.3.15. Quản lý hoạt động dịch vụ công về đất đai 50 4.4. Đánh giá sự hiểu biết của người dân về công tác quản lý nhà Nhà nước về đất đai của xã Quang Sơn 52 4.5. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai 56 4.5.1. Thuận lợi 56 4.5.2. Khó khăn, tồn tại 56 4.5.3.Giải pháp 56 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 58 5.1. Kết luận 58 5.2. Đề nghị 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 PHỤ LỤC
  9. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1.Đặt vấn đề Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là nơi sinh sống, là địa bàn phân bố của nơi dân cư, lao động của con người và xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh. Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về số lượng, về diện tích, có tính cố định về vị trí. Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa tăng nhanh đã làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày một tăng cao, trong khi đó tài nguyên đất là hữu hạn. Vì vậy vấn đề đặt ra đối với Đảng và nhà nước ta là làm thế nào để sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên đất đai. Trong giai đoạn hiện nay, đất đai đang là một vấn đề hết sức nóng bỏng. Quá trình phát triển kinh tế xã hội đã làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày càng đa dạng. Các vấn đề trong lĩnh vực đất đai phức tạp và vô cùng nhạy cảm. Do đó cần có những biện pháp giải quyết hợp lý để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các đối tượng trong quan hệ đất đai. Nên công tác quản lý nhà nước về đất đai có vai trò rất quan trọng. Xã Quang Sơn là 1 xã có đường Quốc lộ 1B đi qua nối trung tâm kinh tế của tỉnh Thái nguyên với tỉnh Lạng Sơn, có nhà máy xi măng Quang Sơn và nằm cạnh nhà máy xi măng La Hiên huyện Võ Nhai. Về giao thông được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước nên một số trục giao thông của địa phương đã được nâng cấp và bê tông hóa, thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội của địa phương trong thời gian qua nhu cầu về đất đai ngày càng tăng lên khiến cho quá trình sử dụng đất có nhiều biến động lớn, dẫn đến công tác quản lý và sử
  10. 2 dụng đất đai trên địa bàn cần được quan tâm nhiều hơn, làm thế nào để có thể sử dụng hợp lý, khoa học và có hiệu quả nguồn tài nguyên đất. Chính vì vậy công tác quản lý nhà nước về đất đai quy định trong 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai của Luật đất đai 2013 luôn được Đảng bộ và chính quyền xã biệt quan tâm. Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên và dưới sự hướng dẫn của thầy giáo: TS. Nguyễn Quang Thi, em tiến hành thực hiện đề tài:‘‘Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2018’’ 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Quang Sơn - Nêu được hiện trạng sử dụng của xã Quang Sơn - Đánh giá được công tác quản lý nhà nước về đất đai tại xã Quang Sơn giai đoạn 2014 - 2018 theo 15 nội dung của Luật đất đai 2013. - Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Quang Sơn.
  11. 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Củng cố những kiến thức đã học và bước đầu làm quen với công tác quản lý nhà nước về đất đai ngoài thực tế. Giúp cho sinh viên nắm chắc hơn những kiến thức đã học trong nhà trường, học hỏi được kinh nghiệm thực tế để phục vụ cho công việc. Trang bị cho sinh viên ra trường có kiến thức áp dụng vào thực tiễn phục vụ cho công tác quản lý sử dụng đất đai có hiệu quả hơn. - Đề tài hoàn thành sẽ là tài liệu học tập tốt cho các bạn sinh viên. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài nghiên cứu tình hình quản lý nhà nước về đất đai tại xã Quang Sơn giai đoạn 2014- 2018, nhằm rút ra được những tồn tại và khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về đất đai và những nguyên nhân chủ yếu, từ đó đưa ra những giải pháp giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai được tốt hơn.
  12. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của công tác quản lý nhà nước về đất đai 2.1.1. Những hiểu biết chung của công tác quản lý nhà nước về đất đai  Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai Quản lý Nhà nước về đất đai là tổng hợp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai, đó là các hoạt động lắm chắc tình hình sử dụng đất, phân phối và phân phối lại quỹ đất theo quy hoạch, kế hoạch, kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất, điều tiết các nguồn lợi từ đất đai.  Chức năng của quản lý Nhà nước về đất đai Thứ nhất: Nhà nước phải nắm chắc tình hình đất đai, tức là Nhà nước biết rõ các thông tin chính xác về số lượng đất đai, về chất lượng đất đai, về tình hình hiện trạng của việc quản lý và sử dụng đất đai. Thứ hai: Nhà nước thực hiện việc phân phối và phân phối lại đất theo quy hoạch, kế hoạch chung thống nhất. Thứ ba: Nhà nước thường xuyên thanh tra, kiểm tra chế độ quản lý và sử dụng đất đai. Thứ tư: Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai.  Nguyên tắc của quản lý nhà nước về đất đai - Đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của Nhà nước. - Đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất đai, giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người trực tiếp sử dụng. - Tiết kiệm và hiệu quả.  Mục đích quản lý nhà nước về đất đai - Bảo vệ quyền sở hữu nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.
  13. 5 - Đảm bảo sử dụng hợp lý quỹ đất của quốc gia. - Tăng cường hiệu quả sử dụng đất. - Bảo vệ đất, cải tạo đất, bảo vệ môi trường.  Phương pháp quản lý nhà nước về đất đai - Các phương pháp thu thập thông tin về đất đai như phương pháp thống kê, phương pháp toán học, phương pháp điều tra xã hội học. - Các phương pháp tác động đến con người trong quá trình quản lý đất đai như: phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế, phương pháp tuyên truyền, giáo dục.  Công cụ quản lý nhà nước về đất đai - Công cụ pháp luật: Pháp luật là công cụ không thể thiếu được của một Nhà nước, Nhà nước dùng pháp luật để tác động vào ý chí của con người để điều chỉnh hành vi của con người. - Công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai: Công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một nội dung không thể thiếu trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Vì vậy Luật Đất đai năm 2013 quy định “ Nhà nước quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch”. - Công cụ tài chính: Tài chính là tổng hợp các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính của các chủ thể kinh tế. 2.1.2. Cơ sở pháp lý đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta Dựa trên hệ thống luật đất đai, văn bản dưới luật là cơ sở vững nhất. Những văn bản dưới Luật này có vai trò quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai và tạo cơ sở vững chắc cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai. Hệ thống văn bản pháp luật về đất đai bao gồm: - Luật Đất đai năm 2013;
  14. 6 - Hiến pháp 2013; - Nghị định 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; - Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; - Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; - Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất; - Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; - Thông tư số 24/ 2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 về việc vẽ hồ sơ địa chính; - Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 của Bộ Tài nguyên & Môi trường về việc vẽ bản đồ địa chính; - Thông tư số 26/2014TT-BTNMT ngày 28/05/2014 của Bộ Tài nguyên & Môi trường ban hành quy trình và định mức kinh tế- kỹ thuật, xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường; - Thông tư số 28/2014TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ Tài nguyên & Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; - Thông tư số 29/2014TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ Tài nguyên & Môi trường về quy định việc chi tiết lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
  15. 7 - Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất,thu hồi đất; - Thông tư số 34/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về xây dựng quản lý khai thác hệ thống thông tin đất đai; - Thông tư 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết phương pháp định giá đất, xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất, định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất; - Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; - Thông tư số 76/2014/TT-BTNMT ngày 16/06/2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05 của Chính Phủ quy định về thu tiền sử dụng đất; - Thông tư số 77/2014/TT-BTNMT ngày 16/06/2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/05 của Chính Phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; - Thông tư số 02/2014/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính Phủ; - Thông tư 74/2015/TT-BTC hướng dẫn lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; - Thông tư 02/2015/TT-BTC sửa đổi Thông tư 48/2012/TT-BTC hướng dẫn việc xác định giá khởi điểm và chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất;
  16. 8 - Thông tư liên tịch 14/2015/TTLT-BTNMT-BTP Quy định việc tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất; - Căn cứ vào số liệu, tài liệu về thống kê, kiểm kê đất của xã Quang Sơn qua các năm; - Căn cứ vào phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020. 2.1.3. Công tác quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước Để công tác quản lý đất đai phù hợp với tình hình mới, Luật Đất đai năm 2013 ra đời đã góp phần vào vệc quản lý đất đai trong quá trình phát triển của đất nước. Công tác quản lý đất đai đã đáp ứng được phần nào yêu cầu và đạt được kết quả như sau: 2.1.3.1. Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó. Trong thời gian qua, ở cấp trung ương, công tác quản lý nhà nước về đất đai đã tập trung triển khai thi hành các chính sách, pháp luật, theo dõi, đánh giá tình hình thi hành Luật Đất đai ở các địa phương, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc khó khăn; rà soát, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình 1 năm thực hiện Luật Đất đai; trình Chính phủ ban hành bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thi hành Luật và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Ban hành 5 thông tư, thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành Luật và các nghị định quy định chi tiết thi hành. Triển khai kiểm tra việc triển khai thi hành Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Ở cấp địa phương, đã ban hành hơn 450 văn bản cơ bản hoàn thành việc ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật và các nghị định quy định chi tiết thi hành.
  17. 9 2.1.3.2. Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính Tại hầu hết các địa phương đã hoàn thành xong việc cắm mốc địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. Thực hiện tốt việc phân giới cắm mốc tuyến biên giới với các nước láng giềng như: Trung Quốc, Lào, Campuchia (đã xây dựng được 256 vị trí mốc). Tổ chức tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ phân giới, cắm mốc địa giới hành chính và tuyên truyền nhân dân cùng bảo vệ. 2.1.3.3. Công tác đo đạc bản đồ, lập bản đồ địa chính Trong lĩnh vực đo đạc bản đồ, hệ thống ảnh hàng không, vệ tinh trùm phủ 90% diện tích cả nước, một mặt đáp ứng đo vẽ bản đồ địa hình, mặt khác sử dụng để thành lập nền bản đồ địa chính. Hệ quy chiếu quốc gia VN - 2000, hệ thống các điểm tọa độ, độ cao Nhà nước đã được hoàn thành và được Thủ tướng ra quyết định đưa vào sử dụng từ ngày 12/9/2000. Đến nay, đã hoàn thành và bàn giao lưới tọa độ hạng III cho tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính nói riêng và các loại bản đồ khác. Trong đó đã hoàn thành và bàn giao sản phẩm dự án Thành lập cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý tỷ lệ 1/10.000 gắn với mô hình số độ cao phủ trùm toàn quốc; dự án Thành lập cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý tỷ lệ 1/2.000, 1/5.000 các khu vực đô thị, khu công nghiệp, khu vực kinh tế trọng điểm cho 56/61 tỉnh, thành phố sử dụng phục vụ các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng tại địa phương . 2.1.3.4. Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đây là vấn đề khó khăn mà ngành địa chính gặp phải.Trong những năm qua, công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện và có nhiều chuyển biến tích cực.
  18. 10 Hiện tại 100% tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã triển khai việc lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất (2016-2020) phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và từng địa phương. - Đối với cấp tỉnh: Bộ đã trình Chính phủ xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) cho 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Đối với cấp huyện: có 352 đơn vị hành chính cấp huyện được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 49,93%); có 330 đơn vị hành chính cấp huyện đang triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 46,81%); còn lại 23 đơn vị hành chính cấp huyện chưa triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 3,26%). - Đối với cấp xã: có 6.516 đơn vị hành chính cấp xã được cấp có thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 58,41%); có 2.907 đơn vị hành chính cấp xã đang triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 26,06%); còn lại 1.733 đơn vị hành chính cấp xã chưa triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 15,53%). 2.1.3.5. Công tác giao đất, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất. -Theo Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, nội dung pháp luật về giao đất, cho thuê đất quy định về các vấn đề: căn cứ giao đất, cho thuê đất; hình thức giao đất, cho thuê đất; thẩm quyền giao đất, cho thuê đất; thời hạn giao đất, cho thuê đất; quy trình, thủ tục giao đất, cho thuê đất; giá đất. Theo báo cáo của 56/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đã thực hiện giao đất, cho thuê đất với tổng diện tích hơn 69 nghìn ha cho hơn 3 nghìn tổ chức và gần 2,5 nghìn hộ gia đình, cá nhân để thực hiện các công trình, dự án phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng và đảm bảo nhu cầu đất ở, đất sản xuất cho nhân dân góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đưa nguồn thu từ đất đai trong năm 2015 đạt hơn 40 tỷ đồng.
