Báo cáo Khóa luận Nghiên cứu phối chế nước hoa từ tinh dầu thiên nhiên

doc 46 trang thiennha21 20/04/2022 12781
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Khóa luận Nghiên cứu phối chế nước hoa từ tinh dầu thiên nhiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_khoa_luan_nghien_cuu_phoi_che_nuoc_hoa_tu_tinh_dau_t.doc

Nội dung text: Báo cáo Khóa luận Nghiên cứu phối chế nước hoa từ tinh dầu thiên nhiên

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC - - - - - - BÁO CÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU PHỐI CHẾ NƯỚC HOA TỪ TINH DẦU THIÊN NHIÊN GVHD: ThS.Lữ Thị Mộng Thy SVTH : Huỳnh Minh Phước MSSV: 2209190016 LỚP: 09DHLHH1 TP. HCM, tháng 06 năm 2021
  2. LỜI CẢM ƠN Trước tiên em xin gửi tới trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm Hồ Chí Minh và Thầy, Cô Khoa Công nghệ Hóa học lời chào trân trọng và lời cảm ơn sâu sắc với sự hỗ trợ, quan tâm, dạy dỗ, chỉ bảo tận tình chu đáo của Thầy, Cô. Em chân thành cảm ơn Cô Lữ Thị Mộng Thy đã tận tình hướng dẫn em qua từng buổi học trên lớp và đặc biệt là trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp. Nhờ sự hướng dẫn và chỉ bảo của Cô mà em có thể nắm vững kiến thức chuyên môn mới có thể hoàn thành đề tài này. Trong quá trình thực hiện đề tài, kiến thức em còn hạn chế khó tránh những sai sót, rất mong quý Thầy/Cô góp ý để em ngày càng hoàn thiện kiến thức hơn. Sinh viên thực hiện Huỳnh Minh Phước i
  3. LỜI MỞ ĐẦU Mùi và hương đã gắn liền với cuộc sống con người cũng như trong các hoạt động tôn giáo từ hàng ngàn năm trước công nguyên cho đến tận ngày nay. Mùi hương có thể được điều chế từ hai nguồn chính là thông qua các phản ứng hóa học và nguồn còn lại là từ thiên nhiên, cụ thể là chiết xuất từ thực vật hoặc các bộ phận phát xạ của động vật. Trong đó, nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên hiện nay đang được quan tâm rất lớn và một trong số đó là tinh dầu. Chúng có mặt ở hầu hết xung quanh chúng ta trong từng ngọn cỏ, cánh hoa đâu đâu cũng có mặt tinh dầu. Ngoài tác dụng tạo ra hương thơm thì tinh dầu thiên nhiên còn có rất nhiều công dụng trong lĩnh vực y tế và sức khỏe, tinh dầu hoa oải hương, vỏ cam, vỏ bưởi có khả năng giúp cho tinh thần thoải mái, thư giãn hay như tinh dầu tràm gió, bạch đàn, bạc hà có khả năng sát khuẩn không khí và chống viêm, sưng tấy rất tốt. Trong lĩnh vực thực phẩm tinh dầu còn đóng vai trò như là một loại gia vị có ích cho sức khỏe như tinh dầu hồi, vỏ quế. Còn trong lĩnh vực mỹ phẩm thì tinh dầu được ứng dụng vào rất nhiều sản phẩm để điều trị mụn, dưỡng da và đặc biệt là nước hoa. Trong đó, nước hoa là sản phẩm sử dụng tinh dầu thiên nhiên nhiều nhất, để có thể tạo ra được nước hoa cần rất nhiều tinh dầu kết hợp lại với nhau và bảo quản trong một điều kiện nhất định, trải qua một thời gian dài các tinh dầu mới có thể hòa quyện lại một thể đồng nhất và tạo ra một mùi hương đặc trưng riêng biệt. Tuy nhiên, để có và ứng dụng tinh dầu vào sản phẩm nước hoa cần phải trải qua rất nhiều quy trình và kiến thức chuyên môn. Từ thực tế trên, đề tài khóa luận được chọn là “Nghiên cứu phối chế nước hoa từ tinh dầu thiên nhiên” để hiểu rõ hơn về tinh dầu thiên nhiên, quy trình phối chế các loại hương liệu để tạo nên sản phẩm nước hoa hoàn chỉnh. ii
  4. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i LỜI MỞ ĐẦU ii DANH MỤC HÌNH iv DANH MỤC BẢNG v CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1 1.1 Khái quát chung về nước hoa 1 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 1 1.1.2 Phân loại 3 1.1.3 Công dụng nước hoa 4 1.2 Nguyên liệu sản xuất nước hoa 5 1.2.1 Lựa chọn nguyên liệu 5 1.2.2 Hương liệu thiên nhiên 5 1.2.2.1 Tinh dầu 5 1.2.2.2 Nhựa thơm 8 1.3 Thành phần cơ bản của nước hoa 10 1.4 Một số khái niệm liên quan đến hương liệu 11 1.4.1 Sự chuẩn hóa nguyên liệu 11 1.4.2 Một số khái niệm liên quan đến hương 12 1.4.3 Những thuật ngữ sử dụng trong nước hoa 14 1.4.4 Một số khái niệm có liên quan đến tính bốc hơi của hương 14 1.4.5 sự lưu giữ hương 16 iii
  5. 1.5 Các bước xây dựng nước hoa 18 1.5.1 Lựa chọn nguyên liệu 18 1.5.2 Phối hợp giữa các nốt hương 18 1.5.3 Triển khai một hợp hương 19 CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM 22 2.1 Mục tiêu và nội dung đề tài 22 2.2 Nguyên liệu, dụng cụ, thiết bị và địa điểm thực hiện 22 2.3 Nguyên liệu phối chế nước hoa 24 2.4 Quy trình phối chế nước hoa 28 2.4.1 Xây dựng nốt hương 28 2.4.2 Khảo sát tỉ lệ phần trăm của các tinh dầu trong từng nốt hương 29 2.4.3 Khảo sát tỉ lệ phần trăm từng nốt hương trong nước hoa 29 2.4.4 Quy trình phối chế 30 2.5 Một số tiêu chí đánh giá nước hoa 31 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 33 3.1 Kết quả xây dựng nốt hương 33 3.2 Kết quả khảo sát tỉ lệ thành phần trong các nốt hương 33 3.3 Kết quả khảo sát tỉ lệ từng nốt hương trong nước hoa 36 3.4 Đánh giá mẫu nước hoa hoàn chỉnh 37 Sauk hi khảo sát các yếu tố, đơn phối liệu hoàn chỉnh được liệt kê theo bảng 37 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 Phụ lục iv
  6. DANH MỤC HÌNH Hình 1. 1 Lịch sử hình thành nước hoa 1 Hình 1. 2 Nước hoa từ tinh dầu 2 Hình 1. 3 tỉ lệ tinh dầu trong nước hoa 3 Hình 1. 4 Phân loại nước hoa 4 Hình 1. 5 Tinh dầu thiên nhiên 5 Hình 1. 6 Nguồn gốc sự phát triển tinh dầu 6 Hình 1. 7 Nhựa thơm 8 Hình 1. 8 Xạ hương 9 Hình 1. 9 Long diên hương 10 Hình 1. 10 Khái niệm về nước hoa 12 Hình 1. 11 Tinh dầu nước hoa 15 Hình 1. 12 Tinh dầu họ gỗ 16 Hình 1. 13 Nước hoa nhóm hương hoa 19 Hình 2. 1 Tinh dầu vỏ cam 26 Hình 2. 2 Tinh dầu hoa oải hương 26 Hình 2. 3 Tinh dầu hoa lài 26 Hình 2. 4 Tinh dầu hoa ngọc lan tây 26 Hình 2. 5 Tinh dầu hoa sen 26 Hình 2. 6 Tinh dầu vỏ bưởi 26 Hình 2. 7 Tinh dầu hoa hồng 26 v
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1 Danh mục nguyên liệu, dụng cụ, thiết bị 21 Bảng 2. 2 Đặc điểm của nguyên liệu tinh dầu 23 Bảng 2. 3 Bảng khảo sát người tiêu dùng 31 Bảng 3. 1 Kết quả khảo sát hương đầu 32 Bảng 3. 2 Kết quả khảo sát hương giữa 33 BẢNG 3. 3 Khảo sát hương giữa 34 Bảng 3. 4 Kết quả khảo sát hương cuối 34 Bảng 3. 5 Kết quả khảo sát từng nốt hương trong nước hoa 35 Bảng 3. 6 công thức hoàn chỉnh 36 BẢNG 3. 7 Đơn phối cuối 36 vi
  8. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Khái quát chung về nước hoa 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Lịch sử hình thành và phát triển của nước hoa bắt nguồn từ thời Ai Cập cổ đại. Từ việc khai quật ngôi mộ của các vị vua Pharaoh, cụ thể là ngôi mộ Tutankhamun, những vết tích và dấu hiệu của nước hoa thể hiện khá rõ rệt trên thi hài người chết. Nguồn gốc của việc làm này khởi nguồn từ tín ngưỡng tôn thờ các vị thần của người Ai Cập. Họ sử dụng các loại gỗ thơm, thảo mộc có mùi hương hoặc rẽ cây cỏ để làm hương liệu cho các nghi lễ tế thần. Trong đó phải kể đến loại hương vô cùng nổi tiếng có tên Kyphi được chiết xuất từ nhựa thơm, cây bách xù trứng cá, hồ trăn và một số nguyên liệu khác. Sau đó, việc sử dụng chất thơm lan truyền trên diện rộng và du nhập sang các vùng lân cận. Sau khi người Ai Cập thống trị vùng thương mại ở địa Trung Hải, những thương gia người Phoencia đã vận chuyển, buôn bán nước hoa tại Hy Lạp. Mặc Hình 1. 1 Lịch sử hình thành nước hoa dù, tại đây những lái buôn này gặp phải sự hạn chế dưới các nghị định ngăn cản sự lan tràn của nước hoa du nhập, nhưng người hy lạp đã coi nước như một biểu tượng và họ sử dụng chúng như một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa nghệ thuật của mình. Dưới sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Đông và Hy Lạp, người La Mã cũng đã hòa nhập với xu thế xã hội và bị lôi cuốn bởi thứ hương thơm quyến rũ này. Họ không chỉ sử dụng hương liệu thơm trong các nghĩ lễ tôn giáo, đám mà còn coi chúng là vật dụng thiết yếu cho cuộc sống cá nhân. Họ đã phát triển, chiết xuất là các vị hương đa dạng mùi khác nhau để SVTH: Huỳnh minh Phước 1
