Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang

pdf 53 trang thiennha21 13/04/2022 5450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hien_trang_moi_truong_lang_nghe_tai_khu_v.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang

  1. ĐAI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐAI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN VIỆT HẢI Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TẠI KHU VỰC THÀNH PHỐ HÀ GIANG, TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 - 2018 THÁI NGUYÊN - 2018
  2. ĐAI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐAI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN VIỆT HẢI Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TẠI KHU VỰC THÀNH PHỐ HÀ GIANG, TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 - 2018 Lớp : KHMT46N02 Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Chí Hiểu THÁI NGUYÊN - 2018
  3. i LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng em. Các số liệu được nêu trong khóa luận là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Người cam đoan Nguyễn Việt Hải
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện khóa luận, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô bạn bè và gia đình. Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Chí Hiểu đã định hướng, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt thời gian làm khóa luận. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn tạo điều kiện quan tâm, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Mặc dù đã cố gắng hết mình nhưng do thời gian và trình độ có hạn nên khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được các thầy cô giáo và các bạn góp ý kiến để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Hà Giang, ngày tháng năm Nguyễn Việt Hải
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC CÁC BẢNG vi DANH MỤC CÁC HÌNH vii MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Ý nghĩa 2 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 1.1. Cơ sở lý luận về làng nghề 3 1.1.1. Làng nghề và một số tiêu chí công nhận làng nghề 3 1.1.2. Xu thế phát triền làng nghề ở Việt Nam 3 1.1.3. Cơ sở pháp lý 4 1.2. Hiện trạng môi trường làng nghề Việt Nam 5 1.2.1. Tác động của sản xuất làng nghề tới kinh tế - xã hội 5 1.2.2. Tác động của sản xuất làng nghề tới môi trường và sức khỏe cộng đồng 6 1.3. Vài nét về làng nghề và môi trường làng nghề thành phố Hà Giang 14 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 15 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 15 2.2. Nội dung nghiên cứu 15
  6. iv 2.3. Phương pháp nghiên cứu 16 2.3.1. Phương pháp khảo sát ngoài thực địa 16 2.3.2. Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp 16 2.3.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn 16 2.3.4. Phương pháp lấy mẫu hiện trường, phân tích phòng thí nghiệm 16 2.3.5. Phương pháp đánh giá chất lượng môi trường đất, nước theo tiêu chuẩn môi trường 17 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 18 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 18 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 19 3.1.3. Vài nét về làng nghề thành phố Hà Giang 21 3.2. Quy trình sản xuất 23 3.2.1. Quy trình sản xuất bánh chưng gù 23 3.2.2. Quy trình sản xuất chế biến chè 25 3.3. Các nguồn gây ô nhiễm của làng nghề 28 3.3.1. Nguồn gây ô nhiễm tại làng nghề bánh chưng gù 28 3.3.2. Nguồn gây ô nhiễm tại làng nghề sản xuất chế biến chè 29 3.4. Đánh giá hiện trạng môi trường các làng nghề 29 3.4.1. Hiện trạng môi trường ở làng nghề bánh chưng gù 29 3.4.2. Các nguồn gây ô nhiễm tại làng nghề sản xuất chế biến chè thôn Nà Thác, Khuổi My 32 Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 37 4.1. Kết luận 37 4.2. Kiến nghị 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
  7. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTNMT : Bộ Tài Nguyên Môi Trường BVMT : Bảo vệ môi trường NĐ - CP : Nghị định - Chính phủ QĐ - BTNMT : Quyết định - Bộ tài nguyên môi trường TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các xu thế phát triển chính của làng nghề Việt Nam 4 Bảng 1.2. Trình độ kỹ thuật ở các làng nghề 12 Bảng 1.3. Đặc trưng ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề 13 Bảng 3.1. Nguyên liệu sử dụng làm bánh chưng gù (tính theo năm) 23 Bảng 3.2. Các chỉ tiêu nước mặt tại làng nghề bánh chưng gù 30 Bảng 3.3. Đánh giá của người dân cũng như các hộ sản xuất về chất lượng môi trường nước tại làng nghề bánh chưng gù 30 Bảng 3.4. Đánh giá của người dân, các hộ sản xuất về số lượng chất thải rắn thải ra ngoài môi trường tại làng nghề bánh chưng gù 31 Bảng 3.5. Đánh giá của người dân, các hộ sản xuất về môi trường không khí tại làng nghề bánh chưng gù 32 Bảng 3.6. Nhận xét của người dân, các hộ gia đình về tiếng ồn từ máy vò chè, sao chè 33 Bảng 3.7. Đánh giá của người dân về môi trường không khí quanh làng nghề chè 34 Bảng 3.8. Các chỉ tiêu nước mặt tại làng nghề chè 35 Bảng 3.9. Đánh giá của người dân về chất lượng nước tại làng nghề chè 35
  9. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Quy trình sản xuất bánh chưng gù 24 Hình 3.2. Quy trình chế biến sản xuất chè 28
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Môi trường đã trở thành vấn đề chung của nhân loại, được toàn thế giới quan tâm. Nằm trong khung cảnh chung của thế giới, môi trường ở Việt Nam cũng đang xuống cấp, có nhiều nơi bị ô nhiễm, hủy hoại nghiêm trọng gây nguy cơ mất cân bằng sinh thái, tài nguyên cạn kiệt làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và sự phát triển của đất nước. Các làng nghề ở Việt Nam trong những năm gần đây đã phát triển nhanh chóng và đóng góp một phần rất quan trọng vào giải quyết việc làm cho nhiều người dân, có vai trò quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam. Việc duy trì và mở rộng hoạt động ở làng nghề đã đem lại nhiều lợi ích, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương. Bên cạnh những thuận lợi, các hoạt động ở làng nghề còn gây ra không ít những ảnh hưởng tới môi trường cũng như đến sức khỏe người lao động. Do trình độ công nghệ thấp, chậm đổi mới, cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng kém, trình độ quản lý còn hạn chế, đã làm cho môi trường ở hầu hết các làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc của Tổ quốc Việt nam, với 19 dân tộc cùng sinh sống. Thành phố Hà Giang là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Hà Giang, nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh. Ba phía Bắc, Tây và Nam giáp huyện Vị Xuyên, phía Đông giáp huyện Bắc Mê. Thành phố Hà Giang có 5 phường (Minh Khai, Ngọc Hà, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Trần Phú) và 3 xã (Ngọc Đường, Phương Thiện, Phương Độ). Ở thành phố Hà Giang hiện nay có hai làng nghề đang hoạt động sản xuất, đó là: Làng nghề bánh chưng gù ở thôn Bản Tùy, xã Ngọc Đường và Làng nghề sản xuất chế biến chè ở thôn Khuổi My và thôn Nà Thác, xã Phương Độ.
  11. 2 Các làng nghề đã giải quyết việc làm cho nhiều người dân trong thôn, xã, đem lại hiệu quả kinh tế, tạo nên sinh kế mới và trở thành nguồn thu lớn cho các hộ dân nơi đây. Song bên cạnh đó, do nguồn nguyên liệu không đủ đáp ứng, sự phát triển thiếu bền vững, cơ sở hạ tầng còn thô sơ chưa đáp ứng được hình thức sản xuất dây chuyền đã tác động đến môi trường xung quanh. Các loại nước thải tại làng nghề chưa qua xử lí đã xả thải ra ngoài môi trường. Các loại khói bụi, khí qua việc chế biến chè cũng như nấu bánh chưng gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí tại đây. Cũng như ảnh hưởng tới chất lượng sống của các hộ dân xung quanh và sức khỏe của những người hoạt động sản xuất trực tiếp tại làng nghề. Với đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang” em lựa chọn làm khóa luận tốt nghiệp sẽ góp phần đưa ra một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm và vấn đề quản lý, giám sát môi trường đối với các làng nghề tại thành phố Hà Giang. 2. Ý nghĩa 2.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài được thực hiện nghiên cứu trên cơ sở các thông tin, số liệu, tài liệu điều tra trung thực, chính xác, đảm bảo độ tin cậy và phản ánh đúng thực trạng môi trường tại các làng nghề ở thành phố Hà Giang và những tác động của hoạt động sản xuất ở làng nghề đến chất lượng môi trường. Việc phân tích, xử lý số liệu thực hiện trên cơ sở khoa học, có định tính và định lượng bằng các phương pháp nghiên cứu phù hợp. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Làm rõ thêm cơ sở lý luận bảo vệ môi trường tại các làng nghề ở thành phố Hà Giang, đặc biệt phân tích những tác động của hoạt động sản xuất ở làng nghề ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ, các tổ chức, cơ quan làm công tác về môi trường.
