Khóa luận Chữ nôm sáng tạo trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

pdf 52 trang thiennha21 16/04/2022 9571
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Chữ nôm sáng tạo trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_chu_nom_sang_tao_trong_quoc_am_thi_tap_cua_nguyen.pdf

Nội dung text: Khóa luận Chữ nôm sáng tạo trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN VŨ THỊ BÉ CHỮ NÔM SÁNG TẠO TRONG QUỐC ÂM THI TẬP CỦA NGUYỄN TRÃI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI - 2018
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN VŨ THỊ BÉ CHỮ NÔM SÁNG TẠO TRONG QUỐC ÂM THI TẬP CỦA NGUYỄN TRÃI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THỊ THANH VÂN HÀ NỘI - 2018
  3. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian vừa qua, được sự giúp đỡ của các thầy cô khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Đại học với đề tài: Chữ Nôm sáng tạo trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới giảng viên TS. Nguyễn Thị Thanh Vân, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khoá luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam, cùng các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Với đề tài trên, chắc chắn tôi không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu. Vì vậy tôi rất mong ý kiến đóng góp đến từ các thầy cô giáo cùng các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2018 Sinh viên Vũ Thị Bé
  4. LỜI CAM ĐOAN Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự cố gắng của bản thân tôi, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thanh Vân cùng các thầy cô giáo khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tôi xin cam đoan rằng, đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, nó không trùng lặp với công trình nghiên cứu của bất cứ tác giả nào đã được công bố. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2018 Sinh viên Vũ Thị Bé
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích nghiên cứu 5 4. Đối tượng nghiên cứu 6 5. Phạm vi nghiên cứu 6 6. Phương pháp nghiên cứu 6 7. Đóng góp của khóa luận 7 8. Bố cục khóa luận 7 NỘI DUNG 8 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 8 1.1. Đôi nét về tác giả Nguyễn Trãi 8 1.1.1. Cuộc đời Nguyễn Trãi 8 1.1.2. Sự nghiệp văn chương 11 1.1.2.1. Những tác phẩm chữ Hán 12 1.1.2.2. Những tác phẩm bằng chữ Nôm 14 1.2. Khái quát về tác phẩm Quốc âm thi tập 14 1.2.1. Hoàn cảnh ra đời 14 1.2.2. Nội dung chính 17 1.2.2.1. Nguyễn Trãi - một con người anh hùng yêu nước vĩ đại 17 1.2.2.2. Nét đặc sắc thiên nhiên trong Quốc âm thi tập 18 1.2.2.3. Nét đặc sắc nghệ thuật trong Quốc âm thi tập 20 1.3. Tiểu kết chƣơng 1 23 CHƢƠNG 2: CHỮ NÔM SÁNG TẠO TRONG QUỐC ÂM THI TẬP 25 2.1. Chữ Nôm sáng tạo 25 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chữ Nôm 25
  6. 2.1.2. Vai trò của chữ Nôm trong văn hóa, văn học 27 2.1.3. Chữ Nôm trong xã hội ngày nay. 28 2.2. Khảo sát chữ Nôm sáng tạo trong Quốc âm thi tập 29 2.2.1. Sự khác biệt chữ Hán và chữ Nôm 29 2.2.2. Phân loại chữ Nôm trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi 31 2.2.2.1. Loại định hướng bằng báo hiệu 31 2.2.2.2. Loại định hướng bằng chính âm đầu 33 2.2.3. Loại định hướng liên tưởng về nghĩa 35 2.2.4. Loại định hướng chữ Nôm viết tắt 36 2.2.5. Loại định hướng chữ Nôm liên tưởng về kết cấu trong Quốc âm thi tập 38 2.2.6. Loại định hướng chữ Nôm nghĩa nghĩa trong Quốc âm thi tập 40 2.3. Tiểu kết chƣơng 2 42 KẾT LUẬN 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn học trung đại Việt Nam thế kỉ XV là mảnh đất màu mỡ tươi tốt sản sinh và nuôi dưỡng biết bao nhiêu nhà văn, nhà thơ ưu tú đã có những đóng góp vô cùng lớn lao trong việc xây dựng và phát triển nền văn hoá, văn học nước nhà. Trong giai đoạn văn học này được ghi dấu bởi những tác phẩm với những tác giả nổi tiếng, trong đó phải kể đến tác phẩm Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi được sáng tác bằng chữ Nôm. Sự ra đời của Quốc âm thi tập đánh một dấu mốc quan trọng trong sự phát triển nền văn học dân tộc. Với văn chương, Nguyễn Trãi đã để lại một khối lượng các tác phẩm đồ sộ - một di sản văn học quý báu muôn đời. Theo Ngô Thế Vinh, văn chương Nguyễn Trãi thật đặc biệt, đó là “thứ văn chương có đủ sức sửa sang việc đời”. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm, ở thể loại nào ông cũng có những kiệt tác để lại âm vang lớn, làm rạng rỡ nền văn học nước nhà. Quốc âm thi tập ra đời đã khẳng định sức sống và sự trường tồn mạnh mẽ của ngôn ngữ, văn hóa Việt. Sự ra đời của Quốc âm thi tập chính là nền tảng vững chắc cho sự xuất hiện các tác phẩm chữ Nôm về sau như: Hồng Đức quốc âm thi tập, Bạch Vân quốc ngữ thi tập, các tập thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Bỉnh Khiêm, do đó mà Xuân Diệu gọi Quốc âm thi tập là “tác phẩm mở đầu nền văn học cổ điển Việt Nam”. Đối với tác phẩm Quốc âm thi tập, từ trước đến nay được rất nhiều người quan tâm và đã có rất nhiều bài viết và công trình nghiên cứu, đánh giá. Những bài nghiên cứu này, phần nào cho chúng ta thấy được sự đóng góp vô cùng to lớn của Quốc âm thi tập trong nền văn học dân tộc. Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy chưa có bài viết hay bài nghiên cứu nào đi sâu vào phân tích các 1
  8. loại chữ Nôm sáng tạo trong tác phẩm. Với mong muốn đi sâu nghiên cứu chữ Nôm sáng tạo trong Quốc âm thi tập, hy vọng đề tài sẽ phần nào đóng góp những thành quả nghiên cứu để thấy được cái hay, cái đẹp và tài năng cũng như giá trị của Nguyễn Trãi trong nền văn học Việt Nam. Đặc biệt một số bài thơ trong tác phẩm Quốc âm thi tập đã được lựa chọn giảng dạy ở SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 (cả hai bộ cơ bản và nâng cao). Đây là một tác phẩm có giá trị và là nguồn tri thức vô tận để các nhà nghiên cứu văn học đánh giá. Vì những lẽ trên mà chúng tôi đã chọn đề tài khóa luận “Chữ Nôm sáng tạo trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi”. Chúng tôi mong muốn phần nào mang tới cho bạn đọc sự hiểu biết hơn nữa về tác giả cũng như thấy được tài năng của Nguyễn Trãi trong việc sử dụng linh hoạt sáng tạo chữ Nôm. Đồng thời, với việc sử dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể, đưa ra những nhận định, đánh giá có sức thuyết phục, nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến chữ Nôm và vấn đề nghiên cứu chữ Nôm hiện nay. 2. Lịch sử vấn đề Liên quan đến đề tài Chữ Nôm sáng tạo trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi mà tôi chúng tôi đã lựa chọn, có các bài viết và các công trình nghiên cứu sau đây: Trong cuốn Ba thi hào dân tộc xuất bản năm 2000, Xuân Diệu đã viết: “Bây giờ chúng ta đọc một mình thơ Nôm của Nguyễn Trãi, càng thêm thấy hứng thú, như bản thân ta thêm lông cánh tung bay hào sảng với thơ này”. Ở đây tác giả luôn đề cao thơ Nôm của Nguyễn Trãi trong Quốc âm thi tập “Thi treo giải nhất chi nhường cho ai”. Ở cuốn Sáu trăm năm Nguyễn Trãi in năm 1980, khi nghiên cứu thơ Nôm của Nguyễn Trãi trong Quốc âm thi tập Hoài Thanh viết rằng: “Đi vào thơ nôm Nguyễn Trãi là chuyện vất vả. Có khi thấy rối rít như đi vào rừng 2
  9. sâu. Nhưng cứ chịu khó đi và đi nhiều lần sẽ thấy công phu bỏ ra không uổng. Đây đó sẽ ánh lên những lời thơ đẹp”. Ở công trình này tác giả đã tập trung nghiên cứu một vài nét về con người của Nguyễn Trãi qua thơ Nôm Quốc âm thi tập. Năm 1975, Đào Duy Anh trong cuốn Chữ Nôm - nguồn gốc - cấu tạo- diễn biến đã viết về một số cách đọc chữ Nôm và nêu rất nhiều ví dụ tương đối khó. Bên cạnh đó, tác giả còn có thêm một chương nghiên cứu chữ Nôm Tây để đối chiếu với chữ Nôm của ta. Trong Tạp chí Hán Nôm, số 3 năm 2011, với tiêu đề Góp phần phân định chữ Nôm tự tạo và chữ Nôm mượn chữ Hán đã đề cập tới cách phân chia chữ Nôm làm hai loại lớn là chữ Nôm mượn Hán và chữ Nôm tự tạo được cố GS. Nguyễn Tài Cẩn và N.V.Xtankevich nêu ra đầu tiên vào năm 1976 trong bài Điểm qua vài nét về tình hình cấu tạo chữ Nôm. Tuy quan điểm bước đầu đã nói lên được các cách tạo chữ Nôm và đã được các nhà nghiên cứu chữ Nôm lúc đó chấp nhận rộng rãi nhưng khi bắt tay vào phân chia thì gặp phải một số khó khăn nhất định. Trên báo Nhân dân, số ra ngày 19 tháng 9 năm 1962, trong bài nghiên cứu về thơ Nôm của Nguyễn Trãi - Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc, Phạm Văn Đồng khẳng định: “Về thơ của Nguyễn Trãi, chúng ta nên quý trọng hơn nữa là thơ chữ Nôm, tiếng ta của Nguyễn Trãi, đó là vốn rất quý của dân tộc”. Bài viết xoay quanh cái hay, độc đáo trong cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Trãi khi làm thơ Nôm. Tác giả Hoàng Tuệ với bài viết Cống hiến của Nguyễn Trãi đối với tiếng Việt đã khẳng định: Cống hiến của Nguyễn Trãi đối với tiếng Việt, đó là một cống hiến hết sức lớn lao [11, 826]. Với công trình này tác giả Hoàng Tuệ khi nghiên cứu chỉ dừng lại ở vấn đề Nguyễn Trãi trên cơ sở thái độ quý 3