  9. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp làm phong phú thế giới nước hoa. Những gia đình quý tộc còn sử dụng tinh dầu thơm để vào các đài phun nước khiến cho cung điện mang thêm sự ấm nồng, ngọt ngào và quý phái. Sự nổi dậy của giáo Kito là sự đe dọa hủy diệt tới thế giới những hương liệu thơm. Họ khiến cho nước hoa trở nên vô dụng, không có bất kì ý nghĩa gì trong các nghi lễ tế thần, tôn giáo và tín ngưỡng. Tuy nhiên, người Ả Rập đã bảo vệ nước hoa bởi họ thực sự đam mê và yêu thích nó. Những tín đồ Mohammed đã pha trộn chất thơm vào tạo mùi ngay trong những viên gạch xây dựng lên các nhà thờ hồi Giáo. Sự sụp đổ của đế chế La Mã với những cuộc chiến tranh đẫm máu, những cuộc xâm lăng man rợ đã mang đến một thời kì đen tối cho nước hoa. Cuộc sống bị đảo lộn, người ta mải mưu sinh tranh dành sự sống khiến cho nước hoa dần mai một. Tuy nhiên, may thay sau khi bình định, nước hoa đã dần được trở lại với kĩ thuật bảo quản và chế tác hiện đại và hiệu quả hơn. Ở thời kì này, sự kiện lịch sử nổi bật trong việc chế tạo nước hoa đó là họ đã biết bảo quả nước hoa trong những ống thủy tinh và các vật liệu quý đế khiến cho mùi hương không bị mất mát ra bên ngoài không khí. Hương liệu sử dụng cũng đa dạng hơn gồm có hổ phách, các loại hoa như hoa nhài, hoa hồng, xạ hương và thảo mộc. Hình 1. 2 Nước hoa từ tinh dầu Những thăg trầm của nước hoa cứ trải qua theo giai đoạn phát triển của xã hội cho đến thời kì hiện đại. Có lúc đó là những khoảng thời gian bình lặng, có lúc là sự bức phá vượt trội. Ngành công nghiệp nước hoa cũng bắt đầu phát triển với xu thế chú trọng vào việc khơi nguồn cảm xúc từ các giác quan. Làm thế nào chiết xuất được hương thơm một cách tinh tế, kích thích các hệ thống thần kinh của con người. Điển hình là nước Pháp đã đi đầu và tiên phong trong lĩnh vực này. Chúng ta có thể nhận thấy, hiện nay quốc gia này được coi là xứ sở của hãng nước hoa nổi tiếng. SVTH: Huỳnh minh Phước 2
  10. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp Không phải bất kì ai cũng yêu thích nước hoa, điều đó phụ thuộc vào sự cảm nhận và giác quan của mỗi người. Chúng ta cần phải biết rõ lịch sử, kiến thức, văn hóa mà con người tạo nên. Nhưng hiện nay nước hoa là một sản phẩm rất thông dụng với mọi người, nó tạo cho người sử dụng cảm giác tự tin khi giao tiếp. 1.1.2 Phân loại Nồng độ nước hoa là thang đo nhằm xác định có bao nhiêu phân tử mùi hương hòa vào lớp cồn cấu thành nên hương thơm. Khá nhiều người dùng nước hoa vẫn lầm tưởng rằng nước hoa nghĩa là 100% các tinh chất hương thơm từ các thành phần cốt của hương liệu mà không biết rằng còn phải pha trộn với cồn và các hợp chất khác với công thức nhất định. [8] Sự khác biệt đơn giản chỉ là ở chỗ chúng có tỉ lệ thành phần tinh dầu khác nhau, lượng tinh dầu càng cao thì thời gian lưu giữ mùi hương càng dài. Cao nhất là trong Perfume, sau đến Eau de Parfum, Eau de Toilette và cuối cùng là Eau de Cologne. Hình 1. 3 tỉ lệ tinh dầu trong nước hoa Dựa theo tỷ lệ, nước hoa được chia thành: Perfume (Extrait) hay Extrait de parfum: với hàm lượng tinh dầu từ 20-40%, đây là loại nước hoa đắt nhất và hiếm nhất vì nồng độ tinh dầu rất cao, đồng nghĩa với việc mùi hương rất nồng và bền. SVTH: Huỳnh minh Phước 3
  11. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp Eau De Perfume (EDP): với hàm lượng tinh dầu từ 12-20%, đậm đặc nhất. Loại nước hoa chủ yếu dành cho phái nữ, với nồng độ tinh dầu cao, nồng nàn và bền mùi. Là dạng nước hoa phổ biến hiện nay, sử dụng hợp với những vùng khí hậu khô, hay mùa lạnh. Eau De Toilette (EDT): có từ 5-12% tinh dầu. Loại nước hoa phổ biến nhất hiện nay trên thế giới, với giá cả phải chăng và chất lượng mùi hương trung bình. Đa dạng về mẫu mã, chủng loại hay nhà sản xuất. Đây là loại nước hoa với mùi nhẹ nhàng, khá bền mùi, và được dành cho cả nam và nữ. Eau De Cologne (EDC) hay Eau De Fraiche: chỉ có 2-4% tinh dầu; Thương hiệu (reg. trademark): 'Original Eau de Cologne' - Ra đời lần đầu tiên ở thành phố Cologne của Đức, sau đó lan rộng ra toàn thế giới. Mùi nhẹ, khả năng giữ mùi kém, Hình 1. 4 Phân loại nước hoa phù hợp với túi tiền "bình dân". [8] 1.1.3 Công dụng nước hoa Ngoài việc tạo mùi thơm và tăng độ hấp dẫn cho cơ thể con người, nước hoa còn có một số lợi ích hữu dụng khác như: Giúp giải say rượu: Trong tinh dầu có các hợp chất hóa học giúp tinh thần sảng khoái, vì vậy có tác dụng giúp tỉnh táo khi cơ thể mệt mỏi. Thư giãn tinh thần: Tinh dầu có tác dụng an thần nhẹ. Phòng và trị muỗi đốt: Trong tinh dầu có các hợp chất dễ bay hơi, từ đó ức chế khả năng hoạt động của các loại côn trùng như ruồi muỗi. Giảm bớt mùi hôi cơ thể: Tinh dầu có mùi hương rất dễ chịu, giúp lấn át đi mùi hôi của cơ thể. [3] SVTH: Huỳnh minh Phước 4
  12. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp 1.2 Nguyên liệu sản xuất nước hoa 1.2.1 Lựa chọn nguyên liệu Sự lựa chọn nguyên liệu cấu tạo nên một hợp hương tùy theo mục đích sử dụng, các loại sản phẩm cần được ướp hương và ứng dụng của nó. Đối với hương nước hoa cần có đặc tính thơm, quyến rũ, hương lưu lâu. Nguồn nguyên liệu đa dạng và phong phú chủ yếu chia làm 2 loại : + Nguyên liệu từ thiên nhiên Hương liệu nước hoa có thể là chất chiết xuất từ thực vật hoặc động vật. Những sản phẩm thực vật cơ bản bao gồm cây hồi, lá nguyệt quế, khấu, cây tuyết tùng, cây khuynh diệp, hương trầm, cây dành dành, cây phong lữ, nhài, oải hương, chanh, cây đinh hương, hoa loa kèn, hoa lan chuông, hoa mộc lan, rêu, dầu hoa cam, cam, cây hoắc hương, cây thông, cây mâm xôi, hoa hồng, cây xô thơm, gỗ đàn hương, cây hoa huệ, vani, violet và cây ngọc lan tây. Những sản phẩm động vật cơ bản được dùng trong sản xuất nước hoa bao gồm xạ hương từ hươu xạ đực, long diên hương từ cá nhà táng, nước bọt của hải ly và cầy hương. Tất cả được dùng như thuốc hãm và đồng thời thêm vào mùi hương sự huyền bí khó diễn tả được + Nguyên liệu tổng hợp Hương liệu tổng hợp là sử dụng các hương tổng hợp như: Lilac được xây dựng chủ yếu trên các cấu tử: terpineol, hydroxylcitronellal và phenylethylalcol. Rose được xây dựng chủ yếu trên các cấu tử: phenylethylalcol và geraniol. Jasmin với các cấu tử chủ yếu: amyl cinnamic, aldehyd và benzyl acetat. 1.2.2 Hương liệu thiên nhiên 1.2.2.1 Tinh dầu Hương liệu tự nhiên chủ yếu có nguồn gốc từ tinh dầu. Các loại cây có tinh dầu được phân bố rộng trong thiên nhiên. Kết quả thống kê cho thấy có khoảng 2500 loài cây có chứa tinh dầu. SVTH: Huỳnh minh Phước 5
  13. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp Tinh dầu là những chất thơm hay chất mùi có trong một số bộ phận của cây cỏ (hạt, rễ, củ, vỏ cây, hoa, lá, quả, dầu, nhựa cây ) hay động vật (túi tinh dầu). Hệ thực vật có tinh dầu khoảng 3000 loài, trong đó có 150 - 200 loài có ý nghĩa công nghiệp. Hình 1. 5 Tinh dầu thiên nhiên Tinh dầu có trong các nguồn nguyên liệu trên với nồng độ rất khác nhau, có thể thay đổi từ phần triệu đến phần trăm và tinh dầu tương đối dễ bay hơi. Tinh dầu phân bố tập trung trong một số họ như họ hoa tán, học Cúc, họ hoa môi, học Long Não, họ Sim, học Cam, họ Gừng. Trữ lượng tinh dầu trong cây phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng. Cây mọc ở vùng nhiệt đới có trữ lượng dầu lớn hơn cây ở vùng ôn đới. Ngay trong một cây, thành phần và lượng tinh dầu trong các bộ phận khác nhau cũng khác nhau. Ngoài ra lượng tinh dầu thu được còn phụ thuộc vào điều kiện, phương pháp thu hoạch, bảo quản, tách chiết. Về phân bố lượng tinh dầu, đặc biệt có nhiều trong họ long não, họ hoa môi, họ cam, họ sim, họ hoa tán. Tinh dầu có trong các bộ phận khác nhau của cây , như ở hoa (hồng, nhài, cam, chanh ); ở lá (bạch đàn, bạc hà, hương nhu ); ở vỏ cây (quế); ở thân cây ( hương đàn, peru ); ở rễ (hương bài, gừng, nghệ, xuyên khung ). Hàm lượng tinh dầu trong cây khác nhau cũng rất khác nhau: hoa hồng hàm lượng tinh dầu vào khoảng 0,25%; bạc hà hàm lượng khoảng 1%; quả hồi và nụ đinh hương thì hàm lượng tinh dầu tương ứng có thể đạt giá trị 5% và 15%. [1] SVTH: Huỳnh minh Phước 6
  14. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp 1.2.2 Nguồn gốc và sự phát triển của tinh dầu Tinh dầu từ lâu đã được loài người biết đến, ngay từ thời thượng cổ người ta biết đến và sử dụng các loại cây có tinh dầu ở dạng phơi khô, thời kỳ trung cổ khoảng thế kỷ thứ 15 tinh dầu ngày càng phổ biến, từ thế kỷ thứ Hình 1. 6 Nguồn gốc sự phát triển tinh dầu 15 đến thế kỷ thứ 17 tinh dầu đã được sử dụng để làm thơm cho tóc và da mặt, dùng để chữa bệnh và dùng trong đời sống hằng ngày của con người. [4] Từ thế kỷ thứ 17 đến thế kỷ thứ 19, tinh dầu được dùng nhiều để trang điểm, làm thuốc và dùng trong công nghiệp với phạm vi rộng hơn. Từ thế kỷ 20 đến những năm đầu của thế kỷ 21, cùng với sự tiến bộ của nhân loại và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nghành công nghiệp sản xuất tinh dầu đã dần phát triển, tinh dầu đã trở thành một sản phẩm không thể thiếu trong đời sống của con người và được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như: hương liệu, thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm. Thành phần hóa học của tinh dầu: Hydrocacbon ( monoterpen, sesquiterpen) ancol (Menthol – có trong tinh dầu bạc hà, borneol – trong tinh dầu cam, oải hương, tùng hương, long não ), phenol và ethephenol, aldehyd, ceton, ester, các hợp chất khác như các aminoacid mang hương, các lacton, các hợp chất nhóm oxit như eucalyptol, các hợp chất chứa lưu huỳnh. [3] ➢ Tính chất vật lý của tinh dầu Ở nhiệt độ thường, tinh dầu ở thể lỏng, trừ một số tường hợp đặc biệt như menthol, camphor là ở thể rắn. Tinh dầu gần như không tan trong nước và dễ ay hơi, do vậy có thể tách thu tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Tinh dầu rất ít tan trong nước, tan tốt trong cồn và các dung môi hữu cơ, có thể tan một phần trong dung dịch kiềm Đa số tinh dầu không có màu hoặc màu vàng nhạt, một số tnh dầu có màu, như tinh dầu quế có màu nâu sẫm. Tinh dầu thường có vị cay và hắc. [3] SVTH: Huỳnh minh Phước 7
  15. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp Tỷ trọng của tinh dầu thường vào khoảng 0,85 – 0,95; có một số tinh dầu nặng hơn nước như tinh dầu húng quế, tinh dầu đinh hương. Tỷ trọng thay đổi theo thành phần hóa học. Nếu tinh dầu có thành phần chủ yếu là hydrocarbon terpenic thì tỷ trọng thấp, tinh dầu có hợp chất chứa oxi hoặc nhân thơm thì tỷ trọng cao hơn. Tinh dầu thường có chỉ số khúc xạ vào khoảng 1,45 – 1,56. Chỉ số khúc xạ cao hay thấp tùy theo các thành phần các chất chứa trong tinh dầu là no, không no hay có nhân thơm. Nếu tinh dầu có thành phần có nhiều nối đôi thì có chỉ số khúc xạ cao. Vì tinh dầu là một hỗn hợp, nên không có nhiệt độ sôi nhất định. Điểm sôi của tinh dầu thay đổi tùy theo thành phần hợp chất. Ví dụ, hợp chất terpen có điểm sôi là 150 – 160 oC, hợp chất sesquiterpen có điểm sôi cao hơn, khoảng 250 – 280oC, còn các hợp chất polyterpen có điểm sôi trên 300oC. [3] ➢ Tính chất hóa học Tinh dầu khi bị ảnh hưởng của nhiệt độ ánh sáng, không khí, nước, tinh dầu dễ bị oxi hóa và có thể bị nhựa hóa một phần. Alcol trong tinh dầu bị oxy hóa biến thành aldehyd, aldehyd biến thành acid. Các hợp chất nối đôi dễ bị oxy hóa hoặc tham gia vào phản ứng cộng hợp. Các hợp chất ceton và aldehyd dễ bị oxy hóa tạo nhựa khi có sự hiện diện của kiềm. 1.2.2.2 Nhựa thơm Nhựa thơm thiên nhiên bao gồm nhựa sinh lý chảy ra tự nhiên từ cây cối và nhựa bệnh lý chảy ra từ các vết thương của cây. Có rất nhiều loại cây có nhựa thơm như họ thông, họ tràm, họ trầm tuy nhiên có một số loại như thông phải chích vào cay mới thu được nhiều nhựa. Nhựa thơm chia thành các loại: Hình 1. 7 Nhựa thơm SVTH: Huỳnh minh Phước 8
  16. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp Nhựa là chất rắn vô địn h hình, ở nhiệt độ thường có trạng thái cứng, khi gia nhiệt sẽ chảy mềm ra, không thể dùng phương pháp chưng cất lôi cuốn để lấy nhựa. Nhựa dầu là hỗn hợp của nhựa và tinh dầu, ở nhiệt độ thường có trạng thái mềm nửa lỏng, chẳng hạn như nhựa dầu của thông có thể thu phần hơi của nhựa dầu bằng phương pháp chưng cất hơi nước. Bom là nhựa dầu chứa nhiều acid benzoic, cinnamic ở dạng tự do và kết hợp, chẳng hạn như bom tolu, bom peru [1] Thành phần hóa học: Nhựa thơm chứa các thành phần gồm các nhóm chất alcol, aldehyd, acid, ester. Nhựa bao gồm nhiều hợp chất có cấu tạo phức tạp tạo thành do sự trùng hợp hay oxy hóa hoàn toàn tinh dầu. Chính vì vậy, thành phần của nhựa thơm thường gồm nhiều vòng phức tạp. Tính chất hóa lý: Nhựa thơm là các chất vô định hình có màu, có mùi thơm. Khi tăng nhiệt độ, nhựa chảy mềm ra, trong suốt hoặc sủi bọt. Nhựa thơm không tan trong nước, tan trong cồn, độ tan của nhựa khác nhau tùy thuộc vào các dung môi hữu cơ. 1.2.2.3 Hợp chất thơm từ động vật Một số loại động vật có các tuyến hóc môn tiết ra các chất có mùi thơm như cá voi, chồn hương, hươu Các hợp chất thơm này được chiết tách để dùng trong hương liệu mỹ phẩm. Xạ hương: xạ hương thiên nhiên được chiết ra từ túi xạ của hươu xạ đực. Túi xạ có hình tròn, dẹt, trên có phủ lông. Túi xạ chứa khoảng 30-50 gam xạ hương. Khi còn tươi xạ hương ở trạng thái sệt, có mùi hắc nhưng khi pha loãng đến nồng độ 10-2 sẽ tỏa ra mù xạ. Xạ hương chứa 0,5 – 2% tinh dầu Hình 1. 8 Xạ hương SVTH: Huỳnh minh Phước 9
  17. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp trong đó chất hoạt hương là muscon. Xạ hương dùng làm chất định hương rất tốt.[1] Cầy hương: Được tiết ra từ giống cầy hương châu Phi, chứa 0,1% scatol và 2,5 – 3,5% civetton. Civet absolute: Loại này được lấy từ mèo civet sống ở Etiopia, có mùi hôi, khi pha loãng sẽ có mùi động vật và mùi này rất mạnh, được dùng trong loại mùi thơm cao cấp. Castoreum: Loại này được lấy từ chồn castor fiiber hay được trích ra từ giống hải ly sống ở ao hồ Canada, Xiberia. Castoreum có mùi hắc, người ta thường sử dụng nó dưới dạng dịch chiết castoreum có mùi thơm giống da, khi pha loãng có mùi ngọt, được sử dụng làm chất định hương. Long diên hương: được trích ra từ ruột và bao tử của cá nhà táng Physteter macrocephalus. Chất hoạt hương của nó là ambrein có công thức C30H52O, đây là một alcol triterpen tricyclic bậc 3 có 2 nối đôi., ngoài ra nó còn có 10% ceton 3 – caprostanon.[1]ư Hình 1. 9 Long diên hương 1.3 Thành phần cơ bản của nước hoa Nước hoa được tạo nên từ 60 – 95% là cồn và nước, phần còn lại là tinh chất thơm. Nước hoa ngày nay có 3 thành phần chính: SVTH: Huỳnh minh Phước 10
  18. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp Dung môi: cồn etanol dùng làm dung môi trong hương liệu phải là loại cồn tinh luyện cao cấp và phải đạt các tiêu chuẩn: không đục, không màu không có mùi vị lạ; dầu fusel (%) = 96o. Dung môi etanol có nhiều ưu điểm, ngoài tính chất làm dung môi hòa tan, etanol còn có tính sát trùng, có mùi dễ chịu, không át mùi thơm chung, và tác dụng làm tăng mùi của các chất thơm lên. [7] Trong một số trường hợp, dung môi etanol làm biến đổi hương tính thì phải sử dụng alcol biến tính SAD: special denatured alcohol. Những loại dung môi SDA tạo cảm giác nhẹ, gần như không còn phát hiện mùi alcol khi pha hỗn hợp hương . Nước tinh khiết: không màu, không mùi, không vị và có độ cứng <15 để đủ tạo độ cồn cần thiết. Chất khử màu: là loại bỏ màu không mong muốn có trong nguyên liệu Các thành phần phụ: Màu: được dùng theo thị hiếu người tiêu dùng ,chất màu khi sử dụng phải: Không gây kích ứng da Không để lại vết trên da Không có mùi khó chịu Hòa tan hết trong cồn và nước Không bị đóng cặn Các chất màu thường được pha thành dung dịch 1 – 5% trong cồn etylic. Các chất màu thường sử dụng như: β- caroten, clorophyl, rodamin, Chất bảo quản: giữ cho sản phẩm được giữ lâu hơn.[7] 1.4 Một số khái niệm liên quan đến hương liệu 1.4.1 Sự chuẩn hóa nguyên liệu Hợp hương bắt đầu từ một nền hương chính, sau đó thêm vào những hợp chất cần thiết cho độ bốc, độ ngọt ngào, độ đậm đà, độ êm đềm cho hợp hương Những chất thêm vào SVTH: Huỳnh minh Phước 11
  19. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp được lựa chọn để có sự hài hòa hoàn hảo trong hợp hương về tính tan, tính phân bố và tính bốc hơi sao cho hương được cảm nhận như là một hợp chất duy nhất, không thể phân biệt ra từng cấu tử hay một vài cấu tử trong hợp hương.[1] Mức độ tinh của tinh dầu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chủ yếu do hương của tinh dầu quyết định. Quá trình tinh chế tinh dầu chủ yếu để loại phần lớn tạp chất gây ảnh hưởng đến hương. Nếu các tạp chất ở nồng độ thấp và không có ảnh hưởng xấu đến hương thì cũng không cần phải thực hiện việc tinh chế quá phức tạp. Khi hương nguyên liệu ở một mức độ tinh tương đối, các nhà chuyên môn có thể dùng khứu giác để cảm nhận, đánh giá và so sánh chất lượng các hương cùng loại, từ đó quyết định khả năng sử dụng của nguyên liệu. Việc pha chế hương phụ thuộc quá nhiều vào kinh nghiệm và khả năng của các nhà pha chế, điều này gây khó khăn cho những người bắt đầu bước vào nghề. Do vậy người ta nhận thấy cần thiết phải có một sự chuẩn hóa chung cho các loại tinh dầu dùng trong công nghiệp hương liệu và mỹ phẩm. Sự chuẩn hóa và nhận danh tinh dầu được đưa ra đầu tiên bởi Guenther.[1] 1.4.2 Một số khái niệm liên quan đến hương Để mô tả hay đánh giá một hương liệu cụ thể, người ta sử dụng những khái niệm như: Hương bốc nhiều, bốc mạnh hay bốc nhẹ. Khi nói đến sự bốc hương, ngoài các nguyên liệu mang hương tính, thì hợp hương còn được phối thêm một ít tinh dầu lấy từ hoa như hoa hồng, hoa tím, hoa tử đỉnh hương và hoa dành dành để tăng tính bốc vì tất cả hoa này đều bốc hương mạnh. Ví dụ với hồng, người ta tạo light rose, heavy rose, sweet rose, floral bouquet rose, a spicy-nuarce rose, tea rose và những sản phẩm hương hồng khác. Do vậy, nếu chỉ với một vài cấu tử hương chính người pha chế không thể nào tạo được hợp hương hoàn Hình 1. 10 Khái niệm về nước hoa chỉnh gây thích thú cho người sử dụng. [1] SVTH: Huỳnh minh Phước 12
  20. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp Trong thiên nhiên, những tinh dầu tách từ hoa tử đinh hương, hồng, mimosa là một hỗn hợp nhiều cấu tử, trong đó các cấu tử phụ phối hợp với cấu tử chính tạo nên một hợp hương thiên nhiên hoàn chỉnh. Người ta cũng còn dùng từ tròn trịa hay đậm đà để nói lên tính chất của hợp hương đã phối đầy đủ, đậm đà chưa. Hương thuộc gu: hương phương đông, hương gây ấn tượng, hương lai tạo theo phong cách hiện đại Các hương liệu có cùng loại hương được chia thành một nhóm. Ví dụ, dùng từ farina type để chỉ các loại tinh dầu giống hương chanh như tinh dầu bergamot, lemon và những tinh dầu có hương chanh khác. Tương tự như vậy, ta có những từ chỉ một số nhóm tinh dầu có chung một kiểu mẫu như: aldehydric, woody, minty, mossy Các nhóm hương có thể tra trong American Society of Perfumes. Tuýp hương Oriental: Loại hương này chỉ những hỗn hợp dẫn xuất từ sự phối trộn hỗn hợp hương với các hương chủ yếu mạnh và đầy đặn nhất. Cologne blend: Loại hương này chỉ những hỗn hợp hài hòa của những hương đặc trưng từ tinh dầu citrus oil. Bouquet: Loại hương này chỉ những hỗn hợp hài hòa của hai hay nhiều hương bốc từ hoa. Floral: Loại hương này chỉ những hương đặc trưng của hương hoa. Chypre: Loại hương này chỉ những hỗn hợp mùi rêu - gỗ với tính chất đặc trưng mang vị ngọt của hương chanh, thỉnh thoảng có thêm một ít hương bốc của hoa. Fougere: Loại hương này chỉ những hỗn hợp hương tạo thành chủ yếu là hương ngọt và rêu, lavander, citrus A spice blend: Loại hương này chỉ những hỗn hợp hương của các hương bốc như hoa cẩm chướng hay cỏ đặc trưng, có mùi đa dạng Wood blend: Loại hương này chỉ những hỗn hợp hương chủ yếu mùi gỗ (bạch đàn, bá hương ), thỉnh thoảng phối hợp với những hương thơm khác. Aldehydric blend: Loại hươrig này chỉ tập trung những hợp chất có hương dặc trưng aldehyd béo dây dài mùi béo, mùi quần áo mới Amber: Loại hương này chỉ những hợp chất hương giữa hổ phách, mùi mạnh (hổ phách, skatol, civet ) [1] SVTH: Huỳnh minh Phước 13
  21. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp Balsam: Loại hương này chỉ những hợp chất mùi nặng, dịu như mùi vani, cacao Nhóm hương trái cây: Từ riêng để chỉ mùi trái cây theo loại trái Ngoài ra, còn một số nhóm ít gặp hơn như: Nhóm băng phiến: mùi long não Nhóm hương đất: mùi đất mùn, đất ẩm Nhóm hương xanh lá: mùi cỏ mới xén Nhóm hương dược liệu: mùi các chất sát trùng, diệt vi khuẩn, methyl salicylat, phenol Nhóm hương kim loại: mùi được phát hiện từ bề mặt kim loại Nhóm bạc hà: mùi bạc hà Nhóm hương bột: mùi liên quan đến bột tan Nhóm gia vị: mùi gia vị Nhóm sáp ong: mùi nến, sáp. [1] 1.4.3 Những thuật ngữ sử dụng trong nước hoa Hiện nay không có một thước đo nào có thể đo được mùi hương, vì vậy cho nên trong lĩnh vực nước hoa sẽ có những thuật ngữ được đặt ra, mục đích có thể miêu tả được nước hoa rõ ràng hơn. Các thuật ngữ là: Nốt hương đầu: gây cảm giác, hương đầu tiên khi tiếp xúc. Nốt hương giữa: hương chủ yếu cho hợp hương. Nốt hương nền: hương lưu lâu nhất. Độ mạnh của hương: cảm giảc hương mạnh hay yếu. Tính lưu hương: khả năng của hương lưu giữ theo thời gian Tính khuếch tán: khả năng của hương phát ra từ chai chứa khi mở nút và khuếch tán trong môi trường xung quanh. Tính tạo hậu ngọt dịu: tính đặc trưng tạo sự phảng phất hương ngọt dịu thơm trên nền vật được tẩm. Tính lơ thơ: nốt hương nền bị khiếm khuyết, không tạo cảm giác đầy đặn, đậm đà cho hợp hương.[1] 1.4.4 Một số khái niệm có liên quan đến tính bốc hơi của hương Đặc điểm chung của hương liệu là tính dễ bốc hơi và khi các chất trong hợp hương ở dạng khí, chúng sẽ tác động lên tế bào thần kinh khứu giác gây một cảm nhận về hương tính. Tính dễ bốc hơi được xác định bằng một số đại lượng được trình bày dưới đây. SVTH: Huỳnh minh Phước 14
  22. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp Thời gian sống của hương Khi chai chưa được mở, hương sẽ lan tỏa trong không khí đến mũi. Thời gian từ khi mũi bắt đầu nhận biết hương đến khi hương lan tỏa hết là thời gian sống của hương. Từ khái niệm này, một hợp hương tuyệt đối tốt: lượng hương được cảm nhận phải gần như không thay đổi từ nốt hương đầu đến nốt hương cuối. Tuy nhiên, điều này rất khó thực hiện được vì những cấu tử trong hỗn hợp hương là những hợp chất dễ bốc và tốc độ bay hơi không đều nhau. Để đảm bảo độ bốc đồng đều của hương cần phải dùng các hợp chất có khả năng hạn chế sự bốc của hương. Nốt hương đầu hay nốt hương đỉnh có khối lượng phân tử thấp, nhiệt độ sôi thấp, khả năng bốc hơi cao. Nốt hương giữa của hợp hướng có khối lượng phân tử, nhiệt độ sôi cũng như khả năng bốc hơi trung bình, nốt hương giữa quyết định thời gian sống của hợp hương trong suốt thời gian hương bốc. Cuối cùng, nốt hương cuối kéo dài chu kỳ sống của hương trước khi hương hoàn toàn bị biến mất. Thông thường những hợp chất ở nốt hương này bốc chậm và tạo liên kết với những hợp chất trong nốt hương giữa để kéo dài thời gian sông cho hợp hương. Hình 1. 11 Tinh dầu nước hoa Sức căng hương Sức căng hương là lượng hương ở pha khí cân bằng với dạng đặc hay lỏng của nó, đơn vị tính là microgam/L. Hương liệu thường có sức căng hương vặo khoảng 0,05 + 50.000microgam/L. [1] SVTH: Huỳnh minh Phước 15
  23. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp Giới hạn cảm nhận hương Giới hạn cảm nhận của hương liệu là mức nồng độ thấp nhất, ở đó người ta không còn cảm nhận được hương thơm của nó. Giá trị này tùy thuộc vào các cấu tử trong hợp hương và cá nhân người cảm 'nhận. Giới hạn cảm nhận của hương liệu vào khoảng 0,002 + 2000nanogam/L Giá trị hương thơm o .v Giá trị hương thơm o.v biểu thị mối quan hệ giữa nồng độ của một chất có hương tính và mức giới hạn phát hiện nó. [1] 1.4.5 sự lưu giữ hương Khái niệm về sự lưu giữ hương Hiện nay khái niệm về sự lưu giữ hương đang còn tranh cãi, đã có rất nhiều cố gắng để giải thích lý thuyết của hiện tượng lưu giữ hương nhưng chưa có lý thuyết nào có sức thuyết phục cao. Pickthall đã đưa ra rất nhiều ý kiến đáng quan tâm như sự lưu giữ hương liên quan đến việc chọn lọc và sử dụng các nguyên liệu có hương mạnh và có áp suất hơi thấp. Tuy nhiên, hương liệu là một hỗn hợp có rất nhiều cấu tử, các cấu tử này có thể tương tác lý hóa với nhau làm thay đổi áp suất hơi của hỗn hợp và rất khó khống chế yếu tố này. Pickthall đề nghị căn cứ vào định luật Raoult để giải thích và áp dụng vào quá trình phối chế hương. Định luật Raoult giải thích về áp suất hơi bão hòa đối với một dung dịch nhiều cấu tử, các cấu tử bốc hơi đồng thời làm cho áp suất riêng phần của từng cấu tử giảm xuống và làm cho toàn bộ hỗn hợp bốc hơi chậm. Các cấu tử có tác dụng làm chậm quá trình bốc hơi được gọi là chất lưu giữ hương hay còn gọi là chất định hương. [1] SVTH: Huỳnh minh Phước 16
  24. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp Chất định hương Chất định hương theo Pickthall nên là những chất có áp sụất bay hơi thấp và trọng, lượng phân tử thấp. Hai tính chất này ít khi có trong cùng một cấu tử đặc biệt là ở những chất dạng tan trong dầu. Do đó, cần có một sự sắp xếp để chọn một cấu tử có độ bốc hơi tương đối thấp và trọng lượng phân tử không quá cao. Qua kinh nghiệm, Pickthall chỉ ra một cấu tử khá lý tưởng là benzyl benzoat. Hình 1. 12 Tinh dầu họ gỗ Chất định hương theo Poưcker có thể có mùi hoặc không có mùi (dễ chịu hay không dễ chịu lắm) nhưng thường đa phần có mùi nhẹ. Ví dụ như benzyl benzoat, diethylphtalat. Poueker chia quá trình giữ hương làm ba giai đoạn: Giai đoạn đầu của quá trình hay giai đoạn tiền cố định: thường chỉ được quan tâm nhiều trong quy trình phối trộn hương ở dạng alcol (không có ý nghĩa trong phối trộn hương dầu cho mỹ phẩm). Quá trình được tiến hành bạng cách thêm dịch chiết resin aromatic trong alcoL Ví dụ, ông đề nghị thêm dung dịch resin cửa gum benzoin, balsam tolú và olibanum vào alcol, tiếp theo hỗn hợp được để yên trong 1 tháng, sau đó dịch nhựa này được sử dụng làm dung dịch định hương. Giai đoạn giữ hương của quá trình cố định: để cố định hựơng trong suốt thời gian phối trộn, Poucker dùng những nốt hương aromatic có tính chất kéo dài để tạo ra các nốt hương đỉnh phối hợp khác. [1] SVTH: Huỳnh minh Phước 17
  25. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp Ví dụ như trong hương violet, ông đã dùng costus và ylang- ylang; trong hương lily of the valley, ông dùng hyđroxycitronellal và bois de rose; và trong hương carnation ông dùng heliotropin. Giai đoạn cuối của quá trinh cố định, Poucker phối trộn với hợp chất định hương gốc động vật, kế đến thêm hợp chất tạo nốt ngọt và dễ chịu, thường là tinh dầu thiên nhiên như bergamot và cuối cùng thêm những dịch chiết tạo vẻ tươi mát, bốc hương như hoa. Việc lựa chọn chất định hương là một vấn đề riêng có liên quan đến sự thưởng thức và việc xác định giá trị giữ hương của nhiều cấu tử trong các hương liệu khác nhau, cho đến nay vẫn chưa hệ thống rõ nét được. Trong những năm gần đây, người ta cũng đã bắt đầu thay việc dùng các chất định hương nguồn gốc từ động vật bằng những hợp chất tổng hợp để giảm giá thành, chúng cũng có những tính chất như những chất định hương gốc động vật.[1] 1.5 Các bước xây dựng nước hoa Một hợp hương đơn giản là hỗn hợp của tinh dầu từ hoa, cùng với dịch hương động vật. Những hợp chất này phải phối trộn để có sự hài hòa giữa các cấu tử, phải tạo được các điểm: bốc sâu, tươi mát, dai Hợp hương đi từ các nguồn thiên nhiên rất dễ phối hợp, nhưng giá thành cao, nên người ta có khuynh hướng thay thế một phần hoặc hoàn toàn các hợp chất thiên nhiên bằng các hợp chất tổng hợp.[8] 1.5.1 Lựa chọn nguyên liệu Sự lựa chọn nguyên liệu cấu tạo nên một hợp hương tùy theo mục đích sử dụng, các loại sản phẩm cần ướp hương và ứng dụng của nó. Ví dụ: Hương nước hoa cần có đặc tính thơm, quyến rũ, hương lau lâu Chất thơm dùng trong nước rửa chén: dừng mùi chanh hay chanh pha cam ngọt. Chất thơm chỉ có tác dụng dễ chịu đôi với người rửa và phải được loại đi khi chén bát đã được rửa sạch, hoặc nếu còn lưu thì cũng không làm người sử dụng cảm thấy khó chịu. Chất thơm dùng trong bột giặt quần áo: Với chất thơm này thì ngược lại, sau khi quần áo đã được giặt sạch thì mùi hương phải lưu lại trên quần áo tạo mùi dễ chịu. 1.5.2 Phối hợp giữa các nốt hương Để dễ hình dung, chúng ta lấy ví dụ tạo một hợp hương dành cho bột giặt quần áo: SVTH: Huỳnh minh Phước 18
  26. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp Nốt hương đầu được cấu tạo bởi các đơn hương dễ bốc như: limonen, dihydromyrcenol, linalol, rượu phenylethanol do tính dễ bốc hơi, chúng biến mất nhanh chóng khi giặt xả liên tiếp và không lưu lại trên quần áo. Nốt hương giữa được Cấu tạo bởi các đơn hương có độ bốc hơi trung bình, ít hòa tan trong nước nhất, chúng được lưu lại trên quần áo với nồng độ tương đối thấp. Nốt hương nền dược cấu tạo bởi các đơn hương có sức căng hơi và độ hòa tan rất yếu như: galoxolid, fxolid (xạ có nhiều vòng), aldehyd, hexyl cinnamic Do đặc điểm này, chúng có ái lực mạnh trên quần áo và cho quần áo một mui thơm trong nhiều ngày. 1.5.3 Triển khai một hợp hương Khi thiết lập công thức một số hợp hương, việc đầu tiên là phải xác định loại hương, người tạo hương phải khảo sát và tìm hiểu các loại nguyên liệu cần thiết bằng kinh nghiệm hoặc tài liệu có sẵn để có một định hướng phối chế tương đối chính xác. Tiếp theo, người tạo hương phải điều chỉnh để có một hợp hương đạt yêu cầu hương tính và các chỉ tiêu kỹ thuật cần thiết. Các tính chất của các cấu tử trong hợp hương, sự chuyển mùi hương giữa các nốt hương đầu, giữa và nền phải được thực hiện hài hòa trên nền đối tượng sử dụng, tương tác giữa các thành phần trong hương, tính hài hòa, tính lưu hương trong khuôn khổ sử dụng được giới hạn và ràng buộc chặt chẽ, để đảm bảo sự ổn định cả về các chỉ tiêu hóa lý và hương thơm, tính tương quan giữa chất lượng giá thành sản phẩm. Cần quan tâm đến sự biến đổi của một số cấu tử riêng biệt do phản ứng đồng phân hóa hay thủy phân các ester làm thay đổi một ít hương thơm. Ví dụ, trong hợp hương có chứa linalylacetat, linalylacetat có thể bị thủy phân cho linalol một phần, sự biến đổi này không làm thay đổi độ ổn định về mùi. [8] SVTH: Huỳnh minh Phước 19
  27. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp Tuy nhiên, người phối hương vẫn thích dùng ester hơn do sự hiện diện của nó làm hương ngát hơn. Khi có dự biến đối hương (mùi, màu ), người phối hương phải xác định được phạm vi sử dụng cũng như dự đoán các nguyên nhân gây ra, sau đó tiến hành các thí nghiệm đưa hợp hương vào các nền tương ứng và lưu trữ trong các điều kiện mà khách hàng đòi hỏi để phát hiện các yếu tô làm ảnh hưởng, từ đó điều chỉnh hợp hương hoặc đưa vào những khuyến cáo cần thiết. Hình 1. 13 Nước hoa nhóm hương hoa Những kiểm nghiệm về độ ổn định thường kéo dài, có thể đến một vài tháng, nên người phối chế có thể dựa vào kinh nghiệm của minh để điều chỉnh, khi sự điều chỉnh do kinh nghiệm không hữu hiệu mới thực hiện các bước trên. Người phối chế có thể dựa vào các tài liệu liên quan của các tác giả như: Me Donough, Morel, Pickhall, Karas và Wynne nghiên cứu phản ứng giữa các nguyên liệu của hợp hương lên sự ổn định của hệ nhũ. Wight, Tomlinson và Kirmeier nghiên cứu các phản ứng sinh ra trong bình chứa bằng polyethylen khi chứa sản phẩm chứa hương. Kilmer nghiên cứu vấn đề phối hương cho xà phòng và bột giặt tổng hợp. Foresman và Pantaleoni nghiên cứu về những hợp chất thích hợp trong aerosol khi sử dụng hương. Sagarin và Balsam nghiên cứu về các sản phẩm tạo dạng cho tóc khi chứa thioglycolat có phối hương. SVTH: Huỳnh minh Phước 20
  28. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp Hiện nay, nhiều dụng cụ phân tích đã được sử dụng trong lĩnh vực hương liệu, như sắc ký khí, phổ hồng ngoại, quang phổ uv, khối phổ, phổ cộng hưởng từ hạch nhân Với những phương tiện này người ta phát hiện ra được rất nhiều cấu tử mang hương và xác định các tính chất của chúng, giúp cho việc phối chế và sử dụng dễ dàng hơn.[8] SVTH: Huỳnh minh Phước 21
  29. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM 2.1 Mục tiêu và nội dung đề tài Mục tiêu: Lựa chọn và thu thập nguyên liệu tinh dầu thiên nhiên để phối chế sản phẩm nước hoa. Nội dung: Nghiên cứu tài liệu Phối chế nước hoa nhóm hương ngọt Lựa chọn nguồn nguyên liệu tinh dầu thiên nhiên Xây dựng ba nốt hương của nước hoa Khảo sát đơn phối liệu nước hoa hoàn chỉnh Đánh giá sản phẩm nước hoa. 2.2 Nguyên liệu, dụng cụ, thiết bị và địa điểm thực hiện Nguyên liệu, dụng cụ, thiết bị dùng thực hiện đề tài được trình bày ở bảng 2.1. Bảng 2. 1 Danh mục nguyên liệu, dụng cụ, thiết bị Số thứ Thể tích (mL) – Tên Xuất xứ tự Số lượng (Cái) Nguyên liệu Ethanol 99,6 độ 200 Chemsol Tinh dầu vỏ bưởi 50 Hoa Nén Tinh dầu vỏ cam 50 Hoa Nén Tinh dầu hoa lài 50 Hoa Nén Tinh dầu hoa oải hương 50 Hoa Nén SVTH: Huỳnh minh Phước 22
  30. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp Tinh dầu hoa hồng 50 Hoa Nén Tinh dầu hoa ngọc lan tây 50 Hoa Nén Tinh dầu hoa sen 50 Quatest 3 Nước 200 Aquafina Dụng cụ Cốc thủy tinh 100mL 3 Đức Ống đong 50mL 2 Đức Pipet 5mL 1 Đức Pipet 10mL 1 Đức Quả bóp cao su 1 Đức Ống nhỏ giọt 10 Đức Đũa thủy tinh 3 Đức Thiết bị Máy khuấy từ 1 Máy đo pH 1 Cân phân tích 4 số 1 Đề tài được thực hiện tại Phòng thí nghiệm chuyên sâu Công ty Cổ phần ITAVINA COATINGS Xã Tân Kim, thị trấn Cần Giuộc, tỉnh Long An. SVTH: Huỳnh minh Phước 23
  31. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp 2.3 Nguyên liệu phối chế nước hoa Các loại nguyên liệu tinh dầu dùng trong nước hoa được lựa chọn nguồn gốc và thu thập bao gồm: Tinh dầu vỏ cam, tinh dầu vỏ bưởi, tinh dầu hoa lài, tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu hoa ngọc lan tây, tinh dầu hoa sen và tinh dầu hoa hồng. Đặc điểm của nguyên liệu tinh dầu được trình bày như sau: Bảng 2. 2 Đặc điểm của nguyên liệu tinh dầu Tên nguyên stt Tên khác Thành phần Tính chất hóa lý liệu 1 Oleum aurantii Thành phần chính của Trọng lượng riêng duleis (Latin), tinh dầu là Limonen (250C) essence (>90%). Các thành 0,810 – 0,830 d’orange phần tạo mùi thơm Portugal tinh tế là do các hợp Góc quay cực (Phápx swesses chất chứa oxy Tinh dầu vỏ -1200 pomeranzensch (aldehyd, alcol, este cam alenoel <1%). Các aldehyd Chỉ số khúc xạ ( (Đức).[1][5][1 chính chiếm so với 200C) 0] tổng aldehyd: octanal 1,390 + 1,450 (20-^30%), decanal (17-^23%), citral a và Điểm chớp cháy b (33^-41%). 45oC 2 Thành phần chủ yếu Trọng lượng riêng có trong tinh dầu vỏ (250C) bưởi là limonene 0,803 – 0,848 (86,27%), myrcene (6,28%), α-terpinene Góc quay cực (2,11%), α-pinen Tinh dầu vỏ -1260 (1,26%).[1][5] bưởi Chỉ số khúc xạ ( 200C) 1,468 + 1,470 Điểm chớp cháy 46oC 3 leum jasmini Thành phần chính của Jasmine absolute oil: Tinh dầu grandiflori Jasmine absolute oil: là chất lỏng sánh hoa lài (Latin); Benzyl acetate : 65% màu vàng đến vàng essence d Linalol : 15% nâu, mùi thơm hoa SVTH: Huỳnh minh Phước 24
  32. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp jasmin (Pháp); Geraniol : 10% a- lài. jasmioel terpineol : 5% Cis- Tỷ trọng ở 22°C = (Đức). jasmon : 3% Indol : 0,9814 [1][5][13] 2,5%Methyl anthrariilatẹ: 1,5% Góc quay cực ở 22°C = + 4°26’ Chỉ số khúc xạ ở 22°C = 1,497 Chỉ số acid = 1,6 Chỉ số xà phòng = 278,06 Hàm lượng ester tính theo benzyl acetat = 74,8%. Điểm chớp cháy 65oC 4 Oleum Tinh dầu lavender Tinh dầu lavander là lavandulae chứa linalyl acetate, chất lỏng không màu (Latin); linalol, pinene, hoặc có màu vàng Tinh dầu essence de limonene, geraniol và nhạt, hoặc vàng lục hoa oải lavande cineol. Hàm lượng nhạt với mùi thơm hương lavandeloel ester quy theo linalyl ngọt đặc trưng của (Đức) [1][5][9] acetate không được Lavander. nhỏ hơn 35% kl/kl. Điểm chớp cháy 66oC 5 Oleum anonae Tinh dầu ylang-ylang Tinh dầu màu vàng (Latin), chứa D-a-pinene, L- nhạt cỏ mùi dịu ngọt Essence de linalool, geraniol, và hoa đặc trưng. ylang ylang benzyl alcol và ester, Tỷ trọng ở 20°c : (Pháp), ylang - p-cresol, p-crezyl 0,946 - 0,982 Tinh dầu ylang oel acetate, eugenol, hoa ngọc lan (Đức).[1][5][1 methyl benzoate, Góc quay cực ở 20°c tây 1] methylsalicylate và : - 25° + - 40° nhiều acid (formic, Chiết suất ở 20°c : valeric, acetic, 1,4980 4 - 1,5090 benzoic, salicylic). Chỉ số acid : 2,8 (max) SVTH: Huỳnh minh Phước 25
  33. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp Chỉ số ester : 130 - *■ 182 Độ tan : 1:0,5 trong etanol 90% Hàm lượng ester quy theo linalyl lacetat: 55,5% Điểm chớp cháy 91oC 6 metyl este của axit Trọng lượng riêng 0 palmitic chiếm ưu thế (25 C) (22,66%), tiếp theo là 0,901 – 0,9205 axit linoleic metyl Góc quay cực Tinh dầu este (11,16%), metyl -1290 hoa sen este của axit Chỉ số khúc xạ ( 0 palmitoleic (7,55%) 20 C) và metyl este của axit 1,432 - 1,452 linolenic (5,16%) [2] Điểm chớp cháy 75oC 7 Các tên khác Tinh dầu hoa hồng Tinh dầu hoa hồng Oleum rosarum chứa 70 75% là chất lỏng không (Latin); geraniol, citronellol màu hoặc có màu essence de rose và một lượng nhỏ vàng nhạt, có mùi (Pháp); những ester khác. hoa hồng và có dạng rosenoel bán rắn ở nhiệt độ [1][5][10] (Đức). thường. Tinh dầu Tỷ trọng ở 15°C : hoa hồng 0,848 - 0,863 Góc quay cực : -1° + -4° (ống đo 100mm, 25°C) Chiết suất ở 25°C : 1,458 - 1,463 Rất ít tan trong nước, tan tốt trong SVTH: Huỳnh minh Phước 26
  34. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp cồn và CHCI3. Điểm chớp cháy 110oC Hình 2. 1 Tinh dầu vỏ cam Hình 2. 2 Tinh dầu hoa oải hương Hình 2. 3 Tinh dầu hoa lài Hình 2. 4 Tinh dầu hoa ngọc lan tây Hình 2. 6 Tinh dầuHình vỏ bưởi 2. 7 Tinh dầu hoa hồng Hình 2. 5 Tinh dầu hoa sen SVTH: Huỳnh minh Phước 27
  35. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp 2.4 Quy trình phối chế nước hoa 2.4.1 Xây dựng nốt hương Nước hoa là một sản phẩm thuộc rất nhiều phân nhóm khác nhau và hiện nay trên thị trường phổ biến các nhóm như: Nhóm hương biển. Đại diện: Aqva Pour Homme, Acqua di Gio, Lacoste Live Nhóm hương trái cây chypre. Đại diện: Miss Dior Cheris, Mon Paris, Sì Intense Nhóm hương ngọt. Đại diện: Tom Ford Neroli Portofino, CK One, Green Tea Nhóm hương cay nồng. Đại diện: Tom Ford Noir, Hermes Terre D’hermes Nhóm hương hoa cỏ Andehyl. Đại diện: Chanel No.5 Nhóm hương cỏ biển. Đại diện: Acqua di Gioia, Omnia Crystalline, D&G Antrhology L`Imperatrice 3 Nhóm hương tươi. Đại diện: Jo Malone Red Roses, Marc Jacobs, Safari, Lauren, No.19 Nhóm hương gỗ, xạ hương. Đại diện: Narcico Rodriguez For Her, Daisy Love, Coco noir, 212 Nhóm hương da thuộc. Đại diện: Valentino Uomo, Dior Homme Parfum, Tom Ford Tuscan Leather, Burberry Brit Rhythm Nhóm hoa cỏ phương đông. Đại diện: Tom Ford Black Orchid, CK Euphoria, D&G The One, Lancome Tresor Nhóm hương gỗ thơm. Đại diện: Bleu de Chanel, Dior Homme Sport, Polo Black, Guerlain Homme Để có thể phối chế ra nước hoa thuộc một nhóm cụ thể kể trên, nhà phối chế cần phải tuân thủ các quy tắc về tổ hợp hương hết sức khắt khe. Trong đề tài này, nhóm hương ngọt sẽ được lựa chọn là nhóm hương chủ đạo. Nhóm hương ngọt là nhóm mang sắc thái tươi mát, ngọt ngào, nguyên liệu chính được tạo thành từ các tinh dầu của họ cam, chanh và các tinh dầu hoa. Trải qua quá trình lựa chọn tinh dầu căn cứ vào tốc độ bay hơi, đã xác định được các loại tinh dầu phù hợp cho các tầng hương trong nước hoa như sau: [1] SVTH: Huỳnh minh Phước 28
  36. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp Nốt hương đầu Tinh dầu vỏ cam Tinh dầu vỏ bưởi Nốt hương giữa Tinh dầu hoa lài Tinh dầu hoa oải hương Tinh dầu hoa ngọc lan tây Nốt hương cuối Tinh dầu hoa hồng Tinh dầu hoa sen 2.4.2 Khảo sát tỉ lệ phần trăm của các tinh dầu trong từng nốt hương Mục đích: Xác định tỉ lệ phù hợp các thành phần nguyên liệu trong từng nốt hương, nhằm tạo ra được mùi đặc trưng từng nốt hương. Phương pháp khảo sát: Thay đổi tỉ lệ khác nhau từng tinh dầu trong nốt hương, phối chế và để ổn định trong 7 ngày, sau đó kiểm tra, đánh giá cảm quan đến khi đạt được tinh dầu có mùi hương nhẹ, đặc trưng và trong suốt. 2.4.3 Khảo sát tỉ lệ phần trăm từng nốt hương trong nước hoa Mục đích: Xác định tỉ lệ từng nốt hương trong nước hoa, nhằm tạo ra nước hoa có hương riêng biệt. Phương pháp khảo sát: Thay đổi tỉ lệ khác nhau từng nốt hương, để ổn định trong 7 ngày, sau đó kiểm tra, đánh giá cảm quan đến khi đạt được tinh dầu có mùi hương chủ đạo riêng, độ lưu hương 4 – 5 giờ và khả năng khuếch tán trong không khí tốt, trong suốt. SVTH: Huỳnh minh Phước 29
  37. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp 2.4.4 Quy trình phối chế Nước hoa cần trải qua quy trình phối chế từng bước, sau đó mới có thể hoàn thành sản phẩm. ➢ Sơ đồ quy trình Nốt hương Nốt hương Nốt hương đầu giữa cuối Cồn tinh luyện Hòa tan Phụ gia Lắng Không đạt Cặn Lọc Hóa già Kiểm tra Đạt Đóng gói Sản phẩm SVTH: Huỳnh minh Phước 30
  38. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp ➢ Thuyết minh sơ đồ Nguyên liệu sau khi được xử lý sạch sẽ và tách chiết tinh dầu. Tinh dầu thô được dùng phối chế thành 3 nốt hương: Hương đầu, hương giữa và hương cuối. Sau quá trình đó, 3 nốt hương được phối trộn với nhau theo tỉ lệ phù hợp trong dung môi cồn tinh khiết 99,5%. Tiếp theo sản phẩm được để yên trong 3 ngày ở điều kiện nhiệt độ 16 oC cho các cặn bẩn vào các thành phần khó tan khác lắng xuống, tiến hành lọc loại bỏ cặn bẩn. Sản phẩm sau quá trình lọc được bảo quản ổn định ở nhiệt độ 16 oC trong 7 – 21 ngày, mục đích cho các thành phần trong nước hoa phản ứng với nhau tạo nên mùi hương riêng biệt. Sau quá trình hóa già sản phẩm được kiểm tra và đánh giá cảm quan, nếu chưa đạt yêu cầu sản phẩm phải quay lại bước hòa tan và điều chỉnh công thức, nếu đã đạt sản phẩm được tiến hành đóng gói hoàn thiện. 2.5 Một số tiêu chí đánh giá nước hoa Nước hoa được để ổn định trong 14 ngày, sau đó kiểm tra, đánh giá theo các tiêu chí như sau: Cảm quan: Màu; mùi; thời gian lưu hương. Chỉ số hóa lý: pH, hàm lượng kim loại nặng. Kích ứng da. Khảo sát trên người tiêu dùng theo bảng . SVTH: Huỳnh minh Phước 31
  39. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp Bảng 2. 3 Bảng khảo sát người tiêu dùng BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT Ý KIẾN NGƯỜI TIÊU DÙNG VỀ SẢN PHẨM NƯỚC HOA Xin chào anh/chị, chúng tôi đang thực hiện một cuộc thăm dò cảm nhận của người tiêu dùng về sản phẩm nước hoa, để nghiên cứu, tìm hiểu về nhu cầu cũng như hành vi, thái độ tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm. Rất mong nhận được ý kiến của anh/chị để chúng tôi có thể hoàn thành tốt đề tài này. THÔNG TIN CÁ NHÂN: Họ và tên: Địa chỉ: Số điện thoại: Email (nếu có): PHẦN CÂU HỎI CHI TIẾT: 1. Xin anh/chị vui lòng cho biết giới tính? 1.  Nam 2.  Nữ 2. Khi nói về tần suất sử dụng nước hoa anh/chị chọn phương án nào? 1.  Mỗi ngày 2.  Từ 2-5 lần/tuần 3.  Từ 1-2 lần/ tuần 4.  Ít hơn 1-2 lần/tháng 3. Độ thơm của nước hoa đạt mức độ nào? 1.  Không thơm 2.  Thơm nhẹ 3.  Thơm vừa 4.  Quá nồng 4. Anh/chị có thích mùi hương nước hoa này? 1.  Không thích 2.  Bình thường 3.  Rất thích 5. Anh/chị có cảm nhận rõ 3 tầng hương không? 1.  Không cảm nhận được 2.  Chỉ cảm nhận được ít 3.  Cảm nhận được 3 tầng hương rõ ràng  XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN ANH/CHỊ ĐÃ THAM GIA KHẢO SÁT CÙNG CHÚNG TÔI SVTH: Huỳnh minh Phước 32
  40. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1 Kết quả xây dựng nốt hương ➢ Hương đầu • Tinh dầu vỏ cam • Tinh dầu vỏ bưởi ➢ Hương giữa • Tinh dầu oải hương (Lavender) • Tinh dầu hoa ngọc lan tây (Ylang ylang) • Tinh dầu hoa lài (Nhài) ➢ Hương cuối (Nền) • Tinh dầu hoa sen • Tinh dầu hoa hồng 3.2 Kết quả khảo sát tỉ lệ thành phần trong các nốt hương ➢ Khảo sát tỉ lệ thành phần hương đầu Nốt hương đầu có đặc tính là lớp hương nhẹ nhất, tỏa ra đầu tiên, sắc thái tươi mát, rõ ràng. Cho cảm giác mạnh, thu hút tỏa ra ngay khi dùng. Bảng 3. 1 Kết quả khảo sát hương đầu Thành phần Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Tinh dầu vỏ cam 70 50 30 Tinh dầu vỏ bưởi 30 50 70 Đánh giá cảm quan Màu sắc Vàng nhạt Vàng nhạt Vàng nhạt SVTH: Huỳnh minh Phước 33
  41. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp Độ hòa tan Tốt Tốt Tốt Có hương thơm, tuy Hương thơm nhẹ, Nồng mùi tinh dầu nhiên vẫn còn bốc bốc, không còn cảm Mùi cam nhiều mùi tinh dầu nhận được đơn cam hương ban đầu Nhận xét: Quá trình khảo sát được thực hiện trên 3 mẫu tỉ lệ khác nhau giữa tinh dầu vỏ cam và tinh dầu vỏ bưởi. Trong đó, mẫu 3 được đạt chất lượng tốt nhất, tạo được hương thơm nhẹ, bốc, không còn nặng mùi đơn hương ban đầu. Các chất tan hoàn toàn vào nhau và trong suốt. ➢ Khảo sát tỉ lệ thành phần hương giữa Nốt hương giữa là nốt hương có độ bay hơi thấp hơn; sắc thái ngọt tròn trịa hơn. Là phần trung tâm của hương tỏa hương sau hương đầu 1 – 2 phút. Bảng 3. 2 Kết quả khảo sát hương giữa Thành phần Mẫu 4 Mẫu 5 Mẫu 6 Tinh dầu hoa oải 20 10 30 hương (lavender) Tinh dầu ngọc lan 30 45 35 tây Tinh dầu hoa lài 50 45 35 Đánh giá cảm quan Màu sắc: Trong suốt Trong suốt Trong suốt Độ hòa tan: Tốt Tốt Tốt Nặng mùi tinh dầu Hương thơm đặc Quá nặng mùi tinh Mùi: oải hương, không trưng được cảm nhận dầu oải hương, SVTH: Huỳnh minh Phước 34
  42. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp cảm nhận được rõ, bốc, không còn không cảm nhận hương thơm đặc cảm nhận được đơn được hương thơm trưng hương ban đầu. đặc trưng BẢNG 3. 3 Khảo sát hương giữa Nhận xét: Quá trình khảo sát được thực hiện trên 3 mẫu tỉ lệ khác nhau giữa Tinh dầu Oải hương, Ngọc lan tây và Tinh dầu hoa Lài. Trong đó Tỉ lệ 2 đạt được chất lượng tốt nhất, tan hoàn toàn vào nhau, nồng độ các cấu tử đơn hương phản ứng với nhau tạo ra được mùi thơm đặc trưng riêng. ➢ Khảo sát tỉ lệ thành phần hương cuối Nốt hương cuối là nốt hương có độ bay hơi thấp nhất; có khả năng làm giảm tính bay hơi của hai nốt hương đầu. Hợp với hương giữa là thành phần chính của hương; tỏa hương sau khoảng 30 phút sử dụng. Bảng 3. 4 Kết quả khảo sát hương cuối Thành phần Mẫu 7 Mẫu 8 Mẫu 9 Tinh dầu Hoa Hồng 5 50 70 Tinh dầu Hoa Sen 95 50 30 Đánh giá cảm quan Màu sắc: Trong suốt Trong suốt Trong suốt Độ hòa tan: Tốt Tốt Tốt Hương thơm nhẹ Nồng nặc mùi tinh Không có hương nhàng riêng biệt, dầu hoa hồng, không thơm đặc trưng, chỉ Mùi: đậm đà, không còn cảm nhận được cảm nhận được mùi cảm nhận được đơn hương thơm đặc tinh dầu hoa hồng hương ban đầu trưng SVTH: Huỳnh minh Phước 35
  43. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp Nhận xét: Quá trình khảo sát được thực hiện trên 3 mẫu tỉ lệ khác nhau giữa Tinh dầu Hoa Hồng và Tinh dầu Hoa Sen. Trong đó mẫu chiếm tỉ lệ 5% tinh dầu Hoa Hồng và 95% Tinh dầu Hoa Sen đạt được chất lượng tốt nhất. Hỗn hợp sau khi phối trộn và để ổn định, sau một thời gian tạo được hương thơm nồng nàn riêng, các chất tan hoàn toàn vào nhau. 3.3 Kết quả khảo sát tỉ lệ từng nốt hương trong nước hoa Sau khi đã khảo sát tỉ lệ phần trăm tinh dầu trong các nốt hương và đã chọn được mẫu tối ưu của từng nốt hương. Bước tiếp theo là khảo sát tỉ lệ phần trăm giữa các nốt hương với nhau tạo thành nước hoa theo bảng sau: Bảng 3. 5 Kết quả khảo sát từng nốt hương trong nước hoa Nốt hương Mẫu 10 Mẫu 11 Mẫu 12 Hương đầu (%) 40 20 10 Hương giữa (%) 30 30 20 Hương cuối (%) 30 50 70 Đánh giá cảm quan Màu sắc Vàng đậm vàng Vàng nhạt Độ hòa tan Tốt Tốt Tốt Nốt hương cuối quá Hợp hương nồng, Hợp hương nồng mạnh, lấn át nốt sốc. Sau 5p mùi nhẹ, cảm nhận được hương đầu và giữa, Mùi hương vẫn không mùi hương chủ đạo không cảm nhận thay đổi nhiều sau khoảng 1-2 phút được mùi chủ đạo của tổ hợp hương. Tính khuếch tán Quá nhanh Vừa phải Thấp Thời gian lưu hương 2-3 giờ 4-5 giờ 4-5 giờ SVTH: Huỳnh minh Phước 36
  44. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp Nhận xét: Quá trình khảo sát được thực hiện trên 3 mẫu tỉ lệ khác nhau giữa nốt hương đầu, nốt hương giữa và nốt hương cuối. Trong đó, mẫu tỉ lệ 2 đạt yêu cầu nhất, tạo được tổ hợp hương đồng nhất, mùi thơm đặc trưng riêng, các nốt hương thể hiện rõ ràng theo thời gian, thời gian lưu hương tốt. 3.4 Đánh giá mẫu nước hoa hoàn chỉnh Sauk hi khảo sát các yếu tố, đơn phối liệu hoàn chỉnh được liệt kê theo bảng ➢ Công thức Bảng 3. 6 công thức hoàn chỉnh THÀNH PHẦN VAI TRÒ HÀM LƯỢNG Môi trường phân tán, bảo Cồn (Alcohol 99,5) Vừa đủ quản Môi trường hòa tan, giảm độ Nước (Water) 5 bay hơi Tổ hợp hương Tạo mùi hương 50 BẢNG 3. 7 Đơn phối cuối ➢ Chỉ tiêu chất lượng • Cảm quan Màu: Vàng nhạt, trong suốt Mùi: Thơm nhẹ Độ khuếch tán: Vừa phải trong bán kính 1 mét Thời gian lưu hương: 4 – 5 giờ • Hóa - Lý Chỉ số pH: 6.5 Kim loại nặng: thấp hơn 2ppm Kích ứng da: không đáng kể SVTH: Huỳnh minh Phước 37
  45. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Để có thể phối chế một sản phẩm nước hoa từ tinh dầu thiên nhiên hoàn chỉnh, đòi hỏi người nghiên cứu phải học hỏi và kết hợp rất nhiều thứ. Từ kiến thức chuyên môn cho đến khả năng cảm nhận mùi hương thiên bẩm, và phải trải qua nhiều quá trình gian nan mày mò thử nghiệm. Tuy nhiên, cần phải khảo sát tỉ lệ phần trăm các tinh dầu trong từng nốt hương, tỉ lệ phần trăm từng nốt hương trông nước hoa; để ổn định trong một thời gian mới có thể cảm nhận được mùi hương chính xác của nước hoa. Ngoài ra, cần tăng diện tích trồng nguyên liệu để đáp ứng được nhu cầu về nguồn nguyên liệu để tạo nên sự da dạng hơn về sản phẩm. Tăng sự da dạng sản phẩm hơn trước để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nước hoa của của con người ở thời buổi hiện đại. Nghiên cứu tạo nhiều sản phẩm nước hoa để đáp ứng nhu cầu của mọi lứa tuổi, phù hợp kinh tế của người tiêu dùng. SVTH: Huỳnh minh Phước 38
  46. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Vương Ngọc Chính, Hương liệu mỹ phẩm, NXB Đại Học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh. [2] ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2721149/#:~:text=Although%20the%20fatty%20 acid%20compositions,palmitic%20acid%20methyl%20ester%20predominates%20( [3] GS. TS Trần Kim Quy, Kỹ thuật các chất mùi, NXB Khoa học Kỹ thuật, Í987. [4] Nguyễn Năng Vinh, Kỹ thuật thao tác và sơ chế tinh dầu, NXB Khoa học Kỹ thuật, 1978. [5] Nguyễn Thị Tâm, Những tinh đầu lưu hành trên, thị trường, NXB Khoa học và Kỹ Thuật, 2003. [6] H. w. Hibbott, Hand book of Cosmetic sciencef New York, 1963. [7] w. w . Myddleton, Cosmetic materials, New York, 1963. The Essential oily Vol 1 , 2, 3, 4 New York, 1982, [8] M. S. Balsam, M. M. Rieger & s. J, Strianse, Cosmetic science and technology Vol 1, 2, 3, Krieger publishing company, Malabar Florida, 1992. [9] researchgate.net/publication/232957741_Characteristics_Variation_of_Lavender_Oil _Produced_by_Different_Hydrodistillation_Techniques [10] ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4700683/ [11] ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5511972/ [12] ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4534619/ [13] article.sapub.org/10.5923.j.health.20170704.01.html SVTH: Huỳnh minh Phước 39