Đồ án Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của các hộ kinh doanh ăn uống cá thể trên địa bàn Quận 10 và đề xuất các chương trình nâng cao ý thức về môi trường

pdf 125 trang thiennha21 13/04/2022 5320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của các hộ kinh doanh ăn uống cá thể trên địa bàn Quận 10 và đề xuất các chương trình nâng cao ý thức về môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_an_khao_sat_y_thuc_bao_ve_moi_truong_cua_cac_ho_kinh_doan.pdf

Nội dung text: Đồ án Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của các hộ kinh doanh ăn uống cá thể trên địa bàn Quận 10 và đề xuất các chương trình nâng cao ý thức về môi trường

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM CHÂU MỸ PHÚC ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG CỦA CÁC HỘ KINH DOANH ĂN UỐNG CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 10 VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CHƢƠNG TRÌNH NÂNG CAO Ý THỨC VỀ MÔI TRƢỜNG Khoa: Công nghệ sinh học – Thực Phẩm – Môi trƣờng Ngành: Kỹ thuật môi trƣờng Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trƣờng GVHD: PGS.TS Huỳnh Phú Lớp: 13DMT02 MSSV: 1311090459 TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2017
  2. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú LỜI CAM ĐOAN Đồ án tốt nghiệp đại học này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự hỗ trợ từ giảng viên hƣớng dẫn PGS.TS Huỳnh Phú. Không sao chép bất kỳ một tài liệu nào. Mọi số liệu, tài liệu trích dẫn đã đƣợc ghi rõ trong tài liệu tham khảo. Kết quả nghiên cứu trong đồ án tốt nghiệp chƣa từng đƣợc công bố. Sinh viên thực hiện Châu Mỹ Phúc
  3. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú LỜI CÁM ƠN Khi tiến hành đề tài “Khảo sát ý thức bảo vệ môi trƣờng của các hộ kinh doanh ăn uống cá thể trên địa bàn Quận 10 và đề xuất các chƣơng trình nâng cao ý thức về môi trƣờng”. Em đã nhận đƣợc sự ủng hộ và giúp đỡ tận tình của quý Thầy Cô khoa CNSH – TP – MT Trƣờng Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh. Em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến: Ban Giám hiệu cùng Quý Thầy Cô đã và đang công tác tại Trƣờng Đại Học Công Nghệ Tp. HCM đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt cho em tất cả những kiến thức bổ ích. Em xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Huỳnh Phú đã hƣớng dẫn tận tình, đóng góp ý kiến và định hƣớng cho em trong quá trình học tập để em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo này. Do kiến thức của em chƣa đủ sâu rộng nên trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi thiếu sót, kính mong Quý Thầy Cô thông cảm và chỉ dạy thêm cho em. Em chân thành cảm ơn những lời nhận xét chân tình của Quý Thầy Cô để giúp cho bài báo cáo của em đƣợc hoàn thiện hơn. Em cũng xin gửi lời cám ơn tới gia đình, bạn bè và các anh chị trong Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng Quận 10 đã luôn giúp đỡ em, ủng hộ em trong suốt thời gian qua để có thể hoàn thành tốt bài báo cáo này. Và cuối cùng em xin gởi đến Quý Thầy Cô lời chúc sức khỏe và thành công trong công việc. Sinh viên thực hiện Châu Mỹ Phúc
  4. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm Giáo viên hƣớng dẫn
  5. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm Giáo viên phản biện
  6. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CÁM ƠN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN MỤC LỤC I DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VI DANH MỤC CÁC BẢNG VII DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢN ĐỒ VIII DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ IX LỜI MỞ ĐẦU 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 2 3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 3 4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 5.1. Phƣơng pháp luận 5 5.2. Phƣơng pháp điều tra thực tế 5 5.2.1. Chọn địa điểm thực hiện 5 5.2.2. Bố trí các điểm điều tra 6 5.2.3. Lập phiếu trƣng cầu ý kiến 7 5.2.4. Nội dung của phiếu khảo sát 7 5.2.5. Phỏng vấn trò chuyện trực tiếp với ngƣời dân 8 5.3. Phƣơng pháp thu thập tài liệu 8 5.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu 8 5.4.1. Phƣơng pháp phân tích độ tin cậy thang đo (Cronbach’s Alpha) 9 5.4.2. Phƣơng pháp phân tích nhân tố 9 5.4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA 11 i
  7. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú 5.4.3.1. Khái niệm về EFA 11 5.4.3.2. Mục tiêu của EFA 11 5.4.3.3. Ứng dụng của EFA 12 5.4.3.4. Mô hình của EFA 12 5.4.3.5. Các bƣớc thực hiện EFA 13 5.5. Phƣơng pháp đánh giá tổng hợp 17 6. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 17 6.1. Đối tƣợng nghiên cứu 17 6.2. Phạm vi nghiên cứu 18 7. CẤU TRÚC ĐỒ ÁN 18 8. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI 19 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CHƢƠNG TRÌNH NÂNG CAO Ý THỨC VỀ MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 10 20 1.1. GIỚI THIỆU VỀ QUẬN 10 20 1.1.1. Vị trí 20 1.1.2. Điều kiện tự nhiên 21 1.1.3. Khí hậu 22 1.1.4. Địa hình và địa chất công trình 23 1.1.5. Thủy văn 23 1.1.6. Đặc điểm kinh tế - xã hội 23 1.1.6.1. Kinh tế 23 1.1.6.2. Phát triển đô thị - tài nguyên môi trƣờng 25 1.1.6.3. Phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội 26 1.1.7. Nội chính 27 1.1.8. Giao thông vận tải 28 1.2. KHÁI QUÁT VỀ HỘ KINH DOANH ĂN UỐNG CÁ THỂ 28 1.2.1. Định nghĩa hộ kinh doanh cá thể 28 1.2.2. Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể 28 1.2.3. Định nghĩa hộ kinh doanh ăn uống cá thể 28 ii
  8. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú 1.2.4. Điều kiện thành lập hộ kinh doanh ăn uống 29 1.3. HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HỘ KINH DOANH ĂN UỐNG 30 1.3.1. Hiện trạng các hộ kinh doanh ăn uống trên cả nƣớc 30 1.3.2. Đặc điểm của buôn bán hàng rong 31 1.3.3. Tình hình buôn bán hàng rong tại các vùng đô thị 32 1.4. HIỆN TRẠNG CÁC HỘ KINH DOANH ĂN UỐNG TẠI QUẬN 10 36 1.4.1. Sự tồn tại khách quan 36 1.4.2. Hiện trạng các hàng quán tại Quận 10 37 1.5. HIỆN TRẠNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƢỜNG TẠI QUẬN 10 39 1.5.1. Hiện trạng và diễn biến các thành phần môi trƣờng 39 1.5.2. Các nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng 40 1.5.3. Tình hình phát sinh chất thải 40 1.5.4. Các vấn đề môi trƣờng chính 41 1.6. KHÁI QUÁT VỀ CHƢƠNG TRÌNH NÂNG CAO Ý THỨC VỀ MÔI TRƢỜNG 41 1.6.1. Sự tham gia của cộng đồng vào quản lý môi trƣờng 41 1.6.2. Mối quan hệ giữa con ngƣời với môi trƣờng 41 1.6.3. Tham gia của cộng đồng là gì? 42 1.6.4. Tình hình thực hiện nâng cao ý thức cộng đồng ở Việt Nam 43 CHƢƠNG 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ CỦA CÁC HỘ KINH DOANH ĂN UỐNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG 47 2.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ CỦA CÁC HỘ KINH DOANH ĂN UỐNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG 47 2.1.1. Khảo sát về đời sống tinh thần của các hộ kinh doanh ăn uống 47 2.1.2. Khảo sát về thực trạng vệ sinh môi trƣờng của các hộ kinh doanh ăn uống 51 2.1.3. Khảo sát nhận thức của các hộ kinh doanh ăn uống 57 2.2. ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỦA CÁC HỘ KINH DOANH ĂN UỐNG 63 2.2.1. Lựa chọn các nhân tố 63 iii
  9. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú 2.2.2. Đánh giá thang đo của các biến quan sát trong cùng một nhân tố 66 2.2.3. Kiểm định Cronbach’s Alpha 71 2.2.3.1. Tiêu chí cho kiểm định Cronbach’s Alpha 71 2.2.3.2 Phƣơng pháp thực hiện 72 2.2.4. Phân tích nhân tố khám phá (EFA - Exploratory Factor Analysis) 74 2.2.4.1 Tiêu chí cho kiểm định EFA 74 2.2.4.2 Phƣơng pháp thực hiện 75 CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC CHƢƠNG TRÌNH 77 3.1. CHƢƠNG TRÌNH 1: THỰC HIỆN PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN 77 3.1.1. Những lợi ích từ việc phân loại rác tại nguồn 77 3.1.2. Mục tiêu 77 3.1.3. Nội dung thực hiện 78 3.1.4. Phƣơng pháp thực hiện 80 3.1.5. Đối tƣợng tham gia 82 3.2. CHƢƠNG TRÌNH 2: TUYÊN TRUYỀN RỘNG RÃI CÁC SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƢỜNG 82 3.2.1. Khái niệm sản phẩm thân thiện với môi trƣờng 82 3.2.2. Mục tiêu 84 3.2.3. Nội dung thực hiện 84 3.2.4. Phƣơng pháp thực hiện 84 3.2.5. Đối tƣợng tham gia 85 3.3. CHƢƠNG TRÌNH 3: THÀNH LẬP CÂU LẠC BỘ MÔI TRƢỜNG 85 3.3.1. Mục tiêu 85 3.3.2. Nội dung thực hiện 86 3.3.3. Phƣơng pháp thực hiện 86 3.3.4. Đối tƣợng tham gia 88 3.4. CHƢƠNG TRÌNH 4: PHÁT ĐỘNG CHƢƠNG TRÌNH “ THỰC PHẨM SẠCH – MÔI TRƢỜNG XANH” 88 3.4.1. Mục tiêu 88 iv
  10. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú 3.4.2. Nội dung thực hiện 88 3.4.3. Phƣơng pháp thực hiện 89 3.4.4. Đối tƣợng tham gia 89 3.5. CHƢƠNG TRÌNH 5: TRIỂN KHAI THỰC HIỆN “CHƢƠNG TRÌNH GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG” TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 10 90 3.5.1. Mục tiêu 90 3.5.2. Nội dung thực hiện 90 3.5.3. Phƣơng pháp thực hiện 91 3.5.4. Đối tƣợng tham gia 92 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93 1. KẾT LUẬN 93 2. KIẾN NGHỊ 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 PHỤ LỤC 1 98 PHỤ LỤC 2 105 PHỤ LỤC 3 109 v
  11. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh UBND: Ủy ban nhân dân Q10: Quận 10 BVMT: Bảo vệ môi trƣờng UN/ECE: United Nation Econmic Commission for Europe – Liên Hiệp Quốc Ban Kinh tế châu Âu CTR: Chất thải rắn CA: Hệ số Cronbach's alpha EFA: Nhân tố khám phá vi
  12. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Thành phần kinh tế của các cơ sở sản xuất ở Quận 10 24 Bảng 1.2: Loại hình buôn bán tại Quận 10 38 Bảng 2.1: Các tổ chức Đoàn, Hội tại địa phƣơng 49 Bảng 2.2: Kết quả các hộ từng đƣợc tặng túi nilon dễ phân hủy sinh học 51 Bảng 2.3: Kiến thức về phân loại rác tại nguồn 54 Bảng 2.4: Đối tƣợng tham gia bảo vệ môi trƣờng 59 Bảng 2.5: Sự quan tâm chƣơng trình nâng cao nhận thức về môi trƣờng 61 Bảng 2.6: Thống kê ý kiến, nguyện vọng của các hộ kinh doanh ăn uống trong việc bảo vệ môi trƣờng 61 Bảng 2.7: Các biến quan sát của nhân tố Nhà nƣớc 64 Bảng 2.8: Các biến quan sát của nhân tố Khách hàng 64 Bảng 2.9: Các biến quan sát của nhân tố Lợi nhuận 65 Bảng 2.10: Các biến quan sát của nhân tố Nhà cung cấp 66 Bảng 2.11: Hệ số Cronbach’s Alpha tổng ban đầu 72 Bảng 2.12: Hệ số Cronbach’s Alpha tổng sau khi loại bỏ một số biến quan sát 73 Bảng 2.13: Hệ số CA của các nhân tố còn lại sau khi loại biến quan sát 74 vii
  13. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢN ĐỒ Hình 1: Sơ đồ phƣơng pháp nghiên cứu 5 Hình 2: Mô hình nhân tố chung 11 Hình 3: Các bƣớc thực hiện EFA theo Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc 14 Hình 4: Các bƣớc thực hiện EFA theo Rietveld & Van Hout (1993) 15 Hình 5: Các bƣớc thực hiện EFA theo Williams, Onsman, Brown (2010) 16 Hình 1.1: Ranh giới của Quận 10 21 Hình 1.2: Sơ đồ hành chính của Quận 10 22 Hình 1.3: Hoạt động của hộ kinh doanh ăn uống cá thể trên địa bàn Quận 10 29 Hình 1.4: Buôn bán hàng rong trên các vỉa hè tại Việt Nam 33 Hình 1.5: Khu vực buôn bán dành cho các quán ăn tại Singapore 35 Hình 1.6: Bán hàng rong trên đất nƣớc Malaysia 36 Hình 1.7: Hiện trạng các quán ăn trên địa bàn Quận 10 39 Hình 1.8: Ngƣời dân Quận 10 làm ngơ trƣớc những biển báo cấm đổ rác 40 Hình 1.9: Môi trƣờng xung quanh hàng quán trên địa bàn Quận 10 chƣa đƣợc quan tâm 41 Hình 3.1: Phân loại rác tại nguồn ở siêu thị Big C Tô Hiến Thành – Q.10 79 Hình 3.2: Chƣơng trình “Thu gom chất thải nguy hại hộ gia đinh” tại Q.10 79 Hình 3.3: Phân loại rác tại nguồn ở Malaysia 81 Hình 3.4: Mức độ hiểu biết sản phẩm thân thiện với môi trƣờng 83 Hình 3.5: Băng rôn tuyên truyền Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực BVMT 92 viii
  14. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Phần trăm giá trị sản xuất theo thành phần kinh tế 25 Biểu đồ 1.2: Các loại hình buôn bán tại Quận 10 38 Biểu đồ 2.1: Vấn đề thu thập thông tin của các hộ kinh doanh ăn uống 48 Biểu đồ 2.2: Tìm hiểu việc tham gia các tổ chức xả hội của các hộ kinh doanh ăn uống trên địa bàn Quận 10 49 Biểu đồ 2.3: Mối tƣơng quan giữa hoạt động tuyên truyền vệ sinh môi trƣờng và sự hiểu biết các chƣơng trình bảo vệ môi trƣờng đang diễn ra 50 Biểu đồ 2.4: Hiện trạng sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng 51 Biểu đồ 2.5: Hiện trạng chất thải sau một ngày buôn bán 53 Biểu đồ 2.6: Tình trạng thu gom rác 54 Biểu đồ 2.7: Sự tham gia công tác phân loại rác tại nguồn 55 Biểu đồ 2.8: Vấn đề môi trƣờng tại khu vực buôn bán 56 Biểu đồ 2.9: Thiện cảm đầu tiên với khách hàng 57 Biều đồ 2.10: Tầm quan trọng của môi trƣờng 58 Biểu đồ 2.11: Mối quan hệ giữa an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trƣờng 59 Biểu đồ 2.12: Giải pháp quản lý rác thải 60 Biều đồ 2.13: Tỷ lệ phần trăm lựa chọn hình thức tham gia chƣơng trình nâng cao nhận thức BVMT 62 Biểu đồ 2.14: Thể hiện mức độ hài lòng đối với nhân tố “ Nhà nƣớc” 67 Biểu đồ 2.15: Thể hiện mức độ hài lòng đối với nhân tố “Khách hàng” 68 Biểu đồ 2.16: Thể hiện mức độ hài lòng đối với nhân tố “Lợi nhuận” 69 Biểu đồ 2.17: Thể hiện mức độ hài lòng đối với nhân tố “Nhà cung cấp” 70 ix
