Đề tài Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty liên doanh may Hồng Việt - Trà Vinh

pdf 112 trang yendo 5600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty liên doanh may Hồng Việt - Trà Vinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_tai_phan_tich_ket_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_cong_ty_li.pdf

Nội dung text: Đề tài Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty liên doanh may Hồng Việt - Trà Vinh

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH KHOA KINH TẾ, LUẬT VÀ NGOẠI NGỮ BỘ MÔN KINH TẾ o0o KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH MAY HỒNG VIỆT TRÀ VINH Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Cẩm Loan Huỳnh Thanh Phong MSSV: 111907093 Lớp: Đại học Kế Toán B (DA07KTB) Khóa: 2007 2011 Trà Vinh – 2011
  2. LỜI CẢM ƠN  Lời đầu tiên, em xin chân thành gửi đến quý thầy cô Bộ môn kinh tế cùng tất cả các cô chú, anh chị tại Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh lời cảm ơn sâu sắc nhất. Qua 4 năm học với sự hướng dẫn và giảng dạy tận tình của quý thầy cô Bộ môn kinh tế, em đã khẳng định được kiến thức lý thuyết về chuyên ngành kế toán cũng như những kiến thức cơ bản về các lĩnh vực khác mà em đã được học. Qua đó, em có thể áp dụng những kiến thức mà em có được vào thực tế, và rút ra được những kinh nghiệm quý báo cho bản thân trong công việc và cuộc sống. Để có được kết quả đó, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Trà Vinh, đặc biệt là các thầy cô Bộ môn kinh tế cùng giáo viên hướng dẫn – Thầy Nguyễn Thị Cẩm Loan – đã hổ trợ và giúp đỡ em trong suốt 4 năm học ở trường cũng như trong 5 tuần thực tập cuối khóa vừa qua. Nhân đây, em cũng xin chân thành cảm ơn đến các cô chú lãnh đạo cùng các anh chị làm việc tại Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh. Nhờ sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của các cô chú, anh chị mà em có thể vận dụng những kiến thức lý thuyết về chuyên môn kế toán đã học được vào thực tế trong 5 tuần thực tập, và hoàn thành bài luận văn này. Về mặt cơ bản thì em đã hoàn thành bài luận văn. Nhưng do bài luận văn được thực hiện trong thời gian tương đối ngắn, bên cạnh đó kiến thức của em còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các cô chú và các anh chị tại công ty để bài luận văn của em được hoàn chỉnh tốt hơn. Lời cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô cùng toàn thể các cô chú, anh chị tại Công ty Liên doanh May Hồng Việt luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và đạt được thành tích tốt trong công việc cũng như trong cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn! Ngày tháng năm 201 Sinh viên thực hiện
  3. Huỳnh Thanh Phong LỜI CAM ĐOAN  Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào . Ngày tháng năm 201 Sinh viên thực hiện Huỳnh Thanh Phong
  4. NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP  Ngày tháng năm 201 Thủ trưởng đơn vị
  5. BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC  Họ và tên người hướng dẫn: Học vị: Chuyên ngành: Cơ quan công tác: Tên học viên: Mã số sinh viên: Chuyên ngành: Tên đề tài: NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: . 2. Về hình thức: 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn 5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu, ) 6. Các nhận xét khác 7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa, ) Trà vinh,, ngày tháng năm 2011. NGƯỜI NHẬN XÉT
  6. DANH MỤC BIỂU BẢNG  Trang Bảng 2.1: BẢNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÔNG NHÂN CÔNG TY LIÊN DOANH MAY HỒNG VIỆT TRÀ VINH QUA 3 NĂM 2008 – 2010 31 Bảng 2.2: BẢNG TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY LIÊN DOANH MAY HỒNG VIỆT – TRÀ VINH QUA 3 NĂM 2008 – 2010 38 Bảng 2.3: BẢNG TÌNH HÌNH DOANH THU, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY LIÊN DOANH MAY HỒNG VIỆT – TRÀ VINH QUA 3 NĂM 2008 – 2010 40 Bảng 2.4: BẢNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY LIÊN DOANH MAY HỒNG VIỆT – TRÀ VINH QUA 3 NĂM 2008 – 2010 43 Bảng 2.5: BẢNG TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN KHÁC CỦA CÔNG TY LIÊN DOANH MAY HỒNG VIỆT – TRÀ VINH QUA 3 NĂM 2008 – 2010 46 BẢNG 2.6: BẢNG TÌNH HÌNH SẢN LƯỢNG, GIÁ BÁN VÀ GIÁ VỐN CÁC MẶT HÀNG QUA 3 NĂM 2008 – 2010 48 Bảng 2.7: BẢNG TÌNH HÌNH CHI PHÍ NGOÀI SẢN XUẤT CÁC MẶT HÀNG QUA 3 NĂM 2008 – 2010 48 Bảng 2.8: BẢNG TỔNG DOANH THU VÀ TỔNG GIÁ THÀNH CỦA TỪNG MẶT HÀNG NĂM 2008 – 2009 50 Bảng 2.9: BẢNG DOANH THU VÀ GIÁ THÀNH TỪNG MẶT HÀNG NĂM 2009 – 2010 55 Bảng 2.10: BẢNG HỆ SỐ THANH TOÁN NGẮN HẠN CÔNG TY LIÊN DOANH MAY HỒNG VIỆT – TRÀ VINH QUA 3 NĂM 2008 – 2010 60 Bảng 2.11: BẢNG HỆ SỐ THANH TOÁN NHANH CÔNG TY LIÊN DOANH MAY HỒNG VIỆT – TRÀ VINH QUA 3 NĂM 2008 – 2010 62 Bảng 2.12: BẢNG TÌNH HÌNH TỶ SUẤT LỢI NHUẬN TRÊN DOANH THU CÔNG TY LIÊN DOANH MAY HỒNG VIỆT – TRÀ VINH QUA 3 NĂM 2008 – 2010 64 Bảng 2.13: BẢNG TÌNH HÌNH TỶ SỐ LỢI NHUẬN TRÊN TÀI SẢN CÔNG TY LIÊN DOANH MAY HỒNG VIỆT – TRÀ VINH QUA 3 NĂM 2008 – 2010 66
  7. Bảng 2.14: BẢNG TÌNH HÌNH TỶ SỐ LỢI NHUẬN TRÊN VỐN CHỦ SỞ HỮU CÔNG TY LIÊN DOANH MAY HỒNG VIỆT – TRÀ VINH QUA 3 NĂM 2008 – 2010 68
  8. DANH MỤC HÌNH  Trang Hình 2.1: Sơ đồ bố trí sản xuất của Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh 24 Hình 2.2: Mô hình sản xuất của Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh 26 Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh 28 Hình 2.4: Sơ đồ trình tự ghi sổ Nhật ký – Sổ cái tại Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh 29 Hình 2.4: Biểu đồ tình hình lợi nhuận của Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh qua 3 năm 2008 – 2010 38 Hình 2.5: Biểu đồ hoạt động kinh doanh của Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh qua 3 năm 2008 – 2010 40 Hình 2.6: Biểu đồ hoạt động tài chính của Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh qua 3 năm 2008 – 2010 43 Hình 2.7: Biểu đồ lợi nhuận khác của Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh qua 3 năm 2008 – 2010 46 Hình 2.8: Biểu đồ tình hình hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty Liên doanh May Hồng Việt Trà Vinh qua 3 năm 2008 – 2010 60 Hình 2.9: Biểu đồ tình hình hệ số thanh toán nhanh Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh qua 3 năm 2008 – 2010 62 Hình 2.10: Biểu đồ tình hình tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh qua 3 năm 2008 – 2010 64 Hình 2.11: Biểu đồ tình hình chỉ số ROA Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh qua 3 năm 2008 – 2010 66 Hình 2.12: Biểu đồ tỷ số ROE Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh qua 3 năm 2008 – 2010 68
  9. DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT  LN: Lợi nhuận DT: Doanh thu GVHB: Giá vốn hàng bán CPBH: Chi phí bán hàng CPQLDN: Chi phí quản lý doanh nghiệp UBND: Ủy ban nhân dân TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh TNHH: Trách nhiệm hữu hạn KCS: Kiểm Tra TP: Thành phẩm BTP: Bán thành phẩm HCTC: Hành chính tổ chức KTTV: Kế toán tài vụ TCLĐ: Tổ chức lao động HC: Hành chính KHSXKDXNK: Kế hoạch sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu KH: Kế hoạch KT: Kỹ thuật
  10. TÓM TẮT  Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty liên doanh may Hồng Việt – Trà Vinh, phân tích những thuận lợi và khó khăn mà Công ty phải đối mặt; đề xuất các giải pháp phù hợp để giải quyết các khó khăn trước mắt và nâng cao khả năng phát triển của Công ty trong tương lai. Kết quả phân tích cho thấy Công ty hoạt động đạt hiệu quả chưa cao mặc dù việc sản xuất, kinh doanh có lãi. Nguyên nhân chủ yếu là do bộ máy quản lý và sản xuất của Công ty còn chưa chặt chẽ. Bên cạnh đó, Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh là công ty chuyên gia công các mặt hàng may mặc nên gặp khó khăn trong liên kết với các công ty khác vì đa số các công ty khác đều tự sản xuất kinh doanh.
  11. MỤC LỤC  PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 2.1. Mục tiêu chung 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 3.1. Không gian nghiên cứu 2 3.2. Thời gian nghiên cứu 2 3.3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 4.1. Phương pháp thu thập số liệu 3 4.2. Phương pháp phân tích số liệu 3 5. KẾT CẤU LUẬN VĂN 6 PHẦN NỘI DUNG 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 7 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 7 1.1.1. Khái niệm 7 1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh doanh 7 1.1.3. Mục tiêu của phân tích hoạt động kinh doanh 7 1.1.4. Ý nghĩa của việc phân tích hoạt động kinh doanh 7 1.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG 7 1.2.1. Khái niệm năng suất lao động 7 1.2.2. Phân tích tình hình năng suất lao động 9 1.2.3. Phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố về lao động đến giá trị sản xuất 10 1.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN 12 1.3.1. Ý nghĩa, nhiệm vụ 12
  12. 1.3.2. Phân tích tình hình lợi nhuận của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ 13 1.4. PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ SỐ TÀI CHÍNH 16 1.4.1. Phân tích các hệ số thanh toán 16 1.4.2. Phân tích các chỉ tiêu sinh lời 17 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY LIÊN DOANH MAY HỒNG VIỆT – TRÀ VINH 20 2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY LIÊN DOANH MAY HỒNG VIỆT – TRÀ VINH 20 2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Công ty May Liên doanh Hồng Việt – Trà Vinh 20 2.1.2. Chức năng và lĩnh vực hoạt động của Công ty May Liên doanh Hồng Việt – Trà Vinh 22 2.1.3. Tổ chức quản lý sản xuất – kinh doanh của Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh 23 2.1.4. Tổ chức công tác kế toán của Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh 27 2.1.5. Chiến lược và phương hướng phát triển của Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh 30 2.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY LIÊN DOANH MAY HỒNG VIỆT – TRÀ VINH QUA 3 NĂM 2008, 2009 VÀ 2010 30 2.2.1. Phân tích tình hình gia công của Công ty từ năm 2008 đến 2010 30 2.2.2. Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty từ năm 2008 đến 2010 37 2.2.3. Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh và chỉ tiêu tài chính của Công ty Hồng Việt – Trà Vinh 58 2.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY LIÊN DOANH MAY HỒNG VIỆT – TRÀ VINH QUA 3 NĂM 2008, 2009 VÀ 2010 70 2.3.1. Thực trạng năng lực sản xuất của Công ty Hồng Việt – Trà Vinh giai đoạn 2008 – 2010 70 2.3.2. Tình hình lợi nhuận của Công ty Hồng Việt – Trà Vinh qua 3 năm 2008 – 2010 70
  13. 3.2.3. Tình hình chung thông qua các chỉ số tài chính của Công ty từ năm 2008 – 2010 71 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY LIÊN DOANH MAY HỒNG VIỆT – TRÀ VINH 73 3.1. NHỮNG HẠN CHẾ THỰC TẠI CỦA CÔNG TY VÀ NGUYÊN NHÂN 73 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC 73 3.2.1. Về nhân lực 73 3.2.2. Về quản lý chi phí 74 3.2.3. Về khối lượng tiêu thụ 74 3.2.4. Về đầu tư tài sản và nguồn vốn 75 Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77 1. KẾT LUẬN 77 2. KIẾN NGHỊ 78 2.1. Đối với Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
  14. PHẦN MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp tự đánh giá về thế mạnh, thế yếu để củng cố, phát huy hay khắc phục, cải tiến quản lý. Từ đó, doanh nghiệp tận dụng và phát huy mọi tiềm năng, khai thác tối đa những nguồn lực nhằm đạt đến hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. Kết quả của phân tích là cơ sở để đưa ra các quyết định quản trị ngắn hạn và dài hạn. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh giúp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro trong kinh doanh. Hiện nay, xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế của nước ta nói riêng, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nỗ lực rất lớn mới có thể tồn tại và phát triển được. Điều này bắt buộc các nhà quản trị doanh nghiệp phải biết rõ thực lực của doanh nghiệp mình mà đề ra các phương hướng phát triển phù hợp. Để làm được điều này nhà quản trị phải thực hiện nghiệm túc việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Vì vậy, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh có vai trò rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Việc hoàn thành hay không đạt được kế hoạch kinh doanh đã đề ra sẽ quyết định sự sống còn của một doanh nghiệp. Để rút ngắn khoảng cách giữa những dự tính kế hoạch thì việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được thực hiện cẩn trọng nhằm có sự đánh giá đúng đắn, chính xác. Thông qua việc xem xét đánh giá những chỉ tiêu của những năm trước sẽ giúp cho ban lãnh đạo thấy được những mặt tích cực cần phát huy, những mặt tiêu cực cần phải hạn chế, xóa bỏ. Từ đó, nhà quản trị hay ban lãnh đạo sẽ có những quyết định, những định hướng cho tương lai của doanh nghiệp phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Nhận thấy tầm quan trọng của việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh nên em chọn đề tài: “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình khi thực tập tại Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh. 1
