Khóa luận Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản

pdf 65 trang thiennha21 25/04/2022 1880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_cac_yeu_to_tac_dong_den_tinh_thanh_khoan_cua_cac_d.pdf

Nội dung text: Khóa luận Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản

  1. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản LỜI CẢM ƠN  Trong suốt bốn năm học tập và rèn luyện tại khoa Kế Toán – Tài Chính Ngân Hàng, trường Đại học Tây Đô, để hoàn thành chương trình học của mình ngoài sự cố gắng và nổ lực của bản thân thì sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của quý thầy cô là vô cùng to lớn. Quý thầy cô đã từng bước hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức quý báu là những hành trang vô giá giúp em vững bước trong cuộc sống, nghề nghiệp và tương lai sau này. Trước hết em xin cảm ơn gia đình là chổ dựa tinh thần, nguồn động lực giúp em có thể an tâm học tập và hoàn thành tốt bốn năm học vừa qua và cũng là nơi cho em những bài học quý giá về cuộc sống để em có thể bước tiếp trên con đường tương lai. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường Đại học Tây Đô, Ban lãnh đạo khoa Kế toán – Tài chính ngân hàng đã tạo không gian, điều kiện học tập, nghiên cứu cho em một cách tốt nhất trong thời gian qua. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô đã giảng dạy và truyền đạt bài học vô giá em trong suốt bốn năm qua. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Đặng Bửu Kiếm, thầy đã giành rất nhiều thời gian quý báu để tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp. Sau cùng, em xin kính chúc Ban lãnh đạo và Quý thầy cô trường Đại học Tây Đô luôn thành công trong công việc và cuộc sống, đặc biệt có thật nhiều sức khỏe để tiếp tục công cuộc giảng dạy, truyền đạt kiến thức quý giá cho tất cả mọi người. Trân trọng kính chào! Sinh viên thực hiện Lê Nguyễn Long Nhi GVHD: Đặng Bửu Kiếm i SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  2. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan đề tài “Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản” là do chính tôi thực hiện cùng với sự hướng dẫn của thầy Đặng Bửu Kiếm. Những thông tin, dữ liệu, số liệu đưa ra trong luận văn được trích dẫn rõ ràng về nguồn gốc, đảm bảo tính khách quan và trung thực. Cần Thơ, ngày . tháng . năm 2016 Sinh viên thực hiện Lê Nguyễn Long Nhi GVHD: Đặng Bửu Kiếm ii SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  3. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên GVHD: ĐẶNG BỬU KIẾM Học vị: Nghiên cứu sinh, Thạc sỹ Chuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng Cơ quan công tác: Họ và tên sinh viên: LÊ NGUYỄN LONG NHI MSSV: 12D340201124 Chuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng Tên đề tài: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THỦY SẢN NỘI DUNG NHẬN XÉT Xác nhận của GVHD GVHD: Đặng Bửu Kiếm iii SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  4. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN i LỜI CAM ĐOAN ii DANH MỤC BẢNG BIỂU vii DANH MỤC CÁC HÌNH viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ix TÓM TẮT KHÓA LUẬN x CHƯƠNG 1 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1 1.1. Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu 1 1.2. Vấn đề nghiên cứu 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3.1. Mục tiêu chung 2 1.3.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.4. Câu hỏi nghiên cứu 2 1.5. Phương pháp nghiên cứu 2 1.6. Phạm vi nghiên cứu 2 1.6.1. Nội dung 2 1.6.2. Không gian . 2 1.6.3. Thời gian . 3 1.7. Ý nghĩa của luận văn nghiên cứu 3 1.8. Cấu trúc của luận văn 3 CHƯƠNG 2 4 CƠ SỞ LÝ LUẬN 4 2.1. Giới thiệu về ngành thủy sản 4 2.1.1. Định nghĩa ngành 4 GVHD: Đặng Bửu Kiếm iv SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  5. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản 2.1.2. Đặc điểm của ngành thủy sản 4 2.1.3. Quá trình phát triển 6 2.1.4. Sự đóng góp và vai trò của ngành thủy sản 11 2.1.5. Cơ hội và thách thức của ngành thủy sản trong bối cảnh hội nhập 14 2.2. Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu 15 2.2.1. Định nghĩa, ý nghĩa 15 2.2.2. Các yếu tố cấu thành nên thanh khoản doanh nghiệp 18 2.2.3. Đo lường thanh khoản công ty 21 2.3. Các nghiên cứu trước có liên quan 26 2.4. Tổng kết các nghiên cứu trước 29 CHƯƠNG 3 31 PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 31 3.1. Mô hình nghiên cứu 31 3.2. Dữ liệu và các biến nghiên cứu 32 3.2.1. Mô tả dữ liệu 32 3.2.2. Các biến nghiên cứu 32 3.3. Định nghĩa và đo lường các biến 33 3.3.1. Biến phụ thuộc 33 3.3.2. Biến độc lập 34 3.4. Phương pháp nghiên cứu 39 3.5. Phương pháp phân tích dữ liệu 39 3.5.1. Mô tả thống kê 39 3.5.2. Ước lượng và lựa chọn mô hình phù hợp 40 3.5.3. Kiểm định các khuyết tật của mô hình 40 CHƯƠNG 4 42 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ 42 4.1. Thống kê mô tả 42 4.2. Các kiểm định và lựa chọn các biến đối với tỷ lệ thanh khoản hiện hành 46 GVHD: Đặng Bửu Kiếm v SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  6. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản CHƯƠNG 5 50 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 50 5.1. Kết quả chính của nghiên cứu 50 5.2. Các kiến nghị 51 5.3. Các hạn chế và đề xuất nghiên cứu tiếp theo 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO xii GVHD: Đặng Bửu Kiếm vi SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  7. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu trước về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các công ty 29 Bảng 3.1: Ký hiệu và cách tính các biến trong mô hình 33 Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến trong mô hình 42 Bảng 4.2: Ma trận tương quan của các biến độc lập 44 Bảng 4.3: Kiểm tra đa cộng tuyến của các biến độc lập trong mô hình 45 Bảng 4.4: Kiểm tra Fixed Effect và Random Effect bằng Hausman 46 Bảng 4.5: Mô hình tác động cố định (Fixed Effect) 47 GVHD: Đặng Bửu Kiếm vii SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  8. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1: Hiệu quả xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 1996 – 2014 8 Hình 2.2: Tổng tài sản của các doanh nghiệp ngành thủy sản trong giai đoạn 2010 – 2014 9 Hình 2.3: Tổng doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành thủy sản trong giai đoạn 2010 – 2014 10 Hình 2.4: Tăng trưởng và cấu trúc tăng trưởng theo ngành kinh tế 12 GVHD: Đặng Bửu Kiếm viii SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  9. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AEC ASEAN Economic Community D/A Tỷ lệ nợ/tổng tài sản FCF Dòng tiền tự do FEM Tác động cố định (Fixed Effect Model) GTA Tăng trưởng tổng tài sản HĐSXKD Hoạt động sản xuất kinh doanh P/B Giá trị thị trường/giá trị sổ sách P/E Giá trị thị trường/thu nhập trên mỗi cổ phần REM Tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model) ROA Lợi nhuận/tổng tài sản TPP Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement VKFTA Free Trade Agreements Vietnam – Korea GVHD: Đặng Bửu Kiếm ix SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  10. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản TÓM TẮT KHÓA LUẬN  Tính thanh khoản được xem như một yếu tố quan trọng đo lường khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ đến hạn của một doanh nghiệp. Chỉ tiêu này không chỉ được nhà quản lý doanh nghiệp kiểm soát, điều tiết cho phù hợp với bối cảnh hoạt động kinh doanh và năng lực của doanh nghiệp mà còn được các nhà cho vay xem xét rất kỹ trước khi ra các quyết định tài trợ nguồn vốn cho doanh nghiệp. Ngoài ra, các nhà đầu tư trên thị trường khi lựa chọn cổ phiếu để đầu tư thường cũng quan tâm đến vấn đề thanh khoản của chính doanh nghiệp mà họ sắp mua cổ phiếu. Một doanh nghiệp gặp vấn đề về thanh khoản là những dấu hiệu đầu tiên cho thấy khả năng kiệt quệ tài chính, phá sản của một doanh nghiệp là có thể xảy ra trong tương lai gần. Trong bài báo cáo này khả năng thanh khoản của doanh nghiệp được đo lường thông qua tỷ số thanh toán hiện hành (current ratio) và một số các yếu tố có thể tác động đến tính thanh khoản được xem xét như: quy mô, đòn bẩy, tỷ lệ dòng tiền tự do, tăng trưởng tổng tài sản, giá trị thị trường/giá trị sổ sách, tỷ suất sinh lời/tổng tài sản. Kết quả nghiên cứu của bài báo cáo sẽ cung cấp những chứng cứ thực nghiệm quan trọng giúp cho các nhà quản lý điều hành doanh nghiệp tốt hơn từ đó làm hấp dẫn, gia tăng các nguồn tài trợ từ bên ngoài từ các tổ chức tín dụng và các nhà đầu tư tiềm năng. Đề tài nghiên cứu được thực hiện để lượng hóa và phân tích các yếu tố tác động đến thanh khoản công ty thông qua tỷ số thanh khoản hiện hành (current ratio). Bên cạnh đó, nghiên cứu dựa trên cơ sở các nghiên cứu trước và tình hình thực tế tại Việt Nam, nghiên cứu đã đề xuất các biến được sử dụng gồm: Tỷ lệ dòng tiền tự do, Giá trị thị trường/Giá trị sổ sách – P/B, Tỷ lệ nợ, Giá trị thị trường/Thu nhập trên mỗi cổ phân – P/E, Tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản, Quy mô doanh nghiệp, Tỷ số ROA và Tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần. Nghiên cứu thu thập mẫu dữ liệu trong giai đoạn 2010 – 2014 của 19 công ty ngành thủy sản niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Hà Nội (HNX) bao gồm 95 quan sát với bảng dữ liệu cấu trúc không cân xứng. Trong nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả và tiến hành chạy hai mô hình tác động là mô hình tác động cố định (Fixed Effect Model – FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model – REM) để ước lượng mô hình hồi quy. GVHD: Đặng Bửu Kiếm x SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  11. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản Bên cạnh đó, nghiên cứu còn sử dụng các kiểm định để kiểm tra hiện tượng tương quan giữa các biến trong mô hình với việc kiểm định bằng ma trận tương quan và nhân tử phóng đại phương sai (VIF), cùng với đó nghiên cứu sẽ thực hiện kiểm định Hausman để kiểm tra xem giữa hai mô hình tác động cố định và tác động ngẫu nhiên thì mô hình nào phù hợp hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy biến tỷ lệ nợ có tác động ngược chiều đến tỷ lệ thanh toán hiện hành, và các biến độc lập: giá trị thị trường/giá trị sổ sách – P/B, quy mô doanh nghiệp, tỷ số P/E, tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần, tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản, tỷ số ROA và tỷ lệ dòng tiền tự do chưa có bằng chứng thống kê cho thấy là các yếu tố trên có tác động đến khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp. GVHD: Đặng Bửu Kiếm xi SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  12. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu Trong bối cảnh nền kinh tế dưới sự quản lý vĩ mô nhà nước, kinh tế Việt Nam đã có những khởi sắc đáng chú ý: nền kinh tế được phục hồi rõ nét, lạm phát được kiểm soát, xuất khẩu được duy trì và tiếp tục tăng trưởng. Mặc khác, Việt Nam chính thức ký Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA), tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã mở ra nhiều cơ hợi cho nền kinh tế Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam trở thành một trong những thành viên của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) điều này góp phần không nhỏ trong quá trình thúc đẩy xuất – nhập khẩu và phát triển nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là phát triển ngành Thủy sản. Từ khi chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường, nền kinh tế Việt Nam đã có những thành quả đáng khích lệ trong việc tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, thu nhập của người dân tăng cao, các doanh nghiệp phát triển hơn về số lượng và hiệu quả hơn trong hoạt động kinh doanh. Đóng góp vào những thành tích này, phải kể đến vai trò của nhiều ngành kinh tế đã từng bước vươn lên và khẳng định tiềm năng phát triển của mình trên phạm vi trong nước và cả thế giới, trong đó có ngành thủy sản. Cũng như những quốc gia đang phát triển khác, Việt Nam rất coi trọng xuất khẩu, lấy xuất khẩu làm nền tảng để thu ngoại tệ nhằm phát triển kinh tế trong nước và xây dựng cơ sở hạ tầng. Với ưu thế là một quốc gia ven biển, giàu tiềm năng về thủy sản, có thể nói thủy sản là một mặt hàng xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế lớn, do đó từ lâu thủy sản đã giữ một vai trò quan trọng trong lĩnh vực xuất khẩu của nước ta, nhận thức được điều này ngành thủy sản ngày càng được chăm lo nhiều hơn. Cho đến nay, sau khi trải qua nhiều thăng trầm, ngành thủy sản nước ta đã có những thành tựu đáng kể, với kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục theo từng năm và luôn hoàn thành kế hoạch đề ra. Có thể nói ngành thủy sản đã trở thành ngành then chốt trong nền kinh tế quốc dân, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế nước ta. Hiện nay, trước nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng trong khu vực và thế giới, cùng với những gì đang diễn ra trên thị trường thì còn khá nhiều doanh nghiệp trong nước đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt thanh khoản. Điều này khiến hiệu quả hoạt động suy giảm, giảm năng lực cạnh tranh, điều đáng nói hơn là có thể dẫn đến phá sản nếu sử dụng không hợp lý giữa nguồn vốn và tài sản. Nhận thấy được tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của tính thanh khoản đến GVHD: Đặng Bửu Kiếm 1 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  13. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thủy sản là không hề nhỏ, vì vậy tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài “Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản” để làm đề tài nghiên cứu. 1.2. Vấn đề nghiên cứu Nội dung của bài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc phân tích những yếu tố tác động đến thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản. Từ đó đưa ra những kết luận và giải pháp nhằm nâng cao thanh khoản cho công ty. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 1.3.1. Mục tiêu chung Mục tiêu của vấn đề nghiên cứu là tìm hiểu, phân tích và làm rõ về các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản được niêm yết trên sàn giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Hà Nội (HNX) trong giai đoạn 2010 – 2014. 1.3.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của doanh nghiệp. - Đánh giá mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của doanh nghiệp. - Đưa ra giải pháp nhằm nâng cao tài chính doanh nghiệp. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu - Câu hỏi được đặt ra ở đây là tính thanh khoản của một doanh nghiệp được đo lường như thế nào? - Các yếu tố nào có thể tác động đến tính thanh khoản của doanh nghiệp? - Mức độ tác động của những yếu tố đó như thế nào? 1.5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài, bài viết sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với việc phân tích tổng hợp, đối chiếu và so sánh để rút ra các kết luận làm cơ sở để nghiên cứu đề tài. 1.6. Phạm vi nghiên cứu 1.6.1. Nội dung: Đề tài nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản. 1.6.2. Không gian: Các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. GVHD: Đặng Bửu Kiếm 2 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  14. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản 1.6.3. Thời gian: Số liệu thu thập từ năm 2010 đến năm 2014. 1.7. Ý nghĩa của luận văn nghiên cứu Đề tài nghiên cứu giúp các đối tượng liên quan hiểu rõ hơn tính thanh khoản có vai trò quan trọng như thế nào đối với một doanh nghiệp, bên cạnh đó kết quả nghiên cứu của bài báo cáo sẽ cung cấp những chứng cứ thực nghiệm quan trọng giúp cho các nhà quản lý có những chính sách, biện pháp kiểm soát và những điều chỉnh phù hợp để điều hành doanh nghiệp tốt hơn. Mặc khác, trên cơ sở thực hiện đề tài và trong quá trình phân tích các dữ liệu tác giả đã có những tìm hiểu sâu hơn về vấn đề nghiên cứu điều này góp phần trao dồi và cũng cố thêm nguồn kiến thức cho tác giả. 1.8. Cấu trúc của luận văn Chương 1: Giới thiệu tổng quan nghiên cứu – Chương này nêu ra lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài. Chương 2: Cơ sở lý luận – Nội dung chương nêu tổng quan về ngành thủy sản, cở sở lý thuyết và các nghiên cứu trước về các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp. Chương 3: Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu – Mục đích của chương là mô tả mô hình nghiên cứu, dữ liệu, các biến nghiên cứu và giải thích các biến có trong mô hình. Chương 4: Kết quả và thảo luận kết quả – Nội dung của chương là đưa ra các kết quả phân tích từ việc phân tích ma trận tương quan, đa cộng tuyến, phân tích hồi quy và thống kê mô tả từ đó thảo luận và đưa ra các ý kiến, nhận xét trong quá trình phân tích. Chương 5: Kết luận và kiến nghị – Kết luận về kết quả đạt được từ quá trình phân tích, đưa ra các kiến nghị cũng như mặt hạn chế của để tài và đề xuất các nghiên cứu tiếp theo. GVHD: Đặng Bửu Kiếm 3 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  15. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN Trong chương 1 tác giả đã trình bày khái quát về các vấn đề cần nghiên cứu như mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Ở trong chương này tác giả sẽ tiếp tục trình bày về cơ sở lý thuyết của vấn đề nghiên cứu bao gồm khái quát về ngành thủy sản và các nghiên cứu trước đó để làm cơ sở cho việc nghiên cứu góp phần xác định được các yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của doanh nghiệp, bên cạnh đó việc nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết này giúp nhà quản trị lên kế hoạch nhằm tăng khả năng thanh khoản của doanh nghiệp. 2.1. Giới thiệu về ngành thủy sản 2.1.1. Định nghĩa ngành Ngành thủy sản là ngành sản xuất vật chất nhằm lợi dụng những khả năng tiềm tàn về sinh vật trong môi trường nước để sản xuất ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống con người. Ngành thủy sản bao gồm tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực đánh bắt, nuôi trồng, chế biến, bảo quản, lưu trữ, vận chuyển, tiếp thị, mua bán thủy sản và các sản phẩm thủy sản. Các hoạt động thương mại chính của ngành nhằm cung cấp sản phẩm thủy sản cho người tiêu dùng hoặc cung cấp các yếu tố đầu vào cho những ngành công nghiệp chế biến khác. Bằng những cách trực tiếp hoặc gián tiếp, cuộc sống của 500 triệu người (tính đến cuối năm 2013) ở các quốc gia đang phát triến phụ thuộc hoàn toàn với nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. 2.1.2. Đặc điểm của ngành thủy sản  Ngành thủy sản là ngành sản xuất vật chất độc lập Về mặt lý luận một ngành sản xuất được coi là độc lập khi có các điều kiện như có đối tượng lao động riêng, cố công cụ và phương pháp lao động riêng, có lực lượng lao động chuyên môn hóa thể hiện đó là một ngành nghề nhất định. Sản xuất thủy sản nước ta đã có từ lâu đời. Nó tồn tại song song với quá trình tồn tại và phát triển của con người, thông qua sức lao động của mình kết hợp với những công cụ lao động thích hợp, con người đã khai thác và nuôi dưỡng các sinh vật, các nguồn lợi phong phú đa dạng sống trong môi trường để chế biến thành thực phẩm và cung cấp nguyên liệu cho các ngành khác. Tuy nhiên, do tính đặc thù của đối tượng lao động là khả năng tái sinh tự nhiên, tính mùa vụ mà sản GVHD: Đặng Bửu Kiếm 4 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  16. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản xuất thủy sản có nhiều nét giống với ngành nông nghiệp. Trải qua thời kỳ phát triển lâu dài cùng với sự tác động của phân công lao động xã hội, ngành thủy sản đã tách ra khỏi nông nghiệp dưới hình thức là nghề nghiệp truyền thống của từng vùng từng địa phương. Cho đến nay, dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, các công cụ lao động, các kỹ thuật sản xuất tiên tiến ngày càng được áp dụng rộng rải vào sản xuất thay thế cho sản xuất nhỏ, thủ công. Từ đó, ngành thủy sản phát triển ngày một vững mạnh, dần dần trở thành ngành sản xuất vật chất độc lập và quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, khi nói rằng ngành thủy sản là một ngành sản xuất vật chất độc lập hoàn toàn không có nghĩa là tách rời hệ thống kinh tế thủy sản với các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân. Tính độc lập ở đây là độc lập tương đối xét dưới góc độ của hệ thống lớn (kinh tế quốc dân), bao gồm nhiều phân hệ (trong đó có ngành thủy sản) gắn bó chặt chẻ với nhau. Sự phát triển của ngành thủy sản chịu ảnh hưởng lớn bởi sự phát triển của các ngành khác và nền kinh tế. Ngược lại, ngành thủy sản có sự tác động quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và các ngành kinh tế khác.  Ngành thủy sản là một ngành sản xuất vật chất hỗn hợp, phức tạp và mang tính mùa vụ Ngành thủy sản là một ngành sản xuất vật chất hỗn hợp Do đối tượng lao động của ngành thủy sản là cá và các sinh vật dưới nước có khả năng tái sinh tự nhiên, nên đi đôi với việc khai thác các nguồn lợi tự nhiên cần phải nghiên cứu và thực hiện bảo vệ, duy trì và tái tạo nguồn lợi. Tiến hành nuôi trồng và phát triển các sinh vật đó để phục vụ cho nhu cầu sản xuất lâu dài. Công việc này phần lớn phụ thuộc và các điều kiện tự nhiên, do đó xét về mặt sản xuất thì ngành thủy sản vừa mang tính của sản xuất công nghiệp vừa mang tính của sản xuất nông nghiệp. Từ đó, việc quản lý sản xuất trong ngành thủy sản mang tính chất hỗn hợp. Ngành thủy sản là một ngành sản xuất vật chất phức tạp Do các đối tượng lao động là các sinh vật sống dưới nước nên trữ lượng khó xác định một cách chính xác, đồng thời các sinh vật có thể di chuyển tự do theo ngư trường không bị ràng buộc phân chia giữa các địa giới hành chính. Bên cạnh đó là các điều kiện khí hậu, thời tiết, dòng chảy, địa hình, thủy văn, tạo nên tính mùa vụ phức tạp về cả không gian và thời gian. Từ đó dẫn đến ngành thủy sản hình thành nhiều ngành, nhiều nghề khác nhau. Đối tượng sau khi khai thác được lại có tính chất mau hư hỏng và ươn thối, dẫn đến sản xuất thủy sản phải tiến hành khép kín từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra hay từ khai thác, nuôi GVHD: Đặng Bửu Kiếm 5 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  17. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản trồng cho đến việc chế biến, kinh doanh tiêu thụ sản phảm và đầu tư tái tạo nguồn lợi. Do đó, việc tổ chức và quản lý ngành thủy sản mang tính chất đa dạng và phức tạp nhằm phù hợp với phương hướng chung trong việc phát triển ngành, đó là khép kín các khâu chuyên môn hóa kết hợp với kinh doanh tổng hợp theo cơ chế phát triển ngành. Ngành thủy sản là một ngành sản xuất vật chất mang tính mùa vụ Do sự tác động của điều kiện tự nhiên, môi trường sống và tập tính sống của các đối tượng, các chủng loại động thực vật làm cho các yếu tố sản xuất trong ngành thủy sản không sử dụng hết thời gian trong năm. Vì vậy công tác tổ chức cần áp dụng nhiều biện pháp khác nhau về kinh tế và tổ chức kỹ thuật để giảm bớt tính bất lợi này. 2.1.3. Quá trình phát triển Trong những năm gần đây, ngành Thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Giá trị ngoại tệ xuất khẩu của ngành Thủy sản đóng góp vào sự tăng trưởng nền kinh tế quốc dân chiếm tỷ trọng cao và đang trên đà phát triển mạnh với sự ổn định lâu dài. Tỷ trọng của ngành Thủy sản trong khối Nông – Lâm – Ngư nghiệp và trong nền kinh tế quốc luôn tăng qua các năm và trở thành ngành quan trọng trong sự phát triển của Việt Nam. Ngành Thủy sản góp phần tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn, xóa đói giảm nghèo, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, ngành Thủy sản thúc đẩy và cải thiện cuộc sống của người dân ở các vùng ven biển, vùng núi, trung du và Tây nguyên. Đặc biệt, ngành Thủy sản góp phần đảm bảo chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Tuy nhiên, từ lúc ra đời cho đến những năm giữa thế kỷ trước, nghề cá Việt Nam vẫn là một loại hình hoạt động kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, trình độ sản xuất còn lạc hậu và thủ công. Nhưng kể từ năm 1950, Đảng và Nhà nước ta thấy được tầm quan trọng, sự đóng góp ngày càng lớn của nghề cá Việt Nam cho nền kinh tế quốc dân, cho thấy một cách nhìn mới về nghề cá. Quá trình phát triển ngành Thủy sản có thể chia thành 3 giai đoạn chính:  Giai đoạn 1954 – 1960 Kinh tế Thủy sản được chăm lo hơn và dần hình thành phát triển như một ngành kinh tế – kỹ thuật. Đây cũng là giai đoạn mà nền kinh tế miền Bắc được dần khôi phục và phát triển. Với sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và các tổ chức nghề cá công nghiệp (Hạ Long, Việt – Đức, Việt – Trung), nhà máy cá hộp Hạ Long được thành lập. GVHD: Đặng Bửu Kiếm 6 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  18. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản  Giai đoạn 1960 – 1980 - Từ năm 1960 – 1975: Việc thành lập Tổng cục Thủy sản (1960) đã đánh dấu vị trí của ngành Thủy sản như một chỉnh thể của ngành kinh tế – kỹ thuật. Tuy nhiên,vào giai đoạn này, ngành Thủy sản phải đối mặt với nhiều khó khăn bởi đây cũng chính là giai đoạn đất nước có chiến tranh, đòi hỏi sự kết hợp của ngư dân biển nói riêng và cả nước nói chung cùng nhau thực hiện nhiệm vụ “Xây dựng miền Bắc và đánh giặc Mỹ giải phóng miền Nam”. - Từ năm 1976 – 1980: Đất nước thống nhất tạo một bước tiến để ngành Thủy sản phát triển trên rộng khắp cả nước với sự thành lập Bộ Hải sản (1976) cùng với việc thực hiện 10 năm Di chúc của Bác Hồ. Ngành Thủy sản nhận được nhiều tác dụng rất lớn. Tuy nhiên, kinh tế thủy sản vẫn giảm sút do hậu quả nặng nề từ chiến tranh, nền kinh tế đang trong quá trình khôi phục và do cơ chế quản lý chưa phù hợp nên làm giảm động lực thúc đẩy sản xuất thủy sản.  