Tóm tắt Luận văn Trầm cảm sau sinh của phụ nữ phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

docx 26 trang phuongvu95 8800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Trầm cảm sau sinh của phụ nữ phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtom_tat_luan_van_tram_cam_sau_sinh_cua_phu_nu_phuong_duc_tha.docx

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Trầm cảm sau sinh của phụ nữ phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC  PHAN THỊ YẾN TRẦM CẢM SAU SINH Ở PHỤ NỮ PHƯỜNG ĐỨC THẮNG, QUẬN BẮC TỪ LIÊM, HÀ NỘI Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng Mã số: 60.31.04.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG HÀ NỘI - 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Mỵ Lương Phản biện 1: .Phản biện 2: Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại Học viện Quản lý giáo dục. Vào hồi 13 giờ 00 ngày 10 tháng 01 năm 2019 Có thể tìm đọc luận văn tại: Thư viện Học viện Quản lý Giáo dục
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trầm cảm là một rối loạn hay gặp trong thực hành tâm thần học cũng như trong thực hành đa khoa. Theo WHO cho đến năm 2020 có đến 5% dân số thế giới có rối loạn trầm cảm rõ rệt. Khoảng 45-70% những người tự sát có rối loạn trầm cảm và 15% số bệnh nhân trầm cảm chết do tự sát. Căn bệnh này cướp đi trung bình 850.000 mạng người mỗi năm, đến năm 2020 trầm cảm là căn bệnh xếp hạng 2 trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu với 121 triệu người mắc. Ở Mỹ, trầm cảm đã tấn công 1/8 dân số và đã phải tri trả đến 45 triệu đô la cho việc chữa trị căn bệnh này mỗi năm. Tỷ lệ hiện mắc trầm cảm là 2,3-3,2 % ở nam giới, 4,5-9,3 ở nữ giới. Nếu tính trong cả cuộc đời thì tỷ lệ mắc là 7-12% ở nam và 20-25% ở nữ và phụ nữ bị trầm cảm cao hơn gấp 2 lần so với nam giới [43, 44]. Vấn đề về SKTT trong đó có rối loạn trầm cảm ở Việt Nam cũng không nằm ngoài tình hình chung của toàn cầu. Theo báo cáo của Bộ Y tế (2005), tỉ lệ mắc bệnh liên quan đến rối loạn tâm thần ở nước ta là 10-20% [2]. Gần đây một số nghiên cứu ở qui mô nhỏ hơn cho thấy tỉ lệ rối loạn tâm thần khoảng 20-30%. Trầm cảm ở phụ nữ sau sinh có nhiều nét đặc thù riêng khác hẳn so với các đối tượng khác vì quá trình mang thai và sinh con là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của người phụ nữ. Thời kỳ này xảy ra nhiều thay đổi về giải phẫu, sinh lý và tâm lý trong đời sống của họ, đòi hỏi người phụ nữ phải thích nghi cả về mặt cơ thể và tâm thần. Ở một số phụ nữ các diễn biến trên là một quá trình liên tục, thích ứng dần nên không có những phản ứng nặng nề về cơ thể và tâm lý. Tuy nhiên, ở không ít số phụ nữ khác những thay đổi này có thể quá ngưỡng làm xuất hiện một số rối loạn tâm thần ở các mức độ khác nhau trong đó có trầm cảm sau sinh [33], [42]. Những biến đổi về tâm lý của phụ nữ sau sinh đã được tìm hiểu tại rất nhiều quốc gia trên thế giới và kết quả chỉ ra rằng sau khi sinh, ở một số phụ nữ thường xuất hiện tình trạng thay đổi về mặt cảm xúc như chợt vui, chợt buồn, hoặc tự nhiên khóc không lý do, có biểu hiện lo âu, dễ bị kích thích, khó tập trung, thậm chí còn có biểu hiện