  10. trọng và đề cao chất liệu của tiếng Nôm, tức tiếng Việt, sử dụng một cách thành công bộ phận từ vựng Việt, ngữ pháp Việt. Ngoài ra, xoay quanh đến vấn đề của tác phẩm Quốc âm thi tập chúng ta có rất nhiều các công trình nghiên cứu, luận văn thạc sĩ, tiến sĩ, khóa luận tốt nghiệp: - Nghệ thuật sử dụng điển cố trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, khóa luận tốt nghiệp đại học, chuyên ngành Văn học Việt Nam của Đào Thị Hương Thu. - Sự phá vỡ tính quy phạm trên các phương diện đề tài, thể loại, ngôn ngữ trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, khóa luận tốt nghiệp đại học, chuyên ngành Văn học Việt Nam của Trần Thị The. - Phương thức ứng xử của Nguyễn Trãi trong Quốc âm thi tập, luận văn Thạc sĩ ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, chuyên ngành Văn học Việt Nam của Nguyễn Thị Hiền. Với đề tài này tác giả đã nghiên cứu các phương thức ứng xử của Nguyễn Trãi với bản thân, gia đình và cộng đồng và cả với môi trường tự nhiên trong Quốc âm thi tập. - Đặc điểm của ẩn dụ trong tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Ngôn ngữ học của Vương Văn Huy. Tác giả đã khảo sát một cách hệ thống các hiện tượng ẩn dụ trong tập thơ Quốc âm thi tập theo quan điểm lý thuyết của từ vựng học và phong cách học. Kết quả nghiên cứu đã thấy được cái hay cái đẹp và sự uyên bác trong cách dùng từ đặt câu của Nguyễn Trãi. - Hoa trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, khóa luận tốt nghiệp, chuyên ngành Văn học Việt Nam của Bùi Thị Mỹ Oanh. Đề tài này người nghiên cứu đã phân loại và thấy được tần suất và sắc thái ý nghĩa của “Hoa trong Quốc âm thi tập” và từ đó rút ra được một số giá trị nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng. 4
  11. - Hình ảnh bốn mùa trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, khóa luận tốt nghiệp, chuyên ngành Văn học Việt Nam của Vũ Thị Huế. Với đề tài này tác giả đã thống kê và phân loại được các bài thơ có hình ảnh bốn mùa và rút ra được những giá trị biểu đạt như: ngôn ngữ, thể thơ, vần, nhịp điệu. - Thi pháp thơ Nôm Nguyễn Trãi, luận án tiến sĩ, chuyên ngành Văn học Việt Nam của Hoàng Thị Thu Thủy. Ở đề tài này tác giả đã tập trung nghiên cứu thi pháp thơ Nôm qua các phương diện như: thể thơ, âm vận và ngôn ngữ trong tập thơ Quốc âm thi tập. Các bài viết, và công trình nghiên cứu liên quan tới tác phẩm Quốc âm thi tập rất phong phú tuy nhiên liên quan đến vấn đề chữ Nôm sáng tạo thì còn rất hạn chế. Trên cơ sở những vấn đề liên quan tới chữ Nôm trong Quốc âm thi tập và những nguồn tư liệu quý giá mà chúng tôi thu thập được sẽ là những căn cứ xác đáng giúp chúng tôi có định hướng nghiên cứu đúng đắn, để đưa ra những kết luận đảm bảo mang tính chất chính xác và khoa học nhất trong quá trình nghiên cứu. 3. Mục đích nghiên cứu Từ trước tới nay, các công trình nghiên cứu, khảo sát về các kiểu chữ Nôm sáng tạo trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi tương đối ít và chưa được nghiên cứu một cách tập trung. Bởi vậy, mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là thông qua quá trình khảo sát, phân loại các tác phẩm chữ Nôm để thấy được sự sáng tạo, linh hoạt trong bút pháp của Nguyễn Trãi. Cùng với việc nghiên cứu văn bản Nôm và phân tích chữ Nôm sáng tạo trong tập thơ Quốc âm thi tập, chúng tôi có thể mở ra các hướng tiếp cận tác phẩm một cách phong phú hơn trong nhà trường phổ thông. Đồng thời khẳng định tài năng bậc thầy của Nguyễn Trãi trong việc sáng tác văn chương bằng chữ Nôm sáng tạo và giá trị to lớn của Quốc âm thi tập đối với nền văn học dân tộc. 5
  12. 4. Đối tƣợng nghiên cứu Để thực hiện đề tài Chữ Nôm sáng tạo trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, đối tượng nghiên cứu của khóa luận là tập thơ Nôm Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi xuất bản năm 2014, Nhà xuất bản Văn học, gồm 731 trang. Chúng tôi đặc biệt chú trọng nghiên cứu, khảo sát các kiểu chữ Nôm sáng tạo có trong tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. 5. Phạm vi nghiên cứu Để hoàn thành đề tài một cách tốt nhất, việc nghiên cứu được tiến hành khảo sát với 254 bài thơ trong Quốc âm thi tập. Trọng tâm của khóa luận là đi sâu khai thác, phân tích các kiểu chữ Nôm sáng tạo có trong các bài thơ Nôm của Nguyễn Trãi. Qua quá trình khảo sát, phân tích, thống kê để từ đó thấy được chữ Nôm có nhiều cách cấu tạo khác nhau, phong phú và đa dạng đã làm nên nền văn hóa dân tộc. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để phục vụ cho công việc nghiên cứu đề tài, đồng thời để có nguồn tư liệu phong phú và đủ tin cậy, đáp ứng được mục đích đặt ra chúng tôi tiến hành những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp văn bản học Hán Nôm Phương pháp văn bản học Hán Nôm là phương pháp xác định tình trạng văn bản, xác định bản in, giấy in, màu mực, kĩ thuật, bảo tàng, kí hiệu xác định tác giả và niên đại ra đời của tác phẩm. - Phương pháp phân tích, tổng hợp Phương pháp phân tích, tổng hợp là từ những ngữ liệu đã tập hợp, thống kê được chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để làm sáng tỏ vấn đề cần được nghiên cứu. - Phương pháp phân tích ngữ văn học. 6
  13. Phương pháp phân tích ngữ văn học là phương pháp xem xét hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, những giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật mà tác giả gửi gắm. - Phương pháp thống kê, phân loại Phương pháp thống kê, phân loại là phương pháp có thể tập hợp, thống kê những nguồn tư liệu có liên quan đến đến đề tài chúng tôi đang nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng như một phương pháp chính trong quá trình nghiên cứu nội dung đề tài. - Phương pháp văn học sử Nền văn học trung đại Việt Nam trải qua gần mười thế kỉ, với nhiều giai đoạn, nhiều thế kỉ nên việc lựa chọn phương pháp văn học sử sẽ đảm bảo được tính lôgic trong quá trình khảo sát phục vụ cho nghiên cứu khóa luận này. Để khóa luận đạt được kết quả cao nhất. Các phương pháp và các thao tác nghiên cứu trên đây sẽ được vận dụng đan xen, liên kết chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau. 7. Đóng góp của khóa luận Với đề tài nghiên cứu Chữ Nôm sáng tạo trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, đây là bước khởi đầu mở ra những hướng khai thác, tiếp cận mới, đạt hiệu quả cao trong việc khám phá giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc trong Quốc âm thi tập. Đề tài giúp ta hiểu thêm về tài năng của Nguyễn Trãi trong việc vận dụng ngôn ngữ dân tộc vào tác phẩm văn chương. Đề tài đóng góp vai trò quan trọng phục vụ cho công tác nghiên cứu giảng dạy. 8. Bố cục khóa luận Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, khóa luận của chúng tôi được triển khai theo hai chương: Chương 1: Những vấn đề chung Chương 2: Chữ Nôm sáng tạo trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi 7
  14. NỘI DUNG CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Đôi nét về tác giả Nguyễn Trãi 1.1.1. Cuộc đời Nguyễn Trãi Nguyễn Trãi (阮廌) sinh năm 1380 mất năm 1442, là anh hùng dân tộc, là nhà văn và nhà thơ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Nguyễn Trãi, hiệu Ức Trai (抑齋), quê xã Chi Ngại, lộ Lạng Giang (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Ông còn quê thứ hai là làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Thiên tài Nguyễn Trãi với thành tựu rỡ trên mọi lĩnh vực: ông là nhà chính trị gia lớn, một nhà quân sư lỗi lạc, một nhà ngoại giao thiên tài, một nhà nghiên cứu lịch sử, địa lí uyên bác và là một nhà thơ, nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam. Nguyễn Trãi xuất thân trong một gia đình nhà Nho có truyền thống yêu nước và truyền thống văn hóa, văn học. Cha ông là Nguyễn Ứng Long tức Nguyễn Phi Khanh (1356 - 1429) là một người tài giỏi, có chí lớn, luôn quan tâm tới đời sống nhân dân và vận mệnh dân tộc. Năm 1374, ông đỗ tiến sĩ nhưng không được vời ra làm quan nhà Trần. Đến năm 1400, khi nhà Hồ lên thay nhà Trần, Nguyễn Ứng Long đổi tên thành Nguyễn Phi Khanh ra làm quan nhà Hồ. Cùng năm đó, Nguyễn Trãi thi đỗ tiến sĩ và được bổ dụng vào làm quan. Mẹ của ông là bà Trần Thị Thái, một người thông minh, có sắc có tài, và cũng là một thi sĩ. Năm 1407, nhà Minh mượn cớ phù Trần diệt Hồ đem quân xâm chiếm nước ta. Cha Nguyễn Trãi bị bắt, còn bản thân bị giam lỏng mười năm tại thành Đông Quan (Hà Nội). Từ đây “nợ nước thù nhà” trong lòng ông không lúc nào nguôi. Đây cũng là dịp Nguyễn Trãi được sống gần với nhân dân và 8