  19. 11 2.1.3.6. Công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Về cơ bản, công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất được các địa phương triển khai thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt, bảo đảm đúng các quy định của pháp luật về đất đai. Việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất có rừng đặc dụng, phòng hộ được kiểm soát chặt chẽ. Việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất theo Luật Đất đai 2013 đã khắc phục được tình trạng thu hồi đất tràn lan như trước đây; sàng lọc được các nhà đầu tư có năng lực bảo đảm đưa đất vào sử dụng, không để đất đai lãng phí bỏ hoang. Tiếp tục hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các địa phương, đặc biệt là bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các dự án trọng điểm. Quan tâm kiện toàn các tổ chức dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai, ngành Tài nguyên đã chỉ đạo các địa phương nhanh chóng kiện toàn, thành lập Văn phòng đăng ký đất đai, Tổ chức phát triển quỹ đất. 2.1.3.7. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Ngành Tài nguyên đã tập trung chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp để hoàn thiện hồ sơ địa chính, đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Đến nay, cả nước cơ bản hoàn thành mục tiêu cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, đạt trên 94,9% tổng diện tích các loại đất cần cấp. Riêng năm 2015, cả nước đã cấp được hơn 200 nghìn giấy chứng nhận. Hệ thống hồ sơ địa chính tiếp tục được hiện đại hóa. Cả nước đã có 107 đơn vị cấp huyện đang vận hành cơ sở dữ liệu đất đai. Nhiều địa phương đã thực hiện liên thông với hệ thống cơ quan thuế để phục vụ đa mục tiêu (trong đó có 59 đơn vị cấp huyện đã vận hành và quản lý cơ sở dữ liệu đất đai liên thông ở cả 3 cấp), có 9.027 đơn vị cấp xã xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa. 2.1.3.8. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai Hiện nay, Bộ đang chỉ đạo các địa phương thực hiện Chỉ thị 21/CT-
  20. 12 TTg của Thủ tướng Chính phủ thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014. Bộ đã trình Chính phủ phê duyệt; Dự án kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014; xây dựng kế hoạch (Kế hoạch số 02/KH-BTNMT ngày 16/9/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường); tổ chức tập huấn cho 63 tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước; cung cấp tài liệu, công cụ hỗ trợ thực hiện việc kiểm kê đất đai cho các địa phương; tập trung chỉ đạo triển khai công tác thống kê, kiểm kê đất đai năm 2014; tổ chức hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ 63 tỉnh, thành phố; tổ chức các Đoàn kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn chỉ đạo địa phương công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2014. Đến nay, đã tổ chức kiểm tra được 35/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố, hiện đã có: - 10840 đơn vị hành chính cấp xã đã hoàn thành việc điều tra khoanh vẽ các chỉ tiêu kiểm kê ngoài thực địa (chiếm 97,09% tổng số xã). - 8.662 đơn vị hành chính cấp xã đã hoàn thành việc xây dựng bản đồ kết quả điều tra điều tra kiểm kê (chiếm 77,58% số xã). - 5.875 đơn vị hành chính cấp xã hoàn thành tổng hợp số bộ số liệu cấp xã (chiếm 52,61% tổng số xã). - 3.492 đơn vị hành chính cấp xã đã hoàn thành xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất (chiếm 31,27% tổng số xã). - 2.924 đơn vị hành chính cấp xã đã hoàn thành xây dựng báo cáo kết quả thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã năm 2014 (chiếm 26,29% tổng số xã). Nhìn chung công tác thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện theo quy định của Luật Đất đai, phục vụ cho việc đánh giá và hoàn thiện chính sách pháp luật về đất đai, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp, góp phần xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
  21. 13 2.1.3.9. Công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo trong việc quản lý đất đai. Công tác kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng đất đã được tăng cường về số lượng; điều chỉnh về đối tượng, trong đó chú trọng thanh tra, kiểm tra đối với các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai; coi trọng việc chỉ đạo, đôn đốc thực hiện và công khai kết quả thực các kết luận thanh tra. Khiếu nại trong lĩnh vực đất đai đã giảm: năm 2015 có 1.813 vụ việc (chiếm 94% số vụ việc) liên quan đến lĩnh vực đất đai, trong đó có 1.214 vụ việc khiếu nại liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai, chủ yếu là thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, cưỡng chế thu hồi đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 2.1.3.10. Công tác quản lý tài chính về đất đai Hàng năm công tác này được thực hiện thường xuyên theo đúng Luật đất đai. Nguồn tài chính thu được từ đất đai được chi một khoản đáng kể cho công tác đền bù đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất, phần còn lại được nộp vào ngân sách Nhà nước. 2.1.3.11. Quản lý việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của luật đất đai đã được quan tâm thể hiện qua việc lãnh đạo chỉ đại cơ quan chuyên môn thực hiện các nhiệm vụ công tác như: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, công tác bảo lãnh thế chấp quyền sử dụng đất, công tác giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo, công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng. Tất cả các nội dung đều được công khai từ trình tự thủ tục, thời gian thụ lý hồ sơ, các khoản phí lệ phí đảm bảo cho người sử dụng đất dễ dàng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật đất đai.
  22. 14 Việc quản lý và sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân, các tổ chức sử dụng đất đều sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Trong những năm qua do làm tốt công tác quản lý đất đai nên việc vi phạm hành chính về sử dụng đất đã giảm rõ rệt. 2.1.3.12. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai. Trong công tác quản lý và sử dụng đất, các hoạt động về dịch vụ công về đất đai bao gồm các hoạt động như: tư vấn về giá đất, tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; dịch vụ đo đạc thành lập bản đồ địa chính, dịch vụ thông tin đất đai các dịch vụ này được các tổ chức, cá nhân thuộc nhà nước hoặc không thuộc nhà nước thực hiện có thu tiền dưới sự quản lý, cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hiện nay, hầu hết các địa phương trên toàn quốc đã thành lập văn phòng đăng ký QSD đất vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước, vừa cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực quản lý sử dụng đất. 2.1.3.13. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai. Thực hiện mục tiêu xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai, trong thời gian qua, Bộ đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong trên phạm vi cả nước. Đến nay, đã có 121/709 đơn vị cấp huyện đang vận hành cơ sở dữ liệu đất đai trong đó có 59 đơn vị cấp huyện thuộc Dự án VLAP đã vận hành và quản lý cơ sở dữ liệu đất đai liên thông ở cả 3 cấp: Xã - Huyện - Tỉnh, điển hình là Vĩnh Long đã hoàn chỉnh mô hình xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai toàn tỉnh. Đối với Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa, đến nay, đã hoàn thiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa cho 9027 đơn vị cấp xã. Một số các tỉnh đã cơ bản hoàn thành công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính nhưng vẫn chưa vận hành cơ sở dữ liệu đất đai như: thành phố Yên Bái - Yên Bái, huyện Tân Lạc - Hoà Bình, huyện Lộc Bình - Lạng Sơn, thành phố Nam Định
  23. 15 - Nam Định, thị xã Ba Đồn - Quảng Bình, thị xã Buôn Hồ - Đắk Lắk, thành phố Bạc Liêu - Bạc Liêu. 2.1.3.14. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức chính sách, pháp luật về đất đai; biên tập tài liệu phổ biến về những nội dung đổi mới của Luật Đất đai và các Nghị định quy định chi tiết thi hành để sử dụng thống nhất trên cả nước; tổ chức in gần 5.000 cuốn Luật Đất đai và Nghị định để cung cấp cho các Bộ, ngành và các địa phương. Tổ chức Hội nghị giới thiệu những nội dung đổi mới của Luật Đất đai, Hội nghị phổ biến, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ báo cáo viên về pháp luật đất đai; phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức tuyên truyền cho các đối tượng có liên quan (cử trên 60 lượt chuyên gia để phổ biến pháp luật đất đai cho 31 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương); phổ biến Luật Đất đai trên các phương tiện thông tin đại chúng; giới thiệu và trao đổi nhu cầu hợp tác trong triển khai thi hành Luật với các cơ quan ngoại giao, các nhà tài trợ quốc tế. Tại địa phương, 63/63 tỉnh, thành phố trên cả nước đã triển khai công tác phổ biến Luật Đất đai và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật đến các tổ chức, cá nhân bằng nhiều hình thức khác nhau. Nhiều địa phương đã triển khai cụ thể đến cả các đối tượng là cán bộ cấp huyện, cấp xã. 2.2. Khái quát tình hình quản lý và sử dụng đất 2.2.1Tình hình quản lý và sử dụng đất trên thế giới Đối với nước Mỹ Nước Mỹ có diện tích tự nhiên khoảng 9,4 triệu km2, dân số hơn 300 triệu, đất đô thị chuyên dùng chiếm 11,9% diện tích tự nhiên. Là một quốc gia phát triển, Mỹ có hệ thống pháp luật về đất đai rất phát triển có khả năng điều chỉnh được các quan hệ xã hội đa dạng và phức tạp nhất. Luật đất đai của Mỹ
  24. 16 quy định công nhận và khuyến khích quyền sở hữu tư nhân về đất đai; các quyền này được pháp luật bảo hộ rất chặt chẽ như là một quyền cơ bản của công dân. Cho đến nay có thể thấy, các quy định này đang phát huy rất có hiệu quả trong việc phát triển kinh tế đất nước, vì nó phát huy được hiệu quả đầu tư để nâng cao giá trị của đất đai và làm tăng đáng kể hiệu quả sử dụng đất trong phạm vi toàn xã hội. Mặc dù công nhận quyền sở hữu tư nhân, nhưng luật đất đai của Mỹ vẫn khẳng định vai trò ngày càng lớn và có vị trí quyết định của Nhà nước trong quản lý đất đai. Các quyền định đoạt của Nhà nước bao gồm: Quyền quyết định về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, quyền quy định về quy hoạch kiến trúc đô thị và công trình xây dựng; quyền quy định về mục đích sử dụng đất; quyền xử lý các tranh chấp về quyền sử dụng đất và quyền ban hành các quy định về tài chính đất; quyền thu hồi đất thuộc sở hữu tư nhân để phục vụ các lợi ích công cộng trên cơ sở đền bù công bằng cho người bị thu hồi Về bản chất quyền sở hữu tư nhân về đất đai ở Mỹ cũng chỉ tương đương quyền sử dụng đất ở Việt Nam. Đối với Trung Quốc Theo Trung Quốc, quốc gia này đang xây dựng mô hình phát triển theo hình thái xã hội XHCN mang đặc sắc Trung Quốc. Với dân số đông nhất thế giới (1,3 tỷ người năm 2005), trong đó dân số nông nghiệp chiếm gần 80%. Tổng diện tích đất đai toàn quốc là 9.682.796 km2, trong đó diện tích đất canh tác là trên 100 triệu ha, chiếm 7% diện tích đất canh tác toàn thế giới. Trung Quốc bắt đầu công cuộc công nghiệp hóa từ năm 1978, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và cách mạng công nghiệp, tốc độ đô thị hóa ở Trung Quốc cũng diễn ra rất mạnh mẽ. Vì vậy, việc giải quyết quan hệ xã hội về đất đai ở Trung Quốc là rất đáng quan tâm • Đối với Pháp Các chính sách quản lý đất đai của cộng hòa Pháp được xây dựngtrên
