Đồ án Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu , tỉnh Tây Ninh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu , tỉnh Tây Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- do_an_danh_gia_tac_dong_moi_truong_cua_nha_may_khoai_mi_thie.pdf
Nội dung text: Đồ án Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu , tỉnh Tây Ninh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI:“ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA NHÀ MÁY KHOAI MÌ THIÊN LỘC Ở DƯƠNG MINH CHÂU, TỈNH TÂY NINH” Chuyên ngành: Kỹ Thuật Môi Trường Giảng viên hướng dẫn:T.S Bùi Việt Hưng Sinh viên thực hiện:Nguyễn Thị Hồng MSSV: 1311090021 Lớp: 13DMT01 Tp. Hồ Chí Minh,tháng 6 năm 2017
- Lời cám ơn Để hoàn thành luận văn này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy TS. Bùi Việt Hưng, đã tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian vừa qua, đã cung cấp cho bản thân em nhiều kiến thức để áp dụng làm nên luận văn này.Với vốn kiến thức đã được tiếp thu trong bốn năm đại học vừa qua, không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu, đánh giá làm nên bài luận văn này, mà còn là hành trang quí báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin. Em chân thành cảm ơn ba, mẹ đã tạo điều kiện thuận lợi cho em đến trường và là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho chính bản thân em, giúp có thêm tự tin hơn để làm mọi việc càng thêm suôn sẻ. Thời gian làm bài luận này tuy không gọi là quá ngắn, nhưng vẫn sẽ không tránh khỏi có nhiều sự thiếu sót, mong nhận được những ý kiến quý báo của thầy để bài luận văn này càng được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em kính chúc thầy dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý và vẫn luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc. Em xin chân thành cám ơn!
- Lời cam đoan Tôi xin cam đoan rằng: _Những nội dung trong bài luận văn này là do chính bản thân mình thực hiện, không sao chép các luận văn khác với bất kỳ hình thức nào. _Mọi tài liệu tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên công trình, thời gian, địa điểm công bố. _Mọi sao chép không hợp lệ, hay gian trá, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. 26/04/2017,Tp.Hồ Chí Minh Sinh viên Nguyễn Thị Hồng
- NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Điểm số (bằng số) .Điểm số (bằng chữ) TP.Hồ Chí Minh, Ngày Tháng Năm 2017 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN (Ký và ghi rõ họ tên)
- NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Điểm số (bằng sô) Điểm số (bằng chữ) TP.Hồ Chí Minh, Ngày Tháng Năm 2017 GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN (Ký và ghi rõ họ tên)
- TÓM TẮT Đồ án “ đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh” được thực hiện qua quá trình lấy mẫu thực địa, tiến hành khảo sát 10 thông số về nước: DO, nhiệt độ, BOD5 , COD, N-NH4 , P-PO4 , TSS, độ đục, Tổng Coliform, pH. Sử dụng chỉ số WQI để xác định được chất lượng nguồn nước thải. So sánh với các tiêu chuẩn về nước, xác định được chỉ số nước thải sinh hoạt vượt quá tiêu chuẩn cho phép, các chỉ số trong nước thải như photpho tổng vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
- ABSTRACT The "Environmental Impact Assessment of Thien Loc Crop Factory in Duong Minh Chau, Tay Ninh Province" was carried out through the field sampling process, conducted 10 water parameters: DO, temperature BOD5, COD, N-NH4, P-PO4, TSS, turbidity, total coliform, pH. Use the WQI to determine the quality of the wastewater. Compared with water standards, the domestic effluent indicator exceeds the permissible standard, effluent indexes such as total phosphorus exceed the permissible standard.
- MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Error! Bookmark not defined. DANH MỤC BẢNG v DANH MỤC HÌNH vi MỞ ĐẦU 1 1.1 Lý do tiến hành đề tài 1 1.2 Mục tiêu đề tài 3 1.3 Phạm vi đề tài 3 1.4 Đối tượng đề tài 3 1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3 1.5.1 Ý nghĩa khoa học 3 1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3 CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN 4 1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 1.1.1. Khái niệm về đánh giá tác động môi trường 4 1.1.2. Các nội dung trong đánh giá tác động môi trường 6 1.1.3. Thực trạng công tác đánh giá tác động môi trường ở VN 9 1.1.4. Các nghiên cứu về đánh giá tác động trong nước liên quan 10 1.2 TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 12 1.2.1 Khu vực nghiên cứu 12 1.2.1.1 Vị trí địa lý 12 1.2.1.2 Địa hình, địa mạo 13 1.2.1.3 Địa chất 14 1.2.1.4 Khí hậu 15 1.2.1.5 Chế độ gió 15 1.2.1.6 Thủy văn 16 i
- 1.2.1.7 Tài nguyên nước 17 1.2.1.8 Tài nguyên rừng 17 1.2.1.9 Tài nguyên khoáng sản 17 1.2.2 Nhà máy khoai mì 18 1.2.2.1 Tổng qua về các nhà máy khoai mì Tây Ninh 18 1.2.2.2 Khái quát về nhà máy khoai mì Thiên Lộc 19 1.2.3 Các vấn đề về môi trường của nhà máy 23 1.2.3.1 Với bã mì 23 1.2.3.2 Với nước thải 24 CHƯƠNG 2.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 2.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 25 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 25 2.2.2. Phương pháp điều tra thực địa 26 2.2.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích và đánh giá 27 CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32 3.1.HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC 32 3.1.1 Thông tin đơn vị 32 3.1.2 Vị trí và chức năng 32 3.1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn 32 3.1.4 Thực trạng quản lý môi trường ở huyện Dương Minh Châu 33 3.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT 35 3.2.1 Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí 36 3.2.2 Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước 43 3.2.3 Nguồn gây ô nhiễm chất rắn thông thường 48 3.2.4 Nguồn gây ô nhiễm chất rắn nguy hại 49 3.2.5 Nguồn gây ô nhiễm không liên quan đến chất thải 49 3.3.KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH CÁC MỐI LIÊN QUAN 54 3.3.1 Kết quả 54 ii
- 3.3.2 Phân tích 57 3.4 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU THIỆT HẠI 59 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61 1. Kết luận 61 2. Kiến nghị 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 62 PHỤ LỤC 64 iii
- DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT BOD Nhu cầu oxy sinh hóa BTNMT Bộ tài nguyên môi trường BXD Bộ xây dựng BYT Bộ y tế COD Nhu cầu oxy hóa học CTNH Chất thải nguy hại DMC Dương Minh Châu ĐVT Đơn vị tính ĐTM Đánh giá tác động môi trường KHCN Khoa học công nghệ KTXH Kinh tế xã hội MPN/100l Most Probable Number per 100 liters NĐ - CP Nghị định của chính phủ PCCC Phòng cháy chữa cháy QCVN Quy chuẩn Việt Nam QĐ Quyết định STT Số thứ tự TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TCXD Tiêu chuẩn xây dựng TN&MT Tài nguyên và môi trường Tp Thành phố TSS Tổng chất rắn lơ lửng TT Thông tư VNĐ Việt Nam đồng WHO Tổ chức y tế thế giới XD Xây dựng iv
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Các chỉ tiêu trong phòng thí nghiệm 28 Bảng 2.2 Quy định các giá trị Bpi và qi đối với DObão hòa 29 Bảng 2.3 Quy định các giá trị Bpi và qi đối với pH 29 Bảng 2.4 Xác định giá trị WQI tương ứng với mức đánh giá chất lượng nước 30 Bảng 2.5 Các chỉ tiêu trong phòng thí nghiệm 30 Bảng 3.1 Lượng nhiên liệu cần cung cấp cho hoạt đông giao thông 37 Bảng 3.2 Hệ số ô nhiễm do khí thải giao thông 37 Bảng 3.3 Tải lượng hệ số ô nhiễm do khí thải giao thông 37 Bảng 3.4 Nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải từ các phương tiện vận chuyển 38 Bảng 3.5 Hệ số các chất ô nhiễm 41 Bảng 3.6 Nồng độ của khí thải từ máy phát điện 41 Bảng 3.7 Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí 42 Bảng 3.8 Hệ số ô nhiễm của một người đưa vào môi trường trong giai đoạn hoạt động 44 Bảng 3.9 Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 45 Bảng 3.10 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 45 Bảng 3.11 Thành phần và tính chất nước thải tinh bột khoai mì 46 Bảng 3.12 Nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn. 47 Bảng 3.13 Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải 48 Bảng 3.14 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt 49 Bảng 3.15 Mức ồn của các loại xe cơ giới 50 Bảng 3.16 Quy định tiếng ồn tại các vị trí lao động 51 Bảng 3.17 Tác hại của tiếng ồn đối với sức khỏe co người 53 Bảng 3.18 Kết quả phân tích chất lượng nước 56 Bảng 3.19 Kết quả phân tích nước trước khi xử lý 56 Bảng 3.20 Kết quả phân tích nước sau khi xử lý 57 Bảng 3.21 Chỉ tiêu nước thải sau khi xử lý 59 v
- DANH MỤC HÌNH Hình 1. Nước ngập, úng xung quanh khu vực người dân sinh sống 2 Hình 1.1. Bản đồ địa lý Tây Ninh 12 Hình 1.2. Hồ Dầu Tiếng – Tây Ninh 14 Hình 1.3. Củ mì được cắt lá 18 Hình 1.4 Quy trình hoạt động của lò mì 21 Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện các thông số theo chỉ số WQI 57 Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện chỉ số WQI của nước thải trước và sau xử lý 58 vi
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh MỞ ĐẦU 1.1 Lý do tiến hành đề tài Tây Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam. Tây Ninh nằm ở vị trí cầu nối giữa Tp. Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm-Pênh, vương quốc Campuchia và là một trong những tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của Tây Ninh ngày càng phát triển vững chắc đồng thời đã xây dựng được hệ thống các nhà máy chế biến nông sản tại các vùng chuyên canh như các nhà máy đường, các nhà máy chế biến bột củ mì, các nhà máy chế biến mủ cao su, từng bước xây dựng các khu công nghiệp trong tỉnh. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm gần đây thì vấn đề về môi trường cũng đang được mọi người quan tâm. Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn. Trong đó, Tây Ninh đang được xem là một trong những địa phương đang được phát triển về các khu công nghiệp, các lò máy chế biến củ mì, Theo Sở KHCN Tây Ninh, có khoảng 20 cở sở sản xuất tinh bột sắn và 2 nhà máy đường lớn đang hoạt động xả thải xuống rạch Tây Ninh gây ô nhiễm nghiêm trọng. Do nước thải từ các cơ sở sản xuất tràn lan, nên hầu hết các giếng nước sinh hoạt của các gia đình sinh sống xung quanh đều không sử dụng được, muốn có nước sạch thì cần phải khoan từ độ sâu 45m trở lên, nhiều cây vườn, hoa màu do các hộ gia đình sinh sống gần đây trồng đa phần đều chết hơn một nửa khu vườn. Các hộ gia đình sinh sống gần các cơ sở sản xuất còn phải chịu đựng các hiện tượng về nhà rung, nứt tường, bụi, bột mì, các mùi hôi .gây nên các bệnh về hô hấp, viêm mũi, viêm họng, HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 1 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh Hình 1. Nước ngập, úng xung quanh khu vực người dân sinh sống Nhận thấy được tầm quan trọng của môi trường cũng như đánh giá hiệu quả xử lý của cơ sở sản xuất bột mì, đề tài đánh giá ĐTM về nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu sẽ là cơ sở hoàn thành việc xử lý ô nhiễm môi trường. Đề tài thực hiện đánh giá những tác động tiềm ẩn, tích cực và tiêu cực, trực tiếp và gián tiếp, ngắn hạn và dài hạn từ các hoạt động của lò máy mì gây ra cho môi trường, phát huy những tác động tích cực và giảm nhẹ những tác động tiêu cực tới môi trường xung quanh. 1.2 Mục tiêu đề tài Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực thông qua việc đánh giá tác động môi trường của ngành sản xuất khoai mì. Qua đó, đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm hạn chế, giảm thiểu tác động tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường và thúc đẩy sản xuất sạch hơn. 1.3 Phạm vi đề tài Phạm vi để đánh giá hiện trạng và tác động môi trường là: – Nghiên cứu về chất lượng và tác động đến chất lượng môi trường nước xung quanh. ( nguồn nước mặt ) Đối tượng nghiên cứu: – Nghiên cứu được thực hiện tại nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Ấp Phước Bình II, xã Suối Đá, Huyện Dương Minh Châu, tỉnh tây Ninh. 1.4 Đối tượng đề tài Đối tượng của đề tài nghiên cứu: HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 2 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh – Là ngành sản xuất khoai mì điển hình. – Đánh giá tác động môi trường nước. 1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.5.1 Ý nghĩa khoa học Trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố tác động chính tới môi trường nước mặt khu vực (phát triển kinh tế, phát triển ngành công nghiệp chế biến), kết hợp với thu thập mẫu nguồn nước hiện tại trong năm 2017, đề tài sẽ cung cấp các kết luận bước đầu về mức độ ô nhiễm môi trường nước xung quanh do hoạt động sản xuất khoai mì. Kết quả đề tài còn là cơ sở cho việc nghiên cứu sâu hơn và rộng hơn về tác động môi trường của lò máy khoai mì đối với môi trường của huyện Dương Minh Châu và các khu vực khác cũng như các tỉnh có nhà máy sản xuất khoai mì trên cả nước; là cơ sở khoa học cho việc đưa ra các giải pháp quản nhằm hạn chế, giảm thiểu tác động tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường. 1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Môi trường đang là đề tài được quan tâm hiện nay. Đánh giá tác động môi trường của nhà máy đáp ứng nhu cầu thực tế đánh giá tổng thể mức độ tác động môi trường cho toàn tỉnh cũng như các thành phố. Đồng thời góp phần đánh giá hiệu quả của các công trình xử lý ô nhiễm môi trường đang được vận hành tại các nhà máy khoai mì hiện nay. HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 3 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Khái niệm đánh giá tác động môi trường Khái niệm về đánh giá tác động môi trường (ĐTM) rất rộng và hầu như không có định nghĩa thống nhất. Lý do chính của sự khác biệt trong việc định nghĩa về đánh giá tác động môi trường là nhận thức của chính chúng ta về mức độ quan trọng cũng như quy mô đánh giá. Ta có thể lược qua các khái niệm về đánh giá tác động môi trường của các tổ chức trong và ngoài nước như sau: - Theo chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP): ĐTM là một quá trình nghiên cứu nhằm dự báo các hậu quả môi trường của một dự án phát triển quan trọng. ĐTM xem xét thực hiện dự án sẽ gây ra những vấn đề gì đối với đời sống của con người tại khu vực dự án, tới hiệu quả của chính dự án và của các hoạt động phát triển khác tại khu vực đó. Sau dự báo ĐTM phải xác định các biện pháp làm giảm thiểu đến mức tối thiểu các hoạt động tiêu cực, làm cho dự án thích hợp hơn với môi trường của nó. - Theo Ủy Ban kinh tế xã hội Châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP): ĐTM bao gồm ba phần: Xác định, dự báo và đánh giá tác động của một dự án, một chính sách đến môi trường. - Theo ngân hàng thế giới (WB) và một số tổ chức quốc tế sử dụng thuật ngữ “đánh giá môi trường” (EA) bao gồm các nội dung xem xét về môi trường đối với các dự án hoặc chương trình hoặc chính sách. - Theo Luật BVMT của Việt Nam do Quốc Hội thông qua ngày 27/12/1993 và được ban hành theo lệnh số 29-L/CTN của Chủ tịch nước ngày 10/01/1994 định nghĩa rằng: “Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường”. HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 4 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh Quy định ĐTM của Việt Nam lần đầu tiên được được đưa ra trong Luật Bảo vệ Môi trường năm 1993, và đến nay đã có những điều chỉnh đáng kể. - Theo Luật BVMT của Việt Nam do Quốc Hội thông qua ngày 23/06/2014 và được ban hành theo quyết định số 55/2014/QH13 định nghĩa rằng: “Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó”. Đánh giá tác động môi trường được chia cụ thể thành ba loại với mức độ tầm quan trọng khác nhau là đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết môi trường. Các chế tài về ĐTM lần đầu tiên được quy định tại Điều 17 và 18 của Luật BVMT ban hành ngày 27/12/1993, và tiếp đó là Nghị định 175/CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật BVMT 1993. Các quy định này yêu cầu tất cả các dự án trong nước và đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đều là đối tượng phải thực hiện ĐTM. Các dự án đã đi vào hoạt động cũng cần lập báo cáo đánh giá tác động dưới dạng “kiểm toán môi trường”. Luật BVMT sửa đổi ban hành ngày 23/06/2014 đã dành riêng một chương quy định về công tác đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Nếu như bước tiến hành báo cáo ĐTM sơ bộ được coi là bắt buộc đối với các dự án trước khi có Luật BVMT 2014, thì sau khi luật này có hiệu lực, bước này đã bị xoá bỏ. Giai đoạn từ năm 1994 đến trước khi Luật BVMT 2014 được ban hành là giai đoạn “vừa làm – vừa học – vừa rút kinh nghiệm” của Việt Nam. Đến năm 2008, một bảng danh mục các đối tượng gồm 162 loại dự án khác nhau phải lập báo cáo ĐTM đã được quy định tại Nghị định 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28/2/2008. Các dự án thuộc danh mục này sẽ phải thực hiện báo cáo ĐTM chi tiết; nếu không chỉ cần thực hiện cam kết BVMT. Đối tượng của quy định “ĐTM bổ sung” là các dự án mở rộng hoặc thay đổi công nghệ của các cơ sở đang sản xuất. Khái niệm này đã thay thế cho dạng báo cáo ĐTM của các cơ sở đang hoạt động trước đây. HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 5 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh 1.1.2. Các nội dung trong ĐTM Các văn bản pháp luật về ĐTM: - Ở mục 3, luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ban hành ngày 23/06/2014, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2015, có các quy định về đánh giá tác động môi trường như sau: Điều 18. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường 1. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường gồm: a) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; b) Dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử - văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng; c) Dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường. 2. Chính phủ quy định danh mục dự án quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này. Điều 19. Thực hiện đánh giá tác động môi trường 1. Chủ dự án thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này tự mình hoặc thuê tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá tác động môi trường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện đánh giá tác động môi trường. 2. Việc đánh giá tác động môi trường phải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án. 3. Kết quả thực hiện đánh giá tác động môi trường thể hiện dưới hình thức báo cáo đánh giá tác động môi trường. 4. Chi phí lập, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc nguồn vốn đầu tư dự án do chủ dự án chịu trách nhiệm. Điều 20. Lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường 1. Chủ dự án phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường trong các trường hợp sau: a) Không triển khai dự án trong thời gian 24 tháng kể từ thời điểm quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 6 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh b) Thay đổi địa điểm thực hiện dự án so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; c) Tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. 2. Chính phủ quy định chi tiết điểm c khoản 1 Điều này. Điều 21. Tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường 1. Tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường nhằm hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, hạn chế thấp nhất các tác động xấu đến môi trường và con người, bảo đảm sự phát triển bền vững của dự án. 2. Chủ dự án phải tổ chức tham vấn cơ quan, tổ chức, cộng đồng chịu tác động trực tiếp bởi dự án. 3. Các dự án không phải thực hiện tham vấn gồm: a) Phù hợp với quy hoạch của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho giai đoạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; b) Thuộc danh mục bí mật nhà nước. Điều 22. Nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường 1. Xuất xứ của dự án, chủ dự án, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án; phương pháp đánh giá tác động môi trường. 2. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và các hoạt động của dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường. 3. Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội nơi thực hiện dự án, vùng lân cận và thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án. 4. Đánh giá, dự báo các nguồn thải và tác động của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. 5. Đánh giá, dự báo, xác định biện pháp quản lý rủi ro của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. 6. Biện pháp xử lý chất thải. HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 7 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh 7. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. 8. Kết quả tham vấn. 9. Chương trình quản lý và giám sát môi trường. 10. Dự toán kinh phí xây dựng công trình bảo vệ môi trường và thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường. 11. Phương án tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. - Nghị định 18/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015, Nghị định của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM, kế hoạch bảo vệ môi trường. - Thông tư 27/2015/TT-BTNMT , ban hành ngày 29/05/2015, của bộ Tài Nguyên Môi Trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường Các văn bản pháp luật trên đều quy định về: Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường ĐTM được quy định tại phụ lục II nghị đinh số 18/2015/NĐ-CP ( quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường). Tại phụ lục II này bao gồm nhóm các dự án về xây dựng, nhóm các dự án sản xuất vật liệu xây dựng, dự án về giao thông, dự án về điện tử, năng lượng, phóng xạ, dự án liên quan đến thủy lợi, khai thác rừng, trồng trọt, dự án về thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dự án về dầu khí, dự án về xử lý, tái chế chất thải, dự án về cơ khí, luyện kim, dự án chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ, và các dự án khác. Trong quá trình thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ dự án phải tiến hành tham vấn Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ( Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thực hiện dự án, các tổ chức và cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bới dự án. HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 8 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh 1.1.3. Thực trạng công tác đánh giá tác động môi trường ở VN Ông Phạm Quang Tú, Viện trưởng Viện Tư vấn Phát triển, nhấn mạnh “khía cạnh xã hội của báo cáo ĐTM hiện nay rất nhạt nhòa” và dẫn chứng bằng các báo cáo ĐTM của dự án xây dựng nhà máy thủy điện Hương Sơn và dự án khai thác mỏ ti-tan ở tỉnh Hà Tĩnh. Nội dung các báo cáo ĐTM cho thấy phần đánh giá tác động xã hội thường quá ngắn gọn, rất chung chung, thiếu cơ sở khoa học, và ít thuyết phục. Ví dụ, phần đánh giá tác động xã hội trong báo cáo ĐTM cuả dự án ti-tan Hà Tĩnh chỉ có ½ trang; dự án thủy điện Hương Sơn có 01 trang. Các đánh giá được trình bày chung chung, không có chiều sâu, và dường như chỉ được “xào xáo” lại từ các báo cáo DTM khác”. Báo cáo ĐTM của dự án thủy điện Lai Châu – một trong ba công trình thuỷ điện lớn trên sông Đà với công suất thiết kế là 1.200MW, toàn bộ nội dung dày tới 200 trang, nhưng phần đánh giá tác động kinh tế – xã hội chỉ cũng chiếm 2 trang (1% toàn bộ nội dung). Rõ ràng, yêu cầu đánh giá tác động xã hội đã không được đề cao trong yêu cầu lập báo cáo ĐTM. GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ, một chuyên gia trong lĩnh vực ĐTM của Đại học Xây dựng Hà Nội cũng chia sẻ nhận xét trên khi đánh giá khoảng 20% số báo cáo ĐTM ông tham gia thẩm định (cho đến năm 2003) được copy từ các bản báo cáo khác. Thậm chí nhiều trường hợp chủ đầu tư còn “quên” thay đổi địa danh cho phù hợp với dự án mới. Bên cạnh đó, có những báo cáo đã cố tình làm ngơ hoặc đánh giá thấp giá trị, vai trò của môi trường và hệ sinh thái ở nơi dự án đề xuất can thiệp. Ví dụ, VQG Tam Đảo đã được quy hoạch và khẳng định là “khu rừng đa dạng sinh học cao với rừng lùn thường xanh điển hình”. Tuy nhiên, báo cáo hiện trạng môi trường phục vụ cho dự án Tam Đảo II (xây dựng khu giải trí do nước ngoài đầu tư) ở vùng lõi VQG đã đánh giá khu vực là “nghèo đa dạng sinh học, không có giá trị bảo tồn”. Tương tự, báo cáo ĐTM cho đề xuất dự án xây dựng thủy điện Rào Àn 1 và Rào Àn 2 trong vùng rừng nguyên sinh kề VQG Vũ Quang ở xã Sơn Kim (Hà Tĩnh) đã không đề cập đến tác động của dự án đối với các loài thú lớn bị đe dọa có giá trị bảo tồn trên toàn cầu như Sao La, Voi. . ( “Trung tâm Con người và Thiên nhiên,2009”)(1) HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 9 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh Trong những năm gần đây, nội dung và chất lượng của báo cáo ĐTM có những tiến bộ nhất định. Nhiều dự án trước khi vận hành chính thức đã được xác nhận thực hiện các công trình BVMT theo yêu cầu của báo cáo ĐTM. Bên cạnh đó, việc giám sát BVMT đối với các dự án trọng điểm như dự án khai thác bôxít ở Tây Nguyên, dự án sắt Thạch Khê ở Hà Tĩnh đã được tiến hành một cách chặt chẽ. Từ năm 2005 đến nay, hơn 100 dự án đầu tư trên các lĩnh vực khác nhau đã phải thay đổi địa điểm hoặc không được phê duyệt vì không đảm bảo các yêu cầu về BVMT. Như vậy, có thể thấy ĐTM trở thành công cụ hữu ích khi gắn trách nhiệm của chủ dự án đối với công tác BVMT. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về BVMT đã được thiết lập từ cấp Trung ương đến địa phương. Đội ngũ cán bộ ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng, đáp ứng theo từng giai đoạn phát triển của đất nước. Bên cạnh đó, các nhà khoa học, cơ quan truyền thông và toàn xã hội ngày càng quan tâm hơn đến công tác ĐTM. Việc tham vấn ý kiến cộng đồng khi thực hiện ĐTM trở thành yêu cầu bắt buộc, thể hiện sự dân chủ, nhân văn, khoa học và đang từng bước tiếp cận với kinh nghiệm quốc tế. 1.1.4. Các nghiên cứu về ĐTM trong và ngoài nước liên quan A. Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường khu công nghiệp Phú Gia tỉnh Bình Dương (“Nguồn: Đinh Thị Thanh Hương,2013”)(2) Đồ án nghiên cứu đánh giá tác động môi trường khu công nghiệp Phú Gia tỉnh Bình Dương do Đinh Thị Thanh Hương thực hiện nhằm: – Phân tích, đánh giá, dựu báo một cách có căn cứ khoa học những tác độngcó lợi, có hại do các hoạt động của dự án gây ra cho môi trường khu vực, bao gồm cả giai đoạn chuẩn bị xây dựng, xây dựng cơ sở hạ tầng và triển khai thực hiện dự án. – Đề xuất các phương án tổng hợp, khả thi về mặt quản lý và công nghệ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi của dự án đến môi trường và cộng đồng, giải quyết một cách hợp lý mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 10 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh BVMT nhằm phát triển bền vững. B. Đánh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất các giải pháp sản xuất sạch tại ba làng nghề tái chế chất thải (“Nguồn viện Khoa học và Công nghệ Môi trường,1999”)(3) Đối tác chủ quản nước ngoài: đề tài hợp tác quốc tế thuộc đề tài "Môi trường của sự phát triển trong công nghiệp hoá các làng nghề thủ công" (Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan) Thời gian: 1998-1999 Mục đích: – Đánh giá thực trạng môi trường làng nghề. – Phân tích các tồn tại về môi trường tại ác làng nghề và đề xuất các biện pháp giảm thiểu. Đề xuất mô hình xử lý khí cụ thể dựa vào các thông số tính toán đầu vào tại làng nghề. C. Các tác động môi trường từ dự án bãi chôn lấp rác (“Văn Hữu Tập, Môi trường Việt Nam, 2015”)(4) Dự án xây dựng khu xử lý rác thải là một dự án đặc biệt. Trong giai đoạn giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng, các tác động tới môi trường chỉ mang tính cục bộ, ngắn hạn và có thể khắc phục được. Khi dự án đi vào hoạt động thì các tác động của nó tới môi trường là hết sức nghiêm trọng , có tính chất tích luỹ, trực tiếp và lâu dài; đặc biệt là đối với nguồn nước mặt và nước ngầm. Khu xử lý rác thải là một công trình quan trọng góp phần vào việc bảo vệ môi trường; gắn việc phát triển kinh tế xã hội với công tác bảo vệ môi trường theo hướng bền vững. Việc xây dựng một khu xử lý rác thải hợp vệ sinh là nhu cầu tất yếu trong quá trình phát triển đô thị, xoá bỏ thói quen vứt rác một cách bừa bãi của người dân địa phương đồng thời gắn trách nhiệm bảo vệ môi trường tới cộng đồng dân cư trong khu vực. Tuy nhiên, việc hình thành khu xử lý rác thải cũng gây ra các tác động tiêu cực tới môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Công tác dự báo, đánh giá mức độ và phạm vi ảnh hưởng để từ đó đề xuất các biện pháp mang tính bắt buộc để bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết. HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 11 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh 1.2 TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1.2.1 Khu vực nghiên cứu Vị trí địa lý Tây Ninh nối cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của vùng đồng bằng, tọa độ của tỉnh từ 10057’08’’ đến 11046’36’’ vĩ độ Bắc và từ 105048’43" đến 106022’48’’ kinh độ Đông. Hình 1.1. Bản đồ hành chính Tây Ninh (Nguồn: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến 2020(5)) Ranh giới được xác định như sau: Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước. Phía Nam và Đông Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An. Phía Bắc và Tây Bắc giáp 3 tỉnh của Vương quốc Campuchia là Svay Rieng, Prey Veng và Tbong Khmum (Kampong Cham trước năm 2013) với 2 cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và Xa Mát, các cửa khẩu quốc gia: Chàng Riệc, Kà Tum, Phước Tân và nhiều cửa khẩu tiểu ngạch. Trong Tây Ninh có rất nhiều huyện, xã. Trong đó có huyện Dương Minh Châu. Huyện Dương Minh Châu nằm ở phía Đông Nam tỉnh Tây Ninh, trong khoảng 106008 ÷ 106026 kinh độ Đông và 11011 ÷ 11033 vĩ độ Bắc. Ranh giới được xác định như sau: Phía Bắc giáp huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 12 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh Phía Đông giáp huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương và giáp huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước. Phía Đông Nam giáp huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh Phía Nam giáp huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. Phía Tây giáp tp. Hồ Chí Minh và huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. Các đơn vị hành chính huyện Dương Minh Châu (gồm 10 xã và 1 thị trấn): Xã Phan, Suối Đá, Chà Là, Cầu Khởi, Truông Mít, Lộc Ninh, Phước Ninh, Phước Minh, Bến Củi, Bàu Năng và thị trấn DMC. 1.2.2. Địa hình, địa mạo Nhìn chung DMC có địa hình bằng phẳng, trên nền trầm tích phù sa cổ (Pleistocen), rất thuận lợi cho việc bố trí sử dụng các loại đất. Hình thể huyện DMC chạy dài theo hướng Bắc Nam, chiều dài 31 km từ cực Đông sang cực Tây, chiều rộng tới 25 km, nằm trên vùng đất cao của đồng bằng Nam Bộ, các dạng đại hình của huyện: Địa hình đồi lượn sóng : phân bố ở các xã Suối Đá, Phan, Phước Ninh. Địa hình đồi bằng : phân bố ở hầu hết các xã, thị trấn của huyện. Địa hình sườn đồi : phân bố ở các xã Suối Đá, Cầu Khởi, Phước Ninh, Phước Minh, Bến Củi, Lộc Ninh. Địa hình bằng : phân bố ở các xã. Sông, hồ, nước mặt : có diện tích 13.643,98 ha. Ngoài ra, DMC còn có diện tích nước mặt ở hồ Dầu Tiếng, cung cấp nước sản xuất, tưới cho các cánh đòng mì, mía, lúa không chỉ trong Tây Ninh mà còn ở Củ Chi (Tp. Hồ Chí Minh). Ngoài ra, còn cung cấp nước cho nhà máy lọc nước ở Thủ Đức. Diện tích này thay đổi theo mùa trong năm, phần nước ngập theo mùa mưa có diện tích khá lớn. HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 13 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh Hình 1.2. Hồ Dầu Tiếng – Tây Ninh ( Nguồn: Internet ) 1.2.3 Địa chất Nhóm đất xám : Nhóm đất xám chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 68,99% diện tích đất tự nhiên, phân bố trên các dạng địa hình tương đối ở tất cả các xã. Nhóm đất xám được phân thành 03 đơn vị bản đồ đất : - Đất xám gley trên phù sa cổ : diện tích 7.476,54 ha, chiếm 16,5% diện tích tự nhiên, phân bố ở hầu hết các xã và thị trấn, thích hợp cho việc trồng lúa nước trong mùa mưa và trồng cây công nghiệp ngắn ngày (đậu phộng) và hoa màu trong mùa khô. - Đất xám điển hình trên phù sa cổ: có diện tích lớn nhất 20.783,02 ha, chiếm 45,87% diện tích tự nhiên, phân bố ở xã Suối Đá và rải rác ở hầu hết các xã và thị trấn trong huyện, thích hợp cho việc xây dựng các công trình, trong nông nghiệp thích hợp cho việc trồng cây dài ngày như cao su và các loại cây ăn trái, các cây ngắn ngày bao gồm mía, mì, đậu phộng và các cây hoa màu cạn khác. - Đất xám điển hình có kết vón : diện tích 3001 ha, chiếm 6,62% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở xã Suối Đá và rải rác ở các xã Bàu Năng, Chà Là, Bến Củi và Lộc Ninh, thích hợp cho việc xây dựng các công trình công cộng, trong sản xuất nông nghiệp chỉ nên sản xuất ở các vùng có tầng kết vón ở sâu hơn 50 cm. Nhóm đất phù sa : Đất phù sa do bồi tích của các con sông, ở huyện DMC, diện tích đất phù sa chỉ chiếm 0,9% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở ven HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 14 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh sông Sài Gòn thuộc hai xã Bến Củi và Phước Minh. Nhóm đất phù sa chỉ có 01 đơn vị đất là đất phù sa gley, thích hợp cho việc trồng lúa 2 ÷ 3 vụ. Đất phù sa có độ phì nhiêu tương đối khá, ít chua, hàm lượng bùn 2 ÷ 4%, tương ứng đạm tổng số cao 0,15 ÷ 0,2%, lân tổng số vào loại trung bình 0,06 ÷ 0,08%. Kali tổng số vào loại khá gần 1%. 1.2.4 Khí hậu DMC mang đặc điểm chung của vùng Đông Nam Bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nền nhiệt độ cao quanh năm, có hai mùa : mùa khô và mùa mưa trái ngược nhau, không có bão và mùa đông lạnh. Nhiệt độ bình quân từ 26 ÷ 27oC, nhiệt độ tối cao trung bình 32oC vào tháng 3, 4, nhiệt độ tối thấp trung bình 23 oC vào tháng 1. Tổng tích ôn ( Tổng nhiệt hoạt động ) tương đối cao ( 9000÷ 9700oC ) và phân bố tương đối đều theo mùa vụ thuận lợi cho việc trồng trọt quanh năm. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các trồng nhiệt đới. Lượng mưa cũng có những ảnh hưởng nhất định đến chất lượng không khí trong khu vực đánh giá ĐTM. Khia hạt mưa rơi sẽ tiến hành quá trình thanh lọc các chất ô nhiễm có trong không khí, do đó, nó sẽ làm cho môi trường không khí trong sạch, qua thống kê và khảo sát thì lượng mua tại khu vực đánh giá ĐTM như sau: Lượng mưa trung bình năm: 2.372,4 mm Lượng mua cao nhất: 437,3 mm Lượng mưa thấp nhất: 47,4 mm Mùa khô kéo dài trong sáu tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất thấp chỉ chiếm khoảng 10 ÷ 15% lượng mưa cả năm. Trong khi đó, lượng bốc hơi rất cao, chiếm 64 ÷ 76% tổng lượng bốc hơi cả năm. Mùa mưa kéo dài trong sáu tháng từ tháng 5 đến tháng 10, mưa rất tập trung, lượng mưa sáu tháng mùa mưa chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm. Lượng bốc hơi và nền nhiệt độ thấp hơn mùa khô. 1.2.5 Chế độ gió HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 15 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh Gồm có hai loại gió hoạt động theo mùa với tốc độ đạt 1,7 m/s và thổi đều trong năm. Gió mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4): Từ tháng 11 đến tháng 2, hướng gió chủ yếu là Bắc, Đông Bắc, Tây Bắc do chịu ảnh hưởng của khối không khí cực đới phía Bắc. Từ tháng 2 đến tháng 4 khối không khí này suy yếu dần, thời gian này chịu sự tác động của khối không khí Tây Thái Bình Dương và biển tạo nên thời tiết nóng ẩm, hướng gió chủ yếu là Đông Nam và Nam. Gió mùa mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) : Chịu ảnh hưởng của khối không khí nóng ẩm phía Tây Nam. Vào tháng 5 hướng gió chủ yếu là Đông Nam và Nam vì gió mùa Tây Nam thành lập còn yếu. Từ tháng 6 đến tháng 10 hướng gió thịnh hành là hướng gió Tây Nam. Ngoài ra, chỉ chịu ảnh hưởng của các cơn bão đổ bộ vào Nam Trung Bộ (từ tháng 8 đến tháng 10) thể hiện qua những cơn mưa kéo dài và lũ lớn trên thượng nguồn sông Sài Gòn đặc biệt là thời gian này mực nước trong hồ Dầu Tiếng lên rất nhanh. Đội phòng chống lụt bão của địa phương túc trực thường xuyên để kịp thới ứng cứu. 1.2.6 Thủy văn Hệ thống sông rạnh tự nhiên tương đối ít, chủ yếu là những con sông, suối nhỏ đổ vào hồ Dầu Tiếng, trong đó lớn nhất là sông Sài Gòn, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện hoàn toàn dựa vào hệ thống kênh đài dẫn nước tưới tiêu từ hồ Dầu Tiếng. Hồ Dầu Tiếng có diện tích 27.000 ha, dung tích 1,58 tỷ m3 nước, với ¾ diện tích hồ thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh, còn lại thuộc địa phận tỉnh Bình Dương và Bình Phước, hồ Dầu Tiếng với hệ thống kênh hoàn chỉnh đủ đảm bảo phục vụ nước cho công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, cải thiện môi trường cho tỉnh và một số tỉnh lân cận. Hệ thống các kênh bao gồm các kênh sau : Kênh chính Đông với chiều dài 45 km, chảy qua các xã Phước Minh, Bến Củi, Lộc Ninh, Truông Mít. HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 16 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh Kênh chính Tây với chiều dài 39 km, chảy qua thị trấn DMC, xã Suối Đá, Phước Ninh, Chà Là, Cầu Khởi, Bầu Năng. Kênh Tân Hưng có độ dài 29 km, nằm phía Bắc xã Suối Đá. Hệ thống thủy lợi của huyện cơ bản đáp ứng được yêu cầu cung cấp nước cho sản xuất trên địa bàn. 1.2.7 Tài nguyên nước Tài nguyên nước mặt: Nhìn chung huyện có tài nguyên nước mặt phong phú. Ở thượng nguồn của sông Sài Gòn đã xây dựng hồn chứa nước Dầu Tiếng với diện tích mặt nước khoảng 27000 ha, dung tích hiệu dụng 1,45 tỷ m3 nước, đủ để tưới cho trên 175 ngàn ha đất canh tác và cung cấp nước sinh hoạt cho tỉnh và một số tỉnh lân cận. Hồ Dầu Tiếng còn tác động mạnh đến nguồn nước mặt và nước ngầm của cả khu vực, đến môi trường sinh thái của một số địa phương lân cận, đặc biệt là vùng hạ lưu sông Sài Gòn và là điểm khai thác dịch vụ du lịch lý tưởng. - Trên địa bàn huyện có hệ thống tưới khá tốt, bao gồm kênh chính Đông, kênh chính Tây, kênh Tân Hưng. Tài nguyên nước ngầm: Qua kết quả khảo sát cho thấy nước ngầm tầng sâu thường xuất hiện ở độ sâu 25 ÷ 35 m, chất lượng tốt có khả năng sử dụng cho sinh hoạt, một số ít hộ đã sử dụng giếng khoan tưới cho cây công nghiệp và cây ăn trái. 1.2.8 Tài nguyên rừng Huyện DMC nằm trong vùng rừng phòng hộ đầu nguồn hồ thủy lợi Dầu Tiếng, rừng phòng hộ huyện DMC có diện tích 440 ha, xếp thứ 3 rừng phòng hộ của tỉnh (sau Tân Biên, Tân Châu). Hiện nay tài nguyên rừng trên địa bàn huyện không còn bao nhiêu, hầu hết rừng của huyện DMC thuộc loại rừng nghèo và rừng tái sinh. 1.2.9 Tài nguyên khoáng sản HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 17 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh Huyện DMC rất nghèo về tài nguyên, chỉ có một số khoáng sản gồm : đất sét, laterit, sạn, cát, kaolin, đá granit, sét gạch ngói, đá làm vật liệu xây dựng. Việc thăm dò đánh giá trữ lượng chưa đuuợc thực hiện, mới ở giai đoạn phát hiện, có thể khai thác quy mô nhỏ phục vụ nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng và sản xuất vật liệu xây dựng trong huyện. 1.2.10 Nhà máy khoai mì 1.2.10.1 Tổng quan về các nhà máy khoai mì Tây Ninh Theo Sở Công Thương Tây Ninh, hiện trên địa bàn tỉnh có 74 cơ sở chế biến tinh bột sắn với tổng công suất đạt gần 800.000 tấn bột/năm (Nguồn: Lê Đức Hoảnh, 2014(6)), để phục vụ cho lượng xuất nhập khẩu trong và ngoài nước. - Lượng nhập khẩu sắn và tinh bột sắn rất nhỏ, trung bình trong 5 năm vừa qua, mỗi năm Úc nhập khẩu 1,6 triệu đô la Úc sắn tươi và sắn lát các loại, và nhập khẩu 7,9 triệu đô la Úc tinh bột sắn. Mức tăng trưởng đối với mặt hàng này ít có biến động. Hình 1.3. Củ mì được cắt lát - Việt Nam xuất khẩu sang Úc chủ yếu sắn khô và sắn đông lạnh, với thị phần tăng nhẹ từ 20% năm 2010 và 2011 lên 28% năm 2012 và 26,49% năm 2013. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu rất nhỏ do nhu cầu tiêu dùng của Úc không lớn. Trong 10 tháng đầu năm 2014, Việt Nam xuất khẩu sang Úc 399.000 đô la Úc, chiếm 30% thị phần. Thị phần còn lại chủ yếu từ Thái Lan. Thái Lan là nước xuất khẩu sắn đứng đầu thế giới. Trong thời gian gần đây, Chính phủ Thái Lan không tiến hành các chương trình can thiệp vào thị trường sắn do vậy các doanh nghiệp HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 18 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh Thái Lan đã đẩy ra thị trường một lượng sắn lớn với giá thành rẻ hơn các nước khác. (Nguồn: Đỗ Hương, 2015(7)) Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu mặt hàng này đang gặp khó khăn do phía doanh nghiệp Trung Quốc hạn chế thu mua và ép giá, trong khi nguồn nguyên liệu bột sắn biến tính (sản phẩm sau tinh bột sắn) các doanh nghiệp trong nước phải nhập khẩu với giá cao gấp 1,5 lần so với giá bột sắn thông thường để sản xuất. Việc đầu tư thêm công nghệ để chế biến ra sản phẩm cao cấp sau nguyên liệu thông thường đã mở hướng cho các doanh nghiệp chế biến bột sắn ở Tây Ninh nâng cao được giá trị sản phẩm; đồng thời chuyển hướng từ thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc về tiêu thụ trong nước. (Nguồn: Lê Đức Hoảnh, 2014(6)) 1.2.10.2 Khái quát về nhà máy khoai mì Thiên Lộc Vị trí của nhà mì Nhà máy khoai mì Thiên Lộc được xây dựng trên mảnh đất thuộc xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh. Khu đất có tứ cận tiếp giáp: Hướng Đông Bắc tiếp giáp với đường lộ dầu Hướng Tây Bắc tiếp giáp với hộ gia đình nhà ông Tư Hướng Đông Nam tiếp giáp với đường hẻm nhỏ Hướng Tây Nam tiếp giáp với khu đất trồng cây mì Bản đồ vị trí của lò mì xem ở phụ lục I Quy mô của nhà máy Nhà máy bột khoai mì Thiên Lộc được thành lập năm 1998 .Được liên tục cải tiến kỹ thuật, nhà máy đã xây dựng nên được hệ thống xử lý nước thải hoàn thiên. Nhà máy khoai mì Thiên Lộc chuyên sản xuất các loại bột khoai mì : - Khoai mì ( sắn ) - Tinh bột khoai mì ( sắn) - Xác mì (sắn) sống HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 19 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh Để không ngừng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường kinh doanh. Nhà máy khoai mì luôn tích lũy nhiều kinh nghiệm, quan tâm đi đầu trong việc đầu tư tăng thêm máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại, đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng cao : từ công nghệ thô sơ sản xuất 20 tấn củ mì/ ngày lên 40 tấn/ ngày đến nay sản xuất 80 tấn củ mì / ngày. Chuyên sản xuất kinh doanh tinh bột và các sản phẩm từ củ khoai mì. Vận tải hàng hóa bằng đường bộ. HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 20 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh Quy trình, máy móc thiết bị của nhà máy: . Quy trình: Củ mì tươi ( nguyên liệu) Bóc vỏ, loại bỏ tạp chất,rửa củ Cắt khúc, nghiền mài Dung dịch SO2 Bã Trích ly, chiết xuất Ly tâm Tinh bột Hình 1.4 Quy trình hoạt động (Nguồn: Nhà máy khoai mì Thiên Lộc) . Các máy móc Bóc vỏ,loại bỏ tạp chất, rửa củ: Sắn củ tươi sau khi thu mua được chế biến ngay, sắn từ khi thu hoạch cho đến khi chế biến khoảng hai ngày. Sắn được đưa vào phểu phân phối nhằm cung cấp cho dây chuyền sau một cách từ từ. Sắn được băng chuyền xích đưa vào thùng quay hình trụ, nằm ngang. Tại đây dưới sự va đập của các củ sắn với nhau và củ sắn va đập vào lồng, vỏ lụa, đất cát được loại bỏ, đồng thời nước được phun vào để rửa củ. Công đoạn này làm sạch càng tốt để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Cắt khúc, nghiền mài: HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 21 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh Tại đây sắn được cắt khúc nhỏ và nghiền mài để phá vỡ cấu trúc tế bào nhằm giải phóng tinh bột thành các hạt riêng biệt và không bị hư hại ra khỏi các thành phần không tan khác. Quá trình nghiền mài, nghiền càng mịn sẽ tốn năng lượng và chất xơ trở nên quá mịn dẫn đến khó tách chúng ra khỏi tinh bột. Củ sắn tươi sau khi bóc vỏ và rửa củ được bang chuyền đưa đến máy nghiền mày hoặc máy băm và mài có lắp các rang cưa, tại đây sắn được làm tơi kết hợp với nước được bơm và tạo thành hỗn hợp bã – nước – bột, hỗn hợp này được đưa tới hồ chứa. Sau khi nghiền hay mài củ sắn gồm alkaloid, các cyanide giải phóng. Hydrogen cyanide có khả năng bay hơi ở nhiệt độ 27oC, phần còn lại nằm trong khối bột nhão. Khi cấu trúc tế bào bị phá vỡ chúng phản ứng ngay với oxy ngoài không khí tạo ra các hợp chất có mà và có khả năng bám chặt vào tinh bột làm giảm chất lượng sản phẩm. Do vậy, người ta thêm dung dịch NaSO4, H2SO3 hoặc sục khí SO2 vào để khử các hợp chất màu nhờ thế khử của hợp chất sunfua. Ngoài ra, SO2 còn hạn chế sự phát triển của sinh vật. Chiết xuất, trích ly: Đây là công đoạn quan trọng nhất, quyết định tỷ lệ thu hồi và chất lượng của tinh bột, công đoạn này thường được tiến hành qua nhều giai đoạn. Giai đoạn 1: Tách bã khô Hỗn hợp bã – nước – bột từ bể chứa được bơm qua thiết bị tách bã thô. Đây là thiết bị ly tâm kiểu nón đứng, hỗn hợp được tách làm hai phần. + Phần không bị lọt gồm xơ lớn, mảnh vụn được tách riêng và thu gom vào máng dẫn đưa đến hệ thống taschtinh bột tận dụng. + Phần tinh bột tự do và xơ mịn lọt lỗ lưới qqua ống dẫn vào thùng chứa sau đó được tách dịch bào. Giai đoạn 2: Tách dịch bào Đây là công đoạn nhằm tách dịch bào lẫn trong dịch sữa tinh bột, nhằm ngăn chặn quá trình tạo màu và giữa được màu trắng tự nhiên của bột thành phẩm. HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 22 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh Để tách dịch bào người ta dùng máy ly tâm. Dịch sữa tinh bột sau khi tách bã thô được bơm đến máy ly tâm, dịch tinh bột được phân riêng qua ống dẫn xương thùng chứa và bơm qua công đoạn tiếp theo. Giai đoạn 3: Tách bã mịn Sau khi tách xác lần cuối dịch sữa bột chảy xuống thùng chứa và bơm đến thiết bị tách bã mịn để tách bã dịch còn lại. Lượng bã thô tinh và mịn được đưa đến thiết bị tách xác tận dụng dịch sữa thu được ở đây có nồng độ tinh bột thấp được bơm về công đoạn nghiền đề làm nhỏ và quay trở lại các thiết bị tách chiết suất để tận thu tinh bột. Bã thu được tù công đoạn tách chiết suất có hàm lượng nước cao ( 70 – 75%) và còn chứa 12 -14% tinh bột. Do vậy, phần lớn các nhà máy sản xuất tinh bột sắn đều dùng bã sắn để sản xuất cồn hoặc làm thức ăn cho gia súc. Ly tâm: Mục đích: tách bớt nước trong dịch sữa bột. Phần nước dịch lọt qua vãi và lưới lọc của máy ly tâm có hàm lượng tinh bột thấp. Tinh bột sau khi ly tâm có độ ẩm 31 – 34%. 1.2.11 Các vấn đề về môi trường của nhà máy 1.2.11.1 Với bã mì Vấn đề còn tồn lại của ngành chế biến mì hiện nay là cần giải quyết cấp bách là lượng bã thải. Trong khoai mì lượng bã thải chiếm 10% khối lượng củ tươi. Có nghĩa với một nhà máy có công suất 80 tấn củ mì/ ngày thì sẽ thải ra khoảng 8 tấn bã khô tương đương hàng trăm tấn bã ướt. Đối với đề này thì các nhà máy khoai mì huy động một lượng lớn công nhân để bốc vác, vận chuyển và phơi trên những sân phơi lớn. Hệ lụy của cách làm này là vấn nạn ô nhiễm môi trường. Bã mì được phơi trên những cánh đồng lớn với thời gian dài (10-15 ngày). Đó chính là những điều kiện tốt cho việc sinh sôi nảy nở của các loại côn trùng có hại như ruồi, ve, bọ cùng với mùi hôi bốc lên do quá trình lên men của tinh bột còn xót lại. HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 23 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh 1.2.11.2 Với nước thải Tính chất nước thải ngành tinh bột mì mang tính chất axid và có khả năng phân hủy sinh học. Đặc biệt với loại nước thải này là trong khoai mì có chứa HCN là một axid có tính độc hại. Khi ngâm khoai mì vào trong nước HCN sẽ tan vào trong nước và theo nước thải ra ngoài. Các thành phần hữu cơ như tinh bột, protein, xenluloza, pectin, đường có trong nguyên liệu củ mì tươi là nguyên nhân gây ô nhiễm cao cho các dòng nước thải của nhà máy sản xuất tinh bột mì. Nước thải sinh ra từ dây chuyền sản xuất tinh bột mì có các thông số đặc trưng: pH thấp, hàm lượng chất hữu cơ và vô cơ cao, thể hiện qua hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS), TSS rất cao, các chất dinh dưỡng chứa N, P, các chỉ số về nhu cầu oxy sinh học (BOD5), nhu cầu oxy hoá học (COD), với nồng độ rất cao và trong thành phần của vỏ mì và lõi củ mì có chứa Cyanua (CN-) một trong những chất độc hại có khả năng gây ung thư. HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 24 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh CHƯƠNG 2.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Nội dung 1: Khảo sát khu vực nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, Tây Ninh. - Thu thập các tài liệu liên quan đến tình hình môi trường, dân số, kinh tế trong khu vực. - Khảo sát thực địa khu vực tình hình môi trường, mức độ ô nhiễm, nguyên nhân . Nội dung 2: Đánh giá tác động môi trường sơ bộ tại khu vực. - Khảo sát tác động của nhà máy đến môi trường nước xung quanh khu vực nhà máy khoai mì. - So sánh mức độ ảnh hưởng về môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc đối với mội số nhà máy khoai mì khác. Nội dung 3: Lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm. - Lấy các mẫu nước trong nhà máy khoai mì tại khu vực. - Phân tích lấy các chỉ tiêu của các mẫu nước trong phòng thí nghiệm bằng các thiết bị, máy móc hiện đại. Nội dung 4: So sánh với các tiêu chí (WQI) và đánh giá ĐTM của khu vực. So sánh các kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm với các tiêu chí (WQI) và từ đó đánh giá ĐTM của khu vực. Nội dung 5: Một số biện pháp giảm thiểu thiệt hại của khu vực - Đề xuất một số biện pháp giải hiệu thiệt hại về môi trường của nhà máy khoai mì. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin Phương pháp kế thừa: là cơ sở kế thừa, phân tích, tổng hợp một cách có chọn lọc các nguồn tài liệu, dữ liệu, thông tin liên quan, từ đó, đánh giá theo yêu cầu và mục HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 25 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh đích nghiên cứu,liệt kê ra các đề tài cần tìm kiếm (thu thập các số liệu về điều kiện khí tượng, thủy văn, kinh tế-xã hội trên tuyến lò mì). Cụ thể như: i. Thu thập tài liệu về dân số, tình hình kinh tế trong khu vực. - Bài báo thêm cơ hội xuất khẩu từ sằn sang thị trường Australia, 2015. - Báo cáo kinh tế xã hội huyện Dương Minh Châu, 2016. ii. Thu thập tài liệu về tình trạng môi trường trong khu vực nghiên cứu. - Luật BVMT của Việt Nam. - Bài báo Tây Ninh sắp có thêm 3 nhà máy sản xuất sản phấm sau tinh bột sắn, 2014. - Nghị quyêt 10/ NQ – CP về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm. - Báo cáo thực trạng quản lý môi trường của phòng TNMT huyện Dương Minh Châu. - Chỉ số WQI đánh giá chất lượng nước. 2.2.2 Phương pháp điều tra thực địa Là phương pháp mô tả rõ ràng địa điểm khảo sát. Tham quan khu vực nhà máy khoai mì Thiên Lộc để xác định thành phần kinh tế trong khu vực, đặc điểm chung của các hộ trong khu vực, tình hình ngập úng nước xung quanh khu vực, số hộ chịu ảnh hưởng về môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc trong khu vực. Lấy mẫu: Vị trí lấy mẫu: - Tại vị trí trước khi xử lý (dấu X lớn, kí hiệu: M1 ) - Tại cửa xả thải ( do nhà máy có hệ thống xử lý nước tuần hoàn nên lấy tại vị trí đã xử lý xong ( dấu x nhỏ, kí hiệu M2)) Phụ lục II: Vị trí lấy mẫu trên bản đồ Chỉ tiêu đánh giá: đánh giá 10 chỉ tiêu sau: - Độ trong của nước: độ đục, tổng rắn lơ lửng - DO - Như cầu oxy (phú dưỡng): COD, BOD, TOC HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 26 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh - Các chất dinh dưỡng: Tổng N, nitrat, Tổng P Thời gian thực hiện: - Ngày lấy mẫu: 14/07/20017 - Ngày có kết quả: 21/07/2017 2.2.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích và đánh giá Tổng hợp các số liệu qua việc phân tích trong phòng thí nghiệm, so sánh với Tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam, chỉ số WQI. Từ đó đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực nghiên cứu, dự báo đánh giá và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tới môi trường do các hoạt động của dự án. A. Chỉ số WQI: Chỉ số chất lượng nước (viết tắt là WQI) là một chỉ số được tính toán từ các thông số quan trắc chất lượng nước, dùng để mô tả định lượng về chất lượng nước và khả năng sử dụng của nguồn nước đó; được biểu diễn qua một thang điểm. Cơ sở để xây dựng phương pháp tính WQI: Các nghiên cứu, áp dụng AQI trên thế giới và Việt Nam: . Trên thế giới: Hoa Kỳ, Canada, Châu Âu, Malaysia, Ấn Độ. . Việt Nam: Các nghiên cứu của PGS TS Lê Trình, TS Tôn Thất Lãng, TS Phạm Thị Minh Hạnh. Các quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước hiện hành: . QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt lục địa. . QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn quốc gia về nước thải sinh hoạt. . TCVN 5945:2005 Nước thải công nghiệp, tiêu chuẩn thải. Tính toán: Bước 1. Tính toán WQI thông số WQI thông số (WQISI) được tính toán cho các thông số BOD5 , COD, N-NH4 , P-PO4 , TSS, độ đục, Tổng Coliform theo công thức như sau: WQISI = ( ) (công thức 1) Trong đó: HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 27 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh - BPi : Nồng độ giới hạn dưới của giá trị thông số quan trắc được quy định trong bảng 1 tương ứng với mức i - BPi+1 : Nồng độ giới hạn trên của giá trị thông số quan trắc được quy định trong bảng 1 tương ứng với mức i+1 - qi : Giá trị WQI ở mức i đã cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi - qi+1 : Giá trị WQI ở mức i+1 cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi+1 - Cp : Giá trị của thông số quan trắc được đưa vào tính toán. Bảng 2.1 Quy định các giá trị qi, BPi Các giá trị BPi quy định đối với từng thông số Coliform i qi BOD5 COD N-NH4 P-PO4 Độ đục TSS (MPN/100 (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) (NTU) (mg/l) ml) 1 100 4 10 0,1 0,1 5 20 2500 2 75 6 15 0,2 0,2 20 30 5000 3 50 15 30 0,5 0,3 30 50 7500 4 25 25 50 1 0,5 70 100 10.000 5 1 50 80 5 6 100 >100 >10.000 Tính giá trị WQI đối với thông số DO (WQIDO): được tính toán thông qua giá trị DO phần trăm bão hòa. Tính giá trị DO bão hòa 2 3 DObão hòa = 14,625 – 0,41022T + 0,00799 T – 0,000077774T Trong đó - T: nhiệt độ môi trường nước tại thời điểm quan trắc. Tính giá trị DO phần trăm bão hòa DO%bão hòa = Trong đó - DOhòa tan: Giá trị DO quan trắc được (tính theo mg/l) Bảng 2.2 Quy định các giá trị BPi và qi đối với DO%bão hòa HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 28 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh i 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 BPi 20 20 50 75 88 112 125 150 200 200 qi 1 25 50 75 100 100 75 50 25 1 Nếu giá trị DO% bão hòa >200 thì WQIDO bằng 1 Nếu giá trị DO% bão hòa nằm trong khoảng từ 112 - 200 thì WQIDO được tính theo công thức 1 và sử dụng bảng 2.2. Nếu 88≤ giá trị DO% bão hòa≤ 112 thì WQIDO bằng 100 Nếu giá trị DO% bão hòa nằm trong khoảng từ 20 - 88 thì WQIDO được tính theo công thức 2 và sử dụng bảng 2.2 Nếu giá trị DO% bão hòa < 20 thì WQIDO bằng 1 WQIDO = ( ) (công thức2) Tính giá trị WQI đối với thông số pH Bảng 2.3 Quy định các giá trị BPi và qi đối với pH i 1 2 3 4 5 6 BPi 5,5 5,5 6 8,5 9 9 qi 1 50 100 100 50 1 Nếu giá trị pH 9 thì WQIpH bằng 1. Nếu giá trị pH quan trắc được nằm trong khoảng từ 8,5 - 9 thì WQIpH được tính theo công thức 1 và sử dụng bảng 2.3. Nếu 6≤ giá trị pH≤8,5 thì WQIpH bằng 100 Nếu giá trị pH quan trắc được nằm trong khoảng từ 5,5 - 6 thì WQIpH được tính theo công thức 2 và sử dụng bảng 2.3. Nếu giá trị pH 5 thì WQIpH bằng 1. Bước 2. Tính toán WQI Sau khi tính toán WQI đối với từng thông số nêu trên, việc tính toán WQI được áp dụng theo công thức sau: ⁄ WQI = [ ∑ ∑ ] Trong đó HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 29 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh WQIa : Giá trị WQI đã tính toán đối với 05 thông số: DO, BOD5 , COD, N-NH4 , P- PO4 WQIb : Giá trị WQI đã tính toán đối với 02 thông số: TSS, độ đục WQIc : Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số Tổng Coliform WQIpH: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số pH Bước 3. So sánh theo thang điểm Sử dụng bảng xác định giá trị WQI tương ứng với mức đánh giá chất lượng nước để so sánh, đánh giá, cụ thể như sau: Bảng 2.4 Xác định giá trị WQI tương ứng với mức đánh giá chất lượng nước Mức WQI Ý nghĩa 91 – 100 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt Sử dụng cho mục đích sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý 76 – 90 phù hợp, bảo vệ đời sống thủy sinh Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương 51 – 75 khác Sử dụng cho mục đích giao thông thủy và các mục đích tương 26 – 50 đương khác 1 – 25 Nước ô nhiễm không thể sử dụng cho mục đích nào WQI có ý nghĩa: Đánh giá nhanh chất lượng nước mặt lục địa một cách tổng quát. Nguồn dữ liệu để xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng nước. Cung cấp thông tin môi trường cho cộng đồng một cách đơn giản, dễ hiểu, trực quan. Nâng cao nhận thức về môi trường. B. Các chỉ tiêu: Bảng 2.5 Các chỉ tiêu trong phòng thí nghiệm STT Chỉ tiêu Phương pháp 1 pH TCVN 6492:2001(*) 2 COD TCVN 6625:2001(*) HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 30 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh 3 BOD TCVN 6001:2001(*) 4 DO SMEWW 5220 C:2012(*) (*) 5 N-NH4 SMEWW 4500-NH3 F:2012 (*) 6 P-PO4 TCVN 7325:2004 7 TSS SMEWW 2130B:2012 (PT)( ) 8 Độ đục SMEWW 4500 P.D:2012 ( ) 9 Colifrom SMEWW 2550B:2012 (*) 10 Nhiệt độ TCVN 6187-2:2009(*) Trong đó ( ):chỉ tiêu dùng hợp đồng phụ (*): chỉ tiêu được vimcerts công nhận Các thông tin có được từ tài liệu và số liệu thực tế điều tra, khảo sát sẽ được tổng hợp, so sánh và phân tích, đánh giá. Mục đích là để đưa ra những đánh giá, nhận định về các tác động, ảnh hưởng của nhà máy khoai mì đến môi trường sinh sống xung quanh của các hộ dân cư trên địa bàn nghiên cứu, từ đó, tạo nền tảng cho việc đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm thích ứng và ngăn ngừa tác động ảnh hưởng đến môi trường. HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 31 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC THỰC HIỆN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC 3.1.1 Thông tin đơn vị Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Dương Minh Châu Địa chỉ: khu phố 2, thị trấn Dương Minh Châu – Tây Ninh 3.1.2 Vị trí và chức năng – Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân. – Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; khí tượng; thủy văn; đo đạc, bản đồ và các vấn đề về biển; vệ sinh môi trường; rác thải. (Nguồn: Phòng TNMT huyện Dương Minh Châu,2016(8)) 3.1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: – Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra thực hiện cam kết bảo vệ môi trường và đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn; lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ; đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, các cụm công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn; thu thập, quản lý lưu trữ dữ liệu về tài nguyên nước và môi trường trên địa bàn; hướng dẫn Ủy ban nhân dân xã, thị trấn quy định về hoạt động và tạo điều kiện để tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường hoạt động có hiệu quả – Giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước đối với các tổ chức kinh tế, kinh tế tư nhân, các hội và tổ chức phi Chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc các lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật. HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 32 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh – Bảo vệ môi trường; phòng chống, khắc phục suy thoái, ô nhiễm, sự cố môi trường, hậu quả thiên tai; báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ. – Quản lý vệ sinh đô thị bao gồm quản lý hoạt động quét dọn, thu gom, vận chuyển rác và xử lý chất thải rắn; quản lý các nghĩa trang và dịch vụ mai táng trên địa bàn theo phân cấp. (Nguồn: Phòng TNMT huyện Dương Minh Châu,2016(8)) 3.1.4 Thực trạng quản lý môi trường ở huyện Dương Minh Châu Công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Dương Minh Châu trong thời gian qua đã tạo được sự chuyển biến về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, nhân dân. Cấp ủy, chính quyền các cấp đã tập trung đề ra nhiều mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về bảo vệ môi trường trên địa bàn. Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát được tăng cường, những vấn đề bức xúc về môi trường được các cơ quan chức năng quan tâm giải quyết. Hầu hết nhân dân đồng tình, hưởng ứng và tham gia tích cực vào các phong trào, hoạt động bảo vệ môi trường, đặc biệt là người dân ở vùng nông thôn đã ý thức hơn trách nhiệm của mình trong công tác bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng diện mạo nông thôn mới ở địa phương. Việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong thời gian qua đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Trên địa bàn, có 93,3%cơ sơ sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường; việc thu gom chất thải rắn đạt 93,95%, thu gom chất thải nguy hại đạt 91,35%, thu gom chất thải y tế và chất thải khu công nghiệp đạt 100%. Các cụm công nghiệp khi đưa vào hoạt động đều có 100% hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy định về môi trường; tỷ lệ che phủ rừng của huyện đạt 25,15%. (Nguồn:Phòng TNMT huyện Dương Minh Châu,2016.(8)) Tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh có phát sinh chất thải cần phải lập hồ sơ môi trường là 228 cơ sở, đến nay các cơ sở này đã được xác nhận hồ sơ môi trường theo đúng quy định. Khoa học - công nghệ từng bước được áp dụng vào vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường, nhất là công nghệ sinh học, phổ biến trong các xí nghiệp chế biến nông sản, nhà máy chế biến mủ cao su, lò gạch, khu chăn nuôi, giết mổ gia súc, xử lý rác thải nông thôn, xử lý nước thải bệnh viện đạt hiệu quả về kinh tế và bảo HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 33 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh vệ môi trường. Đối với các cơ sở xay xác mì, trang trại chăn nuôi, cơ sở sản xuất kinh doanh , xử lý nước thải bằng phương pháp kỵ khí với các công trình biogas tận dụng khí sinh học và sử dụng làm nguồn năng lượng nhiệt. (Nguồn: Phòng TNMT huyện Dương Minh Châu,2016.(8)) Để đạt được kết quả bước đầu trên, một số nguyên nhân chính có thể tổng kết là: (1) Công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định Pháp luật về bảo vệ môi trường được thực hiện thường xuyên theo đúng định kỳ, đã góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn; (2) Đội ngũ cán bộ làm công tác môi trường, nhất là ở cấp huyện được tăng cường, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bảo đảm thực hiện các chủ trương, giải pháp của đảng bộ, chính quyền địa phương trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở địa phương trong tình hình mới. Bên cạnh đó, một số vấn đề còn tồn tại trong quản lý môi trường của các cơ quan quản lý như (Nguồn: Phòng TNMT huyện Dương Minh Châu,2016.(8)): - Công tác quản lý nhà nước về môi trường chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là ở cơ sở. Các tiêu chí về môi trường để đánh giá, bình chọn gia đình văn hóa, ấp, xã văn hóa chưa được coi trọng, còn mang tính hình thức. - Tình trạng ô nhiễm môi trường còn xảy ra, rác thải sinh hoạt chưa được tập trung vận chuyển xử lý toàn diện, vẫn còn tình trạng ô nhiễm tại bãi tập kết rác sau chợ Dương Minh Châu và xả rác bừa bãi trên các trục đường chính. - Đa số cơ sở sản xuất, dịch vụ vẫn chưa thực hiện đầy đủ các nội dung trong bản đăng ký cam kết bảo vệ môi trường, chưa nghiêm túc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường. Còn nhiều cơ sở sản xuất xả nước thải, khí thải vượt giới hạn cho phép, chất thải rắn chưa được phân loại và thu gom xử lý triệt để đã và đang gây ô nhiễm cho môi trường mà chưa có biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời. Mức độ ô nhiễm môi trường ở một số nơi có xu hướng gia tăng, nhất là tại các làng nghề, khu chăn nuôi tập trung. - Kinh phí chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế. Nhiều cơ sở hạ tầng thiết yếu về môi trường như bãi HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 34 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh trung chuyển rác và xử lý nước thải tập trung ở các khu vực đông dân cư ở các xã chưa được đầu tư xây dựng. - Việc huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế. Nguyên nhân chính cho các vấn đề trên: - Sự phối hợp giữa các ngành liên quan của huyện và các xã, thị trấn trong công tác kiểm tra, giám sát chưa được chặt chẽ. Việc nắm bắt tình hình ô nhiễm môi trường chưa kịp thời và sâu sát, nhất là ở cơ sở. Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường còn thụ động, chưa linh hoạt. - Hạ tầng bảo vệ môi trường của huyện còn nhiều bất cập. Quy hoạch sản xuất, chăn nuôi tập trung chưa được triển khai hiệu quả. - Năng lực cán bộ quản lý môi trường ở cơ sở còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. - Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện hầu hết chưa bố trí cán bộ chuyên trách về bảo vệ môi trường. 3.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT Ngành chăn nuôi chủ yếu gia súc, gia cầm ở quy mô nhỏ lẻ và có tính chất hộ gia đình. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chưa có phát triển cân đối với tiềm năng nguyên liệu và lực lượng lao động trong tỉnh. Một số ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chủ yếu: công nghiệp chế biến cao su, khoai mì, đường, gỗ . Nông nghiệp chủ yếu trồng cao su, mì, mía, cây ăn trái, .đa phần diện tích đất ở DMC trồng cây nông nghiệp là cây mì, do đó, các cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện là các cơ sở sản xuất khoai mì chiếm số lượng lớn. Các cơ sở sản xuất khoai mì đã và đang gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, đời sống các hộ dân cư sinh sống xung quanh cũng đang bị ảnh hưởng. HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 35 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh Hiện nay, các cơ sở sản xuất kinh doanh đều có xây dựng các hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên, các hệ thống ấy còn sơ xài, chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn chỉ tiêu về môi trường. 3.2.1 Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động giao thông Trong quá trình hoạt động, tại khu vực nhà máy sẽ có các hoạt động giao thông vận tải chuyên chở hàng hóa, nguyên liệu ( củ mì ), xe công nhân ra vào lò mì. Các loại phương tiện giao thông (xe máy, xe dịch vụ, xe vãng lai) và các loại xe vận tải chuyên chở nguyên liệu (củ mì) và hàng hóa ra vào lò mì sẽ sinh ra khí thải bao gồm bụi, SOx, NOx, CO, THC, gây ảnh hưởng tác động tiêu cực tới môi trường. Tải lượng các chất ô nhiễm có trong loại khí thải này phụ thuộc vào số lượng xe lưu thông, chất lượng nhiên liệu sử dụng, tình trạng kỹ thuật của phương tiện giao thông vận tải cũng như chất lượng của các tuyến đường giao thông trong địa bàn huyện. Theo báo cáo nghiên cứu các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí giao thông đường bộ cho thấy lượng nhiên liệu tiêu thụ trung bình tính chung cho các loại xe gắn máy 2 bánh và 3 bánh là 0,03 lít/km, xe tải là 0,5 lít/km. Với số lượng lao động trong khu lò mì là 10 người, nếu giả thiết công nhân tự lo phương tiện đi lại (chủ yếu là xe máy). Số lượng xe tải (10 – 20 tấn) vận chuyển nguyên liệu (củ mì) trong quá trình hoạt động là 5 lượt/ngày. Như vậy, nếu không kể đến số lượng xe khách vào ra tong những dịp đặc biệt có thể dự báo số lượt xe ra vào hàng ngày như sau: Xe tải : 5 lượt xe ra vào/ngày. Xe máy 2 bánh: 10 lượt xe ra vào/ngày. Như vậy, nếu chiều dài quãng đường trung bình là 1 km thì lượng nhiên liệu cần cung cấp cho hoạt động giao thông có thể tính toán và trình bày như sau: HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 36 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh Bảng 3.1 Lượng nhiên liệu cần cung cấp cho hoạt đông giao thông Tổng lượng Số lượt xe Mức tiêu thụ STT Loại xe xăng, dầu (lượt) (lít/km) (lít/km) Xe máy 2 1 10 0,03 0,3 bánh 2 Xe tải 4 0,5 2 Hệ số ô nhiễm do khí thải giao thông được trình bày trong bảng sau: Bảng 3.2 hệ số ô nhiễm do khí thải giao thông Hệ số ô nhiễm (kg/tấn nhiêu liệu) STT Loại xe Bụi SO2 NO2 CO VOC Xe máy 2 1 20S 8 525 80 bánh 2 Xe tải 4,3 20S 55 28 12 ( Nguồn: Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 1993) Dựa vào hệ số ô nhiễm và mức tiêu thụ nhiên liệu của các phương tiện thường xuyên ra vào khu vực nhà máy, tiến hành dự báo tải lượng ô nhiễm do các phương tiện giao thông thải ra trong khu vực nhà máy. Tải lượng ô nhiễm được xác định theo công thức sau: L = khối lượng xăng dầu DO x hệ số ô nhiễm. Bảng 3.3 Tải lượng ô nhiễm do khí thải giao thông Tải lượng ô nhiễm (kg/tấn nhiêu liệu) STT Loại xe Bụi SO2 NO2 CO VOC Xe máy 2 1 0,000001 0,001 0,063 0,01 bánh 2 Xe tải 0,0018 0,000004 0,023 0,012 0,005 ( Nguồn: Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 1993) Ghi chú: S = Hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO (0,05%) HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 37 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh Theo WHO 1993, khi đốt 1kg dầu ở điều kiện tiêu chuẩn (273 K, 1 at ) thải ra 12 m3 khí thải. Thể tích khi phát sinh do đốt nhiên liệu là: 3 Vt = 12.000 m /tấn nhiên liệu Lưu lượng khí thải của các phương tiện vận chuyển là: Qk = ( Tổng lượng xăng dầu/ngày) x Thể tích khí thải phát sinh = 12.000 m3/tấn nhiên liệu x ( 2,3 lít/ ngày x 0,86 kg)/1000 = 23,736 m3/ngày Nồng độ các chất ô nhiễm phát thải được biểu hiện trong bảng sau: Nồng độ ( mg/m3) = [ Tải lượng ô nhiễm ( kg/ngày ) / Lưu lượng khí thải ( m3/ ngày)] Bảng 3.4 Nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải từ các phương tiện vận chuyển QCVN Chất ô nhiễm Đơn vị Nồng độ khí thải 19:2009/BTNMT cột B Bụi mg/m3 973 200 3 SO2 mg/m 2,93 500 3 NO2 mg/m 13,018 850 CO mg/m3 41,97 1000 VOC mg/m3 8,163 (Nguồn: Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 1993) Ghi chú: QCVN 19:2009/BTNMT, cột B: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghệp đối với bụi và các chất vô cơ. ( ): quy chuẩn không quy định. Nhận xét: Theo kết quả tính toán trên cho thấy nồng độ các khí thải (NO2, CO, SO2) do đốt nhiên liệu dầu DO của xe vận chuyển hầu hết đều đạt quy chuẩrn cho phép theo QCVN 19:2009/BTNMT, cột B. Nồng độ khí thải ( bụi, VOC) vượt quy chuẩn so với QCVN 19:2009/BTNMT, cột B khá cao. Tuy nhiên các lượng x era vào không HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 38 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh tập tring, nồng độ khí thải được phát tán trên diện rộng và được pha loãng vì thế hạn chế phần nào ảnh hưởng của khí thải đến chất lượng môi trường không khí xung quanh. Đánh giá tác động: Đây là nguồn gây ô nhiễm di động nên sẽ gây tác động đến nhiều loại đối tượng khác nhau tùy theo chất lượng đường xá, số lượng, chủng loại và tình trạng vận hành của các phương tiện giao thông. Đối tượng tác động của nguồn thải này là người dân tham gia vào giao thông, người dân sống dọc trên các tuyến đường, môi trường không khí phương tiện ra vào. Động thực vật và các công trình xung quanh khu vực mà các phương tiện này di chuyển. Mùi hôi phát sinh từ giai đoạn hoạt động của nhà máy. Mùi hôi phát sinh trong quá trình hoạt động của nhà máy chủ yếu là ở các chất thải không được xử lý triệt để gây mùi hôi thối trong không khí, rò rỉ và gây ô nhiễm môi trường. Do đặc thù của nhà máy lò mì, hàng ngày có một lượng lớn chất thải bị thải bỏ. Trong đó, Axit hữu cơ xyanuahydric (HCN) là độc tố có trong vỏ sắn. Khi chưa đào, trong củ sắn không có HCN tự do mà ở dạng liên kết glucozit gọi là phazeolutanin có công thức hóa học là C10H17NO6. Sau khi đào, dưới tác dụng của enzym xyanoaza hoặc trong môi trường axit thì phazeolutanin phân hủy tạo thành glucoza, axeton và axit xyanuahydric. Axit này gây độc toàn thân cho người. Xyanua ở dạng Ỉong trong dung dịch là chất linh hoạt, khi vào cơ thể nó kết hợp với enzym trong xitochrom làm ức chế khả năng cấp ôxy cho hồng cầu. Do đó, các cơ quan của cơ thể bị thiếu ôxy. Nồng độ HCN thấp có thể gây chóng mặt, miệng đắng, buồn nôn. Nồng độ HCN cao gây cảm giác bồng bềnh, khó thở, da hồng, co giật, mê man, bất tỉnh, hoa mắt, đồng tử giãn, đau nhói vùng tim, tim ngừng đập và gây tử vong. Chất thải rắn (CTR) từ chế biến tinh bột sắn có lẫn chất độc từ vỏ sắn, gây mùi hôi, làm không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 39 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh sinh hoạt của người dân. Theo tính toán, 1 tấn sắn tươi có thể chế biến tối đa là 0,275 tấn tinh bột, tổng lượng CTR phát sinh là 1,75 tấn, trong đó gây phát thải 0,17 tấn đất, bùn, cát; 0,18 tấn vỏ, rễ; 1,40 tấn bã sắn. Cùng với CTR, hoạt động chế biến tinh bột sắn còn làm phát sinh nhiều nước thải. Trung bình một cơ sở phải sử dụng 40 m3 nước để chế biến 1 tấn sắn tươi, cho các công đoạn; rửa thiết bị, máy móc, làm sạch củ, ngâm và lọc bột. Nước thải từ các công đoạn tinh chế tinh bột sắn có hàm lượng chất rắn lơ lửng cao từ 1.150 - 2.000 mg/l; hàm lượng BOD5 từ 500 - 1000 mg/l; COD tương đương 1.500 - 2.000 mg/l vượt quy chuẩn cho phép từ 15 - 25 lần. Để khắc phục vấn đề này, Viện Môi trường Nông nghiệp đã xây dựng Hướng dẫn quy trình kỹ thuật xử lý môi trường làng nghề, doanh nghiệp chế biến tinh bột sắn nhằm giúp các cơ sở chế biến tinh bột sắn tiến hành xử lý nước thải, chất thải, vừa mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn. Khí thải phát sinh từ máy điện dự phòng. Quá trình vận hành 3 máy phát điện dự phòng (tổng công suất 20 KVA) sẽ phát sinh khí thải. Tuy nhiên, nguồn khí thải này không thường xuyên do chỉ được vận hành khi mạng lưới điện quốc gia gặp sự cố. Định mức tiêu thụ nhiên liệu của các máy phát điện khoảng 79,95 lít dầu DO/h tương ứng 68,76 kg/h (79,95 lít/h x 0,86 kg/h). Theo Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ môi trường Tp.HCM, lượng khí thải thực tế khi đốt 1 kg dầu DO phát sinh khoảng từ 22 -25 m3 không khí. Vậy lưu lượng phát sinh thực tế khi đốt 68,76 kg dầu DO từ 1.512,65 – 1.718,9 m3/h. Hệ số ô nhiễm được trình bày ở bảng sau: HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 40 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh Bảng 3.5 Hệ số các chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm ( kg chất ô STT Các chất ô nhiễm nhiễm/tấn dầu ) 1 Bụi 0,28 2 SO2 20S 3 NOx 2,84 4 CO 0,71 ( Nguồn: WHO, 1993) Ghi chú: S : Hàm lượng lưu quỳnh trong dầu DO = 0,05 % Tải lượng ( g/s ) = ( Lượng dầu sử dụng x Hệ số ô nhiễm)/3600 Nồng độ ( mg/ m3) = ( Tải lượng x 103 )/ Lưu lượng khí thải Trên cơ sở tính toán tải lượng và lưu lượng có thể tính nồng độ của khí thải theo bảng sau: Bảng 3.6 Nồng độ của khí thải từ máy phát điện QCVN Chất ô Tải lượng ô Nồng độ STT 19:2009/BTNMT nhiễm nhiễm (g/s) (mg/Nm3) (cột B) 1 Bụi 0,006 0,0035 – 0,004 200 2 SO2 0,022 0,0128 - 0,0145 500 3 NOx 0,063 0,0367 - 0,0416 850 4 CO 0,016 0,0093 - 0,0105 1000 Ghi chú: Nm3 : Thể tích khí quy về điều kiện tiêu chuẩn. QCVN 19:2009/BTNMT (cột B) : Giới hạn tố đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp, cột B áp dụng cho các nhà máy, cơ sở nhà máy. Nhận xét: HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 41 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải do quá trình đốt nhiên liệu với quy chuẩn khí thải (QCVN 19:2009/BTNMT (cột B)) cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm do vận hành máy phát điện đốt bằng dầu DO ( có hàm lượng lưu huỳnh bằng 0,05% ) đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.7 Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí STT Chất gây ô nhiễm Tác động Kích thích hô hấp, xơ hóa phổi, ung thư phổi; 1 Bụi Gây tổn thương da, giác mạc mắt, bệnh ở đường tiêu hóa. Giảm khả năng vận chuyển oxy của máu đến Oxyt cacbon ( CO 2 các tổ chức, tế bào do CO kết hợp hemoglobin ) và biến thành cacbonxyhemoglobin. Gây ảnh hưởng hệ hô hấp, phân tán vào máu; SO2 có thể nhiễm độc qua da, làm giảm dự trữ kiềm trong máu; Tạo mưa axit ảnh hưởng xấu tới sự phát triển Khí axit ( SOx, 3 thảm thực vật và cây trồng; NOx ) Tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá hủy vật liệu bê tông và các công trình nhà cửa; Ảnh hưởng xấu đến khí hậu, hệ sinh thái và tầng ozon. Gây rối loạn hô hấp phổi; Khí cacbonic ( 4 Gây hiệu ứng nhà kính; CO2) Tác hại đến hệ sinh thái. Gây nhiễm độc cấp tính: suy nhược, chóng Tổng hydrocacbon 5 mặt, nhức đầu, rối loạn giác quan có khi gây (THC) tử vong. ( Nguồn : Viện Koa học Công nghệ và Quản lý Môi trường, tháng 08/2008 ). HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 42 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh Tác động của chất khí sinh mùi hôi từ quá trình hoạt động của lò máy mì: Các nhà máy chế biến tinh bột sắn đi vào hoạt động, mỗi ngày nhà máy thải ra môi trường hàng trăm tấn bã sắn và vài nghìn m3 nước thải khiến môi trường khiến môi trường bị ô nhiễm trầm trọng. Mới đặt chân tới cổng nhà máy này, sẽ bị "tra tấn” bởi một thứ mùi hôi khủng khiếp như muốn bóp nghẹn lá phổi. Theo quan sát, hệ thống bể chứa chất thải, nước thải ở đây được xây dựng sơ sài không hề có lót đáy và thành hố bằng chất liệu chống thấm nên nước thải chảy lênh láng khắp nơi. Mặt khác, hồ nước chứa đầy chất thải có màu đen kịt, nổi váng và bốc mùi hôi thối rất khó chịu. Từ khu vực nhà máy, lượng nước thải lớn rò rỉ ra mương máng, ruộng đồng khiến đất, nguồn nước xung quanh nhà máy bị ô nhiễm nặng. Nguy hiểm nhất là các thứ nước độc hại đó ngấm vào nguồn nước ngầm nên hầu hết các giếng nước sinh hoạt của người dân đều không sử dụng được. Ngoài ra, còn mang một lượng lớn khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Theo Nghị định thư Kyoto là thu hồi khí nhà kính (khí CH4) - thành phần chính chiếm từ 60- 65% trong khí biogas. Do đó, việc chuyển khí CH4 thành khí CO2 sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Về nguyên nhân khiến tất cả các nhà máy sản xuất tinh bột sắn trước đây đều gây ô nhiễm môi trường, khi chưa có hệ thống xử lý nước thải theo cơ chế phát triển sạch, mùi hôi thối của quá trình sản xuất tinh bột sắn sinh ra từ bể lắng cặn và tách protein và từ bể kỵ khí bậc 1 rất lớn. Lượng khí thải phát tán vào bầu khí quyển có một lượng lớn các khí gây hiệu ứng nhà kính. Hiệu suất phân hủy từ các hồ sinh học không cao nên việc xử lý sau kỵ khí rất khó khăn. 3.2.2 Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước Nước mưa chảy tràn: Bản thân nước mưa không gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, các chất bẩn trên bề mặt các mái che, bụi, có thể bị cuốn trôi theo nước mưa. Do đó, cần có các giải pháp quản lý vệ sinh định kỳ để tránh ô nhiễm nước mưa. Nước thải sinh hoạt: HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 43 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh Số công nhân làm việc tại nhà máy là 10 người bao gồm công nhân lao động trực tiếp. Theo tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt của Bộ xây dựng TCXD VN 33:2006 Quyết định số 06/2006/QĐ-BXD ngày 17/03/2006 thì lượng nước cấp được tính là 100 lít/ người/ngày. Như vậy, lượng nước cấp cho nhu cầu sinh hoạt của toàn lò mì là 1 m3/ngày. Lượng nước thải được tính bằng 80% nhu cầu cấp nước, tức là bằng 0,8 m3/ngày. Nước thải sinh hoạt có chứa chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được tính toán trên cơ sở tải lượng ô nhiễm và lưu lượng nước thải. Theo tính toán thống kê, đối với những quốc gia đang phát triển, khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày ( nếu không xử lý ) đưa vào môi trường theo Tổ chức Y tế thế giới như trong bảng sau: Bảng 3.8 Hệ số ô nhiễm của một người đưa vào môi trường trong giai đoạn hoạt động STT Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (g/người.ngày) 1 BOD5 45 – 54 2 COD 72 – 102 3 Chất rắn lơ lửng ( SS) 70 – 145 4 Tổng Nito 6 – 12 5 Amoni 3,6 – 7,2 6 Tổng Phopho 0,6 – 4,5 ( Nguồn : Rapid Environmental Assessment, WHO, 1993) Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa được tính toán trong bảng sau: HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 44 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh Bảng 3.9 Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt STT Chất ô nhiễm Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày) 1 BOD5 0,45 – 0,54 2 COD 0,72 – 1,02 3 Chất rắn lơ lửng ( SS) 0,7 – 1,45 4 Tổng Nito 0,06 – 0,12 5 Amoni 0,036 – 0,072 6 Tổng Phopho 0,006 – 0,045 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được tính toán dựa trên tải lượng ô nhiễm và lưu lượng nước thải, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa xử lý được tính toán trong bảng sau: Bảng 3.10 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt QCVN Nồng độ các chất ô STT Chất ô nhiễm 14:2008/BTNMT nhiễm (mg/l) Cột A 1 BOD5 562,5 – 675 36 2 COD 900 – 1275 3 Chất rắn lơ lửng ( SS) 875 – 1812,5 60 4 Tổng Nito 75 – 150 5 Amoni 45 – 90 6 6 Tổng Phopho 7,5 – 56,25 Ghi chú: Nồng độ = Tải lượng ô nhiễm / khối lượng nước thải sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. Nhận xét: So sánh nồng độ một số chất trong nước thải sinh hoạt với QCVN 14:2008/BTNMT, cột A cho thấy các chỉ tiêu đều vượt quy chuẩn cho phép. Nước thải nhà máy mì: HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 45 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh Thành phần và tính chất nước thải tinh bột khoai mì Lượng nước được sử dụng trong quá trình sản xuất chủ yếu ở các công đoạn rửa củ, ly tâm, sàng loại sơ, khử nước. Lượng nước thải phát sinh nhà máy dự kiến có 10% bắt nguồn từ nước rửa củ và 90% xả ra từ công đoạn ly tâm, sàng lọc, khử nước. Bảng 3.11 Thành phần và tính chất nước thải tinh bột khoai mì Nước thải chế biến từ tinh bột Chỉ tiêu Đơn vị Nước thải tổng Từ công đoạn Từ công đoạn ly hợp (cống rửa củ tâm, sàng lọc chung) pH 6.5 – 7.5 4-4.5 4.5 – 5.0 SS mg/1 400 – 500 1.300- 1.800 1.100- 1.500 BOD mg/1 40-60 3.500-4.500 3.500-4.000 COD mg/1 100-150 4000-4800 4000-4400 Nitơ tổng mg/1 30-38 70-75 60-70 Phosphat mg/1 1 – 1.5 5.5- 10 5.5- 10 tổng Cyanua mg/1 — — 5-25 (CN-) (Nguồn: Xí nghiệp môi trường – ECO) Nước thải khoai mì được thải ra chủ yếu từ giai đoạn rửa củ và tách tinh bột (ly tâm, sàng lọc). Loại nước thải này có đặc tính tương tự như đặc tính nước thải các ngành thực phẩm khác. Tức là trong thành phần của nước thải khoai mì chứa hàm lượng chất hữu cơ rất cao, độ đục cao do ảnh hưởng của cặn lơ lửng nên có khả năng gây ô nhiễm môi trường rất lớn. HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 46 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh Đặc biệt, trong nước thải khoai mì có chứa HCN là một acid có tính chất độc hại. Đây là chất hóa học trong khoai mì gây nên trạng thái say, ngộ độc khi ăn phải quá nhiều. Khi ngâm khoai mì vào nước một phần HCN sẽ vữa ra tan vào trong nước và theo nước thải ra ngoài. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động có sục khí SO2vào ở công đoạn trích ly, SO2 khi gặp nước sẽ chuyển hóa thành acid H2SO3 làm cho pH trong nước giảm xuống rất nhiều. Bảng 3.12 Nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn. STT Chỉ tiêu Đơn vị QCVN 40- 2011(cột A) 1 pH 6,5 – 7,5 2 COD mg/l 75 3 BOD5 mg/l 30 4 SS mg/l 50 5 Nito_tổng mg/l 20 6 Photpho__tổng mg/l 4 7 Cyanua (CN-) mg/l 0,07 Ghi chú: QCVN 40- 2011(cột A): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp ngày 28/12/2011. Nhận xét: Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải được thể hiện trong bảng sau: HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 47 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh Bảng 3.13 Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải STT Thông số Tác động Ảnh hưởng đến chất lượng nước, nồng độ oxy hòa tan trong nước ( DO ); 1 Nhiệt độ Ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học; Ảnh hưởng đến tốc độ và phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước. Giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước; Ảnh hưởng đến tài nguyên sinh học; 2 Các chất hữu cơ Ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống thủy sinh, không tao điều kiện tốt cho oxy khuếch tán từ không khí vào trong nước. Ảnh hưởng đến chất lượng nước, tài nguyên thủy 3 Chất rắn lơ lửng sinh. Các chất dinh Gây hiện tượng phú dưỡng hóa, ảnh hưởng đến chất 4 dưỡng lượng nước, sự sống thủy sinh. ( Nguồn : Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường, tháng 08/2008) 3.2.3 Nguồn gây ô nhiễm chất thải rắn thông thường Chất thải sinh hoạt Chất thải rắn sinh hoạt ước tính trên số lượng công nhân làm việc vào năm hoạt động ổn định của dự án với mức thải tính trung bình khoảng 0,5 kg/người/ngày. Vậy tổng lườn rác thải sinh hoạt là: 10 người x 0,5 kg/người/ngày = 5 kg/ngày. Thành phần chất thải sinh hoạt như sau: HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 48 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh Bảng 3.14 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt STT Thành phần Tỷ lệ (%) 1 Thực phẩm 0 – 73,22 2 Giấy 0 – 3,44 3 Vải 0 – 3,3 4 Gỗ 0 – 0,52 5 Thủy tinh 0 – 0,07 6 Sắt 0 – 0,82 7 Sành sứ 0 – 1,5 8 Xà bần, tro 0 – 9,35 ( Nguồn : CENTEMA, 2002 ) Chất thải từ quá trình hoạt động Lượng bã thải ra trong quá trình chế biến của các cơ sở chế biến ở phía Nam là rất lớn (30% so với lượng nguyên liệu ở các nhà máy lớn,và 35% ở các cơ sở nhỏ). Thống kê lượng bã thải ra ở các tỉnh phía Nam là 18.000 – 20.000 tấn/ngày.Nước sử dụng trong chế biến tinh bột sắn tập trung chủ yếu ở công đoạn rửa củ và lọc lắng tinh bột. Với công nghệ chế biến sắn ở các làng nghề hiện nay, mức tiêu thụ nước khoảng 4–5 m3/tấn củ tươi. Gây ô nhiễm đáng kể nhất là các cơ sở chế biến ở các làng nghề, nơi tập trung đông dân cư. Bã sắn ở các cơ sở cơ sở nhỏ và làng nghề thường chất đống để tự phân hủy theo thời gian, còn nước thải thường được xả thẳng ra cống rãnh không nắp, tràn ra đường làng và vào đồng ruộng, ảnh hưởng đến tầng nước mặt cho tưới tiêu và mạch nước ngầm cho sinh hoạt, đồng thời gây mùi hôi thối, mất mỹ quan và là nơi ruồi muỗi sinh nở và phát triển. 3.2.4 Nguồn gây ô nhiễm chất thải rắn nguy hại Chất thải rắn nguy hại như các loại dầu, nhớt của các máy móc trong sản xuất, dẻ lau dính dầu nhớt, bóng đèn huỳnh quang hỏng đơn vị nhà máy mì cũng đã tiến hành thu gom và lưu giữ tại kho chứa trong nhà máy. HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 49 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh Đánh giá tác dộng chung về chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại: Chất thải rắn nếu thải bỏ ra ngoài môi không đúng quy định có thể gây cản trở lối đi, gây tai nạn lao động hoặc gây ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí. Đối với chất thải nguy hại thường có đặc tính tồn tại lâu trong môi trường và khó phân hủy, có khả năng tích lũy sinh học trong nguồn nước, mô mỡ động vật gây ra hàng loạt các bệnh nguy hiểm đối với con người, phổ biến nhất là bệnh gây ung thư. 3.2.5 Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn, độ rung Tiếng ồn phát sinh trong quá trình hoạt động của nhà máy phát sinh từ nguồn sau: - Từ các loại phương tiện giao thông ra vào nhà máy. - Nhà máy chế biến tinh bột mì sử dụng rất nhiều máy móc do đó tiếng ồn là một vấn đề đáng quan tâm. Mức ồn của các loại xe cơ giới được nêu trong bảng sau: Bảng 1.15 Mức ồn của các loại xe cơ giới TCVN 5949:1998 (*) Loại xe Tiếng ồn (dBA) Từ 6h đến Từ 18h đến Từ 22h 18h 22h đến 6h Xe vận tải 93 Xe mô tô 4 bánh 94 50 45 40 Xe mô tô 2 bánh 80 - 100 ( Nguồn : Viện Kỹ thuật Tài nguyên Nước và Môi Trường, 2008) Ghi chú: (*) áp dụng cột: Khu vực cần yên tĩnh Quy định tiếng ồn tại các vị trí lao động : HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 50 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh Bảng 3.16 Quy định tiếng ồn tại các vị trí lao động Mức âm Mức âm dB ở các dải ốc ta với tần số trung bình nhân hoặc mức (Hz) không vượt quá (dB) Vị trí lao âm tương động đương 63 125 250 500 1000 2000 4000 8000 không quá dBA 1. Chỗ làm việc của công nhân, vùng có công nhân làm việc 85 99 92 86 83 80 78 76 74 trong các phân xưởng và trong nhà máy 2. Buồng theo dõi và điều khiển từ xa không có thông tin bằng điện thoại, các 80 94 87 82 78 75 73 71 70 phòng thí nghiệm, thực nghiệm các phòng thiết bị máy tính có nguồn ồn. HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 51 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh 3. Buồng theo dõi và điều khiển từ xa có thông tin bằng điện thoại, phòng 70 87 79 72 68 65 63 61 59 điều phối, phòng lắp máy chính xác, đánh máy chữ. 4. Các phòng chức năng, hành chính, 65 83 74 68 63 60 57 55 54 kế toán, kế hoạch, thống kê. 5. Các phòng lao động trí óc, nghiên cứu thiết kế, thống kê, lập chương trình 55 75 66 59 64 60 47 46 43 máy tính, phòng thí nghiệm lý thuyết và xử lý số liệu thực nghiệm HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 52 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh Mức độ ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người như: gây mất ngủ, mệt mỏi,tâm lý khó chịu. Mứa độ ồn cao còn gây giảm năng suất lao động, tiếp xúc với tiếng ồn có cường đọ cao trong thời gian dfai sẽ làm cho thính giác giảm sút, dẫn đến bệnh điếc nghề nghiệp. Theo thống kê của Bộ Y tế và viện nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động thì tiếng ồn gây ảnh hưởng xấu đối với con người ở các dải tầng số khác nhau được thể hiện như sau: Bảng 3.17 Tác hại của tiếng ồn đối với sức khỏe co người Mức độ ồn (dBA) Tác hại đến con người 0 Ngưỡng nghe thấy. 100 Bắt đầu làm thay đổi nhịp đập của tim. 110 Kính thích mạnh màng nhĩ. 120 Ngưỡng chói tai. Gây bệnh về thần kinh, nôn mửa, làm yếu xúc giác và cơ 130 – 135 bắp. 140 Đau nhói tai, gây bệnh mất trí, điên. 145 Giới hạn cực đại mà con người có thể chịu được tiếng ồn. 150 Nếu nghe lâu sẽ thủng màng nhĩ. 160 Nếu nghe lâu sẽ nguy hiểm Chỉ cần nghe trong khoảng thời gian ngắn đã bị nguy 190 hiểm. Nhận xét: Tiếng ồn chủ yếu phát sinh do hoạt động của các phương tiện giao thông, máy móc, .cần sử dụng các thiết bị chống rung động cho các máy móc hoạt động trong nhà máy mì, trang bị các thiết bị bảo vệ cho công nhân. Tác động của hoạt động dự án tới kinh tế - xã hội trong khu vực Các tác động có lợi HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 53 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh - Cung cấp sản phẩm tinh bột mì cho thị trường đại phương cũng như qua chế biến để xuất khẩu ra thể giớ. - Tạo thu nhập cho công nhân lao động và nộp ngân sách cho tỉnh Tây Ninh thông qua các khoản thuế. - Tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho ngân sách nhà nước, chưa kể các khoản thu nhập thuế xuất khẩu hàng hóa, thiết bị. - Về lĩnh vực văn hóa, xã hội: góp phần ổn định cuộc sống nhân dân, xóa đói giảm nghèo. Các tác động có hại - Lưu lượng các phương tiện giao thông vận tải tăng, ảnh hưởng đến an tờn giao thông và có khả năng xảy ra tai nạn giao thông nhiều hơn, gây thiệt hại về sức khỏa, tính mạng, tài sản của người dân trong vùng. - Gây nhiều vấn đề phức tạp trong văn hóa và trật tự trị an trong khu vực, nhất là việc gia tăng các tệ nạn xã hội. Tác động đến hệ sinh thái Do vị trí nhà máy gần các hộ dân sinh sống cũng như trong vùng đất nông nghiệp, nên sẽ gây ảnh hưởng đến các tài nguyên sinh vật. Hệ thực vật trong khu vực bao gồm các loại cây công nghiệp như mía, mì, cây hoa màu, chiếm số lượng tương đối lớn. Hệ động vật ở khu vực này chủ yếu là các dộng vật nuôi của người dân như chó, mèo, gà, heo. Do đó, cần xử lý các chất thải đúng quy chuẩn tránh gây ảnh hưởng đến các hộ dân sinh sống xung quanh. Tổng nhận xét: Trong tất cả các vấn đề ô nhiễm của nhà máy được phân tích ở trên, nguồn gây ô nhiễm nguồn nước, điển hình là về nước thải của nhà máy khoai mì gây ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh thái, sức khỏe, .của các hộ gia đình sinh sống gần khu vực nhà máy khoai mì, điển hình như: - Miệng cống nước xả thải đặt phía sau nhà máy đổ dòng nước thải trực tiếp ra ngoài môi trường như: các cống, mương, với nhiều bọt khí trắng xoá quanh khu vực miệng cống xả thải, gây tình trạng ngập úng; mùi hôi lan toả HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 54 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh trong không gian, mùi hôi càng nồng nặc hơn khi trời mưa xuống. - Cá chết hàng loạt Hàng chục hộ dân sống tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh đang gửi đơn khiếu nại đến các cấp chính quyền sở tại về vụ Nhà máy chế biến tinh bột mì ở đây xả nước thải bừa bãi làm 40 bè cá chuẩn bị thu hoạch chết ngạt, gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng. Theo đơn của bà con phản ánh thì trong những tháng gần đây, mặt nước ở khu vực Bực Lở trên sông Vàm Cỏ Đông liên tục có mầu tím và bốc mùi hôi thối. Nông dân đã áp dụng biện pháp cứu chữa tạm thời là bơm thêm ô-xy vào các bè giúp cá dễ thở hơn, đồng thời di chuyển bè chạy nước. Tuy nhiên, do nguồn nước bị ô nhiễm đã nhiều ngày, gặp nước ròng dẫn xuống tràn khắp sông Vàm Cỏ Đông đã nhanh chóng tận diệt 40 bè cá. (Nguồn: Trí Hải, 2010(9)). - Theo ghi nhận của Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, tại thời điểm kiểm tra, khu vực hạ nguồn suối Nước Đục (gần địa điểm xả thải) nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước có màu đen sẫm, mùi hôi thối nồng nặc. Mỗi ao xả thải có diện tích khoảng 2.000 mét vuông; công suất nhà máy hoạt động khoảng 300 tấn củ sắn tươi/ngày. (Nguồn: Phạm Thanh Tân, 2015(10)) Qua đó, có thể nhận ra được chất lượng nguồn nước (nước mặt) đang bị ảnh hưởng rất lớn, ảnh hưởng đến kinh tế, đời sống của các hộ gia đình sống xung quanh nơi đây. 3.3 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH CÁC MỐI LIÊN QUAN 3.3.1 Kết quả Kết quả thí nghiệm: HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 55 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh Bảng 3.18 Kết quả phân tích chất lượng nước KẾT QUẢ STT CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ M1 (1407/02- M2 (1407/02- NT1)(*) NT2)(*) 1 pH 7,6 7,3 2 COD (mg/l) 224 32 3 BOD (mg/l) 97 14 4 DO (mg/l) 4,3 5,2 5 N-NH4 (mg/l) 0,35 0,17 6 P-PO4 (mg/l) 28,06 17,64 7 TSS (mg/l) 140 46 8 Độ đục NTU 3,86 1,32 9 Colifrom MNP/100ml 7.500 4.300 10 Nhiệt độ oC 29,2 29,1 Trong đó: (*): kí hiệu theo kết quả thí nghiệm ( Phụ lục IV) Kết quả tính toán: Mẫu M1: trước khi xử lý: Bảng 3.19 Kết quả chất lương nước trước khi xử lý Độ Nhiệt pH TSS BOD COD Amoni DO Phosphate Colifrom đục độ 7,6 140 97 224 0,35 4,3 3,86 28,06 29,2 7.500 - Tính toán WQI thông số BOD, COD, NH4, PO4, độ đục, TSS, Coliform WQITSS=1 WQIP-PO4=1 WQIColifrom=50 WQICOD=1 WQIBOD=1 WQIĐộ đục = 100 WQI = ( ) = 62,5 amoni HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 56 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh - Tính toán WQI thông số DO 2 3 DObão hòa = 14,625 – 0,41022 29,2 + 0,00799 (29,2) – 0,000077774 (29,2) =7,529 DO = = 57,112 %bão hòa WQI = ( ) = 57,112 DO - Tính toán WQI thông số pH WQIpH=100 - Tính toán WQI ⁄ WQI = [ ( ) ( ) ] =39,562 - Mẫu M2: qua xử lý Bảng 3.20 Kết quả chất lương nước qua xử lý Độ Nhiệt pH TSS BOD COD Amoni DO Phosphate Colifrom đục độ 7,3 46 14 32 0,17 5,2 1,32 17,64 29,1 4.300 - Tính toán WQI thông số BOD, COD, NH4, PO4, độ đục, TSS, Coliform WQITSS=1 WQIP-PO4=1 WQI = ( ) =82 Colifrom WQI = ( ) = 47,5 COD WQI = ( ) =52,78 BOD WQIĐộ đục = 100 WQI = ( ) = 82,5 amoni - Tính toán WQI thông số DO 2 3 DObão hòa = 14,625 – 0,41022 29,1 + 0,00799 (29,1) – 0,000077774 (29,1) =7,537 DO = = 68,993 %bão hòa HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 57 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh WQI = ( ) = 68,993 DO - Tính toán WQI thông số pH WQIpH=100 - Tính toán WQI WQI = [ ( ) ( ) ⁄ ] =59,376 3.3.2 Phân tích Theo chỉ số WQI: - Các thông số BOD, COD, NH4, PO4, độ đục, TSS, Coliform được tính toán theo chỉ số WQI được thể hiện ở bản đồ sau: Biểu đồ thể hiện các thông số chất lượng nước theo chỉ số WQI 120 100 80 60 mẫu M1 40 mẫu M2 20 0 Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện các thông số theo chỉ số WQI - Nhận xét: Từ các thông số trên cho thấy, nước sau khi xử lý ( mẫu M2) được tính toán theo chỉ số WQI, chất lượng nguồn nước được xử lý tốt,các thông số qua biểu đồ đều tăng, hiệu quả xử lý nguồn nước thải có thể sử dụng cho nguồn tưới tiêu, phục vụ cho ngành nông nghiệp. - Chỉ số WQI của các mẫu nước ( mẫu M1 và mẫu M2) được thể hiện qua biểu đồ sau: HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 58 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh Biểu đồ thể hiện chỉ số WQI của nước thải trước và sau xử lý mẫu M1 39.562 mẫu M2 59.376 Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện chỉ số WQI của nước thải trước và sau xử lý Nhận xét: - Với giá trị WQI của mẫu M1 ( trước khi xử lý) WQI = 39,562 thì kết luận rừng nguồn nước đó sử dụng được cho mục đích giao thông thủy và các mục đích tương đương khác, thể hiện màu cam. - Với giá trị WQI của mẫu M2 ( sau khi xử lý ) WQI = 59,376 thì kết luận rằng nguồn nước đó sử dụng được cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác, thể hiện là màu vàng. Theo TCVN: Bảng 3.21 Chỉ tiêu nước thải sau khi xử lý Nước thải sau QCVN 40- STT Chỉ tiêu Đơn vị khi xử lý 2011(cột A) 1 pH 7,3 6,5 – 7,5 2 COD mg/l 32 75 3 BOD5 mg/l 14 30 4 SS mg/l 1,32 50 5 Nito_tổng mg/l 0,17 20 6 Photpho__tổng mg/l 17,64 4 HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 59 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng
- Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh Ghi chú: QCVN 40- 2011(cột A): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp ngày 28/12/2011. Nhận xét: So sánh các chỉ tiêu của nước thải với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp ngày 28/12/2011 (QCVN 40 – 2011 (cột A)) cho thấy các chỉ tiêu như pH, COD, BOD, SS, Nito_tổng đều đạt với tiêu chuẩn cho phép, chỉ có chỉ tiêu Photpho__tổng là vượt với tiêu chuẩn cho phép. 3.4 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU THIỆT HẠI Đối với nước thải sinh hoạt: Ở bảng 3.10 nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt thì nồng độ một số chất trong nước thải sinh hoạt với QCVN 14:2008/BTNMT, cột A cho thấy các chỉ tiêu đều vượt quy chuẩn cho phép. Nguồn nước thải sinh hoạt này thường được xả trực tiếp ra môi trường bên ngoài, không qua giai đoạn xử lý nên gây ô nhiễm môi trường, có thể gây ngập úng, đọng nước ở xung quanh. Vậy nên cần xây dựng thêm đường ống dẫn nước thải sinh hoạt và xây dựng thêm một hồ chứa để xử lý thô nước thải sinh hoạt trươc khi đưa vào xử lý chung với hệ thống xử lý nước thải nhà máy khoai mì để tiết kiệm chi phí xây dựng. Đới với nước thải của nhà máy khoai mì: Ở bảng 3.21 chỉ tiêu nước thải sau xử lý thì chỉ tiêu Photpho__tổng là vượt với tiêu chuẩn cho phép. Nguyên nhân có thể là do: - pH không ổn định ( 8,5) - Vân hành không ổn định - Hiện diện chất độc - Tải suất cao - Nhiệt độ thấp Do đó, cần duy trì quá trình vận hành một cách tốt nhất như: HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 60 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng