Khóa luận Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tại xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ năm 2018

pdf 62 trang thiennha21 13/04/2022 5160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tại xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ năm 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_cong_tac_cap_giay_chung_nhan_quyen_su_dun.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tại xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ năm 2018

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THÀNH TRUNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TẤT THẮNG, HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ NĂM 2018 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên và môi trường Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2015 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019 Thái Nguyên, năm 2015
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THÀNH TRUNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TẤT THẮNG, HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ NĂM 2018 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên và môi trường Lớp : K47-QLTN&MT Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Hà Văn Tuyển Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là khâu quan trọng của mỗi sinh viên trước khi kết thúc khóa học, giúp sinh viên hệ thống hóa lại những kiến thức đã học trong thời gian học tập tại trường, kiểm nghiệm lại chúng trong thực tế cũng như để tích lũy thêm vốn kiến thức thực tế và từ đó nâng cao trình độ chuyên môn cũng như làm quen với công tác quản lý Nhà nước về đất đai sau này. Em xin chân thành cảm ơn BanG iám Hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệmK hoa Quản lý tài nguyên, các thầy giáo, cô giáo, cán bộ trong khoa đã truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Để hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp này, ngoài sự phấn đấu và nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và rất tâm huyết của các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Quản lý tài nguyên và đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ đạo tận tình của thầy giáo Ths.Hà Văn Tuyển. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Tài Nguyên & Môi trường biểnđã tạo điều kiện giúp đỡ em trong việc cung cấp thông tin cũng như đóng góp ý kiến có liên quan đến việc nghiên cứu, giúp em hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp của mình. Trong quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp em đã ốc gắng nghiên cứu, tìm hiểu nhưng do thời gian có hạn,ế ki n thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Em rất mong nhận được những đóng góp ýế ki n của các thầy cô và các bạn để khoá luận của em được hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng năm 2019 Sinh viên Nguyễn Thành Trung
  4. ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu, các từ viết tắt Nghĩa đầy đủ BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường GCN Giấy chứng nhận GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất NĐ-CP Nghị định Chính phủ QSDĐ Quyền sử dụng đất STNMT Sở Tài nguyên và Môi trường UBND Uỷ ban nhân dân
  5. iii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1. Bảng tổng hợp số liệu các hộ gia đình, cá nhân tham gia kê khai cấp GCNQSDĐ tại xã Tất Thắng năm 2018 35 Bảng 4.2. Tổng hợp số hộ gia đình cá nhân đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ 38 tại xã Tất Thắng năm 2018 38 Bảng 4.3. Tổng hợp số hộ gia đình cá nhân không đủ điều 41 kiện cấp GCNQSDĐ tại xã Tất Thắng năm 2018. 41 Bảng 4.4. Một số ví dụ về trường hợp không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ 46
  6. iv DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 23 Hình 4.1 : Biểu đồ cơ cấu diện tích các hộ gia đình, cá nhân tham gia kê khai cấp GCNQSDĐ tại xã Tất Thắng năm 2018 36 Hình 4.2 : Biểu đồ cơ cấu diện tích các hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiệncấp GCNQSDĐ tại xã Tất Thắng năm 2018 39 Hình 4.3 : Biểu đồ cơ cấu diện tích các hộ gia đình, cá nhân không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ tại xã Tất Thắng năm 2018 42 Hình 4.4: Biểu đồ cơ cấu tỷ lệ diện tích đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp đổi, cấp mới GCNQSDĐ 45 Hình 4.5 : Biểu đồ cơ cấu diện tích cấp GCNQSDĐ xã Tất Thắng 45
  7. v MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ii DANH MỤC BẢNG BIỂU iii DANH MỤC HÌNH iv MỤC LỤC v PHẦN 1.MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu thực hiện 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài. 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở pháp lý của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất 4 2.1.1. Đăng kí đất đai. 4 2.1.2. Quyền sử dụng đất 5 2.1.3. Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 6 2.1.4. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 6 2.1.5. Sự cần thiết phải cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 7 2.2. Căn cứ pháp lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhàở và tài sản khác gắn liền với đất. 8 2.3. Cơ sở thực tiễn 10 2.3.1. Tình hình cấp giấy chứng nhận của một số nước trên thế giới 10 2.3.2. Tình hình cấp giấy chứng nhận tại Việt Nam 11 2.4. Những quy định chung về giấy chứng nhận 12 2.4.1. Khái niệm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 12
  8. vi 2.4.2. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhàở và tài sản khác gắn liền với đất. 13 2.4.3. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhàở và tài sản khác gắn liền với đất. 13 2.4.4. Những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 15 2.4.5. Các trường hợp không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 19 2.4.6. Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 20 2.4.7. Mẫu GCN 22 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 3.1. Đối tượng, phạm vi thực hiện 24 3.1.1. Đối tượng: 24 3.1.2. Phạm vi thực hiện: 24 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 24 3.3. Nội dung nghiên cứu 24 3.3.1. Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội tại xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 24 3.3.2. Tình hình sử dụng đất đai của tại xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 24 3.3.3. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ tại xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ năm 2018 24 3.3.4. Những thuận lợi, khó khăn và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp GCNQSDĐ tại xã Tất Thắng 24 3.3.5. Giải pháp cụ thể cho từng trường hợp tồn tại trên địa bàn xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ Error! Bookmark not defined. 3.4. Phương pháp nghiên cứu. 24 3.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp. 24
  9. vii 3.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp 25 3.4.3. Phương pháp phân tích, đánh giá trình bày kết quả. 25 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26 4.1. Khái quát về điều kiên tự nhiên, kinh tế- xã hội của xã Tất Thắng 26 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 26 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 28 4.3. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ tại xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 29 4.3.1. Quy trình cấp GCNQSDĐ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 29 4.3.2. Kết quả quá trình thực hiện cấp GCNQSDĐ tại xã Tất Thắng .năm 2018 33 4.4. Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp giúp nâng cao hiệu quả công tác cấp GCNQSDĐ tại xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 47 4.4.1. Thuận lợi 47 4.4.2. Khó khăn 48 4.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp GCNQSDĐ tại xã Tất Thắng 49 4.5.1. Giải pháp chung 49 4.5.2. Giải pháp cụ thể cho từng trường hợp tồn tại trên địa bàn xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 50 PHẦN 5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51 5.1.Kết luận 51 5.2. Kiến nghị 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Luật đất đai năm 1993 của nước CHXHCN Việt Nam có ghi: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng.” Hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển, đất đai càng trở thành một nguồn lực quan trọng của mỗi quốc gia, nó giữ vai trò nền tảng cho mọi hoạt động phát triển kinh tế- xã hội, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, đất đai là một nguồn tài nguyên có hạn. Quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá kèm theo đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ ở các đô thị hiện nay kéo theo nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng đã đặt ra vấn đề sử dụng đất một cách tiết kiệm hợp lý như là một nhu cầu cấp thiết hàng đầu. Việc sử dụng và quản lý quỹ đất đai này được thực hiện theo quy định của nhà nước, tuân thủ luật đất đai và những văn bản pháp lý có liên quan. Luật đất đai năm 2013 ra đời đã xác định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do nhà nước thống nhất quản lý.Để đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý đất đaithì công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải được thực hiện nghiêm túc. Công tác này không chỉ đảm bảo sự thống nhất quản lý mà còn bảo đảm các quyền lợi và nghĩa vụ cho người sử dụng, giúp cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư, sản xuất, xây dựng các công trình Hiện nay vấn đề về đất đai là vấn đề được nhiều người quan tâm, tranh chấp, khiếu nại, lấn chiếm đất đai thường xuyên xảy ra và việc giải quyết vấn đềnày cực kỳ nan giải do thiếu giấy tờ pháp lý. Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước như ngày nay đã làm cho thị trường bất động sản trở nênsôi động, trong đó đất đai là hàng hoá chủ yếu của thị trường này. Nhưng thực tế trong thị trường đang phát triển rất mạnh mẽ. Đó là vấn đề đáng lo ngại nhất hiện
  11. 2 nay. Để đảm bảo cho thị trường này hoạt động công khai, minh bạch thì yêu cầu công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận phải được tiến hành. Ngoài ra một vấnđề quan trọng của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giúp cho nhà nước có cơ sở pháp lý trong việc thu tiền sử dụng đất, tăng nguồn ngân sách cho nhà nước. Có thể thấy rằng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ởnước ta vẫn còn chậm, thiếu sự đồng đều, ở các vùng khác nhau thì tiến độ cũng khác nhau do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan ở từng địa phương. Được sự nhất trí của ban giám hiệu Trường Đại họcNông Lâm Thái Nguyên, sự phân công của khoa Quản lý Tài nguyên và dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Ths.Hà Văn Tuyển. Em tiến hành thực hiện đề tài "Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tại xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ năm 2018". 1.2. Mục tiêu thực hiện - Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. - Đánh giá thuận lợi, khó khăn trong khi thực hiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Đưa ra những giải pháp cụ thể cho những trường hợp tồn tại trên địa bàn xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. 1.3. Ý nghĩa của đề tài. 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Bổ sung hoàn thiện kiến thức đã được học trong nhà trường cho bản thân. Đồng thời tiếp cận và thấy được những thuận lợi và khó khăn của công tác cấp GCNQSD đất đai trong thực tế. Nắm vững những quy định của Luật Đất đai 2013 và các văn bản dưới Luật về đất đai của Trung ương và địa phương về cấp GCNQSDĐ. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Qua quá trình nghiên cứu cấp GCNQSDĐ sẽ thấy được những việc đã làm được và chưa làm được trong quá trình thực hiện, từ đó rút ra những kinh nghiệm
  12. 3 và tìm những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế nhằm thúc đẩy côngtác thực hiện cấp GCNQSDĐ nói riêng và công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung được tốt hơn.
