Tóm tắt Luận văn Trầm cảm ở học sinh trường Trung học cơ sở Trưng Vương huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội

pdf 24 trang phuongvu95 8752
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Trầm cảm ở học sinh trường Trung học cơ sở Trưng Vương huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_van_tram_cam_o_hoc_sinh_truong_trung_hoc_co_so.pdf

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Trầm cảm ở học sinh trường Trung học cơ sở Trưng Vương huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong cuộc sống của chúng ta, có lẽ ai cũng có lúc cảm thấy buồn bã, u sầu nhưng để vượt qua cảm giác đó không phải ai cũng có thể làm được. Trầm cảm giống như một sợi dây mà ta càng giãy thì càng bị siết chặt, càng cố thoát khỏi thì càng đau đớn. Trước khi qua đời, nam ca sĩ Hàn Quốc Jonghuyn đã viết một tâm thư gửi chị gái, trong đó có đoạn: Bên trong tôi mọi thứ đã vỡ vụn. Căn bệnh trầm cảm gặm nhấm tôi một cách chậm rãi, cuối cùng cũng đã nuốt chửng tôi. Và tôi không thể nào đánh bại được nó. Có thể thấy rằng, không phải là họ không muốn thoát ra mà là không thể thoát ra được cái hố sâu vô hình ấy. Một số người cho rằng: trầm cảm là một căn bệnh của người lớn. Nhưng hiện nay, rất nhiều nghiên cứu cho rằng trầm cảm diễn ra ở cả trẻ em và đặc biệt là học sinh trung học. Theo các chuyên gia y tế và giáo dục, ở độ tuổi học sinh, do những thay đổi về hormone tăng trưởng trong giai đoạn dậy thì khiến khả năng kiềm chế tâm lý rất kém. Và đối với các bạn học sinh do phải chịu áp lực từ nhiều phía, nhiều sự thay đổi của đời sống nên gây ra rất nhiều biến đổi về mặt tâm, sinh lí. Đó là một loạt các trạng thái khác nhau như lo âu, chán nản, buồn bã, mệt mỏi, vô vọng, cô đơn Không giống như tự sát, trầm cảm diễn ra không ngừng với cường độ thấp. Tự tử là dấu chấm hết cho cuộc đời: chúng ta biết đến và nhìn thấy ngay lập tức. Ngày nay trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến và đang gia tăng ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Trầm cảm là một vấn đề lớn cần được quan tâm đặc biệt là công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Trầm cảm chính là tiếng kêu khóc trong sự im lặng. Họ giằng xé, cào cấu bản thân một cách bất lực. Có người cho rằng, trầm cảm cũng giống như bị bóng đè. Mặc dù lý trí kêu gọi thân chủ phải tỉnh táo nhưng cơ thể lại không thể cử động, không thể chống đỡ được, thân chủ cảm thấy mình như bị giam cầm trong cái xác của chính mình. Những người bị trầm cảm sẽ không yêu cầu mọi người một cách trực tiếp nhưng lại là những người cần sự giúp đỡ nhất. Theo thông báo của tổ chức Y tế thế giới WHO thì tính đến năm 2020 trầm cảm là căn bệnh đứng thứ hai trong số những căn bệnh phổ biến của thế giới và sẽ là gánh nặng bệnh tật hàng đầu vào năm 2030. Tỉ lệ trầm cảm ở trẻ em là từ 0,45% - 2,5%. Tỉ lệ này còn rõ ràng hơn với trẻ vị thành niên: 0,4% - 8,3%, trong số đó có từ 15% - 20% là bị trầm cảm nặng [48]. Ở Việt Nam có khoảng 5000 người tự sát mỗi năm, trong đó có tỷ lệ tương đối cao có nguyên nhân liên quan đến trầm cảm. Cũng theo ước tính của WHO, năm 2015 Việt
  2. 2 Nam có 3.564.000 người bị rối loạn trầm cảm, chiếm 4% dân số. Tất cả mọi người đều có thể mắc trầm cảm. Trầm cảm có thể gặp ở nhiều dân tộc, nhiều nơi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính, trình độ, tính cách, môi trường xã hội xung quanh .[60]. Học sinh trung học cơ sở hay còn gọi là lứa tuổi thiếu niên là lứa tuổi có nhiều biến đổi cả về thể chất và tâm lý. Trước những tác động của môi trường không thuận lợi mà trẻ chưa thích nghi được, dễ dẫn đến những phản ứng cảm xúc - hành vi lệch lạc, mà nổi bật là trầm cảm. Trầm cảm ở trẻ vị thành niên ảnh hưởng rất lớn đến năng lực học tập, giao tiếp, phát triển các mối quan hệ xã hội, sự phát triển hoàn thiện thể chất và tinh thần, tính cách của trẻ. Nếu rối loạn trầm cảm (RLTC) không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội. Ngược lại, việc phát hiện và điều trị sớm mang lại hiệu quả cao, cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe, đem lại cho trẻ sự hoàn thiện nhân cách và nâng cao chất lượng cuộc sống. Những số liệu nêu trên đã gợi ra những suy nghĩ về sự nguy hại của hội chứng này. Tuy nhiên thực tế hiện nay có thể trả lời rằng hiểu biết của mọi người trong xã hội, của nhà trường và các bậc phụ huynh nhất là ở các vùng nông thôn về vấn đề này vẫn còn hạn chế. Thực tế trên đã thôi thúc tác giả lựa chọn đề tài “Trầm cảm ở học sinh trường trung học cơ sở Trưng Vương huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng những trải nghiệm khó khăn liên quan đến RLTC và những yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề này ở học sinh trường THCS Trưng Vương huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Từ đó nêu những khuyến nghị nhằm tăng cường hiệu quả phòng ngừa và hỗ trợ tâm lý đối với học sinh ở nhóm độ tuổi này. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng hợp cơ sở đề lý luận về trầm cảm ở học sinh nói chung và học sinh trung học cơ sở nói riêng phục vụ cho việc xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu thực trạng. - Khảo sát thực trạng về những trải nghiệm khó khăn liên quan đến RLTC ở học sinh trường trung học cơ sở Trưng Vương, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội; làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề này ở học sinh. - Nêu một số khuyến nghị nhằm phát hiện các biểu hiện và tăng cường sự hỗ trợ của nhà trường, gia đình đối với những học sinh có các trải nghiệm khó khăn liên quan đến RLTC.
  3. 3 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng Các biểu hiện trải nghiệm khó khăn liên quan đến rồi loạn trầm cảm ở học sinh THCS Trưng Vương, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. 4.2. Khách thể nghiên cứu Đề tài nghiên cứu trên 171 học sinh trường THCS Trưng Vương, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 5.1. Về nội dung Có nhiều vấn đề liên quan đến RLTC nói chung và những trải nghiệm khó khăn liên quan đến RLTC ở học sinh trung học nói riêng. Trong phạm vi đề tài này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng những trải nghiệm khó khăn liên quan đến RLTC và những yếu tố ảnh hưởng đế vấn đề này ở học sinh trường THCS Trưng Vương trên địa bàn nghiên cứu. Luận văn tiếp cận nghiên cứu RLTC theo quan điểm và thang đo trầm cảm của Beck. 5.2. Về khách thể nghiên cứu Do những hạn chế về điều kiện và thời gian nghiên cứu, đề tài này được tiến hành trên 171 học sinh trường THCS Trưng Vương, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. 6. Giả thuyết khoa học Những trải nghiệm có liên quan đến rối loạn trầm cảm ở học sinh trường THCS Trưng Vương được biểu hiện ở các mặt khác nhau như: nhận thức, cảm xúc và hoạt động. Trong đó, biểu hiện ở cảm xúc và hoạt động là rõ nét nhất. Biểu hiện của những trải nghiệm có liên quan đến RLTC ở học sinh trường THCS Trưng Vương chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên các yếu tố về hoạt động học tập, quan hệ gia đình và đặc điểm phát triển tâm sinh lý lứa tuổi có ảnh hưởng rõ nét hơn. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận 7.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp phỏng vấn 7.2.2. Phương pháp quan sát 7.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 7.2.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp 7.3. Phương pháp hỗ trợ khác
  4. 4 8. Đóng góp của luận văn 8.1. Về lý luận Góp phần hệ thống hóa và làm phong phú cơ sở lý luận về RLTC ở HS bậc THCS hiện nay. 8.2. Về thực tiễn - Làm rõ thực trạng và mức độ biểu hiện của các trải nghiệm khó khăn liên quan đến RLTC và các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề này ở học sinh trường THCS Trưng Vương, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. - Đề xuất một số khuyến nghị giúp phòng ngừa và làm giảm các nguy cơ RLTC cho học sinh trường THCS Trưng Vương, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được cấu trúc gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về rối loạn trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở. Chương 2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu. Chương 3. Kết quả nghiên cứu. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Tổng quan các nghiên cứu về trầm cảm 1.1.1. Nghiên cứu trầm cảm trên thế giới Các công trình nghiên cứu về trầm cảm trên thế giới cho thấy một tỷ lệ khá lớn (2,6 - 8%) dân số mắc chứng trầm cảm. Đây là một loại rối loạn khá phổ biến, có thể xuất hiện ở bất kì lứa tuổi nào, ở bất cứ ai. Đặc biệt lứa tuổi thanh thiếu niên được xác định là giai đoạn độ tuổi tương đối nhạy cảm với loại rối loạn cảm xúc này. Trầm cảm ở lứa tuổi thanh thiếu niên có thể liên quan đến các rối nhiễu tâm lý khác và có dẫn đến nhiều nguy cơ khác nhau ở trẻ. 1.1.2. Nghiên cứu trầm cảm ở Việt Nam Ở nước ta, trầm cảm thường được các phương tiện truyền thông nhắc đến như là một hiện tượng xã hội. Nhiều nghiên cứu về trầm cảm cũng đã được tiến hành ở những vùng dân cư khác nhau, với những độ tuổi và ngành nghề khác nhau. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Siêm (2003) tại xã Quất Động, Thường Tín, Hà Tây cho thấy tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm trong nhóm dân số trên 15 tuổi ở địa phương này là 8,35%.
  5. 5 Đã có khá nhiều các nghiên cứu về trầm cảm nói chung và trầm cảm ở học sinh nói riêng, được tiến hành ở Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu được tiến hành ở các tỉnh thành phía Nam hoặc các địa phương trung tâm Thành phố Hà Nội. Các nghiên cứu tập trung nhiều hơn vào độ tuổi học sinh THPT và sinh viên. Tỷ lệ trầm cảm được xác định hết sức đa dạng tùy theo địa bàn nghiên cứu, độ tuổi và mức độ rối nhiễu. Nghiên cứu của này của tác giả tập trung đánh giá các biểu hiện trải nghiệm khó khăn liên quan đến RLTC ở học sinh THCS Trưng Vương, huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội. 1.2. Trầm cảm 1.2.1. Khái niệm Trầm cảm nhận được nhiều quan tâm nghiên cứu từ các nhà khoa học, chuyên gia tâm lý, giáo dục, y học, Nhiều tổ chức cũng nghiên cứu và đưa ra những quan điểm, cách tiếp cận về rối loạn trầm cảm như WHO, APA, Từ các định nghĩa tiếp cận nêu trên, qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu, trong luận văn này, trầm cảm được hiểu như sau: “Trầm cảm là một loại rối loạn cảm xúc được đặc trưng bởi sự suy giảm về khí sắc, giảm hứng thú, và suy giảm năng lượng dẫn tới sự mệt mỏi và suy giảm hoạt động. Các triệu chứng suy giảm này thường tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định (tối thiểu là 2 tuần, theo Beck) và làm suy giảm các hoạt động chức năng (sinh hoạt, học tập, lao động, giao tiếp ) của cá nhân”. Cũng trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả có đưa thêm khái niệm “Trải nghiệm khó khăn liên quan đến RLTC” để chỉ những trải nghiệm đúng như tên gọi của các tiêu chuẩn trong thang đánh giá của Beck, được từng chủ thể thừa nhận là đã gặp phải nhưng chưa đủ tiêu chuẩn chẩn đoán, chưa đủ thời gian tồn tại để có thể chẩn đoán, hoặc chưa được các nhà chuyên môn chẩn đoán chính thức là rối loạn trầm cảm. Đây là một trong những khái niệm mang tính thao tác để nghiên cứu đề tài luận văn. 1.2.2. Những biểu hiện triệu chứng của rối loạn trầm cảm 1.2.2.1. Khí sắc trầm 1.2.2.2. Mất quan tâm thích thú 1.2.2.3. Giảm năng lượng tâm thần 1.2.2.4. Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi 1.2.2.5. Ý tưởng và hành vi tự sát 1.2.2.6. Mất cảm giác ngon miệng, ăn ít hoặc sút cân 1.2.2.7. Rối loạn giấc ngủ 1.2.2.8. Rối loạn tâm thần hoạt động 1.2.2.9. Biều hiện lo âu 1.2.3.10. Khó tập trung suy nghĩ và đưa ra quyết định
  6. 6 1.2.2.11. Các triệu chứng cơ thể 1.2.2.12. Lạm dụng rượu và các chất gây nghiện, kích thích 1.2.3. Phân loại trầm cảm 1.2.3.1. Phân loại theo nguyên nhân 1.2.3.2. Phân loại theo mức độ 1.2.3.3. Phân loại theo các triệu chứng lâm sàng 1.2.4. Các nguyên nhân gây rối loạn trầm cảm 1.2.4.1. Nguyên nhân sang chấn tâm lý 1.2.4.2. Nguyên nhân di truyền 1.2.4.3. Nguyên nhân bệnh thực thể ở não 1.2.4.4. Nguyên nhân sử dụng các chất gây nghiện hoặc các chất tác động tâm thần và nghiện game 1.2.4.5. Nguyên nhân về giới tính, tuổi và tình trạng hôn nhân 1.2.4.6. Nguyên nhân nội sinh 1.3. Trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở 1.3.1. Đặc điểm phát triển độ tuổi học sinh trung học cơ sở Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở được xác định bao gồm những em có độ tuổi từ 11, 12 tuổi đến 14,15 tuổi. Đây là thời kỳ các em đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9 ở trường trung học cơ sở. Đây là thời kỳ phát triển hết sức phức tạp, thời kì chuyển từ thời thơ ấu sang tuổi trưởng thành [10][13][1]. 1.3.2. Đặc điểm của rối loạn trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở Các triệu chứng rối nhiễu trầm cảm ở độ tuổi học sinh THCS thường rất phức tạp. Trong số các trường hợp được chẩn đoán rối nhiễu trầm cảm ở Bệnh viện Nhi Trung ương, 55% được xác định có các triệu chứng tâm thần và 63,75% có các triệu chứng đặc trưng như giảm khí sắc, mất quan tâm thích thú, giảm năng lượng dễ mệt mỏi gặp trên 82%. Rối loạn giấc ngủ gặp 93,75%; giảm tập trung chú ý và giảm tự tin chiếm 90%; 42,5% số bệnh nhi có ý tưởng và hành vi tự sát. Các triệu chứng cơ thể của trầm cảm chiếm tỷ lệ cao (71,25%). Bên cạnh đó, nhiều triệu chứng của rối loạn lo âu (63,75%), rối loạn hành vi (45%), rối loạn giao tiếp và ứng xử xã hội cũng được xác định [2][3]. 1.4. Mô tả các biểu hiện trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở theo thang đánh giá trầm cảm Beck Hiện nay, trên thế giới để chẩn đoán RLTC có nhiều tiêu chuẩn, công cụ, thang đo được các chuyên gia sử dụng có thể kể đến như: tiêu chuẩn chẩn đoán theo bảng phân loại bệnh quốc tế ICD - 10; tiêu chuẩn chẩn đoán theo bảng phân loại bệnh tâm thần của Hiệp tâm thần học Hoa Kỳ DSM - IV, DSM - V; hay như tiêu chuẩn chẩn đoán theo thang công cụ Beck.