  25. 17 một số nguyên tắc chỉ đạo quy hoạch không gian, bao gồm cả chỉ đạo quản lý sử dụng đất đai và hình thành các công cụ quản lý đất đai. Nguyên tắc đầu tiên là phân biệt rõ ràngkhông gian công cộng và không gian tư nhân . Không gian công cộng gồm đất đai, tài sản trên đất thuộc sở hữu Nhà nuóc và tập thể địa phương . tài sản công cộng được đảm bảo lợi ích công cộng có đặc điểm là không thể chuyển nhượng, tức lầ không mua, bán được . Không gian công cộng gồm các công sở, trường học, bệnh viện, nhà văn hóa, bảo tang.Không gian tư nhân song song tồn tại với khong gian công cộng và đảm bảo lợi ích song hành. Quyền sở hữu tài sản là bất khả sâm phạm và thiêng liêng,không ai có quyền buộc người khác phải nhường quyền sở hữu của mình. Chỉ có lợi ích công cộng mới có thể yêu cầu lợi ích tư nhân nhường chỗ và trong trường hợp đó,lợi ích công cộng phải thưch hiện bồi thường một cách công bằng và trên quyền với lợi ích tư nhân. Ở Pháp, chính sách quản lý sử dụng đất canh tác rất chặt chẽ dể đảm bảo sản xuất nông nghiệp bền vững và tuân thủ việc phân vùng sản xuất . Sử dụng đất nông nghiệp, luật pháp quy ddịnh một số cơ bản sau: Việc chuyển đất canh tác sag mục đích khác, kể cả việc làm nhà cũng phảix in phép chính quyền cấp xã quyết định, Nghiêm cấm xây dựng nhà trên đất canh tác để bán cho người khác .Khuyến khích việc tích tụ đất nông nghiệp bằng cách tạo điều kiện thuận lợi để các chủ đất có nhiều mảnh đất ở các vùng khác nhau có thể đàm phán với nhau nhằm tiến hành chuyển đổi đất ruộng, tạo điều kiện tập trung các thửa đất nhỏ thành các thửa đất lớn . Việc mua bán đất đai không thể tự thực hiện giữa người bán và người mua muốn bán đất phải xin phép cơ quan giám sát việc mua bán . Việc bán đất nông nghiệp phảiv nộp thuế đất và thuế trước bạ . đát nỳ được ưu tiên bán cho những người láng giềng đẻ tạo ra các thửa đất có diện tích lớn hơn. Ở Pháp có cơ quan giám sát việc mua
  26. 18 bán đất và kiểm soát hoạt đọng việc mua bán, chuyển nhượng đất đai. Cơ quan giám sát đông thời làm nhiệm vụ môi giới và trực tiếp tham gia quá trình mua đất. Văn tự chuyển đổi sở hữu đất đai có Tòa án hành chính xác nhận trước và sau khi chuyển đổi. Đối với đất đô thị mới, khi cho người đân thì phải nộp 30% ccho các công trình xây dựng hạ tầng, phần còn lại là 70% do kinh phí địa phương chi trả. Ngày nay đất đai ở Pháp ngày càng có nhiều luật chi phối theo các quy định của các cơ quan quản lý đất đai, môi trường, quản lý đô thị, quy hoạch bùng lãnh thổ và đầu tư phát triển. 2.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất ở Việt Nam Bất kỳ một quốc gia nào, nhà nước nào cũng có một quỹ đất nhất định được giới hạn bởi biên giới quốc gia mà thiên nhiên ban tặng. Bất kỳ một nhà nước nào, chế độ chính trị nào ở thời kỳ lịch sử nào cũng cần có đất. Đất đai là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia vì vậy nhà nước muốn tồn tại và phát triển thì phải quản chặt nắm chắc tài nguyên đất đai đó. Mỗi thời kỳ lịch sử với giai cấp khác nhau, chế độ chính trị khác nhau đều có chính sách quản lý đất đai đặc trưng cho thời kỳ lịch sử đó. Ở chế độ nô lệ thì ở nước ta triều đại Hùng Vương kéo dài hàng nghìn năm, xã hội Việt Nam đang ở thời kỳ công xã nguyên thuỷ tan rã. Vì vậy ruộng đất đang chuyển từ tay tập thể công xã giai cấp chủ nô nắm quyền quản lý đất đai và cả nô lệ. Sang thời kì phong kiến thì đất đai chủ yếu tập trung vào tay của tầng lớp thống trị và bọn địa chủ. Nhân dân không có ruộng đất, phải làm thuê hoặc mướn ruộng đất để sản xuất. Đối với chế độ thực dân phong kiến thì từ khi tới xâm lược nước ta thực dân Pháp đã điều chỉnh mối quan hệ đất đai theo luật pháp đất đai của nước Pháp. Công nhận quyền sở hữu tư nhân tuyệt đối về đất đai. Khác với luật lệ nhà Nguyễn. Thực dân Pháp đánh thuế thổ canh (đất nông nghiệp) rất cao nhưng thuế đất thổ cư (đất ở) không đáng kể. Ngay sau khi tới Việt Nam,
  27. 19 Pháp đã cho lập bản đồ địa chính theo tọa độ và lập sổ địa bạ mới nhằm Mục đích thu thuế nông nghiệp triệt để. Công trình lập bản đồ địa chính kết thúc năm 1989 tại Nam Bộ, năm 1925 tại Bắc Bộ và đến năm 1945 chưa hoàn thành Trung Bộ. Cách mạng tháng Tám thành công nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Với mục tiêu độc lập dân tộc và người cày có ruộng, năm 1946 hiến pháp đầu tiên ra đời đã thể hiện ý chí và quyền lực của nhà nước trong việc quản lý và sử dụng đất đai. Tháng 11/1953 hội nghị lần thứ V của ban chấp hành trung ương Đảng thông qua cương lĩnh ruộng đất và quyết định cải cách ruộng đất, tịch thu, trưng mua, trưng thu ruộng đất của địa chủ để chia cho dân nghèo, đến khoảng 1956 đã hoàn thành cải cách ruộng đất. Như vậy với chính sách đó đã đem lại ruộng đất cho nông dân, xóa bỏ giai cấp địa chủ đã có hàng nghìn năm. Tuy nhiên công tác này gặp phải những sai lầm nhất định và hậu quả của nó là nạn đói hoành hành, đất đai bị hoang hóa. Để ổn định tình trạng sử dụng đất ở nông thôn Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 354/TTg trong đó có hợp thức hóa nông nghiệp, người dân làm ăn theo công điểm. Nhưng hiệu quả không cao, nông sản làm ra không đủ ăn, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết tình trạng trên Nhà nước đã ban hành Nghị quyết khoán mười (Nghị quyết 10-NQ/TW). Sau khi nghị quyết này ra đời đã kích thích tính chủ động sáng tạo của người dân, người dân hăng hái tham gia sản xuất. Hiến pháp năm 1960 đã xác lập quyền sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân về đất đai. Hiến pháp năm 1980 ra đời, quy định: Nhà nước là chủ sở hữu toàn bộ đất đai, nhà nước thống nhất quản lý. Năm 1987 Luật đất đai đầu tiên ra đời mở ra bước ngoặt mới cho công tác quản lý và sử dụng đất đai nước ta. Tiếp theo đó là các Thông tư, Nghị
  28. 20 định của các bộ ban hành nhằm điều chỉnh, hướng dẫn những chính sách đất đai của Nhà nước: Thông tư liên bộ 05-TT/LB ngày 18/12/1991 của Bộ Thủy sản và Tổng Cục quản lý ruộng đất hướng dẫn giao những ao nhỏ, mương rạch nằm gọn trong đất thổ cư cho hộ gia đình và ao lớn, hồ lớn thì giao cho một nhóm hộ gia đình sử dụng. Quyết định số 327/CT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 15/7/1992 về thực hiện chính sách giao ruộng đất, đồi núi trọc, ruộng bãi bồi, ven biển và mặt nước cho hộ gia đình sử dụng. Đến năm 1992 Luật đất đai tiếp tục bổ sung, sửa đổi nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất trong thời kì đổi mới. Để phù hợp với những yêu cầu kinh tế trong giai đoạn mới, kì họp quốc hội khóa IX ngày 14/7/1993 Luật đất đai, Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp được thông qua. Sau đó liên tục các văn bản của Chính phủ và các bộ ngành ra đời nhằm triển khai luật này: Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 về đất nông nghiệp, Nghị định 88/CP ngày 17/8/1994 về đất đô thị, Nghị định 02/CP ngày 15/1/1994 về đất lâm nghiệp. Luật đất đai năm 1993 có hiệu lực thi hành vào ngày 15/10/1993 đã tiếp tục khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý” thể hiện đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong công tác quản lý đất đai. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường làm phát sinh nhiều vấn đề mà Luật đất đai năm 1993 khó giải quyết. Vì thế nó liên tục được sửa đổi bổ sung như luật sửa đổi bổ sung được ban hành ngày 2/12/1998, luật sửa đổi bổ sung một số điều ban hành ngày 1/10/2001 nhằm quy định khung giá đất. Ngày 26/11/2003 Luật đất đai ra đời và có hiệu lực ngày 1/7/2004 tiếp tục sửa đổi cho phù hợp với nền kinh tế thị trường trong thời đại mới, hàng loạt các văn bản hướng dẫn thi hành luật kèm theo đã thực sự đưa công tác quản lý và sử dụng đất đi vào nề nếp, ổn định.
  29. 21 Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành ngày 1 tháng 7 năm 2014, luật này quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai. 2.3. Khái quát về tình hình công tác quản lý nhà nước về đất đai đối với huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Đồng Hỷ là một huyện miền núi phía đông bắc tỉnh Thái Nguyên . phía Bắc giáp với huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn,phía Đông Bắc giáp huyện Võ Nhai,phía Tây giáp huyện Phú Lương, phía Nam giáp với TP Thái Nguyên và huyện Phú Bình, Phía Đông giáp với huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang. Huyện có diện tích tự nhiên 427,73km2, dân số năm 2017 là 88.439 người. Gồm 15 đơn vị hành chính trực thuộc, 2 thị trấn, 13 xã. Trong những năm qua tình hình quản lý đất đai của huyện diễn ra như sau: * Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó UBND huyện Đồng Hỷ thường xuyên ban hành các văn bản, chỉ đạo các xã, thị trấn và các cơ quan chuyên môn thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ quản lý đất đai theo quy định của ngành Tài nguyên và Môi trường kịp thời, có hiệu quả và đúng quy định của pháp luật. Một số văn bản liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất đai mà huyện đã ban hành trong thời gian qua như: - Quyết định 387/QĐ - UBND V/v Ban hành Kế hoạch thực hiên thanh tra việc chấp hành pháp luật trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất ngày 04/06/2013. - Kế hoach 169/KH - UBND V/v thực hiện kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trê địa bàn tỉnh Thái Nguyên
  30. 22 * Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính Thực hiện Chỉ thị số 364/CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính Phủ) về việc giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính (ĐGHC) tỉnh, huyện, xã trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên. Từ khi nghiệm thu đưa vào sử dụng bộ hồ sơ, bản đồ ĐGHC các cấp của Huyện Đồng Hỷ đến nay không có sự tranh chấp về địa giới hành chính. * Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất Khảo sát, đánh giá phân hạng đất là việc làm rất quan trọng, việc phân hạng đất của huyện Đồng Hỷ được thực hiện từ nhiều năm trước. Huyện Đồng Hỷ đã thực hiện nhiều hoạt động điều tra, khảo sát, đánh giá phân hạng đất đai làm cơ sở để xây dựng bản đồ địa chính. Tài liệu đo đạc cũng được cấp có thẩm quyền kiểm tra, nghiệm thu và sử dụng làm căn cứ giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Huyện Đồng Hỷ đã bắt đầu thực hiện công tác kiểm kê đất đai năm 2014 và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2018. Bảng 2.1: Kết quả đo đạc thành lập bản đồ huyện Đồng Hỷ STT Tên bản đồ ĐVT Số Lượng Đánh Giá 1 Bản đồ địa chính Bộ 16 Chất lượng tốt 2 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất Bộ 14 Chất lượng tốt 3 Bản đồ địa giới hành chính 364 Bộ 14 Đạt yêu cầu 4 Bản đồ quy hoạch Bộ 14 Đạt yêu cầu (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đồng Hỷ năn 2018) * Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Huyện Đồng Hỷ cũng như các huyện khác trong Tỉnh đã được UBND tỉnh Thái Nguyên quan tâm đến công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm, coi đó là cơ sở cho việc thu hồi đất, giao đất, bồi thường giải
  31. 23 phóng mặt bằng xây dựng các công trình, dự án phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội. Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong những năm qua trên địa bàn huyện Đồng Hỷ đã đạt được một số kết quả nhất định. Quá trình thực hiện đều dựa trên quan điểm khai thác, sử dụng triệt để quỹ đất, đảm bảo hợp lý và hiệu quả đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. * Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất UBND huyện Đồng Hỷ căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Công tác thu hồi đất đã được tổ chức triển khai thực hiện theo đúng Luật đất đai 2013 và các văn bản chính sách hiện hành. * Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai Hoạt động dịch vụ công về đất đai là những hoạt động dịch vụ của cơ quan Nhà nước để đáp ứng nhu cầu của các tổ chức, cá nhân trong xã hội về lĩnh vực đất đai theo quy định của pháp luật. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là cơ quan đăng ký dịch vụ công có chức năng tổ chức thực hiện đăng ký sử dụng đất và biến động sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính và giúp cơ quan Tài nguyên và Môi trường trong thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất. Quản lý dịch vụ công về đất đai bao gồm: - Quản lý hoạt động của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất - Quản lý các hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất - Quản lý các hoạt động dịch vụ về đất đai thuộc các lĩnh vực: tư vấn về giá đất, tư vấn về lập QH-KHSD đất.
