Khóa luận Đánh giá công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015 - 2018

pdf 67 trang thiennha21 19/04/2022 5830
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015 - 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_cong_tac_dang_ky_cap_giay_chung_nhan_quye.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015 - 2018

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÙNG QUYẾT THẮNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2015 – 2018 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý Đất đai Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÙNG QUYẾT THẮNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2015 – 2018 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý Đất đai Lớp : K47- QLĐĐ - N02 Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2015 - 2019 Giáo viên hướng dẫn : ThS. Hà Anh Tuấn Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập tại Khoa Quản lý tài nguyên, Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên và sau thời gian thực tập tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, em đã được trang bị thêm nhiều kiến thức và những kinh nghiệm quý báu từ thực tiễn cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn các tập thể và cá nhân đã giúp đỡ em trong cuộc sống cũng như trong quá trình nghiên cứu, học tập và rèn luyện. Trước hết, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo ThS. Hà Anh Tuấn, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy, cô giáo trong khoa Quản lý tài nguyên cùng các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản, hữu ích phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu đề tài cũng như cho công tác của em sau này. Em cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo UBND huyện Bảo Thắng, các phòng ban trong huyện đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề tài này. Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, những người đã giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại trường và trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành đề tài thực tập tốt nghiệp lần này. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Nùng Quyết Thắng
  4. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC CÁC BẢNG vi Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở lý luận và căn cứ pháp lý của công tác ĐKĐĐ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính 4 2.1.1. Cơ sở lý luận 4 2.1.2. Cơ sở khoa học 6 2.1.3. Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 8 2.1.4. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 8 2.2. Cơ sở pháp lý 9 2.2.1. Các văn bản pháp quy của Nhà nước 9 2.2.2. Các văn bản pháp quy của địa phương 10 2.3. Nội dung đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo pháp luật hiện hành 12 2.3.1. Nội dung của việc đăng ký đất đai 12 2.3.2. Nội dung của công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
  5. iii sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 18 2.4. Tình hình nghiên cứu về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quản lý đất đai trên Thế giới và Việt Nam 22 2.4.1. Tình hình nghiên cứu về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quản lý đất đai trên Thế giới 22 2.4.2. Tình hình nghiên cứu về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quản lý đất đai ở Việt Nam 24 2.4.3. Tình hình quản lý đất đai và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Lào Cai 25 Phần 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 29 3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 29 3.3. Nội dung nghiên cứu 29 3.3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và sử dụng đất của huyện Bảo Thắng 29 3.3.2. Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của huyện Bảo Thắng 29 3.3.3. Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của huyện Bảo Thắng 30 3.3.4. Đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm đẩy nhanh tiến độ đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Bảo Thắng 30 3.4. Phương pháp nghiên cứu 30 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 30 3.4.2. Phương pháp thống kê phân tích, xử lý số liệu 31
  6. iv 3.4.3. Phương pháp kế thừa các tài liệu có liên quan 31 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và sử dụng đất của huyện Bảo Thắng tác động đến cấp GCNQSD đất 32 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 32 4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội 36 4.1.3. Hiện trạng sử dụng đất 37 4.2. Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Bảo Thắng 39 4.2.1. Tình hình sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân 39 4.2.2. Tình hình đăng ký đất đai, cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân 40 4.2.3. Tình hình đăng ký các loại hình biến động đất đai cho hộ gia đình, cá nhân sau khi được cấp GCNQSD đất 46 4.2.4. Đánh giá của người dân về công tác cấp GCNQSD đất và tài sản gắn liền với đất 50 4.2.5. Đánh giá chung về công tác cấp GCNQSD đất 52 4.3. Đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm đẩy nhanh tiến độ đăng ký, cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Bảo Thắng 54 4.3.1. Nhóm giải pháp chính sách 54 4.3.2. Nhóm giải pháp kỹ thuật 55 4.3.3. Nhóm giải pháp kinh tế 55 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56 5.1. Kết luận 56 5.2. Kiến nghị 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
  7. v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CNVPĐK : Chi nhánh văn phòng đăng ký ĐKĐĐ : Đăng ký đất đai ĐKQSD : Đăng ký quyền sử dụng GCN : Giấy chứng nhận GCNQSD : Giấy chứng nhận quyền sử dụng KT-XH : Kinh tế xã hội QSD : Quyền sử dụng TN&MT : Tài nguyên và Môi trường TTCN : Trung tâm công nghiệp TVĐĐ : Tư vấn đất đai UBND : Ủy ban nhân dân
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Cơ cấu sử dụng đất và tình hình biến động đất đai của huyện Bảo Thắng, giai đoạn 2015 - 2018 38 Bảng 4.2. Tổng số hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn huyện Bảo Thắng 39 Bảng 4.3. Tổng số hộ gia đình, cá nhân được cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện Bảo Thắng phân theo địa phương 40 Bảng 4.4. Kết quả cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Bảo Thắng theo loại hình sử dụng đất 41 Bảng 4.5. Kết quả cấp GCNQSD đất lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân theo đơn vị hành chính trên địa bàn huyện Bảo Thắng, giai đoạn 2015 – 2018 42 Bảng 4.6. Kết quả cấp GCNQSD đất lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Bảo Thắng 43 Bảng 4.7. Kết quả đăng ký đất đai, giao đất, cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Bảo Thắng 44 Bảng 4.8. Kết quả cấp GCNQSD đất thông qua đăng ký biến động đất đai cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Bảo Thắng, giai đoạn 2015 - 2018, phân theo địa phương 45 Bảng 4.9. Kết quả giải quyết thủ tục hồ sơ về đăng ký đất đai, đăng ký biến động đất đai, cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Bảo Thắng 46 Bảng 4.10. Kết quả giải quyết biến động đất đai trên địa bàn huyện Bảo Thắng 47 Bảng 4.11. Kết quả giải quyết các loại hình biến động đất đai cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Bảo Thắng theo từng năm 2013 đến năm 2018 49 Bảng 4.12. Kết quả đánh giá của người dân về công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện Bảo Thắng 51
  9. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài con người chiếm hữu đất đai biến đất đai từ một sản vật tự nhiên thành một tài sản của cộng đồng, của một quốc gia. Ngày nay, sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước càng nhanh càng mạnh thì nhu cầu sử dụng đất ngày một tăng lên. Do đó vấn đề quản lí đất đai càng trở nên càng phức tạp hơn, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (GCNQSD) đất là một vấn đề hết sức quan trọng và là một trong 15 nội dung của công tác quản lý nhà nước về đất đai theo Luật đất đai năm 2013. Việc cấp còn là cơ sở lập hồ sơ để Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất trong phạm vi cả nước, đảm bảo đất được sử dụng đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả nhất, là cơ sở để xác định, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản, góp phần vào sự phát triển k inh tế của đất nước Để đạt mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá các ngành kinh tế để trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, công tác xây dựng hồ sơ địa chính đồng bộ, chính quy hiện đại, là công cụ thiết thực cho công tác quản lý nhà nước về đất đai. Trong đó công tác cấp GCNQSD đất rất quan trọng. Bảo Thắng là huyện vùng thấp, nằm ở cửa ngõ của tỉnh Lào Cai, đầu mối giao thông đi lại giữa các huyện trong tỉnh khá thuận lợi. Tổng diện tích đất tự nhiện của huyện là 68.506,72 ha, với 30.187 hộ, dân số 110.521 nhân khẩu. Những năm qua, cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội, quá trình đô thị hoá, công nghiệp hóa diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, tình hình giao
  10. 2 dịch về đất đai, bất động sản ngày một tăng lên. Công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là vấn đề quan trọng, cấp thiết luôn được cấp ủy đảng, chính quyền huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai quan tâm, trú trọng, chỉ đạo, thực hiện trong nhiều năm qua. Để tạo điều kiện thực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển, đồng thời Nhà nước quản lý đất đai có hiệu quả thì công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận hiện nay tiếp tục cần được coi là vấn đề quan trọng, cấp bách để các cấp uỷ, chính quyền, nhân dân tỉnh Lào Cai nói chung cũng như huyện Bảo Thắng nói riêng quan tâm chỉ đạo, thực hiện. Để làm tốt công tác này hơn nữa, cần thiết dựa trên những cơ sở khoa học và khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện nay, để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác này. Xuất phát từ lý do trên, được sự đồng ý của Khoa Quản lý Tài nguyên, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và dưới sự hướng dẫn của thầy giáo ThS. Hà Anh Tuấn, đề tài “Đánh giá công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015 - 2018" được lựa chọn để thực hiện. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Đánh giá được kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2015 - 2018. - Đề xuất được các giải pháp thúc đấy công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Hoàn thiện kiến thức đã học trong nhà trường cho bản thân đồng thời
  11. 3 tiếp cận và thấy được những thuận lợi và khó khăn của công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong thực tế hiện nay tại địa phương. - Nắm vững những quy định của Pháp luật về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Luật đất đai 2013, hệ thống các văn bản dưới Luật về đất đai của Trung ương và địa phương về công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đề xuất với các cấp có thẩm quyền những giải pháp phù hợp để công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Thúc đẩy công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
  12. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận và căn cứ pháp lý của công tác ĐKĐĐ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính 2.1.1. Cơ sở lý luận Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất không gì thay thế được của ngành nông nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng cơ sở kỹ thuật, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng. Song thực tế đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn về diện tích, có vị trí cố định trong không gian. Cùng với thời gian giá trị sử dụng của đất có chiều hướng tăng hay giảm điều đó phụ thuộc vào việc triển khai sử dụng của con người. Trong những năm gần đây, Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước đặc biệt là việc gia nhập WTO. Nó đã góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển mạnh mẽ đồng thời nhu cầu sử dụng đất cũng tăng lên và làm cho công tác quản lý sử dụng đất hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm cũng ngày càng trở lên phức tạp. Chính vì thế, công tác quản lý sử dụng đất đã và đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm sâu sắc. Trong các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai công tác ĐKĐĐ, cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính có vai trò rất quan trọng. Một số khái niệm liên quan đến việc đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Khái niệm đăng ký Đăng ký là một hoạt động của con người nhằm đưa một lượng cơ sở dữ liệu nhất định vào một hệ thống dữ liệu của một cơ quan, hay tổ chức, cá
  13. 5 nhân, pháp nhân nào đó, mục đích đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên theo một quy luật nhất định. Có nhiều loại đăng ký như đăng ký hộ tịch, đăng ký giao dịch đảm bảo, đăng ký bất động sản, đăng ký động sản, đăng ký tên miền, thương hiệu, bản quyền, sở hữu trí tuệ, v.v - Khái niệm đăng ký đất đai Đăng ký đất đai là một thủ tục hành chính xác lập mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước (với tư cách là đại diện chủ sở hữu) và người sử dụng đất được Nhà nước giao quyền sử dụng, nhằm thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ để quản lý thống nhất đối với đất đai theo pháp luật, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những chủ sử dụng đất có đủ điều kiện, để xác lập địa vị pháp lý của họ trong việc sử dụng đất đối với Nhà nước và xã hội. Đăng ký đất đai mang tính đặc thù của quản lý Nhà nước về đất đai. Đăng ký đất đai là một thủ tục hành chính bắt buộc đối với mọi chủ sử dụng đất, do hệ thống ngành Tài nguyên và Môi trường trực tiếp giúp Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tổ chức thực hiện. - Khái niệm đăng ký quyền sở hữu nhà ở Đăng ký quyền sở hữu nhà ở là việc cá nhân, tổ chức sau khi hoàn thành, tạo lập nhà ở hợp pháp thì đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật. - Khái niệm đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất Thuật ngữ đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thực chất là việc ghi vào hồ sơ địa chính về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với một thửa đất xác định và cấp giấy chứng nhận đối với tài sản gắn liền với thửa đất đó nhằm chính thức xác lập quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.