  15. hiểu rõ những thống khổ của người dân mất nước. Trong khoảng thời gian tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Nguyễn Trãi cho ra đời tập Quân Trung từ mệnh tập nổi tiếng, văn chương được sử dụng như một thứ vũ khí lợi hại, góp phần làm suy yếu tinh thần quân thù. Năm 1418, ông đến với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, dâng lên cho Lê Lợi Bình Ngô đại cáo và đây là tác phẩm được đánh giá là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc. Cũng chính từ lúc này Nguyễn Trãi luôn gắn bó, sát cánh cùng với Lê lợi và nhân dân. Ông đã trở thành bộ óc, tiếng nói, vũ khí sắc bén của nghĩa quân Lam Sơn để tiêu diệt quân thù. Nhìn lại quãng đời mười năm đấu tranh của Nguyễn Trãi, Đặng Thai Mai đã nói rằng ông không chỉ là một nhà chiến lược đại tài mà còn là một nhà tổ chức cỡ lớn, nhà ngoại giao khôn khéo, khi cứng rắn khi mềm dẻo nhưng không bao giờ khoan nhượng về nguyên tắc. Cuộc kháng chiến cứu nước thắng lợi, Nguyễn Trãi lại dốc hết tâm huyết giúp Lê Lợi xây dựng đất nước. Nhưng đây lại là quãng đời gian khổ của ông, Nguyễn Trãi được tiếng là quan cao, chức trọng và tính tình ngay thẳng, nhưng khi sống trong triều đình ông lại bị nhiều kẻ ghen ghét, đố kị. Không bao lâu thì sự tin tưởng của nhà vua cũng không còn. Đặc biệt sau vụ việc của Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo, cả hai đều là công thần bậc nhất của Lê Lợi. Chính Nguyễn Trãi cũng bị dèm pha mà bị tống giam, suýt bị chết. Nguyễn Trãi đã bị xã hội phong kiến từ chối tài năng cũng như lí tưởng giúp dân cứu nước của mình, sống trong cảnh “danh suông vạ thực” này mà đến cuối đời ông vẫn đau đớn khôn nguôi. Chia bảo phù, ban thái ấp chung ngựa trắng ăn thề, Mua ghen ghét, chuốc dèm pha, chợt nhặng xanh dơ vết. Mới biết quả hợp thì người khó thích, Để cho trong trắng thì bẩn để lây Biểu tạ 9
  16. Đến đời Lê Thái Tông, Nguyễn Trãi phải sống trong tình cảnh gay go chán nản. Năm 1440, Nguyễn Trãi xin về nghỉ ở Côn Sơn sau cuộc sống lận đận, khắc nghiệt nơi triều đình. Đây cũng chính là khoảng thời gian Nguyễn Trãi cho ra đời tập Quốc âm thi tập thể hiện tấm lòng trung kiên của mình. Nhưng chỉ hai năm sau, Lê Thái Tông lại vời ông ra làm quan với tâm thế “tuổi già, sức yếu, tóc bạc, lòng son”, ông vui sướng ra giúp đời vì dân, vì nước, đúng với sở nguyện bao lâu thôi thúc trong ông. Nhưng thật đau đớn, chính lần ra làm quan này mà tai họa thảm khốc đã đến với ông. Năm 1442 vụ án “Lệ chi viên” xảy ra, Nguyễn Trãi và gia đình đã bị xử tử và tru di tam tộc. Như vậy cuộc đời vị khai quốc công thần đã kết thúc trong một hoàn cảnh bi phẫn và oan khuất, dưới lưỡi đao của triều đình phong kiến ngày 19 tháng 9 năm 1442. Một con người tài đức vẹn toàn nhưng phải chịu một cái kết nghiệt ngã. Cả một cuộc đời trung với nước, hết mình vì vua vì dân, vậy mà phải chịu án oan tru di tam tộc. Đây là một vụ án oan khuất vào loại bậc nhất trong lịch sử dân tộc. Cái chết của Nguyễn Trãi là sự tiếc nuối, đau xót, mất mát lớn của dân tộc Việt Nam. Năm Giáp Ngọ, niên hệu Quang Thiệu thứ 5 (1464), vua Lê Thánh Tông đã xuống chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi. Là một vị vua anh minh ông đã viết lên những lời ca đẹp về Nguyễn Trãi: “Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo”. Lời nói đã nói lên được nhân cách sáng trong, tấm lòng đẹp đẽ của thiên tài Nguyễn Trãi. Nói như nhà phê bình văn học Đặng Thai Mai: “Một thanh thiếu niên đã được bồi dưỡng kỹ càng trong một gia đình yêu nước, đã chia sẻ nỗi đau khổ của đất nước cùng với nhân dân; Một chí sĩ đã cống hiến tất cả trí tuệ, nghị lực mình cho sự nghiệp giải phóng nước nhà; Một nhà chính trị, một nhà chiến lược thiên tài, một nhà ngoại giao lão luyện, và đồng thời cũng là một học giả uyên bác, một nhà văn, một nhà thơ lỗi lạc; Một đời sống lộng lẫy và một kết cục quá tàn nhẫn; Đó là vận mệnh của Nguyễn Trãi” [13, 20]. 10
  17. Cuộc đời Nguyễn Trãi trải qua cuộc đời với nhiều thăng trầm, biến cố nhưng lúc nào ông cũng giữ tấm lòng son sắt với nhân dân, đất nước. Nguyễn Trãi là tấm gương sáng của tinh thần đấu tranh vì dân tộc vì nhân nghĩa mà ta cần học tập. Năm 1980, Nguyễn Trãi được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Danh nhân văn hoá thế giới và tổ chức kỷ niệm 600 năm năm sinh của ông. 1.1.2. Sự nghiệp văn chương Nguyễn Trãi đã viết rất nhiều nhưng sau vụ án Lệ Chi viên thì nhiều tác phẩm của ông đã bị bè lũ cầm quyền đem đi tiêu hủy nên bị thất lạc nhiều. Sau đó, dưới thời Lê Thánh Tông (1460-1497) triều đình đã lấy lại được sự trong sạch cho Nguyễn Trãi và nhà vua đã ủy thác cho Trần Khắc Kiệm đi tìm lại và sưu tầm tất cả những tác phẩm còn lại của ông nhưng sau đó lại bị thất lạc. Sang thế kỉ XIX Dương Bá Cung cùng một số nhà sử học văn học khác đã tìm lại được phần nào công trình của Nguyễn Trãi. Nói đến sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi, Phạm Văn Đồng nhận xét rằng: “Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho một lý tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc. Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc. Nguyễn Trãi rất xứng đáng lòng khâm phục và quý trọng của chúng ta”. [16, 112] . Nguyễn Trãi đã để lại một sự nhiệp văn học đồ sộ cả chữ Hán và chữ Nôm. Nguyễn Trãi đã là hiện thân cho một bước phát triển nhảy vọt kì diệu và trở thành người mở đầu cho nền văn học cận - hiện đại của Việt Nam. Một vĩ nhân như thế không phải chỉ riêng về một thời đại hay một dân tộc mà là của toàn nhân loại. 11
  18. 1.1.2.1. Những tác phẩm chữ Hán - Quân trung từ mệnh tập (軍中詞命集) Quân trung từ mệnh tập là tập văn kiện lịch sử- bình luận- ngoại giao bằng chữ Hán do Nguyễn Trãi soạn thảo trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1428) dưới sự ủy thác của Lê Lợi. Các tác phẩm phần lớn là thư từ giao thiệp với các tướng Minh, ngoài ra còn có biểu phong cầu và tấu cầu phong gửi vua Minh, văn tấu cáo các vua Trần Hiện nay tập còn trên dưới 70 bài. Quân trung từ mệnh tập là tập văn chiến đấu “có sức mạnh mười vạn quân” (Bùi Huy Bích). Sức mạnh ấy có được là bởi sự kết hợp tuyệt diệu giữa lập trường nhân nghĩa, chính nghĩa sáng ngời của dân tộc với nghệ thuật viết văn luận chiến bậc thầy của Nguyễn Trãi. Quân trung từ mệnh tập thể hiện rõ tư tưởng chiến lược của Nguyễn Trãi: đánh bằng mưu trí, đánh vào lòng người. Nguyễn Trãi một mặt nêu cao chính nghĩa sáng ngời và khí thế chiến thắng của dân tộc ta, vạch trần âm mưu cũng như tính chất phi nghĩa trong hành động chiến tranh xâm lược của địch, mặt khác ông vận dụng sách lược mềm dẻo để ít mất mát xương máu nhất. Tác phẩm như một tượng đài kỷ niệm văn học vĩ đại ghi dấu một truyền thống đánh giặc ngoại xâm vừa dũng cảm quyết liệt vừa khôn khéo sáng suốt của dân tộc ta. - Bình Ngô đại cáo (平吳大告) Trước hết Bình Ngô đại cáo là một văn kiện lịch sử. Được lệnh của Lê Lợi cuối năm 1427, Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo để bố cáo cho toàn dân biết sự nghiệp đấu tranh đã hoàn toàn thắng lợi, quân thù rút về nước một tương lai mới đang mở ra cho giang sơn xã tắc. Bình Ngô đại cáo là bản tuyên ngôn độc lập về chủ quyền độc lập dân tộc, là bản cáo trạng tội ác kẻ thù, là bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Và Bình Ngô đại cáo được coi là 12