  32. 24 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Công tác quản lý Nhà nước về đất đai của xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2014 - 2018. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai được quy định theo Luật đất đai 2013 tại xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2014 - 2018 3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: UBND xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2014 - 2018 . - Thời gian: Từ ngày 28/05/2018 đến ngày 28/9/2018. 3.3. Nội dung nghiên cứu * Nội dung 1: Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội: Vị trí địa lý, khí hậu, địa hình, hệ thống thủy văn. Thực trạng đời sống kinh tế, thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng, y tế giáo dục, văn hóa xã hội, dân số vào lao động * Nội dung 2:Đánh giá hiện trạng sử dụng đất của xã Quang Sơn giai đoạn 2014 - 2018 * Nội dung 3: Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại xã Quang Sơn giai đoạn 2014 - 2018 . * Nội dung 4: Đánh giá sự hiểu biết của người dân về công tác quản lý nhà Nhà nước về đất đai của xã Quang Sơn * Nội dung 5: Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước
  33. 25 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp - Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, đời sống văn hóa, giáo dục, y tế; tình hình quản lý và sử dụng đất tại xã Quang Sơn. - Thu thập các báo cáo về tình hình quản lý nhà nước về đất của xã Quang Sơn trong giai đoạn 2014 - 2018. - Tìm hiểu những khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Quang Sơn - Thu thập tài liệu có liên quan như: các nghị định của chính phủ, thông tư, nghị quyết, quyết định cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ, tái định cư, giao đất, cho thuê đất 3.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp - Phiếu điều tra phỏng vấn các đối tượng là người dân tham gia vào công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Quang Sơn. + Số hộ phỏng vấn: 50 hộ dân + Số phiếu điều tra: 50 phiếu + Đối tượng điều tra: 50 hộ dân trong xã, gồm những người dân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, kinh doanh và những hộ gia đình công nhân, viên chức. Những người hoạt động trong lĩnh vực nhà nước đã về hưu. 3.4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu - Các số liệu điều tra thu thập được sử dụng phần mềm Word, Excel để tổng hợp xử lý. Phân loại các số liệu về công tác quản lý đất đai và các số liệu liên quan nhằm phân nhóm toàn bộ các đối tượng điều tra có cùng một chỉ tiêu và phân tích tương quan giữa các yếu tố đó.
  34. 26 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 4.1.1 Điều kiện tư nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý - Quang Sơn là một xã miền núi phía Bắc của huyện Đồng Hỷ. - Phía Đông giáp xã La Hiên huyện Võ Nhai - Phía Tây giáp xã Hóa Trung và xã Tân Long - Phía Nam giáp xã Khe Mo và Thị trấn Sông Cầu - Phía Nam Giáp xã Linh Sơn - Phía Bắc giáp với xã Tân Long 4.1.1.2. Địa hình, địa chất Xã Quang Sơn thuộc vùng núi,địa hình Quang Sơn rất đa dạng trên địa bàn có địa hình núi cao, núi đá có đồi nhỏ và có khu vực địa hình bằng phẳng. Phía bắc và đông bắc của xã là những dãy núi đá xen với đồi nhỏ, phía nam và tây nam là các gò đồi xen lẫn khu dân cư nông thôn và các cánh đồng có diện tích nhỏ tỷ lệ đồi núi chiếm khoảng 60% diện tích tự nhiên. Nhìn chung xã có địa hình phức tạp, nhấp nhô không bằng phẳng, cơ cấu đất chủ yếu là đất Feralit vàng đỏ rất phù hợp cho sự phát triển của nhiều loại cây công nghiệp lâu năm như chè, các loại cây lâm nghiệp cung cấp lâm sản cho nhu cầu kinh doanh công nghiệp và đời sống nhân dân, ngoài ra còn phù hợp cho một số loại cây ăn quả. 4.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên + Khí hậu: - Khí hậu mang những nét chung của khí hậu Đông Bắc Việt Nam, mùa đông lạnh ít mưa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, xã Quang Sơn thuộc vùng khí
  35. 27 hậu nhiệt đới gió mùa. + Nhiệt độ: - Nhiệt độ trung bình năm 23,8 oC - Nhiệt độ cao trung bình 35oC-37 oC (tháng 6- tháng 8), nhiệt độ cao nhất là 40 oC vào tháng 7 thường kèm theo mưa to. - Nhiệt độ trung bình thấp thấp của năm xuống dưới 10 oC (tháng 12 đến tháng 1), thấp nhất là tháng 1 nhiệt độ xuống dưới 8 oC, có khi kèm theo sương muối. * Gió: Hướng gió chủ đạo: Gió Đông Nam về mùa hè, gió Đông Bắc về mùa đông. Vận tốc gió trung bình 2m/s. Ngoài ra hàng năm vào mùa đông còn chịu ảnh hưởng khá mạnh tốc gió trung bình 2m/s. Ngoài ra hàng năm vào mùa đông còn chịu ảnh hưởng khá mạnh của gió mùa đông bắc. * Mưa: Lượng mưa trung bình năm từ 1600mm ÷ 1800mm. Mưa theo mùa, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, lượng mưa tập trung chủ yếu vào từ cuối tháng 6 - tháng 9, có đợt mưa kéo dài 2 - 3 ngày chiếm đến 70% lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Vào các tháng 1, 2 thường có mưa phùn và giá rét kéo dài do ảnh hưởng của các đợt gió mùa Đông Bắc. Lượng mưa mùa khô thấp chỉ khoảng 17-24 mm. * Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình 80% ÷ 90%. Độ ẩm tháng cao nhất khoảng 90%, tháng thấp nhất 60%. * Nắng: Số giờ nắng trung bình 1.600giờ  1.800giờ/năm. Mùa hè khoảng 6-7 tiếng/ngày, mùa đông 3-4 tiếng/ngày. 4.1.1.4. Tài nguyên đất - Tổng diện tích tự nhiên của xã Quang Sơn là 1401.88 ha. Đất nông nghiệp của xã là nhóm đất quy mô diện tích lớn nhất 823.96 ha, chiếm 58.78% tổng diện tích tự nhiên. - Đất phi nông nghiệp(bao gồm cả đất ở) của xã là 481.82 ha chiếm 34.37% tổng diện tích tự nhiên.
  36. 28 - Đất chưa sử dụng: còn 96.1 ha chiếm 6.9% tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt, có diện tích 30.03 ha chiếm 0.01% tổng diện tích tự nhiên, phân bố rải rác trên địa bàn xã. Diện tích này chủ yếu do các hộ gia đình nuôi ở các ao hồ theo hình thức nhỏ lẻ nên hiệu quả kinh tế chưa cao. 4.1.1.5. Tài nguyên nước - Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt, có diện tích 25,4 ha chiếm 0.86% tổng diện tích tự nhiên, phân bố rải rác trên địa bàn xã. Diện tích này chủ yếu do các hộ gia đình nuôi ở các ao hồ theo hình thức nhỏ lẻ nên hiệu quả kinh tế chưa cao. 4.1.1.6. Tài nguyên rừng Rừng sản xuất: diện tích là 387.43 ha, diện tích trên đã giao cho các hộ gia đình quản lí. 4.1.1.7. Tài nguyên khoáng sản Là một xã có diện tích núi đá vôi chiếm 10% diện tich tự nhiên 4.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội. 4.1.2.1. Dân số và nguồn nhân lực Có tổng dân số là 2.713 khẩu; 737 hộ được phân bổ trên 15 xóm xã Quang Sơn trong những năm gần đây được nhà nước quan tâm đấu tư rất lớn về mọi mặt, nhà máy xi măng Quang Sơn đi vào xản xuất đã thu hút nhiều lao động, nhiều dich vụ xã hội phát triển, tạo công việc làm ổn định, có thu nhập cao cho các hộ dân, có thể nói về điều kiện kinh tế phát triển tương đối ổn định và bền vững. 4.1.2.2. Văn hóa – xã hội - Số trường học trên địa bàn đều đạt trường chuản quốc gia. Duy trì kết quả phổ cập tiểu học, đúng độ tuổi, phổ cập trung học, căn bản hoàn thành phổ cập trung học. - Nâng tỷ lệ người dân được tham gia bảo hiểm y tế lên trên 70%;
  37. 29 100% dân trên địa bàn xã được sử dụng nước hợp vệ sinh, 70% số hộ gia đình có nhà vệ sinh và hợp vệ sinh, 70% khu dân cư đạt khu dân cư văn hóa, nâng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề lên trên 40%, nâng cao thu nhập người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10%. + Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm bình quân đạt >12%% + Thu nhập bình quân theo đầu người /năm ≥ 1,2 lần thu nhập bình quân chung của tỉnh. + Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt: 100 triệu đồng/ha + Tỷ lệ tăng sinh ≤ 1,0 + Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp đến năm 2020<45% 4.2. Hiện trạng sử dụng đất xã Quang Sơn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên năm 2018 Qua bảng 4.1 bên dưới ta thấy: Xã Quang Sơn có tổng diện tích tự nhiên là 1401.88 ha. Tình hình sử dụng đất cụ thể như sau: - Quỹ đất nông nghiệp là 823.96 ha. Chiếm 58.78% tổng diện tích tự nhiên, chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp trong đó: + Đất sản xuất nông nghiệp: 427.39 ha chiếm 51.87 % tổng diện tích đất tự nhiên. Chủ yếu là đất trồng cây hàng năm như hoa màu, trồng lúa . + Đất lâm nghiệp: 387.43 ha chiếm 27.64% tổng diện tích tự nhiên, địa hình của xã chủ yếu là đồi núi do vậy diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao và đa phần là rừng sản xuất + Đất nuôi trồng thủy sản: 9.14 ha chiếm 6.49% tổng diện tích tự nhiên. - Quỹ đất phi nông nghiệp: Đất phi nông nghiệp của xã là 481.82 ha chiếm 34.37 % tổng diện tích đất tự nhiên trong đó: + Đất ở: 28.72 ha chiếm 5.96% diện tích đất tự nhiên. Chủ yếu là đất ở nông thôn dân cư tập trung phân bố dọc theo tuyến đường. + Đất chuyên dùng: 427.31ha chiếm 30.48% diện tích đất tự nhiên. - Đất chưa sử dụng: 96.1 ha chiếm 6.85% diện tích tự nhiên
  38. 30 Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Quang Sơn năm 2018 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT XÃ QUANG SƠN NĂM 2018 Diện tích Cơ cấu STT Loại đất (ha) (%) Tổng diện tích tự nhiên 1401.88 100 1 Đất nông nghiệp 823.96 58.78 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 427.39 51.87 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 238.04 28.89 1.1.1.1 Đất trồng lúa 131.51 15.96 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 106.53 12.93 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 189.35 22.98 1.2 Đất lâm nghiệp 387.43 27.64 1.2.1 Đất rừng sản xuất 387.43 27.64 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 9.14 6.49 2 Đất phi nông nghiệp 481.82 34.37 2.1 Đất ở 28.72 5.96 2.1.1 Đất ở tại nông thôn 28.72 5.96 2.2 Đất chuyên dùng 427.31 30.48 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 0.31 2.2.2 Đất quốc phòng 202.96 47.79 2.2.3 Đất an ninh 2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp 7.47 1.75 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 158.77 37.16 2.2.6 Đất có mục đích công cộng 2.3 Đất cơ sở tôn giáo 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang 2.5 10.35 2.42 lễ, NHT 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 13.27 3.11 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng 2.8 Đất phi nông nghiệp khác 2.17 0.88 3 Đất chưa sử dụng 96.1 6.85 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 1.69 1.76 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 0.31 0.32 3.3 Núi đá không có rừng cây 94.1 97.92 (Nguồn: Báo cáo kiểm kê đất đai xã Quang Sơn năm 2018)