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở pháp lý của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất 2.1.1. Đăng kí đất đai. * Khái niệm đăng kí đất đai: Đăng ký đất đai là một thủ tục hành chính xác lập mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước (với tư cách là đại diện chủ sở hữu) và người sử dụng đất được Nhà nước giao quyền sử dụng, nhằm thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ để quản lý thống nhất đối với đất đai theo pháp luật, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những chủ sử dụng đất có đủ điều kiện, đểxác lập địa vị pháp lý của họ trong việc sử dụng đất đối với Nhà nước và xã hội. [7] * Khái niệm đăng ký quyền sở hữu nhà ở: Đăng ký quyền sở hữu nhà ở là việc cá nhân, tổ chức sau khi hoàn thành, tạo lập nhà ở hợp pháp thì đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyềnđể làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật. [7] * Khái niệm đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất: Thuật ngữ đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thực chất làviệc ghi vào hồ sơ địa chính về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với một thửa đất xác định và cấp giấy chứng nhận đối với tài sản gắn liền với thửa đất đónhằm chính thức xác lập quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản gắn liền vớiđất. [7] * Vai trò của công tác đăng ký đất đai: Đăng ký đất đai là công cụ của Nhà nước đảm bảo lợi ích Nhà nước,cộng đồng công dân như quản lý nguồn thuế, Nhà nước với vai trò trung gian tiến hành cân bằng lợi ích giữa các chủ thể, bố trí cho mục đích sử dụng tốt nhất. Nhà nước biết được cách để quản lý chung qua việc dùng công cụ đăng ký đất đai để quản lý. Lợi ích của công dân có thể thấy được như Nhà nước bảo vệ quyềnvà
  14. 5 bảo vệ người công dân khi có các tranh chấp, khuyến khích dầu tư cá nhân, hỗ trợ các giao dịch về đất đai, giảm khảnăng tranh chấp đất đai. [7] * Hình thức đăng ký đất đai: Có hai hình thức đăng ký là đăng ký tự nguyện và đăng ký bắt buộc. Theo quy mô và mức độ phức tạp của công việc về đăng ký trong từng thời kỳđăng ký đất đai được chia thành 2 giai đoạn: [7] - Giai đoạn 1: đăng ký đất ban đầu được tổ chức thực hiện lần đầu trên phạm vi cả nước để thiết lập hồ sơ địa chính ban đầu cho toàn bộ đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tất cả các chủ sử dụng đủ điều kiện. - Giai đoạn 2: đăng ký biến động đất đai thực hiện ở những địa phương đã hoàn thành đăng ký ban đầu cho mọi trường hợp có nhu cầu thay đổi nội dung của hồ sơ địa chính đã thiết lập. 2.1.2. Quyền sử dụng đất Quyền sử dụng đất là toàn bộ các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành trong đó quy định việc bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất sử dụng. Đất đai có thể đem lại sự giàu có, sự phồn thịnh cho chủ sở hữu đất, và việc sở hữu đất đai như thế nào cho hợp lý để đảm bảo cho sự phát triển ổn địnhhoà bình, công bằng xã hội lại là vấn đề hết sức hóc búa đối với mỗi quốc giacũng như toàn thể nhân loại. Chế độ quản lý và sử dụng đất đai hiện hành của nước ta là sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước thống nhất quản lý, nhân dân được trực tiếp sử dụng vàcó quyền của người sử dụng đất. Để quy định, bảo vệ và thực thi chế độ này Nhà nước ta đã đưa ra các vănbản pháp luật, pháp lý quy định cụ thể. Đó là Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 (Điều 19), Hiến pháp 1992 (Điều 17,18, 84), Luật Đất đai năm 1993, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998, năm 2001 quy định về quyền sở hữu đất đai, quyền sử dụng đất đai, chế độ quản lý đất đai thống nhất của Nhà nước cũng như quyđịnh
  15. 6 rõ quyền hạn trách nhiệm, các công tác quản lý đất và quyền hạn trách nhiệmcủa người sử dụng đất. 2.1.3. Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Nhà ở là tài sản luôn gắn liền với đất đai, hơn thế nữa nhà ở đặc biệt quan trọng, quý giá đối với mỗi con người, mỗi gia đình cũng như toàn xãhội. Nhà ở lại là tài sản có giá trị lớn do con người tạo lập nhằm thoả mãn cho nhu cầu của mình, vì vậy nảy sinh và tồn tại quyền sở hữu về nhà ở. Theo Điều 181 Luật dân sự Việt nam nhà ở là một bất động sản không thể di dời và quyền sở hữu nhà ở cũng như quyền sở hữu các tài sản khác bao gồm quyền chiếm đoạt (quản lý nhà ở), quyền sử dụng (lợi dụng các tính năng của nhà ở để phục vụ mục đích kinh tế - đời sống), và quyền định đoạt (quyết định số phận pháp lý của nhà ở như bán, cho thuê, cho mượn, để thừa kế, phá đi, ). Chủ sở hữu nhà ở là người có đầy đủ các quyền đó. Tuy nhiên quyền sở hữu nhà ở cũng cóthể tách rời như đối với đất, nghĩa là chủ sở hữu có thể chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền sử dụng nhà ở và quyền chiếm hữu nhà ở của mình cho người khác trong một khoảng thời gian và không gian xác định, đó là khi chủ sở hữu cho thuê nhà, cho mượn nhà. Việc quy định phân chia quyền hạn giữachủ sở hữu nhà và người sử dụng nhà không tuân theo một quy tắc cứng nhắc mà tuân theo sự thoả thuận giữa hai bên. 2.1.4. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. * Khái niệm. Theo quy định tại Khoản 16, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013:“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đấtlà chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người cóquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”. [10] * Mục đích của việc cấp Giấy chứng nhận. - Đối với Nhà nước: Giúp thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ, chi tiết đến
  16. 7 từng thửa đất trong phạm vi từng xã, phường, thị trấn trong cả nước. Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng, nó vừa là phương thức, vừa là công cụ đểNhà nước nắm chắc tình hình sử dụng đất, làm cơ sở để Nhà nước quản lý chặt việc sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo cho quỹ đất được sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất. Cấp GCNlà điều kiện để Nhà nước thực hiện các biện pháp, các hoạt độngvề quản lý nhằm lập lại trật tự trong sử dụng đất hiện nay. [10] - Đối với người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất: Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản được Nhà nước bảo vệ quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp phápđối với các thửa đất, tài sản đã được đăng ký, cấp GCN. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản yêntâm chủ động khai thác tốt mọi tiềm năng của khu đất được giao, hiểu vàchấp hành tốt pháp luật về đất đai. [10] - Việc cấp GCN là công việc hết sức quan trọng, nó phải được tiến hành lần lượt từng bước vững chắc, phải chủ động tạo điều kiện để mọi ngườisử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đều được cấpGCN. 2.1.5. Sự cần thiết phải cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Điều 95 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Đăng ký đất đai là một yêu cầu bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu” trong các trường hợp như: thửa đất được giao, cho thuê để sử dụng; thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký; thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký; nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa đăng ký; thay đổi mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc thay đổi những nội dung quyền sử dụng đã đăng ký. Chúng ta phải thực hiện việc đăng ký và cấp GCN bởi vì: [10] - GCN là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất. đai Bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai thực chất là bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sửdụng đất, đồng thời giám sát họ thực hiện các nghĩa vụ khi sử dụng đất đúng theo pháp luật nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các lợi ích trong việc sử dụng đất. Thông qua
  17. 8 việc đăng ký và cấp GCN, cho phép xác lập một sự ràng buộc về trách nhiệm pháp lý giữa cơ quan Nhà nước và những người sử dụng đất đai trong việc chấp hành luật đất đai. Đồng thời, việc đăng ký và cấp GCN sẽ cung cấp thông tin đây đủ nhất và làm cơ sở pháp lý để Nhà nước xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được Nhà nước bảo vệ khi xảy ra tranh chấp, xâm phạm đất đai. - GCN là điền kiện bảo đảm Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất trong phạm vi lãnh thổ. Đảm bảo cho đất đai được sửdụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất. [10] 2.2. Căn cứ pháp lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Công tác cấp GCN là một công tác không thể thiếu trong công tác quản lý Nhà nước ềv đất đai. Do đó việc ban hành các văn bản pháp lý phục vụ công tác cấp GCN là điều cần thiết: * Thời kỳ từ luật đất đai 2003 đến trước khi luật đất đai 2013 ra đời: Luật đất đai 2003 thông qua ngày 26/11/2003 tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XI, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004. Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 29/02/2004 của Thủ tướng chính phủ về việc các địa phương phải hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong năm 2005. Quyết định 24/2004/BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ tài nguyên môi trường ban hành quy định về GCN. Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật đất đai 2003. Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất, trong đó có quy định cụ thể hóa Luật đất đaivề việc thu tiền sử dụng đất khi cấp GCN. Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Thủ tướng chính phủ về việc hướng dẫn, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. Thông tư 95/2005/TT-BTC ngày 26/10/2005 của Bộ tài chính hướng dẫn các quy định của pháp luật về lệ phí trước bạ.
