Đồ án Đánh giá hiện trạng công tác quản lý thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi tại trang trại lợn ông Nguyễn Thanh Lịch xã Ba Trại, Ba Vì, Hà Nội

pdf 69 trang thiennha21 6810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Đánh giá hiện trạng công tác quản lý thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi tại trang trại lợn ông Nguyễn Thanh Lịch xã Ba Trại, Ba Vì, Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_an_danh_gia_hien_trang_cong_tac_quan_ly_thu_gom_va_xu_ly.pdf

Nội dung text: Đồ án Đánh giá hiện trạng công tác quản lý thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi tại trang trại lợn ông Nguyễn Thanh Lịch xã Ba Trại, Ba Vì, Hà Nội

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN CHÍNH TÙNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI TẠI TRANG TRẠI LỢN ÔNG NGUYỄN THANH LỊCH XÃ BA TRẠI, BA VÌ, HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 - 2018 Thái Nguyên, năm 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN CHÍNH TÙNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU GOM VÀ XỬ LÝCHẤT THẢI CHĂN NUÔI TẠI TRANG TRẠI LỢN ÔNG NGUYỄN THANH LỊCH XÃ BA TRẠI, BA VÌ, HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Lớp : 46 KHMT N01 Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 - 2018 Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Lương Văn Hinh Thái Nguyên, năm 2018
  3. i LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của Ban Giám hiệu,Ban Chủ nhiệm Khoa Môi trường – Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên trong thời gian thực tập tốt nghiệp em đã tiến hành đề tài “đánh giá hiện trạng công tác quản lý, thu gom và sử lý phân tại trang trại của ông Nguyễn Thanh Lịch tại xã Ba Trại huyện Ba Vì Hà Nội” Để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn từNhà trường, thầy cô trong đơn vị thực tập. Đầu tiên cho em gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu Nhà trường,Khoa, các bộ môn trong Khoa và thầy cô đã giúp em có được những kiến thức bổ ích về chuyên ngành Khoa học Môi trường, cũng như đã tạo điều kiện cho em được tiếp cận môi trường thực tế trong thời gian qua. Đặc biệt cho em gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáoPGS.TS . Lương VănHinh trong thời gian viết luận văn,em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy,thầy đã giúp em bổ sung và hoàn thiện những lý thuyết còn thiếu cũng như việc áp dụng những kiến thức đó vào thực tế trong đơn vị thực tập để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể gia đình,bạn bè đã hết lòng động viên,giúp đỡ tạo điều kiện cả về mặt vật chất và tinh thần cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian,điều kiện tiếp cận và kiến thức kinh nghiệm của bản thân,bài khóa luận này không tránh khỏi những khiếm khuyết, em rất mong nhận được sự giúp đỡ của thầy cô và người đọc để có thể hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên,ngày 31 tháng 1 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Chính Tùng
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng lợn phân theo các vùng của Việt Nam 13 Bảng 2.2. Số lượng lợn qua các năm 15 Bảng 2.3. Sản lượng thịt hơi qua các năm 16 Bảng 2.4. Số lượng lợn qua các năm 18 Bảng 2.5.Số lượng lợn thịt qua các năm 20 Bảng 2.6. Một số thành phần vi sinh vật trong chất thải rắn chăn nuôi lợn 23 Bảng 2.7. Khối lượng phân và nước tiểu gia súc thải ra trong một ngày đêm 24 Bảng 2.8. Khối lượng phân và nước tiểu gia súc thải ra trong một ngày đêm 25 Bảng 2.9. Một số thành phần vi sinh vật trong chất thải rắn chăn nuôi lợn 26 Bảng 4.1. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn của trang trại 34 Bảng 4.2. Quy mô chăn nuôi tại các trang trại ở huyện Ba Vì 35 năm 2017 35 Bảng 4.3. Kết quả phân tích lần một các chỉ tiêu trước và sau xử lý bằng bể biogas được lấy ngày 16/10/2017(thí nghiệm lần 1) 38 Bảng 4.4. Kết quả phân tích lần hai các chỉ tiêu trước và sau xử lý bằng bể biogas lần 2. 39 Bảng 4.5. Kết quả phân tích lần hai các chỉ tiêu trước và sau xử lý bằng bể biogas được lấy ngày 16/10/2017( thí nghiệm lần 3) 40 Bảng 4.6 kết quả phân tích các chỉ tiêu trong nước thải tại hố gas cuối cùng ( báo cáo giám sát môi trường định kỳ 6 tháng đầu năm) 41 Bảng 4.7.Phương pháp xử lý và sử dụng chất lỏng tại các hệ thống của trại và một trang trại trên địa bàn huyện. 42 Bảng 4.8. Nhận thức của người dân về việc xử lý chất thải chăn nuôi 44 Bảng 4.9. Ảnh hưởng của mùi từ trang trại 45 Bảng 4.10. Ảnh hưởng của tiếng ồn từ trang trại 45
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Mô hình quản lý chất thải rắn chăn nuôi trên thế giới 12 Hình 4.1 bản đồ hành chính huyện Ba Vì 31 Hình 4.2. Sơ đồ xử lý nước thải theo mô hình bãi lọc trồng cây Error! Bookmark not defined. – hồ sinh học. Error! Bookmark not defined. Hình 4.3.Mô hình các bước xử lý nước thải của DEWATS. Error! Bookmark not defined.
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Tiếng Việt BOD5 Nhu cầu oxy để vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ trong nước COD Nhu cầu oxy để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước DO Độ oxy hòa tan FAO Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc GDP Tổng sản phẩm thu nhập quốc dân Tổ chức mô hình Quốc Tế để phát triển chính sách trong tiêu thụ IMPACT nông sản LMLM Lở mồm long móng NĐCP Nghị định Chính phủ QCVN Quy chuẩn Việt Nam QCVN24 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải TCC Tiêu chuẩn cho phép UBNN Ủy ban nhân dân VAC Mô hình Vườn – Ao- Chuồng WHO Tổ chức y tế thế giới
  7. v MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3 Ý nghĩa của đề tài 3 1.4 Yêu cầu của đề tài 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.1.1. Cơ sở lý luận 4 2.1.2. Cơ sở pháp lý 5 2.2. Tổng quan tình hình chăn nuôi trên thế giới và Việt Nam 7 2.2.1. Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới 7 2.2.2. Hiện trạng chăn nuôi lợn ở Việt Nam 9 2.3 Hiện trạng quản lý, thu gom và xử lý chất thảitrong chăn nuôi lợn 11 2.3.1. Hiện trạng quản lý, thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi lợn trên Thế giới 11 2.3.2. Hiện trạng quản lý, thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi lợn ở Việt Nam 13 2.3.3 Tình hìnhquản lý, thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi lợn của tp Hà Nội 23 2.3.4. Một số thành phần vi sinh vật trong chất thải rắn có trong chăn nuôi 24
  8. vi PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 29 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 29 3.1.1 Đối tượng 29 3.1.2 phạm vi nghiên cứu 29 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 29 3.3. Nội dung thực hiện 29 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu 29 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi 29 3.4.2 P hương pháp nghiên cứu 29 3.4.3. Phương pháp tham khảo, kế thừa các loại tài liệu liên quan đến đề tài . 30 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Ba Vì 31 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 31 4.2 Kinh tế - Xã hội 32 4.2.1. Kinh tế Error! Bookmark not defined. 4.2.2 Xã hội 33 4.3. Tình hình quản lý thu gom và sử lý chất thải chăn nuôi của trang trại ông Nguyễn Thanh Lịch 34 4.3.1.Đặc điểm tình hình chăn nuôi lợn và mô hình chăn nuôi lợn của trang traị ông Nguyễn Thanh Lịch 34 4.3.2. Tinh hình quản lý thu gom và sử lý chất thải chăn nuôi của Trang trại ông Nguyễn Thanh Lịch 36 4.3.3. Đánh giá chất lượng nước thải và thực trạng xử lý chất thải, nước thải tại trại ông Nguyễn Thanh Lịch huyện Ba Vì Hà Nội 37 4.4 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng của các chất thải đến môi trường xung quanh 43 4.4.1. Đánh giá các yếu tố xã hội 43 4.4.2. Ảnh hưởng từ trang trại đến sức khỏe người dân 45
  9. vii 4.5 Đề xuất giải pháp công tác thu gom và xử lý chất thải ở Trang trại ông Nguyễn Thanh Lịch 46 4.5.1. Biện pháp luật chính sách Error! Bookmark not defined. 4.5.2 Biện pháp công nghệ 47 4.5.3 Biện pháp tuyên truyền giáo dục 49 4.5.4 Biện pháp quản lý, quy hoạch 49 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51 5.1. Kết luận 51 5.2. Kiến nghị 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một nước có tỷ lệ phát triển nông nghiệp cao, chiếm hơn 70% trong tổng sản phẩm quốc dân (GDP). Trước đây, nghề trồng cây lương thực đóng góp đa số cho ngành nông nghiệp nước ta.Và hiện nay, việc gia tăng sản lượng thực phẩm từ chăn nuôi gia súc cũng đã đem lại những bước tiến mới trong nông nghiệp. Nó đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, từ trồng trọt sang chăn nuôi, đồng thời cải thiện đáng kể đời sống kinh tế của nông dân.Tuy nhiên, việc phát triển các hoạt động chăn nuôi gia súc,gia cầm tự phát một cách tràn lan,ồ ạt trong điều kiện người nông dân thiếu vốn,thiếu hiểu biết đã làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt với chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ, thiếu quy hoạch, nhất là các vùng dân cư đông đúc đã gây ra ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây nên chủ yếu từ các nguồn chất thải rắn, chất thải lỏng, bụi, tiếng ồn, xác gia súc, gia cầm chết chôn lấp, tiêu hủy không đúng kỹ thuật. Đối với các cơ sở chăn nuôi, các chất thải gây ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng trực tiếp với sức khỏe con người, làm giảm sức đề kháng vật nuôi, tăng tỷ lệ mắc bệnh và chi phí phòng chi bệnh, giảm năng suất và hiệu quả kinh tế, sức đề kháng của gia súc,gia cầm giảm sút sẽ là nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì trên 50 bệnh truyền nhiễm có nguồn gốc từ phân người và gia súc.Hiện nay tỷ lệ các bệnh dịch từ gia súc, gia cầm đang gia tăng ở nhiều nước trên thế giới.Nếu vấn đề này không được giải quyết triệt để sẽ gây ô nhiễm môi trường và tác động nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng đặc biệt là những người trực tiếp chăn nuôi gia súc, gia cầm. Vì vậy, WHO khuyến cáo phải có các giải pháp tăng cường việc làm trong sạch môi trường chăn nuôi, kiểm soát, xử lý chất thải,
  11. 2 giữ vững được an toàn sinh học, tăng cường sức khỏe các đàn giống.[16] Việt Nam là nước có nền nông nghiệp đang phát triển mạnh mẽ, tỷ lệ các hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày càng nhiều, hơn nữa tỷ lệ các trang trại cũng ngày một gia tăng. Các chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường do vi sinh vật ( các mầm bệnh truyền nhiễm ), có thể là nguồn truyền nhiễm của nhiều bệnh ra môi trường và cộng đồng, đặc biệt là một số bệnh có khả năng lây nhiễm cho con người cao như: Cúm lợn, tai xanh, lở mồm long móng, ỉa chảy nếu như không được xử lý đúng quy trình vệ sinh và đảm bảo an toàn. Huyện Ba Vì là huyện đông dân cư, cơ cấu phát triển kinh tế nông nghiệp ở mức cao, chủ yếu trong đó việc phát triển chăn nuôi đàn gia súc đang được bà con nhân dân áp dụng vào phát triển kinh tế hộ gia đình. Tuy vậy, các chất thải rắn như phân gia súc, chất độn chuồng, thức ăn thừa và nước thải từ hoạt động chăn nuôi không được xử lý hoặc chỉ xử lý sơ bộ rồi thải ra môi trường đã gây tác động xấu đến nguồn nước, đất, không khí và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người chăn nuôi gia súc nói riêng và các hộ dân cư xung quanh nói chung. Xuất phát từ thực tế đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng công tác quản lý, thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi lợn tại Trang trại lợn ông Nguyễn Thanh Lịch, xã Ba Trại, huyện Ba Vì, Hà Nội”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. mục tiêu chung - Đánh giá hiện trạng công tác quản lý, thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi lợn tại Trang trại lợn ông Nguyễn Thanh Lịch, xã Ba Trại, huyện Ba Vì, Hà Nội 1.2.2. mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu đặc điểm hình hình chăn nuôi lợn của trang trại ông Nguyễn Thanh Lịch
  12. 3 - Đánh giá công tác quản lý và thu gom sử lý chất thải chăn nuôi lợn của trang trại ông Nguyễn Thanh Lịch. - Đánh giá ảnh hưởng của chất thải từ các trang trại lợn đến con người và môi trường. - Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong các trang trại chăn nuôi lợn trong điều kiện thực tế ở địa phương. 1.3. Ý nghĩa của đề tài Ý nghĩa khoa học: Nghiêm cứu sẽ đánh giá một phần hiện trạng ngành chăn nuôi lợn tại Xã Ba Trại Huyện Ba Vì. Đề tài nhằm vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, góp phần nâng cao hiểu biết về công tác quản lý và xử lý ô nhiễm môi trường cho các hộ chăn nuôi.Đồng thời kết quả nghiên cứu còn phục vụ cho việc học tập và kết quả nghiêm cứu sau này. Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, và đề xuất những giải pháp để cải thiện cảnh quan môi trường cho khu vực Xã Ba Trại Huyện Ba Vì và nâng cao chất lượng môi trường sống cho cộng đồng dân cư. 1.4. Yêu cầu của đề tài - Các số liệu điều tra phải chính xác, khách quan và đáng tin cậy. - Nội dung nghiêm cứu phải thực hiện được các mục tiêu đề ra. - Giải pháp phải khả thi, đáp ứng các yêu cầu về xử lý ô nhiễm môi trường của khu vực.
