Đề tài Thực trạng đầu tư và biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án thủy điện của Tập đoàn Sông Đà

pdf 100 trang thiennha21 13/04/2022 8720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Thực trạng đầu tư và biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án thủy điện của Tập đoàn Sông Đà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_tai_thuc_trang_dau_tu_va_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_dau.pdf

Nội dung text: Đề tài Thực trạng đầu tư và biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án thủy điện của Tập đoàn Sông Đà

  1. LỜI CẢM ƠN Tác giả bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn PGS.TS Bùi Văn Vịnh và PGS.TS Nguyễn Xuân Phú đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tác giả trong thời gian qua. Tác giả cảm ơn tập thể thầy cô trong bộ môn Kinh tế - khoa Kinh tế & quản lý và khoa Đào tạo đại học & sau đại học đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong thời gian học tập và làm luận văn. Tác giả cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo Tập đoàn Sông Đà và cán bộ chuyên viên của Tập đoàn Sông Đà nói chung và Ban Kế hoạch & Đầu tư Tập đoàn nói riêng là nơi tác giả công tác đã động viên và tạo điều kiện về mọi mặt để tác giả hoàn thành luận văn. Hà Nội, tháng 9 năm 2012 Học viên Vũ Thùy Chi
  2. LỜI CAM KẾT Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, tài liệu tham khảo và số liệu phân tích đưa ra trong luận văn này có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, tháng 9 năm 2012 Học viên Vũ Thùy Chi
  3. MỤC LỤC Mục lục Danh mục hình vẽ Danh mục bảng biểu Danh mục các từ viết tắt Mở đầu CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1 1.1. ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 1 1.1.1. Khái niệm về đầu tư và cơ hội đầu tư: 1 1.1.2. Khái niệm về dự án đầu tư: 2 1.1.3. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng: 4 1.1.4. Nội dung dự án đầu tư và quyết định đầu tư: 4 1.2. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 7 1.2.1. Khái niệm về hiệu quả dự án đầu tư: 7 1.2.2. Phân loại hiệu quả dự án đầu tư: 7 1.2.3. Các giai đoạn đánh giá hiệu quả dự án đầu tư: 13 1.3. HỆ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 14 1.3.1. Hệ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án đầu tư nói chung: 14 1.3.2. Hệ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đầu tư của cấp ngành kinh tế quốc dân (Một Tập đoàn) 16 1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA TẬP ĐOÀN: 20 1.4.1. Nhân tố chiến lược định hướng đầu tư: 20 1.4.2. Nhân tố luật pháp, cơ chế chính sách trong đầu tư: 21 1.4.3. Nhân tố quản lý quá trình chuẩn bị đầu tư: 21 1.4.4. Nhân tố quản lý quá trình thực hiện đầu tư: 22
  4. 1.4.5. Nhân tố quản lý quá trình vận hành khai thác dự án đầu tư: 23 1.4.6. Nguồn thông tin và khả năng nắm bắt cơ hội đầu tư: 24 1.4.7. Các nhân tố rủi ro và bất định: 26 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1: 28 CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA CÁC DỰ ÁN THUỘC TẬP ĐOÀN SÔNG ĐÀ 29 2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA TẬP ĐOÀN: 29 2.1.1. Sơ lược về Tập đoàn Sông Đà: 29 2.1.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn giai đoạn 2000- 2011: 33 2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA TẬP ĐOÀN SÔNG ĐÀ GIAI ĐOẠN 2002-2011 38 2.2.1. Đánh giá đầu tư về mức vốn đầu tư 38 2.2.2. Tình hình đầu tư theo cơ cấu đầu tư: 40 2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN SÔNG ĐÀ GIAI ĐOẠN 2007-2011 45 2.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN CỦA TẬP ĐOÀN SÔNG ĐÀ GIAI ĐOẠN 2007-2011 49 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 55 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN CỦA TẬP ĐOÀN SÔNG ĐÀ 56 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN SÔNG ĐÀ TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 56 3.1.1. Điều kiện thuận lợi và khó khăn cho hoạt động sản xuất của Tập đoàn Sông Đà đến năm 2020 56
  5. 3.1.2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tập đoàn giai đoạn (2011- 2015) 57 3.1.3. Định hướng sản xuất kinh doanh của Tập đoàn đến năm 2020 61 3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN THUỘC TẬP ĐOÀN SÔNG ĐÀ 62 3.2.1. Phân loại các biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư 62 3.2.2. Hoàn thiện môi trường đầu tư, phân cấp, định hướng đầu tư và hoàn thiện bộ máy quản lý 64 3.2.3. Các biện pháp tác động vào quy trình dự án 70 3.2.4. Các biện pháp khắc phục rủi ro trong đầu tư xây dựng 78 3.3. ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ VÀO DỰ ÁN THỦY ĐIỆN SÊ SAN 3A CỦA TẬP ĐOÀN SÔNG ĐÀ 79 3.3.1. Tổng quan về dự án thủy điện Sê San 3A 79 3.3.2. Thực trạng hoạt động đầu tư và vận hành của dự án thủy điện Sê San 3A 80 3.3.3. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư vào dự án thủy điện Sê San 3A 83 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85 Tài liệu tham khảo Phụ lục
  6. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Sơ đồ phân loại hiệu quả về mặt định tính 9 Hình 1.2: Sơ đồ phân loại hiệu quả về mặt định lượng 12 Hình 2.1: Mô hình tổ chức quản lý của Tập đoàn Sông Đà 32 Hình 2.2: Tổng tài sản tăng thêm nhờ giá trị tài sản cố định tăng thêm giai đoạn 2002-2011 36 Hình 2.3: Mức vốn đầu tư giai đoạn 2004-2011 40 Hình 2.4: Tổng doanh thu giai đoạn 2007-2011 của Tập đoàn Sông Đà 47 Hình 2.5: Nộp nhà nước giai đoạn 2007-2011 của Tập đoàn Sông Đà 47 Hình 2.6: Lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2007-2011 của Tập đoàn Sông Đà 48 Hình 2.7: Sản lượng điện giai đoạn 2007-2011 của Tập đoàn Sông Đà 49 Hình 2.8: Giá trị, sản lượng điện giai đoạn 2007-2011 của Tập đoàn Sông Đà 49 Hình 2.9: Sơ đồ các nguyên nhân tác động đến hiệu quả các dự án thủy điện của Tập đoàn Sông Đà 54 Hình 3.1: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án thủy điện của Tập đoàn Sông Đà 64 Hình 3.2: Sơ đồ biện pháp hoàn thiện môi trường đầu tư, phân cấp, định hướng đầu tư và hoàn thiện bộ máy quản lý 70 Hình 3.3: Sơ đồ biện pháp ở chủ trương đầu tư 72
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tổng tài sản tăng thêm nhờ Tài sản cố định tăng thêm hàng năm của Tập đoàn Sông Đà 34 Bảng 2.2: Kết quả Sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Sông Đà năm 2011 37 Bảng 2.3: Mức Vốn đầu tư giai đoạn 2002-2011 của Tập đoàn Sông Đà 38 Bảng 2.4: Bảng giá trị sản xuất điện năng so với giá trị sản xuất kinh doanh và công nghiệp giai đoạn 2007-2011 của Tập đoàn Sông Đà 50
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASEAN: Hiệp hội các nước Đông Nam Á BCR: Tỷ số thu chi BOT: Hình thức đầu tư Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh CHDCND: Cộng hòa dân chủ nhân dân Coma: Tổng công ty Cơ khí Việt Nam Dic: Tổng công ty Đầu tư Phát triển Xây dựng EPC: Hợp đồng tổng thầu bao gồm: thiết kế (Engineering), cung cấp thiết bị công nghệ (Procurement) và thi công xây dựng công trình (Constrution) EVN: Tập đoàn Điện lực Việt Nam GDP: Tổng sản phẩm trong nước IRR: Tỷ suất thu lợi nội tại Licogi: Tổng công ty Xây dựng và Phát triển Hạ tầng Lilama: Tổng công ty Lắp máy Việt Nam MBA: Thạc sỹ quản trị kinh doanh (Master of Business Administration) NAV: Hiệu số thu chi san đều hàng năm NFV: Hiệu số thu chi quy về tương lai NPV: Hiệu số thu chi quy về hiện tại Sông Hồng: Tổng công ty Xây dựng Sông Hồng TCT: Tổng công ty TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam TKS: Tổng công ty Khoáng sản VNIC: Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam WTO: Tổ chức thương mại Thể giới XD: Xây dựng
  9. MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Năng lượng điện từ nhà máy thủy điện là một dạng năng lượng tái sinh, năng lượng sạch vì không thải các khí có hại cho môi trường như các nhà máy điện khác. Hiện nay, gần 18% năng lượng điện trên toàn thế giới được sản xuất từ các nhà máy thủy điện. Tại Việt Nam vai trò của nhà máy thủy điện là rất quan trọng. Theo quy hoạch phát triển thuỷ điện cả nước đến năm 2015 có xét đến năm 2025 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, công suất lắp đặt các nhà máy thuỷ điện đến năm 2015 vào khoảng hơn 18.000 MW với sản lượng điện trung bình hằng năm trên 80 tỷ kWh. Chính phủ chủ trương khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia xây dựng các nhà máy thuỷ điện và đã có các cơ chế đặc biệt quy định cụ thể tại báo Nghị định797, 400 và 1.195 của Thủ tướng Chính phủ, giúp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư đảm bảo tiến độ xây dựng các công trình, kịp thời phát huy giá trị vốn đầu tư và cung cấp điện năng cho nền kinh tế - xã hội hiện đang mất, cân đối nghiêm trọng giữa cầu và cung. Nắm bắt được nhu cầu điện của đất nước, Tổng công ty Sông Đà (nay là Tập đoàn Sông Đà) cũng tham gia đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng rất nhiều dự án thủy điện vừa và nhỏ (Nhà máy thủy điện Thác Trắng, Nậm Mu, Nậm Ngần, SêSan 3A, ). Hàng năm các nhà máy của Tập đoàn hòa lên điện lưới quốc gia một lượng điện đáng kể góp phần giảm sự mất cân đối nghiêm trọng giữa cung - cầu dùng điện trong nước. Hoạt động đầu tư các dự án thủy điện tại Tập đoàn Sông Đà đã đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, việc đánh giá hiệu quả sau đầu tư chưa được các cấp lãnh đạo quan tâm đầy đủ. Qua quá trình khảo sát tình hình đầu tư các dự
  10. án thủy điện của Tập đoàn Sông Đà cho thấy, hiệu quả của một số dự án chưa cao, chưa tổ chức nghiên cứu để tổng kết những vấn đề làm suy giảm hiệu quả đầu tư của các dự án cũng như đề xuất các giải pháp khắc phục. Việc nghiên cứu các giải pháp đồng bộ, có căn cứ khoa học để nâng cao hiệu quả đầu tư chưa được đề xuất kịp thời. Vì vậy vấn đề rà soát lại các dự án đầu tư các dự án thủy điện của Tập đoàn Sông Đà để đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư là rất quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư cho doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện nay. Do đó tác giả đã lựa chọn đề tài “Thực trạng đầu tư và biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án thủy điện của Tập đoàn Sông Đà” - sẽ tiến hành rà soát lại tình hình đầu tư các dự án nói chung và dự thủy điện nói riêng, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án của Tập đoàn Sông Đà. 2. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU a. Mục tiêu của đề tài - Mục tiêu tổng quát: Đánh giá thực trạng đầu tư vào các dự án thủy điện của Tập đoàn Sông Đà và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án đó. - Mục tiêu cụ thể: Rà soát các văn bản pháp qui về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và thực trạng đầu tư của Tập đoàn Sông Đà để đề xuất biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quản lý và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện. b. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu giải quyết các vấn đề liên quan đến quá trình đầu tư và hiệu quả đầu tư của các dự án thủy điện của Tập đoàn Sông Đà trong giai đoạn 2001-2011.
  11. 3. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU a. Cơ sở khoa học - Các văn bản qui phạm pháp luật của nhà nước: các văn bản luật hiện hành (luật Đầu tư, luật Đấu thầu, luật Xây dựng) và các thông tư, nghị định hướng dẫn luật. - Đánh giá thực tế hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện của Tập đoàn Sông Đà giai đoạn hiện nay. - Lý thuyết về quản lý dự án, quản lý dự án đầu tư, hiệu quả đầu tư xây dựng công trình. b. Phương pháp nghiên cứu - Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát khoa học, phương pháp thống kê, Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm, phương pháp chuyên gia; - Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết, mô hình hóa, phương pháp giả thuyết, phương pháp lịch sử;
  12. 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1.1. ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 1.1.1. Khái niệm về đầu tư và cơ hội đầu tư: 1.1.1.1. Khái niệm về đầu tư: Có nhiều cách diễn đạt khác nhau về đầu tư phụ thuộc vào các quan niệm, mỗi cách diễn đạt có ý nghĩa và phạm vi ứng dụng khác nhau như: - Theo nghĩa rộng, đầu tư được hiểu là quá trình bỏ vốn (tiền, nguồn lực, công nghệ) để đạt được một mục tiêu hoặc một số mục tiêu nhất định. - Đầu tư đó là quá trình bỏ vốn để tạo nên cũng như để khai thác sử dụng một tài sản nào đó (có thể dưới dạng cơ sở vật chất như nhà xưởng, máy móc, hoặc là dưới dạng tài chính như: cổ phiếu, trái phiếu, các chứng từ có giá trị vay vốn, ), và các tài sản này có đặc tính là có thể sinh lợi dần hay thỏa mãn dần mọi nhu cầu nhất định nào đó cho người bỏ vốn trong một thời gian nhất định trong tương lai. - Đầu tư là sử dụng vốn để tạo nên các nhân tố sản xuất, đặc biệt là các tư liệu sản xuất như nhà xưởng, máy móc và vật tư, cũng như để mua cổ phiếu, trái phiếu hoặc cho vay lấy lãi, mà ở đây những chủ trương đầu tư này có thể sinh lợi nhuận cũng như toàn xã hội trong một thời gian nhất định trong tương lai. - Đầu tư là sử dụng vốn nhằm tạo nên các dự trữ và tiềm năng về tài sản để sinh lợi dần theo thời gian trong tương lai. - Đầu tư là chuỗi hành động chi cho một chủ trương kinh doanh nào đó, và ngược lại chủ đầu tư sẽ nhận được một chuỗi các khoản doanh thu để đảm bảo hoàn vốn và có lãi một cách thỏa đáng. - Đầu tư là quản lý sử dụng tài sản một cách hợp lý, nhất là về mặt cơ cấu của tài sản để sinh lợi.
  13. 2 - Đầu tư là sử dụng các khoản tiền tích lũy được của xã hội, của các cơ sở sản xuất - kinh doanh và dịch vụ, tiền tiết kiệm của dân vào việc tái sản xuất của xã hội nhằm tạo ra các tiềm lực lớn hơn về mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. - Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan (Theo Luật đầu tư của Quốc hội số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005). 1.1.1.2. Cơ hội đầu tư: Cơ hội đầu tư được hiểu là xuất phát điểm của các ý tưởng đầu tư được hình thành bởi các nhà sáng kiến dự án. Cơ hội đầu tư được phân biệt theo 2 loại: - Cơ hội đầu tư chung (cơ hội đầu tư vĩ mô): Cơ hội đầu tư chung được hiểu là những ý tưởng đầu tư được hình thành xuất phát từ các chiến lược, chủ trương chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước. - Cơ hội đầu tư riêng (cơ hội đầu tư vi mô): Cơ hội đầu tư riêng được biểu hiện là những ý tưởng đầu tư xuất phát từ mục tiêu chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp cụ thể. 1.1.2. Khái niệm về dự án đầu tư: Dự án đầu tư là tế bào cơ bản của hoạt động đầu tư. Đó là tập hợp các biện pháp có căn cứ khoa học và cơ sở pháp lý được đề xuất về các mặt kĩ thuật, công nghệ, tổ chức sản xuất, tài chính, kinh tế và xã hội để làm cơ sở cho việc quyết định bỏ vốn đầu tư với hiệu quả tài chính đem lại cho doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế - xã hội đem lại cho quốc gia và xã hội nhất có thể được. Một số định nghĩa khác: - Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích
  14. 3 phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn nhất định (Theo Luật Xây dựng số 16/2003). - Dự án đầu tư là một tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nhằm đạt được muc tiêu hay yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa trên nguồn vốn xác đinh. (Theo Luật Đấu thầu số 61/2005). - Dự án đầu tư là tổng thể các giải pháp nhằm sử dụng các nguồn tài nguyên hữu hạn sẵn có để tạo ra những lợi ích thiết thực cho nhà đầu tư và cho xã hội. Dự án đầu tư có thể được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau: - Xét trên tổng thể chung của quá trình đầu tư: dự án đầu tư có thể được hiểu như là kế hoạch chi tiết triển khai các hoạt động đầu tư nhằm đạt được mục tiêu đã đề trong khoảng thời gian nhất định, hay đó là một công trình cụ thể thực hiện các hoạt động đầu tư. - Xét về mặt hình thức: dự án đầu tư là một tập hợp hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai - Xét trên góc độ quản lý: dự án đầu tư là một công cụ hoạch định về việc sử dụng vốn, vật tư, lao động nhằm mục đích tạo ra những sản phẩm mới cho xã hội. - Xét trên góc độ kế hoạch hóa: dự án đầu tư là kế hoạch chi tiết để thực hiện chương trình đầu tư nhằm phát triển kinh tế xã hội làm căn cứ cho việc ra quyết định đầu tư và sử dụng vốn đầu tư. - Xét trên góc độ phân công lao động xã hội: dự án đầu tư thể hiện sự phân công, bố trí lực lượng lao động xã hội nhằm giải quyết mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế khác nhau với xã hội trên cơ sở khai thác các yếu tố tự nhiên.
  15. 4 - Xét về mặt nội dung: dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động cụ thể, có mối liên hệ biện chứng, nhân quả với nhau để đạt được mục đích nhất định trong tương lai. 1.1.3. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng: - Dự án đầu tư xây dựng được hiểu là các dự án đầu tư cho các đối tượng vật chất, mà đối tượng vật chất này là các công trình xây dựng. - Dự án đầu tư xây dựng, xét về mặt hình thức là tập hợp các hồ sơ, bản vẽ kiến trúc, thiết kế kỹ thuật, tổ chức thi công công trình xây dựng và các tài liệu liên quan khác. - Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở (Theo Luật Xây dựng số 16/2003 ngày 26/11/2003). Như vậy có thể hiểu dự án đầu tư xây dựng bao gồm hai nội dung là đầu tư và hoạt động xây dựng. Nhưng do đặc điểm của các dự án xây dựng bao giờ cũng yêu cầu có một diện tích nhất định, ở một địa điểm nhất định do đó có thể biểu diễn dự án xây dựng công trình như sau: DỰ ÁN = KẾ HOẠCH + TIỀN + THỜI GIAN + ĐẤT CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG XÂY DỰNG 1.1.4. Nội dung dự án đầu tư và quyết định đầu tư: 1.1.4.1. Nội dung dự án đầu tư: a) Nội dung của báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (Lập báo cáo đầu tư): 1. Nghiên cứu về sự cần thiết của phải đầu tư, các thuận lợi và khó khăn;
  16. 5 2. Dự kiến qui mô đầu tư, hình thức đầu tư; 3. Chọn khu vực địa điểm xây dựng và dự kiến nhu cầu diện tích sử dụng đất, ảnh hưởng về môi trường, xã hội về môi trường, xã hội và nhu cầu di dân tái định cư (có phân tích đánh giá cụ thể); 4. Phân tích lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật bao gồm các điều kiện khả năng cung ứng vật tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ hạ tầng; 5. Phân tích, lựa chọn sơ bộ phương án xây dựng; 6. Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn, khả năng hoàn trả vốn; 7. Tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế và xã hội b) Nội dung của báo cáo nghiên cứu khả thi (Lập dự án đầu tư): 1. Những căn cứ, sự cần thiết phải đầu tư; 2. Lựa chọn hình thức đầu tư; 3. Lập chương trình sản xuất và các yếu tố phải đáp ứng (đối với các dự án có sản xuất); 4. Các phương án địa điểm cụ thể; 5. Phương án giải phóng mặt bằng, kế hoạch di dời dân (nếu có); 6. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ; 7. Các phương án kiến trúc, giải pháp xây dựng, thiết kế sơ bộ của các phương án đề nghị lựa chọn, giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường; 8. Xác định rõ nguồn gốc, khả năng tài chính, tổng mức đầu tư, nhu cầu vốn theo tiến độ; 9. Phương án quản lý khai thác dự án và sử dụng lao động; 10. Phân tích hiệu quả đầu tư; 11. Các mốc thời gian thực hiện; 12. Hình thức quản lý dự án và lựa chọn hình thức quản lý;
  17. 6 13. Khẳng định chủ đầu tư và trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan. 1.1.4.2. Nội dung quyết định đầu tư: Nội dung quyết định đầu tư bao gồm: 1. Mục tiêu đầu tư; 2. Xác định chủ đầu tư; 3. Hình thức quản lý dự án; 4. Địa điểm, diện tích đất sử dụng, phương án bảo vệ môi trường và kế hoạch tái định cư và phục hồi (nếu có); 5. Công nghệ, công suất thiết kế, phương án kiến trúc, tiêu chuẩn kỹ thuật và cấp công trình; 6. Chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia (nếu có); 7. Tổng mức đầu tư; 8. Nguồn vốn đầu tư, khả năng tài chính và kế hoạch vốn của dự án; 9. Các ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước mà dự án đầu tư có thể được hưởng theo quy chế chung; 10. Phương thức thực hiện dự án. Nguyên tắc phân chia gói thầu và hình thức lựa chọn nhà thầu. Dự án nhóm C phải lập ngay kế hoạch đấu thầu, dự án nhóm A, B có thể lập kế hoạch đấu thầu sau khi có quyết định đầu tư. 11. Thời gian xây dựng và các mốc tiến độ triển khai chính của dự án. Thời gian khởi công (chậm nhất), thời hạn hoàn thành đưa công trình vào khai thác sử dụng (chậm nhất); 12. Mối quan hệ và trách nhiệm các Bộ, ngành, địa phương có liên quan (nếu có). Hiệu lực thi hành.
  18. 7 1.2. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1.2.1. Khái niệm về hiệu quả dự án đầu tư: Hiệu quả dự án đầu tư là phạm trù thể hiện tương quan giữa kết quả mà dự án mang lại so với chi phí bỏ ra cho dự án đó. Hiệu quả đó có thể được thể hiện qua các chỉ tiêu đánh giá có tính chất định tính và định lượng. Hiệu quả của dự án đầu tư là toàn bộ mục tiêu đề ra của dự án, được đặc trưng bằng các chỉ tiêu định tính (thể hiện ở các loại hiệu quả đạt được) và bằng các chỉ tiêu định lượng (thể hiện quan hệ chi phí đã bỏ ra của dự án và các kết quả đạt được theo mục tiêu của dự án) 1.2.2. Phân loại hiệu quả dự án đầu tư: 1.2.2.1. Phân loại hiệu quả về mặt định tính: a. Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội, hiệu quả có thế phân thành: - Hiệu quả tài chính: mức tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, tăng mức thu ngân sách cho Nhà nước, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế quốc dân, - Hiệu quả kỹ thuật và công nghệ, ví dụ việc đầu tư xây dựng để sản xuất các thiết bị tin học sẽ góp phần đấy mạnh tiến bộ khoa học và công nghệ cho các ngành kinh tế quốc dân khác, . - Hiệu quả xã hội và môi trường, ví dụ dự án đầu tư có thể góp phần nâng cao mức sống của nhân dân, giải quyết nạn thất nghiệp, tăng cường giáo dục và y tế, - Hiệu quả quốc phòng, ví dụ các dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, hoặc dự án đầu tư vừa có thể phục vụ phát triển kinh tế trong thời bình lại vừa có thể sử dụng trong thời chiến, . b. Theo quan điểm lợi ích, hiệu quả được phân thành: Hiệu quả trực tiếp của doanh nghiệp chủ đầu tư (hiệu quả tài chính), hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế quốc dân và toàn xã hội (hiệu quả kinh tế xã hội) c. Theo phạm vi tác động, hiệu quả được phân thành:
  19. 8 - Hiệu quả cục bộ, vi mô: thể hiện lợi ích của một bộ phận nào đó nằm trong quốc gia hay cộng đồng, hoặc của một đơn vị nào đó trong doanh nghiệp. - Hiệu quả toàn cục, vĩ mô: thể hiện lợi ích chung của một quốc gia, một cộng đồng. Nếu xét theo giác ngộ doanh nghiệp thì đó là hiệu quả toàn doanh nghiệp. - Hiệu quả cục bộ và hiệu quả toàn cục có thể thống nhất nhưng cũng có thể mâu thuẫn với nhau. Ở đây cần có sự quản lý của Nhà nước để điều hòa các mâu thuẫn này. d. Theo thời gian tác động, hiệu quả được phân thành: - Hiệu quả trước mắt, ngắn hạn, thể hiện sự đáp ứng lợi ích trước mắt của các doanh nghiệp và cộng đồng. - Hiệu quả sau này, dài hạn, thể hiện sự đáp ứng lợi ích lâu dài của các quốc gia, doanh nghiệp và cộng đồng. e. Theo mức độ phát sinh trực tiếp hay gián tiếp, hiệu quả được phân thành: - Hiệu quả phát sinh trực tiếp từ các dự án đầu tư. - Hiệu quả phát sinh gián tiếp kéo theo ở các lĩnh vực lân cận đối với từ các dự án đầu tư và do dự án đầu tư đem lại. Phân loại hiệu quả về mặt định tính có thể biểu diễn ở sơ đồ hình 2.1. Hình 1.1: Sơ đồ phân loại hiệu quả về mặt định tính
  20. Hiệu quả kinh tế Theo lĩnh vực Hiệu quả kỹ thuật hoạt động Hiệu quả xã hội & môi trường Hiệu quả quốc phòng Lợi ích của toàn bộ nền kinh tế quốc dân và toàn xã hội Theo quan PHÂN LOẠI điểm lợi ích Lợi ích của doanh nghiệp HIỆU QUẢ VỀ MẶT Hiệu quả toàn cục Theo phạm vi ĐỊNH TÍNH Hiệu quả cục bộ Theo thời gian Hiệu quả ngắn hạn Hiệu quả dài hạn Theo mức độ Phát sinh trực tiếp từ dự án trực tiếp phát Phát sinh gián tiếp kéo theo ở các ngành lân cận sinh
  21. 1.2.2.2. Phân loại về mặt định lượng: a. Theo phương pháp tính toán, hiệu quả được phân thành: - Hiệu quả tính theo số tuyệt đối như: lợi nhuận hàng năm, tổng mức đóng góp cho ngân sách hàng năm của dự án, hiệu số thu chi (NPV, NAV, ), - Hiệu quả tính theo số tương đối như các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận, suất thu lợi nội tại (IRR), tỷ số thu chi (BCR), b. Theo thời đoạn tính toán, hiệu quả được phân thành: - Hiệu quả tính cho một thời đoạn niên lịch (thường là năm) như: Lợi nhuận hàng năm, hiệu số thu chi san đều hàng năm (NAV), - Hiệu quả tính cho cả đời dự án như: Hiện giá của hiệu số thu chi (NPV), giá trị tương lai (NFV), suất thu lợi nội tại (IRR), c. Theo mức đạt yêu cầu của hiệu quả, hiệu quả được phân thành: - Hiệu quả đạt mức yêu cầu (còn gọi là đạt hiệu quả, dự án đáng giá); - Hiệu quả tối thiểu chấp nhận được (còn gọi là hiệu quả định mức, ngưỡng của hiệu quả); - Hiệu quả lớn nhất trong các phương án (có thể đạt hay không đạt yêu cầu hiệu quả); - Hiệu quả bé nhất trong các phương án (có thể đạt hay không đạt yêu cầu hiệu quả). d. Theo khả năng có thể tính toán thành số lượng, hiệu quả được phân thành: - Hiệu quả có thể tính toán được, ví dụ như lợi nhuận, mức đóng góp ngân sách, - Hiệu quả khó tính toán biểu hiện thành số lượng được, ví dụ hiệu quả xã hội về thẩm mỹ của các công trình xây dựng của các dự án đầu tư, một số hiệu quả của đầu tư cho giáo dục, y tế,
  22. 11 Thực ra cách phân loại ở điểm cuối này có thể liệt vào phân loại hiệu quả theo định tính. Phân loại hiệu quả về mặt định lượng được thể biểu diễn ở sơ đồ 1.1.
  23. Hình 1.2: Sơ đồ phân loại hiệu quả về mặt định lượng Theo Tính theo số tuyệt đối phương pháp tính Tính theo số tương đối toán Tính cho một thời đoạn niên lịch (năm) PHÂN LOẠI HIỆU QUẢ VỀ Theo thời Tính cho cả đời dự án MẶT ĐỊNH gian tính LƯỢNG Hiệu quả đạt mức yêu cầu toán Hiệu quả tối thiểu chấp nhận được Theo mức Hiệu quả lớn nhất trong các phương án đạt yêu cầu Hiệu quả bé nhất trong các phương án của hiệu quả
  24. 1.2.3. Các giai đoạn đánh giá hiệu quả dự án đầu tư: - Đánh giá hiệu quả dự án trong giai đoạn lập dự án: Trên cơ sở các thông tin, dự báo về nhu cầu, các điều kiện thuận lợi, khó khăn, khả năng đáp ứng cho dự án cả về kỹ thuật và kinh tế để đề xuất các phương án đầu tư, từ đólựa chọn phương án đầu tư tốt nhất, đảm bảo đầu tư đúng hướng cũng như đảm bảo độ tin cậy cho hiệu quả của dự án trong tương lai. - Đánh giá dự án trong quá trình vận hành khai thác dự án đầu tư: Đánh giá hiệu quả dự án ở giai đoạn này bao gồm việc đánh giá lại các khía cạnh kỹ thuật, thể chế, tài chính và kinh tế của dự án. Mục tiêu là khẳng định xem dự án trên thực tế đã làm phát sinh ra chi phí và mang lại lợi ích gì và so sánh chúng với những giả định đề ra ban đầu tại bước thẩm định dự án. Đồng thời các yếu tố tạo ra sự khác biệt giữa các con số thực tế và dự kiến ấy đều phải được xem xét và giải thích rõ. Mục đích là để tránh đến mức tối đa những sai lầm tương tự trong những năm còn lại của dự án. Những yếu tố nào cần tác động để dự án đang xét hoạt động tốt hơn đều phải làm ngay. Các chỉ tiêu được tính ở giai đoạn này là các chỉ tiêu lợi nhuận, chỉ tiêu sinh lời của vốn đầu tư cho từng năm hoạt động của dự án và chỉ tiêu điểm hòa vốn. - Đánh giá khi dự án kết thúc: đánh giá hiệu quả dự án ở giai đoạn này nhằm xác định mức độ mục tiêu dự án đạt được, phân tích các kết quả của dự án, đánh giá những tác động có thể có của các kết quả để từ đó rút ra các bài học, đề xuất các hoạt động tiếp theo hoặc triển khai những phần việc sau trong tương lai. Các chỉ tiêu được tính ở giai đoạn này là các chỉ tiêu đã trình bày ở trên. Đánh giá sau dự án được tiến hành khi dự án đã hoàn thành được một thời gian (đánh giá tác động của dự án). Mục tiêu của đánh giá sau dự án là xác định mức độ ảnh hưởng lâu dài của các kết quả dự án đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của những người hưởng lợi từ dự án cũng như đối tượng khác.
  25. 14 1.3. HỆ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1.3.1. Hệ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án đầu tư nói chung: 1.3.1.1. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả tài chính và kinh tế - xã hội, gồm: a. Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính: Các chỉ tiêu này đóng vai trò các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh lợi ích trực tiếp của các doanh nghiệp, bao gồm các chỉ tiêu lợi nhuận một sản phẩm, mức doanh lợi trên một đồng vốn, thời hạn thu hồi vốn, hiệu số thu chi (NPV), suất thu lợi nội tại, tỷ số thu chi (BCR), Khi quyết định phương án đầu tư, chủ đầu tư chỉ dùng một trong các chỉ tiêu trên, các chỉ tiêu còn lại dùng để tham khảo thêm. b. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội: Các chỉ tiêu này phản ánh lợi ích toàn bộ nề kinh tế quốc dân và của toàn xã hội, như mức đóng góp hàng năm cho ngân sách Nhà nước của dự án, giải quyết thất nghiệp, bảo vệ môi trường, 1.3.1.2. Nhóm chỉ tiêu về công năng (giá trị sử dụng) và trình độ kỹ thuật: a. Các chỉ tiêu về công năng, bao gồm: - Với phần máy móc, thiết bị, đó là các chỉ tiêu công suất, tuổi thọ, độ tin cậy, tính chống xâm thực của môi trường, mức nhiệt đới hóa, tính bảo tồn, chất lượng và chung loại sản phẩm, tính đa năng và chuyên dùng, chế độ vận hành theo thời gian và tải trọng, tính công nghệ, phạm vi áp dụng, của máy móc. - Với phần xây dựng, đó là các chỉ tiêu: Các hệ số đánh giá giải pháp hình khối và mặt bằng của công trình, tổng diện tích sàn và diện tích xây dựng, các chỉ tiêu về vật lý kiến trúc, cấp công trình, về độ bền và độ chịu lửa, tuổi thọ công trình, độ ổn định, sự phù hợp với dây chuyền công nghệ, tính đa năng và dễ thay đổi của mặt bằng công trình, tính công nghệ của các giải pháp xây dựng. b. Các chỉ tiêu về trình độ kỹ thuật:
  26. 15 - Với phần dây chuyền công nghệ đó là các chỉ tiêu: Mức cơ giới hóa, tự động hóa, hệ số sử dụng nguyên liệu xuất phát, độ lâu chu kỳ công nghệ, mức nhiệt đới hóa, tỷ lệ phần giá trị máy móc so với tổng giá trị xây dựng công trình, thế hệ kỹ thuật, - Với phần kiến trúc xây dựng, đó là các chỉ tiêu: Mức áp dụng cho các loại vật liệu và kết cấu xây dựng hiện đại, khả năng áp dụng các giải pháp công nghệ xây dựng hiện đại, 1.3.1.3. Nhóm chỉ tiêu về mức tiện nghi xã hội: - Các chỉ tiêu về điều kiện vệ sinh trong lao động như: áng sáng, thông gió, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, trừ trường, độ bụi, độ phóng xạ, độ thải chất độc hại, âm thanh, rung động, - Các chỉ tiêu về nhân trắc, biểu hiện sự phù hợp của kích thước con người đối với máy móc công trình. - Các chỉ tiêu về tâm lý và sinh lý. - Các chỉ tiêu về an toàn kỹ thuật và an toàn lao động như: trình độ áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn về chống cháy nổ, chống tai nạn lao động, chống động đất, thiên tai, tính vững chắc của máy móc, công trình, - Các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường. Với khâu xây dựng, đó là các chỉ tiêu về bảo vệ đất đai, rừng cây, các công trình hiện có xung quanh, hoa màu, đường sá và mức độ ô nhiễm môi trường do thi công xây dựng gây nên. Với khâu khai thác và vân hành đó là các chỉ tiêu về mức thải các chất độc hại của công trình là hư hại mùa màng, sức khỏe và tài nguyên thiên nhiên. - Các chỉ tiêu về thẩm mỹ công nghiệp và kiến trúc - Các chỉ tiêu có liên quan đến quốc phòng.
  27. 16 1.3.2. Hệ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đầu tư của cấp ngành kinh tế quốc dân (Một Tập đoàn) Một Tập đoàn bao gồm nhiều doanh nghiệp và mỗi doanh nghiệp lại đầu tư nhiều dự án với nội dung đầu tư khác nhau (xây dựng mới, cải tạo mở rộng, đầu tư chiều sâu), được đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong kỳ nghiên cứu, Tập đoàn sẽ có cả 3 loại dự án: Dự án đang ở trong giai đoạn thực hiện đầu tư; dự án đang tiến hành sản xuất – kinh doanh, dự án đã kết thúc. Như vậy dự án đầu tư của một Tập đoàn rất đa đạng và không thể có một tiêu chuẩn chung để đánh giá tất cả dự án, nên việc đánh giá hiệu quả đầu tư của một Tập đoàn là rất phức tạp. Để đơn giản hóa, người ta đánh giá hiệu quả các dự án của một Tập đoàn thông qua đánh giá hiệu quả đầu tư tại Tập đoàn đó, bởi vì “mọi chương trình đầu tư của Chính phủ hay tư nhân đều được cụ thể hóa bằng các dự án, do đó khái niệm đầu tư cũng gắn liền với dự án đầu tư”. Để tính được hiệu quả đầu tư của một Tập đoàn, trước hết phải tính được kết quả đầu tư của Tập đoàn đó. 1.3.2.1. Kết quả của hoạt động đầu tư: Kết quả của hoạt động đầu tư được thể hiện ở khối lượng vốn đầu tư đã thực hiện, ở các tài sản cố định được huy động hoặc năng lực sản xuất dịch vụ tăng thêm. a. Khối lượng vốn đầu tư thực hiện: Khối lượng vốn đầu tư thực hiện là toàn bộ số tiền đã bỏ ra để tiến hành các hoạt động đầu tư bao gồm các chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư, xây dựng nhà cửa và các cấu trúc hạ tầng, mua sắm máy móc thiết bị và các chi phí khác theo quy định của thiết kế dự toán và được ghi trong dự án đầu tư được duyệt.
  28. 17 [Tổng mức vốn [Khối lượng công tác xây lắp hoặc [ Đơn giá n đầu tư thực hiện =  thiết bị đã hoàn thành được nghiệm x tổng hợp i 1 trong kỳ] thu theo quy định thiết kế loại i] loại i] Khối lượng công tác xây lắp hoặc thiết bị hoàn thành phải đạt được các tiêu chuẩn sau: - Các khối lượng này phải có thiết kế dự toán đã được phê chuẩn phù hợp với tiến độ thi công đã được duyệt. - Đã cấu tạo vào thực thể công trình (phần xây lắp), đã lắp đặt vào công trình (phần thiết bị cần lắp đặt). - Đã đảm bảo chất lượng theo quy định của thiết kế. - Đã hoàn thành đến giai đoạn quy ước được ghi trong tiến độ thực hiện đầu tư. - Được ngân hàng chấp thuận thanh toán. Đơn giá tổng hợp bao gồm chi phí vật liệu, tiền lương chính của công nhân xây dựng, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí chung, lãi và thuế tính cho một đơn vị khối lượng công tác xây lắp loại I (đơn vị thiết bị loại i), i = 1 ÷ n. Chỉ tiêu phải tính ở đây là: Vốn đầu tư thực hiện trong kỳ Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trong kỳ = Tổng vốn đầu tư Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện phản ánh tỷ trọng vốn đã thực hiện hay thực tế sử dụng để đầu tư trong tổng vốn đầu tư. Tỷ lệ này cho biết sau khi có giấy phép đầu tư, các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn có tích cực triển khai các dự án hay không. b. Tài sản cố định huy động vốn và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm.
  29. 18 - Tài sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng, thiết bị có khả năng phát huy tác dụng độc lập và hiện giờ đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng, có thể đưa vào hoạt động được ngay. - Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất phục vụ các tài sản cố định được huy động vào sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ theo quy định được ghi trong dự án đầu tư. Các tài sản cố định được huy động là sản phẩm cuối cùng của các công cuộc đầu tư, chúng có thể được biểu hiện bằng tiền hoặc bằng hiện vật như số lượng nhà máy, trường học, cửa hàng, Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm chính là công suất hoặc năng lực phát huy của các tài sản cố định được huy động. Để tính giá trị các tài sản cố định được huy động trong kỳ nghiên cứu, áp dụng công thức: F = I vb + Ivr – C - Ivc Trong đó: F: Giá trị các tài sản cố định được huy động trong kỳ; Ivb: Vốn đầu tư được thực hiện ở kỳ trước chưa được huy động chuyển sang kỳ nghiên cứu (xây dựng dở dang đầu kỳ); Ivr: Vốn đầu tư được thực hiện ở kỳ nghiên cứu; C: Chi phí trong kỳ không làm tăng giá trị tài sản cố định; Ivc: Vốn đầu tư được thực hiện trong kỳ nghiên cứu nhưng chưa được huy động, chuyển sang kỳ sau (xây dựng dở dang cuối kỳ). - Một số chỉ tiêu khác: + Chỉ tiêu “hệ số huy động tài sản cố định”’ + Chỉ tiêu đánh giá thời gian thi công, sớm đưa công trình vào sử dụng.
  30. 19 + Chỉ tiêu “suất đầu tư tính cho một đơn vị tài sản cố định huy động”. 1.3.2.2. Hiệu quả của hoạt động đầu tư: Hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư: Do các kết quả của hoạt động đầu tư tại một Tập đoàn rất đa dạng, các kết quả này có thể là lợi nhuận tăng thêm, doanh thu tăng thêm, mức tăng năng suất lao động, số lao động có việc làm do hoạt động đầu tư mang lại, mức tăng thu nhập cho người lao động, do đó để phản ánh hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư, người ta phải sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu. Mỗi chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh của hiệu quả và được sử dụng trong những điều kiện nhất định. - Chỉ tiêu tổng lợi nhuận trong kỳ. - Nhóm chỉ tiêu “lợi nhuận/vốn đầu tư”. + Chỉ tiêu “tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư”. + Chỉ tiêu “khả năng sinh lời của một đơn vị tài sản cố định tăng thêm”. - Nhóm chỉ tiêu “doanh thu/vốn đầu tư phát huy tác dụng”. + Hệ số “doanh thu/vốn đầu tư phát huy tác dụng” + Chỉ tiêu “khả năng tạo doanh thu của một đơn vị tài sản cố định tăng thêm”. + Hệ số “doanh thu/vốn đầu tư thực hiện” Hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư: - Giá trị sản phẩm hàng hóa gia tăng. - Mức đóng góp cho Ngân sách Nhà nước của Tập đoàn (thuế, lệ phí). - Tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế khác. - Mức tiết kiệm ngoại tệ. - Tổng giá trị xuất khẩu và gia tăng xuất khẩu ở kỳ đang xét do các dự án đầu tư đem lại.
  31. 20 - Tổng thu ngoại tệ và gia tăng tổng thu ngoại tệ ở kỳ đang xét do các dự án đầu tư đem lại. - Mức độ đáp ứng các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đảm bảo chính sách đầu tư công bằng theo các vùng lãnh thổ và các chính sách ưu đãi. - Số chỗ làm việc tăng thêm nhờ hoạt động đầu tư, tính từng năm và tính bình quân trên một triệu đồng vốn đầu tư. - Tăng thu nhập cho người lao động của Tập đoàn. - Giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao sức khỏe cho người lao động và cộng đồng. - Hiệu quả quốc phòng và an ninh. Hiệu quả về khoa học và công nghệ: - Mức nâng cao trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (nhất là mức cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa) do đầu tư đem lại. - Tỷ trọng vốn đầu tư theo chiều sâu so với vốn đầu tư theo chiều rộng. - Tỷ trọng vốn đầu tư cho các công trình mũi nhọn, đón đầu, cho nghiên cứu khoa học công nghệ. - Tỷ trọng phần chi phí cho mua sắm thiết bị máy móc trong tổng vốn đầu tư. - Tỷ trọng vốn đầu tư cho công nghệ sạch. - Tác động của các công trình đầu tư đến nhịp độ tiến bộ khoa học và công nghệ của Tập đoàn. 1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA TẬP ĐOÀN: 1.4.1. Nhân tố chiến lược định hướng đầu tư: Chiến lược sản xuất – kinh doanh của một doanh nghiệp là một tập hợp các đề xuất chung nhất, cơ bản nhất để hướng dẫn mọi hoạt động của doanh
  32. 21 nghiệp trong một thời gian đủ dài về phương hướng mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu, các quan điểm chủ yếu, các giải pháp chủ yếu để thực hiện mục tiêu chiến lược đã đề ra dựa trên cơ sở tình hình khách quan của môi trường kinh doanh, thực lực của doanh nghiệp và mong muốn của doanh nghiệp. Mọi định hướng đầu tư của doanh nghiệp phải xuất phát từ chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Dự án đầu tư có thể thất bại hay không đạt được kết quả mong muốn bất chấp việc thực hiện và chuẩn bị dự án tốt đến đâu nếu ý đồ ban đầu có những sai lầm cơ bản. Xác định rõ ràng chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp góp phần định hướng đầu tư đúng đắn và cũng là thành công bước đầu của các dự án đầu tư. 1.4.2. Nhân tố luật pháp, cơ chế chính sách trong đầu tư: Hệ thống văn bản pháp quy về đầu tư và xây dựng phải đảm bảo đồng bộ, phù hợp. Trong thực tế đôi khi hệ thống văn bản pháp quy chưa theo kịp sự phát triển của hoạt động xây dựng cơ bản xây dựng gây nhiều cản trở trong việc thu hút vốn đầu tư, phiền nhiễu trong thủ tục hành chính Những thay đổi liên tục trong cơ chế, chính sách đầu tư cũng làm ảnh hưởng nhiều đến công tác quản lý xây dựng cơ bản của Nhà nước, chủ đầu tư và các nhà thầu xây dựng. Phân cấp quản lý đầu tư nhằm tăng quyền hạn chủ động và trách nhiệm cho các đơn vị cơ sở, đồng thời có chế tài đảm bảo chất lượng và chi phí trong đầu tư xây dựng. 1.4.3. Nhân tố quản lý quá trình chuẩn bị đầu tư: Quản lý quá trình chuẩn bị đầu tư rất quan trọng và phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Nghiên cứu, quảng cáo cho dự án: trình độ nắm bắt thông tin, chất lượng của chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
  33. 22 - Chất lượng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư: tư vấn lập, tư vấn thẩm định, trách nhiệm của chủ đầu tư, tính pháp lý và khoa học của các căn cứ được vận dụng. - Cơ quan chủ quản đầu tư: phê duyệt dự án phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và doanh nghiệp 1.4.4. Nhân tố quản lý quá trình thực hiện đầu tư: Công tác quản lý quá trình thực hiện đầu tư có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả dự án. Nếu như hiệu quả dự án biểu hiện bằng mối quan hệ lợi ích/chi phí thì công tác quản lý thực hiện đầu tư quyết định trực tiếp đến chi phí của dự án và quyết định gián tiếp đến lợi ích của dự án. Công tác quản lý thực hiện đầu tư quyết định những vấn đề sau: - Quyết định phần lớn đến chi phí của dự án: ở giai đoạn chuẩn bị và thực hiện đầu tư, 85-95% vốn đầu tư của dự án được chi ra và nằm ứ đọng không sinh lời. Thời gian thực hiện dự án càng dài, vốn ứ đọng càng nhiều, tổn thất càng lớn, mà thời gian thực hiện đầu tư phụ thuộc vào công tác quản lý. Bên cạnh đó việc chi phí đầu tư có lãng phí hay không phụ thuộc vào công tác quản lý thực hiện đầu tư (thiết kế, đấu thầu và thi công). - Quyết định đến thời gian đưa dự án vào hoạt động: Dự án được hoàn thành để đưa vào vận hành sản xuất kinh doanh càng sớm ngày nào thì sẽ có lợi ngày đó (kết hợp với kế hoạch tiêu thụ sản phẩm), đồng thời giảm được ứ đọng vốn và chớp được cơ hội kinh doanh, tránh hao mòn vô hình có thể xảy ra, mức định giá tranh thầu của các tổ chức xây dựng. - Quyết định chất lượng của các tài sản cố định: Quá trình sản xuất kinh doanh sau này có thu được nhiều lợi nhuận hay không phụ thuộc nhiều vào chất lượng của các tài sản cố định do đầu tư đem lại. Một khi đã bỏ vốn và hình thành năng lực mới thì cơ hội để sửa chữa sai lầm là rất ít. Tài sản cố định hình thành có chất lượng cao, chi phí thấp tạo điều kiện kinh doanh,
  34. 23 giảm chi phí sản xuất nhờ giảm khấu hao, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, tăng tuổi thọ tài sản cố định. - Khâu giải phóng mặt bằng trong giai đoạn thực hiện đầu tư rất quan trọng. Chi phí và thời gian thực hiện công việc này rất lớn. Đây là công việc rất nhạy cảm và phức tạp. - Các đối tác tham gia trong giai đoạn này rất nhiều và đa dạng vì đây là giai đoạn quyết định chủ yếu đến chất lượng, thời gian và chi phí của dự án từ công tác khảo sát thiết kế, tổ chức đấu thầu, đàm phán ký kết hợp đồng, theo dõi hợp đồng, giám sát thi công, thanh quyết toán công trình, bảo hiểm, bảo hành công trình. - Để đảm bảo hiệu quả của dự án, công tác quản lý ngoài việc lập kế hoạch, hướng dẫn và giám sát quá trình phát triển của dự án .thì cần phải khám phá những thay đổi trong môi trường dự án để có những biện pháp điều chỉnh dự án cho thích hợp, đảm bảo cho quá trình thực hiện dự án đạt các mục tiêu đề ra về thời gian, chất lượng, chi phí. 1.4.5. Nhân tố quản lý quá trình vận hành khai thác dự án đầu tư: Sau khi đã hoàn thành xây dựng cơ bản, dự án được đưa vào sản xuất sử dụng, vận hành khai thác. Thời kỳ này dự án bắt đầu sinh lợi và trả dần những khoản nợ trong kỳ đầu. Đây là thời kỳ đóng vai trò quyết định cuối cùng của toàn bộ chu kỳ dự án. Lợi ích của dự án chỉ được thực hiện ở giai đoạn này mà lợi ích thu được nhiều hay ít lại phụ thuộc vào công tác quản lý vận hành dự án. Do đó công tác quản lý dự án ở giai đoạn vận hành có ý nghĩa rất lớn, nó quyết định trực tiếp tới lợi ích của dự án, tức là hiệu quả của dự án. Ở giai đoạn vận hành của dự án, mọi hoạt động được tiến hành trên cơ sở bộ hồ sơ được lập lúc ban đầu. Song trên thực tế rất ít khi dự án được tiến hành hoàn toàn đúng như hoạch định. Nói chung, những khó khăn mà dự án phải đối phó khi vào vận hành là:
  35. 24 - Các khó khăn về tài chính: thường xuất hiện do biến động về giá cả dẫn đến giảm lợi ích so với dự kiến, nhu cầu thị trường thay đổi nên trong một số trường hợp quy mô của dự án bị thu hẹp. - Các hạn chế về mặt quản lý: phổ biến nhất đối với nhiều dự án ở Việt Nam hiện nay là thiếu cán bộ quản lý giỏi, cơ cấu tổ chức, phân công trách nhiệm, Những yếu kém trong quản lý thường gây ra tình trạng tài sản cố định, năng lực sản xuất của dự án không được khai thác hết, phản ứng chậm trước những thay đổi trong môi trường kinh tế xã hội, môi trường quốc tế, - Các vấn để kỹ thuật: thường xuyên phát sinh trong quá trình vận hành dự án do không có được đội ngũ công nhân lành nghề sử dụng thành thạo những dây chuyền công nghệ mới đưa vào sử dụng của dự án, hoặc thiết bị vật tư máy móc không thích hợp kém chất lượng do những sai lầm. khiếm khuyết ngay trong thiết kế ban đầu. - Các biến động chính trị: những dự án được vận hành khai thác trong một thời gian, có thể vài chục năm thường phải đối phó với những vấn đề khó khăn về chính trị. Dự án thường chịu tác động của những thay đổi trong các chính sách kinh tế - xã hội của Chính phủ hay do mức độ ưu tiên và ủng hộ của Chính phủ đối với dự án đã không còn như trước. 1.4.6. Nguồn thông tin và khả năng nắm bắt cơ hội đầu tư: Hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và đầu tư nói riêng không thể thiếu thông tin. Càng nắm bắt nhiều thông tin, doanh nghiệp càng có nhiều cơ hội đầu tư báo đảm có hiệu quả. Thông tin là một loại của cải đặc biệt và là nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp. 1.4.6.1. Khái niệm về thông tin: Trong hoạt động kinh tế thông tin là tập hợp các tin tức được biểu hiện, ghi chép, truyền đi, lưu giữ, xử lý và sử dụng trong quá trình quản lý kinh tế.
  36. 25 1.4.6.2. Vai trò của thông tin trong quản lý kinh tế: Thông tin gắn liền với quá trình kinh tế, là sản phẩm hàng hóa đặc biệt tham gia vào quá trình tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Sản phẩm thông tin ngày càng chiếm tỷ trọng đáng kể trong GDP. Trong quá trình quản lý kinh tế và điều khiển hệ thống kinh tế người quản lý thực hiện các chức năng quản lý khác nhau để giải quyết những nhiệm vụ khác nhau. Nhưng ở giác độ thông tin tất cả những vấn đề đó đều có thể diễn đạt như một quá trình thu nhập, xử lý và truyền thông tin. Nhờ có thông tin và sự truyền thông tin mà người quản lý mới có thể nắm bắt được tình hình và hiện tượng kinh tế trong những hoàn cảnh và điều kiện khác nhau, để từ đó có thể chủ động ra quyết định theo mục tiêu quản lý. Hiệu quả kinh tế của sản xuất phụ thuộc vào chất lượng của thông tin. Nhờ những thông tin có ích, có giá cùng trị mà người quản lý mới có các quyết định đúng đắn với độ tin cậy cao, mới có thể giải quyết, xử lý các tình huống rủi ro, nắm bắt các cơ hội mà tiến trình kinh tế đặt ra. Việc dư thừa thông tin cùng với sự thiếu kiểm tra và phân tích có thể dẫn đến khả năng biến thông tin thành yếu tố “nhiễu” làm rối loạn nhận thức. Vì vậy nhận thức và phân loại thông tin đúng đắn, tổ chức hệ thống thông tin hợp lý là một trong những biện pháp nâng cao hiệu quả của quản lý. 1.4.6.3. Phân loại thông tin: - Theo hướng vận động phân ra: Thông tin từ bên ngoài hệ thống và bên trong hệ thống. - Theo chiều thông tin phân ra: Thông tin theo chiều ngang và chiều dọc. - Theo chức năng quản lý phân ra: Thông tin kế hoạch, Thông tin tác nghiệp, Thông tin dự báo, Thông tin lưu trữ. - Theo thời gian phân ra: Thông tin chiến lược, Thông tin sách lược.
  37. 26 - Theo hệ thống phân ra: Thông tin có hệ thống, Thông tin không có hệ thống. - Theo nghiệp vụ phân tích hoạt động sản xuất – kinh doanh phân ra: Thông tin thống kê, Thông tin kế toán, Thông tin nghiệp vụ kỹ thuật. 1.4.6.4. Cách thu thập và xử lý thông tin: - Cách thu thập thông tin: thông qua nghiên cứu dự báo, tài liệu, sách báo, điều tra phỏng vấn, hội thảo, hội chợ, phương tiện truyền thông, tình báo kinh tế và công nghệ thông tin, - Cách xử lý thông tin: phân tích định tính, Phân tích định lượng hay kết hợp và áp dụng công nghệ thông tin. Để thu thập và xử lý thông tin, cần thiết phải tổ chức hệ thống và quá trình thông tin. Có ba dạng cấu tạo mạng lưới thông tin sau: + Mạng lưới thông tin hình sao. + Mạng lưới thông tin hình vòng. + Mạng lưới thông tin kết hợp đầy đủ. 1.4.7. Các nhân tố rủi ro và bất định: Dự án đầu tư là một chủ trương kinh doanh luôn gắn liền với các yếu tố rủi ro và bất định. Yếu tố rủi ro của dự án là một loạt các biến cố xảy ra ngẫu nhiên tác động tiêu cực lên toàn bộ các giai đoạn của đầu tư, làm thay đổi kết quả đầu tư theo chiều hướng bất lợi và có thể đo lường được bằng khái niệm xác suất rủi ro. Tình huống bất định cũng có cùng một nguyên nhân như rủi ro là thiếu thông và thiếu hiểu biết sự vật, nhưng có một điểm khác là không thể tính được xác xuất xảy ra của sự kiện. Theo bản chất rủi ro được phân ra các loại sau: - Rủi ro do môi trường tự nhiên (thiên tai, điều kiện địa chất và địa chất - thủy văn trong xây dựng).
  38. 27 - Rủi ro về công nghệ và tổ chức (lựa chọn sai phương án công nghệ và tổ chức vận hành, máy móc đột ngột, ). - Rủi ro do môi trường kinh doanh gây nên (quan hệ cung – cầu – giá cả diễn biến bất lợi cho kinh doanh, không bán được sản phẩm, không thắng thầu do các đối thủ cạnh tranh quá mạnh, vỡ nợ, v.v ). - Rủi ro do môi trường kinh tế vĩ mô (thay đổi tỉ giá hối đoái, lãi suất tín dụng và thuế về phía bất lợi cho kinh doanh, chu kỳ kinh tế suy thoái, .) - Rủi ro do môi trường chính trị thay đổi dẫn đến các thay đổi về chủ trương kinh tế. - Các rủi ro về thông tin được dùng cho dự án (thông tin không chính xác, đầy đủ, ) Theo tính chất chủ quan và khách quan có thể phân thành: - Các rủi ro khách quan thuần túy. - Các rủi ro có liên quan đến trình độ suy tính của con người khi ra quyết định. Theo nơi phát sinh có thể phân ra: - Các rủi ro do nội bộ dự án gây ra. - Các rủi ro xảy ra bên ngoài dự án và có tác động xấu đến dự án. Theo tính hệ thống có thể phân ra rủi ro hệ thống và rủi ro không hệ thống. Theo mức độ khống chế được, các rủi ro được phân ra rủi ro có thể khống chế được và không khống chế được. Theo các giai đoạn đầu tư có thể phân ra: - Các rủi ro nảy sinh ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư. - Các rủi ro nảy sinh ở giai đoạn thực hiện đầu tư. - Các rủi ro nảy sinh ở giai đoạn vận hành công trình.
  39. 28 Như vậy, các yếu tố rủi ro và bất định nếu được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng sẽ tránh được các ảnh hưởng của chúng tới hiệu quả của dự án đầu tư trong tương lại. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1: Hoạt động đầu tư là một chuỗi các công việc, thực hiện trong khoảng thời gian dài, do nhiều đối tác tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp với các mức độ và thời hạn khác nhau, chịu ảnh hưởng của nhiều đối các tác nhân chủ quan và khách quan và phải thỏa mãn nhu cầu lợi ích cho người bỏ vốn trong một khoảng thời gian xác định trong tương lai. Các biện pháp quản lý, điều hành dự án sao cho đạt được hiệu quả tôt nhất trong đầu tư sẽ giúp chủ đầu tư đáp ứng được mục tiêu đầu tư đề ra. Trên cơ sở phân tích các lý luận về dự án đầu tư, hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án đầu tư, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư, cũng như phân tích đặc điểm, môi trường, thuận lợi và khó khăn của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cụ thể là Tập đoàn Sông Đà để xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư của các dự án tại Tập đoàn.
  40. 29 CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA CÁC DỰ ÁN THUỘC TẬP ĐOÀN SÔNG ĐÀ 2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA TẬP ĐOÀN: 2.1.1. Sơ lược về Tập đoàn Sông Đà: Ngày 01/6/1961 Tập đoàn Sông Đà được thành lập với tên gọi ban đầu là Ban chỉ huy Công trường Thuỷ điện Thác Bà sau đổi thành Công ty Xây dựng Thủy điện Thác Bà. Từ năm 1979, Tập đoàn tham gia xây dựng công trình Nhà máy Thủy điện Hoà Bình và được đổi tên thành Công ty XD Thủy điện Sông Đà. Sau nhiều lần thay đổi quy mô hoạt động, sau nhiều lần đổi tên như: TCT XD Sông Đà, TCT Sông Đà, ngày 12/1/2010, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Tập Đoàn Công Nghiệp Xây Dựng Việt Nam (VNIC: Viet Nam Industry Construction) trên cơ sở nòng cốt là Tổng Công ty Sông Đà và sáp nhập 5 Tổng Công Ty khác thuộc Bộ Xây Dựng vào Tổng Công Ty Sông Đà làm đơn vị thành viên của Tập Đoàn. Công Ty mẹ của Tập Đoàn Công Nghiệp Xây Dựng Việt Nam là Tập Đoàn Sông Đà (SONG DA CORPORATION). Sau khi được thành lập, Tập Đoàn được chuyển về trực thuộc Chính Phủ Việt Nam và do Chính Phủ điều hành hoạt động, Bộ Xây dựng nắm giữ về chuyên môn. Chức năng và nhiệm vụ chính của Tập đoàn Sông Đà là: - Tổng thầu xây lắp, tổng thầu EPC và thi công xây lắp các công trình công nghiệp, giao thông, dân dụng, điện, thủy lợi, Tổ hợp các công trình ngầm; - Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm công nghiệp; - Sản xuất và kinh doanh điện thương phẩm;
  41. 30 - Sản xuất và kinh doanh vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng; - Chế tạo và lắp đặt các thiết bị, máy móc công nghiệp; - Đầu tư tài chính vào các lĩnh vực: + Thi công và xử lý nền móng công trình, khoan nổ mìn; + Đóng mới và sửa chữa tàu thuyền. Các ngành nghề kinh doanh liên quan: - Phát triển và kinh doanh khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế; kinh doanh bất động sản; - Tư vấn thiết kế và tổng thầu tư vấn thiết kế các dự án đầu tư, xây dựng; - Kinh doanh vận tải đường thủy, đường bộ, - Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ; đào tạo phát triển nguồn nhân lực chuyên ngành về bất động sản và xây dựng; - Xuất khẩu lao động; - Dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, khách sạn; cho thuê văn phòng; - Các ngành nghề kinh doanh khác theo quy định của pháp luật và quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, Tập đoàn Sông Đà và các công ty con, công ty liên kết của Tập đoàn đang thực hiện đầu tư khoảng 92 dự án với Tổng mức đầu tư lên tới 107,6 x 106 tỷ đồng; Trong đó đầu tư các dự án thủy điện là 12 dự án với tổng mức đầu tư là 23,5 x 106 tỷ đồng. Ngoài ra toàn Tập đoàn còn đang tìm kiếm cơ hội đầu tư và nghiên cứu đầu tư rất nhiều dự án thủy điện trong nước và nước ngoài: Lào (Xekaman 2, Xekaman 2A, Xekaman 4, SêKông 3A, SêKông 3B , Xê Bang Hiêng, Đak Y Mơn, ), Campuchia (Stung Treng). Các dự án thủy điện hoàn thành và đi vào hoạt động là 20 dự án (Sê San 3A, Cần Đơn, Bình Điền, ), với tổng công suất là 554,2 MW, hàng năm hòa vào lưới điện quốc gia 2.120 MWh, góp phần giảm thiếu hụt điện năng cho đất nước.
  42. 31 Hội đồng thành viên là cơ quan quản lý Nhà nước tại Tập đoàn; Tổng giám đốc là người trực tiếp điều hành. Mô hình tổ chức quản lý Tập đoàn Sông Đà được thể hiện theo sơ đồ hình 2.1.
  43. Hình 2.1: Mô hình tổ chức quản lý Tập đoàn Sông Đà HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN Ban kiểm soát nội bộ TỔNG GIÁM ĐỐC Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc phụ trách phụ trách phụ trách phụ trách phụ trách kiêm Trưởng đại diện Tài chính - Đầu tư Kỹ thuật Thi công xây lắp Cơ khí thiết bị Kinh tế Tập đoàn tại Sơn La Ban Tài Ban Kế Ban Cơ Ban Tổ Ban Ban Ban CB thi công Ban CB XD DA Ban QLDA Tái cấu Ban QL Văn chính kế hoạch & khí thiết chức Pháp Kinh DA Đường sắt đô Điện hạt nhận trúc DN & nâng KTCN phòng toán Đầu tư bị nhân sự chế tế thị Ninh Thuận cao QT CT Các VPĐD Tập đoàn trong Trường Cao đẳng nghề Các Ban quản lý dự án và ngoài nước Các Ban điều hành Sông Đà Các TCT, Cty TNHH 1TV Các TCT, Cty do Tập Các Công ty do Tập đoàn sở hữu 100% đoàn sở hữu trên 50% liên kết
  44. 2.1.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn giai đoạn 2000-2011: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đầu tư của các dự án thuộc doanh nghiệp đó hay nói cách khác là quyết định thành công hay thất bại của các dự án đầu tư. Hiện nay Tập đoàn Sông Đà chủ yếu đầu tư vào các dự án thủy điện, sản phẩn điện năng chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong sản lượng công nghiệp của Tập đoàn (khoảng 25% giá trị sản xuất công nghiệp). Các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện có các đặc thù sau: - Dự án có tuổi thọ dài, gắn liền với điều kiện tự nhiên địa hình, lưu lượng, thủy văn khu vực; - Dự án thường được lập dựa trên tiềm năng phát triển năng lượng của khu vực và dự báo nhu cầu phát triển điện năng của cả nước; - Nhà nước thống nhất quản lý mạng lưới truyền tải điện và điều tiết, phân phối, quyết định khung giá bán sản phẩm; - Đặc thù không có sản phẩm tồn kho. Do đó, việc đầu tư vào các nhà máy thủy điện gặp rất nhiều rủi ro, vốn đầu tư lớn, sản phẩm đầu ra phụ thuộc thời tiết và giá bán điện không phụ thuộc vào chủ đầu tư dự án. Trong những năm vừa qua, do định hướng được phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh và thực hiện tốt công tác đầu tư xây dựng cơ bản nên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Sông Đà đã đạt được những thành tích khả quan vừa thu được lợi nhuận, vừa tạo thu nhập cho gần 90.000 lao động của toàn Tập đoàn. Để đánh giá được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cần xem xét những chỉ tiêu đánh giá theo quyết định số 208/2000/QĐ-BTC ngày 25/12/2000 của Bộ Tài chính.
  45. 34 2.1.2.1. Tài sản cố định tăng thêm Giá trị tăng, giảm tài sản cố định mỗi năm của doanh nghiệp là do các dự án xây dựng cơ bản bàn giao chuyển sang sản xuất kinh doanh, do mua sắm máy móc, thiết bị, do góp vốn liên doanh và một phần do đánh giá lại tài sản và điều động từ nơi khác đến. Như vậy nhân tố chủ yếu làm tăng giá trị của tài sản cố định là nhờ hoạt động đầu tư (cả về đầu tư mua sắm máy móc thiết bị và đầu tư xây dựng cơ bản). Việc xác định giá trị tài sản cố định tăng thêm mỗi năm của doanh nghiệp sẽ tạo cho ta một cái nhìn tổng quát về tốc độ mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Tổng tài sản tăng thêm của Tập đoàn Sông Đà nhờ giá trị tăng thêm của tài sản cố định từ năm 2002 được thể hiện trong bảng 2.1. Bảng 2.1. Tổng tài sản tăng thêm nhờ giá trị tài sản cố định tăng thêm hàng năm của Tập đoàn Đơn Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 vị Tỷ 1. Tổng tài sản của Tập đoàn 3,872 5,416 7.236 9.455 10.710 đồng 2. Giá trị tổng tài sản tăng Tỷ 1,544 1,820 2.219 1.255 3.366 thêm mỗi năm đồng 3. Tốc độ tăng liên hoàn của % 18 22 (43) 168 tổng tài sản tăng thêm 4. Tổng giá trị tài sản cố định Tỷ 1,089 1,357 1.812 4.812 5.282 của Tập đoàn đồng 5. Giá trị tài sản cố định tăng Tỷ 268 455 3.000 470 1.189 thêm mỗi năm đồng
  46. 35 Đơn Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 vị 3. Tốc độ tăng liên hoàn của % 70 559 (84) 153 giá trị tài sản cố định Đơn Trung Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 vị bình 1. Tổng tài sản của Tỷ 14.076 21.922 26.893 35.991 77.924 Tập đoàn đồng 2. Giá trị tổng tài sản Tỷ 7.846 4.971 9.098 41.933 8.228 tăng thêm mỗi năm đồng 3. Tốc độ tăng liên hoàn của tổng tài sản % 133 (37) 83 361 88 tăng thêm 4. Tổng giá trị tài Tỷ sản cố định của Tập 6.471 9.891 12.917 19.904 32.844 đồng đoàn 5. Giá trị tài sản cố Tỷ định tăng thêm mỗi 3.420 3.026 6.987 12.940 3.528 đồng năm 3. Tốc độ tăng liên hoàn của giá trị tài % 188 (12) 131 85 136 sản cố định Nguồn: Tập đoàn Sông Đà Các số liệu từ bảng 2.1 cho thấy trung bình các năm từ 2002-2011, giá trị tổng tài sản của Tập đoàn Sông Đà đã tăng lên 20 lần, trong đó giá trị tài sản cố định đã tăng lên 30 lần. Trung bình mỗi năm giá trị tổng tài sản tăng lên 8.228 tỷ đồng, trong đó giá trị tài sản cố định tăng bình quân 3.528 tỷ đồng.
  47. 36 Như vậy, tốc độ mở rộng sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Sông Đà trong những năm gần đây là rất cao. Hình 2.2 Tổng tài sản tăng thêm nhờ giá trị tài sản cố định tăng thêm giai đoạn 2002-2011 HìnhHình 2.2: 3.2: Tổng Tổng tài sảntài sản tăng tăng thêm thêm nhờ nhờ giá giá trị trịtài tài sản sản cố cố định định tăng tăng thêm thêm giaigiai đoạn đoạn 2002-2011 2002-2011 90,00090,000 80,00080,000 70,00070,000 60,00060,000 50,00050,000 TổngTổng tài tài sản sản 40,000 TàiTài sản sản cố cố định định 40,000Tỷ đồng Tỷ đồng 30,000 30,000 20,000 20,000 10,000 10,000 - - 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Năm Năm 2.1.2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Sông Đà năm 2011. Để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp trước hết phải xem xét việc quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính của doanh nghiệp đó. Bảng 2.2 cho biết nguồn lực tài chính của Tập đoàn Sông Đà năm 2011.
  48. 37 Bảng 2.2: Kết quả sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Sông Đà năm 2011 KẾ THỰC HIỆN NĂM 2011 ĐƠN TT TÊN CHỈ TIÊU HOẠCH THỰC TH VỊ NĂM 2011 HIỆN 2011/2010 I Tổng giá trị SXKD 109đ 61.890 62.100 111 1 Giá trị kinh doanh xây lắp 109đ 31.530 32.210 114 2 Giá trị KD SP công nghiệp 109đ 19.560 20.040 117 2 Giá trị KD dịch vụ 109đ 10.800 9.850 94 II Các chỉ tiêu tài chính 1 Doanh thu 109đ 50.000 50.410 107 2 Nộp Nhà nước 109đ 1.600 2.186 63 3 Lợi nhuận trước thuế 109đ 1.500 1.029 52 4 Vốn chủ sở hữu 109đ 16.000 16.000 100 5 Tổng tài sản 109đ 79.000 82.000 107 III Giá trị đầu tư 109đ 9.500 9.566 81 Thu nhập BQ VI 103đ 4.300 4.300 105 CBCNV/tháng (Chi tiết xem tại phụ lục 1) Tập đoàn Sông Đà là Tập đoàn có ngành nghề kinh doanh chính là xây lắp các dự án, do đó giá trị kinh doanh xây lắp chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng giá trị sản xuất kinh doanh của Tập đoàn (52%). Giá trị sản xuất công nghiệp chiếm lệ 32%, trong đó chủ yếu là các sản phẩm điện thương phẩm, xi măng, thép xây dựng, phôi thép, Giá trị kinh doanh dịch vụ của Tập đoàn bao gồm kinh doanh nhà và hạ tầng, giá trị tư vấn xây dựng, xuất khẩu, vật tư, vận tải, . chiếm tỷ lệ 16% giá trị sản xuất kinh doanh. Năm 2011 là năm có bối cảnh kinh tế trong nước diễn biến phức tạp, tình trạng lạm phát cao, việc thắt chặt tín dụng đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam mà
  49. 38 Tập đoàn Sông Đà là công ty mẹ. Với giá trị sản xuất kinh doanh năm 2011 đã đạt được (62.100 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2010), trong năm 2011 Tập đoàn đã đạt được doanh thu là 50.410 tỷ đồng (tăng 7% so với năm 2010), lợi nhuận trước thuế là 1.029 tỷ đồng (giảm 48% so với năm 2010). Năm 2011, Chính phủ có các giải pháp chủ yếu nhằm tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, do đó Tập đoàn Sông Đà đã rà soát thường xuyên kế hoạch đầu tư, hạn chế tối đa việc đầu tư ra ngoài ngành nghề kinh doanh chính. Thực hiện đầu tư năm 2011 của Tập đoàn đạt 9.566 tỷ đồng (giảm 19% so với năm 2010), chủ yếu tập trung vào các dự án đang thực hiện đầu tư của các đơn vị trong Tập đoàn. 2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA TẬP ĐOÀN SÔNG ĐÀ GIAI ĐOẠN 2002-2011 2.2.1. Đánh giá đầu tư về mức vốn đầu tư Bảng 2.3. Mức vốn đầu tư giai đoạn 2002-2011 của Tập đoàn Sông Đà Đơn vị Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 tính Tỷ 1. Vốn đầu tư 1.471 1.791 1.505 2.185 4.437 đồng 2. Tốc độ tăng % 17,9 -19 31,1 50,8 vốn liên hoàn Đơn vị Trung Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 tính bình Tỷ 1. Vốn đầu tư 7.417 7.517 7.578 12.344 9.566 5.581 đồng
  50. 39 Đơn vị Trung Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 tính bình 2. Tốc độ tăng % 40,2 1,3 0,8 38,6 -29,0 14,7 vốn liên hoàn Nguồn: Tập đoàn Sông Đà Bảng 2.3 cho thấy: - Mức vốn đầu tư bình quân hàng năm là 5.581 tỷ đồng. - Năm 2010 tỷ lệ tăng trưởng mức vốn đầu tư gấp 8,4 lần năm 2002. - Tuy nhiên đến năm 2011, mức vốn đầu tư của Tập đoàn Sông Đà giảm xuống 2.778 tỷ đồng từ 12.344 tỷ đồng còn 9.566 tỷ đồng. Qua số liệu tại bảng 2.3 thì thấy Tập đoàn luôn chú trọng đến công tác đầu tư để đáp ứng kịp thời yêu cầu kinh doanh, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành kế hoạch các năm. Tuy nhiên đến năm 2011, Tập đoàn Sông Đà cũng như phần lớn các doanh nghiệp khác, đã chịu sự ảnh hưởng rất lớn của nền kinh tế đầy biến động của năm 2011, ngoài ra Tập đoàn Sông Đà đã rà soát lại các dự án đầu tư theo đúng Nghị quyết của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh quốc phòng.
  51. 40 Hình 2.3: Mức vốn đầu tư giai đoạn 2004-2011 Hình 2.3: Mức vốn đầu tư giai đoạn 2004-2011 14000 12000 10000 8000 Mức vốn đầu tư Tỷ đồng Tỷ 6000 4000 2000 0 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Năm 2.2.2. Tình hình đầu tư theo cơ cấu đầu tư: 2.2.2.1. Tình hình đầu tư theo loại hình đầu tư của Tập đoàn Sông Đà: Cơ cấu và tỷ lệ vốn đầu tư của Tập đoàn Sông Đà theo loại hình đầu tư được thể hiện ở phụ lục 2. phụ lục 2cho thấy Tập đoàn rất chú trọng đầu tư các dự án điện (chủ yếu là các dự án thủy điện). Trong giai đoạn 2002-2011, Tập đoàn đầu tư vào các dự án điện là 20.049 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 35,92 trong tổng giá trị đấu tư của Tập đoàn. Tỷ lệ này có thay đổi trong các năm, nhưng thay đổi này là không đáng kể, giai đoạn 2002-2006 là 36,44%, giai đoạn 2007-2009 là 28,85% và giai đoạn 2010-2011 là 42,92%. Các dự án hạ tầng, đô thị, giao thông cũng được Tập đoàn tập trung đầu tư (16.883 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 30,25%). Các dự án hạ tầng, đô thị, giao thông chiếm tỷ lệ ngày càng cao qua các năm từ 2002-2011. Trong những năm
  52. 41 2009-2011, thị trường bất động sản rất sôi động, tỷ lệ trên thể hiện sự năng động của các đơn vị trong toàn Tập đoàn khi đa dạng hóa các ngành nghề sản xuất kinh doanh. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Tập đoàn Sông Đà là xây lắp các công trình, ngoài ra còn kinh doanh các sản phẩm công nghiệp, do đó việc đầu tư vào các dự án công nghiệp, cơ khí, nâng cao năng lực thiết bị thi công của Tập đoàn cũng được chú trọng. Trong 10 năm từ 2002-2011, Tập đoàn đầu tư 14.207 tỷ đồng vào các dự án này (chiếm tỷ lệ 25,46% tổng giá trị đầu tư). Đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp của tập đoàn chủ yếu là hoạt động góp vốn vào các đơn vị cổ phần hóa của Tập đoàn. Do đó, việc đầu tư vào loại hình này không chiếm tỷ lệ lớn trong giai đoạn 2002-2006 (214 tỷ đồng chiếm 1,88%). Đến giai đoạn 2007-2009, các đơn vị trong Tập đoàn cổ phần hóa và lên giao dịch tại các sàn chứng khoán, do đó Tập đoàn đầu tư 2.809 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 12,48%. Trong 2 năm 2010-2011, Tập đoàn chỉ còn đầu tư 1.649 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 7,53%. Cơ cấu đầu tư của Tập đoàn trong mỗi giai đoạn thay đổi tương đối lớn. Giai đoạn 2002-2009, Tập đoàn rất chú trọng đầu tư vào các dự án công nghiệp, cơ khí, nâng cao năng lực thiết bị thi công và luôn chiếm tỷ lệ cao nhất. Tuy nhiên đến giai đoạn 2010-2011, khi có 05 tổng công ty gia nhập Tập đoàn (Lilama, Licogi, Coma, Sông Hồng, Dic) thì tỷ lệ này giảm đi. Nguyên nhân là do Tập đoàn phải tiếp tục đầu tư vào các dự án dở dang của các Tổng công ty trên. Các dự án điện trong giai đoạn 2002-2009 cũng chiếm tỷ lệ lớn, chỉ sau các dự án công nghiệp, cơ khí, nâng cao năng lực thiết bị thi công, đến giai đoạn 2010-2011 chiếm tỷ lệ lớn nhất, do bổ sung thêm một số dự án điện khác của các Tổng công ty gia nhập Tập đoàn (Ngòi Hút 1, Bắc Hà, ). Các dự án hạ tầng, đô thị, giao thông của Tập đoàn trong giai đoạn 2002-2009 tăng tương đối đều, đến năm 2010-2011 tăng lên rất nhiều, do các
  53. 42 Tổng công ty gia nhập Tập đoàn rất chú trọng phát triển các dự án này (đặc biệt có Tổng công ty Dic là có ngành nghề chủ yếu là đầu tư các dự án hạ tầng, đô thị). Cơ cầu đầu tư của Tập đoàn theo loại hình đầu tư có sự thay đổi qua các giai đoạn thể hiện sự chủ động, linh hoạt của Tập đoàn trong việc nên đầu tư tập trung các dự án nào, vào giai đoạn nào. Ngoài ra, do đặc điểm của lịch sử hình thành Tập đoàn tư Tổng công ty Sông Đà lên Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam mà Tập đoàn Sông Đà là công ty mẹ cũng làm cơ cấu trên thay đổi, phụ thuộc vào các Tổng công ty gia nhập Tập đoàn. Ngoài những mặt đã đạt được trong đấu tư dự án của Tập đoàn trong giai đoạn 2002-2011, Tập đoàn Sông Đà còn bộc lộ một số hạn chế như: chưa chú trọng đầu tư cho công nghệ thông tin, tỷ trọng đầu tư vào đầu tư hạ tầng, đô thị, giao thông cao, rất dễ bị ảnh hưởng của thị trường bất động sản nhiều biến động hiện nay. Thực tế hiện nay cho thấy, nhiều đơn vị trong Tập đoàn kinh doanh ngành nghề chủ yếu vào hạ tầng, đô thị trong năm 2011 và đầu năm 2012 rơi vào tình trạng hết sức khó khăn, do tình trạng thắt chặt tín dụng của Nhà nước, dự án đang đầu tư nhưng không có khách hàng, Trong giai đoạn tới, Tập đoàn cần tập trung hơn nữa vào các dự án thuộc ngành nghề chính của Tập đoàn đã được Chính phủ phê duyệt, thoái vốn tại một số dự án nằm ngoài các ngành nghề chính và liên quan. 2.2.2.2. Tình hình đầu tư theo đơn vị Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam là một tổ hợp bao gồm rất nhiều thành viên, trong đó Tập đoàn Sông Đà là công ty mẹ. Việc đầu tư các dự án của Tập đoàn thực hiện chủ yếu tại các công ty con, công ty liên kết của Tập đoàn, mỗi đơn vị thành viên có loại hình tổ chức hoạt động khác nhau, chịu sự chi phối của Tập đoàn khác nhau: Tổng công ty, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ, Tổng công ty,
  54. 43 Công ty cổ phần do Tập đoàn nắm giữ cổ phần chi phối (lớn hơn 50% vốn điều lệ), Công ty cổ phần do Tập đoàn nắm giữ nhỏ hơn 50% vốn điều lệ (công ty liên kết). Việc đánh giá tình hình thực hiện đầu tư theo từng loại hình đơn vị đối với Tập đoàn cũng hết sức quan trọng và được thể hiện tại phụ lục 3. Phụ lục 3 cho thấy cơ cấu và tỷ lệ vốn đầu tư của Tập đoàn theo đơn vị thành viên tương đối đồng đều trong các năm của giai đoạn 2002-2011. Công ty mẹ - Tập đoàn Sông Đà bao gồm Cơ quan Tập đoàn, các Ban điều hành dự án, Ban quản lý dự án và các đơn vị hạch toán phụ thuộc. Việc đầu tư của Công ty mẹ là rất ít và giảm dần trong các năm. Giai đoạn 2002-2006, Công ty mẹ đầu tư 2.314 tỷ chiếm 20,32%; Năm 2007-2009 tăng 1.692 tỷ đồng nhưng tỷ lệ giảm 2,52% còn 17,79%; Đến năm 2010-2011, công ty mẹ chỉ đầu tư còn 1.780 tỷ đồng, giảm tỷ lệ còn 8,12% so với tổng giá trị đầu tư của cả Tập đoàn. Công ty con mà Tập đoàn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ chiếm tỷ lệ đầu tư nhiều nhất của Tập đoàn. Giai đoạn 2002-2011, Các công ty này đầu tư 39.686 tỷ động chiếm 71,11% tổng giá trị đầu tư toàn Tập đoàn. Giá trị đầu tư tăng dần trong các năm, trong 5 năm từ 2002 đến 2006 các công ty này đầu tư 9.011 tỷ đồng chiếm 79,12%; Trong 3 năm từ 2007 đến 2009, giá trị đầu tư là 14.934 tỷ đồng chiếm 66,34%; Giai đoạn 2010-2011, các công ty này đầu tư 15.741 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 71,84% so với tổng giá trị đầu tư toàn Tập đoàn. Công ty liên kết mà Tập đoàn nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ chiếm tỷ đầu tư ít nhất trong giai đoạn 2002-2011, giá trị đầu tư là 8.025 tỷ đồng, chiếm 14,38%. Tuy nhiên, giá trị đầu tư và tỷ lệ đầu tư của các công ty này tăng lên rất nhanh theo từng năm. Trong 5 năm từ 2002 đến 2006 các công ty này chỉ đầu tư 64,4 tỷ đồng chiếm 0,57%; Trong 3 năm từ 2007 đến 2009, giá trị đầu tư tăng 3.508 tỷ đồng lên 3.572 tỷ đồng, tỷ lệ đầu tư tăng 15,3% thành 15,87%. ; Giai đoạn 2010-2011, các công ty này đầu tư 4.389 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 20,03% so với tổng giá trị đầu tư toàn Tập đoàn.
  55. 44 Đối với những dự án đầu tư lớn, Công ty mẹ Tập đoàn Sông Đà thường thực hiện đầu tư đến giai đoạn được chấp thuận đầu tư hoặc thông qua chủ trương đầu tư, sau đó sẽ thành lập công ty dự án. Tùy thuộc vào tình hình tài chính hiện có, Tập đoàn sẽ tiến hành cổ phần công ty này để chia sẻ vốn đầu tư. Đối với những dự án nhỏ, Tập đoàn thành lập Ban quản lý dự án hạch toán phụ thuộc để thực hiện đầu tư dự án. Do đó, tỷ lệ đầu tư của Công ty mẹ trong những năm qua thường là rất ít, chiếm tỷ lệ nhỏ và ngày càng giảm, chủ yếu là đầu tư tài chính cho các công ty con, công ty liên kết. Trong giai đoạn cổ phần hóa mạnh ở các doanh nghiệp của nước ta, không nằm ngoài quy luật đó, ngoài ra còn nắm được lợi ích của việc cổ phần hóa, Tập đoàn tập trung cổ phần hầu hết các đơn vị Tập đoàn. Tập đoàn chỉ nắm giữ cổ phần chi phối (trên 50%) hoặc là cổ đông lớn (dưới 50%) tùy vào tình hình thực tế sản xuất của từng đơn vị. Do đó trong những năm tư 2007- 2011, việc đầu tư của Tập đoàn tập trung chủ yếu tại các công ty con, công ty liên kết, và ngày càng tăng cả về số lượng và tỷ lệ. Đây là một việc làm rất có lợi cho tập đoàn, Tập đoàn chỉ thực hiện quản lý đầu tư dựa vào người đại diện phần vốn của Tập đoàn tại các đơn vị chứ không trực tiếp đứng ra quản lý dự án, tránh được tình trạng quản lý trực tiếp quá nhiều dự án lên đến hàng trăm dự án lớn nhỏ khác nhau ở nhiều lĩnh vực đầu tư khác nhau: thủy điện, giao thông, đô thị, hạ tầng, công nghiệp, . Trong cơ cấu đầu tư theo loại hình đơn vị thực hiện đầu tư trên có nhiều ưu điểm như phân tích ở trên; Mặt khác, trong đó vẫn bộc lộ một số nhược điểm lớn. Đối với công ty cổ phần, Tập đoàn chỉ quản lý thông qua người đại diện phần vốn của Tập đoàn tại các doanh nghiệp, Tập đoàn có quy chế phân cấp đầu tư, nếu quy chế phân cấp đó mà không triệt để, người đại diện phần vốn của Tập đoàn không thực hiện đúng, hoặc cố tình báo cáo sai thì Tập đoàn rất khó quản lý những sai sót trong quá trình đầu tư. Đặc biệt đối với
  56. 45 công ty liên kết, Tập đoàn chỉ nắm vai trò là cổ đông lớn, Tập đoàn chỉ có quyền biểu quyết, quyền quyết định không phải của Tập đoàn mà do các công ty quyết định. Những quyết định này có thể ảnh hưởng tới chiến lược chung của toàn Tập đoàn. Do đó trong những thời gian tới Tập đoàn nên chú trọng vào các các đơn vị mà Tập đoàn nắm giữ quyền chi phối, hạn chế số lượng công ty, doanh nghiệp liên kết, 2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN SÔNG ĐÀ GIAI ĐOẠN 2007-2011 Giai đoạn 2007-2011 là giai đoạn Tập đoàn Sông Đà chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ - Công ty con, các đơn vị thành viên hầu hết được cổ phần hóa, hoạt động theo luật doanh nghiệp đã tạo ra động lực trong việc phát triển tiềm lực tài chính và sự năng động trong tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2007, nước ta chính thức là thành viên của của tổ chức thương mại Thế giới (WTO), việc huy động nguồn lực trong và ngoài nước tăng nhanh, sản xuất kinh doanh thuận lợi. Đầu năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phê duyệt Đề án thí điểm thành lập Tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam và thành lập Công ty Mẹ - Tập đoàn Sông Đà đã tập trung được nguồn lực, trí tuệ, tạo nên sức mạnh mới, đủ sức đảm nhận những nhiệm vụ, dự án, công trình quan trọng, tăng cường được năng lực cạnh tranh của Tập đoàn. Tuy nhiên, trong các năm 2008, 2009 nền kinh tế thế giới biến động phức tạp với những diễn biến khó lường. Cuộc khủng hoảng tài chính xuất phát từ Mỹ đã lan rộng toàn cầu, gây tình trạng lạm phát trong nước tăng cao; Tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn ra liên tục ảnh hưởng nặng nề đến snr xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân; Sau đó nền kinh tế lại chuyển sang giai đoạn suy thoái, làm suy giảm nền kinh tế của nhiều quốc gia, trong đó có
  57. 46 nước ta, đã ảnh hưởng lớn tới tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong đó có Tập đoàn Sông Đà. Tiềm lực tài chính và năng lực quản lý của một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của Tập đoàn. Những nhân tố trên đã tạo ra nhiều thuận lợi, nhưng cũng xuất hiện nhiều khó khăn thách thức đối với doanh nghiệp trong đó có Tập đoàn Sông Đà, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Sông Đà giai đoạn 2007-2011 được thể hiện tại phụ lục 4. Theo số liệu của phụ lục 4, tốc độ tăng trưởng của tập đoàn giai đoạn 2007-2011 bình quần hàng năm đạt 57%, với tổng giá trị sản xuất kinh doanh là 177.889 tỷ đồng. Năm 2010 giá trị sản xuất kinh doanh tăng vọt với tốc độ tăng tưởng 194% do đây là năm thành lập Tập đoàn với 5 tổng công ty lớn gia nhập Tập đoàn. Sản xuất công nghiệp có bước phát triển cao, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 28%, tăng trưởng ổn định, bền vững. Giá trị kinh doanh dịch vụ tăng trưởng không ổn định, đặc biệt giảm trong năm 2010, 2011 là năm chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Tập đoàn mặc dù đã tích cực tìm kiếm các dự án mới có hiệu quả trong lĩnh vực điện, sản xuất công nghiệp, đồng thời tập trung đấy mạnh tiến độ các dự án đầu tư để đưa vào kinh doanh, vận hành để nhằm chuyển dịch mạnh cơ cấu sản phẩm công nghiệp, giảm tỷ trọng xây lắp trong Tổng giá trị sản xuất kinh doanh. Giai đoạn 2007-2011 đã có những bước dịch chuyển nhằm tăng giá trị sản xuất công nghiệp, tuy nhiên giá trị kinh doanh xây lắp vẫn chiếm tỷ trọng cao và tăng trưởng, do đó vẫn chưa đáp ứng được kế hoạch đề ra của Tập đoàn. Các chỉ tiêu tài chính như tổng doanh thu, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản đều tăng trưởng đều trong giai đoạn 2007-2011, và nhảy vọt tại năm 2010.
  58. 47 Tuy nhiên chỉ tiêu lợi nhuận, nộp nhà nước bị giảm nhiều trong năm 2011 do ảnh hưởng của sự suy thoái nền kinh tế. Hình 2.4. Tổng doanh thu giai đoạn 2007-2011 của Tập đoàn Sông Đà Hình 2.4: Tổng doanh thu giai đoạn 2001-2011 của Tập đoàn Sông Đà 60.000 50.000 40.000 30.000 Tổng doanh thu Tỷ Tỷ đồng 20.000 10.000 0 2007 2008 2009 2010 2011 Năm Hình 2.5: Nộp Nhà nước giai đoạn 2007-2011 của Tập đoàn Sông Đà Hình 2.5: Nộp nhà nước giai đoạn 2007-2011 của Tập đoàn Sông Đà 2.500 2.000 1.500 Nộp nhà nước Tỷ Tỷ đồng 1.000 500 0 2007 2008 2009 2010 2011 Năm
  59. 48 Hình 2.6: Lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2007-2011 của Tập đoàn Sông Đà Hình 2.6: Lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2007- 2011 của Tập đoàn Sông Đà 3.000 2.500 2.000 1.500 Lợi nhuận trước thuế Tỷ Tỷ đồng 1.000 500 0 2007 2008 2009 2010 2011 Năm Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Tập đoàn là điện, xi măng, thép xây dựng, trong đó điện đóng vai trò rất quan trọng đối với sản xuất công nghiệp của Tập đoàn Sông Đà. Sản lượng điện năng của Tập đoàn Sông Đà đều tăng lên đáng kể qua các năm, trong 5 năm 2007-2011, tổng sản lượng điện sản xuất là 6.913 triệu KWh. Hiện nay, Tập đoàn đang đầu tư rất nhiều dự án thủy điện, trong các năm tới sản lượng này sẽ tăng lên đáng kể sau khi các dự án trên đi vào vận hành khai thác và sẽ tạo nên một nguồn thu tương đối lớn cho Tập đoàn Sông Đà.
  60. 49 Hình 2.7: Sản lượng điện giai đoạn 2007-2011 của Tập đoàn Sông Đà Hình 2.7: Sản lượng điện giai đoạn 2007-2011 của Tập đoàn Sông Đà 1.800 1.600 1.400 1.200 1.000 Sản lượng điện 800 600 400 Sản KWh) lượng (triệu 200 0 2007 2008 2009 2010 2011 Năm 2.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN CỦA TẬP ĐOÀN SÔNG ĐÀ GIAI ĐOẠN 2007-2011 Tập đoàn Sông Đà được Thủ tướng Chính phủ thành lập là tập đoàn kinh tế nhà nước lớn với cơ cấu đa ngành nghề: xây lắp, công nghiệp, Riêng lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tập đoàn cũng kinh doanh rất nhiều sản phẩm công nghiệp: điện, xi măng, thép xây dựng, phôi thép, gia công chế tạo thiết bị, gạch xây dựng, nhôm định hình, trong đó điện là sản phẩm rất quan trọng mà Tập đoàn luôn chú trọng đầu tư xây dựng để đưa vào sản xuất kinh doanh. Giai đoạn 2007-2011, giá trị sản lượng điện của tập đoàn là 4.803 tỷ đồng (6.913 triệu KWh), chiếm tỷ lệ 2,7% so với tổng giá trị sản xuất kinh doanh và 9,6% giá trị sản xuất công nghiệp. Giá trị sản xuất điện năng ngày càng tăng qua các năm do hàng năm lại có thêm 1 số nhà máy thủy điện mới đi vào vận hành khai thác. Năm 2007 giá trị sản lượng điện là 690 tỷ đồng, chiếm 24,82% so với giá trị sản xuất công
  61. 50 nghiệp, đến năm 2011 giá trị sản xuất điện năng đã tăng lên 61% đạt mức 1.113 tỷ đồng (sản lượng đạt 1.620 triệu KWh), nhưng tỷ lệ so với sản xuất kinh doanh và sản xuất công nghiệp giảm lần lượt là 1,79% và 5,55%. Tỷ lệ trên giảm là do thời gian xây dựng các dự án thủy điện dài nên thời gian để một dự án thủy điện đi vào khai thác rất lâu, trong khi đó các loại hình đầu tư khác có thời gian ngắn hơn, chóng đưa công trình vào khai thác, ngoài ra Tập đoàn còn chú trọng đầu tư vào các loại hình sản xuất công nghiệp khác như xi măng, thép và phôi thép. Hiện nay, Tập đoàn vẫn còn đang thực hiện đầu tư khoảng 21 dự án thủy điện nữa, các dự án trên từ cuối năm 2012 trở đi sẽ lần lượt đi vào vận hành khai thác. Các dự án trên sẽ làm tăng sản lượng cũng như giá trị sản xuất điện sản xuất của toàn Tập đoàn lên cao hơn. Bảng 2.4: Bảng giá trị sản xuất điện năng so với giá trị sản xuất kinh doanh và công nghiệp giai đoạn 2007-2011 của Tập đoàn Sông Đà THỰC THỰC THỰC THỰC THỰC ĐƠN HIỆN HIỆN HIỆN HIỆN HIỆN TỔNG STT SẢN PHẨM VỊ NĂM NĂM NĂM NĂM NĂM CỘNG TÍNH 2007 2008 2009 2010 2011 Giá trị sản xuất 1 109 đ 15.300 18.210 20.870 61.409 62.100 177.889 kinh doanh Giá trị sản xuất 2 109 đ 2.782 3.507 4.184 19.501 20.040 50.014 công nghiệp Giá trị sản xuất 3 109 đ 690 838 1.024 1.137 1.113 4.803 điện năng Tỷ trọng so với % 4,51 4,60 4,91 1,85 1,79 2,70 giá trị SXKD Tỷ trọng so với % 24,82 23,90 24,48 5,83 5,55 9,60 giá trị SXCN Nguồn: Tập đoàn Sông Đà
  62. 51 Hình 2.8: Giá trị sản lượng điện giai đoạn 2007-2011 của Tập đoàn Sông Đà Hình 2.8: giá trị, sản lượng điện giai đoạn 2007-2011 của Tập đoàn Sông Đà 1.800 1.600 1.400 1.200 1.000 Sản lượng (triệu KWH) 800 Giá trị sản xuất điện (tỷ đồng) 600 400 200 0 2007 2008 2009 2010 2011 Năm Ngoài những ưu điểm trên, việc đầu tư công trình thủy điện của các đơn vị trong Tập đoàn còn bộc lộ một số hạn chế sau: - Định hướng đầu tư: Việc đầu tư các dự án thủy điện lớn của Tập đoàn thường được thực hiện theo sơ đồ quy hoạch điện của cả nước, dự kiến nhu cầu điện năng trong thời gian 5 năm, 10 năm tới. Tuy nhiên, một số công trình thủy điện nhỏ của các đơn vị thành viên Tập đoàn được xây dựng mang tính chất manh mún, mỗi đơn vị đầu tư 1-2 công trình thủy điện nhỏ: Công ty Cổ phần Sông Đà 4 đầu tư dự án thủy điện Iagrai 3 (7,5 MW), Công ty Cổ phần Sông Đà 5 đầu tư dự án thủy điện Sông Chảy 5 (11,3 MW), Công ty Cổ phần Someco Sông Đà đầu tư dự án thủy điện Bắc Giang (16 MW), Nậm Ly (5,1 MW), Việc hạn chế về trình độ của cán bộ quản lý, thiếu thông tin, nên chưa lập được định hướng được chiến lược lâu dài của doanh nghiệp. Đầu tư dàn trải làm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư không cao.
  63. 52 - Thị trường điện: Hiện nay, từ khâu mua điện bán buôn, truyền tải điện, phân phối điện, hạch toán điện, điều độ điện quốc gia và đến khâu bán lẻ vẫn do Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) chi phối. Về nguồn cung cấp điện, EVN chiếm tỷ trọng rất lớn, trên 60%, đặc biệt sau khi thủy điện Sơn La vào, thủy điện Lai Châu và 10 nhà máy nhiệt điện vào nữa. Tất cả các đơn vị phát điện như Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Than, Tổng công ty Sông Đà, các dự án BOT, IPP và hơn 200 doanh nghiệp thủy điện vừa và nhỏ còn lại chỉ chiếm tầm chưa đến 40%. Sau khi thị trường điện cạnh tranh ra đời, cơ hội bán điện của các nhà máy thủy điện nhỏ (nhỏ hơn 30 MW) là rất thấp, trong khi đó Tập đoàn Sông Đà hiện có 08/13 dự án nhỏ: Nậm Ngần (13,5 MW), Nậm Mu (12 MW), Iagrai 3 (7,5 MW), Ryninh II (8,1 MW), Eakrongrou (28 MW), và còn một số dự án đang thực hiện đầu tư: dự án thủy điện Nậm Ly 1 (5,1 MW), Nậm An (8 MW), Sông Chảy 4 (7,2 MW), Sông Chảy 5 (11,3 MW), . - Chất lượng của lập báo cáo đầu tư: qua nghiên cứu hồ sơ các dự án đầu tư thuộc các đơn vị của Tập đoàn Sông Đà cho thấy việc lập dự án chưa đảm bảo tính đúng, tính đủ. Rất nhiều dự án có tổng mức đầu tư phải điều chỉnh tăng nhiều lần do nhiều nguyên nhân: chế độ chính sách tiền lương của Nhà nước, do trượt giá của đồng Việt Nam với các đồng ngoại tệ khác, đặc biệt là Đô la Mỹ, do tăng gia đột biến của nguyên vật liệu xây dựng (xi măng, sắt thép, ), khi tính toán hiệu quả dự án, chưa dự tính đủ giá trị rủi ro của dự án: Dự án thủy điện Hương Sơn điều chỉnh Tổng mức đầu tư từ 538,7 tỷ đồng lên đến 833,1 tỷ đồng, Dự án thủy điện Nậm Chiến điều chỉnh Tổng mức đầu tư từ 4.174,6 tỷ đồng lên đến 5.760,3 tỷ đồng, Dự án thủy điện Trà Xom điều chỉnh Tổng mức đầu tư từ 469,9 tỷ đồng lên đến 720,5 tỷ đồng, - Chất lượng của hồ sơ thiết kế: chất lượng khảo sát còn kém, thiếu chính xác làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của hồ sơ thiết kế. Việc này ảnh hưởng rất nhiều đến dự án thủy điện, là dự án phụ thuộc vào điều kiện địa
  64. 53 hình địa chất nơi xây dựng công trình. Hồ sơ thiết kế thi công thường chậm do sự yếu kém trong công tác quản lý của công ty tư vấn. Khâu trình duyệt hồ sơ thiết kế các dự án còn phải qua nhiều khâu do sự phân cấp đầu tư chưa triệt để gây kéo dài thời gian: Công trình thủy điện Trà Xom chậm phát điện khoảng 2 năm, Hương Sơn chậm tiến độ 1 năm, Nậm Khánh dự kiến phát điện vào cuối năm 2009 nhưng đến năm 2012 mới hoàn thành đi vào vận hành khai thác, Xekaman 3 dự kiến phát điện cuối năm 2010 nhưng đến nay mới chỉ chạy thử 1 tổ máy mà vẫn chưa phát điện thương phẩm, - Đấu thầu thực hiện dự án: Công tác đấu thầu thực hiện các gói thầu của dự án thường được thực hiện triệt để theo hình thức chỉ định thầu cho các đơn vị trong Tập đoàn, hình thức đấu thầu rộng rãi ít được sử dụng, làm giảm tính cạnh tranh giữa các đơn vị. Việc giám sát thi công còn chưa tốt, đặc biệt chủ đầu tư chưa thật nghiêm túc trong việc xử lý và chế độ thưởng phạt về tiến độ và chất lượng công trình. Kế hoạch đấu thầu của dự án thay đổi liên tục kể cả khi không phải do thay đổi cơ chế chính sách: Dự án thủy điện Xekaman 3, Trà Xom, Xekaman 1, Hương Sơn, . - Công tác quản lý vận hành khai thác dự án: đây là khâu có ý nghĩa hết sức quan trọng quyết định sự thành công của dự án, đảm bảo đem lại lợi nhuận cho dự án như mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên hiện nay việc đánh giá, so sánh, đối chiếu các dự án giữa thực tế thực hiện với mục tiêu đề ra trong báo cáo đầu tư, nếu dự án không đạt được như mong muốn chủ đầu tư không biết được nguyên nhân chủ quan hay khách quan, trình độ của cán bộ quản lý, ảnh hưởng của dự án đối với môi trường, Chính việc thiếu theo dõi đánh giá các dự án sau khi đưa vào vận hành khai thác để rút kinh nghiệm cho các công trình đầu tư tiếp theo là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả đầu tư của Tập đoàn trong thời gian qua.
  65. 54 Hình 2.9. Sơ đồ các nguyên nhân tác động đến hiệu quả dự án đầu tư Đầu tư còn manh mún, dàn trải Định hướng Chưa có định hướng chiển lược lâu dài đầu tư Hạn chế về trình độ của cán bộ quản lý Độc quyền phân phối điện của EVN Thị trường Đầu tư nhiều nhà máy thủy điện nhỏ Chất lượng Phân cấp quản lý chưa rõ ràng Các của lập nguyên BCĐT Nội dung của BC ĐT còn nhiều thiếu sót nhân tác động đến Chất lượng công tác khảo sát còn kém hiệu quả dự án đầu Chất lượng Thiết kế chậm, chất lượng hồ sơ còn thấp tư của Hồ sơ thiết kế Trình duyệt hồ sơ thiết kế còn nhiều thủ tục rườm ra Chỉ định thầu làm giảm tính cạnh tranh và chất lượng công trình Đấu thầu thực hiện DA Giám sát thi công chưa tốt Quản lý vận Ít được đánh giá theo dõi dự án sau khi đi hành DA vào vận hành khai thác
  66. 55 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Tập đoàn Sông Đà là doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chủ yếu là xây lắp, do đó hoạt động đầu tư tại Tập đoàn Sông Đà của Tập đoàn vẫn còn có nhiều hạn chế, chưa thực sự hiệu quả so với nguồn lực hiện có của Tập đoàn. Để đạt được mục tiêu đã đề ra là trở thành một tập đoàn Công nghiệp - Xây dựng lớn mạnh của cả nước và vươn ra tầm thế giới, Tập đoàn Sông Đà cần thực hiện tốt hơn nữa hoạt động đầu tư của mình, đặc biệt là đầu tư dự án thủy điện. Để thực hiện tốt hoạt động đầu tư của Tập đoàn Sông Đà, tác giả sẽ đưa ra một số biện pháp chung cho các dự án đầu tư tại Tập đoàn và áp dụng vào dự án thủy điện Sê San 3A tại chương 3.
  67. 56 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN CỦA TẬP ĐOÀN SÔNG ĐÀ 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN SÔNG ĐÀ TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 3.1.1. Điều kiện thuận lợi và khó khăn cho hoạt động sản xuất của Tập đoàn Sông Đà đến năm 2020 3.1.1.1. Tình hình quốc tế và trong nước Thuận lợi: - Nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn phục hồi và phát triển trong những năm tới, tạo cơ hội cho Đất nước tiếp tục ổn định và phát triển. - Nhiều công trình, dự án lớn, trọng điểm của các Ngành, Tập đoàn trong và ngoài nước ở giai đoạn này được khởi công xây dựng. Khó khăn: - Sự cạnh tranh gay gắt với các Tập đoàn lớn trên thế giới sau khi Việt Nam thực hiện lộ trình cam kết dỡ bỏ hàng rào thuế quan vào năm 2010, cũng như việc thâm nhập của Tập đoàn vào các khu vực trên thế giới. - Nhiều công trình, dự án lớn, trọng điểm khởi công trong kỳ với mục tiêu tiến độ hết sức căng thẳng, đặc biệt các dự án điện, nhằm đáp ứng kịp thời điện năng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong khi lực lượng lao động (cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật) còn chưa đáp ứng kịp thời cả về số lượng và chất lượng. 3.1.1.2. Tình hình nội bộ Tập đoàn Thuận lợi: - Việc hình thành nên Tập đoàn công nghiệp xây dựng Việt Nam mà Tập đoàn Sông Đà là Công ty Mẹ đã tập trung được nguồn lực, trí tuệ, tạo nên sức
  68. 57 mạnh mới, đủ sức đảm nhận những nhiệm vụ, dự án, công trình quan trọng, đã tăng cường được năng lực cạnh tranh của Tập đoàn. Khó khăn: - Tiềm lực tài chính của Tập đoàn còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. - Quy mô của các công ty con còn nhỏ, hoạt động đa ngành, đa sản phẩm nên còn manh mún, phân tán. - Năng lực và trình độ quản lý của một số bộ phận cán bộ còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của tiến trình hội nhập. 3.1.2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tập đoàn giai đoạn (2011-2015) 3.1.2.1. Cơ sở xây dựng kế hoạch 5 năm (2011-2015) - Tình hình phát triển của nền kinh tế trong thời gian qua và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 2011-:-2020. - Quy hoạch phát triển đất nước trong các lĩnh vực: điện lực, hạ tầng giao thông, đô thị trong những năm tới. - Các công trình tổng thầu Tập đoàn được chỉ định thầu, trúng thầu, dự án đầu tư của Tập đoàn sẽ triển khai trong kỳ kế hoạch. - Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm (2006-2010) của Công ty mẹ - Tập đoàn Sông Đà và các đơn vị trong Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam. - Năng lực, khả năng thực hiện của Công ty mẹ - Tập đoàn Sông Đà và các đơn vị trong Tập đoàn. 3.1.2.2. Mục tiêu chiến lược đến năm 2015 Mục tiêu tổng quát: - Xây dựng Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam thành Tập đoàn kinh tế mạnh ở trong nước và khu vực, có quy mô lớn, hiện đại, đa sở hữu, sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao trên 6 lĩnh vực chính là:
  69. 58 (1) Xây dựng và lắp đặt thiết bị; (2) Sản xuất công nghiệp xi măng - sắt thép; (3) Sản xuất và kinh doanh điện; (4) Chế tạo cơ khí; (5) Khu công nghiệp; (6) Phát triển đô thị - nhà ở và Bất động sản. - Không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tập đoàn, góp phần to lớn vào sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước. Mục tiêu cụ thế: - Trở thành một nhà sản xuất công nghiệp lớn của Việt Nam. - Trở thành nhà chế tạo cơ khí mạnh trong khu vực ASEAN. - Trở thành Tổng thầu xây lắp và tổng thầu EPC mạnh trong khu vực ASEAN. - Trở thành nhà đầu tư đô thị, khu công nghiệp lớn trong nước. Nhiệm vụ chính: - Bảo đảm đầy đủ mọi điều kiện hoàn thành các chỉ tiêu 5 năm (2011- 2015); Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 9%/năm, với tổng giá trị sản xuất kinh doanh đạt khoảng 365.500 tỷ đồng (tương đương 17,4 tỷ Đô la Mỹ). - Hoàn thành tái cơ cấu Tập đoàn (công ty mẹ và các công ty con, công ty liên kết) theo chiến lược phát triển được Chính phủ phê duyệt, đồng thời hoàn thành cổ phần hóa các đơn vị còn lại. - Đầu tư mở rộng và đầu tư chiều sâu trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt đi sâu vào các lĩnh vực: sản xuất công nghiệp, hạ tầng, đô thị để giải quyết việc làm và nâng cao tiềm lực tài chính. - Đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu về khoa học công
  70. 59 nghệ trong công tác quản lý, điều hành, thiết kế, thi công và chế tạo thiết bị. Trong đó, tập trung chỉ đạo phát triển lĩnh vực chế tạo thiết bị theo chương trình cơ khí trọng điểm của đất nước. - Tăng cường vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, thông qua việc kiện toàn tổ chức Đảng bộ một cách hợp lý và hiệu quả, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng bộ để làm nền tảng cho sự phát triển của Tập đoàn. Các giải pháp đột phá: - Thực hiện tái cấu trúc Tập đoàn (Công ty mẹ và các công ty con, công ty liên kết) theo mô hình tổ chức hợp lý nhất; Đồng thời thực hiện cổ phần hóa các Tổng công ty và các đơn vị còn lại giữ 100% vốn Nhà nước để thay đổi phương thức quản trị doanh nghiệp, tăng quyền tự chủ và thu hút vốn đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh. - Đầu tư phát triển là giải pháp đột phá quan trọng, trong đó đầu tư vào sản xuất công nghiệp, chế tạo thiết bị cơ khí, hạ tầng, đô thị không những sẽ mở rộng được quy mô sản xuất công nghiệp, tạo tích lũy vốn cho hoạt động của Tập đoàn và của doanh nghiệp mà còn giải quyết việc làm cho hàng vạn cán bộ công nhân viên trong Tập đoàn. - Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, chú trọng tới công tác đào tạo nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp cho lực lượng cán bộ đương nhiệm thuộc các ngành nghề mũi nhọn, trình độ tay nghề cho công nhân kỹ thuật ở những vị trí quan trọng, then chốt bằng các hình thức đào tạo chiến lược, đào tạo tại chỗ, đào tạo trung hạn, Xây dựng chế độ đặc thù để tuyển chọn, thu hút được lực lượng lao động có chất lượng cao và nhân tài về làm việc tại Tập đoàn.
  71. 60 3.1.2.3. Chỉ tiêu chủ yếu trong 5 năm (2011-2015): Với những thuận lợi, khó khăn và xác định định muc tiên cũng như đề ra các giải pháp như phân tích ở trên, Tập đoàn Sông Đà đã dự kiến các chỉ tiêu sản xuất chủ yếu của 5 năm giai đoạn 2011-2015 như sau: - Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm khoảng 9%. - Tổng giá trị sản xuất kinh doanh là 365.500 tỷ đồng, tương đương với 17,4 tỷ USD, trong đó giá trị xây lắp là 168.370 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng bình quân 46% trong tổng giá trị sản xuất kinh doanh), giá trị sản xuất công nghiệp là 117.940 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng bình quân 32% trong tổng giá trị sản xuất kinh doanh), giá trị kinh doanh dịch vụ khác là 79.190 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng bình quân 22% trong tổng giá trị sản xuất kinh doanh). - Doanh thu: 287.210 tỷ đồng, tương đương với 13,2 tỷ Đô la Mỹ. - Nộp nhà nước: 9.784 tỷ đồng, tương đương với 465 triệu Đô la Mỹ. - Lợi nhuận trước thuế: 5.573 tỷ đồng, tương đương với 263,6 triệu Đô la Mỹ. - Vốn chủ sở hữu đến 31/12/2015: khoảng 29.000 tỷ đồng, tương đương 1,38 tỷ Đô la Mỹ. - Tổng tài sản đến 31/12/2015: khoảng 117.400 tỷ đồng, tương đương với 5,59 tỷ Đô la Mỹ. - Giá trị đầu tư: 55.740 tỷ đồng, tương đương với 2,65 tỷ Đô la Mỹ . - Thu nhập bình quân CBCNV: 5 triệu đồng/người/tháng. - Lao động bình quân: 85.000 đến 94.500 người. Dự kiến giai đoạn 2011-2015, Tập đoàn hoàn thành xây dựng đưa vào vận hành 37 công trình điện và nhiều công trình khác với tổng giá trị 150.300 tỷ đồng, tương đương 7,5 tỷ đô la Mỹ; Hoàn thành đầu tư đưa vào vận hành và sở hữu 16 dự án, nâng tổng số nhà máy đi vào vận hành là 32 nhà máy với
  72. 61 tổng công suất là 1.497MW, với tổng sản lượng điện 5 năm là 14,8 tỷ KWh; Hoàn thành đưa vào vận hành 03 dự án giao thông, hơn 1 triệu m2 sàn khu đô thị và nhà ở, 3.1.3. Định hướng sản xuất kinh doanh của Tập đoàn đến năm 2020 Mục tiêu tổng quát: Xây dựng Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam thành Tập đoàn kinh tế mạnh ở trong nước và khu vực, có quy mô lớn, hiện đại, đa sở hữu, sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao trên 6 lĩnh vực chính là: (1) Xây dựng và lắp đặt thiết bị; (2) Sản xuất công nghiệp xi măng - sắt thép; (3) Sản xuất và kinh doanh điện; (4) Chế tạo cơ khí; (5) Khu công nghiệp; (6) Phát triển đô thị - nhà ở và Bất động sản. Không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tập đoàn, góp phần hoàn thành sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước. Mục tiêu cụ thể: - Trở thành một nhà sản xuất công nghiệp lớn trong khu vực ASEAN. - Trở thành nhà chế tạo cơ khí mạnh của Châu Á. - Trở thành Tổng thầu xây lắp và Tổng thầu EPC mạnh của Châu Á. - Trở thành nhà đầu tư đô thị và khu công nghiệp lớn trong khu vực ASEAN. Chỉ tiêu định hướng đến năm 2020 của Tập đoàn: - Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm (từ năm 2016-2020): khoảng 10-11%. Tổng giá trị sản xuất kinh doanh năm 2020 tăng gấp 1,6 lần so với năm 2015.
  73. 62 - Tổng giá trị sản xuất kinh doanh: 136.000 tỷ đồng, tương đương 6,8 tỷ Đô la Mỹ. - Vốn Chủ sở hữu: 40.000 tỷ đồng, tương đương với 2 tỷ Đô la Mỹ. - Tổng tài sản: 190.000 tỷ đồng , tương đương với 9,5 tỷ Đô la Mỹ. - Tổng số cán bộ công nhân viên: 103.000 người. Cơ cấu ngành nghề định hướng đến năm 2020 của Tập đoàn: - Tỷ trọng giá trị kinh doanh xây lắp chiếm khoảng 35-40% trong tổng giá trị sản xuất kinh doanh. Trong đó xây lắp các công trình thủy điện, nhiệt điện (bao gồm cả gia công chế tạo, lắp đặt thiết bị) chiếm tỷ trọng khoảng 35 - 45%, xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng, hạ tầng chiếm tỷ trọng khoảng 55 - 65% trong giá trị xây lắp của Tập đoàn. - Tỷ trọng giá trị kinh doanh sản phẩm công nghiệp chiếm khoảng 40-45% trong tổng giá trị sản xuất kinh doanh. Trong đó giá trị sản xuất vật liệu xây dựng (thép, xi măng, gạch, ) chiếm tỷ trọng khoảng 50-55%, giá trị sản xuất điện chiếm tỷ trọng khoảng 15-20%, giá trị sản xuất công nghiệp chế tạo chiếm tỷ trọng khoảng 25-30%, về giá trị sản xuất sản phẩm công nghiệp khác chiếm tỷ trọng khoảng 5% trong giá trị sản xuất công nghiệp. - Tỷ trọng giá trị kinh doanh dịch vụ khác chiếm khoảng 20-25% tổng giá trị sản xuất kinh doanh. Trong đó giá trị kinh doanh nhà, đô thị và hạ tầng khu công nghiệp chiếm tỷ trọng khoảng 55-65% , giá trị xuất khẩu lao động và xuất khẩu hàng hoá, vật tư thiết bị khác chiếm tỷ trọng khoảng 10-15%, giá trị tư vấn chiếm tỷ trọng khoảng 3-5%, giá trị kinh doanh dịch vụ khác chiếm tỷ trọng khoảng 25-30% trong giá trị dịch vụ. 3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN THUỘC TẬP ĐOÀN SÔNG ĐÀ 3.2.1. Phân loại các biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư a. Theo phạm vị tác động của biện pháp:
  74. 63 - Biện pháp có tính toàn cục. - Biện pháp có tính bộ phận. b. Theo thời gian: - Biện pháp chiến lược lâu dài. - Biện pháp chiến thuật, ngắn hạn. c. Theo giác độ quản lý vĩ mô và vi mô: - Biện pháp thuộc phạm vi quản lý vĩ mô của Nhà nước. - Biện pháp thuộc phạm vi quản lý vi mô của doanh nghiệp. d. Theo các giai đoạn của dự án: - Biện pháp trong giai đoạn chiến lược kinh doanh. - Biện pháp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. - Biện pháp trong giai đoạn thực hiện đầu tư. - Biện pháp trong giai đoạn kết thúc đưa dự án vào vận hành, khai thác. e. Theo mục tiêu quản lý dự án: - Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dự án. - Biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí cho dự án. - Biện pháp nhằm rút ngắn thời gian thực hiện dự án. g. Theo tính chất chủ quan hay khách quan: - Biện pháp có tính chất chủ quan từ nội bộ Tập đoàn, các doanh nghiệp thành viên. - Biện pháp có tính chất khách quan bên ngoài tác động tới. h. Biện pháp có tính chất kết hợp: Là cách sử dụng kết hợp tất cả các cách phân loại trên Trong luận văn này sẽ đi sâu trình bày các biện pháp có tính chất kết hợp này.
  75. 64 Hình 3.1. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án thủy điện của Tập đoàn Sông Đà Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án thủy điện của Tập đoàn Sông Đà Hoàn thiện môi Các biện pháp Các biện pháp trường đầu tư, tác động vào khắc phục rủi ro phân cấp, định quy trình dự án trong đầu tư xây hướng đầu tư và dựng hoàn thiện bộ máy quản lý 3.2.2. Hoàn thiện môi trường đầu tư, phân cấp, định hướng đầu tư và hoàn thiện bộ máy quản lý 3.2.2.1. Tăng cường công tác quy hoạch, định hướng phát triển Hoàn thiện và thông qua quy hoạch phát triển Tập đoàn Sông Đà giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 trong đó có quy hoạch phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của Tập đoàn để làm cơ sở cho việc chính thức hóa các nội dung, khối lượng, quy mô đầu tư, bằng các kế hoạch đầu tư từng năm và giai đoạn. Quy hoạch phát triển này phải được căn cứ trên quy hoạch phát triển ngành điện, giao thông, hạ tầng đô thị, trên phạm vi cả nước. Tập đoàn Sông Đà cần phải có hướng điều chỉnh chiến lược kinh doanh, kế hoạch đầu tư linh hoạt trong từng năm, từng thời kỳ phụ thuộc vào điều kiện thực tế của đất nước.
  76. 65 Các đơn vị thành viên Tập đoàn phải căn cứ vào thị trường sản phẩm công nghiệp trên địa bàn, điều kiện, khả năng tự có của đơn vị và quy hoạch phát triển kinh tế của địa phương khẩn trương xây dựng quy hoạch phát triển hoạt động và đầu tư xây dựng dự án. Quy hoạch này sẽ là căn cứ để Tập đoàn hoàn thiện cho quy hoạch toàn Tập đoàn và cũng là cơ sở để Công ty triển khai đầu tư và tổ chức kinh doanh một cách hiệu quả ngay cả khi có biến động về cơ cấu tổ chức của đơn vị. 3.2.2.2. Lựa chọn cơ cấu đầu tư thích hợp Căn cứ vào chiến lược quy hoạch phát triển đã được Tập đoàn đề ra, Tổng công ty và các đơn vị thành viên lập danh mục các dự án để đầu tư phát triển cho từng giai đoạn, từng thời kỳ. Các doanh nghiệp trong Tập đoàn lập kế hoạch đầu tư theo từng giai đoạn, tránh sai lệch trong định hướng của Tập đoàn. Các dự án cụ thể muốn triển khai phải được Tập đoàn phê duyệt hoặc thông qua theo đúng định hướng phát triển của Tập đoàn. 3.2.2.3. Tăng cường quản lý về trình tự đầu tư xây dựng Trình tự đầu tư dự án cần tuân thủ chặt chẽ theo các quy định hiện hành của Nhà nước. Trong từng giai đoạn đầu tư (chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc đầu tư đưa vào khai thác, vận hành) phải quy định các bước công việc phải thực hiện theo một trình tự nhất định (tuần tự hoặc xen kẽ). Việc tuân thủ đúng trình tự xây dựng cơ bản nhằm: - Đảm bảo tiết kiệm chi phí đầy tư nhằm loại bỏ các dự án đầu tư không khả thi ngay từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Đối với những dự án được quyết định đầu tư phải tiến hành khảo sát, thiết kế trước khi thi công để chọn giải pháp thiết kế tối ưu với mục tiêu dự án đề ra. - Đảm bảo tính khả thi của dự án trước khi đưa vào khai thác, vận hành. Thực hiện đầy đủ, đúng trình tự các bước trong hai giai đoạn đầu của quá