Khóa luận Biểu hiện thấu cảm của sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

pdf 101 trang thiennha21 10654
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Biểu hiện thấu cảm của sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_bieu_hien_thau_cam_cua_sinh_vien_truong_dai_hoc_su.pdf

Nội dung text: Khóa luận Biểu hiện thấu cảm của sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TÂM LÝ HỌC NGUYỄN HẢI UYÊN BIỂU HIỆN THẤU CẢM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2019
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TÂM LÝ HỌC NGUYỄN HẢI UYÊN BIỂU HIỆN THẤU CẢM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC GVHD: THS. PHAN MINH PHƯƠNG THÙY THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2019
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2 5. Giả thuyết nghiên cứu 2 6. Giới hạn đề tài 2 7. Phương pháp nghiên cứu 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỂU HIỆN THẤU CẢM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 5 1.1. Lịch sử nghiên cứu thấu cảm 5 1.1.1. Trên thế giới 5 1.1.2. Tại Việt Nam 6 1.2. Lý luận về thấu cảm 7 1.2.1. Khái niệm thấu cảm 7 1.2.2. Vai trò của thấu cảm 9 1.2.3. Các biểu hiện thấu cảm 10 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến biểu hiện thấu cảm 11 1.3. Lý luận về biểu hiện thấu cảm của sinh viên 12 1.3.1. Thanh niên sinh viên và một số đặc điểm của thanh niên sinh viên 12 1.3.2. Lý luận về biểu hiện thấu cảm của sinh viên 18 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 22 CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BIỂU HIỆN THẤU CẢM 23 2.1. Thể thức nghiên cứu 23 2.1.1. Mẫu nghiên cứu 23 2.1.2. Công cụ nghiên cứu 23 2.2. Kết quả nghiên cứu biểu hiện thấu cảm của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 30 2.2.1. Mức độ biểu hiện thấu cảm nói chung của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 30
  4. 2.2.2. Biểu hiện thấu cảm của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thể hiện qua từng mặt 32 2.2.4. So sánh biểu hiện thấu cảm của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh theo các tham số nghiên cứu 55 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 62 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63 1. Kết luận 63 1.1. Về lý luận 63 1.2. Về thực tiễn 63 2. Kiến nghị 64 2.1. Đối với sinh viên 64 2.2. Đối với Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 64 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 PHỤ LỤC 1: CÁC MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA 70 PHỤ LỤC 2: MỘT VÀI SỐ LIỆU THỐNG KÊ 78 PHỤ LỤC 3: CÁC BIÊN BẢN PHỎNG VẤN 87
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nội dung viết tắt 1 ĐHSP Đại học Sư phạm 2 ĐTB ĐTB 3 NXB Nhà xuất bản 4 SV Sinh viên 5 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG STT Ký hiệu Tên bảng Trang 1 Bảng 1.1 Phân chia các mức độ cảm xúc theo mô hình bánh xe cảm 21 xúc của Plutchik 2 Bảng 2.1 Phân bố thành phần mẫu nghiên cứu biểu hiện thấu cảm 23 3 Bảng 2.2 Phân bố các câu hỏi theo từng mặt biểu hiện thấu cảm ở SV 25 4 Bảng 2.3 Bảng quy đổi số ngày hoạt động tình nguyện 26 5 Bảng 2.4 Ý nghĩa các giá trị trung bình câu hỏi kiểm chứng độ tin cậy 27 6 Bảng 2.5 Quy đổi tổng điểm thành mức độ biểu hiện thấu cảm ở SV 28 7 Bảng 2.6 Phân chia mức độ biểu hiện thấu cảm của SV 29 8 Bảng 2.7 Mức độ biểu hiện thấu cảm của SV trường ĐHSP TPHCM 31 thông qua nhóm câu hỏi tự đánh giá và câu hỏi tình huống 9 Bảng 2.8 Một số biểu hiện thấu cảm cảm xúc cụ thể của SV trường 33 ĐHSP TPHCM thông qua tự đánh giá 10 Bảng 2.9 Nhóm biểu hiện thấu cảm cảm xúc 1 của SV trường ĐHSP 34 TP.HCM thông qua tự đánh giá 11 Bảng 2.10 Nhóm biểu hiện thấu cảm cảm xúc 2 của SV trường ĐHSP 35 TP.HCM thông qua tự đánh giá 12 Bảng 2.11 Nhóm biểu hiện thấu cảm cảm xúc 3 của SV trường ĐHSP 37 TP.HCM thông qua tự đánh giá 13 Bảng 2.12 Biểu hiện thấu cảm cảm xúc của SV trường ĐHSP TP.HCM 39 thông qua tình huống 1 14 Bảng 2.13 Biểu hiện thấu cảm cảm xúc của SV trường ĐHSP TP.HCM 40 thông qua tình huống 2 15 Bảng 2.14 Biểu hiện thấu cảm cảm xúc của SV trường ĐHSP TP.HCM 41 thông qua tình huống 3 16 Bảng 2.15 Biểu hiện thấu cảm cảm xúc của SV trường ĐHSP TP.HCM 42 thông qua tình huống 4 17 Bảng 2.16 Một số biểu hiện thấu cảm nhận thức của SV trường ĐHSP 44 TP.HCM thông qua tự đánh giá 18 Bảng 2.17 Nhóm biểu hiện thấu cảm nhận thức 1 của SV trường ĐHSP 45 TP.HCM thông qua tự đánh giá 19 Bảng 2.18 Nhóm biểu hiện thấu cảm nhận thức 2 của SV trường ĐHSP 46 TP.HCM thông qua tự đánh giá 20 Bảng 2.19 Nhóm biểu hiện thấu cảm nhận thức 3 của SV trường ĐHSP 47 TP.HCM thông qua tự đánh giá 21 Bảng 2.20 Nhóm biểu hiện thấu cảm nhận thức 4 của SV trường ĐHSP 48 TP.HCM thông qua tự đánh giá 22 Bảng 2.21 Biểu hiện thấu cảm nhận thức của SV trường ĐHSP 50 TP.HCM thông qua tình huống 1
  7. 23 Bảng 2.22 Biểu hiện thấu cảm nhận thức của SV trường ĐHSP 52 TP.HCM thông qua tình huống 2 24 Bảng 2.23 Biểu hiện thấu cảm nhận thức của SV trường ĐHSP 53 TP.HCM thông qua tình huống 3 25 Bảng 2.24 Tương quan giữa hai mặt của biểu hiện thấu cảm 54 26 Bảng 2.25 Kết quả so sánh biểu hiện thấu cảm của SV trường ĐHSP 55 TP.HCM theo giới tính 27 Bảng 2.26 Kết quả so sánh biểu hiện thấu cảm của SV trường ĐHSP 57 TP.HCM theo năm học 28 Bảng 2.27 Kết quả so sánh biểu hiện thấu cảm của SV trường ĐHSP 58 TP.HCM theo khối ngành 29 Bảng 2.28 Kết quả so sánh biểu hiện thấu cảm của SV trường ĐHSP 59 TP.HCM theo hệ 30 Bảng 2.29 Tương quan giữa số ngày hoạt động tình nguyện và biểu 60 hiện thấu cảm của SV trường ĐHSP TP.HCM
  8. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT Ký hiệu Tên biểu đồ Trang 1 Biểu đồ 2.1 Phân bố điểm số biểu hiện thấu cảm trên toàn mẫu 30 2 Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ phần trăm từng mức độ biểu hiện thấu cảm cảm xúc 32 của SV trường ĐHSP TPHCM 3 Biểu đồ 2.3 Điểm trung bình các nhóm biểu hiện thấu cảm cảm xúc của 38 SV trường ĐHSP TPHCM 4 Biểu đồ 2.4 Tỷ lệ phần trăm từng mức độ biểu hiện thấu cảm nhận thức 43 của SV trường ĐHSP TPHCM 5 Biểu đồ 2.5 Điểm trung bình các nhóm biểu hiện thấu cảm nhận thức 49 của SV trường ĐHSP TPHCM 6 Biểu đồ 2.6 So sánh điểm số giữa 2 mặt biểu hiệu thấu cảm của SV 55 trường ĐHSP TP.HCM
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” (Các Mác). Mỗi con người luôn là một thành viên của một cộng đồng, một xã hội cụ thể, tồn tại trong không gian và thời gian nhất định. Giữa những mối quan hệ đó, con người không chỉ có sự trao đổi thông tin mà còn có sự tương tác về mặt cảm xúc. Các nhà khoa học ngày nay đã dần khẳng định vai trò quan trọng của việc nhận biết và thấu hiểu cảm xúc với người khác, trong đời sống của mỗi người. Triết gia Roman Krznaric ở thời điểm lập ra Bảo tàng thấu cảm (Empathy Museum) đã khẳng định: “Sự thấu cảm có một quyền lực đáng ngạc nhiên để cải cách xã hội. Chúng ta cần mang sự thấu cảm ra khỏi tâm lý học để áp dụng vào không chỉ những quan hệ thông thường trong đời sống mà còn vào cả văn hóa” (dẫn theo Thế Thịnh, 2018, tr.1). Đặt trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ngày nay, khi trí thông minh (IQ) không còn chiếm vị trí độc tôn trong sự thành bại của mỗi người, việc nghiên cứu các vấn đề về cảm xúc nói chung và sự thấu hiểu cảm xúc giữa các chủ thể nói riêng trở thành đề tài cấp thiết của khoa học. Cũng trong bối cảnh đổi mới đó, các phương tiện thông tin đại chúng không ngừng báo động về thực trạng “vô cảm” của xã hội, đặc biệt là người trẻ trong độ tuổi thanh niên sinh viên. Theo tác giả Nguyễn Hồi Loan, khi xã hội phát triển, bắt đầu nâng dần mức sống, năng lực và sự hiểu biết, con người không còn lệ thuộc nhiều vào tự nhiên, lệ thuộc vào các yếu tố khác. Khi con người dần dần thoát ra khỏi sự chi phối và níu kéo của cộng đồng, độc lập sống được, lúc đó, các mối quan hệ đã lỏng dần từ phạm vi làng xã, cộng đồng cho đến phạm vi gia đình. Xã hội càng phát triển thì mức độ lãnh cảm, thờ ơ với sự kiện và cảm xúc của người khác càng gia tăng, nhất là ở thanh niên, những người nhanh chóng tiếp cận và tiếp thu lối sống xa rời này (dẫn theo Phương Liên, 2013, tr.2). Với thực trạng đó, khả năng thấu cảm của những người trẻ trở thành một vấn đề nhức nhối cần được tháo gỡ. Chính từ những lý do trên, đã có nhiều công trình nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc, trí tuệ cảm xúc của sinh viên. Trong các nghiên cứu này, vấn đề thấu cảm được tiếp cận như một trong các mặt biểu hiện của trí tuệ cảm xúc, cùng với một số yếu tố khác, chứ chưa được tiếp cận như một hiện tượng tâm lý riêng biệt. Trên quan điểm khả năng thấu cảm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của cá nhân và xã hội, người nghiên cứu thực hiện đề tài nhằm mô tả cụ thể những biểu hiện của thấu cảm ở độ tuổi thanh niên 1
  10. sinh viên, làm nền tảng cho việc tìm kiếm những giải pháp phát triển khả năng này cho sinh viên trong môi trường đại học, cao đẳng. Trên cơ sở đó, đề tài “Biểu hiện thấu cảm của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh” được xác lập. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu biểu hiện thấu cảm của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh qua hai mặt thấu cảm cảm xúc và thấu cảm nhận thức. Từ đó bước đầu đề xuất giải pháp phát triển biểu hiện thấu cảm cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu lý luận - Tìm hiểu lịch sử các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về thấu cảm; - Hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài: thấu cảm, biểu hiện thấu cảm, biểu hiện thấu cảm của sinh viên. 3.2. Nghiên cứu thực tiễn Khảo sát thực trạng biểu hiện thấu cảm của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh qua đó đề xuất giải pháp phát triển biểu hiện thấu cảm ở sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Biểu hiện thấu cảm của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 4.2. Khách thể nghiên cứu - Sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Giả thuyết nghiên cứu - Sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh có mức độ biểu hiện thấu cảm trên trung bình; - Có sự khác biệt về mức độ và biểu hiện thấu cảm của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh xét theo giới tính, khối ngành và năm học. 6. Giới hạn đề tài 6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu 2
  11. Nghiên cứu biểu hiện thấu cảm của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thông qua 2 nhóm biểu hiện chính: thấu cảm cảm xúc và thấu cảm nhận thức. 6.2. Giới hạn về phạm vi nghiên cứu - 338 sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (khách thể khảo sát bằng bảng hỏi); - 6 sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (khách thể phỏng vấn); - 5 đội trưởng các đội hình tình nguyện thuộc trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (khách thể phỏng vấn). 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận - Mục đích: Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài, gồm các nội dung: + Khái niệm và các vấn đề lý luận liên quan đến biểu hiện thấu cảm; + Các công trình trong và ngoài nước có liên quan đến biểu hiện thấu cảm. - Cách tiến hành: Thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu văn bản, tài liệu đã có về vấn đề “thấu cảm”, “biểu hiện thấu cảm”, “sinh viên”. Sau đó loại đi các dữ liệu không phù hợp hoặc không đáng tin cậy. Cuối cùng sử dụng các thao tác tư duy logic rút ra các kết luận khoa học cần thiết. 3
  12. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Mục đích: Khảo sát thực trạng biểu hiện thấu cảm của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thông qua việc tự đánh giá của sinh viên cũng như các tình huống đánh giá khách quan. - Cách tiến hành: Xây dựng bảng hỏi thử, khảo sát thử nghiệm sau đó điều chỉnh thành bảng hỏi chính thức khảo sát sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh về một số thông tin cá nhân của khách thể cùng với các biểu hiện thấu cảm của khách thể. 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn - Mục đích: Tìm hiểu biểu hiện thấu cảm của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thông qua tự đánh giá của sinh viên và đánh giá khách quan của đội trưởng các đội hình tình nguyện, xin ý kiến đánh giá về một số giải pháp được đề xuất nhằm phát triển mức độ biểu hiện thấu cảm ở sinh viên. - Cách tiến hành: Thu thập thông tin trực tiếp và sử dụng thông tin phỏng vấn làm tư liệu cho đề tài nghiên cứu từ bảng hỏi gồm 3-4 câu hỏi mở soạn sẵn dành cho sinh viên, đội trưởng các đội hình tình nguyện tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 7.3. Phương pháp thống kê toán học - Mục đích: Định lượng các kết quả nghiên cứu liên quan đến biểu hiện thấu cảm của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. - Cách tiến hành: Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý và phân tích các số liệu thu thập được từ bảng hỏi, bảng đánh giá và sử dụng những công cụ quy chiếu cho việc đo lường các biểu hiện và mức độ thấu cảm của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung xử lý bao gồm các thống kê mô tả (tổng, trị số trung bình, tần số, tỷ lệ phần trăm, hệ số tương quan Pearson, kết quả kiểm nghiệm Anova và kiểm nghiệm T- test). 4
  13. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỂU HIỆN THẤU CẢM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1.1. Lịch sử nghiên cứu thấu cảm 1.1.1. Trên thế giới Trên thế giới, “thấu cảm” là một đề tài đã được nhiều nhà khoa học quan tâm và tiến hành các nghiên cứu có liên quan. Qua việc nghiên cứu và tổng hợp tài liệu, người nghiên cứu nhận thấy các nhà khoa học đã tiếp cận khái niệm thấu cảm theo 2 hướng chính. Một số nhà khoa học có quan điểm xem thấu cảm là một phản ứng cảm xúc (ví dụ là lòng trắc ẩn) đối với một phản ứng cảm xúc khác của người khác (ví dụ nỗi buồn) (Preston, 2002). Rankin, Kramer và Miller cho rằng phản ứng này không phụ thuộc vào sự hiểu biết về lý do tại sao một người nào đó đau khổ, mặc dù nó có thể tạo điều kiện cho việc thấu hiểu và chia sẻ (Rankin, Kramer, Miller, 2005). Nhiều tác giả theo quan điểm này còn tập trung phân biệt thấu cảm với các trạng thái cảm xúc có biểu hiện gần giống như sự lây lan cảm xúc hoặc sự đồng cảm (Wispé, 1987; Omdahl, 1995). Cách tiếp cận này đặt chủ thể ở vai trò bị động, nghĩa là bị rơi vào một trạng thái nào đó do ảnh hưởng bởi cảm xúc của người khác. Ngược lại, một số nhà khoa học khác như Lawrence, Shaw, Baker, Baron-Cohen, David lại tiếp cận thấu cảm như một thành phần của nhận thức xã hội, nghĩa là sự hiểu biết hoặc khả năng có thể hình dung ra cảm xúc của người khác (Lawrence, Shaw, Baker, Baron-Cohen, David, 2004). Cách tiếp cận này cho thấy tính tích cực khi đặt chủ thể trong vai trò chủ động tìm hiểu và chia sẻ với cảm xúc của người khác. Không dừng lại ở các nền tảng lý luận, trên thế giới cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu tạo ra công cụ đo lường sự thấu cảm. Do đặc điểm của đối tượng nghiên cứu diễn ra ở nội tâm và khó quan sát được bởi người khác nên hầu hết các công cụ đều là thang đo tự đánh giá. Năm 1969, Hogan xây dựng thang đo thấu cảm (Empathy Scale) – được xem là một trong những công cụ đầu tiên đo lường sự thấu cảm – gồm 4 khía cạnh: sự tự tin xã hội, sự nhạy cảm, sự nhạy cảm và sự không tuân theo lề thói (Hogan, 1969). Tuy nhiên nhiều nhà khoa học gần đây cho rằng thang đo này phù hợp hơn cho việc đo lường các kỹ năng xã hội thay vì biểu hiện thấu cảm. Năm 1972, Mehrabian và Epstein xây dựng hoàn chỉnh bộ câu hỏi về thấu cảm (Questionnaire Measure of Emotional Empathy – QMEE), gồm 7 nhóm biểu hiện phản ánh sự thấu cảm về tình cảm hay cảm 5
  14. xúc (Mehrabian, Epstein, 1972). Năm 2004, Baron-Cohen và Wheelwright công bố kết quả nghiên cứu về khả năng thấu cảm của người người mắc hội chứng Asperger hoặc Tự kỷ chức năng cao, trong đó hai tác giả đã xây dựng thang đo chỉ số thấu cảm (Empathy Quotient – EQ). Tuy nhiên các tác giả cũng xác nhận thang đo này có thể áp dụng để đo lường sự thấu cảm ở những người bình thường (không mắc phải hai hội chứng kể trên) (Baron-Cohen, Wheelwright, 2004). Với thực tế có nhiều hướng tiếp cận và công cụ đo lường khác nhau để tìm hiểu về thấu cảm, nhóm tác giả Nathan Spreng, Margaret McKinnon, Raymond Mar và Brian Levine đã tạo ra bảng hỏi thấu cảm Toronto (Toronto Empathy Questionnaire – TEQ), kế thừa những điểm chung của các nghiên cứu trước đó về thấu cảm (Nathan Spreng, Margaret McKinnon, Raymond Mar, Brian Levine, 2009). Cùng tư tưởng chọn lọc và kết hợp những điểm chung, Darrick Jolliffe và David P. Farrington đã xây dựng Thang đo thấu cảm cơ bản (The Basic Empathy Scale – BES) để đo lường mức độ thấu cảm cũng như tìm hiểu tương quan giữa thấu cảm và một số yếu tố khác về sinh lý, tâm lý (Darrick Jolliffe, David P. Farrington, 2006). Ngoài ra có thể kể đến một số thang đo tự đánh giá khác tập trung vào một số đối tượng nhất định như: Thang đo sự đồng cảm về văn hóa dân tộc (Wang, 2003), Thang đo sự đồng cảm của bác sĩ (Hojat, 2001), Thang đo sự đồng cảm của điều dưỡng (Reynold, 2000), và Thang đo sự đồng cảm của thanh thiếu niên Nhật Bản (Hashimot, Shiomi, 2002) (dẫn theo Nathan Spreng, Margaret McKinnon, Raymond Mar, Brian Levine, 2009). Có thể nhận thấy thấu cảm và những vấn đề có liên quan đã được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm tìm hiểu từ nửa sau thế kỷ 20. Tuy còn nhiều tranh cãi và chưa có sự thống nhất giữa các quan điểm nhưng lĩnh vực này cũng đã có được một nền tảng lý luận tương đối cùng nhiều công cụ với đa dạng về hướng tiếp cận lẫn đối tượng tìm hiểu. 1.1.2. Tại Việt Nam Tại Việt Nam, vấn đề thấu hiểu và chia sẻ cảm xúc với người khác cũng là một đề tài nghiên cứu được nhiều tác giả quan tâm. Nghiên cứu của tác giả Võ Thị Ngọc Châu tìm hiểu về kiểu quan hệ liên nhân cách của sinh viên đã có những số liệu đáng báo động. Kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng 1/3 khách thể nghiên cứu có xu hướng chỉ quan tâm đến cái tôi cá nhân trong các mối quan hệ, bỏ qua cảm xúc, suy nghĩ hay sự đánh giá của người khác (Võ Thị Ngọc Châu, 2002, tr.71). 6
  15. Đề tài “Kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 tuổi ở một số trường mầm non tại TP.HCM” của tác giả Ngô Thị Thạch Thảo nhấn mạnh vai trò của khả năng cảm nhận cũng như thể hiện cảm xúc trong đời sống. Đồng thời, đề tài cũng tạo dựng nền tảng lý luận vững chắc để khẳng định giá trị của việc giáo dục về cảm xúc, giáo dục về cảm nhận, thể hiện cảm xúc ngay từ giai đoạn mầm non (Ngô Thị Thạch Thảo, 2013) Tác giả Kiều Thị Thanh Trà trong đề tài nghiên cứu “Trí tuệ xã hội của sinh viên trường Đại học Sư phạm TP.HCM” đã tìm hiểu về mức độ thấu cảm, xét trong cấu trúc trí tuệ xã hội của sinh viên. Kết quả thống kê cho thấy sinh viên trường ĐHSP TP.HCM biểu hiện thấu cảm ở mức khá (ĐTB 53,7) và biểu hiện cao nhất ở việc tôn trọng sở thích, quan điểm của người khác (Kiều Thị Thanh Trà, 2013, tr.89-92) Nhìn chung tại Việt Nam đã có một số tác giả quan tâm đến các vấn đề về cảm xúc, cảm nhận cảm xúc, thể hiện cảm xúc trong các mối quan hệ. Tuy nhiên vẫn chưa có nhiều đề tài nghiên cứu và tìm hiểu sâu về thấu cảm, ở mặt lý luận lẫn thực tiễn. 1.2. Lý luận về thấu cảm 1.2.1. Khái niệm thấu cảm Theo các nhà ngôn ngữ học, thuật ngữ “thấu cảm” (empathy) xuất phát từ từ nguyên là “empatheia”, trong tiếng Hy Lạp (em + pathos) có nghĩa là “nhập vào-cái gì gợi ra cảm xúc ở người khác; đầu thế kỷ 20 đi vào tiếng Anh thành “empathy”, tiếng Đức: Einfühlung. (Hoàng Hưng, 2017). Từ điển tiếng Việt của tác giả Lưu Văn Hy định nghĩa “thấu cảm là có sự đồng cảm, hiểu nhau” (Lưu Văn Hy, 2009, tr.1012). Trong tiếng Anh, “thấu cảm” có nghĩa tương tự với danh từ “empathy”, nghĩa là chia sẻ với cảm xúc hay trải nghiệm của một ai đó bằng cách hình dung bản thân mình trong vị trị của họ (David Matsumoto, 2009). Thuật ngữ “empathy” chỉ việc thấu hiểu hành vi của người khác trên cơ sở hành vi và trải nghiệm của chính bản thân chủ thể (denotes the understanding of the behavior of another on the basis of one’s own experience and behavior) (Julius Gould – William L. Kolb, 1964, tr.235) Dưới góc độ tâm lý học, tương ứng với mỗi hướng tiếp cận khác nhau đối với thấu cảm, các tác giả có nhiều cách định nghĩa cho khái niệm này. 7
  16. - Quan điểm xem thấu cảm là kết quả của sự ảnh hưởng cảm xúc Hai tác giả Eisenberg và Miller cho rằng thấu cảm là khi cảm giác của người quan sát khớp với cảm giác của người được quan sát, ví dụ như ai đó cảm thấy sợ hãi khi nhìn thấy nỗi sợ của người khác (Eisenberg – Miller, 1987). Nhìn nhận thấu cảm ở một cấp độ khác, theo tác giả Stotland, thấu cảm là sự đáp lại trạng thái cảm xúc của người khác, có thể không hoàn toàn giống mà chỉ dừng lại ở mức độ phù hợp với cảm xúc đã quan sát được, ví dụ như xuất hiện sự thương cảm khi nhìn thấy nỗi buồn của ai đó (Stotland, 1969). Đối với tác giả Batson, thấu cảm là sự quan tâm hay lòng trắc ẩn đối với một nỗi đau khổ của người khác (Batson, 1991). - Quan điểm xem thấu cảm là khả năng nhận thức cảm xúc Năm 2006, Karl Albrecht đề xuất mô hình trí tuệ xã hội S.P.A.C.E., trong đó “thấu cảm” chính là một trong năm thành tố của mô hình này, được tác giả định nghĩa là “khả năng kết nối, cảm thông với những người xung quanh dựa trên sự thấu hiểu và chia sẻ quan điểm, suy nghĩ, cảm xúc, của họ” (Karl Albrecht, 2006). Tương tự, Peter Salovey và John D. Mayer cũng xem “thấu cảm” là một trong 5 thành tố của mô hình trí tuệ cảm xúc, được xác định là khả năng đồng cảm, đánh giá đúng, thúc đẩy và truyền cảm hứng, khuyến khích và an ủi người khác (Phan Trọng Ngọ, 2001, tr.176). Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa thấu cảm là “hình dung hoàn cảnh sống của người khác mà có khi họ còn xa lạ với ta (dẫn theo Ngô Thị Thạch Thảo, 2013, tr.18). Theo Đặng Hoàng Giang, “thấu cảm là nhìn thế giới bằng con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ, để hiểu suy nghĩ và cảm được cảm xúc của họ, và tất cả xảy ra mà không có sự phán xét” (Đặng Hoàng Giang, 2017, tr.275). Theo tác giả Đào Thị Duy Duyên, “thấu cảm với người khác tức là cảm nhận như thể chúng ta là chính người đó, đặt mình vào vị trí của họ”. Thấu cảm chính là bước vào thế giới của người khác về mặt quan điểm, nhận thức, tình cảm, cố gắng hiểu để nhìn như cách họ nhìn, tuy nhiên làm điều đó với ý thức mình vẫn là mình chứ không phải mình là người khác (Đào Thị Duy Duyên, 2007, tr.25). Trong Tâm lý học tham vấn, thấu cảm được mô tả như là một khả năng của nhà tham vấn để bước vào thế giới của thân chủ (Carl Rogers, 1980). Nhà tham vấn không 8
  17. xúc động, mà là hiểu và cảm nhận về sự kiện xảy ra với thân chủ, bằng góc nhìn của thân chủ. (Capuzzi & Gross, 1999). - Quan điểm xem thấu cảm vừa là kết quả của sự ảnh hưởng cảm xúc, vừa là năng lực nhận thức cảm xúc Nhận thấy không thể tách rời nhận thức và cảm xúc khi nghiên cứu về một hiện tượng tâm lý, hai tác giả Baron – Cohen và Wheelwright đã đưa ra khái niệm thấu cảm có sự kết hợp của cả hai quan điểm này: Thấu cảm là phản ứng của cá nhân đến từ việc quan sát được hoặc hiểu được trạng thái tinh thần của người khác. (Baron – Cohen, Wheelwright, 2004) Đồng quan điểm này, Cohen và Strayer đã định nghĩa thấu cảm là đồng cảm, chia sẻ và hiểu cảm xúc của người khác, nhưng chủ thể trong một trạng thái cảm xúc không đồng nhất với đối tượng được quan sát (Cohen, Strayer, 1996). Quan điểm này cho phép kết hợp hai mặt trong cấu trúc thấu cảm gồm thấu cảm cảm tính (affective empathy) và thấu cảm nhận thức (cognitive empathy). Sự kết hợp này cũng được nhiều nhà khoa học khác đồng tình (Hoffman, 1987; Marshall, Hudson, Jones, Fernandez, 1995) (dẫn theo Darrick Jolliffe, David P. Farrington, 2006). Trong đề tài này, người nghiên cứu lựa chọn tiếp cận thấu cảm là sự kết hợp của ảnh hưởng cảm xúc cùng với năng lực nhận thức cảm xúc. Thuật ngữ “thấu cảm” được xác lập: Thấu cảm là sự chia sẻ và thấu hiểu cảm xúc với những người xung quanh. 1.2.2. Vai trò của thấu cảm Các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam qua các nghiên cứu của mình đã cho thấy tầm quan trọng của khả năng thấu cảm đối với mối quan hệ và sự phát triển của con người. Sự thấu cảm giúp cho bản thân chủ thể cảm thông chia sẻ với đối tượng mà họ tương tác. Từ đó giúp họ thiết lập mối quan hệ một cách dễ dàng hơn (Huỳnh Văn Sơn, 2011, tr.26). Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), thấu cảm giúp chúng ta chấp nhận người kia dù họ rất khác với chúng ta. Điều này giúp chúng ta cải thiện các mối tương tác xã hội. Đồng thời, thấu cảm còn giúp chúng ta có thái độ phù hợp với những người cần sự giúp đỡ, chăm sóc (dẫn theo Ngô Thị Thạch Thảo, 2013, tr.18). Thomas Hatch và Howard Gardner cho rằng thành tố quyết định sự thành công trong quan hệ cá nhân gồm: năng lực tổ chức nhóm – năng lực hợp tác và lãnh đạo; năng lực thiết lập quan hệ cá nhân – năng lực đồng cảm và giao tiếp; năng lực phân tích xã hội 9
  18. – nhận ra tình cảm, động cơ và cảm xúc của người khác. Theo Howard Garner: “Trung tâm trí tuệ về quan hệ giữa con người là năng lực nắm được tâm trạng, tính khí, động cơ, ham muốn của người khác và phản ứng lại thích hợp. Trong cuộc sống không một hình thức trí tuệ nào quan trọng hơn điều đó” (Phan Trọng Ngọ, 2001). Việc hiểu cảm xúc của người khác được tác giả Ngô Thị Thạch Thảo nhận định là một năng lực xã hội. Do cảm xúc có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả công việc và các mối quan hệ, nên việc nhận diện được cảm xúc của những người xung quanh cùng với nguyên nhân nảy sinh là yếu tố quyết định để có cách ứng xử hợp lý trước mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống (Ngô Thị Thạch Thảo, 2013, tr.27). Những nhận định trên cho thấy thấu cảm là một năng lực quan trọng. Thấu cảm cho phép mỗi cá nhân hiểu được những ý định của người khác, dự đoán hành vi của họ, và trải nghiệm một cảm xúc được kích hoạt bởi cảm xúc của họ. Đây cũng là một trong những điều kiện để con người tương tác hiệu quả trong xã hội, đồng thời cũng là chất keo kết nối các tập thể, giúp mỗi cá nhân có thể đến gần hơn với người khác và hạn chế làm tổn thương những người xung quanh. 1.2.3. Các biểu hiện thấu cảm Khả năng thấu cảm thể hiện qua việc xác định được vị trí của mình và đối phương trong các tương tác xã hội, đặt mình vào vị trí của đối phương để thấu hiểu quan điểm, cảm xúc và động cơ hành vi của họ (Kiều Thị Thanh Trà, 2013, tr.48, 49). Sự thấu cảm thể hiện ở việc người đó nhận thức được tình cảm, nhu cầu và các mối quan tâm của người khác. Khả năng thấu cảm thể hiện qua việc đọc suy nghĩ qua giao tiếp, nhạy cảm trong giao tiếp, khả năng sẵn sàng cảm nhận cảm xúc của người khác. (Huỳnh Văn Sơn, 2011). Trong các phiên tham vấn trị liệu, nhà tham vấn biểu hiện sự thấu cảm của mình với thân chủ bằng cách: không ngắt lời thân chủ, không gạt bỏ niềm tin của thân chủ, không phán xét và không đưa ra quá nhiều lời nhận định chung (Joaquin Selva, 2017). Trong đề tài này, người nghiên cứu xác định các biểu hiện thấu cảm dựa trên việc phân tích từng yếu tố được nêu ra trong Thang đo thấu cảm cơ bản (The Basic Empathy Scale – BES) của Darrick Jolliffe và David P. Farrington (Darrick Jolliffe và David P. Farrington, 2006). Thang đo đã được tác giả chỉ rõ các biểu hiện thấu cảm được xác định dựa trên 4 trong 6 cảm xúc cơ bản của con người (sợ hãi, buồn bã, tức giận, vui vẻ - không gồm cảm xúc ngạc nhiên và ghê tởm), và phân chúng vào 2 mặt biểu hiện chính: 10
  19. - Mặt biểu hiện thấu cảm cảm xúc (affective empathy), gồm các nhóm biểu hiện: + Nhóm biểu hiện 1: Có sự thay đổi tâm trạng, cuốn theo cảm xúc hay những hành vi bộc lộ cảm xúc của người khác: xúc động khi thấy người khác khóc, vui vẻ khi thấy mọi người sôi nổi, sợ hãi khi người bên cạnh e sợ, bối rối khi thấy người khác tức giận; + Nhóm biểu hiện 2: Băn khoăn, quan tâm đến những cảm nhận của người khác; + Nhóm biểu hiện 3: Hình thành tâm trạng thông qua các yếu tố tác động (sợ hãi khi xem phim kinh dị, đau buồn khi nghe một câu chuyện bi kịch, ) - Mặt biểu hiện thấu cảm nhận thức (cognitive empathy), gồm các nhóm biểu hiện: + Nhóm biểu hiện 1: Nhận biết được cảm xúc của người khác (nhận ra người khác vui, buồn, tức giận hay sợ hãi); + Nhóm biểu hiện 2: Nhận biết được mức độ cảm xúc của người khác, phân biệt được các cảm xúc có cùng tính chất nhưng khác cường độ; + Nhóm biểu hiện 3: Hiểu được nguyên nhân dẫn đến cảm xúc của người khác; + Nhóm biểu hiện 4: Tôn trọng cảm xúc, quan điểm, sở thích của người khác. Tuy có sự phân chia thành 2 mặt nhưng trong thực tế, các biểu hiện này sẽ xuất hiện đan xen, bổ sung và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Không tồn tại cá thể nào chỉ có thể chịu ảnh hưởng mà không hề nhận thức được cảm xúc của người khác và ngược lại. 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến biểu hiện thấu cảm Mỗi hiện tượng tâm lý người đều chịu sự ảnh hưởng của những yếu tố chủ quan (yếu tố sinh học, hoạt động - giao tiếp) và những yếu tố khách quan (giáo dục, gia đình, xã hội). Thấu cảm cũng là một hiện tượng tâm lý ở và sự hình thành phát triển cũng như các biểu hiện thấu cảm cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Tuy nhiên, trong đề tài này, người nghiên cứu chỉ tập trung đề cập và phân tích, tìm hiểu tương quan giữa các yếu tố chủ quan với biểu hiện thấu cảm của cá nhân. Yếu tố giới tính có sự ảnh hưởng đến biểu hiện thấu cảm của con người. Kết quả nghiên cứu mức độ thấu cảm của 363 thanh thiếu niên (194 nam và 169 nữ) của hai tác giả Darrick Jolliffe và David P. Farrington cho kết quả nữ giới có số điểm thấu cảm chung cao hơn nam giới, đồng thời nữ giới cũng chiếm ưu thế ở cả hai mặt thấu cảm cảm tính lẫn thấu cảm nhận thức (Darrick Jolliffe và David P. Farrington, 2006). Nghiên cứu của Baron Cohen và Wheelwright sử dụng công cụ đo lường là thang đo chỉ số thấu cảm 11
  20. (Empathy Quotient) cũng cho ra kết quả tương tự, điểm số thấu cảm chung của nữ giới cao hơn nam giới. (Baron Cohen, Wheelwright, 2004). Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố làm cho việc thấu cảm trở nên khả thi và dễ dàng trong đó kinh nghiệm của cá nhân, khả năng kiềm chế cảm xúc và không để chúng làm méo mó cách nhìn của chúng ta về người khác là những yếu tố quan trọng (Đào Thị Duy Duyên, 2007, tr.25). Sinh viên có nhiều trải nghiệm với đời sống thực tế, cọ xát và tiếp xúc với nhiều đối tượng và chứng kiến nhiều sự kiện thăng trầm sẽ dễ dàng hơn trong việc cảm nhận và chia sẻ với cảm xúc của người khác. Một trong những yếu tố mang tính quyết định cho các hiện tượng tâm lý mà thấu cảm cũng không ngoại lệ, chính là tính tích cực của cá nhân. Mức độ tham gia hoạt động giao tiếp khác nhau cũng thì cũng dẫn đến những khác biệt trong phản ánh tâm lý. Người nhiều kinh nghiệm giao tiếp, hợp tác với những người xung quanh nhận thức và cảm nhận về người khác chính xác hơn người ít kinh nghiệm giao tiếp xã hội (Ngô Công Hoàn – Trương Thị Khánh Hà, 2015, tr.119; Huỳnh Văn Sơn – Lê Thị Hân, 2016, tr.25). 1.3. Lý luận về biểu hiện thấu cảm của sinh viên 1.3.1. Thanh niên sinh viên và một số đặc điểm của thanh niên sinh viên 1.3.1.1. Khái niệm sinh viên Thuật ngữ “sinh viên” có nguồn gốc từ tiếng Latin là “Studens” - có nghĩa là người học tập, nghiên cứu, người đi tìm kiếm, khai thác tri thức. Nó được dùng cùng nghĩa tương đương với “student” trong tiếng Anh, “Etudiant” trong tiếng Pháp và “Cmgenm” trong tiếng Nga để chỉ những người theo học ở bậc đại học, cao đẳng. Thuật ngữ SV xuất hiện đã lâu và chính thức được sử dụng vào thời kì phát triển các trung tâm giáo dục đại học và các trường đại học tổng hợp trên thế giới như Đại học Oxford (Anh) năm 1168; Đại học Pari (Pháp) năm 1200; Đại học Praha (Cộng hoà Séc) năm 1348 Độ tuổi của SV hiện tại được quy định từ 18 đến 24 tuổi, trùng hợp với giai đoạn thứ hai của tuổi thanh niên (từ 18 đến 25 tuổi). Đây là một nhóm xã hội đặc biệt đang chuẩn bị bổ sung cho đội ngũ trí thức hoạt động sản xuất vật chất hay tinh thần của xã hội (Nguyễn Thạc – Phạm Thành Nghị, 2015, tr.52, 53). Theo Hoàng Phê (2014), SV là người học ở bậc Đại Học (Hoàng Phê, 2014). Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học. Quá 12
  21. trình học của họ theo phương pháp chính quy, tức là họ đã phải trải qua bậc tiểu học và trung học. Theo tác giả Dương Thị Diệu Hoa, “SV là những người đang chuẩn bị cho một hoạt động mang lại lợi ích vật chất hay tinh thần của xã hội. Các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, sản xuất hay hoạt động xã hội của họ đều phục vụ cho việc chuẩn bị tốt nhất cho hoạt động mang tính nghề nghiệp của mình sau khi kết thúc quá trình học trong các trường nghề” (Dương Thị Diệu Hoa, 2008, tr.486, 487). Theo Luật giáo dục năm 2009 mục 83 “Người học” có quy định thuật ngữ “sinh viên” dùng để chỉ những người đang học tập tại các trường Đại học, Cao đẳng. (Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2009). Như vậy, tổng hợp từ các quan điểm trên, theo người nghiên cứu: Sinh viên là những người đang trong quá trình tích lũy tri thức nghề nghiệp và theo học hệ chính quy tại các trường Đại học, Cao đẳng. 1.3.1.2. Các dạng hoạt động cơ bản của sinh viên a. Hoạt động học tập Theo tác giả Trương Thị Khánh Hà, “hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo cơ bản và quan trọng của thanh niên, SV. Tuy nhiên, nó có những tính chất và sắc thái mới, khác so với việc học ở Phổ thông. Hoạt động học tập trong các trường ĐH – Cao đẳng mang tính chuyên ngành, phạm vi hẹp hơn, sâu sắc hơn nhằm đào tạo ra những chuyên gia thuộc các lĩnh vực ngành nghề cho đất nước” (Trương Thị Khánh Hà, 2015, tr.226). Theo tác giả Dương Thị Diệu Hoa, SV học tập không đơn thuần là lĩnh hội các tri thức khoa học phổ thông mà là chính là quá trình học tập nghề nghiệp. Đối tượng học của SV là kĩ năng và nhân cách nghề (Dương Thị Diệu Hoa, 2008, tr.487). Tìm hiểu về từng mặt của việc động cơ hóa đối với hoạt động học tập của SV, tác giả Trần Thị Thu Mai cho rằng “SV sẽ không chấp nhận và không thỏa mãn với giảng viên sử dụng những phương pháp dạy truyền thống bởi vì nó mang tính thụ động và không tạo điều kiện cho SV phát huy tính tích cực và cơ hội để thể hiện chính mình” (Trần Thị Thu Mai, 2013, tr.31). SV cũng không muốn là những trò giỏi bằng cách ngồi học thụ động, chép những gì giảng viên đọc và xem đó là “giáo trình chính”. Khác hẳn với các học sinh trung học, SV muốn đem những kiến thức trải nghiệm bản thân vào chính bài học của mình. Sự thụ động cần được thay thế bằng sự tích cực tham gia trong 13
  22. quá trình thảo luận và làm việc nhóm giữa SV, những vấn đề đưa ra cần phải kích thích tư duy và trí tò mò thì mới khơi gợi được tính tích cực học tập của SV. Do chức năng học tập mang tính nghề nghiệp cao nên tính chất học của sinh viên có nhiều điểm khác với học phổ thông. – Thứ nhất: Tính mục đích của việc học rất rõ ràng. Học tập trong các trường đại học, cao đẳng hay trường nghề là quá trình học nghề, học để trở thành người lao động có kĩ năng cao và sáng tạo trong lĩnh vực nghề tương ứng. – Thứ hai: Đối tượng học tập của sinh viên là hệ thống tri thức, kĩ năng cơ bản có tính hệ thống và tính khoa học của một lĩnh vực khoa học công nghệ nhất định. Điều này khác với học trong trường phổ thông là những tri thức khoa học có tính phổ thông và đã được sư phạm hóa cao. – Thứ ba: Học tập của sinh viên mang tính nghiên cứu cao. Ở phổ thông, học sinh chủ yếu làm việc với giáo viên, học theo kiến thức và chỉ dẫn của thầy cô giáo. Trong khi đó, ở đại học, sinh viên chủ yếu làm việc với các đề tài khoa học, việc học của sinh viên chủ yếu mang tính tự nghiên cứu, tìm tòi trong các tài liệu khoa học, các phương tiện thông tin, kĩ thuật, trên thư viện, phòng thực hành, thực nghiệm. – Thứ tư: Học tập của sinh viên mang tính tự giác cao. Học tập của học sinh phổ thông luôn có sự kiểm tra giám sát thường xuyên của tập thể lớp và của giáo viên, tức là việc học của học sinh phổ thông diễn ra trong kỉ luật của tổ chức. Ngược lại, việc học của sinh viên có tính độc lập, tự do cao. Họ được toàn quyền quyết định việc học của mình theo yêu cầu của giảng viên. Vì vậy, cốt lõi trong việc học của sinh viên là sự tự ý thức về học tập của họ; đặc biệt là trong môi trường học theo tích luỹ tín chỉ (Dương Thị Diệu Hoa, 2008, tr.488, 489). Từ chính đặc điểm này mới bắt đầu nảy sinh sự chênh lệch về tính tích cực của sinh viên khi học tập theo nhóm và hoàn thành nhiệm vụ của nhóm, dễ dẫn đến mâu thuẫn và kém hiệu quả nếu sinh viên chưa có sự thấu hiểu lẫn nhau. Những đặc điểm trên cho thấy học tập của sinh viên có sự căng thẳng cao về trí tuệ và nhân cách. Đó là sự chuẩn bị trực tiếp các yếu tố tâm lí cần thiết để bước vào môi trường lao động nghề nghiệp căng thẳng của tuổi trưởng thành. Khác với học sinh Trung học học tập chủ yếu dưới sự hướng dẫn của giáo viên và thời gian học tại lớp chiếm phần lớn thời gian học tập, ở lứa tuổi sinh viên, hoạt động tự học đóng vai trò chủ đạo và có vị trí quyết định đối với kết quả học tập, và chiếm phần lớn thời gian học tập của sinh viên. Điều đó đồng nghĩa với việc tỷ trọng thời gian sinh viên học tập theo nhóm, học cùng 14
  23. nhóm bạn và giao tiếp với bạn bè, giảng viên với mục đích học tập cũng tăng lên so với cấp Trung học. Sinh viên được đặt vào tình huống bắt buộc tương tác trong mối quan hệ với bạn bè, giảng viên, nhóm học tập và các đối tượng khác phục vụ cho quá trình học tập. b. Hoạt động nghiên cứu khoa học Do tính chất của đào tạo ĐH, song song với hoạt động học tập, ở bậc ĐH xuất hiện một hoạt động rất đặc trưng, đó là hoạt động nghiên cứu khoa học. Thực ra hoạt động này đã có mầm mống và được hình thành từ các lứa tuổi trước đây nhưng hình thái của nó còn mờ nhạt. Chỉ đến tuổi sinh viên, do những đòi hỏi bức bách đối với các chuyên gia tương lai, hoạt động nghiên cứu khoa học đang dần dần trở thành hình thái chính thức của nó và chiếm vị trí ngày càng quan trọng (Vũ Thị Nho, 2008, tr. 207). c. Hoạt động chính trị xã hội Hoạt động chính trị – xã hội là biểu hiện sự trưởng thành về mặt xã hội của thanh niên sinh viên. Hầu hết thanh niên sinh viên hứng thú và nhiệt tình tham gia các hoạt động chính trị – xã hội, từ các hoạt động của tập thể lớp của trường đến các hoạt động có tính chính trị – xã hội rộng lớn tác động mạnh mẽ tới đời sống xã hội. Có thể nói sinh viên là tầng lớp rất nhạy cảm với các sự kiện chính trị – xã hội và là tầng lớp có tính tích cực xã hội cao. Họ sẵn sàng tham gia vào các sự kiện chính trị với sự say mê và cống hiến, hy sinh của tuổi trẻ. Vì vậy, trong thực tiễn, thanh niên là lực lượng tiên phong và chủ lực trong các hoạt động chính trị – xã hội của đất nước (Vũ Thị Nho, 2008, tr. 210). d. Hoạt động giao lưu Bao trùm lên tất cả các hoạt động phong phú, đa dạng của SV các trường đại học là những quan hệ giao lưu, giao tiếp với hàng loạt mối quan hệ xã hội đan xen với nhau. Những mối giao lưu này mang tính phức hợp giữa cá nhân người SV với các bạn bè cùng lứa, cùng giới, khác giới, các tổ chức, các nhóm xã hội trực tiếp và gián tiếp (các phương tiện thông tin, truyền thông) v.v Hoạt động giao tiếp diễn ra trên tất cả các mặt đời sống của SV thông qua những hoạt động khác. Hoạt động giao lưu này chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển đời sống tâm lý, nhân cách của SV (Vũ Thị Nho, 2008, tr. 211). 1.3.1.3. Một số đặc điểm tâm lý ở sinh viên a. Đặc điểm thế giới quan Thế giới quan là cái nhìn về thế giới nói chung, là hệ thống tri thức về các nguyên lý và cơ sở của tồn tại, là triết lý sống của con người. Bên cạnh đó, thế giới quan còn là 15
  24. hệ thống quan điểm, niềm tin, thể hiện ở thái độ của con người đối với thế giới và những định hướng giá trị cơ bản của họ. Tuổi thanh niên sinh viên là giai đoạn hình thành hệ thống những quan điểm bền vững đối với bản thân và thế giới. Cấu trúc tâm lý mới quan trọng của thanh niên sinh viên là “tự xác định” bản thân và hình thành thế giới quan. Đa số họ hành động theo quan điểm riêng của mình, ít bị ảnh hưởng bởi ý kiến của những người xung quanh. Những tri thức đã tích lũy được về thế giới, về bản thân và về những người trong xã hội tích hợp lại thành hệ thống, gắn bó chặt chẽ tạo nên thế giới quan tương đối bền vững, ổn định (Trương Thị Khánh Hà, 2015, tr. 224) b. Đặc điểm nhận thức Ở lứa tuổi thanh niên sinh viên, các quá trình nhận thức đều phát triển mạnh. Về quá trình nhận thức cảm tính: Độ tinh nhạy của các giác quan tăng rõ rệt, tri giác có mục đích đạt mức cao, tính chọn lọc trong tri giác của SV phát triển mạnh, quan sát trở nên có mục đích, có hệ thống và toàn diện. Về quá trình nhận thức lý tính: Ở thanh niên SV, tư duy sâu sắc, chặt chẽ, nhất quán và có căn cứ. Đi kèm các quá trình nhận thức là trạng thái chú ý giúp cho quá trình phản ảnh hiệu quả hơn. Ở độ tuổi này, sức tập trung chú ý được nâng cao, khối lượng chú ý lớn và SV có khả năng chú ý tương đối bền vững trong một thời gian tương đối dài (Kiều Thị Thanh Trà, 2016, tr.37). c. Đặc điểm xúc cảm tình cảm Theo B.G.Ananhev và một số nhà TLH khác, tuổi SV là thời kỳ phát triển tích cực nhất của những loại tình cảm cao cấp như tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ. Những tình cảm này biểu hiện rất phong phú trong hoạt động và trong đời sống của SV. Đặc điểm của nó là tính có hệ thống và bền vững so với thời kỳ trước đó (dẫn theo Vũ Thị Nho, 2008). Tình bạn cùng giới và khác giới ở SV tiếp tục phát triển ngày càng sâu sắc hơn. Những bạn bè cùng học phổ thông thường vẫn tiếp tục chiếm vị trí quan trọng vì đó là những tình cảm rất trong sáng và sâu sắc. Ngoài ra, trong những năm tháng ở trường ĐH, thanh niên SV lại có thêm những tình bạn mới không kém phần bền vững. Tình bạn đã giúp thanh niên phát triển tâm hồn, hoàn thiện nhân cách của mình lên rất nhiều. Bên cạnh tình bạn, tình yêu nam nữ ở tuổi thanh niên cũng phát triển với một sắc thái mới. SV đón nhận tình yêu nam nữ với vị thế xã hội mới, trình độ học vấn cao và nhân cách phát triển toàn diện, khác hoàn toàn với các lứa tuổi trước đó. Song, trong lĩnh 16
  25. vực này, SV gặp phải những mâu thuẫn nội tại. Chẳng hạn: mâu thuẫn giữa những đòi hỏi của tình yêu (chăm sóc, trìu mến, âu yếm nhau) với môi trường sống tập thể khó biểu lộ điều đó, mâu thuẫn giữa khối lượng tri thức nhiều, đa dạng với thời gian có hạn trong học tập, trong khi tình yêu đòi hỏi không ít thời gian, mâu thuẫn giữa việc còn phụ thuộc kinh tế gia đình với một tình yêu say đắm muốn thành vợ chồng và sống độc lập (Vũ Thị Nho, 2008, tr.222). d. Đặc điểm nhân cách Nhân cách của sinh viên phát triển khá toàn diện và phong phú, thể hiện qua những đặc điểm đặc trưng, gồm: đặc điểm về tự đánh giá, tự ý thức, tự giáo dục ở sinh viên và đặc điểm về định hướng giá trị ở sinh viên. - Đặc điểm tự đánh giá, tự ý thức, tự giáo dục Tự ý thức là một trình độ phát triển cao của ý thức, nó giúp SV có hiểu biết về thái độ, hành vi, cử chỉ của mình để chủ động hướng hoạt động của mình đi theo những yêu cầu đòi hỏi của tập thể, của cộng đồng xã hội. Tự đánh giá ở tuổi SV là một hoạt động nhận thức, trong đó đối tượng nhận thức chính là bản thân chủ thể, là quá trình chủ thể thu thập, xử lý thông tin về chính mình, chỉ ra được mức độ nhân cách tồn tại ở bản thân, từ đó có thái độ hành vi, hoạt động phù hợp nhằm tự điều chỉnh, tự giáo dục để hoàn thiện và phát triển Đặc điểm tự đánh giá ở SV mang tính chất toàn diện và sâu sắc. Biểu hiện cụ thể của nó là SV không chỉ đánh giá hình ảnh bản thân mình có tính chất bên ngoài, hình thức mà còn đi sâu vào các phẩm chất, các giá trị của nhân cách. Một số kết quả nghiên cứu tự ý thức, tự đánh giá ở SV cho thấy: mức độ phát triển của những phẩm chất nhân cách này có liên quan đến trình độ học lực cũng như kế hoạch sống trong tương lai của SV. Những SV có kết quả học tập cao thường chủ động, tích cực trong việc tự nhìn nhận, tự đánh giá, tự kiểm tra hành động, thái độ cư xử, cử chỉ giao tiếp để hướng tới những thành tựu khoa học, lập kế hoạch học tập, nghiên cứu khoa học một cách cụ thể nhằm tự hoàn thiện tri thức và kỹ năng. Còn những SV có kết quả học tập thấp dễ có sự tự đánh giá không phù hợp. Có những SV tự đánh giá mình quá cao, thường bị động trong học tập, nhu cầu giao tiếp thường mạnh hơn nhu cầu nhận thức. Hoạt động của họ hướng chủ yếu vào các quan hệ. Ngược lại có một số SV đánh giá mình quá thấp, thường bi quan trước kết quả hoạt động hoặc thụ động trong quan hệ giao 17
  26. tiếp với bạn bè. Họ ít phấn đấu vươn lên trong học tập nên việc tự giáo dục, tự hoàn thiện đạt mức thấp (Vũ Thị Nho, 2008, tr.226). - Sự phát triển về định hướng giá trị: Khi vào các trường học nghề, hầu hết SV đều có kịch bản riêng cho mình về đường đời sẽ đi. Đó là sự kì vọng về một tương lai gần và viễn cảnh cuộc đời, một số SV thậm chí đã hoạch định những mục tiêu và thời hạn hoàn thành mục tiêu rõ ràng cho cuộc đời mình. Trong quá trình này, nhận thức và kỳ vọng về nghề nghiệp được phát triển, từ đó nhân cách nghề được hình thành. “Định hướng giá trị của SV liên quan mật thiết với xu hướng nhân cách và kế hoạch đường đời của họ”. Với SV, những ước mơ, hoài bão, những lý tưởng của tuổi thanh xuân dần dần được hiện thực, được điều chỉnh trong quá trình học tập ở trường ĐH. Tính viển vông, huyễn tưởng của những điều trừu tượng xa vời nhường chỗ cho kế hoạch đường đời cụ thể do việc học để trở thành người có nghề nghiệp đã được xác định rõ ràng. SV không chỉ đặt ra kế hoạch đường đời của mình mà còn tìm cách để thực thi kế hoạch đó theo những giai đoạn nhất định. (Dương Thị Diệu Hoa, 2008). 1.3.2. Lý luận về biểu hiện thấu cảm của sinh viên 1.3.2.1. Khái niệm thấu cảm của sinh viên Căn cứ trên khái niệm “thấu cảm” và khái niệm “sinh viên”, thuật ngữ “thấu cảm của sinh viên” được xác lập: Thấu cảm của sinh viên là sự chia sẻ và thấu hiểu cảm xúc của những người đang trong quá trình tích lũy tri thức nghề nghiệp và theo học hệ chính quy tại các trường Đại học, Cao đẳng với những người xung quanh. Trong đó, chia sẻ cảm xúc với người khác là việc chủ thể cảm nhận được cảm xúc của người khác, và bản thân có sự thay đổi tâm trạng hiện tại sang một cảm xúc cùng loại với người khác nhưng với cường độ nhẹ hơn. Bên cạnh đó, thấu hiểu cảm xúc của người khác nói đến việc chủ thể hiểu sâu sắc và xác định được mức độ cảm xúc người khác đang có cũng như nguyên nhân dẫn đến cảm xúc này, từ đó có sự tôn trọng đối với cảm xúc, quan điểm, sở thích của người khác. Khái niệm “thấu cảm” tuy có liên quan nhưng không đồng nhất với khái niệm “đồng cảm”. Đồng cảm nói đến việc chủ thể đã từng trải qua sự kiện đó, và khi chứng kiến người khác cũng trải qua một sự kiện tương tự, chủ thể nảy sinh cảm xúc. Còn với khái niệm thấu cảm, chủ thể ngay cả khi chưa trải qua sự kiện đó, nhưng chứng kiến tình 18
  27. huống xảy ra cùng với cảm xúc mà người khác đang có, chủ thể nảy sinh sự thay đổi tâm trạng và sự thấu hiểu. 1.3.2.2. Biểu hiện thấu cảm của sinh viên a. Biểu hiện thấu cảm cảm xúc của sinh viên Căn cứ vào các biểu hiện chung của thấu cảm cảm tính, kết hợp với các đặc điểm tâm lý về tình cảm cảm xúc ở lứa tuổi thanh niên sinh viên, người nghiên cứu xác định các biểu hiện thấu cảm cảm xúc ở sinh viên cụ thể như sau: - Nhóm biểu hiện 1: Có sự thay đổi tâm trạng theo cảm xúc hoặc những biểu hiện cảm xúc của người khác Ở sinh viên, các dạng cảm xúc đã được phát triển phong phú và có biểu hiện đa dạng. Đặc biệt, tình cảm ở sinh viên đã có tính hệ thống và bền vững, không lay động nhất thời mà đều có những cơ sở nhất định. Sinh viên có biểu hiện thấu cảm khi quan sát biểu hiện của người khác sẽ có sự thay đổi từ trạng thái cảm xúc này đến một trạng thái cảm xúc khác tương ứng. Tương ứng với từng trạng thái cảm xúc quan sát được ở người đối diện (vui, buồn, sợ hãi hay tức giận), chủ thể sẽ có sự thay đổi tâm trạng tương ứng. Cần phải nhận thấy sự thay đổi này không tạo cho chủ thể một trạng thái cảm xúc giống hệt như người đối diện mà sẽ có sự nhẹ hơn về cường độ, đồng thời cường độ này cũng tỷ lệ thuận với mức độ thân thiết trong mối quan hệ với người đối diện. Ở lứa tuổi sinh viên, bên cạnh tình bạn là tình cảm vẫn được lưu giữ từ giai đoạn thanh niên học sinh, xuất hiện thêm tình yêu nam nữ. Chính vì vậy bạn bè và người yêu là những đối tượng có khả năng cao để khiến tâm trạng của chủ thể thay đổi. - Nhóm biểu hiện 2: Băn khoăn, quan tâm đến những cảm xúc của người khác Người thấu cảm quan tâm đến việc những lời nói, cử chỉ, thái độ của bản thân tạo ra cảm xúc gì cho người khác. Thấu cảm biểu hiện ở việc lựa chọn cách phản hồi phù hợp để hạn chế tạo ra hay thổi phồng những cảm xúc tiêu cực, ngược lại nâng đỡ, khuyến khích, chúc mừng để làm tăng cảm xúc tích cực của người khác - Nhóm biểu hiện 3: Hình thành tâm trạng thông qua các yếu tố tác động Không chỉ có những sự kiện trực tiếp được chủ thể quan sát hoặc tham gia, những nhân vật trong phim, truyện kể lại cũng được xác định là các yếu tố tác động có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của người khác. Biểu hiện thấu cảm được nhìn nhận khi chủ thể có sự thay đổi từ tâm trạng vốn có ban đầu sang tâm trạng khác theo diễn biến của phim, truyện, nhưng vẫn tách biệt, không đồng nhất nhân vật với bản thân. 19
  28. b. Biểu hiện thấu cảm nhận thức của sinh viên Dựa trên các biểu hiện chung của thấu cảm nhận thức, cùng với các đặc điểm tâm lý về các dạng hoạt động cơ bản, nhận thức, thế giới quan và nhân cách ở lứa tuổi thanh niên sinh viên, người nghiên cứu xác định các biểu hiện thấu cảm nhận thức ở sinh viên cụ thể như sau: - Nhóm biểu hiện 1: Nhận biết được cảm xúc của người khác Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nhận thức cảm tính (các giác quan tinh nhạy, tri giác có chọn lọc) và nhận thức lý tính (tư duy chặt chẽ và có căn cứ) hỗ trợ cho sinh viên quan sát, lắng nghe, liên kết các tín hiệu ngôn ngữ với các tín hiệu phi ngôn ngữ của người đang nói. Trong giao tiếp, các tín hiệu phi ngôn ngữ chiếm đến 55% ý nghĩa của lời nói. Chính vì vậy, người có thể nhận biết tốt cảm xúc của người khác là người luôn chú ý đến ngôn ngữ hình thể, nhận ra người khác vui, buồn, giận dữ hay sợ hãi thông qua các biểu hiện trên cơ thể mà đôi khi không cần đối tượng trực tiếp gọi tên cụ thể cảm xúc của mình. - Nhóm biểu hiện 2: Phân biệt được các mức độ cảm xúc của người khác Theo mô hình bánh xe cảm xúc của Plutchik, mỗi góc độ cảm xúc của con người được phân chia thành nhiều tầng bậc với từng mức độ khác nhau (Hokuma, 2018). Đối với 4 góc độ cảm xúc được người nghiên cứu quan tâm để tìm hiểu về biểu hiện thấu cảm của sinh viên, bánh xe cảm xúc phân định các mức độ như sau: Bảng 1.1. Phân chia các mức độ cảm xúc theo mô hình bánh xe cảm xúc của Plutchik Loại cảm xúc Cường độ nhẹ Cường độ trung bình Cường độ mạnh Vui Bình yên Hân hoan Ngất ngây Buồn Ưu tư Buồn bã Đau khổ Giận dữ Bực bội Tức giận Thịnh nộ Sợ E dè Sợ hãi Khiếp sợ Bên cạnh việc nhận diện được loại cảm xúc của người khác, sự thấu cảm còn được thể hiện khi chủ thể xác định được chính xác mức độ, cường độ cảm xúc mà người đối diện đang có. Sinh viên có biểu hiện thấu cảm khi có thể phân biệt được người khác đang hân hoan hay vui sướng ngất ngây, ưu tư hay đau khổ tuyệt vọng, bực bội hay đang nổi cơn thịnh nộ, e dè hay đang vô cùng khiếp sợ, - 20
  29. - Nhóm biểu hiện 3: Hiểu được nguyên nhân dẫn đến cảm xúc của người khác Sinh viên có được sự thấu cảm chấp nhận sự khác biệt ở mỗi người: một số yếu tố tác động không tạo ra cảm xúc mạnh với người này nhưng có thể tạo ra cảm xúc mạnh với người khác. Thấu cảm được biểu hiện qua việc có thể xác định những sự kiện, yếu tố bên trong, yếu tố bên ngoài đã góp phần tạo nên cảm xúc đang quan sát thấy ở người khác. - Nhóm biểu hiện 4: Tôn trọng cảm xúc, quan điểm, sở thích của người khác Đối với sinh viên, thế giới quan đã được hình thành khó rõ nét. Bằng hệ thống tri thức, kinh nghiệm đã tích lũy được, sinh viên có những triết lý sống, những suy nghĩ và quan điểm của riêng mình. Nhưng điều đó không có nghĩa ai cũng đóng khung trong những chính kiến bản thân. Sự thấu cảm cho phép mỗi người thừa nhận sự tồn tại của những quan điểm trái chiều, khác biệt với suy nghĩ của bản thân ngay cả khi không đồng tình với nó. Điều này giúp chúng ta có thể kiên nhẫn lắng nghe mà không ngắt lời khi người khác đang trình bày quan điểm của họ, đồng thời tiếp nhận những lý lẽ đó trong cuộc trò chuyện, bên cạnh việc bảo vệ quan điểm của mình. Biểu hiện thấu cảm này còn được thể hiện ở việc chấp nhận, không phán xét thói quen hay sở thích của người khác trong khi vẫn giữ sở thích, thói quen của chính mình. 21
  30. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Trên thế giới đã có nhiều tác giả tìm hiểu về thấu cảm ở cả lý luận và thực tiễn với hai hướng tiếp cận chính: Quan điểm xem thấu cảm là một phản ứng cảm xúc và quan điểm xem thấu cảm là năng lực nhận thức cảm xúc. Bên cạnh đó có nhiều tác giả đã kế thừa cả hai quan điểm trên để nghiên cứu thấu cảm, vừa là kết quả của sự ảnh hưởng cảm xúc, vừa là năng lực nhận thức cảm xúc. Đây cũng chính là hướng tiếp cận khái niệm của đề tài. Đồng thời các nhà khoa học trên thế giới cũng đã xây dựng được nhiều thang đo mức độ thấu cảm, đa dạng về đối tượng và phong phú về nội dung, hầu hết là thang đo tự đánh giá. Tại Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến việc kết nối cảm xúc trong các mối quan hệ. Tuy nhiên các đề tài chỉ tiếp cận thấu cảm như một thành phần trong cấu trúc của nội dung cần nghiên cứu, chưa có đề tài nào trực tiếp nghiên cứu riêng về biểu hiện thấu cảm. Thấu cảm là sự chia sẻ và thấu hiểu cảm xúc của những người xung quanh. Thấu cảm của sinh viên là sự chia sẻ và thấu hiểu cảm xúc của những người đang trong quá trình tích lũy tri thức nghề nghiệp và theo học hệ chính quy tại các trường Đại học, Cao đẳng với những người xung quanh. Thấu cảm là một năng lực quan trọng giúp con người tương tác hiệu quả trong các mối quan hệ xã hội, đến gần hơn với người khác và hạn chế làm người khác tổn thương. Thấu cảm ở mỗi cá nhân được thể hiện thông qua hai mặt biểu hiện chính: thấu cảm cảm xúc (sự ảnh hưởng cảm xúc của người khác lên chủ thể) và thấu cảm nhận thức (sự thấu hiểu cảm xúc của người khác). Các yếu tố ảnh hưởng đến biểu hiện thấu cảm có thể kể đến giới tính, trải nghiệm của chủ thể và tính tích cực cá nhân. 22
  31. CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BIỂU HIỆN THẤU CẢM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM 2.1. Thể thức nghiên cứu 2.1.1. Mẫu nghiên cứu Đề tài tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên (chọn hệ sư phạm/ hệ ngoài sư phạm, chọn khối ngành, chọn giới tính, chọn năm học). Trong đó đề tài nghiên cứu đã phát ra 338 phiếu, thu về 338 phiếu trong đó có 12 phiếu không hợp lệ và 27 phiếu không đạt yêu cầu về độ tin cậy (được lý giải ở phần mô tả thang đo). Chính vì vậy, toàn mẫu nghiên cứu còn lại 299 khách thể. Sau đây là bảng mô tả khách thể nghiên cứu dựa trên số phiếu hợp lệ mà người nghiên cứu đã thu được. Bảng 2.1. Phân bố thành phần mẫu nghiên cứu biểu hiện thấu cảm Tiêu chí Số lượng Tỉ lệ % Nam 121 40,5 Giới tính Nữ 178 59,5 Sư phạm 142 47,5 Hệ đang theo học Ngoài sư phạm 157 52,5 Năm 1 76 25,4 Năm 2 77 25,8 Năm học Năm 3 74 24,7 Năm 4 72 24,1 Khối Tự nhiên 76 25,4 Khối Xã hội 84 28,1 Khối ngành Khối đặc thù 70 23,4 Khối ngoại ngữ 69 23,1 Tổng 299 100 Nhìn chung, có sự chênh lệch số lượng trong các thành phần mẫu nghiên cứu, tuy nhiên sự chênh lệch này không quá lớn và có thể chấp nhận được trong thống kê. Vì vậy, kết quả khảo sát sẽ đảm bảo tính khách quan ở một mức độ nhất định. 2.1.2. Công cụ nghiên cứu Đề tài sử dụng công cụ nghiên cứu chính là phiếu điều tra bằng bảng hỏi và công cụ nghiên cứu hỗ trợ là phiếu phỏng vấn. 23
  32. 2.1.2.1. Phiếu điều tra bằng bảng hỏi Để tìm hiểu về biểu hiện thấu cảm của SV trường ĐHSP TP.HCM, đề tài sử dụng bảng hỏi điều tra là công cụ nghiên cứu chủ yếu. Bảng hỏi được cây dựng dựa trên cơ sở lý luận về khái niệm thấu cảm ở SV, biểu hiện thấu cảm ở SV và các yếu tố ảnh hưởng đến biểu hiện thấu cảm, gồm 3 phần: - Phần A: Gồm 32 câu hỏi về các biểu hiện thấu cảm do SV tự đánh giá; - Phần B: Gồm 42 câu hỏi thông qua 4 tình huống liên quan đến biểu hiện thấu cảm ở SV; - Phần C: Gồm 7 câu hỏi về một số thông tin cá nhân của SV (giới tính, khối ngành, số năm đang theo học đại học, hệ đang theo học, quá trình tham gia hoạt động tình nguyện) Bên cạnh đó, bảng hỏi được xen kẽ 05 câu hỏi nhằm kiểm chứng độ tin cậy của mỗi phiếu trả lời. a. Mô tả thang đo biểu hiện thấu cảm ở sinh viên Thang đo biểu hiện thấu cảm ở SV trường ĐHSP TP.HCM được xây dựng với các nhóm câu hỏi để SV tự đánh giá biểu hiện thấu cảm của bản thân (Phần A) cũng như các nhóm câu hỏi theo tình huống nhằm đánh giá khách quan biểu hiện thấu cảm của SV (Phần B). Trong đó, mỗi nhóm câu hỏi phản ánh từng biểu hiện cụ thể ở 2 mặt thấu cảm của SV: thấu cảm cảm tính và thấu cảm nhận thức. Ở phần A, người tham gia khảo sát lựa chọn mức độ biểu hiện tự quan sát được ở bản thân từ “Rất thường xuyên” đến “Không bao giờ” tương ứng với từng nhận định mô tả về chính mình. Bảng hỏi được lồng ghép xen vào 05 câu hỏi nhằm kiểm chứng độ tin cậy của phiếu trả lời. Các nhận định này mô tả những điều không thật căn bản về tâm lý người. Chính vì thế, nếu tổng điểm các câu trả lời này đạt ở mức từ “Thường xuyên” đến “Rất thường xuyên”, phiếu trả lời sẽ bị loại. Đối với phần B, người tham gia khảo sát lựa chọn mức độ phù hợp dự đoán đối với bản thân mình nếu đặt trong tình huống được mô tả ở câu hỏi, từ “Phù hợp” đến “Không phù hợp”. Sự phân bố ý nghĩa của các câu hỏi trong bảng khảo sát được thể hiện ở bảng 2.2: 24
  33. Bảng 2.2. Phân bố các câu hỏi theo từng mặt biểu hiện của thấu cảm ở SV Mặt biểu hiện Nhóm biểu hiện Câu hỏi khảo sát Câu hỏi kiểm chứng mức độ tin cậy của phiếu A1.3, A1.6, A2.6, A3.9, A4.5 trả lời A1.1, A1.2(*), A1.4, A1.8, A1.11, Có sự ảnh hưởng, cuốn theo B1.2a(*), B1.2b, B1.2c(*), B2.2a, Thấu cảm cảm xúc hoặc các biểu hiện cảm B2.2b(*), B2.2c, B2.2d(*), B3.1a, cảm xúc (16 xúc của người khác B3.1b(*), B3.1c, B3.1d(*), B4.1a, câu hỏi tự B4.1b(*), B4.1c(*) đánh giá và A2.1, A2.2(*), A2.3, A2.4, A2.5, A2.7, Băn khoăn, quan tâm đến cảm 21 câu hỏi B3.3a(*), B3.3b, B3.3c(*), B3.3d, xúc của người khác tình huống) B4.2a, B4.2b(*), B4.2c Hình thành tâm trạng thông qua A1.5, A1.7, A1.9, A1.10, A1.12 các yếu tố tác động Nhận biết được cảm xúc của A3.1, A3.2, A3.3, A3.4, B1.1a(*), người khác B1.1b Phân biệt được các mức độ cảm A3.5, A3.6, A3.7, A3.8, B2.1a, Thấu cảm xúc của người khác B2.1b(*) nhận thức (16 A3.10(*), A3.11, A3.12, A3.13, câu hỏi tự Hiểu được nguyên nhân dẫn đến B1.3a(*), B1.3b, B1.3c, B2.3a(*), đánh giá và cảm xúc của người khác B2.3b, B3.2a(*), B3.2b(*), B3.2c(*), 21 câu hỏi B3.2d, B3.2e tình huống) A4.1(*), A4.2(*), A4.3, A4.4(*), Tôn trọng cảm xúc, quan điểm, B1.4a(*), B1.4b, B1.4c(*), B1.4d(*), sở thích của người khác B2.4a, B2.4b(*), B2.4c(*) (*): Câu hỏi quy đổi điểm ngược Với các thang đo đã xác lập, sau quá trình thu thập, lọc và nhập số liệu, người nghiên cứu đã thực hiện kiểm định thang đo - một yêu cầu cần thiết để đảm bảo độ tin cậy của các kết quả định lượng. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của toàn thang đo là 0,796. Hệ số tin cậy của thang đo tự đánh giá 0,768 là và hệ số tin cậy của thang đo tình huống là 0,648. Các hệ số tin cậy này đều ở mức chấp nhận được, như vậy, thang đo 25
  34. được sử dụng trong nghiên cứu này tương đối đáng tin cậy, và do đó, các kết quả xử lý số liệu của thang đo cũng tương đối đáng tin cậy. b. Mô tả cách chấm điểm, nhập điểm khi xử lý thống kê Ở phần A và phần B của bảng hỏi, lựa chọn của người tham gia khảo sát sẽ được quy đổi thành các mức điểm khác nhau, cụ thể: - Đối với các câu hỏi tự đánh giá, mỗi mức độ tương đương với từng số điểm khác nhau theo thứ tự giảm dần từ 5 đến 1, cụ thể: Rất thường xuyên – 5 điểm, Thường xuyên – 4 điểm, Thỉnh thoảng – 3 điểm, Hiếm khi – 2 điểm, Không bao giờ - 1 điểm. Các số điểm được đảo lại đối với các câu hỏi quy đổi điểm ngược. - Đối với các câu hỏi tình huống, mỗi mức độ cũng tương đương với từng số điểm khác nhau, theo thứ tự giảm dần từ 3 đến 1, cụ thể: Phù hợp – 3 điểm, Phân vân – 2 điểm, Không phù hợp – 1 điểm. Điểm số được đảo lại đối với các câu hỏi quy đổi điểm ngược. Ở phần C, từng đặc điểm của người tham gia khảo sát đều được mã hóa thành chữ số để xử lý thống kê, riêng đối với câu hỏi về quá trình tham gia các hoạt động tình nguyện, phần trả lời sẽ được quy đổi thành số ngày tình nguyện theo quy định chung của Hội SV Việt Nam TP.HCM (Hội SV Việt Nam Trường ĐHSP TP.HCM, hướng dẫn số 08-HDLT/ĐTN-HSV): Bảng 2.3. Bảng quy đổi số ngày hoạt động tình nguyện Thời gian quy đổi STT Các hoạt động Tình nguyện Thời gian tham gia (ĐVT: Ngày) 1 Chủ nhật xanh 1 ngày 0,5 2 Thứ 7 tình nguyện 1 Ngày 0,5 3 Hiến máu tình nguyện 1 lần 1 4 Thăm mái ấm nhà mở 1 lần 0,5 5 Tổ chức trung thu 1 hoạt động 0,5 Phát quà đêm cho trẻ em cơ nhỡ 6 1 hoạt động 0,5 và người vô gia cư 7 Xuân tình nguyện 1 Chiến dịch 2 8 Hoa phượng đỏ các cấp 1 Chiến dịch 3 9 Tiếp sức mùa thi 1 Chương trình 3 10 Mùa hè xanh Mặt trận thường trực 10 26
  35. Đội hình chuyên/mặt trận 5 thường xuyên Dạy học tình nguyện tại các mái Dạy dưới 1 tuần - 1 Tháng 4 11 ấm, Làng trẻ em SOS, các trung Dạy từ 1 – 3 tháng 8 tâm mồ côi, khuyết tật Dạy từ 3 tháng trở lên 10 Các hoạt động phục vụ cho nhà 12 trường, sinh viên, nhu cầu cấp 1 hoạt động 1-2 thiết của nơi cư trú, địa phương Các lĩnh vực và nội dung hoạt 13 1 hoạt động 0,5 – 2 động khác c. Cách đánh giá Trước hết, người nghiên cứu xét đến độ tin cậy của các phiếu trả lời để loại các phiếu không đạt yêu cầu. Vì các nhận định được nêu ra là những mô tả không thật về tâm lý người thông thường, nên nếu các lựa chọn của khách thể ở những câu này đạt tổng điểm có ý nghĩa từ “thường xuyên” đến “rất thường xuyên”, chứng tỏ phiếu trả lời chưa đạt đến độ tin cậy cần thiết. Sử dụng phép tính của thang đo Likert để quy đổi ý nghĩa của các giá trị, ta có kết quả như bảng 2.4 sau, với “x” là ĐTB của các câu hỏi kiểm chứng độ tin cậy: Bảng 2.4. Ý nghĩa các giá trị trung bình câu hỏi kiểm chứng độ tin cậy ĐTB Ý nghĩa Kết quả 1 ≤ x ≤ 1,8 Chưa bao giờ Nhận phiếu 1,8 < x ≤ 2,6 Hiếm khi Nhận phiếu 2,6 < x ≤ 3,4 Thỉnh thoảng Nhận phiếu 3,4 < x ≤ 4,2 Thường xuyên Loại phiếu 4,2 < x ≤ 5 Rất thường xuyên Loại phiếu Không xét đến các câu hỏi kiểm chứng độ tin cậy của phiếu trả lời, thang đo biểu hiện thấu cảm với nhóm câu hỏi tự đánh giá (5 đến 1 điểm) và nhóm câu hỏi tình huống (3 đến 1 điểm) sẽ đạt tổng điểm thấp nhất là 74 điểm và cao nhất là 286 điểm. Sử dụng phép tính của thang đo Likert để quy đổi ý nghĩa của các mức điểm, với “y” là tổng điểm biểu hiện thấu cảm trên toàn thang đo, và “z” là tổng điểm thấu cảm đạt được ở từng mặt ta có bảng quy đổi tổng điểm thành mức độ biểu hiện thấu cảm ở SV như sau: 27
  36. Bảng 2.5. Quy đổi tổng điểm thành mức độ biểu hiện thấu cảm ở SV Tổng điểm Mức độ biểu hiện thấu cảm 74 ≤ y ≤ 116,4 Rất thấp 116,4 < y ≤ 158,8 Thấp Mức độ biểu hiện 158,8 < y ≤ 201,2 Trung bình thấu cảm chung 201,2 < y ≤ 243,6 Cao 243,6 < y ≤ 286 Rất cao 37 ≤ z ≤ 58,2 Rất thấp 58,2 < z ≤ 79,4 Thấp Mức độ biểu hiện 79,4 < z ≤ 100,6 Trung bình thấu cảm ở từng mặt 100,6 < z ≤ 121,8 Cao 121,8 < z ≤ 143 Rất cao Để có được kết quả nghiên cứu khách quan nhất, người nghiên cứu tìm hiểu biểu hiện thấu cảm của SV trường ĐHSP TP.HCM kết hợp ở hai kênh: thông qua tự đánh giá (5 mức độ lựa chọn với từng nhận định) và thông qua các câu hỏi tình huống (3 mức độ lựa chọn với từng nhận định). Chính vì vậy, ở mỗi nhóm câu hỏi, từng giá trị trung bình có ý nghĩa khác nhau được thể hiện cụ thể ở bảng 2.6: Bảng 2.6. Phân chia mức độ biểu hiện thấu cảm của SV Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao Mức độ tự đánh giá và mức độ 1 ≤ c ≤ 1,8 1,8 < c ≤ 2,6 2,6 < c ≤ 3,4 3,4 < c ≤ 4,2 4,2 < c ≤ 5 đánh giá theo tình huống Nhóm câu hỏi tự 1 ≤ a ≤ 1,8 1,8 < a ≤ 2,6 2,6 < a ≤ 3,4 3,4 < a ≤ 4,2 4,2 < a ≤ 5 đánh giá Nhóm câu hỏi 1 ≤ b ≤ 1,4 1,4 < b ≤ 1,8 1,8 < b ≤ 2,2 2,2 < b ≤ 2,6 2,6 < b ≤ 3 tình huống 28
  37. d. Quá trình tiến hành Việc phát bảng hỏi được triển khai tại ký túc xá trường ĐHSP TP.HCM, khu tự học và một số phòng học tại trường. Trước hết liên hệ bộ phận quản lý (bảo vệ và ban tự quản ký túc xá, giảng viên tại các lớp học) xin được tạo điều kiện để thực hiện khảo sát. Gặp gỡ khách thể, trò chuyện làm quen và tạo bầu khí thân thiện cởi mở kết hợp trao đổi mục đích của đề tài nghiên cứu và mục đích của khảo sát. Hướng dẫn khách thể cách thức trả lời các câu hỏi trong phiếu khảo sát và thống nhất tinh thần khách quan, trung thực, toàn diện khi thực hiện khảo sát, đồng thời cũng giải thích sơ lược các câu hỏi trong bảng hỏi Tiến hành phát phiếu hỏi khi khách thể có tâm thế sẵn sàng, nghiêm túc và cảm thấy thoải mái, đảm bảo không gian khảo sát rộng rãi và yên tĩnh. Giải đáp thắc mắc (nếu có) trong quá trình thực hiện phiếu trả lời. Sau khi hoàn tất, thu lại phiếu hỏi và cảm ơn khách thể đã tham gia hỗ trợ. Cuối cùng, sau khi thu thập đủ số phiếu cần thiết, tiến hành lọc loại bỏ các phiếu không đạt yêu cầu, xử lý bảng hỏi thu được bằng toán thống kê và bình luận kết quả khảo sát dựa trên kết quả trả lời của khách thể. 2.1.2.2. Phiếu phỏng vấn Đây là công cụ hỗ trợ cho việc nghiên cứu biểu hiện thấu cảm của sinh viên trường ĐHSP TP.HCM của đề tài, gồm phiếu phỏng vấn dành cho đội trưởng/ thành viên ban chỉ huy các chiến dịch tình nguyện tại trường ĐHSP TP.HCM và phiếu phỏng vấn dành cho SV trường ĐHSP TP.HCM. Mỗi phiếu gồm phần giải thích khái niệm “thấu cảm” theo cách tiếp cận của đề tài và phần câu hỏi với các nội dung cụ thể: a. Phiếu phỏng vấn dành cho SV - Một số biểu hiện thấu cảm của bản thân theo SV tự đánh giá; - Sự thay đổi về biểu hiện thấu cảm của bản thân từ thời điểm bắt đầu học tại trường ĐHSP TPHCM đến nay. b. Phiếu phỏng vấn dành cho ban chỉ huy các chiến dịch tình nguyện - Một số biểu hiện thấu cảm cụ thể mà ban chỉ huy đã quan sát được ở SV trường ĐHSP TP.HCM trong quá trình tham gia các hoạt động tình nguyện; - Một số biểu hiện ngược lại với thấu cảm mà ban chỉ huy đã quan sát được ở SV trường ĐHSP TP.HCM trong quá trình tham gia các hoạt động tình nguyện; 29
  38. - Những hoạt động trong các chiến dịch tình nguyện có góp phần cải thiện biểu hiện thấu cảm của SV theo đánh giá của ban chỉ huy. 2.2. Kết quả nghiên cứu biểu hiện thấu cảm của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1. Mức độ biểu hiện thấu cảm nói chung của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Kết quả thống kê ĐTB tổng điểm chung trên toàn mẫu đạt 209,67, cho thấy SV trường ĐHSP TPHCM nhìn chung có biểu hiện thấu cảm đạt mức cao. Theo kết quả thống kê, có đến 97,66% khách thể trên toàn mẫu nghiên cứu có biểu hiện thấu cảm đạt mức từ cao đến rất cao (cộng dồn 69,57% và 2,34%). Bên cạnh đó, có 28,09% khách thể tham gia khảo sát có biểu hiện thấu cảm ở mức trung bình, và không có sinh viên nào tham gia khảo sát có kết quả biểu hiện mức độ thấu cảm từ thấp đến rất thấp. Điều này cũng được thể hiện rõ qua biểu đồ phân bố điểm số trên toàn mẫu dưới đây: Biểu đồ 2.1. Phân bố điểm số biểu hiện thấu cảm trên toàn mẫu Biểu đồ 2.1 cho thấy điểm số biểu hiện thấu cảm của SV trường ĐHSP TP.HCM tập trung nhiều ở mức cao và hẹp dần về hai đầu mút, tần suất phân bố điểm cao nhất nằm trong khoảng từ 205 đến 215 điểm. Nhìn chung, đa số SV trường ĐHSP TP.HCM có sự chia sẻ và thấu hiểu cảm xúc của người khác ở mức tốt, có sự kết nối cao với cảm xúc của những người xung quanh. 30
  39. Đây là kết quả người nghiên cứu thu được tổng hợp từ cả hai kênh: thông qua tự đánh giá của SV và thông qua các câu hỏi tình huống. Chính vì thế, người nghiên cứu đi vào tìm hiểu chi tiết hơn ở từng nhóm câu hỏi để phát hiện sự khác biệt trong đánh giá chủ quan của sinh viên so với đánh giá khách quan. Kết quả so sánh sự khác biệt này được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây: Bảng 2.7. Mức độ biểu hiện thấu cảm của SV trường ĐHSP TP.HCM thông qua nhóm câu hỏi tự đánh giá và nhóm câu hỏi tình huống Mức Trung Rất Độ lệch Trị số Xác Rất cao Cao Thấp ĐTB đánh giá bình thấp chuẩn t suất Mức độ tự 2 139 155 3 0 3,47 0,532 đánh giá (0,7%) (46,5%) (51,8%) (1,0%) (0%) Mức độ 14,073 0,000 đánh giá 37 217 45 0 0 3,97 0,524 qua tình (12,4%) (72,6%) (15,1%) (0%) (0%) huống Số liệu từ bảng 2.7 cho phép người nghiên cứu nhận định sự khác biệt giữa kết quả tự đánh giá và kết quả từ các câu hỏi tình huống của SV về biểu hiện thấu cảm (xác suất =0,000 < 0,05). ĐTB mức độ tự đánh giá của SV thấp hơn so với ĐTB mức độ được đánh giá qua tình huống (3,47<3,97). Cụ thể, chỉ có 2 SV đạt mức độ tự đánh giá rất cao trong có đến 37 SV đạt mức đánh giá rất cao thông qua các câu hỏi tình huống (0,7% < 12,4%). Đồng thời số lượng SV có mức độ tự đánh giá cao cũng thấp hơn hẳn so với số lượng SV có mức độ đánh giá qua tình huống cao (46,5% < 72,6%). Sự khác biệt này cho thấy SV tự đánh giá mức độ biểu hiện thấu cảm của bản thân thấp hơn những biểu hiện thực tế. Kết quả này có thể xuất phát từ kỳ vọng cao, mong muốn chính mình có thể hiểu và chia sẻ với cảm xúc của những người xung quanh tốt hơn. Bạn V.T.Y.N. (SV năm tư khoa Tâm lý học) cho biết: “Mình nghĩ mức độ thấu cảm của mình không cao, vì ít khi mình để tâm đến cảm xúc của người khác trước khi làm việc gì đó. Mọi người hay nói mình biết cách làm người khác không tổn thương nhưng mình lại tự thấy có đôi lúc mình không nghĩ đến người khác nhiều”. Có thể nhận thấy bản thân SV thực tế đã có những nhận thức, thái độ, hành vi tích cực đối với cảm xúc của người khác nhưng khi SV tự quan sát lại thì lại không nhận thấy những biểu hiện này của mình. 31
  40. 2.2.2. Biểu hiện thấu cảm của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thể hiện qua từng mặt 2.2.2.1. Thấu cảm cảm xúc a. Kết quả tổng hợp thấu cảm cảm xúc Ở mặt biểu hiện thấu cảm cảm xúc, ĐTB tổng điểm chung toàn mẫu đạt 106,35, tương đương mức “cao”. Biểu đồ 2.2 biểu thị tỉ lệ phần trăm từng mức độ biểu hiện thấu cảm cảm xúc của SV trường ĐHSP TP.HCM: Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ phần trăm từng mức độ biểu hiện thấu cảm cảm xúc của SV trường ĐHSP TP.HCM Theo số liệu ở biểu đồ 2.2, có 5,35% khách thể tham gia khảo sát đạt biểu hiện thấu cảm cảm xúc ở mức rất cao, 69,57% khách thể đạt mức cao, 25,08% khách thể đạt mức trung bình và dấu hiệu khả quan khi không có SV có biểu hiện thấu cảm cảm xúc ở mức thấp hay rất thấp. Như vậy đa số SV trường ĐHSP TP.HCM có sự chia sẻ cảm xúc tốt và tâm trạng chịu sự ảnh hưởng nhất định từ cảm xúc của những người xung quanh. b. Biểu hiện thấu cảm cảm xúc thông qua tự đánh giá của sinh viên Xếp hạng theo ĐTB các biểu hiện cụ thể của thấu cảm cảm xúc thông qua tự đánh giá của SV, người nghiên cứu nhận thấy ba yếu tố có ĐTB cao nhất và yếu tố có ĐTB thấp nhất được thể hiện ở bảng số liệu sau: 32
  41. Bảng 2.8. Một số biểu hiện thấu cảm cảm xúc cụ thể của SV trường ĐHSP TP.HCM thông qua tự đánh giá Biểu hiện cụ thể ĐTB Độ lệch chuẩn Thứ hạng Tôi thấy có lỗi khi lỡ lời làm tổn thương ai đó 4,19 0,697 1 Khi thấy ai đó đang bực bội, tôi không đề cập đến những chuyện gây khó chịu để tránh làm 4,10 0,863 2 họ bực bội thêm Tôi vui khi nhìn thấy ai đó cười tươi 3,99 0,930 3 Tôi tức giận khi nghe kể về nhân vật phản diện 2,93 1,048 14 Tôi không kể chuyện kinh dị khi trong nhóm 2,82 0,866 15 bạn có người hay khiếp sợ Tâm trạng của tôi thay đổi bởi tâm trạng của 2,65 1,129 16 người khác Theo bảng số liệu 2.8, yếu tố có ĐTB cao nhất trong toàn bộ mặt biểu hiện thấu cảm cảm xúc là “Tôi thấy có lỗi khi lỡ lời làm tổn thương ai đó” với 4,19 điểm. Tiếp theo, biểu hiện đứng vị trí số 2 là “Khi thấy ai đó đang bực bội, tôi không đề cập đến những chuyện gây khó chịu để tránh làm họ bực bội thêm” với 4,10 điểm. Hai biểu hiện có ĐTB cao nhất và đều đạt mức “cao” này đều thuộc nhóm biểu hiện thấu cảm cảm xúc 2 “Băn khoăn, quan tâm đến cảm xúc của người khác”. Điều này cho thấy ở mỗi cử chỉ, lời nói, hành động, SV đều có sự chú ý đến cảm nhận của những người xung quanh để điều chỉnh cho phù hợp. Ngược lại, biểu hiện có ĐTB thấp nhất trong các biểu hiện thấu cảm là “Tâm trạng của tôi thay đổi bởi tâm trạng của người khác” với 2,65 điểm – tương đương mức “trung bình”. SV có sự kết nối với cảm xúc của người xung quanh nhưng không để bị chi phối hoàn toàn bởi cảm xúc của họ. Đó là lý do tuy biểu hiện này có ĐTB thấp, nhưng không trở thành đáng báo động bởi mức độ “trung bình” cho thấy SV không hoàn toàn tách biệt tâm trạng của mình và tâm trạng của người khác, mà cũng không để tâm trạng của mình đồng nhất với tâm trạng của người khác một cách bị động. Quan sát bảng số liệu, có thể nhận thấy, theo xếp hạng các biểu hiện trên toàn mặt thấu cảm cảm xúc, 3 biểu hiện cụ thể có ĐTB cao nhất đến từ 2/3 nhóm biểu hiện và 3 biểu hiện cụ thể có ĐTB thấp nhất đến từ cả 3 nhóm biểu hiện. Kết quả thứ hạng này cho thấy có sự chênh lệch về ĐTB của các biểu hiện cụ thể trong từng nhóm biểu hiện. Chính 33
  42. vì vậy, để tìm hiểu chi tiết hơn về biểu hiện thấu cảm cảm xúc thông qua tự đánh giá của SV, người nghiên cứu xét đến từng biểu hiện theo các nhóm biểu hiện. Kết quả thống kê được thể hiện như sau: - Nhóm biểu hiện 1: Có sự thay đổi tâm trạng theo cảm xúc hoặc những biểu hiện cảm xúc của người khác Tìm hiểu nhóm biểu hiện thấu cảm cảm xúc 1, người nghiên cứu đưa ra 5 biểu hiện cụ thể của nhóm này để SV tự đành giá mức độ biêu hiện của mình, trong đó có 1 biểu hiện cụ thể bao quát hết các loại cảm xúc và 4 biểu hiện cụ thể đề cập đến việc thay đổi tâm trạng theo từng loại cảm xúc: vui (biểu hiện cảm xúc cười) – buồn (biểu hiện cảm xúc khóc) – sợ hãi – giận dữ (mức độ bực bội). Điểm trung bình của các biểu hiện cụ thể này được thể hiện ở bảng số liệu sau: Bảng 2.9. Nhóm biểu hiện thấu cảm cảm xúc 1 của SV trường ĐHSP TP.HCM Biểu hiện cụ thể ĐTB Độ lệch chuẩn Thứ bậc Tâm trạng của tôi thay đổi bởi tâm 2,65 1,129 5 trạng của người khác Nhìn thấy ai đó đang khóc làm tôi 3,10 0,950 3 thay đổi tâm trạng đã có từ trước Tôi cảm thấy sợ hãi khi những người 3,10 1,000 3 xung quanh hoảng loạn Tôi bối rối khi thấy người khác bực 3,15 1,103 2 bội (dù không phải bực bội với mình) Tôi vui khi nhìn thấy ai đó cười tươi 3,99 0,930 1 Tổng 3,198 1,0224 ĐTB của biểu hiện 1 đạt 3,198 – tương đương mức “trung bình”, cho thấy SV vẫn có mối liên hệ nhất định với tâm trạng của người khác, vẫn có sự quan tâm và chia sẻ với cảm xúc của người khác, nhưng không để tâm trạng hay cảm xúc của chính mình đồng nhất với tâm trạng hay cảm xúc của người khác. Biểu hiện có ĐTB cao nhất trong nhóm biểu hiện này chính là “Tôi vui khi nhìn thấy ai đó cười thật tươi” với 3,99 điểm – tương đương mức “cao”. Biểu hiện này đại diện cho cảm xúc vui vẻ, có điểm số cách biệt khá xa so với các biểu hiện liên quan đến cảm xúc buồn, sợ hãi hay giận dữ. Nhìn thấy người khác cười có thể khiến tâm trạng của SV được cải thiện nhanh chóng (xếp hạng 1), tuy nhiên điều này diễn ra ít thường xuyên hơn khi nhìn thấy người khác khóc, sợ hay bực bội (thể hiện ở các biểu hiện cụ thể xếp hạng 2, 3, 5). Điều đó có nghĩa là, tâm trạng của SV dễ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc dương tính hơn cảm xúc âm tính. Bạn N.N.M (SV năm 34
  43. hai khoa Tiếng Anh) chia sẻ: “Mình thấy người khác vui thì mình cũng thấy vui, người khác buồn thì mình thấy buồn. Lúc người khác tâm sự chuyện vui thì mình thấy phấn khởi liền, còn lúc có ai tâm sự chuyện buồn, nhiều khi mình tỏ vẻ buồn cùng họ thôi chứ trong lòng mình cũng không thực sự thấy buồn lắm, nhất là những khi mình đang có chuyện vui”. Đây là biểu hiện có lợi cho đời sống tinh thần của SV, giúp SV có nhiều trải nghiệm cảm xúc tích cực, nhưng sẽ là biểu hiện bất lợi cho quá trình chia sẻ cảm xúc với người khác khi họ đang có cảm xúc tiêu cực. - Nhóm biểu hiện 2: Băn khoăn, quan tâm đến cảm xúc của người khác Đối với nhóm biểu hiện thấu cảm cảm xúc 2, người nghiên cứu tìm hiểu tự đánh giá của SV bằng cách đưa ra 1 biểu hiện cụ thể bao quát các loại cảm xúc và các biểu hiện cụ thể khác liên quan đến từng loại cảm xúc vui – buồn – sợ hãi – giận dữ. Kết quả tự đánh giá nhóm biểu hiện 2 của SV trường ĐHSP TPHCM được thể hiện ở bảng 2.10: Bảng 2.10. Nhóm biểu hiện thấu cảm cảm xúc 2 của SV trường ĐHSP TP.HCM Biểu hiện cụ thể ĐTB Độ lệch chuẩn Thứ bậc Tôi thấy có lỗi khi lỡ lời làm tổn thương ai đó 4,19 0,697 1 Khi bạn bè xin ý kiến của tôi, tôi sẽ không 3,37 0,897 5 thẳng thừng chê bai dù không thích nó Tôi không kể chuyện kinh dị khi trong nhóm 2,82 0,866 6 bạn có người hay khiếp sợ Khi thấy ai đó đang bực bội, tôi không đề cập đến những chuyện gây khó chịu để tránh làm 4,10 0,863 2 họ bực bội thêm Tôi đưa ra những lời cổ vũ và chúc mừng khi 3,40 0,536 4 bạn bè báo tin vui với mình Trước khi đưa ra bất cứ quyết định gì, tôi có hình dung đến cảm xúc của những người có 3,79 0,810 3 liên quan Tổng 3,612 0,779 Ở biểu hiện thấu cảm cảm xúc số 2, ĐTB tổng đạt 3,612 – tương đương mức “cao”. Điều này chứng tỏ SV có quan tâm nhiều đến việc những cử chỉ, hành động, lời nói của bản thân tạo ra cảm xúc tích cực hay tiêu cực đối với người khác. Biểu hiện được SV tự đánh giá cao nhất chính là “Tôi thấy có lỗi khi lỡ lời làm tổn thương ai đó” với ĐTB đạt 4.19 điểm. Liên quan đến biểu hiện này, đồng chí V.H.Y.P. (Ủy viên BTK Hội SV trường ĐHSP TP.HCM, thành viên ban chỉ huy chiến dịch Xuân tình nguyện 2018) chia sẻ: “Khi sinh hoạt trong cùng một môi trường với thời gian dài như chiến dịch Xuân 35
  44. tình nguyện, chắc chắn các bạn có rất nhiều điều muốn góp ý với nhau, và thông thường các bạn thường chọn cách nói dễ nghe và tôn trọng đồng đội mình nhất có thể, ít khi những góp ý của các bạn làm chiến sĩ khác tự ái hay tổn thương quá mức”. Có thể nhận thấy SV có quan tâm đến phản ứng cảm xúc của người xung quanh sau cử chỉ, lời nói của mình và thể hiện trách nhiệm của bản thân trong việc tạo ra ảnh hưởng với cảm xúc của người khác. Cùng trong nhóm biểu hiện này, biểu hiện đạt ĐTB thấp nhất ở biểu hiện này chính là “Tôi không kể chuyện kinh dị khi trong nhóm có người hay khiếp sợ”. Điều này cũng được đồng chí N.T.K. (Chủ tịch HSV trường ĐHSP TP.HCM, chỉ huy trưởng chiến dịch Xuân tình nguyện 2018) chia sẻ: “Các bạn đi tình nguyện hay kể chuyện ma lắm. Và thông thường nếu trong đội có bạn dễ bị sợ hãi thì thành viên đội đó lại càng hay kể chuyện ma, cảm xúc sợ hãi của bạn đó giống như trở thành một chủ đề để khai thác vậy”. Đối với cảm xúc sợ hãi, SV chưa có sự chia sẻ tốt với người khác, thậm chí theo nhiều chia sẻ từ SV tham gia phỏng vấn, sự sợ hãi của bạn bè hay người thân đôi khi trở thành chủ đề bàn tán hoặc gây hài cho các bạn. - Nhóm biểu hiện 3: Hình thành cảm xúc thông qua các yếu tố tác động Tự đánh giá của SV trường ĐHSP TPHCM ở nhóm biểu hiện thấu cảm cảm xúc 3 được người nghiên cứu tìm hiểu thông qua 1 biểu hiện cụ thể bao quát các loại cảm xúc và 4 biểu hiện cụ thể khác đề cập đến việc hình thành từng loại tâm trạng thông qua các yếu tố tác động. Kết quả tự đánh giá của SV về nhóm biểu hiện 3 được thể hiện qua các số liệu ở bảng 2.11: Bảng 2.11. Nhóm biểu hiện thấu cảm cảm xúc 3 của SV trường ĐHSP TP.HCM Biểu hiện cụ thể ĐTB Độ lệch chuẩn Thứ bậc Tôi tức giận khi nhân vật trong phim giận dữ 2,93 1,048 5 Tôi xúc động khi đọc một câu chuyện buồn 3,85 0,873 1 thương tâm trên báo Tâm trạng của tôi dễ bị cuốn theo âm nhạc, phim ảnh hay những câu chuyện được nghe kể 3,78 1,012 3 về những người hoàn toàn xa lạ Tôi sợ hãi khi nhân vật trong phim bị đe dọa 2,94 1,039 4 Tôi vui mừng khi nhân vật trong phim đạt được 3,79 0,987 2 thành công Tổng 3,458 0,991 36
  45. Ở biểu hiện số 3, ĐTB tự đánh giá của SV đạt 3,458 điểm – tương đương mức “cao”, có nghĩa là tâm trạng của SV chịu ảnh hưởng cao bởi câu chuyện của các nhân vật đến từ phim, truyện, âm nhạc. Biểu hiện đạt ĐTB cao nhất chính là “Tôi xúc động khi đọc một câu chuyện thương tâm trên báo” với 3,85 điểm – đạt mức “cao”. Biểu hiện đạt ĐTB thấp nhất là “Tôi tức giận khi nhân vật trong phim bị ức hiếp” với 2,93 điểm – đạt mức “trung bình”. Đối với nhóm biểu hiện thấu cảm cảm xúc 3, khác với việc trực tiếp chứng kiến cảm xúc của người khác như nhóm biểu hiện 1, các yếu tố tác động gián tiếp gợi lên cảm xúc buồn sẽ có ảnh hưởng đến tâm trạng của SV nhiều hơn các yếu tố tác động gợi lên cảm xúc sợ hãi hay giận dữ. Bạn L.Q.K (SV năm ba khoa Hóa) tự nhận thấy “Mình coi phim hay nghe nhạc, đọc truyện mà có ai khóc hay có đoạn nào thương tâm, xúc động là mình dễ khóc theo lắm. Bạn bè mình cũng vậy, bạn mình mà cười với mình tự nhiên mình cũng vui, mà thấy bạn khóc tự nhiên mình cũng thấy buồn”. SV tự đánh giá mình sẽ dễ hình thành tâm trạng nhất khi có các yếu tố tác động liên quan đến cảm xúc buồn, tiếp theo đó là vui, sợ hãi, và cuối cùng là giận dữ (ĐTB lần lượt là 3,85 > 3,79 > 2,94 > 2,93). Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp đặc biệt ngược lại với kết quả chung, như chia sẻ của bạn N.A. (SV năm nhất khoa tiếng Hàn): “Mình tự thấy mình khá khô khan, cho nên dù đọc được những mẫu tin tức thương tâm, mình cũng không quá quan tâm hoặc chú ý. Nhưng nếu đó là một sự kiện diễn ra trước mắt, mình chứng kiến hoặc trải qua thì cảm xúc sẽ mãnh liệt hơn. Đặc biệt nhất chính là hồi học cấp ba, mình nghe tin mẹ của đứa bạn thân nhất qua đời vì tai biến. Lúc thấy bạn mình khóc, mình cũng cảm thấy buồn và cảm giác đau đớn giống như mất một người trong gia đình”. Như vậy, trong 3 nhóm biểu hiện của mặt thấu cảm cảm xúc thông qua tự đánh giá của SV, có 2 nhóm biểu hiện đạt mức độ “cao” và 1 nhóm biểu hiện đạt mức độ trung bình. Sự chênh lệch giữa các nhóm biểu hiện thấu cảm cảm xúc thông qua tự đánh giá của SV được thể hiện ở biểu đồ 2.3: 37
  46. Biểu đồ 2.3. Điểm trung bình các nhóm biểu hiện thấu cảm cảm xúc của SV trường ĐHSP TPHCM thông qua tự đánh giá Trong 3 nhóm biểu hiện thấu cảm cảm xúc, nhóm biểu hiện 2 “Băn khoăn, quan tâm đến cảm xúc của người khác” có ĐTB cao nhất với 3,612 điểm – mức “cao”, và nhóm biểu hiện 1 “Có sự thay đổi tâm trạng theo cảm xúc hoặc những biểu hiện cảm xúc của người khác” có ĐTB thấp nhất với 3,198 điểm – mức “trung bình”. Điều đáng chú ý là nhóm biểu hiện 1 và nhóm biểu hiện 3 đều thể hiện việc SV bị cuốn theo tâm trạng của người khác, nhưng với nhóm biểu hiện 1 – trực tiếp chứng kiến cảm xúc của người khác, lại có mức độ biểu hiện thấp hơn so với nhóm biểu hiện 3 – gián tiếp chứng kiến cảm xúc thông qua các kênh phim, truyện (3,198 < 3,458). Kết quả này chứng tỏ, theo nhận định của SV, họ dễ thay đổi tâm trạng thông qua các yếu tố gián tiếp hơn việc chứng kiến trực tiếp. Có thể vì các yếu tố gián tiếp đã được xây dựng một cách có chủ ý và có định hướng cảm xúc từ trước, nên sẽ được bổ sung thêm các yếu tố phụ khơi gợi cảm xúc, dễ dẫn dắt tâm trạng của SV hơn (các đoạn phim xúc động sẽ được chèn nhạc buồn, các câu chuyện có giọng văn hối hả ở những lúc miêu tả nhân vật đang tức giận, ) c. Biểu hiện thấu cảm cảm xúc thông qua nhóm câu hỏi tình huống - Tình huống 1: Cảm xúc giận dữ Sự kiện: Ý tưởng của một bạn trong nhóm (Minh) bị nhóm trưởng bác bỏ và cho rằng “Cách này kỳ cục quá” Biểu hiện của Minh: Nhíu mày, bĩu môi, nhăn mặt, mặt đỏ lên, quát rất lớn tiếng 38
  47. Nội dung câu hỏi trong tình huống 1 tìm hiểu về nhóm biểu hiện thấu cảm cảm xúc 1 “Có sự thay đổi tâm trạng khi chứng kiến cảm xúc hoặc biểu hiện cảm xúc của người khác”. Tỷ lệ phần trăm các lựa chọn liên quan đến sự thay đổi tâm trạng của SV được thể hiện ở bảng 2.12: Bảng 2.12. Biểu hiện thấu cảm cảm xúc của SV trường ĐHSP TP.HCM thông qua tình huống 1 Tỷ lệ phần trăm (%) Nội dung Lựa chọn Phù hợp Phân Không vân phù hợp Giận dữ 42,5 0 57,5 Tâm trạng của bạn Lo lắng 50,2 19,1 30,1 Không thay đổi 15,7 18,7 65,6 Theo bảng số liệu 2.12, khảo sát từ SV cho thấy khi chứng kiến cảm xúc giận dữ của bạn cũng nhóm học tập, có 65,6% SV cho rằng việc không thay đổi tâm trạng là không phù hợp với mình, chỉ có 15,7% SV lựa chọn theo xu hướng này. Điều này cho thấy, trong cùng nhóm học tập, nếu SV có những biểu hiện tức giận, đa số SV sẽ có sự thay đổi tâm trạng. Và sự thay đổi này hướng về hai loại cảm xúc khác nhau: giận dữ (42,5%) và lo lắng (50,2%). Tỷ lệ SV lựa chọn hướng thay đổi tâm trạng này không có sự chênh lệch quá lớn, có nghĩa là khi đối mặt với cảm xúc giận dữ của người đối diện, SV có hai xu hướng: hoặc sẽ giận dữ theo hoặc sẽ cảm thấy lo lắng cho bạn mình cũng như cho bầu không khí học tập chung. Tuy SV có sự thay đổi tâm trạng, nhưng chỉ 50,2% SV có sự biến chuyển thành cảm xúc cùng loại với đối tượng, phù hợp với biểu hiện thấu cảm cảm xúc. Như vậy đối với cảm xúc giận dữ, chưa có nhiều SV có mức độ biểu hiện cao ở nhóm biểu hiện thấu cảm cảm xúc 1. - Tình huống 2: Cảm xúc buồn Sự kiện: Xuống địa bàn tình nguyện, gặp em nhỏ, em kể rằng con chó yêu quý của em vừa mới qua đời Biểu hiện của em nhỏ: Đang khóc Tình huống 2 có nội dung câu hỏi tìm hiểu về nhóm biểu hiện thấu cảm cảm xúc 1. Biểu hiện “Có sự thay đổi tâm trạng khi chứng kiến cảm xúc hoặc những biểu hiện cảm xúc của người khác” ở SV được thể hiện ở bảng 2.13: 39
  48. Bảng 2.13. Biểu hiện thấu cảm cảm xúc của SV trường ĐHSP TP.HCM thông qua tình huống 2 Tỷ lệ phần trăm (%) Nội dung Lựa chọn Phù hợp Phân Không vân phù hợp Buồn bã 44,8 28,4 26,8 Tuyệt vọng 8,6 16,1 75,3 Tâm trạng của bạn Thương cảm 82,6 13,0 4,4 Không thay đổi 2,6 10,4 87,0 Với kết quả thống kê ở bảng 2.13, một lần nữa SV lại thể hiện bản thân sẽ có sự thay đổi tâm trạng khi chứng kiến tâm trạng của người khác: chỉ có 2,6% SV cảm thấy phù hợp với việc không thay đổi tâm trạng và có đến 87% SV cho rằng điều việc này không phù hợp với bản thân. Cụ thể, khi thấy một người xa lạ đang khóc vì một chuyện buồn, đa số SV có xu hướng cảm thấy thương cảm (82,6% phù hợp) và một phần khác SV cũng bị cuốn theo cảm xúc của người đối diện, cũng đột nhiên cảm thấy buồn bã (44,8% phù hợp). Biểu hiện này cũng được quan sát thấy nhiều trong các hoạt động của SV. Đồng chí V.H.Y.P (Ủy viên Ban thư ký Hội SV trường ĐHSP TPHCM) có chia sẻ: “Có lần mình ghé thăm, các bạn đi tặng quà và ngồi trò chuyện với một gia đình nghèo, có em nhỏ bị bại não. Mình thấy các bạn đều im lặng, một số bạn thấy rõ nét buồn trên gương mặt, thậm chí có vài bạn mình thấy còn rơm rớm nước mắt”. - Tình huống 3: Cảm xúc sợ hãi Sự kiện: Cùng bạn đi vào trường và gặp một con mèo. Người bạn cho biết bạn ấy mắc chứng dị ứng với động vật có lông Biểu hiện của người bạn: Toát mồ hôi rất nhiều, bước chân lùi lại ra phía xa, tay chân run rẩy, miệng nói lắp bắp Tình huống 2 có nội dung câu hỏi tìm hiểu về nhóm biểu hiện thấu cảm cảm xúc 1 và 2. Kết quả khảo sát SV ở hai nhóm biểu hiện này trong tình huống 3 liên quan đến cảm xúc sợ hãi được thể hiện ở bảng 2.14: 40
  49. Bảng 2.14. Biểu hiện thấu cảm cảm xúc của SV trường ĐHSP TP.HCM thông qua tình huống 3 Tỷ lệ phần trăm (%) Nội dung Lựa chọn Phù Phân Không hợp vân phù hợp Bối rối 62,2 16,1 21,7 Tâm trạng Khiếp sợ 14,4 17,4 68,2 của bạn Lo lắng 72,2 11,1 16,7 Không thay đổi 7,1 11,0 81,9 Mang con mèo đến gần, nói bạn sờ thử 17,1 10,0 72,9 Hành động Gắt lên: “Có gì đâu, nó hiền mà” 34,1 18,1 47,8 của bạn Kể về những con mèo khác bạn đã gặp 33,1 19,4 47,5 Đặt con mèo xuống, đến gần bạn an ủi 73,6 14,0 12,4 Các số liệu ở bảng 2.14 trước hết cho thấy xu hướng thay đổi tâm trạng của SV khi chứng kiến cảm xúc sợ hãi. Kết quả tiếp tục thể hiện với cảm xúc này, SV cũng cho thấy bản thân sẽ có sự thay đổi tâm trạng trong tình huống đó (81,9%SV cho rằng việc không thay đổi tâm trạng là không phù hợp và chỉ có 7,1% SV cảm thấy phù hợp với lựa chọn này). Và SV thể hiện xu hướng thay đổi tâm trạng sang hai loại cảm xúc được lựa chọn phù hợp cao nhất là lo lắng (72,2%) và bối rối (62,2%). Như vậy, tâm trạng của SV có biến chuyển theo sự sợ hãi của người khác, ngay cả khi bản thân không có nỗi sợ đó. Đồng thời, cũng trong bảng 2.14, SV thể hiện cách lựa chọn hành động của mình khi chứng kiến sự sợ hãi và biết rõ yếu tố tác động khiến người khác sợ hãi. 72,9% SV lựa chọn việc mang yếu tố gây sợ đến gần hơn với bạn mình là không phù hợp với bản thân (mang con mèo đến gần, nói bạn mình sờ thử). Điều này thể hiện biểu hiện thấu cảm tốt của SV khi có sự quan tâm, cân nhắc cảm xúc của người khác trước khi hành động. Ngược lại, đa số SV (73,6%) cảm thấy phù hợp với việc trước hết đặt con mèo – yếu tố gây sợ xuống, rồi đến gần bạn mình an ủi. - Tình huống 4: Cảm xúc vui Sự kiện: Qua nhà hàng xóm chơi, con gái bác hàng xóm báo với gia đình tin đã trúng tuyển học bổng du học 41
  50. Biểu hiện của bác hàng xóm: nhảy cẫng lên, rươm rướm nước mắt ôm con gái và khen con giỏi lắm Ở tình huống 4 có các câu hỏi đề cập đến biểu hiện thấu cảm cảm xúc 1 và 2. Kết quả khảo sát SV ở hai nhóm biểu hiện này trong tình huống 4 liên quan đến cảm xúc sợ hãi được thể hiện ở bảng số liệu sau: Bảng 2.15. Biểu hiện thấu cảm cảm xúc của SV trường ĐHSP TP.HCM thông qua tình huống 4 Tỷ lệ phần trăm (%) Nội dung Lựa chọn Phù hợp Phân Không vân phù hợp Hân hoan 67,9 22,7 9,4 Tâm trạng Ganh tỵ 14,7 25,1 60,2 của bạn Không thay đổi 9,4 19,7 70,9 Gửi lời chúc mừng 57,9 7,0 35,1 Kể về những người đi du học và gặp 20,1 28,8 51,2 Hành động nhiều khó khăn đến mức phải bỏ cuộc của bạn Nói với gia đình: “Không sao đâu, tuy sẽ gặp khó khăn nhưng em nó đủ sức vượt 55,2 9,7 35,1 qua mà” Với tỷ lệ các lựa chọn được thể hiện ở bảng 2.15, đối với cảm xúc vui, SV cũng cho thấy bản thân sẽ thay đổi tâm trạng theo cảm xúc của người khác: chỉ có 9,4% SV cho rằng mình sẽ không thay đổi tâm trạng và có đến 70,9% SV cảm thấy không phù hợp với điều này. Cụ thể hơn, khi chứng kiến người khác có tin vui và thành công, với hai xu hướng được đề xuất là “hân hoan” và “ganh tỵ”, 67,9% SV bảy tỏ sự biến chuyển sang tâm trạng “hân hoan” trong khi chỉ có 14,7% SV cho rằng tâm trạng ganh tỵ phù hợp hơn với mình trong tình huống này. Như vậy, khi chứng kiến người khác có cảm xúc vui, SV cũng hình thành cảm xúc dương tính tương tự nhưng với cường độ nhẹ hơn, chứ không thay đổi tâm trạng theo hướng đối nghịch. Các số liệu trong bảng 2.15 cũng cho thấy sự lựa chọn trong cách phản hồi của SV đối với cảm xúc của người khác. Khi chứng kiến người khác có tin vui, SV lựa chọn cách cộng hưởng và củng cố cảm xúc dương tính đó bằng lời chúc mừng (57,9%) cũng như động viên khuyến khích (55,2%). Ngược lại, chỉ có 20,1% SV lựa chọn cách “Kể về 42
  51. những người đi du học và gặp nhiều khó khăn đến mức phải bỏ cuộc” – nghĩa là nêu ra những bằng chứng làm giảm đi cảm xúc vui vẻ người khác đang có và tạo ra sự lo lắng, căng thẳng. 2.2.2.2. Biểu hiện thấu cảm nhận thức a. Kết quả tổng hợp biểu hiện thấu cảm nhận thức ĐTB tổng điểm chung toàn mẫu ở biểu hiện thấu cảm nhận thức đạt 103,32, ở mức “cao”. Biểu đồ 2.4 thể hiện tỷ lệ phần trăm từng mức độ biểu hiện thấu cảm nhận thức của SV trường ĐHSP TP.HCM: Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ phần trăm từng mức độ biểu hiện thấu cảm nhận thức của SV trường ĐHSP TPHCM Theo số liệu từ biểu đồ 2.3, có 2,34% khách thể tham gia khảo sát có biểu hiện thấu cảm nhận thức ở mức rất cao, 58,53% khách thể có biểu hiện thấu cảm nhận thức cao, 38,80% khách thể có biểu hiện thấu cảm nhận thức trung bình, 2,34% khách thể có biểu hiện thấu cảm nhận thức thấp và không có SV có biểu hiện ở mức rất thấp. Nhìn chung SV trường ĐHSP TP.HCM đa số có biểu hiện thấu cảm nhận thức ở mức cao và trung bình, tỷ lệ SV đạt mức rất cao ít hơn so với biểu hiện thấu cảm cảm xúc. Mặc dù không cao bằng kết quả thống kê ở biểu hiện thấu cảm cảm xúc, tuy nhiên kết quả này cũng thể hiện SV trường ĐHSP TP.HCM thấu hiểu cảm xúc của những người xung quanh ở mức cao. SV hiểu sâu sắc cảm xúc mà người khác đang có cũng như hiểu được nguyên nhân dẫn đến cảm xúc này, từ đó có sự tôn trọng nhất định đối với cảm xúc, quan điểm của người xung quanh. 43
  52. b. Biểu hiện thấu cảm nhận thức thông qua tự đánh giá của sinh viên Xếp hạng các biểu hiện thấu cảm nhận thức theo ĐTB, người nghiên cứu tìm thấy 3 biểu hiện cụ thể có ĐTB cao nhất và 3 biểu hiện cụ thể có ĐTB thấp nhất được thể hiện ở bảng số liệu sau: Bảng 2.16. Một số biểu hiện thấu cảm nhận thức của SV trường ĐHSP TP.HCM thông qua tự đánh giá Biểu hiện cụ thể ĐTB Độ lệch chuẩn Thứ hạng Tôi có thể biết người khác đang tức 3,82 0,759 1 giận mà không cần họ phải nói ra Tôi có thể biết người khác đang vui 3,77 0,734 2 mà không cần họ phải nói ra Tôi có thể biết người khác đang buồn 3,72 0,815 3 mà không cần họ phải nói ra Tôi có thể biết người khác đang sợ 2,92 1,212 14 hãi mà không cần họ phải nói ra Khi người khác giận dữ, tôi hiểu vì 2,86 1,071 15 sao họ cảm thấy như vậy Tôi tôn trọng các quan điểm cá nhân 2,57 0,813 16 của người khác trên mạng xã hội Theo kết quả từ bảng số liệu 2.15, các biểu hiện có ĐTB cao nhất là “Tôi có thể biết người khác đang tức giận hay bực bội mà không cần họ phải nói ra”, “Tôi có thể biết người khác đang vui mà không cần họ phải nói ra” và “Tôi có thể biết người khác đang buồn mà không cần họ phải nói ra”. Các ý này đều ở nhóm biểu hiện “nhận biết được cảm xúc của người khác”, tuy nhiên biểu hiện xếp thứ hạng 14 “Tôi có thể biết người khác đang sợ hãi mà không cần họ phải nói ra” cũng là biểu hiện thuộc nhóm biểu hiện này. Điều đó cho phép người nghiên cứu kết luận, theo đánh giá của SV, họ có thể nhận biết tốt các cảm xúc vui, buồn, tức giận ở người khác nhưng lại khó nhận biết được người khác đang sợ hãi. Cũng trong bảng số liệu 2.15, biểu hiện đạt ĐTB thấp nhất chính là “Tôi tôn trọng các quan điểm cá nhân của người khác trên mạng xã hội” với ĐTB 2,57 – đạt mức trung bình. Biểu hiện này cho thấy SV chưa có kết quả cao ở nhóm biểu hiện 4 “tôn trọng cảm xúc, quan điểm, sở thích của người khác”. 44
  53. Bên cạnh đó, bảng số liệu cũng cho thấy sự chênh lệch của các biểu hiện cụ thể trong cùng một nhóm biểu hiện (cùng nhóm biểu hiện nhưng lại có biểu hiện cụ thể được xếp hạng cao nhất, biểu hiện cụ thể khác lại xếp hạng gần cuối. Vì thế, để tìm hiểu chi tiết hơn về biểu hiện thấu cảm nhận thức thông qua tự đánh giá của SV, người nghiên cứu xét đến từng biểu hiện theo các nhóm biểu hiện. Kết quả thống kê được thể hiện như sau: - Nhóm biểu hiện 1: Nhận biết được cảm xúc của người khác Nhóm biểu hiện thấu cảm nhận thức 1 được người nghiên cứu tìm hiểu bảng việc đưa ra 4 loại cảm xúc để SV tự đánh giá khả năng của bản thân trong việc nhận biết từng cảm xúc. Điểm trung bình các biểu hiện cụ thể ở nhóm biểu hiện thấu cảm nhận thức 1 thông qua tự đánh giá của SV trường ĐHSP TPHCM được thể hiện ở bảng 2.17: Bảng 2.17. Nhóm biểu hiện thấu cảm nhận thức 1 của SV trường ĐHSP TP.HCM thông qua tự đánh giá Biểu hiện cụ thể ĐTB Độ lệch chuẩn Thứ hạng Tôi có thể biết người khác đang vui 3,77 0,734 1 mà không cần họ phải nói ra Tôi có thể biết người khác đang buồn 3,72 0,815 2 mà không cần họ phải nói ra Tôi có thể biết người khác đang tức 3,82 0,759 3 giận mà không cần họ phải nói ra Tôi có thể biết người khác đang sợ 2,92 1,212 4 hãi mà không cần họ phải nói ra Tổng 3,558 0.88 ĐTB của nhóm biểu hiện 1 đạt 3,558, ở mức độ cao, nghĩa là SV thường xuyên nhận biết được cảm xúc của người khác mà không cần đối tượng tự gọi tên hay chia sẻ cảm xúc trước. Đồng thời, kết quả tự đánh giá này cũng cho thấy, SV cho rằng mình có thể nhận ra được cảm xúc thực chất mà người xung quanh đang có, phát hiện được những cảm xúc ẩn sau biểu hiện phi ngôn ngữ trái ngược (biết người khác đang có nỗi buồn dù họ đang cười, nhận ra sự giận dữ của người khác trong khi họ đang cố gắng tỏ ra bình thản). Bên cạnh đó, số liệu từ bảng 2.17 cũng cho biết thứ tự các cảm xúc mà SV cho rằng mình có thể nhận biết được, từ tốt nhất đến không tốt nhất, là: vui – buồn – giận dữ - sợ hãi (3,77 > 3,72 > 3,82 >2,92). Thực tế, so với các loại cảm xúc vui, buồn, tức giận, các biểu hiện phi ngôn ngữ của cảm xúc sợ hãi không đặc trưng bằng nên sẽ khó nhận 45
  54. biết hơn, chính vì vậy SV tự đánh giá mình chỉ có khả năng nhận biết tốt các cảm xúc vui, buồn, giận dữ và không có khả năng nhận biết tốt cảm xúc sợ hãi ở người khác. - Nhóm biểu hiện 2: Phân biệt được các mức độ cảm xúc của người khác Để tìm hiểu chi tiết về nhóm biểu hiện thấu cảm nhận thức 2 của SV trường ĐHSP TPHCM, người nghiên cứu cũng tiếp tục đưa ra 4 loại cảm xúc vui – buồn – giận dữ - sợ hãi để SV tự đánh giá khả năng của bản thân trong việc phân biệt mức độ ở từng loại cảm xúc này. Điểm trung bình tự đánh giá của SV ở nhóm biểu hiện 2 được thể hiện trong bảng số liệu 2.18 sau: Bảng 2.18. Nhóm biểu hiện thấu cảm nhận thức 2 của SV trường ĐHSP TP.HCM thông qua tự đánh giá Biểu hiện cụ thể ĐTB Độ lệch chuẩn Thứ hạng Tôi có thể phân biệt được người khác 3,25 0,919 2 đang thanh thản hay vui sướng ngây ngất Tôi có thể phân biệt được người khác 3,42 1,067 1 đang buồn bã hay đau khổ Tôi có thể phân biệt được người khác 3,25 0,962 2 đang bực bội hay tức giận Tôi có thể phân biệt được người khác 3,18 0,946 4 đang e ngại hay khiếp sợ Tổng 3,275 0.974 Theo kết quả phân tích số liệu, nhóm biểu hiện 2 đạt ĐTB 3,275 – tương đương mức trung bình, cho thấy SV tự nhận định bản thân mình chỉ dừng lại ở mức tương đối, có lúc chính xác có lúc không, trong việc phân biệt các mức độ cảm xúc đang có ở người khác. Trong 4 loại cảm xúc, chỉ có cảm xúc buồn được SV tự đánh giá mình có thể phân biệt tốt các mức độ, nhận ra người khác đang buồn bã, đau khổ hay đã đến đỉnh điểm tuyệt vọng (ĐTB 3,42). Với các cảm xúc vui, giận dữ và sợ hãi, điểm tự đánh giá của SV đều chỉ đạt mức độ trung bình. Như vậy, SV nhận thấy mình chỉ phân biệt tốt nhất các mức độ của cảm xúc buồn, tiếp theo đó là cảm xúc vui và giận dữ, và phân biệt không chính xác nhất với cảm xúc sợ hãi. (3,42 < 3,25 < 3,18). - Nhóm biểu hiện 3: Hiểu được nguyên nhân dẫn đến cảm xúc của người khác Nhóm biểu hiện thấu cảm nhận thức 3 được người nghiên cứu tìm hiểu bảng việc đưa ra 4 loại cảm xúc để SV tự đánh giá khả năng của bản thân trong việc hiểu nguyên 46
  55. nhân đẫn đến từng cảm xúc này. Điểm trung bình các biểu hiện cụ thể ở nhóm biểu hiện thấu cảm nhận thức 3 thông qua tự đánh giá của SV trường ĐHSP TPHCM được thể hiện ở bảng 2.18: Bảng 2.19. Nhóm biểu hiện thấu cảm nhận thức 3 của SV trường ĐHSP TP.HCM thông qua tự đánh giá Biểu hiện cụ thể ĐTB Độ lệch chuẩn Thứ hạng Khi ai đó tâm sự với tôi, tôi hiểu vì sao chuyện 3,19 1,276 2 đó có thể khiến họ buồn đến vậy Tôi cho rằng ai cũng có những nỗi sợ của riêng mình, cho dù người khác cảm thấy nó không hề 3,68 1,516 1 đáng sợ Tôi biết được những điều có thể giúp bạn bè 3,14 1,261 3 mình vui vẻ Khi người khác giận dữ, tôi hiểu vì sao họ cảm 2,86 1,071 4 thấy như vậy Tổng 3,218 1,281 Đối với việc hiểu nguyên nhân của cảm xúc, SV cũng tự đánh giá dừng lại ở mức trung bình (ĐTB là 3,218), nghĩa là có khi nhìn nhận được chính xác nguồn gốc cảm xúc, có khi không chính xác; hoặc có khi hiểu được tường minh quá trình hình thành cảm xúc ở người khác, có khi không rõ hay mập mờ. Trong đó việc hiểu nguyên nhân của cảm xúc sợ hãi được SV tự đánh giá mình có biểu hiện tốt nhất (ĐTB là 3,68), thấp dần về việc hiểu nguyên nhân của cảm xúc vui, buồn, giận dữ (được SV tự đánh giá mình chỉ thực hiện được ở mức trung bình). Thực tế để hiểu được nguyên nhân dẫn đến cảm xúc của người khác cần đến rất nhiều căn cứ không chỉ ở tại thời điểm diễn ra cảm xúc là thuộc về cả một quá trình của sự việc, đồng thời cũng đòi hỏi mối quan hệ thân thiết nhất định để xác định các yếu tố khác ảnh hưởng đến cảm xúc. Đây có thể là nguyên nhân mà SV không tự tin để đánh giá mình có thể hiểu được cảm xúc của những người xung quanh. - Nhóm biểu hiện 4: Tôn trọng cảm xúc, quan điểm, sở thích của người khác Để tìm hiểu chi tiết về nhóm biểu hiện thấu cảm nhận thức 4, người nghiên cứu đưa ra một số biểu hiện cụ thể mà trong trường hợp đó cảm xúc, sở thích, quan điểm của SV không giống với người khác, để SV tự đánh giá mức độ tôn trọng quan điểm, cảm 47
  56. xúc, sở thích của người khác ở bản thân . Điểm trung bình tự đánh giá của SV ở nhóm biểu hiện 4 được thể hiện trong bảng số liệu 2.20 sau: Bảng 2.20. Nhóm biểu hiện thấu cảm nhận thức 4 của SV trường ĐHSP TP.HCM thông qua tự đánh giá Biểu hiện cụ thể ĐTB Độ lệch chuẩn Thứ hạng Khi không đồng tình với ý kiến của bạn mình, tôi vẫn không ngắt lời họ để trình 3,72 0,917 1 bày ý kiến của mình Tôi tôn trọng các quan điểm cá nhân 2,57 0,813 4 trên mạng xã hội Trong những cuộc gặp gỡ bạn bè, nếu các bạn đề nghị một nơi vui chơi mà tôi 3,47 0,883 2 không hề thích, tôi sẽ thương lượng lại và theo biểu quyết số đông Khi trò chuyện, tôi quan tâm đến những 3,43 0,930 3 điều người khác đang kể cho tôi nghe Tổng 3,298 0,886 Kết quả phân tích số liệu cho thấy, ở nhóm biểu hiện “tôn trọng cảm xúc, quan điểm, sở thích” của người khác, SV cũng tự đánh giá mình chỉ dừng lại ở mức trung bình (ĐTB là 3,298). Đánh giá khách quan về việc tôn trọng ý kiến của người khác ở SV, đồng chí V.H.Y.P (Ủy viên Ban Thư ký Hội SV trường ĐHSP TPHCM) nhận định dựa trên quan sát của mình trong quá trình SV hoạt động tình nguyện: “Đôi khi, có vẻ các bạn chỉ quan tâm đến việc làm sao chỉ nói hết ý của mình chứ không còn để tâm lắng nghe người khác đang trình bày những gì nữa”. Trong đó biểu hiện có ĐTB cao nhất là: không ngắt lời khi không đồng tình ý kiến (ĐTB là 3,72 – đạt mức cao). Đây là một biểu hiện không chỉ thể hiện sự lịch thiệp của bản thân mà còn cho người giao tiếp cảm giác được tôn trọng, có thiện cảm với người đang trò chuyện. Biểu hiện có ĐTB thấp nhất ở biểu hiện này chính là “tôn trọng các quan điểm cá nhân trên mạng xã hội”. Đây vẫn là một biểu hiện rất khó khi đòi hỏi SV trung lập và tôn trọng ý kiến trong bối cảnh mạng xã hội cùng một vấn đề nhưng có quá nhiều góc nhìn khác nhau và đôi khi được chia sẻ một cách phiến diện. 48