Đồ án Phân tích hiệu quả chống ngập của Dự án vệ sinh môi trường TP.HCM thuộc lưu vực Nhiêu Lộc-Thị Nghè

pdf 172 trang thiennha21 13/04/2022 2670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Phân tích hiệu quả chống ngập của Dự án vệ sinh môi trường TP.HCM thuộc lưu vực Nhiêu Lộc-Thị Nghè", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_an_phan_tich_hieu_qua_chong_ngap_cua_du_an_ve_sinh_moi_tr.pdf

Nội dung text: Đồ án Phân tích hiệu quả chống ngập của Dự án vệ sinh môi trường TP.HCM thuộc lưu vực Nhiêu Lộc-Thị Nghè

  1. BM05/QT04/ĐT Khoa: Công nghệ sinh học – Thực phẩm – Môi trường PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN/ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (Phiếu này được dán ở trang đầu tiên của quyển báo cáo ĐA/KLTN) 1. Họ và tên sinh viên được giao đề tài: Mạch Thiên Kim MSSV: 1311090303 Lớp: 13DMT02 Ngành : Kỹ thuật môi trường Chuyên ngành : Quản lý môi trường Tên đề tài : Phân tích hiệu quả chống ngập của Dự án vệ sinh môi trường TP.HCM thuộc lưu vực Nhiêu Lộc-Thị Nghè 2. Các dữ liệu ban đầu : Các số liệu và thông tin về TP.HCM từ cổng điện tử của UBND; các số liệu và thông tin về Dự án Vệ sinh môi trường TP.HCM thuộc lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè (NL-TN) của Công ty Tư vấn CDM (Hoa Kỳ); các số liệu và thông tin về tình hình ngập, úng từ trang Web của Trung tâm Điều hành chống ngập; Quy hoạch chống ngập khu vực TP.HCM của Bộ NN&PTNT (2008, Quy hoạch 1547), Quy hoạch thoát nước TP.HCM đến năm 2020 (JICA, 2001), các số liệu và thông tin lên quan tới đề tài trên mạng internet, v.v 3. Các yêu cầu chủ yếu : (i) Nhận thức được hiệu ứng ngập nước đô thị, nguyên nhân và tác nhân gây hiệu ứng môi trường ngập nước ở TP.HCM và lưu vực NL-TN, bài học kinh nghiệm chống ngập ở Việt Nam và trên Thế giới. (ii) Nắm được cơ sở lý luận các giải pháp kiểm soát NNĐT. (iii) Cập nhật và phân tích diễn biến hiện trạng ngập, úng ở ở TP.HCM và lưu vực NL- TN. Đặc biệt là hạ tầng cơ sở thoát nước trong Dự án VSMT lưu vực NL-TN. (iv) Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả chống ngập và đề xuất điều chỉnh quy hoạch chống ngập trên cơ sở kết hợp kinh nghiệm chống ngập từ các nước khác trên Thế giới 4. Kết quả tối thiểu phải có: i) Phân tích quan hệ giữa điều kiện tự nhiên, tiến trình đô thị hoá và NNĐT ở TP.HCM và lưu vực NL-TN. Nghiên cứu tổng quan NNĐT và kinh nghiệm kiểm soát ngập ở Việt Nam và trên Thế giới
  2. BM05/QT04/ĐT ii) Phân tích nguyên nhân và tác nhân gây hiệu ứng môi trường chống ngập ở TP.HCM và lưu vực NL-TN. iii) Phân tích diễn biến và cập nhật hiện trạng ngập, úng và các giải pháp chống ngập đang triển khai ở TP.HCM và lưu vực NL-TN theo các giai đoạn: Trước, trong và sau khi thực hiện dự án VSMT lưu vực NL-TN. iv) Phân tích những tồn tại và bất cập và đánh giá hiệu quả đầu tư chống ngập ở TP.HCM và lưu vực NL-TN. Trong đó phân tích chi tiết về hiệu quả các kết cấu công trình của Dự án VSMT lưu vực NL-TN v) Đề xuất bổ sung các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chống ngập và điều chỉnh quy hoạch chống ngập hiện nay cho TP.HCM thích ứng với BĐKH và NBD trong tương lai. Ngày giao đề tài: 16/04/2017. Ngày nộp báo cáo: 16/07/2017. TP. HCM, ngày 25 tháng 4 năm 2017. Chủ nhiệm ngành Giảng viên hướng dẫn chính (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) TS. TRỊNH HOÀNG NGẠN Giảng viên hướng dẫn phụ (Ký và ghi rõ họ tên) i
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHỐNG NGẬP CỦA DỰ ÁN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TP.HCM LƯU VỰC NHIÊU LỘC-THỊ NGHÈ Ngành: MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : TS. Trịnh Hoàng Ngạn Sinh viên thực hiện : Mạch Thiên Kim MSSV: 1311090303 Lớp: 13DMT02 TP. Hồ Chí Minh, 2017
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN IV LỜI CẢM ƠN V DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VI DANH MỤC BẢNG BIỂU VIII DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ IX LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ DỰ ÁN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG THUỘC LƯU VỰC NHIÊU LỘC –THỊ NGHÈ 6 1.1 KHÁI QUÁT VỀ TP.HCM 6 1.1.1. Vị trí địa lý 6 1.1.2 Điều kiện tự nhiên 7 1.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội và quy hoạch phát triển TP.HCM 18 1.1.4 Quá trình đô thị hoá, tiềm năng và thách thức ngập nước đô thị của TP.HCM 22 1.2 TÓM TẮT DỰ ÁN VSMT THUỘC LƯU VỰC NL-TN 23 1.2.1 Lưu vực kênh NL-TN 23 1.2.2. Các hạng mục thoát nước trong lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè 24 1.2.3 Dự án Vệ Sinh Môi Trường TPHCM, lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè 27 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CHỐNG NGẬP ĐÔ THỊ VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 37 2.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CHỐNG NGẬP ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI 37 2.1.1 Diễn biến ngập nước đô thị trên Thế giới 37 2.1.2. Nguyên nhân gây ngập các thành phố lớn trên thế giới 40
  5. 2.1.3. Nghiên cứu quản lý rủi ro ngập nước đô thị trên Thế giới 41 2.1.4 Kinh nghiệm kiểm soát ngập nước đô thị trên Thế giới: 42 2.2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU NGẬP NƯỚC ĐÔ THỊ CỦA VIỆT NAM 44 2.2.1 Diễn biến ngập nước đô thị ở Việt Nam 45 2.2.2. Nguyên nhân gây ngập các thành phố lớn ở Việt Nam 47 2.2.3. Giải pháp chống ngập cho các thành phố lớn ở Việt Nam 48 2.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG NGẬP ĐÔ THỊ 49 2.3.1. Một số khái niệm về ngập nước đô thị 49 2.3.2. Các phương pháp tính toán 52 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHỐNG NGẬP CỦA DỰ ÁN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TP.HCM THUỘC LƯU VỰC NHIÊU LỘC-THỊ NGHÈ 61 3.1 DIỄN BIẾN NGẬP NƯỚC ĐÔ THỊ TP.HCM VÀ LƯU VỰC NL-TN 61 3.2 DIỄN BIẾN NGẬP CÁC GIAI ĐOẠN TRƯỚC, TRONG VÀ SAU KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN 61 3.3 PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN GÂY NGẬP NƯỚC Ở TP.HCM VÀ LƯU VỰC NL-TN 78 3.3.1 Nguyên nhân gây ngập nước ở TP.HCM 78 3.3.2 Nguyên nhân gây ngập nước ở lưu vực NL-TN 80 3.4 HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG TIÊU, THOÁT NƯỚC LƯU VỰC NL-TN SAU KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN 83 3.4.1 Các giải pháp công nghệ: 83 3.4.2 Giải pháp công nghệ xây dựng cống kiểm soát triều Thị Nghè 84 3.5. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CHỐNG NGẬP DỰ ÁN VSMT LƯU VỰC NL-TN 88 3.5.1 Hiệu quả kiểm soát triều 88 3.5.2 Hiệu quả tiêu, thoát nước mưa, 89 3.5.3 Hiệu quả về môi trường và chất lượng nước 94 3.5.4 Hiệu quả về cảnh quan đô thị 96 CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT BỔ SUNG CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHỐNG NGẬP CHO TP.HCM VÀ LƯU VỰC NHIÊU LỘC –THỊ NGHÈ 100 4.1 CƠ SỞ KHOA HỌC 100 i
  6. 4.2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CHỐNG NGẬP: 103 4.2.1 Đánh giá chung về hiệu quả chông ngập của TP.HCM 103 4.2.2 Nhận xét về hiệu quả chống ngập của Cống ngăn triều Thị Nghè và kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè 104 4.2.3 Nhận xét về hiệu quả chống ngập khi xây dựng 6 cống ngăn triều của Quy hoạch 1547 104 4.2.4 Những tồn tại của giải pháp chống ngập đã và đang thực hiện 104 4.3 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ GIẢM NHẸ RỦI RO NGẬP NƯỚC ĐÔ THỊ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG 114 4.3.1 Đề xuất giải pháp phi công trình 114 4.3.2 Đề xuất giải pháp công trình 122 4.5 CÁC GIẢI PHÁP KHÁC 128 4.5.1 Xây dựng cơ sở dữ liệu về nước và môi trường nước 128 4.5.2 Xây dựng cốt nền cho phát triển đô thị 129 4.5.3 Quan trắc lún nền 129 4.5.4 Học tập kinh nghiệm chống ngập ở trong và ngoài nước 130 4.5.5 Xây dựng bản đồ cảnh báo lũ, lụt cho TP.HCM 130 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 132 I. KẾT LUẬN 132 1.1 Những thành công của đề tài: 132 1.2 Những hạn chế của đề tài: 133 II. KIẾN NGHỊ 133 TÀI LIỆU THAM KHẢO: 135 TIẾNG VIỆT 135 TIẾNH ANH 137 1 QUYẾT ĐỊNH 589/QĐ-TTG 2 ii
  7. QUYẾT ĐỊNH 1547/QĐ-TTG 9 iii
  8. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung nghiên cứu, kết quả trong đồ án này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các thông tin, nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung đồ án của mình. Trường đại học HUTECH không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có). TP. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 06 năm 2017 iv
  9. LỜI CẢM ƠN Trong suốt 4 năm được học tập và rèn luyện ở trường đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã học được rất nhiều điều không chỉ là kiến thức mà còn là những kỹ năng, những trải nghiệm thú vị. Việc thực hiện đồ án tốt nghiệp là một bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự hoàn thành con đường học vấn mà bản thân mình đã đề ra. Nó không chỉ giúp sinh viên rà soát lại nền kiến thức được học mà còn cung cấp cho chúng ta cách nhìn nhận sự việc ở nhiều khía cạnh khác nhau, thực tế hơn và khách quan hơn. Sự tiếp xúc, quan sát môi trường làm việc thực tế còn giúp ta có dịp học hỏi và rèn luyện thêm cho mình những kỹ năng, trải nghiệm cần thiết. Được thưc hiện đồ án tốt nghiệp tại trường đại học Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn tận tâm của các thầy cô là điều may mắn, là sự vinh dự cho bản thân tôi. Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp với đề tài “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến: - Ban lãnh đạo Khoa Công nghệ sinh học – Thực phẩm – môi trường, quý thầy cô đã trang bị cho chúng tôi kiến thức trong suốt quá trình học tập tại trường. - Giáo viên hướng dẫn thầy Trịnh Hoàng Ngạn đã tạo điều kiện, tận tình hướng dẫn chỉ bảo cho tôi hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp này. Do kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh khỏi những thiếu sót trong cách hiểu, lỗi trình bày. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và Ban lãnh đao để đồ án tốt nghiệp của mình đạt được kết quả tốt hơn. Một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới mọi người. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 6 năm 2017 v
  10. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADB Asia Development Bank - Ngân hàng phát triển Châu Á ATNĐ Áp thấp nhiệt đới Bộ TN&MT Bộ Tài nguyên và Môi trường Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn CLN Chất lượng nước CD Chart Datum – Hệ cao độ ròng Sat (Low Lowoust Water Level) ĐATN Đồ án tốt nghiệp ĐBCSL Đồng bằng sông Cửu Long ĐTM Đồng Tháp Mười GDP Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội GIS Geographical Information System - Hệ thống thông tin địa lý HD Hệ cao độ Hà Tiên - Hansi Datum HN-72 Hệ cao độ Hòn Dấu (Hải Phòng) KSL Kiểm soát lũ KTTV Khí tượng Thuỷ văn KTXH Kinh tế xã hội MDMP Mekong Delta Master Plan - Quy hoạch tổng thể ĐBSCL MDP 2013 Mekong Delta Plan 2013 – Kế hoạch ĐBSCL 2013 MĐNB Miền Đông Nam bộ MRC Mekong River Commission - Uỷ hội sông Mekong MSL Mực nước biển trung bình MNTCN Mực nước đỉnh triều cao nhất NBD Nước biển dâng vi
  11. NL-TN Nhiêu Lộc - Thị Nghè QCVN Quy chuẩn Việt Nam TBNN Trung bình nhiều năm TGLX Tứ giác Long Xuyên TGHT Tứ giác Hà Tiên TP Thành phố TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTĐHCN Trung tâm điều hành chống ngập UNDP Chương trình phát triển Liên hợp quốc UNICEF United Nations Children’s Fund - Quỹ trẻ em Liên hợp quốc USD United State Dollar (đô la Mỹ) VCĐ Vàm Cỏ Đông VCT Vàm Cỏ Tây VN-2000 Hệ cao độ Nhà nước Viện KHTLMN Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam Viện QHTLMN Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam vii
  12. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Tổng hợp số liệu khí tượng trung bình tháng tại trạm Tân Sơn Hòa - TPHCM. 9 Bảng 1.2 Thông số kỹ thuật các kênh, rạch vùng trung tâm TP. 11 Bảng 1.3 Mực nước sông thấp nhất các tháng trong năm của sông Sài Gòn 13 Bảng 1.4 Mực nước cao nhất các tháng trong năm của sông Sài Gòn 13 Bảng1.5 Lượng mưa lớn nhất theo thời đoạn trạm Tân Sơn Nhất 17 Bảng 1.6 Thống kê số trận mưa có cường độ trên 100mm trong vòng 3 giờ 18 Bảng 1.7 Diễn biến dân số của TP.HCM 18 Bảng 1.8 Hiện trạng sử dụng đất tại TPHCM 20 Bảng 1.9 Mật độ cống trên lưu vực NL - TN 27 Bảng 2. 1 Nhóm đất theo phân loại thuỷ văn 56 Bảng 2. 2 Quan hệ giữa độ ẩm nhóm đất và lượng tổn thất dòng chảy 58 Bảng 3. 1 Tình hình ngập, úng trên địa bàn TP.HCM năm 2009, thời kỳ các dự án chống ngập đang thi công 68 Bảng 3. 2 So sánh các điểm ngập của năm 2011 so với cùng kỳ các năm 2008,2009, 2010 70 Bảng 3. 3 Phân bố địa hình lưu vực NL-TN 81 Bảng 3. 4 Tổng hợp chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của phương án kiến nghị chọn 85 Bảng 3. 5 Đỉnh trìều tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn 88 Bảng 3. 6 Các kịch bản NBD theo các thời kỳ 89 Bảng 3. 7 Thông số kỹ thuật hệ thống kênh thoát nước lưu vực NL-TN sau khi thực hiện dự án so sánh trước khi thực hiện dự án 89 Bảng 3. 8 Thống kê xu thế mưa trận theo chu kỳ thời gian 92 viii