  4. 2 tâm thần [7],[4]. Tuy nhiên TCSS không phải là sự yếu đuối hay khiếm khuyết về tính cách mà đôi khi triệu chứng xuất hiện đơn giản chỉ vì đây là một phần của việc sinh đẻ và bênh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu có sự nỗ lực của bản thân, sự hỗ trợ của gia đình và sự chăm sóc của bác sĩ [46]. Đối với người phụ nữ, mang thai, sinh con và làm mẹ được coi là sự kiện lớn trong cuộc đời, làm thay đổi cả về thể chất và tinh thần. Chính sự kiện sinh đẻ cũng được coi là một sang chấn đối với người phụ nữ. Những thay đổi trong đời sống tâm lý của phụ nữ sau sinh đã được khảo sát t i nhiều quốc gia trên thế giới và những cuộc khảo cứu này chỉ ra rằng khoảng 80% số phụ nữ xuất hiện các dấu hiệu của hội chứng buồn chán sau sinh (baby blues) vào ngày thứ 4 hoặc thứ 5 và đa số tự thuyên giảm vào ngày thứ 10 sau sinh mà không cần phải can thiệp [11]. Tuy vậy một số ít trường hợp không thể tự thuyên giảm và phát triển thành trầm cảm sau sinh. Theo khảo sát của bệnh viện Tâm thần Trung ương 2, có khoảng 10 -15% số phụ nữ bị TCSS và 0,1% đến 0,2% bị chứng loạnthần sau sinh [4]. So với hội chứng buồn chán sau sinh, mức độ trầm buồn của những trường hợp phụ nữ bị trầm cảm sau sinh cũng nặng hơn và thời gian xuất hiện các biểu hiện của trầm cảm cũng kéo dài hơn. Khi đó, người phụ nữ cần đến sự hỗ trợ của nhà tâm lý và can thiệp từ bác sĩ tâm thần. Những cảm xúc và hành vi tiêu cực ở người phụ nữ bị trầm cảm sau sinh không chỉ gây ảnh hưởng đáng kể tới bản thân người phụ nữ mà còn ảnh TCSS đã được khảo sát nhiều nơi trên thế giới và tỷ lệ bệnh cũng biến đổi theo từng nghiên cứu. Tại Việt Nam hiện nay vấn đề TCSS cũng đang được quan tâm với nghiên cứu như ở bệnh viện Hùng Vương với kết quả nghiên cứu TCSS chiếm 40%. Tuy nhiên các nghiên cứu về TCSS ở nước ta vẫn còn vấp phải một số hạn chế như chỉ tập trung vào một nhóm đối tượng nhất định như sản phụ trong bệnh viện, có con gửi dưỡng nhi, thai kỳ có nguy cơ cao, người hay đến khám [7], [14], [9]. Ngoài các nghiên cứu trong bệnh viện thì thời gian gần đây nghiên cứu của Nguyễn Bích Thuỷ với tỷ lệ trầm cảm là 28,3% (2013) tại một quận ngoại thành Hà Nội thì kết quả này cũng nói lên tỷ lệ TCSS khá cao trong cộng đồng [16]. Điều này cho thấy có thể đặt ra một câu hỏi liệu rằng các bà mẹ sau sinh tại các khu vực thành phố thì có tỷ lệ mắc TCSS khác biệt gì so với các bà
  5. 3 mẹ tại các khu vực nông thôn hay không? Thêm vào đó, vấn đề TCSS trong cộng đồng chưa được quan tâm đúng mức và cần có nhiều nghiên cứu thêm để có cái nhìn bao quát và toàn diện hơn về căn bệnh này. Quận Bắc Từ Liêm với diện tích 43.35 km2 và dân số 320.414 nghìn dân (2013) là một trong các Quận ngoại thành của thành phố Hà Nội, đang được đầu tư phát triển kinh tế, xã hội nhanh chóng [5], bên cạnh đó vấn đề về y tế cũng đang được quân tâm và đặc biệt là sức khỏe người dân trong đó có SKTT nói chung và tình trạng TCSS nói riêng. Với mong muốn góp phần nâng cao hiểu biết về rối loạn trầm cảm sau sinh, phát hiện sớm và điều trị kịp thời cho người bệnh, giảm rủi ro cho gia đình và gánh nặng cho ngành y tế, bên cạnh đó còn nhằm nâng cao sức khỏe cho cộng đồng vì vậy mà chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: Trầm cảm sau sinh ở phụ nữ phường Đức Thắng của quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội, năm 2018. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng về TCSS ở phụ nữ phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội và tiến hành thử nghiệm biện pháp can thiệp bằng tham vấn tâm lý cá nhân nhằm giảm thiểu những biểu hiện TCSS ở phụ nữ. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về trầm cảm sau sinh ở phụ nữ. - Đánh giá thực trạng trầm cảm sau sinh ở phụ nữ phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội về tỉ lệ mắc trầm cảm sau sinh, biểu hiện trầm cảm sau sinh của phụ nữ. - Nghiên cứu trường hợp và tiến hành thử nghiệm biện pháp can thiệp bằng tham vấn tâm lý cá nhân nhằm giảm thiểu biểu hiện TCSS ở phụ nữ. 4. Đối tượng và khách thể 4.1. Đối tượng nghiên cứu Biểu hiện Trầm cảm sau sinh ở phụ nữ.