  14. 6 Đất đai thường có các tài sản gắn liền như nhà, công trình xây dựng, cây lâu năm, mà các tài sản này chỉ có giá trị nếu gắn liền với một thửa đất tại vị trí nhất định; Theo Điều 3 Luật Đất đai năm 2013: “đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính”. 2.1.2. Cơ sở khoa học Chế độ quản lý và sử dụng đất đai hiện hành của nước ta là sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước thống nhất quản lý, nhân dân được trực tiếp sử dụng và có quyền của người sử dụng đất. Để quy định, bảo vệ và thực thi chế độ này Nhà nước ta đã đưa ra các văn bản pháp luật, pháp lý quy định cụ thể. Đó là Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 (Điều 19), Hiến pháp 2013 (Điều 17,18, 84), Luật Đất đai năm 1993, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998, năm 2001 quy định về quyền sở hữu đất đai, quyền sử dụng đất đai, chế độ quản lý đất đai thống nhất của Nhà nước cũng như quy định rõ quyền hạn trách nhiệm, các công tác quản lý đất và quyền hạn trách nhiệm của người sử dụng đất. Theo Luật đất đai Số: 45/2013/QH13, ngày 29/11/2013, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2014, tại Điều 3 quy định [21]: Nhà nước giao quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước giao đất) là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất ổn định mà không có nguồn gốc được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với thửa đất xác định.
  15. 7 Đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Quyền sử dụng đất là toàn bộ các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành trong đó quy định việc bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất sử dụng. Quyền sử dụng đất của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác được xác lập do Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất. Trên cơ sở Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thì Nhà nước cấp giấy chứng nhận cho các chủ sử dụng đất. Giấy chứng nhận là chứng thư có giá trị pháp lý cao nhất thể hiện quyền của chủ sử dụng và cũng là căn cứ pháp lý giao dịch giữa Nhà nước và người sử dụng đất. Trên cơ sở đó chủ sử dụng đất được công nhận, được hưởng quyền lợi đồng thời phải thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ đối với Nhà nước trong quá trình sử dụng đất, tuyệt đối tuân thủ mọi quy định về sử dụng đất do nhà nước đặt ra. Ngược lại, Nhà nước đứng ra bảo hộ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất (Đào Xuân Bái, 2002) [1]. Quyền sở hữu và quyền sử dụng đất ngày càng trở nên được coi trọng, khi quan hệ đất đai ngày càng mở rộng và đan xen phức tạp vào mọi hoạt động kinh tế xã hội như hiện nay thì sự phối hợp giữa cơ chế sở hữu và cơ chế sử dụng đất trở thành một vấn đề nóng hổi, nảy sinh nhiều vấn đề khó khăn. Vì thế
  16. 8 việc tìm ra một cơ chế phối hợp quyền sở hữu và quyền sử dụng đất hợp lý đảm bảo hài hoà các lợi ích là rất cần thiết, và nếu đạt được điều đó thì sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển và xã hội ổn định. Ngược lại nếu chúng ta không có cơ chế hợp lý sẽ kìm hãm sự vận động quan hệ đất đai tất yếu sẽ phát sinh mâu thuẫn gây cản trở cho bước tiến của nền kinh tế - xã hội đất nước. 2.1.3. Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Nhà ở là tài sản luôn gắn liền với đất đai, hơn thế nữa nhà ở đặc biệt quan trọng, quý giá đối với mỗi con người, mỗi gia đình cũng như toàn xã hội. Nhà ở lại là tài sản có giá trị lớn do con người tạo lập nhằm thoả mãn cho nhu cầu của mình, vì vậy nảy sinh và tồn tại quyền sở hữu về nhà ở. Theo Điều 181 Luật dân sự Việt nam nhà ở là một bất động sản không thể di dời và quyền sở hữu nhà ở cũng như quyền sở hữu các tài sản khác bao gồm quyền chiếm đoạt (quản lý nhà ở), quyền sử dụng (lợi dụng các tính năng của nhà ở để phục vụ mục đích kinh tế - đời sống), và quyền định đoạt (quyết định số phận pháp lý của nhà ở như bán, cho thuê, cho mượn, để thừa kế, phá đi, ). Chủ sở hữu nhà ở là người có đầy đủ các quyền đó. Tuy nhiên quyền sở hữu nhà ở cũng có thể tách rời như đối với đất, nghĩa là chủ sở hữu có thể chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền sử dụng nhà ở và quyền chiếm hữu nhà ở của mình cho người khác trong một khoảng thời gian và không gian xác định, đó là khi chủ sở hữu cho thuê nhà, cho mượn nhà. Việc quy định phân chia quyền hạn giữa chủ sở hữu nhà và người sử dụng nhà không tuân theo một quy tắc cứng nhắc mà tuân theo sự thoả thuận giữa hai bên (Lê Đình Thắng, 2000) [28]. 2.1.4. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp
  17. 9 cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Như đã trình bày ở hai phần trên Nhà nước quy định và thực hiện bảo hộ quyền lợi hợp pháp của chủ sử dụng các loại đất và chủ sở hữu nhà ở. Đối với mỗi loại đất khi Nhà nước tiến hành giao đất, cho thuê đất thì đều công nhận quyền sử dụng của người được giao đất, cho thuê đất. Biểu hiện cụ thể của việc Nhà nước công nhận quyền này là việc Nhà nước cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất. Giấy chứng nhận là giấy tờ pháp lý thiết lập quan hệ giữa Nhà nước với người sử dụng đất, bảo vệ cho quyền lợi và việc thực hiện nghĩa vụ của mỗi bên đối với bên kia (Lê Đình Thắng, 2000) [27]. Nhà và đất có mối quan hệ khăng khít với nhau, đặc biệt đất ở và nhà ở luôn luôn đi cùng nhau. Vì vậy, ngày 01/12/2009 Nhà nước ta tiến hành cấp đồng thời giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên cùng một văn bản, thực hiện cùng một lúc. Với tầm quan trọng đặc biệt của mình, nhà ở và đất ở phải chịu sự quản lý chặt chẽ thống nhất của Nhà nước. Giấy chứng nhận giúp cho người sử dụng đất, sở hữu nhà ở yên tâm sử dụng nhà đất, thực hiện các quyền của người sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở như chuyển nhượng nhà đất, thế chấp, góp vốn, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất và sở hữu nhà để vay vốn đầu tư kinh doanh sản xuất một cách dễ dàng thuận tiện đúng pháp luật, cũng như thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước. 2.2. Cơ sở pháp lý 2.2.1. Các văn bản pháp quy của Nhà nước - Luật Đất đai ngày 29/11/2013 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2014; - Luật Nhà ở năm 2014. - Bộ Luật Dân sự năm 2015;
  18. 10 - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật đất đai; - Các Nghị định của Chính phủ số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu tiền sử dụng đất; số 45/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 và số 23/2013/NĐ-CP ngày 25/3/2013 quy định về lệ phí trước bạ; số 23/2013/NĐ- CP ngày 25/3/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 về lệ phí trước bạ. - Các Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường: số 23/2014/TT- BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về hồ sơ địa chính; số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ; - Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất. - Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC, ngày 04/4/2015 về việc Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ cấu hoạt động của Văn phòng ĐKĐĐ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. 2.2.2. Các văn bản pháp quy của địa phương - Quyết định số 91/2014/QĐ-UBND ngày 27/12/2014 của UBND tỉnh Lào Cai Ban hành Quy định về bảng giá các loại đất 05 năm (2015 - 2019) trên địa bàn tỉnh Lào Cai (QĐ số 91/2014/QĐ-UBND). - Quyết định số 13/2015/QĐ-UBND ngày 09/4/2015 của UBND tỉnh Lào Cai Ban hành quy định một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lào Cai (QĐ số 13/2015/QĐ-UBND). - Quyết định số 29/2015/QĐ-UBND ngày 25/6/2015 của UBND tỉnh
  19. 11 Lào Cai Ban hành quy định hạn mức giao đất ở, đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng; hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở đối với trường hợp có vườn, ao; hạn mức đất xây dựng phần mộ, tượng đài, bia tưởng niệm trong nghĩa trang, nghĩa địa; diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với đất ở trên địa bàn tỉnh Lào Cai (QĐ số 29/2015/QĐ- UBND); Quyết định số 40/2015/QĐ- UBND ngày 01/9/2015 của UBND tỉnh Lào Cai Sửa đổi, đính chính Quyết định số 29/2015/QĐ-UBND [32]. - Quyết định số 39/2015/QĐ-UBND ngày 21/8/2015 của UBND tỉnh Lào Cai Sửa đổi, bổ sung và đính chính Quyết định số 13/2015/QĐ-UBND. - Quyết định số 47/2015/QĐ-UBND ngày 05/10/2015 của UBND tỉnh Lào Cai Ban hành quy định về cơ quan tiếp nhận, giải quyết thủ tục và thời gian các bước thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Lào Cai. - Quyết định số 1330/2015/QĐ-UBND ngày 4/5/2015 của UBND tỉnh Lào Cai Về việc công bố 16 thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai - Quyết định số 1331/2015/QĐ-UBND ngày 4/5/2015 của UBND tỉnh Lào Cai Về việc công bố 33 thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai - Quyết định số 08/2016/QĐ-UBND ngày 01/02/2016 của UBND tỉnh Lào Cai Ban hành Quy chế phối hợp và thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Lào Cai. - Quyết định số 15/2016/QĐ-UBND ngày 16/3/2016 của UBND tỉnh Lào Cai Ban hành Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Lào Cai. - Quyết định số 108/2016/QĐ-UBND ngày 19/12/2016 của UBND tỉnh
  20. 12 Lào Cai ban hành quy định hạn mức giao đất; hạn mức công nhận quyền sử dụng đất; mức đất xây dựng phần mộ, tượng đài, bia tưởng niệm trong nghĩa trang, nghĩa địa và diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với đất ở trên địa bàn tỉnh Lào Cai (QĐ số 108/2016/QĐ-UBND). - Quyết định số 148/2016/QĐ-UBND ngày 28/12/2016 của UBND tỉnh Lào Cai quy định về trình tự kiểm đếm bắt buộc, cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc; thu hồi đất vắng chủ khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lào Cai. - Quyết định số 5614/2017/QĐ-UBND ngày 13/12/2017 của UBND tỉnh Lào Cai Về việc công bố 38 thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai - Quyết định số 44/2017/QĐ-UBND ngày 28/12/2017 của UBND tỉnh Lào Cai quy định hệ số điều chỉnh giá đất năm 2018 trên địa bàn tỉnh Lào Cai. - Quyết định số 02/2018/QĐ-UBND ngày 08/02/2018 của UBND tỉnh Lào Cai sử đổi, bổ sung một số điều Quyết định số 108/2016/QĐ-UBND ngày 19/12/2016. 2.3. Nội dung đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo pháp luật hiện hành 2.3.1. Nội dung của việc đăng ký đất đai Đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý của nhà nước đồng thời có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của chủ sở hữu. Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu. Việc đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động, được thực hiện tại tổ chức đăng ký đất đai thuộc cơ quan quản lý
  21. 13 đất đai, bằng hình thức đăng ký trên giấy hoặc đăng ký điện tử và có giá trị pháp lý như nhau (Lê Đình Thắng, 2001) [29]. Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu (sau đây gọi là đăng ký lần đầu) là việc thực hiện thủ tục lần đầu để ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính. Trong đó,theo quy định của Luật đất đai 2013 việc đăng ký lần đầu được thực hiện trong các trường hợp sau đây: Thửa đất được giao, cho thuê để sử dụng; Thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký; Thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký; nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa đăng ký. 1. Trình tự đăng ký đất đai * Kê khai đăng ký đất đai: - Kê khai đăng ký đất đai là trách nhiệm của 2 chủ thể: Người sử dụng đất và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. - Đối với người sử dụng đất: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì những người sử dụng đất quy định tại Điều 5 Luật Đất đai năm 2013. - Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên môi trường cấp huyện (đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai “một cấp” và các Chi nhánh trực thuộc). * Thẩm định hồ sơ: Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định, nếu đủ điều kiện thì thực hiện thủ tục đăng ký, nếu hồ sơ còn thiếu thì ban hành văn bản yêu cầu người sử dụng đất bổ sung hồ sơ. Nếu hồ sơ không đủ điều kiện thì trả lại hồ sơ cho người sử dụng đất và thông báo rõ lý do bằng văn bản. * Ban hành Giấy Xác nhận kết quả đăng ký đất đai.
