Tóm tắt Luận văn Quản lý thực tập sư phạm của Sinh viên trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Quản lý thực tập sư phạm của Sinh viên trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_thuc_tap_su_pham_cua_sinh_vien_truo.pdf
Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Quản lý thực tập sư phạm của Sinh viên trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thực tập sư phạm là cơ hội để đem các kiến thức đã tích lũy được trong quá trình đào tạo ở trường sư phạm vận dụng vào công tác giảng dạy và giáo dục. Cũng thông qua TTSP, Sinh viên được tiếp tục hoàn thiện trình độ, năng lực cũng như là nhân cách của một người Giáo viên. Thời điểmTTSP cũng là thời điểm Sinh viên hình thành rõ nhất tình cảm và thái độ đối với nghề giáo. Có thể thấy thực tập là một học phần không thể thiếu trong chương trình đào tạo của tất cả các ngành nghề ở tất cả các trường Đại học, không riêng gì sư phạm Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng quản lý TTSPCho Sinh viên của Nhà trường là vấn đề Cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý thực tập sư phạm của Sinh viên trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề tài đề xuất biện pháp quản lý Thực tập sư phạm nhằm nâng cao chất lượng thực tập sư phạm và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường . 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý TTSP của Sinh viên các trường Đại học Sư phạm TDTT. 3.2 Đánh giá thực trạng quản lý thực tập sư phạm của Sinh viên Đại học chính quy trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội. 3.3. Đề xuất các biện pháp quản lý thực tập sư phạm của Sinh viên Đại học chính quy trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1.Khách thể nghiên cứu: Hoạt động thực tập sư phạm trong các trường Đại học Sư phạm TDTT. 4.2.Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động thực tập sư phạm của Sinh viên trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội. 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 5.1 Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung đi sâu vào nghiên cứu vấn đề quản lý thực tập sư phạm đối với Sinh viên Đại học, chuyên ngành GDTC của trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội.
- 2 5.2. Khách thể khảo sát: Giảng viên hướng dẫn thực tập sư phạm, Cán bộ quản lý đào tạo, Sinh viên Đại học chính quy chuyên ngành GDTC của nhà trường. 5.3. Chủ thể quản lý: Phòng Quản lý Đào tạo & Công tác Sinh viên. 5.4. Phạm vi thời gian nghiên cứu: Công tác khảo sát được tiến hành với số liệu, tài liệu được dùng làm minh chứng kể từ năm 2015 đến năm 2018 dự kiến biện pháp sử dụng cho năm 2019 đến năm 2022. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:Phương pháp điều tra bằng phiếu; Phương pháp quan sát; Phương pháp tổng kết kinh nghiệm; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp khảo nghiệm 7.3. Nhóm phương pháp xử lý thông tin nghiên cứu 8. Cấu trúc luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được trình bày thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý TTSP của Sinh viên trường Đại học Sư phạm TDTT. Chương 2: Thực trạng quản lý TTSP của Sinh viên Đại học chính quy trường ĐHSP TDTT Hà Nội; Chương 3: Biện pháp quản lý TTSP của Sinh viên Đại học chính quy trường ĐHSP TDTT Hà Nội. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THỰC TẬP SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO 1.1. Tổng quan về quản lý thực tập sư phạm trong các trường Đại học TDTT Đề tài“Quản lý thực tập sư phạm của Sinh viên trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội”, trên cơ sở tiếp tục nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng quản lý TTSP tại trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội, từ đó đề xuất các biện pháp thiết thực, khả thi trong công tác quản lý TTSP là một đề tài mới và cần thiết nhằm góp phần nâng cao chất lượng TTSP cho Sinh viên trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Quản lý: “Quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra”.
- 3 1.2.2. Quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục là những hoạt động, những sự tác động có mục đích, có hệ thống và có kế hoạch của Chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo nhằm mục đích làm cho hệ thống giáo dục của một quốc gia vận hành phù hợp với quy luật chung và đạt các mục tiêu giáo dục đã đặt ra. 1.2.3. Quản lý thực tập sư phạm 1.2.3.1. Khái niệm thực tập sư phạm: Là việc vận dụng những tri thức khoa học về chuyên môn, nghiệp vụ của Sinh viên vào việc thực hiện một nhiệm vụ hoặc một nhóm những nhiệm vụ chuyên ngành nhằm củng cố và hình thành năng lực nghề nghiệp trong tương lai. 1.2.3.2. Quản lý hoạt động thực tập sư phạm: Là quá trình tác động có mục đích, có định hướng, có tính kế hoạch của các Chủ thể quản lý đến các Đối tượng quản lý nhằm đạt tới các mục tiêu TTSP nhà trường 1.2.4. Khái niệm về trường Đại học Sư phạm TDTT Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội là trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học TDTT của cả nước, có nhiệm vụ đào tạo các Giáo viên thể dục cho các trường phổ thông trên phạm vi toàn quốc. 1.3. Thực tập sư phạm ở các trường Đại học Sư phạm TDTT [32] 1.3.1. Mục đích, nhiệm vụ và đặc điểm của TTSP tại các trường ĐHSP TDTT 1.3.1.1. Mục đích yêu cầu của thực tập sư phạm 1.3.1.2. Nhiệm vụ của thực tập sư phạm:Bước đầu nắm vững trình tự và phương pháp giáo dục, bồi đắp năng lực giáo dục; Bước đầu tìm hiểu cách tổ chức của hoạt động thể dục ngoài giờ (thể dục ngoại khoá); Hiểu nội dung công tác của chủ nhiệm lớp, nắm vững cách thông thường của công tác chủ nhiệm lớp; Làm tốt điều tra giáo dục 1.3.1.3. Đặc điểm của thực tập sư phạm: Tính sư phạm rõ ràng; Tính phức tạp của thực tập giáo dục thể chất;Tính tổng hợp của nội dung;Tính tư tưởng của quản lí; Tính thực tiễn của thao tác 1.3.2. Nội dung của thực tập sư phạm tại các trường ĐHSP TDTT 1.3.2.1 Nội dung của thực tập giáo dục thể chất: Nội dung trọng điểm của thực tập giảng dạy GDTC là bài thực hành thể dục. 1.3.2.2. Nội dung thực tập hoạt động thể dục ngoài giờ: Hoạt động thể dục ngoài giờ trong thực tiễn có quan hệ phối hợp mật thiết với giờ học thể dục, thông qua hoạt động thể dục mang tính tự thân của học sinh, để học sinh vận dụng tất cả những kiến thức, chức năng của mình về thể dục, bồi dưỡng kế