  15. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú LỜI MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Hiện nay, ở Việt Nam cùng với sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con ngƣời đã tác động mạnh mẽ vào tự nhiên dẫn đến suy giảm các nguồn tài nguyên và phải đối mặt với những vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng nhƣ ô nhiễm không khí, ô nhiễm nƣớc, tiếng ồn, làm ảnh hƣởng xấu đến cuộc sống và sức khỏe ngƣời dân; thiên tai, dịch bệnh xuất hiện nhiều, Một trong những giải pháp để ngăn ngừa các vấn đề môi trƣờng là phải trực tiếp làm thay đổi nhận thức của cộng đồng, của mỗi ngƣời về môi trƣờng sống xung quanh. Kinh doanh, mua bán và ăn uống là nhu cầu của ngƣời dân. Đặc biệt các hàng quán về đêm tại các vỉa hè đã đáp ứng nhu cầu phong phú cho ngƣời dân cả về chủng loại, chất lƣợng và cả về giá thành. Tuy nhiên, một thực trạng tồn tại là rất nhiều hàng quán sau khi dọn hàng đi đã không chú ý đến việc đảm bảo vệ sinh, ảnh hƣởng cảnh quan môi trƣờng. Không khó bắt gặp hình ảnh nƣớc rửa chén, bát đổ ra đƣờng, cùng với rác, thức ăn và dầu chiên dƣ thừa đổ xuống miệng cống tràn ra đƣờng bốc mùi tanh tƣởi. Chính vì vậy, công tác nâng cao ý thức về môi trƣờng cho toàn dân nói chung, cũng nhƣ các cơ sở kinh doanh ăn uống nói riêng là việc làm cấp bách. Bởi vì hiện tại các cơ sở kinh doanh ăn uống chƣa nhận thức rõ đƣợc tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trƣờng từ những hành động hằng ngày của họ: sử dụng phung phí túi nilon, xả nƣớc thải chƣa qua xử lý xuống cống, chƣa phân loại rác tại nguồn, Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nói chung và tại Quận 10 (Q10) nói riêng, không chỉ có các hộ kinh doanh ăn uống lớn mà các hộ kinh doanh ăn uống vỉa hè không đảm bảo vệ sinh môi trƣờng mà vẫn ngang nhiên hoạt động.Việc gây ô nhiễm rác thải và nƣớc thải từ các hộ kinh doanh ăn uống không chỉ ảnh hƣởng đến môi trƣờng sống khu dân cƣ, mất mỹ quan đô thị mà còn tạo hình ảnh không tốt trong mắt du khách nƣớc ngoài. Qua thực tế đó, việc xây dựng chƣơng trình nâng cao nhận thức cho các hộ kinh doanh ăn uống cá thể trong công tác bảo vệ môi trƣờng là một việc rất cần thiết 1
  16. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú trong thực tế hiện nay. Chƣơng trình sẽ hỗ trợ cho các cán bộ trong công tác giữ gìn vệ sinh môi trƣờng, mặt khác là giúp cho nhân dân Quận 10 nói chung, các hộ kinh doanh ăn uống trên địa bàn quận nói riêng hiểu đƣợc tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trƣờng và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đó là lí do tôi chọn đề tài “Khảo sát ý thức bảo vệ môi trƣờng của các hộ kinh doanh ăn uống cá thể trên địa bàn Quận 10 và đề xuất các chƣơng trình nâng cao ý thức về môi trƣờng” 2. Tính cấp thiết của đề tài Bảo vệ môi trƣờng là sự nghiệp của toàn xã hội, mọi ngƣời đều có trách nhiệm tham gia. Để nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với sự nghiệp bảo vệ môi trƣờng thì tuyên truyền, giáo dục về môi trƣờng là công tác rất quan trọng. Theo chỉ thị số 36-CT/TW trong số 8 giải pháp đƣợc nêu ra, thì giải pháp đầu tiên là: “Thƣờng xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và các phong trào quần chúng bảo vệ môi trƣờng”. Trong những năm gần đây, nền kinh tế của Việt Nam có nhiều chuyển biến mạnh mẽ cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng. Đảng và Nhà nƣớc luôn xem mục tiêu phát triển kinh tế là động lực cho quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất nƣớc. Tuy nhiên bất kỳ ngành sản xuất, kinh doanh nào cũng có khả năng phát sinh ra các loại chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng và gây ảnh hƣởng đến sức khỏe cũng nhƣ cuộc sống con ngƣời và cũng là nguyên nhân góp phần vào sự suy thoái môi trƣờng, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Chính vì các lý do nêu trên mà chiến lƣợc về bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững Đất nƣớc đang ngày càng đƣợc sự quan tâm của các cơ quan chức năng cũng nhƣ các nhà khoa học. Con ngƣời cũng nhƣ mọi sinh vật sống không thể tách khỏi môi trƣờng. Môi trƣờng tác động trực tiếp tới cuộc sống của con ngƣời. Cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hay không một phần cũng chịu bởi ảnh hƣởng của môi trƣờng. Hiện nay, ở nƣớc ta nói riêng, thế giới nói chung, môi trƣờng đang bị ô nhiễm trầm trọng. Vì vậy tất cả mọi ngƣời phải quan tâm tới việc bảo vệ môi trƣờng. 2
  17. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú Đồng thời hiện nay ngƣời dân rất quan tâm đến việc lựa chọn các hàng quán ăn uống đảm bảo vệ sinh, và điều đầu tiên cho việc chọn lựa một hàng quán trƣớc khi ăn chính là môi trƣờng xung quanh của hàng quán đó. Xét cho cùng vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trƣờng có mối liên hệ mật thiết. Nếu cơ sở kinh doanh ăn uống không đảm bảo vệ sinh môi trƣờng xung quanh sạch sẽ thì thực phẩm sẽ có nguy cơ bị nhiễm bẩn là rất cao. 3. Mục tiêu của đề tài  Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu của đề tài là “ Tìm hiểu tâm tƣ và nguyện vọng của các hộ kinh doanh ăn uống cá thể tại Quận 10 để xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả khi xây dựng chƣơng trình nâng cao ý thức về môi trƣờng”  Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá thực trạng về sự hiểu biết và thái độ đối với môi trƣờng của các hộ kinh doanh ăn uống cá thể trên địa bàn Quận 10 - Phân tích đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến việc xây dựng chƣơng trình nâng cao nhận thức về môi trƣờng cho các hộ kinh doanh ăn uống cá thể tại Quận 10 - Đề xuất các chƣơng trình nâng cao nhận thức về môi trƣờng không chỉ dành riêng cho các hộ kinh doanh ăn uống mà còn có thể áp dụng cho nhân dân tại Quận 10. 4. Nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung vào việc tìm hiểu thực trạng về nhận thức, thái độ đối với môi trƣờng của các hộ kinh doanh ăn uống cá thể trên địa bàn Quận 10 để từ đó triển khai chƣơng trình nâng cao nhận thức về môi trƣờng cho các hộ. Nội dung chính bao gồm:  Nội dung 1: Nêu tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu Khái quát về hộ kinh doanh ăn uống cá thể Những vấn đề chung về môi trƣờng hiện nay Tổng quan chƣơng trình nâng cao ý thức về môi trƣờng tại Việt Nam 3
  18. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú  Nội dung 2: Tổng quan chƣơng trình nâng cao ý thức về môi trƣờng trên địa bàn Quận 10 Tầm quan trọng sự tham gia của cộng đồng Mối quan hệ giữa con ngƣời và môi trƣờng Tình hình thực hiện nâng cao ý thức cộng đồng ở Việt Nam Hiện trạng các hộ kinh doanh ăn uống tại Quận 10 Hiện trạng môi trƣờng trên địa bàn Quận 10 Tham khảo một số chƣơng trình bảo vệ môi trƣờng đang diễn ra tại Quận 10.  Nội dung 3: Tiến hành việc thực hiện khảo sát và phân tích đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến việc xây dựng chƣơng trình nâng cao ý thức về môi trƣờng cho các hộ kinh doanh ăn uống cá thể trên địa bàn Quận 10 Đƣa ra giả thuyết về tính hiệu quả của chƣơng trình và thiết kế phiếu khảo sát. Xây dựng phiếu khảo sát và tiến hành khảo sát thực tế Phân tích phiếu khảo sát để kiểm chứng tính hiệu quả của chƣơng trình qua các biến quan sát Tìm đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng mạnh nhất đến việc xây dựng chƣơng trình nâng cao ý thức về môi trƣờng  Nội dung 4: Tổng kết lại việc khảo sát và đề xuất các chƣơng trình Tổng hợp lại các kết quả thu đƣợc sau khi thực hiện phân tích dữ liệu và tìm ra đƣợc nhân tố ảnh hƣởng đến tính hiệu quả của chƣơng trình Đề xuất các chƣơng trình nâng cao ý thức về môi trƣờng để có thể nhân rộng mô hình này ra các quận khác. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 4
  19. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú Tổng hợp, biên hội và kế thừa Khảo sát các hộ kinh doanh ăn các tài liệu có liên quan uống cá thể trên địa bàn Quận 10 Phát phiếu khảo sát ( Khảo sát nhận thức, thái độ của các hộ kinh doanh ăn uống ) Phân tích phiếu khảo sát bằng phần mềm SPSS Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng Đề xuất các chƣơng trình nâng cao nhận thức về môi trƣờng cho các nghiên cứu sau này Hình 1: Sơ đồ phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phƣơng pháp luận Vấn đề giáo dục môi trƣờng đang là một trong những mối quan tâm cần đặc biệt chú trọng của con ngƣời.Việc xây dựng một chƣơng trình nâng cao nhận thức về môi trƣờng cho các hộ kinh doanh ăn uống hiện nay tại Việt Nam chƣa đƣợc thực hiện một cách rõ ràng và cụ thể. 5.2. Phƣơng pháp điều tra thực tế 5.2.1. Chọn địa điểm thực hiện Trên địa bàn Quận 10, từ khi chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ sản xuất – thƣơng mại – dịch vụ sang cơ cấu thƣơng mại – dịch vụ – sản xuất đã kích thích sự phát 5
  20. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú triển các hoạt động thƣơng mại – dịch vụ và chợ, xây dựng Quận 10 trở thành một trong những khu trung tâm mua sắm, kinh doanh, phân phối hàng hoá của thành phố và các tỉnh lân cận, đồng thời tham gia chƣơng trình xuất khẩu để thu ngoại tệ thực hiện việc tái đầu tƣ, hiện đại hoá nền sản xuất, các hoạt động dịch vụ từng bƣớc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Quận 10. Hiện trạng các khu chuyên kinh doanh ăn uống tại Quận 10 ( Trích Trang thông tin điện tử Quận 10): Khu vực trung tâm hoạt động văn hoá nghệ thuật, thời trang, mua sắm, ẩm thực bao gồm: Nhà hát Hoà Bình, Trung tâm văn hoá Quận 10, khu vực ẩm thực Nhà hàng Đông Hồ, Câu lạc bộ Lan Anh, Cách Mạng Tháng 8, Sƣ Vạn Hạnh, Lê Hồng Phong, Hoàng Dƣ Khƣơng thuộc địa bàn Phƣờng 12. Với nhiều loại hình hoạt động đa dạng, phong phú, khu vực này đã thu hút hàng ngàn đến vài chục ngàn khách đến tham quan và vui chơi giải trí. Khu chuyên kinh doanh ăn uống trên tuyến đƣờng Nguyễn Tri Phƣơng và Thành Thái, Sƣ Vạn Hạnh thuộc các phƣờng 4, 5, 8, 9, 12, 14 với các loại hình kinh doanh mặt hàng đặc sản cao cấp cho đến các quán ăn bình dân. Tính đến cuối năm 2016, trên địa bàn Quận 10 có tổng các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhƣ sau: 9.841 hộ kinh doanh; 7.109 doanh nghiệp [5]. 5.2.2. Bố trí các điểm điều tra Việc khảo sát hiệu quả của chƣơng trình nâng cao nhận thức đƣợc thực hiện tại địa bàn Quận 10 – TP.HCM, các phiếu phiếu khảo sát đƣợc tiến hành với các đối tƣợng là các hộ kinh doanh ăn uống cá thể ( bao gồm kinh doanh cố định và kinh doanh lƣu động) với dự kiến 210 phiếu khảo sát - Các hộ kinh doanh tại phƣờng 1, 2, 3, 6, 7, 10, 11, 13, 15: thì tại mỗi phƣờng sẽ chọn ngẫu nhiên 10 hộ kinh doanh. Vậy tổng phiếu sẽ là 90 phiếu - Các hộ kinh doanh tại phƣờng 4, 5, 8, 9, 12, 14: thì tại mỗi phƣờng sẽ chọn ngẫu nhiên 20 hộ kinh doanh. Vậy tổng phiếu sẽ là 120 phiếu 6
  21. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú Theo kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu cho rằng, nếu sử dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố thì kích thƣớc mẫu tối thiểu phải từ 100 – 150 [4]. Ngoài ra số quan sát phải lớn hơn (ít nhất) 5 lần số nhân tố [11]. Bảng khảo sát trong nghiên cứu này có thang đo đánh giá hiệu quả của chƣơng trình với 18 biến quan sát, nhƣ vậy số phiếu khảo sát sẽ phải ≥ 90 phiếu. Để mẫu mang tính đại diện cao hơn và để tránh những trƣờng hợp bảng khảo sát thu thập đƣợc không hợp lệ, tôi chọn kích thƣớc mẫu n (phiếu khảo sát) = 210 để tiến hành khảo sát 5.2.3. Lập phiếu trƣng cầu ý kiến Phiếu thăm dò ý kiến đƣợc lập cho các hộ kinh doanh ăn uống cá thể đang hoạt động tại Quận 10, TP.HCM. Các câu hỏi đặt ra phải dựa trên thực tế cuộc sống của các hộ kinh doanh ăn uống nơi đây và xoay quanh nội dung mà đề tài đặt ra. Phiếu này sẽ đƣợc trình bày cụ thể trong bảng Phụ lục 1. 5.2.4. Nội dung của phiếu khảo sát Phần giới thiệu: Giới thiệu về chƣơng trình khảo sát Phần I: Thông tin cá nhân  Họ tên các hộ  Giới tính  Địa điểm buôn bán  Loại hình thực phẩm kinh doanh Phần II: Thực trạng ý thức  Phƣơng tiện truyền thông  Thực trạng vệ sinh môi trƣờng của các hộ kinh doanh ăn uống  Nhận thức về môi trƣờng của các hộ kinh doanh ăn uống Phần III: Đánh giá nhận thức Đánh giá nhận thức của các hộ kinh doanh ăn uống thông qua 4 giả thuyết đƣợc đặt ra dựa theo thang điểm Likert từ 1- Hoàn toàn không đồng ý tới 5- Hoàn toàn đồng ý:  Nhà nƣớc 7