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Cơ sở lý luận Chăn nuôi lợn đóng vai trò chủ yếu trong phát triển ngành chăn nuôi của Việt Nam.Trong 5 năm gần đây, sản lượng thịt lợn chiếm khoảng 76% sản lượng thịt hơi các loại. Chăn nuôi lợn của Việt Nam trong những năm qua đã góp phần chủ đạo vào việc đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng cho người dân, đặc biệt là người dân ở các vùng nông thôn Việt Nam. Với những đặc điểm riêng có, chăn nuôi lợn là hoạt động sản xuất có thể tận dụng được lao động và thức ăn thừa góp phần tiết kiệm chi phí và tăng một phần thu nhập cho gia đình, cho nên hoạt động chăn nuôi này chính là loại hình chăn nuôi phổ biến nhất trong các loại hình chăn nuôi ở Việt Nam hiện nay. Đối với các hộ gia đình sản xuất nhỏ, chăn nuôi lợn là hoạt động chính để tiết kiệm thức ăn thừa, lao động nhàn rỗi, tạo nguồn phân bón hữu cơ cho ngành trồng trọt và cải tạo chất đất, tăng sức sản xuất cho đất nông nghiệp. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, chăn nuôi lợn với quy mô lớn sẽ là biện pháp hiệu quả để tiết kiệm chi phí mua chất đốt và điện thắp sáng nhờ sử dụng khí Biogas từ chăn nuôi lợn. Mặt khác, theo báo cáo của tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) cho thấy ngành chăn nuôi đã và đang gây ra những vấn đề về môi trường nghiêm trọng như thoái hóa đất, biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, gây thiếu nước, ô nhiễm nguồn nước, mất đa dạng sinh học. Tổng diện tích cho ngành chăn nuôi chiếm 26% thêm vào đó là 33% diện tích đất trồng trọt được dành để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Vì vậy việc mở rộng chăn nuôi dẫn dến mất rừng làm cho đất bị sói mòn vào mùa mưa và khô hạn vào mùa khô.
  14. 5 Trong quá trình chăn nuôi lượng khí CO2 thải ra chiếm 9% toàn cầu và lượng khí CH4 (một loại khí có khả năng gây hiệu ứng nhà kính cao gấp 23 lần CO2) chiếm 37%. Qúa trình chăn nuôi còn tạo ra 65% lượng khí NOX (có khả năng gây hiệu ứng nhà kính cao gấp 296 lần CO2 ) và tạo ra khoảng 2/3 tổng lượng phát thải khí NH3, nguyên nhân chính gây mưa axit phá hủy các hệ sinh thái. Ngoài ra ngành chăn nuôi còn làm giảm lượng nước bổ sung cho các mạch nước ngầm do mất rừng và đất bị thoái hóa, chai cứng giảm khả năng thẩm thấu. Tất cả các tác động tiêu cực của ngành chăn nuôi đến môi trường dẫn đến kết quả tất yếu là làm suy giảm đa dạng sinh học. Vì vậy hoạt động của các trang trại chăn nuôi phải được quản lý và có biện pháp sử lý chất thải phù hợp. 2.1.2. Cơ sở pháp lý Công tác quản lý nhà nước về môi trường phải được dựa trên các văn bản pháp luật, pháp quy của cơ quan quản lý nhà nước. Từ năm 1993 đã có các văn bản chính về quản lý và bảo vệ môi trường, đó là: - Luật Bảo vệ môi trường 2014 số 55/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 thay thế luật bảo vệ môi trường 2005. - Nghị định 18/2015/ NĐ-CP quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đáng giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 01/04/2015. - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 01/04/2015. - Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thay thế nghị định số 179/2013/NĐ-CP (phần phụ lục) và số 81/2006/NĐ-CP với mức phạt tăng lên nhiều lần có hiệu lực từ ngày 01/02/2017.
  15. 6 - Nghị quyết 41/NQ-TU của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. - Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế thải. - Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh,dịch vụ. - Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT-BNN-TCTK ngày 26/03/2000 của liên Bộ Nông nghiệp và Tổng Cục Thống kê. Quy định về tiêu chí đánh giá quy mô của một trang trại chăn nuôi. - Thông tư 07/2016/TT – BNNPTNT Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban hành. - QCVN 40: 2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (thay thế TCVN 5945: 2005). - QCVN 62-MT: 2016/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi có hiệu lực thi hành từ ngày 15/06/2016. - QCVN 38: 2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh. - QCVN 09: 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. - QCVN 01-12: 2009/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Thức ăn chăn nuôi - Hàm lượng kháng sinh, hóa dược, vi sinh vật và kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp. - QCVN 01-14: 2010/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện trang trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học.
  16. 7 2.2. Tổng quan tình hình chăn nuôi trên thế giới và Việt Nam 2.2.1. Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới Một cuộc cách mạng đang diễn ra đối với ngành nông nghiệp trên toàn cầu,mang những thông điệp rõ ràng về y tế cộng đồng,sinh kế và môi trường.Gia tăng dân số,đô thị hóa và thu nhập tăng ở các nước đang phát triển đã dấn đến nhu cầu to lớn về thực phẩm có nguồn gốc động vật. Những thay đổi trong khẩu phần thức ăn của nhiều triệu người có thể cải thiện đáng kể cuộc sống của nhiều người nghèo trong nông thôn. *Sự chuyển đổi tiêu dùng và sản xuất Không giống như “Cách mạng xanh” được điều khiển bởi nguồn cung ứng”,“Cách mạng chăn nuôi”được điều khiển bởi nhu cầu. Vào đầu những năm 1970 và giữa những năm 1990, khối lượng thịt được tiêu dùng ở các nước đang phát triển đã tăng lên gần ba lần, bằng lượng thịt tiêu thụ ở các nước đã phát triển.Tiêu thụ ở nhóm các nước đang phát triển nhanh hơn ở giai đoạn thứ hai của thời kỳ này, và châu Á thực sự nổi lên là một đô thị trường dẫn đầu về têu thụ thịt trong khu vực. Dự báo đến năm 2020, tỉ lệ tăng trước đối với sản lượng thịt trong ngành chăn nuôi sẽ đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ thịt ở hầu hết các khu vực trên thế giới.Sản lượng thịt sẽ tăng khoảng 4 lần ở các nước đang phát triển,sẽ tăng nhanh như các nước đã phát triển.Các nước đang phát triển vào năm 2020 sẽ sản xuất 60% lượng thịt và 52% lượng sữa trên thế giới.Trung Quốc sẽ đáp đứng đầu về sản lượng thịt và Ấn Độ dẫn đầu về sản xuất sữa.[15] *Chăn nuôi và người nghèo Khi nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi tăng lên sẽ kéo theo sức mua của người nghèo cung tăng theo. Có một thực tế là người nghèo ở nông thôn và nông dân không có đất, đặc biệt là phụ nữ, sẽ có mức thu nhập cao hơn từ chăn nuôi hộ so với người dân bình thường. Ngoài ra, chăn nuôi còn cung cấp cho người nghèo một lượng phân bón và nguồn năng lượng nhỏ, đi
  17. 8 cùng với cơ hội khai thác các khu chăn thả, xây dựng và tiết kiệm thêm, cũng như đa dạng hóa thu nhập. Cách mạng chăn nuôi có thể trở thành một phương tiện chủ yếu để giảm nghèo trong 20 năm tới *Môi trường bền vững và sức khỏe cộng đồng Các rủi ro lớn hơn cho sức khỏe con người xuất phát từ các sản phẩm chăn nuôi ở các nước đang phát triển bắt nguồn từ các bệnh có nguồn gốc động vật, như cúm gia cầm khuẩn Salmonella, nhiễm khuẩn từ việc sử dụng không an toàn các loại thực phẩm, các loại thuốc trừ sâu và tồn dư thuốc kháng sinh ở chuỗi thức ăn trong quá trình sản xuất. Ảnh hưởng của cách mạng chăn nuôi đến môi trường luôn là những điều băn khoăn lo lắng. Chăn nuôi cung cấp phân bón và nước thải chăn nuôi để duy trì thâm canh trong sản xuất cây trồng.Chăn nuôi quy mô lớn ở các khu vực ngoại thành là cần thiết để đáp ứng nhu cầu thịt và sữa cho các thành phố, nhưng sẽ dẫn đến sự bạc màu của các cánh đồng trồng cỏ và vấn đề ô nhiễm môi trường. Các chính sách cũng khuyến khích chăn nuôi tập trung và giảm thiểu chặt phá rừng để trồng trọt nhằm bảo vệ người sản xuất và tiêu dùng khỏi phải trả giá cho sự xuống cấp của môi trường. *Các kết luận về chính sách - Chăn nuôi quy mô nhỏ phải liên kết chặt chẽ với các nhà giết mổ chế biến và các nhà tiếp thị đối với các sản phẩm dễ bị hư hỏng. Nhóm người nghèo khó có thể tiếp cận các nguồn vay vốn để sản xuất như tín dụng và các thiết bị làm lạnh, kiến thức và thông tin về cách thức ngăn ngừa nhiễm khuẩn. - Chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho sự sát nhập các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ để sản xuất hàng hóa bằng cách sửa đổi những bất cập trong chính sách phát sinh từ các mô hình kinh tế ảo, như các trợ cấp cho tín dụng và đất chăn thả quy mô lớn. Thiết lập mối quan hệ đối tác giữa các khu vực chăn nuôi công và tư nhân để phát triển các công nghệ và tích lũy kinh nghiệm sản xuất
  18. 9 nhằm giảm thiểu rủi ro sự lan truyền dịch bệnh từ vật nuôi sang người - Cần phải phát triển các cơ chế điều chỉnh để giải quyết các vấn đề tồn tại về sức khỏe va môi trường phát sinh trong quá trình chăn nuôi. Cần phải có các quy định bắt buộc đối với các cơ sở chăn nuôi để áp dụng các công nghệ để bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.Trên hết, những người chăn nuôi quy mô nhỏ cần phải nắm bắt lấy cơ hội. Thiếu sự thực thi trong chính sách sẽ không thể dừng được cuộc cách mạng trong chăn nuôi, nhưng chính sách đó sẽ ít có lợi cho sự tăng trưởng, cho xóa đói giảm nghèo, và phát triển bền vững ở các nước đang phát triển.[1]. 2.2.2. Hiện trạng chăn nuôi lợn ở Việt Nam Tốc độ tăng dân số và quá trình độ thị hóa ở Việt Nam đã làm giảm diện tích đất nông nghiệp. Để đản bảo an ninh lương thực và thực phẩm, biện pháp duy nhất là thâm canh chăn nuôi trong đó chăn nuôi lợn là một thành phần quan trọng trong định hướng phát triển. Theo ước tính của Tổng Cục Thống Kê, tổng số lợn của cả nước năm 2016 đạt khoảng 28,3 triệu con, tăng 3,9% so với năm 2015.tuy nhiên hiện nay tình hình chăn nuôi lợn khá phức tạp do thị trường tiêu thụ bên Trung Quốc không ổn định vì vậy giá cả gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi. Quy mô chăn nuôi của hộ. Tính đến thời điểm 01/07/2016 cả nước có trên 4,13 triệu hộ có chăn nuôi lợn, giảm 2,2 triệu hộ (gần 35%) so với năm 2011, tính đến ngày 1/10/2017đạt 27,4 triệu con, giảm 5,7%, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 3,7 triệu tấn, tăng 1,9% Số hộ chăn nuôi lợn giảm chủ yếu ở nhóm hộ chăn nuôi quy mô nhỏ - nuôi dưới 10 con: Cả nước có 3,6 triệu hộ nuôi dưới 10 con, giảm 2,2 triệu hộ (-38,5%) so với năm 2011. Số hộ nuôi từ 10 đến 49 con tăng 3,4%; Đặc biệt đã có trên 32 nghìn hộ nuôi từ 50 con trở lên tăng gần 80% so với năm 2011. Tuy nhiên, đến năm 2017, số hộ nuôi nhỏ lẻ, quy mô nhỏ (từ 1-5 con) còn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số hộ có chăn nuôi lợn ở nước ta (77,5%).[16] Chăn nuôi lợn nước ta đang có sự chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang
  19. 10 quy mô lớn. 2.2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn của ngành chăn nuôi ở Việt Nam. Định hướng phát triển chăn nuôi tại Việt Nam a) Thuận lợi Trong thời gian gần đây, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Ngoài Luật môi trường, nhiều văn bản của Chính phủ, các bộ ngành đã được ban hành phục vụ công tác bảo vệ môi trường.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quan tâm tới công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động của ngành thú y. Hệ thống thú y Trung ương và các tỉnh thành phố có mối quan hệ chặt chẽ với các trường đại học, các viện nghiêm cứu, các cơ quan trong và ngoài ngành trong các hoạt động chăn nuôi nói chung và bảo vệ môi trường nói riêng. Dựa trên nguồn nguyên liệu là phụ phẩm của ngành thủy sản.Diện tích đất hoa màu cho chăn nuôi khá ổn định. Hàng năm có từ 13-14 nghìn tấn bột cá làm thức ăn cho chăn nuôi. Nguồn thức ăn tổng hợp do ngành công nghiệp chế biến thức ăn gia súc sản xuất, tạo điều kiện cho chăn nuôi công nghiệp phát triển mạnh. Áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật trong công tác lai giống, tạo ra nhiều giống mới cho năng suất, chất lượng tốt. Thị trường tiêu thụ được mở rộng do chất lượng cuộc sống được nâng cao. b) Khó khăn Việt Nam có thế mạnh về ngành trồng trọt, là một trong những quốc gia hàng đầu xuất khẩu gạo, cà phê, hồ tiêu, hạt điều những cây trồng làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi như ngô đậu tương lại rất thiếu, phải nhập khẩu với giá thành cao nên chi phí đầu vào cho chăn nuôi cao hơn rất nhiều lần so với khu vực và thế giới.
  20. 11 Nước thải chất thải nhiều nơi không được xử lý, gây ô nhiễm môi trường. Số lượng gia súc, gia cầm tăng nhanh song song với việc gia tăng lưu thông, vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm của chúng từ vùng này sang vùng khác khiến cho tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, dịch bệnh xảy ra ở nhiều nơi trong khi ở nhiều địa phương công tác bảo vệ môi trường chưa được quan tâm thực sự. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật về công tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh sản xuất thuốc đã được bổ sung nhưng còn thiếu và bất cập. Việc tuyên truyền phổ biến các văn bản luật chưa kịp thời, sâu rộng và sự thực thi chưa được triệt để. c) Định hướng phát triển ngành chăn nuôi tại Việt Nam Trong số các nước thuộc khối ASEAN, Việt Nam là nước chịu áp lực về đất đai lớn nhất. Tốc độ tăng dân số và quá trình độ thị hóa đã làm giảm diện tích đất nông nghiệp. Để đảm bảo về an toàn lương thực và thực phẩm, biện pháp duy nhất là thâm canh chăn nuôi trong đó chăn nuôi lợn là một thành quan trọng trong định hướng phát triển. Theo "Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020" thì: - Phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa, từng bước đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.[15] 2.3 Hiện trạng quản lý, thu gom và xử lý chất thảitrong chăn nuôi lợn 2.3.1. Hiện trạng quản lý, thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi lợn trên Thế giới Việc xử lý chất thải chăn nuôi lợn đã được nghiên cứu triển khai ở các nước phát triển từ cách đây vài chục năm. Các nghiên cứu của các tổ chức và các tác giả như (Zhang và Felmann, 1997), (Boone và cs, 1993; Smith và Frank, 1988), (Chynoweth và Pullammanappalli, 1996; Legrand, 1993; Smith và cs, 1988; Smith và cs, 1992), ( Chynoweth, 1987; Chynoweth và Isaacson,
  21. 12 1987) Các công nghệ áp dụng cho xử lý nước thải trên thế giới chủ yếu là các phương pháp sinh học Trang trại lớn quy mô công nghiệp Cơ sở chăn nuôi quy mô quy mô nhỏ lẻ Hệ thống Nuôi thả, nuôi trên sàn chuồng hở Kho chứa chất Bể chứa, hồ chứa nước thải, thải rắn hệ thống xử lý yếm khí, bể biogas dung tích lớn Kênh mương tiếp nhận nước Ủ phân compost thải Ruộng, cánh đồng Dòng nước thải Dòng chất thải rắn Hình 2.1. Mô hình quản lý chất thải rắn chăn nuôi trên thế giới Tại các nước phát triển việc áp dụng phương pháp sinh học trong xử lý nước thải chăn nuôi đã được nghiên cứu, ứng dụng và cải tiến trong nhiều năm qua. Tại Hà Lan, nước thải chăn nuôi được xử lý bằng công nghệ SBR qua 2 giai đoạn: giai đoạn hiếu khí chuyển hóa thành phần hữu cơ thành CO2, nhiệt
  22. 13 năng và nước, amoni được nitrit hóa và/hoặc khí nitơ; giai đoạn kỵ khí xảy ra quá trình đề nitrat thành khí nitơ. Phốtphat được loại bỏ từ pha lỏng bằng định lượng vôi vào bể sục khí (Willers et al, 1994). Tại Tây Ban Nha, nước thải chăn nuôi được xử lý bằng quy trình VALPUREN (được cấp bằng sáng chế Tây Ban Nha số P9900761). Đây là quy trình xử lý kết hợp phân hủy kỵ khí tạo hơi nước và làm khô bùn bằng nhiệt năng được cấp bởi hỗn hợp khí sinh học và khí tự nhiên.[15] 2.3.2. Hiện trạng quản lý, thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi lợn ở Việt Nam 2.3.2.1. Công tác quản lý và thu gom chất thải chăn nuôi lợn Khi còn chăn nuôi nhỏ lẻ, kết hợp với việc sử dụng nước thải từ chăn nuôi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp thì chất thải chăn nuôi từ các hộ gia đình gần như không phải là mối hiểm họa đối với môi trường. Tuy nhiên, khi chăn nuôi chuyển sang hình thức tập trung theo quy mô lớn thì còn rất nhiều trang trại chăn nuôi lợn, bò hàng ngày thải ra một lượng lớn chất thải không được xử lý và đổ trực tiếp vào các hệ thống thoát nước, kênh mương trong vùng làm cho nhiều hộ gia đình không có nước sinh hoạt (nước giếng trong vùng có váng, mùi hôi tanh), tỷ lệ người dân bị mắc bệnh tiêu chảy, mẫn ngứa và ghẻ lở cao. Ô nhiễm do chất thải chăn nuôi không chỉ ảnh hưởng nặng tới môi trường sống khu dân cư mà còn gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, tài nguyên đất và ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất chăn nuôi.[16] Trong hơn 20 năm qua, từ năm 1997 đến nay, dịch lở mồm long móng trên gia súc đã diễn ra thường xuyên và đến nay vẫn chưa được khống chế triệt để . Từ năm 2007 đã bùng phát hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (bệnh tai xanh- PSSR) trên lợn, gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi, gây mất an toàn thực phẩm và còn có nguy cơ lây nhiễm sang người nguy hiểm không kem bệnh cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng. Bảng 2.1. Số lượng lợn phân theo các vùng của Việt Nam
  23. 14 Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Cả nước 26,701,598 27,627,729 27,373,149 27,055,5 26,494,0 Đồng Bằng Sông 6,971,850 7,095,707 6,946,505 7,092,1 6,855,2 Hồng Đông Bắc 4,988,258 5,289,789 5,495,255 4,952 4,915 Tây Bắc 1,301,479 1,375,584 1,461,496 1,473 1,432 Bắc Trung Bộ 3,551,052 3,445,825 3,287,506 3,047 2,908 Duyên Hải Nam 2,000,169 2,099,099 1,938,072 5,253,5 5,084,9 Trung Bộ Tây Nguyên 1,557,225 1,636,052 1,633,125 1,711,7 1,704,1 Đông Nam Bộ 2,704,575 2,954,846 2,812,361 2,801,4 2,780,0 Đồng Bằng Sông 3,629,990 3,730,827 3,798,830 3,772,5 3,772,9 Cửu Long (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2016) Ngành chăn nuôi lợn vẫn chiếm ưu thế trong việc cung cấp ổn định các sản phẩm về thịt với biểu hiện là số lượng đàn lợn ít biến động từ năm 2011- 2016, Đồng Bằng Sông Hồng (ĐBSH) là vùng tập trung nhiều các trang trại chăn nuôi lớn với khoảng 6-7 nghìn con, tiếp đến là vùng Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) với khoảng 2-3 nghìn con. Rõ rằng ngành chăn nuôi phát triển nếu không đi kèm với các biện pháp xử lý chất thải sẽ làm môi trường sống của con người xuống sấp nhanh chóng. Môi trường ô nhiễm lại tác động trực tiếp vào sức khỏe vật nuôi, phát sinh dịch bệnh, gây khó khăn trong công tác quản lý dịch bệnh, giảm năng suất không thể phát triển bền vững.[14] Phát triển chăn nuôi bền vững, nhất là chăn nuôi lợn hàng hóa như thế nào trong hoàn cảnh cuộc sống của phần lớn các hộ nông dân còn chật vật khó khăn, đại bộ phận người dân chăn nuôi theo kinh nghiệm; thiếu kiến thức chuyên môn, ít quan tâm về thông tin thị trường, nếu có thì thiếu cụ thể; hiểu
  24. 15 biết về sản xuất hàng hóa chưa trở thành tiềm thức; kinh tế phát triển chưa đồng đều giữa các vùng, là những rào cản trong chăn nuôi lợn hàng hóa hiện nay. [9] và đôi khi là xác chết gia súc, gia cầm. Kết quả điều tra hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi cho thấy 100% số cơ sở chăn nuôi đều chưa tiến hành xử lý chất thải rắn trước khi chuyển ra ngoài khu vực chăn nuôi. Các cơ sở này chỉ có khu vực tập trung chất thải ở vị trí cuối trại, chất thải được thu gom và đóng bao tải để bán cho người tiêu thụ làm phân bón hoặc nuôi cá. Các bao tải này được tái sử dụng nhiều lần, không được vệ sinh tiêu độc nên nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và lây nhiễm lan truyền dịch bệnh từ trang trại này sang trang trại khác rất cao. Đối với phương thức nuôi lợn trên sàn bê tông phía dưới là hầm thu gom thì không thu được chất thải rắn. Toàn bộ chất thải, bao gồm phân, nước tiểu, nước rửa chuồng được hòa lẫn và dẫn về bể biogas. Kết quả điều tra cho thấy hệ thống xử lý nước thải tại các trang trại trên là: Nước thải→ bể Biogas→ Ao sinh học→ thải ra môi trường, hầu hết các trang trại chăn nuôi lợn khác cũng có sơ đồ xử lý như trên.[ 19] * Hiện trạng chăn nuôi của TP Hà Nội Tính đến đầu năm 2017, thủ đô có 1,8 triệu con lợn, tăng 16,9%; đàn bò có 135 nghìn con; đàn gia cầm có 28,8 vạn con thuộc top đầu cả nước. Do chăn nuôi phát triển đã nâng tổng giá trị sản phẩm chăn nuôi lên 45,7% trong tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống và giải quyết việc làm cho nông dân. Đa số các trang trại, gia trại nằm xen kẽ trong các khu dân cư, có quỹ đất nhỏ, hẹp, không đủ diện tích để xây dựng các công trình bảo vệ môi trường đảm bảo xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép; không đảm bảo khoảng cách vệ sinh đến các khu dân cư. Bảng 2.2. Số lượng lợn qua các năm (Đơn vị: Nghìn con) Năm Cả Nước Hà Nội Tỷ Lệ(%)
  25. 16 2012 26.494,0 1.377,1,0 5,20 2013 26.264,4 1.380,1 5,25 2014 26.761,4 1.420,5 5,31 2015 27.750,7 1.498,3 5,37 2016 25.650,4 1.589,9 6,20 (Nguồn: Tổng cục thống kê 2016) Bảng 2.3. Sản lượng thịt hơi qua các năm (Đơn vị: tấn) Năm Cả Nước Hà Nội 2012 3160,0 164,32 2013 3228,7 169,51 2014 3351,2 177,95 2015 3491,6 129,19 2016 3664,6 227,21 (Nguồn: Tổng cục thống kê 2016) Việc tổ chức lại sản xuất chăn nuôi theo chuỗi giá trị, chuỗi ngành hàng, thông qua liên kết từ hộ sản xuất con giống tới họ nuôi đàn thương phẩm, sẽ giúp chủ động về số lượng cũng như chất lượng con giống từ hộ chăn nuôi với nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi sẽ góp phần hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi 7-9%, do không phải thông qua đại lý mà các cấp từ hộ chăn nuôi thương phẩm tới người tiêu dùng mà không phải qua khâu thương lái ép giá sẽ giảm giá thành sản phẩm chăn nuôi 8-15%. Thực tế hiện nay, giá thành sản xuất 1kg chăn nuôi của nước ta cao hơn nhiều so với một số nước trên thế giới là do ta chưa sử dụng công nghệ cao trong chăn nuôi và giá thức ăn cũng cao hơn so với thế giới từ 15-20%. 2.3.2.2. Công tác xử lý chất thải chăn nuôi lợn a) Hiện trạng chăn nuôi lợn ở Việt Nam
  26. 17 Khi còn chăn nuôi nhỏ lẻ, kết hợp với việc sử dụng nước thải từ chăn nuôi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp thì chất thải chăn nuôi từ các hộ gia đình gần như không phải là mối hiểm họa đối với môi trường. Tuy nhiên, khi chăn nuôi chuyển sang hình thức tập trung theo quy mô lớn thì còn rất nhiều trang trại chăn nuôi lợn, bò hàng ngày thải ra một lượng lớn chất thải không được xử lý và đổ trực tiếp vào các hệ thống thoát nước, kênh mương trong vùng làm cho nhiều hộ gia đình không có nước sinh hoạt (nước giếng trong vùng có váng, mùi hôi tanh), tỷ lệ người dân bị mắc bệnh tiêu chảy, mẫn ngứa và ghẻ lở cao. Ô nhiễm do chất thải chăn nuôi không chỉ ảnh hưởng nặng tới môi trường sống khu dân cư mà còn gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, tài nguyên đất và ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất chăn nuôi. Các hoạt động gây ô nhiễm . Ngành chăn nuôi lợn vẫn chiếm ưu thế trong việc cung cấp ổn định các sản phẩm về thịt với biểu hiện là số lượng đàn lợn ít biến động từ năm 2011-2016, Đồng Bằng Sông Hồng (ĐBSH) là vùng tập trung nhiều các trang trại chăn nuôi lớn với khoảng 6-7 nghìn con, tiếp đến là vùng Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) với khoảng 2-3 nghìn con. Phân lợn ẩm ướt và hôi thối nên khó thu gom và vận chuyển, phân lợn là phân “nóng” khó sử dụng, hiệu quả không cao và có thể làm mất năng suất hoặc làm chết cây trồng (sầu riêng mất mùi, nhãn mất ngọt ). Theo điều tra tình hình quản ly chất thải chăn nuôi một số huyện TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận chỉ có 6% số hộ chăn nuôi lợn có bán phân cho các đối tượng sử dụng để nuôi cá và làm phân bón, khoảng 29% số hộ chăn nuôi lợn sử dụng phân cho bể biogas và 9% số hộ dùng phân lợn để nuôi cá.[6] b) Hiện trạng môi trường chăn nuôi TP hà Nội Chăn nuôi đang tạo nguồn thu nhập chính của nhiều hộ nông dân của tỉnh. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng đàn vật nuôi thì tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi cũng đang ở chiều hướng báo động. Hiện, toàn
