Khóa luận Cảm quan hiện thực và con người trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của Nguyên Hồng

pdf 68 trang thiennha21 16/04/2022 18870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Cảm quan hiện thực và con người trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của Nguyên Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_cam_quan_hien_thuc_va_con_nguoi_trong_tieu_thuyet.pdf

Nội dung text: Khóa luận Cảm quan hiện thực và con người trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của Nguyên Hồng

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== NGUYỄN THỊ PHƢƠNG HUYỀN CẢM QUAN HIỆN THỰC VÀ CON NGƢỜI TRONG TIỂU THUYẾT BỈ VỎ CỦA NGUYÊN HỒNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: Th.s NGUYỄN PHƢƠNG HÀ HÀ NỘI, 2017
  2. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khóa luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Tổ bộ môn Văn học Việt Nam, khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tôi xin bày tỏ lòng biết sâu sắc đối với các thầy cô tổ văn học Việt Nam, đặc biệt là tới Th.s Nguyễn Phương Hà người đã tạo điều kiện tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Khóa luận được hoàn thành song không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn. Hà Nội, tháng 5 năm 2017 Sinh viên Nguyễn Thị Phƣơng Huyền
  3. LỜI CAM ĐOAN Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của cô giáo Th.s Nguyễn Phương Hà. Tôi xin cam đoan: Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Đề tài không trùng với kết quả có sẵn của bất kì tác giả nào khác. Hà Nội, tháng 5 năm 2017 Sinh viên Nguyễn Thị Phƣơng Huyền
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do lựa chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích nghiên cứu 5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 6. Phương pháp nghiên cứu 5 7. Cấu trúc của khóa luận 6 NỘI DUNG 7 CHƢƠNG 1: SỰ VẬN ĐỘNG TIỂU THUYẾT NGUYÊN HỒNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HỌC VIỆT NAM TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 7 1.1. Cuộc đời và sự nghiệp văn học 7 1.1.1. Cuộc đời 7 1.1.2. Sự nghiệp văn học 9 1.2. Cơ sở hình thành cảm quan hiện thực 10 1.3. Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyên Hồng 16 CHƢƠNG 2: SỰ THỂ HIỆN CẢM QUAN HIỆN THỰC VÀ SỐ PHẬN CON NGƢỜI TRONG TIỂU THUYẾT BỈ VỎ 20 2.1. Bức tranh hiện thực 20 2.1.1. Hiện thực nông thôn trước Cách mạng tháng Tám 20 2.1.2. Hiện thực cuộc sống đô thị trước Cách mạng tháng Tám 24 2.2. Số phận con người 30 2.2.1. Con người lưu manh dưới đáy xã hội 30 2.2.2. Con người với nghị lực khát khao hướng thiện 37
  5. CHƢƠNG 3: MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CẢM QUAN HIỆN THỰC VÀ CON NGƢỜI TRONG TIỂU THUYẾT BỈ VỎ 40 3.1. Không gian nghệ thuật 40 3.2. Thời gian nghệ thuật 47 3.3 Ngôn ngữ 54 KẾT LUẬN 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  6. MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Nguyên Hồng là một trong số những đại diện xuất sắc nhất của nền văn học hiện thực tiến bộ Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Với sức viết dẻo dai, bền bỉ, cùng tấm lòng nhiệt thành, sôi nổi hiếm có, ông đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam một khối lượng tác phẩm đồ sộ với nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, hồi kí Suốt cuộc đời cầm bút, Nguyên Hồng đã viết những sự thật đau đớn, những khát vọng mãnh liệt của cuộc đời ông và cuộc đời của những người lao động nghèo khổ. Với cái nhìn hiện thực từ chiều sâu nhân bản, con người trong sáng tác của ông luôn đẹp và đáng trân trọng . Nguyên Hồng đã góp vào dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam tiếng nói yêu thương, tràn đầy tinh thần nhân đạo. Bỉ vỏ là cuốn tiểu thuyết có ý nghĩa đặc biệt trong sự nghiệp sáng tác văn chương của Nguyên Hồng. Ngay từ khi ra đời, tác phẩm đã tạo ấn tượng mạnh mẽ trong lòng độc giả. Đây là cuốn tiểu thuyết có giá trị quán xuyến tư tưởng chính trong sáng tác của ông, đó là chủ nghĩa nhân đạo thống thiết mãnh liệt đi trọn đời với người cùng khổ. Có thể thấy, tiểu thuyết Bỉ vỏ là một trong những minh chứng sắc nét cho đời sống khổ cực của người dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Từng chương của tác phẩm như những thước phim khắc họa sâu sắc cuộc sống lầm than, đẩy lớp người dưới đáy xã hội vào con đường tha hóa, từ đó cho ta thấy bản chất đồi bại, xấu xa thối nát của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời. Hiện nay, nhà văn Nguyên Hồng là tác giả được giảng dạy ở nhiều cấp bậc học trong nhà trường. Việc nắm bắt các tác phẩm của nhà văn như một chỉnh thể có hệ thống, có quy luật vận động nội tại là cần thiết để từ đó học tập và giảng dạy tốt các tác phẩm của ông là việc làm cần thiết và có ý nghĩa. 1
  7. Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: Cảm quan hiện thực và con người trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của Nguyên Hồng với mong muốn, được đóng góp thêm một hướng tiếp cận tác phẩm, đồng thời trang bị cho bản thân kinh nghiệm trong bước đầu nghiên cứu khoa học và giảng dạy. 2. Lịch sử vấn đề Nguyên Hồng là một trong những cây bút xuất sắc của trào lưu Văn học hiện thực phê phán trước Cách mạng tháng Tám nói riêng, và văn học Việt Nam hiện đại nói chung. Tiểu thuyết Bỉ vỏ, ngay từ khi ra đời đã gây tiếng vang trên văn đàn, và được Tự Lực Văn Đoàn tặng giải nhì năm 1937. Các tác phẩm của ông trở thành đối tượng thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu phê bình văn học và độc giả. Trước Cách mạng tháng Tám nhà văn Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại năm 1942 đã khẳng định: “Bỉ vỏ là một cuốn tiểu thuyết chứa chan tinh thần nhân đạo” [14,106]. Tác giả nhấn mạnh sự gắn bó sâu sắc với nhân dân lao động nghèo khổ để làm nên phong cách nghệ thuật của nhà văn “Phải sống trong cảnh nghèo, luôn gần gũi xã hội người nghèo, mới có thể viết được những dòng thành thật và cảm động như Nguyên Hồng” [14,118]. Nhà văn cầu mong ánh sáng rọi đến khắp hang cùng ngõ hẻm, đến khắp cuộc sống để nảy nở lên ở mọi sự cần lao, những cử chỉ công bằng bác ái và xua đuổi mọi tối tăm cùng khổ của loài người. Sau Cách mạng, Nguyên Hồng thu hút nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu phê bình văn học, một số công trình nghiên cứu công phu của các tác giả về nhà văn: Khẳng định vị trí của Nguyên Hồng trong nền văn học hiện thực phê phán, tác giả Nguyễn Hoành Khung viết: “Ông xứng đáng được coi là nhà văn chân chính của những người khốn khổ. Một tình cảm nhân đạo thiết tha 2
  8. đối với quần chúng lao động nghèo khổ thấm đượm trong sáng tác của nhà văn. Là cây bút hiện thực phê phán đã bước đầu vươn tới lí tưởng cách mạng, ông đã đem đến cho trào lưu văn học này những yếu tố mới mẻ tích cực” [5,44] Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh có khá nhiều bài viết khác nhau về Nguyên Hồng. Ông khẳng định: “Chất dân nghèo chất lao động đã thấm sâu vào văn chương vào thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng. Ông thật sự là nhà văn của người dân lao động” [7,106]. Đồng thời tác giả cũng chỉ ra những bản chất trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyên Hồng “Một chủ nghĩa nhân đạo thống thiết hướng về những tầng lớp cùng khổ nhất. Một niềm tin không bao giờ lụi tắt ở phái ánh sáng của tâm hồn con người” [7,149]. Tìm hiểu về thế giới nhân vật trong tác phẩm của Nguyên Hồng, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: “Nhiều nhân vật của Nguyên Hồng in đậm vào cảm quan người đọc như những người có tầm vóc thật lớn, không phải nhờ vào tư tưởng vĩ đại, nhờ sự nghiệp những chiến công phi thường, mà vì mang trái tim lớn có sức chứa đựng những đau khổ chồng chất, những bất hạnh dồn dập” [7,151]. Bao quát đầy đủ nét tính cách nhân vật của Nguyên Hồng, sẽ bắt gặp những phẩm chất của con người Việt Nam nói chung. Tuy nhiên nhân vật của Nguyên Hồng về cơ bản “bắt nguồn từ những đặc điểm của con người Hải Phòng trong thực tại” [7,166]. Nguyên Hồng “dồn lên vai nhân vật của mình đủ thứ tai hoại có thể có ở trên đời, gây ra cảm giác nặng nề cho người đọc để nói cho đầy đủ, nói cho triệt để nỗi oan khổ ở đời” [10,99]. Đây cũng là một đặc điểm của ngòi bút Nguyên Hồng, nhân vật của ông dù có chịu bao nhiêu tai họa vẫn không bao giờ gục ngã về tinh thần. Ngoài ra nhà nghiên cứu cũng khẳng định, phong cách của Nguyên Hồng mang màu sắc trữ tình giàu yêu thương lãng mạn: “Nguyên Hồng nhà văn viết bằng trái tim hơn là bằng lí trí tỉnh táo” [9,23] 3
  9. Nhận định cảm hứng chủ đạo và xung đột nghệ thuật trong sáng tác của Nguyên Hồng, GS Trần Đăng Xuyền đã khẳng định cái nhìn hiện thực và con người từ chiều sâu nhân bản: “Cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của Nguyên Hồng ấy là niềm khao khát thể hiện sâu sắc, đầy đủ đến tận cùng những nỗi khổ đau uất ức của những người dân lao động nghèo khổ, mà trước hết là những người phụ nữ và những đứa trẻ bất hạnh. Một tình cảm vừa nồng nàn, vừa sôi nổi, vừa mãnh liệt thể hiện niềm tin không gì lay chuyển được ở phẩm chất tốt đẹp của người lao động ” [7,317]. Tác giả Chu Nga trong bài viết: Nguyên Hồng và quá trình sáng tác của anh đã nhận xét chủ nghĩa nhân đạo của Nguyên Hồng đó là: “Tiếng nói yêu thương, vì dưới ngòi bút của anh cả một cô gái điếm, một tên lưu manh chạy vỏ cũng hiện lên như con người có tình yêu thương chân thành và có lòng nhân đạo” [11,37]. Điểm lại lịch sử sáng tác của Nguyên Hồng tác giả Như Phong cho rằng: “Nguyên Hồng đã tả lại cuộc đời cực khổ của những người dân nghèo vùng ngoại ô thành phố cảng trước Cách mạng tháng Tám với một sức tái hiện mạnh mẽ lạ thường người đọc như bị lôi xoắn vào thế giới sầu thảm kinh hoàng trong đó hằng ngày con người bị rút xương, rút tủy bởi những công việc kiệt sức, bị tùng xẻo liên miên bởi những đói rách, thiếu thốn, công nợ, bị treo lơ lửng suốt đời trên miệng vực của ngày mai khủng khiếp” [16,178]. Đánh giá vị trí của Nguyên Hồng qua tiểu thuyết Bỉ vỏ tác giả Khái Vinh phát biểu: “Với tác phẩm này lần đầu tiên trong văn học Việt Nam có một nhà văn miêu tả lớp người lưu manh, cặn bã của xã hội với sự cảm thông sâu sắc nhất với sự đắng cay, yêu thương tột bậc” [21,136]. Ông cho rằng: “Nguyên Hồng đã từ nhiều góc độ khác nhau soi sáng và phát hiện ra những nét phong phú trong tâm hồn người lao động” [21,114]. 4
  10. Như vậy điểm qua các lịch sử nghiên cứu tác phẩm Nguyên Hồng, ta thấy hầu hết các bài viết mang tính lẻ tẻ, gợi mở, chưa có công trình nào trọng tâm nghiên cứu cảm quan hiện thực và con người trong Bỉ vỏ. Kế thừa những tác giả đi trước, chúng tôi đi vào tìm hiểu Cảm quan hiện thực và con ngƣời trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của Nguyên Hồng với mong muốn đóng góp một cách tiếp cận tác phẩm hiện thực của Nguyên Hồng trước Cách mạng tháng Tám, và đồng thời khẳng định tài năng, vị trí Nguyên Hồng trong văn học Việt Nam 1930-1945. 3. Mục đích nghiên cứu - Từ quan niệm nghệ thuật về con người, chúng tôi đi sâu tìm hiểu cảm quan hiện thực và con người trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của Nguyên Hồng - Khẳng định vị trí, tài năng và những đóng góp của Nguyên Hồng với văn học giai đoạn 1930-1945 nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Từ cơ sở hình thành cảm quan hiện thực chúng tôi đi sâu tìm hiểu sự thể hiện: Cảm quan hiện thực và con người trong tiểu thuyết Bỉ vỏ ở phương diện nội dung, và một số phương diện nghệ thuật biểu hiện cảm quan hiện thực và con người trong tiểu thuyết Bỉ vỏ. - Khóa luận góp phần quan trọng trong việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu tác phẩm Nguyên Hồng trong nhà trường THPT. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Cảm quan hiện thực và đời sống con người trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của nhà văn Nguyên Hồng. - Phạm vi nghiên cứu: Tiểu thuyết Bỉ vỏ - Nguyên Hồng – Nxb Văn học 2003 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 5
  11. Để triển khai đề tài chúng tôi sử dụng phương pháp sau: - Phương pháp thống kê, phân loại. - Phương pháp nghiên cứu tổng hợp. - Phương pháp phân tích tác phẩm. 7. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận bao gồm 3 chương: Chương 1: Sự vận động tiểu thuyết Nguyên Hồng trong đời sống văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám Chương 2: Sự thể hiện cảm quan hiện thực và số phận con người trong tiểu thuyết Bỉ vỏ Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật biểu hiện cảm quan hiện thực và con người trong tiểu thuyết Bỉ vỏ 6