- 4 hoạch của bản thân học sinh, tự tổ chức, tự đánh giá khả năng thực hành môn GDTC; 1.3.2.3. Thực tập công tác chủ nhiệm lớp * Ý nghĩa của thực tập công tác chủ nhiệm lớp: Cũng là một con đường quan trọng nữa bồi dưỡng kĩ năng giảng dạy của Sinh viên TT, giúp cho Sinh viên thực tập hiểu rõ và nắm vững qui luật giáo dục trung học, nâng cao năng lực công tác quản lí giáo dục cấp lớp. 1.3.2.4. Thực tập điều tra giáo dục 1.3.2.5. Những vấn đề cần chú ý trong thực tập giáo dục thể chất. 1.3.3. Thời điểm, hình thức và quy trình tổ chức TTSP 1.3.3.1. Thời điểm và hình thức tổ chức TTSP * Thời điểm tổ chức TTSP: Thực tập sư phạm được triển khai khi kết thúc học kỳ 7 và bắt đầu vào học kỳ 8 * Hình thức tổ chức TTSP: Phân chia thành các nhóm TTSP tại trường hoặc Tổ chức thành các đoàn TTSP tại các trường THCS, THPT, 1.3.3.2. Quy trình tổ chức TTSP * Bước 1: Công tác chuẩn bị TTSP: Chuẩn bị địa điểm TTSP; Xây dựng kế hoạch TTSP; * Bước 2: Triển khai TTSP tại trường Phổ thông: Công tác giảng dạy GDTC; Công tác ngoại khóa; Công tác chủ nhiệm lớp * Bước 3: Kiểm tra, đánh giá, tổng kết TTSP 1.3.3.3. Cơ sở pháp lý và các nguyên tắc cơ bản chỉ đạoTTSP 1.4. Quản lý TTSP trong các trường Đại học Sư phạm TDTT 1.4.1.Mục đích, ý nghĩa: Quản lý hoạt động TTSP là quá trình vận dụng các chức năng như : Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra một cách sáng tạo để tổ chức điều hành toàn bộ các hoạt động có liên quan đến việc TTSP 1.4.2. Quản lý hoạt động TTSP chuyên nghành Sư phạm GDTC. 1.4.2.1. Quản lý việc chuẩn bị TTSP: Quản lý nhận thức về công tác TTSP; Quản lý việc xây dựng các văn bản quy định, tài liệu hướng dẫn TTSP và tổ chức phổ biến cho SV học tập nội dung, quy chế; Quản lý việc chuẩn bị kiến thức kỹ năng cho SV trước khi bắt đầu đợt TTSP; Quản lý nội dung, chương trình TTSP; 1.4.2.2.Quản lý việc triển khai kế hoạch TTSP:Quản lý công tác giảng dạy GDTC của SV; Quản lý hoạt động ngoại khóa của SV;Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của SV.
- 5 1.4.2.3. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả TTSP 1.4.2.4. Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động TTSP 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thực tập sư phạm của Sinh viên ở trường Đại học 1.5.1. Các yếu tố chủ quan:Nhận thức về đổi mới TTSP; Cách thức tổ chức hoạt động TTSP; Vai trò, tinh thần trách nhiệm của CB quản lý TTSP; Trình độ chuyên môn của CB quản lý;Sự quan tâm sát sao của BGH, Phòng Quản lý Đào tạovà Công tác SV, các Khoa chuyên môn: tạo điều kiện tốt nhất về mặt tâm lý, giúp cho SV hoàn thành đợt TTSP đạt kết quả cao. 1.5.2. Các yếu tố khách quan: Nội dung chương trình đào tạo toàn khóa; Chất lượng giảng dạy các học phần nghiệp vụ sư phạm; Hệ thống văn bản quy định về TTSP; Kiến thức và kỹ năng của sinh viên; Sự say mê yêu nghề của sinh viên;Nguồn tài chính, thời gian TTSP: Tiểu kết chương 1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về TTSP và quản lý TTSP cho Sinh viên các trường ĐH nói chung và trường ĐHSP TDTT nói riêng. Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả lựa chọn cách tiếp cận dưới góc độ “Quản lý là một quá trình” khi đó việc quản lý hoạt động TTSP bao gồm nhiều khâu nối tiếp nhau. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu 3 khâu cơ bản bao gồm: Quản lýviệc chuẩn bị TTSP, Quản lý việc triển khai kế hoạch TTSP, quản lý việc đánh giá kết quả TTSP.Ngoài ra, tác giả còn đưa ra và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý TTSP. Hoạt động TTSP đòi hỏi Sinh viên phải có một thời gian được đào tạo chuyên biệt, có kiến thức, có kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nhất định. Mục tiêu quản lý TTSP là đảm bảo thực hiện nội dung TTSP một cách đầy đủ, có chất lượng thông qua việc xây dựng mô hình tổ chức TTSP, phân công trách nhiệm cụ thể giữa các bên liên quan.
- 6 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TTSP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TDTT HÀ NỘI 2.1. Đặc điểm của trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội 2.1.1. Khái quát về trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội 2.1.2. Tổ chức, biên chế trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội 2.1.3. Mục tiêu, nhiệm vụ của trường ĐHSPTDTT Hà Nội: là đào tạo đội ngũ giáo viên GDTC cho trường phổ thông, Cao đẳng, Đại học; Nguồn nhân lực hàng đầu cho lĩnh vực GDTC và thể thao trường học có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn giỏi và tư duy sáng tạo. 2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng 2.2.1. Mục đích khảo sát: Nhằm thu thập số liệu, đánh giá toàn diện về thực trạng quản lý TTSP và các yếu tố tác động đến quản lý TTSP. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, hạn chế, nguyên nhân khi tổ chức TTSP cho Sinh viên. 2.2.2. Nội dung khảo sát: Khảo sát thực trạng nhận thức của SV và CB, GV tầm quan trọng của TTSP; Thực trạng mức độ thực hiện các nội dung TTSP và các quy trình tổ chức TTSP choSV;Thực trạng các cách thức quản lý và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý TTSP cho sinh viên. 2.2.3. Đối tượng, địa bàn khảo sát 2.2.3.1. Đối tượng khảo sát là 226 sinh viên năm thứ 4 và 180 CBQL - GV Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội: 2.2.3.2. Địa bàn khảo sát: Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội 2.2.4. Phương pháp khảo sát: Phương pháp quan sát; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của hoạt động; Phương pháp điều tra viết. 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng 2.3.1. Thực trạng TTSP của Sinh viên Đại học chính quy trường ĐHSP TDTT Hà Nội. 2.3.1.1. Mức độ nhận thức về tầm quan trọng của TTSP. Kết quả điều tra được biểu thị ở bảng 2.1 Từ số liệu ở bảng 2.1cho thấy, Có tới 79.85% ý kiến đánh giá cao ý nghĩa và vai trò quan trọng của TTSP; Không có ý kiến nào đánh giá công tác TTSP là bình thường và Không quan trọng.
- 7 Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả điều tra nhận thức về tầm quan trọng TTSP của CBQL - GV Và SV Mức độ TT Đối tượng Quan trọng Bình thường Không quan trọng n % n % n % 1 CBQL - GV 88 81.48 20 18.52 0 0 2 Sinh viên 126 78.75 34 21.25 0 0 Tổng 214 79.85 54 20.15 0 0 2.3.1.2. Thực trạng mức độ thực hiện các nhiệm vụ của TTSP. Kết quả điều tra được được thể hiện ở bảng 2.2 Nhận xét: Qua bảng 2.2 chúng ta nhận thấy: Các ý kiến đánh giá của CBQL - GV và SV là tương đồng nhau vềmức độ thực hiện các nhiệm vụ của TTSP, CBQL - GV và SV đánh giá nhiệm vụ 1, 2 và 3 được thực hiện tốt nhất với các ý kiến đánh giá từ 91.67% đến 93.75% ở mức tốt. 2.3.1.3. Đánh giá của CBQL- GV và SV về mức độ phù hợp của thời gian và thời điểm TTSP Kết quả điều tra được biểu thị ở bảng 2.3 Từ kết quả bảng 2.3 cho thấy: 100% ý kiến đánh giá của CBQL - GV và SV cho rằng thời gian và thời điểm TTSP là phù hợp và tương đối phù hợp Bảng 2.2. Tổng hợp kết quả điều tra CBQL-GV và SV về mức độ thực hiện các nhiệm vụ của TTSP Mức độ thực hiện CBQL - GV SV TT Nhiệm vụ TTSP Đạt Đạt Tốt Kém Tốt Kém yêu cầu yêu cầu n % n % n % n % n % n % Bước đầu nắm vững trình tự và phương pháp giáo 1 101 93.52 7 6.48 0 0 151 94.38 9 5.62 0 0 dục, bồi đắp năng lực giáo dục. Bước đầu tìm hiểu cách tổ chức của hoạt động thể dục 2 100 92.59 8 7.41 0 0 153 95.63 7 4.37 0 0 ngoài giờ (thể dục ngoại khoá). Hiểu nội dung công tác của chủ nhiệm lớp, nắm vững 3 100 92.59 8 7.41 0 0 152 95.00 8 5.00 0 0 cách thông thường của công tác chủ nhiệm lớp. 4 Làm tốt điều tra giáo dục 88 81.48 20 18.52 0 0 143 89.38 17 10.62 0 0
- 8 Bảng 2.3. Tổng hợp kết quả điều tra CBQL-GV và sinh viên về mức độ phù hợp của thời gian và thời điểm TTSP Mức độ phù hợp CBQL - GV Sinh viên TT Nhiệm vụ TTSP Tương Chưa Tương Chưa Phù hợp đối phù phù Phù hợp đối phù phù hợp hợp hợp hợp n % n % n % n % n % n % 1 Thời gian TTSP 7 tuần 93 86.11 15 13.89 0 0 140 87.5 20 12.5 0 0 Thời điểm TTSP kỳ 2 2 100 92.59 8 7.41 0 0 141 88.13 19 11.87 0 0 năm thứ 4 2.3.1.4. Đánh giá của CBQL - GV về hiệu quả của hình thức TTSP Kết quả điều tra được biểu thị ở bảng 2.4. Bảng 2.4. Tổng hợp kết quả tra CBQL - GV về hiệu quả của hình thức TTSP Hiệu quả của hình thức TTSP Tương đối Kém TT Đối tượng Hiệu quả hiệu quả hiệu quả n % n % n % Phân chia thành các nhóm TTSP tại 1 0 0 6 5.56 102 94.44 trường ĐHSP TDTT Hà Nội. Tổ chức thành các đoàn TTSP tại các 2 trường tiểu học, THCS, THPT, trường 98 90.74 10 9.26 0 0 năng khiếu thể thao Qua bảng 2.4 ta thấy: 94.44% ý kiến của CBQL - GV cho rằng hình thức TTSP thứ 1 là kém hiệu quả; 90.74% ý kiến của CBQL, GV cho rằng hình thức TTSP thứ 2 là rất hiệu quả. 2.3.1.5. Đánh giá của SV về mức độ thực hiện các nội dung TTSP Kết quả thu được thể hiện qua bảng 2.5 Bảng 2.5. Đánh giá của SV về mức độ thực hiện các nội dung TTSP Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện TT Nội dung TTSP ∑ ∑ X TB TB Tìm hiểu thực tiễn đối tượng và 7 1 285 1.78 7 259 1.62 môi trường giáo dục Xây dựng và thực hiện kế hoạch 8 2 266 1.66 8 253 1.58 TTSP 3 Soạn Giáo án 380 2.38 1 358 2.24 2 4 Giảng dạy trên lớp 362 2.26 2 314 1.96 5 5 Thực tập công tác chủ nhiệm lớp 347 2.17 3 340 2.13 3 Xây dựng kế hoạch và tổ chức 4 6 333 2.08 4 328 2.05 hoạt động giáo dục ngoại khóa
- 9 Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện TT Nội dung TTSP ∑ ∑ X TB TB Kiểm tra đánh giá kết quả học 6 7 324 2.03 5 306 1.91 tập và rèn luyện của học sinh 8 Viết báo cáo thu hoạch 293 1.83 6 368 2.30 1 Tổng 2.02 1.97 Qua bảng 2.5 ta thấy: SV sử dụng khá thường xuyên các nội dung TTSP, biểu hiện = 2.02. Trong đó nội dung được SV sử dụng thường xuyên nhất là 3; 2 và 5; Ít được sử dụng nhất là 1 và 2 Hệ số tương quan r = 0.571 chứng tỏ các nội dung TTSP được sử dụng càng thường xuyên thì kết quả đạt được càng cao. 2.3.1.6. Thực trạng kết quả TTSP của SV Đại học chính quy trường ĐHSP TDTT Hà Nội. Kết quả TTSP của SV tương đối tốt, 100% SV hoàn thành đợt TTSP. Tuy nhiên, kết quả chưa phản ánh chính xác trình độ năng lực của SV. 2.3.1.7. Đánh giá về thuận lợi và khó khăn đối với công tác TTSP. * Thuận lợi:Nhà trường liên hệ địa điểm TTSP; SV có sở trường tổ chức hoạt động tập thể; Môn học GDTC có nội dung giảng dạy hấp dẫn * Khó khăn:Nội dung TTSP nhiều, đòi hỏi nhiều kỹ năng chuyên môn; CSVC hạn chế; Một số SV chưa chủ động trong hoạt động TTSP 2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động TTSP đối với Sinh viên Đại học chính quy trường ĐHSP TDTT Hà Nội. 2.3.2.1. Thực trạng quản lý quá trình TTSP cho đối tượng nghiên cứu. a. Thực trạng quản lý việc chuẩn bị TTSP Kết quả đánh giá Thực trạng được trình bày tại bảng 2.6. Bảng 2.6. Đánh giá thực trạng quản lý việc chuẩn bị TTSP CBQL - GV SV Chung TT Nội dung TTSP ∑ TB ∑ TB ∑ TB Chuẩn bị đầy đủ các văn bản 1 300 2.78 2 435 2.72 1 735 2.74 1 quy định, tài liệu hướng dẫn Tổ chức phổ biến cho SV học 2 302 2.79 1 400 2.50 3 701 2.61 3 tập các nội dung, quy chế TTSP SV được trang bị đầy đủ kiến 3 thức, kỹ năng trước khi bắt đầu 285 2.64 3 399 2.49 4 684 2.55 4 TTSP Xây dựng chương trình TTSP 4 280 2.59 4 423 2.64 2 703 2.63 2 phát huy được năng lực của SV Giảng viên chú trọng giảng 5 dạy các học phần về Nghiệp vụ 274 2.54 5 317 1.98 5 591 2.21 5 sư phạm Tổng 2.67 2.46 2.57
- 10 Theo bảng 2.6 ta thấy: Các nội dung quản lý việc chuẩn bị TTSP được đánh giá ở mức độ tương đối cao, biểu hiện X = 2.57. Trong đó, CBQL - GV đánh giá cao hơn SV với chênh lệch = 0.21. Trong 5 nội dung được đưa ra làm tiêu chí đánh giá, hai tiêu chí có điểm số cao nhất là tiêu chí 1 và tiêu chí 4. Hai tiêu chí liên quan đến việc chuẩn bị kiến thức và kỹ năng cho SV trước khi TTSP lại có điểm số thấp nhất, là tiêu chí 3 và tiêu chí 5 b. Thực trạng quản lý việc triển khai TTSP Kết quả được trình bày tại bảng 2.7. Bảng 2.7. Đánh giá thực trạng quản lý việc triển khai TTSP CBQL, GV SV Chung TT Nội dung TTSP ∑ ∑ ∑ TB TB TB Hình thức TTSP phù hợp 1 với đặc thù chuyên ngành 290 2.69 3 421 2.63 3 711 2.65 3 GDTC Sinh viên nhận được sự hỗ trợ của Nhà trường trong 2 284 2.63 4 412 2.58 4 696 2.59 4 quá trình liên hệ địa điểm TTSP Cán bộ quản lý TTSP trực tiếp xuống cơ sở thực tập 3 280 2.59 5 403 2.52 5 683 2.55 5 để nắm bắt tình hình triển khai công tác quản lý Khi có vấn đề phát sinh trong TTSP, SV có thể 4 293 2.71 2 427 2.67 2 720 2.69 2 liên hệ với các Khoa, bộ môn chuyên môn 5 Thời gian TTSP hợp lý 298 2.76 1 436 2.73 1 734 2.74 1 Tổng 2.68 2.63 2.66 Qua bảng 2.7 ta thấy, Các nội dung quản lý việc triển khai kế hoạch TTSP được đánh giá ở mức tương đối cao, = 2.66. Trong đó, hai tiêu chí có điểm số cao nhất là 4 và 5. Hai tiêu chí có điểm số thấp nhất là 3 và 2. CBQL - GV đánh giá cao hơn so với SV một chút, tuy nhiên thứ tự xếp hạng của các tiêu chí là như nhau. c. Thực trạng quản lý việc đánh giá kết quả TTSP Kết quả được trình bày tại bảng 2.8.
- 11 Bảng 2.8. Đánh giá thực trạng quản lý việc đánh giá kết quả TTSP CBQL - GV SV Chung TT Nội dung TTSP ∑ ∑ ∑ X TB TB TB Sinh viên được phổ biến và nắm chắc các 1 287 2.66 5 418 2.61 3 705 2.63 3 nội dung TTSP cũng như tiêu chí đánh giá Sinh viên được cung cấp các mẫu văn bản, 2 301 2.78 1 422 2.64 2 723 2.70 2 giấy tờ, biểu mẫu đánh giá kèm theo Giảng viên hướng dẫn nắm vững và đánh giá 3 297 2.75 3 375 2.33 4 672 2.51 4 chính xác kết quả TTSP Kết quả đánh giá phản 4 ánh đúng năng lực của 299 2.77 2 360 2.25 5 659 2.46 5 SV Nhà trường tổ chức 5 tổng kết, rút kinh 294 2.72 4 450 2.81 1 744 2.78 1 nghiệm TTSP Tổng 2.74 2.53 2.63 Theo bảng 2.8 ta thấy: Các nội dung được đánh giá ở mức độ tương đối cao, biểu hiện = 2.63. Trong đó CBQL - GV đánh giá cao hơn so với SV, chênh lệch là 0.21. Tiêu chí được đánh giá có điểm số cao nhất là tiêu chí 5 và tiêu chí 2; Tiêu chí có điểm số thấp nhất là tiêu chí 4 và 3 Hệ số r = 0.98 chứng tỏ giữa đánh giá của CBQL - GV và SV có sự tương quan thuận rất chặt chẽ. 2.3.2.2. Thực trạng các cách thức quản lý hoạt động TTSP. Kết quả được trình bày tại bảng 2.9 đến 2.13 Qua bảng 2.9 ta thấy: CBQL, GV đánh giá rất cao tầm quan trọng của các cách thức quản lý TTSP, biểu hiện = 2.73. Còn kết quả thực hiện các cách thức quản lý TTSP được đánh giá thấp hơn, biểu hiện = 2.36 ( chênh lệch là 0.37). Hệ số tương quan r = 0.98 chứng tỏ các biện pháp được CBQL, GV đánh giá càng quan trọng thì kết quả thực hiện càng cao.
- 12 Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL - GV về mức độ quan trọng và kết quả thực hiện các cách thức quản lý TTSP Tầm quan trọng Kết quả thực hiện TT Nội dung TTSP ∑ ∑ X TB TB 1 Quản lý việc lập kế hoạch TTSP 308 308 1 270 2.50 1 2 Quản lý nội dung TTSP 297 297 2 260 2.41 2 3 Quản lý quy trình tổ chức TTSP 282 282 4 248 2.30 3 Quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt 4 4 292 292 3 245 2.27 động TTSP Tổng 2.73 2.36 Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL - GV về kết quả thực hiện các cách thứcquản lý việc lập kế hoạch TTSP. Kết quả thực hiện Đạt yêu Tốt Kém cầu TT Cách thức quản lý n % n % n % Cung cấp mẫu xây dựng kế hoạch 1 60 55.56 42 38.88 6 5.56 2.58 TTSP cho CB, Giảng viên, GVHD Cung cấp tài liệu quy định về nhiệm 2 vụ, trách nhiệm của các thành viên 55 50.92 46 43.81 7 6.47 2.51 trong đoàn TTSP 3 Xây dựng kế hoạch TTSP tổng thể 54 50.00 51 47.22 3 2.78 2.47 Lập kế hoạch công tác chuẩn bị 4 TTSP(xây dựng nội dung TTSP, 52 48.15 48 44.44 8 7.41 2.41 nguồn nhân lực, CSVC, tài chính ) Thiết lập cơ chế phối hợp giữa các 5 49 45.37 42 38.88 17 15.73 2.30 lực lượng tham gia chỉ đạo TTSP Xây dựng chuẩn phương pháp đánh 6 22 20.37 53 49.07 33 30.56 1.90 giá việc thực hiện kế hoạch TTSP Tổng 2.36 Qua bảng 2.10 ta thấy: Đa số CBQL - GV đánh giá nhà trường đã thực hiện khá tốt các cách thức quản lý việc lập kế hoạch TTSP (có 5/6 biện pháp có > 2.30). Trong đó, hai cách thức được đánh giá là thực hiện tốt nhất là 1 và 2; Hai cách thức được đánh giá là thấp nhất là 5 và 6.
- 13 Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL - GV về kết quả thực hiện các cách thứcquản lý nội dung TTSP Kết quả thực hiện Tốt Đạt yêu cầu Kém TT n % n % n % X Cách thức quản lý Chỉ đạo GV hiểu biết đầy đủ 1 68 62.96 40 37.04 0 0 2.63 về nội dung TTSP Chỉ đạo xây dựng chương 2 trình TTSP đáp ứng chuẩn đầu 71 65.74 37 34.26 0 0 2.66 ra Bồi dưỡng cách thức chỉ đạo, 3 41 37.96 38 35.19 29 26.85 2.11 triển khai các nội dung TTSP Kiểm tra, đánh giá thường 4 38 35.19 40 37.04 30 27.77 2.07 xuyên các nội dung TTSP Tổng kếtkinh nghiệm, kịp thời 5 29 26.85 24 22.22 55 50.93 1.76 điều chỉnh các nội dung TTSP Tổng 2.25 Qua bảng 2.11 ta thấy: Đa số CBQL - GV đánh giá nhà trường đã thực hiện khá tốt các cách thức quản lý nội dung TTSP. Trong đó, hai cách thức được đánh giá là thực hiện tốt nhất là “Chỉ đạo xây dựng chương trình TTSP đáp ứng chuẩn đầu ra”“Chỉ đạo GV hiểu biết đầy đủ về nội dung TTSP” Hai cách thức “Tổng kết kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh các nội dung TTSP” và “Kiểm tra, đánh giá thường xuyên các nội dung TTSP” có thấp nhất. Qua bảng 2.12 ta thấy: Đa số CBQL, GV đánh giá nhà trường đã thực hiện các cách thức quản lý quy trình tổ chức TTSP ở mức độ trung bình, có 5/5 biện pháp được đánh giá ở mức độ thực hiện bình thường với tỉ lệ > 51%. Trong đó, cách thức thực hiện tốt nhất là “Xây dựng và ban hành văn bản quy định về nhiệm vụ, trách nhiệm của CBQL, GV, GVHD và SV”
- 14 Bảng 2.12. Đánh giá của CBQL - GV về kết quả thực hiện các cách thức quản lý quy trình tổ chức TTSP Kết quả thực hiện Đạt Tốt Kém yêu cầu TT X Cách thức quản lý n % n % n % Chỉ đạo nhận thức đầy đủ các khâu 1 46 42.59 56 51.85 6 5.56 2.37 trong quy trình tổ chức TTSP Xây dựng và ban hành văn bản quy 2 định về nhiệm vụ, trách nhiệm của 50 46.30 58 53.70 0 0 2.46 CBQL, GV, GVHD và SV Bồi dưỡng cách thức chỉ đạo các 3 46 42.59 56 51.85 6 5.56 2.37 khâu trong quy trình TTSP Giám sát quy trình tổ chức thực 4 hiện TTSP tại cơ sở Giáo dục trong 32 29.63 60 55.56 16 14.81 2.14 suốt thời gian TTSP Đánh giá kết quả thực hiện ở các 5 35 32.41 66 61.11 7 6.48 2.18 khâu của quy trình TTSP Tổng 2.30 Bảng 2.13. Đánh giá của CBQL - GV về kết quả thực hiện các cách thức quản lý việc kiểm tra đánh giá hoạt động TTSP Kết quả thực hiện Đạt Tốt Kém TT yêu cầu Cách thức quản lý n % n % n % Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn 1 52 48.15 51 47.22 5 4.63 2.44 kiểm tra, đánh giá TTSP Kiểm tra việc lập kế hoạch các 2 38 35.19 40 37.04 30 27.77 2.07 nội dung TTSP Kiểm tra việc xây dựng cơ cấu tổ chức và quy định chức năng, 3 20 18.52 41 37.96 47 43.52 1.75 nhiệm vụ của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức TTSP Kiểm tra việc tổ chức, chỉ đạo các 4 32 29.63 40 37.04 36 33.33 1.96 khâu trong quy trình TTSP Kiểm tra việc tổng kết, kết quả 5 40 37.04 37 34.26 31 28.70 2.08 thực hiện các nhiệm vụ TTSP Phát hiện và điều chỉnh các sai 6 22 20.37 53 49.07 33 30.56 1.90 lệch trong TTSP Tổng 2.02 Qua bảng 2.13 ta thấy: Đa số CBQL - GV đánh giá nhà trường đã thực hiện các cách thức kiểm tra đánh giá hoạt động TTSP ở mức độ trung bình, cả 6/6 đều được đánh giá ở mức tốt và đạt yêu cầu đều <50%.
- 15 2.3.2.3. Những điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân của hoạt động quản lý TTSP 2.3.2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động TTSP. Kết quả được trình bày tại bảng 2.14.Qua bảng 2.14 ta thấy:Nhóm yếu tố chủ quan được đánh giá là quan trọng hơn nhóm yếu tố khách quan, biểu hiện X = 2.59 so với = 2.39. Hệ số tương quan r = 0.86 chứng tỏ những yếu tố được CBQL - GV đánh giá có ảnh hưởng nhiều đến quản lý TTSP cũng là những tiêu chí được SV đánh giá cao và ngược lại. Bảng 2.14. Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý TTSP CBQL - GV SV Chung TT Yếu tố ảnh hưởng ∑ ∑ ∑ TB TB TB Nhóm yếu tố khách quan Nội dung chương trình 1 242 2.24 12 342 2.14 10 584 2.19 11 đào tạo Chất lượng giảng dạy các 2 học phần nghiệp vụ sư 265 2.45 7 378 2.36 7 643 2.40 8 phạm Hệ thống văn bản quy 3 248 2.30 10 360 2.25 9 608 2.27 9 định về TTSP Kiến thức và kỹ năng của 4 285 2.69 5 412 2.58 3 697 2.61 3 sinh viên Sự say mê yêu nghề của 5 288 2.67 4 405 2.53 4 693 2.59 4 sinh viên 6 Nguồn tài chính 262 2.43 8 398 2.49 6 673 2.51 5 7 Thời gian TTSP 245 2.27 11 318 1.99 12 566 2.10 12 Tổng 2.44 2.33 2.39 Nhóm yếu tố chủ quan Nhận thức về đổi mới 1 270 2.41 9 346 2.16 11 616 2.29 10 TTSP Cách thức tổ chức hoạt 2 270 2.50 6 399 2.50 5 669 2.50 7 động TTSP Vai trò, tinh thần trách 3 nhiệm của CB quản lý 301 2.78 1 442 2.76 2 743 2.77 2 TTSP Trình độ chuyên môn của 4 299 2.77 2 468 2.93 1 767 2.86 1 CB quản lý TTSP Sự quan tâm sát sao của 5 BGH, Phòng Đào tạo và 297 2.75 3 374 2.33 8 671 2.51 6 các Khoa chuyên môn Tổng 2.64 2.54 2.59
- 16 Tiểu kết chương 2 Thứ nhất, hầu hết các CBQL, GV và SV đều nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của công tác TTSP và đề cao hai vai trò trọng tâm của công tác TTSP là: Hệ thống hóa kiến thức đã được học trên lớp và Chuẩn bị cho SV bước vào thực tế giảng dạy. Thứ 2, Đa số SV đều chú trọng các nội dung liên quan đến hoạt động giảng dạy, tuy nhiên kết quả đạt được ở nội dung: giảng dạy trên lớp lại chưa cao so với các nội dung thực tập còn lại. Thứ 3, Nhà trường đã chuẩn bị khá đầy đủ các văn bản hướng dẫn, biểu mẫu đánh giá cho SV và xây dựng chương trình TTSP phù hợp với đặc thù đào tạo. Tuy nhiên, việc chuẩn bị kiến thức và kỹ năng cho SV trước khi TTSP chưa được chú trọng Thứ 4, Trong các cách thức quản lý TTSP, quản lý lập kết hoạch TTSP và quản lý nội dung TTSP được đánh giá là quan trọng nhất và cũng đạt được kết quả thực hiện cao nhất, yếu nhất ở khâu kiểm tra đánh giá quá trình quản lý. Thứ 5, Trong các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý TTSP, nhóm yếu tố chủ quan có ảnh hưởng rõ rệt nhất, đặc biệt là những yếu tố liên quan đến kiến thức, kỹ năng, thái độ của CB quản lý TTSP. Sau đó đến nhóm yếu tố khách quan với những yếu tố liên quan đến người học. Đánh giá chung về quản lý TTSP, phần lớn CBQL - GV và SV có đánh giá tốt về hiệu quả quản lý TTSP. Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TTSP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TDTT HÀ NỘI 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp 3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động TTSP đối với Sinh viên Đại học chính quy trường ĐHSP TDTT Hà Nội. 3.2.1. Hệ thống các biện pháp quản lý TTSP đối với Sinh viên Đại học chính quy trường ĐHSP TDTT Hà Nội. 3.2.1.1. Cải tiến việc chuẩn bị cho Sinh viên thực tập theo hướng trang bị cho Sinh viên đầy đủ kiến thức, kỹ năng và những thông tin cần thiết trước khi tham gia thực tập sư phạm. * Xây dựng và hoàn thiện quy chế, các văn bản quy định về thực tập sư phạm và quản lý thực tập sư phạm. a. Mục đích, ý nghĩa.
- 17 Việc xây dựng và hoàn thiện quy chế, các văn bản quy định về TTSP và quản lý TTSP nhằm tăng cường quản lý TTSP, đưa hoạt động TTSP vào nề nếp và sát thực tế quản lý. b. Nội dung và cách thực hiện. Cụ thể hóa các văn bản pháp quy hướng dẫn phù hợp với chức năng quản lý của nhà trường: + Xây dựng Quy chế thực hành, TTSP phù hợp với chuyên ngành GDTC + Có quy định về việc phân công nhiệm vụ và phối hợp giữa các phòng chức năng và các đơn vị có liên quan + Có quy định về những tiêu chí lựa chọn địa điểm TTSP cho SV + Có những quy định về việc phân nhóm SV TT (Số lượng SV, vai trò của cá nhân trong mỗi nhóm ) + Quy định cụ thể về việc kiểm tra, đánh giá kết quả TTSP, tổng kết rút kinh nghiệm, + Quy định về việc khen thưởng, kỷ luật đối với SV và các cá nhân tham gia vào quá trình tổ chức và quản lý TTSP c. Điều kiện thực hiện: Huy động sự tham gia của các đơn vị/cá nhân có liên quan đến tổ chức hoạt động TTSP của SV để soạn thảo ra các văn bản quy định về nội quy, quy chế, hướng dẫn TTSP một cách cụ thể. * Tăng cường hệ thống kiến thức chuyên môn, kỹ năng tác nghiệp sư phạm trong chuyên ngành GDTC cho SV. a. Mục đích, ý nghĩa Trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cho SV là yêu cầu cơ bản để nâng cao chất lượng TTSP b. Nội dung và cách thực hiện Để góp phần trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng thực hành sư phạm cho SV, nhà trường cần chú trọng: Nâng cao chất lượng giảng dạy cho và đánh giá các môn học liên quan đến kỹ năng rèn luyện NVSP phương pháp giảng dạy cho SV; Xây dựng nội dung các môn học khối kiến thức chuyên ngành cần gắn liền với thực tiễn; Giảng viên trong Nhà trường cần hướng dẫn cho SV cách phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại; Đưa hoạt động rèn luyện NVSP vào chương trình hoạt động ngoại khóa; 3.2.1.2. Xây dựng kế hoạch TTSP phù hợp, những điều kiện thực tếđáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. a. Mục đích, ý nghĩa:
- 18 Việc xây dựng kế hoạch TTSP càng cụ thể càng giúp cho việc kiểm tra, đánh giá càng chính xác và điều chỉnh kịp thời những sai sót, bất hợp lý của hoạt động TTSP. Việc xây dựng kế hoạch TTSP khoa học không chỉ giúp cho hoạt động TTSP có kết quả mà còn là biện pháp tăng cường quản lý TTSP. b. Nội dung và cách thực hiện: Bước 1: Lập kế hoạch và chuẩn bị cho hoạt động TT. + Căn cứ vào lịch trình đào tạo của năm học, số lượng SV, điều kiện kinh phí của nhà trường để xây dựng kế hoạch và chỉ đạo hoạt động triển khai TTSP, + Tổ chức cho SV hoạch tập các quy chế về TTSP và các văn bản hướng dẫn về TTSP. + Cung cấp và hướng dẫn các mẫu phiếu đánh giá kết quả TT của SV + Chú trọng xây dựng và triển khai chương trình tích hợp nội dung, nhiệm vụ TTSP với chương trình giảng dạy lý thuyết. + Phân công cụ thể các công việc cho các cá nhân/đơn vị có liên quan. Bước 2: Tổ chức tiến hành TTSP. + SV được phân công về các đơn vị trường THPT cụ thể, mỗi đoàn khoảng 20 - 25 sinh viên, có 01 giảng viên phụ trách chỉ đạo đoàn và cùng xuống trường Phổ thông với Sinh viên trong suốt quá trình TTSP + Sau khi xuống trường Phổ thông, SV tiếp cận với các hoạt động của trường và các nội dung TTSP + SV ngoài dự giờ giảng mẫu của GVHD, sẽ xây dựng các kế hoạch; Soạn giáo án; giảng thử và thi giảng + Định kỳ tham gia họp đoàn, rút kinh nghiệm Bước 3:Đánh giá kết quả trên các biểu mẫu và tiêu chí đánh giá Bước 4: SV nộp lại kết quả TTSP, sổ nhật ký, các loại văn bản cho Giảng viên chỉ đạo tổng hợp. Nhà trường tổ chức tổng kết và rút kinh nghiệm TTSP. Bước 5: Tổ chức tổng kết, đánh giá hoạt động TTSP để có những điều chỉnh phù hợp với những năm học tiếp theo, c. Điều kiện thực hiện Cần huy động đội ngũ chuyên gia về lĩnh vực rèn luyện NVSP để cùng tham gia xây dựng chương trình, kế hoạch TTSP cho SV. Có những hội thảo khoa học và Hội nghị tổng kết rút kinh nghiệm về vấn đề TTSP 3.2.1.3. Hoàn thiện quy trình tổ chức thực tập sư phạm cho sinh viên, nhằm bảo vệ việc tổ chức quản lý chặt chẽ, nâng cao chất lượng các đợt thực tập sư phạm của sinh viên. a. Mục đích, ý nghĩa.
- 19 Việc xây dựng quy trình TTSP càng cụ thể càng góp cho việc kiểm tra, đánh giá càng kỹ càng và điều chỉnh kịp thời những sai sót, bất hợp lý của hoạt động TTSP. b. Nội dung và cách thực hiện: + Tổ chức cho SV đi TTSP tại các trường Phổ thông theo hình thức từng đoàn, mỗi đoàn có từ 20 đến 25 SV có giảng viên chỉ đạo cùng quản lý hoạt động TTSP tại Phổ thông trong suốt thời gian TTSP diễn ra. + Các đoàn TTSP báo cáo định kỳ hàng tuần công tác TTSP của đoàn mình về phòng Quản lý đào tạo&Công tác sinh viên của Nhà trường. + Sử dụng hiệu quả hệ thống thông tin trong tổ chức TTSP + Có cơ chế kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất quá trình TTSP của SV tại các trường Phổ thông, + Xây dựng cơ chế phối hợp làm việc, trách nhiệm giữa các bên. + Tăng cường chỉ đạo của BGH, góp phần nâng cao trách nhiệm của các thành viên trong tổ chức bộ máy quản lý TTSP c. Điều kiện thực hiện. Cần có văn bản phân công trách nhiệm cụ thể giữa các đơn vị/cá nhân có liên quan Xây dựng cơ chế phối hợp đồng bộ giữa Nhà trường và các cơ sở thực tập, đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người học. Ứng dụng tin học hóa quản lý đào tạo, ứng dụng thường xuyên công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý, thông tin báo cáo. 3.2.1.4. Cải tiến cách thức đánh giá kết quả thực tập nhằm bảo đảm sự khách quan, công bằng trong đánh giá, khuyến khích người học. a. Mục đích, ý nghĩa. Tìm ra những ưu nhược điểm để động viên, khuyến khích, khen thưởng, phê bình, nhằm đưa hoạt động TTSP vào nề nếp, giúp cho SV phát huy các mặt tích cực và sửa chữa, điều chỉnh kịp thời những sai sót trong quá trình TT. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả TTSP cung cấp những thông tin quan trọng về hoạt động TTSP của SV. b. Nội dung và cách thực hiện. Hoàn thiện quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả TT của SV, quy trình gồm các bước: Bước 1: Xây dựng bộ công cụ đánh giá TTSP dựa trên chuẩn nghề nghiệp của ngành đào tạo. Bước 2: Phổ biến các tiêu chí, phương pháp kiểm tra, đánh giá. Bước 3: Kiểm tra đánh giá mẫu và rút kinh nghiệm.
- 20 c. Điều kiện thực hiện: Cần phải có văn bản hướng dẫn kiểm tra, đánh giá kết quả TTSP một cách cụ thể, rõ ràng. Tổ chức tập huấn cho SV TT về các nội dung, cách thực hiện nội dung, các mẫu phiếu đánh giá TTSP để SV biết cách chuẩn bị, thực hiện, phấn đấu và tự đánh giá. Đánh giá kết quả thực tập cần có sự phối hợp giữa các giảng viên sư phạm, GVHD trường thực tập và sự đánh giá của học sinh. Đánh giá đảm bảo khách quan, công khai, minh bạch. Kết thúc hoạt động TTSP, Nhà trường cần tổng hợp, nghiên cứu các kết quả kiểm tra, đánh giá TTSP, 3.2.1.5. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ Giảng viên, Cán bộ quản lý TTSP a. Mục đích, ý nghĩa. Xây dựng đội ngũ CBQL, GV có đủ phẩm chất, năng lực chuyên môn nghiệp vụ để hướng dẫn TTSP và tổ chức các hoạt động rèn luyện NVSP cho SV chuyên ngành GDTC b. Nội dung và cách thực hiện: + Tìm hiểu đội ngũ GV để phân loại trình độ, xác định yêu cầu từng loại đối tượng cho phù hợp. + Thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn, . + Biên soạn hệ thống các tài liệu cần thiết để cung cấp cho SV + Hằng năm tổ chức hội thảo tập huấn về TTSP nhằm cập nhật, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ; c. Điều kiện thực hiện Đảm bảo duy trì cơ cấu độingũ GV có chuyên môn đáp ứng được yêu cầu về giảng dạy kiến thức chuyên ngành và rèn luyện NVSP thường xuyên cho SV. Các văn bản chỉ đạo chi tiết, phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường.Huy động sự tham gia của nhiều cá nhân/đơn vị. Nhà trường cần có kế hoạch phân loại CB, GV để có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể, phù hợp với từng nhóm đối tượng. Có những chính sách khuyến khích, động viên kịp thời và có yêu cầu cụ thể đưa vào quy định đối với CB, GV tham gia quản lý TTSP của SV để khen thưởng hay kỷ luật
- 21 3.2.2. Mối liên hệ giữa các biện pháp. Các biện pháp đã đề xuất có mối quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau, đảm bảo mục tiêu giáo dục, tính thực tiễn, khả thi, phù hợp, biện chứng, tính kế thừa. Tuy nhiên cần phải được thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất thì mới tạo ra được bước chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý hoạt động TTSP nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả TTSP cho SV, 3.3. Khảo nghiệm về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động thực tập sư phạm đôi với Sinh viên Đại học chính quy trường ĐHSP TDTT Hà Nội. 3.3.1. Mục đích khảo nghiệm: đánh giá khách quan về tính cấp thiết và tính khả thi của 5 biện pháp đưa ra là căn cứ để lựa chọn các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý TTSP cho SV Đạihọc chính quy trường ĐHSP TDTT Hà Nội. 3.3.2. Quy trình khảo nghiệm: Gồm 4 bước Bước 1: Xây dựng mẫu khảo nghiệm; Bước 2: Chọn khách thể khảo nghiệm; Bước 3: Phát phiếu điều tra: Bước 4: Xử lý phiếu điều tra. 3.3.4. Kết quả khảo nghiệm. 3.3.4.1. Tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất. Kết quả khảo sát được trình bày tại bảng 3.1. Bảng 3.1. Kiểm chứng tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động TTSP Rất Không Cấp ∑ TT Biện pháp quản lý cấp cấp TB thiết X thiết thiết 1 Cải tiến việc chuẩn bị cho SV TT 35 73 0 251 2.32 4 2 Xây dựng kế hoạch TTSP phù hợp 46 62 0 262 2.43 2 Hoàn thiện quy trình tổ chức TTSP 3 40 68 0 256 2.37 3 cho SV Cải tiến cách thức đánh giá kết quả 4 51 57 0 267 2.47 1 TT Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên 5 môn cho đội ngũ GV giảng dạy và 21 68 19 218 2.02 5 đội ngũ CBQL TTSP 2.32 Qua bảng 3.1 cho thấy: Các khách thể khảo sát đánh giá cao tính cấp thiết của 5 biện pháp quản lý TTSP đề xuất với điểm trung bình chung =2.32 Các ý kiến đánh giá kết quả đều tập chung ở 2 mức độ rất cấp thiết và c thiết. Có 4/5 biện pháp đưa ra có điểm trung bình x>2.2.Không có ý kiến nào cho rằng những biện pháp đề xuất là không cấp thiết.
- 22 3.3.4.2. Tính khả thi của các biện pháp đề xuất Kết quả khảo sát được trình bày tại bảng 3.2. Bảng 3.2. Kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động TTSP Rất Khả Không ∑ TT Biện pháp quản lý TB khả thi thi khả thi X 1 Cải tiến việc chuẩn bị cho SV TT 58 50 0 274 2.54 2 Xây dựng kế hoạch TTSP phù 2 62 46 0 278 2.57 1 hợp Hoàn thiện quy trình tổ chức 3 52 48 8 260 2.41 3 TTSP cho SV Cải tiến cách thức đánh giá kết 4 46 56 6 256 2.37 4 quả TT Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ GV 5 46 50 12 250 2.31 5 giảng dạy và đội ngũ CBQL TTSP 2.44 Qua bảng 3.2 cho thấy: Các khách thể đều thống nhất đánh giá cao tính khả thi của 5 biện pháp đề xuất với mức điểm trung bình =2.44.Hầu hết các ý kiến đánh giá đều tập trung vào 2 mức độ rất khả thi và khả thi.Cả 5 biện pháp đều có điểm trung bình >2.31.Không có ý kiến nào cho rằng biện pháp được đề xuất không khả thi. 3.3.4.3. Sự tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động thực tập sư phạm đề xuất Hệ số tương quan r = 0.42 chứng tỏ, giữa tính khả thi và tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất có mối tương quan thuận nhưng không chặt chẽ. Tiểu kết chương 3 Dựa trên quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về đội ngũ GV, căn cứ vào thực trạng quản lý TTSP cho SV Đại học chính quy trường ĐHSP TDTT Hà Nội, tác giả đề xuất 5 biệnpháp quản lý hoạt động TTSP cho SV của Nhà trường. Các biện pháp đã đề xuất có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau. Tuy nhiên, cần phải được thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất thì mới tạo ra được bước chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý hoạt động TTSP. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp cho thấy: Cả 5 biện pháp được đề xuất đều được đánh giá cao về tính cấp thiết và tính khả thi. Giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp có mối tương quan thuận nhưng không chặt chẽ.
- 23 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: TTSP là một hoạt động rèn luyện NVSP không thể thiếu được trong quá trình đào tạo giáo viên nói chung và GDTC nói riêng.Thực trạng tổ chức hoạt động TTSP cho SV Đại học chính quy trường ĐHSP TDTT Hà Nội cho thấy: Hầu hết GV, CBQL và SVđều nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trong của công tác TTSP và đề cao hai vai trò trọng tâm của công tác TTSP là: Hệ thống hóa kiến thức đã được học trên lớp; Chuẩn bị cho SV bước vào thực tế giảng dạy. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả TTSP cho SV Đại học chính quy trường ĐHSP TDTT Hà Nội, tác giả đề xuất 5 biện pháp sau: Biện pháp 1: Cải tiến việc chuẩn bị cho SV thực tậpnhằm trang bị cho SV đầy đủ kiến thức, kỹ năng và những thông tin cần thiết trước khi tham gia TTSP Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch TTSP phù hợp đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục và điều kiện thực tiễn. Biện pháp 3: Hoàn thiện quy trình tổ chức thực tập cho SV, nhằm đảm bảo việc tổ chức quản lý chặt chẽ chất lượng các đợt thực tập của SV Biện pháp 4: Cải tiến cách thức đánh giá kết quả TT, nhằm đảm bảo sự khách quan, công bằng trong đánh giá, khuyến khích người học. Biện pháp 5: Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ GV giảng dạy và đội ngũ CBQL TTSP. 2. Khuyến nghị. 2.1. Đối với Bộ giáo dục và Đào tạo. Tổ chức nghiên cứu và xây dựng, ban hành văn bản quy định cơ chế phối hợp giữa trường Sư phạm với trường phổ thông trong tổ chức TTSP. Chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức biên soạn các tài liệu hướng dẫn về TTSP và quản lý TTSP cụ thể và rõ ràng. 2.2. Đối với các cơ sở Thực tập. Phối hợp chặt chẽ với Nhà trường, giáo viên chỉ đạo đoàn trong việc quản lý giáo sinh và đánh giá kết quả TTSP khách quan, trung thực, phản ánh đúng năng lực của giáo sinh. Chú trọng đội ngũgiáo viên hướng dẫn có đủ kiến thức, kỹ năng và tâm huyết để tham gia hướng dẫn TTSP. 2.3. Đối với trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội. 2.3.1. Đối với Ban Giám hiệu: Ban Giám hiệu cần quan tâm sâu sát hơn đến vấn đề quản lý TTSP, cần phân tích đúng thực trạng quản lý của trường để có thể áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường. Cần tập trung thực hiện ngay việc bồi dưỡng nâng cao năng lực cho CBQL, điều hành của nhà trường.
- 24 Chú trọng xây dựng chương trình TTSP cụ thể đối với các đối tượng đào tạo ở nhà trường sẽ tổ chức đào tạo theo hướng phát huy năng lực của người học. Nhà trường cần chủ động tham gia với các trường cùng nhóm ngành liên kết để phát triển chương trình, nội dung môn học, ngành học trên cơ sở chương trình khung của Bộ GD&ĐT ban hành. 2.3.1. Phòng Quản lý đào tạo & Công tác sinh viên. Phối hợp với các phòng ban, khoa trong nhà trường xây dựng kế hoạch, nội dung TTSP phù hợp với đặc thù chuyên ngành đào tạo, Phân công cán bộ phụ trách quản lý TTSP, Giảng viên chỉ đạo đoàn có đủ năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm quản lý. Thực hiện tốt công tác tham mưu cho nhà trường trong việc giúp SV liên kết và tìm địa điểm, triển khai kế hoạch TTSP. Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện Chuẩn đầu ra, chuẩn NVSP cho SV. Xây dựng mạng lưới các trường thực tập phù hợp với đặc điểm đào tạo nghề cho SV của nhà trường; Hằng năm tổ chức hội thảo tập huấn về TTSP nhằm cập nhật, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ; Xây dựng các tiêu chí kiểm tra đánh giá chất lượng thực tập đảm bảo công bằng, khách quan, chính xác, thỏa đáng đối với người học. /.