  19. bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc. Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo với trí tuệ, tâm hồn và kinh nghiệm của dân tộc trong hai mươi năm đau khổ nước mất nhà tan và mười năm dũng cảm diệt giặc cứu nước, hơn nữa còn là mười lăm năm hào khí của các triều đại đã đi qua. Từ đó tạo lên một kiệt tác có sức sống mãnh liệt và tồn tại bền bỉ trước sự trôi chảy của thời gian. Nguyễn Trãi xứng đáng là nhà văn chính luận kiệt xuất, Bình Ngô đại cáo là một áng “thiên cổ hùng văn”, là tiếng vang vọng bất hủ của ngàn xưa cho đến mai sau. - Băng hồ di sự lục (1420) Là thiên tản văn bằng chữ Hán do Nguyễn Trãi làm vào năm 1428, kể về cuộc đời ông ngoại Trần Nguyên Đán. - Lam Sơn Vĩnh Lăng thần đạo bi kí (1433) Văn bia Vĩnh Lăng của Nguyễn Trãi có giá trị lớn về lịch sử. Ghi chép gia thế, sự nghiệp của Lê Thái Tổ sau ngày vua mất. Và nhiều bài biểu, tấu, chiếu, dụ, những công văn có nội dung thời sự nhưng vẫn được đời sau coi như kiểu mẫu của thể văn này. - Dư địa chí (1435) Là tác phẩm địa lí xưa nhất không chỉ có giá trị địa lí mà còn có giá trị lịch sử, dân tộc học. - Ức Trai thi tập (抑齋時集) Là tập thơ gồm 105 bài thơ chữ Hán viết theo thể Đường luật ngũ ngôn và thất ngôn. Để cảm nhận độ sâu thẳm của hồn thơ Nguyễn Trãi thì ta phải nhắc đến với tập thơ chữ Hán Ức Trai thi tập giàu chất trữ tình. Tập thơ chính là lời tâm sự của tác giả, chất chứa những cảm xúc suy tư về lí tưởng hoài bão, về thiên nhiên đất nước, cuộc sống con người. 13
  20. 1.1.2.2. Những tác phẩm bằng chữ Nôm Quốc âm thi tập (國音詩集): là tập thơ bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi, gồm 254 bài thơ. Nhìn một cách khái quát thì Quốc âm thi tập là những bài thơ miêu tả về thiên nhiên. Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi vừa mang vẻ đẹp thanh tao, cao nhã, vừa chân chất, đơn sơ, giản dị của làng quê Việt Nam. Theo Trần Huy Liệu đây là tập thơ Nôm xưa nhất của Việt Nam còn lại đến nay. Bằng tập thơ này, Nguyễn Trãi là người đặt nền móng cho văn học chữ Nôm của Việt Nam. Quốc âm thi tập xứng đáng được coi là tập thơ Nôm tiêu biểu nhất của văn chương Việt Nam suốt hơn 500 năm. Ngoài ra, Nguyễn Trãi còn một số tác phẩm khác như: Ngọc đường di cảo, Thạch khánh đồ, Luật thư, Giao từ đại lễ nhưng đều không còn lại đến ngày nay. 1.2. Khái quát về tác phẩm Quốc âm thi tập 1.2.1. Hoàn cảnh ra đời Quốc âm thi tập là tập thơ Nôm được công bố gần đây do hai ông Trần Văn Giáp và Phạm Trọng Điềm phiên âm, chú giải và xuất bản năm 1956. Bản văn này căn cứ vào một công trình sưu tập toàn bộ thi văn của Nguyễn Trãi do Dương Bá Cung, Nguyễn Định, Ngô Thế Vinh làm về đời Tự Đức và ấn hành vào năm 1868 dưới nhan đề Ức trai thi tập. Toàn bộ có bảy quyển, Quốc âm thi tập chép vào quyển thứ bảy, gồm tất cả 254 bài chia làm bốn phần như sau: 1. Vô đề (192 bài) - Thủ vĩ ngâm - Ngôn chí (Bài 1,2,3,4,5,10,17) - Ngôn chí kỳ (Bài 6,7,8,9,11,12,13,14,15,16,18,19,20,21) - Mạn thuật kỳ (Bài 1,2,3, ,14) 14
  21. - Trần tình (Bài 1,2,3, ,9) - Thuật hứng (Bài 1,2,3,4, ,25) - Tự thán (Bài 1,2,3, ,41) - Tự thuật (Bài 1,2,3, ,11) - Tức sự (Bài 1,2,3,4) - Tự giới - Bảo kính cảnh giới (1,2,3, ,61) - Về Côn Sơn ngẫu tác ngày trùng cửu - Răn sắc - Răn giận - Dạy con trai 2. Thời lệnh môn (21 bài): đề tài về thời tiết, khí hậu, cảnh sắc bốn mùa. - Đầu xuân đắc ý - Đêm trừ tịch - Cuối xuân - Hoa xuân - Cảnh hè - Trăng thu - Thơ tiếc cảnh (Bài 1,2,3, ,13) - Mặt trăng trong nước - Nước trời một sắc 3. Hoa mộc môn (34 bài): đề tài về các loại hoa cỏ, thảo mộc - Mai già - Cúc (I) - Cúc đỏ - Tùng (Bài 1,2,3) - Trúc (Bài 1,2,3) 15
  22. - Mai (Bài 1,2,3) - Đào hoa thi kỳ (1,2,3, ,6) - Hoa mẫu đơn - Hoàng tinh - Cây thiên tuế - Ba tiêu - Cây mộc cận - Mía - Cây đa già - Cúc (II) - Hoa mộc - Hoa nhài - Hoa sen - Hòe - Cây cam đường - Hoa trường an - Cây dương 4. Cầm thú môn (7 bài): đề tài về các loại chim muông. - Chim hạc già - Trận nhạn - Trận bướm - Miêu - Lợn - Thái cầu - Trâu trong nghiên Những bài này đều không có ghi chép về thời điểm sáng tác, song người ta cho rằng đa số được làm ra trong thời kì Nguyễn Trãi về ở ẩn tại Côn 16
  23. Sơn. Tập thơ phản ánh những nếp sống khổ cực của người dân và những nét tươi đẹp của quê hương Việt Nam. 1.2.2. Nội dung chính 1.2.2.1. Nguyễn Trãi - một con người anh hùng yêu nước vĩ đại Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi được xem là “khai sơn phá thạch”, người đặt nền móng xây dựng một thể thơ mới cho văn học dân tộc. Đây cũng chính là tập đại thành của thơ ca tiếng Việt. Sự ra đời của Quốc âm thi tập khẳng định vai trò và khả năng to lớn của ngôn ngữ tiếng Việt trong chức năng thẩm mĩ, trong việc phản ánh đời sống xã hội và đời sống con người. Chính điều đó đã làm cho văn học dân tộc được phát triển toàn diện và ngày càng mạnh mẽ hơn. Nội dung của Quốc âm thi tập hiện lên Nguyễn Trãi là một con người anh hùng yêu nước vĩ đại. Nổi bật ở lí tưởng của Nguyễn Trãi là yêu nước, nhân nghĩa, anh hùng tất cả được gắn kết chặt chẽ, hòa quyện với nhau và cùng ngời sáng: Bui một tấc lòng ưu ái cũ Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông. Thuật hứng - Bài 5 Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược Có nhân, có trí, có anh hùng. Bảo kính cảnh giới - Bài 5 Nguyễn Trãi luôn đặt hai chữ “nhân” và “trí” lên hàng đầu và điều đó đã thể hiện được phẩm chất của người anh hùng là luôn chiến đấu tiêu diệt những kẻ dựa vào cường quyền tham lam, ác độc. Lí tưởng này đã ăn sâu vào xương tủy và tồn tại trong suốt cuộc đời Nguyễn Trãi. Không chỉ vậy thơ của Nguyễn Trãi luôn chiến đấu cho công lí, lẽ phải và kiên quyết phủ nhận những thứ chân lí của kẻ có tiền đặt ra “Lưng không uốn, lộc lên từ” (Mạn 17
  24. thuật - Bài 4). Chúng ta bắt gặp một con người ngay thẳng là hiện thân của chân lí chối bỏ công danh, lợi lộc: Vườn quỳnh dầu chim kêu hót Cõi trần có trúc đứng ngăn. Tự thán - Bài 40 Bút pháp Nguyễn Trãi không phải chỉ có kiên cường, mạnh mẽ mà có lúc lại rất tinh tế, nhẹ nhàng mà thanh thoát. Một tiếng chim kêu, một cánh hoa bay, một làn hương nhẹ thoảng qua, mấy giọt mưa thu rơi, một ngọn gió xuân thổi, tất cả đều có thể làm rung động tâm hồn của nhà thơ. Beilinski đã nói rằng: “Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”. Cuộc đời chính là chất liệu, là ngọn nguồn sáng tác cho mỗi nhà thơ, nhà văn. Đến với Quốc âm thi tập, chúng ta có thể thấy được Nguyễn Trãi đã tốn rất nhiều giấy bút để nói về thời đại từ đó để nói đến cuộc đời mình. Những vần thơ Nguyễn Trãi đã thể hiện những chiêm nghiệm của ông về thế sự, nhân tình theo quan niệm nhân sinh của nhân dân. Chẳng ngừa nhỏ âu nên lớn Nếu có sâu thì bỏ canh Bảo kính cảnh giới - Bài 9 Quốc âm thi tập là một cái tôi Nguyễn Trãi suốt đời “âu việc nước, đêm đêm thức nhẵn nẻo sơ chung” và là một con người cống hiến hết mình cho non sông đất nước. Nguyễn Trãi sống cuộc sống của nhân dân, lo cho cái lo của người dân và luôn đấu tranh bảo vệ nét đẹp văn hóa, văn học nước nhà. 1.2.2.2. Nét đặc sắc thiên nhiên trong Quốc âm thi tập Thiên nhiên trong thơ văn Nguyễn Trãi luôn chiếm một vị trí rất quan trọng. Theo Lã Nhâm Thìn đã khảo sát trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi: Về đề tài thiên nhiên 58/254 bài viết chiếm 22,8% các đề tài khác; về chủ đề thiên nhiên có 60 bài chiếm 23,6% các chủ đề khác [14, 55]. Thiên 18
  25. nhiên trong Quốc âm thi tập hiện lên rất phong phú và đa dạng với nhiều vẻ khác nhau: hùng vĩ, hoành tráng, thơ mộng, diễm lệ, tươi tắn Mặt khác thiên nhiên cũng mang hồn người, nhiều trường hợp thiên nhiên cũng sẻ chia niềm vui, nỗi buồn của tác giả. Thiên nhiên trong thơ Nôm Nguyễn Trãi thường phản ánh vẻ đẹp kì thú vị, đơn sơ. Những hình ảnh như là: cây đa, cây mía, cây chuối, hoa hòe, hoa lựu, lảng mồng tơi, bè rau muống, chim, cá, rất gần gũi với người nông dân lao động, và thể hiện cái nhìn mới mẻ của ông. Cây cớm, chòi cành, chim kết tổ Ao quang mấu ấu cá nên bầy Ngôn chí – Bài 9 Cây rợp chồi cành, chim hết tổ Ao quanh nấu cá, cá bên này Ngôn chí - Bài 11 Hòe lục đùn đùn tán rợp gương Thạch lưu hiên còn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tiễn mùi hương. Bảo kính cảnh giới - Bài 43 Ao bởi hẹp hòi khôn thả cá Nhà quen thu thứa ngại nuôi vằn Thủ vĩ ngâm Quê cũ nhà ta thiếu của nào? Rau trong nội, cá trong ao Mạn thuật - Bài 13 Có thể nói thời bấy giờ những hình ảnh dung dị, đơn sơ, mộc mạc rất ít được đưa vào văn chương. Nhưng với Nguyễn Trãi thì tác giả lại đưa những yếu tố đó vào thơ một cách tự nhiên đến vô cùng, nó đã trở thành ngôn ngữ nghệ thuật, tạo ra những rung động thẩm mĩ cho người đọc. Xuân Diệu đã 19
  26. từng nói ở Nguyễn Trãi “Lòng yêu thiên nhiên tạo vật là một kích thước để đo một tâm hồn” [15, 131]. Thiên nhiên trong tâm hồn Ức Trai nồng nàn và tinh tế mang khí chất thanh tao, mặc nhiên giao cảm chan hòa với thiên nhiên không còn khoảng cách giữa con người với sự vật. Cò nằm hạc lặn nên bầu bạn Ủ ấp cùng ta làm cái con. Ngôn chí - Bài 20 Trong Quốc âm thi tập đó là những lời thơ chứa chan tình người, tình cảm gia đình. Nguyễn Trãi bày tỏ lòng biết ơn chân thành, tình cảm tha thiết với cha mẹ: Cốt lãnh hồn thanh chẳng khứng hóa Âu còn nợ chúa cùng cha Thuật hứng - Bài 9 Tình bạn của Nguyễn Trãi là tình cảm vô cùng thiêng liêng, chân thành, và đó còn là cái nghĩa thầy trò cao đẹp: Lòng bạn trăng vằng vặc cao Bảo kính cảnh giới - Bài 40 Khách đến chim mừng hoa xẩy động Chè tiên nước kín nguyệt đeo về Thuật hứng - Bài 3 Đọc những vần thơ đó chúng ta thấy xiết bao gần gũi, thân thương và giản dị. Nguyễn Trãi là nhà thiên tài hơn tất cả mọi người nhưng cũng nhân tình như tất cả mọi người. Người anh hùng Nguyễn Trãi là một vẻ đẹp được nâng lên tầm cao của toàn nhân loại. 1.2.2.3. Nét đặc sắc nghệ thuật trong Quốc âm thi tập Nguyễn Trãi là một người có ý thức dân tộc sâu sắc, có tinh thần yêu nước nồng nàn. Ta thấy trong Quốc âm thi tập, tác giả đã sử dụng một nguồn 20
  27. thi liệu dân tộc phong phú, từ hệ thống đề tài đến thể thơ, hình ảnh thơ và hệ thống vần thơ, nhịp điệu thơ. Điều đặc biệt Ức Trai đã vận dụng những câu cao dao, tục ngữ một cách sáng tạo, linh hoạt. Chân tay dầu đứt bề khôn nối Sống ảo chẳng còn mô dễ xin Bảo kính cảnh giới - Bài 15 Chính vì vậy, Quốc âm thi tập được xem là nhịp cầu nối làm cho thơ ca dân gian và thơ ca bác học xích lại gần nhau. Nguyễn Trãi đã tiếp thu những thành tựu của nền văn học dân gian và các tác phẩm của nền văn học viết trước đó, Quốc âm thi tập thể hiện lòng yêu nước thương dân với lý tưởng nhân nghĩa cao đẹp. Tập thơ đã ca ngợi cuộc đời thanh cao, giản dị của một vị anh hùng dân tộc. Qua Quốc âm thi tập, bạn đọc có thể nhận ra rằng một tâm hồn sáng ngời, giàu đẹp của Ức Trai. Nguyễn Trãi luôn có sự cách tân trong thể thơ, vần thơ và nhịp điệu. Ông luôn “cố gắng xây dựng một lối thơ Việt Nam” - một lối thơ mới dành riêng cho dân tộc. Đây chính là sự trỗi dậy của một con người luôn ý thức được đấu tranh cho độc lập dân tộc không tiếc xương máu để giành được nền độc lập ấy, và được phản ánh trong công cuộc đấu tranh cho ngôn ngữ. Điều này được thể hiện rõ trong kết cấu bài thơ Nôm Đường luật của Quốc âm thi tập. Ông đã đưa những câu thơ sáu chữ vào thể thơ thất ngôn một cách uyển chuyển, tinh tế. Tác giả Ngô Văn Phú đã nhận xét: “Không riêng gì ở thể thơ 6 lời với thơ 7 lời việc Đường luật hóa đến mức hoàn thiện thể thơ nôm 7 lời, việc hoàn thiện tới mức tinh xảo thể thơ dân tộc, 6 8, và 7 7 6 8 thể hiện sức sống tuyệt vời của tiếng Việt. Đó là sự sàng lọc cái hay, cái thích hợp với lối nói bị hạn chế; sự vươn tới và chiến thắng của tiếng Việt của chữ nôm so với tiếng Hán và chữ Hán” [16, 77]. Như trong bài Bảo kính cảnh giới số 43 có hai câu thơ cuối được viết bằng thơ sáu chữ: 21
  28. Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ, khắp đòi phương Hay Giũ bao nhiêu bụi, bụi lầm Giơ tay áo, đến tùng lâm. Ngôn chí - Bài 4 Đọc Quốc âm thi tập chúng ta thấy rất rõ sự sáng tạo của Nguyễn Trãi trong việc gieo vần. Đây là sự cách tân vô cùng độc đáo, đã tạo sự uyển chuyển, mềm mại, tính nhạc cho bài thơ. Trong thơ ông những câu tục ngữ có những cách bắt vần vô cùng đa dạng. Đó là cách bắt vần từ chữ cuối nhịp đầu bắt vần với chữ cuối nhịp sau như trong câu: Làm quan đã dai, tài chưa đủ Về ở thanh nhàn, hạn đã hồng. Thuật hứng - Bài 16 Ngoài ra, còn có cách bắt vần chữ cuối nhịp đầu bắt vần với chữ cuối nhịp sau cũng thật tinh tế. Tục ngữ có câu: “Sông có khúc, người có lúc” còn trong thơ Nguyễn Trãi lại viết: “Đìa cỏ, được câu ngâm gió” (Thuật hứng - Bài 21). Mặt khác, cách gieo vần lưng chiếm vị trí đa số trong thơ Nôm Nguyễn Trãi đã thể hiện được tài năng cũng như sự cố gắng, khát khao xây dựng một lối thơ riêng cho dân tộc Việt. Nhịp điệu cũng là một trong những giá trị to lớn góp phần làm nên thành công của Quốc âm thi tập. Dưới ngòi bút của Nguyễn Trãi, ông đã có những sáng tạo độc đáo trong nhịp thơ của mình. Ông sử dụng linh hoạt các cách ngắt nhịp 3/3, 1/2/3, 4/2, 2/2/2, đã tạo tác động rất lớn đến nhịp và ý nghĩa của toàn bài thơ. Lá / chưa ai quét/ cửa thông. Mạn thuật - Bài 6 22
  29. Bát cơm xoàng / nhờ ơn xã tắc Gian lều cỏ / đội đức đường Ngu. Ngôn chí - Bài 14 Thân nhàn / dầu tới / dầu lui. Ngôn chí - Bài 12 Như vậy, với việc sử dụng thể thơ thất ngôn xen lục ngôn, cách gieo vần, cách ngắt nhịp của Nguyễn Trãi đã thể hiện niềm khao khát hăng say đổi mới thơ ca theo hướng dân tộc hóa. Đồng thời nhờ vậy mà các bài thơ Nôm của dân tộc sẽ rất dễ nhớ, dễ thuộc và ngày càng được lưu truyền rộng rãi và tồn tại đến ngày hôm nay. Như vậy, nhà thiên tài đã đi những bước đầu tiên của nền văn học thành văn nước ta. Nguyễn Trãi từ rất sớm đã coi trọng làm giàu và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Chính nhờ Nguyễn Trãi mà những giá trị của truyền thống, những phong tục, tập quán, những lời giáo huấn chân tình mà sâu sắc của cha ông mới được truyền lại qua bao thế hệ đến tới ngày nay và cả mai sau. 1.3. Tiểu kết chƣơng 1 Ở chương này đã cho chúng ta thấy được một cuộc đời Nguyễn Trãi đầy thăng trầm, sóng gió nghiệt ngã. Tuy sống cả một đời thanh cao, trong sạch nhưng ông lại phải chịu một cái chết đau đớn trong oan uổng. Nhưng ở Nguyễn Trãi lại là sự hội tụ của nhiều thiên tài bên trong một con người, về tất cả các lĩnh vực như: tư tưởng, chính trị, ngoại giao, sử học, văn học, Nguyễn Trãi là một nhân vật tầm cỡ có sức ảnh hưởng lớn lao ở thời đại lúc bấy giờ cũng như các thế kỉ về sau. Ông là ngôi sao Khuê rực sáng trên bầu trời tinh tú của dân tộc: “Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo” (Lê Thánh Tông). Ra đời trong hoàn cảnh chữ Hán đang trên đà phát triển nở rộ, sự ra đời của Quốc âm thi tập là một dấu ấn lớn trong cuộc đời Nguyễn Trãi cũng như nền văn học trung đại Việt Nam. Dòng văn học tiếng Việt chỉ thực sự mở ra 23
  30. từ thế kỉ XV với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và dần trở thành một bộ phận quan trọng của hành trình thơ ca dân tộc. Với việc sử dụng chữ Nôm một cách linh hoạt, sáng tạo đã mang lại những giá trị nghệ thuật to lớn cho thơ ca dân tộc. Quốc âm thi tập đã mang một phong vị đậm đà tính dân tộc, một nét thuần Việt độc đáo đến với mỗi chúng ta. Điều này khẳng định vai trò to lớn của Quốc âm thi tập đối với sự phát triển nền văn học nước nhà. 24
  31. CHƢƠNG 2: CHỮ NÔM SÁNG TẠO TRONG QUỐC ÂM THI TẬP 2.1. Chữ Nôm sáng tạo 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chữ Nôm Chữ Nôm là cách viết biểu ý ngày xưa của tiếng Việt. Hay có thể hiểu theo cách khác: chữ Nôm còn được gọi là quốc âm, nó là một hệ chữ ngữ tố từng được dùng để viết tiếng Việt. Bao gồm các từ Hán - Việt và các từ vựng khác, hơn nữa nó còn gồm chữ Hán tiêu chuẩn và các chữ khác được tạo ra dựa theo quy tắc nhất định. Sự hình thành của chữ Nôm hiện nay các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều giả thuyết khác nhau. Như là: chữ Nôm đã tạo ra từ những năm đầu khi vó ngựa viễn chinh của phương Bắc đến Việt Nam. Những chữ Nôm đầu tiên được sử dụng để chỉ cách gọi địa danh, hoặc những khái niệm không tồn tại trong Hán văn, mặc dù điều này do những cứ liệu thành văn còn lại hết sức ít ỏi, đã không thể được kiểm chứng một cách chính xác. Phạm Huy Hổ trong Việt Nam ta biết chữ Hán từ đời nào cho rằng chữ Nôm có từ thời Hùng Vương. Văn Đa cư sĩ Nguyễn Văn San cho rằng chữ Nôm có từ thời Sĩ Nhiếp cuối đời Đông Hán thế kỷ thứ 2. Có ý kiến khác lại dựa vào chữ "cồ" trong quốc danh "Đại Cồ Việt" để đoán định chữ Nôm có từ thời Đinh Tiên Hoàng Tuy nhiên, vào thế kỉ XIII sự xuất hiện của chữ Nôm và thơ văn Nôm thể hiện sự cố gắng nâng cao địa vị tiếng Việt trong việc xây dựng nền văn học dân tộc, là bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của ý thức dân tộc, của nền văn hóa dân tộc. Bước sang giai đoạn văn học thế kỉ XV- XVII, chữ Nôm có bước phát triển vượt bậc so với thế kỉ trước với sự xuất hiện của nhiều tập thơ với quy mô đồ sộ như: Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi (gồm 254 bài), Hồng Đức quốc âm thi tập các tác gia nửa sau thế kỉ XV (gồm 328 bài), Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm (khoảng 170 bài) Ngoài ra còn có các 25
  32. tác phẩm phú Nôm của Nguyễn Giản Thanh, Nguyễn Hãng Truyện thơ, với tác phẩm tiêu biểu đó là Lâm truyền kì ngộ và Thạch tuyền ca khúc dài 12 câu gần với điệu hát nói Đặc biệt hơn thế kỉ XVI - XVII xuất hiện rất nhiều các tác phẩm thơ ca Nôm viết bằng thể thơ dân tộc, có quy mô lớn. Ví dụ: thơ lục bát được dùng viết tác phẩm như Lâm tuyền vãn của Phùng Khắc Hoan (185 câu), Ngọa Long cương vãn (136 câu), Tư Dung vãn (332 câu) của Đào Duy Từ. Đồ sộ hơn vào cuối thế kỉ XVII là sự ra đời của Thiên Nam ngữ lục, tập diễn ca lịch sử Việt Nam bằng thơ Nôm gồm 8136 câu lục bát Thành tựu nổi bật của hai thể thơ này mở ra một chân trời mới cho thơ ca dân tộc, bao gồm thơ trữ tình và thơ tự sự. Đến thế kỉ XVIII - XIX chữ Nôm đã phát triển tới mức cao nhất, lấn át cả địa vị chữ Hán. Giai đoạn này số lượng văn bản Nôm còn lại nhiều nhất, với những tác phẩm văn học, sử học, tuồng Nôm, Một số tác phẩm như: Chinh phụ ngâm khúc (Đoàn Thị Điểm); Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều); Tự tình vãn (Nguyễn Thị Ngọc Vinh); Đoạn trường tân thanh (Nguyễn Du); Xuân Hương thi tập (Hồ Xuân Hương); Lục Vân Tiên, Dương Từ Hà Mậu, Ngư tiều vấn đáp y thuật (Nguyễn Đình Chiểu), Đây là giai đoạn đỉnh cao của chữ Nôm. Văn học cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, dưới chính quyền thuộc địa và bảo hộ của Pháp, tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ, vị thế của chữ Hán và chữ Nôm bắt đầu giảm sút. Đây là giai đoạn mà văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm kết thúc vai trò lịch sử để văn chương dân tộc bắt đầu với sáng tác bằng chữ Quốc ngữ. Tuy nhiên trong chừng mực nào đó thì chữ Hán vẫn được tiếp tục giảng dạy trong thời kì Pháp thuộc còn văn học Nôm vẫn có những đóng góp quan trọng, thơ văn mang tính cụ thể, thời sự và ánh một cách chân thực. Tiêu biểu là các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu với thơ ca chống Pháp (Chạy giặc, Thơ điếu Trương Định, Thơ điếu Phan Tòng), văn tế các anh hùng liệt sĩ 26
  33. Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của chữ Nôm phần nào cho ta thấy được tinh thần đấu tranh, ý thức độc lập dân tộc trên phương diện chữ viết. Chữ Nôm là tinh hoa, di sản của nước nhà. 2.1.2. Vai trò của chữ Nôm trong văn hóa, văn học Chữ Nôm ra đời đã tạo điều kiện cho nền văn hóa thành văn của dân tộc và tiếng Việt văn học hình thành và phát triển. Là phương tiện để các nhà văn, nhà thơ phản ánh tư tưởng, tình cảm, những bất công trong xã hội phong kiến, vạch trần tội tham nhũng củ vua quan, ngợi ca cuộc đấu tranh chống áp bức của nông dân. Đả kích sâu cay vua quan phong kiến, bênh vực quyền sống của người phụ nữ. Phản ánh sâu sắc xã hội đương thời cùng những thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam. Có thể thấy chữ Nôm là phương tiện cơ bản để các tác giả sáng tác văn học. Tuy nền văn học chữ Hán vẫn tồn tại và được sử dụng rộng rãi nhưng xu hướng dùng chữ Nôm trong sáng tác văn chương ngày một tăng lên. Những áng thơ Nôm đầu tiên xuất hiện từ đời Trần. Tập thơ chữ Nôm Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, thế kỷ XV. Sau đó là một loạt các tác phẩm diễn ca lịch sử như Thiên Nam ngữ lục, Việt sử diễn âm, Các tác phẩm truyện thơ cũng xuất hiện liên tiếp và đạt được thành tựu rực rỡ, mà đỉnh cao là Truyện Kiều của Nguyễn Du hay Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm, Cung oán ngâm khúc của Nguyên Gia Thiều, Sơ kính tân trang của Phạm Thái, thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, và vẫn được gìn giữ và lưu truyền đến ngày nay. Mặt khác chữ Nôm ra đời còn được dùng để ghi chép văn hóa dân gian. Chữ Nôm là công cụ để ghi lại thành văn các truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, sinh hoạt xã hội, những việc đơn giản nhất hàng ngày cũng được chữ Nôm ghi lại tất cả một cách gần gũi nhất. Chữ Nôm còn có vai trò trong việc bước đầu phổ cập các tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Các kinh sách đều được chuyển dịch sang chữ Nôm để 27
  34. phổ biến trong dân chúng. Các kinh sách đạo phật cho đến ngày nay vẫn được đọc và ghi chép bằng chữ Nôm. Muốn hiểu được thì các nhà sư phải học chữ Nôm để đọc được những kinh sách này. Trong hội thảo Quốc gia “Vai trò của Hán Nôm trong văn hóa đương đại” ngày 27 tháng 8 năm 2016. Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS. TS. Đặng Nguyên Anh cho biết, với tư cách là nguồn tư liệu chữ viết sớm nhất, có chiều dài lịch sử lâu đời nhất, với số lượng lớn nhất đề cập đến mọi phương diện của Việt Nam trong quá khứ, di sản tư liệu Hán Nôm là một bộ phận tiêu biểu thể hiện bề dày của văn hiến Việt Nam. Những thông điệp qua hệ thống di sản này vừa là sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, vừa gìn giữ những giá trị văn hóa, lịch sử đậm đà bản sắc dân tộc. 2.1.3. Chữ Nôm trong xã hội ngày nay. Chữ Nôm đã cùng với dân tộc Việt Nam đi qua biết bao nhiêu thăng trầm của lịch sử. Sau khi phát triển mạnh mẽ ở thế kỉ XVIII - XIX thì chữ Nôm dần bị mất đi vị thế của nó. Bắt đầu chữ Nôm không được sử dụng trong các công việc hành chính như chữ Hán nữa, rồi bên cạnh đó còn là sự xuất hiện của chữ Quốc ngữ đang phát triển mạnh mẽ đã làm giảm vị thế của chữ Nôm một cách nghiêm trọng. Tuy vậy không vì thế mà chữ Nôm mất hẳn. Ngày nay, chữ Nôm vẫn được sử dụng phổ biến trong các nghi lễ tôn giáo, đình, chùa. Các nhà sư hay thầy cúng khi làm lễ đều sẽ sử dụng chữ Nôm để thực hiện nghi thức. Hay hiện nay một số gia đình vẫn còn lưu truyền các cuốn gia phả của dòng họ được truyền từ đời này sang đời khác được viết bằng chữ Nôm. Đây chính là tài liệu lưu trữ những giá trị quý báu của cả gia đình và dòng họ. Tuy nhiên hiện nay ngoài giới nghiên cứu và giới Phật học ra thì hầu như mọi người dân thường không còn biết tới chữ Nôm nữa. Và càng ngày việc sử dụng chữ Nôm càng ít đi, chừng nào mà việc sử dụng chữ Nôm chưa được phổ cập rộng rãi thì chùng đó nó còn có thể mai một đi. 28
  35. Tất cả những áng văn thơ, các tác phẩm kiệt xuất trong lịch sử Việt Nam tồn tại ở văn bản gốc đã được Nhà nước bảo quản cẩn thận. Các tác phẩm này đã có niên đại hàng mấy trăm năm nên một số tác phẩm qua thời gian đã bị hủy hoại không ít. Để tránh mất đi giá trị của tác phẩm một số đã được phiên chú ra chữ Quốc ngữ và in ra rộng rãi và được đưa vào học trong chương Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Đại học, Cao đẳng, Nhà nước ta cũng đã thành lập lên Viện Hán Nôm, đây là nơi tập trung các chuyên gia nghiên cứu về chữ Nôm hàng đầu của đất nước. Tại đây Viện Hán Nôm chịu trách nhiệm quản lí một kho sách, các văn tự cổ về cả chữ Hán và chữ Nôm được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Đây chính là di sản văn hóa - tinh thần mà nhiều thế hệ người Việt đã đúc kết và truyền lại sang đời sau mà chúng ta phải giữ gìn. 2.2. Khảo sát chữ Nôm sáng tạo trong Quốc âm thi tập Trước đây có nhiều nhà nghiên cứu về chữ Nôm hoặc bàn về chữ Nôm khi nghiên cứu về nền văn học dân tộc. Trong các nhà nghiên cứu cũng đã có một số người khảo sát về cách cấu tạo của chữ Nôm, tuy nhiên chưa mấy ai đặt vấn đề khảo sát cấu trúc chữ Nôm theo loại hình tác gia, tác phẩm. Trong khóa luận này bước đầu chúng tôi khảo sát cấu trúc chữ Nôm trong tác phẩm Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi để tìm hiểu các cách cấu tạo chữ Nôm, sự hình thành và phát triển của chữ Nôm qua các thời kỳ và đặc biệt nghiên cứu chữ Nôm sáng tạo đã làm nên tác phẩm Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi thế kỷ XV luôn sống mãi với thời gian. 2.2.1. Sự khác biệt chữ Hán và chữ Nôm Tiếp xúc với bất cứ văn bản Nôm nào, cần có ý thức bản thân đang đọc chữ viết của dân tộc chứ không phải đang đọc một biến thể của chữ Hán. Những chữ viết tượng hình vốn là chữ Hán, khi tham gia và văn bản Nôm, đã hoàn toàn ra nhập vào hệ thống văn tự dân tộc. Có thể thấy không phải tất cả 29