  13. DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ Hình 1.1 Vị trí TP.HCM trong bản đồ Việt Nam 6 Hình 1.2. Bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh 6 Hình 1.3. Sự tạo thành chu kỳ thủy triều 16 Hình 1.4 Bản đồ quy hoạch xây dựng TP.HCM năm 2025 22 Hình 1.5 Khu đô thị vệ tinh của TP.HCM 22 Hình 1.6 Sơ đồ mặt bằng tuyến kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè 24 Hình 1.7 Lưu vực kênh NL-TN (màu hồng) nằm trong vùng trung tâm thành phố 25 Hình 1.8 Cống ngăn triều Thị Nghè và trạm bơm chống ngập (ảnh bên phải) và mặt bằng cống, nhìn từ trên cao và nhìn từ phía sông Sài Gòn (ảnh bên trái) 29 Hình 1.9 Sơ đồ tổng thể dòng chảy kết hợp nước mưa và nước thải 32 Hình 1.10 Mặt cắt dọc đường ồng vượt sông 34 Hình 2. 1 Cảnh ngập, lụt đô thị ở Ấn Độ 37 Hình 2. 2 Cảnh ngập, lụt ở Hà Lan trong trận lũ 1953 38 Hình 2. 3 Cảnh ngập, lụt trong thành phố New Orleans, Loisiana, Hoa Kỳ 38 Hình 2. 4 Dưới chân tháp Effene là biển nước mênh mông 39 Hình 2. 5 Quỹ đạo của bão hoạt động trên biển Đông 44 Hình 2. 6 Đường Nguyễn Chí Thanh bị ngập sâu 45 Hình 2. 7 Nước ngập trên đường phố Đà Nẵng 45 Hình 2. 8 Ngập lụt ở Huế năm 1999 46 Hình 2. 9 Hình ảnh đường phố trung tâm thành phố bị ngập do triều cường 46 Hình 2. 10 Ngập, lụt tại trung tâm thành phố Long Xuyên do trận lũ lịch sử xảy ra trên sông Mekong năm 2000 47 Hình 2. 11 Triết lý của Hệ thống tiêu thoát nước đô thị bền vững - SUDS 50 Hình 2. 12 Đồ thị mô tả các biến số có tổn thất dòng chảy trong phương pháp SCS 55 Hình 3. 1 Bản đồ phạm vi ngập, lụt của TP.HCM vào năm 2000 64 Hình 3. 2 Cảnh ngập lụt tại TP.HCM ngày 26/11/2007. 67 ix
  14. Hình 3. 3 Vị trí các điểm ngập do mưa ở TPHCM 76 Hình 3. 4 Cảnh ngập ngã tư Hàng Xanh, quận Bình Thạnh 76 Hình 3. 5 Cảnh ngập trên đường Nguyễn Xí, quận Bình Thạnh 77 Hình 3. 6 Nguyên nhân và bản chất của thực trạng ngập, úng ở TP,HCM 80 Hình 3. 7 Cống ngăn triều Thị Nghè 84 Hình 3. 8 Sơ đồ mặt bằng kênh NL-TN 84 Hình 3. 9 Biểu đồ thống kê các trận mưa có vũ lượng lớn theo thời đoạn 180 phút hàng năm tại trạm Tân Sơn Nhất trong giai đoạn 50 năm từ 1952 đến 2004 92 Hình 3. 10 Bản đồ thể hiện diện tích bê-tông hóa bề mặt và nhiệt độ tối đa bề mặt 94 Hình 3. 11 Cảnh quan 2 bờ kênh Nhiêu Lộc -Thị Nghè 97 Hình 3. 12 Cảnh quan kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè hiện nay buổi chiều tà và khi sáng sớm (2017) 98 Hình 4. 1 Các yếu tố tác động do BĐKH và NBD tới ngập, úng của TP.HCM 102 Hình 4. 2 Người dân ở khu Thanh Đa - Bình Quới (Bình Thạnh) đã quen thuộc với cảnh ngập do triều cường xảy ra trong năm 105 Hình 4. 3 Hình ảnh tiêu biểu cho tình trạng ngập triều trong các con hẻm và đường phố ở vùng trũng ở TP.HCM 106 Hình 4. 4 Nền hà thấp hơn mặt đường 107 Hình 4. 5 Cảnh sân bay Tân Sơn Nhất ngập nước tối 26-8 108 Hình 4. 6 Bản đồ địa hình huyện Cần Giờ 109 Hình 4. 7 Quy trình quản lý và giảm nhẹ thiên tai lũ, lụt 119 Hình 4. 8 Một bãi đậu xe trên đường lắp gạch ca rô để tăng khả năng thấm nước 123 Hình 4. 9 Một giải pháp thu trữ nước mưa trên mái 124 Hình 4. 10 Thu trữ nước mưa cũng là giải pháp phòng chống ngập, lụt đô thị hiệu quả 125 Hình 4. 11 Hầm thu trữ nước mưa dưới các công viên 125 Hình 4. 12 Tự nhiên hóa kè sông 127 x
  15. “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” LỜI MỞ ĐẦU 1/ Đặt vấn đề: Tình trạng ngập úng tại các đô thị được xem là một trong những hiện tượng mang tính quy luật trong quá trình phát triển đô thị tại Việt Nam. Trong những thập kỷ gần đây, đã có không ít thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần do ngập úng gây ra cho con người trên khắp thế giới. Mật độ dân số tăng cao, quá trính đô thị hóa xảy ra ngày càng nhanh, diện tích đất bị bê tông hóa theo thời gian là những nguyên nhân khiến cho tình trạng ngập úng cục bộ diễn ra ngày càng phức tạp và khó kiểm soát. Điều này làm ảnh hường không ít đến sản xuất, sinh hoạt của người dân cũng như tác động không nhỏ đến môi trường và sức khỏe con người, các loài sinh vật. Cùng với sự biến đổi khí hậu, hiện trạng ngập úng cục bộ tại nước ta đã và đang là vấn đề nổi bật cần được quan tâm, nhất là ở các thành phố lớn. Để chủ động đối phó với tình trạng ngập úng trên địa bàn, TP.HCM đã có những đầu tư không nhỏ về công sức và tiền bạc. Việc chi hơn 24.300 tỷ đồng cho dự án vệ sinh môi trường 2 giai đoạn đã thể hiện phần nào sự quan tâm chú trọng của nhà nước trong việc giải quyết vấn đề này. Cảnh quan đô thị đã có thêm diện mạo mới nhưng người dân địa phương ở một số nơi vẫn còn sống trong tâm trạng lo lắng đường xá vẫn bị ngập nước do tình trạng ngập úng đã diễn biến phức tạp hơn. Hiện nay dự án vệ sinh môi trường TP.HCM giai đoạn 1 vừa hoàn thành cụ thể là việc lắp tuyến cống bao nằm dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, đào đường lắp đặt tuyến cống thoát nước, xây dựng trạm bơm nước, nạo vét bùn và đóng cừ bê tông kè hai bên bờ kênh. Đây là 1 dự án có quy mô lớn, được thực hiện trong thời gian dài. Bên cạnh hiệu quả mà dự án mang lại, thành phố Hồ Chí Minh vẫn đang phải đối mặt với những bất cập xảy ra sau đó. Chẳng hạn như tuy tổng số điểm ngập đã giảm nhưng những điểm còn lại đều ngập ở mức độ nghiêm trọng hơn. Điều đó đã gây nên không ít tò mò cho các nhà khoa học trong và ngoài nước về nguyên nhân của sự việc này. Chúng ta vẫn thấy được kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè hôm nay rất đẹp với cảnh quan trong lành và mát mẻ nhưng không ai khẳng định rằng khu vực xung quanh dòng kênh này đã hết ngập hoàn toàn. Việc thực hiện đồ án tốt nghiệp với đề tài: Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi 1
  16. “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc-Thị Nghè” nhằm cung cấp 1 cách nhìn cụ thể hơn về những mặt đã làm được và những hạn chế còn tồn đọng trong cách thức thực hiện dự án nhằm khắc phục tình trạng ngập úng này. 2. Tính cấp thiết của đề tài: Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở hạ lưu lưu vực sông Đồng Nai giáp với biển Đông, nơi có địa hình thấp, khá bằng phẳng với gần 75% diện tích có cao độ dưới 2m, chịu tác động trực tiếp của dòng chảy lũ từ thượng lưu thông qua các sông Đồng Nai, Sài Gòn cũng như những tác động trực tiếp từ triều biển Đông nên thường xuyên xảy ra tình trạng ngập úng. Những năm gần đây khu vực TP.HCM có những sự thay đổi về điều kiện thời tiết: triều cường tại nhiều điểm liên tục lập đỉnh mới, mùa mưa kéo dài và diễn biến bất thường hơn càng làm gia tăng áp lực đối với hệ thống thoát nước cũ kỹ, diện tích ngập úng ngày càng mở rộng ở nhiều quận nội thành. Tình hình ngập úng từ trận mưa lớn những năm gần đây cho thấy người dân đô thị đã quen trong cảnh đi lại, đẩy xe trong biển nước bẩn mênh mông. Những khu vực chênh lệch độ cao, nước mưa đổ về vùng trũng chảy xiết, bảng hiệu, xe máy và các thiết bị rời rạc bị cuốn trôi, người dân xung quanh ùa ra đường để chặn và kéo xe lên lề tạo nên một khung cảnh hỗn độn như một cuộc vật lộn giữa người và dòng nước. Mặt khác, việc tiếp xúc với nước bẩn thường xuyên sẽ gây ra các bệnh viêm nhiễm về da, ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống người dân. Mỗi khi mưa lớn, nước mưa cuốn trôi tất cả bụi và vi khuẩn từ nơi này đến nơi khác, tạo cơ hội cho các mầm bệnh lây lan gây nên dịch bệnh đe dọa an sinh của cả thành phố. Đại diện Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quốc gia, Bộ Xây dựng là ông Ngô Trung Hải đánh giá “Với những đô thị không chịu ảnh hưởng của thủy triều thì giải quyết ngập úng tương đối dễ. Chẳng hạn như ở Hà Nội, sẽ không quá khó khăn để giải quyết vấn đề ngập úng bởi thành phố nằm xa biển, xuôi hẳn về khu vực phía Nam nên lượng nước mưa sẽ đổ ra sông Hồng. Nếu thành phố hoàn thiện tất cả các giải pháp thoát nước đô thị thì sẽ khắc phục được ngập úng. Tuy nhiên, với những đô thị phải chịu ảnh hưởng của thủy triều như TP Hồ Chí Minh thì vấn đề sẽ không đơn giản như thế.” 2
  17. “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” Theo báo cáo của UBND TP Hồ Chí Minh, từ năm 2005 đến nay, thành phố đã chi khoảng 24.300 tỷ đồng để thực hiện các dự án chống ngập như nạo vét kênh rạch, xây dựng hệ thống thoát nước. Trong đó, vốn ngân sách khoảng 9.000 tỷ đồng, còn lại là nguồn vốn ODA. Nhưng nhận định của một số người dân ở đây thì dự án này chưa thực sự đạt hiệu quả. Thực tế cấp thiết, Tp.HCM cần có những nghiên cứu, báo cáo đánh giá tình trang ngập úng đô thị, xác định nguyên nhân gây ngập, phân vùng ngập, ý kiến đóng góp nâng cao khả năng thoát nước đô thị để làm cơ sở đề xuất các giải pháp chống ngập hiệu quả hơn cho tương lai. Để có thể từng bước thực hiện mục tiêu chống ngập cụ thể, ta cần có cái nhìn khách quan, hơn về những sự thay đổi mà dự án về sinh môi trường giai đoạn 1 mang lại. Vì vậy việc thực hiện đề tài “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” là hợp lý, rất cần thiết và đúng thời điểm. Kết quả nghiên cứu hy vọng sẽ đáp ứng yêu cầu bức xúc cần giải quyết phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) bền vững gắn với việc bảo vệ môi trường, sinh thái. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1 Mục tiêu tổng quát Bảo vệ sức khỏe và tài sản của cư dân trong vùng ngập úng và góp phần điều chỉnh chiến lược quản lý, giảm nhẹ rủi ro thiệt hại do ngập úng gây ra, đảm bảo phát triển KTXH bền vững cho Tp.HCM. Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường cũng như bảo về sự sống của chính mình nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững toàn diện. 3.2 Mục tiêu cụ thể Trên cơ sở phân tính tóm tắt tình trạng ngập úng trước khi thực hiện dự án VSMT lưu vực NL-TN. Tìm hiểu các giải pháp chống ngập đã và đang thực hiện bằng vốn ODA và vốn trong nước. Phân tích hiệu quả chống ngập sau khi hoàn thành dự án VSMT lưu vực NL-TN. Đánh giá những mặt tồn tại của dự án VSMT lưu vực NL-TN. Đề xuất bổ sung giải pháp giảm thiểu rủi ro ngập, úng lưu vực NL-TN 3
  18. “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” 4. Phương pháp nghiên cứu: Thu thập số liệu thông tin cần thiết liên quan tới đề tài tài từ các nguồn tư liệu chính thức, trên internet, báo chí v.v. Phân tích thống kê và phân tích tổng hợp các khu vực hay xảy ra ngập úng của thành phố So sánh lý thuyết và thực tiễn. So sánh quá khứ và hiện tại. So sánh giữa mục tiêu và kết quả. Điều tra, phỏng vấn kiểm chứng thực tế người dân sống dọc hai bờ kênh NL-TN. Thừa kế có chọn lọc các kết quả nghiên cứu trước đây Tham vấn, trao đổi với giáo viên hướng dẫn và các chuyên gia khác 5. Phạm vi, giới hạn và đối tượng nghiên cứu 5.1 Phạm vi nghiên cứu: Vùng nghiên cứu là diện tích Tp.HCM và vùng lân cận. Trong đó tập trung phân tích hiện trạng ngập nước khu vực các quận nội thành. 5.2 Giới hạn của đề tài: Tìm hiểu tình hình diễn biến ngập nước của các quận nội thành nằm trong khu vực NL-TN trước và sau khi thực hiện các dự án vệ sinh môi trường, đánh giá hiệu quả chống ngập của dự án này. Từ đó đề xuất bổ sung giải pháp giảm thiểu rủi ro ngập, úng lưu vực NL-TN. 5.3 Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống sông, kênh, rạch của thành phố Hồ Chí Minh và vùng dự án NL-TN. Các vị trí ngập nước trong vùng nội thành, hệ thống tiêu thoát nước và các giải pháp công trình chống ngập đã và đang thực hiện theo các dự án đầu tư bằng vốn trong và ngoài nước. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6.1 Ý nghĩa khoa học 4