  6. 4 4.2. Khách thể nghiên cứu Đề tài tiến hành khảo sát trên 235 phụ nữ ở Phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 5.1. Giới hạn địa bàn nghiên cứu Đề tài chỉ tiến hành khảo sát, đánh giá ở phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. 5.2. Giới hạn thời gian nghiên cứu Thời gian nghiên cứu là 7 tháng từ tháng 3/2018 đến hết tháng 10/2018. 6. Giả thiết khoa học Hiện nay, có một bộ phận không nhỏ phụ nữ tại phường Đức Thắng Quận Bắc Từ Liêm Hà Nội có biểu hiện trầm cảm sau sinh như là: chán nản, mất niềm tin, không quan tâm đến mình và người khác, có suy nghĩ tiêu cực, thường tự làm tổn thương bản thân và một số biểu hiện đi kèm khác. Vì vậy việc chẩn đoán, can thiệp trị liệu và hỗ trợ kịp thời cho phụ nữ sau sinh mắc trầm cảm đã được chú trọng nhưng đạt hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Nếu đánh giá đúng hậu quả của trầm cảm sau sinh và có những biện pháp phòng ngừa sẽ giảm thiểu những hậu quả mang lại cho phụ nữ sau sinh Có thể can thiệp nhằm giảm thiểu biểu hiện TCSS bằng tham vấn tâm lý cá nhân, khi được can thiệp bằng hình thức tham vấn tâm lý đã cho thấy những cải thiện rõ rệt về mặt nhận thức, cảm xúc dẫn đến hành vi không sai lệch. Chính vì thế, tham vấn tâm lý là một trong những biện pháp can thiệp giúp giảm chứng trầm cảm sau sinh của phụ nữ. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1 Nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu tổng quan về trầm cảm sau sinh đã được công bố ở Việt Nam và nước ngoài - Nghiên cứu về biểu hiện và mức độ tâm lý của phụ nữ TCSS - Đề xuất một số biện pháp cải thiện TCSS ở phụ nữ 7.2 Nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp phân tích văn bản và tài liệu
  7. 5 - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi - Phương pháp phỏng vấn sâu - Phương pháp trắc nghiệm: Trắc nghiệm đánh giá mức độ TC, kiểu nhận thức, đặc điểm nhân cách. - Phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê phân tích số liệu spss - Phương pháp thực nghiệm tác động: Tham vấn cá nhân 8. Đóng góp của nghiên cứu - Tìm ra nguyên nhân, mức độ và cách khắc phục TCSS của phụ nữ. 9. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm 3 phần: Phần mở đầu Phần nội dung gồm 3 chương Chương 1. Cơ sở lý luận về TCSS ở phụ nữ Chương 2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 3. Kết quả nghiên cứu Phần kết luận và kiến nghị CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TRẦM CẢM SAU SINH Ở PHỤ NỮ 1.1. Tổng quan nghiên cứu về trầm cảm sau sinh 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về trầm cảm sau sinh ở nước ngoài 1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về trầm cảm sau sinh ở Việt Nam 1.2. Các khái niệm cơ bản 1.2.1. Trầm cảm, trầm cảm sau sinh 1.2.1.1. Trầm cảm Trầm cảm là rối loạn tâm thần được đặc trưng bởi cảm giác buồn phiền và bất lực, mệt mỏi, vô vọng, không còn hứng thú trong các mối quan hệ và gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày
  8. 6 1.2.2. Phụ nữ và trầm cảm sau sinh ở phụ nữ - Khái niệm phụ nữ: Phụ nữ thường được dùng để chỉ một người trưởng thành, Phụ nữ có phát triển gene bình thường có khả năng sinh đẻ từ khi dậy thì cho tới khi mãn kinh. Liên quan đến vấn đề giới tính, một phụ nữ có thể là một người có giới tính trùng hợp với bản dạng giới, hoặc có các đặc điểm giới tính mà không phải là nam cũng không phải là nữ (lưỡng tính) - Trầm cảm ở phụ nữ sau sinh là trạng thái rối loạn tâm lý của người phụ nữ trong giai đoạn sau sinh, được biểu hiện bởi 4 dấu hiệu chính là cảm xúc âm thanh như buồn phiền, mệt mỏi, mất hứng thú; nhận thức tiêu cực như bất lực, vô vọng, giảm sự tập trung, suy giảm vận động và có sự thay đổi về cơ thể. Các triệu chứng này thường xuất hiện trong khoảng 4 tuần sau sinh 1.2.3. Các liệu pháp can thiệp trầm cảm sau sinh ở phụ nữ - Liệu pháp nhận thức hành vi - Liệu pháp liên cá nhân 1.3. Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh ở phụ nữ 1.3.1. Nguyên nhân chủ quan 1.3.2. Nguyên nhân khách quan 1.4. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến TCSS ở phụ nữ 1.5. Hậu quả và gánh nặng bệnh tật của trầm cảm sau sinh CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu Tần số Tỷ lệ Đặc điểm n % Kinh 235 100 Dân tộc Dân tộc khác 0 0
  9. 7 Tần số Tỷ lệ Đặc điểm n % Không theo tôn giáo nào 124 52,8 Tôn giáo Phật giáo 111 47,2 ≤ 20 tuổi 2 0,9 21-25 tuổi 45 19,1 Nhóm tuổi 26-30 tuổi 96 40,9 31-35 tuổi 79 33,6 35 tuổi trở lên 13 5,5 Tiểu học 0 0 Trung học cơ sở 0 0,9 Phổ thông cơ sở 2 22,1 Trình độ học vấn Trung cấp- cao đẳng 52 35,7 Đại học- trên đại học 84 41,3 Tình trạng Sống chung hai vợ chồng 230 97,9 hôn nhân Ly dị/ly thân 5 2,1 Cán bộ, viên chức 72 30,6
  10. 8 Tần số Tỷ lệ Đặc điểm n % Nghề Làm việc cho cơ quan ngoài nhà nước 73 31,1 nghiệp Tiểu thương/ buôn bán/ dịch vụ 33 14,0 Nội trợ/không đi làm/sinh viên/học sinh 57 24,3 1 lần 90 38,3 2 lần 136 57,9 Số lần sinh > 2 lần 9 3,8 Các biến số nghiên cứu: Bao gồm 2 nhóm chính: . Nhóm thông tin chung của đối tượng nghiên cứu. . Nhóm liên quan đến đặc điểm môi trường, gia đình, xã hội. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 2.2.2. Phương pháp test (trắc nghiệm) a. Bảng hỏi b. Bảng phỏng vấn sâu 2.2.3. Phương pháp quản lý và phân tích số liệu 2.2.4. Phương pháp tham vấn, hỗ trợ tâm lý cho phụ nữ TCSS CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG TRẦM CẢM SAU SINH Ở PHỤ NỮ PHƯỜNG ĐỨC THẮNG, QUÂN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
  11. 9 3.1. Thực trạng trầm cảm của phụ nữ sau sinh ở phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội trầm cảm không trầm cảm Kết quả phân tích one-way anova cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa về mức độ xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực (được mô tả ở bảng 3.3) giữa các nhóm phụ nữ bị TC ở mức độ khác nhau khi p <0.001. Bảng số liệu 3.3 cho thấy càng có nhiều suy nghĩ tiêu cực thì người phụ nữ càng TCSS ở mức độ nặng. Những nhận thức tiêu cực của người phụ nữ chủ yếu hướng vào thế giới xung quanh và bản thân mình. Người phụ nữ sau khi sinh con luôn có xu hướng bộc lộ mình là một người mẹ khéo léo và cầu toàn. Tuy nhiên thực tế lại cho thấy nhiều mong muốn của họ không thể được đáp ứng bởi mong muốn đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình huống, hoàn cảnh, tình trạng của đứa trẻ. Những yếu tố này khiến cho người phụ nữ cảm thấy rối rắm trong việc chăm sóc em bé và thiếu tự tin với cuộc sống mới. 3.2. Biểu hiện trầm cảm sau sinh ở phụ nữ phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm Biểu hiện SL Tỷ lệ (%) Phản ứng với mọi việc rất chậm chạp 19 38.8 Có biểu hiện chậm ch p trong giao tiếp 25 51.0 Ít nói và nói chậm hơn trước rất nhiều 23 46.9
  12. 10 Giao tiếp với mọi người ít hơn 27 55.1 Cường độ hoạt động của tôi bị giảm 31 63. 2 Mất hứng thú với những gì từng đam mê 18 36.8 Trở nên lãnh đạm với mọi người và với chính mình 18 36.7 Mất hứng thú quan hệ tình dục 25 51.0 Cảm thấy mệt mỏi ngay cả sau những cố gắng nhẹ 21 42.8 Mất hứng thú với các hoạt động hàng ngày 23 47.0 Cảm thấy quá tải 35 67.3 Bảng 3.4. Biểu hiện về mặt hành vi ở phụ nữ bị trầm cảm sau sinh Kết quả nghiên cứu cho thấy người phụ nữ bị TC sau sinh biểu hiện sự thay đổi cả trong hành vi giao tiếp và các hoạt động hàng ngày. Đối với phụ nữ sau sinh, song song với sự suy giảm trong hành vi giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày là những biểu hiện của sự khó khăn và mất hứng thú như “cảm thấy quá tải” (67.3%). Cảm giác cơ thể kiệt sức là một trong những biểu hiện điển hình nhất ở người bệnh TC. Họ thường than phiền là “cảm thấy vô cùng mệt mỏi”, “như thể bị mất hết năng lượng” HNg HNg - HN- HN- Biểu hiện cảm xúc âm tính -OĐ KOĐ OĐ KOĐ Phản ứng với mọi việc rất chậm chạp 2.10 2.17 2.05 2.35 Có biểu hiện chậm chạp trong giao tiếp 2.13 2.35 2.08 2.25 Ít nói và nói chậm hơn trước rất nhiều 1.97 2.33 2.32 2.35
  13. 11 Giao tiếp với mọi người ít hơn 2.13 3.04 2.32 2.83 Cường độ hoạt động của tôi bị giảm 2.42 2.17 2.10 2.38 Không thể tập trung vào bất cứ thứ gì 2.19 2.65 2.17 2.45 Mất hứng thú với những gì từng đam mê 1.90 2.28 2.00 2.51 Mất hứng thú quan hệ tình dục 1.74 2.28 1.94 2.35 Cảm thấy mệt mỏi ngay cả sau những cố gắng nhẹ 2.42 2.80 2.46 2.71 Mất hứng thú với các hoạt động hàng ngày 1.65 2.07 1.82 2.11 Cảm thấy quá tải 1.81 1.94 1.86 2.03 Suy nghĩ vấn đề gì đó rất chậm chạp 1.65 1.93 1.62 1.92 Mất cảm giác ngon miệng 1.84 1.96 1.73 2.00 Khó phân tích và giải quyết vấn đề 2.00 2.26 2.06 2.36 Tổng chung 1.99 2.30 2.03 2.36 Bảng 3.5: Biểu hiện hành vi của trầm cảm sau sinh ở các nhóm phụ nữ có đặc điểm nhân cách khác nhau Bảng số liệu 3.5 cho thấy ở các nhóm phụ nữ TCSS có đặc điểm nhân cách khác nhau thì tần suất xuất hiện của một số hành vi cũng khác nhau. Tương tự như sự xuất hiện về mặt nhận thức và cảm xúc, sự xuất hiện về hành vi cũng bộc lộ nhiều nhất ở nhóm phụ nữ bị TCSS có đặc điểm nhân cách hướng nội không ổn định và hướng ngoại – không ổn định 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến trẩm cảm sau sinh ở phụ nữ Trầm cảm sau sinh
  14. 12 Đặc điểm Có Không p, OR N % n % >35 67 30,2 155 69,8 p> 0,05 Tuổi ≤ 35 4 30,8 9 69,2 Không theo tôn giáo 36 29,0 88 71,0 p> 0,05 Tôn giáo Phật giáo 35 31,5 76 68,5 ≤ Cấp 3 15 27,8 39 72,2 p> 0,05 Trình độ học vấn > Cấp 3 56 30,9 125 69,1 Cán bộ/viên chức 21 29,2 51 70,8 p> 0,05 Cơ quan ngoài nhà 21 28,8 52 71,2 Nghề nước nghiệp Buôn bán 10 30,3 23 69,7 p> 0,05 Nội trợ 19 33,3 38 66,7 Sống chung hai vợ 67 29,1 163 70,9 p 0,05 Thu nhập đinh Thu nhập ổn định 18 32,1 38 67,9 Ghi chú : (*) = p<0,05 Bảng 3.6 Mối liên quan giữa trầm cảm sau sinh và các đặc điểm
  15. 13 nhân khẩu học của mẹ Kết quả phân tích trên cho thấy chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuổi, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, tổng số con hiện nay với tình trạng TCSS (p>0,05). Trong đó, tình trạng hôn nhân được cho là có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng TCSS (p 0,05 với gia đình chồng/nhà đẻ Mâu thuẫn bất Có 25 59,5 17 40,5 p 0,05 đẻ Tốt 1 25,0 3 75,0 Áp lực giới tính Có 16 55,2 13 44,8 p<0,05 Không 55 73,3 151 26,7 OR=3,3 Bảng 3.7: Mối liên quan giữa trầm cảm sau sinh và các yếu tố thuộc đặc điểm môi trường, gia đình, xã hội Bảng 3.7 thể hiện một số yếu tố liên quan đến TCSS như: mâu thuẫn quan điểm với gia đình sống cùng, quan hệ với chồng và bố mẹ chồng, áp lực giới tính. Theo đó, những bà
  16. 14 mẹ có con nhỏ mà thường xuyên gặp phải tình trạng bất đồng quan điểm sống với các thành viên khác trong gia đình thì nguy cơ TCSS cao gấp 4,6 lần các bà mẹ khác(p 0,05 Có 57 31,3 125 68,7 Hỗ trợ chăm sóc Không 20 28,6 8 71,4 p 0,05 gia đình Có 65 29,0 159 71,0 Hỗ trợ chia sẻ Không 16 80,0 4 20,0 p<0,05 cảm xúc Có 55 25,6 160 74,4 OR=11,6 Nghỉ ngơi sau ≤ 30 24 38,1 39 61,9 sinh ngày
  17. 15 > 30 47 27,3 125 72,7 p>0,05 ngày Bảng 3.8: Mối liên quan giữa trầm cảm sau sinh và sự hỗ trợ bà mẹ nhận được Bảng 3.8 trên cho thấy các yếu tố hỗ trợ chăm sóc bé ban ngày, ban đêm, hỗ trợ chăm sóc bản thân, hỗ trợ chia sẻ cảm xúc là những yếu tố bảo vệ. Với những bà mẹ không nhận được sự chăm sóc hay hỗ trợ trong công việc nuôi trẻ hay chia sẻ cảm xúc giai đoạn sau sinh sẽ có nguy cơ bị TCSS cao hơn so với các bà mẹ khác lần lượt là 7,6; 4,1; 6,4; 11,6. - Mô hình hồi quy đa biến Bảng 3.9: Mô hình hồi qui đa biến Hệ số Sai số Mức ý Yếu tố trong mô hình hồi qui chuẩn OR (CI=95%) nghĩa (p) (β) (S.e) 1. Áp lực giới tính − Không (*) - - - - − Có 1,161 0,459 0,01 3,1 (1,3-7,8) 2. Mối quan hệ vợ chồng − Không tốt (*) - - - - − Tốt 1,22 0,393 0,02 3,3 (1,5-7,1) 3. Hỗ trợ chăm sóc bé vào ban ngày - - - - − Không (*) 1,342 0,513 0,009 3,8 − Có (1,3-10,4) Cỡ mẫu phân tích n=235,(*)= Nhóm so sánh, (-)= không sử dụng, Biến phụ thuộc là tình trạng TCSS của các bà mẹ. Kiểm định tính phù hợp của mô hình Hosmer and Lemeshow Test:
  18. 16 Hệ số Sai số Mức ý Yếu tố trong mô hình hồi qui chuẩn OR (CI=95%) nghĩa (p) (β) (S.e) 2 =8,1 ; df=8 ; p=0,423 Sau khi đã kiểm soát các yếu tố nhiễu với giả định các yếu tố khác của các bà mẹ là như sau, kết quả kiểm định cho thấy: Những bà mẹ phải chịu áp lực về giới tính sinh con trai trong lần sinh này sẽ có khả năng bị TCSS cao gấp 3,1 lần những bà mẹ có tâm lý thoải mái, không chịu áp lực gì khi mang thai. Mối quan hệ của hai vợ chồng không tốt cũng là một trong những yếu tố nguy cơ làm cho khả năng TCSS cao gấp 3,3 lần giữa những cặp vợ chồng có quan hệ tốt và có quan hệ không tốt 3.4. Cơ sở lý luận và thực tiễn của thực nghiệm 3.4.1. Mục đích thực nghiệm - Giảm biểu hiện trầm cảm sau sinh thông qua biện pháp tham vấn tâm lý cá nhân của hai phụ nữ ở phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội 3.4.2. Nội dung thực nghiệm Chúng tôi tiến hành theo quy trình của một ca tham vấn bao gồm: - Tìm hiểu thông tin cá nhân: tiểu sử, các mối quan hệ, tình trạng bệnh lí, hoàn cảnh gia đình, nhận thức, hành vi - Tiến hành phân tích các thông tin thu thập được và tạo dựng mối quan hệ tin tưởng với thân chủ - Triển khai trung bình 3-4 buổi tham vấn cá nhân định kì: + Buổi 1: Mục tiêu là thiết lập mối quan hệ với thân chủ và tìm ra những biểu hiện điển hình của trầm cảm ở phụ nữ sau sinh + Buổi 2: Mục tiêu là khám phá vấn đề, xác định những yếu tố liên quan đến trầm cảm ở thân chủ M
  19. 17 + Buổi 3: Mục tiêu là thay đổi nhận thức sai lệch của thân chủ và hướng thân chủ đến giải pháp cải thiện chất lượng các mối quan hệ + Buổi 4. Lượng giá và tiếp tục củng cố 3.5. Kết quả thực nghiệm tác động 3.5.1. Trường hợp 1 3.5.1.1. Tiểu sử bản thân và gia đình - Thông tin cá nhân: N.T.T.M, 21 tuổi. Quê quán: Nam Định. Trình độ học vấn: Năm 3 Đại học (bảo lưu). Số con: 1 - Sức khỏe:Thường bị đau chân tay, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt - Hoàn cảnh gia đình Sinh ra trong gia đình nông dân, nhưng được cưng chiều . Không phải làm bất cứ thứ gì trước khi về nhà chồng - Lịch sử vấn đề: Mâu thuẫn với mẹ chồng. Chồng không quan tâm. - Vấn đề hiện tại: Có dấu hiệu trầm cảm Thấy tương lai mờ mịt Bất lực vì không biết phải làm gì Thất vọng về người chồng và cuộc sống hiện tại Cảm giác buồn chán - Lần sinh gần nhất cách thời điểm hiện tại 8 tháng 3.5.1.2. Tự đánh giá của M về những biểu hiện của trầm cảm sau sinh Những biểu hiện trầm cảm của M bộc lộ khá rõ ở nhận thức và cảm xúc tiêu cực, cảm xúc tiêu cực tích tụ ngày càng nhiều lên mà M không tìm được cách giải tỏa. Nhưng những hành vi tiêu cực chưa được bộc lộ rõ ràng. 3.5.1.3. Những yếu tố liên quan đến trầm cảm ở thân chủ M a. Thực thể b. Tính cách c. Mối quan hệ 3.5.1.4. Hỗ trợ thân chủ M ứng phó với trầm cảm sau sinh
  20. 18 *Tham vấn cho thân chủ M Để xác định phương thức hỗ trợ M, chúng tôi lý giải các yếu tố liên quan đến tình trạng trầm cảm của M từ cách tiếp cận nhận thức, tính cách và mối quan hệ liên cá nhân. Quá trình hỗ trợ cho M được diễn ra trong 4 buổi. Để hỗ trợ M, nhà nghiên cứu áp dụng các kỹ thuật can thiệp và liệu pháp than vấn cá nhân, cụ thể bao gồm các bước sau: - Nói về nguyên tắc và mục tiêu của buổi trò chuyện - Nhà nghiên cứu sử dụng các kỹ thuật tham vấn thuộc các liệu pháp tham vấn như hành vi, nhận thức hành vi, liệu pháp mối quan hệ để giúp M hiểu rõ vấn đề và tìm ra hướng giải quyết phù hợp - Sau mỗi buổi, nhà nghiên cứu cùng với M xem xét lại các kết quả và mục tiêu đã đạt được, đồng thời giao bài tập hoặc lên kế hoạch cho buổi gặp gỡ tiếp theo. Buổi 1: Mục tiêu là thiết lập mối quan hệ với thân chủ và tìm ra những biểu hiện điển hình của trầm cảm ở phụ nữ sau sinh Buổi 2: Mục tiêu là khám phá vấn đề, xác định những yếu tố liên quan đến trầm cảm ở thân chủ M Buổi 3: Mục tiêu là thay đổi nhận thức sai lệch của thân chủ và hướng thân chủ đến giải pháp cải thiện chất lượng các mối quan hệ Buổi 4. Lượng giá và tiếp tục củng cố - Đánh giá: Sau khi can thiệp bằng tham vấn tâm lý cho thân chủ qua nhiều buổi, chúng tôi tiến hành cho thân chủ làm lại test trầm cảm ban đầu mà thân chủ đã được đo. Kết quả được thể hiện ở biểu đồ sau
  21. 19 100 91 90 80 68 70 65 63 60 50 41 40 33 30 20 10 0 Nhận thức Hành vi Cảm xúc Trước khi can thiệp Sau khi can thiệp Biểu đồ 3.4. Sự thay đổi trước và sau khi can thiệp của thân chủ Nhìn vào biểu đồ 3.2 cho thấy được sự thay đổi rõ rệt trước và sau khi can thiệp của thân chủ. Thân chủ tăng mạnh về cả ba chỉ số là nhận thức hành vi và cảm xúc. Tăng nhiều nhất là về mặt cảm xúc, khi đã được tháo gỡ những vấn đề còn đọng lại bên trong và thân chủ cảm thấy có thể tự làm chủ được cảm xúc cũng như đủ tự tin để xử lý tình huống của chính bản thân mình. Cho thấy được sự hiệu quả của biện pháp tham vấn tâm lý cho trầm cảm sau sinh ở phụ nữ. 3.5.2. Trường hợp 2 3.5.2.1. Tiểu sử bản thân và gia đình - Thông tin cá nhân: L.D.L, 20 tuổi. Quê quán: Hà Nội. Trình độ học vấn: Năm 3 Đại học Số con: 1. Lần sinh gần nhất cách thời điểm hiện tại 6 tháng - Sức khỏe: Thường bị đau chân tay, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt - Hoàn cảnh gia đình: Sinh ra trong gia đình khá giả được cưng chiều. Không phải làm bất cứ thứ gì trước khi về nhà chồng. - Lịch sử vấn đề: Chồng ngoại tình. Chồng không quan tâm. - Vấn đề hiện tại: Có dấu hiệu trầm cảm Thấy tương lai mờ mịt Bất lực vì không biết phải làm gì Thất vọng về người chồng và cuộc sống hiện tại
  22. 20 Cảm giác buồn chán 3.5.2.2. Tự đánh giá của L về những biểu hiện của trầm cảm sau sinh Những biểu hiện trầm cảm của L bộc lộ khá rõ ở nhận thức và cảm xúc tiêu cực, cảm xúc tiêu cực tích tụ ngày càng nhiều lên mà L không tìm được cách giải tỏa. Nhưng những hành vi tiêu cực chưa được bộc lộ rõ ràng. 3.5.1.3. Những yếu tố liên quan đến trầm cảm ở thân chủ L a. Thực thể b. Tính cách c. Mối quan hệ 3.5.1.4. Hỗ trợ thân chủ L ứng phó với trầm cảm sau sinh *Tham vấn cho thân chủ L Để xác định phương thức hỗ trợ L, chúng tôi lý giải các yếu tố liên quan đến tình trạng trầm cảm của L từ cách tiếp cận nhận thức, tính cách và mối quan hệ liên cá nhân. Quá trình hỗ trợ cho L được diễn ra trong 4 buổi. Để hỗ trợ L, nhà nghiên cứu áp dụng các kỹ thuật can thiệp và liệu pháp than vấn cá nhân, cụ thể bao gồm các bước sau: - Nói về nguyên tắc và mục tiêu của buổi trò chuyện - Nhà nghiên cứu sử dụng các kỹ thuật tham vấn thuộc các liệu pháp tham vấn như hành vi, nhận thức hành vi, liệu pháp mối quan hệ để giúp L hiểu rõ vấn đề và tìm ra hướng giải quyết phù hợp - Sau mỗi buổi, nhà nghiên cứu cùng với L xem xét lại các kết quả và mục tiêu đã đạt được, đồng thời giao bài tập hoặc lên kế hoạch cho buổi gặp gỡ tiếp theo. Buổi 1: Mục tiêu là thiết lập mối quan hệ với thân chủ và tìm ra những biểu hiện điển hình của trầm cảm ở phụ nữ sau sinh Buổi 2: Mục tiêu là khám phá vấn đề, xác định những yếu tố liên quan đến trầm cảm ở thân chủ M
  23. 21 Buổi 3: Mục tiêu là thay đổi nhận thức sai lệch của thân chủ và hướng thân chủ đến giải pháp cải thiện chất lượng các mối quan hệ Buổi 4. Lượng giá và tiếp tục củng cố - Đánh giá: Sau khi can thiệp bằng tham vấn tâm lý cho thân chủ qua nhiều buổi, chúng tôi tiến hành cho thân chủ làm lại test trầm cảm ban đầu mà thân chủ đã được đo. Kết quả được thể hiện ở biểu đồ sau 100 91 90 80 68 70 65 63 60 50 41 40 33 30 20 10 0 Nhận thức Hành vi Cảm xúc Trước khi can thiệp Sau khi can thiệp Biểu đồ 3.7. Sự thay đổi trước và sau khi can thiệp của thân chủ Nhìn vào biểu đồ 3.3 cho thấy được sự thay đổi rõ rệt trước và sau khi can thiệp của thân chủ. Thân chủ tăng mạnh về cả ba chỉ số là nhận thức hành vi và cảm xúc. Tăng nhiều nhất là về mặt cảm xúc, khi đã được tháo gỡ những vấn đề còn đọng lại bên trong và thân chủ cảm thấy có thể tự làm chủ được cảm xúc cũng như đủ tự tin để xử lý tình huống của chính bản thân mình. Cho thấy được sự hiệu quả của biện pháp tham vấn tâm lý cho trầm cảm sau sinh ở phụ nữ.
  24. 22 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn về TCSS ở phụ nữ, chúng tôi rút ra những nhận định có tính chất kết luận như sau: 1.1. TCSS không chỉ được nghiên cứu dưới góc độ tâm thần học mà còn được nghiên cứu nhiều dưới góc độ tâm lý học, y tế công cộng hay công tác xã hội. Phụ nữ bị chẩn đoán là TCSS khi bộc lộ rõ 3 triệu chứng gồm: (1) Nhận thức tiêu cực, (2) cảm xúc trầm buồn và sự mệt mỏi của cơ thể, (3) Suy giảm hoạt động và mất hứng thú. Ở các nhóm có bị TCSS ở các mức độ khác nhau đều có sự khác nhau về mức độ, tần suất và sự rõ ràng của các biểu hiện. 1.2. Có nhiều yếu tố tâm lý – xã hội liên quan, thậm chí được coi là nguy cơ dẫn đến TC ở phụ nữ sau sinh là kiểu nhận thức tiêu cực, đặc điểm nhân cách và đặc điểm mối quan hệ, giao tiếp của người phụ nữ. Đặc điểm mối quan hệ của người phụ nữ với chồng trong thời gian mang thai, đặc biệt là sau sinh có mối tương quan với TC ở người PNSS. Đối với các mối quan hệ khác như cha mẹ và người thân trong gia đình, mối quan hệ với anh em bên gia đình chồng cũng có ý nghĩa dự báo là có liên quan đến TC ở PNSS. 1.3. Không có sự khác nhau về mức độ TCSS ở các nhóm phụ nữ chênh lệch độ tuổi, ở các nhóm có số lần sinh khác nhau, ở các nhóm có trình độ học vấn khác nhau, ở các nhóm địa bàn sinh sống là thành thị và nông thôn, ở các nhóm có mô hình gia đình khác nhau, ở các nhóm phụ nữ bị ốm nghén và không ốm nghén, ở các nhóm có hình thức sinh khác nhau. 1.4. Mức độ TC có sự khác nhau ở các nhóm có mức kinh tế gia đình khác nhau. Ở những nhóm gia đình phải chi trả cho thời kỳ mang thai và nuôi con cao hơn so với nguồn thu nhập có tỷ lệ phụ nữ bị TCSS cao hơn và mức độ TC nặng hơn so với những nhóm có chi phí thấp hơn hoặc cân bằng so với nguồn thu nhập.
  25. 23 1.5. Nghiên cứu trường hợp điển hình cho thấy khi bị TCSS người phụ nữ có thể không nhận ra được mình có vấn đề TC. Nhận thức tuyệt vọng, mất phương hướng và không tìm thấy lối thoát có thể làm cho mức độ TCSS ở người phụ nữ trở nên trầm trọng hơn, từ đó dẫn đến việc vấn đề cũng khó được cải thiện hơn. 1.6. Kỹ thuật tham vấn nhận thức hành vi và liệu pháp mối quan hệ có thể giúp thân chủ nhận diện và cải thiện vấn đề. 2. KHUYẾN NGHỊ Dựa vào kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi có một số khuyến nghị cụ thể nhằm góp phần hạn chế một số yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng TCSS, qua đó giảm được tỷ lệ mắc trên. 1. Đối với phụ nữ sau sinh và gia đình: − Trước khi sinh con, để đảm bảo có sức khỏe tinh thần tốt người mẹ nên chăm sóc sức khỏe cho chính bản thân mình ngay từ trong giai đoạn thai kỳ với chế độ sinh hoạt, ăn uống nghỉ ngơi hợp lý đặc biệt là giấc ngủ. − Gia đình và người thân nên quan tâm, sẻ chia những lo lắng cho các ba mẹ trong gia đoạn trước, trong và sau khi sinh em bé. − Nên hỏi bạn bè và gia đình về kinh nghiệm chăm sóc em bé để không còn cảm thấy quá lo lắng về cách chăm sóc con, cuối cùng hãy tích cực, suy nghĩ lạc quan. − Các cặp vợ chồng cần chủ động năm được kiến thức về tình trạng sức khỏe và nhu cầu tâm lý của người mẹ trong giai đoạn thai kỳ và hậu sản, cách chăm sóc em bé để người chồng có thể hỗ trợ vợ một cách tốt nhất thông qua các lớp học tiền sản hay tư vấn của cán bộ y tế. − Người mẹ nên đi khám thai định kỳ và cần được theo dõi cả trong thời kỳ hậu sản. − Nhận thức tiêu cực về tình huống, về tương lai sẽ khiến cho người phụ nữ sau sinh có phản ứng tiêu cực trong việc thay đổi nhằm cải thiện tình huống.
  26. 24 − Người phụ nữ có thể sẽ rơi vào giai đoạn TC sau sinh nhưng họ lại không hề biết đến những biểu hiện về tình trạng của mình và họ chưa đánh giá đúng sự ảnh hưởng của TCSS có thể tác động đến cuộc sống và đặc biệt là với đứa con. Do vậy chúng tôi nghĩ, việc trang bị kiến thức để người phụ nữ có thể nhận biết được vấn đề của mình có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp họ có thể phòng ngừa vấn đề TCSS 2. Đối với địa phương và ngành y tế − Cần tăng cường tuyên truyền hiểu biết về nguyên nhân và hậu quả và tỷ lệ TCSS khá cao đến người dân trong cộng đồng thông qua các lớp học tiền sản, các buổi tư vấn về chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em. − Với cán bộ y tế đặc biệt là cán bộ chăm sóc thai sản và hậu sản: tăng cường tuyên truyền tư vấn về nguyên nhân, hậu quả cũng như tỷ lệ TCSS khá cao trong cộng đồng đến người dân đặc biệt với các đối tượng có nguy cơ như: phụ nữ sau sinh có mối quan hệ không tốt với chồng, chịu áp lực giới tính khi sinh con hay gặp khó khăn khi cho bé ăn. − Áp dụng các biện pháp sàng lọc TCSS để theo dõi, chẩn đoán và điều trị kịp thời đặc biệt là đối tượng có nguy cơ cao. 3. Đối với nhà nghiên cứu − Cần mở rộng và phát triển những nghiên cứu sâu hơn về TCSS tại cộng đồng để làm tiền đề cho các nghiên cứu sau.