Giai đoạn 1981 đến nay Bộ Hải sản được tổ chức lại thành Bộ Thủy sản (1981). Ngành Thủy sản bước sang một giai đoạn hoàn toàn mới – giai đoạn phát triển toàn diện về mọi mặt từ khai thác, nuôi trồng, hậu cần dịch vụ, chế biến và xuất khẩu. Đồng thời, ngành còn đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất đến việc mở rộng hợp tác quốc tế để thúc đẩy sự tăng trưởng. Năm 1981, sự ra đời của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Seaprdex Việt Nam và áp dụng cơ thế “tự cân đối, tự trang trải” đã tạo nguồn động lực mới cho sự phát triển ngành Thủy sản. Vì vậy, ngành Thủy Sản được coi là ngành tiên phong đầu tiên trong quá trình đổi mới, tạo ra bước ngoặc cho sự tăng trưởng phát triển của kinh tế Thủy sản trong thời gian qua. Năm 1993, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khoá VII đã xác định xây dựng Thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực, mở rộng quy mô, tạo nguồn thu lớn cho Ngân sách nhà nước. Trong những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, nhờ áp dụng các giải pháp đúng đắn, ngành Thủy sản đã thu được nhiều thành tựu đáng kể: Năm 1990, tổng sản lượng thủy sản vượt mức 1 triệu tấn, và đạt 2 triệu tấn (2000), 3 triệu tấn (2004), vượt mức 4 triệu tấn (2007). Năm 1995, kim ngạch xuất khẩu đã vượt qua mức 500 triệu USD, vượt ngưỡng 1 tỷ USD (2000), đạt 2 tỷ USD (2002), trên 3 tỷ USD (2006), vượt mức 4 tỷ USD, đạt 4,5 tỷ USD (2008). GVHD: Đặng Bửu Kiếm 7 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  19. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản (Nguồn: Tổng cục Hải quan và Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) Hình 2.1: Hiệu quả xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 1996 – 2014 Thực tế cho thấy, xuất khẩu thủy sản trong suốt giai đoạn 1995 – 2014 vẫn phát triển theo chiều rộng (gia tăng sản lượng xuất khẩu để tăng giá trị xuất khẩu). Kết quả cho thấy, bình quân giai đoạn 1995 – 2014 trong 100% phần tăng thêm của giá trị kim ngạch xuất khẩu có đêns 64,27% là do yếu tố tăng sản lượng xuất khẩu tạo ra, yếu tố giá chỉ chiếm có 35,73%. Cụ thể các năm kim ngạch xuất khẩu phụ thuộc 100% vào tăng sản lượng xuất khẩu là năm 2001, 2002, 2004, 2005, 2006, 2007, 2012 (trong 100% phần tăng thêm của kim ngạch xuất khẩu thủy sản có đến 100% là do yếu tố tăng sản lượng tạo ra, yếu tố giá không có tác động đến sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu trong những năm này); Các năm 1996, 1997, 1998, 2009, 2011 trong 100% phần tăng lên của kim ngạch xuất khẩu có đến 75% là do yếu tố giá tạo ra, còn lại dưới 25% là do yếu tố sản lượng hình thành. Riêng năm 2009, mặc dù sản lượng và kim ngạch xuất khẩu có giảm so với năm trước do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo theo nhu cầu tiêu thụ ở các thị trường giảm. Tuy nhiên đây lại là năm cho hiệu quả giá trị xuất cao nhất trong 100% phần tăng thêm của giá trị kim ngạch xuất khẩu cpó đến 100% là do yếu tố giá tạo ra (giá xuất khẩu bình quân tăng trong năm 2009 đã tạo đà cho việc tăng giá xuất khẩu bình quân cho các năm trong giai đoạn 2010 – 2014) và có xu hướng tăng trong thời gian tới. Cho thấy sự tăng trưởng ổn định của ngành thủy sản cũng như giữ một vị thế quan trọng. GVHD: Đặng Bửu Kiếm 8 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  20. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản Triệu đồng 35,000,000 30,000,000 25,000,000 20,000,000 15,000,000 10,000,000 5,000,000 - 2010 2011 2012 2013 2014 TỔNG TÀI SẢN 19,681,327 21,593,153 22,594,242 27,811,708 29,661,974 (Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả) Hình 2.2: Tổng tài sản của các doanh nghiệp ngành thủy sản 2010 – 2014 Có thể thấy tình hình tổng tài sản của các doanh nghiệp ngành thủy sản luôn tăng qua các năm và đạt giá trị lớn nhất vào năm 2014 với 29.661.974 triệu đồng tăng 1.850.266 triệu đồng so với năm 2013, tăng 7.067.732 triệu đồng so với năm 2012, tăng 8.068.821 triệu đồng so với năm 2011 và tăng 9.980.647 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 6,65% (2013), 31,28% (2012), 37,37% (2011) và tăng 50,71% (2010). Điều này cho thấy các doanh nghiệp ngành thủy sản không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh và đầu tư thông qua việc gia tăng giá trị tổng tài sản trong quá trình hoạt động kinh doanh góp phần thúc đẩy quá trình phát triển tình hình tài chính của doanh nghiệp, cùng với đó việc gia tăng giá trị tổng tài sản sẽ giúp việc vận hành trơn chu của bộ máy sản xuất trong doanh nghiệp. GVHD: Đặng Bửu Kiếm 9 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  21. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản Triệu đồng 45,000,000 40,000,000 35,000,000 30,000,000 25,000,000 20,000,000 15,000,000 10,000,000 5,000,000 - 2010 2011 2012 2013 2014 TỔNG DOANH THU 22,953,846 29,549,402 28,985,132 34,691,282 40,600,885 TỔNG LỢI NHUẬN 991,681 1,247,046 2,192,057 1,221,398 283,384 (Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả) Hình 2.3: Tổng doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành thủy sản giai đoạn 2010 – 2014 Từ kết quả trên có thể thấy được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp diễn ra tương đối hiệu quả thể hiện thông qua việc nguồn doanh thu qua các năm luôn tăng, trong đó doanh thu cao nhất là năm 2014 với 40.600.885 triệu đồng, tuy nhiên năm 2012 doanh thu có sự sụt giảm nhưng sự sụt giảm này là không đáng kể. Với những số liệu trên có thể đánh giá được các doanh nghiệp đã không ngừng mở rộng các mối quan hệ trong và ngoài nước, thực hiện thúc đẩy quá trình hoạt động để đảm bảo cho việc vận hành trơn tru của thị trường. Tuy nhiện lợi nhuận mà các doanh nghiệp mang lại là chưa thực sự hiệu quả, trong đó lợi nhuận từ năm 2012 đến năm 2014 luôn giảm, đặc biệt năm 2014 là giảm mạnh nhất chỉ đạt 283.384 triệu đồng, một con số khá nhỏ, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lợi nhuận giảm từ năm 2012 là do sự tăng giá nguyên liệu đầu vào, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất lợi nhuận của các công ty khi mà tỷ lệ chi phí sản xuất là rất lớn chiếm 70% – 80%. Đặc biệt trong tình trạng thiếu nguồn cung trong nước, các doanh nghiệp đã phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, điều này GVHD: Đặng Bửu Kiếm 10 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  22. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản làm cho chi phí ngày càng đẩy lên cao nên mặc dù doanh thu mà các doanh nghiệp mang lại là khá lớn nhưng lợi nhuận thì tương đối thấp. 2.1.4. Sự đóng góp và vai trò của ngành thủy sản  Sự đóng góp của ngành thủy sản Với sự tăng trưởng nhanh và hiệu quả, ngành Thủy sản đã đóng góp tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đóng góp hiệu quả cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Ngoài ra, ngành Thủy sản còn giải quyết việc làm cho trên 4 triệu lao động, nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư ở các vùng ven biển , đồng thời góp phần quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc phòng trên vùng biển đảo của Tổ quốc. Mặc dù, giá trị xuất khẩu năm 2015 đạt 6,7 tỷ USD, nhìn chung giảm so với 2014 (do thị trường tiêu thụ kém, giá xuất khẩu hạ và biến động giảm giá của các đồng ngoại tệ so với USD đã tác động mạnh đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam, và chịu ảnh hưởng sâu nhất là mặt hàng tôm. Xuất khẩu tôm liên tục giảm 25 – 30%, riêng mặt hàng cá biển tăng 5%, xuất khẩu tất cả các sản phẩm chính khác đều giảm từ 3 – 25%. Xuất khẩu sang các thị trường đều giảm 3 – 27%, riêng ASEAN tăng 8%), nhưng giá trị xuất khẩu ngành thủy sản đã đóng góp vào sự tăng trưởng chung của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lại tăng hơn so với năm ngoái cụ thể là năm 2015 tăng 6,68%, trong đó quý I tăng 6,12%, quý II tăng 6,47%, quý III tăng 6,87%, quý IV tăng 7,01%. Trong mức tăng trưởng chung 6,68% của toàn nền kinh tế, khu vực nông – lâm – ngư nghiệp tăng 2,41% đóng góp 0,4 điểm phần trăm. Trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, Ngành thủy sản tăng 2,80%, đóng góp 0,09 điểm phần trăm. GVHD: Đặng Bửu Kiếm 11 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  23. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản % 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0 2006 - 2010 2011 2012 2013 2014 GDP 6.32 6.24 5.25 5.42 5.82 Nông - Lâm - Thủy sản 3.53 4.02 2.68 2.64 2.73 Công nghiệp và xây dựng 6.39 6.68 5.75 5.43 6.08 Dịch vụ 7.64 6.83 5.9 6.57 6.83 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Hình 2.4: Tăng trưởng và cấu trúc tăng trưởng theo ngành kinh tế Theo nguồn số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy tốc độ tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam bình quân giai đoạn năm 1991 – 1995 đạt 8,2%; giai đoạn 1996 – 2000 đạt 7,0%; giai đoạn 2001 – 2005 đạt 7,5% và giai đoạn 2006 – 2010 đạt 6,32%. Tính bình quân giai đoạn 1991 – 2011, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế đạt trên 7,1%/năm, được đánh giá là tốc độ tăng trưởng cao và ổn định so với các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Giai đoạn 2011 – 2014, mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) luôn thấp hơn 7% (năm 2011: 6,24%; năm 2012: 5,25%; năm 2013: 5,42%) và năm 2014 là 5,82% cao hơn mức tăng trưởng của năm 2012 và năm 2013, cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế.  Vai trò của ngành thủy sản Ngành thủy sản có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất, mở rộng nền kinh tế quốc dân. Vai trò của ngành thủy sản được thể hiện qua các mặt như sau: GVHD: Đặng Bửu Kiếm 12 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  24. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản - Ngành thủy sản là một ngành sản xuất quan trọng cung cấp thực phẩm cho nhu cầu đời sống của con người. Lương thực thực phẩm nói chung và thực phẩm thủy sản nói riêng là điều kiện thiết yếu để tái sản xuất sức lao động, duy trì đời sống con người. Cho nên phát triển ngành lương thực thực phẩm và ngành thủy sản sẽ cho phép đảm bảo sức khỏe cho con người, từ đó nâng cao năng suất lao động. Ngoài những đặc điểm chung thì còn có những đặc điểm riêng thể hiện ưu thế của ngành đó là: sản phẩm thủy sản có khẩu vị ngon, dễ chế biến, thành phần chất đạm cao, ít mỡ, giàu chất khoáng, dễ tiêu hóa nên xu hướng chung là các mặt hàng thủy sản ngày càng được qua chuộng. So với một số sản phẩm khác như thịt bò, thịt lợn, thịt gà, trứng, thì sản phẩm thủy sản nhìn chung là có ưu thế hơn về phẩm chất và ngày càng trở thành loại thực phẩm có nhu cầu cao trên toàn thế giới. - Ngành thủy sản còn là một ngành cung cấp thức ăn gia súc quan trọng. Bột cá dùng để chế biến thức ăn gia súc phục vụ chăn nuôi lấy từ phế liệu, phế phẩm trong các ngành sản xuất thủy sản, đây là nguồn thức ăn giàu chất đạm làm cho gia súc tăng trưởng nhanh, sinh sản nhiều, tạo điều kiện phát triển các ngành sản xuất thực phẩm khác. Ở nước ta hiện nay, hàng năm các nhà máy chế biến thủy sản sản xuất khoảng trên 40.000 tấn bột cá cung cấp cho các cơ sở chế biến thức ăn gia súc, nuôi trồng thủy sản. - Ngành thủy sản còn là một ngành cung cấp nguyên liệu cho các ngành khác. Ngoài việc cung cấp thực phẩm cho con ngƣời và thức ăn gia súc thì các nguyên liệu thủy sản, trong đó có nhiều loại: giáp xác, nhuyễn thể, rong câu, cung cấp nguyên liệu cho các ngành khác như dược phẩm, hóa chất, thủ công mỹ nghệ Ngành thủy sản là ngành giữ vị trí quan trọng trong ngoại thương, góp phần tích lũy của cải để nước ta thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xuất khẩu thủy sản nước ta hiện nay nằm trong số 15 nước xuất khẩu thủy sản chủ yếu của thế giới, sản phẩm thủy sản của nước ta đã có mặt trên 50 nước. - Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho ngư dân và cộng đồng dân cư sống ven biển nói riêng và người lao động nói chung. Ngành thủy sản đã thu hút một lực lượng lao động khá lớn trong ngành khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ gián tiếp khác của hoạt động thủy sản. Không những thế, ngành thủy sản ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong việc đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, tăng trưởng nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn, gắn nghề cá nói riêng và nông – lâm – ngư nghiệp nói chung với công nghiệp và giao thông vận tải hình thành một cơ cấu kinh tế thống nhất. Đặc biệt ngành thủy sản là một trong nguồn xuất GVHD: Đặng Bửu Kiếm 13 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  25. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản khẩu quan trọng của Việt Nam, là phương tiện có hiệu quả để tích lũy vốn, giúp đảm bảo chủ quyền quốc gia, an ninh quốc phòng. 2.1.5. Cơ hội và thách thức của ngành thủy sản trong bối cảnh hội nhập 2.1.5.1. Cơ hội Chính thức trở thành thành viên của TPP đã mở ra bước ngoặc đáng kể cho ngành thủy sản Việt Nam. Vì khi đó thuế nhập khẩu của các nước thành viên TPP sẽ giảm xuống 0%, lợi ích mà TPP mang lại là rất lớn cho việc xuất – nhập khẩu của Việt Nam. Khi tham gia TPP, ngành thủy sản Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để giải quyết các tranh chấp về chống bán phá giá tôm và cá tra, chống trợ cấp, chương trình giám sát cá da trơn ở Mỹ được công bằng hơn; giúp tăng sức cạnh tranh của nhiều mặt hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường Nhật Bản, trong đó mặt hàng tôm có khả năng cạnh tranh cao nhất. Ngoài ra, ngành thủy sản Việt Nam còn có được thuận lợi hơn trong nhập khẩu nguyên liệu cá ngừ để phục vụ chế biến xuất khẩu, giúp Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh cũng như đẩy mạnh xuất khẩu cá ngừ; tăng khả năng cạnh tranh về giá với các đối thủ (Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia) xuất khẩu sang các nước thành viên TPP. Đặc biệt là mặt hàng tôm xuất khẩu sang Nhật Bản và mặt hàng cá ngừ trước 2 đối thủ Thái Lan và Philippines. Mặc khác khi tham gia TPP vấn đề về chất lượng của ngành thủy sản cũng được gia tăng do sự cạnh tranh về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. 2.1.5.2. Thách thức Bên cạnh nhưng cơ hội, TPP cũng mang lại nhiều thách thức cho ngành thủy sản Việt Nam phải kể đến đó là sự bảo hộ thương mại tức là sự cạnh tranh về giá thành các mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu, quy tắc xuất xứ, quy mô, chất lượng và nguồn nhân lực phục vụ cho sản xuất chưa thể sánh kịp với các nước thành viên khác trong TPP. Đặc biệt là khi gỡ bỏ hàng rào thuế quan, ngành thủy sản Việt Nam cần phải đối mặt với những hàng rào phi thuế quan khác dựng lên nhằm bảo hộ sản xuất thủy sản trong nước như yêu cầu về an toàn thực phẩm ngày càng khắt khe hơn, hay sự kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp, các quy định kiểm tra hóa chất, kháng sinh, đây cũng chính là trở ngại lớn nhất đối với xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. Nếu muốn ngành thủy sản Việt Nam phát triển và cạnh tranh được với các nước khác thì buộc nhà nước cũng như các doanh nghiệp ngành thủy sản Việt Nam phải khắc phục điểm yếu, sử dụng thế mạnh để đón đầu thách thức. GVHD: Đặng Bửu Kiếm 14 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  26. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản 2.2. Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu 2.2.1. Định nghĩa, ý nghĩa Thanh khoản là khả năng tiếp cận các tài sản hoặc nguồn vốn có thể dùng để chi trả với chi phí hợp lý ngay khi nhu cầu vốn phát sinh. Thanh khoản đại diện cho khả năng thực hiện tất cả các nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn. Do thực hiện bằng tiền mặt, thanh khoản chỉ liên quan đến các dòng lưu chuyển tiền tệ, việc không thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán sẽ dẫn đến tình trạng thiếu thanh khoản. Thanh khoản rất quan trọng trong phân tích báo cáo tài chính vì thanh khoản chính là số tiền hoặc các khoản tương đương tiền mà một công ty đang nắm giữ hoặc các tài sản mà công ty có thể chuyển đổi thành tiền trong một thời gian ngắn. Thanh khoản cũng liên quan đến khả năng một công ty thực hiện các nghĩa vụ của mình khi đến hạn. Nhiều công ty có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt cũng có thể rơi vào những khó khăn nghiêm trọng do tính thanh khoản. Một nguồn vốn được coi là có tính thanh khoản cao khi chi phí huy động vốn thấp và thời gian thu hồi vốn nhanh và một tài sản được gọi là có tính thanh khoản cao khi đáp ứng được các chỉ tiêu sau: có sẳn lượng để mua hoặc bán (the right amount id available); có sẵn thị trường giao dịch (at the right location); có sẵn thời gian giao dịch (at the right time) và giá cả hợp lý (at the right price). Khả năng thanh khoản là tỷ số đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty. Các tỷ số thường được dùng để đánh giá khả năng thanh khoản là: tỷ số thanh toán hiện hành (current ratio), tỷ số thanh toán nhanh (quick ratio), tỷ lệ tiền mặt (cash ratio). Tầm quan trọng của khả năng thanh khoản được đánh giá bằng việc xem xét hậu quả khi công ty không có khả năng thanh toán nợ trong ngắn hạn (Nguyễn Minh Kiều, 2012). Việc thiếu khả năng thanh khoản làm cho công ty mất đi cơ hội nhận được các khoản chiết khấu ưu đãi hay cơ hội kiếm thêm lợi nhuận. Đồng thời, thanh khoản gặp khó khăn cũng khiến cho khả năng điều hành bị hạn chế. Việc mất khả năng thanh khoản còn có thể dẫn đến việc công ty phải bán đi các dự án đầu tư, tài sản, huy động vốn với chi phí cao và tình trạng xấu nhất là phá sản. Bên cạnh đó, thanh khoản giúp doanh nghiệp linh hoạt và có được các lợi thế khi điều kiện thị trường thay đổi và ứng phó được với những chiến lược của các công ty cạnh tranh (Brigham và Houston, 2003). Tuy nhiên một số nghiên cứu khác lại cho rằng thuật ngữ "tính thanh khoản" có thể được hiểu theo 3 cách. Thứ nhất, dùng để chỉ khả năng chuyển GVHD: Đặng Bửu Kiếm 15 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  27. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản thành tiền của tài sản nhằm trang trải các khoản nợ và nghĩa vụ ngắn hạn. Để làm được việc này, doanh nghiệp cần phải sở hữu các tài sản có tính thanh khoản, đó là tiền mặt và tương đương tiền (bao gồm, cổ phiếu blue-chip và các chứng khoán trên thị trường tiền tệ ví dụ trái phiếu chính phủ). Các tài sản có tính thanh khoản phải đảm bảo có thể được mua bán trên thị trường nhanh chóng mà không ảnh hưởng đến giá cả, tức là giá giao dịch không bị chênh lệch quá nhiều so với giá gốc. Tất nhiên, các nhà đầu tư yêu thích đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản cao vì họ có thể dễ dàng rút khỏi vụ đầu tư và lấy lại khoản đầu tư của mình (kèm theo cả lãi hoặc nếu là lỗ thì số tiền bị mất cũng không đáng kể). Thứ hai, tính thanh khoản chỉ khả năng trả nợ của doanh nghiệp khi đến hạn. Và, thứ ba, tính thanh khoản liên quan đến khả năng vận hành trơn tru của thị trường xét về khía cạnh các giao dịch mua và bán. Như Crockett (2008) định nghĩa thực nghiệm về vai trò của tính thanh khoản: “Tính thanh khoản dễ nhận ra hơn là định nghĩa nó”. Định nghĩa thanh khoản mang tính trừu tượng và đòi hỏi sự tư duy cao. Theo dòng lịch sử, thanh khoản đã song hành với sự phát triển của khái niệm tiền tệ và đã thay đổi theo quá trình mở rộng tài chính, trong một phạm vi rộng hơn, nó thay đổi theo sự cải tiến trong cấu trúc và chức năng của hệ thống tài chính. Trong phần này chúng ta sẽ cùng điểm qua những định nghĩa và khái niệm mà các nhà kinh tế học đã đưa ra về tính thanh khoản và qua đó cũng chứng minh một điều rằng, tính thanh khoản ngày nay đã phát triển phức tạp hơn rất nhiều. Lý thuyết tài chính cho rằng, với những bất hoàn hảo của thị trường vốn, dịch chuyển nguồn vốn giữa những thành phần kinh tế trong một khoảng thời gian yêu cầu một lượng tài sản tài chính phi rủi ro thích hợp trong nền kinh tế: để lưu giữ giá trị và là công cụ trao đổi được đông đảo những người tham gia trên thị trường chấp nhận. Đó chính là định nghĩa tiền giấy hay tiền pháp định, tiền vừa đảm nhiệm chức năng là đơn vị hạch toán, vừa giữ chức năng là trung gian trao đổi. Ở đây, chúng tôi muốn đề cập đến một dạng thanh khoản truyền thống và đơn sơ nhất là thanh khoản tài sản. Khái niệm này có thể nói là quen thuộc và được chấp nhận phổ biến nhất “Tiền là tài sản có tính thanh khoản cao nhất nên tiền cũng được lựa chọn làm thước đo cho khả năng thanh khoản của các tài sản khác”. Lý thuyết tài chính cũng lý giải vai trò của các ngân hàng thương mại như là những nhà cung cấp tính thanh khoản: bởi chức năng trợ cấp những khoản vay hoặc nắm giữ những chứng khoán nợ sơ cấp được phát hành bởi các thành phần kinh tế có nhu cầu được cung cấp thêm vốn, bởi chức năng tập trung nguồn vốn từ những nhà đầu tư bằng cách phát hành “chứng khoán nợ gián tiếp”. Do sự phát GVHD: Đặng Bửu Kiếm 16 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  28. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản triển lớn mạnh và nhất là những đặc tính trong hợp đồng của các chứng khoán nợ này, chúng được cân nhắc và chấp nhận chung như là một sự thay thế, trong hầu hết các mối quan hệ, cho cơ sở tiền tệ hợp pháp. Điều này đã dẫn dắt đến định nghĩa của khái niệm thanh khoản ngân hàng, thanh khoản ngân hàng bao gồm cả khả năng ngay lập tức của ngân hàng và tính thanh khoản được cung cấp từ phát hành dòng tín dụng. Rủi ro thanh khoản ngân hàng vì thế liên kết cả với khả năng đáp ứng nghĩa vụ của ngân hàng đối với người gửi tiền ở ngân hàng họ cũng như việc chuyển tiền gửi thành tiền mặt khi cần thiết (bằng cách rút bớt “drawing-down” dòng tín dụng) và chức năng duy trì sự cân bằng giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra. Những dòng tiền này được quản lý dưới sự điều hành và kiểm soát của ngân hàng trung ương, nó bảo đảm tính có sẵn của cơ sở tiền tệ cần thiết để giữ vững sự phát triển của tiền ngân hàng. Ngân hàng trung ương cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và làm mạnh thêm cơ sở hạ tầng cần thiết để ổn định hệ thống tài chính. Trong suốt những thập niên gần đây, sự phát triển nhanh chóng của thị trường tài chính, đặc biệt là sự trưởng thành trong vai trò của thị trường chứng khoán thứ cấp đã tạo nên sự mở rộng hình ảnh của tài sản tài chính, bao gồm cả định nghĩa của thanh khoản. Do đó, chúng ta đang chứng kiến sự tiếp nhận một khái niệm mới là thanh khoản thị trường, mức độ thanh khoản này được định trên cơ sở một số đặc điểm hoạt động liên quan đến thị trường chứng khoán như sau (Bervas, 2006): o Chi phí giao dịch được đo lường bởi thời gian chào bán – mua của giao dịch chứng khoán. o Chiều sâu thị trường, tức là khối lượng giao dịch có thể thực hiện ngay lập tức mà không có sự thay đổi của giá giới hạn. o Khả năng hồi phục của thị trường, nghĩa là tốc độ mà giá cả có thể trở lại trạng thái cân bằng của nó sau một cú sốc ngẫu nhiên trong dòng giao dịch. Những đặc điểm đã kể trên của thanh khoản thị trường được thể hiện đầy đủ trong những thị trường có tổ chức, nơi giao dịch những tài sản tài chính đúng chuẩn được phát hành rộng rãi, nơi đảm bảo sự công bằng cho nhà đầu tư, hứa hẹn cung cấp cho họ những thông tin chính xác về tài sản giao dịch và nhà phát hành. Định nghĩa thanh khoản thị trường nhấn mạnh rõ ràng sự thay đổi đã diễn ra trong rủi ro thanh khoản, giờ đây rủi ro thanh khoản còn liên hệ chặt chẽ với GVHD: Đặng Bửu Kiếm 17 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  29. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản khả năng xây dựng quỹ tiền tệ theo mong muốn của các nhà đầu tư tổ chức cũng như cá nhân, những người tham gia trên thị trường tài chính nói chung luôn có thể điều chỉnh quỹ tiền tệ của mình bằng cách bán tài sản tài chính đang có trong danh mục hoặc phát hành thêm công cụ tài chính mới (hoặc kết hợp cả hai). Những thay đổi trong dòng tiền liên quan đến việc mua bán tài sản tài chính này có khi sẽ làm nguy hại đến tổng tài sản tài chính, giá trị đạt được thực tế khác với giá trị kỳ vọng: rủi ro thanh khoản quỹ. Đây là một dạng rủi ro có quan hệ mật thiết với rủi ro thanh khoản thị trường và được các nhà đầu tư rất quan tâm. Vậy đến đây, chúng ta có thể nhìn thấy sự mở rộng khái niệm thanh khoản diễn ra đến mức độ nào? Sự phát triển nhanh chóng của hệ thống tài chính đã hỗ trợ cho việc chứng khoán hóa những tài sản tài chính không được giao dịch chính thức, chẳng hạn như những khoản vay ngân hàng, điều đó đã dẫn đến sự kỳ vọng của những cá nhân và tổ chức tham gia trên thị trường rằng họ có thể trang trải nhu cầu thanh khoản của mình bằng cách tạo nên những tài sản tài chính mới, hoặc sắp xếp những tài sản tài chính họ đang nắm giữ. Khả năng chuyển giao tài sản được cân nhắc như là tương đương với khả năng bán tài sản, chuyển nó thành tiền, một cách nhanh chóng tại mức chi phí giao dịch thấp và một mức ảnh hưởng không đáng kể lên giá cả của tài sản đó. Trong quan điểm của những người tham gia trên thị trường, thanh khoản không còn giới hạn trong cơ sở tiền tệ và những khoản tiền gửi ngay lập tức của ngân hàng, mà còn bao gồm thị trường tài chính trong tổng số. Do đó định nghĩa theo Tirole (2008) “một tài sản cung cấp tính thanh khoản cho thế giới nếu nó có thể được sử dụng như là một tấm đệm nhằm đáp ứng các nhu cầu” giờ đây đang được biểu hiện bởi một tập hợp tín dụng/tiền tệ rộng hơn và theo một vài tác giả (Adrian và Shin, 2007), tính thanh khoản thực sự gồm tất cả tài sản trong bảng cân đối của các trung gian tài chính. 2.2.2. Các yếu tố cấu thành nên thanh khoản doanh nghiệp Dựa trên một số nghiên cứu và các tài liệu có liên quan có thể rút ra kết luận rằng các yếu tố cấu thành nên thanh khoản của doanh nghiệp bao gồm tài sản ngắn hạn (TSNH) và tài sản dài hạn (TSDH). GVHD: Đặng Bửu Kiếm 18 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  30. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản Tài sản ngắn hạn 1. Tiền 2. Các khoản phải thu 3. Hàng tồn kho 4. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 5. Tài sản ngắn hạn khác Tài sản dài hạn 1. Các khoản phải thu dài hạn 2. Tài sản cố định 3. Bất động sản đầu tư 4. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 5. Tài sản dài hạn khác Nguồn: Brigham và Houston, (2003) Tài sản ngắn hạn là tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền hoặc có thể bán hay sử dụng trong vòng một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường của một doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn phản ánh tổng giá trị tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sản ngắn hạn khác có đến thời điểm báo cáo, bao gồm: tiền, các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác. (1) Tiền: là một bộ phận tài sản ngắn hạn tồn tại dưới hình thái tiền tệ bao gồm: tiền mặt tại quỹ (là số tiền mà doanh nghiệp đang giữ tại quỹ của mình như tiền Việt Nam, ngân phiếu, các loại chứng từ, tín phiếu có giá trị, vàng bạc, kim khí quý, đá quý, ), tiền gửi ngân hàng (là số tiền có trên tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp tại ngân hàng, kho bạc Nhà nước, công ty tài chính như tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, ), tiền đang chuyển (là số tiền mà doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng hay đã gửi qua đường bưu điện, đang làm thủ tục trích chuyển từ tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp sang tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp khác mà doanh nghiệp chưa nhận được giấy thông báo GVHD: Đặng Bửu Kiếm 19 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  31. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản Có của ngân hàng). Các khoản tương đương tiền, là các khoản đầu tư ngắn hạn và có tính thanh khoản cao định kỳ chuyển sang tiền mặt và vì thế khi đến gần kỳ hạn thanh toán chúng có rủi ro do thay đổi giá cả khi lãi suất biến động. Các đầu tư này thường có kỳ hạn 3 tháng hoặc ít hơn. (2) Các khoản phải thu: là toàn bộ các khoản mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thu từ các đối tượng khác bao gồm: phải thu từ khách hàng, phải thu nội bộ, các khoản cầm cố, thế chấp, ký quỹ, hay có thể nói các khoản phải thu dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu phát sinh trong quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. (3) Hàng tồn kho: hàng tồn kho ở doanh nghiệp thường là những tài sản hữu hình thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp được sử dụng vào sản xuất kinh doanh hoặc thực hiện các thương vụ, dịch vụ, hàng hóa để gửi bán hoặc gửi đi bán trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, hàng tồn kho thường bao gồm: nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, công cụ lao động, vật liệu đóng gói bao bì, thành phẩm, sản phẩm dỡ dang, Việc xem xét hàng tồn kho là một việc rất cần thiết bởi hiện tại hàng tồn kho là một thành phần ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định thu nhập của một doanh nghiệp. (4) Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: là các khoản đầu tư của doanh nghiệp ra bên ngoài được thực hiện dưới hình thức cho vay, cho thuê, góp vốn liên doanh, mua bán chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, ) có thời hạn sử dụng, thu hồi vốn không quá một năm. (5) Tài sản ngắn hạn khác: là các tài sản không thuộc các loại tài sản trên, tài sản ngắn hạn khác ở đây bao gồm: chi phí trả trước ngắn hạn, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, thuế và các khoản phải thu của Nhà nước, tài sản ngắn hạn khác. Tài sản dài hạn là tất cả các tài sản không nằm trong danh mục tài sản ngắn hạn. Tài sản dài hạn phản ánh tổng giá trị các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư và các tài sản dài hạn khác có đến thời điểm báo cáo bao gồm: các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác. (1) Các khoản phải thu dài hạn: là các khoản phải thu dài hạn khách hàng, phải thu nội bộ dài hạn và các khoản phải thu dài hạn khác có thời gian thu hồi hoặc thanh toán trên một năm. (2) Tài sản cố định: là những tài sản có giá trị lớn, có thời gian sử dụng dài phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thương mại, dịch vụ, để tạo ra doanh thu và dòng tiền trên một năm. GVHD: Đặng Bửu Kiếm 20 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  32. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản (3) Bất động sản đầu tư: là những bất động sản như quyền sử dụng đất, nhà hoặc một phần của nhà hoặc cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng do người chủ sở hữu hoặc người đi thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá mà không phải để sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ hay cho các mục đích quản lý hoặc bán trong kỳ hoạt động kinh doanh thông thường. (4) Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: là khoản đầu từ vào việc mua bán các chứng khoán có thời hạn thu hồi trên một năm hoặc góp vốn liên doanh bằng tiền, bằng hiện vật, mua cổ phiếu có thời gian thu hồi vốn trên một năm và các khoản đầu tư khác có thời hạn trên một năm. (5) Tài sản dài hạn khác: là các tài sản không thuộc các loại tài sản trên, tài sản dài hạn khác bao gồm: chi phí trả trước dài hạn, tài sản thuế thu nhập hoãn lại và các tài sản dài hạn khác. 2.2.3. Đo lường thanh khoản công ty Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ. Năng lực tài chính đó tồn tại dưới dạng tiền tệ (tiền mặt, tiền gửi, ), các khoản phải thu từ các cá nhân mắc nợ doanh nghiệp, các tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền như: hàng hóa, thành phẩm, hàng gửi bán. Các khoản nợ của doanh nghiệp có thể là các khoản vay ngân hàng, khoản nợ tiền hàng do xuất phát từ quan hệ mua bán các yếu tố đầu vào hoặc sản phẩm hàng hóa doanh nghiệp phải trả cho người bán hoặc người mua đặt trước, các khoản thuế chưa nộp ngân hàng nhà nước, các khoản chưa trả lương. Các chỉ tiêu đo lường khả năng thanh toán của doanh nghiệp bao gồm: - Khả năng thanh toán ngắn hạn (Current ratio) - Khả năng thanh toán nhanh (Quick ratio) - Khả năng thanh toán tức thời (Cash ratio) Trong kinh doanh vấn đề làm cho các chủ doanh nghiệp lo ngại là các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi, các khoản phải trả không có khả năng thanh toán. Vì vậy doanh nghiệp phải duy trì một mức vốn luân chuyển hợp lý để đáp ứng kịp thời các khoản nợ ngắn hạn, duy trì các loại hàng tồn kho để đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi. Tại các nước trên thế giới theo cơ chế thị trường căn cứ vào luật phá sản doanh nghiệp có thể bị tuyên GVHD: Đặng Bửu Kiếm 21 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  33. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản bố phá sản theo yêu cầu của các chủ nợ khi doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả và ở Việt Nam, Luật doanh nghiệp cũng quy định tương tự như vậy. Do đó các doanh nghiệp luôn luôn quan tâm đến các khoản nợ đến hạn trả và chuẩn bị nguồn để thanh toán. Những chỉ tiêu về khả năng thanh toán là một trong những chỉ tiêu được rất nhiều người quan tâm như các nhà đầu tư, các nhà cung cấp hàng hóa, những người cho vay và các đối tượng liên quan khác. Họ quan tâm đến chỉ tiêu này bởi lẽ họ muốn biết chắc chắn rằng số tiền mà họ đầu tư vào doanh nghiệp có được sử dụng đúng mục đích hay không và họ muốn biết rằng doanh nghiệp có khả năng thanh toán các món nợ của doanh nghiệp khi đến thời hạn hay không? Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được thể hiện thông qua một số chỉ tiêu sau: Khả năng thanh toán ngắn hạn (Current ratio) Khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp được định nghĩa là mối quan hệ giữa toàn bộ tài sản có thời gian chu chuyển ngắn của doanh nghiệp với nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này được tính như sau: Tài sản ngắn hạn Khả năng thanh toán ngắn hạn ( ) = 1 Nợ ngắn hạn Hệ số này thể hiện mức độ bảo đảm của tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà doanh nghiệp buộc phải thanh toán trong kỳ, do đó doanh nghiệp phải sử dụng những tài sản mà doanh nghiệp thực có và doanh nghiệp tiến hành hoán chuyển những tài sản này thành tiền và dùng số tiền đó để thanh toán các khoản nợ đến hạn. Những tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh nhất là những tài sản ngắn hạn, đó là những tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý và thuộc quyền sử dụng của doanh nghiệp. Nếu H1 > 1: Doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ vay và nếu hệ số này gia tăng thì nó phản ánh mức độ mà doanh nghiệp đảm bảo chi trả các khoản nợ là càng cao, rủi ro phá sản của doanh nghiệp thấp, tình hình tài chính được đánh giá là tốt, nhưng nếu hệ số này quá cao thì không tốt, nó cho thấy sự dồi dào của doanh nghiệp trong việc thanh toán nhưng lại giảm hiệu quả sử dụng vốn do doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn và có thể dẫn đến một tình hình tài chính xấu. GVHD: Đặng Bửu Kiếm 22 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  34. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản Nếu H1 < 1: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là không tốt, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp không đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và các khoản nợ đến hạn phải trả. Nếu H1 tiến dần về 0 thì doanh nghiệp khó có khả năng có thể trả được nợ, tình hình tài chính của doanh nghiệp đang gặp khó khăn và doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản. Tuy nhiên, hạn chế của chỉ tiêu này là phần tử số (tài sản ngắn hạn) bao gồm nhiều loại kể cả những loại tài sản khó có thể hoán chuyển thành tiền để trả nợ vay như các khoản nợ phải thu khó đòi, hàng tồn kho kém phẩm chất, các khoản thiệt hại chờ xử lý, Theo kinh nghiệm của một số nhà phân tích, người ta nhận thấy rằng nếu hệ số này = 2 là tốt nhất, tuy nhiên số liệu này chỉ mang tính chất tham khảo bởi vì nó biến động tùy thuộc vào nhiều nhân tố và điều kiện khác nhau của từng ngành. Nhưng ở đây xuất hiện hai mâu thuẫn: Thứ nhất, khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp, vì vậy không thể nói một cách đơn giản là tình hình tài chính của doanh nghiệp là tốt nếu khả năng thanh toán ngắn hạn lớn. Khả năng thanh toán ngắn hạn lớn có thể do: các khoản phải thu (tức nợ không đòi được hoặc không dùng để bù trừ được) vẫn còn lớn, hàng tồn kho lớn (tức nguyên vật liệu dự trữ quá lớn không dùng hết và hàng hóa, thành phẩm tồn kho không bán được) tức là có thể có một lượng lớn. Tài sản lưu động tồn trữ lớn, phản ánh việc sử dụng tài sản không hiệu quả, vì bộ phận này không vận động không sinh lời Khi đó khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ là không cao nếu không muốn nói là không có khả năng thanh toán. Thứ hai, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có thể được hình thành từ vốn vay dài hạn như tiền trả trước cho người bán; hoặc được hình thành từ nợ khác (các khoản ký quỹ, ký cược, ) hoặc được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu. Chính vì thế có thể vốn vay ngắn hạn của doanh nghiệp nhỏ nhưng nợ dài hạn và nợ khác lớn. Nếu lấy tổng tài sản lưu động chia cho nợ ngắn hạn để nói lên khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp thì chẳng khác gì kiểu dùng nợ để trả nợ vay. Chính vì vậy, không phải hệ số này càng lớn càng tốt. Tính hợp lý của hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, ngành nghề nào có tài sản lưu GVHD: Đặng Bửu Kiếm 23 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  35. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản động chiếm tỷ trọng cao (chẳng hạn như Thương mại) trong tổng tài sản thì hệ số này cao và ngược lại. Vì những hạn chế trên nên khi đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp các nhà phân tích thường kết hợp thêm hệ số khả năng thanh toán nhanh. Khả năng thanh toán nhanh (Quick ratio) Các doanh nghiệp khi tiến hành thanh toán các khoản nợ thì trước tiên doanh nghiệp phải chuyển các tài sản ngắn hạn thành tiền nếu lượng tiền mặt tại doanh nghiệp không đủ để chi trả, nhưng trong các loại tài sản của doanh nghiệp thì không phải tài sản nào cũng có khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh mà có những tài sản tồn kho nên loại bỏ ra vì đó là bộ phận dự trữ thường xuyên cho kinh doanh mà giá trị của nó và thời gian chuyển đổi thành tiền kém nhất, chẳng hạn như vật tư hàng hóa tồn kho (các loại vật tư công cụ, dụng cụ, thành phẩm tồn kho, ) thì không thể chuyển đổi ngay thành tiền, do đó nó có khả năng thanh toán kém nhất. Tùy theo mức độ kịp thời của việc thanh toán nợ, hệ số khả năng thanh toán nhanh có thể được xác định như sau: Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Khả năng thanh toán nhanh ( ) = 2 Nợ ngắn hạn Hệ số H2 thông thường biến động từ 0,5 đến 1, lúc đó khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đánh giá là khả quan. Tuy nhiên, để kết luận hệ số này tốt hay xấu thì cần phải xem xét đến bản chất và điều kiện kinh doanh cụ thể của từng doanh nghiệp và ngành nghề. Thông thường, những doanh nghiệp có hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 0,5 thì thường phải đối diện với những khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn. Do vậy, những doanh nghiệp này thường phải thực hiện thanh lý tài sản hoặc bán gấp các hàng hóa tồn kho với mức giá thấp để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Nhưng nếu hệ số này quá cao thì cũng không tốt bởi vì tiền mặt tại quỹ nhiều hoặc các khoản phải thu lớn sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn. Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp cao hay thấp, tình hình tài chính được đánh giá tốt hay xấu tùy thuộc vào lượng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn lớn hay bé, nợ ngắn hạn nhỏ hay lớn. Tuy nhiên khi sử dụng hệ số thanh toán nhanh phải lưu ý một số điểm: Thứ nhất, công thức này vô tình đã triệt tiêu năng lực thanh toán “không dùng tiền” của doanh nghiệp trong việc trả các khoản nợ đến hạn. Tức là chưa GVHD: Đặng Bửu Kiếm 24 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  36. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản tính đến khả năng doanh nghiệp dùng một lượng hàng hóa mà thị trường có nhu cầu cao có thể bán ngay được; cũng như chưa tính đến khoản phải thu mà khi cần đơn vị có thể thỏa thuận để bù trừ khoản nợ phải trả cho các chủ nợ. Và như vậy sẽ là sai lầm khi lượng tiền của doanh nghiệp có thể ít, khoản đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp không có nhưng lượng hàng hóa, thành phẩm tồn kho có thể bán ngay bất cứ lúc nào là lớn, khoản phải thu có thể bù trừ ngay được cho các khoản phải trả là nhiều, mà lại đánh giá khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp thấp. Thứ hai, nợ ngắn hạn có thể lớn nhưng chưa cần thanh toán ngay thì khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp cũng có thể được coi là lớn. Nợ ngắn hạn chưa đến hạn trả mà buộc doanh nghiệp phải tính đến khả năng trả nợ ngay trong khi nợ dài hạn và nợ khác phải trả hoặc quá hạn trả lại không tính đến thì sẽ là không hợp lý. Nhìn chung hệ số này bằng 1 là lý tưởng nhất. Tuy nhiên giống như hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, độ lớn của hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và kỳ hạn thanh toán các món nợ trong kỳ. Chỉ tiêu này cho phép đánh giá tốt hơn rủi ro phá sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên do các chi phí trả trước cũng như các khoản phải thu, có quá trình chuyển đổi sang tiền mặt chậm hơn nhiều nên có thể sử dụng các chỉ tiêu khác để bổ sung. Khả năng thanh toán tức thời (Cash ratio) Chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời chỉ xem xét các khoản có thể sử dụng để thanh toán nhanh nhất đó là tiền. Khả năng thanh toán tức thời cho biết, với số tiền và các khoản tương đương tiền, doanh nghiệp có đảm bảo thanh toán kịp thời các khoản nợ ngắn hạn hay không. Hệ số này được xác định như sau: Tiền và các khoản tương đương tiền Khả năng thanh toán tức thời ( ) = 3 Nợ ngắn hạn Hệ số này thường xuyên biến động từ 0,5 đến 1. Tuy nhiên, giống như trường hợp của khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh, để kết luận giá trị của hệ số thanh toán tức thời là tốt hay xấu ở một doanh nghiệp cụ thể còn cần xem xét đến bản chất kinh doanh và điều kiện kinh doanh của doanh GVHD: Đặng Bửu Kiếm 25 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  37. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản nghiệp đó. Nhưng nếu hệ số này quá nhỏ thì có thể nói doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ. So với các chỉ số thanh khoản ngắn hạn khác như chỉ số thanh toán hiện thời (current ratio), hay chỉ số thanh toán nhanh (quick ratio) thì chỉ số thanh toán tức thời (cash ratio) đòi hỏi khắt khe hơn về tính thanh khoản của doanh nghiệp. Hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn bị loại khỏi công thức tính do không có gì bảo đảm là hai khoản này có thể chuyển nhanh chóng sang tiền để kịp đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn. Có rất ít doanh nghiệp có số tiền mặt và các khoản tương đương tiền đủ để đáp ứng toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn, do đó chỉ số thanh toán tiền mặt rất ít khi lớn hơn hay bằng 1. Điều này cũng không quá nghiêm trọng. Một doanh nghiệp giữ tiền mặt và các khoản tương đương tiền ở mức cao để bảo đảm chi trả các khoản nợ ngắn hạn là một việc làm không thực tế vì như vậy cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không biết sử dụng loại tài sản có tính thanh khoản cao này một cách có hiệu quả. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng số tiền và các khoản tương đương tiền này để tạo ra doanh thu cao hơn. Mặc dù chỉ số này phản ánh được mức thanh khoản cao nhất của tài sản doanh nghiệp, nhưng tính khả dụng của nó lại tương đối hạn chế. Người ta rất ít khi sử dụng chỉ số thanh toán tiền mặt trong các báo cáo tài chính và các nhà phân tích cũng ít khi dùng chỉ số này trong phân tích cơ bản. Các hệ số trên chỉ được xem xét trong trạng thái tĩnh nên chưa đủ để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Do vậy, cần sử dụng các chỉ tiêu mang tính chất quản trị để đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp. 2.3. Các nghiên cứu trước có liên quan Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thiện cũng như làm sáng tỏ hơn về các yếu tố tác động đến tính thanh khoản, tác giả đã liệt kê một số nghiên cứu trước có liên quan đến chủ đề nghiên cứu, cụ thể như sau: Opler và cộng sự (1999) đã thực nghiệm nghiên cứu các yếu tố tác động đến thanh khoản của 1.048 công ty Mỹ giai đoạn từ năm 1971 đến năm 1994. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến quy mô, vốn lưu động, đòn bẩy, chi trả cổ tức có mối tương quan ngược chiều với thanh khoản, và các biến tỷ lệ dòng tiền/tài sản, tỷ lệ chi tiêu vốn/tổng tài sản, rủi ro ngành, và tỷ lệ chi phí nghiên cứu phát triển/doanh thu có tương quan cùng chiều với thanh khoản. Các tác giả kết luận rằng các công ty lớn có tiếp cận thị trường vốn tốt hơn sẽ nắm giữ ít tiền mặt hơn, sẽ khiến chỉ số thanh khoản kém hơn. GVHD: Đặng Bửu Kiếm 26 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  38. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản Ferreira và Vilela (2004) đã nghiên cứu các yếu tố quyết định tính thanh khoản của 400 công ty tại 12 quốc gia EMU bao gồm Đức, Áo, Pháp, Hy Lạp, Ý, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Bỉ, Ireland, Phần Lan và Luxemburg giai đoạn 1987 – 2000. Kết quả cho thấy tính thanh khoản có mối tương quan cùng chiều với cơ hội đầu tư và lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Trong khi đó, đòn bẩy, quy mô doanh nghiệp và nợ có ảnh hưởng ngược chiều đến thanh khoản. Bruinshoofd và Kool (2004) đã tiến hành thực nghiệm nghiên cứu về khả năng thanh khoản ngắn hạn của các công ty Hà Lan. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu 453 doanh nghiệp giai đoạn 1986 – 1997. Các tác giả xem xét yếu tố quy mô, vốn lưu động, tài sản, doanh thu, tổng nợ, nợ ngắn hạn, đầu tư, lợi nhuận trên tài sản, thu nhập không chắc chắn, lãi suất bình quân là biến độc lập. Kết quả nghiên cứu cho thấy vốn lưu động, đầu tư và lợi nhuận trên tài sản có tác động ngược chiều với khả năng thanh khoản của công ty. Afza và Adnan (2007) đã nghiên cứu các yếu tố quy mô doanh nghiệp, dòng tiền, vốn lưu động ròng và đòn bẩy tác động đến tính thanh khoản công ty bằng cách thu thập số liệu của 205 công ty tại Karachi trong giai đoạn 1998 – 2005. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong các biến tác động đến tính thanh khoản công ty thì biến quy mô doanh nghiệp và biến dòng tiền có tác động cùng chiều, trong khi đó biến biến vốn lưu động ròng và đòn bẩy lại có tác động ngược chiều. Baum và cộng sự (2008), nghiên cứu mẫu khoảng 21.000 công ty Mỹ trong giai đoạn 1993 – 2002, nhằm tìm ra các yếu tố tác động đến thanh khoản công ty. Tác giả sử dụng dữ liệu bảng để mô tả các tác động của biến tiền mặt/tài sản, bán hàng/tài sản, đầu tư/tài sản và biến vĩ mô của thị trường đến thanh khoản công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến tiền mặt/tài sản, bán hàng/tài sản, đầu tư/tài sản có mối tương quan cùng chiều với thanh khoản của công ty. Nghiên cứu còn thấy rằng các công ty đều tăng tỷ lệ thanh khoản trong thời kỳ bất ổn, trong khi môi trường kinh tế vĩ mô khó dự đoán hơn, hoặc khi có nguy cơ cao do đó các công ty trở nên thận trọng hơn và tăng khả năng thanh khoản để đảm bảo cho quá trình hoạt kinh doanh của doanh nghiệp. Isshaq và Bokpin (2009) thu thập dữ liệu hàng năm giai đoạn 1991 – 2007 tại Ghana để đánh giá mối quan hệ giữa thanh khoản, quy mô, vốn lưu động, tỷ lệ đầu tư và lợi nhuận trên tài sản. Kết quả của nghiên cứu cho thấy quy mô, lợi nhuận trên tài sản và vốn lưu động và tỷ lệ đầu tư có mối quan hệ cùng chiều với khả năng thanh khoản của công ty. GVHD: Đặng Bửu Kiếm 27 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  39. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản Chen và Mahajan (2010) nghiên cứu các công ty từ 45 quốc gia giai đoạn 1994 – 2005. Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá khả năng thanh khoản của công ty thông qua biến quy mô, dòng tiền/tài sản, vốn lưu động/tài sản, chi phí vốn/tài sản, tỷ lệ nợ, chi trả cổ tức. Nghiên cứu cho thấy dòng tiền có tác động cùng chiều với khả năng thanh khoản, trong khi vốn lưu động/tài sản và tỷ lệ nợ có tác động ngược chiều với khả năng thanh khoản. Filippo Ippolito và Ander Perez (2011), đã nghiên cứu ra các yếu tố tác động đến thanh khoản của công ty bao gồm quy mô công ty, giá trị thị trường/giá trị sổ sách, dòng tiền, tỷ lệ vốn lưu động ròng (vốn lưu động ròng/tổng tài sản) và chi phí nghiên cứu phát triển bằng việc nghiên cứu mẫu của trên 23.000 công ty Mỹ trong giai đoạn 2002 – 2008. Nghiên cứu cho thấy trong các yếu tố tác động đến thanh khoản công ty thì yếu tố giá trị thị trường/giá trị sổ sách và chi phí nghiên cứu phát triển có mối tương quan ngược chiều đến thanh khoản, ngược lại yếu tố quy mô công ty, dòng tiền, tỷ lệ vốn lưu động ròng (vốn lưu động ròng/tổng tài sản) có tác động cùng chiều. Gill và Mathur (2011) đã nghiên cứu 164 công ty trên thị trường chứng khoán Toronto, Canada giai đoạn 2008 – 2010 nhằm tìm ra các yếu tố tác động đến thanh khoản của công ty. Quy mô, vốn lưu động ròng, tỷ lệ nợ, nợ ngắn hạn, tỷ lệ đầu tư và yếu tố ngành có tác động đến thanh khoản của công ty. Các biến có tác động ngược chiều đến thanh khoản là tỷ lệ nợ, vốn lưu động ròng và tỷ lệ đầu tư. Rohit và Vipan (2012), tiến hành nghiên cứu các yếu tố quyết định đến tính thanh khoản của công ty cho một mẫu gồm 100 công ty tại thị trường Ấn Độ trong giai đoạn 1999 – 2008. Kết quả cho thấy các biến như thay đổi dòng tiền tự do, tỷ lệ nợ, dòng tiền tự do, quy mô, chu kỳ tiền mặt trung bình, thay đổi của dòng tiền hoạt động có tác động đến thanh khoản công ty. Trong đó sự thay đổi của dòng tiền hoạt động, thay đổi dòng tiền tự do, dòng tiền tự do, quy mô, chu kỳ tiền mặt trung bình có tác động cùng chiều với thanh khoản công ty. GVHD: Đặng Bửu Kiếm 28 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  40. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản 2.4. Tổng kết các nghiên cứu trước Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu trước về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các công ty STT Biến Tương quan cùng chiều Tương quan ngược chiều Bruinshoofd và Kool (2004) Afza và Adnan (2007) Isshaq và Bokpin (2009) Opler và cộng sự (1999) 1 Quy mô Chen và Mahajan (2010) Ferreira và Vilela (2004) Gill và Mathur (2011) Rohit và Vipan (2012) Opler và cộng sự (1999) Ferreira và Vilela (2004) 2 Đòn bẩy Afza và Adnan (2007) Chen và Mahajan (2010) Gill và Mathur (2011) Isshaq và Bokpin (2009) 3 Lợi nhuận/Tài sản Bruinshoofd và Kool (2004) Gill và Mathur (2011) Thay đổi dòng Ferreira và Vilela (2004) 4 tiền hoạt động Rohit và Vipan (2012) Opler và cộng sự (1999) 5 Dòng tiền tự do Afza và Adnan (2007) Rohit và Vipan (2012) Giá trị thị Filippo Ippolito và Ander 6 trường/Giá trị sổ Perez (2011) sách (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) GVHD: Đặng Bửu Kiếm 29 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  41. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản Từ kết quả trên cho thấy có một số nghiên cứu chính của các tác giả ở các quốc gia khác nhau trên thế giới được sử dụng để tham khảo trong nghiên cứu này. Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu lại chú trọng đến một số yếu tố khác nhau nhưng tất cả đều xoay quanh đến sự ảnh hưởng của các yếu tố đó đến khả năng thanh khoản của các công ty, doanh nghiệp. Vì vậy trong nghiên cứu này tác giả sẽ không phân tích hay xem xét hết tất cả các yếu tố đó mà chỉ tập trung phân tích vào các yếu tố nào được xem là có khả năng giải thích cao nhất đến khả năng thanh khoản. Tóm tắt: Trong chương 2 tác giả đã giới thiệu một cách tổng quan về ngành thủy sản cũng như trình bày các nghiên cứu trước liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản công ty từ đó tổng hợp các biến có mối tương quan như thế nào đối với thanh khoản. Trên cơ sở đó tác giả tiếp tục đưa ra các phương pháp nghiên cứu và từ đó phân tích mối tương quan giữa các biến mà tác giả sẽ trình bày trong chương tiếp theo trong việc làm rõ các yếu tố đó. GVHD: Đặng Bửu Kiếm 30 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  42. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU Ở chương 2 tác giả đã trình bày về quá trình phát triển về ngành thủy sản, những đóng góp và vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế Việt Nam, cũng như dẫn chứng và tổng kết các nghiên cứu trước có liên quan đến vấn đề mà tác giả nghiên cứu. Trong chương này tác giả sẽ đi lựa chọn mô hình nghiên cứu, mô tả về dữ liệu nghiên cứu, trình bày ký hiệu và cách tính các biến có trong mô hình. Sau đó tác giả sẽ đi phân tích chuyên sâu về các biến nghiên cứu, đồng thời sẽ giới thiệu về phương pháp nghiên cứu và phương pháp phân tích dữ liệu mà tác giả sẽ sử dụng trong chương kế tiếp. 3.1. Mô hình nghiên cứu Dựa trên cơ sở các nghiên cứu trước của Opler và cộng sự (1999), Bruinshoofd và Kool (2004), Ferreira và Vilela (2004), Afza và Adnan (2007), Isshaq và Bokpin (2009), Chen và Mahajan (2010), Gill và Mathur (2011), Filippo Ippolito và Ander Perez (2011), Rohit và Vipan (2012), Baum và cộng sự (2008), và tình hình Việt Nam trong giai đoạn hiện tại, nghiên cứu lựa chọn mô hình hồi quy làm cơ sở để xem xét các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản như sau: LIQ = β0 + β1*P/B + β2*SIZE + β3*P/E + β4*D/A + β5*FCF + β6*GTA + β7*ROA + β8*RFOA Trong đó: Biến phụ thuộc: Khả năng thanh toán hiện hành (LIQ) Biến độc lập: Giá trị thị trường/Giá trị sổ sách (P/B) Quy mô doanh nghiệp (SIZE) Giá trị thị trường/Thu nhập trên mỗi cổ phần (P/E) Tỷ lệ nợ (D/A) Tỷ lệ dòng tiền tự do (FCF) Tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản (GTA) Tỷ suất sinh lời/Tổng tài sản (ROA) Tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần (RFOA) GVHD: Đặng Bửu Kiếm 31 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  43. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản βi: Hệ số tác động của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc. β0: Là một hằng số khi tất cả các giá trị của các biến độc lập = 0. 3.2. Dữ liệu và các biến nghiên cứu 3.2.1. Mô tả dữ liệu Nghiên cứu sử dụng chủ yếu là số liệu thứ cấp lấy từ các bảng báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các doanh nghiệp ngành thủy sản đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (HOSE và HNX). Số liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu này là các số liệu từ báo cáo kết quả cuối năm giai đoạn 2010 – 2014 được xử lý bằng phương pháp thống kê mô tả, phân tích dữ liệu và mô hình hồi quy. Các điểm “đột biến” (outlier) sẽ được xử lý bằng phương pháp thống kê dựa trên phân phối chuẩn, nhằm tránh làm nhiễu trong phân tích dữ liệu và kết quả của mô hình hồi quy. Vì vậy, theo lý thuyết thống kê các giá trị nằm trong khoảng [µ - 3σ; µ + 3σ] (chiếm 99,8% dữ liệu) là các điểm không đột biến (Zimmermann, 1991) và sẽ được giữ lại để xem xét. Mẫu nghiên cứu bao gồm 19 công ty với tổng cộng 95 quan sát cho dữ liệu bảng cân xứng. 3.2.2. Các biến nghiên cứu Nghiên cứu này chỉ nghiên cứu trong giai đoạn 2010 – 2014 đối với 19 doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Hà Nội (HNX). Trong nghiên cứu này tác giả đã đi sâu tìm hiểu mối quan hệ giữa một số biến trong như: tỷ lệ dòng tiền tự do (FCF), quy mô doanh nghiệp (SIZE), tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản (GTA), tỷ lệ nợ (D/A), giá trị thị trường/Thu nhập trên mỗi cổ phần (P/E), giá trị thị trường/Giá trị sổ sách (P/B), tỷ suất sinh lời/Tổng tài sản (ROA) và tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần (RFOA) với khả năng thanh khoản (LIQ) của 19 doanh nghiệp ngành thủy sản. Đồng thời nghiên cứu này sử dụng biến phụ thuộc để đo lường khả năng thanh khoản là tỷ lệ thanh toán hiện hành – Current ratio (LIQ) và được trình bày tóm tắt trong bảng 3.1 như sau: GVHD: Đặng Bửu Kiếm 32 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  44. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản Bảng 3.1: Ký hiệu và cách tính các biến trong mô hình Đơn Kỳ Biến Định nghĩa Cách tính vị vọng Khả năng thanh toán LIQ Lần Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn hiện hành P/B Tỷ số P/B Lần Giá trị thị trường/Giá trị sổ sách − SIZE Quy mô doanh nghiệp Lần Log(Tổng tài sản) + Giá trị thị trường/Thu nhập trên P/E Tỷ số P/E Lần − mỗi cổ phần (EPS) D/A Tỷ lệ nợ % Tổng nợ/Tổng tài sản − (Lợi nhuận sau thuế + Khấu FCF Tỷ lệ dòng tiền tự do % + hao)/Doanh thu Tăng trưởng tổng tài (Tổng tài sản – Tổng tài GTA % năm t + sản sảnnăm t – 1)/Tổng tài sảnnăm t – 1 Tỷ suất sinh lời/tổng tài Lợi nhuận trước thuế và lãi ROA % + sản vay/Tổng tài sản Tỷ lệ lưu chuyển tiền Lưu chuyển tiền thuần từ RFOA % + thuần HĐSXKD/Tổng tài sản 3.3. Định nghĩa và đo lường các biến 3.3.1. Biến phụ thuộc Tỷ lệ thanh khoản hiện hành (Current ratio) là tỷ lệ giữa tài sản lưu động và giá trị nợ ngắn hạn phải trả trong cùng kỳ, phản ánh khả năng thanh toán khoản nợ hiện tại của doanh nghiệp, chỉ số này được đo lường như sau: Tài sản ngắn hạn Tỷ lệ thanh khoản hiện hành = Nợ ngắn hạn GVHD: Đặng Bửu Kiếm 33 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  45. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản Ý nghĩa: Chỉ số này cho biết khả năng thanh khoản của một công ty trong việc dùng các tài sản ngắn hạn như tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. Tỷ số này càng cao chứng tỏ công ty càng có nhiều khả năng sẽ hoàn trả được hết các khoản nợ nhưng nếu tỷ số này quá cao cũng không phải là một dấu hiệu tích cực bởi vì nó cho thấy công ty hiện đang sử dụng tài sản chưa được hiệu quả, ngược lại tỷ số này nhỏ hơn 1 cho thấy công ty đang ở trong tình trạng tài chính tiêu cực, có khả năng không trả được các khoản nợ khi đáo hạn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là công ty đó sẽ phá sản bởi vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn để chi trả các khoản nợ của công ty. 3.3.2. Biến độc lập  Tỷ lệ nợ (D/A) - Tỷ lệ nợ là tỷ số tài chính đo lường năng lực sử dụng và quản lý nợ của doanh nghiệp. Tổng số nợ bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải trả. Các cổ đông luôn mong muốn tỷ số nợ cao vì như vậy sẽ làm gia tăng khả năng sinh lời cho cổ đông, nhưng ngược lại các chủ nợ thì thích tỷ lệ này thấp vì như vậy công ty sẽ có khả năng trả được nợ cao hơn. Tuy nhiên muốn đánh giá chính xác được tỷ lệ này là cao hay thấp ta phải so sánh với tỷ lệ nợ của bình quân ngành. - Tỷ lệ nợ càng thấp thì mức độ bảo vệ cho các chủ nợ càng cao trong trường hợp doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản và phải thanh lý tài sản. - Tỷ lệ nợ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố: loại hình doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, mục đích vay. Tuy nhiên thông thường thì các doanh nghiệp duy trì ở mức 60/40 là có thể chấp nhận được. Tỷ lệ nợ được tính toán như sau: Tổng nợ Tỷ lệ nợ (%) = 100 Tổng tài sản Ý nghĩa: Tỷ lệ này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp là như thế nào. Nếu tỷ số này quá nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp đi vay ít và cho thấy doanh nghiệp có khả năng tự chủ trong tài chính cao, tuy nhiên nó còn cho thấy rằng ở GVHD: Đặng Bửu Kiếm 34 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  46. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản đây doanh nghiệp chưa biết cách khai thác hiệu quả đòn bẩy tài chính (chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay). Ngược lại, nếu tỷ lệ này quá cao thì có thể hiểu là doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu là đi vay để kinh doanh, thể hiện mức rủi ro của doanh nghiệp cao hơn.  Tăng trưởng tổng tài sản Tỷ lệ tăng trưởng tài sản là tỷ lệ thể hiện sự thay đổi các giá trị của tổng tài sản qua các năm, có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn năm hiện tại. Tỷ lệ này được xác định như sau: Tổng tài sản – Tổng tài sản Tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản (%) = t t - 1 100 Tổng tài sảnt - 1 Ý nghĩa: - Tỷ lệ tăng trưởng tài sản cho biết mức tăng trưởng tương đối (tính theo phần trăm) qua các thời kỳ. Tỷ lệ này âm đồng nghĩa với tăng trưởng âm. Trường hợp tài sản của kỳ trước so với kỳ hiện tại mà bằng 0 thì tỷ lệ này là không xác định. - Tăng trưởng tài sản không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp làm ăn tốt, tỷ lệ tăng trưởng tài sản phụ thuộc vào các yếu tố: mục đích tăng trưởng tài sản, vốn tài trợ lấy từ nguồn nào, Nếu doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư thì việc tăng trưởng tài sản là một dấu hiệu tốt.  Tỷ lệ dòng tiền tự do Dòng tiền tự do là số tiền từ hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp tạo ra sau khi đã tính toán các chi phí, nếu dòng tiền tự do cao thì doanh nghiệp sẽ có đủ khả năng để mở rộng kinh doanh, thanh toán các khoản nợ, Tỷ lệ dòng tiền tự do được đo lường như sau: Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao Tỷ lệ dòng tiền tự do (%) = 100 Doanh thu GVHD: Đặng Bửu Kiếm 35 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  47. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản  Quy mô doanh nghiệp Quy mô doanh nghiệp là một trong những yếu tố được xem xét và nghiên cứu trong việc tác động đến thanh khoản hay hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, nếu quy mô doanh nghiệp lớn thì có thể nói một phần là doanh nghiệp hoạt động tương đối hiệu quả, nhưng chưa thể xác định được một cách chính xác về yếu tố này. Nếu quy mô có mối tương quan cùng chiều với khả năng thanh khoản của doanh nghiệp chứng tỏ doanh nghiệp càng mở rộng quy mô thì khả năng thanh khoản càng tăng, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp có thể tiếp tục huy động nhiều nguồn vốn khác nhau nhằm nâng cao khả năng thanh khoản của mình. Ngược lại, trường hợp xuất hiện mối tương quan ngược chiều chứng tỏ nếu mở rộng quy mô thêm nữa có thể làm cho chi phí tăng cao, sự phát triển về trình độ quản lý, nguồn nhân lực không theo kịp sự phát triển của quy mô khiến cho rủi ro của doanh nghiệp tăng cao, trong đó có rủi ro thanh khoản. Trong bài nghiên cứu này tác giả tính toán quy mô doanh nghiệp theo công thức sau: Quy mô doanh nghiệp = Log(Tổng tài sản)  Tỷ số P/E Tỷ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường và thu nhập của mỗi cổ phiếu. Trong đó, giá thị trường của cổ phiếu là giá mà tại đó cổ phiếu đang được mua bán ở thời điểm hiện tại; thu nhập của mỗi cổ phiếu (EPS) là phần lợi nhuận sau thuế mà công ty chia cho các cổ đông thường trong năm tài chính gần nhất. Tỷ số P/E được xác định như sau: Giá trị thị trường của cổ phiếu Tỷ số P/E = Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) Ý nghĩa: Tỷ số P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ GVHD: Đặng Bửu Kiếm 36 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  48. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản tức cao. Thông thường tỷ số P/E trung bình trên thị trường thường dao động trong khoảng từ 15 – 25, tuy nhiên sự dao động này phần lớn phụ thuộc vào tình trạng của nền kinh tế nên có thể dao động ngoài vùng trên và tỷ số P/E cũng sẽ rất khác nhau giữa các công ty và các ngành, lĩnh vực kinh doanh.  Khả năng sinh lời trên tổng tài sản (ROA) Đây là một chỉ số thể hiện tương quan giữa mức sinh lợi của một công ty so với tài sản của nó. ROA sẽ cho ta biết hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời. ROA được tính bằng cách chia thu nhập hàng năm cho tổng tài sản, thể hiện bằng con số phần trăm và một số nhà đầu tư có cộng cả chi phí lãi vay vào thu nhập ròng trong công thức tính toán trên vì họ thích sử dụng doanh thu hoạt động trước lãi vay. Công thức tính như sau: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Tỷ suất sinh lời/Tổng tài sản (ROA) = x 100 Tổng tài sản ROA sẽ cung cấp cho các đối tượng liên quan các thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản). ROA đối với các công ty cổ phần có sự khác biệt rất lớn và phụ thuộc nhiều vào ngành kinh doanh. Đó là lý do tại sao khi sử dụng ROA để so sánh các công ty, tốt hơn hết là nên so sánh ROA của mỗi công ty qua các năm và so giữa các công ty tương đồng nhau. Tài sản của một công ty thì được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn. Tuy nhiên các nhà đầu tư cũng nên chú ý tới tỷ lệ lãi suất mà công ty phải trả cho các khoản vay nợ. Nếu một công ty không kiếm được nhiều hơn số tiền mà nó bỏ ra để chi cho các hoạt động đầu tư, đó hiển nhiên không phải là một dấu hiệu tốt. Ngược lại, nếu ROA mà tốt hơn chi phí vay thì có nghĩa là công ty đang bỏ túi một món lời.  Tỷ số P/B Chỉ số P/B là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Tỷ lệ này được tính toán bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó. Tỷ số P/B được xác định theo công thức sau: GVHD: Đặng Bửu Kiếm 37 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  49. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản Giá trị thị trường của cổ phiếu Tỷ số P/B = Giá trị sổ sách của cổ phiếu Đối với các nhà đầu tư, tỷ số P/B là công cụ giúp họ tìm kiếm các cổ phiếu có giá thấp mà phần lớn thị trường bỏ qua. Nếu một doanh nghiệp đang bán cổ phần với mức giá thấp hơn giá trị ghi sổ của nó (tức là có tỷ lệ P/B nhỏ hơn 1), khi đó có hai trường hợp sẽ xảy ra: hoặc là thị trường đang nghĩ rằng giá trị tài sản của công ty đã bị thổi phồng quá mức, hoặc là thu nhập trên tài sản của công ty là quá thấp. Nếu như điều kiện đầu tiên xảy ra, các nhà đầu tư nên tránh xa các cổ phiếu này bởi vì giá trị tài sản của công ty sẽ nhanh chóng được thị trường điều chỉnh về đúng giá trị thật. Còn nếu điều thứ hai đúng, thì có khả năng lãnh đạo mới của công ty hoặc các điều kiện kinh doanh mới sẽ đem lại những triển vọng kinh doanh cho công ty, tạo dòng thu nhập dương và tăng lợi nhuận cho các cổ đông. Ngược lại, nếu một công ty có giá thị trường của cổ phiếu cao hơn giá trị ghi sổ thì đây thường là dấu hiệu cho thấy công ty làm ăn khá tốt, thu nhập trên tài sản cao. Chỉ số P/B chỉ thực sự có ích khi nhà đầu tư xem xét các doanh nghiệp có mức độ tập trung vốn cao hoặc các công ty tài chính, bởi giá trị tài sản của các công ty này tương đối lớn.  Tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần Dòng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh là dòng tiền có liên quan đến các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp, nó cung cấp thông tin cơ bản để đánh giá khả năng tạo tiền của doanh nghiệp từ các hoạt động kinh doanh để trang trải các khoản nợ, duy trì các hoạt động, trả cổ tức và tiến hành các hoạt động đầu tư mới mà không cần đến các nguồn tài chính bên ngoài. Thông tin về các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh, khi được sử dụng kết hợp với các thông tin khác, sẽ giúp người sử dụng dự đoán được luồng tiền từ hoạt động kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh là hoạt động chủ yếu trong công ty, trong một thời gian dài cần thiết phải tạo ra dòng tiền dương thì công ty mới có khả năng tồn tại đều đó thể hiện tiền thu bán hàng lớn hơn chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra. Mặc khác, tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần được xem là như một khoảng chủ yếu để đo GVHD: Đặng Bửu Kiếm 38 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  50. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản lường tính thanh khoản của công ty. Tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần được xác định như sau: Lưu chuyển tiền thuần từ HĐSXKD Tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần (%) = 100 Tổng tài sản 3.4. Phương pháp nghiên cứu Các chỉ tiêu tài chính cần thiết của mô hình được tính toán và tổng hợp theo từng năm với việc sử dụng phương pháp định lượng bằng phần mềm Stata 12, sử dụng kỹ thuật hồi quy bảng để phân tích tác động của 8 yếu tố (Tỷ lệ dòng tiền tự do – FCF, Quy mô doanh nghiệp – SIZE, Tăng trưởng tổng tài sản – GTA, Tỷ lệ nợ – D/A, giá trị thị trường/thu nhập trên mỗi cổ phần – P/E, giá trị thị trường/giá trị sổ sách – P/B, Tỷ suất sinh lời/tổng tài sản – ROA và Tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần – RFOA) đến khả năng thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản nhằm chọn lựa được biến có ý nghĩa tốt nhất đến mô hình. Đồng thời nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy với việc chạy hai mô hình là tác động cố định (Fixed Effect Model – FEM) và tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model – REM), cùng với việc sử dụng phương pháp thống kê mô tả để làm rõ vấn đề. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn sử dụng kiểm định Hausman-test để kiểm tra xem với mô hình Fixed Effect hay Random Effect là phù hợp hơn trong nghiên cứu này. 3.5. Phương pháp phân tích dữ liệu 3.5.1. Mô tả thống kê  Thống kê mô tả Các số liệu sẽ được tính toán và trình bày dưới dạng dữ liệu bảng bao gồm biến phụ thuộc và các biến độc lập, các biến này sẽ được trình bày về các nội dung như tên biến, số quan sát, giá trị trung bình, giá trị trung vị, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ bất cân xứng và độ nhọn. Với những nội dung được trình bày trong bảng thống kê mô tả tác giả sẽ có những nhận xét khái quát về các biến theo sự hiểu biết và tham khảo của tác giả.  Kiểm tra sự tương quan của các biến trong mô hình Tác giả sẽ tiến hành kiểm tra sự tương quan của các biến thông qua việc hình thành ma trận tương quan nhằm lựa chọn và đưa ra các biến có sự ảnh hưởng lớn đến mô hình. Đồng thời, để chắc chắn hơn về sự tương quan giữa các GVHD: Đặng Bửu Kiếm 39 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  51. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản biến tác giả cũng sẽ loại trừ hiện tượng đa cộng tuyến có thể xảy ra giữa các biến nghiên cứu bằng cách kiểm tra sự đa cộng tuyến thông qua kiểm định nhân tử phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) để có thể đưa ra nhận xét chính xác hơn về sự tương quan của các biến nghiên cứu. 3.5.2. Ước lượng và lựa chọn mô hình phù hợp Tiếp đến tác giả sẽ thực hiện việc tìm kiếm mô hình hồi quy thông qua sự ràng buộc về thời gian và tính chất riêng của từng doanh nghiệp. Với cấu trúc dữ liệu được thiết kết theo dạng bảng (Panel Data), hai mô hình được sử dụng phổ biến là mô hình tác động cố định (Fixed Effects Model – FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model – REM). Tác giả sử dụng kiểm định Hausman để xem xét, lựa chọn mô hình phù hợp giữa mô hình tác động cố định và mô hình tác động ngẫu nhiên để tiếp tục phân tích về mối tương quan giữa các biến. Kiểm định Hausman là kiểm định một giả thuyết: H0: Mô hình tác động ngẫu nhiên phù hợp hơn mô hình tác động cố định. H1: Mô hình tác động cố định phù hợp hơn mô hình tác động ngẫu nhiên. Với kết quả tính toán được, nếu giá trị xác suất (P-value) nhỏ hơn 0.05 thì sẽ bác bỏ giả thuyết H0 đều này cũng đồng nghĩa với việc mô hình tác động cố định là phù hợp hơn và sẽ được lựa chọn. Ngược lại, nếu giá trị xác suất (P-value) lớn hơn 0.05 thì sẽ chấp nhận giả thuyết H0, có thể kết luận rằng mô hình tác động ngẫu nhiên là tốt hơn và lựa chọn làm mô hình nghiên cứu. 3.5.3. Kiểm định các khuyết tật của mô hình  Hiện tượng đa cộng tuyến Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập trong mô hình tương quan tuyến tính với nhau. Trong mô hình hồi quy, tác giả xem xét hiện tượng đa cộng tuyến bằng cách sử dụng kiểm định ma trận tương quan giữa các biến, và kiểm định này giải thích được mối tương quan giữa các biến có trong mô hình, tuy nhiên để làm rõ hơn nửa về hiện tượng đa cộng tuyến tác giả sử dụng thêm kiểm định VIF để khẳng định một cách chắc chắn hơn là không có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng xảy ra giữa các biến. Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả thực hiện kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến đồng thời bằng 2 phương pháp: Thứ nhất, tính các hệ số cho ma trận tương quan cặp giữa các biến độc lập trong mô hình. GVHD: Đặng Bửu Kiếm 40 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  52. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản Thứ hai, tính hệ số nhân tử phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor – VIF). Hệ số VIF được xác định như sau: 1 VIFi = 1 − Ri2 Theo Hoàng Ngọc Nhậm (2008), như một quy tắc kinh nghiệm, với kết quả tính toán được nếu giá trị VIF của tất cả các biến độc lập đều nhỏ hơn 10 thì hiện tượng đa cộng tuyến có xảy ra nhưng được đánh giá là không nghiêm trọng và có thể kết luận rằng không có hiện tượng đa cộng tuyến. Ngược lại, nếu tất cả các biến độc lập đều lớn hơn 10 thì kết luận có sự tương quan (hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng) xảy ra giữa các biến. Tóm tắt: Trong nội dung chương 3, dựa trên các giả thuyết thể hiện mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc của các nghiên cứu nước ngoài có liên quan đến đề tài, tác giả đã trình bày mô hình hồi quy dự kiến của luận văn với biến phụ thuộc là tỷ lệ thanh khoản hiện hành và 8 biến độc lập. Phần tiếp theo, tác giả xác định cách tính các biến độc lập và biến phụ thuộc, cũng tương tự như xác định mô hình dự kiến, tác giả xác định các biến này cũng dựa trên các nghiên cứu trước và có lựa chọn phù hợp với thực tế tình hình của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Cuối cùng, số liệu phục vụ cho nghiên cứu được trình bày trong phần thu nhập dữ liệu và mẫu nghiên cứu. Chương tiếp theo, tác giả sẽ sử dụng các số liệu đã được thu thập để nghiên cứu các tác động đến thanh khoản doanh nghiệp bằng các phương pháp định lượng để đưa ra kết luận các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản. GVHD: Đặng Bửu Kiếm 41 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  53. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ Như đã trình bày ở chương 3, trong chương này tác giả sẽ sử dụng các phương pháp đã nêu để kiểm tra các yếu tố tác động đến thanh khoản doanh nghiệp, từ đó đưa ra nhận xét cũng như ý nghĩa của từng mô hình mà tác giả tính toán được bao gồm kết quả thống kê mô tả, kiểm tra sự tương quan giữa các biến, lựa chọn mô hình bằng kiểm định Hausman-test. Kết thúc việc phân tích các yếu tố trong chương này tác giả sẽ đưa ra kết luận, các kiến nghị, hạn chế cũng như đề xuất nghiên cứu tiếp theo ở trong chương 5. 4.1. Thống kê mô tả Bộ dữ liệu dùng để chạy mô hình là dữ liệu bảng có cấu trúc cân xứng bao gồm 95 quan sát phù hợp với yêu cầu của mô hình hồi quy. Kết quả thống kê mô tả các biến được trình bày trong bảng sau: Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến trong mô hình Số Giá trị Độ bất Độ lệch Trung Giá trị Giá trị Biến quan trung cân Độ nhọn chuẩn vị nhỏ nhất lớn nhất sát bình xứng LIQ 95 1.554 1.422 1.152 0.244 8.200 3.250 13.480 P/B 95 0.713 0.508 0.640 - 0.740 2.500 0.386 5.185 SIZE 95 5.861 0.458 5.857 4.920 6.999 0.116 2.884 P/E 95 12.357 20.167 6.840 - 3.830 145.580 3.250 13.480 D/A 95 62.605 24.825 62.427 10.652 156.389 0.423 4.687 FCF 95 5.668 88.001 4.575 - 569.022 439.599 - 1.330 28.874 GTA 95 11.670 25.274 8.987 - 72.137 76.182 0.018 3.681 ROA 95 7.681 16.116 7.826 - 74.858 58.840 - 2.043 15.899 RFOA 95 2.258 14.561 1.429 - 27.179 50.594 1.075 4.900 Với LIQ: Tỷ lệ thanh khoản hiện hành; P/B: Tỷ số P/B; SIZE: Quy mô doanh nghiệp; P/E: Tỷ số P/E; D/A: Tỷ lệ nợ; FCF: Tỷ lệ dòng tiền tự do; GTA: Tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản; ROA: Tỷ số ROA; RFOA: Tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần (Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả) GVHD: Đặng Bửu Kiếm 42 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
  54. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản Với kết quả tính toán được trong bảng 4.1 có thể rút ra các nhận xét sau: - Tỷ lệ thanh khoản hiện hành (LIQ): từ bảng 4.1 ta có thể thấy giá trị LIQ dao động từ 0.244 đến 8.200 với giá trị trung bình là 1.554 và được thể hiện qua độ lệch chuẩn là 1.422, giá trị này lại tương đối nhỏ nhất trong bảng thống kê mô tả, đều này cho thấy không có sự thay đổi quá lớn trong mô hình, tuy nhiên tỷ lệ thanh khoản hiện hành lại có độ bất cân xứng lớn nhất với kết quả tính toán được là 3.250 đồng nghĩa với việc phân phối sẽ lệch hướng về phía bên phải. - Giá trị thị trường/Giá trị sổ sách (P/B): Giá trị độ lệch chuẩn của giá trị thị trường so với giá trị sổ sách là 0.508, cùng với giá trị nhỏ nhất và lớn nhất dao động từ -0.740 đến 2.500 và giá trị trung bình lại thấp nhất trong các biến có trong mô hình với giá trị là 0.713, từ đó cho thấy nhìn chung biến giá trị thị trường/giá trị sổ sách là rất thấp so với các biến khác còn lại. - Quy mô doanh nghiệp (SIZE): giá trị trung bình của quy mô doanh nghiệp là 5.861 cho thấy quy mô tương đối cao và với giá trị của độ lệch chuẩn là 0.458 còn cho chúng ta biết rằng quy mô của các doanh nghiệp là tương đối tương đồng trong nghiên cứu, tuy nhiên độ nhọn của mô hình chỉ có 2.884 đều này nói lên rằng quy mô của các doanh nghiệp trong nghiên cứu này không lớn lắm. - Giá trị thị trường/thu nhập trên mỗi cổ phần (P/E): với kết quả tính toán được với giá trị của P/E dao động từ -3.830 đến 145.580 có thể thấy mức độ dao động là tương đối lớn, trong khi đó giá trị độ lệch chuẩn lại tương đối cao với 20.167, tuy nhiên giá trị trung bình lại được đánh giá là tương đối thấp chỉ với 12.357, và độ bất cân xứng của biến là 3.250 thể hiện sự lệch của phân phối là về phía bên phải trong mô hình nghiên cứu. - Tỷ lệ nợ (D/A): ta thấy giá trị trung bình là cao nhất trong tất cả các biến nghiên cứu với giá trị là 62.605, với độ lệch chuẩn là 24.825 là rất cao cho thấy độ phân tán dữ liệu là rất cao, giá trị độ bất cân xứng và độ nhọn lần lượt là 0.423 và 4.687 thể hiện mức độ trung bình trong mô hình nghiên cứu này, đều này cũng nói lên các doanh nghiệp chưa cho thấy sự cải thiện trong tổng số nợ của mình. - Tỷ lệ dòng tiền tự do (FCF): kết quả từ bảng 4.1 có thể thấy rất rõ sự dao động của dòng tiền tự do là rất lớn từ -569.022 đến 439.599 với độ lệch chuẩn là 88.001 cao nhất so với các biến có trong mô hình, giá trị độ bất cân xứng của biến X1 trong mô hình là -1.330 cho thấy phân phối sẽ lệch về phía bên trái và giá trị trung bình là 5.668 tương đối thấp trong mô hình nghiên cứu. - Tăng trưởng tổng tài sản (GTA): giá trị của X6 dao dộng từ -72.137 đến 76.182 thể hiện sự dao động là tương đối cao được thể hiện thông qua giá trị độ lệch chuẩn 25.274 xếp vị trí thứ hai trong các biến có trong mô hình, bên cạnh đó GVHD: Đặng Bửu Kiếm 43 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi