Khóa luận Dân nghèo thành thị trong tác phẩm Ngoại ô và Ngõ hẻm của Nguyễn Đình Lạp

pdf 56 trang thiennha21 16/04/2022 4630
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Dân nghèo thành thị trong tác phẩm Ngoại ô và Ngõ hẻm của Nguyễn Đình Lạp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_dan_ngheo_thanh_thi_trong_tac_pham_ngoai_o_va_ngo.pdf

Nội dung text: Khóa luận Dân nghèo thành thị trong tác phẩm Ngoại ô và Ngõ hẻm của Nguyễn Đình Lạp

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN TRẦN KHÁNH LINH DÂN NGHÈO THÀNH THỊ TRONG TÁC PHẨM NGOẠI Ô VÀ NGÕ HẺM CỦA NGUYỄN ĐÌNH LẠP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI - 2018
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN TRẦN KHÁNH LINH DÂN NGHÈO THÀNH THỊ TRONG TÁC PHẨM NGOẠI Ô VÀ NGÕ HẺM CỦA NGUYỄN ĐÌNH LẠP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. Nguyễn Phƣơng Hà HÀ NỘI - 2018
  3. LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới giáo viên, ThS. Nguyễn Phƣơng Hà đã tận tình hƣớng dẫn, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam, khoa Ngữ văn, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã giảng dạy, nhận xét, góp ý cho tôi trong quá trình học tập cũng nhƣ hoàn thành khóa luận. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2018 Sinh viên Trần Khánh Linh
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận Dân nghèo thành thị trong tác phẩm Ngoại ô và Ngõ hẻm của Nguyễn Đình Lạp là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên, ThS. Nguyễn Phƣơng Hà. Khóa luận này không trùng với công trình nghiên cứu nào trƣớc đó và chƣa đƣợc công bố ở bất kì đâu. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2018 Sinh viên Trần Khánh Linh
  5. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích nghiên cứu 5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5 5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 6 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6 7. Bố cục khóa luận 6 NỘI DUNG 7 Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỀ TÀI DÂN NGHÈO THÀNH THỊ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 7 1.1. Tiền đề lịch sử, xã hội 7 1.2. Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Đình Lạp 8 1.2.1. Cuộc đời 8 1.2.2. Sự nghiệp văn học 9 1.3. Tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp trong dòng chảy đề tài đô thị nửa đầu thế kỉ XX 10 Chƣơng 2 . MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG THỂ HIỆN ĐỀ TÀI DÂN NGHÈO THÀNH THỊ TRONG TÁC PHẨM NGOẠI Ô VÀ NGÕ HẺM CỦA NGUYỄN ĐÌNH LẠP 13 2.1. Hiện thực đời sống 13 2.1.1. Miêu tả cuộc sống nghèo khổ, bế tắc của người lao động 13 2.1.2. Miêu tả cuộc sống sinh hoạt, phong tục, tập quán của dân nghèo thành thị 17 2.2. Hiện thực con ngƣời 22
  6. 2.2.1. Con người có số phận bất hạnh 22 2.2.2. Con người giàu tình yêu thương, giàu lòng nghĩa hiệp 26 Chƣơng 3. MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN ĐỀ TÀI DÂN NGHÈO THÀNH THỊ TRONG TÁC PHẨM NGOẠI Ô VÀ NGÕ HẺM CỦA NGUYỄN ĐÌNH LẠP 30 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 30 3.1.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật 30 3.1.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật 33 3.2. Ngôn ngữ dân dã, đời thƣờng 39 3.3. Giọng điệu 41 3.3.1. Giọng điệu khách quan, chân thực 42 3.3.2. Giọng điệu xót xa, thương cảm 44 KẾT LUẬN 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 diễn ra bƣớc phát triển sôi nổi, mạnh mẽ, vƣợt bậc. Chỉ chƣa đầy nửa thế kỉ, diện mạo văn học có sự thay đổi đáng kể, chuyển từ phạm trù văn học trung đại sang nền văn học hiện đại. Văn đàn xuất hiện nhiều tên tuổi lớn nhƣ: Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Thạch Lam, Nguyễn Tuân ở các thể loại phóng sự, truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút với nhiều tác phẩm đặc sắc. 1.2. Nguyễn Đình Lạp là một cây bút phóng sự trƣởng thành từ trào lƣu văn học hiện thực phê phán. Vào nghề sau những cây bút đàn anh nhƣ: Tam Lang, Trọng Lang, Vũ Trọng Phụng nhƣng Nguyễn Đình Lạp đã khẳng định tên tuổi của mình bằng những đóng góp lớn lao cho thể loại này. Có thể kể đến những yếu tố mới mà Nguyễn Đình Lạp đã góp vào thể văn phóng sự : điều tra xã hội học, quan điểm xã hội học thể hiện qua các phóng sự, chất văn phóng sự rất riêng. Mặc dù ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ nhƣng Nguyễn Đình Lạp đã để lại cho văn học nƣớc nhà những tác phẩm gây ấn tƣợng mạnh mẽ nhƣ những thiên phóng sự: Chợ phiên đi tới đâu?, Cường hào, Thanh niên trụy lạc, Từ ái tình đến hôn nhân, Chiếc va ly 1.3. Ngoại ô và Ngõ hẻm là hai tiểu thuyết góp phần làm nên tên tuổi của Nguyễn Đình Lạp, đƣợc sáng tác dựa trên bối cảnh làng Bạch Mai - nơi ông sinh ra và lớn lên. Thuộc thể loại phóng sự tiểu thuyết, hai tác phẩm là sự kết hợp nhuần nhuyễn “giữa sự thật của phóng sự và hư cấu của tiểu thuyết mà không gây nên cảm giác giả hoặc gượng” [16, 579]. Tuy là hai tác phẩm khác nhau nhƣng ngƣời đọc dễ dàng nhận thấy sự kết nối về mặt nội dung giống nhƣ hai tập của một cuốn tiểu thuyết. Ngoại ô và Ngõ hẻm đƣợc đánh giá cao về sự gắn bó với số phận của những ngƣời dân nghèo Hà Nội một thời tăm tối trƣớc năm 1945. Có thể thấy với tiểu thuyết Ngoại ô và Ngõ hẻm, phong cách của Nguyễn Đình Lạp đã đƣợc định hình trong lòng bạn đọc. 1
  8. Vì những lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài Dân nghèo thành thị trong tác phẩm Ngoại ô và Ngõ hẻm của Nguyễn Đình Lạp nhằm khẳng định tài năng, những đóng góp của Nguyễn Đình Lạp đối với thể loại phóng sự cũng nhƣ sự thành công của tiểu thuyết Ngoại ô và Ngõ hẻm trên phƣơng diện nội dung và nghệ thuật. 2. Lịch sử vấn đề Nguyễn Đình Lạp là cây bút tài năng của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Tuy là ngƣời đến sau, nhƣng ông đã kịp thời khẳng định mình với những tác phẩm có giá trị, thu hút độc giả ngay từ những ngày đầu ra mắt. Ra đi khi tuổi đời còn trẻ, Nguyễn Đình Lạp không để lại nhiều tác phẩm. Tuy nhiên, với số lƣợng tác phẩm đã sáng tác và đƣợc biết đến cũng đủ để tạo nên sức hút cho tên tuổi của nhà văn. Hai trong số những tác phẩm có vai trò quan trọng trong thành công của Nguyễn Đình Lạp chính là Ngoại ô và Ngõ hẻm. Đây là những tác phẩm đƣợc sáng tác dựa trên bối cảnh của làng Bạch Mai - nơi ông sinh ra và lớn lên. Xung quanh hai tác phẩm này có khá nhiều ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học và độc giả. Nhà văn Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại đƣợc xem là ngƣời đầu tiên nghiên cứu về Nguyễn Đình Lạp. Ông đã dành bảy trang để giới thiệu nhà văn và cuốn tiểu thuyết Ngoại ô. Tác giả khẳng định: “Ngoại ô là một tiểu thuyết tả chân có khuynh hướng xã hội. Đó là một truyện cảm động, nhiều cảnh khổ của dân nghèo ngoại ô được tác giả tả rất kĩ” [21, 1009]. Điểm lại lịch sử nghiên cứu về Nguyễn Đình Lạp, nhà thơ Vũ Quần Phƣơng trong bài Vài ghi nhận bây giờ đọc lại Ngoại ô (1940 - 1941) của Nguyễn Đình Lạp lại cho thấy một góc nhìn khác về tác phẩm này. Đó là sự lƣu giữ những giá trị, những hình ảnh của một Hà Nội xƣa cũ, một Hà Nội mà những cái tốt đẹp bên trong con ngƣời “đang đấu tranh để chống lại kết cục bi thảm của Ngoại ô thưở ấy.” [16, 581]. Đặc biệt, nhà thơ còn nhìn ra tính 2
  9. thời sự trong tác phẩm Ngoại ô và với tƣ cách là một ngƣời đi sau đọc lại tác phẩm của Nguyễn Đình Lạp, ông đã tự rút ra cho mình đƣợc bài học trong sáng tác văn chƣơng. Đó là sự mở rộng mọi giác quan để đón nhận sự sống. Sự nghiên cứu của Vũ Quần Phƣơng - một tác giả thuộc thế hệ sau Nguyễn Đình Lạp về tác phẩm Ngoại ô cho thấy sự lan tỏa mạnh mẽ và giá trị bền vững của tác phẩm này. Trong cuốn Tuyển tập Nguyễn Đình Lạp, tác giả Ngọc Hà cho rằng Ngoại ô và Ngõ hẻm là hai tiểu thuyết - phóng sự có giá trị đối với sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Lạp (vì trƣớc khi trở thành nhà văn viết tiểu thuyết, Nguyễn Đình Lạp là nhà báo chuyên viết phóng sự). Đây là hai tác phẩm đƣa nhà văn trở thành cây bút có dấu ấn riêng ở thể loại tiểu thuyết trong trào lƣu văn học hiện thực thời kì 1941- 1945. Tác giả khẳng định: “Với hai tác phẩm Ngoại ô và Ngõ hẻm, Nguyễn Đình Lạp xứng đáng là người hiếm hoi, sau Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố duy trì chuyên canh một loại hình văn học, góp phần vào sự phong phú và đa dạng của văn học Việt Nam hiện đại” [16, 556]. Trong bài viết Nhà văn của những thân phận hèn mọn, tác giả Bùi Hiển đã chỉ ra rằng: chỉ trong hai tác phẩm nhƣng Nguyễn Đình Lạp đã khắc họa đƣợc quá nhiều những cảnh ngộ bất hạnh, khốn cùng. Ấn tƣợng nổi bật vẫn là sự cảm thông, thƣơng cảm, tấm lòng ƣu ái của tác giả đối với những kiếp ngƣời cùng khổ, với xã hội “vừa siêng năng vừa cam chịu”. Đồng thời, Nguyễn Đình Lạp cũng bộc lộ thái độ phê phán của tác giả giống nhƣ thay lời bộc bạch của những nhân vật trong tác phẩm. Cùng quan điểm với các tác giả trên, Gs. Phong Lê trong bài viết Nguyễn Đình Lạp trong trào lưu văn học hiện thực 1941 - 1945 đăng trên Tạp chí Kiến thức ngày nay đã nhận định: “Đặt bên cạnh những tên tuổi lớn như Kim Lân, Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan. Nguyễn Đình Lạp cũng không kém sức vóc một chút nào, với 3
  10. Ngoại ô và Ngõ hẻm như hai mái của một ngôi nhà, chụm vào nhau, trong đó trú ngụ bao thân phận, số phận của những kiếp người nghèo khổ” [16, 575]. Qua đó, đủ để ta thấy đƣợc giá trị của hai tác phẩm với sự nghiệp của Nguyễn Đình Lạp cũng nhƣ nền văn học nƣớc nhà. Đánh giá về tài năng của Nguyễn Đình Lạp, tác giả Lƣu Nguyễn trong bài Tưởng niệm nhà văn của giới cần lao đã nhận xét: “Đặc sắc và đóng góp của Nguyễn Đình Lạp đó là sự chuyên tâm hoặc chuyên canh cho thể loại phóng sự - tiểu thuyết, hoặc tiểu thuyết - phóng sự. Là sự kết hợp giữa sự thật của phóng sự và hư cấu của tiểu thuyết mà không gây nên cảm giác giả hoặc gượng, qua đó đem lại cho trào lưu hiện thực trước 1945 hai tác phẩm kết nối nhau trên sự khai thác chất liệu chính là đời sống tầng lớp dân nghèo ngoại ô Bạch Mai - nơi sinh của tác giả” [16, 579]. Khẳng định vai trò của hai tiểu thuyết Ngoại ô, Ngõ hẻm, trong bài Những cuộc đời bị dồn đẩy trong tiểu thuyết tả chân của Nguyễn Đình Lạp, PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện đã khẳng định: “Trong dòng chảy văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1940 - 1945, cùng với Nguyên Hồng, Nam Cao, Mạnh Phú Tư, Tô Hoài, với hai tiểu thuyết Ngoại ô và Ngõ hẻm Nguyễn Đình Lạp đã góp thêm một tiếng nói nghệ thuật có giá trị, khắc họa cuộc sống ngột ngạt, bế tắc, quẩn quanh của người lao động trong một xã hội còn nhiều bất công, người bóc lột người, làm sáng lên những phẩm chất khỏe khoắn, lành mạnh, tiềm ẩn trong những con người lương thiện” [16, 592]. Gần đây, không chỉ có các nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học quan tâm nghiên cứu về Nguyễn Đình Lạp mà có nhiều luận văn đã khai thác “nhà văn còn nhiều ẩn số” này. Tác giả Nguyễn Thị Xuân Mai đã lựa chọn triển khai khóa luận với đề tài Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp. Khóa luận đã một cái nhìn khá toàn diện về đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp (ở cả hai mặt nội dung và nghệ thuật) qua khảo sát hai tác phẩm Ngoại ô và Ngõ 4
  11. hẻm, qua đó nhằm khẳng định tài năng của Nguyễn Đình Lạp trong thể loại tiểu thuyết: Những đóng góp của Nguyễn Đình Lạp cho kho tàng văn học Việt Nam qua hai tiểu thuyết Ngoại ô và Ngõ hẻm là những đóng góp có giá trị và đáng trân trọng. Nhìn lại các công trình nghiên cứu về Nguyễn Đình Lạp từ trƣớc tới nay, chúng tôi thấy chƣa có nhiều công trình nghiên cứu đầy đủ về sự nghiệp sáng tác văn học của ông. Hầu hết các bài viết mới dừng lại ở những ý kiến, những đóng góp của Nguyễn Đình Lạp về thể loại phóng sự. Tìm hiểu đề tài Dân nghèo thành thị trong tác phẩm Ngoại ô và Ngõ hẻm của Nguyễn Đình Lạp là một việc làm thiết thực và ý nghĩa để có một cái nhìn toàn diện, sâu sắc về tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp nói riêng và văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945 nói chung. 3. Mục đích nghiên cứu Nhƣ tên gọi của đề tài này, chúng tôi hƣớng tới mục đích sau: - Từ bối cảnh xã hội, chúng tôi làm rõ bức tranh hiện thực đời sống dân nghèo thành thị trong xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX, đặc biệt là giai đoạn 1930 - 1945. - Khẳng định tài năng của Nguyễn Đình Lạp về thể loại tiểu thuyết và những đóng góp của ông về đề tài dân nghèo thành thị trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Khóa luận của chúng tôi hƣớng tới nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Chỉ ra một số phƣơng diện nội dung thể hiện đề tài dân nghèo thành thị: hiện thực đời sống, hiện thực con ngƣời với những số phận bất hạnh, khao khát cuộc sống mới tốt đẹp hơn. - Chỉ ra một số phƣơng diện nghệ thuật thể hiện đề tài dân nghèo thành thị: nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu 5
  12. 5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Dân nghèo thành thị trong tác phẩm Ngoại ô và Ngõ hẻm của Nguyễn Đình Lạp - Phạm vi nghiên cứu: chúng tôi khảo sát qua hai tác phẩm Ngoại ô và Ngõ hẻm. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp thống kê - Phƣơng pháp so sánh - Phƣơng pháp phân tích, bình giảng 7. Bố cục khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Khái quát về đề tài dân nghèo thành thị trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Chƣơng 2: Một số phƣơng diện nội dung thể hiện trong tác phẩm Ngoại ô và Ngõ hẻm của Nguyễn Đình Lạp. Chƣơng 3: Một số phƣơng diện nghệ thuật thể hiện trong tác phẩm Ngoại ô và Ngõ hẻm của Nguyễn Đình Lạp. 6
  13. NỘI DUNG Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỀ DÂN NGHÈO THÀNH THỊ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 1.1. Tiền đề lịch sử, xã hội Văn học chính là tấm gƣơng phản ánh hiện thực và chịu tác động từ hiện thực. Một khuynh hƣớng sáng tác bao giờ cũng xuất hiện trên cơ sở những tiền đề xã hội cụ thể. Văn học hiện thực phê phán cũng hình thành và phát triển dƣạ trên một tiền đề lịch sử, xã hội nhất định. Đây là giai đoạn đất nƣớc ta chịu sự đô hộ của thực dân Pháp. Chúng đã hai lần khai thác thuộc địa trên đất nƣớc ta, đẩy nhân dân ta lún sâu vào cảnh bần cùng. Chúng tăng cƣờng bóc lột để bù đắp những thiệt hại sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Dần dần, chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, bóc lột nhân dân ta đến tận xƣơng tủy, đẩy họ vào cảnh bần cùng hóa, lƣu manh hóa. Đồng thời, chúng tiến hành các chính sách ngu dân và trụy lạc hóa thanh niên. Vì ảnh hƣởng của những chính sách ấy mà ở các thành thị, các phòng hát, phòng trà, phòng nhảy, nhà chứa mọc lên nhƣ nấm phục vụ cho những cuộc ăn chơi trụy lạc. Phong trào “Âu hóa” lan tràn nhanh nhƣ một bệnh dịch, thu hút một bộ phận lớn tầng lớp thanh niên lao vào những cuộc chơi, chạy theo những thú vui, lối sống hƣ hỏng. Xã hội thực dân phong kiến hình thành những mâu thuẫn, xung đột gay gắt. Địa chủ, cƣờng hào tiếp tay cho thực dân ra sức đè nén, áp bức, bóc lột nhân dân. Một bộ phận không nhỏ ngƣời dân buộc phải di dân lên thành phố, định cƣ ở vùng ngoại ô, làm đủ mọi nghề để kiếm sống. Trong bối cảnh đó, văn học hiện thực phê phán ra đời. Nó phản ánh hiện thực xã hội một cách đầy đủ nhất, toàn diện nhất và chân thực nhất. Các nhà văn thuộc trào lƣu hiện thực phê phán: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyên Hồng đã dùng ngòi bút nhƣ một vũ khí chiến đấu đắc lực, nói thay tiếng nói của những ngƣời dân lao khổ. Những vẫn đề đƣợc các 7
  14. nhà văn quan tâm phản ánh là mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc, cuộc sống nghèo khổ của giai cấp nông dân, cuộc sống xa hoa, trụy lạc của một bộ phận tầng lớp thanh niên, cuộc sống của ngƣời lao động nghèo Dân nghèo thành thị cũng là một trong những đề tài đƣợc nhiều nhà văn khai thác và phản ánh. Nhƣ vậy, xã hội Việt Nam lúc bấy giờ là mảnh đất màu mỡ ƣơm mầm cho mảng đề tài dân nghèo thành thị giai đoạn 1930 - 1945 phát triển mạnh mẽ hứa hẹn cho ra đời những tác phẩm có giá trị, tiêu biểu phải kể đến những sáng tác của Nguyễn Đình Lạp. 1.2. Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Đình Lạp 1.2.1. Cuộc đời Nguyễn Đình Lạp có bút danh là Yến Đình, Song Dực. Ông sinh ngày 19 - 9 - 1913 trong một gia đình có truyền thống yêu nƣớc tại làng Bạch Mai, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông (nay là phố Bạch Mai thuộc quận Hai Bà Trƣng, Hà Nội). Ông nội của Nguyễn Đình Lạp là Nguyễn Đình Phúc, một trí sĩ đã tham gia phong trào Đông Kinh nghĩa thục. Chú ruột của ông là Nguyễn Phong Sắc, từng giữ chức vụ Ủy viên trung ƣơng Đảng Cộng sản Đông Dƣơng. Trong gia đình có truyền thống Cách mạng, Nguyễn Đình Lạp cũng sớm đƣợc bồi dƣỡng tình yêu nƣớc. Đồng thời, vốn có tƣ chất thông minh, lại ham học hỏi, Nguyễn Đình Lạp sớm thể hiện khả năng văn chƣơng hơn hẳn bạn bè cùng trang lứa. Lớn lên ở chốn Hà thành nhiều cạm bẫy, ăn chơi trụy lạc nhƣng Nguyễn Đình Lạp không chỉ tự định hƣớng đúng đắn cho bản thân mình đi theo con đƣờng Cách mạng mà còn nuôi dạy đƣợc các em nên ngƣời. Sau khi học hết bậc trung học, ông chuyển sang làm báo, viết văn từ năm 1933, nhƣng phải mãi tới năm 1936 mới đƣợc nhiều ngƣời biết đến. Ông tham gia hoạt động cách mạng cùng với một số đồng nghiệp và từng có mặt trong đoàn nghệ sĩ Nam tiến vào mặt trận liên khu V. Năm 8
  15. 1946, Nguyễn Đình Lạp là một trong những nhà văn đầu tiên vào quân đội tham gia Hội Văn nghệ liên khu IV. Ông đảm nhận vai trò là ngƣời phụ trách văn nghệ phòng chính trị đại đoàn 304. Cũng trong thời kì này ông làm giảng viên môn học phóng sự của nhiều khóa văn nghệ kháng chiến khu IV - mở tại Thanh Hóa. Năm 1950, Nguyễn Đình Lạp đƣợc kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dƣơng. Ngày 24 - 4 - 1952, Nguễn Đình Lạp đã trút hơi thở cuối cùng sau một cơn bệnh nặng tại quân y viện 32 ở Thanh Hóa khi mới chỉ 39 tuổi. Sự ra đi của Nguyễn Đình Lạp để lại nhiều nuối tiếc cho bạn bè, gia đình và rất nhiều độc giả yêu mến tài năng, phong cách nghệ thuật của tác giả. 1.2.2. Sự nghiệp văn học Nguyễn Đình Lạp đƣợc biết đến là cây bút phóng sự tài ba trong nền văn học Việt Nam. Ông có những đóng góp to lớn cho sự phát triển và mở rộng của thể phóng sự. Ra đi ở tuổi 39, Nguyễn Đình Lạp vẫn còn nhiều điều ấp ủ, nhiều dự định. Tuy số lƣợng tác phẩm để lại không nhiều, nhƣng mỗi tác phẩm của Nguyễn Đình Lạp đều có giá trị nhất định trên văn đàn. Ông đƣợc ví nhƣ ngƣời hát bè trầm trong dòng chảy văn học Việt Nam, nhƣng vắng ông, bức tranh văn học hiện thực sẽ đơn điệu, thiếu mất chiều sâu. Trƣớc Cách mạng tháng Tám, quan niệm của Nguyễn Đình Lạp về phóng sự rất rõ ràng: “phóng sự là một lợi khí sắc bén” có thể “ghi chép đầy đủ, nóng hổi sự sống ” [9, 794]. Thời kì này, ông bắt đầu viết với những phóng sự ngắn đăng trên báo Bắc Hà năm 1937 nhƣ: Hà Nội, Giao thừa, Đi ở. Sau đó tiếp tục với một loạt tác phẩm phóng sự dài nhƣ Chợ phiên đi tới đâu (1937), Thanh niên truỵ lạc (1937), Từ ái tình đến hôn nhân (1937), Cường hào (1938) đƣợc đăng trên các báo Tiểu thuyết thứ năm, Ích hữu Trong thời gian hoạt động cách mạng, ông vừa làm việc trong quân đội, vừa bắt tay vào viết hai cuốn phóng sự dài Cảnh Dương chiến đấu và Thôn 9
  16. Lệ Sơn. Tài liệu dùng để sáng tác đƣợc chính Nguyễn Đình Lạp ghi chép và sƣu tầm từ thực tế sống và chiến đấu gian khổ trong những năm trƣớc Cách mạng. Nhƣng vì điều kiện in, ấn lúc bấy giờ khó khăn nên hai tác phẩm này không đƣợc phổ biến rộng rãi. Đầu những năm 1940, Nguyễn Đình Lạp chuyển sang viết tiểu thuyết bởi ông nhận ra “Tiểu thuyết là một nghệ thuật rộng rãi và nhiệm mầu hơn phóng sự. Chỉ có tiểu thuyết mới ghi nổi u uẩn sâu kín nhất của con người và những quan hệ vô cùng phức tạp, phiền phức của xã hội” [9, 793]. Với hai tiểu thuyết để lại dấu ấn với ngƣời đọc: Ngoại ô (1941) và Ngõ hẻm (1943) thì Nguyễn Đình Lạp lại càng thu hút sự quan tâm chú ý của ngƣời đọc. Năm 1951 - 1952, Nguyễn Đình Lạp đƣợc biệt phái về công tác ở Hà Nội, đây là cơ hội để nhà văn tìm hiểu thêm về con ngƣời Hà Nội trong kháng chiến - những con ngƣời đã từng in đậm trong nhiều sáng tác trƣớc cách mạng của ông. Thời kỳ này, ông đã tham gia một số công tác và viết một số điển hình của ngành công an Hà Nội. Trong đó có truyện ngắn Chiếc vali trên tàu AmiôĐanhvin (1951) có thể xem là sáng tác cuối cùng của ông. Nguyễn Đình Lạp là một cây bút tài năng của nền văn học Việt Nam hiện đại. Tuy sống cuộc đời ngắn ngủi nhƣng ông đã đề lại sự nghiệp văn chƣơng có giá trị, đặc biệt là với thể loại phóng sự. Với những tác phẩm dồi dào chất sống, giàu tính nhân bản, có những tìm tòi độc đáo, mới mẻ trong cách thể hiện, tác giả đã gây đƣợc ấn tƣợng mạnh mẽ trong lòng ngƣời đọc. 1.3. Tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp trong dòng chảy đề tài đô thị nửa đầu thế kỉ XX Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, đón nhận sự ra đời của một trào lƣu văn học mới - văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945 với sự phát triển mạnh mẽ của nó trên mọi phƣơng diện, tất cả thể loại. Trong đó có thể loại tiểu thuyết. 10
  17. Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 chứng kiến sự xuất hiện và trƣởng thành của những cây bút tài năng của nền văn học hiện đại nói chung và văn học hiện thực phê phán nói riêng. Nói về đề tài sáng tác ở giai đoạn này, một trong những mảng hiện thực thu hút nhiều tác giả lựa chọn khai thác chính là đề tài đô thị. Ta có thể kể đến một số cây bút tiêu biểu nhƣ: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Thạch Lam, Tô Hoài, Nguyên Hồng, Thanh Tịnh Góp mặt trong dòng chảy mạnh mẽ ấy, Nguyễn Đình Lạp cũng đã có những đóng góp và để lại dấu ấn quan trọng. Nguyễn Đình Lạp đến với văn học từ những năm 30 của thế kỉ XX, nhƣng chỉ tính riêng thể loại tiểu thuyết, phải đến cuối trào lƣu văn học này, ông mới đƣợc biết đến với hai tiểu thuyết đầu tay Ngoại ô, Ngõ hẻm. Tuy nhiên, ngay từ khi mới ra đời hai tác phẩm này đã gây đƣợc sự chú ý của độc giả và giới phê bình, góp phần lớn vào sự thành công của tác giả. Có thể khẳng định rằng: Nguyễn Đình Lạp không phải ngƣời mở đầu, khơi nguồn nhƣ Nam Cao, không đạt đỉnh cao nhƣ Vũ Trọng Phụng nhƣng “kịp thời làm đông đảo đội ngũ nhà văn hiện thực phê phán 1930 - 1945 và xứng đáng sánh vai với Nguyên Hồng, Nam Cao, Bùi Hiển, Tô Hoài” (Nguyễn Thị Bích Thu). Đánh dấu tên tuổi của Nguyễn Đình Lạp trong thể loại tiểu thuyết là hai tác phẩm Ngoại ô, Ngõ hẻm. Hai tác phẩm này đã miêu tả chân thực cuộc sống nghèo khổ của dân nghèo thành thị nói chung và dân nghèo thành thị Hà Nội nói riêng. Thông qua đó, tác giả thể hiện tấm lòng nhân đạo đối với những kiếp ngƣời nghèo khổ, cơ cực, bế tắc và những quan niệm nhân sinh mới mẻ, tiến bộ. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống Cách mạng, nên Nguyễn Đình Lạp sớm tiếp thu đƣợc những tƣ tƣởng tiến bộ. Hơn nữa, nhà của ông nằm trên phố Bạch Mai, trƣớc kia là phố của ngƣời lao động ở ngoại thành Hà Nội. Vì vậy, ông có cơ hội gần gũi, tiếp xúc với họ, đặc biệt là những ngƣời 11
  18. lao động nghèo. Từ đó, nhà văn thấu hiểu đƣợc cuộc sống vất vả, bấp bênh, cực nhọc của những con ngƣời ấy, cùng đau trƣớc nỗi đau của họ. Có lẽ, cũng chính vì điều này mà Nguyễn Đình Lạp đƣợc gọi là “nhà văn của dân nghèo ngoại ô Hà Nội”, xứng đáng với nhận xét của PGS.TS Lê Thị Đức Hạnh: “Trên phương diện thể loại tiểu thuyết nói về dân nghèo thành thị chỉ có Ngoại ô và Ngõ hẻm”. Hai tiểu thuyết Ngoại ô, Ngõ hẻm đã khẳng định tài năng của ông trong việc khai thác đề dân nghèo nói chung và dân nghèo thành thị nói riêng. Mỗi cuộc đời, mỗi số phận mà tác giả xây dựng trong hai tác phẩm này đều có sức ám ảnh ghê gớm. Nó vừa điển hình chung cho những số phận của dân nghèo trong xã hội cũ, vừa thể hiện đƣợc những khám phá, phát hiện riêng độc đáo, mang đậm tính nhân văn của Nguyễn Đình Lạp. Có thể nói, Nguyễn Đình Lạp là một cây bút tài năng trong văn học Việt Nam cũng nhƣ văn học hiện thực phê phán. Tuy không phải là một tên tuổi lớn nhƣ : Nam Cao, Vũ Trọng Phụng nhƣng ông đã góp một tiếng nói độc đáo cho nền văn học nƣớc nhà. 12
  19. Chƣơng 2 . MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG THỂ HIỆN ĐỀ TÀI DÂN NGHÈO THÀNH THỊ TRONG TÁC PHẨM NGOẠI Ô VÀ NGÕ HẺM CỦA NGUYỄN ĐÌNH LẠP 2.1. Hiện thực đời sống 2.1.1. Miêu tả cuộc sống nghèo khổ, bế tắc của người lao động Trong văn học giai đoạn 1930 - 1945, đã có nhiều nhà văn khai thác hiện thực cuộc sống ở thành thị: nói về ngƣời trí thức tiểu tƣ sản thành thị thì có Sống mòn của Nam Cao, Cuộc sống, Hơi thở tàn của Nguyên Hồng, Sống nhờ, Một thiếu niên của Mạnh Phú Tƣ; phản ánh cái xô bồ của xã hội tƣ sản thành thị thì có Số đỏ của Vũ Trọng Phụng. Ngoại ô, Ngõ hẻm của Nguyễn Đình Lạp góp thêm tiếng nói mới về đề tài dân nghèo thành thị. Thực sự, ông đã khai thác rất thành công ở mảng đề tài này, thể hiện cảm hứng mãnh liệt của nhà văn về cuộc sống, con ngƣời ven đô. Không tìm kiếm ở đâu xa, Nguyễn Đình Lạp quay về “canh tác” trên chính mảnh đất mà ông đã sinh ra và lớn lên. Hơn nơi nào hết, đối với nhà văn thì quê hƣơng chính là nơi nuôi dƣỡng tâm hồn, là ngọn nguồn của cảm xúc. Cũng vì tiếp xúc, gắn bó nhiều mà Nguyễn Đình Lạp am hiểu, đồng thời cũng thấu hiểu hết thảy những nỗi khổ từ cuộc sống cơ cực, nghèo khổ và số phận bế tắc nơi đây. Có lẽ, chính vì thế mà những trang văn của ông miêu tả hiện thực cuộc sống ấy của ngƣời dân lao động trở nên chân thực và ám ảnh đến vậy. Ngay mở đầu tác phẩm Ngoại ô, Nguyễn Đình Lạp đã đƣa ngƣời đọc đến với khung cảnh mƣu sinh đầy nhọc nhằn, vất vả của những ngƣời dân ở phố Vạn Thái. Những con ngƣời nghèo khổ ấy, vẫn “cần mẫn trong lúc đêm khuya. Giờ mà xã hội loài người cần phải yên giấc để lấy lại sức mà vật lộn 13
  20. với cuộc sống ngày hôm sau” [9, 38]. Họ tập hợp về đây, mỗi ngƣời mỗi cảnh đời riêng, tƣởng chừng nhƣ rời rạc nhƣng hóa ra lại có sự gắn kết chặt chẽ bởi họ có cùng chung một mục đích là kiếm sống. Mỗi nhân vật đƣợc Nguyễn Đình Lạp khắc họa bằng những nét riêng, tạo nên một bức tranh hiện thực đời sống sinh động, phong phú, chân thực với đủ các kiểu ngƣời. Từ bác phu xe ế khách, bác hàng cà phê, bác bán phở, bác bán giò chả, mụ hàng rong Tất cả hiện lên với vẻ nghèo nàn, tàn tạ với số hàng, vốn liếng ít ỏi nhƣng với họ là cả gia tài. Bởi cuộc sống quá khó khăn, nên họ phải tần tảo, vất vả khuya sớm, thậm chí giành giật để có đƣợc “miếng ăn”. Dƣờng nhƣ hẹn trƣớc, giờ đó, lúc đó, họ cùng nhau bắt đầu phiên bán hàng đêm khuya. Dù mệt mỏi, nhƣng chỉ một trận gió thổi qua cũng đủ để “đánh thức những linh hồn mệt mỏi bị đêm trường đè trĩu trên vai” [9, 135]. Và sau đó, những tiếng rao bắt đầu cất lên trong đêm khuya vắng. Càng đi sâu vào tác phẩm, ngƣời đọc càng thấm thía nỗi cơ cực, lầm than của những con ngƣời lao động nghèo khổ ấy qua những không gian trú ngụ của họ. Không gian nghèo nàn lặp đi lặp lại trong tác phẩm giống nhƣ một sự ám ảnh trở đi trở lại về cái nghèo, sự bế tắc, ngột ngạt. Đọc tiểu thuyết Ngoại ô, ta ấn tƣợng sâu sắc với những trang văn miêu ngôi nhà của gia đình bác Vuông, bác phở Mỗ, Nhớn. Khung cảnh ngôi nhà nhỏ của gia đình bác Vuông đƣợc miêu tả cụ thể, tỉ mỉ từng chi tiết. Đó là một căn nhà tranh lụp xụp bên trong xóm hàng Mã, nằm cạnh một cái hồ quanh năm nƣớc đen xì, hôi thối.Căn nhà vừa thấp, vừa hẹp, ánh sáng chiếu vào yếu ớ, trong nhà lúc nào cũng bốc lên một mùi ẩm thấp. Trƣớc nhà có một cái sân nhƣng chỉ rộng bằng cái nia, bầy nhiều chum vại. Gia đình bác phở Mỗ cũng không khá hơn: chỗ bác ở là “Dãy nhà lá lụp xụp dài tới ba mươi gian áp lưng vào tường gạch Văn Chỉ và nhìn thẳng ra một cái ao bèo. Mỗi gian là một chủ, có khi tới hai hay ba chủ chung nhau thuê. Thôi thì đủ các hạng người: thợ nhà máy, 14
  21. thợ nhà in, phu xe, những người bán bún chả, bún riêu ” [9, 57]. Tất cả đều giống nhau ở sự nghèo nàn, tù túng. Ngƣời dân ở đây sống giữa một bãi rác lớn, nhơ nhớp, bẩn thỉu của thành phố. Con ngõ hẻm trƣớc nhà Nhớn cứ mỗi khi trời mƣa lại trở nên lầy lội, những vũng bùn xuất hiện nhiều, tuy “không nom rõ vũng lội nhưng biết rằng nó sâu, nó nhầy nhụa, nó bẩn thỉu nước ngập lên gần đầu gối và một thứ bùn khăn khẳn, nồng nặc đưa vào lỗ mũi” [9, 265]. Nhà bà Toàn còn thảm hại hơn. Nó chật hẹp, âm thầm tối, ánh sáng lọt vào nhƣng yếu ớt, tờ mờ. Còn nhà của bà Sửu thấp đến nỗi khi vào nhà, ngƣời ta phải cúi rạp để khỏi bị đập đầu vào giọt tranh. Họ gọi đó là nhà, nhƣng thực sự đó chỉ có thể gọi là chỗ che mƣa, che nắng. Sự nghèo đói ám ảnh lên cuộc đời họ giống nhƣ những ngôi nhà ấy. Họ buộc phải sống trong đó mà không có cách nào thoát ra. Nguyễn Đình Lạp miêu tả những không gian ấy một cách rất khách quan, chính sự khách quan ấy đã lột tả đƣợc hiện thực một cách chân thực nhất, thể hiện tiếng nói của sự thật. Cuộc sống của những ngƣời lao động nơi cửa ô tối tăm, chật hẹp này vốn đã cơ cực lại càng khó khăn hơn. Lệnh cấm hàng giò chả và hàng thịt vào thành phố bán “giống như những tiếng sét dữ dội đánh mạnh trên mái nhà bác Vuông và những người đồng nghề với bác” [9, 156]. Lệnh cấm bất ngờ, khiến cho những ngƣời làm hàng giò và hàng thịt không kịp chuẩn bị. Ngay sáng hôm thi hành cái lệnh oái oăm ấy đã có biết bao nhiêu ngƣời bị bắt, tịch thu hết hàng. Tất cả vốn liếng, hàng họ của cả một ngày bị rơi vào tay bọn chính quyền. Những ngƣời lao động ấy làm nhiều nghề để kiếm sống nhƣng cũng chẳng thể thoát khỏi cái nghèo: Ngƣời phu xe ế khách nằm ƣờn mình thẳng căng trên đệm, mắt lim dim, bận rộn tính toán tiền lỗ, lãi sau một ngày. Những ngƣời bán hàng dong chỉ có cái mẹ lèo tèo vài tấm mía, ngô rang, cả một buổi tối chỉ đƣợc mấy đồng xu. Bà toàn bán quả rang, ông Ất bán nƣớc trà nhƣng một ngày cũng chẳng kiếm đƣợc nhiều. Khổ nhất là những ngƣời làm giò chả, bánh dày nhƣ bác Vuông. Bác phải thức khuya dậy sớm, trang 15
  22. trải nợ nần, tiền thịt, tiền nhà, gạo, nƣớc Nếu bán chạy không sao nhƣng ế ẩm thì lấy đâu ra trả tiền nhà. Bác Vuông gái thì bán hàng vất vả, có lần phải đi bộ năm cây số dƣới trời nắng chang chang để bán hết thúng hàng. Khuyên - con gái bác Vuông phải tự đạp xe đi lấy thịt, làm nhiều nghề để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Bên cạnh những ngƣời buôn thúng bán mẹt, Nguyễn Đình Lạp còn tập trung khắc họa số phận bi đát, nghiệt ngã của những cô gái làm nghề “buôn phấn bán son”, nhƣ nhân vật Huệ trong tác phẩm Ngoại ô. Họ cũng làm một cái nghề hẳn hoi - “nghề bán ái tình”. Mới nói đến cái nghề ấy ai cũng ngỡ là nhàn hạ, sung sƣớng, sống cuộc sống trụy lạc hƣởng xác, không lo nghèo đói. Một cô đầu với một chút nhan sắc và sự khéo léo là đã đủ sống với nghề. Nhƣng ít ai biết rằng, cái nghề ấy cũng chua xót và nhục nhã vô cùng. Họ luôn bị vùi dập, giầy vò bởi mụ chủ, bởi khách chơi, bởi bạn đồng nghề. Khách làng chơi chỉ đến mua vui rồi bỏ đi, không kiếm đƣợc khách, không kiếm đƣợc tiền thì bị chủ dày vò, có khi còn bị vợ của khách thuê ngƣời đánh ghen. Cũng có những lúc bạn đồng nghề với nhau mà xảy ra hiềm khích, ghét bỏ vì tranh nhau mối khách. Không phải lo về lệnh cấm giò chả, cấm thịt, vé chợ, tìm kiếm thị trƣờng, nhƣng họ lại có một nỗi lo là sự tàn phai của nhan sắc. Ai cũng hiểu rằng, với cái nghề ấy, trong phố ả đào ấy thì nhan sắc chính là thứ quan trọng hơn cả. Tất cả khách làng chơi, ai cũng chỉ biết vùi hoa dập liễu, chứ đâu có yêu đƣơng gì. Họ tìm đến đây, dùng tiền để sử dụng những thân xác kia phục vụ cho dục vọng đê hèn. Sau khi đã thỏa mãn, tàn cuộc vui thì tình nghĩa cũng cạn. Ngày ngày, những cô đầu nhƣ Huệ tô son, điểm phấn, giữ cho dung nhan tƣơi tỉnh, nhƣng thực chất, bên trong chỉ là những tâm hồn héo úa. Dù làm nghề nào đi chăng nữa, nhƣng ở những con ngƣời nghèo khổ ấy có một điểm chung rất lớn đó là một số phận bất hạnh, quẩn quanh, bế tắc. Họ không thể thoát ra khỏi con đƣờng lầy lội của cái nghèo. Đây cũng là điểm 16
  23. chung trong hầu hết các sáng tác văn học trƣớc cách mạng. Cuộc đời của bác Vuông, Huệ, Nhớn, Còi cũng rơi vào đƣờng cùng, ngõ hẹp, không có lối thoát giống nhƣ cuộc đời của Chị Dậu, Chí Phèo, Lão Hạc trong các sáng tác cùng thời. Kết thúc cả hai tiểu thuyết, ta đều thấy hiện thực nghiệt ngã, bế tắc, nhân vật vẫn chìm trong cuộc đời tăm tối. Giống nhƣ một vòng tuần hoàn, luẩn quẩn, nghèo khổ, bất hạnh cứ thế từ thế hệ bác Vuông, bác phở Mỗ đến thế hệ của Nhớn, Khuyên, Còi, Tin, Sẹo Khép lại bức tranh Ngõ hẻm là cảnh Nhớn ra tù, trở về nhà và đƣợc chứng kiến cảnh yên vui của gia đình. Nhƣng sau phút giây xúc động vì hạnh phúc, lại là một dự cảm về một tƣơng lai cũng gói gọn trong chữ “nghèo”. Cái nghèo vẫn cứ đeo bám họ. Nhớn thấy “cảnh yên vui của gia đình hắn mong manh và bất trắc lắm. Và cả thân hắn, rồi đây cũng chỉ là một tàu lá trước cơn giông tố phũ phàng của cuộc đời” [9, 524]. Viết về cuộc sống nghèo khổ, bế tắc của ngƣời dân nghèo thành thị trƣớc cách mạng, Nguyễn Đình Lạp đã cho thấy hiện thực tù túng, nghèo khổ, ngột ngạt, bất công của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Xã hội phong kiến nửa thực dân đã đè nén, áp bức, đẩy nhân dân ta vào cảnh bần cùng hóa, không lối thoát. Đồng thời, Nguyễn Đình Lạp khéo léo thể hiện sự đồng cảm, xót thƣơng với những kiếp ngƣời tàn tạ, quẩn quanh dƣới đáy xã hội. 2.1.2. Miêu tả cuộc sống sinh hoạt, phong tục, tập quán của dân nghèo thành thị Mỗi nhà văn luôn đi tìm những vẻ đẹp riêng để khai thác. Nguyễn Đình Lạp cũng vậy, với ông cái đẹp ở đây chính là những nét riêng trong lối sống, phong tục tập quán của dân nghèo thành thị. Xuất thân từ nghèo khó và gắn bó với tầng lớp cần lao, ông am hiểu sâu sắc về cuộc sống sinh hoạt cũng nhƣ những phong tục của họ. Điều này đƣợc thể hiện rất rõ qua những trang viết của ông, đặc biệt là hai tiểu thuyết này. 17
  24. Nguyễn Đình Lạp đã miêu tả rất chi tiết về phong tục gói bánh chƣng ngày Tết của những ngƣời lao động ven đô trong tác phẩm Ngoại ô. Tết năm ấy, nhà bác Vuông nhận đặt trƣớc bốn trăm cái bánh trƣng hạng nhất, sáu, bảy chục cân giò mỡ, giò hạt lựu, giò lụa. Để hoàn thành công việc cho kịpTết, nhà bác Vuông phải nhờ cả những ngƣời hàng xóm sang giúp đỡ. Đông ngƣời đến giúp, căn nhà lá nhỏ trở nên nhộn nhịp, rộn ràng không khí Tết. Bác Vuông chuẩn bị rất kĩ càng, cẩn thận từ khâu chọn nguyên liệu, đến gói bánh và luộc bánh, mọi thứ dƣờng nhƣ đạt đến độ chuyên nghiệp: Gạo nếp ngâm kĩ, vo sạch và xóc muối cẩn thận, trông trắng ngần tựa thúng bông mới bật. Đậu xanh đem ngâm kĩ để hết nƣớc chua, đồ thật kĩ, sạch vỏ, giã tơi. Mỡ và thịt đƣợc lọc bỏ bì rồi bóp muối, hạt tiêu. Lá dong phải chọn những lá to bản rồi lau chùi thật sạch sẽ. Gói bánh cần phải theo cữ, cứ “một bát gạo, một vốc đậu, rồi độ mươi,mười hai xu thịt, rồi lại một vốc đậu, một bát gạo. Theo cái cữ ấy thì bánh nào cũng đều nhau và hậu hĩnh như nhau” [9, 142]. Muốn gói đƣợc bánh đẹp phải chọn những lá to bản ở giữa, nhƣ thế mới ôm hết đƣợc cả cái bánh, bánh mới ngon và đẹp. Khi gói bánh, cần chú ý đến quan hệ giữa buộc lạt và bánh. Lạt phải chẻ cho to bản, buộc cho ra góc, nén cho thật chặt, lạt tốt thì bánh sẽ không bị vỡ. Bánh ngày Tết, buộc ba cái lạt, vừa đẹp mắt, vừa không sợ vỡ bánh. Cần luộc bánh trong bảy đến tám giờ, giữ lửa cho đều, bánh luôn phải ngập nƣớc, lửa “ba thâm ba đỏ” sẽ hỏng bánh. Sau khi luộc xong, phải mang bánh đi nén, nhƣ thế bánh mới đẹp. Tất cả kinh nghiệm gói bánh chƣng đƣợc bác Vuông truyền lại và hƣớng dẫn tỉ mỉ, cắt mỗi ngƣời một việc, đâu ra đấy, ai cũng trầm trồ, thán phục. Qua lời miêu tả của tác giả, Bác Vuông giống nhƣ một ngƣời nghệ sĩ trong việc gói bánh chƣng. Có thể nói, tới đây, ngòi bút của Nguyễn Đình Lạp không thua kém gì Nguyễn Tuân khi khai thác đƣợc “chất vàng mười” bên trong những ngƣời lao động bình thƣờng. Đồng thời, ông đã vẽ khắc họa rất chân thực và sinh động một trong 18
  25. những nét đẹp văn hóa truyền thống của ngƣời lao động nói riêng và của ngƣời dân Việt Nam nói chung mỗi dịp Tết đến xuân về. Bên cạnh đó, tác giả còn khiến ngƣời đọc cảm thấy ấm áp trƣớc khung cảnh sắm tết chiều cuối năm của gia đình bác Vuông. Không khí sắm Tết rộn ràng, vui tƣơi khác hẳn mọi năm: “Bác Vuông gái bận rộn thu xếp chai nước mắm ngon, bánh pháo Bình Đà toàn hồng, hai cây vàng, hai cây bạc và một cỗ mũ ông công vào cái bộ rộng. Bác trai hì hục vần cối đá và khuôn những cái chày bằng gỗ mít cất vào một góc nhà. Cái Còi xun xoe đứng trên phản để thử cái quần chéo go mới, cạp nhiễu điều. Nó quay ngang quay dọc, ngắm nghía không chán mắt, lòng sung sướng, cởi mở như bắt được vàng” [9, 149]. Còn với Khuyên, “Nó vui sướng nhận thấy cái tết sắp đến. Vì Tết đối với nó là những ngày thảnh thơi, được bận quần áo đẹp, được đi đàn đúm với chúng bạn, được ăn món ăn ngon hơn mọi ngày và thứ nhất là được ăn chè kho với xôi lạc, hai món ăn nó hằng ưa thích và thèm khát” [9, 149]. Nguyễn Đình Lạp đã thành công trong việc tái hiện không khí những ngày giáp Tết của những ngƣời dân nghèo vùng ngoại ô. Khung cảnh nhộn nhịp, phấn khởi ấy reo vào lòng ngƣời đọc một cảm giác ấm áp, hạnh phúc, dẫn dắt ta hòa chung niềm vui bình dị, bình yên hiếm hoi của những con ngƣời nghèo khổ . Bên cạnh việc miêu tả cuộc sống sinh hoạt, Nguyễn Đình Lạp còn tập trung khắc họa những phong tục, tập quán, của ngƣời dân nghèo thành thị, chủ yếu là tục thờ cúng và tang ma. Tuy nhiên, những phong tục, tập quán này lại thiên về thói quen, cách nhìn lệch lạc, hạn chế. Đây là một trong những nguyên nhân đẩy cuộc sống của họ rơi vào nghèo khổ, bế tắc. Bóng tối bao trùm lên cuộc đời và số phận của những con ngƣời trong tác phẩm không chỉ là những nghèo khổ, tăm tối, mà còn ăn sâu cả trong tƣ tƣởng, nếp nghĩ của họ. Điều này thể hiện trong sự tin tƣởng tuyệt đối vào thần linh. Từ trong cuộc mƣu sinh nhọc nhằn hằng ngày cho đến những đình 19
  26. đám, con ngƣời ta đều tin tƣởng vào một lực lƣợng siêu hình và tự ràng buộc mình trong nỗi khổ. Cuộc sống, phong tục thờ cúng của nhân vật bác Vuông đƣợc nhà văn khắc họa rõ nét trong tiểu thuyết Ngoại ô. Mỗi lần đi bán hàng, suy nghĩ trong đầu bác Vuông luôn là sự may rủi, đắt hàng hay không phụ thuộc vào ngƣời mở hàng. Mỗi khi đội thúng đi bán hàng, lúc nào bác cũng sợ nếu vô phúc bắt gặp một cô đầu khó tính mở hàng thì hôm đó sẽ xúi quẩy, ế ẩm và thấy may mắn khi đã có ngƣời mở hàng cho bác rồi mà ngƣời ấy lại là ngƣời đàn ông, đúng hơn lại là một đứa con trai hãy còn tinh khiết bác yên tâm rằng hôm nay hàng sẽ bán rất chạy. Thậm chí nếu hàng họ có gặp vấn đề gì cũng là do nhà bác chƣa “khấn khứa một vài nơi” . Chính vì thế mà việc hàng quán đƣợc bác Vuông cúng bái rất cẩn thận. Ngay cả đến thú chơi ba bức tranh Lƣu Bị, Quan Công, Trƣơng Phi của bác Vuông cũng xuất phát từ cái tâm mê tín, sùng bái. Bác luôn tự hào rằng “Treo các ngài trong nhà thì không những trừ được ma quỷ mà các ngài còn phù hộ cho buôn bán đắt nữa” [9, 107]. Cái việc gọi “các ngài” cũng đủ thấy sự sùng bái của bác Vuông lớn đến thế nào. Giữa lúc bệnh dịch tả đang bùng phát dữ dội, chỗ nào cũng thấy ngƣời mắc bệnh, ngƣời chết vì dịch bệnh nhiều vô kể, “bệnh dịch lan truyền rất mau chóng và làm mắm người như mắm nghóe” [9, 198]. Ai cũng ghê sợ nhƣng mọi ngƣời không tìm cách chữa trị mà tin vào thế giới siêu nhiên, thần linh. Họ “lập đàn lễ cầu mát ở khắp các phố. Ngay phố bác Vuông trú ngụ cũng lập đàn rất to tát, rất trọng thể Đàn có bao nhiêu là đồ mã rất tố hảo. Đức chúa bận hoàng bào cầm hốt, đội mũ bình thiên, phong vị trông như thật, ngồi chính giữa đàn. Rồi nào là ông Đương liên, Đương cảnh, ông thiên lôi, bà la sát, ông tử vi cưỡi kì lân Nào voi, ngựa, thuyền, cờ, quạt, lính tráng cùng là đại bác, súng thần công Vợ chồng bác Vuông cũng tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo mới rồi đặt ba trăm vàng đại, một thẻ hương, một bao nếp, năm 20
  27. quả cau với ba hào bạc vào một cái khay, trịnh trọng bưng ra đình hành lễ” [9, 198 - 199]. Khấn bái, hành lễ cẩn thận, nhƣng bệnh dịch không hề giảm bớt, cái chết vẫn diễn ra, bác Vuông gái cũng vì mắc phải bệnh dịch mà chết. Những cái chết cũng là hậu quả tất yếu của sự hạn chế trong tƣ tƣởng cũng nhƣ về hiểu biết xã hội của những ngƣời dân lao động nghèo. Họ chết vì dịch bệnh là một phần nhƣng nguyên nhân sâu xa hơn là do sự thiếu hiểu biết. Tôn thờ cẩn thận trong thờ cúng là thế, nhƣng gia đình bác Vuông vẫn phải hứng chịu hết tai họa này đến tai họa khác. Bản thân bác cũng rơi vào bi kịch và tỉnh ngộ: “Thế này mà trước kia mình sợ sệt khấn khứa, lạy lục. Láo, láo cả. Chúng mày nếu có thiêng thì đã chả làm tao khổ thế này! Này thánh này! ha ha!” [9, 252 - 253]. Câu nói này, thực chất là sự sụp đổ về niềm tin tín ngƣỡng, sự bất lực, tuyệt vọng trƣớc cuộc đời của nhân vật bác Vuông. Trong tiểu thuyết Ngoại ô, bên cạnh phong tục thờ cúng, Nguyễn Đình Lạp còn khắc họa một cách rõ nét, chân thực, khách quan phong tục ma chay, cải táng. Ngòi bút nhà văn tái hiện chân thực, tỉ mỉ lễ cải táng cho bác Vuông gái, để báo hiếu ngƣời đã khuất và trả nợ xóm làng. Nghi thức này đƣợc miêu tả rất cụ thể với đầy đủ các quy tắc tâm linh truyền thống. Mọi công tác chuẩn bị đƣợc gia đình và những ngƣời phụ giúp phân công nhau kĩ càng. Từ việc chọn ngày, giờ tốt, vị trí mộ mới, đất, nƣớc ngũ vị đến việc kê phản, làm lợn, làm cỗ đều phải đƣợc tiến hành cẩn thận từ sớm cho kịp. Đồ lễ dành cho sự trọng đại ấy đƣợc đặt trong đôi thúng mà Còi mang ra mộ mẹ, có đầy đủ cả nƣớc ngũ vị, ngựa giấy, một cỗ mũ ông sao, vàng giấy, chân giò, xôi Ngay cả việc rửa xƣơng ngƣời đã khuất cũng phải làm cho cẩn thận, vì mỗi sai sót nhỏ trong việc này nhƣ là bất kính với ngƣời đã khuất và ảnh hƣởng đến ngƣời còn sống. Lòng thờ kính ngƣời quá cố đã thấm sâu vào tâm hồn mỗi con ngƣời. 21
  28. Có thể nói, Nguyễn Đình Lạp am hiểu về cuộc sống sinh hoạt và phong tục, tập quán của dân nghèo thành thị giống nhƣ Tô Hoài am hiểu về phong tục miền núi. Điều này cho thấy Nguyễn Đình Lạp có nhãn quan nhạy bén, tinh tế. Đây là kết quả của cả một quá trình gắn bó, tìm hiểu về cuộc sống của những ngƣời dân lao động nơi mà ông sinh ra và lớn lên. Qua những trang viết của nhà văn, những phong tục, tập quán hiện lên một cách cụ thể, tỉ mỉ, sinh động nhƣ đang diễn ra trƣớc mắt ngƣời đọc. Ông xứng đáng đƣợc gọi là “nhà văn của phong tục” (Nguyễn Thị Bích Thu). 2.2. Hiện thực con ngƣời 2.2.1. Con người có số phận bất hạnh Nguyễn Đình Lạp từng tâm sự với vợ: “ Một nhà văn lúc này không thể chỉ biết vợ và con, vì là nhà văn nên anh phải đi vào ngõ ngách của cuộc sống” [16, 8]. Quả thực, nhà văn đã lăn lộn trong thực tế để đem đến cho bạn đọc những vấn đề mang tính thời sự, xã hội. Bên cạnh đó, ông còn quan tâm, đi sâu vào từng cuộc đời, từng con ngƣời trong xã hội ấy mà cụ thể là những con ngƣời có số phận bất hạnh để rồi, mỗi tác phẩm, mỗi nhân vật của ông hiện ra sinh động, ám ảnh và có chất hiện thực rõ nét . Đọc hai tiểu thuyết Ngoại ô và Ngõ hẻm, PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện đã nhận xét trong bài Những cuộc đời bị dồn đẩy trong tiểu thuyết tả chân của Nguyễn Đình Lạp: “Lần đầu tiên trong văn học công khai của nước ta trước cách mạng, bức tranh chân thực về cuộc sống lam lũ, bươn chải, thậm chí giành giật miếng cơ manh áo hằng ngày của người dân nghèo thành thị dưới xã hội cũ, được miêu tả sinh động và giàu ý nghĩa phê phán, tố cáo đối với những bất công và mặt trái của xã hội” [16, 589]. Ngƣời đọc bắt gặp trong tác phẩm chân dung và mảnh đời của những ngƣời lao động làm đủ mọi nghề để kiếm sống: bán giò chả, hàng phở, mổ lợn, công nhân nhà máy, trộm cắp, gác sòng bài, thậm chí làm gái nhà chứa, đánh thuê Họ sống chen chúc 22
  29. trong những căn nhà ổ chuột xiêu vẹo, ẩm thấp, tối tăm bùn lầy, đọng nƣớc Tất cả lần lƣợt hiện lên, trở thành những nhân vật có sức ám ảnh ngƣời đọc nhƣ: vợ chồng bác Vuông, Khuyên, Nhớn, Sẹo, Tin, cô đầu Huệ, Còi, ông già Ất, bác Thịnh Đó là những ngƣời dân lao động nghèo bị dồn vào đƣờng cùng, những con ngƣời nghĩa hiệp bất mãn với chế độ xã hội đƣơng thời Họ cùng đƣờng bị đẩy vào ngõ cụt tối tăm của cuộc đời mà không thoát ra đƣợc. Dƣới ngòi bút của Nguyễn Đình Lạp, số phận của những con ngƣời này hiện ra bất hạnh đến tột cùng. Bác Vuông - nhân vật chính trong tác phẩm Ngoại ô, là nhân vật điển hình cho kiểu nhân vật có số phận bất hạnh. Cuộc sống của bác có lẽ chỉ êm đềm tính từ lúc nhỏ tới lúc bố mẹ bác qua đời. Sau đó, vợ chồng bác ra ở riêng. Từ đây, khó khăn ập đến cuộc đời bác dồn dập, hết nạn này đến nạn khác. Những đứa con lần lƣợt ra đời. Khao khát có một đứa con trai để nối dõi tông đƣờng, bác Vuông cƣới thêm vợ hai. Nhà thêm ngƣời, thêm ngƣời bán hàng và chạy việc nên làm ăn cũng khấm khá hơn trƣớc. Nhƣng niềm vui chẳng đƣợc bao lâu thì lệnh cấm giò chả ở ngoại ô vào trong thành phố bán hàng ban hành, việc bán hàng tạm ngừng một thời gian, thành ra nhà đông ngƣời nhƣng không có việc làm. Cuộc sống vốn đã chẳng dễ dàng nay càng khó khăn hơn, lại thêm bệnh dịch tả bùng phát, đột ngột cƣớp đi tính mạng của ngƣời vợ yêu quý. Gia đình bác Vuông phải gấp rút đƣa vợ về quê chịu tang để tránh bị phát hiện. Tận mắt chứng kiến ngƣời vợ chút hơi thở cuối cùng trong vòng tay mình nhƣng bác đành cắn răng nuốt trọn mọi nỗi đau khổ để an ủi các con và lo chu toàn mọi việc. Bất hạnh đến cùng cực khi cái chết do dịch bệnh của vợ bị phát hiện, dân làng kéo đến xem. Tên phó lý trong làng cũng đến kiểm tra rồi cho ngƣời đi trình quan huyện, bắt đợi đến lúc quan huyện về khám. Việc này phải mất đến mấy ngày. Xác bác Vuông gái do để quá lâu mà bị chƣơng to, bốc mùi. Đám tang đƣợc cử hành sơ sài trong 23
  30. nỗi đau đớn và uất hận tột cùng của gia đình bác Vuông. Mỗi lần nhớ lại những sự việc ấy, bác Vuông đều bàng hoàng sợ hãi tƣởng chừng nhƣ vừa trải qua một giấc mơ hãi hùng. Nó trở thành một miền kí ức đáng sợ trong tâm trí bác. Sau hàng loạt các cú sốc về tinh thần và những khó khăn từ cuộc sống nghèo khổ khiến bác Vuông bị điên loạn. Trƣớc lúc bị bắt lên xe chở đến nhà thƣơng Vôi, bác Vuông đã thốt lên rằng “Cũng một kiếp người”. Đó là lời nói của một ngƣời điên nhƣng ta lại thấy đằng sau đó là sự xót xa, đau đớn đến tột cùng của một con ngƣời quá bất hạnh, bị cuộc đời dồn ép đến buộc phải hóa điên coi đó là lối thoát duy nhất. Chỉ trong một đoạn văn ngắn cuối tác phẩm Ngoại ô nhƣng có đến bảy lần câu nói đó đƣợc nhắc. Phải chăng tác giả có ý muốn khái quát một kiếp ngƣời - một số phận bất hạnh, cay đắng, cực nhục đến tột độ. Những tƣởng kết thúc nhƣ thế thì sẽ mở ra một tƣơng lai bớt u ám hơn cho thế hệ sau. Nhƣng, nghèo khó vẫn hoàn nghèo khó, bao trùm lên những cuộc đời kia vẫn là bất hạnh nối tiếp bất hạnh. Bằng ngòi bút nhân văn, Nguyễn Đình Lạp đã đi sâu, len lỏi vào cả những nơi ít ai tới, để tìm ra mặt trái của xã hội, nỗi đau, thấu hiểu số phận bất hạnh của cả những cô gái làng chơi nhƣ cô đầu Huệ trong tiểu thuyết Ngoại ô. Có lẽ chính vì tấm lòng rộng mở, sự tinh tế, sắc sảo, độc đáo trong khai thác tâm lí và số phận con ngƣời nhƣ thế mà nhà văn Bùi Hiển đã nhận xét Nguyễn Đình Lạp là “nhà văn của những thân phận hèn mọn”. Nguyễn Đình Lạp đã khắc họa cuộc đời của Huệ - một cô gái làm nghề bán thân nuôi miệng, bị xã hội khinh rẻ. Không ăn trộm, ăn cƣớp nhƣng Huệ sống bằng nghề mạt hạng, bán thân nuôi miệng. Cô bị vợ của khách chơi thuê ngƣời đánh vì quyến rũ chồng ngƣời khác. Trận đòn này chƣa lành thì lo trận khác ập tới. Bị đòn nặng, Huệ đâm ra sinh bệnh, cô bị bệnh lao mà không có tiền để chạy chữa, tiền mua thuốc phải vay của bác Vuông. Cuộc đời Huệ 24
  31. cũng là một chuỗi những bất hạnh, bản thân cái nghề ấy cũng bất hạnh, đau đớn, xót xa, cay nghiệt. Bên cạnh bác Vuông, Huệ, nhân vật Pháo cũng là một nhân con ngƣời bất hạnh. Pháo vốn là một anh chàng mập mạp, chậm chạp, ngoại hình xấu xí nhƣng hiền lành, chịu khó. Pháo yêu Khuyên, vui mừng vì đƣợc bố ngỏ lời với bác Vuông xin gả Khuyên cho mình. Pháo ngập tràn trong hạnh phúc. Nhƣng không ngờ Khuyên lại yêu Nhớn, một tình yêu sâu sắc và tha thiết. Bẽ bàng hơn khi Pháo tận mắt chứng kiến Khuyên và Nhớn yêu đƣơng ngay trƣớc mặt anh. Cú sốc về chuyện tình cảm khiến Pháo thấy cuộc đời mình bị tắc nghẽn. Pháo tìm đến cái chết. “Chết, nó sẽ quên hết. Chết nó sẽ khỏi đau khổ. Chết, nó sẽ khỏi nhục nhã” [9, 229]. Cái chết chính là lối thoát duy nhất của Pháo. Anh nhảy xuống giữa ao để kết thúc cuộc đời đau khổ nhƣng không chết. Để chuộc lỗi với bác phở Mỗ, bác Vuông đã quyết định tiến hành đám cƣới giữa Khuyên và Pháo thật nhanh chóng. Nhƣng rồi niềm vui ngắn chẳng tày gang. Khuyên cùng Nhớn bỏ trốn. Sau này, Pháo gặp lại Khuyên trong một lần trả thù dữ dội. Pháo trả thù Khuyên nhƣng ngƣời bị tổn thƣơng vẫn là Pháo. Sau vụ trả thù, anh trở thành kẻ tàn tật, bị Nhớn căm thù và chấp nhận ánh mắt thƣơng hại của ngƣời khác. Xét cho cùng, Pháo lại là nhân vật bất hạnh và đáng thƣơng hơn cả. Có thể thấy, trong hai tiểu thuyết Ngoại ô và Ngõ hẻm, tất cả các nhân vật đều bất hạnh và đáng thƣơng (bác Vuông, Huệ, Pháo). Bằng tài năng và tấm lòng thấu hiểu, thƣơng xót những con ngƣời nghèo khổ, Nguyễn Đình Lạp đã khắc họa rõ nét cuộc đời của những nhân vật bất hạnh bằng sự xót xa, thƣơng cảm và bằng tình yêu thƣơng. Nỗi đau của Nguyễn Đình Lạp nhân hậu, trong sáng có sức tố cáo sâu sắc, quyết liệt. Thông qua đó, nhà văn gián tiếp phê phán, lên án chế độ thực dân phong kiến với những chính sách hà khắc, vô lí; xã hội bất công, vô nhân đạo đã đẩy con ngƣời vào một 25
  32. cuộc sống bất hạnh, gay go, tàn nhẫn và nhọc nhằn. Ông đã cho thấy “Sức mạnh trong văn học nhiều khi là sự vạch trần, lên án xã hội chế độ “bảo hộ” thối nát, bất công”. 2.2.2. Con người giàu tình yêu thương, giàu lòng nghĩa hiệp Ngòi bút của Nguyễn Đình Lạp khắc họa những số phận, cuộc đời nghèo khổ, khơi dậy sự đồng cảm, xót thƣơng với ngƣời đọc. Nhƣng nhà văn không để bạn đọc bị chìm trong sự tuyệt vọng của nghèo khổ, bất hạnh mà giữa một xã hội lố lăng, thực dụng, bị đồng tiền lấn lƣớt và bạo lực hoành hành, ngòi bút của tác giả vẫn khơi gợi những tình cảm tốt đẹp, giàu giá trị nhân bản. Đó là tình nghĩa vợ chồng trọn vẹn của gia đình bác Vuông, là tình bạn khăng khít, chia sẻ giúp đỡ nhau trong họa nạn, sẵn sàng tha thứ cho lỗi lầm giữa Nhớn, Sẹo và Tin; là tình yêu mộc mạc, rồi thắm thiết và nồng nàn, khi cần cũng trở nên cao cả và độ lƣợng của Tin với Còi; là tình nghĩa xóm giềng, tối lửa tắt đèn có nhau, sẵn sàng nhận thay án tù, để ngƣời khác đƣợc yên ổn của ông Ất. Có lẽ, trong bức tranh về Ô Cầu Dền ảm đạm, xám xịt bởi nghèo đói thì tình yêu thƣơng và tấm lòng sẵn sàng sẻ chia, giúp đỡ nhau khi gặp họa nạn của những con ngƣời nơi ấy chính là màu sắc tƣơi mới, rực rỡ, ấm áp xoa dịu nỗi bất hạnh, nhọc nhằn của cuộc sống khắc nghiệt thƣờng ngày. Trong tác phẩm Ngoại ô ta thấy sáng lên một tình nghĩa vợ chồng thủy chung, son sắt, đồng cam cộng khổ. Hai vợ chồng bác Vuông lấy nhau khi bác Vuông còn nhỏ. Chẳng hiểu gì về ái tình nhƣng bác lại thấy bồi hồi, xao xuyến, trƣớc vẻ đẹp mặn mà của vợ:“đôi má bánh đúc hây hây đỏ, đôi môi ăn trầu cắn chỉ, cặp mắt ướt long lanh, cái yếm đào căng thẳng trên lồng ngực của vợ mình” [9, 64]. Bác Vuông cảm động trƣớc sự lam lũ, chịu thƣơng chịu khó, xốc vác việc gia đình, yêu thƣơng gia đình của bác gái. Tất cả chính là tình thƣơng mà bác dành cho ngƣời vợ của mình. Tình thƣơng ấy cứ thế lớn 26
  33. dần trở thành gốc dễ, ngọn nguồn của tình yêu sâu sắc, thủy chung. Chính tình yêu ấy, là mối dây bền chặt gắn kết giữa hai con ngƣời, là động lực, sức mạnh để họ cùng nhau vƣợt qua những khó khăn, bất hạnh của cuộc đời. Từ ngày bố mẹ bác Vuông mất, hai vợ chồng bác phải tự xoay sở mƣu sinh bằng cái nghề truyền thống của gia đình. Ở Ô Cầu Dền ấy có đến hơn năm mƣơi hộ làm giò chả nhƣng đều giống nhau, cuộc sống chẳng khấm khá gì. Gia đình bác Vuông cũng không ngoại lệ. Bƣơn chải kiếm sống bằng nghề của cha ông để lại, nhƣng do buôn bán đã khó khăn lại thêm những chính sách vô lí của bọn thực dân mà cuộc sống của gia đình bác càng thêm nghèo khổ. Tuy vậy, gia đình bác chẳng bao giờ xảy ra chuyện cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt, luôn đầm ấm, hạnh phúc, hai bác cùng nhau lo toan, vun vén gia đình, cùng nhau vƣợt qua mọi khó khăn. Chẳng may, bác Vuông gái mắc bệnh dịch rồi qua đời. Cái chết của bác Vuông gái là cú sốc tinh thần quá lớn đối với ngƣời chồng. Câu chuyện của hai vợ chồng bác Vuông là tấm gƣơng sáng về tình nghĩa vợ chồng thủy chung, son sắt, bền chặt, trọn vẹn trong nghèo khó. Điều gắn kết họ suốt cả cuộc đời không phải vật chất mà chính là tình cảm xuất phát trong nghèo khó. Giữa bộn bề của cuộc sống, nghèo khổ, bế tắc ấy, ngƣời ta không chỉ sống với nhau bằng tình nghĩa vợ chồng, tình anh em bạn bè mà đẹp hơn thế, trong trẻo hơn thế là tình yêu đôi lứa. Bằng ngòi bút tinh tế, sắc xảo của mình, Nguyễn Đình Lạp đã giúp bạn đọc thấy đủ mọi cung bậc cảm xúc của tình yêu mộc mạc, chân thành từ lúc mới nhen nhóm đến sâu đậm thắm thiết, nồng nàn của tình yêu giữa Nhớn và Khuyên. Chính tình yêu ấy khiến họ thay đổi từng ngày và là điểm sáng nhất, mãnh liệt, ngọt ngào nhất trong cuộc sống nghèo khổ, bế tắc nơi ngoại ô ấy. Có lẽ, nơi ngoại ô và xóm nghèo ấy, thứ thiếu nhất là tiền bạc, nhƣng thứ nhiều nhất lại là tình thƣơng yêu mà những con ngƣời nghèo khổ dành cho nhau. Nó không chỉ thể 27
  34. hiện qua tình nghĩa vợ chồng, tình yêu đôi lứa mà còn là tấm lòng nghĩa hiệp sẵn sàng giúp đỡ lần nhau khi khó khăn. Nguyễn Đình Lạp đƣợc đánh giá là nhà văn của giai cấp cần lao. Ông luôn dành cho nhân vật của mình một niềm tin yêu vững chắc vào bản chất tốt đẹp của con ngƣời dù là hạng ngƣời nào, sống trong bất kì hoàn cảnh nào. Có thể nói, nhà văn đã gạt sạch lớp bùn nâu của cuộc sống nghèo khổ để tìm đƣợc hạt ngọc ẩn giấu bên trong mỗi ngƣời lao động chân chính. Họ đều là những ngƣời dân lao động nghèo nhƣng giàu lòng nghĩa hiệp nhƣ bác Vuông, bác phở Mỗ, hay những anh chàng đồ tể: Nhớn, Sẹo, Tin, và ngay cả những cô gái điếm nhƣ cô đầu Huệ, một tên trộm nhƣ bác Thịnh Bác Vuông dù sống trong cảnh nghèo khó vất vả nhƣng luôn sẵn lòng giúp đỡ ngƣời khác khi hoạn nạn khó khăn. Sau một đêm buôn bán mệt mỏi, bác thu đƣợc số tiền ít ỏi để trang trải cho bao mối lo từ tiền nhà, tiền vé chợ đến tiền điện Nhƣng khi đứng trƣớc hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ thì bao ý định trƣớc đó của bác hàng giò đều tắt ngấm. Mối lo đã nhƣờng chỗ cho một điều còn lớn lao hơn đó là tình ngƣời. “Không do dự nữa, bác đặt ngay thúng xuống đường, lật vỉ buồm đếm lấy mười hào trao cho cô Huệ” [9, 54]. Hành động ấy xuất phát từ tình yêu thƣơng, lòng cảm thông, sẻ chia giữa những ngƣời cùng khổ của một con ngƣời giàu lòng nhân ái. Bác Vuông không chỉ giúp Huệ chữa bệnh mà còn giúp cô thoát khỏi những trận đánh ghen của vợ khách làng chơi, bác cũng không cần bất kì một sự báo đáp nào. Bên cạnh nhân vật chính, tác giả cũng khắc họa những nhân vật phụ nhƣng có sức hút rất lớn, điển hình là Sẹo. Sẹo luôn dành cho Nhớn một tình bạn thân thiết và cao cả. Chính Sẹo là ngƣời đã đỡ cho Nhớn một nhát dao. Mối tình của Khuyên và Nhớn cũng nhờ Sẹo vun đắp, anh sẵn sàng hi sinh của hồi môn của vợ chồng mình và kể cả việc cùng bạn đi trộm vàng ở mộ ngƣời mới mất, tha thứ cho Nhớn khi Nhớn gây ra lỗi lầm. 28
  35. Bên cạnh nhân vật Sẹo, phải kể đến nhân vật Tin. Tin là một chàng trai hiền lành, chất phác, chăm chỉ và tốt bụng. Lúc gia đình Nhớn sống trong cảnh túng thiếu, vợ ốm con đau, mẹ con Tin cũng thƣờng giúp đỡ bằng những bữa cơm đạm bạc nhƣng chan chứa tình thƣơng. Đáng chú ý ở chàng trai lao động nghèo khổ này đó là một tình yêu cao thƣợng và một tấm lòng vị tha. Tin dành cho Còi một tình yêu thủy chung, không hề thay đổi, từ lúc Còi còn là một cô gái trong trắng, xinh đẹp cho đến khi Còi trở thành một cánh hoa bị vùi dập, bị vứt bỏ bên lề đƣờng. Cao cả hơn, Tin đã không ngần ngại mở rộng vòng tay của mình ra để hứng lấy cánh hoa rơi ấy, cứu vớt cuộc đời lỡ lầm của Còi. Đó là một tình yêu cao cả hiếm thấy. Ngoài ra, trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp, chúng ta còn bắt gặp rất nhiều những nhân vật giàu lòng nghĩa hiệp. Đó là những ngƣời hàng xóm tốt bụng sang giúp nhà bác Vuông làm đơn bánh chƣng tết, bác Thịnh - một tên trộm nghĩa hiệp và chân chính, bà Toàn với tình thƣơng bao la và tấm lòng rộng mở Suy cho cùng, tấm lòng nghĩa hiệp của những con ngƣời ấy đều bắt nguồn từ tình yêu thƣơng giữa ngƣời với ngƣời. Đó là sự sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau trong khó khăn, họa nạn, là sự thấu hiểu, đồng cảm giữa những con ngƣời có cùng cảnh ngộ. Họ đùm bọc, yêu thƣơng lấy nhau giống nhƣ những tàu lá bao bọc lấy nhau trƣớc những bão giông của cuộc đời. Còn với Nguyễn Đình Lạp, ông luôn luôn giữ trọn niềm tin về bản chất tốt đẹp của con ngƣời. Bản chất ấy luôn tồn tại và không hề mất đi dù họ làm bất cứ nghề gì, trong bất cứ hoàn cảnh nào. Niềm tin yêu không chỉ giúp Nguyễn Đình Lạp phát hiện ra những vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn con ngƣời mà nó còn giúp ông nâng niu, trân trọng và giữ gìn những phẩm chất tốt đẹp ấy, không để cho nó bị nhơ nhớp bùn đen. 29
  36. Chƣơng 3. MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN ĐỀ TÀI DÂN NGHÈO THÀNH THỊ TRONG TÁC PHẨM NGOẠI Ô VÀ NGÕ HẺM CỦA NGUYỄN ĐÌNH LẠP 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 3.1.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật Khi xây dựng nhân vật, Nguyễn Đình Lạp chú trọng miêu tả chân thực ngoại hình để từ đó thể hiện hoàn cảnh sống và tính cách nhân vật. Đặc biệt, nhân vật đƣợc hiện ra dƣới nhiều góc nhìn. Đọc tiểu thuyết Ngoại ô ta thấy ngoại hình của bác Vuông hàng giò đƣợc miêu tả rõ nét: “Đó là một người đàn ông chạc băm nhăm, băm sáu tuổi, đầu đội một cái thúng nặng nề. Hắn bận cái áo cánh nâu và cái quần cùng một thứ vải nhung bạc màu hơn một chút. Hai túi áo cánh to, rộng, sâu không biết chứa đựng những gì, dầy cộm hẳn lên, kéo hai vạt áo thẳng căng, khiến hai thớ thịt nở nang hai bên vú in hằn rõ rệt giữa hàng khuy bẩy chiếc bằng bột đỏ, chạy dài từ cổ xuống quá rốn” [9, 36]. Bác Vuông hàng giò hiện ra là một ngƣời lao động chính gốc, hiền lành, chất phác, có sức vóc, cần cù, chịu khó và gợi ra một con ngƣời với cuộc sống lam lũ, vất vả, gắn với những công việc nặng nhọc. Nhân vật trẻ nhỏ trong tác phẩm Ngoại ô của Nguyễn Đình Lạp, cũng in hằn cái vẻ nghèo khó: “Hai đứa trẻ mặt mũi cũng lem luốc. Ở hai lỗ mũi cái Tũn, hai dòng mũi xanh lè lò thò như sắp sửa sa xuống mép, trông tựa hồ hai ong nến mới chảy” [9, 158]. Dƣới ngòi bút của Nguyễn Đình Lạp, các nhân vật hiện ra chân thật, rõ ràng, đầy xót thƣơng. Họ là nạn nhân của nghèo khổ.Tuy nhiên, đọc những dòng văn ấy không thấy sự cƣời nhạo hay khinh bỉ, ngƣợc lại còn chứa đựng 30
  37. sự xót xa, nâng niu, trân trọng nhân vật mà tác giả dành cho nhân vật của mình. Đồng thời, thông qua miêu tả ngoại hình nhân vật ông tố cáo chế độ xã hội tàn bạo, bất công, thối nát và vô nhân tính đã chà đạp, dồn nhân dân lao động vào cảnh bần cùng hóa, nghèo khổ, bế tắc không tìm đƣợc lối thoát. Bên cạnh đó, Nguyễn Đình Lạp cũng miêu tả vẻ đẹp đời thƣờng của những cô gái vùng ngoại ô mới lớn (Bƣởi, Khuyên, Bắp, Còi ). Khuyên là nhân vật duy nhất trong tác phẩm đƣợc chú ý miêu tả sự thay đổi ngoại hình theo diễn biến cuộc đời. “ Khuyên người thon thon vừa phải xinh hơn hai bạn mình nhiều. Nước da trắng hồng của khuôn mặt trái xoan càng tăng thêm cái phần trắng trong cái khăn mỏ quạ bằng chéo go thâm, nhọn hoắt như để che kín cặp mắt đen láy. Môi Khuyên đỏ thắm luôn luôn cười để lộ hàm răng đen, đều đặn như những hạt na” [9, 90]. Khuyên hiện ra với vẻ đẹp của một cô gái mới lớn, trong sáng, thuần khiết và mang đậm vẻ đẹp truyền thống của ngƣời con gái Việt Nam xƣa. Khuyên có một tình yêu đẹp với Nhớn và tình yêu ấy là nguyên nhân cho sự thay đổi của cô gái trẻ. Sự thay đổi ấy đƣợc nhìn nhận qua đôi mắt của ngƣời bố. Từ ngày yêu Nhớn, Khuyên làm dáng hơn trƣớc. Dù là đang chịu tang mẹ nhƣng sự chỉn chu khác hẳn trƣớc kia đã thể hiện rất rõ sự thay đổi này. “Cái khăn xô ngang trắng hồ lơ chít rất phẳng phiu, ngay ngắn trên mái tóc đen, đường ngôi kẻ rất thẳng, rất công phu. Cái áo vải thâm sổ gấu, trái sống nó may vừa khít người. Cái quần chéo go đen của nó không buộc cao để hở hai cổ chân như trước nữa, bây giờ dã buông chùng xuống, che lấp mắt cá chân” [9, 217]. Có thể thấy, Khuyên là một cô gái khá chăm chút, cẩn thận trong cách ăn mặc. Nhƣng theo thời gian, sống trong cuộc sống khắc khổ, nghèo nàn, nhan sắc ấy cũng nhuốm màu thời gian và số phận. Năm năm sau ngày bỏ trốn cùng Nhớn, Khuyên không còn vẻ đẹp trẻ trung ngày nào mà thay vào đó là vẻ tần tảo, khắc khổ, lam lũ. Ngay cả khi ngủ cũng lộ rõ vẻ nhọc nhằn: “tóc buông xõa, mấy sợi dài lượt thượt vương trên khuôn mặt bủng nhợt, bóng 31
  38. nhoáng những chất nhờn cặp mắt vẫn lim dim hé mở, lòng đen lừ đừ đảo lộn, lên xuống, ẩn hiện như cái tăm hơi lững lờ trong ống thăng bằng. Khuyên đắp cái chăn dạ xám mỏng, bụng chị dồ hẳn lên, cao và to, bằng cái thúng úp sấp” [9, 267-268]. Sức tàn phá nhan sắc của thời gian không ghê gớm bằng sự hủy hoại của cái nghèo. Cuộc sống mƣu sinh vất vả, bấp bênh, bao khó nhọc, nghèo khổ, thiếu thốn đã in hằn lên khuôn mặt và dáng vẻ ấy. Điều này cũng cho thấy Khuyên là một ngƣời phụ nữ chịu thƣơng, chịu khó, hết lòng vì gia đình. Không chỉ khắc họa ngoại hình nhân vật chính diện, ngay cả những nhân vật phản diện cũng đƣợc nhà văn miêu tả một cách tài tình. Qua ngoại hình, bản chất xấu xa của nhân vật đƣợc bộc lộ trong từng câu chữ. “ Phả là một gã xinh trai. Khuôn mặt hắn vuông, trán cao, miệng nhỏ, làn môi mỏng dính khi mím chặt lộ ra một vẻ quyết liệt, khi mủm mỉm lại in dấu một cái duyên kín đáo. Hai con mắt một mí xinh xinh ẩn hiện một thứ ranh mãnh, xảo quyệt nước da màu nâu dám nắng” [9, 362]. Không thể phủ nhận Phả có vẻ ngoài cuốn hút, rất hợp với cái áo tây vàng mà hắn hay mặc. Vẻ đạo mạo ấy dễ làm rung động trái tim của các cô gái, đặc biệt là Còi. Tuy nhiên, vẻ ngoài ấy cũng đã tố cáo hắn là một tên “sở khanh” chính hiệu. Không đƣợc miêu tả nhiều nhƣ Phả, nhƣng nhân vật Cún Móm cũng đã đƣợc khắc họa rất rõ. Hắn có “một khuôn mặt lưỡi cày, hai cằm lẹm, cái mồm toe toét, lộ ra hai hàm răng thưa và khuyết mất ba cái ở hàm trên” [9, 268]. Mỗi khi nhắc đến tiền, mắt hắn lại sáng long lanh. Tuy miêu tả không nhiều nhƣng chỉ bằng những dòng văn ngắn ngủi, tác giả đã tố cáo bản chất của Cún Móm là một kẻ lƣu manh, nham hiểm và hám tiền. Nhƣ vậy, qua hai tác phẩm, ngƣời đọc dễ dàng nhận thấy Nguyễn Đình Lạp đã xây dựng thành công hai hệ thống nhân vật đối lập nhau. Nếu nhân vật chính diện, tác giả khắc họa bằng tình yêu thƣơng, sự nâng niu, trân trọng, 32
  39. thông qua ngoại hình thể hiện tính cách và thân phận nghèo khổ thì đến nhân vật phản diện, Nguyễn Đình Lạp đã bóc trần bản chất xấu xa, đê tiện giấu đằng sau vẻ ngoài hào nhoáng, tử tế. Sự đối lập này vừa cho thấy tài năng, vừa cho thấy tấm lòng của nhà văn cũng nhƣ thái độ yêu ghét rõ ràng của ông khi xây dựng nhân vật. 3.1.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật Một trong những yếu tố quyết định sự thành công của nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng nhƣ tài năng của tác giả chính là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Đồng thời, đây cũng là thƣớc đo giá trị của tác phẩm lí tƣởng. Càng đi sâu, càng khai thác đƣợc nhiều những khía cạnh, góc khuất ẩn sâu bên trong tâm hồn nhân vật càng chứng tỏ sự am hiểu về tâm lí con ngƣời, độ tinh tế, sâu sắc, khả năng sáng tác của mỗi tác giả. Mỗi tác phẩm của Nguyễn Đình Lạp đều chứa đựng tính nhân bản. Ông nâng niu, trân trọng, gợi lên một cách ngọt ngào những niềm vui nho nhỏ, bình dị của ngƣời dân lao động. Bên cạnh đó, ngòi bút của ông còn khơi dậy lên những tình cảm tốt đẹp của nhân vật một cách tự nhiên, xúc động ngay trong cuộc sống mà con ngƣời ta chịu quá nhiều áp lực từ việc mƣu sinh đến gánh nặng đồng tiền. PGS.TS Lê Thị Đức Hạnh đã nhận xét rất xác đáng: “Tính nhân bản ở ngòi bút nhà văn còn thể hiện ở chỗ luôn nâng niu, gìn giữ để nhân vật mà mình cảm thông, chia sẻ khỏi lao xuống vực thẳm. Như chỉ cần quá đi một chút, Nhớn sẽ trở thành lưu manh, Khuyên sẽ phản bội chồng Nhưng ở đây, cuối cùng họ vẫn giữ được lương tâm trong sạch.” [9, 19]. Điều này thể hiện rất rõ trong cách nhà văn xây dựng, khắc họa tính cách của nhân vật. Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, rất nhiều các nhà văn đã xây dựng nhân vật con ngƣời bị tha hóa, luôn đấu tranh giữa cái tốt - xấu, lƣơng thiện - thấp hèn. Nhân vật Hộ ( Đời thừa) vì gánh nặng cơm áo gạo 33
  40. tiền mà sáng tác ra những tác phẩm không có giá trị nghệ thuật, sống cuộc đời gỉ ra, mòn đi; Chí Phèo chết ngay trên ngƣỡng cửa trở về làm ngƣời lƣơng thiện. Qua đó, nhà văn Nam Cao cũng cho thấy niềm tin yêu, sự trân trọng vào phảm chất lƣơng thiện của ngƣời nông dân. Có thể nói, ngòi bút của nhà văn đã đạt đến độ già dặn trong việc xây dựng nhân vật nhân vật. Mỗi nhân vật của Nguyễn Đình Lạp lại gây ấn tƣợng với ngƣời đọc bằng những nét tính cách khác nhau. Ở sáng tác của Nguyễn Đình Lạp, nhân vật nào cũng có dấu ấn riêng, “có những nhân vật tuy không phải là chính, song vẫn thu hút được sự chú ý cuả người đọc, bởi vẻ đẹp riêng”. (Lê Thị Đức Hạnh) Có lẽ cái riêng của tác giả so với các nhà văn khác thể hiện rõ nhất qua việc xây dựng nhân vật Khuyên. Sinh ra trong một gia đình nghèo và đông chị em. Khuyên là chị cả, lại là một cô gái ngoan ngoãn, chăm chỉ, chịu khó, đảm đang, rất yêu thƣơng các em. Biến cố gia đình xảy ra, Khuyên càng tỏ rõ mình là một ngƣời chị cả có trách nhiệm. Chứng kiến cảnh các em bị ngƣợc đãi bởi chính ngƣời bác ruột, Khuyên đã đón các em về ở cùng, chấp nhận sự phản ứng dữ dội của bác trƣởng gái. Sự khác biệt của Khuyên chính là tính cách táo bạo, dám theo đuổi tình yêu, dám sống vì tình yêu. Với nét tính cách này, Khuyên là một trong hai nhân vật (cùng với Tin) thể hiện nhân sinh quan mới mẻ, tiến bộ của Nguyễn Đình Lạp. Khuyên và Nhớn yêu nhau sâu đậm nhƣng lại bị gia đình phản đối. Sau trận đòn dữ dội của bố, Khuyên “đứng dậy lấy cái áo dài nâu mặc vào, sửa qua lại đường ngôi rồi đi ra cửa”. Hành động tuy đơn giản nhƣng cho thấy sự quyết liệt và trỗi dậy mạnh mẽ của khát vọng làm chủ cuộc đời bên trong nhân vật. Cô không muốn tự nhốt mình trong một cuộc hôn nhân không có tình yêu với Pháo. Mặc việc chạm ngõ của hai gia đình đã hoàn tất, Khuyên vẫn quyết định bỏ trốn cùng Nhớn. Lúc Khuyên bỏ theo Nhớn, trong tay họ chẳng có gì ngoài số tài sản ít ỏi vừa dành dụm và liều mạng trộm từ 34
  41. mộ của ngƣời giàu, có khi chẳng đủ trang trải cho cả chuyến đi. Đó là quyết định đúng đắn, ít nhất là với chính bản thân cô. Bên cạnh đó, tác giả đã miêu tả tâm lí nhân vật rất tài tình. Bằng ngòi bút của mình, dƣờng nhƣ Nguyễn Đình Lạp thâm nhập, đi sâu vào từng biến đổi tâm lí của nhân vật để xây dựng hình tƣợng nhân vật một cách toàn diện, tự nhiên và sinh động. Qua đó, ngƣời dọc có dịp hòa vào dòng cảm xúc mà cùng vui, cùng buồn, cùng đau đớn, hạnh phúc với nhân vật, từ đó, thấu hiểu nhân vật. Nói về nhân vật để lại ấn tƣợng cho ngƣời đọc phải kể đến nhân vật bà Toàn trong tác phẩm Ngõ hẻm. Trƣớc hết, có thể nói, bà Toàn là một ngƣời mẹ mẫu mực, hết lòng yêu thƣơng con, tâm lí, nhân hậu và có tƣ tƣởng rất tiến bộ, hơn nữa lại là ngƣời rất thấu hiểu con mình. Sự nhạy cảm của ngƣời mẹ đã giúp bà nhận ra từng thay đổi nhỏ trong tâm lí ngƣời con. Tuy Tin không nói nhƣng bà có thể đoán đƣợc ít nhiều. Bà biết, Tin đang yêu và bà muốn biết ngƣời tin yêu là ai để lo chu toàn mọi việc cho con. Bà muốn cƣới cho tin một ngƣời vợ: “Con yêu ai? Cho mẹ biết con ạ. Mẹ sẽ hết sức lo cho con” [9, 391]. Niềm khao khát chờ mong những lời tâm sự thật lòng của đứa con đã biến thành những dòng nƣớc mắt sa xuống đôi má đồi mồi, nhăn nheo và những lời nói tha thiết từ đáy lòng: “Bây giờ con chỉ có một mẹ, mẹ chỉ trông cậy vào có một con. Tin, mói đi con đừng giấu nữa mà đau lòng mẹ lắm” [9, 391]. Khi biết đƣợc ngƣời con trai yêu là Khuyên, khuôn mặt bà thoáng hiện ra một nét tƣơi vui, lòng bà mở rộng một niềm vui sƣớng vô biên, “đôi mắt của bà mơ màng nhìn vào khoảng không” [9, 392]. Đối với ngƣời mẹ nghèo khổ ấy, đã ở cái tuổi sắp về với tổ tiên thì niềm vui sƣớng nào lớn hơn là lập gia đình nhỏ cho con. Đó là việc lớn cuối cùng của một ngƣời mẹ muốn làm. Cũng vì biết tình yêu của Tin dành cho Còi quá sâu đậm nên khi biết hoàn cảnh của Còi, bà Toàn vẫn quyết định chấp nhận ngƣời con dâu nhỡ 35
  42. nhàng nhƣ Còi mà vun vén cho tình cảm ấy. Bà quả quyết và tin tƣởng rằng: “Người ta cười thì mặc người ta. Tôi chỉ biết rằng tôi làm việc này tôi cứu được ba người. Thằng con tôi đỡ khổ. Cái Còi đỡ khổ. Mà rồi đây đứa trẻ khốn nạn kia sẽ không đến nỗi bơ vơ, không nơi nương tựa” [9, 503]. Bà chẳng sợ ngƣời ta cƣời chê, cũng chƣa bao giờ đắn đo vì sự lỡ dở của Còi mà hắt hủi cô. Bởi lòng ngƣời mẹ ấy còn chứa một tình yêu thƣơng bao la, vô bờ bến dành cho những ngƣời lầm đƣờng cơ nhỡ cùng với một tƣ tƣởng tiến bộ, mới mẻ. Nhƣ vậy, thông qua miêu tả tâm lí nhân vật bà Toàn, tác giả đã thể hiện nhân sinh quan mới mẻ, tiến bộ, từ đó nâng đỡ, trân trọng, yêu thƣơng nhân vật. Đồng thời Nguyễn Đình Lạp cũng thể hiện niềm tin yêu vào những phẩm chất tốt đẹp của con ngƣời, đặc biệt là những ngƣời lao động nghèo. Một nhân vật nữa cũng đƣợc chú ý đó là nhân vật cô đầu Huệ. Do đang trong hoàn cảnh khốn khổ, lại bệnh nặng mà không có tiền mua thuốc, Huệ buộc phải hỏi vay tiền bác Vuông. Nhƣng có hai lí do khiến Huệ ngập ngừng, sƣợng sùng khi ngỏ lời. Trƣớc hết, Bác Vuông làm nghề bán giò chả, cuộc sống lại khó khăn, cả gia đình mấy miệng ăn đều trông chờ vào tiền bán hàng mỗi ngày. Huệ tuy là phận gái, nhƣng cái nghề của cô cũng giúp kiếm đƣợc khá, dù sao cũng có vốn hơn là một ngƣời bán hàng rong. Hơn thế, “chắc gì người ta cho mình vay” [9, 47]. Chính diễn biến tâm lí của Huệ đã cho thấy Huệ là một ngƣời có lòng tự trọng, đây là đức tính mà hiếm cô đầu nào có đƣợc. Nói đến tài miêu tả tâm lí nhân vật của Nguyễn Đình Lạp, ta không thể bỏ qua đoạn tác giả nhập vai nhân vật Sẹo từ lúc căm giận Nhớn (vô tình cƣớp nhầm của vợ mình) đến khi hiểu, thông cảm và tha thứ cho lỗi lầm của bạn. Khi biết Nhớn chính là ngƣời cƣớp tiền của vợ mình. Sẹo giận bạn vô cùng: “À thằng đểu. Tao giúp đỡ mày từ xưa đã bao nhiêu lần rồi. Đã không 36