  7. 7 Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả xin được lựa chọn tiêu chí chẩn đoán trầm cảm theo thang đo của Beck làm công cụ nghiên cứu thực trạng của luận văn với các biểu hiện như sau: - Bi quan - Cảm giác thất bại - Cảm giác tội lỗi - Cảm giác bị trừng phạt - Cảm giác vô dụng - Tự chỉ trích - Buồn - Mất vui - Tự ghét mình - Mất hứng - Cáu kỉnh - Giảm ham muốn tình dục - Tự tử - Khóc - Bồn chồn - Thiếu quyết đoán - Thiếu năng lượng - Thay đổi giấc ngủ - Thay đổi ăn uống - Khó tập trung chú ý - Mệt mỏi 1.5. Những yếu tố liên quan đến trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở 1.5.1. Yếu tố đặc điểm sinh lý lứa tuổi 1.5.2. Yếu tố liên quan đến đời sống tình cảm 1.5.3. Yếu tố quan hệ gia đình 1.5.4. Yếu tố học tập Tiểu kết chương 1 Chương 1 nghiên cứu cơ sở lý luận về trầm cảm, làm sáng tỏ các khái niệm công cụ, những biểu hiện triệu chứng của RLTC, định hướng xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở và những yếu tố liên quan đến trầm cảm ở học sinh THCS. Khung lý thuyết được xây dựng dựa trên 3 mặt biểu hiện của RLTC: nhận thức, cảm xúc và hoạt động.
  8. 8 Chương 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu 2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu 2.1.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu Bảng 2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu Trong đó STT Khách thể Tổng số Khối Giới tính Tôn giáo nghiên cứu Thiên 6 9 Nam Nữ Không chúa giáo 1 Học sinh 171 67 104 96 75 162 09 2.2. Tổ chức nghiên cứu 2.2.1. Nghiên cứu lý luận a. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12/2018 đến tháng 2/2019 b. Mục đích nghiên cứu - Tổng quan những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến trầm cảm, trầm cảm ở học sinh THCS. - Xây dựng đề cương nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lí luận dựa trên những tài liệu khoa học đáng tin cậy. Xây dựng các khái niệm công cụ một cách logic, có hệ thống làm cơ sở khung lý thuyết để nghiên cứu đề tài. - Xác định công cụ nghiên cứu trầm cảm ở học sinh THCS. c. Nội dung nghiên cứu - Phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề có liên quan đến trầm cảm, trầm cảm ở học sinh. Từ đó chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong các nghiên cứu để tiếp tục tiến hành nghiên cứu. - Xác định nội dung cho nghiên cứu thực tiễn: tác giả dựa vào kết quả tổng hợp của phần tổng quan các nghiên cứu trong, ngoài nước và phần lý thuyết chung để lựa chọn các yếu tố cần khảo sát trong nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp được sử dụng chủ yếu để nghiên cứu lý luận là phương pháp nghiên cứu tài liệu. Trên cơ sở đó, đề tài đã xác định khung lý thuyết cho việc triển khai nghiên cứu thực tiễn. - Tiếp cận đo lường các biểu hiện triệu chứng trầm cảm, công cụ đo lường và cách thức tiến hành. d. Phương pháp nghiên cứu - Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tìm hiểu, tổng hợp, khái quát cũng như phân tích nhiều tài liệu khác nhau có liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm hình thành cơ sở lý luận cho đề tài của mình.
  9. 9 - Những tài liệu mà tác giả tìm hiểu nội dung tập trung vào vấn đề biểu hiện trầm cảm và mức độ biểu hiện trầm cảm ở học sinh. Cụ thể, những tài liệu này bao gồm: một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước xung quanh về vấn đề trầm cảm, biểu hiện trầm cảm ở học sinh. Ngoài ra, còn có một số bài viết, công trình đăng trên một số sách báo, tạp chí, internet - Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, hệ thống, khái quát hóa tư liệu để nghiên cứu, phân tích nhằm phát hiện thực trạng biểu hiện trầm cảm ở học sinh trường THCS Trưng Vương huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. - Từ việc phân tích văn bản, tài liệu, tác giả xác định những vấn đề lý luận cơ bản: khái niệm trầm cảm, biểu hiện triệu chứng trầm cảm, các nguyên nhân gây trầm cảm, tiêu chí chẩn đoán trầm cảm. Mặt khác, đề tài đã xác định những nội dung liên quan đến đặc điểm trầm cảm và những yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm ở học sinh. Đây là cơ sở để tác giả xây dựng công cụ nghiên cứu thực tiễn cho đề tài của mình. 2.2.2. Nghiên cứu thực trạng a. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2/2019 đến tháng 6/2019 b. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng biểu hiện và những yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm ở học sinh THCS Trưng Vương. - Đưa ra các khuyến nghị nhằm giảm thiểu mức độ biểu hiện trầm cảm ở học sinh THCS Trưng Vương. c. Nội dung nghiên cứu Đề tài sử dụng thang đo các trải nghiệm khó khăn liên quan đến RLTC của Beck (Beck Depression Inventory - BDI-2), khảo sát trên 171 học sinh tại trường THCS Trưng Vương để làm rõ các vấn đề sau: - Sàng lọc những trải nghiệm khó khăn liên quan đến RLTC ở học sinh trường THCS Trưng Vương như giảm khí sắc; mất quan tâm hứng thú với hoạt động học tập, vui chơi và giao tiếp bạn bè; giảm năng lượng tâm thần; ý tưởng và hành vi tự sát và những biểu hiện về cơ thể Các biểu hiện này được đánh giá từ chính học sinh. - Xác định mức độ của các trải nghiệm khó khăn liên quan đến RLTC ở học sinh trường THCS Trưng Vương huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Từ đó nêu các khuyến nghị nhằm phòng ngừa và hỗ trợ cho học sinh. - So sánh các trải nghiệm khó khăn liên quan đến RLTC xuất hiện ở học sinh theo khối lớp và giới tính để thấy được mức độ khác nhau các biểu hiện này ở học sinh nam và học sinh nữ, học sinh lớp 6 với lớp 9.