  22. 14 2. Thủ tục, hồ sơ đăng ký đất đai. Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 24/ 2014/TT- BTNMT Quy định về hồ sơ địa chính trong đó quy định về hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu gồm các giấy tờ sau: Người sử dụng đất làm đơn đăng ký đất đai theo mẫu, hiện nay nội dung đơn xin kê khai đăng ký quyền sử dụng đất được tích hợp vào đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo mẫu 04a/ĐK ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu gồm có: a) Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK; b) Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CPngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP) đối với trường hợp đăng ký về quyền sử dụng đất; c) Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng);
  23. 15 d) Báo cáo kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất đối với trường hợp tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 theo Mẫu số 08/ĐK; đ) Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có); e) Đối với đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh thì ngoài giấy tờ quy định tại các Điểm a, b và d Khoản này phải có quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an về vị trí đóng quân hoặc địa điểm công trình; bản sao quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh trên địa bàn các quân khu, trên địa bàn các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà có tên đơn vị đề nghị cấp Giấy chứng nhận; g) Trường hợp có đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề phải có hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề, kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế. Trường hợp người sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký đất đai mà chưa có nhu cầu được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì nộp hồ sơ gồm các giấy tờ theo quy định tại các Điểm a, d, e, g và bản sao giấy tờ quy định tại các Điểm b, c và đ Khoản 1 Điều này. Trường hợp người sử dụng đất đã đăng ký đất đai mà nay có nhu cầu được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04/ĐK.
  24. 16 h) Bản photocopy sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân (xét cần thiết). i) Văn bản ủy quyền nộp hồ sơ (nếu có). 3. Các hình thức đăng ký đất đai: Tuỳ thuộc vào mục đích và đặc điểm của công tác đăng ký, đăng ký đất đai được chia thành 2 hình thái. - Đăng ký đất đai ban đầu. Đăng ký đất đai ban đầu là việc người sử dụng đất chưa có Giấy chứng nhận đến làm thủ tục tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được đăng ký quyền sử dụng đất theo một quy trình, trình tự, thủ tục nhất định để thiết lập hồ sơ địa chính ban đầu cho toàn bộ đất đai và cấp Giấy chứng nhận cho tất cả các chủ sử dụng đất có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính: " Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu (sau đây gọi là đăng ký lần đầu) là việc thực hiện thủ tục lần đầu để ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính. * Thủ tục đăng ký đất đai ban đầu. + Đối tượng thực hiện: Tất cả những người đang sử dụng đất (là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cơ) theo quy định của Luật Đất đai hiện hành và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. + Quy trình đăng ký đất đai ban đầu: Quy trình xử lý giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai cấp huyện (thẩm quyền cấp huyện): Thời gian giải quyết theo quy định tại Điều 61 NĐ 43 là 30 ngày làm việc. Thủ tục đăng ký và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu: (có sơ đồ 1.01 kèm theodưới đây)
  25. 17 - Đăng ký biến động đất đai Đăng ký biến động đất đai là hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà trực tiếp là tổ chức đăng ký đất đai thuộc cơ quan quản lý đất đai) nhằm cập nhật những thông tin về đất đai để đảm bảo cho hệ thống hồ sơ địa chính luôn phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất, làm cơ sở để Nhà nước phân tích các hiện tượng kinh tế xã hội phát triển trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai. Theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính: "Đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi là đăng ký biến động) là việc thực hiện thủ tục để ghi nhận sự thay đổi về một hoặc một số thông tin đã đăng ký vào hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật". * Thủ tục, trình tự, hồ sơ đăng ký biến động đất đai + Đối tượng thực hiện: Tất cả những người đang sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai hiện hành đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng có biến động và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Người sử dụng đất có một trong 5 loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có tên sau: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (đang cấp hiện hành), Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở (theo Nghị định 60/CP, Nghị định 61/CP), Giấy chứng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và công trình xây dựng (theo Nghị định 95/CP). Sau khi làm thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, nhận thừa kế, tặng cho, chuyển đổi quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà hình thành người sử dụng đất mới. Hay Nhà nước thu hồi một phần diện tích đất, thửa đất bị sạt lở tự nhiên, tách thửa, hợp thửa, thì người sử dụng đất phải đem Giấy chứng nhận và hồ sơ kèm theo đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để
  26. 18 làm thủ tục đăng ký biến động đất đai. Quy trình xử lý giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai cấp huyện (thẩm quyền cấp huyện) và Văn phòng ĐKĐĐ, Sở TN&MT (thẩm quyền cấp tỉnh): Thời gian giải quyết theo quy định tại Điều 61 NĐ 43 là 10 ngày làm việc (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính) (Hình 1.2) 2.3.2. Nội dung của công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 1, Khái niệm về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Theo Luật Đất đai, Luật Nhà ở hiện hành thì “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở là Giấy chứng nhận do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất theo một mẫu thống nhất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất”. Từ ngày 10 tháng 12 năm 2009 ngày Nghị định số 88/2009/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì tất cả các quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu các tài sản khác gắn liền với đất được Nhà nước cấp vào chung một Giấy và thống nhất trong cả nước và có tên là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 2, Mục đích của việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Để người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở có căn cứ pháp lý trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở theo quy định của Pháp luật. - Xác lập căn cứ pháp lý đầy đủ để Nhà nước bảo hộ quyền sử dụng hợp pháp của người sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hợp pháp của người sở hữu nhà
  27. 19 ở cũng như thực hiện các chức năng quản lý của mình đối với đất đai, nhà ở. - Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, dữ liệu đất đai, hệ thống thông tin địa chính và hệ thống địa chính (Tài nguyên và Môi trường) điện tử, trong mô hình Chính phủ điện tử. - Làm lành mạnh hóa thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất, thị trường nhà ở; Thúc đẩy nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển. 3, Yêu cầu của việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Đối với Nhà nước: Cấp đúng thẩm quyền, đúng pháp luật, kịp thời, nhanh chóng, chính xác và ghi đầy đủ những điều ràng buộc của người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở. Đảm bảo dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch. - Đối với người sử dụng đất và người sở hữu nhà ở: Xuất trình đầy đủ tất cả các Giấy tờ nhà, đất và các Giấy tờ liên quan, kê khai đầy đủ, nộp đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo thông báo của cơ quan thuế. Coi việc làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở vừa là quyền lợi và vừa là nghĩa vụ. - Đối với các cơ quan hữu quan: Phúc đáp nhanh chóng, đầy đủ và kịp thời thông tin phục vụ việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở theo yêu cầu của cơ quan Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền. 4, Nội dung Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Giấy chứng nhận gồm những nội dung chính sau: - Quốc hiệu, Quốc huy, tên của Giấy chứng nhận “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”; - Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; - Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
  28. 20 - Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; - Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận. 5, Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Theo Điều 98 Luật Đất đai năm 2013, có 5 nguyên tắc cấp giấy chứng nhận như sau: + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó. + Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện. + Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được miễn, được ghi nợ nghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp.
  29. 21 + Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người. Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu. + Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có. Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật này.
  30. 22 Ngoài ra, Giấy chứng nhận được cấp cho người đề nghị cấp Giấy sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến cấp Giấy chứng nhận, trừ trường hợp không phải nộp hoặc được miễn hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật; trường hợp Nhà nước cho thuê đất thì Giấy chứng nhận được cấp sau khi người sử dụng đất đã ký hợp đồng thuê đất và đã thực hiện nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng đã ký. Nội dung Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: Giấy chứng nhận gồm những nội dung chính sau: * Quốc hiệu, Quốc huy, tên của Giấy chứng nhận “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”; * Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; * Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; * Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; * Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận. 2.4. Tình hình nghiên cứu về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quản lý đất đai trên Thế giới và Việt Nam 2.4.1. Tình hình nghiên cứu về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quản lý đất đai trên Thế giới 2.4.1.1. Tình hình tổ chức đăng ký đất đai, bất động sản ở Thuỵ Điển Hệ thống đăng ký đất đai ở Thụy Điển có một quá trình lịch sử phát triển lâu dài với những cuộc cải cách diễn ra trong hòa bình và ổn định. Vì vậy, nó có thể kế thừa những thành tựu sẵn có và tiếp tục hoàn thiện mà không gặp trở ngại, cũng như nhanh chóng trở thành một hệ thống đơn giản nhưng hiệu quả. Hệ thống đăng ký đất đai của Thụy Điển được xây dựng trên cơ sở hoạt động đăng ký quyền sở hữu bất động sản nhằm xác lập một chế độ pháp lý rõ ràng cho từng đơn vị tài sản được đăng ký, trong đó, có sự thống nhất chặt
  31. 23 chẽ giữa hoạt động lập bản đồ và hoạt động đo đạc địa chính với vấn đề đăng ký đất đai, cũng như có sự thống nhất giữa nó với các hệ thống thuộc các ngành, lĩnh vực khác (Lê Đình Thắng, 2001) [29]. Ở Thụy Điển, đất đai được chia thành những đơn vị bất động sản. Tất cả những đơn vị bất động đều được đăng ký. Hoạt động đăng ký đất đai bao gồm hoạt động địa chính (sự hình thành và đăng ký bất động sản) và việc đăng ký quyền (quyền sở hữu và những hạn chế trong thực hiện quyền). Những hoạt động này được duy trì và kế thừa từ hệ thống đăng ký trước đây với một vài thay đổi cho phù hợp xã hội hiện đại. Hoạt động đăng ký được tiến hành chủ yếu bởi Cơ quan Đo đạc Đất đai quốc gia. Cơ quan Đo đạc Đất đai quốc gia là tổ chức thuộc Bộ Môi trường. Cơ quan này giữ vai trò chủ yếu và chịu trách nhiệm trên phạm vi toàn quốc trong lĩnh vực bản đồ, địa chính và đăng ký quyền thông qua bốn bộ phận là dịch vụ địa chính, đăng ký quyền, dịch vụ thông tin địa lý và đất đai, và bộ phận thương mại cung cấp dịch vụ thông tin địa lý và sản xuất bản đồ 88. Bộ phận Dịch vụ địa chính chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hoạt động địa chính và các thủ tục địa chính liên quan đến sự hình thành, thay đổi của bất động sản; sự hình thành tài sản chung; xác định và điều chỉnh ranh giới bất động sản; xác định những hạn chế về quyền (như quyền đi qua bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng các tiện ích công cộng). Bộ phận này có tổng số khoảng 80 văn phòng trên khắp Thụy Điển (Lê Đình Thắng, 2001) [29]. 2.4.1.2. Tình hình tổ chức đăng ký đất đai, bất động sản ở Pháp Xét về chế độ sở hữu nói chung, tại tất cả các quốc gia G7 đều thừa nhận quyền tư hữu là quyền cơ bản nhất. Xét về chế độ sở hữu đất đai, các nước thuộc nhóm G7 đều thực hiện mô hình sở hữu đất đai đa sở hữu. Đó là vừa thừa nhận sở hữu đất đai của tư nhân và vừa thừa nhận đất đai sở hữu của nhà nước.