  22. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú  Khách hàng  Lợi nhuận  Nhà cung cấp 5.2.5. Phỏng vấn trò chuyện trực tiếp với ngƣời dân Tôi đến trực tiếp từng hộ kinh doanh ăn uống phát phiếu, hƣớng dẫn và giải thích cho từng hộ kinh doanh hiểu về các câu hỏi đƣợc trình bày trong phiếu khảo sát mà tôi đã chuẩn bị trƣớc. 5.3. Phƣơng pháp thu thập tài liệu Trƣớc hết nghiên cứu tìm tài liệu về các nghiên cứu, tham khảo với các nghiên cứu trƣớc, tham khảo các bài báo về vấn đề xây dựng chƣơng trình nâng cao nhận thức về môi trƣờng trên Thế Giới và tại Việt Nam. Nguồn tài liệu nghiên cứu đƣợc tham khảo trong khóa luận rất đa dạng bao gồm: giáo trình, Báo cáo khoa học, Số liệu thống kê, thông tin trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Từ tất cả các tài liệu đó góp phần làm nền tảng cho nghiên cứu này. 5.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu Việc xử lý số liệu, phân tích các phiếu khảo sát và tìm ra đƣợc các nhân tố tác động tới việc triển khai áp dụng các chƣơng trinh. Đâu là nhân tố ảnh hƣởng, đâu là nhân tố ta cần giữ gìn để phát triển và cải thiện chƣơng trình nâng cao ý thức về môi trƣờng cho các hộ kinh doanh ăn uống. Việc xử lý và phân tích dữ liệu này đƣợc thực hiện bằng phần mềm SPSS để phân tích một cách chính xác nhất. Phần mềm SPSS (viết tắt của Statistical Package for the Social Sciences) là một phần mềm máy tính phục vụ công tác phân tích thống kê. SPSS là phần mềm thống kê đƣợc sử dụng phổ biến cho các nghiên cứu điều tra xã hội học và kinh tế lƣợng. Gồm các bƣớc sau 1. Thực hiện việc phân tích tổng quát về các phiếu khảo sát nhƣ giới tính, địa điểm buôn bán của các hộ kinh doanh ăn uống 2. Thực hiện đƣa ra các giả thuyết ảnh hƣởng đến hiệu quả của chƣơng trình nâng cao nhận thức về môi trƣờng và thực hiện phân tích độ tin cậy thang đo cho 8
  23. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú phần đánh giá hiệu quả của chƣơng trình nâng cao nhận thức về môi trƣờng để chắc chắn rằng đây là giả thuyết có ảnh hƣởng tới hiệu quả chƣơng trình. 3. Thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA để thể hiện xem rằng những giả thuyết đƣa ra có thật sự là đúng, có thêm hoặc bớt nhân tố nào khác không. Ƣu điểm của phƣơng pháp này thu thập đƣợc các số liệu giúp ta có thể đánh giá một cách chính xác hơn tính hiệu quả của chƣơng trình 5.4.1. Phƣơng pháp phân tích độ tin cậy thang đo (Cronbach’s Alpha) Sử dụng phƣơng pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha (CA) trƣớc khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả ( Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang,2009) [4]. Hệ số tin cậy CA chỉ cho biết các đo lƣờng có liên kết với nhau hay không; nhƣng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại. Khi đó, việc tính toán hệ số tƣơng quan giữa biến tổng sẽ giúp loại ra những biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). 5.4.2. Phƣơng pháp phân tích nhân tố [3] Là một phần nhỏ trong cách thức thực hiện phân tích phần mềm SPSS là phƣơng pháp thứ 2 sau khi thực hiện phƣơng pháp kiểm tra độ tin cậy thang đo CA. Phân tích nhân tố (Factor Analysis, FA) là một phƣơng pháp thống kê đƣợc sử dụng để thu nhỏ và rút gọn dữ liệu. Nó thƣờng hƣớng đến việc đơn giản hóa một tập hợp các biến (variable) phức tạp ban đầu thành một tập các biến nhỏ hơn dƣới dạng các nhân tố (factor). Phân tích nhân tố khác với phân tích hồi qui bội. Trong phân tích hồi qui bội, một biến đƣợc coi là phụ thuộc, và các biến khác đƣợc coi là biến độc lập; nhƣng trong phân tích nhân tố không có sự phân biệt này, nó không có biến độc lập và biến phụ thuộc, mà nó dựa vào mối tƣơng quan giữa các biến với nhau. Vì vậy, phƣơng pháp phân tích FA đƣợc xem xét nhƣ là “kỹ thuật phụ thuộc lẫn nhau” (interdependence technique) mà ở đó tất cả các biến đƣợc xem xét một cách đồng bộ trong mối tƣơng quan với nhau. 9
  24. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú Phƣơng pháp phân tích FA thƣờng đƣợc sử dụng trong các trƣờng hợp cơ bản sau đây:  Để giảm một số lƣợng lớn các biến thành một số các nhân tố nhỏ hơn cho các mục đích mô hình hóa. Vì vậy, FA có thể đƣợc tích hợp vào mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modeling, SEM)  Để chọn một tập hợp nhỏ các biến từ một tập hợp lớn hơn dựa vào các biến ban đầu, các biến mà có mối tƣơng quan cao nhất.  Để tạo ra một tập hợp các nhân tố, mà tập hợp các nhân tố này đƣợc xem nhƣ là các biến không có tƣơng quan với nhau. Đây chính là một cách tiếp cận để xử lý vấn đề đa cộng tuyến (multicollinearity) trong mô hình hồi quy bội.  Để xác định tính hợp lệ của thang đo Phân tích nhân tố có 2 dạng cơ bản, đó là phân tích nhân tố khám phá (Exploratory factor analysis, EFA) và phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory factor analysis, CFA)  Phân tích nhân tố khám phá (EFA) hƣớng đến việc khám phá ra cấu trúc cơ bản của một tập hợp các biến có liên quan với nhau  Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) hƣớng đến việc xác định để xem số lƣợng nhân tố và các biến đo lƣờng trên các nhân tố đó có phù hợp với cái đƣợc mong đợi trên nền tảng lý thuyết đã đƣợc thiết lập trƣớc đó. Cả hai phƣơng pháp EFA và CFA đều dựa vào mô hình nhân tố chung (Common Factor Model), đƣợc minh họa trong hình 2 bên dƣới: 10
  25. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú Hình 2: Mô hình nhân tố chung (Nguồn: DeCoster, 1998) Mô hình này chỉ ra rằng mỗi biến đo lƣờng từ “Measure 1” đến “Measure 5” bị ảnh hƣởng một phần bởi các nhân tố chung cơ bản (“factor 1” và “factor 2”) và cũng đồng thời bị ảnh hƣởng một phần bởi các nhân tố duy nhất cơ bản (“E1”, “E2”, “E3”, “E4”, “E5”) 5.4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA [3] 5.4.3.1. Khái niệm về EFA Phân tích nhân tố khám phá (EFA) là một phƣơng pháp phân tích định lƣợng dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến đo lƣờng phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn (gọi là các nhân tố) để chúng có ý nghĩa hơn nhƣng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu [4] 5.4.3.2. Mục tiêu của EFA Hai mục tiêu chính của EFA là phải xác định: i. Số lƣợng các nhân tố ảnh hƣớng đến một tập các biến đo lƣờng 11
  26. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú ii. Cƣờng độ về mối quan hệ giữa mỗi nhân tố với từng biến đo lƣờng 5.4.3.3. Ứng dụng của EFA EFA thƣờng đƣợc sử dụng nhiều trong các lĩnh vực quản trị, kinh tế, tâm lý, xã hội học, . . ., khi đã có đƣợc mô hình khái niệm (Conceptual Framework) từ các lý thuyết hay các nghiên cứu trƣớc. Trong các nghiên cứu về kinh tế, ngƣời ta thƣờng sử dụng thang đo (scale) chỉ mục bao gồm rất nhiều câu hỏi (biến đo lƣờng) nhằm đo lƣờng các khái niệm trong mô hình khái niệm, và EFA sẽ góp phần rút gọn một tập gồm rất nhiều biến đo lƣờng thành một số nhân tố. Khi có đƣợc một số ít các nhân tố, nếu chúng ta sử dụng các nhân tố này với tƣ cách là các biến độc lập trong hàm hồi quy bội thì khi đó, mô hình sẽ giảm khả năng vi phạm hiện tƣợng đa cộng tuyến. Ngoài ra, các nhân tố đƣợc rút ra sau khi thực hiện EFA sẽ có thể đƣợc thực hiện trong phân tích hồi quy đa biến (Multivariate Regression Analysis), mô hình Logit, sau đó có thể tiếp tục thực hiện phân tích nhân tố khẳng định (CFA) để đánh giá độ tin cậy của mô hình hay thực hiện mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modeling, SEM) để kiểm định về mối quan hệ phức tạp giữa các khái niệm. 5.4.3.4. Mô hình của EFA Trong EFA, mỗi biến đo lƣờng đƣợc biễu diễn nhƣ là một tổ hợp tuyến tính của các nhân tố cơ bản, còn lƣợng biến thiên của mỗi biến đo lƣờng đƣợc giải thích bởi những nhân tố chung (common factor). Biến thiên chung của các biến đo lƣờng đƣợc mô tả bằng một số ít các nhân tố chung cộng với một số nhân tố đặc trƣng (unique factor) cho mỗi biến. Nếu các biến đo lƣờng đƣợc chuẩn hóa thì mô hình nhân tố đƣợc thể hiện bằng phƣơng trình: Xi = Ai1 * F1 + Ai2 * F2 + Ai3 * F3 + . . .+ Aim * Fm + Vi*Ui Trong đó: Xi : biến đo lƣờng thứ i đã đƣợc chuẩn hóa Aij: hệ số hồi qui bội đã đƣợc chuẩn hóa của nhân tố j đối với biến i F1, F2, . . ., Fm: các nhân tố chung 12
  27. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú Vi: hệ số hồi qui chuẩn hóa của nhân tố đặc trƣng i đối với biến i Ui: nhân tố đặc trƣng của biến i Các nhân tố đặc trƣng có tƣơng quan với nhau và tƣơng quan với các nhân tố chung; mà bản thân các nhân tố chung cũng có thể đƣợc diễn tả nhƣ những tổ hợp tuyến tính của các biến đo lƣờng, điều này đƣợc thể hiện thông qua mô hình sau đây: Fi = Wi1*X1 + Wi2*X2 + Wi3*X3 + . . . + Wik*Xk Trong đó: Fi: ƣớc lƣợng trị số của nhân tố i Wi: quyền số hay trọng số nhân tố (weight or factor scores coefficient) k: số biến 5.4.3.5. Các bƣớc thực hiện EFA Quy trình thực hiện EFA, có nhiều nhà nghiên cứu đƣa ra các bƣớc (step) khác nhau: i. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc [3], có 6 bƣớc để thực hiện EFA 13
  28. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú Xác định vấn đề Xây dựng ma trận tƣơng quan Tính số lƣợng nhân tố Xoay các nhân tố Đặt tên và giải thích các nhân tố Tính toán các nhân tố Hình 3: Các bƣớc thực hiện EFA theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2010) ii. Theo Rietveld & Van Hout (1993) [15], có 7 bƣớc chính để thực hiện EFA 14
  29. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú Hình 4: Các bƣớc thực hiện EFA theo Rietveld & Van Hout (1993)  Chú thích: - Reliable measure – ments: Biến đo lƣờng tin cậy - Correlation matrix: Xây dựng ma trận tƣơng quan - Factor Analysis: Phân tích nhân tố 15
  30. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú - Principal Component Analysis: unities in diagonal of correlation matrix: Phân tích thành phần chính : các phần tử trong đƣờng chéo của ma trận tƣơng quan - How to estimate communalities? : Làm thế nào để ƣớc tính phƣơng sai tƣơng đối của các nhân tố - How many factors to be retained? : Bao nhiêu nhân tố cần giữ lại? - Factor rotation?: Xoay các nhân tố - Orthogonal / Oblique: Phép chiếu trực giao / Phép chiếu xiên - Results: factor loadings / factor scores: Kết quả: chọn các nhân tố có ý nghĩa thực tiễn nhất/ chọn các nhóm biến số có chỉ số lớn cho cùng 1 nhân tố - Use in subsequent anlysis, like multiple regression: Sử dụng trong phân tích tiếp theo, nhƣ phân tích hồi quy - Interpretation by the researcher: Sự phân tích của nhà nghiên cứu iii. Theo Williams, Onsman, Brown (2010) [16], có 5 bƣớc thực hiện EFA Hình 5: Các bƣớc thực hiện EFA theo Williams, Onsman, Brown (2010) 16
  31. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú  Chú thích: - Is the data suitable for factor analysis? : Số liệu có thích hợp cho việc phân tích nhân tố hay không? - How will the factors be extracted?: Cách nào để rút trích các nhân tố? - What criteria will assist in determining factor extraction? Những điều kiện nào sẽ giúp để thực hiện rút trích các nhân tố? - Selection or rotational method: Dùng phƣơng pháp ma trận có chọn lọc hay ma trận xoay - Interpretation and labeling: Phân tích ý nghĩa từng biến và đặt tên cho các nhân tố - Thông quan 3 ý kiến trên về các bƣớc thực hiện EFA, thì tôi nhận thấy rằng: khi thực hiện EFA, chúng ta thƣờng sử dụng phần mềm thống kê SPSS, vì vậy 5 bƣớc tại iii) ở trên có thể dễ dàng thực hiện trong SPSS. Ƣu điểm của phƣơng pháp:Dễ dàng rút bỏ bớt các biến không cần thiết thành một biến có đầy đủ các điều kiện cần và đủ của một nhân tố hoàn chỉnh. Nhƣợc điểm: Đây là một phƣơng pháp đòi hỏi ngƣời nhập liệu, xây dựng bảng câu hỏi phải cẩn thận và tỉ mĩ vì nếu làm không tốt sẽ dẫn đến kết quả không khả quan và dẫn đến sai sót không nhƣ ý muốn. 5.5. Phƣơng pháp đánh giá tổng hợp Thống kê, xử lý số liệu sau khi đã phân tích và thu thập đƣợc để khai thác có hiệu quả những số liệu thực tế, nhằm rút ra những nhận xét và kết luận khoa học, khách quan đối với vấn đề cần nghiên cứu trong suốt thời gian thực hiện. Ƣu điểm của phƣơng pháp: có thể đƣa ra đƣợc các kết luận thực tế, chính xác từ những số liệu, từ đó đề xuất các giải pháp để phục vụ cho quá trình phát triển đề tài sau này. 6. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu 6.1. Đối tƣợng nghiên cứu Các hộ kinh doanh ăn uống cá thể (bao gồm kinh doanh cố định và lƣu động) trên địa bàn Quận 10 – TP.HCM 17
  32. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú 6.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung Trong phạm vi về nội dung nghiên cứu của đề tài, tôi lựa chọn nghiên cứu tính hiệu quả của việc xây dựng chƣơng trình nâng cao ý thức về môi trƣờng đối với các hộ kinh doanh ăn uống cá thể trên địa bàn Quận 10 - TP.HCM. Phạm vi về không gian Đề tài đƣợc nghiên cứu tại Quận 10 của TP.HCM. Tiến hành chọn ngẫu nhiên các hộ kinh doanh ăn uống (cố định và lƣu động) để thực hiện khảo sát về việc xây dựng chƣơng trình nâng cao ý thức về môi trƣờng Phạm vi thời gian Số liệu về xây dựng chƣơng trình nâng cao ý thức đƣợc thực hiện vào tháng 06 năm 2017 7. Cấu trúc đồ án Toàn bộ nội dung chính của đề tài đƣợc chia thành 3 phần: mở đầu, 3 chƣơng nội dung và kết luận – kiến nghị . Mở đầu: đƣa ra lý do chọn đề tài, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu . Chƣơng 1: Tổng quan chƣơng trình nâng cao ý thức về môi trƣờng trên địa bàn Quận 10  Giới thiệu về Quận 10  Khái quát về hộ kinh doanh ăn uống cá thể  Hoạt động của các hộ kinh doanh ăn uống  Hiện trạng các hộ kinh doanh ăn uống tại Quận 10  Hiện trạng và các vấn đề môi trƣờng tại Quận 10  Khái quát về chƣơng trình nâng cao ý thức về môi trƣờng . Chƣơng 2: Kết quả khảo sát về nhận thức, thái độ của các hộ kinh doanh ăn uống về bảo vệ môi trƣờng  Kết quả điều tra nhận thức, thái độ của các hộ kinh doanh ăn uống về bảo vệ môi trƣờng  Đánh giá nhận thức của các hộ kinh doanh ăn uống 18
  33. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú  Tìm ra các nhân tố ảnh hƣởng đến việc xây dựng chƣơng trình nâng cao ý thức về môi trƣờng. . Chƣơng 3: Đề xuất các chƣơng trình  Mục tiêu của từng chƣơng trình  Nội dung thực hiện  Phƣơng pháp thực hiện  Đối tƣợng tham gia . Kết luận và kiến nghị: tổng kết đề tài và đề nghị các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả của chƣơng trình nâng cao ý thức về môi trƣờng đối với các hộ kinh doanh ăn uống cá thể. 8. Giới hạn của đề tài Do thời gian thực hiện đề tài hạn chế nên đề tài chỉ dừng lại ở việc xây dựng chƣơng trình, chƣa đƣợc áp dụng trong điều kiện thực tế nên chƣa thể đánh giá đƣợc mức độ hiệu quả của chƣơng trình 19
  34. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CHƢƠNG TRÌNH NÂNG CAO Ý THỨC VỀ MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 10 1.1. Giới thiệu về Quận 10 1.1.1. Vị trí Quận 10 đƣợc chia thành 5 khu với tổng số 15 phƣờng lớn nhỏ không đều nhau, chênh lệch giữa phƣờng lớn nhất (Phƣờng 12) 1.292,241 ha và phƣờng nhỏ nhất (Phƣờng 3) là 101,252 ha tƣơng ứng 12,8 lần. Địa bàn Quận 10, có giáp ranh nhƣ sau: - Phía Bắc giáp Quận Tân Bình, giới hạn bởi đƣờng Bắc Hải; - Phía Nam giáp Quận 5, giới hạn bởi đƣờng Hùng Vƣơng và đƣờng Nguyễn Chí Thanh - Phía Đông giáp Quận 3, giới hạn bởi đƣờng Cách mạng tháng 8, Điện Biên Phủ và đƣờng Lý Thái Tổ - Phía Tây giáp Quận 11, giới hạn bởi đƣờng Lý Thƣờng Kiệt. Quận 10 là một trong những quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giao lƣu kinh tế, văn hóa xã hội với các quận trung tâm và ngoại thành, là cơ hội để thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của quận trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. 20
  35. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú Hình 1.1: Ranh giới của Quận 10 (Nguồn: Uỷ ban nhân dân Quận 10 – UBND Q10, 12/2005) 1.1.2. Điều kiện tự nhiên Quận 10 có tổng diện tích tự nhiên 572,12 ha (theo số liệu bản đồ địa chính) nằm chếch về phía Tây Nam của trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh và chiếm 0,24% diện tích đất đai toàn Thành phố. Dân số của Quận 10 tính đến thời điểm năm 2016 là 239.498 ngƣời. 21
  36. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú Hình 1.2: Sơ đồ hành chính của Quận 10 (Nguồn: UBND Q10, 07/2013) 1.1.3. Khí hậu Khí hậu Quận 10 mang đặc trƣng của khí hậu Nam Bộ, chịu ảnh hƣởng tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt, mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ: cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình 28oC, nhìn chung tƣơng đối điều hòa trong năm. Nhiệt độ cao nhất là 39oC và thấp nhất là 25,7oC. Độ ẩm: trung bình cả năm vào khoảng 75%. 22
  37. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú Mƣa: với vị trí là quận nội thành nên lƣợng mƣa nhiều hơn ở các khu vực khác (trung bình 2.100mm). Mƣa tập trung từ tháng 6 đến tháng 11, các tháng khác hầu nhƣ không có mƣa. Gió: hƣớng gió thay đổi nhiều trong năm, chủ yếu là gió Tây Nam và Đông - Đông Nam. Tốc độ gió trung bình là 3m/s, mạnh nhất là 22,6 m/s. Hầu nhƣ không có bão (nếu có chỉ có gió cấp thấp do ảnh hƣởng bão từ nơi khác đến). Bức xạ: tổng bức xạ mặt trời tƣơng đối lớn là 368Kcal/cm2. Độ bốc hơi: - Trung bình: 3,7 mm/ngày - Cao tuyệt đối: 13,8 mm/ngày 1.1.4. Địa hình và địa chất công trình Địa hình Quận 10 tƣơng đối bằng phẳng. Toàn bộ địa hình Quận 10 nằm trên cao độ +2.00 (lấy theo hệ Mũi Nai). Đặc điểm địa chất công trình của loại đất này đa phần là thuộc khối phù sa cổ, cƣờng độ chịu tải của đất là R³ 1,7 kg/cm2. 1.1.5. Thủy văn Trên địa bàn Quận 10 không có kênh, rạch. Ngoài hồ Kỳ Hòa và một số hồ nhỏ khác, Quận 10 hầu nhƣ không có nơi nào chứa nƣớc mặt. Thoát nƣớc chính của Quận 10 trong mùa mƣa là chảy qua Quận 3, ra rạch Nhiêu Lộc, qua Quận 5 ra kênh Bến Nghé, một phần nhỏ chảy qua Quận 11 ra rạch Lò Gốm. 1.1.6. Đặc điểm kinh tế - xã hội 1.1.6.1. Kinh tế Tích cực cải cách hành chính, hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Không ngừng nâng cao chất lƣợng xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của từng ngành, từng phƣờng theo định hƣớng phát triển dịch vụ - thƣơng mại - sản xuất, gắn quy hoạch phát triển đô thị với thực hiện quy hoạch các thành phần kinh tế; tăng cƣờng hơn nữa công tác quản lý thị trƣờng giá cả, chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại và đầu cơ giá đảm bảo nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành 23
  38. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú chính; nâng cao năng lực quản lý, phẩm chất, đạo đức của cán bộ quản lý Nhà nƣớc trên lĩnh vực kinh tế; công khai hóa các quy trình và thủ tục hành chính kịp thời giải quyết những vƣớng mắc của ngƣời dân, không ngừng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tƣ vốn, cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội của quận; khuyến khích, tạo điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Tập trung triển khai thực hiện kịp thời các chính sách của Nhà nƣớc hỗ trợ về thuế, vốn giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh; thực hiện kết nối doanh nghiệp với hệ thống ngân hàng. Đẩy mạnh cuộc vận động “Ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng hàng Việt Nam”, quảng bá giới thiệu hàng Việt rộng rãi bằng nhiều hình thức. Bảng 1.1: Thành phần kinh tế của các cơ sở sản xuất ở Quận 10 STT Thành phần kinh tế Tỷ lệ % 1 Công nghiệp quốc doanh 0,19 2 Hợp tác xã 0,56 3 Công ty Cổ phần, Trách nhiệm hữu hạn, 6,45 Doanh nghiệp tƣ nhân 4 Cá thể 92,80 Tổng số 100 ( Nguồn UBND Q10, 12/2005) 24
  39. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú Biểu đồ 1.1: Phần trăm giá trị sản xuất theo thành phần kinh tế ( Nguồn: UBND Q10, 12/2005) 1.1.6.2. Phát triển đô thị - tài nguyên môi trƣờng Nâng cao chất lƣợng quản lý và thực hiện quy hoạch phát triển đô thị một cách khoa học, hiện đại, đồng bộ song song với việc đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trƣờng. Kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển đô thị với quy hoạch phát triển kinh tế, kết cấu hạ tầng xã hội; trong đó, đẩy mạnh phát triển mạng lƣới trƣờng học, cơ sở y tế và những công trình phúc lợi xã hội; tiếp tục rà soát, điều chỉnh và thực hiện quy hoạch chi tiết 15 phƣờng một cách hợp lý, xóa bỏ tình trạng quy hoạch treo, điều chỉnh quy hoạch hẻm dƣới 12m; tập trung nguồn vốn cho các công trình mang lại hiệu quả thiết thực. Xây dựng các giải pháp huy động các nguồn lực xã hội hóa, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án nhà ở, cải tạo chung cƣ cũ xuống cấp, khuyến khích các thành phần kinh tế và tầng lớp nhân dân tham gia đầu tƣ xây dựng nhà ở theo quy hoạch; tăng cƣờng công tác quản lý trật tự lòng lề đƣờng, giữ gìn an toàn giao thông và mỹ quan đô thị; đồng thời, khắc phục tình trạng vi phạm trật tự xây dựng Tăng cƣờng công tác quản lý và kiểm tra về môi trƣờng, vận động cộng đồng dân cƣ xây dựng môi trƣờng xanh – sạch – đẹp; kiên quyết xử lý những hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng và nguy hại đến sức khỏe ngƣời dân. 25
  40. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú 1.1.6.3. Phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội Ƣu tiên hàng đầu cho chất lƣợng giáo dục toàn diện ở các cấp học, nâng cao chất lƣợng chăm sóc sức khỏe nhân dân và phong trào xây dựng đời sống văn hóa, song song với việc đẩy mạnh công tác giảm nghèo và an sinh xã hội. Về lĩnh vực giáo dục, tiếp tục thực hiện việc đổi mới công tác quản lý và chất lƣợng dạy, học; đặc biệt coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh, kết hợp hài hòa học đi đôi với hành, “Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực”; đổi mới phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng giáo dục học sinh đi đôi với việc kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên. Thực hiện quy hoạch phát triển mạng lƣới trƣờng lớp, xây dựng trƣờng đạt chuẩn quốc gia; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực trong xã hội đầu tƣ phát triển hệ thống giáo dục; giữ vững và nâng cao chất lƣợng kết quả phổ cập giáo dục các bậc học; tăng cƣờng công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Mạng lƣới giáo dục cấp Thành phố có 12 trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, Quận 10 là nơi tập trung khá nhiều các trƣờng học nhƣ: Đại học Bách Khoa, Học viện Hành chính quốc gia, Đại học Kinh tế, Đại học Ngoại ngữ - Tin học, Ngoài ra, Quận còn có 32 trƣờng mầm non, 11 trƣờng trung học cơ sở, 9 trƣờng trung học phổ thông Đối với lĩnh vực y tế, tiếp tục đầu tƣ, quy hoạch phát triển mạng lƣới y tế cơ sở đến năm 2020; đầu tƣ nâng cao năng lực khám chữa bệnh cho nhân dân; thực hiện các chƣơng trình mục tiêu quốc gia về chăm sóc sức khỏe nhân dân; công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình; tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế tƣ nhân và hoạt động kinh doanh dƣợc phẩm. Tăng cƣờng quản lý công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh. Quận 10 là nơi tập trung các bệnh viện lớn nhƣ: Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Trƣng Vƣơng, Đối với cộng đồng, khuyến khích và tạo điều kiện cho nhân dân tham gia phong trào toàn dân tập thể dục – thể thao, rèn luyện thân thể. Song song với việc phát triển kinh tế - xã hội, phải đảm bảo hài hòa giữa việc nâng cao đời sống vật 26
  41. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú chất và tinh thần cho ngƣời dân. Tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền vận động nhân dân xây dựng lối sống văn minh, lành mạnh, ứng xử văn hóa đi đôi với việc quản lý chặt chẽ hơn các dịch vụ văn hóa, phát huy vai trò và hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa – thể thao quận – phƣờng, nâng cao chất lƣợng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Trên địa bàn Quận 10 có Sân vận động Thống Nhất là nơi thƣờng xuyên tổ chức thi đấu giao hữu quốc tế và giải toàn quốc; có quy mô 3,59 ha với 25.000 chỗ ngồi, đƣợc xây dựng khang trang; ngoài ra còn có 5 cơ sở thể dục thể thao do quận quản lý và 2 câu lạc bộ do quân đội quản lý trong đó có một câu lạc bộ đạt tiêu chuẩn quốc tế. Triển khai thực hiện các quy định mới của pháp luật về chính sách cho ngƣời có công với cách mạng, chính sách bảo trợ xã hội cho ngƣời khuyết tật, ngƣời cao tuổi Chủ động giải quyết tốt các vấn đề xã hội liên quan đến đời sống của nhân dân, các khiếu nại, tranh chấp lao động, đảm bảo việc thực thi pháp luật và quyền lợi chính đáng của ngƣời lao động. Tiến hành các biện pháp, chính sách hỗ trợ ngƣời lao động, ngƣời nghèo có tay nghề và việc làm ổn định. Thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo vƣơn lên ổn định cuộc sống đi đôi với việc thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội; hoàn thành chƣơng trình giảm nghèo giai đoạn 3 theo tiêu chí Thành phố và triển khai các giai đoạn tiếp theo, hƣớng đến giảm nghèo bền vững. 1.1.7. Nội chính Thƣờng xuyên thực hiện nhiệm vụ luyện tập sẵn sàng chiến đấu, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng toàn dân. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, thực hiện có hiệu quả chƣơng trình mục tiêu 3 giảm, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Tập trung công tác đấu tranh chuyển hóa các địa bàn, tụ điểm phức tạp về an ninh trật tự, ma túy và mại dâm; đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm nhất là tội phạm có tổ chức, tội phạm ma túy, tội phạm kinh tế Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, xây dựng các mô hình tự quản về an ninh trật tự tại các đơn vị và khu dân cƣ. Thƣờng xuyên củng cố kiện toàn các lực lƣợng tuần tra, kiểm tra ở cơ sở; tăng cƣờng công tác bảo vệ an 27
  42. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú toàn phòng chống cháy, nổ, đảm bảo cuộc sống bình yên cho nhân dân. Thực hiện nghiêm túc công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực; thực hành tiết kiệm chống lãng phí. 1.1.8. Giao thông vận tải Diện tích giao thông của toàn quận là 102,4 ha. Hiện nay mạng lƣới giao thông đƣờng bộ trên địa bàn quận đang xuống cấp và không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của ngƣời dân. Tổng chiều dài mạng lƣới đƣờng là 33,055m; chiều rộng của đƣờng bình quân 10,69m Loại phƣơng tiện lƣu thông trên mạng lƣới của Quận 10 chủ yếu là xe cá nhân, bao gồm xe đạp và xe gắn máy chiếm tỷ lệ trên 80% thành phần xe. Trong giờ cao điểm nạn kẹt xe thƣờng xuyên xảy ra. 1.2. Khái quát về hộ kinh doanh ăn uống cá thể 1.2.1. Định nghĩa hộ kinh doanh cá thể Theo quy định tại Điều 49 Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì hộ kinh doanh cá thể đƣợc quy định nhƣ sau: “Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm ngƣời hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ đƣợc đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mƣời lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh” 1.2.2. Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể - Không có tƣ cách pháp nhân và con dấu riêng - Đăng ký hộ kinh doanh cá thể có thể là Cá nhân hoặc hộ Gia Đình - Hộ cá thể chỉ đƣợc phép kinh doanh tại một địa điểm - Đƣợc phép sử dụng không quá 10 lao động 1.2.3. Định nghĩa hộ kinh doanh ăn uống cá thể Theo Thông tƣ số 30/2012/TT-BYT tại Điều 2 của thông tƣ có định nghĩa nhƣ sau: 1. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở tổ chức chế biến, cung cấp thức ăn, đồ uống để ăn ngay có địa điểm cố định bao gồm cơ sở chế biến suất ăn sẵn; 28
  43. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú căng tin kinh doanh ăn uống; bếp ăn tập thể; bếp ăn, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dƣỡng; nhà hàng ăn uống; cửa hàng ăn uống; cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín. 2. Kinh doanh thức ăn đƣờng phố là loại hình kinh doanh thực phẩm, thức ăn, đồ uống để ăn ngay, uống ngay đƣợc bán rong trên đƣờng phố hay bày bán tại những địa điểm công cộng (bến xe, bến tàu, nhà ga, khu du lịch, khu lễ hội) hoặc ở những nơi tƣơng tự. Hình 1.3: Hoạt động của hộ kinh doanh ăn uống cá thể trên địa bàn Quận 10 ( Nguồn: Tác giả thực hiện) 1.2.4. Điều kiện thành lập hộ kinh doanh ăn uống Căn cứ Thông tƣ 30/2012/TT-BYT Quy định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thức ăn đƣờng phố, tại Điều 7 quy định nhƣ sau: Điều kiện về địa điểm cơ sở kinh doanh: Khi bố trí kinh doanh ở khu vực công cộng (bến xe, bến tàu, nhà ga, khu du lịch, khu lễ hội, khu triển lãm), hè đƣờng phố; nơi bày bán thực phẩm cách biệt các nguồn ô nhiễm; bảo đảm sạch sẽ, không làm ô nhiễm môi trƣờng xung quanh. Trƣờng hợp kinh doanh trên các phƣơng tiện để bán rong phải thiết kế khoang chứa đựng, bảo quản thức ăn ngay, đồ uống bảo đảm vệ sinh, phải chống đƣợc bụi bẩn, mƣa, nắng, ruồi nhặng và côn trùng gây hại. 29
  44. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú Điều kiện về trang thiết bị dụng cụ Phải có đủ trang thiết bị, dụng cụ để chế biến, bảo quản, bày bán riêng biệt thực phẩm sống và thức ăn ngay; có đủ dụng cụ ăn uống, bao gói chứa đựng thức ăn bảo đảm vệ sinh; có đủ trang bị che đậy, bảo quản thức ăn trong quá trình vận chuyển, kinh doanh và bảo đảm luôn sạch sẽ; bàn ghế, giá tủ để bày bán thức ăn, đồ uống phải cách mặt đất ít nhất 60 cm. Thức ăn ngay, đồ uống phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh và phải chống đƣợc bụi bẩn, mƣa, nắng, ruồi nhặng và côn trùng xâm nhập. Đồng thời các cơ sở này phải trang bị đầy đủ, sử dụng thƣờng xuyên thùng rác có nắp, túi đựng để thu gom, chứa đựng rác thải và phải chuyển đến địa điểm thu gom rác thải công cộng trong ngày; nƣớc thải phải đƣợc thu gom và bảo đảm không gây ô nhiễm môi trƣờng nơi kinh doanh. Điều kiện ngƣời bán hàng Ngƣời kinh doanh thức ăn đƣờng phố phải tập huấn và đƣợc cấp Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định; phải đƣợc khám sức khoẻ và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sức khoẻ theo quy định. Việc khám sức khoẻ và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sức khoẻ do các cơ quan y tế từ cấp quận, huyện và tƣơng đƣơng trở lên thực hiện. Nghiêm cấm ngƣời đang mắc các bệnh hoặc chứng bệnh thuộc danh mục các bệnh hoặc chứng bệnh truyền nhiễm mà ngƣời lao động không đƣợc phép tiếp xúc trực tiếp trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm đã đƣợc Bộ Y tế quy định thì không đƣợc tham gia kinh doanh thức ăn đƣờng phố. 1.3. Hoạt động của các hộ kinh doanh ăn uống 1.3.1. Hiện trạng các hộ kinh doanh ăn uống trên cả nƣớc Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp đang trong thời gian phát triển kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cho nên trong quá trình đó không có thể tránh khỏi những tập quán tiểu nông của đại bộ phận dân cƣ mà trong đó buôn bán vỉa hè là một ví dụ điển hình. 30
  45. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú Đó cũng là điều dễ hiểu ở một nƣớc xuất phát từ một nền nông nghiệp đi lên. Nhƣng buôn bán vỉa hè không chỉ có ở Việt Nam mà ở các đô thị các nƣớc trên thế giới cũng có buôn bán vỉa hè. Vậy là buôn bán vỉa hè tồn tại song song với sự phát triển của xã hội. 1.3.2. Đặc điểm của buôn bán hàng rong [9] Các dạng hoạt động buôn bán hàng rong đƣợc phân thành hai nhóm chính là kinh doanh cố định và dạng kinh doanh lƣu động. Vì vậy giữa hai đối tƣợng buôn bán này có sự khác nhau là đại đa số những ngƣời buôn bán lƣu động đều có nguồn gốc tại các tỉnh khác đến, chủ yếu là các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh Duyên Hải miền Trung.Trong khi đó, số ngƣời buôn bán cố định hầu hết đều có nguồn gốc tại TP.HCM. Nhƣ vậy số lao động thu hút vào khu vực hoạt động buôn bán hàng rong, nhất là buôn bán lƣu động có liên quan với số ngƣời nhập cƣ từ các tỉnh khác đến. Thời gian sinh sống tại TP.HCM đã có sự khác biệt giữa 2 đối tƣợng kinh doanh cố định và kinh doanh lƣu động. Một điểm cần lƣu ý là số ngƣời buôn bán cố định thƣờng có thời gian sinh sống tại TP.HCM khá lâu, trong khi số buôn bán lƣu động lại có thời gian sinh sống tại TPHCM mới chỉ vài năm gần đây thôi. Thời gian sinh sống có liên quan đến việc khai báo về tình trạng hộ khẩu. Nếu nhƣ những ngƣời kinh doanh cố định có thời gian sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh lâu hơn những ngƣời buôn bán lƣu động thì việc khai báo thƣờng trú của những ngƣời buôn bán cố định sẽ chiếm tỉ lệ cao hơn những ngƣời kinh doanh lƣu động. Nhƣ vậy, mối tƣơng quan giữa thời gian sinh sống, nơi sinh và tình trạng hộ khẩu có mối quan hệ khá rõ nét. Trong mối quan hệ này, những ngƣời buôn bán lƣu động bao giờ cũng thƣờng rơi vào trƣờng hợp khai báo chƣa có hộ khẩu thƣờng trú. Mặt hàng kinh doanh của đối tƣợng buôn bán hàng rong khá đa dạng, từ văn phòng phẩm sách báo cho đến thực phẩm thuốc lá và dịch vụ ăn uống. Ngoài ra còn có một vài thứ khác nhƣ bách hóa tạp phẩm, quần áo, vải, nón, kính v.v cũng khá phổ biến và chiếm một tỷ trọng nhất định trong tổng số. Tuy nhiên, khác với đối tƣợng kinh doanh cố định, đối tƣợng buôn bán lƣu động chủ yếu tập trung nhiều 31
  46. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú nhất vào 2 loại hàng hóa là thực phẩm và thuốc lá. Đây là loại hàng hóa có nhu cầu phục vụ tận nơi nhất là trong các ngõ hẻm cách đƣờng khá xa, hoặc tại các nơi sinh hoạt đông đúc nhƣng khả năng cung ứng còn hạn chế. Buôn bán hàng rong có đặc điểm là có thể phục vụ trên diện rộng nhƣng cũng chính vì thế mà rất là khó khăn trong việc tập hợp họ. Nhƣng để quản lý tốt khu vực kinh doanh này đi vào hoạt động sao cho bảo đảm mỹ quan và trật tự đô thị, trong bƣớc đầu hƣớng đến giải pháp hiện đại thay đổi hoàn toàn với các sinh hoạt còn mang dáng dấp truyền thống hiện nay; vẫn là bài toán đặt ra nan giải. 1.3.3. Tình hình buôn bán hàng rong tại các vùng đô thị Việt Nam là một đất nƣớc đang trong quá trình phát triển cho nên vẫn mang theo những tập quán tiểu nông của đại bộ phận ngƣời dân và có những tập quán cố ăn sâu vào tiềm thức ngƣời dân không dễ gì từ bỏ, hàng rong đã trở thành một đặc thù của hầu hết các đô thị Việt Nam. Thật ra, không chỉ ở Việt Nam mới có hàng rong mà nhiều nƣớc trên thế giới cũng có hàng rong. Nhƣng hàng rong Việt Nam có nét riêng khó trộn lẫn với nơi khác, đặc biệt là Hà Nội. Là một trong những thành phố lớn và sầm uất của Việt Nam, Hà Nội vẫn mang trong mình hai dòng chảy văn hóa, đó là văn hóa nông nghiệp và văn hóa công nghiệp. Và ở thành phố Hồ Chí Minh cũng là trung tâm kinh tế phát triển nhất của cả nƣớc vẫn còn có những gánh hàng rong và gánh hàng rong là một trong những yếu tố “làng” tồn tại cùng với những đô thị văn minh hiện đại. Cũng chính vì thế mà hàng rong có những ảnh hƣởng không tốt đến với sự phát triển của đô thị Việt Nam, nhƣ là gây ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trƣờng, làm cản trở sự quy hoạch đô thị. Nhƣng cũng không thể phủ nhận nhũng gì mà hàng rong mang lại. Vì những thứ bán đó nói chung là rẻ phù hợp với túi tiền của những ngƣời có thu nhập thấp. Nhƣ đã nói từ đầu hoạt động buôn bán hàng rong nó đi đôi với sự phát triển của các đô thị. Trong đó ở Việt Nam có hai đô thị lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh có tỉ lệ ngƣời buôn bán hàng rong rất đông.Và một số thành phố khác cũng có hoạt động buôn bán này. 32
  47. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú Đúng là hàng rong có mặt ở khắp mọi nơi và số lƣợng ngƣời hoạt động trong nghề này tƣơng đối nhiều. Theo thống kê của Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ y tế (2007) thì hiện cả nƣớc ta có 10,771 xã phƣờng, 671 quận huyện, các xã phƣờng đều có hàng rong và hoạt động của lực lƣợng buôn bán này rất khó quản lý. Tại các đô thị Việt Nam, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, vỉa hè là đất sống của hàng trăm nghìn ngƣời bán hàng rong và nhiều thứ khác. Có thể thấy hoạt động buôn bán hàng rong diễn ra trên vỉa hè, lòng lề đƣờng rất sôi động đến mức chức năng chính của vỉa hè là phục vụ ngƣời đi bộ cũng bị ảnh hƣởng. Những ngƣời buôn bán hàng rong thƣờng xuyên vi phạm về an toàn giao thông, cản trở sự lƣu thông của các phƣơng tiện và một điều mà những ngƣời hoạt động trong lĩnh vực này hay vi phạm là buôn bán ở trên những con đƣờng cấm, những địa điểm cấm bán hàng rong. Nhƣ thủ đô Hà Nội đã triển khai việc cắm biển cấm bán hàng rong tại nhiều tuyến phố. Tuy nhiên, tình trạng bán hàng rong, chợ cóc họp lộn xộn, lấn chiếm vỉa hè đang tái diễn, ở thành phố Hồ Chí Minh cũng vậy. Mặc dù trên nhiều tuyến đƣờng của thành phố tuy đã có biển cấm họp chợ lề đƣờng, cấm lấn chiếm vỉa hè, lề đƣờng buôn bán, cấm xả rác nhƣng không đƣợc ngƣời dân chấp hành. Tình trạng này diễn ra ngày càng trầm trọng hơn. Hình 1.4: Buôn bán hàng rong trên các vỉa hè tại Việt Nam ( Nguồn: Báo Thanh niên [1]) 33
  48. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú Đó là tình hình buôn bán hàng rong ở Việt Nam, còn các đô thị trên thế giới đã có những biện pháp hạn chế nhất định. Singapore: Xây dựng các khu trung tâm buôn bán thực phẩm, chợ để đƣa ngƣời buôn bán hàng rong vào buôn bán. Singapore đầu tƣ nâng cấp hàng rong Ngay từ năm 1971, Singapore đã có kế hoạch đối phó với tình trạng ngƣời bán hàng rong chiếm lĩnh khắp các đƣờng phố. Vào năm này, Singapore bắt đầu thực hiện chƣơng trình xây dựng các khu trung tâm buôn bán thực phẩm, chợ để đƣa ngƣời bán hàng rong vào buôn bán. Ở đó, ngƣời bán hàng rong có nơi bày hàng tử tế, có nƣớc máy, điện để dùng, có chỗ bỏ rác nên không phải vứt bừa bãi làm bẩn môi trƣờng. Đến năm 1996, tất cả ngƣời bán hàng rong của Singapore đều đã có nơi buôn bán, đƣợc cấp giấy phép, đƣợc dự các khóa học về vệ sinh cá nhân, vệ sinh thực phẩm và dinh dƣỡng. Hiện nay có khoảng 50.000 ngƣời bán hàng rong trên toàn Singapore, khoảng 15.000 gian hàng đƣợc phân bố vào 107 trung tâm ẩm thực nhƣng quốc gia này vẫn giữ đƣợc môi trƣờng vệ sinh, hệ thống giao thông sạch sẽ không ùn tắc là nhờ việc quản lý chặt chẽ hoạt động này Ngoài việc đăng ký kinh doanh, các cửa hàng rong ở Singapore cũng phải tham gia các lớp đào tạo về giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh thực phẩm, dinh dƣỡng cho món ăn cũng nhƣ không gây mất ô nhiễm môi trƣờng, gây phiền toái cho khách hàng. Đƣợc chính quyền giúp đỡ, tạo điều kiện, hàng rong của Singapore trong những năm gần đây đã có những phát triển mới. Do tình trạng thiếu việc làm ở Singapore, hàng ngàn ngƣời trẻ, đã tốt nghiệp đại học, không tìm đƣợc việc làm ở các công ty, công sở đã gia nhập đội ngũ bán hàng rong. Vừa trẻ vừa có kiến thức, họ đã làm cho quầy hàng của mình hấp dẫn hơn, thu hút hơn. 34
  49. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú Hình 1.5: Khu vực buôn bán dành cho các quán ăn tại Singapore (Nguồn: [10] ) Kuala Lumpur: Ngƣng cấp phép bán hàng rong Năm 1990, Malaysia hình thành kế hoạch quốc gia về ngƣời bán hàng rong. Theo kế hoạch này, thành phố Kula Lumpur đƣa ngƣời bán hàng rong vào các trung tâm và chợ để họ buôn bán ổn định, cấp giấy phép. Ngƣời bán hàng rong cũng đƣợc vay vốn để nâng cấp phƣơng tiện bán hàng và tổ chức huấn luyện để cung cấp kiến thức về vệ sinh, an toàn thực phẩm cho ngƣời bán hàng rong (có khoảng trên 30.000 ngƣời bán hàng rong đƣợc cấp giấy phép). Sau năm 1996, việc cấp phép cho ngƣời bán hàng rong bị ngƣng vì số lƣợng ngƣời bán hàng rong tăng quá nhiều. Không có giấy phép, ngƣời bán hàng rong không đƣợc hƣởng những quyền lợi nhƣ ngƣời đƣợc cấp phép nhƣng họ vẫn bán hàng. Đối tƣợng này lại gây ra những vấn đề trật tự, vệ sinh cho thành phố mà chính quyền thành phố kiểm soát và ngăn chặn không xuể. Hàng rong vẫn là một vấn đề gây trăn trở của Kuala Lumpur và nhiều thành phố trong khu vực. 35