  12. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận về làng nghề 1.1.1. Làng nghề và một số tiêu chí công nhận làng nghề 1.1.1.1. Khái niệm làng nghề Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, có các hoạt động ngành nghề phi nông nghiệp, kinh doanh độc lập và đạt tới một tỷ lệ nhất định về lao động làm nghề cũng như mức thu nhập từ nghề so với tổng số lao động và thu nhập của làng. Trong đó, làng nghề truyền thống là làng nghề có các hoạt động ngành nghề được hình thành từ lâu đời, được lưu truyền và phát triển tới ngày nay.[10] 1.1.1.2. Tiêu chí công nhận làng nghề [10] Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn. Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận. Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước. 1.1.1.3. Phân loại làng nghề [10] Phân loại theo phương thức sản xuất và loại hình sản phẩm. Phân loại theo số lượng làng nghề. Phân loại theo thời gian làm nghề. Phân loại theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm 1.1.2. Xu thế phát triền làng nghề ở Việt Nam Số lượng làng nghề ở các vùng nói chung có xu hướng tăng lên, chỉ có ngành khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng có xu thế giảm do chính sách của Nhà nước cũng như hậu quả của ô nhiễm môi trường đến cộng đồng dân cư,
  13. 4 và quan trọng hơn cả là chất lượng không cạnh tranh được với các sản phẩm công nghiệp. Tuy nhiên, tại khu vực Đồng bằng Sông Hồng là nơi có số lượng làng nghề lớn nhất trên cả nước thì số lượng vẫn tiếp tục tăng so với các khu vực khác nên khu vực này được coi là đại diện nhất của bức tranh về ô nhiễm môi trường làng nghề Việt Nam. Trong khi đó, tại các vùng Đông Bắc và Tây Bắc số lượng có chiều hướng giảm dần trong những năm gần đây. Bảng 1.1. Các xu thế phát triển chính của làng nghề Việt Nam Chế biến Sản Dệt, lương Tái xuất vật Thủ nhuộm, thực, thực chế liệu xây công Vùng kinh tế ươm tơ, phẩm, phế dựng, mỹ thuộc chăn nuôi liệu khai nghệ da giết mổ thác đá Đồng bằng sông Hồng 2 1 2 -1 2 Đông Bắc 1 1 0 0 1 Tây Bắc 1 1 0 0 1 Bắc Trung Bộ 1 2 1 1 2 Nam Trung Bộ 2 2 1 1 2 Tây Nguyên 1 0 0 1 2 Đông Nam Bộ 1 1 1 -1 2 Đồng bằng sông Cửu Long 1 1 1 -1 2 Ghi chú: -1: suy thoái; 0: duy trì nhưng không phát triển; 1: phát triển vừa; 2: phát triển mạnh. Nguồn: Tổng cục môi trường thống kê 2008 [8] 1.1.3. Cơ sở pháp lý Luật Bảo vệ môi trường do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005. Luật Tài nguyên nước do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005. Nghị định số 179/1999/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc thi hành Luật tài nguyên nước.
  14. 5 Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường. Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/8/2006 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về việc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt Nam: TCVN 5942:1995 Chất lượng nước - tiêu chuẩn nước mặt. TCVN 5992:1995 Chất lượng nước - lấy mẫu - hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu. TCVN 5993:1995 Chất lượng nước - lấy mẫu - hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu. QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia về môi trường. QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn ký thuật Quốc gia nước thải sinh hoạt. 1.2. Hiện trạng môi trường làng nghề Việt Nam 1.2.1. Tác động của sản xuất làng nghề tới kinh tế - xã hội Làng nghề góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn, giúp xóa đói giảm nghèo. Góp phần thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các làng nghề làm tăng giá trị tổng sản phẩm hàng hóa cho nền kinh tế. Góp phần cải thiện đời sống nhân dân và xây dựng nông thôn mới. Những vùng có làng nghề phát triển đều thể hiện sự khang trang giàu có, nâng cao dân trí cao hơn so với những vùng thuần nông. Góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. [6]
  15. 6 1.2.2. Tác động của sản xuất làng nghề tới môi trường và sức khỏe cộng đồng Trải qua bao đời nay, các làng nghề với phương thức sản xuất thủ công nghiệp đã tồn tại và phát triển, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, đặc biệt góp phần cải thiện đời sống nông thôn. Tuy nhiên, sản xuất tại các làng nghề cũng có nhiều hạn chế như quy mô sản xuất nhỏ, vốn đầu tư ít nên việc cải tiến công nghệ và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật gặp khó khăn, lao động thủ công là chính, sử dụng nguyên nhiên liệu rẻ tiền, chất thải rắn, khí, nước có nồng độ ô nhiễm cao không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người lao động và sức khỏe cộng đồng. Làng nghề mộc và chạm khắc: Yếu tố gây ô nhiễm môi trường chính tại các làng nghề này là tiếng ồn, bụi, hơi dung môi và nhiệt. Tiếng ồn phát sinh từ các máy xẻ gỗ, máy cưa, máy tiện, máy bào, máy phun sơn, máy chuốt, xẻ mây song Tại các vị trí này, tiếng ồn đo đều vượt 85dBA, cá biệt tại khu vực làm việc bên cạnh các máy xẻ gỗ, chuốt, xẻ mây song tiếng ồn vượt 95dBA. Do đặc thù là làng nghề nên nơi sản xuất và nhà ở liền kề nhau, điều này làm cho người công - nông dân và gia đình họ phải chịu đựng tiếng ồn lớn cả những lúc nghỉ ngơi. Có nhiều gia đình mức tiếng ồn đo được trong phòng khách, phòng ngủ lên tới 78dBA, vượt quá TCCP tiếng ồn trong khu dân cư Tiêu chuẩn TCXD 175: 1990, mức tiếng ồn tương đương cho phép là: từ 22h - 6h: 40 dBA; Từ 6h - 22h: 55 dBA. Do không gian chật hẹp, không có vùng đệm nên tiếng ồn mà các cơ sở sản xuất này gây ra cho khu vực xung quanh là khá cao, tại nhiều vị trí trước cửa nhà, mức tiếng ồn lên tới 80-82 dBA. Bụi tại các làng nghề mộc phát sinh trong quá trình vận chuyển và gia công sản phẩm. Nồng độ bụi đo được tại làng mộc Bích Chu Vĩnh Phúc trong khoảng 4,8 - 24,5mg/m3, tại làng mộc Minh Tân Vĩnh Phúc trong khoảng 2,5
  16. 7 - 18,3mg/m3, tại làng mộc khắc gỗ Đồng Kỵ Bắc Ninh trong khoảng 1,2 - 9,8mg/m3, tại làng mộc Chàng Sơn Hà Tây là 4,7 - 8,3mg/m3. Nồng độ dung môi hữu cơ cũng tương đối cao tại các bộ phận sơn hoàn thiện sản phẩm, do đặc thù sản xuất tại hộ gia đình có mặt bằng chật nên bộ phận sơn thường được bố trí ngoài trời là chính, khả năng phát tán dung môi hữu cơ ra môi trường xung quanh rất lớn. Nhìn chung, so với tiêu chuẩn vệ sinh lao động 3733/ 2002/ QĐ-BYT, các yếu tố ô nhiễm đều có giá trị thấp hơn, bằng hoặc cao hơn. Nhưng đa số các cơ sở sản xuất ở các làng nghề ở ngay trong khu vực nhà ở nên nếu so với TCVN 5937-1995 và TCVN 5938-1995 áp dụng đối với khu dân cư thì lại cao hơn rất nhiều lần. Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng: Đây là loại hình làng nghề gây ô nhiễm môi trường lớn nhất về cả chất thải khí, chất thải rắn và nước thải. Bụi phát sinh do các hoạt động vận chuyển, chế biến nguyên nhiên vật liệu đất, đá, cao lanh, xi măng, than, và bụi xỉ than tỏa ra từ khói lò. Khí thải của các lò nung gạch, ngói, gốm, sứ có chứa các loại khí có hại như CO, SO2, NOx, HF , gây ô nhiễm môi trường không khí rất lớn. Các chất thải rắn như xỉ than, gạch ngói vỡ, không được thu gom, chôn lấp mà đổ bừa bãi vào góc vườn, bờ ao, bờ hồ, sông hoặc xếp xung quanh hàng rào trong mỗi gia đình gây không khí ngột ngạt, chật chội, tắc nghẽn các dòng chảy. Nước thải sinh hoạt, nước mưa không có rãnh thoát đều chảy tràn ra đường làng lẫn với bùn đất gây lầy lội, ô nhiễm nguồn nước. Làng nghề chế biến thực phẩm: Các làng nghề chế biến thực phẩm thường là những làng nghề truyền thống nổi tiếng như nấu rượu, làm bánh đa nem, đậu phụ, miến dong, bún, bánh cuốn, bánh đậu xanh, bánh gai với nguyên liệu chính là lúa, ngô, khoai, sắn, đậu Nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất tại các làng nghề này là nước thải từ các công đoạn
  17. 8 sản xuất và chăn nuôi. Nguồn nước mặt tại các làng nghề này thường bị ô nhiễm nghiêm trọng do có hàm lượng BOD, cặn lơ lửng và Nitơ amôn cao. Môi trường không khí tại các làng nghề này cũng bị ô nhiễm nặng bởi khói và các khí CO, SO2, NOx từ các lò nấu thủ công với nhiên liệu chính là than cám, củi, rơm rạ và mùi khó chịu bởi các khí H2S, NH3 từ phân gia súc, gia cầm, từ bã sản phẩm để chất đống. Làng nghề tái chế kim loại nhôm, chì, đồng, kẽm: Đây là loại hình làng nghề gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng nhiều nhất do công nghệ lạc hậu và không có các giải pháp kiểm soát ô nhiễm. Môi trường không khí bị ô nhiễm nặng nề do khí thải của các các lò nấu tái chế kim loại, ngoài các hơi khí độc cơ bản do đốt cháy nhiên liệu như CO, SO2, NOx còn có các loại hơi oxit kim loại như PbO, ZnO, Al2O3, MnO là những tác nhân chính ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, đặc biệt đối với trẻ em. Nước mặt và đất tại các làng nghề này cũng bị ô nhiễm nặng, hàm lượng kim loại nặng ví dụ như chì vượt TCCP nhiều lần, thậm chí còn xuất hiện hàm lượng xianua đáng kể, làm cho các loài thủy sinh không thể tồn tại trong nước ao hồ tại làng Đồng Mai Hà Tây và Văn Môn Hưng Yên. Làng nghề làm giấy: Đối với các làng nghề làm giấy, ô nhiễm nguồn nước là vấn đề cơ bản do nước thải từ các phân xưởng xeo giấy, nấu bột giấy không qua xử lý mang theo một hàm lượng lớn các chất hữu cơ phân hủy từ nguyên liệu, các hóa chất sử dụng như xút, lignin, nước javen, phèn kép, phẩm màu, nhựa thông Các kết quả khảo sát tại hai làng nghề Phong Khê và Phú Lâm Bắc Ninh cho thấy, hàm lượng cặn lơ lửng vượt TCVN 5942- 1995 từ 5-10 lần và BOD vượt 6-12 lần, NH3 vượt 3-7 lần, ngoài ra các chỉ tiêu khác như pH, DO và coliform cũng vượt TCCP.
  18. 9 Làng nghề rèn - cơ khí: Các yếu tố ô nhiễm môi trường là khí thải từ các lò nung, lò rèn, từ các bể mạ, bể tẩy rửa; nước thải từ bể mạ, bể tẩy rửa; chất thải rắn như xỉ than; tiếng ồn từ các công đoạn gia công cơ khí và nhiệt. Các kết quả khảo sát gần đây nhất của Viện BHLĐ cho thấy, tiếng ồn phát sinh từ hầu hết các công đoạn sản xuất, nhưng mức tiếng ồn cao phát sinh chủ yếu từ các máy đột dập, máy khoan, máy cán thép, làng cơ khí, từ các máy búa, máy băm rũa, làng rèn. Tiếng ồn tại nơi làm việc cạnh các máy này hầu như đều vượt TCCP, cá biệt tại vị trí máy đột dập, máy cán thép có mức tiếng ồn tương đương trên 95dBA. Nồng độ bụi và các loại hơi khí độc nhìn chung đều thấp hơn TCCP đối với khu vực làm việc trừ hơi Cr6+ tại một hộ gia đình có mật độ bể mạ cao và nhà xưởng tương đối kín, nhưng lại cao hơn rất nhiều lần nếu so sánh với tiêu chuẩn cho khu dân cư. Nước thải của các cơ sở mạ ở các làng nghề hầu hết không được xử lý và thải thẳng ra mương thoát nước của làng gây ô nhiễm nặng nề môi trường nước, đất. Ví dụ ở làng nghề Phùng Xá Hà Tây, nồng độ Crom, Fe, Mn, xyanua trong nước thải cao hơn TCVN 5945-1995 từ 1,1 - 700 lần, nồng độ CN - ở trong hai mẫu nước giếng khơi của làng và nhà dân vượt TCVN 5944 -1995 từ 3 - 6 lần. Nước thải của quá trình tẩy dũa ở xã Quang Trung Nam Định hiện nay không được kiểm soát chặt chẽ, các hộ thải bỏ không an toàn xuống mương làng gây chết hoa màu và động vật dưới nước. Nồng độ dầu mỡ, khoáng, sắt, Clo dư trong nước thải cao hơn TCVN 5945-1995. Hầu hết chất thải tại các làng nghề không qua xử lý thải trực tiếp vào môi trường xung quanh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất, nước, không khí. Không gian sản xuất chật hẹp, liền kề với nơi sinh hoạt hàng ngày, cộng với một lượng chất thải lớn không qua xử lý đã và đang là nguy cơ đe dọa sức khỏe và môi trường sống.
  19. 10 Tại các làng nghề ở Việt Nam nơi sản xuất đan xen với khu nhà ở, hầu hết dân cư của làng tham gia vào quá trình sản xuất nên nguy cơ ảnh hưởng của điều kiện lao động và chất thải sản xuất đến sức khỏe người dân là rất lớn. Do môi trường không khí, nước ngầm và nước mặt, đất đều bị ô nhiễm nên số người dân tại các làng nghề bị mắc các bệnh đường hô hấp, đau mắt, bệnh ngoài da, tiêu hóa, phụ khoa là rất cao. Ngoài ra là một số bệnh mang tính nghề nghiệp như bệnh bụi phổi, ung thư, thần kinh, đau lưng, đau cột sống Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu về làng nghề mới chỉ dừng lại ở các nghiên cứu mô tả cắt ngang đánh giá hiện trạng môi trường và tình hình bệnh tật mà chưa có những nghiên cứu dịch tễ đánh giá được mối liên quan của bệnh tật với các yếu tố ô nhiễm. Theo các nghiên cứu của Viện BHLĐ, sức khỏe dân cư tại các làng nghề tái sinh kim loại là có nhiều vấn đề nhất. Kết quả điều tra sức khỏe tại làng tái sinh chì Đông Mai Hưng Yên cho thấy: Triệu chứng chủ quan về hô hấp tức ngực, khó thở chiếm 65,6%, suy nhược thần kinh chiếm 71,8%, đa khớp mãn chiếm 46,9%, tỷ lệ hồng cầu giảm chiếm 19,4%, tỷ lệ HST giảm chiếm 44,8% kết quả về tỷ lệ hồng cầu và HST thông qua xét nghiệm máu và ALA niệu cho 32 đối tượng trong làng và 5 trường hợp nhiễm độc chì trong đó có 3 trẻ em. Tại làng nghề Văn Môn: Bệnh đường hô hấp chiếm 64,4%, suy nhược thần kinh 54,5%, bệnh ngoài da 23,1%. Tại làng nghề Vân Mai, Bắc Ninh: Bệnh đường hô hấp chiếm 44,4%, bệnh da liễu 68,5%, bệnh đường ruột 58,8%. Trong một nghiên cứu của Viện BHLĐ năm 2005, điều tra về tình hình mắc bệnh trong vòng 2 tháng gần nhất, 17,73% đối tượng trả lời rằng mình có bị ốm trong thời gian đó. Trong số mắc bệnh nhiều nhất là các bệnh về đường hô hấp viêm họng: 30,56%, viêm phế quản: 25%, sau đó là các bệnh cơ xương khớp đau khớp xương: 15,28%, đau dây thần kinh: 9,72%, thấp hơn là các bệnh về mắt 11,11%, bệnh về tiêu hóa, bệnh về da, v.v. Theo những
  20. 11 người bị bệnh, 50,8% cho rằng bệnh mà mình mắc có liên quan đến công việc, 33,3% khác cho là không liên quan đến công việc và 15,9% không biết là bệnh mà mình mắc có liên quan đến công việc hay không. Kết cấu hạ tầng nông thôn như, hệ thống đường xá, hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, rất yếu kém hoặc không đáp ứng được nhu cầu của phát triển sản xuất; chất thải không được thu gom, chưa qua xử lý dẫn đến môi trường ở nhiều làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng, cảnh quan bị phá vỡ. Quy mô sản xuất nhỏ, việc mở rộng sản xuất lại rất khó vì mặt bằng chật hẹp, xen kẽ với sinh hoạt; chất thải phát sinh không bố trí được mặt bằng để xử lý dẫn đến nhiều làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng. Quan hệ sản xuất mang nét đặc thù là quan hệ họ hàng, dòng tộc, làng xã, gây lãng phí tài nguyên và phát sinh nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường. Công nghệ sản xuất lạc hậu, thủ công, thiết bị cũ, bên cạnh đó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, tiêu hao nhiên liệu, điện, nước, còn kéo dài thời gian sản xuất và phát sinh ô nhiễm, đặc biệt là tiếng ồn, bụi, nhiệt. Vốn đầu tư cho sản xuất hạn hẹp nên việc đầu tư xử lý ô nhiễm là hầu như không có. Trình độ người lao động sản xuất thấp và do lợi nhuận trước mắt nên chỉ quan tâm, chú trọng đến sản xuất, còn nhận thức về tác hại của sự ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe, hay ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường là rất hạn chế, chưa được coi trọng. Hầu hết các cơ sở sản xuất coi trách nhiệm xử lý ô nhiễm môi trường không phải là trách nhiệm của mình, mà là trách nhiệm của chính quyền địa phương, của các ngành chức năng. Có những nơi chính quyền địa phương lại coi đây là trách nhiệm của Nhà nước phải quan tâm, đầu tư xử lý ô nhiễm, mà không bám sát nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải khắc phục, xử lý ô nhiễm”. Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới ô nhiễm môi trường mà sản xuất ở làng nghề gây ra.