  10. 10 d. Phương pháp nghiên cứu Hệ thống các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp nghiên cứu trường hợp. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 2.3.2.1. Thang đo Beck 2.3.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 2.3.2.3. Phương pháp phỏng vấn 2.3.2.4. Phương pháp quan sát 2.3.2.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê - Đánh giá mức độ biểu hiện trải nghiệm khó khăn liên quan đến RLTCở học sinh trường THCS Trưng Vương qua các mặt tác giả sử dụng 04 mức độ là: Rất thường xuyên, Thường xuyên, Ít thường xuyên và Không thường xuyên tương ứng với các mức điểm: + Rất thường xuyên (RTX): 4 điểm + Thường xuyên (TX): 3 điểm + Ít thường xuyên (ITX): 2 điểm + Không thường xuyên (KTX): 1 điểm - Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến biểu hiện trải nghiệm khó khăn liên quan đến RLTCở học sinh trường THCS Trưng Vương qua 03 mức độ là: Rất ảnh hưởng, Ảnh hưởng và Không ảnh hưởng tương ứng với các mức điểm: + Rất ảnh hưởng (RAH): 3 điểm + Ảnh hưởng (AH): 2 điểm + Không ảnh hưởng (KAH): 1 điểm Tiểu kết chương 2 Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, tác giả đã sử dụng kết hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận và nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Việc sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau nhằm thu thập các thông tin đầy đủ và chính xác trong việc triển khai nghiên cứu của đề tài. Trong số các phương pháp kể trên, các phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phương pháp phỏng vấn và nghiên cứu trường hợp là những phương pháp được sử dụng chủ yếu để tiến hành nghiên cứu đề tài.
  11. 11 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRẦM CẢM Ở HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRƯNG VƯƠNG HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Thực trạng mức độ trải nghiệm khó khăn liên quan đến RLTC ở học sinh trường THCS Trưng Vương 3.1.1. Tổng hợp mức độ trải nghiệm khó khăn liên quan đến RLTC ở học sinh trường THCS Trưng Vương Để khảo sát và phát hiện các mức độ trải nghiệm khó khăn liên quan đến RLTC ở học sinh trường THCS Trưng Vương như đã trình bày ở các mục Nội dung và Phương pháp nghiên cứu tại chương 2 của luận văn, tác giả sử dụng thang đo BD-2 của Beck để tiến hành điều tra thực trạng vấn đề này. Kết quả tổng hợp mức độ trải nghiệm khó khăn liên quan đến RLTC của học sinh được trình bày trong bảng 3.1 dưới đây: Bảng 3.1. Tổng hợp mức độ trải nghiệm khó khăn liên quan đến RLTC ở học sinh trường THCS Trưng Vương Giới tính Mức độ Chung TT Nữ Nam biểu hiện SL % SL % SL % 1 Bình thường 48 64.0 67 69.8 115 67.3 2 Nhẹ (14 - 19) 16 21.3 20 20.8 36 21.0 3 Vừa (20 - 29) 9 12.0 7 7.2 16 9.4 4 Nặng ( > 29) 2 2.7 2 2 4 2.3 Kết quả tổng hợp trên đây cho thấy có khoảng 2/3 học sinh thừa nhận là không có các trải nghiệm khó khăn đủ để gọi là rối loạn trầm cảm, tức vẫn có thể gặp một số trải nghiệm khó khăn ở mức dưới 14 điểm, được coi là nằm trong khoảng bình thường theo thang đo của Beck, tuy không có nghĩa là bình thường tuyệt đối. Số còn lại (khoảng 1/3 học sinh) cho rằng đã có những trải nghiệm khó khăn ở 3 mức độ, trong đó mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ cao gần gấp đôi hai mức độ vừa và nặng. Với mức độ nhẹ, theo kết quả phỏng vấn học sinh thì đây chỉ là những biểu hiện buồn chán thoáng qua trong cuộc sống hàng ngày, có thể gặp ở khá nhiều học sinh, chỉ cần được rèn luyện về kỹ năng hoặc có một sự hỗ trợ từ bên ngoài của thầy cô và các bạn là có thể vượt qua được. Với 21% học sinh ở mức độ nhẹ này, cần có những biện pháp hỗ trợ và phòng ngừa sớm để nó
  12. 12 không bị kéo dài và trầm trọng thêm. Tuy nhiên, cũng có đến 9,4 % học sinh thừa nhận có những trải nghiệm khó khăn liên quan đến RLTC ở mức độ vừa và có 2,3% học sinh thừa nhận có những trải nghiệm khó khăn ở mức độ nặng. Đây là những mức độ cần được quan tâm hỗ trợ về tâm lý ở nhà trường bằng các nguồn lực như thầy cô, các bậc cha mẹ, các bạn cùng học, các tổ chức xã hội và các chuyên gia tham vấn học đường. Đặc biệt là với 2,3% học sinh thừa nhận có những trải nghiệm khó khăn ở mức độ nặng, các em cần được giới thiệu đến các cơ sở chuyên môn để được các chuyên gia liên ngành chẩn đoán chính xác và được can thiệp, trị liệu kịp thời. Xét theo giới tính, học sinh nữ có tỷ lệ trải nghiệm khó khăn cao hơn học sinh nam ở cả 3 mức độ nhẹ, vừa và nặng. Điều này có thể do các em gái có nhiều tâm tư bị dồn nén hơn, ít chú ý bộc lộ chia sẻ khó khăn đúng người có thể trợ giúp mình và ít chú ý tìm kiếm các phương tiện giải tỏa khó khăn qua các hoạt động mạnh mẽ như các em trai. Xét theo khối lớp, học sinh khối 9 - khối cuối cấp học có tỷ lệ trải nghiệm các khó khăn liên quan đến RLTC cao hơn khối đầu cấp (xem bảng 3.2. dưới đây). Sự khác biệt này có thể không chỉ do đặc điểm hoạt động học tập của khối cuối cấp nặng hơn, nhiều mối lo lên cấp hơn, mà còn do đặc điểm khác biệt về mức độ khủng hoảng giữa hai độ tuổi trước và sau dậy thì. Bảng 3.2. Mức độ trải nghiệm khó khăn liên quan đến RLTC ở học sinh, so sánh theo khối lớp Khối Mức độ TT 6 9 biểu hiện SL % SL % 1 Bình thường 46 68.7 69 66.3 2 Nhẹ (14 - 19) 15 22.4 21 20.2 3 Vừa (20 - 29) 5 10.4 11 10.6 4 Nặng ( > 29) 1 1.5 3 2.9 Ngoài sự khác biệt về giới tính và khối lớp, trong mẫu nghiên cứu cũng có 9 học sinh theo đạo Thiên Chúa được khảo sát. Vì tỷ lệ của nhóm khách thể này quá ít so với các học sinh không theo tôn giáo nào, cho nên không thể so sánh được. Tuy nhiên, nếu xem xét một cách định tính, thì cũng có thể đưa ra một giả thuyết hay để tiếp tục nghiên cứu: trong 9 học sinh theo Thiên Chúa giáo, không có em nào trải nghiệm khó khăn ở mức độ nặng, chỉ có 1 em có trải nghiệm khó khăn ở mức độ vừa và 2 em có trải nghiệm khó khăn ở mức độ nhẹ, 6 em còn lại nằm trong giới hạn bình thường.
