Khóa luận Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá Nà Cà tới môi trường xung quanh tại xã Nguyên Phúc, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

pdf 67 trang thiennha21 13/04/2022 5680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá Nà Cà tới môi trường xung quanh tại xã Nguyên Phúc, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_anh_huong_hoat_dong_khai_thac_da_voi_cua.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá Nà Cà tới môi trường xung quanh tại xã Nguyên Phúc, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

  1. ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐẶNG ĐỨC TRỌNG “ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐÁ VÔI CỦA MỎ ĐÁ NÀ CÀ TỚI MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH TẠI XÃ NGUYÊN PHÚC, HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN” KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Liên thông Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2017-2019 THÁI NGUYÊN - 2019
  2. ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐẶNG ĐỨC TRỌNG “ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐÁ VÔI CỦA MỎ ĐÁ NÀ CÀ TỚI MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH TẠI XÃ NGUYÊN PHÚC, HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN” KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Liên thông Chuyên ngành : Khoa học môi trường Lớp : K49 LT – KHMT Khoa : Môi trường Khóa học : 2017-2019 Giảng viên hướng dẫn : Th.s. Dương Thị Minh Hòa THÁI NGUYÊN - 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Môi trường, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tình dạy bảo, truyền đạt kiến thức và nhiều kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt năm học vừa qua. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô giáo hướng dẫn: ThS.Dương Thị Minh Hòa người đã tận tình giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian thực tập. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và các anh chị trong Công ty TNHH Thái Bắc đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp em hoàn thành khóa luận này. Em cũng không quên gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ em trong những lúc em gặp khó khăn. Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉnh sửa từ quý thầy cô và bạn đọc để khóa luận của em hoàn thiện hơn. Sau cùng em xin chúc toàn thể thầy, cô trong khoa Môi Trường, lời chúc sức khỏe, luôn thành công trong công việc và cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên tháng 5 năm 2019 Sinh viên Đặng Đức Trọng
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Tên và vị trí các điểm lấy mẫu phân tích 18 Bảng 3.2: Phương pháp phân tích mẫu môi trường 20 Bảng 4.1: Bảng toạ độ các điểm khép góc ranh giới mỏ 23 Bảng 4.2: Bảng tổng hợp các thiết bị sử dụng cho công tác khai thác 27 Bảng 4.3: Biên chế lao động của mỏ 29 Bảng 4.4: Nguồn phát sinh khí bụi, khí thải độc hại 35 Bảng 4.5: Đặc trưng nguồn ô nhiễm không khí tại mỏ 36 Bảng 4.6: Lượng khí thải phát sinh do sử dụng nhiên liệu 40 Bảng 4.7: Kết quả phân tích hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại khu vực mỏ 43 Bảng 4.8: Kết quả phân tích hiện trạng môi trường nước thải sinh hoạt tại khu vực mỏ 44 Bảng 4.9: Kết quả đo và phân tích chất lượng môi trường nước mặt khu vực mỏ .45 Bảng 4.10: Kết quả phân tích đánh giá chất lượng môi trường đất 46 Bảng 4.11: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại tuyến đường vào mỏ 48 Bảng 4.12: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí khu vực mỏ 49
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Ranh giới khai thác của mỏ Nà Cà 24 Hình 4.2: Sơ đồ công nghệ khai thác 25 Hình 4.3: Sơ đồ quy trình dây chuyền nghiền sàng 26 Hình 4.4: Sơ đồ tổ chức quản lý sản xuất của mỏ 29 Hình 4.5: Biểu đồ kết quả phân tích đánh giá chất lượng môi trường đất 47
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Viết đầy đủ BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường BKHCN Ban Khoa học Công nghệ CBCNV Cán bộ công nhân viên CTNH Chất thải nguy hại CTR Chất thải rắn CHXHCNVN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam KHCN Khoa học công nghệ NQ/CP Nghị quyết chính phủ NQ/TW Nghị quyết trung ương QCVN Quy chuẩn Việt Nam QĐ Quyết định TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TT Thông tư TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân
  7. v MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn. 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở khoa học 4 2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 4 2.1.2. Cơ sở pháp lý 9 2.2. Tình hình khai thác đá trên Thế giới và Việt Nam 10 2.2.1. Tình hình khai thác và chế biến đá vôi trên Thế giới 10 2.2.2. Tình hình khai thác đá vôi tại Việt Nam 14 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 17 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 17 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu. 17 3.2. Địa điểm thực hiện và thời gian thực hiện. 17 3.3. Nội dung nghiên cứu 17 3.4. Phương pháp nghiên cứu 17 3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp 17 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu 18 3.4.3. Phương pháp tổng hợp, so sánh, viết báo cáo 21 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23 4.1.Tổng quan về mỏ đá Nà Cà 23 4.1.1.Vị trí địa lý 23
  8. vi 4.1.2.Quy mô công suất khai thác 23 4.1.3 Công nghệ khai thác và chế biến 25 4.1.4 Máy móc thiết bị dự án 27 4.1.5 Nguyên vật liệu của dự án 28 4.1.6.1 Sơ đồ quản lý sản xuất 28 4.1.6.2 Biên chế và năng suất lao động 29 4.3. Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh tại khu vực mỏ đá Nà Cà 42 4.3.1. Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt khu vực mỏ đá Nà Cà. 42 4.3.2. Hiện trạng môi trường đất khu vực xung quanh mỏ đá Nà Cà. 46 4.3.3. Hiện trạng môi trường không khí xung quanh mỏ đá Nà Cà 48 4.4. Đánh giá chung và đề xuất giải pháp 49 4.4.1. Đánh giá chung 50 4.4.2. Đề xuất giải pháp giảm thiểu và khắc phục ô nhiễm 50 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55 5.1. Kết luận 55 5.2. Kiến nghị .63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu nói chung cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội thì vấn đề môi trường ngày càng được quan tâm chú trọng, bởi lẽ môi trường có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới cuộc sống của con người, đây là một vấn đề lớn bởi vì nó không chỉ ảnh hưởng đến thế hệ hiện tại mà nó còn để lại những ảnh hưởng nặng nề cho thế hệ tương lai. Sự ô nhiễm, suy thoái và những sự cố môi trường diễn ra ngày càng ở mức độ cao, nguyên nhân trực tiếp là do hoạt động của con người tác động vào môi trường tự nhiên đặc biệt là hoạt động khai khoáng có những tác động tiêu cực tới môi trường sống của con người. Hoạt động khai thác khoáng sản ở nước ta hiện nay đang tăng trưởng cả về quy mô và việc áp dụng các công nghệ tiên tiến, góp phần quan trọng cho phát triển nền kinh tế đất nước. Tuy vậy hoạt động này đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh khu vực khai thác và chế biến, gây ảnh hưởng mạnh mẽ và lâu dài. Biểu hiện rõ nhất là việc khai thác và sử dụng thiếu hiệu quả các nguồn khoáng sản tự nhiên gây tác động xấu tới chất lượng môi trường đất, nước, không khí, cảnh quan sinh thái môi trường, làm ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng đất, nước, tiềm ẩn nguy cơ tích tụ hoặc phát tán chất thải ra ngoài môi trường. Những hoạt động này đang phá vỡ mức cân bằng sinh thái đã được hình thành từ hàng chục triệu năm gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường, đã trở thành vấn đề cấp bách hàng đầu mang tính chính trị xã hội của một quốc gia. Trong những năm gần đây, nhu cầu về sử dụng đá làm vật liệu xây dựng trong cả nước nói chung và tỉnh Bắc Kạn nói riêng ngày càng gia tăng. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, đồng thời đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của huyện Bạch Thông nói riêng và tỉnh Bắc Kạn nói chung,
  10. 2 UBND tỉnh Bắc Kạn cấp Giấy phép khai thác số 460/GP-UBN ngày 05 tháng 4 năm 2013, cho phép Công ty Cổ phần tư vấn Đầu tư Phát triển Hạ tầng được phép khai thác đá vôi tại mỏ Nà Cà, xã Nguyên Phúc, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn kề từ tháng 3 năm 2013 đến tháng 8 năm 2039, với mục tiêu chính cung cấp nguồn nguyên liệu làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn huyện Bạch Thông và các huyện lân cận. Hoạt động khai thác đá vôi sẽ có những tác động tiêu cực tới môi trường trong đó có biến đổi trạng thái rừng, thay đổi cấu trúc bề mặt địa hình, hình thành các công trình cố định trên mặt bằng. Xuất phát từ những vấn đề về tình hình hiện trạng môi trường trên, em thực hiện đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá Nà Cà tới môi trường xung quanh tại xã Nguyên Phúc, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn”. 1.2. Mục đích - Tìm hiểu tình hình khai thác đá vôi của mỏ đá vôi Nà Cà tại xã Nguyên Phúc, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. - Đánh giá được các ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá của mỏ đá Nà Cà tới môi trường xung quanh. - Đề xuất các biện pháp quản lí cho đơn vị khai thác cũng như việc sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên này nhằm giảm thiểu tối đa các tác động xấu trong hoạt động khai thác của mỏ đá Nà Cà tới môi trường và con người. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Áp dụng kiến thức đã học tại trường vào thực tế - Nâng cao hiểu biết về kiến thức thực tế, bổ sung tài liệu cho học tập. - Tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường.
  11. 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đưa ra được các tác động đến môi trường của dự án mỏ Nà Cà tới môi trường xung quanh, để từ đó giúp cho đơn vị tổ chức khai thác có các biện pháp quản lí, ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường, cảnh quan và con người. - Tạo số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch cho xây dựng chính sách về bảo vệ môi trường và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. - Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai khoáng. - Nâng cao chất lượng môi trường trên địa bàn.
  12. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 2.1.1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến môi trường - Khái niệm môi trường: Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm 2014, môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinhvật” [5]. - Khái niệm ô nhiễm môi trường: Theo khoản 8 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trương Việt Nam 2014: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người vàsinh vật” [5]. - Hoạt động bảo vệ môi trường: Theo khoản 3 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam 2014: “Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đên môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện,phục hổi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành” [5]. - Khái niệm tiêu chuẩn môi trường: “Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường” [11].