  21. 12 Theo nếp sống tiểu nông, tư duy sản xuất nhỏ, chỉ quan tâm đến lợi nhuận trước mắt, nên các cơ sở sản xuất làng nghề thường lựa chọn quy trình sản xuất thô sơ, lạc hậu, tận dụng nhiều sức lao động có trình độ thấp, nhân công rẻ. Hơn nữa, để hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, nhiều cơ sở sản xuất còn sử dụng nguyên liệu rẻ tiền, hóa chất độc hại, làm tăng nguy cơ và mức độ ô nhiễm của làng nghề, tác động tiêu cực đến môi trường, sức khỏe cộng đồng và chính bản thân người trực tiếp tham gia lao động. So sánh giữa các khu vực ở làng nghề và khu vực không có làng nghề cho thấy: Tỷ lệ người mắc bệnh hô hấp, bệnh tiêu hóa, ở làng nghề cao hơn hẳn so với khu vực làng thuần nông. Điều này cho thấy mức độ ô nhiễm môi trường ở làng nghề đã có ảnh hưởng đáng kể tới sức khỏe cộng đồng dân cư. Mỗi nhóm làng nghề thường có các yếu tố nguy cơ ô nhiễm môi trường đặc trưng, vì vậy ảnh hưởng của hoạt động làng nghề đến người dân cũng khác nhau. [2], [3], [7] Trong những năm gần đây làng nghề Việt Nam đã có sự phát triển về cả số lượng và loại hình. Tuy nhiên, các làng nghề này phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đặc biệt là về vấn đề môi trường. Làng nghề tại thành phố Hà Giang cũng không nằm ngoài xu thế đó, vì vậy đòi hỏi cần phải có những giải pháp phù hợp, kịp thời để hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Bảng 1.2. Trình độ kỹ thuật ở các làng nghề (đơn vị tính: %) Thủ công Chế biến mỹ nghệ và Các ngành Các ngành Trình độ kỹ thuật nông lâm vật liệu xây dịch vụ khác thủy sản dựng Thủ công, bán cơ khí 61.51 70.69 43.9 59.44 Cơ khí 38.49 29.31 56.1 40.56 Tự động hóa 0 0 0 0 Nguồn: Tổng cục môi trường tổng hợp 2008[8]
  22. 13 Bảng 1.3. Đặc trưng ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề Các dạng chất thải Loại hình Các dạng Chất thải sản xuất Khí thải Nước thải ô nhiễm rắn khác 1. Chế biến Bụi, CO, BOD5, COD, Xỉ than, CTR Ô nhiễm lương thực, SO2, Nox, SS, tổng N, tổng từ nhiên liệu nhiệt, thực phẩm, CH4 P, Coliform độ ẩm chăn nuôi, giết mổ 2. Dệt Bụi, CO, BOD5, COD, độ Xỉ than, vải Ô nhiễm nhuộm, ươm SO2, Nox, màu, tổng N, hóa vụn, cặn và nhiệt, độ tơ, thuộc da hơi axit, hơi chất thuốc tẩy, bao bì hóa ẩm, tiếng kiềm, dung Cr5+ ( thuộc da) chất ồn môi 3. Thủ công - Bụi, SiO2, BOD5. COD, Xỉ than (gốm Ô nhiễm mỹ nghệ CO, SO2, SS, độ màu, dầu sứ), phế nhiệt ( - Gốm sứ Nox, HF, mỡ công nghiệp phẩm, cặn gốm sứ) THC hóa chất - Bụi, hơi - Sơn mài, xăng, dung gỗ mỹ nghệ, môi, oxit Fe, chế tác đá Zn, Cr, Pb 4. Tái chế - Bụi, SO2, - pH, BOD5, - Bụi giấy, tạp - Tái chế H2S, hơi COD, SS, tổng N, chất từ giấy giấy kiềm tổng P, độ màu phế liệu, bao bì hóa chất - Tái chế - Bụi, CO, - COD, SS, dầu - Xỉ than, rỉ kim loại hơi kim loại, mỡ, CN-, kim loại sắt, vụn kim Ô nhiễm hơi axit, Pb, loại nặng nhiệt + + Zn, HF, HCL, (Cr6 , Zn2 ) THC - Tái chế - Bụi, CO, - BOD5, COD, - Nhãn mác, nhựa Cl2. HCL, tổng N, tổng P, tạp chất THC, hơi độ màu, dầu mỡ không tái dung môi sinh, kim loại, cao su 5. Vật liêu Bụi, CO, SS, Si, Cr Xỉ than, xỉ Ô nhiễm xây dựng, SO2, Nox, đá, đá vụn nhiệt, khai thác đá HF, THC tiếng ồn, độ rung Nguồn: Tổng cục Môi trường tổng hợp 2008[8]
  23. 14 1.3. Vài nét về làng nghề và môi trường làng nghề thành phố Hà Giang Tuy còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế nhưng các làng nghề ở thành phố Hà Giang vẫn được bảo tồn, duy trì và phát triển tốt, đóng góp một phần không nhỏ vào việc chuyển dịch cơ cấu và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế ở địa phương, nâng cao đời sống cho nhân dân và góp phần không nhỏ vào việc bảo tồn văn hóa truyền thống địa phương. Các làng nghề ở đây có vị trí quan trọng trong đời sống của người dân nông thôn miền núi. Ở thôn Nà Thác, thôn Khuổi My, xã Phương Độ thì nghề sản xuất, chế biến chè đã gắn liền với người dân nơi đây từ rất lâu đời và được coi là công việc chính của người dân ở vùng này. [4] [5]
  24. 15 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Công đoạn sản xuất tại làng nghề bánh chưng gù thôn Bản Tùy (Ngọc Đường) và làng nghề chế sản xuất biến chè thôn Nà Thác, Khuổi My (Phương Độ). Nguồn nước, không khí tại làng nghề bánh chưng gù. Nguồn đất, nước, không khí tại làng nghề sản xuất chế biến chè. Nghiên cứu qua điều tra người dân sản xuất cũng như xung quanh làng nghề. 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Các làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Giang. (Đề tài tập trung nghiên cứu chất lượng môi trường nước, không khí, đất ở khu vực các làng nghề). - Địa điểm nghiên cứu Làng nghề bánh chưng gù thôn Bản Tùy, xã Ngọc Đường và làng nghề sản xuất chế biến chè thôn Khuổi My, thôn Nà Thác, xã Phương Độ thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang. - Thời gian nghiên cứu Đề tài được tiến hành từ tháng 02 năm 2018 đến tháng 05 năm 2018. 2.2. Nội dung nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội các làng nghề thành phố Hà Giang - Công nghệ và quy trình sản xuất của các làng nghề - Các nguồn gây ô nhiễm: nước, đất, không khí tại làng nghề - Đánh giá ảnh hưởng của quá trình sản xuất đến môi trường nước, đất, không khí. - Một số giải pháp giảm thiểu các tác động của quá trình sản xuất đến môi trường phù hợp với làng nghề
  25. 16 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp khảo sát ngoài thực địa Khảo sát các công đoạn sản xuất bánh chưng gù cũng như các công đoạn sản xuất chế biến chè tại các làng nghề. 2.3.2. Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp Thu thập, phân tích và xử lý thông tin về hiện trạng sản xuất, kết quả quan trắc chất lượng môi trường đất, nước, không khí tại các làng nghề mà đề tài nghiên cứu. Thu thập, phân tích và xử lý thông tin về làng nghề Việt Nam nói chung và làng nghề thành phố Hà Giang nói riêng. Thu thập các số liệu liên quan đến làng nghề và môi trường từ sách, báo, internet, tạp chí khoa học kỹ thuật, các đề tài nghiên cứu đã công bố. 2.3.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn - Đối tượng phỏng vấn: Các hộ gia đình trực tiếp sản xuất ra sản phẩm ở làng nghề; các hộ gia đình không làm nghề. - Hình thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp người dân và sử dụng phiếu điều tra; phỏng vấn hộ gia đình bằng bộ câu hỏi chuẩn bị sẵn; phỏng vấn 30 hộ gia đình tại làng nghề theo phương pháp chọn ngẫu nhiên (làng nghề bánh chưng gù 10 phiếu; làng nghề chế biến sản xuất chè 20 phiếu). 2.3.4. Phương pháp lấy mẫu hiện trường, phân tích phòng thí nghiệm Việc lấy mẫu nước ở hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm được tuân thủ theo các quy chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn Việt Nam hiện hành, theo các yêu cầu, đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường. Các loại mẫu: Mẫu nước mặt, nước thải, mẫu đất. Vị trí lấy mẫu: tiến hành lấy mẫu phân bố đều quanh làng nghề. Thời điểm lấy mẫu: Mẫu nước thải được lấy vào những ngày khô ráo, không có mưa.
  26. 17 Phương pháp lấy mẫu: + Nước mặt: lấy mẫu tại ao ở các làng nghề và nước ở sông, suối chảy qua các làng nghề. + Nước thải: lấy mẫu tại cổng thải của hộ gia đình sản xuất, cơ sở sản xuất trước khi thải vào cổng thải chung. + Mẫu đất: lấy tại 2 điểm (khu vực nhà dân và gần các đồi trồng chè). Các chỉ tiêu phân tích: Nước mặt: pH, BOD5(20oC), COD, TSS, Zn, Pb, Cu, Fe, Amoniac, tổng dầu mỡ. Nước thải: pH, BOD5(20oC), COD, TSS, Mn, Fe, Pb, Cu, Zn, Amoniac. Phương pháp phân tích: Các mẫu nước được đem đi phân tích tại phòng thí nghiệm của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 2.3.5. Phương pháp đánh giá chất lượng môi trường đất, nước theo tiêu chuẩn môi trường Tiên chuẩn môi trường là một trong các yếu tố cần thiết để tiến hành chương trình quan trắc, mục đích chính của việc sử dụng tiêu chuẩn môi trường là: Giảm số lượng các trạm đo, các thông số cần đo bằng cách tập trung vào các thông số có trong tiêu chuẩn kiểm soát ảnh hưởng ô nhiễm; cho phép so sánh các số liệu về kiểm soát ô nhiễm và đánh giá hiện trạng môi trường đối với các khu vực nghiên cứu cụ thể. Để đánh giá chất lượng môi trường đất, nước của khu vực nghiên cứu đề tài đã so sánh với: QCVN 08: 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt. QCVN 03: 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.
  27. 18 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý [9] Thành phố Hà Giang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Hà Giang, có diện tích đất tự nhiên: 134,04km2; Thành phố hiện có 8 đơn vị hành chính gồm: 5 phường và 3 xã; dân số trên 55 nghìn người, có 17 dân tộc (trong đó dân tộc Kinh chiếm 55%, dân tộc Tày 22% còn lại là các dân tộc khác như dao đỏ, nùng, mông, ). Thành phố hiện nay có hai làng nghề đang hoạt động: Làng nghề sản xuất bánh chưng gù và làng nghề chế biến sản xuất chè. Thành phố Hà Giang nằm giữa 2 dãy núi Cấm và Mỏ Neo, cách Hà Nội 318km về phía Bắc theo quốc lộ 2. Phía Đông Thành phố giáp huyện Bắc Mê; ba mặt Tây, Nam, Bắc giáp huyện Vị Xuyên. Thôn Bản Tùy (Ngọc Đường) nằm cách trung tâm Thành phố khoảng 05km; diện tích tự nhiên 627km2 ; có 131 hộ = 387 khẩu. Thôn Khuổi My, Nà Thác (Phương Độ) nằm cách trung tâm Thành phố khoảng 10km; diện tích tự nhiên 1.050km2; có 132 hộ = 687 khẩu. 3.1.1.2. Khí hậu Thành phố Hà Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa miền núi, mỗi năm chia 2 mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình khoảng từ 20 - 30oC. Lượng mưa trung bình khá lớn, khoảng 1.500mm/năm, tập trung vào tháng 4 đến tháng 8; mùa khô từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Nét nổi bật của khí hậu ở đây là duy trì độ ẩm trong năm cao, mưa nhiều và kéo dài, nhiệt độ mát và lạnh, ấm hơn vùng Đông Bắc nhưng lạnh hơn vùng Tây Bắc.
