Khóa luận Công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Chi nhánh công ty cổ phần Bốn Phương

pdf 124 trang thiennha21 26/04/2022 5861
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Chi nhánh công ty cổ phần Bốn Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_cong_tac_ke_toan_doanh_thu_va_xac_dinh_ket_qua_kin.pdf

Nội dung text: Khóa luận Công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Chi nhánh công ty cổ phần Bốn Phương

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN BỐN PHƯƠNG HOÀNG LÊ NHÂN Trường KHÓAĐại H họcỌC 2013 Kinh – 2017 tế Huế
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN BỐN PHƯƠNG Sinh viên thực hiện Giáo viên hướng dẫn HOÀNG LÊ NHÂN NGƯT. PHAN ĐÌNH NGÂN Lớp: K47B – KTDN Niên khóa: 2013 – 2017 Trường ĐạiHuế, tháng học 5 năm Kinh 2017 tế Huế
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân Lời cảm ơn Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng cám ơn chân thành đến quý thầy cô trường Đại học Kinh tế Huế đã hết lòng truyền đạt cho tôi những kiến thức về nghề nghiệp để tôi có hành trang kiến thức vững chắc không chỉ về lý thuyết mà còn một số kinh nghiệm xử lý tình huống thực tế giúp tôi thêm tự tin bước vào cuộc sống. Và trên hết tôi xin chân thành cám ơn Thầy Phan Đình Ngân đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn để tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này. Tôi cũng xin cám ơn chân thành đến Ban Giám Đốc và tập thể các anh, chị trong phòng kế toán tại Chi nhánh công ty cổ phần Bốn Phương đã tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tôi đi thực tập. Đặc biệt là chú Phan Hữu Quang - kế toán trưởng đã rất tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ dạy cho tôi những kinh nghiệm làm việc và tạo mọi điều kiện để tôi tiếp cận với nguồn số liệu thực tế của Công ty góp phần làm cho bài khóa luận của tôi được tốt hơn. Và qua đây, tôi xin được gửi lời cám ơn đến gia đình, người thân và tất cả bạn bè luôn động viên, khích lệ tôi suốt thời gian thực tập để tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình. Tôi xin kính chúc quý thầy cô luôn luôn dồi dào sức khỏe, thành công trong công việc và trong cuộc sống! Chúc quý Công ty ngày càng phát triển lớn mạnh! Xin chân thành cám ơn! Huế, tháng 5 năm 2017 Sinh viên thực hiện Hoàng Lê Nhân Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân MỤC LỤC Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I.1 Lý do chọn đề tài 1 I.2 Phạm vi nghiên cứu 2 I.2.1 Phạm vi không gian 2 I.2.2 Phạm vi thời gian 2 I.3.1 Hệ thống 2 I.3.2 Thực trạng 2 I.3.3 Giải pháp 2 I.4 Đối tượng nghiên cứu 2 I.5 Phương pháp nghiên cứu 2 I.6 Kết cấu đề tài 3 PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 4 1.1 Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu và xác định KQKD 4 1.1.1 Những khái niệm cơ bản về kế toán doanh thu và xác định KQKD 4 1.1.1.1 Khái niệm về doanh thu 4 1.1.1.2 Khái niệm về kết quả kinh doanh 4 1.1.2 Nhiệm vụ và ý nghĩa của kế toán doanh thu và xác định KQKD 5 1.1.2.1 Nhiệm vụ của kế toán doanh thu và xác định KQKD 5 1.1.2.2 Ý nghĩa công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 5 1.2 Nội dung kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 6 1.2.1 Kế toán doanh thu, thu nhập và các khoản giảm trừ doanh thu 6 1.2.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 6 1.2.1.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 15 1.2.1.3Trường Kế toán doanh thu Đại chưa th ựhọcc hiện Kinh tế Huế 17 SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân 1.2.1.4 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 21 1.2.1.5 Kế toán thu nhập khác 24 1.2.2 Kế toán chi phí 26 1.2.2.1 Kế toán giá vốn hàng bán 26 1.2.2.2 Kế toán chi phí tài chính 29 1.2.2.3 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 30 1.2.2.4 Kế toán chi phí khác 32 1.2.2.5 Kế toán chi phí thuế TNDN 33 1.2.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 36 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN BỐN PHƯƠNG 37 2.1 Giới thiệu khái quát về Chi nhánh CTCP Bốn Phương 37 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh CTCP Bốn Phương 37 2.1.1.1 Một số nội dung khái quát về Chi nhánh CTCP Bốn Phương 37 2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh CTCP Bốn Phương 39 2.1.2.1 Sơ bộ máy tổ chức quản lý của công ty 39 2.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận, phòng ban 41 2.1.3 Các nguồn lực hoạt động của chi nhánh CTCP Bốn Phương 43 2.1.3.1 Tình hình về lao động qua 3 năm 2014 – 2016 43 2.1.3.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn qua 3 năm 2014 – 2016 45 2.1.3.3 Tình hình về kết quả kinh doanh qua 3 năm 2014 - 2016 49 2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của đơn vị 51 2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán 51 2.1.4.2 Các chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị 52 2.1.4.3 Chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí trong phòng kế toán 54 2.2 Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Chi nhánh CTCP Bốn Phương 58 2.2.1 PhânTrường loại khách hàng Đại tại Chi họcnhánh CTCP Kinh Bốn Phương. tế Huế 58 SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân 2.2.1.1 Khách lẻ: 58 2.2.1.2 Khách tour 58 2.2.2 Phương thức thanh toán 58 2.2.2.1 Thanh toán bằng tiền mặt 58 2.2.2.2 Thanh toán qua thẻ 58 2.2.2.3 Thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng 59 2.2.3 Kế toán doanh thu tại Chi nhánh CTCP Bốn Phương 59 2.2.3.1 Tài khoản kế toán 59 2.2.3.2 Chứng từ sử dụng 59 2.2.3.3 Chu trình tạo doanh thu 60 2.2.3.4 Ví dụ minh hoạ 62 2.2.4 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 83 2.2.5 Kế toán giá vốn hàng bán 84 2.2.6 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 91 2.2.7 Kế toán chi phí tài chính 93 2.2.8 Kế toán chi phí bán hàng 96 2.2.9 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 100 2.2.10 Kế toán thu nhập khác 102 2.2.11 Kế toán chi phí khác 103 2.2.12 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 103 2.2.13 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 104 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN BỐN PHƯƠNG 106 3.1 Đánh giá chung về công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Chi nhánh công ty cổ phần Bốn Phương. 106 3.1.1 Ưu điểm 106 3.1.2 Một số hạn chế 108 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân 3.2 Một số góp ý góp phần hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Chi nhánh công ty cổ phần Bốn Phương 108 3.2.1 Giải pháp tăng doanh thu 108 3.2.2 Giải pháp tiết kiệm chi phí 109 3.2.3 Giải pháp công tác kế toán 109 3.2.4 Giải pháp về nguồn lực 109 3.2.5 Giải pháp về trang thiết bị kỹ thuật kế toán 109 3.2.6 Giải pháp về chiết khấu thanh toán 109 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 110 III.1 KẾT LUẬN 110 III.2 KIẾN NGHỊ 111 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân DANH MỤC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ . 8 Sơ đồ 1.2 Kế toán doanh thu hàng đổi hàng không tương tự . 9 Sơ đồ 1.3 Doanh thu phát sinh từ chương trình dành cho khách hàng truyền thống 10 Sơ đồ 1.4 Bán hàng theo phương thức trả chậm trả góp 11 Sơ đồ 1.5 Bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng ở đơn vị giao hàng đại lý . 12 Sơ đồ 1.6 Bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng ở đơn vị nhận bán hàng đại lý 12 Sơ đồ 1.7 Doanh thu từ trợ cấp, trợ giá . 13 Sơ đồ 1.8 Kế toán doanh thu theo hợp đồng xây dựng theo tiến độ kế hoạch . 13 Sơ đồ 1.9 Kế toán doanh thu HĐXD thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện 14 Sơ đồ 1.10 Kế toán xuất kho hàng hoá để biếu tặng . 15 Sơ đồ 1.11 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 16 Sơ đồ 1.12 Bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp 18 Sơ đồ 1.13 Hạch toán doanh thu chưa thực hiện về cho thuê TSCĐ, BĐS đầu tư theo phương thức cho thuê hoạt động .19 Sơ đồ 1.14 Bán và thuê lại TSCĐ là thuê tài chính có giá bán lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại 20 Sơ đồ 1.15 Kế toán các khoản doanh thu hoạt động tài chính 23 Sơ đồ 1.16 Phương pháp kế toán thu nhập khác 25 Sơ đồ 1.17 Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp KKTX 28 Sơ đồ 1.18 Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp KKĐK . 29 Sơ đồ 1.19 Kế toán chi phí tài chính . 30 Sơ đồ 1.20 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 31 Sơ đồ 1.21 KTrườngế toán chi phí khác Đại học Kinh tế Huế 33 SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân Sơ đồ 1.22 Kế toán thuế TNDN hiện hành 35 Sơ đồ 1.23 Kế toán tài sản thuế thu nhập hoãn lại (trường hợp tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) . 35 Sơ đồ 1.24 Kế toán thuế thu nhập hoãn lại phải trả (trường hợp Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) 35 Sơ đồ 1.25 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 36 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức quản lý của Khách sạn Moonlight Huế . 39 Sơ đồ 2.2 Sơ đồ cơ cấu phòng kế toán . 50 Sơ đồ 2.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính 52 Sơ đồ 2.4 Trình tự luân chuyển chứng từ doanh thu lưu trú 60 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân DANH MỤC BẢNG, BIỂU Trang Bảng 2.1 Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2014 – 2016 . 42 Bảng 2.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2014 – 2016 . 44 Bảng 2.3 Tình hình kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm 2014 – 2016 48 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BĐS : Bất động sản BVMT : Bảo vệ môi trường CCDV : Cung cấp dịch vụ CKTM : Chiết khấu thương mại CMKT : Chuẩn mực kế toán CTCP : Công ty cổ phần DN : Doanh nghiệp DTBH : Doanh thu bán hàng GGHB : Giảm giá hàng bán GTGT : Giá trị gia tăng GVHB : Giá vốn hàng bán HĐXD : Hợp đồng xây dựng HH, DV : Hàng hóa, dịch vụ HTK : Hàng tồn kho KKĐK : Kiểm kê định kỳ KKTX : Kê khai thường xuyên KQKD : Kết quả kinh doanh TK : Tài khoản TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ : Tài sản cố định TT : Thông tư TTĐB : Tiêu thụ đặc biệt XK : Xuất khẩu Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân Tóm tắt nghiên cứu Kế toán có vai trò rất quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Kế toán không chỉ cung cấp kịp thời những thông tin hữu ích mà còn phản ánh đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp trong mỗi giai đoạn. Từ đó, giúp doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh đúng đắn góp phần nâng cao vị thế cũng như không ngừng phát triển hơn nữa trong tương lai. Trong đó, kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh cũng góp một phần quan trọng không kém. Từ các thông tin về doanh thu, về chi phí, về kết quả kinh doanh giúp doanh nghiệp biết được làm ăn có lãi hay lỗ, từ đó đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ để đề ra chiến lược và giải pháp sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất trong tương lai. Vì vậy tôi chọn đề tài nghiên cứu “Công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Chi nhánh công ty cổ phần Bốn Phương.” Đề tài kết cấu gồm 3 phần, 3 chương đã phản ánh các nội dung chính sau: - Một số vấn đề liên quan đề tài: Lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu đề tài. - Cơ sở lý luận về công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp. - Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Chi nhánh công ty cổ phần Bốn Phương vào quý tháng 12 năm 2016. - Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, đề tài đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Chi nhánh công ty cổ phần Bốn Phương. - Cuối cùng, tổng kết lại vấn đề, đưa ra một số kiến nghị cho Công ty, nhà trường và hướng nghiên cứu tiếp để hoàn thiện đề tài. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I.1 Lý do chọn đề tài Mỗi doanh nghiệp được thành lập nên với một mục đích, định hướng phát triển khác nhau, nhưng suy cho cùng mục tiêu quan trọng nhất mà phần lớn các doanh nghiệp hướng đến là tối đa hoá giá trị doanh nghiệp, trong đó có tối đa hoá lợi nhuận. Muốn đạt được những điều đó, doanh nghiệp cần phải đạt doanh thu đến cực đại và kiểm soát chi phí ở mức thấp nhất có thể. Doanh thu và kết quả kinh doanh là chỉ tiêu để đánh giá năng lực, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ kế toán. Việc xác định chính xác kết quả kinh doanh giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp nhìn ra được ưu, nhược điểm, những vấn đề còn tồn tại từ đó đưa ra các giải pháp, các quyết định, phương án chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn, phù hợp hơn cho kỳ kế toán tiếp theo. Do đó, hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán kết quả kinh doanh là điều cần thiết và quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với những công ty mang tính chất thương mại, cung cấp dịch vụ, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của chu trình kinh doanh của đơn vị. Chính điều này cho thấy, công tác hạch toán nói chung cũng như công tác hạch toán kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh nói riêng là khâu rất quan trọng, không thể thiếu trong doanh nghiệp. Và cũng tầm quan trọng ấy, tôi muốn hoàn thiện cho bản thân về những lý luận về tổ chức kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh. Đồng thời, tìm hiểu kỹ hơn về quy trình hoạt động tại công ty và công tác hạch toán kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh, từ đó đúc rút kinh nghiệm cho bản thân, phục vụ cho những công việc sau này. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài: “Công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Chi nhánh công ty cổ phần Bốn Phương” làm khoá luận tốt nghiệp của mình. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN 1
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân I.2 Phạm vi nghiên cứu I.2.1 Phạm vi không gian CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN BỐN PHƯƠNG Địa chỉ: Số 20, đường Phạm Ngũ Lão, phường Phú Hội, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. I.2.2 Phạm vi thời gian Số liệu về nguồn lực chủ yếu của Chi nhánh công ty cổ phần Bốn Phương trong 3 năm, từ năm 2014 – 2016 và tình hình công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tháng 12 năm 2016. I.3 Mục đích nghiên cứu I.3.1 Hệ thống Tổng hợp một số lý luận, lý thuyết liên quan đến kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại, dịch vụ. I.3.2 Thực trạng Tìm hiểu thực trạng tổ chức công tác kế toán, đặc biệt là kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Chi nhánh công ty cổ phần Bốn Phương. I.3.3 Giải pháp Trên cơ sở những kiến thức đã học cùng với quá trình thực tập, thực tế tại cơ sở thực tập, đưa ra những nhận xét, đánh giá cũng như đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán doanh thu và xác định KQKD của đơn vị. I.4 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Chi nhánh công ty cổ phần Bốn Phương. I.5 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: để làm cơ sở phân tích đánh giá, nền tảng đưa ra đề xuất có tính khoa học, có tính khả thi cho đề tài. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN 2
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân - Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu từ nguồn tài liệu của phòng kế toán tại công ty đặc biệt là các sổ sách, chứng từ có liên quan kế toán doanh thu trong tháng 12 năm 2016 để phục vụ cho việc tính toán, xác định doanh thu và kết quả kinh doanh của công ty. - Phương pháp quan sát, phỏng vấn: tiến hành trao đổi trực tiếp với các nhân viên phòng kế toán, phòng hành chính, nhằm tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các quy định, thủ tục mà công ty áp dụng; đặc biệt là quá trình hạch toán kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty. - Phương pháp so sánh: nghiên cứu các số liệu thu thập được, dựa vào đó để so sánh tình hình phát triển của công ty qua các năm I.6 Kết cấu đề tài Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp dịch vụ Chương 2: Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ty cổ phần Bốn Phương Chương 3: Một số giải pháp nhằm cải thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Chi nhánh công ty cổ phần Bốn Phương PHẦN III: Kết luận Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN 3
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 1.1 Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu và xác định KQKD 1.1.1 Những khái niệm cơ bản về kế toán doanh thu và xác định KQKD 1.1.1.1 Khái niệm về doanh thu Theo chuẩn mực kế toán số 14 – “Doanh thu và thu nhập khác” (ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính): Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được sau khi trừ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền đã thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm các khoản phụ thu và phí thu thêm bên ngoài giá bán (nếu có). Doanh thu thuần là số chênh lệch giữa tổng doanh thu với các khoản giảm trừ doanh thu. 1.1.1.2 Khái niệm về kết quả kinh doanh Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định và được xác định bằng cách so sánh giữa một bên là tổng doanh thu và thu nhập với một bên là tổng các chi phí của các hoạt động kinh tế đã thực hiện. Nếu doanh thu và thu nhập từ các hoạt động lớn hơn chi phí thì doanh nghiệp có lãi, ngược lại nếu doanh thu và thu nhập bé hơn chi phí thì doanh nghiệp bị lỗ. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN 4
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ được phản ánh qua chỉ tiêu lợi nhuận, bao gồm: lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận khác. 1.1.2 Nhiệm vụ và ý nghĩa của kế toán doanh thu và xác định KQKD 1.1.2.1 Nhiệm vụ của kế toán doanh thu và xác định KQKD a. Kế toán doanh thu - Tính toán và ghi chép đầy đủ, chính xác, kịp thời khối lượng sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ tiêu thụ. - Mở sổ chi tiết để theo dõi từng khoản doanh thu theo yêu cầu của đơn vị. - Cung cấp thông tin về doanh thu một cách chính xác, trung thực để lập báo cáo tài chính và đánh giá đúng về tình hình thu nhập trong kỳ. b. Nhiệm vụ của kế toán xác định kết quả kinh doanh - Xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh trong từng thời kỳ. - Hạch toán chính xác, kịp thời kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Cung cấp thông tin về kết quả kinh doanh cho nhà quản lý để từ đó đưa ra các chiến sách đúng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.1.2.2 Ý nghĩa công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh a. Đối với nhà nước - Cơ quan Thuế xác định chính xác các khoản thuế phải thu, đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước. - Riêng đối với các doanh nghiệp có vốn của Nhà nước, việc xác định doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh còn đảm bảo nguồn vốn của Nhà nước không bị thất thoát. b. Đối với doanh nghiệp - Xác định kết quả của từng loại hoạt động trong doanh nghiệp. - Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN 5
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân - Căn cứ để thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước, thực hiện việc phân phối cũng như tái đầu tư sản xuất kinh doanh. - Kết hợp các thông tin thu thập được với các thông tin khác để đề ra chiến lược và giải pháp sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất trong các kỳ tiếp theo. c. Đối với nhà đầu tư Thông qua các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trên báo cáo tài chính, các nhà đầu tư sẽ phân tích, đánh giá tình hình hoạt đông của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn. d. Đối với các tổ chức tài chính trung gian Các số liệu về doanh thu, chi phí và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là căn cứ để các tổ chức tài chính đưa ra quyết định có hay không nên cho doanh nghiệp vay vốn đầu tư. 1.2 Nội dung kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 1.2.1 Kế toán doanh thu, thu nhập và các khoản giảm trừ doanh thu 1.2.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ a. Điều kiện ghi nhận doanh thu Theo chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam - Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi thoản mãn đồng thời tất cả năm (5) điều kiện sau: (a) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua; (b) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá; (c) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; (d) Doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng; (e) Xác định được chi phí liên quan từ giao dịch bán hàng. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN 6
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân - Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán của kỳ đó. Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thoả mãn tất cả bốn (4) điều kiện sau: (a) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; (b) Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó; (c) Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập BCĐKT; (d) Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó. b. Tài khoản sử dụng Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tài khoản 5111 – Doanh thu bán hàng hoá Tài khoản 5112 – Doanh thu bán các thành phẩm Tài khoản 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ Tài khoản 5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giá Tài khoản 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư Tài khoản 5118 – Doanh thu khác. c. Chứng từ sử dụng - Hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn bán hàng. Bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ. - Bảng kê hàng gửi bán đã tiêu thụ. - Các chứng từ thanh toán: phiếu thu, giấy báo có d. Nội dung và phương pháp hạch toán Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN 7
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân ➢ Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ TK 911 TK 511 TK 111,112,131, 113 TK 521 (6) (1a) (3) TK 333 (2a) (2c) TK 113 TK 112 TK 333 (1b) (2b ) (4) (5) Sơ đồ 1.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Giải thích: (1a) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không chịu thuế. (1b) Ngân hàng báo Có các khoản tiền đang chuyển đã vào tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp. (2a) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chịu thuế và các khoản phải nộp nhà nước (thuế GTGT đầu ra, thuế xuất khẩu, thuế TTĐB, thuế BVMT) (2b) Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (Thuế GTGT đầu ra, Thuế xuất khẩu, Thuế TTĐB, Thuế BVMT) (2c) Định kỳ, xác định số thuế GTGT phải nộp khi ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp. (3) Doanh thu hàng bán bị trả lại, bị giảm giá, CKTM (4) Điều chỉnh giảm Thuế GTGT, thuế xuất khẩu, thuế TTĐB, thuế BVMT hàng bán bị trả lại, bị giảm giá và CKTM (5) Kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại, bị giảm giá và CKTM (6) Kết chuyển doanh thu thuần. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN 8
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân ➢ Kế toán doanh thu hàng đổi hàng không tương tự TK 511 TK 131 TK 152, 153, 156, 211 (1a) (2a) TK 33311 TK 133 (1b) (2b) TK 111, 112 TK 111, 112 (3b) (3a) Sơ đồ 1.2 Kế toán doanh thu hàng đổi hàng không tương tự Giải thích: (1a) Doanh thu hàng xuất đi trao đổi. (1b) Thuế GTGT hàng xuất đi trao đổi (nếu có) (2a) Giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhận khi trao đổi (2b) Thuế GTGT vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhận đổi về (nếu có) (3a) Số tiền chênh lệch đã được thanh toán thêm (3b) Số tiền chênh lệch trả thêm Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN 9
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân ➢ Doanh thu phát sinh từ chương trình dành cho khách hàng truyền thống TK 511 TK 111, 112, 131 (1a) TK 333 (1b) TK 911 TK 3387 (2) (6) (1c) (3) (4a) TK 521 TK 111, 112 (4b) (5) Sơ đồ 1.3 Doanh thu phát sinh từ chương trình dành cho khách hàng truyền thống Giải thích: (1a) Ghi nhận doanh thu trên cơ sở tổng số tiền thu được trừ đi phần doanh thu chưa thực hiện là giá trị hợp lý của HH, DV hoặc số chiết khấu, giảm giá cho khách hàng. (1b) Các khoản thuế phải nộp nếu có. (1c) Doanh thu chưa thực hiện (2) Khi hết thời hạn quy định của chương trình, nếu khách hàng không đáp ứng được các điều kiện để hưởng ưu đãi. (3) Khi khách hàng đáp ứng đủ các điều kiện hưởng ưu đãi, trường hợp người bán trực tiếp cung cấp HH, DV. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN 10