  12. NỘI DUNG CHƢƠNG 1 VỊ TRÍ NGUYÊN HỒNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HỌC VIỆT NAM TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1.1. Cuộc đời và sự nghiệp văn học 1.1.1. Cuộc đời Nhà văn Nguyên Hồng tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ngày 5- 11-1918 tại thành phố Nam Định. Ông sinh ra trong một gia đình viên chức nghèo. Cha mất sớm, từ nhỏ đã theo mẹ ra Hải Phòng kiếm sống trong các xóm chợ nghèo. Cuộc đời bất hạnh, số phận éo le trắc trở nhưng ông vẫn yêu cuộc sống tha thiết. Những năm tháng đáng nhớ nhất trong cuộc đời ông gắn liền với từng góc phố, bến tàu những con người lam lũ vất vả, dưới đáy xã hội nơi đất Cảng. Chính từ hoàn cảnh sống gắn bó máu thịt với người lao động cùng khổ, đói cơm, rách áo đã thấm sâu vào văn chương, thế giới nghệ thuật của ông, mỗi trang viết là tiếng nói chân thực xuất phát từ trái tim bằng tất cả yêu thương và trân trọng. Nguyên Hồng bắt đầu viết văn từ năm 1936 với truyện ngắn Linh Hồn đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy. Đến năm 1937 ông mới thực sự gây được tiếng vang trên văn đàn với cuốn tiểu thuyết Bỉ vỏ. Tác phẩm được nhóm Tự Lực Văn Đoàn trao giải nhì và được đánh giá là bức tranh xã hội sinh động về thân phận nhưng con người nhỏ bé dưới đáy. Từ năm 1936 – 1939, Nguyên Hồng tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ (1936-1939) ở Hải Phòng. Năm 1943, Nguyên Hồng tham gia Hội Văn hóa Cứu quốc bí mật cùng với Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng trở thành Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Ông giữ chức vụ Chủ tịch chi hội 7
  13. Văn học nghệ thuật ở Hải Phòng. Nguyên Hồng qua đời vào ngày 2 tháng 5 năm 1982 tại Tân Yên (Bắc Giang) trong nỗi day dứt về bộ tiểu thuyết Núi rừng Yên Thế, viết về cuộc khởi nghĩa Hoàng Hoa Thám còn đang dang dở. Hơn bốn mươi năm lao động và sáng tạo nghệ thuật bền bỉ tựa như ông sinh ra là để cầm bút, mỗi trang văn của Nguyên Hồng đều bật lên từ những đau khổ cùng cực của cuộc đời, với ông văn chương trước hết là câu chuyện của tấm lòng, mỗi tác phẩm chính là đứa con tinh thần, là niềm đam mê lớn nhất của cuộc đời ông. Bởi thế: “văn chương Nguyên Hồng bao giờ cũng lấp lánh sự sống. Những dòng chữ đầy chi tiết cứ cựa quậy, phập phồng. Một thứ văn bám riết lấy cuộc đời và quấn quýt lấy con người.” [6,1]. Ông luôn thấu hiểu, và cảm thông trước những kiếp người lầm than những cảnh đời cơ cực, thấm đẫm niềm xót thương thống thiết trước nỗi đau khổ ê chề của những con người nhỏ bé dưới đáy xã hội. Ông viết về họ bằng tất cả tình yêu thương, niềm trân trọng như thể đang kể một câu chuyện về chính cuộc đời mình. Cuộc hò hẹn với văn chương, cùng trái tim yêu thương con người, đã đưa Nguyên Hồng trở thành nhà văn của quần chúng cần lao, mỗi trang viết là một sự trải lòng thấm thía, là sự sẻ chia gắn bó với cuộc đời. Ông xứng đáng là “thế hệ nhà văn tạo ra sự sống” (Như Phong). Chính tình yêu thương con người vô bờ bến và niềm tin vào một tương lai sáng tươi, là ngọn lửa ấm nóng, xuyên suốt trong hành trình sáng tác và thấm đẫm trong mỗi trang văn Nguyên Hồng. Đó chính là cái thổi bùng lên sức sống dài lâu trong mỗi tác phẩm của nhà văn. Trong hội thảo “Nhà văn Nguyên Hồng – cuộc đời và sự nghiệp văn chương nhân kỉ niệm 95 năm ngày sinh của ông (1918 - 2013)”. Nhà thơ Hữu Thỉnh, chủ tịch hội nhà văn Việt Nam đã khẳng định thành tựu văn học lớn lao của Nguyên Hồng trong việc đặt nền móng cho văn học nước nhà, và là một trong những cánh chim đầu đàn của nền văn học Việt Nam hiện đại. 8
  14. Nguyên Hồng chính là biểu tượng mẫu mực về sự lao động và hi sinh cống hiến cho nền văn học dân tôc. 1.1.2. Sự nghiệp văn học Nguyên Hồng đã dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp sáng tác văn học và trở thành nhà văn lớn, biểu tượng về đức độ và tài năng, hết lòng vì nghệ thuật. Ông giống như người thợ cày siêng năng trên cánh đồng chữ nghĩa mênh mông, và trong tình yêu thương sâu sắc nơi trái tim con người. Nguyên Hồng bắt đầu viết văn từ năm 1936 với truyện ngắn Linh Hồn đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy. Đến năm 1937, ông thực sự gây được tiếng vang trên văn đàn với tiểu thuyết Bỉ vỏ, đó là bức tranh xã hội sinh động về thân phận những "con người nhỏ bé dưới đáy" như Tám Bính, Năm Sài Gòn Trong gần năm mươi năm cầm bút, Nguyên Hồng đã để lại cho đời một sự nghiệp sáng tác đồ sộ, với số lượng gần bốn mươi tác phẩm, gồm đủ các thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, bút kí trong đó có nhiều tác phẩm có giá trị lâu dài cho nền văn học dân tộc. Các tác phẩm chính của ông gồm: Tiểu thuyết: Bỉ vỏ (1938); Cuộc sống (1942); Sóng gầm (1961); Khi đứa con ra đời (1976); Núi rừng Yên Thế (1981). Truyện vừa, truyện ngắn: Ngọn lửa (1945); Đêm giải phóng (1951); Giữ thóc (1955); Giọt máu (1956). Ký, hồi ký: Những ngày thơ ấu (1940); Đất nước yêu dấu (1949). Thơ: Trời xanh (1960); Sông núi quê hương (1973). Với những đóng góp to lớn của mình ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996. Tiểu thuyết đầu tay Bỉ vỏ (1938) thành công khi Nguyên Hồng chỉ mới hai mươi tuổi sau những ngày tháng lủi thủi đi hết từ bến cảng Chợ Sắt rồi mò đến vườn hoa đưa người để tìm việc làm. Bỉ vỏ là cuốn tiểu thuyết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự nghiệpNguyên Hồng tác phẩm đã gây được tiếng vang trên văn đàn và đánh dấu tên tuổi của ông. Tiểu thuyết xoay quanh nhân vật trung tâm là Tám Bính, một cô gái thôn chân quê thật thà, chất phác, giàu 9
  15. tình yêu thương và đức hi sinh, nhưng chính hiện thực lạc hậu của vùng quê nghèo cùng những hủ tục, định kiến khắc nghiệt đã đẩy cô tới bước đường tha hóa, gia nhập kiếp sống giang hồ của những kẻ đáy cùng xã hội nơi phố cảng Hải Phòng. Cuộc đời Bính là chuỗi dài những bi kịch nối tiếp, trót dại mang thai với một tên sở khanh sinh ra đứa con trai nhưng bị cha mẹ ruồng rẫy, nhẫn tâm bán đứa nhỏ. Ám ảnh bởi những hủ tục, Bính bỏ lên Hải Phòng kiếm tiền chuộc con và hi vọng tìm được cha của đứa trẻ để gia đình đoàn tụ. Sau nhiều biến cố, cô trở thành gái giang hồ. Trong lúc bệnh tật đau khổ cùng cực nhất, Bính được Năm Sài Gòn chùm chạy vỏ khét tiếng cưu mang. Năm bị bắt bỏ tù, Bính trở lại buôn bán kiếm sống qua ngày, hi vọng anh ra tù cả hai làm lại cuộc đời. Năm thoát ra ngoài nhưng không nghe lời khuyên của Bính, “ngựa quen đường cũ” tiếp tục hành nghề cướp giật. Bính bị lôi kéo vào con đường lưu manh trở thành “bỉ vỏ” khét tiếng. Do ghen tuông Năm đuổi Bính đi, để cứu cha mẹ đang gặp tai họa khỏi bị tù Bính nhận lời lấy một tên mật thám. Trong một lần trộm cắp Năm bị bắt dưới tay chồng Bính. Ân tình xưa thôi thúc Bính cứu Năm thoát khỏi tù đày cả hai trở lại sống cuộc sống ngoài vòng pháp luật. Nhưng trong lòng Bính vẫn day dứt khao khát cuộc đời trong sạch. Cuối cùng Bính phải trả giá, Năm đã giết chết đứa con đầu lòng Bính mong mỏi tìm lại, trong một lần “làm tiền”, và cả hai đã bị bắt bởi chính tên mật thám là chồng cô trước đây. Qua nhân vật Tám Bính tác giả đã phơi bày bộ mặt bất công của trật tự xã hội đương thời, từ bọn cường hào với thành kiến, hủ tục, đến thành thị bẩn thỉu đê hèn. Bỉ vỏ không chỉ tái hiện xã hội chính xác, khách quan, mà còn đi sâu vào từng ngóc ngách trong thẳm sâu tâm hồn con người để yêu mến nâng niu. 1.2. Cơ sở hình thành cảm quan hiện thực 10
  16. Lâu nay khái niệm cảm quan được dùng khá phổ biến: cảm quan đời sống, cảm quan đô thị, cảm quan tôn giáo, cảm quan nghệ thuật, cảm quan hậu hiện đại Về phương diện ngôn ngữ học, theo Từ điển tiếng Việt (2004), tác giả Hoàng Phê viết rất ngắn gọn: “cảm quan”: giác quan, bộ phận của cơ thể chuyển tiếp tiếp nhận những kích thích từ bên ngoài [12,294]. Theo nghĩa này “cảm quan” thiên về vai trò của yếu tố khách quan, lý trí, nhấn mạnh sự tác động của bên ngoài đến nhận thức. Trong tiếng Anh, từ “Feeling” có nghĩa tương đương với “cảm quan”. Thuật ngữ này mang nghĩa khái quát là tổng hợp giác, là cầu nối giữa ý thức với tiềm thức và vô thức, giữa bản năng và lý trí. Trong thực tiễn sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, khái niệm cảm quan dùng với nghĩa phổ biến đó là loại nhận thức đặc biệt, nhận thức không phải bằng lôgic, bằng khái niệm mà bằng cảm giác, cảm tính, có tính trực cảm, trực giác được phát tiếp từ vô thức. Việc giải thích mối quan hệ giữa hiện thực cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật, cảm quan hiện thực của người nghệ sĩ không phải là một công việc giản đơn, máy móc mà nó đòi hỏi phải có sự nhạy cảm và tinh tế trong tư duy, tư tưởng của nhà văn. Phản ánh hiện thực là thuộc tính của văn nghệ nhận thức và biểu hiện tư tưởng tình cảm thái độ nhà văn. Có thể thấy cảm quan hiện thực trong văn Nguyên Hồng khơi nguồn từ thực tiễn xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, nhân tố chủ quan và khách quan xuất phát từ cuộc đời và bản thân nhà văn. Hai nhân tố này giữ vai trò quan trọng tạo nên cái nhìn hiện thực, cảm thông, trân trọng, yêu thương, nâng niu những người cùng khổ, xuyên suốt quá trình sáng tác của Nguyên Hồng. 1.2.1. Nhân tố khách quan Hoàn cảnh lịch sử xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX có những biến đổi sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa. Để 11
  17. dễ dàng cai trị và bóc lột nhân dân ta, thực dân Pháp dựng lên bộ máy cai trị và hệ thống quan lại tay sai, tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, sử dụng bạo lực và chính sách ngu dân. Thực dân cấu kết với phong kiến vơ vét sức người sức của trắng trợn. Sau chiến tranh thế giới thứ II, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa sâu sắc hơn lần thứ nhất, cuộc khai thác này đã tàn phá nặng nề nền kinh tế của nước ta. Bàn tay cai trị của chúng đã nhúng sâu tận đáy xã hội, từng ngõ ngách, xó xỉnh từ thôn quê đến đô thị, khiến xã hội ngày càng trở nên ngột ngạt. Tại các đô thị lối sống Âu hóa theo kiểu Tây Phương cũng bắt đầu gõ của từng gia đình, đường phố. Một số thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng , Nam Định là tụ điểm của tiệm thuốc phiện, nhà xăm, hãng rượu. Kéo theo là số lượng lớn các nhà chứa gái mại dâm, những con nghiện và sự tha hóa, suy đồi về đạo đức. Trong truyện Người đàn bà Tàu, Nguyên Hồng viết: “Ngòi chiến tranh lăm le bùng nổ. Giá sinh hoạt tăng gấp đôi gấp ba. Nhất là nhà ở, gạo củi, và vải đắt không thể tưởng tượng được Thấy chắc sự sống còn đói khổ và bọn thống trị không những không cải thiện cho công nhân lại còn phạt và khủng bố”. Hiện thực xã hội này được Nguyên Hồng khái quát trong Bỉ vỏ: “Hà nội thủ đô của xứ Bắc Kỳ, một thành phố đầy rẫy sự ăn chơi xa xỉ, đã tạo ra một số gái mãi dâm không đếm xiết, thì Hải Phòng, một hải cảng sầm uất bậc nhất Đông Dương, một thành phố công nghệ mở mang, với hơn 30.000 dân lao động bần cùng ở các tỉnh dồn về, cũng có một đặc điểm là sản xuất được một số anh chị gian ác liều lĩnh không biết bao nhiêu mà kể” [4,48] Ở nông thôn lễ giáo phong kiến, cùng với hủ tục lạc hậu và bọn tay sai đã bóp nghẹt đời sống nhân dân lao động. Mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên sâu sắc, thực dân phong kiến đặt ra vô vàn thứ thuế để bóc lột dân ta. 12
  18. Thuế thân, thuế gạo, thuế muối ngay cả người chết rồi vẫn phải nộp thuế. Điển hình trong Tắt đèn, thứ thuế vô lí đó đã đẩy gia đình chị Dậu vào cảnh khốn cùng, thân phận con người rẻ rúng không bằng cả con chó. Xã hội mà đồng tiền có thể mua được tính mạng, danh dự, phẩm giá được phản ánh rõ trong Giông tố của Vũ Trọng Phụng. Xã hội mà nhà tù thực dân tiếp tay cho bọn cường hào ác bá, cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính của người lao động, đẩy họ ra khỏi xã hội loài người trong Chí Phèo của Nam Cao. Nguyên Hồng với cái nhìn hiện thực từ chiều sâu nhân bản, ông đã chỉ ra căn nguyên cội rễ khiến con người lâm vào cảnh khốn cùng, đó là những phong tục, lễ nghi, định kiến cổ hủ đẩy biết bao cô gái lương thiện như Bính vào cuộc đời tối tăm của một bỉ vỏ lành nghề. Hiện thực xã hội hiện lên trong sáng tác của Nguyên Hồng đầy rẫy những bất công vô lý, với những hủ tục lạc hậu, định kiến độc ác. Chính những điều này là nguyên nhân đẩy con người đặc biệt là người phụ nữ vào cảnh khốn cùng. Mợ Du- người mẹ trong tác phẩm (Những ngày thơ ấu), bà Thưởng (Hai mẹ con), Tám Bính (Bỉ vỏ) là những người phụ nữ như thế. Theo Nguyên Hồng: “Người đàn bà Việt Nam cằn cỗi vì cùng khổ, vì con cái nheo nhóc, vì bị cầm xích bởi những thành kiến, phong tục lễ nghi đè nén nặng nề” [3,129] Như vậy, xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX có những biến đổi sâu sắc trên nhiều lĩnh vực. Chính sự thay đổi đó là cơ sở cho sự xuất hiện một dòng văn học mới, đó là dòng văn học hiện thực phê phán. Là nhà văn thuộc dòng văn học này, Nguyên Hồng luôn bám sát hiện thực, nhưng cái độc đáo đó là nhà văn vừa lý giải, vừa khám phá nguyên nhân tha hóa của con người, lại vừa ca ngợi vẻ đẹp của họ. Chính hoàn cảnh xã hội Việt Nam giai đoạn này đã ảnh hưởng đến thế giới quan của Nguyên Hồng và tác động không nhỏ đến việc hình thành cảm quan hiện thực và con người trong tác phẩm của ông. 13