  32. 24 Tại Pháp, cũng như các nước thuộc G7 khác, chế độ sở hữu đất đai gồm hai dạng: thứ nhất là đất đai thuộc SHNN và thứ hai là đất đai thuộc SHTN. Đối với đất đai thuộc SHTN thì Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể sở hữu và khi Nhà nước lấy đất thì phải trả cho chủ đất tiền theo giá quy định. Bộ phận đất đai thuộc SHNN bao gồm nhà nước trung ương và chính quyền các địa phương (Lê Đình Thắng, 2001) [29]. 2.4.2. Tình hình nghiên cứu về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quản lý đất đai ở Việt Nam Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013, cả nước đã cơ bản hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận lần đầu được 41,6 triệu Giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,9 triệu ha, đạt 94,8 % diện tích đất đang sử dụng cần cấp và đạt 96,7% tổng số trường hợp sử dụng đất đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận; trong đó 5 loại đất chính của cả nước đã cấp được 40,7 triệu Giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,3 triệu ha, đạt 94,6% diện tích cần cấp. Một số địa phương đã hoàn thành cơ bản việc cấp Giấy chứng nhận lần đầu nhưng xét riêng từng loại đất vẫn còn một số loại đạt thấp dưới 85% như: Đất chuyên dùng còn 29 địa phương; đất ở đô thị còn 15 địa phương; đất sản xuất nông nghiệp còn 11 địa phương; các loại đất ở nông thôn và đất lâm nghiệp còn 12 địa phương; một số địa phương có loại đất chính đạt kết quả cấp Giấy chứng nhận lần đầu thấp dưới 70% gồm: Lạng Sơn, Hà Nội, Bình Định, Kon Tum, TP. Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Ninh Thuận và Hải Dương. Các địa phương này cần tăng cường các biện pháp nhằm nâng cao tỷ lệ cấp Giấy chứng nhận lần đầu của loại đất chưa đạt trong thời gian tới (Chính phủ, 2014) [16]. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất; là căn cứ để giải quyết các tranh chấp về đất
  33. 25 đai; là cơ sở để Nhà nước bồi thường khi giải phóng mặt bằng. Trước tầm quan trọng đó của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Nhà nước đã quy định cụ thể và chi tiết về những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng như thẩm quyền cấp và trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất (Huỳnh Văn Tâm, 2015)[27]. Tình trạng cấp giấy nhiều khi không thật minh bạch đã làm cho hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai gặp khó khăn và không mang lại hiệu quả quản lý cao. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó không chỉ xuất phát từ phía người dân mà còn liên quan đến trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Vậy cần phải tăng cường nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của Nhà nước về đất đai trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất. Một trong những giải pháp tốt nhất là Nhà nước phải công khai, minh bạch hơn nữa về trình tự, thủ tục của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tất cả người dân đều biết, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình (Nguyễn Thu Thủy, 2016)[30]. 2.4.3. Tình hình quản lý đất đai và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Lào Cai 2.4.3.1. Công tác quản lý Nhà nước đất đai trên địa bàn tỉnh nói chung Với sự quyết tâm trong cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện của Tỉnh ủy và các cấp Đảng ủy, chính quyền địa phương, trong những năm qua thực hiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã đạt được kết quả khá tích cực, góp phần khai thác và phát huy có hiệu quả nguồn lực từ đất đai phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, ổn định xã hội, đảm bảo an ninh lương thực, bảo vệ môi trường
  34. 26 Sau khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực, UBND tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo các cấp, các ngành khẩn trương tham mưu các văn bản thuộc thẩm quyền liên quan đến triển khai thi hành Luật Đất đai. Đến nay, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành 18 văn bản quy phạm pháp luật. - Tác động của chính sách pháp luật đất đai: UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành đầy đủ các văn bản liên quan đến việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2013, đáp ứng được yêu cầu và đảm bảo đúng thẩm quyền ban hành theo phân cấp. Nội dung ban hành đã cơ bản phù hợp với các quy định của Luật Đất đai hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; công tác tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo chất lượng, đúng quy trình; văn bản pháp luật được ban hành kịp thời, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc ở cơ sở trong quá trình triển khai thực hiện chính sách pháp luật về đất đai. Việc triển khai tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật cơ bản đã được các cấp, ngành của tỉnh Lào Cai quan tâm, thực hiện. Quá trình triển khai tập huấn đảm bảo thời gian, chất lượng và nội dung truyền tải tới đối tượng được tập huấn. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai được chú trọng, tăng cường thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Qua đó, đã giúp cho cán bộ và nhân dân nâng cao nhận thức và chấp hành tốt chủ trương chính sách pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh; việc đổi mới các chính sách pháp luật về đất đai đã phần nào ảnh hưởng đến tăng thu từ đất, nhất là việc bán đấu giá quyền sử dụng đất. Các tổ chức nhận chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất cũng góp phần tăng thu ngân sách của địa phương. Hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai từng bước được nâng lên; chính sách, pháp luật về đất đai ngày càng được hoàn thiện; bảo đảm quyền và lợi ích của nhà nước, nhà đầu tư và của người sử dụng đất; thị trường bất động sản có bước phát triển và theo định hướng với xu thế tích cực, góp phần tăng
  35. 27 cường thu hút đầu tư và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Lào Cai trong những năm qua. Kết quả đó khẳng định quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và giải pháp thực hiện của tỉnh Lào Cai là phù hợp với đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 2.4.3.2. Công tác đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tỉnh Lào Cai Thực hiện Nghị quyết số 30/2012/QH13 của Quốc hội, Chỉ thị số 1474/CT- TTg ngày 24/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ. UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Chỉ thị số 18/CT-UBND ngày 05/12/2012 về việc thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để đẩy mạnh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà; Quyết định số 1581/QĐ-UBND ngày 26/6/2013 của UBND tỉnh Lào Cai về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh Lào Cai; Quyết định số 2523/QĐ-UBND, ngày 27/9/2012 về việc phê duyệt điều chỉnh Dự án xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai năm 2011 - 2015 và sau năm 2015 (Dự án tổng thể). Về cơ bản tỉnh Lào Cai đã hoàn thành việc đăng ký, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông lâm nghiệp và đất ở nông thôn từ năm 2002. Kết quả thực hiện từ trước đến 31/12/2017 đạt được như sau: - Về hồ sơ địa chính: Tỉnh Lào Cai cơ bản đã lập hồ sơ địa chính cho 164/164 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lào Cai từ năm 1994 đến năm 2017. - Kết quả đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu được: Toàn tỉnh đăng ký, cấp GCN từ trước đến 31/12/2017: cấp được 438.982 giấy, diện tích 358.660,10 ha, số thửa 1.741.658 thửa, trong đó: Đất nông nghiệp cấp được 277.425 giấy, diện tích 346.739,253 ha, số thửa 1.573.012 thửa;
  36. 28 Đất ở cấp được 156.670 giấy, diện tích 3.615,356 ha, số thửa 156.670 thửa; Đất chuyên dùng cấp được 4.836 giấy, diện tích 8.284,109 ha, số thửa 11.748 thửa; Đất tôn giáo, tín ngưỡng cấp được 43 giấy, diện tích 11,910 ha, số thửa 60 thửa; Đất phi nông nghiệp khác cấp được 8 giấy, diện tích 9,47 ha, số thửa 168 thửa. - Kết quả đăng ký, cấp GCN từ 01/01/2013 đến ngày 31/12/2017. Tổng số: cấp được 112.894 giấy, diện tích 28.600,66 ha trong đó: Đất nông nghiệp cấp được 68.079 giấy, diện tích 26.212,77 ha; Đất ở cấp được 43.457 giấy, diện tích 1.035,34 ha; Đất chuyên dùng cấp được 884 giấy, diện tích 1.324,24 ha; Đất tôn giáo, tín ngưỡng cấp được 33 giấy, diện tích 6,42 ha;
  37. 29 Phần 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. - Phạm vi nghiên cứu: Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bảo Thắng trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Bảo Thắng giai đoạn 2015 - 2018. 3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 11/2018 – tháng 4/2019 - Địa điểm nghiên cứu: 15/15 xã, thị trấn của huyện Bảo Thắng 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và sử dụng đất của huyện Bảo Thắng - Về điều kiện tự nhiên - Về kinh tế - xã hội - Sử dụng đất 3.3.2. Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của huyện Bảo Thắng - Tình hình sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân - Kết quả đăng ký đất đai, cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân. - Tình hình đăng ký biến động đất đai biến động đất đai. - Đánh giá của người dân về công tác cấp GCNQSD đất. - Đánh giá chung về công tác cấp GCNQSD đất.
  38. 30 3.3.3. Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của huyện Bảo Thắng - Nhóm yếu tố chính sách - Nhóm yếu tố kỹ thuật - Nhóm yếu tố kinh tế 3.3.4. Đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm đẩy nhanh tiến độ đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Bảo Thắng - Nhóm giải pháp chính sách - Nhóm giải pháp kỹ thuật - Nhóm giải pháp kinh tế. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Thu thập các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai; các báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ qua các năm (từ năm 2015 đến năm 2018). Thu thập các tài liệu, số liệu về hiện trạng công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Thu thập các tài liệu, số liệu về hiện trạng công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Bảo Thắng. 3.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp - Khảo sát thực địa, thu thập số liệu sơ cấp nhằm kiểm chứng các thông tin, số liệu đã thu thập được.
  39. 31 - Phỏng vấn trực tiếp các hộ dân và các cơ quan, đơn vị có liên quan theo mẫu phiếu soạn sẵn. - Phương pháp chuyên gia Trong quá trình thực hiện luận văn, tổ chức hội thảo, trao đổi thông tin với các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân như: Trưởng phòng TN&MT một số huyện trên địa bàn tỉnh; trao đổi về cách nhìn nhận, đánh giá cũng như những gợi ý đề xuất và giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình này được tốt hơn. 3.4.2. Phương pháp thống kê phân tích, xử lý số liệu Các thông tin thu thập thông qua phỏng vấn được xử lý chủ yếu theo hướng định tính. Thông tin thu được từ điều tra xã hội học được xử lý chủ yếu theo hướng định lượng, thông qua thống kê mô tả bằng phần mềm Excel. Hệ thống hoá các kết quả thu được thành thông tin tổng thể, để từ đó tìm ra những nét đặc trưng, những tính chất cơ bản của đối tượng nghiên cứu. 3.4.3. Phương pháp kế thừa các tài liệu có liên quan Trên cơ sở các tài liệu, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các báo cáo tổng kết của cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài được chọn lọc và xử lý theo yêu cầu đề tài.
  40. 32 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và sử dụng đất của huyện Bảo Thắng tác động đến cấp GCNQSD đất 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Bảo Thắng là một huyện miền núi biên giới, nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai 35 km về phía Đông Nam, có đường biên giới với Trung Quốc dài 6 km. Toạ độ địa lý từ 22o10' - 22o34' vĩ độ Bắc; 103o58' - 104o20' kinh độ Đông. - Phía Tây Bắc giáp thành phố Lào Cai và huyện Hà Khẩu (Trung Quốc). - Phía Bắc giáp huyện Mường Khương. - Phía Nam giáp huyện Văn Bàn. - Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Bắc Hà và huyện Bảo Yên. - Phía Tây Nam giáp huyện Sa Pa. 4.1.1.2. Địa hình, địa mạo Huyện Bảo Thắng là một vùng thung lũng nằm ven hai bên sông Hồng, có độ cao phổ biến từ 80 - 400 m. Địa hình bao gồm dải thung lũng hẹp chạy dài ven sông Hồng, phía Tây là dải núi thấp của dãy núi Phanxiphăng - PúLuông, phía Đông là dải núi thấp của dãy thượng nguồn sông Chảy án ngữ. Khu vực hữu ngạn có nhiều suối lớn đều bắt nguồn từ dãy núi Phanxiphăng rất thuận lợi cho giao thông đường thủy như ngòi Bo, Khu vực tả ngạn huyện Bảo Thắng chủ yếu là địa hình vùng trũng thấp và đồi bát úp độ dốc trung bình 18 - 25o. Nhìn chung địa hình huyện Bảo Thắng, khá thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp cũng như các ngành kinh tế khác.
  41. 33 4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết Nằm ở phía Đông dãy Hoàng Liên Sơn thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt trong năm là mùa khô (Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 22 - 23oC) và mùa mưa (Từ tháng 4 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình 30 - 32oC). Tổng nhiệt độ cả năm 8.000 - 8.500oC. Độ ẩm trung bình 85 %, tổng số giờ nắng trong năm 1.450 - 1.600 giờ. Lượng mưa trung bình từ 1.400 - 1.500mm/năm, bình quân số ngày mưa từ 90 - 110 ngày/ năm. Do ảnh hưởng của địa hình, địa mạo trong khu vực đặc biệt hai dãy núi Hoàng Liên Sơn và dãy núi Con Voi đã gây một số hiện tượng đặc biệt như: mưa phùn trung bình 9,4 ngày/năm chủ yếu vào tháng 12; 1; 2, sương mù 32 ngày/năm chủ yếu vào tháng 11; 12, dông 48,8 ngày/năm chủ yếu vào tháng 6,7,8. Đặc điểm thời tiết khí hậu này đã tạo điều kiện cho thảm thực vật nhiệt đới sinh trưởng và phát triển tốt. 4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên - Tài nguyên đất Đất phù sa Sông Hồng: Loại đất này có thành phần cơ giới trung bình, thịt trung bình, có kết cấu viên nhỏ, sức giữ nước tối đa đạt 32 - 35%, tỷ lệ các viên bền trong nước cao (trên 75 %) nên đất ít bị phá vỡ cấu trúc và chế độ không khí, bảo vệ chế độ nhiệt, ẩm rất tốt cho các loại rau màu. Đây là loại đất phù sa trung tính, kiềm yếu, giàu dinh dưỡng, rất màu mỡ, độ phì nhiêu cao, thích hợp với trồng lúa - rau màu và các cây trồng cạn như đậu, vừng, mía Đất phù sa sông suối khác: Loại đất này ít màu mỡ hơn và có kết cấu không bền chặt như đất phù sa sông Hồng nhưng vẫn thích hợp cho trồng màu và cây trồng cạn. Đất đỏ vàng trên đá biến chất: Loại đất này có thành phần cơ giới nặng, phân tầng phát sinh rõ rệt khá tơi xốp và hơi chua, kết cấu viên nhỏ, mức độ
  42. 34 suy giảm độ phì nhiêu chậm, thích hợp với trồng cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới như chè, dứa, nhãn và các loại cây nguyên liệu giấy như: Mỡ, keo, bồ đề, và một số cây trồng hoa màu khác. Đất mùn vàng đỏ: Loại đất này nằm trên địa hình dốc chia cắt mạnh, thành phần cơ giới trung bình và nhẹ dần. Đất mùn dày, chua, độ phì nhiêu cao, giàu đạm, kali nhưng nghèo lân nên thích hợp với trồng cây lâm nghiệp. Đất đỏ vàng trên đá biến đổi do trồng lúa: Hơi ẩm, mùn khá, thịt trung bình tơi xốp, thích hợp với trồng lúa và cây màu. Nhìn chung các dạng đất nêu trên đều là đối tượng sản xuất chính, đã được sử dụng trong sản xuất nông lâm nghiệp. Nhóm đất thuộc vùng núi trung bình và núi cao hầu hết đều thuộc đối tượng sản xuất lâm nghiệp, cần bảo vệ diện tích đất rừng hiện có, những nơi khác cần đẩy mạnh công tác khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên và trồng rừng phủ xanh đất trồng đồi núi trọc. Đối với các dạng đất thuộc vùng đồi núi thấp cần chú trọng phát triển nông - lâm nghiệp; đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ diện tích rừng hiện có và đẩy nhanh tiến độ trồng rừng phục vụ nguyên liệu giấy, ván nhân tạo và đồ gỗ gia dụng. - Tài nguyên nước Nguồn nước mặt: Phụ thuộc vào nguồn nước mưa được lưu giữ trên rừng, trong núi và các sông suối ngòi hồ, là nguồn cung cấp chủ yếu trong sản xuất và sinh hoạt. Với lượng nước mặt được đánh giá là phong phú và ít bị ô nhiễm, dòng chảy mặt hàng năm lớn nhưng phân bố không đều, phụ thuộc nhiều vào địa hình, lượng mưa và lớp phủ bề mặt đệm. Trong tương lai Bảo Thắng có tiềm năng về nguồn nước mặt rất lớn bởi các hồ thủy điện vừa và nhỏ được quy hoạch trên các nhánh sông suối lớn đổ ra sông Hồng thuộc địa bàn huyện Bảo Thắng, như thủy điện Tà Thàng (Gia Phú), Suối Trát (TT. Tằng Loỏng), Nậm Nhùn (Phú Nhuận)
  43. 35 Nguồn nước ngầm: Huyện Bảo Thắng có trữ lượng nước ngầm tương đối lớn, với chất lượng khá tốt, ít bị nhiễm vi khuẩn, đáp ứng đủ các đối tượng sử dụng. - Tài nguyên rừng Theo số liệu hiện trạng sử dụng đất rừng năm 2017, trên địa bàn huyện Bảo Thắng hiện có 38.921,89 ha đất lâm nghiệp. Độ che phủ rừng đạt trên 50%. - Tài nguyên nhân văn Bảo Thắng là huyện khá phong phú về bản sắc văn hoá, truyền thống lịch sử, di sản văn hoá. Huyện có 17 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm 70,6 %, dân tộc Dao chiếm 10,1 %, dân tộc Tày chiếm 7,1 %, dân tộc Nùng chiếm 2,4 %, dân tộc Dáy chiếm 2,7 %, dân tộc Phù Lá chiếm 0,3 %, dân tộc Xã Phó chiếm 0,5 %, dân tộc H’Mông chiếm 5,6 % và các dân tộc khác. Bảo Thắng là huyện có truyền thống lịch sử lâu đời, vốn văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Trên địa bàn huyện có 17 dân tộc cùng sinh sống. Bảo Thắng còn bảo tồn được nhiều loại hình văn hoá, lịch sử truyền thống như sinh hoạt văn hoá của đồng bào Dao (múa nhảy, múa kiếm, múa hoá trang, ); đồng bào dân tộc Tày có sinh hoạt hát then, hát giao duyên đêm xuân, . Quá trình giao lưu văn hóa đã ngày càng phát triển, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân ở địa phương. - Thực trạng môi trường Môi trường nước: Nguồn nước của huyện có chất lượng tương đối tốt, chưa ô nhiễm, song ở một số khu vực do việc xử lý nước thải từ các khu dân cư, cơ sở sản xuất kinh doanh, công nghiệp, một vài điểm khai khoáng chưa được quản lý tốt, việc quy hoạch các bãi chôn lấp rác thải chưa đúng quy định, đã dẫn đến có dấu hiệu ô nhiễm nguồn nước. Môi trường đất: do địa hình đồi núi cao, độ dốc lớn nên trên địa bàn huyện thường xuất hiện các hiện tượng đất đai bị xói mòn, rửa trôi, lũ lụt gây sạt lở đất và lũ quét. Bên cạnh đó, việc canh tác trên đất dốc với tập quán lạc hậu của người dân cũng như việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
  44. 36 không đúng kỹ thuật cũng là những nguyên nhân sẽ dẫn đến ô nhiễm và suy thoái đất, đặc biệt là ở những khu vực có độ dốc lớn. Môi trường không khí: do mức độ đô thị hóa còn thấp nên chất lượng môi trường không khí trên địa bàn huyện được đánh giá tương đối tốt. Ô nhiễm môi trường không khí chỉ xuất hiện cục bộ ở một số điểm của thị trấn và tâm thị trấn Phố Lu. 4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội Bảo Thắng là một huyện vùng thấp của tỉnh Lào Cai, toàn huyện có 12 xã và 3 thị trấn, có 4 xã vùng 3 và 1 xã biên giới với đường biên chạy dài 6,7 km, với 260 thôn, tổ dân phố, toàn huyện có 30.187 hộ, dân số 110.521 người. Cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển, đặc biệt là hệ thống giao thông. Đường bộ có các tuyến Cao tốc Hà Nội - Lào Cai, quốc lộ 70, 4E đã được nâng cấp, tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc) chạy qua địa phận Bảo Thắng. Đây là những điều kiện thuận lợi trong công việc lưu thông hàng hoá, giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội. Trong 3 năm qua (2015 - 2018) kinh tế của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực, tăng trưởng kinh tế ổn định, bình quân đạt 17,76 %/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 22,5 triệu đồng. Đánh giá chung về những thuận lợi, khó khăn của huyện: Thuận lợi: Bảo Thắng có vị trí địa lý thuận lợi, có hệ thống giao thông thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các huyện, thành phố trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Là một huyện vùng núi thấp thuộc lưu vực sông Hồng, chất lượng đất tốt kết hợp với sự đa dạng về tài nguyên sinh học, khí hậu tạo điều kiện thuận lợi cho Bảo Thắng trồng cây lương thực và nguyên liệu công nghiệp. Cùng với những điều kiện về cơ sở hạ tầng, phân bố dân cư thì nơi đây có nhiều thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Với nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú gồm các mỏ apatít, secmăngtin, chì, kẽm phân bố ở một số địa điểm đã tạo điều kiện để
  45. 37 đẩy mạnh phát triển công nghiệp trong nền kinh tế chung của huyện. Trong một số năm gần đây, với các biện pháp đóng cửa rừng, trồng rừng, giao đất giao rừng cho dân nên độ che phủ rừng đã tăng lên đáng kể, tỷ lệ này còn tăng nữa trong những năm tới. Khó khăn: Sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do giá cả sản phẩm thịt lợn hơi giảm mạnh đã ảnh hưởng tới các hộ chăn nuôi, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp; mưa lớn gây lũ quét làm thiệt hại cơ sở hạ tầng; dịch bệnh trên đàn gia cầm vẫn xảy ra. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng (ô nhiễm trong khu công nghiệp Tằng Loỏng, lượng rác thải ra môi trường ngày càng nhiều gây khó khăn cho việc thu gom, xử lý rác thải; ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi ). Công tác quản lý đất đai xây dựng còn hạn chế (ở các xã, thị trấn vẫn còn tình trạng tự ý san tạo mặt bằng, xây nhà không phép). Công tác cải cách hành chính vẫn còn hồ sơ chậm muộn trên hệ thống phần mềm Một cửa VNPT - igate thuộc lĩnh vực đất đai. Công tác tuyên truyền ở các xã, thị trấn chưa thực sự hiệu quả, nhất là tuyên truyền trong lĩnh vực đất đai, GPMB, vận động Nhân dân thực hiện phần việc người dân phải làm trong xây dựng nông thôn mới. Do điều kiện địa hình - địa mạo nên đã gây nhiều khó khăn cho việc mở rộng mạng lưới giao thông, thủy lợi và xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có quy mô lớn. Nằm trong vùng khí hậu, thuỷ văn phức tạp, Bảo Thắng chịu ảnh hưởng lớn bởi thiên tai như hạn hán, lũ lụt. Đất đai bị xói mòn mạnh, diện tích đất trống đồi núi trọc còn nhiều. 4.1.3. Hiện trạng sử dụng đất Hiện trạng sử dụng đất: Theo số liệu thống kê đất đai đến tháng 6/2018, Bảo Thắng có tổng diện tích đất tự nhiên là 68.506,72 ha, được chia ra 03 nhóm đất chính như sau:
  46. 38 Đất nông nghiệp 60.825,18 ha, chiếm 88,79 % diện tích tự nhiên; Đất phi nông nghiệp 5.617,65 ha, chiếm 8,20 % diện tích tự nhiên. Trong đó đất ở có 823,38 ha, chiếm 1,20%; Đất chưa sử dụng 2063,88 ha, chiếm 3,01% diện tích tự nhiên (Bảng 4.1). Bảng 4.1. Cơ cấu sử dụng đất và tình hình biến động đất đai của huyện Bảo Thắng, giai đoạn 2015 - 2018 2015 2018 Biến động Diện tích Diện tích Cơ cấu Diện tích Cơ cấu T T Mục đích sử dụng đất Mã tăng, giảm (ha) (%) (ha) (%) (ha) Tổng diện tích tự nhiên 68.219,31 100 68.506,72 100 287,41 1 Đất nông nghiệp NNP 45.089,57 66,10 60.825,18 88,79 15.735,61 1.1 Đất SX nông nghiệp SXN 11.864,34 17,39 22.825,07 33,32 10.960,73 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 32.655,10 47,87 37.200,45 54,30 4.544,9 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 570,13 0,84 782,88 1,14 212,75 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 0 0 16,79 0,02 16,79 2 Đất phi nông nghiệp PNN 6.944,87 10,18 5.617,65 8,20 -1327,22 2.1 Đất ở OCT 649,76 0,95 823,38 1,20 173,62 2.2 Đất chuyên dùng CDG 3.236,77 4,74 3.108,61 4,54 -128,16 2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 0 0 3,85 0,01 3,85 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN) 2,49 0,00 2,49 2.5 Đất nghĩa trang, N.địa NTD 47,59 0,07 106,86 0,16 59,27 2.6 Đất sông ngòi, suối SON 3.010,75 4,41 1.489,44 2,17 -1521,31 2.7 Đất mặt nước C.dùng MNC 83,02 0,12 83,02 3 Đất chưa sử dụng CSD 16.184,87 23,72 2.063,88 3,01 -14.120,99 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 0 0 51,78 0,08 51,78 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 14.277,58 20,93 1.644,73 2,40 -12.632,85 3.3 Núi đá K. có rừng cây NCS 1.907,29 2,80 367,37 0,54 -1.539,92 (Nguồn: UBND huyện Bảo Thắng)
  47. 39 4.2. Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Bảo Thắng 4.2.1. Tình hình sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân Huyện Bảo Thắng có tổng số 30.187 hộ, với 110.521 nhân khẩu. Trong đó có 29.192 hộ gia đình, cá nhân có đất sử dụng đất ổn định, 995 hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất và nhà ở dưới dạng ở trọ, thuê mướn (Bảng 4.2). Toàn huyện có 125 doanh nghiệp, HTX vừa và nhỏ, 3.950 hộ sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, 20.056 hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông, lâm nghiệp. Bảng 4.2. Tổng số hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn huyện Bảo Thắng Số hộ sử dụng Số hộ sử dụng đất TT Đơn vị Tổng số hộ đất ổn định phải thuê, mượn 1 Xã Sơn Hà 1.543 1.482 61 2 Xã Sơn Hải 980 938 42 3 Xã Xuân Giao 2.654 2.570 84 4 Xã Gia Phú 4.243 4.170 73 5 Xã Phú Nhuận 2.703 2.655 48 6 Thị trấn Tằng Loỏng 1.464 1.355 109 7 Thị trấn Phố Lu 2.821 2.715 106 8 Thị trấn Phong Hải 2.558 2.501 57 9 Xã Phố Lu 413 408 5 10 Xã Trì Quang 1.094 1.080 14 11 Xã Xuân Quang 3.042 2.847 195 12 Xã Phong Niên 1.938 1.860 78 13 Xã Bản Cầm 1.056 1.012 44 14 Xã Bản Phiệt 1.240 1.179 61 15 Xã Thái Niên 2.447 2.420 27 Tổng 30.187 29.192 995 (Nguồn: UBND huyện Bảo Thắng)
  48. 40 4.2.2. Tình hình đăng ký đất đai, cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân 4.2.2.1. Kết quả cấp GCNQSD đất lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân Bảng 4.3. Tổng số hộ gia đình, cá nhân được cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện Bảo Thắng phân theo địa phương Tổng số Số hộ sử Số hộ được Đạt tỷ lệ TT Tên đơn vị hành chính hộ dụng đất cấp (%) hiện có ổn định GCN 01 Xã Sơn Hà 1.543 1.482 1.436 96,9 02 Xã Sơn Hải 980 938 910 97,0 03 Xã Xuân Giao 2.654 2.570 2.462 95,8 04 Xã Gia Phú 4.243 4.170 3.974 95,3 05 Xã Phú Nhuận 2.703 2.655 2.501 94,2 06 TT. Tằng Loỏng 1.464 1.355 1.285 94,8 07 TT. Phố Lu 2.821 2.715 2.598 95,7 08 TT. Phong Hải 2.558 2.501 2.351 94,0 09 Xã Phố Lu 413 408 393 96,4 10 Xã Trì Quang 1.094 1.080 1.037 96,0 11 Xã Xuân Quang 3.042 2.847 2.653 93,2 12 Xã Phong Niên 1.938 1.860 1.780 95,7 13 Xã Bản Cầm 1.056 1.012 977 96,5 14 Xã Bản Phiệt 1.240 1.179 1.133 96,1 15 Xã Thái Niên 2.447 2.420 2.314 95,6 Tổng 30.187 29.192 27.804 95,3 (Nguồn: Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Thắng) Số liệu bảng 4.3 cho thấy đến nay, kết quả giao đất, cấp GCNQSD đất lần đầu qua các thời kỳ được 104.371 giấy với 55.782,22 ha trên 27.804 hộ.
  49. 41 Trong đó, đối với đất nông lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác đạt được 68.294 giấy với 55.140,43 ha; cho đất ở và sản xuất kinh doanh đạt 36.077 giấy với 641,79 ha đất. Bảng 4.4. Kết quả cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Bảo Thắng theo loại hình sử dụng đất Đất nông, Tổng số Đất ở, SXKD lâm nghiệp Tên xã, TT Hộ được thị trấn Số Diện Số Diện Số Diện tích cấp GCN tích (ha) GCN tích (ha) GCN (ha) GCN 01 Xã Sơn Hà 1.436 14.952 1.536,41 3.590 1.504,00 11.362 32,41 02 Xã Sơn Hải 910 3.131 1.151,94 2.275 1.127,54 856 24,4 03 Xã Xuân Giao 2.462 8.480 2.104,01 6.155 2.037,76 2.325 66,25 04 Xã Gia Phú 3.974 13.685 6.460,35 9.935 6.353,55 3.750 106,8 05 Xã Phú Nhuận 2.501 8.614 7.241,54 6.253 7.174,24 2.361 67,3 06 TT.Tằng Loỏng 1.285 4.469 2.516,15 3.311 2.502,30 1.158 13,85 07 TT. Phố Lu 2.598 3.828 1.104,57 1.423 1.075,73 2.405 28,84 08 TT. Phong Hải 2.351 11.825 7.308,60 9.635 7.282,32 2.190 26,28 09 Xã Phố Lu 393 1.348 616,97 983 606,47 365 10,5 10 Xã Trì Quang 1.037 3.563 3.385,29 2.593 3.357,69 970 27,6 11 Xã Xuân Quang 2.653 9.133 4.775,30 6.633 4.704,05 2.500 71,25 12 Xã Phong Niên 1.780 6.125 3.583,57 4.450 3.535,82 1.675 47,75 13 Xã Bản Cầm 977 3.361 3.579,98 2.443 3.553,82 918 26,16 14 Xã Bản Phiệt 1.133 3.893 2.729,86 2.833 2.699,66 1.060 30,2 15 Xã Thái Niên 2.314 7.967 7.687,68 5.785 7.625,48 2.182 62,2 Tổng 27.804 104.37155.782,22 68.294 55.140,43 36.077 641,79 (Nguồn: UBND huyện Bảo Thắng)
  50. 42 - Kết quả cấp GCNQSD đất lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Bảo Thắng, trong giai đoạn 2015 - 2018, phân theo địa phương và loại hình sử dụng đất được trình bày ở bảng 4.5 Bảng 4.5. Kết quả cấp GCNQSD đất lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân theo đơn vị hành chính trên địa bàn huyện Bảo Thắng, giai đoạn 2015 – 2018 Đất nông, Tổng số Đất ở, SXKD Lâm nghiệp Hộ TT Tên xã, thị trấn Diện Diện Diện được Số Số Số tích tích tích cấp GCN GCN GCN (ha) (ha) (ha) GCN 01 Xã Sơn Hà 210 266 72,50 143 69,48 123 3,02 02 Xã Sơn Hải 10 21 3,46 9 3,19 12 0,27 03 Xã Xuân Giao 450 471 158,58 186 151,46 285 7,12 04 Xã Gia Phú 479 505 167,55 260 161,40 245 6,15 05 Xã Phú Nhuận 30 42 10,34 14 9,69 28 0,65 06 TT. Tằng Loỏng 47 67 16,10 44 15,85 23 0,25 07 TT. Phố Lu 448 450 153,48 127 150,41 323 3,07 08 TT. Phong Hải 81 98 27,73 54 27,27 44 0,46 09 Xã Phố Lu 12 19 4,12 12 3,94 7 0,18 10 Xã Trì Quang 21 30 7,19 10 6,73 20 0,46 11 Xã Xuân Quang 65 91 22,27 56 21,50 35 0,77 12 Xã Phong Niên 268 281 92,01 149 88,91 132 3,10 13 Xã Bản Cầm 154 206 52,86 104 50,62 102 2,24 14 Xã Bản Phiệt 253 332 87,39 174 83,67 158 3,72 15 Xã Thái Niên 180 312 68,12 191 59,36 121 8,76 Tổng 2.708 3.191 943,70 1.533 903,46 1.658 40,22 (Nguồn: UBND huyện Bảo Thắng)
  51. 43 Số liệu bảng 4.5 cho thấy, trong giai đoạn 2015 - 2018 với 2.708 hộ được cấp GCNQSD đất lần đầu, chỉ có 3.191 giấy được cấp với diện tích 943,70 ha. Trong đó, đối với đất nông lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác đạt được 1.533 giấy với 903,46 ha; cho đất ở và sản xuất kinh doanh đạt 1.658 giấy với 40,22 ha đất. Trong giai đoạn 2015 - 2018 số lượng GCNQSD đất lần đầu được cấp cũng khác nhau giữa các địa phương, nhất là cho loại hình sử dụng đất ở và sản xuất kinh doanh. - Số lượng hộ được cấp GCNQSD đất lần đầu giảm dần từ 343 hộ năm 2015 xuống còn 332 hộ vào năm 2017. Đây cũng là thực tế của địa phương, vì số lượng yêu cầu được cấp GCNQSD đất lần đầu càng về sau còn lại càng ít. Bảng 4.6. Kết quả cấp GCNQSD đất lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Bảo Thắng Đất nông, lâm Tổng số Đất ở, SXKD nghiệp Năm cấp Diện GCN Hộ được Số Số Diện tích Số Diện tích tích cấp GCN GCN GCN (ha) GCN (ha) (ha) 2015 343 431 253.32 317 250.63 114 2.69 2016 335 390 105.81 264 102.56 126 3.5 2017 332 433 149.86 232 144.71 201 5.15 Tổng 1010 1254 508.99 813 497.9 441 11.34 (Nguồn: Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Thắng)
  52. 44 4.2.2.2. Kết quả đăng ký đất đai, giao đất, cấp GCNQSD đất (bao gồm cả cấp lần đầu và cấp do đăng ký biến động đất đai) cho hộ gia đình, cá nhân Số liệu bảng 4.7 cho thấy kết quả đăng ký đất đai, giao đất, cấp GCNQSD đất (bao gồm cả cấp lần đầu và cấp do đăng ký biến động đất đai) cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Bảo Thắng đến nay như sau: + Tổng số hồ sơ xin cấp GCNQSD đất là 64.997 hồ sơ, được 277.042 giấy với 59.249,56 ha. + Trong đó, đối với đất nông lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác đạt được 249.764 giấy với 58.411,16 ha. + Đối với đất ở và sản xuất kinh doanh đã cấp được 27.278 giấy với 838,40 ha đất. Bảng 4.7. Kết quả đăng ký đất đai, giao đất, cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Bảo Thắng Diện tích TT Tên xã, thị trấn Tổng số hồ sơ Số GCN (ha) 1 Xã Sơn Hà 3.484 17.850 1.910,84 2 Xã Sơn Hải 3.003 16.266 1.574,40 3 Xã Xuân Giao 7.525 24.560 2.773,81 4 Xã Gia Phú 6.959 28.617 6.719,33 5 Xã Phú Nhuận 3.413 23.843 6.846,58 6 TT. Tằng Loỏng 2.087 10.859 3.032,43 7 TT. Phố Lu 7.111 24.941 1.363,38 8 TT. Phong Hải 2.697 20.814 7.241,84 9 Xã Phố Lu 1.185 2.535 687,63 10 Xã Trì Quang 2.743 18.953 2.926,11 11 Xã Xuân Quang 8.550 30.459 5.832,97 12 Xã Phong Niên 5.351 20.533 4.096,98 13 Xã Bản Cầm 2.610 8.069 3.407,95 14 Xã Bản Phiệt 3.714 9.608 2.591,88 15 Xã Thái Niên 4.565 19.135 8.243,43 Tổng 64.997 277.042 59.249,56 (Nguồn: Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Thắng)