  19. “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” Trên cơ sở phân tích diễn biến, tìm hiểu nguyên nhân của hiệu ứng ngập, úng đô thị những năm trước và sau khi thực hiện dự án. Từ đó, nhìn nhận sự thay đổi của tình hình ngập nước ở vùng NL-TN. Căn cứ vào đó, đề xuất những giải pháp được tính toán trên cơ sở lý thuyết khoa học, thực tiễn. Rõ ràng, khi lắp đặt tuyến cống thoát nước hai bên bờ kênh thì khả năng thoát nước sẽ được nâng cao. Mặt khác cống ngăn triều cũng đã được xây dựng để điều tiết lượng nước của kênh. Nguyên nhân khu vực NL-TN vẫn còn ngập cục bộ là vấn đề đã và đang được người dân và nhà nước quan tâm. Phương pháp nghiên cứu, so sánh giữa mục tiêu và kết quả dựa trên số liệu, thông tin đáng tin cậy có ý nghĩa khoa học cao. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn Vấn đề ngập nước đô thị không chỉ xảy ra ở TP.HCM mà còn ở các thành phố khác của Việt Nam nên “phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường” là đề tài mang tính thực tế cao. Là căn cứ vững chắc cho các nghiên cứu giải pháp chống ngập của trường HUTECH, rút ra những kinh nghiệm xương máu để góp phần xây dựng hoàn thiện hơn những dự án vệ sinh môi trường sau này. Rút ngắn đoạn đường hoàn thành mục tiêu chống ngập cho cả thành phố đến mức ngắn nhất. 7. Cấu trúc báo cáo Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, báo cáo chính có 4 chương: chương 1 khái quát về Tp.HCM, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, phương hướng phát triển và tóm tắt dự án VSMT thuộc lưu vực NL-TN. Chương 2 trình bày tổng quan nghiên cứu chống ngập đô thị và các phương pháp giảm ngập, lụt. Chương 3 phân tích hiện trạng ngập và các giải pháp chống ngập đã thực hiện vùng dự án lưu vực NL-TN, Xác định những tồn tại của dự án VSMT lưu vực NL-TN về giải pháp chống ngập. Chương 4 đề xuất bổ sung các giải pháp nâng cao hiệu quả chống ngập cho lưu vực NL-TN. Ngoài báo cáo chính, kèm theo các phụ lục hỗ trợ và tài liệu tham khảo. 5
  20. “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ DỰ ÁN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG THUỘC LƯU VỰC NHIÊU LỘC –THỊ NGHÈ 1.1 Khái quát về TP.HCM 1.1.1. Vị trí địa lý TP.HCM nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10010’ – 11010’ vĩ độ Bắc và 106022’ – 106045’ kinh độ Đông. Điểm cực Bắc là xã Phú Mỹ (huyện Cần Giờ), điểm cực Tây ở xã Thái Mỹ (huyện Củ Chi) và điểm cực Đông thuộc xã Tân An (huyện Cần Giờ). Chiều dài của Thành phố theo hướng Tây Bắc - Đông Nam là 150 km, theo chiều Tây - Đông là 75 km và có 12 km chiều dài bờ biển. Trung tâm Thành phố cách bờ biển Đông khoảng 59 km theo đường chim bay và cách Thủ đô Hà Nội 1730 km theo đường bộ về phía Nam. Thành phố có ranh giới với các địa phương như sau: phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, phía Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang (Nguồn Hình 1.1 Vị trí TP.HCM trong bản đồ Hình 1.2. Bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam 6
  21. “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” Theo số liệu công bố trên trang Web, cổng điện tử của Uỷ ban nhân dân (UBND), tổng diện tích tự nhiên của TP.HCM là 2.095 km2, chiếm 6,36% diện tích cả nước, với 24 đơn vị hành chính. Trong đó có 19 quận nội thành chiếm diện tích 442,13 km2 (bao gồm 12 quận mang tên số từ 1 đến 12 và 7 quận mang tên chữ gồm Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Bình, Bình Tân, Tân Phú và Thủ Đức) và 5 huyện ngoại thành rộng 1.652,88km2 (Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi, Cần Giờ và Hóc Môn). Hình 1.1 Mô tả bản đồ khu vực TP.HCM 1.1.2 Điều kiện tự nhiên 1.1.2.1 Địa hình và địa mạo TP.HCM có địa hình đa dạng, là khu vực chuyển tiếp giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ nên điều kiện tự nhiên đan xen giữa các thềm, bậc và dạng địa hình đồi dốc thấp ở phía Tây Bắc, Đông Bắc thành phố và địa hình thấp bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông rạch ở phía Nam, theo cao độ địa hình có thể phân thành ba vùng như sau: (a) Vùng 1: Có cao trình mặt đất dưới 2,0 m MSL: đây là vùng đồng bằng thấp, trũng, bị chua phèn ở phía Tây – Tây Nam thành phố, các vùng ven sông Đồng Nai, Sài Gòn và phần lớn diện tích huyện Nhà Bè, Cần Giờ. Do địa hình thấp, bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông rạch nên vùng này thường xuyên bị ngập nước và chịu tác động mạnh của chế độ thủy triều trong khu vực. (b) Vùng 2: Có cao độ mặt đất từ 2,0 – 5,0 m MSL: là khu vực chuyển tiếp giữa Vùng 1 và Vùng 3, vùng này bao gồm khu vực nội thành, các vùng tập trung dân cư ở các huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi và ở các cồn gò rải rác của Vùng 1. Hoạt động sản xuất chủ yếu là trồng rau màu, cây ăn trái và cây công nghiệp. (c) Vùng 3: Có cao độ mặt đất rừ 5,0 – 25,0 m MSL: tập trung ở các huyện Củ Chi, bắc Thủ Đức, các quận 9 và 12 là vùng tập trung dân cư. Bảng 1.1 thống kê địa hình theo diện tích và cao độ theo hệ VN.2000 (cao độ mặt chuẩn gốc tại trạm thuỷ văn Hòn Dấu, huyện Kiến An, Thành phố Hải Phòng, nơi chịu ảnh hưởng chế độ nhật triều biển Đông). d) Nhận xét: Nếu xem vùng đất thấp hơn cao độ +2,0m MSL thì có đến 60 - 70% diện tích của Thành phố có thể bị ảnh hưởng ngập nức do chế độ bthuỷ triều. 1.1.2.2 Địa chất và thổ nhưỡng: 7
  22. “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” Số liệu được thu thập từ kết quả nghiên cứu, khảo sát địa chất và thổ nhưỡng được thực hiện từ trước tới nay kết hợp kết quả khảo sát bổ sung của các chuyên gia Nhật (JICA) trong giai đoạn 1998-2000, cho thấy cấu tạo địa chất của khu vực nghiên cứu gồm lớp trầm tích Holocene có độ dày từ 2,5m đến 35m, nằm trên lớp trầm tích Pleistocene với chiều dày không thể xác định được do chiều sâu hố khoan lớn nhất chỉ là 50m. Chiều dày lớp trầm tích Holocene là khoảng 10 m, chạy dọc theo tuyến cống bao ở các quận 1, 4 và 5, nhưng ở quận 8 có chiều dày lớn hơn 20m. Lớp trầm tích Holocene là sét hữu cơ dẻo thấp hoặc cao, rất mềm, sét cát (hạt mịn dính) và lớp sét mịn hoặc lớp cát sét rời, rất rời. Lớp đất trầm tích này có khả năng chịu lực thấp. Theo bản đồ đất TP.HCM do Phân Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Nam (Sub-NIAPP) lập cho thấy đặc trưng thổ nhưỡng hình thành 17 loại đất, tập hợp trong 6 nhóm chính sau đây: Nhóm đất phù sa và phù sa trên nền phèn: Với tổng diện tích 12.573 ha, chiếm 6% diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố ven sông Đồng Nai, Sài Gòn, phía Bắc huyện Nhà Bè, Nam Bình Chánh. Đất phù sa thích hợp cho cây lúa nước (vùng thấp), rau màu (vùng cao). Nhóm đất xám : Với diện tích 45.696 ha (21,8%), phần lớn diện tích phân bố ở các vùng cao Củ Chi, Hóc Môn, Bắc Bình Chánh, Thủ Đức và các quận nội thành. Loại đất này thích hợp cho rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Đất đỏ vàng : Có diện tích không lớn 436 ha (2,1%) phân bố ở Thủ Đức, Củ Chi. Loại đất này thích hợp cho màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Nhóm đất phèn : Có tổng diện tích lớn nhất 108.474 ha, chiếm 51% diện tích tự nhiên, phân bố ở huyện Cần Giờ, Nam Bình Chánh, vùng trũng nông trường Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai, quận 2, quận 9. Đa phần là rừng ngập mặn, một số nằm sâu trong đất liền có đủ nước ngọt đã được cải tạo để trồng lúa, mía, nhà vườn. Đất mặn : Với diện tích 2,1% diện tích tự nhiên, phân bố ở Nam Bình Chánh, được sử dụng trồng lúa ở những nơi có nước tưới. Nhóm đất cát : Với diện tích 1.312 ha, chiếm 0,6% diện tích tự nhiên, phân bố ở huyện Cần Giờ. Diện tích còn lại 34.860 ha là sông, kênh, rạch, chiếm khoảng 6,4% tổng diện tích tự nhiên. 8
  23. “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” 1.1.2.3 Đặc điểm khí tượng TP.HCM nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, đặc trưng cơ bản có một bức xạ dồi dào, một nền nhiệt độ tương đối ổn định trong năm và sự phân hóa mưa gió theo mùa khá rõ rệt. Đây là vùng khí hậu ôn hòa, dao động nhiệt độ giữa các thời điểm trong năm, trong ngày không cao, độ ẩm không quá cao như ở vùng Đồng bằng sông Hồng hoặc ĐBSCL. Bảng 1.1 dưới đây tóm tắt các thông số cơ bản về đặc điểm khí tượng. Bảng 1.1. Tổng hợp số liệu khí tượng trung bình tháng tại trạm Tân Sơn Hòa - TPHCM. Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ 25,8 27,9 28,1 26,8 26,6 26,4 26,7 29,0 27,3 27 26,6 26,1 Độ ẩm(%) 77 74 74 75 83 86 87 86 87 87 84 81 Lượng mưa 11 6 10 50 218 278 279 271 312 267 147 35 (mm) T/độ gió 2,5 2,8 3,2 3,2 2,7 3,1 3,1 3,3 2,8 2,5 2,3 2,2 (m/s) Hướng gió NE NE SE SE E W SW W W W N N Số giờ nắng 7,9 8,8 8,8 8,0 6,5 5,7 5,9 5,6 5,5 5,9 6,8 7,2 Bức xạ 11,5 11,7 14,2 13,3 12,0 11,6 12,1 12,2 10,6 10,8 10,2 10,9 (Kcal/c2) (Nguồn: Sở tài nguyên môi trường Tp.HCM) 1.1.2.4. Tài nguyên nước a) Tài nguyên nước ngầm Nhờ trầm tích Pleistocen, khu vực phía bắc Thành phố Hồ Chí Minh có được lượng nước ngầm khá phong phú. Nhưng về phía nam, trên trầm tích Holocen, nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Khu vực nội thành cũ có lượng nước ngầm đáng kể, tuy chất lượng không thực sự tốt, vẫn được khai thác chủ yếu ở ba tầng: 0–20 m, 60–90 m và 170– 200 m (tầng trầm tích Miocen). Tại Quận 12, các huyện Hóc Môn và Củ Chi, chất lượng 9
  24. “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” nước tốt, trữ lượng dồi dào, thường được khai thác ở tầng 60–90 m, trở thành nguồn nước bổ sung quan trọng. b) Tài nguyên nước mặt (i) Mạng lưới sông: Nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, TP.HCM có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng. Sông Ðồng Nai Bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km². Với lưu lượng bình quân 20–500 m³/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m³ nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố. Sông Đồng Nai đổ ra biển bằng 2 cửa chính: cửa Soài Rạp và cửa Lòng Tàu, với hình dạng và kích thước rất khác nhau: (i) Cửa Soài Rạp đổ ra vịnh Soài Rạp, nông và rộng (được hình thành chủ yếu theo quy luật động lực biển) ; (ii) Cửa Lòng Tàu đổ ra vịnh Ghềnh Rái, lòng sâu vách đứng (được hình thành chủ yếu theo quy luật kiến tạo). Hình dạng và kích thước của sông ảnh hưởng đến tiêu, thoát nước và khả nằng truyền triều vào nội địa. Đoạn sông Đồng Nai chảy qua Tp.HCM với chiều dài 87 km, có rất nhiều cửa tháo nước từ các quận 9, 7, Nhà Bè và huyện Cần Giờ. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến Thành phố Hồ Chí Minh, với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Sông Sài Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu tới 20 m. Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông Đồng Nai và Sài Gòn nối thông ở phần nội thành mở rộng. Sông Sài Gòn chảy qua 10 quận và vùng trung tâm Thành phố: 2 huyện Củ Chi (cửa vào phía Bắc) và Hóc Môn, 8 quận gồm quận 12, Gò Vấp, Bình Thạnh, Thủ Đức, 2, 9, 1, 4. Ảnh hưởng của sông Sài Gòn đối với tình trạng úng, ngập, tiêu, thoát nước là trực tiếp và mạnh mẽ nhất. Sông Vàm Cỏ có diện tích lưu vực 6155 km2, với chiều dài 283 km, khởi nguồn trong lãnh địa Cămpuchia, chảy qua địa phận tỉnh Long An rồi đổ ra cửa Soài Rạp, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các cửa thoát nước lớn phía Nam và Tây- Nam của Thành phố qua sông Vàm Cỏ Đông và sông Cần Giuộc. Sông Nhà Bè có nhiều sông, rạch nội bộ vùng triều, ngắn, không có nguồn ở phía Nam đổ nước trực tiếp vào nội địa, như: Phú Xuân, Mương Chuối, sông Kinh, sông Kinh 10
  25. “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” Lộ, sông Kênh Hàng. Sông Nhà Bè có mạng lưới thuỷ lực dày đặc như sông Cần Giuộc, sông Chợ Đệm, rạch Cây Khô, Bà Phó, Ông Lớn và rất nhiều rạch và kênh nhỏ khác. Trên thượng nguồn hệ thống sông Đồng Nai –Sài Gòn đã xây dựng hồ thuỷ lợi Dầu Tiếng (sông Sài Gòn), các hồ thuỷ điện, như: Trị An (sông Đồng Nai), Thác Mơ, Cần Đơn, Phước Hoà (trên sông Bé) và nhiều hồ chứa khác v.v. Những hồ chứa này có tác dụng điều tiết dòng chảy, làm tăng sự an toàn cho vùng hạ lưu của hai sông. Tuy nhiên sự điều tiết dòng chảy của các hồ phụ thuộc vào công năng của chúng và sự quản lý của con ngừơi. Các hồ chứa trên đây hầu như không có dung tích chuyên dụng phòng lũ (như hồ thuỷ điện Hoà Bình, trên sông Đà) mà chỉ có dung tích chứa lũ thiết kế nhằm múc đích bảo vệ an toàn cho công trình. Do đó việc xả lũ trong mùa mưa có ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy sau hạ lưu sau đập, đặc biệt là khu vực Tp.HCM (ii) Hệ thống kênh, rạch vùng trung tâm TP.HCM Trong vùng nội thành có 5 hệ thống kênh, rạch chính, với các thông số kỹ thuật được ghi trong Bảng 1.2 dưới đây : Bảng 1.2 Thông số kỹ thuật các kênh, rạch vùng trung tâm TP. STT Tên kênh, rạch Chiều dài D.tích Kích thước L (m) S (ha) BTB (m) HTB (m) 1 Nhiêu Lộc – Thị Nghè 9.300 3.300 30 2 – 3 2 Tân Hoá – Lò Gốm 7.800 1.500 17 1 – 2 3 T.Hũ – B.Nghé ; K.Đôi – K.Tẻ 25.400 4.100 75 4 – 6 4 R.Cầu Bông, Cầu Sơn – R.Lăng 5.500 420 15 2 – 3 5 T.Luơng – B.Cát – R.Nước Lên 32.900 14.900 45 2 – 6 Ngoài hệ thống kênh, rạch trên đây còn có các kênh đào, như: Suối Cái - Xuân Trường thuộc quận Thủ Đức và kênh An Hạ, kênh Xáng tại huyện Bình Chánh nối với sông Vàm Cỏ Đông và nhiều kênh rạch khác. 11
