Khóa luận Đánh giá chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Thừa Thiên Huế

pdf 98 trang thiennha21 14754
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_chat_luong_tin_dung_khach_hang_ca_nhan_ta.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Thừa Thiên Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN –TÀI CHÍNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á– CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ NGUYỄN THỊ TÙNG LÂM Khóa học: 2017 - 2021
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN –TÀI CHÍNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á– CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Tùng Lâm ThS. Nguyễn Tiến Nhật TrườngLớp: K51 Tài Đại chính học Kinh tế Huế Niên khóa: 2017 – 2021 Huế, 01/2021
  3. TÓM TẮT KHÓA LUẬN 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong các hoạt động của ngân hàng thì hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động tín dụng lại luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nếu không kiểm soát được tốt có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến kết quả và năng lực quản lý. Tại ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Thừa Thiên Huế trong những năm qua hoạt động tín dụng cá nhân luôn mạnh và rất được coi trọng. Tuy vậy cho vay cá nhân còn hạn chế và chưa tương ứng với quy mô hoạt động của chi nhánh , tiềm năng mở rộng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân còn khá lớn và sẽ đóng góp nhiều vào sự phát triển lâu dài của chi nhánh, khách hàng cá nhân là những người trực tiếp tham gia vào quá trình dịch vụ, cảm nhận chất lượng dịch vụ và có quyền quyết định hoàn tài kết quả cuối cùng là có tiếp tục sử dụng dịch vụ tín dụng tại ngân hàng đó không. Chính vì vâỵ, việc đánh giá chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân nhằm đem ra những giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng từ đó đem lại sự hài lòng cho nhóm khách hàng này. Xuất phát từ lý do trên, đề tài “Đánh giá chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Bắc Á - chi nhánh Thừa Thiên Huế” được chọn làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn đã sử dụng các phương pháp như: Phương pháp thu thập số liệu; Phương pháp tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu nhằm giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đặt ra. 3. Kết quả nghiên cứu và đóng góp khóa luận TrườngKết quả nghiên c ứuĐại của khóa họcluận đã hệ thKinhống hóa cơ stếở lý luHuếận và cơ sở thực tiễn về chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân của NHTM. Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng thực trạng chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2017-2019. Đề xuất giải pháp nâng cao chât lượng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.
  4. Lời Cảm Ơn Được sự phân công của quý thầy cô khoa Tài chính- Ngân hàng, Trương Đại Học Kinh Tế- Đại Học Huế, sau gần ba tháng thực tập em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á– chi nhánh Thừa Thiên Huế”. Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, ngoài sự nổ lực học hỏi của bản thân còn có sự hướng dẫn tận tình của thầy cô, cô chú, anh chị tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á– chi nhánh Thừa Thiên Huế”. Trước hết , em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô giáo khoa Tài Chính- Ngân Hàng cùng toàn thể Ban giám hiệu nhà trường Đại Học Kinh Tế. Những người đã trực tiếp giảng dạy và đã truyền đạt những kiến thưc chuyên môn quý giá trong thời gian em học tập vừa qua Em chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo- ThS. Nguyễn Tiến Nhật, đã tận tình dành nhiều thời gian, công sức trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình xây dựng đề cương, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Xin cảm ơn tất cả bạn bè, các anh chị làm việc tại Ngân hàng mặc dù rất bận rộn với công việc nhưng vẫn dành thời gian chỉ bảo tận tình, hướng dẫn, truyền đạt cho em những kinh nghiệp trong công việc, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để em tìm hiểu, thu thập thông tin cũng như cung cấp số liệu cần thiết phục vụ khóa luận này. Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệp thực tiễn nên nội dung của bài báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót,Trường em rất mong nhận đưĐạiợc sự góp học ý, chỉ bảo thêmKinh của quý thtếầy cô Huế Huế, tháng 1 năm 2021 Sinh viên Nguyễn Thị Tùng Lâm
  5. MỤC LỤC TÓM TẮT KHÓA LUẬN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT i DANH MỤC BẢNG ii DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ iii PHẦN 1- ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1 Mục tiêu chung 2 2.2 Mục tiêu cụ thể 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 3.1 Đối tượng nghiên cứu 3 3.2 Phạm vi nghiên cứu: 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 4.1 Phương pháp thu thập số liệu 3 4.2 Phương pháp phân tích số liệu 4 4.2.1.Thống kê mô tả 4 4.2.2.Phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối: 4 5. Kết cấu của khóa luận 5 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂNTrường VÀ CHẤT LƯ ỢĐạiNG TÍN họcDỤNG C ỦKinhA KHÁCH HÀNGtế HuếCÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 6 1.1. Tổng quan về tín dụng khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại 6 1.1.1. Khái niệm, chức năng của ngân hàng thương mại 6 1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại 6 1.1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại 7
  6. 1.1.2. Khái niệm và đặc trưng tín dụng 9 1.1.2.1. Khái niệm 9 1.1.2.2. Ðặc trưng của tín dụng 10 1.1.3. Cơ sở lý thuyết về tín dụng cá nhân 11 1.1.3.1. Khái niệm 11 1.1.3.2. Đặc điểm 12 1.1.4. Vai trò của tín dụng cá nhân trong nền kinh tế 14 1.1.4.1. Đối với nền kinh tế- xã hội: 14 1.1.4.2. Đối với ngân hàng 15 1.1.4.3. Đối với khách hàng cá nhân 16 1.1.5. Các sản phẩm tín dụng cá nhân 16 1.1.6. Phân loại tín dụng cá nhân 16 1.1.7. Thẩm định tín dụng đối với khách hàng cá nhân 20 1.1.7.1. Khái niệm thẩm định tín dụng cá nhân 20 1.1.7.2. Quy trình thẩm định tín dụng cá nhân 21 1.2. Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân 22 1.2.1. Khái niệm về chất lượng tín dụng 22 1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng 24 1.2.2.1. Doanh số cho vay 24 1.2.2.2. Tổng dư nợ 24 1.2.2.3. Tỷ lệ nợ quá hạn: 25 1.2.2.4. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ 25 1.2.2.5. Hiệu suất sử dụng vốn: 26 1.2.3. Các chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng cá nhân 27 1.2.3.1. Các chỉ tiêu định tính 27 1.2.3.2.TrườngCác chỉ tiêu đị nhĐại lượng học Kinh tế Huế 28 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cá nhân 29 1.2.4.1. Các nhân tố thuộc về phía ngân hàng: 29 1.2.4.2. Các nhân tố thuộc về phía khách hàng 31 1.2.4.3. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường hoạt động của ngân hàng 32
  7. CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI BẮC Á - CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ GIỚI THIỆU VỀ BACA BANK - CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 35 2.1. Giới thiệu về Bắc Á - Chi nhánh Thừa Thiên Huế 35 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Bắc Á - Chi nhánh Thừa Thiên Huế 35 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý của Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á – chi nhánh Thừa Thiên Huế 36 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức và quản lý của Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á – chi nhánh Thừa Thiên Huế 36 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban của Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á – chi nhánh Thừa Thiên Huế 37 2.1.2.3. Hoạt động kinh doanh chủ yếu 38 2.1.3. Tình hình lao động của Bắc Á- chi nhánh Thừa Thiên Huế 38 2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bắc Á- chi nhánh Thừa Thiên Huế 40 2.1.4.1. Tình hình nguồn vốn của Bắc Á - Chi nhánh Thừa Thiên Huế 40 2.1.4.2. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Bắc Á - chi nhánh Thừa Thiên Huế 42 2.1.4.3. Tình hình dư nợ phân theo kì hạn của Bắc Á - chi nhánh Thừa Thiên Huế 44 2.2. Quy trình cho vay tại ngân hàng TMCP Bắc Á- chi nhánh Thừa Thiên Huế 45 2.3. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Bắc Á- chi nhánh Thừa Thiên Huế 51 2.4.1.Thu nhập từ hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng TMCP Bắc Á- chi nhánh Thừa Thiên Huế 58 2.5.ThTrườngực trạng chất lượ ngĐại tín dụng học cá nhân t ạiKinh ngân hàng TMCPtế BHuếắc Á- chi nhánh Thừa Thiên Huế 60 2.5.1.Các chỉ tiêu định lượng đánh giá chất lượng tín dụng cá nhân 60 2.5.2.Các chỉ tiêu định tính đánh giá chất lượng tín dụng cá nhân 70
  8. 2.6.Đánh giá chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTMCP Bắc Á- chi nhánh Thừa Thiên Huế 71 2.6.1.1.Những thành tựu đạt được 71 2.6.1.2.Những vấn đề còn tồn tại 72 2.6.2.Đánh giá chất lương tín dụng khách hàng cá nhân 73 2.6.2.1.Kết quả đạt được 73 2.6.2.2.Những hạn chế còn tồn tại. 74 2.6.2.3.Nguyên nhân của những hạn chế. 75 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI BẮC Á - CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 77 3.1. Mục tiêu, định hướng, phát triển tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng TMCP Bắc Á- Chi nhánh Thừa Thiên Huế trong tương lai 77 3.1.1. Chiến lược, định hướng phát triển chung của ngân hàng TMCP Bắc Á 77 3.1.2. Mục tiêu, định hướng phát triển tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thừa Thiên Huế. 78 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á – chi nhánh Thừa Thiên Huế 79 3.2.1. Tuân thủ quy chế và trình tự thủ tục cấp tín dụng cá nhân 79 3.2.2. Xây dựng chiến lược trong hoạt động tín dụng 80 3.2.3. Hoàn thiện công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực 81 3.2.4. Tăng cường công tác đánh giá, xử lý nợ xấu 82 3.2.5. Đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao hiệu quả thu nhập và xử lý thông tin 83 3.2.6. Nâng cao công tác tổ chức 83 3.2.7. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát 84 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85 1.TrườngKẾT LUẬN Đại học Kinh tế Huế 85 2. KIẾN NGHỊ 86 2.1. Kiến nghị đối với nhà nước, chính phủ, ngân hàng nhà nước 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
  9. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CIC Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia HMTD Hạn mức tín dụng KHCN Khách hàng cá nhân KHDN Khách hàng doanh nghiệp NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần SXKD Sản xuất kinh doanh TCTD Tổ chức tín dụng TDCN Tín dụng cá nhân TMCP Thương mại cổ phần TSĐB Tài sản đảm bảo Trường Đại học Kinh tế Huế i
  10. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình lao động của Bắc Á - Chi nhánh Thừa Thiên Huế 39 Bảng 2.2: Nguồn vốn huy động tại Bắc Á – chi nhánh Thừa Thiên Huế 41 giai đoạn 2017 – 2019 41 Bảng 2.3: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Bắc Á - CN Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 - 2019 43 Bảng 2.4 : Dư nợ cho vay theo kỳ hạn 44 Bảng 2.5: Doanh số cho vay của Ngân hàng TMCP Bắc Á- chi nhánh Thừa Thiên Huế- giai đoạn 2017-2019 51 Bảng 2.6 : Dư nợ cho vay tại Bắc Á- chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017- 2019 53 Bảng 2.7: Tình hình dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Bắc Á - Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2019 55 Bảng 2.8: Tỷ lệ nhóm nợ trong cơ cấu nhóm nợ đối với khách hàng cá nhân tại Bắc Á- Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2019 57 Bảng 2.9: Thu nhập từ hoạt động tín dụng của Bắc Á 59 - Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2019 59 Bảng 2.10: Tình hình nợ quá hạn của Bắc Á – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 61 Bảng 2.11:Dư nợ quá hạn phân theo lĩnh vực cho vay của Bắc Á- chi nhánh Thừa Thiên Huế- giai đoạn 2017-2019 62 Bảng 2.12 Nợ xấu của Bắc Á- chi nhánh Thừa Thiên Huế- giai đoạn 2017-2019 64 Bảng 2.13 : Dư nợ xấu phân theo lĩnh vực cho vay của Bắc Á- chi nhánh Thừa ThiênTrường Huế- giai đoạn 2017 Đại-2019 học Kinh tế Huế 66 Bảng 2.14: Tỷ lệ nợ khó đòi của Bắc Á- chi nhánh Thừa Thiên Huế- giai đoạn 2017-2019 68 Bảng 2.15:Tỷ lệ nợ khó đòi theo lĩnh vực cho vay của Bắc Á- chi nhánh Thừa Thiên Huế- giai đoạn 2017-2019 69 ii