  36. các chữ Hán đều có thể trở thành chữ Nôm. Đầu tiên những chữ Hán xuất hiện trong các văn bản Nôm mới là chữ Nôm, nghĩa là nó vừa xuất hiện trong văn bản Hán vừa xuất hiện trong văn bản Nôm. Thông thường chỉ những chữ Hán đã trở thành đơn vị thể hiện tiếng Việt, điều kiện tối thiểu để trở thành chữ Nôm như các chữ 才 tài, 命 mệnh,仁 nhân, 義 nghĩa, 英 anh, 雄 hùng, 幸 hạnh, 福 phúc, 富 phú, 貴 quý. Trong các sách giải âm chữ Hán như Thi kinh giải âm hay các sách dạy chữ Hán như Tam thiên tự, đặc điểm này được này được thể hiện rất rõ: chữ Nôm nhiều khi chỉ là sự lặp lại chữ Hán. Trong các văn bản Nôm buổi đầu như bài Cư trần lạc đạo phú trong Thiền tông bản hạnh thì ngoài mấy chữ điển cố như: hoa ưu đàm, quê hà hữu, hương thiên cương, ra, hầu hết các thuật ngữ đạo Phật như thể tính, nhân tâm, thiền hà, lục tặc, tuệ nhật, tham sân, hiện nay vẫn còn dùng nhiều trong các bài khảo cứu Phật giáo bằng tiếng Việt. Hiện tượng dùng nguyệt thay trăng, cầm thay đàn trong Quốc âm thi tập đã được Việt hóa ở một mức độ nào đó và sử dụng trong các bài Vô đề và Mạn thuật. Tuy nhiên một số tác phẩm Nôm như Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm đôi khi xuất hiện một số từ thuần Hán như “bỉ sắc tư phong”, chén “hà”, “tiên” làm cho việc đọc chữ Nôm trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Song số lượng những chữ Hán như vậy rất hiếm hoi và cũng có thể coi là sự sáng tạo trong ngôn từ của các nhà thơ khi sử dụng chữ Nôm để sáng tác văn chương. Những từ Hán này về sau đã được sử dụng lại nhiều lần và có tư cách một thành ngữ Việt và đã được đưa vào các từ điển văn liệu Việt. Có thể thấy tất cả những chữ Hán có âm Hán Việt đều có thể chuyển vào văn bản Nôm, nhưng thực tế không phải hoàn toàn như vậy. Căn cứ vào tất cả các tự điển Nôm được biên soạn từ trước tới nay và căn cứ vào các văn bản Nôm, chúng tôi nhận thấy số lượng chữ Hán chuyển thành chữ Nôm rất 30
  37. hữu hạn. Điều này cũng cho thấy vì sao chữ Nôm sáng tạo lại chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng số chữ Nôm. 2.2.2. Phân loại chữ Nôm theo thành tố phụ trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi Căn cứ vào khả năng định hướng chỉnh âm chúng tôi xếp phân loại các thành tố phụ theo các bậc sau: 2.2.2.1. Loại định hướng bằng báo hiệu Trong thơ Nôm Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi được sáng tạo bằng cách cộng vào một dấu ( mỡ, mựa 女 nữ > nữa, nợ, nỡ 嘟 đô > đua, đo 其 kì > khề 31
  38. Vệ > về Biệt > biết Cố > có Chúc > chuốc Lãng > rằng Ni > này Chuẩn > chốn Bài > bày Bối > mới Cộng > cũng Liên > lên Nô > nó Ý > ấy Hộ > họ Náo > nào Cường > gượng Miệt > một Các kí hiệu này đều có chức năng thành tố phụ như nhau trong khi tham gia vào chữ Nôm. Vì lý do này, chúng tôi gọi các ký hiệu này là ký hiệu cố định vì chúng có hình dạng cố định trong khi các chữ khác thay đổi theo từng mã chữ. Bên cạnh các kí hiệu mà các nhà nghiên cứu trước đây đã nhắc đến như cá, nháy, lược nét, chữ 口 (khẩu) chúng tôi thấy trong các văn bản Quốc âm thi tập có một các kí hiệu khác có chung một chức năng văn tự như nhau, đó là bộ sam 彡 cũng tham gia vào loại chữ Nôm mang kí hiệu phụ và có giá trị báo hiêu đọc chệch. Hay có ký hiệu 冫 cũng có chức năng báo hiệu chỉnh âm: 32
  39. 貝 buổi 吒 cha 請 thảnh 嘟 cắn Vừa Mọn Quét Dọc Cho Hãy Tết Gặp Càng Bù Phải Dạy Các chữ Nôm không tạo thành do sự chắp nối các chất liệu chữ Hán tự mà dùng cách lược nét chữ Hán chiếm số lượng rất thấp, phần nhiều thể hiện các từ lấp láy. Khề khà Khệnh khạng Kềnh càng 2.2.2.2. Loại định hướng bằng chính âm đầu Trong các văn bản Nôm thời kỳ đầu có nhiều chữ Nôm dùng một loại ký hiệu đặc biệt như 巴 (ba), 波 (ba), 可(khả), 巨(cự), 車(cư), 阿(a) trước 33
  40. đây thường được giải thích khác nhau. Nói chung chúng thường được coi là thành tố ghi âm ngang hàng với thành tố gốc. Ở một thời điểm lịch sử nhất định thì thấy chúng là cách ghi âm khi chữ Nôm còn dấu vết âm đầu cổ. Đó là cách ghi âm tiết tiếng Việt. Như vậy chúng ta sẽ thấy trong loại chữ Nôm này có hai thành tố với chức năng văn tự không ngang bằng nhau: - Chúng khác nhau về giá trị ghi âm: Thành tố phụ chỉ được sử dụng riêng phần âm đầu, còn mặt vần thì bị lược bỏ hoàn toàn. Trong Quốc âm thi tập loại chữ này chiếm tỉ lệ tương đối lớn. Lấy b trong, chỉ lấy k trong 巨(cự) 車 (xa), trong khi đó thành tố kia được sử dụng trọn vẹn cả âm tiết như lấy lộng trong 巨弄, lấy lăng trong trăng - Thành tố phụ này có thể thay thế bằng các dấu cá, nháy - Thành tố phụ này có thể tách riêng khỏi thành tố chính mà đứng thành mã riêng, Do những lý do trên, có thể đi đến kết luận: - Tính chất thành tố phụ của các kí hiệu trên rất rõ rệt. - Trong một thời điểm lịch sử nào đó thì có thể coi nó là một hình thức ghi âm, nhưng nhìn chung cả quá trình phát triển và xét riêng về mặt cấu trúc thì phải coi nó là một thành tố phụ có tác dụng chỉnh âm đầu. Dưới đây chúng tôi lần lượt khảo sát các đơn vị chính của loại thành tố này: - 巴 (ba): thể hiện tiền tố b trong nhóm phụ âm bl còn tồn tại trong tiếng Việt cho đến thế kỷ XVII. Lúc này ngoài bl còn có tl xuất hiện trong các tác phẩm chữ Nôm Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. blăng (trăng) blời (trời) blàn (tràn) 34
  41. Còn một giá trị khác của 巴(ba) đôi khi còn viết là 波(ba) 阿(a) mà từ trước đến nay các nhà nghiên cứu chữ Nôm rất ít khi nhắc tới: đó là sự biểu thị tắc họng hóa, điều này đã xuất hiện từ thế kỷ XII. Từ thế kỷ XII tiếng Việt cổ đã có các âm tiền tắc họng hóa. Chúng tôi như sau này sẽ chứng minh lại cho rằng cả thảy có 4 âm là [?b], [?d], [?j], [?g]. Chữ Hán Dịch Nôm Âm đọc 志心 低弄 ? để lòng 習 欲 ? jượt 無量 波加世 ? ghe thay 苦饑 對阿計 đói ? gày 巨(cự) và 車: Về (cự) nói chung đều coi là một mặt nó biểu thị tiền tố k và g trong các nhóm phụ âm đầu cổ mang l và r trong tiếng Việt vào khoảng trước thế kỷ XV những âm này về sau chuyển thành [s] - mặt khác thể hiện tiền tố k trong nhóm phụ âm kl mà sau này chuyển thành bl và tl và cuối cùng thành tr quốc ngữ trong tiếng Việt ngày nay. Kí hiệu 車 thường gặp ở các chữ như (sau), (trước), (so) Trong Quốc âm thi tập tần số xuất hiện những chữ Nôm này là 43 chữ. 2.2.3. Loại định hướng liên tưởng về nghĩa Đây là khu vực tương đối ổn định bao gồm những chữ mà ý nghĩa của nó gắn khá chặt với từng ý nghĩa của một bộ thủ. Trường hợp các chữ 嘟 (nước), 滝 (sông), Số lượng những chữ này chiếm một tỷ lệ tương đối lớn, 35
  42. ở loại này, những từ mà ý nghĩa gắn với trường nghĩa của bộ thủ nào thì thường dùng bộ thủ ấy cho nên nó là những chữ sắp xếp theo mối liên tưởng vùng nghĩa. Ngoài khu vực tương đối ổn định vừa trình bày ở trên là khu vực những chữ sử dụng bộ thủ một cách tương đối tự do. Tuy nhiên, khi người viết sử dụng một bộ thủ nào đấy cho chữ viết của mình họ đã phải cân nhắc, tính toán dựa vào một tiêu chuẩn nhất định mà họ cho là hợp lý. Sự liên tưởng về nghĩa của chữ này được thiết lập theo nhiều kiểu, nhưng nói chung, chúng giống nhau ở chỗ ban đầu xuất phát từ một nghĩa cảnh cụ thể rồi sau được trừu tượng hóa đi. Loại này dùng chữ Hán có dạng đơn giản lấy nghĩa cụ thể của nó làm thành tố chỉnh âm. Chữ Âm Thành tố chỉnh âm 眜 mắt mạt 嘟 gửi kí 嘟 kén kiến 2.2.4. Loại định hướng chữ Nôm viết tắt Trong khi khảo sát tác phẩm Quốc âm thi tập chúng tôi thấy vấn đề phân chia kiểu loại chữ Nôm cũng cần khảo sát hiện tượng viết tắt. Nếu coi hiện tượng viết tắt là bớt nét thì người Hán có hai kiểu là viết thảo và giản tự. Viết thảo vừa bớt nét nhưng lại nhằm mục đích viết được nhanh (các nét được viết liền nhau) và chuộng về bay bướm đẹp mắt. Còn giản tự thì chỉ cần tiết kiệm nét chữ. Cách viết tắt trong chữ Nôm chỉ nhằm mục đích tiết kiệm nét nên có lúc nó mượn chữ thảo, có lúc nó mượn giản tự và trong phần lớn trường hợp nó sáng tạo ra một cách viết riêng vừa ít nét vừa gãy gọn dễ nhìn dễ đọc. Sau đây là các ví dụ chữ Nôm viết tắt có trong Quốc âm thi tập. 36
  43. Nguyên dạng chữ Thảo và giản Tắt Chân thư tự Hán Nôm Âm Nôm 命 mệnh 南 nam 風 phong 金 kim 意 ý 易 dịch 歸 quy 無 vô 衛 vệ 沒 một 撞 chủng 能 năng Ngoài lối viết tắt cho các chữ Nôm hoàn chỉnh ra còn có các lối viết tắt cho từng thành tố. Nhưng về bản chất chữ viết tắt sau khác lối viết tắt trước. Lối viết tắt trước có tính chất chuyển kí hiệu, một chữ tắt hoàn toàn thay thế cho một chữ Nôm, giữa hai thứ ít lưu lại một bộ phận giống nhau. Lối viết sau không chuyển kí hiệu, biết chữ nguyên dạng vẫn đọc được chữ viết tắt. Muốn 37
  44. thế thì sau khi viết tắt, thành tố gốc vẫn được giữ lại. Thường người ta chỉ lược nét ở bộ phận thành tố phụ. 歷 lịch 鐄 vàng 嘟 xem Lối viết tắt sau không tạo ra sự thay đổi về cấu trúc, ta vẫn có thể phân biệt rõ thành tố gốc và thành tố phụ chỉnh âm. Còn trong lối viết tắt trước thì rõ ràng có sự thay đổi cấu trúc vì nó không phân tích ra được các thành tố. 雨 và 書 và 食 và 邁 và 2.2.5. Loại định hướng chữ Nôm liên tưởng về kết cấu trong Quốc âm thi tập Những tiếng thường hay đi liền nhau đồng nghĩa hay ngược nghĩa với nhau thì thường một tiếng dùng bộ thủ nào thì tiếng kia dùng bộ thủ ấy. Trong Quốc âm thi tập khi nhắc đến 賒 (xa) và 斤 (gần). 賒 (xa)vốn là chữ Hán có hai nghĩa: 1 - mua nợ, 2 - xa xôi. Chữ Nôm chuyên dùng biểu thị nghĩa thứ hai. Từ chỉ ngược nghĩa với nó là từ 斤 (gần) cũng dùng bộ thủ 貝 (bối) của xa ghép với thành tố gốc là 斤 (gần) và có tự dạng 斤 (gần). Vậy 斤 (gần) đã đủ để biểu thị âm gần. 38
  45. Chữ 嘟 (nợ) có thành tố là 女 (nữ) thành tố chỉnh âm là 債 (trái) có nghĩa là “nợ”, ở đây dùng chữ Hán làm thành tố chỉnh âm, khi viết từ đồng nghĩa với nó là “nần”, tác giả dùng luôn 女 (nữ) là bộ thủ cộng thêm với thành tố gốc là 嘟 (nan) để tạo thành mã chữ 女嘟 (nần). Trong Quốc âm thi tập loại chữ này chiếm tỉ lệ tương đối cao, chiếm tới hơn 300 chữ cấu tạo theo kiểu này. Nghe Gặp Tiếng Má Mắt Vào Người Chơi Dạy Xem Trước Gửi Vàng Sau Kén Thau Thưa Thấy Mây 39
  46. Rộng Cười Khen Già Ngỏ Trăm Của Thắm Vôi Gật Nhớ Riêng Rồng Miếng 2.2.6. Loại định hướng chữ Nôm nghĩa nghĩa trong Quốc âm thi tập Định hướng chữ Nôm loại này ta thấy cả hai thành tố cấu tạo nên chữ Nôm chính là phần nghĩa của chữ Hán. Cả hai thành tố đều đóng vai trò xác định ý nghĩa của chữ. Về cấu trúc, kiểu chữ Nôm gồm hai thành tố chỉ nghĩa như loại kết hợp hai ký hiệu đơn theo nghĩa trong chữ Hán. Kiểu loại chữ Nôm định hướng theo kiểu cấu trúc theo nghĩa này, mỗi chữ Nôm ít nhất có từ hai kí hiệu đều có liên quan và thống nhất với nghĩa của từ, hoặc tăng cường ý nghĩa cho chữ mới, hoặc biểu thị sự tương hỗ về ý nghĩa. Trong chữ Nôm định hướng theo nghĩa này có số lượng rất ít, trong Quốc âm thi tập chúng tôi khảo sát được có 25 chữ. Và thông thường những chữ Nôm loại này mang tính ổn định cao, không mang tính diễn biến phức tạp. Chúng ta thường gặp những chữ Nôm kiểu cấu tạo này xuất hiện trong 40
  47. văn bản càng xa xưa càng nhiều, còn trong những văn bản càng về sau chữ Nôm loại này chiếm tỷ lệ ngày càng thấp. Dưới đây là một số chữ Nôm định hướng kết cấu nghĩa nghĩa trong Quốc âm thi tập mà chúng tôi khảo sát được: trời 歲 tuổi 代 đời mất lử trùm nhòm chuỗi Sau khi khảo sát chữ Nôm trong tác phẩm Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, chúng tôi đưa ra nhận định của mình: - Giữa chữ Nôm và chữ Hán có thể có một ranh giới mà từ trước đến nay ít người quan tâm đến. Hình thể văn tự dễ làm nhòe đi ranh giới này. Vì vậy khi phân định chữ Nôm và chữ Hán cần phải nhìn cả ba phương diện hình âm và nghĩa. Trong thực tế có thể lấy nghĩa Việt làm tiêu chí để phân biệt giữa chữ Hán và chữ Nôm. - Trong các trường hợp chữ Nôm đều có một thành tố ghi âm. Số lượng chữ có thành tố gốc này chiếm tỷ lệ tối thiểu không thể dưới 99,75%. - Khi chữ Nôm có hình thể Việt (tự tạo, khác chữ Hán) thì lập tức nó tạo ra âm thuần Việt. Loại chữ thuần Nôm, xét trên toàn diện các mặt, thì âm mới được tạo ra trên tiền đề xuất phát và gợi ra sự chỉnh âm. Từ đây các yếu tố mới (thành tố phụ) phải được quan sát trên bình diện chỉnh âm. Một chữ 41
  48. Nôm ở dạng phức tạp nói chung cũng chỉ bao gồm hai thành tố, một chính định âm và một phụ chỉnh âm. - Sự sử dụng, sắp xếp các thành tố trong loại chữ Nôm tự tạo nhằm thể hiện con đường tiến từ âm xuất phát sang âm Nôm tức là sự sắp xếp của những bước khác nhau trong vùng chỉnh âm. Do đó có thể nói rằng kĩ thuật cấu trúc của chữ Nôm tức là kĩ thuật chỉnh âm. 2.3. Tiểu kết chƣơng 2 Trong quá trình khảo sát chữ Nôm sáng tạo trong Quốc âm thi tập. Chúng tôi thấy rằng Nguyễn Trãi đã sử dụng chữ Nôm sáng tạo rất phong phú và đa dạng với số lượng cao. Qua đây, chúng ta thấy được Nguyễn Trãi đã rất tài tình trong việc đưa chữ Nôm vào trong sáng tác văn chương. Mặt khác, Nguyễn Trãi đã sử dụng chữ dân tộc một cách uyển chuyển, nhịp nhàng và mang đầy tính sáng tạo. Đưa chữ Nôm sáng tạo vào trong các tác phẩm thơ văn chính là một trong những hành động giữ gìn và đề cao giá trị của ngôn ngữ dân tộc trong văn chương Nguyễn Trãi nói riêng và trong nền văn học nói chung. Từ đây, chúng ta khẳng định được công lao to lớn của Nguyễn Trãi trong sự nghiệp giữ gìn và xây dựng nền văn học dân tộc Việt Nam. 42
  49. KẾT LUẬN Sự xuất hiện ở nửa đầu thế kỉ XV, nhà thiên tài Nguyễn Trãi là một hiện tượng văn học mở đường cho một giai đoạn phát triển mới. Với đề tài: “Chữ Nôm sáng tạo trong Quốc âm thi tập” chúng tôi đã tìm hiểu 254 bài thơ bằng chữ Nôm trong tập Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. Trong quá trình khảo sát văn bản chữ Nôm, chúng tôi đã rút ra được một số những kinh nghiệm và phương pháp phân tích chữ Nôm, đặc biệt với văn bản Nôm thời kỳ trung đại. Để phân tích được văn bản Nôm người nghiên cứu cần phải nắm được các phép cấu tạo của chữ Nôm sáng tạo và phân tích được phép cấu tạo đó để chỉ ra âm đọc một cách chính xác. Chữ Nôm là chữ của dân tộc Việt nhưng để đi sâu tìm hiểu thì nó có những khó khăn nhất định. Mỗi một văn bản để nhận định được cơ sở là cả một quá trình nghiên cứu vất vả, khó khăn. Để phân tích được các cách sáng tạo chữ Nôm lại đòi hỏi một sự hiểu biết rất nhiều. Bởi vậy có rất nhiều cách khác nhau, những ý kiến khác nhau xung quanh một từ ngữ, một văn bản. Mặt khác, một bài thơ Nôm sẽ có sự tham gia của rất nhiều nhà dịch thuật khác nhau. Để người đọc hiểu được văn bản một cách dễ dàng và hứng thú nhất thì người dịch có thể có sự sáng tạo riêng. Do đó việc phân tích các kiểu chữ Nôm sáng tạo cần dựa vào nhiều văn bản dịch khác nhau để khai thác văn bản một cách đầy đủ nhất. Yêu cầu đặt ra với người nghiên cứu, học tập, giảng dạy chữ Nôm, phải luôn cố gắng tìm tòi, sưu tầm những văn bản gốc vì đó là nơi hội tụ đầy đủ những cái hay, cái đẹp của người sáng tác. Đây chính là phương tiện để chúng ta lĩnh hội đầy đủ tinh hoa của nhân loại và là con đường duy nhất để chúng ta tiếp cận gần hơn với những giá trị đích thực của văn bản chữ Nôm nói chung và tập thơ Quốc âm thi tập nói riêng. Ông cha ta đã để lại cho những thế hệ con cháu một kho tàng Hán Nôm rất phong phú và đa dạng. Đó là những minh chứng có giá trị ngàn đời đối với 43
  50. sự phát triển của nền văn học nước nhà. Vì vậy chúng ta cần phải biết khai thác, đánh giá học tập những giá trị tinh hoa ấy mà cha ông ta đã để lại cho dân tộc. Tuy nhiên qua sự khắc nghiệt của thời gian những thành quả đó đang dần dần bị mai một. Một phần là do những tác phẩm còn lại đã cũ nát không còn nguyên vẹn, phần khác là do sự thờ ơ với những giá trị văn hóa, văn học của con người ngày nay. Vì thế việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy thành quả của cha ông ta là trách nhiệm của tất cả mọi người. Do đó chúng ta cần phải tich cực nghiên cứu, đánh giá để khai thác được hết những giá trị mà ông cha ta đã để lại cho nhân loại. 44
  51. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đào Duy Anh, Từ điển Hán Việt (nhiều nhà xuất bản đã xuất bản bộ từ điển này) [2]. Đào Duy Anh (1975), Chữ Nôm nguồn gốc - cấu tạo - diễn biến, Nxb Khoa học và xã hội. [3]. Xuân Diệu (2000), Ba thi hào dân tộc, Nxb Thanh niên. [4]. Nguyễn Khuê (1997), Tự học Hán văn, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. [5]. Lê Nguyễn Lưu (2002), Từ chữ Hán đến chữ Nôm, Nxb Thuận Hóa, Huế. [6]. Võ Như Nguyên, Nguyễn Hồng Giao (1997), Hán văn giáo khoa thư (tập I,II), Nxb Đà Nẵng. [7]. Bùi Văn Nguyên (2003), Thơ Quốc âm Nguyễn Trãi, Nxb Giáo dục. [8]. Bùi Văn Nguyên (2000), Văn chương Nguyễn Trãi rực rỡ ánh sao Khuê, Nxb khoa học xã hội. [9]. Nguyễn Ngọc San (2003), Lý thuyết chữ Nôm văn Nôm, Nxb Đại học Sư phạm. [10]. Đặng Đức Siêu (2004), Ngữ văn Hán Nôm (tập I), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [11]. Nguyễn Hữu Sơn (2005), Nguyễn Trãi về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục. [12]. Đinh Trọng Thanh (chủ biên), 1990, Giáo trình Hán Nôm (tập I, II), Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội. [13]. Chương Thâu (1980), Trên đường tìm hiểu sự nghiệp thơ văn Nguyễn Trãi, NXB văn học. [14]. Lã Nhâm Thìn (1997), Thơ Nôm Đường luật, Nxb Giáo dục, H. [15]. Lã Nhâm Thìn (chủ biên), Văn học trung đại Việt Nam (tập I), Nxb Đại học Sư phạm. [16]. Nhiều tác giả (1980), Kỉ niệm sáu trăm năm ngày sinh Nguyễn Trãi, Nxb Tác phẩm mới.
  52. [17]. Viện văn học (1980), Nguyễn Trãi, khí phách và tinh hoa dân tộc, Nxb Khoa học xã hội [18]. Lê Trí Viễn (1996), Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam, Nxb khoa học xã hội.