Khóa luận Bệnh dạ cỏ ở gia súc và phương pháp phòng trị

pdf 26 trang thiennha21 20/04/2022 4060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Bệnh dạ cỏ ở gia súc và phương pháp phòng trị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_benh_da_co_o_gia_suc_va_phuong_phap_phong_tri.pdf

Nội dung text: Khóa luận Bệnh dạ cỏ ở gia súc và phương pháp phòng trị

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - PHÂN HIỆU ĐỒNG NAI TIỂU LUẬN BỆNH NỘI KHOA THÚ Y Tên đề tài: BỆNH DẠ CỎ Ở GIA SÚC VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÒNG TRỊ Ngành: Thú y Lớp: K65B_TY Khoa: Nông học Đồng Nai – Năm 2021 i
  2. MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 PHẦN 2. NỘI DUNG TIỂU LUẬN 2 2.1.Những hiểu biết cơ bản về dạ cỏ. 2 2.1.1.Vị trí, hình thái và cấu tạo của dạ cỏ 2 2.2.Đặc điểm tiêu hóa ở dạ cỏ 3 2.2.1.Môi trường dạ cỏ 3 2.2.2.Hệ vi sinh vật dạ cỏ 4 2.2.3.Quá trình tiêu hóa và trao đổi chất trong dạ cỏ 5 2.2.3.1.Tiêu hóa cacbondrate 5 2.2.3.2.Qúa trình tiêu hóa hợp chất nito trong dạ cỏ 6 2.2.3.3.Quá trình phân giải lipid trong dạ cỏ 7 2.2.3.4.Quá trình tổng hợp trong dạ cỏ 7 2.3. Các bệnh thường gặp ở dạ cỏ và biện pháp phòng trị 9 2.3.1.Bệnh bội thực dạ cỏ 9 2.3.1.1.Khái niệm 9 2.3.1.2.Đặc điểm 9 2.3.1.3.Nguyên nhân 9 2.3.1.4.Cơ chế gây bệnh 9 2.3.1.5.Triệu chứng 10 2.3.1.6.Chẩn đoán 10 2.3.1.7.Điều trị 10 2.3.1.8.Phòng bệnh 11 2.3.2.Bệnh chướng hơi dạ cỏ 11 2.3.2.1. Khái niệm 11 2.3.2.2.Đặc điểm 11 2.3.2.3.Nguyên nhân 12 2.3.2.4.Cơ chế 12 2.3.2.5.Triệu chứng 12 2.3.2.6.Chẩn đoán. 13 2.3.2.7. Điều trị 13 ii
  3. 2.3.3.Bệnh liệt dạ cỏ 15 2.3.3.1.Khái niệm 15 2.3.3.2.Đặc điểm 15 2.3.3.3.Nguyên nhân 15 2.3.3.4. Cơ chế 16 2.3.3.5. Triệu chứng 17 2.3.3.6. Bệnh tích 17 2.3.3.7. Chẩn đoán 17 2.3.3.8. Điều trị 18 PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 20 Tài liệu tham khảo Error! Bookmark not defined. iii
  4. Danh mục các từ viết tắt ATP : Adenosine triphosphate CO2 : khí cacbonic CH4: Khí metan H2O: Nước NH3: Amonia NPN: Nitơ protein VCK: Vật chất khô iv
  5. Danh mục hình Hình 2.1: Cấu tạo dạ dày của động vật nhai lại Hình 2.2: Bò bị chướng hơi dạ cỏ Hình 2.3: Biểu hiện trâu bị liệt dạ cỏ v
  6. PHẦN 1. MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi của nước ta phát triển khá mạnh góp phần quan trọng vào ổn định đời sống nhân dân và phát triển kinh tế xã hội.Trong đó chăn nuôi trâu, bò đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm và cung cấp sức kéo cho người nông dân, giúp giảm sức lao động và tăng giá trị kinh tế cho người chăn nuôi. Theo thống kê thì sô lượng Trâu là 2.332.754 con chỉ bằng 97,69% so với năm 2019 và số lượng bò là 6.325.627 con tăng 0,67% so với năm 2019.Tuy nhiên ngành chăn nuôi trâu bò vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn như diện tích đồng cỏ thu hẹp, thời tiết biến đổi thất thường dẫn đến dịch bệnh nổ ra khắp nơi. Ngoài các bệnh truyền nhiễm, kí sinh trùng thì bệnh nội khoa là cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất, gây thiệt hại kinh tế to lớn đối với người chăn nuôi.Trong số bệnh nội khoa thì bệnh dạ cỏ thường gây ra tác hại lớn đối với động vật nhai lại. Biết được tác động lớn đối với ngành chăn nuôi cho nên em quyết định tìm hiểu về bệnh dạ cỏ ,trên gia súc nhai lại để biết cách chẩn đoán, điều trị, phòng tránh tốt nhất giảm thiểu tác động đến ngành chăn nuôi. Đó là lí do em chọn đề tài “ bệnh dạ cỏ và phương pháp điều trị trên gia súc “. 1
  7. PHẦN 2. NỘI DUNG TIỂU LUẬN 2.1.Những hiểu biết cơ bản về dạ cỏ. Cấu tạo dạ dày của động vật nhai lại gồm 4 ngăn ( 4 túi ) là dạ cỏ , dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế. Các túi này khác nhau về cấu tạo hình thái và chức năng Trong đó ba túi trước gọi là dạ dày trước hay còn gọi là túi thực quản. Còn dạ múi khế có các tuyến tiêu hóa thực hiện chức năng tiêu hóa hóa học như dạ dày đơn. Tiêu hóa thức ăn trong dạ dày kép có quá trình lên men vi sinh vật, phân giải các chất xơ thành axit béo bay hơi có thể hấp thu một phần qua thành dạ dày vào máu, phần lớn được vi sinh vật dạ cỏ sử dụng để tổng hợp nên protein của vi sinh vật, khi chúng chết đi sẽ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể con vật (Phạm Ngọc Thạch ,2008) 2.1.1.Vị trí, hình thái và cấu tạo của dạ cỏ Dạ cỏ: Là túi lớn nhất, hầu như chiếm toàn bộ nửa trái của xoang bụng, chiều dài lớn hơn chiều rộng. Mặt ngoài có hai rảnh dọc chia làm hai túi không đều nhau, túi trên thì dài (gọi là túi trái) và túi dưới ngắn (gọi là túi phải). Đầu trước túi trái thông với thực quản qua lỗ thượng vị và gần đó có lỗ thông với dạ tổ ong. Đầu sau có hai túi to bằng nhau giống như hai bong bóng hình nón. Mặt trên giáp với khối ruột nên gọi là mặt tạng còn mặt dưới áp sáp vào thành bụng gọi là mặt thành ứng với các rảnh ở mặt ngoài, lòng trong dạ cỏ nhô vào hai bức ngăn thấp gọi là chân cầu. Dạ cỏ có cấu tạo từ ngoài vào gồm: lớp tương mạc, lớp cơ trơn và trong cùng là lớp niêm mạc. Niêm mạc dạ cỏ có nhiều gai thịt hình nấm, hình lá và gai hình chỉ bị sừng hoá. Mạch máu đến từ động mạch thân tạng và trở về hệ tuần hoàn theo tĩnh mạch cửa. Thần kinh đến từ dây X và đám rối mặt trời. Dạ cỏ Có chức năng chứa thức ăn khi con vật nuốt thức ăn vội, tiêu hoá cơ học và lên men nhờ các vi sinh vật vì vậy ở dạ cỏ loài gia súc nhai lại hay bị bệnh chướng hơi còn gọi là bệnh chướng hơi dạ cỏ. (Phạm Ngọc Thạch ,2008) 2
  8. Hình 2.1. cấu tạo dạ dày của động vật nhai lại 2.2.Đặc điểm tiêu hóa ở dạ cỏ 2.2.1.Môi trường dạ cỏ Môi trường dạ cỏ với các đặc điểm thiết yếu cho quá trình lên men vi sinh vât là: độ ẩm cao 80-95%, PH trung tính 6.4-7, luôn luôn được tạo đệm của bicarbonate và photphas của nước bọt, nhiệt độ khoảng 39-40 độ C. Luôn được nhào trộn bởi sự co bóp của cơ trơn làm dòng dinh dưỡng lưu thông liên tục. Sản phẩm cuối cùng của quá trình lên men ra khỏi dạ cỏ . Trong dạ có có cơ chế tiết các chất cần thiết cho vi sinh vật phát triển và khuếch tán tạo ra sản phẩm trong dạ cỏ. Điều này làm cho áp suất thâm thấu của dạ cỏ luôn luôn ổn định. Thời gian tồn lưu thức ăn trong dạ cỏ kéo dài tạo điều kiện cho vi sinh vật có đủ thời gian lên men.Trong dạ cỏ có sự phong phú về chủng loại cũng như số lượng vi sinh vật. Môi trường dạ cỏ được kiểm soát bởi các yếu tố như: - Số lượng và chất lượng thức ăn đưa vào - Nhào trộn theo chu kì thông qua co bóp dạ cỏ - Nước bọt và quá trình nhai lại - Hấp thu chất dinh dưỡng từ dạ cỏ - Chuyển dịch cấc chất xuống bộ máy tiêu hóa 3
  9. 2.2.2.Hệ vi sinh vật dạ cỏ Hệ vi sinh vật dạ cỏ rất phức tạp, phụ thuộc vào khẩu phần thức ăn. Nó gồm các loại vi khuẩn và nấm, tất cả đều là vi sinh vật yếm khí và hoạt động nhờ năng lượng của quá trình lên men các chất dinh dưỡng. Nấm (phycomycetes) đóng vai trò tiên phong trong công phá chất xơ. Cơ chế xâm nhập được tóm tắt như sau: đầu tiên bào tử nấm dinh vào chất xơ trong thức ăn và thâm nhập vào bên trong mô thực vật, sau đó chúng nảy mầm mọc xuyên qua vách tế bào chui ra ngoài. Bằng cách đó chúng làm giảm độ dai của thức ăn nhờ vậy tăng khả năng công phá vật lý trước khi thức ăn được nhai lại.Một trong những vai trò của nấm trong quá trình tiêu hóa cellulose là nó tạo ra tổn thương trên bề mặt thức ăn thực vật tạo ra các cửa mở cho vi khuẩn chui vào bên trong tiếp tục công phá. Vì lẽ đó nếu không đủ các quần thể nấm đủ lớn trong dạ cỏ sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa chất xơ do vi khuẩn sẽ tốn nhiều thời gian để thâm nhập và công phá chúng. Vi khuẩn (bacteria) trong dạ cỏ có số lượng lớn nhất so với cấc vi sinh vật khác. Hầu hết các tài liệu cho biết có khoảng 1010 – 1011 trong 1ml dịch dạ cỏ. Trong dạ cỏ của các con non cũng có sô lượng lớn vi sinh vật sau khi sinh. Mật độ vi khuẩn tăng dần trong những tuần đầu cho đến mức ổn định. Vi khuẩn được chia thành 4 nhóm chính. - Nhóm vi khuẩn tự do trong dịch dạ cỏ chiếm 30% - Nhóm vi khuẩn kết dính vào các mẫu thức ăn chiếm 70% - Nhóm vi khuẩn trú ngụ vào các nếp gấp biểu mô - Nhóm vi khuẩn bám vào prozoa (chủ yếu là loại sinh khí metan) Thức ăn liên tục chuyển khỏi dạ cỏ cho nên phần lớn vi khuẩn bám vào thức ăn sẽ bị tiêu hóa, vì vậy số lượng vi khuẩn tự do trong dạ cỏ rất quan trọng để xác định tốc độ công phá và lên men thức ăn. Vi khuẩn là nhóm vi sinh vật có vai trò chính trong quá trình tiêu hóa các vật liệu thực vật. Vi khuẩn sản xuất ra enzyme (kết lại thành mảng enzyme trong dạ cỏ) có khả năng công phá cellulose, hemicellulose, phức chất pectin thành cellubiose , glucose và acid béo bay hơi. Để có thể thực hiện 4
  10. được chức năng này vi khuân phải thâm nhập vào bên trong mẫu thức ăn , thông thương là ở các vị trí do nấm công phá (Lê Đức Ngoan,2002). Protozoa là thành phần có kích thước lớn nhất trong khu hệ vi sinh vật dạ cỏ. Protozoa có khoảng 105 – 106 trong 1ml dịch dạ cỏ.Số lượng tùy thuộc vào khẩu phần thức ăn, ở các khẩu phần giàu tinh bột thì protozoa có thể đạt 4-5 triệu cá thể trong 1 ml dịch dạ cỏ.Nhưng ngược lại ở khẩu phần giàu chất xơ thì chỉ có 4-5 ngàn cá thể trong 1ml dịch dạ cỏ. Protozoa sử dụng vi khuẩn, các tiểu phần protein, tinh bột làm nguồn dinh dưỡng của chúng., một vài loại có khả năng phân hủy cellulose nhưng cơ chất chính vãn là tinh bột và đường. Các loại này sẽ được protozoa nuốt nhanh chóng và tích lũy dưới dạng poly dextrin nhờ vậy mà protozoa tham gia vào quá trình điều tiết PH dạ cỏ. Phần lớn thảo phúc trùng là bám chặt vào các vật liệu thực vật trong thức ăn và chúng có thể đóng góp đến 30-40% tổng quá trình tiêu hóa xơ bằng vi sinh vật. Protozoa có thể phân hủy và tiến hành phân hóa các protein lớn, hydratecarbon, lipid trong thức ăn. Hầu hết Protozoa có khả năng phân hủy xơ bởi vậy chúng có vai trò tích cực trong quá trình tiêu hóa ở dạ cỏ. Protozoa được xem là con vật săn mồi trong hệ sinh thái dạ cỏ. Chúng có thể ăn những mảnh thức ăn nhỏ, các bào tử nấm hay là vi khuẩn, điều đó dẫn đến số lượng Protozoa càng nhiều nhưng số lượng nấm và vi khuẩn càng giảm. Protozoa không thích ứng với NH3 mà nguồn nitơ chủ yếu của chúng là vi khuẩn và các tiểu phần protein. Ðiều đáng tiếc là Protozoa không dễ dàng di chuyển xuống phần dưới của ống tiêu hóa để biến thành nguồn cung cấp dinh dưỡng cho vật chủ mà nó có khuynh hướng bám chặt, trú ngụ lâu dài và tiêu biến trong dạ cỏ. Như vậy, kết quả là Protozoa "ăn" quá nhiều nhưng không trở thành nguồn dinh dưỡng cho động vật nhai lại, mặt khác sự phát triển của Protozoa đã ảnh hưởng đến số lượng nấm và vi khuẩn nên đã ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình tiêu hóa vi sinh vật trong dạ cỏ (Lê Đức Ngoan,2002). 2.2.3.Quá trình tiêu hóa và trao đổi chất trong dạ cỏ 2.2.3.1.Tiêu hóa cacbondrate Quá trình lên men Carbohydrate trong dạ cỏ bao gồm hai giai đoạn: Giai đoạn 1: Carbohydrate được phân giải đến đường đơn giản, giai đoạn này xẩy ra bên ngoài màng tế bào vi sinh vật. 5
  11. Giai đoạn 2: là giai đoạn sử dụng những đường đơn giản này cho quá trình trao đổi chất xẩy ra bên trong tế bào vi sinh vật, để tạo thành các sản phẩm lên men cuối cùng. Enzyme được tiết ra bởi vi sinh vật tiêu hóa xơ sẽ tấn công phá vỡ cấu trúc phức tạp của cellulose thành cellobiose, sau đó cellobiose được phân hủy tiếp tục để hoặc tạo thành glucose hoặc glucose - 1 phosphate. Quá trình lên men Carbohydrate có cấu trúc bắt đầu sau pha chậm. Trong pha chậm này vi khuẩn bám chặt vào các thành phần không hòa tan của thức ăn và các enzyme được tổng hợp. Một lượng nhỏ carbohydrate hòa tan trong khẩu phần có vai trò thúc đẩy quá trình phân giải carbohydrate không hòa tan bằng cách thúc đẩy sự tăng sinh khối vi khuẩn. Carbohydrate không có cấu trúc không đòi hỏi pha chậm và quá trình lên men với tốc độ nhanh, diễn ra ngay sau khi ăn vào. Ðường tự do đưọc xem như bị phân hủy ngay lập tức. Mặc dù tỷ lệ phân giải tiềm tàng cao, nhưng một số carbohydrate như là tinh bột, fructose được thoát qua dạ cỏ. Nhìn chung khoảng 90% của tổng số cellulose, hemicellulose, pectin và đường tự do được phân hủy ở dạ cỏ. Phần còn lại được xem như được tiêu hóa ở ruột già. Sản phẩm cuối cùng của quá trình lên men là: Các acid béo bay hơi (VFA), chủ yếu là acid acetic, propionic, và butyric. Tỷ lệ giữa các acid này tùy thuộc rất lớn vào cấu trúc của khẩu phần ăn. Ngoài ra quá trình lên men còn tạo ra các loại khí: carbonic, metan. Các acid béo bay hơi được sản xuất trong quá trình lên men trong dạ cỏ được hấp thu vào dòng máu lưu thông qua vách dạ cỏ. Ðó chính là nguồn năng lượng cho động vật nhai lại, nó cung cấp khoảng 70 - 80% tổng số năng lượng được hấp thu bởi gia súc nhai lại (Lê Đức Ngoan,2002). 2.2.3.2.Qúa trình tiêu hóa hợp chất nito trong dạ cỏ Protein thô có thể được phân thành loại hòa tan và loại không hòa tan. Cả hai loại đều chứa protein thực và ni tơ phi protein (NPN). Cũng giống như carbonhydrate loại hòa tan được phân giải hầu như hoàn toàn và ngay lập tức sau khi ăn vào. Loại prôtêin không hòa tan chứa cả phần được phân giải và phần không được phân giải tại dạ cỏ. Tốc độ phân giải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại thức ăn, khẩu phần và thời gian lưu lại trong dạ cỏ, các yếu tố này tùy thuộc vào mức độ. nuôi dưỡng và kích thước của thức ăn. Cả vi khuẩn và Protozoa đều có khả năng hủy phân mạch peptid trong 6
  12. phân tử prôtêin cho sản phẩm là các acid amin, đây chính là nguồn nguyên liệu cho quá trình tổng hợp nên đại phân tử prôtêin của sinh khối vi sinh vật. Mặt khác vi sinh vật còn khử nhóm amin của các acid amin và mạch carbon còn lại sẽ được chuyển thành VFA, CO2, CH4 và H2O, Một số ATP,một số acid béo mạch ngắn cũng được hình thành từ con đường này. 2.2.3.3.Quá trình phân giải lipid trong dạ cỏ Lipid trong thức ăn của gia súc nhai lại thường có hàm lượng thấp (thường từ 4- 6%). Các dạng lipid là triglycerid, galactolipid (thành phần chính lipid trong các loại thức ăn xơ) và phospholipid. Enzyme của cây cỏ và của vi khuẩn đều liên quan đến quá trình phân giải lipid. Có nhiều bằng chứng rõ ràng của quá trình trao đổi lipid diễn ra ở dạ cỏ là phản ứng tách ghép hydro của lipid thức ăn, và quá trình tạo lipid mới cho tế bào vi sinh vật. Một khía cạnh khác của quá trình trao đổi lipid trong dạ cỏ của động vật nhai lại là quá trình hóa hợp hydro vào acid béo không no. Như chúng ta đều biết, mỡ mô của loài nhai lại có độ no cao hơn nhiều so với động vật dạ dày đơn. Nguyên nhân, mà đến nay được chấp nhận một cách rộng rãi là quá trình sinh hydro diễn ra ngay tại dạ cỏ chứ không phải tại mô bào như ở động vật dạ dày đơn. Trước khi quá trình tạo hydro xẩy ra có quá trình thủy phân acid béo khỏi mạch liên kết este của chúng. Hiệu suất thực của quá trình sinh và hợp hóa hydro là các chuổi acid béo mạch dài, là nguồn lipid chủ yếu được hấp thu ở ruột, trong đó phần lớn là acid stearic tự do. Một vấn đề quan trọng nữa là nếu hàm lượng lipid cao trong khẩu phần của gia súc nhai lại có thể tạo ra ảnh hưởng âm tính đến khu hệ vi sinh vật dạ cỏ, vì thế có thể ảnh hưởng đến quá trình thủy phân lipid và quá trình no hóa các acid béo trong dạ cỏ. Nhiều ý kiến cho rằng mức độ cao của lipid trong khẩu phần có thể gây độc cho Protozoa trong dạ cỏ. 2.2.3.4.Quá trình tổng hợp trong dạ cỏ Quá trình tăng sinh khối vi sinh vật dạ cỏ đòi hỏi nguồn năng lượng và nguyên liệu ban đầu cho các phản ứng hóa sinh tổng hợp nên các đại phân tử. Trong đó quan trọng nhất là prôtêin, acid nucleic, polysaccaride và lipid. Các vật chất ban đầu và năng lượng cho quá trình phát triển của vi sinh vật từ quá trình phân giải vật chất trong dạ cỏ. Nhiều tác giả đã chứng minh rằng sự phát triển của khu hệ sinh vật dạ cỏ 7
  13. tùy thuộc rất lớn vào nguồn năng lượng sẵn có như ATP cho các phản ứng hóa sinh. Vì lý do vậy nên hiệu suất sinh trưởng vi sinh vật được diễn đạt bằng gam vật chất khô (VCK) vi sinh vật hoặc là prôtêin vi sinh vật / đơn vị năng lượng sẵn có. 8
  14. 2.3. Các bệnh thường gặp ở dạ cỏ và biện pháp phòng trị 2.3.1.Bệnh bội thực dạ cỏ 2.3.1.1.Khái niệm Bệnh bội thực dạ cỏ là quá trình bệnh mà thức ăn tích lại quá nhiều trong dạ cỏ, không tiêu hóa được, gọi là bội thực dạ cỏ. 2.3.1.2.Đặc điểm Tích thức ăn trong dạ cỏ: do trong dạ cỏ chứa nhiều thức ăn khó tiêu hóa làm cho thể tích dạ dày tăng lên gấp bội, vách dạ dày căng. Thức ăn tích lại lâu trong dạ cỏ thường kế phát viêm ruột và gây rối loạn hô hấp, cơ thể bị nhiễm độc và con vật chết. Trâu, bò hay mắc (chiếm 40% trong các bệnh ở dạ dày 4 túi). Bệnh tiến triển chậm (thường xảy ra sau khi ăn từ 6-9 giờ) 2.3.1.3.Nguyên nhân Do thức ăn: Gia súc bị đói lâu ngày, khi ăn thì ăn quá no hoặc do thức ăn ở dạng bột khô như bột khô dầu, cám, khi ăn vào dạ cỏ chúng hấp thu nước trương lên gây bội thực. Do thời tiết: Trời quá nắng nóng, quá lạnh hoặc do thời tiết thay đổi đột ngột, gia súc bị cảm nóng, cảm lạnh, gia súc làm việc quá sức, ít vận động dẫn tới giảm nhu động dạ cỏ hoặc liệt dạ cỏ. Do chăm sóc kém hoặc thay đổi thức ăn đột ngột, trâu, bò cày kéo mắc bệnh thường do làm việc quá mệt nhọc, ăn xong đi làm ngay. Do kế phát một số bệnh truyền nhiễm hoặc nội khoa như nhiệt thán, tụ huyết trùng, viêm phổi, một số bệnh ở xoang bụng. 2.3.1.4.Cơ chế gây bệnh Hoạt động của dạ cỏ do hệ thần kinh thực vật chi phối vì vậy những nhân tố gây bệnh ở bên ngoài hay trong cơ thể đều làm trở ngại hoạt động của thần kinh mê tẩu, làm giảm vận động của dạ cỏ, cuống hạ vị co thắt làm cho thức ăn tích lại ở dạ cỏ. Thức ăn lên men, thối rữa sinh ra nhiều hơi và các sản vật phân giải như các loại khí và axit hữu cơ. Những chất này kích thích vào vách dạ cỏ, làm cho dạ cỏ co giật từng cơn, con vật đau đớn không yên. Nếu hơi sinh ra nhiều sẽ gây ra chướng hơi, 9
  15. hơn nữa thức ăn trong quá trình lên men sẽ trương to làm căng vách dạ dày dẫn tới dãn dạ dày. Bệnh tiến triển làm cơ trơn co bóp yếu dần, bệnh nặng thêm, vách dạ cỏ bị kích thích gây viêm hoại tử, chất phân giải trong dạ cỏ ngấm vào máu gây trúng độc (Phạm Ngọc Thạch,2006). 2.3.1.5.Triệu chứng Bệnh mới phát: Con vật giảm ăn hay không ăn, ngừng nhai lại, hơi ợ ra có mùi chua, chảy dãi, con vật đau bụng tỏ vẻ không yên, khó chịu. Đuôi quất mạnh vào thân, đi xoay quanh cọc buộc, lấy chân sau đạp bụng, đứng nằm không yên (có khi chống 4 vó giẫy giụa) khi dắt đi nhìn thấy vật của động cứng nhắc, hai chân dạng ra. Mé trái bụng con vật phình to, sờ nắn thấy chắc, ấn tay vào có dạng bột nhão, con vật đau, cho tay vào trực tràng sờ vào dạ cỏ thấy chắc như sờ vào túi bột, con vật rất khó chịu. Gõ vào vùng dạ cỏ thấy âm đục tương đối lẫn lên vùng âm bùng hơi. Vùng âm đục tuyệt đối lớn và chiếm cả vùng âm đục tương đối. Tuy vậy nếu có vật chướng hơi kế phát thì khi gõ thì khi gõ vẫn có âm bùng hơi. Khi nghe thấy có âm nhu động dạ cỏ giảm hay ngừng hẳn, nếu bệnh nặng thì vùng bụng trái chướng to, con vật thở nhanh, nông, tim đập mạnh, chân đi loạng. choạng, run rẩy, mệt mỏi, cũng có khi nằm mê mệt không muốn dậy. Có thể gây viêm ruột kế phát, lúc đầu con vật đi táo, sau khi đi ỉa chảy sốt nhẹ. Triệu chứng khác: Tần số hô hấp,tim mạch tăng, bí đại tiểu tiện. Bệnh nhẹ gia súc có thể tự khỏi, bụng xẹp xuống, ăn được, có phản xạ nhai lại, thường kèm theo ỉa chảy. Bệnh nặng không được chữa trị kịp thời gia súc có thể chết nhanh chóng trong 1 ngày hoặc chậm trong 10 ngày, thông thường 5 -6 ngày. Gia súc chết do ngạt thở hoặc trúng độc bởi thức ăn lên men thối ở dạ cỏ.(Phạm Sỹ Lăng ,2005) 2.3.1.6.Chẩn đoán Dựa vào triệu chứng lâm sàng, kết hợp hỏi, điều tra thức ăn. 2.3.1.7.Điều trị Hộ lý: Bắt gia súc nhịn ăn 1-2 ngày, vận động cưỡng bức, xoa bóp vùng dạ cỏ. Dùng thuốc: 10
  16. Thải trừ chất chứa trong dạ cỏ: Dùng thuốc tẩy muối Na2SO4 hoặc MgSO4 liều 200- 300g hòa với 2-3 lít nước cho uống. Kích thích nhu động da dày bằng cách tiêm Pilocarpin hoặc Strichnin Đề phòng trướng hơi bằng cách cho uống Salon, Ichthiol, nước tỏi. Nếu tất cả các biện pháp trên không đem lại hiệu quả thì tiến hành mổ dạ cỏ * Phương pháp mổ dạ cỏ: Vật gia súc bộc lộ hõm hông trái, cắt lông, sát trùng hõm hông trái, gây tê cục bộ bằng Novocain. Mổ thành bụng hõm hông trái một đường 10-15cm, theo chiều trước sau, trên xuống. Sau đó mổ màng phúc mạc rồi mổ dạ cỏ lấy đi 2/3 lượng chất chứa trong dạ cỏ. Khi lấy chất chứa trong dạ cỏ cần lưu ý không để rơi rớt vào trong xoang bụng. Khâu dạ cỏ bằng đường may gấp mép, sát trùng vùng mổ, khâu da và điều trị giống như điều trị vết thương ở bụng. 2.3.1.8.Phòng bệnh Cần cho gia súc uống nước đầy đủ, cỏ khô cần trộn thêm cỏ tươi hoặc tưới nước muối, tránh ăn quá nhiều bột khô. 2.3.2.Bệnh chướng hơi dạ cỏ 2.3.2.1. Khái niệm Quá trình lên men sinh hơi liên tục diễn ra trong dạ cỏ. Nếu do 1 lý do nào đó làm quá trình ợ hơi bị trở ngại hoặc quá trình sinh hơi quá nhiều, tích lại trong dạ cỏ, làm dạ cỏ căng phồng gọi là bệnh chướng hơi dạ cỏ. 2.3.2.2.Đặc điểm Do gia súc ăn nhiều thức ăn dễ lên men, sinh ra nhiều hơi tích trong dạ cỏ dẫn đến dạ cỏ chướng hơi phình to, ép vào cơ hoành làm trở ngại tới hô hấp và tuần hoàn làm cho gia súc khó thở hay ngạt thở. Ở nước ta bệnh hay xảy ra vào vụ đông xuân, lúc cỏ non đang mọc và còn nhiều sương giá 11
  17. 2.3.2.3.Nguyên nhân - Do gia súc ăn nhiều thức ăn dễ lên men, sinh hơi (thức ăn xanh chứa nhiều nước, những cây họ đâu, thân cây ngô non, lá dâm bụt, ) hoặc gia súc ăn phải những thức ăn đang lên men dở (cây, cỏ, rơm mục). - Do gia súc ăn phải thức ăn có chứa chất độc (chất độc hợp chất phosphor hữu cơ) - Do gia súc làm việc quá sức hoặc do thời tiết thay đổi quá đột ngột làm ảnh hưởng tới bộ máy tiêu hoá. - Bệnh phát sinh còn do kế phát từ bệnh liệt dạ cỏ, viêm dạ tổ ong, viêm phúc mạc, liệt thực quản, tắc thực quản hay do gia súc nằm liệt lâu ngày. - Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm (cúm, tụ huyết trùng, ). - Do gia súc bị trúng độc Carbamid. - Bê, nghé mắc bệnh thường do bú sữa không tiêu 2.3.2.4.Cơ chế - Do thức ăn lên men chứa nhiều nước làm hơi sản sinh nhiều, làm rối loạn tuần hoàn ở vách dạ cỏ và ức chế thần kinh ảnh hưởng đến sự nhai lại và ợ hơi,vách dạ cỏ bị thiếu máu, nhu động dạ cỏ giảm. - Hơi tích lại làm thể tích dạ cỏ tăng lên đột ngột, ép lên cơ hoành làm gia súc ngạt thở. - Máu về tim bị trở ngại gây ứ huyết ở não và tĩnh mạch cổ, gan cũng bị dạ cỏ chèn ép gây thiếu máu làm cơ năng giải độc của gan giảm đồng thời những chất phân gi ải trong dạ cỏ kích thích vào vách dạ cỏ gây cho con vật những cơn co thắt. - Đến cuối kì bệnh, dạ cỏ bị tê liệt, quá trình tống hơi ra ngoài hoàn toàn bị ngừng trệ nên gia súc lâm vào trạng thái trầm trọng, gia súc có thể chết do ngạt thở và do tuần hoàn trở ngại (Vũ Đình Vương,2004). 2.3.2.5.Triệu chứng Bệnh xuất hiện rất nhanh: sau khi ăn 30 phút – 1giờ - Gia súc không yên, bồn chồn - Bụng trái ngày càng phình to - Triệu chứng đau bụng: gia súc luôn ngoảnh lại nhìn bụng, vẫy đuôi, cong lưng, hai chân thu vào bụng. 12
  18. - Vùng bụng trái sưng to, hõm hông trái căng phồng - Gõ vào vùng bụng trái (hõm hông trái) thấy âm trống chiếm ưu thế, âm đục và âm bùng hơi ấm t. Nếu khí tích lại nhiều trong dạ cỏ, khi gõ còn nghe thấy âm kim thuộc. - Nghe vùng dạ cỏ thấy nhu động dạ cỏ lúc đầu tăng sau đó gi ảm dần rồi mất hẳn, chỉ nghe thấy tiếng nổ lép bép do thức ăn lên men. - Bệnh càng nặng, gia súc đau bụng càng rõ rệt, vã mồ hôi, uể oải, hay sợ hãi, con vật ngừng ăn, ngừng nhai lại. - Gia súc khó thở, tần số hô hấp tăng, dạng hai chân trước để thở, hoặc thè lưỡi để thở và con vật chết do ngạt thở. - Tĩnh mạch cổ phồng to, tim đập nhanh, mạch yếu huyết áp giảm, gia súc đi tiểu liên tục. 2.3.2.6.Chẩn đoán. - Cần nắm được đặc điểm chính của bệnh: bệnh tiến triển nhanh (thường sau khi ăn 2 giờ), vùng bụng trái căng phồng, trong dạ cỏ chứa đầy hơi, gia súc khó thở, tĩnh mạch cổ phồng to. - Cần chẩn đoán phân biệt với dạ cỏ bội thực: ở bệnh bội thực dạ cỏ, bệnh tiến triển chậm (thường xuất hiện sau khi ăn từ 6 - 9 giờ), khi gõ vùng dạ cỏ xuất hiện âm đục tuyệt đối. 2.3.2.7. Điều trị a. Hộ lý: Cho gia súc nghỉ ngơi, đứng ở chỗ đầu cao hơn đuôi b. Tìm cách thoát hơi - Xoa bóp vùng dạ cỏ - Mở miệng kéo lưỡi ra nhịp nhàng theo nhịp thở để kích thích ợ hơi - Dùng nõn chuối đánh dập, chấm muối bôi vào cuống lưỡi - Dùng ống thông thực quản để thoát hơi c. Ức chế quá trình lên men Ức chế bằng cách pha một trong các thuốc sau vào 2 lít nước cho uống - Ichthiol 10-20 ml - Formol 10ml 13
  19. - Amoniac 10ml d Tẩy trừ chất chứa trong dạ cỏ Tẩy rửa bằng cách cho uống thuốc tẩy muối Na2SO4, 300 – 400g hòa nước cho uống e. Kích thích nhu động dạ cỏ Kích thích bằng Pilocarpin Ngoài ra cỏ thể dùng tỏi dã nát hòa với rượu hoặc giấm thanh cho bệnh súc uống f. Thông hơi dạ cỏ Trong trường hợp quá trình chướng hơi quá nhanh, đe dọa tính mạng bệnh súc thì phải dùng Troca chọc vào dạ cỏ để thoát hơi Cách tiến hành: - Cố định bệnh súc ở tư thế đứng, cắt lông sát trùng vùng giữa hõm hông trái - Dùng dao rạch qua lớp da, một đường thẳng đứng dài 2cm, đặt mũi Troca vào giữa vết rạch, mũi Troca hướng về mỏm khuỷu chân phải trước, tay trái giữ Troca, tay phải đánh mạnh vào chuôi để đẩy sâu Troca vào dạ cỏ. - Rút nòng Troca để lại ống thông để thoát hơi. Nếu cần lưu ống thông lại thì dùng dây buộc vào ống thông rồi quấn quanh bụng bệnh súc. Nếu ống thông bị tắc thì đút nòng Troca vào để thông. - Khi cần bơm thuốc trực tiếp vào dạ cỏ có thể bơm qua ống thông, khi dạ cỏ trở lại trạng thái bình thường thì rút ống thông ra ngoài. * Lưu ý: - Khi rút nòng Troca để thoát hơi cần rút và thoát hơi từ từ, tránh thoát hơi đột ngột làm bệnh súc choáng và có thể chết - Khi rút ống thông ra ngoài, phải dùng tay đè chặt da hai bên vết mổ để các chất chứa trong dạ cỏ không rơi vào phúc mạc gây nhiễm trùng 14
  20. Hình 2.2. Bò bị chướng hơi dạ cỏ 2.3.3.Bệnh liệt dạ cỏ 2.3.3.1.Khái niệm Bệnh liệt dạ cỏ làm cho dạ cỏ co bóp kém dẫn đến liệt, thức ăn trọng dạ cỏ, dạ múi khế không được xáo trộn và tống về đằng sau khiến vật nuôi giảm nhu động và liệt. 2.3.3.2.Đặc điểm - Bệnh làm cho dạ cỏ co bóp kém và dẫn đến liệt, thức ăn trong dạ cỏ, dạ múi khế không được xáo trộn và tống về đằng sau. - Thức ăn tích lại trong dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ múi khế và bị thối rữa, lên men sinh ra chất độc, làm cho cơ thể bị trúng độc và hại cho hệ thống thần kinh thực vật. - Làm trở ngại cơ năng vận động của dạ cỏ, làm gia súc gi ảm ăn, giảm nhai lại và thường kế phát viêm ruột, cuối cùng con vật trúng độc chết. - Trâu, bò hay mắc; ở dê cừu ít mắc. 2.3.3.3.Nguyên nhân Do cơ thể suy nhược (chiếm khoảng 40%), thường gặp ở những trường hợp sau: + Do thức ăn khan hiếm, gia súc bị đói, ăn rơm bị mốc, thối nát nên thiếu sinh tố. + Do gia súc bị các bênh tim, gan, thân, rối loạn trao đổi chất, hay mắc những bênh mạn tính khác. 15
  21. + Cho ăn lâu ngày những thức ăn hạn chế nhu động cơ trơn (trâu bò ăn nhiều thức ăn tinh, kém thức ăn thô xanh). + Cho ăn thức ăn có tính kích thích mạnh làm cho nhu động dạ cỏ quá hung phấn, đến giai đoạn sau sẽ làm giảm trương lực của cơ nhu động dạ cỏ giảm sau đó liệt + Do cho ăn những thức ăn quá đơn điệu hay thay đổi thức ăn quá đột ngột. + Do chế độ quản lý gia súc không hợp lý, gia súc làm việc quá sức, thay đổi điều kiện chăn thả. - Do kế phát của một số bệnh khác. + Kế phát từ một số bênh nội khoa (dạ cỏ bội thực, dạ cỏ chướng hơi, viêm dạ tổ ong do ngoại vât, viêm phúc, mạc), + Kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm (bênh cúm, bênh tụ huyết trùng) + Kế phát từ một số bệnh kí sinh trùng (sán lá gan, ký sinh trùng đường máu) hoặc do trúng độc cấp tính. 2.3.3.4. Cơ chế Tác động bênh lý dẫn đến trở ngại tới hoạt động của hệ thần kinh trung ương, thần kinh thực vật làm trở ngại sự hoạt động của tiền vị làm cho cơ dạ cỏ giảm nhu động và dẫn đến liệt. - Khi dạ cỏ bị liêt, những thức ăn tích lại trong dạ cỏ, dạ lá sách lên men, thối rữa sinh ra các chất độc và được hấp thụ vào máu gây ảnh hưởng đến tiêu hoá và trạng thái toàn thân của con vât (do những sản phẩm phân giải từ dạ cỏ hấp phụ vào máu, làm giảm cơ năng thải độc của gan, lượng glycozen trong gan giảm dần dẫn đến chứng xêton huyết, lượng kiềm dự trữ trong máu giảm dẫn tới trúng độc toan. Đồng thời do thức ăn lên men, các sản phẩm sinh ra kích thích vào vách dạ dày gây nên chứng viêm hoại tử ở dạ dày, viêm cata ở dạ múi khế và ruột kiến bênh trở nên nặng thêm). - Do quá trình lên men đã làm thay đổi pH của dạ cỏ: từ kiềm yếu chuyển sang toan (do lượng axit hữu cơ đột ngột tăng lên trong dạ cỏ) gây bất lợi cho sự sống của các vi sinh vât phân giải xellulo và infusoria trong dạ cỏ, mặt khác những sản vât sinh ra ở dạ cỏ còn kích thích tới sự cảm thụ hoá học ở vách dạ dày nên sinh ra những cơn co giât ở dạ dày. Những dịch lỏng trong dạ dày, chảy vào dạ múi khế và ruột làm ảnh 16
  22. hưởng đến nhu động của dạ dày và ruột và làm cho dạ lá sách căng to (do thức ăn chưa được làm mềm, theo dịch thể tràn vào dạ lá sách). Những kích thích bênh liên tục truyền đến hê thần kinh trung ương, làm tế bào thần kinh mêt mỏi, con vât rơi vào trạng thái bị ức chế.(Phạm Sỹ Lăng, 2009) 2.3.3.5. Triệu chứng a Thể cấp tính - Con vật gi ảm ăn, thích ăn thức ăn thô hơn thức ăn tinh, khát nước, - Nhai lại giảm hoặc ngừng hẳn, nhu động dạ cỏ kém hoặc mất. - Gia súc hay ợ hơi, hơi có mùi hôi thối. - Gia súc thích nằm, mệt m ỏi, niêm mạc miệng khô. - Sờ nắn vùng dạ cỏ qua trực tràng thấy thức ăn như cháo đặc, - Vùng bụng trái sưng to, con vât khó thở. - Phân lỏng lẫn chất nhầy, khi kế phát viêm ruột thì phân loãng và thối. - Nếu bệnh nặng con vât có cơn co giât, sau đó con vât chết. b. Thể mãn tính - Gia súc ăn uống thất thường, nhai lại giảm, - Gia súc ợ hơi thối, - Dạ cỏ giảm nhu động nên thường chướng hơi nhẹ, - Phân lúc táo, lúc lỏng - Không sốt nếu không kế phát bệnh khác - Gia súc gầy dần, sau đó suy nhược rồi chết. 2.3.3.6. Bệnh tích - Thể tích của dạ cỏ và dạ múi khế tăng, vùng dạ cỏ trũng xuống - Thức ăn trong dạ lá sách khô l ại - Dạ cỏ chứa đầy dị ch nhầy có mùi thối - Niêm mạc dạ dày viêm hoặc xuất huyết 2.3.3.7. Chẩn đoán - Triệu chứng lâm sàng: nhu động dạ cỏ giảm, hoặc ngừng hẳn, nhai lại giảm, kém ăn, thỉnh thoảng chướng hơi, lúc đầu đi táo, sau đó iả chảy, thức ăn trong dạ cỏ nát như cháo. 17
  23. - Chẩn đoán phân biệt với các bệnh: + Dạ cỏ chương hơi: Bệnh phát ra đột ngột, vùng bụng trái phồng to, căng như quả bóng, con vât ngạt thở, niêm mạc tím bầm, nếu can thiệp không kịp thời con vât sẽ chết. + Viêm dạ dày- ruột cấp tính: Gia súc hơi sốt, trong dạ cỏ không tích hơi và đọng lại thức ăn, nhu động ruột tăng, ỉa chảy. + Viêm dạ to ong ngoại vật: Con vât cũng liệt dạ cỏ, thay đổi tư thế đứng, dạng 2 chân trước khi xuống dốc, đau, nghiến răng, phù ếy m. Bệnh thường gây viêm phúc mạc, viêm ngoại tâm mạc kế phát. 2.3.3.8. Điều trị Nguyên tắc điều trị : làm tăng nhu động dạ cỏ, làm giảm chất chứa. - Dùng thuốc điều trị : + Dùng thuốc làm tăng cường nhu động dạ cỏ: + Magiesulfat: 300 g/trâu, bò; 200 g/bê, nghé. Hòa với 1 lít nước cho con vật uống 1 lần trong ngày đầu điều trị . + Pilocacpin 3%: trâu, bò (3-6 ml/con); bê, nghé (3ml/con). Tiêm bắp ngày 1lần. + NaCl 10%: trâu, bò (200 - 300ml/con); bê, nghé (200ml/con). Tiêm chậm vào tĩnh mạch ngày 1 lần. + Dùng thuốc ức chế lên men sinh hơi của dạ cỏ + Điều chỉnh hệ thần kinh, tránh những kích thích bệnh lý -Dùng thuốc trợ sức, trợ l ực, nâng cao sức đề kháng và táng cường giải độc Glucoza 20%. + Cafein natribenzoat 20% + Canxi clorua 10% + Urotropin 10% + Vitamin C 5% Tiêm chậm vào tĩnh mạch ngày 1 lần. - Trường hợp viêm mạn tính dùng nước muối nhân tạo cho uống 18
  24. - Nếu liệt dạ cỏ do thần kinh giao cảm quá hưng phấn: Novocain 0,25% 20 - 40ml phong bế vùng bao thận. - Để tăng cường quá trình tiêu hoá: HCl 0,5% 500ml cho uống. Rượu tỏi 40 - 60ml cho uống. - Nếu chướng hơi dạ cỏ kế phát: Cho uống thuốc để ức chế lên men trong dạ cỏ. - Nếu kế phát ỉa chảy: Cho uống tanin và thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn đường ruột cho nhịn 1-2 ngày (không hạn chế uống nước) sau đó cho ăn thức ăn dễ tiêu, cho ăn ít và nhiều lần trong ngày. - Xoa bóp vùng dạ cỏ (ngày từ 1-5 lần, mỗi lần khoảng 10-15 phút), cho gia súc vận động nhẹ. Trường hợp gia súc đau nhiều không nên xoa bóp vùng dạ cỏ. Hình 2.3. Biểu hiện trâu bị liệt dạ cỏ 19
  25. PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Dựa vào sự tổng hợp 3 bệnh dạ cỏ trên gia súc thì tôi có kết luận và kiến nghị như sau: - Các bệnh liên quan đến dạ cỏ có một số triệu chứng khá giống nhau cho nên bác sĩ thú y cần lưu ý và có chẩn đoán chính xác bệnh mà gia súc mắc phải, từ đó đưa ra biện pháp điều trị hiệu quả. - Việc sử dụng thuốc cho gia súc cần tuân thủ đúng thuốc, đúng liều lượng tránh gây ngộ độc hoặc gây đề kháng kháng sinh sau này. - Cần khuyến nghị người nông dân hoặc chủ trang trại lưu ý quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện thuận lợi về điều kiện sống, thức ăn đảm bảo cho sức khỏe vật nuôi. - Là sinh viên chưa được va chạm nhiều với thực tiễn nên vẫn còn thiếu sót trong bài tiểu luận này mong thầy giúp đỡ. 20
  26. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Phạm Sỹ Lăng (2005), Giáo trình Thú y, Nxb Đại học Sư phạm 2. Phạm Sỹ Lăng (2009), Bệnh thường gặp ở trâu bò, Nxb Nông nghiệp Hà Nội 3. Lê Đức Ngoan (2002), Dinh dưỡng gia súc, Nxb Nông nghiệp Hà Nội 4. Phan Thị Hồng Phúc,(2010), Bài giảng bệnh nội khoa gia súc, Nxb Nông nghiệp Hà Nội 5. Phạm Ngọc Thạch (2006), Giáo trình bệnh nội khoa gia súc, Nxb Nông nghiệp Hà Nội 6. Phạm Ngọc Thạch (2008), Giáo trình Chẩn đoán và bệnh nội khoa gia súc , Nxb Nông nghiệp Hà Nội 7. Phạm Ngọc Thạch (2008), Giáo trình giải phẫu động vật, Nxb Nông nghiệp Hà Nội 8. Vũ Đình Vượng (2004), Giáo trình bệnh nội khoa gia súc, Nxb Nông nghiệp Hà Nội Trang web 9. 10. 11. tri/Benh-da-co-boi-thuc-trau-bo 21