  39. 31 4.3. Công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 – 2018 4.3.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó Cấp xã luôn là cấp cuối cùng của hệ thống quản lý Nhà nước về đất đai, chính vì điều đó xã Quang Sơn luôn nắm bắt, tiếp thu và thực hiện những văn bản Luật từ Trung ương ban hành. Trong giai đoạn 2014 - 2018, việc thực hiện các văn bản pháp luật quản lý Nhà nước về đất đai tại xã Quang Sơn được cụ thể hoá theo đúng điều kiện thực tế của địa phương. Nội dung Luật đất đai được tuyên truyền sâu rộng đến từng hộ gia đình để nhân thưc được các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định. Đồng thời giúp cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai của xã ngày càng chặt chẽ, có hiệu quả và đúng quy định pháp luật. 4.3.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính Bảng 4.2: Tổng hợp tài liệu trong bộ hồ sơ địa giới hành chính Số STT Loại tài liệu Đơn vị lượng 1 Sơ đồ vị trí các mốc địa giới hành chính Tờ 1 2 Bảng tọa độ các mốc địa giới hành chính Tờ 1 3 Biên bản xác nhận mô tả đường địa giới hành chính Tờ 1 4 Biên bản bàn giao mốc địa giới hành chính Tờ 5 5 Bản đồ địa chính Tờ 68 (Nguồn: UBND xã Quang Sơn) Qua bảng trên ta thấy hồ sơ địa giới hành chính của xã Quang Sơn bao gồm những tài liệu sau: - Bản đồ địa giới hành chính: Là bản đồ thể hiện các mốc địa giới hành
  40. 32 chính và các yếu tố địa hình, địa vật có liên quan đến mốc địa giới hành chính. Kèm theo sơ đồ vị trí các mốc địa giới hành chính, bảng toạ độ các mốc địa giới hành chính, biên bản xác nhận mô tả đường địa giới hành chính và biên bản bàn giao mốc địa giới hành chính. Đây là những tài liệu rất quan trọng trong hồ sơ địa giới hành chính cần quản lý và lưu giữ cẩn thận tránh làm xê dịch, hư hỏng. Xã Quang Sơn đã có bản đồ địa giới hành chính 364 với tỷ lệ 1: 25.000, đáp ứng tốt trong việc quản lý địa giới hành chính cũng như phục vụ các yêu cầu chung trong quá trình quản lý đất đai của xã. 4.3.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất * Công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính. - Xã Quang Sơn đã triển khai điều tra, đo đạc và thành lập bản đồ giải thửa. Tuy nhiên, chất lượng bản đồ còn thấp do trình độ và trang thiết bị còn thiếu, lại không được đo vẽ theo hệ tọa độ thống nhất. Đến năm 2001 xã được UBND tỉnh Thái Nguyên đầu tư kinh phí đo đạc, thành lập bản đồ địa chính với 85 tờ làm cơ sở cho công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Nhìn chung, công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính của xã tương đối đầy đủ, đồng bộ, đúng quy trình, quy phạm của Nhà nước. Trong quá trình sử dụng, cần thường xuyên chỉnh lý cho phù hợp với hiện trạng sử dụng đất. Thực tế cho thấy việc chỉnh lý bản đồ địa chính mới được thực hiện rất ít, chủ yếu là những thửa biến động nhỏ, đơn giản. Những thửa biến động lớn,phức tạp thì vẫn chưa chỉnh lý được. Do vậy, trong thời gian tới xã cần tiến hành báo cáo và phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường tiến hành chỉnh lý bản đồ địa chính xã giúp công tác quản lý đất đai hiệu quả và đúng luật. *Công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ
  41. 33 quy hoạch sử dụng đất. - Công tác khảo sát, đo đạc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất là công việc hết sức quan trọng trong việc quản lý đất đai. - Hiện nay công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã đã hoàn thiện giúp cho công tác kiểm kê đất đai phản ánh rõ hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê đất đai. Bảng 4.3: Kết quả lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch sử dụng đất Đơn vị STT Tên bản đồ Số lượng tính 1 Bản đồ địa chính Tờ 68 2 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Tờ 1 3 Bản đồ hành chính Tờ 1 4 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất Tờ 1 5 Bản đồ 299 Tờ 15 6 Bản đồ địa giới hành chính Bộ 1 (Nguồn: UBND xã Quang Sơn) Qua bảng 4.3 cho ta thấy kết quả đo đạc thành lập bản đồ của xã Quang Sơn đã có các loại bản đồ cơ bản làm cơ sở cho công tác quản lý Nhà nướcvề đất đai. - Bản đồ địa chính gồm 68 tờ, tỷ lệ 1/1000 được đo vẽ năm 2001và đưa vào sử dụng từ đó đến nay tuy chất lượng đã không còn được tốt nhưng vẫn có thể sử dụng được, đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Bản đồ địa chính được thành lập giúp cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được nhanh chóng, chính xác phục vụ trong công tác chỉnh lí biến động mỗi khi có biến động đất đai xảy ra.
  42. 34 - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm 01 tờ được thành lập gắn với kỳ tổng kiểm kê đất đai năm 2014 phù hợp với hiện trạng sử dụng đất, tỷ lệ 1/5000. - Bản đồ địa giới hành chính 364 tỷ lệ 1/25.000. - Bản đồ quy hoạch sử dụng đất được thành lập năm 2014 phục vụ cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã. Nhìn chung, chất lượng của các loại bản đồ trên đều đáp ứng được yêu cầu về thông số kỹ thuật, về nội dung cũng như hình thức, đáp ứng được yêu cầu sử dụng và phục vụ tốt công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn. * Công tác đánh giá phân hạng đất. - Đánh giá, phân hạng đất là công việc rất quan trọng giúp Nhà nước nắm chắc tài nguyên đất đai về mặt chất lượng. Căn cứ và đó để xác định giá trị thực của đất, làm cơ sở để Nhà nước tính thuế sử dụng đất, tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất và bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất đảm bảo công bằng giữa các chủ sử dụng đất. - Việc phân hạng đất đã cơ bản đánh giá được chất đất của xã, làm cơ sở để phân hạng và tính thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định của Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp. 4.2.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Quy hoạch sử dụng đất là một nội dung quan trọng, làm cơ sở để thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất. Việc lập kế hoạch sử dụng đất của xã đã dần đi vào nề nếp. Hàng năm xã đều lập kế hoạch sử dụng đất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên với cấp xã chủ yếu thực hiện các kế hoạch, quy hoạch của cơ quan cấp trên đối với đất đai thuộc địa bàn. Cùng với các cơ quan có liên quan điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với điều kiện thực tế, góp phần nân cao hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn xã. Tạo điều kiện tốt cho các cơ quan,
  43. 35 doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã. Bảng 4.4: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2018 Diện tích (ha) Kế Thực Tăng TT Loại đất Mã hoạch hiện (+) 2018 2018 Giảm (-) 1 Đất nông nghiệp NNP 856.4 823,96 -32.44 1.1 Đất trồng lúa LUA 143.7 131.51 -12.19 1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 218.8 189.35 -29.45 1.3 Đất lâm nghiệp LNP 346.1 387.43 -41.3 1.4 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 12.9 9.14 -3.76 1.5 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 134.8 106.53 -28.27 2 Đất phi nông nghiệp PNN 405.6 481.82 76.22 2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan CTS 0.3 0.31 0.01 2.2 Công trình sự nghiệp DSN 6.5 7.1 -0.6 2.3 Đất an ninh CAN 0 0 0 Đất sản xuất, kinh doanh phi 2.4 CSK 0 0 0 nông nghiệp 2.5 Đất nghĩa trang nghĩa địa NTD 11.3 10,35 -0.95 2.6 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 6.9 0 -6.9 2.7 Đất triển hạ tầng DHT 0 0 0 2.8 Đất ở nông thôn ONT 47.1 28.72 -18.38 2.9 Đất sông suối SON 13.5 13.27 -0.23 3 Đất chưa sử dụng CSD 184.4 96.1 -88.3 (Nguồn: UBND xã Quang Sơn)
  44. 36 4.3.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất 4.3.5.1. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất. Công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn xã Quang Sơn luôn được tiến hành thường xuyên và đã đáp ứng được phần nào nhu cầu sử dụng đất của các cá nhân, tố chức, trên địa bàn xã. Do UBND xã Quang Sơn đang quản lý, công tác thu hồi đất trong những năm qua đã được triển khai nhanh chóng, kịp thời, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của xã. 4.3.5.2. Công tác chuyển mục đích sử dụng đất Tình trạng vi phạm luật Đất đai vẫn còn sảy ra một số trường hợp tự ý chuyển mục đích sử dụng đất đặc biệt là từ đất trồng lúc sang đất ở không theo quy định pháp luật. Nhiều hộ xây dựng nhà ở, cửa hàng buôn bán trái phép Không đúng quy định. Trong thời gian tới, UBND xã cần phối hợp với phòng TN&MT huyện tuyên truyền về việc chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng pháp luật. Bảng 4.5: Thống kê kết quả chuyển mục đích sử dụng đất xã Quang Sơn giai đoạn 2014 – 2018 Mục đích sử Mục đích sử Diện dụng đất Số dụng đất STT XÓM tích sau hộ trước khi (ha) khi chuyển chuyển đổi đổi 1 Na Lay 5 0.33 LUK, LUC CLN 2 Xuân Quang 1 2 0.04 LUC ONT 3 Bãi Cọ 2 0.05 LUC, CLN ONT 4 Lân Tây, Đồng Chuỗng 4 0.03 LUC, LUK ONT 5 Đồng Thu 1 3 0.06 LUC ONT Tổng 6 18 0.51 (Nguồn: UBND xã Quang Sơn)
  45. 37 Qua bảng 4.5, ta thấy trong thời gian qua UBND đã cho phép 18 hộ gia đình chuyển mục đích sử dụng đất với tổng diện tích là 0,51 ha . Diện tích này chủ yếu là đất trồng lúa năng suất thấp sang. Ngoài diện tích được UBND huyện cho phép, một số hộ dân đã tự chuyển mục đích sử dụng đất. 4.3.6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất. Trong giai đoạn 2014 - 2018 trên địa bàn xã Quang Sơn không thực hiện công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư do không có dự án nào cần thu hồi đất của nhân dân. 4.3.7. Đăng kí đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Đăng ký đất đai là một công tác pháp chế công nhận quyền sử dụng đất của từng chủ sử dụng đất. Nó là một thủ tục hành chính nhằm xác lập mối quan hệ đầy đủ, chặt chẽ giữa Nhà nước và người sử dụng đất. Thông qua thủ tục của người sử dụng đất nộp đơn xin đăng ký quyền sử dụng đất với cơ quan nhà nước và đến khi cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ghi vào sổ địa chính theo dõi. Đăng ký đất đai nhằm nắm được đầy đủ, chính xác về diện tích, loại đất, hạng đất, người sử dụng đất đối với từng thửa đất nhằm thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ để Nhà nước có cơ sở thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch chung. Nhà nước quy định người sử dụng đất có nghĩa vụ đăng ký ruộng đất sau khi được chính quyền giao đất để sử dụng. UBND xã có trách nhiệm lập và quản lý hồ sơ địa chính, đăng ký vào sổ địa chính cho các tổ chức, cá nhân được giao đất. Sau khi các tổ chức, cá nhân ấy kê khai đăng ký, người nào được xác nhận là người sử dụng đất hợp pháp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc lập và quản lý hồ sơ địa chính ở xã Quang Sơn tương đối tốt và
  46. 38 công tác quản lý hồ sơ địa chính này giúp cho việc quản lý chặt chẽ đối với đất đai được tốt hơn. Chi tiết thể hiện qua bảng Bảng 4.6: Tổng hợp thành phần hồ sơ địa chính STT Tài liệu Đơn vị Số lượng 1 Bản đồ địa chính Tờ 68 2 Sổ địa chính Quyển 10 3 Sổ mục kê Quyển 68 4 Sổ theo dõi biến động đất đai Quyển 10 (Nguồn: UBND xã quang Sơn) * Công tác cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý cao nhất xác lập mối quan hệ giữa Nhà nước và chủ sử dụng đất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là bằng chứng để chứng minh rằng người sử dụng đất được Nhà nước bảo vệ quyền sử dụng đất hợp pháp khi có người xâm phạm hoặc tranh chấp. Do đó, chủ sử dụng đất yên tâm đầu tư vào sản xuất khai thác có hiệu quả nhất trên mảnh đất được giao, đồng thời cũng là căn cứ buộc người sử dụng đất thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ của mình, khi sử dụng mảnh đất đó phải tuân thủ theo đúng pháp luật. Bảng 4.7. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xã Quang Sơn (từ năm 2014 đến 2018) Số đơn đề Số giấy chứng Tỷ lệ Số giấy chứng Tỷ lệ STT Năm nghị cấp GCN nhận đã cấp (%) nhận chưa cấp (%) 1 2014 140 133 94.51 7 5.49 2 2015 150 146 97.33 4 2.67 3 2016 220 197 89.55 23 10.45 4 2017 280 255 91.07 25 8.93 5 2018 290 275 93.49 15 6.50 Tổng 1080 1006 93.10 74 6.91 ( Nguồn:Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường)
  47. 39 Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy, giai đoạn 2014 - 2018 tổng số đơn đề nghị cấp GCN quyền sử dụng đất là 1080 đơn, tuy nhiên không phải đơn nào gửi lên cũng đủ điều kiện cấp GCNQSD đất, trong giai đoạn 2014 - 2018 có tất cả 1080 đơn xin cấp GCNQSD đất nhưng chỉ có 1006 đơn đủ điều kiện và được giải quyết, nguyên nhân chủ yếu là do: Quy định về cấp GCNQSD đất ngày càng chặt chẽ, hồ sơ đăng ký còn thiếu, đất đai sử dụng có tranh chấp, sử dụng sai mục đích, sai diện tích nên tỷ lệ đơn chưa được giải quyết cong tồn tại. Để khắc phục tình trạng trên, trong thời gian tới UBND xã cần tiếp tục niêm yết công khai quy định về trình tự thủ tục cấp GCNQSD đất tại trụ sở uỷ ban xã, nhà văn hoá các xóm, bên cạnh đó, ban địa chính xã cũng cần xây dựng lịch làm việc cụ thể, mỗi tuần phải xét duyệt hồ sơ xin cấp GCNQSD đất một lần để trình lên cấp trên. Phổ biến, hướng dẫn người dân kê khai đăng ký cấp GCNQSD đất đúng quy định 4.3.8. Thống kê, kiểm kê đất đai. * Thực trạng công tác thống kê, kiểm kê đất đai và quản lý biến động + Theo số liệu kiểm kê đất đai của xã Quang Sơn, tính đến thời điểm 30/4/2010 tổng diện tích tự nhiên của là 1401.88 ha, trong đó: đất nông nghiệp 823.96 ha, đất phi nông nghiệp 481.82 ha, đất chưa sử dụng 96.1ha. Diện tích và cơ cấu của cụ thể của các loại đất được thể hiện trong (phụ lục1). Thực hiện theo Luật Đất đai năm 2013, công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Làm cơ sở đánh giá chính xác thực trạng tình hình sử dụng đất đai của địa phương. Đánh giá tình hình quản lý đất đai trong 5 năm qua và đề xuất cơ chế, chính sách, biện pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về đất đai và nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Làm cơ sở cho việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong giai đoạn 2018 -2020. Ngoài ra, kiểm kê đất đai còn
  48. 40 cung cấp thông tin phục vụ cho việc theo dõi, giám sát, đánh giá việc quản lý, sử dụng đất của từng địa phương theo quy định của Luật đất đai năm 2013. Theo số liệu kiểm kê đất đai của xã Quang Sơn, tính đến thời điểm 30/12/2018 tổng diện tích tự nhiên của là 1401.88 ha, trong đó: đất nông nghiệp 823.96 ha, đất phi nông nghiệp 481.82 ha, đất chưa sử dụng 96.1ha. Hệ thống số liệu kiểm kê của xã Quang Sơn đảm bảo chính xác, phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất do công tác thu thập, chuẩn bị tài liệu được khá đầy đủ kết hợp với điều tra, rà soát thực địa cùng với việc thực hiện các hướng dẫn, quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành chặt chẽ, có sự hướng dẫn, đôn đốc thường xuyên, sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban Chỉ đạo kiểm kê cấp tỉnh, huyện với các cấp với các ban, ngành liên quan. Về bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Quang Sơn đã được đo đạc địa chính chính quy, diện tích trên bản đồ thể hiện đồng nhất với số liệu diện tích trong các biểu kiểm kê. Tóm lại, công tác kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo Chỉ thị số 21/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn xã Quang Sơn đã hoàn thành đảm bảo chất lượng, đã xác định rõ hiện trạng diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính, quỹ đất đang sử dụng và quản lý, quỹ đất đã có quyết định nhưng chưa thực hiện, quỹ đất chưa sử dụng; đánh giá đúng thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất, phân tích rõ tình hình biến động đất đai 5 năm qua, tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt; tình hình thực hiện đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính. 4.3.9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai Hệ thống thông tin đất đai được xây dựng theo các nguyên tắc sau: Xây dựng theo một hệ thống thiết kế thống nhất, đồng bộ trên phạm vi cả nước;
  49. 41 Bảo đảm tính an toàn, bảo mật và hoạt động thường xuyên; Bảo đảm tính mở, cho phép chia sẻ với hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu của các ngành, các cấp có liên quan. Việc quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai theo các nguyên tắc: phục vụ kịp thời công tác quản lý nhà nước và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo đảm tính chính xác, trung thực, khách quan; bảo đảm tính khoa học, thuận tiện cho khai thác và sử dụng; bảo đảm tính cập nhật, đầy đủ và có hệ thống; Có 2 hình thức khai thác thông tin đất đai gồm: Khai thác thông tin đất đai qua mạng Internet, cổng thông tin đất đai, dịch vụ tin nhắn SMS (tổ chức, cá nhân phải đăng ký và được cấp quyền truy cập, khai thác dữ liệu từ hệ thống thông tin đất đai); khai thác thông tin đất đai thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản tại cơ quan có thẩm quyền cung cấp dữ liệu đất đai (tổ chức, cá nhân nộp phiếu yêu cầu hoặc gửi văn bản yêu cầu cho các cơ quan cung cấp dữ liệu theo mẫu). Việc khai thác thông tin đất đai phải trả phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp sau: Danh mục dữ liệu có trong cơ sở dữ liệu đất đai; Thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; Khung giá đất, bảng giá đất đã công bố; Thông tin về các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai; các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai. Trường hợp cung cấp dữ liệu đất đai để phục vụ cho các mục đích quốc phòng và an ninh, phục vụ yêu cầu trực tiếp của lãnh đạo Đảng và Nhà nước hoặc trong tình trạng khẩn cấp, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan, không thu phí
  50. 42 khai thác và sử dụng tài liệu đất đai. Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai ở Trung ương là Trung tâm Dữ liệu và Thông tin đất đai thuộc Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tại xã Quang Sơn do chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, Văn phòng đăng ký đất đai, UBND cấp xã có trách nhiệm cung cấp dữ liệu đất đai từ hồ sơ địa chính theo phân cấp quản lý hồ sơ địa chính. Việc cung cấp dữ liệu đất đai đảm bảo được tính chính xác, trung thực, khách quan, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân. Xã Quang Sơn đang từng bước thực hiện các văn bản pháp luật của việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai mong rằng trong những năm tới sẽ quản lý tốt hơn công tác này. 4.3.10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất Công tác quản lý tài chính về đất đai và giá đất, là một trong những nội dung của Luật đất đai năm 2013, nhằm quản lý các khoản thu tài chính từ đất đai. Quản lý tài chính về đất đai là quản lý tất cả các nguồn thu và chi ngân sách từ đất đai, Nhà nước không chỉ quản lý riêng mà còn quy định và điều tiết giá đất, tức là quản lý về giá đất. Quản lý tài chính là một trong những nội dung mới trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai mà Luật Đất đai 2013 ban hành. Quản lý tài chính về đất đai bao gồm quản lý giá đất và quản lý các nguồn thu ngân sách từ đất đai. Công tác quản lý thu chi ngân sách thực hiện chặt chẽ, đúng quy định luật ngân sách, gắn với việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Cơ bản đảm bảo nhu cầu chi phục vụ nhiệm vụ chính trị và đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. * Quản lý giá đất: Nhà nước Việc quản lý giá đất được thực hiện theo Quyết định số 02/2018 QĐ-UBND phê duyệt giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ,
  51. 43 ban hành vào ngày 12/02/1018. Giá đất do UBND tỉnh quy định được sử dụng làm căn cứ tính thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, tính tiền sử dụng đất khi giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất, khi cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, khi hợp thức hoá quyền sử dụng đất, tính lệ phí trước bạ, tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi; tính tiền bồi thường đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước. Ngoài ra giá đất cũng được xác định bằng hình thức đấu giá thông qua thị trường bất động sản trên địa bàn xã Quang Sơn * Quản lý các nguồn thu ngân sách từ đất đai: Các nguồn thu ngân sách từ đất đai trên địa bàn xã bao gồm bốn loại: - Tiền sử dụng đất: Tiền sử dụng đất được thu trong các trường hợp: chuyển mục đích dụng đất, cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Tiền thuế từ đất: Thực hiện chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp theo Nghị định số 129/2003/NĐ-CP ngày 03/11/2003 của Chính Phủ, Thông tư số 112/2003/TT-BTC ngày 19/11/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp. Chi cục thuế đã tham mưu kịp thời cho UBND xã triển khai cho các đơn vị lập sổ bộ thuế thực hiện công tác miễn giảm theo đúng chính sách chế độ quy định. Thuế sử dụng đất ở thu được qua các năm tương đối ổn định, nguyên nhân do diện tích đất ở trong những năm qua không biến động nhiều. - Tiền lệ phí đối với các công việc liên quan đến đất đai: Bao gồm có lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất: Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ đã được sửa đổi bổ sung có tác động tích cực đến công tác thu nộp khi người sử dụng đất thực
  52. 44 hiện chuyển quyền theo quy định của pháp luật.Theo Luật ngân sách Nhà nước thì mặc dù xã Quang Sơn không được trực tiếp thu các nguồn thu từ đất nhưng sẽ được hưởng tối thiểu từ các khoản thu đó. Do vậy hàng năm xã vẫn có một khoản thu nhất định từ đất đóng góp vào ngân sách xã. Kết quả thu tài chính về đất đai xã Quang Sơn giai đoạn 2014-2018 được thể hiện rõ trong bảng 4.8 Bảng 4.8: Kết quả thu ngân sách về việc sử dụng đất đai xã Quang Sơn (Đơn vị tính: đồng) TT Danh mục thu 2014 2015 2016 2017 2018 1 Thuế nhà đất 10.039.000 20.274.000 11.158.000 15.500.000 17.350.000 Lệ phí trước 2 15.050.000 17.000.000 19.625.000 18.450.000 20.150.000 bạ nhà đất Thuế chuyển 3 quyền sử dụng 32.461.000 17.724.000 30.093.000 25.050.000 35.000.000 đất Các khoản thu 4 11.500.000 10.500.000 17.000.000 11.000.000 15.650.000 khác từ đất Tổng 69.050.000 65.498.000 77.876.000 70.000.000 88.150.000 (Nguồn: UBND xã Quang Sơn) Bảng 4.9: Kết quả thu ngân sách về việc xử lý vi phạm sử dụng đất của xã Quang Sơn giai đoạn 2014 - 2018 (Đơn vị tính: đồng) STT Năm Danh mục thu Số hộ Số tiền 1 2014 Sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm 10 11.500.000 2 2015 Sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm 20 17.500.000 3 2016 Sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm 8 14.000.000 4 2017 Sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm 15 13.000.000 5 2018 Sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm 12 10.500.000 Tổng 65 66.500.000 (Nguồn: UBND xã Quang Sơn)
  53. 45 Từ bảng 4.9 cho ta thấy xã thường xuyên thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra đối với những trường hợp vi phạm trong quá trình quản lý sử dụng đất như: Lấn chiếm đường công, tùy ý chuyển mục đích sử dụng đất, Xã cũng tiến hành xử phạt vi phạm hành chính thu về cho ngân sách Nhà nước những khoản tiền không lớn. Nhìn chung, công tác quản lý tài chính về đất đai của xã Quang Sơn đã làm tốt, đúng với quy định của pháp luật, bảo đảm được nguồn thu từ đất đai 4.3.11. Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất là một biện pháp rất quan trọng, là trách nhiệm thường xuyên của các cấp, các ngành đặc biệt là ngành địa chính. Mục đích của công tác này là thúc đẩy quá trình thực hiện pháp luật đất đai, ngăn ngừa và xử lý kịp thời những tiêu cực, vi phạm pháp luật đất đai, đảm bảo cho đất đai được quản lý chặt chẽ, các loại đất được sử dụng hợp lý, tiết kiệm và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đã được UBND xã quan tâm thực hiện thông qua việc quản lý, giám sát các hoạt động chuyển nhượng, cho thuê đất, thu thuế, thu tiền sử dụng đất , góp phần bảo đảm quyền lợi cho người sử dụng đất và nguồn thu ngân sách. Bảng 4.10: Tổng hợp kết quả thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giai đoạn 2014 – 2018 Trong đó Năm Chuyển nhượng Thừa kế Tặng cho 2014 20 2 10 2015 35 9 34 2016 40 13 30 2017 25 12 26 2018 32 15 23 Tổng 152 51 123 (Nguồn: UBND xã Quang Sơn)
  54. 46 Qua bảng 4.10.Ta thấy trong giai đoạn 2014 - 2018 trên địa bàn xã đã có 326 trường hợp thực hiện các quyền: Chuyển nhượng, thừa kế và tặng cho. Các quyền còn lại như: Chuyển đổi, cho thuê, cho thuê lại thế chấp và góp vốn trong thời gian vừa qua xã không có trường hợp nào. Bên cạnh những mặt đạt được, công tác quản lý và giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trên địa bàn xã còn có những điểm chưa làm tốt, nhiều diện tích đất chưa được cấp GCNQSD đất để người sử dụng thực hiện hết quyền của mình theo pháp luật đất đai. Một khía cạnh hạn chế đó là nhiều người dân chưa ý thức hết được quyền và nghĩa vụ của mình trong việc sử dụng đất 4.3.12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai Trong những năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đã được thực hiện thường xuyên. Xã đã phối hợp với phòng Tài nguyên Môi trường và các ngành liên quan giải quyết cơ bản các vụ việc vi phạm về đất đai. thanh tra, đã phát hiện nhiều dạng vi phạm pháp luật đất đai, trong đó các vi phạm phổ biến là: Sử dụng đất không đúng mục đích, chuyển mục đích sử dụng đất tuỳ tiện, lấn chiếm đất đai, để đất hoang hoá không sử dụng trong thời gian dài, người sử dụng đất không thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. Công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất tại xã Quang Sơn trong giai đoạn 2014 - 2018 được thể hiện qua bảng sau:
  55. 47 Bảng 4.11: Tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất tại xã Quang Sơn giai đoạn 2014 – 2018 Số vụ vi Đã giải quyết STT Năm Chuyển cấp trên phạm Số vụ Tỷ lệ (%) Số vụ Tỷ lệ (%) 1 2014 5 2 40 3 60 2 2015 10 10 100 0 0 3 2016 8 8 100 0 0 4 2017 10 8 80 2 20 5 2018 9 9 100 0 0 Tổng 42 37 88,1 5 11,9 (Nguồn: UBND Xã Quang Sơn) Qua bảng 4.11 cho thấy trong 5 năm 2014, 2015, 2016,2017 và 2018 xã Quang Sơn đã phối hợp với Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Đồng Hỷ, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Thái Nguyên tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã và đã phát hiện 42 vụ vi phạm, đã xử lý 37 vụ, đạt 88,1%. Số vụ chưa giải quyết được là 5 vụ, chiếm tỷ lệ 11,9%. Để tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất có hiệu quả theo đúng pháp luật. Bên cạnh việc phối hợp với thanh tra Huyện thực hiện việc thanh tra theo chỉ đạo của huyện. Cán bộ địa chính xã cần chủ động tiến hành công tác thanh tra đất đai trên địa bàn để phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh sai phạm. Quá trình thanh tra phải đảm bảo khách quan, tránh hiện tượng bao che, làm ngơ trước sai phạm của người quản lý cũng như người sử dụng đất, góp phần tạo nên sự công bằng xã hội, tạo niềm tin của nhân dân đối với pháp luật.
  56. 48 4.3.13. Phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai 4.3.13.1. Mục đích - Phổ biến Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành để người sử dụng đất nắm được các quy định cơ bản của pháp luật trong lĩnh vực đất đai, qua đó nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về đất đai, hạn chế các vi phạm pháp luật về đất đai. - Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý nhà nước về đất đai, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Quang Sơn 4.3.13.2. Yêu cầu - Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai được tổ chức sâu rộng, có trọng tâm, trọng điểm bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng được phổ biến; bảm bảo tính chủ động, chính xác, rõ ràng, đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, phù hợp với tình hình thực tiễn của xã. - Đảm bảo phân công trách nhiệm rõ ràng, hợp lý; sự tham gia tích cực, phối hợp đồng bộ, có hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương; giải quyết kịp thời các vướng mắc, phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện. - Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai được triển khai hiệu quả, chất lượng, tiết kiệm. 4.3.13.3. Hình thức, biện pháp phổ biến * Trong những năm qua nhằm giúp người dân hiểu biết hơn về các quy định QLNN về đất đai UBND xã Quang Sơn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, phổ biến về nội dung của Luật đất đai như sau: - Phổ biến những điểm mới của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành - Tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên sâu về Luật Đất đai và các văn bản
  57. 49 hướng dẫn thi hành - Tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật, kỹ năng tuyên truyền pháp luật về đất đai cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật - Phổ biến pháp luật đất đai trên các phương tiện thông tin đại chúng - Tổ chức Ngày hội tư vấn pháp luật đất đai, tọa đàm, trao đổi, sinh hoạt, nói chuyện chuyên đề về các vấn đề pháp lý liên quan đến đất đai - Tổ chức hội thi tìm hiểu pháp luật về đất đai hoặc lồng ghép tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai trong nội dung thi tìm hiểu pháp luật - Biên soạn, in ấn, phát hành các tài liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai. Nhìn chung, công tác tuyên truyền pháp luật đất đai đã được triển khai rộng rãi đến mọi đối tượng với những nội dung thiết thực và hình thức phù hợp được các Bộ, ngành, các địa phương và được dư luận nhân dân đánh giá cao. Qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật đất đai của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất 4.3.14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai Công tác này luôn được thực hiện đúng theo luật định. Các đơn thư khiếu nại tố cáo luôn được tiếp nhận và giải quyết nhanh chóng, chính xác, đầy đủ. Hàng năm trên địa bàn xã vẫn xảy ra các vụ tranh chấp đất đai, hình thức tranh chấp chủ yếu về ranh giới giữa các hộ gia đình với nhau Tuy nhiên được sự quan tâm các cấp ngành công tác giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai được duy trì thường xuyên và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Xử lý kịp thời, dứt điểm hạn chế tình trạng tồn đọng đơn thư, kéo dài sự vụ.
  58. 50 Bảng 4.12: Kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tranh chấp đất đai của xã Quang Sơn giai đoạn 2014 – 2018 Đã giải quyết Chuyển cấp có Trong đó Năm Tổng xong thẩm quyền số đơn Khiếu Tranh Tổng số tỷ lệ Tổng tỷ lệ Tố cáo nại Chấp đơn % số đơn % 2014 10 3 3 4 8 80 2 20 2015 16 5 5 6 10 62.5 6 37.5 2016 11 4 3 4 8 72.7 3 27.3 2017 15 5 5 5 9 60 6 40 2018 12 4 3 5 8 66.7 4 33.3 Tổng 64 21 19 24 43 67.2 21 32.8 (Nguồn:UBND xã Quang Sơn) Qua bảng số liệu trên cho thấy số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo,tranh chấp đất đai của xã Quang Sơn trong những năm qua vẫn còn tương đối nhiều. Bằng sự nỗ lực của mình, UBND xã Quang Sơn đã giải quyết dứt điểm 43 vụ, chiếm tỷ lệ 67,2% tổng số vụ khiếu nại, tố cáo và tranh chấp. Đơn còn lại là 21 đơn chiếm tỷ lệ là 32,8 % thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án nhân dân. 4.3.15. Quản lý hoạt động dịch vụ công về đất đai Hoạt động dịch vụ công về đất đai là những hoạt động dịch vụ của cơ quan nhà nước để đáp ứng nhu cầu của các tổ chức, cá nhân trong xã hội về lĩnh vực đất đai theo quy định của pháp luật. Luật Đất đai 2013 ra đời đã quy định hoạt động dịch vụ công về đất là một cầu nối, là trung tâm giao dịch về
  59. 51 đất đai giúp cho người sư dụng đất thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình một cách tự giác, tự nguyện. Quản lý hoạt động dịch vụ công về đất bao gồm: - Quản lý hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. - Quản lý hoạt động của tổ chức phát triển quỹ đất. - Quản lý các hoạt động dịch vụ về đất thuộc các lĩnh vực: Tư vấn về giá đất; tư vấn lập QH - KH sử dụng đất, dịch vụ về đo đạc, lập bản đồ địa chính, dịch vụ về thông tin đất. Hiện nay việc cung cấp các hoạt động dịch vụ công về đất đai do bộ phận một cửa của xã trực tiếp đảm nhiệm. Nội dung hoạt động dịch vụ công của bộ phận tiếp nhận: + Chứng thực, tiếp nhận các văn bản về chuyển nhượng, cho tặng, cho thuê nhà đất + Hồ sơ xác minh nguồn gốc đất phục vụ cấp quyền sử dụng đất. + Hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy CNQSD đất Cơ chế “một cửa” được thực hiện theo các nguyên tắc: thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật; công khai các thủ tục hành chính, phí, lệ phí và thời gian giải quyết công việc của tổ chức, công dân; nhận yêu cầu và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; việc phối hợp giữa các bộ phận có liên quan để giải quyết công việc của tổ chức, công dân là trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước; bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, công dân. Ngoài các hoạt động như tư vấn về thông tin đất đai, xây dựng phương án sử dụng đất , thi dịch vụ đo đạc đã được các công ty tư nhân thực hiện góp phần giảm gánh nặng cho cơ quan nhà nước. Các thủ tục hành chính được tiến hành đơn giản, nhanh hơn tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ cấp giấy CNQSD đất và đảm bảo quyền lợi cho người dân.
  60. 52 4.4. Đánh giá sự hiểu biết của người dân về công tác quản lý nhà Nhà nước về đất đai của xã Quang Sơn Trong những năm qua, nhờ có được sự quan tâm, chỉ đạo đúng mức, kịp thời của cấp ủy, chính quyền, các cấp, các ngành, các tổ chức, đoàn thể ở cơ sở mà công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở xã đã có nhiều tiến bộ, dần đi vào nề nếp và đạt được những hiệu quả nhất định. Qua việc tiến hành lập phiếu điều tra công tác quản lý nhà nước về đất đai đối với các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã đã thu được kết quả sau: Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai thường xuyên được quan tâm thực hiện. Qua kết quả của phiếu điều tra cho thấy người dân xã có hiểu biết về việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó. Có tổng số 43/50 hộ gia đình, cá nhân trả lời là có thường xuyên tiếp cần với các văn bản quy định của nhà nước về đất đai chiếm 86%; có 07/50 hộ gia đình, cá nhân trả lời là không thường xuyên tiếp cần với các văn bản quy định của nhà nước về đất đai chiếm 14%. Người dân xã Quang Sơn biết về ranh giới hành chính của xã với các xã, phường khác nhưng chủ yếu chỉ biết ranh giới ở nơi mình sống với các xã, phường khác còn trên toàn địa bàn xã thì chỉ có cán bộ chuyên môn mới nắm rõ. Có tổng số 46/50 hộ gia đình, cá nhân trả lời là có biết ranh giới hành chính của xã Quang Sơn với các xã, phường khác chiếm 92%; có 4/50 hộ gia đình, cá nhân trả lời là không biết ranh giới hành chính của xã Quang Sơn với các xã, phường khác chiếm 6%.Tổng diện tích tự nhiên đã được đo đạc tạo thành bản đồ địa chính; hệ thống hồ sơ địa chính được xây dựng hoàn chỉnh, đúng quy định đã cơ bản đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, sử dụng đất đai của địa phương. Công tác quản lý tài chính về đất đai được thực hiện theo đúng quy
  61. 53 định của phát luật. Toàn xã đều hiểu rõ về việc thu thuế, thu tiền sử dụng đất (50/50 phiếu chiếm 100 %) nhưng cần tăng cường thêm công tác xác định khung giá đất, giá đất để hạn chết việc thu sai, thu thiếu. Trong những năm gần đây UBND xã đã tiến hành lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm, tiến hành thực hiện quy hoạch chi tiết tại những khu vực, theo chủ trương của huyện Đồng Hỷ và của tỉnh Thái Nguyên. Người dân trong toàn xã đã thực hiện theo kế hoạch mà xã đã đề ra và đạt kết quả tốt, đời sống của người dân trong xã đã dần được cải thiện. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất của địa phương làm tiền đề cho việc giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân. Đại bộ phần người dân đều hiểu về thủ tục giao đất, cho thuê, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, các cán bộ chuyên môn hiểu và hướng dẫn người dân tận tình. Có tổng số 40/50 hộ gia đình, cá nhân trả lời là có biết về thủ tục giao đất, cho thuê, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất chiếm 80%; có 10/50 hộ gia đình, cá nhân trả lời là không biết về thủ tục giao đất, cho thuê, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất chiếm 20%. Việc sử dụng đất đảm bảo quyền và lợi hợp pháp của người dân. Qua điều tra cho thấy quyền và nghĩa vụ của người dân được đảm bảo thực hiện đúng. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, là trách nhiệm thường xuyên của các cấp, các ngành đặc biệt là ngành địa chính. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của Pháp luật trong quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn xã được tăng cường thực hiện; góp phần đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Có tổng số 47/50 phiếu trả lời có thường xuyên được kiểm tra về việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai chiếm 94%; có 3/50 phiếu trả lời không thường xuyên được kiểm tra về việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai chiếm 6% trong tổng số phiếu điều tra
  62. 54 Trả lời có Trả lời không Tổng Câu hỏi phỏng vấn Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ số lượng (%) lượng (%) phiếu Ông (bà) có thường xuyên tiếp cận với các văn bản quy định của nhà nước về đất đai 43 86,00 7 14,00 50 hàng năm hay không ? Ông (bà) có bao giờ đọc hay nghe nói về 38 76,00 12 24,00 50 vấn đề quản lý nhà nước về đất đai chưa? Ông (bà) có biết ranh giới hành chính của 46 92,00 4 8,00 50 xã Quang Sơn với các xã khác không? Ông (bà) có hiểu về thủ tục giao đất, cho thuê, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng 40 80,00 10 20,00 50 đất không? Ông (bà) có biết được giá đất trên địa bàn 27 54,00 23 46,00 50 xã Quang Sơn không? Gia đình Ông (bà) đã được cấp GCNQSD 38 76,00 12 24,00 50 đất chưa? Ông (bà) có thường xuyên được kiểm tra về việc chấp hành các quy định của pháp 47 94,00 3 6,00 50 luật về đất đai? Ông (bà) có được giải quyết kịp thời khi có 35 70,00 15 30,00 50 tranh chấp, khiếu nại về đất đai không? Ông (bà) có thấy hài lòng về cách giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai của 44 88,00 6 12,00 50 xã không? Trung bình 80,00 20,00 (Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)
  63. 55 Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất ngày càng được quan tâm đúng mức. Số lượng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp mới đạt 76 % (38/50 phiếu); Số lượng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa được cấp là 24 % (12/50 phiếu). Tình hình tranh chấp đất đai giảm dần nhất là những năm gần đây số lượng tranh chấp đất đai chỉ còn 6% (3/50 phiếu); số lượng không có tranh chấp đất đai là 94% (47/50 phiếu). Trong thời gian tới cần tăng cường rà soát lại các trường hợp chưa được cấp giấy CNQSD đất, những hộ đang có tranh chấp về đất đai để có hướng giải quyết theo quy định của pháp luật. Thị trường BĐS của địa phương cũng ngày càng phát triển và hoạt động sôi nổi. Hàng năm UBND tỉnh ban hành khung giá đất và dựa vào khung giá đất để quyết định giá khi mua bán, chuyển nhương quyền sử dụng đất. Có tổng số 27/50 phiếu trả lời có biết giá đất trên địa bàn xã chiếm 54%; có 23/50 phiếu trả lời không biết giá đất trên địa bàn xã chiếm 46%. Công tác phát triển thị trường đất còn gặp nhiều khó khăn, chính vì thế cần hoàn thiện các chế định pháp luật để xây dựng khung pháp lý thực sự phù hợp với thị trường bất động sản của địa. Dịch vụ công về đất là một cầu nối, là trung tâm giao dịch giúp cho người sử dụng đất thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình một cách tự giác, tự nguyện và đúng pháp luật. Người dân trong xã đã được tiếp cận với các dịch vụ công về đất đai: Tư vấn về giá đất; dịch vụ về đo đạc Đây là nội dung mới đòi hỏi người làm công tác quản lý nhà nước về đất đai phải nắm chắc nhiệm vụ, quyền hạn, chức năng của các cơ quan tham gia vào hoạt động dịch vụ công về đất đai để công tác quản lý nhà nước về đất đai ở xã ngày càng hoàn thiện hơn
  64. 56 4.5. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai 4.5.1. Thuận lợi - Xã Quang Sơn địa hình khá thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, nhất là công tác thống kê, đo đạc, xây dựng bản đồ tạo điều kiện cho công tác cấp GCNQSD đất. - Việc quản lý nhà nước về đất đai đã có nhiều chuyển biến và thay đôi theo hướng tích cực, từng bước phù hợp với điều kiện phát triển kinh tê, phường hội. - Bên cạnh đó sự quan tâm chỉ đạo của UBND huyện Đồng Hỷ, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, sự nỗ lực của các cấp chính quyền hoàn thành các chỉ tiêu đề ra. 4.5.2. Khó khăn, tồn tại Trong quá trình triển khai thực hiện công tác quản lý đất đai vẫn còn một số bất cập như: - Người dân tự ý xây nhà không theo quy hoạch của xã. - Tính tự giác đóng thuế và thực hiện nghĩa vụ người sử dụng đất của người dân chưa cao. - Hệ thống bản đồ địa chính được đo đạc thành lập từ năm 2000, nay các hộ sử dụng đất có nhiều biến động giữa diện tích trên bản đồ với hiện trạng sử dụng đất cần phải kiểm tra đo đạc lại. 4.5.3.Giải pháp Trong các giai đoạn tiếp theo, để khắc phục những khó khăn, tồn tại nhằm tạo những chuyển biến tích cực trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, xã cần phải tăng cường quản lý Nhà nước bằng Pháp luật đối với đất đai với một số giải pháp cụ thể như:
  65. 57 Thứ nhất, cần phải chấn chỉnh công tác quản lý, sử dụng đất đai ở cơ sở. Đây là vấn đề then chốt trong việc thực hiện Luật đất đai. Cụ thể hóa các văn bản, chính sách pháp luật để triển khai thực hiện có hiệu quả. Thứ hai, Cần có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành liên quan với nhau nhằm phục vụ tốt công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục cho người dân về về công tác QLNN. Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng đất của người sử dụng đất, giúp họ thực hiện tốt quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Thứ ba, Cần tiến hành chuyển giao công nghệ quản lý hồ sơ dạng số thay thế quản lý trên giấy để tiện cho việc quản lý, lưu trữ, sử dụng.
  66. 58 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Qua thời gian thực tập,tìm hiểu và nghiên cứu tại UBND xã Quang Sơn về công tác quản lý nhà nước về đất đai đề tài đưa ra được một số kết luận: - Về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội: Xã Quang Sơn rất đa dạng trên địa bàn có địa hình núi cao, núi đá có đồi nhỏ và có khu vực địa hình bằng phẳng. Phía bắc và đông bắc của xã là những dãy núi đá xen với đồi nhỏ, phía nam và tây nam là các gò đồi xen lẫn khu đân cư nông thôn và các cánh đồng có diện tích nhỏ, xã Quang Sơn trong những năm gần đây được nhà nước quan tâm đấu tư rất lớn về mọi mặt, nhà máy xi măng Quang Sơn đi vào xản xuất đã thu hút nhiều lao động, nhiều dich vụ xã hội phát triển, tạo công việc làm ổn định, có thu nhập cao cho các hộ dân, có thể nói về điều kiện kinh tế phát triển tương đối ổn định và bền vững. - Tổng diện tích đất đai tự nhiên của xã là 1401,88ha, chủ yếu là đất nông nghiệp chiếm 58,78% tổng diện tích tự nhiên, đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ 34,37%, đất chưa sử dụng chiếm 6,85%. - Nhìn chung công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên đại bàn xã Quang Sơn giai đoạn 2014 – 2018 đã đạt được những kết quả như sau: + Trong giai đoạn 2014 - 2018 xã đã ban hành các văn bản, điều này cho thấy sự theo dõi thường xuyên của xã đến tình hình quản lý đất đai. + Trong giai đoạn 2014 – 2018 UBND xã đã cho phép 18 hộ gia đình chuyển mục đích sử dụng đất với tổng diện tích là 0,51 ha. + Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện khá đầy đủ theo đúng pháp luật và các văn bản của tỉnh ban hành, tổng diện tích tự nhiên tính đến ngày 31/12/2018 là 1401, 88ha
  67. 59 + Trong giai đoạn 2014 - 2018 xã đã cấp được 106 GCNQSD đất cho người dân. Công tác cấp GCNQSD đất chưa đạt yêu cầu tiến độ đề ra, vẫn còn để một số trường hợp chậm so với thời gian quy định + Trong giai đoạn 2014 - 2018 trên địa bàn xã đã có 326 trường hợp thực hiện các quyền: chuyển nhượng, thừa kế và tặng cho. + Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý sử dụng đất trong 3 năm vừa qua UBND xã đã phát hiện 42 vụ vi phạm, đã sử lý 37 vụ và số vụ chuyển cấp trên là 5. + Trong giai đoạn vừa qua UBND xã đã tiếp nhận 64 đơn khiếu nại, tố cáo, tranh chấp, bằng sự nỗ lực của mình UBND xã Quang Sơn đã giải quyết dứt điểm 43 vụ, 21 vụ còn lại thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân. + Công tác quản lý tài chính về đất đai của xã Quang Sơn đã làm tốt,đúng với quy định của pháp luật, đảm bảo được nguồn thu từ đất đai + Sự đánh giá của người dân về công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn là trung bình. 5.2. Đề nghị 1.Nâng cấp điều kiện trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn, mỗi cán bộ chuyên môn cần có một máy tính và một bàn làm việc riêng để đáp ứng yêu cầu công tác. 2.Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về đất đai tới mọi người dân để họ nắm rõ hơn về các quy định pháp luật và chính sách của nhà nước. 3. Biên soạn, in ấn các cuốn cẩm nang về quản lý nhà nước về đất đai và phát đến từng người dân nếu người dân cần.