Khóa luận Áp dụng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại Công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường, Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

pdf 61 trang thiennha21 19/04/2022 3340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Áp dụng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại Công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường, Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ap_dung_quy_trinh_cham_soc_nuoi_duong_phong_va_tri.pdf

Nội dung text: Khóa luận Áp dụng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại Công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường, Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ HUY HÙNG Tên chuyên đề: “ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG, PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO ĐÀN LỢN NUÔI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN THIÊN THUẬN TƯỜNG, CẨM PHẢ, QUẢNG NINH” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành/Ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2014 - 2018 Thái Nguyên, 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ HUY HÙNG Tên chuyên đề: “ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG, PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO ĐÀN LỢN NUÔI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN THIÊN THUẬN TƯỜNG, CẨM PHẢ, QUẢNG NINH” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành/Ngành: Thú y Lớp: K46 - TY - N02 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2014 - 2018 Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Thùy Dương Thái Nguyên, 2018
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập, rèn luyện dưới mái trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cũng như thời gian thực tập tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong khoa Chăn nuôi Thú y đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản để em vững tin bước vào cuộc sống và công tác sau này. Em xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới: Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Thùy Dương đã tận tình hướng dẫn để em hoàn thành tốt khóa luận này. Đồng thời, cho em được gửi lời cảm ơn tới Công ty Cổ phần khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường - thành phố Cẩm Phả - tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập. Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để em học tập và hoàn thành tốt quá trình học tập. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 08 tháng 10 năm 2018 Sinh viên Vũ Huy Hùng
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Lượng thức ăn cho lợn nái ngoại giai đoạn chửa 11 Bảng 2.2. Những biểu hiện khi lợn sắp đẻ 14 Bảng 3.1: Lịch sát trùng trại lợn 32 Bảng 3.2: Chế độ ăn của nái chửa của trại 33 Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi của trại từ năm 2016 đến tháng 05/2018 38 Bảng 4.2. Kết quả số lượng lợn trực tiếp chăm sóc 39 Bảng 4.3. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc lợn 39 Bảng 4.4. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái tại trại 40 Bảng 4.5. Một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái sinh sản 41 Bảng 4.6. Kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng tại trại 42 Bảng 4.7. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh cho lợn con theo mẹ nuôi tại trại bằng vắc xin 43 Bảng 4.8: Tình hình mắc bệnh trên lợn nái tại trại 44 Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh trên lợn nái tại trại 44 Bảng 4.10: Tình hình mắc bệnh trên lợn con 45 Bảng 4.11: Kết quả điều trị bệnh trên lợn con 46 Bảng 4.12. Kết quả điều trị bệnh trên lợn thịt 47 Bảng 4.13. Kết quả thực hiện một số công tác khác 47
  5. iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT APP: Bệnh viêm phổi dính sườn Ca: Canxi CP: Cổ phần Cs: Cộng sự Kg: Kilogam KTKS: Khai thác khoáng sản MMA: Mastitis - metritis - agalactia MTĐ: Năng lượng trao đổi P: Photpho TS: Tiến sỹ TT: Thể trọng
  6. iv MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề 1 1.2.1. Mục đích 1 1.2.2. Yêu cầu 2 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Điều kiện cơ sở thực tập 3 2.1.1. Điều kiện trang trại 3 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của trại 4 2.1.3. Cơ sở vật chất của trại 4 2.1.4. Thuận lợi và khó khăn của trại 5 2.2. Cơ sở tài liệu liên quan đến chuyên đề 6 2.2.1. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái 6 2.2.2. Quy trình chăm sóc lợn nái sinh sản giai đoạn chửa, đẻ và nuôi con 9 2.2.3. Những hiểu biết về phòng, trị bệnh cho vật nuôi 14 2.2.4. Một số bệnh thường gặp trên lợn nái sinh sản 18 2.2.5. Một số bệnh thường gặp trên đàn lợn thịt 25 2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 28 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 28 2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 29 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 31 3.1. Đối tượng 31 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 31
  7. v 3.3. Nội dung thực hiện 31 3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện 31 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi 31 3.4.2. Phương pháp thực hiện 31 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 37 Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 38 4.1. Tình hình chăn nuôi tại trại 38 4.2. Thực hiện biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh trên đàn lợn nuôi tại trại 38 4.2.1. Kết quả thực hiện biện pháp chăm sóc đàn lợn 38 4.2.2. Kết quả phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng tại trại 41 4.2.3. Kết quả thực hiện phòng bệnh bằng vắc xin 42 4.2.4. Kết quả chẩn đoán, điều trị bệnh cho đàn lợn nái 43 4.2.5. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn con 45 4.2.6. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn thịt 46 4.2.7. Kết quả thực hiện một số công tác khác 47 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 49 5.1. Kết luận 49 5.2. Đề nghị 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 I. Tài liệu tiếng Việt 51 II. Tài liệu tiếng Anh 52
  8. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Việt Nam là một trong những nước có ngành chăn nuôi phát triển, đặc biệt là chăn nuôi lợn. Ngành chăn nuôi không chỉ cung cấp thực phẩm hàng ngày cho con người mà còn cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt và phụ phẩm cho ngành công nghiệp chế biến. Với vị trí quan trọng hàng đầu trong việc cung cấp một lượng thực phẩm lớn cho tiêu dùng của người dân, ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng đang được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm đến việc phát triển. Bên cạnh đó là việc áp dụng phương thức chăn nuôi theo hướng công nghiệp, quy mô chăn nuôi lớn, áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng tiên tiến, chế biến thức ăn chất lượng cao, các loại thức ăn thay thế, thức ăn bổ sung, phối hợp khẩu phần ăn có đầy đủ các chất dinh dưỡng. Trong đó, công tác thú y đã được đặc biệt chú ý đến. Trong xu thế hội nhập, ngành chăn nuôi đứng trước nhiều cơ hội phát triển song cũng gặp khó khăn như: khí hậu thay đổi, dịch bệnh xảy ra nhiều, gây ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi và con người, hơn nữa là gây tổn thất nền kinh tế nước nhà. Nguyên nhân thường do: chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, do vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, em tiến hành chuyên đề: “Áp dụng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại Công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường, Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh”. 1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề 1.2.1. Mục đích - Nắm được tình hình chăn nuôi tại trại lợn của công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. - Nắm được quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái nuôi tại trại. - Nắm được các bệnh hay xảy ra đối với lợn nái sinh sản và phương pháp phòng trị bệnh hiệu quả nhất.
  9. 2 1.2.2. Yêu cầu - Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại lợn của công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường, tổ 2, khu I, phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. - Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại lợn của cơ sở. - Xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn nái sinh sản và áp dụng các biện pháp phòng và trị bệnh trên đàn lợn.
  10. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở thực tập 2.1.1. Điều kiện trang trại * Vị trí địa lý Trại lợn nái sinh sản của công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường nằm trên địa phận tổ 2, khu 1, phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Phường Cửa Ông có địa hình khá phức tạp, phía Bắc là những dải núi cao. Độ cao trung bình 600m, thuộc cánh cung bình phong Đông Triều - Móng Cái. Phía đông giáp sông Mông Dương, huyện Vân Đồn. Phía tây giáp phường Cẩm Phú, xã Dương Huy, thành phố Cẩm Phả. Phía nam giáp biển. Phía bắc giáp phường Mông Dương. * Điều kiện khí hậu Cẩm Phả là một thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh, ở vùng Đông Bắc Bộ, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do đó, trại lợn của Công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường cũng chịu ảnh hưởng chung của khí hậu vùng. - Nhiệt độ trung bình năm là 230C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 là 390C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 là 120C. - Lượng mưa: lượng mưa trung bình năm là 2.567,8 mm/năm. Lượng mưa hàng năm tương đối lớn, chế độ mưa chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, tổng lượng mưa cả năm gần như tập trung vào mùa mưa, chiếm 80% - 90% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô thì lượng mưa rất nhỏ chỈ chiếm khoảng 10% - 20% tổng lượng mưa cả năm. - Độ ẩm: độ ẩm tương đối trong khu vực khá cao, trung bình tháng thấp nhất đạt 78% (tháng 10) và độ ẩm trung bình tháng cao nhất đạt 88% (tháng 3). - Bão, giông: mỗi năm tỉnh Quảng Ninh (trong đó có thành phố Cẩm Phả) chịu ảnh hưởng trung bình của 5 - 6 cơn bão, năm nhiều có thể lên tới 9 - 10 cơn bão. Bão thường tới cấp 8 - 9, đặc biệt đã có những cơn bão mạnh cấp 12. Tháng 7,
  11. 4 tháng 8 là những tháng bão hay đổ bộ vào Quảng Ninh. Các cơn giông thường xảy ra trong mùa hè, trung bình mỗi tháng có 5 ngày. - Gió mùa: mùa đông từ tháng 10 đến tháng 3, tháng 4 năm sau thường chịu ảnh hưởng của gió Bắc, Đông Bắc, mỗi tháng từ 3 - 4 đợt. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9, chủ yếu là gió Nam, Đông Nam. Tốc độ gió trung bình năm là 3 - 3,4 m/s. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của trại Cơ cấu tổ chức của trại được tổ chức như sau: - 01 chủ trại là giám đốc công ty. - 01 trưởng trại. - 01 kỹ thuật hỗ trợ của công ty thức ăn chăn nuôi De Heus. - 12 công nhân. - 03 sinh viên thực tập. - 02 bảo vệ chịu trách nhiệm bảo vệ tài sản chung của trại. Với đội ngũ cán bộ, công nhân viên như trên, trại phân ra làm các tổ khác nhau gồm: tổ chuồng đẻ, tổ chuồng nái chửa, tổ chuồng cai sữa, tổ chuồng thương phẩm. Mỗi tổ thực hiện chuyên biệt công việc hàng ngày một cách nghiêm túc và đúng quy định của trại. 2.1.3. Cơ sở vật chất của trại - Trại lợn của công ty CP khai thác khoảng sản Thiên Thuận Tường có khoảng 6,5 ha đất để xây dựng trang trại, nhà điều hành, nhà ở cho công nhân, bếp ăn, vườn ổi, vườn rau và các công trình phục vụ cho công nhân và các hoạt động khác của trại. - Khu nhà ở của công nhân được xây ở đầu hướng gió; nhà ở được lợp ngói đỏ; có một dãy nhà ở là nhà hai tầng rất khang trang và sạch sẽ. - Khu nhà ăn xây dựng sạch sẽ. Khu nấu ăn được trang bị tủ lạnh, bếp ga để thuận tiện cho việc bảo quản và chế biến thức ăn. - Khu chăn nuôi chia làm hai khu riêng biệt gồm chăn nuôi lợn và chăn nuôi gà. Trong đó, khu chăn nuôi lợn được bố trí xây dựng chuồng trại cho gần 500 nái với các giống sản xuất như: Landrace, Yorshire, Duroc Pietran được nhập từ nước
  12. 5 ngoài về. Về chăn nuôi gà chủ yếu nuôi các giống gà đẻ trứng như: gà Ai Cập, gà Lương Phượng. - Trại được chia làm hai khu: khu điều hành và khu sản xuất. Khu điều hành gồm nơi làm việc của quản lý trại và nơi ăn, ở của công nhân. Khu sản xuất gồm: 2 chuồng nái đẻ, 1 chuồng nái chửa, 1 chuồng đực giống, 1 chuồng hậu bị và 1 chuồng cai sữa và 2 chuồng lợn thương phẩm. Một số công trình phụ khác phục vụ cho chăn nuôi như: kho cám, kho thuốc, phòng pha tinh, phòng sát trùng. - Hệ thống chuồng được xây dựng khép kín và tự động hoàn toàn. Trang thiết bị trong chuồng hiện đại, được nhập từ Đan Mạch. Đầu mỗi chuồng là hệ thống giàn mát, cuối chuồng là hệ thống quạt thông gió. Riêng đối với chuồng nái đẻ thì cuối chuồng còn có hệ thống xử lý mùi và trong chuồng có hệ thống cảm biến nhiệt độ. - Hệ thống chăn nuôi có silo thức ăn tự động từ chuồng nái chửa, chuồng nái đẻ, chuồng cai sữa đến chuồng hậu bị nên tiết kiệm được nhân lực và mang lại hiệu quả sản xuất cao. - Phòng pha tinh có các dụng cụ hiện đại như: kính hiển vi, hệ thống cảm biến nhiệt, nồi hấp cách thủy, tủ sấy và các dụng cụ khác. - Trong khu chăn nuôi đường đi lại giữa các ô chuồng, các khu đều được đổ bê tông và có hố sát trùng. - Nguồn nước thải rửa chuồng trại, xả gầm đều được xử lý qua hệ thống thoát nước ngầm. - Xung quanh trại trồng rau, cây ăn quả tạo môi trường thông thoáng. 2.1.4. Thuận lợi và khó khăn của trại * Thuận lợi - Trại được xây dựng ở vị trí cách xa khu dân cư, thuận tiện giao thông. - Đội ngũ quản lý, cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. - Công nhân có tay nghề cao, năng động, nhiệt tình, trách nhiệm với công việc.
  13. 6 - Trại được xây dựng theo mô hình công nghiệp, trang thiết bị hiện đại, do đó rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi lợn công nghiệp hiện nay. * Khó khăn - Dịch bệnh diễn biến phức tạp nên chi phí dành cho phòng và chữa bệnh cao. - Giá thức ăn chăn nuôi mỗi ngày một tăng khiến chi phí thức ăn tăng cao gây ảnh hưởng tới chăn nuôi của trang trại. - Lợn giống nhập ngoại nên khả năng thích nghi với khí hậu Việt Nam kém, đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc đặc biệt. 2.2. Cơ sở tài liệu liên quan đến chuyên đề 2.2.1. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái * Sự thành thục về tính: Tuổi thành thục về tính là tuổi mà con vật bắt đầu có phản xạ tính dục và có khả năng sinh sản. Khi gia súc đã thành thục về tính, bộ máy sinh dục đã phát triển hoàn thiện, con vật bắt đầu xuất hiện các phản xạ về sinh dục. Con cái có hiện tượng động dục, con đực có phản xạ giao phối. Sự thành thục về tính của lợn sớm hay muộn phụ thuộc vào: giống, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, khí hậu, chuồng trại - Giống: các giống khác nhau thì thành thục về tính cũng khác nhau: giống thuần hóa sớm hơn thì tính thành thục sớm hơn những giống thuần hóa muộn, giống có tầm vóc nhỏ thường thành thục sớm hơn những giống có tầm vóc lớn. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003) [6] cho rằng, tuổi động dục đầu tiên ở lợn nội (Ỉ, Móng Cái) rất sớm từ 4 - 5 tháng khi khối lượng đạt từ 20 - 25kg. Ở lợn nái lai tuổi động dục lần đầu muộn hơn sơ với lợn nội thuần, ở lợn lai F1 (có sẵn máu nội) động dục bắt đầu lúc 6 tháng tuổi khi khối lượng cơ thể đạt 50 - 55kg. Ở lợn ngoại động dục muộn hơn so với lợn lai, tức là lúc động dục 6 - 7 tháng khi lợn có khối lượng 60 - 80 kg. Tuỳ theo giống, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý mà có tuổi động dục lần đầu khác nhau. Lợn Ỉ, Móng Cái có tuổi động dục lần đầu vào 4 - 5 tháng tuổi (121 - 158 ngày tuổi) các giống lợn ngoại (Yorkshire, Landrace) có tuổi động dục lần đầu muộn hơn từ 7 - 8 tháng tuổi.
  14. 7 - Chế độ dinh dưỡng: theo John Nichl (1992) [15], chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành thục về tính của lợn cái. Thường những lợn được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt thì tuổi thành thục về tính sớm hơn những lợn được nuôi trong điều kiện dinh dưỡng kém, lợn nái được nuôi trong điều kiện dinh dưỡng tốt sẽ thành thục ở độ tuổi trung bình 188,5 ngày (6 tháng tuổi) với khối lượng cơ thể là 80 kg và nếu hạn chế thức ăn thì sự thành thục về tính sẽ xuất hiện lúc 234,8 ngày (trên 7 tháng tuổi) và khối lượng cơ thể là 48,4 kg. Dinh dưỡng thiếu làm chậm sự thành thục về tính là do sự tác động xấu lên tuyến yên và sự tiết kích tố hướng dục, nếu thừa dinh dưỡng cũng ảnh hưởng không tốt tới sự thành thục là do sự tích luỹ mỡ xung quanh buồng trứng và cơ quan sinh dục làm giảm chức năng bình thường của chúng, mặt khác do béo quá ảnh hưởng tới các hormon oestrogen và progesterone trong máu làm cho hàm lượng của trong trong cơ thể không đạt mức cần thiết để thúc đẩy sự thành thục. - Mùa vụ và thời kỳ chiếu sáng: Dwane và Zimmernan Edepurkhiser (1992) [8] cho biết, mùa vụ và thời kỳ chiếu sáng là yếu tố ảnh hưởng rõ rệt tới tuổi động dục. Mùa hè lợn nái hậu bị thành thục chậm hơn so với mùa thu - đông, điều đó có thể do ảnh hưởng của nhiệt độ trong chuồng nuôi gắn liền với mức tăng trọng thấp trong các tháng nóng bức. Những con được chăn thả tự do thì xuất hiện thành thục sớm hơn những con nuôi nhốt trong chuồng 14 ngày (mùa xuân) và 17 ngày (mùa thu). Mùa đông, thời gian chiếu sáng trong ngày thấp hơn so với các mùa khác trong năm, bóng tối còn làm chậm tuổi thành thục về tính so với những biến động ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng nhân tạo 12 giờ mỗi ngày. - Tuổi thành thục về tính của gia súc: tuổi thành thục về tính thường sớm hơn tuổi thành thục về thể vóc, nghĩa là sau khi con vật đã thành thục về tính thì vẫn tiếp tục sinh trưởng lớn lên. Đây là đặc điểm cần chú ý trong chăn nuôi. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003) [6] cho rằng, không nên cho phối giống ở lần động dục đầu tiên vì ở thời kỳ này cơ thể lợn chưa phát triển đầy đủ, chưa tích tụ được chất dinh dưỡng nuôi thai, trứng chưa chín một cách hoàn chỉnh. Để đạt được hiệu quả sinh
  15. 8 sản tốt và duy trì con cái lâu bền cần bỏ qua 1 - 2 chu kỳ động dục lần đầu rồi mới cho phối giống. * Sự thành thục về thể vóc: Theo Nguyễn Đức Hùng và cs (2003) [9], tuổi thành thục về thể vóc là tuổi có sự phát triển về ngoại hình và thể chất đạt mức độ hoàn chỉnh, tầm vóc ổn định. Tuổi thành thục về thể vóc thường chậm hơn so với tuổi thành thục về tính. Thành thục về tính được đánh dấu bằng hiện tượng động dục lần đầu tiên. Lúc này sự sinh trưởng và phát dục của cơ thể vẫn còn tiếp tục, trong giai đoạn lợn thành thục về tính mà ta cho giao phối ngay sẽ không tốt, vì lợn mẹ có thể thụ thai nhưng cơ thể mẹ chưa đảm bảo cho bào thai phát triển tốt, nên chất lượng đời con kém, đồng thời cơ quan sinh dục, đặc biệt là xương chậu vẫn còn hẹp dễ gây hiện tượng khó đẻ. Điều này ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái sau này. Do đó không nên cho phối giống quá sớm. Đối với lợn cái nội khi được 7 - 8 tháng tuổi khối lượng đạt 40 - 50 kg nên cho phối, đối với lợn ngoại khi được 8 - 9 tháng tuổi, khối lượng đạt 100 - 110 kg mới nên cho phối. * Chu kỳ động dục Chu kỳ động dục là một quá trình sinh lý phức tạp sau khi toàn bộ cơ thể đã phát triển hoàn hảo, cơ quan sinh dục không có bào thai và không có hiện tượng bệnh lý thì bên trong buồng trứng có quá trình phát triển của noãn bao, noãn bao thành thục, trứng chín và thải trứng. Song song với quá trình thải trứng thì toàn bộ cơ thể nói chung đặc biệt là cơ quan sinh dục có hàng loạt các biến đổi về hình thái cấu tạo và chức năng sinh lý. Tất cả các biến đổi đó được lặp đi, lặp lại có tính chất chu kỳ nên gọi là chu kỳ tính. Theo Nguyễn Thiện và Nguyễn Tấn Anh (1993) [21], chu kỳ tính của lợn nái thường diễn ra trong phạm vi 19 - 21 ngày. Thời gian động dục thường kéo dài khoảng 3 - 4 ngày (lợn nội) hoặc 4 - 5 ngày (lợn lai, lợn ngoại), và được chia làm ba giai đoạn: giai đoạn trước khi chịu đực (bắt đầu), giai đoạn chịu đực (phối giống), giai đoạn sau chịu đực (kết thúc).
  16. 9 + Giai đoạn trước khi chịu đực: lợn nái kêu rít, âm hộ xung huyết, chưa cho phối và lợn chưa chịu đực. Thời gian rụng trứng khi có hiện tượng trên đối với lợn ngoại và lợn nái lai là 35 - 40 giờ, với lợn nội là 25 - 30 giờ. + Giai đoạn chịu đực: lợn kém ăn, mê ì, lợn đứng yên khi ấn tay lên lưng gần mông, âm hộ giảm độ sưng, nước nhờn chảy ra, dính, đục, đứng yên khi có đực đến gần và cho đực nhảy. Giai đoạn này kéo dài 2 ngày, nếu được phối giống lợn sẽ thụ thai, lợn nội có thời gian ngắn hơn 28 - 30 giờ. + Giai đoạn sau chịu đực: lợn trở lại bình thường, âm hộ giảm độ nở, đuôi cụp và không chịu đực - Thời điểm phối giống thích hợp Theo Nguyễn Thiện và Nguyễn Tấn Anh (1993) [21], trứng rụng tồn tại trong tử cung 2 - 3 giờ và tinh trùng sống trong âm đạo lợn cái 30 - 48 giờ. Thời điểm phối giống thích hợp nhất đối với lợn nái ngoại và lợn nái lai cho phối vào chiều ngày thứ 3 và sáng ngày thứ 4, tính từ lúc bắt đầu động dục. Đối với lợn nái nội hơn một ngày vào cuối ngày thứ 2 và sáng ngày thứ 3 do thời gian động dục ở lợn nái nội ngắn hơn. Thời điểm phối giống có ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu thai và sai con. Phối sớm hoặc phối chậm đều đạt kết quả kém nên cho nhảy kép hoặc thụ tinh nhân tạo kép vào thời điểm tối ưu. 2.2.2. Quy trình chăm sóc lợn nái sinh sản giai đoạn chửa, đẻ và nuôi con * Chế độ dinh dưỡng Yếu tố quan trọng đối với lợn nái mang thai và nuôi con là phải cung cấp đầy đủ số lượng và chất lượng dinh dưỡng cần thiết để có hiệu quả sinh sản cao. Chế độ dinh dưỡng bao gồm: dinh dưỡng năng lượng, dinh dưỡng protein, ảnh hưởng của khoáng chất, nguyên tố đa vi lượng và ảnh hưởng của vitamin. - Nhu cầu năng lượng: năng lượng không thể thiếu được cho cơ thể lợn mẹ duy trì nuôi thai, tiết sữa, nuôi con. Nhu cầu năng lượng khác nhau tùy thuộc từng giai đoạn. Cần phải đủ nhu cầu về năng lượng cho lợn nái, tránh cung cấp thừa gây lãng phí thức ăn, giảm giá thành sản phẩm. Nếu thiếu sẽ ảnh hưởng đến sinh lý bình
  17. 10 thường của con vật. Năng lượng được cung cấp dưới hai dạng: gluxit chiếm 70 - 80%, lipit 10 - 13% tổng số năng lượng cung cấp. - Ảnh hưởng của khoáng chất: trong cơ thể lợn khoáng chất chứa 3% trong đó có tới 75% là canxi và photpho, xấp xỉ 25% là natri và kali, cũng có một lượng nhỏ magie, sắt, kẽm, đồng, các nguyên tố khác ở dạng vi lượng. - Nhu cầu về protein: protein là thành phần quan trọng trong khẩu phần thức ăn cung cấp cho lợn, là thành phần không thể thay thế được cần thiết trước tiên cho mọi hoạt động trao đổi chất trong cơ thể và tham gia cấu tạo nên các mô trong cơ thể. Do protein tham gia vào cấu tạo hoạt động trao đổi chất nên hàng ngày luôn có một lượng nhất định protein mất đi. Trong quá trình đồng hóa và dị hóa của cơ thể thì hàng ngày luôn có các tế bào sinh trưởng và phát triển, phân chia và các tế bào già cỗi được loại thải ra ngoài. Do đó protein được cung cấp để bù đắp lại phần mất đi và một phần khác xây dựng lên các tế bào mới, tạo sản phẩm chăn nuôi. Tuy nhiên việc cung cấp protein phải đảm bảo đủ về số lượng và cân đối về các thành phần axit amin không thay thế: lyzin, methionin, histidin, cystein, tryptophan hay chính xác hơn nhu cầu về protein của lợn chính là nhu cầu về axit amin. Ngoài ra thức ăn phải có giá trị sinh học cao, dễ tiêu hóa, hấp thu. Để đáp ứng tốt các nhu cầu trên cần cho lợn ăn bằng nhiều loại thức ăn. - Ảnh hưởng của vitamin: vitamin cần cho sự chuyển hóa bình thường của mô bào, cho sức khỏe, sinh trưởng và duy trì. Một số vitamin lợn có thể tự tổng hợp để đáp ứng nhu cầu như vitamin B12. Một số vitamin lợn hay thiếu cần phải bổ sung (A, D, E). Nếu bổ sung không đúng, thừa hoặc thiếu đều không tốt. + Thiếu vitamin A: lợn con chậm lớn, da khô, mắt kém, lợn nái mang thai dễ sảy thai, đẻ non + Thiếu vitamin D: thai kém phát triển, lợn mẹ dễ bị liệt chân trước và sau khi đẻ. + Thiếu vitamin E: lợn có hiện tượng chết phôi, chết thai, lợn không động dục hoặc chậm động dục.
  18. 11 Đặc biệt lợn nái mang thai nếu thiếu vitamin sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Do vậy dinh dưỡng đầy đủ, khẩu phần ăn hợp lý, đáp ứng được nhu cầu sinh trưởng, phát dục trước và sau khi đẻ, nuôi con là một trong những biện pháp hữu hiệu để nâng cao năng suất sinh sản, hiệu quả chăn nuôi. * Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái chửa - Dinh dưỡng lợn nái có chửa: theo Trần Thanh Vân và cs (2017) [23]: cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho lợn nái có chửa để đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển của bào thai, nhu cầu duy trì của bản thân lợn mẹ và tích lũy một phần cho sự tiết sữa nuôi con sau này. Riêng đối với lợn nái tơ còn cần thêm dinh dưỡng cho bản thân để tiếp tục lớn thêm nữa. Mức ăn cụ thể cho lợn nái ngoại như bảng sau: Bảng 2.1. Lượng thức ăn cho lợn nái ngoại giai đoạn chửa (Đơn vị tính: kg thức ăn/ nái/ ngày) Thể trạng lợn nái Giai đoạn Nái bình Nái gầy Nái béo thường Từ phối giống đến 21 ngày 2,5 2,0 1,5+ Rau xanh Từ 22 - 84 ngày sau phối giống 2,5 2,0 1,5+ Rau xanh Từ 84 - 110 ngày sau phối giống 3,0 2,5 2,5 Từ 111 - 112 ngày sau phối giống 2,0 2,0 2,0 Ngày 113 sau phối giống 1,5 1,5 1,5 Ngày cắn ổ đẻ 0 - 0,5 0 - 0,5 0 - 0,5 Nước uống Tự do Tự do Tự do + Nhu cầu dinh dưỡng của lợn chửa: đạm thô 13%, NLTĐ 2900 kcal/kg thức ăn. + Số bữa cho ăn/ ngày: ngày cho ăn 2 bữa, cho ăn thức ăn tinh trước, ăn thức ăn rau xanh sau (nếu có). + Vào mùa đông những ngày nhiệt độ dưới 15ºC, lợn nái cần cho ăn thêm 0,2 - 0,3 kg/con/ngày để bù phần năng lượng mất đi do chống rét. - Không được cho lợn nái chửa ăn thức ăn ẩm mốc, khô dầu bông, lá đu đủ do dễ gây sảy thai.
