Khóa luận Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác mỏ chì - kẽm Pác Ả đến môi trường xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn

pdf 76 trang thiennha21 13/04/2022 15430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác mỏ chì - kẽm Pác Ả đến môi trường xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_anh_huong_hoat_dong_khai_thac_mo_chi_kem.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác mỏ chì - kẽm Pác Ả đến môi trường xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  LƯƠNG ĐÌNH ĐỨC Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNGOẠT H ĐỘNG KHAI THÁC MỎ CHÌ KẼM PÁC Ả ĐẾN MÔI TRƯỜNG XÃ THƯỢNG QUAN, HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 - 2019 Thái nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  LƯƠNG ĐÌNH ĐỨC Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNGOẠT H ĐỘNG KHAI THÁC MỎ CHÌ KẼM PÁC Ả ĐẾN MÔI TRƯỜNG XÃ THƯỢNG QUAN, HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Lớp : LT K49 - KHMT Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Thị Huệ Thái nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng giúp học sinh, sinh viên củng cố, trau dồi kiến thức đã học tập được ở trên nhà trường. Đồng thời giúp cho sinh viên tiếp xúc, học hỏi và rút kinh nghiệm từ thực tế để trở thành một cán bộ tốt, có chuyên môn giỏi đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Nguyễn Thị Huệ đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo em trong qua trình em thực tập và hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp, em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Môi trường, trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dậy và trang bị cho em đầy đủ những kiến thức khi ngồi trên ghế nhà trường. Đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn tất cả các cô, các anh, các chị làm việc tại Công ty TNHH Thái Bắc đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian em thực tập tại công ty để em có được kết quả thực tập như hiện nay. Tuy nhiên trong quá trình thực tập và báo cáo em vẫn còn nhiều những sai sót do còn hạn chế về kiến thức, thiếu kinh nghiệm thực tế. Vì vậy em mong các thầy cô, các bạn đóng góp ý kiến và chỉ bảo để bài báo cáo của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Bắc Kạn, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Lương Đình Đức
  4. ii MỤC LỤC Phần 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 4 2.1.1. Cơ sở lý luận 4 2.1.1.1. Một số khái niệm 4 2.1.2. Nguồn gốc và thành phần của quặng chì – kẽm 5 2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài 6 2.3. Hiện trạngkhai thác và chế biến chì - kẽm trên thế giới và Việt Nam 7 2.3.1 Hiện trạngkhai thác và chế biến quặng chì – kẽm trên thế giới 7 2.3.2. Hiện trạng khai thác và chế biến chì – kẽm ở Việt Nam 8 2.3.3. Những ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản chì - kẽm đến môi trường 9 2.3.4. Phân bố và khai thác khoáng sản chì – kẽm ở Bắc Kạn 11 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG,NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 14 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 14 3.2. Địa điểm và thời gian 14 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 14 3.2.2. Thời gian nghiên cứu 14 3.3. Nội dung nghiên cứu 14
  5. iii 3.4. Phương pháp nghiên cứu 14 3.4.1. Phương pháp thu thập, phân tích số liệu thứ cấp 14 3.4.2. Phương pháp chuyên gia 15 3.4.3. Phương pháp khảo sát thực địa 15 3.4.4. Phương pháp phân tích, so sánh 15 3.4.6. Phương pháp lấy mẫu 18 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20 4.1 Điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 20 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 20 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 26 4.2. Đánh giá hiện trạng khai thác và chế biến tại mỏ chì – kẽm Pác Ả 30 4.2.1. Hiện trạng mỏ 30 4.2.2. Hoạt động tuyển quặng 36 4.3. Nguyên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác mỏ chì – kẽm Pác Ả đến môi trường 41 4.3.1. Ảnh hưởng đến môi trường đất 41 4.3.2. Ảnh hưởng đến môi trường không khí 43 4.3.3. Ảnh hưởng của nước thải đến môi trường 47 4.3.4. Hiện trạng tài nguyên sinh vật 56 4.3.5. sức khỏe cộng đồng 56 4.4. Thực trạng áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường 57 4.4.1. Biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng do chất thải rắn 57 4.4.2. Biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng do bụi, tiếng ồn, khí độc 57 4.4.3. Biện pháp giảm ảnh hưởng do nước thải 58 4.5. Đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng môi trường đất, nước, không khí khu vực mỏ 60 4.5.1. Giải ppháp kỹ thuật công nghệ 60
  6. iv 4.5.2. Đề xuất các giải pháp quản lý 62 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64 5.1. Kết luận 64 5.2. Kiến nghị 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
  7. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Kí hiệu viết tắt Tên kí hiệu 1 BTNMT Bộ tài nguyên môi trường 2 BOD (Biochemical Oxygen Demand) Nhu cầu oxy sinh học 3 COD (Chemical Oxygen Demand) Nhu cầu oxy hóa học 4 DO (Dissolve oxygen) Oxy hòa tan 5 TSS (Total Suspenđe Solid) Tổng chất rắn lơ lửng 6 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 7 QCVN Quy chuẩn Việt Nam 8 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 9 UBND Ủy ban nhân dân 10 GS Giáo sư 11 TS Tiến sĩ 12 KPHĐ Không phát hiện được
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Tổng hợp phương pháp phân tích 16 Bảng 3.2. Tổng hợp các phương pháp lấy mẫu 18 Bảng 3.3. Tổng hợp các vị trí lấy mẫu 19 Bảng 4.1: Giới hạn trên mặt mỏ Pác Ả 20 Bảng 4.2: Nhiệt độ trung bình tháng trong năm 2016 24 Bảng 4.3: Độ ẩm trung bình tháng trong năm 24 Bảng 4.4: Lượng mưa trung bình tháng 25 Bảng 4.5: Trữ lượng công nghiệp của mỏ chì, kẽm Pác Ả 31 Bảng 4.6: Các chỉ tiêu khoan nổ mìn 34 Bảng 4.7: Bảng thống kê các thiết bị được sử dụng trong quá trình đào lò 35 Bảng 4.8: Trang thiết bị điện dùng trong mỏ 40 Bảng 4.9: Kết quả phân tích chất lượng đất tại khu vực dự án 42 Bảng 4.10: Các nguồn gây ô nhiễm không khí trong hoạt động khai thác 43 Bảng 4.11: Ước tính lượng bụi sinh ra trong quá trình khai thác 1 năm 44 Bảng 4.12: Kết quả đo, phân tích, bụi, ồn trong khu vực mỏ 44 Bảng 4.13: Kết quả đo, phân tích khí thải ống khói 45 Bảng 4.14: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh 46 Bảng 4.15: Nguồn phát sinh nước thải do hoạt động khai thác 47 Bảng 4.16: Kết quả đo, phân tích nước thải hầm lò 49 Bảng 4.17: Kết quả phân tích nước tuyển quặng 51 Bảng 4.19: Kết quả đo, phân tích nước thải sinh hoạt của mỏ 54 Bảng 4.20: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại khu vực dự án 55
  9. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Các loại khoáng sản tỉnh Bắc Kạn 11 Hình 1.2: Phân bố quặng chì kẽm tỉnh Bắc Kạn 12 Hình 4.1: Vị trí dự án 21 Hình 4.2: Biểu đồ nhiệt độ trung bình tháng trong năm 2016 24 Hình 4.3: Biểu đồ độ ẩm trung bình tháng trong năm 2016 25 Hình 4.4: Biểu đồ lượng mưa trung bình tháng trong năm 2016 25 Hình 4.5: Cấu trúc cột thuốc nổ trong lỗ khoan 33 Hình 4.6: Sơ đồ công nghệ khai thác hầm lò kèm dòng thải và biện pháp giảm thiểu 34 Hình 4.7: Tóm tắt sơ đồ công nghệ chế biến tại dự án 36 Hình 4.8: Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại cải tiến 53 Bảng 4.18: Bảng biên chế lao động toàn mỏ 53 Hình 4.9: Sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt 59 Hình 4.10: Quy trình xử lý nước thải hầm lò 61 Hình 4.11: Mô hình xử lý nước thải hầm lò 61
  10. 1 Phần1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Hiện nay trong bối cảnh toàn cầu nói chung, cùng sự phát triển kinh tế - xã hội thì vấn đề môi trường ngày càng được quan tâm chú trọng, bởi lẽ môi trường có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới cuộc sống của con người, đây là một vấn đề lớn bởi vì nó không chỉ ảnh hưởng đến thế hệ hiện tại mà nó còn để lại những ảnh hưởng nặng nề cho thế hệ tương lai. Sự ô nhiễm, suy thoái và những sự cố môi trường diễn ra ngày càng ở mức độ cao, nguyên nhân trực tiếp là do hoạt động của con người tác động vào môi trường tự nhiên đặc biệt là hoạt động khai khoáng có những tác động tiêu cực tới môi trường sống của con người. Hoạt động khai thác khoáng sản ở nước ta hiện nay đang tăng trưởng cả về quy mô và việc áp dụng các công nghệ tiên tiến, góp phần quan trọng cho phát triển nền kinh tế đất nước. Tuy vậy hoạt động này đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh khu vực khai thắc và chế biến, gây ảnh hưởng mạnh mẽ và lâu dài. Biểu hiện rõ nhất là việc khai thác và sử dụng thiếu hiệu quả các nguồn khoáng sản tự nhiên gây tác động xấu tới chất lượng môi trường đất, nước, không khí, cảnh quan sinh thái môi trường, làm ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng đất, nước, tiềm ẩn nguy cơ tích tụ hoặc phát tán chất thải ra ngoài môi trường. Những hoạt động này đang phá vỡ mức cân bằng sinh thái đã được hình thành từ hàng chục triệu năm gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường, đã trở thành ván đề cấp bách hàng đầu mang tính chính trị xã hội của một quốc gia. Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm ở trung tâm vùng Đông Bắc có trữ lượng khoáng sản chì – kẽm thuộc loại lớn nhất Việt Nam. Trong đó, huyện Ngân Sơn là một trong những huyện có hoạt động khai thác chì – kẽm phát triển nhất với nhiều mỏ có trữ lượng lớn.
  11. 2 Hoạt động khai thác khoáng sản chì – kẽm trên địa bàn huyện Ngân Sơn trong những năm qua đã có những đóng góp tích cực vào ngân sách của địa phương, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống của nhân dân. Song bên cạnh đó, hoạt động khai thác cũng gây ảnh hưởng tới các thành phần của môi trường như không khí, đất đai, cảnh quan, nước mặt, nước ngầm, các vấn đề về kinh tế – xã hội Chính vì vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác mỏ kim loại chì – kẽm đến môi trường mang tính cấp thiết và đáp ứng yêu cầu thực tế hiện nay đó là gắn kết hài hòa giữ phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Mỏ chì – kẽm Pác Ả xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn nằm trong khu vực mỏ hiện đang có một số mỏ đang hoạt động như: Mỏ chì – kẽm Cốc Chặng, Cốc Lót, Sáo Sào, Nà Nọi, Tác động mạnh đến môi trường. Mỏ chì – kẽm Pác Ả có công suất khai thác tương đối lớn, kết hợp phương pháp khai thác cơ giới hóa với lao động thủ công. Xuất phát từ thực tế trên tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác mỏ chì – kẽm Pác Ả đến môi trường xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc ’Kạn ’ 1.2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá được hiện trạng khai thác tại mỏ chì– kẽm Pác Ả. - Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt đông khai thác mỏ chì – kẽm Pác Ả đến môi trường. - Phân tích và đánh giá tổng thể về các biện pháp và công trình bảo vệ môi trường mỏ đang áp dụng. - Đề xuất các được giải pháp nhằm cải thiện chất lượng môi trường đất, nước, không khí khu vực mỏ.
  12. 3 1.3. Ý nghĩa đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Áp dụng kiến thức đã học của nhà trường vào thực tế. - Nâng cao kiến thức thực tế. - Tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường. - Bổ xung tư liệu cho học tập. - Kết quả của đề tái là tài liệu tham khảo và là cơ sở khoa học cho các nghiêm cứu có liên quan. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đưa ra được các tác động đến môi trường của dự án mỏ chì – kẽm Pác Ả tới môi trường xung quanh, để từ đó giúp cho đơn vị tổ chức khai thác có các biện pháp quản lí, ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường, cảnh quan và con người. - Kết quả của đề tài là cơ sở cho cơ quan chức năng ở địa phương đưa ra những biện pháp quản lý môi trường có hiệu quả, phù hợp với các đặc thù tại khu vực mỏ Pác Ả. - Nâng cao nhận thức, tuyên truyển và giáo dục về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai khoáng. - Nâng cao chất lượng môi trường và người dân trên địa bàn.
  13. 4 Phần2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 2.1.1. Cơ sở lý luận 2.1.1.1. Một số khái niệm Một số khái niệm, thuật ngữ về môi trường sử dụng trong đề tài được hiểu theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 như sau: - Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. - Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác. - Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. - Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật. - Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng. - Chất gây ô nhiễm là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm. - Hệ sinh thái là hệ quần thể sinh vật trong một khu vực địa lý tự nhiwwn nhất định cùng tồn tại và phát triển, có tác động qua lại với nhau.