  28. 19 3.1.1.3. Địa hình Tuy là Thành phố của tỉnh Hà Giang nhưng địa hình rất đa dạng và phức tạp. Là vùng đồi núi thấp, độ cao trung bình từ 50 - 100m. Đây là vùng đất đai phì nhiêu thích ứng với nhiều loại cây trồng, trên địa bàn thành phố Hà Giang có sông Lô, sông Miện chảy qua. 3.1.1.4. Thủy Văn Nằm ở độ cao khoảng 500m so với mực nước biển, đất đai ở thành phố Hà Giang được hình thành trên một số loại phiến thạch, tơi xốp, nhiều màu, thích hợp trồng các loại cây công nghiệp và cây dược liệu như chè, thảo quả Do địa hình phức tạp đã tạo cho thành phố Hà Giang nhiều suối, hồ phục vụ đời sống dân cư và thuận tiện cho tưới tiêu, đảm bảo môi trường sinh thái. Sông Lô được chảy qua thành phố Hà Giang, ngoài ra còn có sông ngắn sông Chảy và rất nhiều dòng suối to, nhỏ chảy xen kẽ giữa các đồi núi, rừng. Các sông ở đây có độ nông sâu không đều, độ dốc lớn nhiều thác ghềnh, không thuận lợi cho giao thông đường thủy. 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 3.1.2.1. Tình hình phát triển của các ngành kinh tế Về nông nghiệp: Xã Ngọc Đường và xã Phương Độ đều là các xã vùng nông nghiệp, trong những năm gần đây thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng được thay đổi phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã và yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Tại thôn Nà Thác, Khuổi My, xã Phương Độ người dân chủ yếu là trồng lúa trên ruộng bậc thang, chăn nuôi và trồng chè. Ước tính tại các thôn Nà Thác, Khuổi My (Phương Độ) và Bản Tùy (Ngọc Đường) có 5.000 con gia cầm, 1.500 con lợn, 1.100 con trâu, bò, dê Về tiểu thủ công nghiệp: Ủy ban nhân dân các xã đã khuyến khích, động viên các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp đầu tư vốn tự có và kết hợp vay vốn ngân hàng để mua sắm thêm thiết bị máy móc, mở rộng quy mô, quy trình sản xuất.
  29. 20 Sự phát triển của các làng nghề ở thành phố Hà Giang đã làm tăng mức sống của người dân. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo ở Thành phố còn 0,81%, cận nghèo 1,84%. Như vậy, việc phát triển các làng nghề ở thành phố Hà Giang là động lực làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội ở nông thôn miền núi theo hướng tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo, nâng cao phúc lợi cho người dân và góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Về dịch vụ thương mại: Do cơ chế thị trường mở cửa nên các loại hình dịch vụ ngày càng tăng và phát triển nhằm nâng cao mức sống của người dân xã Ngọc Đường, Phương Độ, thành phố Hà Giang. Tuy nhiên, mức độ phát triển của dịch vụ thương mại trong các xã này vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. 3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng Chưa được chú trọng đầu tư nhiều, chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ lẻ; nơi chế biến sản xuất ra các sản phẩm ở làng nghề còn sử dụng chung với diện tích sinh hoạt của hộ gia đình. Máy móc, thiết bị phục vụ cho chế biên, sản xuất còn thiếu và thô sơ. Về giao thông: Thôn Bản Tùy, xã Ngọc Đường: đường xá đi lại thuận tiện; cách trung tâm Thành phố 05km, khá thuận lợi cho việc giao thương, buôn bán, vận chuyển. Thôn Khuổi My và Nà Thác, xã Phương Độ: đường xá đi lại rất khó khăn, chủ yếu là đèo, dốc; cách trung tâm thành phố 9km; việc giao thương, vận chuyển, buôn bán gặp nhiều khó khăn. Về điện lưới: Các xã làng nghề có điện lưới quốc gia; số hộ sử dụng điện đạt 100%; hệ thống điện lưới tương đối ổn định đảm bảo phục vụ cho chế biến sản xuất và sinh hoạt của người dân. Về văn hóa: Tại các xã có làng nghề đều có nhà văn hóa, trụ sở xã, thôn; có làng văn hóa - du lịch; điểm văn hóa xã; tỷ lệ phủ sóng truyền thanh, truyền hình đạt 100%.
  30. 21 3.1.2.3. Dân cư và lao động Xã Ngọc Đường: Có 830 hộ = 3.465 khẩu (trong đó có 40 hộ thôn Bản Tùy làm nghề bánh chưng gù, chiếm 20.75%); có 13 dân tộc cùng sinh sống (chủ yếu là dân tộc Tày); nhân dân các dân tộc trong xã định cư trong 9 thôn. Xã Phương Độ: Có 870 hộ = 4.282 khẩu (trong đó có 107 hộ thôn Nà Thác, Khuổi My làm nghề sản xuất chế biến chè); diện tích tự nhiên 4.380km2; dân tộc Tày chiếm 60%, Dao 30%, Kinh 10%; xã có 9 thôn và 01 tổ dân phố. 3.1.2.4. Y tế và giáo dục Về y tế: Ở các xã công tác y tế được Nhà nước quan tâm mua sắm trang thiết bị phục vụ cho khám, chữa bệnh; trạm y tế xã có bác sỹ luận phiên đến trực; 100% thôn, bản có cán bộ y tế và túi thuốc; nhân dân chủ động phòng chống dịch bệnh, tích cực tu sửa, xây dựng cơ sở vật chất góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân. Về giáo dục và đào tạo: Đảng, Nhà nước luôn chăm lo xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học; có nhiều hình thức khuyến khích, tạo điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng dạy và học. Các gia đình có con em trong độ tuổi đi học đều được đến trường. Các xã đều có trường Mầm Non, Tiểu học, Trung học cơ sở. 3.1.3. Vài nét về làng nghề thành phố Hà Giang Lực lượng lao động chính trong làng nghề chủ yếu là người dân trong thôn. Hộ gia đình là một đơn vị cơ bản của sản xuất với nguồn nhân lực thành viên trong gia đình và cơ sở hạ tầng tự có. Do đó có thể huy động mọi người trong gia đình tham gia tích cực vào việc tăng năng xuất sản phẩm của gia đình. Công nghệ sản xuất đơn giản, thô sơ phải cần nhiều sức lao động, kỹ thuật cũ mang lại lợi nhuận thấp so với sức lao động bỏ ra. Bánh chưng gù là một trong những món bánh truyền thống của người dân tộc Tày. Từ nhiều năm nay, nhờ sự phát triển của hoạt động du lịch cộng
  31. 22 đồng, món bánh chưng gù đã được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến và được nhiều hộ dân ở thôn Bản Tùy, xã Ngọc Đường, thành phố Hà Giang sản xuất với quy mô hàng hóa. Do vậy, với hơn 90% các hộ dân trong thôn đều làm bánh chưng, mỗi ngày sản xuất khoảng hơn mười nghìn chiếc bánh, hiện tại sản phẩm đã có mặt ở nhiều siêu thị lớn tại Hà Nội, Đắk Lắk, Nghệ An, Thanh Hóa , thậm chí còn gửi cho khách hàng ở một số nước khác như: Hàn Quốc, Úc, Nga Điều này đã tạo nên sinh kế mới và trở thành nguồn thu lớn cho các hộ dân nơi đây (có hộ gia đình thu nhập từ 30 - 50 triệu đồng/tháng). Đối với bánh chưng gù, bánh không quá to mà nhỏ nhắn, bánh có màu xanh hoặc đen tượng trưng cho những dãy núi Hà Giang và ý chí con người nơi đây. Thôn Nà thác, Khuổi My là một trong những thôn thuộc xã Phương có vùng chè Shan từ lâu đời. Cây chè Shan mọc lẫn với các loại cây rừng khác; quá trình sinh sống, đồng bào phá rừng làm nương nhưng vẫn giữ lại các cây chè, tiếp tục khai thác, ngoài ra, đồng bào còn trồng bổ sung bằng hạt, tạo nên những nương chè hỗn giao theo dạng chè rừng. Danh tiếng của chè shan tuyết ở thôn Nà Thác, Khuổi My không chỉ chinh phục được người tiêu dùng mà cả với những người sành thưởng thức trà. Ngoài những chỉ tiêu sinh hoá ở mức rất có lợi cho chế biến chè chất lượng cao, chè shan ở đây là nguồn nguyên liệu sạch. Bởi vì, cho đến tận bây giờ, ở vùng chè shan lâu đời đồng bào vẫn không sử dụng phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật mà chủ yếu là khai thác tự nhiên. Người ta thường đốn chè vào vụ Đông, đồng thời với việc phát cỏ, vun gốc Sang xuân, vào thời điểm cuối tháng 3, đầu tháng 4, người ta bắt đầu thu hái chè vụ đầu tiên đây là thời điểm chè cho chất lượng cao nhất. Tiếp tục thu hái vụ chè thứ 2 vào tháng 5 và tháng 6 là vụ có năng suất cao nhất trong năm. Vụ 3 vào tháng 8 và vụ 4 vào tháng 10, tháng 11. Vì vậy, có thể khẳng định chè shan Nà Thác, Khuổi My là vùng nguyên liệu có giá trị để sản xuất chè an toàn chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường, phù hợp với xu hướng phát triển nông nghiệp bền vững hiện nay.
  32. 23 Ô nhiễm môi trường tại làng nghề mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản xuất theo ngành nghề, loại hình sản phẩm và tác động trực tiếp tới môi trường nước, không khí và đất trong khu vực dân sinh. Tại làng nghề bánh chưng gù thôn Bản Tùy tình trạng nước thải từ quá trình sản xuất (rửa lá rong, vo gạo, ) thải ra ngoài môi trường đã qua hầm Biogas xử lý. Vật liệu để nấu bánh chưng đều dùng 100% là gỗ (củi khô), chính vì vậy lượng khí thải phát sinh ra môi trường không đáng kể. Ở làng nghề sản xuất chế biến chè thôn Nà Thác, Khuổi My lượng chất thải từ nước, khí phát sinh ra môi trường không đáng kể. [5] 3.2. Quy trình sản xuất 3.2.1. Quy trình sản xuất bánh chưng gù Để có được một chiếc bánh chưng dẻo, thơm, giữ uy tín với người tiêu dùng, người sản xuất phải lựa chọn các nguyên liệu tươi, ngon như: Thịt lợn đen, gạo nếp Khum; đậu xanh; các gia vị như hạt tiêu; lá dong rừng rửa sạch sẽ Màu xanh của bánh được bà con lấy từ nước cốt lá riềng, màu đen từ tro cây sương muối, đều là những công thức truyền thống. Chính điều này đã tạo nên những chiếc bánh mang bản sắc và nét riêng của Bản Tùy. Bảng 3.1. Nguyên liệu sử dụng làm bánh chưng gù (tính theo năm) STT Loại nguyên liệu sử dụng Khối lượng Đơn vị 1 Gạo nếp 300 Tấn/năm 2 Đỗ xanh 73 Tấn/năm 3 Thịt lợn 146 Tấn/năm 4 Lá dong 2.920.000 Tàu lá/năm 5 Nước cốt lá riềng/tro cây sương mối 6 Gia vị (muối, tiêu) Nguồn: Tác giả điều tra
  33. 24 Các công đoạn sản xuất bánh chưng: Lá dong rửa sạch, để ráo nước, lau khô, cắt bỏ hai đầu lá. Gạo vo sạch để ráo nước rồi chộn với nước cốt của lá riềng (tạo màu xanh) hoặc nước tro cây sương muối (tạo màu đen), sau đó cho vừa muối, xóc đều. Đỗ xanh bóc vỏ, làm sạch, đem đồ chín, cho vừa muối, hạt tiêu, khi đỗ chín đánh tơi lên. Thịt lợn rửa sạch, thái miếng, ướp nước mắm, muối, hạt tiêu cho ngấm đều sau đó đem ra gói. Yêu cầu: Bánh chưng gói thành phải gù; luộc bánh từ 6 đến 8 tiếng. Gạo nếp Đỗ xanh Lá dong Làm sạch, ngâm Làm sạch, lau khô Ngâm, làm sạch Trộn nước cốt lá riềng Gói bánh LuộcLuộc Vớt, làm sạch để ráo nước Hình 3.1. Quy trình sản xuất bánh chưng gù
  34. 25 3.2.2. Quy trình sản xuất chế biến chè Các cây chè là loại cây cổ thụ thân gỗ, thân to, lá chè mọc từng chùm trên cành. Khi hái người làm chè phải trèo hẳn lên cành, thậm chí phải dùng dao phát một số cành nhỏ trên ngọn xuống mới hái được chè. Do đó, năng suất chè thường không lớn và người dùng phải bỏ rất nhiều công sức để có được 1kg chè shan tuyết khô. Bù lại chè được chế biến theo phương pháp thủ công của người dân tộc Mông, Dao ở Nà Thác, Khuổi My nên có mùi thơm dịu, nước xanh vàng, khi nhập khẩu thì hơi chát nhưng tinh tế, thưởng thức sẽ thấy vị ngọt hậu đặc trưng. Vậy nên bao năm qua, người dân địa phương và các du khách vẫn thưởng thức trà shan tuyết như thưởng thức tinh hoa của rừng núi phía Bắc. 3.2.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ và nơi chế biến Chuẩn bị nguyên liệu chế biến là khâu vô cùng quan trọng trong quy trình chế biến và bảo quản chè. Nguyên liệu để cho chè thành phẩm thơm ngon là những búp chè tươi tinh khiết được thu hái tại những đồi chè cổ thụ trên địa bàn thôn, tránh để lá chè dập nát, khô héo. Nguyên liệu sau khi thu hái đạt yêu cầu sẽ nhanh chóng được chuyển về nơi sản xuất, vì thời gian kể từ khi thu hái chè tới xưởng chế biến được vượt quá 6 tiếng đồng hồ. Chè sẽ được bảo quản nghiên ngặt từ khi rời khỏi cành đến lúc chế biến thành búp chè khô như: Không để chè lẫn tạp chất, tránh nắng mưa. Trong quá trình vận chuyển chè không được đè, nén, tránh dập nát. Không vận chuyển lá chè tươi bằng bao tải gây hấp nóng nguyên liệu. Khi vận chuyển cần phải chú ý che nắng, che mưa để tránh làm ướt và khô táp búp chè.
  35. 26 3.2.2.2. Dụng cụ và nơi chế biến Dụng cụ và nơi chế biến cũng rất được chú trọng trong quy trình chế biến và bảo quản chè, đây là yếu tố quyết định đến hương vị và độ sạch, thanh khiết của chè thành phẩm. Cụ thể: Xưởng chế biến phải được đặt tại các khu vực riêng biệt, tránh xa nơi nhốt gia súc, gia cầm. Khu chế biến nên phải được láng bê tông, ngăn không cho gia súc, gia cầm vào Máy xao, sấy, máy vò chè và các dụng cụ chế biến phải được làm bằng kim loại, không để han rỉ. Tránh tình trạng han rỉ, mạt sắt lẫn trong sản phẩm. Ngoài ra, sau mỗi lần xao sấy hoặc một thời gian nhất định, các dụng cụ làm chè cần được vệ sinh kỹ lưỡng để nâng tuổi thọ dụng cụ và chất lượng của chè. Dụng cụ bao gói phục vụ việc vận chuyển sản phẩm tươi, khô phải bảo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tránh tái sử dụng bao đựng, đặc biệt là các bao đựng từng chứa hóa chất như: phân bón, cám chăn nuôi không dùng làm bao chứa, vận chuyển và bảo quản chè. 3.2.2.3. Phương pháp chế biến chè Búp chè non được chuyển tới cơ sở sản xuất thì người sản xuất chè cần nhanh chóng đổ chè ra nền sạch, nhẵn trong phòng có hệ thống quạt làm mát, đối lưu không khí. Độ dày của lớp chè không quá 20cm, phòng bảo quản phải thông thoáng, sạch sẽ, nhiệt độ trong phòng ổn định dưới 25 độ C để chè được bảo quản tốt nhất. Nếu chưa xao chè được ngay thì cứ 1 đến 1,5 tiếng người làm chè phải đảo và rũ lá chè nhẹ nhàng, tránh dập nát. Tuy nhiên, không bảo quản nguyên liệu quá lâu (thời gian bảo quản trà không quá 10 tiếng đồng hồ) vì sẽ làm chè bị ôi và màu nước không đạt yêu cầu, mùi vị kém
  36. 27 Phương pháp xao chè: Đây là công đoạn quan trọng trong quy trình chế biến và bảo quản chè. Người làm chè cần đốt nóng lò, khởi động thùng quay, khi nhiêt độ thùng quay đạt từ 200 - 300 độ C thì cho lá chè vào lò. Nên cân nhắc lượng chè phù hợp với dung tích từng loại thùng quay vì nếu cho lượng chè quá nhiều hoặc là ít sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của chè thành phẩm. Phương pháp vò chè: Chè sẽ được vò 2 lần, mỗi lần 15 - 20 phút. Sau mỗi lần vò chè sẽ được rũ tơi, kết thúc quá trình vò, có thể thấy chè xoăn chặt dạng sợi. Đặc biệt, cần lưu ý là chè loại 1 và chè loại 2 có thời gian vò ngắn hơn chè loại 3. Phương pháp làm tơi, làm khô chè: Ở công đoạn này, tất cả các cơ sở sản xuất đều dùng phương pháp truyền thống trong quy trình chế biến và bảo quản chè là dùng tay để làm tơi các cục vón để đảm bảo các cục vón lớn được tách ra còn các búp chè vẫn giữ nguyên độ xoăn, quận cánh. Sau đó, dùng nhiệt độ nóng khi sấy là 95 - 1000 độ C, thời gian là từ 15 - 20 phút. Trong quá trình sấy chè đang nóng ẩm không được đắp đống mà phải rải đều mỏng trên bề mặt hệ thống. chè sau khi sấy sơ bộ cũng không bảo quản hay đóng gói ngay mà còn 1- 2 giờ để cân bằng ẩm hoặc tạo hình, tạo hương cho chè thành phẩm. 3.2.2.4. Bảo quản đóng gói Đây là công đoạn cuối cùng trong quy trình chế biến chè, chè ở Nà Thác, Khuổi My khi thành phẩm được để nguổi và thường được người dân bảo quản trong túi nilon sau đó cho vào bao tải (chưa được sử dụng các công đoạn khác như: đóng gói trong các túi PE, PP, hút chân không ).
  37. 28 Hái chè Xao chè Vò và làm tơi chè Làm khô Đóng gói và bảo quản Hình 3.2. Quy trình chế biến sản xuất chè 3.3. Các nguồn gây ô nhiễm của làng nghề 3.3.1. Nguồn gây ô nhiễm tại làng nghề bánh chưng gù Chất thải rắn: Từ quá trình luộc bánh, chủ yếu là tro bếp từ gỗ cháy, tại đây các hộ sản xuất sử dụng vật liệu đốt là củi, không sử dụng than công nghiệp; lá dong hỏng, rách, cuống lá không sử dụng được. Nước thải: Phát sinh từ quá trình làm sạch gạo, đỗ và lá dong, thịt lợn; từ khu vực nhà vệ sinh dành cho người lao động. Do đặc thù của các sản phẩm từ tinh bột, nước thải của quá trình sản xuất chứa nhiều tạp chất hữu cơ, trong đó chủ yếu là các hợp chất carbohydrate như tinh bột, đường, các loại axit hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học.
  38. 29 Nước dùng cho sản xuất chủ yếu là nước giếng khoan đã qua bể lọc, và một số hộ sử dụng nước máy. Không khí: Phát sinh từ quá trình đốt củi, gỗ để luộc bánh. Trong đó gần 99% các sản phẩm của quá trình cháy là các chất như nitơ, hơi nước, CO, CO2, Bên cạnh đó trong quá trình đốt sinh ra một hàm lượng lớn muội than, tro bụi và một số loại khí độc hại gây tác động trực tiếp cho sức khỏe của những người tham gia sản xuất cũng như các hộ dân xung quanh. 3.3.2. Nguồn gây ô nhiễm tại làng nghề sản xuất chế biến chè Chất thải rắn: Làng nghề chè tại đây thường có quy mô nhỏ, khối lượng sản xuất thấp, thiết bị thô sơ, đã qua sử dụng từ lâu chiếm 80%, chất thải rắn sản xuất gồm nhiều tro, bụi, chè cám, các loại bao bì, túi nilon hỏng Nước thải: Không phát sinh nhiều trong quá trình sản xuất chế biến chè, chủ yếu từ khu vực nhà vệ sinh của các hộ dân. Không khí: Tại đây các hộ gia đình sản xuất không phun thuốc bảo vệ thực vật hoặc dùng các loại hóa chất bảo vệ thực vật khác cho chè, nên trong quá trình sản xuất chế biến lượng khí thải phát sinh ra ngoài môi trường là rất ít, gần như không có. Đất: Hộ dân tham gia sản xuất không tiến hành bón phân cho cây chè nên tác động của quá trình sản xuất tới môi trường đất là gần như không có. 3.4. Đánh giá hiện trạng môi trường các làng nghề 3.4.1. Hiện trạng môi trường ở làng nghề bánh chưng gù 3.4.1.1. Nước thải Hệ thống cống, rãnh thoát nước của các hộ dân ở thôn Bản Tùy đều được bố trí hợp lý, thuận tiện cho nước thải ra trong quá trình sản xuất. Cống rãnh nơi đây được các hộ sản xuất nạo vét thường xuyên tránh tình trạng bị ùn tắc.
  39. 30 Hệ thống nước thải được đưa vào hầm Biogas để xử lí trước khi thải ra ngoài môi trường. Qua tiến hành lấy 2 mẫu nước tại các cơ sở sản xuất của làng nghề có kết quả như sau: Bảng 3.2. Các chỉ tiêu nước mặt tại làng nghề bánh chưng gù Đơn Kết quả PT QCVN08:2008/ TT Thông số vị NM1 NM2 BTNMT cột B1 1 pH - 6.19 6.46 5.5 - 9 2 BOD5 (20oC) Mg/l 15 12 15 3 COD Mg/l 29 22 30 4 TSS Mg/l 52 47 50 5 DO (Oxy hòa tan) Mg/l 5.19 4.68 >= 4 Nguồn: Tác giả điều tra Nhận xét: Từ kết quả phân tích trên cho thấy, chất lượng môi trường nước mặt ở làng nghề có chứa ít làm lượng chất hữu cơ, nằm trong giới hạn cho phép. Với lưu lượng xả thải trong làng nghề nằm trong mức cho phép và làng nghề đã có những biện pháp xử lý bảo vệ môi trường nước, nguồn nước ở đây an toàn cho các hộ sản xuất cũng như người dân xung quanh. Bảng 3.3. Đánh giá của người dân cũng như các hộ sản xuất về chất lượng môi trường nước tại làng nghề bánh chưng gù Ý kiến đánh giá Số phiếu % Rất ô nhiễm 0 0 Ô nhiễm 1 10 Có nguy cơ ô nhiễm 2 20 Không ô nhiễm 7 70 Nguồn: Tác giả điều tra
  40. 31 Qua phiếu hỏi phỏng vấn người dân tham gia sản xuất và những người dân xung quanh cho thấy, việc xử lý nước thải, bảo vệ môi trường nước tại làng nghề đã được thực hiện tốt, theo đúng quy định, chất lượng môi trường nước tại làng nghề được đảm bảo, không phát sinh nhiều chất ô nhiễm ảnh hưởng tới môi trường sống cũng như đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân. 3.4.1.2. Chất thải rắn Các hộ sản xuất sử dụng nguyên liệu đốt 100% là củi, khi đốt cháy tạo thành tro được các hộ dân thu, hốt về bón cho cây trồng. Lá dong, cuống lá, không sử dụng được đều được thu gom và đưa ra các bãi rác thải đúng quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường. Với số lượng không đáng kể cũng như cách xử lí các loại chất thải rắn của các hộ sản xuất thì tình trạng ô nhiễm môi trường liên quan đến chất thải rắn đều ở mức thấp nhất. Bảng 3.4. Đánh giá của người dân, các hộ sản xuất về số lượng chất thải rắn thải ra ngoài môi trường tại làng nghề bánh chưng gù Ý kiến đánh giá Số phiếu % Rất tốt 6 60 Tốt 2 20 Bình thường 2 20 Chưa tốt 0 0 Nguồn: Tác giả điều tra 3.4.1.3. Không khí Khí thải phát sinh từ quá trình luộc bánh chưng của các hộ sản xuất với vật liệu đốt là củi thì lượng khí phát sinh ra ngoài môi trường không đáng kể. Một số hộ có đường ống khói dẫn khí lên cao. Tuy chưa qua xử lí nhưng với khối lượng, nồng độ ít thì môi trường không khí tại đây vẫn được đảm bảo tốt.
  41. 32 Bảng 3.5. Đánh giá của người dân, các hộ sản xuất về môi trường không khí tại làng nghề bánh chưng gù Ý kiến đánh giá Số phiếu % Rất ô nhiễm 0 0 Ô nhiễm 0 0 Có nguy cơ ô nhiễm 2 20 Bình thường 3 30 Không ô nhiễm 5 30 Nguồn: Tác giả điều tra 3.4.1.5. Nhận xét chung về môi trường tại làng nghề Chất lượng môi trường tổng thể tại làng nghề sản xuất bánh chưng gù thôn Bản Tùy nhìn chung tương đối tốt và đạt yêu cầu. Tuy nhiên, còn một số vấn đề cần được quan tâm và cải thiện như: Vào những dịp lễ tết, khi mà nhu cầu sản phẩm tăng thì số lượng chất thải phát sinh ra môi trường cũng tăng theo do đó những hộ sản xuất cần chú ý hơn đến các loại chất thải thải ra ngoài môi trường. Xây dựng thêm một số bể chứa nước thải, hầm Biogas để tránh thì trạng quá tải. Các mái tôn nơi có lượng khói, khí thải thải ra cần được tu sửa, thay mới. Tránh muội than, tro bụi bám vào sẽ gây hư hỏng, nguy hiểm cho người lao động. 3.4.2. Các nguồn gây ô nhiễm tại làng nghề sản xuất chế biến chè thôn Nà Thác, Khuổi My 3.4.2.1. Ô nhiễm tiếng ồn Máy vò chè, sao chè là máy cơ học nên tạo ra tiếng ồn. Tuy nhiên do quy mô sản xuất hộ gia đình nên tác động tới sức khỏe là nhẹ. Tác động đến cơ quan thính giác: tiếng ồn làm giảm độ nhạy cảm, tăng ngưỡng nghe, ảnh hưởng đến quá trình làm việc và an toàn.
  42. 33 Tác động đến cơ quan khác: tiếng ồn gây kích thích hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến não bộ gây đau đầu, chóng mặt, sợ hãi, giận dữ vô cớ. Làm rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng tới sự hoạt động bình thường của tuần hoàn máu, làm tăng huyết áp. Làm rối loạn quá trình tiết dịch, tăng axit trong dạ dày, làm rối loạn sự co bóp, gây viêm loét dạ dày. Tiếng ồn ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của người lao động. Bảng 3.6. Nhận xét của người dân, các hộ gia đình về tiếng ồn từ máy vò chè, sao chè Ý kiến đánh giá Số phiếu % Rất ồn 0 0 Ồn 7 35 Hơi ồn 10 50 Không ảnh hưởng 3 15 Nguồn: Tác giả điều tra 3.4.2.2. Môi trường không khí Quá trình sao và sấy chè tạo ra chất thải rắn là xỉ than, khí than như CO, CO2, SO2. Ngoài ra sấy chè còn tạo ra bụi chè. Như vậy quá trình sao và sấy chè tạo ra khí thải (CO, CO2, SO2), bụi và chất thải rắn. Tác động của bụi: Độ trong sạch của không khí là một trong những tiêu chuẩn quan trọng cần được khống chế trong các không gian điều hòa và thông gió. Tiêu chuẩn này càng quan trọng đối với các đối tượng như bệnh viện, phòng chế thực phẩm, các phân xưởng sản xuất đồ điện tử, thiết bị quang học, Bụi là những phân tử vật chất có kích thước nhỏ bé khuếch tán trong môi trường không khí. Khi trong trông khí có các chất độc hại chiếm một tỷ lệ lớn thì nó sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe con người; làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp, thị giác và chất lượng cuộc sống. Đặc biệt đối với đường hô hấp, hạt bụi
  43. 34 càng nhỏ ảnh hưởng của chúng càng lớn, với cỡ hạt 0.5/10um chúng có thể thâm nhập sâu vào đường hô hấp nên gọi là bụi hô hấp. Mức độ tác hại của mỗi một chất tùy thuộc vào bản chất của bụi, nống độ của nó trong không khí, thời gian tiếp xúc của con người, tình trạng sức khỏe, kích cỡ hạt bụi. Kích thước càng nhỏ thì càng có hại vì nó tồn tại trong không khí lâu và khả năng thâm nhập vào cơ thể sâu hơn và rất khó khử bụi. Hạt bụi lớn thì khả năng khử dễ dàng hơn nên ít ảnh hưởng tới con người. Về bản chất thì bụi có 2 nguồn gốc hữu cơ và vô cơ. Bụi vô cơ có hại hơn bụi hữu cơ vì thường có kích thước nhỏ hơn và có số lượng nhiều hơn, thường gặp hơn xong thực tế. Tuy nhiên do quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ nên tác động tới sức khỏe là không có. Qua phỏng vấn các hộ dân và thực hiện đo nhanh môi trường không khí tại làng nghề thì không phát hiện dấu hiệu bị ô nhiễm (phụ lục ảnh). Bảng 3.7. Đánh giá của người dân về môi trường không khí quanh làng nghề chè Ý kiến đánh giá Số phiếu % Rất ô nhiễm 0 0 Ô nhiễm 2 10 Có nguy cơ ô nhiễm 8 40 Không ô nhiễm 10 50 Nguồn: Tác giả điều tra 3.4.2.3. Môi trường đất và nước Tại làng nghề các hộ sản xuất không tiến hành bón phân cũng như phun thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật (do cây chè to, cao, mọc trên đồi núi cao) nên chất lượng môi trường đất và nước ngầm tại đây vẫn được đảm bảo. Do em không tiến hành phân tích mẫu đất và nước ngầm tại đây.
  44. 35 Bảng 3.8. Các chỉ tiêu nước mặt tại làng nghề chè Kết quả PT QCVN TT Thông số Đơn vị 08:2008/BTNMT NM1 NM2 cột B1 1 pH - 6.1 6.5 5.5 - 9 2 TSS Mg/l 12 15 50 3 DO (oxy hòa tan) Mg/l 2.6 2.7 >=4 4 COD Mg/l 29 30 30 5 BOD5 (20oC) Mg/l 11 10 15 Nguồn: Tác giả điều tra Bảng 3.9. Đánh giá của người dân về chất lượng nước tại làng nghề chè Ý kiến đánh giá Số phiếu % Rất ô nhiễm 0 0 Ô nhiễm 1 5 Có nguy cơ ô nhiễm 4 20 Không ô nhiễm 15 75 Nguồn: Tác giả điều tra Qua bảng phân tích các chỉ tiêu và phiếu phỏng vấn người dân cho thấy chất lượng nước mặt tại đây đạt tiêu chuẩn. Hầu như ở các suối, ao, hồ trong thôn đều được người dân nuôi thả cá, điều đó chứng tỏ chất lượng nước mặt tại đây tốt, không bị ô nhiễm. 3.4.2.4. Nhận xét chung về môi trường tại làng nghề chế biến chè Nà Thác, Khuổi My là thôn vùng cao, giao thông đi lại khó khăn nên kinh tế chậm phát triển. Tuy vậy nhưng những hộ dân sản xuất chế biến chè nơi đây đã có rất nhiều cố gắng vươn lên xóa đói giảm nghèo từ cây chè, có ý thức tốt trong công tác bảo vệ môi trường qua quá trình sản xuất chế biến chè.
  45. 36 Tuy nhiên vẫn còn tình trạng một số hộ dân còn chăn nuôi gia súc, gia cầm gần khu sản xuất chế biến chè, điều này làm ảnh hưởng đến môi trường cũng như chất lượng vệ sinh sản phẩm. Với tốc độ phát triển cũng như nhu cầu về sản phẩm như hiện nay, việc tăng số cây chè trong tương lai sẽ dẫn đến tình trạng thiếu diện tích chăn thả gia súc (trâu, bò, dê). Cần phải có giải pháp hợp lí để tránh chăn thả gia súc tại các đồi chè, gần các nguồn nước ảnh hưởng tới chất lượng nước tại làng nghề. Sử dụng hợp lý nguồn nước: Tưới nước cho cây chè hợp lý sẽ tiết kiệm được đáng kể nguồn nước; định kỳ theo thời gian phân bổ việc tưới cho cây chè hợp lí; nếu có điều kiện nên xây dựng các mạng lưới máy bơm để phục vụ cho việc tưới tiêu trong diện tích rộng; xây dựng bể chứa nước mưa để dự phòng nước tưới cho cây chè vào thời điểm nước suối, ao cạn kiệt. Tăng cường các chương trình giáo dục truyền thông cho người dân về bảo vệ môi trường trong trồng chè. Tại các hộ sản xuất, trong quá trình lao động cần phải sử dụng khẩu trang, găng tay, đồ bảo hộ lao động. Hiện nay lượng khí thải từ sản xuất chè phát sinh ra ngoài môi trường là không đáng kể cho nên việc quản lý khí thải không phải là vấn đề quan tâm hàng đầu, tuy nhiên trong tương lai khi xây dựng xưởng sản xuất tập trung, thì đây sẽ là vấn đề cần quan tâm bởi vì lúc đó lượng nhiên liệu sẽ tăng đáng kể hơn.
  46. 37 Chương 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Hà giang là một tỉnh miền núi phía Bắc của Tổ Quốc, có những đặc trưng khí hậu thủy văn riêng. Tuy còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội nhưng tỉnh vẫn đang cố gắng nỗ lực phát triển, cải thiện nâng cao đời sống của nhân dân. Các làng nghề ở thành phố Hà Giang đều có nét đặc trưng riêng, mang đậm nét văn hóa của các dân tộc Hà Giang. Giúp tăng trưởng kinh tế, giải quyết trên 2.000 lao động ở địa phương. Tuy nhiên hình thức sản xuất tại các làng nghề đều theo quy mô hộ gia đình, nhỏ lẻ, phân tán, thiếu mặt bằng sản xuất, vốn đầu tư ít, việc đầu tư cho thiết bị, nhất là việc sử dụng các thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất còn khó thực hiện. Chưa có sự đầu tư đúng mức cho công nghệ xử lý chất thải, nước thải. Về hiện trạng môi trường: Ý thức bảo vệ môi trường của người dân cũng như sự quan tâm của chính quyền địa phương, chất lượng môi trường tại các làng nghề hiện nay đều đảm bảo, an toàn cho người lao động cũng như các hộ dân xung quanh, chưa có dấu hiệu ô nhiễm. Qua phỏng vấn các hộ dân tham gia sản xuất cũng như các hộ dân xung quanh thì chất lượng môi trường tại các làng nghề này vẫn được đảm bảo và nằm trong mức cho phép. Như khi được hỏi về chất lượng môi trường không khí tại làng nghề bánh chưng thì có 5 trên tổng số 10 phiếu đánh giá không ô nhiễm, về chất lượng nước tại làng nghề chè thì có 15 trên tổng số 20 phiếu đánh giá không ô nhiễm. Các cơ sở sản xuất đã có những biện pháp nhất định trong việc bảo vệ môi trường như xây dựng hầm Biogas, không phun thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu cho cây chè. Rác thải từ quá trình sản xuất đều được thu gom và xử lý đúng quy trình.
  47. 38 Các chỉ số nước mặt tại các làng nghề đều nằm trong mức cho phép của QCVN. Tại làng nghề bánh chưng gù các chỉ số đo được như: BOD5 (20oC) là 15mg/l và 12mg/l, COD là 29mg/l và 22mg/l, TSS là 52mg/l và 47mg/l Tại làng nghề sản xuất chế biến chè các chỉ số đo được như: BOD5 (20oc) là 11mg/l và 10mg/l, COD là 29mg/l và 30mg/l, DO là 2.6mg/l và 2.7mg/l Bên cạnh những kết quả đạt được, đề tài vẫn còn tồn tại một số vấn đề như: số lượng mẫu phân tích tại làng nghề còn quá ít, chỉ phân tích được vài thông số, nên đề tài mới chỉ đánh giá được tính chất đặc trưng, chưa đánh giá được một cách toàn diện về hiện trạng môi trường tại các làng nghề. Số lượng người được phỏng vấn ít, phương pháp phỏng vấn và thu thập thông tin còn hạn chế. Vì vậy công tác môi trường mang nhiều định tính hơn định lượng. 4.2. Kiến nghị Tiếp tục duy trì, phát triển những biện pháp bảo vệ môi trường tại các làng nghề. Không nên chỉ coi trọng phát triển kinh tế mà ít quan tâm đến môi trường. Nâng cao năng lực quản lý môi trường của địa phương và gắn với sự tham gia của cộng đồng. Đây là giải pháp quan trọng bởi chỉ có người sản xuất và nơi sản xuất là lực lượng quan trọng nhất, hiệu quả nhất đối với việc quản lý sản xuất và môi trường. Cần tiến hành đồng thời như: giải pháp kinh tế, giải pháp kỹ thuật, giải pháp công nghệ, giáo dục, truyền thông môi trường. Các giải pháp này cần được tiền hành đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ với nhau mới đem lại hiệu quả cho việc phát triển bền vững của làng nghề. Sản phẩm của làng nghề cần được dán tem truy xuất nguồn gốc, đảm bảo chất lượng với người tiêu dùng; hỗ trợ kinh phí cho các hộ gia đình tham gia vào quy trình sản xuất chế biến chè theo tiêu chuẩn VietGAP.
  48. 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Kim Chi (2005), Nghiên cứu cơ sở khoa học thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở các làng nghề Việt Nam. 2. Đặng Kim Chi, Nguyễn Ngọc Lân, Trần Lệ Minh (2005), “Làng nghề Việt Nam và Môi trường” NXB Khoa học và Kỹ thuật 3. Vũ Mạnh Hùng và cộng sự (2005), “Xây dựng các giải pháp dự phòng để cải thiện môi trường, điều kiện lao động ở một số làng nghề có nguy cơ cao nhằm bảo vệ sức khỏe NLĐ” Báo cáo tổng kết dự án. 4. Sở công thương Hà Giang (2012), Làng nghề Hà Giang hội nhập và phát triển. 5. Sở Tài Nguyên và Môi Trường Hà Giang (2010), hiện trạng môi trường một số làng nghề tỉnh Hà Giang. 6. Tạp chí môi trường, số 12/2014. 7. Tiêu chuẩn vệ sinh lao động và các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường 8. Tổng cục thống kê môi trường Việt Nam. 9. Trang thông tin điện tử thành phố Hà Giang. 10. Wikipedia - Làng nghề Việt Nam
  49. 40 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HOẠ Hình 1. Công cụ sản xuất chế biến chè
  50. 41 Hình 2. Đo không khí trực tiếp từ làng nghề chè Hình 3. Cây chè tại làng nghề
  51. 42 Hình 4. Lấy mẫu nước từ làng nghề chè Hình 5. Bể bioga xử lý nước thải tại làng nghề bánh chưng
  52. 43 Hình 6. Đường ống dẫn nước thải tại làng nghề bánh chưng
  53. 44 Hình 7. Các công đoạn sản xuất tại làng nghề bánh chưng