  13. 13 3.1.2. Mức độ biểu hiện các trải nghiệm khó khăn liên quan đến RLTC ở học sinh trường trung học cơ sở Trưng Vương, biểu hiện qua các lĩnh vực 3.1.2.1. Mức độ trải nghiệm khó khăn liên quan đến RLTC ở học sinh trường trung học cơ sở Trưng Vương biểu hiện qua mặt nhận thức Bảng 3.3. Mức độ trải nghiệm khó khăn liên quan đến RLTC ở học sinh trường THCS Trưng Vương biểu hiện qua mặt nhận thức Số lượng trả lời Tổng Mức Xếp TT Biểu hiện 0 1 2 3 điểm độ hạng Nhìn nhận tương lai một cách ảm đạm, 1 159 2 3 7 29 Vừa 1 bi quan Ý tưởng bị tội, mặc cảm không xứng 2 160 2 4 5 25 Vừa 3 đáng (cảm giác tội lỗi) 3 Cảm giác vô dụng 157 4 6 4 28 Vừa 2 4 Khó tập trung chú ý 162 2 4 3 19 Nhẹ 6 5 Cảm giác bị trừng phạt 160 1 7 3 24 Vừa 4 Cảm giác thất bại và giảm sự tự tin bản 6 162 2 4 3 19 Nhẹ 6 thân 7 Cảm giác không có giá trị và tự chỉ trích 162 2 1 6 22 Vừa 5 Với cách phân chia như trên, thông qua kết quả trắc nghiệm khách thể nghiên cứu, tác giả nhận thấy trong số các biểu hiện về mặt nhận thức thì không có biểu hiện nào thuộc mức độ trầm cảm nặng. Các biểu hiện tập trung ở mức độ vừa. Kết quả cho thấy, các biểu hiện mức độ vừa ở học sinh đó là: Nhìn nhận tương lai một cách ảm đạm, bi quan (tổng điểm 29 và xếp hạng 1); Cảm giác vô dụng (tổng điểm 28 và xếp hạng 2); Ý tưởng bị tội, mặc cảm không xứng đáng (cảm giác tội lỗi) tổng điểm 25 và xếp hạng 3. Biểu hiện mức độ nhẹ là Cảm giác thất bại và giảm sự tự tin bản thân; Khó tập trung chú ý và Ý tưởng về tự sát, tự hủy hoại bản thân với tổng điểm là 19 và xếp hạng 6. 3.1.2.2. Mức độ trải nghiệm khó khăn liên quan đến RLTC ở học sinh trường trung học sơ sở Trưng Vương biểu hiện qua mặt cảm xúc Bảng 3.4. Mức độ trải nghiệm khó khăn liên quan đến RLTC ở học sinh trường THCS Trưng Vương biểu hiện qua mặt cảm xúc Số lượng trả lời Tổng Mức Xếp TT Biểu hiện 0 1 2 3 điểm độ hạng 1 Khí sắc trầm (buồn) 156 4 7 4 30 Nặng 1 2 Tự ghét chính bản thân mình 158 3 5 5 28 Vừa 2 3 Ham muốn tình dục 161 2 4 4 22 Vừa 3 4 Mất vui 160 3 5 3 22 Vừa 3 5 Cáu kỉnh 162 2 4 3 19 Nhẹ 4 6 Mất hứng thú 163 1 3 4 19 Nhẹ 4 7 Sự bồn chồn 163 1 3 4 19 Nhẹ 4
  14. 14 Dựa trên kết quả thu được ở bảng trên, biểu hiện ở mặt cảm xúc có xuất hiện mức độ nặng ở học sinh trường THCS Trưng Vương đó là: Khí sắc trầm (buồn) (tổng điểm 30 và xếp hạng 1). Những biểu hiện có mức độ vừa là: Tự ghét chính bản thân mình tổng điểm 28 xếp hạng 2; Mất vui và niềm tin ở mức vừa cùng xếp hạng 3 với 22 điểm. Cuối cùng, biểu hiện Cáu kỉnh; Sự bồn chồn và Mất hứng thú cùng ở mức độ nhẹ với tổng điểm 19 và xếp hạng 1. 3.1.2.3. Mức độ trải nghiệm khó khăn liên quan đến RLTC ở học sinh trường trung học cơ sở Trưng Vương biểu hiện qua mặt hoạt động Bảng 3.5. Mức độ trải nghiệm khó khăn liên quan đến RLTC ở học sinh trường THCS Trưng Vương biểu hiện qua mặt hoạt động Số lượng trả lời Tổng Mức Xếp TT Biểu hiện 0 1 2 3 điểm độ hạng 1 Thiếu năng lượng 144 3 5 3 22 Vừa 4 2 Sự mệt mỏi 142 2 4 7 33 Nặng 1 3 Thay đổi giấc ngủ 140 4 7 4 30 Nặng 2 4 Thiếu quyết đoán 142 3 5 5 28 Vừa 3 5 Thay đổi trong ăn uống 147 1 3 4 19 Nhẹ 5 6 Khóc 146 1 4 3 18 Nhẹ 6 Ý tưởng về hành vi tự sát và 7 145 2 3 3 17 Nhẹ 7 tự hủy hoại bản thân Từ những số liệu và phân tích nêu trên có thể thấy được rằng: phần lớn các em học sinh trường THCS Trưng Vương có những thay đổi rõ rệt về hoạt động và gặp những khó khăn trong việc giải quyết cũng như kiểm soát những khó khăn đó. Điều này cho thấy, các mức độ biểu hiện triệu chứng về mặt hoạt động đã và đang gây nên nhiều ảnh hưởng đến đời sống của các em, khiến cho các em trở nên kém linh hoạt, kém thích ứng và điều dĩ nhiên xảy ra là cuộc sống sinh hoạt và học tập bị xáo trộn. 3.1.2.4. So sánh mức độ trải nghiệm khó khăn liên quan đến RLTC ở học sinh trường trung học cơ sở Trưng Vương qua 3 mặt: Nhận thức, cảm xúc và hoạt động Để có sự đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các biểu hiện trải nghiệm khó khăn liên quan đến RLTCở học sinh trường THCS Trưng Vương trên các mặt, tác giả tiến hành khảo sát về nội dung này và kết quả thu được được trình bày cụ thể dưới đây:
  15. 15 Bảng 3.6. Mức độ ảnh hưởng của các trải nghiệm khó khăn liên quan đến RLTC ở học sinh qua các mặt nhận thức, cảm xúc và hoạt động Mức độ ảnh hưởng Điểm Xếp TT Biểu hiện triệu chứng RTX TX ITX KTX trung hạng SL % SL % SL % SL % bình 1 Về nhận thức 81 47.3 59 34.5 21 12.2 10 5.9 3.22 3 2 Về cảm xúc 93 54.3 62 36.2 10 5.9 6 3.5 3.41 1 3 Về hoạt động 97 56.8 56 32.8 9 5.2 9 5.2 3.40 2 Tóm lại, mức độ biểu hiện trải nghiệm khó khăn liên quan đến RLTCở học sinh trường THCS Trưng Vương xuất hiện ở trên cả 3 phương diện là: Nhận thức, cảm xúc và hoạt động. Trong đó, hai nhóm biểu hiện triệu chứng là cảm xúc (ham muốn tình dục và khí sắc trầm) và hoạt động (mệt mỏi và thay đổi giấc ngủ) có biểu hiện nặng hơn hẳn. Điều này cho thấy, các em học sinh vẫn có nhận thức về bản thân khá bình thường và ổn định nhưng lại có khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc và hoạt động bản thân. 3.2. Trải nghiệm khó khăn liên quan đến RLTC ở học sinh trường trung học cơ sở Trưng Vương thông qua phân tích 03 trường hợp điển hình 3.2.1. “Vô dụng” - Sự thật đằng sau những triệu chứng RLTC của L.T.T.H 3.2.2. Từ mất niềm tin đến ý tưởng tự sát và tự hủy hoại của T.Q.C 3.2.3. Từ cái chết của người em và sự tự chỉ trích của N.C.P.Đ 3.2.4. Biểu hiện trải nghiệm khó khăn liên quan đến RLTCqua phân tích trường hợp
  16. 16 Bảng 3.7. Biểu hiện triệu chứng trầm cảm về mặt nhận thức qua nghiên cứu 03 trường hợp T L.T.T.H T.Q.C N.C.P.Đ Triệu chứng T Biểu hiện Hoàn cảnh Biểu hiện Hoàn cảnh Biểu hiện Hoàn cảnh - Học lực giảm - Kết quả học kỳ - Chuyện gia đình - Bố ngoại Nhìn nhận tương lai sút vừa qua không đã kết thúc, không tình và bố 1 một cách ảm đạm, bi như mong muốn còn cơ hội, rất khó mẹ ly hôn quan để như xưa nữa - Luôn cảm - Bà bị tai biến - Có lỗi với mẹ và - Có lỗi với bố - Để em trai Ý tưởng bị mắc tội lỗi, thấy có lỗi nhưng em phát em khi không thể mẹ với người chơi một mình 2 mặc cảm không xứng trong việc bà hiện muộn khiến làm gì được em trai xấu số và không may đáng (cảm giác tội lỗi) bị tai biến bà bị nặng - Bản thân vô bị sẩy chân bị năng Khi bố dụng, không nước cuốn chết - Không giúp - Không phát hiện - Không biết làm gì ngoại tình làm gì được được bà nhiều sớm để giúp đỡ bà để cứu vãn hạnh và bố mẹ nên hồn vì em khi bà cần khi bà bị tai biến phúc gia đình mà chia tay trai gặp nạn mà 3 Cảm giác vô dụng - Áp lực lớn từ sự chỉ biết đứng nhìn không thể cứu - Kết quả học thay đổi môi em được tập sút giảm trường, kiến thức học tập Cảm giác bị trừng 4 phạt Cảm giác thất bại và 5 giảm sự tự tin vào bản thân Cảm giác không có 6 giá trị - Các hoạt động - Hoạt động - Ánh mắt thẫn 7 Thiếu quyết đoán không quyết tâm không dứt thờ như trước khoát, nửa vời
  17. 17 Bảng 3.8. Biểu hiện triệu chứng trầm cảm về mặt cảm xúc qua nghiên cứu 03 trường hợp T L.T.T.H T.Q.C N.C.P.Đ Triệu chứng T Biểu hiện Hoàn cảnh Biểu hiện Hoàn cảnh Biểu hiện Hoàn cảnh - Không giúp - Nét mặt trầm, - Bố mẹ chia - Trầm buồn, xanh - Đau khổ được nhiều cho buồn, giảm khí tay, gia đình xao, u sầu trước cái chết 1 Khí sắc trầm - Buồn bã, u sầu bà và kết quả sắc hạnh phúc của em trai học tập giảm không như trước sút - Trước những - Luôn cho mình là - Khi bạn bè rủ lời mắng nhiếc người dẫn đến cái tắm sông đã để Tự ghét chính - Tự cho mình là của ông nội khi chết của em trai em trai chơi 2 bản thân mình vô dụng và có kết quả học tập - Không tha thứ cho một mình trên và tự chỉ trích lỗi kém và không bản thân, nhận lỗi bờ và lỡ chân phát hiện bà về mình; Tự dằn bị nước cuốn sớm vặt. chết Ham muốn tình 3 dục - Khi niềm tin dành cho thần - Em mất niềm tượng của em là Mất niềm vui tin, không còn 4 bố sụp đổ hoàn và niềm tin tin vào bất kỳ toàn khi bố điều gì ngoại tình và chia tay mẹ
  18. 18 T L.T.T.H T.Q.C N.C.P.Đ Triệu chứng T Biểu hiện Hoàn cảnh Biểu hiện Hoàn cảnh Biểu hiện Hoàn cảnh - Tức giận, chửi -Phát hiện người đuổi với người đàn bà đó và bố 5 Cáu kỉnh đàn bà ngoại ngoại tình trong tình với bố ngôi nhà của mình - Thấp thỏm, lo sợ người đàn bà kia sẽ về ở cùng - Luôn thấp thỏm nhà trông ngóng ra bờ 6 Sự bồn chồn - Lo sợ, lo lắng sông, hay gọi tên em sẽ không thi đỗ trai vô thức vào lớp 10 sắp tới - Không còn - Khi bố mẹ đã tham gia các chia tay và em ở hoạt động như với bố 7 Mất hứng thú trước: đá bóng, đi chơi với các bạn
  19. 19 Bảng 3.9. Biểu hiện triệu chứng trầm cảm về mặt hoạt động qua nghiên cứu 03 trường hợp L.T.T.H T.Q.C N.C.P.Đ TT Triệu chứng Biểu hiện Hoàn cảnh Biểu hiện Hoàn cảnh Biểu hiện Hoàn cảnh - Buồn rầu, giảm - Buồn rầu, giảm 1 Thiếu năng lượng - Cơ thể gầy gò - Bố ngoại tình và - Sau sự cố của khí sắc khí sắc bố mẹ ly hôn - Mệt mỏi, uể bà, thêm vào nữa - Mệt mỏi, thiếu - Thiếu năng 2 Sự mệt mỏi - Người đàn bà oải, da xanh xao là kết quả học tập sức lượng, uể oải kia vẫn thường - Mất ngủ, mắt kém khiến em - Nhiều đêm - Khó ngủ, hay xuyên qua lại với 3 Thay đổi giấc ngủ thâm và hay gặp nhận được những không ngủ được, giật mình khi Sau cái bố ác mộng lời mắng nhiếc khó ngủ sâu ngủ, mất ngủ chết đau - Áp lực học tập của ông nội. Bên - Ăn không ngon xót của em - Ăn không và lo sợ kỳ thi Thay đổi trong ăn cạnh đó là thiếu miệng và thèm - Ăn không ngon trai 4 ngon miệng, ăn vào lớp 10 sắp tới uống sự quan tâm chia bữa cơm gia đình miệng, chán ăn ít - Không tìm thấy sẻ nên em âm ngày trước lối thoát cho - Dễ lơ là hoạt thầm chịu đựng - Hay quên và lơ - Hay lơ là, dễ Khó tập trung chú những vướng mắc 5 động một mình. là thay đổi công ý hiện tại việc - Khóc rất nhiều, - Tự nhốt mình nhiều đêm đang 6 Khóc trong phòng và ngủ giật mình khóc ngồi dậy khóc - Tìm đến rượu, - Hay nhịn ăn thuốc lá và các Ý tưởng về tự sát chất kích thích 7 và tự hủy hoạn - Tìm hiểu về cái bản thân chết và cách thức kết thúc mạng sống.
  20. 20 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm khó khăn liên quan đến RLTC ở học sinh trường trung học cơ sở Trưng Vương Để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm khó khăn liên quan đến RLTC ở học sinh trường THCS Trưng Vương, tác giả đã tiến hành khảo sát điều tra thực tế về vấn đề này đối với khách thể nghiên cứu. Kết quả thu được sau khi xử lý bằng công thức toán thống kê cho ta được bảng kết quả dưới đây. Bảng 3.10. Các yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm khó khăn liên quan đến RLTC ở học sinh trường THCS Trưng Vương Mức độ ảnh hưởng Điểm Thứ TT Các yếu tố ảnh hưởng RAH AH KAH trung bậc SL % SL % SL % bình 1 Đời sống tình cảm 88 51.4 54 31.5 29 17 2.34 4 2 Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 93 54.3 55 32.1 23 13.5 2.40 3 3 Quan hệ gia đình 97 56.8 56 32.8 18 10.4 2.46 2 4 Hoạt động học tập 97 56.8 58 34 16 9.2 2.47 1 Nhìn vào kết quả trên ta có thể thấy các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến biểu hiện trầm cảm ở học sinh trường THCS Trưng Vương đó là: Hoạt động học tập (ĐTB 2.47) xếp hạng 1; Quan hệ gia đình (ĐTB 2.46) xếp hạng 2 và Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi xếp hạng 3 với ĐTB là 2.40. Tóm lại, những yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm ở học sinh trung học nói chung rất đa dạng về nội dung, nhưng trong đó nhóm yếu tố học tập, gia đình và đặc điểm sinh lý lứa tuổi đóng vai trò chủ yếu đối với trầm cảm ở học sinh trung học đồng thời nhóm yếu tố về đời sống tình cảm là những yếu tố kết hợp. Tiểu kết chương 3 Kết quả nghiên cứu khảo sát thực trạng cho thấy những trải nghiệm khó khăn liên quan đến RLTC của học sinh thể hiện qua 03 mặt: nhận thức, cảm xúc và hoạt động. Phần lớn các học sinh trả lời chưa gặp các trải nghiệm khó khăn hoặc chỉ gặp một số trải nghiệm khó khăn ở mức độ nhẹ (khoảng 60%). Tỷ lệ học sinh có trải nghiệm khó khăn liên quan đến RLTC ở mức độ nặng là thấp (1.8%); Tuy nhiên, cũng có đến 38.6% học sinh thừa nhận đã gặp những trải nghiệm khó khăn ở mức độ vừa. Để làm sáng tỏ hơn kết quả nghiên cứu thực trạng trên, tác giả tiến hành nghiên cứu sâu 03 trường hợp điển hình đã được các cơ sở y tế ở Hà Nội chẩn đoán là RLTC: - Trường hợp em L.T.T.H học sinh lớp 6A1, nữ giới với biểu hiện triệu chứng nổi bật về mặt nhận thức đó là cảm giác vô dụng.
  21. 21 - Trường hợp em T.Q.C học sinh lớp 9A2, nam giới với biểu hiện triệu chứng nổi bật về cảm xúc đó là Mất vui và niềm tin. - Trường hợp em N.C.P.Đ học sinh lớp 6A2, nam giới với biểu hiện triệu chứng nối bật về mặt cảm xúc đó là Tự ghét chính bản thân mình và tự chỉ trích. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra những yếu tố được học sinh đánh giá là rất ảnh hưởng đến những trải nghiệm khó khăn liên quan đến RLTC của các em đó là: Hoạt động học tập, quan hệ gia đình và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận 1.1. Về mặt lý luận - Luận văn đã hệ thống hóa và phân tích kết quả của một số công trình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về trầm cảm nói chung và trầm cảm ở học sinh nói riêng để xây dựng lên khung lý thuyết để nghiên cứu đề tài dựa trên 3 mặt biểu hiện của rối loạn trầm cảm - nhận thức, cảm xúc và hoạt động. - Luận văn sử dụng thang công cụ đánh giá trầm cảm của Beck kết hợp với quan sát lâm sàng để nghiên cứu thực trạng về các trải nghiệm khó khăn có liên quan đến RLTC của học sinh trường THCS Trưng Vương huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. 1.2. Về mặt thực tiễn - Khảo sát thực trạng được tiến hành trên một mẫu nghiên cứu gồm 171 học sinh của trường THCS Trưng Vương huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Mẫu khách thể khảo sát được lựa chọn một cách khách quan, đại diện cho trường được khảo sát, có sự phân bố đồng đều về giới tính, độ tuổi và khối lớp trên một địa bàn đô thị mới hình thành ở Hà Nội. Ngoài ra, luận văn còn nghiên cứu sâu trên 03 trường hợp điển hình đã được các cơ sở y tế ở Hà Nội chẩn đoán bị rối loạn trầm cảm để thu thập những thông tin định tính, bổ sung cho các kết quả định lượng. - Kết quả tự đánh giá của 171 học sinh được khảo sát theo thang đo của Beck cho thấy có khoảng 2/3 học sinh thừa nhận là không có các trải nghiệm khó khăn đủ để gọi là rối loạn trầm cảm, tức vẫn có thể gặp một số trải nghiệm khó khăn ở mức dưới 14 điểm, được coi là nằm trong khoảng bình thường theo thang đo của Beck. Số còn lại (khoảng 1/3 học sinh) cho rằng đã có những trải nghiệm khó khăn ở 3 mức độ, trong đó mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ cao gần gấp đôi hai mức độ vừa và nặng. Với mức độ nhẹ, theo kết quả phỏng vấn học sinh thì đây chỉ là những biểu hiện buồn chán thoáng qua trong cuộc sống hàng ngày, có thể gặp ở khá nhiều học sinh, chỉ cần được rèn luyện về kỹ năng hoặc có một
  22. 22 sự hỗ trợ từ bên ngoài của thầy cô và các bạn là có thể vượt qua được. Với 21% học sinh ở mức độ nhẹ, cần có những biện pháp hỗ trợ và phòng ngừa sớm để vấn đề không bị kéo dài và trầm trọng thêm. Tuy nhiên, cũng có đến 9,4 % học sinh thừa nhận có những trải nghiệm khó khăn liên quan đến RLTC ở mức độ vừa và có 2,3% học sinh thừa nhận có những trải nghiệm khó khăn ở mức độ nặng. Đây là những mức độ cần được quan tâm hỗ trợ về tâm lý ở nhà trường bằng các nguồn lực như thầy cô, các bậc cha mẹ, các bạn cùng học, các tổ chức xã hội và các chuyên gia tham vấn học đường. Đặc biệt là với 2,3% học sinh thừa nhận có những trải nghiệm khó khăn ở mức độ nặng, các em cần được giới thiệu đến các cơ sở chuyên môn để được các chuyên gia liên ngành chẩn đoán chính xác và được can thiệp, trị liệu kịp thời. - Các yếu tố như giới tính, khối lớp được thể hiện trong kết quả nghiên cứu thực trạng mức độ trải nghiệm khó khăn liên quan đến RLTC ở học sinh. Xét theo giới tính, học sinh nữ có tỷ lệ trải nghiệm khó khăn cao hơn học sinh nam ở cả 3 mức độ nhẹ, vừa và nặng. Điều này có thể do các em gái có nhiều tâm tư bị dồn nén hơn, ít chú ý bộc lộ chia sẻ khó khăn đúng người có thể trợ giúp mình và ít chú ý tìm kiếm các phương tiện giải tỏa khó khăn qua các hoạt động mạnh mẽ như các em trai. Xét theo khối lớp, học sinh khối 9 - khối cuối cấp học có tỷ lệ trải nghiệm các khó khăn liên quan đến RLTC cao hơn khối đầu cấp. Sự khác biệt này có thể không chỉ do đặc điểm hoạt động học tập của khối cuối cấp nặng hơn, nhiều mối lo lắng hơn về việc sắp chuyển cấp, mà còn do đặc điểm khác biệt về mức độ khủng hoảng giữa hai độ tuổi trước và sau dậy thì. - Kết quả nghiên cứu có sự phù hợp với số liệu của một số nghiên cứu trong và ngoài nước về tỉ lệ cũng như về thứ tự về mức độ phổ biến của các trải nghiệm khó khăn về rối loạn trầm cảm ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở 2. Khuyến nghị 2.1. Với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền - Trẻ có vần đề về trầm cảm nói riêng và những vấn đề tâm lý nói chung đang có xu hướng gia tăng. Rất cần thiết những chương trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp và trị liệu cho học sinh. - Xây dựng và phát triển đồng bộ các mô hình tham vấn, tư vấn tâm lý học đường tại các cơ sở giáo dục. Trong đó, cần nhìn nhận và công nhận người làm hoạt động tại phòng tư vấn, tham vấn tâm lý, học đường này là một nghề nghiệp có mã số trong hệ thống viên chức để tuyển dụng biên chế chính thức. Những người này phải đảm bảo yêu cầu về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ chính quy, bài bản.
  23. 23 - Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể xã hội, các trung tâm, công ty, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, tâm lý - giáo dục để xây dựng và thực hiện các hoạt động, chương trình phòng ngừa, can thiệp và trị liệu cho học sinh mắc rối loạn trầm cảm. 2.2. Về phía nhà trường - Cần đẩy mạnh hoạt động của phòng tham vấn tâm lý học đường hiện có. Phối hợp với các cá nhân, tổ chức đảm bảo chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện các hoạt động, chương trình phòng ngừa, can thiệp cho học sinh. - Lấy phòng ngừa là chính trong hoạt động hỗ trợ các vấn đề tâm lý học đường cho học sinh của trường. Phối hợp với gia đình và xã hội trong việc kiểm soát, phát hiện và can thiệp cho học sinh có các trải nghiệm khó khăn liên quan đến RLTC. 2.3. Về phía giáo viên nhà trường - Nâng cao nhận thức bản thân về TC ở học sinh bằng việc tham gia các buổi nói chuyện, chương trình tập huấn và cập nhật thông tin khoa học qua các tài liệu có liên quan đến trầm cảm nói chung và trầm cảm ở học sinh nói riêng. - Nghiên cứu và nắm bắt về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh của mình để có những biện pháp giáo dục phù hợp. - Quan tâm, sát sao và sâu sắc tới học sinh, tìm hiểu rõ hơn về hoàn cảnh của học sinh, phát hiện những biểu hiện khác thường để kịp thời động viên, hỗ trợ các em. 2.4. Về phía gia đình, phụ huynh học sinh - Gia đình luôn là chỗ dựa, hỗ trợ quan trọng của học sinh khi xuất hiện những khó khăn và vấn đề trầm cảm. Trong một số hoàn cảnh, những yếu tố bất lợi trong gia đình chính là nguyên nhân hay chất xúc tác đẩy nhanh những diễn tiến tiêu cực của học sinh có trải nghiệm khó khăn về trầm cảm. Những mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, sự thiếu thông cảm, lắng nghe, những mâu thuẫn trong gia đình, sự mất mát người thân không được giải quyết khiến các em càng rơi sâu vào tình trạng tiêu cực Với những hoàn cảnh như vậy, việc cả gia đình cùng hỗ trợ trẻ là điều vô cùng quan trọng và có tác động to lớn trong việc giúp trẻ căn bằng và trở lại cuộc sống bình thường. - Cần xóa bỏ tâm lý e ngại, dấu diếm về tình trạng RLTC của học sinh, không chấp nhận và tiếp nhận sự hỗ trợ can thiệp của các chuyên gia và của các cơ sở chăm chữa về tâm bệnh lý. - Luôn quan tâm và chia sẻ với các em, tạo cho các em cảm giác an toàn, được lắng nghe và được thấu hiểu. Đồng hành cùng các em vượt qua những khó khăn, gian khó để chiến thắng trầm cảm.
  24. 24 - Xây dựng gia đình hạnh phúc, mọi người quan tâm và chăm sóc nhau, không có xung đột và căng thẳng là biện pháp rất hữu ích nhằm phòng tránh nguy cơ trầm cảm ở học sinh. 2.5. Về phía học sinh - Để phòng ngừa trầm cảm, các em cần tích cực tham gia các hoạt động thể dục thể thao, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội nhằm nâng cao hiểu biết và kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước những ảnh hưởng, tác động tiêu cực từ môi trường. - Thường xuyên chia sẻ, tâm sự với gia đình, người thân quen, bạn bè, thầy cô và những lực lượng khác nữa trước những vấn đề trong học tập và cuộc sống hàng ngày. Luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, thoải mái, cân bằng trong cuộc sống, giữa học tập và các hoạt động vui chơi, giải trí, không tự tạo ra áp lực quá lớn cho mình. - Loại bỏ các chất kích thích trong sinh hoạt hàng ngày, áp dụng chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, học tập, vui chơi, giải trí lành mạnh, phù hợp, tăng cường hoạt động và sử dụng các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể trong giai đoạn lứa tuổi theo lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng. - Khi xác định có BHTC cần tìm đến sự hỗ trợ, can thiệp của các nhà chuyên môn, thậm chí là tuân thủ sử dụng thuốc theo yêu cầu của bác sỹ. Và dĩ nhiên không thể thiếu là sự hỗ trợ của chuyên gia tâm lý và sự chia sẻ của gia đình và người thân. - Điều cuối cùng, mấu chốt vẫn là phòng ngừa hơn là chữa trị. Do đó, các em học sinh lứa tuổi này hãy xây dựng cho mình một kế hoạch sinh hoạt từ ăn uống, học tập, hoạt động xã hội lành mạnh, khoa học và điều độ. Tránh xa các áp lực thái quá, các chất kích thích và những suy nghĩ tiêu cực trong cuộc sống.