  19. 12 + Trước khi đẻ 1 tuần cần giảm lượng thức ăn để phòng thức ăn chèn ép thai, bệnh sưng vú do căng sữa sau khi đẻ. - Chăm sóc lợn nái chửa: theo Trần Thanh Vân và cs (2017) [23], kỹ thuật chăm sóc, quản lý lợn nái có chửa nhằm phòng sảy thai, làm tốt công tác bảo vệ thai, làm cho thai sinh trưởng phát dục bình thường. + Vận động: thời gian vận động hợp lý là 1 - 2 lần/ngày với 60 - 90phút/lần. Lợn nái chửa kỳ II thì hạn chế vận động, trước khi đẻ 1 tuần chỉ cho đi lại trong sân chơi. Khi thời tiết xấu và những nơi có địa hình không bằng phẳng thì không cho lợn vận động. + Tắm chải: có tác dụng làm sạch da, thông lỗ chân lông để tăng cường trao đổi chất, gây cảm giác dễ chịu, lợn thoải mái giúp kích thích tính thèm ăn và phòng chống bệnh ký sinh trùng ngoài da. Tắm chải cần tiến hành hàng ngày, đặc biết trong mùa hè, những ngày thời tiết nóng bức. + Chuồng trại: phải đảm bảo vệ sinh thú y, khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Chửa kỳ I mỗi lô 3 - 5 con, chửa kỳ II mỗi con 1 lô. * Chăm sóc lợn nái đẻ và nuôi con Mục đích chăn nuôi lợn nái đẻ nhằm đảm bảo cho lợn đẻ an toàn, lợn con có tỷ lệ sống cao, lợn mẹ có sức khỏe tốt, đủ khả năng tiết sữa nuôi con, nâng cao chất lượng đàn con. - Quy trình dinh dưỡng Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [16]: thức ăn dùng cho lợn nái đẻ phải là những thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa. Không cho lợn nái ăn thức ăn có hệ số choán cao gây chèn ép thai sinh ra đẻ non, đẻ khó, hoặc ép thai chết ngạt. Một tuần trước khi lợn đẻ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe cụ thể của lợn nái để có kế hoạch giảm dần lượng thức ăn. Đối với những lợn nái có sức khỏe tốt thì một tuần trước khi đẻ giảm 1/3 lượng thức ăn, đẻ trước 2 - 3 ngày giảm 1/2 lượng thức ăn. Đối với những lợn nái có sức khỏe yếu thì không giảm lượng thức ăn mà giảm dung tích của thức ăn bằng cách tăng cường cho ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa. Những ngày lợn đẻ phải căn cứ vào thể trạng của lợn nái, sự phát dục của bầu vú
  20. 13 mà quyết định chế độ dinh dưỡng cho hợp lý. Ngày lợn nái cắn ổ đẻ, cho lợn nái ăn ít thức ăn tinh (0,5 kg) hoặc không cho thức ăn tinh nhưng uống nước tự do. Ngày lợn nái đẻ có thể không cho lợn nái ăn mà chỉ có uống nước ấm có pha muối hoặc ăn cháo loãng. Sau khi đẻ 2 - 3 ngày không cho lợn nái ăn nhiều một cách đột ngột mà tăng từ từ đến ngày thứ 4 - 5 thì cho ăn đủ tiêu chuẩn. Thức ăn cần chế biến tốt, dung tích nhỏ, có mùi vị thơm ngon để kích thích tính thèm ăn cho lợn nái. - Quy trình chăm sóc Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [16]: việc chăm sóc lợn nái mẹ có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và sức khỏe của cả lợn mẹ và lợn con. Cần phải theo dõi thường xuyên sức khỏe lợn mẹ, quan sát bầu vú, thân nhiệt lợn mẹ liên tục trong 3 ngày đầu sau khi đẻ để phát hiện các trường hợp bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời. Trước khi lợn đẻ 10 - 15 ngày cần chuẩn bị đầy đủ chuồng đẻ. Tẩy rửa vệ sinh, khử trùng toàn bộ ô chuồng, nền chuồng, sàn chuồng dùng cho lợn con và lợn mẹ. Yêu cầu chuồng phải khô ráo, ấm áp, sạch sẽ, có đầy đủ ánh sáng. Sau khi vệ sinh tiêu độc nên để trống chuồng từ 3 - 5 ngày trước khi lợn nái vào đẻ. Trước khi đẻ 1 tuần, cần vệ sinh lợn nái sạch sẽ, lợn nái được lau rửa sạch sẽ đất hoặc phân bám dính trên người, dùng khăn thấm nước xà phòng lau sạch bầu vú và âm hộ. Làm như vậy tránh được nguy cơ lợn con mới sinh bị nhiễm khuẩn do tiếp xúc trực tiếp với lợn mẹ có vi khuẩn gây bệnh. Sau khi vệ sinh sạch sẽ cho lợn nái, chúng ta chuyển nhẹ nhàng từ chuồng chửa sang chuồng đẻ để lợn quen dần với chuồng mới. Trong quá trình chăm sóc lợn nái đẻ, công việc cần thiết và rất quan trọng đó là việc chuẩn bị ô úm lợn cho lợn con. Ô úm rất quan trọng đối với lợn con, nó có tác dụng phòng ngừa lợn mẹ đè chết lợn con, đặc biệt những ngày đầu mới sinh lợn con còn yếu ớt, mà lợn mẹ mới đẻ xong sức khỏe còn rất yếu chưa hồi phục. Ô úm tạo điều kiện để khống chế nhiệt độ thích hợp cho lợn con, đặc biệt là lợn con đẻ vào những tháng mùa đông. Ngoài ra, ô úm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập ăn sớm cho lợn con (để máng ăn vào ô úm cho lợn con lúc 7 - 10 ngày tuổi) mà không bị lợn mẹ húc đẩy và ăn thức ăn của lợn con. Vào ngày dự kiến đẻ của lợn nái, cần
  21. 14 chuẩn bị xong ô úm cho lợn con. Kích thước ô úm: 1,2m x 1,5m. Ô úm được cọ rửa sạch, phun khử trùng và để trống từ 3 - 5 ngày trước khi đón lợn con sơ sinh. Bảng 2.2. Những biểu hiện khi lợn sắp đẻ Trước khi đẻ Dấu hiệu 0 - 10 ngày Vú căng lên và cứng, âm hộ trương mọng 2 ngày Bầu vú cương cứng hơn và tiết ra chất lỏng trong 12 - 14 giờ Nái bồn chồn, tuyến vú bắt đầu tiết sữa 6 giờ Sữa tiết ra nhiều hơn qua 2 lỗ tia sữa 2 - 4 giờ Các vú đều có sữa non vọt thành tia dài 30 phút - 2 giờ Tăng nhịp thở, đi lại không yên 15 - 30 phút Âm hộ tiết ra dịch nhờn màu hồng có lẫn phân su Nái nằm nghiêng 1 bên, hơi thở đứt quãng, ép bụng, ép 15 giây - 5 phút đùi, quẩy đuôi rặn đẻ Theo Hoàng Thị Phi Phượng và cs (2013) [18]: lợn con sau khi đẻ nên sử dụng bột mistral để làm khô cơ thể giúp lợn con không bị lạnh, làm sạch và nhanh khô cuống rốn đề phòng nhiễm trùng rốn. Lợn con nhanh cứng cáp sau khi sinh, dễ dàng tiếp xúc với vú mẹ và sớm được bú sữa đầu. Đó chính là nguồn năng lượng cũng như tăng khả năng miễn dịch từ mẹ truyền cho con. Theo Nguyễn Văn Trí (2008) [22] nếu lợn nái đẻ bọc thì phải xé bọc ngay, lấy nhanh hết dịch ở miệng và mũi, dùng vải mềm lau sạch mũi miệng cho lợn con. Nếu lợn con đẻ ra mà bị ngạt thì hà hơi vào mồm lợn con, nâng 2 chân trước lên xuống trong 5 phút lợn con sẽ sống và khỏe dần. 2.2.3. Những hiểu biết về phòng, trị bệnh cho vật nuôi * Phòng bệnh Trong quy trình chăn nuôi, khâu phòng bệnh được đặt lên hàng đầu, nếu phòng bệnh tốt thì có thể hạn chế và ngăn chặn được bệnh xảy ra. Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp được đưa lên hàng đầu, tập trung chủ yếu các yếu tố môi
  22. 15 trường, mầm bệnh, vật chủ. Do vậy, việc phòng bệnh cũng như trị, bệnh phải kết hợp nhiều biện pháp khác nhau. - Phòng bệnh bằng vệ sinh và chăm sóc nuôi dưỡng tốt: Theo Nguyễn Ngọc Phụng (2005) [17], bệnh xuất hiện trong một đàn lợn thường do nguyên nhân phức tạp, có thể là bệnh truyền nhiễm, hoặc không truyền nhiễm hoặc có sự kết hợp cả hai. Có rất nhiều biện pháp đã được đưa ra áp dụng nhằm kiểm soát các khả năng xảy ra bệnh tật trên đàn lợn. Phần lớn các biện pháp này đều nhằm làm giảm khả năng lan truyền các tác nhân gây bệnh và nâng cao sức đề kháng của đàn lợn. Lê Văn Tạo và cs (1993) [19] cho biết, vi khuẩn E. coli gây bệnh ở lợn là vi khuẩn tồn tại trong môi trường, đường tiêu hoá của vật chủ. Khi môi trường quá ô nhiễm do vê ̣sinh chuồng trại kém, nước uống thức ăn bi ̣nhiễm vi khuẩn, điều kiện ngoại cảnh thay đổi, lợn giảm sức đề kháng dễ bi ̣cảm nhiễm E. coli, bệnh sẽ nổ ra vì vậy mà khâu vê ̣sinh, chăm sóc có một ý nghĩa to lớn trong phòng bệnh. Trong chăn nuôi việc đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật là điều rất cần thiết, chăm sóc nuôi dưỡng tốt sẽ tạo ra những gia súc khoẻ mạnh, có khả năng chống đỡ bệnh tật tốt và ngược lại. Ô chuồng lợn nái phải được vê ̣sinh tiêu độc trước khi vào đẻ. Nhiệt độ trong chuồng phải đảm bảo 27 - 300C đối với lợn sơ sinh và 28 - 300C với lợn con cai sữa. Chuồng phải luôn khô ráo, không ẩm ướt. Việc giữ gìn chuồng trại sạch sẽ kín, ấm áp vào mùa đông và đầu xuân rất quan trọng. Nên dùng các thiết bị sưởi điện hoặc đèn hồng ngoại trong những ngày thời tiết lạnh ẩm để đề phòng bệnh lợn con phân trắng mang lại hiệu quả cao trong chăn nuôi. Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [16], từ 3 - 5 ngày trước dự kiến đẻ, ô chuồng lợn nái đã được cọ rửa sạch, phun khử trùng bằng hóa chất như crezin 5% hoặc bằng loại hóa chất khác nhằm tiêu độc khử trùng chuồng lợn nái trước khi đẻ. - Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi Chuồng trại phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông, đảm bảo cách ly với môi trường xung quanh. Tẩy uế chuồng trại sau mỗi lứa nuôi bằng phương pháp: rửa sạch, để khô sau đó phun sát
  23. 16 trùng bằng các loại thuốc sát trùng và trống chuồng ít nhất 15 ngày với vật nuôi thương phẩm, 30 ngày đối với vật nuôi sinh sản. Với những chuồng nuôi lưu cữu hoặc chuồng nuôi có vật nuôi bị bệnh truyền nhiễm, cần phải vệ sinh tổng thể và triệt để. Sau khi đưa hết vật nuôi ra khỏi chuồng, xử lý theo hướng dẫn của thú y, cần phun sát trùng kỹ (pha dung dịch sát trùng và phun theo hướng dẫn khi chống dịch) toàn bộ chuồng nuôi từ mái, các dụng cụ và môi trường xung quanh, để khô và dọn, rửa. Các chất thải rắn trong chăn nuôi cần thu gom để đốt hoặc ủ sinh học; chất thải lỏng, nước rửa chuồng cần thu gom để xử lý, không thải trực tiếp ra môi trường. Cần phun sát trùng 1 - 2 lần/tuần trong suốt thời gian trống chuồng, ít nhất trong 30 ngày. Các thiết bị, dụng cụ chăn nuôi cần rửa sạch, phơi khô, sát trùng và đưa vào kho bảo quản. Vệ sinh và phun sát trùng xung quanh chuồng nuôi. - Phòng bệnh bằng vắc xin Phòng bệnh bằng vắc xin là biện pháp phòng bệnh chủ động có hiệu quả nhất. Theo Nguyễn Bá Hiên và cs (2012) [24], vắc xin là một chế phẩm sinh học mà trong đó chứa chính mầm bệnh cần phòng cho một bệnh truyền nhiễm nào đó đã được làm giảm độc lực hay vô độc bằng các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học hay phương pháp sinh học phân tử (vắc xin thế hệ mới - vắc xin công nghệ gen). Lúc đó, chúng không còn khả năng gây bệnh cho đối tượng sử dụng, nhưng khi đưa vào cơ thể động vật nó sẽ gây ra đáp ứng miễm dịch làm cho động vật có miễm dịch chống lại sự xâm nhiễm gây bệnh của mầm bệnh tương ứng. Khi đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi, chưa có kháng thể chống bệnh ngay mà phải sau 7 - 21 ngày (tuỳ từng loại vắc xin) mới có miễn dịch. * Điều trị bệnh Theo Nguyễn Bá Hiên và cs (2012) [24], nguyên tắc để điều trị bệnh: - Toàn diện: phối hợp nhiều biện pháp như hộ lý, dinh dưỡng, sử dụng thuốc. - Điều trị sớm trên cơ sở chẩn đoán đúng bệnh để nhanh khỏi bệnh và hạn chế lây lan. - Diệt căn bệnh là chủ yếu kết hợp chữa triệu chứng.
  24. 17 - Tiêu diệt mầm bệnh phải đi đôi với tăng cường sức đề kháng của cơ thể, làm cho cơ thể tự nó chống lại mầm bệnh thì bệnh mới chóng khỏi, ít bị tái phát và biến chứng, miễn dịch mới lâu bền. - Phải có quan điểm khi chữa bệnh, chỉ nên chữa những gia súc có thể chữa lành mà không giảm sức kéo và sản phẩm. Nếu chữa kéo dài, tốn kém vượt quá giá trị gia súc thì không nên chữa. - Những bệnh rất nguy hiểm cho người mà không có thuốc chữa thì không nên chữa. Nguyễn Bá Hiên và cs (2012) [24] cho biết, các biện pháp chữa bệnh truyền nhiễm là: - Hộ lý: cho gia súc ốm nghỉ ngơi, nhốt riêng ở chuồng có điều kiện vệ sinh tốt (thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh). Theo dõi thân nhiệt, nhịp tim, hô hấp, phân, nước tiểu, phát hiện sớm những biến chuyển của bệnh để kịp thời đối phó. Cho gia súc ăn uống thức ăn tốt và thích hợp với tính chất của bệnh. - Dùng kháng huyết thanh: chủ yếu dùng chữa bệnh đặc hiệu vì vậy thường được dùng trong ổ dịch, chữa cho gia súc đã mắc bệnh. Chữa bệnh bằng kháng huyết thanh là đưa vào cơ thể những kháng thể chuẩn bị sẵn, có tác dụng trung hòa mầm bệnh hoặc độc tố của chúng (huyết thanh kháng độc tố). - Dùng hóa dược: phần lớn hóa dược được dùng để chữa triệu chứng, một số hóa dược dùng chữa nguyên nhân vì có tác dụng đặc hiệu đến mầm bệnh. Dùng hóa dược chữa bệnh phải tác động mạnh và sớm, vì nhiều loài vi khuẩn có thể thích ứng với liều lượng nhỏ. Chúng có thể chống lại thuốc và tính chất quen thuộc được truyền cho những thế hệ sau. Khi cần, có thể phối hợp nhiều loại hóa dược để tăng hiệu quả điều trị, vì nếu một loại thuốc chưa có tác dụng đến mầm bệnh thì có loại thuốc khác tác dụng tốt hơn. - Dùng kháng sinh: kháng sinh là những thuốc đặc hiệu có tác dụng ngăn cản sự sinh sản của vi khuẩn hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên sử dụng kháng sinh có thể gây nhiều tai biến do thuốc có tính độc, do phản ứng dị ứng, do một lúc tiêu diệt nhiều vi khuẩn làm giải phóng một lượng lớn độc tố, làm giảm phản ứng miễn dịch
  25. 18 của cơ thể. Việc dùng kháng sinh bừa bãi còn gây nên hiện tượng kháng thuốc, làm giảm tác dụng chữa bệnh của kháng sinh. Vì vậy, khi dùng thuốc cần theo những nguyên tắc sau đây: + Phải chẩn đoán đúng bệnh để dung đúng thuốc, dùng sai thuốc sẽ chữa không khỏi bệnh mà làm cho việc chẩn đoán bệnh về sau gặp khó khăn. + Chọn loại kháng sinh có tác dụng tốt nhất đối với mầm bệnh đã xác định. Dùng liều cao ngay từ đầu, những lần sau có thể giảm liều lượng. + Không nên vội vàng thay đổi kháng sinh mà phải chờ một thời gian để phát huy tác dụng của kháng sinh. + Phải dùng phối hợp nhiều loại kháng sinh để làm giảm liều lượng và độc tính của từng loại, làm diện tác động đến vi khuẩn rộng hơn, tăng tác dụng điều trị và hạn chế hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc. - Phải tăng cường sức đề kháng của cơ thể gia súc như nuôi dưỡng tốt, dùng thêm vitamin, tiêm nước sinh lý 2.2.4. Một số bệnh thường gặp trên lợn nái sinh sản Bệnh viêm tử cung * Nguyên nhân gây bệnh viêm tử cung Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [7], viêm tử cung là một quá trình bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản sau đẻ. Quá trình viêm phá huỷ các tế bào tổ chức của các lớp hay các tầng tử cung gây rối loạn sinh sản ở gia súc cái làm ảnh hưởng lớn, thậm chí làm mất khả năng sinh sản ở gia súc cái. Theo các tác giả Nguyễn Xuân Bình (2000) [1], Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [10], bệnh viêm tử cung ở lợn nái thường do các nguyên nhân sau: - Công tác phối giống không đúng kỹ thuật, nhất là phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo làm xây xát niêm mạc tử cung, dụng cụ dẫn tinh không được vô trùng khi phối giống có thể từ ngoài vào tử cung lợn nái gây viêm. - Lợn nái phối giống trực tiếp, lợn đực mắc bệnh viêm bao dương vật hoặc mang vi khuẩn từ những con lợn nái khác đã bị viêm tử cung, viêm âm đạo truyền sang cho lợn khoẻ.
  26. 19 - Lợn nái đẻ khó phải can thiệp bằng thủ thuật gây tổn thương niêm mạc tử cung, vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, viêm tử cung kế phát. - Lợn nái sau đẻ bị sát nhau xử lý không triệt để dẫn đến viêm tử cung. - Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm như: sảy thai truyền nhiễm, phó thương hàn, bệnh lao gây viêm. - Do vệ sinh chuồng đẻ, vệ sinh bộ phận sinh dục lợn nái trước và sau đẻ không sạch sẽ, trong thời gian đẻ cổ tử cung mở vi sinh vật có điều kiện để xâm nhập vào gây viêm. Đoàn Kim Dung, Lê Thị Tài (2002) [5] cho biết, nguyên nhân gây viêm tử cung là do vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) và các loại Proteus vulgaris, Klebriella, E. coli . Lê Văn Năm và cs (1999) [14] cho rằng, có rất nhiều nguyên nhân từ ngoại cảnh gây bệnh như: do thức ăn nghèo dinh dưỡng, do can thiệp đỡ đẻ bằng dụng cụ hay thuốc sản khoa sai kỹ thuật dẫn đến Muxin của chất nhày các cơ quan sinh dục bị phá hủy hoặc kết tủa, kết hợp với việc chăm sóc nuôi dưỡng bất hợp lý và thiếu vận động đã làm chậm quá trình thu teo sinh lý của dạ con (trong điều kiện cai sữa bình thường dạ con trở về khối lượng kích thước ban đầu khoảng 3 tuần sau đẻ). Đây là điều kiện tốt để vi khuẩn xâm nhập vào tử cung gây bệnh. Biến chứng nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào dạ con gây lên trong thời gian động đực (vì lúc đó tử cung mở) và do thụ tinh nhân tạo sai kỹ thuật. Bệnh còn xảy ra do thiếu sót về dinh dưỡng và quản lý: khẩu phần thiếu hay thừa protein, trong thời kỳ mang thai có ảnh hưởng đến viêm tử cung. Lợn nái sử dụng quá nhiều tinh bột gây đẻ khó, viêm tử cung do xây xát. Khoáng chất, vitamin cũng ảnh hưởng đến viêm tử cung * Triệu chứng: Sản dịch của lợn nái bình thường kéo dài trong vòng 4 - 5 ngày cá biệt tới 6 - 7 ngày, sản dịch có màu sắc hơi đỏ do lẫn máu, sau chuyển dần sang vàng hay trắng và trong. Trong trường hợp viêm thì sản dịch có thể có màu đen hôi thối, mùi tanh rất khó chịu.
  27. 20 Bệnh viêm tử cung ở lợn nái được chia làm hai thể: - Thể cấp tính: con vật sốt 41 - 420C trong vài ngày đầu âm môn sưng tấy đỏ, dịch xuất tiết từ trong âm đạo chảy ra trắng đục đôi khi có máu lờ lờ. - Thể mạn tính: không sốt, âm môn không sưng đỏ nhưng vẫn có dịch nhầy trắng đục tiết ra từ âm đạo, dịch nhầy thường không liên tục mà chỈ chảy ra từng đợt từ vài ngày đến 1 tuần. Lợn nái thường thụ tinh không có kết quả hoặc khi đã có thai sẽ bị tiêu thai vì quá trình viêm nhiễm niêm mạc âm đạo tử cung lan sang thai làm chết thai. * Hậu quả của bệnh viêm tử cung Tử cung là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong cơ quan sinh dục của lợn nái, nếu tử cung xảy ra bất kỳ quá trình bệnh lý nào thì đều ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sinh sản của lợn mẹ và sự sinh trưởng, phát triển của lợn con. Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [7], Trần Thị Dân (2004) [4], khi lợn nái bị viêm tử cung sẽ dẫn tới một số hậu quả chính sau: - Khi lợn bị viêm tử cung dễ dẫn tới sảy thai. Lớp cơ trơn ở thành tử cung có đặc tính co thắt. Khi mang thai, sự co thắt của cơ tử cung giảm đi dưới tác dụng của progesterone, nhờ vậy phôi có thể bám chặt vào tử cung. Khi tử cung bị viêm cấp tính do nhiễm trùng, tế bào lớp nội mạc tử cung tiết nhiều prostaglandin F2α (PGF2α), PGF2α gây phân huỷ thể vàng ở buồng trứng bằng cách bám vào tế bào của thể vàng để làm chết tế bào và gây co mạch hoặc thoái hoá các mao quản ở thể vàng nên giảm lưu lượng máu đi đến thể vàng. Thể vàng bị phá huỷ, không tiết progesterone nữa, do đó lượng progesterone trong máu giảm làm cho tính trương lực co của cơ tử cung tăng nên gia súc cái có chửa dễ bị sảy thai. - Lợn mẹ bị viêm tử cung bào thai phát triển kém hoặc thai chết lưu. Lớp nội mạc của tử cung có nhiệm vụ tiết các chất vào lòng tử cung để giúp phôi thai phát triển. Khi lớp nội mạc bị viêm cấp tính, lượng progesterone giảm nên khả năng tăng sinh và tiết dịch của niêm mạc tử cung giảm, do đó bào thai nhận được ít hoặc không nhận được dinh dưỡng từ mẹ nên phát triển kém hoặc chết lưu.
  28. 21 - Sau khi sinh con lượng sữa giảm hoặc mất hẳn sữa nên lợn con trong giai đoạn theo mẹ thường bị tiêu chảy. Khi lợn nái bị nhiễm trùng tử cung, trong đường sinh dục thường có mặt của vi khuẩn E. coli, vi khuẩn này tiết ra nội độc tố làm ức chế sự phân tiết kích thích tố tạo sữa prolactin từ tuyến yên, do đó lợn nái ít hoặc mất hẳn sữa. Lượng sữa giảm, thành phần sữa cũng thay đổi nên lợn con thường bị tiêu chảy, còi cọc. - Lợn nái bị viêm tử cung mạn tính không có khả năng động dục trở lại. Nếu tử cung bị viêm mãn tính thì sự phân tiết PGF2α giảm, do đó thể vàng vẫn tồn tại, vẫn tiếp tục tiết progesterone. Progesterone ức chế thuỳ trước tuyến yên tiết ra LH, do đó ức chế sự phát triển của noãn bao trong buồng trứng, nên lợn nái không thể động dục trở lại được và không thải trứng được. - Tỷ lệ phối giống không đạt tăng lên ở đàn lợn nái viêm tử cung sau khi sinh đẻ. Hiện tượng viêm tử cung âm ỉ kéo dài từ lứa đẻ trước đến lứa đẻ sau là nguyên nhân làm giảm độ mắn đẻ. Mặt khác, viêm tử cung là một trong các nguyên nhân dẫn đến hội chứng MMA, từ đó làm cho tỷ lệ lợn con nuôi sống thấp. Đặc biệt, nếu viêm tử cung kèm theo viêm bàng quang thì còn ảnh hưởng tới hoạt động của buồng trứng. * Chẩn đoán lâm sàng bệnh viêm tử cung Xuất phát từ quan điểm lâm sàng thì bệnh viêm tử cung thường biểu hiện vào lúc đẻ và thời kỳ tiền động dục, vì đây là thời gian cổ tử cung mở nên dịch viêm có thể chảy ra ngoài. Số lượng mủ không ổn định, từ vài ml cho tới 200 ml hoặc hơn nữa. Tính chất mủ cũng khác nhau, từ dạng dung dịch màu trắng loãng cho tới màu xám hoặc vàng, có thể màu máu cá. Người ta thấy rằng thời kì sau sinh đẻ hay xuất hiện viêm tử cung cấp tính, viêm tử cung mạn tính thường gặp trong thời kì cho sữa. Hiện tượng chảy mủ ở âm hộ có thể cho phép nghi viêm nội mạc tử cung. Tuy nhiên, cần phải đánh giá chính xác tính chất của mủ, đôi khi có những mảnh trắng giống như mủ đọng lại ở âm hộ nhưng lại có thể là chất kết tinh của
  29. 22 nước tiểu từ trong bàng quang chảy ra. Các chất đọng ở âm hộ lợn nái còn có thể là do viêm bàng quang có mủ gây ra. Khi lợn nái mang thai, cổ tử cung sẽ đóng rất chặt vì vậy nếu có mủ chảy ra thì có thể là do viêm bàng quang. Nếu mủ chảy ở thời kỳ động dục thì có thể bị nhầm lẫn. Như vậy, việc kiểm tra mủ chảy ra ở âm hộ chỉ có tính chất tương đối. Với một trại có nhiều biểu hiện mủ chảy ra ở âm hộ, ngoài việc kiểm tra mủ nên kết hợp xét nghiệm nước tiểu và kiểm tra cơ quan tiết niệu sinh dục. Mặt khác, nên kết hợp với đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái để chẩn đoán cho chính xác. Mỗi thể viêm khác nhau biểu hiện triệu chứng khác nhau và có mức độ ảnh hưởng khác nhau tới khả năng sinh sản của lợn nái. Để hạn chế tối thiểu hậu quả do viêm tử cung gây ra cần phải chẩn đoán chính xác mỗi thể viên từ đó đưa ra phác đồ điều trị tối ưu nhằm đạt được hiệu quả điều trị cao nhất, thời gian điều trị ngắn nhất, chi phí điều trị thấp nhất. Bệnh viêm vú * Nguyên nhân gây bệnh viêm vú Theo Trần Minh Châu (1996) [3] cho biết, khi lợn nái đẻ nếu nuôi không đúng cách, chuồng bẩn thì các vi khuẩn Mycoplasma, các cầu khuẩn, vi khuẩn đường ruột xâm nhập gây viêm vú. Một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm vú ở lợn nái là thức ăn không phù hợp cho lợn nái, không giảm khẩu phần thức ăn cho lợn nái trước khi đẻ một tuần làm cho lượng sữa tiết ra quá nhiều gây tắc sữa. Sau vài ngày đẻ mà lợn con không bú hết, sữa lưu là môi trường tốt cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm. - Do kế phát từ một số bệnh: sót nhau, viêm tử cung, bại liệt sau đẻ, viêm bàng quang khi lợn nái bị những bệnh này vi khuẩn theo máu về tuyến vú cư trú tại đây và gây bệnh. - Lợn nái tốt sữa, lợn con bú không hết hoặc lợn nái cho con bú một hàng vú, hàng vú còn lại căng sữa. Lợn con bú làm xây xát bầu vú hoặc lợn con bị bệnh không bú, sữa xuống nhiều bầu vú căng dễ dẫn đến viêm (Trương Lăng, 2000) [12].
  30. 23 - Do quá trình chăm sóc nuôi dưỡng kém, chất độn chuồng và ổ đẻ bẩn, sau khi đẻ bầu vú không được vệ sinh sạch, hàng ngày không vệ sinh bầu vú, thời tiết quá ẩm kéo dài, nhiệt độ thay đổi đột ngột dẫn đến viêm. * Triệu chứng Bình thường bệnh viêm vú xảy ra ngay sau khi đẻ 4 - 5 giờ cho đến 5 - 7 ngày có khi đến một tháng. Theo Ngô Nhật Thắng (2006) [21], viêm vú thường xuất hiện ở một vài vú nhưng đôi khi cũng lan ra toàn bộ các vú. Vú có màu hồng, sưng đỏ, sờ vào thấy nóng, hơi cứng ấn vào lợn nái có phản ứng đau. Lợn nái giảm ăn, trường hợp nặng thì bỏ ăn, sốt cao 40,5 - 42oC kéo dài trong suốt thời gian viêm, sản lượng sữa giảm, lợn nái thường nằm úp đầu vú xuống sàn, ít cho con bú. Lợn con thiếu sữa kêu la chạy vòng quanh lợn mẹ đòi bú, lợn con ỉa chảy, xù lông, gầy tọp, tỷ lệ chết cao 30 - 100% (Lê Hồng Mận, 2002) [14]. Vắt sữa ở những vú bị viêm thấy sữa loãng, trong sữa có những cặn hoặc cục sữa vón lại, xuất hiện những mảnh cazein màu vàng, xanh lợn cợn, đôi khi có máu. * Hậu quả của bệnh viêm vú Khi lợn nái bị viêm vú sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa, từ đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng phát triển của lợn con theo mẹ. Theo Nguyễn Xuân Bình (2000) [1], mất sữa sau khi đẻ là do kế phát từ bệnh viêm tử cung và viêm vú. Do khi bị viêm cơ thể thường sốt cao liên tục 2 - 3 ngày, nước trong máu và trong mô bào bị giảm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, nhất là quá trình hấp thu chất dinh dưỡng trong đường tiêu hóa bị giảm dần dẫn đến mất sữa, khả năng phục hồi chức năng tiết sữa sẽ bị hạn chế thường xảy ra ở lứa đẻ tiếp theo. Khi bị viêm vú, sản lượng sữa của lợn nái nuôi con giảm, trong sữa có nhiều chất độc, sữa không đủ đáp ứng nhu cầu của lợn con hoặc khi lợn con bú sữa sẽ dẫn đến tiêu chảy, ốm yếu, sức đề kháng giảm, dễ mắc bệnh và trọng lượng cai sữa thấp. Nếu viêm vú nặng dẫn đến huyết nhiễm trùng, huyết nhiễm mủ thì khó chữa, lợn nái có thể chết.