  19. 1.2.2. Nhân tố chủ quan Nguyên Hồng trải qua tuổi thơ khổ cực, thiếu thốn, cuộc sống gia đình lục đục. Cha mất sớm, mẹ đi bước nữa. Mười bảy tuổi, theo mẹ xuống Hải Phòng kiếm sống, ngày ngày đi khắp nơi, chầu trực ở cổng nhà máy, bến tàu xóm ngõ tìm việc làm. Nhà văn chứng kiến đủ những cảnh sống lầm than, đau khổ, đói khát, chết chóc. Chính cuộc sống nghèo khổ, lam lũ, một đứa trẻ bất hạnh thiếu thốn tình thương phải kiếm tiền ăn học từ những “nghề nhỏ mọn” nơi vườn hoa cổng chợ, lang thang nơi bến tàu, nhà xe, bán đủ thứ nào báo, nào xôi, nào chè thậm chí “ăn mày, ăn cắp từng con cá lá rau”. Ông đã đến với những người cùng khổ, lớp người nhơ nhớp dưới đáy nơi phồn hoa, đô hội như: thợ thuyền phu phen, những kẻ buôn thúng bán mẹt, những mụ me tây, gái điếm, những thằng du côn, trộm cắp. Hàng ngày chứng kiến cảnh trộm cướp, cờ bạc, để kiếm miếng ăn phải làm điếm đi đêm, vì túng quẫn đói nghèo mà dày vò đánh đập vợ con. Chính hoàn cảnh gắn bó với những kiếp người bần cùng xuất thân nông thôn, tứ xứ, hội tụ nơi đất cảng, đã tác động mạnh mẽ khiến ông ý thức được bổn phận của nhà văn chân chính. Đó là phải dùng ngòi bút của mình để vạch trần bản chất hiện thực xã hội “tấn trò đời nơi phố cảng Hải Phòng”. Thời thơ ấu bất hạnh, thiếu thốn và đầy chông gai, hơn ai hết ông đồng cảm sâu sắc với những kiếp người nghèo khổ dưới đáy xã hội. Có thể nói, mỗi dòng chứ ông viết là một dòng nước mắt nóng bỏng, ép ra từ trái tìm dào dạt thương yêu con người. Vì thế mà nhân vật trong các tác phẩm của Nguyên Hồng không ai khác, đó chính là những con người của hiện thực: kẻ bốc vác, thằng cu li, đám rách rưới buôn thúng bán bưng, đứa trẻ mồ côi lang thang đói rách quanh năm sống tăm tối, bế tắc, những kiếp người nhỏ nhoi mạt hạng. Đó là hình ảnh em bé đáng thương, bồng bế nhau lê la trong cát bụi Hơi thở tàn, Giọt máu. Hay chính những hoài niệm về mẹ cũng ảnh hưởng tới hình 14
  20. tượng người phụ nữ trong tác phẩm của ông như Bỉ vỏ, Hai mẹ con, Mợ du. Mẹ Nguyên Hồng là người phụ nữ đẹp, thùy mị, nữ tính, hội tụ vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Nhưng số phận bất hạnh, chồng nghiện ngập, phải tha hương cầu thực, phong tục lễ nghi cổ hủ khiến bà chịu bao tủi cực, dèm pha. Nguyên Hồng đồng cảm và thấu hiểu điều đó hơn ai hết, vì vậy mà nhân vật người phụ nữ trong tác phẩm của ông luôn ngời sáng những đức tính tốt đẹp. Đó là Mợ Du vì lễ giáo cổ hủ, vì thành kiến độc ác phải xa lìa đứa con của mình, nhưng không một giây, một phút nào nguôi ngoai nỗi nhớ con. Đó là Tám Bính, xa chân vào chốn bùn lầy tội lỗi nhưng luôn khao khát được làm mẹ, làm vợ, luôn ước ao quay lại cuộc sống lương thiện. Đất cảng Hải Phòng nắng gió và mồ hôi mặn chát này, đem lại cho Nguyên Hồng một vốn sống phong phú, một tình yêu nồng nàn dành cho người lao động. Hiện thực đất Cảng là chốn đô hội tập trung đủ hạng người “khét tiếng” lắm giang hồ, lừa lọc chém giết tứ xứ tụ hội về: Cầu Carông, Vườn hoa đưa người, xóm Cấm, Sáu Kho, Hạ Lý, chợ Sắt, chợ Con tất cả những địa danh này, đều bước vào trang văn ông với xúc cảm và rung động mãnh liệt nhất. Xuất phát từ hiện thực này Nguyên Hồng đã viết thành công tiểu thuyết Bỉ vỏ. Bỉ vỏ được khơi nguồn từ chính hiện thực cuộc sống, từ những điều nhà văn mắt thấy tai nghe. Nguyên Hồng xót xa bất lực trước hủ tục, định kiến lạc hậu đã dồn con người vào bước đường cùng. Trước sự cay nghiệt của cha mẹ, của định kiến xã hội, Bính phải bỏ quê hương, lên thành phố tìm ánh sáng của sự sống để cứu vãn cuộc đời, nhưng nơi phố Cảng tấp nập nhộn nhịp cũng là nơi đầy rẫy hiểm nguy, lọc lừa, xảo trá đẩy con người vào ngõ cụt, tối tăm. Bính từ một cô gái thôn quê trong sáng chất phác, bị cưỡng hiếp, biến thành gái điếm, thành lưu manh, rồi thành một bỉ vỏ anh chị. Không chỉ dừng lại ở hiện thực khách quan, nhà văn còn đi sâu vào bản chất sự việc, giúp người 15
  21. đọc nhìn sâu hơn vào cuộc đời nhân vật, từ đó đồng cảm với nỗi đau khổ họ phải chịu đựng trước thực trạng xã hội tây ta đảo lộn. Cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm của Nguyên Hồng không kêu gọi, hô hào những thái độ phẫn nộ, không trực tiếp lên án bọn địa chủ tư sản quan lại mị dân giả dối, nhưng người đọc lại cảm nhận được hết những điều nhà văn muốn lột tả, đó là một xã hội ngập chìm trong dối trá lừa lọc, thủ đoạn đàn áp vô nhân đạo của chế độ thực dân phong kiến. Từ hiện thực đời sống Nguyên Hồng ý thức được trách nhiệm của người cầm bút là phải lên án tố cáo những áp bức bất công, ca ngợi vẻ đẹp người lao động. Dù quằn quại trong đau khổ nhưng con người vẫn lạc quan yêu đời khát khao hướng thiện. 1.3. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời của nhà văn Quan niệm nghệ thuật về con người là khái niệm cơ bản nhằm thể hiện khả năng khám phá, sáng tạo trong lĩnh vực miêu tả, thể hiện con người của nhà văn. Có thể nói, nó giống như là một chiếc chìa khóa vàng góp phần gợi mở cho chúng ta tất cả những gì bí ẩn trong sáng tạo nghệ thuật của mỗi người nghệ sĩ nói chung, và từng thời đại nói riêng. Tuy nhiên, cho đến nay, mặc dù được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu, song khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người vẫn còn nhiều cách định nghĩa và diễn đạt khác nhau. Cụ thể như sau: Trong cuốn Giáo trình dẫn luận thi pháp học, GS Trần Đình Sử cho rằng: "Quan niệm nghệ thuật về con người là một cách cắt nghĩa, lí giải tầm hiểu biết, tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm cảm của nhà văn về con người được thể hiện trong tác phẩm của mình”[17,15]. Tức là, quan niệm nghệ thuật về con người sẽ đi vào phân tích, mổ xẻ đối tượng con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học của tác giả, từ đó tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ 16
  22. cho các hình tượng nhân vật trong đó. Vì vậy, chúng ta sẽ thấy được giá trị của hình tượng nghệ thuật trong các tác phẩm. Giáo sư Huỳnh Như Phương cũng góp tiếng nói của mình bằng một cách nhìn khá bao quát: “Quan niệm nghệ thuật về con người thể hiện tầm nhìn của nhà văn và chiều sâu triết lí của tác phẩm”. Cũng với vấn đề về quan niệm nghệ thuật về con người, Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa như sau: “Quan niệm nghệ thuật về con người là hình thức bên trong, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức tác phẩm. Nó gắn với các phạm trù khác như phương pháp sáng tác, phong cách của nhà văn, làm thành thước đo của hình thức văn học và cơ sở của tư duy nghệ thuật.”[1,275] Nhìn chung, tuy khác nhau về cách diễn đạt nhưng những khái niệm trên đều nói lên được cái cốt lõi của vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người. Từ đó, chúng ta có thể đi đến khái quát cách hiểu quan niệm nghệ thuật về con người như sau: Quan niệm nghệ thuật về con người được hiểu là cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, cách cắt nghĩa lí giải về con người của nhà văn. Đó là quan niệm mà nhà văn thể hiện trong từng tác phẩm. Quan niệm ấy bao giờ cũng gắn liền với cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể, ngay cả khi miêu tả con người giống hay không giống so với đối tượng. Con người là đối tượng trung tâm và cũng chính là đối tượng thẫm mĩ thể hiện quan niệm của tác giả về cuộc sống. Qua đó ta có thể thấy rằng: cái thúc đẩy sự sáng tạo của nhà văn chính là quan niệm về cuộc đời và con người, nó thể hiện sự thống nhất giữa cái hiện thực được phản ánh và năng cắt nghĩa, lý giải nghệ thuật của nhà văn. Chính điều này đã chi phối đến quá trình thai nghén tác phẩm đồng thời giúp độc giả xác định được phong cách nghệ thuật của tác giả. 17
  23. Cũng giống như nhiều cây bút hiện thực phê phán trước Cách mạng tháng Tám, con người trong các sáng tác của Nguyên Hồng là con người xã hội với đầy đủ các mối quan hệ phức tạp phong phú với cuộc đời. Quan niệm ấy có những nét tương đồng với các nhà văn hiện thực phê phán cùng thời như: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao, nhưng cũng mang những nét riêng độc đáo, bởi mỗi nhà văn có cách phản ánh khác nhau về hiện thực xã hội, do đó thế giới nhân vật của họ cũng khác nhau. Khảo sát văn học hiện thực 1930-1945 ta thấy, nhân vật trong truyện của Nguyễn Công Hoan bao gồm đủ loại người từ quan lại, gái điếm, me tây, ăn cắp, ăn mày, cả một xã hội nhố nhăng, giả dối, kệch cỡm. Vũ Trọng Phụng với cái nhìn hiện thực xã hội bi quan, con người trong tác phẩm của ông là con người của đồng tiền vô luân, vô đạo. Con người trong sáng tác của Nguyên Hồng càng khốn khổ, càng bị vùi dập phũ phàng bao nhiêu lại càng ngời sáng vẻ đẹp thánh thiện, phẩm chất tốt đẹp bấy nhiêu. Ông nhìn thấy trong cái tầm thường của cuộc sống xô bồ, trong cái lầm than của cuộc đời khốn khổ cơ cực, con người vẫn đẹp một vẻ đẹp lấp lánh. Ông say sưa miêu tả vẻ đẹp ấy một vẻ đẹp sâu kín, thánh thiện với một thái độ nâng niu, trân trọng, ngợi ca. Nguyên Hồng nhà văn của những người cùng khổ. Cả cuộc đời cầm bút ông gắn bó máu thịt với những kiếp người nhỏ bé, những lớp người dưới đáy xã hội. Họ thuộc đủ các thành phần khác nhau tụ họp nơi đất cảng Hải Phòng, từ những kẻ lưu, manh gái điếm, đến phu phen thợ thuyền, những người buôn thúng bán bưng, ăn mày ăn xin, trẻ mồ côi lang thang, đàn bà, trẻ con, lớp văn nghệ sĩ, trí thức tiểu tư sản nghèo. Nguyên Hồng đã viết về họ chân thành và cảm động từ tình yêu thương nơi trái tim, xuất phát từ sự thấu hiểu sự cảm thông và niềm tin thắm thiết vào bản chất lương thiện của người lao động. Ông đặc biệt quan tâm tới trẻ em và phụ nữ, đó là những người chịu khổ đau 18
  24. nhiều hơn hết thảy. Dù trong hoàn cảnh nào ông vẫn luôn có cái nhìn lạc quan về phẩm chất của người lao động. Ông thương yêu con người nghèo khổ bị đọa đầy, nhưng ông không tô hồng hoặc tẩy xóa những nét thô kệch của họ. Trái lại, ông khẳng định vẻ đẹp thực sự vốn có ẩn sau bề ngoài thô kệch cằn cỗi của cuộc sống nghèo khổ. Đó là tình yêu thương con tha thiết khắc khoải của bà Thưởng (Hai mẹ con), mẹ của Tâm (Lớp học lẩn lút), và đặc biệt là Tám Bính trong Bỉ vỏ. Nguyên Hồng phát hiện ra vẻ đẹp thủy chung, tình nghĩa, lòng tin yêu con người chân thành ở Bính. Phẩm chất đó đặt giữa một xã hội đảo điên lừa lọc, đã đẩy cô vào vũng bùn cuộc đời. Làm cái nghề “chạy vỏ” đầy tội lỗi, nhưng chưa khi nào Bính nguôi nỗi nhớ con và mong mỏi cuộc đời hoàn lương. Với cái nhìn thấm nhuần tinh thần nhân đạo, Nguyên Hồng đã phát hiện và ca ngợi vẻ đẹp của người lao động ngay cả khi họ bị đẩy vào cuộc sống tối tăm. Nguyên Hồng luôn nhìn con người đầy tin yêu, tin ở phẩm chất tốt đẹp không gì lay chuyển được ở họ. Viết văn đối với Nguyên Hồng là mệnh lệnh của trái tim, viết là để “giải thoát những xâu xé những dào dạt trong lòng”, để phơi bày những ý tưởng rạo rực tâm hồn. Ngòi bút Nguyên Hồng bắt rễ sâu vào cát bụi lầm than, vào những kiếp người khổ cực dưới đáy. Đó cũng là nguồn cảm hứng dồi dào nuôi dưỡng cả cuộc đời nghệ thuật của mình. Ông đặc biệt nhạy cảm trước những cảnh ngộ bi thương những kiếp người bất hạnh và rất mực nâng niu vẻ đẹp thiên lương thánh thiện của con người. Chính quan niệm về con người đã hình thành nên chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc thống thiết và mãnh liệt trong sáng tác của ông. 19
  25. CHƢƠNG 2 SỰ THỂ HIỆN CẢM QUAN HIỆN THỰC VÀ SỐ PHẬN CON NGƢỜI TRONG TIỂU THUYẾT BỈ VỎ 2.1. Bức tranh hiện thực 2.1.1. Hiện thực nông thôn trước Cách mạng tháng Tám Mở đầu tiểu thuyết là bức tranh hiện thực nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Không gian làng Sòi ngột ngạt, tù túng, chật hẹp, ảm đạm. Bữa cơm chiều của gia đình Bính khác hẳn mọi ngày “buồn bã và uể oải” [4,9], trĩu nặng nỗi buồn và sự hồ nghi, báo hiệu một sự bất thường về một tương lai đau thương, u tối, không lối thoát, sắp sửa xảy ra với nhân vật. Tiếng ho khàn khàn của bố và cặp mắt toét nhoèn cau có của mẹ luôn lườm Bính khiến cô và hai đứa em kinh hãi rụt rè. Cũng bởi nhẹ dạ cả tin trước sự cám dỗ bởi cái hào nhoáng bóng bẩy của một gã sở khanh. Bính đã yêu đắm say, tin hết lòng và trở thành tội đồ của gia đình xóm làng khi sinh ra một đứa con trai không cha. Sinh con đó là thiên chức của người phụ nữ, đứa trẻ ra đời khỏe mạnh là niềm hạnh phúc bất tận đối với người mẹ nhưng Bính thì không có may mắn đó. Trong con mắt của cha mẹ và xóm làng, mẹ con cô là nỗi xấu hổ, nỗi nhục của họ. Môi trường xã hội lúc bấy giờ không chấp nhận một người phụ nữ thất tiết, hư hỏng. Căn buồng Bính ở lúc nào cũng tối đen, ngột ngạt như chính cuộc đời và số phận cô. Trên cái chõng tre trong buồng tối tăm, ủ dột, đứa con đang ngủ của Bính bị đàn muỗi vây quanh nom đến thảm hại. Không gian im lặng, lờ mờ tối của gian buồng hôi hám, cùng với tiếng khóc ngày một to của đứa trẻ càng khiến Bính thêm sợ sệt. “Bính thấy mình như một người tù nặng, bị bó buộc mãi nếu đứa nhỏ này còn trong tay” [4,11]. Hiện thực khắc nghiệt của nông thôn Việt Nam với những hủ tục lạc hậu, những định kiến, kì thị nặng nề đang bóp nghẹt cuộc sống Bính. Tâm 20
  26. hồn cô bị nhấn chìm trong tăm tối ê chề, đặc biệt nỗi sợ hãi, xót xa khi Bính nhớ lại hình ảnh ngày bé theo cha ra đình xem chị Minh bị làng phạt vạ vì chửa hoang. Vào một ngày giữa trưa tháng năm, chị Minh quỳ giữa sân đình bế đứa con đỏ hỏn mới được mười ngày giữa trời nắng chang chang. Thế rồi hàng loạt những hủ tục luật lệ hà khắc từ bao đời để lại được người làng, bọn hương lí, chức dịch thực thi. Trước sự chứng kiến của cả làng, từ người già đến trẻ con không chút thương cảm, chỉ thấy sự tò mò, đùa cợt, bình luận, hiếu kì. Đây cũng là cơ hội để bọn hương lí, phó hội phạt vạ chè chén no nê. Bằng cái nhìn cảm thông, xót xa, Nguyên Hồng vạch trần những hủ tục, định kiến lạc hậu của làng quê Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Tất cả đã ăn sâu vào cách cảm, nếp nghĩ vào đời sống sinh hoạt của người dân quê, quanh năm quanh quẩn với góc vườn, bờ ruộng. Nó không chỉ đè nén con người ở thể xác mà còn xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm con người một cách ghê gớm. Để chứng minh nhà mình là gia đình gia giáo không nuông chiều con, bố chị Minh đã cạo đầu, bôi vôi trắng hếu, úp rế, rong chị đi khắp làng. Chính sự kém nhận thức khiến cho con người trở nên lạnh lùng, cha mẹ vì danh dự, sĩ diện mà cay nghiệt và nhẫn tâm, xã hội kìm hãm quyền tự do của con người. Trong xã hội ấy, những người phụ nữ nhẹ dạ như Bính, lầm lỡ như chị Minh không bao giờ được hưởng khoan dung tha thứ. Sẽ chẳng có ai dang rộng vòng tay yêu thương vị tha chở che bao bọc mà chỉ có những ánh mắt khinh miệt, cười cợt, chì chiết bởi họ là tội đồ của gia đình, là nỗi xấu hổ của cả làng. Họ phải chịu bạo hành cả về thể xác lẫn tinh thần, phải sống trong cay đắng và tủi nhục. Hiện thực nông thôn trong các tác phẩm của trào lưu văn học hiện thực phê phán trước cách mạng tháng Tám đều giống nhau ở sự nghèo nàn, xơ xác. Đọc Tắt đèn của Ngô Tất Tố, đời sống của người nông dân hiện nên ngột ngạt trong nạn sưu thuế. Làng Đông Xá từ sớm đã bị phong tỏa “nội bất 21
  27. xuất, ngoại bất nhập”, cổng làng đóng chặt không ai được ra đồng, cảnh vật trĩu nặng u ám, chỉ có bóng tối và rặng tre um tùm như một cái lưới thép vô hình bủa vây lấy số phận của những người dân nghèo. Hay trong truyện Chí Phèo, Nam Cao đã phản ánh hiện thực nông thôn trên bình diện mâu thuẫn giai cấp. Ông không đi vào nạn sưu thuế, tô tức, tham nhũng mà miêu tả tâm lí giằng xé những bi kịch của con người, họ bị xã hội xa lánh, bị hủy hoại cả về nhân hình lẫn nhân tính. Trong tiểu thuyết Giông tố Vũ Trọng Phụng phản ánh môi trường thôn quê nghèo túng, lạc hậu, định kiến nhỏ nhen. Sau sự kiện Mịch bị cưỡng bức, bao trùm lên cả làng Quỳnh Thôn là một bầu không khí nặng nề rất hỗn loạn. Trước hiện thực lam lũ, đói nghèo, định kiến lạc hậu, thì sự kiện xảy ra với gia đình ông Đồ Uẩn cũng đủ khiến “cả làng nhộn nhạo lên”. Trong khi Mịch đau khổ ốm đến liệt giường vì nhục nhã, chẳng có lấy một lời động viên từ bà con hàng xóm, mà chỉ thấy những lời đồn thổi, khắc nghiệt tàn nhẫn: “há hốc mồm ra mà cười sau khi đồn đại nhau rằng cô bé làm ra thế cho đỡ ngượng mà thôi” [8,239] Bức tranh hiện thực làng Quỳnh Thôn trong Giông Tố, và làng Sòi trong Bỉ vỏ hiện nên tràn ngập tối tăm, bức bối, ngột ngạt. Nguyên Hồng đã khắc hoạ sâu sắc hiện thực nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Ở đây người ta khổ không phải chỉ sự nghèo nàn về vật chất, mà chính những thành kiến cổ hủ lạc hậu của dân làng đã đẩy những con người lương thiện như Bính vào bước đường cùng, chịu đựng nỗi đau khổ, giày vò, ê chề, phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn để tha phương cầu thực. Chính lễ giáo phong kiến lạc hậu và những thành kiến độc ác đang từng ngày từng giờ bóp nghẹt đời sống con người. Bính không nhận được sự yêu thương, cảm thông, chia sẻ, khoan dung từ người thân mà trái lại chỉ là những lời mỉa mai, những câu chửi rủa cay độc của cha mẹ nhất là khi đứa bé vô tội khóc: 22
  28. “Con đĩ voi dày kia, mày lại để “bố mày” khóc rồi. Có mau bắt nó nín đi không! Đấy, con gái nhớn ông đấy! Đã sung sướng mát lòng mát ruột cho tôi chưa? Thật là bôi tro trát trấu vào mặt tôi. Con quỷ cái kia, “bố trẻ mày” không nín thì mày nhét giẻ vào mồm nó cho tao. Phải đấy! hay là vái giời rồi bóp mũi nó đem chôn quách nó đi cho dứt nợ.” Bính xót xa khi những lời chửi mắng chua chát, không phải từ ai xa lạ mà chính từ cha mẹ mình. Thái độ vô cảm, không mảy may thương xót đứa cháu tội nghiệp cùng lời lẽ cay độc: “con đĩ, con quỷ cái, nhét giẻ vào mồm, bóp mũi, chôn quách ” thốt ra từ chính những người ruột thịt thân thích, gần gũi nhất với mình, khiến Bính hoàn toàn bế tắc bất lực. Định kiến xã hội nghiệt ngã không chấp nhận một đứa con gái hư hỏng như Bính, cô là tội đồ của gia đình, nỗi xấu hổ của cả làng, vì cô mà làng Sòi bị mang tiếng, không được danh giá như làng bên. Trở lại với Bỉ vỏ, trước hiện thực cay nghiệt, trước định kiến nặng nề của người dân làng Sòi, khiến Bính đau xót ê chề, nhưng thẳm sâu trong tâm khảm Bính không hề căm giận cha mẹ, không nghĩ tới việc trả thù, mà chỉ cam chịu, sống trong sợ hãi. Không thể vượt qua sức ép của dư luận, trước những lời sỉ nhục, chỉ trích, Bính đành để cha mẹ bán đi đứa con thơ đỏ hỏn khát sữa, dù trong lòng xiết bao đau đớn. Bóng tối của những âu lo những nỗi sợ bủa vây tâm trí Bính; nỗi đau đớn giằng xé tâm can khi phải xa con là bi kịch đau xót ám ảnh Bính đến hết cuộc đời. Hiện thực xã hội với những định kiến hẹp hòi bảo thủ lạc hậu, con người bị bó hẹp trong không gian tù túng, tối tăm, nghèo nàn, chính là nguyên nhân sâu xa đẩy Bính một người phụ nữ thật thà, chất phác lâm vào đường 23
  29. cùng; phải bỏ trốn lên thành phố từng bước tha hóa và bị nhấn chìm trong dòng đời cay nghiệt. Qua việc khắc họa bức tranh hiện thực đời sống nông thôn, u tối, xác xơ, nghèo khổ; đã thu hẹp bóp chặt tầm nhận thức của con người. Nguyên Hồng đã bộc lộ tư tưởng nhân văn sâu sắc, thái độ cảm thông và cái nhìn khoan dung nhân ái với lớp người cùng khổ đặc biệt là người phụ nữ. Từ đó giúp người đọc hình dung ra được sự khổ cực của con người. Họ khổ không chỉ do sự bóc lột tàn bạo của quan lại, địa chủ, cường hào, ác bá mà nó còn xuất phát từ chính sự cay nghiệt của định kiến sai lệch lạc hậu, của dư luận xã hội tàn khốc, và sự vô cảm băng giá của lòng người. 2.1.2. Hiện thực cuộc sống đô thị Nguyên Hồng là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc trước Cách mạng tháng Tám. Trong sáng tác của mình ông luôn tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc tái hiện đời sống của chủ nghĩa hiện thực. Nguyên Hồng sinh ra ở Nam Định nhưng ông sớm lặn lội gắn bó với Hải Phòng. Có thể nói từng con đường, hẻm phố, ga tàu, bến sông, xóm chợ nghèo ở thành phố cửa biển này, đều in dấu trong mỗi trang văn của ông. Bởi đây là quê hương thứ hai, nơi ghi dấu những năm tháng đáng nhớ nhất trong cuộc đời nhà văn. Bỉ vỏ là bức tranh khắc họa sâu sắc, chân thực cuộc sống đô thị nơi phố cảng Hải Phòng xô bồ, ô hợp nhiều thành phần, tầng lớp tứ xứ tụ họp, với đầy rẫy những hiểm nguy rình rập và những kiếp sống lưu manh, giang hồ khét tiếng. Đây cũng là nơi đầu tiên Bính đặt chân đến sau những tháng ngày rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn tù túng, với những định kiến nếp nghĩ lạc hậu. Hải Phòng trong mắt Bính là “một tỉnh ồn ào đông đúc khác hẳn chốn quê mùa vắng vẻ làng Sòi”. Đó là thành phố sầm uất của Việt Nam và Đông Dương trước Cách mạng tháng Tám và cũng là nơi tụ điểm của những tệ nạn, mánh khóe, lừa lọc. Sau bốn hôm Bính mới quen với thứ ánh sáng chói lọi của những ngọn đèn điện, không giật mình mỗi khi còi ô tô thét lên. Mọi thứ 24
  30. quá lạ lẫm xa vời so với cái nghèo nàn lạc hậu, cái bóng tối trong căn buồng của Bính, và sự ảm đạm tĩnh mịch tối tăm sau lũy tre làng. Cô rụt rè ngờ vực sợ hãi trước cách đi đứng nói năng của người thành phố, hoa mắt trước những tủ hàng đồ lấp lánh la liệt; và giật mình khi thấy mặt mình hốc hác xanh xao nổi trên tấm gương. Phố xá đông đúc sầm uất, lối sống xa hoa nơi đô thành khiến cô lạ lẫm, bỡ ngỡ. Bính cũng không hề biết rằng chính nơi đây sẽ thay đổi cuộc đời, tất cả sẽ bước sang một trang hoàn toàn mới. Nguyên Hồng đã khắc họa bức tranh đô thị Việt Nam, cụ thể là phố cảng Hải Phòng, một hải cảng sầm uất nhất Đông Dương với hơn ba mươi nghìn dân lao động ở các tỉnh dồn về, đã tạo ra không ít hạng gái mại dâm nhà nghề, và một số tay “anh chị” trộm cắp gian ác, liều lĩnh. Đây là nơi đầy rẫy sự ăn chơi, xa xỉ, môi trường ấy con người chẳng những không thể giữ được nhân phẩm, mà còn bị đẩy vào bước đường lưu manh, tha hóa. Hiện thực đen tối nơi phố Cảng đầy cạm bẫy, lừa lọc khiến một cô gái chân ướt, chân ráo như Bính hoang mang lo sợ. Phố xá về đêm vắng vẻ, ít người qua lại. Gió lạnh thổi từng cơn dài, cái lạnh lẽo và cô độc xoáy sâu vào tâm can, Bính chợt nghĩ tới ngày mai khi không còn một đồng dính túi. Cô “thấy đêm dài và lạnh”, ý thức được sự nguy hiểm của thân gái một mình giữa cái nơi hào nhoáng lắm kẻ lừa lọc nham hiểm này. Bính dự cảm được những khó khăn, gian truân trên con đường sắp tới nhưng dù cực nhục chừng nào Bính cũng phải cắn răng chịu đựng, không thể quay về quê nhà được. Nhất định cô phải ở lại Hải Phòng, phải tìm được Tham Chung và kiếm tiền về quê chuộc con. Nhưng không, một lần nữa sự chân thật và thơ ngây của một cô gái quê lại bị kẻ dâm ô xảo quyệt lừa gạt. Địa chỉ nhà người tình của cô chỉ là một địa chỉ giả, chẳng có quan tham đạc điền nào cả, chỉ có một kẻ lừa đảo. Cuộc sống giàu sang, đồ đạc đắt tiền lộng lẫy trong nhà tên sở khanh trái ngược hoàn toàn với cái nghèo nàn quê Bính “Nào tủ chè, 25
  31. sập gụ, nào tranh ảnh treo treo la liệt, nào chậu hoa, đốn sứ, nào hoành phi câu đối” đó là sự xa hoa của những kẻ có tiền. Sau khi bị gã sở khanh cưỡng bức, Bính bị vợ hắn đánh ghen một trận “thừa sống thiếu chết”, bị giải lên sở Cẩm, bị đổ cho bệnh lậu và đẩy vào nhà thổ của mụ Tài xế cấu. Cổ Bính nghẹn ứ, đau đớn xót xa đến bàng hoàng, từ đây cuộc đời Bính chính thức bước sang một trang mới, nhục nhã ê chề. Nếu ở nông thôn con người bị bóp nghẹt bởi những hủ tục định kiến, thì nơi phồn hoa đô hội con người cũng phải đối mặt với lừa lọc, cạm bẫy, hiểm nguy rình rập. Đó là nơi mà công lí lẽ phải nằm trong tay kẻ có tiền, có quyền. Người nghèo khổ dưới đáy giống như Bính chỉ như một quân cờ trong ván bài định mệnh, không biết số phận sẽ đi đâu về về đâu. Hiện thực nhà Thổ phố Hạ Lý được Nguyên Hồng khắc họa chi tiết đó là: mùi tanh tưởi của rác bẩn chất thành đống, cống rãnh ứ bùn, trộn lẫn mùi hôi hám của hai dãy nhà chật hẹp nhơm nhớp tối tăm và bẩn thỉu. Sự u ám của cảnh vật cũng giống như cuộc đời tăm tối của Bính vậy, không tương lai, không lối thoát, còn gì đau đớn hơn một người ý thức được nhân phẩm của mình nhưng không thể thoát khỏi cảnh “bán trôn nuôi miệng”. Cuộc sống của Bính và biết bao cô gái khác nơi nhà chứa của mụ Tài- sế- cấu là những “gian buồng chật hẹp ngăn cách với buồng bên bằng những tấm gỗ ghép liền đã mọt”. Mùi chăn gối, màn chiếu hôi hám ám ảnh mãi trong tâm hồn Bính. Điều kiện sống bẩn thỉu, lúc nào cũng ẩm ướt không chỉ khiến Bính đau đớn tận tâm can, mà cơ thể cô cũng ngày một bị tàn phá, gầy yếu, và ốm sốt. Hoàn cảnh đầy xót xa của kiếp gái bán trôn nuôi miệng “lấy ngày làm đêm, đêm làm ngày, ăn uống thì kham khổ hết sức ” khiến Bính không thể cố gắng hơn được nữa, “sau sáu mươi đêm ròng rã ít khi chợp mắt, người lúc nào cũng hầm hập như sốt và gầy rộc hẳn đi” Qua đó Nguyên Hồng vạch trần hiện thực đen tối nơi phố thị đẩy con người vào vực thẳm bế tắc và khổ đau. Trong xã 26
  32. hội đầy bất công, ngang trái với bao tội ác, con người muốn tồn tại phải nhẫn nhục, phải cam chịu như một điều tất yếu. Không chỉ dừng lại ở việc khắc họa môi trường sống của hạng gái mại dâm, nhà văn còn đi sâu tái hiện cuộc sống của các “đàn anh, đàn chị” sống nhơ nhớp ngoài vòng pháp luật. Như: Năm Sài Gòn, Ba Bay, Chín Hiếc, Tư- Lập-Lơ Hải Phòng đông đúc, nhộn nhịp, để tồn tại chúng phải trộm cắp, lừa lọc chém giết lẫn nhau. Vì thế xã hội ấy đã đẻ ra đủ hạng người, lưu manh, trộm cắp, đĩ điếm giang hồ. Họ đều là dân “tứ xứ” trong hoàn cảnh bế tắc cùng đường, phải bỏ quê hương, gia đình lên thành phố kiếm sống, để tồn tại họ phải liều lĩnh, cướp giật, chém giết, triệt hạ lẫn nhau. Đây là thực trạng xã hội rối loạn, đảo điên, hỗn độn nơi đất cảng Hải Phòng lúc bấy giờ. Chính hoàn cảnh sống khắc nghiệt đã tạo nên những con người với tính cách độc ác, thủ đoạn, tàn nhẫn, cô cảm dửng dưng trước tội ác của đồng loại. Năm Sài Gòn là tay “trùm” uy quyền mà các cánh “chạy vỏ” phải nép mình run sợ, cho ai sống được sống, bảo ai chết phải chết, bảo ngồi tù phải ngồi tù. Tám Bính được Năm chuộc ra khỏi nhà chứa và cưới làm vợ. Thoát khỏi nơi nhơ nhớp bởi những tủi nhục đau đớn của cuộc đời gái bán dâm, tưởng đâu Bính sẽ tìm được một bến đỗ bình an, một người đàn ông cho Bính dựa dẫm cả cuộc đời. Nhưng không Năm Sài Gòn là “trùm chạy vỏ” khét tiếng nơi đất cảng, hạng người “lấy quê hương và gia đình là đề lao, anh em thân thích là đại đồng nghệ quỷ quyệt gian ác”, thế rồi như một lẽ tất yếu, cuộc đời Bính lại tiếp tục bị quấn vào vòng tội lỗi, dơ bẩn ấy thôi. Nhà Năm Sài Gòn chính là nơi tụ họp của các đàn anh đầu xỏ trong giới “chạy vỏ” đó là nơi mà bọn Ba Bay, Chín Hiếc, Tư Lập Lơ lui tới mỗi khi kiếm được món hàng chia nhau, hay bàn bạc vê một vụ trộm cướp tiếp theo. Nhà Năm khác hẳn với những ngôi nhà lụp xụp, ẩm nhớp của những người thợ thuyền phu phen, buôn thúng bán mẹt quanh năm túng thiếu cùng 27
  33. xóm. Đó là ngôi nhà ba gian rộng rãi cao ráo, có tủ đứng, sập quang dầu, giá gương, đỉnh đồng, trang tàu Trong nhà treo bức tranh nền đỏ cảnh nước Tàu loạn lạc Tam Quốc, những tấm hình đàn bà trần truồng treo hai bên tủ, hai lưỡi dao sáng loáng gài ở đầu giường tây buông màn Căn nhà Năm ở, và những vật dụng xa hoa hắn dùng, đều được sắm sửa từ món tiền hắn và đàn em trộm cướp. Đó là đồng tiền xương máu của những người nghèo khổ, cùng cực, dành dụm, hoặc đó là tiền cướp được từ việc chém giết, cướp bóc tại các sòng bạc của những con người du thủ du thực như Năm. Để đáp ứng lối ăn chơi xa xỉ hút thuốc phiện, ăn ngon, nhà đẹp chúng đã làm không biết bao việc ghê tởm, gây ra bao tội ác, làm đổ máu và nước mắt của bao người lương thiện. Những địa điểm lý tưởng như: chợ Sắt, cóm Chợ Con, phố Khác, phố Đầu cầu, phố Ba Ty, ngõ Trần Đông, đường tàu Hồng Gai, đường Lạc Viên, vườn hoa Đưa người, hay những sòng bạc ở Cấm và ở Ven là những nơi lý tưởng, thuận lợi cho cánh “chạy vỏ” trộm cướp hoạt động. Ở đây thu hút đủ hạng người chém giết, lọc lừa tụ hội về, chúng hoành hành ngang dọc tác oai tác quái, trở thành nỗi ám ảnh ghê sợ của người dân. Hiện thực xã hội nhố nhăng đồi bại nửa tây nửa ta đã đẻ ra những hạng người lưu manh, trộm cướp, đĩ điếm giang hồ. Để tồn tại chúng phải tàn ác, liều lĩnh, tranh giành miếng cơm quyết liệt tới mức “huynh đệ tương tàn” triệt hạ nhau, giành lấy sự sống. Tám Bính từ một người phụ nữ ý thức được phẩm hạnh đạo đức nhất quyết không nhận chỉ là một đồng tiền “bồi” của bọn đàn em khi Năm ngồi tù, khao khát làm ăn, buôn bán trở thành người tử tế, đã từng bước tha hóa trở thành một bỉ vỏ anh chị. Chính hiện thực cuộc sống khắc nghiệt không để Bính có được cuộc sống lương thiện, ở cái nơi “mật ít ruồi nhiều” này tìm một công việc ổn định để làm, để kiếm miếng cơm manh áo, là vô cùng khó khăn, huống hồ một cô gái thôn quê thật thà chân chất như Bính sao có thể vượt qua những lừa lọc, xảo trá của vô vàn cạm bẫy. Sau khi Năm ra tù, Bính 28
  34. đã được tôi luyện trở thành một bỉ vỏ xuất sắc trong mắt những tên trộm cướp hoành hành đất Cảng. Tám Bính đã cùng chồng “chạy dọc” khắp các bến tàu, bến xe đông đúc từ đường tàu Hà Nội, ga Cẩm Giàng, Đình Dù, Cổ Bi, toa tàu An Xương và dở đủ mọt mánh khóe “làm tiền” không tha một người nào, không từ thủ đoạn gì miễn là móc là trộm là cướp được tiền, được vàng. Hành động ăn cướp giết người, thói côn đồ của bọn lưu manh liều lĩnh được Nguyên Hồng miêu tả chân thực đến ghê sợ: Tại đường Lạc Viên, sương xuống trời tối mờ, lợi dụng cơ hội đường vắng vẻ Chín Hiếc lao tới rút dao bóp cổ ghì chặt người đàn bà xuống đường, nhanh chóng cắt đứt ruột tượng lấy túi bạc, nghiến răng rứt đứt nốt đôi hoa tai, trói nghiền chân tay và nhét mùi xoa vào miệng, bà không thể kêu một tiếng nào. Hành động cướp bóc trấn lột nhanh thoăn thoắt của những kẻ lưu manh trộm cướp già dặn kinh nghiệm trong nghề của dân “chạy vỏ” khiến người dân luôn ám ảnh, khiếp sợ. Trong một lần Ba Bay hốt tay trên của Năm một món hàng lớn, tiền bạc khiến người ta không còn tỉnh táo để cân nhắc tình nghĩa vuông tròn. Năm Sài Gòn đã giết chết Ba Bay. Cái chết tức tưởi của Ba Bay đã khiến người đọc hình dung rõ nét hơn cái hiện thực tàn khốc của xã hội đô thị chỉ có xảo trá và lừa lọc, một khi đã động tới lợi ích của nhau thì con người sẵn sàng hành động dã man cạn tình cạn nghĩa. “Cánh tay Năm rung rung lưỡi dao nhọn lấp lánh dưới trăng mờ Năm đã đâm thẳng xuống ngực hắn, chẳng để hắn kịp cất một tiếng van lớn xin nhượng bộ. Máu tươi vọt lên rồi thêm một nhát trúng cổ họng. Sau hai tiếng ằng ặc, hắn giẫy lên một cái đoạn nằm thẳng cẳng” [4,186]. Chứng kiến cảnh đó Bính ghê rợn, khiếp sợ. Cái chết của Ba Bay đã ám ảnh Bính trong suốt quãng đời còn lại, cái vắng lặng lạnh lẽo của không gian như báo trước cho Bính nghiệp chướng khủng khiếp thế nào rồi cũng sẽ đến, không thể nào tránh được. 29
  35. Tóm lại, hiện thực cuộc sống đô thị trong tiểu thuyết Bỉ vỏ gắn liền với lối sống xảo trá, lọc lừa, băng hoại về đạo đức vô cảm về tâm hồn, của con người trước nỗi đau của đồng loại. Hiện thực thành thị với những kiếp người du thủ du thực, lưu manh côn đồ, liều lĩnh, những kiếp người nghèo khổ mạt hạng dưới đáy xã hội. Nguyên Hồng đã lí giải nguyên nhân của sự nghèo đói, bất công, sự tha hóa của con người chính bởi hiện thực đen tối của xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan đã từng nhận xét về Bỉ vỏ: “Nguyên Hồng cho ta thấy trong Bỉ vỏ cả một xã hội gian phi, một xã hội ăn cắp với những hành vi và tâm tính rất kì của chúng. Bỉ vỏ là một quyển sách cho nhà xã hội học những tài liệu rất quý” [13,1052]. Đúng vậy, qua Bỉ vỏ bức tranh hiện thực cuộc sống đô thị Hải Phòng nói riêng và bức tranh xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám nói chung hiện lên chân thực, rõ nét hơn bao giờ hết. 2.2. Số phận con ngƣời 2.2.1. Con người lưu manh dưới đáy xã hội Bỉ vỏ được đánh giá là bức tranh xã hội sinh động về thân phận những “con người nhỏ bé dưới đáy”. Sinh thời, Nguyên Hồng cho rằng văn chương chỉ có thể đạt đến những giá trị tư tưởng và thẩm mĩ khi nó vươn tới tầm cao và chiều sâu của những tư tưởng nhân văn. Bỉ vỏ là cuộc sống thực và cũng là máu thịt của cuộc đời Nguyên Hồng. Chính nhà văn đã có lần tâm sự về tác phẩm này. “Viết Bỉ vỏ, tôi tự hào ở con đường riêng của mình, nhất định sẽ được công nhận: một lối viết chân thực và suy cảm. Phản chiếu rọi ánh sáng vào những kiếp người cùng khổ nhất Tám Bính là một cái gì đó của chính tôi. Tám Bính chính là tôi. Bỉ vỏ là văn của tôi”. Trong cuốn tiểu thuyết này, Nguyên Hồng đã xây dựng một hệ thống nhân vật đông đảo chủ yếu thuộc tầng lớp những người nghèo khổ, những kẻ lưu manh côn đồn, gái điếm mạt hạng. 30
  36. Năm Sài Gòn một tay anh chị trong giới giang hồ, một tên trùm ăn cắp, một hạng người mà hết thảy mọi người tử tế đều xa lánh, ghê sợ. “Mới ba mươi hai tuổi mà án tích Năm kê chật một tờ giấy trong sở Liên phóng. Non hai phần ba cuộc đời Năm đã bị cảnh tù tội cướp mất Cuộc đời năm trải qua những phen nguy hiểm đã dạn dày như những nốt dao chém trên mặt, trên lưng và khắp hai cánh tay Năm” [4,59]. Chính hoàn cảnh, đã xô đẩy Năm vào con đường lưu manh, tội lỗi, sự cô độc, bê tha đã khiến tâm hồn hắn trở nên khô khan tàn ác, “Bố mẹ hắn chết từ khi hắn mới lọt lòng. Hắn không có anh em thân thích nào hết, bé đi làm con mày, con nuôi hết cửa này đến cửa khác Lớn thêm một chút thì đi ăn đi ở. Rồi lang thang đầu đường cuối chợ, rửa bát, bổ củi, gánh nước đội than ” [4,62]. Trong hoàn cảnh ấy để sinh tồn Năm đã ném mình vào cuộc vật lộn quyết liệt để kiếm miếng cơm manh áo. Như một quy luật tất yếu, Năm gia nhập vào kiếp người du thủ du thực, cướp bóc, chém giết là nghề nghiệp, nhà tù, ngục sắt là chỗ dừng chân. Nguyên Hồng đã miêu tả ngoại hình Năm một cách tỉ mỉ qua đó giúp người đọc hình dung rõ nét hơn về cuộc sống của những kẻ lưu manh: “Năm đen cháy cằm bạnh, sạm râu, hai mắt sếch, mé bên mắt phải sẹp hẳn một nửa, lông mày dưới vết dao chém sâu hõm.Trên má Năm trên trán Năm mấy cái sẹo nữa chằng chịt như những vết sạm của chiếc chai sành. Cứ khuôn mặt ấy người ta đoán thì Năm sẽ mất hết tính người”. Cuộc đời Năm đã trải qua những những phen nguy hiểm dầy dặn như những nốt dao chém trên mặt, trên lưng, khắp hai cánh tay Năm. Ngồi qua hàng loạt các nhà tù từ Côn Lôn, Khám lớn Sài Gòn, Hỏa lò, đề lao Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương, Thái Bình đã tôi luyện Năm trở thành một tên trùm lưu manh, gan góc, can trường. Trong thế giới lưu manh Năm là một tay trùm nắm uy quyền lớn, bản chất lưu manh của tay anh chị “không chịu quỵ lụy phục tùng ai, chống lại mọi sức mạnh của pháp luật, sống cuộc đời như đế vương”. Sống trong cảnh nguy hiểm nhưng Năm 31
  37. luôn thể hiện tính chất phóng khoáng khinh đời. Khi thấy bọn đàn em có hành động luồn lọt đút lót lão đội Lễ, Năm hết sức tức giận nói: “Ai bảo chú chạy đồ lễ cho cớm. Sao chú hèn thế?”. Con người từng trải như Năm thì sự chém giết cũng trở nên bình thường.Trong một lần kiếm ăn, đàn em đã giết chết con một cớm chùng ở Hồng Gai mới lên. Khi đàn em kể lại câu chuyện trong tâm trạng lo lắng “không một vẻ cảm động trên mười mấy khuôn mặt đen sạm”. Thậm trí Năm còn thản nhiên “Nó chết thì mẹ nó chôn, việc gì mà mình phải lo”. Đó là sự nhẫn tâm, lạnh lùng, vô cảm của những kẻ lưu manh trong giới giang hồ. Những tưởng một tên du côn, lưu manh như Năm không còn biết thương yêu. Nhưng Năm đã động lòng thương xót trước hoàn cảnh của Bính, chuộc Bính khỏi nhà chứa nhơ nhớp bẩn thỉu, chăm sóc tận tình chu đáo khi Bính ốm đau. Giữa Năm và Bính có sự đồng cảm của hai con người tội lỗi, họ là những người dưới đáy xã hội, cả một đời ăn cắp, chịu tù đày, bị con người nguyền rủa, ghê sợ. Xã hội ấy không cho phép những con người như họ trở về hoàn lương mà càng chìm sâu dưới đáy vũng bùn tội lỗi, tàn ác, rơi vào ngõ cụt của cuộc đời. Từ một cô gái quê ngây thơ trong trắng Bính từng bước tha hóa trở thành một bỉ vỏ lành nghề. Lần đầu tiên móc túi một người đàn ông sang trọng, Bính không khỏi lo lắng thấp thỏm, ăn năn, dằn vặt. Sau này, cuộc đời tội lỗi đã cướp đi tình yêu thương đồng loại của cô, ăn cắp trở thành nghề nghiệp bất đắc dĩ của đời Bính. Bính trở thành chuyên nghiệp và bạo dạn hơn rất nhiều và được bọn đàn em trầm trồ, ngưỡng mộ: “Tám Bính mới siêu, mới thần tình chứ”. Tư lập lơ cũng phải kính nể “Chị ấy bây giờ ghê lắm anh ạ, chẳng kém anh tí nào. Chưa bao giờ tôi thấy bỉ vỏ nào sừng kền như thế ” [4,106]. Bính lún sâu vào thế giới những kẻ lưu manh trộm cướp, đĩ điếm, nghiện ngập, cờ bạc, chấp nhận cuộc sống lưu manh tội lỗi trái với lương tâm. 32
  38. Sự tha hóa của Bính từ một cô gái thật thà lương thiện trở thành một bỉ vỏ “anh chị” đã tố cáo hiện thực xã hội đen tối. Đẩy con người vào bùn lầy bế tắc mà họ không thể tìm thấy đường ra. Nếu Năm Sài Gòn là hiện thân cho con người lưu manh tàn ác, thì Bính chính là hiện thân của số phận bất hạnh, vừa đau đớn vừa đắng cay vừa tủi nhục, day dứt. Mỗi nhân vật trong tác phẩm của Nguyên Hồng là một bản án, một câu chuyện một cuộc đời bi thảm, được phơi bày. Điều đáng để chúng ta suy ngẫm đó là tác giả miêu tả những kiếp đĩ điếm mạt hạng, lưu manh côn đồ của tầng lớp cặn bã trong xã hội ấy với thái độ cảm thông. Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan đánh giá “Bỉ vỏ của Nguyên Hồng là một cuốn tiểu thuyết chứa chan nhân đạo nó làm cho ta thương xót đến cả những kẻ đầy tội lỗi, nhưng Bỉ vỏ lại xây dựng một khuân luân lí rất cao, nên dù ta thương xót họ mà ta vẫn không thể nào không ghê tởm về hành vi của họ” [13,1052]. Nếu như nhân vật chính trong tiểu thuyết hiện thực phê phán phương tây thể kỉ XX phần lớn là tư sản quý tộc, thì trong dòng Văn học hiện thực phê phán Việt Nam nhân vật trung tâm là nhân dân lao động. “Các tác giả không chỉ chĩa mũi nhọn phê phán giai cấp dọa chủ cường hào tầng lớp quan lại phong kiến mà còn tập chung thể hiện nỗi thống khổ của nhân dân với sự cảm thông sâu sắc” [22, 212]. Chính hiện thực xã hội Việt Nam trước Cách mạnh tháng Tám đen tối cổ hủ, lạc hậu, gian phi tàn ác xảo trá, bất công đã tước bỏ quyền được sống quyền làm người lương thiện của biết bao kiếp người nghèo khổ dưới đáy. Qua Bỉ vỏ, Nguyên Hồng đã phơi bày tất cả những mặt trái của xã hội từ nông thôn đến thành thị. Trước sự lên ngôi của đồng tiền và sự vô cảm lạnh lẽo của lòng người, sự thối nát gỉả dối của giai cấp thống trị, nhà văn đã phê phán tố cáo hiện thực xã hội đầy những con người như Tám Bính, Năm Sài 33
  39. Gòn vào con đường tha hóa, lưu manh, đĩ điếm. Họ đều là nạn nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến đầy rẫy những bất công, ngang trái. Hoàn cảnh, môi trường sống tù túng cổ hủ lạc hậu với những định kiến cay nghiệt của một cơ cấu xã hội mang nặng tính chất phong kiến, đã gián tiếp đẩy một cô gái trong trắng lương thiện như Bính vào con đường tha hóa trượt dài đến lưu manh hóa. Bi kịch bắt đầu khi Bính sinh ra đứa con không cha, sống trong tủi nhục trước sự đay nghiến của cha mẹ. Cô trở thành tội đồ của gia đình và là nỗi xấu hổ của làng Sòi. Đau đớn hơn nữa khi chứng kiến bố mẹ nhẫn tâm bán đứa con đỏ hỏn còn đang khát sữa, chia cắt tình mẫu tử của mẹ con Bính như cắt một khúc dồi, một miếng phèo với giá “mười ba đồng bạc”. Một đứa trẻ, một sinh linh bé nhỏ cần được che chở yêu thương, bị bố mẹ Bính và vợ chồng Phó Lý ngã giá, mặc cả như một món hàng không hơn không kém. Bính đau đớn như đứt từng khúc ruột mà không thể cứu đứa con tội nghiệp. Nguyên Hồng không phát biểu trực tiếp phong tục cổ hủ, lạc hậu, của nông thôn Việt Nam, mà để Bính tái hiện thông qua cảnh chị Minh chửa hoang, bị cả làng phạt vạ. Hiện thực phũ phàng mà chỉ thoáng nghĩ đến thôi Bính đã thấy rùng rợn hết người. “Bọn Hương lí, chức dịch trong làng khệnh khạng khấp khởi mở cờ trong bụng chỉ chờ cơ hội này để nhấm nháp cho sướng miệng, sống chết mặc ai”. Người lớn người bé trong làng kéo đến xem đông như trẩy hội, họ cười cợt, họ trêu đùa, họ tán tỉnh trên nỗi đau khổ nhục nhã ê chề của chị Minh. Cha mẹ người gần gũi nhất cũng vì sĩ diện mà dày vò, nhẫn tâm “cạo trọc đầu, bôi vôi trắng hếu, úp rế rong đi khắp làng”. Qua đó ta thấy làng Sòi không chỉ lam lũ, đói nghèo mà còn là một môi trường phi nhân tính, đầy những xung đột mâu thuẫn thành kiến hẹp hòi, những quan niệm lạc hậu, những kén cựa nhỏ nhen mà người phụ nữ yếu đuối không thể phản kháng được, họ chính là nạn nhân của xã hội đương thời. Cái ác tâm của 34
  40. bố mẹ Bính và cái định kiến lạc hậu của quê hương làng Sòi đã đẩy Bính rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn lên Hải Phòng với hi vọng tìm được Tham Chung và kiếm tiền sau này về chuộc con. Nơi hồn hoa đô hội nhiều cạm bẫy đẩy Bính vào bi kịch đánh mất danh dự, nhân phẩm, trở gái đĩ, gái điếm mạt hạng nơi nhà thổ nhơ bẩn. Hoàn cảnh nông thôn đã vậy thành thị lại càng ô hợp hơn bởi đó là nơi tụ họp của đủ mọi hạng người trong xã hội. Đó là môi trường đểu giả, lừa lọc của người có tiền có quyền. Bọn cảnh sát bất công, vô lí, liên kết với bọn buôn thịt bán người được dung túng khắp nơi trong xã hội. Đối lập với sống cơ cực lầm than của những người lao động nghèo, là cảnh sống xa hoa xảo trá lọc lừa của những kẻ lưu manh, ăn mặc trên chính những đồng tiền ăn cướp nhơ bẩn của những người lao động lương thiện. Trong cái xã hội rực rỡ sáng sủa đẹp đẽ nhưng đáng sợ ấy từng bước đưa Bính vào con đường tha hóa, hiện thực dập tắt khát khao hoàn lương của cô. Cuộc đời Bính là chuỗi dài những ngày tháng khổ đau và nước mắt, chân ướt chân ráo lên thành phố với khát khao tìm Tham Chung, buôn bán kiếm tiền để chuộc con thì Bính sa vào cạm bẫy của một tên sở khanh và bị vợ hắn đánh cho một trận đòn thừa sống thiếu chết. Không chỉ dừng lại ở đó lòng ghen tuông đố kị khiến con người trở nên tàn ác và tàn ác và nhẫn tâm, trong cái xã hội ấy công lí lẽ phải thuộc về người có tiền, vợ tên sở khanh mua chuộc nhân chứng đút lót cảnh sát ép Bính nhận mình “làm đĩ” và đẩy cô vào nhà thổ. Một cô gái lương thiện, oan ức, nhưng nghèo hèn giải thích thì ai tin? Trong cái xã hội mà quan lại thì ăn phè phưỡn, ôm chân thực dân, càn quét bóc lột nhân dân lao động. Luật pháp, cảnh sát, nhà tù, chỉ là cái bình phong để trang trí cho bức tranh xã hội thêm phần sinh động rực rỡ hơn, thì số phận của con người đặc biệt là kiếp người dưới đáy xã hội ngày càng trở nên cùng cực và tăm tối. “Phải giờ thì lắm quan công minh lắm công minh đến nỗi nhiều kẻ 35
  41. nhà không có mà ở, bát không có mà ăn, vợ lìa chồng bố bỏ con, nhưng chẳng dám hé răng kêu nửa nhời, vì kêu vào đâu? Ai nghe cho?” [4, 170]. Cuộc đời Bính bước sang một trang mới, những ngày tháng cay cực làm cái nghề nhơ nhuốc. Với ngòi bút sắc lạnh, Nguyên Hồng đã tái hiện sâu sắc hiện thực “nhà thổ” một phần thối nát của thị thành, nơi biến những cô gái lương thiện trở thành gái giang hồ hành nghề mại dâm, phải sống trong cảnh nhục nhã bị khinh bỉ và đau đớn. Nhà thổ ẩm thấp nhỏ bé này thì khách cũng chỉ là bọn lưu manh, thất nghiệp, bê tha. May mắn lắm được ông bồi ông bếp, bác tài. “Được vài ba hào của họ thật mướt mồ hôi trán” [4,45]. Xong xuôi đâu đấy họ còn bày ra đủ thứ để kéo dài thời gian, “những câu chuyện đểu cáng, những cái cấu véo cháy cả đùi non”.Họ cảm thấy sung sướng trước sự nhục nhã ê chề của những cô gái làm cái nghề nhơ bẩn như Bính. Cuộc đời Bính là chuỗi ngày đau khổ chồng chất, với bao rủi ro ngang trái. Cô là nạn nhân của xã hội thực dân phong kiến mục ruỗng với những hủ tục thành kiến lạc hậu. Xã hội ấy đã đẩy những người phụ nữ như Tám Bính, Hai Liên vào con đường bán trôn nuôi miệng, và phải chịu hậu quả đau đớn, đó là không còn khả năng sinh nở, không có thiên chức làm mẹ. “Hai Liên tuyệt vọng nhìn thấy tất cả mọi cái trống trải cằn cỗi của cuộc đời mình” [4,47]. Sau này Bính cũng lâm vào bi kịch như thế “Con cái chẳng có, và chẳng còn bao giờ trông mong có được Bính chua xót nhớ tới đứa con nhỏ bán đi năm xưa, và đứa con đẻ sảy” Cuộc đời lẩn lút của dân chạy vỏ, sống chui sống lủi, không tương lai, không hi vọng, đã giết dần giết mòn con người Bính. Tóm lại, qua cuộc đời chìm nổi, éo le của Tám Bính, Nguyên Hồng đã phơi bày bản chất bất công của trật tự xã hội đương thời. Từ cường hào thôn quê với những hủ tục lạc hậu. Đến kẻ giàu có ở thành thị bẩn thỉu đê hèn. Bọn cảnh sát, mật thám, tham ô, tàn bạo. Tất cả đã đẩy những con người dưới đáy xã hội vào bước đường cùng cực không lối thoát. 36
  42. 2.2.2. Con người với nghị lực khát khao hướng thiện Suốt cuộc đời cầm bút gần nửa thế kỉ, Nguyên Hồng đã viết những sự thật đau đớn, sự thật mãnh liệt về cuộc đời của ông và những con người con người lao khổ. Từng trang văn của ông là từng trang đời thấm đẫm nước mắt về cuộc vật lộn trước nghịch cảnh của người nghèo khổ, cô đơn sống dưới đáy xã hội. Với cái nhìn hiện thực từ chiều sâu nhân bản, Nguyên Hồng luôn để cho nhân vật của mình tràn đầy niềm tin vào cuộc sống. Dù trong hoàn cảnh lầm tham, con người thấp cổ bé họng nhưng bao giờ cũng cố gắng vươn lên để khát khao hoàn lương để bảo vệ nhân phẩm của mình. Các tác phẩm của ông mang một tình cảm nhân đạo thống thiết, nhân vật dù phải sống trong hoàn cảnh đau buồn như thế nào thì họ vẫn luôn có niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, đặc biệt là nhân vật người phụ nữ. Trong tiểu thuyết Bỉ vỏ tất cả những phận người nhỏ bé bất hạnh, trong đó có lưu manh cặn bã của xã hội đều được Nguyên Hồng khám phá nâng niu từ tia sáng nhân đạo, phần lương tâm còn sót lại dưới đáy sâu tâm hồn. Giữa chốn thị thành xô bồ, đầy rẫy cạm bẫy, trong thế giới của những tay anh chị lưu manh trộm cướp, Nguyên Hồng vẫn tìm ra những đức tính tốt đẹp đáng trân trọng nâng niu. Họ không chỉ là con người táo tợn, hung dữ, tàn bạo, mà Nguyên Hồng còn thấy có cả sự quan tâm, tình yêu thương, sẻ chia với nhau lúc hoạn nạn. Hai Liên cô gái điếm mạt hạng trong xã hội, nhưng sống có tình có nghĩa, sẵn sàng cứu vớt Bính hết lần này đến lần khác. Khi còn trong nhà thổ, chỉ mình Hai Liên là người quan tâm động viên Bính: “Thôi được chị chịu khó nấn ná ít hôm để em thuốc thang cho, khi nào thật khỏe mạnh em sẽ đánh mối giúp chị ra khỏi cái nơi sầu khổ, nhục nhã này”. Khi gia đình Bính gặp nạn, Hai Liên tìm mọi cách để cứu giúp. Đó là nghĩa cử cao đẹp của con người, sự yêu thương chia sẻ đùm bọc trong lúc hoạn nạn khó khăn. Năm là một tên trùm tàn bạo, giết người không ghê tay, nhưng đối với đồng 37
  43. bọn luôn cư xử đúng mực, Năm luôn tỏ ra là người hết sức hào phóng: “Thôi tôi không cần tiền tiêu lắm, con chú đương túng thì cứ giữ mà dùng”. Ở thế giới của những kẻ lưu manh, Nguyên Hồng thấy họ có một tình yêu chân thành. Đó là tình yêu của Năm – một tên trùm chạy vỏ và Bính – một cô gái nhà thổ. Lần đầu tiên Năm gặp Bính nơi nhà thổ, người đọc không khỏi cảm động trước thái độ rất mực ân cần hỏi han của Năm: “Bính vân còn ốm chứ?; Vậy mụ tài không cho Bính tiền lấy thuốc sao?; Thế tiền Bính tiếp khách Bính để làm gì? Sao Bính lại chịu khổ đến thế hở ?”. Qua lời nói của Năm thể hiện thái độ cảm thông, thương xót cho số phận Bính. Năm cứu Bính ra khỏi nhà thổ, chăm sóc tận tình chu đáo với một tấm lòng chân thành tha thiết, Năm không để Bính mó tay vào một việc gì. Anh ta thuê hẳn người ở về chăm sóc Bính khi đi vắng. Không những thế Năm luôn động viên Bính những lời lẽ chân thành và đầy tình yêu thương đằm thắm: “Mình chỉ nghĩ vẩn vơ thôi! Thế nào rồi cũng phải khỏi chứ. Thứ thuốc nào hay mà đắt bao nhiêu anh cũng mua cho, hoặc có ông lang nào giỏi mà xa đến đâu anh cũng mời. Mình cứ vững lòng ở anh”. Sống cùng với Năm được chu cấp đầy đủ nhưng Bính luôn bị giày vò, cắn rứt lương tâm bởi những đồng tiền phi nghĩa, “mình sung sướng mà người khác thiệt thòi”. Chưa khi nào Bính thôi hướng về một cuộc đời lương thiện trong trắng. Khuyên Năm từ bỏ cái nghề độc ác hiểm nguy này, hai vợ chồng cùng làm ăn buôn bán nhỏ sống cuộc đời trong sạch lương thiện. Ngay cả trong những lúc khó khăn nhất, Bính vẫn ý thức được bản chất xấu xa của những đồng tiền trộm cắp dơ bẩn. Năm ngồi tù, một mình Bính xoay sở bán buôn nhặt nhạnh từng đồng từng xu để trang trải cuộc sống, chứ nhất định không cầm một đồng tiền bồi nào của bọn đàn em cống nạp. “Chết thì chết cũng không động đến những đồng tiền này” [4, 87]. Giờ đây Bính chỉ ước mong được sống trong một gia đình bình yên và lương thiện, một tia hi vọng 38
  44. vụt lóe lên trong tâm trí, cô hi vọng bằng sự tảo tần buôn bán chợ gần xa, Bính sẽ nuôi được đứa con sắp đẻ, sẽ nuôi Năm để anh ta bỏ nghề gian ác, rồi dành dụm về quê chuộc đứa con đầu lòng đáng thương tội nghiệp, và giúp đỡ cha mẹ gây dựng cho hai em. Bính là một người con hiếu thảo, dù trước đây bố mẹ có đối xử nhẫn tâm, có chửi rủa đay nghiến Bính như thế nào thì họ vẫn là những người sinh thành và dưỡng dục mà Bính phải ghi nhớ suốt cuộc đời. Hay tin cha mẹ ở quê bị oan, không có tiền chuộc thì phải ngồi tù, thương xót và đau đớn khi phận làm con thấy cha mẹ hiểm nguy mà chẳng thể cứu giúp. Bính chấp nhận lấy làm lẽ một tên mật thám, để đổi lấy gói bạc gửi về cứu cha mẹ cho tròn chứ hiếu. Bản chất lương thiện, hiền hòa, chất phác của một cô gái thôn quê sau những ngày đọa đày thân xác nơi thị thành không hề mất đi. Dù cho miệng lưỡi thế gian tàn ác, những hủ tục định kiến đẩy Bính vào con đường nhục nhã, cơ cực, ê chề, thì trong lòng Bính hình bóng quê nhà làng Sòi thương mến, vẫn luôn hiện hữu trong tâm trí. Dù trong hoàn cảnh nào thì Bính vẫn luôn nghĩ cho người khác trước khi nghĩ cho bản thân mình, vẫn luôn khát khao hướng thiện. Với cái nhìn thấm nhuần tinh thần nhân đạo, Nguyên Hồng đã phát hiện và ngợi ca vẻ đẹp của người lao động ngay cả khi họ bị đẩy vào cuộc sống tối tăm, tội lỗi. ông luôn nhìn con người đầy tin yêu, tin ở phẩm chất tốt đẹp không gì lay chuyển được ở họ. 39
  45. CHƢƠNG 3 MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CẢM QUAN HIỆN THỰC VÀ CON NGƢỜI TRONG TIỂU THUYẾT BỈ VỎ 3.1. Không gian nghệ thuật Theo Từ điển tiếng Việt, tác giả Hoàng Phê đã cắt nghĩa, lí giải về không gian như sau: “Không gian là khoảng không bao la trùm lên tất cả sự vật hiện tượng xung quanh đời sống con người” Trong Từ điển thuật ngữ văn học không gian nghệ thuật là: “Hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sư miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính, bộc lộ toàn bộ quá trình của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao thấp, xa gần, rộng dài, tạo thành viễn cảnh nghệ thuật” [1,160] Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian nên mang tính chủ quan, được xây dựng theo quan niệm của người nghệ sĩ, có tác dụng mô hình hóa bức tranh thế giới qua đó thể hiện quan niệm cảm thụ của tác giả hay môt gian đoạn văn học. GS Trần Đình Sử khẳng định “Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiên một quan niệm nhất định về cuộc sống, do đó không thể quy nó về sự phản ánh giản đơn không gian điạ lí hay không gian vật lí, vật chất” [17,108]. Không gian nghệ thuật có vai trò quan trọng trong việc thể hiện cảm quan hiện thực và con người trong tiểu thuyết Bỉ vỏ đồng thời khẳng định cá tính và phong cách sáng tạo của nhà văn. 3.1.1. Không gian nông thôn Làng quê Bính cũng nghèo nàn, xơ xác như bao làng quê khác, trong văn học Việt Nam trước cách mạng tháng Tám, mà ta dễ dàng bắt gặp trong nhiều sáng tác của các nhà văn hiện thực như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công 40
  46. Hoan Mở đầu tác phẩm đó là không gian bữa cơm của gia đình Bính, nặng nề, ngột ngạt, tù túng. “Bữa cơm chiều nay khác hẳn mọi ngày buồn bã và uể oải lắm” tác giả miêu tả cảnh sinh hoạt của một gia đình nông thôn Việt Nam, nhưng nó báo hiệu cho người đọc về một sự bất thường đã và đang xảy ra với nhân vật. “Bính ngồi sát bức vách lâu ngày đã nứt nẻ loang nổ cầm bát cơm đầy nhưng chẳng buồn và, thằng Cun và cái Cút sợ hãi đưa ánh mắt lấm lét nhìn đĩa đậu phụ om tương vàng ánh mỡ mà không dám gắp”. Tiếng ho khàn khàn của bố và cặp mắt toét nhoèn cau có của mẹ chúng luôn luôn lườm Bính, làm hai đứa trẻ rụt rè kinh hãi. Chúng thương Bính “sự lo lắng làm khô cả miệng”, mặt đờ đẫn, trông vừa buồn cười, vừa thương hại. Bao trùm lên toàn bộ ngôi nhà là không gian nặng nề, thái độ lạnh lùng của cha mẹ, và tâm trạng sợ sệt, lấm lét của Bính và các em. Khung cảnh làng Sòi trong buổi chiều tà nhạt nhòa vắng lặng, “Mặt sông lặng lẽ, sương lam mịt mùng” [4,10]. Không gian lạnh lẽo, ảm đạm như báo hiệu một tương lai u ám, mù mịt sắp ập tới cuộc đời Bính. Cảnh vật thiên nhiên nông thôn trong Bỉ vỏ mang màu sắc thê lương u uất: “gió sông càng ù ù, sương càng mờ mịt”. Bính yên lặng nhìn trời, nhìn sông lòng tê tái và buồn bã. Bức tranh thiên nhiên u ám, nhợt nhạt ấy như dự báo về cuộc đời đen tối, những bi kịch Bính sắp phải trải qua trong tương lai. Rời bờ sông trở về nhà trong nỗi chua xót, Bính len lét đi qua chỗ bố nằm rồi vào căn buồng tối đen quen thuộc, nơi có cây đèn hoa kỳ đặt trên chạn bát vặn nhỏ và mẹ Bính tắt ngay khi Bính vừa đặt chân xuống bếp. Lau vội tay vào vạt áo rách, Bính bế lấy đứa con đang bị đàn muỗi vây quanh. Tiếng khóc oa oa và tiếng muỗi vo vo trong cái im lặng mờ mờ tối của gian buồng hôi hám khiến Bính thấy mình như một người tù nặng. Kể từ phút giây lầm lỡ trao thân cho gã quan tham đạc điền và sinh ra đứa trẻ không cha kia, Bính bị coi là tội đồ của gia đình, nỗi xấu hổ của làng xóm. Suốt ngày Bính chỉ biết quanh quẩn trong gian 41
  47. buồng chật hẹp để trông cho đứa bé khỏi khóc, những lời đay nghiến, dày vò, chửi rủa của cha mẹ khiến cô kinh hãi quá sức. Bính ôm đứa con vào ngực nức nở khóc trong bóng tối. “Gian buồng chật hẹp tối tăm thêm. Không khí càng đè nén vì những tiếng nghẹn ngào” [4,14]. Bóng tối, muỗi, sự ghẻ lạnh của người thân khiến Bính đau khổ dằn vặn. “Những tiếng vo vo trong cái im lặng mờ tối của gian buồng hôi hám không mấy khi nổi ánh sáng mặt trời” càng làm tâm trí Bính rối bời. Không gian ngột ngạt, tối tăm như một nhà tù vô hình giam cầm thể xác mà Bính không thể thoát ra được. Không gian quê nhà trong Bỉ vỏ u tối, nặng nề thể hiện qua nỗi sợ hãi khi Bính nghĩ về cảnh phạt vạ vì tội đẻ hoang của chị Minh và những hủ tục lạc hậu, luật lệ hà khắc từ bao đời của nề thói phong kiến. Giữa trưa tháng năm chị Minh phải ôm đứa con đỏ hỏn quỳ giữa sân đình, trước ánh mắt dòm ngó của mọi người. Phó hội, hương lí, chức dịch thi nhau phán xét. Không chỉ có thế, hôm sau chị còn bị bố gọt gáy bôi vôi, úp rế, rong đi khắp làng. Suốt hai ngày bị hành hạ, đã có lần chị định thắt cổ chết. Nghĩ đến đó thôi Bính gai hết da thịt, đau đớn cho chị Minh và e ngại cho mình, không biết có đủ sức chịu đựng nỗi bêu rếu nhục nhã kia không. Nỗi sợ hãi bủa vây, bóng tối ngập tràn trong tâm trí Bính. Bố mẹ đang tâm bán đứa con mà Bính dứt ruột đẻ ra, đang tay cắt đứt tình yêu thương của mẹ con Bính như cắt đứt một miếng phèo vậy. Cảnh trao bán đứa trẻ không được miêu tả một cách trực tiếp, nhưng qua lời kì kèo, cò kè bớt một thêm hai giữa ông bà Phó và bố mẹ Bính khiến người đọc hoàn toàn thấy được nỗi lòng đau xót, bi kịch trong Bính. Một cô gái quê hiền lành trong sáng đã bị dòng đời cay nghiệt đẩy vào tận cùng đau khổ “Bính mím môi lại cúi gầm mặt nức nở hai hàng nước mắt đã dòng dòng trên má, lã chã đầm đìa xuống cả mặt đứa bé” [4,21] Tóm lại, không gian làng quê trong tiểu thuyết Bỉ vỏ đã tái hiện một cách chân thực, sinh động chua xót, cuộc sống nông thôn tù túng , ngột ngạt 42
  48. với những định kiến cổ hủ, lạc hậu tàn ác đã ăn sâu vào nếp sống từ bao đời của người dân nghèo khó nơi đây. Qua đó tác giả bộc lộ tư tưởng nhân văn sâu sắc và chỉ ra nguyên nhân sâu xa đẩy Bính vào bước đường tha hóa, phải rời bỏ quê hương lên Hải Phòng kếm sống. 3.1.2. Không gian thành thị Không gian thành thị được Nguyên Hồng tái hiện chân thực, đó là nơi bon chen khốc liệt đầy cạm bẫy, gắn với những kiếp người giang hồ. Hải Phòng – Thành phố cảng sầm uất của Việt Nam và Đông Dương trước Cách mạng tháng Tám, nó khác hẳn với chốn quê mùa vắng vẻ. Không gian thành thị lạ lẫm với cái ánh sáng chói lọi của đèn điện, của còi ô tô nhưng tiềm ẩn đầy cạm bẫy, lừa lọc. Không gian đen tối khiến Bính hoang mang lo sợ “đêm dài và lạnh Bính dự cảm được bất trắc và khó khăn, gian truân trên con đường sắp tới”. Đi qua Sáu kho trong trạng thái tâm trí rối bời Bính ý thức được nơi đây đầy rẫy những hiểm nguy, rình rập đe dọa, cố gắng vượt qua đêm dài cay đắng tủi nhục. Bính tìm đến địa chỉ nhà của Tham Chung người đã bỏ rơi cô và một lần nữa cô gái quê hiền lành chất phác lại bị một gã sở khanh lừa gạt. Không gian căn nhà của hắn ta được nhà văn miêu tả sắc nét đại diện cho tầng lớp giàu sang của đất cảng đương thời, đó là một khung cảnh lộng lẫy “nào tủ chè, sập gụ, nào tranh treo la liệt”. Căn nhà ấy đối lập hoàn toàn với cái nghèo nàn, xác xơ nơi làng Sòi của Bính nó đại diện cho lối sống hoang phí, trưởng giả của bọn nhà giàu. Một lần nữa Bính bị lừa gạt cưỡng bức, vợ hắn ta đã đánh Bính một trận thừa sống thiếu chết, bị giải lên sở cẩm và bị đẩy vào nhà chứa của mụ tài sế Cấu. Không gian u ám nơi nhà thổ phố Hạ Lý được nhà văn miêu tả một cách chi tiết và chân thực mưa phùn không ngớt, mây trôi xám ngắt phố mại dâm càng vắng càng buồn. Hai dãy nhà chật hẹp nhớp nháp, cảnh sinh hoạt tối tăm không gian lúc nào cũng bẩn thỉu hôi hám, dơ dáy, ẩm ướt đã tái hiện 43
  49. cảnh sống khốn cùng của những cô gái bán trôn nuôi miệng. Không gian sống của Bính và biết bao cô gái khác nơi nhà mụ Tài sế cấu là những “gian buồng chật hẹp, ngăn các buồng bên bằng những tấm gỗ ván ép liền đã mục nát,và nhơ nhớp những vệt trầu như máu đọng, có một chiếc mành sơn trắng chằng chịt mạng nhện ở lối ra vào, và một ngọn đèn vách lù mù vì thông phong chẳng bao giờ trong sáng ở góc tường” [4,46]. Gian buồng tối tăm hôi hám, cũ nát như có một sức mạnh ghê gớm lôi giữ người làm đĩ không cho họ trở về sự sống sáng sủa nữa. Dưới làn không khí nặng nề, khí đất ẩm, chăn chiếu bẩn thỉu hôi hám ấy không chỉ khiến Bính đau đớn trong tâm can mà cơ thể cô cũng ngày một bị tàn phá. Nguyên Hồng đã miêu tả khung cảnh căn buồng và không khí nơi nhà chứa một cách rõ nét và đầy ám ảnh. Đó là không gian u tối, nặng nề tàn phá cả thể xác lẫn tâm hồn con người. Nhà văn đã cho thấy hiện thực đen tối của xã hội đương thời, và tấm lòng thương cảm của ông với những người nghèo khổ, đặc biệt là những người phụ nữ. Bước ra khỏi không gian tối tăm, nhơ nhớp, nơi nhà thổ của mụ Tài sế cấu, nhà văn đã dẫn người đọc đến một không gian hoàn toàn khác. Không gian sống và hoạt động của những chùm “chạy vỏ”, của “các đàn anh, đàn chị” sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, nhưng có sức mạnh vô cùng. Đó là không gian hoạt động của những tay anh chị như Năm Sài Gòn, Ba Bay, Chín Hiếc, Tư Lập Lơ, Chúng khiến bọn chạy vỏ dưới quyền khiếp sợ, “cho ai sống được sống, bắt ai chết phải chết, bảo ngồi tù phải ngồi tù”. Bằng sự mở rộng không gian từ làng quê chật hẹp đến nhà thổ tối tăm và môi trường lưu manh trộm cướp. Nguyên Hồng đã cho ta thấy sự tác động trực tiếp từ hoàn cảnh sống lên số phận con người. Không gian trong căn nhà của Năm Sài Gòn được Nguyên Hồng miêu tả khác hoàn toàn với những dãy nhà lụp xụp của ngôi nhà cùng xóm đó là “ba gian nhà lá rộng rãi và cao dáo, có cả tủ đứng, sập quang dầu, giá dương, 44
  50. đỉnh đồng và tranh tàu”. Đây không chỉ là nơi sinh sống của Năm, trùm chạy vỏ khét tiếng, mà đây còn là nơi đồng bọn của hắn như Ba Bay, Chín Hiếc, Tư Lập Lơ tụ họp mỗi khi kiếm được món hàng hay có việc cần bàn. Không gian hoạt động của những tay anh chị sừng sỏ được mở rộng ở tất cả các điểm nóng như chợ Sắt, Chợ con, Phố khách, phố Ba Ty, đường tàu Hồng gai, vườn hoa Đưa người, sòng bạc ở Cẩm là những nơi dân chạy vỏ hoành hành ngang dọc tập trung đủ các hạng người lừa lọc, cướp bóc, chém giết tứ xứ tụ hội về. Chính nó cũng là nơi đẻ ra nhiều hạng người lưu manh đĩ điếm giang hồ, những kẻ “cùng đường mạt lộ muốn kiếm được miếng ăn phải cướp bóc, chém giết, tranh giành quyết liệt, thậm trí phải triệt hạ lẫn nhau”. Nguyên Hồng đã khắc họa một không gian đậm chất lưu manh giang hồ, của những con người dưới đáy xã hội. Sau khi Tám Bính được Năm Sài Gòn cứu ra khỏi nhà thổ của mụ Tài sế cấu, tha hóa trở thành một bỉ vỏ anh chị, Tám Bính đã cùng Năm tham gia các vụ trộm cướp ở những không gian khác nhau, như bến tàu, nhà xe đông đúc nhộn nhịp. Đặc biệt tụ điểm hoạt động chính của vợ chồng Năm là đường tàu Hải Phòng – Hà Nội, ga Cẩm Giàng, Đình Dù, Cổ Bi, toa tàu An Xương Những mánh khóe hành nghề trộm cướp tinh vi của những tên giang hồ lưu manh, xảo quyệt được Nguyên Hồng miêu tả chân thực. Không chỉ dừng lại ở không gian đầy mạo hiểm của dân lưu manh trộm cắp nhà văn còn đặc biệt chú ý miêu tả khung cảnh rùng rợn của nhà tù, đó là nơi giam cầm những tên tội phạm sừng sỏ, một khung cảnh rùng rợn tối tăm. Những bức tường xi măng nhẵn bóng. “Những chấn song sắt to bằng cổ tay, bức tường dày quét hắc ín đen sì, những cùm sắt chắc nịch của xà lim A, xà lim B, xà lim Lô cốt trong Hỏa lò Hà Nội” [4,153]. Bóng tối ghê rợn và“nền xi măng lạnh hơn ướp đá” của sở mật thám Nam Định khiến một kẻ tung hoành ngang dọc như Năm cảm thấy mệt lả, suy sụp. Nhà tù không khác gì 45
  51. địa ngục, đó là nơi những kẻ phạm tội như Năm bị giam giữ trực chờ đợi màn tra tấn dã man sắp tới. Đó là nơi mà Năm hết hi vọng trở về cuộc sống tự do phóng túng, là cái giá phải trả cho những tội ác đã gây ra sau những tháng ngày tung hoành. Tóm lại, trong tiểu thuyết Bỉ vỏ không gian thành thị gắn liền với những kiếp người lưu manh, đĩ điếm giang hồ. Nguyên Hồng đã để lại trong lòng người đọc những ám ảnh sâu sắc. Phố cảng nhộn nhịp, sầm uất là môi trường để cho cái xấu, cái ác tụ họp hoành hành, ở đây đã sản sinh ra những con người mang số phận đặc biệt dưới đáy xã hội. Qua tác phẩm Nguyên Hồng đã khái quát hiện thưc đen tối của xã hôi Việt Nam trước Cách mạng nói chung, và bức tranh phố cảng Hải Phòng với bao bất công ngang trái, lừa lọc, xảo trá hiểm nguy. 46
  52. 3.2. Thời gian nghệ thuật 3.2.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật Theo Từ điển thuât ngữ văn học “thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó” [1,322]. Cũng như không gian nghệ thuật, sư miêu tả, trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Cái nhìn trần thuật bao giờ cũng diễn tả trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật. Sự phối hợp của hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, môt hiện tượng ước lệ chỉ có trong thế giới nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều thước đo khác nhau, bằng sự lặp lại đều đặn của các hiện tượng đời sống được ý thức: sự sống, cái chết, hội ngộ, chia li, mùa này sang mùa khác tạo nên sức hấp dẫn trong tác phẩm. Như vậy, thời gian nghệ thuật gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật Thời gian nghệ thuật thể hiện sự tự cảm thấy của con người trong thế giới. Có thời gian nghệ thuật không tách rời với chuỗi biến cố cốt truyện như cổ tích, có thời gian xây dựng trên dòng tâm trạng như và ý thức như tiểu thuyết, có tác phẩm dừng lại chủ yếu trong quá khứ khép kín trong tương lai, có thời gian nghệ thuật “trôi” trong các diễn biến sinh hoạt, có thời gian nghệ thuật gắn với các vận động của thời đại, lịch sử, lại có thời gian nghệ thuật có tính vĩnh viễn, đứng ngoài thời gian như thần thoại. Thời gian nghệ thuật phản ánh sự cảm thụ thời gian của con người qua từng thời kì lịch sử, từng giai đoạn phát triển, nó cũng thể hiện sự cảm thụ độc đáo của tác giả về phương thức tồn tại của con người trong thời gian. Trong thế giới nghệ thuật, thời gian nghệ thuật xuất hiện như một hệ quy chiếu có tính tiêu đề được giấu kín để miêu tả đời sống trong tác phẩm, cho thấy đặc điểm tư duy của tác giả. Gắn với phương thức, phương tiện thể hiện, mỗi loại văn học có kiểu thời gian nghệ thuật riêng. Trong tiểu thuyết Bỉ vỏ, 47
  53. Nguyên Hồng cũng xây dựng lên những kiểu thời gian với dụng ý nghệ thuật riêng. Nhà văn đã tạo nên những khoảng thời gian phù hợp với nghề nghiệp của nhân vật mà bao trùm lên toàn bộ tác phẩm là không gian u buồn, lạnh lẽo và đầy nguy hiểm. Từ đó, hiện thực xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám và số phận của từng nhân vật hiện ra rõ nét hơn. 3.2.2. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Bỉ vỏ Nguyên Hồng đã thuật lại cuộc đời Tám Bính một cách tuần tự theo đúng trình tự các sự kiện biến cố xoay quanh cuộc đời nhân vật, tuần tự trước sau. Nhà văn kể lại quãng thời gian khi cô còn là một cô gái thôn quê xinh đẹp, chịu thương chịu khó, bị lừa gạt phải bỏ lên Hải Phòng, làm gái mại dâm trong nhà chứa, được Năm Sài Gòn cứu ra ngoài, và trở thành một bỉ vỏ anh chị. Trước tiên tác giả lí giải nguyên nhân đẩy Bính vào con đường tha hóa: “Mới cách đây gần một năm, nhưng nhiều sự khác thường đã xảy ra, nên giờ ngày dài và thấm thía thêm. Dạo ấy Bính thường gánh gạo lên chợ huyện bán, lần nào Bính cũng gặp một người vận quần áo tây, chải chuốt ngắm trông Bính” [4,14]. Chỉ vì một phút giây lầm lỡ Bính đã giao phó cả thân thể cho người đàn ông đó, để rồi phải gánh chịu nỗi đau đớn cay cực sinh ra đứa con không cha, bị bố mẹ ruồng bỏ, đay nghiến. Từ đầu đến cuối tác phẩm, chúng ta thường bắt gặp những khoảng thời gian chiều tà hay đêm tối lạnh lẽo. Tất cả những khoảng thời gian đó không phải ngẫu nhiên mà đều chứa đựng dụng ý của nhà văn, đó là làm nổi bật những nguy hiểm, mánh khóe đang rình rập, bủa vây con người. Khoảng thời gian đầu tiên là vào một buổi chiều tà khi Bính một mình đứng trước dòng sông lạnh lẽo, sương lam mịt mùng, cái lạnh thấm thía vào từng đường gân, thớ thịt nhưng Bính vẫn muốn ở mãi đây, không muốn về căn nhà chỉ có sự đay nghiến, lườm nguýt của cha mẹ. Thời gian chiều tà là thời gian quen thuộc trong văn học, tác giả giúp nhân vật bày tỏ nỗi lòng 48
  54. mình. Bính chua xót, đau đớn bẽ bàng trước hiện thực cuộc đời. Từ giây phút lầm lỡ cho đến khi sinh ra đứa trẻ không cha, Bính như một kẻ tù tội. Khung cảnh lạnh lẽo ấy càng xoáy sâu hơn nỗi đau tột cùng trong lòng nhân vật. Rời bỏ làng Sòi lên Hải Phòng, một lần nữa Bính lại bị tên sở khanh lừa gạt rồi bị đẩy vào nhà chứa của mụ Tài-sế-cấu. Nhà văn kể lại quãng thời gian Bính phải sống, phải tiếp khách ở nhà thổ chân thực và đầy xót xa. “Mới có hai tháng thôi, mà Bính coi dài bằng hai năm. Nỗi đau đớn trong lòng Bính mỗi ngày một nhiều. Người Bính ngày một héo hắt, ốm yếu thêm” [4,68]. Suốt hơn sáu mươi ngày đêm ròng rã ít khi chợp mắt, phải phục vụ khách thuộc đủ hạng người, ăn uống thì kham khổ hết sức, khiến Tám Bính ốm nặng không thể gắng gượng làm việc thêm được nữa, và phải xin mụ Tài sế cấu cho nghỉ ít hôm. Những ngày tháng ở nhà thổ nhơ nhuốc đã ám ảnh cả cuộc đời Bính, ngay cả ở trong mơ Bính cũng không thoát ra khỏi nỗi đáng sợ đó: “Bính cũng nằm trong gian buồng này, dưới ánh sáng ngọn đèn vách tù mù và cái không khí hôi hám này, cũng gối đầu lên cái gối toàn mồ hôi, và cũng không ai ngồi bên cạnh mình hết Tấm áo quan bằng gỗ mỏng đu đi đu lại, cọ vào chiếc thùng treo lủng lẳng ở đầu đòn ống bằng làm thành những tiếng kẽo kẹt thay cho tiếng khóc viếng” [4,51]. Cô mường tượng cái chết của mình giống hệt cái chết của hạng người ăn mày khốn cùng không thân thích chết đường chết chợ. Bừng tỉnh giấc biết đó chỉ là giấc mơ nhưng nó càng tô đậm hơn sự thật thảm khốc đau đớn của thực tại, khi Bính ốm đau quằn quại mà không ai thuốc thang, không một người thân thích. Hình ảnh nơi nhà thổ đã giày vò, ám ảnh tâm hồn những cô gái giang hồ, những kẻ đĩ điếm bán trôn nuôi miệng đến suốt cuộc đời. Bính rời khỏi nhà thổ của mụ Tài sế cấu và trở thành vợ Năm Sài Gòn, một chùm chạy vỏ khét tiếng. Kể từ đó Bính nhanh chóng bị tha hóa biến chất trở thành một bỉ vỏ sành sỏi. Các mốc thời gian trong tác phẩm thường gắn 49
  55. với những cuộc trộm cướp của vợ chồng Năm, ở các ga tàu, bến xe. Đó là khoảng thời gian thích hợp để bọn lưu manh giang hồ dở trò trộn cắp, cướp giật. “Một buổi chiều gần tàn, nắng vàng nhạt, chân trời lặng lẽ mờ sương. Tám Bính đứng ở đầu toa hành khách hạng tư, trông cảnh vật bên đường thấp thoáng chập chờn trong ánh nắng và khói sương. Giời tối dần rồi mưa bụi ” [4,162]. “Trời tối âm u, gió càng rít mạnh, mưa thêm mau và nặng hạt” cảnh vật chìm dần trong màn sương mờ mịt, Bính và Năm đang bàn tính cùng phối hợp thực hiện một vụ cướp giật trên chuyến tàu đêm. Khoảng thời gian đêm tối đã bao trùm lên mọi hoạt động mọi suy nghĩ của nhân vật, và cũng chính cái màu u tối, ảm đảm đó đã báo hiệu cho tương lai tăm tối của những kẻ dưới đáy xã hội như Tám Bính, Năm Sài Gòn. Trong khoảng thời gian đó, bạn đọc có thể hình dung ra mức độ nguy hiểm của công việc mà Tám Bính đang làm, những hiểm nguy luôn rình rập. Hành động móc túi trộm cắp làm sao qua mắt được bọn cớm chùng, nếu sơ sẩy sẽ bị bắt sẽ bị đánh đập bị tù đày mọt gông. Cuộc sống nổi trôi đầy bất trắc nay đây mai đó của những kẻ lưu manh trộm cắp, không nhà, không cửa, không tương lai. Những con người đó giống như vết sạn của xã hội số phận của họ cũng đen đủi, tăm tối, như chính đêm đen mờ mịt của hiện thực xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Nguyên Hồng rất khéo léo khi miêu tả thời gian thông qua những sự vật, sự việc như: Ngọn đèn dầu leo lét, ánh trăng, trời u ám, bóng tối ngập đầy, sương lam mịt mùng Thời gian đêm tối tĩnh mịch, lạnh lẽo cô quạnh: “Sương và gió rét chùm kín cả dòng sông. Tiếng máy chạy sình sịch cũng chẳng đủ làm gợn được sự hoang lặng”. Ta thấy rằng dù không miêu tả thời gian một cách trực tiếp nhưng vẫn hiện lên trước mặt người đọc một không khí u tối, ảm đạm, thê lương. Như vậy, ta có thể thấy bao trùm lên toàn tác phẩm là thời gian nặng nề, ngột ngạt, nhuốm màu tâm trạng. Tất cả đã dự báo cho số phận bất hạnh của những con người sống dưới đáy xã hội lúc bấy giờ. 50
  56. Thời gian hồi tưởng chính là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho tác phẩm. Trong thế giới nghệ thuật thời gian hồi tưởng hiện ra từ từ không cố ý, ngỡ như vô tình. Nó không tồn tại một cách độc lập mà trong mối liên hệ thường xuyên chặt chẽ với hệ thống thời gian nghệ thuật. Thời gian hồi tưởng là thời gian đã qua đây là nhân vật vô hình xuyên suốt câu chuyện. Trong tiểu thuyết Bỉ vỏ mỗi lần nhân vật Tám Bính hồi tưởng là một quá khứ đau đớn lại hiện về dày vò ám ảnh, khắc tạc nỗi đau đớn trong tâm trí. Thời gian hồi tưởng đầu tiên, là khi Bính sợ hãi đến sởn cả người nghe thấy cha mẹ bán đứa con của mình cho vợ chồng phó Lý. Một mình trong đêm vắng tối tăm Bính kinh hãi nhớ lại cảnh làng phạt vạ chị Minh vì tội đẻ hoang. Chị phải “quỳ ở giữa sân đình nón không có, bế đứa con mới được mười ngày cũng đỏ hỏn như con Bính bây giờ, giữa trời nắng chang chang” [4, 16]. Từ hoàn cảnh của chị Minh, Bính nhìn lại bản thân và thương xót cho số phận bất hạnh của mình. Trong giây phút cùng cực một tia sáng lóe lên trong đầu Bính “Nếu lâm vào bước đường này Bính đành bỏ cha mẹ, bỏ hai em bế con đi tha phương cầu thực cho xong” [4,17]. Mỗi khi Bính rơi vào hoàn cảnh khó khăn, bế tắc cô thường nghĩ về những điều đau đớn xảy ra trong quá khứ. Năm sài Gòn bị bắt bỏ tù trong một lần ăn cắp không thành. Bính chơi vơi bế tắc, làm sao để có tiền cứu Năm, lấy gì để nuôi đứa con sắp đẻ. “Tâm trí Bính rối bời như mớ bông trước gió lốc” [4,85]. Cô nhớ lại tình cảnh sinh đẻ ở quê hương, những ngày tháng cùng cực cách đây hơn một năm lại ùa về: “Trong một đêm cuối tháng tối mịt, Bính vịn vai mẹ theo một con đường nhỏ hẹp quanh co ven ruộng ngập nước. Bụng dưới Bính đau quặn tựa hồ bị ai cầm lấy ruột xoắn lại. Chân tay Bính rã rời. mắt hoa lên tai ù hẳn đi. Đầu nặng trĩu Bính liền ngồi thụp xuống bờ cỏ, ngất đi” [4,91]. Tất cả kí ức 51
  57. của đứa con thơ tội nghiệp hiện về ám ảnh tâm trí Bính. “Da dẻ nó hồng hào mớ tóc đen láy”, đặc biệt là “vết chàm dài hơi giống con thạch sùng bò từ bên trán đến mang tai xám ngắt” [4,91]. Những đau đớn tủi cực Bính trải qua khiến người đọc không khỏi xót xa. Mỗi lần hồi tưởng là một lần Bính đau đớn, tủi hổ, ê chề. Hình ảnh làng quê và đứa con luôn hiển hiện trong tâm trí. Sau này khi Bính chính thức bị cuốn vào vòng tội lỗi, trở thành một bỉ vỏ thuần thục, sống cuộc sống đủ đầy từ tiền trộm cướp bất nhân. Một lần trộm cướp trót lọt, Bính kiếm được một món tiền lớn, nhưng những nỗi đau trong quá khứ lại hiện về khiến cô đắng cay muôn phần. Bắt đầu từ sự lừa dối của tham Chung, chứng kiến cảnh bố mẹ đang tâm bán đứa con đỏ hỏn, bị vợ thằng trẻ tuổi độc ác đánh đập đưa lên sở Cẩm, những ngày tháng nhục nhã ê chề ở nhà Lục xì của mụ Tài-sế-cấu Tất cả cứ lần lượt hiện về ám ảnh xoáy sâu, vây bọc tối tăm cả tâm trí Bính. Càng ngày Bính càng lún sâu vào con đường tội lỗi, bế tắc, không lối thoát. Thời gian trôi đi một cách tàn nhẫn, nỗi đau đớn đã qua không cách gì bù đắp được khiến Bính nhận ra sự thật bẽ bàng: Bính không còn cơ hội có được một cuộc đời trong sạch êm đềm như thủa ban đầu. “Sáu năm đã qua lâu biết bao dài biết bao! Mà biết đến bao giờ Bính mới có được một cuộc đời trong sạch êm đềm như cuộc đời của mọi người trong buổi đầu xuân?” [4,117]. Cô chua xót nhớ lại hình ảnh khi chưa rơi vào bi kịch. Bóng dáng một cô gái “thân hình nhẹ nhõm, da dẻ hồng hào, tươi cười hớn hở bên chiếc đòn gánh dẻo dai nhún nhảy từng nhịp, bước chân thoăn thoắt theo các chị em đi chợ gần xa” Đó chính là Bính của một quá khứ tươi đẹp, của một thời quá vãng, đối lập hoàn toàn với Tám Bính của thực tại, một kẻ lưu manh trộm cắp sành sỏi. Trong tiểu thuyết Bỉ vỏ có sự đan xen giữa thời gian quá khứ, hiện tại, tương lai, gắn với việc thay đổi điểm nhìn trần thuật, đã tạo nên tiếng nói đa 52
  58. âm, sự cộng hưởng về mặt cảm xúc và gây ấn tượng cho người đọc. Cái chết tức tưởi của Ba Bay dưới tay Năm Sài Gòn khiến Bính không khỏi bàng hoàng, xác Ba Bay rũ trên vai Năm. Thực tại khiến Bính nhớ về “Bức tranh vẽ một người tội lỗi lúc chết bị ma quỷ lôi kéo đi.” Bính rợn người, cảm giác lạnh lẽo ghêm gớm. Nó báo trước một tương lai với “những sự khủng khiếp thế nào cũng đến, Bính không thể nào tránh được” [4,187]. Trong một lần ăn cắp không thành Bính và Năm Sài Gòn bị cảnh sát truy đuổi, chạy qua nghĩa địa làng Thủy Vân, hình ảnh về cái chết của Ba Bay lại hiện về “hắn mình mẩy đẫm máu, tóc rũ rượi lơ lửng trước mặt Bính”[4,193]. Bính thấy sợ hãi trước những tội lỗi mình gây ra, có tiếng gì giống hệt tiếng Ba Bay thì thầm vào tai Bính: “Rồi đời Năm, đời Bính, đời hết thảy cánh chạy vỏ đều sẽ chịu những hình phạt khủng khiếp hơn nữa”. Trong một lần trộm cắp trên tàu thủy, Năm Sài Gòn đã cướp một đứa trẻ đeo đầy vòng vàng từ tay một người phụ nữ giàu có. Bị cảnh sát truy đuổi Năm đã ôm đứa bé bơi qua sông về nhà. Nguyên Hồng đã để Tám Bính gặp lại con trong hoàn cảnh đầy chua xót, “Tám Bính vặn to đèn soi mặt nó: gương mặt xám nhợt, da thịt giá ngắt. Nổi bật dưới ánh đèn một vệt chàm dài hình con thạch sùng kéo từ trán đến mang tai bên phải đứa bé. Bính choáng váng, nó chỉ còn là cái xác chết lạnh như đồng” [4,204]. Mặt Bính tái mét, mắt xám ngắt nhìn Năm: “Thôi anh giết chết con tôi rồi”. Đúng lúc đó mật thám và đội xếp ập vào, trong đó có một người mật thám chính là người đã lấy Bính làm lẽ, và cho cô gói bạc gửi về cứu cha mẹ khỏi tù tội cách đây ba năm về trước. “Tuy đã ba năm nhưng Bính vẫn còn nhớ rõ, Bính nhớ rõ và càng nhớ rõ bao nhiêu, trí tưởng tượng Bính càng như rỉ máu ra bấy nhiêu. Rùng mình Bính quay mặt nhanh về phía đứa con. Mắt Bính hoa lên. Bính giật phắt cái xích sắt trong tay người chồng mật thám, rồi chạy đến ôm chầm đứa bé, khóc nức nở” [4,205]. Nỗi đau đớn đẩy lên đến cùng cực, Bính thấy tất cả mọi sự tăm tối ập tới cuộc đời mình. Đứa con duy 53
  59. nhất trên cõi đời này Bính khao khát tìm về để chăm sóc, bù đắp, đã chết dưới tay Năm, người chồng cô rất mực yêu thương. Bính gặp lại người chồng mật thám đã cứu giúp gia đình cô cách đây ba năm trước trong hoàn cảnh trớ trêu, “Người mật thám nọ xô lại, quấn nốt hai tay Bính thêm mấy vòng xích sắt nữa” [4,205]. Trong lúc rối bời tê mê như người mất hồn, thoáng phút giây Bính thấy hết tất cả mọi sự tuyệt vọng tối tăm không lúc nào không xâu xé tâm can Bính, cô sẽ sống một cuộc đời khốn nạn vô cùng tận. Cái chết đáng thương của đứa con tội nghiệp là hình phạt lớn nhất trong cuộc đời cô, bây giờ và mãi về sau, nỗi đau này vẫn là nỗi ám ảnh khủng khiếp, sự giày vò dã man nhất đối với Bính. Cuộc đời Bính dù được tái hiện ở quãng thời gian nào cũng đều là bi kịch, quá khứ đau buồn, hiện tại bế tắc, tương lai mờ mịt. Chính việc linh hoạt trong cách tái hiện những quãng thời gian khác nhau làm nổi rõ số phận nhân vật. Nguyên Hồng đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Tám Bính và để lại trong lòng người đọc nhiều trăn trở suy tư. 3.3 Ngôn ngữ Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn học, là công cụ vẽ lại bức tranh hiện thực đời sống, thể hiện rõ nét phong cách tác giả. Ngôn ngữ giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự thành công cho tác phẩm văn học. Trong tiểu thuyết Bỉ vỏ Nguyên Hồng đã khai thác nhiều khía cạnh ngôn ngữ như: Ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại, tiếng lóng. Ở đây chúng tôi chỉ tiến hành tìm hiểu phần tiếng lóng, đây là yếu tố quan trọng tạo nên nét đặc sắc cho tác phẩm và phong cách của tác giả. Theo Từ điển tiếng Việt: “Tiếng lóng là cách nói một ngôn ngữ riêng trong một tầng lớp, một nhóm xã hội nào đấy, cốt chỉ để trong nội bộ hiểu nhau mà thôi”. 54