  18. 9 Thông tư 09/2006/TT-BTNMT ngày 25/09/2006 hướng dẫn việc chuyển hợp đồng thuê đất và cấp GCN khi chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần hóa; trong đó hướng dẫn cấp GCN cho công ty đã cổ phần hóa. Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 hướng dẫn về việc thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ tài nguyên môi trường về hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp GCN, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái ịđ nh cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. Nghị định số 69/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái địnhcư. Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ tài nguyên môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ởvà tài sản khác gắn liền với đất. * Từ khi luật đất đai 2013 ra đời đến nay: - Luật Đất đai năm 2013 ngày 29/11/2013 có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2014 của Quốc hội ban hành. - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. - Nghị định số 44/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất. - Nghị định số 45/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất. - Nghị định số 46/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất. thuê mặt nước. - Nghị định số 47/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định
  19. 10 về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. - Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về Giấy chứng nhận, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về Hồ sơ địachính. - Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về Bản đồ địa chính. - Thông tư 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 Quy định về Thống kê, kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. 2.3. Cơ sở thực tiễn 2.3.1. Tình hình cấp giấy chứng nhận của một số nước trên thế giới Trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, quan hệ sởhữu đất đai và hình thức sở hữu đất đai tuỳ thuộc vào bản chất Nhà nước và lợiích của giai cấp thống trị, nên quan hệ sở hữu đất đai và các biện pháp để quản lý đất đai của mỗi quốc gia là khác nhau. - Tại Mỹ: Mỹ là một quốc gia phát triển, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Đến nay, họ đã hoàn thành việc GCN. Nước Mỹ đã xây dựng một hệ thống thông tin về đất đai và đưa vào lưu trữ trong máy tính, qua đó có khả năng cập nhật các thông tin và biến động đất đai một cách nhanh chóng và đầy đủ đến từng thửa đất. Công tác cấp GCN tại Mỹ sớm hoàn thiện, đó cũnglà một trong các điều kiện để thị trường bất động sản tại Mỹ phát triển ổn định. - Tại Thái Lan: Thái Lan đã tiến hành cấp GCN và GCN ở Thái Lan được chia thành 3 loại: Đối với các chủ sử dụng đất hợp pháp và mảnh đất không có tranh chấp thì được cấp bìa đỏ. Đối với các chủ sử dụng đất sở hữu mảnh đất có nguồn gốc chưa rõràng, cần xác minh lại thì được cấp bìa xanh. Đối với các chủ sử dụng mảnh đất không có giấy tờ gì thì được cấpGCN là bìa vàng.
  20. 11 Tuy nhiên sau đó, họ sẽ xem tất cả các trường hợp sổ xanh, nếu xác minh mảnh đất được rõ ràng thì họ chuyển sang cấp bìa đỏcho trường hợp đó. Và trường hợp sổ bìa vàng thì Nhà nước sẽ xem xét đưa ra các quyết định xử lý cho phù hợp và nếu hợp pháp sẽ chuyển sang cấp bìa đỏ. 2.3.2. Tình hình cấp giấy chứng nhận tại Việt Nam Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận là hếtsức quan trọng. Nó chỉ thực hiện đạt kết quả khi tiến hành trong những điều kiện nhất định. Khi người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận sẽ tạo điều kiện cho Nhà nước nắm chắc và quản lý chặt quỹ đất trong cả nước. Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để công khai công tác quản lý nhà nước về đất đai. Các văn bản luật luôn thay đổi để phùhợp với tình hình của đất nước. Cùng với những quy định của Luật đất đai 2013các văn bản luật chi tiết hướng dẫn luật đất đai có những bước cải cáchquan trọng để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận. Đồng thời việc cấp gíấy chứng nhận là một trong nhiệm vụ mà các địa phương sẽ nỗ lực thực hiện và hoàn thành. Xã hội càng phát triển thì vai trò của đất đai càng to lớn, đất đai càng phát huygiá trị của nó. Nó thực sự là động lực cho phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, việc quản lý và sử dụng tốt đất đai là nhiệm vụ không chỉ của riêng ai mà là của tất cả chúng ta. Thông tin từ Tổng cục Quản lý đất đai, tính đến 2018, tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) lần đầu trên cả nước đã đạt trên 96,9% tổng diện tích các loại đất cần cấp :[4] Trong số đó, đất sản xuất nông nghiệp đạt 92,9%; đất lâm nghiệp đạt 98,2%, đất nuôi trồng thủy sản đạt 86,1%; đất ở nông thôn đạt 96,1%; đất ở đô thị đạt 98,3%; đất chuyên dùng đạt 86,9%; cơ sở tôn giáo đạt 83,6%. Theo đó, việc tồn đọng chưa được cấp giấy chứng nhận lần đầu, chủ yếu là do người dân chưa kê khai đăng ký (chiếm 34,1%); nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho từ ngày 1/1/2008 trở về sau, đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất (chiếm 10,7%); phải thực hiện nghĩa vụ tài chính nhưng không nộp và không có
  21. 12 nhu cầu ghi nợ (chiếm 5,4%); hồ sơ chưa hoàn thành thủ tục chia thừa kế (chiếm 5,2%); Về đo đạc, cấp giấy chứng nhận đất nông, lâm trường, Tổng cục Quản lý đất đai đã chuẩn bị báo cáo về tình hình quản lý và sử dụng đất có nguồn gốctừ các nông trường, lâm trường tại các tỉnh vùng Tây Nguyên phục vụ hội nghị của Thủ tướng Chính phủ. Kết quả thực hiện tại các địa phương đến nay cho thấy:34/45 Có tỉnh, thành phố đã cơ bản hoàn thành công tác rà soát ranh giới, cắm mốc; 38/45 tỉnh, thành phố đã cơ bản hoàn thành đo đạc lập bản đồ địa chính; 11/45 tỉnh đã cơ bản hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận; Các tỉnh còn lại đều đang triển khai thực hiện các hạng mục công việc, dự kiến sẽ cơ bản hoàn thành trong năm 2018. Về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, Tổng cục Quản lý đất đai đã có nhiều văn bản chỉ đạo tập trung đẩy mạnh xây dựng hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai và đã được các địa phương quan tâm tổ chức thực hiện. Tính đến nay, đã có 132/713 đơn vị cấp huyện xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu địa chính (chiếm 18,5% trên tổng số huyện) - đây là nền tảng quan trọng để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai thống nhất, phục vụ đa mục tiêu và vận hành chính phủ điện tử. 2.4. Những quy định chung về giấy chứng nhận 2.4.1. Khái niệm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Theo quy định tại khoản 16, điều 3, Luật đất đai 2013: " Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đấtlàchứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở,tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”. [10] Quá trình tổ chức việc cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng đất là quá trính xác lập căn cứ pháp lý đầy đủ nhất để giải quyết mọi vấn đề có liên quanđến
  22. 13 quan hệ đất đai (giữa Nhà nước là chủ sở hữu với người sử dụng đất và giữa những người sử dụng đất với nhau) theo đúng pháp luật hiện hành. Cấp giấy chứng nhận nhằm xác lập mối quan hệ giữa người sử dụng đất với quyền sở hữu Nhà nước về đất đai; giúp nhà nước quản lý đất đai chặtchẽ hơn, biết được chính xác thửa đất, diện tích, họ tên, địa chỉ chủ sử dụngđất, loại đất, mục đích sử dụng đất. GCN cấp theo một mẫu thống nhất trong cả nước đối với mọi loại đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành. 2.4.2. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhàở và tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện theo quy định tại Điều 105 của Luật đất đai 2013 và Điều 37 của Nghị định thi hành Luật đất đai 2013. Theo điều 105 Luật đất đai 2013, quy định như sau: - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầutư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao. [10] - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhàở và tài sản khác gắn liền với đất. [10] - Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. [10] 2.4.3. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Nguyên tắc cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được quy định tại Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 như sau: [10]
  23. 14 - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đấtđang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhàở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó. [10] - Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sởhữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ têncủa những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trườnghợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện. [10] - Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. [10] - Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được miễn, được ghinợ nghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở vàtài sản khác gắn liền với đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp. [10] -Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ vàhọ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng cóthỏa thuận ghi tên một người. [10] - Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sởhữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đãcấp
  24. 15 chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cảhọ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu. [10] -Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyềnsử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có. [10] -Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất vàdiện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật này. [10] 2.4.4. Những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 2.4.4.1. Chứng nhận quyền sử dụng đất Điều 99 Luật đất đai năm 2013 quy định về trường hợp người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận như sau: [10] 1. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhàở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây: a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này; b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
  25. 16 c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồinợ; d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại,tố cáo về đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành; đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất; e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất; h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có; k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bịmất. 2.4.4.2. Chứng nhận quyền sở hữu nhà ở 2.4.4.3. Chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở Căn cứ Điều 32 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đaivề việc chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở như sau: [5] 1. Hộ gia đình, cá nhân trong nước, cộng đồng dân cư phải có một trong các loại giấy tờ sau: a) Giấy phép xây dựng công trình đối với trường hợp phải xin phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng; Trường hợp công trình đã xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp thì phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấpphép
  26. 17 xây dựng xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy phép không ảnh hưởng đến an toàn công trình và này phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; b) Giấy tờ về sở hữu công trình xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ, trừ trường hợp Nhà nước đã quản lý, bố trí sửdụng; c) Giấy tờ mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế công trình xây dựng theo quy định của pháp luật đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định; d) Giấy tờ của Tòa án nhân dân hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu công trình xây dựng đã có hiệu lực pháp luật; đ) Trường hợp người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng có một trong những giấy tờ quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản này màtrên giấy tờ đó ghi tên người khác thì phải có một trong các giấy tờ mua bán, tặngcho, đổi, thừa kế công trình xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 có chữ ký của các bên có liên quan và được Ủy ban nhân dân từ cấp xã trở lên xác nhận; trường hợp mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế công trình xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà không có giấy tờ về việc đã mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế có chữ ký của các bên có liên quan thì phải được Ủy ban nhândân cấp xã xác nhận vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất về thờiđiểm mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế công trình xây dựng đó. e) Trường hợp cá nhân trong nước không có một trong những giấy tờquy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản này thì phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận công trình đã hoàn thành xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và công trình được xây dựng trước khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc phải phù hợp quy hoạch đối với trường hợp xây dựng sau khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng. Trường hợp công trình hoàn thành xây dựng từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì phải có giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về công trình xâydựng không thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng và đáp ứng điều kiện vềquy
  27. 18 hoạch như trường hợp xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004; trường hợp công trình thuộc đối tượng phải xin phép xây dựng mà không xin phép thì phải có giấy tờ của cơ quan quản lý về xây dựng cấp huyện chấp thuận cho tồn tại công trình đó. [5] 2. Tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhânớc nư ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy tờ theo quy định sau: a) Trường hợp tạo lập công trình xây dựng thông qua đầu tư xây dựng mới theo quy định của pháp luật thì phải có quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư dự án hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép xây dựng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp và giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc hợp đồng thuê đất với người sử dụng đất có mục đích sử dụng đất phù hợp với mục đích xây dựng công trình; b) Trường hợp tạo lập công trình xây dựng bằng một trong các hình thức mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật thì phải có văn bản về giao dịch đó theo quy định của pháp luật; c) Trường hợp không có một trong những giấy tờ quy định tại Điểm avà Điểm b Khoản này thì phải được cơ quan quản lý về xây dựng cấp tỉnh xácnhận công trình xây dựng tồn tại trước khi có quy hoạch xây dựng mà nay vẫn phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; d) Trường hợp công trình đã xây dựng không phù hợp với giấy tờ quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này thì phần diện tích công trình không phù hợp với giấy tờ phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng kiểm tra, xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy tờ không ảnh hưởng đến an toàn công trình và phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. [5] 3. Trường hợp chủ sở hữu công trình xây dựng không đồng thời là người sử dụng đất thì ngoài giấy tờ chứng minh về quyền sởhữu công trình theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, phải có văn bản chấp thuận của người sửdụng đất đồng ý cho xây dựng công trình đã được công chứng hoặc chứng thực theo
  28. 19 quy định của pháp luật và bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy địnhcủa pháp luật về đất đai. [5] 2.4.5. Các trường hợp không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Căn cứ theo điều 19, nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của chính phủ, các trường hợp không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm: [5] - Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai 2013. - Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn. - Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. - Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng. - Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền. - Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thôngtin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh. [5]
  29. 20 2.4.6. Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trình tự thủ tục cấp GCN được quy định rõ tại Điều 70 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai như sau: [5] 1. Người sử dụng đất nộp 1 bộ hồ sơ theo quy định để làm thủ tục đăng ký. 2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyềnsử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì Ủy ban nhân dâncấp xã có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện các công việc như sau: a) Trường hợp đăng ký đất đai thì xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dụng kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và Điều 18 của Nghị định này thì xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch. [5] b) Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện các công việc tại Điểm a Khoản này, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có); [5] c) Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu dân cư nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong thời hạn 15 ngày; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai. [5] 3. Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc như sau: a) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai thì gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả theo quy định tại Khoản 2 Điều 70-NĐ 43/2014/NĐ-CP này; b) Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng
  30. 21 đất đã thay đổi hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có); [5] c) Kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất đối với tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư mà sơ đồ đó chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ; [5] d) Kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký; đ) Trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ hoặchiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34của Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý Nhà nước đối với loại tài sản đó. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, cơ quan quản lý Nhà nước đối với tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm trả lời bằng văn bảncho Văn phòng đăng ký đất đai; [5] e) Cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liềnvới đất, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có); [5] g) Trường hợp người sử dụng đất đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính, trừ trường hợp không thuộc đối tượng phải nộp nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật; [5] 4. Cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc sau: a) Kiểm tra hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Trường hợp thuê đất thì trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ký quyết định cho thuê đất; ký hợp đồng thuê đất và trình cơ quan có thẩm quyền cấpGiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
  31. 22 đất sau khi người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. [5] b) Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Văn phòng đăng ký đất đai. 5. Trường hợp người sử dụng đất đã đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật mà nay có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận; Văn phòng đăng ký đất đai, cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc quy định tại Điểm g Khoản 3 và Khoản 4 Điều 70-NĐ 43/2014/NĐ- CP. [5] 2.4.7. Mẫu GCN Theo điều 3, thông tư 23/2014/TT - BTNMT quy định giấy chứng nhận là một tờ có bốn trang, mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm, cónền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen, gồm các nội dung sau đây: - Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" in màu đỏ; mục "I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" và số phát hành Giấy chứng nhận gồm 2 chữ cái tiếng Việt và 6 chữ số, bắt đầu từ BA 012345, được in màu đen; dấu nổi của Bộ TNMT; [2] - Trang 2 in chữ màu đen gồm mục "II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất", trong đó, có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận; [2] - Trang 3 in chữ màu đen gồm mục "III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" và mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận";[2] - Trang 4 in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận"; những vấn đề cần lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch; đất theo một mẫu thống nhất trong cả nướcđối với tất cả các loại, cấp theo từng thửa đất và do Bộ TNMT phát hành và trên giấy
  32. 23 chứng nhận có gắn liền quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tàisản gắn liền với đất. [2] Hình 2.1. Mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  33. 24 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, phạm vi thực hiện 3.1.1. Đối tượng: Thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất trên địa bànTất xã Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ năm 2018 3.1.2. Phạm vi thực hiện: Địa bàn xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm thực tập: Công ty cổ phần Tài Nguyên & Môi Trường biển - Địa điểm nghiên cứu: Tất Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. - Thời gian: Từ 08/01/2019 đến 17/05/2019. 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 3.3.2. Tình hình sử dụng đất đai của tại xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 3.3.3. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ tại xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ năm 2018 3.3.4. Những thuận lợi, khó khăn và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp GCNQSDĐ tại xã Tất Thắng 3.4. Phương pháp nghiên cứu. 3.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp. Thu thập các tư liệu, số liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho việc thực hiện cấp GCNQSĐ đai,công tác điều tra được thực hiện: - Điều tra tổng hợp tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội - Điều tra tổng hợp tài liệu tình hình sử dụng đất đai của tại xãTất Thắng
  34. 25 3.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp - Thu thập nguồn gốc sử dụng đất của các hộ gia đình đăng ký, kê khai cấp GCNQSDĐ tại xã Tất Thắng. 3.4.3. Phương pháp phân tích, đánh giá trình bày kết quả. - Trên cơ sở tài liệu, số liệu thu thập sẽ tiến hành phân tích, tổng hợp và đánh giá để đưa ra những kết luận, đánh giá về quá trình thực hiện công tác cấpgiấy chứng nhận tại xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. - Trình bày kết quả công tác cấp GCNQSDĐ bằng phần mêm Excel, Word
  35. 26 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái quát về điều kiên tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Tất Thắng 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Xã Tất Thắng là một xã miền núi của huyện Thanh Sơn, đang thụ hưởng chương trình 135 giai đoạn 2 của Chính phủ, cách trung tâm Thị trấn Thanh Sơn 12 km về phía Tây Nam, dọc theo đường quốc lộ 316. Diện tích toàn xã là 1546 ha; dân số là 4490 người . Phạm vi hành chính: Có đường địa giới hành chính giáp với các xã: - Phía Bắc giáp xã Thạch Khoản(Đông Bắc) và xã Thục Luyện(Tây Bắc), huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. - Phía Đông giáp xã Sơn Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ - Phía Tây giáp xã Cự Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. - Phía Nam giáp xã Cự Đồng huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.[11] 4.1.1.2. Khí hậu thời tiết * Khí hậu: Là một xã của huyện Thanh Sơn chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm khí hậu được chia làm bốn mùa rõ rệt nên rất thuận lợi cho xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, bền vững. - Nhiệt độ trung bình từ 22,5- 23,5 °C Chế độ mưa: mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 10 + Mùa mưa nhiều: Từ tháng04 – 10, chiếm 89,5% tổng lượng mưa cả năm. + Mùa mưa ít: Từ tháng 11 – 04 năm sau, chiếm 10,5% tổng lượng mưa cả năm. + Chế độ ẩm: độ ẩm trung bình từ 85 - 87% + Chế độ gió: Chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chính là gió mùa đông bắc vào mùa đông và gió nam các mùa còn lại.[11]
  36. 27 4.1.1.3. Địa hình và thổ nhưỡng - Địa hình: Địa hình Tất Thắng phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao, nghiêng từ Bắc sang Đông, vùng núi cao tập trung ở phía Bắc, vùng núi thấp ở giữa, vùng gò đồi tập trung ở phía Đông. - Thổ nhưỡng: Đất đai ở Tất thắng thích hợp trồng các loại cây như: chè, sắn, lạc, ngô, rừng nguyên liệu giấy và chăn nuôi trâu bò - Tài nguyên thiên nhiên: Là một xã có cấu trúc địa hình là đồi núi cộng với khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao, mưa nhiều nên thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp.[11] 4.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên * Tài nguyên đất: - Dư lượng phù sa lớn, ít chua, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình, độ phì cao (mùn, đạm,lân tỷ lệ khá) thích hợp cho việc trồng rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày. - Đất bạc màu: Đất chua, nghèo dinh dưỡng, thường trồng màu. - Đất feralit đỏ vàng trên nền phiến thạch sét: Thường ở độ cao 120m, độ dốc lớn, tầng đất dầy, thành phần cơ giới thịt nặng, dinh dưỡng khá, dùng trồng rừng và cây công nghiệp. - Đất xói mòn trơ sỏi đá: Đây là loại đất thường bị ảnh hưởng của quá trình rửa trôi, sói mòn mạnh, tầng đất mỏng, độ phì kém. [11] * Tài nguyên nước: - Nguồn nước mặt:Tất Thắng có mạng lưới suối, khe,rạch ở mức khá . Ngoài ra, toàn xã còn lượng ao, hồ, các loại với trữ lượng nước đảm bảo các nhu cầu cấp nước sinh hoạt nông thôn. - Nguồn nước ngầm: Hiện tại chưa có đủ tài liệu điều tra khảo sát vềtrữ lượng nước ngầm trên toàn xã.[11] 4.1.1.6. Đánh giá thuận lợi và khó khăn từ điều kiện tự nhiên của xã - Thuận lợi: Tất Thắng có thuận lợi về điều kiện tự nhiên giúp người dân có thể phát triển về kinh tế Nông – Lâm nghiệp, từng bước phát triển dịch vụ và
  37. 28 nghành nghề để nâng cao đời sống Kinh tế - Xã hội góp phần nâng cao hiệu quả của công tác xóa đói giảm nghèo. - Khó khăn: Tất Thắng là một xã thuộc diện chương trình 135 của huyện Thanh Sơn, cơ cấu dân số trong xã chủ yếu là người dân tộc Mường, phương thức canh tác vẫn manh mún, dân trí thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với nhiều xã trong huyện. Nguồn vốn Trung ương hỗ trợ cho Chương trình giảm nghèo ở xã còn ở mức thấp, trong khi nhu cầu thực tế cao, nên công tác giảm nghèo ở địa phương còn nhiều gian nan. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Dân số, lao động Lao động : là yếu tố tất yếu và không thể thiếu trong phát triển sản xuấtđể mạng lại hiệu quả cao trong phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Bảo đảm nguồn lực lao động của xã không bị dư thừa chính là chúng ta đã tận dụng được một lợihế t có sẵn của Tấtxã Thắng trong phát triển kinh tế hiện nay. Toàn xã có 4490 khẩu. 4.1.2.2. Cơ sở hạ tầng * Cơ sở hạ tầng. Hệ thống các công trình nền tảng cung cấp những yếu tố cần thiết chosự phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống. việc quan tâmxây dựng cơ sở hạ tầng nhằm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, xóa đói giảm nghèo và làm giảm dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.  Về xây dựng cơ bản: Các công trình xây dựng cơ bản như trường học, trạm xá, các công trình phụ đã được xây dựng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân. * Hệ thống giao thông. Nhìn chung hệ thống giao thông chưa đảm bảo được hoạt động đi lại của người dân, đường liên xóm chủ yếu là đường đất gây khó khăn cho hoạt động đi lại vào mùa mưa.[11]
  38. 29 * Hệ thống thông tin liên lạc. Do xã hội ngày càng phát triển nên hệ thống thông tin liên lạc là một phần không thể thiếu được của bà con nhân dân trong xã. Nhờ hệ thống thông tin thông suốt từ xã đến thôn đã thực hiện công tác tuyên truyền những đường lối chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước và những quy định của địa phương đến tận người dân. Từ đó, góp phần nâng cao dân trí và phục vụ kịp thời cho các sự kiện chính trị, các ngày lễ lớn, cuộc vận động học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tổ chức kiểm tra, xét công nhận gia đình văn hóa.[11] 4.1.2.3. Văn hóa, giáo dục, y tế - Công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân đạt được nhiều kết quả tích cực, công tác dân tộc tôn giáo được thực hiện đầy đủ, kịp thời; các hoạt động văn hoá, thể thao diễn ra sôi nổi, phong phú; các thiết chế văn hoá được tăng cường đầu tư xây dựng; công tác quốc phòng- an ninh được củng cố vững mạnh, trật tự an toàn xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, - Nhà văn hóa xóm có 8/10 xóm có nhà văn hóa tạm, xuống cấp [11] - Trường học bao gồm trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở đã được xây dựng khang trang, nhưng về cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu. - Thực hiện chương trình kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ, một số trường học đã đầu tư về phòng học, phòng chức năng, nhà nội trú cho giáo viên. Tỷ lệ học sinh đến lớp ở các cấp học đều đảm bảo đạt kết.[11 quảđềra ] -Toàn xã có 1 trạm y tế vớingũ đội cán bộ y tế, cộng tác viên được tăng cường, đến nay trạm được xây dựng kiên cố, khang trang. 4.3. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ tại xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 4.3.1. Quy trình cấp GCNQSDĐ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ họp xét Trưởng ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận câp huyệncăn cứ vào tình hình thực tế và tiến độ triển khai tại cơ sở: Xây dựng lịch họp, xét cho từng thôn, xóm, tổdân
  39. 30 phố; chỉ đạo cán bộ địa chính xã và thành viên Ban chỉ đạo xã hốichủ trìp hợp với thành viên Ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cấp huyện, cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường (hoặc cán bộ Văn phòng Đăng ký QSDĐ) được phân công phụ trách địa bàn và Tổ cấp giấy chứng nhận của thôn, bản, tổ dân phố chuẩn bị hồ sơ phục vụ cho việc họp, xét cấp giấy chứng nhận. Công việc cụ thể gồm: - Kiểm tra về tính đầy đủ của các tài liệu và nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký đất đai của từng chủ sử dụng đất. - Tiến hành xem xét cụ thể đối với từng thửa đất chưa được cấp Giấy chứng nhận lần đầu, dự kiến các trường hợp đủ điều kiện, chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nghĩa vụ tài chính (nếu có); lập các biểu số liệu và biên bản phục vụ việc họp xét của Ban chỉ đạo cấp xã theo mẫu kèm theo văn bản này, cụ thể: + Biểu tổng hợp thông tin kê khai và dự kiến xét cấp cấp giấy chứng nhận Ban chỉ đạo cấp xã phục vụ cho Ban chỉ đạo hợp xét; + Dự kiến Danh sách các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận; + Dự kiến Danh sách các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận; + Dự thảo biên bản họp xét cấp giấy chứng nhân của ban chỉ đạo cấpxã. Cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường (hoặc cán bộ Văn phòng Đăng ký QSDĐ) phụ trách địa bàn có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và nội dung dự kiến họp xét nêu trên; ghi phiếu ý kiến kiểm tra hồ sơ dự kiến xét, cấp giấy chứng nhận theo mẫu ban hành kèm theo văn bản này. Bước 2: Họp Ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cấp xã - Thành phần tham gia họp, xét: + Trưởng ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cấp xã - Chủ trì cuộc họp; + Các thành viên Ban chỉ cấp giấy chứng nhận cấp xã; + Tổ cấp giấy chứng nhận của thôn, xóm, tổdân phố; + Thành viên Ban chỉ đạo cấp giấy của huyện, thành phố và cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường (hoặc cán bộ Văn phòng Đăng ký QSDĐ) được phân công phụ trách địa bàn.
  40. 31 + Tùy theo từng điều kiện cụ thể, Ban chỉ đạo cấp xã có thể mời đạidiện nhân dân trong cùng thôn, bản, tổ dân phố là người am hiểu về đất đai và nắm được các quy định của pháp luật về đất đai để cùng tham gia họp xét. - Nội dung họp xét: + Cán bộ địa chính xã trình bày Dự thảo kết quả xét, cấp giấy chứng nhận đối với từng thửa đất theo đề nghị của từng hộ gia đình, cá nhân; thông qua danh sách các trường hợp đủ điều kiện và danh sách các trường hợp chưa đủ điềukiện cấp giấy chứng nhận. + Cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường (hoặc cán bộ Văn phòng Đăng ký QSDĐ) huyện, thành phố đọc phiếu ý kiến kiểm tra của cán bộ được phân công phụ trách địa bàn. + Trưởng Ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cấp xã chủ trì thảo luận, tập trung làm rõ đối với các trường hợp: Thửa đất còn có ý kiến chưa thống nhất về tên chủ sử dụng, diện tích, loại đất, nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai, sự phù hợp với quy hoạch của những người tham gia họp xét; thửa đất có nguồn gốc phức tạp cần phải có ý kiến thốngnhất. Trường hợp đặc biệt, thửa đất có nguồn gốc và thời điểm sử dụng phức tạp mà chưa thống nhất được tại cuộc họp thì thư ký cuộc họp lập thành danh sáchđể lấy ý kiến khu dân cư . Ý kiến kết luận theo phiếu lấy ý kiến khu dân cư là căn cứ để xét, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. + Ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cấp xãbiểu quyết thông qua về danh sách các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận, danh sách các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận bằng hình thức biểu quyết giơtay. Kết luận rõ nội dung cần hoàn thiện bổ sung và thời gian hoàn thành đối với hồ sơ còn tồn tại. - Hoàn thiện hồ sơ sau họp xét: + Căn cứ kết quả xét, cấp của Ban chỉ đạo cấp xã,Thư ký cuộc họp hoàn thiện Biên bản họp xét của Ban chỉ đạo; lậpdanh sách các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận, danh sách các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy
  41. 32 chứng nhận kèm theo Biên bản để chuẩn bị công khai. Cán bộ địa chính xã lập danh sách công khai các trường hợp đủ điều kiện và chưa đủ điều kiệncấp Giấy chứng nhận. Tổ cấp Giấy chứng nhận tại thôn, bản, tổ dân phố hoàn thiện hồ sơ kê khai của hộ gia đình, cá nhân (nếu có) theo kết luận tại Biên bản cuộc họp.[7] + Hồ sơ sau họp xét,gồm: Hồ sơ kê khai, đăng ký của hộ gia đình, cá nhân; Biểu tổng ợph thông tin và kết quả xét, cấp giấy chứng nhận của Ban chỉ đạo cấp xã; Danh sách các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận; Danh sách các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận; Biên bản họp xét cấp giấy chứng nhân của ban chỉ đạo cấp xã; Phiếu ý kiến thẩm định của cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường phụ trách địa bàn được lưu vào hồ sơ họp xét do cán bộ địa chính xã lưu giữ và bảo quản để thực hiện các nội dung tiếp theo. Bước 3: Công khai hồ sơ và giải quyết vướng mắc - Sau thời gian không quá 03 ngày kể từ ngày họp xét của Ban chỉ đạo, cán bộ địa chính xã có trách nhiệm niêm yết công khai kết quả tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường thị trấn; Tổ trưởng Tổ cấp giấy chứng nhận niêm yết công khai tại nhà văn hóa thôn, bản, tổ dân phố (hoặc địa điểm Tổ cấp giấy chứng nhận làm việc) và có trách nhiệm tiếp thu, giải đáp ý kiến của nhân dân trong quá trình công khai. Trường hợp có vướng mắc không giải đáp được thì ghi nhận ý kiến củanhân dân, gửi ban chỉ đạo cấp xã xem xét, giải quyết. - Tài liệu công khai gồm: Danh sách các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận và Danh sách các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận - Thời gian công khai kết quả họp xét cấp giấy chứng nhận và giải quyết vướng mắc là 15 ngày kể từ ngày niêm yết công khai. - Kết thúc thời gian công khai phải được lập thành biên bản Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ, lập Tờ trình - Căn cứ kết quả công khai Ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cấp xã cótrách nhiệm hoàn thiện hồ sơ và lập Tờ trình Ủy ban nhân dân huyện, thành phố cấp giấy chứng nhận. - Hồ sơ kèm theo tờ trình gồm:
  42. 33 + Biểu tổng hợp thông tin và kết quả xét, cấp giấy chứng nhận của Ban chỉ đạo cấp xã . + Danh sách các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận. + Danh sách các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận. + Biên bản họp xét cấp giấy chứng nhân của ban chỉ đạo cấpxã. + Biên bản kết thúc việc công khai hồ sơ. + Phiếu ý kiến thẩm định của cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường. + Túi hồ sơ kê khai đất đai của hộ gia đình, cá nhân + Tài liệu dạng số nếu thực hiện trên máy tính. Bước 5: Tiếp nhận hồ sơ và viết giấy chứng nhận - Văn phòng đăng ký thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thành phố có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra về số lượng hồ sơ do Ủy ban nhân dân xã nộp về. Việc tiếp nhận hồ sơ phải được lập sổ ghi rõ người nhận, người nộp, thời gian nộp, số lượng, loại hồ sơ nộp và ghi phiếu tiếp nhận cho người đến nộp hồ sơ. - Việc viết giấy chứng nhận thực hiện theo quy định tại Thông tưsố 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 của Bộ Tài nguyên. Đối với những nơi chưa có bản đồ địa chính thì sơ đồ trên trang 3 của Giấy chứng nhận thể hiện sơ họa theo sơ đồ tự đo vẽ của chủ sử dụng đất và ghi rõ tên của các chủ sử dụng đất liền kề, không ghi kích thước các cạnh thửa đất (có giấy chứng nhận viết mẫu kèm theo). - Sau khi hoàn thành việc viết giấy chứng nhận văn phòng đăng ký cấp huyện phải lập sổ Mục kê, Địa chính và sổ Cấp giấy chứng nhận theo quy định để quản lý. 4.3.2. Kết quả quá trình thực hiện cấp GCNQSDĐ tại xã Tất Thắng năm 2018. - Tiến hành kê khai: Sau quá trình thực hiện đến từng thôn phối hợp với đồng chí trưởng xóm tiến hành kiểm tra, rà soát, phân tích, tổng hợp số liệu chịu sự chỉ đạo trực tiếp
  43. 34 của ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận của Công ty cổ phần Tài nguyên & Môi Trường biển Tổ công tác thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã thu được kết quả kê khai củacác hộ gia đình cá nhân trên địa bàn xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ và thu được kết quả như sau:
  44. 35 Bảng 4.1. Bảng tổng hợp số liệu các hộ gia đình, cá nhân tham gia kê khai cấp GCNQSDĐ tại xã Tất Thắng năm 2018 Số hộ kê Diện tích STT Các loại hồ sơ Số thửa Loại đất khai (m2) 29 ONT 23707.2 1 BHK 216.2 198 LUC 65099.1 Cấp mới 67 1 29 LUK 7324.8 13 CLN 10794.7 0 NTS 0 Tổng 270 107142 360 ONT 294298.7 4324.0 20 BHK 862313.9 2583 LUC Cấp đổi 830 2 371 LUK 93707.1 165 CLN 137008.2 3 NTS 1950 Tổng 3502 1,393,601.90 (Nguồn :UBND xã Tất Thắng 2018).[12]
  45. 36 Hình 4.1 : Biểu đồ cơ cấu diện tích các hộ gia đình, cá nhân tham gia kê khai cấp GCNQSDĐ tại xã Tất Thắng năm 2018 Cấp mới Tổn g NTS 0 CLN 10794.7 m2 LUK 7324.8 m2 LUC 65099.1 m2 BHK 216.2 m2 ONT 23707.2 m2 ONT BHK LUC LUK CLN NTS Tổng Cấp đổi NTS 1950 m2 CLN 137008.2 m2 LUK 93707.1 m2 LUC 862313.9 m2 BHK 4324 m2 ONT 294298.7 m2 ONT BHK LUC LUK CLN NTS Qua bảng và hình 4.1 cho thấy: Tổng số hộ tham gia kê khai cấp mới, cấp đổi GCNQSDĐ tại xã là 897 hộ với 3772 thửa đất, tổng diện tích kê khai là 1500743.9m2. Trong đó:
  46. 37 * Trường hợp Cấp mới : có 67 hộ kê khai với 270 thửa đất, diện tích kê khai là 107142 m2. Các hộ chủ yếu kê khai cấp mới GCNQSDĐ đối với các loại đất sau: - Đất bằng rồngt cây hành năm khác (BHK), 1 thửa, với diện tích 216.22 m . - Đất ở nông thôn (ONT), có 29 thửa với diện tích 23707.2 m2. - Đất chuyên trồng lúa nước (LUC), có 198 thửa với diện tích là65099.1 m2. - Đất trồng cây lâu năm (CLN), có 13 thửa với diện tích là 10794.7m2. - Đất trồng lúa nước còn lại (LUK), có 29 thửa với diện tích là 7324.82 m . * Trường hợp Cấp đổi : có 830 hộ kê khai với 3502 thửa đất, diện tích kê khai là 1,393,601.90 m2. Các hộ chủ yếu kê khai cấp đổi GCNQSDĐ đối với các loại đất sau: - Đất bằng trồng cây hành năm khác (BHK), 20 thửa, với diện tích 4324,0m2. -Đất chuyên trồng lúa nước (LUC), có 2583 thửa với diện tích là 862313,9 m2. - Đất trồng cây lâu năm (CLN), có 165 thửa, với diện tích 137008,2 m2. - Đất ở nông thôn (ONT), có 360 thửa với diện tích 294298,7 m2. - Đất trồng lúa nước còn lại (LUK), có 371 thửa với diện tích là 93707,1m2. - Đất nuôi trồng thủy sản (NTS), có 3 thửa với diện tích là 1950 m2.
  47. 38 Bảng 4.2. Tổng hợp số hộ gia đình cá nhân đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ tại xã Tất Thắng năm 2018 Các loại hồ Số hộ đủ Diện tích STT Số thửa Loại đất sơ điều kiện (m2) 29 ONT 23707.2 1 BHK 216.2 88 LUC 27367.3 Cấp mới 30 1 13 LUK 3283.5 6 CLN 4982.1 0 NTS 0 Tổng 137 59556.3 246 ONT 201104.1 2594.4 12 BHK Cấp đổi 566 1761 LUC 593708.3 2 141 LUK 35613.7 112 CLN 120930.3 3 NTS 1950.0 Tổng 2275 955900.8 (Nguồn :UBND xã Tất Thắng 2018).[12]
  48. 39 Hình 4.2 : Biểu đồ cơ cấu diện tích các hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ tại xã Tất Thắng năm 2018 Cấp mới NT 0 S CL 4982.1 m2 N LU 3283.5 m2 K LUC 27367.3 m2 BH 216.2 m2 K ON 23707.2 m2 T ONT BHK LUC LUK CLN NTS Cấp đổi NTS 1950 m2 CLN 120930.3 m2 LUK 35613.7 m2 LUC 593708.3 m2 BHK 2594.4 m2 ONT 201104.1 m2 ONT BHK LUC LUK CLN NTS Qua bảng và hình 4.2 cho thấy: - Sau khi xét duyệt hồ sơ tại UBND xã Tất Thắng thì số hồ sơ đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ đạt tỷ lệ khá. - Cấp mới GCNQSDĐ: Tổng số hộ đủ điều kiện cấp mới là 30 hộ, tổng số thửa là 151 thửa với tổng diện tích là 59556.3 m2.
  49. 40 Trong đó: • Đất ở nông thôn (ONT), có 29 thửa với diện tích 23707.2 m2. • Đất bằng trồng cây hàng năm khác (BHK), có 1 thửa với diện tích 216.2 m2. • Đất chuyên trồng lúa nước (LUC), có 88 thửa với diện tích 27367.3 m2. • Đất trồng cây lâu năm (CLN), có 6 thửa với diện tích 4982.1 m2. • Đất trồng lúa nước còn lại (LUK), có 13 thửa với diện tích 3283,5 m2. - Cấp đổi GCNQSDĐ: Tổng số hộ đủ điều kiện cấp đổi là 566 hộ, tổng số thửa là 2275 với tổng diện tích là 955900.8 m2. Trong đó: Đất ở nông thôn (ONT), có 246 thửa với diện tích 201104.1 m2. Đất bằng trồng cây hàng năm khác (BHK), có 12 thửa với diện tích 2594.4 m2. Đất chuyên trồng lúa nước (LUC), có 1761 thửa với diện tích 593708.3 m2 . Đất trông lúa nước còn lại (LUK), có 141 thửa với diện tích 35613.7 m2. Đất trồng cây lâu năm (CLN), có 112 thửa với diện tích 120930.3 m2. Đất nuôi trồng thủy sản (NTS), có 3 thửa với diện tích 1950 m2 .
  50. 41 * Dựa vào bảng phụ lục 02 ta có danh sách các hộ không đủ kiều kiện cấp GCNQSDĐ Bảng 4.3. Tổng hợp số hộ gia đình cá nhân không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ tại xã Tất Thắng năm 2018. Số hộ STT Các loại hồ sơ không đủ Số thửa Loại đất Diện tích (m2) điều kiện 110 LUC 37731.8 Cấp mới 37 16 LUK 4041.3 1 7 CLN 5812.6 Tổng 133 47585.7 114 ONT 93194.6 2 8 BHK 1729.6 Cấp đổi 264 822 LUC 268605.6 230 LUK 58093.4 53 CLN 16077.9 Tổng 1227 437701.1 (Nguồn :UBND xã Tất Thắng 2018).[12]
  51. 42 Hình 4.3 : Biểu đồ cơ cấu diện tích các hộ gia đình, cá nhân không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ tại xã Tất Thắng năm 2018 Cấp mới CLN 5812.6 m2 LUK 4041.3 m2 LUC 37731.8 m2 LUC LUK CLN Cấp đổi CLN 16077.9 m2 LUK 58093.4 m2 LUC 268605.6 m2 BHK 1729.6 m2 ONT 93194.6 m2 ONT BHK LUC LUK CLN Qua bảng và hình 4.3 cho thấy: - Cấp mới GCNQSDĐ : Tổng số hộ không đủ điều kiện cấp mới là 37 hộ, tổng số thửa là 133 thửa với tổng diện tích là 47585.7 m2. Trong đó :
  52. 43 Đất chuyên trồng lúa nước (LUC), có 110 thửa với diện tích 37731.8 m2. Đất trồng lúa nước còn lại (LUK), có 16 thửa với diện tích 4041.3 m2. Đất trồng cây lâu năm (CLN), có 7 thửa với diện tích 5812.6 m2. - Cấp đổi GCNQSDĐ : Tổng số hộ không đủ điều kiện cấp đổi là 264 hộ, tổng số thửa là 1227 thửa với tổng diện tích là 437701.7 m2. Trong đó: Đất ở nông thôn (ONT) có 114 thửa với diện tích 93194.6 m2. Đất bằng trồng cây hàng năm khác (BHK) có 8 thửa với diện tích 1729.6 m2. Đất chuyên trồng lúa nước (LUC) có 822 thửa với diện tích 268605.6 m2. Đất trồng lúa nước còn lại (LUK) có 230 thửa với diện tích 58093.4 m2. Đất trồng cây lâu năm (CLN) có 53 thửa với diện tích 16077.9 m2. Hình 4.4 : Biểu đồ cơ cấu tỷ lệ diện tích đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp đổi, cấp mới GCNQSDĐ Cấp mới 47585.7 m2 44% 59556.3 m2 56% Diện tích đủ điều kiện Diện tích không đủ điều kiện
  53. 44 Cấp đổi 437701.1 m2 31% 955900.8 m2 69% Diện tích đủ điều kiện Diện tích không đủ điều kiện *Qua hình 4.4 cho thấy: Cấp mới GCNQSDĐ: - Tỷ lệ diện tích ủđ điều kiện cấp mới GCNQSDĐ là 59556.3 m2 đạt 56% so với tổng diện tích cấp mới tham gia kê khai. - Tỷ lệ diện tích không đủ điều kiện cấp mới GCNQSDĐ là 47585.7 m2 chiếm 44% so với tổng diện tích cấp mới tham gia kê khai. Cấp đổi GCNQSDĐ: - Tỷ lệ diện tích ủđ điều kiện cấp đổi GCNQSDĐ là 955900.8 m2 đạt 69% so với tổng diện tích cấp đổi tham gia kê khai. - Tỷ lệ diện tích không đủ điều kiện cấp đổi GCNQSDĐ là 437701.1 m2 chiếm 31% so với tổng diện tích cấp đổi tham gia kê khai.
  54. 45 Hình 4.5: Biểu đồ cơ cấu diện tích cấp GCNQSDĐ xã Tất Thắng 485,286.80 m2 32% 1,015,457.10 m2 68% Diện tích đủ điều kiện Diện tích không đủ điều kiện - Dựa vào biểu đồ trên ta thấy trong năm 2018, tổng diện tích đăng ký, kê khai củaxã Tất Thắng là 1,500,743.9m2: - Diện tích đất đủ điều kiện được cấp GCNQSD đất là 1,015,457.10 m2 chiếm 68%. Đây là kết có được do người dân khi đi kê khai đã cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết, chính xác về nguồn gốc đất và cán bộ kê khai đã có năng lực công việc, trách nhiệm cao trong việc hoàn thiện thủ tục hồ sơ. - Diện tích chưa đủ điều kiện để cấp là 485,286.80 m2 chiếm 32%. Do còn nhiều vướng mắc mà còn không ít hồ sơ khi xét duyệt đã không có đủ điều kiện để cấp GCNQSDĐ. Đây là thiếu sót lớn cần phải giải quyết trong thời gian tới.
  55. 46 Bảng 4.4. Một số ví dụ về trường hợp không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ Số Số Diện STT Tên chủ sử dụng MĐSD Loại hồ sơ Nguyên nhân tờ thửa tích (m2) Thiếu 1 Đinh Văn Liên 37 8 LUC 309.3 Cấp đổi GCNQSDD Đặng Văn Tiến Thiếu 2 72 208 LUK 331.2 Cấp đổi GCNQSDD Thiếu 3 Đinh Văn Hải 70 135 LUK 95.5 Cấp đổi GCNQSDD Thiếu CMND 4 Đinh Ngọc Thể 61 131 LUC 177.9 Cấp đổi Chủ sử dụng, thiếu GCNQSDD Trần Văn Hậu Thiếu 5 46 141 LUC 574.8 Cấp đổi GCNQSDD Đinh Thị Thắng Thiếu 6 58 579 LUK 135.0 Cấp đổi GCNQSDD Nguyễn Văn Anh Thiếu CMND 7 37 59 CLN 897.7 Cấp mới Chủ sử dụng Thiếu CMND 8 Vũ Văn Đức 40 34 LUC 254.1 Cấp mới Chủ sử dụng Thuộc đất lâm 9 Đinh Văn Hoạch 60 29 CLN 345.4 Cấp mới nghiệp Đinh Văn Hải Thuộc đất lâm 10 54 61 LUC 289.8 Cấp mới nghiệp (Nguồn :UBND xã Tất Thắng 2018).[12] Qua bảng 4.4 cho thấy: - Đối với hồ sơ cấp mới: Các hộ thuộc trường hợp không đủ điều kiện làdo thiếu thông tin của chủ sử dụng hoặc đã thuộc vào phần diện tích đất Lâm nghiệp đã được đo đạc trước đó dẫn tới trùng lặp không thể cấp được GCNQSDĐ. - Đối với hồ sơ cấp đổi: Các hồ sơ cấp đổi không đủ điều kiện cấp đổi GCNQSDD đều vi phạm vì GCNQSDĐ đã được cấp bị mất trong quá trình sử dụng, không có đủ căn cứ trong quá trình kê khai, lập hồ sơ. Mặc dù đã được làm đơn đính chính nhưng vẫn còn khó khăn trong quá trình cấp GCNQSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân. Hoặc một số do sử dụng sai mục đích, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất không đúng với quy hoạch và loại đất được cấp trong GCNQSDĐ.
  56. 47 Trong thời gian tới UBND xã Tất Thắng cần có phương án giải quyết hết những khó khăn nêu trên, hoàn thiện lại hồ sơ cấp GCNQSDĐ đảm bảo quyền lợi của người dân trong xã. - Tiếp nhận hồ sơ và viết giấy chứng nhận Sau khi trình hồ sơ lên Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đấthuyện Thanh sơn thẩm định hồ sơ. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đấthuyện Thanh sơn có nhiệm vụ thẩm định hồ sơ và chuyển hồ sơ sang UBND huyện Thanh Sơn. UBND huyện Thanh Sơn ra Quyết định in GCNQSDĐ. 4.4. Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp giúp nâng cao hiệu quả công tác cấp GCNQSDĐ tại xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 4.4.1. Thuận lợi - Trong quá trình triển khai công tác CGCNQSDĐ luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của UBND xãTất Thắng và sự hướng dẫn chỉ đạo tận tình Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Thanh Sơn. - Công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại xã được thực hiện thường xuyên, rõ nét hơn. Các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm được thực hiện triển khai đúng kế hoạch, đảm bảo tiến độ và hoàn thành tốt theo yêu cầu chỉ đạo của cấp trên. - Toàn xã đã có hệ thống bản đồ địa chính được đo vẽ hoàn chỉnh, thuận tiện với độ chính xác cao tạo điều kiện cho việc đăng ký kê khai, lập hồ sơ cấp GCNQSDĐ cho người dân. - Các trang thiết bị, phần mềm phục vụ công tác cấp GCNQSDĐ tại địa bàn xã giúp hỗ trợ việc quản lý các thông tin thửa đất, nhậpthông tin trong sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp GCNQSDĐ; sử dụng phần mềm Famis để trích lục, trích đo bản đồ. - UBND xã Tất Thắng đã thường xuyên tập huấn, bồi thường cho đội ngũ công nhân viên chức cũng như cán bộ địa chính để nâng cao phẩm chất và trình độ chuyên môn về công tác cấp GCNQSDĐ
  57. 48 - Người dân hòa đồng, hợp tác nhiệt tình và cung cấp đầy đủ hồ sơ cho tổ công tác cấp GCNQSD đất và luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo công ty. - Có đầy đủ bản đồ địa chính và bản đồ dải thửa 299 để tiến hành ốp bản đồ và so sánh bản đồ địa chính với bản đồ dải thửa 299. Ngoài ra còn có bản đồ quy hoạch sử dụng đất. - Có ầđ y đủ thông tin về đất đai như sổ kê địa chính, sổ mục kê đất - Có sự phối hợp nhiệt tình của chính quyền địa phương. - Có ầđ y đủ văn bản hướng dẫn thực hiện cấp GCNQSD đất. 4.4.2. Khó khăn - Bên cạnh đó vẫn có một số hộ dân trong xã không hợp tác nhiệt tình với tổ công tác, còn gây khó dễ không cung cấp hồ sơ nên một số thửa đất không được cấp GCNQSD trong đợt này. - Tình trạng lấn chiếm đất công, tự chuyển mục đích sử dụng đất; tự ý chia tách, chuyển nhượng đất đai bất hợp pháp; vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng đất đai. - Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không chủ động đăng ký kê khai. - Việc xác định nguồn gốc sử dụng đất, thời điểm sử dụng đất của chính quyền xã còn chậm. - Do “dồn điền đổi thửa” nên sau khi thực hiện thành công các chủ trương trên thì số lượng GCNQSDĐ đất nông nghiệp của nhân dân cần cấp lại là rất lớn. - Hồ sơ vướng mắc còn tồn tại quá nhiều trên địa bàn xã. Lượng hồ sơ này không giải quyết kịp thời nên tình trạng hồ sơ tồn đọng qua các năm là khá lớn. Muốn xét duyệt được phòng cần phải kiểm tra kỹ lưỡng và đòi hỏi nhiều tài liệu có liên quan, có đủ nhân lực và trình độ chuyên môn song đội ngũ cánbộ còn thiếu, chất lượng còn nhiều hạn chế nên việc xét duyệt còn gặp nhiều khó khăn. - Vấn đề về hồ sơ hộ khẩu ngoại tỉnh, các hồ sơ xin cấp giấp chứng nhận không còn đầu mối quản lý còn gặp nhiều khó khăn trong việc chờ các văn bản
  58. 49 hướng dẫn thi hành. Việc giải quyết những hồ sơ liên quan đến những văn bản mới của cán bộ địa chính còn lúng túng. - Tình trạng một số hộ dân không chịu kê khai đăng ký và hiện tượng xây dựng nhà trái phép, lấn chiếm đất công, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất còn diễn ra tràn lan trên khắp địa bàn xã. - Trình tự, thủ tục cấp GCNQSD đất diễn ra rất phức tạp, thường xuyên thay đổi, mất nhiều thời gian, công sức. Hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ có nhiều mục cần kê khai gây khó khăn cho người sử dụng đất. Do vậy để hoàn thành một bộ hồ sơ hợp lệ đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ không phải đơn giản đối với người dân. Nguồn nhân lực còn có hạn mà công việc thì nhiều nên kéo dài thời gian cấp GCNQSDĐ. 4.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp GCNQSDĐ tại xã Tất Thắng 4.5.1. Giải pháp chung - Chính quyền địa phương cần Phát hiện nhanh chóng, chính xác và những trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn giao thông, ngăn chặn kịp thời các công trình xây dựng trái phép trên đất để bảo vệ hành lang bảo vệ an toàn công trình, buộc người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm để hạn chế các trường hợp khác xảy ra. - Dựa trên nhu cầu và quyền lợi, lợi ích của người dân UBND xã phải tiến hành điều chỉnh quy hoạch hoặc hủy bỏ những quy hoạch không khả thi để cấp GCN cho người sử dụng đất. - Cần có chính sách mới cho phép cấp GCNQSD đất theo hiện trạng sử dụng đất đối với các hộ gia đình có đất được dồn điền đổi thửa theo quy định của pháp luật. - Nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ địa chính còn thiếu. - Nhanh chóng rà soát lại nguồn gốc sử dụng đất và tiến hành cấp đầy đủ GCNQSD đất cho bà con nhân dân tránh trường hợp bỏ sót.
  59. 50 4.5.2. Giải pháp cụ thể cho từng trường hợp tồn tại trên địa bàn xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ - Đối với hộ gia đình đang có tranh chấp, gia đình chưa thống nhất: Cần Tăng cường công tác tuyền truyền và phổ biến chính sách pháp luật đến người dân để người dân hiểu được việc cấp giấy chứng nhận là quyền lợi của họ. Đối với các hộ đang có tranh chấp, UBND thành phố sẽ thành lập tổ công tác hòa giải vận động các hộ và xác định lại nguồn gốc thửa đất dựa vào các tài liệu của xã, các giấy tờ của chủ sử dụng đất tranh chấp, kết hợp thông tin khác để đối chiếu tài liệu nhằm giải quyết một các hợp lý. Sau đó giao cho bộ phận Địa chính tiến hành xét cấp cho các hộ. - Đối với các hộ gia đình ấl n chiếm đất công: Đối với các hộ tăng diện tích mà sử dụng ổn định trước ngày 1/7/2004 nay vẫn phù hợp quy hoạch khu dân cư thì cho các hộ được nộp tiền sử dụng đất để hợp thức. Còn đối với các hộ phần diện tích tăng mà nằm vào quy hoạch thì vận động các hộ giải phóng mặt bằng phần đất lấn chiếm và chỉ cấp GCN cho các hộ này đúng với phần diện tích hợp pháp của mình. - Các trường hợp đã kê khai và đất đã quy hoạch cần cho phép các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất mà phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì được phép chuyển mục đích sử dụng không được gây khó dễ cho người dân.
  60. 51 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1.Kết luận 1. Xã Tất Thắng là một xã miền núi của huyện Thanh Sơn, đang thụ hưởng chương trình 135 giai đoạn 2 của Chính phủ, cách trung tâm Thị trấn Thanh Sơn 12 km về phía Tây Nam, dọc theo đường quốc lộ 316. Diện tích toàn xã là 1546 ha; dân số là 4490 người. 2. Tất Thắng có thuận lợi về điều kiện tự nhiên giúp người dân có thể phát triển về kinh tế Nông– Lâm nghiệp, từng bước phát triển dịch vụ và nghành nghề để nâng cao đời sống Kinh tế - Xã hội góp phần nâng cao hiệu quả của công tác xóa đói giảm nghèo. 3. Xã Tất Thắng thực hiện công tác đăng ký kê khai cấp GCNQSDĐ cho 897 hộ với 3772 thửa đất, tổng diện tích kê khai là 1500743.9 m2. Tổng số các thửa đất có đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ của cả xãlà2412 thửa đất với diện tích là 1,015,457.10m2. Tổng số các thửa đấtkhông đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ của cả xã1360 là thửa đất với diện tích là 485,286.80 m2. - Cấp mới GCNQSDĐ: Diện tích đủ điều kiện cấp mới GCNQSDĐ đạt 59556.3 m2 chiếm 3.97% tổng diện tích kê khai với 137 thửa đất và 30 hộ. Diện tích không đủ điều kiện cấp mới GCNQSDĐ là 47585.7 m2 chiếm 3.17% tổng diện tích kê khai với 133 thửa đất và 37 hộ. - Cấp đổi GCNQSDĐ: Diện tích ủđ điều kiện cấp đổi GCNQSDĐ là 955900.8 m2 chiếm 63.7% tổng diện tích kê khai với 2275 thửa đất và 566 hộ. Diện tích không đủ điều kiện cấp đổi GCNQSDĐ là 437701.1m2 chiếm 29.16% tổng diện tích kê khai với 1227 thửa đất và 264 hộ.
  61. 52 5.2. Kiến nghị - Cần Tăng cường công tác tuyền truyền và phổ biến chính sách pháp luật đến người dân để người dân hiểu được việc cấp giấy chứng nhận là quyền lợi của họ. - Nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ địa chính còn thiếu. - Nhanh chóng rà soát lại nguồn gốc sử dụng đất và tiến hành cấp đầyđủ GCNQSD đất cho bà con nhân dân tránh trường hợp bỏ sót. - Dựa trên nhu cầu và quyền lợi, lợi ích của người dân UBND xã phải tiến hành điều chỉnh quy hoạch hoặc hủy bỏ những quy hoạch không khả thi để cấpGCN cho người sử dụng đất.
  62. 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài Nguyên & Môi trường (2014), Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bản đồ địa chính. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Tài liệu ấn hành. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về hồ sơ địa chính. Tài liệu ấn hành. 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2018) Báo cáo của Tổng cục quản lý đất đai năm 2018 về lĩnh vực đất đai ( hoi/2018-09-04/cap-giay-chung-nhan-quyen-su-dung-dat-tren-ca-nuoc-dat- gan-97-61578.aspx). 5. Chính phủ (2014) Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai. 6. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007) Bài giảng Giao đất, thu hồi đất, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 7. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007) Bài giảng Pháp luật đất đai, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 8. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2008), Bài giảng Quản lý Nhà nước về đất đai, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 9. Nguyễn Thị Lợi (2007), Bài giảng đăng ký thống kê đất đai, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 10. Quốc Hội (2013), Nước CHXHCNVN, Luật đất đai 2013 NXB chính trị gia, Hà Nội. Tài liệu ấn hành. 11. UBND xã Tất Thắng (2018) Tình hình Kinh Tế - Xã hội xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ năm 2018. 12. UBND xã Tất Thắng (2018), thống kê, kiểm kê diện tích đất đai năm 2018.