Khóa luận Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Ông Ích Khiêm

pdf 66 trang thiennha21 23/04/2022 5790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Ông Ích Khiêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_cac_nhan_to_tac_dong_den_rui_ro_tin_dung_doi_voi_k.pdf

Nội dung text: Khóa luận Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Ông Ích Khiêm

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỐ PHẦN Á CHÂU – CHI NHÁNH ÔNG ÍCH KHIÊM Ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn : ThS. Võ Tường Oanh Sinh viên thực hiện : Trịnh Như Ý MSSV: 1211191284 Lớp: 12DTDN02 TP. Hồ Chí Minh, năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỐ PHẦN Á CHÂU – CHI NHÁNH ÔNG ÍCH KHIÊM Ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn : ThS. Võ Tường Oanh Sinh viên thực hiện : Trịnh Như Ý MSSV: 1211191284 Lớp: 12DTDN02 TP. Hồ Chí Minh, năm 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là phần nghiên cứu do em thực hiện. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong bài luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa từng được ai sử dụng để công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Em xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016 Sinh viên Trịnh Như Ý ii
  4. LỜI CẢM ƠN Đây là bài luận văn tốt nghiệp đánh dấu những trải nghiệm thực tế, những khó khăn cũng như là những nỗ lực hết mình của bản thân em. Trong suốt quá trình thực tập để hoàn tất bài luận này, em đã nhận được sự đóng góp quý báu từ Cô và các anh chị. Với lòng biết ơn sâu sắc em xin gởi lời cảm ơn tới: Quý thầy cô Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM đã tạo điều kiện cho em thực hiện khóa luận. Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn đến Cô Võ Tường Oanh – người đã nhiệt tình hướng dẫn em trong cách nghiên cứu vấn đề và trong quá trình hoàn thành bài luận. Ngoài ra, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Á Châu – chi nhánh Ông Ích Khiêm và toàn thể cán bộ nhân viên Ngân hàng đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực tập. Với kiến thức cũng như kinh nghiệm còn hạn chế, bài luận văn này chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ Quý thầy cô và các anh chị tại ngân hàng. Cuối cùng, em xin gửi đến Quý thầy cô và ban lãnh đạo, các anh chị Ngân hàng TMCP Á Châu – chi nhánh Ông Ích Khiêm lời chúc sức khỏe và thành công trong công việc. TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016 Sinh viên Trịnh Như Ý iii
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT TẮT NGUYÊN VĂN TIẾNG VIỆT 1 ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – chi 2 ACB Ông Ích Khiêm/ OIK nhánh Ông Ích Khiêm 3 TMCP Thương mại cổ phần 4 KHCN Khách hàng cá nhân 5 RRTD Rủi ro tín dụng 6 NHTM Ngân hàng thương mại 7 VN Việt Nam 8 NHNN Ngân hàng Nhà nước 9 NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần 10 KH Khách hàng 11 NH Ngân hàng 12 TSTC Tài sản thế chấp 13 BĐS Bất động sản 14 CN Chi nhánh 15 PGD Phòng giao dịch 16 DN Doanh nghiệp 17 KHDN Khách hàng doanh nghiệp 18 HĐTD Hợp đồng tín dụng 19 PFC Chuyên viên tư vấn tài chính cá nhân 20 TSĐB Tài sản đảm bảo 21 PFC – L Trưởng bộ phận tư vấn tài chính cá nhân 22 CBTD Cán bộ tín dụng v
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Diễn giải các biến được sử dụng trong mô hình probit của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011) 25 Bảng 3.2: Diễn giải các biến được sử dụng trong mô hình hồi quy Logistic 32 Bảng 4.1: Cơ cấu mẫu theo tuổi của khách hàng cá nhân 35 Bảng 4.2: Cơ cấu mẫu theo vị trí công tác của khách hàng cá nhân 36 Bảng 4.3: Cơ cấu mẫu theo trình độ học vấn của khách hàng cá nhân 36 Bảng 4.4: Cơ cấu mẫu theo tình trạng hôn nhân của khách hàng cá nhân 37 Bảng 4.5: Cơ cấu mẫu theo người phụ thuộc của khách hàng cá nhân 37 Bảng 4.6: Cơ cấu mẫu theo nghề nghiệp của khách hàng cá nhân 38 Bảng 4.7: Cơ cấu mẫu theo thu nhập bình quân của khách hàng cá nhân 38 Bảng 4.8: Cơ cấu mẫu theo kinh nghiệm của cán bộ tín dụng 39 Bảng 4.9: Cơ cấu mẫu theo kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng cá nhân 39 Bảng 4.10: Thống kê mô tả các biến trong mô hình 40 Bảng 4.11: Các biến trong mô hình (Variables in the Equation) 41 Bảng 4.12: Variables in the Equation khi đã loại bỏ các biến không có ý nghĩa thống kê 42 Bảng 4.13: Kết quả Omnibus Tests of Model Coefficients 42 Bảng 4.14: Kết quả Model Summary 43 Bảng 4.15: Kết quả Classification Table 43 vi
  7. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Phân loại rủi ro tín dụng tại ACB Ông Ích Khiêm 8 Sơ đồ 2.2: Quy trình thực tế xét duyệt cho vay đối với khách hàng cá nhân tại OIK 13 Sơ đồ 3: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Phúc Mẫn (2015) 27 vii
  8. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Mục đích nghiên cứu 1 1.3 Câu hỏi nghiên cứu 1 1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 1 1.5 Phương pháp nghiên cứu 2 1.6 Kết cấu đề tài 2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN 3 2.1 Tổng quan về cho vay khách hàng cá nhân 3 2.1.1 Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân 3 2.1.2 Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân 3 2.1.3 Các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân 4 2.1.4 Lợi ích của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 5 2.1.4.1 Đối với Ngân hàng 5 2.1.4.2 Đối với khách hàng cá nhân 6 2.1.4.3 Đối với nền kinh tế 6 2.2 Rủi ro tín dụng trong NHTM 6 2.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng 6 2.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng 8 2.2.3 Đo lường rủi ro tín dụng 9 2.2.4 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng 11 2.2.4.1 Đối với Ngân hàng thương mại 11 2.2.4.2 Đối với nền kinh tế 11 2.2.4.3 Đối với khách hàng 12 2.3 Quy trình thực tế xét duyệt cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ACB Ông Ích Khiêm 12 2.4 Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân 16 2.4.1 Nhân tố khách quan 16 2.4.1.1 Rủi ro do môi trường tự nhiên 16 viii
  9. 2.4.1.2 Rủi ro do môi trường kinh tế 17 2.4.1.3 Rủi ro do chính sách và pháp luật của NHNN 17 2.4.1.4 Rủi ro do sự cạnh tranh giữa các NHTM 18 2.4.2 Nhân tố chủ quan 19 2.4.2.1 Nhân tố chủ quan từ phía NHTM 19 2.4.2.2 Nhân tố chủ quan từ phía khách hàng cá nhân 21 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 3.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng 23 3.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài 23 3.1.2 Các nghiên cứu trong nước 24 3.2 Mô hình nghiên cứu 28 3.3 Phương pháp nghiên cứu 32 3.4 Dữ liệu nghiên cứu 33 3.4.1 Nguồn dữ liệu 33 3.4.2 Cách lấy dữ liệu 33 3.4.3 Mẫu nghiên cứu 33 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35 4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu 35 4.1.1 Cơ cấu mẫu theo tuổi của khách hàng cá nhân 35 4.1.2 Cơ cấu mẫu theo vị trí công tác của khách hàng cá nhân 35 4.1.3 Cơ cấu mẫu theo trình độ học vấn của khách hàng cá nhân 36 4.1.4 Cơ cấu mẫu theo tình trạng hôn nhân của khách hàng cá nhân 36 4.1.5 Cơ cấu mẫu theo người phụ thuộc của khách hàng cá nhân 37 4.1.6 Cơ cấu mẫu theo nghề nghiệp của khách hàng cá nhân 37 4.1.7 Cơ cấu mẫu theo thu nhập bình quân của khách hàng cá nhân 38 4.1.8 Cơ cấu mẫu theo kinh nghiệm của cán bộ tín dụng 38 4.1.9 Cơ cấu mẫu theo kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng cá nhân 39 4.2 Phân tích thống kê mô tả 40 4.3 Phân tích hồi quy Binary Logistic 41 4.3.1 Kiểm định hệ số hồi quy 41 4.3.2 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình 42 ix
  10. 4.3.3 Kiểm định mức độ giải thích của mô hình 43 4.3.4 Kiểm định mức độ dự báo chính xác của mô hình 43 4.3.5 Phân tích kết quả nghiên cứu 43 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP 47 5.1 Kết luận về các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ACB Ông Ích Khiêm 47 5.2 Giải pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ACB Ông Ích Khiêm 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50 PHỤ LỤC x
  11. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động truyền thống của ngân hàng, có vai trò quan trọng trong việc mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng, giúp ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, đó là việc làm không thể thiếu nhằm đảm bảo cho sự sống còn và phát triển của ngân hàng. Tuy nhiên, dù đem lại nguồn thu nhập cho các ngân hàng nhưng hoạt động tín dụng cũng chính là lĩnh vực đem lại rủi ro nhiều nhất. Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng thường rất nghiêm trọng: làm tăng thêm chi phí cho ngân hàng, thu nhập lãi bị chậm hay mất đi cùng với sự thất thoát của vốn vay, làm tổn hại đến vị thế và uy tín của ngân hàng, thậm chí là phá sản. Vì vậy, trước sự thay đổi của các yếu tố khách quan và ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan thì nguy cơ rủi ro tín dụng sẽ càng cao và cần phải được quan tâm nhiều hơn. Đặc biệt phải kể đến là hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, vì số lượng người vay này rất đông – thường chiếm 2/3 khách hàng của ngân hàng. Nhận thấy vấn đề trên, tác giả đã chọn đề tài “Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu – chi nhánh Ông Ích Khiêm”. Bởi việc tìm ra các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân là cần thiết, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng. 1.2 Mục đích nghiên cứu − Làm rõ cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng. − Từ phương pháp nghiên cứu định tính (thống kê mô tả mẫu nghiên cứu) và phương pháp nghiên cứu định lượng (phần mềm SPSS 20.0) để xác định những nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ACB Ông Ích Khiêm. − Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu các nhân tố tác động trên. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu − Những nhân tố chủ quan nào tác động đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ACB Ông Ích Khiêm? − Làm gì để hạn chế rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân? 1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu − Phạm vi nghiên cứu: được thực hiện tại ACB Ông Ích Khiêm. Thu thập lấy dữ liệu các hồ sơ vay khách hàng cá nhân phát sinh từ ngày 01/01/2013 đến 31/12/2015 vẫn còn dư nợ và hồ sơ vay phải do các chuyên viên tư vấn tài chính cá nhân tại ACB Ông Ích 1
  12. Khiêm thẩm định tín dụng (thuận tiện cho việc thu thập dữ liệu kinh nghiệm của cán bộ tín dụng). Bởi do các khoản vay của khách hàng cá nhân tại ngân hàng phần lớn dưới 5 tỷ đồng, vì thế các PFC có kinh nghiệm làm việc từ 1 năm trở lên sẽ được thẩm định tín dụng. − Đối tượng nghiên cứu: Dựa vào cơ sở lý luận và mô hình của các nghiên cứu trước, có thể thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. Tuy nhiên do hạn chế về nguồn thu thập dữ liệu, nghiên cứu này chỉ tập trung vào các nhân tố chủ quan là từ phía ngân hàng và khách hàng tác động đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại OIK, trong đó nghiên cứu tập trung vào 9 nhân tố chính: tuổi, vị trí công tác, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, người phục thuộc, nghề nghiệp, thu nhập bình quân của khách hàng cá nhân, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng và kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng cá nhân. 1.5 Phương pháp nghiên cứu − Phương pháp nghiên cứu định tính: Kế thừa các nghiên cứu trước đây để lựa chọn và xác định các biến độc lập chủ quan tác động đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân, từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu và các giả thuyết kèm theo. Tiếp đến là thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo cơ cấu mẫu của từng biến độc lập với biến phụ thuộc. − Phương pháp nghiên cứu định lượng: Đề tài sử dụng mô hình hồi quy Logistic với những số liệu thứ cấp từ các báo cáo và hồ sơ vay của khách hàng cá nhân tại Bộ phận tư vấn tài chính cá nhân của ACB Ông Ích Khiêm. Sau đó, tập hợp và xử lý số liệu trên phần mềm SPSS 20.0 để xác định các nhân tố chủ quan tác động đến rủi ro tín dụng. 1.6 Kết cấu đề tài  CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU  CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN  CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP 2
  13. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN 2.1 Tổng quan về cho vay khách hàng cá nhân 2.1.1 Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm cho vay. Từ cách tiếp cận đơn giản: cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó Ngân hàng chuyển giao cho Khách hàng một khoản tiền để sử dụng cho mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả nợ gốc và lãi; đến cách tiếp cận phức tạp hơn: cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Từ khái niệm cho vay, ta có thể rút ra khái niệm cho vay khách hàng cá nhân cũng là một hình thức cấp tín dụng, theo đó Ngân hàng hay còn gọi là bên cho vay sẽ chuyển giao cho khách hàng cá nhân hay còn gọi là bên vay một khoản tiền để sử dụng cho mục đích như sinh hoạt tiêu dùng, mua, xây, sửa nhà v.v và được xác định thời gian vay rõ ràng theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. 2.1.2 Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân − Số lượng khách hàng cá nhân rất đông và rất đa dạng về ngành nghề, độ tuổi, thường chiếm 2/3 khách hàng của ngân hàng. − Phục vụ cho nhu cầu đời sống và nhu cầu phát sinh hàng ngày của đại đa số dân chúng. − Nhu cầu vay nhỏ và mang tính thời vụ, thường là những khoản vay ngắn, trung hạn. − Các khoản cho vay KHCN thường có thời hạn tương đối dài, tạo điều kiện cho khách hàng trong việc trả nợ. − Các thông tin tài chính và phi tài chính của KHCN được sử dụng cho việc phân tích thường không chính xác, không rõ ràng và không chắc chắn. Điều đó làm cho khoản vay có rủi ro lớn hơn so với cho vay KHDN. − Nhu cầu vay vốn phụ thuộc vào tâm lý khách hàng và chu kỳ kinh tế của người đi vay. Khi nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định, KHCN sẽ có thái độ lạc quan về tương lại vì vậy họ thường có nhu cầu chi tiêu nhiều hơn để phục vụ đời sống và công việc. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái thì các khách hàng này thường có xu hướng giảm tiêu dùng, 3
  14. giảm đầu tư sản xuất kinh doanh, thay vào đó là sẽ tăng cường tiết kiệm và hạn chế vay mượn từ ngân hàng. − Khách hàng cá nhân thông thường chỉ quan tâm đến số tiền phải thanh toán hàng tháng hơn là lãi suất mà họ phải chịu. 2.1.3 Các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân Hiện nay, các NHTM được đề cập trong bài ở đây là các NHTMCP, đã và đang phát triển các sản phẩm tín dụng khá đa dạng và phong phú dành cho khách hàng cá nhân. Tiêu biểu cho các NHTMCP lớn như ACB, Sacombank, Đông Á, Các sản phẩm tín dụng dành cho KHCN tập trung vào các nhóm chính sau đây: − Cho vay sinh hoạt tiêu dùng: nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm, chi tiêu trong gia đình của khách hàng. Tùy vào nhu cầu và khả năng trả nợ của KH mà ngân hàng sẽ cho vay với số tiền phù hợp và tùy đối tượng khách hàng cụ thể mà NH sẽ xem xét có cần hay không cần tài sản thế chấp. − Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà: nhằm hỗ trợ nhu cầu xây dựng, sửa chữa, trang trí nội thất nhà ở của khách hàng. Tùy vào nhu cầu, tài sản thế chấp và khả năng trả nợ của khách hàng mà ngân hàng sẽ cho vay với số tiền phù hợp. Thời hạn vay xây dựng, sữa chữa nhà tối đa lần lượt là 10 năm và dao động từ 5 – 7 năm, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà ngân hàng quy định. − Cho vay mua nhà và căn hộ: nhằm hỗ trợ khách hàng có nhu cầu về nhà, căn hộ để “an cư lạc nghiệp” và cần sự hỗ trợ tài chính. Số tiền cho vay tối đa sẽ dao động từ 70% – 100% giá trị nhà/căn hộ mua và thời hạn cho vay tối đa dao động từ 10 – 20 năm, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà ngân hàng quy định. Sản phẩm này đòi hỏi khách hàng phải có TSTC là bất động sản hoặc có thể chính là tài sản mà KH vay tiền để mua. − Cho vay sản xuất kinh doanh: sản phẩm này hỗ trợ khách hàng có nhu cầu bổ sung vốn lưu động thiếu hụt trong quá trình sản xuất kinh doanh hay để thanh toán tiền vật tư, hàng hóa, nguyên vật liệu và các chi phí cần thiết, hoặc để thanh toán tiền mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, nâng cấp hoặc muốn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, Tùy theo nhu cầu và khả năng trả nợ của khách hàng mà ngân hàng sẽ xem xét và cung cấp số tiền vay hợp lý cũng như thời hạn vay phù hợp. − Cho vay mua xe cơ giới: hỗ trợ khách hàng có nhu cầu sở hữu một xe hơi hay xe tải nhưng chưa đủ tiền để đáp ứng. Số tiền cho vay tối đa sẽ dao động từ 70% – 100% giá trị xe mua và thời hạn cho vay tối đa dao động từ 5 – 7 năm, tùy vào từng trường hợp cụ thể 4
  15. mà ngân hàng quy định. Sản phẩm đòi hỏi phải có TSTC là BĐS hoặc chính phương tiện KH vay tiền để mua, − Cho vay hỗ trợ du học: nhằm hỗ trợ tài chính khách hàng cho con em mình đi du học. Số tiền cho vay sẽ được tối đa 100% theo nhu cầu chi phí du học bao gồm cả học phí và sinh hoạt phí. Thời hạn cho vay tối đa là 10 năm. Sản phẩm này đòi hỏi KH phải có TSTC là BĐS hoặc có thể là thẻ tiết kiệm/ số dư tiền gửi, − Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá: nhằm hỗ trợ khách hàng cần gấp một khoản tiền đột xuất cho mục đích chi tiêu nhưng sổ tiết kiệm hay giấy tờ có giá chưa đến kỳ đáo hạn. Sản phẩm này giúp KH dễ dàng có ngay số tiền mình cần mà vẫn bảo toàn khoản lãi từ sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá và tùy vào giá trị của từng sản phẩm mà KH sẽ được NH xem xét và cung cấp số tiền vay hợp lý cũng như thời hạn vay phù hợp cho bất kỳ mục đích hợp pháp nào. Nhìn chung, các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân đã và đang ngày càng phát triển hơn trước. Mỗi NHTMCP sẽ có những sản phẩm cụ thể và đa dạng. Vì vậy ở đây ta chỉ đưa ra những nhóm sản phẩm chính mà hầu hết các NHTMCP đều có. Còn về chi tiết số tiền vay, thời hạn vay và điều kiện cần hay không cần TSTC cho từng sản phẩm nêu trên được tổng hợp từ các trang website của NHTMCP ACB, Đông Á và Sacombank. Vì đa số các sản phẩm của các NH đều giống nhau, nên mỗi NH sẽ có những điều kiện, chế độ cũng như chính sách ưu đãi khác nhau để thu hút KHCN sử dụng những sản phẩm tín dụng của mình. Cho nên các NHTMCP cạnh tranh với nhau là điều không tránh khỏi. Tóm lại tùy vào nhu cầu, mục đích vay cụ thể của khách hàng cá nhân mà ngân hàng sẽ cung cấp, hỗ trợ cho KH số tiền vay hợp lý và thời hạn vay phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng. Đồng thời, nhu cầu vay vốn của KH phải hợp pháp và không nằm trong các khoản ở điều 9 theo Quyết định số 20/VBHN – NHNN ngày 22/05/2014 của Thống đốc NHNN VN. Và tùy mỗi NHTMCP quy định mà mỗi sản phẩm tín dụng sẽ có những điều kiện cụ thể cho từng đối tượng khách hàng. 2.1.4 Lợi ích của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 2.1.4.1 Đối với Ngân hàng − Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân giúp ngân hàng tạo nguồn lợi nhuận lâu dài, giúp duy trì và phát triển hệ thống ngân hàng. Lợi nhuận từ hoạt động này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận của ngân hàng. 5
  16. − Sự đa dạng hóa các sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân giúp ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng và phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh (khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhu cầu vay vốn đa dạng, phong phú), tạo cho ngân hàng một nền móng vững chắc trong sự phát triển về quy mô và chất lượng hoạt động. 2.1.4.2 Đối với khách hàng cá nhân − Thông qua việc đi vay khách hàng có được nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu cho sản xuất kinh doanh, giáo dục và tiêu dùng, giúp KH có được một cuộc sống ổn định khi chưa tích lũy đủ tiền, tạo cho họ động lực để làm việc, tiết kiệm và nuôi dưỡng con cái. − Các sản phẩm tín dụng dành cho KHCN rất đa dạng giúp khách hàng trong việc lựa chọn những sản phẩm phù hợp với chi phí thích hợp và thời hạn vay, phương thức trả nợ theo khả năng của mình. 2.1.4.3 Đối với nền kinh tế − Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế là cầu nối giữa người có vốn nhàn rỗi và người thiếu vốn. Do vậy, ngân hàng giúp sinh lời đối với nguồn vốn nhàn rỗi, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn của những khách hàng cá nhân. − Khi nhu cầu về vốn của những khách hàng cá nhân được đáp ứng kịp thời, sẽ giúp cho khách hàng có động lực an tâm để làm việc và phát triển, đồng thời cho ra kết quả, năng suất làm việc cao nhất. Điều này, giúp cho sự phát triển của nền kinh tế ngày càng được nâng cao hơn. 2.2 Rủi ro tín dụng trong NHTM 2.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng Hoạt động tín dụng của NHTM là hoạt động chứa đựng, tiềm ẩn rủi ro cao. Vì vậy, rủi ro tín dụng là một vấn đề đặc biệt luôn được quan tâm của các NHTM. Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về rủi ro tín dụng, gồm: Theo quan niệm của Ủy ban Basel:“Rủi do tín dụng là khả năng khách hàng vay hoặc bên đối tác của ngân hàng không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận”. Theo khoản 1 – điều 3 – chương 1 – Thông tư 02/2013 TT-NHNN ngày 21/01/2013 do Thống đốc NHNNVN ban hành: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”. 6
  17. Nguyễn Minh Kiều (2011) cho rằng: “Trong hoạt động ngân hàng, rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng vay nợ có thể mất khả năng trả nợ một khoản vay nào đó. Trong hoạt động tín dụng, khi ngân hàng thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng thì đó mới chỉ là một giao dịch chưa hoàn thành. Giao dịch tín dụng chỉ được xem là hoàn thành khi nào ngân hàng thu hồi về được khoản tín dụng gồm cả gốc và lãi”. Theo Nguyễn Thị Thùy Dương (2014) thì “Rủi ro tín dụng là khoản lỗ được tạo ra khi cấp tín dụng cho một khách hàng. Có nghĩa là khả năng khách hàng không trả được nợ theo hợp đồng gắn liền với mỗi khoản tín dụng ngân hàng cấp cho họ”. Nguyễn Thị Sâm (2015) định nghĩa rằng: “Rủi ro tín dụng là ngân hàng không thu được đầy đủ các khoản cho vay bao gồm cả khoản gốc và lãi, hoặc việc thanh toán các khoản nợ (gồm gốc và lãi vay) không đúng hạn. Điều này xảy ra khi khách hàng vay tiền của ngân hàng không có khả năng trả nợ hoặc cố ý không trả nợ”. Đối với Nguyễn Thị Thu Trâm (2007) thì “Rủi ro tín dụng được định nghĩa là khoản lỗ tiềm tàng vốn có được tạo ra khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng. Có nghĩa là khả năng khách hàng không trả được nợ theo hợp đồng gắn liền với mỗi khoản tín dụng ngân hàng cấp cho họ. Hoặc nói một cách cụ thể hơn, thu nhập dự tính mang lại từ các tài sản có sinh lời của ngân hàng có thể không được hoàn trả đầy đủ xét cả về mặt giá trị và thời hạn”. Định nghĩa của Nguyễn Thị Thủy Vân (2013) rằng: “Rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng nhận khoản vốn vay nhưng không thực hiện, hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân hàng, gây tổn thất cho ngân hàng, đó là khả năng khách hàng không trả, hoặc trả không đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi cho ngân hàng”. Từ các khái niệm khác nhau ở trên, ta có thể định nghĩa rủi ro tín dụng là khả năng có thể xảy ra tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng mất khả năng thanh toán hay hoàn trả một phần hoặc không đầy đủ cả gốc và lãi hoặc khách hàng không có thiện chí trong việc hoàn trả nợ cho ngân hàng như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Một trong những hoạt động chính của NHTM là hoạt động cho vay nên rủi ro tín dụng là một nhân tố hết sức quan trọng và mang tính quyết định. Vì điều này có thể làm giảm hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận của ngân hàng, thậm chí là phá sản. Chính vì điều đó mà các NHTM luôn đặt ra mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, đồng thời tối thiểu hóa rủi ro. Để đạt được mục tiêu, đòi hỏi NH phải có những giải pháp thích hợp để quản lý và phòng ngừa rủi ro tín dụng nhanh chóng, kịp thời. 7
  18. 2.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng Sơ đồ 2.1: Phân loại rủi ro tín dụng tại ACB Ông Ích Khiêm Rủi ro lựa chọn Rủi ro giao dịch Rủi ro bảo đảm Rủi ro nghiệp vụ Rủi ro tín dụng Rủi ro nội tại Rủi ro danh mục Rủi ro tập trung Nguồn: Tác giả tự thu thập tại Bộ phận tư vấn tài chính cá nhân của OIK Theo sơ đồ trên, rủi ro tín dụng được chia thành 2 loại là rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục, trong đó: − Rủi ro giao dịch: là một hình thức của rủi ro tín dụng, nguyên nhân là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Trong rủi ro giao dịch có 3 bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ: + Rủi ro lựa chọn là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, đó là khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn không hiệu quả để quyết định cho vay. + Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng tín dụng, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo. + Rủi ro nghiệp vụ liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật quản lý các khoản cho vay có vấn đề. − Rủi ro danh mục: là một hình thức của rủi ro tín dụng, nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng và được chia thành 2 loại: rủi ro nội tại và rủi ro tập trung: + Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm và mang tính chất riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng. 8
  19. + Rủi ro tập trung là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho quá nhiều đối với một khách hàng. 2.2.3 Đo lường rủi ro tín dụng Có rất nhiều chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng của NHTM. Ví dụ như các chỉ tiêu sau:  Chỉ tiêu dư nợ  Dư nợ cho vay KHCN/Tổng dư nợ cho vay Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ dư nợ cho vay khách hàng cá nhân so với tổng dư nợ cho vay của ngân hàng, tức là phản ánh quy mô của việc cho vay KHCN. Tỷ lệ này càng tăng cao sẽ cho thấy NH chú trọng đến hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân.  Dư nợ cho vay KHCN/Tổng tài sản Chỉ tiêu này phản ánh tương quan so sánh về quy mô cho vay khách hàng cá nhân với tổng tài sản của ngân hàng, đồng thời cho phép đánh giá tính hợp lý trong cơ cấu sự dụng vốn ngân hàng. Nếu tỷ lệ này cao chứng tỏ các khoản cho vay KHCN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản ngân hàng. Thông thường các ngân hàng thường thích phân tán rủi ro bằng cách đa dạng hóa các tài sản sinh lời của mình hơn là tập trung vào một tài sản có khả năng sinh lời cao nhưng lại tiềm ẩn trong nó một nguy cơ rủi ro lớn.  Chỉ tiêu nợ quá hạn  Dư nợ cho vay KHCN quá hạn/Tổng dư nợ cho vay KHCN Tỷ lệ này thể hiện chất lượng tín dụng và gián tiếp thể hiện quy mô của các khoản cho vay khách hàng cá nhân có vấn đề. Nếu dùng chỉ tiêu này để đo lường rủi ro tín dụng thì chưa phản ánh chính xác được mức độ rủi ro. Bởi lẽ, có thể giảm tỷ lệ này bằng cách tăng dư nợ cho vay KHCN hoặc dùng biện pháp gia hạn nợ. Mặc khác, dư nợ cho vay KHCN quá hạn chưa phải là tổn thất của NH vì không phải tất cả các khoản nợ này đều không thể thu hồi được. Như vậy tỷ lệ này chỉ là chỉ tiêu gián tiếp để đo lường RRTD.  Dư nợ cho vay KHCN khó đòi/Tổng dư nợ cho vay KHCN quá hạn Đây là chỉ tiêu trực tiếp phản ánh mức độ rủi ro tín dụng. Nó cho biết, trong tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân quá hạn có bao nhiêu dư nợ cho vay KHCN quá hạn được xác định là khó đòi và ngân hàng sẽ tổn thất. Vì vậy, NH luôn phải tìm biện pháp giảm tỷ lệ này bằng cách giảm dư nợ cho vay KHCN khó đòi, tích cực đôn đốc thu hồi các khoản nợ đó. Nếu không NH sẽ phải sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp. Chỉ tiêu nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng. Bởi các chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ với nhau và phản ánh độ rủi 9
  20. ro khác nhau rằng ngân hàng có tỷ lệ dư nợ cho vay khách hàng cá nhân quá hạn trên tổng dư nợ cho vay KHCN mà NH có thể bị tổn thất là bao nhiêu và trong dư nợ cho vay KHCN đó có bao nhiêu tỷ lệ dư nợ cho vay KHCN khó đòi mà NH sẽ bị tổn thất. Vì vậy, các ngân hàng đều mong muốn hạ thấp tỷ lệ này xuống đến mức thấp nhất.  Tỷ lệ tổn thất tín dụng Tổn thất tín dụng khách hàng cá nhân được thể hiện là những khoản vay không thu hồi được, phản ánh giá trị tổn thất do hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân gây nên và được xác định như sau: Tổng giá trị tổn thất Tổng giá trị khoản vay Tổng giá trị khoản vay = – tín dụng KHCN KHCN bị tổn thất KHCN thu hồi được Tỷ lệ tổn thất tín dụng khách hàng cá nhân sau đây sẽ phản ánh quy mô tổn thất của việc cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng: Tổng giá trị tổn thất tín dụng KHCN Tỷ lệ tổn thất tín dụng KHCN = Tổng dư nợ cho vay KHCN Tỷ lệ này thể hiện sự tổn thất thực tế của ngân hàng trong việc cho vay khách hàng cá nhân đối với những khoản vay chỉ thu hồi được một phần hoặc không thu hồi được trên tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân. Các ngân hàng đều mong muốn tỷ lệ này thấp, bởi họ mong khách hàng của mình hoàn tất việc trả nợ như đã cam kết để ngân hàng không phải chịu bất kỳ tổn thất nào.  Trong nghiên cứu này, RRTD được đo lường thông qua chất lượng các khoản vay biểu hiện bằng trạng thái nhóm nợ của khách hàng. Theo khoản 1 – điều 6 – Mục 1 – Chương II của Văn bản hợp nhất số 22/VBHN-NHNN ngày 04/06/2014 do NHNNVN ban hành thì các khoản vay này của các tổ chức tín dụng sẽ được chia thành 05 nhóm: − Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn. Các khoản nợ quá hạn được tổ chức tín dụng phân loại và cơ cấu nợ lại vào nợ nhóm 1. − Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày. Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.Các khoản nợ quá hạn được tổ chức tín dụng phân loại và cơ cấu nợ lại vào nợ nhóm 2. − Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lầu đầu. Các khoản nợ được miễn hoặc giảm 10
  21. lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. Nợ quá hạn được tổ chức tín dụng phân loại và cơ cấu lại vào nợ nhóm 3. Các khoản nợ đặc biệt khác. − Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. Nợ quá hạn được tổ chức tín dụng phân loại và cơ cấu lại vào nợ nhóm 4. − Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn. 2.2.4 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng 2.2.4.1 Đối với Ngân hàng thương mại Rủi ro tín dụng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tổn thất và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng kinh doanh của ngân hàng. Bởi RRTD sẽ dẫn đến tổn thất tài chính, làm hạn chế khả năng mở rộng và tăng trưởng tín dụng. Vì vậy, khi rủi ro tín dụng chỉ ở mức nhỏ, ngân hàng có thể bù đắp bằng lợi nhuận kinh doanh nhưng trong những trường hợp nghiêm trọng có thể làm cho NH mất cân đối trong thanh toán, làm cho NH có nguy cơ thua lỗ nặng và về lâu dần nguồn vốn tự có của ngân hàng không đủ để bù đắp thiệt hại, tất yếu sẽ dẫn NH đến bờ vực của sự phá sản nếu không có những biện pháp khắc phục kịp thời. Đối với nước ta hiện nay, khi một ngân hàng có rủi ro tín dụng cao ngay tức thời sẽ làm giảm lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng. Cho nên các khách hàng gửi tiền sẽ muốn rút tiền gửi để tránh rủi ro cho chính bản thân họ và người vay cũng không muốn vay ở đó nữa, tất cả họ đều chuyển sang ngân hàng khác. Tình trạng này nếu kéo dài lâu thì NH sẽ không còn nguồn vốn để cho vay và hoạt động kinh doanh cũng sẽ bị giảm sút. 2.2.4.2 Đối với nền kinh tế Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính, thực hiện chức năng huy động vốn của những người có vốn nhàn rỗi và cho những người cần vốn vay lại. Vì vậy hoạt động tín dụng của ngân hàng có liên quan đến toàn bộ nền kinh tế, ảnh hưởng đến tất cả các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn; đến tất cả các tầng lớp dân cư trong xã hội nên khi có rủi ro thì 11
  22. không chỉ NH bị thiệt hại mà quyền lợi của người gửi tiền, người có nhu cầu vay tiền cũng bị ảnh hưởng. Khi rủi ro tín dụng của ngân hàng càng tăng cao làm cho uy tín NH càng bị giảm sút, hệ thống ngân hàng cũng sẽ không thực hiện được chức năng trung gian tài chính, từ đó ngân hàng không có khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn cho KH và chi trả chậm đối với người gửi tiền. Như vậy, tình trạng này cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến tình hình sản xuất kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp còn dẫn đến nền kinh tế bị trì trệ, kém phát triển, cụ thể là các doanh nghiệp phải đóng cửa, hàng hóa không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường, tới một chừng mực nào đó nó sẽ làm giá cả hàng hóa tăng vọt, đây cũng là một trong những nguyên nhân của lạm phát. Hệ thống các ngân hàng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nên khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng có thể bị phá sản thì nguy cơ các ngân hàng còn lại cũng có thể bị ảnh hưởng – nguy cơ có thể gây ra sự phá sản đồng loạt của các ngân hàng và cả toàn bộ hệ thống NH cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. 2.2.4.3 Đối với khách hàng Nếu ngân hàng rơi vào tình trạng rủi ro tín dụng ở mức nghiêm trọng, tức có thể bị phá sản thì nguy cơ khách hàng có thể bị mất số tiền đã gửi tại NH sẽ rất cao. Điều này sẽ dẫn đến khách hàng sẽ phải đối mặt với khó khăn trong sản xuất kinh doanh, chi tiêu trong sinh hoạt, Mặt khác, đối với khách hàng đi vay tại ngân hàng thì các khoản nợ của họ tại NH đã bị phá sản sẽ trở thành các khoản nợ khó đòi, chính vì vậy mà các khách hàng này sẽ gặp khó khăn hơn khi muốn vay vốn tại các ngân hàng khác. Hay trong trường hợp KH sắp được NH đã bị phá sản giải ngân – cung cấp vốn, điều này sẽ gây trì hoãn cho quá trình sản xuất kinh doanh của họ, nghiêm trọng hơn chính họ cũng có thể bị phá sản. 2.3 Quy trình thực tế xét duyệt cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ACB Ông Ích Khiêm 12
  23. Sơ đồ 2.2: Quy trình thực tế xét duyệt cho vay đối với khách hàng cá nhân tại OIK Tiếp xúc KH và tiếp Lập tờ trình thẩm nhận hồ sơ vay vốn Thẩm định tín dụng định, trình duyệt cho của KH (2) vay (1) (3) Hoàn thành thủ tục Giải ngân nhận TSTC, ký Quyết định cho vay (6) HĐTD (4) (5) Lưu trữ và quản lý Giám sát và theo dõi Thu hồi, gia hạn nợ hồ sơ tín dụng việc sử dụng vốn và thanh lý hợp đồng vay của KH (7) (9) (8) Nguồn: Tác giả tự thu thập tại Bộ phận tư vấn tài chính cá nhân của OIK Bước 1: Tiếp xúc KH và tiếp nhận hồ sơ vay vốn của KH  PFC (Chuyên viên tư vấn tài chính cá nhân) thực hiện các công việc lần lượt như sau: − Tìm kiếm, trực tiếp liên hệ và tư vấn về các sản phẩm tín dụng dành cho KHCN của NH để giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm cho vay phù hợp với nhu cầu thực tế. − Tiếp nhận đề nghị vay vốn từ khách hàng và hướng dẫn KH cung cấp hồ sơ cần thiết theo quy định của ACB: + Hồ sơ pháp lý + Hồ sơ phương án + Nguồn trả nợ + Hồ sơ tài sản đảm bảo + Các hồ sơ khác có liên quan Tiến hành kiểm tra thông tin khách hàng, nhận diện và đánh giá thực tế thông tin. Đánh giá hồ sơ khách hàng đủ hay không đủ điều kiện cấp tín dụng theo quy định hiện hành và pháp luật. Thực hiện xử lý hồ sơ, yêu cầu khách hàng bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đầy đủ theo đúng quy định của ACB. 13
  24.  Đối với hồ sơ không đủ điều kiện cấp tín dụng: PFC thông báo bằng văn bản cho khách hàng lý do từ chối theo biểu mẫu ACB.  Đối với hồ sơ đủ điều kiện cấp tín dụng: PFC hướng dẫn, hỗ trợ khách hàng thực hiện các thủ tục thẩm định cho khoản tín dụng tại bước 2. Bước 2: Thẩm định tín dụng  PFC kiểm tra hồ sơ bằng cách thu thập và xử lý các thông tin liên quan đến KH, liên quan đến phương án vay vốn, liên quan đến TSĐB: − Nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định: + Thông tin do khách hàng cung cấp. + Thông tin lưu trữ tại ACB. + Thông tin do PFC thu thập từ các kênh khác. − Nội dung thẩm định: + Thẩm định KH: thẩm định năng lực, hành vi dân sự, tư cách của khách hàng. + Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính hoặc nguồn thu nhập. + Thẩm định hình thức đảm bảo nợ vay: thẩm định nhu cầu vay vốn và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.  Sau khi đã thẩm định tín dụng xong, PFC tiếp tục thực hiện bước 3. Bước 3: Lập tờ trình thẩm định, trình duyệt cho vay − PFC ghi nhận kết quả và lập tờ trình thẩm định tín dụng theo mẫu sẵn có của ACB. − PFC trình báo cáo thẩm định cùng với hồ sơ vay của khách hàng cho người phê duyệt là Giám đốc của OIK để xem xét ra quyết định cho vay tại bước 4. − Đối với trường hợp trình ngoại lệ thì PFC sẽ scan tất cả hồ sơ vay của KHCN, tờ trình thẩm định và các hồ sơ khác có liên quan, gửi mail cho Trung tâm phê duyệt tập trung của khách hàng cá nhân: + Nếu nhận được mail trả lời với văn bản là không đồng ý phê duyệt thì PFC sẽ thông báo cho khách hàng, đồng thời PFC sẽ trao đổi với KH rằng có thay đổi quyết định vay với trường hợp bình thường hay không. Nếu khách hàng đồng ý thì hồ sơ vẫn tiếp tục thực hiện theo các bước của quy trình. + Nếu nhận được mail trả lời với văn bản là đồng ý phê duyệt thì PFC sẽ in văn bản này ra trình cho Giám đốc của OIK kèm theo đó là báo cáo thẩm định cùng với hồ sơ vay của khách hàng. 14
  25. Bước 4: Quyết định cho vay  Giám đốc căn cứ vào nội dung tờ trình thẩm định của PFC để xem xét và đưa ra quyết định cho vay hoặc không cho vay: − Nếu không đồng ý thì Giám đốc sẽ thông báo cho PFC và đồng thời PFC thông báo cho KH bằng văn bản theo quy định của ACB. − Nếu đồng ý thì Giám đốc sẽ thông báo cho PFC và đồng thời PFC thông báo cho KH chuẩn bị cho bước tiếp theo. Bước 5: Hoàn thành thủ tục nhận TSTC, ký HĐTD − Khi khoản vay được phê duyệt đồng ý cho vay cùng các điều kiện liên quan, Bộ phận hỗ trợ tín dụng sẽ tiến hành soạn thảo các hợp đồng và giấy tờ liên quan đến giải ngân: + Hợp đồng tín dụng. + Hợp đồng thế chấp/ cầm cố/ bảo lãnh bằng tài sản. + Giấy đề nghị vay vốn kiêm khế ước nhận nợ. − Trường hợp có phản hồi từ khách hàng về việc không đồng ý hoặc không rõ các điều khoản trong hợp đồng thì PFC trao đổi thêm với KH để làm rõ, nếu khách hàng chưa đồng ý thì báo cáo cho PFC – L (Trưởng bộ phận tư vấn tài chính cá nhân) giải quyết. − Đồng thời, tại bước này ngân hàng và khách hàng sẽ đến Sở tài nguyên môi trường để tiến hành thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo đối với những tài sản thế chấp, cầm cố đã thỏa thuận − Giám đốc OIK ký kết hợp đồng. − Nhận bàn giao và nhập kho đầy đủ giấy tờ bản chính TSĐB. − Yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm đầy đủ với các tài sản yêu cầu phải mua bảo hiểm theo quy định của ACB. Bước 6: Giải ngân  Sau khi đã nhận TSTC và ký HĐTD. Ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân cho KH theo hạn mức đã ký kết trong HĐTD: − Căn cứ giải ngân: dựa vào hồ sơ vay của KH, hồ sơ phân tích tín dụng, chứng từ đảm bảo nợ vay và các chứng từ khác. − Ngân hàng thực hiện giải ngân cho KH trên cơ sở phối hợp với các bộ phận: Bộ phận tư vấn tài chính cá nhân, Bộ phận hỗ trợ tín dụng, Giao dịch viên, Bộ phận kế toán và Bộ phận ngân quỹ. 15
  26. − Hình thức giải ngân có thể được thực hiện dưới hai hình thức: tiền mặt và chuyển khoản. Tùy vào thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng trong HĐTD. Bước 7: Lưu trữ và quản lý hồ sơ tín dụng − Bản chính hồ sơ TSTC, cầm cố phải được lưu trữ tại kho đảm bảo an toàn của NH. − Hồ sơ tín dụng khách hàng cá nhân do Bộ phận hỗ trợ tín dụng quản lý để theo dõi việc thu nợ, thu lãi. Bước 8: Giám sát và theo dõi việc sử dụng vốn vay của KH Các PFC phải thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của KH, hiện trạng TSĐB, tình hình tài chính của KH để đảm bảo khả năng thu hồi nợ. Nếu trường hợp PFC không kiểm tra thì Bộ phận hỗ trợ tín dụng phải có trách nhiệm nhắc nhở. Bước 9: Thu hồi, gia hạn nợ, thanh lý hợp đồng Đây là bước kết thúc của quy trình cho vay, bước này gồm các công việc quan trọng như: − Thu nợ cả gốc lẫn lãi. − Tái xét HĐTD. − Thanh lý HĐTD. 2.4 Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân Trong hợp đồng tín dụng có hai đối tượng tham gia là ngân hàng (hay còn gọi là bên cho vay) và khách hàng cá nhân (hay còn gọi là bên vay). Vì vậy rủi ro tín dụng xuất phát từ bên cho vay và bên vay ta gọi là nhân tố chủ quan. Nhưng khi KHCN sử dụng tiền vay trong một thời gian, không gian cụ thể và tuân theo sự chi phối của những điều kiện nhất định như môi trường tự nhiên; môi trường kinh tế; chính sách, pháp luật của NHNN và sự canh trạnh giữa các NHTM thì đây được xem là những nhân tố khách quan dẫn đến RRTD đối với KHCN. 2.4.1 Nhân tố khách quan Hầu hết các khoản cho vay khách hàng cá nhân là các khoản vay từ ngắn hạn đến trung và dài hạn, thời hạn có thể từ 1 – 10 năm, thậm chí có thể từ 10 – 20 năm, nên có thể có rất nhiều rủi ro phát sinh từ nhân tố khách quan tác động đến rủi ro tín dụng đối với KHCN là những điều không thể đoán trước được. 2.4.1.1 Rủi ro do môi trường tự nhiên Sự thay đổi của môi trường tự nhiên như: dịch bệnh, lũ lụt, động đất, đây là những rủi ro mà cả khách hàng lẫn ngân hàng đều không thể lường trước được. Bởi những tác động xấu này sẽ tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế của khách hàng; cụ thể là các khách 16
  27. hàng kinh doanh nông sản, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản hoặc bị mất mát của cải vật chất nặng nề do thiên tai gây ra sẽ làm cho khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ cho ngân hàng. 2.4.1.2 Rủi ro do môi trường kinh tế  Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định: Hoạt động kinh doanh của NHTM không thể có kết quả tốt khi hoạt động kinh doanh của nền kinh tế trong và ngoài nước chưa tốt hay nói cách khác hoạt động kinh doanh của NH sẽ có nhiều rủi ro khi hoạt động kinh tế có nhiều rủi ro. Vì vậy sự khủng hoảng kinh tế thế giới có thể chi phối nền kinh tế nước ta như biến động giá vàng, ngoại hối, lạm phát gia tăng, đã phần nào tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các DN và gián tiếp đối với thu nhập của KHCN cũng như ngân hàng. Cho nên môi trường kinh tế không ổn định cũng là nguyên nhân dẫn đến RRTD.  Rủi ro do quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế: Quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm nợ quá hạn gia tăng khi tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến các KHCN của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ làm ăn thua lỗ hay bị thất nghiệp do DN nơi làm việc bị thua lỗ và phá sản. Điều này sẽ ảnh hưởng đến thu nhập KH có thể bị giảm sút hoặc hoàn toàn không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. 2.4.1.3 Rủi ro do chính sách và pháp luật của NHNN  Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi và sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương: Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, NHNN và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, luật và các văn bản đã tiến hành triển khai vào hoạt động NH thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ. Những văn bản này đều có quy định: “Trong những trường hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay”. Trên thực tế, các NHTM không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà nước cho nên không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho NH để xử lý và việc chuyển giao tài sản đảm bảo nợ vay để Tòa án xử lý qua con đường tố tụng thì ngân hàng phải mất rất nhiều thời gian mới thu hồi nợ được, đôi khi chỉ 17
  28. thu hồi được một khoản nhỏ trên tổng nợ của KH nhưng cũng có khi không thu hồi được. Vì thời gian tố tụng có thể kéo dài ít nhất từ 1 – 3 năm, thậm chí là kéo dài hơn thế nữa. Dẫn đến tình trạng NHTM không thể giải quyết được nợ và tài sản tồn đọng ngay tức thời để bù đắp cho những chi phí, khoản lỗ,  Rủi ro do sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN: Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của NHNN còn hoạt động một cách thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro. Do vậy mà có những sai phạm của các NHTM không được NHNN cảnh báo hay có biện pháp ngăn chặn từ đầu, để đến khi hậu quả nặng nề xảy ra rồi mới can thiệp. Đây được xem là sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN nên mới dẫn đến hậu quả của RRTD đối với KHCN tại các NHTM.  Rủi ro do hệ thống quản lý thông tin cá nhân của NHNN còn kém phát triển, thiếu cập nhật chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu tra cứu thông tin của các NHTM: Hệ thống quản lý thông tin cá nhân của NHNN còn kém phát triển, thiếu cập nhật chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu tra cứu thông tin của các NHTM. Dẫn đến việc ngân hàng gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin cá nhân của khách hàng. Vì khi nắm bắt thông tin của KHCN tốt, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các NH đưa ra quyết định cho vay đúng và giảm thiểu rủi ro.  Rủi ro do sự thay đổi của chính sách Nhà nước dẫn đến KHCN giảm hoặc mất đi khoản thu nhập vốn có của mình: Khi khách hàng cá nhân là nhân viên có hợp đồng lao động tại một doanh nghiệp thì khi DN chịu sự tác động của các chính sách Nhà nước như chính sách về thuế, xuất nhập khẩu, tỷ giá, lãi suất, lạm phát, thì các chính sách này sẽ tác động đến tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dẫn đến các DN sẽ phản kháng bằng cách cắt, giảm lương của nhân viên hoặc nguồn nhân lực. Điều này sẽ làm cho các KHCN giảm hoặc mất đi khoản thu nhập vốn có của mình, khiến KH lâm vào tình trạng khó khăn, không có thu nhập trả nợ cho ngân hàng. 2.4.1.4 Rủi ro do sự cạnh tranh giữa các NHTM Một trong số các vấn đề nổi bật trong hoạt động ngân hàng ở nước ta hiện nay là cạnh tranh sôi động trên nhiều lĩnh vực như mở rộng mạng lưới và đa dạng hóa dịch vụ NH, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn và khu công nghiệp. Tuy nhiên, khi càng có nhiều ngân hàng thì sự canh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt. Các ngân hàng đã và đang 18
  29. có xu hướng mở rộng địa bàn hoạt động bằng việc thành lập và phát triển thêm nhiều chi nhánh, phòngg giao dịch trên toàn quốc. Xu hướng mở rộng mạng lưới hoạt động này không chỉ tạo ra sự cạnh tranh giữa ngân hàng này với NH khác mà còn là sự cạnh tranh gay gắt không đáng có của các CN, PGD trong cùng một ngân hàng. Hậu quả của việc mở rộng quá mức mạng lưới là sự tranh giành khách hàng, dẫn đến hạ các tiêu chuẩn và nguyên tắc thận trọng an toàn; cạnh tranh thiếu bình đẳng, mất đi tính hợp tác giữa các CN, PGD trong cùng một ngân hàng. Tâm lý sợ mất khách hàng đồng thời cũng dẫn đến không ít trường hợp các chi nhánh, phòng giao dịch sử dụng nhiều biện pháp như: một số KHCN thực tế không có khả năng tài chính hay tình hình sản xuất kinh doanh chỉ ở mức cầm chừng, nhưng các CN, PGD vẫn cho vay; thậm chí còn buông lõng trong khâu xét duyệt cho vay bằng cách đánh giá sơ sài cho có thông lệ về hiệu quả phương án sản xuất kinh doanh; đồng thời cũng không thường xuyên kiểm soát, giám sát vốn sau khi cho vay; đặc biệt là những KH có trụ sở giao dịch ngoài địa bàn hoạt động và có quan hệ với nhiều NH thì càng buông lõng kiểm soát hơn. Từ đó, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và rủi ro tín dụng đối với KHCN càng tăng cao. Giả sử như môi trường cạnh tranh giữa các NHTM vẫn ngày càng khốc liệt hơn thì tình trạng được nói trên cũg sẽ ngày càng gia tăng và tỷ lệ nợ quá hạn cũng càng tăng cao. Dẫn đến NH giảm mạnh thu lợi nhuận từ hoạt động cho vay KHCN, về lâu dần ngân hàng sẽ mất khả năng thanh toán và thậm chí là phá sản. 2.4.2 Nhân tố chủ quan 2.4.2.1 Nhân tố chủ quan từ phía NHTM  Rủi ro do nhân viên, cán bộ tín dụng thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong khâu thẩm định: Khi phân tích, thẩm định hồ sơ vay, các thông tin tài chính và phi tài chính của KHCN được sử dụng cho việc phân tích thường không chính xác, không rõ ràng và không chắc chắn. Điều đó làm cho RRTD đối với KHCN sẽ cao hơn so với KHDN. Cho nên việc NH bố trí các nhân viên, cán bộ tín dụng thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ khi thẩm định sẽ trực tiếp tác động đến khoản cho vay càng có RRTD lớn hơn. Khi nhân viên, cán bộ tín dụng thiếu năng lực thẩm định, lười biếng thu thập thông tin và hoàn toàn dựa trên tất cả thông tin do khách hàng cung cấp mà không có sự phân tích, xác minh lại thông tin hoặc do các nhân viên, cán bộ tín dụng trực tiếp tiếp tay với KH làm 19
  30. giả hồ sơ vay, nâng giá TSTC so với thực tế, Tất cả trường hợp này được thể hiện rõ trong tờ trình thẩm định KH và được trình bày rất suôn sẽ, không chứa đựng những thông tin bất lợi nào của KHCN. Vì vậy nó sẽ trực tiếp tác động đến RRTD của khoản cho vay và liên tiếp tác động đến khâu ra quyết định của người xét duyệt cho vay.  Rủi ro do người xét duyệt thiếu trách nhiệm, đạo đức hoặc quá tin tưởng nhân viên, cán bộ tín dụng: Về phía người xét duyệt cho vay, do khối lượng hồ sơ vay phải xét duyệt quá nhiều và không có thời gian đọc hay kiểm tra kỹ tờ trình thẩm định của nhân viên, cán bộ tín dụng nên người xét duyệt đã không làm đúng theo trách nhiệm của mình hoặc người xét duyệt quá tin tưởng nhân viên, cán bộ tín dụng nên rất yên tâm về những thông tin thẩm định của cấp dưới mình mà dẫn đến việc đưa ra những quyết định sai lầm khi cho KH vay. Hoặc thậm chí là người xét duyệt cho vay cũng đồng thời tiếp tay với nhân viên và KH nhằm chiếm đoạt tiền của ngân hàng. Tất cả những vấn đề này cũng trực tiếp tác động đến khoản cho vay có RRTD cao hay thấp và NH có thu hồi lại được nợ hay không.  Rủi ro do ý muốn chủ quan của người xét duyệt hoặc cấp có thẩm quyền: Một số trường hợp người đi vay có mối quan hệ thân thiết với người xét duyệt hoặc cấp có thẩm quyền tại NH thì các nhân viên, cán bộ tín dụng sẽ bị cấp trên của mình thúc ép phải tìm cách cho người đó vay. Cho nên công việc thẩm định là không kỹ càng, bởi các nhân viên ấy buộc phải bỏ qua những điều kiện không tốt của KH và phải nhanh chóng hoàn tất những chỉ định của cấp trên giao cho. Vì vậy việc người xét duyệt hoặc cấp có thẩm quyền đã lạm dụng chức, quyền của mình đưa ra những yêu cầu cho cấp dưới phải thực hiện theo ý muốn chủ quan của mình mà không xem xét đến chất lượng an toàn của khoản tín dụng thì đây cũng là nguyên nhân dẫn đến RRTD.  Rủi ro do áp lực phải hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch hàng năm được giao: Hằng năm, mỗi nhân viên tại ngân hàng đều được Hội sở mình giao cho các chỉ tiêu của cả năm. Nếu không đạt chỉ tiêu được đề ra thì các nhân viên sẽ bị xử phạt theo nhiều hình thức, có thể bị hạ cấp – tương ứng bị giảm lương theo bậc hoặc phải nộp phạt v.v Vì vậy để hoàn thành chỉ tiêu được giao, một số NH đã hạ thấp lãi suất cho vay, hạ thấp các điều kiện an toàn tín dụng để có thể thu hút KH đến NH mình vay nhiều hơn. Hậu quả là các khoản cho vay đều không đảm bảo chất lượng tín dụng và việc phát sinh RRTD sẽ rất cao. Bởi các nhân viên NH chỉ cố hoàn thành chỉ tiêu để không bị xử phạt mà không 20
  31. quan tâm đến hệ lụy của nó là số tiền vay có được KH hoàn trả hoặc hoàn trả đúng hạn cho NH hay không.  Rủi ro do quá nhiều khoản vay nên dễ bỏ sót một số KH không kiểm soát, giám sát và quản lý sau khi cho vay: Ở mỗi NHTM, các khoản cho vay KHCN thường chiếm đa số và rất nhiều. Chính vì vậy mà các nhân viên tín dụng đã gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý các khoản cho vay và giám sát sau khi cho khách hàng vay. Bởi lẽ mỗi tháng NHTM sẽ có thêm KHCN vay và bên cạnh đó là các KH vay cũ của tháng trước hoặc tháng trước nữa hoặc của nhiều năm trước v.v tất cả các khoản vay này bắt buộc các nhân viên tín dụng phải thường xuyên kiểm tra theo thời gian mà mỗi NH quy định; có thể là theo tháng, theo quý hay tùy theo mỗi hợp đồng vay cụ thể sẽ có những quy định kiểm soát riêng biệt. Cho nên không khó tránh khỏi việc các nhân viên này bỏ sót kiểm tra một số khoản vay và làm cho các khoản vay ấy có thể phát sinh RRTD vì khách hàng không được kiểm soát kỹ càng.  Rủi ro do thiếu kiểm soát, giám sát và quản lý sau khi cho vay: . Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản lý một cách chặt chẽ và thường xuyên, để đảm bảo rằng khách hàng sẽ tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng mà sử dụng vốn vay đúng mục đích và hoàn trả nợ đúng hạn. Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm soát, giám sát và quản lý sau khi cho vay nhưng các NHTM thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay nên đã có tâm lý an tâm phần nào và một phần là do tâm lý ngại gây phiền hà cho KH cho nên ngân hàng đã lơi lỏng các quá trình kiểm tra sau khi cho vay. Điều này rất dễ phát sinh RRTD. Bởi do ngân hàng không nắm bắt được tình hình rằng KH có sử dụng vốn đúng mục đích hay không, hay khách hàng đã làm ăn thua lỗ hay đã thất nghiệp và đang gặp khó khăn về tài chính v.v mà NH sẽ có những biện pháp ngăn chặn, hỗ trợ kịp thời để hạn chế RRTD đến mức thấp nhất có thể. 2.4.2.2 Nhân tố chủ quan từ phía khách hàng cá nhân  Rủi ro do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích và không có thiện chí trong việc trả nợ hoặc cố tình gian lận, lừa đảo ngân hàng: Giả sử khách hàng đến ngân hàng vay vốn với mục đích cụ thể như vay tiêu dùng, vay mua nhà và căn hộ, nhưng KH lại sử dụng vốn không như thỏa thuận với NH mà sử dụng tiền vay đó vào những hoạt động có thể phát sinh RRTD cao. Ví dụ như khách hàng 21
  32. vay tiền ngân hàng để cho người khác vay lại với lãi suất cao hơn, nếu người đó không trả nợ cho khách hàng thì KH cũng đồng thời không có lãi và tiền để trả cho ngân hàng. Có một số trường hợp mặc dù khách hàng có thu nhập nhưng vẫn không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Họ luôn tìm cách trốn tránh và không có thiện chí trong việc trả nợ với hy vọng có thể sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt. Vì vậy khoản vay này sẽ có RRTD rất cao. Bởi nếu khách hàng là người có ý thức và thiện chí trong việc trả nợ tốt thì RRTD sẽ thấp. Bên cạnh đó, có trường hợp khách hàng cố tình gian lận, lừa đảo ngân hàng. Đây cũng là một trong những yếu tố gây ra rủi ro cho ngân hàng. Bằng nhiều thủ đoạn tinh vi hoặc lợi dụng sự tín nhiệm của ngân hàng, người vay đã lập hồ sơ vay nhằm chiếm đoạt tài sản ngân hàng. Khi khách hàng vay cố tình lừa đảo thì rất khó để NH phát hiện ra, đặc biệt là những ngân hàng nhỏ, có quy trình tín dụng chưa chặt chẽ, trình độ cán bộ thẩm định chưa cao.  Rủi ro do khách hàng mất khả năng thanh toán Do các khoản cho vay KHCN thường có thời hạn tương đối dài nên khả năng trả nợ phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe, gia đình và công việc của người đi vay. Những rủi ro có thể xảy ra trong các trường hợp sau đây: − Người đi vay bị bệnh hoặc bị tai nạn cho nên có thể không may chết đi hay có thể là giảm hoặc mất khả năng lao động. − Người đi vay thay đổi vị trí công tác hoặc bị thất nghiệp. Những rủi ro có thể xảy ra đối với khách hàng trong các trường hợp này sẽ làm thu nhập KH giảm sút hoặc hoàn toàn không có khả năng trả nợ cho ngân hàng số tiền còn lại. Vì vậy khoản vay ấy sẽ có RRTD rất cao bởi NH có thể thu hồi được một phần hoặc không thu hồi được nợ. 22
  33. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng 3.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài Trong bài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân của John M. Chapman và các cộng sự (1940) đã cho thấy khả năng trả nợ của khách hàng vay là yếu tố chính ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, trong đó được bao gồm 4 yếu tố chính: đặc điểm cá nhân của người vay (tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân và số năm ổn định cư trú của người vay), đặc điểm nghề nghiệp (ngành nghề kinh doanh, vị trí công tác, kinh nghiệm nghề nghiệp tạo ra thu nhập trả nợ), khả năng tài chính của người vay (thu nhập hàng năm, số tiền nợ vay/thu nhập hàng năm, tài sản thế chấp) và đặc điểm của khoản vay (số tiền vay, thời gian trả nợ, mục đích vay). Theo Mramor,D. (1996) thì các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng không có hệ thống chủ yếu là các yếu tố của khách hàng cá nhân, chẳng hạn như thiện chí của họ, khả năng tài chính thanh toán và vốn, bảo hiểm tín dụng và một số điều kiện khác. Đối với Saunders, A. (1997) thì các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng có hệ thống là yếu tố kinh tế vĩ mô (tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ việc làm, tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước, chỉ số chứng khoán và biến động tỷ giá và biến động trong nền kinh tế); những thay đổi trong các chính sách kinh tế, thay đổi chính trị và các mục tiêu lãnh đạo của cá đảng chính trị (thay đổi trong chính sách tiền tệ và thuế, thay đổi pháp luật kinh tế, cũng như nhập khẩu hạn chế và kích thích xuất khẩu, ). Với 25 biến kinh tế vĩ mô được Bostjan Aver (2008) lựa chọn để đo lường về rủi ro tín dụng danh mục đầu tư hệ thống trong phạm vi của các ngân hàng Slovenia thì kết quả của tác giả khi sử dụng phương pháp hồi quy đa biến cho thấy là có 7 biến kinh tế vĩ mô ảnh hưởng lớn nhất đến rủi ro tín dụng, trong đó có 5 biến làm gia tăng rủi ro tín dụng (sự gia tăng trong tỷ lệ lãi suất thực tế cho vay tiêu dùng ngắn hạn, sự gia tăng trong trao đổi chỉ số của các cổ phiếu Slovenia, giảm nhân viên ở một số nơi tại Slovenia, lãi suất trao đổi chứng khoán của Ngân hàng ở Slovenia tăng và sự gia tăng trong tỷ lệ lãi suất thực tế về các khoản vay) và 2 biến làm giảm rủi ro tín dụng (tăng lãi suất thực cho vay dài hạn đối với tài sản hiện tại và sự gia tăng lãi suất liên ngân hàng). Bài nghiên cứu của David E.Idoge (2013) đã xem xét và đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người nông dân hợp tác xã quy mô nhỏ trong khu vực nam – miền 23
  34. nam của Nigeria. Một mẫu của tác giả bao gồm 96 người được hỏi lựa chọn ngẫu nhiên từ mười sáu hợp tác xã của tám chính quyền địa phương trong Bayelsa và Delta. Bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích hồi quy đa biến và kết quả cho thấy độ tuổi, trình độ học vấn, mức vay, thời gian trả nợ, thu nhập ròng, giám sát vốn vay, tham gia vào các công việc khác cũng như quy mô trang trại có ảnh hưởng tích cực đến khả năng trả nợ vay. Ngoài ra giới tính, tình trạng hôn nhân, quy mô hộ gia đình và số tiền chi vào việc thuê thiết bị có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng trả nợ vay. Kết quả và biến của tác giả cũng gần giống nghiên cứu của Kohansal và Mansoori (2009) đã tiến hành nghiên cứu trên mẫu dữ liệu gồm 175 nông dân tại tỉnh Kohansal và Razavi của Iran vào năm 2008 khi sử dụng mô hình Logistic, nhưng ở nghiên cứu của hai tác giả này còn đưa ra kết luận rằng lãi suất của khoản vay là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới khả năng trả nợ vay của người nông dân, kế tiếp là biến số kinh nghiệm của người nông dân. Và trong bài nghiên cứu Antwi, S., Mills, E.F.E.A., Mills, G.A và Zhao, X. (2012) tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro không trả được nợ tại Gahana cho những khoản vay của ngân hàng Akuapem thông qua mô hình hồi quy Logistic với cơ sở dữ liệu gồm 800 quan sát từ năm 2006 đến năm 2010 có kết luận rằng loại hình vay mượn (vay kinh doanh, vay cho mục đích sản xuất nông nghiệp, vay tiêu dùng cá nhân, vay mua phương tiện đi lại) và khoản vay có tài sản đảm bảo là hai biến số thực sự có ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của người vay. 3.1.2 Các nghiên cứu trong nước Trong bài nghiên cứu “Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại” của Phạm Phú Nhân (2011), tác giả đã tổng hợp các nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại trên bảng đề xuất câu hỏi gồm 34 nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng tại ngân hàng được tác giả gửi đến hơn 200 cán bộ ngân hàng trên toàn quốc. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Explore Factor Analysis (EFA) và kiểm định Cronbach Alpha), đồng thời tác giả đã tổng hợp kết quả của mình và đưa ra các nhân tố chính là những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các NHTM gồm có 5 nhân tố: áp lực chỉ tiêu; quy định quản lý tài sản tại địa phương; khách hàng chưa hợp tác và phê duyệt, kiểm soát thiếu chặt chẽ; ảnh hưởng môi trường kinh tế vĩ mô; chính sách cho vay thiếu khoa học. Theo Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011) đã thực hiện nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương 24
  35. Chi nhánh thành phố Cần Thơ”: các tác giả đã lựa chọn, sử dụng số liệu thu thập từ 438 hồ sơ vay bao gồm khách hàng doanh nghiệp và cá nhân là những khoản vay đã phát sinh trước ngày 01/01/2009 và đến thời điểm 31/12/2009 vẫn còn số dư. Trong nghiên cứu này, các tác giả sử dụng mô hình xác suất probit với phương trình như sau: Y = ∝ + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + ε Bảng 3.1: Diễn giải các biến được sử dụng trong mô hình probit của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011) Biến số Diễn giải biến Kỳ vọng Kinh nghiệm của khách Số năm người vay làm việc trong ngành Tỷ lệ nghịch hàng đi vay (X1) nghề vay vốn tính đến thời điểm vay. Khả năng tài chính của Vốn tự có tham gia vào phương án, dự Tỷ lệ nghịch khách hàng vay (X2) án/tổng nhu cầu vốn của phương án, dự án. Tài sản đảm bảo (X3) Số tiềnvay/tổng giá trị tài sản đảm bảo. Tỷ lệ thuận Biến giả, bằng 1 nếu khách hàng sử dụng Sử dụng vốn vay (X4) vốn đúng mục đích, bằng 0 nếu khách hàng Tỷ lệ nghịch sử dụng vốn sai mục đích. Kinh nghiệm của cán bộ tín Số năm trực tiếp làm công tác tín dụng. Tỷ lệ nghịch dụng (X5) Biến giả, bằng 1 nếu khách hàng kinh Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh từ 3 ngành hàng trở lên, bằng 0 cho Tỷ lệ nghịch doanh của khách hàng (X6) các trường hợp ngược lại. Kiểm tra, giám sát khoản Tổng số lần kiểm tra của cán bộ tín dụng Tỷ lệ nghịch vay (X7) trước khi khoản vay chuyển sang nợ xấu. Được đo lường bằng 2 giá trị: 1 là có rủi ro Mức độ rủi ro của khoản (những khoản vay thuộc nhóm nợ xấu 3, 4, vay (Y) 5), 0 là không có rủi ro (những khoản vay thuộc nhóm 1 và 2). Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy các nhân tố ảnh hưởng bao gồm 5 biến độc lập đều có tương quan nghịch với rủi ro tín dụng – đúng như kỳ vọng của các tác giả là khả năng tài chính của khách hàng vay (X2), việc sử dụng vốn vay của khách hàng (X4), kinh nghiệm của cán bộ tín dụng (X5), đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của khách hàng (X6) 25
  36. và kiểm tra, giám sát khoản vay (X7); trái ngược với kỳ vọng có hai nhân tố không ảnh hưởng là kinh nghiệm của khách hàng đi vay (X1) và tài sản đảm bảo (X3). Theo Nguyễn Thị Thùy Dương (2014) đã kế thừa và điều chỉnh sử dụng các nhân tố của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011) với đề tài nghiên cứu về “Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu”, tác giả chọn hồ sơ khách hàng vay thỏa điều kiện dư nợ phát sinh trước 01/01/2013 và còn dư nợ đến 31/12/2013, đồng thời lựa chọn cỡ mẫu tối thiểu cần thự hiện quan sát theo công thức Yamane (1967) là 365 trên tổng số lượng 50,000 hồ sơ tại các Chi nhánh/Phòng giao dịch ở TPHCM của ACB. Tác giả đã điều chỉnh 2 biến của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011), thay thế biến độc lập đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của khách hàng thành ngành nghề kinh doanh (có giá trị là 1 nếu kinh doanh ngành nghề chứng khoán, bất động sản, xây dựng và 0 nếu ngành khác) và điều chỉnh biến phụ thuộc Y (có giá trị là 1 đối với khách hàng có phát sinh rủi ro tín dụng thuộc nhóm nợ xấu 2, 3, 4, 5 và 0 nếu khách hàng chưa phát sinh rủi ro tín dụng thuộc nợ nhóm 1). Mô hình hồi quy Logistic trong nghiên cứu này có dạng: Y = β0+ β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 Kết quả ước lượng mô hình hồi quy Logistic khi tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0 cho thấy các nhân tố ảnh hưởng là khả năng tài chính của người vay (X2), kinh nghiệm của người vay (X4), kinh nghiệm của cán bộ tín dụng (X5), sử dụng vốn vay của khách hàng (X6) và kiểm tra, giám sát khoản vay (X7) – đúng như đã kỳ vọng 5 biến độc lập này đều có tương quan nghịch với rủi ro tín dụng và chỉ có ngành nghề kinh doanh của khách hàng (X1) là tương quan thuận với rủi ro tín dụng; còn biến tài sản đảm bảo (X3) được tác giả loại ra khỏi mô hình do không có ý nghĩa thống kê. Phạm Hoàng Cúc Quyên (2014) đã chọn ngẫu nhiên 400 hồ sơ khách hàng bao gồm các khách hàng cá nhân và tổ chức tại phòng Bán lẻ, phòng Khách hàng doanh nghiệp và 11 phòng giao dịch của Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Vĩnh Long là những khoản vay phát sinh và hiện đang còn dư nợ tại thời điểm 31/12/2013. Đúng như kỳ vọng của tác giả biến X1 là tuân thủ quy định giải ngân (có giá trị là 1 nếu khách hàng tuân thủ đúng quy định giải ngân và 0 nếu khách hàng không tuân thủ đúng quy định giải ngân) có tương quan nghịch với rủi ro tín dụng và cũng tương tự như các biến (X2, X3,X4, X5, X6, X7) của Nguyễn Thị Thùy Dương (2014) thì Phạm Hoàng Cúc Quyên (2014) cũng cho ra kết quả tương tự như vậy (ở nghiên cứu này tác giả sử dụng phần mềm SPSS 22.0). 26
  37. Nghiên cứu của Nguyễn Phúc Mẫn (2015) đã sử dụng các thông tin dữ liệu nợ cá nhân của 503 khách hàng cá nhân trong khoảng thời gian từ 01/2011 tới 12/2014 tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Vũng Tàu. Tác giả đã sử dụng hai mô hình để ước lượng, mô hình hồi quy tuyến tính bội dùng để tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân xét ở khía cạnh quy mô trả nợ (khả năng trả nợ số tiền vay = tổng số tiền được trả/tổng số tiền vay) và mô hình Probit dùng để tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân xét ở khía cạnh thời hạn trả nợ (khả năng trả nợ đúng hạn: có giá trị là 0 nếu trả nợ đúng hạn và 0 nếu không trả nợ đúng hạn). Mô hình nghiên cứu tổng quát của tác giả như sau: Khả năng trả nợ = f(Đặc điểm nhân khẩu học, Năng lực của người vay, Đặc điểm khoản vay, Rủi ro đạo đức của người vay, Rủi ro tác nghiệp từ ngân hàng) Sơ đồ 3: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Phúc Mẫn (2015) Đặc điểm nhân Giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân khẩu học Trình độ học vấn, đặc điểm nghề Năng lực của nghiệp, đặc điểm thu nhập người vay Kích cở khoản vay, lãi suất, thời hạn Đặc điểm khoản cho vay, hình thức vay, mục đích vay vay Khả năng trả nợ Sử dụng tín dụng đúng mục đích Rủi ro đạo đức Rủi ro tác Chấm dứt tín dụng nghiệp Kết quả của tác giả đã cho thấy xét về mặt quy mô trả nợ, biến số này phụ thuộc cùng chiều với các biến số như trình độ học vấn (“Đại học”, “Sau đại học”), đặc điểm nghề nghiệp (“Lãnh đạo/Quản lý”), kích cở khoản vay, thời hạn cho vay, và hình thức vay (có giá trị 1 nếu người vay có tài sản thế chấp và 0 nếu người vay theo hình thức tín chấp); và phụ thuộc vào một số biến số khác nhưng với ảnh hưởng ngược chiều như giới tính, đặc điểm nghề nghiệp (“Công nhân viên”), lãi suất, mục đích vay (“Vay tiêu dùng”, “Vay mua bất động sản”). Xét về thời hạn trả nợ, biến số này chịu ảnh hưởng thuận chiều bởi các biến số như trình độ học vấn (“Sau đại học”), đặc điểm nghề nghiệp (“Lãnh đạo/Quản lý”, 27
  38. “Chuyên viên”), kích cở khoản vay, hình thức vay; trong khi đó các biến số khác như giới tính, lãi suất, hay mục đích vay (“Vay mua bất động sản”) tác động âm tới khả năng trả nợ đúng hạn. 3.2 Mô hình nghiên cứu  Kế thừa các nghiên cứu trước đây để hiệu chỉnh và đưa ra mô hình nghiên cứu với các giả thuyết nghiên cứu: Dựa vào cơ sở lý luận và mô hình của các nghiên cứu trước, có thể thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. Tuy nhiên do hạn chế về nguồn thu thập dữ liệu, nghiên cứu này chỉ tập trung vào các nhân tố chủ quan là từ phía ngân hàng và khách hàng tác động đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại OIK. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Logistic bao gồm 9 biến từ X1đến X9 và có dạng như sau: Y = β0+ β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + β8X8 + β9X9 Trong đó: o Biến phụ thuộc Y là Rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại OIK. o Biến độc lập gồm có 9 biến lần lượt là tuổi, vị trí công tác, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, người phụ thuộc, nghề nghiệp, thu nhập bình quân của khách hàng cá nhân, kinh nghiệm cán bộ tín dụng, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng cá nhân. Sau đây là mô hình cụ thể: RRTDCN = β0 + β1TUOI + β2VTCT + β3HV + β4TTHN + β5NPT + β6NN + β7TNBQ +β8KNCBTD + β9SDVV  Rủi ro tín dụng cá nhân tại OIK (Y) Theo Mai Thùy Dung (2011), Nguyễn Thị Thùy Dương (2014) và Phạm Hoàng Cúc Quyên (2014) thì biến phụ thuộc Y là mức độ rủi ro của khoản vay được đo lường bằng 2 giá trị, có giá trị là 1 đối với khách hàng có phát sinh rủi ro tín dụng (nợ nhóm 2, 3, 4, 5) và 0 nếu khách hàng chưa phát sinh rủi ro tín dụng (nợ nhóm 1). Vì vậy, biến phụ thuộc Y trong nghiên cứu này cũng được đo lường bằng 2 giá trị tương tự như các tác giả trên.  Tuổi của khách hàng cá nhân (X1) Tuổi của khách hàng cá nhân được tính tại thời điểm vay vốn của ngân hàng trừ đi năm sinh. Theo John M. Chapman và các cộng sự (1940), Kohansal và Mansoori (2009) và David E.Idoge(2013) đã nghiên cứu và cho kết quả rằng người vay càng lớn tuổi thì rủi ro tín 28
  39. dụng sẽ càng thấp, vì tuổi của người vay càng lớn thì nghề nghiệp cũng như công việc của họ cũng sẽ ổn định hơn so với người vay có tuổi thấp. Chính vì vậy, có giả thuyết sau: Giả thuyết (X1): Khách hàng cá nhân có tuổi càng cao sẽ tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại OIK. (–)  Vị trí công tác của khách hàng cá nhân (X2) Vị trí công tác của khách hàng cá nhân được lượng hóa bởi biến giả: có giá trị là 0 nếu là nhân viên, giá trị là 1 nếu là quản lý cấp cơ sở, giá trị là 2 nếu là quản lý cấp trung và giá trị là 3 nếu là quản lý cấp cao. Vị trí công tác của người vay càng cao thì khả năng tạo ra thu nhập cũng sẽ cao và ổn định, đồng thời giúp người vay có khả năng trả nợ tốt hơn. Điều này đã được các tác giả như John M. Chapman và các cộng sự (1940) và Nguyễn Phúc Mẫn (2015) nghiên cứu và cho ra kết quả. Vì thế khi người vay có vị trí công tác càng cao sẽ đảm bảo có khả năng trả nợ tốt thì rủi ro tín dụng cũng sẽ càng thấp. Chính vì điều đó, có giả thuyết sau: Giả thuyết (X2): Khách hàng cá nhân có vị trí công tác càng cao sẽ tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại OIK. (–)  Trình độ học vấn của khách hàng cá nhân (X3) Trình độ học vấn của khách hàng cá nhân được lượng hóa bởi biến giả: có giá trị là 0 nếu là Trung học phổ thông trở xuống, giá trị là 1 nếu trình độ là Trung cấp hoặc Cao đẳng, giá trị là 2 nếu trình độ từ Đại học trở lên. Kết quả nghiên cứu của David E.Idoge (2013) và Nguyễn Phúc Mẫn (2015) đã cho thấy trình độ học vấn của người vay càng cao thì càng có khả năng quản lý khoản vay tốt và có được mức thu nhập ổn định vì vậy khả năng trả nợ cũng tốt hơn. Từ đó thấy được rủi ro tín dụng cũng sẽ càng thấp khi người vay có trình độ học vấn càng cao. Vì thế, có giả thuyết sau: Giả thuyết (X3): Khách hàng cá nhân có trình độ học vấn càng cao sẽ tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại OIK. (–)  Tình trạng hôn nhân của khách hàng cá nhân (X4) Tình trạng hôn nhân của khách hàng cá nhân được lượng hóa bởi các biến giả: có giá trị là 1 nếu khách hàng cá nhân đã có gia đình và là 0 nếu khách hàng cá nhân chưa có gia đình. 29
  40. Kết quả nghiên cứu của John M. Chapman và các cộng sự (1940) và David E.Idoge (2013) đã cho thấy tình trạng hôn nhân của người vay có ảnh hưởng tiêu cực với khả năng trả nợ vay. Bởi vì các tác giả cho rằng người độc thân ít có nhu cầu chi tiêu hơn so với người có gia đình, và cũng không thường xuyên phải đối mặt với những khoản chi tiêu ngoài kế hoạch hoặc vượt mức thu nhập cho phép. Từ kết quả này có thể thấy khi người vay đã có gia đình sẽ có rủi ro tín dụng cao hơn những người vay chưa có gia đình. Vì vậy, có giả thuyết sau: Giả thuyết (X4): Khách hàng cá nhân đã có gia đình sẽ tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại OIK. (+)  Người phụ thuộc của khách hàng cá nhân (X5) Người phụ thuộc của khách hàng cá nhân là tổng số người phụ thuộc tại thời điểm vay vốn của ngân hàng. Theo Kohansal và Mansoori (2009) và David E.Idoge (2013) đã nghiên cứu và cho ra kết quả rằng số người phụ thuộc của người vay sẽ ảnh hưởng tiêu cực với khả năng trả nợ vay. Từ đó có thể thấy nếu người vay có số người phụ thuộc càng nhiều thì rủi ro tín dụng cũng sẽ càng cao. Chính vì thế, có giả thuyết sau: Giả thuyết (X5): Khách hàng cá nhân có càng nhiều người phụ thuộc sẽ có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại OIK. (+)  Nghề nghiệp của khách hàng cá nhân (X6) Nghề nghiệp của khách hàng cá nhân được lượng hóa bởi biến giả: có giá trị là 1 nếu là nhân viên văn phòng và có giá trị là 0 nếu là nghề nghiệp khác. Các khách hàng cá nhân khi vay vốn tại OIK phải có thu nhập từ lương là chủ yếu. Vì vậy đối với các khách hàng là nhân viên văn phòng, có công việc và thu nhập ổn định sẽ có rủi ro tín dụng thấp hơn so với các nghề nghiệp khác. Chính vì thế, có giả thuyết sau: Giả thuyết (X6): Khách hàng cá nhân là nhân viên văn phòng sẽ tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại OIK. (–)  Thu nhập bình quân của khách hàng cá nhân (X7) Thu nhập bình quân của khách hàng cá nhân được đo lường bởi thu nhập bình quân tháng (triệu đồng) tại thời điểm vay vốn ngân hàng. Theo kết quả nghiên cứu của John M. Chapman và các cộng sự (1940) và David E.Idoge(2013) đã cho thấy người vay có thu nhập càng cao càng có ảnh hưởng tích cực với 30
  41. khả năng trả nợ vay. Chính vì vậy, rủi ro tín dụng sẽ càng thấp khi người vay có thu nhập càng cao. Giả thuyết (X7): Khách hàng cá nhân có thu nhập bình quân càng cao sẽ tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại OIK. (–)  Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng (X ) Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng được đo lường bởi số năm cán bộ tín dụng làm việc tại thời điểm thẩm định khách hàng cá nhân. Theo Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011), Mai Thùy Dung (2011), Nguyễn Thị Thùy Dương (2014) và Phạm Hoàng Cúc Quyên (2014) đã nghiên cứu và cho ra kết quả rằng cán bộ tín dụng càng làm lâu năm thì càng có kinh nghiệm trong thẩm định, quản lý món vay cũng như hỗ trợ khách hàng trong những lúc khó khăn, hay kinh nghiệm của cán bộ tín dụng tỷ lệ nghịch với rủi ro tín dụng. Vì vậy, có giả thuyết sau: Giả thuyết (X ): Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại OIK. (–)  Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng cá nhân (X9) Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng cá nhân được lượng hóa bởi biến giả có giá trị là 1 nếu khách hàng cá nhân sử dụng vốn đúng mục đích và 0 nếu sử dụng vốn không đúng mục đích. Theo Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011), Mai Thùy Dung (2011), Nguyễn Thị Thùy Dương (2014) và Phạm Hoàng Cúc Quyên (2014) đã nghiên cứu và cho kết quả rằng việc sử dụng vốn vay không đúng mục đích so với phương án, dự án của khách hàng có thể dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011) cũng cho thấy rằng việc sử dụng vốn đúng mục đích của người vay có khả năng hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Vì vậy, có giả thuyết sau: Giả thuyết (X9): Sử dụng vốn vay của khách hàng cá nhân đúng mục đích tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại OIK. (–) Sau đây là tóm tắt các biến sẽ được diễn giải theo bảng sau: 31
  42. Bảng 3.2: Diễn giải các biến được sử dụng trong mô hình hồi quy Logistic Tên biến độc Kỳ vọng về Diễn giải biến lập dấu của βi X1 TUOI Thời điểm vay vốn tại ngân hàng trừ đi năm sinh. – Có giá trị là 0 nếu là nhân viên, giá trị là 1 nếu là X2 VTCT quản lý cấp cơ sở, giá trị là 2 nếu là quản lý cấp – trung và giá trị là 3 nếu là quản lý cấp cao. Có giá trị là 0 nếu là Trung học phổ thông trở xuống, giá trị là 1 nếu trình độ là Trung cấp hoặc X3 HV – Cao đẳng, giá trị là 2 nếu trình độ từ Đại học trở lên. Có giá trị bằng 1 nếu khách hàng cá nhân đã có X4 TTHN + gia đình và bằng 0 nếu chưa có gia đình. Tổng số người phụ thuộc của khách hàng cá nhân X5 NPT + tại thời điểm vay vốn của ngân hàng. Có giá trị là 1 nếu là nhân viên văn phòng và 0 X6 NN – nếu là nghề nghiệp khác. Thu nhập bình quân tháng của khách hàng cá TNBQ nhân (triệu đồng) tại thời điểm vay vốn ngân – X7 hàng. Số năm cán bộ tín dụng làm việc tại thời điểm X KNCBTD – 8 thẩm định khách hàng cá nhân. Có giá trị là 1 nếu khách hàng cá nhân sử dụng SDVV vốn đúng mục đích và 0 nếu sử dụng vốn không – X9 đúng mục đích. Có giá trị là 1 đối với khách hàng có phát sinh rủi Y RRTDCN ro tín dụng (nợ nhóm 2, 3, 4, 5) và 0 nếu khách hàng chưa phát sinh rủi ro tín dụng (nợ nhóm 1). 3.3 Phương pháp nghiên cứu − Phương pháp định tính: Kế thừa các nghiên cứu trước đây để lựa chọn và xác định các biến độc lập chủ quan tác động đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân. Tuy nhiên do hạn chế về nguồn thu thập dữ liệu, nghiên cứu này chỉ tập trung vào 9 nhân tố 32
  43. chính: tuổi, vị trí công tác, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, người phục thuộc, nghề nghiệp, thu nhập bình quân của khách hàng cá nhân, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng và kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng cá nhân. Từ đó thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo cơ cấu mẫu của từng biến độc lập với biến phụ thuộc. − Phương pháp định lượng: Đề tài sử dụng mô hình hồi quy Logistic với những số liệu thứ cấp từ các báo cáo và hồ sơ vay của khách hàng cá nhân tại Bộ phận tư vấn tài chính cá nhân của ACB Ông Ích Khiêm. Sau đó, tập hợp và xử lý số liệu trên phần mềm SPSS 20.0 để xác định các nhân tố chủ quan tác động đến rủi ro tín dụng. 3.4 Dữ liệu nghiên cứu 3.4.1 Nguồn dữ liệu Tất cả nguồn dữ liệu được thu thập tại Bộ phận tư vấn tài chính cá nhân của OIK. Cụ thể như sau: − Rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân (Y) nguồn dữ liệu thu thập từ hợp đồng tín dụng và báo cáo tình hình thu nợ khách hàng cá nhân. − Tuổi (X1), vị trí công tác (X2), trình độ học vấn (X3), tình trạng hôn nhân (X4), người phụ thuộc (X5), nghề nghiệp (X6), thu nhập bình quân (X7) nguồn dữ liệu thu thập từ hồ sơ vay vốn, hợp đồng tín dụng và tờ trình thẩm định của khách hàng cá nhân. − Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng (X8) nguồn dữ liệu thu thập từ thông tin cán bộ tín dụng (chính là các PFC) đã trực tiếp thẩm định hồ sơ của khách hàng cá nhân. − Sử dụng vốn vay (X9) nguồn dữ liệu thu thập từ báo cáo tình hình kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng cá nhân. Căn cứ vào đó, nếu sử dụng vốn của khách hàng là đúng mục đích dữ liệu sẽ là đúng (có giá trị 1), nếu không đúng mục đích sẽ là không đúng (có giá trị 0). Ngược lại đối với trường hợp PFC không kiểm tra thì các khách hàng đó được xem là sử dụng vốn vay đúng mục đích (có giá trị 1). 3.4.2 Cách lấy dữ liệu Thu thập dữ liệu các hồ sơ vay khách hàng cá nhân phát sinh từ ngày 01/01/2013 đến 31/12/2015 vẫn còn dư nợ và hồ sơ vay phải do các PFC tại OIK thẩm định tín dụng (thuận tiện cho việc thu thập dữ liệu kinh nghiệm của cán bộ tín dụng). Bởi do các khoản vay của khách hàng cá nhân tại ngân hàng phần lớn dưới 5 tỷ đồng, vì thế các PFC có kinh nghiệm làm việc từ 1 năm trở lên sẽ được thẩm định tín dụng. 3.4.3 Mẫu nghiên cứu 33
  44. Với cách lấy dữ liệu như trên, số lượng hồ sơ vay khách hàng cá nhân thỏa điều kiện có 298 hồ sơ. Vì vậy mẫu nghiên cứu là 298 với số biến độc lập là 9 biến (tuổi, vị trí công tác, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, người phụ thuộc, nghề nghiệp, thu nhập bình quân của khách hàng cá nhân, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng và kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng cá nhân). Theo Green (1991) và Tabachnick & Fidell (2007) được trích bởi Đinh Phi Hổ (2014) nếu dữ liệu là dạng số liệu chéo, quy mô mẫu được xác định là: n ≥ 50 + 8k; với k là số biến độc lập của mô hình. Áp dụng cách xác định đó vào mô hình nghiên cứu này với 9 biến độc lập: n ≥ 50 + 8k = 50 + 8(9) = 122. Như vậy, số quan sát tối thiểu là 122 (hồ sơ vay khách hàng cá nhân). Chính vì thế, tiến hành nghiên cứu này với mẫu 298 là hoàn toàn phù hợp. 34
  45. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu 4.1.1 Cơ cấu mẫu theo tuổi của khách hàng cá nhân Theo dữ liệu thu thập hồ sơ vay khách hàng cá nhân thì độ tuổi của khách hàng nằm trong khoảng từ 24 đến 55 tuổi. Vì vậy tác giả đã tổng hợp chia thành 3 nhóm tuổi để thuận tiện cho việc mô tả mẫu. Theo quy định của ACB thì tuổi của người vay phải từ 22 đến 55 tuổi, trong tổng số 298 quan sát không có trường hợp trình ngoại lệ về tuổi của khách hàng vay. Nhìn vào bảng 4.1 cho thấy khách hàng vay có độ tuổi từ 24 đến 34 tuổi chiếm tỷ trọng cao nhất 54.03%, từ 35 đến 44 tuổi chiếm 27.18% và từ 45 đến 55 tuổi chiếm tỷ trọng thấp nhất 18.79%. Trong số 59 khách hàng cá nhân có rủi ro tín dụng thì có đến 32 khách hàng có độ tuổi từ 24 đến 34 tuổi chiếm 54.24%. Điều này cho thấy tuổi của KHCN càng cao càng ít rủi ro tín dụng hơn. Bảng 4.1: Cơ cấu mẫu theo tuổi của khách hàng cá nhân RỦI RO TÍN DỤNG Không có rủi ro Có rủi ro Tổng TUỔI Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ lượng trọng lượng trọng lượng trọng − Từ 24 – 34 tuổi 129 53.97% 32 54.24% 161 54.03% − Từ 35 – 44 tuổi 60 25.11% 21 35.59% 81 27.18% − Từ 45 – 55 tuổi 50 20.92% 6 10.17% 56 18.79% Tổng 239 100% 59 100% 298 100% Nguồn: Tính toán của tác giả 4.1.2 Cơ cấu mẫu theo vị trí công tác của khách hàng cá nhân Nhìn vào bảng 4.2 cho thấy khách hàng cá nhân có vị trí công tác là nhân viên, là quản lý cấp cơ sở, là quản lý cấp trung và là quản lý cấp cao lần lượt chiếm 20.13%, 37.25%, 25.50% và 17.12%. Như vậy, khách hàng vay có vị trí là quản lý cấp trung chiếm tỷ trọng cao nhất và chiếm tỷ trọng thấp nhất là quản lý cấp cao. Trong khi đó KHCN có rủi ro tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất 47.46% là khách hàng có vị trí công tác là nhân viên và chiếm tỷ trọng thấp nhất 6.78% là khách hàng có vị trị quản lý cấp cao. Từ đó cho thấy, khách hàng cá nhân có vị trí công tác càng cao càng ít rủi ro tín dụng hơn. 35
  46. Bảng 4.2: Cơ cấu mẫu theo vị trí công tác của khách hàng cá nhân RỦI RO TÍN DỤNG Không có rủi ro Có rủi ro Tổng VỊ TRÍ CÔNG TÁC Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ lượng trọng lượng trọng lượng trọng − Nhân viên 32 13.39% 28 47.46% 60 20.13% − Quản lý cấp cơ sở 91 38.08% 20 33.90% 111 37.25% − Quản lý cấp trung 69 28.87% 7 11.86% 76 25.50% − Quản lý cấp cao 47 19.66% 4 6.78% 51 17.12% Tổng 239 100% 59 100% 298 100% Nguồn: Tính toán của tác giả 4.1.3 Cơ cấu mẫu theo trình độ học vấn của khách hàng cá nhân Theo bảng 4.3 thì khách hàng cá nhân có trình độ học vấn từ Đại học trở lên chiếm tỷ trọng cao nhất 58.39%, khách hàng có trình độ học vấn là Trung cấp hoặc Cao đẳng chiếm 29.53% và từ Trung học phổ thông trở xuống chiếm tỷ trọng thấp nhất 12.08%. Trong khi đó KHCN có rủi ro tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất 40.68% là khách hàng có trình độ học vấn từ Trung học phổ thông trở xuống và chiếm tỷ trọng thấp nhất 25.42% là khách hàng có trình độ học vấn từ Đại học trở lên. Từ đó cho thấy khách hàng cá nhân có trình độ học vấn càng cao càng ít RRTD hơn. Bảng 4.3: Cơ cấu mẫu theo trình độ học vấn của khách hàng cá nhân RỦI RO TÍN DỤNG Không có rủi ro Có rủi ro Tổng TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ lượng trọng lượng trọng lượng trọng − Trung học phổng thông trở 12 5.02% 24 40.68% 36 12.08% xuống − Trung cấp hoặc Cao đẳng 68 28.45% 20 33.90% 88 29.53% − Đại học trở lên 159 66.53% 15 25.42% 174 58.39% Tổng 239 100% 59 100% 298 100% Nguồn: Tính toán của tác giả 4.1.4 Cơ cấu mẫu theo tình trạng hôn nhân của khách hàng cá nhân 36
  47. Nhìn vào bảng 4.4 cho thấy tình trạng hôn nhân của khách hàng cá nhân vay tại OIK đa phần là khách hàng đã có gia đình chiếm 65.77% và chưa có gia đình chiếm 34.23%. Đồng thời khách hàng cá nhân có rủi ro tín dụng đa phần cũng là khách hàng đã có gia đình chiếm 67.80%. Điều này cho thấy KHCN đã có gia đình sẽ có rủi ro tín dụng càng cao. Bảng 4.4: Cơ cấu mẫu theo tình trạng hôn nhân của khách hàng cá nhân RỦI RO TÍN DỤNG Không có rủi ro Có rủi ro Tổng TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ lượng trọng lượng trọng lượng trọng − Chưa có gia đình 83 34.73% 19 32.20% 102 34.23% − Đã có gia đình 156 65.27% 40 67.80% 196 65.77% Tổng 239 100% 59 100% 298 100% Nguồn: Tính toán của tác giả 4.1.5 Cơ cấu mẫu theo người phụ thuộc của khách hàng cá nhân Nhìn vào bảng 4.5 cho thấy khách hàng cá nhân có 1, 2, 3 và 4 người phụ thuộc lần lượt chiếm 35.90%, 36.58%, 16.11% và 11.41%. Như vậy khách hàng vay có 2 người phụ thuộc chiếm tỷ trọng cao nhất, còn chiếm tỷ trọng thấp nhất là KH có 4 người phụ thuộc và đây cũng là đối tượng có rủi ro tín dụng cao nhất chiếm 33.90%. Điều này cho thấy khách hàng cá nhân có số người phụ thuộc càng nhiều càng có rủi ro tín dụng hơn. Bảng 4.5: Cơ cấu mẫu theo người phụ thuộc của khách hàng cá nhân RỦI RO TÍN DỤNG Không có rủi ro Có rủi ro Tổng NGƯỜI PHỤ THUỘC Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ lượng trọng lượng trọng lượng trọng − Có 1 người phụ thuộc 100 41.84% 7 11.86% 107 35.90% − Có 2 người phụ thuộc 95 39.75% 14 23.73% 109 36.58% − Có 3 người phụ thuộc 30 12.55% 18 30.51% 48 16.11% − Có 4 người phụ thuộc 14 5.86% 20 33.90% 34 11.41% Tổng 239 100% 59 100% 298 100% Nguồn: Tính toán của tác giả 4.1.6 Cơ cấu mẫu theo nghề nghiệp của khách hàng cá nhân 37
  48. Đa số khách hàng cá nhân vay tại OIK là nhân viên văn phòng chiếm 70.81%, đối với KH có nghề nghiệp khác chiếm 29.19% và ngược lại thì đây là đối tượng có rủi ro tín dụng cao nhất chiếm 52.54%. Từ đó cho thấy khách hàng cá nhân là nhân viên văn phòng sẽ ít rủi ro tín dụng hơn. Bảng 4.6: Cơ cấu mẫu theo nghề nghiệp của khách hàng cá nhân RỦI RO TÍN DỤNG Không có rủi ro Có rủi ro Tổng NGHỀ NGHIỆP Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ lượng trọng lượng trọng lượng trọng − Khác 56 23.43% 31 52.54% 87 29.19% − Nhân viên văn phòng 183 76.57% 28 47.46% 211 70.81% Tổng 239 100% 59 100% 298 100% Nguồn: Tính toán của tác giả 4.1.7 Cơ cấu mẫu theo thu nhập bình quân của khách hàng cá nhân Theo dữ liệu thu thập về thu nhập bình quân của khách hàng cá nhân, tác giả đã tổng hợp chia thành 3 khoảng để thuận tiện cho việc mô tả mẫu. Qua bảng 4.7 cho thấy KH có thu nhập từ 5 đến 14.5 triệu đồng chiếm tỷ trọng cao nhất 56.04% và đây cũng là đối tượng có rủi ro tín dụng cao nhất chiếm 54.24%. Điều này cho thấy KHCN có thu nhập càng cao càng ít rủi ro tín dụng hơn. Bảng 4.7: Cơ cấu mẫu theo thu nhập bình quân của khách hàng cá nhân RỦI RO TÍN DỤNG Không có rủi ro Có rủi ro Tổng THU NHẬP BÌNH QUÂN Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ lượng trọng lượng trọng lượng trọng − Từ 5 – 14.5 triệu đồng 135 56.49% 32 54.24% 167 56.04% − Từ 15 – 24.5 triệu đồng 62 25.94% 16 27.12% 78 26.17% − Từ 25 – 35 triệu đồng 42 17.57% 11 18.64% 53 17.79% Tổng 239 100% 59 100% 298 100% Nguồn: Tính toán của tác giả 4.1.8 Cơ cấu mẫu theo kinh nghiệm của cán bộ tín dụng Hiện nay tại OIK có 7 chuyên viên tư vấn tài chính cá nhân và đồng thời cũng là các cán bộ tín dụng thẩm định hồ sơ. Tính đến thời điểm hiện nay thì có 1 PFC, 3 PFC, 1 PFC, 38
  49. 1 PFC và 1 PFC có kinh nghiệm làm việc lần lượt là 2 năm, 4 năm, 5 năm, 7 năm và 9 năm. Chính vì vậy số lượng khách hàng được cán bộ tín dụng thẩm định có kinh nghiệm từ 4 đến 6 năm là đa số, chiếm tỷ trọng 45.97%. Trong khi đó số lượng khách hàng có rủi ro tín dụng đa phần là do cán bộ tín dụng có kinh nghiệm từ 1 đến 3 năm, chiếm 62.71%. Từ đó cho thấy CBTD có kinh nghiệm làm việc (thẩm định) càng lâu thì hồ sơ vay khách hàng cá nhân sẽ ít rủi ro tín dụng hơn. Bảng 4.8: Cơ cấu mẫu theo kinh nghiệm của cán bộ tín dụng RỦI RO TÍN DỤNG SỐ NĂM KINH NGHIỆM CỦA Không có rủi ro Có rủi ro Tổng CÁN BỘ TÍN DỤNG Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ lượng trọng lượng trọng lượng trọng − Từ 1 – 3 năm 37 15.48% 37 62.71% 74 24.83% − Từ 4 – 6 năm 118 49.37% 19 32.20% 137 45.97% − Từ 7 – 9 năm 84 35.15% 3 5.09% 87 29.20% Tổng 239 100% 59 100% 298 100% Nguồn: Tính toán của tác giả 4.1.9 Cơ cấu mẫu theo kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng cá nhân Theo quy định của ACB thì các PFC phải có trách nhiệm kiểm tra định kỳ 6 tháng/ lần sau khi cho khách hàng vay, trong đó có bao gồm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay. Đa phần khách hàng đều sử dụng vốn vay đúng mục đích, chiếm 79.53%. Trong số 59 khách hàng cá nhân có rủi ro tín dụng thì có đến 44 khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, chiếm 74.58%. Điều này cho thấy KHCN sử dụng vốn vay đúng mục đích sẽ ít rủi ro tín dụng hơn. Bảng 4.9: Cơ cấu mẫu theo kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng cá nhân RỦI RO TÍN DỤNG Không có rủi ro Có rủi ro Tổng SỬ DỤNG VỐN VAY Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ lượng trọng lượng trọng lượng trọng − Không đúng mục đích 17 7.11% 44 74.58% 61 20.47% − Đúng mục đích 222 92.89% 15 25.42% 237 79.53% Tổng 239 100% 59 100% 298 100% Nguồn: Tính toán của tác giả 39
  50. 4.2 Phân tích thống kê mô tả Bảng 4.10: Thống kê mô tả các biến trong mô hình N Minimum Maximum Mean Std. Deviation TUOI 298 24 55 35.32 7.277 VTCT 298 0 3 1.40 .994 HV 298 0 2 1.46 .701 TTHN 298 0 1 .66 .475 NPT 298 1 4 2.03 .989 NN 298 0 1 .71 .455 TNBQ 298 5.0 35.0 13.461 7.6621 KNCBTD 298 1 9 5.15 2.374 SDVV 298 0 1 .80 .404 RRTDCN 298 0 1 .20 .399 Valid N 298 (listwise) Nguồn: Kết quả của tác giả qua xử lý phần mềm SPSS 20.0 − Tuổi của khách hàng cá nhân vay tại OIK nằm trong khoảng từ 24 đến 55. Độ tuổi trung bình của khách hàng là 35.32. Kết quả này cho thấy phần lớn KH vay nằm trong độ tuổi dưới 35. − Vị trí công tác có giá trị trung bình là 1.40. Điều này cho thấy đa số khách hàng cá nhân vay tại OIK là quản lý cấp cơ sở và quản lý cấp trung. Đây là nhóm khách hàng có vị trí công tác khá cao, vì vậy khả năng trả nợ của họ cũng tốt và ít rủi ro hơn. − Trình độ học vấn có giá trị trung bình là 1.46. Điều này cho thấy đa số KHCN vay tại OIK đều có trình độ Trung cấp hoặc Cao đẳng và từ Đại học trở lên. − Tình trạng hôn nhân có giá trị trung bình là 0.66. Điều này cho thấy khách hàng vay tại OIK đa số đã có gia đình. − Số người phụ thuộc của khách hàng vay có ít nhất là 1 người và cao nhất là 4 người. Giá trị trung bình của người phụ thuộc là 2.03. Điều này cho thấy đa số KHCN có số người phụ thuộc là 2. − Nghề nghiệp có giá trị trung bình là 0.71. Điều này cho tấy phần lớn khách hàng vay tại OIK có nghề nghiệp là nhân viên văn phòng. Đây là nhóm khách hàng có công việc và thu nhập ổn định, vì vậy rủi ro tín dụng cũng sẽ thấp hơn. 40
  51. − Thu nhập bình quân của khách hàng thấp nhất là 5 triệu đồng và cao nhất là 35 triệu đồng và có giá trị trung bình là 13.461. − Cán bộ tín dụng OIK tại thời điểm thẩm định hồ sơ có số năm kinh nghiệm thấp nhất là 1 năm và cao nhất là 9 năm và có giá trị trung bình là 5.15. − Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng cá nhân có giá trị trung bình là 0.80. Điều này cho thấy khách hàng đa số sử dụng vốn vay đúng mục đích. Chính vì vậy rủi ro tín dụng sẽ càng thấp. − Rủi ro tín dụng cá nhân có giá trị trung bình là 0.20. Điều này cho thấy các khách hàng cá nhân vay tại OIK đa số là chưa phát sinh rủi ro tín dụng. 4.3 Phân tích hồi quy Binary Logistic 4.3.1 Kiểm định hệ số hồi quy Đưa toàn bộ các biến trong mô hình vào thực hiện phân tích hồi quy Binary Logistic bằng phần mềm SPSS 20.0 được kết quả như sau: Bảng 4.11: Các biến trong mô hình (Variables in the Equation) B S.E. Wald df Sig. Exp(B) TUOI -.187 .066 7.930 1 .005 .830 VTCT -1.085 .349 9.675 1 .002 .338 HV -1.239 .377 10.785 1 .001 .290 TTHN 1.108 .774 2.048 1 .152 3.028 NPT .899 .270 11.068 1 .001 2.458 Step 1a NN -1.653 .585 7.988 1 .005 .192 TNBQ .058 .046 1.569 1 .210 1.060 KNCBTD -.466 .132 12.459 1 .000 .627 SDVV -2.823 .592 22.746 1 .000 .059 Constant 9.094 2.610 12.144 1 .000 8904.141 a. Variable(s) entered on step 1: TUOI, VTCT, HV, TTHN, NPT, NN, TNBQ, KNCBTD, SDVV. Nguồn: Kết quả của tác giả qua xử lý phần mềm SPSS 20.0 Nhìn vào bảng trên có thể thấy biến tình trạng hôn nhân (TTHN) và biến thu nhập bình quân (TNBQ) có Sig. > 0.1 nên hai biến này không có ý nghĩa thống kê. 41
  52. Giá trị Sig. < 0.01 của các biến tuổi (TUOI), vị trí công tác (VTCT), trình độ học vấn (HV), người phụ thuộc (NPT), nghề nghiệp (NN), kinh nghiệm của cán bộ tín dụng (KNCBTD), kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng cá nhân (SDVV) cho thấy các biến độc lập này có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy chung là 99%. Chạy lại phân tích hồi quy Binary Logistic bằng phần mềm SPSS 20.0 và loại biến tình trạng hôn nhân (TTHN) và thu nhập bình quân (TNBQ) ra khỏi mô hình, được kết quả như sau: Bảng 4.12: Variables in the Equation khi đã loại bỏ các biến không có ý nghĩa thống kê B S.E. Wald df Sig. Exp(B) TUOI -.129 .048 7.222 1 .007 .879 VTCT -.815 .283 8.306 1 .004 .443 HV -1.279 .370 11.961 1 .001 .278 NPT .949 .263 13.016 1 .000 2.583 Step 1a NN -1.441 .560 6.619 1 .010 .237 KNCBTD -.425 .125 11.546 1 .001 .654 SDVV -2.950 .558 27.991 1 .000 .052 Constant 8.018 2.159 13.792 1 .000 3034.745 a. Variable(s) entered on step 1: TUOI, VTCT, HV, NPT, NN, KNCBTD, SDVV. Nguồn: Kết quả của tác giả qua xử lý phần mềm SPSS 20.0 Từ kết quả phân tích hồi quy Logistic trên cho thấy Sig. của các biến đều có giá trị ≤ 0.01 nên các biến độc lập này đều có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy là 99%. Từ đó có phương trình hồi quy Logistic như sau: RRTDCN = 8.018 – 0.129TUOI – 0.815VTCT – 1.279HV + 0.949NPT – 1.441NN – 0.425KNCBTD – 2.950SDVV 4.3.2 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình Bảng 4.13: Kết quả Omnibus Tests of Model Coefficients Chi-square df Sig. Step 189.831 7 .000 Step 1 Block 189.831 7 .000 Model 189.831 7 .000 Nguồn: Kết quả của tác giả qua xử lý phần mềm SPSS 20.0 42
  53. Dựa vào kết quả kiểm định Omnibus cho thấy Sig. = 0.000, như vậy mô hình tổng quát cho thấy mối tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập trong mô hình có ý nghĩa thống kê với khoảng tin cậy trên 99%. Nói cách khác, mô hình nghiên cứu là hoàn toàn phù hợp. 4.3.3 Kiểm định mức độ giải thích của mô hình Bảng 4.14: Kết quả Model Summary Step -2 Log likelihood Cox & Snell R Square Nagelkerke R Square 1 106.738a .471 .747 a. Estimation terminated at iteration number 7 because parameter estimates changed by less than .001. Nguồn: Kết quả của tác giả qua xử lý phần mềm SPSS 20.0 Hệ số mức độ giải thích của mô hình: R2 Nagelkerke = 0.747, có nghĩa là 74.7% sự thay đổi của biến phụ thuộc được giải thích bởi 7 biến độc lập trong mô hình. 4.3.4 Kiểm định mức độ dự báo chính xác của mô hình Mức độ chính xác của dự báo thông mô hình thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.15: Kết quả Classification Table Observed Predicted RRTDCN Percentage Không có rủi ro Có rủi ro Correct Không có rủi ro 231 8 96.7 RRTDCN Step 1 Có rủi ro 12 47 79.7 Overall Percentage 93.3 Nguồn: Kết quả của tác giả qua xử lý phần mềm SPSS 20.0 Theo bảng 4.15, với 243 khách hàng cá nhân không có rủi ro (xét theo cột gồm 231 và 12), mô hình dự báo chính xác là 231. Vậy tỷ lệ đúng là 96.7%. Tương tự, trong 55 khách hàng có rủi ro tín dụng (xét theo cột gồm 8 và 47), mô hình dự báo chính xác là 47, tỷ lệ đúng là 79.7%. Vậy tỷ lệ dự báo đúng của toàn bộ mô hình là 93.3%. 4.3.5 Phân tích kết quả nghiên cứu Từ kết quả phân tích hồi quy Binary Logistic thông qua phần mềm SPSS 20.0 (Bảng 4.11 và 4.12) cho thấy trong 9 biến độc lập gồm tuổi (X1), vị trí công tác (X2), trình độ học 43
  54. vấn (X3), tình trạng hôn nhân (X4), người phụ thuộc (X5), nghề nghiệp (X6), thu nhập bình quân của khách hàng cá nhân (X7), kinh nghiệm của cán bộ tín dụng (X8), kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng cá nhân (X9) thì có 7 biến là X1, X2, X3, X5, X6, X8, X9 có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 99%. Vì vậy, có thể kết luận rằng có 7 biến tác động đến rủi ro tín dụng đối với KHCN tại OIK.  Tuổi của khách hàng cá nhân (X1) Kết quả nghiên cứu ở bảng 4.12 cho thấy tuổi có tác động ngược chiều với rủi ro tín đối với khách hàng cá nhân tại OIK (β1 = -0.129), điều này đúng với kỳ vọng của tác giả, tương tự cũng như nghiên cứu của John M. Chapman và các cộng sự (1940), Kohansal và Mansoori (2009) và David E.Idoge(2013). Kết quả này hoàn toàn phù hợp với thực tế (bảng 4.1) khi tuổi người vay càng lớn thì nghề nghiệp, công việc cũng sẽ ổn định và kinh nghiệm cũng được ẩn chứa trong độ tuổi của họ. Như vậy đối với các khách hàng vay càng lớn tuổi thì rủi ro tín dụng sẽ càng thấp và ngược lại.  Vị trí công tác của khách hàng cá nhân (X2) Vị trí công tác của người vay càng cao thì khả năng tạo ra thu nhập cũng sẽ cao và ổn định, đồng thời giúp người vay có khả năng trả nợ tốt hơn. Điều này đã được các tác giả như John M. Chapman và các cộng sự (1940) và Nguyễn Phúc Mẫn (2015) nghiên cứu và cho ra kết quả. Đúng như kỳ vọng, kết quả nghiên cứu đã cho thấy vị trí công tác có tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng cá nhân tại OIK (β2 = -0.815). Từ đó chứng tỏ một lần nữa khi khách hàng vay có vị trí công tác càng cao thì càng có khả năng trả nợ tốt, chính vì vậy rủi ro tín dụng cũng sẽ càng thấp (được thể hiện rõ trong bảng 4.2).  Trình độ học vấn của khách hàng cá nhân (X3) Kết quả nghiên cứu cho thấy biến X3 có hệ số β3 = -1.279, điều này đúng như kỳ vọng của giả thuyết và một số nghiên cứu trước rằng trình độ học vấn có tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng cá nhân. Có nghĩa là trình độ học vấn của khách hàng vay càng cao thì càng có khả năng quản lý khoản vay tốt và sử dụng vốn vay có hiệu quả hơn vì vậy rủi ro tín dụng cũng sẽ càng thấp.  Người phụ thuộc của khách hàng cá nhân (X5) Giống như Kohansal và Mansoori (2009) và David E.Idoge (2013) ra kết quả rằng số người phụ thuộc của người vay sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng trả nợ vay. 44
  55. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy người phụ thuộc có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng cá nhân ( β5 = 0.949). Đúng với kỳ vọng, nếu khách hàng vay có số người phụ thuộc càng nhiều thì rủi ro tín dụng cũng sẽ càng cao. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế, khi đa phần khách hàng có quá nhiều người phụ thuộc họ phải thường xuyên chi tiêu nhiều hơn, đôi khi phải đối mặt với những khoản chi tiêu ngoài kế hoạch hoặc vượt mức thu nhập cho phép. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Từ đó có nguy cơ phát sinh rủi ro tín dụng.  Nghề nghiệp của khách hàng cá nhân (X6) Đúng như kỳ vọng, khách hàng là nhân viên văn phòng có tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng cá nhân ( β6 = -1.441). Từ kết quả này có thể kết luận rằng giả thuyết là đúng, đối với các khách hàng là nhân viên văn phòng, có công việc và thu nhập ổn định sẽ có rủi ro tín dụng thấp hơn so với khách hàng không phải là nhân viên văn phòng.  Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng (X8) Giống như Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011), Mai Thùy Dung (2011), Nguyễn Thị Thùy Dương (2014) và Phạm Hoàng Cúc Quyên (2014) đã nghiên cứu và cho ra kết quả rằng cán bộ tín dụng càng làm lâu năm thì càng có kinh nghiệm trong thẩm định, quản lý món vay cũng như hỗ trợ khách hàng trong những lúc khó khăn, hay kinh nghiệm của cán bộ tín dụng tỷ lệ nghịch với rủi ro tín dụng. Đúng như kỳ vọng, kết quả nghiên cứu này cũng cho ra kết quả tương tự, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại OIK (β8 = -0.425). Điều này thực tế được thể hiện rõ qua bảng 4.8.  Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng cá nhân (X9) Đúng như kỳ vọng của tác giả và một số nghiên cứu trước, kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng vốn vay của khách hàng cá nhân đúng mục đích sẽ có tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại OIK ( β9 = -2.950). Từ kết quả này một lần nữa có thể chứng minh rằng việc sử dụng vốn đúng mục đích của người vay có khả năng hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng.  Tình trạng hôn nhân (X4) và Thu nhập bình quân (X7) của khách hàng cá nhân Tình trạng hôn nhân và thu nhập bình quân của khách hàng cá nhân là hai biến không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Tuy nhiên khi phân tích định tính (bảng 4.4 và bảng 4.7) có thể thấy giả thuyết tác giả đưa ra là đúng. Điều này có thể giải thích như sau: do 45
  56. nguồn dữ liệu thu thập hồ sơ vay tại OIK đa số là khách hàng đã có gia đình (65.77%) và có thu nhập bình quân tháng từ 5 đến 14.5 triệu đồng (56.04%). Khi xét về khách hàng cá nhân không có rủi ro tín dụng thì đa số là khách hàng đã có gia đình (65.27%) và có thu nhập bình quân tháng từ 5 đến 14.5 triệu đồng (56.49%); đồng thời khi xét về KHCN có rủi ro tín dụng thì đa số cũng là hai đối tượng này. Vì vậy, khi đưa vào phân tích định lượng thì biến X4 và X7 sẽ không có ý nghĩa thống kê trong mô hình là điều đương nhiên. Chính vì thế, hai biến này chỉ có thể giải thích từ phân tích định tính: Khách hàng đã có gia đình sẽ có rủi ro tín dụng cao hơn so với khách hàng chưa có gia đình và khi khách hàng có thu nhập bình quân càng cao thì rủi ro tín dụng sẽ càng thấp hơn. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế bởi khi KH đã có gia đình sẽ cần chi tiêu nhiều hơn và cũng sẽ thường xuyên phải đối mặt với những khoản chi tiêu ngoài kế hoạch hoặc vượt mức thu nhập. Hay mặc dù khách hàng có thu nhập bình quân cao nhưng có thể là do vấn đề về sức khỏe của các thành viên trong gia đình hoặc do thay đổi vị trí công tác vì vậy thu nhập vì thế cũng ảnh hưởng. 46