  43. biết ơn thì chớ, bây giờ mày lại đánh vợ tao, mày cướp của vợ tao. Đồ khốn nạn! Đồ khốn nạn!” [9, 342].Anh dồn hết sức trút giận vào những cú đấm lên ngƣời Nhớn. Dồn vào những cú đấm trời giáng ấy không chỉ là sức mạnh của một ngƣời đàn ông khỏe khoắn mà còn là sự giận dữ tột cùng của Sẹo. Anh giận Nhớn vì tiền mà quên mất tình cảm bạn bè thắt chặt bằng nƣớc mắt, bằng máu đào giữa hai ngƣời. Anh cũng giận Nhớn vì quên ơn, quên rằng Sẹo đã giúp đỡ Nhớn quá nhiều, dành cho Nhớn một tình bạn cao cả đến thế nào. Nhƣng rồi Sẹo nhận ra sự ân hận, đau khổ ở Nhớn. Sẹo hiểu rằng Nhớn không cố ý cƣớp của vợ mình, bản chất của Nhớn không hề thay đổi, chỉ là do hoàn cảnh quá túng quẫn mà buộc Nhớn phải làm liều. Hết giận, Sẹo lại thấy thƣơng bạn. Chƣa bao giờ, Sẹo thấy thƣơng Nhớn nhƣ lúc này. Rồi anh lại quay sang tự trách chính bản thân mình, “ban nãy tin mình hành động là phải bao nhiêu thì chính bây giờ anh cũng cảm thấy mình hơi quá phũ phàng” [9, 345]. Hai ngƣời cùng im lặng. Nhƣng bên trong hai con ngƣời ấy là một “cơn bão” vừa đi qua. Qua diễn biến tâm trạng của nhân vật Sẹo, ta thấy đƣợc tình cảm trân thành, sâu sắc, vƣợt qua khó khăn, thử thách của Sẹo dành cho Nhớn. Nó không chỉ dừng lại ở tình bằng hữu chí cốt, mà lớn hơn thế, nó còn là tình thƣơng yêu giữa những con ngƣời cùng khổ. Quá trình chuyển biến tâm lí của nhân vật còn thể hiện rõ ở Tin. Tác giả đã đi vào giải quyết những vƣớng mắc trong tâm trạng của Tin và thể hiện những băn khoăn, trăn trở của chàng trai trẻ khi đi đến quyết định cứu vớt đời Còi. Diễn biến tâm lí của Tin cho thấy quyết định của anh hoàn toàn hợp lí và xuất phát từ tình yêu cao thƣợng. Khi mới nghe tin ngƣời con gái mình yêu đã bị lừa có thai với kẻ khác, Tin vô cùng đau đớn, tuyệt vọng, nhƣng lúc nào anh cũng nhớ đến Còi. Nhớ Còi bao nhiêu, Tin lại thƣơng cho chính thân phận của mình bấy nhiêu. “Tin thất vọng, Tin đau khổ vì đã bị Còi hắt hủi quá phũ phàng. Mà lỗi lầm ấy 37
  44. chính là tại Tin” [9, 367]. Tin tự trách chính bản thân mình.Tuy vậy, Tin vẫn thƣơng và vẫn yêu Còi rất nhiều. Có lần, Tin đã khóc cho Còi, thƣơng Còi Vì sự dại dột mà lầm lỡ cả một đời . Nhƣng khi nghĩ tới ngƣời đó đã có mang với một kẻ khác, lòng hắn càng quặn đau. Vừa yêu thƣơng mà cũng vừa giận. Trong nhất thời, Tin chƣa thể chấp nhận mọi chuyện. Để đi đến quyết định mở lòng ra đón nhận mẹ con Còi, Tin cũng đã có những phút đấu tranh nội tâm ghê gớm: “Yêu Còi, Tin có yêu. Thương Còi, hắn thương nhiều lắm, nhưng còn sự cứu Còi? Cứu Còi bằng cách nào? Yêu và thương, tình cảm ấy hắn có thể thầm lặng giấu kín trong cõi lòng. Còn nói đến cứu Còi là nói đến hành vi rõ rệt trước mặt mọi người. Không, Tin không thể làm việc ấy được, nhất là việc ấy lại phải làm với một kẻ đã nói vào giữa mặt hắn: “Khốn nạn, đồ khốn nạn” [9, 462]. Trong tiếng khóc xé lòng của Còi trƣớc sự ra đi của ngƣời mẹ, Tin chợt cảm thấy hãi hùng khi nghĩ đến việc mất cô, nghĩ đến việc Còi tự tử, Còi sẽ chết và anh sẽ mất Còi mãi mãi. Trong khoảnh khắc ấy, tác giả đã nắm bắt và diễn tả rất tinh tế tâm trạng của Tin: “Nghĩ thế, Tin thấy rợn tóc mai, hắn sẽ nhắm mắt lại, hắn có cảm tưởng rằng một cái gì giá buốt như băng rơi vào giữa tâm hồn. Và một cái gì quý báu vừa rời bỏ hắn như một con rắn lột da xong, vùn vụt bò đi. Toàn thân Tin chỉ còn là sự liệt bại, giữa tâm hồn một sự trống trải, cô đơn” [9, 474]. Tin thực sự rất yêu Còi, bao nhiêu tình cảm của Tin dành cho Còi lúc này trỗi dậy mãnh liệt. Tin không còn nghĩ bất cứ điều gì, trong lòng anh chỉ có một nỗi sợ hãi vô cùng, đó là nỗi sợ sẽ mất Còi mãi mãi. Miêu tả sự đấu tranh trong nội tâm nhân vật trƣớc khi dẫn đến hành động, tác giả đã giúp ngƣời đọc thấy đƣợc quyết định của Tin hoàn toàn phù hợp. Nói tóm lại, để hiểu đƣợc nhân vật trƣớc tiên phải bắt đầu từ nắm bắt tâm lí, tính cách của nhân vật. Thông qua diễn biến tâm lí, tính cách, phẩm 38
  45. chất, quan điểm sống của mỗi nhân vật đƣợc bộc lộ một cách rõ ràng. Sự kết hợp hai yếu tố đó là một trong những tiêu chí để đánh giá sự thành công của việc thể hiện hình tƣợng nhân vật. Đây cũng chính là cơ sở để lí giải những chị tiết, sự việc và diễn biến của tác phẩm. 3.2. Ngôn ngữ dân dã, đời thƣờng Ngôn ngữ là phƣơng tiện biểu hiện mang tính đặc trƣng của văn học. Không có ngôn ngữ không thể tạo nên một tác phẩm văn học. Ngôn ngữ cũng là phƣơng tiện truyền đạt, cụ thể hóa tƣ tƣởng, chủ đề của tác phẩm và ý tƣởng của nhà văn trong sáng tác. Cách sử dụng ngôn ngữ trong tác phẩm nghệ thuật thể hiện tài năng, cá tính, phong cách sáng tác riêng của mỗi tác giả. Trong sáng tác của mình, Nguyễn Đình Lạp đã biến ngôn ngữ sinh hoạt thành ngôn ngữ nghệ thuật một cách nhuần nhuyễn. Ông sử dụng lời ăn tiếng nói hằng ngày, những từ ngữ, cách nói quen thuộc mang đặc trƣng của từng vùng miền. Chính điều này đã tạo ra cho văn phong của ông tính chất bình dị, chứa đựng hơi thở của đời sống, đặc biệt là vùng Bắc Bộ - nơi ông sinh ra và lớn lên. Ta thấy những từ ngữ dân dã xuất hiện rất nhiều trong tác phẩm của Nguyễn Đình Lạp. Chỉ tính trong Ngoại ô và Ngõ hẻm ta đã có thể kẻ ra một số nhƣ: “con nặc nô”, “xơi”, “gớm”, “tọng”, “bu”, “chị nhà”, “hoài của” , “dóm bếp”, “chả bỡn”, “phát bẳn”, “rõ chửa”, hượm”, “chúng bay”, “chóng” Nhà văn cũng đƣa vào những cách nói rất đời thƣờng sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày của ngƣời dân lao động: “ ngủ như kéo gỗ”, “ông ôn vật”, “phủi bụi! phủi bụi!”, “ông mãnh” , “con gái rượu” , “đòi cái mả tổ”, “ranh con”, “con lạy bu” , “úi giời ơi!”,” quý hóa quá” ,”bỏ mẹ”, “dô ta” Không chỉ thế, những câu thành ngữ, tục ngữ, dân ca đƣợc vận dụng một cách linh hoạt trong lời nói của nhân vật. Chính yếu tố dân tộc này đã 39
  46. khiến cho ngôn ngữ trong văn Nguyễn Đình Lạp trở nên gần gũi, phù hợp với lời ăn tiếng nói hằng ngày. Ta có thể kể đến rất nhiều nhƣ trong lời của bác Vuông, bác phở Mỗ : “chịu thương chịu khó”, “hay lam hay làm”, “vô phép vô tắc”, “ở hiền gặp lành”, “thờ chồng nuôi con”, “trắng hếu như ngó cần”, “giận cá chém thớt” , “khôn từ trong trứng” ,”rồng đến nhà tôm” Những thành ngữ này không chỉ dƣợc dùng một cách đơn thuần mà đƣợc sử dụng một cách đắc địa tạo nên hiệu quả nghệ thuật cũng nhƣ hiệu quả diễn đạt. Một số câu đƣợc biến đổi bằng cách thay đổi những từ ngữ tƣơng ứng của từng vùng miền sao cho phù hợp với nội dung cần diễn đạt. Mặt khác, tác giả cũng khéo léo sử dụng các thành ngữ, tục ngữ dân gian theo mức độ, mật độ, tần suất khác nhau để tăng sự linh hoạt và mềm mại trong diễn đạt. Bên cạnh đó, khi đọc truyện Ngõ hẻm, ta thấy nhà văn còn mang cả những câu hát dân ca với đủ mọi sắc thái và cung bậc cảm xúc. Đó là một ngày đẹp trời, khi“ánh nắng nhuộm vàng những tàu rau muống rung rung theo hơi gió nhẹ” [9, 406], các cô gái xóm Cầu Tre cùng nhau hái rau. Không khí khoáng đạt của lòng sông với những tia nắng ấm khiến họ muốn nghe hát và cất tiếng hát. Lòng sông bỗng trở nên nhộn nhịp, vui vẻ hẳn lên với những câu hát dân ca tạo với nhau thành một màn hát đối ngẫu hứng tuyệt vời. Các giọng ca nối tiếp làm vang rộn cả không gian, xua tan mọi lo lắng, khó khăn, mệt nhọc. Tiếng hát của họ thể hiện một lòng vui sống mãnh liệt, niềm hăng say và niềm yêu lao động: Tiếng hát khi thì tếu táo, bông đùa, hài hƣớc: “ Tiền chi mua được cá tươi, Mua rau mới hái (ố a) mua người nở nang Tiền trinh mua vội mua vàng, Mua rau phải héo(ứ ư) mua nàng ngẩn ngơ.” Hay: 40
  47. “Tốt duyên lấy được vợ già Vừa sạch cửa nhà, vừa dẻo cơm canh Hoài hơi mà lấy trẻ ranh. Ăn vụng xó bếp (ớ á ơ) ỉa quanh (là quanh) đầu nhà ” Có lúc chòng ghẹo tinh nghịch: Thấy anh, em cũng muốn chào Sợ rằng chị cả giắt dao trong mình. Đấy giắt dao đây gươm kề nách Thuận nhân tình cắt vách (là cắt vách) sang chơi [9, 407 - 408] Với cách sử dụng ngôn ngữ nhƣ vậy, dƣờng nhƣ Nguyễn Đình Lạp rất am hiểu về ngôn ngữ đời thƣờng cũng nhƣ ngôn ngữ dân tộc. Những cách nói, lối nói bình dị, thậm chí suồng sã của ngƣời lao động không làm hạ thấp giá trị của hai tác phẩm Ngoại ô và Ngõ hẻm mà ngƣợc lại, chúng còn mang đến cho tác phẩm dấu ấn đặc biệt và Nguyễn Đình Lạp một phong cách sáng tác riêng. Chính tính chất văn phong giản dị, mang hơi thở của cuộc sống, gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân lao động là một trong những yếu tố tạo nên thƣơng hiệu “nhà văn của những thân phận hèn mọn ” của Nguyễn Đình Lạp. 3.3. Giọng điệu Theo Từ điển thuật ngữ văn học tác giả Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi định nghĩa: “Giọng điệu là thái độ , tính cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với tượng được miêu tả trong lời văn, quy định cách xưng hô, gọi tên dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ, tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả và có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách của nhà văn và tác dụng truyền cảm hứng cho người đọc.Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thể 41
  48. viết ra được tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp hệ thống nhân vật” [3, 134]. Thông qua giọng điệu, tài năng ngôn ngữ và tấm lòng của nhà văn đƣợc bộc lộ rõ rệt. Trong một tác phẩm, nhà văn không chỉ sử dụng một giọng điệu duy nhất mà sử dụng linh hoạt và kết hợp nhiều giọng điệu khác nhau để làm sáng rõ tƣ tƣởng, chủ đề, thái độ và nhân sinh quan của mình qua tác phẩm. Trong Ngoại ô và Ngõ hẻm, Nguyễn Đình Lạp sử dụng các giọng điệu chủ đạo: Giọng điệu khách quan, chân thực và giọng điệu thƣơng cảm, xót xa. 3.3.1. Giọng điệu khách quan, chân thực Nguyễn Đình Lạp là một nhà văn hiện thực phê phán. Giống nhƣ các cây bút cùng thời, ông cũng xác định nhiệm vụ quan trọng nhất lúc bấy giờ là phản ánh và phơi bày hiện thực. Chính vì thế, yếu tố chân thực khách quan chính là yếu tố phải đƣợc đặt lên hàng đầu trong mỗi tác phẩm của ông, trong đó có Ngoại ô và Ngõ hẻm. Bên cạnh đó, cả hai tác phẩm này đều sử dụng ngôi kể thứ ba. Với ngôi kể này, ngƣời kể chuyện sẽ đóng vai trò là ngƣời ngoài cuộc, kể lại câu chuyện. Nhƣ vậy, bản thân ngôi kể đã chứa tính khách quan, những sự việc, diễn biến trong câu chuyện sẽ đƣợc nhìn nhận, đánh giá từ phía thứ ba. Ngay phần đầu tiểu thuyết Ngoại ô, Nguyễn Đình Lạp đã miêu tả nên khung cảnh trong khu ả đào: “Trên ghế ngựa kê ngay sát cửa ra vào, một người đàn ông nằm cuộn trong chiếc chăn bông, dầu thò ra ngoài, gối đầu lên đùi một ả đầu. Trông hắn, người ta phải nhớ ngay đến con sâu kèn đang thò dầu ra ngọ nguậy. Cuối phòng, bốn năm người trai trẻ khác nằm úp thìa, gối đầu lên bụng nhau xung quanh một cái khay đèn thuốc phiện.Giữa phòng là một bộ “sa lông” kiểu mới. Hai người đàn ông nằm ườn trên ghế, hai chân ghệch lên mặt bàn, miệng hát líu lô. Liền ngay đấy, một người thanh niên nữa ôm chặt lấy cô đầu mà nhảy đầm” [9, 44]. Tác giả đã miêu tả một cách khách 42
  49. quan, chân thực cảnh trụy lạc ấy. Không chỉ ở tiểu thuyết Ngoại ô mà trong phóng sự Thanh niên trụy lạc, Nguyễn Đình Lạp cũng đã hơn một lần vẽ nên cảnh trụy lạc của tầng lớp thanh niên. Mỗi cảnh hiện lên nhƣ một “cái tát” vào tầng lớp thanh niên có lối sống xa hoa, trụy lạc, nửa ta nửa tây. Không dừng lại ở đó, tác giả còn bóc trần bản chất xấu xa, đê tiện, sự chi phối ghê gớm của con ma cờ bạc ở sòng bài. Trong thế giới riêng biệt ấy, tiếng xóc của đồng tiền có sức hút ghê gớm. Ở đó, không có những xã giao trong xã hội hằng ngày, không có trật tự, đẳng cấp. Họ quay cuồng theo bốn mặt sấp ngửa của đồng tiền. Mọi cảm giác hi vọng, thất vọng đặt vào trong diện tích eo hẹp của một cái đĩa. “Một sự lạ lùng ở đây, chính là đồng tiền cai trị con người, mà chính con người lại vung đồng tiền, coi nó như rác, rơm, giấy lộn đồng tiền đã mất hẳn cái chân gá trị của nó cả đến con người cũng không còn cái nhân phẩm lúc thường. Nếu còn lại nhân tính thì nhân tính thì nhân tính ấy gói gọn trong hai chữ sát phạt. Tiền và người hóa thành những vật vô tri vô giác dưới sức điều khiển mạnh mẽ của con ma cờ bạc” [9, 446 - 447]. Giọng văn của Nguyễn Đình Lạp đến đấy trở nên khách quan đến lạnh lùng. Ông đã nhìn rõ những điều khuất lấp, ẩn giấu mà nếu không ngụp lặn, đào sâu sẽ không thể thấy đƣợc. Cũng giọng điệu ấy, nhà văn còn cho thấy bộ mặt vô nhân tính, nhẫn tâm của bọn thực dân phong kiến. Khi nói về những lệnh cấm giò chả, cấm thịt hay những cảnh bắt thịt lậu của bọn thực dân, Nguyễn Đình Lạp không nói gì ngoài sự thật. Nhƣng chính sự thật ấy cũng đủ khiến cho ngƣời đọc hiểu đƣợc nỗi thống khổ của nhân dân lao động nghèo. Đồng thời tố cáo những thủ đoạn áp bức, bóc lột ngƣời dân tội ác của bọn thực dân. Với giọng văn chân thực đến từng chi tiết, tác giả để ngƣời đọc tự cảm nhận, tự chứng kiến những tội ác ấy, từ đó khơi dậy lòng đồng cảm, xót thƣơng từ bạn đọc. 43
  50. Có thể nói giọng văn chân thực, khách quan là đặc trƣng không thể thiếu trong văn chƣơng Nguyễn Đình Lạp. Đây là điểu dễ hiểu, bởi ông vốn là một cây bút phóng sự chuyên nghiệp lấn sân sang thể loại tiểu thuyết. Vì vậy, tiểu thuyết của ông mang đậm chất phóng sự. Bên cạnh đó, nhà văn luôn tôn trọng sự thật, và tin tƣởng rằng bản thân sự thật đã có sức mạnh tố cáo mạnh mẽ. Chỉ cần phản ánh đúng sự thật ấy một cách khéo léo sẽ đạt đƣợc mục đích nghệ thuật. 3.3.2. Giọng điệu xót xa, thương cảm Nguyễn Đình Lạp luôn dành tấm lòng đồng cảm, xót thƣơng đối với những thân phận hèn mọn. Từ hiện thực cuộc sống mà nhà văn phản ánh, ta thấy một Nguyễn Đình Lạp khách quan đến lạnh lùng nhƣng ẩn sâu trong đó là niềm cảm thông sâu sắc, tấm lòng ƣu ái đối với những kiếp ngƣời cùng khổ. Nhà văn đã nhập toàn bộ tâm tƣởng, viết về những nhân vật của mình bằng một giọng điệu chan chứa tình yêu thƣơng, xót xa, thƣơng cảm. Ông đi vào từng nhân vật cụ thể để thấu hiểu từng hoàn cảnh. Hóa thân vào nhân vật bác Vuông, Nguyễn Đình Lạp đã thấu hiểu hoàn cảnh của họ trong tình cảnh chợ búa, hàng họ ế ẩm: “ Nếu chẳng may mà ế ẩm thì nguy quá. Lấy gì để trả tiền thịt,tiền thuê nhà, còn chưa nói tiền ăn nữa? Mà lại còn tiền vé chợ nữa, sắp hết tháng rồi còn gì? Lấy đâu ra mà lấp vào những chỗ trống ấy? Rõ thật điêu đứng, rõ thật khốn khổ ” [9, 40- 41]. Nỗi lo của bác Vuông là nỗi lo chung của những ngƣời lao động nghèo vì miếng cơm manh áo. Giọng kể của tác giả lộ rõ sự lo lắng, xót xa trƣớc những gì mà nhân vật của mình phải gồng gánh. Câu“rõ thật điêu đứng, rõ thật khốn khổ ” là lời của ai. Nhƣng dù là của ai thì nó cũng là lời than thân. Đọc mà xót xa, cay đắng. Khi nói về cô Huệ, tác giả cũng giữ một giọng điệu, nhẹ nhàng thể hiện sự đồng cảm, cảm thông: Huệ “gầy hẳn đi, da xanh mai mái, đôi mắt sâu 44
  51. hoắm. Nguyên từ ngày bình phục, nhan sắc rực rỡ hẳn lên thì nàng lại có nhiều khách yêu chiều lắm. Không đêm nào nàng có thể chợp mắt được trước bốn giờ sáng cả. Cái bệnh lao cứ ngấm ngầm đục buồng phổi nàng. Bây giờ nàng đã bắt đầu ho khan, ho tiếng một và cứ chiều chiều lại lên cơn sốt cho đến khi lên đèn thì thôi. Nên nàng vẫn phải tiếp khách như thường” [9, 188 - 189]. Những lời văn ấy, nghe thật xót xa. Cũng giọng điệu ấy, Nguyễn Đình Lạp đã nói về bi kịch của nhân vật Nhớn ở tiểu thuyết Ngõ hẻm: "Nhớn cảm thấy đời hắn không có giá trị bằng đời ngọn cỏ trên vườn hoa. Ngọn cỏ được người ta cắt xén, tưới bón chứ như thân hắn có ai để ý đến đâu? Trên cõi đời. hắn là cái gì? Là cái gì?” [9, 516]. Nhớn nhận ra bi kịch của mình chính là bi kịch của một con ngƣời không tìm ra giá trị của mình. Hoàn cảnh này, dƣờng nhƣ đƣợc lặp lại từ số phận của bác Vuông - một cuộc đời nhƣ ngọn đèn đen leo lét trong cuộc sống đầy bất hạnh, bi kịch. Đôi khi ta còn thấy sự kết hợp giữa những giọng điệu trong cùng một đoạn văn. Khi nói về những chiêm nghiệm của nhân vật Nhớn trong tiểu thuyết Ngõ hẻm, tác giả đã viết “Có tiền, bao nhiêu mỗi khó khăn ở đời sẽ giải quyết một cách mau chóng và ổn thoả. Có tiền là có sự vui tươi của gia đình, sự niềm nở của chúng bạn, sự tôn trọng của mọi người. Có tiền là có tất cả. Thiếu tiền thì ôi thôi! Một cuộc đời cay cực, nhục nhằn, đau khổ, âm thầm đã chực sẵn ngoài ngõ. Dù tài giỏi, dù khôn ngoan cũng đành xếp xó mà thôi” [9, 298]. Nếu nhƣ trong đoạn văn này, tác giả sử dụng giọng điệu triết lý để nói về mặt trái của đồng tiền thì giọng xót xa, thƣơng cảm dành cho nỗi bất hạnh của ngƣời lao động xuất phát từ đồng tiền và trong một xã hội mà đồng tiền có sức mạnh ghê gớm. Sức mạnh của đồng tiền quá ghê gớm, nó quyết định hạnh phúc gia đình và số phận của mỗi con ngƣời trong xã hội đầy rẫy những bất công ấy. Có những nhân vật phải trải qua quá nhiều chuyện và đánh đổi rất nhiều thứ để nhận ra, điển hình là Nhớn. Nhớn thấm thía giá trị 45
  52. của đồng tiền rằng nó làm cho ngƣời ta nên tốt hay nên xấu, thiếu tiền, con ngƣời ta sẽ khổ sở, đau đớn và tội lỗi, đồng tiền có thể làm thay đổi hẳn một con ngƣời. Có thể nói, giọng điệu đồng cảm, xót thƣơng là giọng điệu đặc trƣng trong sáng tác của Nguyễn Đình Lạp. Giọng điệu ấy xuất phát từ tình yêu thƣơng đối với con ngƣời, sự rung động chân thành và sâu sắc của một trái tim nhân hậu. Đó là sản phẩm kết tinh của một quá trình lao động đầy sáng tạo, miệt mài, đồng thời, đó cũng là kết tinh của bao tình cảm chất chứa của tác giả hƣớng về những kiếp ngƣời nghèo khổ trên quê hƣơng ruột thịt vùng ven đô. 46
  53. KẾT LUẬN 1. Dân nghèo thành thị là một trong những đề tài quen thuộc của nhiều cây bút nổi tiếng của văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945, bên cạnh đề tài trí thức và nông dân. Có thể thấy sự hình thành và phát triển của đề tài dân nghèo thành thị gắn liền với tiến trình lịch sử xã hội giai đoạn này. Đây là giai đoạn văn học phát triển đạt đỉnh cao với những tác phẩm nổi tiếng ở hầu hết các thể loại truyện ngắn, phóng sự, tiểu thuyết với những cây bút xuất sắc, tiêu biểu: Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Tam Lang, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Nguyễn Đình Lạp. Sáng tác của họ tái hiện sinh động bức tranh đô thị Việt Nam trƣớc Cách mạng với tất cả sự phức tạp, phong phú của nó và cảm hứng của ngƣời cầm bút trƣớc cuộc sống và con ngƣời. 2. Ở phƣơng diện nội dung, có thể thấy với hai tiểu thuyết này, Nguyễn Đình Lạp đã góp thêm tiếng nói nghệ thuật có giá trị, khắc họa cuộc sống ngột ngạt, bế tắc của những con ngƣời sống ven đô Hà Nội trong xã hội đầy bất công, ngang trái. Bằng ngòi bút tự nhiên, tinh tế, sâu sắc và tấm lòng gắn bó với mảnh đất chôn nhau cắt rốn, Nguyễn Đình Lạp đã có những trang văn miêu tả chân thực, sinh động, xót xa về những kiếp ngƣời nghèo khổ, tàn tạ, bế tắc, chìm ngập trong bi kịch của những ngƣời lao dộng nghèo ở vùng ngoại ô Hà Nội. Bên cạnh đó, tác giả còn cho thấy sự am hiểu tƣờng tận nếp sống sinh hoạt cũng nhƣ những phong tục, tập quán của dân nghèo thành thị. Điều đáng ghi nhận trong tiểu thuyết Ngoại ô và Ngõ hẻm của Nguyễn Đình Lạp chính là cái nhìn thƣơng cảm, ƣu ái và trân trọng những con ngƣời lao động nghèo khổ. Tác phẩm của ông làm toát lên những phẩm chất tốt đẹp của ngƣời dân lƣơng thiện, dù ở hoàn cảnh nào họ vẫn giữ đƣợc bản chất lƣơng thiện, nhân phẩm của mình. Đặc biệt, qua Ngoại ô và Ngõ hẻm, Nguyễn Đình Lạp đã đóng góp một nhân sinh quan, tƣ tƣởng mới mẻ, tiến bộ. 47
  54. Những tƣ tƣởng này đã nâng đỡ cho nhân vật của ông không bị chìm quá sâu vào bi kịch, giữa nghèo khổ, bế tắc vẫn thể hiện đƣợc những phẩm chất cao đẹp, đáng quý. Đây chính là điểm sáng nhất, mới nhất của ông so với các tác giả cùng thời. 3. Ở phƣơng diện nghệ thuật, có thể thấy Nguyễn Đình Lạp tuy là một tài năng nở muộn trong làng tiểu thuyết, nhƣng ông đã khẳng định sự có mặt của mình không chỉ ở việc chọn cho mình mảnh đất hiện thực để khai thác mà ông còn có những tìm tòi mới mẻ độc đáo trong cách thể hiện nên đã gây đƣợc ấn tƣợng sâu sắc trong lòng ngƣời đọc. Thành công của nhà văn là đi sâu khai thác tâm lí nhân vật ró nét, sử dụng ngôn ngữ dân dã, đời thƣờng, kết hợp linh hoạt các giọng điệu khách quan, chân thực, xót xa, thƣơng cảm, mỉa mai, châm biếm khiến tác phẩm có sức hút nhẹ nhàng nhƣng thấm thía, day dứt. Đặc biệt, một trong những yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của tác phẩm chính là nghệ thật miêu tả tâm lí độc đáo. Nguyễn Đình Lạp đã tỏ ra khá tinh tế, khéo léo trong việc nắm bắt tâm lí nhân vật. Nhiều nhân vật đƣợc miêu tả không chỉ là khoảnh khắc tâm lí mà còn là cả một quá trình biến đổi. Quá trình ấy đƣợc nhà văn khắc họa một cách đầy đủ, rõ nét và làm căn cứ để lí giải cho hành động của nhân vật. 4. Ngoại ô và Ngõ hẻm tuy là hai tác phẩm tiểu thuyết đầu tay của ông nhƣng đã để lại tiếng vang khá lớn, mang nhiều giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc. Mặc dù Nguyễn Đình Lạp ra đi khi còn trẻ, tài năng đang độ chín và nhiều dự định đang dang dở nhƣng tác phẩm của ông để lại những trang viết chân thực và cảm động đề tài về dân nghèo thành thị trƣớc Cách mạng. Ngoại ô và Ngõ hẻm đã đứng vững trƣớc sự thử thách khắc nghiệt của thời gian, in dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả. 48
  55. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Hồng Diễm (2016), Văn hóa, phong tục làng quê trong sáng tác của Kim Lân, luận văn thạc sĩ trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2. 2. Phan Cự Đệ (1974), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tập 1, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp. 3. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2013), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục. 4. Lê Thị Đức Hạnh (2002), Sáng tác của Nguyễn Đình Lạp, Tạp chí Văn học, số 3. 5. Ngô Thanh Hiền (2012), Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, Luận văn thạc sĩ, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2. 6. Bùi Thị Hoa (2006), Phóng sự về đề tài thành thị trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, Luận văn thạc sĩ, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. 7. Nguyễn Đình Lạp (2017), Ngoại ô, Nxb Hội nhà văn. 8. Nguyễn Văn Long (2008), Văn học Việt Nam hiện đại, tập 1, Nxb Đại học Sƣ phạm. 9. Bạch Liên (sƣu tầm và tập hợp) (2003), Nguyễn Đình Lạp tác phẩm, Nxb Văn hóa thông tin. 10. Phƣơng Lựu (chủ biên) (2012), Lí luận văn học, tập 3, Nxb Đại học Sƣ phạm Hà Nội. 11. Đỗ Thị Thanh Luyến (2015), Hiện thực làng quê qua hai tiểu thuyết của Trịnh Thanh Phong Ma làng (2007) và Đồng làng đóm đóm (2009), luận văn thạc sĩ, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2. 12. Nguyễn Đăng Mạnh - Bùi Duy Tân - Nguyễn Nhƣ Ý (đồng chủ biên), Từ điển tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam dùng cho nhà trường, Nxb Đại học Sƣ phạm Hà Nội.
  56. 13. Nguyễn Thị Xuân Mai, Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp, khóa luận tốt nghiệp, nguyen-dinh-lap-36131/ . 14. Phạm Thị Ngát (2016), Không gian nghệ thuật trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài , khóa luận tốt nghiệp, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2. 15. Nguyễn Thị Thanh Nguyên(2017), Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Thạch Lam, Thanh Tịnh, luận văn thạc sĩ, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2. 16. Nhiều tác giả (2015), Nguyễn Đình Lạp tuyển tập, Nxb Công an nhân dân. 17. Vũ Ngọc Phan(1989), Nhà văn hiện đại, tập 2, Nxb Khoa học xã hội. 18. Vũ Dƣơng Quỹ (tuyển chọn, biên soạn) (1998), Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Tp Hồ Chí Minh, Nxb Giáo dục. 19. Trần Mạnh Thƣờng (biên soạn), Từ điển tác giả Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Hội nhà văn. 20. Bùi Minh Toán(2016), Ngôn ngữ với văn chương, Nxb Đại học Sƣ phạm Hà Nội. 21. Nguyễn Thị Xuân (2014), Cảm quan hiện thực đời thường trong tác phẩm Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài, khóa luận tốt nghiệp, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2.