  26. “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” 1.1.2.5. Chế độ thủy văn và mưa TP.HCM nằm trên vùng cửa các con sông lớn: Lòng Tàu, Soài Rạp là các cửa thoát nước của cả hệ thống sông Đồng Nai, Sài Gòn nên một mặt chịu áp lực của nguồn nước từ thượng lưu đổ xuống trong mùa mưa lũ, mặt khác là áp lực của thuỷ triều biển Đông từ dưới lên quanh năm. Ngoài ra tác dộng chế độ thuỷ văn sông Vàm Cỏ Đông vào hệ thống kênh rạch phía Tây Nam Thành phố. Hầu hết các sông, rạch TP.HCM đều chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không đều, với biên độ khoảng từ 3 - 4m thuộc loại lớn nhất của cả nước và trong khu vực. Mỗi ngày, nước lên xuống hai lần, theo đó thủy triều thâm nhập sâu vào nội địa qua hệ thống kênh rạch, hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành. Mực nước triều bình quân cao nhất là 1,18m. Tháng có mực nước cao nhất là tháng 10 – 11, thấp nhất là các tháng 6 – 7. Phân tích biên độ dao động của thuỷ triều tại các trạm Bến Lức, Gò Dầu Hạ (trên sông Vàm Cỏ Đông), các trạm Nhà Bè, Phú An, Thủ Dầu Một (trên sông Sài Gòn) cho thấy biên độ dao động thuỷ triều dọc sông Sài Gòn thay đổi và giảm dần từ cửa sông đến hồ Dầu Tiếng. Biên độ dao động của thuỷ triều trên sông Vàm Cỏ Đông cũng nhỏ dần về thượng lưu. Với chế độ dòng triều như vậy cho nên hầu như các ảnh hưởng và sự trao đổi dòng chảy giữa hai sông Sài Gòn và Vàm Cỏ Đông rất yếu và đó cũng là nguyên nhân tạo ra các giáp nước trên sông Bến Lức và kênh Thầy Cai. Chế độ thuỷ văn đặc biệt trong lưu vực là những trận lũ lớn đã xảy ra trên hệ thống sông bao quanh Thành phố vào các năm 1952, 1996, 2000, trùng hợp với những đợt triều cường xuất hiện các năm 2006, 2007 và nhất là chuỗi năm liên tục từ 2009 đến 2014 đã gây nên tình trạng ngập nước đô thị nghiêm trọng. a) Đặc điểm thuỷ văn sông Sài Gòn và kênh NL-TN Hầu hết các sông, rạch trong Thành phố đều chịu ảnh hưởng dao động của chế độ bán nhật triều không đều biển Đông. Mỗi ngày, nước lên xuống hai lần, theo đó thủy triều xâm nhập sâu vào các kênh, rạch trong Thành phố nên thường gây ra tình trạng ngập úng cục bộ ở khu vực nội thành. Chế độ thủy văn của sông Sài Gòn chịu ảnh hưởng rõ rệt của thủy triều lên đến tận chân đập hồ Dầu Tiếng, còn khá mạnh tại vị trí Bến Than, cách hợp lưu sông Sài Gòn và 12
  27. “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” sông Đồng Nai 60km. Lưu lượng thủy triều của sông Sài Gòn ở vàm kênh NL-TN (15km thượng nguồn của hợp lưu sông Sài Gòn và sông Đồng Nai), vào khoảng ± 3.000m3/s. Ở Phú Cường (45km thượng nguồn vàm kênh NL-TN), lưu lượng thủy triều khoảng ±1.500m3/s. Lưu lượng thủy triều của kênh NL-TN ở vàm kênh vào khoảng ±75m3/s. Ở lưu vực thấp của hệ thống sông Đồng Nai, dòng chảy thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thủy triều từ cửa sông và các dòng chảy từ thượng nguồn, được điều tiết bởi các công trình thủy lợi và thuỷ điện. Theo kết quả quan trắc tại trạm Phú An năm 2009 cho thấy: Mức nước triều bình quân cao nhất tại sông Sài Gòn là 1,385m MSL. Bảng 1.3 mô tả trị số mực nước tháng cao nhất là tháng 1 (1,54m MSL) và tháng 11 (1,56m MSL). Trong khi Bảng 1.4 trình bày mực nước tháng thấp nhất là tháng 6 (- 2,27m MSL) và tháng 7 (-2,21m MSL). Về mùa khô, lưu lượng của nguồn các sông nhỏ, độ mặn 0,4‰ có thể xâm nhập trên sông Sài Gòn đến Lái Thiêu; có năm đến tận Thủ Dầu Một và trên sông Đồng Nai đến Long Đại. Mùa mưa lưu lượng của nguồn lớn, nên mặn bị đẩy lùi ra xa hơn và độ mặn bị pha loãng đi nhiều. Bảng 1.3 Mực nước sông thấp nhất các tháng trong năm của sông Sài Gòn Đơn vị: m Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm 2005 -1,94 -2,12 -1,8 -2,1 -2,28 -2,5 -2,56 -2,39 -2,18 -1,72 -1,86 -1,83 2006 -1,86 -1,7 -1,92 -1,82 -2,11 -2,38 -2,48 -2,4 -2,23 -1,83 -1,97 -1,8 2007 -1,83 -2,06 -1,87 -1,9 -2,1 -2,37 -2,46 -2,33 -1,97 -1,74 -1,74 -1,88 2008 -1,83 -1,7 -1,8 -1,92 -2,08 -2,27 -2,33 -2,06 -2,2 -1,64 -1,72 -1,72 2009 -1,65 -1,8 -1,78 -1,8 -2,06 -2,27 -2,21 - 2,13 -1,8 -1,8 -1,63 -1,8 (Nguồn: Niên giám thống kê 2009 thành phố Hồ Chí Minh) Bảng 1.4 Mực nước cao nhất các tháng trong năm của sông Sài Gòn 13
  28. “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” Đơn vị: m Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm 2005 1,42 1,32 1,13 1,13 0,99 1,03 1,04 1,17 1,33 1,39 1,41 1,35 2006 1,39 1,35 1,41 1,19 1,13 1,02 0,99 1,16 1,32 1,42 1,47 1,44 2007 1,29 1,21 1,37 1,21 1,3 1,09 1,03 1,35 1,45 1,49 1,48 1,39 2008 1,41 1,43 1,37 1,28 1,25 1,23 1,16 1,27 1,32 1,48 1,57 1,55 2009 1,54 1,43 1,39 1,37 1,26 1,17 1,28 1,37 1,37 1,42 1,56 1,46 (Nguồn: Niên giám thống kê 2009 thành phố Hồ Chí Minh – trạm Phú An) Các dòng chảy vào sông Sài Gòn: Dòng chảy sông Thị Tính ước tính vào khoảng 5,0 m3/s. Lưu lượng của lưu vực NL-TN ước tính khoảng 1,16m3/s. Dòng chảy ra khỏi sông Sài Gòn: Theo số liệu thống kê của Sở NN&PTNT, các khu công nghiệp và dân cư trong TP.HCM, Biên Hòa và Thủ Dầu Một đang sử dụng lượng nước khoảng 13,5m3/s từ sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, đặc biệt là các nhà máy nước Bến Than, Bình An, Thiên Tân, và Nhà máy Quốc lộ No.1 đang sử dụng 21,0m3/s. Lượng nước lấy từ sông Sài Gòn và sông Đồng Nai dùng cho thủy nông ước tính khoảng 20m3/s. Dòng chảy trong kênh NL-TN: Chế độ thủy văn lưu vực NL-TN chịu ảnh hưởng từ sông Sài Gòn, theo chế độ bán nhật triều không đều, hầu hết các ngày trong thấng đều có 2 lần triều lên 2 lần triều xuống nhưng có một số ngày chỉ có 1 lần triều lên hoặc 1 lần triều xuống. Sự chênh lệch mực nước giữa triều cường và triều kém dao động trong khoảng 2,5 – 4m. Do kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè có đáy sông nông, nhỏ và hẹp cùng với ảnh hưởng của chất thải gây cản trở dòng kênh. Ngoài ra do độ cao địa hình thay đổi nhanh nên ảnh hưởng của thủy triều không mạnh mẽ dẫn đến nước bị lắng đọng gây ô nhiễm lòng kênh. 14
  29. “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” Các loại nguồn nước từ mưa, từ nước thải, từ thủy triều hình thành nguồn nước kênh NL-TN. Nguồn nước kênh gắn liền với các điều kiện cụ thể của lưu vực, phụ thuộc chặt chẽ vào thời điểm xuất hiện của từng quá trình. Mỗi loại sẽ có những tính chất, những đặc trưng riêng về độ lớn và cường suất biến đổi hàm lượng vật chất gây mức độ độc và nó sẽ quyết định nên tính chất cơ bản về nguồn nước của kênh NL-TN. Vào mùa mưa, nhờ lượng nước mưa lớn, kênh bớt ô nhiễm hơn do nước thải được pha loãng và đưa ngay ra sông Sài Gòn. Kênh bị thu hẹp và bồi lấp nên khi mưa lớn, lượng nước mưa không thoát ngay ra sông mà kéo dài trong nhiều giờ, nhờ đó lưu lượng dòng kênh vẫn lớn hơn mùa khô giảm bớt ô nhiễm. Tuy nhiên, bùn lắng đọng trên kênh vẫn phân hủy tạo mùi hôi. Kết quả đo đạc lưu lượng trên kênh cho thấy: Lưu lượng mùa khô: tỉ lệ với biên độ triều (thay đổi theo ngày, tháng và vị trí mặt cắt đo đạc). Càng xa cửa rạch mực nước đỉnh triều và biên độ mực nước càng giảm. Do đó, nước từ cầu Kiệu đến vàm kênh tiêu thoát nước dễ dàng hơn đoạn bên trên thượng nguồn. Lưu lượng mùa mưa: khu vực phía Bắc của lưu vực, mạng lưới thoát nước còn thưa thớt, phần lớn nước thấm giúp điều hòa một phần lưu lượng. Lượng nước mưa rất lớn so với nước thải (gấp hơn 20 lần) tạo dòng chảy mạnh trong kênh. Tuy nhiên, dòng chảy này không đủ sức cuốn theo toàn bộ lượng cặn lắng đọng trên kênh, vẫn có sự phân hủy chất hữu cơ ngay trên kênh gây ô nhiễm với mức độ nhẹ hơn mùa khô. b) Chế độ thủy triều Hệ thống sông, kênh, rạch ở TP.HCM theo chế độ bán nhật triều, có 2 đỉnh triều (một cao một thấp) và 2 chân triều (một cao một thấp). Khác biệt giữa mực nước triều cường và mực nước triều ròng thay đổi trong khoảng 2,7 - 3,3 m ở gần Tp HCM và 2,5 - 4,0 m tại các cửa sông. Do cao trình thấp (dưới 2,5 m), hầu hết các sông, rạch đều bị ảnh hưởng của thủy triều. Một chu kỳ thủy triều đầy đủ kéo dài trung bình 12 - 15 ngày, gồm 5 - 7 ngày triều cường và 3 - 5 ngày triều ròng. Thời gian triều lên thường vào khoảng 15 - 20 giờ, trong khi đó thời gian triều xuống chỉ vào khoảng 4 - 8 giờ. Có ba chu kỳ thủy triều mỗi năm: Chu kỳ triều cao tháng 9 đến tháng 12 Chu kỳ triều trung bình tháng 1 đến tháng 3 15
  30. “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” Chu kỳ triều thấp tháng 4 đến tháng 8 Hình 1.3. Sự tạo thành chu kỳ thủy triều Hình 1.3 mô tả sự hình thành chu kỳ thuỷ triều. Trong khoảng nửa tháng có 3 - 5 ngày triều lên, xuống mạnh (lên rất cao, xuống rất thấp) gọi là kỳ nước cường; sau đó độ lớn triều giảm dần, kéo dài chừng 4-5 ngày, tiếp đó là 3-5 ngày triều lên xuống rất yếu gọi là kỳ nước kém. Kế đó, độ lớn triều tăng dần trong vòng 4-5 ngày và bước vào kỳ nước cường tiếp theo. Các kỳ con nước lặp lại một cách tuần hoàn nhưng khác nhau về cường độ. Kỳ triều cường xảy ra vào tuần trăng rằm và đầu tháng âm lịch, khi mặt trăng, mặt trời và trái đất nằm trên một đường thẳng. Tuần triều kém có độ lớn triều cực tiểu xảy ra vào thời kỳ trăng non và trăng già. Trong trường hợp này, mặt trăng và mặt trời tạo với trái đất thành một góc vuông mà đỉnh là trái đất [12]. Trên sông Sài Gòn, ảnh hưởng của thủy triều kéo dài lên đến đập Dầu Tiếng. tốc độ của triều lên rất nhanh, bình trung 20 – 25km/giờ. Tại cầu Thị Nghè 1, gần vàm sông Sài Gòn, đỉnh triều cao nhất 1,3m MSL, thường xảy ra trong tháng 12 đến tháng 1, mực nước thấp nhất khoảng – 15m MSL xảy ra vào tháng 7 và 8. Trong hệ thống kênh, rạch nội đồng, mức độ ảnh hưởng của thủy triều phụ thuộc vào địa hình lòng kênh, rạch (độ sâu, chiều rộng, quá trình truyền triều) đối với cửa sông. Ở đây cần lưu ý là tốc độ chảy ra phần lớn đều lớn hơn tốc độ chảy vào, chỉ có một vài nơi tốc độ chảy ra bằng tốc độ chảy vào. Khi đó ở một số kênh, rạch thì khối lượng nước bẩn chưa chảy ra khỏi cửa kênh thì đã bị nước đẩy trở vào làm cho tình hình ô nhiễm càng trầm trọng thêm (vì tính chất bán nhật triều- hai lần nước lớn và hai lần nước ròng). Thời gian quá ngắn chỉ 6 giờ nên lượng nước không kịp chảy ra ngoài sông chính và trên kênh rạch 16
  31. “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” còn tồn tại vùng giáp nước. Chính vì vậy nơi đây thường bị ô nhiễm rất nặng. Ảnh hưởng của thủy triều lên khá xa trên 2 sông: sông Đồng Nai lên đến Trị An cách biển 150km; sông Sài Gòn lên đến Dầu Tiếng cách biển 180km. Cùng với thủy triều là sự xâm nhập mặn, vào mùa mưa ảnh hưởng của thủy triều đối với độ mặn trên sông thấp nhưng về mùa khô, do lưu lượng sông giảm nhiều, ảnh hưởng rất lớn c) Chế độ mưa Số liệu mưa được thu thập từ 7 trạm đặt trong và xung quanh phạm vi nghiên cứu. Đó là các trạm Tân Sơn Nhất, Hóc Môn, Lê Minh Xuân, Bình Chánh, Nhà Bè, Hà Tiên và Long Sơn. Trong số này, trạm Tân Sơn Nhất có thiết bị đo mưa tự ghi duy nhất, là trạm có số liệu lượng mưa thời đoạn ngắn. Bảng1.5 Lượng mưa lớn nhất theo thời đoạn trạm Tân Sơn Nhất Thời đoạn mưa (phút) Lượng mưa lớn nhất (mm) 15 45 30 70 45 84 60 89 90 95 120 118 180 126 Nguồn: Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam, Bộ NN&PTNT Đặc điểm mưa ở TP.HCM nói riêng và các trạm nằm trong vùng hạ lưu nói chung có tính chất mưa trận cách quãng, thường không có những trận mưa lớn kéo dài liên tục nhiều ngày. Đây là điều kiện thuận lợi cho công tác chống ngập đô thị. Các cơn mưa mang tính chất cực đoan gây ngập thường tập trung trong thời kỳ từ tháng VI đến tháng X, đôi khi tháng XI. Lượng mưa lớn nhất (mm) theo thời đoạn mưa ở trạm Tân Sơn Nhất (thống kê theo chuỗi số liệu vũ lượng (1953 – 2002) được mô tả trong Bảng 1.6. 17
  32. “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” Bảng 1.6 Thống kê số trận mưa có cường độ trên 100mm trong vòng 3 giờ Giai đoạn 1952-1961 1962-1971 1972-1981 1982-1991 1992-2002 Số trận 0 1 2 2 4 Đối với đô thị lớn, đông dân như TP.HCM, kích thước của các công trình tiêu nước phải xác định với điều kiện không cho ngập đường phố, dù chỉ là thời gian ngắn. Muốn thế tiêu chuẩn thoát nước phải được tính với điều kiện mưa trận. Tài liệu thống kê trong giai đoạn 1952-2002 cho thấy xu thế tăng dần của những trận mưa có lượng mưa lớn hơn 100 mm trong thời đoạn 180 phút. 1.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội và quy hoạch phát triển TP.HCM 1.1.3.1 Hiện trạng a) Dân số Theo thống kê chính thức, dân số Sài Gòn năm 1975 là 3.498.120 người. Tính đến năm 2012, dân số toàn thành phố đạt gần 7.750.900 người (chiếm khoảng 8,4% dân số cả nước), với diện tích 2095,6 km2, mật độ dân số đạt 3699 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 6.433.200 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.317.700 người. Dân số nam đạt 3.585.000 người, trong khi đó nữ đạt 3.936.100 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 7,4 ‰. Trong các thập niên gần đây, TP.HCM luôn có tỷ số giới tính thấp nhất Việt Nam, luồng nhập cư từ các tỉnh khác vào Thành phố luôn có số nữ nhiều hơn số nam. Năm 2015, Thành phố có 8.224.000 triệu người, đứng đầu về dân số cả nước. Nếu tính cả số cư dân tạm trú, luân chuyển thì ước tính có khoảng hơn 10 triệu người đang sinh sống, học tập và làm việc trong TP. Bảng 1.6 mô tả diễn biên dân số của Thành phố những năm gần đây. Bảng 1.7 Diễn biến dân số của TP.HCM Năm Dân số Tỉ lệ Năm Dân số Tỉ lệ 1995 4.640.400 — 2005 6.230.900 +3.7% 1996 4.747.900 +2.3% 2006 6.483.100 +4.0% 18
  33. “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” 1997 4.852.300 +2.2% 2007 6.725.300 +3.7% 1998 4.957.300 +2.2% 2008 6.946.100 +3.3% 1999 5.073.100 +2.3% 2009 7.196.100 +3.6% 2000 5.274.900 +4.0% 2010 7.378.000 +2.5% 2001 5.454.000 +3.4% 2011 7.517.900 +1.9% 2002 5.619.400 +3.0% 2012 7.663.800 +1.9% 2003 5.809.100 +3.4% 2013 7.818.200 — 2004 6.007.600 +3.4% Lịch sử phát triển dân số của Thành phố Hồ Chí Minh (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam) Sự phân bố dân cư ở Thành phố Hồ Chí Minh không đồng đều. Trong khi một số quận như 4, 5,10 và 11 có mật độ lên tới trên 40.000 người/km², thì huyện ngoại thành Cần Giờ có mật độ tương đối thấp 98 người/km². b) Hiện trạng sử dụng đất Diện tích của toàn Tp. HCM là 2.093,7 km2, vùng nội thành có diện tích là 440,0 km2 chiếm 21,02%, vùng ngoại thành có diện tích 1.653,7 km2 chiếm 78,98%. Hiện trạng sử dụng đất được trình bày trong Bảng 1.7. Ở nội thành hầu hết tất cả các khu vực đã được xây dựng thành các khu dân cư ngoại trừ một số vùng ven của quận Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Bình, 6 và 8. Vẫn còn tồn tại một số vùng đất nông nghiệp ở các khu vực giáp ranh giữa nội thành và ngoại thành. Vùng đất nông nghiệp này cũng sẽ được phát triển trong tương lai gần. Có hai khu thương mại và dịch vụ chính, quận 1 và giữa quận 5 và 6. Phường Bến Nghé hướng về sông Sài Gòn ở quận 1 là khu thương mại lớn nhất và cũng là khu du lịch của TP HCM. Chợ Bình Tây khu vực Chợ lớn cũng là khu thương mại. Có xu hướng lập khu công nghiệp dọc theo kênh. Lý do chính là khai thác giao thông thủy làm phương tiện chính để vận chuyển hàng hóa. Dọc theo kênh Tàu Hũ-Bến Nghé trong quận 8, 5, 4 và quận 1 hiện có khu công nghiệp chính. Một khu công nghiệp lớn khác dọc theo các kênh Tân Hóa-Ông Buông-Lò Gốm trong quận 6 và Tân Bình. Các 19
  34. “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” khu công nghiệp khác chủ yếu nằm dọc theo các kênh ở quân Bình Thạnh, và khu vực dọc đường Cách Mạng Tháng Tám tới đường Âu Cơ ngang qua phía Bắc và phía Nam quận Tân Bình. Không đủ không gian mở cho dân cư vì nội thành chỉ có rất ít công viên và khu cây xanh. Ở ngoại thành, hiện nay đất được sử dụng cho mục đích chủ yếu là nông nghiệp. Những khu vực dân cư ở ngoại thành nằm rải rác so với nội thành ngoại trừ dân cư xung quanh các trung tâm quận. Có ba khu công nghiệp chủ yếu. Khu thứ nhất trên tỉnh lộ 15 nối với phía nam ngang qua quận 7 và Nhà Bè. Đây là khu Chế xuất Tân Thuận nằm ở phường Tân Thuận, quận 7. Khu thứ hai nằm dọc xa lộ Hà Nội qua quận 2, 9, và quận Thủ Đức. Khu thứ ba dọc theo quốc lộ 1 từ Bình Chánh tới quận 12 và Thủ Đức. Bảng 1.8 Hiện trạng sử dụng đất tại TPHCM STT Hiện trạng sử dụng đất Diện tích (ha) 1 Đất nông nghiệp 97.328 2 Đất lâm nghiệp 561,82 3 Đất thổ cư 30.000 4 Sông rạch 34.812 5 Ruộng muối 4.000 6 Đấ t trống 6.000 (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM) c) Hiện trạng phát triển KTXH Nền kinh tế của Thành phố đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính Cơ cấu kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh chiếm 44,6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1%. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%. Tính đến giữa năm 2006, 3 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút được 1.092 dự án đầu tư, trong đó có 452 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 1,9 tỉ USD và 19,5 nghìn tỉ VND. Thành phố cũng đứng đầu Việt 20
  35. “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” Nam tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với 2.530 dự án FDI, tổng vốn 16,6 tỷ USD vào cuối năm 2007. Riêng trong năm 2007, thành phố thu hút hơn 400 dự án với gần 3 tỷ USD. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, thành phố Hồ Chí Minh xếp ở vị trí thứ 20/63 tỉnh thành. TP.HCM là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước, hàng năm đóng góp 21,3 % GDP và 29,38% nguồn thu ngân sách cả nước (số liệu năm 2011). Trong đó sản xuất công nghiệp chiếm gần 30% giả trị sản xuất công nghiệp toàn quốc. Không những đi đầu trong phát triển công nghiệp, dịch vụ, tài chính, truyền thông, du lịch và thể thao, TP.HCM còn là đầu mối giao thông quan trọng nhất Việt Nam và Đông Nam Á, với đầy đủ các loại hình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không, sắp tới sẽ phát triển cả tàu điện ngầm và đường sắt trên không v.v. Đây cũng là nơi hội tụ, giao lưu văn hoá truyền thống trong và ngoài nước. Rõ ràng TP.HCM đã và đang đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển KTXH, giao lưu văn hoá và du lịch của Việt Nam và Thế giới. 1.1.3.2 Quy hoạch xây dựng đô thị: Tp. HCM đã lập quy hoạch phát triển đô thị về hướng biển Đông cho giai đoạn 2025 trong Quy hoạch Phát triển Tổng thể. Quy hoạch tổng thể này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 01 năm 2010. Chiến lược phát triển chung của TP.HCM gắn liền với các thành phố và 07 tỉnh xung quanh đã được xác định trong Quy hoạch tổng thể điều chỉnh. Chiến lược này tạo ra cơ hội cho việc phát triển đồng bộ, giảm áp lực lên trung tâm thành phố và tạo nền tảng để hình thành các trung tâm theo các lĩnh vực khác nhau (theo các lĩnh vực giáo dục, y tế, công nghệ cao, văn hóa, giải trí hay thể thao). Để kết nối với các tỉnh xung quanh, TP. HCM sẽ phát triển theo 05 hướng, như mô tả trong Hình 1.4 dưới đây (nguồn: Viện Quy hoạch TP. HCM, trình bày trong hội thảo tổ chức vào tháng 06 năm 2010). Quy hoạch tổng thể đến năm 2025 tổng hợp các lĩnh vực phát triển khác nhau của TP. HCM như quy hoạch công nghiệp, giải trí và du lịch, giao thông, vận tải, cấp nước, năng lượng và một số quy hoạch, chương trình và dự án khác về phát triển đô thị và chống 21
  36. “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” ngập, lụt. Tuy chưa phải là một danh mục hoàn chỉnh nhưng danh mục này cho thấy quy mô của các quy hoạch (tổng thể) có liên quan đến thích ứng với biến đổi khí hậu. Phương hướng điều chỉnh quy hoạch tổng mặt bằng (đã được Thủ tướng phê duyệt theo quyết định số 24/QĐ – TTg ngày 6-1-2010) và nhu cầu sử dụng đất (Bảng 1.3) cho thấy thảm mặt đệm có khả năng thấm nước ở TP.HCM đang ngày càng bị thu hẹp và bị phân chia thành các khu trũng cục bộ bởi các loại công trình như các khu nhà ở, các công trình giao thông và các công trình công cộng khác trong quá trình đô thị hóa. (Nguồn: Viện Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh, 2010) Hình 1.4 Bản đồ quy hoạch xây dựng TP.HCM Hình 1.5 Khu đô thị vệ tinh của TP.HCM năm 2025 1.1.4 Quá trình đô thị hoá, tiềm năng và thách thức ngập nước đô thị của TP.HCM Phân tích diễn biến tiến trình đô thị hoá cho thấy trong những năm qua, Tp.HCM đã phát triển rất nhanh chóng và tốc độ phát triển sẽ mạnh mẽ hơn nữa tương lai. Tuy nhiên phát triển kinh tế luôn phải đối mặt với những thách thức về môi trường và xã hội. Nhu cầu phát triển và sức ép dân số thúc đã đẩy tiến trình đô thị hóa quá nhanh dẫn đến rất nhiều diện tích các vùng trũng, thấp bãi sông, rạch, ao, hồ bị san lấp, lấn chiếm, kéo theo các khu chứa, trữ nước mưa, nước triều bị thu hẹp, hệ thống tiêu thoát nước quá tải v.v. Mặt khác, đường nhựa, vỉa hè kiên cố, sân bê tông, nhà cửa được xây lên ngày càng nhiều thay thế 22
  37. “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” những bãi đất trống, thảm cỏ, vườn cây v.v. làm cho khả năng thẩm thấu, hút nước tự nhiên giảm đáng kể. Hệ quả là tình trạng ngập nước đô thị ngày càng gia tăng, nước tụ lại ở những vùng trũng gây ngập, úng, dòng chảy mặt tăng lên, ảnh hưởng đến các khu dân cư trong nội và ngoại vi thành phố. Tiến trình đô thị hoá quá nóng khiến cho Thành phố phải đối diện với những rủi ro do nước tạo ra (nước mưa, nước mặt, nước ngầm, nước biển và nước thải). Hậu quả của tiến trình đô thị hoá dẫn đến rất nhiều diện tích vùng trũng, thấp, bãi sông, kênh, rạch, ao, hồ bị san lấp, lấn chiếm, nhiều diện tích nông nghiệp được chuyển đổi thành đất phi nông nghiệp để hình thành các khu công nghiệp, khu đô thị mới và hạ tầng cơ sở. Như vậy sự khởi đầu của tiến trình đô thị hoả cũng là mở đầu cho những khó khăn và thánh thức ngập nước đô thị ở TP.HCM. 1.2 Tóm tắt dự án VSMT thuộc lưu vực NL-TN 1.2.1 Lưu vực kênh NL-TN 1.2.1.1 Vị trí và quy mô Ngày nay, ít ai biết được kênh NL – TN( Hình 1.6) từng một thời là con kênh đẹp nhất nhì của Thành phố. Người Pháp ấn tượng trước vẻ đẹp và sự trong sạch của kênh, đã đặt cho nó cái tên “Arroyo de l’Avalanche - Kênh Tuyết đổ”. Trong quá trình hình thành và phát triển của đô thị Sài Gòn - TP.HCM, kênh NL – TN luôn đóng vai trò quan trọng hình thành nên bộ mặt cảnh quan của TP.HCM. Với diện tích 3.324 ha, lưu vực kênh NL – TN (một nhánh của sông Sài Gòn) nằm trong khu trung tâm TP.HCM, chảy qua địa bàn 7 quận: Tân Bình, Phú Nhuận, Gò Vấp, quận 1, quận 3, quận 10, và quận Bình Thạnh. Kênh NL – TN có chiều dài đoạn chính khoảng 8,7 km, chảy uốn khúc trong nội thành TP.HCM, bắt đầu từ quận Tân Bình chảy qua quận Phú Nhuận (bờ Trường Sa), quận 3 (bờ Hoàng Sa và một phần bờ Trường Sa), quận 1 (bờ Hoàng Sa), quận Bình Thạnh (bờ Trường Sa) và kết thúc ở sông Sài Gòn (cửa vàm kênh NL – TN, gần xưởng đóng tàu Ba Son). Hình 1.6 là sơ đồ mặt bằng tuyến kênh và Hình 1.7 mô tả vị trí lưu vực kênh NL – TN. Lưu vực kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè nằm trên địa bàn của 7 quận nên chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi hoạt động kinh tế và đời sống của dân cư trong khu vực này. Trong đó 23
  38. “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” Quận 1 là trung tâm của Thành phố, là nơi tập trung các hoạt động kinh tế, văn hóa, du lịch, thương mại, giáo dục là chủ yếu. Đây là nơi có cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh trên địa Hình 1.6 Sơ đồ mặt bằng tuyến kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè bàn thành phố. Ven kênh chủ yếu là các hộ dân sinh sống và kinh doanh theo mô hình cá thể nhỏ lẻ, không có doanh nghiệp lớn. 1.2.1.2 Dân số Theo thống kê trên lưu vực kênh có hơn 1.250.000 nhân khẩu (không kể số khách vãng lai và cư trú bất hợp pháp) chiếm khoảng 30,7% dân số nội thành, phân bố không đều. Cư dân chủ yếu là người nhập cư. Mật độ dân số toàn khu vực chiếm bình quân là 361 người/ha, được phân bố không đồng đều trên các quận và phường trong lưu vực NL – TN. Tập trung đông dân cư nhất là các khu nhà ở thấp tầng thuộc Quận 3, Quận 10, Quận Tân Bình, Quận Phú Nhuận với mật độ lên đến 500-1000người/ha (cao nhất là phường 12, Quận Phú Nhuận với mật độ 1.016 người/ha); ở mức thấp với mật độ từ 90 - 200người/ha (thấp nhất là phường 8 - quận Phú Nhuận với 91người/ha) là các khu vực biệt thự trung tâm Quận 3 và các khu quân sự đang chuyển đổi thành khu dân cư hoặc các khu bán nông thôn thuộc Quận Tân Bình; mức trung bình là các khu còn lại của lưu vựcvới mật độ khoảng 200 - 500người/ha. (Nguồn: Viện Quy hoạch xây dựng và thiết kế Đô thị) 1.2.2. Các hạng mục thoát nước trong lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè 24
  39. “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” N W E S S a 2 0 2 Kilometers i g o n R i v er SW-2 SN-1 TL-BC SN-2 NL-TN SE SW-1 r ive i R SE a N TH-LG n g TH-BN-D-T Do SS N h a B e R iv er Hình 1.7 Lưu vực kênh NL-TN (màu hồng) nằm trong vùng trung tâm thành phố Vùng đô thị trung tâm Tp HCM có hệ thống cống chung để thu gom nước mưa và nước thải sinh hoạt. Hệ thống thoát nước bao gồm mạng lưới cống ngầm và mương hở để thu gom và thải bỏ ra kênh, rạch và cuối cùng chảy vào sông Sài Gòn, Đồng Nai và Vàm Cỏ Đông. Sông và kênh trong trong Thành phố được nối liền với nhau về mặt thủy lực, có đặc điểm là độ dốc thủy lực rất nhỏ và chịu tác động của thủy triều sông Sài Gòn. Thủy triều có biên độ dao động đáng kể từ 1,7 – 2,5 (tối đa 3,95m) với những thay đổi từ 20 – 30cm theo tháng âm lịch. Sông và mạng lưới kênh được chia thành 5 lưu vực chính trong đó NL- TN (33km2) cùng với hệ thống thoát nước hiện hữu. Mạng lưới thoát nước chính (cấp 1, 2, và 3) của Thành phố gồm 92 km kênh, rạch và 530 km cống ngầm, được phân loại thành 4 cấp như sau: Cấp 1: Các kênh, rạch hở tự nhiên tiếp nhận nước thải sinh hoạt và nước mưa. Kênh cấp 1 chia làm 2 loại: cấp 1a và 1b. loại kênh cấp 1a là các kênh rạch hở thoát nước tự nhiện sẽ chỉ cải tạo nhỏ. Loại kênh cấp 1b sẽ được cải tạo thành cống cấp 2 Cấp 2: các tuyến cống ngầm và kênh dùng để thu nước từ các tuyến cấp 3. Cống cấp 2 tương đối lớn, đa số được cải tạo thành cống hộp, đường kính hoặc bề rộng cống 1m. 25
  40. “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” Cấp 3: các tuyến cống ngầm trên các trục đường phố thu nước từ các tuyến cấp 4. Nhìn chung, cống cấp 3 thường có đường kính 600-800 mm hoặc cống vòm 400 800 mm, 600 800 mm. Cấp 4: cống trong hẻm hay trên các trục đường nội bộ nối vào cống cấp 3, đường kính thường từ 400 mm trở xuống. Kênh NL – TN chảy theo hướng Tây Bắc tới Đông Nam, tiếp nhận nước mưa và nước thải từ 29 cửa xả chính và 9 kênh nhánh. Hệ thống thoát nước trong lưu vực NL – TN gồm khoảng 130 km cống ngầm do Công ty Thoát nước Đô thị quản lý và khoảng 150 km cống ngầm do các Công ty Công ích thuộc các quận duy tu và kênh NL – TN là cũng là tuyến chính thoát nước và thu gom nước thải chưa xử lý của khoảng 1,25 triệu dân sống trong lưu vực. Nước thải từ kênh cấp 2, trực tiếp vào NL-TN hoặc vào các kênh nhánh của NL – TN bao gồm: Rạch cống Bà Xếp được cải tạo thành cống hộp 2,5x2m Rạch Bùng Binh được cải tạo thành cống hộp 2(2,5x2m), Rạch Miễu và rạch Ông Tiêu chuyển thành cống Rạch Miếu nổi: 1-6m, dài 640m Rạch Bùi Hữu Nghĩa rộng 2 – 8m, dài 620m vài trò chính của kênh này là thoát nước cho lưu vực nhỏ n ằm giữa 2 tuyến Đinh Tiên Hoàng và Bùi Hữu Nghĩa Rạch cầu Bông rộng 10 – 16m dài 1480m nối liền với rạch Cầu Sơn Rạch cầu Sơn (rộng 8 – 10m) dài 960m Rạch Phan Văn Hân (rộng 1 – 12m, dài 1.020m) thoát nước cho tuyến đường Xô Viết Nghệ Tĩnh và Điện Biên Phủ. Tuy nhiên, hiện nay do phát triển đô thị 2 đầu rạch được cải bằng cống kín Rạch Văn Thánh (rộng 12 – 24m, dài 1.465m) là khu vực vùng trũng thấp, rạch chức năng điều hòa lưu lượng nước Bao phủ lưu vực là mạng lưới cống ngầm không đồng nhất. Ở khu vực trung tâm thành phố, mật độ cống tương đối nhiều, nhưng trong những khu vực biên của lưu vực thì ít hơn. Do mật độ không đồng nhất, phần lớn dân cư sống phía Bắc lưu vực chịu ảnh hưởng thiếu cống thoát nước. Bảng 1.8 trình bày mật độ cống thoát nước trong lưu vực NL – TN. 26
  41. “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” Nhiều mạng lưới thoát nước được nối liền với nhau. Điều này cho phép sử dụng tốt mạng lưới, nhưng kiểm soát từng đoạn kênh khó khăn. Bảng 1.9 Mật độ cống trên lưu vực NL - TN ( đơn vị: m/ha) Quận Quận Quận Phú Tân Gò Bình 1 3 10 Nhuận Bình Vấp Thạnh Cấp 2 28,01 32,57 13,03 7,00 5,7 1,79 2,44 Cấp 3 70,62 82,11 32,85 17,65 14,65 4,52 6,16 Tổng cộng 98,63 114,68 45,88 24,65 24,65 6,31 8,6 Diện tích 1,83 4,30 2,85 4,96 11,07 1,47 6,82 (ha) (nguồn: số liệu của Cty thoát nước đô thị,1995) 1.2.3 Dự án Vệ Sinh Môi Trường TPHCM, lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè 1.2.3.1 Mục tiêu của dự án: Mục tiêu dài hạn: Nhằm cải thiện, nâng cao sức khỏe của người dân TP.HCM. Khôi phục và bảo tồn hệ sinh thái sông Sài Gon và lưu vực hạ lưu sông Đồng Nai. Cải tạo, chỉnh trang môi trường, nâng cao ý thức bảo vệ, giữ gìn môi trường của người dân. Thúc đẩu phát triển du lịch, sản xuất, kinh tế cho Thành phố. Dự án này cũng sẽ đem lại lợi ích khác cho TP.HCM, như nâng cao các kỹ năng về quản lý. Đây là một trong những dự án lớn đầu tiên tại TP.HCM, Trung tâm Chống ngập sẽ phát triển nguồn nhân lực bền vững và những kỹ năng cần thiết cho các dự án trong tương lai. Mục tiêu ngắn hạn: Sau khi xây dựng hoàn chỉnh toàn bộ dự án Vệ sinh môi trường TP.HCM, nguồn nước thải sinh hoạt trong lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè và Quận 2 sẽ được xử lý đạt tiêu chuẩn loại A trước khi thải ra môi trường. 1.2.3.2 Tóm tắt dự án 27
  42. “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” Dự án vệ sinh môi trường thuộc lưu vực NL-TN được Ngân hàng Thế giới tài trợ nhằm mục tiêu giảm thiểu ngập, úng trên lưu vực Nhiêu Lộc, cải tạo tình trạng thoát nước và vệ sinh môi trường trên lưu vực. Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới đã ký kết Hiệp định tín dụng đầu tư cho dự án với tổng số vốn là 199.96 triệu đô la Mỹ, trong đó WB cho vay không lãi 166.34 triệu đô la Mỹ trong thời hạn 40 năm, ngân sách Thành phố cấp 33.62 triệu đô la Mỹ. Dự án triển khai trên địa bàn của 7 quận có diện tích 33 km2 (quận 1, 3, 10, Phú Nhuận, Tân Bình, Bình Thạnh và Gò Vấp) và là nơi cư trú của hơn 1,25 triệu dân. Từ năm 2003, triển khai dự án “ Vệ sinh môi trường thuộc lưu vực NL-TN”, áp dụng biện pháp xây dựng hệ thống cống bao đường kính 2500 – 3000mm dọc bờ kênh, sau đó thu toàn bộ nước thải và nước mưa về đây rồi dẫn về giếng tách dòng. Trong mùa khô, tất cả nước thải sẽ được dẫn về trạm bơm, rồi từ đây bơm về các nhà máy xử lý nước thải. Tại các nhà máy xử lý, nước thải sẽ được lắng lọc cho ra loại nước đạt tiêu chuẩn B ( có thể 28ung trong sinh hoạt) rồi đổ ra kênh. Trong mùa mưa, do nước mưa và nước thải lẫn lộn nên tạo các giếng tách dòng có một bộ phận cơ học giúp phân loại nước mưa và nước thải. Nước đạt độ chuẩn nhất định sẽ nổi lên trên và cho thoát ra kênh. Nước không đạt tiêu chuẩn sẽ được hút vào các trạm bơm rồi được bơm về nhà máy xử lý. Bằng công nghệ này, kênh NL-TN sẽ không phải nhận trực tiếp nước thải nữa và bùn thải ứ đọng nhiều năm dưới kênh cũng được nạo vét đem đi nơi khác xử lý. 28
  43. “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” Nguồn: Báo Tuổi trẻ online và ảnh tự chụp tại hiện trường Hình 1.8 Cống ngăn triều Thị Nghè và trạm bơm chống ngập (ảnh bên phải) và mặt bằng cống, nhìn từ trên cao và nhìn từ phía sông Sài Gòn (ảnh bên trái) 1.2.3.3 Các giai đoạn của dự án Giai đoạn 1 của Dự án vệ sinh môi trường thành phố Hồ Chí Minh thuộc lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè đã được tiếp nhận nguồn tài trợ ODA của Ngân hàng Thế giới là 294 triệu USD trong tổng mức đầu tư của dự án là 317 triệu USD tương đương 6.594 tỉ VNĐ (1USD = 21.000VNĐ) và tiến độ thực hiện giai đoạn I của Dự án vệ sinh môi trường TpHCM thuộc lưu vực NL – TN từ năm 2000 đến tháng 6 năm 2012 bao gồm các hợp phần xây dựng như sau: + Cải tạo hệ thống cống cấp 2&3 trên 50 tuyến đường trong lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè + Xây dựng một tuyến cống bao dưới kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè để chuyển tải nước thải đến một trạm bơm có công suất 64.000m3/h + Xây dựng một trạm bơm có thiết bị lược rác và đoạn cống băng ngang sông Sài Gòn để xả nước thải chưa xử lý tại Bờ Đông của sông Sài Gòn, + Cải tạo bờ kè kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Giai đoạn 2: nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè được xây dựng tại phường Thạnh Mỹ Lợi (2) với diện tích khoảng 40ha. Nhà máy sẽ áp dụng một trong bốn công nghệ là bùn hoạt tính, phản ứng theo mẽ, lọc sinh học và lọc nhỏ giọt với mục tiêu chính là thu gom, xử lý nước thải cho lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè và quận 2. Dự án sẽ được khởi công vào tháng 7-2013 và đưa vào sử dụng vào năm 2019. Dự án bao gồm các nội dung chính như sau: + Xây dựng nhà máy XLNT Nhiêu Lộc – Thị Nghè để xử lý nước thải từ lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè và nước thải từ quận 2. + Xây dựng tuyến cống bao để chuyển tải nước thải từ giếng bờ Đông của Sông Sài Gòn thông qua trạm bơm Nhiêu Lộc - Thị Nghè hiện hữu, đến khu vực dự án tại quận 2 nơi nhà máy XLNT Nhiêu Lộc – Thị Nghè được xây dựng. 29
  44. “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” + Xây dựng hệ thống thu gom nước thải và thoát nước mưa cấp 2, 3 cũng như mô hình đấu nối hộ gia đình sẽ được thực hiện cho quận 2, trong đó ưu tiên cho 3 lưu vưc trên tổng số 8 lưu vực thoát nước của quận 2 là Thảo Điền, Nam Thảo Điền và Bình Trưng Đông - Bình Trưng Tây. + Hỗ trợ cho Ban Quản lý đầu tư trong công tác quản lý thực hiện dự án theo đúng tiến độ và chất lượng theo yêu cầu đồng thời thực hiện việc giám sát về môi trường, xã hội trong quá trình thực hiện dự án. Bên cạnh đó, các đơn vị quản lý ngành thoát nước sẽ được nâng cao năng lực về quản lý hệ thống thoát nước mưa và nước thải, quản lý rác tự hoại, Về phía xã hội cũng sẽ được nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, không vức rác bừa bãi, không thực hiện những hành vi gây ô nhiễm môi trường cũng như làm tái ô nhiễm dòng kênh. 1.2.3.4 Các hạng mục công trình thuộc dự án giai đoạn 1 Về nước thải: 1. Một tuyến cống bao dài 8,4km, đường kính Ø3000mm, chạy dưới lòng kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè; 59 công trình tách dòng (CSO); 2. 02 giếng thu nước chết ở thượng nguồn để cải tạo chất lượng nước kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè; 3. Một trạm bơm có thiết bị lược rác với công suất 64.000 m3/giờ; và Một tuyến cống 820m, đường kính Ø3000mm, ngầm vượt Sông Sài Gòn và một miệng xả ngầm 65m dưới lòng sông có lắp 5 thiết bị khuếch tán để tăng tốc độ pha loãng của nước sông Sài Gòn Về nước mưa: 1. Mở rộng và thay thế cống (vừa thu nước thải và vừa thoát nước mưa) cấp 2 và cấp 3 cho toàn lưu vực với tổng chiều dài 64km. 2. Gia cố bờ kè khoảng 18 km và nạo vét khoảng 1.100.000 m3 với nước cao nhất sẽ là 1,80m tại thượng nguồn kênh (khoảng 0,40m dưới mức hiện tại) khi mức nước triều ở sông Sài Gòn là 1,3m đáy kênh 3. Khảo sát bằng camera quan sát (CCTV) khoảng 42 km cống gạch cấp 2 và 3 được xây dựng trước năm 1954, và cải tạo những đoạn cống xuống cấp; 30
  45. “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” 4. Cải tạo hệ thống cống cấp 4 có đường kính dưới 0,6m để đấu nối cho 30% hộ dân có thu nhập thấp trong lưu vực hiện chưa được nối vào hệ thống thoát nước cấp 2& 3 với tổng chiều dài 27km a) Công trình tách dòng Các công trình tách dòng (combined sewer overflow – CSO) hoạt động như sau: Trong mùa khô, CSO sẽ chuyển tất cả lưu lượng đỉnh của nước thải trong lưu vực vào cống bao đưa về trạm bơm. Trong cơn mưa lớn, lưu lượng được tách dòng cho chảy vào cống bao sẽ được kiểm soát bởi ống tách dòng trong CSO, để lưu lượng này không vượt quá lưu lượng đỉnh mùa khô. Phần còn lại, chủ yếu là nước mưa pha một ít nước thải, được xả vào kênh qua ống xả. Các CSO sẽ được lắp đặt dọc bờ kênh. CSO thường được xây bằng bê-tông cốt thép, khi hệ thống thoát nước cấp 2&3 kết nối vào CSO đều có một cấu trúc riêng để nối vào cống tròn hoặc cống hộp với những kích thước, độ sâu, và hướng chảy khác nhau. Hình 1.16 trình bày kết cấu của một CSO, gồm có 3 phần như sau: một van một chiều, lắp đặt ở phía dưới dòng chảy, nhằm ngăn nước kênh chảy ngược vào; một ống xả để vận chuyển phần nước tràn trong cơn mưa lớn cho xả xuống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè; và Phần chính của CSO, gồm có hai buồng: buồng thứ nhất dùng để chắn rác và tách dòng, buồng thứ nhì để ngăn nước kênh chảy ngược vào cống bao Ø3000mm 31
  46. “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” Hình 1.9 Sơ đồ tổng thể dòng chảy kết hợp nước mưa và nước thải b) Tuyến cống bao thu gom nước thải Xây dựng tuyến cống dài 8.3 km, đường kính 3m ngầm dọc theo kênh để đưa toàn bộ lượng nước thải trong mùa mưa về trạm bơm. Trên tuyến cống bao sẽ xây dựng 2 giếng thu có lắp đặt hệ thống điều khiển để rút nước chết trên kênh vào cống bao. Để tách nước thải từ hệ thống cống chung và tuyến cống bao sẽ xây dựng 20 công trình xả tràn chính dọc kênh và một số công trình phụ để dẫn nước thải từ các cống nhỏ. Tuyến cống bao sẽ được đặt sâu dưới mặt đất từ 14 – 18m và thi công bằng cách khoan ngầm rồi kích ép ống vào để làm giảm các hư hao cho các công trình hiện có. c) Thiết bị thu nước chết Theo sơ đồ mặt bằng tuyến công bao và các giếng thì thiết bị này được bố trí hai giếng thu nước “chết” vào cống bao Ø3.000mm, một ở đầu thượng nguồn kênh S0, và một vị trí thu gần Cầu Công Lý (khoảng 5km về phía hạ nguồn) S15 thiết bị bao gồm: Đường ống dẫn vào giếng thu nước chết là cống bê-tông cốt thép tiền chế, kích thước 1500 1500mm với độ dốc tối thiểu là 0,005. Một cửa chắn 1500mm kiểm soát nước chảy vào cống bao cho giếng thu nước chết thượng nguồn. 32
  47. “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” Ở phía thượng nguồn đường ống dẫn vào giếng thu nước chết sẽ có rãnh phai để ngăn nước kênh tràn vào giếng thu nước chết. Ống xả có độ dốc tối thiểu 0,005. Vào mùa khô thủy triều từ Sông Sài gòn chỉ thau rửa đoạn kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè (đoạn từ Vàm kênh NL – TN đến cầu Bông). Do địa hình dòng kênh uốn khúc nên còn khối nước tù đọng (nước “chết”) chứa các chất nhiễm bẩn tích tụ trong đoạn thượng nguồn, không thể thoát ra khỏi kênh lúc triều ròng. Vậy vì, thu lượng nước chết ở thượng nguồn để thau rửa kênh sẽ được bắt đầu ngay khi triều bắt đầu lên và kết thúc khi triều bắt đầu xuống. Ước tính có thể rút khối nước chết trong vòng 3 ngày, mỗi ngày rút nước trong 9 giờ đồng hồ. Một miệng thu nước hình vuông sẽ rút nước chết ở kênh vào giếng thu nước chết nằm ở bờ kênh. Mỗi giếng thu nước chết được nối với cống bao bằng một ống đã có sẵn cho CSO. Một cửa chắn vận hành bằng động cơ sẽ được gắn lên giếng thu nước chết, có thể nâng lên hạ xuống tự động hoặc bằng tay và có thể vận hành bằng hệ thống điều khiển tại chỗ hoặc từ xa qua hệ thống cảm ứng và điều khiển (supervisory control and data acquisition – SCADA). d) Trạm bơm nước thải Xây dựng trạm bơm có các khung lược rác thải tại hợp lưu kênh NL-TN và rạch Văn Thánh (phường 19, quận Bình Thạnh). Trạm bơm được thiết kế với công suất đỉnh của cống bao Nhiêu Lộc – Thị Nghè là 64.000 m3/giờ, và công suất “phụ tải” 85.000 m3/giờ. Nước thải chảy vào trạm bơm qua hai cửa cống ngăn, rồi chảy qua 06 khung lược được điều khiển bằng cần trục 20T, mỗi bên vách ngăn có ba khung lược. Sau khung lược, nước thải chảy vào một ống dẫn đi đến giếng ướt. Ở đáy giếng ướt sẽ lắp 12 bơm chìm, mỗi bên của trạm bơm có 6 máy. Đường ống dẫn vào trạm bơm có song chắn để bảo vệ máy bơm. Dòng nước thải đi vào trạm bơm, dòng xả, giếng ướt, và đường ống được thiết kế duy trì vận tốc 0,3 m/s. Trong điều kiện phụ tải, mỗi máy bơm sẽ nhận lượng nước vượt quá công suất 64.000 m3/giờ. Tuy nhiên, có điểm giới hạn để tăng mức nước trong giếng ướt: nếu mức nước này quá cao thì máy bơm sẽ quá tải. Công suất tối đa của toàn bộ trạm bơm (10 máy hoạt động) ước tính khoảng 85.000 m3/giờ. 33
  48. “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” Nếu lưu lượng nước chảy vào trạm bơm tăng trên mức này, cửa vào của cống sẽ được đóng một phần để giảm lượng nước vào trạm bơm xuống mức tối đa 85.000 m3/giờ. Lượng nước còn lại sẽ tràn ra kênh tại cửa xả khẩn cấp nằm ở giếng S32. Nước thải sẽ được bơm ngầm qua đáy sông Sài Gòn để kết nối vào đường ống dẫn đến Nhà máy xử lý nước thải. đ) Đường ống vượt sông và miệng xả ngầm Mặt cắt dọc đường ống vượt sông được trình bày trong hình 1.10, Nước thải đã được lược rác sẽ từ buồng xả của trạm bơm thoát qua một đoạn ống vượt sông dài 820m, đi dưới lòng Sông Sài Gòn đến giếng bờ đông. Đường ống vượt sông là một ống bê-tông đơn Ø3000mm, lắp đặt bằng kỹ thuật kích ống, từ hố ga quay trở lại sông Sài Gòn, là một miệng xả cách bờ đông khoảng 65m (nằm bên ngoài luồng giao thông thủy chính) có lắp 5 thiết bị khuếch tán để xả thải ra sông Sài Gòn. Hình 1.10 Mặt cắt dọc đường ồng vượt sông e) Nạo vét, cải tạo kênh chính NL-TN Dòng kênh chính sẽ được nạo vét nhằm làm thông thoáng, đáp ứng nhu cầu tiêu thoát nước cho lưu vực. Hai bờ kênh sẽ được xây dựng bờ kè để bảo vệ bờ kênh và làm tăng vẻ mỹ quan đô thị. Tuyến kênh chính sẽ có chức năng chủ yếu là thoát nước, ngoài ra còn phục vụ các nhu cầu du lịch, thể thao và giải trí. Việc cải tạo tuyến kênh chính nhằm năng cao chất 34
  49. “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” lượng nước kênh nhằm tạo ra một khoảng không gian thiên nhiên xanh mát trong một khu vực dân cư. Dự án đã nạo vét đáy kênh khoảng 1.100.000m3, ứng với mực nước cao nhất sẽ là 1,80m tại thượng nguồn kênh, khi mức nước triều ở sông Sài Gòn là 1,3m (đây là mức thủy triều tối đa hàng ở sông Sài Gòn tại thời gian thiết kế) để tăng công suất thủy lực của kênh, giảm úng ngập trong lưu vực, và gia cố hai bờ kênh. Chiều rộng kênh ở thượng nguồn sẽ được mở rộng đến 27m, và ở hạ nguồn mở rộng đến 60m, chiếm trọn chiều rộng đã được quy hoạch cho con kênh theo các quy hoạch phát triển đô thị hiện hữu f) Mở rộng, thay thế cống thoát nước cấp 2 và cấp 3 trên lưu vực Sẽ mở rộng, thay thế các cống thoát nước 2 và cống 3 trên lưu vực nhằm giảm ngập úng. Mạng lưới cống cấp 2 và 3 được mở rộng chủ yếu thuộc các quận Bình Thạnh, Gò Vấp và các nơi hay xảy ra tình trạng ngập úng. Các cống thuộc các quận 1, 3, 10, Phú Nhuận, Tân Bình với tổng chiều dài khoảng 64km sẽ được thay thế bằng cống lớn hơn nếu không đủ khả năng thoát nước. Khoảng 42 km cống cấp 2 và 3 gồm cống gạch và cống bê-tông xây dựng trước năm 1954 trong khu vực giới hạn bởi các đường Kỳ Đồng, Cách Mạng Tháng Tám, Nguyễn Thị Minh Khai và Kênh NL-TN sẽ được kiểm tra bằng thiết bị camera quan sát điều khiển từ xa (CCTV), có máy quay video lắp trên bánh trượt. Công tác kiểm tra được chia thành bốn bước: tiền kiểm tra, kế hoạch công tác kiểm tra, xịt rửa, và kiểm tra hiện trạng. Các hoạt động tiền kiểm tra bao gồm xem xét bản vẽ hoàn công, các báo cáo kiểm tra trước đây, và quy trình vận hành hệ thống cống. Trước khi kiểm tra hiện trạng, cống sẽ được nạo vét để dễ sử dụng thiết bị trong cống. Việc kiểm tra hiện trường sẽ được thực hiện bằng tay hoặc bằng thiết bị CCTV. Khi máy quay video di chuyển trong đường cống, hình ảnh trong lòng cống được ghi vào băng video, được xem xét trên màn hình và ghi chép vào biên bản kiểm tra theo những khoảng cách bằng nhau (8-10m). Sau khi hoàn tất kiểm tra, thông tin dữ liệu sẽ được xử lý để xác định đoạn cống nào cần ưu tiên cải tạo. Nói chung, sẽ cải tạo theo từng đoạn cống giữa 2 hố ga. Có hai phương pháp cải tạo: lót lại mặt trong đường cống, hoặc thay thế cả đoạn cống. g) Xây dựng tuyến cống cấp 4 35
  50. “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” Gần 270km cống cấp 4 có đường kính từ 0,6m trở xuống sẽ được xây dựng, phân bố trong các quận. Công trình sẽ được thực hiện theo yêu cầu của dân cư ở phường. Việc phân chia các gói thầu hạng mục chủ yếu sẽ do các quận thực hiện. 36
  51. “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CHỐNG NGẬP ĐÔ THỊ VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Tổng quan nghiên cứu chống ngập đô thị trên Thế giới 2.1.1 Diễn biến ngập nước đô thị trên Thế giới Các nhà thống kê học đã đưa ra những con số về sự gia tăng đến mức chóng mặt những thiệt hại nặng nề do NNĐT gây ra. Nếu như ở đầu thế kỷ 20, trung bình mỗi năm trên thế giới, thiệt hại do NNĐT gây ra vào khoảng 100 triệu đô la Mỹ, thì đến nửa sau thế kỷ con số này đã vượt quá 1 tỷ, trong 10 năm trở lại đây là trên 100 tỷ. Theo tài liệu nước ngoài cũng chỉ rõ rằng, 20 đến 30 năm gần đây, mức độ lũ, lụt tăng lên rất rõ rệt. Năm 1968, tại Hội nghị tài nguyên nước, căn cứ vào tình hình công trình phòng chống lũ, lụt và tình hình thực hiện qui hoạch phát triển đồng bằng ngập, lụt, Mỹ đã dự báo tổn thất do lũ gây ra có thể từ 1,7 tỷ USD năm 1960 tăng lên đến hơn 5 tỷ USD vào năm 2020. Thực tế con số thiệt hại lớn hơn nhiều so với dự báo. Dưới đây cung cấp một số số liệu, thông tin về tình trạng ngập, lụt đô thị của một số nước trên Thế giới: 2.1.1.1 Ngập, lụt đô thị ở Ấn độ Trận ngập lụt khủng khiếp nhất thế kỷ 20 xảy ra ở hạ lưu sông Hằng (Ấn Độ) vào năm 1970. Những đợt sóng biển cao đến 10m làm ngập hơn 20.000 km2 đất đai. Trên mặt đất, nước lũ đã cuốn trôi đi hàng chục thành phố, hàng trăm làng mạc và số người thiệt mạng gần 500 ngàn người (Hình 2.1). Hình 2. 1 Cảnh ngập, lụt đô thị ở Ấn Độ 37
  52. “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” 2.1.1.2 Ngập, lụt ở Hà Lan Ở Châu Âu, năm 1953 đã xảy ra trận ngập, lụt kinh hoàng tại Hà Lan, Anh và Đức. Trong đó, Hà Lan phải chịu thiệt hại nặng nề nhất về người và của. Trong mưa bão, những cơn sóng với sức tàn phá khủng khiếp đã đổ ập xuống vùng ven biển Bắc Âu làm nước dâng cao 3 ÷ 4 m tại các cửa sông Rhine, Maasa, Schelde và các sông khác. Tai họa này đã cướp đi Hình 2. 2 Cảnh ngập, lụt ở Hà Lan trong trận lũ 1953 sinh mạng của gần 2000 người dân Hà Lan, phá hủy hơn 470 nghìn ngôi nhà và nhiều tài sản, công trình giá trị khác (Hình 2.2). 2.1.1.3 Tình trạng ngập nước đô thị ở Mỹ Cơn bão Katrina đổ bộ vào bang Loisiana, Hoa Kỳ, vào ngày 29/8/2005, với sức gió đạt tới 241 km/giờ làm hàng ngìn người chết, phá hoại hai con đê bảo vệ thành phố New Orleans, khiến 80% diện tích bị ngập sâu trong nước 7- 8 m. Thiệt hại ước tính khoảng 15 tỷ USD (Hình 2.3). Hình 2. 3 Cảnh ngập, lụt trong thành phố New Orleans, Loisiana, Hoa Kỳ, ngày 29/8/2005 38
  53. “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” 2.1.1.4 Tình trạng ngập nước ở thủ đô Paris, Pháp, năm 2016 Nước Pháp vừa phải gánh chịu trận lũ, lụt lịch sử xảy ra trên lưu vực sông Seine, ngay tại Thủ đô Paris. Thiệt hại ước tính khoảng 2,0 tỷ EUR. Hình 2.5 mô tả nước tràn bờ ở thủ đô Paris, ngày 2/6/2016, gây ngập nhiều nơi trong Thủ đô. Trong đó nước tràn lên tới chân tháp Effel. Hình 2. 4 Dưới chân tháp Effene là biển nước mênh mông. (Ảnh: Facebook) 2.1.1.5 Tình trạng ngập nước đô thị tại các nước Đông Nam Á Trận lũ, lụt đặc biệt lớn, xảy ra trong mùa mưa năm 2011 ở lưu vực sông Chao Phraya, Thủ đô Bangkok chịu thiệt hại khủng khiếp nhất: 2,3 triệu người bị ảnh hưởng, 7 khu công nghiệp lớn đã bị ngập sâu đến 3 mét, số liệu người chết và mất tích được thống kê sau trận lũ là 800 người, thiết hại về kinh tế ước tính khoảng 45 tỷ USD và luỹ tiến sau trận lụt lên Hình 2.5. Sân bay Đôn Mường bị ngập với chiều tới khoảng 85 tỷ USD (Hình 2.5). sâu nước tới 1,5 m 39
  54. “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” Ngập, lụt ở Philippine do cơn bão Hải Yến đổ bộ vào thành phố Tacloban, thủ phủ tỉnh Leyte, miền trung Philippine, vào ngày 8/11/2013, với sức gió 315 km/giờ và sóng thần cao 6 - 8 m đã làm cho hơn 10.000 người chết, 10 triệu người bị ảnh hưởng, thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu khoảng 14 tỷ USD. Các đô thị vùng Đông Nam Á khác như Giakata (Indonesia), Manila (Philippine), Phnom Penh (Cambodia), Vientiane (Lào) v.v cũng xảy ra ngập nước đô thị do những trận lũ, lụt gây thiệt hại về người và kinh tế nghiêm trọng. Trong đó Philippine là nước chịu thảm hoạ về bão, lũ nghiêm trọng nhất. 2.1.2. Nguyên nhân gây ngập các thành phố lớn trên thế giới 2.1.2.1 Các nguyên nhân chính Có thể nói, ngập lụt tại các thành phố lớn trên Thế giới xảy ra do một số nguyên nhân chính sau : Thành phố đặt tại vị trí ven sông, biển, có địa hình cốt nền thấp; Do biến đổi khí hậu dẫn tới tình trạng mưa cực đoan, nước biển dâng cao đột ngột; Do lũ từ thượng nguồn đổ về; Do tốc độ đô thị hóa nhanh, dẫn tới không gian chứa lũ, thoát lũ bị co hẹp lại, lượng nước chảy tràn tại các đô thị tăng lên. Các trận lũ lớn tái diễn liên tục tại nhiều thành phố trên Thế giới đã dẫn đến sự ra đời của nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của ngập lụt, bao gồm các giải pháp công trình và phi công trình. 2.1.2.2 Các nguyên nhân khác: Hai học giả Ying và Li (2001) nghiên cứu cho thấy một số nguyên nhân dẫn đến mực nước lũ ngày càng cao hơn trên sông Yên Tử của Trung Quốc. Nguyên nhân thứ nhất là chặt phá rừng ở thượng nguồn làm nước không giữ được, dẫn đến lũ hạ nguồn. Nguyên nhân thứ hai là sự khai hoang đất kèm theo sự bồi lắng ở các hồ chứa làm thiếu không gian chứa nước trong mùa lũ, dẫn đến lũ cục bộ. Nguyên nhân thứ ba là việc xây dựng các con đê, bờ bao ven sông ngòi, kênh rạch làm phù sa bị bồi lắng ở đáy sông, kênh, rạch qua nhiều năm, dẫn đến dòng chảy bị yếu đi 40
  55. “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” nên thoát lũ rất chậm. Các nguyên nhân trên cho thấy việc xây đê bao, bờ bao sẽ làm tăng khả năng xảy ra lũ lớn cục bộ, và cả diện rộng. 2.1.3. Nghiên cứu quản lý rủi ro ngập nước đô thị trên Thế giới Quan niệm về rủi ro trong quản lý, lũ ở Hà Lan không chỉ dựa vào xác suất lũ xuất hiện, thay vào đó rủi ro được xác định bởi một hàm số gồm xác suất lũ xuất hiện (như lũ 100, 1.000, 10.000 năm) x hệ quả của lũ (thiệt hại do lũ rây ra). Đặc biệt, khi đê bao và bờ bao được hình thành, đầu tư vào nông nghiệp, nhà ở, công nghiệp càng nhiều, do đó rủi ro thiệt hại sẽ càng cao. Một trong những nguyên nhân chính làm mực nước lũ ngày càng cao là do nhiều bờ bao được xây dựng, thiếu không gian tự nhiên để chứa nước lũ, dẫn đến lũ cục bộ và ngập ở diện rộng ở Hà Lan. Chính quyền Hà Lan đã nhận ra được giải pháp kỹ thuật dùng đê bao, bờ bao khép kín không hiệu quả về lâu dài, đặc biệt là trong những trận lũ lớn. Từ đó, chính sách nới rộng không gian cho sông “rooms for river” được ra đời vào đầu thập niên 2000. Chính sách này là giải pháp thay thế cho giải pháp truyền thống như nâng cao các đê bao và bờ bao, nhằm tạo nhiều không gian để chứa nước trong trường hợp lũ lớn, đồng thời là giải pháp để thích ứng với biến đổi khí hậu. Mục đích của chính sách này là nới rộng không gian để chứa nước lũ bằng việc chuyển đổi một số vùng đất nông nghiệp không hiệu quả, ít dân cư trở về trạng thái nguyên thủy (đất ngập nước), đồng thời khai thác du lịch sinh thái trên các vùng đất trên. Chính sách này đã giúp Hà Lan kết hợp cả giải pháp kỹ thuật và sinh thái để quản lý lũ. Trong khi các nước có truyền thống lâu đời trong quản lý lũ điển hình là Hà Lan và các nước phát triển khác có xu hướng đẩy mạnh sang giải pháp phi công trình. Mục đích của quản lý hiểm hoạ lũ, lụt là giảm tần suất xuất hiện và quy mô các trận lũ, lụ. Quản lý rủi ro lũ cũng phải cần phải giảm nhẹ sự dễ bị tổn thương của cư dân trong vùng ngập. Các giải pháp cần được quan tâm tới là: Quy hoạch và quản lý (kiểm soát ) sử dụng đất; Nâng cao nhận thức cộng đồng và chung sống với nước (lũ, lụt). Quản lý rủi ro lũ tổng hợp là tìm giải pháp/khả năng giảm nhẹ thiệt hại luỹ tiến bằng cách quản lý cân bằng/bền vững: Quy hoạch sự cố; Cảnh báo sớm và Các giải pháp xử lý sự cố. 41
  56. “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” Quản lý rủi ro bền vững (Sustainable Risk Management): Cần có ít nhất hai thành phần cơ bản là đánh giá sự lộ diện/phơi nhiễm (exposure) và đánh giá khả năng dễ bị tổn thương (vunerability) của từng vùng được nghiên cứu. Để làm được hai việc này, cần tiến hành điều tra thực địa và thu thập các tài liệu kinh tế xã hội, dân sinh cho từng vùng nghiên cứu. Sau đó xây dựng bản đồ lộ diện (phơi nhiễm) và khả năng chống chịu của người dân cho từng vùng. Từ ba bản đồ: (i) Bản đồ hiểm họa lũ, lụt (bản đồ ngập, lụt), (ii) Bản đồ phơi nhiễm (lộ diện) và (iii) Bản đồ khả năng chống chịu để đưa ra bản đồ rủi ro (Risk Map). Xây dựng các phương án giảm thiểu và thích ứng với rủi ro (Risk mitigation and Adaptation) và xây dựng các hệ thống cảnh báo sớm (Early Warning Systems). Điều cần lưu ý là để bảo đảm xây dựng thành công quy hoạch rủi ro, nhất thiết phải xây dựng với phương cách quản lý tốt ngân hàng dữ liệu. Tác động từ các hiểm hoạ thuỷ văn (lưu lượng đỉnh lũ) và thuỷ triều (mực nước đỉnh triều cường) trong vùng ngập lũ phụ thuộc vào đặc tính của rừng đầu nguồn và hệ thống cửa sông, ven biển. Các trận lũ phát sinh từ hiểm hoạ thuỷ văn và thuỷ triều có thể được giảm nhẹ nhờ vào các giải pháp có liên quan tới các điều kiện địa hình và giải pháp công trình (năng lực của hệ thống các công trình thuỷ lợi) và các giải pháp phi công trình. 2.1.4 Kinh nghiệm kiểm soát ngập nước đô thị trên Thế giới: Các trận lũ, lụt lớn tái diễn liên tục tại nhiều đô thị, thành phố trên Thế giới đã dẫn đến sự ra đời của nhiều giải pháp, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của thiên tai ngập, lụt. Trong đó bao gồm các giải pháp công trình và phi công trình. 2.1.4.1 Giải pháp công trình: Giải pháp trong phòng, chống lũ, lụt đô thị là sử dụng các loại hình công trình để làm thay đổi đặc tính thuỷ văn lũ và môi trường tự nhiên, nhằm đạt đến mục tiêu ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại do lũ, lụt gây ra. Phòng chống lũ, lụt, thường có 2 giải pháp kiểm soát ngập, lụt chính: (i) giải pháp kiểm soát trên toàn vùng (regional control) và (ii) giải pháp kiểm soát cục bộ/ khu vực (site control) thông qua 5 biện pháp công trình cơ bản là: Chỉnh trị sông, ngòi (nắn dòng) Đắp đê ngăn nước lũ tràn vào thành phố, khu dân cư, khu công nghiệp, Xây dựng công trình phân lũ sang lưu vực khác, 42
  57. “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” Xây dựng các hồ chứa điều tiết lũ và chậm lũ (hồ chứa điều tiết nước đa mục tiêu) Xây dựng các công trình xử lý đất đai. Ngoài ra còn có một số loại công trình kiêm dụng khác như: Đê bối, đập ngăn lũ cục bộ, đê bao khu dân cư, khu tôn cao tránh lũ, đê vây bảo vệ khu vực sản xuất (có trạm bơm đi kèm). Xây cống/đê bao ngăn triều trong các vùng cửa sông, ven biển. 2.1.4.2 Giải pháp phi công trình: Là biện pháp tôn trọng tự nhiên, thích ứng với tự nhiên mà không phải là làm thay đổi tự nhiên một cách cứng nhắc. Kế hoạch quản lý khu ngập, lụt theo biện pháp phi công trình, bất kể từ góc độ kinh tế hay từ góc độ chính trị, đều là thích hợp; trong giai đoạn quy hoạch sơ bộ khai thác lưu vực, nên xét đến các biện pháp phi công trình. Việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất vùng ngập lũ và quản lý một cách khoa học sự phát triển kinh tế - xã hội ở đây là vấn đề quan trọng nhằm giảm thiểu tổn thất do lũ, lụt và phát huy đầy đủ, hiệu qủa các giải pháp phòng chống lũ, lụt. Giải pháp phi công trình là những biện pháp mới nhằm giảm nhẹ tổn thất do lũ gây ra, không phải để làm thay đổi đặc tính tự nhiên của lũ mà thông qua việc quản lý có kế hoạch, từ hai góc độ pháp luật và hành chính, nhằm kiểm soát được khu vực ngập, lụt. Bằng sự chỉ đạo và hạn chế kịp thời việc sử dụng đất đai và các dự án xây dựng đối với khu vực dễ ngập, lụt, đạt được mục tiêu giảm nhẹ tổn thất. Nội dung của giải pháp phi công trình có thể tóm lược như sau: Quản lý vùng ngập lụt, bao gồm việc phân chia các khu vực trong vùng ngập lụt và quản lý, khai thác chúng một cách khoa học, hợp lý. Thực thi các biện pháp dự báo và cảnh báo lũ, chống lũ cho các vật kiến trúc, cứu hộ và tổ chức sơ tán tạm thời. Thông qua cứu tế, khôi phục và bảo hiểm lũ để chia sẻ tổn thất do lũ. Lập kế hoạch dự phòng cho tổn thất lũ lụt. Phòng, chống lũ, lụt bằng biện pháp phi công trình có thể làm thay đổi mức độ tác động của dòng chảy lũ, thông qua việc điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất, các mô hình sản xuất đa dạng và khai thác hợp lý các tài nguyên. Đồng thời tài trợ cho các cá nhân bị tổn hại, 43
  58. “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” làm thay đổi môi trường canh tác để giảm thiểu thiệt hại do ngập, lụt. Thực chất, biện pháp phi công trình là biện pháp tổ chức và quản lý một cách có khoa học. 2.2 Tổng quan nghiên cứu ngập nước đô thị của Việt Nam Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hướng ra biển Đông, một trong 5 trung tâm phát sinh bão nhiều nhất trên Thế giới. Số liệu thống kê của Cục Đê điều và phòng chống lụt bão, Bộ NN&PTNT, có tổng số gần 800 cơn bão hoạt động ở biển Đông (1954-2010) thì 290 cơn bão đổ bộ hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến thời tiết nước ta, trung bình mỗi năm có 5 cơn, năm 1978 có 13 cơn bão đổ bộ vào nước ta và năm 2013 Hình 2. 5 Quỹ đạo của bão hoạt động trên biển Đông nhiều nhất với tổng cộng 19 cơn. (Nguồn: Trung tâm dự báo thuỷ văn Quốc gia) Theo báo cáo của Trung tâm dự báo Quốc gia, số lượng bão, áp thấp nhiệt đới xuất hiện và đổ bộ vào vùng Nam Bộ có xu thế tăng trong những năm gần đây. Quỹ đạo bão có dấu hiệu dịch chuyển dần về phía Nam và mùa bão kết thúc muộn hơn, nhiều cơn bão có hướng đi dị thường hơn (Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho Công ước khung của LHQ về BĐKH, Bộ TNMT, 2003). Sự xuất hiện của bão, áp thấp nhiệt đới, kéo theo mưa lớn trong nhiều giờ làm gia tăng ngập, lụt cho TP.HCM và các tỉnh phía Nam. Kinh nghiệm chống ngập ở Việt Nam đã có từ lâu, nhưng hiệu quả chống ngập phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và con người. Có nơi thành công, nhưng không ít nơi ở Việt Nam, việc chống ngập đô thị còn rất nhiều bất cập, kể cả Thủ đô Hà Nội và TP.HCM. 44
  59. “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” 2.2.1 Diễn biến ngập nước đô thị ở Việt Nam 2.2.1.1 Trận lụt lịch sử ở Thủ đô Hà Nội, năm 2008 Với tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, Hà Nội liên tục được mở rộng nhưng chưa được quy hoạch theo chiều sâu, nhiều ao, hồ, vùng trũng là nơi điều hòa nước mưa hình thành tự nhiên đã phải nhưởng chỗ cho các công trình xây dựng. Vì vậy, những trận ngập, lụt đã xảy ra sau những cơn mưa lớn gây ra trận lụt lịch sử tháng 11/2008, đã gây tổn thất nặng nề (38 người chết, thiệt hại hơn 3.000 tỷ đồng kèm theo những dư chấn về xã hội và môi trường, Hình 2.6) Hình 2. 6 Đường Nguyễn Chí Thanh bị ngập sâu 0,5m 2.2.1.2 Ngập ở Đà Nẵng Mỗi khi có mưa lớn, thành phố lại xuất hiện nhiều điểm ngập nặng. Theo ước tính, bão lũ, lụt đã làm thiệt hại khoảng 1,5% giá trị GDP đối với các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung, trong đó có Đà Nẵng. Hàng năm cứ vào mùa mưa, người dân Đà Nẵng phải hứng chịu nhiều trận lụt, gây tổn thất nặng nề về kinh tế - xã Hình 2. 7 Nước ngập trên đường phố Đà Nẵng hội. 45
  60. “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” 2.2.1.3 Ngập ở Cố đô Huế Thành phố Huế, một di sản văn hóa của thế giới nhưng năm nào cũng bị từ 3 đến 4 trận lụt, ngập sâu nhất có nơi trên 4m, ít nhất cũng 1 đến 2m, làm cho các cung điện xuống cấp nghiêm trọng. Trận đại hồng thuỷ năm 1999 ở Huế đã nhấn chìm 20 huyện, thị xã, làm 595 người chết, tổng thiệt hại ước tính hơn 3.800 tỷ Hình 2. 8 Ngập lụt ở Huế năm 1999 đồng (Hình 2.8). 2.2.1.4 Ngập nước ở thành phố Cần Thơ Tại Cần Thơ mực nước cao nhất là 2.08m, trên báo động 3 là 0.18m. Triều cường dâng cao khiến nhiều khu vực bị ngập nặng, như: Đường 30/4, Đại lộ Hòa Bình, Lý Tự Trọng, Phan Đình Phùng, ngập từ 20-40cm. Nặng nhất là khu vực Trung tâm thương mại Cái Khế (quận Ninh Kiều) có nơi ngập sâu đến 0,5m khiến nhiều phương tiện lưu thông trong khu vực bị chết máy do đường bị nước nhấn chìm (Hình 2.9 - Nguồn: Vietnamplus, Hình 2. 9 Hình ảnh đường phố trung tâm thành 2014). phố bị ngập do triều cường 46
  61. “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” 2.2.1.5 Ngập, lụt ở thành phố Long Xuyên, An Giang Theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, trận lũ năm 2000 trên lưu vực sông Mekong dẫn đến tình trạng lụt lịch sử tại ĐBSCL, mực nước cao nhất tại Tân Châu đạt 5,06 m MSL (VN-2000) và Châu Đốc mực nước đo được là 4,90 m MSL. Tại Long Xuyên, nước ngập sâu tới 1,0m, nhiều nơi người dân (Nguồn: Vietnamplus, 2000) phải di chuyển bằng thuyền (Hình Hình 2. 10 Ngập, lụt tại trung tâm thành phố Long Xuyên do trận lũ lịch sử xảy ra trên sông Mekong 2.10). năm 2000 2.2.2. Nguyên nhân gây ngập các thành phố lớn ở Việt Nam Bão, lũ, triều cường thường là tác nhân chính gây ra tình trạng ngập, lụt đô thị. Đặc biệt ở những nơi chịu ảnh hưởng thuỷ triều cộng hưởng gây NNĐT, như ở các đô thị ven biển như TP.HCM, Huế, Hội An v.v. Có thể nói nguyên nhân gây ngập lụt tại các thành phố lớn ở Việt Nam bắt nguồn từ 2 nguyên nhân chính là: Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. 2.2.2.1 Nguyên nhân khách quan Do thành phố đặt tại vị trí có cốt nền thấp. Do biến đổi khí hậu dẫn tới tình trạng mưa cực đoan, nước biển dâng. Do tốc độ đô thị hóa nhanh, dẫn tới không gian chứa lũ bị co lại, lượng nước chảy tràn tại các đô thị tăng lên. Hệ thống tiêu, thoát nước qúa tải và xuống cấp, không đảm bảo khả năng tiêu thoát nước. 2.2.2.2 Nguyên nhân chủ quan Do quy hoạch chưa đồng bộ, sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành chưa chặt chẽ. 47
  62. “Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” Do nạn chặt phá rừng bừa bãi dẫn đến nước từ thượng nguồn đổ về nhanh, trong khi hệ thống tiêu thoát không kịp. Do sông rạch bị lấn chiếm, bồi lấp quá nhiều, không đảm bảo khả năng tiêu thoát nước. Bê tông hóa làm mất khả năng thấm nước Một số vùng trũng của các thành phố bị đô thị hóa, như Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ. 2.2.3. Giải pháp chống ngập cho các thành phố lớn ở Việt Nam Để chống ngập lụt tại các thành phố lớn một cách có hiệu quả cần một giải pháp đồng bộ, tầm quy hoạch mang tính chiến lược, với sự đóng góp trí tuệ của các nhà khoa học và ý thức cộng đồng trong công tác phòng chống ngập, úng. Các giải pháp công trình và phi công trình phải gắn kết với nhau, hỗ trợ cho nhau. Bên cạnh các biện pháp công trình như: Chỉnh trị sông, đắp đê, xây dựng công trình phân lũ, xây dựng hồ chứa lũ và chậm lũ, xây dựng các công trình xử lý đất đai, cần có các biện pháp phi công trình như: Quản lý đất đai vùng ngập lụt; dự báo, cảnh báo lũ; thông qua cứu tế, khôi phục và bảo hiểm lũ để chia sẻ tổn thất do lũ; lập kế hoạch dự phòng tổn thất do lũ Trong thời gian qua, chính quyền từ trung ương đến địa phương đã và đang triển khai các biện pháp phòng, chống lũ, bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực. - Để giảm bớt tổn thất nặng nề mà người dân miền Trung và ĐBSCL phải hứng chịu, Bộ Xây dựng đã lập đề án sống chung an toàn với lũ lụt cho 2 khu vực này, miền Trung (từ Thanh Hóa đến Phú Yên) và các tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long với tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 trên 20 nghìn tỷ đồng. Đây là dự án đầu tư lớn của Chính phủ trong việc chủ động phòng chống thiên tai. - Thành phố Đà Nẵng đã xây dựng một số mô hình sống chung với lũ, lụt như nhà ở cộng đồng phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, chương trình phòng chống lụt bão ở quận Cẩm Lệ - Để phòng chống lũ cho TP. Huế, các nhà chuyên môn đã nghiên cứu giải pháp xây dựng hồ Tả Trạch ở thượng nguồn sông Hương nhằm giảm thiểu ngập lũ cho TP. Huế từ 1,0 ÷ 1,2 m. Hạn chế khai thác rừng đầu nguồn và xây công trình ngăn mặn Thảo Long để phát triển sản xuất và tránh xói lở cửa sông. 48