  50. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú Hình 1.6: Bán hàng rong trên đất nƣớc Malaysia ( Nguồn: Tác giả thực hiện) 1.4. Hiện trạng các hộ kinh doanh ăn uống tại Quận 10 1.4.1. Sự tồn tại khách quan Cùng với quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa mạnh mẽ, thành phố Hồ Chí Minh mỗi năm đã thu hút hàng trăm nghìn ngƣời từ các tỉnh khác di chuyển đến học hành mƣu sinh. Là một quốc gia đang phát triển, gần 80% dân số sinh ra và lớn lên ở nông thôn, do đó những ngƣời di chuyển từ các tỉnh khác đến thành phố Hồ Chí Minh đều xuất phát từ những điều kiện sống thấp. Đặc biệt là trình độ học vấn tay nghề, thói quen, kỹ năng và kỷ luật lao động không cao. Do đó, khi đến thành phố Hồ Chí Minh nhiều ngƣời đã làm các việc phi chính thức để mƣu sinh, trong đó một bộ phận ngƣời dân đã tham gia vào những hoạt động buôn bán hàng rong. Đó là ở thành phố Hồ Chí Minh nói chung, còn cụ thể là Quận 10 một trong những quận có tỉ lệ ngƣời bán rong khá cao. Trên các con đƣờng nhƣ Nguyễn Tri Phƣơng, Tô Hiến Thành, Sƣ Vạn Hạnh, Ba Tháng Hai vv thì lực lƣợng này rất đông đảo, buôn bán trên các vỉa hè, rồi cho tới những chiếc xe đẩy đi trên đƣờng làm cản trở giao thông. 36
  51. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú Phải nhìn nhận rằng, trong nhiều năm liên tiếp thành phố Hồ Chí Minh luôn đạt tốc độ tăng trƣởng GDP cao ( năm 2000: 9.5%, năm 2002: 10.2%, năm 2003: 11.2%, năm 2004 là 12%), và do đó nhu cầu tuyển lao động cũng khá lớn. Thế nhƣng thực tế số tuyển đƣợc rất thấp so với nhu cầu. Lý do các đơn vị không tuyển đƣợc đủ số lao động cần thiết chủ yếu những ứng viên không đủ trình độ học vấn và tay nghề. Ngƣời không trúng tuyển rơi vào tình trạng không hoặc chƣa có việc làm và thất nghiệp tạm thời và cùng với lực lƣợng lao động khá lớn không tham gia các đợt tuyển lao động nữa mà dần dần tìm đến với hoạt động buôn bán hàng rong để mƣu sinh. Với nhiều hộ, cá nhân hoạt động buôn bán hàng rong, trong thời gian qua họ phải cảm nhận nỗi nhọc nhằn khi bị lực lƣợng công an khu vực rƣợt đuổi, nhƣng do nhiều nguyên nhân đã nói ở trên, họ vẫn phải tiếp tục “tự thu xếp” với việc buôn bán này. Nhƣ vậy thì hàng rong luôn tồn tại với sự phát triển kinh tế của xã hội. 1.4.2. Hiện trạng các hàng quán tại Quận 10 Tất cả số liệu đều lấy từ kết quả khảo sát về “ Hiện trạng buôn bán hàng rong ở Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh” trên trang web Luanvan.Co [9] Tổng số phiếu phát ra: 120 phiếu Địa điểm: Đƣờng Tô Hiến Thành, Đƣờng Hòa Hƣng (gần chợ Hòa Hƣng), Đƣờng Cách mạng tháng Tám (đoạn gần công viên Lê Thị Riêng) ở Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng số phiếu thu về: 115 Số phiếu hợp lệ: 108  Về các loại hình buôn bán 37
  52. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú Bảng 1.2 : Loại hình buôn bán tại Quận 10 Loại mặt hàng buôn bán Số ngƣời lựa chọn Tỷ lệ. (%) Ăn uống 57 52.8 May mặc 20 18.5 Giải trí 14 13.0 Các dịch vụ khác 17 15.7 ( Nguồn: [9] ) Biểu đồ 1.2: Các loại hình buôn bán tại Quận 10 ( Nguồn: [9] ) Ở khía cạnh này thì chúng ta có thể thấy đƣợc buôn bán hàng rong rất đa dạng, không chỉ có một mặt hàng buôn bán nhất định mà có nhiều loại hình khác nhau để đáp ứng những nhu cầu cần thiết của mỗi con ngƣời. Dựa vào biểu đồ ta cũng có thể nhận thấy đƣợc hiện trạng và loại hình buôn bán chủ yếu là dịch vụ ăn uống chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Chiếm tới 52,8% trong bốn loại dịch vụ đó (may mặc chiếm 18,5%, giải trí 13%, các dịch vụ khác 15,7% và số lƣợng ngƣời buôn bán về dịch vụ ăn uống đông đảo. Điều này chứng tỏ rằng ở Quận 10 và ở cả Thành phố Hồ Chí Minh ngƣời dân có nhu cầu lớn về dịch vụ ăn uống nhanh nhƣ thế này, tiện lợi cho nhũng ngƣời có ít thời gian để làm công việc nội trợ này. Nhƣng cũng chính vì thế mà tình trạng ô nhiễm, mất cảnh quan đô thị diễn ra ngày càng nhiều ở trên 38
  53. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú những vỉa hè nhƣ vậy, tình trạng vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định đã có ảnh hƣởng lớn đến mỹ quan của thành phố. Cộng thêm với các dịch vụ buôn bán khác, với những chiếc xe đẩy xuống lòng đƣờng cũng phần nào làm cản trở sự đi lại của các phƣơng tiện giao thông khác. Hình 1.7: Hiện trạng các quán ăn trên địa bàn Quận 10 ( Nguồn: Tác giả thực hiện) 1.5. Hiện trạng và các vấn đề môi trƣờng tại Quận 10 [5] 1.5.1. Hiện trạng và diễn biến các thành phần môi trƣờng Quận 10 là một trong những quận trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, không có khu công nghiệp nên không xuất hiện các vấn đề sau: biến động diện tích đất, nƣớc mặt, độ che phủ rừng, diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng ngập mặn; vƣờn chim, sân chim, vƣờn sinh thái, cây di sản, giống cây trồng, vật nuôi quý hiếm, ô nhiễm nguồn nƣớc mặt, ô nhiễm tồn lƣu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, 39
  54. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú suy giảm diện tích rừng do chặt phá, cháy, chuyển đổi mục đích sử dụng, đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng, 1.5.2. Các nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng Quận 10 là quận nội thành, không có khu dân cƣ nông thôn tập trung; cụm công nghiệp; dự án khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng; hoạt động thƣơng mại, dịch vụ; làng nghề; trang trại chăn nuôi, chăn nuôi quy mô hộ gia đình 1.5.3. Tình hình phát sinh chất thải Chất thải nguy hại phát sinh chủ yếu của hộ gia đình và các cơ sở kinh doanh dịch vụ, thƣơng mại nhƣ: pin thải, bóng đèn thải, chai lọ đựng hóa chất, mực in thải, với số lƣợng phát sinh không đáng kể, nhỏ lẻ Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt hằng ngày của ngƣời dân, đƣợc thu gom từ 42.300 nóc gia trên địa bàn Quận Chất thải rắn công nghiệp thông thƣờng: sản phẩm thải bỏ đƣợc thu gom, lƣu chứa, phân loại riêng nhƣ thùng giấy, bao bì giấy, đƣợc tái chế, tái sử dụng hoặc bán cho đơn vị thu mua, lƣợng phát sinh không đáng kể do Quận 10 không có nhiều cơ sở sản xuất, chủ yếu là dịch vụ, thƣơng mại. Hình 1.8: Ngƣời dân Quận 10 làm ngơ trƣớc những biển báo cấm đổ rác ( Nguồn: Tác giả thực hiện) 40
  55. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú 1.5.4. Các vấn đề môi trƣờng chính Không tồn tại khu vực môi trƣờng bị ô nhiễm, suy thoái; không phát sinh cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng, nguồn gây ô nhiễm, tác động xấu lên môi trƣờng Hình 1.9: Môi trƣờng xung quanh hàng quán trên địa bàn Quận 10 chƣa đƣợc quan tâm ( Nguồn: Tác giả thực hiện) 1.6. Khái quát về chƣơng trình nâng cao ý thức về môi trƣờng 1.6.1. Sự tham gia của cộng đồng vào quản lý môi trƣờng “Mỗi ngƣời đều có quyền sống trong một môi trƣờng lành mạnh và có nghĩa vụ bảo vệ môi trƣờng. Để khẳng định quyền hạn này và đáp ứng nghĩa vụ này, các công dân phải đƣợc tiếp cận với thông tin, đƣợc quyền tham dự trong quá trình ra quyết định và có sự công bằng trong các vấn đề môi trƣờng. Thông tin đảm bảo rằng cộng đồng có thể tham gia trong một tình huống có thể thông báo và tiếp cận với sự công bằng để đảm bảo rằng sự tham gia diễn ra trên thực tế và không chỉ trên giấy tờ.” (UN/ECE 2000:4:6) 1.6.2. Mối quan hệ giữa con ngƣời với môi trƣờng Môi trƣờng là không gian sống của con ngƣời, là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con ngƣời và là nơi chứa đựng các phế thải do con ngƣời tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình. Dù hiểu về môi trƣờng nhƣ thế nào và dù bất cứ ai đó có vai trò, vị trí gì trong xã hội cũng đồng tình với suy nghĩ: đối với mỗi quốc gia, mỗi vùng của con ngƣời cũng nhƣ muôn loài sinh vật khác đều (hoặc có thể) có những ranh giới riêng 41
  56. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú biệt để phân chia quyền sử dụng và kiểm soát của mình. Nhƣng đối với môi trƣờng thì không, môi trƣờng hoàn toàn không có ranh giới riêng biệt, cố định, hoàn toàn không lệ thuộc và chịu sự “kiểm soát” theo ranh giới hành chính của một quốc gia hay ranh giới của một tỉnh, của một vùng nào đó có thể rộng, hẹp khác nhau tùy theo mức độ tác động, phạm vi ảnh hƣởng nhiều hay ít. Có rất nhiều hiện tƣợng môi trƣờng xuyên lục địa, ảnh hƣởng đến nhiều quốc gia và liên quan đến toàn cầu. Càng ngày nhân loại càng ý thức một cách rõ nét hơn về mối quan hệ giữa các hoạt động về phát triển kinh tế xã hội với môi trƣờng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Con ngƣời đã và đang dựa vào môi trƣờng để sống, khai thác các nguồn tài nguyên sẵn có trong thiên nhiên để sinh sống và tiến hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Để đạt đƣợc khát vọng “duy trì và tiến hóa” của con ngƣời, có lẽ và cũng có thể không còn con đƣờng nào khác là con ngƣời phải nhận thức ngày càng đúng hơn về môi trƣờng, hiểu rằng bảo vệ môi trƣờng chính là bảo vệ sự sống của mình, từ đó có những hành vi ứng xử thân thiện với môi trƣờng và phải biết sử dụng môi trƣờng vào mục đích sinh lợi cho cuộc sống 1.6.3. Tham gia của cộng đồng là gì? Là cách thức làm việc với cộng đồng mà các quyết định sẽ chỉ thực hiện khi nó đem đến một môi trƣờng trong lành và đáp ứng các nhu cầu của cộng đồng địa phƣơng cho một cuộc sống tốt đẹp hơn (UN/ECE 2000). Sự tham gia của cộng đồng tạo cho họ có cơ hội hình thành một quan điểm về một kế hoạch và giúp chính quyền biết đƣợc quan điểm này trƣớc khi ra quyết định, nghĩa là một sự thông tin 2 chiều thực sự. Sự tham gia của cộng đồng là một đòi hỏi khắt khe: - Dễ dàng tiếp cận đƣợc đến thông tin là một điều kiện cần thiết - Sự tham gia của cộng đồng thiết lập trên cơ sở niềm tin không thể nhận đƣợc qua một đêm (nghĩa là không thể một sớm một chiều có đƣợc sự tham gia của cộng đồng, mà cần có thời gian); luật lệ cung cấp nền tảng cho sự tham gia này - Quan trọng là phải lắng nghe, cái gì nói chƣa chắc là cái sẽ làm! 42
  57. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú - “Tôn trọng luật chơi”. Nếu không có sự rõ ràng và công bằng, sự thất vọng sẽ nảy sinh và sẽ dẫn đến những thái độ tiêu cực hoặc bạo lực. Sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động quản lý môi trƣờng có vai trò rất quan trọng. Một trong những hoạt động quan trọng nhất của quản lý môi trƣờng là quản lý hành vi của con ngƣời với môi trƣờng, chỉ cần mỗi ngƣời thiếu ý thức bảo vệ môi trƣờng một chút là hoạt động quản lý môi trƣờng sẽ bất lực. Vì thế, sẽ là một thuận lợi nếu chúng ta tìm ra một cách thức thích hợp giúp tăng cƣờng sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động quản lý môi trƣờng. Luật Môi trƣờng Việt Nam có nêu rõ “ Bảo vệ môi trƣờng là sự nghiệp của toàn dân”. Trong khi phải đƣơng đầu với các vấn đề suy thoái môi trƣờng gia tăng do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng. Các địa phƣơng cần phát huy tốt vai trò của cộng đồng trong mọi hoạt động bảo vệ môi trƣờng. Một giải pháp hiệu quả để duy trì công tác bảo vệ môi trƣờng, giảm ô nhiễm là nâng cao nhận thức cộng đồng, hỗ trợ để dân chúng nhận biết và hiểu đƣợc các vấn đề của họ, tạo điều kiện để họ tự nguyện tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trƣờng; và kết hợp chặt chẽ biện pháp này để họ tự nguyện tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trƣờng; cũng nhƣ kết hợp chặt chẽ với các biện pháp quản lý của chính quyền các cấp. 1.6.4. Tình hình thực hiện nâng cao ý thức cộng đồng ở Việt Nam Ngày 25-6-1998, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa VIII) đã ban hành Chỉ thị 36-CT/TW “Về tăng cƣờng công tác bảo vệ môi trƣờng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc”. Bản Chỉ thị đã đề ra 8 giải pháp lớn với những nội dung cơ bản, quan trọng và toàn diện. Một trong những giải pháp đƣợc Bộ Chính trị đặt lên hàng đầu là: “Thƣờng xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và các phong trào quần chúng bảo vệ môi trƣờng”. Từ khi chỉ thị đƣợc ban hành đã tạo ra sức mạnh tổng hợp làm chuyển biến nhận thức về môi trƣờng của các ngành, các cấp và toàn xã hội. Sự chuyển biến này đƣợc thể hiện trên một số nét chính sau đây: 43
  58. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú - Các biện pháp tuyên truyền, phổ biến kiến thức, thông tin, giáo dục về môi trƣờng, nhất là trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, ngày càng đƣợc tăng cƣờng, đã góp phần nâng cao rõ rệt nhận thức của cán bộ, Đảng viên, quần chúng nhân dân về vai trò của công tác bảo vệ môi trƣờng (BVMT) và những vấn đề bức xúc ở nƣớc ta hiện nay. - Ngay sau khi Chỉ thị 36-CT/TW của Bộ Chính trị đƣợc ban hành, các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ Trung ƣơng đến cơ sở đã tổ chức tuyên truyền, quán triệt, xây dựng chƣơng trình hành động của từng đơn vị và liên ngành để thực hiện. Bộ KHCN&MT đã phối hợp với Ban Khoa giáo Trung ƣơng và các cơ quan hữu quan tổ chức thành công Hội nghị Môi trƣờng toàn quốc năm 1998 mà một trong những nội dung quan trọng của Hội nghị này là quán triệt Chỉ thị 36-CT/TW và thông qua chƣơng trình hành động. Nhiều địa phƣơng, bộ, ngành đã phổ biến, quán triệt Chỉ thị đến ngƣời dân thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, với nhiều hình thức phong phú, thiết thực, hiệu quả. - Đề án đƣa nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, Bộ KHCN&MT là cơ quan chính phối hợp thực hiện và chỉ đạo đã xây dựng đề án với những nội dung cụ thể: Xây dựng chƣơng trình đƣa giáo dục BVMT vào các trƣờng mầm non và sƣ phạm mầm non, trƣờng tiểu học, trƣờng trung học, trƣờng trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các trƣờng sƣ phạm, cao đẳng sƣ phạm, đại học sƣ phạm, các trƣờng đại học và cao đẳng khác - Một điều không thể không nhắc đến là trong những năm gần đây, nhiều phong trào quần chúng tham gia BVMT đƣợc phát động, duy trì và phát triển nhƣ: phong trào xây dựng nếp sống ở khu dân cƣ; phong trào xanh, sạch, đẹp; vƣờn, ao, chuồng, rừng; phong trào duy trì vệ sinh nơi công cộng; bảo đảm môi trƣờng xanh, sạch trong các làng nghề; tuần lễ nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng v.v nhiều điển hình tiên tiến về BVMT đƣợc tuyên truyền phổ biến, nhân rộng. - Sự nghiệp BVMT nƣớc ta là sự nghiệp của toàn dân, dƣới sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng mà nòng cốt là các đoàn thể quần chúng nhƣ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, 44
  59. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam Những thành tích trên đây trong công tác tuyên truyền, giáo dục BVMT nƣớc ta trong mấy năm qua là thể hiện Chỉ thị 36-CT/TW bắt đầu đi vào cuộc sống và sự tham gia tích cực của nhiều đoàn thể, tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, những thành tích mà công tác tuyên truyền BVMT mà chúng ta đạt đƣợc so với hiện trạng xuống cấp của môi trƣờng nƣớc ta hiện nay còn chỉ nhƣ "muối bỏ bể". Quan điểm đúng đắn trong việc giải quyết vấn đề môi trƣờng vẫn phải kiên trì, lâu dài, "mƣa dầm thấm lâu" nhƣng có lúc không thể thiếu sự quyết liệt, dồn dập, có tính chất phong trào. Chúng ta dễ dàng nhận thức thống nhất với nhau rằng không phải là sau khi Chỉ thị, Nghị quyết đƣợc ban hành là có thể giải quyết đƣợc mọi việc. Việc quán triệt, thực hiện Chỉ thị 36-CT/TW của Bộ Chính trị vẫn chƣa tránh khỏi tình trạng phổ biến hiện nay mà Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã đề ra: “Việc tổ chức thực hiện nghị quyết, chủ trƣơng, chính sách của Đảng chƣa tốt, kỷ luật, kỷ cƣơng chƣa nghiêm. Một số quan điểm, chủ trƣơng chƣa rõ, chƣa có sự thống nhất và chƣa đƣợc thông suốt ở các cấp, các ngành”. Điều này cũng lặp lại trong việc quán triệt, thực hiện Chỉ thị này. Nhiều cấp ủy Đảng chƣa thật sự quan tâm, quán triệt, kiểm tra việc thực hiện. Một số nơi vẫn còn làm qua loa, hình thức. Tình trạng nhiều Chỉ thị, Nghị quyết không đƣợc triển khai đến nơi đến chốn vẫn còn khá phổ biến. - Về đại thể nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng, tính bức thiết của công tác BVMT thì hầu nhƣ mọi ngƣời đều thống nhất. Thế nhƣng khi đứng trƣớc lợi ích kinh tế trƣớc mắt và lợi ích về môi trƣờng thì không ít ngƣời “hy sinh” vấn đề môi trƣờng để đổi lấy lợi ích kinh tế. Khi đụng chạm đến lợi ích kinh tế cục bộ của một tập thể, cơ quan, đơn vị, hay một gia đình thì vấn đề bảo vệ môi trƣờng lại bị xếp ở hàng thứ yếu. Do đó, từ nhận thức đến hành động, việc làm là cả một khoảng cách khá xa và không phải lúc nào ngƣời ta nói cũng đi đôi với làm. - Một trong những vấn đề bức xúc mà giới truyền thông đại chúng khó vƣợt qua, không trả lời cho bạn đọc thỏa mãn là rất nhiều hiện tƣợng vi phạm Luật 45
  60. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú BVMT đƣợc báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình phát hiện đƣa lên công luận, nhƣng việc xử lý, làm rõ đúng sai, quy trách nhiệm thƣờng rất khó khăn, kéo dài và nhiều vụ việc rơi vào im lặng. Tình trạng tuyên truyền giáo dục BVMT một đằng nhƣng nhiều cơ quan, đơn vị các doanh nghiệp làm một nẻo khiến cho phép nƣớc mất nghiêm, làm giảm uy tín của các cơ quan truyền thông đại chúng và làm giảm lòng tin của ngƣời dân vẫn còn khá phổ biến. 46
  61. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú CHƢƠNG 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ CỦA CÁC HỘ KINH DOANH ĂN UỐNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG Tổng số phiếu phát ra: 210 phiếu Địa điểm: 15 phƣờng trên địa bàn Quận 10. Tổng số phiếu thu về: 210 phiếu Số phiếu hợp lệ: 180 phiếu. Có 30 phiếu hỏng là do các lý do sau: - Các hộ kinh doanh không đọc kĩ các câu hỏi nên có một số hộ đã chọn nhiều đáp án trong câu hỏi không ghi kèm câu đựợc lựa chọn nhiều đáp án - Nhiều hộ không thể thực hiện khảo sát ngay tại chỗ do họ bận buôn bán nên các hộ hẹn hôm sau quay lại phiếu khảo sát. Và trong số các hộ đó đã làm lạc mất phiếu. - Có một số hộ chỉ điền thông tin cá nhân và không hoàn thành hết các câu trong phiếu khảo sát bởi vì họ bận buôn bán. 2.1. Kết quả điều tra nhận thức, thái độ của các hộ kinh doanh ăn uống về bảo vệ môi trƣờng 2.1.1. Khảo sát về đời sống tinh thần của các hộ kinh doanh ăn uống Để có thể xây dựng một chƣơng trình nhằm mục đích nâng cao nhận thức bảo vệ môi trƣờng thì trƣớc hết ta phải biết rõ nhận thức của các hộ kinh doanh ăn uống về tầm quan trọng của môi trƣờng cũng nhƣ thái độ của họ trong việc bảo vệ môi trƣờng hiện nay. Qua khảo sát, kết quả thu đƣợc biểu diễn ở biểu đồ sau: 47
  62. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú Biểu đồ 2.1: Vấn đề thu thập thông tin của các hộ kinh doanh ăn uống ( Nguồn: Phân tích phiếu khảo sát của tác giả) Qua biểu đồ chúng ta có thể thấy các hộ kinh doanh ăn uống biết đƣợc các tin tức, thời sự qua tivi là chính, chiếm 45.8% trong số 180 hộ đƣợc hỏi. Do cuộc sống ngày nay càng hiện đại nên sau tivi thì có đến 35.9% hộ chọn internet. Tiếp đến là xem báo chiếm 14.2%, nghe đài chiếm 3.1%. Còn 1% còn lại các hộ biết đƣợc các tin tức thông qua hình thức truyền miệng nhau (hay nhiều ngƣời còn gọi là thông tin vỉa hè). Qua đây, chúng ta thấy rõ một điều rằng tivi là phƣơng tiện thông tin tốt nhất khi tuyên truyền các chƣơng trình nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trƣờng cho các hộ kinh doanh ăn uống. Các hộ kinh doanh ăn uống khi đƣợc hỏi có biết tổ chức Đoàn, Hội nào đang diễn ra tại địa phƣơng, thì chúng ta có bảng thống kê nhƣ sau: 48
  63. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú Bảng 2.1: Các tổ chức Đoàn, Hội tại địa phƣơng Tổ chức Lựa chọn Hội Phụ nữ 136 Đoàn Thanh niên 84 Hội Chữ thập đỏ 35 Hội Cựu chiến binh 33 Khác 4 ( Nguồn: Phân tích phiếu khảo sát của tác giả) Tiếp sau câu hỏi trên thì các hộ đƣợc hỏi rằng có tham gia một trong số các tổ chức Đoàn, Hội trên hay không thì kết quả đƣợc thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2.2: Tìm hiểu việc tham gia các tổ chức xả hội của các hộ kinh doanh ăn uống trên địa bàn Quận 10 ( Nguồn: Phân tích phiếu khảo sát của tác giả) Quá trình khảo sát cho kết quả chỉ có 47.8% trong 180 hộ đƣợc hỏi cho biết có tham gia các tổ chức xã hội này nhƣng có đến 52.2% số hộ đƣợc hỏi cho rằng họ có biết nhƣng không tham gia vào các đoàn hội này. Theo nhƣ tôi đƣợc biết lý do mà họ không tham gia là vì không có thời gian, hoặc họ thấy việc tham gia vào các đoàn hội này không giúp ích gì nhiều cho cuộc sống mƣu sinh của họ nên không 49
  64. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú tham gia, hoặc có tham gia thì chỉ tham gia vào một số hoạt động mà họ thích chứ không tham gia thƣờng xuyên. Đây là điều mà chúng ta cần quan tâm Cũng trong phiếu khảo sát này khi đƣợc hỏi ngoài việc đƣợc tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm thì tại địa phƣơng có bao giờ tuyên truyền về vệ sinh môi trƣờng hay không, thì chúng ta có kết quả nhƣ sau: Biểu đồ 2.3: Mối tƣơng quan giữa hoạt động tuyên truyền vệ sinh môi trƣờng và sự quan tâm các chƣơng trình bảo vệ môi trƣờng đang diễn ra ( Nguồn: Phân tích phiếu khảo sát của tác giả) Qua biểu đồ chúng ta có thể thấy sự chênh lệch rất lớn giữa việc đƣợc tuyên truyền về vệ sinh môi trƣờng và sự hiểu biết về các chƣơng trình bảo vệ môi trƣờng đang diễn ra tại địa phƣơng. Phải chăng hoạt động tuyên truyền của chúng ta chƣa giúp cho các hộ kinh doanh ăn uống hiểu hết các kiến thức cũng nhƣ các hoạt động BVMT. Mặt khác theo tìm hiểu tôi có biết đƣợc một số hoạt động tại Quận nhƣ: ngày chủ nhật xanh, thu gom chất thải nguy hại, đạp xe hƣởng ứng giờ Trái đất, do phòng Tài nguyên và Môi trƣờng Quận phối hợp cùng các ban ngành đoàn thể khác chỉ đạo xuống các phƣờng thực hiện chỉ thu hút đƣợc các bạn trẻ trong đoàn thanh niên là chủ yếu, mọi ngƣời dân khác chỉ tham gia cho có lệ chứ không thiết tha gì lắm. Điều đó cho thấy thiếu sự quan tâm và tham gia từ phía ngƣời dân đối với hoạt động bảo vệ môi trƣờng vẫn chƣa phải là tuyệt đối, cần có các biện pháp 50
  65. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú thu hút sự chú ý của họ nhiều hơn trong công tác tuyên truyền giáo dục từ các cấp chính quyền để mang lại hiệu quả cao nhất. Vì vậy để hoạt động BVMT có hiệu quả hơn thì việc tuyên truyền của chính quyền địa phƣơng phải phối hợp chặt chẽ với các hội, đoàn để đƣa ra các hình thức tuyên truyền mới lạ, dễ tiếp cận đến nhân dân và nhất là phải phù hợp với điều kiện sống thực tế của ngƣời dân. 2.1.2. Khảo sát về thực trạng vệ sinh môi trƣờng của các hộ kinh doanh ăn uống Một hiện trạng mà ai cũng thấy đó là hầu nhƣ các hộ kinh doanh ăn uống đều sử dụng túi nilon để đựng thực phẩm, có khi họ sử dụng một cách rất phung phí. Và khi đƣợc hỏi về việc đƣợc tặng túi nilon dễ phân hủy sinh học thì kết quả nhƣ sau: Bảng 2.2: Kết quả các hộ từng đƣợc tặng túi nilon dễ phân hủy sinh học Lựa chọn Tỷ lệ Kết quả ( phiếu) (%) Có 77 42.8 Không 103 57.2 ( Nguồn: Phân tích phiếu khảo sát của tác giả) Biểu đồ 2.4: Hiện trạng sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng ( Nguồn: Phân tích phiếu khảo sát của tác giả) 51
  66. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú Sau câu hỏi khảo sát về việc các hộ có từng đƣợc tặng túi nilon thân thiện với môi trƣờng hay không, thì tôi đã trực tiếp giải thích cho các hộ biết đƣợc hiện nay đâu là các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng, ví dụ nhƣ túi nilon dễ phân hủy sinh học, túi vải, túi giấy, giấy tái chế, Trong số 77 hộ từng đƣợc tặng túi nilon dễ phân hủy thì đa phần họ nhận đƣợc là do các tổ chức đến phát các loại túi nhƣ túi vải, túi giấy, túi nilon thân thiện với môi trƣờng. Và khi đƣợc hỏi tại sao lại không sử dụng túi nilon dễ phân hủy thì các hộ trả lời rằng giá thành quá cao, túi có mùi hôi nên khi bọc thực phẩm khách không thích, túi giấy thì rất dễ rách. Nhƣng tồn tại một thực tế đó là họ chỉ đƣợc các tổ chức đến phát chứ không có bất kỳ cán bộ nào giải thích rằng sản phẩm này đem lại lợi ích nhƣ thế nào vì thế chúng ta có đến 38% hộ chƣa biết rõ thế nào là sản phẩm thân thiện với môi trƣờng. Trong số 25% hộ đã sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trƣờng là họ đã thay thế túi nilon bằng lá chuối, giấy báo, túi giấy để đựng thực phẩm. Có thể thấy rằng các hộ kinh doanh ăn uống là một trong những đối tƣợng tiêu thụ một lƣợng lớn túi nilon mỗi ngày. Vì vậy việc nghĩ ra phƣơng hƣớng giúp các hộ kinh doanh ăn uống hạn chế sử dụng túi nilon là vấn đề rất cấp bách. Theo quan sát thực tế thì tôi đã thấy đƣợc vấn đề gây ô nhiễm môi trƣờng tại các quán ăn đó chính là nƣớc thải và rác thải. Từ đó trong phiếu khảo sát, tôi đã đặt ra các câu hỏi về hiện trạng chất thải của các hộ kinh doanh ăn uống sau một ngày buôn bán. Kết quả đó đƣợc thống kê trong biểu đồ 2.5 52
  67. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú Biểu đồ 2.5: Hiện trạng chất thải sau một ngày buôn bán ( Nguồn: Phân tích phiếu khảo sát của tác giả) Các hộ kinh doanh cá thể, đặc biệt là các nhà hàng, quán ăn đa số là thuê mặt bằng để kinh doanh và cho biết cơ sở không đủ khả năng tài chính để xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải đảm bảo xử lý đạt quy chuẩn môi trƣờng hiện hành. Hiện trạng đó đƣợc phản ánh qua kết quả nhƣ sau: phần lớn các hộ kinh doanh chiếm 73.3% đổ thẳng lƣợng nƣớc thải sau mỗi ngày buôn bán ra cống, có đến 18.3% là đổ vào gốc cây đa phần là các hàng quán vỉa hè. Số còn lại 8.3% thì các hộ không có nƣớc thải hoặc đổ vào thùng chứa. Tiếp đến là thiết bị lƣu chứa chất thải rắn của các hộ. Theo khảo sát thì các hộ đều đựng chất thải rắn vào các sọt rác bằng nhựa (72.8%); sọt rác bằng kim loại (11.1%); sọt rác bằng gỗ, tre (2.8%). Nhƣng mặt khác một con số cũng đáng quan tâm đó là họ đựng rác vào túi nilon chiếm đến 13.3%. Về việc lƣợng chất thải rắn sau mỗi ngày buôn bán sẽ bỏ đâu đƣợc thể hiện biểu đồ sau: 53
  68. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú Biểu đồ 2.6: Tình trạng thu gom rác ( Nguồn: Phân tích phiếu khảo sát của tác giả) Qua biểu đồ thể hiện này chúng ta thấy một điều đáng mừng đó là chất thải rắn của các hộ kinh doanh ăn uống hầu hết đều đƣợc dịch vụ công ích đi thu gom. Nhƣng cũng còn một bộ phận nhỏ đã vứt rác ngay gốc cây chiếm 7%, đối với những ngƣời buôn bán không cố định thì tiện đâu vứt đó chiếm 9%, 7% còn lại là họ sẽ bỏ vào thùng rác công cộng. Tiếp theo đó các hộ đƣợc hỏi về việc phân loại rác tại nguồn. Khi đƣợc hỏi “Theo quý Ông/Bà thì thế nào gọi là phân loại rác tại nguồn” và câu trả lời đƣợc thống kê qua bảng sau: Bảng 2.3: Kiến thức về phân loại rác tại nguồn Lựa chọn Tỷ lệ Câu trả lời (phiếu) (%) Thực phẩm, tái chế, 51 28.3 nguy hại Thực phẩm, chai lọ 79 43.9 không sử dụng Không quan tâm 50 27.8 ( Nguồn: Phân tích phiếu khảo sát của tác giả) 54
  69. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú “Nếu tại địa phƣơng triển khai công tác phân loại rác tại nguồn thì quý Ông/Bà có ủng hộ hay không?” Biểu đồ 2.7: Sự tham gia công tác phân loại rác tại nguồn ( Nguồn: Phân tích phiếu khảo sát của tác giả) Quá trình đi khảo sát, tôi đã trực tiếp hỏi các hộ về việc tham gia chƣơng trình phân loại rác tại nguồn thì có đến 115 hộ (chiếm 64%) nhiệt tình ủng hộ tham gia, và có đến 17% hộ sẵn sàng tự trang bị thêm dụng cụ chứa rác khác nhau. Đây có lẽ nhƣ là điều rất đáng mừng khi mà một chƣơng trình hoàn toàn xa lạ với ngƣời dân nhƣng họ vẫn luôn luôn ủng hộ nếu chƣơng trình đó đƣợc tổ chức. Cuối phần hiện trạng thì các hộ đƣợc hỏi về vấn đề môi trƣờng tại khu vực buôn bán mà các hộ đang quan tâm 55
  70. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú Biểu đồ 2.8: Vấn đề môi trƣờng tại khu vực buôn bán ( Nguồn: Phân tích phiếu khảo sát của tác giả) Qua biểu đồ chúng ta có thể thấy tình trạng không khí ô nhiễm, bụi, mùi hôi đang là vấn đề đƣợc các hộ quan tâm nhất, chúng chiếm đến 52.8%. Quá trình khảo sát thì tôi lắng nghe ý kiến từ các hộ rằng vào giờ cao điểm thì phƣơng tiện tham gia giao thông rất đông nên thải một lƣợng khói bụi rất nhiều, kèm theo đó là tình trạng ngƣời tham gia giao thông leo lên vỉa hè chạy và thải ra một lƣợng khói đáng kể, mỗi lần trời mƣa xong nhiều chỗ cống bốc mùi hôi gây ảnh hƣởng khu vực buôn bán. Sau không khí ô nhiễm thì tiếp đến là vấn đề rác thải chiếm đến 30.6%. Các hộ cho biết nhiều ngƣời dân sinh sống gần đó đem rác bỏ đại trên vỉa hè mà không tham gia dịch vụ công ích, kèm theo là tình trạng để rác ngay nắp cống làm trời mƣa xuống cống hay bị nghẹt. Vấn đề tiếng ồn chiếm 10%, ô nhiễm nguồn nƣớc chiếm 2.2% và còn một bộ phận thờ ơ trƣớc tình trạng môi trƣờng bị ô nhiễm chiếm 4.4% Qua phần khảo sát về hiện trạng, chúng ta có thể thấy rằng các hộ kinh doanh ăn uống chƣa hiểu biết nhiều về tình hình môi trƣờng hiện nay, hoạt động hằng ngày của họ là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trƣờng, họ đang phải từng ngày sống chung với trình trạng môi trƣờng bị ô nhiễm nghiêm trọng đe dọa 56
  71. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú sức khỏe của cả cộng đồng. Vì vậy việc xây dựng một chƣơng trình nâng cao nhận thức cho các hộ kinh doanh ăn uống là điều hết sức quan trọng và cấp bách. 2.1.3. Khảo sát nhận thức của các hộ kinh doanh ăn uống Lấy thiện cảm đối với khách hàng là điều mà các hộ kinh doanh ăn uống rất quan tâm, vậy thì điều nào sẽ là vấn đề mà các hộ quan tâm nhất. Chúng sẽ đƣợc thể hiện ở biểu đồ dƣới đây Biểu đồ 2.9: Thiện cảm đầu tiên với khách hàng ( Nguồn: Phân tích phiếu khảo sát của tác giả) Nhìn chung thì các hộ kinh doanh rất quan tâm về thực phẩm và việc vệ sinh an toàn thực phẩm, nó chiếm đến hơn một nửa. Tiếp đến mới là môi trƣờng xung quanh hàng quán, nhƣng cũng chỉ có 20%. Trong số 6% còn lại thì các hộ đã đồng ý với tất cả ý trên, qua khảo sát thì các hộ bảo rằng các vấn đề trên đều hỗ trợ cho nhau cả. Nhƣ vậy có thể thấy rằng đối với các hộ kinh doanh ăn uống thì vấn đề môi trƣờng xung quanh hàng quán chƣa đƣợc đặt lên hàng đầu. Nhƣng với câu hỏi khảo sát tiếp theo, chúng ta sẽ biết các hộ nghĩ gì về vai trò của môi trƣờng 57
  72. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú Biều đồ 2.10: Tầm quan trọng của môi trƣờng ( Nguồn: Phân tích phiếu khảo sát của tác giả) Khi đƣợc hỏi về tầm quan trọng của môi trƣởng thì có đến 44% trong số 180 hộ trả lời quan trọng, đây là một điều rất đáng mừng khi các hộ đã nhận ra đƣợc tầm quan trọng của môi trƣờng ảnh hƣởng đến cuộc sống cũng nhƣ sức khỏe của họ. Đây cũng là bƣớc đệm để chúng ta có thể đƣa ra những chƣơng trình nhằm nâng cao thêm nhận thức cho các hộ để cùng chung tay bảo vệ và cải thiện chất lƣợng môi trƣờng ngày càng tốt hơn. Có thể sẽ có một số ngƣời nghĩ rằng an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trƣờng là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Vậy thì chúng ta hãy thử xem câu trả lời của các hộ kinh doanh nghĩ gì về hai lĩnh vực này 58
  73. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú Biểu đồ 2.11: Mối quan hệ giữa an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trƣờng ( Nguồn: Phân tích phiếu khảo sát của tác giả) Trong số 113 hộ (chiếm 62.8%) chọn đáp án là có thì đều đồng quan điểm cái nhìn đầu tiên chính là môi trƣờng bên ngoài xung quanh hàng quán sẽ quyết định luôn cả thực phẩm của quán, bởi vì trƣớc khi lựa chọn một quán nào đó thì khách hàng sẽ đặt tiêu chí quán có sạch sẽ hay không lên hàng đầu. Vậy thì theo các hộ ai sẽ là ngƣời phải thực hiện để giúp cho môi trƣờng đƣợc cải thiện Bảng 2.4: Đối tƣợng tham gia bảo vệ môi trƣờng Lựa chọn Tỷ lệ Câu trả lời (phiếu) (%) Ngƣời dân 7 3.9 Cơ quan QLMT 12 6.7 UBND Quận 1 0.6 UBND Phƣờng 8 4.4 Tất cả các đối tƣợng 152 84.4 ( Nguồn: Phân tích phiếu khảo sát của tác giả) Việc tham gia bảo vệ môi trƣờng là trách nhiệm của toàn cộng đồng, đó là sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chức năng với nhân dân, nên đáp án tất cả các đối tƣợng trên chiếm tỷ lệ rất cao (84.4%). Vậy thì giải pháp nào sẽ giúp cho môi 59
  74. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú trƣờng sẽ đƣợc cải thiện tốt hơn, và rác thải chính là vấn đề các hộ kinh doanh gặp hằng ngày. Biểu đồ 2.12: Giải pháp quản lý rác thải ( Nguồn: Phân tích phiếu khảo sát của tác giả) Có thể thấy để giảm thiểu ô nhiễm rác thải thì phƣơng án phạt nặng đã chiếm tỷ lệ 47.2%, là một con số rất cao và đáng quan tâm khi mà Nghị định về Xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng đã đƣợc ban hành vào 18 tháng 11 năm 2016 nhƣng công tác tuyên truyền cũng nhƣ thực hiện xử phạt chƣa đƣợc cơ quan chức năng thực hiện tốt. Khiến cho nhiều ngƣời dân bức xúc vì hành động của không ít ngƣời dân thiếu ý thức đã vứt rác bừa bãi, đem rác chất thành đống hoặc bỏ ngay cống, đội thu gom rác tập kết rác không đúng nơi quy định. Vì vậy, cơ quan chức năng cần có biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm rác thải, tìm ra phƣơng hƣớng giải quyết để có thể vừa giáo dục ý thức ngƣời dân vừa đánh đòn tâm lý xử phạt hành chính. Khi đƣợc hỏi rằng các hộ kinh doanh ăn uống có quan tâm đến chƣơng trình nâng cao nhận thức môi trƣờng không thì câu trả lời đƣợc thống kê dƣới bảng sau: 60
  75. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú Bảng 2.5: Sự quan tâm chƣơng trình nâng cao nhận thức về môi trƣờng Lựa chọn Tỷ lệ Câu trả lời (phiếu) (%) Có 146 81.1 Không 34 18.9 ( Nguồn: Phân tích phiếu khảo sát của tác giả) Qua quá trình khảo sát thực tế, tôi nhận thấy đƣợc một điều là phần lớn các hộ rất phấn khởi nếu có một chƣơng trình nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trƣờng dành cho các hộ kinh doanh ăn uống, điều này cho thấy nhận thức của họ về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trƣờng đã đƣợc nâng lên một bậc trong vài năm trở lại đây. Đây là điều rất đáng mừng cho các cán bộ làm công tác môi trƣờng Bảng 2.6: Thống kê ý kiến, nguyện vọng của các hộ kinh doanh ăn uống trong việc bảo vệ môi trƣờng Lựa chọn Câu hỏi Câu trả lời (hộ) Nếu đƣa ra một Hỗ trợ vốn sử dụng các sản phẩm thân thiện với 41 chƣơng trình bảo môi trƣờng vệ môi trƣờng bắt Tổ chức chƣơng trình “ Thực phẩm sạch – Môi 63 buộc các hộ kinh trƣờng xanh” doanh ăn uống Thành lập câu lạc bộ môi trƣờng 36 phải tham gia thì Tặng và hƣớng dẫn sử dụng các thiết bị lƣu chứa 86 Ông/Bà chọn hình phân loại các chất thải rắn thức nào sau đây? (Có thể chọn Ý kiến khác 5 nhiều phƣơng án) ( Nguồn: Phân tích phiếu khảo sát của tác giả) 61
  76. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú Biều đồ 2.13: Tỷ lệ phần trăm lựa chọn hình thức tham gia chƣơng trình nâng cao nhận thức BVMT ( Nguồn: Phân tích phiếu khảo sát của tác giả) Qua tổng hợp những ý kiến, nguyện vọng của các hộ kinh doanh ăn uống khi tham gia vào công tác bảo vệ môi trƣờng thì cơ quan chức năng cần lƣu ý theo thứ tự ƣu tiên của một số hình thức sau: - Tặng và hƣớng dẫn sử dụng các thiết bị lƣu chứa phân loại các loại chất thải rắn (chiếm 37.2%): đây là phƣơng án có nhiều chọn lựa nhất bởi vì hầu hết tâm lý của các hộ rất thích đƣợc tặng quà và đây là bƣớc đệm giúp họ hình thành thói quen phân loại rác tại nguồn. - Tổ chức chƣơng trình “ Thực phẩm sạch – Môi trƣờng xanh” (chiếm 27.3%): đây là một chƣơng trình rất mới lạ dành cho các hộ kinh doanh ăn uống mà tại Quận 10 chƣa có. Khi tham gia chƣơng trình này thì các hộ sẽ vừa đƣợc cung cấp các kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm vừa đƣợc cùng chung tay bảo vệ môi trƣờng. - Hỗ trợ vốn sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng (chiếm 17.7%): cuộc sống mƣu sinh của các hộ kinh doanh ăn uống không bao giờ có thu nhập ổn định cả, nên việc sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng là điều rất xa vời. Vì vậy để khuyến khích các hộ sử dụng thì cơ quan chức năng cần bán các sản phẩm trợ giá, đồng thời giúp cho các hộ hiểu thêm thế nào là sản phẩm thân thiện với môi trƣờng. 62
  77. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú - Thành lập câu lạc bộ môi trƣờng (chiếm 15.6%): hầu hết thời gian trong ngày họ đã dành cho cuộc sống mƣu sinh, ban đêm về nghỉ ngơi nên hình thức này có lựa chọn không đƣợc cao. Nhƣng các hộ cũng nói rằng nếu câu lạc bộ môi trƣờng đƣợc thành lập thì họ sẽ dành chút thời gian vào cuối tuần để tham gia, vì đây là một nơi không chỉ dành riêng cho các hộ kinh doanh ăn uống mà của toàn nhân dân cùng giao lƣu, học hỏi và mở rộng thêm kiến thức về tình hình môi trƣờng hiện nay. - Ý kiến khác chiếm 2.2% bao gồm các hộ ủng hộ tất cả hình thức trên, kết hợp các buổi nói chuyện về môi trƣờng trong các buổi họp định kỳ của tổ dân phố, cần có có thêm các hình thức tuyên truyền mới lạ khác thì sẽ nâng cao đƣợc hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trƣờng. 2.2. Đánh giá nhận thức của các hộ kinh doanh ăn uống 2.2.1. Lựa chọn các nhân tố Tôi tự đề xuất thang đo các nhân tố tác động đến hiệu quả chƣơng trình nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trƣờng của các hộ kinh doanh ăn uống tại Quận 10. Mỗi nhân tố chính đƣợc cấu thành từ các nhóm nhân tố phụ hay đƣợc gọi là biến quan sát và sẽ đƣợc trình bày cụ thể trong các bảng 2.7, 2.8, 2.9, 2.10  Nhân tố “Nhà nƣớc” Nhà nƣớc đóng một vai trò rất quan trọng trong việc quản lý cũng nhƣ tổ chức các chƣơng trình nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trƣờng Tôi đƣa ra giả thuyết nhƣ sau: . H1: “Nhà nƣớc” tác động ảnh hƣởng đến hiệu quả của chƣơng trình nâng cao nhận thức Các biến đo lƣờng của nhân tố “Nhà nƣớc” nhƣ sau: 63
  78. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú Bảng 2.7: Các biến quan sát của nhân tố Nhà nƣớc Biến quan sát Ký hiệu Hỗ trợ vốn sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng C31.1 Cần xử phạt những hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng C31.2 Tuyên truyền rộng rãi trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng C31.3 Thƣờng xuyên mở các khóa học về vệ sinh môi trƣờng C31.4 ( Nguồn: Phiếu điều tra khảo sát của tác giả)  Nhân tố “Khách hàng” Khách hàng chính là đối tƣợng thƣờng xuyên tiếp xúc với các hộ kinh doanh ăn uống nhất. Đối tƣợng này đƣợc các hộ đặt lên hàng đầu và mọi sự góp ý của khách hàng sẽ giúp cho các hộ cải thiện tốt hơn Tôi đƣa ra giả thuyết nhƣ sau: . H2: “Khách hàng” tác động ảnh hƣởng đến hiệu quả của chƣơng trình nâng cao nhận thức Các biến đo lƣờng của nhân tố “Khách hàng” nhƣ sau: Bảng 2.8: Các biến quan sát của nhân tố Khách hàng Biến quan sát Ký hiệu Sức khỏe khách hàng là trên hết C32.1 Nên thƣờng xuyên vệ sinh hàng quán sẽ thu hút đƣợc nhiều khách hơn C32.2 Quá trình chế biến thực phẩm luôn phải sạch sẽ C32.3 Nên để thùng rác gần khu vực chế biến thực phẩm C32.4 Bán những món ăn không hợp vệ sinh C32.5 ( Nguồn: Phiếu điều tra khảo sát của tác giả)  Nhân tố “Lợi nhuận” Lợi nhuận chính là nguồn thu nhập của các hộ kinh doanh ăn uống. Đây là nhân tố quan tâm nhất của các hộ, để biết các hộ có đặt lợi nhuận lên hàng đầu hay không thì chúng ta sẽ tiến hành khảo sát. Tôi đƣa ra giả thuyết nhƣ sau: 64
  79. Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Huỳnh Phú . H3: “Lợi nhuận” tác động ảnh hƣởng đến hiệu quả của chƣơng trình nâng cao nhận thức Các biến đo lƣờng của nhân tố “Lợi nhuận” nhƣ sau: Bảng 2.9: Các biến quan sát của nhân tố Lợi nhuận Biến quan sát Ký hiệu Không vì lợi nhuận mà bán các sản phẩm kém chất lƣợng C33.1 Lợi nhuận buôn bán quan trọng hơn an toàn vệ sinh thực phẩm C33.2 Nên sử dụng các hóa chất độc hại khi chế biến thực phẩm để tăng C33.3 lợi nhuận Sẵn sàng cung cấp những sản phẩm kém chất lƣợng để đem lại lợi C33.4 nhuận cao ( Nguồn: Phiếu điều tra khảo sát của tác giả)  Nhân tố “Nhà cung cấp” Nhà cung cấp là nguồn cung cấp các nguyên vật liệu cho các hộ kinh doanh. Những sản phẩm bán cho các hộ phải luôn đảm bảo vừa rẻ vừa chất lƣợng. Để sản phẩm bán chạy thì các nhà cung cấp cần có hành động ra sao. Tôi đƣa ra giả thuyết nhƣ sau: . H4: “Nhà cung cấp” tác động ảnh hƣởng đến hiệu quả của chƣơng trình nâng cao nhận thức. Các biến đo lƣờng của nhân tố “Nhà cung cấp” nhƣ sau: 65