  13. 5 - Quy chuẩn kỹ thuật môi trường: Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014: “Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc để bảo vệ môi trường” [5]. - Ô nhiễm đất: “Ô nhiễm đất” Là sự làm biến đổi thành phần, tính chất của đất gây ra bởi nhiều yếu tố như hoạt động sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, sinh hoạt hằng ngày của con người. Điển hình là hoạt động sản xuất nông nghiệp với những phương thức canh tác khác nhau và do thải bỏ không hợp lí các chất cặn bã rắn, rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt. Nói cách khác “ô nhiễm đất” được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm. Có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm. * Dựa theo nguồn gốc phát sinh gồm có: Nguồn tự nhiên: Các hoạt động của núi lửa, ngập úng, đất bị mặn do xâm nhập của thủy triều, đất bị vùi lấp do cát lấp, cát bay do phân hủy sinh học của thực vật. Nguồn nhân tạo: + Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt; + Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp; + Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp. * Dựa theo các tác nhân gây ô nhiễm gồm có: + Ô nhiễm đất do các tác nhân hóa học: Bao gồm phân bón N, P (dư lượng phân bón trong đất), thuốc trừ sâu (clo hữu cơ, DDT, aldrin, photpho
  14. 6 hữu cơ ) chất thải công nghiệp và sinh hoạt. + Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: Trực khuẩn lỵ, thương hàn, các loại kí sinh trùng (giun, sán). + Ô nhiễm đất do tác nhân vật lí: Nhiệt độ (ảnh hưởng đến tốc độ phân hủy chất thải của sinh vật), chất phóng xạ (Uran, thorin, Sr90, I131, Cs1370). Chất ô nhiễm đến với đất qua nhiều đầu vào, có thể từ trên trời rơi xuống, từ nước chảy vào, do con người trực tiếp đưa vào đất, đầy ra rất ít vì nhiều chất ô nhiễm sau khi ngấm vào đất sẽ lưu lại trong đất rất lâu ví dụ như một năm sau khi phun, DDT còn 80%, Lindan còn 60%, aldrin còn 20%, sau ba năm thì DDT còn 50%, aldrin còn 5%. Hiện tượng ô nhiễm đất khác với hiện tượng ô nhiễm nước sông, ở đây chỉ cần chất ô nhiễm ngừng xâm nhập thì khả năng tự vận động của không khí và nước sẽ làm sạch. Đất thì không có khả năng này, nếu thành phần chất ô nhiễm quá nhiều con người muốn khử ô nhiễm cho đất sẽ gặp nhiều khó khăn, tốn nhiều công sức và kinh phí. - Ô nhiễm nước “Ô nhiễm nước” là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. Nguồn gốc gây ô nhiễm nước có thể là tự nhiên hay nhân tạo. Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên như lũ lụt, mưa axit, mưa rơi kéo theo bụi thải của các khu công nghiệp, ngoài ra nước bị ô nhiễm còn phải kể đến sự có mặt của các xác thực vật chết. Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo chủ yếu là do hoạt động sinh hoạt của con người, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ du lịch, giao thông vận tải Các xu hướng chính thay đổi chất lượng chất lượng nước khi bị ô
  15. 7 nhiễm là: + Giảm độ pH của nước ngọt do ô nhiễm bởi H2SO4, HNO3 từ khí 2- - quyển, tăng hàm lượng SO4 và NO3 trong nước. 2+ 2+ 2+ + Tăng hàm lượng các ion Ca , Mg , SiO3 trong nước ngầm và nướcsong do mưa, phong hóa các quặng cacbonat. + Tăng hàm lượng các ion kim loại trong nước tự nhiên trước hết là Pb3+, Cd+, Hg2+, Zn2+, Al3+, Fe2+, Fe3+. + Tăng hàm lượng các muối trong nước bề mặt và nước ngầm chúng đi vào môi trường nước cùng nước thải, từ khí quyển và từ chất thải rắn. + Giảm lượng oxy hòa tan trong nước, giảm độ trong của nước. + Tăng hàm lượng các chất hữu cơ, trước hết là các chất khó bị phân hủy bằng con đường sinh học (các chất hoạt động bề mặt và thuốc trừ sâu) [7]. - Ô nhiễm không khí Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)". Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia ra thành nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo. + Nguồn tự nhiên: Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua, mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan toả đi rất xa vì nó được phun lên rất cao. Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí. Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển
  16. 8 tung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí. Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí. + Nguồn nhân tạo: Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông. Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra: Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các nhà máy vào không khí. Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió. Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: Nhiệt điện; vật liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm; Các xí nghiệp cơ khí; Các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; Giao thông vận tải bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người. 2.1.1.2. Một số khái niệm liên quan đến khai thác đá vôi * Đá vôi Là một loại đá trầm tích, về thành phần hóa học chủ yếu là khoáng vật canxit và aragonit (các dạng kết tinh khác nhau của cacbonat canxi CaCO3). Đá vôi ít khi ở dạng tinh khiết, mà thường bị lẫn các tạp chất như đá phiến silic, silica và đá mác ma cũng như đất sét, bùn, cát, bitum nên nó có màu sắc từ trắng đến màu tro, xanh nhạt, vàng và cả màu hồng sẫm, màu đen. Đá vôi có độ cứng 3, khối lượng riêng 2.600 ÷ 2.800 kg/m3, cường độ chịu nén 1700 ÷ 2600 kg/cm2, độ hút nước 0,2 ÷ 0,5% [9].
  17. 9 * Công nghệ khai thác mỏ Công nghệ khai thác mỏ chủ yếu là khai thác mỏ lộ thiên. Phương pháp khai thác chủ yếu nghiêng, cắt tầng nhỏ, gạt chuyển trực tiếp từ tầng mặt xuống tầng mặt bằng chân tuyến sau đó xúc chuyển đến trạm nghiền phân loại. 2.1.2. Cơ sở pháp lý - Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 được Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa 13 kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/06/2014 và có hiệu lực thi hành 01/01/2015. - Luật Đất đai 2013, Luật số 45/2013/QH13. - Luật khoáng sản năm số 60/2010/QH12 được Quốc hội nước CHXHCNVN Khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17/11/2010. - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường; - Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; - Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu; - Nghị định số 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; - Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; - Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản; - Thông tư số 26/2016/TT-BCT ngày 30/11/2016 của Bộ Công thương Quy định về nội dung lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng và dự toán xây dựng công trình mỏ khoáng sản;
  18. 10 - Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Về quản lý chất thải nguy hại; - Thông tư số 09/2018/TT-BTNMT ngày 14 tháng 9 năm 2018 của Bộ Tài Nguyên Môi Trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. - QCVN 05:2013/BTNMT: Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh. - QCVN 19:2009/BTNMT: Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ. - TCVN 6438: 2005: Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải – phương tiện giao thông đường bộ. - QCVN 26:2010: Quy định độ ồn cho phép và độ ồn tối đa tại khu vực cộng đồng, dân cư. - QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về độ rung do bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường ban hành. - QCVN 08:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt. - QCVN 09:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm. - QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp. - QCVN 14:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. - QCVN 03:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất. 2.2. Tình hình khai thác đá trên Thế giới và Việt Nam 2.2.1. Tình hình khai thác và chế biến đá vôi trên Thế giới 2.2.1.1. Hoạt động khai thác đá trên thế giới Trên thế giới có Mỹ, Canada, Châu Âu, Châu Á là những nơi sản xuất
  19. 11 và tiêu thụ bột nhẹ làm từ đá vôi lớn nhất. Chất độn khoáng trong sản phẩm giấy gồm canxi cacbonat nghiền mịn, bột nhẹ, cao lanh và titan dioxyt. Canxi cacbonat tự nhiên chất lượng cao không dễ kiếm ở Bắc Mỹ. Do đó sản lượng sản xuất bột nhẹ tăng lên rất mạnh trên thị trường chất độn của ngành giấy ở Bắc Mỹ. Một lý do khác cũng làm tăng nhu cầu bột nhẹ trong công nghiệp sản xuất bột giấy là việc sử dụng giấy tái sinh. Sợi giấy tái sinh ngắn hơn và mềm hơn nên độ trắng kém hơn sợi ban đầu, vì vậy đòi hỏi một lượng lớn hơn các chất độn có độ trắng cao để nâng độ trắng của giấy lên. Mức độ độn của các khoáng trong bột giấy có thể lên đến 50%. Công thức độn của Bắc Mỹ là 80% cao lanh, 20% CaCO3. Hiện nay đang chuyển dần sang công thức là 40% cao lanh và 60% bột nhẹ. Ngoài nhu cầu bột nhẹ trong sản xuất giấy còn có nhu cầu bột nhẹ trong sản xuất cao su, chất dẻo, sơn, dược phẩm v.v Tổng sản lượng bột nhẹ ở Bắc Mỹ là 600.000 tấn/năm. Các công ty sản xuất bột nhẹ hàng đầu ở Bắc Mỹ là Plizer Inc và ECC international Inc. Plizer có 25 cơ sở sản xuất bột nhẹ trên toàn nước Mỹ. Các cơ sở sản xuất bột nhẹ này nằm trong khu vực sản xuất giấy. Bột nhẹ dạng huyền phù được vận chuyển theo đường ống sang cơ sở nghiền bột giấy. Đến cuối năm 1992 Plizer có tổng số cơ sở sản xuất bột nhẹ lên đến 32 cơ sở. Anh quốc có 3 công ty sản xuất bột nhẹ là ICI, PLC, Rhon-Poulenc và một công ty nhỏ hơn là WR.Luscombe Ltd. ICI sản xuất bột nhẹ chủ yếu dùng làm chất độn cho công nghiệp cao su, keo gắn, keo trát. Sản phẩm của hãng 60% cung cấp cho Châu Âu. Nhà máy bột nhẹ đầu tiên được Rhon-Poulenc khánh thành vào năm 1991. Nhà máy được thiết kế hoàn toàn tự động và có công suất 30.000 tấn/năm. Sản phẩm bột nhẹ của Rhon-Poulenc cung cấp cho ngành công
  20. 12 nghiệp sản xuất kem đánh răng, giấy, keo gắn, keo trát, sơn, dược phẩm và mỹ phẩm [9]. Công ty WR.Lurcombe Ltd. có trụ sở ở London, công ty này chỉ sản xuất bột nhẹ với công suất 1.000 tấn/năm do khai thác các sản phẩm phụ trong công nghiệp làm mềm nước. Công ty Fax Kalk của Đan mạch hiện được xem là công ty cung cấp bột nhẹ lớn nhất Châu Âu. Nhà máy sản xuất bột nhẹ đầu tiên của Fax Falk là nhà máy Lesebo đặt tại Thuỵ Điển với công suất 6.000 tấn/năm. Nhà máy sản xuất bột nhẹ thứ hai được đặt tại Nymola (Thuỵ điển). Sản phấm bột nhẹ củanhà máy này được ký hiệu PCC95. Sản phẩm của nó cung cấp cho tập đoàn làm giấy Stora, đây là tập đoàn sản xuất giấy và bột giấy lớn nhất Châu Âu.Phần Lan cũng là một nước cung cấp bột nhẹ quan trọng ở Châu Âu.Tổng công suất của tập đoàn Partek là 60.000 tấn/năm. Ở khu vực Châu Á thì chỉ hai nước Trung Quốc và Nhật Bản đã vượt xa các khu vực khác về tổng sản lượng bột nhẹ. Năm 1992 sản lượng bột nhẹ của Trung Quốc đạt tới 550.000 tấn.Trong đó nhu cầu thị trường trong nước là 512.000 tấn. Ở Nhật Bản người ta sản xuất 2 loại bột nhẹ chính. Một loại là light PCC và loại cloidal PCC. Cũng như các khu vực khác nhu cầu bột nhẹ cho ngành giấy là cao nhất, sau đó là các ngành sơn, chất dẻo, cao su v.v những hậu quả nặng nề của hoạt động khai thác đá để lại, trong đó đáng nói đến nhiều nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường. Hoạt động khai thác đá trên thế giới ngày càng phát triển mạnh đem lại lợi ích kinh tế khá cao, tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người trên toàn thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích mà hoạt động khai thác đá đem lại thì hoạt động khai thác đá đã và đang gây ra những hậu quả nặng nề làm ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân. Quá trình nổ mìn, khoan cắt và
  21. 13 vận chuyển đá đã tạo ra một lượng bụi rất lớn và gây nên những chấn động mạnh làm thay đổi cảnh quan, mất đa dạng sinh học. Trên thế giới hàng năm ngành khai thác đá đã xảy ra hàng trăm vụ sập mỏ đá do khai thác đá trái phép và do công nghệ không đảm bảo an toàn cho công nhân khu vực khai thác, cướp đi sinh mạng của hàng trăm người [9]. 2.2.1.2. Ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác đá trên thế giới Khai thác đá hiện nay đang là ngành công nghiệp mang lại lợi ích kinh tế rất cao, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, hậu quả của hoạt động khai thác đá lại là vấn đề đang được quan tâm trong những năm gần đây (vấn đề ô nhiễm môi trường do khai thác, chế biến đá và tình trạng khai thác đá trái phép tại nhiều nước có trữ lượng đá lớn trên thế giới). Khai thác đá tạo ra một lượng bụi rất lớn, lớn hơn gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép, thậm chí có những nơi nồng độ bụi cao gấp 10 lần tiêu chuẩn cho phép. Bên cạnh đó, tại các mỏ khai thác còn thải ra một lượng lớn khí độc hại như CO, SO2, đây là những khí rất độc hại đối với môi trường và những người lao động tại chính cơ sở khai thác và sản xuất đá. Một số khu vực khai thác do công nghệ khai thác chủ yếu là công nghệ thủ công, không được trang bị những thiết bị tiên tiến trong quá trình khai thác và chế biến đá đều phát sinh ra một lượng bụi rất lớn làm ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân xung quanh khu vực khai thác. Như vậy hoạt động khai thác đá trên thế giới đang diễn ra rất mạnh trong những năm gần đây, cung cấp phần lớn các nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu của con người. Cùng với sản lượng khai thác đá ngày càng tăng, thì ngành công nghiệp khai thác đá trên toàn thế giới cũng đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của hoạt động khai thác đá để lại, trong đó đáng nói đến nhiều nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường [9].
  22. 14 2.2.2. Tình hình khai thác đá vôi tại Việt Nam 2.2.2.1. Hoạt động khai thác đá ở Việt Nam Đá vôi là loại đá phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực Đông Bắc, khai thác hợp lý và bảo vệ môi trường, cảnh quan đá vôi phục vụ cho mục đích kinh tế là vấn đề cần quan tâm giải quyết của địa phương và Nhà nước hiện nay. Theo báo cáo của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, (đá hoa, đá vôi trắng) là khoáng sản được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Kết quả điều tra, thăm dò địa chất cho thấy, đá hoa phân bố khá rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam song tập trung trữ lượng lớn tại một số địa phương như Yên Bái, Nghệ An, Bắc kạn, Hà Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang Theo thống kê, sau hơn 3 năm triển khai thực hiện quy hoạch khoáng sản khai thác đá vôi, hiện có 97 Giấy phép hoạt động khoáng sản dạng này đang hoạt động, trong đó có 47 giấy phép thăm dò với trữ lượng dự báo 177,7 triệu m3 đá ốp lát, 624 triệu tấn đá bột và 50 giấy phép khai thác với trữ lượng đã cấp phép là 161 triệu m3 đá làm ốp lát, 428 triệu tấn đá làm bộ carbonat canxi, công suất khai thác hàng năm đối với đá ốp lát là 5,8 triệu m3 và 16 triệu tấn đá bột. Công suất khai thác nêu trên đã vượt quá công suất dự kiến theo quy hoạch đã được phê duyệt (Theo quy hoạch đến năm 2010 sản lượng bột đá là 2,8 triệu tấn /năm và 750 nghìn m3/năm đá khối). Nếu các mỏ đang thăm dò đươc vào khai thác sau năm 2011, dự kiến công suất đá hoa ốp lát đạtkhoảng 7 - 8 triệu m3/năm, đá bột sẽ đạt khoảng 18 - 20 triệu tấn /năm, vượt gấp nhiều lần sản lượng theo dự kiến Quy hoạch [9]. Hoạt động khai thác, chế biến đá tại các địa phương đã góp phần phát triển kinh tế xã hội, tạo được việc làm và thu nhập cho một bộ phận người dân địa phương. Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp đã tạo được uy tín và thương hiệu riêng tại thị trường trong nước và một số khu vực trên thế giới. Tuy nhiên, hiện ngành công nghiệp khai thác đá còn gặp phải không ít khó khăn
  23. 15 khi thiếu chế tài chặt chẽ đối với việc hành nghề thăm dò khoáng sản dẫn đến nhiều tổ chức, cá nhân thiếu năng lực và kinh nghiệm vẫn được thuê thăm dò. Do đó, nhiều mỏ khi đi vào khai thác không như kết quả đánh giá trữ lượng dẫn tới chủ đầu tư thua lỗ, kinh doanh không hiệu quả. Với số lượng Giấy phép hoạt động khoáng sản đã cấp và sẽ cấp cho thấy, sau năm 2012 có thể có khoảng 100 doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực này tập trung chủ yếu tại các 3 – 4 vùng mỏ, như vậy có thể gây hiện tượng khai thác tràn lan, lãng phí tài nguyên, tranh giành diện tích, mất an ninh trật tự và đặc biệt ảnh hưởng lớn tới cảnh quan môi trường và cơ sở hạ tầng không thể đáp ứng; Số lượng cơ sở chế biến đá hoa khá lớn, tuy nhiên lại có quy mô nhỏ, phân tán, thiết bị công nghệ lạc hậu nên sử dụng chưa hợp lý tài nguyên. Tại các mỏ khai thác làm đá ốp lát, thực tế chỉ thu hồi được 20 – 30 % khối lượng đá thành phẩm, còn lại 70 – 80% chưa có nhu cầu sử dụng, phải để lại tại các mỏ cho thấy sự lãng phí lớn và là nguồn gốc tiềm ẩn nguy cơ sạt lở, mất an toàn trong khai thác; số lượng Giấy phép hoạt động khoáng sản khá lớn trong khi lực lượng cán bộ quản lý Nhà nước và khoáng sản ít, việc kiểm tra, thanh tra sau cấp phép chưa đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, chế tài đối với các hành vi vi phạm pháp luật chưa đủ mạnh Để ngành công nghiệp khai thác đá thực sự phát triển, tránh lãng phí tài nguyên và bảo vệ môi trường, nhất thiết cần sự vào cuộc mạnh mẽ, trách nhiệm hơn của các cấp chính quyền địa phương, cơ quan tư vấn, chỉ định cho doanh nghiệp đầu tư khai thác mỏ. Về phía các doanh nghiệp, cần có sự liên doanh, liên kết, tránh tình trạng mạnh ai người nấy làm như hiện nay dẫn tới sự cạnh tranh thiếu lành mạnh. Các doanh nghiệp cần bàn bạc đưa ra chuỗi những sản phẩm từ việc khai thác đá trắng, dựa vào thế mạnh của từng đơn vị để khai thác có hiệu quả [9].
  24. 16 2.2.2.2. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá đến môi trường tại Việt Nam Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của cả nước, các hoạt động khai thác khoáng sản ở nước ta đã và đang góp phần to lớn vào công cuộc đổi mới đất nước. Tuy nhiên, các hoạt động khai thác khoáng sản, đặc biệt là khai thác đá vẫn luôn là mối hiểm họa ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường. Trong quá trình khai thác mỏ, con người đã làm thay đổi môi trường xung quanh, làm phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường. Tác động tới môi trường không khí và nước: Hoạt động khai thác đá thường sinh ra một lượng bụi lớn có nguồn gốc chủ yếu từ hoạt động nổ mìn, khoan cắt đá, từ quá trình vận chuyển đá về bãi tập kết và các chất thải rắn, chất thải sinh hoạt, các bụi thải không được quản lý, xử lý chặt chẽ tham gia vào thành phần nước mưa, nước chảy tràn cung cấp cho nguồn nước tự nhiên là những tác động tiêu cực tới môi trường, gây ô nhiễm môi trường nước và không khí xung quanh khu vực mỏ khai thác. Tác động tới các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác: Hoạt động khai thác đá làm thay đổi cảnh quan môi trường, mất cân bằng sinh thái, làm thoái hóa lớp đất mặt, gây sạt lở mất an toàn lao động và trong quá trình khai thác đá còn tạo ra tiếng ồn và những chấn động lớn gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân xung quanh khu vực khai thác.
  25. 17 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Môi trường đất, nước và không khí xung quanh mỏ đá Nà Cà xã Nguyên Phúc, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn - Phạm vi nghiên cứu: Hiện trạng môi trường đất, môi trường nước và môi trường không khí xung quanh khu vực mỏ đá Nà Cà xã Nguyên Phúc, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. 3.2. Địa điểm thực hiện và thời gian thực hiện - Địa điểm thực hiện: Mỏ đá Nà Cà xã Nguyên Phúc, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. - Địa điểm thực tập: Công ty TNHH Thái Bắc. - Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2019 – 04/2019. 3.3. Nội dung nghiên cứu Đề tài tiến hành nghiên cứu với 4 nội dung sau: - Tổng quan mỏ đá Nà Cà, xã Nguyên Phúc, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. - Các nguồn gây ô nhiễm môi trường của mỏ đá Nà Cà, xã Nguyên Phúc, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. - Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh của mỏ đá Nà Cà, xã Nguyên Phúc, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. - Đề xuất biện pháp giảm thiểu và khắc phục ô nhiễm. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp Tiến hành thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu như sau: - Tài liệu về báo cáo hiện trạng môi trường địa phương và địa bàn nghiên cứu.
  26. 18 - Tài liệu về công tác quản lí chất lượng môi trường tại địa bàn nghiên cứu - Các tài liệu về dự án khai thác và chế biến của mỏ đá Nà Cà - Các báo cáo kết quả quan trắc chất lượng môi trường hàng năm của mỏ Nà Cà - Các văn bản pháp quy về khai thác khoáng sản, về bảo vệ môi trường, về quản lí tài nguyên nước, các tiêu chuẩn Việt Nam và các tài liệu có liên quan. 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu * Số lượng mẫu: Đề tài tiến hành lấy 02 mẫu khí, 01 mẫu đất, 01 mẫu nước mặt và 02 mẫu nước thải khu vực mỏ đá Nà Cà. Bảng 3.1: Tên và vị trí các điểm lấy mẫu phân tích Ký Vị trí lấy mẫu TT Tên điểm lấy mẫu hiệu Kinh độ Vĩ độ I Môi trường không khí 1 Đường giao thông vào mỏ KK1 2456491 437672 Khu nhà dân phía Tây ngoài ranh 2 KK2 2456785 437704 giới mỏ II Môi trường nước Nước suối Bản Quán phía Tây khu 1 NM 2456595 437619 mỏ 2 Bể lắng nước thải trong mỏ NT 2456680 437750 3 Nước thải sinh hoạt trong mỏ NTSH 2456559 437671 III Môi trường đất 1 Tại vị trí khu phụ trợ MĐ 2456592 437669
  27. 19 * Phương pháp pháp lấy mẫu: - Phương pháp lấy mẫu nước: Lấy mẫu nước mặt, nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt thực hiện theo hướng dẫn của tiêu chuẩn quốc gia: + TCVN 5992:1995 chất lượng nước - lấy mẫu. Hướng dẫn kĩ thuật lấy mẫu. + TCVN 6663- 6:2008 (ISO 5667- 6 : 2005) về Chất lượng nước - Lấy mẫu- Phần 6: Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối + TCVN 6663- 3:2008 (ISO 5667- 3 : 2003) về Chất lượng nước - Lấy mẫu- Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu. + TCVN 6663- 1:2011 (ISO 5667- 1 : 2006) về Chất lượng nước - lấy mẫu- phần 1: hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu. + TCVN 6663- 1:2011 (ISO 5667- 1:2006) về Chất lượng nước - Lấy mẫu- Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và Kỹ thuật lấy mẫu. - Phương pháp lấy mẫu không khí: Phương pháp lấy mẫu không khí được thực hiện theohướng dẫn thông tư 24/2017/TT-BTNMT về quy định kỹ thuật quan trắc môi trường - Phương pháp lấy mẫu đất: Phương pháp lấy mẫu đất: Lấy mẫu đất thực hiện theo hướng dẫn của tiêu chuẩn quốc gia: + TCVN 7538 - 2: 2005 (ISO 10381 - 2: 2002) Phần 2: Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu. + TCVN 7538 - 3: 2005 (ISO 10381 - 3: 2001) Phần 3: Hướng dẫn an toàn + TCVN 5960: 1995 (ISO 10381 - 6: 1993) Hướng dẫn về thu thập, vận chuyển và lưu giữ mẫu đất để đánh giá các quá trình hoạt động của vi sinh vật hiếu khí tại phòng thí nghiệm. * Chỉ tiêu theo dõi:
  28. 20 - Không khí xung quanh: Tiếng ồn; Độ ẩm; SO2; NO2; CO; Nhiệt độ. +- - - Nước mặt: pH; DO; TSS; COD; BOD5, NH4 ; F ; Chất hoạt động bề mặt; Tổng dầu mỡ. - Nước thải: Nhiệt độ; Màu; pH; BOD5; COD; Chất rắn lơ lửng; Tổng dầu mỡ khoáng; Coliform. - Nước thải sinh hoạt: BOD5; Tổng chất rắn lơ lửng; Tổng N; Tổng P; Colifrom; pH. - Đất: As; Cd; Cu; Pb; Zn. * Phương pháp phân tích: Phương pháp phân tích các chỉ tiêu như sau: Bảng 3.2: Phương pháp phân tích mẫu môi trường TT Chỉ tiêu phân tích Phương pháp phân tích 1 Độ ồn TCVN 7878-2:2010 2 Độ ẩm QCVN 46:2012/BTNMT KHÔNG 3 CO VICES.CO.PT KHÍ 4 NO2 TCVN 40:2003 5 SO2 TCVN 6492:2011 6 Nhiệt độ QCVN 46: 2012/BTNMT QCVN 03:2015/BTNMT (Đất 1 As công nghiệp) 2 Cd - ĐẤT 3 Cu - 4 Pb - 5 Zn - 1 pH TCVN 6492:2011 NƯỚC 2 Ôxy hòa tan (DO) TCVN 7325:2005 MẶT Tổng chất rắn lơ lửng 3 TCVN:6625:2000 (TSS)
  29. 21 4 COD SMEWW 5220C:2012 0 5 BOD5(20 c) SMEWW 5210D:2012 + 6 NH4 (N) TCVN 6179-1:1996 7 Chất hoạt động bề mặt TCVN 6622-1:2009 8 F- SMEWW 4500-F-B&D:2012 9 Tổng dầu mỡ TCVN 5520B:2012 1 Nhiệt độ QCVN 40:2011/BTNMT 2 Màu QCVN 40:2011/BTNMT 3 pH TCVN 6492:2011 NƯỚC 4 BOD5 (20oC) SMEWW 5210D:2012 THẢI 5 COD SMEWW 5220D:2012 6 Chất rắn lơ lửng QCVN 40:2011/BTNMT 7 Tổng dầu mỡ khoáng QCVN 40:2011/BTNMT 8 Coliform TCVN 6187-2:1996 1 pH TCVN 6492:2011 2 BOD5 (20°C) SMEWW 5210D:2012 NƯỚC Tổng chất rắn lơ lửng THẢI 3 TCVN 6625:2000 (TSS) SINH 4 Tổng N TCVN 6622-1:2009 HOẠT 5 Tổng P TCVN 5520B:2012 6 Coliform TCVN 6187-2:1996 3.4.3. Phương pháp tổng hợp, so sánh, viết báo cáo Tổng hợp các số liệu thu thập được, so sánh với các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia: - Môi trường không khí: + QĐ 3733/2002/BYT: Về việc ban hành tiêu chuẩn vệ sinh lao động. + QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
  30. 22 không khí xung quanh. + QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Môi trường nước: + Nước mặt: QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt. + Nước thải sản xuất: QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. + Nước thải sinh hoạt: QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt - Môi trường đất: QCVN 03-MT: 2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất. Các số liệu sau khi thu thập, phân tích, xử lý được đánh giá tổng hợp và tổng kết thành một bản kết quả cô đọng nhất làm nổi bật lên vấn đề cần nghiên cứu.
  31. 23 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1.Tổng quan về mỏ đá Nà Cà 4.1.1.Vị trí địa lý Khu mỏ đá vôi Nà Cà nằm trên địa bàn xã Nguyên Phúc, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, cách trung tâm huyện về phía Nam khoảng 7,5km và cách trung tâm thành phố Bắc Kạn về phía Đông Bắc khoảng 10 km. Ranh giới khu khai thác được xác định theo quyết định số 1869/QĐ-UBND ngày 23/10/2014 của UBND tỉnh Bắc Kạn giới hạn bởi các điểm góc có toạ độ như bảng dưới đây. Bảng 4.1: Bảng toạ độ các điểm khép góc ranh giới mỏ Hệ toạ độ VN 2000 Hệ tọa độ VN 2000 Diện Điểm KTT 1060 30’, múi chiếu 3 KTT 1050 múi chiếu 6 tích góc X(m) Y(m) X(m) Y(m) 1 2 456 711.00 437 783.00 2 456 123 592 409.00 A 2 456 706.00 437 856.00 2 456 829 592 483.00 2,9 ha B 2 456 416.00 437 853.00 2 455 829 592 483.00 4 2 456 413.00 437 822.00 2 455 826 592 452.00 5 2 456 503.00 437 718.00 2 455 915 592 346.00
  32. 24 Hình 4.1: Ranh giới khai thác của mỏ Nà Cà Tổng diện tích đất sử dụng của dự án là 3,964ha, trong đó: + Diện tích khai trường khai thác: 2,9ha + Khu vực điều hành là 0,15ha + Khu vực chế biến và bãi tập kết: 0,911ha + Khu vực kho VLNCN: 0,003ha 4.1.2. Quy mô Công suất khai thác - Công suất: Công suất khai thác mỏ hàng năm là: Aq = 30.000 m3 nguyên khai/năm - Tuổi thọ của mỏ: Căn cứ theo Giấy phép khai thác hoạt động khoáng sản số 460/GP- UBND ngày 05 tháng 4 năm 2013 của UBND tỉnh Bắc Kạn với thời gian là 26,5 năm.[3]. - Diện tích khai thác: Căn cứ quyết đinh số 2306/QĐ – UBND ngày 17/12/2014 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt trữ lượng khoáng sản đá vôi làm VLXD thông
  33. 25 thường của mỏ đá Nà Cà, xã Nguyên Phúc, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, trữ lượng cấp 122 của mỏ đá trên diện tích còn lại của dự án 2,9 ha là 1.053.656m3 4.1.3. Công nghệ khai thác và chế biến 4.1.3.1. Công nghệ khai thác Khoan - nổ mìn Phá đá quá cỡ Bốc xúc Vận tải Nghiền sàng Sx đá các loại Tiêu thụ Hình 4.2: Sơ đồ công nghệ khai thác + Hệ thống khai thác của dự án lựa chọn là hệ thống khai thác lớp nghiêng, cắt tầng nhỏ. + Đá trên núi được hất xuống chân tuyến nhờ năng lượng chất nổ. Công tác bốc xúc được tiến hành ở chân tuyến, gạt chuyển trực tiếp từ tầng mặt xuống tầng mặt bằng chân tuyến sau đó xúc chuyển đến trạm nghiền phân loại từ chân tuyến đá đến bumke nghiền bằng ôtô. + Phân loại chế biến thành phẩm rồi vận chuyển đi tiêu thụ [3].
  34. 26 4.1.3.2. Công nghệ chế biến. M¸y cÊp liÖu rung B1 §Êt ®¸ th¶i M¸y nghiÒn hµm B2 M¸y nghiÒn bóa ®«i >40mm B¨ng t¶i B3 M¸y sµng rung >40mm B4 B5 B6 B7 B8 Ðá 10-20mm Ðá <5mm Ðá 20-40mm Ðá 5-10mm Hình 4.3: Sơ đồ quy trình dây chuyền nghiền sàng
  35. 27 Công suất khai thác: 30.000m3/năm Tương đương với 32,2 T/h (Tỷ trọng đá sau nổ mìn là: 1.5 tấn/m3) Sản lượng đá dăm sản xuất/1ca: 3 3 QTP = Q x Kth = 170 x 0,9 = 153 m /ngày = 39.780 m /năm Kth- Hệ số thu hồi (lấy Kth = 88 - 90% đá dăm, loại bỏ:10% - 12%) (Tỷ trọng trung bình của đá dăm là 1,6 tấn/m3). Năng suất yêu cầu của trạm nghiền sàng là: Q = N/k Trong đó: N - là sản lượng yêu cầu: N = 32,2 T/h k- Hệ số sử dụng công suất: k = 0,75 Xác định được năng suất yêu cầu của trạm nghiền là: 40 T/h Kết luận: Lựa chọn dây chuyền nghiền sàng có công suất 40T/h 4.1.4. Máy móc thiết bị dự án - Để phù hợp với đồng bộ thiết bị, các tuyến đường trong mỏ, và năng suất của mỏ. Ta chọn máy xúc Thủy lực gầu ngược Komatsu PC200-6, dung tích gầu 0,8 m3 phục vụ công tác sản xuất và phụ trợ. Số máy xúc phục vụ cho mỏ cần có 2 máy xúc phục vụ khai thác Bảng 4.2: Bảng tổng hợp các thiết bị sử dụng cho công tác khai thác Đơn vị TT Loại thiết bị Mã hiệu Số lượng tính 1 Máy khoan cầm tay YT-24 Chiếc 06 2 Máy nén khí 3,0HP Jucai AV2508 Chiếc 01 Máy xúc TLGN Komatsu 3 Chiếc 02 E=0,8m3 PC 200-6 4 Ô tô tự đổ 5 tấn Hoa Mai Chiếc 02 5 Xe chở nước Huyndai Chiếc 01 - Đối tượng chính của vận tải mỏ là đá nguyên liệu. Đá nguyên liệu sẽ được chất tải trực tiếp lên ô tô bằng máy xúc. Ta sử dụng ô tô tự đổ Hoa Mai có tải trọng là 5 tấn.
  36. 28 - Cự ly vận tải trung bình 200m. - Số ô tô phục vụ là 02 chiếc Đối với vận tải người: - Đối với công nhân khoan nổ mìn: Sử dụng phương tiện cá nhân (xe gắn máy). - Đối với cán bộ quản lý: Sử dụng xe bán tải Triton [3]. 4.1.5. Nguyên vật liệu của dự án Vật liệu cần vận tải bao gồm: Thuốc nổ, nước tưới đường, nhiên liệu (dầu diesel). 4.1.6. Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất và bố trí lao động 4.1.6.1. Sơ đồ quản lý sản xuất Sơ đồ tổ chức quản lý sản xuất của mỏ được bố trí thành hai khối: a. Khối văn phòng - Ban giám đốc gồm 1 giám đốc - Các phòng quản lý và nghiệp vụ: + Phòng Kỹ thuật- an toàn; + Phòng Vật tư – kế hoạch; + Phòng Tổ chức Hành chính; + Phòng kế toán – bán hàng; b. Khối sản xuất và dịch vụ - Phân xưởng khai thác; - Phân xưởng nghiền sàng; - Đội xe vận tải; - Phân xưởng sửa chữa- cơ điện - Đội bảo vệ [3].
  37. 29 Hình 4.4: Sơ đồ tổ chức quản lý sản xuất của mỏ 4.1.6.2. Biên chế và năng suất lao động Biên chế lao động của mỏ xem bảng 4.3: Bảng 4.3: Biên chế lao động của mỏ Số lượng TT Bộ phận (người) I Quản lý sản xuất 11 1 Giám đốc mỏ 1 2 Phòng kế toán-bán hàng 2 3 Phòng vật tư 2 4 Phòng Kỹ thuật- an toàn 2 5 Phòng Hành chính nhân sự 1 6 Bảo vệ các khu vực 3 II Phân xưởng khai thác 15 1 Quản đốc, phó quản đốc 1 2 Lái máy xúc 2 3 Lái ô tô 4 4 Công nhân khoan nổ mìn 8 IV Trạm nghiền sàng đá 5 1 Quản đốc, phó quản đốc 1 2 Công nhân vận hành 3 3 Lái máy xúc lật 1 V Công nhân sửa chữa cơ - điện 1 Tổng số 32
  38. 30 4.2. Các loại chất thải phát sinh và biện pháp xử lý chất thải của mỏ đá Nà Cà 4.2.1. Nước thải Hoạt động khai thác đá tại mỏ rất ít sử dụng nước và hầu như rất ít hoặc không sử dụng trong quá trình khai thác do vậy không có nước thải sản xuất ra khu vực xung quanh, chỉ có nước thải sinh hoạt với khối lượng không đáng kể. Bao gồm các loại nước thải chính như sau: - Nước thải sinh hoạt - Nước mưa chảy tràn a, Nước thải sinhhoạt - Nguồn phát sinh: Nước thải sinh hoạt bao gồm nước thải từ khu hành chính, nhà ăn ca, từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân trong khu vực mỏ - Lưu lượng: Nước thải sinh hoạt được tính toán dựa trên nhu cầu cấp nước, với số lượng công nhân viên thường xuyên làm việc tại mỏ là 32 người và nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt mỗi ngày khoảng 150lít/người/ngày. Vì vậy lượng nước sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn sẽ là 32 × 150 × 100% = 4.480lít/ngày (4,48m3/ngày) - Thành phần và nồng độ: Đặc thù của nước thải sinh hoạt có chứa nhiều các chất cạn bã, các chất lơ lửng (SS), tạp chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N,P) và sinh vật gây bệnh. Dòng thải này có hàm lượng các chất hữu cơ cao và vi sinh vật gây hiện tượng phú dưỡng, bồi lắng đáy hồ. - Tải lượng: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (chưa được xử lý) được thể hiện tại bảng sau: Các biện pháp giảm thiểu nước thải sinh hoạt: - Luôn chú ý đến cống thoát nước, bảo trì bảo dưỡng thường xuyên tránh tình trạnh tắc nghẽn cản trở việc đưa nước thải ra ngoài. - Chú ý đến lượng rác thải chất rắn ở trong bồn, để nhận biết khi nào
  39. 31 cần phải đổ rác thải ra ngoài. - Không bao giờ được đổ các hóa chất mạnh xuống cống thoát nước vì nó có thể giết chết các vi khuẩn có lợi. - Nên sử dụng các sản phẩm vệ sinh có hàm lượng chất tẩy nhẹ, ví dụ của Sunlight và OMO chẳng hạn [2]. b, Nước mưa chảy tràn Nước mưa chảy tràn có thể cuốn theo bụi đất đá, rác thải sinh hoạt, kim loại, dầu mỡ rơi rớt xuống hệ thống thoát nước khu vực. - Lưu lượng nước mưa lớn nhất chảy tràn từ khu vực dự án được xác định theo công thức thực nghiệm sau: Q = 2,78 × 10-7x  x F x h (m3/s) trong đó 2,78 x 10-7: Hệ số quy đổi đơn vị. : Hệ số dòng chảy, phụ thuộc vào đặc điểm mặt phủ, độ dốc dựa vào bảng ta chọn  = 0,7 đối với khu văn phòng và chế biến, chọn  = 0,3 đối với khu vực khai thác mỏ đá. +Cường độ mưa trung bình tại trận mưa tính toán, mm/h (h=100mm/h). + F: Diện tích khu vực mỏ. Đối với khu vực văn phòng và chế biến F1 = 2 2 11.120 m , đối với khu vực khai thác có F2 = 59.000 m . 3 3 Thay số vào công thức ta được: Q1 = 0,18 (m /s), Q2 = 0,82 (m /s). Tổng lưu lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án giai đoạn này là: 3 Q = Q1 + Q2 = 1,0 m /s. Mức độ ô nhiễm chủ yếu là từ nước mưa đợt đầu (tính từ khi mưa bắt đầu hình thành dòng chảy trên bề mặt cho đến 15 đến 20 phút sau đó). Thành phần các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn trong giai đoạn sản xuất ở khu vực mỏ chủ yếu là đất, đá, rác, dầu mỡ lượng chất bẩn ( chất không hòa tan ) tích tụ lại trong khu vực được xác định như sau:
  40. 32 –kzt M = Mmax (1 –e ) x F (kg) Trong đó: Mmax: Lượng chất bẩn có thể tích tụ max tại khu vực mỏ đá (Mmax = 250kg/ha) Kz: Hệ số động học tích lũy chất bẩn, (Kz = 0,4/ngày) t: thời gian tích lũy chất bẩn, 15 ngày F: Diện tích khu vực mỏ đá,, F1 = 7.012ha Như vậy, lượng chất bẩn tích tụ trong khoảng 15 ngày tại khu vực mỏ là 2.103,9 kg, lượng chất bẩn này theo nước mưa chảy tràn gây tác động không nhỏ tới nguồn thủy vực tiếp nhận. Nồng độ chất ô nhiễm trong nước mưa phụ thuộc vào thời gian giữa hai trận mưa liên tiếp và điều kiện vệ sinh bề mặt khu vực. Hàm lượng ô nhiễm tập chung chủ yếu vào đầu trận mưa (gọi là nước mưa đợt đầu: tính từ khi mưa bắt đầu hình thành dòng chảy trên bề mặt cho đến 15 hoặc 20 phút sau đó). Đối với một mỏ khai thác khoáng sản đặc trưng ô nhiễm nước mưa đợt đầu như sau: Hàm lượng BOD5 khoảng: 35 – 50mg/l Hàm lượng TSS khoảng: 1.500 – 1.800 mg/l Biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu Các giải pháp giảm thiểu tác động do nước mưa chảy tràn trong giai đoạn như sau: - Các phương tiện hoạt động thi công khi đến hạn bảo dưỡng hoặc thay dầu được đưa tới các gara chuyên nghiệp để xử lý các vấn đề liên quan đến kỹ thuật. Không thực hiện thay dầu, sửa chữa tại khu vực để hạn chế mức thấp nhất sự rơi vãi các loại dầu máy có chứa thành phần độc hại ra môi trường. - Tại các khu vực sau khi san gạt, sử dụng máy lu lèn chặt nền đất vừa đảm bảo độ nén chặt của các lớp đất theo yêu cầu xây dựng công trình, đồng
  41. 33 thời giản thiểu mức thấp nhất lượng đất đá cuốn theo nước mưa chảy tràn. Hạn chế ô nhiễm nguồn nước mặt tiếp nhận. - Đào các rãnh thoát nước xung quanh các khu vực có thực hiện công tác san ủi đồng thời lợi dụng địa hình tự nhiên, nước mưa chảy tràn theo hệ thống rãnh tập trung vào bể lắng tạm rồi đổ ra khe suối tiếp nhận nước thải dự án. - Thu gom nạo vét bùn cặn trên các mương thoát nước đảm bảo quá trình tự thoát nước mưa tránh gây ứ đọng ảnh hưởng tới quá trình thoát nước và môi trường xung quanh khu vực dự án. - Hạn chế đến mức thấp nhất sự tồn tại của rác thải, đất đá trên bề mặt diện tích san gạt của dự án [2]. 4.2.2. Chất thải rắn của mỏ đá Nà Cà Địa hình khu mỏ gồm các thửa ruộng lúa, ngô, lạc một vụ, một số núi đá vôi. Tổng khối lượng đất đá thải chiếm khoảng 5% trữ lượng đá khai thác tương đương 3.000 m3/năm. Thành phần chất thải rắn chủ yếu là đất đá bóc bề mặt, tổn thất trong quá trình vận chuyển và đất đá thải kém chất lượng trong quá trình khai thác và chế biến. Theo một số công trình tương tự chỉ khoảng 0,1% thể tích này bị rơi vãi trên công trường. Loại CTR này không chứa thành phần nguy hại, có thể thu gom, tái sử dụng để đổ vào các khu vực có địa hình thấp trong khuôn viên của dự án. Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ đất đá thải trong quá trình khai thác rác thải sinh hoạt từ các công nhân viên làm việc tại mỏ, các lán trại của công nhân xây dựng có thành phẩm chủ yếu là các thực phẩm dư thừa, các loại túi nilon, chaithủy tinh, giấy được đánh giá là không lớn. Với số lượng công nhân việc làm việc tại công trường là 32 người với lượng chất thải trung bình một ngày được thải ra là 0,5kg/người/ngày thì khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của mỏ trong giai đoạn này vào khoảng 16kg/ngày.
  42. 34 Loại chất thải này có thành phần chính gồm các chất hữu cơ (chiếm khoảng 70%), giấy vụn các loại, nylon, nhực, kim loại, các vật dụng sinh hoạt hang ngày bị hư hỏng, nếu không được thu gom xử lý thích hợp sẽ ảnh hưởng xấu tới môi trường sống, gây mất mỹ quan khu vực. Rác thải hữu cơ khi phân hủy gây ra mùi hôi, các loại rác hữu cơ làm ô nhiễm đất, rác thải sinh hoạt là môi trường sống và phát triển của các loài ruồi muỗi, chuột bọ và vi khuẩn gây bệnh [2]. 4.2.3. Chất thải nguy hại Hoạt động của dự án làm phát sinh chất thải nguy hại sau: - Dầu mỡ bôi trơn máy móc trung bình khoảng 10kg/tháng - Dầu thải với lượng khoảng 15kg/tháng - Các loại giẻ lau chùi dính mỡ, can dầu đựng mỡ loại rất trung bình khoảng 5kg/tháng. - Một số thiết bị hư hỏng như: Bóng đèn huỳnh quang, công tắc điện, cầu chì Lượng chất thải này tuy không lớn nhưng cần có biện pháp quản lý chặt chẽ nếu không sẽ gây ô nhiễm môi trường cho khu vực. Đối với quá trình vận chuyển, tuy không thể ước tính được chính xác khối lượng phát sinh nhưng các loại đất, cát, sỏi rơi vãi trong suốt thời gian làm việc tại công trường không đáng kể. Các biện pháp được áp dụng tại khu mỏ để thu gom và xử lý CTR sinh hoạt được trình bày dưới đây: Dự án đã bố trí hệ thống thùng chứa rác thải tại các khu vực văn phòng, khu nhà ăn, nhà tập thể của cán bộ công nhân viên để thu gom toàn bộ lượng rác thải. Rác thải sinh hoạt có thể phân loại ngay tại nguồn thành 2 loại: Chất thải thực phẩm như thức ăn thừa, rau, củ, quả và chất thải phi thực phẩm như nilon, catton, các vật dụng hết giá trị sử dụng - Rác thải sinh hoạt sẽ được thu gom, phân loại tại khu vực chứa rác
  43. 35 quy định trên công trường thi công, cách xa nguồn nước đang sử dụng và xử lý hợp vệ sinh. Phân loại rác thải sinh hoạt, các loại chất thải rắn có thể tái chế hoặc sử dụng lại được phân loại riêng như: Giấy vụn, bao bì nilon, kim loại Các thành phần còn lại chủ yếu là rác thải sinh hoạt có nguồn gốc thực phẩm được tập trung tại hố chôn lấp tạm thời trong diện tích dự án, do lượng chất thải phát sinh giai đoạn này không lớn nên có thể để rác tự phân hủy bởi các quá trình tự nhiên, hố chôn phải được láng nền xi măng. - Đối với chất thải nguy hại phát sinh được công ty thu gom vào các thùng riêng kín đảm bảo không rò rỉ ra bên ngoài (thùng phuy 200L có lắp đậy) và tiến hành đăng ký chủ nguồn thải quản lý theo đúng hướng dẫn của thông tư 12/2011/BTNMT, sau đó thuê đơn vị có giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại thu gom vận chuyển và xử lý đúng quy định đối với chất thải nguy hại. 4.2.4. Khí và bụi Trong quá trình hoạt động khí thải phát sinh từ các nguồn chủ yếu sau đây: Bảng 4.4: Nguồn phát sinh khí bụi, khí thải độc hại Nguồn ô nhiễm Khu vực phát STT Nguồn gây ô nhiễm chỉ thị sinh - Trên tuyến đường vận - Các hoạt động san gạt, bốc xúc Bụi đất đá, tiếng chuyển 1 và (chuẩn bị mặt bằng) ồn - Mặt bằng khu vực thi công 2 - Quá trình đốt cháy nhiên liệu Bụi, khí độc hại Trên tuyến
  44. 36 của các động cơ (SOx, CO, đường vận NOx, ) chuyển ( Nguồn: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư phát triển hạ tầng) a, Không khí khu vực sản xuất - Bụi đất đá do hoạt động khoan - nổ mìn, bốc xúc, nghiền sàng và bụi cuốn theo gió trên tuyến đường vận chuyển. - Khí độc hại, bụi muội phát sinh do quá trình nổ mìn và đốt cháy nhiên liệu của các phương tiện vận tải và máy móc, thiết bị. Bảng 4.5: Đặc trưng nguồn ô nhiễm không khí tại mỏ STT Nguồn thải Loại nguồn thải Đặc điểm Nguồn thải không liên 1 Khoan nổ mìn Phân tán tục Vận chuyển, bốc xúc 2 Phân tán Nguồn thải liên tục nguyên vật liệu, Nguồn thải không liên 3 Gió cuốn bụi đường Phân tán tục 4 Nghiền sàng đá Phân tán Nguồn thải liên tục (Nguồn: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư phát triển hạ tầng) Hầu hết các hoạt động và các khâu sản xuất của mỏ đều có phát sinh các tác nhân ô nhiễm môi trường không khí. b, Tiếng ồn - Nguồn phát sinh: Do hoạt động của các máy móc thiết bị trong quá trình thi công san gạt mặt bằng gây tiếng ồn có cường độ khoảng từ 70 – 90 dBA. Tuy nhiên cường độ ồn sẽ giảm đi đáng kể khi tiếng ồn lan truyền trong không gian, gặp phải chướng ngại vật trên phương truyền sóng. - Phạm vi ảnh hưởng: Tác động của tiếng ồn do máy móc san gạt. Để
  45. 37 dự báo mức ồn ở môi trường xung quanh do các nguồn gây ra trong khu vực thi công thường dựa vào tính toán theo các mô hình lan truyền tiếng ồn. Trong mô hình tính toán lan truyền tiếng ồn, chia nguồn ồn thành 2 loại: Nguồn đường (như là tiếng ồn của một dòng xe chạy liên tục, ), nguồn mặt (như là tiếng ồn của một khu vực hoạt động, thi công). Trong giai đoạn này ta xét đến nguồn phát sinh tác động là nguồn mặt do dòng xe chạy với cung đường không lớn. Tiếng ồn truyền ra môi trường xung quanh được xác định theo mô hình truyền âm từ nguồn ồn sinh ra và tắt dần theo khoảng cách, giảm đi qua vật cản cũng như cần kể đến ảnh hưởng nhiễu xạ của công trình và kết cấu xung quanh. Cường độ ồn gây ra do các máy móc thi công giai đoạn này đảm bảo QCVN 26:2010/BTNMT (QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, mức ồn tối đa cho phép tại khu vực thông thường trong thời gian từ 6 giờ đến 21 giờ là 70Dba) Tác động của tiếng ồn: Tai và hệ thần kinh của con người chỉ phù hợp với âm thanh có cường độ ồn khoảng 50BA trở xuống. Khi chịu tác động kéo dài của tiếng ồn lớn, con người có thể xuất hiện các biểu hiện bệnh lý khác nhau: mệt mỏi, giảm thính lực, điếc, các biến đổi bất lợi về điện não, tăng nhịp thở, giảm khả năng phân biệt màu sắc, nhìn kém Tiếng ồn khi vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tác động tổng hợp của tiếng ồn lên con người ở ba mức + Quấy rầy về mặt cơ học như che lấp âm thanh cần nghe. + Quấy rầy về mặt sinh học của cở thể, chủ yếu là đối với bộ phận thính giác và hệ thần kinh. + Quấy rầy về sự hoạt động xã hội của con người. Tất cả các quấy rầy đó cuối cùng dẫn đến biểu hiện xấu về mặt tâm lý,
  46. 38 sinh lý, bệnh lý và hiệu quả lao động của con người, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của con người: Gây mất ngủ, giảm thính giác, suy nhược thần kinh Như vậy, với địa điểm khu vực dự án cách xa khu vực dân cư gần nhất là 100m thì cường độ ồn phần nào sẽ gây tác động đến khu vực này. - Bụi thải: Bụi phát sinh chủ yếu từ hoạt động san lấp mặt bằng: Do địa hình khu vực thi công xây dựng các công trình phục vụ khai thác và chế biến không bằng phẳng nên dự án cần tiến hành san gạt tạo mặt mặt bằng Bụi phát sinh có thành phần chính là các hạt có nguồn gốc khoáng vật. Thời gian đào đắp, san gạt mặt bằng để thi công xây dựng các hạng mục công trình là 2 tháng (50ngày), mỗi ngày làm việc 8 giờ. Để ước tính tải lượng bụi sinh ra trong quá trình thi công cơ sở hạ tầng, dựa vào hệ số thải lượng bụi sinh ra trong các công đoạn theo tài liệu của WHO như sau: Cứ 1 tấn đất, đá bốc xúc, san gạt tại chỗ tạo ra 0,17 kg bụi. Vậy lượng bụi phát sinh từ hoạt động bốc xúc vận chuyển, san lấp mặt bằng và thi công mở vỉa trong 1 giờ làm việc là: 48.544/(50x 8) x 0,17 = 20,6 (kg/h) (1). + Mức độ tác động của bụi: Khi phát tán ra môi trường và xâm nhập cơ thể người qua đường hô hấp nó có thể gây nên một số ảnh hưởng chính như: + Gây bệnh bụi phổi, viêm đường hô hấp đối với những người thường xuyên tiếp xúc. Các tác động này nghiêm trọng hơn đối với trẻ em khi hệ kháng thể còn yếu khả năng chống chịu và đào thải các chất độc hại còn thấp. + Những hạt bụi cứng có cạnh sắc bám vào giác mạc. + Các hạt bụi có kích thước nhỏ có thể lọt vào tận phế nang và tồn tại
  47. 39 vĩnh viễn tại đó. Những người thường xuyên hít phải những loại bụi này sẽ mắc các chứng nhiễm độc kim loại nặng do bụi tồn lưu trong phổi. + Hai bên tuyến đường giao thông do bụi phát thải liên tục và với nồng độ cao sẽ bám lên bề mặt lá cây hạn chế sự quang hợp và phát triển của mầm và hoa quả non. + Bụi lơ lửng trong không trung sẽ theo mưa rơi xuống đất góp phàn làm ô nhiễm nước mưa, gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt khu vực. + Sự tồn tại của bụi trong không khí là tâm ngưng tụ những giọt nước trong mùa lạnh, tạo nên những vùng sương mù gây cản trở về tầm nhìn và gia tăng khả năng tai nạn giao thông. + Sự phát sinh bụi thường xuyên gây tác động xấu về cảnh quan môi trường của khu vực. - Khí thải. Khí thải phát sinh trong giai đoạn này chủ yếu từ quá trình đốt cháy nhiên liệu của các máy móc thi công trên công trường: Thành phần chính của khí thải gồm: CO, SO2, NOx, hơi xăng đều là các khí độc hại. Ở nồng độ cao và không gian hẹp có khả năng gây ảnh hưởng sức khoẻ con người. Để tính tải lượng ô nhiễm do các máy móc thiết bị thi công gây ra cần dựa vào lượng nhiên liệu (dầu diezel) tiêu thụ trong ngày. Phương tiện sử dụng chủ yếu là máy xúc, máy gạt và ô tô tải. Trong khu vực thực hiện dự án có 1 máy xúc, 1 máy gạt. Căn cứ vào định mức tiêu hao nhiên liệu của thiết bị máy móc, ước tính lượng dầu tiêu hao trong một giờ cho các phương tiện này là: W1 = 2 x 20 = 40 lít/giờ. Và 2 xe tải loại 10 tấn ước tính lượng dầu tiêu hao trong 1 giờ là: W2 = 2 x 10 = 20 lít/giờ.
  48. 40 Vậy tổng lượng dầu tiêu hao cho các phương tiện trên là: W = W1 + W2 = 40 + 20 = 60 lít/giờ Lượng dầu diezel tiêu thụ phục vụ cho hoạt động của máy móc thi công san ủi tạo mặt bằng trong ngày khoảng 60 x 8 = 480 lít (mỗi ngày làm việc 8h). Căn cứ trên lượng nhiên liệu tiêu thụ, dùng phương pháp đánh giá nhanh dựa trên hệ số ô nhiễm khi đốt cháy các loại nhiên liệu, thải lượng ô nhiễm được xác định theo công thức sau: Q = B x K (kg/ngày) Trong đó: Q: Tải lượng ô nhiễm, kg/ngày; B: Lượng nhiên liệu sử dụng, tấn/ngày; K: hệ số ô nhiễm; Es: Lượng phát thải ô nhiễm tính trên một đơn vị diện tích (tổng diện tích san gạt là 11.120 m2). Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khi đốt cháy một tấn dầu diesel từ các phương tiện vận tải lớn sẽ đưa vào môi trường 4,3 kg bụi than, 20.S kg SO2 Bảng 4.6: Lượng khí thải phát sinh do sử dụng nhiên liệu Hệ số phát thải Lượng phát Lượng phát STT Khí thải (kg/tấn nguyên thải ô nhiễm sinh(g/h) 2. liệu) (ES, mg/m s) 1 SO2 20S 1.032 0,01 2 NOx 50 2.580 0,025 3 CO 20 1.032 0,01 4 Bụi than 4,3 222 0,0021 5 VOC 16 826 0,0081 (Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư XDCT khai thác mỏ đá mỏ đá Nà Cà, xã Nguyên Phúc, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn)
  49. 41 Khu vực dự án và xung quanh. Do đất, đá được đổ thải ngay tại khu vực dự án để phục vụ san gạt tạo mặt bằng nên phạm vi ảnh hưởng do nguồn đường là không đáng kể. Do đó ta xét đến phạm vi ảnh hưởng của bụi từ hoạt động bốc xúc, san gạt tạo mặt bằng dựa vào mô hình nguồn mặt. + Môi trường không khí xung quanh khu vực mỏ: Thành phần môi trường này chịu tác động từ các chất ô nhiễm dạng khí như khói động cơ, khí bụi do vận chuyển, bụi đất đá do san gạt bốc xúc + Khí, bụi cũng tác động gián tiếp đến môi trường nước mặt khu vực khi có mưa. + Hệ sinh thái trên cạn trong khu vực. + Sức khoẻ con người: Bụi, khí thải phát sinh có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe công nhân thi công và người dân sống trong khu vực. + Cácbon ôxit (CO) có ái lực cao với hồng cầu trong máu và tạo ra cacboxy hemoglobin (COHb) làm hạn chế sự trao đổi và vận chuyển oxy của máu đi nuôi cơ thể. Ái lực của CO đối với hồng cầu gấp 200 lần so với ôxy, với một lượng nhỏ cũng có thể gây ngạt do CO chiếm chỗ hoàn toàn ôxy trong máu. + Nitơ ôxit, đặc biệt là NO2, đây là một loại khí độc tồn tại trong môi trường không khí bị ô nhiễm và có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp. + Khí SO2 là loại khí dễ hoà tan trong nước và được hấp thụ hoàn toàn rất nhanh, khi hít thở ở phần trên của đường hô hấp. Khi hít thở không khí có chứa SO2 với nồng độ thấp (1- 5ppm) xuất hiện sự co thắt tạm thời các mô mềm của khí quản. Ở nồng độ cao hơn, SO2 có thể gây xuất tiết nước nhầy và viêm tấy thành khí quản, làm tăng sức cản đối với lưu thông không khí của đường hô hấp, gây khó thở. Hàm lượng SO2 trong không khí cao có thể làm hạn chế khả năng sinh
  50. 42 trưởng của chồi, hoa và quả non, gây vàng và rụng lá, làm giảm năng xuất cây trồng. Sự phát tán SO2 trong không khí còn là nguyên nhân gây ra mưa axít, SO2 tan vào trong nước. Khả năng phục hồi của cá đối tượng bị tác động phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đó là các yếu tố về cường độ chất thải tác động, các yếu tố thuận lợi của tự nhiên để phục hồi Đối với khí thải phát sinh trong giai đoạn này có hàm lượng không lớn. chủ yếu là bụi. Hơn nữa thảm thực vật tại khu vực khá phong phú do đó khả năng phục hồi của các đối tượng bị tác động diễn ra nhanh. - Khí, bụi thải từ các phương tiện vận tải, máy móc thiết bị hoạt động. + Khoan nổ mìn trong khu vực khai thác phát sinh các loại bụi, khí như: Oxit nito, bụi đá. + Hoạt động di chuyển của công nhân tại khu làm việc phát sinh lượng bụi nhất định. Các loại phương tiện chuyên dụng để vận chuyển đá từ khu khai thác đến khu chế biến đá, từ khu vực chế biến đến khu tập kết thành phẩm. + Quá trình hoạt động của các máy móc thiết bị tại khu vực nghiền đá. Phương tiện vận tải sử dụng chủ yếu để chuyên chở đá từ khu khai thác về khu chế biến và từ khu chế biến đến khu tiêu thụ. Khí thải ra môi trường gồm khí SO2, NOx, CO,andehyt [2]. 4.3.Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh tại khu vực mỏ đá Nà Cà 4.3.1. Đánh giá hiện trạng môi trường nước khu vực mỏ đá Nà Cà 4.3.1.1. Hiện trạng nước thải sản xuất khu vực mỏ
  51. 43 Kết quả phân tích hiện trạng nước thải sản xuất tại khu vực mỏ được thể hiện tại bảng 4.7. Bảng 4.7: Kết quả phân tích hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại khu vực mỏ Kết quả QCVN 40:2011 TT Tên chỉ tiêu Đơn vị phân tích /BTNMT (cột B) 1 Nhiệt độ oC 22 40 2 Màu Pt/Co 5 150 3 pH - 6,8 5,5-9 o 4 BOD5 (20 C) mg/l 16 50 5 COD mg/l 66 150 6 Chất rắn lơ lửng mg/l 35 100 Tổng dầu mỡ mg/l 0,5 10 7 khoáng vi 8 Coliform khuẩn/100 2000 5000 ml (Nguồn: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư phát triển hạ tầng) * Ghi chú: - QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.Qua bảng 4.7 cho thấy nước thải sản xuất của mỏ đá Nà Cà là khá tốt, tất cả các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN40: 2011/BTNMT. - Các chỉ tiêu phân tích vật lý như Nhiệt độ, màu, TSS đều thấp hơn QCVN: Nhiệt độ là 220C, TSS là 35 mg/l. - Các chỉ tiêu hóa học: pH, BOD5, COD, Tổng dầu mỡ khoáng đều thấp hơn QCVN: pH là 6,8; BOD5 là 16 mg/l và COD là 66 mg/l, thấp hơn QCVN điều đó thể hiện nước thải sản xuất không ô nhiễm chất hữu cơ; Tổng dầu mỡ khoáng là 0,5 mg/l, so với QCVN là 10 mg/l thấp hơn rất
  52. 44 nhiều lần. - Chỉ số Colifrom là 2000 MPN/100ml, so với QCVN là 5000 mg/l, chỉ số Coliform thấp hơn QCVN 40:2011/BTNMT rất nhiều. Có thể nói nước thải khu vực sản xuất là được thu gom, xử lý đúng quy định trước khi thải ra ngoài môi trường. 4.3.1.2. Hiện trạng nước thải sinh hoạt khu vực mỏ Kết quả phân tích hiện trạng nước thải sinh hoạt tại khu vực mỏ Nà Cà được thể hiện tại bảng sau: Bảng 4.8: Kết quả phân tích hiện trạng môi trường nước thải sinh hoạt tại khu vực mỏ Kết quả QCVN 14:2008 TT Tên chỉ tiêu Đơn vị phân tích /BTNMT (cột B) 1 pH - 7,5 5-9 2 BOD5 (20°C) mg/l 8,2 50 Tổng chất rắn lơ 3 mg/l 20 100 lửng (TSS) 4 Tổng N mg/l <0,05 50 5 Tổng P mg/l <0,3 10 6 Coliform MPN/100ml 3.500 5.000 (Nguồn:Công ty cổ phần tư vấn đầu tư phát triển hạ tầng) * Ghi chú: - QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. * Nhận xét: Qua bảng phân tích trên cho thấy, nước thải sinh hoạt khu vực mỏ đá Nà Cà là đạt QCVN 14:2008/BTNMT. pH kết quả phân tích là 7,5; BOD5
  53. 45 (20°C) là 8,2 mg/l; Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) là 20 mg/l; Tổng N <0,05 mg/l; Tổng P là < 0,3 mg/l; Colifrom: 3500 MPN/100m, tất cả các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 14:2008/ BTNMT. 4.3.1.1. Hiện trạng môi trường nước mặt khu vực mỏ Để đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt khu vực mỏ đá, đề tài tiến hành quan trắc nước suối Bản Quán chảy qua khu vực mỏ, tiếp nhận nguồn nước thải sinh hoạt của mỏ. Kết quả phân tích nước suối Bản Quán được thể hiện tại bảng sau: Bảng 4.9: Kết quả đo và phân tích chất lượng môi trường nước mặt khu vực mỏ QCVN 08- Kết quả TT Thông số Đơn vị MT:2015/BTNMT Phân tích (Cột B2) 1 pH - 7,1 5,5 - 9 2 DO mg/l 3,3 ≥ 2 3 TSS mg/l 28 100 4 COD mg/l 20 50 5 BOD5 mg/l 12,5 25 + 6 NH4 (N) mg/l 0,38 0,9 Chất hoạt động bề 7 mg/l <0,05 0,5 mặt 8 F- mg/l 0,06 2 9 Tổng dầu mỡ mg/l <0,03 1 (Nguồn:Công ty cổ phần tư vấn đầu tư phát triển hạ tầng) * Ghi chú: - (-): Không quy định - QCVN08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
  54. 46 lượng nước mặt; Cột B2: Nước sử dụng cho mục đích Giao thông thủy và các mục đích khác có yêu cầu chất lượng nước thấp. * Nhận xét: Từ kết quả phân tích mẫu nước mặt xung quanh khu vực dư án cho thấy các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép. Các thông số pH kết quả phân tích là 7,1; Ôxy hòa tan(DO) là 3,3 mg/l; Tổng chất rắn lơ 0 + lửng(TSS): 28 mg/l; COD: 20 mg/l; BOD5 (20 c): 12,5 mg/l; NH4 (N): 0,38 mg/l; Chất hoạt động bề mặt <0,05 mg/l; F-: 0,06 mg/l; Tổng dầu mỡ: <0,03 mg/l. Tất cả các thông số đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN08/MT:2015/BTNMT( cột B2). Có thể nói chất lượng nước suối đảm bảo sạch, khả năng tự làm sạch của suối còn tương đối tốt vì trong khu vực ít có tác động của các nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng. 4.3.2. Hiện trạng môi trường đất khu vực mỏ đá Nà Cà Kết quả phân tích hiện trạng môi trường đất tại khu vực mỏ được thể hiện tại bảng sau: Bảng 4.10: Kết quả phân tích đánh giá chất lượng môi trường đất khu vực mỏ đá Nà Cà QCVN Kết quả TT Tên chỉ tiêu Đơn vị 3:2008/BTNMT phân tích (Đất công nghiệp) 1 As mg/kg 2,1 25 2 Cd mg/kg 1,1 10 3 Cu mg/kg 41,2 300 4 Pb mg/kg 29,3 300 5 Zn mg/kg 49,2 300 (Nguồn:Công ty cổ phần tư vấn đầu tư phát triển hạ tầng)
  55. 47 * Ghi chú: - QCVN 03:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất. Hình 4. 5. Biểu đồ kết quả phân tích đánh giá chất lượng môi trường đất khu vực mỏ đá Nà Cà * Nhận xét: Qua kết quả phân tích cho thấy hàm lượng kim loại nặng trong đất của tất cả các mẫu trên đều nhỏ hơn Quy chuẩn cho phép. Một số chỉ tiêu như As kết quả phân tích là 2,1 mg/kg; Cd là 1,1 mg/kg; Cu: 41,2 mg/kg; Pb là 29,3 mg/kg; Zn là 49,2 mg/kg. Chứng tỏ chất lượng môi trường đất tại khu vực dự án chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm về các chỉ số kim loại nặng.
  56. 48 4.3.3. Hiện trạng môi trường không khí xung quanh mỏ đá Nà Cà 4.3.3.1. Hiện trạng môi trường không khí trên tuyến đường giao thông vào mỏ Kết quả phân tích hiện trạng môi trường không khí tại tuyến đường giao thông vào mỏ được thể hiện tại bảng sau: Bảng 4.11: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại tuyến đường vào mỏ QCVN STT Thông số Đơn vị Kết quả phân tích 05:2013/BTNMT 1 Tiếng ồn dBA 2,11 70* 2 Độ ẩm % 78 - 3 CO mg/m3 1,4 30 3 4 NO2 mg/m 0,6 0,2 5 Nhiệt độ 0C 29 - 3 6 SO2 mg/m 0,015 0,35 (Nguồn: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư phát triển hạ tầng) * Ghi chú: - (-): Chưa có quy định - QCVN 24:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu - giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc. - QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh - “ * ”: QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn * Nhận xét: Từ các kết quả phân tích tại bảng trên cho thấy, hoạt động của phương
  57. 49 tiện ra vào khu vực mỏ đá Nà Cà không gây ô nhiễm môi trường không khí. Tất cả các thông số phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT, QCVN 26:2010/BTNMT. Thông số CO có giá trị là 1,4 3 3 3 mg/m , NO2 là 0,6 mg/m và SO2 là 0,015 mg/m . 4.3.3.2. Hiện trạng môi trường không khí khu vực nhà dân xung quanh mỏ Kết quả phân tích hiện trạng môi trường không khí tại nhà dân quanh khu vực mỏ được thể hiện tại bảng sau: Bảng 4.12: Kết quả phân tích hiện trạng môi trường không khí khu vực nhà dân xung quanh mỏ QCVN STT Thông số Đơn vị Kết quả phân tích 05:2013/BTNMT 1 Tiếng ồn dBA 2,15 70* 2 Độ ẩm % 75 - 3 CO mg/m3 1,5 30 3 0,20 4 NO2 mg/m 0,2 5 Nhiệt độ 0C 30 - 3 0,017 6 SO2 mg/m 0,35 (Nguồn: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư phát triển hạ tầng) * Ghi chú: - (-): Chưa có quy định - QCVN 24:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu - giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc. - QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh - “ * ”: QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
  58. 50 tiếng ồn * Nhận xét: Từ các kết quả phân tích tại bảng trên cho thấy, môi trường không khí xung quanh khu vực mỏ đá Nà Cà đạt QCVN. Tất cả các thông số phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT, QCVN 3 3 26:2010/BTNMT. Thông số CO có giá trị là 1,5 mg/m , NO2 là 0,2 mg/m và 3 SO2 là 0,017 mg/m . 4.4. Đánh giá chung và đề xuất giải pháp 4.4.1. Đánh giá chung Dựa trên kết quả nghiên cứu, khảo sát thực địa khu vực khai thác mỏ đá Nà Cà và các kết quả phân tích môi trường đất, nước, không khí, dự án xây dựng khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng tác động không đáng kể đến môi trường xung quanh. Kết quả phân tích mẫu đất, mẫu nước và mẫu không khí khu vực mỏ đá Nà Cà đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN. Quá trình hoạt động của mỏ có những ảnh hưởng tích cực đến kinh tế xã hội của xã Nguyên Phúc, huyện Bạch, Thông, tỉnh Bắc Kạn. Tuy nhiên cũng có thể nảy sinh mâu thuẫn giữa công nhân và người dân địa phương. 4.4.2. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng môi trường khu vực mỏ đá 4.4.2.1. Các giải pháp về kỹ thuật * Đối với môi trường không khí: - Phun nước ở những khu vực phát sinh bụi. Lượng nước sử dụng trong công tác tưới đường và phun nước vào gương xúc được lấy từ hồ lắng. - Để giảm thiểu bụi tại khu vực công trường xây dựng chủ đầu tư lập kế hoạch thi công xây dựng cơ bản, lắp đặt thiết bị và cung cấp vật tư thích hợp, hạn chế việc cung cấp vật tư vào cùng một thời điểm, chỉ vận chuyển ngoài giờ cao điểm, không chở quá tải và che chắn khi chuyên chở vật tư thiết bị - Thiết bị máy móc cơ khí phải được bảo trì thường xuyên nhằm đảm
  59. 51 bảo để chúng làm việc ở điều kiện thiết bị tốt nhất, an toàn có năng suất cao và sinh ra khí thải độc hại ít nhất. - Giữ nguyên hiện trạng tự nhiên những nơi chưa khai thác, trồng cây xanh hai bên đường vận chuyển, khu văn phòng, đất trống và đường di chuyển thiết bị. - Nâng cấp các tuyến đường trong và ngoài mỏ để giảm bụi do gió cuốn và xe chạy tạo ra. Trong quá trình sử dụng nếu như có những đoạn đường nào bị xuống cấp thì chủ đầu tư sẽ trích kinh phí từ lợi nhuận để thuê các cơ quan có chức năng bảo trì và tu bổ. - Không đốt các nguyên vật liệu loại bỏ ngay tại khu vực dự án. - Sử dụng phương pháp nổ mìn tiên tiến hạn chế khí độc và bụi - Có kế hoạch thi công hợp lý, sử dụng các máy móc mới, hạn chế các máy móc có tiếng ồn lớn. Việc sử dụng các máy móc và cơ khí có độ ồn sẽ được giới hạn trong thời gian làm việc nhất định. - Áp dụng các biện pháp chống ồn do các phương tiện giao thông gây ra, bằng cách khống chế để xe chở đúng trọng tải, nâng cấp hệ thống giao thông nội bộ bằng đường rải nhựa, không làm việc ca 3. * Đối với môi trường nước: - Dầu mỡ loại bỏ được lưu trữ trong các thùng chứa có nắp đậy kín và được thu gom quản lý theo quy định về thu gom, quản lý chất thải nguy hại. Đặt các thùng thu gom tại những vị trí làm việc. - Các chất thải hữu cơ tận dụng cho chăn nuôi, phế liệu thì bán cho đồng nát, còn lại thì tập trung vào một khu vực và đốt. - Nước thải xây dựng và nước mưa chảy tràn thải được dẫn vào rãnh thoát nước và chảy về hồ lắng, sau khi xử lý, lắng đọng được thải ra suối Bản Quán. - Nước thải sinh hoạt: Lượng nước này rất ít. Tuy nhiên Công ty đã xây
  60. 52 dựng nhà vệ sinh, bể tự hoại 3 ngăn. Nước vệ sinh của mỏ đá sau khi xử lý được thải ra hệ thống cống rãnh chung phải đảm bảo tiêu chuẩn B2 được thải ra ngoài * Đối với môi trường đất - Nghiêm cấm việc xả các chất thải, nước thải, nước hút bể phốt, và một số chất hóa học độc hại ra môi trường đất. - Trồng nhiều cây xanh quanh khu vực mỏ tránh để xảy ra tình trạng sạt lở sói mòn đất. - Tuyên truyền phổ biến cho người dân xung quanh những kiến thức căn bản về môi trường đất để trên cơ sở đó họ có trách nhiệm hơn về hành động của mình trong việc bảo vệ môi trường đất. 4.4.2.2. Giải pháp quản lí - Đẩy mạnh công tác đánh giá tác động môi trường, thực hiện nghiêm ngặt công tác hậu kiểm tra trước khi trển khai các hoạt động của dự án nhằm phòng ngừa, tránh phát sinh thêm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, giảm thiểu nguồn tác động tới môi trường. - Đẩy nhanh tiến độ cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước, xây dựng hệ thống xử lí nước thải tập trung. - Triển khai mạnh các dự án khắc phục, cải tạo khu vực bị ô nhiễm, suy thoái, trước hết là vùng cung cấp nước sinh hoạt. - Phục hồi tái sinh tự nhiên các hệ sinh thái, đặc biệt là các hệ sinh thái đã bị suy thoái, trước hết là rừng tự nhiên, rừng đầu nguồn - Lập quy hoạch, từng bước tiến hành cải tạo các vùng đất suy thoái, bạc màu, vùng đất bị ô nhiễm kim loại nặng, kết hợp với canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp, sinh thái nhằm cải tạo phục hồi đất. - Đẩy mạnh thực hiện các chương trình, dự án cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường cho nhân dân, đặcbiệtdânởnhữngvùngsâuxa, vùng còn khó
  61. 53 khăn; những vùng bị ô nhiễm bởi hoạt động khai thác đá. - Mở rộng, tăng cường triển khai hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường. - Tăng cường bảo vệ diện tích, chất lượng hệ sinh thái rừng. - Nghiêm cấm khai thác gỗ rừng tự nhiên, đẩy mạnh khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về môi trường. - Tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân được cấp phép hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Trong đó trọng tâm là các tổ chức, cá nhân chậm đưa mỏ vào hoạt động, có biểu hiện chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác sai quy định, không tuân thủ các quy định về an toàn trong khai thác mỏ và chế biến. Vi phạm các quy định trong sử dụng đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính. Thu hồi hoặc đề nghị các cấp có thẩm quyền, thu hồi các giấy phép hoạt động khoáng sản, giấy chứng nhận đầu tư, đăng kí kinh doanh nghành nghềkhoáng sản của các tổ chức cá nhân vi phạm nghiêm trọng hoặc cố tình vi phạm các quy định của pháp luật sau khi đã bị xử phạt vi phạm hành chính 2 lần trở lên. Quản lí môi trường đối với đơn vị tổ chức hoạt động khai thác đá vôi trắng mỏ đá Nà Cà. - Quản lí theo quyết định số 71/28/QĐ – TT ngày 29/05/2008 của Thủ tướng Chính phủ về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản. Đơn vị tổ chức hoạt động khai thác đá cần nộp phí bảo vệ môi trường cho Nhà nước. - Trong quá trình xây dựng và tổ chức hoạt động khái thác đá Công ty cần nghiêm túc thực hiện một số vấn đề sau:
  62. 54 - Tổ chức lao động và vệ sinh môi trường tốt để tránh gây ô nhiễm môi trường do công nhân và máy móc thiết bị gây ra. - Thu gom và xử lí các loại CTR, chất thải dầu mỡ phát sinh trong giai đoạn xây dựng. - Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng do tiếng ồn trong hoạt động sản xuất. - Ban quản lí khu mỏ phải đảm bảo thực hiện các biện pháp an toàn kỹ thuật trong khoan nổ mìn. - Phải thực hiện đầy đủ các nội dung đưa ra trong chương trình quản lí và giám sát môi trường. - Xây dựng và duy trì hoạt động liên tục hệ thống xử lí nước thải sinh hoạt, đảm bảo chất lượng nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. - Thu gom và vận chuyển toàn bộ lượng phát thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình thực hiện dự án đến khu tập kết rác của huyện. - Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn về nổ mìn cho khu vực mỏ. - Trồng và duy trì thảm thực vật với diện tích tối thiểu bằng 20% tổng diện tích mặt bằng nhà máy. - Thường xuyên thực hiện chương trình quan trắc giát sát chất lượng nước thải, chất thải. - Phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lí môi trường địa phương trong việc thanh tra, kiểm tra và giám sát môi trường. - Tổ chức thường xuyên công tác tuyên truyền giáo dục về ý thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường cho cán bộ công nhân tại khu mỏ.
  63. 55 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua quá trình điều tra khảo sát và nghiên cứu, em đưa ra một số kết luận như sau: 1. Khu mỏ đá vôi Nà Cà nằm trên địa bàn xã Nguyên Phúc, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, cách trung tâm huyện về phía Nam khoảng 7,5km và cách trung tâm thành phố Bắc Kạn về phía Đông Bắc khoảng 10 km. Ranh giới khu khai thác được xác định theo quyết định số 1869/QĐ-UBND ngày 23/10/2014 của UBND tỉnh Bắc Kạn Tổng diện tích đất sử dụng của dự án là 3,964 ha, trong đó: Diện tích khai trường khai thác: 2,9ha, khu vực điều hành là 0,15ha, khu vực chế biến và bãi tập kết: 0,911ha, khu vực kho VLNCN: 0,003ha.Công suất khai thác là 30.000 m3 nguyên khai/năm. 2. Các nguồn tác động đến môi trường xung quanh mỏ bao gồm nước thải, chất thải rắn và bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động sản xuất mỏ và hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân. 3. Về hiện trạng môi trường, môi trường đất, nước và không khí khu vực mỏ hiện đều đạt QCCP. - Môi trường nước: + Đối với nước thải sản xuất: Tất cả các chỉ tiêu vật lý, hóa học và sinh học được phân tích đều đạt QCVN 40:2011/BTNMT (cột B): Nhiệt độ là 0 22 C; TSS là 35 mg/l; BOD5 là 16 mg/l và COD là 66 mg/l; Tổng dầu mỡ khoáng là 0,5 mg/l và Colifrom là 2000 MPN/100ml. + Nước thải sinh hoạt: nước thải sinh hoạt khu vực mỏ đá Nà Cà là đạt QCVN 14:2008/BTNMT: BOD5 (20°C) là 8,2 mg/l; Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) là 20 mg/l; Tổng N <0,05 mg/l; Tổng P là < 0,3 mg/l; Colifrom: 3500 MPN/100m.
  64. 56 + Đối với môi trường nước mặt kết quả phân tích các chỉ tiêu pH, DO, + - TSS, COD, BOD5, NH4 (N), F đều đạt QCVN 08-MT:2015/BTNMT. - Môi trường đất: Hàm lượng các kim loại nặng (As, Pb, Cu, Zn, Cd) trong mẫu đất đều nhỏ hơn Quy chuẩn cho phép. - Hiện trạng môi trường không khí: Chất lượng môi trường không khí tại khu vực mỏ hiện nay chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm về các vấn đề khí độc hại, bụi và tiếng ồn. Tất cả các chỉ tiêu quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT, QCVN 26:2010/BTNMT. 5.2. Kiến nghị 1. Đề nghị công ty chấp hành nghiêm túc các biện pháp quản lí, giám sát công tác bảo vệ môi trường như trong cam kết bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường. 2. Đề nghị công ty thực hiện các yêu cầu sau: - Đảm bảo thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn trong khoan nổ mìn. - Tiếp tục xây dựng và duy trì hoạt động liên tục hệ thống xử lí nước thải sinh hoạt đảm bảo chất lượng nước thải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (QCVN 14:2008/BTNMT). - Thu gom và vận chuyển toàn bộ lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình thực hiện dự án đến khu tập kết rác của huyện. - Trồng và duy trì thảm thực vật với diện tích tối thiểu bằng 20% tổng diện tích mặt bằng nhà máy. - Thực hiện việc hoàn thổ phục hồi môi trường và tiến hành đầy đủ nghĩa vụ ký quỹ môi trường khi kết thúc mỏ. - Hỗ trợ nhân dân xã Nguyên Phúc về xây dựng các công trình môi trường cho địa phương: Công trình nước sạch và vệ sinh môi trường, chương
  65. 57 trình phục hồi môi trường, chương trình y tế cộng đồng nếu được UBND xã yêu cầu. - Chịu mọi trách nhiệm về việc đền bù thỏa đáng cho nhân dân địa phương và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu gây ra các tác động xấu đến môi trường tự nhiên, KT - XH đối với địa phương. 3. Đề nghị các cơ quan chức năng tiến hành thanh tra, kiểm tra và giám sát thường xuyên chặt chẽ hơn về hoạt động khai thác và chế biến đá vôi làm vật liệu xây dựng của Công ty cổ phần tư vấn đầu tư phát triển hạ tầng.
  66. 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1. Công ty cổ phần tư vấn đầu tư phát triển hạ tầng, Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác và chế biến mỏ đá đá Nà Cà, xã Nguyên Phúc, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. 2. Công ty cổ phần tư vấn đầu tư phát triển hạ tầng, Phương án cải tạo phục hồi môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác và chế biến đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường mỏ đá Nà Cà, xã Nguyên Phúc, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. 3. Công ty cổ phần tư vấn đầu tư phát triển hạ tầng, Báo cáo kinh tế - kỹ thật dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác và chế biến đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường mỏ đá Nà Cà, xã Nguyên Phúc, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. 4. Hà Đình Nghiêm (2014), Bài giảng Quản lý tài nguyên nước và khoáng sản, Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên. 5. Luật Bảo vệ môi trường 2014, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. 6. Luật Khoáng sản năm 2010, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. 7. Lương Văn Hinh, Đỗ Thị Lan, Dư Ngọc Thành, Nguyễn Thanh Hải (2015), Bài giảng Ô nhiễm môi trường, Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên. II. Các tài liệu tham khảo từ internet 8. “Công nghệ khai thác đá vôi” tiet/ek4I/86/149515/tinh-hinh-khai-thac-khoang-san-lam-vat-lieu-xay- dung.html 9. ”Đá vôi”
  67. 59 10. ”Hoạt động khai thác đá vôi ở Việt Nam” - tin-tu-lieu/-/tin-chi- tiet/ek4I/86/149515/tinh-hinh-khai-thac-khoang-san-lam-vat-lieu-xay- dung.html 12. “Nước đóng vai trò quan trọng như thế nào?” ước_đóng_vai_trò_quan_trọng_ như_thế_nào%3F 13. “Tiêu chuẩn môi trường là gì?” êu_chuẩn_môi_trường_là_gì%3F