  53. 45 - Kết quả cấp GCNQSD đất thông qua đăng ký biến động đất đai cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Bảo Thắng, giai đoạn 2015 - 2018, phân theo địa phương được trình bày tại bảng 4.8. Bảng 4.8. Kết quả cấp GCNQSD đất thông qua đăng ký biến động đất đai cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Bảo Thắng, giai đoạn 2015 - 2018, phân theo địa phương Diện tích TT Tên xã, thị trấn Tổng số hồsơ Số GCN (ha) 01 Xã Sơn Hà 1.769 1.043 82,77 02 Xã Sơn Hải 1.922 573 157,63 03 Xã Xuân Giao 2.960 1.557 198,77 04 Xã Gia Phú 2.292 1.622 328,67 05 Xã Phú Nhuận 855 382 329,80 06 TT. Tằng Loỏng 409 282 39,93 07 TT. Phố Lu 2.116 1.319 45,98 08 TT. Phong Hải 892 572 112,15 09 Xã Phố Lu 963 410 108,37 10 Xã Trì Quang 945 376 113,92 11 Xã Xuân Quang 2.865 1.054 157,45 12 Xã Phong Niên 1.793 568 162,32 13 Xã Bản Cầm 1.040 178 81,50 14 Xã Bản Phiệt 1.130 549 72,71 15 Xã Thái Niên 1.714 901 351,54 Tổng 23.665 11.386 2.343,52 (Nguồn: Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Thắng) Số liệu bảng 4.8 cho thấy, trong giai đoạn 2015 - 2018 với tổng số hồ sơ là 23.665 đã cấp GCNQSD đất thông qua đăng ký biến động đất đai là 11.386
  54. 46 giấy với diện tích 2.343,52 ha. Trong giai đoạn 2015 - 2018 số lượng GCNQSD đất thông qua đăng ký biến động đất đai được cấp cũng khác nhau giữa các địa phương, nhất là cho loại hình sử dụng đất ở và sản xuất kinh doanh. - Kết quả giải quyết thủ tục hồ sơ về đăng ký đất đai, đăng ký biến động đất đai, cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Bảo Thắng được trình bày tại bảng 4.9. Bảng 4.9. Kết quả giải quyết thủ tục hồ sơ về đăng ký đất đai, đăng ký biến động đất đai, cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Bảo Thắng Trong đó Tổng số hồ sơ Tổng số giấy Tỷ lệ Năm Số hồ sơ đủ đã tiếp nhận chứng nhận (%) điều kiện được cấp 2015 4.349 4.319 1.436 99,3 2016 6.488 6.436 1.682 99,2 12/2017 8.235 8.202 1.827 99,6 Tổng cộng 19.072 18.957 4.945 99,36 (Nguồn: Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Thắng) Số liệu bảng 4.9 cho thấy tổng số hồ sơ đã tiếp nhận là 19.072 hồ sơ, trong đó riêng năm 2017 là 8.235 hồ sơ. Tổng số hồ sơ đủ điều kiện là 18.957 hồ sơ, trong năm 2017 là 8.202hồ sơ. Tổng số GCNQSD đất đã cấp là 4.945 giấy, đạt tỷ lệ 99,36 %. 4.2.3. Tình hình đăng ký các loại hình biến động đất đai cho hộ gia đình, cá nhân sau khi được cấp GCNQSD đất - Tình hình thực hiện đăng ký biến động đất đai: Những năm gần đây, cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế
  55. 47 đất nước, với sự phát triển chung của tỉnh, kinh tế - xã hội huyện Bảo Thắng cũng có những bước chuyển biến nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; theo đó đất đai ngày càng có giá và biến động nhiều, đặc biệt là huyện giáp ranh với thành phố Lào Cai, là cửa ngõ của tỉnh rất thuận lợi về đường giao thông cho nên giá đất cũng tương đối cao so với các địa phương khác trong tỉnh. Vì vậy, công tác đăng ký biến động đất đai cũng tăng nhanh, người dân đã quan tâm, tích cực hơn trong việc thực các quyền của người sử dụng đất. Do đó, đòi hỏi công tác cập nhật đăng ký biến động đất đai phải được thực hiện thường xuyên, liên tục để đáp ứng yêu cầu quản lý và sử dụng đất. Bảng 4.10. Kết quả giải quyết biến động đất đai trên địa bàn huyện Bảo Thắng Tổng hồ Số hồ sơ trả kết quả sơ Hồ sơ Hồ sơ Đạt tỷ TT Loại hình biến động Hồ sơ tiếp đủ điều đã giải lệ (%) trả lại nhận kiện quyết 1 Chuyển nhượng 9.386 9.084 9.084 302 96,78 2 Tặng cho, thừa kế 7.132 6.973 6.973 159 97,77 3 Cấp đổi, cấp lại 14.912 14.644 14.644 268 98,20 4 Chuyển mục đích SDĐ 1.611 1.506 1.506 105 93,48 5 Thế chấp, xóa thế chấp 13.886 13.860 13.860 26 99,81 6 Chuyển đổi quyền SDĐ 13 13 13 0 100,00 7 Cung cấp T.tin địa chính 745 745 745 0 100,00 8 Gia hạn sử dụng đất 2.296 2.285 2.285 11 99,52 Đính chính, đăng ký các 9 12.296 12.113 12.113 183 98,51 biến động khác về đất đai Tổng 62.277 61.223 61.223 1.054 98,31 (Nguồn: Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Thắng)
  56. 48 Giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2018, tình hình đăng ký biến động đất đai trên địa bàn huyện diễn ra sôi động, tăng cao, tăng đột biến, đa dạng, phức tạp, đủ các loại hình biến động. Đây cũng là do quy luật tự nhiên, khách quan, sự vận động, phát triển kinh tế, xã hội. Giai đoạn này, huyện đẩy mạnh phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng đô thị, phát triển mạnh thương mại, dịch vụ du lịch, phát triển và mở rộng vùng đệm, khu vực vệ tinh của đô thị, chính vì vậy thúc đẩy thị trường bất động sản, tình hình biến động về đất đai phát triển nhanh và sôi động. - Kết quả giải quyết các loại hình biến động đất đai cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Bảo Thắng theo từng năm 2015 đến 2018 được trình bày ở bảng 4.10. + Tổng số hồ sơ đăng ký biến động đất đai từ năm 2015 đến năm 2017 thực hiện được 17.947 hồ sơ đăng ký biến động đất đai. + Số hồ sơ đăng ký biến động đất đai tăng dần qua các năm và tăng đột biến ở hai nưm 2016 và 2017. Điều này có thể lý giải là trong giai đoạn này, những năm gần đây tình trạng các giao dịch như mua, bán, chuyển nhượng, chia tách đất, đổi đất, chuyển đổi mục đích trái phép, thực hiện ngầm với nhau chưa làm thủ tục đăng ký biến động qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định đã cơ bản chấm dứt và được quản lý chặt chẽ.
  57. 49 Bảng 4.11. Kết quả giải quyết các loại hình biến động đất đai cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Bảo Thắng theo từng năm 2013 đến năm 2018 Tổng số Theo năm thực hiện TT Loại hình biến động hồ sơ 2015 2016 2017 1 Chuyển nhượng 2.626 731 1.035 860 2 Tặng cho, thừa kế 1.074 296 370 408 3 Cấp đổi, cấp lại 414 44 99 271 4 Chuyển mục đích SDĐ 424 155 135 134 5 Thế chấp, xóa thế chấp 6.012 1.862 2.109 2.041 6 Chuyển đổi quyền SDĐ 0 0 0 0 7 Cung cấp T.tin địa chính 676 94 233 349 8 Gia hạn sử dụng đất 2.285 60 615 1.610 9 Đính chính, đăng ký các 4.436 734 1.505 2.197 biến động khác về đất đai Tổng cộng 17.947 3.976 6.101 7.870 (Nguồn: Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Thắng) - Trong quá trình triển khai, thực hiện việc đăng ký biến động đất đai sau khi cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện, Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ nhận thấy có một số khó khăn vướng mắc đó là: + Hệ thống hồ sơ địa chính của huyện Bảo Thắng được lập từ những năm 1994 - 1995 đến nay đã hơn 20 năm, tài liệu, hồ sơ, bản đồ địa chính đã rách, nhàu nát, bản đồ địa chính đều đã biến động trên 60 %, có những vị trí, khu vực đã biến động 100% cho nên việc tra cứu, sử dụng vào lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai gặp rất nhiều khó khăn. + Hệ thống các văn bản QLNN về đất đai có số lượng nhiều lại thường xuyên có sự thay đổi, sửa đổi, bổ sung do đó việc triển khai thực hiện và áp
  58. 50 dụng các văn bản còn lúng túng, hạn chế. - Do hệ thống hồ sơ địa chính, bản đồ địa chính đã cũ, nhàu, rách, đã thay đổi biến động nhiều cho nên việc khai thác, tra cứu, sử dụng, thẩm định, cũng như việc kiểm tra thực địa, xác định ranh giới thửa đất phục vụ giải quyết các thủ tục hành chính cho tổ chức, công dân mất nhiều thời gian và gặp khó khăn. Do vậy dẫn đến thời gian giải quyết một số hồ sơ biến động nhiều, vướng mắc, phức tạp không đảm bảo thời gian theo đúng quy định, cụ thể một số trường hợp dưới đây: 4.2.4. Đánh giá của người dân về công tác cấp GCNQSD đất và tài sản gắn liền với đất Đề tài đã tiến hành điều tra, khảo sát, lấy ý kiến đánh giá nhận xét của 30 phiếu/04 xã, thị trấn, gồm: xã Sơn Hà 10 phiếu, thị trấn Phố Lu 10 phiếu, xã Sơn Hải 10 phiếu. Kết quả đánh giá của người dân được tổng hợp tại bảng 4.12.
  59. 51 Bảng 4.12. Kết quả đánh giá của người dân về công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện Bảo Thắng ĐVT: % Trung TT Chỉ tiêu đánh giá Tốt Kém bình 1 Về việc thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, xin cấp 41,43 28,57 30,00 GCNQSD đất 2 Về thời gian giải quyết thủ tục hành chính cấp 40,00 29,29 30,71 GCN của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Về việc nắm (biết) được đầy đủ các quyền của 3 người sử dụng đất sau khi đã đăng ký đất đai, 67,86 13,57 18,57 được giao đất, cấp GCNQSD đất 4 Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người sử dụng đất 82,86 9,29 7,86 Cơ quan nhà nước tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về đất đai, các quy định, thủ tục về 32,14 30,00 37,86 5 cấp GCN, cũng như việc kiểm tra, thanh tra công tác quản lý và sử dụng đất đai 6 Đẩy nhanh tiến độ công tác cấp GCNQSD đất 13,57 38,57 47,86 hiện nay 7 Hiệu quả sử dụng đất của gia đình, cá nhân sau 72,14 15,00 12,86 khi được giao đất, cấp GCNQSD đất (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) - Về việc thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, xin cấp GCNQSD đất: Đa số số phiếu đều cho rằng đã thực hiện các thủ tục khá tốt, nhưng vẫn còn 30 % số phiếu cho là việc thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, xin cấp GCNQSD đất là chưa tốt.
  60. 52 - Cũng như việc thực hiện thủ tục trên, có tới 30,71 % phiếu cho là thời gian giải quyết thủ tục hành chính cấp GCN của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chưa nhanh. - Người dân khẳng định trên 80 % số phiếu là họ nắm (biết) được đầy đủ các quyền của người sử dụng đất sau khi đã đăng ký đất đai, được giao đất, cấp GCNQSD đất. - Hầu hết người dân (trên 90 %) đều thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người sử dụng đất sau khi được cấp GCNQSD đất. - Có tới 37,86 % số phiếu cho rằng các cơ quan nhà nước tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về đất đai, các quy định, thủ tục về cấp GCN, cũng như việc kiểm tra, thanh tra công tác quản lý và sử dụng đất đai là chưa tốt. - Việc đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSD đất của địa phương hiện nay chưa nhanh, có tới 47,86 % người dân đánh giá như vậy. - Gần 90 % người dân đồng tình rằng hiệu quả sử dụng đất của gia đình, cá nhân sau khi được giao đất, cấp GCNQSD đất là rất tốt. 4.2.5. Đánh giá chung về công tác cấp GCNQSD đất 4.2.5.1. Những thuận lợi Công tác cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Bảo Thắng đã được Huyện ủy, UBND huyện quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện và đạt được kết quả khá tích cực, từng bước đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về đất đai, tạo điều kiện để các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định. Công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất được nhanh chóng, kịp thời đúng trình tự, thủ tục theo cơ chế 1 cửa. Đối với địa phương luôn chủ động, tích cực, tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai, tổ chức thực hiện công tác giao đất, cho thuê đất,
  61. 53 cấp GCNQSD đất cho người sử dụng đất, đặc biệt là hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn. Hàng năm, UBND huyện Bảo Thắng căn cứ vào chỉ tiêu, kế hoạch nhà nước tỉnh giao, chỉ tiêu, kế hoạch huyện đề ra trong lĩnh vực giao đất, cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, công tác đăng ký biến động đất đai, cập nhật, điều chỉnh chỉnh lý biến động đất đai, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, dữ liệu đất đai. UBND huyện Bảo Thắng luôn sát sao, tập trung chỉ đạo, điều hành, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc, đồng thời giao cho cơ quan chuyên môn là phòng Tài nguyên và Môi trường, phối hợp với Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện hướng dẫn cụ thể, chi tiết về trình tự, thủ tục thực hiện việc cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, công tác đăng ký biến động đất đai, cập nhật, điều chỉnh chỉnh lý biến động đất đai cho các xã, thị trấn và nhân dân trên địa bàn huyện. Giao cho Phòng Phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ, UBND các xã, thị trấn trong việc xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện có hiệu quả công tác cấp GCNQSD đất hàng năm. Công tác tuyên truyền Luật đất đai, các quy định về cấp GCNQSD đất từng bước được quan tâm, triển khai thực hiện. Việc thực hiện đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện đúng theo quy định của Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành. Việc tiếp nhận và giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai được thụ lý, giải quyết kịp thời. 4.2.5.2. Khó khăn tồn tại, hạn chế Việc chấp hành pháp luật về đất đai, đặc biệt là các quy định về công tác giao đất, cấp GCNQSD đất còn chưa triệt để, chưa nghiêm, vẫn còn để xẩy ra tình trạng sai phạm trong quá trình giao đất, cấp GCNQSD đất và sử dụng đất đai. Một số hộ dân ở các thôn vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa chưa
  62. 54 được cấp giấy CNQSDĐ. Nguyên nhân: ở những thôn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa được đo đạc địa chính nhất là khu vực đất nông nghiệp và không có kinh phí đo đạc địa chính nên chưa có cơ sở để thực hiện lập hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ và tài sản gắn liền với đất cho các hộ như xã Phố Lu. Công tác đăng ký kế hoạch sử dụng đất hàng năm của các xã, thị trấn còn mang tính hình thức, chiếu lệ, việc đăng ký còn chung chung, chưa sát, chưa cụ thể, chi tiết dẫn đến việc lập hồ sơ đăng ký đất đai, cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhận còn chậm, gặp nhiều khó khăn. Công tác tổ chức họp xét duyệt hồ sơ giao đất, công nhận QSD đất, cấp GCNQSD đất cho nhân dân còn mang tính hình thức, qua loa, dẫn đến chất lượng, hiệu quả còn thấp. 4.3. Đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm đẩy nhanh tiến độ đăng ký, cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Bảo Thắng 4.3.1. Nhóm giải pháp chính sách - Phối hợp đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động phổ biến pháp luật về đất đai nói chung và công tác ĐKĐĐ, cấp GCN nói riêng, đến mọi người dân bằng nhiều hình thức để cho người dân hiểu và nắm rõ các thủ tục cũng như nơi thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai. - Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các chuyên ngành khác. Các vùng được quy hoạch phải phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu sử dụng đất của từng vùng, tránh lãng phí quỹ đất. - Cần ban hành các quy định về hạn mức sử dụng đất, giới hạn diện tích giao đất cho từng loại đối tượng, đặc biệt là các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, hoặc đã giao, cho thuê mà không sử dụng, hoặc sử dụng sai mục đích. - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về việc cấp GCN, rà soát lại
  63. 55 những hộ chưa được cấp GCN trên địa bàn, giải quyết dứt điểm những vướng mắc, tranh chấp còn tồn tại ảnh hưởng đến công tác cấp GCN. - Công khai chế độ, chính sách, phương án bồi thường thiệt hại cho người sử dụng đất khi thu hồi đất giúp đẩy nhanh việc ĐKĐĐ, cấp GCNQSD đất. 4.3.2. Nhóm giải pháp kỹ thuật - Cần đầu tư các trang thiết bị kỹ thuật thông thường và hiện đại cần thiết phục vụ công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận. - Đảm bảo chế độ chính sách thỏa đáng và ổn định cho cán bộ địa chính, quan tâm và có chế độ bồi dưỡng lâu dài cho đội ngũ cán bộ hợp đồng. Bên cạnh các chính sách khuyến khích, nâng cao tinh thần trách nhiệm làm việc, cần có quy định xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp cán bộ, công chức cố tình cản trở, kéo dài, gây phiền hà cho nhân dân. - Tạo điều kiện cho cán bộ yên tâm công tác, gắn bó với cơ quan, có trách nhiệm với công việc được giao. - Tăng cường nhân lực chuyên ngành và bồi dưỡng kiến thức, nâng cao nghiệp vụ, tay nghề về công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức, cán bộ địa chính cấp xã; nghiên cứu xây dựng chế độ ưu đãi đối với cán bộ, công chức chuyên trách về công nghệ thông tin; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về quản lý dự án công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng đào tạo trực tuyến, hỗ trợ công nghệ thông tin từ xa. 4.3.3. Nhóm giải pháp kinh tế - Tăng cường đầu tư kinh phí cho mua sắm trang thiết bị hiện đại, đặc biệt để đưa công nghệ thông tin vào quy trình kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận, quản lý thông tin đất đai và nhà ở. - Tăng cường đầu tư kinh phí cho đào tạo cho đội ngũ cán bộ địa chính, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về mọi mặt để đáp ứng cho yêu cầu công việc trong thời đại đổi mới, để áp dụng được những thành tựu khoa học vào trong công việc.
  64. 56 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận - Bảo Thắng là một huyện miền núi tuy có thuận lợi về tiềm năng đất đai, nhưng do điều kiện địa hình chia cắt nên khó khăn cho việc mở rộng mạng lưới giao thông, thủy lợi và xây dựng các khu sản xuất hàng hóa có quy mô lớn dẫn đến việc phát triển kinh tế xã hội còn hạn chế đã ảnh hưởng đến quá trình thực hiện công tác đăng ký, cấp GCNQSD đất. - Công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSD đất trong những năm qua đã được tập trung triển khai thực hiện khá tốt, cụ thể: + Tính đến năm 2018 công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện Bảo Thắng đạt trên 96,3 %. + Tổng số GCNQSD đất đã cấp lần đầu đạt 104.371 giấy với 55.782,22 ha trên 27.804 hộ. Trong đó đất nông lâm nghiệp cấp được 68.294 giấy, đất ở nông thôn và đất ở đô thị, đất SXKD cấp được 36.077 giấy. - Công tác đăng ký kê khai cấp GCNQSD đất ngày một chất lượng và đi vào nề nếp. - Việc đăng ký đất đai cập nhật, chỉnh lý các biến động về đất đai vào hồ sơ địa chính không theo kịp với thực tế, tỷ lệ các biến động về đất đai được cập nhật, chỉnh lý trong hồ sơ địa chính chưa đồng bộ, không phản ánh chính xác được thực tế sử dụng đất. - Từ những nguyên nhân của những tồn tại, khó khăn trong công tác đăng ký, cấp GCNQSD đất, đề tài đưa ra một số giải pháp chủ yếu về pháp luật, pháp chế, chính sách giải pháp về tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao trình độ cán bộ công chức, viên chức thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận; giải pháp về tài chính và một số giải pháp khác phù hợp với địa bàn nghiên cứu.
  65. 57 5.2. Kiến nghị Sau khi nghiên cứu thực trạng công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính của huyện Bảo Thắng, chúng tôi có một số đề nghị nhằm đẩy nhanh tiến độ ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính như sau: - Đề nghị Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục đưa ra phương án đẩy nhanh tiến độ ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ và quyền sở hữu nhà ở đặc biệt là đất ở đô thị; có phương án hợp lý với việc cấp đổi lại GCNQSDĐ nông nghiệp cho người dân sau khi đã hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa. - Đề nghị Nhà nước tạo điều kiện về kinh phí, đầu tư trang thiết bị, tin học hoá công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ và đặc biệt là hoàn thành việc đo đạc, lập bản đồ địa chính. - Đề nghị Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Lào Cai xây dựng các phương án chỉ đạo cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành cùng tháo gỡ những khó khăn. - Đề nghị UBND tỉnh Lào Cai có kế hoạch tăng cường đội ngũ cán bộ ngành Quản lý đất đai. Thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ địa chính để đáp ứng được những yêu cầu thay đổi mới trong công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính hiện nay.
  66. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Xuân Bái (2002), Giáo trình “Hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ (2004), Thông tư liên tích số 38/2004/TTLT-BTNMT-BNV hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 2/8/2007 v/v hướng dẫn lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính; 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT "Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất". 5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT "Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất". 6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất. 7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014): Thông tư số: 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về thành phần hồ sơ địa chính; hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử 8. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 v/v thi hành Luật đất đai; 9. Chính phủ (2009), Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
  67. 10. Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Đất đai; 11. Chính phủ (2014), Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu tiền sử dụng đất. 12. Luật Đất đai (2003), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 13. Luật Đất đai (2013), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 14. Mác - Ăngghen toàn tập - Tập 25, phần II - Trang 248. 15. Huỳnh Văn Tâm (2015), Nghiên cứu quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân tại huyện Cầu Kè, Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. 16. Lê Đình Thắng (2000), Giáo trình "Quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở", Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Lê Đình Thắng (2001), Giáo trình "Đăng ký thống kê đất đai", Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Nguyễn Thu Thủy (2016), Đánh giá công tác cấp giấy CNQSDĐ trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2015. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 19. UBND tỉnh Lào Cai (2015), Quyết định số 29/2015/QĐ-UBND ngày 25/6/2015 của UBND tỉnh Lào Cai. 20. UBND tỉnh Lào Cai (2015), Quyết định số 47/2015/QĐ-UBND ngày 05/10/2015 của UBND tỉnh Lào Cai. 21. UBND tỉnh Lào Cai (2016), Quyết định số 08/2016/QĐ-UBND ngày 01/02/2016 của UBND tỉnh Lào Cai. 22. UBND huyện Bảo Thắng (2016), Báo cáo kết quả, thống kê kiểm kê đất đai năm 2016 trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. 23. UBND huyện Bảo Thắng (2015), Báo cáo tình hình cấp giấy chứng nhận theo Chỉ thị số 1474/CT-TTg của TTCP. 24. UBND Huyện Bảo Thắng (2017), Báo cáo kiểm kê đất đai năm 2010, 2015 của huyện Bảo Thắng.