Đề tài Biện pháp nâng cao hiệu quả học tập trong sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long

pdf 7 trang yendo 7720
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Biện pháp nâng cao hiệu quả học tập trong sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_tai_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_hoc_tap_trong_sinh_vien_t.pdf

Nội dung text: Đề tài Biện pháp nâng cao hiệu quả học tập trong sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long

  1. Trường CĐSPKT Vĩnh Long Đề cương nghiên cứu khoa học Lớp Điện – Điện tử 07 TÊN ĐỀ TÀI BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP TRONG SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài Xuất phát từ những yêu cầu thực tế của tình hình kinh tế - xã hội hiện nay sự đòi hỏi của các doanh nghiệp về trình độ và năng lực ngày càng cao. Nên chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, vốn kiến thức của sinh viên luôn là mục tiêu hàng đầu, được ưu tiên ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp nói chung. Đặt biệt là trường Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh long nói riêng. Trong quá trình đào tạo thì đội ngũ giáo viên, sinh viên và trang thiết bị học tập được coi là nhân tố quan trọng nhất quyết định chất lượng cũng như là kết quả học tập của sinh viên và đã được nhà trường quan tâm trú trọng hàng đầu.Tuy nhiên thực tế trong những năm qua thì chất lượng và kết quả học tập của sinh viên có chiều hướng suy giảm, còn nhiều mặt chưa đạt được.Theo kết quả điều tra được thì chất lượng và kết học tập của sinh viên trường Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long từ năm (2007 – 2010) cụ thể như sau: -Năm 2007 – 2008 có 1325 sinh viên – học sinh, trong đó xuất sắc chiếm 0.08%, loại giỏi chiếm 1.66%, loại khá chiếm 18.64%, trung bình khá chiếm 46.34%, trung bình chiếm 28.38%, yếu chiếm 4.53%, kém chiếm 0.38%. -Năm 2008 – 2009 có 1454 sinh viên – học sinh , trong đó xuất sắc chiếm 0%, loại giỏi chiếm 1.44%, loại khá chiếm 15.7%, trung bình khá chiếm 46.8%, trung bình chiếm 29.2%, yếu chiếm 3.98%, kém chiếm 2.75%.Trong năm nay thì kết quả học tập thấp hơn năm trước, cụ thể là không có sinh viên nào đạt xuất sắc, còn tỉ lệ học sinh giỏi giảm so với năm trước, còn tỉ lệ sinh viên kém thì tăng lên. - Năm 2009 – 2010 có 1479 sinh viên – học sinh , trong đó xuất sắc chiếm 0%, loại giỏi chiếm 1.28%, loại khá chiếm 12.98%, trung bình khá chiếm 47.26%, trung bình chiếm 29.47%, yếu chiếm 4.9%, kém chiếm 4.05%.Trong năm nay thì kết quả lại càng thấp hơn so với trong 2 năm trước,cụ thể là trong năm cũng không có sinh viên nào dạt xuất sắc,loại giỏi thì lại tiếp tục giảm, sinh viên kém thì tăng lên. Nhìn chung thì kết quả học tập của sinh viên chưa đồng điều học sinh khá giỏi còn quá thấp trong khi trung bình khá lại chiếm gần phân nửa, học sinh yếu kém thì năm sau lại nhiếu hơn năm trước.So với những năm trước thì hiện tại chất lượng và kết quả học tập của sinh viên đang có chiều hướng giảm mạnh. Vì vậy để nâng cao chất lượng và kết quả học tập của sinh viên cần phải có những biện pháp cụ thể để giúp sinh viên nâng cao hiệu quả học tập của mình. Xuất phát từ những yêu cầu đó hôm GVHD: Nguyễn Thị Anh Thư SVTH: Dương Hoàng Nhả Trang 1
  2. Trường CĐSPKT Vĩnh Long Đề cương nghiên cứu khoa học Lớp Điện – Điện tử 07 nay tôi lựa chọn đề tài “Biện pháp nâng cao hiệu quả học tập trong sinh viên trường Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long” để tiến hành lập đề cương nghiên cứu. 2.Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở thực trạng về chất lượng và kết quả học tập của sinh viên Trường Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long, về trình độ của sinh viên sau khi ra trường và đòi hỏi của các doanh nghiệp về trình độ của sinh viên sau khi ra trường. Từ những cơ sở đó mà chúng ta cần phải xác định rõ vấn đề nào đã đạt được, vấn đề nào chưa đạt được để từ đó đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả học tập trong sinh viên giúp trang bị cho sinh viên một vốn kiến thức khi ra trường nhằm đáp ứng yêu cầu kinh tế xã hội nhu cầu đòi hỏi của các doanh nghiệp trong những năm tới. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu a/ Khách thể nghiên cứu Toàn bộ quá trình quản lý, đào tạo, quá trình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh của Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long cũng như những điều kiện ngoại cảnh tác động khác. b/ Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả học tập trong sinh viên trường Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long 4. Giả thuyết khoa học Chất lượng và kết quả học tập của sinh viên trường Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long trong những năm gần đây có chiều hướng giảm và ngày càng đi xuống. Vì vậy việc nghiên cứu để tìm ra những biện pháp, tiến hành đổi mới cơ cấu hệ thống, xây dựng chương trình đào tạo, phát triển đội ngũ giáo viên, kế hoạch học tập của học sinh là điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng và kết quả học tập của học sinh. Để từ đó đáp ứng nguồn nhân lực cho xã hội. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu a/ Nghiên cứu cơ sở lý luận để nâng cao hiệu quả học tập Qua đó trình bày một số khái niệm về hoạt động dạy học và các khái niệm liên quan đến hoạt động dạy học, cơ cấu hoạt động dạy học, mối quan hệ giữa nhu cầu nâng cao hiệu quả học tập cho sinh viên đối với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và sự đòi hỏi của xã hội và một số dự báo về khả năng và trình độ của sinh viên sau khi ra trường. b/ Đánh giá đúng thực trạng về chất lượng và kết quả học tập của sinh viên trường Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long c/ Từ thực trạng đó nghiên cứu một số đề xuất, một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho sinh viên trường Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long GVHD: Nguyễn Thị Anh Thư SVTH: Dương Hoàng Nhả Trang 2
  3. Trường CĐSPKT Vĩnh Long Đề cương nghiên cứu khoa học Lớp Điện – Điện tử 07 6. Phạm vi nghiên cứu a/ Phạm vi thời gian Thực trạng về chất lượng và kết quả học tập của sinh viên trường Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long giai đoạn 2007 – 2010 và đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả học tập đến năm 2014 b/ Phạm vi nội dung Tìm hiểu một số biên pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng và kết quả học tập của sinh viên trường Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và đòi hỏi của các doanh nghiệp về trình độ của sinh viên c/ Phạm vi khônng gian Khảo sát thực tiễn, theo dõi, thu thập số liệu, tổ chúc các cuộc thi học sinh giỏi để đánh giá đúng trình độ của sinh viên 7. Phương pháp nghiên cứu a/ Phương pháp luận Dạy học là bộ phận quan trọng của hệ thống giáo dục. Nhiệm vụ của lý luận dạy học là tìm ra bản chất và các quy luật của quá trình dạy học, nghiên cứu xây dựng nội dung, phương pháp và các hình thức dạy học nhằm tổ chức quá trình dạy học đạt hiệu quả cao để từ đó nâng cao hiệu quả học tập cho sinh viên. Trong quá trình nghiên cứu đối tượng này phải bám sát các quan điểm lý luận để nghiên cứu, cụ thể là: -Vận dụng quan điểm hệ thống – cấu trúc nghiên cứu Dạy học được hiểu là một hình thức đặc biệt của giáo dục. Dạy học còn là con đường quan trọng trong mối quan hệ biện chứng và phối hợp với các con đường, các hoạt động khác trong quá trình giáo dục để thực hiện mục đích và nhiệm vụ giáo dục đặt ra. Dạy học là hoạt động đặc trưng nhất chủ yếu nhất quyết định đến chất lượng và kết quả của sinh viên -Vận dụng quan điểm lịch sử - logic trong nghiên cứu Hoạt động dạy học cũng như các hoạt động khác cũng tuân theo các quy luật lịch sử vận hành theo một trình tự, kết cấu nhất định. Nó cũng có quá trình ra đời, phát sinh và phát triển.Trong quá trình nghiên cứu phải luôn theo sát vấn đề để tìm hiểu nguyên nhân, từ nguyên nhân này mới so sánh với các giai đoạn để từ đó rút ra một số nhận định, những kinh nghiệm đúng đắng nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho sinh viên. -Vận dụng quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu. Hoạt động dạy học phải không ngừng bám sát thực tiễn xã hội, phải theo dõi từ những yêu cầu của xã hội để từ đó có những phương pháp, biên pháp để giúp cho GVHD: Nguyễn Thị Anh Thư SVTH: Dương Hoàng Nhả Trang 3