  27. 18 tỉnh có 126 trang trại, gia trại, trong đó chủ yếu là các trang trại, gia trại chăn nuôi lợn, gà, trâu, ngựa, dê và nhím Trong đó cẩm khê là địa phương có nhiều trang trại với toàn huyện có 7 trang trại, trong đó có 2 trang trại chuyên chăn nuôi (lợn, gà), 5 trang trại tổng hợp (kết hợp chăn nuôi và trồng trọt); thu nhập bình quân từ các trang trại là 152,8 triệu đồng/năm.[7] Đa số các trang trại, gia trại nằm xen kẽ trong các khu dân cư, có quỹ đất nhỏ, hẹp, không đủ diện tích để xây dựng các công trình bảo vệ môi trường đảm bảo xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép; không đảm bảo khoảng cách vệ sinh đến các khu dân cư. Bảng 2.4. Số lượng lợn qua các năm Năm Cả Nước Hà Nội Tỷ Lệ(%) 2012 26.494,0 1.377,1,0 5,20 2013 26.264,4 1.380,1 5,25 2014 26.761,4 1.420,5 5,31 2015 27.750,7 1.498,3 5,37 2016 25.650,4 1.589,9 6,20 ( Nguồn: Thống kê chăn nuôi Việt Nam cục thống kê) So với các tỉnh trên cả nước, Hà Nội là một tỉnh có ngành chăn nuôi lợn phát triển mạnh mẽ, số lượng đàn lợn được ổn định do công tác chăm sóc và vệ sinh thú y được quan tâm chặt chẽ hơn trước. Trong 2 năm 2010 và 2011, do việc bùng phát dịch tai xanh, lở mồm long móng nên số lượng đàn lợn có xu hướng suy giảm từ hơn 665 nghìn con xuống còn hơn 658 nghìn con, nhưng tới năm 2013, đàn lợn đã tăng trở lại được hơn 667 nghìn con, do công tác tuyên truyền và dịch bệnh được người dân quan tâm nên có ý thức hơn trong việc chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường Tuy nhiên vẫn còn nhiều trang trại, gia trại chăn nuôi lợn không đảm bảo vệ sinh môi trường gây mùi hôi thối từ chất thải chăn nuôi khiến dân rất khó chịu.Đó là chưa kể chất thải từ chăn nuôi đang có nguy cơ gây ô nhiễm
  28. 19 nguồn nước, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân xung quanh[11]. Trong hoạt động chăn nuôi, chất thải chăn nuôi lợn là nguồn thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hơn các loại chăn nuôi khác. Toàn tỉnh có 126 trang trại, gia trại, thì khoảng 90% có quy mô chăn nuôi dưới 1000 con/năm; 10% còn lại có quy mô chăn nuôi trên 1000 con/năm. Theo kết quả điều tra tại thời điểm 01/10/2012 có: 544,82 nghìn con, tăng 28,18 nghìn con so với cùng kỳ năm 2011; trong đó đàn lợn thịt là 450,8 nghìn con, tăng 6,23% (tương ứng với tăng 26,45 nghìn con). Riêng năm 2012, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 63,3 nghìn tấn, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước, riêng khối chăn trại chăn nuôi chiếm khoảng 20%. Ở TP Hà Nội, 164,32 triệutấn năm 2012 đến 2016 là 227,21, tăng 62,89 triệu tấn. Cùng với việc chăn nuôi phát triển mạnh thì lượng chất thải từ các trang trại, gia trại này hầu hết được xử lý bằng hệ thống biogas nên chỉ giải quyết được vấn đề thu hồi khí sinh học để tận thu làm nhiên liệu, còn mức độ giảm thiểu ô nhiễm không đáng kể, do vậy, không giải quyết được vấn đề ô nhiễm nước và mùi hôi thối. Điều đáng lưu tâm nữa là hấu hết hệ thống biogas ở các trang trại, gia trại này đều xây dựng nhỏ hơn mức độ cần thiết nên hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm môi trường càng hạn chế, nhiều khi không có tác dụng, đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhiều trang trại có quy mô hợp tác xã cũng gây ô nhiễm môi trường gây bức xúc cho người dân sống xung quanh khu vực chăn nuôi.[7]
  29. 20 Bảng 2.5.Số lượng lợn thịt qua các năm (Đơn vị: con) Năm Cả Nước Hà Nội 2012 26.494,0 1.377,1,0 2013 26.264,4 1.380,1 2014 26.761,4 1.420,5 2015 27.750,7 1.498,3 2016 25.650,4 1.589,9 (Nguồn: Bộ NN và PTNT, 2016) Với số lượng đàn lượng tăng nhanh, việc xử lý chất thải chưa được các hộ quan tâm đúng mức, trên thực tế cho thấy công nghệ xử lý biogas không xử lý triệt để được nguồn gây ô nhiễm từ chất thải chăn nuôi, do đó rất cần có các biện pháp hỗ trợ, xử lý sau biogas. Tuy nhiên, những biện pháp hỗ trợ này cũng chỉ góp phần giảm thiểu ô nhiễm chứ chưa xử lý được triệt để các chất gây ô nhiễm đạt tiêu chuẩn cho phép [13]. Chi phí đầu tư và vận hành để xử lý triệt để các chất gây ô nhiễm rất tốn kém; các biện pháp hỗ trợ sau biogas lại cần có diện tích đất để xây dựng các ao hồ sinh học, vườn cây nhằm tận dụng nước thải làm nước tưới nên việc đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống xử lý ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận kinh doanh của các trang trại. Bởi vậy, hầu hết các chủ trang trại đều trốn tránh đầu tư đầy đủ các công trình bảo vệ môi trường cần thiết. C) Ảnh hưởng của ô nhiễm trong chăn nuôi đến con người và môi trường Mỗi năm ngành chăn nuôi gia súc gia cầm thải ra khoảng 75-85 triệu tấn chất thải đã tác động đến sức khỏe con người và môi trường trên nhiều khía cạnh: Gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nguồn nước ngầm, môi trường không khí, môi trường đất và các sản phẩm nông nghiệp. Đây chính là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh về hô hấp, tiêu hóa, do trong chất thải chăn nuôi chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh, trứng giun.
  30. 21 Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo, nếu không có biện pháp xử lý và thu gom chất thải chăn nuôi một cách thỏa đáng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, vật nuôi và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đặc biệt các virus biến thể từ các dịch bệnh như lở mồm long móng, dịch bệnh tai xanh, dịch cúm ở lợn có thể lây lan nhanh chóng và có thể cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. [15] Ô nhiễm môi trường khu vực trại chăn nuôi do sự phân hủy của các chất hữu cơ có mặt trong phân và nước thải của lợn. Sau khi chất thải ra khỏi cơ thể của lợn từ các chất khí đã lập tức bay lên, khí thải chăn nuôi bao gồm hỗn hợp nhiều loại khí trong đó có trên 40 loại gây mùi, chủ yếu là H2S và NH3. Trong điều kiện kỵ khí cộng với sự có mặt của vi khuẩn trong phân và 2- 2- nước thải xảy ra quá trình khử các ion sunphát (SO4 ) thành sunphua (S ). Trong điều kiện bình thường thì H2S là một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề về màu và mùi. Việc kiểm soát chất thải chăn nuôi là một nội dung cấp bách cần được các cấp quản lý,các nhà sản xuất và cộng đồng dân cư bắt buộc quan tâm để: hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe của con người cánh quan khu dân cư cũng như không kìm hãm sự phát triển của ngành. - Các bệnh thường gặp trong lao động nông nghiệp Hiện nay ,còn nhiều trang trại chăn nuôi lợn hàng thải ra một lượng lớn Chất thải không được xử lý và đổ trực tiếp vào hệ thống thoát nước, kênh mương làm nhiều hộ dân không có nước sinh hoạt (nước giếng trong vùng có váng,mùi hôi tanh), tỷ lệ người dân bị mắc bệnh tiêu chảy,mẫn ngứa và ghẻ lở cao.Ô nhiễm do chất thải chăn nuôi không chỉ ảnh hưởng nặng tới môi trường sống của dân cư mà còn gây ô nhiễm nguồn nước, tài nguồn nước và ảnh hưởng đến kết quả sản xuất chăn nuôi.Ô nhiễm môi trường còn làm phát sinh dịch bệnh, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi.
  31. 22 Môi trường bị ô nhiễm sẽ tác động trực tiếp vào sức khỏe con người và vật nuôi, phát sinh bệnh nguy hiểm, gay khó khăn trong công tác quản lýdịch bệnh,giảm năng suất và chất lượng của ngành chăn nuôi,ảnh hưởng tới đời sống của con người . * Các bệnh thường gặp ô nhiễm không khí nơi làm việc Các loại hơi khí đọc như amoniac (NH3), hydrosulfua (H2S),khí carbondioxyt (CO2),bụi hữu cơ vào cơ thể có biểu hiện ngứa mũi,ngứa mắt, họng,khó chịu vỉ mũi,hắt hơi,đau họng Theo nghiêm cứu môi trường lao động và sức khỏe bệnh tật nông dân tại một số vùng tại Hà Nội cho thấy mô hình bệnh tật nông dân chủ yếu là các bênh liên quan đến tình trạng ỗ nhiễm môi trường xen lẫn các bệnh cộng đồng chậm phát triển . Tỷ lệ các bệnh về mắt là 16- 37% bệnh mũi họng là 73-77%.Hai nhóm bệnh khác là từ 14- 15% bệnh hô hấp là 11- 12%.[ 5] * Các bệnh thường gặp do vi sinh vật gây ra Bệnh nhiễm kí sinh trùng là thường gặp nhất của nhà nông như các viêm nhiễm ngoài da do nấm,áo trùng sán các bệnh đường ruột như tả,lị, thương hàn cũng dễ mắc phải do thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây ra bệnh đường ruột.Hiện nay,dịch lợn mắc bệnh tai xanh cũng là vấn đề đáng lo ngại đến sức khỏe của người chăn nuôi.Nó vừa gây thiện hại đến kinh tế của bà con nông dân, vừa đe dọa của người chăn nuôi .Tuy nhiên, bệnh tai xanh không lây sang người nhưng làm suy giảm miễn dịch của đàn lợn làm cho đàn lợn dễ bị nhiễm liên cầu lợn (Streptococcus suis ) mà bệnh này lại có khả năng lây sang người .[18] - Ảnh hưởng của ô nhiễm chất thải chăn nuôi đến môi trường Chất thải chăn nuôi chia thành 3 nhóm: + Chất thải rắn: Phân,chất độn, lông,chất hữu cơ tại các lò mổ + Chất thải lỏng:nước tiểu,nước rửa chuồng,tắm rửa gia xúc,vệ sinh lò mổ, các dụng cụ
  32. 23 +Chất thải khí: CO2,NH3,CH4 Chất thải rắn và nước thải,Chất thải rắn chủ yếu là phân,rác, thức ăn thừa của vật nuôi Chất thải rắn chăn nuôi lợn có đọ ẩm từ 56-83%, tỷ lệ N, P, K cao,chứa nhiều hợp chất hữu cơ,vô cơ và một lượng lớn các vi sinh vật,trứng các ký sinh trùng có gây bệnh cho người và vật nuôi [10]. Tùy theo đặc điểm chuồng nuôi và hình thức thu gom chất thải ,chất thải chăn nuôi lợn bao gồm :chất thải rắn,nước tiểu,nước thải chăn nuôi (hỗn hợp phân,nước tiểu,nước rửa chuồng ) - Tình trạng sức khỏe vật nuôi và nhu cầu cá thể: nếu nhu cầu cá thể cao thì sử dụng dưỡng chất nhiều thì lượng phân thải sẽ ít và ngược lại. Ngoài ra, trong phân còn có chứ nhiều loại vi khuẩn, virus và trứng ký sinh trùng, trong đó vi khuẩn thuộc họ Eterobacteriacea chiếm đa số với các giống điểm hình như:Escherichia, Salmonella, Shighella, Proteus, Klebsiella. Trong 1kg phân có chứa 2000- 5000 trứng giun sáng chủ yếu các loại: Ascaris suum, Oesophagostomum, Trichhoccephalus. Bảng 2.6. Một số thành phần vi sinh vật trong chất thải rắn chăn nuôi lợn Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng Coliform MNP/100g 4.106-108 E. Coli MPN/100g 105-107 Streptococus MPN/100g 3.102-104 Samonnella VK/25ml 10-104 Cl. Perfringens VK/ml 10-102 Đơn bào MNP/10g 0-102 (Nguồn: Nguyễn Thị Hoa Lý, 2004) 2.3.3 Tình hìnhquản lý, thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi lợn của tp Hà Nội Theo kết quả điều tra đánh giá hiện trạng môi trường của Viện chăn nuôi (2006) tại các cơ sở chăn nuôi lợn có quy mô tập trung ở Hà Nội, Hà Tây, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Nam, Bình Dương, Đồng Nai cho thấy:
  33. 24 Chất thải rắn bao gồm chủ yếu là phân, chất độn chuồng, thức ăn thừa và đôi khi là xác chết gia súc, gia cầm. Kết quả điều tra hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi cho thấy 100% số cơ sở chăn nuôi đều chưa tiến hành xử lý chất thải rắn trước khi chuyển ra ngoài khu vực chăn nuôi. Các cơ sở này chỉ có khu vực tập trung chất thải ở vị trí cuối trại, chất thải được thu gom và đóng bao tải để bán cho người tiêu thụ làm phân bón hoặc nuôi cá. Các bao tải này được tái sử dụng nhiều lần, không được vệ sinh tiêu độc nên nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và lây nhiễm lan truyền dịch bệnh từ trang trại này sang trang trại khác rất cao. Đối với phương thức nuôi lợn trên sàn bê tông phía dưới là hầm thu gom thì không thu được chất thải rắn. Toàn bộ chất thải, bao gồm phân, nước tiểu, nước rửa chuồng được hòa lẫn và dẫn về bể biogas. Kết quả điều tra cho thấy hệ thống xử lý nước thải tại các trang trại trên là: Nước thải→ bể Biogas→ Hồ sinh học→ thải ra môi trường, hầu hết các trang trại chăn nuôi lợn khác cũng có sơ đồ xử lý như trên.[5] 2.3.4. Một số thành phần vi sinh vật trong chất thải rắn có trong chăn nuôi Lượng phân thải ra trung bình của lợn trong 24 giờ được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 2.7. Khối lượng phân và nước tiểu gia súc thải ra trong một ngày đêm Loại gia súc Lượng phân( kg/ngày) Nước tiểu( l/ngày) Trâu bò lớn 20-25 10-15 Lợn (<10kg) 0,5-1 0,3-0,7 Lợn(15-45kg) 1-3 0,7-0,2 Lợn (45-100 kg) 3-5 2-4 (Nguồn :Bùi Xuân An ,2010) + Thành phần trong phân lợn: Thành phần trong các chất trong phân lợn phục thuộc vào nhiều yếu tố: - Thành phần dưỡng chất của thức ăn và nước uống;
  34. 25 - Độ tuổi của lợn (mỗi độ tuổi sẽ có khả năng tiêu hóa khác nhau); Chất thải chăn nuôi chia thành 3 nhóm: + Chất thải rắn: Phân,chất độn, lông,chất hữu cơ tại các lò mổ + Chất thải lỏng:nước tiểu,nước rửa chuồng,tắm rửa gia xúc,vệ sinh lò mổ, các dụng cụ +Chất thải khí: CO2,NH3,CH4 Chất thải rắn và nước thải,Chất thải rắn chủ yếu là phân,rác, thức ăn thừa của vật nuôi Chất thải rắn chăn nuôi lợn có đọ ẩm từ 56-83%, tỷ lệ N, P, K cao,chứa nhiều hợp chất hữu cơ,vô cơ và một lượng lớn các vi sinh vật,trứng các ký sinh trùng có gây bệnh cho người và vật nuôi .[1] Tùy theo đặc điểm chuồng nuôi và hình thức thu gom chất thải ,chất thải chăn nuôi lợn bao gồm :chất thải rắn,nước tiểu,nước thải chăn nuôi (hỗn hợp phân,nước tiểu,nước rửa chuồng ) 2.3.4.1 Nước phân + Lượng phân: Lượng phân thải ra trong một ngày đêm tùy thuộc vào giống,loài, tuổi và khẩu phần ăn.Lượng phân lợn thải mỗ ngày có thể ước tính 6-8% trọng lượng của vật nuôi.Lượng phân thải ra trung bình của lợn trong 24 giờ được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 2.8. Khối lượng phân và nước tiểu gia súc thải ra trong một ngày đêm Loại gia súc Lượng phân( kg/ngày) Nước tiểu( l/ngày) Trâu bò lớn 20-25 10-15 Lợn (<10kg) 0,5-1 0,3-0,7 Lợn(15-45kg) 1-3 0,7-0,2 Lợn (45-100 kg) 3-5 2-4 (Nguồn :Bùi Xuân An ,2010)
  35. 26 + Thành phần trong phân lợn: Thành phần trong các chất trong phân lợn phục thuộc vào nhiều yếu tố: - Thành phần dưỡng chất của thức ăn và nước uống; - Độ tuổi của lợn (mỗi độ tuổi sẽ có khả năng tiêu hóa khác nhau); - Tình trạng sức khỏe vật nuôi và nhu cầu cá thể: nếu nhu cầu cá thể cao thì sử dụng dưỡng chất nhiều thì lượng phân thải sẽ ít và ngược lại. Ngoài ra, trong phân còn có chứ nhiều loại vi khuẩn, virus và trứng ký sinh trùng, trong đó vi khuẩn thuộc họ Eterobacteriacea chiếm đa số với các giống điểm hình như:Escherichia, Salmonella, Shighella, Proteus, Klebsiella. Trong 1kg phân có chứa 2000- 5000 trứng giun sáng chủ yếu các loại: Ascaris suum, Oesophagostomum, Trichhoccephalus.[17] Bảng 2.9. Một số thành phần vi sinh vật trong chất thải rắn chăn nuôi lợn Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng Coliform MNP/100g 4.106-108 E. Coli MPN/100g 105-107 Streptococus MPN/100g 3.102-104 Samonnella VK/25ml 10-104 Cl. Perfringens VK/ml 10-102 Đơn bào MNP/10g 0-102 (Nguồn: Nguyễn Thị Hoa Lý, 2004) 2.3.4.2 Nước thải *Nước phân - Nước phân chuồng là hỗn hợp phân, nước tiểu và nước rửa chuồng. Vì vậy nước phân chuồng rất giàu chất dinh dưỡng và có giá trị lớn về mặt phân bón. Nước phân chuồng là nghèo lân, giàu đạm và rất giàu Kali. Đạm trong nước phân chuồng tồn tại theo ba dạng chủ yếu là: urê, axit uric và axit hippuric, khi để tiếp xúc với không khí một thời gian hay bón vào đất thì bị vi
  36. 27 sinh vật phân giải axit uric và axit hippuric thành urê và sau đó chuyển thành anmoni carbonat. - cellulose, protit, acid amin, chất béo,hidrat carbon và các chất dẫn xuất Các chất hữu cơ: hợp chất hữu cơ chiếm 70-80% bao gồm của chúng, thức ăn thừa. Các chất vô cơ chiếm 20-30 % gồm đất, cát, muối,ure, 2- ammonium, muối chlorua, SO4 N và P: Khả năng hấp thụ N và P của các loại gia súc, gia cầm rất kém, nên khi ăn thức ăn co chứa N và P thì chúng sẽ bài tiết ra ngoài theo phân và nước tiểu *Nước thải Nước thải chăn nuôi là một loại nước thải rất đặc trưng và có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao do chứa hàm lượng cao các chất hữu cơ, cặn lơ lửng,N,P và VSV gây bệnh.Theo kết quả điều tra đánh giá hiện trạng môi trường của Viện chăn nuôi (2006) tại các cơ sở chăn nuôi lợn có quy mô tập trung thuộc Hà Nội,Hà Tây, Ninh Bình,Nam Định,Quảng Nam, Bình Dương, Đồng Nai cho thấy đặc điểm của nước thải chăn nuôi. - Các chất hữu cơ: hợp chất hữu cơ chiếm 70-80% bao gồm cellulose, protit, acid amin, chất béo,hidrat carbon và các chất dẫn xuất của chúng, thức ăn thừa. Các chất vô cơ chiếm 20-30 % gồm đất, cát, muối,ure, ammonium, 2- muối chlorua, SO4 - N và P: Khả năng hấp thụ N và P của các loại gia súc, gia cầm rất kém, nên khi ăn thức ăn co chứa N và P thì chúng sẽ bài tiết ra ngoài theo phân và nước tiểu.Trong nước thải chăn nuôi heo thường chứa N và P rất cao.Hàm lượng N-tổng =200-350 mg/l trong đó N-NH4 chiếm khoảng 80- 90%;P- tông =60-100mg/l - Sinh vật gây bệnh: Nước thải chăn nuôi chứa nhiều loại vi trùng, virus và trứng ấu trùng giun sán gây bệnh .
  37. 28 Chất thải lỏng trong chăn nuôi (nước tiểu vật nuôi,nước tắm,nước rửa chuồng,vệ sinh dụng cụ , ) ước tính khoảng vài chục tỷ m3/năm. *Khi thải Chất thải khí:Chăn nuôi phátthải nhiều loại khí thải 3 (CO2,NH ,CH4,H2S, thuộc các loại khí nhà kính chính ) do hoạt động hô hấp, tiêu hóa của vật nuôi,do ủ phân, chế biến thức ăn , ước khoảng vài trăm triệu tấn /năm. 2.3.4.3 Phân * Chất thải rắn –Phân - Những dưỡng chất không tiêu hóa được của quá trình tiêu hóa vi sinh. - Các chất cặn bã cảu dịch tiêu hóa (trypsin,pepsin ), các mô tróc ra từ các niêm mạc của ống tiêu hóa và chất nhờn theo phân ra ngoài . - Các loại vi sinh vật trong thức ăn,ruột bị thải ra ngoài theo phân . + Lượng phân: Lượng phân thải ra trong một ngày đêm tùy thuộc vào giống,loài, tuổi và khẩu phần ăn.Lượng phân lợn thải mỗ ngày có thể ước tính 6-8% trọng lượng của vật nuôi.[18]
  38. 29 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng - Đối tượng nghiêm cứu:công tác quản lý thu gom và sử lý chất thải trang trại lợn - Phạm vi nghiêm cứu: Trang trại chăn nuôi lợn ông Nguyễn Thanh Lịch xã Ba Trại, huyện Ba Vì, Hà Nội 3.1.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm thực tập: Trại lợn ông Nguyễn Thanh Lịch, xã Ba Trại, huyện Ba Vì, Hà Nội. - Thời gian tiến hành: Từ ngày 16/06/2017 đến ngày 16/10/2017. 3.3. Nội dung thực hiện - Đặc điểm tình hình chăn nuôi lợncủaTrang trại ông Nguyễn Thanh Lịch - Tình hìnhthu gom và sử lý phân lợn tại Trang trại - Đánh giá ảnh hưởng của các chất thải đến môi trường xung quanh - Đề xuất giải pháp công tác thu gom và xử lý chất thải ở Trang trại ông Nguyễn Thanh Lịch 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi Nhu cầu oxy để vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ trong BOD5 nước COD Nhu cầu oxy để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước DO Độ oxy hòa tan 3.4.2 Phương pháp nghiên cứu - Thu thập tài liệu sơ cấp: phỏng vấn người dân xung quanh các trang trại chăn nuôi, cấp chính quyền xã, huyện sử dụng phiếu điều tra và hỏi ý kiến các nông hộ xung quanh trang trại nghiêm cứu.
  39. 30 - Thu thập tài liệu thứ cấp:Theo phương pháp hiện hành tại các phòng ban chức năng của huyện: Phòng NN và PTNT, phòng Thống Kê, phòngTN và MT, UBND huyện và UBND các xã trên địa bàn xã Ba Trại huyện Ba Vì - Phương pháp lấy mẫu và phân tích: tiến hành lấy mẫu nước thải chăn nuôi tại các vị trí trước khi nước thải được sử lý bằng biogas , sau khi sử lý nước thải trước khi đổ ra môi trường, nước thải chăn nuôi sau khi đổ ra ngoài môi trường. Lấy mẫu tại các vị trí + mẫu 1 trước khi nước thải chảy qua hệ thống biogas + mẫu 2 sau khi sử lý bằng biogas + mẫu 3 trươc khi đổ thải ra ngoài môi trường - Phương pháp sử lý mẫu: + Mẫu được đem về tại phòng thí nghiệm của nhà trường và được bảo quản trong tủ lạnh của phòng thí nghiệm + Sử dụng phương pháp đo nhanh đối với các chỉ số PH, DO. + Sử dụng các phương pháp Hóa học để phân tích các chỉ tiêu COD,TSS, tổng N,P - Phương pháp xứ lý thông tin,số liệu - Số liệu thông tin thứ cấp:Được phân tích,tổng hợp sao cho phù hợp với các mục tiêu của đề tài. - Số liệu sơ cấp: Được xử lý trên bảng tính Excel. 3.4.3. Phương pháp tham khảo, kế thừa các loại tài liệu liên quan đến đề tài . Sử dụng các tài liệu , các bài báo, câc khóa luận tốt nghiệp ,báo cáo giám sát môi trường
  40. 31 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Ba Vì 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý. Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa, nằm về phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội. Với tổng diện tích 424km2, dân số hơn 265 nghìn người (bao gồm 3 dân tộc Kinh, Mường, Dao), toàn huyện có 31 xã, thị trấn, trong đó có 7 xã miền núi, một xã giữa sông Hồng. Phía đông giáp thị xã Sơn Tây, phía nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ và phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc. Thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc Hội khóa XII, Ba Vì tái nhập Thủ đô Hà Nội tháng 8 năm 2008.[22] Địa hình của huyện thấp dần từ phía Tây Nam sang phía Đông Bắc, chia thành 3 tiểu vùng khác nhau: Vùng núi, vùng đồi, vùng đồng bằng ven sông Hồng. Hình 4.1 bản đồ hành chính huyện Ba Vì
  41. 32 4.1.1.3 Khí hậu Khí hậu, Ba Vì nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Các yếu tố khí tượng trung bình nhiều năm ở trạm khí tượng Ba Vì cho thấy: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với nhiệt độ trung bình 230C, tháng 6 và tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,60c. Tổng lượng mưa là 1832,2mm (chiếm 90,87% lượng mưa cả năm). Lượng mưa các tháng đều vượt trên 100 mm với 104 ngày mưa và tháng mưa lớn nhất là tháng 8 (339,6mm). Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 với nhiệt độ xấp xỉ 200C , tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 15,80C; Lượng mưa các tháng biến động từ 15,0 đến 64,4mm và tháng mưa ít nhất là tháng 12 chỉ đạt 15mm. Đất đai huyện Ba Vì được chia làm 2 nhóm, nhóm vùng đồng bằng và nhóm đất vùng đồi núi. Nhóm đất vùng đồng bằng có 12.892 ha bằng 41,1% diện tích đất đai toàn huyện. Nhóm đất vùng đồi núi: 18.478 ha bằng 58,9% đất đai của huyện.[22] 4.1.1.4 Thủy văn Ba Vì có một hệ thống đường giao thông thuỷ bộ rất thuận lợi nối liền các tỉnh Tây Bắc, Việt Bắc với toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có thủ đô Hà Nội - Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước. như sôn Hồng, Sông lô, sông Đà - cửa ngõ Tây Bắc của Tổ quốc. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có một số tuyến đường Tỉnh lộ như 411A,B,C; 412, 413, 414, 415 và các đường liên huyện, đê sông Hồng, sông Đà thông thương giữa các vùng, miền, các tỉnh, huyện bạn. [22] 4.1.2 Kinh tế - Xã hội 4.1.2.1. Nông nghiệp - Sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản theo giá trị tăng thêm đạt 1.662 tỷ đồng, tăng 24,2% so với cùng kỳ. Nông nghiệp với hai sản phẩm đặc trưng Ba Vì đó là Chè sản lượng đạt 12.800 tấn/năm và sản lượng sữa tươi đạt 9.750 tấn/năm
  42. 33 Sản xuất công nghiệp, TTCN: Giá trị tăng thêm đạt 340 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ. [22] 4.1.2.2 Công nghiệp -công nghiệp (Cam Thượng và Đồng Giai xã Vật Lại) và 12 làng nghề đang hoạt động hiệu quả. 4.1.2.3. Dịch vụ - Dịch vụ du lịch: Giá trị tăng thêm đạt 1.803 tỷ đồng, tăng 48,4% so với cùng kỳ. Doanh thu du lịch đạt 70 tỷ đồng, thu hút 1,5 triệu lượt khách đến với Ba Vì. Huyện có 15 đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch. 4.1.3.1. Xã hội - Dân số Theo cuộc tổng điều tra dân số năm 2009 thì huyện Ba Vì có 246.120 người gồm 12.790 ở thành thị và 233.330 người ở nông thôn với tốc độ tăng bình quân năm là 0,4%.Tỷ suất sinh thô, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, công tác sàng lọc trước sinh, sơ sinh, tim bẩm sinh và sàng lọc khiếm thính đều đạt và vượt chỉ tiêu thành phố giao. Trong năm, toàn huyện có 4.527 trẻ được sinh ra, tỷ suất sinh thô đạt 16,1‰, giảm 0,8‰ so với năm 2015. Số sinh con thứ 3 trở lên giảm 43 người so với năm 2015, chiếm tỷ lệ 10,9%, giảm 0,2% so với năm 2015. - Chính sách xã hội, lao động việc làm, nông nghiệp, nông thôn, nông dân được quan tâm giải quyết việc làm mới cho 10.750 lao động; sự nghiệp giáo dục được quan tâm đã có 18 trường trên địa bàn đạt chuẩn quốc gia; Công tác y tế đã có 23/31 trạm có Bác sỹ, 30/31 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; Về văn hóa đã có 96 làng và 45 cơ quan đạt danh hiệu văn hóa, TDTT tiếp tục phát triển. [22]
  43. 34 4.2. Đặc điểm tình hình chăn nuôi lợn và mô hình chăn nuôi lợn của trang traị ông Nguyễn Thanh Lịch 4.2.1. Đặc điểm tình hình chăn nuôi lợn của trang traị ông Nguyễn Thanh Lịch Trang trại của ông Nguyễn Thanh Lịch có tổng diện tích là 12000m2 Với tổng số lợn nái là 1150 con, lợn đực là 50 con,hàng năm trung bình sảnh xuất được khoảng 21600 con lợn con . Lực lượng lao động gồm có 2 kỹ sư chăn nuôi của công ty cổ phầng chăn nuôi việt Nam CP, 1 quản lý khu vực ngoài chuông trại, 1 tổ trưởng, 8 công nhân và sinh viên thực tập tại cơ sở. Trang trại sử dụng bể Bioga là hình thức sử lý nước thải chăn nuôi, kết hợp với nhà vườn, trang trại nuôi cá để thu gom và sử lý phân ,kết hợp với trang trại nuôi chó để xử lý nhau sản của lợn khi sinh. Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn ở huyện Ba Vì đang có sự biến động. Theo số liệu thống kê đến năm 2017 thì trang trại ông Nguyễn Thanh, 1000con lợn nái, 50 con lợn đực giống và 100 con lợn hậu bị. Bảng 4.1. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn của trang trại Số lượng lợn nái sinh Số lượng lợn con xuất Năm sản (con) chuồng 2014 1150 21600 2015 1150 22800 2016 1150 22500 2017 1150 22600 Số lượng các đàn lợn trong trang trại có xu hướng ổn định, một phần là do nguời chăn nuôi đã có sự tính đuợc sự biến động của thị trường hàng hoá chăn nuôi và có hướng dẫn của công ty chăn nuôi CP và sự tư vấn của các chuyên gia. Tình trạng xuất lợn của trại còn gặp nhiều khó khăn do tình hình dịch bệnh, giá cả bấp bênh không có thị trường ổn định [14]
  44. 35 Bảng 4.1 cho thấy số luợng lợn của trại nhìn chung là ổn định qua các năm với tổng số lượng nái sinh sản năm 2014 đến năm 2016 l0à 1150. Trại ông Nguyễn Thanh Lịch có số lượng đàn lợn lớn với các trang trại khác trong huyện, TP , chứng tỏ thị trường chăn nuôi đã được quan tâm, chú trọng nhiều hơn. Chính vì vậy, chăn nuôi lợn đuợc coi là một trong những ngành thương phẩm phát triển kinh tế quan trọng của huyện Ba Vì – Hà Nội Bảng 4.2. Quy mô chăn nuôi tại các trang trại ở huyện Ba Vì năm 2017 Quy mô trang Số lượng đầu lợn nái Ba Vì trại Trang trại lớn ≤2400 1 Trang trại ≤1200 3 trung bình Trang trại nhỏ ≤600 9 Tổng 13 (Nguồn: Phòng NN và PTNT huyện Ba Vì) Qua bảng 4.2 cho thấy, huyện Ba Vì với 13 trang trại đang là huyện trọng điểm về chăn nuôi lợn. Tuy số lượng các trang trại nhiều nhưng chủ yếu là các các trang trại lớn hơn và các trang trại thường nằm liền kề với khu đất sinh hoạt của gia đình. Bảng 4.3 lượng phân, nước thải sử dụng Chất thải từ chăn nuôi Lượng chất Lượng chất thải TB của thải cả trang trại/năm TB/con/ngày đêm Phân (Kg) 3.5 1533 tấn Nước thải (m3) 200 73000
  45. 36 4.3. Tinh hình quản lý thu gom và sử lý chất thải chăn nuôi của Trang trại ông Nguyễn Thanh Lịch 4.3.1. Quản lý Các chất thải chăn nuôi được chia thành chất thải lỏng, chất thải rắn, chất thải nguy hại - Các chất thải lỏng chủ yếu là nước thải từ lợn, nước rửa chuồng, nước sát trùng chuồng 9 nước vôi, thuốc sát trùng). Các chất thải này được qua hệ thống sử lý , qua các cống dẫn chảy về bể biogas - Các chất thải rắn chủ yếu là các chất thải phát sinh trong quá trình chăn nuôi như bao bì cám, phân lợn, các chất thải phát sinh từ quá trình sinh hoạt của công nhân. Các chất thải này được thu gom lại để sử lý - Các chất thải nguy hại như kim tiêm, vỏ thuốc, lọ thuốc, được thu gom để chả lại cho công ty để có bịa pháp sử lý thích hợp. 4.3.2. Thu gom - Các chất thải chăn nuôi chủ yếu là bao cám sau khi cho lợn ăn, các vỏ thuốc, lọ thuốc, kim tiêm, thức ăn thừa của lợn,phân, nước thải chăn nuôi . + Đối với các bao cám sau khi sử dụng được thu gom, tập kết lại để bán hoặc dùng để che chắn cho lợn nái vừa sinh, đựng phân + các vỏ thuốc được thu gom để trả lại cho công ty chăn nuôi CP. + Phân được gom lại vào bao tải và tập kết ở vị trí giữa 2 chuồng và ở cuối hướng gió4.3 Tình hình thu gom và sử lý phân lợn tại Trang trại Chất thải rắn tại trang trại bao gồm phân và các chất độn chuồng, vì hầu hết đều sử dụng loại thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh nên không có hoặc có ít các loại thức ăn thừa. - Đối với phân heo: Lượng phân lợn thải ra ngày hằng được thu gom cho vào bao tải để bán cho các công ty chế biến phân bón và làm thức ăn cho cá còn phần chất thải rắn và nước thải còn lại đều được thu gom vào bể biogas, tận thu nguồn chất đốt, phần chất thải sau xử lý được trang trại sử dụng để bón cho cây trồng trong vườn như: chuối, vải, na, bưởi lượng nước thải sau biogas được đưa xuống ao lắng và thải ra ngoài mương tưới
  46. 37 tiêu cho lúa. - Đối với các loại chất thải rắn khác như túi nilong và một số chất thải khác như gậy gọc, rác hữu cơ được xử lý theo phương pháp đốt còn các loại chất thải như lồng úm, đan hư hỏng, bơm kim tiêm, các chai lọ, dụng cụ đựng hóa chất được thu gom lại để trả lại công ty và xử lý theo quy trình, quy định xử lý đối với chất thải rắn. + Nhau sản và lợn con chết được thu vào tải sau mỗi ngày làm việc 4.3.3. Xử lý - các bao cám sau sử dụng và phân được thu gom đem bán - Nhau sản và lợn con chết được thu vào tải đem bán cho các trang trại nuôi chó để làm thức ăn hoặc đem chôn, cho xuống hầm biogas - Nước thải chăn nuôi được cho qua hệ thống sử lý bằng công nghệ biogas. 4.4. Đánh giá chất lượng nước thải và thực trạng xử lý chất thải, nước thải tại trại ông Nguyễn Thanh Lịch huyện Ba Vì Hà Nội 4.4.1. Đánh giá chất lượng nước thải tại trang trại Trang trại ông Nguyễn thanh Lịch xã Ba Trại huyện Ba Vì Hà Nội có quy mô chăn nuôi gần 22800 đầu con lợn, gồm cả lợn nái , lợn đực , lợn con và lợn hậu bị trong đó 6 dãy chuồng là lợn nái đang sinh và chửa và 1 chuồng lợn hậu bị, có 20 nhân công chăm sóc. Khoảng cách từ khu nhà ở tới khu vực chăn nuôi khoảng 20 đến 40 m. Trang trại chăn nuôi theo mô hình chuồng. Ngăn 1 Ngăn 2 Ngăn 3 Nước thải Điều hòa Lắng Lắng đã được Sử lý Lắng Phân hủy Chứa sinh học Phân hủy sinh hoc Sơ đồ h ệ thống sử lý nước thải chăn nuôi của cơ sở(nguồn Báo Cáo giám sát moi trường định kỳ 6 tháng đầu năm 2017) Có hệ thống xử lý nước thải bao gồm 1 bể biogas với dung tích 5000m3 khối một bể và ao lắng sau biogas là 700m3 Một lượng phân thải chất được thu gom vào bao tải để bán cho các công ty chế biến phân bón và làm
  47. 38 thức ăn cho cá còn phần chất thải rắn và nước thải còn lại đều được thu gom vào bể biogas, phần chất thải sau xử lý được trang trại sử dụng để bón cho cây trồng trong vườn như: chuối, vải, na, bưởi lượng nước thải sau biogas được đưa xuống ao lắng và thải ra ngoài mương tưới tiêu cho lúa. Vì hàm lượng chất ô nhiễm chưa được xử lý triệt để nên qua điêù tra thực tế và phân tích nước thải được lấy tại trang trại có kết sau. Bảng 4.4. Kết quả phân tích lần một các chỉ tiêu trước và sau xử lý bằng bể biogas được lấy ngày 16/10/2017(thí nghiệm lần 1) Kết quả phân tích QCMT VN TT Chỉ tiêu Đơn vị 62:BTNMT( M1 M2 M3 Cột B) 1 DO mg/l 1,980 1,540 0,99 2 COD mg/l 203,00 93,00 82,00 300 3 BOD5 mg/l 150,00 78,00 70,00 100 (Nguồn: Kết quả phân tích tại phòng thí nghiệm Khoa Môi Trường Trường ĐHNL Thái Nguyên,2017) Qua bảng 4.3 cho thấy: Nồng độ pH trước xử lý là 8,12 còn sau khi xử lý bằng bể biogas là 7,8 giảm 1,7 lần so với QCVN. Hàm lượng DO trước khi xử lý là 1,98 còn sau xử lý là 0,99 giẩm 2 lần . Hàm lượng COD trước khi xử lý là 203 còn sau xử lý là 82 giảm 2.49 lần. Hàm lượng BOD5 trước khi xử lý là 150 vượt quá quy chuẩn cho phép sau khi xử lý bằng bể biogas là 70 giảm 2.14 lần - Nồng độ NO3 trước khi xử lý là 2.417 còn sau xử lý là 0,125.giảm 19,336 lần. Tss từ 175 vượt quá quy chuẩn giảm suống còn 75 giảm 2.33 lần
  48. 39 Bảng 4.5. Kết quả phân tích lần hai các chỉ tiêu trước và sau xử lý bằng bể biogas lần 2 Kết quả phân tích QCMT VN TT Chỉ tiêu Đơn vị 62:BTNMT M1 M2 M3 ( Cột B) 1 DO mg/l 1,980 1,540 0,990 2 COD mg/l 203,000 105,000 88,000 300 3 BOD5 mg/l 140,000 80,000 76,000 100 (Nguồn: Kết quả phân tích tại phòng thí nghiệm Khoa Môi Trường – Trường ĐHNL Thái Nguyên,2017) Qua bảng 4.4 cho thấy: Hàm lượng DO trước khi xử lý là 1,98 còn sau xử lý 0,99 giảm2 lần Tss giảm từ 175 xuống 85 giảm 2.06lần Hàm lượng COD trước khi xử lý là 203 còn sau xử lý là 88 giảm.2,31 lần và nằm trong QCVN. Hàm lượng BOD5 trước khi xử lý là 140 cao hơn quy chuẩn VN sau khi xử lý bằng bể biogas là 76 giảm 1,842 lần
  49. 40 Bảng 4.6. Kết quả phân tích lần hai các chỉ tiêu trước và sau xử lý bằng bể biogas được lấy ngày 16/10/2017( thí nghiệm lần 3) Kết quả phân tích QCMT VN Chỉ Đơn TT 62:2016/BTNMT tiêu vị M2 M3 M1 (cột B) 1 DO mg/l 1,920 1,500 0,940 2 COD mg/l 136,000 100,000 79,000 300 3 BOD5 mg/l 146,000 93,000 85,000 100 (Nguồn: Kết quả phân tích tại phòng thí nghiệm Khoa Môi Trường – Trường ĐHNL Thái Nguyên,2017) Qua bảng 4.5 cho thấy: Hàm lượng DO trước khi xử lý là 1,92 còn sau xử lý là 0,94 giảm 2.043lần. Hàm lượng COD trước khi xử lý là 136 còn sau xử lý là 79 giảm 1.72 lần nằm trong QCVN Hàm lượng BOD5 trước khi xử lý là 146 vượt QCVN sau xử lý bằng bể biogas là 85 giảm 1.72 lần. - Nồng độ NO3 trước khi xử lý là 6.245 còn sau xử lý là 3.061 giảm 2.04 lần.
  50. 41 Bảng 4.7. kết quả phân tích các chỉ tiêu trong nước thải tại hố gas cuối cùng (báo cáo giám sát môi trường định kỳ 6 tháng đầu năm) stt Chỉ tiêu Đơn vị Phương Kết quả QCVN62: phân tích pháp phân NT 2016/BTNMT tích ( cột B) 1 PH - TCVN 6.6 5.5-9 6492:2011 2 BOD5 mg/l TCVN6001- 85 100 1:2008 3 COD mg/l TCVN 120 300 6491:1999 4 TSS mg/l TCVN 76 150 6625:2000 5 Tổng Nito mg/l TCVN 98 150 6638:2000 6 Tổng MPN/100ml TCVN 4500 5000 colifom 8775:2011 Nguồn: (báo cáo giám sát môi trường định kỳ 6 tháng đầu năm của trang trại ông Nguyễn Thanh Lịch) Qua kết quả phân tích nước thải ngày 16/10/2017 và báo cáo giám sát môi trường 6 tháng đầu năm 2017cho thấy : + Tất cả các chỉ số ô nhiễm ở gia đoạn trước khi qua sử lý bằng công nghệ biogas đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép theo QCVN 2008, sau khi qua công nghệ sử lý thì tất cả các chỉ số ô nhiễm đều nằng ở quy chuẩn đều đạt tiêu chuẩn trong sử lý chất thải trong chăn nuôi. + Nước thải tại trang trại có biến động không quá lớn hầu hết các chỉ tiêu phân tích sau khi qua hệ thống Biogas đều đạt QCVN + Chất lượng nước thải chất và sau khi xử lý bằng bể biogas đều thấp và nằm trong QCVN. Điều này cho thấy hệ thống xử lý bằng biogas của trang trại đã đáp ứng được yêu cầu xử lý. Các Tuy nhiên trang trại cần phải quan tâm hơn đến việc xử lý nước thải sau biogas, cũng như có biện pháp cụ thể để kiểm tra chất lượng nước trước khi xả ra môi trường.
  51. 42 4.4.2. Thực trạng xử lý chất thải, nước thải tại Trang trại ông Nguyễn Thanh Lịch huyện Ba Vì Hà Nội - Biogas là phương pháp xử lý kỵ khí khá đơn giản, thấy ở hầu hết các cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại, kể cả quy mô hộ gia đình. Ưu điểm của bể biogas là có thể sản xuất được nguồn năng lượng khí sinh học để thay thế được một phần các nguồn năng lượng khác.[19] Trên thực tế, công nghệ xử lý biogas không xử lý triệt để được nguồn gây ô nhiễm từ chất thải chăn nuôi, do đó rất cần có các biện pháp hỗ trợ, xử lý sau biogas. Tuy nhiên, những biện pháp hỗ trợ này cũng chỉ góp phần giảm thiểu ô nhiễm chứ chưa xử lý đuợc triệt để các chất gây ô nhiễm đạt tiêu chuẩn cho phép.Chi phí đầu tư và vận hành để xử lý triệt để các chất gây ô niễm rất tốn kém; các biện pháp hỗ trợ sau biogas lại cần có diện tích đất để xây dựng các ao hồ sinh học, vườn cây nhằm tận dụng nước thải làm nước tưới nên việc đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống xử lý ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận kinh doanh của trang trại. Bởi vậy, hầu hết các chủ trang trại đều trốn tránh đầu tư đủ các công trình bảo vệ môi trường cần thiết. Bảng 4.8.Phương pháp xử lý và sử dụng chất lỏng tại các hệ thống của trại và một trang trại trên địa bàn huyện. Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%) Xử lý bằng biogas 8 26,67 Nước thải được xử lý Xử lý bằng ao lắng 1 3.33 Kết hợp cả hai 21 70 Nước thải không được xử lý Đổ vào hố thu 0 0 Tổng 30 100 (Nguồn: Kết quả điều tra nông hộ, 2017)
  52. 43 Với quy mô chăn nuôi lợn tương đối lớn, các trang trại đều đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, với 29/30 hộ xây dựng hầm biogas chiếm 30%, 21 trang trại vừa kết hợp nhiều phương pháp như vừa xử lý qua biogas, sau đó tới lắng hoặc ao thực vật thuỷ sinh rồi mới thải bỏ ra môi trường chiếm 60% Với quy trang trại chăn nuôi lợn tương đối lớn, trại đã đầu tư xây dựng 3 bể biogas với dung tích chứa của mỗi của bể là 150 khối mỗi bể kết hợp với ao thực vật thủy sinh rồi mới thải bỏ ra môi trường 4.5 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng của các chất thải đến môi trường xung quanh 4.5.1. Đánh giá các yếu tố xã hội Chất thải chăn nuôi tác động đến môi trường và sức khỏe con người trên nhiều khía cạnh: gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, môi trường không khí, môi trường đất và các sản phẩm nông nghiệp. Đây chính là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh về hô hấp, tiêu hoá, do trong chất thải chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh, trứng giun [1]. Vì vậy, nếu không có biện pháp thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi một cách hợp lý và thoả đãng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, vật nuôi và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đặc biệt là các virus biến thể từ các dịch bệnh như lở mồm long móng, dịch bệnh tai xanh ở lợn có thể lây lan nhanh chóng và có thể cướp đi sinh mạng của nhiều người. [1] Qua kết qủa điều tra tại trại ông Nguyễn Thanh Lịch và một số trang trại trên địa bàn huyện thông qua một số câu hỏi mở cho thấy tất cả các chủ trang trại đều có những hiểu biết sơ bộ về tình trạng ô nhiễm môi trường thông qua việc tìm hiểu trên tivi, qua báo, tạp chí và các lớp tập huấn; câu trả lời như: Ô nhiễm môi trường là việc thải quá nhiều rác thải, túi nilon, chất thải rắn, lỏng chưa qua xử lý vào môi trường, gây ô nhiễm môi trường nước, đất,không khí và gây mùi khó chịu Môi trường bị ô nhiễm sẽ nhận biết bằng cách thấy nước đổi màu, có mùi hôi, có váng, xuất hiện nhiều rong, rêu,
  53. 44 tảo các loại động vật dưới nước bị chết khi nguồn nước ô nhiễm được người dân trả lời nhiều nhất.[4] Trang trại đã nhận thức được mức độ nguy hiểm khi không xử lý chất thải chăn nuôi trước khi thải bỏ ra môi trường như: Gây mùi hôi thối, thu hút các loại côn trùng gây bệnh, có thể lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho con người và vật nuôi. Lượng chất thải này gây ô nhiễm môi trường nước, đất, làm cho các loài động vật và thực vật thuỷ sinh bị mất môi trường sống. Ngoải ra, chất thải không được xử lý gây ảnh hưởng tới hoa màu như làm cho lúa bị lốp, đổ, mất mùa Bảng 4.9. Nhận thức của người dân về việc xử lý chất thải chăn nuôi Mức độ Số hộ Tỷ lệ (%) Rất cần thiết 12 40% Cần thiết 18 60% Không cần thiết 0 0 Tổng 30 100 (Nguồn: Kết quả điều tra nông hộ, 2017) Qua bảng trên ta thấy, các hộ chăn nuôi lợn đã có nhận thức về vấn đề xử lý chất thải chăn nuôi lợn, chỉ có 12 hộ được phỏng vấn đã nhận thức đúng đắn về tình trạng cấp bách của ô nhiễm do chất thải chăn nuôi, chiếm 40%. Còn lại 60% các hộ nhận thấy cũng cần thiết phải xử lý chất thải, còn hiện tại chưa có ảnh hưởng do quy mô chăn nuôi chưa phải là quá lớn. Qua số liệu trên cho thấy nhận thức của người dân về ô nhiễm môi trường , chất thải chăn nuôi là rất tốt, có sự hiểu biết nhất định về ô nhiễm môi trường.
  54. 45 4.5.2. Ảnh hưởng từ trang trại đến sức khỏe người dân - Ảnh hưởng của mùi và tiếng ồn từ trang trại đến người dân xung quanh Bảng 4.10. Ảnh hưởng của mùi từ trang trại Khoảng cách Mức độ mùi 50m 100m 150m Số hộ % Số hộ % Số hộ % Không có mùi 4 13,3 10 33,3 30 100 Mùi nhẹ 11 36,7 12 40 0 0 Mùi khó chịu 15 50 9 30 0 0 Tổng 30 100,00 30 100,00 30 0 Bảng 4.11. Ảnh hưởng của tiếng ồn từ trang trại Khoảng cách Mức độ ồn 50m 100m 150m Số hộ % Số hộ % Số hộ % Không có 6 20 17 56,7 30 100 Hơi ồn 20 66,7 11 36,7 0 0 Ồn 3 10 2 6,6 0 0 Rất ồn 1 3,3 0 0 0 0 Tổng 30 100,00 30 100,00 0 0 (Nguồn: kết quả điều tra nông hộ, 2017) - Ảnh hưởng từ chất thải chăn nuôi lợn đến sức khỏe người dân Ngoài chịu ảnh hưởng từ mùi và tiếng ồn từ trang trại phát ra thì người dân xung quanh trang trại đều cho rằng nguồn nước gia đình đang sử dụng có vấn đề về mùi.Nhưng khi hỏi về tình trạng sức khỏe thì có tới trên 50% các
  55. 46 hộ cho rằng sức khoẻ bình thường.Điều này cho thấy nhận thức về mức độ ô nhiễm từ các trang trại của người dân còn ở mức độ trung bình.Trong khi đó hộ thường xuyên mắc phải các bệnh như ho, sốt, đau bụng, ghẻ lở nhưng không thường xuyên đi khám thường xuyên nhờ sự giúp đỡ của y tế. 4.6 Đề xuất giải pháp công tác thu gom và xử lý chất thải ở Trang trại ông Nguyễn Thanh Lịch Đã có nhiều biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn như phương pháp sử dụng khí sinh học bằng hầm Biogas, ủ phần yếm khí, nhưng mỗi phương pháp đều có những nhược điểm của nó nên chưa thực sự giải quyết triệt để và thuận tiện thực sự trong lúc sử dụng. Khuyến khích phát triển chăn nuôi lợn tập trung, chăn nuôi trang trại, gia công. Công nghiệp hoá chăn nuôi ngành chăn nuôi lợn nói riêng và ngành chăn nuôi gia súc gia cầm nói chung. - Khuyến khích sáng tạo, nhập khẩu ứng dụng hiệu quả các công nghệ chăn nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi lợn giảm thiểu ô nhiễm môi trường. - Tăng cường khuyến nông, tuyên truyền, tập huấn chăn nuôi trang trại lợn an toàn sinh học. - Xúc tiến thương mại, hợp tác quốc tế trong chăn nuôi lợn. - Đầu tư cho công tác điều tra, nghiên cứu cơ bản và ứng dụng về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi lợn. - Xử lý nghiêm đối với các hộ nuôi chưa có hoặc có công trình xử lý chất thải nhưng không đạt tiêu chuẩn; loại bỏ các phương pháp, công nghệ xử lý chất thải gây ô nhiễm; đưa nhanh công nghệ xử lý chất thải tiên tiến, có khả năng tận dụng chất thải để sản xuất các sản phẩm phục vụ cho sản xuất và đời sống ( phân hữu cơ vi sinh, biogas). - Về xử lý chất thải và quản lý môi trường trong chăn nuôi lợn, tăng cường các biện pháp quản lý Nhà nước theo Luật Bảo vệ môi trường 2014 để ngăn chặn gia tăng ô nhiễm, từng bước hạn chế ô nhiễm môi trường như : Vị
  56. 47 trí xây dựng các trang trại chăn nuôi lợn phải đảm bảo theo quy định hiện hành và quy chế quản lý của vùng phát triển chăn nuôi, có tường rào ngăn cách trang trại với bên ngoài; các cơ sở chăn nuôi phải có cam kết tự xử lý chất thải chăn nuôi đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường theo quy định của cơ quan chức năng về môi trường, không được xả chất thải, nước thải chưa qua xử lý vào môi trường; thử nghiệm xử lý chất thải bằng công nghệ sinh học, sử dụng các chế phẩm sinh học bổ sung trong thức ăn chăn nuôi 4.6.2 Biện pháp công nghệ * Khuyến khích hình thức đặt hàng và sự tham gia đầu tư của các doanh nghiệp cho nghiên cứu khoa học nhất là khoa học ứng dụng để phát triển chăn nuôi lợn. * Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ phát triển chăn nuôi lợn phù hợp với các vùng sinh thái của từng vùng, đị phương nhằm khai thác phát huy các lợi thế, so sánh, khắc phục những hạn chế của từng vùng miền, địa phương. * Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ xử lý chất thải vật nuôi trong các điều kiện môi trường sinh thái khác nhau, quy mô chăn nuôi khác nhau. * Công trình bãi lọc trồng cây và hồ sinh học để xử lý nước thải sinh hoạt phân tán. Công trình bãi lọc trồng cây và hồ sinh học là các công trình xử lý nước thải trong điều kiện tự nhiên. Do kinh phí đầu tư xây dựng (không tính kinh phí đất xây dựng) thấp và vận hành đơn giản nên các công trình này được gọi là công trình xử lý nước thải chi phí thấp và được ứng dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển. Do tính đến quỹ đất xây dựng công trình và một số yếu tố tác động bất lợi đến môi trường như mùi hôi, thấm vào nước ngầm mà các công trình bãi lọc trồng cây và hồ sinh học chỉ dùng để xử lý nước thải quy mô nhỏ và vừa.
  57. 48 Để đảm bảo được hiệu quả xử lý các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải cũng như tái sử dụng trong sinh hoạt và tạo cảnh quan sinh thái, người ta tổ chức hệ thống xử lý nước thải phân tán - Bãi lọc trồng cây Bãi lọc trồng cây được xây dựng để xử lý nước thải hoặc nước mưa trong điều kiện tự nhiên. Nhờ quá trình sinh trưởng của hệ thực vật, vi sinh vật và các quá trình vật lý như: lắng, lọc, bốc hơi mà các chất ô nhiễm trong nước thải được xử lý với hiệu quả cao. Hệ thống bãi lọc trồng cây cho phép đạt hiệu suất loại bỏ BOD tới 95% và nitrat hóa đạt 90%. Hệ thống này còn có khả năng lưu giữ tốt một số kim loại nặng trong giới hạn không gây độc cho hệ thực vật, vi sinh vật. Bãi lọc trồng cây có khả năng khử vi trùng thông qua các quá trình tiêu hủy tự nhiên, bức xạ tử ngoại, thức ăn của các loại động vật trong hệ thống Các virus, mầm bệnh được khử trong công trình bãi lọc bằng các quá trình lắng lọc và tiêu hủy tự nhiên trong môi trường không thuận lợi. Trồng cây trên các bãi lọc với các tác dụng là: Giảm vận tốc dòng chảy, tăng khả năng lắng cặn trên bãi; Giảm xói mòn và sục cặn từ đáy; Ngăn gió và tạo bóng, giảm sự phát triển của thực vật nổi; Góp phần biến đổi thế oxy hóa khử trong bãi lọc và là nơi vi khuẩn sống bám ở gần mặt nước, tạo điều kiện phân hủy các chất hữu cơ, loại bỏ N, P và diệt vi trùng gây bệnh. Thực vật trồng trong bãi lọc thường là các loại thực vật thủy sinh lưu niên, thân thảo xốp, rễ chùm, nổi trên mặt hoặc ngập hẳn trong nước, phổ biến nhất là cỏ nến, sậy, cói, bấc, lác Theo Nguyễn Việt Anh (2010), các mô hình XLNT phân tán với mô hình bể tự hoại cải tiến BASTAF kết hợp với bãi lọc trồng cây, cho phép xử lý nước thải đối với nước thải sinh hoạt, chăn nuôi, đô thị. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn mức A QCVN 24:2009/BTNMT và QCVN 14:2008/BTNMT cho phép xả ra môi trường hay tái sử dụng lại nước thải.
  58. 49 b4.6.3 Biện pháp tuyên truyền giáo dục - Tăng cường đào tạo, tập huấn cho người quản lý, người chăn nuôi lợn các kiến thức về môi trường, các biện pháp bảo vệ và các chính sách liên quan. - Tổ chức các hội thi, hội thảo, hội chợ về công nghệ môi trường trong chăn nuôi lợn và quản lý chăn nuôi bền vững. - Xây dựng các mô hình chăn nuôi “sạch” đạt hiệu quả kinh tế cao để từ đó nhân rộng các mô hình trên toàn tỉnh - Thực hiện quy trình thực hành chăn nuôi tốt. - Sử dụng nhiều kinh thông tin tuyên truyền đại chúng như báo hình, báo viết, báo nói, tờ rơi, áp phích, băng rôn truyền thông chéo và truyền thông lồng ghép. 4.6.4 Biện pháp quản lý, quy hoạch - Xây dựng hệ thống khảo, kiểm nghiệm, kiểm định chất lượng giống và thức ăn chăn nuôi lợn. - Quy hoạch và tổ chức ngành chăn nuôi lợn theo hướng thị trường có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị nghiên cứu với doanh nghiệp, hiệp hội và người chăn nuôi nhằm chuyển giao giống, tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi lợn. - Thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực chăn nuôi, môi trường trong chăn nuôi lợn. - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giống, vật tư, thức ăn chăn nuôi và công tác vệ sinh phòng dịch, xử lý chất thải chăn nuôi lợn. - Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh tầm nhìn 2010 – 2020. - Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các văn bản quản lý môi trường (đánh giá ĐTM, quản lý bản cam kết BVMT, của các cơ sở chăn nuôi lợn). - Hạn chế và dừng hoạt động của các trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn lẫn trong khu dân cư gây ô nhiễm nặng.
  59. 50 - Đảm bảo khoảng cách chuông trại và mật độ nuôi hợp lý, áp dụng các loại chuồng nuôi tiên tiến, mô hình chuồng kín.
  60. 51 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Trong quá trình thực tập, khảo sát tại trại ông Nguyễn Thanh Lịch Xã Ba Trại huyện Ba Vì TP Hà Nội có thể rút ra nhận xét như sau: - Chăn nuôi lợn đang thải ra môi trường một lượng chất thải lớn, tính riêng trang trại ông Nguyễn Thanh Lịch, ước tính lượng phân thải chăn nuôi lợn của trang trại hàng năm lên tới khoảng 7200 tấn, lượng nước thải chăn nuôi lợn lên tới khoảng 41.2 triệu mét khối và lượng khí thải cũng rất lớn. Lượng chất thải này hiện đã được xử lý nhưng chưa được xử lý triệt để đã gây nên ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, bên cạnh đó tình hình kiểm soát dịch bệnh trong trại cũng là vấn đề rất quan trong với số lượng lợn đông , tập chung nên dễ sảy ra dịch bệnh, chánh để xuất hiện dịch bệnh lây lan gây ảnh hưởng tới sản xuất của trại. - Nước thải đầu ra của hệ thống đã đạt quy chuẩn QCVN 62 – MT:2016, tuy nhiên Trang trại cần quan tâm hơn đến việc xử lý sau biogas cũng như có biện pháp cụ thể để kiểm tra, xử lý triệt để hơn trước khi xả ra nguồn tiếp nhận đạt tiêu chuẩn cho phép, tránh gây ô nhiễm môi trường cho nguồn tiếp nhận; Hàm lượng tổng nitơ, phốtpho và cacbon trong đất là tương đối cao, do nước thải chứa phân lợn thải ra ngoài ngấm vào đất. Trang tại đã có nhiều biện pháp quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi lợn nhưng kết quả thu được vẫn còn chưa tốt, một số thông số đầu ra của dòng thải vẫn chưa đạt yêu cầu. Công tác quản lý và thu gom chất thải cần được chú trọng hơn nữa, việc thu gom, sử lý chất thải cung là một trong các yếu tố để làm giảm dịch bệnh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ các hoạt động sản xuất của trại . -Để giảm thiểu tác hại tới môi trường của chất thải chăn nuôi lợn, đồng
  61. 52 thời có thể tái sử dụng chúng như nguồn năng lượng mới, chung ta cần phải có những giải pháp quản lý và xử chất thải hợp lý hơn. Các chất thải từ với số lượng 7200 tấn rất dễ gây ra các vấn đề về môi trường, lượng phân lớn cũng sẽ ảnh hưởng tới cây trông xung quanh đặc biệt là lúa, hoa màu của người dân xung quanh trang trại ngoài ra có thể ảnh hưởng tới nước ngầm nếu lượng phân này tồn đọng lâu dài và không được sử lý. -Trang trại đã có sự đầu tư vào quá trình xử lý nước thải bằng hệ thống yếm khí (biogas) nhưng chưa tận dụng được khí Biogas vào việc đun nấu và sinh hoạt. Việc tận thu được khí thải từ hệ thống biogas sẽ giúp giảm chi phí cho trang trại, nhiên cũng cần phải chú ý tới vấn đề cháy nổ vì khí gas rất dễ bắt lửa. 5.2. Kiến nghị Ngành chăn nuôi đang phát triển mạng về quy mô và số lượng. Tuy nhiên quy mô chăn nuôi gia tăng kéo theo nhiều vấn đề môi trường, bùng phát dịch bệnh, ô nhiễm môi trường là điều khó tránh khỏi. Chính vì vậy muốn phát triển bền vững ngành chăn nuôi cần phải chú ý đến vấn đề môi trường và có các biện pháp kiểm soát từ chính cá nhân hộ chăn nuôi và các nhà quản lý. Vì vậy một số kiến nghị được nêu ra nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải trang trại: - Nhà nước cần có chính sách ưu đãi hỗ trợ cho chăn nuôi bao gồm: cơ chế chính sách ưu đãi về đất đai như khu chăn nuôi tập trung cho việc xây dựng khu chưn nuôi được mở rộng ra phía xa cánh đồng ngoài khu đân cư. Chính sách về đầu tư và tín dụng ưu đãi xây dựng mở rộng các đường giao thông vào các khu chăn nuôi để các phương tiện cơ giới có thể vào bên trong để dễ dàng vận chuyển hàng hóa. Hỗ trợ xây dựng các công trình xử lý chất thải chăn nuôi và có chính sách ưu tiên cho các hộ thực hiện tốt công tác xử lý chất thải, hạn chế ô nhiễm, bảo vệ môi trường.
  62. 53 - Cần tập trung tập huấn người chăn nuôi trong công tác quản lý môi trường, nâng cao ý thức và trình độ hiểu biết của người dân về môi trường chăn nuôi. Dùng các biện pháp truyền thông trong địa bàn xã, huyện để tuyên truyền kết hợp với khuyến khích các trang trại có ý thức. - Đối với trang trại nghiên cứu cần xây dựng các hệ thống quản lý và xử lý chất thải của trang trại theo tiêu chuẩn để phù hợp với yêu cầu thải của số lượng vật nuôi mà không gây ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư.
  63. 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO I Tiếng việt 1. Bùi Xuân An: Nguy cơ tác động đến môi trường và hiện trạng quản lý chất thải trong chăn nuôi vùng Đông Nam Bộ, ĐH Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, 2007 2. Báo cáo giám sát môi trường định kỳ 6 tháng đầu năm2016 của trang trại ông Nguyễn Thanh Lịch xã Ba Trại huyện Ba Vì TP Hà Nội 3. Bộ Tài nguyên và Môi Trường (2016), Xử lý chất thải chăn nuôi: Lựa chọn công nghệ 4. Trương Thanh Cảnh (002), Xử lý nước thải chăn nuôi lợn bằng keo tụ điện hóa, ĐH Khoa học Tự nhiên- ĐHQG TP. Tp Hồ Chí Minh 5. Nguyễn Thị Lý Hoa (2005), “Một số vấn đề liên quan đến nước thải chăn nuôi, lò mổ, tạp chí khoa học bông nghiệp số 5 6. Dương Văn Hồng, Nghiên cứu đánh giá đặc trưng ô nhiễm và tác động đến môi trường của chất thải rắn tại một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ĐH Nông Lâm Thái Nguyên 7. Niêm giám thống kê thành phố Hà Nội 2016 8. Thống kê chăn nuôi Việt Nam 2017 cục thống kê 9. Trịnh Thị Thanh (2003), độc học môi trường và sức khỏe con người NXB ĐHQG Hà Nội 10. Trần Minh Trí tiểu luận” Sử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ biogas” của giảng viên trường ĐH khoa học tự nhiên TP. HCM 11. Viện công nghệ môi trường(2012), Báo cáo hiện trạng chăn nuôi một số trang trại lợn phía bắc 2012, Hà Nội 12. Viện chăn nuôi: Điều tra đánh giá hiện trạng môi trường trại chăn nuôi lợn, 2016
  64. 55 II. Tài liệu trích dẫn từ Internet 13. Báo mới (2011), Nhìn lại ngành chăn nuôi heo sau sự kiện tăng giá: tang-gia/c/6623513.epi. 14. Nguyễn Khoa Lý, Ô nhiễm môi trường trong hoạt động chăn nuôi thú y và giải pháp khắc phục: cac-hoat-dong-chan-nuoi-thu-y-va-giai-phap-khac-phuc-1080828.html. 15. the-gioi-va-khu-vuc.html 16. Chăn nuôi việt nam, 17. 4%20h%C3%ACnh%20ch%C4%83n%20nu%C3%B4i%20m%E1%B B%9Bi&asid=zm_vn_gc1_05&mt=b&nw=g&de=c&ap=1t1 18. xử lý chất thải trong chăn nuôi heo, chat-thai-trong-chan-nuoi-heo-c01-18258.html 19. thế giới nước thải, tec60-XU-LY-NUOC-THAI-CHAN-NUOI-HEO-BANG-CONG- NGHE-MOI- d108.html?gclid=EAIaIQobChMI37qrtNq41QIVhwgqCh21vAk- EAAYASAAEgInjfD_BwE 20. Xử lý nước thải trong chăn nuôi, thai-trong-chan-nuoi-bang-cong-nghebiogas-1477/ 21. Địa chính thành phố Hà Nội, noi/huyen-ba-vi 22. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Ba Vì Trường kinh-te-xa-hoi-huyen-ba-vi.htm
  65. 56 23.
  66. PHIẾU ĐIỀU TRA CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC NÔNG THÔN Họ và tên người được phỏng vấn: Thôn: Xã: Huyện: Tỉnh: Giới: Tuổi: Dân tộc: Trình độ: Chúng tôi rất mong muốn gia đình Ông/bà cung cấp cho chúng tôi một số thông tin về những vấn đề dưới đây: 1. Theo Ông/bà ô nhiễm môi trường là do những nguyên nhân nào.  Vứt rác bừa bãi  Cháy rừng  Khói bụi từ xe cộ  Cả 3 phương án trên 2. Theo Ông/bà để cải thiện môi trường khu vực cần phải làm gì.  Nâng cao nhận thức của người dân  Thu gom chất thải  Quản lý nhà nước  Cả 3 phương án trên 3. Ông/bà có sẵn sang tham gia phong trào vệ sinh môi trường nông thôn không.  Có  Không 4. Nếu ở địa phương có những buổi tập huấn về môi trường Ông/bà có tham gia không.  Có  Không
  67. 5. Theo Ông/bà việc phân loại rác tại nguồn có cần thiết không.  Có  Không 6. Dịch vụ thu gom rác thải của địa phương hoạt động như thế nào.  Không có  Có, hoạt động kém  Hoạt động rất tốt 7. Địa phương có các chương trình vệ sinh công cộng không.  Có  Không 8. Sự tham gia của người dân đối với các chương trình vệ sinh môi trường này.  Không  Bình thường  Tích cực 9. Theo Ông/bà môi trường bị ô nhiễm sẽ nhận biết bằng cách nào.  Nước đổi màu, có mùi hôi thối  Xuất hiện nhiều rong, rêu, tảo  Các loại động vật dưới nước bị chết  Tất cả các phương án trên 10. Nhận thức của người dân về việc xử lý chất thải chăn nuôi.  Rất cần thiết  Cần thiết  Không cần thiết 11. Ảnh hưởng của mùi từ trang trại đến người dân. Ở khoảng cách 50m  Không có mùi
  68.  Mùi nhẹ  Mùi khó chịu  Mùi nặng Ở khoảng cách 100m.  Không có mùi  Mùi nhẹ  Mùi khó chịu  Mùi nặng Ở khoảng cách 150m.  Không có mùi  Mùi nhẹ  Mùi khó chịu  Mùi nặng 12. Ảnh hưởng của tiếng ồn từ trang trại đến người dân Ở khoảng cách 50m.  Không có  Hơi ồn  Ồn  Rất ồn Ở khoảng cách 100m.  Không có  Hơi ồn  Ồn  Rất ồn Ở khoảng cách 150m.  Không có  Hơi ồn
  69.  Ồn  Rất ồn Ngày phỏng vấn : ngày .tháng năm . Người phỏng vấn người được phỏng vấn Thái Nguyên, ngày .tháng .năm 2018 Bộ môn duyệt Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện PGS.TS.Lương Văn Hinh Nguyễn Chính Tùng