  31. 24 Viêm vú kéo dài dẫn đến teo đầu vú, vú hóa cứng, vú bị hoại tử ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa của lợn nái ở lứa đẻ sau. Bệnh sót nhau: Lợn nái bị viêm niêm mạc tử cung nên sau khi đẻ nhau không ra hết, can thiệp vội vàng, thô bạo, không đúng kỹ thuật nên nhau bị đứt và sót lại. Lợn nái quá già, đẻ nhiều đuối sức, tử cung co bóp kém không đẩy được nhau ra. * Nguyên nhân - Sau khi đẻ tử cung co bóp yếu trong thời gian mang thai nhất là giai đoạn cuối con vật không được vận động thỏa đáng. - Trong thức ăn thiếu các chất khoáng, nhất là Ca và P. - Con vật quá gầy yếu hoặc quá béo, chửa quá nhiều thai, thai quá to, khó đẻ, nước ối quá nhiều làm tử cung giãn nở quá mức. - Kế phát sau các bệnh khó đẻ khác. - Nhau mẹ và nhau con dính lại với nhau do con vật mắc các bệnh truyền nhiễm đặc biệt bệnh sảy thai truyền nhiễm, hoặc do cấu tạo của nhau. * Triệu chứng Căn cứ vào mức độ sát nhau người ta chia ra làm 2 loại: - Sót nhau hoàn toàn: toàn bộ nhau thai nằm lại trong tử cung. Khi mắc thường là có một phần treo lơ lửng ở mép âm môn. - Sót nhau không hoàn toàn: ở động vật đơn thai một phần màng nhau còn dính lại trong tử cung con mẹ. Đối với động vật đa thai một số nhau ra ngoài, một số nhau còn sót lại trong tử cung con mẹ. * Điều trị Can thiệp kịp thời ngay khi nái có biểu hiện bệnh, không để quá muộn sẽ gây ra viêm tử cung, can thiệp đúng kỹ thuật, không quá mạnh tay, tránh những tổn thương. Tiêm oxytoxin dưới da để kích thích co bóp tử cung cho nhau còn sót lại đẩy ra ngoài hết. Sau khi nhau thai ra dùng nước muối sinh lý 0,9% để rửa tử cung trong ba ngày liên tục.
  32. 25 2.2.5. Một số bệnh thường gặp trên đàn lợn thịt Bệnh viêm phổi (Bệnh suyễn lợn) * Triệu chứng Theo Lê Văn Năm (2013) [14], thì thời kỳ nung bệnh dài từ 1 - 4 tuần, nhưng cũng có thể sau 1 - 3 ngày nếu chưa có mặt của Haemophilus. Bệnh thường phát triển rất chậm trên nền của viêm phế quản, phổi và thông thường có 2 thể biểu hiện: Á cấp tính và mạn tính. - Thể á cấp tính: Lợn bệnh sốt nhẹ 40,4 - 41oC, bắt đầu từ triệu trứng hắt hơi chảy nước mũi, sau đó chuyển thành dịch nhầy. Lợn thở khó, ho nhiều, sốt ngắt quãng, ăn kém. Lúc đầu ho khan từng tiếng, ho chủ yếu về đêm, sau đó chuyển thành cơn, ho ướt nghe rõ nhất là vào sáng sớm đặc biệt là các buổi khi trời se lạnh, gió lùa đột ngột, nước mũi nước mắt chảy ra nhiều. Vì phổi bị tổn thương nên lợn thở thể ngực phải chuyển sang thở thể bụng, nhiều con thở ngồi như chó thở. Rõ nhất là sau khi bị xua đuổi, có những con mệt quá nằm lỳ ra mà không có phản xạ sợ sệt, vẻ mặt rầu rĩ, mí mắt sụp, tai không ve vẩy. Xương sườn và cơ bụng nhô lên hạ xuống theo nhịp thở gấp. Nhịp tim và nhịp thở đều tăng cao. Khi sờ nắn hoặc gõ để khám bệnh, lợn cảm thấy đau ở vùng phổi, rõ nhất là 1 - 2 đôi xương sườn đầu giáp bả vai. Lợn vẫn thèm ăn nhưng ăn uống thất thường. Nếu không điều trị, lợn bệnh sẽ chết sau 7 - 20 ngày. Tỷ lệ chết phụ thuộc rất nhiều vào lứa lợn nuôi, sức đề kháng cơ thể và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng cũng như bệnh thứ phát. - Thể mạn tính: Đây là thể bệnh thường gặp nhất ở những đàn mang trùng. Lợn bệnh ho húng hắng liên tục và bệnh kéo dài gây cảm giác khó chịu. Đàn lợn ăn uống bình thường, nhưng lợn chậm lớn, còi cọc.
  33. 26 Da lợn kém bóng, lông cứng và xù dựng đứng, nhiều trường hợp thấy da bị nhăn và xuất hiện nhiều vảy nâu. Nếu bị bội nhiễm thì lợn bệnh ho thường xổ mũi như mủ. Cả hai thể dưới cấp và thể mạn tính đều có tiên lượng xấu đi do lợn còi cọc, chậm lớn hao hụt số đầu con, chi phí thức ăn và thuốc tăng. Nếu lợn bệnh khỏi được thì khả năng hồi phục cũng rất kém, do phổi bị tổn thương nặng, lợn trở nên còi cọc và chậm lớn. * Điều trị - Tylosin 50 liều 1-2ml/10kg TT tiêm bắp dùng liên tục 3-5 ngày. - Bromhexin liều 1-3ml/10kg TT tiêm bắp dùng liên tục 5-7 ngày. - Han - Tuxin liều 1ml/40kg TT tiêm 1 lần duy nhất. Hội chứng tiêu chảy ở lợn * Triệu chứng Lợn con mắc bệnh lúc đầu ăn bình thường. Sau đó lợn ít ăn hoặc bỏ ăn, gầy nhanh, lông xù, đuôi rũ, da nhăn nlợn nhợt nhạt, hai chân sau đứng co dúm lại và run rẩy, đuôi dính đầy phân, khi lợn đi ỉa rặn nhiều, lưng uốn cong, bụng thóp lại, thể trạng đờ đẫn, ít vận động. - Thể quá cấp tính: Lợn chết nhanh, thường sau 2 - 12 giờ kể từ khi bỏ ăn, lợn bỏ ăn hoàn toàn đi siêu vẹo, loạng choạng, thích nằm bẹp một chỗ, mõm tím tái, thở thể bụng khó khăn, phân lỏng màu trắng lầy nhầy, mùi tanh thối. Lợn nằm co giật yếu dần rồi chết. - Thể cấp tính: Lợn chết chậm hơn 2 - 4 ngày kể từ khi bỏ ăn, lợn ỉa chảy, mất dinh dưỡng, nước, khoáng, yếu rồi chết dần. - Thể mạn tính: Lợn ỉa chảy liên miên, phân lúc nước lúc sền sệt, mùi khó chịu, hậu môn dính phân, bẩn, lợn gầy sụt, xù lông, nếu không chết thì cũng còi cọc. * Điều trị - Myco - cin 100 liều 1ml/15kg TT tiêm bắp liên tục 3 - 5 ngày. - Vime - Apracin liều 1ml/10kg TT tiêm bắp liên tục 3 - 5 ngày. - Tiacolis liều 1ml/7kg TT tiêm bắp liên tục 3 - 5 ngày. - Atropin liều 1ml/10kg TT dùng trong trường hợp tiêu chảy cấp.
  34. 27 Bệnh viêm khớp * Triệu chứng Chia làm 2 dạng viêm khớp ở lợn: Viêm khớp do thiếu canxi, photpho và viêm khớp do vi khuẩn. Triệu chứng thường thấy do thiếu canxi, photpho là lợn đi lại khó khăn. Còn viêm khớp do vi khuẩn là: Lợn bị sốt cao, bỏ ăn, lờ đờ, suy yếu. Lợn còn có biểu hiện triệu chứng thần kinh như mất thăng bằng, liệt, đi lại khập khiễng, uốn người ra sau, run rẩy, co giật, què, có những u sưng ở khớp, lợn có thể bị mù, điếc. Bệnh làm ảnh hưởng đến chất lượng thân thịt khi xuất chuồng, làm cho lợn tăng trọng kém và giảm số lượng lợn con sau cai sữa trong đàn, gây thiệt hại cho người chăn nuôi. Triệu chứng viêm khớp do vi khuẩn: Streptococcus suis gây viêm khớp lợn cấp và mạn tính ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường gây ra cho lợn con 1 - 6 tuần tuổi, bệnh được phân loại như một phần của hội chứng yếu khớp kết hợp với viêm rốn. S. suis có thể khu chú ở amidan của gia súc khỏe, khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi như: Lợn trong tình trạng stress, nhiệt độ môi trường thay đổi thất thường làm giảm sức đề kháng lợn Lúc này dễ dàng phát bệnh. Mầm bệnh được tiết ra từ dịch âm hộ, dịch đường hô hấp và sữa lợn mẹ. Các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể lợn con bằng đường rốn, vết thương ngoài da. Bệnh xảy ra lẻ tẻ, tỷ lệ mắc bệnh từ 10 - 20%. Bệnh thường xảy ra ở lợn từ 1 - 6 tuần tuổi. Bệnh xảy ra ở 3 thể: Thể quá cấp tính; thể cấp tính và thể mạn tính. - Thể quá cấp tính: Gây chết lợn nhanh, lợn sốt rất cao, bỏ ăn, lờ đờ, suy yếu. Lợn có triệu chứng thần kinh như mất thăng bằng, liệt, đi lại khập khiễng, uốn người ra sau, run rẩy, co giật, què. Lợn có thể bị mù, điếc, viêm màng não gây tụ máu não, màng não, dịch não tủy nhiều và có màu đục. - Thể cấp tính: Đặc trưng bởi sốt, long da sởn lên suy nhược và què. Khi bệnh tiến triển, lợn bệnh có thể sút cân, các khớp bị nhiễm sưng to. Một hoặc vài khớp có thể bị tổn thương, các khớp chân trước và chân sau, mắt cá chân thường
  35. 28 sung phồng lên. Bệnh làm cho lợn đau đớn không thể di chuyển được, hạn chế khả năng đi lại. - Thể mạn tính: Lợn bệnh còi cọc và bị viêm khớp mạn tính suốt đời. Các khớp bệnh chứa nhiều dịch khớp đục với các cục sợi tơ huyết (fibrin). Các màng sung phông, mất màu, tấy đỏ. Các mô liên kết bọc xung quanh mô dày lên và có thể chứa các ổ mủ nhỏ (áp xe). Khi bệnh trở thành mãn tính có thể làm tổn thương sụn khớp. Các bệnh tích cũng có thể thấy được trong sự phát triển của các khúc xương. * Điều trị - Penstrep - 400 liều 1ml/10kg TT tiêm bắp liên tục 5 - 7 ngày. - Cefquinom 150 liều 1ml/5 - 7kg TT tiêm bắp liên tục 3 - 5 ngày. 2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam một số nhà khoa học thú y đã có những nghiên cứu tổng kết về bệnh sinh sản trên đàn lợn nái. Bệnh sinh sản có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái, nó không chỉ làm giảm sức sinh sản của lợn nái mà còn có thể làm cho nái mất khả năng sinh sản, chậm sinh hay làm giảm khả năng sống sót của lợn con. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [10] bệnh viêm tử cung do vi khuẩn Streptococcus và Colibacilus nhiễm qua cuống rốn của lợn con sang lợn mẹ do đẻ khó, sát nhau, sảy thai hay qua dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây xây xát tạo các ổ viêm nhiễm trong tử cung, âm đạo. Nguyễn Xuân Bình (2005) [1] cho biết: những nái bị viêm tử cung thường sốt theo quy luật sáng chiều (sáng sốt nhẹ, chiều sốt nặng). Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [7] khi gia súc bị bệnh viêm tử cung ở thể viêm cơ, viêm tương mạc thì không nên tiến hành thụt rửa bằng các chất sát trùng với thể tích lớn. Vì khi bị tổn thương nặng, cơ tử cung co bóp yếu, các chất bẩn không được đẩy ra ngoài, lưu trong đó làm cho bệnh nặng thêm. Các tác giả đề nghị nên dùng oxytoxin kết hợp PGF2α hoặc kết hợp với kháng sinh điều trị toàn thân và cục bộ.
  36. 29 Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003) [6] cho biết: trước khi đẻ lau, xoa vú và tắm cho nái. Cho con đẻ đầu tiên bú ngay sau 1 giờ đẻ, cắt răng nanh lợn con. Chườm nước đá vào bầu vú để giảm sưng, giảm sốt. Tiêm kháng sinh penicillin 1,5 - 2 triệu đơn vị với 10ml nước cất tiêm quanh vú. Nếu nhiều vú bị viêm thì pha loãng liều thuốc trên với 20 ml nước cất, tiêm xung quanh các vú viêm. Tiêm trong 3 ngày liên tục. Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [7] bệnh viêm đường sinh dục ở lợn chiếm tỷ lệ cao từ 30 - 50%, trong đó viêm cơ quan bên ngoài ít, chiếm tỷ lệ 20%, còn lại 80% là viêm tử cung. Viêm tử cung là một quá bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản sau đẻ. Quá trình viêm hủy các tế bào tổ chức của các lớp hay các tầng tử cung gây rối loạn sinh sản ở gia súc cái làm ảnh hưởng lớn, thậm chí làm mất khả năng sinh sản ở gia súc cái. Theo Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004) [12], trong quá trình mang thai lợn ăn khẩu phần nhiều chất dinh dưỡng, ít vận động hoặc bị nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như: bệnh xoắn khuẩn (Leptospirosis), bệnh sảy thai truyền nhiễm (Brucellosis) và một số bệnh truyền nhiễm khác làm cơ thể lợn nái yếu dần dẫn đến lợn sảy thai, đẻ non, thai chết lưu dẫn đến viêm tử cung. Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm tử cung của nái là do: thiếu về dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý, vệ sinh, tiểu khí hậu chuồng nuôi, tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe, kích dục tố, nhiễm trùng sau khi sinh. Từ những yếu tố đó ta có thể đề ra phương pháp phòng bệnh viêm tử cung. Do nhiễm vi khuẩn Staphylococcus, Streptococcus vì các nguyên nhân như lợn con có răng nanh làm xây xát vú mẹ tạo điều kiện vi trùng xâm nhập. Lợn nái nhiều sữa con bú không hết làm sữa ứ đọng nhiều tạo môi trường cho vi trùng sinh sản gây viêm vú. Lợn nái cho con bú một hàng vú, hàng còn lại căng sữa quá nên viêm. 2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn trên thế giới đang rất phát triển, các nước không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Tuy nhiên vấn đề hạn chế
  37. 30 bệnh sinh sản là vấn đề tất yếu cần phải giải quyết, đặc biệt là các bệnh đường sinh dục. Đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về bệnh đường sinh dục và đã đưa ra các kết luận giúp cho người chăn nuôi lợn nái sinh sản hạn chế được bệnh này. Tuy vậy, tỷ lệ mắc bệnh đường sinh dục trên đàn lợn nái sinh sản vẫn rất cao. Ở Pháp Pierre Brouillet và Bernard Farouilt (2003) [2] đã nghiên cứu và kết luận: điều trị bệnh viêm vú trong thời kỳ cho sữa là một yếu tố cơ bản trong khống chế bệnh viêm vú. Nó phải được tiến hành sớm và đạt kết quả, xác định nguyên nhân không chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng mà phải tính đến các chỉ tiêu chăn nuôi và có thể dựa vào các kết quả của phòng thí nghiệm. Sự hiểu biết đầy đủ các phương pháp điều trị, nhất là về dược lực học và dược động học cho phép đáp ứng tốt hơn cách điều trị. Theo Smith (1995) [25], Taylor (1995) [26], tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau khi sinh.
  38. 31 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng - Đàn lợn nuôi tại trại Công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường, Cẩm Phả, Quảng Ninh. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: tại trại chăn nuôi lợn của công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường, tổ 2, khu 1, phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. - Thời gian: từ 18/11/2017 đến 24/05/2018. 3.3. Nội dung thực hiện - Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại lợn của Công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường, Cẩm Phả, Quảng Ninh - Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại. - Áp dụng và đánh giá hiệu quả quy trình phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại. 3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi - Cơ cấu của đàn nái sinh sản tại trại. - Tình hình sinh sản của lợn nái tại trại. - Biện pháp vệ sinh phòng bệnh. - Lịch tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn nái tại trại. - Tình hình mắc bệnh trên lợn nái sinh sản tại trại. - Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái tại trại. 3.4.2. Phương pháp thực hiện * Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại Qua quá trình tìm hiểu thông tin, lấy số liệu từ phòng kế toán của trại, em còn trực tiếp hỏi các anh quản lý và kỹ sư của trại về thông tin của trại để đánh giá tình hình chăn nuôi trong 3 năm qua.
  39. 32 * Quy trình vệ sinh chuồng nuôi hàng ngày Một trong những khâu rất quan trọng đó là công tác vệ sinh chuồng nuôi. Thực hiện tốt công tác vệ sinh thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí đầu tư thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. - Hàng ngày, em cùng các công nhân và tất cả kỹ thuật trại đều sát trùng tại phòng sát trùng, mặc quần áo lao động và đi ủng rồi mới vào chuồng. - Việc đầu tiên vào chuồng là kiểm tra nhiệt độ chuồng đối với chuồng đẻ, thức lợn dậy và kiểm tra tình trạng sức khỏe, trạng thái của lợn. - Sau đó là cho ăn rồi dọn vệ sinh, đối với chuồng hậu bị thì đẩy phân xuống hố nước và rút cống rồi thay nước, đối với chuồng đẻ thì thu phân và cho vào bao, cuối ngày mang ra vườn ủ để bón cho rau và cây ăn quả. - Quét dọn sạch sẽ quanh chuồng. - Phun sát trùng 2 ngày 1 lần, lịch sát trùng được thể hiện qua bảng 3.1. Bảng 3.1: Lịch sát trùng trại lợn Trong chuồng Ngoài Thứ Chuồng Chuồng nái chửa Chuồng đẻ Chuồng thương phẩm Phun sát trùng + rắc Phun sát trùng Phun sát trùng + Phun sát Thứ 2 vôi + rắc vôi rắc vôi trùng Phun Phun sát trùng Phun sát trùng Phun sát Thứ 4 sát trùng + rắc vôi + rắc vôi + rắc vôi trùng Phun sát trùng + rắc Phun sát trùng Phun sát trùng + Phun sát Thứ 6 vôi + rắc vôi rắc vôi trùng Chủ Vệ sinh tổng Vệ sinh tổng Vệ sinh tổng Vệ sinh tổng chuồng nhật chuồng chuồng khu (Nguồn: Theo lịch sát trùng của trại) * Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn nái tại trại Trong quá trình thực tập tại trang trại, em đã có thời gian trực tiếp tham gia chăm sóc lợn thương phẩm, nái chửa, nái đẻ và lợn con theo mẹ . Em trực tiếp vệ
  40. 33 sinh, chăm sóc, theo dõi trên đàn lợn. Quy trình chăm sóc được áp dụng theo đúng quy trình của công ty Cổ phần KTKS Thiên Thuận Tường như sau: - Quy trình chăm sóc nái chửa: lợn nái chửa được nuôi chủ yếu ở chuồng nái chửa. Hàng ngày kiểm tra lợn để phát hiện lợn phối không đạt, lợn nái bị sảy thai, lợn mang thai giả, vệ sinh, dọn phân không để cho lợn nằm đè lên phân, lấy thức ăn cho lợn ăn, rửa máng, Lợn nái chửa được ăn loại thức ăn De Heus 3030, hỗn hợp dành cho lợn nái mang thai với khẩu phần ăn phân theo tuần chửa, thể trạng, lứa đẻ. Chế độ ăn đối với nái chửa được thể hiện trong bảng 3.2. Bảng 3.2: Chế độ ăn của nái chửa của trại Loại lợn Hậu bị Lứa 2 đến lứa 7 Giai đoạn (kg/ ngày) (kg/ ngày) Từ 1 đến 24 ngày 1,8 - 2,0 2,2 - 2,4 Từ 24 đến 90 ngày 2,2 - 2,4 2,4 - 2,6 Từ 90 đến 114 ngày 2,4 - 2,6 2,6 - 3,0 (Nguồn: Theo chế độ ăn cho nái chửa của trại) Qua số liệu bảng 3.2. cho thấy: Lợn nái chửa từng giai đoạn sẽ có khẩu phần ăn khác nhau phù hợp với giai đoạn đó, cũng tùy vào khối lượng và tình trạng sức khỏe của con nái mà các anh kỹ thuật sẽ hướng dẫn em cách điều chỈnh cám cho phù hợp, tránh trường hợp ăn quá nhiều, thai to hoặc con mẹ béo dẫn đến đẻ khó. - Quy trình chăm sóc nái đẻ (nái nuôi con) Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng nái đẻ trước ngày đẻ dự kiến từ 7 - 10 ngày. Trước khi chuyển lợn lên chuồng nái đẻ, chuồng phải được dọn dẹp, rửa sạch sẽ và sát trùng. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng. Thức ăn của lợn nái đẻ là De Heus 3060, hỗn hợp dùng cho lợn nái nuôi con, cho ăn khẩu phần khác nhau trong các giai đoạn: + Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 5 ngày, giảm tiêu chuẩn ăn xuống 0,5 kg/con/bữa. + Khi lợn nái đẻ được 2 ngày tăng dần lượng thức ăn tăng dần, từ 2 đến 2,5 kg/con/ngày.
  41. 34 + Từ ngày thứ 3 trở đi, cho ăn tự do. Đối với nái nuôi con quá gầy hoặc nuôi nhiều con có thể cho ăn tăng lượng thức ăn lên 6 kg/con/ngày. Chăm sóc lợn nái: trước khi đẻ 5 - 7 ngày, cơ sở luôn chú trọng ngay từ khâu chuẩn bị và đảm bảo các điều kiện sau: + Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. + Tắm sát trùng cho lợn nái. + Cung cấp nước đầy đủ cho lợn nái. + Điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng ở mức 28oC ở ngày đẻ thứ nhất, 27oC, ở ngày đẻ thứ 2, 26oC, ở ngày đẻ thứ 3, và 25oC ngày đẻ thứ 4 trở đi. + Thường xuyên quan sát để nhận biết lợn nái trước khi sinh 3 ngày qua các biểu hiện: Bầu vú căng, có tiết vài giọt sữa. Đối với nái tơ thường sinh sau 2 - 3 giờ tiết sữa. Ngoài ra nái còn tăng nhịp thở, thải phân lắt nhắt. Sau khi sinh được vài con nếu nhận thấy nái khó đẻ có thể dùng oxytoxin 2 ml/nái. - Quy trình khác: Chăm sóc lợn thịt: + Thức ăn cho lợn thịt là De Heus 3810, thức ăn hỗn hợp dành cho lợn từ 7 ngày tuổi đến 12Kg, De Heus 3840, thức ăn hỗn hợp dành cho lợn từ 12kg đến 30kg, De Heus 3540, thức ăn hỗn hợp dành cho lợn từ 30kg đến 60kg và De Heus 3350, thức ăn hỗn hợp dành cho lợn từ 60Kg đến xuất chuồng, khẩu phần ăn là 2 - 2,5 kg/con/ngày. + Hằng ngày, thực hiện công tác vệ sinh và cho ăn xong, em sẽ đi kiểm tra từng ô chuồng để phát hiện những con gầy yếu hoặc có dấu hiệu bệnh lý, dồn tất cả về 1 ô cuối chuồng để điều trị và theo dõi theo hướng dẫn của anh kỹ sư. Chăm sóc lợn con theo mẹ: + Thao tác đỡ đẻ: Tất cả những lợn chuẩn bị đẻ đều được vệ sinh âm hộ và mông sạch sẽ, vệ sinh sàn chuồng bằng thuốc sát trùng, chuẩn bị lồng úm, chuẩn bị bóng điện úm cho lợn con, chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ như vải màn hoặc vải mềm khô, sạch, cồn iod để sát trùng, kéo để cắt dây rốn, chỉ để buộc. Bóng úm được bật trước khi lợn đẻ để sưởi ấm ổ úm cho lợn con.