  14. 5 - Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường. - Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó. Theo luật khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010, khái niệm khai thác khoáng sản được hiểu: là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan. 2.1.2. Nguồn gốc và thành phần của quặng chì– kẽm Trong tự nhiên quặng chì khồn tồn tại dưới dạng riênh biệt mà chủ yếu là khoáng sản đa kim chì – kẽm. Khoáng vật chứa chì quan trọng nhất có giá trị kinh tế là galenite PbS (trong đó chì chiếm 8,6% khối lượng) và cerussute PbCO3. [12] Quặng chì chia ra hai loại: quặng sulfua và quặng oxit tùy thuộc vào dạng khoáng. Trong quặng chì – kẽm sulfua, khoáng chứa chì là galenite PbS, khoáng chứa kẽm là sfalezit ZnS. Trong quặng chì oxit, chì ở dạng khoáng cerussite PbCO3, kẽm ở dạng khoáng ZnCO3, các tạp chất cũng đều ở dạng cacbonat. Trên 95% lượng kẽm trên thế giới được sản xuất từ quặng sfalerit. Ngoài chì và kẽm, từ quặng chì – kẽm nguyên khai có thể lấy ra được một phần hoặc toàn bộ các nguyên tố Au, Ag, Cd, Se, Te, Ti, Ge, Bi, đồng thời còn có Sn, Cu, Ni, As, S, gallium, bismuth chúng được sử dụng rộng rãi trong việc mạ các chi tiết máy tinh vi, làm nguyên liệu phụ gia để tăng cao chất lượng của các hợp kim làm vật hấp thụ và phản quang nơtron trong các lò phản ứng hạt nhân [12] Vớ mục địc sử dụng tổng hợp, người ta tiến hành làm giàu quặng chì – kẽm bằng phương pháp tuyển nổi để thu được tinh quặng chì và tinh quặng
  15. 6 kẽm. Tinh quặng chỉ sau khi tuyển nổi thường chứa 44-75% Pb, 3,5 – 10% Zn, 0,5 – 4% Cu, 215% Fe, 0,5 – 5 SiO2.[12] 2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài - Luật Bảo vệ môi trường 2014 số 55/2014/QH13 ngày 01/01.2015; - Luật Khoáng sản số 60/2012/QH 12 ngày 17/11/2010; - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường; - Quyết định số 18/2013/QĐ-TTG ngày 29/03/2013 của Thủ tướng chính phủ về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản; - QVVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; - QCVN 09:2015-MT/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm; - QCVN 01-1:2018/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt; - QCVN 11-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp; - QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quang; - QCVN 03-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất; - Thông tư liên tịch số 36/TTLT-BYT-BQP ngày 17 tháng 10 năm 2011 của liên bộ Y tế - Bộ Quốc phòng hướng dẫn việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
  16. 7 2.3. Hiện trạng khai thác và chế biến chì - kẽm trên thế giới và Việt Nam 2.3.1 Hiện trạngkhai thác và chế biến quặng chì – kẽm trên thế giới Trên thế giới, 80% các mỏ chì – kẽm là mỏ hầm lò, 8% là mỏ lộ thiên, còn lại là mỏ kết hợp giữa hai dạng trên. Tuy nhiên, nếu tính theo sản lượng thì khai thác lộ thiên chỉ chiếm 15%, khai thác hầm lò chiếm 64%, 21% cò lại được khai thác từ các mỏ hỗn hợp hầm lò – lộ thiên.[14] Hàm lượng chì trong lớp vỏ trái đất là 0.0016%, và có trữ lượng rất phong phú. Hiện tại, đã khảo sát được khối lượng tài nguyên là hơn 2 tỷ tấn, và lượng dự trữ là 89 triệu tấn (điều tra Địa chất Hoa Kỳ-2014). Về cơ bản, nguồn tài nguyên chủ yếu tồn tại dưới các dạng khoáng sản liên quan, với trữ lượng quặng chủ yếu cùng với các mỏ chì duy nhất chỉ chiếm 32,2% tổng trữ lượng. Quặng chì chính là galena (PbS), cerussite (PbCO3) và chì sunfat (PbSO4). Ngoài ra, một lượng nhỏ chì cũng tồn tại trong tất cả các loại urani và thor.[14] Các hình thức chế biến chì – kẽm trên thế giới hiện nay bao gồm: - Nung và thiêu kết Trước khi thu hồi kẽm kim loại bằng phương pháp thủy luyện kim hoặc hỏa luyện kim, cần thiết phải tách bỏ lưu huỳnh ra khỏi tinh quặng bằng cách nung và thiêu kết. Theo phương pháp này, tinh quặng được nung nóng tới nhiệt độ trên 90000C, khi đó, sunfua kẽm (ZnS) chuyển hóa thành oxit kẽm (ZnO). Đồng thời, lưu huỳnh kết hợp với oxi tạo thành dioxit lưu huỳnh, sau đó chuyển hóa thành axit sunlfuric, một sản phẩm phụ quan trọng cho giá trị thương mại.[12] - Phương pháp thủy luyện kim Trong giai đoạn ngâm chết, oxit kẽm được chết tách từ các sản phẩm nung khác nhờ axit sulfuric. Lượng kẽm được hòa tan bằng axit sulfuaric, tuy nhiên, dung dịch đã hòa tan còn chứa một lượng tạp chất cần ohải loại bỏ
  17. 8 nhằm đạt được sản phẩm kẽm có chất lượng cao. Quá trình tinh chế được thực hiện bằng các pha thêm một lương bột kém vào trong dung dịch, khi đó các ion kim loại khác bị kết tủa. Sau đó, dung dịch này sẽ tham gia vao một quá trình điện phân với anot (cực dương) là hợp kim chỉ và các catot (cực âm) nhôm. Dòng điện truyền qua chất điện phân nhờ việc tạo ra sự chênh lệch điện áp 3,3V – 3,5V giữa anot và catot khiến cho kẽm bám vào các catot nhôm. Lượng kẽm kết tủa này sẽ được gỡ ra, sấy khô, nấu luyện và đúc thành các thanh kẽm. Các thanh kẽm này có thể khác nhau về chủng loại: loại chất lượng cai có 99,95% kẽm và loại chất lượng đặc biệt cao có 99,00% kẽm.[12] - Phương pháp hỏa luyện kim Phương pháp này tiêu thụ năng lượng cao nên giá nhiên liệu tăng, hiệu quả sẽ giảm. Hiện nay, các lò nấu luyện áp dụng phương pháp này đang hoạt động tại Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Ba Lan. Một số quốc gia sản xuất kẽm lớn trên thế giới hiện nay phải kể đến là: Australia, Canada, Trung Quốc, Peru, Mỹ, Bỉ và Thụy Điển.[12] 2.3.2. Hiện trạngkhai thác và chế biến chì– kẽm ở Việt Nam Việt nam có vị trí địa chất, địa lý độc đáo, là nơi giao cắt của hai vành đai sinh khoáng lớn Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, là nước nhiệt đới gió mùa phát triển mạnh các quá trình phong hóa thuận lợi cho sự hình thành khoáng sản. Qua 65 năm nghiên cứu điều tra cơ bản và tìm kiếm khoáng sản các nhà địa chất Việt Nam cùng với các kết quả nghiên cứu của các nhà địa chất Pháp từ trước cách mạnh tháng 8 đến nay. Việt Nam đã phát hiện có hàng nghìn điểm mỏ và tụ khoáng của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau, từ các khoáng sản năng lượng, kim loại đến khoáng chất công nghiệp và vật liệu xây dựng.[12] Chì- kẽm, có ở Chợ Điền – Chợ Đồn (Bắc Cạn) chiếm 80% cả nước. Ngoài ra còn có ở Lang Hít (Thái Nguyên), Sơn Dương (Tuyên Quang) và
  18. 9 một số mỏ nhỏ ở Bắc Trung Bộ mới đang thăm dò. Thời Pháp thuộc mới khai thác chì – kẽm ở Chợ Đồn – Chợ Điền chuyển về làm giàu quặng ở Quảng Yên và mang về chính quốc.[15] Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Kạn trước đây, trên địa bàn có nhiều nhất là khoáng sản chì, kẽm với khoảng 70 mỏ, điểm mỏ có trữ lượng khoảng 4 triệu tấn. Tại Việt Nam việc khai thác và chế biến chì – kẽm đã được thực hiện từ lâu, gần đây, Công ty Kim loại màu Thái Nguyên đã xây dựng xong nhà máy điện phân kẽm kim loại, công suất 10.000 tấn/năm tại khu công nghiệp Sông Công, Thái Nguyên. [12] Theo kế hoạch thời gian tới sẽ tiến hành đầu tư khai thác các mỏ chì – kẽm Nông Tiến – Trà Đà, Thượng Ấn, Các Đường, Ba Bồ công suất 40.000 – 60.000 tấn quặng nguyên khai/năm, một nhà máy luyện chì và tách bạc, công suất 10.000 tấn chì thỏi và 15.000 kg bạc/năm. Bên cạnh đó, từ nguồn nguyên liệu 50.000 – 100.000 tấn tinh quặng tuyển nổi và bột kẽm, sẽ xây dựng hai nhà máy phân kẽm, công suất mỗi nhà máy khoảng 20.000 tấn kẽm/năm tại Tuyên Quang và Bắc Kạn.[12] 2.3.3. Những ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản chì- kẽm đến môi trường a. Ảnh hường đến môi trường không khí khai thác các mỏ chì – kẽm sử dụng phổ biến hai công nghệ khai thác là : - Xúc bốc trực tiếp Vận chuyển Chế biến - Khoan nổ mìn Xúc bốc Vận chuyển Chế biến Hầu hết các khâu công nghệ khai thác đều gây ô nhiễm bụi * Khí độc Nguồn phát sinh khí thải đều diễn ra ở tất cả các công đoạn sản xuất và nhiều nhất là do thiết bị làm việc và do nổ mìn.
  19. 10 Hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thiết bị khai thác sẽ làm phát sinh ô nhiễm có chứa sản phẩm của quá trình đốt nhiên liệu và khí thải thường là NÕ, SO2, CO * Tiếng ồn - Khoan nổ mìn: tiếng ồn phát sinh và tác động thường xuyên, đặc biệt là trong moong và hầm lò khai thác; - Tiếng ồn động cơ của các phương tiện giao thông vận tải; - Tiếng ồn từ hoạt động chế biến quặng (quá trình đập, nghiền quặng). b. Ảnh hường đến môi trường nước Ảnh hưởng đến môi trường nước chủ yếu là do nước mua chảy tràn khu vực khai thác và nước thải sản xuất. Đối với khai thác hầm lò, việc sử dụng hệ thống khai thác lưu quặng có nguy cơ làm giảm độ pH trong nước thải hầm lò, tăng nguy ciw axit hóa nguồn nước thải mỏ do đặc điểm quặng sulfua có chứa nhiều lưu huỳnh. Để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước, người ra đưa ra các thông số sau: - Các kim loại nặng như chì, kẽm - Nhu cầu oxy sinh học (BOD): là lượng oxy cần thiết để sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ theo phản ứng: Chất hữu cơ, vi khuẩn + O2 CO2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm trung gian. - Nhu cầu oxy hóa học (COD: là lượng oxy cần thiết để oxy hóa toàn bộ các hợp chất hóa học trong mước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. - Chất dinh dưỡng: các thông số chỉ thị mức độ ô nhiễm chất dinh dưỡng trong nước bao gồm nitrat, phosphat c. Ảnh hưởng đến môi trường đất Hoạt động khai thác ảnh hưởng đến môi trường đất thể hiện ở khía các cạnh:
  20. 11 - Nguy cơ gây nhiễm bẩn đất đai. - Chiếm dụng nhiều diện tích đất. - Nguy cơ trượt lở đất, xói mòn khi có mưa lớn. d. Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, cảnh quan Hoạt động khai thác làm biến đổi địa hình, địa mạo của khu vực và biến đổi hệ sinh thái, diện tích đất bị bóc mòn, cảnh quan thay đổi đồng thời làm tăng nguy cơ trượt lở, đất đai bị rửa trôi, giảm độ phì, làm mất nơi cư trú của nhiều loại động vật. 2.3.4. Phân bố và khai thác khoáng sản chì – kẽm ở Bắc Kạn 2.3.4.1. Phân bố Kết quả điều tra đã ghi nhận 77 mỏ và điểm quặng chì kẽm trong địa bàn tỉnh Bắc Kạn gồm 22 mỏ và 55 điểm quặng, chúng phân bố chủ yếu ở 3 vùng chính: vùng Chợ Điền – Chợ Đồn, vùng Pác Nặm và vùng Ngân Sơn, tập trung nhiều nhất.[10] Fe - Cu; 4 Mn; 7 Al; 3 Fe Fe; 17 Antimon; 6 Fe - Mn Cu Al c i c; PnZn; 77 140 Antimon PnZn Au; 19 Au c i c Hình 1.1: Các loại khoáng sản tỉnh Bắc Kạn
  21. 12 i; 2 Na ; 3 c m; 6 n; 46 n Ngân Sơn c N m Na i Ngân Sơn; 20 Hình 1.2: Phân bố quặng chì kẽm tỉnh Bắc Kạn * Vùng quặng Chợ Điền – Chợ Đồn Kết quả điều tra vùng Chợ Điền – Chợ Đồn có 46 mỏ và điểm quặng chì kẽm (22 mỏ và 24 điểm quặng) phân bố ở nút quặng Chợ Điền và nút quặng Chợ Đồn. Trong số đó đã thăm dò 12 mỏ (Suối Teo, Khuối Khem thuộc xã Đồng Lạc; Bình Chai, Lũng Hoài, Phia Khao, Mouflom, Po Pen, La Poanh, Đèo An, Bản Thi thuộc xã Bản Thi; Pô Luông, Bó Pia thuộc xã Quảng Bạch), 10 mỏ đã tìm kiếm đánh giá (Kép Nàng, Cao Bình, Đầm Vạn, Than Tàu xã BẢn Thi; Lũng Cháy xã Đồng lạc; Ba Bồ, Nà Tùm xã Ngọc Phái; Nam Bằng Lũng thuộc thị trấn Bằng Lũng; Nà Bốp – Pù Xáp xã Bằng Lẵng; Nà Quản xã Lương Bằng).[10] * Vùng quặng Ngân Sơn – Bạch Thông Bao gồm diện tích thuộc địa phận các xã Trung Hòa, Vân Tùng, Thượng Quan, thị trấn Nà Phặc, xã Lãng Ngâm, Bằng Vân, Đức Vân, Sỹ Bình, gồm 20 điểm quặng phân bố ở các cánh đông nam nếp lồi Ngân Sơn và dọc cánh đông đứt gãy phân với cấu tạo.[10]
  22. 13 * Vùng quặng Pác Nặm Gồm 6 điểm quặng mới đươc phát hiện trong quá trình khảo sát như chì kẽm Khuôn Túng, Nhạn Môn thuộc xã Nhạn Môn; Khuổi Nạn, Lũng Páng, Phia Đăm thuộc xã Bằng Thành; Nà Mun Xã An Thắng; Ngoài 3 vùng quặng trên còn một số điểm chì kẽm ở huyện Na Rì: Côn minh, Trà Lầu, Lũng Soòm, Cốc Keng thuộc xã Côn Minh. Huyện chợ mới có 2 điểm là: Cao Kỳ, xã Cao Kỳ và điểm quặng Quảng Cố, xã Quảng Chu. Nhìn chung, Bắc Kạn là tỉnh có trữ lượng tài nguyên dự báo kim loại chì kẽm lớn nhất trong cả nước với trữ lượng cấp B+C1+C2 là 1.956.333 tấn (Pb+Zn). Đây là cơ sở định hướng phát triển ngành khai thác, chế biến quặng chì – kẽm của tỉnh Bắc Kạn.[10]
  23. 14 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động khai thác khoáng sản chì – kẽm; hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực mỏ Pác Ả, trong đó tập trung vào môi trường đất, nước, không khí. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Khu vực mỏ chì – kẽm Pác Ả, xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn. 3.2. Địa điểm và thời gian 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 3.2.2. Thời gian nghiên cứu Xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn Từ ngày 01/01/2019 đến ngày 30/04/2019 3.3. Nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung vào các nội dung nghiên cứu sau: - Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu. - Đánh giá hiện trạng khai thác tại mỏ chì– kẽm Pác Ả. - Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt đông khai thác mỏ chì – kẽm Pác Ả đến môi trường. - Thực trạng áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường của mỏ chì – kẽm Pác Ả. - Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng môi trường đất, nước, không khí khu vực mỏ. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập, phân tích số liệu thứ cấp Thu thập, phân tích các số liệu, tài liệu có liên quan:
  24. 15 - Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu, các báo cáo, văn bản có liên quan của Công ty TNHH Hoàng Giang. - Hiện trạng khai thác, công nghệ khai thác mỏ kim loại chì– kẽm Pác Ả. - Báo cáo giám sát môi trường định kỳ của mỏ qua từng giai đoạn, báo cáo kết quả quan trắc môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn. - Các kết quả phân tích mẫu đất, nước, không khí tại khu vực mỏ thuộc các chương trình thu thập lập báo cáo đinh kỳ của Công ty TNHH Thái Bắc. 3.4.2. Phương pháp chuyên gia Tham khảo các ý kiến của chuyên gia chuyên ngành khai thác mỏ về quy trình khai thác, công nghệ khai thác, các tác dộng đến môi trường có thể phát sinh trong hoạt động khai thác chì– kẽm. 3.4.3. Phương pháp khảo sát thực địa - Khảo sát thực địa, điều tra hiện trạng, thu thập bổ sung các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội trên địa bàn xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. - Khảo sát, xác định các nguồn phát sinh do hoạt động sản xuất mỏ; - Điều tra, khảo sát về hiện trạng khu vực khai thác mỏ chì – kẽm Pác Ả, thu thập thông tin về quy trình công nghệ; khảo sát xác định hiện trạng các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường, các giải pháp quản lý môi trường hiện đang được áp dụng tại mỏ. - Khảo sát, thu thập các thông tin về hiện trạng nguồn tiếp nhận nước thải từ hoạt động khai thác. 3.4.4. Phương pháp phân tích, so sánh Từ các chuỗi số liệu kết quả phân tích, tiến hành phân tích, so sánh với tiêu chuẩn môi trường Việt Nam; quy chuẩn môi trường Việt Nam. Từ đó đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực nghiên cứu, dự báo
  25. 16 đánh giá và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tới môi trường do các hoạt động của dự án. Từ các thông tin đã thu thập sau quá trình khảo sát thực địa, phân tích hiện trạng khai thắc, từ đó rút ra những ưu điểm và hạn chế trong công tác bảo vệ môi trường. 3.4.5. Phương pháp phân tích - Các thông số đo nhanh đều được thực hiện đo tại hiện trường. - Các chỉ tiêu phân tích theo các tiêu chuẩn quốc tế như APHA 2012, ASTM 2006, EPA và các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành Bảng 3.1. Tổng hợp phương pháp phân tích Loại STT Mã hiệu Tên tiêu chuẩn mẫu A Mẫu khí Chất lượng không khí, phương pháp 1 Bụi TSP TCVN 5067:1995 khối lượng xác định hàm lượng bụi Âm học. Mô tả, đo và đánh giá tiếng TCVN 7878- 2 Ồn ồn môi trường. Phần 2: Xác định mức 2:2010 tiếng ồn môi trường Không khí xung quanh. Xác định nồng độ khối lượng của lưu huỳnh dioxit. 3 SO2 TCVN 5971:1995 Phương pháp tetracloromercuarat (TCM)/pararosanilin. Không khí xung quanh. Xác định nồng 4 NO2 TCVN 6137:2009 độ khối lượng của nitơ điôxin. Phương pháp Griess-Sltzman cải biên Quyết định Quyết định về ban hàng 21 tiêu huẩn 5 CO, CO2 3733/2002/BYT vện sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07
  26. 17 thông số vệ sinh lao động B Mẫu nước TCVN Chất lượng nước. Xác định pH pH 6492:2011 Standard Methods for the exanination SMEWW BOD5 of water & wastewater – Oil and 5210B-2012 Grease Standard Methods for the exanination SMEWW COD of water & wastewater – Closed 5220D-2012 Reflux, Colorimetric Method Standard Methods for the exanination SMEWW TSS of water & wastewater – Total 2540D-2012 Suspended Slids Dried at 103 – 105 0C Standard Methods for the exanination As, SMEWW 3113- of water & wastewater – Metals by Pb, Cd, 2012 Electrothermal Atomic Absorption Hg Spectromatry Standard Methods for the exanination SMEWW Mn,Fe of water & wastewater – Direct Air – 3111B-2012 Acetylene Flame Method Standard Methods for the exanination SMEWW Dầu mỡ of water & wastewater – Oil and 5530C-2012 Grease Standard Methods for the exanination SMEWW 5520- Phenol of water & wastewater – Oli and 2012 Grease
  27. 18 3.4.6. Phương pháp lấy mẫu a. Các phương pháp lấy mẫu Bảng 3.2. Tổng hợp các phương pháp lấy mẫu Thông Mã hiệu Tên tiêu chuẩn STT số A Mẫu không khí Chất lượng không khí. Phương pháp 1 Bụi TSP TCVN 5067:1995 khối lượng xác địnnh hàm lượng bụi Âm học. Mô tả, đo và đánh giá tiếng TCVN 7878- Ồn ồn môi trường. Phần 2: Xác định mức 2 2:2010 tiếng ồn môi trường Không khí xung quanh. Xác định nồng độ khối lượng của lưu huỳnh SO2 TCVN 5971:1995 dioxit. Phương pháp 3 tetracloromercuarat (TCM)/pararosanilin. Không khí xung quanh. Xác định NO2 TCVN 6137:2009 nồng độ khối lượng của nitơ điôxin. 4 Phương pháp Griess-Sltzman cải biên Quyết định về ban hàng 21 tiêu chuẩn Quyết định CO vện sinh lao động, 05 nguyên tắc và 5 3733/2002/BYT 07 thông số vệ sinh lao động B Mẫu nước Mẫu Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng 1 TCVN 5999:1995 nước dẫn lấy mẫu nước
  28. 19 b. Vị trí lấy mẫu Bảng 3.3. Tổng hợp các vị trí lấy mẫu STT Ký hiệu Vị trí quan trắc Tọa độ mẫu A Mẫu không khí Trong xưởng chế biến bột barit X: 2389764; Y: 1 KK-1 (khu đậo, nghiền) 408171 Trong xưởng tuyển nổi chì kẽm X: 2389638; Y: 2 KK-2 và barit (khu đập, nghiền 408238 B Mẫu khí thải ống khói Tại ống khói sấy quặng barit lò X: 2389769; Y: 1 KTOK-1 sấy quay 408182 Tại ống khói sấy quặng barit ló X: 2389801; Y 2 KTOK-2 sấy cánh vẩy 408162 C Mẫu nước thải sản xuất Nước thải hầm lò sau bể xử lý X: 2389744; Y: 1 NTSX 408092 D Mẫu nước thỉa sinh hoạt Nước thải sinh hoạt tại cống thải X: 2389801; Y: 1 NTSH-1 ra môi trường khu vực văn phòng 408179 Nước thải sinh hoạt tại cống thải X: 2389864; Y: 2 NTSH-2 ra ngoài môi trườnhh khu vực 408273 khai thác hầm lò E Mẫu đất phía nam mỏ X: 2.476.438,00 1 MĐ Mẫu đất phía nam mỏ Y: 443.152,00
  29. 20 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Mỏ Pác Ả thuộc địa phận xã Thượng Quan, huyện Ngân sơn, tỉnh Bắc Kạn, cách trung tâm huyện về phía Đông Nam khoảng 6km, cách thành phố Bắc Kạn về phía Bắc Đông Bắc khoảng 60km.Tổng diện tích đất sử dụng là 11,0 ha, trong đó: - Diện tích khuvực mỏ là 8,5 ha, ranh giới khu vực mỏ được giới hạn bởi các điểm góc có tọa độ như bảng 4.1. - Diện tích đất sử dụng xây dựng xưởng chế biến và các công trình phụ trợ là 2,5 ha. Dự án có các phía tiếp giáp như sau: - Phía Bắc, Đông giáp khu vực đồi núi cao; - Phía Nam, Tây Nam giáp khu vực mỏ Sáo Sào; - Phía Tây giáp khu vực núi cao.[3] Bảng 4.1: Giới hạn trên mặt mỏ Pác Ả VN-2 000 Kinh tuyến VN-2 000 Kinh tuyến Điểm góc 105o00’ múi chiếu 6o 106o30’múi chiếu 3o X(m) Y(m) X(m) Y(m) 1 2 477 141 597 828 2 477 678,58 443 411,20 2 2 477 141 598 280 2 477 674,07 443 863,27 3 2 476 928 598 280 2 477 461,04 443 861,15 4 2 476 928 597 828 2 477 465,55 443 409,07 5 2 477 027 597 844 2 477 564,41 443 426,06 (Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường mỏ chì– kẽm Pác )Ả [3]
  30. 21 Sơ đồ vị trí dự án thể hiện tại hình như sau Hình 4.1: Vị trí dự án 4.1.1.2. Địa hình, địa mạo Khu Pác Ả đặc trưng bởi địa hình thuộc vùng núi cao, địa hình kéo dài theo á kinh tuyến, có độ cao từ 650m đến 900m. Địa hình đá vôi dạng tai mèo nhấp nhô có nhiều hang hốc và vách đá. Đường giao thông từ Quốc lộ 3 vào mỏ bằng đường bê tông và đường đất rộng 4m, chiều dài 3km. Trong khu vực nội bộ mỏ sử dụng đường đất rộng 6m với chiều dài 0,5 - 0,7km. Toàn bộ các tuyến đường đã có sẵn nên không phải đầu tư nữa. Khu mỏ nằm trên địa hình đồi núi cao, đường vào mỏ thường có độ dốc lớn do vậy việc đi lại tương đối khó khăn.[3]
  31. 22 4.1.1.3. Đặc điểm kiến tạo, địa chất - thủy văn a. Cấu trúc, kiến tạo * Uốn nếp: Bản thân vùng nằm ở cánh đông nam nếp lồi Ngân Sơn có trục kéo dài theo phương á kinh tuyến, các nếp uốn bậc cao hơn không thấy xuất hiện một cách hệ thống, ở một vài nơi có các nếp uốn nhỏ đơn lẻ mang tính vò nhầu cục bộ. Các đất đá chủ yếu thuộc hệ tầng Cốc Xô cắm đơn điệu về phía nam. Nói chung các thành tạo trầm tích và magma cấu tạo nên nếp lồi bị các hệ thống đứt gãy cắt xén, dịch chuyển và phân chia thành các khối tảng kiến tạo [5] * Đứt gãy:Trong vùng có các hệ thống đứt gãy sau: - Hệ thống đứt gãy theo phương đông bắc – tây nam: Đây là hệ thống phát triển rộng rãi, cắt qua hầu hết các loại đất đá trong vùng và thường bị các hệ thống đứt gãy khác xuyên cắt, xê dịch. Đứt gãy này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo quặng, là những kênh dẫn các dung dịch magma, các dung dịch tạo quặng sau magma và đồng thời đóng vai trò định chỗ cư trú cho quặng và khống chế quặng hoá. Chúng có quan hệ trực tiếp với các mạch quặng sulfua – đa kim.[5] - Hệ thống đứt gãy phương á kinh tuyến phát triển ở phía bắc làm dịch chuyển hệ tầng Cốc Xô với biên độ lớn các đứt gãy này ít liên quan đến quá trình tạo quặng. - Hệ thống đứt gãy phương á vĩ tuyến: đây là đứt gãy phát triển ở phía bắc và phía nam vùng chúng ít nhiều đóng vai trò phân chia cấu trúc và khống chế quặng hoá. - Hệ thống đứt gãy tây bắc – đông nam: Các đứt gãy này phát triển rất hạn chế thường mang tính đơn lẻ không giữa vai trò quan trọng trong cấu trúc cũng như quặng hoá trong vùng.
  32. 23 - Hệ thống khe nứt và đứt gãy lông chim: Song song với sự sinh thành các hệ thống đứt gãy nói trên, xuất hiện hàng loạt các đứt gãy, khe nứt dạng lông chin chúng tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các thân quặng và liên quan trực tiếp đến quá trình quặng hoá. Có thể chia ra làm hai hệ thống: Hệ thống khe nứt phương đông bắc-tây nam và hệ thống theo phương á kinh tuyến. Trong đó liên quan nhiều đến quặng hoá là hệ thống theo phương đông bắc-tây nam.[5] b. Đặc điểm địa chất thủy văn Trong khu vực có nhiều suối nhánh như: suối Nà Phặc, suối Ngân Sơn, suối Nà Đeng, suối Sáo Sào Về mùa khô hầu hết các suối nhánh đều khô cạn, các suối chính lưu lượng cũng giảm nhiều. Trong đó suối Sáo Sào và suối Là Đeng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp từ hoạt động của mỏ nằm về phía Nam, Đông Nam khu mỏ.[5] 4.1.1.4. Điều kiện khí tượng thủy văn a. Khí tượng Khu vực dự án nằm trên địa bàn huyện Ngân Sơn, mang đầy đủ đặc điểm khí hậu, khí tượng của tỉnh Bắc Kạn, có các đặc trưng của khí hậu miền núi Bắc Bộ. Do vậy, khu vực dự án phân hoá khí hậu theo mựa rõ rệt (về nhiệt độ, lượng mưa, độ dài ngày và đêm giữa 2 mùa). [10] * Nhiệt độ Nhiệt độ không khí có liên quan đến quá trình bay hơi của các chất hữu cơ. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí là những yếu tố gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh. Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 17,10C – 30,20C. Tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm (17,10C). Nhiệt độ trung bình năm khoảng 24,610C.[10]
  33. 24 Bảng 4.2: Nhiệt độ trung bình tháng trong năm 2016 Nhiệt độ trung bình tháng (0C) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Giá trị 17,1 18,5 21,0 24,1 29,0 30,2 27,9 28,2 27,0 24,5 22,5 18,2 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn năm 2016)[10] Hình 4.2: Biểu đồ nhiệt độ trung bình tháng trong năm 2016 * Độ ẩm Độ ẩm không khí là tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát tán, lan truyền các chất gây ô nhiễm. Trong điều kiện độ ẩm lớn, các hạt bụi trong không khí có thể liên kết với nhau tạo thành các hạt to hơn và rơi ngay xuống đất. Độ ẩm còn có tác dụng với các chất khí như SO2, NOx , hòa hợp với hơi nước trong không khí tạo thành các axit. Độ ẩm trung bình năm 84,0%. Bảng 4.3: Độ ẩm trung bình tháng trong năm Độ ẩm trung bình tháng (%) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Giá trị 81 81 86 81 82 84 84 85 87 82 87 83 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn năm 2016)[10]
  34. 25 Hình 4.3: Biểu đồ độ ẩm trung bình tháng trong năm 2016 * Lượng mưa Lượng mưa trung bình trong năm 1.424,3 mm. Mưa ở đây chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa trùng với mùa nắng trong năm kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 với 85% - 90% lượng mưa cả năm. Thời gian còn lại là mùa ít mưa. Trong mùa mưa có những tháng có thể có tới gần 20 ngày có mưa. Mùa ít mưa thì lượng mưa không đáng kể, hoặc chỉ là mưa phùn.[10] Bảng 4.4: Lượng mưa trung bình tháng Lượng mưa trung bình tháng (mm) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Giá trị 52,2 18,6 64,6 37,3 221,5 184,8 232,1 252,3 121,5 33,1 118,8 87,5 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn năm 2016)[10] Hình 4.4: Biểu đồ lượng mưa trung bình tháng trong năm 2016
  35. 26 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Khu vực hiện đang khai thác của mỏ chì - kẽm Pác Ả nằm trong địa bàn xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. Phía Bắc giáp xã Vân Tùng, xã Đức Vân, xã Quang Trọng (Thạch An, Cao Bằng). Phía Đông giáo xã Vũ Loan (Na Rì). Phía Nam giáp xã Lạng An và Lương Thượng (Na Rì), xã Thuận Mang. Phía Tây giáp thị trấn Nà Phặc.[10] 4.1.2.1. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập a. Dân số Năm 2016 dân số toàn huyện là 29.878 người, trong đó có 14.986 nam và 14.892 nữ, dân số khu vực thành thị có 6.118 người và khu vực nông thôn có 23.759 người.[10] b. Lao động, việc làm Lao động của huyện chủ yếu là làm việc trong ngành nông lâm nghiệp, trong các doanh nghiệp tư nhân và cá thể. c. Thu nhập Thu nhập bình quân đầu người năm 2016: 3.692.000 đồng (khu vực thành thị) và 1.369.000 đồng/người/tháng. Số lao động làm việc ở các ngành nông nghiệp và khu vực kinh tế ngoài Nhà nước còn chiếm tỷ lệ cao do đó đời sống của nhân dân còn phụ thuộc vào nghề nông, hơn nữa do điều kiện miền núi nên đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn.[10] 4.1.2.2. Điều kiện kinh tế a. Nông nghiệp: - Về trồng trọt: Diện tích trồng lúa năm 2016 đạt 2.129 ha, năng suất bình quân lúa nước 44,84 tạ/ha, tổng sản lượng 9.547 tấn.
  36. 27 Diện tích cây ngô (ngô xuân, mùa và hè thu): Diện tích gieo trồng năm 2015 là 2.100ha, năng xuất bình quân 42,2 tạ/ha, tổng sản lượng 8.852 tấn. Năm 2015, tổng diện tích gieo trồng cây lương thực 4.299 ha, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 18.372 tấn. Ngoài ra diện tích và năng suất những cây trồng khác như Cây sắn, đỗ tương, thuốc lá bình quân hàng năm đều đạt khá. Mô hình cánh đồng 30 triệu đồng/ha/năm đã được thử nghiệm có hiệu quả và đang được nhân ra diện rộng. - Về chăn nuôi:. Năm 2016: Tổng đàn trâu là 6.578 con, đàn bò 4.060 con, đàn lợn 32.612 con. Tổng đàn gia cầm 199.958 con. Diện tích và sản lượng nuôi thủy sản trên các chân ruộng một vụ và ở một số ao, hồ đều tăng so với năm 2010, đến năm 2016 có trên 72 ha, không tăng so với năm 2015, sản lượng 83 tấn, giảm 5 tấn so với năm 2015. b. Lâm nghiệp Công tác chăm sóc bảo vệ rừng được quan tâm chú trọng, các dự án về lâm nghiệp được triển khai đảm bảo kế hoạch, diện tích khoanh nuôi, quản lý và bảo vệ rừng được duy trì thường xuyên. Diện tích rừng hiện có: 41.080 ha, năm 2016 diện tích rừng trồng mới tập trung: 1.741 ha. Đến nay cây trồng đang sinh trưởng và phát triển tốt; Việc khai thác gỗ và lâm sản được thực hiện đúng quy chế, quy định của pháp luật. c. Công nghiệp - thủ côngnghiệp Đến nay toàn huyện có 14 cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, chủ yếu là khai thác đá, cát, sỏi, quặng, tuyển quặng vật liệu xây dựng, sản xuất đồ gỗ, phân phối điện, nước, xay sát. Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá hiện hành) năm 2013đạt 79,801 tỷ đồng.
  37. 28 d. Xây dựng cơ bản Để đáp ứng nhu cầu đời sống của nhân dân, nhất là ở vùng sâu vùng xa, trong thời gian qua, tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh, toàn huyện đã đầu tư xây dựng và cải tạo được 30 tuyến đường giao thông, 78 phòng học, 35 công trình thủy lợi, 7,38 km đường điện, 3 trạm hạ thế, 2 trụ sở UBND xã, xây dựng 05 khu tái định cư và mở rộng được khu dân cư ở trung tâm huyện. e. Thương mại - Dịch vụ và du lịch Năm 2016, toàn huyện hiện có 883 cơ sở kinh doanh thương mại, du lịch và khách sạn nhà hàng. Trong đó có các mặt hàng trên thị trường tương đối phong phú, đa dạng, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.[10] 4.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng * Giao thông - Quốc lộ 3: Ngân sơn có Quốc lộ 3 chạy dọc huyện theo hướng Tây Nam- Đông Bắc, qua địa phận 5 xã, thị trấn (Lãng Ngâm - TT. Nà Phặc - Vân Tùng- Đức Vân - Bằng Vân) nối liền Ngân sơn với tỉnh Cao Bằng ở phía Bắc và thị trấn Phủ Thông (huyện Bạch Thông) và thành phố Bắc Kạn ở phía Nam. Quốc lộ này mới được nâng cấp, mở rộng (nền 7,5m; mặt 5,5m) đạt tiêu chuẩn cấp IV miền núi. - Quốc lộ 279: đi Na Rì, qua các xã Lãng Ngâm - Hương Nê - Thuần Mang, tuyến đường này đã được trải nhựa, nền rộng 6m, mặt rộng 3,5m; đường cấp V miền núi, mặt đường hẹp, ta luy nhiều đoạn không đủ tiêu chuẩn. - Đường huyện: Có 3 tuyến (ĐH Vân Tùng –Thuần Mang, ĐH Bằng Vân-Cốc Đán. - ĐH Cốc Đán-Trung Hoà với tổng chiều dài 53,5 km nối đến các trung tâm xã và ô tô có thể đến được 100% số xã.
  38. 29 - Đường xã, thôn bản: Có tổng chiều dài khoảng 150km. Nhiều tuyến đường còn nhỏ hẹp, chất lượng nền đường xấu.[10] * Thuỷ lợi Huyện Ngân Sơn có các điểm công trình hồ đập và hàng trăm km kênh mương phục vụ tưới tiêu, song vẫn chủ yếu là mương đất, chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu cho cây trồng. * Giáo dục - đào tạo Những năm qua công tác giáo dục và đào tạo có bước phát triển về cả số lượng và chất lượng, hiện nay toàn huyện có 11 trường mầm non, 12 trường tiểu học, trường trung học cơ sở có 8 trường, phổ thông trung học có 1 trường, phổ thông cơ sở 1 trường, trường trung học 1 trường. * Y tế Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân được quan tâm, công tác phòng chống dịch bệnh được triển khai thực hiện tốt. Đến nay huyện có 1 bệnh viện, 01 phòng khám và có 11 trung tâm y tế xã. Số cán bộ y tế 116 người, trong đó có 29 bắc sỹ, 39 y sỹ, 30 y tá và 18 hộ sinh. Các chương trình y tế Quốc gia được triển khai đầy đủ, trẻ dưới 1 tuổi được tiêm đầy đủ 7 loại vacxin qua các năm đều đạt chỉ tiêu đề ra. * Văn hoá - Thể thao Tiếp tục quán triệt, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; công tác bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, khôi phục các giá trị văn hóa dân tộc gắn với thúc đẩy phát triển du lịch bước đầu được quan tâm; cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” có bước phát triển, kết quả thực hiện cuộc vận động có 5.377 hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”, tỷ lệ hộ dân cư đạt chuẩn văn hóa đạt76,2%.
  39. 30 * Năng lượng - Bưu chính viễn thông Đến nay, đã có 100% số xã, thị trấn có điện lưới quốc gia và được phủ sóng phát thanh truyền hình. 100% xã, thị trấn có đường điện thoại đến UBND xã, thị trấn, hệ thống bưu chính xã được củng cố có thư báo trong ngày. Mức độ đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình huống.[10] 4.2. Đánh giáiện h trạng khai thác và chế biến tại mỏ chì – kẽm Pác Ả Khu mỏ chì – kẽm Pác Ả thuộc Công ty TNHH Hoàng Giang đầu tư xây dựng công trình khai thác hầm lò và chế biến khoáng sản chì, kẽm và khoáng sản có ích đi kèm tại mỏ Pác Ả, xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn theo quyết định phê duyệt trữ lượng của mỏ. Đây là đã được UBND tỉnh Bắc Kạn phê duyệt tại quyết định chủ trương đầu tư số 2110/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2017. 4.2.1. Hiện trạng mỏ 4.2.1.1. Quy mô khai thác - Công suất khai thác: 2.500 tấn quặng nguyên khai/năm. - Công suất chế biến: + Tinh quặng chì 65%Pb: 57,34 tấn/năm. + Tinh quặngkẽm 64%Zn: 75,46 tấn/năm. + Vàng 90%: 2,937 kg/năm. + Bạc 90%: 120,259 kg/năm. - Tổng diện tích sử dụng đất của dự án là:11,0 ha.Trong đó: diện tích khai trường khai thác là 8,5 ha,diện tích nhà xưởng và công trình phụ trợ là 2,5 ha.[5] Trữ lượng quặng của mỏ chì, kẽm Pác Ả, xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn được tính theo phương pháp bình đồ chiếu đứng (mặt cắt dọc thân quặng). Các thân quặng được phân khối trữ lượng như sau:
  40. 31 Thân quặng XI được phân thành 2 khối: +1 khối trữ lượng cấp 122 (1-122-XI) +1 khối tài nguyên cấp 333 (2-333-XI) Thân quặng XII được phân thành 3 khối + 2 khối trữ lượng cấp 122 (3-122-XII và 4-122-XII) +1 khối tài nguyên cấp 333 (5-333-XII) Thân quặng XIIA được phân thành 2 khối: + 1 khối trữ lượng cấp 122 (6-122-XIIA) + 1 khối tài nguyên cấp 333 (7-333-XIIA) Kết quả tính trữ lượng và tài nguyên: + Trữ lượng quặng cấp 122 mỏ chì, kẽm Pác Ả tính được là 24.285tấn, tương đương 1.290 tấn kim loại Pb+Zn. Khoáng sản đi kèm gồm Au là 31,7 kg; Ag là 1.298kg. + Tài nguyên quặng cấp 333 mỏ chì, kẽm Pác Ả tính được là 6.365 tấn, tương đương 356 tấn kim loại Pb+Zn. Khoáng sản cóíchđi kèm gồm Au là 8,3 kg; Ag là 316 kg.[5] Bảng 4.5: Trữ lượng công nghiệp của mỏ chì, kẽm Pác Ả Trữ lượng Trữ lượng Thân Khối trữ Hệ số tổn địa chất khai thác quặng lượng thất (tấn) (tấn) TQ.XI 1-122-XI 8.395 15% 7.136 TQ.XII 14.691 15% 12.487 3-122-XII 10.268 15% 4-122-XII 4.423 15% TQ.XIIA 6-122-XIIA 1.198 15% 1.018 Cộng 24.284 15% 20.641 (Nguồn:Thuyết minh thiết kế cơ sở mỏ chì– kẽm Pác )Ả [5]
  41. 32 4.2.1.2. Công nghệ khai thác Căn cứ vào tính chất cơ lý cũng như đặc điểm địa chất, cấu tạo của thân quặng mỏ lựa chọn công nghệ khai thác bằng phương pháp khoan nổ mìn sử dụng lỗ khoan con, máy khoan khí nén, chống giữ buồng khai thác bằng phương pháp khoan lắp đặt dầm công sơn, chèn giữ nóc gương khai thác. a. Khái quát về công nghệ khai thác Hoạt động khai thác quặng ở khu mỏ chì – kẽm Pác Ả được tiến hành bằng phương pháp lộ thiên và hầm lò, kết hợp khai thác cơ giới với thủ công cụ thể: - Khái thác lộ thiên bằng cơ giới: Quặng sau khai thác được xúc lên xe tự đổ loại 5 tấn bằng máy xúc trở về bãi chứa quặng. - Khai thác lộ thiên, bóc đất phủ bằng cơ giới, bóc quặng thủ công: Công nghệ này áp dụng cho các khối quặng dạng túi, có lớp phủ khá dày, Phần thải đất phủ được bốc bằng máy gạt hoặc ô tô – máy xúc, sau đó dùng khoan nổ mìn để phá đá. - Khai thác lộ thiên, tuyển chọn thủ công: Công nghệ này thường được sử dụng để khai thác các hố, túi quặng nhỏ, nơi có địa hình phức tạo. - Khai thác hầm lò: Được áp dụng ở các khối quặng nằm sâu: Công tác mở vỉa được tiến hành bằng các lò bằng xuyên vỉa hoặc đọc vỉa, khống chế các khối quăng bằng các đường lò này và các lò thượng, khai thác bằng lò hạ. - Khai thác thủ công: Được tiến hành để tận thu các đống quặng cũ. Quặng được đảo và sàng thủ công, phần trên sàng là quặng chất lượng cao (≥ 24% Zn) được thu hồi. - Nổ mìn, khai thác và tuyển chọn thủ công: Phá đá bằng phươg pháp nổ mìn, tuyển chọn thủ công, vận chuyển vê vị trí tập kết bằng xa cải tiến hoặc goòng.
  42. 33 b. Các thông số hệ thống khai thác Với công suất của mỏ tương đối nhỏ là 2.500 tấn/năm, dự kiến bố trí khai thác lần lượt từng khu vực với mỗi khu vực một lò chợ, như vậy công suất khai thác lò chợ phải đạt từ 2.500 đến 3.000 tấn/năm. * Công tác khoan nổ mìn - Lựa chọn cấu trúc cột thuốc nổ trong lỗ khoan Cấu trúc của lỗ mìn được thiết kế nạp thuốc liên tục gồm thuốc nổ, kíp nổ, bua và dây cháy chậm. Sơ đồ kết cấu lỗ mìn xem hình 4.5 1 25 Ghi chú: 43 bua 1- Dây trên mặt; Chiều dài 2- Dây xuống lỗ; 3- Bua mìn; 44 4- Thuốc nổ; 5- Kíp nổ Chiều dài thuốc 45 Hình 4.5: Cấu trúc cột thuốc nổ trong lỗ khoan - Cơ giới hóa khai thác: Công tác khấu quặng được cơ giới hóa ở khâu khoan và nổ mìn. Công tác khoan sử dụng búa khoan cầm tay sử dụng năng
  43. 34 lượng khí nén. Việc khấu quặng bằng phương pháp nổ mìn sẽ đạt được hiệu suất cao hơn rất nhiều so với đào lò bằng thủ công.[5] Bảng 4.6: Các chỉ tiêu khoan nổ mìn TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Giá trị 1 Chỉ tiêu thuốc nổ đơn vị kg/m3 1,92 2 Chiều sâu lỗ khoan m 1,0 3 Đường kính lỗ khoan mm 38 4 Hệ số sử dụng lỗ mìn 0,8 5 Số lỗ mìn trên gương lỗ 14 6 Khối lượng thuốc nổ trong 1 lỗ mìn kg 0,48 7 Khối lượng thuốc nổ/1 chu kỳ kg 6,72 (Nguồn: Phần II. Thiết kế cơ sở- Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án)[5] *Sơ đồ công nghệ khai thác Quặng nguyên khối Biện pháp giảm thiểu: - Sử dụng thuốc nổ AĐ1 phát thải khí nhỏ. - Phun sương tạo ẩm khoan Bụi, khí thải, Khoan nổ mìn nổ mìn. ồn - Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân. Biện pháp giảm thiểu: Tháo rút vào goòng, VC lò Bụi, khí thải, - Trang bị bảo hộ lao động bằng và giếng nghiêng ồn cho công nhân. - Phun sương tạo ẩm VC qua lò bằng, giếng ghiêng Biện pháp giảm thiểu: Bụi - Phun sương tạo ẩm Bãi chứa quặng Hình 4.6: Sơ đồ công nghệ khai thác hầm lò kèm dòng thải và biện pháp giảm thiểu
  44. 35 * Thiết bị khai thác Tổng hợp các thiết bị chính phuc vụ cho quá trình đào lò được tổng hợp trong bảng 4.7 Bảng 4.7: Bảng thống kê các thiết bị được sử dụng trong quá trình đào lò STT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng Chú thích 1 Máy khoan cầm tay YT-24 Chiếc 08 Thiết bị được 2 Máy nén khí Jucai Chiếc 03 lựa chọn có thể Xe goòng vận tải (gòong lật Chiếc 06 khác mã hiệu 3 GT1) nhưng có công 4 Máy tời trục Mitsubitshi 5,5kw Chiếc 03 suất tương 5 Quạt thông gió YBT-552 Chiếc 03 đương (Nguồn: Thuyết minh TKBVTC mỏ Pác Ả)[6] * Vận tải trong mỏ Quặng sau khi khai thác được vận chuyển từ trong khu vực khai thác ra ngoài, tập trung ở mặt bằng trước của lò sau đó được vận chuyển bằng ôtô trọng tải 5 -10 tấn về mặt bằng của xưởng tuyển.[5] Ở các thân quặng dốc đứng, quặng khoan nổ mìn ra tự rơi xuống buồng lưu quặng, được tháo rút vận chuyển ra ngoài bằng goòng Như vậy vận tải trong lò chợ và lò thượng nhờ vào tự trọng của quặng. Đối với các thân quặng nằm ngang, trong buồng khai thác quặng được vận chuyển bằng goòng đẩy tay. * Công tác thoát nước Tại các lò bằng nước được thoát nước tự chảy qua rãnh thoát nước trên đường lò có độ dốc 0,5-1%. Nước chảy trên đường lò được thu gom vào các hố chứa nước được bố trí trong lò, sau đó được bơm tuần hoàn sử dụng cho quá trình khoan.[5] * Công tác đổ thải
  45. 36 Quặng sau khi khai thác được vận chuyển từ trong khu vực khai thác ra ngoài, tập trung ở mặt bằng trước của lò sau đó được vận chuyển bằng ôtô trọng tải 5 -10 tấn về mặt bằng của xưởng tuyển. Riêng khu mặt bằng cửa lò của thân quặng XII, quặng khai thác và đất đá thải sẽ được vận chuyển từ mặt bằng sân lên đường vận tải bằng tời trục sau đó mới chất tải lên ôtô. Sử dụng ô tô tải trọng 5 tấn vận tải từ mặt bằng sân công nghiệp về sân ga xưởng tuyển.[5] 4.2.2. Hoạt động tuyển quặng 4.2.2.1. Tóm tắt sơ đồ chế biến quặng Hình 4.7: Tóm tắt sơ đồ công nghệ chế biến tại dự án
  46. 37 Trong quá trình khai thác quặng được phân loại ngay ra là quặng sunfua (là những ổ quặng galenit đặc xít có hàm lượng kẽm cao) và quặng ô xít (có hàm lượng chì, kẽm thấp).[5] * Đối với quặng sunfua: Quặng được xay thô, sau đó được đưa vào máy nghiền nước mặt sàng nghiền nhỏ, phân loại qua hệ thống bàn tuyển được tinh quặng chì và tinh quặng kẽm; bùn thải được vận chuyển qua bể chiết xuất (giữ kim loại có ích). * Đối với quặng ô xít: Quặng nghiền được băng tải nạp vào các bể ( bể chiết xuất ) - Hòa tan kẽm oxit, kết tủa – ép nước Hàm lượng xút cùng vôi được đưa vào bể chiết xuất theo tỷ lệ thích hợp để hòa tan kẽm ô xít. Thời gian hòa tan kéo dài 10 đến 20 giờ tùy thuộc vào hàm lượng của ô xít kẽm. Phần nước thẩm thấu xuống dưới bể phụ sẽ được bơm lên bể riêng biệt tạo phức kết tủa kẽm sun fua theo phản ứng:[5] ZnO + NaOH Na2ZnO2 .H2O Na2ZnO2.2H2O+ Na2S 2NaOH + ZnS Kẽm sunfua kết tủa hoàn toàn được tách ra chuyển vào máy ép tách nước, thành phẩm được đóng bao bán,nước được tuần hoàn trở lại bàn tuyển. Tổng thời gian của công đoạn này là 48 giờ. Lượng nước dùng cho công đoạn này bằng 65% thể tích khối quặng tương đương 0,25m3/tấn quặng. Công suất của xưởng tuyển là 30 tấn quặng/ngày nên khối lượng nước cần dùng cho công đoạn này là: 0,25 x 30 = 7,5 m3/ngày. - Hòa tách đa kim đi kèm, tách bùn– thu hồi nướcái t sử dụng lại– phân kim + Hòa tan vàng, bạc: Bể chiết xuất sẽ được bổ sung Vichemgold và chất oxi hóa để hòa tách vàng, bạc đi kèm. Lượng Vichemgold sẽ được dùng là 0.6 kg/tấn quặng đảm
  47. 38 bảo hàm lượng Vichemgold không < 1.5 gam/lít trong thời gian hòa tách. Chất oxi hóa để tạo phản ứng là H2O2 kết hợp oxi không khí. Quá trình phân tách kim loại vàng bạc được thực hiện trước khi quặng được đưa ra bàn tuyển để thu hồi tinh quặng chì, kẽm. Phản ứng hòa tan xảy ra như sau: Au + Ag + 2NH2-CS-NH2 Au[CS-(NH2)2 +Ag[ CS-(NH2)]2 Phản ứng hòa tan khi có mặt của oxi, oxi hóa Thiore thành Focmanidindisunfua (FD) sau đó FD oxi hóa vàng, bạc tạo phức theo phản ứng sau:[5] 2CS (NH2)2 + O2 [(N2H3)CS-SC(N2H3)]+ H2O Au + Ag + [(N2H3)CS-SC(N2H3)] Au [CS(NH2)] + Ag[CS(NH2) ] + H2 Tùy thuộc vào nhiệt độ nên thời gian của quá trình hòa tách có thể kéo dài 48 giờ đến 96 giờ. + Thu hồi vàng, bạc: Kết thúc quá trình hòa tan phần nước thẩm thấu xuống dưới bể sẽ được bơm qua than hoạt tính bắt giữ toàn bộ vàng – bạc, nước được bơm tuần hoàn lên bể thời gian 48 giờ kết thúc công đoạn thu hồi vàng – bạc. Than hoạt tính sau khi đã bắt no kim loại(vàng, bạc) sau mỗi một chu kỳ được chuyển đến các thùng chứa để giải hấp phụ. Hòa tan NaCN và H2O2 và nước sau đó dùng bơm bơm nước vào các thùng đã chứa than đã được bắt kim loại, thùng chứa than là loại thùng chuyên dụng có van xả nước ở đáy ở đây xẩy ra phản ứng hòa tan như sau: 2Au + 2Ag + 6NaCN+ 6H2O2 2AuCN + 2AgCN + 6 NaOH Dung dịch này được dẫn qua van xả của thùng đến bình điện phân, dưới tác dụng của dòng điện các phân tử vàng- bạc được phân tách và thu giữ tại bản cực âm đồng thời NaCN được phục hồi. 2AuCN + 2AgCN + 4NaOH 2Au+ 2Ag + 4NaCN + 2H2O + O2
  48. 39 Dung dịch được thu giữ và bổ sung thêm NaCN cho lần sau, vàng- bạc được tách ra khỏi tấm điện cực bằng cơ học. Than hoạt tính sau khi được giải hấp phụ sẽ được hoạt hóa ở nhiệt độ >3000C, lượng hóa chất tồn dư trong than sẽ bị phân hủy bởi nhiệt độ. Các hợp chất muối của CN tồn dư trong than bị nhiệt phân thành NH3 và CO2 hoàn toàn không còn có mặt của muối gốc CN nữa. - 4CN +6H2O + 2O2 4NH3 + 4CO2 + 2Na + H2O + CO2 Na2CO3 + H2 Than sau hoạt hóa sẽ được tái sử dụng thêm 2 lần nữa sau đó được đốt thu hồi vàng- bạc còn sót trong các lần phân kim trước. Bột vàng- bạc được nấu chảy bằng nồi cacbon sau đó dùng axit nitric(HNO3) hòa tan bạc. Bột vàng còn lại được rửa sạch nấu chảy cùng Borax thành vàng thương phẩm. Muối bạc được kết tủa bởi ion Cl- và được rửa tách khỏi đồng chì sau đó được tiếp xúc với nhôm hoặc sắt để thành bạc kim loại. Bột bạc được rửa nhiều lần nước sau đó được nấu chảy cùng Borax tạo bạc thương phẩm. Phản ứng xảy ra như sau: Au + 6 Ag + 8 HNO3 (Loãng nóng ) Au + 6 AgNO3 + 2 NO + 4 H20 AgNO3 + NaCl AgCl + NaNO3 2AgCl + Fe 2 Ag + Fe Cl2 + Xử lý chất thải thu hồi hóa chất tồn dư Kết thúc công đoạn thu hồi vàng - bạc bể chiết xuất được bổ sung nước giai đoạn đầu nước sạch mục đích đẩy phần nước còn tồn dư hóa chất tồn đọng trong khối quặng xuống phía dưới bể chiết xuất. Lượng nước này bằng 25% thể tích khối quặng tương đương 0,093 m3/tấn. Đồng thời lượng quặng tại bể chiết xuất sẽ được đưa qua hệ thống bàn tuyển để tách tinh quặng chì và tinh quặng kẽm (phần chưa tách hết).
  49. 40 Giai đoạn tiếp theo bể được bổ sung Fe2(SO4)3 và nước sạch với mục đích kết tủa các muối kim loại nặng và chuyển nhanh môi trường chất thải PH về 7-8. Do vậy toàn bộ dung dịch, hóa chất được thu hồi lại không thải ra hồ thải quặng đuôi. Lượng Fe2(SO4)3 dùng để trung hòa được dự tính là 200 gam /1 tấn quặng. Lượng nước này cũng bằng 25% thể tích khối quặng, tương đương 0,094m3/tấn. Tổng lượng nước cần cho giai đoạn này là: 2 x 0,094 x 30 = 5,64 m3/ngày. Lượng nước thu hồi được trong cả quá trình tuyển là 60% lượng nước đưa vào tuyển tương đương với 7,884 m3/ngày. Lượng nước này sẽ được sử dụng tuần hoàn trong sơ đồ tuyển. Thời gian cần cho công đoạn này là 12 giờ 4.2.2.2. Hệ thống thiết bị Bảng 4.8: Trang thiết bị điện dùng trong mỏ TT Tên thiết bị Số lượng Công suất (W) Tổng (kW) 1 Bóng đèn chiếu sáng 150 50 7,5 2 Quạt gió công suất lớn 2 11.000 11 3 Quạt gió công suất nhỏ 2 4.500 4,5 4 Tời 2 37.000 15,0 5 Băng tải 4 2.500 10 6 Máy nén khí 2 7.500 15 7 Bơm nước cho khai thác 3 5.500 16,5 8 Máy nghiền quặng 1 100.000 100 9 Máy nghiền kẹp hàm 2 15.000 30 10 Máy nghiền tinh 4 3.750 15 11 Hệ thống bơm tuyển 10 5.500 55 Tổng 279,5 kW (Nguồn: Thuyết minh TKCS mỏ Pác Ả)[5]
  50. 41 4.3. Nguyên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác mỏ chì – kẽm Pác Ả đến môi trường 4.3.1. Ảnh hưởng đến môi trường đất 4.3.1.1. Nguồn gây tác động TT Nguồn gây tác động Các tác động Khu vực phát sinh Nước mưa chảy tràn Chất rắn lơ lửng, kim Khu vực khai thác, bãi 1 loại nặng, độ đục, dầu thải đất đá, khu vực mở xưởng tuyển Hoạt độnng khai thác Thay đổi bề mẳt địa Khu vực khai thác lộ lộ thiên đào bới, xáo hình, cảnh quan, tăng thiên 2 trộn và di chuyển đất khả năng trượt lở đất đa khi có mưa. Hỏa động khai thác Tạo nên hầm, hố, đường Các hầm lò, đường lò hầm lò lò trong lòng đất gây khai thác 3 mất ổn định lòng đất làm tăng nguy cơ xói mòn, trượt lở đất. Xây dựng các công Chiếm dụng đất đai Mặt bằng xây dựng 4 trình phục vụ khai các công trình phục vụ thác và dân dụng khai thác và dân dụng 4.3.1.2. Hiện trạng và diễn biến Đất khu vực không thuộc loại đất giàu chất dinh dưỡng. So sánh kết quả phân tích mẫu đất với QCVN 03-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất cho thấy các chỉ tiêu trong đất đều đạt tiêu chuẩn cho phép.
  51. 42 Bảng 4.9: Kết quả phân tích chấtượng l đất tại khu vực dự án Kết quả QCVN 03-MT:2015/BTNMT Chỉ tiêu phân Đơn TT Đất nông Đất công tích vị MĐ nghiệp nghiệp 1 Asen (As) mg/kg KPH 15 25 2 Cadimi (Cd) mg/kg KPH 1,5 10 3 Chì (Pb) mg/kg 18,2 70 300 4 Kẽm (Zn) mg/kg 21,7 200 300 5 Đồng (Cu) mg/kg 5,2 100 300 6 Crom (Cr) mg/kg KPH 150 250 (Nguồn: Đánh giá tác động môi trường mỏ chì – kẽm Pác Ả)[3] Như vậy, đất tại ven khu vực xưởng tuyển chưa có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng với chì là 18,2 thấp hơn rất nhiều so với quy chuẩn hiện hành với đất nông nghiệp là 70 và đất công nghiệp là 300, cùng với đó kẽm và đồng cũng thấp hơn rất nhiều so với quy chuẩn lần lượt là kẽm là 21,7 trên đất nông nghiệp là 200 và đất công nghiệp là 300, đồng (Cu) theo mẫu phân tích là 5,2 trong quy chuẩn đất nông nghiệp là 100 và đất công nghiệp là300. Điều này cho thấy các biện pháp giảm thiểu đã và đang thực hiện hoạt động rất tốt, kiểm soát được ảnh hưởng của nước hảy tràn đến môi trường đất. Hoạt động khai thác chì – kẽm tác động đến môi trường đất còn thể hiện ở các khía cạnh như làm thay đổi địa hình, tăng nguy cơ sạt lở đất khi có mưa lớn và chiếm dụng đất đai, Hoạt động khai thác lộ thiên đào bới, bóc mòn diện tích đất, làm xáo trộn và di chuyển đất đá ra khỏi khai trường, tạo thành các moong gây biến dạng về mặt địa hình. Việc đổ thải làm thay đổi địa hình và hệ sinh thái khu vực, đồng thời làm tăng khả năng trượt lở và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước mặt bởi các chất rắn hòa an nếu không có biện pháp kiểm soát tốt chất lượng nước mưa chảy tràn trên khai trường.
  52. 43 4.3.2. Ảnh hưởng đến môi trường không khí 4.3.2.1. Nguồn gây tác động Đối với khai thác chì – kẽm, hầu hết các công đoạn sản xuất đều có thể phát sinh khí thải, bụi thải là nguyên nhân gây sút giảm chất lượng môi trường không khí. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí cụ thể như sau: Bảng 4.10: Các nguồn gây ô nhiễm không khí trong hoạt động khai thác TT Nguồn gây ô nhiễm Chất ô nhiễm chỉ thị Khu vực phát sinh 1 Khoan nổ mìn khai thác Bụi đất đá, khí độc Khu vực khai thác hại, tiếng ồn 2 Các hoạt động, bốc xúc Bụi đất đá, tiếng ồn, - Trên tuyến đường và vận chuyển, nguyên khí độc hại (SO2, CO, vận chuyển; vật liệu, đất đá thải NOx, ) - Sân công nghiệp 3 Quá trình đốt cháy Bụi, khí độc hại (SO2, - Trên tuyến đường nhiên liệu của các động CO, NOx, ) vận cuyển; cơ - Tại khu vực khai trường do hoạt động của máy nổ, máy xúc, ô tô và các phuong tiện vận tải khác 4 Công tác nghiền tuyển Bụi, tiếng ổn, khí thải Xưởng tuyển quặng độc hại (CO, NOx, SOx). 4.3.2.2. Hiện trạng và diễn biến của môi trường không khí a. Môi trường không khí tại khu vực mỏ Theo thiết kế, lượng quặng khai thác 2.500 tấn/năm. Trong hoạt động khai thác hầm lò thì lượng đất đá thải thải ra thường nhỏ hơn rất nhiều so với hoạt động khai thác lộ thiên. Lượng đất đá thải phát sinh trong hoạt động khai thác 560 tấn/năm. Với hệ số thải lượng bụi tại các công đoạn trong hoạt động của mỏ như trên, ước tính tải lượng bụi được thể hiện tại bảng 4.13.
  53. 44 Bảng 4.11: Ước tính lượng bụi sinh ra trong áqu trình khai thác 1 năm Khối lượng Hệ số Thải lượng bụi Nguồn (tấn) (kg/tấn) (kg/năm) Nổ mìn 2.500 0,4 1.000 Xúc bốc, vận chuyển quặng 2.500 0,17 425 Bốc xúc vận chuyểnđất đá 3060 0,134 thải 410,04 Tổng 1.835,04 (Nguồn: Thuyết minh TKCS mỏ chì – kẽm Pác Ả)[5] Như vậy, tổng lượng bụi phát sinh trong quá trình khai tháclà 1.835,04 kg/năm,tương đương 0,76kg/giờ. Số ngày khai thác 300 ngày, làm 1 ca 8 giờ. Thực tế khảo sát tại khu vực mỏ cho thấy môi trường không khí tại khu vực mỏ còn tương đối trong lành do khu vực mỏ Pác Ả nằm trong khu vực đồi núi cao, không gian rộng, thoáng gió, độ ẩm và sương mù nhiều nên nồng độ khí thải dễ bị phát tán, pha loãng nhanh trong bầu khí quyển, mặt khác mỏ Pác Ả có quy mô và công suất thấp lượng phát sinh cũng không nhiều. * Kết quả đo, phân tích bụi, ồn và các khí độc hại tại khumỏ Bảng 4.12: Kết quả đo, phân tích, bụi, ồn trong khu vực mỏ Tên chỉ Đơn Kết quả 3733/2002/QĐ- TT tiêu vị KK-1 KK-2 BYT 1 Nhiệt độ 0C 23 24 32 2 Độ ẩm % 82 82 80 3 Vận tốc gió m/s 1,52 1,52 1,5 4 CO mg/m3 1.63 1.72 40 3 5 NO2 mg/m 0.031 0.035 10 3 6 SO2 mg/m 0.036 0.042 10 7 Tiếng ồn dBA 77.3 78.6 85 (Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc môi trường định kỳ đợt 1 năm 2019)[1]
  54. 45 * Đánh giá kết quả phân tích: Từ kết quả đo, phân tích khí, bụi trong khu vực mỏ chì kẽm Pác Ả cho thấy: toàn bộ các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép khi so sánh với quyết định 3733/2002/BYT. Về cơ bản các thông số phân tích đều nằm trong giới han cho phép của tiêu chuẩn 3733/2002/BYT. Các thông số bụi, NO2, CO, SO2 đều thấp hơn khá nhiều so với giới hạn tối đa của tiêu chuẩn cho phép. Mức độ ồn tại vị trí quan trắc khá cao từ 77,3 – 78,6 (dBA) nhưng vẫn nằm trong tiêu chuẩn 3733/2002/BYT là 85 (dBA) * Kết quả đo chất lượng khí thải ống khói Bảng 4.13: Kết quả đo, phân tích khí thải ống khói Kết quả QCVN TT Tên chỉ tiêu Đơn vị 19:2009/BTNMT KTOK-1 KTOK-2 (B) 1 CO mg/Nm3 193 175 1000 3 2 NO2 mg/Nm 48 32,6 850 3 3 SO2 mg/Nm 132,5 94,1 500 4 Bụi tổng mg/Nm3 137 92 200 (Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc môi trường định kỳ đợt 1 năm 2019)[1] Với số liệu trên ta có thể thấy hàm lượng CO mg/Nm3 cao nhất với lò sấy quay là 193 và lò sấy cánh vẩy là 175 mg/Nm3 đều nằm trong QCVN 3 19/2009/BTNT, phát sinh ít nhất là NO2 mg/Nm với lò sấy quay là 48 mg/Nm3 và lò sấy cánh vẩy là 32,6mg/Nm 3. Kết quả trên cho thấy hàm lượng chất thải từ ống khói thấp hơn nhiều so với giới hạn cho phép của QCVN 19/2009/BTNMT đưa ra không ảnh hưởng nhiều đến khu vực xung quanh.
  55. 46 b. Môi trường không khí xung quanh khu vực mỏ Bụi, tiếng ồn và các chất khí độc hại không chỉ gây ra các tác động cục bộ mà còn gây ra các tác động cục bộ mà còn ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh. Để xem xét mức độ ảnh hưởng do hoạt động khai thác đến môi trường không khí xung quanh khu vực mỏ ta có kết quả phân tích mẫu không khí các khu vực lân cận. Cụ thể: Bảng 4.14: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh Kết quả QCVN Chỉ tiêu 05 TT Đơn vị phân tích KK1 KK2 :2013/BTNMT Trung bình 1h 1 Nhiệt độ C0 23 24 - 2 Độ ẩm % 82 82 - 3 Tốc độ gió m/s 1,52 1,52 - 4 Bụi lơ lửng µg/m3 65 20 300 5 CO µg/m3 5.700 4.500 30.000 3 6 SO2 µg/m 62 22 350 3 7 NO2 µg/m 20 12 200 QCVN Kết quả Chỉ tiêu 26 TT Đơn vị phân tích :2010/BTNMT KK1 KK2 (từ 6h-21h) 8 Ồn (Tb) dBA 44,9 35,1 70 9 Ồn (max) dBA 52,5 40,5 - 10 Ồn (min) dBA 37,2 29,7 - Nhận xét: Qua bảng 4.18 ta thấy được bụi lơ lửng trung bình 1h tại 2 điểm quan trắc lần lượt là 65µg/m3 và 20µg/m3 thấp hơn nhiều so với QCVN 05:2013/BTNMT là 300µg/m3. Lượng CO đo được tại 2 vị trí là5.700 µg/m3 và 4.500µg/m3 cũng nằm trong quy chuẩn hiện hành là 30.000µg/m3. Với
  56. 47 tiếng ồn trung bình quan trắc từ 6h – 21h tại vị trí 1 là 44,9dBA và vị trí 2 là 35,1dBA đều nằm trong quy chuẩn hiện hành là 70dBA. Qua kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh tại bảng 4.18 thấy rằng tại tất cả các vị trí quan trắc nồng độ các chỉ tiêu bụi, khí thải quan trắc, phân tích đều thấp hơn nhiều giới hạn cho phép (QCVN 05 :2013/BTNMT) và Tiếng ồn thấp hơn quy chuẩn so sánh QCVN 26 :2010/BTNMT. Như vậy hiện trạng môi trường không khí khu vực mỏ tại thời điểm quan trắc vẫn tương đối tốt chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm. 4.3.3. Ảnh hưởng của nước thải đến môi trường 4.3.3.1. Nguồn gây tác động - Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân. - Nước mưa chảy tràn trên toàn bộ khai trường và khu vực phụ trợ mỏ. - Nước thải phát sinh trong khai thác hầm lò. - Nước thải phát sinh từ hoạt động chế biến quặng tại mỏ. Bảng 4.15: Nguồn phát sinh nước thải do hoạt động khai thác TT Nguồn gây tác động Chất ô nhiễm chỉ thị Khu vực phát sinh 1 Nước mưa chảy tràn Chất rắn lơ lẳng, kim loại Khu vực khai nặng, dầu mỡ, độ đục, trường, bãi thải 2 Nước thải sinh hoạt TSS, BOD, COD, tổng Khu vực văn phòng, của công nhân N, tổng P, vi khuẩn nhà ăn, nhà tập thể 3 Nước thải hầm lò Cặn lơ lửng, kim loại Các hầm lò nặng, dầu mỡ 4 Nước thải xưởng pH, TSS, tổng P, tổng N, Trước và sau hệ tuyển BOD5, COD, Fe, Cu, Hg, thống xử lý nước Cd, Zn, As, CN, dầu mỡ thải của xưởng khoáng tuyển
  57. 48 4.3.3.2. Hiện trạng và diễn biến của nước thải đến môi trường Như vậy các nguồn gây tác động đến môi trường nước khu vực mỏ gồm nước mưa chảy tràn qua khu vực mỏ, nước thải từ hầm lò khai thác, nước thải sinh hoạt, nước thải xưởng tuyển. Nước thải đã gây ra những tác động không nhỏ đến nguồn tiếp nhận và nước thải khu vực. Hiện trạng môi trường nước mặt, nước ngầm, nước thải khu vực mỏ được thể hiện qua các kết quả sau: a. Nước thải hầm lò Do hầm lò được đào xuống độ sâu, nên nước thải trong quá trình khai thác chủ yếu là nước mưa chảy ngấm vào các đường lò. Theo tài liệu thiết kế cơ sở của dự án thì lưu lượng nước chảy vào hầm lò lớn nhất Qmax = 13,21m3/giờ. Trong nước thải hầm lò có chứa một số kim loại nặng, các hợp chất sunfua, cặn lơ lửng (TSS), và có độ Ph thấp do vậy cần phải có biện pháp xử lý loại nước thải này để phòng tránh được những hậu quả ô nhiễm do nước thải này gây ra. Nước thải dạng này được chủ dự án lắng qua các bể lắng tại cửa lò sau đó sử dụng tuần hoàn lại cho xưởng tuyển và dập bụi trong lò. Lượng nước này có thể được dẫn ra ngoài hầm lò bằng các mương dẫn hoặc dùng bơm thoát nước cưỡng bức. Tại khu vực mỏ chì – kẽm Pác Ả, lượng nước thải hầm lò phát sinh tương đối ít. Cung cấp nước cho sản xuất phục vụ các nhu cầu dập bụi khi khoan lỗ mìn tại mỗi khu vực là 5m3/ngày đêm. Tại các khu vực đang tiến hành khai thác sử dụng nước bơm trong lò ra sau đó lắng trong trong bể và dẫn tự chảy xuống gương đào lò, khai thác. Trong quá trình thi công các công trình mở vỉa và khai thác việc cấp nước cho khoan được thực hiện nhờ đường ống dẫn nước từ bể chứa nước dung tích 10m3 xây trên vị trí cao hơn các cửa lò sau đó dẫn tự chảy xuống các gương khoan.
  58. 49 Chất lượng nước thải hầm lò được thể hiện qua kết quả phân tích sau: Bảng 4.16: Kết quả đo, phân tích nước thải hầm lò QCVN Tên chỉ TT Đơn vị Kết quả NTS 40:2011/BNTMT tiêu (Cột B) 1 pH - 6,38 5 – 9 2 COD mg/l 7,14 150 3 TSS mg/l 15,4 100 4 As mg/l <0.0005 0,1 5 Cd mg/l <0,009 0,1 6 Pb mg/l 0,124 0,5 7 Hg mg/l <0,0005 0,01 8 Cu mg/l 0,083 2 9 Zn mg/l 2,95 3 10 Mn mg/l 0,72 1 11 Fe mg/l 4,26 5 12 S2- mg/l <0,05 0,5 13 Cloliform VK/100ml 530 5000 (Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc môi trường đợt 1năm 2019)[1] * Đánh giá kết quả phân tích: Qua bảng trên ta có thể thấy một số kết quả phát hiện được rất nhỏ như Asen và thủy ngân chỉ nhỏ hơn 0,0005mg/l, Cadimi <0,009mg/l. Trong đó hàm lượng chì, kẽm khá cao với Pb là 0,124mg/l và Zn là 2,95mg/l nhưng đều nằm trong quy chuẩn cho phép của BTNMT quy định với Pb là 0,5mg/l và Zn là 3mg/l.
  59. 50 Theo bảng kết quả phân tích nước thải hầm lò khai thác quặng chì kẽm sau bể xử lý cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đo và phân tích đều đạt quy chuẩn cho phép so với Quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT (B). b. Nước thảiphát sinh từ hoạt động chế biến Theo công nghệ khai thác, lượng nước dùng cho công đoạn hòa tan kẽm oxit sử dụng là 0,25m3/tấn quặng, với công suất của xưởng tuyển là 30 tấn quặng/ngày thì khối lượng nước cần dùng cho công đoạn này là: 0,25 x 30 = 7,5m3/ngày, lượng nước dùng cho công đoạn hòa tách đa kim loại đi kèm sử dụng là 0,188m3/tấn quặng, với công suất của xưởng tuyển là 30 tấn quặng/ngày thì khối lượng nước cần dùng cho công đoạn này là: 0,188 x 30 = 5,64m3/ngày. Tổng lượng nước cần sử dụng trong cả quá trình tuyển khoảng 13,14m3/ngày đêm. Lượng nước thu hồi được trong cả quá trình tuyển là 60% lượng nước đưa vào tuyển, tương đương với 7,884 m3/ngày. Nước thải tuyển quặng được sử dụng tuần hoàn trong quá trình sản xuất nên lượng nước thải sinh ra không đáng kể khoảng 5,256 m3/ngày đêm. Nước thải này chứa chủ yếu là chất rắn lơ lửng, pH thấp và kim loại nặng. Tuy nhiên nước thải này không thải ra ngoài môi trường mà được thải xuống hồ thải quặng đuôi cùng lượng bùn thải quặng đuôi và được lưu chứa trong hồ, sau đó tuần hoàn lại Nước cho khâu chế biến được lấy từ 2 nguồn: Nguồn nước thải luân hồi và nhu cầu cấp nước cho chế biến quặng là 6 m3/ngày đêm được bơm từ khe suối cách khu vực xưởng 500m về phía Nam. Để đáp ứng được nhu cầu chứa thải sau chế biến khu vực mỏ có hồ chứa với 04 đập với 04 hồ, tổng diện tích 8.200m2, dung tích 49.200m3. Để xem xét hiện trạng chất lượng nước thải xưởng tuyển, ta có kết quả phân tích sau:
  60. 51 Bảng 4.17: Kết quả phân tích nước tuyển quặng QCVN 40:2011/BTNMT TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả A B 1 pH - 7,03 6 - 9 5,5 - 9 2 Chất rắn lơ lửng mg/l 231 50 100 3 Tổng P mg/l 0,79 4 6 4 Tổng N mg/l 1,52 20 40 Nhu cầu oxy sinh 5 mg/l 112 30 50 hoc (BOD5) Nhu cầu oxy hóa 6 mg/l 224 75 150 học (COD) 7 Sắt (Fe) mg/l 0,28 1 5 8 Đồng (Cu) mg/l 0,76 2 2 9 Thủy ngân (Hg) mg/l KPHĐ 0,005 0,01 10 Cadimi (Cd) mg/l 0,006 0,05 0,1 11 Kẽm (Zn) mg/l 1,24 3 3 12 Asen (As) mg/l <0,003 0,05 0,1 13 Chì (Pb) mg/l 0,16 0,1 0,5 14 Xianua (CN) mg/l 0,01 0,07 0,1 (Nguồn: Trung tâm công nghệ môi trường bộ tư lệnh hóa học, 2019) *Đánh giá phân tích Do nước thải tuyển quặng hầu hết được được luân hồi trong quá trình chế biến cho nên các chỉ số đều cho thấy rất cao đềo vượt các chỉ tiêu của quy chuẩn ban hành. Chỉ số TSS, BOD5, COD đều cao với TSS là 231 mg/l khá cao so với quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT là 50mg/l với nước thải sử dụng cho sinh hoạt và 100mg/l đối với nước thải không sử dụng trong mục đích sinh hoạt. - Nước thải khu sản xuất, xưởng sửa chữa cơ khí được qua các hố ga lắng giữ + Nước thải trong quá trình khai thác: Nước thải bơm lên từ các lò khai thác được xử lý chủ yếu bằng cơ học theo phương thức lắng trong tự nhiên
  61. 52 qua các bể lắng bố trí tại cửa lò. Nước thải sau khi lắng trong sử dụng làm nước phục vụ sản xuất, phần dư thừa được thải ra môi trường. - Nước thải tuyển quặng được sử dụng tuần hoàn trong quá trình sản xuất nên lượng nước thải sinh ra không đáng kể. Theo kết quả tính toán lượng nước thải khoảng 4 m3/ngày đêm. - Nước thải trong lò được bơm từ hầm trạm lên các đường lò xuyên vỉa nước tự chảy trên các rãnh của đường lò về bể lắng đặt tại vị trí cửa lò. Bể được xây bằng gạch xi măng, nền được trát vữa xi măng để chống thấm, bể có kích thước dài x rộng x cao là 3mx2mx2m bể được chia làm 2 ngăn.Nước thải sau khi được xử lý trong bể lắng sẽ được thải ra môi trường. Với phương thức xử lý nước thải mỏ hoàn toàn đảm bảo yêu cầu vệ sinh trước khi thải ra môi trường. c. Nước thải sinh hoạt Tuy đây không phải là nguồn thải đặc trưng đối với hoạt động của mỏ nhưng cũng cần quan tâm trong quản lý môi trường mỏ. Nguồn thải này phát sinh là do hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân mỏ (khu tập thể, nhà ăn). Nước thải của mỏ chủ yếu là nước thải sinh hoạt ăn uống, tắm rửa. Hiện nay giải pháp xử lý nước thải của mỏ được thực hiện như sau: - Nước thải sinh hoạt ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo cho xả trực tiếp vào rãnh chung sau khi đã qua các hố ga lắng giữ lại bùn cát. - Nước thải xí tiểu được đưa qua các bể tự hoại để xử lý trước khi xả ra ngoài. - Sử dụng bể BASTAF để xử lý nước thải sinh hoạt cho phép đạt hiệu suất tốt, ổn định. Nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn theo TCVN 5945- 1995, TCVN 6772-2000. Sơ đồ công nghệ được trình bày trên hình 4.8.
  62. 53 Hình 4.8: Sơ đồ cấu tạo bể tựhoại cải tiến Bảng 4.18: Bảng biên chế lao động toàn mỏ Số lao động Bậc thợ TT Loại lao động trực tiếp bình quân (Người) I Lao động trực tiếp 22 1 Lao động hầm lò 12 - Công nhân khai thác 4 10 - Công nhân cơ điện, phụ trợ 4 2 2 Lao động phân xưởng tuyển 7 - Công nhân lao động trực tiếp - 7 3 Đội xe, nấu ăn 3 - Lái xe chở quặng và vật liệu - 2 - Công nhân nấu ăn 1 II Lao động gián tiếp 5 1 Ban giám đốc 1 2 Các phòng, ban 4 Tổng cộng 27 (Nguồn: Thuyết minh thống kê bảo vệ tài chính mỏ chì– kẽm Pác )Ả [6] Mỏ chì – kẽm Pác Ả có khu vực sinh hoạt tập trung là: khu vực xưởng tuyển, khu vực khái thác, khu vực văn phòng, khu nhà ở công nhân, khu nhà ăn và nhà giao ca.
  63. 54 Bảng 4.19: Kết quả đo, phân ícht nước thải sinh hoạt của mỏ Kết quả QCVN Tên chỉ TT Đơn vị 14:2008/BTNMT tiêu NTSH-1 NTSH-2 (cột B) 1 pH - 6,91 7,48 5,5 – 9 2 BOD5 mg/l 27,3 21,5 50 3 TSS mg/l 47,4 43,6 100 Sunfua 4 mg/l <0,05 <0,055 4 (S2-) - 5 NO3 -N mg/l <0,3 <0,3 50 3- 6 PO4 -P mg/l 0,71 0,68 10 + 7 NH4 -N mg/l 0,97 0,82 10 Coliform MPM/100 8 4855 4700 5000 ml (Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc môi trường đợt 1 2019)[1] *Đánh giá kết quả phân tích: Theo bảng kết quả phân tích nước thải sinh hoạt của mỏ cho thấy tất cả các chỉ tiêu đo và phân tích đều đạt quy chuẩn cho phép theo QCVN 14:2008/BTNMT (cột B). Các chỉ tiêu đều cho thấy như pH đều nằm trong quy chuẩn của QCVN lần lượt là 6,96 và 7,48 so với quy định QCVN 14:2008/BTNMT (cột B) là 5,5 – 9. Các chỉ tiêu khác đều khá cao nhưng cũng đều nằm trong quy chuẩn như Coliform ở kết quả 1 4855 MPM/100ml mẫu 2 là 4700 MPM/100ml khá cai nhưng cũng nằm trong quy chuẩn cho phép là 5000 MPM/100ml. d. Hiện trạng môi trường nước xung quanh
  64. 55 Bảng 4.20: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại khu vực dự án QCVN 08- Kết quả TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị MT:2015/BTNMT NM1 NM2 B1 B2 1 pH - 7,1 6,7 5,5 - 9 5,5 - 9 2 TSS mg/l 18,5 21,8 50 100 3 DO mg/l 6,2 6,3 ≥ 4 ≥ 2 4 COD mg/l 26,1 27,5 30 50 5 BOD5 mg/l 10,3 12,8 15 25 5 Fe tổng mg/l 0,21 0,24 1,5 2 6 As mg/l <0,001 <0,001 0,05 0,1 7 Cd mg/l KPHĐ KPHĐ 0,01 0,01 8 Pb mg/l <0,001 0,0019 0,05 0,05 10 Zn mg/l 0,022 0,036 1,5 2 11 Mn mg/l 0,0011 0,0017 0,5 1 12 Hg mg/l KPHĐ KPHĐ 0,001 0,002 13 Cr (VI) mg/l KPHĐ KPHĐ 0,04 0,05 + 14 NH4 mg/l 0,12 0,17 0,9 0,9 - 15 NO3 mg/l 0,21 0,23 10 15 - 16 NO2 mg/l 0,005 0,007 0,05 0,05 3- 17 PO4 mg/l 0,031 0,035 0,3 0,5 18 Cl- mg/l KPHĐ KPHĐ 350 - 19 F- mg/l KPHĐ KPHĐ 1,5 2 20 CN- mg/l KPHĐ KPHĐ 0,05 0,05 21 DÇu mì mg/l KPHĐ <0,01 1 1 Coliform MPN/1 22 2125 2170 7500 10000 00ml Nhận xét: Từ số liệu bảng 4.26 cho ta thấy chỉ số DO trong nước còn khá cao với vị trí 1 là 6.2 và vị trí 2 là 6,3 so với QCVN 08 – MT:2005/BTNMT là B1 ≥ 4, B2 ≥ 2, các chỉ số khác như Pb, Zn, TSS đều nằm trong quy chuẩn các chỉ tiêu khác đều không vượt quy chuẩn, nằm trong giới hạn cho phép. Qua kết quả bảng 4.26, thấy nguồn nước mặt tại 02 điểm quan trắc trên các suối trong khu vực dự án vẫn còn tương đối tốt, các chỉ tiêu tiến hành
  65. 56 quan trắc, phân tích đều nằm trong giới hạn và thấp hơn nhiều lần giới hạn cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột B1 -Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. 4.3.4. Hiện trạng tài nguyên sinh vật Hệ sinh thái trên cạn: Hiện tại cùng với mỏ Pác Ả đang có một số doanh nghiệp khai thác khoáng sản đang hoạt động do vậy đã có tác động đến cảnh quan và hệ sinh thái cạn của khu vực. Hiện tại khu vực mỏ chỉ có một số loài động, thực vật thông thường không có các loài động, thực vật đặc hữu quý hiếm cần bảo vệ nghiêm ngặt theo sách đỏ Việt nam và Thế giới. Tại khu vực hiện có diện tích rừng sản xuất tương đối lớn do đó phần nào hạn chế được nguồn gây ô nhiễm phát sinh. Hệ sinh thái dưới nước: Trong khu vực mỏ hiện tại có các dòng suối nhỏ, hệ sinh thái nước cũng tương đối đơn giản chủ yếu là các loài sinh vật lưỡng cư như ếch nhái, thủy sinh vật như các loài cá thông thường và một số loài thủy sinh như tảo, rong rêu. Hệ sinh thái dưới nước không có các loài đặc hữu quý hiếm cần bảo vệ nghiêm ngặt. Khu vực triển khai dự án nằm cách xa khu vực bảo tồn thiên nhiên, khu di sản thiên nhiên thế giới và các khu bảo tồn do vậy khả năng tác động của dự án là gần như không có. Ngoài ra, dự án có vị trí nằm trên vùng núi cao do vậy không có tác động đến vùng ngập nước, ngập mặn ven biển. Đánh giá sơ bộ về sức chịu tải môi trường: Từ kết quả phân tích các thành phần môi trường và hiện trạng tài nguyên sinh vật tại khu vực mỏ chì – kẽm Pác Ả có thể đánh giá sức chịu tải môi trường tại khu vực mỏ tương đối lớn. Môi trường khu vực phần nào vẫn còn khả năng tiếp nhận các nguồn thải. 4.3.5. sức khỏe cộng đồng Các vẫn đề về sức khỏe có thể sảy ra là:
  66. 57 - Nhiễm chì ở các mức độ khác nhau với các biểu hiện như: Xuất hiện đường viền burto ở lợi, suy thận, thường xuyuển đau bụng, táo bón, tổn thương thần kinh ngoại vi và giảm chức năng não bộ, trẻ em chậm phát triển trí tuệ, ung thư - Bụi và khí độc hại có khả năng gây các bệnh về đường hô hấp như bụi phổi, viêm phổi, viêm phế quản, khí quản - Tiếng ồn do khoan nổ mìn và các hoạt động máy móc có thể gây nên các bệnh mãn tính như giảm thính lực, đau đầu, mất ngủ, suy nhượng thần kinh 4.4. Thực trạng áp dụng cáci b ện pháp bảo vệ môi trường 4.4.1. Biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng do chất thải rắn - Đối với đất đá thải: Hiện tại khu vực hầm lò khai thác của mỏ đã có bãi thải đất đá với diện tích khoảng 200m2. Một phần đất đá thải được tận dụng để gia cố đường giao thông nội mỏ, - Đối với chất thải rắn nguy hại: Các chất thải nguy hại như chai lọ đựng hóa chất, dầu thải, giẻ lau dính dầu mỡ, găng tay được thu gom và vận chuyển về kho chứa chất thải nguy hại của mỏ. 4.4.2. Biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng do bụi, tiếng ồn, khí độc a. Đối với hoạt động khoan, nổ mìn - Tiến hành thông gió khoảng 15 phút sau khi nổ mìn rồi tiếp tục cho công nhân hoạt động, áp dụng phương pháp khoan nước. - Áp dụng phương pháp nổ mìn vỉ sai, tránh sự cộng hưởng âm khi nổ mìn, giảm chấn động sập lở tầng, bờ mỏ, ít sih bụi. b. Đối với công đoạn bốc xúc, vận chuyển
  67. 58 - Khi lưu thông trên đường, các phương tiện vận chuyển sử dụng bạt phủ thùng xe, qua đó giảm thiểu tác động của bụi phát sinh - Tưới nước thường xuyên trong những ngày nắng nóng, hanh khô. c. Đối với hoạt độnh của xưởng tuyển - Phân công thời gian lao động hợp lý đối với công nhân lao động gần máy móc phát sinh tiếng ồn lớn. - Bố trí hệ thống phun nước dạng sương mù tại khu vực đập nghiền, cung cấp các trang thiết bị bảo hộ đầy đủ như bông tai, mũ, kính, quần áo bảo hộ. 4.4.3. Biện pháp giảm ảnh hưởng do nước thải a. Nước thải hầm lò - Xây dựng hệ thống mương thu và thoát nước. - Khu vực hầm lò khai thác đều có bể thu gom, lắng nước hầm lò trước khi xả ra môi trường. b. Nước thải xưởng tuyển Để đáp ứng được nhu cầu chứa chất thải sau quá trình chế biến, công ty đã xây dựng 4 đập với 4 hồ chứa tổng diện tích 8.200m2 có thể tích khoảng 49.200m3 với các thông số như sau: Hồ số 1 và hồ số 2 nằm ở hướng đông khu xưởng tuyển thông số của mỗi hồ như sau: + Diện tích khoảng 1.200 2m , thể tích chứa khoảng 7.200m3. Hồ số 3 nằm phía Đông Nam khu xưởng tuyển có các thông số như sau: + Diện tích khoảng 2.200m2, thể tích chứa của hồ khoảng 13.200m3. Hồ số 4 nằm tây nam khu vực xưởng tuyển có các thông số như sau: + Diện tích khoảng 3.600 3m , thể tích chứa khoảng 21.600m3. Đáy hồ được trải bạt HDPE để chống thấm. Thân đập được chống thấm bằng bạt HDPE với cách thức thi công là rải bạt rồi gia cố bằng đắp 1 lớp đất mỏng bên ngoài.
  68. 59 c. Nước thải sinh hoạt Mỏ chì – kẽm Pác Ả có các khu vực sinh hoạt tập trung là : khu vực vặn phòng xưởng tuyển, khu vực tập thể, khu vực khai thác, khu vực nhà ở đội. Để xử lý nước thải sinh hỏa phát sinh, công ty đã xây dựng hệ thống tự hoại 03 ngăn. Nước thải từ Nước thải từ khu Nướ thải từ khu nhà vệ sinh tắm giặt vực nhà ăn Bể tự Song, lưới chắn hoại 3 ngăn Hố ga Xả thải ra môi trường Hình 4.9: Sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt d. Đối với nước mưa chảy tràn - Tại khu vực khai thác: Thoát nước bằng phương pháp tự chảy, định hướng dòng chảy bằng hệ thống mương tãnh (kíck thước D = 250mm). Nước được dẫn vào các hố ga lắng cặn trước khi thoát ra ngoài. - Tại khu vực xưởng tuyển: + Công ty đã đào hệ thống rãnh nước thoát nước mưa xung quanh vực xưởng tuyển và các hồ thải với kích thước rãnh là 20m x 0,65m x 0,9m. Nước mưa chảy tràn được dẫn vào hệ thống xử lý nước thải sản xuất. + Tại khu vực tập kết quặng, bố trí mái che mưa. + Tiến hành thay dầu, bảo dưỡng thiết bị tại đúng nơi quy định, tránh để dầu mỡ rơi vãi ra xung quanh.
  69. 60 + Hồ chứa thải được đắp cao hơn so với mặt bằng để tránh nước mưa chảy tràn chảy vào làm tăng lưu lượng nước thải chảy ra môi trường. Nhận xét chung: Nhìn chung, các biện pháp bảo vệ môi trường tjai mỏ đã được Công ty TNHH Hoàng Giang chú trọng thực hiện từ công đoạn khai đào quặng đến việc tuyển, làm giàu quặng. Tuy nhiên bên cạnh đó, công tác bảo vệ môi trường trong hoảt động khai thác mỏ của Công tu còn tồn tjai mốt sô vấn đề sau: + Mức tiếng ồn khu vực nghiền sàng của xưởng tuyển còn khá cao, vượt quy chuẩn cho phép. + Tuy nước thải hầm lò chưa có biểu hiện ô nhiễm lớn về chất rắn lơ lửng và các kim loại nặng, song trong điều kiện khai thác lâu dài việc xử lý lượng nước này cần được thực hiện triệt để hơn thay vì xử lý bằng phương pháp lắng thông thường. + Các khu vực bãi thải nằm ở lưng chừng núi chưa được xây kè chắn đều có khả năng xảy ra trượt lở đất, đặc biệt khi có mưa lớn. + Bãi thải đất đá tại khu vực hầm lò áp dụng công nghệ đổ thải theo hình thưc bãi thải cao, với hình thúc này không tránh khỏi hiện tượng đất đá rơi vãi. + Việc thực hiện giám sát môi trường chưa triệt để chưa có cán bộ chuyên trách về môi trường để quản lý và và giám sát chặt chẽ hơn. 4.5. Đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng môi trường đất, nước, không khí khu vực mỏ 4.5.1. Giải ppháp kỹ thuật công nghệ a. Cải thiện môi trường nước - Cần định kỳ nạo vét hệ thống rãnh, mương thoát nước nhằm giảm thiểu tác động của nước mưa chảy tràn, định kỳ nạo vét các hồ lắng tránh tình trạnh tràn hồ gây ô nhiễm môi trường.
  70. 61 - Quy hoạch vị trí đổ bùn thải và có phương án lưu trữ bùn thải hợp lý. - Đối với nước thải hầm lò, phương án đề xuất như sau: Sữa vôi Thải ra Nước thải Bể điều hòa Bể Bể xử lý nguồn mỏ và lắng sơ bộ lắng nước thải tiếp nhận Cặn lắng Bùn thải có chứa chì, kẽm Hình 4.10: Quy trình xử lý nước thải hầm lò Nước thải sau khi đã lắng sơ bộ để tách cặn được đưa vào bể phản ứng, tại đây các phản ứng sẽ xảy ra làm kết tủa các ion kim loại nặng. Bùn lắng sẽ đượcc nạo vét định kỳ. Bổ sung sữa vôi Nước thải Lỗ tràn Lỗ tràn Lỗ tràn Cặn Hình 4.11: Mô hình xử lý nước thải hầm lò Mô hình trên không chỉ xử lý kim loại nặng một các hiệu quả mà thiết kế 03 ngăn theo kiểu lắng tràn còn lằm tăng khả năng lắng đọng những chất rắn lơ lửng trong nước, tăng hiệu quả xử lý nước thải hầm lò trước khi thải ra môi trường bên ngoài. b. Cải thiện chất lượng môi trường không khí
  71. 62 - Chủ mỏ cần có kế hoạc trồnng bổ sung hệ thống cây xanh, đảm bảo độ che phủ xung quanh mỏ và hai bên lề đường vận chuyển nhằm hấp thụ, ngăn cản sự phát tán bụi ra môi trường xung quanh. - Tăng tần suất tưới nước vào mùa khô trên các đoạn đường vận chuyển và các khu vực phát sinh bụi như máy nghiền, sàng . c. Cải thiện hệ thống thu gom xử lý chất thải rắn - Đối với đá thải: Cần thực hiện đổ thải phân tầng, chống sạt lở bãi thải. + Phân tầng 30m từ dưới lên trên toàn diện tích bãi thải. Độ dốc tầng thải 2 – 3% để không cho nước mưa chảy tràn qua sườn gây sạt lở bãi thải. + Mỗi tầng cần tiến hành dùng đá kè chân tầng thải. + Ở chân bãi thải phải có rãnh thoát nước và đê chắn để ngăn chặn các bùn thải thoát ra môi trương bên ngoài. 4.5.2. Đề xuất các giải pháp quản lý a. Đối với các cơ quan chức năng - Cần kịp thời triển khai các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường tới mỏ. - Thường xuyên giám sát chặt chẽ hoạt động khai thác và chế biến của mỏ, tăng cường công tác kiểm tra định kỳ, kiểm tra chấp hành công tác bảo vệ môi trường của hoạt động mỏ. - Hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có đơn vị có đầy đủ năng lực để xử lý chất thải nguy hại. Điều này gât hạn chế cho việc quản lý, xử lý chất thải nguy hại. Do vậy, các cơ quan chức năng cần nhanh chóng tìm giải pháp cho hoạt động xử lý chất thải nguy hại trên đại bàn tỉnh. b. Đối với mỏ - Bổ sung cán bộ chuyên trách về môi trường mỏ.
  72. 63 - Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về môi trường mỏ nhằm nâng cao nhận thức và năng lực quản lý môi trường cho toàn thể cán bộ nhân viên mỏ. - Thường xuyên học hỏi, cải tiến công nghệ khai thác, ưu tiên các công nghệ thân thiện với môi trường. - Luôn liên hệ chặt chẽ với địa phương, tham vấn ý kiến cộng đồng trong quá trình khai thác, cải tạo môi trường cho phù hợp với thực trạng của địa phương.
  73. 64 Phần5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Bên cạnh những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, hoạt động khai thác khoáng sản nói chung và khai thác khoáng sản chì – kẽm nói riêng đều ít nhiều có ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. - Vấn đề đối với môi trường đất hiện nay là hoạt động khai đào, tách quặng và thải đất đá gây ra tác động không nhỏ đến địa hình, diện mạo, cảnh quan trong khu vực, làm tăng nguy cơ trượt lở đất đá. - Môi trường không khí khu vực mỏ có biểu hiện ô nhiếm tiếng ồn tại khu vực nghiền sàng của xưởng tuyển. - Môi trường không khí xung quanh còn tốt, chưa bị ảnh hưởng, tác động mạnh đến môi trường trong khu vực. - Nước thải hầm lò trong các đợt quan trắc gần đây cho thấy chưa ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh nhưng đang có chiều hướng tăng dần. - Nước thải tuyển quặng cho thấy nước thải do luân hồi nên chưa có biện pháp cụ thể để xử lý. - Môi trường nước mặt trong khu vực còn tốt, các thông số phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn hiện hành, chưa có dấu hiệu ô nhiễm các kim loại nặng trong nước. 5.2. Kiến nghị Do mỏ vừa được cấp phép nên để chất lượng môi trường tại khu vực mỏ ngày càng cải thiện cần có sự quan tâm chặt chẽ của chủ mỏ, của chính quyền địa phương và sự chỉ đạo hướng dẫn của cơ quan quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Các số liệu chỉ tiêu hiện tại vẫn nằm trong các quy chuẩn
  74. 65 hiện hành nhưng không được chủ quan, lơ là trong việc quản lí hay công tác xử lý các chất thải do mỏ thải ra. * Đối với chủ mỏ - Thực hiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến môi trường tại khu vực mỏ. - Bổ xung thếm biên chế cán bộ chuyên trách môi trường, đồng thời đầu tư thêm trang thiết bị phục vụ cho môi trường. - Tăng cường năng lực quản lí môi trường cho các cán bộ, công nhân làm việc tại mỏ. - Thường xuyên cải tiến công nghệ khai thác, ưu tiên các công nghệ thân thiện với môi trường. * Đối với các cơ quan chức năng - Kịp thời triển khai các văn bản quy phạp pháp luật, các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường tới mỏ. - Giám sát chặt chẽ hoạt động khai thác và chế biến của mỏ. - Cần tìm ra các giải pháp cho hoạt động xử lý chất thải rắn nguy hại cho địa bàn. - Nâng cao kiến thức, công tác nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách để các cơ quan quản lý có thể thực hiện một cách tốt hơn.
  75. 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Công ty TNHH Thái Bắc, báo cáo kết quả quan trắc môi trường định kỳ đợt 1 năm 2019. 2. Công ty TNHH Thái Bắc (2018), báo cáo kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng mỏ. 3. Công ty TNHH Thái Bắc (2018), đánh giá tác động môi trường mỏ chì – kẽm Pác Ả. 4. Công ty TNHH Thái Bắc (2018), thuyết minh đầu tư dự án mỏ chì – kẽm Pác Ả. 5. Công ty TNHH Thái Bắc (2018), thuyết minh thiết kế cơ sở mỏ chì – kẽm Pác Ả. 6. Công ty TNHH Thái Bắc (2018), thuyết minh thống kê bảo vệ tài chính mỏ Pác Ả. 7. Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm (2014), ban hành ngày 23/06/2014 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2015. 8. Nguyễn Thị Nhung (2013), Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác mỏ chì – kẽm Chợ Điền đến môitrường. Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 9. Phòng Tài nguyên môi trường huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc kạn 10. Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Kạn, niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn năm 2016. 11. Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Kạn (2007) , quy hoạch thăm dò, chế biến khoáng sản tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2007 – 2012, định hướng đến năm 2020, Bắc Kạn. 12. Trần Anh Tuấn, Gaskor T.V, Trần Trọng Hòa, Nevolko P.A, Phạm Thị Dung, Bùi Ấn Niên, Phạm Ngọc Cần (2011) "Đặc điểm khoáng vật –
  76. 67 địa hóa và nguồn gốc cả mỏ chì – kẽm, cấu trúc Lô Gâm, miền Bắc Việt Nam", tạp chí các khoa học về trái đất, 33 (3), tr 393 – 408. II. Trên sách, báo chí, internet 13. Cổng thông tin điện tử huyện Ngân Sơn. Dân số, giao thông vận tải. 14. Nguyễn Quốc Trung (2010). Tình hình khai thác và chế biến chì kẽm 15. Tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm trì kẽm trên Thế Giới 16. Cổng thông tin điện tử huyện Ngân Sơn. Vị trí địa lí, kinh tế, xã hội.