  15. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung Thông qua việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh để đánh giá đúng thực trạng hoạt động của Công ty. Từ đó, phát huy những mặt tích cực, đồng thời đưa ra những biện pháp khắc phục những mặt hạn chế nhằm làm cho hoạt động của doanh nghiệp đạt được hiệu quả tốt. 2.2. Mục tiêu cụ thể Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh. Phân tích năng lực sản xuất, lợi nhuận, một vài tỷ số tài chính của Công ty và các nhân tố ảnh hưởng thông qua số liệu thu thập. Từ đó, đánh giá tình hình hoạt động của công ty (những điểm mạnh và hạn chế của Công ty). Đề ra một số phương hướng, giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Không gian nghiên cứu Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh, khóm 5, thị trấn Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. 3.2. Thời gian nghiên cứu Nhằm đảm bảo đề tài mang tính thực tế khi phân tích, các số liệu được lấy trong 3 năm gần nhất (2008 – 2009 – 2010). Luận văn được thực hiện từ tháng 4 năm 2011 đến tháng 6 năm 2011. Thêm vào đó là thời gian thực tập 5 tuần (từ 04/04/2011 đến 08/05/2011) tại Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh sẽ giúp em có cơ sở vững chắc nắm thông tin xác thực hơn. Từ đó đưa ra những lý luận, giải pháp phù hợp với tình hình hoạt động của Công ty. 3.3. Đối tượng nghiên cứu Các chỉ tiêu về phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh, bao gồm: năng lực sản xuất (năng suất lao động), tình hình lợi nhuận và một vài chỉ số tài chính của Công ty. 2
  16. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Phương pháp thu thập số liệu Thu thập các bảng số liệu của Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh năm 2008, 2009 và 2010, bao gồm: bảng chấm công công nhân, bảng thống kê sản xuất gia công, bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động kinh doanh và một số bảng số liệu khác có liên quan đến chỉ tiêu phân tích hoạt động kinh doanh. 4.2. Phương pháp phân tích số liệu Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp tổng hợp, mô tả, so sánh, thay thế liên hoàn, chênh lệch, suy luận biện chứng. 4.2.1. Phương pháp so sánh a) Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh Tiêu chuẩn để lựa chọn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh, được gọi là gốc so sánh. Tùy theo mục tiêu nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh thích hợp, các gốc so sánh có thể là: + Tài liệu của năm trước (kỳ trước), nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu kinh tế. + Các tài liệu dự kiến như kế hoạch, định mức dùng là cơ sở đánh giá tinh hình thực hiện so với mục tiêu dự kiến đã đề ra. b) Điều kiện so sánh được Để kết quả so sánh có ý nghĩa thì các chỉ tiêu được sử dụng so sánh phải thống nhất về các mặt sau: + Phải cùng phản ánh nội dung kinh tế. + Phải cùng phương pháp tính toán. + Phải cùng một đơn vị đo lường. + Phải cùng một đơn vị hạch toán. c) Kỹ thuật so sánh So sánh số tuyệt đối là so sánh mức độ đạt được của chỉ tiêu kinh tế ở những khoảng thời gian và không gian khác nhau nhằm đánh giá sự biến động về quy mô, khối lượng của các chỉ tiêu kinh tế đó. ∆F = F 1 – F0 F1: trị số kỳ phân tích 3
  17. F0: trị số kỳ gốc So sánh số tương đối: có nhiều loại số tương đối, tùy theo yêu cầu của phân tích mà sử dụng cho phù hợp + Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo tỷ lệ: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, nó phản ảnh tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế. ∆F = (F 1 / F 0) * 100% + Số tương đối hoàn thành kế hoạch theo hệ số điều chỉnh: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với trị số kỳ gốc được điều chỉnh theo kết quả của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định đến chỉ tiêu phân tích. + Số tương đối kết cấu: thể hiện chênh lệch về tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng số kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích. + Số tương đối động thái: biểu hiện sự biến động về tỷ lệ của chỉ tiêu kinh tế qua một khoảng thời gian nào đó. Nó được tính bằng cách so sánh chỉ tiêu kỳ phân tích với kỳ gốc. So sánh số bình quân: là số biểu hiện mức độ chung nhất về mặt lượng của một tổng thể bằng cách san bằng mọi chênh lệch trị số giữa các bộ phận trong tổng thể, nhằm khái quát chung đặc điểm chung của tổng thể. 4.2.2. Phương pháp thay thế liên hoàn Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến biến động của từng chỉ tiêu phân tích. Phương pháp này bao gồm các bước sau: + Bước 1: Xác định đối tượng phân tích, là mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc. Gọi Q 1 là chỉ tiêu kỳ phân tích, Q 0 là chỉ tiêu kỳ gốc. Vậy đối tượng phân tích là: ∆Q = Q 1 – Q0 4
  18. + Bước 2: Thiết lập mối quan hệ giữa các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và sắp xếp các nhân tố theo trình tự nhất định. Giả sử có 4 nhân tố a, b, c, d đều có mối quan hệ tích số với chỉ tiêu Q. Nhân tố a phản ánh về lượng, tuần tự đến nhân tố d phản ánh về chất. Ta có: Q1 = a 1b1c1d1 Q0 = a 0b0c0d0 + Bước 3: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích và kỳ gốc theo trình tự sắp xếp ở bước 2 Thế lần 1: a 1b0c0d0 Thế lần 2: a 1b1c0d0 Thề lần 3: a 1b1c1d0 Thế lần 4: a 1b1c1d1 + Bước 4: Xác định mức ảnh hưởng Ảnh hưởng bởi nhân tố a: ∆a = a1b0c0d0 – a0b0c0d0 Ảnh hưởng bởi nhân tố b: ∆b = a1b1c0d0 – a1b0c0d0 Ảnh hưởng bởi nhân tố c: ∆c = a 1b1c1d0 – a1b1c0d0 Ảnh hưởng bời nhân tố d: ∆d = a 1b1c1d1 – a1b1c1d0 Suy ra, tổng các nhân tố : ∆a + ∆b + ∆c + ∆d = a 1b1c1d1 – a0b0c0d0 => Tổng đại số của các nhân tố được xác định bằng đối tượng phân tích là ∆Q. 1.1.5.3. Phương pháp số chênh lệch Phương pháp số chênh lệch là hình thức rút gọn của phương pháp thay thế liên hoàn. Nó tôn trọng đầy đủ các bước tiến hành như phương pháp liên hoàn, nhưng dễ hơn ở chỗ chỉ việc nhóm các số hạng và tính chênh lệch các nhân tố để cho ta mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đó đến các chỉ tiêu. Có thể khái quát phương pháp này như sau: Mức độ ảnh hưởng nhân tố a: (a 1 – a0)b 0c0d0 = ∆Q a Mức độ ảnh hưởng nhân tố b: a 1(b 1 – b0)c 0d0 = ∆Q b Mức độ ảnh hưởng nhân tố c: a 1b1(c 1 – c0)d 0 = ∆Q c Mức độ ảnh hưởng nhân tố d: a 1b1c1(d 1 – d0) = ∆Q d => Tổng hợp các mức độ ảnh hưởng: ∆Q a + ∆Q b + ∆Q c + ∆Q d = ∆Q 5
  19. 5. KẾT CẤU LUẬN VĂN Nội dung luận văn bao gồm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích hoạt động kinh doanh Chương 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh 6
  20. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.1.1. Khái niệm Phân tích hoạt động kinh doanh là đi sâu nghiên cứu quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của quản lý kinh doanh, là việc chia nhỏ các hiện tượng, các quá trình và các kết quả kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành. 1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh doanh Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh cùng với sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình và kết quả đó. 1.1.3. Mục tiêu của phân tích hoạt động kinh doanh Mục tiêu phân tích hoạt động kinh doanh là làm sao cho các con số trên các tài liệu hạch toán “biết nói” để những người sử dụng chúng hiểu được tình hình và kết quả kinh doanh, các mục tiêu và phương hướng quản lý ở doanh nghiệp. 1.1.4. Ý nghĩa của việc phân tích hoạt động kinh doanh Kiểm tra đánh giá kết quả của hoạt động kinh doanh thông qua những chỉ tiêu kinh doanh đã xây dựng. Phát hiện khả năng tiềm tàng chưa phát hiện được. Giúp cho doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn những mặt mạnh và hạn chế của doanh nghiệp. Là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh doanh. Là công cụ quan trọng trong những chức năng quan trọng có hiệu quả ở doanh nghiệp. Là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh. Kết quả phân tích hữu dụng cho cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. 1.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG 1.2.1. Khái niệm năng suất lao động Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động tạo một lượng sản phẩm vật chất có ích trong một thời gian nhất định, hoặc thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một sản phẩm. Năng suất lao động là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, biểu hiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 7
  21. Hoặc: Trong đó: Số lượng sản phẩm có thể biểu hiện bằng thước đo hiện vật, giá trị + Năng suất lao động tính bằng hiện vật là số lượng sản phẩm sản xuất trong một đơn vị thời gian. + Năng suất lao động tính bằng giá trị là giá trị sản xuất tạo ra trong một đơn vị thời gian. Thời gian lao động có thể tính bẳng giờ, ngày, năm. Mỗi cách tính có ý nghĩa khác nhau Năng suất lao động giờ Năng suất lao động giờ biến động phụ thuộc vào các nhân tố sau: Do trình độ thành thạo về kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo của công nhân. Do trình độ cơ giới hóa, tự động hóa cao hay thấp, tình trạng của thiết bị mới hay cũ. Do phẩm chất, quy cách, số lượng vật liệu cung cấp cho sản xuất. Do trình độ quản lý, tổ chức sản xuất, bố trí nơi làm việc, sử dụng các đòn bẩy kích thích lao động. Năng suất lao động ngày 8
  22. Hoặc: Như vậy, năng suất lao động ngày chịu ảnh hưởng bởi năng suất lao động giờ và số giờ làm việc bình quân 1 ngày. Nếu tốc độ tăng năng suất lao động ngày lớn hơn năng suất lao động giờ, chứng tỏ số giờ làm việc trong ngày tăng lên. Năng suất lao động năm Hoặc: Như vậy năng suất lao động năm vừa chịu ảnh hưởng bởi năng suất lao động ngày và số ngày làm việc bình quân của 1 công nhân trong năm. Nếu tốc độ tăng năng suất lao động năm lớn hơn năng suất lao động ngày, chứng tỏ số ngày làm việc bình quân của 1 công nhân trong năm tăng lên. 1.2.2. Phân tích tình hình năng suất lao động Phân tích tình hình năng suất lao động là xem xét đánh giá sự biến động năng suất lao động giờ, ngày, năm đồng thời tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động đó, nhằm đề ra biện pháp để không ngừng nâng cao năng suất lao động. 1.2.2.1. Phương pháp phân tích Áp dụng phương pháp so sánh, cụ thể là: So sánh năng suất lao động giờ, ngày, tháng, năm giữa thực tế và kế hoạch, giữa thực tế năm nay với các năm trước. So sánh tốc độ tăng (giảm) giữa năng suất lao động giờ, ngày và năm để thấy những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến năng suất lao động. 9
  23. 1.2.2.2. Đánh giá một số trường hợp biến động về năng suất lao động a) Xét năng suất lao động giờ Năng suất lao động giờ giảm là biểu hiện không tốt, nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình này có thể do trình độ thành thạo kỹ thuật của công nhân chưa tốt, máy móc thiết bị cũ kỹ, quy cách phẩm chất nguyên vật liệu không đảm bảo.v.v b) Xét năng suất lao động ngày * Trường hợp 1: Năng suất lao động ngày tăng Năng suất lao động giờ tăng: + Nếu tốc độ tăng của năng suất lao động ngày lớn hơn năng suất lao động giờ, điều này chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tốt giờ công lao động trong ngày. + Nếu tốc độ tăng của năng suất lao động ngày nhỏ hơn năng suất lao động giờ, điều này chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng chưa tốt giờ công lao động trong ngày. Năng suất lao động giờ giảm: Điều này chứng tỏ giờ công lao động trong ngày tăng. * Trường hợp 2: Năng suất lao động ngày giảm Năng suất lao động giờ tăng, điều này chứng tỏ doanh nghiệp không sử dụng tốt giờ công lao động trong ngày. Năng suất lao động giờ giảm: + Nếu tốc độ giảm của năng suất lao động ngày nhỏ hơn năng suất lao động giờ, điều này cho thấy số giờ công lao động trong ngày tăng. + Nếu tốc độ giảm của năng suất lao động ngày lớn hơn năng suất lao động giờ, điều này cho thấy số giờ công lao động trong ngày giảm. c) Xét năng suất lao động năm Trong quá trình phân tích cũng chia ra các trường hợp tương tự như phân tích năng suất lao động ngày, như so sánh tốc độ tăng (giảm) giữa năng suất lao động năm và năng suất lao động ngày để đánh giá tình hình quản lý ngày công lao động ảnh hưởng đến năng suất lao động. 1.2.3. Phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố về lao động đến giá trị sản xuất Sau khi đánh giá sự biến động về năng suất lao động, cần đi sâu xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố về lao động đến các giá trị sản xuất với các chỉ tiêu sau: 10
  24. Phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố về lao động đến giá trị sản xuất là xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: số lượng công nhân, số ngày làm việc bình quân, số giờ làm việc bình quân 1 ngày và năng suất lao động giờ đến giá trị sản xuất. Phương pháp phân tích: Áp dụng phương pháp chênh lệch hoặc phương pháp thay thế liên hoàn, cụ thể: Mức độ ảnh hưởng của số lượng công nhân: Mức độ ảnh hưởng của số ngày làm việc bình quân trong năm: Mức độ ảnh hưởng của số giờ làm việc bình quân ngày: Mức độ ảnh hưởng của năng suất lao động giờ: 11
  25. 1.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN 1.3.1. Ý nghĩa, nhiệm vụ Lợi nhuận là biểu hiện bằng tiền của sản phẩm thặng dư do kết quả lao động của công nhân mang lại. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất như lao động, vật tư, tài sản cố định. Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng toàn bộ nền kinh tế quốc dân và doanh nghiệp. Bởi vì lợi nhuận là nguồn hình thành nên thu nhập của ngân sách Nhà nước, thông qua việc đánh thuế thu nhập doanh nghiệp, trên cơ sở đó giúp Nhà nước phát triển nền kinh tế xã hội. Một bộ phận khác của lợi nhuận được để lại doanh nghiệp để thành lập các quỹ, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Lợi nhuận là một đòn bẩy kinh tế quan trọng, có tác dụng khuyến khích người lao đong và các doanh nghiệp ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, trên cơ sở của chính sách phân phối đúng đắn. Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế đặc biệt quan trọng, vì vậy phân tích tình hình lợi nhuận có nghĩa là một nội dung trọng tâm của phân tích hoạt động kinh doanh, chỉ có phân tích tình hình lợi nhuận mới đề ra các biện pháp nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận, thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Với ý nghĩa quan trọng như trên, nhiệm vụ của phân tích tình hình lợi nhuận bao gồm: Đánh giá tình hình lợi nhuận của từng bộ phận và toàn doanh nghiệp. Đánh giá những nguyên nhân xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động về lợi nhuận. Đề ra các biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận. 12
  26. 1.3.2. Phân tích tình hình lợi nhuận của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.3.2.1. Phân tích chung tình hình lợi nhuận Phân tích chung tình hình lợi nhuận là đánh giá sự biến động lợi nhuận của toàn doanh nghiệp, của từng bộ phận lợi nhuận nhằm thấy khái quát tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp. Phân tích chung là xem xét đánh giá sự biến động lợi nhuận của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ giữa thực tế với kế hoạch và thực tế năm trước, nhằm thấy khái quát tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận của bộ phận này. Phương pháp phân tích: áp dụng phương pháp so sánh. 1.3.2.2. Các bộ phân cấu thành lợi nhuận Do đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phong phú và đa dạng, nên lợi nhuận được hình thành từ nhiều bộ phận. Hiểu rõ nội dung, đặc điểm của từng bộ phận tạo cơ sở để thực hiện tốt công tác phân tích lợi nhuận. Nếu xát theo nguồn hình thành, lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận sau: a) Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh * Lợi nhuận về hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ Lợi nhuận về hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi giá thành toàn bộ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ. Trong đó: Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sau khi trừ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt. Giá thành toàn bộ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ bao gồm: giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ; chi phí bán hàng; chi phí quản lý. Qua phân tích trên, lợi nhuận về hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp được xác định bằng công thức sau: LN= DT – GVHB – CPBH – CPQLDN * Lợi nhuận về hoạt động tài chính Lợi nhuận về hoạt động tài chính là bộ phận lợi nhuận thu từ hoạt động góp vốn liên doanh, hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán dài hạn, ngắn hạn, hoạt 13
  27. động cho thuê tài sản, Lợi nhuận bộ phận này được xác định bằng khoản chênh lệch giữa thu nhập và chi phí của các hoạt động tài chính. b) Lợi nhuận hoạt động khác Lợi nhuận hoạt động khác là chênh lệch giữa khoản thu và khoản chi về hoạt động khác của doanh nghiệp: Khoản thu về hoạt động khác bao gồm: thu nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, thu về nợ khó đòi, về các khoản nợ phải trả không xác định chủ, Khoản chi về hoạt động khác bao gồm: chi về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, chi về tiền phạt do vi phạm hợp đồng, 1.3.2.3. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình lợi nhuận là xác định mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng, khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá thành sản xuất, giá bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý đến lợi nhuận. Phương pháp phân tích: vận dụng bản chất của phương pháp thay thế liên hoàn. Để vận dụng phương pháp này cần xác định rõ nhân tố số lượng và nhân tố chất lượng để có trình tự thay thế hợp lý. Sau đó ta cần tính toán mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Muốn vậy cần nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố với chỉ tiêu phân tích trong phương trình sau : n n L = ∑Qi Pi − ( ∑Qi Pi + Z BH +Z QL) i=1i = 1 Trong đó: L: lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh Qi: khối lượng sản phẩm hàng hóa loại i Pi: giá bán hàng hóa loại i Zi: giá vốn hàng hóa loại i ZBH : chi phí bán hàng đơn vị sản phẩm hàng hóa loại i ZQL : chi phí quản lý doanh nghiệp đơn vị sản phẩm hàng hóa loại i Dựa vào phương trình trên, các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích vừa có mối quan hệ tổng và tích, ta xét riêng từng nhóm nhân tố có mối quan hệ tích số: * Nhóm Q iZi: nhân tố Q i là nhân tố số lượng, nhân tố Z i là nhân tố chất lượng. * Nhóm QiPi: nhân tố Qi là nhân tố số lượng, nhân tố Pi là nhân tố chất lượng. 14
  28. Xét mối quan hệ giữa các nhóm nhân tố QiPi, QiZi, ZBH , ZQL : Một vấn đề đặt ra là khi xem xét mối quan hệ giữa các nhóm QiPi, QiZi, ZBH , ZQL là giữa các nhân tố Zi Pi, ZQL , ZBH nhân tố nào là nhân tố số lượng và chất lượng. Trong phạm vi nghiên cứu này việc phân chia trên là không cần thiết, bởi vì trong các nhân tố đó nhân tố nào thay thế trước hoặc sau thì kết quả mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận không thay đổi. Xác định đối tượng phân tích: L = L 1 – L0 Trong đó: L1: lợi nhuận năm nay (kỳ phân tích). L0: lợi nhuận năm trước (kỳ gốc). 1: kỳ phân tích 0: kỳ gốc Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận a) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng: LQ = (T – 1)L0gộp Ta có, T là tỷ lệ hoàn thành tiêu thụ sản phẩm tiêu thụ ở năm gốc n ∑Q1i P1i = i=1 T n x100% ∑Q0i P0i i=1 L0gộp là lãi gộp kỳ gốc n L0gộp = ∑(Q0i P0i − Q01Z0i ) i=1 Trong đó: Q0i . P 0i , Z 0i lần lượt là sản lượng, giá bán đơn vị, giá vốn đơn vị kỳ gốc. b) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu mặt hàng: Lc = L k2 – Lk1 Trong đó: n Q1P0 Lk1 = x∑Q0i P0i − Q0i Z0i ) − (Z0BH +Z0QL ) Q0 Z0 i=1 n n Lk 2 = ∑Q1i P1i − ( ∑Q1i Z0i + Z0BH +Z0QL ) i=1 i =1 15
  29. c) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá vốn hàng bán: n n LZ = −(∑Q1i Z1i − ∑Q1i Z0i ) i=1i = 1 d) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố chi phí bán hàng: LZBH = (Z 1BH – Z0BH ) e) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp: LZQL = (Z 1QL – Z0QL ) f) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá bán: n LP = ∑Q1i (P1i − P0i ) i=1 Tổng hợp sự ảnh hưởng của tất cả các loại nhân tố đến chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp: ∆L = L Q + LC + L Z + L ZBH + L ZQL + L P 1.4. PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ SỐ TÀI CHÍNH 1.4.1. Phân tích các hệ số thanh toán 1.4.1.1. Hệ số thanh toán ngắn hạn Hệ số thanh toán ngắn hạn cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn để đảm bảo cho một đồng nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán ngắn hạn càng cao thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng được tin tưởng và ngược lại. Hệ số thanh toán ngắn hạn thông thường được chấp nhận xấp xỉ là 2. Khi đánh giá khả năng thanh toán qua hệ số thanh toán ngắn trong từng thời kỳ cần phải chú ý đến những vấn đề sau: Tính kinh tế của các mục tài sản ngắn hạn như đầu tư tài chính ngắn hạn, nợ phải thu, hàng tồn kho, tài sản lưu động khác. Nhân tố này hình thành nên nền tảng kinh tế đảm bảo cho khả năng thanh toán. Tính kinh tế của các mục tài sản ngắn hạn này thấp thì hệ số thanh toán ngắn hạn sẽ không thể hiện được vấn đề gì về khả năng thanh toán của doanh nghiệp và ngược lại. 16
  30. Chu kỳ luân chuyển tài sản lưu động, chu kỳ thanh toán. Nếu kỳ luân chuyển tài sản ngắn hạn nhanh và chu kỳ thanh toán nợ ngắn hạn kéo dài thì khả năng thanh toán doanh nghiệp sẽ tốt hơn và ngược lại. Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuận lợi thì khả năng thanh toán tốt hơn và ngược lại. Tình hình thị trường tài chính, thị trường vốn và thị trường tiền tệ. Nhân tố này góp phần tạo điều kiện thuận lợi về các phương tiện cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Ngoài những yếu tố trên, khi đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp chỉ cần chú ý đến những yếu tố khác như uy tín, việc đảm bảo cam kết, chính sách trả nợ của công ty. 1.4.1.2. Hệ số thanh toán nhanh Hệ số thanh toán nhanh cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán càng cao thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng được tin tưởng và ngược lại. Thông thường, hệ số thanh toán nhanh chấp nhận xấp xỉ là 1. Khi đánh giá khả năng thanh toán qua hệ số thanh toán nhanh cần phải chú ý những vấn đề sau: Tính kinh tế của các mục tương đương tiền. Tính kinh tế của các mục tương đương tiền sẽ có phạm vi khác nhau ở những quốc gia có nền kinh tế, tài chính khác nhau. Tính kinh tế của các mục tương đương tiền càng thấp thì khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp khó thực hiện và ngược lại. Chu kỳ thanh toán nợ, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình thị trường tài chính tiền tệ và cả những yếu tố khác như uy tín, cam kết, chính sách thanh toán nợ. 1.4.2. Phân tích các chỉ tiêu sinh lời 1.4.2.1. Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 17
  31. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có thể tính cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc có thể tính cho toàn bộ hoạt động tại doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết với một đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó chỉ ra mối quan hệ giữa doanh thu với lợi nhuận. Đây là 2 yếu tố liên quan rất mật thiết, doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí doanh nghiệp trên thương trường và lợi nhuận lại thể hiện chất lượng, hiệu quả cuối cùng của doanh nghiệp. Như vậy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là chỉ tiêu thể hiện vai trò và hiệu quả của doanh nghiệp. Tổng mức doanh thu, tổng mức lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu càng lớn thì vai trò, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng tốt hơn. 1.4.2.4. Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tài sản Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cho biết một đồng tài sản doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản chung toàn doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản càng cao thì trình độ sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Thông thường, ngoại trừ những chiến lược kinh doanh đặc biệt thì tỷ suất lợi nhuận trên tài sản được xem là hợp lý khi ít nhất phải lớn hơn hoặc bằng lãi suất vay vốn bình quân trên thị trường trong kỳ. Ngoài ra, tuỳ thuộc góc độ và mục đích của người phân tích có thể sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận trước hay sau thuế thu nhập doanh nghiệp. 1.4.2.5. Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết một đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, thể hiện những cam kết về hiệu quả doanh nghiệp với các chủ sở hữu vốn. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu càng cao thì trình độ sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh ngiệp càng cao và ngược lại. Thông thường, ngoại trừ những chiến lược kinh doanh đặc biệt thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu được xem là hợp lý khi ít nhất phải lớn hơn hoặc 18
  32. bằng lãi suất cho vay vốn dài hạn trên thị trường trong kỳ hoặc đạt được tiêu chuẩn mong muốn của chủ sở hữu vốn. Ngoài ra, tuỳ thuộc góc độ và mục đích của người phân tích có thể sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận trước hay sau thuế thu nhập doanh nghiệp. 19
  33. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY LIÊN DOANH MAY HỒNG VIỆT – TRÀ VINH 2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY LIÊN DOANH MAY HỒNG VIỆT – TRÀ VINH 2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh 2.1.1.1. Lịch sử hình thành Tên giao dịch: CÔNG TY LIÊN DOANH MAY HỒNG VIỆT TRÀ VINH. Tên tiếng anh: Tra Vinh – Delta Starmark Company. Trụ sở giao dịch: Khóm 5, Thị trấn Châu Thành, Huyện Châu Thành, Tỉnh Trà Vinh. ĐT: 0746 266054 – 3872554 – 3872635. FAX: 0743 872251. Mã số thuế: 2100267427. Ngân hàng giao dịch chính của Công ty: tại Ngân hàng Công Thương Trà Vinh. 10.201.0000319935 (VND) 10.202.0000037285 (USD). Email: pkthvtv@gmail.com Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất hàng gia công, hàng may mặc xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Sản phẩm chủ lực: Quần Kaki, vest trẻ em, áo đầm trẻ em. Năng lực thiết bị: 450 máy móc các loại. Năng lực sản xuất: Sản xuất theo đơn đặt hàng, bình quân 1.100.000 sản phẩm/ năm. Thị trường chính: Mỹ, Mêhico, Hàn quốc, Canada. Trà Vinh là một trong các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long mới tái lập vào tháng 5 năm 1992, và được chia cắt từ tỉnh Cửu Long thành 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Nằm ở tọa độ 9 031 đến 10 064 vĩ độ Bắc, 105 0106 0 Kinh Đông, phía Đông Nam giáp với biển Đông, phía Tây Bắc Giáp với tỉnh Vĩnh Long, phía Đông giáp với tỉnh Bến Tre, phía Tây giáp với tỉnh Sóc Trăng, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu. Bao gồm 7 Huyện, 1 Thành phố, 9 Phường và 7 Thị trấn, dân số khá đông khoảng hơn 1 triệu người, nguồn lao động dồi dào, trình độ văn hóa còn hạn chế. Có thể nói Trà Vinh là một tỉnh có khí hậu ổn định, thời tiết mưa thuận gió hòa, 20
  34. đất đai màu mỡ nên chủ yếu người dân Trà Vinh sống phụ thuộc vào ruộng đồng. Chính vì thế mà UBND tỉnh Trà Vinh phối hợp với Công ty thương mại Trà Vinh, Công ty May Hòa Bình để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của tỉnh nhà, nhằm tạo việc làm và thu nhập cho người lao động là mục tiêu cơ bản của kế hoạch kinh tế đến năm 2015. Từ đó Công ty được xây dựng thành Công ty may xuất khẩu, nhằm thu hút từ 1000 đến 1200 lao động để sản xuất hàng may mặc xuất khẩu. Tiền thân của Công ty Liên doanh May Hồng Việt Trà Vinh là Công ty trách nhiệm hữu hạn May Trà Vinh được thành lập năm 2000 theo quyết định số 000329/GP/TLDN của UBND tỉnh Trà Vinh ngày 6 tháng 12 năm 1999. Và đến năm 2002 thì Công ty May Trà Vinh liên doanh với Công ty May Hồng Việt Hòa Bình TPHCM thành lập Công ty Liên doanh May Hồng Việt Trà Vinh được cấp giấy đầu tư số 02 ngày 01/10/2002 của UBND Tỉnh Trà Vinh và giấy đăng ký kinh doanh số 054606 do Sở kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 10/12/1999. Đến năm 2010 thì liên doanh với Công ty TNHH May Delta Starmark VN thành lập Công ty Lien doanh May Hồng Việt Trà Vinh được cấp giấy đầu tư số 02/GCND9C/58/1 ngày 07/08/2010 của UBND Tỉnh Trà Vinh. 2.1.1.2. Quá trình phát triển của Công ty Hiện nay Công ty Liên doanh May Hồng Việt Trà Vinh tọa lạc tại khóm 5, Thị trấn Châu Thành, nằm cạnh quốc lộ 54, cách Thị xã Trà vinh khoảng 7 km nên rất thuận tiện và thu hút lao dộng trong và ngoài tỉnh như các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Sóc Trăng. Ngoài ra Công ty còn cách cảng Trà Vinh khoảng 15km, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy, còn đường bộ Công ty cách TP.HCM khoảng 160 km đi qua phà Cổ Chiên và đi qua tỉnh Bến Tre, hiện nay cầu Rạch Miễu đã khánh thành vào năm 2008 và cầu Hàm Luông mới khánh thành vào ngày 24/04/2010 vì thế nên việc vận chuyển hàng hóa trên tuyến đường từ thành phố Trà Vinh đến TP.HCM rất nhanh chóng và dễ dàng. Nói chung, vị trí Công ty thuận tiện cho việc trao đổi hàng hóa và thu hút lao động. Với nhiệm vụ là tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ và lao động dân tộc Khmer, góp phần xóa đói giảm nghèo và giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội địa phương. Bên cạnh đó Công ty Liên doanh May Hồng Việt Trà Vinh còn hoạt động theo vốn điều lệ được ký kết giữa Hồng Kông và Việt Nam. Thời gian hợp tác là 10 năm với tổng số vốn đầu tư là 500,000 USD. Từ khi thành lập 21
  35. đến nay Công ty vẫn được cũng cố và hoàn thiện cải tiến công nghệ sản xuất, trang bị máy móc thiết bị, tăng cường công tác quản lý, sắp xếp lại lao động phù hợp với quy trình sản xuất, quan tâm đến công tác đào tạo và nâng cao tay nghề thu nhập cho người lao động đảm bảo tăng năng suất, chất lượng sản phẩm Kết quả đạt được thể hiện qua thu nhập bình quân hàng tháng tăng dần của người lao động như sau: năm 2008: 1.472.000đ (chưa tính thưởng tháng 13); năm 2009: 1.520.000đ, năm 2010: 1.620.000đ (chưa tính thưởng tháng 13) . Công ty bước vào sản xuất thì có trên 320 lao động có trình độ tay nghề cao, cơ sở vật chất không ngừng đổi mới phù hợp với xu thuế của khoa học kĩ thuật, để nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất ngày một tăng cũng như làm tăng doanh thu. Điều đáng quan tâm là từ sau năm 2008 cho đến nay thì Công ty có nhiều đơn đặt hàng và điều này cho thấy thu nhập của Công ty tăng lên đáng kể. Các danh hiệu đạt được: UBND tỉnh tặng bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong năm 2007, 2008, 2009, 2010. Liên Đoàn Lao Động tỉnh tặng bằng khen về thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh 3 năm liền (2007 2008 2009 2010). Bảo hiểm xã hội Tỉnh Trà Vinh tặng bằng khen hoàn thành tốt nhiệm vụ thu chi bảo hiểm năm 2008, 2009, 2010. 2.1.2. Chức năng và lĩnh vực hoạt động của Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh 2.1.2.1. Chức năng Công ty Liên doanh May Hồng Việt Trà Vinh kinh doanh chính là hàng may mặc với hình thức xuất khẩu và cung cấp chủ yếu cho nước ngoài. Đến nay Công ty đã đưa vào sản xuất 10 chuyền may và mở thêm 2 cơ sở dạy nghề tại Công ty nhằm đào tạo đội ngũ công nhân giỏi có tay nghề cao để phục vụ cho Công ty. Bên cạnh đó Công ty cũng tạo được mối quan hệ giao dịch tốt nhằm tạo điều kiện thu hút nhiều khách hàng, liên kết với các Công ty trong và ngoài nước. Hiện nay Công ty kinh doanh các mặt hàng ngày càng đa dạng về chủng loại và số lượng, chất lượng theo tiêu chuẩn. Vì thế sản phẩm của Công ty được tiêu thụ 22
  36. ở nội địa và nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Hàn quốc, Canada Phương thức thanh toán của Công ty hầu hết bằng tiền mặt và chuyển khoản. 2.1.2.2. Lĩnh vực hoạt động Được sự thống nhất của Hội Đồng Quản Trị cùng với các cổ đông Công ty chỉ nhận gia công hàng và hoàn thành sản phẩm đưa vào xuất khẩu trong và ngoài nước. 2.1.3. Tổ chức quản lý sản xuất – kinh doanh của Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh 2.1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý Để đáp ứng nhu cầu và nhiệm vụ kinh doanh của Công ty vừa có chức năng độc lập vừa sản xuất. Vì thế mà Công ty đã xây dựng một bộ máy tổ chức quản lý gọn nhẹ để trực tiếp sản xuất và phát huy được chức năng Công ty theo quy định của pháp luật nhà nước. Công ty chỉ mới hoạt động được 8 năm nhưng có các khâu tổ chức chặt chẽ và rất khoa học. 23
  37. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC P. GIÁM ĐỐC PHÒNG PHÒNG PHÒNG HCTC KTTV KHSXKDXNK KT TCLĐ HC KH CẮT TỔ LƯƠNG QUẢN TRỊ KCS XƯỞNG 1 XƯỞNG 2 CHUYỀN HOÀN THÀNH Hình 2.1: Sơ đồ bố trí sản xuất của Công ty Liên doanh May Hồng Việt –Trà Vinh 24
  38. 2.1.3.2. Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh Công ty Liên doanh May Hồng Việt Trà Vinh có cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ, có khoa học và quy mô lớn. Giải thích quy trình công nghệ: Nguyên liệu chuyển từ Công ty May Hòa Bình về là bán thành phẩm phân đều cho các tổ theo dây chuyền sản xuất. Bộ phận ủi, ủi bán thành phẩm trước khi đưa vào sản xuất. Sau khi ủi xong thì chuyển sang khâu dây chuyền may. Tiếp tục may xong thì đưa vào bộ phận KCS để kiểm tra xem hàng đủ tiêu chuẩn hay không. Và sau đó đưa vào bộ phận chuyên dùng để đóng khuy núc. Khi bộ phận chuyên dùng hoàn thành chuyển sang bộ phận ủi thành phẩm. Và công đoạn cuối cùng sau khi ủi thành phẩm thì chuyển sang bộ phận KCS kiểm tra chất lượng sản phẩm đúng tiêu chuẩn thì được đóng bao bì xuất khẩu. 25
  39. KHU THÀNH PHẨM KHU VỰC ỦI THÀNH PHẨM CƠ ĐIỆN CỬA XƯỞNG BÀN KCS KHU ĐỂ BÀN ỦI CHUYÊN DÙNG XUẤT HÀNG KHU VỰC CHẤT HÀNG BÀN KCS BÀN KCS BÀN KCS BÀN KCS BÀN KCS TỔ 1 TỔ 2 TỔ 3 TỔ 4 TỔ 5 CỬA XƯỞNG XẾP THEO CHUYỀN NƯỚC CHẢY ỦI ỦI ỦI ỦI ỦI BTP BTP BTP BTP BTP CỬA XƯỞNG BÁN TP BÁN TP BÁN TP BÁN TP BÁN TP Hình 2.2: Mô hình sản xuất của Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh 26
  40. 2.1.4. Tổ chức công tác kế toán của Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh Đây là một Công ty có hình thức hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các phương án kinh tế có hiệu quả đảm bảo đúng chế độ tài chính kế toán, thực hiện việc kinh doanh có lợi nhuận nhắm giúp Công ty ngày càng phát triển. 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán Trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện công tác kế toán và tài chính của Công ty, phân công trách nhiệm cho từng thành viên, nhân viên, kế toán tổng hợp, kho và thủ quỹ. Đảm bảo đúng chế độ kế toán, tài chính theo quy định của nhà nước, tham mưu cho giám đốc về các hoạt động kinh tế, và làm quyết toán quý, năm đúng thời hạn, phân tích tình hình hoạt động kinh tế từng tháng có số liệu cần thiết để giám đốc điều hành mọi hoạt động của Công ty. Chủ động tìm nguồn vốn cần thiết cho Công ty Đảm bảo thanh toán lương đúng thời hạn cho công nhân. Báo cáo quỹ thu chi cho Giám đốc hàng ngày Theo dõi công nợ và thanh toán công nợ. Quản lý tiền mặt thu, chi đúng ngân khố. Lập báo cáo thuế định kỳ, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo tháng, quý, năm. 27
  41. THỦ QUỸ CỬA VÀO KẾ TOÁN VIÊN MÁY TÍNH KẾ TOÁN VIÊN KẾ TOÁN TRƯỞNG MÁY TÍNH KẾ TOÁN TRƯỞNG TỦ HỒ SƠ TỦ HỒ SƠ TỦ HỒ SƠ TỦ SẮT Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh 28
  42. 2.1.4.2. Chế độ kế toán Hiện nay, Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh hạch toán chi phí theo phương pháp kê khai thường xuyên. Mở sổ kế toán theo hình thức Nhật ký Sổ cái. Niên độ kế toán được tính từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm. Trình tự ghi sổ được thể hiện qua sơ đồ sau: CHỨNG TỪ GỐC SỔ QUỸ BẢNG TỔNG HỢP SỔ CHI TIẾT CHỨNG TỪ GỐC SỔ NHẬT KÝ SỔ CÁI BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi hàng ngày (định kỳ) Ghi vào cuối tháng (định kỳ) Đối chiếu, kiểm tra Hình 2.4: Sơ đồ trình tự ghi sổ Nhật ký Sổ cái tại Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh Ngoài ra, Công ty sử dụng các chính sách kế toán như sau: Phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Phương pháp tính thuế là theo phương pháp khấu trừ. Phương pháp hàng tồn kho là FiFo. 29
  43. 2.1.5. Chiến lược và phương hướng phát triển của Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh Về kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2011, Công ty Liên doanh May Hồng Việt Trà Vinh phải phấn đấu đạt tổng doanh thu 10 tỉ 800 triệu đồng, nâng thu nhập bình quân 1,5 triệu đến 1,6 triệu đồng/người/tháng, phấn đấu đạt 1,8 triệu đồng/người/tháng, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi. Với mục tiêu đặc ra Công ty sẽ luôn phấn đấu để ngày càng phát triển bền vững. Công ty luôn luôn mong muốn mang đến cho mọi người một phong cách, một trang phục mới thể hiện cuộc sống hàng ngày với chất lượng cao và phù hợp với tất cả mọi lứa tuổi. Công ty đang triển khai mở rộng dự án sản xuất tuyển dụng thêm lao động cung ứng các bộ phận sản xuất và thành lập thêm chuyền may mới, theo kế hoạch năm 2010, Công ty phấn đấu thành lập thêm 02 chuyền may, giải quyết việc làm trên 350 lao động. Củng cố, mở rộng thị trường truyền thống, tìm kiếm thị trường mới. Cải tiến hiện đại hóa trang thiết bị. Nâng cao trình độ tay nghề công nhân. 2.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY LIÊN DOANH MAY HỒNG VIỆT – TRÀ VINH QUA 3 NĂM 2008, 2009 VÀ 2010 2.2.1. Phân tích tình hình gia công của Công ty từ năm 2008 đến 2010 2.2.1.1. Phân tích năng suất gia công của công nhân Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh là công ty chuyên gia công hàng may mặc theo đơn đặt hàng. Do đó, năng lực sản xuất của công nhân là rất quan trọng. Nó quyết định việc công ty có hoàn thành theo đúng quy định trong hợp đồng hay không. Từ tài liệu thu thập được từ Công ty sau khi tổng hợp được bảng số liệu như sau (giá trị sản xuất bằng giá vốn hàng bán): 30
  44. Bảng 2.1: BẢNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÔNG NHÂN CÔNG TY LIÊN DOANH MAY HỒNG VIỆT TRÀ VINH QUA 3 NĂM 2008 2010 CHÊNH L ỆCH Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009 Mức % Mức % 1. Giá trị sản xuất (Đồng) 9.247.528.583 8.068.786.809 9.557.764.225 1.178.741.774 12.747 1,488,977,416 18.454 2. Số công nhân bình quân 419 342 320 7 18.377 22 6.433 3. NSLĐ bình quân năm của 22.070.473,945 23.592.943,886 29.868.013,203 1.522.469,941 6.898 6,275,069.317 26.597 công nhân (Đồng) 4. Tổng số ngày làm việc của 119.834 95.760 92.800 24.074 20.089 2,960 3.091 công nhân 5. Số ngày làm việc bình quân 286 280 290 6 2.098 10 3.571 của 1 công nhân 6. NSLĐ bình quân lao động 77.169,489 84.260,514 102.993,149 7.091,025 9.189 18,732.635 22.232 ngày c ủa công nhân (Đồng) 7. Tổng số giờ công 1.000.613,900 840.772,800 830.560 159.841,100 15.974 10,212.800 1.215 8. Số giờ làm việc bình quân 8,350 8,780 8,950 0,430 5.150 0.170 1.936 ngày của công nhân 9. Năng suất lao động giờ 9.241,855 9.596,869 11.507,614 355,014 3.841 1,910.745 19.910 (Đ ồng) (Nguồn: Phòng Kế Toán Tài Vụ,2008 – 2010, Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh) 31
  45. Từ bảng 2.1 cho thấy rằng giá trị sản xuất của Công ty có xu hướng tăng nhưng không đều. Cụ thể, giá trị sản xuất năm 2009 là 8.068.786.809 đồng so với năm 2008 là 9.247.528.583 đồng giảm một lượng 1.178.741.774 đồng tương đương giảm 12,747% và năm 2010 là 9.557.764.225 đồng tăng 1.488.977.416 đồng tương đương tăng 18,454% so với năm 2009. Sở dĩ như vậy là do năng suất lao động của công nhân trong Công ty có sự thay đổi qua các năm. a) Xét năm 2009 so với năm 2008: * Xét năng suất lao động giờ : Năng suất lao động giờ bình quân năm 2009 là 9.596,869 đồng tăng 355,014 đồng tăng 3,841 % so với năm 2008 chỉ ở mức 9.241,855 đồng. Đây là biểu hiện tích cực, nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình này là do Công ty thực hiện chính sách nâng cao tay nghề cho công nhân lao động nên khả năng gia công của công nhân tăng lên. * Xét năng suất lao động ngày : Năng suất lao động ngày bình quân năm 2009 là 84.260,514 đồng so với năm 2008 ở mức 77.169,489 đồng thì tăng 7.091,025 đồng tương đương 9,189%. Đây là một biểu hiện tốt đối với Công ty. Ta thấy rằng, tốc độ tăng năng suất lao động ngày lớn hơn năng suất lao động giờ, điều này chứng tỏ rằng Công ty đã quản lý và sử dụng tốt thời gian làm việc trong ngày của công nhân. Cụ thể, số giờ làm việc bình quân tăng lên 0,43 giờ tương đương tăng 5,15%. * Xét năng suất lao động năm : Năng suất lao động năm bình quân của năm 2008 là 22.070.473,945 đồng và sang năm 2009 là 23.592.943,886 đồng tăng 1.522.469,941 đồng tương đương tăng 6,898%. Từ con số này ta nhận thấy rằng năng lực sản xuất của Công ty có chiều hướng tốt. Tuy nhiên, tốc độ tăng năng suất lao động năm lại nhỏ hơn năng suất lao động ngày, điều này nói lên rằng Công ty chưa quản lý và sử dụng tốt thời gian làm việc trong năm của công nhân. Cụ thể, số ngày làm việc bình quân giảm 6 ngày tương đương là 2,098%. b) Xét năm 2010 so với 2009: * Xét năng suất lao động giờ : Năng suất lao động giờ bình quân năm 2010 là 11.507,614 đồng tăng 1.910,745 đồng, tăng 19,91% so với năm 2009 chỉ ở mức 9.596,869 đồng. Đây là biểu hiện khả quan. Trong năm 2010, Công ty cải thiện trình độ quản lý, tổ chức sản xuất và bố trí lại 32
  46. nơi làm việc một cách thích hợp. Thêm vào đó, Công ty cũng sử dụng các đòn bẩy kích thích lao động như: phụ cấp cho công nhân tăng ca, cung cấp bữa ăn giữa ca cho công nhân nên năng suất lao động của công nhân đươc nâng lên. * Xét năng suất lao động ngày : Năng suất lao động ngày bình quân năm 2010 là 102.993,194 đồng so với năm 2009 thì tăng 18.732,635 đồng tương đương 22,232%. Điều này là một vấn đề tích cực đối với Công ty. Thêm vào đó, tốc độ tăng năng suất lao động ngày lớn hơn năng suất lao động giờ. Vì vậy, ta thấy rằng việc quản lý và sử dụng thời gian làm việc trong ngày của Công ty đối với công nhân rất tốt. Cụ thể, số giờ làm việc bình quân tăng lên 0,17 giờ tương đương tăng 1,936%. * Xét năng suất lao động năm : Năng suất lao động năm bình quân của năm 2010 là 29.868.013,203 đồng tăng 6.275.069,317 đồng tương ứng 26,597% so với 2009 là 23.592.943,886 đồng. Điều này thấy rằng đây là biểu hiện tốt. Thêm vào đó, tốc độ tăng năng suất lao động năm lớn hơn năng suất lao động ngày, điều này nói lên rằng việc Công ty quản lý và sử dụng thời gian làm việc trong năm đã có hiệu quả. Cụ thể, số ngày làm việc bình quân tăng 10 ngày tương đương 3,571%. 2.2.1.2. Phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố về lao động đến giá trị sản xuất Các nhân tố về mặt lao động ảnh hưởng đến giá trị sản xuất là: Số lượng công nhân, số ngày làm việc bình quân, số giờ làm việc bình quân một ngày và năng suất lao động giờ. Phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố về lao động đến giá trị sản xuất là xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên đến giá trị sản xuất. a) Xét năm 2009 so với 2008: Từ bảng 2.1 ta thấy rằng giá trị sản xuất của Công ty năm 2009 là 8.068.786.809 đồng so với năm 2008 là 9.247.528.583 đồng giảm một lượng 1.178.741.774 đồng tương đương giảm 12,747% Để biết rõ vì sao có sự chênh lệch này ta cần đi sâu xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố về lao động đến các giá trị sản xuất với các chỉ tiêu sau: 33
  47. Gọi: a 1, a 0 lần lượt là số công nhân năm 2009, 2008 b1, b 0 là số ngày làm việc bình quân năm 2009, 2008 c1, c 0 là số giờ làm việc bình quân ngày năm 2009, 2008 d1,d 0 là năng suất lao động giờ năm 2009, 2008 G là giá trị sản xuất; G 1, G 0 là giá trị sản xuất năm 2009, 2008 Ta có đối tượng phân tích là: ∆G = G 1 G0 = 8.068.786.809 – 9.247.528.582 = (1.178.741.774) Mức biến động này chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố: * Mức độ ảnh hưởng của số lượng công nhân: Áp dụng phương pháp chênh lệch, ta được: ∆G a = (a 1 a0)b 0c0d0 = (342 419) x 286 x 8,350 x 9.241,855 = (1.699.426.493,773) Vậy do số lượng công nhân năm 2009 có sự thay đổi nên làm cho giá trị sản xuất giảm 1.699.426.493,773 đồng. * Mức độ ảnh hưởng của số ngày làm việc bình quân: ∆G b = a1(b 1 b0)c 0d0 = 342 x (280 286) x 8.350 x 9.241,855 = (158.351.792,082) Vì số ngày làm việc bình quân của công nhân giảm trong năm 2009 nên làm cho giá trị sản xuất cũng bị giảm theo một lượng là 158.351.792,082 đồng. * Mức độ ảnh hưởng của số giờ làm việc bình quân ngày: ∆G c = a1b1(c 1 c0)d 0 = 342 x 280 x (8.780 – 8.350) x 9.241,855 = 380.550.015,302 Do số giờ làm việc bình quân ngày của công nhân trong năm 2009 tăng nên làm cho giá trị sản xuất cũng tăng theo là 380.550.015,302 đồng. * Mức độ ảnh hưởng của năng suất lao động giờ: ∆G d = a1b1c1(d 1 d0) = 342 x 280 x 8.780 x (9.596.869 – 9.241,855) = 298.486.496,553 Vậy do năng suất lao động giờ của công nhân trong năm 2009 tăng nên làm cho giá trị sản xuất của Công ty tăng 298.486.496,553 đồng. * Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất: Các nhân tố làm giảm giá trị sản xuất: + Số công nhân (1.699.426.493,773) Đồng 34
  48. + Số ngày làm việc bình quân (158.351.792,082) Đồng Các nhân tố làm tăng giá trị sản xuất: + Số giờ làm việc bình quân ngày 380.550.015,302 Đồng + Năng suất lao động giờ 298.486.496,553 Đồng Tổng hợp các nhân tố (1.178.741.774) Đồng => ∆G = ∆G a + ∆G b + ∆G c + ∆G d = (1.178.741.774) Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất ta thấy rằng giá trị sản xuất của Công ty giảm 1.178.741.774 đồng do ảnh hưởng của cả 4 nhân tố. Năm 2009 so với năm 2008 thì số lượng công nhân sản xuất giảm đi 77 công nhân, số ngày làm việc bình quân cũng giảm đi 6 ngày. Nhìn chung thì điều này cho thấy rằng, việc quản lý cũng như sử dụng thời gian làm việc trong năm của công nhân đối với Công ty thực sự chưa khả quan. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của số giờ làm việc bình quân ngày và năng suất lao động giờ đến giá trị sản xuất của Công ty có hướng tích cực nên giá trị sản xuất năm 2009 bị giảm không nhiều so với năm 2008. Cụ thể, số giờ làm việc bình quân ngày năm 2009 tăng 0,430 giờ/ngày và năng suất lao động giờ tăng 335,014 đồng. Điều này chứng tỏ rằng, Công ty luôn chủ động trong việc nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho công nhân cũng như sử dụng thời gian làm việc trong ngày tương đối tốt. b) Xét năm 2010 so với năm 2009: Tương tự như trên, ta xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố về lao động đến các giá trị sản xuất với các chỉ tiêu sau: Gọi: a1, a 0 lần lượt là số công nhân năm 2010, 2009 b1, b 0 là số ngày làm việc bình quân năm 2010, 2009 c1, c 0 là số giờ làm việc bình quân ngày năm 2010, 2009 d1,d 0 là năng suất lao động giờ năm 2010, 2009 G là giá trị sản xuất; G 1, G 0 là giá trị sản xuất năm 2010, 2009 Ta có đối tượng phân tích là: ∆G = G 1 G0 = 9.557.764.225 8.068.786.809 = 1.488.977.416 35
  49. Vậy giá trị sản xuất năm 2010 đã tăng một lượng 1.488.977.416 đồng tương ứng 18,454% so với năm 2009. Mức biến động này chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố: * Mức độ ảnh hưởng của số lượng công nhân: ∆G a = (a 1 a0)b 0c0d0 = (320 342) x 280 x 8.780 x 9.596,869 = (519.044.765,491) Vì số lượng công nhân năm 2010 đã giảm so với 2009 nên làm cho giá trị sản xuất giảm 519.044.765,491 đồng. * Mức độ ảnh hưởng của số ngày làm việc bình quân: ∆G b= a1(b 1 b0)c 0d0 = 320 x (290 280) x 8.780 x 9.596,869 = 269.633.644,411 Do số ngày làm việc bình quân của công nhân trong năm 2010 tăng nên làm cho giá trị sản xuất cũng tăng theo một lượng là 269.633.644,411 đồng. * Mức độ ảnh hưởng của số giờ làm việc bình quân ngày: ∆G c = a1b1(c 1 c0)d 0 = 320 x 290 x (8.950 – 8.780) x 9.596,869 = 151.400.212,636 Vậy năm 2010 số giờ làm việc bình quân ngày của công nhân tăng nên làm cho giá trị sản xuất cũng tăng theo là 151.400.212,636 đồng. * Mức độ ảnh hưởng của năng suất lao động giờ: ∆G d = a1b1c1(d 1 d0) = 320 x 290 x 8.950 x (11.507,614 – 9.596,869) = 1.586.988.324,444 Vậy do năng suất lao động giờ của công nhân trong năm 2010 tăng nên làm cho giá trị sản xuất của Công ty tăng 1.586.988.324,444 đồng. * Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất: Các nhân tố làm giảm giá trị sản xuất: + Số công nhân (519.044.765,491) Đồng Các nhân tố làm tăng giá trị sản xuất: + Số ngày làm việc bình quân 269.633.644,411 Đồng + Số giờ làm việc bình quân ngày 151.400.212,636 Đồng + Năng suất lao động giờ 1.586.988.324,444 Đồng Tổng hợp các nhân tố 1.488.977.416 Đồng => ∆G = ∆G a + ∆G b + ∆G c + ∆G d = 1.488.977.416 36
  50. Từ kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất trên, ta thấy rằng giá trị sản xuất của Công ty tăng 1.488.977.416 đồng do ảnh hưởng của cả 4 nhân tố. Năm 2010 so với năm 2009 thì số lượng công nhân sản xuất giảm đi 22 công nhân. Tuy nhiên, vấn đề này cũng không ảnh hưởng nhiều đến tổng giá trị sản xuất của Công ty. Điều này chứng tỏ rằng tay nghề thành thạo công việc của công nhân trong Công ty đã được nâng cao. Bên cạnh đó, sự ảnh hưởng của số ngày làm việc bình quân năm, số giờ làm việc bình quân ngày và năng suất lao động giờ đến giá trị sản xuất của Công ty có hướng tích cực nên giá trị sản xuất năm 2010 tăng tương đối so với năm 2009. Cụ thể, số ngày làm việc bình quân năm 2010 tăng 10 ngày, số giờ làm việc bình quân ngày tăng 0,17 giờ/ngày và năng suất lao động giờ tăng 1.910.745 đồng. Điều này chứng tỏ rằng, Công ty đã quản lý tốt và tương đối toàn diện về yếu tố lao động. 2.2.2. Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty từ năm 2008 đến 2010 2.2.2.1. Phân tích chung tình hình lợi nhuận giai đoạn 2008 – 2010 Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của công ty, là chỉ tiêu chất lượng phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty. Lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác, đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh trong công ty, đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất vào hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy, phân tích lợi nhuận để thấy được khái quát tình hình lợi nhuận, biết được xu hướng biến động của lợi nhuận trong quá trình hoạt động. Từ đó tìm ra được những nguyên nhân ban đầu dẫn đến tình hình biến động đó. Dựa vào các bảng số liệu thu thập từ Công ty Liên doanh May Hồng Việt Trà Vinh sau khi tổng hợp được bảng sau: 37
  51. Bảng 2.2: BẢNG TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY LIÊN DOANH MAY HỒNG VIỆT – TRÀ VINH QUA 3 NĂM 2008 – 2010 ĐVT: Đồng NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH 2009/2008 2010/2009 CHỈ TIÊU Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ lệ Tỷ lệ Mức trọng Mức trọng Mức trọng Mức Mức (%) (%) (%) (%) (%) Lợi nhuận thuần 869.286.975 82,68 835.366.828 87,18 2.186.706.007 94,76 33.920.147 3,90 1.351.339.179 161,77 Lợi nhuận khác 182.096.762 17,32 122.818.187 12,82 121.035.578 5,24 59.278.575 32,55 1.782.609 1,45 Lợi nhuận trước thuế 1.051.383.737 100 958.185.015 100 2.307.741.585 100 93.198.722 8,86 +1.349.556.570 140,85 (Nguồn: Phòng Kế toán Tài vụ, 2008 – 2010, Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh) Hình 2.5: Biểu đồ tình hình lợi nhuận của Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh qua 3 năm 2008 2010 38
  52. Từ hình 2.1, ta thấy tổng quát rằng tình hình lợi nhuận của Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh có chiều hướng tăng nhưng không ổn định. Năm 2009, lợi nhuận trước thuế bị giảm 93.198.722 đồng tương ứng giảm 8,86% so với 2008. Và lợi nhuận trước thuế năm 2010 so với năm 2009 tăng 1.349.556.570 đồng tương đương tăng 140,85%. Dựa vào bảng 2.2 ta thấy rằng lợi nhuận thuần luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty. Tỷ trọng này có xu hướng tăng giảm không đều qua các năm 2008 2010, tỷ trọng qua các năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là 82,68 %, 87,18 %, 94,76 %. Năm 2009 so với năm 2008 tỷ trọng này tăng 4,50 %, tuy trong năm 2009 tỷ trọng lợi nhuận thuần có tăng nhưng vẫn giảm 33.927.147 đồng về số tuyệt đối và 3,90 % về số tương đối. Nguyên nhân là do trong năm 2009 doanh thu bị giảm so với năm 2008. Năm 2010 tỷ trọng lợi nhuận thuần tăng với mức 7,57% so với năm 2009, tương ứng tăng 1.351.339.179 đồng về tuyệt đối và 161,77%. Trong khi đó, lợi nhuận khác chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng lợi nhuận trước thuế. Điều này đã làm tổng lợi nhuận trước thuế của công ty giảm đi một lượng đáng kể. Năm 2009 so với năm 2008 thì lợi nhuận khác giảm với mức 59.278.575 đồng về số tuyệt đối và giảm 32,55% về số tương đối. Sang năm 2010 lợi nhuận khác lại tiếp tục giảm nhẹ, cụ thể so với năm 2009 giảm 1.782.609 đồng về số tuyệt đối và giảm 1,45% về số tương đối. Để biết được cụ thể sự biến động của lợi nhuận trước thuế của công ty ta phân tích lợi nhuận theo bộ phận cấu thành lợi nhuận. a) Phân tích lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh: * Phân tích lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ : Công ty liên doanh may Hồng Việt – Trà Vinh là một Công ty chuyên cung cấp dịch vụ gia công hàng may mặc trong và ngoài nước. Ngoài ra, Công ty không tự sản xuất kinh doanh bất kỳ mặt hàng nào khác. Do đó, lợi nhuận của Công ty chủ yếu là từ doanh thu cung cấp dịch vụ. Sau đây là bảng lợi nhuận hoạt động kinh doanh dịch vụ gia công của Công ty qua 3 năm sau khi tổng hợp: 39
  53. Bảng 2.3: BẢNG TÌNH HÌNH DOANH THU, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY LIÊN DOANH MAY HỒNG VIỆT – TRÀ VINH QUA 3 NĂM 2008 – 2010 ĐVT: Đồng CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 2009/2008 2010/2009 Mức % Mức % Doanh thu 11.529.483.261 10.237.597.075 12.481.676.067 1.291.886.186 11,21 +2.244.078.992 21,92 Chi phí 9.247.528.583 8.068.786.809 9.557.764.225 1.178.741.774 12,75 +1.488.977.416 18,45 Lợi nhuận gộp 2.281.954.678 2.168.810.266 2.923.911.842 113.144.412 4,96 +755.101.576 34,82 (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ, 2008 2010, Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh) Hình 2.6: Biểu đồ hoạt động kinh doanh của Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh qua 3 năm 2008 2010 40
  54. Dựa vào bảng 2.3 và hình 2.2 ta thấy rằng lợi nhuận gộp của Công ty có tăng nhưng không ổn định. Cụ thể là năm 2009 bị giảm so với năm 2008 là 4,96%, và năm 2010 tăng 34,82% so với 2009. Lợi nhuận gộp năm 2009 bị giảm 4,96% tương đương 113.144.412 đồng so với năm 2008. Năm 2009, doanh thu từ việc gia công của Công ty bị giảm 11,21% tương ứng là 1.291.886.186 đồng so với 2008. Nguyên nhân của việc giảm này là do nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu là vì năng lực sản xuất của Công ty có phần thấp hơn và chi phí có phần tăng hơn năm 2008. Thêm vào đó, tình hình mặt hàng may mặc trong năm 2009 có nhiều biến động xấu ảnh hưởng đến giá bán nên doanh thu của Công ty cũng giảm theo. Xét về chi phí, trong năm 2009 thì chi phí có phần giảm hơn so với năm 2008 ở mức 12,75% tương đương giảm 1.178.741.774 đồng. Mặc dù tốc độ chi phí trong năm 2009 giảm nhiều hơn doanh thu nhưng về tuyệt đối thì doanh thu giảm nhiều hơn. Chính vì vậy mà làm cho lợi nhuận gộp của Công ty năm 2009 bị giảm so với 2008. Bước sang năm 2010 thì lợi nhuận gộp của Công ty đã có chuyển biến tốt. Theo bảng 2.3, do doanh thu của Công ty năm 2010 tăng lên đáng kể so với mức tăng của chi phí nên lợi nhuận gộp năm 2010 tăng ở mức 34,82% tương ứng 755.101.576 đồng. Cụ thể, doanh thu năm 2010 là 12.481.676.067 đồng tăng 21,92% tương đương tăng 2.244.078.992 đồng so với năm 2009. Nguyên nhân ảnh hưởng là vì năm 201 Công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng gia công và giá gia công tăng lên so với năm 2009. Trong khi đó, chi phí năm 2010 chỉ tăng với mức 18,45% tương đương tăng 1.488.977.416 đồng. Nhìn chung, lợi nhuận gộp của Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh qua 3 năm có giảm nhẹ nhưng xét tổng thể thì có chiều hướng tăng. Và nguyên nhân chủ yếu là do yếu tố doanh thu tăng giảm, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty cũng biến động. * Phân tích lợi nhuận từ hoạt động tài chính : Hoạt động tài chính của Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh không phải là hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận chính cho Công ty. Tuy nhiên, hoạt động này cũng góp phần cấu thành lợi nhuận chung của Công ty trong quá trình hoạt động. Và sự biến động của nó cũng ảnh hưởng đến tổng lợi nhuận. 41
  55. Sau đây là bảng tình hình lợi nhận từ hoạt động tài chính được tổng hợp từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2008 2010: 42
  56. Bảng 2.4: BẢNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY LIÊN DOANH MAY HỒNG VIỆT – TRÀ VINH QUA 3 NĂM 2008 2010 ĐVT: Đồng CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 2009/2008 2010/2009 Mức % Mức % Doanh thu từ hoạt động tài chính 235.947.641 181.130.849 1.167.859.206 54.816.792 23,23 986.728.357 544,76 Chi phí hoạt động tài chính 178.335.765 27.532.950 12.124.800 150.802.815 84,56 15.408.150 55,96 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 57.611.876 153.597.899 1.155.734.406 95.986.023 166,61 1.002.136.507 652,44 (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ, 2008 – 2010, Công ty Liên doanh May Hồng Việt Trà Vinh) Hình 2.7: Biểu đồ hoạt động tài chính của Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh qua 3 năm 2008 2010 43
  57. Hoạt động tài chính của Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh chủ yếu là thu lãi từ tiền gửi tiết kiệm ngân hàng. Từ hình 2.3 ta thấy rằng, tình hình hoạt động tài chính của Công ty giai đoạn 2008 – 2010 đạt hiệu quả tương tốt, đều tăng qua 3 năm. Đặc biệt năm 2010 có sự tăng mạnh đáng kể. Tuy nhiên, doanh thu hoạt động tài chính của Công ty có chiều hướng tăng nhưng không ổn định trong 3 năm, và tốc độ tăng của doanh thu cao hơn chi phí nên lợi nhuận từ hoạt động tài chính của Công ty vẫn tăng. Qua bảng phân tích 2.4, ta thấy doanh thu từ hoạt động tài chính tăng mạnh vào năm 2010 và chỉ giảm nhẹ trong năm 2009. Năm 2008, doanh thu từ hoạt động này là 235.947.641 đồng, và bước sang năm 2009 chỉ còn 181.130.849 đồng giảm 23,23% tương ứng 54.816.792 đồng. Nguyên nhân là do lãi suất tiết kiệm của ngân hàng năm 2009 giảm. Doanh thu tài chính năm 2010 tăng mạnh so với năm 2009, đạt mức 1.167.859.206 đồng tăng 544,76% tương đương tăng 986.728.357 đồng. Nguyên nhân ảnh hưởng là do các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của Công ty tăng lên cộng thêm mức lãi suất tiết kiệm năm 2010 hấp dẫn nên doanh thu tăng mạnh hơn gấp nhiều lần so với năm 2009. Tuy nhiên, doanh thu tăng thì chi phí cũng tăng và ngược lại. Chi phí hoạt động tài chính năm 2008 là 178.335.765 đồng và năm 2009 là 27.532.950 đồng giảm 150.802.815 đồng tương ứng 84,56%. Ta thấy rằng mặc dù doanh thu và chi phí đều giảm, nhưng tốc độ giảm của doanh thu ít hơn so với chi phí nên lợi nhuận vẫn tăng lên. Cụ thể, năm 2009 chi phí thuê nhà xưởng, chi phí thuê tài sản đều bằng 0 và chi phí lãi vay giảm nhiều so với 2008. Chính vì vậy, lợi nhuận từ hoạt động tài chính của Công ty năm 2009 vẫn tăng ở mức 166,61% tương ứng 95.986.023 đồng so với năm 2008. Sang năm 2010, doanh thu tăng mạnh nhưng chi phí lại tiếp tục giảm một lượng 15.408.150 đồng tương ứng 55,96%. Nguyên nhân của việc chi phí giảm là do năm 2010 chi phí hoạt động tài chính của Công ty đúng bằng phần chi phí chênh lệch tỷ giá. Do đó, lợi nhuận năm 2010 tăng lên vượt bậc ở mức 1.002.136.507 đồng tương đương 652,44% so với năm 2009. Nhìn chung, tình hình hoạt động tài chính của Công ty có chiều hướng tốt. Mặc dù doanh thu có giảm đi nhưng không làm cho lợi nhuận bị giảm so với năm trước. Sở dĩ như vậy là do chi phí tài chính của Công ty bị giảm nhiều hơn so với doanh thu. 44
  58. b) Phân tích lợi nhuận khác của Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh: Lợi nhuận khác là khoản chênh lệch từ thu nhập hoạt động khác với chi phí hoạt động khác. Thu nhập hoạt động khác chủ yếu là thu nhập từ việc nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, thu từ các khoản nợ khó đòi, thu từ vi phạm hợp đồng. Chi phí khác là số tiền chi cho việc nhượng bán, thanh lý tài sản cố định hay vi phạm hợp đồng kinh tế. Sau đây là bảng tình hình lợi nhuận khác của Công ty qua 3 năm 2008 – 2010 được tổng hợp tư bảng số liệu kết quả hoạt động kinh doanh: 45
  59. Bảng 2.5: BẢNG TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN KHÁC CỦA CÔNG TY LIÊN DOANH MAY HỒNG VIỆT –TRÀ VINH QUA 3 NĂM 2008 2010 ĐVT: Đồng CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 2009/2008 2010/2009 Mức % Mức % Doanh thu khác 182.132.890 122.818.187 121.035.578 59.314.703 32,57 1.782.609 1,45 Chi phí khác 36.128 0 0 36.128 100 0 0 Lợi nhuận khác 182.096.762 122.818.187 121.035.578 59.278.575 32,55 1.782.609 1,45 (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ, 2008 – 2010, Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh) Hình 2.8: Biểu đồ lợi nhuận khác của Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh qua 3 năm 2008 2010 46
  60. Từ hình 2.4 ta thấy rằng doanh thu, chi phí và lợi nhuận khác của Công ty có giảm đi. Dựa vào bảng 2.5 ta có doanh thu khác năm 2008 là 182.132.890 đồng và năm 2009 chỉ ở mức 122.818.187 đồng, giảm 32.57% tương ứng 59.314.703 đồng. Sang năm 2010 doanh thu khác lại tiếp tục giảm nhẹ ở mức 1,45% tương đương giảm 1.782.609 đồng tức là đạt ở mức 121.035.578 đồng. Nguyên nhân của việc giảm doanh thu này là do Công ty các khoản nợ khó đòi không thể thu lại được. Tuy nhiên, do chi phí khác của Công ty rất ít, cụ thể năm 2008 chỉ có 36,128 đồng và năm 2009, 2010 là không phát sinh chi phí nên phần lợi nhuận tuy có giảm nhưng không nhiều. Nguyên nhân ảnh hưởng là do Công ty không xảy ra hoạt động thanh lý hay nhượng bán tài sản, Do đó, lợi nhuận khác của Công ty cũng gần tương đương với doanh thu: năm 2008 là 182.096.762 đồng và năm 2009 là 122.818.187 đồng giảm 32,55% tương ứng 59.278.575 đồng, năm 2010 là 121.035.578 đồng giảm 1.782.609 đồng tương đương 1,45%. Nhận xét chung : Tóm lại, nhìn tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty tăng qua 3 năm nhưng tốc độ tăng còn chưa đều. Tuy nhiên, sự đánh giá tình hình lợi nhuận thông qua sự so sánh như thế thì không thể đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, vì kết quả cuối cùng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Chính vì thế, mà chúng ta tiếp tục đi vào phân tích sâu hơn để thấy được nguồn gốc của vấn đề: các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận và mức độ ảnh hưởng. 2.2.2.2. Phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến tình hình lợi nhuận Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh chủ yếu gia công các mặt hàng may mặc như: áo Vest trẻ em, áo đầm trẻ em, quần trẻ em và quần Kaki. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình lợi nhuận là xác định mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng, khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá thành sản xuất, giá bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý của từng mặt hàng đến lợi nhuận. Sau đây là bảng sản lượng, giá bán, giá vốn và bảng chi phí ngoài sản xuất của từng mặt hàng trong 3 năm sau khi được tổng hợp từ bảng số liệu kết quả hoạt đông kinh doanh của Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh: 47
  61. BẢNG 2.6: BẢNG TÌNH HÌNH SẢN LƯỢNG, GIÁ BÁN VÀ GIÁ VỐN CÁC MẶT HÀNG QUA 3 NĂM 2008 2010 SẢN LƯỢNG GIÁ BÁN GIÁ VỐN MẶT HÀNG (cái) (đồng/cái) (đồng/cái) Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Áo vest trẻ em 350.865 306.287 330.875 8.015 8.125 9.305 6.444 6,.419 7.108 Áo đầm trẻ em 416.923 395.264 400.590 8.856 8.354 9.769 7.068 6.552 7.367 Quần trẻ em 285.640 238.459 259.480 9.624 10.202 11.020 7.737 8.059 8.276 Quần Kaki 204.848 156.503 195.625 11.110 12.869 13.434 8.932 10.167 10.219 (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ, 2008 – 2010, Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh) Bảng 2.7: BẢNG TÌNH HÌNH CHI PHÍ NGOÀI SẢN XUẤT CÁC MẶT HÀNG QUA 3 NĂM 2008 2010 ĐVT: Đồng CHI PHÍ BÁN HÀNG CHI PHÍ QUẢN LÝ MẶT HÀNG Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Áo vest trẻ em 63.746.225 46.118.586 59.537.091 294.873.396,27 315.366.621,51 407.361.363,10 Áo đầm trẻ em 83.700.300 61.194.400 75.681.375 387.175.740,16 418.457.563,13 517.822.882,27 Quần trẻ em 62.312.939 45.081.644 55.339.990 288.243.391,09 308.275.841,67 378.644.193,01 Quần Kaki 51.589.238 37.323.351 50.821.986 238.638.349,47 255.223.329,69 347.731.360,62 Tổng 261.348.702 189.717.981 241.380.442 1.208.930.877 1.297.323.356 1.651.559.799 (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ, 2008 – 2010, Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh) 48
  62. a) Xét năm 2009 so với 2008: Gọi: Q 09 , Q 08 lần lượt là sản lượng năm 2009, 2008 P09 , P 08 là giá bán năm 2009, 2008 Z09 . Z 08 là giá vốn năm 2009, 2008 L09 , L 08 là lợi nhuận năm 2009, 2008 CBH09 , C BH08 là chi phí bán hàng năm 2009, 2008 CQL09 , C QL08 là chi phí quản lý năm 2009, 2008 Ta có đối tượng phân tích là: ∆L = L09 L08 Trong đó: n Li = ∑Qi (Pi − Zi − CBHi − CQLi ) i=1 = ∑Doanh thu ∑Giá vốn ∑Chi phí bán hàng – ∑Chi phí quản lý => L 08 = 11.529.483.261 – 9.247.528.583 – 261.348.702 – 1.208.930.877 = 811.675.099 L09 = 10.237.597.075 – 8.068.786.809 – 189.717.981 – 1.297.323.356 = 681.768.929 Vậy đối tượng phân tích là: ∆L = L09 L08 = 681.768.929 – 811.675.099 = (129.906.170) −130.106.170 x100% = −16% 811.675.099 Như vậy, lợi nhuận năm 2009 đã giảm 129.906.170 đồng tương ứng giảm 16% so với năm 2008. Từ bảng 2.6 sau khi tổng hợp lại được bảng tổng doanh thu và chi phí giá thành của từng mặt hàng như sau: 49
  63. Bảng 2.8: BẢNG TỔNG DOANH THU VÀ TỔNG GIÁ THÀNH CỦA TỪNG MẶT HÀNG NĂM 2008 2009 ĐVT: Đồng TỔNG DOANH THU TỔNG GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Q08i .P 08i Q09i .P 08i Q09i .P 09i Q08i .Z 08i Q09i .Z 08i Q09i .Z 09i Áo vest trẻ em 2.812.185.503 2.454.892.512 2.488.659.737 2.260.947.371 1.973.690.130 1.966.041.192 Áo đầm trẻ em 3.692.466.046 3.500.643.762 3.302.183.611 2.946.705.451 2.793.625.162 2.589.810.173 Quần trẻ em 2.748.955.640 2.294.892.918 2.432.704.106 2.210.111.680 1.845.053.288 1.921.836.243 Quần Kaki 2.275.876.072 1.738.759.631 2.014.049.621 1.829.764.081 1.397.931.969 1.591.099.201 Tổng 11.529.483.261 9.989.188.822 10.237.597.075 9.247.528.583 8.010.300.548 8.068.786.809 (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ, 2008 – 2010, Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh) 50
  64. Dựa vào bảng 2.7 và 2.8 ta xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố như sản lượng, kết cấu mặt hàng, giá thành sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý và giá bán đến lợi nhuận. * Mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng đến lợi nhuận : ∆Q = L 08gộp x (%hoàn thành kế hoạch tiêu thụ chung – 1) Trong đó: ∑Q09i xP08i %hoàn thành kế hoạch tiêu thụ chung = x100% ∑Q08i xP08i .9 989.188.822 = x100% = 86,64% 11.529.483.261 L08gộp = ∑Doa nh thu – ∑Giá vốn = 11.529.483.261 – 9.247.528.583 = 2.281.954.678 => ∆Q = 2.281.954.678 x (86,64% 1) = (304.869.145) Như vậy, do sản lượng tiêu thụ giảm 13,36% nên làm cho lợi nhuận giảm theo với mức là 304.869.145 đồng. * Mức độ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu mặt hàng đến lợi nhuận : Gọi K là giá trị kết cấu mặt hàng K08 , K 09 là giá trị kết cấu mặt hàng năm 2008, 2009 Ta có : ∆K = K09 – K08 Trong đó: n K08 = %hoàn thành kế hoạch tiêu thụ chung x ∑(Q08i xP08i − Q08i xZ 08i ) − (CBH 08i + CQL08i ) i=1 = %hoàn thành kế hoạch tiêu thụ chung x L 08gộp – CBH08i – CQL08i = 86,64% x 2.281.954.678 – 261.348.702 – 1.208.930.877 = 506.805.954 n u K09 = ∑Q09i xP08i − ( ∑Q09i xZ08i + CBH 08 + CQL08 ) i−1i = 1 = 9.989.188.822 – (8.010.300.548 +261.348.702 + 1.208.930.877 = 508.608.695 => ∆K = 508.608.695 – 506.805.954 = 1.802.741 Do Công ty có sự thay đổi về kết cấu mặt hàng nên lợi nhuận tăng một lượng là 1.802.74 đồng. 51
  65. * Mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá thành sản xuất đến lợi nhuận : ∆Z = ∑(Z09i − Z08i )Q09i = (8.068.786.808 – 8.010.300.548) = 58.486.261 Vì giá vốn một số mặt hàng tăng làm tổng giá thành tăng 58.486,261 đồng nên làm lợi nhuận giảm 58.486.261 đồng. * Mức độ ảnh hưởng của nhân tố chi phí bán hàng đến lợi nhuận : ∆CBH = (C BH09 – CBH08 ) = (189.717.981 – 261.348.702) = 71.630.721 Vì chi phí bán hàng giảm nên làm cho lợi nhuận tăng là 71.630.721 đồng. * Mức độ ảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lý đến lợi nhuận : ∆CQL = (C QL09 – CQL08 ) = (1.297.323.356 – 1.208.930.877) = 88.392.479 Do chi phí quản lý tăng nên lợi nhuận bị giảm 88.392.479 đồng. * Mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá bán đến lợi nhuận : n ∆P = ∑Q09i (P09i − P08i ) = 10.237.597.075 – 9.989.188.822 i=1 = 248.408.253 Vì giá bán tăng lên nên làm cho lợi nhuận tăng 248.408.253 đồng. * Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận : Nhân tố làm giảm lợi nhuận: + Sản lượng tiêu thụ (304.869.145) đồng + Giá thành sản xuất (58.486.261) đồng + Chi phí quản lý (88.392.479) đồng Nhân tố làm tăng lợi nhuận: + Kết cấu mặt hàng 1.802.741 đồng + Chi phí bán hàng 71.630.721 đồng + Giá bán 248.408.253 đồng Tổng hợp các nhân tố (129.906.170) đồng => ∆L = ∆Q + ∆K + ∆Z + ∆CBH + ∆CQL + ∆P = (129.906.170) Từ bảng số liệu thu thập và qua kết quả phân tích, nếu so sánh năm 2009 với năm 2008 thì lợi nhuận tiêu thụ 4 loại sản phẩm của Công ty đã giảm 129.906.170 đồng. Để có cơ sở đánh giá, nhận xét và tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hưởng đến lợi nhuận ta cần phải xem xét các nhân tố ảnh hưởng trức tiếp đến lợi nhuận. 52
  66. Trước hết, nhân tố làm tăng lợi nhuận chính là giá bán đơn vị sản phẩm. Nhân tố này đã làm tăng lợi nhuận là 248.408.253 đồng. Trong trường hợp giá bán không phải do Nhà nước quy định hoặc không phải do tình hình giá cả thị trường biến động thì việc tăng giá bán chính là hệ quả của việc tăng chất lượng sản phẩm. Nếu vậy, trong vấn đề này đã khẳng định rằng Công ty luôn quan tâm đến chất lượng sản phẩm và là thành tích chủ quan của Công ty. Việc thay đổi kết cấu mặt hàng tiêu thụ cũng đã gớp phần tích cực nâng cao lợi nhuận cho Công ty. Năm 2009 Công ty đã lựa chọn cấu trúc gia công các mặt hàng tương đối hợp lý. Bên cạnh đó, nhân tố chi phí bán hàng của Công ty trong năm 2009 cũng đã giảm đi, góp phần làm cho lợi nhuận của Công ty được nâng lên. Điều này cho thấy việc xúc tiến sản phẩm của Công ty có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc tăng giá bán là do chủ quan nhưng sản lượng lại giảm xuống là một kết quả xấu. Năm 2009, sản lượng tiêu thụ cả 4 mặt hàng đều giảm (tổng thể là 13,36%), vì thế đã làm lợi nhuận giảm xuống 304.869.145 đồng. Đây là kết quả hoàn toàn chủ quan của Công ty, bởi vì việc tăng sản lượng là do Công ty phải đẩy nhanh tiến độ sản xuất gia công, cải tiến công tác quản lý. Ngoài ra, nếu xem xét các nhân tố còn lại: giá vốn hàng bán (chi phí trong sản xuất) và chi phí quản lý Công ty thì lại là nhân tố làm giảm lợi nhuận của Công ty (giảm 58.486.261 + 88.392.479 = 146.787.740 đồng). Kết quả này đã phản ánh nhược điểm của Công ty về công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Nhìn chung, bên cạnh những thành tích không thể phủ nhận mà Công ty đạt được thì kết quả phân tích lại phản ánh nhược điểm chủ quan của Công ty về quản lý chi phí giá thành, tổ chức quản lý và sản xuất của Công ty. Vì vậy Công ty cần phải xem xét để đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm cải tiến tình hình thực tại với mong muốn nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. b) Xét năm 2010 so với năm 2009: (tương tự như trên) Gọi: Q 09 , Q 10 lần lượt là sản lượng năm 2009, 2008 P09 , P 10 là giá bán năm 2009, 2010 Z09 . Z 10 là giá vốn năm 2009, 2010 L09 , L 10 là lợi nhuận năm 2009, 2010 CBH09 , C BH10 là chi phí bán hàng năm 2009, 2010 53
  67. CQL09 , C QL10 là chi phí quản lý năm 2009, 2010 Ta có đối tượng phân tích là: ∆L = L10 L09 Trong đó: n Li = ∑Qi (Pi − Zi − CBHi − CQLi ) i=1 = ∑Doanh thu ∑Giá vốn ∑Chi phí bán hàng – ∑Chi phí quản lý => L 10 = 11.529.483.261 – 9.247.528.583 – 261.348.702 – 1.208.930.877 = 1.030.971.601 L09 = 10.237.597.075 – 8.068.786.809 – 189.717.981 – 1.297.323.356 = 681.768.929 Vậy đối tượng phân tích là: ∆L = L10 L09 = 1.030.971.601 – 681.768.929 = 349.202.672 349.202.672 x100% = 33,87% 1.030.971.601 Như vậy, lợi nhuận năm 2010 đã tăng 349.202.672 đồng tương ứng tăng 33,87% so với năm 2009. Tương tự như trên, dựa vào bảng 2.6 sau khi tổng hợp được bảng doanh thu và giá thành chi tiết của từng mặt hàng như sau: 54
  68. Bảng 2.9: BẢNG DOANH THU VÀ GIÁ THÀNH TỪNG MẶT HÀNG NĂM 2009 2010 ĐVT: Đồng TỔNG DOANH THU TỔNG GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Q09i .P 09i Q10i .P 09i Q10i .P 10i Q09i .Z 09i Q10i .Z 09i Q10i .Z 10i Áo vest trẻ em 2.488.659.737 2.688.443.488 3.078.636.680 1.966.041.192 2.123.870.355 2.351.802.964 Áo đầm trẻ em 3.302.183.611 3.346.679.011 3.913.450.473 2.589.810.173 2.624.706.670 3.059.482.621 Quần trẻ em 2.432.704.106 2.647.155.534 2.861.606.443 1.921.836.243 2.091.252.871 2.147.399.521 Quần Kaki 2.014.049.621 2.517.513.767 2.627.982.471 1.591.099.201 1.988.835.877 1.999.079.119 Tổng 10.237.597.075 11.199.791.800 12.481.676.067 8.068.786.809 8.828.665.772 9.557.764.225 (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài Vụ, 2008 – 2010, Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh) 55
  69. Dựa vào bảng 2.7 và 2.9 ta xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố như sản lượng, kết cấu mặt hàng, giá thành sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý và giá bán đến lợi nhuận. * Mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng đến lợi nhuận : ∆Q = L 09gộp x (%hoàn thành kế hoạch tiêu thụ chung – 1) Trong đó: ∑Q10i xP09i %hoàn thành kế hoạch tiêu thụ chung = x100% ∑Q09i xP09i 11.199.791.800 = x100% = 109,40% 10.237.597.075 L09gộp = ∑Doanh thu – ∑Giá vốn = 10.237.597.075 – 8.068.786.809 = 2.168.810.266 => ∆Q = 2.168.810.266 x (109,40% 1) = 203,838.633 Như vậy, do sản lượng tiêu thụ tăng 9,40% nên làm cho lợi nhuận tăng với mức là 203.838.633 đồng. * Mức độ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu mặt hàng đến lợi nhuận : Gọi K là giá trị kết cấu mặt hàng K09 , K 10 là giá trị kết cấu mặt hàng năm 2009, 2010 Ta có : ∆K = K10 – K09 Trong đó: n K09 = %hoàn thành kế hoạch tiêu thụ chung x ∑ (Q09i xP09i − Q09i xZ09i ) − (CBH 09i + CQL09i ) i=1 = %hoàn thành kế hoạch tiêu thụ chung x L 09gộp – CBH09i – CQL09i = 109,40% x 2.168.810.266 – 189.717.981 – 1.297.323.356 = 885.607.562 n u K10 = ∑Q10i xP09i − ( ∑Q10i xZ09i + CBH 09 + CQL09 ) i−1i = 1 = 12.481.676.067 – (8.828.665.772 +189.717.981 + 1.297.323.356) = 884.084.690 => ∆K = 884.084.690 – 885.607.562= 1.522.872 Do Công ty có sự thay đổi về kết cấu mặt hàng nên lợi nhuận giảm một lượng là 1.522.872 đồng. 56
  70. * Mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá thành sản xuất đến lợi nhuận : ∆Z = ∑ (Z10i − Z09i )Q10i = (9.557.764.225 – 8.828.665.772) = 729.098.453 Vì giá vốn một số mặt hàng tăng làm tổng giá thành tăng nên làm lợi nhuận giảm 729.098.453 đồng. * Mức độ ảnh hưởng của nhân tố chi phí bán hàng đến lợi nhuận : ∆CBH = (C BH10 – CBH09 ) = (241.380.442 – 189.717.981) = 51.662.461 Vì chi phí bán hàng tăng nên làm cho lợi nhuận giảm là 51.662.461 đồng. * Mức độ ảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lý đến lợi nhuận : ∆CQL = (C QL10 – CQL09 ) = (1.651.559.799 – 1.297.323.356) = 354.236.443 Do chi phí quản lý tăng nên lợi nhuận bị giảm 354.236.443 đồng. * Mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá bán đến lợi nhuận : n ∆P = ∑Q10i (P10i − P09i ) = 12.481.676.067 – 11.199.791.800 i=1 = 1.281.884.267 Vì giá bán tăng lên làm tổng doanh thu tăng nên lợi nhuận tăng 1.281.884.267 đồng. * Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận : Nhân tố làm giảm lợi nhuận: + Giá thành sản xuất (729.098.453) đồng + Chi phí quản lý (354.236.443) đồng + Chi phí bán hàng (51.662.461) đồng + Kết cấu mặt hàng (1.522.872) đồng Nhân tố làm tăng lợi nhuận: + Sản lượng tiêu thụ 203.838.633 đồng + Giá bán 1.281.884.267 đồng Tổng hợp các nhân tố 349.606.672 đồng => ∆L = ∆Q + ∆K + ∆Z + ∆CBH + ∆CQL + ∆P = 349.606.672 Qua phân tích các nhân tố trên ta thấy lợi nhuận năm 2010 so với năm 2009 tăng 349.606.672 đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do Công ty tăng sản lượng và giá bán. Nếu giá bán tăng là do chủ quan và Công ty vẫn tăng được sản lượng tiêu thụ thì đây là kết quả tốt. 57
  71. Với nhân tố khối lượng tiêu thụ 4 loại sản phẩm năm 2010 thì đều tăng so với 2009 với mức là 9,40%, vì thế đã làm tăng lợi nhuận lên 203.838.633 đồng. Đây là thành quả chủ quan của Công ty. Để tăng 9,40% sản lượng tiêu thụ thì đòi hỏi Công ty phải đẩy nhanh tiến độ sản xuất gia công, nâng cao tay nghề cho công nhân sản xuất và cải tiến công nghệ máy móc cũng như công tác quản lý trong sản xuất. Nhân tố thứ 2 làm tăng lợi nhuận chính là nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm. Năm 2010, giá gia công của Công ty nâng lên làm tổng doanh thu Công ty trong năm này là 12.481.676.067 đồng, do đó lợi nhuận tăng 1.281.884.267 đồng. Để tăng giá gia công thì Công ty phải nâng cao chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành. Với kết quả này ta thấy rằng để nâng cao lợi nhuận thì cần nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, trong trường hợp do biến động giá hay do lạm phát thì cần phải thận trọng xem xét để có thể nhận xét chính xác. Bên cạnh đó, năm 2010 Công ty thay đổi kết cấu sản lượng gia công nhưng không hiệu quả đã làm lợi nhuận giảm 1.522.872 đồng so với năm 2009. Thêm vào đó, chi phí giá thành gia công, chi phí xúc tiến và chi phí quản lý trong doanh nghiệp năm 2010 cũng tăng hơn so với năm 2009 nên làm lợi nhuận giảm 1.134.997.357 đồng (bao gồm: 729.098.453 đồng + 51.662.461 đồng + 354.236.443 đồng). Từ kết quả này cho thấy rằng Công ty không quản lý tốt chi phí, đồng thời những nhân tố này là chủ quan nên Công ty cần có biện pháp khắc phục ngay. 2.2.3. Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh và chỉ tiêu tài chính của Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh 2.2.3.1. Phân tích các hệ số thanh toán Các hệ số thanh toán đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty bằng các tài sản lưu động. Số liệu sử dụng để tính toán các hệ số này được lấy từ bảng cân đối kế toán. Hệ số thanh toán có ý nghĩa rất quan trọng, do đó thông qua việc phân tích có thể đánh giá được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty. a) Hệ số thanh toán ngắn hạn Hệ số thanh toán ngắn hạn cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn để đảm bảo cho một đồng nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán ngắn hạn càng cao thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng được tin tưởng và ngược lại. Sau đây là bảng hệ số thanh toán ngắn hạn được tổng hợp từ 58
  72. bảng cân đối kế toán của Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh qua 3 năm 2008 – 2010: 59
  73. Bảng 2.10: BẢNG HỆ SỐ THANH TOÁN NGẮN HẠN CÔNG TY LIÊN DOANH MAY HỒNG VIỆT – TRÀ VINH QUA 3 NĂM 2008 2010 ĐVT: Đồng CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 2009/2008 2010/2009 Mức % Mức % Tài sản ngắn hạn 4.011.225.212 5.541.455.382 7.283.760.301 1.530.230.170 0,3815 1.742.304.919 0,3144 Nợ ngắn hạn 1.030.508.541 1.048.105.838 1.461.663.548 17.597.297 0,0171 413.557.710 0,3946 Hệ số thanh toán ngắn hạn 3,8925 5,2871 4,9832 1,3946 0,3583 0,3039 0,0575 (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ, 2008 – 2010, Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh) H s thanh toán ngn hn 6.000 5.000 4.000 3.000 H s thanh toán ngn hn Giá tr 2.000 1.000 0.000 NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 Năm Hình 2.9: Biểu đồ tình hình hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh qua 3 năm 2008 2010 60
  74. Qua hình 2.5 ta thấy rằng, hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty là khá tốt vì chỉ số này qua 3 năm đều lớn hơn 2 và có chiều hướng tăng nhưng không ổn định qua các năm . Điều này cho thấy Công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Dựa vào bảng 2.10 ta có hệ số thanh toán ngắn hạn năm 2008 là 3,8925 nghĩa là cứ một đồng nợ ngắn hạn sẽ được Công ty đảm bảo thanh toán bằng 3,8925 đồng tài sản ngắn hạn. Năm 2009, hệ số này là 5,2817, nghĩa là Công ty chỉ thiếu một đồng nợ ngắn hạn nhưng có tới 5,2871 đồng tài sản ngắn hạn để đảm bảo thanh toán, con số này đã tăng 1,3946 tương ứng tăng 35,83% so với năm 2008. Nguyên nhân của việc hệ số này tăng là do trong năm 2009 Công ty đầu tư vào tài sản ngắn hạn nhiều hơn năm 2008. Cụ thể, năm 2008 tài sản ngắn hạn chỉ ớ mức 4.011.225.212 đồng và khoản vay là 1.030.508.541 đồng, sang năm 2009 con số tương ứng là 5.541.455.382 đồng và 1.048.105.838 đồng. Từ con số này ta thấy rằng tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn của Công ty năm 2009 so với năm 2008 là 38,15% tương ứng với giá trị là 1.530.230.170 đồng, trong khi đó khoản vay ngắn hạn năm 2009 của Công ty chỉ tăng 17.597.297 đồng tương đương tăng 1,71% so với năm 2008. Do 2 tốc độ tăng chệch nhau như vậy nên trực tiếp làm cho hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty tăng lên. Và sang năm 2010 thì khoản vay của Công ty ở mức 1.461.663.548 đồng tăng 404.147.332 đồng tương ứng tăng 39,46% so với năm 2009. Đồng thời, tài sản ngắn hạn của Công ty năm 2010 cũng tăng 1.742.304.919 đồng tương ứng tăng 31.44% so với năm 2009. Tuy nhiên, tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn lại nhỏ hơn tốc độ tăng của khoản vay ngắn hạn. Điều này là nguyên nhân ảnh hưởng đến hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty. Cụ thể, hệ số này năm 2010 là 4,9832 nghĩa là Công ty có 4,9832 đồng tài sản ngắn hạn để thanh toán cho một đồng nợ vay ngắn hạn, giảm 0,3039 tương đương giảm 5,75% so với năm 2009. Từ kết quả phân tích trên ta thấy rằng, hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh là khá lớn mà cụ thể là lớn hơn 2, trong khi đó con số này đươc chấp nhận chỉ khoảng xấp xỉ 2. Mặc dù hệ số này càng cao thì càng đảm bảo khả năng thanh toán của Công ty đối với các khoản nợ ngắn hạn, nhưng nếu hệ số này quá cao thì sẽ nới lên một điều rằng Công ty đầu tư vào tài sản lưu động nhiều hơn nhu cầu của Công ty. 61
  75. b) Hệ số thanh toán nhanh : Bảng 2.11: BẢNG HỆ SỐ THANH TOÁN NHANH CÔNG TY LIÊN DOANH MAY HỒNG VIỆT – TRÀ VINH QUA 3 NĂM 2008 2010 ĐVT: Đồng CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 2009/2008 2010/2009 Mức % Mức % Tài sản ngắn hạn 4.011.225.212 5.541.455.382 7.283.760.301 1.530.230.170 0,3815 1.742.304.919 0,3144 Hàng tồn kho 572.221 572.221 572.221 0 0 0 0 Nợ ngắn hạn 1.030.508.541 1.048.105.838 1.461.663.548 17.597.297 0,0171 413.557.710 0,3946 Hệ số thanh toán nhanh 3,8919 5,2866 4,9828 1,3947 0,3583 0,3038 0,0575 (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ, 2008 – 2010, Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh) H s thanh toán nhanh 6.0000 5.0000 4.0000 3.0000 H s thanh toán nhanh Giá tr 2.0000 1.0000 0.0000 NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 Năm Hình 2.10: Biểu đồ tình hình hệ số thanh toán nhanh Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh qua 3 năm 2008 2010 62
  76. Dựa vào Hình 2.6 ta thấy rằng hệ số thanh toán nhanh của Công ty là khả quan, vì qua 3 năm 2008 – 2010 hệ số này đều lớn hơn 1 và có xu hướng tăng nhưng không ổn định: năm 2009 tăng so với năm 2008 và năm 2010 giảm so với năm 2009. Từ Bảng 2.11 ta có hệ số thanh toán nhanh năm 2009 là 5,2866, tức là cứ một đồng mà Công ty thiếu nợ thì có đến 5,2866 đồng tài sản lưu động đảm bảo thanh toán nhanh, tăng 1,3947 đồng tương ứng tăng 35,83% so với năm 2008 chỉ ở mức 3,8919. Sang năm 2010 thì hệ số này giảm 0,3038 đồng tương ứng giảm 5,75% so với năm 2009, nghĩa là Công ty có 4,9828 đồng tài sản lưu động để thanh toán nhanh cho một đồng nợ vay của Công ty trong năm 2010. Nhìn chung, hệ số thanh toán nhanh của Công ty tương đối lớn và tăng qua 3 năm, vì vậy khả năng thanh toán nhanh cũng rất tốt. Bên cạnh đó, ta thấy rằng hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán ngắn hạn chênh lệch nhau rất ít. Điều này cho thấy giá trị hàng tồn kho của Công ty là tương đối nhỏ. Tuy nhiên, do hệ số thanh toán nhanh của Công ty tương đối lớn, đặc biệt là năm 2009 lên đến 5,2866, trong khi đó các nhà cho vay chấp nhận hệ số này là xấp xỉ 1. Điều này nói lên rằng đây cũng là điều không tốt vì hệ số này quá cao đồng thời có nghĩa là vốn bằng tiền của Công ty nhiều và vòng quay tiền chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. 2.2.3.2. Phân tích các chỉ tiêu sinh lời a) Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS): Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có thể tính cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoạt có thể tính cho toàn bộ hoạt động tại doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết với một đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó chỉ ra mối quan hệ giữa doanh thu với lợi nhuận. Sau đây là bảng tình hình tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh được tổng hợp từ bảng số liệu kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2008 – 2010: 63
  77. Bảng 2.12: BẢNG TÌNH HÌNH TỶ SUẤT LỢI NHUẬN TRÊN DOANH THU CÔNG TY LIÊN DOANH MAY HỒNG VIỆT – TRÀ VINH QUA 3 NĂM 2008 2010 ĐVT: Đồng CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 2009/2008 2010/2009 Mức % Mức % Lợi nhuận sau thuế 1.051.383.738 909.812.200 2.190.332.728 141.571.538 0,1347 1.280.520.528 1,4075 Doanh thu 11.529.483.261 10.237.597.075 12.481.676.067 1.291.886.186 0,1121 2.244.078.992 0,2192 Tỷ suất ROS (%) 9,12 8,89 17,55 0,23 0,0255 8,66 0,9746 (Nguồn: Phòng Kết toán – Tài vụ, 2008 – 2010, Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh) T sut ROS (%) 20.00 15.00 10.00 T sut ROS (%) Gía tr (%) 5.00 0.00 NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 Năm Hình 2.11: Biểu đồ tình hình tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh qua 3 năm 2008 2010 64
  78. Từ Hình 2.7 ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty tăng nhưng không đều qua 3 năm. Dựa vào Bảng 2.12 ta thấy năm 2008 tỷ số này là 9,12%, tức là cứ 100 đồng doanh thu thì Công ty thu được 9.12 đồng lợi nhuận. Đến năm 2009 thì tỷ số này giảm 0,23% về mặt tuyệt đối và giảm 2,55% về mặt tương đối. Nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình này là do doanh thu năm 2009 đạt mức 10.237.597.075 đồng giảm đi 1.291.886.186 đồng tương ứng 11,21% so với năm 2008 là 11.529.483.261 đồng. Mặc dù các khoản chi phí của Công ty năm 2009 có giảm đi nhưng tốc độ giảm của các khoản chi phí lại ít hơn doanh thu. Điều này làm cho lợi nhuận ròng của Công ty năm 2009 bị giảm đi so với 2008, cụ thể năm 2008 là 1.051.383.738 đồng nhưng năm 2009 chỉ đạt mức 909.812.200 đồng , tức giảm 141.571.538 đồng tương đương giảm 13,47% so với năm 2008. Thêm vào đó, năm 2008 chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là 0 và năm 2009 là 48.372.815 đồng. Đây cũng là khoản chi phí góp phần làm lợi nhuận ròng giảm xuống và kéo theo tỷ số lợi nhuận trên doanh thu cũng giảm đi, chỉ còn 8,89% nghĩa là có 8,89 đồng lợi nhuận được tạo ra từ 100 đồng doanh thu. Năm 2010, tỷ số ROS của Công ty đã tăng lên đến mức 17,55%, tức là cứ 100 đồng doanh thu thì Công ty có được 17,55 đồng lợi nhuận hay lợi nhuận ròng chiếm 17,55% trong tổng doanh thu. So với năm 2009 thì ROS năm 2010 tăng 97,46% về tương đối tương đương tăng 8,66% về tuyệt đối. Sở dĩ chỉ số ROS năm 2010 tăng như vậy là do doanh thu của năm này tăng lên đáng kể với mức 12.481.676.067 đồng, tăng 2.244.078.992 đồng tương ứng 21,92% so với năm 2009. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho lợi nhuận ròng của Công ty tăng lên mức 2.190.332.728 đồng, tăng 1.280.520.528 đồng tương đương tăng 140,75%. Thêm vào đó, tốc độ tăng của lợi nhuận cáo hơn doanh thu nên tỷ số ROS tăng mạnh trong năm 2010. Tóm lại, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty qua 3 năm là tương đối lớn. Điều này cho thấy rằng, tổng doanh thu của Công ty đang có chiều hướng tăng tức là vị trí của Công ty trên thị trường đang được nâng cao; đồng thời lợi nhuận của Công ty nhìn chung qua các năm tăng lên nghĩa là Công ty kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn. 65