  11. DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 2.1: Doanh số cho vay của Ngân hàng TMCP Bắc Á- chi nhánh Thừa Thiên Huế- giai đoạn 2017-2019 52 Hình 2.2: Tỷ trọng dư nợ cho vay của Ngân hàng TMCP Bắc Á- chi nhánh Thừa Thiên Huế- giai đoạn 2017-2019 54 Hình 2.3: Dư nợ tín dụng theo kỳ hạn của Ngân hàng TMCP Bắc Á- chi nhánh Thừa Thiên Huế- giai đoạn 2017-2019 56 Hình 2.4: Cơ cấu thu nhập từ hoạt động cho vay của Bắc Á- chi nhánh Thừa Thiên Huế- giai đoạn 2017-2019 60 Hình 2.5: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của Bắc Á – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 61 Hình 2.6: Cơ cấu nợ quá hạn khách hàng cá nhân theo lĩnh vực cho vay của Bắc Á- chi nhánh Thừa Thiên Huế- giai đoạn 2017-2019 63 Hình 2.7: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng Bắc Á - chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2019. 65 Hình 2.8: Cơ cấu nợ xấu khách hàng cá nhân phân theo lĩnh vực cho vay tại Bắc Á- chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2019 67 Hình 2.9: Tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng Bắc Á - chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2019 68 Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức và quản lý của Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á- chi nhánh Thừa Thiên Huế 36 Trường Đại học Kinh tế Huế iii
  12. PHẦN 1- ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng bị thu hẹp và đình trệ, số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động không ngừng gia tăng qua từng năm, việc tiếp cận nguồn vốn vay đối với các doanh nghiệp trở nên hết sức khó khăn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ không có tài sản đảm bảo điều này không những gây khó khăn cho doanh nghiệp mà còn làm cho các ngân hàng bị “ ứ động vốn”. Trước thực trạng đó, tín dụng cá nhân trở thành 1 mảnh đất màu mỡ để các ngân hàng khai thác và đây cũng là nhóm khách hàng chiến lược mà các ngân hàng hướng đến hiện nay. Tuy nhiên hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nợ xấu luôn tồn tại ở bất cứ ngân hàng nào.Những năm trở lại đây, nợ xấu luôn là một vấn đề đáng quan tâm của ngành tài chính nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung. Nếu nợ xấu ở mức cao và chậm được giải quyết thì sẽ trở thành gánh nặng cho ngân hàng (mất khả năng thanh khoản, giảm lợi nhuận, mất niềm tin của khách hàng ), nền kinh tế (hàng hóa) chậm tiêu thụ, trì trệ, dần dần gây tê liệt nền kinh tế và nguy cơ bất ổn vĩ mô cao. Khả năng trả nợ vay của khách hàng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng như tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn của người vay, thời hạn vay vốn, lãi suất của khoản vay, mục đích sử dụng vốn vay, thu nhập, ngành nghề của người đi vay mức độ ảnh hưởng của chúng cũng khác nhau. Với tình hình chung đó, Ngân hàng TMCP Bắc Á cũng không ngoại lệ, chất lưTrườngợng tín dụng đang đư ợĐạic quan tâm học và những Kinh giải pháp h ạntế chế nHuếợ xấu tiếp tục là đề tài tranh luận nhiều nhất. Ngay từ những ngày đầu hoạt động, Bắc Á đã xác định khách hàng cá nhân là đối tượng khách hàng mục tiêu trong định hướng phát triển hoạt động kinh doanh tại địa bàn Thừa Thiên Huế. Kiên định với định hướng hoạt động này, Bắc Á cung cấp các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân 1
  13. như: cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay trả góp mua nhà, nền nhà, sửa chữa nhà, cho vay sinh hoạt tiêu dùng Cho vay khách hàng cá nhân tuy tạo ra nhiều lợi nhuận cho ngân hàng nhưng hoạt động này hàm chứa nhiều rủi ro mà ngân hàng cần quan tâm. Hiện nay, bộ phận tín dụng khách hàng cá nhân tại phần lớn NHTMCP trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đều dựa trên cơ sở kinh nghiệm tích luỹ khi đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trong quá trình thẩm định hồ sơ tín dụng do đó dẫn đến nhiều thiếu sót khi ra quyết định phê duyệt khoản vay cho khách hàng, mà hậu quả rõ ràng nhất đó là tỷ lệ nợ quá hạn, “nợ xấu” ngày càng tăng cao. Thực trạng này đòi hỏi mỗi ngân hàng cần phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng uy tín đối với khách hàng nhằm lượng hoá cụ thể khả năng trả nợ đúng hạn của đối tượng vay vốn. Đối với Ngân hàng TMCP Bắc Á, với sự nổ lực của mình trong những năm qua nhằm kéo giảm tỷ lệ nợ xấu trong toàn ngân hàng thì đến nay đã mang lại nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên thực tế cho thấy vẫn còn nhiều việc phải làm nhằm lành mạnh hóa hoạt động tín dụng tại ngân hàng từ đó ngày càng nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng, đảm bảo môi trường phát triển bền vững, ổn định của Bắc Á trong những năm tiếp theo. Nhằm phát triển hoạt động tín dụng trong ngân hàng đồng thời giảm thiểu đến mức thấp nhất những rủi ro phát sinh từ nợ xấu, chúng ta cần xác định được các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc không trả được nợ vay của khách hàng. Đó chính là lý do để tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á– chi nhánh Thừa. Thiên Huế”. Trường2. Mục tiêu nghiên Đại cứu học Kinh tế Huế 2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chính của Khoá luận này là đánh giá chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân vay vốn tại Bắc Á - Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Khoá luận sẽ đề xuất một số giải pháp giúp Bắc Á - Chi nhánh Thừa Thiên Huế giảm thiểu rủi ro tín dụng, mà cụ thể là dư nợ xấu trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 2
  14. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Tổng hợp cơ sở lý thuyết về tín dụng, tín dụng khách hàng cá nhân và chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân - Ngiên cứu thực trạng, đánh giá chất lượng tín dụng tại NHTMCP Bắc Á - Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2019 và thảo luận kết quả nghiên cứu được. - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của khách hàng cá nhân để từ đó giảm thiểu rủi ro tín dụng, cụ thể là dư nợ xấu trong hoạt động cho vay tại Bắc Á- chi nhánh Thừa Thiên Huế 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Chất lượng tín dụng của khách hàng cá nhân tại Bắc Á - Chi nhánh Thừa Thiên Huế. 3.2 Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Ngân hàng TMCP Bắc Á- chi nhánh Thừa Thiên Huế. + Về thời gian: Số liệu chủ yếu từ năm 2017_2019 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo, tài liệu của ngân hàng, thông tin từ internet, số liệu của cơ quan thống kê, tài liệu liên quan khác để phân tích đặc điểm chung và thực trạng chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Bắc Á. Trường- Áp dụng phương Đạipháp nghiên học cứu tài liệKinhu với mục đích tế hệ thHuếống hóa các vấn đề từ lý luận đến thực tiễn liên quan đến chủ đề nghiên cứu, xác định các điểm kế thừa từ các tiền nghiên cứu và hướng phát triển trong nghiên cứu này. Dựa trên bước phân tích này, dự kiến sẽ thu thập được các căn cứ khoa học xây dựng các giả thuyết nghiên cứu. 3
  15. 4.2 Phương pháp phân tích số liệu - Trên cơ sở các tài liệu đã được tổng hợp, vận dụng các phuơng pháp: phương pháp thống kê mô tả, phân tổ, so sánh bằng số tuyệt đối, số tương đối nhằm phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Thừa Thiên Huế. 4.2.1.Thống kê mô tả Được vận dụng thông qua các công đoạn phân tích và xử lý số liệu. Công việc này là thống kê mô tả về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân Trong phần mô tả tác giả sẽ đưa ra các bảng biểu, biểu đồ và từ đó đưa ra nhận xét. 4.2.2.Phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối: Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. ∆y = y1 – y0 Trong đó: y0 : chỉ tiêu năm trước y1 : chỉ tiêu năm sau ∆y : là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. ∆y = TrườngTrong đó: Đại học Kinh tế Huế y0 : chỉ tiêu năm trước y1 : chỉ tiêu năm sau ∆y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế 4
  16. Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động mức độ của các số liệu kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. So sánh các tốc độ tăng trưởng của các số liệu qua các năm, đồng thời so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng. Qua đó đưa ra nhận xét, kết luận và các biện pháp khắc phục. 5. Kết cấu của khóa luận Khóa luận gồm ba phần : PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: Cơ sở lý thuyết về tín dụng khách hàng cá nhân và chất lượng tín dụng của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Bắc Á- chi nhánh Thừa Thiên Huế. Chương 2: Đánh giá chất lượng tín dụng của khách hàng cá nhân tại Bắc Á - Chi nhánh Thừa Thiên Huế Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của khách hàng cá nhân tại Bắc Á- chi nhánh Thừa Thiên Huế PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trường Đại học Kinh tế Huế 5
  17. PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 1.1. Tổng quan về tín dụng khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại 1.1.1.Khái niệm, chức năng của ngân hàng thương mại 1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và hoạt động theo định chế trung gian mang tính chất tổng hợp. Các nhà nghiên cứu ghi nhận răng, ngân hàng thương mại hình thành trên cơ sở của sự phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa. Khi sản xuất phát triển thì nhu cầu trao đổi mở rộng sản xuất giữa các khu vực thì xuất hiện thương gia làm nghề đổi tiền. Khi trao đổi hàng hóa phát triển quay trở lại kích thích sản xuất hàng hóa. Cùng với sự phát triển đó, các nghiệp vụ được phát triển dần như giữ tiền hộ, chi trả hộ trên cơ sở đó thực hiện hoạt động tín dụng [1] Theo điều 4 Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm Ngân hàng thương mại; Ngân hàng chính sách; Ngân hàng hợp tác xã” [2] Từ định nghĩa ta thấy ngân hàng thương mại đóng vai trò như một doanh nghiTrườngệp hoạt động trong lĐạiĩnh vực kinh học doanh ti ềKinhn tệ với các nghitếệp vHuếụ chủ yếu là huy động vốn và cho vay. Ngoài ra NHTM còn thực hiện chức năng thanh toán và cung cấp nhiêu dịch vụ khác Ngày nay trên thị trường tài chính, tiền tệ các loại hình tổ chức tham gia hoạt động đan xen một cách đa dạng và phong phú, một số loại hình tổ chức tín dụng khác cũng thực hiện một số nghiệp vụ của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên các tổ 6
  18. chức này không nhận tiền gửi và thanh toán. Đó là tiêu chí để phân biệt NHTM với các tổ chức tín dụng khác. 1.1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại Thứ nhất, chức năng trung gian tín dụng Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đóng vai trò là cầu nối giữa người dư thừa vốn và người thiếu hụt vốn. Thông qua việc huy động vốn các khoản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, NHTM hình thành nên quỹ cho vay để cấp tín dụng cho nền kinh tế. Với chức năng này ngân hàng vừa đóng vai trò là bên đi vay vừa đóng vai trò là người cho vay. Với chức năng trung gian tín dụng, NHTM đã góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia, bao gồm người gửi tiền, ngân hàng và người đi vay, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế [3] Đối với người đi vay, họ sẽ thõa mãn được nhu cầu vốn để kinh doanh, chi tiêu, thanh toán mà không phải chi phí nhiều về sức lực, thời gian cho việc tìm kiếm nơi cung ứng vốn tiện lợi, chắc chắn và hợp pháp. Đối với ngân hàng thương mại, họ sẽ tìm kiếm được lợi nhuận cho bản thân mình từ chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới.Lợi nhuận này chính là cơ sở để tồn tại và phát triển của ngân hàng. Đối với nền kinh tế, chức năng này rất quan trong trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình tái sản xuất được thực hiện liên tuch và để mở rộng qua mô sản xuất. Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trong nhất của ngân hàng thương mai vì nó phản ánh bảTrườngn chất của ngân hàng Đạithương m ạhọci, nó quyế tKinh địn sự tồn t ạitế và phát Huế triển của ngân hàng, đồng thời nó cũng là cơ sở để thực hiện các chức năng khác Thứ hai, chức năng trung gian thanh toán Ngân hàng thương mại làm trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh 7
  19. toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khách theo lệch của họ. Ở đây ngân hàng thương mại đóng vai trò là người thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân bởi ngân hàng là ngừi giữ tài khoản của họ. Ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán trên cơ sở thực hiện chức năng trung gian tín dụng vì tiền đề để khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng chính là một phần tiền gửi trước đó. Việc các ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán có ý nghía rất to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế. Với chức năng này, các ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán thuận lợi. Nhờ đó, các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian đi tìm chủ nợ, hay người phải thanh toán mà đảm bảo được an toàn. Qua đó chức năng này thúc đẩy được việc lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế. Đồng thời, việc thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng đã giảm được lượng tiền mặt trong lưu thông, dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt. Đối với ngân hàng thương mại chức năng này giúp ngan hàng tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng thông qua việc thu lệ phí thanh toán. Thêm nữa, nó lại làm tăng nguồn vốn cho vay của ngân hàng thể hiện số dư trong tài khoản tiền gửi của khách hàng. Thứ ba, chức năng tạo tiền. Sự kết hợp giữa chức năng trung gian tín dụng và chức năng thanh toán là cơ sở để NHTM thực hiện chức năng tạo tiền. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng vốn huy động để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sửTrườngdụng để mua hàng hóa, Đại thanh toán học dịch vụ trongKinh khi số dư tế trên tàiHuế khaonr tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi như là một phộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua bán hàng hóa, thang toán dịch vụ khi ngân hàng chỉ thực hiện chức năng nhận tiền gửi mà chưa cho vay thig ngân hàng chưa hề tạo tiền, chỉ khi thực hiện cho vay ngân hàng mới bắt đầu chức năng tạo tiền. [3] 8
  20. Với chức năng này hệ thống NHTM đã làm tăng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. Chức năng này cũng chỉ ra mối qua hệ giữa tín dụng ngân hàng và lưu thông tiền tệ. Một khối lượng tín dụng mà NHTM cho vay làm tăng khả năng tạo tiền của NHTM từ đó làm tăng lượng tiền cung ứng 1.1.2.Khái niệm và đặc trưng tín dụng 1.1.2.1. Khái niệm Trong quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, xuất phát từ nhu cầu cho vay và đi vay của những người thiếu vốn và những người thừa vốn trong cùng một thời điểm đã hình thành nên quan hệ vay mượn lẫn nhau trong xã hội và trên cơ sở đó hoạt động tín dụng ra đời. Tín dụng xuất phát từ chữ Credit trong tiếng Anh-có nghĩa là lòng tin, sự tin tưởng, tín nhiệm. Tín dụng được diễn giải theo ngôn ngữ Việt Nam là sự vay mượn. Trong thực tế tín dụng hoạt động rất phong phú và đa dạng, nhưng ở bất cứ dạng nào tín dụng cũng thể hiện hai mặt cơ bản: (1) Người sở hữu một số tiền hoặc hàng hoá chuyển giao cho người khác sử dụng trong một thời gian nhất định (2) Đến thời hạn do hai bên thoả thuận, người sử dụng hoàn lại cho người sở hữu một giá trị lớn hơn. Phần trăm tăng thêm được gọi là phần lời hay nói theo ngôn ngữ kinh tế là lăi suất. Theo giáo trình tín dụng ngân hàng, tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giaoTrường tài sản cho bên đi vayĐại sử dụ nghọc trong m ộKinht thời hạn nh ấtết định Huếtheo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên đi vay khi đến hạn thanh toán.[4] Theo luật các Tổ chức tín dụng 2010, cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản 9
  21. tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Trong hoạt động cấp tín dụng thì hoạt động cho vay là quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng cao nhất, đặc biệt là trong mảng TDCN. 1.1.2.2. Ðặc trưng của tín dụng Cho vay là một phần của hoạt động cấp tín dụng, vì vậy cho vay cũng mang những đặc trưng của hoạt động tín dụng nói chung. Một là, quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở lòng tin. Người ta chỉ cho vay khi người ta tin tưởng, người đi vay có ý muốn trả nợ và có khả năng trả nợ. Đồng thời người ta tin rằng người sử dụng lượng giá trị đó sẽ thu được lượng giá trị cao hơn, đạt hiệu quả sau một thời gian nhất định, người cho vay cũng tin tưởng người đi vay có ý muốn trả nợ thì quan hệ tín dụng mới xảy ra. Như vậy có thể nói đây là điều kiện tiên quyết để thiết lập quan hệ tín dụng. Hai là, tính hoàn trả. Đối với quan hệ tín dụng thì đây là đặc trưng cơ bản nhất và sự hoàn trả. Trong tính hoàn trả thì lượng vốn được chuyển nhượng phải được hoàn trả đúng hạn về cả thời gian và giá trị bao gồm hai bộ phận : Gốc và lãi. Phần lãi phải đảm bảo cho lượng giá trị hoàn trả lớn hơn lượng giá trị ban đầu. Sự chênh lệch này là giá trả cho quyền sử dụng vốn tạm thời. Mặt khác nếu không có sự hoàn trả thì đó là quan hệ tín dụng không hoàn hảo. Ba là, tính thời hạn. Xuất phát từ bản chất của tín dụng là sự tín nhiệm, người cho vay tin tưởng người đi vay sẽ hoàn trả vào một ngày trong tương lai. Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định, sau khi hết thời gian sửTrườngdụng theo thỏa thuậ n,Đại người đi vayhọc hoàn tr ảKinhcho người cho tế vay. Huế Bốn là, tín dụng ẩn chứa nhiều khả năng rủi ro. Do sự không cân xứng về thông tin và người cho vay không hiểu rõ hết về người đi vay. Một mối quan hệ tín dụng được gọi là hoàn hảo nếu người đi vay hoàn trả được đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn. 10
  22. Tuy nhiên trong thực tế không phải mọi việc lúc nào cũng diễn ra một cách trôi chảy, không hiếm trường hợp người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ của mình đối với chủ nợ do các nguyên nhân khách quan hay chủ quan gây ra. Đó là trường hợp khi đến hạn hoàn trả vốn vay, người đi vay không thể thực hiện được việc trả nợ cho người cho vay dẫn đến các khoản nợ bị quá hạn. Nợ xấu là biểu hiện không lành mạnh của quá trình hoạt động tín dụng, là sự báo hiệu của rủi ro. 1.1.3.Cơ sở lý thuyết về tín dụng cá nhân 1.1.3.1. Khái niệm Quan hệ tín dụng ra đời và tồn tại xuất phát từ đòi hỏi khách quan của quá trình tuần hoàn vốn để giải quyết hiện tượng dư thừa, thiếu hụt vốn diễn ra thường xuyên giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Với vai trò là trung gian tài chính, các NHTM đứng tra huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ những người dư thừa vốn, đồng thời phân phối lại cho những người cần vốn trong xã hội. Quan hệ tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng tài sản (vốn) giữa ngân hàng và các chủ thể khác trong nền kinh tế, trong đó ngân hàng đóng vai trò vừa là người đi vay, vừa là người cho vay. Theo khoản 14, điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010: “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để các tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ tín dụng khác”. Như vậy tín dụng có thể thể hiện dưới các hình thức khác nhau: tín dụng bằng tiền (cho vay), tín dụng bằng tài sản ( cho thuê tài chính), tín dụng bằng chữ tín( bảo lãnh). Tuy nhiên trong hoạt động tín dụTrườngng thì cho vay là hoạ t Đạiđộng quan học trọng nhấ t vàKinh chiếm tye trtếọng lớHuến nhất. Nếu căn cứ vào chủ đề cho vay vốn, tín dụng có thể được chia làm 3 loại: tín dụng doanh nghiệp( tín dụng buôn bán), tín dụng cá nhân( tín dụng bán lẻ) và tín dụng cho các tổ chức tài chính. Trong đó, tín dụng cá nhân là khoản vay nhằm tài trợ cho nhu cầu vay vốn của cá nhân, hộ gia đình. Nhu cầu vốn của cá nhân, hộ gia đình chủ yếu là nhu cầu về cư trú, sửa chữa, xây dựng nhà cửa, nhu cầu mua sắm 11
  23. tiện nghi: ô tô, xe máy ; nhu cầu chi tiêu hằng ngày; nhu cầu chi đào tạo, y tế giáo dục; nhu cầu phát triển kinh doanh hộ gia đình Trên thế giới, tín dụng cá nhân đã được phát triển mạnh mẽ từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX. Các ngân hàng không chỉ giới hạn hoạt động cấp tín dụng với các khách hàng doanh nghiệp, mà đã chủ trọng hơn nhiều đến khách hàng cá nhân. Ở Việt Nam, cho vay với khách hàng cá nhân chỉ bắt đầu từ những năm 1993-1994, thời gian đầu chỉ tập trung vào cho vay trả góp, các sản phẩm cung ứng còn đơn điệu. Những năm gần đây, cho vay cá nhân có xu hướng nở rộ cùng sự phát triển của kinh tế xã hội thời kì mở cửa. Với thị trường rộng lớn hơn 88,5 triệu dân, mà trong đó chủ yếu là dân số trẻ, với mức thu nhận ngày càng lớn và phong cách sống hiện đại, nhu cầu tiêu dùng, mua sắm lớn, mảng tín dụng cá nhân hứa hẹn là mảng kinh doanh đầy tiềm năng và có tính cạnh tảnh cao cho các ngân hàng [5] 1.1.3.2. Đặc điểm Tín dụng cá nhân là một loại hình của tín dụng, vì vậy nó mang những đặc điểm chung của tín dụng Thứ nhất, tín dụng dựa trên cơ sở lòng tin. Ngân hàng chỉ cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp, khi có lòng tin vào việc khách hàng sẽ sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết trong hợp đồng tín dụng, hiệu quả và có khả năng trả nợ ( gốc và lãi) đúng hạn. Thứ hai, đảm bảo tính hoàn trả về thời gian và giá trị. Nguồn vốn ngân hàng sử dụng để cho vay được lấy từ nguồn vốn huy động; do vậy, tất cả các khoản tín dụng ngân hàng cấp cho khách hàng đều phải có thời hạn, đảm bảo cho ngân hàng cóTrường thể hoàn trả vốn huy Đạiđộng. Để xáchọc minh th ờKinhi hạn cho vay tế hợp lý,Huế ngân hàng phải căn cứ vào tính chất thời hạn của nguồn vốn của mình và quá trình luân chuyển của đối tượng cho vay. Nếu nguồn vốn của ngân hàng ổn định thì thời hạn cho vay có thể dài hơn; và ngược lại, nếu nguồn vốn của ngân hàng không ổn định và kỳ hạn ngắn, ngân hàng chỉ có thể cho vay với thời hạn ngắn để đảm bảo tính thanh toán. Đồng thời, thời hạn cho vay nhỏ hơn chu kỳ vận động vốn của người đi vay, khi đó 12
  24. đến kỳ trả nợ mà khách hàng vẫn chưa có nguồn vốn để trả, gây khó khăn cho khách hàng. Nhưng nếu thời hạn vay dài hơn chu kì luân chuyển vốn, khách hàng rất có thể sẽ sủ dụng vốn vay không đúng mục đích vay mà ngân hàng khó có thể kiểm soát được, gây nhiều rủi ro cho ngân hàng. Đối với khách hàng cá nhân, thời hạn vay thường ngắn và trung hạn vì các khoản vay thường nhỏ, nhằm trang trải cho các nhu cầu tiêu dùng cần thiết. Thứ ba, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi. Đây chính là thuộc tính riêng của tín dụng. Người đi vay phải trả thêm một khoản lãi ngoài gốc, là chi phí của việ sử dụng vốn vay. Đây là nguồn để ngân hàng bù đắp chi phí hoạt đọng, cũng như tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Để thực hiện nguyên tắc này, ngân hàng phải xác định lãi suất thực dương, hay lãi suất danh nghĩa phải lớn hơn tỷ lệ lạm phát (lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa- tỷ lệ lạm phát) Ngoài ra, hoạt động tín dụng cá nhân còn mang một số đặc điểm riêng như sau: + Quy mô: quy mô các khoản vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay có số vốn tương đối và chỉ bổ sung phần còn thiếu. Tuy nhiên đối tượng vay là tất cả cá nhân trong xã hội với nhu cầu hết sức đa dạng. Di đó tổng quy mô các khoản tín dụng cá nhân là cũng khá lớn. + Lãi suất: lãi suất cho vay cá nhân thường cao hơn lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp. Đối với cấc khoản vay cá nhân, ngân hàng thường tốn nhiều chi phí cho việc xác định thẩm định và xét duyệt vay. Số lượng các khoản vay thì rất lớn nhưng quy mô mỗi khoản vay lại nhỏ. Để bù đắp chi phí và thu lợi nhuận, ngân hàngTrường thường đặt ra mứ c Đạilãi suất cao học hơn só v ớiKinh cho doanh nghi tếệp. TuyHuế nhiên, khách hàng quan tâm đến số tiền mà mình phải trả hơn là lãi suất mà mình phải chịu. + Nhu cầu vay: nhu cầu vay của khách hàng chủ yếu phụ thuộc vào nguồn thu nhập của họ. Nguồn trả nợ này có thể có những biến động lớn, phụ thuộc vào quá trình làm việc, kỹ năng và kinh nghiệm đối với công việc của họ. Sự kiểm soát các nguồn thu này nhiều khi rất khó khăn. 13
  25. + Rủi ro: các khoản vay cá nhân thường có độ rủi ro cao hơn cho vay doanh nghiệp. Chất lượng thông tin tài chính do khách hàng cung cấp thương không cao. Tư cách khách hàng là yếu tố quan trọng, quyết định sự hoàn trả của khoản vay, song nó lại là yếu tố định tính, rất khó xác định. Ngoài ra, do nguồn trả nợ của khách hàng cá nhân chủ yếu từ thu nhập của người vay, có thể có những biến động lớn. Khả năng trả nợ của khách hàng còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của khách hàng, đặc biệt nếu người vay chết ngân hàng sẽ khó có thể thu hồi nợ; [5] 1.1.4.Vai trò của tín dụng cá nhân trong nền kinh tế 1.1.4.1. Đối với nền kinh tế- xã hội: + Các khoản tín dụng cá nhân mà đặc điểm là tín dụng tiêu dùng đóng vai trò rất quan trọng trong việc kích cầu nền kinh tế , kích thích sản xuất tạo công ăn việc làm cho người dân, cải thiện sinh hoạt và giảm tệ nạn xã hội. + Trước đây việc những cá nhân cần vốn phải đi vay nóng chịu lãi suất cao gây ra nạn những người có tiền dồn ép những người đi vay. Hoạt động tín dụng cá nhân đã giải quyết được vấn đề đó. + Tín dụng cá nhân đóng góp lớn cho sự lưu thông các nguồn vốn trong xã hội, điều chuyển vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, từ hiệu quả thấp đến hiệu quả cao để đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh doanh hoặc tiêu dùng cá nhân và hộ gia đình. Nó tạo điều kiện cho ngân hàng làm tốt chức năng trung gian tín dụng trong nền kinh tế quốc dân là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, tín dụng góp phần điều hòa vốn trong nền kinh tế. - Đưa hoạt động tín dụng thích nghi với điều kiện kinh tế thị trường, Phục vụ vàTrường thúc đẩy nền kinh tế thĐạiị trường. học Kinh tế Huế - Góp phần tăng vòng quay vốn, huy động tới mức tối đa lượng tiền nhàn rỗi trong xã hội để phục vụ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Làm giảm tối thiểu lượng tiền thừa trong lưu thông. Nó góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, tăng trưởng kinh tế, tăng uy tín quốc gia. Đồng thời, thông 14
  26. qua các công trình đầu tư vốn phát huy tác dụng, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ cho nền kinh tế. - Tạo điều kiện áp dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động ngân hàng theo xu hướng - Góp phần tạo sự ổn định về mặt xã hội: - Góp phần phát triển kinh tế: Tín dụng cá nhân là nơi hỗ trợ vốn để người dân trang trải các chi phí trong cuộc sống từ các nhu cầu thiết yếu đến các nhu cầu xa xỉ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng buộc các thành phần kinh tế phải đẩy mạnh sản xuất, từ đó sẽ tạo ra những khác biệt tích cực giúp tăng khả năng canh tranh trogn và ngoài nước. 1.1.4.2. Đối với ngân hàng - Góp phần nâng cao thương hiệu cho ngân hàng; Thông qua tín dụng cá nhân ngân hàng có thể cung cấp tín dụng cho khách hàng ngoài ra còn giúp ngân hàng bán chéo sản phẩm dịch vụ ngân hàng lẻ. Việc cung cấp các gói sản phẩm dịch vụ tài chính cá nhân đồng bộ sẽ giúp khách hàng thõa mãn nhu cầu tối đa từ đó tạo nên sự khác biệt cho ngân hàng trong việc cạnh tranh với đối thủ góp phần nâng cao thương hiệu cho ngân hàng. - Góp phần phân tán rủi ro: Ngân hàng phát triển tín dụng cá nhân ( số lượng khách hàng cá nhân đông, số tiền vay ít) thay vì tập trung cho khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vốn lớn sẽ giúp phân tán rủi ro cho ngân hàng vì khi doanh nghiệp gặp khó khăn gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ như vậy với số tiền cho vay lớn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngược lại vớTrườngi tín dụng cá nhân khi Đại 1 khách hànghọc gặp rủ i Kinhro dẫn đến không tế có Huế khả năng trả nợ thì sẽ ít gây ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng - Hoạt động tín dụng đối với cá nhân giúp cho ngân hàng có thể mở rộng nhanh chống kênh tín dụng, tăng nhanh số lượng khách hàng và tăng dư nợ. 15
  27. - Cũng cố mối quan hệ xã hội của ngân hàng. Điều đó cũng có ý nghĩa là tạo được môi trường thuận lợi nhất cho hoạt động ngân hàng. 1.1.4.3. Đối với khách hàng cá nhân - Ở 1 mức nào đó tín dụng cá nhân giúp cho các khách hàng linh hoạt hơn trong việc giải quyết nhu cầu của bản thân. Thay vì họ phải tích đủ vốn để đáp ứng nhu cầu thì người tiêu dùng sẽ lựa chọn phương án vay vốn ngân hàng rồi tích lũy để trả sau cho ngân hàng khi họ nhìn nhận được khả năng thanh toán hiện tại và tương lai của bản thân. Ngoài ra tín dụng cá nhân còn là kênh các NHTM tài trợ vốn kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình giúp họ có điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh trong trong ngành. 1.1.5.Các sản phẩm tín dụng cá nhân Hiện tại, sản phẩm tín dụng cá nhân của các ngân hàng tại Việt Nam tương đối giống nhau, về cơ bản đều có 2 hình thức cho vay là cho vay có tài sản đảm bảo và cho vay không có tài sản đảm bảo. Cụ thể là: - Cho vay mua nhà đất/ xây dựng, sửa chữa nhà đất - Cho vay mua xe thế chấp - Cho vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng - Cho vay bổ dung vốn kinh doanh - Cho vay kinh doanh chứng khoán - Cho vay du học/du lịch Trường- Cho vay cầm c ốĐạicác chứng họctừ có giá Kinh tế Huế - Thấu chi tài khoản thanh toán cá nhân - Phát hành thẻ tín dụng các loại 1.1.6.Phân loại tín dụng cá nhân 16
  28. Tín dụng cá nhân (TDCN) thường phát triển song hành cùng với sự phát triển của hệ thống NHTM, đây cũng là một trong những hình thức tín dụng đã được hình thành và phát triển lâu đời nhất, phần lớn các sản phẩm tín dụng cá nhân tại Việt Nam vẫn là các sản phẩm truyền thống (cho vay), còn cho thuê tài chính và bảo lãnh chỉ mới bước đầu phát triển. Nếu phân loại theo mục đích của tín dụng, thì tín dụng cá nhân tại Việt Nam có thể chia thành các loại sau đây [7] Phân loại theo thời hạn cho vay khách hàng cá nhân - Cho vay ngắn hạn: Có thời gian cho vay từ 1 năm trở xuống. Trong cho vay cá nhân, hình thức tín dụng ngắn hạn này thường được sử dụng để cho vay bổ sung vốn lưu động thường xuyên đối với các cá nhân, hộ kinh doanh, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi ngắn hạn hoặc cho vay thấu chi. - Cho vay trung hạn: Có thời gian cho vay từ trên 1 năm đến 5 năm. Hình thức tín dụng trung hạn này chủ yếu áp dụng cho các mục đích cho vay như bổ sung vốn trả góp, cho vay đầu tư máy móc thiết bị phục vụ cho nông nghiệp như máy gặt đập liên hợp, máy cày, máy xới, máy cuốn rơm, chăn nuôi trâu bò sinh sản, cho vay xây dựng nhà xưởng đối trong hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của các cá nhân. Ngoài ra hình thức cho vay này cũng áp dụng cho các mục đích vay mua, sửa chữa xây dựng nhà cửa, tiêu dùng, mua xe ô tô - Cho vay dài hạn: Có thời gian cho vay trên 5 năm. Hình thức này cũng chủ yếu áp dụng cho các mTrườngục đích vay như hình thĐạiức trung hhọcạn. Kinh tế Huế Phân loại theo mục đích cho vay - Cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn: Bao gồm cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nông thôn như trồng trọt, chăn nuôi 17
  29. - Cho vay SXKD: Bao gồm các mục đích bổ sung vốn kinh doanh ngắn hạn (Hạn mức tín dụng (HMTD), vay món và thấu chi và trung dài hạn (trả góp), cho vay đầu tư máy móc thiết bị, công trình nhà xưởng. - Cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà: Bao gồm các mục đích xây dựng, sửa chữa và mua nhà đất, căn hộ. - Cho vay tiêu dùng: Phục vụ những mục đích chi tiêu cá nhân ở quy mô nhỏ như mua sắm trang thiết bị gia đình, du lịch, cưới hỏi - Cho vay mua ô tô: Bao gồm mua ô tô phục vụ mục đích kinh doanh - tiêu dùng. Phân loại theo phương thức cho vay - Cho vay từng lần: Đây là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng phải thực hiện tất cả các thủ tục vay vốn cần thiết và ký một hợp đồng tín dụng. Đây là hình thức vay tương đối phổ biến đối với khách hàng không có nhu cầu thường xuyên, chủ yếu phục vụ nhu cầu thời vụ, hay mở rộng SXKD. - Cho vay theo hạn mức: Đây là phương thức cho vay mà ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận một HMTD trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là hình thức cho vay phù hợp với những khách hàng có dòng tiền kinh doanh ra vào thường xuyên. - Cho vay theo dự án đầu tư: Đây là phương thức cho vay để thực hiện các dự án đầu tư phát triển SXKD, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. Ngân hàng cho vay cùng khách hàng ký hợp đồng tín dụng và thỏa thuận mức vốn đầu tư duy trì cho cả thời gian đầu tư của dự án, phân định các kỳ hạn trả nợ. Ngân hàng thực hiện giải ngân theo tiến độ thực hiện dự án. Trường hợp khách hàng đã dùng nguTrườngồn vốn huy động tạ mĐại thời khác học để chi phí Kinhcho dự án đư ợtếc duy ệHuết trong thời gian chưa vay được vốn ngân hàng, thì ngân hàng cho vay có thể xem xét cho vay bù đắp nguồn vốn đó. - Cho vay hợp vốn: Đây là phương thức mà nhiều ngân hàng cùng tài trợ cho một nhu cầu của khách hàng. Trong thực tế việc cho vay hợp vốn thường xảy ra 18
  30. trong trường hợp nhu cầu vốn của khách hàng vượt quá quy mô khoản vay cho phép của các tổ chức tín dụng (TCTD) theo quy định của ngân hàng nhà nước (NHNN) xét trên quy mô vốn tự có của các ngân hàng, trong cho vay KHCN loại hình cho vay hợp vốn này rất ít phát sinh. - Cho vay trả góp: Theo phương thức cho vay này, ngân hàng và bên đi vay sẽ thỏa thuận số tiền lãi phải trả cộng với số gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ trong thời hạn cho vay. Số tiền gốc có thể trả dưới nhiều hình thức như góp đều, góp không đều và góp bậc thang tùy thuộc vào nhu cầu, năng lực tài chính và dòng tiền thực tế của khách hàng. Phương thức cho vay này phù hợp với các mục đích như bổ sung vốn lưu động trả góp, đầu tư mặt bằng, máy móc thiết bị, mua xây dựng nhà cửa, tiêu dùng - Cho vay theo HMTD dự phòng: Đây là phương thức cho vay mà ngân hàng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi HMTD nhất định. Ngân hàng và khách hàng sẽ thỏa thuận với nhau về phạm vi và thời gian hiệu lực của HMTD này. Trong thời gian hiệu lực của HMTD dự phòng, nếu khách hàng không sử dụng hoặc sử dụng không hết HMTD đã được cấp, khách hàng vẫn phải trả phí cam kết tính cho HMTD dự phòng như đã thỏa thuận với bên cho vay. - Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ: Ngân hàng phát hành thẻ sẽ chấp thuận cho khách hàng sử dụng HMTD để phục vụ các nhu cầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động. Việc cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ phải tuân thủ các quy định của chính phủ và NHNN. - Cho vay theo hạn mức thấu chi: Đây là việc NH cho vay chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng trong phạm viTrường hạn mức và khoảng thĐạiời gian nh ấhọct định. Cho Kinh vay theo phương tế thHuếức thấu chi phục vụ cho mục đích SXKD hoặc những chi tiêu cá nhân. Căn cứ vào bảo đảm cho vay - Cho vay có tài sản đảm bảo (TSĐB): Đây là hình thức cho vay có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc có sự bảo lãnh của bên thứ ba được ngân hàng chấp thuận. 19
  31. Hình thức cho vay này áp dụng đối với những khách hàng không đủ điều kiện để vay tín chấp theo quy định của từng ngân hàng cụ thể. TSĐB cho khoản vay có nhiều hình thức đa dạng như bất động sản, máy móc thiết bị, hàng hóa, bảo lãnh của bên thứ ba Trong cho vay KHCN, phần lớn những khoản vay đều là những khoản vay có TSĐB. - Cho vay không có TSĐB: Đây là những khoản vay không có TSĐB hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Trong cho vay KHCN, các khoản vay tín chấp thường được cấp cho những khách hàng có việc làm và thu nhập ổn định, quy mô của những khoản vay tín chấp thường khá nhỏ, khách hàng có uy tín quan hệ thường xuyên và là khách hàng truyền thống của ngân hàng. 1.1.7.Thẩm định tín dụng đối với khách hàng cá nhân 1.1.7.1. Khái niệm thẩm định tín dụng cá nhân - Thẩm định tín dụng là việc thẩm tra, so sánh, đánh giá một cách khách quan, khoa học, toàn diện các nội dung có liên quan để đánh giá tính hợp lý, tính khả thi và mức độ hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh, làm cơ sở để ra quyết định tín dụng. Thẩm định tín dụng là quá trình sử dụng các phương pháp phân tích nhằm thẩm định, kiểm tra, đánh giá tính khả thi, mức độ tin cậy, hiệu quả và mức độ rủi ro của phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, làm căn cứ chủ yếu cho việc ra quyết định tín dụng [6] - Mục tiêu của thẩm định tín dụng cá nhân Cung cấp thông tin để quyết định cho vay và giảm xác suất sai lầm trên cơ sở đánh giá thực chất của phương án sản xuất, đánh giá khả năng trả nợ và ước lượng hayTrường kiểm soát rủi ro ảnh Đại hưởng đế nhọc khả năng thuKinh hồi nợ vay. tế Thẩ mHuế định nhằm phục vụ cho việc quyết định cho vay đối với khách hàng cá nhân. Thẩm định nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Thẩm định có thể hạn chế rủi ro đạo đức của nhân viên. 20
  32. 1.1.7.2. Quy trình thẩm định tín dụng cá nhân Quy trình cho vay gồm nhiều bước, có thể chia thành các bước như sau: Bước 1. Tìm kiếm khách hàng Thông qua công tác tiếp thị, cán bộ thẩm định sẽ tiếp nhận nhu cầu vay vốn, hướng dẫn khách hàng cung cấp thông tin của khách hàng như: chứng minh nhân dân, hộ khẩu, tình trạng hôn nhân, nơi làm việc, mức thu nhập, lịch sử quan hệ tín dụng, Bước 2. Thẩm định tín dụng Người thẩm định tiến hành thu thập tài liệu, thông tin cần thiết về khách hàng, khoản vay để:  Rà soát, đánh giá tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn;  Tra cứu thông tin quan hệ tín dụng của khách hàng từ Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (CIC);  Thẩm định các điều kiện vay vốn: đánh giá năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của người đứng tên vay và người thực hiện phương án vay vốn; đánh giá tính hợp pháp của mục đích vay vốn; phân tích đánh giá khả năng tài chính của khách hàng; phân tích đánh giá tính khả thi, hiệhiệu quả của phương án vay vốn; thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay;  Lập báo cáo thẩm định nêu rõ mức độ rủi ro của khoản vay để trình cho người kiểm soát khoản vay. Kiểm soát khoản vay: Kiểm soát, đánh giá tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay. Kiểm soát nội dung báo cáo thẩm định và trình người phê duyệt khoản vay. Phê duyệt khoản vay: Quyết định cho vay hay không cho vay theo thẩm quyền quyTrườngết định cấp tín dụng. Đại học Kinh tế Huế Bước 3. Ký kết hợp đồng tín dụng Soạn thảo và ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay (nếu cho vay có bảo đảm bằng tài sản). Phối hợp với khách hàng thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng bảo đảm tiền vay. Soạn thảo và ký kết hợp đồng cấp tín dụng. 21
  33. Điền thông tin trên đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm theo mẫu quy định và phù hợp với hợp đồng bảo đảm tiền vay. Phối hợp với khách hàng thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định pháp luật. Bước 4. Giải ngân Tiếp nhận bộ hồ sơ có đầy đủ các giấy tờ, các chứng từ. Kiểm tra tính phù hợp giữa chứng từ hạch toán giải ngân, chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn và nội dung hợp đồng tín dụng. Nhập thông tin về khoản vay và giải ngân trên hệ thống quản lý của ngân hàng. Thực hiện phân kỳ trả nợ gốc và nợ lãi trên hệ thống quản lý. Bước 5. Quản lý nợ Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và tài sản bảo đảm, tình hình trả nợ và thực hiện cam kết theo hợp đồng tín dụng. Đôn đốc khách hàng trả nợ đến hạn, quá hạn. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Định kỳ phân loại nợ dựa vào kết quả chấm điểm, xếp hạng khách hàng trên hệ thống dữ liệu nội bộ. Thanh lý hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và giải chấp tài sản bảo đảm. [6] 1.2. Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân 1.2.1. Khái niệm về chất lượng tín dụng Vận động trong cơ chế thị trường để có thể tồn tại, phát triển và dành ưu thế trong cạnh tranh, thích ứng với thị trường và sự yêu cầu ngày càng cao của người tiêuTrường dùng, các ngân hàng Đạiluôn phả i họctiến hành đaKinh dạng hoá các tế sản phHuếẩm, dich vụ của mình nhằm thu hút được khách hàng. Chính sách sản phẩm mà trong đó tập trung nhiều vào việc bảo đảm và nâng cao chất lượng sản phẩm là một biện pháp thiết thực, hữu hiệu nhất cho hầu hết các doanh nghiệp hiện nay. 22
  34. Chất lượng tín dụng không tự nhiên mà có, nó là kết quả của cá quá trình phối kết hợp hoạt động của ngân hàng và các khách hàng vì một mục đích chung. Do đó để đạt được chất lượng cần có sự quản lý khoa học và chặt chẽ. Đặc biệt là phải có chính sách tín dụng đúng đắn, phù hợp với điều kiện của thị trường trong từng thời kỳ nhất định Có thể nói, chất lượng của một sản phẩm hay một dịch vụ đều được biểu hiện ở mức độ thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng và lợi ích về mặt tài chính cho người cung cấp. Theo cách đó, trong kinh doanh tín dụng ngân hàng, chất lượng tín dụng được thể hiện ở sự thoả mãn nhu cầu vay vốn của khách hàng, phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, đồng thời đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Với cách định nghĩa như vậy, ta thấy chất lượng tín dụng ở đây được đánh giá trên 3 góc độ: ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế. Đối với NHTM: Nói đến chất lượng tín dụng là nói đến khoản tín dụng được đảm bảo an toàn, sử dụng đúng mục đích, phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng, hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng với chi phí thấp, tăng khả năng canh tranh của ngân hàng trên thị trường Đối với khách hàng: Chất lượng tín dụng chính là chất lượng sản phẩm tín dụng do ngân hàng cung cấp. Chất lượng tín dụng cao đồng nghĩa với việc vốn vay được cung ứng đủ về số lương, đúng thời hạn và có lãi suất hợp lý với thời gian xét duyệt nhanh chóng, thái độ tận tình chu đáo. Từ đó tạo điều kiện để khách hàng kinh doanh có hiệu quả có thu nhập ổn định để trả nợ vay cho ngân hàng. TrườngĐối với nền kinh tĐạiế: đối vớ i họcsự phát tri ểKinhn kinh tế-xã htếội ch ấHuết lượng tín dụng được đánh giá qua mức phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hoá, góp phần giải quyết công ăn việc làm, khai thác các khả năng trong nền kinh tế, thúc đẩy qua trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế, hoà nhập với cộng đồng quốc tế. 23
  35. Như vậy, chất lượng tín dụng là một khái niệm hoàn toàn tương đối, nó vừa cụ thể( thể hiện qua chỉ tiêu tính toán được, kết quả kinh doanh của ngân hàng, nợ quá hạn ) vừa trừu tượng ( thể hiện qua khả năng thu hút khách hàng, tác động đến nền kinh tế qua các ảnh hưởng xuôi và ngươc). Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh mức độ thích nghi của ngân hàng thương mai với sự thay đổi của môi trường bên ngoài và thể hiện sức mạnh của một ngân hàng thương mại trong quá trình cạnh tranh để tồn tại.[10] 1.2.2.Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng [8] Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh độ thích hợp của ngân hàng thương mại với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, nó thể hiện sức mạnh của một ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Chính vì vậy, để đánh giá được ngân hàng đó mạnh hay yếu thì phải đánh giá được chất lượng tín dụng. 1.2.2.1. Doanh số cho vay Đây là chỉ tiêu phản ánh quy mô cấp tín dụng của ngân hàng đối với nền kinh tế, là chỉ tiêu phản ánh chính xác tuyệt đối về hoạt động cho vay trong một khoảng thời gian. Do đó nếu kết hợp doanh số cho vay của các thời kỳ liên tiếp thì có thể thấy được xu hướng hoạt động tín dụng của NHTM 1.2.2.2. Tổng dư nợ Chỉ tiêu này cũng tương tự chỉ tiêu doanh số cho vay, tuy nhiên nó là chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm nhất định. Tổng dư nợ thấp chứng tỏ ngân hàng không có khả năng mở rộng được mạng lưới khách hàng,Trường hoạt động tín dụ ngĐại kém, kh họcả năng tiế pKinh thị khách hàng tế chưa Huế tốt. Tuy nhiên không phải chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng tín dụng càng tốt bời lẽ khi ngân hàng cho vay vượt mức giới hanh cũng là lúc ngân hàng bắt đầu chất nhận rủi ro tín dụng. Chỉ tiêu tổng dư nợ phán ánh quy mô tín dụng đồng thời cũng phản ánh uy tín của ngân hàng 24
  36. 1.2.2.3. Tỷ lệ nợ quá hạn: Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = × 100% Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của NHTM ở một thời điểm nhất định thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của một NHTM. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng ngân hàng gặp rủi ro càng lớn, chất lượng tín dụng càng giảm. Nợ quá hạn cao khả năng mất vốn ngân hàng gặp phải là rất lớn. Theo quy định của Ngân hàng nhà nước ( NHNN) Việt Nam thì ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn lớn hơn 7% được xem là ngân hàng yếu kém, nhỏ hơn hoặc bằng 5% thì ngân hàng đó được đánh giá là ngân hàng có hoạt động tín dụng tốt, chất lượng tín dụng đảm bảo. Nợ quá hạn là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng, do đó ngân hàng nào kiểm soát được nợ quá hạn thì ngân hàng đó có chất lượng tín dụng tương đối tốt. 1.2.2.4. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ Theo quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo thông tư số 02/ 2013/TT- NHNN ngày 21/1/2013 của ngân hàng nhà nước Việt Nam thì “ ít nhất mỗi quý một lần trong 15 ngày đầu tiên của tháng đầu tiên của mỗi quý, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tự thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quý trước, căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 thông tư này và gửi kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng cho CIC” TrườngThông tư 02/2013/ ĐạiTT- NHNN học cũng quy Kinhđịnh về việc phântế loHuếại nợ và cam kết ngoại bảng đối với các tổ chức tín dụng thực hiện thoe điều 10, điều 11 như sau: + Nhóm 1: (Nợ đủ tiêu chuẩn): Nợ trong hạn và được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ và gốc đúng hạn hoặc nợ dưới 10 ngày và được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn 25
  37. + Nhóm 2: ( Nợ cần chú ý ): Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày, nợ điều chỉnh kì hạn trả nợ lần đầu + Nhóm 3: ( Nợ dưới tiêu chuẩn) : Bao gồm nợ quá hạn từ 91 đên 180 ngày, nợ gia hạn lần đầu, Nợ được miễn giảm hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng + Nhóm 4: (Nợ nghi ngờ): Bao gồm nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai + Nhóm 5: ( Nợ có khả năng mất vốn): Bao gồm nợ quá hạn trên 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần hai, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn Tỷ lệ nợ xấu (%) = × 100% . Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng dư nợ có bao nhiêu phần trăm là nợ xấu ( hay trong tổng dư nợ có bao nhiêu phần trăm bị rủi ro). Nợ xấu tăng làm tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, giảm lợi nhuận của ngân hàng. Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng đó thấp, năng lực tài chính, năng lực quản lý cũng như năng lực hoạt động của họ yếu kém, do đó ngân hàng cần phải xem xét lại hoạt động tín dụng của mình để tránh rơi vào tình trạng khó khăn. 1.2.2.5. Hiệu suất sử dụng vốn: TrườngChỉ tiêu này phản Đạiánh tỷ lệ vhọcốn cho vay Kinh trong tổng ngu tếồn vốHuến huy động. Nó xem xét, đánh giá tỷ trọng cho vay đã phù hợp với khả năng đáp ứng vốn của bản thân ngân hàng cũng như của nền kinh tế hay chưa. Hiệu suất sử dụng vốn vay (%) = × 100% 26
  38. Tỷ lệ này trên thực tế giao động từ 30% đến 100%. Thông thường vào khoảng trên 80% là tốt, còn nếu dưới hoặc trên mức đó, thậm chí xấp xỉ 100% có thể sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới ngân hàng. Lúc đó tính thanh khoản của ngân hàng sẽ bị đe dọa do khối lượng dự trữ không được đảm bảo. - Vòng quay vốn tín dụng: ( tốc độ chu chuyển vốn tín dụng) Vòng quay vốn tín dụng trong năm = Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn của ngân hàng được sử dụng cho vay mấy lần trong một năm. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nó chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. 1.2.3.Các chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng cá nhân Việc đánh giá chất lượng tín dụng đối với một ngân hàng là hết sức quan trọng. Bởi chất lượng tín dụng biểu hiện khả năng hoạt động của ngân hàng tốt hay xấu, làm cơ sở để để đánh giá ngân hàng. Mặt khác, việc đánh giá chất lượng tín dụng cũng giúp cho ngân hàng có những thay đổi hợp lý, điều chỉnh hoạt động để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Việc nâng cao chất lượng tín dụng không những làm cho ngân hàng tăng thu nhập mà còn giúp ngân hàng được an toàn. Phương pháp đánh giá chất lượng tín dụng mang tính khoa học, nó vừa cụ thể vừa trừu tượng nên để đánh giá chất lượng tín dụng người ta dựa vào 2 hệ thống chỉ tiêu: Chỉ tiêu định lượng và chỉ tiêu định tính. 1.2.3.1. Các chỉ tiêu định tính Là những chỉ tiêu mang tính tương đối rất khó xác định thường được dùng để đánh giáTrường chất lượng tín dụng m Đạiột cách khái học quát. Các chKinhỉ tiêu định tính tế thườ ngHuế bao gồm: Thứ nhất, hoạt động tín dụng phải đảm bảo đúng mục tiêu, định hướng của ngân hàng trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn, phải đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc cho vay nhằm hạn chế đến mức tối đa rủi ro cho ngân hàng và thực hiện đúng nguyên tắc cho vay nhằm hạn chế đến mức tối đa rủi ro cho ngân hàng và thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ. 27
  39. Thứ hai, Hoạt động tín dụng phải đảo bảo đúng quy trình thủ tục.Đây là khâu tiếp xúc đầu tiên của khách hàng với ngân hàng, thủ tục đơn giản, nhanh gọn, không gây phiền hà cùng với thái độ phục vụ chuyên nghiệp, chu đáo tận tình của nhân viên ngân hàng sẽ tạo cho khách hàng tâm lý thoải mái, tạo niềm tin và hình ảnh tốt đẹp của ngân hàng trong mỗi khách hàng. Phục vụ tốt nhưng các cán bộ cũng phải tuân thủ quy chế, quy định cho vay nhằm đưa ra những quyết định hợp lý nhất. Thứ ba, Là uy tín của ngân hàng đối với khách hàng, sự hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm tín dụng mà ngân hàng cung cấp về quy mô, lãi suất, phí, thời gian phục vụ Thứ tư, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng, khả năng dự báo xu hướng tín dụng cũng như sự trung thực, chuyên nghiệp, nhanh nhẹn trong quá trình xử lý hồ sơ tín dụng. Ngoài ra khả năng ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong quá trình cung cấp tín dụng nhằm rút ngắn thời gian phục vụ nhưng vẫn đảm bảo thu thập, lưu trữ đầy đủ thông tín giúp ngân hàng khai thác, phát hiện và ngăn ngừa rủi ro. Thứ năm, Là việc phối hợp tốt giữa các cơ quan chức năng: công chứng, trung tâm giao dịch đảm bảo, các tổ chức, đoàn thể để làm tốt công tác cho vay. 1.2.3.2. Các chỉ tiêu định lượng Chất lượng tín dụng cá nhân là một phần của chất lượng tín dụng, vì vậy chất lượng tín dụng cá nhân cũng có những chỉ tiêu đo lường tín dụng nói chung, ngoài ra còn có những chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng khác. Cụ thể là: - Tỷ lệ nợ khó đòi TrườngTỷ lệ nợ khó đòi làĐại tỷ lệ các họckhoản nợ phảiKinh thu quá hạntế thanh Huế toán, hoặc nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách hàng nợ không có khả năng thanh toán trên tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng. Tỷ lệ nợ khó đòi(%) = 28
  40. - Lợi nhuận từ hoạt động cho vay Hoạt động tín dụng tuy chứa nhiều rủi ro nhưng là hoạt động mang lại thu nhập chính cho ngân hàng. Do vậy chất lượng tín dụng được nâng cao chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng. Lợi nhuận từ hoạt động cho vay là chỉ tiêu cần thiết để đo khả năng sinh lời của ngân hàng do hoạt động tín dụng mang lại. Chính vì vậy, ngoài việc giảm tỷ lệ nợ quá hạn,tỷ lệ nợ xấu ngân hàng còn phải tăng được Lợi nhuận từ hoạt động cho vay. 1.2.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cá nhân Chất lượng tín dụng là kết quả của cả một quá trình tính từ khi khoản tín dụng được ngân hàng xét duyệt, phát ra cho đến khi được thu hồi. Trong quá trình đó có rất nhiều những tác động gây rủi ro dẫn đến việc việc ngân hàng không thu hồi được vốn và phải chịu thua thiệt. Để quản ly chất lượng tín dụng đòi hỏi phải hiểu rõ về các nhân tố gây ảnh hưởng tới nó. 1.2.4.1. Các nhân tố thuộc về phía ngân hàng: Đây là những nhân tố thuộc về bản thân nội tại ngân hàng liên quan đến sự phát triển của ngân hàng trên tất cả các mặt ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng:  Chiến lược phát triển của ngân hàng: Chiến lược phát triển của ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu ngân hàng xây dựng được một chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp thì sẽ đảm bảo cho ngân hàng phát triển bền vững. Ngược lại, nếu ngân hàng xây dựng chiến lược không phù hợp có thể dẫn đến khó khăn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Trường Chính sách tín dụng:Đại học Kinh tế Huế Chính sách tín dụng của ngân hàng là hệ thống các biện pháp liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng. Chính sách tín dụng có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại của một ngân hàng. Nếu xây dựng một chính sách tín dụng đúng đắn thì thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo cho khả năng sinh lời của hoạt động tín 29
  41. dụng. Nếu một ngân hàng muốn có chất lượng tín dụng cao thì phải xây dựng một chính sách tín dụng phù hợp với bản thân ngân hàng.  Chất lượng nhân sự: Kinh tế càng phát triển cạnh tranh ngày càng gay gắt thì yêu cầu trình độ người lao động ngày càng cao. Đội ngũ cán bộ ngân hàng có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có đạo đức, có năng lực trong việc quản lý, thẩm định và có các biệp pháp mang lại hiệu quả cao trong việc thu hồi nợ vay sẽ giúp ngân hàng tránh được những rủi ro trong hoạt động tín dụng.  Quy trình tín dụng: Chất lượng tín dụng phụ thuộc vào việc lập ra một quy trình tín dụng đảm bảo và thực hiện tốt các bước trong quy trình tín dụng cũng như sự phối hợp chặt chẽ giữa các bước. Quy trình tín dụng gồm 3 giai đoạn chính: - Xét đề nghị vay của khách hàng và thực hiện cho vay: Ở giai đoạn này chất lượng tín dụng phụ thuộc vào công tác thẩm định khách hàng, thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh và việc chấp hành các quy định về điều kiện thủ tục cho vay. - Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay: việc kiểm tra, giám sát mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng sẽ giúp ngân hàng hạn chế được các khoản vay không sử dụng đúng mục đích, những khoản vay tiềm ẩn nhiều rủi ro - Thu nợ và thanh lý: sự linh hoạt của ngân hàng trong việc thu nợ sẽ giúp ngân hàng giảm được những rủi ro, hạn chế những khoản nợ quá hạn, nâng cao chất lượng tín dụng Trường Mô hình tổ chức Đại quản lý của học ngân hàng: Kinh tế Huế Ngân hàng có một cơ cấu tổ chức khoa học sẽ đảm bảo được sự phối hợp chặt chẽ giữa các cán bộ nhân viên, phòng ban trong ngân hàng, giữa các ngân hàng với nhau tạo điều kiện cho ngân hàng đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng. Đồng 30
  42. thời giúp ngân hàng quản lý tốt các khoản vốn huy động cũng như khoản cho vay từ đó nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.  Thông tin tín dụng: Trong hoạt động ngân hàng thông tin tín dụng hết sức cần thiết và là cơ sở để xem xét quyết định cho vay và theo dõi, quản lý khoản cho vay với mục đích đảm bảo an toàn và hiệu quả. Thông tin càng đầy đủ và chính xác thì khả năng ngừa rủi ro càng lớn, chất lượng tín dụng càng cao.  Kiểm soát nội bộ: Thông qua kiểm tra kiểm soát giúp lãnh đạo ngân hàng nắm được tình hình hoạt động kinh doanh đang diễn ra, từ đó giúp lãnh đọa ngân hàng có đường lối, chủ trương phù hợp để giải quyết những khó khăn, vướng mắc, phát huy những nhân tố thuận lợi để nâng cao chất lượng tín dụng.  Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng: Với sự phát triển của công nghệ thộng tin hiện nay, các trang thiết bị tin học đã giúp ngân hàng thu nhận và xử lý thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác, từ đó có những quyết định đúng đắn không bỏ lỡ thời co trong kinh doanh, giúp cho quá trình quản lý tiền vay và thanh toán được thuận tiện. 1.2.4.2. Các nhân tố thuộc về phía khách hàng  Năng lực của khách hàng Năng lực của khách hàng là nhân tố quyết định đến việc khách hàng sử dụng vốnTrường vay có hiệu quả hay Đại không. học Kinh tế Huế Đối với những khoản vay sản xuất kinh doanh, nếu năng lực của khách hàng yếu kém thì sẽ dễ dàng bị gục ngã trong cạnh tranh, từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng dẫn đến chất lượng tín dụng ngân hàng giảm. Ngược lại năng lực khách hàng cao thì khả năng cạnh tranh trên thị trường lớn, vốn vay sử dụng có hiệu quả. 31
  43. Đối với khách hàng tiêu dùng, năng lực khách hàng thể hiện ở việc khách hàng có nguồn thu nhập ổn định, biết phân phối thu nhập cho việc chi tiêu hàng ngày cũng như việc trả nợ cho ngân hàng.  Rủi ro trong công việc kinh doanh của khách hàng Trong sản xuất kinh doanh, rủi ro phát sinh dưới nhiều hình thức khác nhau sẽ dẫn đến lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh giảm từ đó sẽ ảnh hưởng đến việc trả nợ ngân hàng, làm cho chất lượng tín dụng giảm.  Sự trung thực của khách hàng Sự trung thực của khách hàng ảnh hưởng lớn tới chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu khách hàng không cung cấp các số liệu trung thực sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt mục đích sử dụng vốn, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình thu nhập,cũng như việc quản lý vốn vay của khách hàng để qua đó có thể đứa đến quyết định đúng đắn.  Tài sản đảm bảo: Ngay từ đầu, tất cả các khoản cho vay phải có 2 phương án trả nợ tách biệt. Nếu nguồn thu nhập ổn địn thì khách hàng sử dụng nguồn thu đó để trả nợ cho ngân hàng nếu có vấn đề về nguồn thu nhập khách hàng lấy tài sản đảm bảo của họ trả nợ thay hay đi vay để trả nợ. Việc xem xét quyền sở hữu hợp pháp của tài sản đảm bảo là một trong những yếu tố quan trọng để ngân hàng ra quyết định cho vay đồng thời nó cũng là mối quan hệ ràng buộc đối với khách hàng trong việc sử dụng hợp lý 1.2.4.3. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường hoạt động của ngân hàng Trường Môi trường kinh Đại tế học Kinh tế Huế Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong một nền kinh tế thì đều chịu ảnh hưởng từ sự ổn định hay bất ổn định từ môi trường kinh tế đó. Sự tồn tại và phát triển của cả ngân hàng hay cá nhân đều chịu tác động rất nhiều từ sự biến động của môi trường kinh tế. 32
  44. Khi nền kinh tế ở thời kỳ hưng thịnh, tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, người dân yên tâm về mức thu nhập của họ trong tương lai, nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng lên do đó NHTM có cơ hội phát triển tín dụng cá nhân. Ngược lại, khi kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, mất ổn định thì phần lớn người dân chỉ mong muốn đảm bảo được cuộc sống bình thường mà không nghĩ tơi các nhu cầu cao hơn hoặc e ngại việc không đủ khả năng trả nợ. Không chỉ môi trường kinh tế trong nước thay đổi sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng cho vay mà môi trường kinh tế thế giới thay đổi cũng tác động tới chất lượng cho vay. Con người là cái gốc của xã hội, để xã hội tồn tại và phát triển phải có hoạt động của con người. Trong từng giai đoạn lịch sử khác nhay, con người có trình độ nhận thức và quan niệm về đạo đức khác nhau. Đối với hoạt động của ngân hàng thì vấn đề về đạo đức và trình độ dân trí đều được coi trong. Bởi đạo đức có liên quan tới chất lượng tín dụng trong trường hợp lợi dụng lòng tin để lừa đỏa hoặc do trình độ dân trí chưa cao kém hiểu biết nên không hiểu đúng, đủ pháp luật và bản chất hoạt động của ngân hàng để từ đó khách hàng có trách nhiệm trả đúng và trả đủ nợ gốc và lãi vay  Môi trường luật pháp Ngân hàng là trung gian tài chính nắm giữ một khối lượng vốn và tài sản rất lớn trong nền kinh tế, do đó hoạt động ngân hàng chịu sự kiểm soát chặt chẽ của luật pháp cũng như các cơ quan chức năng. Điều naỳ không chỉ làm đảm bảo an toàn cho ngân hàng mà còn cho khách hàng thực hiện giao dịch cũng như ổn định cho toàn bộ nền kinh tế. Mỗi quốc gia khác nhau có những quy định khác nhau về tổTrường chức hoạt động của ngânĐại hàng chọcũng như ho ạtKinh động cho vaytế KHCN. Huế Nếu các quy đó hợp lý chạt chẽ , đầy đủ và chồng chéo lên nhau thì sẽ tạo điều kiện cho hoạt động của ngân hàng và hoạt động mở rộng cho vay khách hàng cá nhân. Hệ thống các văn bản, các quyết định có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay của ngân hàng nói chung và của KHCN nói riêng. Hệ thống luật pháp ổn định, 33
  45. hoàn thiện sẽ thúc đẩy cho vay KHCN đồng thời là cơ sở nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ tài chính chất lượng cao cho dân cư, đảm bảo mối quan hệ hợp tác giữa ngân hàng với khách hàng.  Môi trường văn hóa xã hội Những yếu tố của môi trường văn hóa xã hội như: lối sống, thói quen, tập quán xã hội, thị yếu ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa ra các hình thức cho vay đối với KHCN của ngân hàng. Ở nơi mà có thói quen chi tiêu nhiều hơn tiết kiệm thì họ thường có xu hướng vay tiêu dùng và vay phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh nhiều hơn các nơi khác.  Sự phát triển của khoa học kỹ thuật Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, đã tạo điều kiện cho nhiều ngành, lĩnh vực khác phát triển với quy mô toàn cầu, trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Với sự phát triển của khoa học, công nghệ việc xử lý giao dịch của ngân hàng trở nên nhanh chống và dễ dàng hơn, đồng thời các nghiệp vụ được xử lý theo quy trình chặt chẽ do máy móc thực hiện thay cho lao động thủ công.  Đối thủ canh tranh Đối thủ cạnh tranh luôn là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển hoạt động kinh doanh của mọi thành phần doanh nghiệp. Do đó, trong lịch vực ngân hàng thì sự cạnh tranh về lãi suất, sản phẩm, chính sách tín dụng của các ngân hàng khác sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cho vay của KHCN của một ngân hàng Sự canh tranh giữa các ngân hàng là một cuộc đua trong đó yếu tố năng lực nội tại của bản thân mỗi ngân hàng là nền tảng, ngoài ra để khẳng định vị thế của mìnhTrường thì trên nền tảng đó,Đại mỗi ngân học hàng c ầnKinh tạo ra được tế sự khác Huế biệt vượt trội trong chính sách, sản phẩm, dịch vụ, khách hàng mục tiêu so với đối thủ khác. Chính sự khác biệt vượt trội này góp phần tích cực trong công cuộc phát triển tín dụng cá nhân của mỗi ngân hàng. 34
  46. CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI BẮC Á - CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ GIỚI THIỆU VỀ BACA BANK - CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Giới thiệu về Bắc Á - Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Bắc Á - Chi nhánh Thừa Thiên Huế Đia chỉ: số 6B Lý Thường Kiệt, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế Ngày 26/04/2010, Ngân hàng TMCP Bắc Á tổ chức lễ khai trương chi nhánh Huế tại 86 Nguyễn Huệ ( TP Huế) . Đây là chi nhánh thứ 14 và là điểm giao dịch thứ 53 của Ngân hàng TMCP Bắc Á trên cả nước. Sáng ngày 16/6/2020, Ngân hàng TMCP Bắc Á - Chi nhánh Thừa Thiên Huế tưng bừng khai trương trụ sở mới tại số 6B Lý Thường Kiệt, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại hơn. Trước đó, văn phòng Chi nhánh được đặt tại 86 Nguyễn Huệ, thành phố Huế. Sau hơn 10 năm hoạt động, Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã tạo được ấn tượng và đưa thương hiệu Bắc Á đến gần với khách hàng. Chi nhánh hoạt động với các sản phẩm và dịch vụ là huy động vốn bằng VNĐ, ngoại tệ, mua bán ngoại tệ, cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, chuyển tiền, thanh toán quốc tế, dịch vụ thẻ bảo lãnh, ủy thác, chiết khấu các thương phiếu, dịch vụ thanh toán khác Sau 10 năm có mặt tại thành phố Huế, Bắc Á đã góp phần mở rộng mạng lưới lanTrường tỏa tới một trong nh Đạiững thành họcphố trọng điKinhểm của khu tếvực mi Huếền Trung. Cùng với việc không ngừng củng cố bộ máy tổ chức, nhân sự, hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh doanh được Ban Lãnh đạo ngân hàng giao nhiệm vụ, đóng góp vào thành tích kinh doanh chung của toàn hệ thống, Bắc Á - Thừa Thiên Huế tự hào là một trong những chi nhánh có kết quả kinh doanh ấn tượng, luôn được khách hàng tin tưởng lựa chọn, của Ngân hàng Bắc Á 35
  47. 2.1.2.Cơ cấu tổ chức và quản lý của Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á – chi nhánh Thừa Thiên Huế 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức và quản lý của Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á – chi nhánh Thừa Thiên Huế Cơ cấu tổ chức luôn đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ một đơn vị tổ chức nào, thông qua đó ban lãnh đạo có thể kiểm tra, giám sát hoạt động của đơn vị mình từ đó đưa ra hướng chỉ đạo đúng đắn. Cùng với sự phát triển chung của đất nước, ngành Ngân hàng và của NHTMCP Bắc Á, trong quá trình hoạt động của mình, bên cạnh việc thực hiện có hiệu quả các chiến lược kinh doanh, Ngân hàng hết sức quan tâm đến công tác tổ chức cán bộ, tạo điều kiện thu gọn bộ máy, giảm chi phí quản lý, góp phần thực hiện kế hoạch tài chính của ngân hàng. Trường Đại học Kinh tế Huế Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức và quản lý của Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á- chi nhánh Thừa Thiên Huế (Nguồn: Phòng Kế hoạch Tài chính – Bắc Á- Thừa Thiên Huế) 36
  48. 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban của Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á – chi nhánh Thừa Thiên Huế Chi nhánh Thừa Thiên Huế thực hiện toàn bộ các chức năng kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng theo luật các tổ chức tín dụng, gồm: Nhận tiền gửi tiền đồng và ngoại tệ, cho vay ngắn hạn trung dài hạn các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các nghiệp vụ bão lãnh các loại, thanh toán chuyển tiền trong nước, thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thẻ, cho trả kiều hối - Giám đốc chi nhánh: trực tiếp điều hành hoạt động hàng ngày của chi nhánh, chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng tài sản an toàn, chịu trách nhiệm trước giám đốc NHTMCP Bắc Á- chi nhánh hà nội và trước pháp luật về mọi mặt trong điều hành. - Phó giám đốc: tổ chức, quản lý điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của chi nhánh theo phân công của Giám đốc Chi nhánh, tuân thủ các quy định, quy trình, quy chế trong mọi hoạt động; đảm bảo cung cấp các sản phẩm, dịch vụ theo đúng tiêu chuẩn của Ngân hàng đồng thời hoàn thành mọi chỉ tiêu được giao. - Phòng Dịch Vụ khách hàng: Thực hiện việc thiết lập, duy trì và mở rộng quan hệ khách hàng, trực tiếp tiếp thị, chăm sóc, duy trì và phát triển quan hệ của ngân hàng với khách hàng. Phối hợp với các phòng ban đảm bảo cung ứng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng - Phòng kinh doanh: Là bộ phận tham mưu giúp việc cho giám đốc về công tác bán sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng (cho vay, bảo lãnh, các hình thức cấp tín dụng khác, huy động vốn trên thị trường ) công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm, phat triển thị trường; công tác xây dựng và phát triển mối quan hệ khách hàng.Trường Chịu trách nhiệm trưĐạiớc giám họcđốc về các Kinhhoạt dộng đó trongtế nhiHuếệm vụ và thẩm quyền được giao - Phòng thẩm định: Chịu trách nhiệm thẩm định tính chính xác và khả thi của hồ sơ mà phòng kinh doanh đưa lên, xem xét tính phù hợp của mục đích/ phương 37
  49. pháp vay vốn theo quy định của Ngân hàng với từng sản phẩm, thời kỳ và phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành. - Phòng hành chính- kế toán: Quản lý, thực hiện các chế độ, chính sách có liên quan đến người lao động. Thực hiện công tác hành chính (quản lý con dấu, văn thư, in ấn, lưu trữ, bảo mật ), công tác hậu cần. - Phòng giao dịch: Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi, rút tiền , các nghiệp vụ liên quan đến quá trình thanh toán thu chi theo yêu cầu của khách hàng, tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, hạch toán chuyển khoản giữa ngân hàng và khách hàng và các dịch vụ thành toán khách. Ngoài ra còn có nghiệp vụ giải ngân các hợp đồng tín dụng trên cơ sở hồ sơ đã duyệt. 2.1.2.3. Hoạt động kinh doanh chủ yếu - Huy động gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của cá nhân và đơn vị bằng VNĐ, ngoại tệ . Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định của nhà nước. - Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi; cho vay sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VNĐ, ngoại tệ với các điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản. - Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế. - Thực hiện giao dịch kí quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước. - Các nghiệp vụ bão lãnh trong và ngoài nước. Trường- Dịch vụ tài chính Đại trọn gói họchỗ trợ du hKinhọc. Tư vấn đtếầu tư tàiHuế chính- tiền tệ. Dịch vụ đa dạng về địa ốc; 2.1.3. Tình hình lao động của Bắc Á- chi nhánh Thừa Thiên Huế Nguồn nhân lực là yếu tố quan trong nhất quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp nói chung và bản thân ngân hàng nới riêng. Kinh doanh 38
  50. về dịch vụ tài chính, hơn ai hết Ngân hàng TMCP Bắc Á- chi nhánh Thừa Thiên Huế hiểu rằn yếu tố con người là điều kiện tiên quyết tạo nên thành công của ngân hàng. Tình hình lao động qua 3 năm 2017-2019 được trình bày ở bảng sau Bảng 2.1: Tình hình lao động của Bắc Á - Chi nhánh Thừa Thiên Huế Đơn vị: Người Năm So sánh 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 SL % SL % SL % +/- % +/- % Chỉ tiêu Theo giới tính Nam 12 41,38 12 38,71 14 40 0 0 2 16,67 Nữ 17 58,62 19 61,29 21 60 2 11,76 2 10,53 Theo trình độ Trên Đại học 4 13,79 4 12,90 5 14,29 0 0 1 25 Đại học 20 68,97 22 70,97 25 71,43 2 10 3 13,64 Trung cấp, cao đẳng 2 6,90 2 6,45 2 5,71 0 0 0 0 Đào tạo khác 3 10,34 3 9,68 3 8,57 0 0 0 0 Tổng số 29 100 31 100 35 100 2 6,89 4 12,9 (Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính Bắc Á - Chi nhánh Thừa Thiên Huế) Qua bảng số liệu ta thấy thời gian qua ngân hàng TMCP Bắc Á – chi nhánh Huế rất quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là trong thời gian đầu xây dựng. Trên đà phát triển quy mô kinh doanh và để đạt được mục tiêu đáp ứng tốt nhất mong muốn khách hàng, nhu cầu tuyển dụng cán bộ công nhân viên của chi nhánhTrường nhánh cũng tăng Đạilên và qua họcba năm 2017 Kinh-2019 thì không tế hềHuếgiảm. Số lượng nhân viên tăng nhưng chi nhánh luôn đảm bảo công tác tuyển dụng khách quan, công tác đào tạo lại có hiệu quả để năng lực cán bộ luôn ở mức cao. Năm 2017, Bắc Á - Chi nhánh Thừa Thiên Huế có tổng số nhân viên là 29 người, trong đó số nhân viên nữ nhiều hơn so với nhân viên nam. Cụ thể có 17 nhân viên là nữ và 12 nhân viên nam, chiếm tỷ lệ lần lượt là 58,62% và 41,38% 39
  51. Đến năm 2018, số lượng nhân viên đã tăng lên 2 người, với 31 nhân viên, tức tăng 6,89% so với năm 2017, trong đó tỷ lệ nữ thay đổi nhưng vẫn lớn hơn tỷ lệ nam, nhân viên nữ chiếm 61,29%, nhân viên nam chiếm 38,71% Năm 2019, số lượng nhân viên Bắc Á - Chi nhánh Thừa Thiên Huế tăng lên 4 nhân viên, tăng 12,9% so với năm 2018, trong đó số nhân viên nữa chiếm 60% và nhân viên nam chiếm 40%. Có thể thấy sự chênh lệch tỷ trọng nam nữa khá rõ rệt. Trong hoạt động ngân hàng nhân viên nưa thường có ưu thế hơn nam bởi các giao dịch luôn đòi hỏi sự nhẹ nhàng, khéo léo, kỹ năm giải quyết vấn đề một các uyển chuyển, đặc biệt là các bộ phận gia dịch viên, tư vấn, hành chính Xét theo trình độ chuyên môn, qua 3 năm, tỷ lệ nhân viên có trình độ Đại học luôn chiếm tỷ lệ rất cao, luôn đạt trên 70%. Số lao động còn lại có trình độ trung cấp, cao đẳng và lao động phổ thông chiếm tỷ trọng thấp dưới 10%. Với đội ngũ nhân viên được trang bị kiến thức, có trình độ cao, là nền tảng vững chắc cho việc phát triển kinh doanh của Ngân hàng. Các nhân viên của Bắc Á - Chi nhánh Thừa Thiên Huế luôn được khuyến khích trong việc học tập nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng nghiệp vụ. Hầu hết các nhân viên đều là những người trẻ tuổi, năng động nên ngoài việc làm tốt công tác tại cơ quan, họ luôn cố gắng để nâng cao hơn nữa trình độ của mình với mong muốn bổ sung kiến thức, tìm cơ hội thăng tiến, phát triển sự nghiệp. 2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bắc Á- chi nhánh Thừa Thiên Huế 2.1.4.1. Tình hình nguồn vốn của Bắc Á - Chi nhánh Thừa Thiên Huế Huy động vốn luôn đóng vai trò then chốt trong hoạt động kinh doanh của ngânTrường hàng thương mại bĐạiởi vì đó là học bước khở i Kinhđầu là cơ sở chotế các Huế hoạt động khác. Do đó công tác huy động vốn luôn được chi nhánh chú trọng và xem là một trong những nhiệm vụ chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của mình. Trong những năm qua mặc dù hoạt động trên địa bàn có nhiều khó khăn do nền kinh tế tỉnh chưa phát triển nên nguồn vốn tích lũy trong cộng đồng dân cư 40
  52. cũng như trong các doanh nghiệp không nhiều , trong khi đó địa bàn lại có nhiều ngân hàng khác thành lập chi nhánh mới. Do đó các ngân hàng thương mại đã tìm mọi biện pháp để đẩy mạnh nguồn vốn huy động làm cho sự canh tranh ngày càng gay gắt, tạo nên một cuộc đua về lãi suất và các chính sách khuyến mãi giữa ngân hàng.Trong bối cảnh đó chi nhánh đã tiên phong trong việc can thiệp và hỗ trợ thị trường một cách toàn diện, giảm lãi suất phù hợp với chuyển biến của nên kinh tế, sử dụng linh hoạt các chính sách thu hút, chăm sóc khách hàng hợp lý, kết hợp việc triển khai thêm nhiều sản phẩm huy động mới, tích cực tìm kiếm, phát triển khách hàng là các tổ chức kinh tế , định chế tài chính. Vì vậy chi nhánh đã duy trì và đạt được tốc độ tăng trưởng huy động vốn cao. Bảng 2.2: Nguồn vốn huy động tại Bắc Á – chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2019 Đơn vị tính: Tỷ đồng So sánh 2017 2018 2019 Chỉ tiêu 2018/2017 2019/2018 SL SL SL +/- % +/- % Phân loại theo thành phần kinh tế HĐV Định chế tài chính 89,5 95,7 91,2 6,2 6,93 -4,5 -4,7 HĐV Tổ chức kinh tế 189,4 237,2 296,7 47,8 25,24 59,5 25,1 HĐV Dân cư 262,5 289,6 389 27,1 10,32 99,4 34,3 Phân loại theo tiền tệ VND 474,2 563,9 715,7 89,7 18,9 151,8 26,9 Ngoại tệ 67,2 58,6 61,2 -8,6 -12,8 2,6 4,4 Phân loại theo kỳ hạn TGTTTrường Đại học51,6 Kinh57,2 73,4 tế5,6 10,9Huế16,2 28,3 TG có kỳ hạn dưới 1 năm 362,6 387,1 459,5 24,5 6,3 72,4 18,7 TG có kỳ hạn từ hạn từ 1 năm trở lên 127,2 178,2 244 51 40,1 65,8 36.9 Tổng nguồn vốn huy động 541,4 622,5 776,9 81,1 14,98 154,4 24,8 (Nguồn: Phòng Kế hoạch Tài chính – Bắc Á- Thừa Thiên Huế) 41
  53. - Phân loại theo đối tượng: Bắc Á– Chi nhánh Thừa Thiên Huế thực hiện huy động vốn từ 3 nguồn chủ yếu, bao gồm định chế tài chính, tổ chức kinh tế và dân cư. Trong đó, nguồn huy động chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn là dân cư, luôn chiếm trên 50% tổng nguồn vốn huy động. - Phân loại theo loại tiền: Huy động vốn từ VNĐ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh (khoảng 90%), nếu chỉ tính huy động VNĐ trên địa bàn thi cuối năm 2019 đạt 715,7 tỷ đồng, tăng 151,8 tỷ đồng với tỷ lệ 26,9% so với cuối năm 2018. Huy động vốn bằng ngoại tệ đạt 61,2 tỷ đồng, tăng 2,6 tỷ đồng (4,4%) so với năm 2018. - Phân loại theo kỳ hạn: Tài khoản thanh toán (Huy động vốn không kỳ hạn) năm 2019 đạt 73,4 tỷ đồng, tăng 16,2 tỷ đồng (+28,3%) so với năm 2018. Tiền gửi không kỳ hạn chiếm 9,4% tổng nguồn vốn. Huy động vốn có kỳ hạn dưới 1 năm năm 2018 đạt 387,1 tỷ đồng tăng 24,5 tỷ đồng tương ứng 6,3% so với năng 2017, đến năm 2019 đạt 459,5 tỷ đồng tăng đến 72,4 tỷ đồng tương ứng tăng 18,7% Huy động vốn có kỳ hạn từ 1 năm trở lên tăng đều qua các năm, cụ thể năm 2018 đạt 178,2 tỷ đồng tăng 51 tỷ đồng tương ứng tăng 40,1%, đến năm 2019 huy động vốn đạt 244 tỷ đồng tăng 65,8 tỷ đồng tương ứng tăng 36,9% 2.1.4.2. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Bắc Á - chi nhánh Thừa ThiênTrường Huế Đại học Kinh tế Huế Kết quả kinh doanh và biến động tăng giảm của các khoản mục trong kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bắc Á – chi nhánh Thừa Thiên Huế được trình bày ở bảng sau, cho thấy sự gia tăng đáng kể thu nhập cũng như lợi nhuận trước thuế của ngân hàng. 42
  54. Bảng 2.3: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Bắc Á - CN Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 - 2019 Đơn vị tính: Triệu đồng 2018/2017 2019/2018 Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 +/- % +/- % Tổng thu nhập 75.695 79.962 88.666 4.267 5,6 8.704 10,9 Tổng chi phí 61.137 67.368 70.518 6.231 10,2 3.150 4,7 Lợi nhuận trước thuế 14.558 12.594 18.148 -1.964 -13,5 5.554 44,1 (Nguồn: Phòng Kế hoạch Tài chính Bắc Á – Chi nhánh Thừa Thiên Huế) Xét về thu nhập: Trong giai đoạn 2017 - 2019 ta có thể nhận thấy được sự tăng trưởng thu nhập rõ rệt qua từng năm. Năm 2017, tổng thu nhập của Bắc Á - Chi nhánh Thừa Thiên Huế đạt 75.695 triệu đồng thì đến năm 2018 tổng thu nhập tăng thêm 4.267 triệu đồng, tương ứng tăng 5,6% so với năm 2017. Bước sang năm 2019, tổng thu nhập của ngân hàng đạt 88.666 triệu đồng, tăng 8.704 triệu đồng tương ứng với mức tăng 10,9% so với năm 2019 . Điều này được lý giải chủ yếu do hoạt động kinh doanh vốn và tiền tệ năm 2019 của ngân hàng tạo được bước phát triển đột phá, tổng thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh vốn và tiền tệ tăng vượt bậc, bên cạnh đó khoản thu hoàn nhập dự phòng rủi ro tín dụng tăng gấp đôi so với năm 2018đã làm cho tổng thu nhập của ngân hàng giai đoạn 2018 - 2019 tăng. Nhìn chung cả giai đoạn thì tổng thu nhập của BIDV - Chi nhánh Thừa Thiên Huế luôn tăng nhưng với tốc độ không đều. TrườngXét về chi phí: Đại học Kinh tế Huế Có thể thấy được tổng chi phí có sự biến động cùng chiều với tổng thu nhập của ngân hàng. Năm 2018, tổng chi phí của ngân hàng tăng thêm 6.231 triệu đồng, tương đương tăng 10,2% so với năm 2017. Năm 2019, mức tăng thêm của tổng chi phí là 3.150 triệu đồng tương ứng tăng 4,7% so với năm 2018. Hai nguồn chiếm tỷ 43
  55. trọng cao nhất trong tổng chi phí của ngân hàng là chi trả lãi tiền gửi, tiền vay và chi phí nội bộ trong hệ thống. Việc tổng chi phí trong giai đoạn 2017 - 2019 có xu hướng tăng lên có thể lý giải vì 2 nguồn chiếm tỷ trọng lớn nhất này có xu hướng tăng nhanh qua mỗi năm theo sự tăng trưởng của ngân hàng. Xét về lợi nhuận trước thuế Nhìn chung qua ba năm, lợi nhuận trước thuế của BACA - Chi nhánh Thừa Thiên Huế có sự biến động tăng giảm không đều. Cụ thể, năm 2018, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 12.594 triệu đồng, đã giảm đi 1.964 triệu đồng so với năm 2017 (tương đương giảm 13,5%). Trong năm 2019, tổng lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 18.148 triệu đồng, tăng mạnh thêm 5.554 triệu đồng tương ứng tăng 44,1% so với năm 2018. Như vậy, trong giai đoạn 2017 - 2019, mặc dù trong nền kinh tế cạnh tranh ngày càng gay gắt nhưng Bắc Á - Chi nhánh Thừa Thiên Huế vẫn giữ vững được vị thế của mình. 2.1.4.3. Tình hình dư nợ phân theo kì hạn của Bắc Á - chi nhánh Thừa Thiên Huế Bảng 2.4 : Dư nợ cho vay theo kỳ hạn Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 +/- % +/- % Dư nợ tín dụng cuối kỳ 579,2 753,1 991,5 173,9 30 238,4 31,7 Dư nợ cho vay ngắn hạn 312,8 381,5 398,0 68,7 22 16,5 4,3 Dư nợ cho vay trung hạn 86,88 112,07 119,6 25,2 29 7,53 6,7 DưTrường nợ cho vay dài hạn Đại179,6 học259,5 Kinh473,9 79,9 tế44,5 Huế214,4 82,6 (Nguồn: Phòng Kế hoạch Tài chính Bắc Á – Chi nhánh Thừa Thiên Huế) Trong tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh, cho vay trung dài hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2017, dư nợ trung và dài hạn chiếm 46% nhưng đến năm 2019 con số này đã tăng thành 60%/ tổng dư nợ. Nguyên nhân là di năm 2019 chi nhánh tập 44
  56. trung cho vay một số dự án dài hạn lớn . Mặt khác, chi nhánh tích cực đẩy mạnh cho vay cá nhân tiêu dùng chủ yếu cũng là cho và trung hạn, dài hạn, điều này đã làm cho tỷ trọng tín dụng trung dài hạn tăng lên so với năm 2017 về cả tuyệt đối lẫn tương đối. Bên cạnh cho vay trung và dài hạn, dư nợ ngắn hạn của chi nhánh cũng được tăng trưởng liên tục từ 2017 đến 2019, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng chậm hơn. Năm 2017, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 312,8 tỷ đồng, chiếm 54% tổng dư nợ, đến năm 2018, con số này đạt là 381,5 tỷ đồng đã tăng 68,7 tỷ đồng so với năm 2018 tương ứng tăng 22%. Qua năm 2019 thì dư nợ ngắn hạn tiếp tục tăng nhẹ đạt 298,0 tỷ dồng tương ứng tăng 16,5 tỷ đồng, mặc dù có sự tăng trưởng nhưng dư nợ ngắn hạn chỉ chiếm 40% tổng dư nợ. Điều này có thể giải thích là do vốn vay ngắn chủ yếu để phục vụ nhu cầu vốn lưu động phục sản xuất kinh doanh của khách hàng. Mặc dù tập trung đẩy mạnh, tìm kiếm, mở rộng quan hệ tín dụng ngăn hạn vơi khách hàng nhưng do địa bàn nhỏ, lẻ, nhu cầu vốn vay không lớn nên chưa có nhiều dột biến, từ đó tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ chưa tăng trưởng mạnh. Từ đó có thể thấy trong những năm qua Bắc Á đãng rất chú trọng trong việc thay đổi cơ cấu dư nợ theo hướng tăng dần tỷ trọng nợ dài hạn và cân bằng dần so với nợ ngắn hạn, điều này sẽ giúp số dư nợ tín dụng của Bắc Á mang tính ổn định, bên vững hơn so với dư nợ ngắn hạn chiếm ưu thế. Nhìn chung hoạt động sử dụng vốn của chi nhánh đạt hiệu quả tốt, tuy nhiên nên chú trong đến công tác thu hồi nợ để chất lượng tín dụng đạt hiệu quả cao hơn. 2.2. Quy trình cho vay tại ngân hàng TMCP Bắc Á- chi nhánh Thừa ThiênTrường Huế. Đại học Kinh tế Huế Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn -Nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng: + Tư vấn, thương thảo điều kiện vay vốn Các cán bộ tín dụng( hoặc trưởng, phó phòng tín dụng) thực hiện giới thiệu, 45
  57. giải thích, tham vấn, thương thảo. Các trường hợp từ chối khách hàng cân phải có ý kiến của trưởng/ phó phòng tín dụng hoặc giám đốc/ phó giám đốc chi nhánh. + Nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn: Các loại giấy tờ trong hồ sở vay vốn Tránh tình trạng khách hàng phải giải trình, bổ sung hồ sơ và đi lại nhiều lần, khi nhận hồ sơ vay vốn cán bộ tín dụng phải kiểm tra sơ bộ các yếu tố: Bộ hồ sơ đủ loại và đủ số lượng theo yêu cầu, các loại giấy tờ có đủ chữ ký và dấu xác nhận của các cơ quan liên quan, các giấy tờ có phù hợp với nhau về nội dung. Khách hàng vay vốn lần đầu tại ngân hàng cần xuất trình giấy tờ các loại phản ánh tư cách pháp lý của bên vay, các lần tiếp theo khách hàng không phải lặp lại các giấy tờ này nữa nhưng phải bổ sung trong trường hợp có thay đổi. Để có thể theo dõi khách hàng được liên tục và giảm thời gian xem xét cho vay khi khách hàng có yêu cầu, cán bộ tín dụng cần có kế hoạch chủ động thu nhập các loại giây tờ phản ánh tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng một cách định kỳ, ít nhất một năm một lần. Do hồ sơ đảm bảo tiền vay đóng vai trò hết sức quan trọng trong trường hợp phải xử lý tài sản vì vậy cán bộ tín dụng cần hết sức thận trọng trong khâu kiểm định tính pháp lý và tính đủ của bộ hồ sơ. Bước 2: Thẩm định cho vay - Yêu cầu: Cán bộ tín dụng, trường, phó phòng tín dụng chịu trách nhiệm thực hiện bước thẩm định cho vay. - Trình tự thực hiện: Trường Cán bộ tín dụng Đạithực hiện thhọcẩm định vàKinh viết báo cáo tếthẩm đHuếịnh trình trưởng/ phó phòng tín dụng. Trường/ phó phòng tín dụng chịu trách nhiệm kiểm tra lại các thông tin nêu tại báo cáo thẩm định và hoặc là nhất trí các nội dung nêu tại báo cáo hoặc là đề nghị cán bộ tín dụng làm rõ hoặc bổ sung thêm một số nội dung hoặc là do nhận 46
  58. thấy báo cáo thẩm định không đạt yêu cầu hay những khoản vay quá phức tạp vượt khả năng làm việc của cán bộ tín dụng, giao cho cán bộ tín dụng khác thực hiện việc tái thẩm định khoản vay. Sau khi nhất trí với các thông tin nêu tại báo cáo thẩm định, tái thẩm địn( hoặc không nhất trí song đã có ý kiến nêu rõ tại báo cáo thẩm định, tái thẩm định) - Nội dung thẩm định: Thẩm định cho vay được thực hiện trên cơ sở 3 nguồn thông tin là: Hồ sơ tài liệu do khách hàng cung cấp; Khảo sát thực tế và các nguồn khác. - Lập tờ trình, báo cáo thẩm định/ tái thẩm định Cán bộ thẩm định có trách nhiệm lập tờ trình/ báo cáo thẩm định, tái thẩm định. Báo cáo thẩm định có thể được lập sau khi kết thúc quá trình thẩm định song cũng có thể song song với quá trình thẩm định khoản vay. Báo cáo thẩm định/ tái thẩm định thể hiện mạnh lạc, sạch sẽ không tẩy xóa, phản ánh trung thực các thông tin thu nhập, tổng hợp được. Trường hợp nhất thiết phải tái thẩm định, cán bộ thẩm định thực hiện các bước quy định đối với cán bộ tín dụng và có thể lựa chọn là lập báo cáo thẩm định riêng hoặc bổ dung ý kiến vào báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập Ý kiến của trưởng/ phó phòng tín dụng được nêu tại phần cuối của báo xáo thẩm định. Bước 3: Quyết định cho vay - Ra quyết định cho vay: Đồng ý cho vay: Trong trường hợp này, giám đốc/ phó giám đốc chi nhánh ghiTrường rõ đồng ý cho vay, cácĐại điều ki ệhọcn cho vay, Kinh kí tên, ghi ngày tế kí tênHuế và chuyển hồ sơ cho phòng tín dụng thực hiện các bước tiếp theo Từ chối cho vay: Trong trường hợp này, Giám đốc/ phó giám đốc chi nhánh ghi nội dung thông tin cần tìm tìm hiểu thêm và chuyển trả toàn bộ hồ sơ cho phòng tín dụng thực hiện các bước tiếp theo. 47
  59. - Thực hiện quyết định cho vay: Cán bộ tín dụng dự thảo và trình trưởng/ phó phòng tín dụng các văn bản Trưởng/ phó phòng tín dụng kiểm tra, kiểm soát, ký kiểm soát trên từng trang hợp đồng tín dụng, ký kiểm soát các công văn giấy tờ có liền quan do cán bộ tín dụng dự thảo và trình tiếp giám đốc/ phó giám đốc chi nhánh duyệt ký. Tùy tình hình thực tế, cán bộ tín dụng có thể lựa chọn tiến hành việc lấy chữ ký khách hàng trên hợp đồng trước hoặc sau khi trình kiểm soát Sau khi hợp đồng và các văn bản khác được duyệt ký, cán bộ tín dụng lấy số công văn, đóng dấu và gửi cho khách hàng theo quy định. - Trường hợp từ chối cho vay: Cán bộ tín dụng dự thảo thông báo trả lời từ chối khách hàng, nêu rõ lý do từ chối cho vay. Trình trưởng/phó phòng tín dụng hoặc giám đốc/ phó giám đốc chi nhánh duyệt ký. Gửi trả lại khách hàng toàn bộ các loại hồ sơ khách hàng đã cung cấp đính kèm bì thư, công văn từ chối. + Trường hợp bổ sung/ kiểm tra lại thông tin + Trường hợp thông qua hội đồng tín dụng cơ sở và trưng cầu thẩm định của bền thứ ba + Trường hợp trình Tổng giám đốc xét duyệt Bước 4: Quy trình phát tiền vay Trường- Nguyên tắc thực hiĐạiện học Kinh tế Huế Chỉ thực hiện phát tiền vay khi khách hàng thõa mãn đầy đủ các điều kiện quy định tại hợp đồng tín dụng. Thực hiện phát tiền vay theo tiến độn sử dụng tiền vay của khách hàng 48
  60. Có căn cứ chứng mình sử dụng vốn vay phù hợp với các thỏa thuận ghi tại hợp đồng tín dụng Trình tự thực hiện quy trình phát tiền: + Hướng dẫn, nhận hồ sơ phát tiền vay: Khi khách hàng yêu cầu phát tiền vay, tùy từng mục đích sử dụng vốn vay như đã thỏa thuận tại hợp đồng tín dụng, cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng thực hiện thủ tục phát tiền vay + Xét duyệt phát tiền vay Kiểm tra nội dung của giấy nhận nợ/ Yêu cầu phát tiền vay Kiểm tra các chứng từ kèm theo Sau khi kiểm tra kỹ các căn cứ rút vốn, cán bộ tín dụng ký trên giấy nhận nợ và ký nhận trên giấy yêu cầu phát tiền vay và trình trưởng/ phó phòng tín dụng duyệt. + Thực hiện phát tiền vay: Trường hợp chấp thuận phát tiền vay: cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ cho bộ phận kế toán để thực hiện phát tiền vay theo yêu cầu của khách hàng Theo dõi tình hình phát tiền vay: Sau khi phát tiền vay, cán bộ tín dụng phải thoe dõi số tiền trên máy có khớp với hồ sơ phát tiền vay Riêng đối với trường hợp khách hàng vay vốn để thanh toán L/C nhập khẩu, việc phát tiền vay sẽ được bộ phận thanh toán nhập khẩu thông báo cho bộ phận tín dụng. Bước 5: Quy trình kiểm tra sử dụng vốn vay Trường- Trình tự thực hi ệnĐại học Kinh tế Huế + Xây dựng kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay Căn cứ đặc thù cho vay trên địa bàn, phường phó phòng tín dụng chỉ đạo xây dựng kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay một số loại cho vay cơ bản. 49
  61. Kế hoạch sử dụng vốn vay phải được trưởng/ phó phòng tín dụng phê duyệt. Nội dụng bản kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay cần nêu rõ. + Thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay Cán bộ tín dụng chủ động thực hiện bản kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay. Trường hợp cần thiết, cán bộ tín dụng trình trưởng/ phó phòng tín dụng bổ sung lực lượng nhằm bảo đảm chất lượng kiểm tra sử dụng vốn vay được tốt nhất. + Lập biên bản và báo cáo kết quả kiểm tra sử dụng vốn vay: Bước 6: Quy trình thu hồi nợ - Nguyên tắc thực hiện Kiểm soát chặt chẽ mọi nguồn thu của khách hàng ddeee thu hồi nợ vay đúng hạn. Tích cực xử lý sớm mọi khoản vay có dấu hiệu trả nợ không đúng hạn -Trình tự thực hiện + Đôn đốc thu hồi nợ gốc và nợ lãi khi đến hạn. Tối thiểu trước 10 ngày đến hạn trả nợ đối với loại cho vay thông thường, cán bộ tín dụng thảo công văn gửi khách hàng thông báo về thời hạn trả nợ. Đồng thời gửi thông báo về thời hạn trả nợ cho khách hàng. + Thực hiện thu hồi nợ. Đến hạn trả nợ, cán bộ tín dụng phối hợp cùng bộ phận kế toán gửi phiếu tính lãi, nhắc số hợp đồng tín dụng cần thu nợ, bộ phận quỹ để thực hiện thu hồi nợ. Trường Chậm nhất sau Đại một ngày làmhọc việc kểKinhtừ khi thực tế hiện thuHuế nợ cán bộ tín dụng thu thập các chứng từ chứng minh việc trả nợ của khách hàng. Kiểm tra các thông tin liên quan trên máy tính nhằm xác định sự trùng khớp đúng với các thông tin lưu tại hồ sơ. + Chuyển nợ quá hạn. 50