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân (4a) Khi khách hàng đáp ứng đủ các điều kiện hưởng ưu đãi, trường hợp DN đóng vai trò là đại lý của bên thứ ba (người cung cấp HH, DV hoặc chiết khấu giảm giá cho khách hàng). (4b) Số tiền thanh toán cho bên thứ ba. (5) Kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, CKTM. (6) Kết chuyển doanh thu thuần. ➢ Doanh thu từ bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp TK 511 TK 131 (1) TK 333 (2) TK 515 TK 3387 (4) (3) Sơ đồ 1.4 Bán hàng theo phương thức trả chậm trả góp Giải thích: Khi bán hàng trả chậm, trả góp, kế toán phán ánh doanh thu bán hàng theo giá bán trả tiền ngay chưa có thuế, ghi nhận 3 bút toán (1), (2) và (3): (1) Doanh thu bán hàng và CCDV (giá bán trả tiền ngay chưa có thuế) (2) Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331, 3332) (nếu có) (3) Doanh thu chưa thực hiện (chênh lệch giữa tổng số tiền theo giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay) (4) Định kỳ, ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp trong kỳ. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN 11
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân ➢ Doanh thu từ bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng ở đơn vị giao hàng đại lý TK 155, 156 TK 157 TK 632 (1a) (1b) TK 511 TK 111, 112, 131 TK 641 (2a) (3a) TK 33311 TK 133 (2b) (3b) Sơ đồ 1.5 Bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng ở đơn vị giao hàng đại lý Giải thích: (1a) Xuất hàng giao cho đơn vị nhận bán hàng đại lý (1b) Kết chuyển giá vốn của hàng đại lý đã bán được (2a) Doanh thu bán hàng đại lý (2b) Thuế GTGT đầu ra (nếu có) (3a) Phí hoa hồng bán hàng đại lý phải trả (3b) Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) ➢ Doanh thu từ bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng ở đơn vị nhận bán hàng đại lý TK 511 TK 331 TK 111, 112, 131 (2) (1) TK 3331 (3) Sơ đồ 1.6 Bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng ở đơn vị nhận bán Trường Đạihàng học đại lý Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN 12
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân Giải thích: (1) Khi hàng hoá nhận bán đại lý đã bán được, căn cứ vào hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh số tiền bán hàng đại lý phải trả cho bên giao hàng (tổng giá thanh toán). (2) Định kỳ, xác định doanh thu hoa hồng bán hàng đại lý được hưởng, đồng thời ghi nhận thuế GTGT phải nộp (nếu có) (3) Trả tiền bán hàng đại lý cho bên giao hàng. ➢ Doanh thu trừ trợ cấp, trợ giá TK 911 TK 5114 TK 3339 TK 111, 112 (3) (1) (2) Sơ đồ 1.7 Doanh thu từ trợ cấp, trợ giá Giải thích: (1) Khi nhận được thông báo của Nhà nước về trợ cấp, trợ giá (2) Khi nhận được tiền của Ngân sách nhà nước thanh toán (3) Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu thuần. ➢ Kế toán doanh thu hợp đồng xây dựng thanh toán theo tiến độ kế hoạch TK 511 TK 337 TK 131 TK 111, 112 (2a) (1) (3) TK 3331 (2b) Sơ đồ 1.8 Kế toán doanh thu theo hợp đồng xây dựng theo tiến độ kế hoạch Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN 13
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân Giải thích: (1) Căn cứ vào chứng từ phản ánh doanh thu tương ứng với phần công việc hoàn thành do nhà thầu xác định tại thời điểm lập BCTC, ghi nhận DTBH & CCDV. (2a), (2b) Căn cứ vào hoá đơn được lập theo tiến độ kế hoạch để phản ánh số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch đã ghi trong hợp đồng, ghi nhận các khoản phải thu khách hàng và thuế GTGT phải nộp. (3) Khi nhận được tiền do khách hàng trả hoặc nhận tiền khách hàng ứng trước. ➢ Kế toán doanh thu HĐXD thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện TK 511 TK 111, 112, 131 (1) (2) (3) TK 33311 (4) Sơ đồ 1.9 Kế toán doanh thu HĐXD thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện Giải thích: (1) Doanh thu (hoá đơn) trên phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận. (2) Khoản tiền thưởng thu được từ khách hàng phụ thêm (3) Khoản bồi thường (từ khách hàng hoặc bên khác) để bù đắp các chi phí không có trong hợp đồng. (4) Thuế GTGT phải nộp (nếu có). Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN 14
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân ➢ Kế toán xuất kho hàng hoá để biếu tặng (được trang trải bằng Quỹ khen thưởng phúc lợi) TK 155, 156 TK 632 (1) TK 511 TK 353 (2a) TK 33311 (2b) Sơ đồ 1.10 Kế toán xuất kho hàng hoá để biếu tặng Giải thích: (1) Giá vốn của hàng hoá xuất, biếu, tặng (2a) Doanh thu sản phẩm, hàng hoá xuất, biếu, tặng (2b) Thuế GTGT hàng xuất, biếu, tặng. 1.2.1.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu a. Khái niệm: Theo CMKT số 14 – Doanh thu và thu nhập khác, ➢ Chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn ➢ Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hoá kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu. ➢ Hàng bán bị trả lại: là giá trị khối lượng hàng bán xác định là đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán. b. Tài khoản sử dụng TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu. Tài khoản 521 có 3 tài khoản cấp 2: TK 5211 – Chiết khấu thương mại. Tài khoản này dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại cho người mua do khách hàng mua hàng với khối lượng lớn nhưng chưa được phản ánh trên hoá đơn khi bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trong kỳ. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN 15
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân TK 5212 – Hàng bán bị trả lại. Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của sản phẩm, hàng hoá dịch vụ bị người mua trả lại trong kỳ. TK 5213 – Giảm giá hàng bán. Tài khoản này dùng để phản ánh khoản giảm giá hàng bán cho người mua do sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cung cấp kém quy cách nhưng chưa được phản ánh trên hoá đơn khi bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trong kỳ. c. Chứng từ sử dụng: - Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng. - Phiếu giao hàng. - Biên bản giảm giá hàng bán. - Đối với hàng hoá bị trả lại phải có văn bản đề nghị của người mua ghi rõ lý do trả lại hàng, số lượng hàng bị trả lại và đính kèm hoá đơn. d. Nội dung và phương pháp hạch toán TK 111, 112, 131 TK 521 TK 511 (1a) (2) TK 333 (1b) Kế toán nhận lại sản phẩm hàng hoá TK 632 TK 154, 155, 156 TK 632 (3b) (3a) TK 611,631 (4b) (4a) Hạch toán chi phí liên quan đến hàng bán bị trả lại TK 111, 112, 141, 334 TK 641 TK 911 (5a) (5b) Sơ đồ 1.11 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN 16
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân Giải thích: (1a) Khi phát sinh các khoản CKTM, GGHB và hàng bán bị trả lại. (1b) Giảm các thuế phải nộp (nếu có) (2) Kết chuyển CKTM, GGHB và hàng bán bị trả lại. (3a) Giá trị thành phẩm, hàng hoá đưa đi tiêu thụ. (3b) Khi nhận lại sản phẩm, hàng hoá (theo phương pháp KKTX). (4a) Giá trị thành phẩm, hàng hoá được xác định là đã tiêu thụ trong kỳ. (4b) Khi nhận lại sản phẩm, hàng hoá (phương pháp KKĐK). (5a) Khi phát sinh chi phí liên quan đến hàng bán bị trả lại (5b) Kết chuyển chi phí bán hàng. 1.2.1.3 Kế toán doanh thu chưa thực hiện Theo thông tư 200/2014/TT-BTC, chương 2 điều 57, tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác: a. Khái niệm: Doanh thu chưa thực hiện gồm những khoản sau: - Số tiền nhận trước nhiều năm về cho thuê tài sản (thuê hoạt động); - Khoản chênh lệch giữa bán hàng trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả ngay; - Khoản lãi nhận trước khi cho vay vốn hoặc mua các công cụ nợ (trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu ); - Khoản doanh thu tương ứng với giá trị hàng hoá, dịch vụ hoặc số phải chiết khấu giảm giá cho khách hàng trong chương trình khách hàng truyền thống. b. Tài khoản sử dụng: Tài khoản 3387 – Doanh thu chưa thực hiện. c. Nội dung và phương pháp hạch toán - Sơ đồ phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN 17
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân TK 511 TK 111, 112, 131 (1a) TK 515 TK 3387 (2) (1b) TK 333 (1d) (1c) TK 131 TK 111, 112 (3) Sơ đồ 1.12 Bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp Giải thích: (1a) DTBH & CCDV (Theo giá bán trả ngay chưa có thuế GTGT đối với hàng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ; Theo giá bán trả ngay có thuế GTGT đối với hàng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không chịu thuế GTGT) (1b) Doanh thu chưa thực hiện (Phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả ngay chưa có thuế GTGT đối với hàng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ; Phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả ngay có thuế GTGT đối với hàng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không chịu thuế GTGT) (1c) Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (Đối với hàng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) (1d) Cuối kỳ, xác định số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (Đối với hàng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp) (2) Hàng kỳ, tính, xác định và kết chuyển doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp trong kỳ. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN 18
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân (3) Khi thực thu tiền bán hàng trả chậm, trả góp trong đó gồm cả phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp và giá bán trả ngay. ➢ Hạch toán doanh thu chưa thực hiện về cho thuê TSCĐ, BĐS đầu tư theo phương thức cho thuê hoạt động: Doanh thu kỳ kế toán được xác định bằng tổng số tiền cho thuê TSCĐ, BĐS đầu tư đã thu được chia cho số kỳ thu tiền trước cho thuê TSCĐ, BĐS đầu tư (trừ trường hợp được ghi nhận doanh thu một lần đối với toàn bộ số tiền nhận trước). TK 511 TK 3387 TK 111, 112 (2) (1) TK 111, 112 TK 3331 (3) Sơ đồ 1.13 Hạch toán doanh thu chưa thực hiện về cho thuê TSCĐ, BĐS đầu tư theo phương thức cho thuê hoạt động Giải thích: (1) Khi nhận tiền của khách hàng trả trước về cho thuê TSCĐ, BĐS đầu tư trong nhiều năm, kế toán phản ánh doanh thu chưa thực hiện theo giá chưa có thuế GTGT, ghi nhận tổng số tiền nhận trước, doanh thu chưa thực hiện (theo giá chưa có thuế GTGT) và Thuế GTGT phải nộp. (2) Khi tính và ghi nhận doanh thu của từng kỳ kế toán. (3) Trường hợp hợp đồng cho thuê tài sản không được thực hiện phải trả lại cho khách hàng, ghi ngược lại với bút toán số (1). Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN 19
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân ➢ Trường hợp bán và thuê lại TSCĐ là thuê tài chính có giá bán lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại TK 623, 627, 641, 642 TK 711 TK 111, 112 (1a) TK 3387 (3) (1b) TK 3331 (1c) TK 211 TK 811 (2a) TK 214 (2b) Sơ đồ 1.14 Bán và thuê lại TSCĐ là thuê tài chính có giá bán lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại Giải thích: Khi hoàn tất thủ tục bán tài sản, căn cứ vào hoá đơn và các chứng từ liên quan, ghi nhận tổng giá thanh toán và (1a) Thu nhập khác (giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại) (1b) Doanh thu chưa thực hiện (chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ) (1c) Thuế GTGT phải nộp Đồng thời ghi giảm TSCĐ: (2a) Chi phí khác (giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại) (2b) Giá trị hao mòn (nếu có) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN 20
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân (3) Định kỳ, kết chuyển chênh lệch lớn hơn (lãi) giữa giá bán và giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại ghi giảm chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ phù hợp với thời gian thuê tài sản. 1.2.1.4 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính a. Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm: - Tiền lãi: Lãi cho vay; lãi tiền gửi; lãi bán hàng trả chậm, trả góp; lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hóa, dịch vụ; Lãi cho thuê tài chính; - Thu nhập từ cho thuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản (Bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại, bản quyền tác giả, phần mềm vi tính ); - Cổ tức, lợi nhuận được chia; - Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn; - Thu nhập chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng; - Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác; - Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ; khoản lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ; - Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn; - b. Tài khoản sử dụng và chứng từ sử dụng - Tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính. - Chứng từ: Phiếu thu, giấy báo có, bảng kê tiền lãi c. Nội dung và phương pháp hạch toán - Sơ đồ hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN 21
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân TK 911 TK 515 TK 138 (1) (2a) TK 121, 221 222, 228 (2b) TK 121, 228, 635 (13) (3) TK 331 (4) TK 1112, 1122 TK 1111, 1121 (5a) (5b) TK 128, 228 221, 222 (6a) (6b) TK 331, 341 TK 1112, 1122 (7a) (7b) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN 22
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân TK 515 TK 152, 156, 211 TK 111, 112 (8a) 627, 642 (8b) TK 3387 (9) TK 1113, 1123 (10) TK 413 (11) TK 1112, 1122 (12) TK 131, 136, 138 Sơ đồ 1.15 Kế toán các khoản doanh thu hoạt động tài chính Giải thích: (1) Nhận thông báo về quyền cổ tức, lợi nhuận (2a) Cổ tức, lợi nhuận được chia (2b) Phần cổ tức, lợi nhuận được chia dồn tích ghi giảm (3) Hoán đổi cổ phiếu (4) ChiếtTrường khấu thanh toán muaĐại hàng đưhọcợc hưở ngKinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN 23
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân (5a) Bán ngoại tệ (theo tỷ giá ghi sổ) (5b) Lãi bán ngoại tệ (6a) Nhượng bán, thu hồi các khoản đầu tư tài chính (6b) Lãi bán khoản đầu tư (7a) Thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ (7b) Lãi tỷ giá (8a) Mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ bằng ngoại tệ (8b) Lãi tỷ giá (9) Phân bổ dần lãi do bán hàng trả chậm, lãi trả trước (10) Đánh giá lại vàng tiền tệ (11) Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (12) Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (13) Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính 1.2.1.5 Kế toán thu nhập khác a. Khái niệm Theo chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác, “Thu nhập khác là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu”. Thu nhập khác bao gồm các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên, ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, gồm: - Thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ; - Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng; - Thu tiền bảo hiểm được bồi thường; - Thu được các khoản nợ phải thu đã xoá sổ tính vào chi phí kỳ trước; - Khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập; - Thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại; - Các khoản thu khác. b. Tài khoTrườngản sử dụng và ch ứĐạing từ sử họcdụng Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN 24
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân - Tài khoản 711 – Thu nhập khác. - Chứng từ sử dụng: + Phiếu thu, giấy báo có; + Giấy đề nghị thanh lý, nhượng bán TSCĐ; + Biên bản thanh lý TSCĐ, CCDC; + Các chứng từ khác có liên quan c. Nội dung và phương pháp hạch toán - Sơ đồ hạch toán Sơ đồ 1.16 Phương pháp kế toán thu nhập khác Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN 25
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân 1.2.2 Kế toán chi phí 1.2.2.1 Kế toán giá vốn hàng bán a. Khái niệm: Giá vốn hàng bán là thực tế xuất kho của hàng hóa hoặc là giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành và đã được xác định là tiêu thụ và các khoản khác được tính vào giá vốn hàng bán để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ b. Tài khoản sử dụng và chứng từ sử dụng - Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán. - Chứng từ sử dụng: + Phiếu nhập kho; + Phiếu xuất kho; + Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng; + Bảng kê chi tiết nhập xuất tồn; + Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ; + Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý c. Nội dung và phương pháp hạch toán - Sơ đồ hạch toán ➢ Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thường xuyên Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN 26
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân TK 154, 155 TK 632 TK 911 (1) TK 156, 157 (11) (2a) TK 138, 152, 153, 155, 156 (3) TK 627 TK 155, 156 (4) (2b) TK 154 (5a) (5b) TK 217 (6a) TK 2147 (6b) TK 241 (7) TK 111, 112, 331, 334 (8a) TK 242 TK 2294 (8b) (10b) TK 335 (9) (10a) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN 27
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân Sơ đồ 1.17 Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp KKTX Giải thích: (1) Trị giá vốn của sản phẩm, dịch vụ xuất bán (2a) Trị giá vốn của hàng hoá xuất bán (2b) Hàng bán bị trả lại nhập kho (3) Phần hao hụt, mất mát hàng tồn kho được tính vào giá vốn hàng bán (4) Chi phí SXC cố định không được phân bổ ghi vào GVHB trong kỳ (5a) Giá thành thực tế của sản phẩm chuyển thành TSCĐ sử dụng cho SXKK (5b) Chi phí vượt quá mức bình thường của TSCĐ tự chế và chi phí không hợp lý tính vào giá vốn hàng bán (6a) Bán BĐS đầu tư (6b) Trích khấu hao BĐS đầu tư (7) Chi phí tự xây dựng TSCĐ vượt quá mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ (8a) Chi phí phát sinh liên quan đến BĐS đầu tư không được ghi tăng giá trị BĐS đầu tư (8b) Chi phí phát sinh liên quan đến BĐS đầu tư không được ghi tăng giá trị BĐS đầu tư nếu chưa phân bổ (9) Trích trước chi phí để tạm tính giá vốn BĐS đầu tư đã bán trong kỳ (10a) Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (10b) Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (11) Kết chuyển giá vốn hàng bán và các chi phí khi xác định KQKD ➢ Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kiểm kê định kỳ Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN 28
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân TK 2294 Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Sơ đồ 1.18 Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp KKĐK 1.2.2.2 Kế toán chi phí tài chính a. Khái niệm Theo thông tư 200/2014/TT-BTC, chương 2, điều 90 về tài khoản 635 – Chi phí tài chính, “Chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán; Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái ” b. Tài khoản sử dụng và chứng từ sử dụng - Tài khoản 635 – Chi phí tài chính - Chứng từ sử dụng: + Phiếu chi, giấy báo nợ + Bảng tính khấu hao TSCĐ cho thuê + Phiếu tínhTrường lãi đi vay Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN 29
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân c. Nội dung và phương pháp hạch toán - Sơ đồ kế toán chi phí tài chính Sơ đồ 1.19 Kế toán chi phí tài chính 1.2.2.3 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp a. Khái niệm - Chi phí bán hàng là những chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá (trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển - Chi phí quản lý doanh nghiệp chung của doanh nghiệp bao gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, ); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ ); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng ) b. Tài khoTrườngản sử dụng và ch ứĐạing từ sử họcdụng Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN 30
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân - Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng. - Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp. - Chứng từ sử dụng: + Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng. + Phiếu chi, giấy báo Nợ. + Bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ các khoản trích theo lương. + Bảng tính và phân bổ khấu hao, bảng kê thanh toán tạm ứng. + Các chứng từ khác có liên quan. c. Nội dung và phương pháp hạch toán - Sơ đồ hạch toán: Sơ đồ 1.20 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN 31
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân 1.2.2.4 Kế toán chi phí khác a. Khái niệm Theo thông tư 200/2014/TT-BTC, chương 2 điều 94 tài khoản 811 – Chi phí khác: Chi phí khác là những chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp. Chi phí khác của doanh nghiệp có thể gồm: - Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ (gồm cả chi phí đấu thầu hoạt động thanh lý). Số tiền thu từ bán hồ sơ thầu hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ được ghi giảm chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ; - Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ BCC nhỏ hơn chi phí đầu tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát; - Giá trị còn lại của TSCĐ bị phá dỡ; - Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có); - Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác; - Tiền phạt phải trả do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt hành chính; - Các khoản chi phí khác. b. Tài khoản sử dụng và chứng từ sử dụng - Tài khoản 811 – Chi phí khác. - Chứng từ sử dụng: + Phiếu chi, giấy báo Nợ + Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng + Hợp đồng kinh tế + Quyết định của cơ quan Thuế c. Nội dung và phương pháp hạch toán - Sơ đồ hạch toán: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN 32
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân Sơ đồ 1.21 Kế toán chi phí khác 1.2.2.5 Kế toán chi phí thuế TNDN a. Khái niệm Theo chuẩn mực kế toán số 17 – Thuế TNDN: - Chi phí thuế TNDN (hoặc thu nhập thuế TNDN): là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại (hoặc thu nhập thuế thu nhập hiện hành và thu nhập thuế thu nhập hoãn lại) khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ. - Chi phí thuế TNDN hiện hành là số thuế TNDN phải nộp (hoặc thu hồi được) tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế TNDN hiện hành. - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: là thuế TNDN sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN trong năm hiện hành. - Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: là thuế TNDN sẽ được hoàn lại trong tương lai tính trên các khoản: + Chênh lệch tạm thời được khấu trừ; + Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng; và Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN 33
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân + Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng Theo thông tư 200/2014/TT-BTC, chương 2, điều 95. Tài khoản 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: - Chi phí thuế TNDN hoãn lại là số thuế TNDN sẽ phải nộp trong tương lai phát sinh từ việc: + Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm; + Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước. - Thu nhập thuế TNDN hoãn lại là khoản ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh từ việc: + Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm; + Hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã được ghi nhận từ các năm trước. b. Tài khoản sử dụng và chứng từ sử dụng - Tài khoản 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Tài khoản 821 có 2 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành - Tài khoản 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại - Tài khoản 243 – Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại - Tài khoản 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả. - Chứng từ sử dụng: + Tờ khai tạm tính thuế TNDN (Theo quý) + Tờ khai quyết toán thuế TNDN (năm) c. Nội dung và phương pháp hạch toán (sơ đồ minh hoạ) - Sơ đồ hạch toán: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN 34
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân TK 3334 TK 821 TK 911 Số thuế TNDN Kết chuyển chi phí thuế phải nộp trong kỳ TNDN hiện hành Số chênh lệch giữa số thuế TNDN tạm nộp lớn hơn số phải nộp Sơ đồ 1.22 Kế toán thuế TNDN hiện hành TK 821 (8212) TK 243 Số chênh lệch giữa số tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh lớn hơn số được hoàn nhập trong năm Số chênh lệch giữa số tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh nhỏ hơn số được hoàn nhập trong năm Sơ đồ 1.23 Kế toán tài sản thuế thu nhập hoãn lại (trường hợp tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) TK 347 TK 821 (8212) Số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh lớn hơn số được hoàn nhập trong năm Số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh nhỏ hơn số được hoàn nhập trong năm Sơ đồ 1.24 Kế toán thuế thu nhập hoãn lại phải trả (trường hợp Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN 35
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân 1.2.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh a. Khái niệm - Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác. - Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, như: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. - Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính. - Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. b. Tài khoản sử dụng và chứng từ sử dụng - Tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh. - Chứng từ sử dụng: + Chứng từ gốc phản ánh các khoản doanh thu, chi phí như: hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng thông thường, phiếu thu, phiếu chi, giấy báo Nợ, giấy báo Có. + Bảng tính kết quả kinh doanh, kết quả hoạt động khác. c. Nội dung và phương pháp hạch toán Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN 36
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân - Sơ đồ hạch toán: Sơ đồ 1.26 Kế toán xác định kết quả kinh doanh CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN BỐN PHƯƠNG 2.1 Giới thiệu khái quát về Chi nhánh CTCP Bốn Phương 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh CTCP Bốn Phương 2.1.1.1 Một số nội dung khái quát về Chi nhánh CTCP Bốn Phương - Chi nhánh công ty cổ phần Bốn Phương (Khách sạn Moonlight Huế), được cấp giấy phép đăng kí kinh doanh số 3200134983-002 tại Tỉnh Thừa Thiên Huế. - Nơi đăng kí quản lý: Cục thuế Tỉnh Thừa Thiên Huế. - Thời gian đi vào hoạt động chính thức: Tháng 10 năm 2013. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN 37
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân - Giám đốc: Nguyễn Thị Phương. - Loại hình doanh nghiệp: Thương mại dịch vụ. - Ngành nghề kinh doanh: Dịch vụ lưu trú ngắn ngày. - Mã số thuế: 3200134983-002. - Các loại thuế phải nộp: Thuế môn bài, Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế thu nhập cá nhân. - Số lượng nhân viên: 93 người. - Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Bảng cân đối tài khoản, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bản thuyết minh báo cáo tài chính, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cùng các tờ khai quyết toán thuế. 2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển - Thừa Thiên Huế, một tỉnh nằm ở dải đất miền trung hình chữ S Việt Nam, nơi đây từng là kinh đô của Triều đại Nhà Nguyễn, được biết đến với nhiều danh lam thắng cảnh, địa điểm du lịch nổi tiếng. Hàng năm, có hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến với Huế. Nhận thấy nơi đây là một thị trường tiềm năng về ngành kinh doanh khách sạn đẳng cấp bốn sao, năm 2012 chủ đầu tư khách sạn là Ông Trần Văn Tư tiến hành mua đất và xây dựng hệ thống công trình, hạng mục khách sạn với tổng vốn đầu tư ban đầu khoảng 120 tỷ đồng bao gồm vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay ngân hàng. - Khách sạn Moonlight Huế có hệ thống kiến trúc bao bồm 15 tầng với 90 phòng lưu trú đẳng cấp 4 sao. Ngoài ra, nằm trong hệ thống khuôn viên khách sạn còn có Phòng hội nghị, Nhà hàng, bể bơi, trung tâm massage, phòng tập Gym, quầy Bar, khu vực lễ tân và các phòng ban chức năng khác. - Toạ lạc tại số 20, đường Phạm Ngũ Lão, Tp.Huế cách cảng hàng không quốc tế Phú Bài khoảng 20 phút lái xe, ga Huế khoảng 15 phút và cách không xa các khu vực di tích, địa điểm tham quan du lịch trong quần thể di tích cố đô Huế, các trung tâm mua sắm thương mại, khu vui chơi giải trí, cùng với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản, năng động, trẻ trung, nhiệt tình, chu đáo, nơi đây là một địa điểm dừng chân lưu trú Trườngthích hợp cho du kháchĐại trong học và ngoài Kinh nước khi đến tế Huế Huế du lịch. SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN 38
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân - Doanh thu của chi nhánh công ty cổ phần Bốn Phương năm 2014 hơn 19 tỷ đồng, năm 2015 gần 22 tỷ đồng. Và đến năm 2016, doanh thu của công ty là hơn 23,7 tỷ đồng. Số liệu trên cho thấy, doanh thu của đơn vị hằng năm đang trên đà tăng trưởng. 2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh CTCP Bốn Phương 2.1.2.1 Sơ bộ máy tổ chức quản lý của công ty Giải thích sơ đồ: Quan hệ chức năng Quan hệ trực tuyến Quan hệ nội bộ Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN 39
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân Bộ phận Nhân sự (Human Resources) Bộ phận Kế toán (Accountant) Bộ phận Sales (Sales) Bộ phận Lễ tân (Reception Department) HỘI TỔNG QUẢN ĐỒNG GIÁM LÝ Bộ phận Buồng phòng (Room Service) QUẢN ĐỐC (General TRỊ Manager) Bộ phận Nhà hàng (Restaurant) Bộ phận Bếp (Kitchen) Bộ phận Massage (Massage) Bộ phận Bảo trì (Maintenance Department) Bộ phận An ninh. (Security Director) TrườngSơ đồ 2.1 Sơ đồ tĐạiổ chức qu họcản lý của KinhKhách sạn Moonlight tế Huế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN 40
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân 2.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận, phòng ban - Giám đốc: Ở khách sạn Moonlight Huế, Giám đốc là người đại diện vốn, chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý Nhà nước nhưng không trực tiếp điều hành công ty. - Tổng quản lý: Chịu trách nhiệm tổ chức và điều hành khách sạn trong khuôn khổ nguồn vốn theo yêu cầu của Giám đốc và Hội đồng quản trị. Tổng quản lý khách sạn chịu sự lãnh đạo của công ty, thực hiện một số nhiệm vụ khác như quan hệ khách hàng tiềm năng, quan hệ với chính quyền địa phương, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình theo sự phân công lao động. - Bộ phận Kế Toán: + Ghi chép, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong một kì cụ thể. + Phản ánh các khoản chi phí, doanh thu và tính toán riêng cho từng loại dịch vụ nhằm xác định kết quả kinh doanh của từng bộ phận và toàn khách sạn. + Kiểm tra, giám sát hiệu quả sử dụng vốn, tính đúng, đủ, kịp thời các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước. Lập các báo cáo tài chính theo từng quý, năm. Lập, giải trình các báo cáo quản trị theo tháng, năm đồng thời phân tích tình hình vốn lưu động, dòng tiền để báo cáo lên Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị. - Bộ phận nhân sự: + Thực hiện nhiệm vụ về công tác tổ chức cán bộ, ban hành các thể chế quản lý; điều hành quy chế làm việc, kỷ luật.Bộ phận nhân sự chịu trách nhiệm quản lý lực lượng lao động trong khách sạn, tuyển dụng lao động khi các bộ phận trong khách sạn có nhu cầu bổ sung thêm nguồn nhân lực. + Quản trị hệ thống website, hệ thống server, quản lý hệ thống máy tính của văn phòng, khắc phục các sự cố về phần cứng, phần mềm, mạng máy tính. Tạo lập phần mềm và quản lý dữ liệu; tổ chức việc phân quyền truy cập sử dụng, sao lưu, đảm bảo an toàn và bảo mật số liệu, dữ liệu trên hệ thống. Đề xuất mua mới, nâng cấp các thiết bị máy tính phục vụ công tác tại các phòng ban. - Bộ phận Sales: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN 41
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân + Thực hiện phụ trách mảng công tác của phòng kinh doanh, tiếp thị, nghiên cứu thị trường và các đối thủ cạnh tranh; làm công tác thống kê, phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh. + Liên hệ với các đối tác lữ hành. Nhận các Email đặt phòng của khách hàng, nhập liệu vào hệ thống đồng thời phản hồi các email phán ánh và những comment của khách hàng trên các hệ thống website. - Bộ phận lễ tân: Có chức năng như chiếc cầu nối giữa khách với các dịch vụ trong khách sạn, có nhiệm vụ tổ chức đón tiếp, làm thủ tục đăng ký phòng và trả phòng cho khách; kết hợp với các bộ phận dịch vụ khác có liên quan để đáp ứng các yêu cầu của khách. - Bộ phận nhà hàng: Tổ chức phục vụ khách đến ăn uống trong nhà hàng, phòng tiệc, hội nghị và phục vụ bên ngoài cho khách khi có yêu cầu. Tổ chức sắp xếp bàn ghế và phối hợp với bộ phận bảo trì để chuẩn bị cho các hội trường hoặc phòng họp theo hợp đồng đã ký kết. - Bộ phận buồng phòng: Có trách nhiệm làm vệ sinh phòng khách, các khu vực hành lang, cầu thang và tiền sảnh của khách sạn. Theo dõi tình hình sử dụng các trang thiết bị trong phòng ngủ, khu vực trong khối phòng ngủ. Báo cáo tình hình phòng của khách sạn cho lễ tân hàng ngày. - Bộ phận bếp: Chịu trách nhiệm chế biến các món ăn theo thực đơn do khách yêu cầu hoặc theo thực đơn của nhà hàng đưa xuống, thực hiện các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. - Bộ phận Massage: Tổ chức phục vụ, chăm sóc và tư vấn khách hàng khi đến sử dụng các dịch vụ massage, spa. Tư vấn sản phẩm, duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác với khách hàng. - Bộ phận bảo trì: Theo dõi, bảo trì thường xuyên các trang thiết bị và sửa chữa các công cụ khi các bộ phận khác có yêu cầu. Đề xuất với ban giám đốc thay thế các trang thiết bị khi cần thiết. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN 42
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân - Bộ phận an ninh: Có nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự, tài sản trong khách sạn cũng như bảo vệ tính mạng, tài sản của khách. 2.1.3 Các nguồn lực hoạt động của chi nhánh CTCP Bốn Phương 2.1.3.1 Tình hình về lao động qua 3 năm 2014 – 2016 Đối với mỗi doanh nghiệp đang hoạt động, lao động và nguồn vốn là những nguồn lực quan trọng không thể thiếu. Cơ cấu lao động của công ty trong ba năm gần đây không có sự thay đổi nhiều, tình hình cơ cấu lao động thể hiện qua bảng: Bảng 2.1 Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2014 – 2016 Đơn vị tính: người Năm Năm Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015 CHỈ TIÊU SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng số lao động 90 100,00 88 100,00 93 100,00 -2 -2,22 5 5,68 I. Phân theo giới tính 1. Nữ 59 65,56 59 67,05 60 64,52 0 0,00 1 1,69 2. Nam 31 34,44 29 32,95 33 35,48 -2 -6,45 4 13,79 II. Phân theo trình độ 1. Đại học 27 30,00 25 28,41 28 30,11 -2 -7,41 3 12,00 2. Cao đẳng 24 26,67 20 22,73 23 24,73 -4 -16,67 3 15,00 3. Trung cấp 39 43,33 43 48,86 42 45,16 4 10,26 -1 -2,33 III. Phân theo tính chất lao động 1.Lao động gián tiếp 11 12,22 9 10,23 10 10,75 -2 -18,18 1 11,11 2.Lao động trực tiếp 79 87,78 79 89,77 83 89,25 0 0,00 4 5,06 (Nguồn: Phòng kế toán Chi nhánh CTCP Bốn Phương) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN 43
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân Qua bảng phân tích tình hình sử dụng lao động trong 3 năm 2014, 2015, 2016 cho thấy, tổng số lượng lao động tại công ty ít có sự biến động cao. Cụ thể: - Tổng số lao động năm 2015 là 88 người, giảm 2 người so với năm 2014 tức giảm 2,22%. Đến năm 2016, tổng số lao động tăng thêm 5 người, lên 93 lao động, tăng 5,68% so với năm 2015. Do nhận thấy số lượng khách du lịch đang tăng mạnh, công ty cần thêm nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu phục vụ khách sử dụng dịch vụ tại khách sạn. - Số lượng lao động nữ tại công ty luôn chiếm ở mức cao, gấp đôi số lượng lao động nam. Điều này phù hợp với lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty. Tổng số lượng lao động nữ trong 2 năm 2014 và 2015 không có sự biến đổi, duy trì ở mức 59 người, chiếm tỷ lệ 65,56% ở năm 2014 và 67,05% ở năm 2015. Đến năm 2016, số lượng lao động nữ tăng thêm 1 người so với năm 2015, tương ứng với tăng 1,69%. So với lao động nữ, tổng số lao động nam có tình hình biến động hơn, năm 2015 số lượng lao động nam là 29 người, giảm 2 người so với năm 2014 tương ứng với giảm 6,45%. Đến năm 2016, số lượng lao động nam tăng 4 người, tương ứng với tăng 13,79% so với năm 2015. - Năm 2015, số lao động có trình độ đại học giảm 2 người, lao động trình độ cao đẳng và trung cấp lần lượt giảm 4 người và tăng 4 người. Lao động gián tiếp giảm 2 người và lao động trực tiếp không có sự biến đổi so với năm 2014. Điều đó cho thấy, công ty đang cắt giảm lượng lao động gián tiếp, 2 lao động nam có trình độ cao đẳng và đại học nhằm tinh giảm bộ máy quản lý. Đến năm 2016, công ty có nhu cầu tuyển dụng thêm lao động, chủ yếu lao động có trình độ cao đẳng và đại học. Cụ thể, lao động có trình độ đại học và cao đẳng tăng 6 người, trong khi đó lao động có trình độ trung cấp giảm 1 người so với năm 2015. Tương ứng với tỷ lệ biến động lần lượt là tăng 12%, tăng 15% và giảm 2,33% so với năm 2015. Lao động trực tiếp và gián tiếp tăng 5 người so với năm 2014. Với đặc thù kinh doanh ngành dịch vụ lưu trú ngắn ngày nên số lao động trực tiếp luôn chiếm tỷ lệ rất cao trong công ty, gần 90% trong tổng số lao động. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN 44
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân 2.1.3.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn qua 3 năm 2014 – 2016 Bảng 2.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2014 – 2016 Đơn vị tính: Đồng. 2015/2014 2016/2015 CHỈ TIÊU 2014 2015 2016 +/- % +/- % TÀI SẢN A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 40.430.141.258 26.778.053.326 24.150.901.960 -13.652.087.932 -33,77 -2.627.151.366 -9,81 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 18.914.224.720 2.740.323.001 1.067.465.774 -16.173.901.719 -85,51 -1.672.857.227 -61,05 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 20.306.848.545 22.379.062.595 22.342.150.576 2.072.214.050 10,20 -36.912.019 -0,16 IV. Hàng tồn kho 17.942.996 16.205.071 1.498.275 -1.737.925 -9,69 -14.706.796 -90,75 V. Tài sản ngắn hạn khác 1.191.124.997 1.642.462.659 739.787.335 451.337.662 37,89 -902.675.324 -54,96 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 30.013.824.818 32.731.384.528 33.486.739.305 2.717.559.710 9,05 755.354.777 2,31 II. Tài sản cố định 30.013.824.818 32.731.384.528 33.486.739.305 2.717.559.710 9,05 755.354.777 2,31 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 70.443.966.076 59.509.437.854 57.637.641.265 -10.934.528.222 -15,52 -1.871.796.589 -3,15 NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ 23.737.209.517 19.504.916.894 16.610.661.256 -4.232.292.623 -17,83 -2.894.255.638 -14,84 I. Nợ ngắn hạn 23.737.209.517 19.504.916.894 16.610.661.256 -4.232.292.623 -17,83 -2.894.255.638 -14,84 B. VỐ CHỦ SỞ HỮU 46.706.756.559 40.004.520.960 41.026.980.009 -6.702.235.599 -14,35 1.022.459.049 2,56 I. Vốn góp của chủ sở hữu 46.706.756.559 40.004.520.960 41.026.980.009 -6.702.235.599 -14,35 1.022.459.049 2,56 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 70.443.966.076 59.509.437.854 57.637.641.265 -10.934.528.222 -15,52 -1.871.796.589 -3,15 (Nguồn: Phòng kế toán CTCP Bốn Phương) SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN 45 Trường Đại học Kinh tế Huế
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân ❖ Nhận xét: Tài sản và nguồn vốn là hai nhân tố rất quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi công ty. Qua bảng phân tích tình hình cơ cấu tài sản và nguồn vốn cho thấy: ➢ Giá trị tổng tài sản của Chi nhánh CTCP Bốn Phương từ năm 2014 đến năm 2016 có sự biến động giảm mạnh. Cụ thể, năm 2015, giá trị tổng tài sản của công ty là 59.509.437.854đ, giảm 10.934.528.222đ so với năm 2014, tương ứng giảm 15,52%. Đến năm 2016, giá trị tổng tài sản tiếp tục giảm xuống 57.637.641.265đ, giảm 1.871.796.589đ tương ứng giảm 3,15% so với năm 2015. - Sự biến động giảm này chủ yếu do tài sản ngắn hạn giảm mạnh, từ 40.430.141.258đ ở năm 2014, chỉ còn 26.778.053.326đ, giảm 13.652.087.932đ tương ứng giảm 33,77%. Đến năm 2016, giá trị tài sản ngắn hạn của công ty giảm 2.627.151.366đ còn 24.150.901.960đ tương ứng với giảm 9,81% so với năm 2015.Trong đó: + Khoản mục tiền và tương đương tiền giảm rất mạnh, giá trị của khoản mục này ở năm 2015 chỉ còn 2.740.323.001đ, giảm -16.173.901.719đ so với năm 2014, tương ứng với giảm -85,51%. Công ty đi vào chính thức hoạt động từ tháng 10 năm 2013, do vậy trong năm 2014, công ty cần một lượng tiền lớn cho việc đầu tư trang thiết bị, trả lương cho người lao động và trang trải cho những hoạt động khác. Dòng tiền chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu. Đến năm 2016, giá trị khoản mục tiền và tương đương tiền tiếp tục giảm xuống 1.067.465.774đ tương ứng với giảm 1.672.857.227đ tương ứng với giảm 61,05% so với năm 2015. Giá trị này phù hợp với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày của công ty, không cần thiết phải có một lượng tiền mặt quá lớn. + Khoản mục các khoản phải thu ngắn hạn năm 2015 có sự biến động tăng 2.072.214.050đ, từ 20.306.848.545đ lên 22.379.062.595đ tương ứng với tăng 10,2% so với năm 2014. Đến năm 2016, giá trị khoản mục này giảm nhẹ 22.342.150.576đ, giảm 36.912.019đ tương ứng với giảm 0,16% so với năm 2015. Sự biến động không lớn trên giá trị các khoản phải thu ngắn hạn cho thấy chính sách thu hồi nợ của doanh nghiệp ít thay đổi. Là một doanh nghiệp mới thành lập, công ty đã duy trì chính sách của mình, nhằm tạo mốiTrường quan hệ và khả năngĐại hợp táchọc làm ăn lâuKinh dài với các tế hãng Huế lữ hành. SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN 46
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân + Kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, khách sạn, nhà hàng nên giá trị hàng tồn kho khá nhỏ so với tổng tài sản. Năm 2015, giá trị của khoản mục này là 16.205.071đ, giảm 1.737.925đ so với năm 2014, tương ứng với giảm 9,69%. Sang năm 2016, giá trị này giảm rất mạnh, chỉ còn 1.498.275đ, giảm 14.706.796đ tương ứng với giảm 90,75% so với năm 2015. Kết quả này cho thấy vòng quay của hàng tồn kho rất nhanh, doanh nghiệp hầu như không dự trữ hàng tồn kho nhiều. Khi sang một năm tài chính mới, doanh nghiệp sẽ đặt hàng, bổ sung lượng hàng tồn kho cho doanh nghiệp mình nhằm tránh tình trạng hàng hoá mua lâu, hết hạn sử dụng. + Chiếm tỷ trọng thấp trong giá trị tổng tài sản, giá trị khoản mục tài sản ngắn hạn khác năm 2015 là 1.642.462.659đ, tăng 451.337.662đ so với năm 2014 tương ứng tăng 37,89%. Sang năm 2016, giá trị khoản mục này giảm xuống còn 739.787.335đ, giảm 902.675.324đ ương ứng giảm 54,96% so với năm 2015. Khoản mục tài sản ngắn hạn khác bao gồm chi phí trả trước ngắn hạn, thuế GTGT được khấu trừ và khoản mục thuế và các khoản phải thu nhà nước. - So với tài sản ngắn hạn, giá trị của tài sản dài hạn ít có sự biến động từ năm 2014 đến 2016. Trong phần tài sản dài hạn, công ty chỉ có tài sản cố định. Giá trị của nó ở năm 2015 là 32.731.384.528đ, tăng 2.717.559.710đ tương ứng tăng 9,05% so với năm 2014. Sang năm 2016, giá trị tài sản cố định tiếp tục tăng thêm 755.354.777đ lên 33.486.739.305đ tương ứng với tăng 2,31% so với năm 2015. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy quy mô hoạt động của công ty đang mở rộng. ➢ Về nguồn vốn: Vốn là một yếu tố được đặt lên hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp. Quy mô nguồn vốn phụ thuộc vào quy mô sản xuất kinh doanh, quan hệ thanh toán công nợ, tín dụng giữa doanh nghiệp với các đối tác, vào chính sách thương mại mà doanh nghiệp được hưởng. Giá trị nguồn vốn được huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Giá trị nguồn vốn của công ty bao gồm nợ ngắn hạn và vốn góp của chủ sở hữu tạo thành. Giá trị nợ ngắn hạn của công ty trong năm 2015 là 19.504.916.894đ, giảm 4.232.292.623đ tương ứng giảm 17,83% so với năm 2014. Đến năm 2016, giá trị này tiếp tục giảm thêm Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN 47
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân 2.894.255.638đ chỉ còn 16.610.661.256đ tương ứng giảm 14,84%. Qua đó cho thấy, doanh nghiệp đang dần tự chủ về nguồn tài chính, khả năng trả nợ tăng cao. ➢ Tương tự như nợ ngắn hạn, giá trị của nguồn vốn chủ sở hữu trong năm 2015 là 40.004.520.960đ, giảm 6.702.235.599đ tương ứng giảm 14,35% so với năm 2014. Tuy nhiên, giá trị của khoản mục này ở năm 2016 tăng lên 41.026.980.009đ, tăng 1.022.459.049đ tương ứng tăng 2,56% so với năm 2015. Nguồn tăng chủ yếu do giá trị lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng lên. Tóm lại, qua những phân tích ở trên cho thấy giá trị tài sản và nguồn vốn của công ty có biến động giảm từ năm 2014 đến năm 2016. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn giảm mạnh trong cơ cấu tài sản, sự biến động giảm này chủ yếu do khoản mục tiền và tương đương tiền giảm. Giá trị tài sản dài hạn chính là tài sản cố định ít có sự biến động trong 3 năm. Giá trị nợ phải trả (nợ ngắn hạn) giảm qua 3 năm, giá trị nguồn vốn biến động giảm trong năm 2015 so với 2014 và biến động tăng trong năm 2016 so với năm 2015. Giá trị nguồn vốn được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN 48
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân 2.1.3.3 Tình hình về kết quả kinh doanh qua 3 năm 2014 - 2016 Bảng 2.3 Tình hình kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm 2014 – 2016 Đơn vị tính: Đồng 2015/2014 2016/2015 CHỈ TIÊU 2014 2015 2016 +/- % +/- % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 19,562,646,690 21,918,431,262 23,707,275,226 2,355,784,572 12.04 1,788,843,964 8.16 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 21,745,506 24,864,800 26,352,605 3,119,294 14.34 1,487,805 5.98 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 19,540,901,184 21,893,566,462 23,680,922,621 2,352,665,278 12.04 1,787,356,159 8.16 4. Giá vốn hàng bán 14,251,575,329 16,250,570,779 17,270,976,882 1,998,995,450 14.03 1,020,406,103 6.28 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 5,289,325,855 5,642,995,683 6,409,945,739 353,669,828 6.69 766,950,056 13.59 6. Doanh thu hoạt động tài chính 1,419,863 2,783,369 1,720,682 1,363,506 96.03 -1,062,687 -38.18 7. Chi phí tài chính 1,510,027,075 1,569,391,637 1,420,617,577 59,364,562 3.93 -148,774,060 -9.48 - Trong đó: Chi phí lãi vay 687,144,301 723,309,790 270,627,865 36,165,489 - -452,681,925 - 8. Chi phí bán hàng 1,019,340,849 1,177,241,161 1,435,302,893 157,900,312 15.49 258,061,732 21.92 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 2,286,505,999 2,036,380,199 2,524,752,982 -250,125,800 -10.94 488,372,783 23.98 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 474,871,795 862,766,055 1,030,992,969 387,894,260 81.68 168,226,914 19.50 11. Thu nhập khác 193,090,908 16,363,605 0 -176,727,303 -91.53 -16,363,605 -100.00 12. Chi phí khác 771,391,741 67,077,555 480,051 -704,314,186 -91.30 -66,597,504 -99.28 13. Lợi nhuận khác -578,300,833 -50,713,950 -480,051 527,586,883 -91.23 50,233,899 -99.05 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế -103,429,038 812,052,105 1,030,512,918 915,481,143 -885.13 218,460,813 26.90 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 0 155,897,075 206,102,584 155,897,075 - 50,205,509 32.20 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0 0 0 0 - 0 - 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp -103,429,038 656,155,030 1,022,459,049 759,584,068 -734.40 366,304,019 55.83 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 0 0 0 0 - 0 - (Nguồn: Phòng kế toán Chi nhánh CTCP Bốn Phương) SVTH: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B KTDN 49 Trường Đại học Kinh tế Huế
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân Qua bảng phân tích tình hình kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm từ 2014 đến 2016 ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đang trên đà tăng trưởng. Cụ thể, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm 2015 là 21.918.431.262đ, tăng 2.355.784.572đ tương ứng tăng 12,04% so với năm 2014. Sang năm 2016, giá trị này tiếp tục tăng 1.788.843.964đ lên 23.707.275.226đ tương ứng tăng 8,16% so với năm 2015. Đây là một dấu hiệu tốt, cho thấy tình hình kinh doanh của công ty đang phát triển, lượng khách lưu trú đến với khách sạn ngày càng tăng cao do nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ đáp ứng nhu cầu khách. - Cùng với sự tăng trưởng của doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu cũng tăng lên, từ 21.745.506đ ở năm 2014, tăng lên 24.864.800đ ở năm 2015, tăng 3.119.294đ tương ứng tăng 14,34%. Đến năm 2016, giá trị các khoản giảm trừ doanh thu tiếp tục tăng lên 26.352.605đ, tăng 1.487.805đ tương ứng tăng 5,98% so với năm 2015. Các khoản giảm trừ doanh thu chủ yếu là thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dịch vụ Massage – Spa. - Doanh thu luôn đi kèm với chi phí. Giá trị giá vốn hàng bán của công ty tăng qua 3 năm 2014 đến 2016. Cụ thể, giá trị giá vốn hàng bán năm 2015 là 16.250.570.779đ, tăng 1.998.995.450đ tương ứng tăng 14,03% so với năm 2014. Giá trị này tiếp tục tăng lên ở mức 17.270.976.882đ trong năm 2016, tăng 1.020.406.103đ tương ứng tăng 6,28% so với năm 2015. - Doanh thu hoạt động tài chính có sự biến động giá trị qua 3 năm. Năm 2015, giá trị doanh thu tài chính là 2.783.369đ, tăng 1.363.506đ, tương ứng tăng 96,03% so với năm 2014. Đến năm 2016, giá trị này giảm mạnh, xuống chỉ còn 1.720.682đ, giảm 1.062.687đ tương ứng giảm 38,18% so với năm 2015. - So với giá trị doanh thu tài chính, giá trị của khoản mục chi phí tài chính lớn hơn rất nhiều và có biến động qua 3 năm như sau: năm 2014, giá trị chi phí tài chính là 1.510.027.075đ, đến năm 2015, tăng lên 1.569.391.637đ, tăng 59.364.562đ tương ứng tăng 3,93%. Sang năm 2016, giá trị này giảm xuống còn 1.420.617.577đ, giảm 148.774.060đ tương ứng giảm 9,48%. Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B Kế toán doanh nghiệp 50
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân - Giá trị chi phí bán hàng liên tục tăng qua 3 năm từ 2014 đến 2016. Giá trị chi phí bán hàng năm 2015 là 1.177.241.161đ, tăng 157.900.312đ tương ứng tăng 15,49% so với năm 2014. Đến năm 2016, giá trị này tiếp tục tăng lên 1.435.302.893đ, tăng 258.061.732đ tương ứng tăng 21,92% so với năm 2015. - Khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp có sự biến động giảm ở năm 2015 so với năm 2014 nhưng lại tăng lên ở năm 2016. Cụ thể, giá trị chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2015 là 2.036.380.199đ, giảm 250.125.800đ tương ứng giảm 10,94% so với năm 2014. Qua năm 2016, giá trị này ở mức 2.524.752.982đ, tăng 488.372.783đ tương ứng tăng 23,98% so với năm 2015. - Qua bảng số liệu phân tích trên có thể thấy trong năm đầu tiên sau khi đi vào hoạt động chính thức, công ty bị lỗ. Tuy nhiên nhờ vào chiến lược, định hướng phát triển tốt nên hoạt động kinh doanh của công ty đã có bước phát triển, doanh thu tăng cao, kiểm soát chi phí đã đem lại lợi nhuận trong năm 2015 và 2016. Cụ thể, trong năm 2014, công ty lỗ 103.429.038đ. Sang năm 2015, lợi nhuận sau thuế TNDN của công ty là 656.155.030đ và đến năm 2016, khoản lợi nhuận sau thuế TNDN tiếp tục tăng lên 1.022.459.049đ, tăng 366.304.019đ tương ứng tăng 55,83%. Đây là một tín hiệu tốt cho thấy công ty đang trên đà tăng trưởng mạnh, cần duy trì và phát huy hơn nữa để tiếp tục đạt lợi nhuận cao hơn trong những năm tiếp theo. 2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của đơn vị 2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán kho Thủ quỹ doanh thu mua hàng chi phí TrườngSơ đ ồĐại 2.2 Sơ đồhọc cơ cấu phòngKinh kế toán tế Huế Sinh viên thực hiện: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B Kế toán doanh nghiệp 51
  64. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân Giải thích sơ đồ: Quan hệ chức năng Quan hệ trực tuyến 2.1.4.2 Các chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị Đơn vị áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ tài chính ban hành ngày 22/12/2014. - Đơn vị áp dụng niên độ kế toán năm, bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép và báo cáo quyết toán thuế: VND. - Phương pháp kế toán TSCĐ áp dụng theo nguyên tắc xác định đơn giá và giá trị còn lại. - Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định: phương pháp đường thẳng. - Kỳ kế toán: Tháng. - Sử dụng phần mềm Smile và phần mềm Misa trong công tác kế toán. - Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: khấu trừ. - Tính giá xuất kho hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền. - Phương pháp kiểm kê hàng tồn kho: Kiểm kê định kì (không sử dụng tài khoản 611, 631 trong hệ thống tài khoản kế toán của đơn vị). - Hệ thống tài khoản kế toán: Doanh nghiệp xây dựng hệ thống tài khoản kế toán cho đơn vị mình dựa theo hệ thống tài khoản kế toán do Bộ tài chính ban hành theo thông tư 200/2014/TT-BTC. - Hình thức ghi sổ kế toán: Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính (phần mềm MISA và phần mềm SMILE) trên nền hình thức kế toán Nhật ký chung, áp dụng theo thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành ngày 22/12/2014. Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B Kế toán doanh nghiệp 52
  65. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân - Sơ đồ: Chứng từ SỔ KẾ TOÁN PHẦN MỀM kế toán KẾ TOÁN - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết Bảng tổng hợp - Báo cáo tài chính chứng từ kế toán MÁY VI TÍNH - Báo cáo kế toán cùng loại quản trị Sơ đồ 2.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính. Ghi chú: Nhập số liệu hằng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính - Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm chứng từ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ cái ) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. - Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính trên hệ thống phần mềm kế toán. Hệ thống sổ sách kế toán, báo Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B Kế toán doanh nghiệp 53
  66. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân cáo kế toán được lưu lại trên hệ thống phần mềm kế toán trong máy tính của đơn vị, khi cần kế toán có thể truy xuất dữ liệu ra bên ngoài phục vụ cho công tác quản trị. (Theo phụ lục 4, phần B – Các hình thức sổ kế toán, thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp) 2.1.4.3 Chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí trong phòng kế toán a. Kế toán trưởng: - Là người lãnh đạo của phòng, giám sát và chỉ đạo mọi vấn đề về kế toán và tài chính, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tất cả các hoạt động của phòng do mình phụ trách. - Phân công nhiệm vụ, quản lý và đánh giá khả năng làm việc của các vị trí kế toán trong phòng. Từ đó, đào tạo và hướng dẫn nhân viên để nâng cao kiến thức và kỹ năng làm việc của họ. - Phát triển công tác kế toán, hành chính và hệ thống văn bản pháp luật để duy trì hoạt động tối ưu, chính xác và phù hợp. Luôn luôn duy trì và cập nhật các quy định, chính sách mới để áp dụng cho khách sạn. - Chuẩn bị và phân tích kế hoạch tài chính cho cả ngắn hạn và dài hạn, phân tích tình hình vốn lưu động, lập kế hoạch quản lý dòng tiền. - Ký duyệt các chứng từ hằng ngày như: yêu cầu mua hàng, đơn đặt hàng, phiếu chi, phiếu nhập kho, xuất kho. Ký duyệt tất cả các khoản giảm trừ, điều chỉnh, giảm giá. - Đảm bảo việc kiểm kê hàng tháng và xác định được chi phí của tất cả các đồ ăn, đồ uống, vật dụng cho khách hàng và các mặt hàng khác đã được thực hiện bởi kế toán chi phí và các bộ phận khác. - Đảm bảo việc kiểm kê tài sản, trang thiết bị, công cụ dụng cụ một năm một lần. - Cùng với giám đốc khách sạn ký trên tất cả séc và phiếu chi từ các tài khoản ngân hàng. Kiểm soát và ký toàn bộ hợp đồng kinh tế, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng cung cấp hàng hoá, hợp động bán phòng trước khi chuyển Giám đốc ký. - Đảm bảo tất cả các vấn đề về Thuế đang được kiểm soát và xử lý một cách hợp lý, phù hợp với Trườngcông ty và pháp lu ậĐạit. học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B Kế toán doanh nghiệp 54
  67. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân - Xác định đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm dịch vụ của từng bộ phận và toàn khách sạn; tập hợp và phân bổ chi phí, tính giá thành phù hợp với đặc điểm của một khách sạn. - Xây dựng các chỉ tiêu hạch toán nội bộ và giao các chỉ tiêu đó cho các bộ phận có liên quan. - Tính giá thành thực tế của sản phẩm, dịch vụ hoàn thành, tổng hợp kết quả qua hạch toán kinh tế các bộ phận. b. Kế toán chi phí - Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp các chi phí theo yêu cầu của quản lý (như từng giai đoạn kinh doanh, từng bộ phận, từng sản phẩm, loại hình dịch vụ và công việc). - Báo cáo cho Kế toán trưởng và Giám đốc về tình hình chi phí của đơn vị, từ đó đưa ra các giải pháp tối thiểu hoá các chi phí. c. Kế toán kho - Theo dõi việc nhập xuất hàng tồn kho theo đúng từng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ chính xác thông qua các chứng từ phiếu nhập kho, phiếu xuất kho. - Nhập liệu vào hệ thống phần mềm kế toán tình hình nhập, xuất kho trong ngày. - Tổ chức công tác kiểm kê định kỳ, tiến hành theo tháng. Khi kết thúc kiểm kê tiến hành lập biên bản kiểm kê và phân ra những loại hàng tồn kho chậm luân chuyển, hư hỏng, hết hạn sử dụng đồng thời đưa ra các giải pháp, có chữ ký xác nhận của những người có liên quan. Đối chiếu số liệu giữa kiểm kê thực tế và số liệu sổ sách để tìm nguyên nhân chênh lệch (nếu có) và kịp thời điều chỉnh. - Cuối tháng báo cáo cho Kế toán trưởng tình hình nhập – xuất trong tháng. d. Kế toán mua hàng: - Lập các yêu cầu mua hàng cho các mặt hàng kho tổng (đồ văn phòng phẩm, đồ in ấn ), kho hoá chất, bếp, nhà hàng. - Chuẩn bị các đơn hàng dựa vào yêu cầu mua hàng đã được duyệt. - Tiến hành khảo giá thị trường hàng tháng và đưa ra so sánh với giá đang áp dụng. Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B Kế toán doanh nghiệp 55
  68. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân - Thu thập báo giá từ các nhà cung cấp để lập ra các báo cáo so sánh, phân tích từng nhà cung cấp về nhu cầu và khả năng cung cấp để tìm ra nhà cung cấp tối ưu nhất. Xem xét các yêu cầu mua hàng, ghi nhớ thời hạn mua, tiêu chuẩn, số lượng để được hưởng chiết khấu, ngân sách mua hàng. - Quản lý danh sách nhà cung cấp đã duyệt để mua hàng đúng nhà cung cấp. Phát triển hệ thống nhà cung cấp. Kết hợp với các tổ chức và hệ thống bán hàng lớn để thực hiện việc mua hàng đạt tiêu chuẩn, chất lượng tốt nhất. - Kiểm soát các mặt hàng mua lặp lại để thương thảo giảm giá. Nâng cao kỹ năng về thương thảo giảm giá. Nắm thông tin về tiến bộ kỹ thuật trong mảng việc của mình và xem xét những mặt hàng có giá thấp hơn nhưng phù hợp với người sử dụng để thay thế cho mặt hàng đang yêu cầu mua. - Đưa ra các ý kiến về việc tăng cường chất lượng mua hàng để cấp trên xem xét áp dụng. Đồng thời đưa ra những nhận xét, giúp đỡ bộ phận sử dụng trong việc nhận định và định rõ mặt hàng yêu cầu. - Lập báo cáo mua hàng bằng tiền để thủ quỹ hoàn tiền. - Sẵn sàng và có trách nhiệm khi được cấp trên giao cho bất kì nhiệm vụ nào khác. e. Kế toán doanh thu - Kiểm tra, nhập liệu số liệu kế toán về doanh thu hằng ngày của khách sạn và hoàn tất các báo cáo liên quan đến doanh thu thu được. - Đảm bảo các khoản thu của khách sạn được cập nhật chính xác, đồng thời thúc giục khách hàng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn. - Kiểm tra và lập báo cáo các khoản giảm trừ, các khoản điều chỉnh được phê duyệt. - Kiểm tra báo cáo của thu ngân với báo cáo từ hệ thống phần mềm. Lưu giữ các báo cáo của hệ thống phần mềm. - Kiểm tra số lượng khách, doanh thu đồ ăn và đồ uống của từng địa điểm bán hàng với báo cáo từ hệ thống phần mềm. Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B Kế toán doanh nghiệp 56
  69. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân - Kiểm tra đột xuất doanh thu của mỗi điểm bán hàng xem có đúng với số liệu trên phiếu đặt món ăn (caption order) hay không và cập nhật vào hệ thống ngay sau khi khách hàng gọi món. - Kiểm tra và theo dõi các khoản điều chính và giảm trừ, đảm bảo mọi sự điều chỉnh đều có phê duyệt của cấp trên. Sẵn sàng và có trách nhiệm khi được cấp trên giao cho bất kì nhiệm vụ nào khác. f. Thủ quỹ - Thủ quỹ là người trợ giúp Kế toán trưởng trong việc kiểm soát và định hướng các vấn đề liên quan đến thu, chi tiền mặt trong khách sạn. - Lập và cân đối các báo cáo quỹ, các khoản thu chi trong sổ quỹ tiền mặt. - Lập phiếu thu cho các khoản thu bằng tiền mặt như tiền thu từ thu ngân hay tiền thanh toán trả bằng tiền mặt - Kiểm tra báo cáo thu ngân của từng ca theo lịch làm việc, tiến hành điều tra ngay nếu có bất kỳ chênh lệch nào. Lưu các báo cáo liên tục để dễ dàng đối chiếu. - Nhận tiền, chứng từ, lập báo cáo quỹ hằng ngày và tiến hành nộp ngân hàng các khoản tiền mặt, séc, thẻ thanh toán qua mạng. - Bên cạnh đó, thủ quỹ còn thực hiện các công việc về kế toán ngân hàng như đối chiếu số dư tài khoản ngân hàng, uỷ nhiệm chi thanh toán khách hàng bằng chuyển khoản , kế toán lương, lập bảng tính lương và thanh toán lương cho các nhân viên và kế toán tài sản cố định. - Sẵn sàng và có trách nhiệm khi được cấp trên giao cho bất kì nhiệm vụ nào khác. Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B Kế toán doanh nghiệp 57
  70. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân 2.2 Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Chi nhánh CTCP Bốn Phương 2.2.1 Phân loại khách hàng tại Chi nhánh CTCP Bốn Phương. 2.2.1.1 Khách lẻ: Là những khách hàng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ tại khách sạn, biết đến khách sạn qua website của khách sạn, các website tìm kiếm, các trang mạng xã hội hoặc biết đến qua những người giới thiệu về khách sạn. 2.2.1.2 Khách tour Là những khách hàng đến khách sạn thông qua các hãng hoặc các công ty dịch vụ du lịch lữ hành. Đối với loại khách này, mọi chi phí phát sinh trong thời gian lưu trú tại khách sạn sẽ do các hãng, các công ty dịch vụ du lịch lữ hành thanh toán theo giá được thoả thuận trong hợp đồng được ký kết giữa công ty và đơn vị đó. Đối với khách tour, kế hoạch nhận phòng thường được thông báo trước qua Email đặt phòng hoặc theo lịch trình hợp đồng thoả thuận giữa hai bên. Công ty áp dụng những chính sách về giá khác nhau với mỗi loại khách, thông thường giá phòng đối với khách lẻ cao hơn so với khách tour, giá phòng của khách có đặt phòng trước thì thấp hơn so với khách không đặt phòng trước, giá phòng được tính theo bảng giá phòng công bố trên Website của công ty hoặc đặt trước quầy Lễ tân. Tại công ty, khách tour chiếm gần 90% số lượng khách sử dụng dịch vụ tại khách sạn, khách lẻ chỉ chiếm khoảng 10%. Cùng với đó, lượng khách quốc tế chiếm trên 93%, chỉ gần 7% là khách nội địa, chủ yếu tập trung vào thời gian hè. 2.2.2 Phương thức thanh toán 2.2.2.1 Thanh toán bằng tiền mặt Sau khi sử dụng các dịch vụ tại khách sạn, khách hàng thanh toán trực tiếp tại bộ phận thu ngân của nhà hàng Venus Restaurant hoặc lễ tân của khách sạn bằng tiền mặt. 2.2.2.2 Thanh toán qua thẻ Khách hàng thanh toán bằng thẻ nội địa do các ngân hàng thương mại cổ phần phát hành hoặc thTrườngẻ quốc tế là thẻ mangĐại thương học hiệu cKinhủa các tổ ch tếức th Huếẻ quốc tế được phát Sinh viên thực hiện: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B Kế toán doanh nghiệp 58
  71. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân hành trong và ngoài nước, bao gồm Visa, Master Card, JBC hoặc Amex sau khi sử dụng dịch vụ tại khách sạn. 2.2.2.3 Thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng Hình thức thanh toán này thực hiện chủ yếu giữa công ty và các hãng lữ hành du lịch, dẫn đoàn khách đến lưu trú và sử dụng các dịch vụ tại khách sạn. 2.2.3 Kế toán doanh thu tại Chi nhánh CTCP Bốn Phương 2.2.3.1 Tài khoản kế toán TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ TK 5111 – Doanh thu bán hàng TK 51111 – Doanh thu bán hàng TK 51112 – Doanh thu bán hàng mỹ nghệ TK 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ TK 51131 – Doanh thu phòng TK 51132 – Doanh thu điện thoại TK 51133 – Doanh thu giặt là TK 51134 – Doanh thu vận chuyển TK 51135 – Doanh thu spa và massage TK 51136 – Doanh thu phục vụ TK 51139 – Doanh thu khác 2.2.3.2 Chứng từ sử dụng a. Hợp đồng kinh tế: là văn bản được ký kết giữa công ty và đơn vị lữ hành hoặc các hãng du lịch nhằm xác định trách nhiệm của hai bên về một sự kiện, giao dịch kinh tế. Công ty phải cung cấp đầy đủ các dịch vụ mà đối tác yêu cầu và phía đơn vị lữ hành hoặc hãng du lịch phải thanh toán toàn bộ chi phí phát sinh, sau khi được hưởng các khoản chiết khấu (nếu có). b. Hoá đơn giá trị gia tăng Hoá đơn GTGT gồm có 3 liên: Liên 1: Lưu tại quyển (màu trắng). Trường Đại họcLiên 2: Giao Kinh cho khách tế hàng Huế (màu hồng) Sinh viên thực hiện: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B Kế toán doanh nghiệp 59
  72. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân Liên 3: Luân chuyển nội bộ (màu xanh) c. Phiếu thu: là chứng từ do kế toán doanh thu lập để phản ánh doanh thu tiền mặt phát sinh trong ngày. d. INFORMATION BILL: dùng để liệt kê chi tiết số lượng phòng, hạng phòng, thời gian lưu trú, số tiền thanh toán, thuế GTGT, phí phục vụ. Khi khách “check out” thì nhân viên Lễ tân in phiếu này từ phần mềm, sau đó dựa vào chứng từ kế toán này để lập hoá đơn GTGT. e. GUEST CHECK: Khi khách hàng sử dụng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng, thu ngân của bộ phận nhà hàng nhập liệu thông tin về số lượng, đơn giá món ăn, thức uống mà khách đã yêu cầu vào hệ thống phần mềm và in ra phiếu này, trên cơ sở đó lập hoá đơn GTGT và thu tiền khách hàng. Nếu khách yêu cầu thanh toán khi trả phòng, phiếu này được chuyển cho bộ phận lễ tân làm căn cứ tập hợp các khoản khách hàng cần phải thanh toán để lập hoá đơn GTGT cho khách hàng. f. MINI BAR VOUCHER: Khi khách hàng sử dụng dịch vụ mini bar tại khách sạn, sau khi “check out”, nhân viên buồng phòng kiểm tra xem số lượng hàng hoá mà khách đã sử dụng, điền vào phiếu này rồi chuyển cho bộ phận Lễ tân làm căn cứ tập hợp các khoản khách hàng cần phải thanh toán để lập hoá đơn GTGT cho khách hàng. g. Captain Order: Khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ ăn uống lại nhà hàng Venus Restaurant tại khách sạn, lúc khách hàng gọi món ăn, thức uống, nhân viên waiter ghi nhanh tên những món mà khách yêu cầu vào giấy captain order này. Sau đó chuyển cho bộ phận thu ngân của nhà hàng, làm căn cứ tính tiền trên hoá đơn Guest Check. 2.2.3.3 Chu trình tạo doanh thu a. Đối với doanh thu lưu trú - Dịch vụ lưu trú là hoạt động kinh doanh cơ bản và quan trọng nhất của công ty, doanh thu từ dịch vụ lưu trú chiếm hơn 60% tổng doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ của chi nhánh CTCP Bốn Phương. Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B Kế toán doanh nghiệp 60
  73. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân - Quy trình ghi nhận doanh thu: Khách đặt phòng qua Khách nhận phòng Khách trả phòng Email, hợp đồng hoặc (Check in) (Check out) trực tiếp tại Lễ Tân Sổ chi tiết doanh thu, Thanh toán tại Kế toán Sổ Cái doanh thu Lễ tân Sơ đồ 2.4 Trình tự luân chuyển chứng từ doanh thu lưu trú ➢ Đối với khách lẻ - Khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ lưu trú tại khách sạn, khách hàng có thể đặt phòng trước qua website của khách sạn hoặc các website tìm kiếm khác, gửi Email đặt phòng đến bộ phận Sales hoặc có thể đặt phòng trực tiếp tại bộ phận Lễ tân của khách sạn. Sau khi xem sét các thủ tục cần thiết và báo giá phòng cho khách hàng, nhân viên Sales hoặc Lễ tân nhập vào hệ thống phần mềm chọn phòng đặt trước của khách bao gồm số phòng, hạng phòng để đánh dấu phòng đã được đặt trước. Khi khách đến làm thủ tục nhận phòng, lễ tân giao phòng cho khách và theo dõi các dịch vụ khách sử dụng trên sổ đặt phòng để làm cơ sở thanh toán với khách hàng. - Trong quá trình lưu trú tại khách sạn, khi khách sử dụng các dịch vụ như: Mini Bar, giặt là, massage, ăn uống tại nhà hàng, spa (mỗi loại dịch vụ có 1 hoá đơn riêng biệt), bộ phận lễ tân cộng dồn tiền sử dụng dịch vụ vào hoá đơn phòng nếu khách chưa trả tiền khi sử dụng dịch vụ. Nếu khách thanh toán ngay sau khi sử dụng các loại dịch vụ trên thì trưởng mỗi bộ phận chuyển hoá đơn thanh toán cho bộ phận lễ tân. - Khi khách Check out, người trực phòng kiểm tra phòng khách sử dụng, lễ tân tập hợp các dịch vụ mà khách đã sử dụng nhưng chưa thanh toán, thu tiền khách hàng đồng thời viết hoá đơn Giá trị gia tăng bao gồm 3 liên, liên 1 và 3 chuyển cho kế toán doanh thu, liên 2 cho khách và trả lại các giấy tờ đã nhận lúc làm thủ tục nhận phòng. Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B Kế toán doanh nghiệp 61
  74. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân Cuối ngày, trưởng lễ tân tập hợp lại toàn bộ hoá đơn chứng từ các bộ phận khác chuyển đến cùng với hoá đơn giá trị gia tăng vừa lập đến cho kế toán doanh thu. ➢ Đối với khách tour - Căn cứ vào hợp đồng đặt phòng đã được ký kết giữa công ty và đối tác, khi phía đối tác dẫn khách đến nhận phòng, Lễ tân đón khách, kiểm tra hợp đồng và hướng dẫn khách làm những thủ tục cần thiết để nhận phòng. Tương tự đối với khách lẻ, lễ tân giao phòng cho khách và theo dõi các dịch vụ khách sử dụng trên sổ đặt phòng để làm cơ sở thanh toán với khách hàng. - Kết thúc thời gian lưu trú tại khách sạn, Lễ tân lập hoá đơn GTGT có chữ ký xác nhận của trưởng đoàn và giao liên 2 cho công ty lữ hành dẫn khách đến để tiến hành thanh toán. Khách hàng thể trả bằng tiền mặt trực tiếp tại Lễ tân, chuyển khoản qua ngân hàng hoặc chưa thanh toán. Nếu đơn vị chưa thanh toán, kế toán doanh thu theo dõi khoản phải thu này trên sổ chi tiết khoản phải thu. Các công ty lữ hành có trách nhiệm thanh toán công nợ theo thoả thuận trong hợp đồng. - Cuối mỗi ca làm việc, nhân viên thu ngân của bộ phận Lễ tân chuyển hoá đơn GTGT và các chừng từ nội bộ kèm theo cho kế toán doanh thu. Kế toán doanh thu căn cứ vào bộ chứng từ gốc, lập phiếu thu, chuyển phiếu thu cho thủ quỹ để thu tiền bộ phận Lễ tân đã nhận từ khách. Đồng thời kế toán doanh thu hạch toán vào hệ thống phần mềm dữ liệu kế toán thông tin về doanh thu, công nợ phải thu. Phần mềm tự động ghi dữ liệu vào hệ thống sổ sách kế toán: sổ chi tiết và sổ cái tài khoản 5111, sổ chi tiết và sổ cái tài khoản 5113, sổ chi tiết và sổ cái tài khoản 131. Kết thúc quá trình nhập liệu, kế toán in chứng từ kế toán, kẹp vào bộ chứng từ gốc, chuyển cho kế toán trưởng ký duyệt rồi lưu lại theo ngày. 2.2.3.4 Ví dụ minh hoạ Ví dụ 3.1 Vào lúc 08:32:15 thứ 4 ngày 16 tháng 11 năm 2016, bộ phận Sales của khách sạn nhận được một giấy Reservation details (Chi tiết đặt phòng) và giấy Reservation ID 1723701817 Trường(giấy thông tin chi Đại tiết thẻ họctín dụng Kinhcho mã đặt phòngtế Huế 1723701817) từ hệ Sinh viên thực hiện: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B Kế toán doanh nghiệp 62
  75. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân thống trang web Booking.com, khách hàng là ông Tomoko Takahashi, đặt 1 phòng 2 khách; loại phòng: Deluxe Double Room with River View; ngày đến 26/12/2016, ngày đi 27/12/2016. Đơn giá của phòng đã bao gồm phí phục vụ 5% và thuế GTGT 10% là 63$. Mã đặt phòng của khách hàng là 1723701817. Bộ phận Sales nhập vào hệ thống quản trị phòng của khách sạn, giữ 1 phòng theo yêu cầu đặt phòng trên cùng với mã đặt phòng của khách. Trong trường hợp khách huỷ đặt phòng hoặc không đến nhận phòng theo thời gian trên, tổng giá đặt phòng sẽ được tính, khách sẽ phải thanh toán khoản tiền này. Ngày 26/12/2016, theo Email đặt phòng từ trước, ông Tomoko Takahashi cùng 1 khách đến khách sạn Moonlight Huế check in vào lúc 14h20. Sau khi cung cấp mã đặt phòng cho lễ tân, nhân viên lễ tân kiểm tra dữ liệu đặt phòng bộ phận Sales đã nhập trước đó. Nếu mã trùng khớp, nhân viên lễ tân tiến hành điền những thông tin về tên khách hàng, số phòng 1008, loại phòng DRVTF, số khách là 2, ngày đến 26/12/2016, ngày đi 27/12/2016, phương thức thanh toán bằng thẻ và đơn giá của phòng đã bao gồm phí phục vụ 5%, VAT 15% là 1.433.250đ vào Registration Form (Phiếu đặt phòng). Sau đó dẫn khách lên nhận phòng. Ngày 27/12/2016, lúc 10h15 ông Tomoko Takahashi trả phòng mà không sử dụng thêm bất kì một dịch vụ nào tại khách sạn, nhân viên lễ tân yêu cầu bộ phận buồng phòng kiểm tra lại phòng. Nhận được thông tin từ nhân viên phục vụ phòng, khách không dùng Mini Bar, không mất mác đồ đạc trong phòng, nhân viên lễ tân in giấy Information Bill (thông tin hoá đơn) từ hệ thống phần mềm lúc 10h18p cùng ngày. Dựa vào nội dung trên giấy này, tiến hành lập hoá đơn GTGT, xuất ra từ hệ thống, liên 1 lưu tại cuốn, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 luân chuyển cho bộ phận kế toán doanh thu. Sau đó quẹt thẻ Amex khách sử dụng vào máy, đồng thời đính kèm hoá đơn thẻ Amex vào bộ chứng từ, cuối ngày chuyển về cho kế toán doanh thu. Ngay lúc xuất hoá đơn chuyển giao cho khách, doanh thu được ghi nhận. + Tổng giá khách hàng phải thanh toán: 1.433.250đ + Doanh thu chưa thuế GTGT: 1.433.250 / (1+10%) = 1.302.955đ + DoanhTrường thu chưa thuế GTGT Đại và phí họcphục vụ : Kinh1.302.955 / (1+5%)tế Huế = 1.290.910đ. Sinh viên thực hiện: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B Kế toán doanh nghiệp 63
  76. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NGƯT. Phan Đình Ngân + Phí phục vụ: 1.290.910 x 5% = 62.045đ + Thuế GTGT: 1.302.955 x 10% = 130.295đ Nhận được bộ chứng từ chuyển đến, kế toán doanh thu kiểm tra lại tất cả các nội dung trên mỗi chứng từ xem có trùng khớp với nhau, sau đó tiến hành nhập liệu vào phần mềm Misa. Hệ thống sẽ tự động hạch toán với dữ liệu như sau: Nợ TK 11311: 1.433.250 Có TK 51131: 1.240.910 Có TK 51136: 62.045 Có TK 33311: 130.295 Sau đó, in chứng từ kế toán từ phần mềm, đính kèm vào bộ chứng từ bao gồm: Reservation details, Reservation ID, Registration Form, Information Bill, hoá đơn GTGT, hoá đơn thanh toán thẻ rồi lưu theo ngày. Mẫu của các chứng từ như sau: CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN BỐN PHƯƠNG 20 Phạm Ngũ Lão, P. Phú Hội, Tp, Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế CHỨNG TỪ KẾ TOÁN Tên: TOKOMO TAKAHASHI Số: BH06616 Địa chỉ: Khách lẻ Ngày: 27/12/2016 Diễn giải: Doanh thu phòng TOKOMO TAKAHASHI theo hoá đơn 0000898 STT Diễn giải Ghi Nợ Ghi Có Thành tiền 1 Doanh thu cung cấp dịch vụ 11311 5113 1.240.910 2 Doanh thu phục vụ 11311 5113 62.045 3 Thuế GTGT 11311 33311 130.295 Cộng 1.433.250 Thành tiền bằng chữ: Một triệu bốn trăm ba mươi ba ngàn hai trăm năm mươi đồng chẵn. Ghi chú: Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Hoàng Lê Nhân – Lớp K47B Kế toán doanh nghiệp 64