Đồ án Trồng nấm mèo trên cơ chất vỏ trấu

pdf 73 trang thiennha21 12/04/2022 3270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Trồng nấm mèo trên cơ chất vỏ trấu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_an_trong_nam_meo_tren_co_chat_vo_trau.pdf

Nội dung text: Đồ án Trồng nấm mèo trên cơ chất vỏ trấu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TRỒNG NẤM MÈO TRÊN CƠ CHẤT VỎ TRẤU Ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Giảng viên hướng dẫn: GVC.ThS Nguyễn Thị Sáu Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hải Yến MSSV : 107111234 Lớp: 07DSH02 Thành Phố Hồ Chí Minh, Tháng 08 năm 2011 
  2. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH MỤC BẢNG iii DANH MỤC HÌNH iv MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 4 1.1. Giới thiệu về nấm mèo: 5 1.1.1. Đặc điểm sinh học: 5 1.1.2. Đặc điểm sinh trưởng: 8 1.1.3. Giá trị dinh dưỡng của nấm mèo: 11 1.1.4. Một số điểm lưu ý khi trồng nấm mèo: 15 1.1.5. Bệnh ở nấm mèo và cách khắc phục: 15 1.1.6. Những nguyên nhân dẫn đến thất bại khi trồng nấm: 18 1.2. Thiết kế trạm trại để nuôi trồng nấm: 19 1.3. Tình hình phát triển nấm mèo tại Việt Nam: 21 1.4. Thực trạng công nghệ sản xuất và chế biến nấm mèo hiện nay của Việt Nam và thế giới: 22 1.4.1. Tình hình trong nước: 22 1.4.2. Tình hình trên thế giới: 23 1.5. Tiềm năng phát triển của nghề trồng nấm mèo tại Việt Nam: 24 1.6. Thị trường tiêu thụ nấm tại Việt Nam: 26 1.7. Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và chế biến nấm ở địa bàn Đồng bằng sông Cửu Long: 26 1.7.1. Thuận lợi: 26 1.7.2. Khó khăn: 27 1.8. Tình hình sản xuất trấu và những ứng dụng của trấu hiện nay: 28 1.8.1. Tình hình sản xuất trấu ở Đồng bằng sông Cửu Long: 28 1.8.2. Các ứng dụng của vỏ trấu hiện nay: 30 1.9. Đặc điểm cấu trúc vỏ trấu: 31 i
  3. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu 1.9.1. Cellulose: 32 1.9.2. Lignin: 33 1.9.3. Hemicellulose: 34 1.9.4. Lignin-cellulose tự nhiên là một cơ chất khó phân hủy: 35 CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37 2.1. Dụng cụ và trang thiết bị: 38 2.2. Nguyên vật liệu và hoá chất: 40 2.3. Phương pháp thực hiện: 41 2.3.1 Nhân giống nấm mèo trên môi trường thạch (giống cấp một): 41 2.3.2. Nhân giống nấm mèo trên môi trường hạt (giống cấp hai): 43 2.3.3. Nhân giống nấm mèo trên môi trường hạt (giống cấp ba); 44 2.3.4. Quá trình nuôi trồng nấm mèo: 45 2.3.5 Phương pháp thu nhận kết quả 54 2.3.6 Phương pháp xử lý số liệu 54 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 55 3.1. Kết quả nuôi trồng khảo nghiệm trên môi trường cơ chất vỏ trấu: 56 3.2. Hiệu suất sinh học của nấm mèo trên cơ chất vỏ trấu. 61 CHƯƠNG 4:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64 4.1. Kết luận: 65 4.2. Kiến nghị: 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 ii
  4. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 : Giá trị dinh dưỡng của nấm mèo 12 Bảng 2.1: Các bước kiểm tra bịch phôi ủ 50 Bảng 3.1: Tốc độ lan tơ trên môi trường cơ chất trấu 56 Bảng 3.2: Chi phí sản xuất nấm mèo tính trong 1000kg cở chât vỏ trấu 62 iii
  5. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Nấm mèo trên thân gỗ. 5 Hình 1.2: Nấm mèo. 6 Hình 1.3: Chu trình sống của nấm mèo 7 Hình 1.4: Các giai đoạn phát triển của nấm mèo. 7 Hình 1.5: Các kiểu phân lập nấm mèo 8 Hình 1.6: Mốc cam 17 Hình 1.7: Giòi tấn công 18 Hình 1.8: Mốc xanh 18 Hình 1.9: Sơ đồ trại nuôi trồng nấm. 21 Hình 1.10: Trấu trôi trên sông 29 Hình 1.11: Vỏ trấu. 32 Hình 1.12: Cấu trúc phân tử cellulose 32 Hình 1.13: Tiền chất phenylpropanoid 34 Hình 1.14: Lignin 34 Hình 2.1: Tủ cấy đơn giản 38 Hình 2.2: Lò hấp khử trùng bằng hơi nước sôi 39 Hình 2.3: Lò hấp bịch meo giống. 39 Hình 2.4: Lò hấp khử trùng 40 Hình 2.5: Phân lập giống từ tổ chức mô của nấm bào ngư 42 iv
  6. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu Hình 2.6: Nhân giống cấp hai 44 Hình 2.7: Cấy giống từ chai giống cấp hai sang chai giống cấp ba 45 Hình 2.8: Xử lý nguyên liệu 46 Hình 2.9 : Trấu sau khi ủ đống 47 Hình 2.10: Máy sàn và đảo trộn cơ chất. 47 Hình 2.11: Tạo lỗ hình nónở giữa bịch phôi 48 Hình 2.12:Vô bịch 48 Hình 2.13: Soi lỗ và nhét gòn 48 Hình 2.14: Bịch sau khi đã soi lỗ và nhét gòn. 49 Hình 2.15: Bịch được đóng ỉv và hấp khử trùng 49 Hình 2.16: Cấy giống cấp 3 50 Hình 2.17: Xếp kệ 53 Hình2.18: Tưới đón nấm 53 Hình 3.1: Bịch phôi nấm mèo trồng trên cơ chất vỏ trấu 56 Hình 3.2: Sự lan tơ nấm trên cơ chất trấu 57 Hình 3.3: Quả thể dạng nụ nấm 59 Hình 3.4: Quả thể dạng tách 59 Hình 3.5: Quả thể dạng chén. 59 Hình 3.6: Quả thể dạng dĩa. 60 Hình 3.7: Quả thể dạng trưởng thành 60 Hình 3.8: uyQ trình trồng nấm mèo trên cơ chất vỏ trấu 61 v
  7. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Nấm là một sinh vật đặc biệt, không phải thực vật và cũng không phải động vật. Nhiều loài nấm lớn ăn ngon và là thực phẩm quí, đồng thời phòng ngừa và điều trị một số bệnh. Ngoài ra, nuôi trồng nấm còn là biện pháp nông sinh học, góp phần giải quyết vấn đề môi trường do phế liệu, phế thải gây ra. Nhiều năm gần đây, trồng nấm đang được quan tâm phát triển và trở thành một ngành của nông nghiệp nước ta. Nấm mèo được sử dụng để chế biến các món ăn có tác dụng: Tăng thể dịch, giải khát Giúp da sáng thêm đẹp Tiêu mỡ Tẩm bổ Nhờ những giá trị quý giá về dinh dưỡng và dược học mà ngày nay nấm mèo được trồng và tiêu thụ rộng rãi ở nhiều nước. Sản phẩm nấm mèo một trong những mặt hàng có năng suất cao và ổn đinh, nấm xuất khẩu có thị trường rộng lớn ít bị cạnh tranh và nhu cầu tiêu thụ ở tất cả các nước ngày càng tăng, trong khi các phụ phẩm nông-lâm nghiệp ngày càng khan hiếm ở các nước công nghiệp hóa và các nước có mùa đông giá lạnh kéo dài. Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu nuôi trồng nấm ăn có bước phát triển nhảy vọt và phát triển rộng rải của người nông dân Việt Nam. Với lợi thế nước ta là một nước nông nghiệp với nguồn phụ phế phẩm giàu chất xơ (xenlulo) và chất gỗ (lignin) hết sức phong phú. Tỷ lệ nông dân chiếm phần lớn dân số lại có nhiều thời gian nông nhàn và rất muốn có thêm nghề phụ để 1
  8. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu nâng cao thu nhập. Nước ta lại có nhiều vùng khí hậu không giống nhau, nhiệt độ giữa các mùa chênh lệch không lớn. Vì vậy có thể trồng nấm quanh năm với nhiều loại nấm ăn và nấm dược liệu khác nhau. Việt Nam là nước có nền văn minh lúa nước lâu đời, từ lâu cây lúa đã gắn liền với đời sống của người dân. Hiện nay, nước ta là một trong những nước sản xuất lúa gạo hàng đầu trên thế giới. Với sản lượng lúa cả nước hằng năm trung bình khoảng 39 triệu tấn, riêng Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 20 triệu tấn, xuất khẩu khoảng 6 – 6,5 triệu tấn lúa (Sở Công thương TP Hồ Chí Minh). Trong đó tỷ lệ trấu – lúa ở Việt Nam dao động khoảng 0,18 – 0,21 , tương đương khoảng 6,2 triệu tấn trấu sản sinh ra mỗi năm. Vỏ trấu được ứng dụng rất rộng rải trong đời sống người dân nước ta, không chỉ làm chất đốt trong sinh hoạt hàng ngày mà còn làm vật liệu xây dựng, giá thể trong công nghệ sản xuất meo giống, làm phân bón Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào và giá thành rẻ [ThS. Văn Minh Nhựt, Khoa Nông Nghiệp trường Đại học Cần Thơ]. Người nông dân nước ta thường đem đốt vỏ trấu hoặc thải trực tiếp xuống sông gây ô nhiễm môi trường. Vậy để khắc phục được điều này, biện pháp kinh tế và an tòan hơn cả là tận dụng vỏ trấu làm môi trường nuôi trồng nấm sẽ góp phần quan trọng trong việc xử lý vỏ trấu và góp phần bảo vệ môi trường. Do đó chúng tôi thực hiện đề tài: “ Nuôi trồng nấm mèo trên cơ chất vỏ trấu” 2. Mục đích: Chuyển hóa vỏ trấu thành cơ chất dinh dưỡng để nuôi trồng nấm mèo. Khảo sát sự phát triển của tơ nấm mèo trên cơ chất là vỏ trấu. Tính giá thành sản phẩm và đưa ra kỹ thuật trồng nấm mèo cho nông dân vùng trồng lúa ồĐ ng bằng sông Cửu Long. 2
  9. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là loài nấm mèo thuộc loài Auricularia polyricha (Mount) Sacc thuộc phân chi Auricularia đã được thuần khiết và lưu trữ tại phòng thí nghiệm của trang trại nấm Bảy Yết và cơ chất trồng nấm mèo là vỏ trấu. Việc xây dựng quy trình nuôi trồng được thực hiện ở trang trại nấm Bảy Yết (2/73A ấp Tân Lập, xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, TpHCM). 3
  10. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 4
  11. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu 1.1. Giới thiệu về nấm mèo: 1.1.1. Đặc điểm sinh học: Nấm mèo là một loại nấm nhiệt đới. Nó có cấu trúc đặc biệt mềm mại như vành tai , nên được gọi là “tai mèo”. Trong thiên nhiên, vào mùa mưa dưới các ốg c cây mục hay cành cây bị gãy, thường xuất hiện nhiều, nên nhân dân miền Bắc gọi là “ mộc nhĩ” (tai của cây) Hình 1.1 ấN m mèo trên thân gỗ. Nấm mèo là tên chung để chỉ các loại nấm ăn thuộc chi Auricularia . Chi này thuộc họ Auriculariaceae, bộ Auriculariales, lớp phụ Auriculariomycetidae, lớp Hymenomycetes, ngành phụ Basidiomycotina, ngành nấm thật – Eumycota, giới Nấm – Fungi [Nguyễn Lân Dũng, 2010]. Loài này được sử dụng trong ẩm thực châu Á. Tại Trung Quốc, nó được gọi là 木耳 (pinyin: mù ěr -mộc nhĩ) hay 黑木耳 (pinyin: hēi mù ěr-hắc mộc nhĩ), và trong tiếng Nhật là kikurage. 5
  12. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu Hình 1.2. Nấm mèo. Nấm thường có nàu nâu sáng hoặc đen. Đặc biệt khi phơi khô, phân biệt rõ mặt trên và mặt dưới (mặt dưới thường sậm màu hơn). Tai nấm mèo có dạng đĩa dẹp với cuống rất ngắn, bình thường mềm mại khi còn tươi, nhưng lại giòn và cứng khi phơi khô. Quan sát mặt trên của tai nấm, có thể thấy một lớp lông mịn màu xám đến nâu hoặc đen, mặt dưới trơn láng và thường nâu đen đến tím. Mặt dưới tai nấm cũng là cơ quan sinh sản (thụ tầng) nên thường phủ một lớp phấn trắng là các bào tử của nấm mèo. Mặt trên mu nấm hoặc mặt dưới đôi khi có nhiều nếp nhăn. Đến giai đoạn trưởng thành nấm mèo sẽ phát tán bào tử, nhờ gió đưa bào tử rải ra khắp nơi, gặp điều kiện môi trường thuận lợi sẽ hình thành hệ sợi nấm sơ cấp. Hệ sợi nấm sơ cấp phát triển đầy đủ tạo nên một mạng để rồi hình thành hệ sợi nấm thứ cấp, sau đó có sự kết hợp của hệ sợi nấm thứcấp hình thành quả thể hoàn chỉnh [Nguyễn Lân Dũng, 2010]. 6
  13. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu Hình 1.3. Chu trình sống của nấm mèo Từ lúc xuất hiện nụ nấm đến khi tai nấm trưởng thành qua nhiều giai đoạn dựa theo hình dạng ở mỗi giai đoạn để gọi tên cho dễ phân biệt: nụ nấm (hay hạch nấm), hình tách, hình chén, hình dĩa, trưởng thành Hình 1.4. Các giai đoạn phát triển của nấm mèo. (a) Nụ nấm ( hay hạch nấm). (b) Hình tách. (c) Hình chén. (d) Hình dĩa. (e) Hình trưởng thành. 7
  14. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu Vòng đời nấm mèo bao gồm từ lúc các đảm bào tử nảy mầm, đến khi hình thành tai nấm hoàn chỉnh mang đảm bào tử mới. Trong làm giống, vòng đời của nấm mèo có thể bắt đầu từ hệ sợi nấm hoặc miếng mô thịt nấm (chủ yếu là các sợi nấm). Do đó, để phân lập giống nấm mèo có nhiều cách: Hình 1.5. Các kiểu phân lập nấm mèo Ở nấm mèo, có hệ men Cellulose rất khỏe, có thể phân hủy gỗ để làm thức ăn nuôi chúng. Vì vậy ở đâu giàu cellulose và lignin thì nấm mèo rất ưa mọc khi chúng gặp ẩm. Do đó ta có thể trồng nấm mèo trên mùn cưa, thân cây gỗ, vỏ dừa, rơm, trấu 1.1.2. Đặc điểm sinh trưởng: Ngoài yếu tố dinh dưỡng từ các chất có trong nguyên liệu trồng nấm mèo thì sự tăng trưởng và phát triển của nấm có liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau như: nhiệt độ, ẩm độ, pH, ánh sáng, oxy 8
  15. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu Nguồn Carbon: Nguồn carbon thích hợp cho sợi nấm mèo phát triển bao gồm các monosaccharide, oligosaccharide và polysaccharide. Nấm mèo có khả năng sản sinh các enzim phân giải cellulose, lignin, hemicellulose, tinh bột thành đường đơn, nồng độ đường thích hợp cho sợi nấm sinh trưởng trong môi trường lỏng từ 3 – 5%. Nồng độ đường cao sẽ ức chế sự phát triển của hệ sợi nấm. Chỉ nên dùng nồng độ khoảng 1 – 2 %. Ở giai đoạn mầm quả thể, sự tăng trưởng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn dinh dưỡng carbon và nồng độ đường cao. Nguồn Nitơ: Ngoài các nguồn Nitơ hữu cơ như pepton, acid amin, hệ sợi nấm còn có thể hấp thụ trực tiếp Nitơ (N) trong các hợp chất vô cơ như Canxi Nitrat, Ure, Ammon sunphate các loại phân đạm thường dùng trong nông nghiệp. Tuy nhiên lượng Nitơ dùng không quá 0.5 %. Tỷ lệ C/N cũng rất quan trọng đối với sinh trưởng của sợi nấm. Tỉ lệ C/N của nấm mèo là 30 – 40, trong khi tỉ lệ C/N của nấm bào ngư là 20 – 30, trong khi đó ở nấm rơm (V.volvacea) là 40 – 60, nấm mỡ (A.bisporus) là 18 Do đó, theo nguyên tắc là phải thêm đạm vào nguyên liệu trồng nấm [Lê Duy Thắng,2009]. Nguồn Vitamin và khoáng chất: Trong môi trường nuôi nấm nhất thiết phải có các nguyên tố khoáng. Phospho cần thiết để tổng hợp ATP, nucleic acid, phospholipid. Kali là nguyên tố khoáng đóng vai trò cofactor trong nhiều enzyme. Lưu huỳnh cũng rất cần thiết cho nấm mèo. Nguồn cung cấp lưu huỳnh thường là MgSO4. Lưu huỳnh tham gia trong cấu tạo các aminoacid chứa lưu huỳnh như cystein, methionin và tham gia tạo nên vòng chứa 5 nguyên tử lưu huỳnh của lenthionin. Magne 9
  16. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu tham gia hoạt hóa nhiều enzyme nên cần thiết cho quá trình trao đổi chất. Nồng độ magne thích hợp là 0,001M. Ngoài ra các nguyên tố khoáng khác như mangan, đồng, kẽm, molypden cũng không thể thiếu đối với sinh trưởng của nấm. Hầu hết nấm có khả năng tự tổng hợp các vitamine cần thiết. Và vitamine B1 (thiamine) kích thích sợi nấm sinh trưởng, kích thích hình thành mầm quả thể [Lê Duy Thắng, 2009]. Nhiệt độ: Nấm mèo thích hợp trồng ở những tháng có nhiệt độ ấm áp. Miền Nam nước ta không có mùa đông nên có thể trồng được nấm mèo quanh năm, miền Bắc trồng và mùa hè và mùa thu. Gần đây, đã có những chủng nấm mèo có thể trồng được cả vào mùa đông ở miền Bắc nước ta. Bào tử nấm mèo nảy mầm tốt ở nhiệt độ 22 – 320C, tốt nhất là 300C. Sợi nấm mèo có thể mọc ở một biên độ nhiệt độ rất rộng, từ 4 – 400C nhưng tốt nhất là ở 22 – 320C. Dưới 40C hoặc trên 400C sợi nấm bị ức chế phát triển hoặc có thể bị chết. Quả thể thích hợp hình thành ở 20 – 280C, thấp nhất là 150C và cao nhất là 320C. Ở nhiệt độ 380C, tai nấm khó hình thành. Độ ẩm: Sợi nấm mèo thích hợp phát triển trên môi trường chứa 60 – 70% nước. Trong điều kiện độ ẩm tương đối của không khí là 90 – 95% quả thể nấm mèo phát triển tốt. Nếu độ ẩm tương đối thấp hơn 80% thì tai nấm hình thành chậm, có khi không tạo được những tai nấm to và dày. Khi đến giai đoạn hái nấm mèo, độ ẩm của cơ chất lên khá cao, lượng nước phải đạt tới 90%. Ánh sáng: Ở điều kiện trong tối hay khi có ánh sáng tán xạ sợi nấm mèo vẫn phát triển bình thường. Tuy nhiên lúc bắt đầu hình thành quả thể nhất thiết phải có 10
  17. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu ánh sáng ở mức độ 250 – 1000 lx. Nếu thiếu ánh sáng, nấm mèo không có màu nâu sẫm mà có màu nâu nhạt hay màu trắng sáng. Ngoài ra, sản lượng nấm mèo sẽ bị giảm rõ rệt. Theo kinh nghiệm dân gian khi trồng trên các thân gỗ có vỏ dày thì chiếu “7 phần sáng, 3 phần tối”, khi trồng trên các cây thân gỗ có ỏv mỏng thì chiếu “5 phần tối, 5 phần sáng” Độ thoáng khí: Nấm mèo cần thoáng khí để có thể dễ dàng hấp thụ O2 và thải khí CO2. Khi lượng CO2 vượt quá 15 hệ sợi nấm phát triển chậm lại, tai nấm có dạng lạ, dạng san hô, dạng không mở tai. Nếu lượng CO2 vượt quá 5% nấm mèo có thể bị chết ngạt. Trong quá trình nuôi trồng nấm mèo rất cần thiết phải chú ý thông khí. Khi đóng túi, không nên để lượng nước quá cao hoặc lèn quá chặt nguyên liệu, hạn chế thoáng khí dẫn đến chậm phát triển hệ sợi của nấm. Độ pH: Nấm mèo thích hợp môi trường hơi acid. Sợi nấm có thể phát triển bình thường ở pH từ 4 – 7, tốt nhất là ở pH từ 5,0 – 6,5 . Khi phối trộn nguyên liệu cần khống chế để có pH khoảng 5 – 6. Caxi Cacbonate (CaCO3) là một chất đệm có thể giúp giữ ổn định pH của môi trường. 1.1.3. Giá trị dinh dưỡng của nấm mèo: Nấm là sinh vật không thể thiếu trong đời sống, không có nấm chu trình tuần hoàn vật chất sẽ bị mất một mắt xích quan trọng và cả thế giới sẽ ngổn ngang những chất bã hữu cơ phân hủy. Nấm còn đem lại nguồn thực phẩm giàu đạm, đầy đủ các acid amin thiết yếu, hàm lượng chất béo ít và là những acid béo chưa bão hòa. Do đó tốt cho sức khỏe, giá trị năng lượng cao, giàu khoáng chất và các vitamin. Ngoài ra, trong nấm còn chứa nhiều hoạt chất có tính sinh học, góp phần ngăn ngừa và điều trị bệnh cho con người, vì hầu như các loài nấm ăn đều có tác dụng phòng ngừa chống u bướu. Việt Nam bắt đầu 11
  18. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu có những căn bệnh của xã hội công nghiệp như stress, béo phì, xơ mỡ động mạch, huyết áp, ung thư nếu mỗi tuần chúng ta đều ăn nấm ít nhất một lần thì cơ thể sẽ chậm lão hóa hơn và ngăn ngừa được những bệnh nêu trên. Từ đó cho thấy, nấm còn là nguồn thực phẩm chức năng của thế kỷ 21. Nấm mèo là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao, mỗi tấn nấm mèo thường có giá trị khoảng 12 -18 nghìn USD. Trung Quốc là nước nuôi trồng và có sản lượng cao nhất. Năm 1986, sản lượng nấm mèo là 119 nghìn tấn, năm 1991 là 465 nghìn tấn. Năm 1995, Trung Quốc xuất khẩu được tới 4084 nghìn tấn nấm mèo [Lê Duy Thắng,2009]. Nấm mèo là một loại thực phẩm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. Giá trị dinh dưỡng của nấm mèo đen (g hoặc mg/100g nấm mèo khô) (Phân tích của Viện nghiên cứu vệ tinh, Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc, 1980): Bảng 1.1 : Giá trị dinh dưỡng của nấm mèo Hàm lượng Thành phần (g hoặc mg/100g nấm khô) Nước 10.9g Protein 10.6g Lipid 0.2g Carbonhydrate 65.5g Năng lượng 306 Kcal Cellulose 70g Chất khoáng 5.8g Canxi 357mg Phospho 201mg Sắt 185mg Natri 63mg Kali 865mg Vitamin B2 0.55mg Vitamin PP 2.6mg Vitamin B5 2.7mg 12
  19. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu Nấm mèo thường được dùng làm thức ăn và bào chế dược phẩm đặc trị chứng xuất huyết, táo bón, viêm loét dạ dày mạn tính, chứng thiếu máu thiếu sắt. Ngoài ra nấm mèo còn là loại thực phẩm có tác dụng dự phòng chứng rối loạn đông máu do nghẽn mạch, kháng trùng, chống tia xạ và kìm hãm một số tế bào ung thư phát triển. Trong nấm mèo chứa nhiều protit, vitamin và chất khoáng, rất tốt đối với người mắc bệnh cao huyết áp, thiểu năng tuần hoàn não bộ. Trong ấm mèo phát hiện ra chất 9-β-D-ribofuranosyl adenin có công dụng ức chế quá trình ngưng tụ tiểu cầu, chống đông máu do nghẽn mạch và ngăn ngừa sự hình thành các mảng xơ vữa trong lòng huyết quản. Với tính năng lượng huyết và hoạt huyết, nấm mèo đen còn là thực phẩm quí giá có tác dụng giảm cholesterol trong máu và cải thiện hoạt động tuần hoàn máu [Nguyễn Lân Dũng, 2010]. Các chuyên gia về dinh dưỡng cho rằng mỗi ngày nên ăn thường xuyên từ 10-20g nấm mèo có thể phòng chống hữu hiệu tình trạng táo bón. Tuy nhiên, những người bị bệnh viêm đại tràng, hoặc viêm dạ dày mạn tính không nên ăn nấm mèo. Đạm thô Phân tích trên nấm khô cho thấy, nấm có hàm lượng đạm cao, hàm lượng đạm thô ở nấm mèo là 4 - 8% trên 100g nấm khô. Nấm mèo có đầy đủ các acid amin thiết yếu như: isoleucin, leucin, lysine, methionin, phennylalnin, threonin, valin, tryp-tophan, histidin. Đặc biệt nấm giàu lysine và leucin, ít tryptophan và methionin Ngoài ra, tùy theo cơ chất trồng nấm mà hàm lượng đạm có thay đổi [Nguyễn Lân Dũng, 2010]. 13
  20. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu Chất béo Chất béo có trong nấm mèo chiếm từ 1 - 10% trọng lượng khô của nấm, bao gồm các acid béo tự do, monoflycerid, diglycerid và triglyceride, serol, sterol ester, phospholipid và có từ 72 - 85% acid béo thiết yếu, chiếm 40,39% tổng lượng chất béo ở nấm mèo [Nguyễn Lân Dũng, 2010]. Carbohydrat và sợi Tổng lượng Carbohydrat và sợi: chiếm từ 51 - 88% trong 100g nấm tươi và khoảng 4 - 20% trên 100g nấm khô, bao gồm các đường pentose, methyl pentos, hexose, disaccharide, đường amin, đường rượu, đường acid. Trehalose là một loại “đường của nấm” nhưng chỉ có ở nấm non vì nó bị thủy giải thành glucose khi nấm trưởng thành. Polysaccharid tan trong nước từ quả thể nấm luôn luôn được chú ý đặc biệt vì tác dụng chống ung thư củanó. Thành phần chính của sợi nấm ăn là chitin, một polymer của n– acetylglucosamin, cấu tạo nên vách của tế bào nấm. Ở nấm mèo, sợi chiếm từ 11,9 - 19,8% [Nguyễn Lân Dũng, 2010]. Vitamin Nấm có chứa một số vitamin như: thiamin (B1), riboflavin (B2), niacin (B3), acid ascorbic (vitaminC) Khoáng chất Nấm ăn là nguồn cung cấp chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Nguồn này lấy từ cơ chất trồng nấm, thành phần chủ yếu là kali, kế đến là phosphor, natri, calci và magnesium, các nguyên tố khoáng này chiếm từ 56 - 70% lượng tro. Phosphor và calcium trong nấm luôn luôn cao hơn một số loại trái cây và rau cải. Ngoài ra còn có các khoáng khác như sắt, đồng, kẽm, mangan, cobalt 14
  21. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu 1.1.4. Một số điểm lưu ý khi trồng nấm mèo: Nấm mèo khi nuôi trồng rất dễ ra tai, nhưng tai nấm lớn lên lại bị chi phối bởi nhiều yếu tố môi trường xung quanh. Thường gặp nhất là: Nước tưới Nước bẩn, bị phèn, bị mặn hoặc nhiễm thuốc trừ sâu sẽ làm tai nấm co rụm lại (dạng bông cải), đổi màu (đen sậm) hoặc chết non (khô cứng). Thiếu nước nấm cũng khô và chết. Nhiệt độ Những đêm trở lạnh đột ngột, tai nấm sẽ bị khô cứng bìa mép và không lớn nữa. Nhiệt độ cao khiến nấm mau khô, cũng kém phát triển. Nhiễm bệnh: Hai loại bệnh thường gây thất thu cho nấm mèo nhất là bệnh trứng (nhện nấm hay Mites) và nhũn nhầy (tuyến trùng). Bệnh lan rất nhanh và ảnh hưởng đến năng suất nấm trồng. Do đó, muốn trồng nấm có hiệu quả, ngoài nguồn giống, chế biến nguyên liệu và chăm sóc, còn đặc biệt quan tâm đến việc phòng bệnh, bao gồm xây dựng nhà trại nhằm hạn chế lây nhiễm chéo và phòng ngừa bệnh. 1.1.5. Bệnh ở nấm mèo và cách khắc phục: Cũng giống như nấm rơm, nấm mèo có thể bị một trong hai loại bệnh chính: bệnh sinh lý và bệnh nhiễm. 1.1.5.1. Bệnh sinh lý Nấm mèo có thể biểu hiện một số bệnh không do nhiễm khuẩn như: tơ thưa, sợi nấm mảnh, đầu hơi uốn khúc hoặc cuộn lại; tai nấm tạo cuống dài, kết 15
  22. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu chùm bông cải, tai khô cứng, đổi màu sậm hoặc màu nhạt, mỏng manh, mau già Các biểu hiện trên thường liên quan đến yếu tố môi trường, như nơi trồng bị yếm khí (ngộp), nước tưới bị phèn, bị chua, nhiệt độ cao, thiếu ánh sáng, bị lạnh đột ngột Các chất dinh dưỡng của cơ chất cũng có tác động đến hoạt động của nấm. Dinh dưỡng kém, nhiều tạp chất, tơ nấm không bám vào được cơ chất, co cụm lại, mọc thưa hoặc lão hóa sớm (tơ chảy nước vàng, tiết sắc tố, chuyển màu ). Quả thể khó tạo thành hoặc nếu có thì nhỏ và thưa, tai nấm bị dị dạng. Bệnh sinh lý không kèm theo mẫn nhiễm và xảy ra thường xuyên trong quá trình nuôi trồng tự nhiên. 1.1.5.2. Bệnh nhiễm: Yếu tố gây bệnh rất đa dạng, chủ yếu là các nhóm vi sinh vật, như vi trùng, ấn m mốc, nấm nhày, nấm dại. Các tác nhân ảnh hưởng trực tiếp lên sinh trưởng gián tiếp lên sinh trưởng và phát triên của nấm, bằng cách cạnh tranh nguồn thứ ăn và thay đổi pH của môi trường. Hậu quả là tai nấm mọc chậm, thưa, thậm chí ngưng lại . Qủa thể không tạo thành hoặc dị dạng, năng suất giảm. Nhiều khi tơ bị vàng hoặc thối rửa hoặc mất từng lõm. Quả thể ngừng phát triển, hư hỏng hoặc bị bủng từ gốc đến cuống. Trong trường hợp này ngoài yếu tố vi sinh vật còn có sự tham gia của côn trùng . Chúng tấn công trực tiếp lên tơ hoặc quả thể nấm, đồng thời làm nhiễm các ầm m bệnh khác. Bệnh thường lây lan rất nhanh và ảnh hưởng mạnh đến sản lượng và chất lượng của sản phẩm. Côn trùng, tuyến trùng và nhện mạt (mites) cũng là đối tượng gây thất thu nặng, chúng ăn và cắn phá tơ nấm, lây nhiễm vi khuẩn, nấm mốc Có thể diệt chúng bằng các thuốc diệt côn trùng, ruồi, muỗi, như : 16
  23. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu DDVP 2%, Azodrin 1%, nhiều nơi còn dùng Kelthan (Dicofol) 18,5%, Endosulfan (Thiodan) 2,5%, Karate 0,05- 0,07%, Trebon 10ND Đối với tuyến trùng, sử dụng Formalin (Formol) 0,2- 0,3%, Furadan 3H, Mocap Đối với nấm mốc ký sinh lên nấm mèo, có thể dùng các thuốc diệt, như Bennomyl (Benlate - C) 0,1-0,2%, Sulfat sắt 0,02%, Macozeb (Dithane, Maneb), Zineb (Tritofboral) 7% Đối với trường hợp nhiễm khuẩn (vi khuẩn) hoặc nấm nhầy (myxomyces), có thể dùng Chlorin (Hypoclorid Ca) 0,04- 0,05%, thuốc tím (KMnO4), Formol 0,2% Tóm lại, nấm có thể bị nhiều bệnh khác nhau, nhưng tùy trường hợp nặng, nhẹ, lây lan hay không, mà có biện pháp phòng trừ thích hợp. Tuy nhiên, biện pháp dùng hoá chất vẫn không phải là tốt nhất đối với môi trường, do đó, chỉ dùng khi nào thật cần thiết. Để tránh bệnh cho nấm, căn bản vẫn là vệ sinh môi trường, giống gốc mạnh, dinh dưỡng đầy đủ và điều kiện nuôi ủ thích hợp [Lê Duy Thắng,2009] Hình 1.6 Mốc cam. 17
  24. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu Hình 1.7 Giòi tấn công. Hình 1.8 Mốc xanh 1.1.6. Những nguyên nhân dẫn đến thất bại khi trồng nấm: Giống thoái hoá, nhiễm tạp, tai nấm nhỏ, năng suất kém. Do đó, tốt nhất nên chọn nơi có nguồn giống tin cậy để mua. Nguyên liệu khử trùng không tốt, chỗ ủ nóng và không vệ sinh, hoặc đôi khi do sơ ý, cấy giống vào khi bịch còn nóng. Làm tỉ lệ bịch hư hỏng cao. Bịch phôi trong giai đoạn ủ tơ, nếu để chồng lên nhau hoặc chổ ủ không thông thoáng (bí hơi), nhiệt độ tăng cao, nắng chiếu trực tiếp tơ đổ mồ hôi, tiết nước vàng. Đường rạch trên bịch quá dài, tưới nước giọt lớn, cũng là nguyên nhân làm năng suất nấm giảm và tuổi thọ bịch rút ngắn lại. 18
  25. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu Dịch bệnh làm thất thu. Quá trình rạch bịch, nếu nơi treo nóng và khô, lại chậm tưới nước dễ phát sinh bệnh trứng (nhện mạt hay mites). Nhà trồng hoặc ủ, không vệ sinh hoặc gần trại gà, trại heo, thì dịch bệnh cũng có thể phát sinh và lây lan. Tóm lại, so với chăn nuôi và trồng trọt, thì trồng nấm là tương đối nhàn hạ hơn, nhưng phải có những hiểu biết nhất định thì mới thu hái được kết quả tốt nhất. 1.2. Thiết kế trạm trại để nuôi trồng nấm: Quy trình làm nấm bao gồm 5 công đoạn chính: - Nhân giống - Chế biến nguyên liệu trồng nấm - Nuôi ủ tơ - Chăm sóc và tưới đón nấm - Thu hái và bảo quản sản phẩm Do đó việc thiết kế trạm trại phù hợp sẽ giảm rất nhiều công sứclao động, hao phí trong sản xuất và nhất là những thiệt hại do lây nhiễm. Thông thường bộ phận nhân giống nên cách ly hẳn với khu vực sản xuất vì giai đoạn này cần điều kiện vô trùng tương đối nghiêm ngặt, thiệt hại của nó gây cho sản xuất cũng rất lớn. Trong khi khu vực sản xuất nhất là nhà nuôi trồng lại rất nhiều mầm bệnh. Khu vực chế biến nên gần kho nguyên liệu để tiện di chuyển. Ngoài ra cũng cần quan tâm đến vấn đề vệ sinh, tránh xa cống rãnh, bãi rác, hoặc trên nền đất khó dọn vệ sinh sau khi làm xong Nồi hấp không nên thiết kế quá xa nơi làm. 19
  26. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu Công đoạn nuôi ủ tơ là một trong những công đoạn quan trọng quyết định năng suất và chất lượng nấm trồng. Yếu tố được xem là cần thiết nếu không nói là quyết định đó chính là độ thoáng của nhà ủ. Nếu không thoáng thậm chí là bịt kín và thiếu ánh sáng, thì nhiệt độ và ẩm độ sẽ tăng đồng thời nồng độ CO2 cũng tăng. Tơ nấm mọc yếu, mau già (lão hóa), dễ nhiễm bệnh, nhất là nhiễm mốc. Những nhà ủ như vậy thường là nơi ẩn náu và phát triển của côn trùng nhất là nhện mạt. Nhà ủ tốt nhất không nên gần nơi chế biến nguyên liệu, kho chứa sản phẩm và nơi trồng. Nếu được, xây dựng sao cho đón luồn gió thổi ngang hông. Trong trường hợp làm bịch phôi, phòng cấy có thể đặt sát nhà ủ để tiện di chuyển. Nhà trồng tốt nhất nên làm theo kiểu bán kiên cố, cần thiết có thể tháo lắp dễ dàng thì càng tốt. Với nhà trồng như vậy sẽ đỡ được thời gian xử lý và chi phí sau mỗi đợt nuôi trồng. Tuy nhiên không loại trừ khả năng trồng trong những nhà tường kiên cố (nếu có điều kiện). Điểm quan trọng là ánh sáng và độ ẩm. Hầu hết các loài nấm đều cần độ ẩm và ánh sáng để kết quả thể và cho tai nấm phát triển bình thường. Nếu nhà trồng bị gió lùa hoặc nhiệt độ hạ, độ ẩm sẽ giảm, tai nấm ngừng phát triển và có thể sẽ bị chết. Do đó nhà trồng tránh xoay về hướng gió hoặc che chắn hướng gió lùa, nhưng lại thiết kế sao cho nắng sáng và chiều có thể chiếu hai bên hông hoặc suốt chiều dài nhà trồng. Diện tích nhà trồng cũng không nên quá rộng để tránh đưa bịch vào tưới gối đầu làm nhiều đợt. Ngoài ra nhà trồng là nơi phát sinh rất nhiều bệnh, từ bệnh nhiễm đến các loại côn trùng. Nếu có điều kiện nên xây dựng xa nơi ủ, còn không cũng tương đối độc lập, tai hại nhất là sử dụng nhà trồng vừa ủ vừa tưới. Trong trường hợp nơi đất rộng, nên sắp xếp nhà trồng ở cuối gió so với nhà ủ. Gió sẽ là tác nhân ngăn cản một phần các bào tử nấm mốc, kể cả côn trùng bay vào nhà ủ. 20
  27. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu Hình 1.9 Sơ đồ trại nuôi trồng nấm. 1.3. Tình hình phát triển nấm mèo tại Việt Nam: Các ấn m mèo có khả năng chuyển hoá các chất xơ sợi giàu cellulose và lignin. Đây chính là ưu điểm cơ bản của công nghệ nuôi trồng nấm, đúng như đánh giá của Ủy ban Cộng đồng chung châu Âu tại Hội nghị Braunschweig (Cộng hòa Liên bang Đức) năm 1986. Chính nhờ các hệ enzyme ngoại bào phong phú, nấm mèo còn có nhiều khả năng chuyển hóa đặc biệt. Chỉ riêng rơm rạ, trấu, thân lõi ngô, thân cành đậu đỗ, bã mía, mùn cưa, lá, cành, cỏ,vỏ cà phê hàng năm ở nước ta đã lên đến hàng trăm triệu tấn. Từ năm 1970, tại miền Nam, nghề trồng nấm mèo phát triển mạnh mẽ. Đồng Nai được xem là trung tâm của sản xuất nấm mèo ở phía Nam, mỗi năm cung cấp cho thị trường gần 4.000 tấn nấm. Thế nhưng, phần lớn số nấm đó đều được bán dưới dạng thô, giá trị kinh tế không cao. 21
  28. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu Mỗi ký nấm mèo đen chưa qua chế biến hiện bán trên thị trường khoảng 60 ngàn đồng. Trong khi đó, 1 kg nấm đã qua sơ chế (rửa sạch, cắt gốc và phân loại) có giá trên dưới 80 ngàn đồng, nếu chế biến thành nấm sắt sợi hay nấm băm vụn và đóng gói có giá lên đến 120- 130 ngàn đồng/kg. Hiện nấm này phần lớn cácdoanh nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng. Phần lớn nấm mèo của Việt Nam hiện nay được các doanh nghiệp Trung Quốc mua gom về nước chế biến rồi bán ra thị trường, hoặc xuất khẩu qua những nước khác. Nhờ có lợi thế về thời tiết cũng như nguồn nguyên liệu nên nấm mèo Việt Nam rẻ hơn nấm Trung Quốc khoảng 1 USD/kg; các doanh nghiệp Trung Quốc có lợi thế về máy móc, thiết bị nên mua nấm về chế biến. Nhiều quốc gia như: Pháp, Đức, Nhật chuộng dùng nấm có xuất xứ từ Việt Nam. Đây cũng là một lợi thế cho doanh nghiệp trong nước xuất khẩu qua những thị trường này. Ngoài ra, giá nấm của Việt Nam cũng cạnh tranh hơn nên được nhiều doanh nghiệp nước ngoài tìm mua [Việt Chương,2010]. 1.4. Thực trạng công nghệ sản xuất và chế biến nấm mèo hiện nay của Việt Nam và thế giới: 1.4.1. Tình hình trong ớnư c: Việc tổ chức sản xuất nấm mèo của các đơn vị chuyên kinh doanh về nấm còn nhiều thiếu sót. Chất lượng giống nấm chưa đảm bảo từ khâu sản xuất đến quá trình nuôi trồng, bảo quản, cách sử dụng. Các giống nấm mèo đã và đang được nuôi trồng ở Việt Nam từ nhiều nguồn giống khác nhau. Một số giống được nhập từ một số nước và vùng lãnh thổ: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Một số khác được sưu tầm trong nước, song việc chọn lọc, kiểm tra để đánh giá tiềm năng về năng suất, chất lượng của từng loại, từ đó để nhân giống đại trà phục vụ cho sản xuất hầu như chưa có đơn vị nào đảm trách. Khâu hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng, chế biến nấm đạt chất lượng xuất khẩu đến từng hộ gia đình không đầy đủ, do thiếu cán bộ và trình độ kỹ 22
  29. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu thuật viên non kém. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu và làm công tác kỹ thuật về nấm được đào tạo cơ bản tại các trường đại học, có kinh nghiệm lâu năm và chuyên tâm với nghề nghiệp còn quá ít. Công tác nghiên cứu về công nghệ chọn, tạo giống, công nghệ nuôi trồng nấm mèo đạt năng suất cao, chi phí thấp, công nghệ bảo quản nấm đạt chất lượng ở các trung tâm nghiên cứu và cơ sở sản xuất chưa được chú trọng đúng ứm c. Các thiết bị, công nghệ trồng nấm nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, không phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở Việt Nam. Hợp đồng xuất khẩu nấm thường không đủ về số lượng, chất lượng còn thấp dẫn đến mất lòng tin với khách hàng nước ngoài. Việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn về giá trị dinh dưỡng và cách ăn nấm trên các phương tiện thông tin đại chúng cón quá ít. 1.4.2. Tình hình trên thế giới: Các nước trên thế giới hiện nay tập trung nghiên cứu sản xuất nấm bào ngư, nấm hương, nấm rơm là chủ yếu. Khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu trồng nấm theo mô hình công nghiệp được cơ giới hóa chuyên môn rất cao với sản lượng từ 200-1000 tấn/năm. Khu vực Châu Á (Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hản Quốc, Thái Lan ) triển khai theo mô hình trang trại vừa và nhỏ, đặc biệt là ở Trung Quốc nghề trồng nấm đã thực sự đi vào từng hộ nông dân. Hiện tại Trung Quốc là nước sản xuất nhiều nấm nhất trên thế giới. Sản lượng nấm của Trung Quốc trung bình khoảng 3 triệu tấn/năm, chiếm 60% tổng sản lượng thế giới. 23
  30. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu 1.5. Tiềm năng phát triển của nghề trồng nấm mèo tại Việt Nam: Tiềm năng và những điều kiện thuận lợi của nghề trồng nấm ăn rất phù hợp với người nông dân nước ta vì: Nghề trồng nấm đem lại lợi ích cho bản thân người trồng nấm, người chế biến và xuất khẩu, người tiêu dùng và của xã hôi, đó cũng là một động lực để phát triển nghê trồng nấm. Nghề nấm phát triển sẽ tận dụng được nguồn nguyên liệu trồng nấm, tận dụng nguồn nhân lực nhàn rỗi, tạo công ăn việc làm cho người nông dân, tạo được nguồn thực phẩm sạch cho người tiêu dùng và xuất khẩu, nâng cao giá trị nông nghiệp. Đây là nguồn tài nguyên lớn nhưng chưa được tận dụng triệt để, trồng nấm không những đem lại những thực phẩm có giá trị sử dụng cao mà phế liệu sau khi trồng nấm sẽ làm phân bón hữu cơ cung cấp lại cho nông nghiệp. Hiệu quả kinh tế và xã hội của nghề trồng nấm là rất rõ. Nguồn nguyên liệu dồi dào: trên 60 triệu tấn rơm rạ, lượng gỗ khai thác bình quân hàng năm là 3,5 triệu m3 , nếu chế biến sản phẩm sẽ cung cấp một lượng mạt cưa khổng lồ cho việc trồng nấm, chưa kể các phế liệu khác cũng dồi dào và chiếm số lượng lớn: vỏ trấu, vỏ cà phê, cùi và thân cây bắp, bã mía, bông thải Các phế liệu, phế phẩm nông lâm nghiệp trên vừa dùng làm nguyên liệu nuôi trồng nấm tạo nên sản phẩm có giá trị vừa giải quyết vần đề môi trường. Ước tính cả nước có trên 40 triệu tấn nguyên liệu phế phẩm, chỉ cần sử dụng khoảng 10 – 15% lượng nguyên liệu này để nuôi trồng nấm đã tạo ra trên 1 triệu tân nấm/ năm và hàng trăm ngàn tấn phân hữu cơ từ phế liệu sau khi thu hoạch nấm. Điều kiện thiên nhiên ưu đãi, nhất là các tỉnh phía Nam. Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng và tháng lạnh không lớn lắm, nên có thể trồng nấm quanh năm. Không khí chứa nhiều hơi nước thích hợp cho nấm. Độ ẩm thấp nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh thì trung bình cũng không dưới 80%. 24
  31. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu Nguồn lao động còn nhàn rỗi khá đông đảo, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp (chiếm trên 80% dân số cả nước). Trồng nấm thu hút một lượng lớn lao động: gia công chế biến meo giống, chất mô, xếp mô, chăm sóc, thu mua và chế biến sản phẩm nấm Nhiều nơi trồng nấm lâu đời: Bình Chánh (Thành phố Hồ Chí Minh), Long An hoặc đang phát triển như : Cần Thơ, Sóc Trăng, Long Khánh Trong những năm gần đây nhiều đơn vị nghiên cứu ở các viện, trường, trung tâm đã phân lập và tuyển chọn được một số giống nấm có khả năng thích ứng vớ điều kiện nuôi trồng ở Việt Nam cho năng suất cao và ổn định. Các tiến bộ kỹ thuật về nuôi trồng và chăm sóc, bảo quản và chế biến nấm ngày càng hoàn thiện . Trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm nuôi trồng nấm của người nông dân đã được cải thiện và nâng cao. Năng suất các loại nấm đang nuôi trồng hiện nay cao gấp 1.5 – 3 lần so với 10 năm trước. Tiếp nhận khoa học, công nghệ nước ngoài cùng với kết quả nghiên cứu trong nước hiện nay cho phép chúng ta có bộ giống nấm tốt nhất, năng suất cao, phù hợp từng vùng từng vụ, có thể làm chủ được về sản xuất giống và công nghệ trồng nấm. Vốn đầu tư để trồng nấm so với ngành sản xuất khác không lớn vì đầu vào chủ yếu là công lao động (chiếm khoảng 30 – 40% giá thành một đơn vị sản phẩm) chỉ cần số vốn đầu tư ban đầu khoảng 10 triệu và 100m2 diện tích đát để làm lán trại. Thị trường tiêu thụ nấm trong nước và xuất khẩu ngày càng được mở rộng và lợi nhuận tương đối. Nhu cầu sử dụng nấm của người dân trong nước ngày càng tăng. 25
  32. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu 1.6. Thị trường tiêu thụ nấm tại Việt Nam: Thị trường tiêu thụ nấm lớn nhất trên thế giới hiện nay là Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, các nước Châu Âu. Hằng năm các nườc này phải nhập khẩu từ Trung Quốc (dạng nấm muối và nấm đóng hộp). Tại các nước này, do khó khăn về nguồn nguyên liệu và giá công lao động rất đắt nên những người nuôi trồng nấm và kinh doanh mặt hàng này đang chuyển sang các nước chậm phát triển để mua nguyên liệu và đầu tư sản xuất, chế biến tại chỗ 1.7. Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và chế biến nấm ở địa bàn Đồng bằng sông Cửu Long: 1.7.1. Thuận lợi: Trồng nấm hiện nay là nghề phụ nhưng điều kiện nước ta thì có nhiều thuận lợi để phát triển thành nghề cho thu nhập chính và thậm chí công nghiệp hóa nghề trồng nấm. Các điều kiện thuận lợi ở Đồng bằng sông Cửu Long đó là: Nhiệt độ: gần như ổn định quanh năm, chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất không quá 50C. Điều này cho phép nhà nông có thể sản xuất nấm được quanh năm. Ẩm độ: trong giai đoạn hình thành tai nấm thì luôn cần ẩm độ 80-95% mà ở Đồng bằng sông Cửu Long ẩm độ không khí trung bình là 80%, mùa mưa ẩm độ lên cao hơn nên rất thuận lợi. Nguồn nguyên liệu: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nông nghiệp nên nguyên liệu (giá thể) để trồng nấm rất nhiều, nhất là rơm rạ. Hàng năm có khoảng 20 triệu tấn lúa chúng ta cũng có lượng rơm rạ khoảng đó, chỉ cần sử dụng vài chục phần trăm lượng rơm rạ này để trồng nấm thì bảo đảm kế hoạch sản xuất nấm của đất nước dễ dàng đạt được. Bên cạnh đó, nguồn bã mía ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng rất lớn và hoàn toàn có thể sử dụng để làm giá thể trồng nấm đạt hiệu quả. 26
  33. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu Nguồn lao động: trồng nấm hiện nay chủ yếu sử dụng lao động thủ công và lực lượng lao động nông nhàn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long rất nhiều, nhất là sau các vụ lúa. Ngoài ra, sản xuất nấm thì những người ngoài độ tuổi lao động vẫn có thể làm được nên giải quyết rất tốt việc làm cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Tạo ra các dịch vụ khác: dịch vụ cung cấp rơm, làm meo nấm, thu mua, chế biến xuất khẩu Nguồn giống: với tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay chúng ta đã có rất nhiều dòng nấm tốt, cho năng suất cao; có kỹ thuật trồng nấm tiến bộ nên tạo điều kiện thuận lợi cho bà con trồng nấm đạt kết quả. Trồng nấm nguồn vốn đầu tư ít nhưng lại mau sinh lợi. Thị trường tiêu thụ rộng: do nấm giàu dinh dưỡng và có tác dụng dược lý khá phong phú như tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, bảo vệ tế bàogan, hạ đường máu nên nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng. 1.7.2. Khó khăn: Các hộ và các cơ sở sản xuất chế biến nấm chưa có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất dẫn đến thiệt hại về kinh tế chủ yếu do lợi ích mỗi bên. Chưa hình thành được khu sản xuất và chế biến tập trung từ đó dẫn đến chi phí tăng như: Vận chuyển, vốn đầu tư cho cơ sở còn yếu. Chưa tận dụng hết tiềm năng hiện có, chưa xây dựng được mối liên kết giữa nhà kỹ thuật, nhà sản xuất và doanh nghiệp. Năng suất chất lượng còn thấp do sản xuất còn mang tính thủ công chưa được đầu tư nhiều thiết bị vào công nghệ sản xuất nấm. Các biện pháp phòng dịch bệnh trong quá trình nuôi trồng nấm, các cơ sở còn chưa quan tâm tích cực dẫn đến hậu quả là khi dịch bệnh xảy ra 27
  34. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu làm giảm sản lượng, chất lượng nấm, gây thất thu cho người nuôi trồng nấm. Meo giống là khâu quan trọng trong việc nuôi trồng nấm để đạt năng suất khi thu hoạch. Tuy hiện nay trên địa bàn có các hộ làm meo giống nhưng nhìn chung meo giống còn chưa đạt được các yêu cầu cao về chất lượng, như thuần chủng, không có ầm m bệnh, khả năng kháng khuẩn để tạo ra sản phẩm nấm đạt chất lượng, sản lượng trong nuôi trồng. 1.8. Tình hình sản xuất trấu và những ứng dụng của trấu hiện nay: 1.8.1. Tình hình sản xuất trấu ở Đồng bằng sông Cửu Long: Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tự nhiên 4 triệu ha, bao gồm 1,7 triệu ha canh tác lúa, 3,9 triệu ha gieo trồng lúa (năm 1999). Năm 2010, Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 20 triệu tấn, xuất khẩu khoảng 6- 6.5 triệu tấn lúa [Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh]. Trong đó tỷ lệ trấu – lúa ở Việt Nam dao động khoảng 0.18 – 0.21. Cây lúa có vị trí quan trọng đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long, đóng góp 50% sản lượng lúa cả nước và 80% gạo xuất khẩu [www. clrri.org]. Hàng năm vào mùa thu hoạch lúa là các nhà máy cho ra hàng chục ngàn tấn trấu. Những năm trước, phần lớn lượng trấu thải ra được thương lái từ các tỉnh, nhất là An Giang, đến thu mua chở đi cung cấp cho các lò gạch, lò nấu cồn hoặc bán cho dân nông thôn làm chất đốt. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các nhà dân đã chuyển sang sử dụng bếp ga hoặc củi nên lượng trấu không còn nơi tiêu thụ. Trong khi đó, các lò gốm, lò nấu cồn một số đã ngưng sản xuất, số còn lại thì chạy cầm chừng do khó tiêu thụ sản phẩm. Những năm gần đây, trúng mùa, lúa có giá nên các nhà máy xay xát tại đây chạy hết công suất, lượng trấu thải ra rất lớn.Tình hình này làm trấu càng bị ứ đọng. 28
  35. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành Phố Cần Thơ, mỗi năm các nhà máy xay xát ở thành phố thải ra 240.000 tấn trấu. Phần lớn được đổ xuống sông, rạch nên danh sách các sông, rạch ô nhiễm trầm trọng do trấu ngày một dài ra. Ví dụ như kênh Thị Đội, kênh Đứng, kênh Ngang ở huyện Cờ Đỏ, rạch Bò Ót ở quận Thốt Nốt Sông Hậu cũng là nơi đổ trấu thường xuyên. Hình 1.10. Trấu trôi trên sông Người nông dân thường đem đốt vỏ trấu thành tro gây ô nhiễm môi trường. So với các phế phẩm nông nghiệp khác, chất thải này phân hủy lâu hơn và gây ô nhiễm môi trường. Vỏ trấu chiếm khoảng 15 – 20% trọng lượng hạt lúa [Th.s Văn Minh Nhựt, Khoa Nông nghiệp trường Đại học Cần Thơ]. Tuy đã có những công trình xử lý vỏ trấu: Sử dụng nhiệt lượng của trấu sản xuất điện năng, sử dụng làm vật liệu xây dựng, sử dụng tro trấu sản xuất ôxyt silic, làm thiết bị lọc nước, thiết bị cách nhiệt, làm chất độn, giá thể trong công sản xuất meo giống, dùng đánh bóng các vật thể bằng kim loại, tro trấu có thể dùng làm phân bón nhưng chỉ giải quyết được một số ít so với lượng trấu sản xuất ra hàng năm. Vỏ trấu phân hủy do nó có hai thành phần khó phân hủy là lignin 29
  36. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu và cellulose. Hàm lượng cellulose trong vỏ trấu 35 - 40% và lignin là 25 - 30%. Các phế phẩm nông nghiệp khác có thời gian phân hủy nhanh hơn vì ít hai thành phần chất này hơn [www. congnghehoahoc.org]. Do đó vấn đề chuyển hoá và sử dụng sinh khối thực vật là một vấn đề lớn mà công nghệ sinh học đang tập trung giải quyết. Trong tương lai, khi nguồn dầu mỏ cạn kiệt thì sinh khối thực vật sẽ là nguồn cung cấp nhiên liệu và hoá chất xanh (green chemicals) chủ yếu. Gần 95% sinh khối thực vật là lignin-cellulose, trong đó có 50% xenlulo, 25% hemicellulose và 25% lignin. Lignin là một polymer có vai trò bảo vệ cenllulose và hemicenllulose khỏi sự phân huỷ của enzyme. Do đó, vấn để phân huỷ lignin là bước đầu tiên rất quan trọng nhằm sử dụng sinh khối thực vật. 1.8.2. Các ứng dụng của vỏ trấu hiện nay: Sử dụng nhiệt lượng của trấu sản xuất điện năng: Với khá năng đốt.cháy mạnh và rẻ, có thể ứng dụng hơi nóng sinh ra khi đốt nóng không khí bằng trấu để làm quay tua bin phát điện. Theo tính toán ỗm i kg trấu có thể tạo được 0,125kW giờ điện và 4 kW giờ nhiệt, tùy theo công nghệ [Thăng Long, Báo Công nghiệp Việt Nam - số 35/2006]. Ứng dụng này được áp dụng chế tạo máy phát điện loại nhỏ cho các khu vực vùng sâu vùng xa. Sử dụng làm vật liệu xây dựng: Vỏ trấu nghiền mịn và có thể được trộn với các thành phần khác như ụm n dừa, hạt xốp, xi măng, phụ gia và lưới sợi thuỷ tinh. Trọng lượng của vật liệu nhẹ hơn gạch xây thông thường khoảng 50% và có tính cách âm, cách nhiệt và không thấm nước cao. Đây là vật liệu thích hợp với các vùng như miền Tây, miền Trung bị ngập úng, lũ lụt và nền đất yếu. Sau khi sử dụng có thể nghiền nát để tái chế lại. Hiện nay đã có công ty sản xuất thương mại loại vật liệu này ứng dụng vào thực tế [www.wedo.com.vn/Ky-Thuat-bai765.htm , Sài gòn tiếp thị]. 30
  37. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu Sử dụng tro trấu sản xuất ôxyt silic: Tro của trấu sau khi đốt cháy có hơn 80% là silic oxyt. Ôxyt silic là chất được sự dụng khá nhiều trong nhiều lĩnh vực như xây dựng, thời trang, luyện thủy tinh .Vấn đề tận dụng ôxyt silic trong vỏ trấu hiện đang đưọc rất quan tâm, mục đích là thu được tối đa lượng silic với thời gian ngắn. Hiện nay đã có công trình nghiên cứu về trích ly ôxyt silic bằng NaOH thành công mang lại hiệu quả kinh tế cao [Việt Thắng, Tech Monitor, 9/2003]. Một số ứng dụng khác của vỏ trấu: Không dừng ở các ứng dụng trên, vỏ trấu còn có thể dùng làm thiết bị lọc nước, thiết bị cách nhiệt, làm chất độn, giá thể trong công sản xuất meo giống, dùng đánh bóng các vật thể bằng kim loại, tro trấu có thể dùng làm phân bón Trấu có thể được ứng dụng rất đa dạng trong đời sống của con người Việt Nam. Trấu có ưu thế rất lớn về nguồn nguyên liệu và giá thành nên việc nghiên cứu sử dụng trấu vào sản xuất luôn mang lại hiệu quả kinh tế cao và tiết kiệm chi phí. Thực tế hiện nay một số tỉnh nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long lượng trấu vẫn còn rất dồi dào nên cần việc nghiên cứu ứng dụng nguồn nguyên liệu này nhằm mở rộng khả năng sử dụng trấu vừa tiết kiệm chi phí sản xuất, vừa có lợi cho môi trường. 1.9. Đặc điểm cấu trúc vỏ trấu: Trấu là lớp vỏ ngoài cùng ủc a hạt lúa và được tách ra trong quá trình xay xát. Trong vỏ trấu chứa khoảng 75% chất hữu cơ dễ bay hơi sẽ cháy trong quá trình đốt và khoảng 25% còn lại chuyển thành tro [Theo Energy Efficiency Guide for Industry in Asia– www.energyefficiencyasia.org]. Chất hữu cơ chứa chủ yếu cellulose, lignin và Hemicellulose (chiếm 90%), ngoài ra 10% là thành phần khác như hợp chất nitơ và vô cơ. Lignin chiếm khoảng 25 – 30% và cellulose chiếm khoảng 35 – 40% [www. congnghehoahoc.org]. 31
  38. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu Hình 1.11. Vỏ trấu. 1.9.1. Cellulose: Thành phần chủ yếu của vách tế bào thực vật và chiếm 50% tổng lượng hydrocacbon trên trái đất. Ngoài thực vật là nguồn chủ yếu còn có trong giới động vật, nhưng số lượng rất ít. Cellulose là polysacarit liên kết với nhau bằng liên kết -1,4-glucozit, mức độ polyme hóa của cellulose rất cao tới 10.000 - 14.000 đơn vị glucoza/phân tử. Số lượng lớn liên kết hydro nội và ngoài phân tử làm cho phân tử cellulose có độ cứng và vững chắc. Hình 1.12: Cấu trúc phân tử cellulose Liên kết glucozit không bền với acid. Cellulose dễ bị phân hủy bởi acid và tạo thành sản phẩm phân hủy không hoàn toàn là hydro-cellulose có độ bền 32
  39. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu cơ học kém hơn cellulose nguyên thủy, còn khi thủy phân hoàn toàn thì sản phẩm tạo thành là D-glucoza. Về bản chất hóa ọ h c cellulose là một rượu đa chức có phản ứng với kiềm hay kim loại kiềm tạo thành cellulose-ancolat. Nguyên tử hydro ở các ở các nhóm OH bậc một và hai trong phân tử cellulose cũng có thể bị thay thế bởi các ốg c -metyl, -etyl, tạo ra những chất có độ kết tinh và độ hòa tan cao trong nước khác nhau. Cellulose cũng bị oxy hóa bởi một số tác nhân tạo thành sản phẩm oxy hóa ộm t phần là oxy - cellulose. Tác nhân oxy hóa chọn lọc nhất là acid iodic (HIO4), và muối của nó. Cellulose không tan trong nước, dung dịch kiềm làm trương phồng mạch Cellulose và hòa tan một phần cellulose phân tử nhỏ. Đặc biệt cellulose dễ hòa tan trong dung dịch cupri amin hydrat (Cu(NH3)4(OH)2), và hàng loạt các dung dịch là các phức chất của đồng, niken, cadmi, kẽm [ J.F. Kennedy,1989]. 1.9.2. Lignin: Lignin là một polymer gốc rượu, có cấu trúc 3 chiều rất phức tạp và có nhiệm vụ nâng đỡ cấu trúc tế bào gỗ. Sau cellulose, lignin là một polymer phong phú tự nhiên được thực vật tổng hợp và là phần lớn nguồn chất thơm đa dạng trên trái đất. Sự có mặt của lignin giúp cho tế bào thực vật cứng rắn hơn và đồng thời giúp cho thực vật tránh được sự xâm nhiễm của vi sinh vật. Lignin được tìm thấy trong vách tế bào ở dạng phức hợpvới những polysaccharide như cellulose và hemicellulose, nó cũng giúp bảo vệ những polysaccharide này khỏi sự phân huỷ sinh học. Lignin được sinh tổng hợp bởi sự polymer hoá các tiền chất phenylpropanoid. Có 3 loại tiền chất được phân loại tuỳ thuộc theo số lượng nhóm methoxyl trên vòng thơm, được mô tả bằng các công thức hoá học sau: 33
  40. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu Hình 1.13 Tiền chất phenylpropanoid Lignin gỗ mềm chứa hầu hết những đơn vị guaiacyl (1 nhóm methoxy), lignin gỗ cứng chứa số lượng cân bằng guaiacyl và syringyl (2 nhóm methoxy), các lignin khác chứa cả p-hydroxyphenyl (không còn nhóm methoxy) và 2 loại kia [Nguyễn Thị Thanh Kiều, 2004; J.F. Kennedy, 1989]. Hình 1.14 Lignin 1.9.3. Hemicellulose: Cũng là một phần polysacarit thường gặp trong vách tế bào thực vật với hàm lượng lớn sau cellulose.Tuy nhiên cellulose, hemicellulose được hình thành không chỉ một đường mà nhiều đường khác nhau, thậm chí cả từ acid urnoic của chúng. Người ta gọi tên cụ thể một loại hemicellulose là dựa theo tên loại đường chủ yếu tạo nên nó. Ví dụ: xylan là một hemicellulose mà thành 34
  41. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu phần chủ yếu của nó là xyloza, manan – manoza, Trong gỗ cây lá kim, chủ yếu hemicellulose được tạo nên từ loại đường 6 cacbon : galactam, manan Khác ớv i cellulose, phân tử hemicellulose nhỏ hơn nhiều thông thường không quá 150 gốc đường, được nối với nhau không chỉ bằng liên kết -1,4 mà còn bằng liên kết -1,3 và -1,6 glucozit tạo ra mạch ngắn và phân nhánh. Vì độ polyme thấp, phân nhánh và hỗn hợp nhiều đường nên hemicellulose không có cấu trúc chặt chẽ như ở xenlulo và độ bền hóa lý cũng thấp hơn. Hemicellulose dễ tan trong dung dịch kiềm, trong nước nóng và dễ bị phân hủy bởi acid lỏng. Xylan là một hemicellulose phổ biến nhất trong tự nhiên chiếm 30% khối lượng rơm, 20 – 25% cây gỗ lá rộng, 7 – 17% cây gỗ lá kim [Nguyễn Thị Thanh Kiều, 2004; J.F. Kennedy, 1989]. 1.9.4. Lignin-cellulose tự nhiên là một cơ chất khó phân hủy: Mỗi thành phần cấu tạo nên lignin – cellulose riêng, do bản chất các kiên kết hóa học, do mức độ polyme hóa và tính không tan trong nước là đối tượng khó phân hủy. Tính khó phân hủy lại gia tăng lên nhiều lần khi chúng liên kết với nhau và với các thành phần khác nữa thành một thể cấu trúc chặt chẽ và phức tạp. Các ạm ch phân tử cellulose không bao giờ tồn tại riêng lẻ mà nhờ liên kết hydro giữa phân tử tạo thành các cấu trúc ớl n hơn gọi là vi sợi, dọc theo sợi có những vùng tại đó các phân tử sắp xếp song song và chặt khít gọi là vùng kết tinh, xen kẽ những vùng mà có sự sắp xếp kém trật tự và chặt chẽ là vùng vô định hình. Các vi sợi liên kết với nhau bằng cách đan xen ở những vùng vô ịđ nh hình này. Các vi sợi cellulose, lignin, đan xen theo những quy tắc những quy tắc nhất định để hình thành nên cấu trúc. Với cấu trúc nhiều lớp gồm nhiều thành phần có bản chất hóa học khác nhau như vậy, lignin – cellulose có ộđ bền vật 35
  42. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu lý cao rất khó xâm nhập đối với các vi sinh vật và enzyme. Hơn nữa để phân hủy bất cứ thành phần nào của phức hợp một cách hiệu quả và triệt để cần phải tác động đến thành phần khác [Nguyễn Thị Thanh Kiều, 2004; J.F. Kennedy, 1989]. 36
  43. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
  44. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu 2.1. Dụng cụ và trang thiết bị: Tủ cấy đơn giản. Lò hấp khử trùng. Ống nghiệm, pipep các loại. Bông gòn không thấm. Chai thủy tinh. Đĩa Petri. Bình tam giác. Cân điện tử. Nồi hấp . Lò hấp, tủ sấy. Kính hiển vi . Hình 2.1. Tủ cấy đơn giản 38
  45. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu Hình 2.2. Lò hấp khử trùng bằng hơi nước sôi Hình 2.3. Lò hấp bịch meo giống. 39
  46. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu Hình 2.4. Lò hấp khử trùng 2.2. Nguyên vật liệu và hoá chất: Môi truờng PGA cải tiến (môi trường phân lập và nhân giống cấp 1): nước chiết, Glucose, Agar. Nước chiết gồm có: Giáỗ đ , khoai tây, chuối. Môi trường hạt lúa (môi trường nhân giống cấp hai): Thóc, cám gạo, CaCO3. Môi trường hạt lúa (môi trường nhân giống cấp ba): thóc, CaCO3. Môi trường nuôi trồng ra quả thể: vỏ trấu, vôi bột, CaCO3 , DAP, cám bắp,vi lượng (KH2PO4, MgSO4 ) 40
  47. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu 2.3. Phương pháp thực hiện: 2.3.1 Nhân giống nấm mèo trên môi trường thạch (giống cấp một): Môi trường thạch là môi trường dùng để nhân giống cấp một trong sản xuất và cũng là môi trường dùng để giữ giống, ở đây là môi trường PGA cải tiến. Công thức môi trường PGA cải tiến: - Nước chiết 1 lít. - Glucose 20g. - Agar 20g. - Nước chiết gồm có: 500g giá đỗ, 300g khoai tây, 100g chuối. Môi trường PGA cải tiến được thực hiện như sau: Khoai tây được gọt vỏ, rửa, cắt lát, thêm chuối, giá đỗ xay nhuyễn tất cả cho vào nồi đun trong nước, đun sôi khoảng 20 phút, lọc lấy nước chiết và bổ sung nước cất cho đủ 1 lít. Sau đó bổ sung thêm Agar, đun cho các chất này hòa tan đều vào nhau, đem rót vào trong các ống nghiệm ngay khi môi trường còn nóng (không nên dùng bình tam giác hay đĩa petri sẽ rất dễ nhiễm khi cấy giống vì bề mặt hở của dụng cụ quá lớn), dùng để phân lập, cấy chuyền giống nấm và khảo sát tốc độ lan tơ của nấm. Rót 1/3 chiều dài ống nghiệm. Đợi môi trường nguội rồi đậy nút gòn nếu không hơi nước sẽ đọng lại trên thành, sau đó rơi xuống làm ướt bề mặt thạch. Cũng không đổ môi trường khi đã nguội vì đang đổ có thể môi trường đã bị đông vón lại. Sau đó khử trùng ở nhiệt độ 121,10C, 1at trong 25 phút, hấp xong để nghiêng ống nghiệm 450 để tạo môi trường thạch nghiêng trong ống nghiệm. Việc khảo sát tốc độ lan tơ nấm và mô tả hình thái đối tượng nghiên cứu trên môi truờng thạch được tiến hành làm như sau: 41
  48. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu Cắt một tai nấm sắp chín cắm trên đầu dây thép, đầu kia gài ở nút bông ở một bình tam giác, bên dưới có ộm t ít nước vô trùng. Bào tử bắn ra sẽ rơi xuống nước. Lấy nước này dùng que ấc y gạt trên môi trường thạch. Toàn bộ công việc trên được tiến hành trong tủ cấy vô trùng. Sau đó ểđ ống nghiệm đã cấy nấm trong điều kiện nhiệt độ 220C. Theo dõi sự phát triển của mẫu cấy trong ba ngày đầu. Nếu mẫu cấy bị nhiễm bệnh thì xung quanh mẫu sẽ thấy có khuẩn lạc nấm mốc lạ và khuẩn ty sẽ phát triển rất chậm. Còn mẫu cấy đạt chất lượng sẽ có khuẩn ty màu trắng phát triển nhanh và không có biểu hiện nhiễm bệnh. Sau ba ngày, các mẫu cấy đạt sẽ được cấy truyền sang ống mới. Sau ba lần cấy truyền, thu được giống nấm thuần khiết làm giống cấp một. Các ống giống cấp một sẽ được ủ cho tơ nấm phát triển trong điều kiện nhiệt độ phòng 22 – 25oC, quá trình ủ tiến hành trong môi trường ánh sáng khuếch tán nhẹ 500 – 1000 lux Hình 2.5: Phân lập giống từ tổ chức mô của mèo 1. Que cấy; 2. Tổ chức mô; 3. Nấm mèo; 4. Đèn cồn; 5.Ống thạch nghiêng 6.Chỗ gắn móc thép vào nắp lồng (hộp Petri) 42
  49. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu 2.3.2. Nhân giống nấm mèo trên môi trường hạt (giống cấp hai): Môi trường hạt lúa có bổ sung cám gạo cũng là môi trường được chọn để nhân giống cấp hai đối với nấm mèo. Công thức môi trường hạt: Thóc hạt: 89% Cám gạo: 10% CaCO3 : 1% Nước đủ ẩm: 60-65% Quá trình chuẩn bị môi trường hạt được tiến hành như sau: Lúa ngâm trong nước lạnh khoảng 12 giờ, rửa thật sạch, chắt thóc lép sau đó cho vào nồi nước sôi để luộc đến khi hạt thóc chín mà không nở bung ra thì ngừng lại (20 phút từ khi cho thóc vào nước sôi) rồi vớt thật nhanh để lúa không bị nở khi vẫn còn trong nước nóng ặm c dù đã ngưng đun nước, thóc bi nở sẽ có ộđ ẩm cơ chất cao sẽ ngăn cản tốc độ lan tơ. Tiếp theo đợi hạt thóc nguội rồi trộn thêm 10% cám gạo, 1% CaCO3, cho hỗn hợp nguyên liệu vào chai thủy tinh. Sau đó khử trùng ở nhiệt độ 1210C trong 120 phút, hấp xong để nguội. Để khảo sát tốc độ lan tơ chúng tôi tiến hành như sau: Cấy các giống cấp một (trong môi trường thạch) vào trong chai có môi trường hạt. Tiến hành theo dõi sự phát triển của mẫu cấy trong ba ngày đầu. Loại bỏ các ẫm u cấy xuất hiện khuẩn lạc của nấm mốc. Thu nhận các ẫm u cấy có tơ nấm màu trắng phát triển bình thường để làm giống cấp hai. Nuôi ủ tơ ở nhiệt độ phòng. Đến khi ăn trắng toàn bộ chai có thể mang tiếp tục nhân giống cấp 3. 43
  50. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu Hình 2.6: Nhân giống cấp hai 2.3.3. Nhân giống nấm mèo trên môi trường hạt (giống cấp ba); Môi trường hạt lúa bổ sung CaCO3 là môi trường nhân giống cấp ba đối với nấm mèo. Công thức môi trường hạt lúa: Hạt lúa: 89% CaCO3 : 1% Nước đủ ẩm: 60-65% Quá trình chuẩn bị môi trường hạt được tiến hành như sau: Lúa ngâm trong nước lạnh khoảng 12 giờ, rửa thật sạch, chắt thóc lép sau đó cho vào nồi nước sôi để luộc đến khi hạt thóc chín mà không nở bung ra thì ngừng lại (20 phút từ khi cho thóc vào nước sôi) rồi vớt thật nhanh để lúa không bị nở khi vẫn còn trong nước nóng ặm c dù đã ngưng đun nước, thóc bi nở sẽ có ộđ ẩm cơ chất cao sẽ ngăn cản tốc độ lan tơ. Tiếp theo đợi hạt thóc nguội rồi trộn thêm 1% CaCO3, cho hỗn hợp nguyên liệu vào chai thủy tinh. Sau đó khử trùng ở nhiệt độ 1210C trong 120 phút, hấp xong để nguội. Để khảo sát tốc độ lan tơ chúng tôi tiến hành như sau: 44
  51. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu Cấy các giống cấp hai (trong môi trường hạt) vào trong chai thủy tinh có môi trường hạt lúa. Quan sát sự phát triển của mẫu cấy trong ba ngày đầu. Loại bỏ các ẫm u cấy nhiễm bệnh. Thu nhận các ẫ m u cấy có khuẩn ty màu trắng, phát triển bình thường làm giống cấp ba. Nuôi ủ tơ ở nhiệt độ phòng. Đến khi ăn trắng toàn bộ chai thì có thể mang cấy giống vào bịch cơ chất. Hình 2.7: Cấy giống từ chai giống cấp hai sang chai giống cấp ba 1.Chai giống cấp hai; 2. Chai giống cấp ba; 3. Nút bông; 4. Đèn cồn 2.3.4. Quá trình nuôi trồng nấm mèo: 2.3.4.1. Xây dựng quy trình nuôi trồng: Sau khi đã nhân các giống cấp một, cấp hai, cấp ba thành công đối tượng trên với số lượng khá nhiều. Tiếp theo sẽ cấy giống cấp ba vào môi trường cơ chất vỏ trấu để tiến hành nuôi trồng khảo nghiệm. Quá trình nuôi trồng được tiến hành ở trang trại nấm Bảy Yết (2/73A ấp Tân Lập, xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh). Công thức giá thể tổng hợp: Trấu được loại tạp bẩn 45
  52. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu Vôi bột 1,5%. Cám bắp 5%. 0 Phân DAP 3 /00. 0 MgSO4 3 /00. Nước bổ sung cho đến khi cơ chất đạt độ ẩm 65 – 70%. Quá trình chuẩn bị giá thể như sau: Nguyên liệu và chế biến: Trấu ngâm trong nước vôi 1,5%. Sau hai ngày, lấy trấu ra để ráo và ủ thành đống phủ kín bằng bao tải khoảng 2 – 3 ngày để phân giải một phần các hợp chất khó hấp thụ như (cellulose, hemicellulose, lignin ) thành các chất dễ hấp thụ hơn như glucose, đồng thời cũng để cơ chất mềm ra, nấm dễ sử dụng. Bổ sung dinh dưỡng với tỷ lệ như trên, tiến hành đảo trộn đủ ẩm. Trấu được làm ẩm bằng cách tưới nước vôi 1.5% cho đến khi đạt độ ẩm 65 – 70%. Hình 2.8 Xử lý nguyên liệu 46
  53. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu Hình 2.9 : Trấu sau khi ủ đống Hình 2.10 Máy sàn và đảo trộn cơ chất. Vô bịch: Cho cơ chất vào các bịch PP hoặc PE khoảng 0,9 – 1kg. Mỗi bịch có khích thước 19x37cm. Bịch nén xong, tiến hành làm cổ bịch. Cổ bịch có thể làm bằng giấy bìa cứng hoặc nhựa đường kính 4cm, cao 4cm. Sau đó dùng que soi lỗ tạo nông ở giữa bịch để tiện cấy giống và tránh ma sát có hại cho tơ nấm lúc cấy giống. Miệng bịch được nhét bông gòn không thấm nước. Cuối cùng dùng giấy dầu bọc miệng lại. 47
  54. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu Hình 2.11: Tạo lỗ hình nónở giữa bịch phôi 1.Vải bông; 2. Phần giấy dầu xòe ra sau khi buộc chặt, 3. Giống sau khi cấy; 4. Lỗ hình nón Hình 2.12. Vô bịch Hình 2.13 Soi lỗ và nhét gòn 48
  55. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu Hình 2.14 Bịch sau khi đã soi lỗ và nhét gòn. Khử trùng Trấu sau khi đóng bịch sẽ được khử trùng ngay. Khử trùng bịch cơ chất theo phương pháp hấp khử trùng không áp suất trong lò hấp ở 1000C trong 6 giờ, sau đó ểđ nguội 24 giờ. Hình 2.15 Bịch được đóng ỉv và hấp khử trùng 49
  56. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu Cấy giống Bịch được để nguội rồi cấy giống cấp ba vào bịch. Sau đó tiến hành chuyển bịch phôi vào trong trại ủ tơ nấm trong điều kiện ánh sáng khuếch tán nhẹ ở nhiệt độ 20 – 250C, tiến hành quan sát và nhận xét về quá trình phát triển của tơ nấm của đối tượng trên. Hình 2.16 Cấy giống cấp Bảng 2.1 Các bước kiểm tra bịch phôi nuôi ủ Ngày (từ lúc Hiện tượng Khả năng bị bệnh Cách xử lý cấy giống) 5 – 10 Đổ mồ hôi. Nhiễm mốc. Hấp – cấy giống mới. 15 Không thấy tơ ở cổ- Giống chết. - Hấp – cấy giống mới. bịch. - Nguyên liệu bị - Kiểm tra và xử lý lại nhiễm trùng hoặc nguyên liệu rồi mới bị ngộ độc. dùng. 15 – 20 - Tơ mọc có dạng da- Nhiễm Mitcs. - Tách riêng – xịt thuốc beo (lõm nhiều diệt và ngừa khu vực ủ chỗ, trơ trấu) - Nhiễm nấm nhấy. bịch. - Tơ mọc trắng có - Tách riêng để nuôi ủ và gân như rễ tre. tưới tránh lây lan. - Tơ nhũn vàng từ - Nhiễm tuyến 50
  57. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu nóc ịb ch ăn dần trùng. - Tách riêng, lưu ý việc xuống. xử lý nền đất và không - Dòi nhỏ màu cam. để bịch trên đất. - Tơ chựng lại khi gần tới đầy bịch, - Nhiễm một loại - Tách riêng – đốt hoặc bìa tơ có viền nâu ruồi nhỏ. xịt thuốc diệt côn trùng. cam. - Bịch đọng nước - Rạch bịch ở phần tơ và nhiễm trùng. trắng, tránh bìa tơ bị nhiễm. 25 – 30 - Tơ màu vàng nhạ-t Môi trường quá - Kiểm tra lại lượng vôi và thưa. kiềm. khi pha chế nguyên - Khí hậu quá liệu. nóng, ánh sáng - Thông gió và che bớt - Bịch bị dập, thẩm nhiều. ánh nắng để hạ nhiệt. nước, chảy nước. - Bịch ủ quá hầm - Không nên để bịch - Nóc bịch và gần cổ và nóng. chồng chất lên nhau. có hạt nhỏ, bóp - Không để trong hóc ủt nghe kêu. - Nhiễm Mitcs. quá kín. - Cô lập và xịt thuốc. hai ngày một lần . 30 – 40 Tơ mới đầy bịch. - Giống yếu. - Kiểm tra giống. - Trấu nén quá- Không nên nén quá chặt. chặt. Nuôi ủ tơ nấm Yêu cầu đối với nơi ủ tơ - Sạch và thoáng mát. Định kỳ được làm vệ sinh bằng formol, vôi bột. - Ít ánh sáng nhưng không tối. - Không bị dột mưa hoặc nắng chiếu. - Không để chung với vật dụng sinh hoạt gia đình, vật liệu, sách vở. - Không ủ chung với giàn nấm đang tưới hoặc đang mới thu hoạch xong. - Bịch ủ có thể xếp trên kệ. Không chồng chất lên nhau quá nhiều lớp. Không xếp vào ngăn quá kín làm tơ bị ngộp. - Cứ 5 – 7 ngày tiến hành kiểm tra một lần nhằm phát hiện những bịch nhiễm mốc xanh để hủy bỏ, không để lây nhiễm sang các bịch khác. 51
  58. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu Trong thời gian nuôi ủ tơ nấm, không cần tưới thường xuyên mà chỉ tưới ở nền, xung quanh vách sao cho đảm bảo nhiệt độ và ẩm độ. Thời gian nuôi ủ tơ nấm èm o khoảng 25 – 30 ngày. Hình 2.17 Xếp kệ Tưới đón nấm Sau ủ tơ lan trắng đến đáy bịch, bịch phôi sẽ được chuyển vào nhà tưới. Bịch sẽ được rạch và rút nút mở miệng, đường rạch dài khoảng 2 cm, từ 12 – 15 đường, theo nhiều hướng xung quanh thành bịch Sau khi, rạch khoảng sáu giờ là có thể tưới nước. Mỗi ngày tưới 2 – 4 lần để duy trì nhiệt độ thích hợp 20 – 250C. Độ ẩm không khí cần trong khoảng 90 – 95%. Yêu cầu đối với nhà trồng: Sạch sẽ và đủ ánh sáng (không chiếu nắng). Có khả năng giữ ẩm (không bị gió lùa) nhưng không quá bí làm ngộp nấm. Gần nguồn nước tưới và có chỗ thoát nấm. 52
  59. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu Ít bị khói, bụi và nguồn nhiễm Hình2.18. Tưới đón nấm. Thu hoạch và bảo quản Khoảng một tuần sau khi rạch bịch, nụ nấm bắt đầu xuất hiện. Lúc đầu nụ nấm có hình giống cái tách, tai nấm dày, nhưng khi trưởng thành thì nó biến dạng thành một vành tai, thành nấm vừa mỏng vừa cong. Lúc thu hài chọn những cụm to và hái cả cụm, sau đó tách riêng ra từng cây. Thao tác nhẹ nhàng tránh làm giập nát cánh nấm mèo. Quá trình thu hoạch có thể kéo dài liên tục 2 – 3 tháng, khi thấy bịch nấm nhẹ tênh tức là nấm đã hết ra. Nấm mèo hái về lặt sạch các tạp chất, sau đó rửa sạch rồi đem phơi nắng cho khô. Nấm khô sẽ bảo quản được lâu năm không hư. Tiêu chuẩn nấm mèo khô xuất khẩu: Tai nấm phải to, khô và sạch sẽ Tai nấm không dính tạp chất. không bị mốc hay sâu mọt Đường kính tối thiểu của tai nấm là 3cm Có màu sắc và mùi vị đặc trưng của sản phẩm [Việt Chương,2010]. 53
  60. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu 2.3.4.2. Tính hiệu suất sinh học của nấm mèo trồng trên trấu: Hiệu suất sinh học của nấm mèo trên giá thể là tỷ lệ giữa lượng quả thể thu hoạch/lượng cơ chất khô. Khi nấm ra và đạt kích thước tối đa, bắt đầu có biểu hiện già ta tiến hành thu hái và cân đo. 2.3.5 Phương pháp thu nhận kết quả Tốc độ lan tơ của tơ nấm được đo 3 lần bằng thước, đơn vị mm. Lấy giá trị trung bình. Quan sát hình thái bên ngoài và mô tả. 2.3.6 Phương pháp xử lý số liệu Tất cả số liệu thực nghiệm được đo 3 lần, lấy giá trị trung bình. Số liệu được xử lí bằng bảng tính Excel. 54
  61. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 55
  62. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu 3.1. Kết quả nuôi trồng khảo nghiệm trên môi trường cơ chất vỏ trấu: Trong thí nghiệm của đề tài sử dụng meo giống cấp 3 để cấy vào bịch phôi được làm bằng giống hạt lúa, vì thế tơ nấm ăn lan từ cổ bịch trở xuống, việc khảo sát ốt c độ lan tơ được thực hiện ở đầu bịch và từ 2/3 bịch trở xuống. Hình 3.1 Bịch phôi nấm mèo trồng trên cơ chất vỏ trấu. Bảng 3.1: Tốc độ lan tơ trên môi trường cơ chất trấu: Chiều dài sợi nấm Thời gian (ngày) (mm) 8 17 10 49 15 136 20 194 28 230 56
  63. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu Hình 3.2: Sự lan tơ nấm trên cơ chất trấu Từ bảng 3.1: Tính được tốc độ lan trung bình của tơ nấm trên cơ chất vỏ trấu: - Trong 2 ngày (từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 10): 16 mm/ngày - Trong 5 ngày (từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 15): 17,4 mm/ngày - Trong 5 ngày (từ ngày thứ 15 đến ngày thứ 20): 11,8 mm/ngày - Trong 10 ngày (từ ngày thứ 20 đến ngày thứ 30): 7,2mm/ngày Nhận xét: Từ khi cấy meo giống đến ngày thứ 8, tơ nấm mới thích nghi với môi trường cơ chất mới. Đến ngày thứ 10 bắt đầu phát triển, tơ nắm bắt đầu bện lại với nhau. Đến ngày thứ 12 tơ nấm hoàn toàn thích nghi với môi trường cơ chất mới, bắt đầu phát triển mạnh mẽ và lan nhanh trung bình 17,4mm/ngày.Tuy nhiên, hệ sợi tơ còn thưa mảnh, sự bện kết còn yếu dễ đứt. 57
  64. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu Đến ngày 15, hệ sợi tơ nấm đã dày hơn và tạo kết cấu chặt chẽ, lúc này tơ nấm đã lan được 136mm. Tốc độ lan tơ của nấm trên cơ chất trấu rất ổn định với tốc độ trung bình 11,8mm/ngày. Đến ngày 20 thì tớ độ lan tơ bắt đầu giảm xuống 7,2mm/ngày, lúc này tơ đã lan gần đầy bịch. Đến ngày 30 thì tơ đã lan đầy, lúc này tơ sẽ phủ trắng bịch. Lúc này có thể mang ra nhà trồng tưới đón và thu hái nấm. Kết luận: Kết quả thí nghiệm trên cơ chất vỏ trấu cho thấy sự thích nghi của tơ nấm mèo trong môi trường mới là khá tốt, đến ngày thứ 8 tơ nấm bắt đầu xuất hiện dài khoảng 17mm trên phần đầu bịch và tốc độ lan tơ tăng lên. Đến ngày thứ 10 tơ nấm ăn lan từ trên cổ bịch và bắt đầu tăng tốc độ lan tơ mạnh nhất 17,4mm/ngày. Đến ngày 20 thì tơ nấm bắt đầu giảm tốc độ lan tơ lại 7,2mm mỗi ngày. Đến ngày 30 thì tơ lan đầy bịch. Khi bịch phôi đã lan kín tơ thì chuyển ra nhà chăm sóc ra thể quả. Bịch sau thời gian ủ thường bám nhiều bụi. Nên phải tắm bịch thật sạch rồi rạch và tháo nút bông mở miệng bịch để đón nấm. Bịch rửa xong phải đợi thêm 1 ngày nữa để tơ nấm gặp lạnh bung ra mặt ngoài tạo trắng xóa, sau đóớ m i rạch bịch. Sau khi rạch bịch phải để thêm khoảng 6 giờ để phục hồi tơ nấm tại các vết rạch thì ớ m i có thể tưới nước được. Nhà nuôi nấm phải thường xuyên tưới nước để duy trì nhiệt độ từ 20 – 250C và ẩm độ khoảng 90 – 95%. Tai nấm được giữ ẩm tốt sẽ lớn rất nhanh. Từ dạng tách sau 7 ngày sẽ chuyển sang trưởng thành. Nấm hái xong rửa nước muối 2% và rửa lại nước thường trước khi phơi. Trung bình bịch 1,2kg cho 30 – 70g nấm khô. 58
  65. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu Hình 3.3 Quả thể dạng nụ nấm Hình 3.4 Quả thể dạng tách Hình 3.5 Quả thể dạng chén. 59
  66. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu Hình 3.6 Quả thể dạng dĩa. Hình 3.7 Quả thể dạng trưởng thành. 60
  67. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu Quy trình nuôi trồng được tóm ắt t dưới đây: Hình 3.8: Quy trình trồng nấm mèo trên cơ chất vỏ trấu. 3.2. Hiệu suất sinh học của nấm mèo trên cơ chất vỏ trấu. Trên 100 kg cơ chất trấu, chúng tôi thu hoạch được 20,4 kg nấm mèo tươi. Vậy hiệu suất sinh học là: (20,4÷100) x 100% = 20,4% Cứ 8 kg nấm mèo tươi cho 1 kg nấm mèo khô. Với 1kg vỏ trấu sau khi ngâm và phối trộn sẽ cho 2kg cơ chất trấu. 61
  68. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu Nếu đưa vào sản xuất là 1.000 kg cơ chất trấu thì hiệu quả kinh tế trong sản xuất nấm mèo là: Chi phí: Bảng 3.1 Chi phí sản xuất nấm mèo tính trong 1000kg cở chât vỏ trấu: Vật liệu, hóa chất Số lượng Đơn giá Thành tiền (đồng) Vỏ trấu 500kg 500đ/kg 250.000 Vôi bột 20kg 1.500đ/kg 30.000 Cám gạo 50kg 4.000đ/kg 200.000 MgSO4 3kg 8.000đ/kg 24.000 DAP 3kg 7.000đ/kg 21.000 Bịch 6kg 50.000đ/kg 300.000 Cổ 3kg 15.00đ/kg 45.000 Thun 0,5kg 100.000đ/kg 50.000 Bông 2kg 5.000đ/kg 10.000 Củi, điện 700.000 Giống 25 chai 15.000đ/chai 375.000 Tiền công 400.000 Hao phí nhà xưởng, 200.000 trại Tổng cộng 2.605.000 Đây là chi phí tính cho lần thu hoạch đầu tiên, với những lần thu hoạch sau cho đến dọn trại không phải tốn thêm những chi phí nào khác chi tốn công tưới và thu hái. 62
  69. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu Thu nhập Năng suất là 20,4% = 204 kg nấm mèo tươi Năng suất nấm mèo khô: 204 : 8 = 25,5 kg nấm mèo khô Nấm khô : 25,5 x 200.000đ (giá bán thấp nhất) = 5.100.000đ Lợi nhuận tối thiểu: 5.100.000đ – 2.605.00đ = 2.495.000đ Giá thành ban đầu cho mỗi bịch 2.605.000/1000 = 2.605đ/bịch Mỗi bịch nấm mèo được bán tại trại nấm Bảy Yết có giá 4.000đ/bịch phôi. Vậy, tiền lời mỗi bịch : 4.000 – 2.605 = 1.395đ/bịch phôi. Nếu bán 1000 bịch phôi nấm mèo sẽ lời: 1.395.000đ Trong quá trình sản xuất hao hụt: Cháy bịch, rách ịb ch khi ra lò. Rách bịch trong quá trình vận chuyển Bịch phôi nhiễm nấm mốc, nấm nhầy, côn trùng cắn Do đó, số bịch hao hụt phải ít hơn 348 bịch thì ớm i không bị lỗ. Nếu một người dân lao động trồng nấm mèo, thu nhập tối thiểu mỗi ngày có thể được 100.000đ. 63
  70. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu CHƯƠNG 4:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
  71. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu 4.1. Kết luận: Sau khi khảo sát ốt c độ lan tơ và năng suất của nấm mèo trên cơ chất vỏ trấu đã rút ra được kết luận: Vỏ trấu sau khi ngâm 2 ngày bằng vôi 1,5% có thể loại bỏ bớt những hợp chất khó hấp thu sau đó tiến hành phối trộn nguyên liệu với tỷ lệ 0 cám bắp 5%, phân DAP 0.3%, MgSO4 3 /00 , độ ẩm 65 – 70% tơ nấm sẽ phát triển tốt, có hệ tơ nấm dày và bện chặt với nhau tạo quả thể to và tốt, cho năng suất cao và thu được trong khoảng thời gian từ 2 – 3 tháng. Từ việc xây dựng đươc quy trình trống nấm mèo trên cơ chất vỏ trấu. Người dân Đồng bằng Sông Cửu Long có thể tận dụng vỏ trấu sau khi thu hoạch lúa làm cơ chất nuôi trồng nấm mèo mà không cần sử dụng mạt cưa cao su để trồng nấm như trước kia. Như vậy từ một phế phẩm của ngành trồng lúa, vỏ trấu sẽ trở thành một nguồn cơ chất quí giá để trồng nấm. Hằng năm, sau mùa vụ lúa bà con có thể tận dụng thời gian này để nuôi trồng nấm mèo, vừa góp phần xử lý môi trường lại vừa tăng thêm thu nhập, tiết kiệm được chi phí sản xuất. Nấm mèo có nhưng ưu điểm: dễ nuôi trồng, thích ứng nhiệt rộng, tăng trưởng mạnh và nhanh, cho quả thể lớn, nấm khô bảo quản được lâu dài, ít hư hại. Vì vậy nấm mèo rất thích hợp cho việc nuôi trồng rộng rãi ở các địa phương khắp cả nước. 4.2. Kiến nghị: Từ những kết quả đã đạt được trong nghiên cứu nuôi trồng chúng tôi đưa ra những kiến nghị sau: Tiến hành thử nghiệm nuôi trồng nấm mèo trên các môi trường cơ chất phế phẩm nông nghiệp khác như bã mía, xơ cọ dừa, cùi bắp, bông phế 65
  72. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu thải, rơm rạ, vỏ hạt bông để có thể tận dụng được nguồn phế phẩm này thành nguồn cơ chất quí giá trồng nấm. Phổ biến đến với bà con nông dân kỹ thuật trồng nấm mèo trên cơ chất vỏ trấu Phải có những nghiên cứu sâu hơn nhằm tối ưu hóa các công đoạn trong quy trình nuôi trồng nấm mèo trên vỏ trấu. Đặc biệt là các điều kiện như cân bằng dinh dưỡng trong môi trường cơ chất vỏ trấu, các điều kiện nuôi trồng như: điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng để nấm có năng suất cao hơn, thể quả ra đồng đều hơn. Có vậy mới có thể đi đến nâng cao hiệu suất sử dụng sinh học của nấm mèo trên cơ chất vỏ trấu. Tiếp tục có những nghiên cứu sâu hơn về thành phần hóa học và sinh học của các hoạt chất sinh học có trong nấm mèovà các thử nghiệm lâm sàng để chứng minh giá trị không kém giống của các nước khác về hai mặt giá trị dinh dưỡng và giá trị dược liệu. Từ đó tuyên truyền quảng bá loài nấm này đến tay người tiêu dùng, phục vụ công tác xuất khẩu. Tiếp tục nghiên cứu cơ chất vỏ trấu sau khi trồng nấm mèo có thể sử dụng làm phân bón vì đối với cơ chất mạt cưa cao su sau khi trồng nấm được sử dụng làm phân bón. Tăng thêm thời gian thực nghiệm làm đồ án ốt t nghiệp để tăng độ tin cậy của kết quả. 66
  73. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu TÀI LIỆU THAM KHẢO (1) Việt Chương (2008), Kinh nghiệm trồng nấm rơm và nấm mèo, NXB Tổng hợp, TP Hồ Chí Minh. (2) Nguyễn Lân Dũng (2010), Công nghệ nuôi trồng nấm tập I, II, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. (3) Nguyễn Lân Hùng, Lê Duy Thắng (2009), Nghề trồng nấm mùa hè, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. (4) Nguyễn Thị Sáu (2010), Giáo trình Kỹ thuật trồng và chế biến nấm, ĐH Kỹ thuật-Công nghệ (HUTECH), TP Hồ Chí Minh. (5) Lê Duy Thắng (2001), Kỹ thuật trồng nấm, NXB Nông nghiệp (6) www.angiang.gov.vn (7) www.cpv.org.vn (8) www.tiengiang.gov.vn (9) www.vietfood.org.vn 67