  42. 35 Các thao tác đỡ đẻ đã thực hiện: sau khi lợn mẹ đẻ, bắt lợn con từ trong chuồng ra. Vuốt hết dịch ở các lỗ tự nhiên. Vuốt hết màng bọc và nhớt ở phần thân và chân lợn. Dùng khăn bằng vải mềm lau khô người lợn, dùng bột quế xoa kín lợn con mục đích giữ ấm và phòng tiêu chảy. Lợn con phải khô và sạch trước khi cắt dây rốn. Bắt lợn con dốc ngược, vỗ nhẹ vào thân để kích thích hô hấp, sau đó buộc dây rốn, thắt dây rốn ở vị trí cách cuống rốn 2,5 cm, dùng kéo cắt phần bên ngoài nút thắt một đoạn bằng 1/2 bên trong nút buộc khoảng 1,5 cm. Sát trùng dây rốn, vùng cuống rốn bằng cồn iod. Cho lợn con vào ổ úm nhiệt độ từ 33 - 35oC. Trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết, lợn nái trở về trạng thái yên tĩnh và cho con bú. + Mài nanh Mài nanh cho lợn con ở cở sở, không thực hiện ngay khi mới sinh. Lợn con sau khi bú mẹ sức khỏe tốt, cứng cáp hơn được tiến hành mài nanh (thường là 2 ngày tuổi). Sử dụng máy mài nanh, đây là dụng cụ chuyên dùng, hiệu quả tốt hơn rất nhiều so với sử dụng kìm bấm nanh. Thao tác mài nanh như sau: bắt lợn con lên sau đó kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng lên trên. Một tay giữ chắc đầu lợn và bóp miệng cho lợn con mở miệng ra, một tay cầm máy, mài nanh dọc theo hàm của lợn con. Khi mài phải cẩn thận, tránh mài vào lưỡi của lợn con, không mài quá sâu làm cho hàm của lợn con chảy máu (tránh vi khuẩn xâm nhập). + Cắt đuôi Sử dụng kìm cắt đuôi. Cắt ở vị trí cách gốc đuôi 3 cm. Thao tác: Một tay bắt lợn con lên sao cho đầu của lợn con chúc xuống dưới, ngón cái và ngón trỏ cầm đuôi, một tay cầm kìm và cắt, thao tác cắt phải nhanh, dứt khoát, tránh gây chảy máu nhiều cho lợn, sát trùng bằng cồn iod. Thao tác cắt đuôi thực hiện cùng lúc với thao tác mài nanh. + Bấm số tai Sử dụng kìm bấm tai. Thao tác bắt lợn con để bấm tai tương tự với cách bắt để mài nanh. Số tai được bấm theo chiều kim đồng hồ, bắt đầu từ mép trên của tai
  43. 36 trái, tới mép trên của tai phải, tiếp đến mép dưới của tai phải và kết thúc ở mép dưới của tai trái. Sát trùng bằng cồn iod vào vị trí cắt. Số tai của lợn con được bấm theo mã số của từng giống khác nhau của cơ sở. Những con có sức khỏe tốt, ngoại hình vượt trội hơn so với cả đàn thì được bấm số tai, làm cơ sở để chọn lợn hậu bị. + Nhỏ vắc xin cầu trùng (Baycox 5%) Khi lợn con được 3 ngày tuổi, tiến hành nhỏ cầu trùng, liều dùng mỗi con 1ml/ lần tương đương với 1 lần uống. + Tiêm Fe - Dextran - B12 kết hợp với kháng sinh: Tiêm cho lợn con khi đủ 3 ngày tuổi với liều lượng 2 ml/con. Tiến hành cùng thao tác nhỏ vắc xin cầu trùng. + Thiến lợn đực Lợn đực được thiến từ 4 - 8 ngày tuổi (phụ thuộc vào số lượng lợn đẻ và sức khỏe của lợn con). Dụng cụ thiến gồm: dao thiến, cồn sát trùng, panh kẹp, bông gòn, khăn vải sạch, xi-lanh và thuốc kháng sinh. Thao tác: người thiến ngồi trên ghế cao và kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới, phần bụng hướng ra ngoài. Một tay nặn, để dịch hoàn nổi rõ, tay còn lại cầm dao rạch hai vết đứt vào chính giữa của mỗi bên dịch hoàn. Dùng 2 tay nặn dịch hoàn ra ngoài rồi lấy panh kẹp thừng dịch hoàn vào giật mạnh để kéo dịch hoàn ra, dùng khăn sạch lau vùng dịch hoàn, sát trùng bằng cồn iod vào vị trí thiến. * Chẩn đoán và điều trị bệnh gặp trên đàn lợn nái tại trại Để điều trị bệnh cho đàn lợn đạt hiệu quả cao, thì việc phát hiện bệnh kịp thời và chính xác giúp ta đưa ra được phác đồ điều trị tốt nhất làm giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày tôi và cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra, theo dõi đàn lợn ở tất cả các ô chuồng để phát hiện ra những con bị ốm. Sau khi anh kỹ sư chẩn đoán bệnh, em tiến hành điều trị cho lợn theo hướng dẫn của anh. Tùy từng bệnh mà sẽ có biện pháp điều trị khác nhau để đem lại hiệu
  44. 37 quả tốt nhất. Một số bệnh mà tôi gặp trực tiếp ở cơ sở là bệnh viêm tử cung, bệnh viêm phổi dính sườn, bệnh bại liệt sau đẻ và bệnh đẻ khó. Em đã thực hiện biện pháp điều trị và theo dõi riêng với mỗi con bệnh để hiệu quả điều trị cao nhất. 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu * Công thức tính toán: - Tỷ lệ lợn mắc bệnh:  số lợn mắc bệnh Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = x 100  số lợn theo dõi - Tỷ lệ khỏi:  số con khỏi bệnh Tỷ lệ khỏi (%) = x 100  số con điều trị - Tỷ lệ chết:  số lợn chết Tỷ lệ lợn chết (%) = x100  số lợn mắc bệnh - Tính số trung bình mẫu: x x x xi X 1 2 n  n n 2 X 2  i  X i S n - Tính độ lệch tiêu chuẩn: X n 1 - Sai số trung bình: S m X n 30 Chú giải: X n 1 X : Số trung bình cộng : Độ lệch tiêu chuẩn S X n : Dung lượng mẫu. x1, x2, xn: Giá trị của các biến số : Sai số trung bình mX * Số liệu thu thập được xử lý trên phần mềm Microsoft Excel 2010 trên máy
  45. 38 vi tính. Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tình hình chăn nuôi tại trại Đối tượng nuôi của trại là lợn nái sinh sản và lợn thương phẩm. Các giống lợn được nhập từ nước ngoài như Yorkshire, Landrace, Pietrain, Duroc. Qua điều tra từ số liệu sổ sách theo dõi của trại trong 3 năm (2016 - 05/2018) thì cơ cấu đàn lợn nái được thể hiện qua bảng 4.1. Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi của trại từ năm 2016 đến tháng 05/2018 Số lượng lợn qua các năm (con) STT Loại lợn 2016 2017 01 - 05/2018 1 Nái sinh sản 434 492 365 2 Nái hậu bị 247 296 186 3 Đực làm việc 26 34 22 4 Đực hậu bị 46 63 31 5 Lợn con 10.547 10.994 5.443 ( Nguồn: Phòng kế toán của công ty ) Bảng 4.1 cho thấy: Số lượng lợn nái sinh sản có xu hướng tăng giảm qua các năm nhưng không đồng đều. Cụ thể năm 2016 là 434 con, năm 2017 số nái sinh sản tăng lên 58 con là 492 con nhưng đến tháng 05 năm 2018 số nái sinh sản chỉ giảm còn 365 con. Tương tự, nái hậu bị cũng tăng khá cao từ 247 con năm 2016 đến năm 2017 là 296 nhưng đến tháng 05 năm 2018 số nái hậu bị giảm xuống còn 186 con, mục đích chính là nhằm thay thế số lợn loại thải hằng năm vì nhiều nguyên nhân như già yếu, sức sinh sản kém, bệnh tật Nguyên nhân là do giá bán lợn giá thấp kéo dài nên trại giảm số nái nhằm hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra. 4.2. Thực hiện biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh trên đàn lợn nuôi tại trại 4.2.1. Kết quả thực hiện biện pháp chăm sóc đàn lợn Trong thời gian thực tập tại cơ sở, em trực tiếp tham gia nuối dưỡng lợn thịt
  46. 39 nái nuôi con và lợn con theo mẹ. Kết quả thể hiện ở bảng 4.2. Bảng 4.2. Kết quả số lượng lợn trực tiếp chăm sóc Nái đẻ, nuôi con Lợn con Tháng Lợn thịt (con) (con) (con) 12 840 0 0 1 0 30 329 2 0 30 346 3 0 0 1.129 4 0 0 878 5 0 0 785 Tổng 840 60 3.467 Bảng 4.2. cho thấy: số lượng lợn em trực tiếp chăm sóc trong 6 tháng thực tập là: lợn thịt: 840 con, lợn nái: 60 con, lợn con theo mẹ: 675 con, lợn con cai sữa: 2.792 con. Em đã được học hỏi và mở mang kiến thức rất nhiều về cách cho ăn, thức ăn nào dành cho những loại lợn nào, các thao tác kỹ thuật để chăm sóc lợn cho thật tốt. Công tác nuôi dưỡng và chăm sóc là công tác vô cùng quan trọng là một khâu không thể thiếu của bất kỳ trại nào. Trong 6 tháng thực tập em đã thực hiện công việc về nuôi dưỡng, chăm sóc cho đàn lợn tại trại, các thao tác thường làm là cho lợn ăn, thay nước, đổ cám vào si lô. Kết quả được thể hiện tại bảng 4.3. Bảng 4.3. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc lợn Số lượng Kết quả thực Tỷ lệ STT Công việc (lần) hiện được (lần ) (%) 1 Cho lợn ăn hàng ngày 360 352 97,77 2 Đổ thức ăn vào si lô 90 85 94,44 3 Thay máng nước cho lợn thịt 120 116 96,66 Trong quy trình chăn nuôi, quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng sinh sản của lợn. Chính vì vậy cần cho lợn ăn đúng
  47. 40 bữa và đủ lượng thức ăn theo từng giai đoạn của lợn, nhất là đối với lợn nái. Lợn thịt thì cho ăn ngày 2 bữa (đầu giờ sáng và đầu giờ chiều), lợn nái cho ăn ngày 3 bữa (em cho ăn đầu giờ sáng, đầu giờ chiều và cô trực đêm sẽ cho ăn lúc 10 giờ đêm). Kết quả trong thời gian thực tập, em đã thực hiện cho lợn ăn 352 lần đạt 97,77%, đổ thức ăn vào si lô 85 lần, đạt 94,44% (nguyên nhân là do nhiều khi công việc trong chuồng chưa thực hiện xong nên không tham gia cùng với các công nhân làm việc khác được), bên cạnh đó thời gian ở trên chuồng thịt em đã thực hiện thay máng nước cho lợn 116 lần, đạt 96,66% nhiệm vụ được giao. Trong đợt thực tập, em đã có thời gian 2 tháng chăm sóc lợn nái đẻ và lợn con theo mẹ trên chuồng đẻ, ngoài chăm sóc, nuôi dưỡng em đã theo dõi tình hình sinh sản của lợn nái tại trại. Kết quả thể hiện trong bảng 4.4. sau đây. Bảng 4.4. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái tại trại Đẻ bình Tỷ lệ Số con đẻ khó, Tỷ lệ Tháng Số con đẻ thường (%) phải can thiệp (%) 1/2018 30 29 96,67 1 3,33 2/2018 30 28 93,33 2 6,67 Tổng 60 57 95,00 3 5 Bảng 4.4. cho thấy: Số lượng lợn nái đẻ bình thường và số con đẻ phải can thiệp. Cụ thể, tháng có 1 con đẻ khó, chiếm 3,33% số con đẻ, tháng 2 có 2 con đẻ khó cần can thiệp, chiếm 6,67% số con đẻ. Nguyên nhân dẫn đến việc đẻ khó là có 1 nái đẻ lứa đầu và 2 nái do ăn quá nhiều nên bào thai quá to phải can thiệp. Dưới sự hướng dẫn của anh kỹ sư trại, em tiến hành các thao tác như: tiêm hanprost để kích thích đẻ với liều 2ml/con, sát trùng tay sạch sẽ bằng cồn iod và cho tay vào trong xoay lợn con lại tư thế “thuận ngôi” và cẩn thận, nhẹ nhàng để lôi lợn con ra ngoài. Kết quả một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái sinh sản dược thể hiện trong bảng 4.5. dưới đây:
  48. 41 Bảng 4.5. Một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái sinh sản Số lợn con Số con còn Số lợn Số con đẻ Tỷ lệ Số lợn còn sống sống đến cai Tháng con sinh ra/lứa sống nái đẻ đến cai sữa sữa x m ra (con) ( x ) (%) (con) ( ) 1/2018 30 329 300 10,97 ± 0,46 10,00 ± 0,42 91,18 2/2018 30 346 326 11,53 ± 0,26 10,87 ± 0,27 94,22 Tổng 60 675 626 11,25 ± 0,36 10,43 ± 0,34 93,01 Bảng 4.5. cho thấy: Số lợn con đẻ ra trên một lứa trung bình từ 11,25 con trên một nái, số lợn con còn sống đến cai sữa là 10,4 con. Như vậy, do công tác vệ sinh, phòng bệnh và kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý nên số lợn con đẻ ra và số lợn con sống đến cai sữa chênh lệch không quá lớn, tỷ lệ sống sót lên đến 93,01%. Nguyên nhân lợn con chết thường do quá gầy yếu, một phần do bị bệnh hoặc kỹ thuật đỡ đẻ không tốt dẫn đến ảnh hưởng sức sống của lợn con. Rút kinh nghiệm từ những vấn đề đó, trong quá trình trực đẻ, em luôn cố gắng hoàn thành tốt công việc của mình. 4.2.2. Kết quả phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng tại trại Một trong những biện pháp phòng bệnh hiệu quả trong chăn nuôi chính là vệ sinh. Công việc vê ̣sinh bao gồm: vê ̣sinh môi trường xung quanh trại, vê ̣sinh đất, nước, vê ̣sinh chuồng trại Trong thời gian thực tập tại cơ sở, em đã thực hiện tốt quy trình vê ̣sinh trong chăn nuôi. Hàng ngày, chúng em tiến hành thu gom phân thải, rửa chuồng, quét lối đi lại giữa các dãy chuồng. Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét vôi, quét mạng nhện trong chuồng và rắc vôi bột ở đường đi trong chuồng và cửa ra vào chuồng nhằm đảm bảo vệ sinh, tiêu diệt và phòng ngừa các tác nhân gây bệnh. Kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng trong 6 tháng thực tập tại trại được trình bày ở bảng 4.6.
  49. 42 Bảng 4.6. Kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng tại trại Số lượng Kết quả Stt Công việc Tỷ lệ (%) ( lần) (lần) 1 Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 360 352 97,77 Phun sát trùng trong chuồng và 2 75 75 100 xung quanh chuồng trại 4 Rắc vôi quanh chuồng 75 70 93,33 5 Nhổ cỏ xung quanh chuồng trại 25 23 92,00 Qua bảng 4.6 cho thấy: Trong suốt quá trình thực tập, chúng em luôn nỗ lực hoàn thành tốt tất cả các công việc do quản lý, kỹ sư và các cán bộ kỹ thuật của trang trại giao cho. Cụ thể em tiến hành 352 lần thực hiện công tác vệ sinh chuồng trại hàng ngày, 75 lần phun sát trùng trong chuồng và xung quanh chuồng trại, 23 lần nhổ cỏ quanh chuồng trại. Ngoài ra, vệ sinh sát trùng được coi là một khâu hết sức quan trọng, nhận thức được điều này, mặc dù đây cũng là một trong những công việc vất vả nhưng em đã cố gắng hoàn thành tốt. 4.2.3. Kết quả thực hiện phòng bệnh bằng vắc xin Ngoài công tác vệ sinh, phun sát trùng quy trình tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn của trang trại được thực hiện tích cực, thường xuyên và bắt buộc. Phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể chúng một sức miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút tăng sức đề kháng cho cơ thể. Trong 6 tháng thực tập tại trại, em đã được tham gia vào quy trình phòng bệnh cho đàn lợn nái tại trại. Kết quả áp dụng quy trình phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn tại trại được trình bày qua bảng 4.7.
  50. 43 Bảng 4.7. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh cho lợn con theo mẹ nuôi tại trại bằng vắc xin Số Số lợn Số lợn Thời Liều con Bệnh cần được Tỷ lệ điểm Loại vắc xin dùng an phòng tiêm tiêm (%) phòng (ml) toàn (con) (con) (con) 3 ngày Cầu trùng Baycoc 5% 1 665 665 665 100 tuổi Suyễn + Mycoplasma 7 ngày Viêm đa hyopneumoniae 2 658 658 658 100 tuổi xoang + Glasser 1 21 ngày Viêm đa Glasser 2 2 641 641 641 100 tuổi xoang 28 ngày Tai xanh Tai xanh 2 626 626 626 100 tuổi Qua bảng 4.7. cho thấy: Trong quá trình thực tập, em đã trực tiếp tham gia tiêm phòng vắc xin cho 100% số lợn con được kỹ sư giao và sau khi phòng. Lợn con 3 ngày tuổi được nhỏ vắc xin phòng bệnh cầu trùng với liều 1m/con tương ứng với 2 lần nhỏ, em đã thực hiện nhỏ vắc xin trên 665 lợn con, kết quả 100% an toàn. Lợn con 7 ngày tuổi được phòng bệnh suyễn kết hợp với bệnh viêm đa xoang, kết quả em đã tiêm vắc xin cho 658 con (100% an toàn), lợn 21 ngày tuổi sẽ tiêm nhắc lại vắc xin phòng bệnh viêm đa xoang và em đã thực hiện tiêm vắc xin cho 641 con (100% an toàn), đến khi lợn con được 28 ngày tuổi sẽ tiêm vắc xin phòng bệnh tai xanh em đã thực hiện tiêm vắc xin cho 626 con (100% an toàn). 4.2.4. Kết quả chẩn đoán, điều trị bệnh cho đàn lợn nái Kết quả tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái được trình bày ở bảng 4.8.
  51. 44 Bảng 4.8: Tình hình mắc bệnh trên lợn nái tại trại Chỉ tiêu Số nái Số nái mắc bệnh Tỷ lệ (%) Tên bệnh theo dõi (con) (con) Viêm tử cung 5 8,33 Viêm phổi dính sườn 3 5,00 60 Bại liệt sau đẻ 1 1,66 Viêm vú 3 5,00 Sót nhau 2 3,33 Bảng 4.8. cho thấy: Bệnh viêm tử cung là hay gặp nhất với 5 nái mắc bệnh (chiếm 8,33%) nguyên nhân thường do quá trình đẻ phải can thiệp làm tổn thương niêm mạc tử cung; 3 nái mắc viêm phổi dính sườn, chiếm 5%, nguyên nhân sức đề kháng của lợn kém, công tác vệ sinh chưa được tốt; 3 nái bị viêm vú (chiếm 5%), nguyên nhân do tắc sữa, kế phát từ bệnh sót nhau; 2 nái bị sót nhau (3,33%) nguyên nhân là do nái bị viêm tử cung và co bóp tử cung yếu; 1 nái mắc bệnh bại liệt sau đẻ chiếm 3,33%, nguyên nhân là do quá trình thủ thuật kéo thai quá mạnh, gây tổn thương thần kinh tọa ảnh hưởng đến đám rối hông khum. Dưới sự hướng dẫn của kỹ sư trại, em đã trực tiếp tham gia điều trị cho các lợn mắc bệnh trên, kết quả điều trị được thể hiện ở bảng 4.9. Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh trên lợn nái tại trại Chỉ tiêu Liệu Liều Số lợn Tỷ lệ Thuốc điều Số lợn khỏi trình dùng điều trị khỏi trị bệnh (con) Tên bệnh (ngày) (ml) (con) (%) Cefquinom 3 20 Viêm tử cung 5 4 80,00 Hanprost 2 2 Viêm phổi dính Tylosin 3 5 3 3 100 sườn B-complex 3 10 Viêm vú Cefquinom 3 20 3 3 100 Cefquinom 3 20 Sót nhau 2 2 100 Oxytoxin 3 2 Bại liệt sau đẻ Loại 1 con
  52. 45 Bảng 4.9. cho thấy: Số lượng lợn nái mắc bệnh viêm tử cung được điều trị là 5 con, dùng kháng sinh Cefquinon với liều 20ml/con/lần trong 3 ngày liên tục, dùng hanprost để đẩy dịch viêm ra ngoài với liều 2ml/con/lần, kết hợp với thụt rửa ngày 2 lần, kết quả điều trị khỏi 4/5, đạt 80%, còn 1 con nái viêm quá nặng, ảnh hưởng đến quá trình sinh sản sau này nên tiến hành bán loại. Đối với bệnh viêm phổi dính sườn (APP), tiến hành điều trị 3 con, dùng Tylosin liều 5ml/con, liên tục trong 3 ngày, kết hợp với thuốc bổ B - complex, kết quả điều trị khỏi 3/3, đạt 100%, bệnh viêm vú, tiến hành điều trị 3 con, dùng Cefquinom liều 20ml/con/lần, ngoài ra kết hợp chườm đá lạnh vùng vú và tiến hành vắt cho tia sữa không bị tắc, kết quả điều trị khỏi 3/3 đạt 100%, bệnh sót nhau, điều trị 2 con, dùng Oxytoxin liều 2ml/con/lần để đẩy hết nhau ra, trường hợp không đẩy được câng tiến hành thủ thuật bóc nhau, rồi tiêm kháng sinh Cefquinom liều 20ml/con/lần và kết hợp thụt rửa tử cung 3 - 5 ngày, kết quả điều trị khỏi 2/2 đạt 100%. Riêng bệnh bại liệt sau đẻ, em đã tiến hành bón cho lợn mẹ ăn và uống nước kết hợp tiêm thuốc bổ B - complex liều 10ml/lần để giữ lợn mẹ đến khi cai sữa lợn con rồi bán loại. 4.2.5. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn con theo mẹ Kết quả chẩn đoán bệnh trên đàn lợn con được trình bày ở bảng 4.10. Bảng 4.10: Tình hình mắc bệnh trên lợn con theo mẹ Chỉ tiêu Số lợn con theo Số lợn con mắc Tỷ lệ Tên bệnh dõi (con) bệnh (con) (%) Bệnh đường hô hấp 36 5,33 675 Bệnh đường tiêu hóa 68 10,07 Qua bảng 4.10. cho thấy: Số lượng lợn con mắc bệnh là 104 con, chiếm 15,70%. Trong đó có 36 lợn con bị bệnh đường hô hấp, chiếm 5,33%, 68 lợn con bị bệnh đường tiêu hóa, chiếm 10,07%. Dưới sự hướng dẫn của kỹ sư trại, em đã trực tiếp tham gia điều trị cho lợn con bị bệnh, kết quả được thể hiện ở bảng 4.11.
  53. 46 Bảng 4.11: Kết quả điều trị bệnh trên lợn con Số lợn Chỉ tiêu Liệu Số lợn Thuốc điều Liều dùng khỏi trình điều trị Tỷ lệ trị (ml) bệnh Tên bệnh (ngày) (con) (%) (con) Bệnh đường Han-tuxin 1 1 36 29 80,55 hô hấp Tylosin 3 2 Tiacolis Trộn đều vào Bệnh đường Atropin 5 thức ăn 68 56 82,35 tiêu hóa (1ml/con) Qua bảng 4.11. cho thấy: Lợn con tại trại thường mắc 2 bệnh phổ biến là họi chứng hô hấp và hội chứng tiêu chảy, trong đó bệnh lợn con mắc hội chứng tiêu chảy chiếm tỉ lệ cao hơn. Trong quá trình điều trị, em đã dùng thuốc điều trị là kháng sinh Tiacolis kết hợp với thuốc co mạch atropin để giảm nhu động ruột, có thể kết hợp thêm thuốc bổ B - complex pha với dung dịch muối 0,9% truyền xoang bụng nhằm bổ sung nước cho lợn con. Kết quả điều trị khỏi bệnh đạt 82,35% tương ứng với 56 con khỏi trong tổng số 68 con được điều trị. Đối với bệnh suyễn có 36 con được điều trị bằng Han - tuxin, một loại kháng sinh mạnh, tác dụng lâu nên dùng 1 lần duy nhất. Bên cạnh đó, em bổ sung thêm thuốc bổ là B - complex, với liều 2ml/con/lần. Kết quả điều trị khỏi 29/36 con, chiếm 80,55%. 4.2.6. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn thịt Dưới sự hướng dẫn của kỹ sư trại, em đã trực tiếp tham gia chẩn đoán và điều trị cho lợn thịt bị bệnh, kết quả được thể hiện trong bảng 4.12.
  54. 47 Bảng 4.12. Kết quả điều trị bệnh trên lợn thịt Số lợn Số lợn Chỉ tiêu Liệu Thuốc điều Liều dùng điều khỏi trình Tỷ lệ trị (ml) trị bệnh Tên bệnh (ngày) (%) (con) (con) Suyễn lợn Han-tuxin 1 1 (Mycoplasma) Tylosin 5 2 44 39 88,63 Tiacolis Trộn đều Hội chứng tiêu chảy 5 vào thức ăn 86 73 84,88 (E. coli) Atropin (1ml/con) Viêm khớp Penstrep 5 1 23 20 86,95 (Streptococus suis) Cefquinom 3 1 Qua bảng 4.12. cho thấy: Điều trị khỏi 73 con trong tổng số 86 con điều trị đạt kết quả 84,88%. Bệnh suyễn khỏi 39 con trong tổng số 44 con điều trị đạt kết quả 88,63% và bệnh viêm khớp đạt 86,95% khỏi 20 trên tổng số 23 con điều trị 4.2.7. Kết quả thực hiện một số công tác khác Ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng, trị bệnh cho lợn, em còn được tham gia một số công việc khác, kết quả được trình bày ở bảng 4.13. dưới đây Bảng 4.13. Kết quả thực hiện một số công tác khác Số lượng Kết quả (an toàn) TT Nội dung (con) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Khâu lòi rom cho lợn thịt 7 7 100 2 Chuyển nái cai sữa sang chuồng bầu 60 60 100 3 Chuyển lợn con cai sữa về chuồng cai 1,887 1,887 100 4 Thiến lợn 304 304 100 5 Mài nanh, cắt đuôi 559 559 100 6 Tiêm Fe - Dextran - B12 559 559 100 7 Bấm tai 257 257 100 8 Mổ hecni 48 46 95,8
  55. 48 Kết quả bảng 4.13. cho thấy: Trải qua quá trình thực tập, em đã có cơ hội học hỏi rất nhiều. Cụ thể, em đã thực hiện 7 lần khâu lòi rom cho lợn thịt (100% an toàn), chuyển lợn nái cai sữa 60 con sang chuồng bầu, chuyển lợn con cai sữa 1,887 xuống chuồng cai sữa, thiến 304 con lợn (100% an toàn), mài nanh và cắt đuôi cho 559 lợn con (100% an toàn), tiêm Fe - Dextran - B12 cho 559 lợn con, (100% an toàn), bấm tai cho 257 lợn con (100% an toàn), mổ hecni cho 48 con lợn, kết quả an toàn 46/48 con (đạt 95,8%). Qua đó, em thấy tự tin và vững vàng hơn, chuyên môn cũng như tay nghề được nâng cao, đây là những kinh nghiệm cơ sở và rất hữu ích cho công việc sau này của em.
  56. 49 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận . Qua thời gian thực tập tại trại, em xin đưa ra một số kết luận như sau: * Về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn: - Tham gia chăm sóc và nuôi dưỡng 60 lợn nái, 703 lợn con theo mẹ, 2792 lợn con sau cai sữa và 840 lợn thịt. - Thực hiện đỡ đẻ cho 60 lợn nái, mổ hecni 48 con, tiêm Fe - Dextran - B12 559 con, bấm tai 257 con, mài nanh, cắt đuôi 559 con. * Về công tác phòng bệnh: - Thực hiện quy trình vệ sinh, sát trùng chuồng trại hàng tuần theo quy định. - Tiêm vắc xin phòng bệnh: cầu trùng cho 665 con, suyễn + glaser mũi 1 658 con, suyễn + glaser mũi 2 cho 641 con, tai xanh 626 con, tỉ lệ an toàn đều đạt 100%. * Về công tác chẩn đoán, điều trị bệnh: - Lợn nái: mắc bệnh viêm tử cung là 5 nái (chiếm 8,33%), điều trị khỏi 4 con (đạt 80%), nái bị APP là 3 (chiếm 5,00%), điều trị khỏi 3 (đạt 100%), nái bị viêm vú là 3 (chiếm 5,00%), điều trị khỏi 3 (đạt 100%), nái bị sót nhau là 2 (chiếm 3,33%), điều trị khỏi 2 (đạt 100%). - Lợn thịt: mắc bệnh suyễn là 44 con điều trị khỏi 39 con (đạt 88,6%), hội chứng tiêu chảy là 86 con điều trị khỏi 73 con (đạt 84,8%), viêm khớp là 23 con điều trị khỏi 20 con (đạt 86,9%). - Lợn con theo mẹ: mắc bệnh suyễn là 36 con điều trị khỏi 29 con (đạt 74,3%), tiêu chảy là 68 con điều trị khỏi 56 con (đạt 82,3%). 5.2. Đề nghị Qua thời gian thực tập tại trại, em có một số đề nghị sau: - Cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn nái để giảm tỷ lệ lợn nái mắc các bệnh về sinh sản.
  57. 50 - Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ, có thao tác đỡ đẻ khoa học để giảm bớt tỷ lệ mắc các bệnh về đường sinh sản ở lợn nái. - Nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y tiếp tục tạo điều kiện cho các sinh viên khóa sau về các trại thực tập để có được nhiều kiến thức thực tế và nâng cao tay nghề trước khi ra trường.
  58. 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh lợn nái - lợn con - lợn thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Pierre Brouillt, Bernarrd Farouilt (2003), Điều trị viêm vú lâm sàng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Trần Minh Châu (1996), Một trăm câu hỏi về bệnh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Trần Thị Dân (2004), Sinh sản lợn nái và sinh lý lợn con, Nxb Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh. 5. Đoàn Kim Dung, Lê Thị Tài (2002), Phòng và trị bệnh lợn nái để sản xuất lợn thịt siêu nạc xuất khẩu, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 6. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đe sai con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 7. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Giáo trình sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 8. Dwane R., Zimmernan Edepurkhiser (1992), Quản lý lợn nái, lợn hậu bị để có hiệu quả, Nxb Bản đồ. 9. Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Mạnh Hà, Trần Huê Viên, Phan Văn Kiểm (2003), Giáo trình Truyền giống nhân tạo vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 10. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2002), “Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, tập II, tr.4452. 11. Trương Lăng (2000), Hướng dẫn điều trị các bệnh lợn, Nxb Đà Nẵng. 12. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan trọng ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 13. Lê Hồng Mận (2002), Chăn nuôi lợn nái sinh sản ở nông hộ, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
  59. 52 14. Lê Văn Năm (2013), Phòng và trị bệnh ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 15. John Nichl (1992), Quản lý lợn nái và hậu bị để sinh sản có hiệu quả, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 16. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Hà Thị Hảo, Trần Thanh Vân (2004), Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 17. Nguyễn Ngọc Phụng (2005), Công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi lợn, Nxb lao động xã hội, Hà Nội. 18. Hoàng Thị Phi Phượng, Phạm Thị Thanh Hoa, Nguyễn Thị Hương, Phạm Thị Thúy, Trần Thanh Huyền (2013), Ảnh hưởng của chế phẩm bột Mistral đến khả năng tăng trọng và hiệu quả phòng bệnh ở lợn con theo mẹ, Viện chăn nuôi. 19. Lê Văn Tạo, Khương Bích Ngọc, Nguyễn Thị Vui, Đoàn Băng Tâm (1993), “Nghiên cứu chế tạo vắc xin E. coli uống phòng bệnh phân trắng lợn con”, Tạp chí Nông nghiệp Thực phẩm, số 9, tr. 324 - 325. 20. Ngô Nhật Thắng (2006), Hướng dẫn chăn nuôi và phòng trị bệnh cho lợn, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. 21. Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh (1993), Thụ tinh nhân tạo cho lợn ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 22. Nguyễn Văn Trí (2008), Hỏi đáp kỹ thuật chăn nuôi lợn nái sinh sản ở hộ gia đình, Nxb Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội. 23. Trần Thanh Vân, Nguyễn Thị Thúy Mỵ, Mai Anh Khoa, Bùi Thị Thơm, Nguyễn Thu Quyên, Hà Thị Hảo, Nguyễn Đức Trường (2017), Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 24. Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Lê Văn Lãnh, Đỗ Ngọc Thúy (2012), Bệnh truyền nhiễm thú y, Nxb Nông nghiệp, tr. 398 - 407. II. Tài liệu tiếng Anh 24. Smith B. B., Martineau G., Bisaillon A. (1995), “Mammary gland and lactaion probltôis”, In disease of swine, 7th edition, Iowa state university press, p. 40 - 57. 25. Taylor D. J. (1995), Pig diseases 6th edition, Glasgow university.
  60. MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP Hình 1: Xả tinh lợn Hình 2: Bio-B.Complex Hình 3: Mycocin-100
  61. Hình 4: Bio-Bromhexine Hình 5: Han - Tuxin Hình 6: Một số loại thuốc khác