  4. Trường CĐSPKT Vĩnh Long Đề cương nghiên cứu khoa học Lớp Điện – Điện tử 07 hoạt động dạy học tốt hơn.Nếu hoạt động dạy học được tốt thì sẽ nâng cao được hiệu quả học tập cho sinh viên -Vận dụng quan điểm phát triển trong nghiên cứu Quan điểm phát triển là quan điểm quan trọng trong nghiên cứu vì nó phản ánh cái mới trong đề tài, ứng dụng thực tế của đề tài. Đồng thời thể hiện khả năng tư duy logic của tác giả trong nghiên cứu đó là lý do vì sao em chọn đề tài nghiên cứu này. -Vận dụng quan điểm khách quan trong nghiên cứu Vận dụng quan điểm khách quan trong nghiên cứu là vận dụng tính trung thực, công tâm trong nghiên cứu nhằm làm cho kết quả nghiên cứu đạt được mục đích đề ra tránh những sai lầm chủ quan, suy diễn không đáng có, không đánh giá đúng bản chất vấn đề, làm lệch hướng vấn đề. b/ Phương pháp lý luận Nghiên cứu các tài liệu kinh điển, đặc biệt là các tài liệu của Đảng, chính sách của nhà nước, pháp luật của Quốc Hội đề cặp đến Giáo Dục đặc biệt là từ 2007 đến nay.Nghiên cứu một số tài liệu Giáo Dục nhằm kế thừa, vận dụng lý luận, kinh nghiệm trong hoạt động dạy học và tìm ra những biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho sinh viên. c/ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Tiến hành khảo sát điều tra thu thập số liệu của các đối tượng chính như: Cán bộ giáo viên, học sinh - sinh viên, cán bộ quản lý , lực lượng lao động kỹ thuật đã ra tường và đang làm việc tại các nhà máy xí ngfhiệp. Khảo sát từ các buổi dự thảo, tổng kết, sơ kết, đánh giá, thi đua – khen thưởng của trường, của các phòng khoa, các lớp để rút ra kinh nghiệm cho hoạt động nhghiên cứu. d/ Phương pháp quan sát Tiến hành quan sát có chủ định hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh và tìm hiểu một số vấn đề liên quan ở một số trường điển hình để phân loại chất lượng học tập của sinh viên e/ Phương pháp điều tra Tiến hành điều tra bằng cách sử dụng một hệ thộng câu hỏi đã được xây dựng theo một mục tiêu nhất định đặt ra cho nhiều người, vào những thời gian khác nhau đối với từng sinh viên vào những thời điểm khác nhau (cụ thể là từ năm 2007 – 2010) để có thể thu được hàng loạt ý kiến trong một thời gian tương đối ngắn để phục vụ cho việc phát hiện ra thực trạng và nguyên nhân làm cho chất lượng và kết quả học tập của sinh viên không cao, rồi từ những thực trạng và nguyên nhân đó mà đề xuất ra những biện pháp nhằm nâng cao được hiệu quả học tập cho sinh viên. GVHD: Nguyễn Thị Anh Thư SVTH: Dương Hoàng Nhả Trang 4
  5. Trường CĐSPKT Vĩnh Long Đề cương nghiên cứu khoa học Lớp Điện – Điện tử 07 8. Dàn ý đề tài Dàn ý đề tài gờm có 3 phần -Phần 1: Phần mở đầu -Phần 2: Phần nội dung -Phần kết luận và khuyến nghị PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu hoạt động dạy học 2. Một số khái niệm về hoạt động dạy học và các khái niệm liên quan đến hoạt động dạy học. 3. Cơ cấu hệ thống hoạt động dạy học 4. Mối quan hệ giữa nhu cầu nâng cao hiệu quả học tập cho sinh viên với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và sự đòi hòi từ xã hội. 5. Một số dự báo về khả năng, trình độ của sinh viên sau khi ra trường Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KỸ THẬT VĨNH LONG 1. Quá trình học tập của sinh viên trường Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long từ 2007 đến nay 2. Thực trạng tình hình chất lượng và kết quả học tập của sinhg viên 3. Thực trạng về trình độ của sinh viên trường Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long sau khi ra trường 4. Đánh giá chung về chất lượng và kết quả học tập cuả sinh viên trường Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long từ 2007 đến nay Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KỸ THẬT VĨNH LONG 1. Định hướng cho quá trình nâng cao hiệu quả dạy học cho sinh viên 2. Đề xuất một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho sinh viên trường Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long -Đổi mới chương trình, phương pháp dạy học -Đào tạo kết hợp với nâng cao chất lượng giáo viên, học sinh – sinh viên đầu vào cũng như đội ngũ giáo viên, học sinh – sinh viên hiện có -Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, đưa phương tiện dạy học tiên tiến vào phục vụ đầo tạo GVHD: Nguyễn Thị Anh Thư SVTH: Dương Hoàng Nhả Trang 5
  6. Trường CĐSPKT Vĩnh Long Đề cương nghiên cứu khoa học Lớp Điện – Điện tử 07 -Đào tạo theo nhu cầu xã hội, theo những gì xã hội cần -Thường xuyên tạo điều kiện cho giáo viên được đi học nâng cao trình độ -Tổ chức, quản lý chặt chẽ nề nếp, tác phong của giáo viên và học sinh – sinh viên -Kiên quyết chống tiêu cực trong thi cử và chạy theo thành tích mà chất lượng không có -Thực hiện các khuyến khích học tập cho sinh viên – hoc sinh nhiều hơn, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, cá buỏi giao lưu kiến thức, hội thi tay nghề để kiểm tra lại trình độ của giáo viên và học sinhy – sinh viên. 3. Tổ chức khảo nghiệm PHẦN III: PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Sau một thời gian tìm tòi, khảo sát thực tế và vận dụng những kiến thức đã học tôi đã hoàn thành được đề tài nghiên cứu của mình. Trong quá trình nghiên cứu thì tôi cũng chỉ ra được những mặt nào mà nhà trường đã làm được những mặt nào chưa làm được những mặt nào sinh viên còn yếu để từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho sinh viên trương Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long. Tóm lại việc nâng cao chất lượng và kết quả học tập cho sinh viên là một việc rất quan trọng và cấp thiết hiện nay vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của các bạn sinh viên và nhà trường vì vậy rất mong khi các bạn tham khảo đề cương này thì sẽ rút được không ít kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả học tập của mình. Do thời gian nghiên cứu không dài và do vốn kiến thức có hạn nên tôi chỉ có thể đưa ra được một số biện pháp nếu có gì sai soát mong các bạn thông cảm và rất mong được sự gớp ý của các bạn.Xin chân thành cảm ơn! Danh mục tài liệu tham khảo -Báo cáo của chính phủ về tình hình giáo dục,Nhà Xuất Bản Giáo Dục, Hà Nội, 1999 -Đề án xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai doạn 2005 đến 2010 ban hành kèm theo quyết định số 09/2005/QĐ – TTg, Hà Nội tháng 1 năm 2005 -Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2001 – 2010, Nhà Xuất Bản Giáo Dục năm 2002 -Lê Nguyên Long, Đi tìm nhưỡng phương pháp dạy học hiệu quả, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, Hà Nội, 1999 GVHD: Nguyễn Thị Anh Thư SVTH: Dương Hoàng Nhả Trang 6
  7. Trường CĐSPKT Vĩnh Long Đề cương nghiên cứu khoa học Lớp Điện – Điện tử 07 -Phan Chính Thức, Những giải pháp phát triển đào tạo nghề gớp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, luận án tiến sĩ giáo dục, đại học sư phạm, Hà Nội,1991 -Giáo trình Giáo Dục Học Nghề Nghiệp, Trường Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên và Viện Nghiên Cứu Đại Học Giáo Dục Chuyên Nghiệp, Hà Nội , 1991 -Nguyễn sinh huy, TrầnTrọng Thủy, Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục, Hà Nội, 1999 -Phạm Viết Phượng, Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học, Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2004 -Phạm Minh Hạc, nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi và công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nhà Xuất Bản CTQG, 2001 Kế hoặch nghiên cứu a. Giai đoạn chuẩn bị -Tuần 1,2,3 chọn đề tài nghiên cứu, xây dựng đề cương sơ lược -Tuần 4,5 xây dựng đề cương chi tiết, xây dựng cá câu hỏi , các phiếu điều tra . b. Giai đoạn nghiên cứu cơ bản -Tuần 6,7 tiến hành điều tra, khảo sát, theo dõi, thu thập số liệu và cá tài liệu liên quan. - Tuần 8,9 tìm các phương pháp nghiên cứu - Tuần 10 tìm những giải pháp cho đề tài c. Giai đoạn xác định kêt cấu công trình Tuần 11, 12 xử lý số liệu, lập dàn ý, dự kiến kết cấu của đề cương. d. Giai đoạn viết công trình - Tuần 13 xây dựng nội dung chương 1 - Tuần 14 xây dựng nội dung chương 2 - Tuần 15 xây dựng nội dung chương 3 e. Giai đoạn bảo vệ, công bố nội dung công trình Tuần 16 hoàn thành đề tài và nộp đề tài GVHD: Nguyễn Thị Anh Thư SVTH: Dương Hoàng Nhả Trang 7